TRANG TÔN KINH
HUYỀN HOẶC
TẬP III
Tịnh Liên Nghiêm Xuân Hồng

 

HỒI XXX

Càn Thát Bà bị màng lưới nhện
Ngồi nhớ lại cảnh sen Tịnh Đế

Nay nói tới Càn Thát Bà bị yêu nữ Khuất La Đô bắt đi.

Y thị xách Càn Thát Bà tỏng teng, vừa chạy vừa bay nhanh nhu gió thoảng. Vì có sức huyễn thuật, nên xách theo một nguời mà không thấy nặng nề gì… Vừa chạy, thỉnh thoảng lại bật cười khanh khách. Có lúc, hứng chí, lại vung tay quay tròn Càn Thát Bà mấy vòng trên không… Cũng may là hắn vốn là thiên tử trời Dao Lợi, xuống trần gian chưa lâu, chưa nhiễm nhiều tập-khí, nên chưa có máu chóng mặt. Hắn bực dọc lắm, nhưng biết rằng có chửi rủa cũng vô ích, nên cố rán nằm im… Nhiếp tâm cố gắng nghĩ tới đôi chân mày của vị Ni Cô.

Thoạt đầu, hắn còn hy vọng người sư đệ Cuồng Huệ đuổi theo kịp và giải cứu hắn… Nhưng về sau, hắn thấy không hy vọng gì. Vì yêu nữ bay nhanh quá, nhanh hơn hắn nhiều và cũng nhanh hơn cả Cuồng Huệ. Hắn thầm nghĩ: “Con nữ yêu này, chẳng hiểu bản lãnh ra sao, nhưng sức phi thân cũng khiếp… Có thể nó xưa kia ở từ một tầng trời nào đó, rồi lọt xuống đây… Còn như Cường Huệ, tuy có sức huyễn trụ trong người do giọt nước mắt của Đại Bồ Tát, nhưng còn vướng nghiệp lực lá cỏ linh chi, lại chỉ thọ sanh làm rồng miền trung giới, nên không bay nhanh bằng nó…”

Suy nghĩ như vậy, kể ra hắn cũng khá về kiến văn… Đúng ra, như lời Loa Kế chỉ điểm bóng gió, y thị vốn xuất thân từ từng trời Tha Hoá Tự Tại trên đảnh cõi Dục Giới… Tha hoá tự tại có nghĩa là: hay đánh cắp những luồng sức tự tại của kẻ khác để làm của mình. Bởi vậy nên hàng chư tiên từng trời này, một số khá lớn vẫn còn giữa nhiều tâm địa đa đoan quá quắt, và trở thành thiên ma dưới quyền ngự trị của Ma Vương. Thường lộng hành, soi mói, đánh cắp tự tại lực, chọc phá quấy nhiễu kẻ tu hành.

Những thiên ma này đều là tay tu tập có sức thiền định rất khá nhưng tu hành lạc nẻo… Vì sao? Vì còn giữ nhiều tâm địa ngã-kiến, ngã-si, ngã-ái… (tóm lại là chấp ngã và chấp mạn), đồng thời muốn giữ lại một ít tham đục. Ngã mạn cùng tham dục, đó là hai chướng ngại lớn… Trên đường tu tập, một lúc nào đó, hành giả bỗng nghĩ rằng: tu theo con đường Vô Ngã của chánh pháp dài quá, mệt quá, nên nhắm mắt, tặc lưỡi… buông lung tâm ý, rễ ngang rẽ dọc, tác oai tác quái cho thoả ý. Cũng vì không gột nổi cái ngã, lại nuối tiếc những khoái lạc tham dục, nên trở thành thiên ma…

Khuất La Đô vốn là như vậy. So với Ba Văn Mật Đa, y thị còn hơn chừng hai bậc. Vì Ba Văn chỉ là nữ chúa của loài La Sát sinh sống gần nhân thế, trong khi Khuất La Đô được thọ sanh ở tầng trời Đảnh Cõi Dục… Và trên lộ trình thiền quán, Ba Vân mới lọt được vào màn-sương mù của Thọ Âm và Tưởng Âm. Trong khi Khuất La Đô đã

lọt vào màn-sương-mù của Hành Ấm, và đương dừng chân nơi bờ mé giữa Hành Ắm và Thức Ấm.

Tưởng cũng nên nhắc lại sơ lược lộ trình thiền quán của nhà Phật để đi tới Phật Quả. Con đường thực là dài xa, và trùng điệp nhất là ở những chặng sau cùng… Ban đầu, Hành Giả cần luyện tâm, để tăng trưởng chú tâm cùng định lực. Tức là tập chú tâm vào một điểm ngoại-sắc, rồi chú tâm vào một điểm nội-sắc như chóp mũi hay bạch hào. Hoặc chú tâm vào hơi thở… Rồi quán Tứ Niệm Xứ, thấy rõ thân là bất tịnh, thấy các thứ thọ (cảm giác) đều là khổ, thấy rõ tâm (tâm đây là những tâm tưởng) là vô thường, luôn luôn thay đổi, rồi thấy các pháp đều vô ngã…

Đó là những môn tập luyện chuẩn bị tâm. Sau đó, bước sang quán Tứ Đế cùng quán Nhân Duyên… Ngày càng thấy rõ không có một vật nào, một pháp nào là đơn thuần cả, mà chỉ là sự giả họp hội tụ của vô lượng nhân duyên.

-Rèn được gươm trí huệ ấy rồi, bèn mang gươm chế-ngự cái màn-sương-mù đầu tiên và thô kệch tức sắc ấm.

Tức thân-căn của mình và thân căn kẻ khác. Để chế ngự mọi tham dục về thân… Lúc đầu chỉ là chế ngự sắc Ảm thôi, chưa tiêu dung được, vì sức quán còn kém.

Rồi lọt vào-sương-mù của Thọ Âm, tức là những cảm giác. Lại dùng định lực cùng gươm Trí Huệ vượt Thọ Ấm. Trong khi vượt Thọ Ấm này, có thể đạt Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền…

Vào màn-sương-mù thứ ba tức Tưởng Ám. Nơi đây, có thể đạt Đệ Tứ Thiền. Được Tứ Thiền, có thể phóng ít nhiều hào quang, có thể ngưng hơi thở, ngưng tim đập… Bắt đầu biến hóa ít nhiều, như biến hóa thân hình mình…

Nhưng rồi lại phải vượt, phải yết đế… để vào màn sương mù rất u ẩn vi tế thứ tư tức Hành Ám. Nơi đây là thành lũy của Ngã, của ngã-kiến, ngã chấp. Và những quang minh rất vi tế của màn sương này, từ vô lượng kiếp, để dệt nên tấm lăng kính vọng tưởng chấp ngã… Nơi đây, không ngừng nghỉ luôn luôn phụt lên vô số vô lượng những tia- chóp-nhoáng của hành-nghiệp quá khứ, và những tia chớp này đã làm hiện lên những tâm tưởng cùng thân căn chúng sanh.

Tới đây, sức định cùng quán chiếu đã khá mạnh. Nhưng Hành Giả đứng trước một ngã ba đường… Một là nếu vẫn giữ được bản địa tu hành mong cầu giải thoát (tức Thanh Văn Thừa) hoặc mong cầu Nhập pháp giới trọn vẹn để độ sanh (tức Phật Quả hay Vô Thượng Giác), thì hành giả phải quay đầu lại nhìn sắc Ầm, rồi dùng sức quán, tiêu dung hoàn toàn sắc Ấm tức Thân Căn để không còn một chút chướng ngại nào nữa, và bước vào Định Không Vô Biên Xứ… Rồi bước sang Thức Vô Biên. Rồi Định Vô Sở Hữu Xứ. Rồi Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ… Và như thế, là gột nổi cái ngã-chấp thô của mình, và bước vào màn sương mù thứ năm, cực kỳ vi tế, tức là Thức Ấm. Cũng là biển Không Hải của Thức Tâm hào quang sáng chói.

-Nhưng trái lại, có trường hợp thứ hai. Có nhiều hành giả bị vấp ở nơi ngã ba này, và đi vào con đường rẽ… Đó là những Hành Giả không gột nổi cái ngã, hoặc không muốn gột, vì còn nuối tiếc ngã và tham dục… Và họ dễ trở thành Thiên Ma.

Ở mức độ Thành Ắm này, Hành Giả đã có nhiều tự tại lực hơn trước, thần thông biến hoá nhiều hơn tùy theo dụng tâm tu tập.

Khi lọt được vào màn sương mù thứ năm tức Thức Ám, tự tại lực dĩ nhiên nhiều hơn nữa… Vào tới đây, những vị căn khí Thanh Văn thường dừng chân nơi đây, không chịu tiến xa. Thường chỉ ngồi thọ hưởng niềm an lạc, hoặc quán chiếu tiêu dung hết các phiền não chướng (tức vọng tình). Đe tới khi mãn báo thân, nhập niết bàn tịch diệt của Thanh Văn… Không còn thọ thân phân-đoạn-sanh tử, vì các mầm mong phiền não sanh tử đã tiêu dung…

Song đối với những vị theo Bồ Tát Đạo thì lại khác. Con đường chưa hết để đi tới Phật quả, đường còn dài xa, có khi cần hai A Tăng kỳ kiếp nữa mới vượt nổi.

Lúc này, vị Bồ Tát đã bước chân vào biển Không-Hải của tâm thức tràn đầy quang minh. Nhưng mới chỉ đặt chân vào thôi, chưa có thể nhập sâu xuống đáy tầng của Không Hải. Tương tự như con thỏ bơi loi ngoi trên mặt nước, chưa thể làm như con hương tượng lội qua sông, bốn chân dụng tới đáy sông biển…

Nghĩa là chưa đạt tới chỗ Tột Không được và Tột Không lại chính là vừa Chân không vừa Diệu hữu.

Lúc này, vị Bồ Tát đã có không quán, tức là có Trí Huệ Bát Nhã biết về không rồi. Nhưng chưa phải là Bát Nhã Ba La Mật đáo bỉ ngạn, biết về Tột Không cùng Diệu Hữu… Và cũng chưa thể biến hóa được nhiều…

Là vì sao?

Là vì Bồ Tát mới chỉ có một ít Bát Nhã và hầu như chưa có ĐẠI BI. Bát Nhã cùng Đại Bi tương tự như hai cánh của con chim. Neu chỉ có một cánh, hay hơn một cánh thì chưa thể bay bổng tuyệt vời.

Lý do thứ hai là: vị Bồ Tát đó vẫn mang mang nghĩ rằng mình với pháp-giới là khác biệt, là hai. Kỳ thực thì pháp giới chính là bộ mặt của mình, vì nó là ảnh tượng khởi lên từ Tàng thức của mình do nghiệp lực chiêu cảm… Sự ngộ nhận đó chính là điểm Sở Tri Chướng vô minh lớn lao. cần phải gột sạch, mới có thể chuyển Tàng Thức của người tu trở thành Bạch Tịnh Thức Phật.

Bởi vậy, Bồ Tát cần mở cuộc hành trình gian khổ dài xa, để lặn sâu lần tới chỗ Tột Không Diệu Hữu, tức là Nhập Pháp Giới.

Muốn nhập pháp giới, quán Không chưa đủ. cần phải Song quán, tức Trung đạo song chiếu… Vừa quán Không vừa quán Giả, tức là quán sự vật Như Huyễn chẳng-thật- chẳng-hư… Và lúc này, cần khởi Đại Bi nhiều để đi vào Giả. Vào Giả rồi trở lại Không, làm con thoi hoài hoài như vậy thì sẽ lặn sâu lần tới đáy.

Càng sâu bao nhiêu, hành giả càng có nhiều thần lực… Càng có nhiều thần thông biến hóa… Chư Phật là gì? Chỉ là Bậc đã noi theo con đường Bát Nhã Đại Bi, và đạt tới mức thần thông biến hóa tuyệt vời để độ sanh, và nhập pháp giới trọn vẹn. Bởi thế, Kinh Tâm Địa Quán nói rõ: “Phật là bậc thần thông biến hóa tràn đầy thế gian…”

Thông điệp “BIÊN HÓA” này của giáo lý chu Phật, nguời Phật tử cần lãnh hội sâu đậm. Vì cả thế gian này chỉ là một tuồng biến hóa của cái Tâm, qua sự phát hiện của Thần Lực Nguyện lực và Nghiệp lực… Chua hiểu điều này, tức chua hiểu cốt tuỷ của giáo lý… Bởi vậy, nên trong tuồng ảo huyễn bày ra nơi quán bởi Lão Hồ Tử, nguời thiếu nữ đã nhắc đi nhắc lại về Lẽ Biến Hóa của thế gian này, nhưng giọng nàng còn nhuốm mộng tưởng lãng mạn, chưa được trang nghiêm cho lắm.

Nay nói tới Khuất La Đô. Sức thiền quán của y thị đã bước vào màn sương mù thứ tư tức Hành Ấm, sắp có thể bước sang Thức Ấm. Nhưng y thị không làm nổi, vì còn giữ khư khư cái ngã và nuối tiếc tham dục. Nên thọ sanh ở tầng trời Tha Hóa, trở thành Thiên Ma, và lần mò xuống nhân thế…

So với Cuồng Huệ, sức thiền quán của Khuất La Đô còn thua sút một bực. Vì Cuồng Huệ đã chớm bước vào Thức Xứ. Tuy nhiên, lúc này, Khuất La Đô lại có thể biến hóa nhiều hơn. Vì sao? Vì y thị khá quen thuộc vụ đó, trong khi Cuồng Huệ bỡ ngỡ bước vào Thức Xứ, chưa thuần thục, chưa quen xử dụng, và chưa nghĩ tới việc biến hóa… Y hiện chỉ có lợi điểm là hai cánh tay mạnh như huyễn thuật, và có viên ngọc Thiên La Như Ý Châu… Nhưng lúc này, hình như Khuất La Đô cũng chẳng nghĩ gì tới việc đọ sức với Cuồng Huệ, và chỉ muốn chọc phá mấy người đi thỉnh kinh mà thôi…

Đêm hôm đó, Khuất La Đô xách Càn Thát Bà chạy như bay. Đen tảng sáng, thì tới thành Ba La Nại… Nước sông Hằng dâng cao lênh láng, gần ngập hai bờ sông. Y thị vừa chạy ton ton trên bờ, vừa bảo Càn Thát Bà:

-Đại sư phụ mở mắt ra thôi… Đen thành Ba La Nại rồi đấy…

Vừa nói vừa dang tay chỉ phía bên kia sông. Càn Thát Bà hé mắt nhìn, thấy mặt trời đương mọc nơi chân trời, một vầng mặt trời hồng, chiếu ánh sáng rực rỡ đỏ khé cả một vùng sông Hằng… Cơn mưa đã tạnh từ lâu ở miền này… Bên bờ kia của sông Hằng là dãy dài, lố nhố những nhà cùng tháp, được xây cất trên những mảng đất cao: đó là thành phố Ba La Nại, gần như huyền thoại… Càn Thát Bà đã từng nghe Bát La Hoa kể chuyện thành phố này là thành trì đệ nhất của Vệ Đà Giáo, hay Bà La Môn Giáo. Bát La Hoa còn nói rõ rằng: “Bởi vậy,… khi Đức Phù Đồ cồ Đàm thành đạo dưới cội Bồ Đề, Ngài đầu tiên đã tới Ba La Nại… để đối diện với người Vệ Đà Giáo… và nói bài pháp đầu tiên nơi vườn hươu Lộc Uyển gần đó…”

Tuy trời vừa tảng sáng, hắn nhìn thấy bên kia sông đã lố nhố nhiều tốp người, tản mác trên những kẽ đá, đương sửa soạn xuống tắm nước sông Hằng, và chiêm bái mặt trời mọc. Nơi bờ sông, có mấy đám khói hỏa thiêu bốc mù mịt. Trên mặt sông, nhiều chiếc thuyền con lượn lờ, chở những vòng hoa bán cho người tắm… Càn Thát Bà nghĩ thầm: “Người dân miền Tây Trúc này, họ tôn sùng sông Hằng cùng thành Ba La Nại này lắm… Chỉ mong được về Ba La Nại rồi chết, thiêu xác vứt xuống sông Hằng… Tin rằng như thế sẽ được sanh thiên… Nhưng sanh thiên thì đã chắc gì sướng! Như ta đây chẳng hạn…”

Hắn chưa kịp nghĩ gì thêm, bỗng thấy Khuất La Đô ngưng chạy. Rồi rẽ sang một con đường mòn, leo lên một ngọn đồi cao cây cối um tùm. Trên đồi, thấp thoáng trong tàng cây, một ngôi đền Vệ Đà Giáo, tường vách trắng, cùng chiếc tháp lớn. Hắn thầm nghĩ: “Con ma đầu chắc trú chân ở đây… Có khi đây là sào huyệt của nó…” Tới nơi, thấy ngôi đền vắng hoe, chẳng động tĩnh gì. Khuất La Đô đẩy chiếc cửa sắt nặng, bước vào con đường đá dài, rêu mọc xanh rì và sâu hun hút. Y thị bước rất nhẹ, không gây tiếng động. Đi ngang ngôi chánh điện, cửa sổ đóng im ỉm, nhưng bên trong thấy le lói ánh sáng của những cây nến… Tới một dãy nhà cất sâu trong vườn. Y thị mở cửa một căn, bước vào.

Căn phòng đẹp đẽ rộng rãi, bốn vách tường treo những tấm gương dài lớn, có cửa sổ trên cao, cánh cửa sổ làm bằng thủy tinh xanh tím. Phòng chỉ có một chiếc bàn nhỏ để lọ hoa, cùng chiếc giường lớn…

Y thị đặt Càn Thát Bà xuống góc phòng. Rồi ngồi ngắm nghía bóng mình trong gương, thở phào nhẹ nhõm:

-Hú vía… Thoát hiểm… thoát hiểm…

Thấy Càn Thát Bà lặng thinh, y thị giảng giải:

-Đại sư phụ có biết thoát cái gì không? Thì thoát cái lão Bà La Môn gầy gò có mái tóc loe đó… Ta phải bỏ người mà chạy lấy thân…

Càn Thát Bà chưa kịp nói gì, y thị đã đứng dậy, lấy tay vỗ nhẹ vào đầu hắn. Hắn vội rụt cổ lại, nhưng vẫn cảm thấy bàng hoàng… Rồi y thị vụt ra ngoài. Ý chừng đi kiểm tra mọi việc ở ngôi đền…

Giây lâu, thị trở lại phòng, nét mặt tươi rói. Nhớ lại việc xảy ra tại Lạc Ảnh Quán, y thị bật cười khanh khách:

-Ke ra cái màn Chiêu Phu Hội cùng vui đấy chứ. Đại sư phụ có thấy vui không?… Tức cười nhất là gã Báo Đồng Thức Dị Song Hùng.. Lại cỏn con chim cộng mạng nữa. Đại sư phụ thấy không, trời đất này, làm gì có chim cộng mạng? Ây thế mà lão Tóc Loe đã lôi ngay ra được. Chính lão hóa-hiện đấy… Cho nên ta phải chạy mặt lão, chứ không phải ta sợ người sư đệ đẹp đẽ của đại sư phụ đâu.

Ngừng một lát, thị hỏi:

-Nhưng còn cái gã ôm hươu đó, đại sư phụ đã lôi đâu ra vậy? Lần trước ở động Bích nham, ta không thấy gã…

-Thì… gặp ở thành Tỳ Xá Ly… (Càn Thát Bà trả lời dấm dẳng).

-Cha cha… Đại sư phụ thật tốt phước. Thu nạp toàn những sư đệ… bảnh bao khác thường. Mà gã tên là gì vậy?

-Bát La Hoa…

-Bát La Hoa… (y thị lẩm bẩm) Gã này có nụ cười…. được… được lắm!

Vừa nói, thị vừa cởi bỏ chiếc áo đoạn tím, lôi từ bọc ra chiếc sáo cùng viên hồng ngọc, cẩn thận đặt ở đầu giường. Trên mình thị, chỉ còn chiếc áo lụa mỏng, hở hang, để lộ cả một khoảng bụng trắng ngần… Rồi đi lại trong phòng, nói:

-Đại sư phụ nhìn coi… Ta xinh đẹp đấy chứ. Mặc áo người nam cũng đẹp, mà ăn bận nữ cũng đẹp… Còn đẹp hon cô ả công chúa nhiều… Đại sư phụ có thấy ai xinh đẹp bằng chưa?

Y thị đi lại, và áo phất phơ, tỏa hương thơm sực nức căn phòng… Càn Thát Bà nhắm tịt mắt mũi lại, không muốn nhìn muốn ngửi nữa… Nhưng hắn vẫn cảm thấy đầu óc mềm nhũn, không còn ý chí nữa. Hắn vừa hoảng sợ vừa tức giận… Hắn buột miệng nói:

-Còn thua một người… còn kém xa…

Khuất La Đô vỗ tay:

-A ha… Thế là Đại sư phụ cũng biết nhìn con gái đấy nhé… Còn kém một người, ai vậy?

-Đại sư phụ không nói, nhưng ta cũng thừa biết. Ta nhìn thấy tâm tưởng của đại sư phụ mà… Chắc là sư phụ muốn nói… vị Ni Cô mang cây đàn độc huyền cầm chứ gì? Hùm… Nét mặt y thị lộ vẻ bực dọc… Thị lẩm bẩm:

-Kể ra… Ni Cô ấy có thể coi là xinh đẹp. Nhưng không có gì quyến rũ… Này nhé, thân hình mảnh mai quá, gầy còm nên không ấm áp. Còn nét mặt thì…. thô sơ hủ lậu, chưa đậm xuân sắc nên không phơi phới gợi tình… Đúng vậy chứ?

Càn Thát Bà vẫn ngậm miệng. Có điều là lúc này, nữ quái nhắc đến ni cô khiến hắn lại hồi tưởng đến dung nhan cùng chân mày của nàng. Hắn nhận thấy một sự lạ là: nếu cứ chú tâm nghĩ tới đôi chân mày của nàng, thì hắn thấy trong người như đỡ rối loạn, đỡ mềm nhũn, đỡ hoảng sợ… Nên cứ ngồi co ro nhắm mắt chú tâm đôi chân mày…

Nhưng nữ quái đâu có chịu. Y thị bỗng đưa mũi hài đá vào đùi hắn khá đau. Rồi nói:

-Đại sư phụ không được nhắm mắt. Phải mở mắt ra và nói chuyện với ta. Neu không, ta sẽ nặng tay đấy… và xẻo đôi tai đại sư phụ…

Càn Thát Bà thấy lửa giận bốc lên, nhưng đồng thời hắn cũng rất hoảng sợ nữ quái… Hắn đành mở mắt, ngồi nhìn trừng trừng, hai bên mép sùi cả bọt… Y thị cười đấu dịu:

-Đại sư phụ nên nhớ rằng lúc này ở trong tay ta… Ta không nỡ nặng tay với đại sư phụ là vì… cỏn nể tình mấy người sư đệ. Ta chỉ thỉnh cầu một điều nhỏ nhặt là ngồi nhìn ta và thỉnh thoảng… nói vài câu…

Càn Thát Bà văng tục:

-Mẹ kiếp! Thì ta ngồi nhìn đây…

-Đại sư phụ biết xuất xử như vậy là hay… Nếu nghĩ kỹ, Đại sư phụ chớ nên tức giận, mà nên thương tình ta thì phải hơn… (thở dài) Ta đôi khi, chỉ mong có một đôi mắt nhìn ta mà lắm lúc cũng chẳng có… Đại sư phụ hiểu chứ:

-Ta… chẳng hiểu gì ráo trọi…

Nữ yêu bật cười khanh khách. Thị đi lại một hồi. Rồi hỏi:

-Đố đại sư phụ đoán được đấy… Đoán ta là người nam hay người nữ?

-Ngươi… chẳng ra cái loại cóc gì hết. Chẳng ra nam… cũng chẳng ra nữ…

Hắn trả lời lăng nhăng như vậy… Nhưng thị lại bật cười:

-Đại sư phụ đoán mò mà trúng đó… (trầm ngâm) Là vì ở nơi ta ở xưa kia… nơi đó mầu nhiệm lắm. Những ai ở đó đều có thể chuyển thân hình dễ dàng, lúc làm nam lúc làm nữ tùy theo ý muốn… Gọi là Lạc Biến Hóa mà. Ta cũng vậy, lúc đó ta chỉ nhởn nhơ rong chơi, lúc lấy thân nam lúc lấy thân nữ… Nhưng về sau, ta suy nghĩ kỹ thì thấy ưa thích thân nữ hơn… Bởi vậy, nên ta xuống…

Càn Thát Bà động tính hiếu kỳ, buột miệng:

-Tại sao thích thân nữ? Thân nữ thì có gì…

Thị lại bật cười:

-Đại sư phụ chưa được làm thân nữ, nên chưa biết đâu! Này nhé, Đại sư phụ cứ nhìn chung quanh mà xem. Người nam nhân có được cái tích sự gì đâu, chỉ hung hăng vênh váo, ra vẻ ta đây… nhưng rút cuộc vẫn bị bọn nữ nhân sỏ mũi… Còn người nữ, thì tâm địa quanh co quái quắt, nên chỉ loay hoay tính cách sỏ mũi bọn nam nhân… Đúng chưa?

Càn Thát Bà chẳng biết trả lời sao. Một ý nghĩ vụt đến, khiến hắn lại buột miệng:

-Thế… trong lúc biến thân hình., không hiểu… cái cơ quan…

Thị kia phá lên cười. Chắc y thị thích trí vì gặp một kẻ ngây thơ như hắn. Thị cười chảy cả nước mắt, rồi cố nhịn cười, nói:

-Chắc Đại sư phụ thắc mắc lắm hả? Muốn biết… mặt mũi lắm hả?

Càn Thát Bà đỏ mặt tía tai. Thị tiếp:

-Trước kia, ở ghềnh bích nham, Đại sư phụ thắc mắc lắm mà… Chỉ muốn sai sư đệ đi bắt tôi, rồi khiêng vào một nơi kín để coi xem có mấy cơ quan mà. Bây giờ, Đại sư phụ có muốn coi nữa không?

Hắn rối rít:

-Không… không coi…

Hắn hãi sợ thực sự, khiến cô ả cười ngất:

-Dù Đại sư phụ sợ hãi, không muốn nữa… nhưng tôi vẫn muốn giải chỗ nghi nan cho Đại sư phụ (ngập ngừng) Tôi thực ra chẳng có nhiều cơ quan đâu, chỉ có một thôi. Nhưng nó tương tự như một thứ Quỷ-môn-quan, vì nó biết… biến hoá mà…

Càn Thát Bà há hốc mồm:

-Quỷ môn quan… nó cũng biến hóa?

-Thì nó cũng biến hóa chứ sao. Đại sư phụ chưa biết cái vùng trời Lạc biến hóa đâu. Nơi đó, các Chư Thiên cùng Thiên Nữ thường khi bày trò biến hóa… để dỡn cợt vui đùa cùng nhau…

Hắn lắc đầu quầy quậy

-Hết nói… hết nói… Thế mỗi khi ngươi muốn thành thân nữ, thì ngươi làm ra sao, nói nghe..

-Có gì đâu, dễ ợt à… Ta chỉ việc chuyển tâm tình thôi. Chỉ việc khởi một tâm niệm đầy nữ tính… tỷ đại như hờn lẫy, si mê, hoặc muốn mê hoặc ai đó… thì ta sẽ biến thành nữ ngay… Hi hi… Kẻ ra làm nữ cũng có nhiều cái lợi lắm…

-Có gì… mà lợi

Y thị cười ngỏn ngoẻn:

-Đại sư phụ tò mò thế, hỏi nhiều vậy… Nhưng thôi, chẳng nói nữa… Đại sư phụ không hiểu nổi đâu… Hùm… (giọng tinh nghịch) Cái cửa Quỷ môn quan ấy, chẳng có mấy kẻ qua nổi đâu! Nhưng nếu qua nổi… thì sẽ thấy cả một bầu trời lồng lộng trăng sao… Trong mấy người sư đệ của sư phụ, may ra có kẻ…

Cần nhắc rằng kẻ tu hành thường khó vượt nhất là cửa ải Dục Giới, và hay té ngã. Nên cần suy tư quán chiếu nhiều về vụ đó. về điểm này, nhà Phật đưa ra hai lối nhìn tức quán chiếu, để tiêu dung những tập khí vọng tưởng sắc dục. Một là lối quán Bất tịnh, tức là nhìn hình hài như một khối đầy rẫy đờm rãi, máu huyết, cửu khiếu chảy ra đủ các thứ hôi tanh… lại thêm đầy những con thi-trùng hoặc hộ trùng lõm ngõm… Và lối thứ hai là lối nhìn siêu xuất: nhìn hình hài như một cảnh giới Hoa Nghiêm, như một giải tinh hà đầy quang minh và sao lạc cũng như đầy thần biến chập chùng… như sẽ có dịp mô tả ở cuốn bốn kế tiếp…).

Nói đến đây, thị bỗng ngừng lại, nét mặt điểm vẻ mơ màng. Lúc bấy giờ là khoảng gần trưa, bầu không khí khá oi bức, khiến Càn Thát Bà thấy trong người chập chờn như muốn lên cơn ngủ gà… Bỗng trong thinh không có tiếng trống bập bùng, vọng lên từng hồi từ bên kia sông… Thấy hắn nghếch mặt lắng nghe, thị nói:

-Tiếng trống Đấu-lý đấy, giục giã dân chúng với nghe cuộc đấu lý… Mùa này là mùa họ tổ chức những cuộc đấu lý. Nơi thành Ba La Nại này, các đền miếu cùng phe phái Vệ Đà Giáo đông lắm… Những tay tự cho mình là kiệt liệt, thường lũng thững chống cây gậy tới trước một ngôi đền. Rồi cắm cây gậy như thách đố, và đứng chờ người trong đền ra tranh luận đạo lý… Cũng có khi họ cắm một cành hoa. Đôi khi cũng có những nữ- nhân tới tham dự… Nhưng ít khi lắm vì người nữ chúng tôi thường không ưa thích những lập luận chữ nghĩa vòng vo lạnh nhạt, mà chỉ ưa những vụ nồng nàn sôi động… Thế là dân chúng kéo đến coi đông nghẹt. Và cả đàn quạ cũng bu lại…

Càn Thát Bà bỗng cao hứng:

-Trò đấu lý… Ta chưa hề được coi…

-Tiếc rằng Đại sư phụ sẽ không đi coi được. Vì… chiều tối này, chúng ta đã rời khỏi Ba La Nại rồi… để đi tới một chỗ yên tịnh…

-Việc gì vội thế? Cứ cho ta đi coi một bận, rồi mai hãy đi… Ta không chạy trốn đâu mà!

Nữ quái lắc đầu:

-Tiếc là không chiều ý đại sư phụ được. Vả lại, bọn sãi Vệ Đà đó thường dở ẹc. Có đứa nào có thiên nhãn thiên nhĩ gì đâu, chung quy chỉ có vài trang sách nhầu nát vàng khè đưa ra để cãi nhau cù cưa cho oai thôi…

-Nhưng ta cứ muốn coi cái dở ẹc và cù cưa…

-Không được đâu… Chúng ta là bọn người đào tẩu…

Càn Thát Bà gân cổ:

-Đào tẩu, có gì mà đào tẩu… Ta đâu có đào tẩu?

Nữ quái mỉm cười:

-Đại sư phụ thực ngây tho đấy… Đại sư phụ không đào tẩu, nhưng ta đào tẩu… Thành phố này đông người quá, nhiều tai nhiều mắt… Bọn sãi thì dở ẹc, nhưng có thể có những dị nhân từ phương xa lai vãng… (trầm ngâm) Lúc này, chắc các vị sư đệ của đại sư phụ đương nhốn nháo đi tìm kiếm… Và có thể cả lão Bà La Môn Tóc Loe nữa…

-Thế ra người… sợ chúng hả?

-Mấy người sư đệ, ta đâu có sợ. Đâu có ngán họ. Trái lại, mong gặp được họ là đằng khác, nhưng ở một nơi yên tĩnh không ồn náo… Còn như lão Tóc Loe, thì thực tình, ta không muốn chạm mặt… Biết mình biết người mới là kẻ tuấn kiệt…

Rồi thị thản nhiên, khóa chặt cửa buồng… Không khí căn buồng bỗng trở nên thân mật dị thường, khiến Càn Thát Bà chột dạ, co dúm người. Nữ quái rút ra một gói hương nhỏ, đổ vào chém, đánh lửa đốt lên. Mùi hương tỏa ra ngất ngây… Thị giảng giải:

-Hương Long hải tạng đấy, do loài rồng vờn nhau ân ái, chảy ra thứ rãi này… Cũng là thức ăn của tôi đó, hàng ngày tôi chỉ ăn hương này… Đại sư phụ cũng căn bằng cách ngửi mùi, vậy xin nếm thử mùi hương này…

Vừa nói, vừa trèo lên giường nằm dài… Càn Thát Bà không bịt được mũi, đành phải hít hà mùi hương chiêu dụ huyền hoặc. Bỗng thấy trong người đổi khác như có những niềm háo hức mới lạ muốn trỗi dậy trong thân… Hắn biết ngay là hiểm nguy, nên cuống quýt cả lên. Không hiểu sao lúc đó, hắn lại bỗng nhớ tới câu thần chú úm A Hồng, nên chẳng kịp nghĩ ngợi gì, hắn ngồi lẩm bẩm niệm úm A Hồng…

Bỗng thấy nữ quái trằn trọc giây lâu, rồi cất tiếng ngâm mấy câu thơ:

Nắng vàng từ thuở nguyên sơ
Lọt khe rải mộng non Vu ngập giường…
Khép song ủ kín đoạn trường
Buông tâm dỗ giấc… hoang đường giữa trưa…

Giọng y thị trong và cao… Ngâm xong, cất giọng ngái ngủ:

-Ôi chao, mắt dính lại rồi… Tôi ngủ một giấc đây. Nhưng Đại sư phụ cứ… ngồi nhìn tôi nhé…

Rồi nhắm mắt, rơi vào giấc ngủ bằn bật…

Càn Thát Bà ngồi co ro dưới đất, miệng lâm râm niệm úm A Hồng… Đây là lần đầu tiên trong đời mà hắn bị nhốt trong một căn phòng, ngồi cạnh một cô gái buông lơi nằm ngủ. Nên hắn không khỏi hoảng sợ dúm người. Nhưng tuy ghét sợ nữ nhân, hắn cũng lại hay có chứng nghênh ngang phách lối, và nhất là hay tò mò. vốn là nhạc thần trên trời Dao Lợi, nên tâm ý khá thanh tịnh, song vẫn còn tính hiếu kỳ…

Nữ quái vẫn nằm sõng soài, ngực và bụng phập phồng nhẹ nhàng. Không hiểu y thị có ngủ thực hay không, nhung thỉnh thoảng trên môi lại nhoẻn một nụ cười như đứa trẻ khoái ý… Lúc đầu, hắn hoảng sợ, nên chỉ nhìn trừng trừng vào khoảng không, không dám nhìn thẳng và nữ quái. Nhưng lần lần, hắn thấy tỉnh táo đôi chút. Có lẽ huyền lực của câu thần chú đã tác động phần nào vào tâm thức, mặc dầu hắn mới niệm lần đầu, và niệm lơ mơ… Hắn bỗng nổi cơn ngông cuồng phách lối, văng tục “Mẹ kiếp! Đã chết cóc đâu mà sợ…”. Rồi nuốt một cục nước bọt to, hắn quay đầu nhìn chầm chậm vào thân hình nữ quái, từ đầu tới chân một hồi. Bỗng bật cười hăng hắc, nói lớn:

-Con tiểu ma đầu kể ra xinh đẹp đấy! Chẳng hiểu nó từ đâu đến, nhưng đã xuống cái trần gian ô tạp này, thì hình hài cũng có ra cóc gì đâu… Chẳng qua cũng chỉ là một cục thịt tanh ngòm hôi thúi… Bên ngoài thì trơn tru thơm phức, nhưng bên trong hôi tanh, lúc nhúc toàn những con hộ-trùng bò lổm ngổm, cắn xé lẫn nhau… Ha, ha., chỉ là một con hộ-trùng khổng lồ… biết liếc mắt đưa tình… biết ngâm thơ thôi…

Nhưng hắn bỗng ngưng lại, không nói tiếp được… vì thấy có điều kinh dị… Thấy nơi bụng của y thị như biến dạng, lỗ rốn rộng ra và mọc lên một cụm như rong biển xanh rì… Hắn ngây người trố mắt nhìn. Thấy từ đám rong biển, vút lên mấy chiếc lá dài phấp phới trên thinh không của căn phỏng. Không khí trở thành đặc quánh, vì mỗi chiếc lá như tỏa ra, nhả ra liên miên những sợi tơ óng ánh, lần che phủ không gian và trùm lên thân Càn Thát Bà. Hắn thấy như bị rơi vào một màng lưới nhện, với vô số những sợi tơ li ti, mềm nhũn nhưng dính quẹo. Khiến toàn thân nổi vẩy ốc và nóng hôi hổi… Hắn cố nhiếp tâm, niệm câu thần chú một hồi, nhưng không thấy linh nghiệm. Không hiểu sao lúc đó, hắn lại chợt nhớ đến Lão Hồ Tử, cùng câu nói chế diễu: “Con rùa già này ngu lắm, chỉ đáng đem nấu canh thôi…” Tự nhủ thầm: “Thì ra Lão tôn giả trù ẻo mình. Bây giờ, thì đúng là mình đương ngồi trong một nồi canh, đang bị nấu canh chứ gì…!”

Có điều lạ là từ lúc khởi tâm nghĩ tới Lão Hồ Tử, hắn lại cảm thấy bớt ray rứt bồi hồi… Nên hắn tiếp tục nhiếp tâm hồi tưởng lại hình ảnh chú bé nằm cong queo trong chiếc lồng trúc nơi quán trọ gần thành Tỳ Xá Ly… cùng gương mặt của ni cô. Một tia sáng vụt loé, vì hắn nhớ lại câu thơ do Lão Hồ Tử ngầm:

Cánh sen TỊNH  ĐẾ trơ trơ chưa tàn…

“Thôi, phải rồi! Đúng là một Cánh Sen Tịnh Đe…. Có thế thôi mà từ lâu nay, mình cứ mơ tưởng mà không nghĩ ra hình ảnh này… Một Cánh Sen Tịnh Đe… Chân mày của Ni Cô không giống một cánh chim, không giống một cánh rừng, không giống vành trăng… mà còn thanh kỳ hơn. Giống như một cánh sen, một đài sen xanh thanh tịnh… Đúng rồi… không sai trật được…”

Nghĩ tới đó, lòng hắn bỗng tràn đầy niềm hân hoan tin tưởng quên phứt cả nữ quái cùng cụm rong biển quái ác… Hắn tiếp tục quán chiếu đôi chân mày như chiếc đài sen xanh dâng lên cúng dường… Bông sen xanh lần lần nở ra, che trùm cả căn phòng…

Rồi đôi mắt hắn ríu lại, và rớt vào giấc ngủ thiêm thiếp. Trong giấc ngủ, vẫn còn thấy bông sen lớn dần… đụng tới áng mây trắng trên trời…

Hắn ngủ một giấc khá dài. Đen mấy trống canh. Bỗng có ai đá mạnh vào đùi hắn. Khiến hắn ú ớ mở mắt… Thấy nữ quái đã xiêm y chỉnh tề đứng trước mắt, lên tiếng giục giã:

-Dậy đi thôi Đại sư phụ… Phải lên đường bây giờ…

Nét mặt y thị nửa tươi cười, nửa cau có, khiến xinh đẹp lạ thường. Tay y thị cầm một cây nến đốt cháy vì đêm tối mò mò…

Càn Thát Bà ú ớ:

-Lên đường hả?

Y thị chẳng trả lời, chỉ nói:

-Đại sư phụ đúng là một con rùa, mang chiếc mai cứng và trên đầu rùa lại đội thêm chiếc mũ sắt nữa…

Hắn chẳng kịp hiểu gì, thì nữ quái đã xách bổng hắn lên, rồi bước ra ngoài.

Bên ngoài tối om, chỉ nghe tiếng ếch nhái cùng côn trùng rên rỉ. Nhưng ở phía chánh điện có ánh nến le lói chiếu ra. Y thị đi thẳng tới chánh điện có cánh cửa mở hờ… Có tiếng chân ngựa đạp khô xuống đất, và hơi thở phì phò. Hắn nhìn thấy hai con ngựa trắng yên cương tề chỉnh. Nữ quái ném hắn gập trên mình một con ngựa, rồi lấy giây cột lại cho khỏi rớt. Rồi y thị bước vào trong chánh điện.

Hồi lâu bước ra, một tay bồng một thiếu nữ, tay kia xách một thân hình nhỏ thó… Dưới ánh nến le lói, Càn Thát Bà bỗng giẫy lên đành đạch, vì nhận ra hai người kia: đúng là cô công chúa Mỵ-Ê và gã Phi Ly. Hắn gọi ơi ới:

-Phi Ly… Phi Ly… Mỵ-Ê

Nhưng chẳng ai trả lời… Nữ quái bước tới con ngựa kia, đặt Mỵ-Ê ngồi trên yên, nhét cuơng vào tay Mỵ-Ê, rồi đặt Phi Ly ngồi chồm hổm đằng sau nàng… Hai người quay lại nhìn Càn Thát Bà, nhưng chẳng trả lời gì. Có thể là vì trong đêm tối không nhận ra hắn, hoặc có khi đã thất thần lạc phách đến mức không nhận ra… Chiếc miệng Mỵ-Ê mím chặt, như vẫn ngậm nhân sâm và gắn chám đường.

Xong xuôi, nữ quái nhảy vọt lên con ngựa, ngồi cùng Càn Thát Bà. Y thị lẩm bẩm to tiếng: Ma Thiên Lãnh…Ma Thiên Lãnh… Rồi ra roi chạy thẳng ra ven sông, hướng về phía bắc, trực chỉ miền Tuyết Sơn… Y thị định tâm đi tới một chỗ yên tĩnh, không ồn náo. Chắc là ngọn đèo Ma Thiên Lãnh, chiếc đèo núi cuối cùng trước khi vào miền Tuyết Sơn cũng bắt buộc phải đi qua đèo đó….

Có lẽ y thị sẽ nằm chờ nơi có, vừa hưởng cảnh trí u tĩnh đầy hoa thơm cỏ lạ, vừa chờ bọn người đi thỉnh kinh…