TRANG TÔN KINH
HUYỀN HOẶC
TẬP III
Tịnh Liên Nghiêm Xuân Hồng

 

HỒI XXIX

Ngồi nghe mưa thâu đêm quán trọ
Vị tóc loe điểm hóa ba người

 áo xanh mở mắt tỉnh dậy, lồm cồm ngồi lên, đưa mắt nhìn quanh, nét mặt bơ phờ ngơ ngác… Cuồng Huệ, Thạch Sanh, Bát La Hoa… đều đứng trước mặt, nhưng hình như nàng chẳng nhận ra ai cả. Đôi mắt nàng, hồi này tinh anh như vậy, nay thất thần lạc đi, làm mục quang yếu ớt…

Lúc bấy giờ, trời đã choạng vạng tối… Đám đông đã bỏ đi gần hết, duy còn vài kẻ hiếu kỳ lảng vảng trên bãi đất chung quanh… Ngày hội Thánh Mầu Kali đã mãn. Xa xa, xào xạc tiếng những kẻ lục tục ra về, hoặc xếp dọn những quán hàng… nơi Lạc Ảnh Quán, chỉ có tiếng rên rỉ kêu đau của Trảm Tứ Cú là nghe rõ mồn một.

Gã nằm dài trên bục gỗ, đôi mắt nhắm nghiền, bụng dưới đỏ lỏm máu, một khúc ruột thòi ra ngoài… Ma Nạp đương loay hoay cạnh gã, lấy tay nhét khúc ruột vào bụng. Gã bật kêu đau đớn… Vị Bà La Môn tóc loe liền bước tới, vạch áo coi bụng gã, bỗng nhổ một bãi nước bọt vào tay, rồi xoa nước bọt vào miệng vết thương… Vừa xoa, vừa gắt:

-Không có chết đâu mà… Chẳng có đứa nào chết cả, đừng có làm rộn lên…

Rồi quay lại chỗ cô áo xanh. Thấy nàng vẫn ngồi dưới đất, ôm mặt tấm tức khóc. Thạch Sanh đứng nhìn cũng ứa lệ… VỊ Tóc Loe các giọng chế riễu:

-Ông thầy chùa nước mắt lưng tròng. Phải chăng là vì thương nhớ vị Đại sư huynh bị con nữ quái bắt đem đi mất, hay là vì thường xói vị tiểu cô nương?

Rồi cúi xuống nhìn cô áo xanh:

-Phải rồi, đúng rồi… ngơ ngác thất thần là phải… Chẳng nhận ra ai cả… Là vì tiểu cô nương chỉ là người nộm, một hình hài huyễn, một hóa-nhân thôi. Chắc là con nữ yêu áo tím đã thu được bẩy vía của một cô gái nào có tên Mỵ-Ê rồi dùng sức huyễn thuật, thổi vào mũi một ít hơi lại nhổ vào một ít nước bọt, biến thành hình người giống hệt Mỵ- Ê… Nên tiểu có nương đây chỉ sống bằng sức huyễn của nó. Nay nó bỏ chạy, thu sức huyễn lại, thì dĩ nhiên tiểu cô nương xinh đẹp phải héo úa đi… Như một cảnh cây héo…

Vị Tóc Loe chưa kịp dứt lời, bỗng Thạch Sanh phủ phục ngay xuống đất, cất tiếng khóc oà:

-Tôn Giả… Tôn Giả… xin đường bỏ đệ tử…

Vị kia ra chiều kinh ngạc

-Ơ hay… Làm gì thế này… Tôn Giả nào vậy? Ta là Bà La Môn cơ mà… Tên ta là Hữu Khứ Hữu Lai Đe Võng Trùng Trùng Loa Ke Bà La Môn… Loa Ke là vì ta có mái tóc rậm loe ra như hình cái loa mà.

Cuồng Huệ xen vào:

-Nhị sư huynh của tiểu sinh có một vị sư phụ tên là Ca Lặc Ca Tôn Giả. Nay nhị sư huynh nghĩ rằng… đại Bà La Môn chính là sự phụ hiện thân khác..

Loa Kế cười hăng hắc

-Té ra ông Thầy chùa… nhớ sư phụ quá… nên gặp bất cứ ai khác thường một chút, cũng tưởng là sư phụ mình… Như thế, là cũng hơi thiếu trí huệ đấy… (lấy chân đá nhẹ vào Thạch Sanh) Nhưng thôi, đứng dậy đi… trời kéo mây đen rồi chắc sắp mưa to… (thở dài) Sang đầu mùa mưa rồi, và ở xứ này, mùa mưa nước con sông Hằng dâng lênh láng ngập lụt khắp cả, những xác con thú nổi lềnh bềnh…

Cuồng Huệ có cảm tưởng vị Loa Ke muốn lái câu chuyện sang nẻo khác… Còn Thạch Sanh, chàng vẫn nằm phủ phục, hai vai vẫn rung. Chàng có linh cảm chắc rằng vị này là Tôn giả., hiện thân, và tính Tôn giả ưa thích bày trò hý lộng… Loa Ke tiếp”

-Ông Thầy chùa này lôi thôi mau nước mắt… Không tốt lắm đầu… Phải hiểu rằng cuộc đời này… hơi… giống như một tuồng múa rối như vị tiểu cô nương đây… Và ngay cả việc độ sanh có khi cũng vậy… cũng là một tuồng múa rối… một con múa rối đi độ những com múa rối. Hùm… Nhưng mà ta cũng ăn nói lôi thôi… trở thành giống ông Thầy chùa…

Vừa nói vừa giơ tay nâng Thạch Sanh dậy… Rồi lại lè nhè tiếp:

-Lúc này, ông Thầy chùa khóc tỉ tê… nên ta đoán mò rằng ông thầy chùa hiện có hai mối lo ngại… Lo ngại thứ nhất là vị Đại sư huynh bị bắt cóc mang đi. Nhưng… vị Đại sư phụ nầy, ta coi tướng lão sống dai lắm, chắc không sao đâu… Ta cũng coi tướng con nữ quái áo tím., (vỗ trán) Tướng nó hơi khó coi. Nhưng xem chừng không có nhiều ác tâm, chỉ ưa dỡn cợt thôi.. Có thể nó là một cô thiếu nữ ở cung trời Tha Hóa tự tại, nhưng tâm địa đa đoan tinh nghịch, nên trở thành thiên ma, thích xuống trần chọc ghẹo máy ông sãi chủ và thầy chùa… (Gật gù) Có khi… nó bắt Đại sư phụ để đổi chác một cái gì cũng nên, tỷ dụ như… bắt ép người huynh đệ đây (chỉ Cuồng Huệ) hoặc ép ông Thầy chùa làm một việc gì đó… Hơ hơ… ta bấm độn thì thấy vụ bắt cóc này… có khi lại tối cho lão mũi khoằm cũng nên. Nhưng đoán mò vậy thôi, chẳng biết đúng không?…

Cuồng Huệ bấm bụng cười thầm vì thấy Loa Ke bắt chước bộ điệu thầy bói… Bỗng có nhiều tiếng sấm ì ầm liên tiếp, mây kéo mù mịt, và những giọt mưa lớn lộp bộp rớt xuống. Cuồng Huệ cúi xuống định bồng cô áo xanh chạy vào trong quán. Nhưng Loa Ke nói:

-Người huynh đệ không bồng được đâu. Để ta bồng cho bọn vào theo, Ma Nạp bế Trảm Tứ Cú… Phòng quán trống trơn không có đồ đạc gì… Bát La Hoa loay hoay kiếm được mấy cây nến, đốt lên. Thấy chỉ có mấy chiếc nệm nhồi cỏ khô ở dưới đất, mỗi chiếc một góc phỏng… Ma nạp đặt Trảm Tứ Cú xuống chiếc nệm. Từ khi Loa Kế bồi nước bọt vào bụng, thì gã không thấy rên la nữa, đương ngủ say bằn bặt…. Loa kế đặt cô áo xanh xuống nệm. Cuồng Huệ cúi nhìn, thấy cô nằm thiêm thiếp, dung nhan tiều tụy héo úa… Loa Kế bảo Cuồng Huệ:

-Người huynh đệ không coi sóc được đầu. Ta coi mới được.

Rồi ông bỗng rút từ bọc ra một cành khô kỳ dị… Cành cây khô queo, nhưng lủng lẳng hai trái khô dài, một trái giống như hình người nam, một trái giống hình người nữ. Ông giảng giải:

-Đây là cây nam-nữ, mọc trên Tuyết Sơn, ở chỗ bắt nguồn của sông Hằng… Ta hái được từ năm xưa… Cây nầy kỳ dị lắm, nó biết tàng hình … người thường có đứng trước mặt cũng không nhìn thấy…

Rồi ông bứt một nửa trái nữ, nhét vào miệng cô áo xanh:

-Làm thế thì chưa chết được. Để chết mất thì không tốt., (thấy mọi người ngẩn ngo). Không tốt là vì nếu cái thần nộm này rũ xuống… thì bẩy vía của tiểu cô nương phải thoát ra, rồi trở thành mỵ, đi lang thang lẩn thẩn trong cõi u-minh…. Không tốt, không tốt…

Ông nói to, khiến con hươu nhỏ kêu be be… Nó đương chúi đầu vào chân Bát La Hoa, bộ lông ướt đẫm. Gã liền nhét mấy cọng lá vào miệng nó, rồi nói:

-Xin đại Bà La Môn chữa cho cô ta…

-Không chữa được, người chưa hiểu gì cả… (lấy tay cốc Bát La Hoa một cái nơi đỉnh đầu)… Là vì nếu muốn chữa, thì ta phải bứt một mảnh hồn của ta, rồi thổi vào mũi tiểu cô nương… Chả là mỗi người đều có một mảnh hồn và mấy mảnh vía. Hồn thì sâu hơn, vi tế hơn, màu nhiệm hơn, nhiều sức tự tại biến hóa hơn vía… Cũng ở gần cái… chà chà., cái cội thức, cái cội tầm hơn… Tương tự như cái cây mọc lên từ đại địa vậy… Cái gốc cội vô hình xoay tròn, nằm trong đất. Mọc lên thân cây… là cái hồn… Rồi đến cành cây… là cái vía… Rồi hoa lá… như cái xác thân này… Hiểu chưa?… Như người huynh đệ đây (chỉ Cuồng Huệ)… chà chà…

Ông đi đi lại lại trong phòng, vừa nói phum cả bọt mép, át cả tiếng mưa. Dáng người gầy gò, nhưng hình như choán đầy căn phòng, khiến không khí trở lên linh động… Mọi người đều dán mắt…

-Người huynh đệ đây… ta coi tướng có vẻ khác người., nên đoán mò rằng… y ngồi thiền… có lẽ đã lần được vào cái lớp… hào quang… cái lớp hồn… lóp Thức Xứ gì đó… Khá sâu rồi… Tuy vậy, đường vẫn còn dài và đoạn đường khó đi đó. Hùm… phải co chân nhảy thêm một bước nữa… mới khấm khá được… Hiểu chứ?…

Càng nghe ông nói bao nhiêu, Thạch Sanh càng đinh ninh… chính là Tôn Giả hiện thân. Nghĩ thầm: “Người cứ thích hý lộng, tưởng cũng nên làm như không biết… Người hý lộng bao nhiêu, càng lợi cho bọn mình bấy nhiêu…” Loa Ke đang đi, bỗng dừng lại trước Bát La Hoa, gằn tiếng:

-Ta chữa cũng được, nhưng cũng không được. Là vì sao? Là vì nói trái với luật nhân quả nghiệp báo,…. không thuận với cái đạo-lý xoay lòng vòng của cái pháp giới này… Tạo một con múa rối không phải để dỡn chơi, phải là để độ sanh mới được… Ha ha… con nữ yêu áo tím kể ra cũng có bảnh lãnh đấy…. Nhưng thủ thuật thô sơ quá, quả tim còn nhỏ nhoi quá.. Bởi vậy,… nên nó vừa bỏ chạy… thì tiểu cô nương múa rối đã lăn kềnh ra… Không tiếp tục được nữa… Ngươi hiểu chưa?

Bát La Hoa:

-Thế bây giờ… đại Bà La Môn định sao?

-Còn định sao nữa. Đúng là bỗng dưng mua việc. Đi giữa đàng, thấy có cái ách, liền quang ngay vào cổ… Bây giờ, ta đành trông coi tiểu cô nương nộm này, đưa đi khắp chốn, tìm tiểu cô nương thực… tên Mỵ-Ê… Gặp rồi, ta sẽ thả bẩy vía này, cho nhập vào cô chủ để được vẹn toàn. Và để cho hình nộm này rũ xuống… thành đống đất…

Thạch Sanh ngập ngừng:

-Bây giờ… không biết Mỵ-Ê thực sự ở đâu?

-Ta làm sao biết được. Nhưng chắc là vẫn ở trong tay nữ quái áo tím… Nó giấu chắc kỹ lắm… Nhưng này, ta hỏi thực: ông thầy chùa có những oan trái gì với Mỵ-Ê thực, khiến quan tâm nhiều vậy?

-Chả là… tiểu tử trước kia ở Phong Châu… và nàng là công chúa con vua. Một lần, nàng ngã không tỉnh lại được, tiểu tử… có đội đèn xuống âm cung tạ tội cho nàng. Rồi không hiểu oan nghiệt dây dưa ra sao, nàng cũng lại sang đất này… Rồi lâm nạn… Cũng vì tiểu tử mà nàng lâm nạn. Nên tiểu tử chỉ tâm niệm cầu mong cho nàng thoát nạn, trở về Phong châu, ngoài ra không có tâm niệm gì khác.

Loa Ke gật gù… Chàng hỏi gặng:

-Không hiểu đến chừng nào, nàng mới thoát nạn?

Loa Ke đánh tay, bấm lên bấm xuống một hồi, rồi với giọng tinh nghịch:

-Chừng nào ông thầy chùa… bớt sa nước mắt thì có thể nàng thoát nạn… Hoặc có khi… một lần nữa, ông thầy chùa lại phải tạ lỗi cho nàng.

-?!

-Lần trước, ông thầy chùa tạ lỗi với ông Diêm Vương… Lần này. . có khi phải tạ lỗi với một thứ quái ác…

-Không biết phải tạ lỗi… ra sao?

-Khó đoán… khó nói…

-.. dậy cho một lời…

-Còn lời gì nữa… Ông thầy chùa là người của của Từ Bi, nếu quả có lúc đó… ông thầy chùa cứ việc ngồi, rồi đề khởi tâm Từ, khởi tâm Từ mênh mang như nước sông Hằng… thì có lẽ được. Ôi… ối… Lại mau miệng mua việc rồi…

Thạch Sanh thụp xuống lễ… Loa Ke chẳng để ý gì đến chàng nữa, tới ngồi phệt trên chiếc nệm cỏ, ngước mắt nhìn trần nhà đương mưa rơi lộp bộp… Lim rim mắt nói:

-Bây giờ… muốn ngồi nghe mưa rơi…

Gian phòng im lặng giây lâu… Bát La Hoa bỗng nói:

-Ngày trước, khi đi lang bạt sông hồ… tiểu tử có được nghe một bài thơ nhan đề: “Nghe mưa”. Khá lý thú, nên vẫn nhớ đến bây giờ…

Loa Kế:

-Thế hả? Đọc nghe chơi…

-Tiểu tử không nhớ được chữ, chỉ nhớ nghĩa thôi. Đại ý bài thơ nói như vầy: cuộc đời có gì đâu, có lẽ chỉ gồm mấy lần ngồi nghe mưa rơi thôi…

-Mấy lần… thế nào?

-Là lúc nhỏ thì ngồi dưới mái trường nghe mưa rơi lộp bộp, rồi khởi tâm thèm thuồng muốn gặm bắp ngô nướng… Lúc lớn lên đi lang bạt đây đó, thì ngồi trong một khoang thuyền thường hồ, hoặc nơi thuyền hoa của kỹ nữ… Nghe mưa rơi thánh thót trên mái thuyền. Và khởi tâm mơ màng biển rộng sông dài, cùng những mối tình bất hủ… Nhưng… tới khi về già… trơ trọi lụm cụm trở về nơi quê quán cũ, ngồi dưới mái chùa, nghe hạt mưa rơi dìu dặt… Thấy cuộc đời như có như không…

Loa Ke vỗ đùi, cường hăng hắc:

-Ngộ quá ta! Nghe được đấy… Lắm giọng lắm, vừa giọng lãng tử lại vừa đạo sỹ… (vỗ vai Bát La Hoa) người huynh đệ đây giống như bài thơ. Nửa máu lãng tử, nửa máu đạo sỹ… Này, hay là người huynh đệ… đi tu quách….?

Bát La Hoa gục gặc đầu:

-Bình sinh, tiểu tử sợ nhất là phải làm ông thày chùa…

Nghe gã nói, Cuồng Huệ bỗng nhớ lại lời nói của lãng tử trả lời thiếu nữ trong màn ảo huyễn của Lão Hồ Tử… Chợt Loa Kế cười phá:

-Sợ hả? Sợ làm thày chùa… Sợ cũng phải… Vì thày chùa chắc nhiều lúc cũng chán lắm, cứ phải mô phạm trang nghiêm và ê a… Là đại Bà La Môn sướng hơn… Khốn nỗi cái màn nhân duyên lỏng vòng nó trớ trêu lắm. Có khi mình càng sợ, rồi lại càng chui vào… Như ta chẳng hạn, ta đâu muốn làm đại Bà La Môn, nhưng rồi vẫn cứ…

Ngưng một lát, lim rim nghe mưa rơi. Rồi lại hỏi:

-Lúc này… là thế nào? Mình nghe mưa ở đâu đây? Ở quán các vị tiểu cô nương hay dưới mái chùa?

Bát La Hoa:

-Tiểu tử lúc này… nghe mưa… dưới mái chùa. Tuy ở đây, không có chùa… nhưng có một vị cao nhân… có mái tóc loe…

Loa Ke giãy nảy

-Đừng có nịnh. Người nịnh ta quá khiến ta phổng mũi mất… Ta chỉ là cao nhân giả thôi, như vị tiểu cô nương này… Tên ta là Hữu Khứ Hữu Lai mà… Hữu Khứ Hữu Lai là đồ giả, còn cao nhân thực thì gọi là Vô Khứ Vô Lai… (thở dài)… Người huynh đệ có biết tại sao ta đi qua đây không? Ta là người miền Nam mà. Nhưng đi qua đây để lên thành… Vì nghe trên đó đương diễn ra nhiều cuộc đấu ly lắm… Có thể có cao nhân thực…

Đêm hôm ấy, trời đổ mưa sầm sập… Trong quán, mọi người đều ngủ say bằn bặt, kể cả con hươu nhỏ. Thạch Sanh ngồi niệm Phật hồi lâu, rồi nhận thấy không nhiếp được tâm như lúc bình thường… Trong đôi mắt khép hờ, chàng thấy hiện ra., giòng nước lênh láng mênh mang của con sông Hồng và trên mặt nước, hai bóng người chờn vờn nhảy múa, lúc nhập vào nhau, lúc lại tách ra: hình bóng Lão Hồ Tử mang trái đào, và hình

bóng vị đại Bà La Môn Tóc Loe… Một hồi sau, lại thấy hiện ra trên mặt nước như một màng lưới rộng, tỏa khắp mặt nước, sợi lưới rất nhỏ, mềm và dính như sợi tơ nhện, và giữa màng lưới… đại sư huynh Càn Thát Bà ngồi co ro, hai tay ôm mặt… Chàng thấy trong người mệt mỏi khác thường nên ngả lưng xuống đệm cỏ, và rơi vào giấc ngủ.. Vừa thiếp ngủ, vừa lẩm bẩm: “Khởi tâm Từ, tâm Từ mênh mang… như nước sông Hằng…”

Riêng Cuồng Huệ thì đêm đó, chàng không ngồi tĩnh toạ. Chỉ nằm trên nệm cỏ, thỉnh thoảng đưa mắt nhìn vị Bà La Môn Tóc Loe đương ngồi nơi cuối phòng phía kia. Y vừa nhìn Loa Ke, vừa nghe tiếng mưa rơi trên mái. Mưa rơi trên không gian khiến y nhớ tới không gian bao la và cuộc sống thong dong miền Hương Thủy Hải… “Đã xa rồi thời đó! Xa rồi… thời mình sống vô tư lự, ngày ngày ăn mấy cụm rong biển rồi rong chơi vùng vẫy… Ngày nay, tâm thức mình đã thay đổi, đã vượt những đoạn đường dài… đã bỏ sau lưng các miền biển hữu hình hữu tướng… để bước vào miền biển tuy vô hình tướng nhưng rất mực chập chùng: miền biển của Thức xứ…” Y nhớ lại lời dạy bóng gió của vị Tóc Loe: “Cần phải co chân nhảy thêm một bước…”

Y mỉm cười trong bóng tối, vì thấy rõ ý nghĩa của lời nói… Giữa lúc đó, con hươu nhỏ bỗng dụi mõm vào lòng tay y, như dục giã điều gì… Y nhớ lại cánh rừng cùng phiến đá vuông nhẵn thín có vị thần nhân bốn mắt canh giữ. Cùng giọt lệ long lanh sáng như một tinh cầu của con hươu mẹ, bỗng nhập vào mặt trăng… Y lấy tay xoa đầu hươu. Thầm nhủ: “Nhớ rồi… khỏi phải nhắc nữa…”

Y nhận thấy con hươu nhỏ cũng là một cơ duyên tốt lành cơ duyên không phải của Trí Huệ, mà của Từ bi…

Y xoay đầu nhìn Loa Ke… Thấy vẫn ngồi bất động dưới ánh nến nhạt nhòa, đôi mắt nhắm. Đầu vị tiểu cô nương được đặt trên đùi Loa Kế, và nàng vẫn thiêm thiếp… Đêm trường lặng lẽ trôi… Cuồng Huệ linh cảm sẽ có điều kỳ diệu xảy ra.

Quả nhiên, tới khoảng canh ba, không khí căn phòng như trở nên linh động dị thường. Cuồng Huệ cảm thấy những đợt sóng vô hình trùng điệp dập dềnh. Tiếng mưa như mờ đi, mặc dầu bên ngoài vẫn mưa to… Quang cảnh chung quanh, những người nằm ngủ, cũng nhạt nhòa không thấy nữa.. Nhìn về phía Loa Ke ngồi, thấy thân hình gầy gò của vị Tóc Loe cũng mờ đi, ẩn đi lần lần, nhường chỗ cho một đám bụi hào quang mỗi lúc sáng ngời, và bên trong lấp lánh một vầng trăng như ẩn như hiện. Mái tóc loe cũng lớn dần, tỏa ra giữa không gian như một chiếc tàn lớn, mỗi cọng tóc dài ra, dài mãi… trở thành những đạo bạch quang mênh mang bay lượn vùng vẫy… Cuồng Huệ chú tâm nhìn, thấy trong bầu hào quang đó, như có nhiều núi Tu Di, nhiều vầng nhật nguyệt xoay vần không ngớt…

Rồi đến một lúc, cả bầu hào quang mênh mang ấy bỗng lần lần… thu nhỏ lại… như một bông hoa cụp lại… Cụp lại nhỏ bằng nắm tay, bằng hột đậu… bằng hạt cát sáng ngời… Rồi hạt cát lại lần to ra, lớn lên, nở ra… tương tự một bông hoa. Nở ra bao trùm khắp giáp., và trong đó, hiện lên nhiều tinh cầu, nhiều sát độ, nhiều cảnh giới, và trong cảnh giới nào… cũng thấy một vị hình dáng hao hao giống Loa Ke… Có lúc ngồi xổm

trần, hoặc đứng co một chân như kẻ ngoại đạo, có lúc lăng xăng giữa chợ hoặc ngồi thuyết pháp, có lúc ở ven sông, làm người lái đò chở người qua lại, có lúc làm kẻ hàng hải hướng dẫn người đi biển… có lúc làm tiên ông mặc áo da nai tu hành thiền định, hoặc tu nhẫn nhục… có lúc bước một bước chân từ sát độ này sang sát-độ khác, thi triển thần thông để chế phục loài A Tu La… có lúc thọ sanh làm một loài vua thú lông vàng rực rỡ để cứu độ đồng loại… lúc lại thọ sanh làm một loài cá lớn, nằm dài nơi bờ biển, trong thời kỳ đói kém, để những kẻ đói khát tới mổ xẻ thịt mình đem về làm đồ ăn uống, khối thịt mổ xẻ hoài hoài vẫn không hết. Rồi tất cả lại nhòa đi, cụp lại… thu nhỏ thành một hạt cát sáng ngời… Rồi lại nở ra…

Cuồng Huệ nằm nhìn, thấy lòng thấm thìa dào dạt… Những giọt nước mắt trào ra, lăn dài trên gò má. Để thấm nhuần Trí Huệ khô cằn… Y lẩm bẩm:

– Đế Võng Trùng Trùng… Hữu khứ hữu lai Đế Võng Trùng Trùng Loa Kế Đại Bi Đại Bà La Môn…

Vừa lẩm bẩm vừa chìm vào giấc ngủ …

Tảng sáng hôm sau, Cuồng Huệ và Thạch Sanh tỉnh dậy trước nhất… Tỉnh dậy do những tiếng la ó ở phía ngoài, cũng tiếng gọi nhau ơi ới…

Hai người mở cửa. Thấy trời vẫn mưa, tuy đã nhỏ hột. Nhưng trong đêm, nước sông dâng lên, nước nguồn đổ xuống nên nhiều vùng lân cận thành Hoa Thị bị ngập lụt. Một số nhà cửa bị cuốn trôi, những xác thú nổi lềnh bềnh… Tiếng người gọi nhau ơi ới, chở thuyền đi vớt đồ đạc cùng gia thú…

Lúc đó, Bát La Hoa, Ma Nạp cũng xô tới cửa… Trảm Tứ Cú đã mở mắt, chống tay ngồi dậy… Cuồng Huệ nhìn về góc nhà, thấy vị Tóc Loe cùng tiểu cô nương đã mất tăm dạng lúc nào không hay… Y cũng chẳng nghĩ tới chuyện tìm kiếm, vì biết là vô ích… Chỉ đứng tần ngần nhìn mấy hàng chữ viết trên vách. Nét chữ nguệch ngoạc, viết bằng than:

“Đây là vế chân lý tiếp theo: “KHÔNG BẤT DỊ SẮC Cần đi vào Giả. Khởi quán Giả nhiều. Khởi Đại Bi nhiều, mới có nhiều thần lực, nhiều hóa-thân… Mới qua lại được nhiều cõi Cần nuôi những con hươu vô lượng Lau những giọt nước mắt vô lượng…”.

Cuồng Huệ đứng đọc, mà nước mắt lưng tròng…