TRANG TÔN KINH
HUYỀN HOẶC
TẬP III
Tịnh Liên Nghiêm Xuân Hồng

 

HỒI XVIII

Bát La Hoa vịnh thơ ứng tuyển
Loa Kế đạo nhân vớ My-Ê

Nay trở lại sự việc nơi Lạc Ảnh Quán.

Khi nhìn thấy Trảm Tứ Cứ ngồi ủ rũ dưới đất, bên cạnh gã Bà La Môn to béo, Cuồng Huệ định thần nhìn thì thấy con quỷ Phụ dịch vẫn nhảy múa trên người gã, nhịp nhảy múa có phần hỷ hả thúc hối hơn trước. Y thầm nghĩ “vị huynh đài này vẫn chưa thoát nạn… nay không biết tới đây làm gì, chẳng lẽ muốn cầu hôn chăng?”… Nhìn sang cạnh, thấy lão Ma Nạp ăn bận sang trọng: lúc này, lão mặc một chiếc áo lụa vàng choé, và chiếc áo khoác bằng da trâu đem lánh, mặc dầu thời tiết khá oi bức.

Đám đông chung quanh vẫn lố nhố, có kẻ ngủ gà ngủ gật, nhiều chỗ xì xào. Họ thấy đêm trường dài quá, và sự chờ đợi thật sốt ruột… Ngẩng đầu nhìn thấy hai cánh của quán vẫn đóng im ỉm, bên trong như không động tĩnh gì, chỉ có ánh đèn le lói qua khe cửa… Tới cuối canh hai, một số kẻ hiếu kỳ thấy chờ đợi lâu quá, lại thêm đói bụng hoặc muốn đi tiểu; nên đã tản mát đi chỗ khác để kiếm cái ăn. Nhưng chắc tảng sáng, họ sẽ trở lại. Và hội chiêu phu sẽ mở vào giờ Thìn.

Riêng Tây Môn Vô Mục đã sai gia nhân khiêng đến một chiếc giường nhỏ, có sẵn mùng màn. Hắn chui vào nằm nghỉ ngơi lấy sức. Đồng thời sai 2 gia nhân canh gác cửa sau quán, ngộ lỡ nữ chủ nhân đánh bài tẩu thoát chăng?

Nhưng rồi đêm dài cũng qua… Khi ánh mặt trời lóe trên ngọn cây, cả đám đông, không ai bảo ai, đều ồ lên một tiếng dài, như trút được một gánh nặng… Những người trong dân vội vã chỉnh đốn lại y phục để diện kiến mỹ nhân. Một số rút gương lược trong bao ra để chải chuốt đầu tóc… Tây Môn Vô Mục từ trong màn chui ra, kẻ gia nhân tiến tới trước mặt, hai tay bung một chiếc mâm đồng trên đựng mấy vật nhật dụng. Hắn cầm bát nước xúc miệng kỹ càng, rồi lấy một khúc cành dương liễu đã dập rập một đầu, làm bàn chải kỳ cọ hàm răng. Rồi soi gương sức đầu chải tóc cũng quấn lại chiếc khăn. Xong xuôi, hắn nghênh ngang đi đi lại lại, vẻ mặt trịnh trọng hớn hở…

Lúc này, Cuồng Huệ đưa mắt nhìn, thấy Trảm Tứ Cú vẫn ngồi phệt ủ rũ, và Càn Thát Bà đã chạy tới cạnh gã, đương hỏi han gì đó… Còn Thạch Sanh vẫn ngồi yên lâm râm niệm Phật, nhưng đôi lúc, chàng cũng đưa mắt nhìn về phía hai cánh cửa quán. Ý chừng chàng cũng trông chờ, muốn nhìn thấy người con gái giống Mỵ-Ê

Tất cả đều dài cổ chờ đợi.

Khi mặt trời lên tới hai con sào, khoảng gần giờ Thìn, thì từ trong phòng của quán, bỗng vang lên một chuỗi dài những tiếng nhạc lách cách leng keng. Như tiếng một thứ lục lạc, có ngọc và kim khí chạm nhau. Âm thanh nổi lên nhẹ nhàng, nhưng mọi người đều nghe rõ… Ai nấy đều kiễng chân nghển cổ…Rồi một làn khói xanh bốc lên trên mái, qua những kẽ hở của mái tranh. Làn khói tỏa lần lần, mọi người đều hít hà, vì làn khói tỏa ra một mùi hương ngần ngật ngất ngây…

Cuồng Huệ tự nhiên chun hai lỗ mũi như không muốn ngửi nhiều, tuy y chẳng biết là hương gì. Bỗng nghe Bát La Hoa (lúc đó vẫn ôm chiếc mõ, nhưng đã để con hươu dưới chân) reo lên:

-Chà chà… thơm quá… Không hiểu hương gì vậy?

Gã làm nghề buôn hương, khá sành hương, mà cũng không biết. Nhưng gã chưa dứt lời, đã thấy chéo áo bị giựt giựt. Gã cúi xuống nhìn, thấy một gã Bà La Môn tóc rậm nheo mắt, và ngón tay trỏ chỉ chỉ vào chiếc móng ở bàn tay trái… Bát La Hoa sững người, khi thấy chiếc móng tay lấp lánh hào quang như một chiếc gương nhỏ… (Vụ này thường được gọi là Linh chảo, là chiếc móng tay thiêng. Tức là vị tu sĩ đã phổ tâm-lực vào chiếc móng tay, khiến nó ảnh hiện như gương)… Gã nhìn kỹ, thấy hiện lên mấy dòng chữ. Gã lẩm bẩm đọc nhỏ:

-Đừng hít hà nhiều quá. Đây là thứ Long Hải tạng hương, do loài rồng vờn nhau ân ái, nên chảy ra thứ đãi này. Có nhiều sức chiêu dụ huyền hoặc…

Chỗ đó là một góc sân khuất, khó nhìn của quán, nên vắng người. Ngoại trừ bọn Thạch Sanh… Cuồng Huệ nghe Bát La Hoa lẩm bẩm đọc là dãi rồng nên cũng buồn cười. Y cũng cúi nhìn chiếc móng tay, nhưng y lại không trông thấy gì, tuy y đã có thiên nhãn. Y hiểu ngay, tự nhủ:

-Vị này không phải tầm thường, tuy mặc y phục ngoại đạo. Nhưng vị đó đã không muốn cho ta nhìn thấy, thì cũng chẳng nên tọc mạch.

Rồi y lại nhìn về phía cửa quán… Thạch Sanh cũng nhìn theo. Giữa lúc đó, hai cánh cửa từ từ mở rộng, và hai vị tiểu cô nương thong thả bước ra đứng trên bục gỗ, giữa thanh thiên bạch nhật: vẫn là người nữ giống Khuất La Đô, và người kia đeo mạng…

Đám đông 0 lên một tiếng dài, như tán thưởng khen ngợi. Có mấy kẻ reo hò, nhưng lại vội khép miệng ngay, vì vị tiểu cô nương mặc áo đoạn tím có thêu bông đỏ (Khuất La Đô) đương mở miệng như khoé hạnh đào. Cô tím chỉ cô áo xanh:

-Tiện nữ có lời chào mừng các vị khách đã quang lâm tới Lạc Ảnh Quán… Cũng xin tuyên bố mở Chiêu Phu Hội… Muội muội đây là người muốn tuyển phu, và… tên nàng là… Thiên Biến Hương.

Rồi nàng nhẹ nhàng bước tới, lật chiếc mạng mặt của cô áo xanh, khiến cô này e lệ nghiêng đầu… Tiếng reo hò bỗng nổi lên ầm ĩ như sấm động: “Đẹp, đẹp quá… người đâu đẹp vậy… Ôi, ôi… Ai sẽ trúng tuyển đây… Ôi chao…”

Giữa đám reo hò, Thạch Sanh vẫn ngồi, nhưng đôi mắt dán vào người nữ Mỵ- Ê… vẫn đôi mắt ấy, vẫn đôi môi đỏ mọng như một vết thương. Chàng nghĩ thầm: “Đúng là nàng rồi, không thể lầm được… Không lẽ lại có hai người giống hệt nhau như vậy… Nàng trông khoẻ mạnh tỉnh táo hơn lần trước nhiều. Nàng đâu có mắc nạn gì… nhưng

không hiểu sao lại bước vào cảnh trớ trêu này?! Nhưng thôi, cơ duyên đưa đẩy, biết sao được, miễn là không lâm nạn…”

Chàng thấy lòng như mừng như xót, nên nhiếp tâm lâm râm niệm Phật… Bỗng thấy đến bịch một cái, một trái cầu nhỏ có tua xanh trắng, đập mạnh vào ngực chàng. Rồi những tiếng vỗ tay cùng cười hô hố nổi lên như vỡ hội trường: “Đúng rồi, trúng rồi… có người được tuyển rồi… một ông sư đầu trọc, một hoà thượng… Ha, ha… mình về đi thôi, về đi thôi… Cơm không còn cá”

Mỗi người một lời, hô hô hi hi…

Vì giữa ánh sáng ban ngày, mọi người đều nhìn rõ, thấy vị cô hương áo xanh đã rút trái cầu từ trong áo, rồi khoan thai giơ cánh tay, ném bộp vào Thạch Sanh. Nàng cử động thong thả, như cốt để mọi người đều nhìn thấy, khiến đám đông bàn luận ầm ĩ… Bỗng một tiếng quát to và một bóng người vọt lên bục gỗ. Chính là Tây Môn Vô Mục. Hắn dang tay khoa khoa chiếc song bút về phía đám đông, nói lớn:

-Khoan, khoan… các vị hãy khoan… Đâu có thể kết luận như thể được… Đâu có thể kết thúc nhanh như vậy, chưa hề mở màn đã kết thúc ngay rồi… Đâu được, đâu được…

Mặt hắn đỏ gay. Rồi hắn quay lại, hỏi vị cô nương áo tím, đường che miệng cười rúc rích:

-Nữ chủ nhân của Lạc Ảnh Quán! Thế này là thế nào đây? Là thế nào, xin cho được rõ.. Cuộc tuyển phu vẫn còn tiếp tục, hay là chúng tôi phải về…?

Giọng hơi gay gắt. Có tiếng người cười ré lên:

-Câu hỏi chí lý lắm, thật chí lý… Vì không lẽ chưa tuyển phu lại đã tư tình với sư ông rồi…

Mọi người lại cười theo. Tây Môn Vô Mục trừng mắt nhìn gã trai trẻ cười ré:

-Thôi, câm miệng đi, đừng có rườm lời bình luận…

Rồi quay lại, trịnh trọng

-Xin nữ chủ nhân phát lạc cho vụ này…

Cô áo tím cố nín cười:

-Có gì đâu mà phát lạc? Đại quan nhân chớ quá quan tâm vụ ném cầu này… Tiện nữ là người chủ trương việc mở hội này, đầu có thể để rơi thỏng như vậy..! Chẳng qua là tiện-muội, tuy lớn tuổi, nhưng tính tình vẫn trẻ nít lắm. Hay thích làm những trỏ tinh nghịch biến hoá… nên đã lỡ tay ném trái cầu… (vỗ vỗ trán) Vả lại, y thị cũng không dám vô lễ với các bậc tu hành như vậy đâu… Có lẽ muội muội muốn ném… cái vị kia thì đúng hơn

Vừa nói, vừa chỉ tay chỉ về phía Cuồng Huệ… Mọi người lại có dịp cười ầm, nhưng Cuồng Huệ vẫn thản nhiên im lặng… Tây Môn Vô Mục lại gườm gườm nhìn y, như muốn đo lường địch thủ…

Những lời cười nói ầm ĩ như vậy cũng chẳng lọt vào tai Thạch Sanh. Vì lúc này, chàng như rưng rưng nước mắt, nhớ lại nét mặt Mỵ-Ê trong cơn mộng lúc trước, muốn ẩn mình vào bóng chàng, miệng kêu: “Sư phụ… Sư phụ cứu tôi với. Hãy trả lại cho tôi

tấm gương Như-thật-bất-không… Như-thật-bất-không…” Lẩm bẩm như vậy, rồi cúi đầu không dám nhìn nữa…

Cô áo tím bỗng tiếng trong trẻo:

-Các vị đã nhọc công tới đây, vậy tiện nữ xin tuyên xướng vài điều lệ tuyển phu cho muội muội… Điều lệ thứ nhất là: Văn bẩy võ ba.

Có tiếng nhao nhao:

-Văn bẩy võ ba là thế nào?

Cô áo tím nhoẻn cười:

-Có nghĩa là trọng văn hơn trọng võ… Chả là muội muội đây vốn tính tình ôn nhu hỏa nhã, không thích cãi cọ bao giờ, một con muỗi cũng không nỡ giết. Lại chuộng văn hay chữ tốt, lầu thông kinh sử, chuyện cổ kim đều biết rành rành. Nên muốn kén một người chồng thông minh tuấn nhã… (liếc mắt nhìn Tây Môn Vô Mục) chứ không phải một kẻ vũ phu chỉ thích múa may hò hét… Bởi vậy nên mới quy định văn bẩy võ ba. Tức là… tỷ dụ như trong thiên hạ, cái tài thông minh văn chương chữ nghĩa áng chừng có mười phần, thì vị ứng tuyển cũng phải đạt bẩy phần thì mới trúng cách. Còn võ ba tức là về võ thì rất dễ đãi… và vị đó chỉ cần… đỡ nổi ba chiêu kiếm của tiện nữ đây là được rồi…

Vừa nói, nàng vừa vỗ vào chiếc đoản kiếm nạm ngọc dắt sau lưng… Hội trường lại nổi tiếng la ó rầm trời: vì kinh ngạc lạ lùng, hay vì e ngại, hay vì thấy dễ dàng quá!… Tây Môn Vô Mục phăng phăng hỏi:

-Chỉ cần đỡ ba chiêu kiếm thôi sao? Không cần tấn công gì cả?… Cô nương quả quyết nhất định như vậy?

-Tiện nữ quả quyết nhất định như vậy. Có tất cả các vị ở đây đều nghe rõ…

Tây Môn mỉm cười chế diễu:

-Lời nói phóng ra không lấy lại được đâu. Tại hạ khuyên cô nương chớ nên tự cao tự đại…

-Nào tiện nữ có tự cao gì đâu… Nhưng không hiểu sao tiện-muội lại để ra một điều kiện quá dễ dãi như vậy. Tiện-nữ có nói nhưng y thị không nghe. Y thị là… con người kỳ cục lắm…

Lúc đó, Tây Môn đương rút đôi song bút ra, và múa như bay trước đám đông. Những luồng kình lực rít lên ràn rạt ghê người… Một vài kẻ tấm tắc… Cô áo tím nói tiếp:

-Bữa nay, tiện-nữ mới được mở tầm con mắt. Tiện nữ e rằng ba chiêu kiếm mèo què của tiện nữ chỉ đủ gãi ngứa cho Tây Môn đại quan nhân… Nhưng, nhưng có điều này…

Tây Môn ngừng tay:

-Nhưng… nhưng còn gì nữa?

-Có điều hơi bất tiện cho đại quan nhân. Là tiện-muội muộn thử tài văn trước, rồi sau mới thử tài võ…

Tây Môn bật cười ha hả:

-Cô nương nói vậy là muốn ám chỉ gì đây! Cô nương quên rằng biệt hiệu của ta là Tây Môn Song Bút… (giơ cây bút) Mà cây bút là để làm gì? Là vừa có thể đánh, lại vừa có thể viết chữ… Ha ha… và bạn bè thân lại còn gọi ta là… Tuý Ngâm Tử…

-Xin lỗi… Tiện-nữ xin được miễn lỗi…

Tây Môn mỉa mai:

-Tại hạ… e rằng cô nương có điểm hơi giống tại hạ. Vô mục… vô mục dưới mắt không thấy một ai… Thôi cũng được, Duy có một điều, tại hạ thắc mắc…

-!?

-Miệng cô nương cứ nói leo lẻo… là văn bẩy phần võ ba phần. Nhưng ai, ai là người quyết định là đủ bảy phần và đủ ba phần…

– Thì là… tiện nữ cùng tiện-muội quyết định chứ còn ai nữa… (giơ tay chỉ vỏng quanh) Vả lại, còn có công luận của những vị ở đây nữa…

Tây Môn lắc đầu:

-Cô nương nghĩ đơn sơ quá. Thế ngộ lỡ… ta trúng cách, nhưng các vị cô nương lại cứ lắc đầu, kêu ca chưa đủ bảy phần ba phần thì sao. Hoặc là có một số vị quanh đây lại thuộc phe phái của cô…

Mấy giọng nói xen vào:

-Có lý… nghe có lý lắm… Phải minh bạch mới được…

– Thôi, làm lẹ đi… Tuyển phu đi cho rồi… Rắc rối quá.

Cô áo tím nói:

-Các vị nói lẽ phải, tiện-nữ xin tuân mệnh… Chúng ta nên chọn lấy một vị trong các khách quan đây, rồi để cho vị đó quyền tối hậu quyết định…

Mấy giọng nói la to: “Đồng ý! Hay lắm!”. Nhưng rồi đám đông lại ngẩn người ra, chẳng biết chọn ai bây giờ… Bỗng có tiếng nói lè nhè từ một bụi cây phát ra:

-Mã đáo tức công thành… Chúng ta cứ việc bầu cho vị đại sư phụ khả kính người cao lênh khênh, có chỏm tóc và chiếc mũi khoằm, đương đứng kia kìa…

Đó là tiếng nói của tay Bà La Môn tóc loe… Vừa nói, gã vừa chỉ tay phía Càn Thát Bà đương đứng nghênh nghênh cuối sân. Mọi người nhớn nhác nhìn, xì xào:

-Người này cao gầy, tướng mạo có vẻ thẳng thắn chính trực… Có vẻ được đấy…

-Cử bầu cho lão đi… Để còn xem tuyển phu… sốt ruột lắm….

Mấy người chạy ào tới chỗ Càn Thát Bà, định khiêng hắn lên bục gỗ. Hắn xua tay rối rít:

-Không được đâu… không được… Ta không làm được.

-!??

– Ta chẳng biết văn, cũng chẳng biết võ… Không làm được…

Một người thanh niên cười phá:

-Đích thị, đích thị… chính vì lão sư phụ chẳng biết văn cũng chẳng biết võ, nên ngài mới làm được. Vả lại, ngài là đại sư phụ, mà đại sư phụ thì cái gì cũng làm được cả…

Càn Thát Bà ngẩn tỏ te:

-Thật vậy sao?

-Thật chứ. Đại sư phụ mà…

Tây Môn bước tới, định phản đối: “Nhưng vị này là… thuộc phe đảng… mấy người kia mà… (Chỉ bọn Cuồng Huệ)… Ngộ lỡ… thiên vị.”. Nhưng bọn người kia, mỗi lúc mỗi đông, xúm lại, rồi cứ hè nhau khiêng Càn Thát Bà lên trên bục gỗ, đặt đứng gần chỗ cô áo xanh. Hắn đứng đó, cao lênh khênh, mắt hấp háy vì ánh mặt trời chói, nhưng trông cũng oai nghiêm đảo để. Bỗng dưng đám đông vỗ tay như pháo ran. Y chừng cổ võ hắn… Càn Thát Bà lầu bầu:

-Cứ bầy ra toàn những trò khỉ…

Tuy lầu bầu nhưng khá to tiếng… Khiến đám đông lại nói cười rúc rích. Nhưng đồng thời, nhiều người nhận thấy có cảm tình đối với vị tối hậu giám tuyển này…

Cô áo tím đưa mắt nhìn Càn Thát Bà một giây lâu, che miệng cười. Rồi cố lấy giọng chững chạc, nói tiếp:

-Bây giờ đã có vị đại sư phụ đảm đương công-lý rồi. Vậy tiện-nữ xin tuyên bố điều lệ thứ hai, cũng là điều lệ chót… Điều lệ này… (khúc khích) thì khá kỳ cục… Chả là tiện-muội bản tính kỳ cục lắm, tên là Thiên Biến Hương, nhưng trong nhà vẫn gọi là com-múa rối…

Có tiếng hối thúc

-Con múa rối cũng được… Kỳ cục cũng tối. Cứ nói đi… Nói lẹ…

-Xin các vị chớ ngạc nhiên. Đó là tâm nguyện của tiện-muội. Tiện-muội bản tính hay rơi nước mắt, và hay thương xót người lắm. Nên…

-Thương xót người là tốt… Nói lẹ đi…

-Nên điều kiện này thuộc về những vị ứng tuyển. Tiện-muội tâm nguyện… chỉ chấp nhận cho ứng tuyển… những vị nào hiện đương đau bịnh trong người… đương mang một trọng bệnh rất khó chữa… và lúc nào cũng có thể lăn ra chết được.

Lần này, tiếng la hét ầm ĩ hơn cả. Có kẻ giãy nảy

-Ôi chao, ôi chao… hết nói… Ai đời lại đi kén chồng lâm trọng bịnh bao giờ!

-Hay phải chăng có nương đây muốn riễu cợt, muốn nguyền rủa chúng tôi..

Cô áo tím giơ cả hai tay vỗ về:

-Xin quý vị bình tâm, chớ có nhốn nháo. Chị em tiện-nữ không dám có ý định chế riễu ai bao giờ, huống hồ là nguyền rủa. Thanh thiên bạch nhật, có đức Bồ Tát hoặc Thánh Mầu chứng giám… Đó thực tình là tâm nguyện của tiện-muội: muốn kén một tấm chồng tuấn nhã tài ba, nhưng lâm trọng bệnh nan y… Chẳng dấu gì quý vị: tiện-muội tên là Thiên Biến Hương, nên rất rành về một nghề mọn. Đó là nghề trộn-các-thứ-hương của Tây Trúc cùng các xứ lạ, rồi dùng những hương trộn ấy để chữa bịnh, hoặc làm một vài

trò ít thấy. Lại vốn bản tính nhiều lòng thương xót, nên tiện-muội muốn kén một người chồng mang bịnh để săn sóc và chữa bệnh cho … Chỉ có vậy thôi, xin quý vị lượng tình.

Có tiếng cười hô hố:

-Khốn nỗi… khốn nỗi… một ông chồng lâm trọng bịnh… thì cỏn làm ăn gì được nữa…

Cô áo tím phác một cử chỉ như muốn trả lời, thì đã có một giọng oang oang như lệnh vỡ:

-Ha ha… Đúng cánh rồi. Như vậy, bọn ta đúng cách rồi… Bọn ta ứng tuyển đây…

Rồi thấy lão Ma Nạp Bà La Môn, áo vàng chóe, khênh khang bước lên bục gỗ, tay trái đắt Trám Tứ Cú vẫn ủ rũ: Lão đưa mắt nhìn Vô Môn Tây Mục từ đầu đến chân, rồi nói dõng dạc:

-Ta tên là Bất-khả-bất-cấu Ma Nạp Bà La Môn, còn chú em ta đây là sãi chủ Trảm Tứ Cú. Hắn hiện lâm trọng bịnh, không thuốc nào chữa được, và lúc nào cũng có thể lăn ra chết tốt. Bởi thế bọn ta ứng tuyển… Được chứ?

Tây Môn cất tiếng:

-Nhưng hai vị đều là sãi, là những kẻ tu hành… đâu có thể cưới vợ., um xùm…

Ma Nạp nghinh nghinh:

-Chúng ta là sãi chủ một hệ phái đặc biệt. Không giống những sãi tầm thường khác.. Vì chính Thánh Mầu Kali đã cách thân hiện lên, truyền lịnh cho chúng ta phải lấy vợ, thì mới dễ hoằng dương đạo pháp… Bởi thế, phái của ta gọi là Bất khả bất-cấu. Tức là không thể không có liền bà con gái… Được chứ?

Tây Môn trề môi:

-Được đâu mà được… Như thế thì ta cũng làm sãi chủ được, và tất cả bàn dân thiên hạ đều làm được… (quay lại, giọng chế riễu) Nhưng xin cô nương cho biết tôn ý…

Cô áo tím:

-Kể ra… vụ này… hùm hùm… (chỉ Càn Thát Bà) Nhưng đã có đại sư phụ đây chủ trương đại cuộc, xin đại sư phụ dạy cho một lời…

Càn Thát Bà đương vỏ đầu vò tai, trố mắt nhìn Trảm Tứ Cú:

-Trảm Tứ Cú! Nhà ngươi cũng định lấy vợ thực sao… Hết nói, hết nói… Trần gian này chỉ rặt một lũ mê gái… Chẳng có đứa nào nhổ nổi cái mũi ra khỏi đũng quần của đàn bà con gái… Nhưng này, ta bảo thực. Người cứ thích trảm tứ cú với nhị cú. Người nên nghĩ lại, vì đàn bà con gái nó là một thứ văn cú khó trảm lắm… Ngươi đừng lên ứng tuyển thì tốt…

Trảm Tứ Cú vẫn đứng im. Ma Nạp phản đối:

– ơ hay… ông Sư phụ này… Ông chỉ có thể tuyên bố đúng cách hoặc không đúng cách. Đâu có thể khuyên lơn bọn ta… Bọn ta có người lâm trọng bịnh mà…

Càn Thát Bà nhăn nhó:

– ơ hơ… Ta thuộc phái thày chùa, còn các ngươi là sãi Vệ Đà., ứng tuyển hay không, chỉ có Thánh Mầu mới có quyền bảo các người thôi. Chứ ta không có quyền… Đó là sự tự do… của các người, đúng không?

Có vài tiếng xì xào:

-Đúng là xử kiện con-kiến-nó-kiện-củ-khoai..

Cô áo tím mỉm cười:

-Đại sư phụ thực là khoan dung đức độ… Nhưng này, Đại Bà La Môn, hai vị ứng tuyển một hay hai người vậy?

-Bọn ta hai người cùng ứng tuyển. Ta cũng trọng bịnh, nhưng gã thì nặng hơn nhiều. Neu cô nương làm khó, thì ta nhường cho gã, một mình gã ứng tuyển. Nhưng tuy gã ứng tuyển, vì gã lâm trọng bịnh không còn biết trời đất, nên ta phải nhập cuộc sát hạch văn võ cho gã… Được chứ? Bọn ta huynh đệ mà.

-Nhưng vị huynh đệ đây không hiểu lâm trọng bịnh gì?

-Ôi… có gì đâu… gã chỉ bị quỷ-ám thôi… Gã bị quỷ ám đến mức… lúc nào… trước mắt gã… cũng lù là một đôi vú liền bà căng phồng đầy sữa treo lủng lẳng… Nên gã cứ nổi cơn, nhảy xuống sông Hằng…

Lại tiếng cười ầm ĩ. Cô áo tím, mặt đỏ gay, quay lại:

-Đại sư phụ… vị này sát hạch hộ vị kia, không biết được không?

-Được chớ… Ta nghĩ là tự do mà… miễn là có sát hạch văn võ đàng hoàng… Họ là huynh đệ đồng môn mà… Lão kia cũng là thằng đó, thắng đó cũng là lão kia… Tuy chưa phải hẳn hoi là một, nhưng cũng chẳng phải khác..

Tây Môn lắc đầu quầy quậy: “Hồ đồ… hết mức”, nhưng gã cũng chẳng buồn lên tiếng nữa, vì chắc mẫm mình sẽ thắng Bà La Môn… Cô áo tím chê khéo:

-Đại sư phụ thực… dễ dãi quá…

Càn Thát Bà đắc ý.

-Lời nói của ta… là ta nói theo… biện chứng thày chùa đấy… Biện chứng này… người trần mắt thịt không biết tới đâu…

Bỗng có một giọng nói the thé nhưng nghe điếc ráy, quát to:

-Ta cũng trọng bịnh đây. Ta ứng tuyển…

Rồi một chiếc bóng trắng nhỏ, nhanh như con vượn, nhảy thoắt từ một lùm cây nơi bãi rộng xuống đất, rồi bon bon chạy lên bục gỗ… Thì ra gã núp trên lùm cây, nay mới lên tiếng… Đám đông xì xào:

-Vui quá ta… Báo Đồng Thức Dị song hùng đấy… tay đại quyền cước… Nay cũng muốn lấy vợ…

Gã Báo Đồng Thức Dị đứng trên bục gỗ rồi, gã cúi gập người làm hai cúi chào hai cô áo tím và xanh. Rồi xoay lưng chào bốn phía đám đông, giơ cánh tay phải thật cao, còn cánh tay trái vẫn để rủ xuống lòng thòng như tê liệt… xuống tới đầu gối. Thân hình gã lùn tịt, chỉ cao chừng năm thước, nhưng hai cánh tay lại dài như tay vượn… Khi nhìn rõ diện mạo gã, đám đông bỗng nổi lên nhiều tiếng xì xào như nhớn nhác sọ hãi. Vì trên mặt gã, các cơ quan mắt mũi miệng lại xúm xít ở một chỗ, không có khoảng ngăn cách như mọi người. Chiếc miệng nhọn như mõm khỉ, hàm răng dài trắng ởn, đôi tai cũng nhọn hoắt… Trên lưng gã lại có một cái bướu to lớn, phủ kín bằng một tấm vải xanh, còn gã mặc áo dài bằng vải trắng thôi… Gã vừa chào vừa nói:

-Tại hạ là Báo Đồng Thức Dị đệ nhất hùng… danh trấn giang hồ… chắc quý vị đã biết…

Bỗng từ tấm vải xanh trên lưng gã, nổi lên một giọng nói trong trẻo nhưng non nớt như tiếng con nít:

-Biết cái con khỉ… Danh trấn giang hồ cái con tườu… 0 hô hai tai… Neu không có ta đỡ hộ cho người những chiêu thức của bọn cuồng đồ, thì ngươi đã bỏ mạng từ đời tám kiếp rồi… 0 hô…

Rồi tấm vải xanh bị tung lên, và một chiếc đầu giống hệt như Đệ-nhất-hùng nhô ra trên lưng, phía gần cổ… Nhiều kẻ kêu lên… Thì ra đó là một cặp anh em song sinh, có hai đầu, nhưng chỉ có một thân… Đệ nhất hùng vội giơ tay phải ra phía sau, nhẹ nhàng vuốt ve đầu đệ-nhị-hùng, giọng nói the thé bỗng dịu lại:

-Thôi mà em. Em cứ nằm ngủ đi. Để cho anh ứng tuyển… Vị tiểu cô nương này xinh đẹp lắm…

– Hu hu… Em không bằng lòng đâu… Không cho anh ứng tuyển…

– Rồi giơ cánh tay trái lạnh và mềm như một sợi giây thừng, gạt phắt cánh tay kia xuống… và tiếp tục khóc tức tưởi

-Không lấy đâu… Em không cho anh bỏ em rơi đi lấy vợ đâu… Anh đã thề với em rồi mà… Hu hu… Anh lấy vợ rồi thì còn ai săn sóc em nữa… Thà là giết chết anh đi còn hơn… Hu hu… Em sẽ không đỡ những chiêu thức hộ anh nữa đâu, em sẽ để lão già dê Tây Môn kia giết chết anh…

Từ nãy, Tây Môn vẫn đứng sững, dán mắt nhìn. Từ lâu, hắn nghe danh Báo Đồng Thức Dị song hùng, nhưng vẫn chưa chạm mặt. Thì nay, hắn đã thấy. Hắn nghĩ thầm: “Thì ra cặp này nổi danh là do vậy. Một đứa chuyên đánh, một đứa chuyến đỡ… Cũng hai cánh tay, nhưng thêm một cái đầu. Nên lanh lẹ linh mẫn hơn kẻ khác…” Nghĩ vậy, nên trong bụng có ý gờm. Rồi khi nghe gã kia gọi mình là già dê, hắn khôn ngoan nín thinh…

Phần lớn trong đám đông cũng nín khe, trố mắt. Vì chưa bao giờ được chứng kiến một cảnh ghen tuông lạ lùng như vậy… Càn Thát Bà cũng đứng há hốc mồm, trong bụng cũng vừa phân vân vừa thích thú. Hắn chưa bao giờ gặp một thứ quái thai như vậy. Nhủ thầm: “Thế gian này thực lắm chuyện phiền hà… Thế mới biết còn mang cái thân máu thịt, còn phải ăn uống nhồm nhoàm, còn phải lấy vợ… thì khó tu hành lắm… Kể ra thì Chư Phật cũng khổ thiệt. Cứ phải độ cho những đứa như bọn này… Hùm… nhưng không hiểu cha nội này có mấy cơ quan nhỉ? Rồi khi động phòng hoa chúc thì ra sao? Không biết gã đệ-nhất sẽ để gã đệ-nhị ở đâu nhỉ…?”

Hắn thấy ngứa miệng quá, định quay sang hỏi cô áo tím. Nhung vội nhớ cô áo tím giống Khuất La Đô. Nên sang hỏi nhỏ cô áo xanh:

-Cô nương… vốn đọc nhiều sách. Không biết… Báo Đồng Thức Dị là sao nhỉ?

-Tuy hắn hỏi nhỏ, nhưng giọng Ồm Ồm… Cô áo xanh thỏ thẻ, cất tiếng lần đầu tiên:

-Có lẽ… báo là nghiệp báo, nghiệp báo thì đồng nên đồng chung một thân. Nhưng tâm thức lại có nghiệp sai biệt nên có hai đầu… Có lẽ người này mới thọ sanh lên làm người, và trong nhiều kiếp, đã từng có nhiều thứ chung đụng nhau…

Càn Thát Bà gật gù, thấy như thông suốt. Bỗng hắn giựt mình, vì nghe thấy giọng nói kỳ diệu của Thạch Sanh cất lên… Thì ra từ lúc hắn được bầu làm giám tuyển, Thạch Sanh đã mở mắt, lưu ý theo dõi sự việc:

-Bần tăng có được nghe các bậc trưởng thượng nói rằng theo như kinh sách, những người thọ sanh song sinh hai vị đại hiệp đây, thì trong nhiều kiếp trước, đã từng làm loài chim cộng-mạng có hai đầu…

Đệ Nhị Hùng bỗng ngừng khóc, cất giọng chế giễu:

– Vị sư phụ kia có vẻ chân tu đấy, nhưng ăn nói lêu-lêu quá… Không lẽ chúng ta là loài chim à?… Hùm, nhưng cũng có thể lắm… (bảo Đệ Nhất Hùng) Anh à, chúng ta là loài chim liền cánh đó… hu hu… anh không thể bỏ em đi lấy vợ được đâu…

Cô áo xanh bỗng cất tiếng trên Thạch Sanh:

-Sư phụ đã dạy chắc là đúng lắm… Nhưng sư phụ à, không hiểu nhiều kiếp trước, sư phụ đã từng làm loài chim cộng-mạng với ai chưa

Thạch Sanh nín khe… Cô áo tím cất tiếng:

-Báo Đồng Thức Dị đại hiệp… đại hiệp ứng tuyển, nhưng không hiểu đại hiệp lâm trọng bịnh gì?

Đệ Nhị Hùng giẫy đành đạch: “Em không cho đâu, không cho… Cô nương đừng cho… Nếu không, tôi không nể mặt cô nương đâu. Tôi sẽ giết anh ấy…” Rồi khóc tùm lum tà la. Đệ nhất hùng nói:

– Thì đấy, trọng bệnh của tôi là đó đó… Nó không cho tôi làm một cái gì cả, lúc nào cũng dọa giết… Lúc nào, nhất là trong lúc ngủ, tôi cũng có thể làm ra chết tốt…

Cô áo tím phân vân:

-Húm… đó là nhân duyên oan trái… không hiểu có thể coi là một trọng bịnh được không?… (quay lại Càn Thát Bà) Đại sư phụ nghĩ sao?

Càn Thát Bà hớn hở các ý:

-Được… để ta giải quyết…

Rồi hắn xăm xăm bước tới trước gã Đệ Nhất Hùng:

-Ngươi phải để cho ta khám xét…

-!?

– Để coi người có mấy cơ quan…

Gã kia ngẩn người.

-Cơ quan gì? Ta đâu có cơ quan gì…

– Cơ quan tức là duơng căn của người có.. Neu thân hình người có hai cơ quan, thì người ứng tuyển được… Còn như nếu chỉ có một…

Nhiều kẻ phá lên cười… Nhưng Đệ Nhất Hùng, sắc mặt chợt đỏ tím, đôi mắt lộ hung quang, quá lớn:

-Dang ra… Lão này thực hồ đồ…

Rồi gã giơ tay, phóng một chưởng như sấm sét vào Càn Thát Bà. Hắn đờ người, không kịp phản ứng gì, thì có tiếng người kêu:

-Khoan, khoan…

Rồi một bóng người vọt tới, đứng chắn ngay trước Càn Thát Bà. Đó chính là Cuồng Huệ. Trái đấm của gã kia đập trúng ngay giữa ngực y, nặng đến mấy trăm cân, nhưng y chỉ mỉm cười, như người bị phải bụi:

-Đại hiệp chớ nên nóng nảy. Đại sư huynh ta vốn người chất trực, chỉ muốn tìm một giải pháp thỏa đáng, tuyệt nhiên không có ý xúc phạm đại hiệp đâu…

Mọi người trố mắt nhìn Cuồng Huệ, thấy y đẹp như thiên thần, nét mặt chẳng lộ đau đớn. Có tiếng xì xào: “Cha nội này công lực mới kinh khủng. Mấy cha kia chẳng nước non gì… ơ… nhưng tại sao không ứng tuyển?… Chắc là theo ông thầy chùa, hay là có vợ rồi….?” Gã đệ nhất hùng cũng thu tay lại, đứng thẫn thờ…

Cuồng Huệ đưa Càn Thát Bà về chỗ cũ, rồi bước xuống sân… Khi đi ngang, cô áo tím trẻ môi:

-Tình sâu nghĩa nặng với Đại sư huynh lắm nhỉ?

Rồi nhanh như cắt, nàng động chân, toả chiếc áo, đưa chân khoèo chân y… Nhưng Cuồng Huệ cũng chẳng trả lời…

Bỗng có tiếng bộp, như có một bọc gì rớt xuống, rớt đúng chân Đệ Nhất Hùng. Gã nhìn xuống, thấy một bọc mềm và đầy lông… Nhìn kỹ, hoá ra một con chim, và lạ chưa! con chim này có hai đầu… đương rù rù. Một tiếng nói vọng lên:

-Chim cộng-mạng đó… Nó có hai đầu, đương rù rì với nhau…

Mọi người kinh ngạc, vì ngay ở xứ Tây Trúc có nhiều chim lạ, cũng rất ít khi thấy chim này. Nay không hiểu từ đâu ra. Họ nhìn về phía tiếng nói, thấy một hán tử vẻ mặt thanh lịch, có ria mép, tay ôm một chiếc mõ, tay bế một con hươu nhỏ đương kêu be be đòi ăn. Hán tử vừa lấy mấy ngón tay nhét lá vào miệng hươu, vừa nở một nụ cười tươi tắn… Chính là Bát La Hoa… Mọi người kinh nghi, nghĩ là gã tung con chim cộng mạng… Duy chỉ có gã biết rằng chính vị Bà La Môn đã rút con chim không hiểu từ đâu ra, rồi tung lên bục gỗ…

Mọi người không ngớt sinh nghi, vì khi quay nhìn lại, lại thấy con chim, đương nép dưới chân đệ nhất hùng, hai đầu mỏ cọ sát như rù rì ân ái, rồi một đầu chim lại cọ vào chiếc cẳng gã… Khiến gã đứng sững, như kẻ mất hồn, như đương đi vào một con mơ kỳ dị. Có nhiều thứ từ vô thức gã nổi lên… gã thấy nhiều gò sông bãi biển, nhiều đồng xanh cỏ biếc, nhiều cánh rừng chỉ còn lá úa đỏ vàng. Thấy nhiều chim cộng mạng

có lúc rù rì trên cành, có lúc bỏ thân nơi ven suối… Bỏ thân chim lại rồi, trở lại thân chim nữa, hoài hoài không biết bao nhiêu kiếp, và hai chiếc đầu chim vẫn chua trả sạch cơ duyên. Gã bỗng thấy xúc động dị thường, thân xác như mềm nhũn, đôi mắt lưng tròng. Gã giơ tay phải ra phía sau, vuốt ve rất lâu chiếc đầu kia… Rồi bỗng dưng, cúi bồng con chim bước xuống bục gỗ, vừa đi vừa the thé:

-Thôi, không ứng tuyển nữa… Bọn ta đi đi… Anh đi với em…

Rồi có cẳng nhảy mấy bước, chạy về phía lùm cây, biến đi mất dạng …

Gã đi rồi, để lại bầu không khí ngẩn ngơ. Bỗng cô áo tím vỗ vỗ tay:

-Không biết còn có vị nào… lâm trọng bịnh… ứng tuyển nữa không?

Lúc này, hội trường như bao phủ một bầu không khí khác thường… Mọi người thầm nhận thấy rằng nơi đây xảy ra nhiều chuyện lạ, và có những vị… dị nhân… Nên tâm thức như trầm xuống, không còn hung hăng sôi nổi như lúc trước. Mấy tay vương tôn công tử, ăn mặc bảnh bao, cũng khoanh tay đứng nhìn, chẳng lên tiếng. Họ nhận thấy vụ kén chồng này nhiêu khê lắm, không phải đơn giản dễ ăn đâu, và không hiểu sao 2 cô ả kia còn giở những trò gì ra nữa. Nên làm kẻ khoanh tay đứng nhìn thì tốt hơn…

Tây Môn Vô Mục chắc cũng nhận thấy điều đó… Khốn nỗi gã đã trót rồi thì phải trét… Tiến lên thì cũng khó, nhưng lui về cũng tiếc hùi hụi… Cô áo tím chợt hỏi:

-Không biết Tây đại quan nhân… có lâm trọng bịnh gì không?

Câu hỏi như một làm roi quất vào gã, khiến gã hăng tiết. Gã bỗng nảy ra ý kiến, nên nở một nụ cười tinh quái:

-Tại hạ cũng có bệnh nan y… Mạn phép cô nương, tại hạ hay đau cái xương sống này lắm, nhiều khi đau lăn từ giường trên xuống giường dưới, uống thuốc đến mấy chục thầy lang cũng không khỏi… Có lẽ một lúc nào đó, tại hạ cũng lăn ra chết ngắc…

Trong đám đông, có tiếng cười ha hả:

-Đúng rồi… vị Tây Môn quan nhân này đúng là có bịnh đau xương sống… Cứ lăn từ giường trên xuống giường dưới, nên một bà phu nhân cùng bẩy cô thiếp trẻ thay nhau đấm bóp cũng chẳng hết….

Mọi người cười ầm… Cô áo tím cũng bụm miệng cười ngất., rồi quay sang hỏi:

-Đại sư phụ thấy… có đúng cách không?

Càn Thát Bà chưa kịp trả lời, thì có áo xanh đã rút của tay áo một giải lụa dài, ném về phía Tây Môn. Dải lụa như linh dị bỗng cuốn vào cổ gã, khiến gã ngạc nhiên đứng sững… Rồi cô áo xanh đặt mấy ngón tay lên dải lụa, như một vị lương y đương chẩn mạch… Giây lâu, cô nói:

-Đại quan nhân đây không có bịnh ở xương sống, nhưng có trọng bịnh ở tâm bào lạc, cầm chạy chữa cấp kỳ…

Tây Môn giãy nảy:

-Cô nương nói thực hay nói giỡn…?

-Tiện nữ đâu đám giỡn cợt….

-Nhưng tâm bào lạc là cái gì vậy… chưa nghe nói…

-Tâm bào lạc là cái màng lưới thịt có nhiều giây thần kinh nó bọc trái tim. Neu nó bị rách hay đứt quãng, thì đại quan nhân sẽ hết nhìn thấy cái thế gian này. Nên cần chữa cấp kỳ…

Tây Môn hoài nghi vì gã chẳng thấy đau ở ngực bao giờ cả.. Gã nói giọng nửa nạc mưa mỡ:

-Neu vậy, cô nương làm phước chữa cho tôi đi.

-Cái đó là còn tuỳ cơ duyên…

Vừa nói, nàng vừa thu sợi dây về, nét mặt lạnh lùng. Cô áo tím nói:

-Neu thế, thì đại quan nhân đúng cách rồi. Và như vậy, là có hai vị ứng tuyển… Còn vị nào nữa không?

Có tiếng lè nhè phát ra từ bụi cây:

-Kể ra thì chúng ta đều lâm trọng bịnh hết, và đều có thể ứng tuyển hết…

Những con mắt đổ dồn về phía bụi cây: thì ra gã Bà La Môn có bộ tóc loe. Nhiều tiếng hỏi rồn rập:

-Đâu bịnh đâu nào? Chúng ta có bịnh gì đâu? Nói nghe…

-Thì đấy… người nào cũng mang trọng bịnh mà đâu có biết… Và lúc nào cũng có thể lăn ra chết tốt mà đâu có ngờ. Này nhé, bịch thích tiền này, binh huyênh hoang này, thích chức tước này, thích đàn bà con gái này, thích hiếu kỳ này… Ôi… toàn là trọng bịnh…

Đám đông nhao nhao đáp lời:

Những bịnh đó không kể.. .không phải bịnh…

– Thôi im đi… đừng có phá bĩnh… Để còn coi tuyển phu…

Cô áo tím cũng cười xoà, rồi vỗ tay nói:

-Tiện nữ cũng nghĩ rằng… những bịnh đó không kể. Là vị tiện-muội đây chỉ biết chữa những bịnh về… lục phủ ngũ tạng, những bịnh có hình tích rõ ràng, chứ không chữa nổi những bịnh thuộc về tâm tạng… (ngưng giây lâu nhìn quanh) Vậy thì lúc này, xin kết toán là chỉ có hai vị đúng cách ứng tuyển…

Nàng vừa nói vừa đưa mắt nhìn Trảm Tứ Cú cùng Tây Môn… Rồi cất cao tiếng:

-Tới đây, phần việc của tiện-nữ tạm mãn. Bây giờ là phần việc của tiện-muội. Và xin tuyên bố cuộc tuyển văn bắt đầu….

Vừa nói, vừa vỗ tay… Đám đông cũng reo hò vỗ tay theo…

Hằng trăm con mắt đổ dồn về cô áo xanh… Nàng đứng nghiêm trang bất động giây lâu rồi nói:

-Xin đa tạ thịnh tình quý vị… Cuộc tuyển văn chỉ gồm một bài thơ đối vịnh, (vừa nói vừa giơ ngón tay), một câu đố khá mông lung, và một câu đối cần đáp lại… Nếu vị nào qua được phần tuyển văn này, có thể coi như qua được tám, chín phần đường… Vậy xin quý vị chuẩn bị tâm ý, và lắng nghe những câu thơ quê mùa này để đối vịnh….

Nàng ngưng giây lâu, đưa mắt nhìn đám đông chung quanh, khoan thai rút từ tay áo một gói nhỏ đựng bột hương, lấy tay xoa hương lên mặt… rồi hạ chiếc mạng mặt xuống che phủ khuôn mặt… Đám người yên lặng như tờ theo dõi từng cử chỉ… Bỗng nàng cất giọng trong vút ngâm:

Tôi về… bứt áng mây hồng
Dệt y trăm sắc ngại ngùng lòng ai

Tiếng ngâm như xoáy vào tâm thức người nghe, khiến thẫn thờ… Có tiếng xuýt xoa:

-Cha cha, thơ hay lắm đó… Đối đi, đối đi…

Các con mắt dồn về phía Ma Nạp và Tây Môn, gã Ma Nạp đương lúc lắc đầu như đánh nhịp… Bỗng gã cười hê hê, lớn tiếng:

-Ai dè… ai dè, vất vả quá, gian truân quá… Nghe ta đối vịnh đây:

Ta về… vứt chiếc áo vàng
Rắp tâm… theo gót cô nàng lên tiên….

Đám đông phá lên cười, xì xào:

-Giọng mê gái quá, không được.

-Nghe tình tứ lắm, được đấy chứ… Làm vội vã mà…

-Nhưng lạc vần mất rồi…

– Im, im… để nghe Tây Môn đối sao.

Cô áo tím xám lại gần Càn Thát Bà. Hắn nhích chân lùi xa, nàng lại xán tới, hỏi:

-Thế nào, hay đấy chứ… Sư phụ nghĩ sao?

Hắn phe phẩy những nón tay trước cái mũi khoằm:

-Ta nghe… thấy hơi nặng mùi… Bà La Môn…

Nàng bụm miệng cười, đưa mắt nhìn Tây Môn. Gã này nhăn nhó một hồi, bỗng hớn hở ngâm:

Ta về… đi đả lôi đài
Đánh tan trăm dịch… lên đài vinh quang…

Được chứ, đúng vần lắm…

Cô áo tím gật gù, nhìn Càn Thát Bà… Hắn nói khẽ:

Đại sư phụ khó tính quá.. Thơ có nhiều chí khí nam nhi… Đại sư phụ chớ khó tính quá, khiến tiện muội ế….

Nàng bỗng ngừng lại, vì có tiếng ngâm thơ vọng lên từ dưới sân. Tiếng ngâm trầm và ấm, nghe rất lọt tai:

Ta về… đánh tiếng chuông dài
Song-hồ-hư-ảnh-trăng-cài-sắc-không…

Có tiếng xì xào:

-Chà… thơ hay quá ta, hợp cảnh xứng tình lắm… Mà giọng cũng hay nữa..

Nàng nhìn xuống: hóa ra gã hán tử ôm con hươu. Gã đứng đó, nở một nụ cười, ánh mắt như đùa như thật… Nàng thầm nghĩ: “Nụ cười… cha nội này… dễ làm loạn tâm đàn bà lắm…”. Nhưng chưa kịp nói gì, đã có tiếng quát tháo ầm ĩ của Tây Môn:

-Này vị huynh đệ kia… Ai cho phép anh đối vịnh… Anh có ứng tuyển đâu..

Bát La Hoa cười cười:

-Thì… bây giờ tôi ứng tuyển. Tôi nghe ngâm thơ, nên có nhã hứng ứng tuyển…

-Nhưng anh có trọng bệnh gì đâu?

-Có chứ.., tôi có trọng bịnh còn nguy kịch hơn quan nhân nhiều…

-!?

-Tôi có bịnh “Tim-lộ-thiên”

Thì ra từ lúc này, đã xảy ra một việc mà chẳng ai biết, xảy ra giữa vị Bà La Môn tóc loe và Bát La Hoa.

Số là lão đã kéo áo bắt gã ngồi thụp xuống bảo:

-Ngươi cũng lâm trọng bệnh đó, bệnh Tim-lộ-thiên… Tim của ngươi rớt ra ngoài… Vậy nên ứng tuyển đi.

Vừa nói vừa vỗ vào ngực gã, gã thò một ngón tay vào ngực, đụng phải một cục thịt bầy nhầy nóng hổi. Gã sợ quá, nhưng hiểu ngay đây là 1 vị cao nhân bầy trò hí lộng vì gã chẳng thấy đau đớn gì cả. Vả lại, gã thấy không thể cưỡng lại lời nói của vị kia nên gã tuân mệnh. Đúng lúc ấy, cô áo xanh ngâm thơ. Gã nhìn vào chiếc móng tay linh chảo thấy hiện lên dòng chữ : “hãy ngâm theo

Ta về đánh tiếng chuông dài
Song-hồ-hư-ảnh-trăng-cài-sắc-không

Và gã đã nhắm mắt làm theo. Lúc này đám đông xúm lại, hỏi nhao nhao: -Tim-lộ-thiên … bệnh gì vậy…?

-Tim tôi nhảy ra ngoài ngực, treo lủng lẳng trước ngực…

Tây Môn xăm xăm bước tới:

-Đâu nào… ai mà tin được.. .Anh phải cho coi…

Vị Bà La Môn tóc loe lúc đó đã đứng dậy, tới cạnh Bát La Hoa giục gã cởi áo ra. Vừa giục vừa đặt một bàn tay áp vào lưng gã. Bát La Hoa thấy trong người ấm áp sảng khoái dị thường. Gã liền đặt con hươu và chiếc mõ xuống chỗ bụi cây rồi cởi phanh áo ngực. Con hươu thét lên be…be…. Trong đám đông có mấy tiếng hét lên vì kinh ngạc sợ hãi, vì trước ngực gã có một chiếc lỗ to sâu hoắm đỏ lòm, to bằng nắm tay. Và trái tim gã đã nhảy ra bên ngoài, treo lủng lẳng trước ngực và nhịp đập phập phồng.

Có kẻ tru tréo:

-Chèn ơi… ghê quá… ghê quá… Thế này thì chết mất còn gì.. .sống sao nổi…

Bát La Hoa cười cười:

-Thì hồi năm trước tôi đã chết rồi đấy, nhưng không hiểu sao ông Diêm Vương lại cho sống lại và đeo tòng teng cái này…

Tây Môn hỏi:

-Nhưng tại sao thế này…

Vị Bà La Môn xen vào:

-Thằng này nó là cháu tôi, gọi tôi bằng cậu… nên tôi biết rõ chuyện nó… Chả là hồi xưa, nó mê mẩn một đứa con gái ở bến sông đò, mê mẩn lắm. Nó cứ bảo đứa con gái kia có một phong tư đào liễu trên đời chẳng ai bì… Nhưng không hiểu sao đứa con gái bỗng bỏ đi đâu mất… chắc là cuốn gói theo một thằng giai khác… thế là thằng này tìm đâu cũng không thấy rồi ốm liệt giường… Quả tim nó cứ thổn thức đánh nhịp trống làng… rồi một đêm bỗng đục lỗ, nhảy vọt ra đeo lủng lẳng trước ngực…

Đám người vẫn còn ngơ ngác xầm xì., thì cô áo xanh cất tiếng:

-Ta về đánh tiếng chuông dài
Song-hồ-hư-ảnh-trăng-cài-sắc-không

Câu đầu có hơi gượng ép, nhưng câu thứ hai thì đáng khuyển son.

Rồi nàng ngâm tiếp luôn:

Tôi về bước nhỏ thong dong
Ngậm ngùi tình muỗng vương lòng đỗ quyên

áo tím đưa mắt nhìn Ma Nạp cùng Tây Môn, thấy cả hai đều lầu bầu trong miệng nhưng không thốt nên lời.

Bát La Hoa nhìn vào chiếc linh chảo của vị tóc loe rồi cất tiếng phụ hoạ:

Ta về mở sách cửu huyền
Mưa hoa lãng đãng mấy miền tịch dương

Đám đông im lặng như đê mê nghe.

Cô áo xanh:

-Tôi về nhạc nổ ứng dương,
Tô thêm khoé mắt cô nường huyền âm

Bát La Hoa:

-Ta về khép cánh hư không
Bồ đoàn che lấp nửa vòng trần duyên

Cô áo xanh:

-Tôi về tiệc rượu đảo điên
Chê ly quá nhỏ hài sen gót giầy

Bát La Hoa:

-Ta về tỉa nhánh trúc gầy
Đèn khuya rải bóng vơi đầy hoa nghiêm

Cô áo xanh:

-Em về lìa suối tịch nhiên
Chênh vênh gót ngọc đảo điên nụ cười

Bát La Hoa nở nụ cười tiếp:

-Anh về gấp áng mây trời
Ôm trăng đổ giấc bên đồi tào kê

Tiếng la hét cười nói nổi lên như vỡ hội trường:

-Thắng rồi… được vợ rồi…

Rồi bốn năm thanh niên xúm lại công kênh Bát La Hoa đưa đi giữa chung quanh sân. Gã đã vội ôm kịp được con hươu nhỏ, vừa ngồi vừa giơ cao con hươu… Khiến Cuồng Huệ bật cười nhìn theo. Thạch Sanh cũng nhìn theo… Có tiếng bình luận: “Thắng rồi… Nhưng khốn nỗi anh chàng này ôm cái mõ đi theo hầu ông thầy chùa… Không biết có lấy vợ được không? Lấy vợ thì phải bỏ ông thày chùa… Theo ông thày chùa thì phải bỏ vợ… Cha cha… Đường đời rắc rối quá, thiệt khó xử…”

Tây Môn lúc này lắc đầu quầy quậy… Hắn chán nản, bước tới ngồi trên chiếc ghế bành, rút ống điếu phì phèo, thở khói bốc um… Hắn lại gọi mấy tên gia nhân, nói khẽ truyền lệnh gì không biết. Khiến mấy kẻ chung quanh nhìn thấy, nghĩ thầm: “Không khéo… cha nội này âm mưu cướp hội trường cũng nên…”

Còn gã Ma Nạp thì vẫn nhơn nhơn đứng trên bục gỗ, miệng cười hề hề. Đôi mắt sắc đảo qua đảo lại, hay nhìn về phía cô áo xanh. Trảm Tứ Cú vẫn ủ rũ…

Cô áo xanh bỗng lên tiếng:

-Bình tâm… Xin quý vị bình tâm, chớ vội vã quá… Vị khách quan ôm mõ và ôm hươu đó chưa thắng đâu… Còn hai cửa ải nữa, khó khăn hơn. Xin quý vị coi đây…

Mọi người trố mắt nhìn không chớp… Cô áo xanh giơ tay gỡ chiếc mạng, rồi tháo búi tóc… Vầng tóc đen chảy thòng xuống như một dỏng suối, tới đầu gối… Rồi bỗng nhiên, chiếc đầu nàng di động, xoay tròn nhẹ nhàng trên cần cổ. Khiến vầng tóc nàng trở nên linh động, bay xoè lên thinh không như một chiếc tàng, như một vầng mây. Như một cánh rừng tỏa hương thoang thoảng…

Nàng múa giây lâu, rồi ngừng lại, hai tay thoăn thoắt búi lại mái tóc… Chờ cho mọi người bớt xôn xao, nàng nói:

-Tiện nữ có hỗn danh là Con-múa-rối… Là vì mỗi khi chải tóc, tiện nữ hay “múa mái tóc” cho vui… Nhưng hôm nay, mái tóc này trở thành đề tài cho cửa ải thứ hai, vì đó là một câu đố…

Mọi người nghển cổ chờ… Nàng tiếp:

-Mái tóc này có nhiều lỗ chân tóc và nhiều cọng tóc… Xin mạn phép đố quý vị… ước lượng xem chiếc đầu tiện nữ… có bao nhiêu cọng tóc?

Mọi người đều 0 lên, kinh dị… Có tiếng vọng lên:

-Ai lại… đi đố như thế bao giờ? Đố thế… thì bố ai mà biết được… Có lẽ phải bắc thang lên trời để hỏi…

– Đúng vậy… Ai mà biết được?!

Cô áo xanh vẫn khoan thai

-Xin quý vị chớ quá kinh ngạc… Sự việc ở đời này, không có cái gì là không thể có… Tỷ dụ nhu con chim cộng mạng. Nhiều người cứ tưởng là không có, nhưng nó vẫn có, mà chúng ta không hay chỉ là vì nó vượt ra ngoài tầm của tai mắt ta mà thôi…

-Cũng có lý, nghe cũng có lý…

-Thế thì đố cô nương trả lời đi…

Có mấy tiếng lao xao như vậy. Nàng vẫn tiếp:

-Sự việc ở đời, có rất nhiều cái mênh mang khó thể đo lường… Tỷ dụ như: cánh rừng kia có bao nhiêu lá? Nước sông kia có bao nhiêu giọt? Trái núi kia bao nhiêu vi trần… Và mái tóc kia có bao nhiêu cọng tóc, vì bao nhiêu cọng tóc là bấy nhiêu phiền não… (tinh nghịch) Bởi vậy nên các vị sư phụ khả kính cứ phải cạo trọc đầu nhẵn bóng là như vậy… (có tiếng cười khúc khích)… Trước những sự việc như vậy, kẻ thế nhân thường hay lắc đầu, chẳng chịu suy nghĩ: “Nhiều quá! Nhiều quá, không đếm xiết.. Vì nó vô lượng vô số…” Nhưng thực ra, những cái đó chẳng phải vô lượng, vô số. Nó có lượng, có số rõ rệt, có thể đếm được, đo được…

Có tiếng:

-Vậy… làm sao đến…

Nàng cao giọng

-Duy có những người từng tu tập huyễn thuật thì có thể đo được, đếm được rõ rệt… Hoặc là những vị Sư phụ đã từng dày công tu nhân tu quả, và mở được tâm-lượng- mênh-mang…

Đám đông cảm thấy e ngại trước những lời nói của cô áo xanh. Họ cũng e ngại hộ cho mấy tay ứng tuyển lúc này lộ vẻ chán nản… Nên họ im thin thít… Duy có tiếng ú ớ

-Tâm lượng… là cái gi?

-Là tâm… mở rộng ra… rộng lớn ngang bằng hư-không. Những vị có tâm lượng như hư không… thì có thể bao dung nhiều sự vật lắm… và như thế, có thể đo được, đếm được những thứ đó…

Nàng ngừng giây lâu, thấy chẳng ai nói gì, bèn tiếp:

-Quý vị chưa tin phải không…? Đây, tiện nữ xin mạo muội lấy tiện-nữ làm thí dụ… Tiện nữ chẳng phải là người có tâm lượng lớn, nhưng tiện-nữ có học được một chút huyền thuật. Nên tiện-nữ có thể đếm được., những cọng tóc trên đầu… vị sư phụ kia.

Vừa nói, vừa dang tay chỉ Thạch Sanh… Mọi người không giữ được cười 0, quay lại nhìn Thạch Sanh. Nhưng chàng vẫn đứng thản nhiên, tay lần chuỗi hạt, miệng lâm râm niệm Phật… Có tiếng giục giã:

-Thế cô nương nói đi… Vị sư phụ có bao nhiêu cọng tóc?

Nàng che miệng cười:

-Tiện nữ không tiện nói, vì có bao nhiêu cọng tóc là bấy nhiêu phiền não… Vả lại, dù tiện-nữ có nói, quý vị cũng không sao kiểm chứng được.

Bỗng có giọng nói dõng dạc của Bát La Hoa:

-Mái tóc của tiểu cô nương… tôi có thể nói con số những cọng tóc được…

Mọi người nhìn về phía gã, lộ vẻ thám phục… Tây Môn xen vô:

-Nói thì vẫn nói. Ta cũng nói được. Nhưng làm sao kiểm chứng là đúng hay sai? Cô áo xanh:

-Xin Tây Môn quan nhân chớ lo… Tiện nữ đã có cách…

Vừa nói vừa rút ra một phong giấy mỏng niêm phong dán kín:

-Tiện nữ đã viết sẵn con số những cọng tóc trong phong giấy này. Neu vị nào nói con số trùng họp với con số trong này, tức là nói trúng…

Rồi lẹ tay liệng phong giấy tới chỗ Tây Môn:

-Xin quan nhân chủ trương cho vụ kiểm chứng…

Phong giấy nhẹ nhàng, nhưng bay rất chuẩn đích tới tay Tây Môn… Lão tiếp lấy, trong bụng mỗi lúc mỗi chột dạ. Vì không dễ gì ném một phong giấy như vậy… Cô áo xanh nhìn Bát La Hoa

-Bây giờ xin khách quan nói đi

Bát La Hoa nhíu mày nhăn trán, ra chiều nghĩ ngợi:

-Tất cả tất cả… kể cả những sợi lông măng mới thò ra khỏi lỗ chân tóc dài chừng nửa tấc… tất cả là hai cu chi lẻ chín sợi…

Có áo xanh bụm miệng như định nói gì, xong lại thôi. Nàng nghển cổ về phía Tây Môn. Lão lấy tay xé phong giấy, cúi đọc, rồi bỗng ném phong giấy xuống đất, lẩm bẩm:

-Mẹ kiếp… Cha này… cũng là đồ yêu quỷ.

Một gã trai lượm mảnh giấy, la to:

-Hai cu chi lẻ chín sợi. Thắng rồi… Đúng rồi… Phen này được vợ rồi…

Một bọn người lại xúm chung quanh Bát La Hoa, định khiêng gã lên lần nữa…

Bỗng nghe cô áo xanh kêu ối một tiếng… Nàng giơ hai tay ôm đầu, thều thào gọi: “Tỷ tỷ ơi! Tỷ tỷ…”. Cô áo tím vội chạy lại, giơ tay đỡ lưng nàng

-Em sao thế?

-Em chóng mặt quá., như đưa võng… trời đất quay tròn… Chắc là không tiếp tục được nữa…

-Có gì đâu mà chóng mặt? Chắc chỉ bị kinh động một chút thôi… Đe chị xoa bóp cho nhé…

Vừa nói, nàng vừa giơ bàn tay nắn bóp vào hai thái dương có áo xanh… Bỗng Ma Nạp Bà La Môn khệnh khạng bước lên, vừa cười vừa xun xoe:

-Chóng mặt dễ chữa lắm mà.. Để tôi nắm nơi ớt, rồi điểm vào huyệt ngọc chẩm nơi sau gáy, cùng huyệt Thiên chung trước ngực là…

Nhưng cô áo tím đã đứng chặn đường Ma Nạp:

-Không dám phiền đến Đại Bà La Môn… Tiệm nữ chữa chạy cũng được rồi….

Ma Nạp đứng lỏng thòng giây lâu, rồi quay lại chỗ cũ… Cô áo xanh nắm tay cô kia

-Em không tiếp tục được nữa đâu… Tỷ tỷ tiếp tục hộ em nhé… Chỉ còn một câu đối thôi.

-Em sao thế? Đừng con nít như vậy…

-Em… ngượng quá, tỷ tỷ oi… xấu hổ quá…

-!?

– Để cho người ta… đếm hết cả những lỗ chân tóc, cọng tóc của mình… nên ngượng quá… Em không muốn chường mặt ra nữa đâu… Tỷ tỷ

Tây Môn bỗng bước tới, hút thuốc thở khói um, giọng mỉa mai:

-Tiểu cô nương nói đúng lắm… Thấy ngượng quá, xấu hổ quá… là nhằm lý lắm rồi… Hi hi… Trong lòng đã thấy thinh thích mùi mẫn, thì gả phứt đi cho rồi. Còn giả đò làm gì, cũng chẳng cần tiếp tục nữa… Ván đã đóng thuyền rồi…

Cô áo xanh tức giận:

Nàng vùng vằng gỡ tay cô áo tím, rồi đứng thẳng người, cất giọng dõng dạc:

-Xin quý vị theo dõi.. Cuộc tuyển văn tiếp tục…

Giữa lúc cô áo xanh kêu chóng mặt, Thạch Sanh bỗng khều tay Cuồng Huệ, nói nhỏ:

-Xin hiền đệ hãy lưu tâm tới…

Chàng vừa nói vừa chỉ tay cô áo xanh… Cuồng Huệ hiểu ý, trả lời khẽ:

-Nhị sư huynh cứ an tâm, tiểu đệ vẫn để ý… Nhưng nhị sư huynh có thấy gì khác lạ không?… Vị Bà La Môn có mái tóc loe, đang đứng gần Bát La Hoa đó… tiểu đệ nghi rằng… có lễ là Tôn giả …

-Nếu quả vậy… nếu tôn giả chiếu cố, thì không có gì đáng lo… Nhưng hiền đệ cứ để ý….

Lúc này, mọi người đổ dồn nhìn cô áo xanh… Thấy cô lại rút từ tay áo một phong giấy. Rồi mở ra:

-Đây là quan ải thứ ba, cũng là quan ải chót. Trước khi bước sang ứng thí võ nghệ với tỷ tỷ của tiện nữ… Xin quý vị lắng nghe câu đối này…

Ngừng giây lát, cất giọng rõ ràng:

-Sắc chẳng phải Không, một mảnh hồng nhan, chiều xuân xuống chợ
Không chẳng phải sắc, cơ duyên nhiều kiếp, đào mận lân la…

Đọc xong, nàng lại cẩn thận đọc lại một lần nữa… Rõ ràng thong thả. Rồi đứng thẳng người, nhìn Bát La Hoa như thách đố…

-Khó quá… dài quá… lòng thòng quá… Riêng nhớ được cũng đủ khó rồi…

-Cái gì sắc-sắc-không-không… Dĩ nhiên là sắc chẳng phải không, và không chẳng phải sắc rồi… Hà tất còn phải nói, cho thêm rắc rối

Cô áo tím liếc nhìn, thấy Tây Môn đứng nghinh nghinh, và nhổ toẹt một bãi nước bọt… Còn Ma Nạp vẫn đứng xớ rớ… Nàng bấm bụng cười thầm… Nhiều con mắt đổ dồn

về phía Bát La Hoa. Thấy gã đã bỏ con hưou xuống, cúi đầu lầm bầm ra chiều nghĩ ngợi. Kỳ thực là gã nhìn vào chiếc linh chảo của vị Bà La Môn… Thấy mấy dòng chữ hiện ra. Gã nhẩm đọc thuộc… Rồi nhe răng cuời, ánh mắt lộng nhu đùa nhu thực…

Chờ giây lâu, gã mới:

-Xin mạn phép cô nương cùng quý vị, đối lại cho vui (lấy giọng đọc rành mạch từng chữ)

-Tuy Không mà sắc, nửa hồn bấy vía, tụ lại… HIỆN người,
Tuy Sắc mà Không, nghiệp-duyên-rỗng-tuyếch, múa-rối cho vui…

Lần này, không nghe tiếng la ó gì cả. Hình như mọi người đều thẫn thờ:

-Khó quá! Khó quá… Chẳng hiểu ra sao cả…

-Không biết trúng không?… Dù không trúng lắm, cũng phải cho trúng…

Bỗng có tiếng Ma Nạp la lớn:

-Sao lại bảy vía? Sai toét, liền bà thì phải chín vía chứ? Sai toét… sổ toẹt…

Tiếp theo là tiếng cười lớn của Tây Môn. Lão cười gằn, cao giọng mỉa mai:

-Đúng rồi… Nghiệp duyên rỗng tuyếch, chẳng có gì cả… Múa rối thôi, múa rối… ha ha.

Cô áo xanh bỗng kêu lên một tiếng ối, lẩm bẩm: “Nghiệp duyên rỗng tuyếch… rỗng tuyếch… chẳng có gì cả…”, rồi ngã lăn xuống bục gỗ, nằm bất tỉnh…

Cả hội trường bỗng rối loạn ồn ào như ong vỡ tổ… Vì thấy Tây Môn Vô Mục quát to một tiếng, quăng chiếc song bút lên không trung. Tiếp theo nhiều chiếc pháo hỏa mù tung lên bục gỗ, cũng như vào đám đông. Tiếng nổ đùng đùng nghe inh tai, khói bốc lên sặc sụa…

Đám đông hầu hết tranh nhau bỏ chạy. Vừa kêu to: “Có cưóp người, cưóp người… Tây Môn cưóp người…”

Bốn tên gia nhân lực lưỡng của Tây Môn, tay cầm binh khí, nhảy xổ lên bục gỗ. Một lũ khác, năm, sáu tên, đứng bọc dưới sân., như lược trận… Mấy tên nhảy tới chỗ cô áo xanh, toan cưóp người… Nhưng chúng bỗng thấy người nhẹ hều, bay vọt lên không trung…

Thì ra Cuồng Huệ cũng đã bay vọt lên. Y quơ tay, nắm cổ từng tên, ném mấy đứa vọt ra xa, và ném một đứa nhằm trúng người Tây Môn, khiến cả hai đều ngã chúi ngã nhũi, lăn như bong bóng; chiếc ống điếu dài cũng văng ra xa… Mấy tên còn lại, nhìn thấy Cuồng Huệ oai phong sức lực như thiên thần, đều ôm đầu chạy té… Chỉ còn một tên chạy tới, xốc nách Tây Môn, rồi cả hai tập tễnh đánh bài tẩu mã…

Cuồng Huệ chưa kịp quay người lại, bỗng vang lên một tiếng hét dài đau đớn, như tiếng con thú bị chọc tiết. Quay lại, thấy Trảm Tứ Cú nằm dài, giẫy đành đạch giữa vùng máu, tay ôm bụng… Thì ra giữa lúc nhốn nháo, Trảm Tứ Cú đã nhảy xổ lên, hai tay ôm chầm được một chân cô áo xanh, rồi nắm khư khư không chịu buông. Nên cô áo tím xẹt tới, rút đoản kiếm, đâm một nhát lún sâu vào bụng gã… Rồi nhanh như chóp, bỏ mặc cô áo xanh nằm đó, y thị quay lại, ném một sơi giây hồng, trói chặt Càn Thát Bà như con tôm, sách tòng teng trong tay, nhảy vọt qua mái quán, phi thân chạy trốn… Sự việc xảy ra nhanh như chớp mắt…

Cuồng Huệ ngẩn người, không kịp phản ứng… Y định cúi xuống, bồng cô áo xanh lên, thì có bàn tay đặt vào vai y, và có người nói:

-Để ta trông coi tiểu cô nương…

Thì ra vị Bà La Môn tóc loe cũng đã nhảy lên. Bên cạnh là Bát La Hoa… Cuồng Huệ yên chí, bèn cũng phi thân vọt qua mái quán, đuổi theo cô áo tím… Thấy y thị đương đi lững thững trước một quãng xa, tay xách Càn Thát Bà kêu oai oái… Y vội rút viên ngọc Thiên La Như Ý Châu và tuy không biết câu chú tróc yêu quái., úm Bệ Lãm, y ném vụt về phía y thị… Lúc đó, trời đã chập choạng tối… Người nữ Khuất La Đô bỗng kêu lên một tiếng, rồi biến thành một cơn gió lốc, bay đi mất dạng, đem theo cả Càn Thát Bà… Cuồng Huệ lẩm bẩm: “Con yêu quái này, sức tâm của nó mau hơn mình…” Y chạy tới chỗ con yêu quái, chỉ thấy một chiếc hài nằm trên đất: Nữ yêu đã quăng chiếc hài đỡ viên ngọc rồi chạy thoát thân…

Y lắc mình nhảy lên không trung, nhìn bốn phía không thấy tông tích… Đành trở vội về Lạc Ảnh Quán… Vừa tới, Thạch Sanh đón hỏi:

-Đại sư huynh,… hiền đệ có thấy không?

Cuồng Huệ lắc đầu:

-Nó đem đi mất rồi… (thấy chàng lộ vẻ lo ngại) Nhị sư huynh cứ an tâm… Con yêu nữ này chắc chỉ thích dỡn cợt thôi, không có ý hại đại sư huynh đâu… Dù sao, chúng ta đã giữ được Mỵ-Ê….

Hai người vội vã trở lại chỗ bục gỗ. Thấy vị Bà La Môn tóc loe ngồi phệt trên bục gỗ, hai tay bồng Mỵ-Ê, đu đưa như người bồng con nít… Thấy nàng vẫn bằn bặt cơn mê, Thạch Sanh vội cúi xuống gọi

-Mỵ-Ê, Mỵ-Ê… xin lại tỉnh…

Giọng chàng như nhuốm lệ.. Vị Bà La Môn ngửng lên, mỉm cười tinh quái:

-Mỵ-Ê, tên là Mỵ-Ê hả… Nhưng tiểu cô nương này chẳng phải Mỵ-Ê đâu. Chỉ là một con-hình-nộm… ha ha… Nghiệp duyên rỗng tuyếch… Chỉ là người huyễn thôi, sống bằng sức huyễn, chẳng có sức nghiệp… ha ha…

Rồi ông lẹ tay, thẩy tiểu cô nương xuống đất… Đúng lúc ấy, tiểu cô nương mở mắt tỉnh dậy,..