TRANG TÔN KINH
HUYỀN HOẶC
TẬP III
Tịnh Liên Nghiêm Xuân Hồng

 

HỒI XVII

Soi kinh đàn, Mỵ-Ê lâm nạn
Thành Hoa thị, coi hội tuyển phu

Khi hai người về tới chỗ nghỉ chân, trời đã chạng vạng tối… Bát La Hoa vừa thỉnh xong hồi chuông chiều 108 tiếng, tay còn cầm chiếc dùi, đứng ngẩn ngơ theo dõi dư-ba của tiếng chuông vang vang trên rừng vắng. Lúc đó, Thạch Sanh cũng đương ngồi niệm Phật lớn tiếng, nhưng lần này, hình như chàng không phải niệm Phật mà là hát- câu-hồng danh Đức Phật Phù Đồ với giọng trầm bổng… Có lẽ chàng có dụng tâm muốn đối xướng với tiếng chuông ngân, hay là muốn gieo sâu huyền lực của câu hồng danh vào tiềm thức Bát La Hoa?!

Song tiếng nói xào xạc của hai người kia, nhất là tiếng cười hăng hắc của Càn Thát Bà, khiến Thạch Sanh cùng Bát La Hoa đều ngừng giây phút trầm tư và nổi lên trạng thái tán tâm… Bát La Hoa hỏi:

-Đại sư huynh gặp chuyện gì vui mà cười dữ vậy?

-Càn Thát Bà ngồi phệt xuống cỏ, miệng vẫn ha hả:

-Ối chao! Mấy thằng sãi Vệ Đà… nó làm ta đứt ruột rồi đấy… Chẳng hiểu tu tập bí pháp gì mà lại ăn gậy nữa…

Thấy Thạch Sanh nhìn mình, Cuồng Huệ vội nói:

-Đại sư huynh cười là do tấm bi hài kịch của Trảm Tứ Cú đấy… Nhưng nhị sư huynh yên tâm. Gã hiện nay vẫn bình yên, đương nằm dài trên bờ sông Hằng, và nói chuyện với một vị Bà La Môn thấp lùn to béo…

Rồi y thong thả kể sự việc đã xảy ra cho Trảm Tử Cú… Thạch Sanh hỏi:

-Sao hiền đệ không đưa vị huynh đài về đây?

Càn Thát Bà nói:

-Còn đưa về làm cái gì!? Chính ta không muốn y đưa về đó…. Hi hi… Nói cho đúng, thì gã đi chung với chúng ta cũng lạc điệu lắm. Như là lắp đầu rồng với đuôi rắn vậy… Có khi làm trở ngại việc thỉnh kinh cũng nên… Hoặc có khi Lão Hồ Tồn hay vị ni cô lại trách mắng ta đàn dúm bậy bạ…

Thạch Sanh nói:

-Chỉ e anh ta đương nổi cơn., bệnh… mà không có ai… trông nom…

Càn Thát Bà cười to hơn:

-A ha… bệnh hả? Bệnh cái cóc khô… Chỉ đơn thuần là cái bệnh thèm ma nữ nó nổi lên thôi… Thèm sờ vú đàn bà… Ta đã nói trước rồi mà… Tu hành mà không nên nết… Không chịu giữ cái giới không nhìn nữ-nhân là hỏng bét… Mà… gã đã có tên Bà La Môn to béo rồi. Bà La Môn trông nom cho sãi Vệ Đà là hợp tình hợp lý …

Thạch Sanh ngồi thừ ra… Chàng chưa yên tâm, có ý chờ đợi Trảm Tứ Cú trở về… Nhưng tới sáng hôm sau, mặt trời đã lên cao tới hai con sào, cũng không thấy gã trở về… Biết ý nhị sư huynh, Cuồng Huệ lại phải bay đi tìm kiếm một hồi, nhưng không thấy tăm tích hai người kia… Nên họ đành phải lên đường. Bây giờ, bọn họ chỉ cỏn có năm thôi, bốn người và một con hươu nhỏ.

Thành Hoa Thị vốn là một trong mấy đô thị lớn của miền đông Tây Trúc, nên đường cái quan rộng rãi dễ đi. Chỉ phải cái nay đã sang đầu tiết tháng tư, nên khí trời oi bức, và thỉnh thoảng lại có cơn mưa rào khá nặng nề bất chợt đổ xuống… Hai bên đường trồng nhiều mía, xen lẫn những vườn xoài xanh tốt. Nhiều tàng cây lớn cũng rải rác khắp nơi, đôi khi thấy cây Bồ Đe cao lớn xanh um với những chiếc lá có mũi nhọn hoắt…

Càn Thát Bà thỉnh thoảng cúi xuống, nhặt một chiếc lá Bồ Đe, tay mân mê chiếc lá… Hắn thầm nghĩ: “Chư Phật hình như cũng giống mình ở chỗ các ngài ưa thích hoa lá. Trong kinh hay nhắc tới nhiều thứ hoa lắm… Nào là hoa mạn đà la, nào là mạn thù sa, nào là phân đà lợi… và hoa gì gì nữa… nhớ không nổi… (giọng thích thú) Và Chư Phật., hình như mỗi Ngài cũng chọn một loại cây để, khi nhân duyên chín mùi, tới ngồi dưới bóng thành tựu Chánh đẳng chánh giác. Như vị Mâu Ni ở nơi đây thì chọn cây Bồ Đe. Còn vị khác thì lại chọn cây Long hoa hay nở những chiếc hoa giống đầu rồng… À, mà có lẽ ở mỗi cõi, hoa cỏ cũng mỗi nơi một khác… Nhưng hoa gì thì hoa, đẹp mấy cũng chưa thể bằng người được…”

Tâm tư hắn lại lan man trở lại vóc dáng thanh kỳ của vị Ni Cô cùng đôi chân mày man mác như một cánh rừng thu… Hắn bỗng lại muốn phì cười vì nhớ bộ mặt méo mó của Trảm Tứ Cú, và cảnh tượng gã lậy như tế sao đứa gái chăn dê. Thực ra, thì trong bụng, hắn cũng hơi ân hận đã bỏ rơi gã… “ừa… thì thằng cha đó, không hiểu thiền quán ra sao, lại nổi cơn thèm sờ vú đàn bà… Nhưng còn mình thì sao? Mình không thèm sờ vú đàn bà… nhưng lại cứ nhớ tưởng đôi chân mày vị Ni Cô. Không biết hai vụ đó giống nhau hay khác khau nhỉ? Không, không thể giống nhau được. Trái lại, khác nhau như một trời một trời một vực. Hai cái nhũ hoa của đứa gái chăn dê làm sao so sánh với đôi chân mày Ni Cô được! Vả lại, Ni Cô chưa chắc đã là nữ nhân, lại cao thâm khôn lường nữa… Rõ như ban ngày rồi còn gì…”

Bỗng thấy Thạch Sanh chỉ tay phía trước:

-Chúng ta nghỉ chân ở cánh rừng kia thôi…

Hắn vội chạy tới gần, hỏi:

-Mặt trời chưa ngả bóng mà, sao nghỉ sớm thế?

Thạch Sanh ngập ngừng:

-Tiểu đệ., từ hồi hôm… thấy nóng ruột, nên muốn nghỉ chân soi chiếc Kính Đàn.

Cả bọn đi miết về phía cánh rừng. Tới nơi, Thạch Sanh vội ngồi xuống một gốc cây, lấy chiếc Kính Đàn trong bọc, đặt trên miếng vải vàng dựa gốc cây. Chàng ngồi tĩnh tọa trước kính đàn, cất giọng kỳ diệu niệm lớn hồng danh Đức Phật Phù Đồ một hồi lâu

rồi lâm râm niệm thầm, đôi mắt dán vào mặt kính đàn… Cả bọn đều bị thu hút bởi âm thanh tụng niệm của chàng, lặng lễ ngồi phía sau, chú mục nhìn vào tấm gương.

Chỉ giây lát, kính đàn bỗng gợn hào quang, rồi một hình ảnh lần hiện lên lồ lộ. Hình ảnh của Mỵ-Ê. Nhưng ăn bận và tô điểm giống hệt như tượng Thánh Mầu Kali. Nàng bận một chiếc áo lụa màu xanh sẫm, có thêu những đóa hoa hướng dương vàng, lớn bằng cái bát. vết son tròn đỏ thắm giữa đôi lông mày, cũng được tô đậm hơn và lớn hơn, so với hồi nhìn thấy ở Bích nham động. Hai cánh mũi và đôi tai cũng được gắn những viên kim cương lớn, lấp lánh sáng quắc. Đôi mắt mở lớn và trong như hồ thu, đôi lông mày tô đậm màu xanh biếc và về xếch hơn lên. vầng tóc dầy được uốn thành hai cánh phượng che rộng nơi đầu. Đôi môi đỏ mọng, nhưng hình như không mấp máy được, có lẽ được gắn lại, bất động do một chất liệu gì…

Nàng ngồi sững bất động trên bệ đá nơi bàn thờ. Sau lưng nàng, sừng sững là một chiếc cột đá tròn nhẵn bóng, cao đến bốn trượng, gọi là Lingam và tượng trưng cho dương-căn. Và phía dưới cột đá là một tảng đá hình khum khum, gọi là Yoni và tượng trưng cho nữ-căn… Chung quanh bàn thờ đầy những vòng hoa, cùng những chiếc lư hương đốt trầm nghi ngút.

Nàng ngồi thẳng người, một tay co lên bắt ấn, nhưng hai chân không xếp tròn, lại thòng xuống chiếc bệ dưới. Đôi chân nhỏ mang hài thêm lấp lánh… và ơ kìa… những làn hào quang ẩn hiện chập chờn… đôi khi làm phát hiện hình ảnh gã Phi Ly… đương quỳ mọp, hai tay đỡ lấy chân nàng… (Thì ra là gã đã bay với kịp, và đi theo hầu Thánh Mầu Kali của gã… Nhưng còn gã Khuất La Đô thì đâu không thấy).

Lúc này, nơi trán Thạch Sanh đã lấm tấm mồ hôi. Có lẽ chàng đương bị xúc động khá mạnh… Chàng cố gắng chú tâm niệm câu Phật hiệu một hồi nữa, nhưng trên mặt Kính Đàn không thấy hiện thêm hình ảnh gì nữa…

Chàng đành xả tâm ngưng câu niệm Phật, thở dài nói:

-Không hiểu sao không thấy Khuất La Đô đâu?… Chắc là nàng lại lâm đại nạn…

Càn Thát Bà nói:

-Cái gì mà đại nạn?!… Có lẽ chú mày vì lo lắng quá, nên vẽ ra vậy thôi… Hùm… Ta… thì ta trông nàng… ngồi bệ vệ lắm… y như một vị nữ-thần ấy… Có khi… nàng đã bị gã có nhiều cơ quan… buộc phải đầu quân bên Vệ Đà Giáo… rồi được tôn làm…

-Chắc là không phải vậy Đại sư huynh. Nàng không phải tự nguyện ngồi trên bàn thờ như thế đâu. Đôi mắt thì thất thần lạc lõng hồn vía đã bay đi mất, còn đôi môi thì không nói được.

Cuồng Huệ xen vào;

-Tiểu đệ cũng thấy hồ nghi. Quang cảnh trên kính đàn giống như một nơi đền miếu Vệ Đà Giáo… Đây chắc lại là một trò ma thuật của Khuất La Đô. Gã đã giam giữ nàng nơi đó… để rảnh tay đi một mình đón đường bọn mình chăng… (suy nghĩ) Đệ vẫn có linh tính rằng gã chưa muốn hại nàng đâu… Có điều là… lần này, vẻ mặt nàng…. trong thất thần lạc phách quá, hơn lần trước…

Thấy Thạch Sanh ngồi thừ, y nói tiếp:

-Nghe nói thành Hoa Thị có nhiều đền miếu Vệ Đà Giáo lắm, hay là hai su huynh cứ nghỉ ngơi, để đệ bay thử đi một vòng xem tình hình có gì khác lạ chăng? Lâu nay không bay nên cũng thấy chồn chân…

Càn Thát Bà xen vào:

-Ôi chao… Đen miếu Bà La Môn ở vùng đó chắc phải có đến mấy trăm, có khi mấy nghìn… Không lẽ chú mày đi củ soát tất cả chăng?!

-Cũng không cần làm đến nhu vậy. Đệ chỉ cần nhìn xem nơi nào có làn yêu khí thôi…

Y vừa nói vừa nghĩ tới những khả năng thiên nhãn và thiên nhĩ của y trong lúc này… Thực ra, lúc này, thiền định của y đã vào nổi thiền Thức Xứ. Tức là vào cái biển hào quang vi-diệu gần nhu uyên nguyên dệt nên pháp giới này. Cho nên, những tiềm năng các giác quan của y đuợc tăng truởng rất nhiều. Tỷ dụ nhu tai y có thể nghe đủ các thứ tiếng trong suốt một tiểu thiên thế giới, những tiếng rất xa cũng nhu tiếng rất gần, tiếng rất nhỏ cũng nhu tiếng rất lớn, tiếng của địa ngục ngã quỷ xúc sanh cũng nhu tiếng của loài trời, loài người cũng như tiếng của những loài phi nhơn… Mắt của y cũng vậy, có thể nhìn suốt từ lớp Kim Cang tế cùng địa ngục A Tỳ lên đến tầng trời Hữu Đảnh và thấy các thứ chúng sanh trong đó… Đồng thời và hơn nữa, khi vào sâu những cơn định của Thức Xứ, y có thể tuỳ theo ý muốn cùng tâm niệm của mình, biến hóa- thân hình theo nhiều cách. Muốn biến lớn như ngọn núi Thiết vi cũng được, hoặc biến nhỏ như hạt bụi cũng được (trước kia, y chỉ có thể biến nhỏ như hạt cải mà thôi)… Hoặc hơn nữa, y có thể nhập tam muội ngồi bất động tại một chỗ, rồi dùng tâm lực tạo dựng một, hai hoá- thân bay đi nơi xa cũng vẫn được…

Khả năng của cơn định Thức Xứ là như vậy. Nhưng lúc này, chính y cũng chưa ý thức được rõ rệt tất cả những điều đó. Vì sao? Vì y chẳng có ai chỉ dạy cả. Lại thêm, y chỉ mới chớm vào Thức Xứ, chưa có thì giờ tập luyện thuần thục… Y chỉ mới đinh ninh rằng thiên nhãn cùng thiên nhĩ của mình đã tăng trưởng nhiều. Có thể nghe và nhìn ma quỷ dễ dàng. Và nhận thấy những làn yêu khí dù là mỏng tanh. Và giữa ban đêm, y cũng nhìn rõ như ban ngày. Và bấy nhiêu cũng đủ rộn ràng rồi, tuy y là người rất điềm tĩnh… Y cũng chưa thổ lộ điều đó cho hai vị sư huynh, vì chưa rõ điều đó có được lâu dài không…

Y bèn đứng dậy, lắc mình bay vọt lên thinh không, Trực chỉ phía thành Hoa Thị… Tới nơi thì trời đã tối xẫm. Đêm hôm đó lại không trăng sao vì trời mây che phủ, nên cuộc dò thám của y rất thuận lợi. Y bay lòng vòng một hồi lâu, lưu tâm tìm kiếm những làn hắc khí có tia đỏ của yêu quái, nhưng không thấy có gì đặc biệt. Phía dưới y chỉ là một thành phố rộng lớn, còn lớn hơn Tỳ Xá Ly, lốm đốm như sao sa những ngọn đèn mầu đặt ở trong nhà hoặc ở cổng ngõ những nhà tư nhân giàu có. Xa xa, về phía tây, có một vùng ánh sáng chói chang hơn những nơi khác và tỏa rộng. Y liền bay tới, đáp trên một ngọn cây, ngồi nhìn xuống. Thấy xào xạc tiếng người, đường phố đông nghẹt,

xe cô rập rìu trai thanh gái lịch lũ lượt. Những nhà đều giăng đèn kết hoa, và trước cửa mỗi nhà, đều đặt một chiếc bàn thờ nhỏ, trên bày một hình tượng hoặc một bức tranh Thánh Mầu Kali, cùng một lư hương thơm ngát, khói hương mù mịt. Nhiều chiếc đèn lớn được treo ở mái hiên, làm theo đủ kiểu… hoặc là rồng hoặc là hạc sư tử… nơi những đèn ấy, có vẽ hình Thánh Mầu Kali hoặc Thần Krishna thổi sáo cho lũ mục đồng nghe…

Cuồng Huệ ngồi nhìn, thầm nghĩ: “Đây là một hội hoa đăng vừa như ở bến Hương Bình. Neu Đại sư huynh nhìn thấy nhiều đèn thế này, chắc là người thích lắm… Nhưng đây là một buổi hội để tôn vinh Thánh Mầu Kali…”

Bỗng có giọng con trai 0 0 cất lên:

-Chờ đã mỏi cả mắt, dài cả cổ ra mới tới được kỳ đại hội thánh mẫu Kali này… Nhưng không biết chợ phiên năm nay có trò chơi gì đặc biệt không..? Đi mỏi nhừ chân mà chưa thấy gì, chỉ thấy người với người mà thôi…

Người con gái đi cạnh, tha thướt trong chiếc saree trách:

-Đừng nói bậy nà, kẻo tội chết… Mình đi thế này là để tôn vinh thánh mẫu chứ đâu có phải để kiếm vui…

-ừa… em nói đúng đó… Tôn vinh thì anh vẫn tôn vinh rồi, lúc nào anh chả tôn vinh… Nhưng nếu lúc này, mình kiếm được trò gì vui để hai đứa cùng coi… thì cũng tốt chứ…

-Thế… anh chưa thấy vui sao?

-Vui hở? Có gì đâu mà vui?

-Thì vui đây nè… Chúng mình đương được đi cạnh nhau, anh không vui sao?

Giọng nàng hờn dỗi. Người trai vội vã:

-Thôi mà… đừng giận anh tội nghiệp… (giơ tay tự cốc vào đầu) Tính anh hay buột miệng ăn nói bông lông chẳng kịp suy nghĩ… Thôi nhé, đừng hờn nữa. Rồi anh nói cho nghe một bí mật này…

-Em không nghe đầu…

-Bí mật này lạ lắm… Em không nghe nhưng rồi cũng nghe…

-?!

-Bí mật này lạ lắm, vì chính anh cũng không hiểu ra sao… Này nhé, về chuyện tôn vinh, đôi lúc anh cũng thấy anh tôn vinh Thánh Mầu Kali, nhưng đôi lúc, anh lại thấy hình như không phải… hình như anh tôn vinh một cái gì khác… một ai khác…

-Thế anh tôn vinh ai vậy… anh nói đi… nói đi..

Người trai cười ngất:

-Thì là em đó… em đó. Có lễ anh tôn vinh em, chứ không phải…

Người con gái cũng bật cười, giơ tay đấm thùm thụp:

– Đồ quỷ nà. Anh hư lắm… Chỉ giỏi nói bậy không …

Ngồi trên cây, Cuồng Huệ cũng mỉm cuời, lắc đầu: “Trần gian là vậy đó… Chỉ có trò chơi đó thôi. Đôi khi chơi đến sống chết… Chỉ có Đại su huynh là ghét cay ghét đắng, chửi rủa không tiếc lời…”

Mắt y bỗng để ý một điều lạ ở phía xa. Thì ra đó là một ngọn tháp, có ghép nhiều mặt đá quý, đặt trên nóc một ngôi đền Vệ Đà Giáo, nên trong đêm tối, óng ánh hào quang. Y liền lắc mình, nhảy lên thinh không, bay về phía ngôi đền.

Thấy vùng phía Tây này rải rác khá nhiều đền miếu Vệ Đà Giáo. Y bay lòng vòng một hồi, nhìn ngắm những ngôi đền, chợt thấy rùng mình. Nhìn kỹ thấy cả vùng bị bao phủ bởi một màng yêu khi mỏng, có những tia đen đỏ li ti… Trong vùng này, ngôi đền nào cũng có ngọn tháp cả, những chiếc tháp có óng ánh hào quang kia là lớn hơn cả. Y thầm nghĩ “Con yêu quái này chắc lợi hại. Dám tung cả một màn yêu khí bao phủ vùng này của nguời Vệ Đà Giáo. Không biết định giở trò gì đây? Có khi là Khuất La Đô cũng nên (Y nghĩ tới viên hồng ngọc của gã). Và Mỵ-Ê có thể ở ngôi đền kia…”

Y liền bay thẳng tới, đáp xuống khu vuờn rộng um tùm sau đền. Bỗng có tiếng người xào xạc:

-Sãi chủ có nghiêm lệnh phải canh gác cẩn mật. Nhất là nơi chánh điện và ngọn tháp. Chú mày đừng có ngủ gật. Nếu xảy chuyện gì sẽ bị cắt tai đấy…

Giác quan của Cuồng Huệ hết sức linh mẫn thần kỳ, y nghe và đếm những hơi thở khác nhau của những người gác, thì biết có đến hơn mười người gác đến. Chắc là vị Sãi chủ đã huy động hết nhân lực đi canh gác. Y bấm bụng cười thầm: “Vị Sãi chủ chắc lo sợ lắm. Giá lúc này, mình biến thân hình nhỏ thì tiện thám chính hơn…”

Y vừa khởi tâm nghĩ vậy thôi, thì lạ thay, thân hình y bỗng như co lại, thu nhỏ đi.. Trước kia, y vốn có thần thông (sanh đắc thông) có thể biến hoá thân hình lớn nhỏ được, Nhưng lúc đó, y cần phải tĩnh tâm quán chiếu một hồi mới biến hoá được. Như y đã làm khi lâm nạn ở đảo Qua Oa để đối phó với màn lưới của nữ chúa La Sát… Tới lúc này, y đã vào được định Thức Xứ, nên thần lực của y đã tăng lên một mức kỳ lạ… Chính y cũng chưa ngờ tới, vì chưa có cơ hội thử đến.

Lúc này, y không cần phải quán chiếu lâu dài gì hết. Chỉ cần khởi một tâm niệm thôi, là tâm lực rào rạt của y lập tức “chuyển được vật” ngay, tức là thân hình biến hóa ngay được.

Nên lúc đó, khi thấy thân hình co nhỏ lại, y liền hiểu ngay… Tự nhủ: “Tâm lực của mình bây giờ rất mạnh, có thể dễ dàng tác động vào vật. Đó là một điều đáng mừng. Nhưng cũng cần phải rất cẩn trọng. Mình không thể khởi những tâm niệm lệch lạc được nữa. Cần phải khởi những tâm niệm có Từ có Bi, và bỏ những tâm niệm vị ngã”… Y bất giác mỉm cười vì hai chữ Từ Bi, vì nhớ lại câu kệ của Dạ Xoa nói: “Tuy biết rằng tịch diệt, vẫn khởi tâm Đại Bi”…

Thân của y co nhỏ lại chỉ cao chừng năm tấc, thì y nghĩ là đủ rồi (thực ra, y có thể biến thân nhỏ bằng hạt cát cũng được). Y lững thững đi vào ngôi đền. Nhảy qua một hàng rào cây, đi dọc theo một dãy hành lang dài có nhiều phòng ốc quanh co. Trong một

chiếc phỏng lớn, có tiếng ho sù sụ vọng ra. Y đoán là Sãi chủ… Khi tới chánh điện, thấy đèn nến thắp sáng choang, bốn phía có bốn tên sãi trẻ mặc áo dài trắng tay cầm trường thương, đứng canh gác. Y nhảy lên một bờ tường cao, nhòm vào chánh điện. Thấy bên trong, trên một chiếc thảm lớn trải dưới đất, cũng có hai Sãi nữa ngồi xếp bằng canh gác.

Quang cảnh trên bàn thờ không có gì khác lạ. vẫn uy nghi đèn nến lư hương. Tương tự như quang cảnh nhìn thấy trong kính đàn, nhưng không thấy Mỵ-Ê. Trên bàn thờ, vẫn là chiếc Lingam và Yoni bằng đá sừng sững. Rồi đến một bức tượng lớn của Thánh Mầu Kali.. có sáu tay. Phía bên cạnh là tượng Thần Krishna đứng co chân, vừa nhảy múa vừa thổi sáo… Cuồng Huệ thầm nghĩ: “Bức tượng này khá linh động đẹp đẽ… Thần Krishna nhảy múa và thổi sáo… chắc ngụ ý muốn nói rằng vũ trụ này được tạo dựng nên do những nhịp điệu chuyển động và những âm-thanh tức diệu-âm. Như thế, thì chân-lý của Vệ Đà Giáo cũng cao siêu đấy chứ, đâu đến nỗi thấp kém lắm. Khiến cho vị sư phụ của Phi Ly phải uất lên mà tịch….?! Không hiểu Vệ Đà Giáo, so với giáo lý của chư Phật Thế Tôn, bị thấp kém ở những điểm nào…?”

Y ngẩn người suy nghĩ một hồi. vẫn thấy chưa ổn, thì thấy tiếng trường thương lạch cạch gõ xuống đất: thì ra mấy têm sãi đi vòng quanh Chánh điện, để luân phiên thay đổi chỗ gác, cho đỡ buồn ngủ…

Y liền lắc mình nhảy vọt lên trên nóc cao, nhẹ nhàng đi về chiếc bảo tháp. Thấy nơi tháp cũng có hai tên sãi ngồi chồm hổm, đương rì rào nói chuyện.. Một sãi có bộ râu xồm xoàm nói:

-Không hiểu sao lại xảy ra cơ sự này… Báo hại bọn mình phải canh gác chết bỏ…

Tên kia có bộ mặt dài thoòng, đôi mắt đen sắc như dao nhưng lộ vẻ lo lắng, thở dài:

-Sãi chủ của mình… kể ra… là một tay gan dạ cừ khôi lắm chứ… Ông là chúa tể vùng này mà… Nhưng xem chừng lần này, ông lộ vẻ lo lắng thực sự… (bấm tay) Đã năm hôm rồi, ông đâu có ló mặt ra ngoài phỏng…

-Thế nhà người phải nhận lệnh của ông thì ra sao?

-Còn sao nữa?… Thì ông cứ đứng ở trong phòng sau cánh cửa, đầu trùm chiếc khăn tổ bố che kín cả mặt mày, rồi Ồm Ồm truyền lệnh qua lỗ cửa thôi…

-Thế cỏn cơm nước thì sao?

-Thì có thằng nhỏ có nó mang vào ngày hai bận, hoặc đưa qua lỗ cửa… Và cũng mang luôn cả cái bình dụng phân tiêu…

Gã kia bật cười rúc rích:

-Con yêu quái này không hiểu ra sao, nhưng chắc lợi hại lắm… Không biết nó có thù oán gì với sãi chủ không… nhưng hình như nó có nhiều đầu óc khôi hài tiếu ngạo. Bởi thế, cách đây ba hôm, nó đã bê ngay chính cái bình phân tiêu của sãi chủ đặt ở sau vườn, rồi mang lên đây, bôi nhoè bôi nhoẹt vào cái bảo tháp này… Báo hại chúng mình phải lau rửa cả một buổi với các thứ dầu thơm… rồi lại phải canh gác nữa…

Gã kia gục gặc đầu:

-Chắc không phải thù oán với sãi chủ đâu… Vì ở vùng này, cũng nhiều ngôi bảo tháp của nhiều đền cùng bị bôi nhòe nhoẹt nhu vậy…

-Chắc là kiếp nạn mất rồi, khó bề chống đỡ.. Bọn mình không khéo lại vỡ cả nồi com… Lại còn cái vụ kia mới táo tợn chứ! Dám đột nhập cả chánh điện, làm lung tung xoè cả lên… (không nhịn được, lại rúc rích) Này nhé… đem cái Yoni đặt ngược lên trên đầu chiếc Lingam, rồi đặt ngược cả bức tượng Thánh Mau Kali và Thần Krishna, đầu xuống đất chân chổng lên trời… Rồi lại lấy luôn cả chiếc sáo ngọc của Thần Krishna… Báo hại Sãi chủ phải thay cái khác… Có lẽ con yêu này thích thổi sáo…

Gã kia thấp giọng:

-Có thể còn nặng hơn nữa… mi chưa biết hết đâu…

-?!

-Thằng nhỏ mang cơm đó, ta có tra hỏi nó kỹ càng… Nó nói… nó có trộm nhìn được bộ mặt Sãi chủ., hình như râu tóc sãi chủ., đều bị cao nhẵn sạch trơn… Rồi lại có vết máu nữa… có lẽ một tai đã bị cắt đứt…

-Chà… nguy quá ta… Nếu vậy thì không xong rồi. Mình không chống nổi đâu… Canh gác cũng vô ích… Theo ý ta, thì., hùm… mình nên làm một chiếc cờ trắng thật to… rồi kéo cờ hàng là tốt…

Đâu có được… Làm thế, thì còn gì là thể diện Vệ Đà Giáo… Vệ Đà Giáo chúng ta, trên đất này, lâu lắm rồi., ba ngàn năm rồi…

Bỗng một làn gió nổi lên, giữa đêm nhiệt đới tịch mịnh oi bức. Làn gió lúc đầu chỉ nhẹ thôi, lại thoảng mùi hương hoa huệ trắng, nhưng lần lần thổi ào ào, không dữ tợn lắm, nhưng cũng đủ làm ngả nghiêng cây cỏ. Nhìn xuống mặt đường, những đợt lá nửa xanh nửa vàng đều bị cuốn rào rạt., hai sãi sợ quá, vội nằm rạp xuống mép tường, nơi chân bảo tháp. Gã râu xồm, lắp bắp: “Nó đấy… chắc nó tới đấy…”

Cuồng Huệ, ngồi thu mình nơi mép tường ở góc mái, ngửi thấy mùi lạnh tanh. Y nhìn xuống dưới đường. Thấy nơi cửa lớn, có ba Sãi lực lưỡng canh gác, nhưng lúc này cũng đứng co ro nép vào tường cổng tránh gió…

Bỗng thấy ở phía xa, có tiếng người lạch bạch đi tới. Tiếng chân nặng nề, xen lẫn tiếng ta thán vì trời nổi gió.. Rồi bốn người phu í ạch đi tới, khiêng hai cỗ kiệu. Hai chiếc kiệu đều sang trọng và che rèm, rèm bay phần phật trong gió. Khi tới chiếc cổng lớn, hai cỗ đều ngừng lại… Cuồng Huệ nhìn rõ như ban ngày. Thấy rèm một chiếc kiệu hé mở, một chiếc chân đàn bà mang hài thêu thò xuống đất, một bộ mặt nữ nhân ló ra, rồi cất giọng trong trẻo:

-Chao ôi… gió to quá… Suýt đổ cả kiệu…

Rồi nữ nhân bước xuống đất, ra khỏi kiệu. Nàng để mặt trần, nên Cuồng Huệ thấy rõ mặt. Nét mặt hao hao quen thuộc. Thôi đúng rồi, mét mặt của Khuất La Đô, nét mặt mà y đã nhớ như in trong màn ảo huyễn nơi quán trọ trên núi… Và bây giờ, hắn cũng lại là con gái…” Y mỉm cười nghĩ đến Đại sư huynh cứ hăm hở đỏi đi coi cơ quan của gã… Nữ nhân bỗng quay lại chiếc kiệu kia, cất tiếng:

-Này muội muội… muội xuống đi… Xuống xin vào đền tránh gió giây lát… Rồi hãy đi.

Tiếng trong kiệu nói:

-Thôi tỷ tỷ ơi., chắc gì người ta cho vào. Đây là đền Vệ Đà, mà chúng ta là nữ nhân… Ta nên cứ đi thì hơn, đừng làm phiền người khác…

Cuồng Huệ nghe mồn một, rõ là tiếng của Mỵ-Ê. Nghĩ thầm: “Nhị sư huynh cứ lo quýnh lên. Nàng có gặp nạn gì đâu… Mà nghe tiếng nói bây giờ có vẻ tỉnh táo hơn trước nhiều. Hay là nàng đã lấy lại được bẩy vía rồi?… Nhưng tại sao kính đàn lại hiện lên hình ảnh như vậy? Kính đàn không lẽ không trung thực!?… (lắc đầu) Tên Khuất La Đô này quả thực lắm trò…”

Người nữ kia nói:

-Muội muội cứ xuống đi… Ngôi đền này cũng có nhiều cái hay lắm… Mình cứ ngỏ lời xin trú chân xem sao…?

Người nữ trong kiệu mở rèm bước xuống. Nàng có đeo chiếc mạng mặt, nhưng nhìn vóc dáng Cuồng Huệ đinh ninh chắc là Mỵ-Ê. Nghĩ thầm không ngờ gặp lại dễ dàng như vậy… Y có cảm tưởng người nữ Khuất La Đô muốn cho y bắt gặp…

Hai nữ nhân bước tới phía cổng lớn. Nhưng chưa kịp hỏi gì, thì từ trong cổng, bốn bàn tay đã thò ra, lắc lắc và từ chối rối rít:

-Không được, không được.. Sãi chủ có nghiêm lệnh không cho ai vào đền cả

Người nữ Khuất La Đô ra chiều lo lắng:

-Họ không cho vào thực rồi.. Bọn nữ nhân chúng ta thực là nghiệp chướng sâu nặng, đi đâu cũng bị nghi ngờ xua đuổi… Thôi chị em mình đành đi vậy… (ngẩng nhìn trời) Nhưng gió vẫn lớn quá! Không hiểu sao bỗng nhiên lại nổi cơn gió lớn… Ước gì cho gió bớt đi thì hay quá…

Nàng chỉ nói vậy thôi mà giây lát sau, cơn gió như có nhẹ đi thật. Những lùm cây cùng những đợt lá úa trên đường đã bớt rộn ràng xào xạc.. Người nữ Khuất La Đô bỗng giơ tay nắm cổ tay người kia:

-Thôi bọn mình đi đi… Mà em phải tươi tỉnh vui vẻ lên mới được, miệng luôn luôn nhoẻn nụ cười., (giọng tinh nghịch) Em vui đi… vì em sắp có một tấm chồng khôi ngô tuấn tú rồi đó…

Cuồng Huệ mỗi lúc mỗi kinh nghi. Y đã nhẹ nhàng nhảy từ nóc nhà xuống dưới đất. Đương do dự không biết có nên ra tay đánh con Nữ Khuất La Đô và giải cứu Mỵ-Ê không? Chợt thấy người nữ kia nói:

-Tiểu muội là người của tỷ tỷ mà… nên tỷ tỷ bảo sao thì tiểu muội làm như vậy. Tỷ tỷ đã tạo dựng nên tiểu muội… tiểu muội đâu có ý muốn gì riêng rẽ nữa… Tiểu muội chỉ không hiểu tại sao… tỷ tỷ không tính chuyện cho tỷ tỷ, mà lại chỉ muốn tính chuyện…

Người nữ Khuất La Đô cười rũ:

-Thì là tại vậy đó… Là tại số chị… cao số lắm, nên đường nhân duyên trắc trở muộn màng… Lúc này, chị chỉ muốn uống chén rượu mừng, chúc phúc cho em mà thôi…

Vừa nói, vừa đẩy cô kia lên kiệu. Rồi nàng cũng lên kiệu… Một xa phu cất tiếng hỏi:

-Đi đâu bây giờ đại cô nương?

Trong kiệu lại vọng tiếng cười:

-Đi lên chợ phiên chứ còn đi đâu! Đi lẹ thì sẽ có thưởng… Chúng ta tới đó tôn vinh Thành Mau Kali mà..

Cuồng Huệ lầm lũi đi theo, cách một quãng. Trên đường đã hết lá khô xào xạc, chỉ còn tiếng chân lạch bạch của mấy tên xa phu… Lúc này, y đã bỏ hẳn ý định hạ thủ tấn công người nữ Khuất La Đô. Một phần vì chưa rõ bản lãnh của y thị ra sao, và sự can thiệp có thể di hại tới Mỵ-Ê. Nhưng phần lớn là do những lời nói sau cùng của cô gái Mỵ-Ê đã khiến y hết sức kinh ngạc “Tiểu muội muội là người của tỷ tỷ mà, tỷ tỷ đã tạo dựng nên tiểu muội…” Y nghĩ thầm chẳng hiểu mối tương quan giữa hai có ả này bây giờ ra sao. Và y muốn coi cho rõ đến nơi đến chốn… Nên y định bụng hãy đi theo… Bỗng có tiếng người con gái dặn lũ xa phu:

-Có một con chuột lớn luẩn quẩn trên đường đó. Các người để ý, kẻo dẫm phải con chuột…

Lời nói như trêu chọc… Cuồng Huệ cũng bật cười, y bèn lắc mình, biến hình trở lại cao lớn như cũ. Rồi nghênh ngang đi giữa đường, theo sau hai cỗ kiệu…

Họ đi miết chừng non trống canh mới tới vùng ánh sáng chói chang của đại hội Thánh Mầu

Lúc đó vào khoảng giữa canh hai, đại hội đương hồi tưng bừng náo nhiệt. Tiếng người cười nói lào xào, xem lẫn với tiếng trống cùng đàn sáo, thỉnh thoảng lại có tiếng voi ngựa hý… Họ đi qua chiếc cổng lớn sơn son thếp vàng, hai bên trồng những cây phướn cao ngất… Lúc này, Cuồng Huệ chẳng cần giữ ý tứ gì nữa, y đã theo sát ngay chiếc kiệu Mỵ-Ê, nghĩ bụng rằng nếu cần thiết, mình chỉ vươn cánh tay ra là chộp được nàng. Y vẫn phân vân nghĩ ngợi về câu nói của Mỵ-Ê… Có một lúc người nữ trong kiệu vén chiếc rèm, vẫn luôn mạng mặt để nhìn lại, nhìn y. Y định thần nhìn thì thấy rõ ràng là Mỵ-Ê, vẫn đôi mắt ấy và đôi môi đỏ mọng mà y đã nhìn mấy lần ở kinh đô Phong châu cũng như ở ghềnh Bích nham…

Thế mà lạ chưa! Lúc này, nàng nhìn y dưới ánh đèn đuốc sáng, mà trên nét mặt nàng… không thấy lộ một vẻ gì hết. Như nhìn một người lần đầu tiên, chưa hề quen biết, chẳng hề nhận ra y…

Nhìn trong yên lặng, rồi lại thả rèm xuống. Nên y sửng sốt: “Không hiểu mình có nhận lầm người hay không? Có đúng Mỵ- Ê hay không? Nếu đúng Mỵ-Ê, thì lúc này nàng tỉnh táo, không lẽ không nhận ra mình!… Hay là nàng đã toa rập với tên kia để bay một trò trêu chọc… Hùm., họ đã thích bày trỏ trêu chọc, thì mình có hẹp gì mà chẳng để họ trêu chọc…?!”

Y bất giác mỉm cười về sự trớ trêu của tình huống. Nhưng một ý nghĩ chợt đến khiến y giật mình: “Có khi tên Khuất La Đô này thần thông quảng đại, có khi nó có thể tạo dựng được một hóa-thân Mỵ-Ê giả, còn Mỵ-Ê thật thì nó giam giữ ở một chỗ nào đó… Như thế thì họp với câu nói của Mỵ-Ê và hình ảnh kính đàn… Nhưng tạo dựng… nổi một hóa thân đâu có phải chuyện dễ… Lúc này… cũng chẳng có cách gì khác… đành cứ theo dõi sẽ liệu..”

Nên giữa đại hội náo nhiệt, y bước đi như người mộng du, mắt dán vào hai cỗ kiệu… Chung quanh y, người đi như nêm cối và có phô diễn đủ các thứ trò: nào là đám rước Thánh Mầu có cả voi lẫn ngựa, có chỗ biểu diễn quyền thuật hoặc biểu diễn rắn hay khỉ, có chỗ nhảy múa ca hát., xen lẫn là những gian hàng bán thức ăn được dựng lên san sát… Trai thanh gái lịch lũ lượt, hoặc ăn uống, hoặc coi diễn trò, hoặc lấy những vỏng hoa ném vào nhau, tiếng nói lao xao, giọng cười rúc rích… Nhưng Cuồng Huệ hình như chẳng nhìn thấy gì cả… Một cô gái bạo dạn bỗng ném bịch một vỏng hoa vào người y. Y nhanh tay đỡ lấy, giơ cao vòng hoa lên trời như tỏ ý cám ơn, rồi lại lầm lũi đi theo cỗ kiệu.

Một ý nghĩ chợt lóe nơi đầu Cuồng Huệ. Y rảo bước tới cạnh chiếc kiệu, giơ tay vén rèm, hỏi:

-Cô nương không nhận được ra tôi sao? Tôi là… người cùng đi thỉnh Kinh với nhị sư huynh Thạch Sanh đây mà..

Thiếu nữ im lặng giây lát, rồi… chỉ lắc đầu…. Y lại nói:

-Tôi tên là Cuồng Huệ. Không biết cô nương có thể cho biết phương danh được không?

Câu trả lời ngập ngừng… và khế giọng:

-Tên tôi là… “con-múa rối”.

Bỗng có tiếng từ cỗ kiệu kia:

-Muội muội chớ nên nói chuyện với những người lạ mặt, chưa quen biết…

-Nhưng tỷ tỷ ơi! Người này trong… hiền lành hòa nhã, ăn nói lịch sự lắm…

Người nữ kia phá lên cười:

-Muội muội chớ nên tin ở bộ mặt hòa nhã lịch sự. Bộ dạng càng hòa nhã bao nhiêu, tâm địa lại càng hiểm độc ngần ấy… Ăn nói thì lịch sự, nhưng trong bụng chỉ nghĩ toàn phóng chưởng đập chết người…

-Thật vậy sao tỷ tỷ? Neu vậy, muội muội không dám mới chuyện nữa… Nhưng chúng ta có làm gì đâu mà có người muốn phóng chưởng…

Vừa nói, vừa xua tay lia lịa về phía Cuồng Huệ… Y đành lùi bước đi theo sau. ***

Đi lần tới một bãi đất khá rộng, nhiều cây um tùm nhưng sáng rực đèn treo ở các nhành cây, hai cỗ kiệu bỗng dừng lại. Nơi đây có cất bằng gỗ sơ sài một chiếc quán khá lớn, có đề biển: “Lạc Ảnh Quán”, trước sân đặt một ít bàn ghế lơ thơ. Ngay trước mặt quán, một chiếc bục gỗ lớn tương tự như chiếc sân khấu, bên cạnh là một tấm bảng có dán tờ cáo thị, viết chữ chi chít nét chữ viết như rồng bay phượng múa… Một giọng oang oang cất lên:

-Hay quá ta, lại quá ta!… Chiêu phu hội., họ mở Chiêu phu hội… để kén chồng. Nhưng không biết chủ nhân là ai vậy…? Chẳng thấy chủ nhân đâu cả, từ hồi chiều tới giờ… A ha, chắc chủ nhân đây rồi…

Họ chạy ùa lại chỗ 2 người thiếu nữ đương xuống kiệu. Đương cười nói ồn ào như vậy, nhưng khi nhìn thấy phong tư thanh lịch cùng xiêm y sang trọng của 2 người, họ bỗng khựng lại, im lặng trố mắt đứng nhìn, không thốt nên lời… Giây lâu, một gã cần ông ăn bạn diêm dúa, bước tới, cúi chào, cất tiếng:

-Dám hỏi… Đây chắc là vị nữ chủ nhân của Lạc Ảnh Quán?

Nữ Kha La Đô nhoẻn cười:

-Đích thị… là tiện nữ…

-Dám hỏi… bản cáo thị kia… chắc là do tay nữ chủ nhân…

Tiếng khanh khách trả lời:

-Dĩ nhiên là do tay tiện nữ cho dán… Không lễ tiện nữ là chủ nhân của quán mà lại có người khác tới dán cáo thị hay sao?… Quý vị lầu thông chữ nghĩa chắc đã đọc rõ ngọn ngành nội vụ rồi… Nhưng thảng hoặc có vị nào chưa đọc, hoặc ở phương xa tới nên không đọc nổi chữ nghĩa xứ Tây Trúc này, thì tiện đây, tiện nữ xin lớn tiếng đọc để cùng nghe:

“Lạc Ảnh Quán sẽ chỉ mở cửa vào ngày cuối của Đại hội Thánh Mẫu, tức là ngày 29 tháng 3. Và vào đúng giờ Thìn (9 giờ sáng) hôm đó, sẽ mở CHIÊU PHU HỘI cho Con Múa Rối. Quí vị nào có thịnh tình cũng ngẫu hứng muốn ứng tuyển, sẽ còn năm ngày để chuẩn bị. Xin chuẩn bị kỹ càng…

Điều kiện ứng tuyến gồm cả văn lẫn võ. Những chi tiết sẽ được công bố ngày hôm đó. Kính chúc quý vị mà đáo công thành…

Nữ chủ nhân kính bạch… ”

Y thị vừa lớn tiếng đọc, và liếc nhìn về phía Cuồng Huệ đương đứng gần đó.

Bỗng có tiếng cười khà khà cất lên… Nhìn ra là một gã hán tử cao lớn có bộ ria cong, nét mặt vừa trai lơ vừa quỷ quyệt. Ăn bận một chiếc áo dài bằng lụa đỏ tím, một chiếc áo choàng đen, đầu đội một chiếc khăn tổ bố có gắn một viên kim cương lấp lánh. Tay trái cầm một hòn sắt tròn to bằng trái bưởi, tay kia cầm chiếc quạt lông phe phẩy. Thỉnh thoảng gã lại tung hòn sắt cao lên trời rồi lại nhẹ nhàng giơ tay hứng lấy… Lúc này, gã rễ đám người mỗi lúc mỗi đông, tiến tới trước mặt nữ chủ nhân, vừa nói:

-Hay lắm… đúng lắm… Điều kiện ứng tuyển gồm cả văn lẫn võ… Ha., ha… Đã là người ngọc nữ thì nhất định phải treo cao giá ngọc rồi… Nhưng tại hạ chỉ thắc mắc… không hiểu người ngọc nữ ấy, “người-múa-rối” là người nào, là nữ chủ nhân… hay là (gã chỉ tay về người nữ Mỵ-Ê).

-Là… một trong 2 tiện nữ…

Gã kia ngắm nhìn giây lâu, gật gù:

-Hay lắm… Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười… nữ chủ nhân chưa muốn nói rõ, lại càng hay lắm… Tiện đây, tại hạ xin tự giới thiệu: tại hạ vốn sinh trưởng ở cửa Tây Môn này, hỗn danh là Tây Môn Vô Mục, và biệt danh là Tây Thiết Thủ… Ha ha… Không ngờ nhị vị cô nương lại… quang lâm tới đây để mở…

Đám đông nổi tiếng xì xào:

-Tây Môn Thiết Thủ… Tây Môn Song Bút….

Nữ chủ nhân cong đôi mày nguyệt

-Tây Môn Song Bút?

Gã kia cười đắc ý.

-Tại hạ đã muốn bỏ bớt một biệt danh, không ngờ lại có kẻ lẻo mép nhắc tới, làm rườm tai nữ chủ nhân… Nhưng không rõ tại hạ có đủ phước đức để được nghe phương danh của nữ chủ nhân… Nàng kia bưng miệng cười:

-Quan nhân là bậc đại nhân, nhiều đức tính khiêm cung nên dĩ nhiên có thừa phước đức… Chỉ e tiện danh chẳng có gì xung ra mà thôi… Xin quan nhân cứ gọi là… chủ nhân … của Lạc Ảnh Quán là được rồi…

Gã kia bỗng hỏi:

-Nhưng… trong hai vị… vị nào là văn và vị nào là võ…

-Quan nhân hoài nghi điều này phải lắm… Nhưng chính bọn tiểu nữ cũng chưa bàn bạc kỹ càng… Chỉ xin khất tới ngày đó sẽ tuyên bố rõ ràng…

Gã kia căn vặn:

-Điều kiện chỉ là văn và võ… Ngoài ra… thế cỏn vụ dung mạo, xấu hay đẹp… thì sao?

Nàng kia thở dài, giọng nghiêm trang:

-Điều kiện chỉ là vậy, chỉ có vậy… Ngoài ra, về chuyện dung mạo… tiện nữ không dám nghĩ tới, vì… có lẽ mọi việc đều do cơ duyên đưa đẩy…

Bỗng trong đám đông, có giọng nói lè nhè:

-Hi, hi… Bản cáo thị này… có., câu. Kém quá, không thông… suốt nhân… tình..thế… cố…

Mấy người lao xao cũng hỏi:

-Đâu nào? Câu nào?… Cái gì mà nhân tình thế cố với cố thế nhân tình…

Vẫn lè nhè:

-Cái câu đó đó. Cái câu: “Kính chúc quý vị mã đáo công thành”…

-?!

-Nói như vậy… là lù mù… là rắc rối lôi thôi. Vì đó là một câu chúc phúc, chúc mọi người đều mã cáo công thành. Nếu mọi người đều công thành cả, thì làm sao? Hoặc ngộ lỡ có hai, ba người cùng mã đáo công thành thì ra sao? VỊ tiểu cô nương múa rối sẽ lấy ai?… hoặc chỉ có một người thắng cuộc, nhimg lại nhất định không chịu lấy cô múa rối thì sao? Hoặc là người thắng cuộc… lại cũng là một tiểu cô nương xinh xắn thì sao?… Bởi vậy, nên câu văn chúc tụng đó quả đúng là hồ-đồ…

Nhiều người xúm lại mắng mỏ:

-Thôi, im miệng đi… đừng có phá đám., chính anh mới thực là hồ đồ… Làm gì có chuyện như vậy xảy ra được…

Mỗi người nhiếc móc một câu. Nhưng gã kia chỉ đứng nhăn răng cười..Gã ăn bận xuềnh xoàng, nhưng nhìn kỹ thấy gã có đeo ở cổ sợi-dây-truyền-thống của giòng Phạm Chí. Thì ra gã là một Bà La Môn người gầy gò tiều tụy, nhưng có mái tóc rậm cứng dơ tỏa ra chung quanh chiếc đầu to, tương tự như chiếc mũ hay chiếc loa. Gã nhe hàm răng trắng ởn cười xòa, mặc kệ lời mắng nhiếc..

Giữa lúc đám đông xôn xao, vị nữ chủ nhân của Lạc Ảnh Quán đã lẹ tay kéo người nữ kia, cả hai chui vào trong quán, khóa cửa kín mít…

Đám người tiếp tục bàn tán xôn xao. Chắn còn bàn tán tới 29 tháng 3… Riêng Cuồng Huệ đã bỏ đi, tới một bụi cây um tùm, lắc mình bay lên thinh không, trở về chỗ bọn Thạch Sanh đang nghỉ chân chờ đợi…

Lúc đó, trời đã tang tảng sáng… Thấy Cuồng Huệ đi tới, mọi người đều xúm xít han hỏi. Y thong thả kể lại đầu đuôi sự việc, rồi nói:

-Tiểu đệ chắc rằng tên nữ Khuất La Đô cùng vị cô nương giống hệt Mỵ-Ê kia sẽ không lánh mặt đâu. Và sẽ ở đó ngày 29 tháng 3 này… Vậy cần kíp là chúng ta đi ngay tới đó…

Bát La Hoa nói:

-Từ đây tới đó còn năm ngày và non hai trăm dặm đường. Vậy chúng ta phải lên đường ngay… (khấp khởi) Vụ này… coi mòi náo nhiệt… và có thể rằng… Lão Hồ Tử cùng vị Ni Cô sẽ có mặt cũng nên..

Thế là họ rộn rã lên đường. Riêng Càn Thát Bà lộ vẻ bần thần, không cao hứng mấy. Có lẽ hắn hơi khóp phải chạm trán với tên Khuất La Đô nay lại biến thành con gái. Song hắn cũng chẳng nói gì…

Họ đi mải miết tới chiều tối ngày 28 thì tới thành Hoa Thị, rồi mò tới khu đại hội. Đại hội vẫn tưng bừng, và khi tới Lạc Ảnh Quán, đám người tụ tập lại đông đúc náo nhiệt gấp bội… Đèn nến sáng trưng, và chắc rằng nhiều đèn nến mới đã được đốt thêm. Đám người lố nhố vây chung quanh bãi đất rộng, kẻ đứng người ngồi, có kẻ trải chiếu hoặc vải nằm lăn dưới đất ngủ khì khi, cũng có kẻ trèo lên cây ngồi… Ngày hôm sau mới mở Chiêu phu hội, song những kẻ hiếu kỳ đã tới trước giữ chỗ chiêm khán… Tuy đông người, nhưng vẫn có trật tự, và lối đi vào quán không bị bít nghẹt… Bọn Thạch Sanh lững thững đi vào. Cuồng Huệ đưa mắt nhìn, thấy hai cánh cửa quán vẫn đóng im ỉm.. Bỗng một người ăn mặc áo nẹp theo lối gia nhân, tiến tới trước Cuồng Huệ, vòng tay xá dài:

-Quý vị khách quan… chắc từ phương xa tới dự khán Chiêu phu hội. Xin cung thỉnh…

Rồi gã qua tay chỉ về phía sân quán… Cuồng Huệ hỏi:

-Tôn Ông… là ai vậy? Là người của nữ chủ…

-Tiểu nhân là bộ thuộc của Tây Môn đại quan nhân…

Vừa nói, gã vừa chỉ tay một bóng dáng to lớn đứng sừng sững trước sân, nét mặt oai nghiêm. Đó chính là Tây Môn Vô Mục, tay vẫn cầm trái cầu sắt, lưng đeo đôi song bút, đi đi lại lại giữa sân, thỉnh thoảng ngồi thụp xuống chiếc ghế bành lớn phủ tấm da hổ… Thì ra gã đã phái một số thuộc hạ tới giữ trật tự cho quán: những kẻ hiếu kỳ hoặc ăn bận tầm thường đều bị dồn ra bãi đất rộng, và trong sân là những người có mặt mũi hoặc ăn bận sang trọng và có thể là ứng viên trong cái hội kỳ khu này…

Bọn Thạch Sanh đi lần vào sân. Noi đây, có chừng hơn trăm người lố nhố, hoặc đứng hoặc ngồi, một số là vương tôn công tử, lác đác dăm bảy người Bà La Môn mặc áo dài lụa trắng, nơi cổ đeo sợi dây đỏ của giỏng Phạm Chí, xem lẫn một số bộ mặt tứ chiếng giang hồ… Kẻ thì mang râu xồm xoàm, kẻ cằm cạo nhắn bóng, phần đông đều đeo chiếc khăn tổ bố có gắn ngọc hay thủy tinh lấp lánh… Tây Môn Vô Mục ngồi trên ghế bành, nét mặt lạnh lùng, đảo đôi mắt sắc, lần lượt nhìn từng người, ý chừng đánh giá các địch thủ.. Gã nhìn bọn Thạch Sanh rất lâu, rồi khẽ gật đầu chào Cuồng Huệ. Chắc gã đã nhận ra Cuồng Huệ

Bọn Thạch Sanh kéo tới chỗ góc sân, có hai phiến đá lớn. Thạch Sanh ngồi xuống một phiến đá, mắt vẫn nhắm hờ, tay lần tràng hạt, thầm niệm câu Phật hiệu… Nhiều kẻ quay nhìn chàng, không hiểu ông thầy chùa tới đây làm gì? Một kẻ bưng miệng cười khúc khích… Lúc này, Càn Thát Bà cũng giương mắt hấp háy nhìn chung quanh… Bỗng một bàn tay gầy gò giựt giựt chéo áo Bát La Hoa đang đứng bên Cuồng Huệ một tay ôm chiếc mõ, một tay bế con hươu nhỏ… Bát La Hoa cùng Cuồng Huệ đều cúi xuống nhìn, thì thấy bên bụi cây góc sân là một gã Bà La Môn nhỏ thó đương ngồi. Cuồng Huệ nhận ngay ra là gã Bà La Môn có mái tóc xòe như chiếc loa, và hôm trước gã đã lên tiếng chê bai câu: “Mã đáo công thành”.

Lúc này, gã ngồi nín thinh, đôi mắt nhìn vào bàn tay trái đặt trên đầu gối, tay phải chia ra giựt chéo áo Bát La Hoa… Thấy Bát La Hoa cúi nhìn gã hếch miệng nheo mắt, rồi tay chỉ chỉ về phía hai cánh cửa quán vẫn đóng im ỉm. Rồi gã lại cúi xuống nhìn bàn tay trái… Bát La Hoa chẳng hiểu rõ gã định bảo gì, nhưng cũng gật đầu mỉm cười ra chiều thân thiện.

Cuồng Huệ ngạc nhiên nhìn bàn tay trái gã: người gầy guộc nhỏ thó, nhưng bàn tay lại xương xẩu khá to lớn. Và lạ thay! với đầu ngón cái của tay trái, chiếc móng tay lại-như-lấp-lánh-hào-quang… Y nhìn kỹ, thấy gã có đôi mắt sâu hoắm ẩn dưới hàng mi xụp, đôi má hóp, và lỗ mũi lại thỏ ra mấy sợi lông dài lơ thơ. Y thầm nghĩ tay này dị kỳ, nên săm soi lần hào quang trên đảnh đầu gã…

Đầu gã quả có hào quang, nhưng khốn nỗi, mái tóc rậm rì bù xù như cái loa lại phủ kín cả đầu lẫn 2 tai. Nên vầng hào quang như mờ mịt loạn xà ngầu… chẳng có hình thù hoặc màu sắc gì nhất định, đôi khi phụt ra những tia li ti đỏ, có lúc lại tia xanh hay vàng, có lúc như bốc lên rồi lại đi ngang đi dọc loạn xạ… Cuồng Huệ không nhìn ra, phân vân không hiểu gã thuộc phe hắc hay bạch, và bản lãnh ra sao?!

Bỗng nghe tiếng Càn Thát Bà reo lên:

-ơ hơ… Nó kia kìa., kia kìa…

Mấy người nhìn về phía hắn chỉ tay. Thấy ở góc sân bên kia là… Trảm Tứ Cú đương ngồi phệt ủ rũ dưới đất, bên cạnh là một gã Bà La Môn to béo, đầu trọc, ăn bận sang trọng, đang đứng cười khà khà…

Nay cần nói ít lời về Trảm Tứ Cú cùng gã Bà La Môn. Gã này thường tự xưng là Ma Nạp Đại Bà La Môn… Bất-khả-bất cấu Ma Nạp Đại Bà La Môn… (Người Tây Trúc ưa thích những cái tên dài loằng ngoằng như con giun, con rắn hoặc con rồng… càng dài bao nhiêu càng oai vệ bấy nhiêu…)

Khi Trảm Tứ Cú nôn ra một ọc nước và tỉnh dậy trên bờ cát sông Hằng, cảnh tượng đầu tiên gã nhìn thấy là một bóng người to lớn, mặc màu vàng vàng, ngồi lù lù trên phiến đá trước mặt gã… Gã định thần nhìn giây lâu thì nhận ra ngay gã kia, mặc dầu y phục có đổi khác. Tức là gã Bà La Môn trước kia, một đêm đã tới trú chân nơi đền gã và cho gã đọc một khúc cuốn Bí pháp. Vì gã không sao quên được bộ mặt cùng giọng cười đó….

Lúc này, gã ăn bận sang trọng hơn, bụng cũng phê hơn. Mặc một chiếc áo lụa cũ, nhuộm màu vàng nghệ, đi giầy da, ngồi trên phiến đá, tay cầm một cây gậy dài… Nhưng nhìn kỹ thì không phải là cây gậy, mà một cây mía lớn. Gã ngồi chờ Trảm Tứ Cú tỉnh dậy, bẻ một khúc mía cắn nhai rau ráu…

Thấy Trảm Tứ Cú hồi tỉnh, gã khệnh khạng bước tới:

-Thế nào, sãi chủ?… Sãi chủ nhận ra ta chứ? Tại sao sãi chủ lại lang thang đến nông nỗi này… Nếu ta mà không hứng bơi thuyền đi chơi sông thì sãi chủ đã xuống chầu vua Thập điện rồi còn gì… Hi hi… Còn đâu là sãi chủ… Đen miếu để lại cho ai? Và… những liền bà con gái của thế gian này, thì để lại cho ai… cho ai đây?

Gã vừa nói vừa cười. Trảm Tứ Cú vẫn lặng thinh ra chiều mê mệt. Bụng gã phân vân, vừa tức tối, vừa như vui mừng gặp lại gã kia… Nên gã nằm im. Gã kia lại hỏi:

-Thế nào, chưa tỉnh hả?

Rồi gã bỗng co chân đã thốc vào cạnh sườn Trảm Tứ Cú một đá khá mạnh. Khiến Trảm Tứ Cứ lại môn thốc mấy ọc nước nữa. Gã đã tỉnh hơn trước nhưng cảm thấy nơi cạnh sườn khá đau, nên bực tức vẫn nằm im, Gã kia chế riễu:

-Sãi chủ gì mà yếu thế, yếu xìu… Kinh sách chẳng hiểu có thông suốt không, nhưng về phương thuật… thì hà hà… yếu quá, kém quá..

Trảm Tứ Cú đâm cáu, văng tục

-Câm miệng đi, đừng cười nữa… Có chó gì đâu mà cười hoài…

Gã kia cười rũ hơn:

-Chính thị… Chính vì chẳng có chó gì… nên ta mới muốn cười… Chứ nếu có chó gì, thì ta lại chẳng muốn cười… Nhưng thôi, ngươi chớ có nổi quạu nổi quạu nó hại cho cái tướng hoả ở gan lắm, nó bốc lên bừng bừng, chạy ngang chạy dọc làm rối loạn cả kinh mạch… Hùm… về phương thuật, quả thực ngươi yếu quá, kém quá… Ta phải giúp ngươi một tay mới được…

Vừa nói, vừa giơ ngón tay trỏ cứng như chiếc đũa, thoăn thoắt điểm mạnh vào mấy huyệt nơi bụng nơi ngực, rồi sau cùng, điểm nơi đầu gối và chân Trảm Tứ Cú… Vừa điểm, vừa nói:

-Đấy đấy… rồi người phải học lấy một ít phương thuật mới được… Ta vừa mới điểm cho người mấy yếu huyệt đó… Huyệt thiên chung ở trước ngực này, giữa hai vú, huyệt Khí hải ở dưới rốn này, huyệt Quan nguyên ở dưới huyệt Khí hải này… rồi đến huyệt Túc tam lý dưới đầu gối, huyệt Tam âm giao gần mắt cá… rồi huyệt Dũng tuyền ở gan bàn chân… Nhớ lấy, nhớ lấy… Sao, người có khá hơn không?

Trảm Tứ Cú quả có thấy tỉnh táo khỏe khoắn hơn thực Nhưng khốn nỗi, sinh lực trong người tăng lên, thì cơm lửa dục lại bừng bừng trỗi dậy… Gá nhăn nhó, giơ tay chỉ và bụng dưới:

-Khá hơn, khỏe hơn… nhưng nhộn nhạo khó chịu lắm…

Lão kia trợn mắt nhăn mặt… rồi vụt thò bàn tay lông lá vào củ soát bụng dưới Trảm Tứ Cú. Lão nắn nắn sờ mó một hồi, bỗng rút tay, kêu rống:

-Hỏng, hỏng to… Thằng sãi nhãi con thực là hỏng… Người đã làm gì đến đỗi…

Thấy gã kia giương mắt nhìn, lão giảng giải

-Này nhé, nơi bụng dưới của ngươi thì nóng như nồi nước sôi, chỗ xương cụt của người cũng nóng như hòn than, chỗ phía Xung mạch tiếp giáp với mạch Đốc có những đợt lửa phừng phừng… Hỡi ôi! Kinh kỳ bát mạch rối nhem… Hỏng… người đã làm gì vậy?

Trảm Tứ Cú lắc đầu:

-Nhưng tôi… có làm gì đầu!

– Lại còn leo lẻo muốn chối nữa… (Lão đập tay vào bụng dưới Trảm Tứ Cú) Thế cỏn cái này là gì đây? Tại sao lúc ta sờ tay vào… cái của quý của ngươi nó lại cứng như sắt nguội… tại sao?

– Tôi đâu có biết… Tôi đâu có muốn nó cứng..

Lão nhìn vào tròng mắt gã:

-Ngươi không qua mặt ta được đâu… Người đã lén tập luyện Hỏa Xà bí pháp của ta phải không? Nói đi…

Im lặng. Lão kia liền nhổ toẹt một bãi nước bọt, rồi vò đầu than:

-Thôi đúng rồi… đúng là người tu lén. Tu mà chẳng chịu làm lễ bái sư. Ngươi tuy là Sãi chủ có tiếng lầu thông kinh sách, nhưng rút lại cũng chỉ là một tên kiêu căng ngu xuẩn. Thôi thôi, nói đi nói lại, chung quy cũng là lỗi tại ta. Vì ta đã khờ khạo cho một kẻ bất xứng coi cuốn sách quý. Rồi di lụy cho người… Hãy nghe kỹ đây. Ta là một

kẻ đi không đổi tên, nằm không đổi họ. Tên ta là Ma Nạp Bà La Môn, ngoại hiệu là Bất Khả Bất Cấu. Ngươi hiểu không: Bất Khả Bất cấu, nghĩa là không thể không cấu uế được… Ôi chao… bốn chữ ấy, nghĩa nó cao thâm vòng vèo thăm thẳm, và cái thế gian này, không phải là đứa nào cũng có thể học đỏi làm bất-khả-bất-cấu được đâu nhé… Học đòi mở lồng cho con Hỏa Xà xổng ra, để rồi chăn dắt nó, khiến nó đỡ chạy bậy… Đến như ta đây mà còn nhiều lúc khốn đốn với nó… Không có thầy là không được đầu nhé, nghe chưa…

Lão nói một hồi tung cả bọt mép, rồi thở dài thườn thượt… Rồi ta sẽ tìm cách cho người ra khỏi cơn tuyệt lộ này… (Lão bỗng lục trong chiếc bị to, lôi ra mấy trái chuối, quang cho Trảm Tứ Cú) Thôi ăn đi, rồi sẽ tính..

Lão cũng lôi ra một trái xoài to, đưa lên miệng nhom nhoàm. Ăn xong, khệnh khạng đứng đứng lên, vẫy tay nói:

-Bọn mình đi…

-…Đi đâu bây giờ.

– Đi tới chỗ đến. Hoặc đi tới chỗ thâm sơn cùng cốc, hoặc là đi tới chỗ phố thị có nhiều liền bà con gái., cái có còn tùy… tùy theo cơn diễn biến của vụ bế tắc của nhà người.

Thế rồi 2 gã lầm lũi bước trên bãi cát, dọc theo sông Hằng.

Vừa đi vừa rì rào trỏ chuyện. Nhưng phần lớn là tiếng lão nói, còn gã kia chỉ nhát gừng… Lão căn vặn kỹ càng về diễn trình tu luyện của gã, có lúc gật gù tán đồng nhiều lúc lớn tiếng chê trách… Khi nghe gã kể về tư thế ngồi và tư thế chìa khóa đặt gót chân phải để khóa kín hậu môn, thì lão gật gù ra chiều tán đồng. Nhưng khi gã kể với sự xuất hiện của vòng hào quang đỏ sẫm cũng khuôn mặt người thiếu phụ có đôi nhũ hoa căng phồng đầy sữa, lão bỗng chặc lưỡi, la lớn:

-Hỏng… Thế này thì đúng là hỏng. Tại sao người lại cứ bị ám ảnh hoài bởi đôi vú của một đứa con gái bán sữa như vậy? Người không dứt được ra hay sao?

Gã kia lúc lắc

-Thì tôi đâu có biết. Tôi không có nghĩ đến, nhưng nó cứ hiện ra… Có khi nghiệp báo của tôi…

– Hùm…nghiệp báo… nhưng cái này thì mông lung lắm…

Lão phân vân nghĩ ngợi. Rồi bỗng hỏi:

-Thế trong lúc đó, tâm thức người có nghĩ được cách gì đối phó không?

Gã kia im lặng lắc đầu, ra chiều bất lực… Lão vốn là một tay giang hồ vong mạng, chưa hiểu bản lãnh tụ tập ra sao, nhưng chắc là chưa đủ nhãn-lực để nhìn thấy rằng gã đã bị con quỷ Phụ Dịch đuổi theo ám ảnh. Nhưng bản tính táo tợn quả quyết, lão hay lớn tiếng át giọng kẻ khác. Nên lão cười hăng hắc, nói giọng quyết đoán:

-Đúng rồi, ngươi hỏng là ở chỗ đó… Đáng lẽ lúc đó, người phải nhiếp tâm cầu nguyện Thánh Mầu Kali vào quán chiếu rằng người thiếu phụ ấy… chính là Thánh Mầu hiện thân đó…

-Đâu được… Nghĩ vậy là phạm thượng…

-Ha, ha… ngươi khờ quá, dốt quá! Thế mà cũng đòi làm sãi chủ lầu thông kinh sách… Như thế là ta đã chẩn và định bệnh cho ngươi rồi đó. Người cứ làm như vậy đi, thử xem sao?

Lão trầm ngâm giây lâu, nói tiếp:

-Ta cũng thấy lo ngại cho ngươi, vì xem chừng cơn tẩu hỏa nhập ma này khá nặng… Dương căn cứ cứng như sắt nguội, chẳng chịu rũ xuống… Hùm, thông thường thì những kẻ tu theo bí-pháp này, nếu thấy được hoa-chỉ-thiên thì là thượng phẩm tốt, hoặc là thấy hoa-chỉ-địa thì là trung phẩm tốt. Còn như nếu hoa cứ chỉ ngang… thì là lâm nạn… lâm đại nạn…

-?!

-Ngươi không hiểu sao? Hoa chỉ thiên tức là dương căn của người vùng lên rất mạnh, chỉ thẳng lên trời tấp vào phía rốn. Đó là điềm tất cả lửa tình dục đã chui vào con đường sạn đạo của xương sống để thăng hoa lên bộ đầu… Còn như hoa chỉ địa là dương căn rũ xuống mềm mại, tức là lửa dục không hoành hành ở hai luân xa phía dưới bụng, và đang tìm đường nhập và sạn đạo, nên là tốt thứ nhì… Còn như nếu chỉ rất cứng và chỉ ngang, thì tức là tinh khí đã tụ lại, kéo vào dương căn, và chỉ muốn tìm đường thất thoát như một kẻ phàm phu thôi… Ôi chao! hai cực độ thì rất tốt., nhưng khúc giữa thì rất hỏng, hiểu chưa…?

Vừa đi vừa tra vấn hồi lâu, thì trời tối xẫm… Họ đã rời bờ cát sông Hằng, tới một miền có giẫy núi đá… Ma Nạp xem chừng quen thuộc vùng này, nên lão đi thẳng tới một chiếc hang đá nhỏ, quay lại nói:

-Chỗ này vắng vẻ lại yên ổn. Người có thể ở vài ngày chữa bệnh xem sao. Rồi lão lom khom chui vào, đặt phịch chiếc tay nải to lớn, bên trong đựng xoài và lương thực. Trảm Tứ Cứ theo chân…

Đêm đó, gã ngồi tu tập theo lối chỉ dẫn của lão Ma Nạp Bà La Môn.

Lão căn dặn rằng: khi hạ thủ công phu, Trảm Tứ Cú cần xử dụng thêm một tư thế chìa-khóa nữa là phải uốn cong chiếc lưỡi, cố ráng đưa đầu lưỡi vào cổ họng, xuống được càng sâu càng tốt. Vì đầu lưỡi vốn là cơ quan chi phối con đường tâm-lực và khí lực. Nên uốn càng cong bao nhiêu thì vòng tiểu chu thiên khí-lực càng khép kín ngần ấy, và sẽ đẩy con Rắn thần đột nhập con đường sạn đạo… Rồi trong khi tu tập, nếu thấy hình ảnh người thiếu phụ ở trần hiện ra trong vỏng hào quang đỏ sẫm, Trảm Tứ Cú cần phải nhiếp tâm cầu nguyện Thánh Mầu Kali, và quán chiếu hình ảnh đó như sự hiện thân của Thánh Mau… Như vậy, ngọn lửa dục sẽ được hóa giải lần lần…

Giọng lão nghe quả quyết và lạc quan lắm. Nhung nếu lúc này, lão mở được một chút thiên nhãn mà nhìn thì sẽ thấy con quỷ phụ dịch đương lăng xăng lái xái, giáng điệu hối hả, nhảy múa trên người Trảm Tứ Cú. Chiếc đuôi dài không ngớt quét phía sau lưng gã, nơi huyệt mệnh môn, hai tay vỗ nơi bụng dưới, miệng kêu chít chít: phụ dịch, phụ dịch…

Cho nên, tới lúc ngồi hạ thủ công phu, gã giống như một kẻ làm mồi cho ma lực, không còn tự chủ được nữa… Ma Nạp lăm lăm ngồi nhìn, thấy gã bậm môi trợn mắt, cố gắng thiền quán và uốn cong chiếc lưỡi đưa sâu vào cổ họng… Ngọn lửa dục lại phừng phừng nơi bụng dưới. Gã cố uốn cong chiếc lưỡi hơn nữa cơ hồ như muốn gẫy lưỡi… nhưng con Rắn lửa hình như vẫn chẳng muốn đi lên chút nào. Mà chỉ hoành hành đi xuống, muốn nhập sâu vào sanh tử huyền môn… Gã bàng hoàng giựt mình khi thấy hình ảnh đứa con gái lại hiện ra trong vòng hào quang đỏ, lần này không có một mảnh sarees che thân… Gã vội bậm môi niệm thầm: “Kali, Kali… Ram, Ram…” và cố quán chiếu, muốn tìm trên khuôn mặt đó những đường nét của Thánh Mầu mà gã thường nhìn trên bức tượng trong đền của gã…

Nhưng bỗng nhiên ơ kìa… đứa con gái chẳng thấy biến đi gì hết… Trái lại, lại nhoẻn miệng mỉm cười, như chiêu dụ như trên chọc, rồi bỗng tấp lại gần gã, giơ một ngón tay mềm như mỡ đọng, điểm vào chỗ huyệt Quan nguyên nơi bụng dưới gã… Gã bỗng thấy toàn thân run lên bần bật như có luồng điện giật, hai mắt trợn trừng và hai con người đảo tròn… rồi cả chiếc thân to béo chợt nhảy văng lên như con ếch nhảy. Đầu gã đập vào vách đá, rồi thân hình ngã xoài xuống đất, bất tỉnh, tinh khí chảy đầy trong chiếc khố vải thô…

Ma Nạp tuy là tay vong mạng, lúc này cũng ngạc nhiên không ít. Lão lẩm bẩm: “Oan gia! Thực oan gia”, rón rén tới gần, thò tay sờ mó vào mình mẩy gã. Thấy người rất nóng, trái tim còn đập nhưng nhịp rất hỗn loạn. Lão nhẹ điểm vào mấy huyệt nơi ngực gã, rồi đặt gã nằm dài trên đất, trong tư thế thoải mái. Tay lão bỗng đụng chiếc khố ướt đẫm của gã, lẩm bẩm: “Thất thoát hết rồi… còn gì để thăng hoa nữa… Thằng sãi nhãi này, cũng giống ta thôi… cũng là một thứ bất-khả-bất-cấu.”

Lão bật một tiếng cười khô ngắn. Rồi ngả lưng nằm lăn khoèo ra đất, trên đồng cỏ khô… Chỉ mấy giây sau, lão ngáy khỏ khỏ…

Sáng sau, khi lão mở mắt, ánh sáng mặt trời đã chiếu chói nơi cửa hang.

Lão lồm cồm nheo mắt, thấy Trảm Tứ Cú đã ngồi tựa lưng nơi cửa hang. Làn da gã nhợt nhạt, đôi má đã xị lại xị thêm nhưng đôi mắt tỉnh táo hơn hồi hôm… Gã thấy trong người có vẻ nhẹ nhõm, nên ra ngồi đó, vươn vai thoải mái.. Nhưng khi bàn tay gã hạ xuống, chạm phải chỗ chân vách đá có mọc hàng rêu lún phún, gã lại chợt thấy rùng mình, tưởng như da thịt đàn bà. Chỉ một tâm tưởng mong manh vậy thôi, mà bụng dưới lại nhộn nhạo, lửa dục lại phừng phừng. Chắc là con quỷ Phụ dịch không chịu buông tha… Nên gã sợ hãi ngồi nín khe, không dám cử động tay chân…

Lão kia lom khom tới gần, nhìn lom lom vào gã. Rồi hỏi:

-Thế nào, không xong hả?

Im lặng. Lão nói:

-Tình trạng vẫn vậy hả?… Nhưng phải có ý chí mới được. Cuộc đời không bao giờ là tận cùng đâu. Không bao giờ hết phương cách cả. Còn có nhiều phương cách khác…

-Thôi ta đi…

-!?

– Đi tới một phố thị, một nơi nào có nhiều liền bà con gái… Để thi thố một phương cách khác…

Thế là hai gã dắt nhau đi, cơ duyên run rủi thế nào lại lần mò tới thành Hoa thị. Rồi tới Lạc Ảnh quán, cũng như bọn Thạch Sanh gồm bốn người cùng với một con hươu nhỏ.