TRANG TÔN KINH
HUYỀN HOẶC
TẬP III
Tịnh Liên Nghiêm Xuân Hồng

 

HỒI XXVI

Họ đi lần lần nay đã sắp tới thành Hoa thị của miền trung Tây Trúc. Chỉ còn chừng vài ngày đường nữa. Nay đã sang tiết tháng ba, mặt trời khá gay gắt, nên họ thường nghỉ chân sớm.

Lúc này, trong khi Cuồng Huệ cùng Thạch Sanh đương rộn ràng buộc lên những đỉnh cao của tâm thức thênh thang tự tại, thì trong bọn bốn người, có lễ Bát La Hoa là người ung dung thoải mái hơn cả. Thoải mái một cách đơn sơ bình dị, như một kẻ mãn nguyện với hiện tình.

Kể cũng lạ thay cho sự thay đổi trong tâm tình con người, một khi gặp cơ duyên chín mùi… Gã vốn xuất thân là một tay công tử bột, sống trong hoàn cảnh sung túc, việc gì cũng chỉ sai bọn gia nhân làm, chẳng bao giờ thèm mó tay vào công việc lặt vặt. Thì nay, mọi việc lặt vặt đều đến tay gã cả. Nào là các chuông mõ, rồi thỉnh chuông, dọn dẹp hành lý, dọn phần ăn hoặc là đun ấm nước suối pha trà…, lại kiêm thêm việc nuôi nấng con hươu nhỏ. Gã làm mọi việc đó mà vẫn thấy rảnh rang thoải mái. Có lễ tại trong lòng gã chẳng có sự mong cầu gì cấp thiết thôi thúc… Đành rằng gã rất mong được gặp mặt vị Ni Cô vì Ni Cô có thể là Quỳnh Nhi. Xong niềm ước vọng này, gã cũng cảm thấy nhẹ nhàng man mác, không cuồng say cấp bách. Hình như việc được đi chung với Thạch Sanh và hai người kia, gã đã thấy là mãn nguyện rồi, chẳng mong mỏi gì nhiều nữa. Đôi khi, gã lắng nghe giọng nói kỳ diệu của Thạch Sanh, bắt gặp những âm-giai biến hóa kỳ lạ như xưa kia, ở bến Hương Bình, gã nghe tiếng hát cùng giọng nói của Quỳnh Nhi…

Nên tự nhiên, gã trở thành say mê thỉnh chuông. Và mỗi lần thỉnh chuông giữa buổi chiều chạng vạng, gã như kẻ xuất thần, chú tâm muốn làm phát hiện lên những âm thanh có sức biến hóa kỳ diệu…

Một lần, khi gã thỉnh xong 108 tiếng chuông và đương cất chiếc dùi vào bọc, Thạch Sanh bỗng nói:

-Không biết trong khi thỉnh chuông, hiền đệ có tâm nguyện điều gì không?

Bát La Hoa ngẩn người giây lâu, rồi nói:

-Tiểu đệ… cũng chẳng có tâm nguyện gì nhiều… Có lẽ chỉ mong suốt đời… đi theo gót nhị sư huynh, để nghe giọng nói của nhị sư huynh, giọng nói như có sức biến hóa những âm thanh. Và cũng cầu mong gặp lại Quỳnh Nhi, nghe lại tiếng nói của nàng, rồi so xem hai giọng nói ấy có gì khác biệt không? Hiện nay, tiểu đệ… chỉ ước mong có vậy…

Gương mặt Thạch Sanh hơi bừng đỏ. Chàng nói:

-Có lẽ hiền đệ nên ước nguyện cao hơn nữa. Mỗi khi thỉnh chuông, giữa hai tiếng chuông, hiền đệ nên ước nguyện rằng:

Nguyện tiếng chuông này siêu pháp giới.
Thiết-vi mấy núi thảy đều nghe
Chúng sanh nghe được, chứng viên-thông
Tiêu sạch phiền não, thêm trí huệ…

Bát La Hoa lẩm nhẩm mấy câu đó:

-Xin tuân lời nhị su huynh.

Tuy trả lời vậy, nhung trong thâm tâm, gã nhận thấy mấy câu kệ kia chưa có gì chiêu dụ đối với gã. Và trong lúc này, gã chỉ mong mỏi được nghe lại tiếng nói của Quỳnh nhi…

Còn Càn Thát Bà thì ngồi cười thầm trong bụng: “Thằng cha này, tuy vẻ mặt trong bơ bơ, nhưng trong bụng thì khôn ngoan đấy, khôn ngoan gần như ta vậy… Thì ra gã chỉ thích chú tâm quán chiếu tiếng nói của vị Ni Cô, cũng như ta chỉ thích nhớ tưởng đôi chân mày của nàng… Như vậy, thì cái tấm hình hài nữ-nhân kia… cũng giống như một pho Kinh sống rồi còn gì? Và sau này, nếu vạn nhất không thỉnh nổi bộ Kinh Pháp Bảo kia, thì chỉ có việc khênh vị Ni Cô về, rồi chia nhau quán chiếu từng bộ phận một, chắc rồi cũng sẽ đắc đạo hết…”

Hắn nghĩ thầm như vậy, lấy làm đắc sách, nhưng vẫn không rỉ răng. Để coi xem ra sao đã…

Nay cần nói ít lời về Trảm Tứ Cú, về sự tu tập của gã cũng như về kiếp nạn của gã. ,

Gã vẫn lẽo đẽo đi theo bọn Thạch Sanh, vì thầm mong sẽ được gặp Lão Hồ Tôn… Nhưng từ khi nhìn thấy hào quang của Cuồng Huệ, rồi hạ quyết tâm tu tập môn Nhật nguyệt Hoả xà bí pháp, thì mỗi canh khuya, gã thường thức dậy, lẳng lặng đi kiếm một nơi xa và khuất để ngồi hạ thủ công phu.

Gã vốn có nhiều mặc cảm ẩn ức, và nhiều lòng tự phụ ngầm. Lại từng một thời gian sống chung với bọn Ni Kiền Tử ở trần ăn bã rượu, nên đầu óc lệch lạc. Ưa mong cầu gấp gáp, lại không chịu suy xét về bản địa tu hành của mình. Nghĩa là không chịu suy xét về căn cơ của mình, coi xem thâm tâm mình đã đủ mức độ thanh tịnh chưa, để bước lên những bình diện tâm thức mới… Vì thâm tâm người tu cũng tương tự như một thứ pháp khí, một bình chứa đựng, cần đủ sự trong sạch vững chãi mới có thể làm phát hiện những lực mới và vi diệu. Nếu không, sẽ vấp phải những phản-ứng ngược lại và lâm nạn.

Âu cũng là phước đáo thì tâm linh, còn như nếu nghiệp đáo, tâm trí trở thành mờ mịt.

Gã ngồi tĩnh tọa, và làm theo những lời chỉ dẫn trong cuốn kinh sách nhỏ của tay Bà La Môn to béo hay cười khà khà… Nhưng ngay trong tư thế ngồi tĩnh tọa, gã đã phạm một lỗi lầm nặng nề. Vì gã không ngồi kiết-già, hai bàn chân gác lên và mở ra như một bông liên hoa. Ngồi trong tư thế đó, và ngồi lâu, thì lần lần, bẩy mươi hai ngàn đường kinh mạch vi ti trong cơ thể sẽ tự nhiên được gột sạch những cấu uế tích lũy từ nhiều kiếp… Vã lại, đó là tư thế ngồi của các vị Thần Linh, và các Ngài không bao giờ

ngồi khác cả. Vì trong khi loài xúc sanh thường là bỏ hoặc nằm, còn loài người hay đi lăng xăng hoặc ngồi xổm, hoặc xếp chân bằng tròn thì các vị thần linh rất ít khi nằm, cũng ít đi lại lăng xăng, mà thường là ngồi tĩnh tọa theo kiểu liên hoa đó… Và tu hành là gì? Là tập sống theo kiểu thần linh, tập-làm-thần-linh. Nêu cần ngồi theo tư thế kiết già.

Trảm Tứ Cú không hiểu điều này. Rồi do tâm gấp gáp, gã đã tọa theo một tư thế khác, để mong chóng đẩy con rắn thần vào đường sạn đạo.

Gã chọn một tư thế ngồi mà trước kia gã đã học được của bọn Ni Kiền Tử: duỗi dài cẳng trái ra trước mặt, còn cẳng phải thì co lại, để gót chân phải ngay dưới hậu môn. Đó là một tư thế chìa khóa, nhằm khóa kín hậu môn, để đẩy mạnh luồng khí lực lên phía trên, đột nhập vào đường sạn đạo giữa xương sống… Đồng thời, trong khi tĩnh tọa, gã đôi khi lại vươn dài hai cách tay, lấy hai tay nắm chặt ngón chân trái, rồi cúi gập người xuống, đút đầu vào khoảng cách giữa hai cánh tay. Đó cũng là một tư thế chìa khóa, để đẩy mạnh luồng lực đạo lên phía dọc xương sống… Rồi gã lại uốn chiếc lưỡi thực cong, cốt nhằm khai mở huyệt nơi cổ họng, để luồng khí lực có thể thong dong đi lên nơi luân xa đảnh đầu…

Với tư thế đó, gã thường ngồi trong đêm khuya, điều hoà hơi thở giây lát, rồi lấy một ngón tay bịt lỗ mũi phải, dùng lỗ mũi trái hít vô một hơi dài, đưa luồng hơi theo dọc xương sống, tụ lại nơi bụng dưới, và ngưng lại nơi đó càng lâu càng tốt… Nhằm đánh thức con Rắn thần… Sau đó, lại nhíu hậu môn, đẩy mạnh luồng lực đạo đi lên dọc xương sống…

Gã kiên trì tu tập như vậy, chỉ chừng mười đêm, thì nhận thấy trong thân bắt đầu có sự chuyển động mỗi lúc mỗi mãnh liệt. Khiến lần lần gã đâm ngơ ngác, chưa biết đối phó ra sao?

Buổi đêm đầu gã tu tập, bỗng nhiên có một con độc-xà có mào xuất hiện bò ngang trước mặt, khiến gã vui mừng khấp khởi, nghĩ rằng đó là điềm tốt lành. Nhưng chỉ mấy hôm sau, gã nhận thấy nhiều điều bất điệu. Thấy phía bụng dưới lần lần nóng ran lên như có lửa đốt bên trong. Nơi đó, những đường vi ti huyết mạch, những kinh mạch trở thành sôi động nhộn nhạo, những thớ thịt cũng vậy… và ngọn lửa dục tình cứ thảng thốt nổi lên hừng hực. Từ lâu, vì say mê Kinh sách, gã ít khi nghĩ đến người nữ cùng dục tình, nên ngọn lửa hừng hực này khiến gã rất khó chịu. Đôi khi, gã cảm thấy trong người rào rạt muốn nhảy lên như con ếch, hoặc muốn uốn lưỡi cong môi rít lên những tiếng thở phì-phì như con rắn… Và tệ hơn nữa, là dương căn của gã trở thành cứng ngắc.

Một đêm, vì quá ám ảnh bởi ngọn lửa dục, gã đứng dậy, lẳng lặng đi ra sông Hằng, để cả quần áo lội vào giồng nước, ngâm nửa mình dưới một hồi lâu trong nước mát lạnh. Chiếc quần ướt nhẹp, gã lại trở lại chỗ ngồi tĩnh tọa. Nhưng chỉ được một hồi, chiếc quần lại khô, dương căn lại cứng ngắc, và ngọn lửa dục vẫn nổi lên như một ám ảnh triền miên.

Gã bèn cố gắng nhíu hậu môn, lấy hết khí lực đua luồng lực vào đuờng sạn đạo, để giải tỏa cho luân xa nơi gần sanh tử huyền môn. Gã làm nhiều lần, nhưng đều vô hiệu quả. Con Rắn thần trong người của gã hình như không chịu đi lên chỉ triền miên muốn tác quái nơi phía bụng dưới. Càng cố gắng bao nhiêu, khí lực cùng máu huyết lại càng sôi động nhộn nhạo bấy nhiêu…

Gã đành từ từ xả cơn thiền quán. Ngồi thẫn thờ nghĩ rằng không lẽ tên Bà La Môn to béo… đã lởm mình chăng, đã cho coi một cuốn ngụy-thư bí pháp chăng?

Sự thực thì không phải vậy… Chỉ là vì Trảm Tứ Cú đã khởi tâm mong cầu quá gấp gáp, và hình hài của gã cũng chưa được chuẩn bị để trở thành thanh tịnh, có thể đánh thức con Rắn thần đưa lên, thăng hoa luồng lửa tình-dục ấy thành lửa trí-huệ… Căn cơ của gã không thể nào đem so sánh với Thạch Sanh hay Cuồng Huệ được. Vì một người thì đã từng tu hành cùng giới hạnh tinh nghiêm từ nhiều kiếp, cỏn một kẻ hóa sanh từ giọt nước mắt Đại Bồ Tát cùng cỏ linh chi nên, tuyệt nhiên gần như không có ái-dục… Thêm nữa, trong trường họp Trảm Tứ Cú, gã lại lò mỏ lặn lội một mình, không người hướng dẫn. Nên cơ sự xảy ra như vậy…

Đến đây, thiết tưởng cần nói sơ lược ít điều về tiểu-chu-thiên của con người, cùng những ma chướng trên đường tu hành, mà kẻ hành giả thọ sanh ở cõi DỤC GIỚI này thường vấp phải… Kinh Lăng Nghiêm là bộ Kinh thiết yếu của người tu trong cõi này, và Kinh đó thuyết giảng kỹ càng về các thứ ma chướng khiến kẻ tu dễ đọa lạc

Một kẻ tu hành, ở bất cứ môn phái nào cũng vậy, nếu muốn lập tâm mưu cầu giải-thoát, cần phải luôn luôn ý thức điều này: do những túc nghiệp cũ, mình đã trót thọ sanh trong bào thai tinh huyết, rồi mang một sắc thân máu mủ bầy nhầy, sinh sống ở trần gian trong một uế-độ trung bình là cõi Ta Bà này… Tức là trong phạm vi của cõi DỤC GIỚI. Và trong Dục giới, có sáu tầng trời, và tầng trời cao nhất gọi là Tha- hóa-tự-tại là do Ma Vương ngự trị. Ma Vương lại còn cao hơn cả vua Đe Thích ngự trị rằng trời Dao Lợi… Như vậy, là mình nằm trong phạm vi chi phối của Ma Vương. Nên thân tâm mình mang rất nhiều ma-nghiệp. cần coi chừng…”

Vậy thì bước đầu tiên của người tu hành mưu-cầu-giải-thoát là gì? Là phải tìm cách vượt Dục Giới, vượt khỏi cái thân xác bầy nhầy trọng trược này, để có một sắc thân dệt bằng những hào quang vi-diệu. Neu được dệt bằng hào quang vi-diệu và đầy thần- lực Đại Bi của cõi Cực Lạc thì là rất tốt, nhưng nếu dù chỉ dệt bằng thứ hào quang kém vi diệu của cõi Sắc giới, thì sự tu hành vẫn trở nên dễ dàng và từ đó trở đi, kẻ hành giả sẽ lần lần bay bổng tới chỗ tuyệt vời.

* Vậy nên, cửa ải đầu tiên và rất khó khăn, là cửa ải của DỤC GIỚI. Cửa ải của Ma-nữ hay Ma-nam… Bởi vậy, Đức Phật từ bi đã dạy: “Cũng may là chỉ có một cửa ải khó như Dục giới. Nếu có 2 cửa ải khó khăn như vậy, chắc không một chúng sanh nào đạt tới bờ giải thoát được…”

Cho nên, trong những mức độ thiền định của nhà Phật, mức độ đầu tiên là Sơ thiền. Và Sơ thiền là gì? Là LY-SANH-HỶ-LẠC địa. Và Kinh dạy rất rõ ràng: LY là xa là tất cả Tham dục của Dục giới này. Tức là LY DỤC, tiêu dung được cái khát vọng từ vô thủy, xưa như trái đất, là tham dục hay tình dục. Và thấy sự ôm ấp nam-nữ vô-vị như ăn sáp vậy.

Đó là điều mà trong thời mạt pháp này, hầu hết những người tu hành, đều quên lãng… Vì hầu hết, dù che dấu hay lộ liễu, đều té nhào, bỏ giáp lai hàng trước sự tấn công của Ma-nữ…

Vậy nếu gặp một kẻ mặc áo tu hành nhưng hiu hiu tự đắc, chỉ cần hỏi: “Túc hạ đã ly được tham-dục chưa, đã nhảy được bàn tay Ma-nữ chưa?”. Neu kẻ đó nín lặng, thì biết rằng họ chỉ tu tập một thứ thiền thông tục, không phải Thiền-mưu-Cầu-giải thoát.

Ngay đến những tu sĩ ngoại đạo, như là Vệ Đà Giáo cũng vậy… Vì giới hạnh chưa rốt ráo, chỉ có một ít thiên nhãn, chưa có huệ-nhãn cùng pháp-nhãn, nên tuy có giữ giới ly-dục, nhưng các tu sĩ này cũng chỉ thường dừng chân ở những thiền sắc Giới hoặc Vô Sắc Giới. Chưa ra khỏi được ba cõi, chưa chấm dứt được Phân đoạn sanh tử, chưa tới được hoá-thành của giải thoát

Đó là một trong những cơ-duyên khiến chư Phật hay xuất hiện nơi đời ở đất Tây Trúc. Để chỉ đường ra khỏi ba cõi cho ngoại đạo.

Tiểu chu thiên tức là thâm tâm con người, được dệt bằng năm lóp hào quang, năm lớp sương mù khởi lên và xoay vần miên viễn từ vô thủy theo nghiệp-lực dẫn dắt tới kiếp này kết tụ lại thành hình dáng thân tâm. Năm lóp hào quang ấy, càng đi sâu vào bao nhiêu, càng trở thành vi-diệu và có nhiều tự tại lực biến hóa ngần ấy.

Lớp hào quang ở ngoài và thô kệch nhất được nhà Phật gọi là sắc Ầm, được kết tụ nên do những quang minh của những vọng tưởng kiên cố xoay vần từ vô thủy. Lóp thứ hai là Thọ Âm, được kết tập do những hào quang của những vọng-tưởng hư- minh, và bao gồm tất cả những cảm quan, cảm giác cùng thất tình lục dục của con người như vui mừng, buồn giận, thương ghét v.v… Lóp thứ ba được kết tập nên do những vọng- tưởng gọi là dung-thông và bao gồm tất cả những tâm tưởng, nên gọi là Tưởng Ảm. Lóp thứ tư là Hành Ấm, được kết tập nên do những vọng tưởng u-ẩn vi-tế, và bao gồm tất cả những hành-nghiệp tạo nên cái bản năng chấp-ngã rất kiên cố của một chúng sanh. Nơi đây, quang minh rất vi-tế, thường phục lên từ nơi đáy tầng như những tia- chóp-nháng, phụt lên rồi tắt rồi lại phụt lên cực kỳ mau lẹ biến ảo… và như vậy không hề thôi nghỉ… Lóp thứ năm gọi là Thức Ám, được kết tụ nên bằng những quang minh cực kỳ vi-tế nên gọi là hư vô vi-tế, và là cái biển hào quang sơ năng biến của Vô-thức hay Siêu-thức của một chúng sanh.

Và tu hành chỉ là như vậy. Là phải yết-đế, yết đế… vượt đi, vượt đi… là làm con cá tích xương nhỏ nghiệp nhẹ, vượt qua năm làn sương mù đó, từ sắc Ắm vào đến Thức Ấm. Rồi gột sạch mọi lăn tăn biến-dịch-sanh-tử để khiến Thức Ấm trở thành Bạch Tịnh Thức hay Vô cấu Thức của một vị Nhu Lai.

Mỗi khi vượt nổi một màn sương mù, kẻ hành giả thường tăng thêm đạo lực, nhãn-lực, và tư-tại-lực biến hóa thần thông… Tỷ dụ như vượt được sắc Ấm và Thọ Ấm, thì sẽ có thiên-nhãn ngày càng tăng trưởng. Nếu phá được Hành Ảm chấp ngã, lọt vào Thức Ám, thấy pháp giới chỉ là một biển quang minh chan hòa, thì bắt đầu có huệ nhãn, rồi lần lần độ sanh thì sẽ được pháp-nhãn. Đại cương là như vậy…

Nhưng nếu vượt không khéo, hoặc không đúng cách, hay móng tâm kia khác… thì sẽ lạc vào ma chướng… Và ma chướng cũng chập chùng như tâm thức, chập chùng như pháp giới vậy…

Thạch Sanh và Cuồng Huệ hiện nay đương ở chặng đường tiêu dung Hành Ầm để lọt vào Thức Ấm…

Bởi vậy, nên cuộc sống của một kẻ phàm phu, hay cuộc đời của một kẻ tu hành… cũng chỉ là sự đi lại lăng xăng, hoặc đi ngang dọc, lên xuống giữa năm màn sương mù đó thôi. Khó có thể đi ra ngoài được.

Kẻ phàm phu chưa vượt được một màn sương mù nào cả, thường chỉ trú tâm mình ở bình diện sắc-ấm, đi lăng xăng trong đó, không cách nào ra khỏi. Nên chỉ có đôi mắt thịt, và tin vào đó. Và nhất là thường nghĩ rằng: “Cuộc sống này chỉ có người thôi, và người là nhất, Thần Tiên và Bồ Tát chỉ là chuyện phiêu… Và trong cuộc sống, chỉ có chuyện tình-dục nam-nữ là đệ nhất khoái lạc, không gì hơn được…”

Còn những người tu hành có lợi căn cùng tâm nguyện mãnh liệt, một khi đã vượt sắc-ấm rồi, họ bắt đầu nếm niềm hỷ-lạc của những cơn thiền định nhỏ, rồi lần lần được nếm phong vị diệu-lạc của những cơn tam muội lớn. Lúc đó, họ thấy rằng niềm khoái- lạc xương thịt chẳng nghĩa lý gì so với hỷ lạc này cả. Chỉ tương tự như nước trong vết chân trâu, so với nước biển cả. Cũng bởi vậy, họ mới có thể ngồi một mình nơi hang sâu núi thẳm, mặc áo cỏ và ăn rau trái thôi.

Nói cho đúng, cuộc sống của một chúng sanh nào cũng vậy, chỉ là đi tìm kiếm sự sung sướng, tìm LẠC. Hoặc là tìm sự khoái lạc thể chất trong vết-chân-trâu, hoặc là tìm niềm Diệu Lạc mênh mang rạt rào nơi lòng biển cả. Đó là hai cực-độ đối lập trong thân tâm con người, một đầu gần cận cụ thể nhưng chóng tàn, một đầu xa vời nhưng mênh mang bất tận…

Cho nên, trong thời mạt pháp này, phần đông kẻ tu hành đều khó yết đế, yết đế… không thể ngược giòng, và chỉ té nhào… trước bàn tay của Ma-nữ… hoặc Ma-nam…

Vả lại, khúc đường này là Dục Giới… và trên đảnh Dục Giới, Ma Vương thường ngồi theo dõi kẻ tu hành… Và Ma Vương thì không muốn cho một kẻ nào vượt khỏi Dục Giới. Vì sao? Vì nếu có người vượt được, thì hào quang của người ấy lần lần chói sáng, khiến Ma Vương nhức nhối đôi mắt, và cung điện trở thành tối đen như đất bùn vậy. Nên Ma Vương âu sầu không ít…

Thần lực của Ma Vương khá ghê gớm, và võ khí cũng nhiều.

Nhưng võ khí chính yếu của Ma Vương, chính là lòng THAM DỤC cùng lòng KIÊU MẠN của người Tu… Neu người Tu khởi tâm mong niệm tham dục hay kiêu mạn, thì thiên ma chiếu cố ngay.

Khi Hành Giả tu hành muốn vượt sắc Ắm, Thọ Ắm cùng Tưởng Ắm, người Tu thường ngã nhiều do ma chướng tham dục, và ngã ít hơn do kiêu mạn.

Nhưng khi đã vượt lọt vào Hành Ảm rồi, thì Thiên ma ít khi xía vô nữa. Khi đó, người Tu lại thường ngã về ma ý, tức là do những niềm kiêu mạn hoặc nghi ngờ. Tức là hiu hiu tự đắc, nghĩ là mình đã tới bến bờ giải thoát rồi. Nên ngừng chân quá sớm. Hoặc dậm chân tại chỗ.

Nhưng ở thời mạt pháp, người Tu nhiều khi chưa vượt được cái gì cả, cũng đã rớt vào ma chướng rồi… Như trường hợp Trảm Tứ Cú.

Bởi vậy, nên trong Kinh Lăng Nghiêm, Đức Phật ân cần dặn dò: Vì ma chướng chập chùng, nên người Tu Thiền-giải-thoát, tức như-huyễn tam ma đề cần tụng thần Chú Thủ Lăng Nghiêm.

Tiểu chu thiên con người tương tự như chiếc vòng tròn cần được khép kín… Nhưng con người vốn mang sẵn trong mình một mầm nghiệp lụy: đó là mầm tham dục nam-nữ. Từ khi tạo vật biến thiên ở một thời vô thủy rồi phân chia thành nam-nữ, người nam hay nữ đều mang nặng một niềm nuối tiếc khó nguôi muốn kiếm lại cái cực- độ kia, hoặc thiếu âm hoặc thiếu dương của mình.

Nhưng trong sự giao hợp nam-nữ, thường có sự thất-thoát tinh-khí. Tinh khí là tinh hoa của máu huyết. Nên sự thất thoát này, tuy có thể sanh con đẻ cái, vẫn là một rỉ lậu mất mát lớn lao của tiểu chu thiên không còn được khép kín… Tiểu chu thiên lần lần băng hoại, và con người sớm bị lôi cuốn vào vòng sanh tử sanh sanh hóa hóa… Cho nên, luân xa ở dưới bụng được các trường phái thần bí học mệnh danh là sanh-tử huyền-môn.

Trái lại, nếu tinh khí không thất thoát, rồi lại có công phu thăng hoa đưa lên đỉnh đầu, vòng tiểu chu thiên vẫn khép kín, thì con người có thể kiên cố dài lâu hình hài, có thể trụ nhan và trường sinh được.

Đó là mục tiêu ngàn xưa của nhiều trường phái Thần tiên từ Đông sang Tây, từ Trung Hoa qua Ấn Độ rồi đến Ai Cập.

Đạo Phật thì vượt lên cao xa rất nhiều, muốn xả ly mọi hình tướng (vì có hình tướng là có hoại), không muốn tu tập theo vọng niệm để kiên cố hình hài, cũng chẳng ưa trường sanh, và nhằm xuyên qua mọi hình thái biến hiện sanh tử, rồi thẳng tay mở cánh cửa lớn cửa cõi Bất tử và thần thông đại tự tại lực biến hóa không lường ở bình diện tuyệt vời.

Mục tiêu ấy tuy xa vời cần khổ nhưng cực kỳ huyền diệu… Bởi vậy, nên khi giáo lý Phật du nhập Đông Độ, tuy đất nước này đã thấm nhập từ lâu hai thứ huyền học là

Dịch học và Lão học, những người dân Trung Hoa, từ người trí giả tới kẻ bình dân, cũng nhận ra chỗ siêu xuất đó và hướng tâm công đảo theo Đạo Phật.

Song tâm thức con người thực là cắc cớ, và hay tạo dựng những ảo-phố điêu linh.

Tuy biết rằng hình hài này đã có hình tất có hoại, và mình cần cất bước đi tới những chân trời của viễn mộng bất-tử, nhưng chỉ có một số ít là cất bước trót lọt được thôi. Nghĩa là vượt qua được hình hài này cùng tham dục nam nữ.

Còn số đông thì đều chỉ bước dùng dằng, vừa bước vừa nuối tiếc cái hình hài, cùng sự đắm say nam-nữ. vẫn muốn níu lại vụ đó, chưa nỡ rời tay… Rồi tạo dựng nên nhiều lý luận ngụy biện, nhiều bí-pháp quanh co, để tuyên xướng rằng: đi tìm sự giác ngộ giải thoát ở ngay kinh nghiệm thể xác trong sự giao họp nam-nữ…

Cho nên, từ cổ chí kim, trong nhiều trường phái từ Ai Cập cho đến Ân Độ Giáo hoặc Thần Tiên Phái…v… vẫn mọc ra những chi nhánh tà ngụy, thường được mệnh danh là “Chi phái Tay Trái”. Chủ trương kiếm những nữ nhân có đủ điều kiện rồi huấn luyện kỹ càng, để cùng với kẻ tu sĩ nam nhân giao họp, tìm cầu sự giác ngộ giải thoát cho cả hai bên ở ngay trong khoái cảm thể xác ấy… Và vụ đó thường được gọi là: “Hành dục ấn”.

Mỗi chi phái “Bí thừa Tay trái” ấy thường cổ xúy một phương thức riêng rẽ, để nhằm ngăn chặn sự thất thoát tinh khí.

Đó là những đường ngang lối tắt. Song một người Tu sĩ, nếu biết giữ giới hạnh tinh nghiêm để đi thiền định, một khi đã chớm nếm mùi hỷ-lạc của sơ thiền hay đệ nhị thiền rồi, thì trỏ chơi tham dục trở thành vô vị như ăn sáp vậy… Cho nên những kẻ tu hành bị té ngã vì ma nữ, đều là kẻ chưa nếm mùi vị sâu sa của Thiền Lạc…

Tên Bà La Môn to béo và hay cười khà khà của Trảm Tứ Cú… chính là một tu- sĩ đương lang bang ở ngã ba đường tu tập:

Ngả nghiêng giữa lối tu tập chính thống và lối tu của chi phái Tay trái… Và cuốn sách Nhật nguyệt Hỏa Xà bí pháp của y là một biên soạn cóp nhặt tham bác cả hai lối tu tập đó.

Và trên con đường tu hành, đầu tiên là phải giữ GIỚI đã, rồi sau mới làm nở Định và Huệ…

Nay trở lại Trảm Tứ Cú.

Cũng tội nghiệp cho gã. Là vì từ thuở nhỏ tuổi, nào gã đã biết gì về người nữ đâu? Lúc còn nhỏ, chắc gã cũng bất chợt một đôi lần ngó trộm được một người nữ đang tắm ở ven sông. Bản tính gã vốn nhút nhát nhưng bướng bỉnh, nên mấy hình ảnh loáng thoáng ấy chỉ khiến gã bàng hoàng ngơ ngác.

Rồi lớn lên, nhảy vào bọn Ni Kiền Tử. Rồi đụng đầu mụ chị dâu giặc cái. Khiến gã càng e ngại người nữ, gần như một kẻ thù địch… Rồi một phần do mụ chị dâu, đi tìm kiếm vùi đầu vào Kinh sách không liễu nghĩa, để tìm hiểu cỗi nguồn của vũ trụ…

Nay lại muốn nhảy vào những kinh nghiệm sôi động nóng bỏng của Thiền định, Muốn đánh thức con Rắn thần, đẩy luồng hỏa hầu theo dọc xương sống để vào Định… Nhưng lại quên mất Giới hạnh… Đẻ khiến các luân-xa phía dưới bụng ào ạt khai mở, và lửa dục bừng bừng.

Rồi tới buổi hôm, vào mua sữa trâu với Bát La Hoa, gã nhìn thấy mảnh ngực trần ứ sữa trắng của người thiếu phụ. Khiến gã đứng trân chết điếng.

Từ lúc đó, dù đi trên đường bụi đỏ hay ngồi trong đêm khuya thanh vắng, hình ảnh chiếc ngực trần không ngớt ám ảnh gã.

Khi gã ngồi tĩnh tọa, cố gắng dùng hơi thở đẩy luồng lực đạo lên trên, gã thường thấy hiện ra trước mắt một vòng hào quang màu đỏ, lúc tươi lúc đỏ xậm, và lớn bằng bàn tay. Trong vòng nổi lên lồ lộ hình ảnh chiếc ngực trần của thiếu phụ. Người thiếu phụ chỉ mặc chiếc saree mỏng dính, mỉm cười trêu chọc khêu gợi, và đôi nhũ hoa phơi trần căng phồng đầy sữa… Hình ảnh lần lần biến dạng, trở thành một khuôn mặt kiều diễm, rồi chiếc saree tan biến đâu mất, khiến người nữ trần truồng… Gã cắn chặt môi muốn đề kháng, không chịu trôi theo… nhưng đôi nhũ hoa căng phồng có sức sinh động dị thường… khiến gã không thể rời đôi mắt… hoặc rời tâm đi được…

Rồi một lúc… bỗng nhiên… chiếc nhũ hoa thảng thốt linh động như một con sinh vật nhỏ… bắn ra một tia sữa trắng… vọt tới áp vào mí mắt trái của gã… Gã cuống cuồng, rú lên một tiếng, rồi như bị ma đuổi, vội vã đứng lên, co cẳng chạy vào phía rừng sâu…

Gã lang thang một hồi lâu, thấy nơi nách đau ê ẩm, và bụng dưới quặn lại, như có một bàn tay đang bóp ruột gã… Tới gần sáng, gã mới lò mò về chỗ mấy người kia…

Nhìn thấy gã phờ phạc cùng đôi mắt đỏ sòng, Càn Thát Bà và Cuồng Huệ hiểu rằng gã đương có chuyện trầm trọng. Nhưng vì gã vẫn nín khe, nên họ nghĩ chưa phải lúc để hỏi han gã…

Gã gắng gượng theo chân mọi người lên đường… Lúc đó, đã sang tiết tháng ba, nên sức nóng gay gắt… Trảm Tứ Cú trong người mệt nhoài, dáng đi thất thểu, bước thấp bước cao… Thấy gã như đau ốm, nên vào lúc vừa xế trưa, Cuồng Huệ đề nghị dừng chân nghỉ ngơi dưới mấy tàng cây lớn nơi ven đồi…

Trảm Tứ Cú vừa ngồi phệt xuống một gốc cây, thì Bát La Hoa cùng Càn Thát Bà bước tới. Bát La Hoa hỏi:

-Huynh đài bị đau ốm hay sao vậy?

-Không… không… Ta có đau ốm gì đâu!… Chỉ tại hồi đêm ít ngủ thôi…

Càn Thát Bà xem vô:

-ít ngủ hả? Thế chắc nhà ngươi ngồi tĩnh tọa lâu lắm,… Này, thế nhà người thiền quán cái gì vậy? Đã thấy cảnh giới gì chưa?…

-Cũng vậy thôi… chưa có gì lạ…

Vừa nói, vừa uể oải ngả lưng xuống cỏ, như muốn tìm giấc ngủ… Giữa lúc đó. Cuồng Huệ nhìn về phía gã y thấy như có vật gì đương lăng xăng lớn vởn chung quanh gã. Y định thần dùng thiên nhãn nhìn kỹ, thấy một cảnh tượng kỳ lạ… Thấy một thứ tinh-

mỵ lạ hoắc, mặt phảng phất như mặt người, nhưng mình giống như mình chồn đầy lông mượt óng. Chỉ to bằng một con sóc lớn. Bộ mặt lại dẹp như chiếc đàn tỳ-bà, còn thân hình có ba chiếc đuôi dài, mỗi đuôi đều có sâu bọ ghê tởm bu đầy… Con tinh-mỵ đương nhẹ nhàng nhảy múa trên người Trảm Tứ Cú, vừa nhảy vừa lấy những chiếc đuôi dài quét trên người gã. Thỉnh thoảng, nó lấy chân vỗ vỗ vào nách, vào bụng dưới gã, vừa vỗ vừa kêu lách chách: “Phụ dịch… phụ dịch…”. Rồi lại nhảy múa…

Cuồng Huệ tuy không biết đó là con tinh-mỵ gì… (Nhưng nó chính là loại tinh- mỵ Phụ dịch được nói trong kinh sách), nhưng cũng hiểu ngay rằng tinh-mỵ này đang o bế ám ảnh Trảm Tứ Cứ… Nên y vội bước tới chỗ gã kia nằm. Thấy y bước tới, con tinh- mỵ lại biến mất… Cuồng Huệ vừa lay gã, vừa nói:

-Này … huynh đài nên ngồi dậy đi…

Gã kia lồm cồm bò dậy, tròn mắt nhìn, đôi mắt đỏ sọng:

-Sao lại phải ngồi dậy?

-Huynh đài không thấy gì sao?

-Có gì đâu mà thấy?!

-Huynh đài… trong người… có thấy khó chịu không?

-Hò… Có gì khó chịu đâu!… Thôi, đài huynh đừng làm rộn… Ta đang đi vào một giấc mơ êm ái…

Cuồng Huệ đành nín lặng, đi tới gốc cây gần đó, ngồi xuống xếp bằng như để tĩnh tọa. Nhưng y chỉ khép hờ đôi mắt, và để tâm coi chừng Trảm Tứ Cú, xem con tinh- mỵ có xuất hiện nữa hay không… Gã kia ý chừng biết mình đang bị theo dõi, bỗng đứng phắt dậy, phăng phăng bước về phía rừng, nơi đó thấp thoáng con sông Hằng lượn lờ đàng xa..

Gã đi được một quãng ngắn, thì Cuồng Huệ lại nhìn thấy con tinh mỵ xuất hiện đậu trên vai gã… Bộ mặt tinh-mỵ hý hửng khoái trá, nó lượn lờ trên vai Trảm Tứ Cú, lấy đuôi quét dọc xương sống gã, một chân trước vỗ liên hồi vào nơi huyệt Linh đài sau ót, miệng vẫn không ngừng kêu lách chách… Gã kia bỗng thấy trong người bừng bừng như lên cơn sốt, những đường gân máu nơi bụng như bị giục mạnh… Gã bon bon chạy xuống đồi. Dưới chân đồi là một bãi cỏ xanh mướt, cỏ hoa vàng lấm tấm, và ven bãi chảy róc rách một lần suối nhỏ… Gã ngã nằm lăn ven suối, úp mặt hồi lâu vào làn nước. Nước suối trong mát khiến gã tỉnh táo được đôi phần, nhưng hễ gã nhắm mắt, thì lại thấy hiện ra hình ảnh của người con gái trần, với đôi vú căng phồng đầy sữa… Sau cùng, gã nằm ngửa trên cỏ, giương to đôi mắt nhìn trời, nhìn hoa cỏ chung quanh…

Lúc này, Cuồng Huệ đã đứng dậy bay vọt lên ngọn cột cây cao rậm rạp để theo dõi gã… Y cảm thấy lo ngại cho gã, chắc chắn rằng không hiểu vì duyên cớ gì, nhưng gã đương bị con tinh-mỵ kia ám ảnh nặng nề…

Càn Thát Bà đương nằm khểnh mơ tưởng đôi chân mày của vị Ni Cô, thấy cơ sự như vậy, cũng nhóm dậy bay vọt lên ngọn cây. Rồi hỏi:

-Này, nhà ngươi làm trò gì vậy?

-Trảm Tứ Cú… (y vừa nói vừa chỉ xuống dưới chân đồi)… Không hiểu gã làm gì… hay tu tập ra sao, nhưng tiểu đệ nhìn thấy một con tinh-mỵ quái dị đương o bế ám ảnh gã…

Y kể sơ lược cơ sự cùng hình dáng tinh-mỵ. Càn Thát Bà chặc lưỡi:

-Ta cũng chẳng biết nó là giống tinh-mỵ gì… Nhưng chắc cũng chỉ là một loài ma-nữ thôi… Không lẽ thằng này lại cũng vướng ma nữ, xấu xí vô duyên như nó mà ma- nữ cũng chiếu cố sao?? Hỏng… thực hỏng hết.

Cuồng Huệ bật cười:

-Có khi càng xấu xí vô duyên… ma nữ lại càng thích chiếu cố… Nhưng chúng mình cần theo dõi hộ gã…………………..

Y định bụng tới lúc cần thiết, thì sẽ ra tay can thiệp. Y chỉ cần phóng một chưởng đập chết con tinh mỵ… Nhưng lúc này, y thường hay nhớ tới giọt nước mắt long lanh của con hươu mẹ chết vì cử chỉ thô bạo của y… Nên nghĩ bụng: “Không biết mình có nên phóng chưởng đập chết nó không?”… Cả hai ngồi thù lù trong đám lá rậm rạp, đăm đăm nhìn xuống chân đồi…

Thấy Trảm Tứ Cú nằm ngửa trên cỏ, chân tay dang rộng… Con tinh-mỵ vẫn nhảy múa trên mình gã. Nhảy múa mỗi lúc mỗi lanh lẹ hơn, miệng không ngừng lách chách, như khích động gã…

Lúc đó, mặt trời đã xế bóng nhưng sức nóng còn gay gắt. Lưng gã ngả trên mặt đất thấm nước suối, nên gã cảm thấy như có một bàn tay mát lạnh mơn man dọc lưng. Gã giương mắt nhìn vòm trời xanh thẳm cùng những tàng cây lả lướt vắt ngang. Ánh nắng chiều long lanh chiếu xiên qua những cụm lá xanh non mơn mởn, lăn tăn run rẩy ngả nghiêng trong bóng chiều… Gã cảm thấy trong thinh không như đượm một niềm hoan lạc dị thường, như có một sức gì mênh mang đương giao hợp với nhau, khiến gã cắn chặt hàm răng, như muốn kêu to một tiếng, muốn vò xé cắn nát một cái gì.. Gã đưa mắt nhìn quanh đồng cỏ. cỏ non mềm xanh mướt, và những con quạ đen tung tăng đi lại, bộ lông óng mượt như những cục nhung đen. Những bụi nhỏ lấm tấm hoa vàng, chung quanh xào xạc một đàn côn trùng cùng những ong nhỏ. Gã chú mục nhìn một bụi hoa gần gã: thấy cả một bầy côn trùng với những chiếc cánh li ti nhưng vô cùng mau lẹ, lúc bay đứng im giữa không trung, lúc lượn lờ tấp xuống những cành hoa… và tất cả đều như say sưa ngây ngất giữa một thế giới chập chùng hoan lạc… Trước mắt gã, một con ong màu vàng đen bỗng tấp xuống một bông hoa, rồi thò chiếc vòi cắm phập sâu vào nhụy hoa để hút mật. Cảnh tượng ấy khiến gã cảm thấy đau nhói nơi bụng, và lúc đó, trước mắt gã, thế giới hiện ra như chẳng có gì khác, mà chỉ là một cuộc giao hoan trùng trùng bất tận…

Gã thốt một tiếng ối, trở mình nằm úp mặt xuống đất, 2 tay ôm ghì đám cỏ, miệng cắn nát những cọng cỏ, tưởng chừng như một mình gã đảm đương tất cả niềm hoan lạc của trái đất cũ kỹ này…

Gã nằm bất động một hồi lâu, con tinh-mỵ vẫn tiếp tục nhảy múa trên người gã… Rồi không hiểu sao, gã bỗng lao đao đứng dậy, hai tay ôm mặt, thất thểu đi theo men suối, về phía sông Hằng…

Gã đi loạng choạng được một quãng xa, bỗng ngưng lại, như vấp phải một cái gì, dẫm phải một vật mềm nhũn… Gã buông tay, thốt kêu một tiếng ngơ ngác… Thì ra gã dẫm phải một người, một đứa con gái… chăn dê… đương ngủ trong đám cỏ… Âu cũng là nghiệp-chướng của gã… Đứa con gái chừng mười bốn, mười lăm tuổi, đột nhiên bị đánh thức, cũng ngơ ngác sợ hãi không kém. Nó nhỏm dậy, giương đôi mắt đen láy nhìn cái bóng dáng to lớn tóc bù xù, đôi mắt đỏ hoe. Rồi vội vã 2 cánh tay trần ôm mảnh áo sarees che chiếc ngực phập phồng… chỉ chừng mấy giây trôi qua… Trảm Tứ Cú bỗng nhảy bổ tới đứa con gái, quỳ mọp trong đám cỏ, dập đầu lễ như tế sao. Đứa gái ngạc nhiên ngồi chết sững… Bỗng gã ngẩng đầu, giơ hai tay xé toang chiếc sarees, rồi nắm chặt lấy nhũ hoa của đứa chăn dê. Vừa nắm, vừa năm nỉ:

-Tôi… thèm quá… Thương tôi đi… Xin bố thí,… bố thí một chút…

Nước mắt gã dàn dựa, nước dãi rỉ ra mép. Đứa con gái sững ra, bất động trong giây lát… Rồi nó bỗng duỗi tay, quơ được chiếc gậy tre, thẳng tay quất bộp một cái vào đầu Trảm Tứ Cú. Khiến gã ngã bật ngửa… Hồi xốc vội áo, co giò chạy biến mất dạng, lẹ làng như con sóc.

Tội nghiệp thay cho gã. Suốt đời hay bị ăn gậy… Một lần ăn gậy của Thầy chùa, rồi ăn gậy thọc lét của Lão Hồ Tôn. Nay lại ăn gậy của đứa gái chăn dê…

Hai trận gậy trước thì có lợi ích cho gã… Nhưng chiếc gậy này không biết có lợi ích gì không?!

Cũng chỉ biết gã cũng co giỏ chạy theo. Nhưng không phải là đuổi theo cô gái. Mà chạy miết về phía sông Hằng lững lờ… Tới một lúc, gã bỗng dưng nhận thấy mình đương đứng trên một mỏm đất gồ ghề, ven sông Hằng… Gã giơ tay quệt những giọt nước mắt (hay mồ hôi?) nham nhở trên mặt..! Hình như chiếc gậy này cũng chẳng khiến gã bừng tỉnh… Gã đưa mắt nhìn sông Hằng: nước sông đục ngầu và lượn lờ kia, gã vẫn thấy giống như một dòng sữa, và ô kìa! có một cù lao nhỏ nổi giữa sông, gã vẫn thấy giống như chiếc nhũ hoa của người nữ…

Nên chẳng nghĩ ngợi gì thêm (chắc là con tinh-mỵ vẫn tiếp tục vỗ vào ót gã), gã co chân nhảy tỏm xuống sông Hằng…

Nhưng chắc là nghiệp-chướng của gã chỉ tới vậy thôi. Hay tại gã vô duyên xấu xí, nên vị nữ-thần sông Hằng hà cũng chê, không muốn nhận gã… Nên gã chỉ ngất đi mà chưa chết, trôi lềnh bềnh theo những đống rác về mé dưới sông…

Lúc đó, Cuồng Huệ cùng Càn Thát Bà đã vừa chạy vừa bay tới mé sông. Càn Thát Bà cười như nắc nẻ, vì hắn nghĩ tới cảnh Trảm Tứ Cú quỳ lạy như tế sao. Vừa cười, vừa phát ngôn ầm ỹ: “Thấy chưa! Cứ dính vào ma-nữ là đủ đường khốn đốn… Nhưng không hiểu thằng sãi này nó tu cái bí-pháp gì vậy?

Khi tới mé sông, Cuồng Huệ định bay ra với Trảm Tứ Cú, thì Càn Thát Bà níu lại:

-Chớ có vội, chớ vội… Gã chua chết đâu… Đe cho gã uống nước no đã.

Giữa lúc đó, bỗng có một chiếc thuyền nhỏ chòng chành, chèo tới chỗ đống rác lềnh bềnh… Rồi một người thò đầu ra lấy cây sào khoèo Trảm Tứ Cú và lôi gã lên thuyền…

Khi gã tỉnh dậy, và ộc ra một nồi nước, gã thấy mình nằm dài trên bờ sông… Và ô kìa! Trước mắt, có một gã Bà La Môn to béo đưong ngồi nhìn gã…