TRANG TÔN KINH
HUYỀN HOẶC
TẬP III
Tịnh Liên Nghiêm Xuân Hồng

 

“Gặp người Thiên nữ thần thông,
Tung hoa Diệu Ý toại lòng xót thương…”

LƯỢC DẪN NHỮNG HỒI TRƯỚC

Đây là kế lại câu chuyện mộc mạc đơn sơ của mấy Đại Quái đam mê lạc lõng vào the giới của Kinh, thế giới mịt mùng của tâm thức.

Thạch Sanh vốn kiếp trước tên Mạn Thù Đắc Thất Đồng Tử, và là đệ tử của đức Quán Thế Ấm. Nhưng vì trong một phút buông lung say rượu, lỡ tay đánh mất bộ kinh Pháp Bảo Du Hý Thần Thông Biến Hoá Kinh, nên bị đọa xuống làm một anh tiều phu thực thà xấu xí… Rồi do cơ duyên run rủi, đi xuống âm cung tạ lỗi cho nàng công chúa My Ê, dọc đường được thấm mấy giọt hào quang của Ngài Địa Tạng, nên được trở về dương thể, nhưng phải xuống tóc làm sa môn đi sang Tây Trúc thỉnh Kinh Du Hý Thần Thông.

Lúc sống lại, gặp Long Cuồng Huệ và Càn Thát Bà đương đi ta bà dưới nhân gian…

Cả ba vượt biển sang Tây Trúc thì dọc đường gặp nạn nữ quỷ La Sát Tương… Tình trạng trở thành nguy ngập thì bỗng có vị cao nhân tấu bản đàn Huyền Âm Khúc giải cứu bọn Thạch Sanh.

Vừa thoát nữ La Sát, bọn 3 người gặp được Phi Ly… Phi Ly, von là một con hồ có cánh, thác sanh tại đảo Qua Oa ấy. Kiếp trước, gã von là một tay Bà La Môn tu sỹ của Vệ Đà Giáo, nhưng tu hành dang dở rồi bị rơi vào cơn điên loạn do một khuôn mặt nữ nhân. Khi nổi cơn điên loạn, gã thường nẩy tâm thù ghét bầy quạ đông đảo hay kêu quang quác, bèn tìm cách giết chúng… Nên sau khi chết, gã thọ sanh làm loài chồn có cánh căm thù loài quạ.

Phi Ly xin nhập bọn, rồi cả bon lại vượt trùng dương… Dọc đường gặp nạn cá Ma Kiệt, von là một thần vật xưa kia vì bạo tàn quá mức nên bị đọa làm loài cá.

Rồi đi ngang qua đảo Lăng Già, gặp một Địa Hành Dạ Xoa, kể lại cho nghe câu chuyện Đức Phật trước kia thuyết Kinh tại đảo Lăng Già.

Rồi tới đất liền miền Tây Trúc, đi hướng về phía Bắc. Dọc đường gặp một nhân vật Sãi Vệ Đà Giáo, tên là Trảm Tứ Cú… Gã này đi lang thang, trên vai gánh một đôi lồng trúc lớn, nhưng rỗng không, coi đó như biểu tượng công án, và đi ta bà tìm người giải đáp công án… Gã mắc một căn bệnh trầm kha gọi là bệnh Bát Nhã Hồ Đồ…

Cả bọn tiến tới thành Tỳ Xá Ly… Gặp một Ni Cô xinh đẹp đi đường tay dẫn một đứa trẻ đầu để trái đào… Đứa nhỏ tên là LẴO HỒ TỬ… kêu ca đi mỏi chân, và đỏi chui vào nằm khoèo trong chiếc lồng trúc của Trảm Tứ Cú…

Cả bọn đi tới một quán trọ trên đèo.

Nhưng đêm đó, Lão Hồ Tử vốn là một nhân vật cao thâm khôn lường, đã nằm khoèo trong lồng và thi triển một màn BIẾN HÓA tuyệt vời… để dạy cho cả bọn về cái bí-ẩn của pháp giới này, cũng như về Chân lý tối thượng Duy Tâm Sở Hiện…

Cuốn 3 tiếp tục cuộc đăng trình.

 

HỒI XXIII

Ba người bàn luận về Hồ Tử
Chợ Xá Ly gặp lại cố nhân

Sau khi chứng kiến tuồng ảo-huyễn khôn lường của người Hồ Tử, ai nấy đều ngủ thiếp, nhưng tới khi thức giấc, nhận thấy vị Ni Cô cùng người Hồ Tử đã bỏ đi mất dạng.

Cả bọn Thạch Sanh, cùng với Trảm Tứ Cú, đều uể oải khăn gói lên đường, nhưng mỗi người một tâm trạng ngẩn ngơ… Riêng Trảm Tứ Cú đã hết những cơn cười ngặt nghẽo, và không hiểu nghĩ sao, gã đã quẳng lại đàng sau cả đôi lồng trúc cùng chiếc đòn gánh, rồi chẳng nói chẳng rằng, lững thững xách bọc hành lý đi theo bọn Thạch Sanh… Có lẽ trong vụ này, mọi người đều bị ấn tượng cùng chấn động mãnh liệt, nhưng mỗi người đã tiếp nhận cơn chấn động một cách khác nhau.

Họ xuống núi, tiến về phía thành Tỳ Xá Ly. Cả bọn đều im lặng một cách dị thường, hình như họ chưa hết bàng hoàng và nhận thấy lúc này… lời nói cũng chẳng nói được gì. Riêng Phi Ly nét mặt có vẻ tỉnh táo hơn trước, đôi mắt đỡ thất thần. Gã đi nhưng miệng thỉnh thoảng lắp bắp: “Thánh Mầu Kali… Kali…”. Đôi khi dừng chân lại, vểnh đôi tai nhọn như muốn lắng nghe điệu sáo vang vang. Gã được chứng kiến một phần màn tuồng ảo huyễn, nhưng vì tâm thần đương điên đảo mạnh, nên chẳng hiểu được mấy nghĩa lý, và cũng chẳng nhận ra rằng khuôn mặt Ni Cô cũng là khuôn mặt người con gái gã đã gặp ở đảo Qua Oa. Có lẽ vì người con gái đó đã cạo đầu xuống tóc trở thành Ni Cô…

Đi chừng một quãng xa thì Trảm Tứ Cú bỗng kêu lên một tiếng “Ôi” lớn thảm thiết, rồi gieo mình vào một bụi cây mờ bụi ven đường. Gã nằm thẳng cẳng trên thảm cỏ, chân dẫm bành bạch vừa khóc lớn vừa kêu la: “Ôi thôi! Thế là hết… Chẳng còn gì nữa… Nước lã lại ra sông hết…” Nước mắt chảy dài trên đôi má phình, khiến bộ mặt ông Địa lem luốc đầy bụi… Mấy người chạy lại, Càn Thát Bà sốt tiết, co cẳng đá bốp vào đùi gã.

Nhưng gã kia lại gào lớn hơn:

– Hết thực rồi mà… có còn gì nữa đâu? Trời sầu đất thảm rồi, mờ mịt vẫn là mờ mịt! Làm sao mà vui được nữa đây? Còn có ai để thọc léc khiến tôi vui đâu?… Các người phải đi tìm Lão Hồ Tôn cho tôi… (đập ngực) Hu… hu… Tôi đương nhớ, đương tương tư Lão Hồ Tôn đây…

Càn Thát Bà tức quá, văng tục:

– Chữ nghĩa đếch gì mà thối hoãng! Tương tư chó gì mà kỳ vậy… Thà rằng ngươi nói là tương tư… vị Ni Cô kia thì còn tạm ngửi được…

Nhưng Thạch Sanh đã len vào, cúi xuống cầm tay Trảm Tứ Cú kéo lên. Lỏng chàng bỗng se lại khi nhìn gã than khóc, kêu gọi Lão Hồ Tôn, vì chàng nhớ lại lúc xưa, khi ở Kim Đình Quán, chính chàng đã dáo dác chạy ra chợ tìm kiếm Ca Lặc Ca Tôn Giả, và gieo mình xuống đất khóc than. Giọng chàng ân cần thấm thìa, đầy hoà ái:

-Tôn huynh hãy đứng dậy, đi cùng với chúng tôi… Mọi việc ở đời đều là cơ duyên cả, rồi chúng ra sẽ hiểu mà. Chúng tôi cũng đi tìm Lão Hồ Tôn đây…

Lời nói của chàng có hấp lực kỳ lạ, khiến gã kia lồm cồm đứng dậy… Cả bọn lại lầm lũi đi, nhưng gã vẫn ủ rũ lững thững theo sau, cách một quãng đến mấy chục thước.

* * *

Tới xế chiều, mới xuống được chân núi, rồi tới đường cái quan… Trời chiều bảng lảng đẹp lạ lùng. Có một cái gì êm dịu đương toả xuống thinh không, cây cỏ hiền hoà tiếng người đi lại xào xạc êm đềm như trong một giấc mộng xa xưa.

Mấy người như đã tỉnh táo lại thần hồn. Càn Thát Bà lại thấy hớn hở ra mặt, hắn xăm xăm bước những bước dài để tiến tới Tỳ Xá Ly. Cuồng Huệ thấy vui, lúc này y thấy thực là vui như mở cờ trong bụng, nhưng ráng nhiếp tâm để nén niềm vui chao động… Y cất tiếng hỏi:

-Không biết Đại sư huynh nghĩ sao?

-Càn Thát Bà chậm bước, Ồm Ồm hỏi vặn:

-Nghĩ sao là nghĩ sao chớ?

-Nghĩ sao về cái vụ hồi đêm đó…

-Ờ.. ,ờ… bây giờ, ta cũng chẳng thích nghĩ nữa… Chỉ tổ nhức đầu… Nhưng… chắc là Lão Hồ Tôn đó ưa thọc léc chọc người, rồi lại ưa biểu diễn trò hý lộng mê hoặc nữa…

Cuồng Huệ trầm ngâm:

-Tiểu đệ thấy rằng… vị đó quả là một bậc cao thâm khôn lường. Chỉ tiếc rằng chúng ta không đủ túc duyên để nắm lấy vạt áo…

-ừa… dĩ nhiên rồi. Dĩ nhiên là cao thâm, cần gì nói nữa… Nhưng phải cái vị đó chỉ thích chọc rỡn người, nên chưa hợp với ý của ta lắm. Đã là cao thâm thì phải nghiêm trang mới được, không được rỡn nhiều quá…

Hắn vừa nói, vừa phưỡn ngực lép kẹp. Cuồng Huệ nói:

-Thế hồi hôm, Đại sư huynh coi đến hết không?

-Đâu có hết. Ta chỉ coi được một khúc đầu thôi… rồi không hiểu sao mắt cứ díp lại… Nhưng ta thấy cái màn “Tình tự dưới hoa” ấy… cũng chẳng hay mấy, chẳng có nghĩa lý gì mấy… Vả lại,…

-?!

-Cao thâm thì cao thâm thực… nhưng hình như có ý khinh chê ta… Bảo ta… là con rùa già… chỉ đáng đem nấu canh thôi. Nên ta bất phục…

Mặt hắn bỗng đỏ tía tai, khiến Cuồng Huệ không nhịn được cười khi nghe những lời ngây thơ của Đại sư huynh. Y đấu dịu:

-Đối với vị đó, bọn mình đều là rùa cả là dĩ nhiên rồi… Tiểu đệ cũng là rùa, cần phải ăn rau sắng, rau cải cúc, rau tía tô này… Và nhị su huynh cũng là rùa nốt… (y bỗng thở dài hối tiếc). Nhung bây giờ, biết tìm đâu ra rau sắng, rau cải cúc để ăn đây?

Càn Thát Bà bỗng nói:

-Ta… thì ta ua thích vị Ni Cô kia hơn. Người hoà nhã, lễ phép và trang nghiêm…

Cuồng Huệ bật cười:

-Mọi ngày, Đại sư huynh không ưa… nữ nhân kia mà…

-ừa… vẫn là vậy… Nhưng người này thì khác. Chưa chắc đã là nữ nhân đâu. Có khi… họ… không có cơ quan cũng nên… Ta còn hồ nghi rằng… vị Ni Cô này… mới thực là cao thâm khôn lường, hơn vị kia nhiều…

-!?

-Đấy, ngươi không thấy sao?… Là vì khi vị Ni Cô doạ đánh đòn, là vị kia sợ hãi rối rít. Đen nỗi ta phải mở lời năn nỉ dùm cho đấy…

Cuồng Huệ cố nhịn cười… Càn Thát Bà tiếp:

-Ve cái màn Tình tự dưới hoa… hừm… thì ta chẳng thấy nghĩa lý gì hết… Người con gái có vẻ giống Mỵ Ê, nhưng người con trai thì dở ẹc, mà cũng chẳng giống ai hết… Rồi ăn nói lăng nhăng thơ phú, chẳng ăn nhập với đạo lý gì… Nên không hay…

-Tại Đại sư huynh không coi đến khúc sau đấy…

-Khúc sau thì có gì? Kể ta nghe thử…

-Khúc sau có nhiều thứ lắm, khiến Tiểu đệ đến giờ vẫn còn bàng hoàng, chưa biết nghĩ sao…

-Thì kể lẹ đi…

-Đây nhé… Người con gái đó đã tụng một câu thần chú úm A Hồng, để biến thành rượu trong bình, rồi lại bảo người con trai ráng tụng thần chú đó có thể biến thành cả một miền sơn hà đại địa cũng được…

Càn Thát Bà nhẩy chân sáo:

-Cha cha… thật vậy sao? Nghe ghê quá ta…

-Chưa ghê đâu. Người con gái cỏn đọc mấy câu thơ nghe ghê gớm hơn nhiều… Thơ như vầy:

…………
Tờ hoa lặng lẽ HIỆN trăng vàng
Trăng vàng bỗng vỡ thành muôn mảnh
Hoà-hiện-hình-hài-ngập-the-gian

Càn Thát Bà bỗng đứng phắt lại ven đường, trố mắt hấp háy nhìn Cuồng Huệ:

-Có câu thơ như vậy thật sao? Ngươi không nhớ lầm đấy chứ?

-Tiểu đệ không nhớ lầm đâu… Tiểu đệ còn nhớ từng câu, từng chữ, từng nét mặt, từng dáng điệu, từng nụ cười…

-Hùm… Vụ này, ta thấy hồ nghi lắm… Cũng có thể là Lão Hồ Tôn đó đã bầy đặt ra để chọc lỡm bọn mình… Vì không lẽ như thế thì tất cả những loài biết cựa quậy, những loài bò-bay-cựa-quậy-đi-đứng… cũng đều là biến hoá cả sao? Ta hồ nghi lắm… Như chú mày thì biến hoá từ cỏ Linh Chi đã đành, nhưng ta thì lại chui ra từ cái bướu noi đầu gối mẹ ta… thì nếu muốn nói là biến hoá thì cũng tạm cho là được đi… Nhimg còn chú Sa-Môn kia thì xác phàm nặng chình chịch, lại chui ra từ một cửa âm-môn tối om và bầy nhầy máu mủ, không lẽ cũng là biến hoá cả sao? Biến hoá cả sao?

Hắn ngừng lại, sự suy nghĩ gay go khiến hơi thở hắn gấp rút phì phò… Cuồng Huệ cười đấu dịu:

-Đại sư huynh nói cũng nhằm lý lắm… Nhưng có thể rằng vì chúng ta chưa thông suốt, nên chưa thấy rõ thôi… Tiểu đệ trộm nghĩ nếu quả thực vũ trụ này được tạo dựng bằng những quang minh cùng diệu âm như lời Đại sư huynh thường nói, thì rất có thể trên cái lộ trình miên viễn, tới một lúc nào đó, bị nặng nề bởi thất tình lục dục, những luồng quang minh ấy đã xoáy-tròn-trôn-ốc mãnh liệt, và làm hiện lên những mảnh hình hài chúng sanh… Có thể là vậy, và ngay máu thịt bầy nhầy cũng vậy…

-Ờ… ờ… Có thể… Nhưng nếu cứ nói là có thể, thì trong cái vũ trụ mờ mịt không- đầu-không-đuôi này, cái gì chả là có thể…

-Chưa hẳn đâu Đại sư huynh… Vì còn một bài kệ nữa, và lời kệ nói rõ hơn ý đó…

-Thì đọc đi… đừng lấp lửng nữa…

Cuồng Huệ liền đọc:

Chập chùng này chập chùng
Chập chùng thế giới võng
Chập chùng thân chúng sanh
Chập chùng duyên nghiệp xưa…

Càn Thát Bà bỗng Ồm Ồm, khoái trá:

-Ờ… mấy câu kệ này, nghe cũng có âm có điệu lắm… Chập chùng này chập chùng, thì thùng này thì thùng… Nghe như tiếng trống thì thùng, lung tung xòe của những đám múa lân nơi hội Hoa Đăng bến Hương Bình ấy mà… Thì thùng này thì thùng, thì thùng này…

Rồi hắn đứng, lắc lư chỏm tóc như gõ nhịp… Cuồng Huệ nhịn cười, đọc tiếp:

Bời bời như khởi sanh
Chẳng sanh mà vẫn sanh
Tuy sanh mà chẳng sanh
Chẳng sanh vẫn cứ sanh…

Càn Thát Bà ôm đầu, chu chéo:

– Ôi… Ngưng lại đã, ta nghe không kịp… Hừm… mấy câu này nghe tối om… lại vòng vo quá… Nhà ngươi thấy thế nào? Có thấy vòng vo không?

Cuồng Huệ cười:

-Cũng không phải vòng vo đâu… Có lẽ chỉ là cốt giải cái tuồng Biến hiện mà thôi… Vũ trụ này, pháp giới này… là như vậy đó. vẫn cứ bời bời khởi lên, không lúc nào ngừng… nhưng không phải thực… chỉ như cái bóng mờ thôi… như trăng-đáy-nước vậy…

-Ờ… Nhà ngươi nói vậy thì nghe cũng tạm xuôi tai… Nhưng ta vẫn hồ nghi lắm… Lão Hồ Tôn này… có vẻ chỉ thích rỡn cợt, chưa được nghiêm trang…

-Nhưng còn 2 câu tiếp, thì tiểu đệ thấy khó nghĩ quá…

-?!

-Quá khứ vỏng trở lại, quanh co thành vị lai.. .(trầm ngâm). Đã là quá khứ rồi, thì theo lễ phải đi tuốt đi luôn mất tiêu… chứ sao lại còn vòng trở lại, rồi quanh co biến thành vị lai được?

-Thôi… đủ rồi, đừng nói lung tung nữa… Ta nghe thế đủ rồi… Nhức đầu lắm…

Thạch Sanh bỗng xen vào, với giọng nói kỳ diệu:

-Tiểu huynh trộm nghĩ rằng… quá khứ không thể đi luôn mất tiêu được, mà phải vòng trở lại… là vì những duyên nghiệp xưa chập chùng đó… Duyên nghiệp xưa bao giờ cũng vòng trở lại, tạo thành những tuồng biến hiện vị lai… để buộc chúng ta trả nợ những tội chướng xa xưa… Neu không như vậy, thì làm sao có nhân quả nghiệp báo được…

Cuồng Huệ bỗng ôm chầm lấy Thạch Sanh:

-Chao ôi!… Nhị sư huynh… mới thực là người cao kiến, vì có lòng dạ mênh mang… Lẽ như vậy, mà Tiểu đệ nghĩ mãi không ra…

Trong lòng y dâng lên một niềm ân tình mênh mang đối với vị Nhị sư huynh này, khiến y ứa nước mắt… Đây là lần thứ hai hay thứ ba mà y rơi nước mắt, còn lần thứ nhất là khóc ông bạn rồng già trong hang Cửu khúc… Bỗng Càn Thát Bà kêu to:

-A ha… thông suốt rồi… Ta thông suốt rồi…

Hai người quay lại nhìn, chưa kịp nói gì, thì hắn đã tiếp:

-Các người không nhận thấy gì sao? Khờ quá! Kém quá!… Ta thì ngửi thấy từ lâu rồi…

-?!

-Ta ngửi thấy… mùi kệ đó… Mùi của những câu kệ. Nghe vòng vo, tối om… nhưng có mùi vị quen thuộc… Rồi lại nhớ tới một câu kệ xa xưa: “Hồ công, bớ Hồ công, Quay tròn con ổi luỷ…”, nên ta thông suốt lập tức. Thì ra… Lão Hồ Tôn này.. .cũng chỉ là… Ca Lặc Ca Tôn Giả thôi… Đúng chưa, thông suốt chưa…?

Hai người kia đều cười. Cuồng Huệ nói:

-Bọn Tiểu đệ… cũng thoáng nghĩ như vậy, nhưng không dám chắc lắm. Bây giờ, Đại sư huynh nói ra, lại nhắc tới câu kệ xưa, nên bọn Tiểu đệ mới chắc bụng…

Càn Thát Bà cụt hứng, giở giọng nói ngang dọc:

-Tuy vậy, cũng chưa chắc lắm đâu… Là vì… Tôn Giả thì hay gắt, hay chửi bới lắm… còn Lão Hồ Tôn này thì… xem chừng chỉ thích thọc léc rỡn cợt thôi… Nên chưa chắc đâu… Lại còn vị Ni Cô kia nữa… Người đầu mà lễ phép hoà nhã…

Cuồng Huệ chỉ bấm bụng cười thầm. Còn Thạch Sanh thấy trong lỏng ấm áp lạ lùng, chỉ muốn rơi lệ…

Cả bọn lại lầm lũi lên đường.

Tới khi đêm xuống, họ nghỉ chân nơi một bãi cỏ rộng ven đường. Cả ba người đều cảm thấy trong lòng vui mừng hớn hở, Càn Thát Bà lại cười nói huyên thiên như trước. Riêng Phi Ly vẫn thất thần lạc lõng, và Trảm Tứ Cú lủi thủi ít nói năng.

Cuồng Huệ vui mừng khấp khởi như chưa bao giờ từng thấy, nhưng y dằn tâm tránh sự chao động. Sau sự việc xảy ra hồi đêm ở quán, y như uống từng câu từng chữ, và thấy rằng màn bí ẩn của pháp giới lúc này đã thực sự hé mở cho tâm thức y… Càng ngày y càng thấy rõ ràng pháp giới này chỉ có thể là quang minh cùng diệu âm, chỉ được dệt nên bởi vô vàn những màn lưới đó tương tự như những thiên la địa võng, tất cả chập chùng xen lẫn lồng vào nhau, thẩm thấu lẫn nhau, khi ẩn khi hiện, rồi xoay tròn miên viễn từ những kiếp không thể tính đếm, và làm huyễn hiện lên tất cả sắc tướng, tương tự như những ảnh-tượng mộng ảo… Bởi vậy,… nên vị Sa Môn của Phi Ly mới nói rằng: SẤC BẤT DỊ KHÔNG, và bây giờ, hồi hôm, Lão Hồ Tôn mới nhắc rằng: NHƯ TRĂNG ĐÁY NƯỚC… Nghĩ tới đây, lòng y muốn run lên vì xúc động, nhưng vẫn phải dằn tâm… Thêm nữa, … y đương khao khát tìm kiếm một câu thần chú, thì nay, đã được câu ÚM A HÔNG… mà người con gái trong lồng đã vừa cười khúc khích vừa khẳng định rằng có thể giúp biến ra cả một miền sơn hà đại địa cũng được… Y lẩm bẩm: “Thì ra là vậy… và tất cả đều là hoa cả. Nở ra tức là chữ HỒNG và cụp lại thì thành chữ ÚM…” Y định bụng sẽ niệm và quán chiếu câu thần chú này trong khi dụng công thiền quán… Lúc đó, y đương ngồi dưới một tàng cây trên bãi cỏ, y nẩy tâm muốn hạ thủ công phu ngay… nhưng thấy trong bụng vẫn còn khấp khởi mừng rơn, nên y đành hoãn. Vả lại, y cũng muốn kéo dài hưởng thụ đôi chút niềm vui mừng ấy…

Y yên chí đã hiểu rõ được hết lời kệ của người thiếu nữ, nhưng trong cơn vui mừng, y đã để lọt mất hai chữ trong lời kệ, khiến y chưa nghĩ tới được vế chân lý tiếp theo về: “Sắc bất dị không..”

Đêm hôm đó là vào hạ tuần tháng Giêng, vào mùa xuân… Nơi đất Tây Trúc, thường chỉ chia thành ba mùa, chứ không chia thành 4 mùa như tại xứ Phong Châu. Đó là mùa xuân êm đềm tạnh ráo mà Chư Tăng có thể đi du hoá được, rồi đến mùa hạ kéo dài có nhiều trận mưa lũ, côn trùng sinh sôi nẩy nở rất nhiều, khiến Chư Tăng phải an cư kiết hạ tại các chùa chiền hay tịnh xá… Rồi đến mùa đông cũng có thể đi du hoá được.

Đêm hôm đó, trăng lên muộn. Mãi đến quá nửa khuya, trăng mới nhú lên nền trời… Càn Thát Bà đương nằm khểnh vắt chân chữ ngũ trên bãi cỏ, bỗng cười hăng hắc… Cuồng Huệ hỏi:

-Đại sư huynh cười gì vậy?

-Hơ… hơ… Ta cười một cái… đáng cười… mà ta chắc mắt thịt của các người không thể nhận ra được…

Rồi hắn lại ôm bụng cười sằng sặc… Cuồng Huệ cười theo, nói:

-Đại sư huynh bây giờ giống Lão Hồ Tôn, ăn nói bí hiểm quá…

-Ờ… cái này thì hiểm bí thật… (Hắn nhổm dậy)… Này, ta đố các ngươi câu này, đố cả hai người nghe…

Hai người kia đều ngẩn ra, khiến hắn thích chí… Rồi gằn từng tiếng:

-Ta đố các ngươi biết vị-Ni-Cô-ấy-có-kẻ-lông-mày không nào? Và vị đó có đôi lông mày hình bán nguyệt hay là hình gì nào? Đố các ngươi biết đấy…

Hai người như ngớ ra vì câu đố… Rồi Cuồng Huệ bỗng lăn ra cười sằng sặc:

-Đại sư huynh bây giờ đã thay đổi nhiều đấy nhá… Đại sư huynh vốn không thèm nhìn đến nữ nhân, hà cớ lúc này lại để ý hoài tới vị Ni Cô, lại để ý cả đến bộ lông mày nữa? Cớ sao vậy, Đại sư huynh?!

Càn Thát Bà đỏ mặt tía tai, to tiếng át giọng:

-Ngươi dốt lắm, không tinh tế gì hết… Một khi nhìn thấy được một vị cao nhân, thì phải tinh tế, để ý từng chân lông kẽ tóc mới được… Mà vị này có khi cũng chẳng phải nữ nhân đâu, lại cao thâm khôn lường, cao thâm hơn cả Lão Hồ Tôn nữa…

-!?

-Này nhé, ta hồ nghi lắm… Ta nghi rằng màn tuồng Tình tự dưới hoa là do vị Ni Cô bày ra hết, không phải Lão Hồ Tôn đâu… Hùm… Lão Hồ Tôn này, xem chừng chỉ thích… thọc lét, chọc rỡn… và… bắt rùa thôi…

Thấy Cuồng Huệ ngồi im, hắn tiếp:

-Ta đoán vậy đó, ngươi chưa chịu hả? Nhưng ta nói có sách, mách có chứng, chứ đâu phải bâng quơ… Đây nhé,… mảnh trăng toả sáng đó là do cái gì? Là do tấm gương. Mà tấm gương là của ai? Là của vị Ni Cô, và do Ni Cô ném ra rồi toả sáng… cỏn nữa… Rồi người con gái đó… Tuy chui ra từ lỗ mũi Lão Hồ Tôn… nhưng có lúc lại biến hình giống hệt vị Ni Cô… Rõ như ban ngày rồi còn gì…

-Đại sư huynh nói cũng nhằm lý… Nhưng vụ này… có lẽ chưa quyết nghi được…

-Ngươi chẳng phục thiện tý nào… Nhưng… cỏn điều này nữa… Lão Hồ Tôn nói mỗi buổi sáng, vị Ni Cô hay dùng tấm gương đó để kẻ lông mày. Nhưng đó chắc là một lời nói thích chọc phá thôi, chứ không phải vậy… Vì sao? Vì ta đã lưu tâm nhìn kỹ đôi lông mày vị Ni Cô rồi.

Tuyệt nhiên không có nét vẽ nào cả, bằng than hay bằng chì cũng vậy. Tuyệt nhiên không… Thấy chưa?

-!?

-Bởi vậy… ta hồ nghi là… gương đó không phải vị Ni Cô dùng để soi… mà là… một thứ tư cụ… dùng để tu tập,… một báu vật cũng nên… Các người chưa biết đấy, những vị tu hành cao… họ hay dùng gương lắm… Như ở trên trời Dao Lợi, lão Đe Thích

cũng có một tấm gương… tấm gương lớn lắm để trong nội viện của lão… Ta chưa được coi, chỉ nghe nói rằng, khi lão ở một mình trong nội viện, ngồi nhìn tấm gương, thì trong gương… liền hiện ra mọi việc ở nơi cung trời Dao Lợi cũng như nhân thế… Tấm gương như vậy… họ gọi là kính đàn thì phải…?

Hai người ngồi, trầm ngâm… Càn Thát Bà thích chí, định tuôn thêm ra một điều mới lạ nữa nhưng lần này, hắn kịp ngậm miệng lại… Là trong lúc hắn nhìn ngắm đôi lông mày thanh kỳ của vị Ni Cô, hắn chợt nhận thấy có điều khác lạ. Như có gì thay đổi trong người hắn, như trút được một lóp trần cấu thô kệch. Rồi suốt ngày hôm đó, đi đường vội vã cả ngày mà không thấy mồ hôi nữa, trong khi lúc trước, mồ hôi cứ vã ra thành hột to tướng. Hắn thấy dị kỳ, nên hay nghĩ tới vị Ni Cô… Hắn toan mở miệng khoe, nhưng lại ngậm lại…

Riêng Thạch Sanh, khi nghe hắn nói tới mảnh gương, chàng bất giác thò tay vào bọc, thấy vẫn còn chiếc gương của Mỵ Ê đánh rớt nơi suối Lộ tuyền ngày trước. Bâng khuâng tự hỏi: “Không biết có thể dùng tấm gương này… làm thành một thứ… kính đàn… để săm soi những cảnh giới cùng thân tướng của Đức Đại Phù Đồ được không?”…

Sáng hôm sau, họ lên đường từ tinh sương. Ai nấy đều nóng lòng muốn tới thành Tỳ Xá Ly.

Lúc này vào mùa khô tạnh ráo, nên con đường dễ đi. Song đường này, tuy gọi là cái quan, nhưng chật hẹp, và người qua lại mỗi lúc mỗi đông đảo tấp nập. Kẻ gồng người gánh, chuyện trò xào xạc, tiếng gọi nhau ơi ới. Nhưng phần đông đều lam lũ. Thỉnh thoảng có những chiếc xe ngựa độc mã hoặc song mã, chủ nhân ăn bận sang trọng ngồi trên, chạy rộn ràng trên đường, khiến những bộ hành rạt ra hai bên lề. Nhưng ít thấy xe bò. Trái lại, nhiều con bò được thả rông, chậm rãi đi nghênh ngang giữa lộ, nhiều khi chắn cả lối đi… dọc đường, thỉnh thoảng thấy những đống rác to lớn, to như một căn nhà, mùi tanh hôi nồng nặc. Và ở trong đống rác, nào là bò, lợn, dê, chó… và khá nhiều quạ đến… tranh nhau lục lọi trong rác để kiếm ăn… Nơi đây, càng đi càng thấy nhiều quạ, có khi đến hàng ngàn vạn. Đôi khi, chúng bay thành đám, che rợp cả một mảng trời, có lúc lại sa xuống, tranh nhau những miếng mồi… Cũng thấy nhiều khỉ, có những đàn chừng vài chục con, kêu rúc rích, nhảy chuyền trong các lùm cây hoặc trên mái nhà… Chúng rất bạo dạn ngỗ nghịch, có khi nhảy bộp cả vào đám người để cướp giựt những thực phẩm…

Dọc đường, những gia đình nghèo cùng Chiên Đà La gầy còm lam lũ… quây quần ven đường, nhóm lửa nấu một nồi cơm hay nồi cà ri khoai làm bữa ăn gia đình… Và chung quanh, lại có lũ quạ xúm xít… Có kẻ nằm lăn ven đường, đánh giấc ngủ khá say… Thỉnh thoảng, một người ở trần, râu tóc bù xù, ngồi xổm nơi ven đường, biểu diễn ảo thuật, hoặc dạy mấy con khỉ hay rắn làm trò, và đám khán giả bu lại đông nghẹt…

Tuy đám đông lam lũ, và đường xá rác rưởi ngập đầy, nhưng người dân nơi đây vẫn có vẻ an nhiên vô tư lự, và thường nhe cặp răng trắng bóng ra cười nói với nhau…

Và tuy nhiều rác ruởi tanh hôi, song miền Tây Trúc này hình nhu là xứ-sở-của- những-mùi-huong. Vì đâu đâu, ở phố xá hay hang cùng ngõ hẻm, ở trong nhà hay cửa tiệm, hoặc chiếc xe bán hàng rong, cũng đều có đốt nhiều thú huong cả… Nhung thuờng là thứ hương bột, đốt trong những chiếc bình nhỏ bằng đất nung… Không khí nơi nơi đều bãng lãng mùi hương, xen lẫn với mùi rác cùng cống rãnh tanh tưởi, khiến kẻ du hành qua đó cảm thấy bàng hoàng, không hiểu mình đương lạc bước nơi đâu, ở thiên đường hay một cảnh địa ngục trần gian…?!

Càn Thát Bà lấy làm khoái trá, vừa đi vừa hin hít mũi để ngửi các mùi hương… Rồi Ồm Ồm bình phẩm tía lia, nhưng lúc này, bọn Cuồng Huệ chẳng ai lưu tâm xem hắn nói gì…

Mãi tới trưa hôm sau, họ mới đi tới ngoại châu thành Tỳ Xá Ly… Đám người qua lại đông đảo hơn trước, nhưng đường xá rộng rãi hơn… Càn Thát Bà đương đi, bỗng ngưng lại lầu bầu:

-Quái lạ! Có một mùi thiệt quái lạ… Không phải mùi hương, mà một mùi ngai ngái, hăng hăng… lại thum thủm… Có khi là mùi địa ngục…

Lúc này, có lẽ Trảm Tứ Cú đã vơi được niềm thất vọng phải chia tay với Lão Hồ Tôn, nên gã bỗng cất tiếng:

-Không phải đâu… Mùi phân bò đấy…

-Phân bò?!

-ừa… phân bò? Thành Tỳ Xá Ly là một thánh địa Vệ Đà Giáo, nên phải dùng phân bò trộn với đất sét để lát đường…

Càn Thát Bà lắc đầu quầy quậy, thầm nghĩ trần gian này chẳng bao giờ hết điều quái dị… Hắn chưa hết ngạc nhiên về phân bò, thì lại thấy một người đàn ông đi trước hắn bỗng nhổ toẹt xuống đường một bãi nước bọt đỏ lỏm… Hắn giật mình nghĩ rằng người dân xứ này kỳ cục, có nước bọt đỏ như máu… Nhưng hắn nhìn kỹ thì thấy người kia đương nhai một thứ gì bỏm bẻm trong miệng, thỉnh thoảng nhổ một tia nước bọt đỏ. Mà không những người ấy, mà hầu hết đàn ông khác, người nào miệng cũng nhai bỏm bẻm… Thỉnh thoảng lại có kẻ cao hứng không thèm nhổ xuống đất, mà lại bắn một tia nước bọt đỏ lên trời cao đến một tấc rồi mới rớt xuống đất…

Thì ra họ đều ăn trầu… Và ở hai bên đường, thường thấy bày bán một thứ trầu gọi là “pam”. Càn Thát Bà lục trong bọc, thấy còn sót lại một viên đá lưu ly nhỏ, liền dừng chân đổi viên đá lấy mấy miếng “pam”. Rồi bỏ vào miệng, bắt chước nhai bỏm bẻm. Miếng trầu cay xè thơm phức, khiến hắn hắt hơi mấy cái, nhưng lần lần say say thích thú…, muốn khoa chân múa tay. Thỉnh thoảng, hắn cũng nhổ toẹt một bãi nước bọt lên trời. Rồi cười hĩnh hích, nghĩ rằng nếu lão Đe Thích nhìn thấy hắn nhổ nước bọt đỏ lòm, thì chắc lão phải tròn xoe đôi mắt…

Lần lần, họ đi tới chợ Tỳ Xá Ly. Nơi đây, người qua lại đen nghịt, thỉnh thoảng phải lấy tay vẹt người ra mới thấy đất mà đi. Được cái là trong bọn, có bốn người đều

vóc dáng cao to, nên cứ trông nhau mà đi không đến nỗi bị lạc, riêng Phi Ly vóc người nhỏ bé chìm trong đám đông, nên Cuồng Huệ phải dắt tay gã…

Họ len lỏi ra tới bờ sông. Đây là một bến nước lớn, dưới sông thuyền bè đậu san sát như lá tre, có nhiều thuyền lớn đến từ những phương trời xa lạ, đầu thuyền sơn vẽ hình đầu cá hoặc đầu rồng dữ tợn oai phong… Cả bọn dừng chân ngắm con sông và bến nước. Thạch Sanh nói:

-Đây là sông Hằng Hà, chảy từ miền Tuyết Sơn xuống.

Chàng bất giác thở dài. Suốt buổi sáng hôm đó, và nhất là khi tới chợ, chàng thường lưu tâm kiếm bóng dáng Lão Hồ Tô cùng Ni Cô, hoặc bóng dáng Khuất La Đô, nhưng tuyệt mù không thấy… Bỗng Càn Thát Bà xuýt xoa:

-Cũng là một bến nước đây, … giống như bến Hương Bình… nhưng lớn quá, lớn gấp trăm lần

Nước sông có phù sa đục ngầu, nhiều rác rưởi lềnh bềnh rạt vào bờ, thỉnh thoảng có xác thú vật chết trương phình. Tuy vậy, nơi kè đá ven sông, có rất nhiều người tắm, hoặc bơi lội, hoặc ngâm mình trong nước, rồi chấp tay lớn tiếng cầu nguyện và múc nước uống. Quang cảnh vừa náo nhiệt, vừa thành khẩn lạ lùng. Nơi bờ sông, có mấy đám khói bốc lên khét lẹt, hoả thiêu người chết…

Họ lần bước dạo chơi trên bờ sông, giữa những tiếng cầu nguyện, xen lẫn với tiếng ồn ào chào mời mua hàng vọng lên từ những chiếc thuyền lớn… Nơi đây cũng vậy, cũng xặc các thứ mùi hương… Bỗng Thạch Sanh nghe thấy một giọng nói quen thuộc, văng vẳng vọng lên từ một chiếc thuyền:

– Mại vô đi… mại vô nhanh kẻo hết… Có đủ các thứ hương đây, hương bột,

hương xoa, hương đốt… Có hương chiên đàn núi Ngưu Đầu, hương trầm thuỷ núi Yên Hà… Hương hoan hỷ, hương tương tư nè… Chỉ đốt một nhúm thôi là mùi hương thơm lừng cả xóm nè… Mại vô đi… vô nhanh kẻo hết… Mại vô…

Giọng nói theo tiếng thổ dân, nhưng giọng còn ngượng nghịu. Song Thạch Sanh nghe như quen tai. Chàng quay đầu nhìn xuống chiếc thuyền to… Thấy một hán tử cao lớn, da đen thui, đầu quấn một chiếc khăn tổ bố, mình mặc chiếc áo cụt hở cả nách, trước ngực đeo tòng ten một chiếc ống quyển bằng tre… Gã đương khoa tay, cao giọng chào mời hoặc cười xoà để lộ hàm răng trắng bóng… Thạch Sanh bỗng khẽ kêu:

-Ngã Phật Từ Bi… Sao lại thế này? Lại có thể thế này?

Rồi chàng vội vã bước xuống kẽ đá, chạy tới chiếc thuyền có anh hán tử… Chàng nhìn đăm đăm hán tử, rồi hỏi:

-Tôn huynh… có phải là người xứ Phong Châu không?

Gả kia quên cả chuyện: “Mại vô, mại vô”, đứng ngớ người nhìn Thạch Sanh, đôi mắt không chóp… Thạch Sanh liền hỏi thêm:

-Tôn huynh đeo chiếc ống quyển kia, có phải ở bên trong có bộ Kinh Hoá Thân Vô Lượng Nghĩa Xứ không?

Cả hai câu hỏi, chàng đều dùng tiếng Phong Châu… Gã kia bỗng vỗ đùi lớn tiếng cười ha hả:

-Trời đất quỷ thần ơi!… Lý Liễu Quán!… Sư phụ… đích thị là Lý Liễu Quán…?

Thấy Thạch Sanh hớn hở gật đầu, gã liền nhảy vọt lên bờ rồi cả hai ôm chầm lấy nhau dưới vòm trời chói lọi…