TRANG TÔN KINH
HUYỀN HOẶC
TẬP I
Tịnh Liên Nghiêm Xuân Hồng

 

HỒI XXII

Nơi quán nước, gặp người Hồ Tử
Biểu diễn trò ảo huyễn khó lường

Bọn bốn người lại rong ruổi lên đường… Lúc đó vào cuối tháng giêng, trời mát mẻ dễ chịu, cuộc hành trình không được vui vẻ, vì mỗi người đều chìm trong niềm tâm sự riêng.

Tên tiểu đồng đã vô tình nói lên mấy chữ “Huy động gì gì đó,” khiến Cuồng Huệ đăm chiêu nghĩ ngợi… Thì ra con đường tu hành có nhiều nẻo tiến bước lắm. Một mặt vẫn có thể triển khai tăng trưởng tâm lực mình tới chỗ thật lớn rộng, mãnh liệt, mặt khác vẫn có thể dùng những cách thức hoặc phương tiện thiện xảo để giúp đỡ sự tăng trưởng tâm lực một cách mau lẹ… Thần chú có thể giúp người tu huy động pháp giới dễ dàng hơn, tức là huy động các vị quỷ thần của pháp giới này phù trợ và làm theo ý nguyện của người tu hành… Y tự nhủ: “Cũng như mình đây là loài rồng chúa, khi mình tuyên xướng một vài mẫu tự của loài rồng, thì các vị long thần đều phải hưởng ứng và làm theo ý nguyện của mình…” Những diệu âm đều được phổ vào huyền lực của một lệnh truyền, và những âm thanh của thần chú đều là diệu âm. Từ vô lượng kiếp, các bậc Đại thần linh đã từng trì tụng, từng phổ vào đó không biết cơ man nào huyền lực… Suy đi nghĩ lại, y ngày càng nhận thấy rõ rằng pháp giới này chỉ có thể được tạo dựng nên do quang minh và diệu âm. Không thể khác được… Vì suy ngẫm miên man như vậy, y lần lần lãng quên một phần gã thanh niên bận áo lụa trắng. Y tự nhủ sẽ lưu tâm tìm kiếm học hỏi về thần chú…

Đôi khi, y đưa mắt ngắm vị nhị sư huynh Thạch Sanh. Thấy chàng đã lặng lẽ bình thản trở lại, luôn luôn lâm râm nhiếp tâm vào câu niệm Phật, nhưng y nghĩ rằng bên trong, vị nhị sư huynh này vẫn canh cánh lo ngại cho số phận nàng công chúa bị hóp mất bảy vía… Giờ đây, nhị sư huynh niệm Phật, chắc là muốn xin sức gia trì cho nàng… Y bất giác ngắm kỹ lại vầng trán mênh mông của chàng chiếc mũi hếch cùng chiếc miệng rộng có làn môi thuần phác đầy đặn, và y nhận thấy rằng bộ mặt chàng tuy không đẹp đẽ, nhưng đượm một vẻ đơn sơ thuần hậu dễ cảm động lòng người. Y liên tưởng tới việc Thạch Sanh đội đèn uống chén thuốc độc xuống âm phủ tạ tội cho công chúa, lập luận vòng vo để cãi lễ sắc không với vua Diêm Vương, lại uống thay nàng một bát lửa… Y bỗng thấy trong lòng rào rạt dâng lên một niềm kính ái đối với vị sư huynh sa môn. Thầm tự nhủ: “Mình quả thật còn thua xa vị sư huynh này, tuy mình có đắc một chút tự tại lực về tam muội thiền quán… Sư huynh mới thực là người quả cảm, dám quên mình để đi trên đường Bồ Tát Đạo… Mình còn nghĩ tới mình nhiều quá, cứ loanh quanh lẩn quẩn trong vòng ngã ái mà thôi… Trong khi nhị sư huynh đã làm đúng như lời kệ mà Dạ Xoa đã nhắc lại. Là tuy biết thế gian như hoa đốm giữa hư không, mà vẫn luôn hằng khởi Bi tâm… Nhưng nếu quả thực việc thế gian là mộng ảo, thì còn khởi bị tâm để cứu khổ cứu nạn làm gì…? Hùm… hùm… giữa nhị sư huynh và người con gái này, đã xảy ra những vụ án tình thâm trọng như vậy, thì chắc là những tiền duyên oan trái phải sâu dày…”

Nghĩ như vậy, nên y liền cười nói để trấn an Thạch Sanh:

– Không hiểu nhị sư huynh nghĩ sao, riêng tiểu đệ cũng rất thắc mắc về gã Khuất La Đô và thiếu nữ. Nét mặt tuy có một vài điểm sai khác, nhưng nàng chắc chắn là công chúa Mỵ Ê… Có thể rằng nàng đã bị con yêu quái ở Yên Hà Lãnh bắt đem đi, rồi được gã Khuất La Đô giải cứu. Nhưng không biết có đúng vậy không?… Tiểu đệ vẫn có cảm tưởng gã đương đóng một màn kịch, để nhử bọn mình, với một mục tiêu nào đó… Gã dùng nàng để nhử bọn mình thôi, như người câu cá lấy mồi thơm nhử cá vậy…

– Hiền đệ nghĩ như vậy thực sao?

– Rất có thể như vậy… Bởi thế, nên tiểu đệ nghĩ rằng gã không có ý hoặc chưa có ý hại nàng đâu… Và trước sau, gã cũng lại xuất đầu lộ diện…

– Tiểu huynh mong rằng đệ đoán trúng

– Đôi khi… tiểu đệ còn nghĩ rằng không hiểu còn có một con đại quái ở Yên Hà Lãnh không? Hay chính gã là con quái Yên Hà Lãnh…

Thạch Sanh lộ vẻ bồn chồn:

– Nếu quả như vậy, thì thật đáng ngại…

Cuồng Huệ bật cười ròn rã:

– Trái lại, nếu quả như vậy, càng không có gì đáng lo… Vì nếu gã định tâm hại nàng, gã hại lúc nào chẳng được. Đằng này, gã tốn công đem nàng sang miền Tây Trúc, để dí vào mũi bọn mình, thì chắc gã muốn theo đuổi mục tiêu gì khác…

Thấy Thạch Sanh ngơ ngác nhìn mình, y bèn tiếp:

– Nhưng mục tiêu này… thì tiểu đệ cũng chưa đoán ra nổi… Đe lần lần rồi coi…

Phi Ly lúc này, hơi giống như thiếu nữ. Nghĩa là bị hớp mất mấy vía. Gã không cỏn vui vẻ như trước, nét mặt cùng ánh mắt thường thất thần lạc lõng. Ban mai hoặc buổi trưa, gã đôi khi còn nói năng vài lời. Nhưng cứ tới chiều, mặt gã đăm chiêu ngơ ngác, hai tai vểnh lên nghe ngóng, muốn bắt gặp tiếng sáo của Khuất La Đô… Nhưng trước sau cũng không nghe tiếng sáo, chỉ có gió chiều xào xạc trong những cụm lá, gã thất vọng, như muốn xụm xuống… Gã ít góp chuyện với Càn Thát Bà, chỉ hay theo bám lấy hai người kia. Hoặc vừa đi vừa nắm lấy tà áo Thạch Sanh, hoặc nắm lấy bàn tay Cuồng Huệ… Có lẽ vì gã mặc nhiên cảm thấy những luồng sóng che chở của viên ngọc, hoặc những luồng sóng tâm thức của hai người kia…

Càn Thát Bà bực dọc ngán ngẩm, nên đây là lần đầu tiên hắn ít nói tía lia hơn trước… Hắn nghe hai người kia nói chuyện về Khuất La Đô, mà cũng chẳng thèm chêm vào một lời. Có điều kỳ cục là tuy hắn ghét đàn bà, nhưng tâm tình hắn lại có điểm giống đàn bà, là hay giận lẩy và hờn mát. Lúc này, hắn hờn mát hai người sư đệ… Có lúc, hắn có ý tưởng lởn vởn muốn chửi toáng lên và tuyên bố bỏ đi, không thèm làm đại sư huynh nữa. Nhưng rồi hắn lại thấy không ổn: “Đi đâu bây giờ? Đi một mình cũng buồn thấy mồ… Không có ai để cà khịa hờn lẩy cả… Vả lại, mình cũng quen với hai đứa này rồi…” Hơn nữa, hắn còn tính hiếu kỳ, vẫn muốn coi vụ Khuất La Đô này ra sao? Một ý nghĩ chợt lóe trong đầu gã, vì hắn nghĩ tới Ca Lặc Ca Tôn Giả: “Cái ông Tôn Giả này nhiều trò lắm… Trước kia, ông đã bày trò xúi chú Thạch Sanh xuống âm cung, rồi lại xúi bọn này cùng đi với chú Thạch Sanh… Nay rất có thể lại bày trò Khuất La Đô để thử thách chú sa môn… Kỳ quặc lắm, chỉ thích bày trò hý lộng thiên hạ để thiên hạ chới với đau khổ, còn mình thì đứng cười ngặt nghẽo và miệng thì chối bai bải… Có thể lắm, có thể lắm…”

Cuồng Huệ bỗng quay sang hỏi:

– Đại sư huynh! Không hiểu về vụ Khuất La Đô này, đại sư huynh có cao kiến gì không?

– Không biết… không biết… Ta chẳng có ý kiến gì hết… Hừ, hừ… các ngươi có còn coi ý kiến của ta ra cái gì đâu mà còn hỏi vuốt đuôi làm gì?!

Thấy hắn hờn dỗi. Thạch Sanh vội chạy tới trước mặt thụp xuống lễ, miệng kêu ca:

– Xin đại sư huynh chớ mang tâm thống trách bọn tiểu đệ… Chẳng qua là sự việc trên ghềnh đá đã xảy ra đột ngột quá, nên bọn đệ thấy kinh nghi… lo ngại cho căn bệnh trầm trọng của thiếu nữ… chứ không có ý gì dám trái lời đại sư huynh đâu… Đệ là đệ tử của Tôn Giả, nhưng trong lúc Tôn Giả không có mặt, thì đại sư huynh là người thay mặt Tôn Giả…

Vừa nói vừa muốn ứa lệ… Lúc đó, Càn Thát Bà đương ngồi trên một tảng đá ven đường, hắn làm thinh quay mặt đi chỗ khác… Thấy Thạch Sanh vẫn quỳ mọp, hắn vừa bực mình vừa mủi lỏng, lầu bầu:

– Thôi đứng dậy đi, đừng lải nhải nữa, khó chịu lắm… Và cũng đừng khóc nữa… Ta sợ trông thấy nước mắt lắm. Mà ta đâu có thèm để tâm thống trách các ngươi làm gì… Chỉ khó chịu một nỗi là hễ cứ thoáng thấy bóng đàn bà con gái là bọn ngươi lại rối rít cả lên, rồi nghĩ điên nghĩ đảo, trở thành một bọn hồ đồ… Người tu hành không được như vậy…

– Tiểu đệ biết lỗi rồi…

Cả bọn lại đi chừng chín, mười ngày nữa, tới một ngọn đèo cao… Hòa khí đã trở lại giữa bọn Thạch Sanh, nhưng chưa được hồn nhiên náo nhiệt như trước. Riêng Phi Ly vẫn giữ vẻ thất thần lạc lõng.

Ngọn đèo cao và dốc… Thạch Sanh bì bạch leo con dốc dài, nhưng chàng cũng không cảm thấy mệt nhọc, cũng chẳng thấy khát. Từ khi đắc được thiệt căn thanh tịnh, nơi cổ họng chàng lúc nào cũng tiết ra một thứ tân dịch có cam lồ vị, ngọt và mát. Niềm lo ngại cho nàng công chúa tương tự một đám sương mù, nay đã tan đi, chàng lại thấy khinh an như trước (Thực ra, thì tiếng sáo của Khuất La Đô là một thứ âm thanh có khả năng đoạt hồn hớp vía của những người nghe. Nhưng bọn ba người Thạch Sanh đều không bị tổn hại, vì Cuồng Huệ có định lực, Thạch Sanh cũng có những công phu định lực từ kiếp trước, lại thêm công phu niệm Phật kiếp này rồi lại mang viên ngọc, còn Càn Thát Bà vốn vô tâm, lại là nhạc thần nên những âm thanh của miền trần lụy này khó tác động vào tâm lực hắn…)…

Khi lên tới đỉnh đèo, cả ba đều 0 lên một tiếng vừa vui mừng vừa ngạc nhiên thích thú… Bên kia rặng núi, xa xa là một thành phố lớn, nhà cửa xóm làng san sát con sông lớn, nước đỏ phù sa, cuồn cuộn chảy xuống từ phương Bắc… Thạch Sanh nói:

– Đây chắc là con sông Hồng Hà, thường thấy nói trong kinh… Và thành phố kia chắc là Tỳ Xá Ly… Lớn quá, lớn hơn kinh đô Phong Châu nhiều…

Chàng bất giác nghĩ tới con sông Kinh xinh xắn hiền hòa… Tự nhủ thầm: “Thì ra… cuộc sống của một con người, của một chúng sanh… chỉ là như vậy… Chuyển từ trạng thái tâm thức này sang trạng thái tâm thức khác, từ cảnh giới này sang cảnh giới khác… Trên mặt trái đất này, đâu đâu cũng chỉ như vậy… Có những ngọn núi muốn nhô lên thật cao để níu bắt lấy mây trời. Và mây trời chỉ muốn nhỏ lệ, tan rã thành mưa rồi kết tụ thành sông, chảy ngoằn ngoèo để ôm lấy mặt đất cùng những ngọn núi… Mọi thứ tình đời, tình người có lẽ cũng chỉ như vậy… Đeu huyễn hoặc hoang đường, đều là vọng tưởng cả chăng…? Trái núi này, con sông kia cũng vọng tưởng cả chăng?… Nhưng nếu như vậy, thì con sông kia vẫn là một thứ vọng tưởng lạ lùng kỳ diệu, vì nó bắt nguồn từ vùng Tuyết Sơn của kinh kệ… Nơi đó có lẽ là cửa ngõ của trời đất gặp gỡ, có nhiều bóng dáng thần linh lai vãng… và có bộ Kinh Đại Phù Đồ Phật Du Hý Thần Thông Biến Hóa Kinh…”

Chàng bồi hồi nghĩ vậy, lòng vui mừng khấp khởi. Đứng im lặng phóng tầm mắt về phuơng Bắc… Nơi đó, có bóng dáng Ngài Long Thọ, không hiểu ở chùa Lôi Âm Tự hay ở một sơn động nào?… Lỏng chàng se lại, chạnh nhớ tới công chúa lúc này chắc cũng rong ruổi dặm truờng lên phía đó… “Nhung thôi, mình chẳng cần lo ngại làm gì… sống hay chết cũng nhu vậy thôi… nhu ngọn sóng nhô lên tỏa bọt bạc đầu rồi lại tụt xuống hố thẳm… Và hình nhu mọi sự việc ở đời này đều đã được các bậc thần linh cùng quỷ thần lớn an bài cả rồi mà… An bài theo sự nở ra của nghiệp lực… Neu quả như vậy, đâu còn gì đáng lo ngại… Duy chỉ cỏn một việc là đảnh lễ các Ngài, rồi bình thân đi con đường nhỏ của mình… Lặng lễ và khoát nhiên, mặc vũ trụ biến hiện mà… Tôn Giả chẳng đã dặn như thế sao…?”

Nghĩ đến Tôn Giả, lòng chàng bỗng tràn ngập niềm tưởng nhớ.

Ba người im lặng ngắm phong cảnh cùng trầm trồ một hồi, rồi đi tới đỉnh đèo… Bỗng thấy một quán nước, dựng khang trang đẹp đễ, ý chừng muốn đón khách qua đèo dừng chân nghỉ ngơi, trước khi xuống thành Tỳ Xá Ly…

Lúc đó là vào khoảng đầu giờ Thân, mặt trời đã xế bóng… Cả bọn xăm xăm bước tới quán nước, nhưng khi qua chiếc cửa sơn nhiều màu rực rỡ, họ đều dừng chân chưng hửng. Quán vắng tanh, bàn ghế đổ lỏng chỏng, thậm chí có một chiếc bàn bị chém đứt làm hai khúc, có lẽ bằng một nhát kiếm rất sắc và gọn…

Cuồng Huệ lớn tiếng gọi chủ quán, mấy lần cũng không tăm hơi… Y liền đi thẳng vào phía nhà sau, hồi lâu trở lại, lếch thếch lôi theo người chủ quán, có cả vợ đi theo… Chủ quán đầu tóc bơ phờ, mặt xám ngoẹt, vừa đi vừa cúi mặt lải nhải van xin: “Xin công tử chớ đánh… chớ chém vợ chồng tôi… Tội nghiệp mà… Tội nghiệp mà…”

Khi bước vào đến phòng ăn, thấy bọn Thạch Sanh đứng lố nhố, lại mặc áo sa môn, gã mới chợt nhận ra, kêu lên:

– ơ hơ… thế còn vị kia… đâu rồi? Đi rồi hả?

Cuồng Huệ hỏi:

– Vị nào vậy?

– Thì vị đó đó… (Gã sợ sệt nhìn quanh quẩn) Chắc là bỏ đi rồi… Vị công tử đó mặc áo trắng, đi cùng một vị cô nương xinh đẹp lắm, lại cưỡi con ngựa đen tuyền…

Thấy Cuồng Huệ đưa mắt nhìn Thạch Sanh, và không có phản ứng gì, gã yên chí kể tiếp:

– Chà… chà… con người đẹp trai thế mà dữ dằn quá… Hễ động mở miệng là quát tháo… (gãi đầu) Nhưng lạ thiệt, lạ thiệt… vì mỗi khi nói với vị cô nương kia… thì giọng gã lại ân cần, dịu dàng ôn nhu lắm: “Này ái thê ơi! Ái thê có mệt không, ái thê ngồi nghỉ đây đi, để tiểu huynh đi kiếm nhân sâm pha cho ái thê uống nhé…” (Quay lại nhìn vợ đứng co ro) Đấy em coi! Vợ chồng người ta đối với nhau ôn nhu như thế đó, đâu có động một tý là châm chọc cãi lộn!?…

Người vợ là một thiếu phụ còn trẻ, lúc đó đã bớt sợ, nên nói giọng ngoe nguẩy:

– Hừ… ừ… ôn nhu với chẳng ôn nhu… Cả cặp trai gái đó… đều là đồ không nên nết.

Ai đời mà… giữa thanh thiên bạch nhật, trước mặt mọi người… thế mà… lại cứ thỉnh thoảng vén chiếc mạng mặt… rồi núc môi vợ chùn chụt… Rồi tới khi uống nước… lại cũng ngậm nước… rồi mớm nước cho vợ… như người ta mớm cơm cho con trẻ vậy… Thế mà người vợ… lại cứ ngồi ỳ ra… chẳng nói chẳng rằng, rồi cứ để cho chồng… Thiệt là không biết xấu hổ…

Cuồng Huệ xen vào:

– Thế vị đó… gọi người cô nương là ái thê?

– Đúng vậy,… không những gọi một lần, mà đến bốn năm lần…

– Thế vị cô nương có nói gì không?

– Không… chắc là người vợ cưỡi ngựa nhọc mệt quá, nên chỉ nói lắp bắp ú ở thôi… không nghe rõ…

Thấy Cuồng Huệ đưa mắt nhìn những bàn ghế lỏng chỏng, gã chủ quán vội kể:

– Xui quá…! Không biết chúng tôi đã làm điều gì lỗi với thánh mẫu Kali mà xui tận mạng vậy… Này nhé, con ngựa to lớn đó đã ăn hết cả bịch lúa mạch của tôi… Còn nguời thì lại đòi ăn thứ quái quắc, đòi ăn thứ nhân sâm mọc ở vùng Tuyết Sơn… Thánh mẫu ơi ! Ở chỗ đèo heo hút gió này, kiếm đâu ra nhân sâm Tuyết Sơn, nên tôi trả lời rằng chỉ có bánh khô làm bằng lúa mì thôi, cùng trà sữa… Vậy mà vị đó… đùng đùng nổi giận… rút kiếm chém đứt đôi chiếc bàn rồi đá bàn ghế lổng chổng… Khiến cho mấy người khách cũng bỏ đi mất tiêu… (sờ cổ) Chà… thanh kiếm sắc ghê gớm… may mà chiếc cổ…

Cuồng Huệ cũng bật cười:

– Thôi bây giờ ông chủ quán có cái gì ăn được, thì cho chúng tôi một chút… Lâu nay chưa ăn bánh…

Chủ quán giơ hai tay lên trời:

– Cũng có gì đâu… chỉ có bánh lúa mì khô này, và trà sữa thôi…

Trong khi đó, người vợ đã đon đả chạy đi rồi đem ra các thứ, bày lên chiếc bàn cho bọn Thạch Sanh… Vừa bày thức ăn, vừa niềm nở:

– Quý vị ở phương xa tới, chắc đói lắm vì trèo dốc… Lại là người tu hành nữa, chứ không như hai người xui xẻo kia… Này, đây là bánh mì băm-bu-ri này, ăn dẻo và thơm lắm, đây là bơ dê này, đây là dưa chay cà ri này…

Cả bọn vui vẻ nhập tiệc… Thạch Sanh nhón một tý bơ, cùng một miếng bánh mì để trên đầu lưỡi, rồi nhai nhẹ nhàng, thấy bánh cùng bơ đều tan thành cam lồ vị… Chàng cao hứng nói:

– Lạ quá! Từ khi ở Quế Châu… tiểu đệ… thấy chiếc lưỡi của mình như biến hóa khác hẳn… để cái gì vào… cũng ngon ngọt như cam lồ…

Cuồng Huệ nói:

– Cung hỷ nhị sư huynh… chắc là nhị sư huynh niệm Phật thuần thục, nên chiếc lưỡi biến hóa đi, trở thành thanh tịnh, không như lưỡi của người trần…

Càn Thát Bà cười ha hả:

– Thực ư? Sao ngươi không nói sớm, cứ lầm lũi dấu như mèo… Ta biết cái này mà… Thân xác của ngươi còn là phàm, nhưng riêng chiếc lưỡi của ngươi thì đã trở thành giống như lưỡi của chư thiên Dao Lợi rồi… Ăn cái gì cũng thành cam lồ… Nhưng ngươi phải cẩn thận, phải nói thật ngữ, chớ vọng ngữ hoặc khởi tâm tham dục, nếu không thì sẽ lại mất chiếc lưỡi đó…

Thạch Sanh hơi đỏ mặt, ngồi im lặng… Cuồng Huệ bỗng nói:

– Gã đó… vẫn tiếp tục đóng kịch, khiến cho mình kinh nghi, đồng thời để dấu vết cho mình theo dõi…

Mọi người đều hiểu y định nói ai… Càn Thát Bà lầu bầu:

– Nữa… nữa… lại nghĩ đến gã nữa…

Cả bọn im lặng ăn… Khi ăn gần xong, mới sực nhớ là chẳng ai có tiền cả… Cuồng Huệ đành thương lượng với chủ quán, muốn gán chiếc kiếm bằng gỗ trầm do vua tặng. Nhưng gã chủ quán đã bặt thiệp từ chối. Gã xua tay lia lịa

– Bất tất! Hôm nay là ngày vía thánh mẫu Kali mà… Các vị cũng là người tu hành, xin để vợ chồng tôi cúng dường một bữa… Đề cuối năm, vợ tôi đẻ con trai…

Giữa lúc Cuồng Huệ cảm tạ chủ quán, thì có tiếng cười như nắc nẻ, xen lẫn tiếng nói của nhi đồng, vang vang lên từ phía đường dốc…

Mọi người nhìn ra. Thấy một người đàn ông to lớn, trên vai gánh hai chiếc lồng trúc, đương bước lên dốc, vừa đi vừa cười ngặt nghẽo một mình, như bị ma chọc lét… “Lão tặc trời ơi! Đúng là Trảm Tứ Cú rồi” Càn Thát Bà vừa nghĩ thầm, vừa lẹ chân hý hửng đon đả chạy ra đón gã… Nhưng hắn đã dừng lại chưng hửng. Vì thấy gã kia chẳng lưu tâm gì đến hắn. Cứ tiếp tục vừa đi vừa cười ngặt nghẽo, miệng thỉnh thoảng lại lẩm bẩm: “Sướng chưa! Thích chưa! Bây giờ, đã thấy sướng chưa, thích chưa?”

Càn Thát Bà há hốc miệng nhìn gã… Lạ thêm một điều là lúc này, hai chiếc lồng trúc của gã không còn rỗng tuếch, mà có vật nặng để trong khiến gã gánh có vẻ mệt nhọc. Một bên để hòn đá lớn, phủ mấy cành cây đã khô. Còn một bên để vật gì che bằng vải nâu…

Có một lúc, gã kia bớt tiếng cười ngặt nghẽo, thì bỗng có tiếng trẻ con nổi lên léo nhéo dưới tấm vải nâu:

– Đại cô cô oi ! Gã này làm biếng quá, bước chậm như sên, lại cũng không chịu cười nữa… Để tiểu diệt đánh đòn gã nhé?

Tiếng nói chưa dứt, tấm vải nâu bỗng tung lên, rồi một gã đồng tử ngồi nhổm dậy trong chiếc lồng… Gã chừng tám, chín tuổi, đầu để trái đào, mặt mũi trắng trẻo xinh xắn… Gã cầm trong tay cây gậy trúc nhỏ và dài, thỏ cây gậy qua kẽ lồng chọc vào mạng mỡ Trảm Tứ Cú. Gã đàn ông dẫy lên đành đạch như đỉa bị tôi vôi, rồi bật lên tràng cười ngặt nghẽo. Vừa cười, vừa la:

– Thôi, thôi… Lão Hồ Tôn ơi! Xin tha cho tôi… Nhột lắm,… chịu không thấu…

Có tiếng đàn bà trong trẻo nhẹ nhàng, nghe như làn gió thoảng, vang lên từ phía cuối dốc:

– Hồ tử!… Đừng chơi giỡn như vậy nữa… Giỡn như vậy là ác lắm đó…

Rồi một bóng đàn bà nhô lên. Thị còn trẻ, chừng ngoài hai mươi tuổi, nhưng cũng không phải hẳn là nữ nhân nàng là một ni cô… Lúc đó, mọi người kể cả vợ chồng chủ quán, đều ùa ra ngoài, chăm chú nhìn bộ ba kỳ dị này… Không ai bảo ai, mọi người đều im lặng, kể cả Trảm Tứ Cú cũng như ngớt cười, chỉ đứng nhe răng ra thôi…

Mắt mọi người như không muốn rời vị ni cô… Nàng mặc chiếc áo nâu, đi đôi hài cỏ, gót chân đỏ hồng. Chiếc đầu trọc, vấn khăn lụa nâu, tay cầm bọc khăn gói nhỏ, vai đeo cây độc huyền cầm cũ kỹ… Nàng bước thung dung trên con đường dốc, vẻ xa vời như chìm trong mộng, không lưu ý gì đến ngoại cảnh… Gã nhi đồng phụng phịu:

– Nhưng cô cô ơi! Gã không chịu làm ngựa cho tiểu điệt… Gã bước như rùa thì bao giờ mới bắt kịp gã kia… Gã cũng không chịu cười giỡn với tiểu diệt… mà tiểu diệt lại thích nghe gã cười…

Ni cô dừng chân gần gã nhi đồng:

– Cười giỡn một chút thì được… Nhưng cười nhiều quá thì có thể rối ruột lên mà chết đó…

Gã nhi đồng dẫm chân bành bạch trong lồng:

– Tiểu diệt không tin… Cô cô lại muốn nói gạt tiểu diệt rồi… Tiểu diệt chưa từng thấy ai chết vì cười cả… mà chỉ chết vì không cười thôi…

– ừ… thì không cười cũng chết. Nhưng mà cười nhiều quá thì rối ruột đấy… Vậy Hồ tử đừng có bắt gã cười nhiều quá… Đừng như như vậy, phải ngoan mới được… Phải nghe lời cô cô… Nếu Hồ tử cứ hư mà không chịu nghe lời… thì cô cô sẽ đi một mình, không đi cùng với Hồ tử nữa…

Gã nhi đồng lộ vẻ sợ hãi cuống quýt:

– Cô cô… cô cô đừng đi… đừng đi một mình. Đừng có bỏ tiểu diệt… Tiểu diệt chỉ cỏn có một mình cô cô thôi mà… Và cô cô đã hứa…

Ni cô dịu dàng cắt ngang:

– Thôi đừng rối rít lên nữa… Nhưng Hồ tử không được hư nữa, phải ngoan mới được… Không được bắt gã cười nhiều quá…

Gã nhi đồng xòe miệng cười:

– Vậy thế… tiểu diệt có thể giỡn bắt gã cười ít ít thôi nhé… Cười ít ít thì chắc là không rối ruột…

Rồi gã lại lấy cây gậy trúc thọc vào người Trảm Tứ Cú, và lớn tiếng:

– Thôi, đi vào quán nghỉ… xế chiều rồi, mà ta cũng thấy buồn ngủ.

Lần này, Trảm Tử Cú chỉ giẫy nhẹ một cái, bật tiếng cười không đến nỗi ngặt nghẽo. Rồi vừa lẩm bẩm: “Sướng chưa! Thích chưa!” gã vội vã gánh đôi lồng bước vào trong quán… Ni cô đi theo chân…

Mọi người vẫn đứng sững nơi cửa quán, ngắm nhìn bộ ba ấy, nhất là vị ni cô… có lẽ đây là lần đầu tiên Cuồng Huế lưu tâm nhìn ngắm một nữ nhân…

Khi nàng nhẹ bước theo sau Trảm Tứ Cú vào quán, Thạch Sanh bất giác nhớ lại một câu nói mà chàng đã lãng quên từ hồi nào: “Chao ôi, phong tư gì mà lạ vậy. Có thể nói là thanh kỳ thoát tục. Người đời thường ngợi khen phong tư của hoa đào hoa lý. Nhưng đệ thì thấy phong tư của nàng còn hơn cả đào lý…” Chàng mỉm cười nhớ ra câu nói của anh chàng hán tử ôm tờ kinh Hóa Thân Vô Lượng Nghĩa Xứ, chàng đã gặp ở âm cung… Chàng bâng khuâng tự nhủ: “Anh đó bây giờ ra sao rồi? Không biết có được trở và dương thế, hay lại đi đầu thai… Cuộc sống là như vậy, mang mang vô định. Nhưng lời nói của anh ta có thể áp dụng cho vị ni cô này… Mình là người quê mùa thô lậu, tuy sinh trưởng nơi thôn dã nhưng có bao giờ biết để tâm nhìn ngắm kỹ một cành hoa đào lý đâu? !… Nhưng có lẽ đào lý cũng chỉ có thể thanh kỳ thoát tục như vậy thôi…” Nghĩ đến đây, chàng bỗng giật mình đánh thót và đỏ bừng mặt: “Ôi chao! Mình lại phạm giới mất rồi…. Lại điên điên đảo đảo rồi…” Và vội lấy móng tay bấu chặt vào đùi đến chảy máu, cúi đầu lâm râm niệm Phật…

Cuồng Huệ cũng sững sờ phân vân không ít. Trong ba người, y chẳng lưu tâm gì tới Trảm Tứ Cú, mà chỉ chú mục vào hai người kia… Lúc này, thiên nhãn cùng thiên nhĩ của y đã tới mức độ khá, và có lẽ tỷ căn của y cũng bắt đầu biến hóa, mở rộng hơn trước… Y nhận thấy nơi đảnh đầu của nhi đồng, có bốc lên một làn bạch khí nhọn hoắt. Trên đầu vị ni có có làn thanh khí êm đềm hòa hoãn, tỏa ra như một bông sen xanh… Y nghĩ thầm: “Hai người này thuộc bạch đạo đây, không phải hắc đạo… Những luồng khí đều êm đềm, không ghê rợn như bọn yêu quái, cũng không phải là hắc khí có tia đỏ của yêu quái… Nhưng không hiểu sao làn bạch khí của nhi đồng này lại nhọn hoắt và bốc lên cao vút… Còn vị ni cô kia thì đúng là một bông thanh liên hoa…, khiến cho kẻ nhìn thấy chỉ có thể khởi tâm trân trọng, và không thể này tâm sàm sỡ… Mình phải để tâm coi hai người này.”

Lúc đó, vị ni cô đang bước lên bục cửa… Bỗng có tiếng cạch nhẹ, như có vật gì rớt xuống đất… Cuồng Huệ vội nhìn xuống: thì ra tấm gương tròn nhỏ rớt từ trong bọc của ni cô… Y vội cúi xuống nhặt, liếc nhìn thấy trên mặt gương có viết ba chữ Phạn, trong đó có chữ Úm… Vị ni cô quay lại, nên y trao vội tấm gương cho ni cô… Ni cô nói:

– Xin cảm tạ khách quan…

Ni cô giơ tay nhận chiếc gương, y ngửi thấy thoang thoảng mùi hương của hoa sen… Y chưa kịp nói gì thì ni cô đã quay gót bước vào trong quán…

Lúc trước, bọn Thạch Sanh đã có ý định xuống đèo để đi Tỳ Xá Ly… Giờ không ai bảo ai, cả bọn đều trở vào, ngồi quanh một chiếc bàn trong quán…

Trảm Tứ Cú đặt hai chiếc lồng xuống đất ngay giữa quán, rồi đứng xớ rớ, miệng vừa cười nho nhỏ vừa lẩm bẩm: “Thích chưa! Sướng chưa!” …Trong lồng, Hồ tử nằm khểnh bắt chân chữ ngũ, nhìn Trảm Tứ Cú với vẻ mặt tinh nghịch thích thú… Ni cô ngồi xuống chiếc ghế gần đó, đặt gói hành lý cùng chiếc đàn lên mặt bàn… Vợ chồng chủ quán lăng xăng dọn mấy đĩa thực phẩm cho ni cô…

Càn Thát Bà không nhịn nổi nữa, hăm hở bước tới trước Trảm Tứ Cú:

– Nhà ngươi… không nhận ra ta hay sao?

– Có chứ,… có chứ… Sướng chưa, thích chưa!

Càn Thát Bà vò đầu:

– Tại sao nhà ngươi lại thay đổi kỳ lạ vậy? Lần trước ta gặp, lúc nào ngươi cũng buồn hiu, con ruồi đậu trên mép cũng không buồn đuổi… và luôn kêu: “Khổ chưa,” mà nay thì lại cười ngặt nghẽo với: “Sướng chưa, thích chưa…?” Tại sao vậy?

Hài đồng bỗng ngồi nhổm dậy, bật cười hĩnh hích, xen vào:

– Lão này lớn đầu, mà dốt quá… Có thế mà cũng không hiểu… Tại gã bị bệnh đó…

– Bệnh? Bệnh gì mà lại cứ luôn mồm sướng chưa, thích chưa?

– Bởi thế mới gọi là bệnh… Này nhé, cách đây nửa tháng, ta đương nắm vạt áo cô cô đi trên đường, bỗng đụng phải gã cũng đương đi thơ thẩn. Ta thấy mặt gã buồn thiu, hai mép chảy xuống, ta biết ngay là gã đương bệnh. Lúc đó, gã bị cái bệnh mà trong sách thuốc Nội Kinh gọi là bệnh Bi Lụy Hồ Đồ. Cũng như nhiều anh thầy chùa cạo đầu trọc tếu, thích phát tâm muốn cứu độ cứu khổ, hay thương cảm sa nước mắt, cũng là một biến chứng của căn bệnh Bi Lụy Hồ Đồ… Nhưng gã này chưa nặng đến như vậy, nên mới chỉ buồn thiu thôi… Ta nhìn cũng không chịu nổi, nên mới dại dột bảo gã rằng: Này Trảm Thất Cú, mi chắc đang buồn vì hai cái lồng rỗng tuếch. Vậy mi để ta ngồi vào trong đó đi, cho hết rỗng tuếch. Mi thì hết rỗng tuếch, ta thì đỡ phải đi bộ mỏi nhừ… Rồi ta lại chữa bệnh cho mi nữa…” Ta chỉ nói giỡn vậy thôi, không ngờ gã ưng thuận… Thế rồi ta đành phải chữa bệnh cho gã suốt dọc đường… nhưng… nhưng Cô cô ơi! Cô cô đừng trách mắng tiểu diệt nhé… Có lễ tiểu diệt ra tay hơi nặng… thành thử ra bây giờ… gã lại mắc phải chứng bệnh này…

Ni cô nói:

– Hồ tử hư quá!… Đừng nói tía lia nữa… Không được nói giỡn và hý lộng lão trượng… Vị sư phụ mặc tăng bào cùng lão trượng đây đều là những bậc khả kính…

– Thì tiểu diệt có định hý lộng lão đâu!… Lão đâu có đáng cho diệt nhi hý lộng? Chỉ vì lão tò mò, cứ muốn thò cái mũi dài vào việc kẻ khác, nên diệt nhi mới phải giảng giải ngọn ngành… (giơ bàn tay che miệng ngáp) Đúng vậy,… chắc tại ta ra tay hơi nặng… nên bây giờ… gã khỏi được cái bệnh bi lụy hồ đồ thì lại rơi vào cái bệnh hồ đồ khác… Chắc the! Khỏi được cái hồ đồ này lại rớt vào cái hồ đồ… kia…

Càn Thát Bà tuy bực tức, nhưng lòng hiếu kỳ vốn mạnh hơn:

– Hồ đồ khác ?… Làm gì lắm hồ đồ vậy?

Hài đồng vỗ trán, ra điều suy nghĩ lung lắm:

– Ta cũng đang suy nghĩ về cái vụ biến chứng này … Ta đã lẩm nhẩm lại cả hai bộ Nội Kinh cùng Ngoại Kinh của lão Hoàng Đe râu dài… Chắc là lão không biết Hoàng Đe này đâu. Bởi lẽ giản dị là hình như lão chẳng hiểu một tý ty gì về bọn nữ nhân hết, trong khi lão Hoàng Đe này thì trái lại, thuộc làu làu mọi éo le uốn éo quanh co của bọn nữ nhân… (nhỏ giọng nhu tâm sự:) Chả là lão ta có tới một ngàn hai trăm vợ, và suốt ngày ăn không ngồi rồi, chả có việc gì làm, chỉ nghĩ cách hấp thụ những luồng khí Âm của người nữ để mong cầu sống lâu thôi… Này nhé, ta tiểu di cho lão cái này, lão ghé đầu gần đây nghe cho kỳ và chớ lẻo mép đi mách bảo đứa khác nhé! Neu không, thì lôi thôi lắm… Chả là người nữ họ kỳ cục lắm… họ không giống lão đâu… Trong cái vòm trời đất nho nhỏ xinh xắn của họ, hình như có một cái guồng trục có hai đầu. Cũng tương tự cái gậy thần của anh chàng học trò nghèo mà bọn dân xứ Phong Châu gọi là Chử Đồng Tử ấy… Một đầu là cửa miệng xinh xắn hay hờn dỗi và hay nói ngang dọc của họ, nơi đó thường toát ra nhiều luồng khí Âm lắm… Còn như cái đầu kia, thì là cái đầu đó đó… cái đầu sanh-tử-huyền-môn đó, nơi đó cũng toát ra…

Tuy Hồ tử nói nhỏ, nhưng ni cô cũng nghe được. Nàng bèn nghiêm giọng:

– Hồ tử hư lắm nhé… Lại lên cơn nói bậy bạ rồi… Neu còn nói nữa, thì ăn đòn đấy…

Hồ tử le lưỡi, lắc đầu nói với Càn Thát Bà:

– Kìa lão… lão van xin với cô cô hộ ta đi… Ta có nói bậy bạ gì đâu… Chẳng qua là thương tình lão… và sự thật là như thế… Nhưng cô cô ta tính nết hủ lậu lắm… Lão van xin hộ ta đi…

Càn Thát Bà chẳng biết nói gì, cứ há hốc miệng đứng nhìn ni cô. Hồi lâu, hắn lắp bắp:

– Cô cô… đừng đánh đòn… chớ có đánh đòn… Chú nhỏ này ăn nói… lạ lắm… và tôi cũng muốn nghe nữa…

Nét mặt hắn ngơ ngác tức cười, khiến ni cô cũng giơ tay áo che nụ cười mỉm. Rồi nàng ngồi làm thinh… Cả hai vợ chồng chủ quán cũng xán lại, đứng xớ rớ… Hồ tử xòe miệng cười, nói:

– Lão ăn nói dớ dẩn thế… mà xem chừng cô cô ta cũng dẹp cơn giận đó… Này nhé, thế là ta đương phải ngồi lẩm nhẩm lại hai bộ sách của lão Hoàng Đế, nhưng tuyệt nhiên không thấy nói tới cái biến chứng hay cười ngặt nghẽo này… Nhưng bây giờ, thì ta hiểu rồi, thông suốt rồi… Chỉ là vì ta sực nhớ ra rằng lão Hoàng Đe đó chỉ chuyên tâm nghiên cứu về những biến chứng của bọn nữ nhân thôi… Mà bọn nữ nhân chỉ hay cười rúc rích như một đàn chuột rúc, chứ không hề cười ngặt nghẽo như một lũ vịt đực… Bởi thế nên không có nói… Và cũng bởi thế ta phải đi kiếm lại một chỗ sách khác… kiếm một ông gọi là Phi Bồ Đề Đạt Ma… Chắc là lão cũng không biết nổi ông này đâu. Ông này thì râu quai nón mọc xồm xoàm mà cũng chẳng chịu cạo cho sạch sẽ… Cũng là người Tây Trúc này đấy, nhưng không hiểu sao lại chống gậy lỏ dò lên ngồi trên một ngọn núi, chỉ thích giảng nói về những ngọn núi đầy tuyết phủ… (gật gù) Nhưng ta e rằng ông này cũng thiên lệch nốt… Lão kia thì chuyên nghiên cứu những biến chứng của nữ nhân, còn ông này lại chỉ chuyên về bọn nam nhân, và chứng bệnh của bọn mọc râu… Bởi thế nên có nói tới chứng bệnh cười ngặt nghẽo…

Càn Thát Bà nôn nóng:

– Vậy là… chứng bệnh gì vậy?

– Ông ta… có để lại một cuốn sách vỏn vẹn ba trăm hai mươi mốt chữ. Và theo chỗ ta nhớ… ông ta gọi chứng bệnh cười ngặt nghẽo không thôi… là bệnh Bát Nhã Hồ Đồ… Những đệ tử của ông ta phần nhiều mắc bệnh này… (ngáp dài) Ôi… ôi… buồn ngủ quá rồi… Hễ cứ nghĩ đến sách vở… là ta lại lên cơn ngủ gật…

Càn Thát Bà kêu lên:

– Bệnh Bát Nhã Hồ Đồ… Nhưng Bát Nhã là cái vậy?

Hồ tử giọng ngái ngủ:

– Thì ta đâu có biết… Chỉ biết sách nói như vậy…

Rồi co chân nằm khoèo trong lồng, đầu rúc vào mảnh vải nâu, như người dỗ giấc ngủ… Càn Thát Bà không hỏi được nữa, quay đầu lại nhìn Thạch Sanh và Cuồng Huệ. Thấy hai người tuy ngồi ở bàn, nhưng bốn mắt đều dán vào chiếc lồng Hồ tử… Bỗng Hồ tử cất giọng ngâm ư ử:

Ngọn đèn phòng động bến xưa
Cảnh sen Tịnh Đế trơ trơ chưa tàn…

Ni cô lại lên tiếng:

– Hồ tử! Hồ tử hư quá mất đi thôi… Het chọc phá người này lại chọc phá người khác… Đừng có nhắc đến cái tên bến đò xưa ấy nữa… Và cũng đừng đọc đến cái tên Tịnh Đe ấy nữa… Nói đến tục danh của người lớn, là thiếu lễ phép lắm đó….

Hồ tử phụng phịu:

– Điệt nhi chỉ cao hứng muốn dỗ giấc ngủ bằng cách ngâm mấy câu thơ cổ… mà cô cô cũng không chịu. Điệt nhi đâu có nhớ rằng tên cúng cơm của cô cô là Tịnh Đế… Vả lại, không hiểu sao, diệt nhi thích hai chữ Tịnh Đe ấy lắm. Nghe nó mới mùi mẫn làm sao…

Ni cô nghiêm giọng:

– Từ nay, Hồ tử không được nhắc tới hai chữ Tịnh Đế nữa. Nếu cỏn nhắc tới, thì cô cô bỏ đi ngay lập tức…

Hồ tử rối rít:

– Ấy chết… ấy chớ… Cô cô chớ bỏ đi, chớ bỏ trốn …chớ bỏ diệt nhi… Điệt nhi không dám nhắc tới nữa đâu… (tự vả vào miệng) Điệt nhi có ý định nhắc đâu, nhưng không hiểu sao cái miệng trơn như mỡ này nó cứ túa ra cái tên cúng cơm của cô cô đấy thôi… Cô cô đừng nổi giận nữa nhé, đừng có bỏ đi nhé… Thôi, bây giờ, diệt nhi ngủ đây…

Rồi gã co tròn nằm ngủ… Nhưng chỉ giây lát lại nhỏm dậy, lấy tay vỗ vỗ vào bọc, nghe tiếng kêu lách cách, miệng nói:

– ơ hơ… Điệt nhi quên mất cái này, nó cứ kêu lích kích, khó ngủ quá…

Rồi gã lần lượt lôi trong bọc ra ba con rùa đen và một con ốc trắng. Ba con rùa đen nhỏ xíu, trông thật xinh xắn… Vừa lôi ra, vừa kể lể:

– Cô cô ơi… hồi sáng, lúc cô cô đương bận soi gương kẻ lại đôi lông mày cho nó cong cong như vành trăng… thì diệt nhi mới chui lén ra khỏi lồng đến bờ suối rửa mặt… bắt gặp ba con rùa, cùng con ốc này… Chúng nó đương len lén cắn đuôi nhau đi theo hàng chữ nhất bên bờ suối… Cô cô có biết chúng đương rình rập cái gì không?… Chúng đương 226 đi rình một con rắn mai hoa có mào, dài chừng ba tấc… và con rắn này lại ngậm trong miệng một con rùa cái… Thế là diệt nhi định quơ tay tóm cổ con rắn, nhưng nó đã lẹ chân trườn mình xuống nước đi mất… Chỉ tóm cổ được ba rùa cùng một ốc thôi…

Vợ chồng chủ quán cũng xớ rớ đến gần lồng… Hồ tử mân mê một con rùa, rồi liệng qua kẽ lồng rớt xuống đất. Gã nói:

– Thôi… Con rùa già này ngu lắm… Chỉ đáng đem nấu canh…

Rồi gã lại lần lượt liệng qua kẽ lồng hai rùa và một ốc. Và nói:

– Hai con rùa này thì ít ngu hơn, nhưng cũng mắc chứng bệnh hồ đồ… (bảo chủ quán) Nhà ngươi chịu khó nuôi lấy chúng, nhưng thỉnh thoảng phải cho chúng ăn một ít rau sắn, hoặc rau tần, hoặc rau cải cúc… thì mới bớt hồ đồ được… cỏn con ốc này, ôi chao! Mê mẩn ơi là mê mẩn… Ta cũng chưa biết là phải cho ăn thứ rau gì được đây…

Rồi gã ngồi thừ, ra chiều suy nghĩ… Không hiểu sao, cả bọn đều trố mắt nhìn mấy con rùa bò lổm ngổm… Nhưng Hồ tử không nói gì nữa, lại nằm khoèo định ngủ…

Chừng khắc đồng hồ, gã lại nhỏm dậy, lải nhải kêu ca:

– Chao ôi, khó ngủ quá… Trong đầu diệt nhi, như có mấy con nhặng xanh bay vo ve… rồi có mấy cái ha nó như không chịu cụp lại… nên khó ngủ quá! Điệt nhi mất ngủ đã mấy đêm nay rồi…

Lúc đó, trời đã tối, nhưng vào hạ tuần, trăng lên muộn… Người vợ chủ quán đã lanh lẹ đi thắp mấy ngọn nến, vội vàng trở lại đứng nhìn cái lồng Hồ tử, vẻ mặt chăm chú như coi một vở tuồng hát bội đương hồi gây cấn… Duy vị ni cô vẫn ngồi lặng thịnh bất động. Nhưng Cuồng Huệ có cảm tưởng là có lúc, nàng giơ tay áo che nụ cười mỉm… Hồ tử lại nói:

– Cô cô ơi! Hồ tử xấu lắm… hay có tật xấu… Vậy cô cô cho diệt nhi mượn cái vật ấy, được chăng?

– ?!

– Cái tấm gương tròn của cô cô ấy mà… Tấm gương mà cô cô hay dùng để kẻ lông mày đó… Hồ tử có tật xấu là cứ phải nằm trong ánh trăng, tắm trong trăng thì mới chợp mắt được… Cô cô cho mượn tấm gương để treo ở cửa lồng, rồi diệt nhi nhìn vào đó và nghĩ rằng đó là mặt trăng… Được chăng?

Cả bọn đều quay đầu nhìn ni cô… Nàng lẳng lặng rút tấm gương từ bọc ra, nhẹ tay liệng về chiếc lồng… Lạ thay! Tấm gương bay tới đậu ngay nơi cửa lồng như có bàn tay gắn chặt… Hồ tử vỗ tay lốp đốp:

– Hay quá!… Cô cô… Thủ pháp hay quá…

Tấm gương nhỏ hơn nửa bàn tay, nhưng lấp lánh tỏa sáng. Trên mặt gương có viết mấy chữ Phạn li ti… Phi Ly lúc đó đỡ ngơ ngẩn, chạy tới coi tấm gương… Gã reo lên, bảo Cuồng Huệ:

– Sư phụ… có ba chữ úm A Hồng…

Hồ tử bỗng vỗ đùi:

– Tiếc quá… Phải chi hồi sáng, cô cô đừng soi gương để kẻ lông mày mà cho diệt nhi mượn tấm gương này, thì có phải là diệt nhi đã chiếu tướng và tóm đầu con rắn mai hoa rồi không?!… Này nhé, lúc đó, diệt nhi chỉ việc đọc chữ úm là rắn sẽ thụt đầu vào, và diệt nhi sẽ bắt nó để vào lòng bàn tay… Rồi nếu muốn cho nó làm trò, thì diệt nhi đọc chữ A là nó thò đầu ra, rồi diệt nhi đọc chữ Hồng là nó phải giương lớn cái mào đen vàng trắng để múa may cho cô cô coi… Nhưng lỡ mất rồi, cha chả là tiếc…

Vừa dứt lời, gã đã co chân nằm lăn ra ngủ… Lần này, chắc là ngủ thật sự, vì thỉnh thoảng gã ngáy pho pho… Ngay trên đầu gã, tấm gương mỗi lúc mỗi lấp lánh sáng ngời. Mọi người đều chăm chăm nhìn tấm gương như bị thu hút vậy… Vợ chồng chủ quán chợt thụp xuống đất, lễ xì xụp, miệng lắp bắp:

– Thần Shiva… thần Shiva giáng lâm…

Rồi lâm râm cầu nguyện… Ni cô cất tiếng:

– Chớ lễ lạy ồn ào như vậy… Nên ngồi tĩnh tâm thì hơn…

Nàng ngồi như một pho tượng bất động… Vợ chồng chủ quán cũng ngồi phệt xuống đất… Càn Thát Bà cùng Phi Ly đứng dựa lưng vào vách tường như hai cây gỗ, đôi mắt không rời chiếc lồng. Thạch Sanh cùng Cuồng Huệ thẫn thờ trên ghế… Tấm gương mỗi lúc một biến hiện một cách dị kỳ, mỗi lúc mỗi tỏa thêm sáng ngời… rồi cũng không còn là tấm gương nữa mà trở thành trăng tròn đầy tỏa sáng vằng vặc. Tuy tròn đầy sáng ngời, nhưng có đôi chút u uất úa héo, không giống như mặt trăng ngày rằm, mà giống như mặt trăng ngày mười sáu… Đồng thời, chiếc lồng trúc lớn, những bàn ghế cùng căn phòng như mờ đi…, bồng bềnh rộng ra, như một khoảng thôn dã bao la… và giữa nơi đó, có một thân tướng người, đầu để năm trái đào, thân hình chập chờn, đương nằm co chân ngủ vùi… Bọn người chung quanh lần lần có cảm tưởng chân tay hình hài như rơi rụng tiêu chìm đâu mất, thấy bặt tăm những cảm giác cùng ý nghĩ thông thường… như đương dạt vào một cơn mộng du, trôi vào biển trăng xanh huyền hoặc… Duy Thạch Sanh vẫn còn giữ được đôi chút tỉnh táo và lâm râm ôm chặt câu niệm Phật… Cuồng Huệ thì cảm thấy một niềm an lạc lâng lâng, và tự nhủ thầm ánh trăng này có lẽ còn êm đềm hơn cả vùng hào quang của viên ngọc mà y đã nhận thấy nơi hang động của Ba Văn Mật Đa…

Bỗng nhiên, thân hình gã nằm ngủ trở mình, ngửa ra, và hắt hơi một tiếng lớn làm vang động cả miền thôn dã.. Thân hình ấy càng chập chờn hơn trước, lúc như co lại chỉ còn mấy tấc, lúc trườn dài đến mấy trượng… Hai lỗ mũi cũng bập bềnh, có lúc rộng hun hút như hai chiếc hang nhỏ… Rồi chiếc hang bên trái mấp máy, một vật gì đương di động cựa quậy bên trong… Cuồng Huệ định thần nhìn kỹ: Thì ra một người con gái đương từ hang chui ra… thiếu nữ bước xuống mặt đất, vươn vai nhìn ánh trăng, ra chiều thích thú. Miệng lẩm bẩm: “Dễ chịu quá! Dễ chịu quá…” rồi mỉm cười. Nàng bận chiếc áo xanh dáng vóc thướt tha như liễu rũ… Cuồng Huệ giật mình khi nhận ra mặt nàng giống hệt Mỵ Ê… Nàng vươn vai liền mấy cái, thân hình lớn dần, cao đến bằng đứa trẻ mười hai tuổi… Lần này nhìn kỹ hơn nữa, Cuồng Huệ càng kinh ngạc, suýt kêu lên thành tiếng: vì khuôn mặt nàng cũng chập chờn, có lúc lại phảng phất những nét giống như vị ni cô thanh kỳ kia, và quái quắc hơn nữa, có lúc lại hơi giống bộ mặt yêu mị của tên Khuất La Đô huỳnh môn… Nhưng trước sau, hình như nàng vẫn có vẻ Mỵ Ê hơn cả…

Cuồng Huệ không nén nổi hiếu kỳ, bất giác giơ tay dụi mắt, chăm chăm theo dõi diễn biến… Thiếu nữ vừa đi đi lại lại nhìn trăng giây lâu, rồi thở dài. Nàng há miệng có đôi môi đỏ thắm nhu một vết thuơng, nhả ra chiếc lá hạnh đào. Chỉ trong giây lát, chiếc lá lớn dần biến thành chàng trai vóc dáng lực lưỡng, nhưng bộ mặt huếch hoác, hơi giống Thạch Sanh… Thiếu nữ ngắm nghía, lẩm bẩm: “Không được, chưa được… Chưa giống như một lãng tử để hợp với ánh trăng này.” Nàng liền thoa chút nước bọt lên đầu chàng trai… Bộ mặt chàng liền biến đổi trở thành đẹp đẽ, phảng phất giống Cuồng Huệ… Thiếu nữ lại lẩm bẩm: “Bộ mặt đẹp đấy… nhung vẫn chưa được. Nghiêm trang và lạnh nhạt quá, giống như một đạo sỹ chứ chưa phải một tình lang……………………….. ” Lại thoa nước bọt lên đầu… Chàng trai lại biến thành một anh thư sinh mặt trắng, phất phơ tà áo rộng, tay cầm chiếc quạt phe phẩy, đôi mắt đen dài, đôi môi mỏng tươi cười, vẻ tinh nghịch táo bạo, nụ cười cùng ánh mắt chan chứa xuân tình… Thiếu nữ ra chiều vừa ý… Nàng lùi lại mất bước, đứng tựa thân cây, ngước mắt nhìn trăng. Rồi bỗng cất giọng cao vút:

Chao ôi! Trăng đẹp quá
Chờ mong suốt đêm qua
Chàng ơi! Một tháng những ba mươi ngày…

Dáng điệu nũng nịu ngả người vào thân cây… Chàng trai tay phe phẩy quạt, vội bước tới gần, vẻ vồn vã rộn ràng, cất giọng ngâm:

Nàng đến như trăng đúng hạn kỳ
Gió ngàn động áo chớp hàng mi
Ta nhìn dáng liễu nghiêng nghiêng bước
Mà thấy hoa vàng ngập lối đi…

Thiếu nữ giơ tay áo che miệng cười rúc rích:

– Anh chàng này múa mép cũng khá đấy… Nhưng nói toàn những chuyện tầm phào. Làm gì có hoa vàng đâu nào? Chỉ toàn là cỏ úa… Thế mà dám nói là hoa vàng ngập lối đi…

Thư sinh giọng ngọt ngào:

– Nương tử ơi! Nàng ơi… Chẳng qua là nàng không muốn nhìn đấy thôi, nên mới cho là cỏ úa… Trong mắt tôi thì quả thực là hoa vàng lấp ngõ… Chỗ nào nương tử đứng chỗ ấy đều đầy hoa vàng…

– Anh chỉ được cái khéo bịa chuyện thôi…

– Không, không bịa đâu… Thực đấy…

– Thôi cũng được… Tuy rằng bịa, nhưng nghe cũng mát ruột… Nên tôi cũng thông qua cho cái vụ hoa vàng… Nhưng còn cái câu: ‘”Dáng liễu nghiêng nghiêng bước”… thì rõ ràng là bịa đặt. Tôi đâu có mảnh mai tha thướt như cây liễu… Này nhé, anh nhìn kỹ xem, có lẽ vóc dáng tôi hơi lùn đấy, lại hơi mập nữa… Cái áo này, tôi phải nới eo ra một chút mới mặc vừa đấy…

Thư sinh giơ hai tay lên trời, giọng thất vọng:

– Chao ôi! Đúng là nương tử cố tình muốn gàn quải, muốn tạ từ tôi rồi… cố tình muốn dựng một bức tường thành để ngăn cản chân tôi… Sự thực là ở trong mắt tôi, nàng giống y như một cành liễu vậy. Đứng thì như một cành liễu rủ… Còn đi thì dáng bước xiêu xiêu, tà áo phất phơ, như có mây tụ trong áo tỏa ra… Đúng là vậy đó, tôi không có bịa đâu. Chao ôi! Sao tôi yêu cây liễu the! Xưa kia, ở xóm tôi, ven bờ đê, có một cây liễu rủ, và vào những buổi trưa, tôi hay tới nằm ngủ dưới gốc liễu… Nay tôi thấy nàng giống hệt…

Thiếu nữ bật cười ròn rã:

– Thôi đi,… Anh chỉ khéo nói nhăng nói cuội… Nhưng có lẽ cuộc đời cũng chỉ là nhăng cuội, nên đôi khi, cũng nên nhăng cuội cho vui… Nhưng này, trăng đêm nay đẹp quá… tôi nổi hứng muốn uống rượu. Không biết anh có mang theo rượu đấy không?

Thư sinh chưng hửng:

– Tôi đi vội vã quá, nên không mang theo…

– Thế anh mang cái gì… nằng nặng trong tay áo…

– ơ… đó là một cuốn kinh… chỉ có mấy tờ thôi….

– Kinh gì vậy?

– .. kinh gọi là Hóa Thân Vô Lượng Nghĩa Xứ…

Thiếu nữ giọng trầm ngâm:

– Hóa thân… Vô Lượng Nghĩa Xứ… Tên hay đấy nhỉ? Chắc anh quý cuốn kinh này lắm nên đi đâu cũng mang trong tay áo…

– Hơ… Quý chứ… quý chứ… Vì có cuốn kinh này mà xưa kia… ông Diêm Vương râu dài cho tôi sống lại… trở lại dương thế đó… Vả lại, nó là một kỷ vật…

– Kỷ vật? Thế ai tặng cho anh vậy?

– ?!

– Sao anh lại nín thinh? Ai tặng cho anh cuốn kinh ấy? Đàn bà hay đàn ông?

Thư sinh hốt hoảng:

– Lâu quá… nên tôi cũng quên rồi…

Thiếu nữ giọng lạnh nhạt:

– Đã gọi là kỷ vật nâng niu, thì sao lại quên được?

Thư sinh cuống quýt:

– Không, không… nàng chớ nổi giận… Tôi nhớ ra rồi…

– !?

– Là do… một ông thầy chùa… và một người đàn bà… tặng cho tôi…

Thiếu nữ cong đôi mày bán nguyệt, mắt long lanh:

– Sao lại kỳ cục vậy? Cả hai người cùng tặng sao?

– Là do… ông thày chùa… tặng người đàn bà… rồi người này sao chép cho tôi…

– Lại còn sao chép nữa… Nặng tình lắm nhỉ… Thế bây giờ, người đàn bà ấy ở đâu?

Giọng thiếu nữ như người truy vấn, khiến thư sinh càng rối rít:

– Nào tôi đâu có biết?! Không biết nàng đã lạc phương nào?… Khi tôi được sống trở lại dương thế, thì nàng đã bỏ đi mất tiêu… Tôi đôi khi cũng muốn đi tìm kiếm nàng… Nhưng bây giờ…

– Bây giờ thế nào?

– Bây giờ… thì kỳ lạ lắm… là đôi khi tôi nhìn nương tử… thì thấy nương tử… cũng phảng phất… giống như người đó…

Thiếu nữ dậm chân, giận dỗi:

– Thôi đi… đừng nói nữa… Anh hồ đồ thực rồi… Anh nói thế là tôi muốn nghỉ chơi luôn… Tôi-không-muốn-giống-một-người nào hết…

– Thì… tại… nương tử… cứ buộc… tôi nói…

Thiếu nữ cười nhạt:

– Thôi được rồi… Anh đã có cuốn kinh kỷ vật yêu quý, do người sao chép tặng cho anh, thì anh nên về đi… về nhà mà đọc bộ kinh đó, rồi nghiền ngẫm nghĩa lý. Khi nào hiểu thấu thì trở lại đây giảng nói cho tôi nghe…

– Chao ôi… Thế này thì chắc chết quá! Kinh này chỉ có mấy tờ thôi… nhưng khó lắm, khó hiểu lắm… Chờ đến khi hiểu thấu được nghĩa lý chắc răng rụng hết mất rồi, hoặc có khi lại phải xuống chầu lại ông vua râu dài cũng nên…

Vẻ sợ hãi cuống quýt của thư sinh khiến thiếu nữ bật cười:

– Làm gì mà sợ hãi đến thế?… Nghĩa lý của kinh có gì là khó đâu… nghĩa vẫn sờ sờ hiển nhiên trước mắt, chỉ tại người đọc cứ tự che mắt nên không nhận ra đó thôi…. Anh hãy đưa cuốn kinh cho tôi coi, rồi tôi sẽ chỉ nghĩa lý cho anh.

Nàng vừa nói vừa giơ tay muốn đón cuốn kinh… Thư sinh ngần ngại, nhưng cũng rút tập kinh từ tay áo ra trao cho thiếu nữ… Nàng ngồi xuống phiến đá dưới ánh trăng, chăm chú lẩm nhẩm đọc mấy trang kinh… Rồi nói:

– Nghĩa lý rõ rệt như vậy, cớ sao lại không hiểu?

Thư sinh suýt xoa:

– Nàng hay quá, chỉ mới liếc mắt đọc qua đã nhận ngay được nghìn lý thâm sâu… Còn tôi thỉnh thoảng cũng đọc, nhưng đọc đi đọc lại vẫn cứ thấy chữ nọ chui vào chữ kia và vẫn không nhận được bộ mặt…

Thiếu nữ bật cười hình hích:

– .. hi… Anh có lẽ chỉ có cái tài nói nhăng nói cuội hoặc liếc gái là giỏi thôi…

Còn như muốn liếc bộ mặt của kinh, thì chắc anh chưa làm nổi. Là vì sao? Là vì bộ mặt của kinh chính là bộ mặt của anh đó… nên anh chưa liếc nổi…

Thư sinh hoảng hốt:

– Nàng nói sao, không rỡn đấy chứ? Bộ mặt của kinh lại chính là bộ mặt của tôi…?

Vừa hỏi lại vừa lấy ngón tay chỉ vào mặt mình. Nhưng thiếu nữ không trả lời… Nét mặt bỗng trang nghiêm, nàng nhìn vầng trăng và cất giọng ngâm:

Nay tụng trang kinh thấy rõ ràng
Tờ hoa lặng lẽ hiện trăng vàng,
Trăng vàng bong vỡ thành muôn mảnh
Hóa hiện hình hài ngập thế gian…

Là tỉnh là say…là vậy đó
Là tâm mê sảng hiện trần ai
Trần ai lớp lớp trùng trùng xoáy
Khởi đại phong luân vẽ thế gian…

Thư sinh đứng trố mắt đê mê… Khi nàng bặt tiếng, gã gục gặc đầu, kêu lên:

– Lạ quá… nương tử ơi… Thực lạ quá…

– ?!

– Trong lúc… nương tử cất tiếng ngâm nga… tôi thấy… hình như bộ mặt hoa của nương tử… biến tướng đi… Trông giống… y hệt như bộ mặt của người ấy… người đã cho tôi tập kinh…

Thiếu nữ giọng hờn giận gắt:

– Nữa… nữa… Lại nhắc đến nữa… Tôi không muốn anh nhắc đến người ấy mà…

– Vâng,… thôi không nhắc nữa… Từ rày, buộc chỉ cổ tay, không nhắc…

Nhìn thư sinh lắp bắp, thiếu nữ dịu giọng mỉm cười:

– Chắc là tại anh quáng mắt đó…

– Không… đâu có quáng mắt… Tôi chưa hề bị quáng mắt bao giờ… Rõ ràng là bộ mặt nương tử đã biến hóa mà… (dụi mắt) Chao ôi! Lạ quá… có lẽ là tôi quáng mắt thực… Bây giờ… nương tử mỉm cười… với đôi môi đỏ mọng như một vết thương… thì khuôn mặt lại trở lại như cũ rồi…

– Tôi đâu có phải là loài yêu mị mà có thể biến đi biến lại bộ mặt được… Tôi là con gái nhà khuê các, nhưng cũng chỉ là một người con gái bình thường thôi… Đâu có thể biến hóa để ghẹo ai… Nhưng chính anh, chính bộ mặt của anh mới là bộ mặt sắp sửa biến hóa đó…

– ?!

– Tôi coi tướng mạo bộ tịch của anh, thấy rằng bộ mặt thư sinh mặt trắng lưng dài tốn vải này… sắp sửa biến tướng rồi đó… Hi… hi… Anh hãy coi chừng… sắp sửa biến tướng… thành một ông thày chùa đạo mạo rồi đó…

Thư sinh giẫy nẩy:

– Chớ… Đừng có trù ẻo tôi như vậy… Ở đời, bình sinh… tôi chán nhất, sợ nhất là phải làm một ông thày chùa… Lời nói của cô nương có lẽ linh lắm, nên cô nương chớ nói rỡn…

Thiếu nữ cười rúc rích:

– Đừng có khờ như vậy! Làm thày chùa sướng lắm chứ, sao lại chê? Này nhé, chẳng phải chân lấm tay bùn cực nhọc gì hết, chỉ việc đi ra đi vô ê a mấy câu kinh đầu lưỡi thôi này, rồi thì sẽ có người tới cúng dường cho mình ăn, được kêu bằng thày hoặc lễ lạy xì xụp tung hô này… Lại có mấy con ma nữ sẽ xán đến lượn lờ chung quanh,.. Đấy, anh thấy chưa… Lúc đó, anh sẽ như con ong no mật… chẳng cần phải mất công trèo đèo lặn suối lặn lội tìm hoa nứa… cũng chẳng cần phải khua môi múa mỏ nói nhăng nói cuội nữa…

Thư sinh xua tay:

– Thôi… đừng nói nữa… Miệng của cô nương độc lắm … Tôi không có chịu đâu…

– Anh không chịu nhưng rồi cũng phải chịu. Vì các vị Quỷ Thần Vưong đã an bài như vậy rồi…

Thư sinh lè lưỡi ra chiều sợ hãi:

– Cô nương nói thực vậy sao?

– Thực chứ!… Nhưng thôi không nói chuyện đó nữa, nghe mất vui đi… Bây giờ, tôi muốn vui… Hừm… bộ mặt anh mà làm sư ông thì trông đạo mạo dễ ghét lắm… Tôi thích cái bộ mặt lãng tử này hơn, trông tươi cười và… liều lĩnh bất cần đời… (cúi mặt) Tôi thích những người con trai ngọt ngào và liều lĩnh…

Thư sinh hớn hở, quên cả chuyện làm thày chùa:

– Thật vậy sao ? Thế ra bộ mặt của tôi… cũng được cô nương đoái hoài…

Thiếu nữ cười rúc rích:

– Anh đừng nói theo điệu cải lương như vậy… Nhưng thôi, cũng được… nghe cũng êm tai… (đổi giọng âu sầu) Bây giờ, tôi muốn nhấp một chút rượu để cho lòng phơi phới, cho gió Đông nổi lên… gió Đông có nổi thì cành liễu nhỏ mới ngã nghiêng được…

Thư sinh mừng quýnh:

– Chao ôi! Hay quá… cái tên cành-liễu-nhỏ thực hay quá… Hay là để tôi chạy ba chân bốn cẳng về nhà lấy rượu nhé?

– Cũng không cần đâu… Tôi có cách mà…

Rồi nàng lại hé miệng nhả ra ba chiếc lá hạnh đào. Lấy tay vỗ nhẹ mấy cái, biến thành bình rượu và hai chiếc chén nhỏ màu xanh biếc… Nàng ghé miệng vào chiếc bình, lâm râm tụng mấy câu thần chú… Nàng lắc nhẹ chiếc bình, nghe có tiếng nước óc ách, hương rượu xông lên ngào ngạt… Thư sinh thích chí reo lên:

– Cô nương thực là thần thông quảng đại…

Thiếu nữ đặt một ngón tay lên miệng:

– Suỵt! Chớ nói to như vậy… Kẻo lão Hồ Tôn tỉnh dậy là hỏng hết đó…

Vừa nói vừa chỉ người nằm ngủ… Thư sinh vội vã bịt miệng, nhưng vẫn thấp giọng hỏi:

– Nhưng cô nương… lâm râm nói điều gì vào bình rượu… mà hay vậy?

Thiếu nữ rót rượu, đưa cho chàng một chén:

– Uống đi… Đừng có lắm điều như vậy…

Cả hai người đối ẩm cạn ly dưới ánh trăng. Rồi lại cạn thêm một ly nữa… Thư sinh vẫn không nén nổi, thắc mắc:

– Cô nương thật là kỳ lạ… Còn kỳ lạ hơn cả người mà tôi quen… Cô nương đã lâm râm điều gì…

Thiếu nữ nhíu đôi mày:

– Đừng tọc mạch nữa… Tọc mạch nhiều không tốt đâu… Nhưng thôi, tôi nói cho anh nghe cũng được… vì trước sau, anh cũng trở thành thày chùa mà… Đó là tôi tụng câu thần chú đó…

– Thần chú?!

– ừ, thần chú…

– Thần chú gì mà hay quá vậy? Cô nương có thể nói cho tôi nghe được chăng?

Thiếu nữ ngần ngại:

– Lão Hồ Tôn này mà biết được là tôi chết đòn… Nhưng nghe giọng nói vừa ngọt ngào vừa ngây ngô của anh, tôi thấy mềm lòng… Vả lại, rồi anh cũng thành thày chùa mà… Câu thần chú chỉ có ba chữ thôi: ÚM A HỒNG…

Thư sinh liền lẩm bẩm mấy lần úm A Hồng… rồi ngẩn người ra hỏi:

– Thế sao tôi cũng lẩm bẩm tụng mấy lần… mà chẳng thấy rượu hiện ra ở chén này?

Thiếu nữ bật cười như nắc nẻ:

– Là vì tại cái tâm của anh đó… Cái tâm còn hồ nghi… và còn sặc mùi tục lụy…

– Có lẽ… Thì cái người tôi quen ngày xưa vẫn chê tôi là kẻ tục lụy mà… Nhưng… còn cái tâm của cô nương thì sao? Cô nương nói là… thấy mềm lòng… tức là cũng vương tục lụy chứ gì?

– Anh cũng đáo để đấy… Nhưng anh chưa hiểu nổi đâu… Tôi nói là mềm lòng, nhưng chưa chắc là vướng tục lụy đâu nhé… Vả lại, tôi tụng đã thuần thục, rồi lại có Lão Hồ Tôn gia trì…

Thư sinh đưa tay chỉ người nằm ngủ:

– Thế ra… vị này… chắc là ghê gớm…

Thiếu nữ cười khanh khách:

– Dĩ nhiên là ghê gớm… Vị này là một vị bất-khả-thuyết… bất-khả-thuyết… vì là sư phụ của tôi mà…

– Thế cô nương có thể tụng câu chú… rồi biến hóa ra cái khác được không?

– Được chứ, sao lại không? Biến ra cái gì chả được. Ra cả một miền sơn hà đại địa cũng được… Mà biến ra cả anh cũng được… Hi… hi… Vì anh cũng là chữ úm mà cũng là chữ Hồng…

Thư sinh lấy ngón tay chỉ vào mũi mình:

– Tôi mà là chữ úm ?… Thôi đúng rồi… Cô nương chỉ muốn rỡn cợt đem tôi ra làm trò cười thôi… Nhưng cũng được, làm trò cười cho cô nương cũng tốt…

– Này, đừng có hờn lẩy mà… Đàn ông con trai mà hờn lẩy thì trông không được tý nào… Nhưng tôi không nói rỡn anh đâu. Đây là một chuyện cực kỳ trang nghiêm, cực kỳ bí mật. Không mấy ai biết được đâu… Nhưng vì thương tình sư ông ngây ngô, nên tôi mới chỉ cho anh đó… Anh nên nhớ anh chính là chữ úm…

Thấy thư sinh thộn mặt ra, thiếu nữ ghé đầu thấp giọng nói tiếp:

– Này nhé, anh nên nhớ kỹ điều này. Nhớ kỹ thôi, chứ đừng đi mách lẻo cho người khác thì hỏng to đấy… Chả là trong cái thế gian này, chẳng có một vật gì có thực cả đâu. Nó chỉ là biến hóa và hiện ra như vậy thôi. Chỉ là những đám hào quang hội tụ chập chùng, óng ánh lung linh lấp lánh, cứ mỗi lớp hào quang lại xen lồng một lớp diệu âm, rồi tất cả quyện vào nhau xoay vần miên viễn, làm hiện lên vô vàn những bông hoa lúc nở ra lúc cụp lại, tạo dựng nên thế gian này… Bởi vậy, anh cũng là một bông hoa, tôi cũng là một bông hoa và vành trăng trên trời cũng là một bông hoa…

– Thiệt vậy sao?

– Là thiệt đó…

– Toàn là hoa cả… nên nghe cũng ngồ ngộ. Nhưng sao lúc nãy, cô bảo tôi là chữ úm, nay lại bảo là hoa?

– Thì bông hoa hào quang đó lúc nở ra thì là chữ Hồng. Còn lúc cụp vào để tiêu chìm trong biển hào quang thì là chữ úm…

Thư sinh gục gặc:

– Nhưng nếu toàn là hoa, toàn là hào quang biến ảo cả… thì cuộc đời… còn ăn thua gì nữa?

Thiếu nữ cười rũ rượi:

– Coi kìa… coi bộ mặt ngớ ngẩn hốt hoảng kìa… Tuy hu ảo như vậy, nhưng vẫn có thể ăn thua chứ… Những bông hoa đó vẫn có thể lăng xăng lít xít, nói nói năng năng ngọt ngào liều lĩnh… đôi khi mùi mẫn yêu đương được… Cái vụ đó gọi là vui trong cái ảo, hoặc là say vào ảo phố… (lấy ngón tay dí vào trán thư sinh) Như tôi với anh đây nè… vẫn ăn thua mùi mẫn được…

– Thiệt vậy hả?

– Thiệt chứ sao không? Anh không tin tôi hả?

– Tôi bình sinh… chưa biết tin cái gì cả… Chẳng bao giờ nghĩ rằng mình là một bông hoa biết biến hóa, cũng chẳng tin có thần tiên nữa…

– Thì bởi vậy… bởi vậy, anh mới không biến hóa được… Không làm thần tiên được. Và mới chê câu thần chú của tôi…

Thư sinh rối rít:

– Không… bây giờ cô nương nói thì tôi tin rồi. Không dám chê nữa đâu… Miễn là… vẫn có thể ăn thua…

Thiếu nữ bỗng vuốt ngực thở phào:

– Ôi thôi, không nói vụ này nữa… Nói đến cái Đạo Lý trang nghiêm này tốn hơi tốn sức lắm, muốn đứt hơi luôn… Phải uống vài ly lấy sức đã…

Hai người yên lặng cạn mấy ly rượu… Thư sinh bỗng kêu:

– Chao ôi… lạ quá! (dụi mắt) Nhưng chắc là không phải…

– ?!

– Tôi thấy… hình như bộ mặt của cô nương lại biến tướng nữa. Nhưng lần này, không biết là giống ai… Chỉ biết là đôi mắt bỗng chan chứa… bỗng như nổi sóng vậy… Chắc là tôi quáng mắt…

Vừa nói vừa lộ vẻ e ngại… Nhưng thiếu nữ mỉm cười:

– Anh không quáng mắt đâu… Tôi đương biến tướng thực đấy… Tôi là một bông hoa biết biến hóa mà… Tôi biến tướng để đi xuống…

– Đi xuống?!

– ừ, đi xuống… Xuống miền tục lụy mà…

– Miền tục lụy?!… Thế sao ban nãy, cô nương lại cấm tôi không được… tục lụy?

– Bởi vì… hồi này, anh chưa học được cái đạo lý Biến Hóa nên chưa có thể đi vào tục lụy. Bây giờ, anh biết rồi, thì đi vào được… Nào ta cạn chén…

Hai người lại uống… Thiếu nữ rót thêm rượu, rồi nhìn ánh trăng lấp lánh trong rượu, nàng cất tiếng ngâm:

Mây cũng xưa rồi, nước cũng xưa
Thu gầy ngơ ngác thoảng hương thừa,
Đất trời thăm thẳm trùng trùng hiện
Nổi khúc hư tình nặng hạt mưa…

Rồi nàng bật tiếng cười khanh khách trong đêm… Thư sinh nhìn nàng, lòng mê mẩn… Nàng lấy tay đập khẽ vào thư sinh, hỏi:

– Sao, anh thấy tôi đã biến thành trăng sao chưa, thành một trời viễn mộng lồng lộng trăng sao chưa?… Tôi vừa ngâm bài cổ thi Hư Tình Khúc đó… Tuy biết tình là hư, nhưng đêm nay, chúng ta cứ dựng lên một ảo phố yêu đương, một lâu đài tình ái… Anh chịu không?

Lúc đó, hai người đã ngồi xuống một phiến đá dài trên bờ cỏ… Thư sinh trơ như phỗng, đăm đăm nhìn nàng, giây lâu mới lắp bắp:

– Nàng muốn bảo sao cũng được, ra lệnh gì tôi cũng nghe… Tôi đương mải ngắm làn môi của nàng…

Nàng lại cười ròn rã, nói:

– Anh đúng là nòi cuồng si… Thôi thế bây giờ, ta đi vào ảo phố nhé… Ta đi vào… rồi ta sẽ lại đi ra…

Thu sinh ngo ngác:

– Rồi lại đi ra?… Tội cứ tưởng vào là vào luôn, không ra nữa…

Lại cười rúc rích:

– Phàm phu tục tử thì nghĩ như vậy đó… Nhưng người hiểu lẽ biến hóa rồi thì đi vào rồi lại thong dong đi ra…

– Thế ngộ tôi không nhớ lối đi ra thì sao?

– Anh đừng lo…

– Không, tôi có lo đâu…

– Anh đừng lo… Tới lúc đó, tôi sẽ chỉ cho anh lối đi. Nhưng bây giờ, thì ta đi vào đã…

– Đi vào… như thế nào?

– Thì anh hãy bắt đầu kêu: Cây-liễu-nhỏ của tôi ơi!

– Cây-liễu-nhỏ của tôi ơi! Cây-liễu-nhỏ của tôi…

– Thôi được rồi… Hai câu là đủ rồi… Bây giờ, anh ngồi xích lại gần tôi. Xích thật gần… nhưng vẫn còn một khoảng cách… Chỉ đủ gần để ngửi thấy hơi hướng của nhau thôi… thấy mùi mồ hôi mặn nồng đầy tục lụy của anh và mùi hương bảng lảng của tôi…

Thư sinh hin hỉn mũi, suýt xoa:

– Cha, cha… thân hình nàng… tỏa ra một thứ hương thơm… thơm quá… (chép miệng) Mà lại hơi… ngọt ngọt…

– Mùi diệu hương đó… Anh có biết là hương gì không?

– Chỉ biết thơm ngát thôi… Cũng không phải hoa sen, không phải hoa hồng… chẳng biết là hoa gì nữa…

Cười khúc khích:

– Hoa mạn đà la đó… Thứ hương này, chỉ có cõi trời mới có… Anh ngửi riết thứ hương này, sẽ bắt đầu biết biến hóa đó…

– Tôi cũng chẳng cần biến hóa nữa… Cứ ngửi riết mùi hương này cũng được rồi…

Thiếu nữ ra chiều thích chí, nhưng cũng đập nhẹ vào tay thư sinh:

– Anh dốt và khờ quá! Mùi hương mạn đà la ăn thua gì đâu… Khi anh biết biến hóa rồi, thì sẽ hàng trăm mùi hương còn mê ly gấp ngàn lần nữa đấy…

– Thiệt vậy sao ?

– Lại còn không thiệt nữa?!… Bây giờ, ngửi rồi thì anh phải liếc tỏ tình với tôi đi… liếc cho đôi mắt có đuôi dài ấy nhé…

Thư sinh liền đăm đăm nhìn nàng, rồi đưa mắt liếc, làn mục quang sắc như dao… Thiếu nữ ôm bụng cười ngặt nghẽo:

– Chao ôi! Anh làm tôi nhột quá… toàn thân nổi vẩy ốc rồi đây nè… Liếc chi mà nồng nàn quá vậy? Nồng nàn vừa mức thôi, kẻo không thì nguy to đấy…

– Liếc thì có gì mà nguy?

– Anh chưa biết đâu… Cái này không nói được… Thôi thế bây giờ, tôi đọc cho anh mấy câu thơ này nhé, anh nhớ kỹ rồi ngâm lên cho tôi nghe… Tôi muốn nghe anh ngâm…

Nàng đọc bốn câu thơ… Thư sinh lẩm nhẩm nhớ kỹ, rồi vừa liếc nàng, vừa cất giọng ngâm:

Này Liễu Nhỏ! Xin đem thân huyễn mộng
Dựng một mê cung ảo phổ lâu dài
Một giải tinh hà có nhiều sao lạc
Để cho tôi lạc lối chốn điện đài…

Giọng thư sinh trầm và ấm… Thiếu nữ ngồi nghe thừ người, đê mê… Thư sinh bỗng cúi xuống, giơ bàn tay nắm lấy gót chân thon nhỏ của nàng… Thiếu nữ không nói gì, nhưng mặt nàng và hai tai bỗng đỏ bừng… Thư sinh vừa lẩm nhẩm ngâm khẽ mấy câu thơ, vừa lân la đưa tay vuốt cổ chân, rồi vuốt đến đầu gối nàng… Thiếu nữ thấy cả người bủn rủn, nhưng cũng cố giơ tay gạt nhẹ tay giọng phụng phịu hờn dỗi:

– Anh kỳ quá!… Làm chi vậy? Đừng có sờ mó lung như vậy… Tôi không cho đâu…

Thư sinh ngẩn người:

– Thì trong mấy câu thơ, nàng bảo tôi làm vậy mà….

– Tôi bảo anh bao giờ?

– Này nhé… “xin đem thân huyễn mộng, lập một mê cung ảo phố… để cho tôi lạc lối…” Chữ lạc lối này khó hiểu quá… nên tôi nghĩ là nàng bảo tôi…

– Anh chỉ khéo giả đò ngây ngô thôi… Thơ chỉ bảo rằng mang cái thân huyễn mộng biến hóa thành một giải tinh hà có nhiều sao lạc… “Một giải trăng sao,” thì làm sao mà sờ mó?!… Tại sao anh cứ thích sờ mó quá vậy?

Thư sinh bẽn lẽn:

– Thì tôi là tục tử mà… đâu có được như nàng…

Thiếu nữ bỗng cười rúc rích:

– Anh đừng có nhìn đăm đăm vào đầu gối tôi nữa… uổng công thôi… Hi… hi… Tôi đã cẩn thận mặc áo nịt bên trong rồi…

– Áo nịt?

Thư sinh hồ nghi muốn đưa tay xét chiếc áo nịt. Nhưng thiếu nữ đã đập vào tay chàng, miệng nói:

– Không những là một áo nịt, mà là hai cái lận….

– Trời ơi… những hai cái áo nịt. Hai áo nịt thì bằng một áo giáp rồi cỏn gì!… Chao ôi, sao mà tàn nhẫn quá vậy! Lời nói thì dịu dàng mời mọc, mà sao lòng tàn nhẫn…

– Thôi đi, đừng vờ vĩnh… Mà anh chẳng hiểu luật chơi gì cả… Chúng ta tạo dựng nên ảo phố này là để mùi mẫn yêu đương, nhimg không phải mùi mẫn theo… kiểu trần gian tục lụy đâu…

Thư sinh giơ hai tay:

– Thế thì… còn theo kiểu gì nữa?

– Cái kiểu trần gian này thô kệch và chóng chán lắm… Chúng mình mùi mẫn… theo kiểu ở trên cung trời… theo kiểu chư thiên…

– ?!

Thấy thư sinh thộn mặt ra, thiếu nữ ôm bụng cười ngặt nghẽo:

– Chắc anh chưa biết nổi kiểu này đâu, vì anh có đọc kinh kệ đâu mà biết… Nhưng tôi cũng làm phước chỉ bảo cho anh rõ, vì trước sau anh cũng biến thành sư ông mà…. Chả là ở trên những cung trời, họ thanh tịnh lắm, không có tục lụy như miền trần gian này đâu. Ở đây, mùi mẫn yêu đương là đi đến chuyện chăn gối, trao đổi tinh huyết rồi phải thai sanh đau đớn trong máu mủ lầy nhầy. Bẩn thỉu và hôi tanh lắm!… Trên kia, họ mùi mẫn theo kiểu khác. Không cần phải chăn gối trao đổi tinh huyết gì hết. Chỉ cần đôi bên hoặc cầm tay nhau này, hoặc trao đổi nụ cười này, hoặc liếc mắt tình tứ này… thế là đủ rồi…

Chưa dứt lời, thiếu nữ lại ôm bụng cười ngặt nghẽo… Thư sinh trợn mắt:

– Chỉ có thế thôi mà đủ rồi?

– Coi kìa… coi cái bộ mặt ngô nghê kia… Sư ông mà mang bộ mặt ngô nghê vậy là không được đâu… ừ, như thế là đủ rồi chứ sao?… Đủ để cảm thấy niềm khoái lạc tuyệt đỉnh rồi này, lại không nhàm chán nữa này… lại còn… có thể thọ thai nữa…

Thư sinh lắc đầu quầy quậy:

– Tôi không tin… không tin…

– Thế sao hồi nãy, anh nói bất cứ điều gì tôi nói, anh cũng sẵn sàng tin… Nhưng thực ra, tôi đâu có cầu anh tin với không tin. Tôi chỉ làm phước mách bảo để anh bớt sự ngu si thôi… Và dù bây giờ anh không chịu tin, rồi sau này anh cũng phải tin, vì sụ thật là thế…

Thu sinh ấp úng:

Chỉ cần liếc mắt thôi… cũng đủ thọ thai sao?

– Là nhu vậy đó!… Bởi vậy, hồi nãy… khi anh liếc mắt tống tình nồng nàn quá, tôi phải vội kêu anh ngừng làn sóng mắt lại, kẻo không thì tôi có thể thọ thai đó… Anh hiểu chua?

Thu sinh vò đầu:

– Vậy… thế cô nương là thiên nữ hay sao?

– Cũng không hẳn là vậy… Tôi như là con múa rối ấy mà… Tôi là một người… biến hóa. Và người biến hóa thì có thể là thiên nữ cũng được, hay nhân nữ cũng được…

– Lời nói của cô nương quanh co mông lung quá, tôi chưa theo kịp… Nhưng hồi nãy, cô nương bảo rằng cái gì cũng là biến hóa, cũng như… mộng cả… vậy thì… dù có thọ thai chăng nữa, thì cái thai cũng chỉ là mộng thôi…

– Chưa được, chưa được… (lén chỉ Hồ Tử) Vị này, vị này… có thể nói như vậy được. Nhưng anh, anh còn mê, nên cái thai chưa trở thành mộng được… Anh hiểu chưa…?

Thư sinh còn đương tần ngần muốn hỏi nữa, nhưng giữa lúc đó, Hồ Tử bỗng cựa mình, miệng nói lầu bầu như người sắp thức giấc… Thiếu nữ vội đưa ngón tay lên môi, khẽ “suỵt” ra hiệu im lặng. Rồi nhanh như cắt, nàng rút từ tay áo ra một chiếc quạt nhỏ, cầm quạt phẩy nhẹ vào người thư sinh… Chàng trai liền biến hình, từ từ thu nhỏ thành chiếc lá hạnh đào, nàng liền tiếp lấy và bỏ vào miệng… Rồi cất giọng thẫn thờ khẽ ngâm:

Khi mơ luống tiếc khi tàn
Tình trong hư ảo muôn vàn cũng không…

Nàng đứng bần thần giây lâu… rồi thân hình nàng bỗng nhòe đi thành một đám bụi hào quang… Trong đám bụi này lại lần lần hiện hình lên thành ba người thiếu nữ. Một người giống như Mỵ Ê, một người giống nét mặt ni cô chỉ thiếu chiếc đầu cạo trọc, còn người thứ ba phảng phất giống khuôn mặt Khuất La Đô… Cả ba người cùng giang tay, nắm tay nhau, cùng khởi một điệu vũ vòng tròn, vừa nhảy vừa cất tiếng ca bài ca sau:

Chập chùng này chập chùng!
Chập chùng thế giới võng
Chập chùng thân chúng sanh
Chập chùng những tâm tưởng
Chập chùng duyên nghiệp xưa…
Bời bời như khởi sanh
Chẳng sanh mà vẫn sanh
Tuy sanh vẫn chẳng sanh
Chẳng sanh vẫn cứ sanh…
Quá khứ vòng trở lại
Quanh co thành vị lai
Thế gian như mộng ảo
Cũng như trăng đáy nước
Ảnh hiện chẳng thật hư..
Nếu hiểu được như vậy
Lóe sáng chiếu thiên thu
Hỡi ơi! Trăng đáy nước
Ân tình, oan trái thôi…

Vừa dứt khúc hát, cả ba nàng liền thu hình lại nhỏ xíu, rồi tay vẫn cầm tay, chạy nhu bay chui tọt vào lỗ mũi trái của hài đồng Hồ Tử…

Trong khi những sự việc trên đây xảy ra, thì vợ chồng chủ quán đã lăn khoèo ra đất, ngủ vùi lúc nào không biết… Rồi đến Phi Ly cũng ngồi xẹp xuống, dựa lung vào vách ngủ.

Rồi đến Càn Thát Bà cũng đứng dựa lung vào vách và thiếp đi… Riêng Cuồng Huệ và Thạch Sanh vẫn ngồi ở bàn, nhìn nghe mãi tới lúc chót mới thiu thiu gục xuống bàn, và ngủ say bằn bặt… Trảm Tứ Cú cũng ngồi ôm đầu ngủ..

Khi trời sáng rõ, mặt trời chiếu soi vào trong quán. Cuồng Huệ và Thạch Sanh mới tỉnh dậy. Ngẩng đầu nhìn, thấy mọi người cỏn ngủ lăn. hai chiếc lồng lỏng chỏng dưới đất, duy có vị ni cô cùng Hồ Tử đã bỏ đi lúc nào không hay… Cuồng Huệ chạy vội ra cửa quán, nhìn ngắm bốn phương nhưng tuyệt mù tăm tích…

Hồi lâu, y bước vào trong quán, cất tiếng hỏi:

– Nhị sư huynh… mặt mũi người thư sinh đó, không biết giống ai, là ai vậy? Nhị sư huynh có biết không

Thạch Sanh chậm rãi:

-Có, tiểu huynh nhận ra ngay mà… Anh ta giống hệt như anh chàng hán tử ôm kinh mà tiểu huynh đã gặp dưới âm cung… Không biết… giờ này…

 

HẾT QUYỂN 2


Câu chuyện Thạch Sanh còn dài…

Trang Tôn Kinh Huyền Hoặc còn dài…

Chỉ xin nhắc với bạn đọc cùng một tâm tư rằng: Những chuyện ở đây, kẻ viết đều cho là Thực, không có gì là vọng. Vì phần lớn đều lấy xuất xứ ở Lời Kinh xưa Thực hay Mộng, đó chỉ là tùy ở Nhãn lực và mức độ tâm thức; và nghĩ cho kỹ, thì cái thế gian này cũng chỉ là một Trường Huyễn Mộng.

Tác giả cẩn đề
Trí Độ Tử
Tịnh Liên Nghiêm Xuân Hồng