TRANG TÔN KINH
HUYỀN HOẶC
TẬP II
Tịnh Liên Nghiêm Xuân Hồng

 

HỒI XX

Ghềnh Bích Nham, vẳng nghe điệu sáo
Gã Phi Lỵ lại bị hớp hồn

Từ biệt huyện quan và đám phụ lão Quế Châu, bọn Thạch Sanh lên đường đi Bích Nham động từ khoảng đầu canh năm, lúc còn mờ tối.

Lúc này, trời đã sáng rõ và họ đương lần theo con đường mòn hun hút dẫn sâu vào rặng núi phía tây. Tuy ở miền nhiệt đới, nhưng con đường lần lần lên cao, tiết trời đầu năm mát mẻ dễ chịu. Nắng xuân chan hòa loang loáng trên những lùm cây lơ thơ nhưng xanh biếc, vẽ loang lổ nhiều miếng ánh sáng màu nâu trên nền đất đá ong. Thỉnh thoảng điểm những đám cỏ xanh cỏn ướt sương đêm, và ánh nắng rọi qua những giọt sương đọng trên lá cỏ, phản chiếu thành những vòng hào quang ngũ sắc óng ánh như những chiếc cầu vồng nhỏ.

Miền núi này vắng vẻ cô tịch, ít bóng người. Đất thường là đá ong, và sườn núi lởm chởm nhọn. Thỉnh thoảng lác đác một vài căn nhà đổ nát cất bằng những tảng đá ong, nằm sát ngay vào sườn núi, hoặc đào sâu vào trong núi, xong những nhà cửa ấy nay đều bỏ hoang.

Dọc đường, bọn Thạch Sanh thường mải miết đi, ít trò chuyện… Mãi tới sáng ngày thứ ba, vượt qua một chiếc đèo cao, Phi Ly mới chỉ tay nói:

– Chỗ kia là ghềnh đá Bích Nham…

Đó là một mỏm núi đá khá lớn mọc nhô ra ngoài, nhưng có con đường mòn dẫn lên ghềnh đá. Cây cỏ lơ thơ ít ỏi, nhưng nơi ghềnh đá nhiều tàng cây lớn mọc xòe như chiếc lọng, về phía nam, lác đác trúc xen lẫn với những bụi hoa rừng nở những hoa vàng hay tím.

Phi ly rầu rầu, vừa đi vừa lẩm bẩm cầu nguyện thánh mẫu Kali… (Người dân Tây Trúc, nếu không theo đạo Phật thường là thờ thần Shiva cùng thánh mẫu Kali, cũng được gọi là thánh mẫu Durga, và họ rất tín ngưỡng vị thánh mẫu này)… Khi gần tới ghềnh đá, gã chạy vọt lên trước. Bọn Thạch Sanh theo sau, và lúc tới nơi, đã thấy gã nằm sóng xoài ôm phiến đá lớn nhẵn thín, úp mặt khóc nức nở… Bỗng gã ngồi nhỏm dậy, dẫm bành bạch hai bàn chân còn móng nhọn xuống đất:

– .. hu… tôi không muốn chết… hu… nhưng tôi không thể nào không chết được…

Càn Thát Bà tức giận:

– Mi đúng là một thằng dở hơi, càng ngày càng dở hơi… Nào có ai bắt mi chết đầu, mà mi cứ dãy đành đạch như the!… Khó chịu lắm…

– Đại sư phụ không hiểu đâu… Bây giờ thì tôi hiểu ra rồi… là tại sao tôi ưa chết… ưa nghĩ đến chết… Chính là thánh mẫu Kali… muốn bắt tôi chết đó…

Càn Thát Bà tức quá, văng tục:

– Thúi lắm! Không ngửi được… Có thánh mẫu cóc nào mà lại muốn bắt mi chết…

– Bây giờ thì tôi hiểu rồi… và chắc là tôi phải chết… Vì chính thánh mẫu Kali muốn tôi phải chết… Vì thánh mẫu… chính là nàng đó. Mà sao mãi đến bây giờ tôi mới nhận ra nàng… Nụ cười huyền hoặc đó, chiếc gáy hoang đường đó, bàn tay đó… đúng là của thánh mẫu rồi…

Càn Thát Bà chán nản, ngồi phệt xuống một hỏn đá gần đấy:

– Ta cũng thua mi thôi… Neu thánh mẫu của mi muốn mi chết, thì mi cũng nên chết phứt đi cho rồi. Cho rảnh chuyện…

Phi Ly ngẩng đầu lên, đôi mắt lóe sáng, gã chạy vọt tới một chiếc hang nhỏ gần đó, rồi khom mình chui tọt vào… Cả bọn nhìn theo, không hiểu gã định làm gì… Cuồng Huệ lò dò đến cửa hang, nhìn vào thấy gã đương khom lưng lấy tay bới bới dưới đất. Nhưng tay gã nhỏ nhắn, chẳng bới được bao nhiêu đất. Cuồng Huệ hỏi:

– Huynh đài tìm gì vậy?

– Tôi tìm… con dao… mà xưa kia tôi chôn dấu ở đây…

Cuồng Huệ liền chui vào hang, gạt nhẹ gã ra bên, rồi lấy tay bới đất. Tay y có sức mạnh nhu huyễn thuật, nên chỉ thọc nhẹ đã sâu xuống lòng đất, rồi lôi lên một con dao mỏng nhu lá liễu. Chắc là một con dao quý, vì lưỡi dao vẫn sáng loáng… Cả hai bước ra khỏi hang. Gã đồng tử đỡ lấy con dao, nghẹn ngào:

– Đúng là… thánh mẫu Kali muốn bắt tôi chết rồi… Dọc đường, tôi tự nhủ lỏng rằng… nếu con dao còn đó, thì đúng số mệnh tôi phải chết… Thôi, đành giã biệt các sư phụ thôi… Tôi không có duyên phận… không duyên phận…

Nước mắt lã chã, gã bước tới, thận trọng đặt con dao trên phiến đá… Rồi quay lại, xụp xuống lễ Cuồng Huệ ba lễ. Cuồng Huệ vội đáp lễ. Gã lại thụp xuống lễ Thạch Sanh ba lễ, Thạch Sanh cũng quỳ xuống đáp lễ… Rồi gã xụp lễ Càn Thát Bà một lễ. Càn Thát Bà cự nự:

– Sao ngươi lễ ta ít quá vậy?… Ta cũng chẳng cần ngươi lễ đâu, nhưng nếu đã lễ, thì cũng phải lễ ta bằng hai chú kia…

Đồng tử đành lễ thêm hai lễ nữa. Càn Thát Bà cũng đáp lễ cẩn thận… Hắn bỗng thấy mủi lòng, kéo tay áo Phi Ly:

– Này… này… thế nhà ngươi định chết thật hay sao?

Gã đồng tử không nói gì, chỉ gật đầu và nước mắt lã chã.. Càn Thát Bà dỗ dành:

– Nếu nhà ngươi đừng chết nữa… và đi chung với bọn ta., thì rồi… thỉnh thoảng ta sẽ thổi ống tiêu cho ngươi nghe… Ngươi thích nghe mà… Tuy ta không thích thổi mấy, nhưng ta cũng sẽ thổi cho ngươi…

Phi Ly xúc động, nắm tay Càn Thát Bà… Nhưng rồi gã lại buông tay, từ từ bước tới phiến đá… Gã ngồi xuống, xếp bằng trên phiến đá đôi cẳng còn nhiều vết tích súc sanh của gã. Rồi tay cầm dao cắt xoạt mảng áo trước bụng, để lộ chiếc bụng trắng nõn và sạch lông lá… Thạch Sanh bỗng cất tiếng:

– Hãy khoan, và xin hãy tạm dừng tay…

Chàng vô tình đã nhắc lại đúng câu nói xua kia nơi Diêm Cung, khi tên quỷ sứ định đổ bát dầu lửa vào miệng Mỵ Ê… Thấy gã kia quay đầu nhìn, chàng tiếp:

– Huynh đài không nên chết một cách vội vã như vậy, mà cũng không nên chết bằng dao… Huynh đài nên cầu nguyện đi đã, cầu nguyện thánh mẫu Kali cho những tâm niệm được thanh tịnh và kiên cố… Bây giờ mới gần giữa trưa, mặt trời đương tỏa sáng, vạn vật đương tăng trưởng, chưa nên làm vào lúc này. Huynh đài cầu nguyện hồi lâu, chờ lúc mặt trời xế bóng thì thuận lẽ hơn… Đồng thời, cũng không nên chấm dứt báo thân bằng dao. Lưỡi dao sắc lạnh dễ đào sâu thêm oan nghiệt. Huynh đài nên nhờ lửa thì hơn, lập một dàn hỏa thiêu rồi tự thiêu bằng lửa, lấy thân làm ngọn đuốc cúng dường đức thánh mẫu thì tiêu trừ được rất nhiều nghiệt chướng. Ngọn lửa nhẹ nhàng thanh thoát hơn nhiều… và tâm niệm ấy sẽ giúp huynh đài đi thọ sanh, được một thân rất tốt lành…

Giọng nói kỳ lạ của Thạch Sanh khiến Phi Ly nghe lời… Gã ngồi lỳ trên phiến đá cầu nguyện… cỏn Cuồng Huệ đi kiếm củi dựng một dàn hỏa thiêu ngay chỗ gần cửa hang…

Rồi mặt trời dần ngã bóng, rớt xuống sau mỏm núi đá phía tây, và vòm trời hoàng hôn lóe lên đỏ rực… Phi Ly vẫn ngồi bất động cầu nguyện. Gã như được lây niềm thanh thản của Thạch Sanh, những hàng lệ đã khô ráo, và nét mặt tươi tỉnh bình thản…

Bỗng gã mở mắt ra, nhìn Thạch Sanh rồi cất giọng thều thào:

– Tôi đã cầu nguyện rồi… Nay chắc đã đến lúc tôi phải… giã biệt báo thân này… và giã biệt các sư phụ…

Rồi gã đứng dậy, đôi chân cứng đờ vì ngồi lâu quá, lảo đảo bước về phía dàn hỏa thiêu ở cửa hang… Ba người cũng bước theo… Giữa lúc đó, mọi người đều ngẩn ra vì đều sực nhớ rằng chẳng có ai mang theo đã lửa cả… Càn Thát Bà lầu bầu:

– Chết chưa! Khổ chưa!… Không đá lửa thì làm sao nhóm dàn hỏa thiêu?… (bỗng vỗ đùi) A… được rồi… có cách này còn hay hơn nhiều… Nhà ngươi cứ việc nhờ sư phụ nhà ngươi phóng hỏa là được… phóng hỏa như hôm trước đốt cháy thân con mãng xà ở đầm lầy đó…

Phi Ly quay lại nhìn Cuồng Huệ. Thấy y lặng lẽ không nói gì, gã từ từ bước lên ngồi trên dàn hỏa. Cuồng Huệ nhìn Thạch Sanh, thấy chàng cúi mặt lâm râm niệm Phật. Y liền ngồi xuống ngay mặt đất, cách dàn hỏa thiêu chừng hơn mười thước, sửa soạn tư thế vào cơn định… Càn Thát Bà chạy đến bên Cuồng Huệ, nói khẽ vào tai y:

– Nếu nhà ngươi định vào tam muội phóng hỏa đốt gã, thì chỉ nên đốt vừa vừa thôi, cho gã cháy xém bớt lông lá thôi, chứ đừng đốt chết gã… Cứ xém lông lá thôi cho biết thân… Nhớ nhé…

Không hiểu Cuồng Huệ nghĩ sao, nhưng y không trả lời. Càn Thát Bà vội vã kéo Thạch Sanh chạy xa và núp sau một hòn đá lớn. Tuy núp vậy, nhưng hắn vẫn nhô đầu ra, hấp háy nhìn về phía Cuồng Huệ, thấy y đã ngồi thẳng bất động như chiếc cọc chống trời. Lại nhìn Phi Ly, thấy gã đương ôm mặt, và nước mắt lã chã. Hắn bứt rứt, vò đầu vò tai, nhưng cũng chẳng biết làm gì hơn. Và một lần nữa, hắn lại chán nản cái trần thế này vì nhiều chuyện nhiều khê quá…

Cuồng Huệ tuy không nói gì, nhưng y cũng phân vân không ít… Có lẽ trong ba người, Thạch Sanh bình thản hơn cả, vì chàng thấm sâu hơn cả về lẽ vô thường của cuộc sống, thấy sống và chết cũng chẳng khác nhau mấy nỗi, cũng chỉ là một trường biến hiện của nhân duyên thôi, và thực ra, trước sau, cũng chẳng có ai chết thực cả. Nên chàng chỉ lâm râm niệm Phật để hộ trì cho Phi Ly… Riêng Cuồng Huệ cảm thấy mình lâm vào một hoàn cảnh thật khó xử. Y nghĩ thầm: “Không biết có nên làm như lời đại sư huynh không? Hay là đốt cháy để Phi Ly thoát thân súc sanh này… Mình từng nghe nói về cái gọi là phương tiện thiện xảo của người tu hành trên con đường độ sanh… Nhưng trong trường hợp này, biết thế nào là thiện xảo, thế nào là lợi ích cho Phi Ly? Gã đối với mình là một nhân duyên tốt lành. Nay không lẽ lại đốt chết gã…! Mà mình đâu có phải là Bồ Tát lớn để nhìn rõ căn cơ, thấy đường đi nước bước của gã, để biết rõ cái gì lợi ích và cái gì không lợi ích… Nhưng tâm nguyện của gã là vậy, cứ nằng nặc muốn bỏ cái thân súc sanh, và điều đó cũng không phải hoàn toàn vô lý… Thôi thì, đã lâm vào tình trạng này, mình cứ từ từ phóng hỏa. Nếu gã có sức tâm nguyện và chịu đựng nổi thì cũng hay… Còn nếu gã kêu thét lên vì đau đớn, thì chắc là phải ngừng lại…” Y bất giác nghĩ tới câu vế: “Sắc bất dị không” mà Phi Ly đã mách gã, và chợt cảm thấy sâu xa rằng con đường tu hành, con đường ra khỏi mê đồ thực là gian nan…

Y liền từ từ nhập cơn thiền quán, quán chiếu viên ngọc biến thành mảnh trăng, chui vào lỗ mũi và chuyển xuống tâm nguyệt luân. Quán chữ úm nổi lên như vết lửa đỏ giữa vành trăng, rồi vành trăng xoáy tít trong lồng ngực. Chỉ một hồi lâu, những luồng gió nóng nổi lên trong thân y, tỏa ra chung quanh thổi xào xạc, khiến cát bụi cùng lá khô bay mù mịt. Song những luồng gió nóng này, y chỉ dụng tâm hướng về dàn hỏa thiêu, không hướng thẳng vào người Phi Ly, thầm mong rằng khi ngọn lửa gỗ bốc cháy nóng, Phi Ly còn có thời giờ thay đổi ý định. Y cũng làm từ từ, vận dụng chỉ năm thành tâm lực, còn để một phần tâm phân tán nghe sự phản ứng của Phi Ly…

Ngọn khói đã bắt đầu tỏa, và nhiều ngọn lửa nhỏ đã sèo sèo nổi lên từ những thanh củi gỗ của dàn hỏa thiêu, thì bỗng nhiên y thấy có linh tính khác lạ, như có một làn lãnh khí từ đâu ập tới, bủa vây người y, khiến da thịt nơi sau gáy y muốn nổi gai ốc… Rồi một điệu sáo bỗng nổi lên cao vút từ phía sau triền núi. Lúc đó, trời đã chạng vạng tối, và tiếng sáo như bao trùm cả bầu thinh không chạng vạng. Y lặng người đi giây lát để nghe điệu sáo, khiến sức thiền quán bị phân giảm tụt xuống một bậc. Điệu sáo chỉ là một điệu sáo mục đồng, một bản tình ca dân giả thông thường, nhưng người thổi chắc chắn không phải là kẻ mục đồng tầm thường. Tiếng sáo vút lên lúc nỉ non êm ái dịu dàng, lúc thê thiết não nùng khác lạ, khiến người nghe lần lần như bị hóp hồn mê hoặc, không còn tự chủ được nữa, chỉ muốn buông tâm lăn mình vào một biển du dương trầm tịch… Cuồng Huệ cảm được rõ rệt ma lực đó, nên y vội trấn tỉnh tâm thần, tăng thêm mấy thành tâm lực để đẩy mạnh cơn thiền quán…

Những ngọn lửa nóng bỏng bừng lên rào rạt, khiến dàn hỏa thiêu bùng lên thành đám lửa lớn… Rồi bỗng nghe tiếng Phi Ly kêu thét. Y giựt mình, vội hòa hoãn luồng tâm lực, rồi hé mắt nhìn. Thấy dàn hỏa cháy đùng đùng, nhưng Phi Ly đã nhảy vút lên cao, bám vào một cành cây, rồi thả mình xuống mặt đất, co cẳng chạy như bay về phía triền núi sau, nơi phát ra tiếng sáo. Vừa chạy vừa la: “Đúng rồi… đúng là bản ca, bản ca này.”

Cuồng Huệ bèn từ từ xả định rồi đứng dậy… Tiếng sáo vẫn miên man bàng bạc trên thinh không, như một miền trầm tịch. Y bê một tảng đá lớn, quăng mạnh vào dàn hỏa khiến những khúc gỗ đầy lửa vàng tung tóe trên khắp đất, rồi bước về phía ẩn núp của Càn Thát Bà và Thạch Sanh. Cả hai người đều đã ra khỏi chỗ núp, và nhìn nét mặt họ, Cuồng Huệ nhận thấy chẳng có gì khác thường… Nhưng y cũng không kịp hỏi han gì, thì cả ba đều đã không ai bảo ai, yên lặng đi theo con đường mòn của Phi Ly.

Càn Thát Bà không nín nổi nữa:

– Không biết đứa chết tiệt nào thổi sáo vậy?… Nhưng cũng hay, có khi thằng lỏi chồn hoang này khoái nghe tiếng sáo lại không muốn chết nữa…

Cuồng Huệ hỏi:

– Đại sư huynh nghe tiếng sáo có nhận thấy điều gì khác lạ không?

Càn Thát Bà cười hả hả:

– Thằng chết tiệt đó… cũng là một tay quái dị… Tiếng sáo của nó có nhiều sức mê hoặc lắm. Nhưng bất quá cũng chỉ là thứ âm thanh của miền tục lụy này… Đối với ta, thì… ha, ha… những thứ của miền tục lụy này đều không ăn nhằm gì…

Cuồng Huệ hỏi Thạch Sanh:

– Nhị sư huynh có thấy gì không?

– Tiểu huynh nhiếp tâm niệm Phật, nên cũng chỉ thấy văng vẳng vậy thôi, như tiếng rì rào của lá trong lùm cây…

Cuồng Huệ thầm nghĩ: “Có thể là nhị sư huynh có sức định tâm hon ta… Hoặc cũng có thể là vì mang hòn ngọc trong mình…” Tuy nghĩ thế, nhưng y không nói gì, và cả ba yên lặng theo con đường mòn.

Tiếng sáo vẫn vi vu trên thinh không, mỗi lúc thêm tha thiết quái dị… Hai bên con đường mòn cỏ mọc khá rậm rạp, có chỗ cỏ cao đến hông người, lác đác nhiều tàng cây lớn. Đi thêm một quãng xuống dốc núi, phảng phất nhiều thứ hương hoa… Chợt có tiếng thở phì phò phát ra từ một bụi cây gần đấy. Thì ra là một con ngựa đứng dưới gốc cây, nhưng yên vẫn đóng trên lưng, và giây cương thả lỏng. Cuồng Huệ nhận ra ngay là con ngựa lông đen tuyền của gã thiếu niên mặc áo lụa trắng. Y bỗng nghi ngại, khẽ bảo Thạch Sanh:

– Nhị sư huynh nên ngồi nghỉ nơi đây thôi, để tiểu đệ đi kiếm Phi Ly…

Nhưng Thạch Sanh nói:

– Tiểu huynh cùng đi…

Càn Thát Bà cũng đã nhận ra con ngựa:

– Đúng rồi… con ngựa của thằng có hai cơ quan…

Rồi hắn nhặt một cục đá to, ném trúng mông ngụa. Con ngụa hí lên một tiếng lớn, co cẳng đá hậu… Vừa lúc đó, tiếng sáo im bặt…

Tiếng sáo bặt đi, làm rớt lại trên thinh không một niềm trống vắng khắc khoải lạ thường, tưởng chừng như niềm khắc khoải đã đọng lại thành một lớp sương dầy lấy dao cắt được… Cuồng Huệ nghi ngại, song lỏng hiếu kỳ lại bốc cao hơn niềm nghi ngại. Y nghĩ thầm: “Lại sắp trải qua một cảnh giới lạ nữa đây… Hùm, có vẻ dữ nhiều lành ít.. Nhung mình đã gần như có thệ nguyện muốn coi đủ các thứ cảnh giới, thì cảnh giới nào cũng phải đi qua… Có khi càng dữ lại càng hay… Duy chỉ ngại cho nhị sư huynh thôi… Nhưng biết sao, được? Có khi bây giờ, bản lãnh của nhị sư huynh đã vượt hơn mình rồi…”

Ba người lần theo con đường mòn thoai thoải chừng nửa dặm nữa, thấy ánh lửa le lói trong một căn nhà… Nhà tuy nhỏ, làm bằng cây cùng cỏ tranh, nhưng xinh xắn đẹp đẽ, như được cất bởi một bàn tay ưa thích những đường nét kiêu sa duyên dáng. Chiếc cổng đi vào nhà, um tùm dây leo đầy hoa nở. Gần cổng, có một tàng cây lớn. Chiếc sân khá rộng, chung quanh vườn nhỏ trồng nhiều thứ cây hoa mà Cuồng Huệ không biết là thứ gì… Không khí phảng phất mơ hồ diễm ảo, như một nơi Đào Nguyên giữa miền tục lụy… Càn Thát Bà hin hin mũi:

– Thằng có hai cơ quan… này cũng cầu kỳ lắm… Vườn này trồng những thứ cây lạ hoắc, hình như có cả hoa trà nữa… Và ở đây, thì làm gì có hoa trà…?

Bỗng họ thấy Phi Ly ngồi chồm hổm trên trạc cây gần cổng. Gã đương trố mắt nhìn vào trong nhà, nơi có ánh lửa. Gã chăm chú không rời đến nổi chắc gã không biết có ai đi tới… Ba người lặng lẽ qua cổng, đứng núp dưới bụi hoa, nhìn vào trong thấy rõ mồn một.

Căn phòng tương tự chỗ đọc sách. Cuối cùng là khung cửa nhỏ che tấm màn lụa trắng tinh. Cánh cửa nửa khép nửa mở… Nơi thư phòng, đồ đạc sơ sài, xinh xắn. Một bức tranh thủy mạc trên vách, chiếc án thư bầy mấy chục cuốn sách cổ vàng khè, một thanh kiếm treo, mấy chiếc ghế nhỏ bọc nhung rải rác quanh chiếc bàn thắp ngọn nến lớn tỏa sáng… Gã thanh niên, vẫn bộ đồ lụa trắng, ngồi trên ghế, đôi mắt đăm đăm nhìn vào chiếc gương lớn trên mặt bàn, cạnh ngọn nến. Tay phải gã vẫn còn mân mê ống sáo ngọc…

Gã ngồi bần thần nhìn tấm gương hồi lâu, vẻ mặt nghĩ ngợi, không để ý gì đến cảnh vật bên ngoài. Bỗng gã đứng dậy, đi về phía án thư, lấy hồ rượu nhỏ cùng chiếc chén, rót rượu uống luôn mấy chén, rồi thở dài não nuột… Rồi với tay lấy thanh kiếm trên vách, mang hồ rượu, lững thững ra sân, đặt hồ rượu trên kệ đá. Và ngẩng mặt nhìn trời…

Trời đêm đó chưa có trăng vì trăng muộn. Đêm chạng vạng, nhưng đầy ánh sao… Gã lắc đầu, từ từ cởi sợi dây đeo viên hồng ngọc ở trước ngực, quăng viên ngọc lên một nhánh lá của cây đại thọ giữa sân. Sợi dây mắc tòn ten nơi đó, và viên ngọc lấp lánh tỏa sáng… Gã uống thêm một chén rượu nữa, nét mặt buồn rười rượi, khác hẳn với nét mặt tinh nghịch chế giễu lần gặp trước. Rồi một tay cầm chén, một tay dơ thanh kiếm còn cả vỏ kiếm, gã múa chậm một bài kiếm… Đường kiếm có vẻ chậm chạp, như ngô nghê đứt nối… Càn Thát Bà nhìn gã một hồi lâu… Tuy bề ngoài thô lỗ, nhưng lại khá tinh tế, hắn bỗng tấm tắc khẽ:

– Cha nội này không biết có mấy cơ quan… nhưng gã thật là quái dị… Đường kiếm có vẻ ngô nghê đứt nối… nhưng kiếm khí lại triền miên ào ạt… Ta đã bảo… ra chốn hải tần… là đụng đầu bọn kiếm khách mà…

Cuồng Huệ thấp giọng trả lời:

– Đại sư huynh dạy rất đúng… Kiếm khí của gã triền miên ào ạt, nhưng tiểu đệ không ngại cái đó. Mà ngại cái kiếm ý của gã. Kiếm ý như biến ảo khó lường… Tiểu đệ… nghĩ rằng gã chẳng phải kiếm khách đâu, kiếm đối với gã chỉ là một trò hý lộng người thôi. Và gã… phải là một thứ đại yêu quái… bản lãnh còn hơn Ba Văn Mật Đa nữa…

Y nói rõ như vậy, là muốn cảnh giác dè chừng mọi người… Lúc đó, gã kia ngừng múa nhìn trời giây lâu, bỗng tung mạnh chiếc chén lên thinh không, đồng thời gã nhảy vọt lên, chém một nhát kiếm vào tàng cây lá. Gã rớt xuống, cất giọng trầm buồn, khẽ ngâm mấy vần thơ:

Tung chén hứng trăng, trăng chẳng có
Nghiêng bầu tu rượu, rượu đã với
Tuốt gươm chém thử trăng tròn khuyết
Chỉ thấy hoa gầy lả tả rơi…

Gã lững thững vô nhà, đến ngồi trước tấm gương… Lúc này, Phi Ly cũng lò dò tới, nhưng nét mặt gã như thất thần, ánh mắt lạc đi. Cuồng Huệ đặt tay trên vai gã, nhưng gã chỉ chăm chú nhìn thanh niên… Phi Ly bỗng giơ tay chỉ và lắp bắp: “Chiếc sáo kia kìa, làm bằng ngọc biếc… Đúng là chiếc sáo của thần Krishna đó. Krishna hóa thân làm mục đồng, ngồi thổi sáo cho cô gái chăn cừu nghe, và cô này lại chính là thánh mẫu Kali đó… Không hiểu sao chiếc sáo lại lạc loài đến đây…”

Giữa lúc đó, thanh niên lại cầm ống sáo đưa lên thổi… vẫn bản tình ca ban nãy, nhưng lần này, hình như gã dụng tâm nhẹ nhàng hơn, tiếng sáo không đến nỗi não nùng tha thiết như trước… Ánh mắt Phi Ly mỗi lúc mỗi thẫn thờ, hai con ngươi như hai vì sao lạc lõng giữa một tinh hà xa lạ… Gã kia vừa thổi vừa nhìn đăm đăm vào tấm gương… Cuồng Huệ buột miệng “ỏ” một tiếng, vì y vừa thấy trong tấm gương hiện lên hình ảnh. Mọi người chăm chú nhìn, kể cả Thạch Sanh… Thấy trong gương hiện lên một căn phòng nhỏ bé, có chiếc giường, một thiếu nữ bận đồ trắng đương nằm ngủ, nhung mặt vẫn đeo chiếc mạng, mái tóc dài đen xõa phủ khắp mặt gối… Vóc dáng thiếu nữ giống như thiếu nữ bữa nọ cùng ngồi trên lưng ngựa với gã… Hình ảnh trong gương mỗi lúc mỗi hiện lồ lộ, thì bỗng người thiếu nữ trằn trọc trở mình muốn thức giấc… Gã kia, nét mặt ra chiều thất vọng, liền ngưng thổi và từ từ đứng dậy, đặt ống sáo xuống bàn… Hình ảnh trong gương cũng lần lần mờ nhạt… Bỗng có những tiếng động nhỏ lịch kịch nổi lên trong buồng… Gã nhẹ nhàng bước tới cửa phỏng, đẩy cánh cửa mở rộng… Thiếu nữ bên trong đã trở dậy. Gã giơ cánh tay đón thiếu nữ, với dáng điệu nhẹ nhàng nâng niu như nâng một vật quý. Gã dìu nàng tới ngồi trên ghế, vội vã chạy vào trong mang ra một chiếc áo choàng màu xanh, choàng lên vai nàng. Rồi kiếm bình trà, rót một chén đặt trước mặt nàng:

– Hiền muội uống trà đi.

Thiếu nữ vẫn đeo mạng, chỉ lắc đầu không đáp… Giọng gã ân cần:

– Sao hiền muội không ngủ tiếp đi? Tiểu huynh ngồi buồn thổi sáo để ru hiền muội ngủ cho ngon, mà sao hiền muội không chịu ngủ…

Thiếu nữ thều thào:

– Tiểu muội… chỉ thiếp một lúc… Rồi không ngủ được nữa… Không hiểu sao… nóng ruột quá… ruột như lửa cháy…

– Nhưng hiền muội cần ngủ nhiều… Không ngủ thì làm sao sớm lành bệnh được… Hay là tiểu huynh ngồi quạt để hiền muội ngủ tiếp nhé…

Nhưng thiếu nữ lắc đầu… Gã kia lộ vẻ bồn chồn lo lắng:

– Hiền muội bị chứng bệnh này nửa năm rồi…. Tiểu huynh đã đem hiền muội đi khắp chân trời góc bể tìm thuốc chạy chữa, cũng chưa bớt… Khuất La Đô này quả là một tên vô dụng… Nếu không cứu nổi muội, thì thực không đáng sống ở đời nữa…

Đôi mắt sáng loáng của gã như long lanh ứa lệ… Càn Thát Bà đứng coi, buột miệng:

– Cha nội này… không biết có mấy cơ quan, nhưng đóng kịch giỏi quá hả?!

Cuồng Huệ vội nắm tay hắn, ra hiệu im lặng… Gã kia lại nói:

– Hiền muội bây giờ thấy trong người ra sao? Có dễ chịu chút nào không?

– Chỉ thấy… nóng ruột lắm… cỏn đầu thì… một cái hộp rỗng…

– Tiểu huynh dựng căn nhà nơi cô tịch này hiền muội dưỡng bệnh. Đã hai tháng nay rồi… nhưng xem chừng cũng không lợi ích gì… Không biết hiền muội có lấy lại được chút trí nhớ nào chăng… Này, hiền muội ráng chú tâm nhé… Hiền muội có nhớ quang cảnh… nơi sân chùa Hóa Độ… cái đêm hiền muội lững thững rong chơi đó…

Cả ba người đều giật mình kinh ngạc, khi nghe nói đến chùa Hóa Độ… nhưng họ đều nghĩ không chắc gì là đúng chùa đó, vì thiếu gì chùa trùng tên… Gã kia lại gạn:

– Hiền muội nhớ được chăng?

Thiếu nữ lại lắc đầu, giơ một ngón tay chỉ nơi thái dương, lẩm bẩm: “Hộp rỗng, hộp rỗng….” Gã kia lại hỏi:

– Hiền muội có nhớ được quang cảnh núi Yên Hà Lãnh không?… Có ba ngọn núi nhô lên nhọn hoắt và có nhiều mây phủ như khói ấy mà…

Thiếu nữ lắc đầu… Lần này, Thạch Sanh thực sự kinh nghi, chàng lẩm bẩm: “Yên Hà Lãnh?… Ở gần Phong Châu, có ba ngọn núi nhọn hoắt mà… Không lẽ thiếu nữ này lại…” Chàng định thần nhìn kỹ vóc dáng thiếu nữ, thấy quen thuộc, nhưng không nhớ ra ai… Gã kia bỗng nói:

– Cũng may là tiểu huynh đi ta bà qua đó, rồi quăng viên hồng ngọc đánh con yêu quái bị trọng thương, nên mới giật lại được tiểu muội. Nếu không… thì…

Thiếu nữ lí nhí:

– Đa tạ… đa tạ… hiền huynh…

– Hiền muội chớ nói vậy… hiền muội yên tâm… Tiểu huynh còn sống ngày nào, cỏn kiếm đủ các thứ kỳ hoa dị thảo để chữa bệnh cho tiểu muội…. (ôm mặt) Nhưng khốn nỗi… là con quái kia đã hạ thủ tàn độc thu mất bảy vía của hiền muội rồi xa chạy cao bay. Bảy vía đã bị thu thì như chiếc cầu bị gãy. Tấm linh hồn nhỏ của hiền muội nay dật dờ lơ lửng, không còn móc nối được nhịp nhàng với thân xác nữa… Tương tự như con chim nhỏ đã thoát ra khỏi chiếc lồng thân xác rồi, nhưng chân còn vướng sợi dây buộc ràng… Muốn cao bay cũng không được, mà muốn trở vô lồng cũng không xong. Hiền muội chẳng còn nhớ gì hết… (Gã đập ngực). Tiểu huynh e rằng… không biết những thuốc quý của trần gian này có thể chữa nổi không… Có lẽ chúng ta phải đi thôi… phải lên đường gấp rút…

– Đi đâu… bây giờ, hiền huynh?

– Cần đi bắt con yêu quái đó, buộc nó phải nhả ra bảy vía của hiền muội thì mới lành bệnh…

– Nhưng biết nó ở đâu?… Đừng đi nữa hiền huynh. Tiểu muội sợ lắm… sợ hai làn môi lạnh ngắt… của nó…

– Chớ sợ… chớ sợ… Hiền muội hiện đưomg nằm trong hai cánh tay bảo bọc của tiểu huynh mà, xá gì con yêu đó. Lần trước, chỉ là vị tiểu huynh sơ ý mà thôi… Lần này, chắc nó không thoát khỏi đâu…

– Nhưng biết nó ở đâu…?

– Mấy tháng nay, tiểu huynh đã hỏi thăm tông tích nó, và đã đoán ra rồi… Nó cũng đã sang đất Tây Trúc này rồi, đã trực chỉ phương Bắc, trên đường đi tới Lôi Âm Tự đó…

Thiếu nữ bỗng kêu ú ớ, người như muốn ngã ra… Gã kia vội giơ tay đỡ nàng, để ngồi vững lại trên ghế, rồi gỡ nhẹ tấm mạng mặt… Thạch Sanh kêu khẽ một tiếng “ỏ” kinh ngạc: “Trời ơi! Công chúa, công chúa Mỵ Ê… Ngã Phật từ bi… Ngã Phật từ bi…” Cuồng Huệ cũng chú mục nhìn, thấy bộ mặt thiếu nữ xanh lợt, đôi mắt nhắm nghiền nhưng quả nhiên là giống nàng công chúa Mỵ Ê. Chỉ khác là khuôn mặt này có điểm thêm một vết son tròn nhỏ giữa hai hàng mi, và cánh mũi trái có đeo một viên kim cương lấp lánh… Thấy hai người chú mục nhìn, Càn Thát Bà lậu bậu: “Lại rối rít lên rồi… Hừ… công chúa với chẳng công chúa… đã chắc gì là đúng… Thiên hạ thiếu gì đứa giống nhau chưa chi đã rối cả lên…”

Gã kia thấy thiếu nữ ngất xỉu, lộ vẻ bối rối lo ngại. Gã nắm lấy cổ tay nàng, đặt ngón tay chẩn mạch, miệng lẩm bẩm: “Trời ơi! Kinh mạch rối loạn rồi, lúc phù lúc trầm, đứt nối thoi thóp… Hỏa đi đường hỏa, thủy đi đường thủy, chẳng còn muốn ôm lấy nhau nữa…” Gã lấy trong bọc một viên thuốc nhỏ màu hồng, nhét vào miệng thiếu nữ, đứng bần thần nhìn nàng… Giây lâu, thấy thiếu nữ vẫn bất tỉnh, gã cúi xuống, giơ hai tay nắm khuôn mặt, rồi áp đôi môi lên làn môi thiếu nữ. Gã giữ tu thế đó một hồi lâu, rồi ngẩng đầu lên, nhổ mạnh ra một cục đờm đen xì,… lẩm bẩm:

– Hừm… Khuất Đô La này… tuy đầu đội trời chân đạp đất, nhung cũng là một tên vô dụng. Che chở cho một nguời con gái nhỏ cũng không xong… Nay lại đành làm một việc khiếm lễ nữa… Vì khẩn cấp, đành phải hút bớt hơi độc, và tiếp thêm cho nàng một ít hơi sức….

Quả nhiên, chỉ giây lát, là nét mặt thiếu nữ đã có chút huyết sắc, nàng vừa chóp mắt vừa thều thào:

– Hiền huynh… chóng mặt quá… xoay tít nhu chiếc võng… chiếc võng…

Nét mặt nàng lúc đó, nửa tỉnh nửa mơ, trông thực diễm lệ, nhu cánh hoa ngái ngủ duới suơng chiều… Gã kia lấy tay vỗ nhẹ vai nàng, giọng dịu dàng:

– Hiền muội cứ yên tâm. Mọi việc đã có tiểu huynh… Nhung bây giờ, chúng ta phải đi thôi… không chần chờ đuợc nữa… Đi tới thành Tỳ Xá Ly, rồi lên phương Bắc…

Gã buớc ra phía cửa, chúm môi huýt một tiếng lanh lảnh, đồng thời giơ cao phất nhẹ tay áo… Viên hồng ngọc từ nơi cành cây bỗng bay tới lọt vào tay gã. Gã cầm chiếc ống sáo dắt vào sau lung, dắt thanh kiếm vào dây lung. Có tiếng vó ngụa lộp cộp, chỉ giây lát con ngụa đen đã chạy tới truớc sân… Gã ôm ngang lung thiếu nữ đặt lên yên, rồi nhảy phắt lên, chạy theo con đuờng mòn xuống dốc núi…

Sự việc xảy ra rất mau lẹ, giây lát gã đã khuất bóng sau con đường mòn…

Bỗng Phi Ly kêu thét: “Ôi… ôi… Mục đồng Krishna đi rồi… đi mất rồi…” Nhu tên bắn, gã co giò vỗ cánh chạy theo.

Thạch Sanh, thẫn thờ, cũng dặm buớc ra phía đuờng mòn, miệng lẩm bẩm: “Mỵ Ê… Mỵ Ê …. lại lâm đại nạn nữa rồi… Xin Ngã Phật từ bi hộ trì cho nàng.” Thấy chàng buớc thất thểu, Cuồng Huệ đành vừa theo vừa nói: “Nhị su huynh chớ lo ngại… Gã truớc sau chắc chưa muốn hại nàng đâu… Bọn ta đi theo cũng chẳng cần vội vã… rồi cũng sẽ gặp gỡ… Vì chính gã đã muốn chỉ đường cho ta mà.”

Còn Càn Thát Bà bực dọc chán nản hết sức. Hắn chẳng thèm khạc nhổ nữa, chỉ lắc đầu quầy quậy: “Hỏng hết… hết chỗ nói… Thế này thì còn thỉnh kinh thỉnh kệ gì được nữa… Lại một tuồng điên đảo đảo điên nữa rồi…” Nhưng hắn cũng đành lầm lũi theo…