TRANG TÔN KINH
HUYỀN HOẶC
TẬP II
Tịnh Liên Nghiêm Xuân Hồng

 

HỒI XIX

Đốt pháo rồi lại khóc tu tu
Phi Ly kể nguồn cơn hoảng loạn

Tuy Thạch Sanh nóng ruột muốn từ tạ huyện quan sớm để lên đuờng thỉnh kinh, nhung cả bọn đều bị kéo giữ, nấn ná ở lại Quế Châu đến bảy, tám ngày. Lúc đó, lại đúng ngày vào dịp Tết Nguyên Đán. Cả huyện Quế Châu, tuy thiếu thốn lâu ngày, nhung nay được trận mưa sống lại, nên cố gắng góp nhặt sửa soạn những ngày Tết tương đối tưng bừng. Các nhà giàu có những kho lúa tích trữ, nay bớt e sợ, đã chịu bỏ lúa ra để cho vay mượn… Dân chúng cũng vội vã làm một ít pháo đốt ngày Tet.

Nhà này rồi đến nhà khác, cứ thay phiên nhau cơm chay thết đãi bọn Thạch Sanh… Khốn nỗi cả bọn, lúc này, đâu có thiết gì cơm nước. Vì Thạch Sanh, từ lúc mang viên ngọc Thiên La Biến Chiếu trong mình, rất ít khi cảm thấy đói khát… Cả bọn thường chỉ cầm đũa lấy lệ. Càn Thát Bà thì vẫn thích đốt pháo nổ đì đùng. Nay lại thêm Phi Ly cũng vào hùa. Có điều khác lạ là gã đồng tử, ban ngày thì rong chơi đốt pháo, song tối đến, lại ngồi thừ ra mặt rầu rĩ, đôi khi ứa lệ hoặc cất tiếng khóc tu tu…

Càn Thát Bà sốt ruột quát:

– Mi đừng khóc nữa, có được không? Khóc gì mà khóc như cha chết… Nghe rầu thúi ruột…

– Không phải là cha chết, mà chính là tôi chết… Hư, hừ… tôi sắp chết rồi, tôi chỉ còn sống được mấy ngày nữa thôi… Đại sư phụ không cho tôi thương tâm sao được!?

– Sao, mi nói là mi sắp chết sao?

– Thì tôi đã nói với đại sư phụ rồi mà, lúc ở bãi đầm lầy đó… Tôi chẳng đã nói rằng khi về tới Quế Châu là tôi phải chết… Hừ, hừ… nay đã tới Quế Châu rồi, chỉ còn mỗi một việc là đi tới chỗ ghềnh đá Bích Nham động mà thôi. Ôi! Thế là hết… tôi không còn được đi rong chơi với các sư phụ nữa….

– Vậy ra mi nói thật hả? Ta cứ tưởng mi nói rỡn… Nhưng này, nghe ta hỏi… Tại sao mi lại phải chết? Ở đây, nào có ai bắt mi phải chết đâu?

– Không ai bắt tôi chết cả. Nhưng chính tôi bắt tôi phải chết, vì tôi chán cái thân này quá rồi. Và tâm nguyện của tôi nó bắt tôi phải chết… đại sư phụ không hiểu sao?

Càn Thát Bà lắc đầu quầy quậy:

– Thôi, thôi… thực tình ta không hiểu gì nữa hết… Sao cái thế gian trần lụy này lại nhiêu khê đến thế… Chỉ gồm toàn những thằng quái dị, cùng những đứa dở hơi… Mi cũng là một đứa dở hơi nốt… Tâm nguyện của mi cũng chỉ là dở hơi…

– Đại sư phụ không hiểu được đâu!

Càn Thát Bà bực tức:

– Có cóc khô gì mà ta không hiểu? !… Ta hiểu rõ lắm, và biết rằng mi cũng là một tên dở hơi… Việc gì mà phải phát tâm nguyện tâm nghiếc cho thêm rắc rối…! Thế gian này đã mờ mịt hồ đồ lắm rồi, đừng có phát thêm tâm nguyện làm gì cho nó thêm mờ mịt… Cứ như ta đây, ta có cần phát tâm nguyện gì đâu, cứ cao hứng cái gì thì làm cái đó… Hoặc giả có phát, thì cũng phát một cách lơ mơ thôi, đừng có quyết liệt quá… khiến mình không…

– Nhưng tôi đã lỡ thệ nguyện rồi…

– Thệ nguyện rồi?… Thôi, thế là hỏng… hết thuốc chữa…

Từ nãy, Cuồng Huệ cùng Thạch Sanh vẫn ngồi im lặng, nay Thạch Sanh bỗng xen vào:

– Huynh đài đã cùng đi với chúng tôi một đoạn đường dài, tới nay tình thân cũng gần như ruột thịt… Vậy nếu có tâm sự gì, thì xin nói rõ, để chúng tôi bàn bạc thêm… Tại sao huynh đài lại cần về nơi ghềnh đá Bích Nham ấy…

Gã đồng tử ngước mắt hỏi:

– Nếu tôi về nơi đó, thì… sư phụ có cùng đi không?

– Dĩ nhiên là đi… Nếu có thể giúp đỡ được huynh đài điều gì, chúng tôi đâu có quản ngại… Huynh đài cứ kể rõ tâm sự đi…

Lúc này, lời nói của Thạch Sanh có những dư âm hấp lực kỳ lạ, nên Phi Ly nghe như thấy vơi bớt nỗi ưu tư… Gã liền ngồi kể lể nỗi niềm…

Trong kiếp trước, gã đã ngồi tu ở nơi ghềnh đá đó, rồi cũng bị chết ở đó để rồi bị dọa xuống làm thân chồn có cánh… Sau khi sư phụ gã, vì thất vọng não nề do sự nhận thấy mình không thể vượt nổi cơn định Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ để vào Không Hải, nên đã tự chấm dứt báo thân ở nơi sơn cốc, gã trở thành truyền nhân. Gã không muốn ở lại sơn cốc cũ, nên tới ghềnh đá Bích Nham dựng một chiếc lều nhỏ, tu hành… Gã còn trẻ, có tâm tu hành, nhưng sức thông tuệ cùng tâm nguyện chỉ bình thường… Gã tu nhưng chỉ cầu mong có được thân tâm ít nhiều thanh tịnh và đắc được một vài quyền năng khác người mà thôi. Khác với nhiều nơi bên Tây Trúc thường đầy dẫy loài quạ, nơi ghềnh đá này cao và ít quạ lai vãng. Gã ở đó, khổ công tu luyện đến mười năm trời… Nhưng căn cơ gã vốn bình thường, và tuy có hạnh ngộ được một vị cao nhân Vệ Đà thu làm đệ tử, song thầy gã thường lang bạt giang hồ đây đó, nên không lưu tâm dạy bảo được gì mấy nỗi. Có lẽ trong thâm tâm, thầy gã cũng coi gã là một đứa không có gì xuất sắc… Khi thầy viên tịch, gã đành quờ quạng tự tìm lấy đường tu, và không có ai chỉ dẫn.

Lúc đầu, gã cũng khởi sự tu hành theo lối thông thường là tập luyện hơi thở trong khi ngồi tĩnh tọa. Luyện hơi thở được đều, dài, nhẹ và sâu, rồi dùng sức quán tập trung hơi thở ở nơi đan điền dưới rốn. Để thân thể được khỏe mạnh khang kiện, khả dĩ chống đỡ thời tiết ở nơi ghềnh đá heo hút ấy. Gã cũng tập luyện thêm một lối quán làm công phu phụ, là quán một đường gân ở nơi cổ họng, để làm giảm bớt những cảm giác về đói khát. Gã tu như vậy được mấy năm trời, cảm thấy có sự ảo diệu. Thấy trong người toàn là hơi thở, toàn là một thứ gió lay động không ngừng, nên thấy thân rất khinh an nhẹ nhàng, tưởng chừng có thể bay được. Gã bèn nảy ý nghĩ muốn tập luyện để có thể bay như chim… Từ đó, gã thường ngồi quán tất cả những luồng gió khởi lên trong tâm mình, rồi lần lần quán chiếu rằng tất cả da thịt máu xương cũng đều chỉ là gió, đều lay động không ngừng, chẳng có gì là ù lỳ nặng nề cả, và đều nhẹ như bông mà thôi.

Luyện như vậy thêm mấy năm nữa, gã lượm được kết quả. Tuy chưa bay như chim, nhưng đã có thể, trong lúc ngồi tĩnh tọa, dùng tâm lực đẩy mạnh thân mình nhẩy vọt lên cách đất chừng hơn hai thước, rồi vọt ra xa chừng hơn một trăm thước… Sự việc ấy tuy chưa lạ lùng gì nhiều nhưng gã cảm thấy khoái trá và quyết tâm tu tập hơn nữa…

Gã kể đến đây, bỗng ngừng lại, thở dài não nuột, hai mắt đỏ hoe:

– Giữa lúc đó, tôi gặp được một người cùng phái Vệ Đà dạy tôi cách thức nhiếp thâm tâm để luyện phép tàng hình. Tôi đang dự tính luyện tập thêm phép đó, thì bỗng nhiên, những nghiệp chướng cũ sầm sập đổ xuống đầu tôi.

Cho đến ngày nay, tôi vẫn chưa hiểu nổi tại sao cơ sự đã xảy ra cho tôi đến mức trầm trọng như vậy?! Vì thực ra, thì có gì đâu! Chỉ có một chiếc gáy đàn bà thôi, và một bàn tay đàn bà… mà tôi trở thành điên đảo cuồng loạn đến như vậy?! Mà tôi đâu có phải là người hay say đắm gì về sắc dục cho cam…

Càn Thát Bà vừa nghe nói tới chiếc gáy đàn bà, đã vểnh tai muốn xen vào hỏi. Nhưng Cuồng Huệ đã nắm cánh tay hắn, như cản không nên hỏi, để cho Phi Ly tiếp tục kể:

– Số là tới lúc đó, lối sống cô tịch cùng sự tu tập của tôi đã khiến dân chúng Quế Châu đồn đại nhiều điều. Nhất là tôi lại là truyền nhân của một vị cao nhân Vệ Đà… Nên một số người nghĩ rằng tôi đã đắc quả, trở thành một bậc thánh thiện.

Thế rồi, tuy huyện Quế Châu cách xa ghềnh đá Bích Nham đến ba, bốn ngày đường, thỉnh thoảng đã có người lần mò tới, đem theo ít lễ vật cúng dường. Rồi đôi khi, lại có người tới thỉnh tôi về nhà để dâng một bữa tiệc trai cúng dường.

Thường thường, tôi hay từ chối những lời mời thỉnh… Nhưng một hôm, bỗng có một người cỏn trẻ tới… Hắn là một tay thương gia giàu có ở Quế Châu. Hắn năn nỉ rằng hắn mới làm một căn nhà nghỉ mát có đủ ao hồ vườn cây xinh tốt tại Quế Châu, nay chỉ muốn mời một bậc thánh thiện tới để vợ chồng hắn được phước lành, sanh con cái đầy đàn được. Vì hiện nay, gia tư thì lớn nhưng chưa sanh được đứa con nào cả… Lần này, không hiểu ma xui quỷ giục ra sao, tôi lại xiêu lòng nhận lời hắn…

Đúng ngày hẹn, một cỗ kiệu tới rước tôi xuống núi. Khi tới nhà, bước vào phòng khách trang hoàng lộng lẫy, đã thấy tiệc chay bày sẵn, có hai đứa nữ tỳ đứng phục thị. Nhưng

không thấy bóng chủ nhân đâu… Một đứa nữ tỳ lí nhí trình rằng, vì chủ nhân có việc khẩn phải đi ngay, nhung đã dặn nữ chủ nhân ở nhà tiếp đãi vị tiểu La Hán.

Tôi còn đuơng đứng ngơ ngác, thì từ sau tấm bình phong, một thiếu phụ khoan thai buớc ra, mặt tuơi nhu hoa… Nàng ngỏ lời tạ lỗi, rồi thụp xuống lễ duới chân tôi… Nguời Tây Trúc chúng tôi là nhu vậy đó, phong tục từ xua là vậy, rất cung kính đối nguời tu hành, nhất là những vị họ nghĩ đã đắc quả… Thuờng là phải thụp lễ, lấy trán mình chạm vào chân kẻ tu hành, và giơ hai tay nắm lấy chân nguời ấy…

Càn Thát Bà không nhịn nổi nữa. Hán nhảy lên, chu chéo:

– Ôi, ôi… Lão tặc quỷ ma vuơng ơi! Phong tục gì quái dị vậy?… Nhột lắm… Bố ai chịu nổi… Nè,… chú Thạch Sanh, phải cẩn thận đấy, ngộ lỡ có đứa nào nó nắm chân, thì khó mà gỡ ra để thỉnh kinh… Nhung này Phi Ly… thế nguơi đối phó với ma nữ ấy ra sao?

Gã kia bỗng ôm mặt khóc một hồi. Vừa kể:

– Chỉ có vậy thôi, thế mà đến nay tôi vẫn chua hiểu cớ sao cơ sự lại diễn biến trầm trọng nhu vậy. Chắc chỉ là yêu nghiệt nó kéo đến ùn ùn thôi, mà mình đỡ không nổi… Lúc đó, nguời thiếu phụ cũng làm nhu vậy. Hai lòng bàn tay của nàng vừa chạm vào chân tôi, tôi bỗng thấy cả nguời nhu tê cứng, không chịu đụng nổi cái xúc giác nhu chua từng có ấy. Tôi đứng yên nhu phỗng đá, mắt chăm chăm không rời chiếc gáy, chiếc cổ của nàng. Nàng mặc một chiếc saree màu thiên thanh, và chiếc cổ trắng ngần vuơn lên nhu một cành hoa huệ…

Càn Thát Bà xua tay loạn lên:

– Thôi, đừng tả nữa… Tả mãi thì hỏng hết… Kể luớt đi thôi… Thế rồi sao nữa? Mi luýnh quýnh ngồi xuống ăn chứ gì… rồi ra về chứ gì? Kể luớt đi… đừng đi vào những chi tiết vô bổ…

– Đại su phụ giục giã nhu vậy, làm sao tôi kể đuợc?!.. Tôi đi tu còn trẻ, và lúc đó, tôi cũng có đắm say gì đàn bà đâu!… Nhung nguời này… chắc rằng trong một kiếp nào đó, tôi đã mắc một món nợ ân tình trầm trọng, nên nay họ hiện hình lên đòi nợ… Thế rồi, tôi ngồi ăn nhu nguời ngây dại, vừa ngây dại vừa bàng hoàng sợ hãi, tuởng chừng nhu có một màng lưới sắp chụp xuống đầu mình. Cứ cúi đầu ăn cho xong bữa, không dám ngẩng mặt lên nhìn về phía nàng đang ngồi ở đầu bàn kia… Ăn xong, nàng ngỏ ý mời tôi đi xem những cảnh vườn tược ao tắm quanh nhà, nhưng tôi đã lí nhí cáo từ, rồi vội vã bước lên kiệu như một kẻ chạy trốn, và đưong hồn tan phách lạc…

Gã ngừng lại giây lâu, rồi tiếp tục với giọng phẫn hận:

– Lúc đó, tôi mới hiểu rằng thế nào là tiền oan nghiệp chướng, và ma lực của nó mạnh dường nào! Sức của mình không chống đõ nổi lại đâu. Phải có sức hộ trì của thần Shiva hay của thánh mẫu Kali thì may ra mới thoát khỏi. Chỉ có một hình ảnh chiếc gáy đàn bà cùng một đụng chạm nhẹ nhàng mà xảy ra cơ sự dường ấy…

về đến ghềnh đá, ngay đêm hôm ấy, tôi cố gắng ngồi tĩnh tọa để xua đuổi những ám ảnh điên đảo… Song công phu định lực tích lũy từ mười mấy năm trời, hình như tiêu tan mất cả. Không thể nhiếp tâm được. Hễ cứ khép hờ đôi mắt, hình ảnh chiếc gáy trắng ngần lại hiện ra, với nét mặt tươi như hoa phù dung, đồng thời với niềm xúc giác đụng chạm hoang đường ấy… tương tự như một thứ quỷ giục… Khiến đôi khi, tôi chỉ muốn chọc thủng đôi mắt và cầm dao chặt đứt đôi bàn chân đi thôi…

Tôi sống trong trạng huống vật vã giằng co như vậy chừng nửa tháng trời, thì bỗng nảy ra một quyết định… Định tâm xuống núi một lần nữa, để tới đàng hoàng gặp lại nàng, nhìn thật kỹ bộ mặt hoa ấy, để nhận thấy rõ những nét tầm thường, những vết nhăn nheo, những nét đen thui, để nhận rõ rằng mảnh hình hài ấy cũng chỉ là máu thịt, chỉ là đờm rãi, chỉ là phân cùng nước tiểu, và rồi đây sẽ chương phình xám ngắt hôi thúi như một xác thú chết ở giữa rừng…

Thế rồi tôi lật đật xuống núi, vừa đi vừa chạy như người mọc cánh, vừa đi vừa lẩm bẩm cầu nguyện thánh mẫu Kali cho thoát khỏi kiếp nạn này… Đi như chạy vậy, mà suốt một đêm một ngày mới tới nơi.

Nhưng ôi thôi! Tôi lại lầm lỡ nặng nề một lần nữa mất rồi… Lúc đó, đã xế chiều, mặt trời ngả bóng, hoàng hôn bắt đầu chạng vạng. Nhưng vừa nhìn thấy chiếc cổng nhà nàng, lòng tôi như chùng lại, bao nhiêu hăng hái quả quyết như bay đâu mất hút. Nhưng tôi cũng cố lê bước đi qua chiếc cổng, rồi giơ tay quả quyết gõ cửa… Tôi cứ đinh ninh là nàng sẽ lại tươi như hoa ra mở cửa! Tôi ngớ người ra khi thấy người mở cửa lại chính là chồng nàng… Thì ra tôi đã quên khuấy mất hắn… Không biết hắn có nhận thấy nét mặt phờ phạc và ánh mắt như lạc đi của tôi không?.. Nhưng hắn đã mừng rỡ rối rít, rồi lại thụp xuống lễ chân tôi như nàng đã từng lễ. Bàn tay hắn chạm phải chân tôi, khiến tôi muốn nổi giận đùng đùng, chỉ muốn co cẳng đá vào mặt hắn một đá. Cũng may là tôi giữ chiếc chân lại kịp…

Rồi hắn hối thúc người nhà bày tiệc. Thế là tôi đành phải ngồi ăn với hắn. Vừa ăn vừa thầm mong nàng sẽ xuất hiện. Nhưng không thấy…

Càn Thát Bà không nhịn nổi nữa:

– Thôi kể lẹ đi… nghe chán lỗ ráy lắm rồi. Chuyện xưa như trái đất mà kể dăng ca mãi… Mi cũng chỉ là một đứa dở hơi mê gái, chết vì gái…. Cứ thấy bóng ma nữ lượn lờ, là đền cũng bỏ, chùa cũng bỏ, kinh kệ cũng vứt… rồi cuốn áo cà sa co giò chạy theo ma nữ thôi… Nhưng thôi, ta hiểu rõ rồi mà, ở cái cõi Dục giới này, chính là bọn ma nữ nó cai quản tung hoành đấy… Chẳng có đứa nào giẫy dụa nổi đâu…

Phi Ly cãi:

– Thì đại sư phụ cũng để cho tôi kể chứ, không kể ra thì sao vợi được niềm uất ức? !… Tôi lại sắp chết rồi, đại sư phụ nên kiên nhẫn một chút… Thế là lúc ăn xong, hắn ngỏ ý muốn giữ tôi lại nghỉ đêm, và tuy trời đã tối, không hiểu sao tôi lại nằng nặc nhất định đòi ra về. Hắn muốn kêu một cỗ kiệu để đưa tôi, nhưng tôi cũng từ chối. Tôi muốn đi một mình, để tha hồ nghiền ngẫm, nhai đi nhai lại mối sầu hận dằng dặc… rồi tôi lủi thủi về. Nhưng chỉ đi được một quãng tôi bỗng giật mình vì nhận thấy có vành trăng đã ló trên nền trời… Ngày hôm đó, tôi không nhớ là ngày mấy, nhưng chắc chắn là có vành trăng chênh chếch trên nền trời… Mà vành trăng trông héo úa và ma quái làm sao! Không hiểu các vị sư phụ có để ý không, nhưng trăng hình như cũng có một thứ ma lực quái đản như kẻ nữ nhân vậy. Trong những đêm trăng, nhiều kẻ cũng dễ bị quỷ dựa, hoặc nổi những cơn điên rồ cuồng loạn lắm… Không biết các vị sư phụ có nhận thấy như vậy không?

Nghe câu hỏi của gã, Cuồng Huệ bỗng nhớ lại vành trăng nơi tâm nguyệt luân của mình, cũng nhớ lại vành trăng mà y từng nhìn ngắm ở chỗ đầm lầy… Nhung y chua kịp nói gì, thì Thạch Sanh đã lên tiếng:

– Tôi thiển nghĩ vành trăng thì bao giờ cũng an nhiên là vầng trăng thôi… Còn nhu việc thấy vầng trăng là héo úa ma quái, hoặc thấy là dịu dàng mát mẻ là tùy theo tâm địa của mình… Có lẽ huynh đài, trong thời gian tu hành, đã trụ tâm vào những pháp thuật quyền năng nhiều quá, mà không lưu ý tới cái tâm của mình…

Giữa lúc đó Cuồng Huệ bỗng nhận thấy sự thay đổi kỳ lạ trong giọng nói của Thạch Sanh. Giọng nói hình như vẫn như cũ, nhưng bàng bạc dội lên những dư âm không phải thuộc về thế gian này, khiến lời nói của chàng có sức quyến rũ kỳ lạ… Càn Thát Bà cũng nhận thấy điều đó, hắn cứ trố mắt nhìn người sa môn sư đệ… Nhưng Phi Ly vẫn cãi:

-Nhị sư phụ nói như vậy có lẽ cũng đúng… Nhưng chắc sư phụ chưa đi qua đoạn trường ấy thôi. Cái đoạn trường mà những nghiệt chướng nhiều đời của mình nó cứ nổi lên bời bời như sương sa lá rụng… Khi đó, cái ý chí của mình nó tơi tả, tiêu dung đâu mất hút, mình chẳng còn cách chi chống đỡ nổi, cứ như thằng người nộm ấy… Lúc đó, vành trăng ma quái đã làm tôi giật mình, những giọt máu trong người đều trào lên trong huyết quản như bị sức hút của vành trăng. Rồi như bị quỷ giục, tôi lật đật trở bước đi về ngôi nhà kia… Tới nơi, tôi cũng không dám vào, chỉ tha thẩn đi chung quanh ngôi nhà như một thứ cô hồn thất thểu. Tôi mong muốn gì lúc đó, tôi cũng chẳng biết nữa. Chỉ biết rằng vành trăng đã lần lần lên giữa trời, và tỏa sáng ma quái… Bỗng có tiếng cười ròn rã lanh lảnh vang lên phía sau vườn. Tôi vội vã đi tới, bám vào bức tường đá ong lồi lõm, ghé mắt nhìn vào… Thì ra là nàng, vẫn chiếc áo saree màu thiên thanh ấy, vẫn chiếc cổ ấy, nhưng đang nằm sóng soải trên một chiếc võng, mái tóc xõa ra, bàn tay mân mê mái tóc, nàng đương chuyện vãn với người chồng ngồi trên chiếc ghế đá gần đấy… Tôi nhìn ngẩn ra một hồi lâu… bỗng ánh mắt tôi chạm phải một chiếc kéo sắt sáng loáng dùng để cắt hoa, đang nằm chình ình, dưới đất… Cơn cuồng loạn như đổ ập tới… Tôi chỉ muốn xổ vào, cầm chiếc kéo kia, đâm phập vào cần cổ nàng, cắt nhay đứt hai cổ tay, để máu tươi phun ra có vòi… và chém cho nát những hình ảnh ác mộng… Tôi cắn chặt hai hàm răng vào bắp tay tôi để xua đuổi cơn điên, mùi máu đương tanh tanh trong miệng, thì chao ôi, nàng bỗng bặt tiếng nói, và cất tiếng hát…

Càn Thát Bà cũng bị lôi cuốn theo lời gã. Hắn suýt xoa:

– Thấy chưa… chết chưa… khổ chưa! Cứ mon men mãi, mon men là chết… Ta đã bảo mà… Đến nước này, chỉ có một cách thôi là… tẩu vi thượng sách… Bịt tai lại, bịt mũi lại… rồi co cẳng chạy cho xa…

Gã kia giọng thẫn thờ:

– Nàng hát một bản tình ca rất phổ thông trong dân giã. Thuở nhỏ, tôi đã từng nghe bài này rất nhiều lần, cả mẹ tôi cũng hát nữa. Lúc mẹ tôi hát, thì tôi chẳng thấy gì cả… Nhưng đến đêm hôm đó, thì chao ôi… Giọng của nàng hơi khàn đục, nhưng không hiểu sao, âm thanh đó cứ quyện vào, xoáy vào tâm thức tôi, lặn sâu xuống, rồi như kết lại thành một cái gút, một cục nặng trĩu trong lỏng mình… Này đại sư phụ, đại sư phụ biết không? Lúc đại sư phụ thổi ống tiêu nơi rừng trúc, tôi nghe mà thấy vui sướng lâng lâng, nhưng không hề khởi tâm tham đắm, không hề thấy kết lại thành một cục nặng trĩu trong tâm tư… Đằng này, thì trái lại, càng nghe càng thấy mình như con ruồi, mỗi lúc một dính mắc chìm sâu vào màn lưới nhện… Nó cứ như một cục đá mà kẻ bị thư ngải phải mang ở trong bụng, phía gần ruột đó, lấy ra không được, vứt đi không xong…

Tôi ngồi thụp xuống chân tường, ôm đầu nghe bản tình ca dưới ánh trăng ma quái… Có lẽ tôi không hợp với ánh trăng, và trăng dễ làm tôi điên loạn… Bản tình ca chưa dứt, tôi đã vụt đứng dậy, co cẳng chạy miết, như muốn chạy đến đứt hơi…

Tôi cũng không nhớ nổi tình trạng lúc tôi về tới ghềnh đá… Nhưng từ đó, cơn hoảng loạn vẫn hoành hành. Tôi không cỏn như xưa nữa, mười phần tim óc chỉ cỏn được hai, ba phần, như kẻ sống dở chết dở…

Nhưng nghiệt chướng vẫn ùn ùn sụp đổ xuống… Lần này, không còn là ánh trăng nữa, mà là… quạ. Trời ơi là quạ… . Nơi ghềnh đá của tôi cao lắm, nên ít có quạ lai vãng. Nhưng chính lúc đó, không hiểu sao lại có những đàn quạ kéo tới, lúc nào cũng rúc rích quang quác tranh nhau nô rỡn trong những lùm cây trên đầu tôi. Tôi không chịu nổi tiếng quạ cũng nhu không chịu nổi ánh trăng… Tôi quên hết mọi điều giới cấm, mà chỉ nghĩ đến cách giết chúng, giết đến tuyệt diệt những hình ảnh cùng âm thanh khó chịu đựng đó. Tôi đặt bẫy, làm ná để bắn chúng…

Chắc là tôi giết chúng khá nhiều. Nhung lạ một điều là càng giết bao nhiêu, chúng lại kéo đến đông hon trước, càng la lối inh ỏi hơn… như muốn trêu chọc tôi…

Thế rồi… một buổi trưa, tôi đương nằm trên một phiến đá dài nơi ghềnh đá, đặt cheo leo trên sườn núi… Khí trời oi ả, tôi nằm tòn ten, mệt lả chán nản, ngủ gà ngủ gật… Trên đầu tôi, trong những lùm cây, vẫn là bọn quạ… Nhưng lần này, chúng lại im lặng khác thường, chỉ đậu chi chít trên những cành cây như những chùm quả chín, nghênh nghênh chiếc cổ như chờ đợi một sự gì sắp xảy ra… Bỗng một loạt những tiếng gù gù nổi lên, rồi một cặp quạ lớn có bộ lông đen nháy bay ra đậu trên một cành cây mọc xiên ngang, đi đi lại lại cùng bay nhảy nhẹ nhàng trên cành tương tự như đang biểu diễn một màn vũ điệu tình tự. Thỉnh thoảng co đầu chụm cánh, cất tiếng gù gù lớn như đồng ca một bản ca tình ái…

Tôi cảm tưởng như chúng bày trò chơi để chế giễu mình… Tôi liền ngồi phắt dậy như nổi cơn cuồng loạn, tôi chợt thấy dưới chân núi có điều khác lạ. Thì ra có hai cỗ kiệu đương leo núi… Tôi đăm đăm nhìn, thấy trong cỗ kiệu không che rèm rõ ràng là người chồng ngồi. Chiếc kiệu kia có che rèm, song một làn gió thổi chiếc rèm phất phơ khiến tôi thấy người ngồi trong chính là nàng… Tôi hốt hoảng thực sự, đứng phắt dậy, định co chân chạy trốn xuống phía sau núi. Tôi sợ hãi phải nhìn lần nữa khuôn mặt, vì e rằng sẽ không cầm hãm nổi cơn hoang loạn muốn tiêu hủy bộ mặt ấy… Đúng giữa lúc đó hàng loạt tiếng kêu quang quác của đàn quạ bỗng nổi lên. Lửa giận sôi lên trong người, tôi bỗng la lớn như một lời nguyền: “Kiếp nào đó, ta nguyện sẽ làm loài chồn có cánh để tuyệt diệt hết bọn bây…” Rồi tôi bốc những vốc đá ném lia lịa lên cành cây có đôi quạ lớn. Sau cùng, tôi lượm một hồn đá to, lấy hết sức ném vụt lên đôi quạ, nhưng ôi thôi! Trong lúc lấy đà, tôi đã trượt chân rớt tỏm xuống hẻm núi đầy những mũi đá nhọn lỏm chởm…

*

Thế là, theo lời kể của Phi Ly, gã bị mạng chung giữa cơn cuồng loạn. Vì tâm niệm cuối cùng là muốn chạy trốn cảnh huống say mê ngang trái, cùng lòng sân hận muốn giết loài quạ, nên gã đã thọ sanh đọa đày làm thân chồn có cánh ở đảo Qua Oa. Thọ sanh cách đây chừng một trăm năm rồi. Chỉ được một điều tốt lành là gã có được chút túc mạng thông, không hiểu do túc duyên gì. Nên gã còn nhớ nổi những việc kiếp trước. Nhưng trí nhớ ấy nhiều khi khiến gã đau lòng.

Gã làm chồn, trong mấy chục năm đầu, gã đã bắt giết và ăn thịt quạ khá nhiều, khiến cho ở đảo Qua Oa, loài quạ gần như tuyệt diệt… Lần lần, gã bắt đầu lợm giọng, chán nản mùi thịt tanh ngòm của quạ, rồi những chủng tử thiện lương trong tàng thức lại nổi lên, gã lại bắt đầu nghĩ tới sự tu hành.

Nhưng gã cũng chẳng biết gì nhiều về sự tu hành, chỉ nhớ lõm bõm vậy thôi. Gã đành trở lại công phu tĩnh tọa thiền quán. Nhưng thác sanh làm chồn, nên gã mang một chiếc đuôi, và chiếc đuôi khiến gã khó ngồi thiền. Gã đành nằm trong hang để thiền quán. Lủi thủi tu như vậy chừng hơn chục năm, gã cũng chẳng tiến được bao nhiêu… Giữa lúc đó, thì Ba Văn Mật Đa đem bọn nữ quái tới chiếm cứ đảo Qua Oa.

Gã phải sống chui sống nhủi trong sáu, bảy chục năm trời và tránh né bọn nữ La Sát… Tuy nhiên, gã cũng được hưởng khá nhiều điều lợi ích. Vì Ba Văn Mật Đa rất ham thích tìm kiếm nhiều tạp môn để tu luyện, gã lại thường hay rình mò coi lén y thị, nên học mót được ít nhiều.

Có một thời, nữ chúa La Sát thường hay đi khắp nơi tìm kiếm những kỳ hoa dị thảo đem về chế luyện kim đơn, để tô điểm cho nhan sắc mặn mà, đồng thời giúp cho sự trường sinh. Thỉnh thoảng lấy trộm được ít viên, hoặc bắt chước cách chế luyện… Sự việc đó đã giúp gã trút bớt được một số vết tích súc sanh trên thân thể. Tỷ dụ như đã làm rụng được chiếc đuôi, đồng thời tô điểm cho mặt gã rụng bớt lông lá và sáng sủa giống mặt người hơn trước.

Rồi tới một thời, Ba Văn Mật Đa hay đi lùng trên mặt biển, tìm bắt những lái buôn hay thủy thủ đàn ông mang về đảo lấy làm chồng, cưỡng đoạt tinh khí rồi ăn thịt… Xác người hoặc những bộ xương người thường thấy vứt lay lất trong động của nữ chúa La Sát…

Tuy lúc đầu, Phi Ly ngại ngùng không dám nếm thịt người, nhưng rồi gã cũng nếm thử. Và gã nhận thấy rằng thịt người rất mềm và ngọt, hơn hẳn các thịt muông thú… Từ đó, thỉnh thoảng gã cũng ăn vụng đôi chút thịt người… Thứ thịt này vốn nhiều dương khí khinh thanh, nên khiến thân xác gã lần lần thay đổi thêm nữa, trút bớt những lông lá cùng những đường nét súc sanh trên mặt.

Còn vấn đề cưỡng đoạt tinh khí, tuy gã có lén lút coi mấy lần những thủ thuật của Ba Văn Mật Đa, nhưng gã không có cách gì bắt chước nổi. Vì sao? Vì gã thác sanh làm thân chồn đực, và gã cũng không có bản lãnh gì để đi tìm bắt những nữ nhân của loài người… Vả lại, thêm nữa… do những tập khí rơi rớt từ kiếp trước hay từ nhiều kiếp, lần lần gã nhận thấy rằng bản tính của gã đôi khi rất bị lôi cuốn bởi bọn nữ nhân, nhưng đồng thời, gã lại nhút nhát, e sợ nữ nhân, về điểm e sợ nữ nhân, gã hơi giống Càn Thát Bà, nhưng mặt khác, gã lại khác biệt với Càn Thát Bà là đôi khi, gã bị ám ảnh lôi cuốn mãnh liệt bởi một loại nữ nhân nào đó nếu vạn nhất trên đường đời gã gặp phải….

Do đó, tuy đã thác sanh làm thân chồn và xa cách nhiều năm, đôi khi nằm trong hang nơi đảo Qua Oa, gã mông lung nghĩ ngợi, và vẫn còn lảng vảng bị ám ảnh bởi hình ảnh của người đàn bà kiếp trước ở Quế Châu cũng như hình ảnh miền quê hương nơi đó… Đôi khi nghĩ tới, gã lại rùng mình ứa lệ, nửa thích thú những hình ảnh cũ, nửa sợ hãi trước niềm nghiệt chướng dằng dặc… Rồi bất giác, gã đưa bàn tay có móng nhọn hoắt sờ xuống phía dưới bụng, lại cảm thấy hết sức xót xa cho thân phận cùng hình hài súc sanh hiện thời… gã lại ứa lệ hoặc khóc nhiều hơn nữa…

Thảm kịch của Phi Ly là ở chỗ đó… Nên qua những ngày dài phiền muộn ở đảo Qua Oa, gã nẩy tâm nhàm chán mảnh hình hài nửa người nửa súc sanh của gã. Và gần như tự thệ nguyện muốn trở về Quế Châu, ngắm nhìn nơi quê hương lần nữa, rồi lên ghềnh đá tự chấm dứt cái báo thân trớ trêu súc sanh này… Còn như sau đó, gã sẽ mong cầu một thứ báo thân gì, thì gã lờ mờ muốn mong một báo thân người, nhưng ở một châu nào hay cõi nào ít có nữ nhân hoặc không có nữ nhân… Gã tự nhủ lúc sắp tự sát, gã sẽ suy nghĩ kỹ về điểm này, rồi khởi lên một lời ước nguyện làm tâm niệm cuối cùng, khi gã cầm cây dao nhọn đâm sâu vào bụng…

Tâm trạng của gã dường như vậy, đột nhiên bọn Thạch Sanh tới đảo Qua Oa… Sự có mặt của Cuồng Huệ đã khiến Phi Ly lóe lên một niềm hy vọng muốn thờ Cuồng Huệ làm thầy, rồi nương vào Cuồng Huệ để tu luyện và thoát khỏi những vết tích súc sanh… Nhưng lần lần, gã nhận thấy rằng, dù có sự trợ giúp của bọn Thạch Sanh, gã cũng rất khó mà thoát khỏi cái hình hài súc sanh… Gã rất buồn nhận ra điều đó, rồi khi tới Quế Châu, những hình ảnh tang thương tiêu điều của nơi quê hương người lại khiến gã xúc động hơn nữa, và nhất tâm muốn trút bỏ cái báo thân vô vị làm con chồn có cánh…

Khi Phi Ly kể lể hết nguồn cơn, thì trời đã khuya trong quán xá, và gã lại ôm mặt khóc tức tưởi.

Cả bọn Thạch Sanh đều nhận lời gã, và sáng sớm mai, sẽ lên đường hộ tống gã lên ghềnh đá Bích Nham.