TRANG TÔN KINH
HUYỀN HOẶC
TẬP II
Tịnh Liên Nghiêm Xuân Hồng

 

HỒI XVI

Nơi đầm lầy, vào định hỏa phong
Rắn mãng xà hiện tưởng lạy chào

Trong khi Thạch Sanh nằm phủ phục trên Đất, thì Càn Thát Bà vừa reo hò, vừa nhảy nhót, múa chân tay loạn cả lên… Trong gần mười tháng trời trên mặt biển, chắc hắn bị cuồng chân tay. Hắn reo hò “Hết biển rồi, hết rồi, đây là đất… Chơi mãi với bọn nữ quái, rồi lại Ma Kiệt, Dạ Xoa … Chán quá! Trông thấy mặt mà bắt ngấy lên… Nay đi vào cõi người… người chắc là đẹp đẽ hơn, đỡ rắc rối hơn…! Rồi lại có những cây cối nữa, có bóng mát che nắng… Ta thích nằm dưới tàng cây, nhìn lên trên trời qua kẽ lá… Như xưa kia, ở trời Dao Lợi, ta vẫn nằm khểnh dưới cây Ba Lợi Chất Đa!”

Hắn vừa nhảy nhót, vừa nói tía lia… Gã đồng tử thì đứng thẫn thờ, nét mặt nửa như vui mừng nửa e ngại, đứng nhìn chăm chăm về phía chân trời phía Bắc…

Khốn nỗi là trước mặt y, trải dài rất xa, cây cối làng mạc đâu chẳng thấy, chỉ thấy một vùng cát sỏi khô cằn, điểm xuyết bằng những dãy đồi trọc, hoặc những núi đá thấp lè tè. Cây cối cũng rất lơ thơ, trơ trụi, những chùm lá thưa thớt phủ đầy bụi… Trên không, thỉnh thoảng có những bầy quạ hoặc chim ó lẻ loi bay lững lờ… Lúc đó, vào khoảng giữa trưa mặt trời chói lọi làm óng ánh những nơi có cát trắng hoặc đá tảng nhẵn thín… Nhưng hình như có khá nhiều những con thằn lằn, da mình lấp lánh như đổi màu, thường bò ở những kẽ đá, hoặc nằm im phơi mình trên cát…

Gã đồng tử bỗng nhặt một cành cây khô, chỉ về phương bắc:

– Phía nơi kia… là quê hương tôi. Đi qua khỏi miền cát đá này, thì tới quê hương tôi…

Rồi gã thẫn thờ thờ thở dài, nghe não nuột. Càn Thát Bà ngừng chân nhảy lò cò:

– Ngươi nói sao? Quê hương ngươi tưởng quê hương ngươi là đảo Qua Oa chứ?

– Kiếp này, tôi sanh ra ở Qua Oa, với chiếc thân đọa đày nửa cầm nửa thú nhưng kiếp trước, tôi được sanh làm người ở cái vùng quê hương kia… (như ứa nước mắt). Tôi cảm thấy hình như chỉ có sanh làm người… mới có thể làm nảy nở trọn sâu đậm tình quê hương… Nơi đó, tôi đã lớn lên, đã có nhiều người thân yêu… đã nuôi bao ước vọng… Lại gặp thầy tôi đã tu hành ở đó… cũng như đã gặp nghịch cảnh đọa đày… Còn như ở Qua Oa, tôi không thấy như vậy…

– Ngươi gặp cái gì mà đọa đày với chẳng đọa đày?

Gã đồng tử ngần ngừ giây lâu, rồi giục giã:

– Thôi chúng ta nên đi đi thì hơn…

Rồi ngã thoăn thoắt, cả bọn lững thững theo sau… Vừa đi, Cuồng Huệ vừa tự nhủ “chắc gã cỏn một tâm sự gì chưa muốn nói ra. Chắc gã nhớ tưởng nơi quê hương này lâu rồi…! Còn mình thì có nhớ tưởng quê hương nào không nhỉ? Có mong đến quê hương nào không? Nghĩ tới miền Hương Thủy Hải, hình như cũng chẳng nuối tiếc gì cả? Có lẽ cả pháp giới này đều là quê hương mình chăng? Nói cho đúng hơn, có lẽ miền nào có Bồ Tát lớn, có nhiều du hý thần thông, thì đó là quê hương mình.. .Vì mình mong ước như vậy mà… Còn như nhị sư huynh mình, chắc cũng chẳng nhớ gì xứ Phong Châu đâu… Chỉ mong ước cứu độ thôi mà… Ha.. .ha”

Tuy bật cười thầm nhưng y vẫn yên lặng rảo bước…

*

Cả bọn lầm lũi đi, hết ngày này sang ngày khác… kiên nhẫn chịu đựng. Ngày đi đêm nghỉ.

Lúc đó, đã vào cuối thu, trời cũng không nóng lắm, thỉnh thoảng có một cơn mưa rào lộp bộp ngắm ngủi… Thạch Sanh nhờ viên ngọc, nên sức khỏe đã khôi phục khá nhiều, lại thêm niềm hi vọng bồng bột được đặt chân lên miền Tây Trúc. Càn Thát Bà cũng hả hê ra mặt, vì có lẽ hắn hợp với đất liền, hắn có thể múa may nhảy nhót. Bây giờ, hắn mới nhận thấy là hắn không họp với biển, lại sợ biển là đằng khác, vì biển có nhiều thứ quái dị mà hắn không ưa… Riêng Cuồng Huệ vẫn thản nhiên lạnh lùng.

Mỗi khi đêm xuống, họ thường kiếm những ngọn đồi trọc, hoặc những mảnh đất bằng phẳng không có bụi cây, để nghỉ đêm nơi đó… Miền đất này, lần lần họ nhận thấy có loài quạ xuất hiện khá nhiều. Đôi lúc, chúng bay từng đàn đông đảo che rọp cả một mảng đất cát, khi chúng đáp xuống những đám bụi rậm, thì thường tranh giành đùa giỡn kêu la quang quác inh ỏi. Chúng hay tìm bắt những con thằn lằn óng ánh nhiều màu để làm mồi ăn. Chúng rất dạn dĩ người, không hề sợ hãi, thỉnh thoảng sán đến gần nơi ngồi nghỉ của bọn Thạch Sanh… Cuồng Huệ nhận thấy một điều khác lạ là gã đồng tử hình như e ngại tiếng quạ kêu, và mỗi khi bọn quạ sán tới gần, thì gã thường kiếm cách lảng ra xa.

Nơi đây, cũng thấy xuất hiện nhiều loài chồn, có chiếc đuôi dài lông óng mướt. Chúng hay len lỏi trong các bụi cây rậm rạp rình bắt quạ… Những loài dã thú cũng khá nhiều, khiến trong đêm tối thường vang lên những tiếng kêu chí chóe tuyệt vọng.. .Cảnh tượng ấy trở thành một mối thương tâm của Thạch Sanh. Trước kia, chàng đinh ninh rằng đất Tây Trúc là một nơi Bồng Lai tiên cảnh, không ngờ cũng có nhiều cảnh ăn nuốt tang thương như vậy. Nhưng rồi chàng tự nhủ: “Có lẽ chính là vì vậy, chính vì nơi đây có nhiều cảnh nghiệp báo tang thương, nên Đức Phật mới lựa chọn xuất hiện nơi đời ở đây…Vả lại, đây cũng rất nhiều tà kiến nữa… Hỡi ơi! Những nỗi thống khổ thực quá nhiều, phải có thần lực ghê gớm lắm mới làm vơi bớt được…” Và chàng thấy mang máng ước mong có được ít nhiều thần lực để làm việc cứu độ…

Họ cũng gặp nhiều loại rắn, đôi khi có loài độc xà có chiếc mào đen vàng khá to… Càn Thát Bà thường cười hăng hắc, chọc Cuồng Huệ:

– Rắn là thuộc hạ của rồng mà. Chắc là chúng thấy chú mày quang lâm tới vùng này, nên mới ra mắt lạy chào thôi…

Gã đồng tử xem vào:

– Người dân Tây Trúc chúng tôi thường coi rắn là một vị thần linh. Một người tu hành, khi ngồi thiền hoặc tụng niệm, nếu thấy độc xà xuất hiện, đều tin rằng mình được sức hộ trì của thần linh… Vùng này có nhiều đầm lầy, nên có độc xà lớn…

Còn về người, thì nơi đây vắng vẻ, suốt mấy trăm dặm vẫn chưa thấy bóng người. Nhưng cây cỏ ngày càng tươi tốt, và lác đác có nhiều tàng cây lớn…

Mỗi khi nghỉ chân trong đêm vắng, Thạch Sanh ngủ rất ít và liên miên niệm Phật. Mang viên ngọc trong người nên ít thấy mệt mỏi chàng niệm Đức Phù Đồ Phật để cầu xin tỏa sức độ trì cho tất cả cầm thú côn trùng miền hoang dã này, cho tất cả những tiểu quỷ cùng cô hồn, để sớm được chuyển thân sang một hình hài tốt lành hơn. Chàng nghĩ rằng cơ duyên đã đưa đẩy chàng tới miền này thì nên kết một chút duyên lành với các chúng sanh nơi đây…

Cuồng Huệ miên man chìm đắm trong cơn thiền quán. Y hầu nhu chẳng để ý gì tới cảnh vật chung quanh, dù đang đi giữa trưa dưới ánh mặt trời gay gắt, y vẫn chỉ nhìn thấy mảnh trăng chiếu sáng ở luân xa nơi cổ họng của y, và say sưa với cảm giác lâng lâng nhòe nhoẹt như vong thân vậy. Tương tự như trước kia, lúc y đứng ở dưới vòm trời sao trong lâu các của Ba Văn Mật Đa… Mỗi khi nghỉ chân, y lại ngồi tĩnh tọa, ráo riết quán vầng trăng ấy, đồng thời niệm thầm chữ úm. cố gắng đẩy mảnh trăng lên luân xa nơi bạch hào, để coi những cảnh giới biến hiện ra sao?… Nhưng vẫn chưa được.

Đôi khi, trong đêm khuya, y từ từ xả định, và ngước mắt nhìn vòm trời chung quang. Lúc này, thiên nhãn và thiên nhĩ của y ngày càng tăng tiến và vững vàng hơn. Ngay cả trong những lúc gọi là xả định, y vẫn nhìn và nghe thấy rõ ràng nhiều miền Hương Thủy Hải ở miền trung giới, thấy núi Tu Di long lanh những tiểu thần tiên lảng vảng qua lại, thấy những đám long nữ nhởn nhơ, và thấy các chư thiên cùng thiên nữ ở tầng trời Dao Lợi… Còn trên nữa, thì y chưa thấy nổi. Một đôi khi, y nảy tâm muốn dùng thiên nhãn ấy để tìm kiếm nơi bốn phương trời, xem có một hình bóng Bồ Tát lớn nào cưỡi đám mây ngũ sắc nào không? Nhưng y đều thất vọng. Y tự nhủ: “Có lẽ hào quang dệt nên diệu sắc thân của vị đó vi tế và kỳ diệu quá, và thiên nhãn của mình còn kém cỏi, không nhìn nổi chăng?”… Có lúc, y nghĩ tới mục tiêu của cuộc hành trình hiện nay là vùng Tuyết Sơn và chùa Lôi Âm Tự. Rồi y dụng tâm nhìn về phương đó, phương bắc. Nhưng lạ thay, y nhìn thấy rõ ràng núi Tuyết Sơn tương tự như những diệu phong phóng lên chọc thủng và giao hợp với mây trời, y nhìn thấy nhiều vùng núi rõ mồm một. Nhưng lại có nhiều vùng núi mờ mịt không thể nhìn thấy gì cả. Và tuyệt nhiên không thấy ngôi chùa nào đề tên Lôi Âm Tự… Hay phải chăng những nơi đó được bao phủ bởi những màn hào quang mà tâm nhãn của y chưa xuyên qua nổi?…

Trong những lúc xả định, y hay dùng thiên nhãn cùng thiên nhĩ đó để vui chơi giải muộn… Có những đêm tối, y dụng tâm nhìn gần hơn, nhìn những đồi đá cây cỏ của miền sỏi đá đó. Thì y thấy rằng trong vùng này, không có những yêu khí lớn, chỉ toàn những bọn tinh mỵ tầm thường và nhiều nhất là bọn thạch mỵ, tức là loài tinh mỵ phát xuất từ những tảng đá lớn đã có từ lâu năm. Y thấy từng đàn thạch mỵ, hình thù chỉ nhỏ như những đứa trẻ con, lốm đốm những giọt ánh sáng lợt lạt xanh và tím, thường tung tăng giỡn chơi nhảy múa trên những ngọn đồi đá trọc… Nơi đây đôi khi cũng có những loài tinh mỵ phát xuất từ những cây đại thọ lâu năm. Bọn này cao lớn hon, đẹp đẽ hon, có khi khoác hình nam nhân hoặc có khi là hình nữ nhân, và phong cách linh động hơn bọn thạch mỵ… Mỗi khi nhìn những bọn đó, chàng lại thầm cảm thấy rằng pháp giới này thật là linh động, thật là kỳ diệu, là biến hóa biểu hiện, và chắc rằng mỗi thứ đều chỉ có thể là những giọt-hào-quang, những cơn lốc hào quang chuyển vận ghê gớm. Chỉ khác ở mức độ thôi… Chàng lại thấy lỏng vừa vui mừng vừa khắc khoải.

Khắc khoải vì chính cỗi nguồn của y… Y đến từ lá cỏ linh chi chăng? Hay từ một cơ duyên nào ảo diệu hơn nữa?… Loài người có thọ mạng như vậy, bọn tinh mỵ thọ mạng như vậy, cỏn thọ mạng y ra sao? Có đủ để y tìm những câu đáp số lớn lao không?… Y bỗng thấy tha thiết muốn biết những kiếp trước của mình, ít nhất là một hai kiếp, muốn có túc mạng thông… Nhưng hiện nay thì y chưa có. Y bỗng thấy lòng bồng bột, vì nghĩ rằng con đường thiền quán sẽ đem lại cho y túc mạng thông đó…

Đôi khi, y cũng nhìn thấy phía trên những đồi trọc xa xa có bóng người mũ áo khá tề chỉnh, đứng yên lặng nhìn bọn y đi qua, và chắp hai bàn tay giơ lên không trung, như tỏ ý nghênh đón chào hỏi… Y nghĩ thầm đây chắc là sơn thần hay thổ địa gì đó muốn ngỏ ý chào hỏi tiễn đưa nên y cũng thường giơ cao hai bàn tay chắp lên không trung để đáp lễ… Và tự nhủ: “Chắc là bây giờ mình ngồi thiền quán đã khá, đã tỏa nhiều hào quang, nên họ nhận thấy chăng?”… Nhưng rồi y cũng chẳng lưu tâm.

Một bữa trưa nắng gắt, cả bọn đi lần tới một vùng có chiếc đầm lầy lớn… Nơi đây, có nước, nên hoa cỏ trở nên xanh tươi hẳn lên. Nhiều thứ hoa đồng nội nở rộn ràng và có nhiều tàng cây lớn… Ngay ven đầm, một khu rừng trúc nhỏ và một rặng liễu mọc lơ thơ phơ phất…

Càn Thát Bà bên ngoài nóng nảy thô lậu, nhưng hắn rất yêu cỏ. Từ khi bị xa cách cung trời Dao Lợi, hắn không tương tư những thiên nữ, nhưng lại tương tư cây Ba Lợi Chất Đa trên đó. Cây này có chiếc tàng lớn che rợp cả một khoảng trời, lá dài hơn lá liễu và xanh mướt như ngọc, lại hay trỗi lên những khúc nhạc nhẹ nhàng êm ái, còn bờ đất bên dưới lại sạch và trong như lưu ly… Như thế, hỏi sao hắn không tương tư được? Y lại ghét nữ nhân, và có thể rằng tất cả những nhu cầu về âm tính trong người hắn đã được chuyển sang hoa cỏ. Từ khi lang bang xuống nhân thế hắn thỉnh thoảng vẫn mộng thấy cây Ba Lợi Chất Đa…

Nên vừa thoạt nhìn thấy, hắn đã la lớn rồi co giò chạy tuốt vào trong khu rừng trúc, rồi tới nằm lăn kềnh dưới bóng một cây liễu lớn… Hắn la:

– Cha, cha… mát quá! Đã quá… đã quá!…

Khi cả bọn đi tới, hắn vẫn nằm thẳng cẳng, nhưng đã bẻ một nhành liễu lớn, lấy tùm lá liễu che phủ cả mặt mày… Hắn hấp háy nhìn Thạch Sanh:

– Thỉnh kinh là chuyện phải làm nghiêm trang từ tốn, không nên hấp tấp vội vã… Đi mãi miền sỏi đá chán quá…hơ…hơ… Ta cần phải nghỉ chân nơi đây vài ngày… Này, các ngươi nằm cả xuống đây… Ta đang ủ trong hoa lá đây, đang tắm đây. Ta tắm trong màu xanh, màu biếc của hoa cỏ đây… Ha… ha… khoái chí tử…

Cả bọn đều ngồi xuống cỏ… Càn Thát Bà lại rúc đầu vào khóm lá liễu. Giây lâu, hắn bỗng nhổm dậy, giọng trầm ngâm:

– Này, các người không thấy gì sao?… Hãy ngắm những thân cây trúc kia, những nhành liễu phất phơ rủ xuống, rồi những tàng cây lớn sừng sững cao ngạo… Các người thật không thấy gì sao?… Ta thì ta thấy rõ cây trúc kia giống như một người đàn ông thẳng thắn, thông minh chính trực công bình… hơi giống như ta vậy. Và như thế là nó thuộc về Dương và cứ vươn thẳng lên trời. Còn như cây liễu kia thì lại cứ rủ xuống đất, như thế thuộc Âm. Phong tư của nó cũng thướt tha đẹp đẽ lắm chứ… nhưng hơ… phải một cái là nó hơi giống bọn đàn bà quá… Còn những tàng cây lớn kia, chúng hiên ngang đẹp đễ lắm chứ. Ta nghĩ cây cỏ nó cũng đẹp đễ như người, hơi kém người một chút, nhưng lại hơn người ở chỗ không một lúc nào có mùi hôi cả. Trái lại, nó lại nở hoa thơm phức… (hắn hin hin mũi). Ta thích mùi hương của hoa cỏ, còn màu sắc thì ta thích hoa nở vàng chóe…

Gã đồng tử nói:

– Quê hương của tôi cũng nhiều hoa vàng lắm, nhà nào cũng có một giàn hoa vàng phủ kín mãi. Và lối ngỏ cũng nhiều hoa nữa… Từ đây tới đó, chắc chỉ còn đi chừng nửa tháng thôi.

Cuồng Huệ cũng xen vào:

– Nếu đại sư huynh cho rằng loài cây liễu giống loại nữ nhân, vậy đại sư huynh đừng nằm ủ trong lá liễu vì có thể nhập yêu khí đấy…

Càn Thát Bà giẫy nẩy:

– Ờ nhỉ… Thế mà ta quên khuấy đi mất. Thảo nào cứ thấy trong người bắt ngứa và bắt nhột… Có thể nó cũng là một thứ yêu quái dạy non…

Rồi hắn đứng lên, cầm nhành liễu bẻ gãy đôi, nhổ toẹt một bãi nước bọt, và quăng thật xa… Gã đồng tử bỗng chỉ tay về phía bên kia đầm lầy:

– Kìa, kìa… Có một ngôi miếu ẩn trong lùm cây… Noi đầm lầy chắc có nhiều độc xà…

*

Tuy vậy, nhưng cả ngày hôm đó, cả bọn chỉ lẩn quẩn trong khu rừng trúc để nghỉ ngơi. Gần đấy, có mấy vũng nước nhỏ, tuy nông nhưng khá trong. Thấy người bụi bặm lấm láp, còn chiếc áo cà sa bẩn thỉu rách bươm, Thạch Sanh lân la tới bên vũng nước. Chàng không dám bước xuống vì sợ xa vào cát lầy, chỉ ngồi ven bờ, lấy mảnh vải lớn nhúng nước kỳ cọ mình mẩy. Hơi nước mát khiến chàng khoan khoái. Rồi chàng lục trong gói hành lý một bộ cà sa mới chui vào bụi rậm để thay áo. Chiếc áo cũ rách bươm, chàng gấp cẩn thận và cất vào gói hành lý… xong xuôi, chàng hướng về phía bắc lễ ba lễ, cầu mong được an lành và sớm tới chùa Lôi Âm. Rồi chàng lại kiếm một gốc cây, đắm mình trong câu niệm Phật.

Suốt ngày hôm đó, Càn Thát Bà thơ thẩn trong khu rừng trúc, khi nằm khoèo, khi nhỏm dậy ngắm nghía những khóm trúc. Bây giờ hắn tỏ vẻ khinh mệt không thèm ngắm những cây liễu nữa hắn vốn lười biếng đôi khi có những cơn hứng bất tử nhưng lại chóng chán và mau quên. Hắn chỉ thích tìm kiếm và nghe lỏm những ý nghĩ kỳ quặc để rồi phát ngôn ngang dọc. Tuy trước kia là nhạc thần, nhưng thực ra, hắn cũng chẳng nghiên cứu về âm thanh cũng như chẳng chịu tập dượt gì. Có lần hắn nghe lỏm được câu nói của Đức Di Lặc, cho rằng vũ trụ này là do những diệu âm tạo nên, thì hắn cũng thấy hay hay và khởi được niềm tin. Nhưng tuy tin vậy, hắn cũng chẳng mấy khi chịu khổ công suy tư về vụ đó cả… Rồi tới khi gặp Cuồng Huệ và nhận thấy rằng người sư đệ này hình như có một căn cơ siêu phàm, và muốn sống chết với vụ tìm hiểu bí ẩn của pháp giới này, thì hắn mặc nhiên muốn giao phó tất cả nhiệm vụ đó cho Cuồng Huệ. Hắn lẩm bẩm tự nhủ: “Thôi thì cứ để chú mày đi ra đi vô suy nghĩ tìm kiếm… Chú mày nếu hiểu được, chắc rằng cũng phải nói với ta thôi, vì ta là đại sư huynh mà… Có điều là ta cần phải theo dõi kỹ chú mày…”.

Khi bị đuổi ra khỏi cung Trời rồi xuống nhân gian, hắn vẫn mang theo một chiếc ống tiêu màu đen huyền rất đẹp. Nhưng hắn vẫn cất kỹ trong bọc, chẳng bao giờ chịu đem ra thổi. Vì sao vậy? Có lẽ là vì tuy hắn bề ngoài hay nghênh ngang gắt gỏng phách lối, và hay thù ghét nữ nhân, nhưng bên trong hắn lại có một điểm giống tính đàn bà là hay xấu hổ, e ngại, chỉ sợ người khác thấy rõ cái kém cỏi của mình. Vì hắn không dám tin ở tài nghệ của mình. Vả lại, từ ngày xuống trần gian, hắn không nói ra nhưng thầm nhận thấy mình sa sút thậm tệ. Nào là hay ngủ, nào là bắt ngáy, rồi đổ mồ hôi, rồi sợ nóng lắm, nào là ngửi mùi rượu, mùi dạ lý cùng nhiều thứ trọc khí khác… nên nhận thấy làn hơi ngày càng khàn đục, không được khinh thanh như trước. Hắn thường bấm bụng tự nhủ: “Đừng có to đầu mà dại… Nếu lòi đuôi ra, ngộ mấy chú này lại cười cho thúi óc, thì mình còn mặt mũi nào làm đại sư huynh nữa…”

Nhưng bữa đó, ngồi dưới khóm trúc, tay mân mê những đốt trúc xanh biếc như ngọc, hắn nghĩ bụng đốt trúc này mà đẽo gọt làm ống tiêu thì khá đẹp đấy, nhưng cũng không thể sánh với ống tiêu của mình được. Rồi bất giác, hắn rút chiếc ống tiêu, mân mê ngắm nghía, và thấy đôi tay ngứa ngáy muốn trổ lại ngón xưa…

Lúc đó, chỉ có gã đồng từ ngồi gần đấy, còn Cuồng Huệ đã đi đâu mất dạng… Thấy Càn Thát Bà tần ngần mân mê ống tiêu, gã buột miệng hỏi:

– Đại sư phụ cũng biết chơi ống tiêu sao?

– Hỏi gì mà ngu vậy?… Dĩ nhiên là ta biết thổi ống tiêu, vì nếu không, thì ta mang theo trong người làm gì?… Vả lại, chắc ngươi không thể biết được, trước kia, ta vốn là nhạc thần ở cung trời Dao Lợi mà…

Đồng tử trố mắt:

– Nhạc thần?!

– ừa… nhạc thần ở cung Trời chứ sao?

– Thế ra…đại sư phụ là người ở cung Trời xuống… Vậy mà…Tôi không biết đấy… Thế còn hai vị sư phụ kia, không biết có phải cùng là ở…

– Không phải, chỉ mình ta ở cung Trời thôi. Còn chú kia chỉ là rồng ở miền Hương Thủy Hải thôi, nghĩa là còn thấp hơn cung trời nhiều lắm. Chú sa môn là người thai phàm nên thân xác nặng chình chịch… Bởi vậy, nên họ mới phải suy cử ta làm đại sư huynh…

Đồng tử vỗ tay thích thú:

– Hay quá… hay quá… Như vậy chắc là đại sư phụ sành về âm thanh lắm. Thật là may cho tôi, vì xưa kia, sư phụ của tôi tuy là cao nhân của Vệ Đà Giáo, nhưng không chuyên về âm nhạc và âm thanh…

Càn Thát Bà cao hứng, gãi gãi chiếc mũi

– Hơ… hơ… Dĩ nhiên là ta phải sành rồi… Này nhé, âm thanh thường có mười hai loại tiếng, mỗi thứ tiếng đều tác động ít nhiều vào cái giỏng sinh sinh hóa hóa của thiên nhiên này được… Trong mười hai loại tiếng thì có sáu tiếng là thuộc Dương, tỷ dụ như Nhụy Tần hay Thái Thốc… Lại có sáu thứ thuộc Âm tỷ dụ như Đại Lữ hay Nam Lữ… Âm thanh là như vậy đó…

– Vậy ra… âm thanh thực là kỳ diệu… Tôi thường nghe nói rằng khi một vị cao nhân ngồi gảy đàn hoặc thổi tiêu, thì có khi ngay giữa mùa đông, mặt trời cũng bỗng nhiên le lói chiếu sáng, băng tuyết cũng tiêu tan, rồi cây cỏ cũng đâm chồi nở hoa nữa… Không biết có đúng vậy không?

– Đúng chớ, sao lại không? Này nhé, nếu người đó mà biết gảy dây Chủy, đánh khúc Nhụy Tân, đồng thời giữ cái tâm mình vi vút siêu phàm, thì có thể như vậy lắm… – Vậy thế khi sư phụ thổi ống tiêu, thì có khiến cây cỏ nở hoa được không?

– Hơ.. .hơ.. .Thực ra ta cũng chẳng để ý đến chuyện đó.. .Vì ta là nhạc thần ở trên trời mà. Bọn ta là nhạc thần thường chỉ có nhiệm vụ là tấu nhạc trong lúc lão vua Đe Thích giảng pháp thập thiện, và cốt để cho tâm ý người nghe được hòa dịu vui vẻ, thấm nhuần đạo lý thôi. Chứ ta đâu có tấu nhạc cho cây cỏ nghe… Vả lại, … cây cỏ trên trời nó khác với cây cỏ nhân thế này nhiều lắm, cây cỏ trên đó không cần mặt trời mặt trăng gì cả, cũng chẳng cần thời tiết, và lúc nào cũng nở hoa.. .Cứ buổi sáng là hoa nở miên man lu bù, rồi đến chiều, nó lại héo rồi lại biến đi, rồi hoa lại tự nở… Như vậy, nên bọn ta đâu có cần mất công tấu nhạc cho hoa nở? Vả lại, hoa nở thì đâu có gì là quan trọng, mà quang trọng là tâm ý người nghe đạo có hòa dịu vui vẻ hay không…

– Đại sư phụ dạy thật chí lý.. .Tôi còn được nghe người Vệ Đà Giáo truyền ngôn rằng có một lần, vị sa môn Đại Mâu Ni đưong ngồi nơi bìa rừng, bỗng có một người tên là Nhạc tráng sĩ, tay cầm một chiếc đàn thất bảo tới đảnh lễ Đức Mâu Ni, rồi ngồi xuống gảy một khúc đàn. Không hiểu là khúc đàn gì, nhưng lạ lùng nhiệm màu lắm, khiến cho những vị đại đệ tử đã đắc quả khá cao rồi cũng bỗng nhiên đứng lên nhảy múa, và ngay đến mấy ngọn núi gần đấy vốn là vật vô tri cũng như bị chấn động lung lay nghiêng ngửa… Không hiểu những vị nhạc thần có thể tấu nhạc và làm nghiêng ngửa núi non như vậy được không?

– Người nói thật không bịa ra chứ?! (lại gãi đầu) Hơ… hơ… cái vụ này… thì ta đã bảo rằng ta mới chỉ tấu nhạc ở trên trời thôi. Mà trên đó thì không có núi, mà chỉ có một núi là núi Tu Di. Mà núi Tu Di này thì lớn lắm, khó lỏng động đậy nghiêng ngửa… À, nhưng mà người có nghe nói gì về vụ Đức Đại Mâu Ni khảy móng tay không?

– Khảy móng tay?

– ừ khảy móng tay… như thế này này Đức Phù Đồ chỉ ngồi khảy móng tay nhưng tiếng khảy ấy lại vang dội liên miên làm chấn động tất cả các cõi. Ngươi có nghe nói gì không?

Đổng tử lắc đầu:

– Vụ khảy móng tay, tôi không nghe nói. Nhưng trong vụ gảy đàn này, còn có nhiều điều lạ lùng nữa. số là trong khi cái anh Nhạc tráng sĩ gảy đàn, thì vị Mâu Ni chỉ ngồi bất động, như nhập tam muội vậy. Rồi do sức tam muội của ngài, tiếng đàn đã vọng đi khắp chốn, không những ở miền Diêm Phù Đe này, mà còn vọng đi nhiều từng trời, nhiều cõi nữa… Thế rồi, dân chúng ở nhiều xứ, nhiều vị vua nữa, nhất là các bà hoàng hậu nhiều bà đẹp và kiêu kỳ như bà Mạt Lợi phu nhân, bà Thắng Man phu nhân… nghe thấy tiếng đàn, bỗng dưng sạch trơn những tâm niệm buông lung phóng dật, nhàm chán cảnh sống phù hoa, rồi thúc giục các nhà vua cùng quyến thuộc, ùn ùn ngựa xe kéo nhau tới nơi bìa rừng ấy, để xin quy y với vị Mâu Ni ấy… Thế có lạ lùng không? Và ngay đến các vị chư thiên hoặc ở cõi này hay cõi khác cũng vậy, cũng ùn ùn kéo đến, đứng chật cả thinh không, mưa hoa nườm nưọp… Có thể là trong số đó, lại có cả nhiều thiên ma nữa… Rồi bọn Vệ Đà Giáo chúng tôi cũng vậy. Chỉ nghe tiếng đàn thôi, mà ngày đó, một số đệ tử Vệ Đà Giáo đều như bị hớp hồn, rồi lẳng lặng xách khăn gói, chẳng từ giã thầy lấy một lời, cứ chen nhau tới chỗ đó xin quy y… Đại su phụ nghĩ nhu thế có lạ không?… Tiếng đàn ấy chắc phải có một thần lực hoặc một huyền lực lạ lùng ghê gớm lắm…

Càn Thát Bà gật gù:

– Thì ra là nhu vậy. Quả thật câu chuyện này ta chua từng nghe… Bọn Vệ Đà Giáo các ngươi đã từng bị đại bại do một tiếng đàn. Thì cũng như tiếng đàn của ông lão đội nón và cô gái ở đảo Qua Oa đấy… Nhưng không hiểu về sau, cái anh chàng Nhạc tráng… gì đó ra sao ?

– Tôi không được nghe nói… Nhưng tôi nghĩ tiếng đàn của người đó cũng chỉ là một phần nhỏ thôi. Anh ta chẳng qua chỉ là một tay chơi đàn thần sầu trong nhân gian này mà thôi. Tiếng đàn chỉ là một duyên cớ nhỏ thôi… Nhưng vị Mâu Ni ấy đã phổ vào đó một thứ huyền lực ghê gớm khiến cho tiếng đàn vọng đi rất xa và ai ai cũng bị hóp hồn hết…

Giữa lúc đó, bỗng có một đàn quạ bay tấp vào một bụi cây, rồi tranh nhau kêu quang quác inh ỏi… Gã đồng tử nhăn mặt, đứng vụt dậy, chạy nhặt mấy hòn đá, ném tía lia vào bụi cây, khiến đàn quạ phành phạch vỗ cánh bay đi… Gã lững thững trở về chỗ cũ, nét mặt cỏn nhăn nhó…

Càn Thát Bà tò mò:

– Ngươi hình như thù ghét bọn quạ lắm thì phải?

Đồng tử ngồi bần thần:

– Có lẽ chúng là một thứ oan nghiệt của tôi… Tôi rất chán ghét chúng, vì tôi là Phi Ly mà… Khi trước, ở đảo Qua Oa, mỗi khi thấy chúng, là tôi phải tìm mọi cách để cắn chết và ăn thịt… Nhưng từ lâu nay, tôi chán ngấy và sợ mùi tanh ngỏm của thịt chúng… Nhưng… tôi vẫn không thể chịu nổi âm thanh kêu la quang quác của chúng…

Càn Thát Bà gạ gẫm:

– Ta chắc là ngươi có một tâm sự gì… Tại sao nhà ngươi muốn về thăm nơi quê cũ?… Quê hương từ kiếp trước thì có nhằm nhò gì.

Đồng tử vẫn ngồi im lặng, nhưng đôi mắt đỏ hoe… Giây lâu, gã nói:

– Tôi muốn thỉnh cầu đại sư phụ một việc, được không?

– Gì vậy ?

– Xin đại sư phụ thổi cho nghe một khúc tiêu…

Càn Thát Bà giẫy nẩy:

– Không được, không được… Ta là nhạc thần, thổi cho người trời nghe, đầu có thể thổi cho người trần gian…

– Sư phụ dạy chí lý. Người trần gian này thì ô trọc quá đỗi rồi… Nhưng đại sư phụ là người tu hành cũng phải khởi một chút từ bi thương xót chứ… Vả lại, ở đây, thì có ai nghe đâu. Chỉ có mình tôi thôi… mà tôi thì… hu, hu… (gã ôm mặt khóc thật sự), tôi là kẻ sắp chết tới nơi rồi… Tôi chỉ cỏn sống chừng độ nửa tháng thôi…

Càn Thát Bà hốt hoảng:

– Sao? Ngươi nói sao? Tại sao ngươi biết rằng sắp chết đến nơi rồi?

– Là vì tôi đã định tâm như vậy… Tôi là một kẻ… không ưa sống… mà chỉ ưa chết thôi…

Càn Thát Bà chu chéo, giơ hai tay lên trời:

– Sao, nói gì vậy? Ưa chết hả? Ngươi có khật khùng dở hơi không đây?… Lão tặc trời ơi! Ta đã trót dính phải hai thằng vừa dở hơi vừa mê gái, nay lại dính phải ngươi cũng dở hơi nốt, không ưa sống mà chỉ ưa chết thôi… Hỏng, thật là hỏng… thế gian này đáng bị sổ toẹt.

Rồi hắn nhổ một bãi nước bọt, rớt ngay vào chân Phi Ly… Hắn hốt hoảng thật sự, trông lại càng khôi hài, khiến gã đồng tử vừa cảm động vừa buồn cười… Gã ngưng khóc

– Đại sư phụ chẳng nên bi phẫn quá vậy… Nơi trần gian này là như vậy đó… Chỉ gồm toàn một bọn ác tâm. Còn những kẻ ít ác tâm thì toàn là bọn dở hơi cả. Hoặc là dở hơi mê gái, hoặc là dở hơi không ưa sống mà chỉ ưa chết thôi… Đại sư phụ thông minh như vậy mà không thấy sao?

– Nhưng tại sao ngươi lại ưa chết?

– Thế đại sư phụ không nghe người xưa nói sao?

– ?!

– Người xưa, có bậc cao nhân nói rằng: “Người khôn đều ưa chết, giống như kẻ tù nhân muốn thoát ra khỏi ngục, cỏn kẻ dại thường ưa sống, giống như tù nhân chỉ thích ngồi trong ngục để ăn cơm hẩm rau hôi…”

– .. ngươi lập luận kỳ cục… Thế ra người chê cõi trần gian này là cơm hẩm canh hôi?

Đồng tử giả lả:

– Thôi mà, đại sư phụ… Đại sư phụ nên thương tình tôi mà thổi một khúc đi… Tôi sẽ chôn khúc đó trong bụng tôi, không thổ lộ cho ai đâu… (Thấy Càn Thát Bà cứ ngần ngừ, gã tiếp)… Này nhé, hay đại sư phụ với tôi cùng đập tay giao ước đi. Tôi sẽ nói riêng cho sư phụ nghe một bí mật này, sau đó sư phụ sẽ thổi nhé…?

Càn Thát Bà vốn tính tò mò, không nhịn được:

– Bí mật gì vậy? Nói đi..

– Này nhé, đại sư phụ nghe đây. Tôi đã quyết định trở về nơi quê hương, ở đó ít ngày để ngắm nhìn lại những nơi chốn cũ… Rồi sau đó… tôi sẽ tự chấm dứt cái báo thân oan nghiệt này…

– Sao? Ngươi định tự tử ư?… Thúi lắm… ngươi nói thúi lắm, không ngửi được…

– Đại sư phụ cho rằng không ngửi được, thì tôi cũng chẳng biết nói sao… Nhưng đó chính là tâm sự của tôi… Bây giờ thì đại sư phụ đã nghe bí mật của tôi rồi, vậy đại sư phụ phải thổi một bản tiêu đi. Đã giao ước rồi mà…

– Cái đó không kể… không thể kể là một bí mật được…

– Sao lại không? Đại sư phụ vốn là bậc trượng phu, không lẽ không giữ lời giao ước?

– Thôi được… thôi được… Nhưng ngươi bắt chẹt ta, gần như lường gạt ta nữa…

Hắn vốn nhiều tự ái, nên đành chịu lẽ, và liều mạng thổi một bản tiêu vậy… Hắn nhìn quanh quẩn, vò mấy cọng hoa bỏ vào miệng, nhai nhồm nhoàm rồi nhổ ra phì phì. Miệng sạch rồi, hắn đua ống tiêu lên môi, nhắm nghiền đôi mắt lại, và dáng điệu cũng hơi tương tự như Thạch Sanh lúc uống bát thuốc độc nơi Kim Định Quán, hắn bắt đầu thổi tiêu…

Tuy hắn mặc cảm về tài nghệ của mình, nhưng quả thật hắn cũng đáng được xếp vào loại nhạc thần. Tuy lúc này, làn hơi của hắn khàn và ngắn hơn trước, nhưng tiếng tiêu ở cung trời quả thật có những âm điệu thanh thoát phiêu diêu, khác hẳn những tiếng tiêu của nhân thế. Tiếng tiêu vọng lên giữa khu rừng trúc, lúc thì vui một cách nhẹ nhàng thoát tục khiến người nghe vẫn không nẩy tâm tham đắm, lúc xót thương man mác nhưng vẫn khiến người nghe không sanh tâm bi lụy, và tâm thức vẫn lâng lâng hòa nhã… Hắn miên man thổi một hồi lâu, thì đã có những con chim đuôi dài tương tự như loài khổng tước lác đác bay đến đậu trên tàng cây. Rồi lại có một con chim lạ như loài chim cộng mạng hai đầu cũng bay tới…

Còn như gã đồng tử thì ngồi nghe mà như tỉnh như say, như xuất thần. Gã khoanh hai tay trên hai đầu gối gục đầu vào đó như kẻ ngủ ngồi, đang đi vào một cơn mộng du. Có nhiều hình ảnh như troi lên có lẽ từ miền vô thức. Gã nhìn thấy rõ ràng nơi quê hương trước của gã, vẫn căn nhà đất đỏ có phủ giàn hoa vàng, cũng chiếc ghềnh đá cheo leo dưới mấy rặng thông bên cạnh chiếc hồ lớn. Ôi! Bích Nham! Ghềnh đá Bích Nham. Nơi mà gã đã trải qua những ngày tháng vui tươi nhất cũng như những giây phút đầy đọa nhất!… Gã thấy lỏng nửa mừng nửa tủi, và có cảm tưởng lâng lâng như đương lội ngược dòng tiền thân, thì bỗng nhiên có một vật gì như hòn sỏi đập bộp vào tai, rồi nghe tiếng Càn Thát Bà:

– Này, này… Dậy đi chứ… Ngươi ngủ gật đấy à?

Gã mở mắt ra mà thấy bàng hoàng tiếc nuối, miệng lẩm bẩm: “Chao ôi! Tiếc quá…”

– Ngươi tiếc cái gì vậy? Ngươi thấy tiếng tiêu ra sao?

Gả đồng tử bỗng nhỏm lên, chạy tới nắm tay Càn Thát Bà, lắc mạnh mấy cái, rồi phủ phục xuống đất:

– Xin đa tạ đại sư phụ… Đại sư phụ thực là người nhà trời, thực là nhạc thần…

Càn Thát Bà bỗng đỏ mặt tía tai, dáng điệu bẽn lẽn ngượng nghịu. Hắn vốn tính nghênh ngang phách lối, chẳng mấy khi hổ thẹn, mà nay, khi nghe có người ca tụng tài nghệ của mình, hắn lại rất bẽn lẽn ngượng ngùng… Hắn chưa biết nói gì, thì bỗng có tiếng cười lớn của Cuồng Huệ vang lên từ phía sau rừng:

– .. ha… Đại sư huynh có tài nghệ tuyệt luân như vậy, mà cứ giấu bọn tiểu đệ… nhưng tiểu đệ đã nghe lỏm được hết cả rồi…

Rồi thấy y lững thững chui ra từ mấy bụi trúc, vừa đi vừa cười ha ha… Càn Thát Bà lại càng đỏ mặt hơn. Hắn rủa thầm trong bụng: “Hai thằng này thật là ngu quá cỡ! Tiếng tiêu thổi như vậy mà cũng khen rối khen rít… Mình là nhạc thần thật, nhưng chỉ là loại nhạc thần hạng bét… Thổi đến gần đứt hơi, mà chỉ có mấy con chim loe ngoe tới nghe thôi… Hỡi ơi! Thực là trớ trêu, chỉ có mỗi một mình ta là biết được cái kém cỏi của mình, nhưng không lẽ lại đi vạch áo cho người xem lưng!? Mà không nói ra thiên hạ làm sao biết được… Nay gặp phải hai thằng chí ngu này cứ thích tán tụng mình, thì cứ để cho chúng tán tụng…”

Rồi hắn hạ quyết tâm không thổi tiêu nữa… Từ đó, ngày nào gã đồng tử cũng năn nỉ hắn thổi tiêu, nhưng hắn một mực chối từ…

Chiều tối, Cuồng Huệ để bọn Thạch Sanh ở khu rừng trúc, một mình lững thững đi men đầm lầy, về phía chiếc miếu cổ. Định bụng rằng với nơi hoang vu, y sẽ ngồi thiền vài ngày để hạ thủ công phu thiền quán.

Y linh cảm thấy rằng nơi đó, y sẽ đạt được một bước tiến quyết định. Nhãn lực của y có thể nhìn trong đêm tối, gần thấy rõ như giữa ban ngày. Đương men theo ven đầm lầy, cỏ mọc cao quá đầu gối, y bỗng cảm thấy điều khác lạ, có tiếng thở phì phì cùng tiếng cỏ sột soạt nhẹ nhàng phía sau. Y dừng chân, ngoảnh lại thì thấy một đám yêu khí lờ mờ màu xanh lợt và đục nổi chập chờn trong đám cỏ rậm. Và một con độc xà lớn bằng bắp chân người, dài hơn trượng, đôi mắt ti hí đỏ ngầu như hai hòn than, đương trườn mình trong đám cỏ, như đi theo y. Thỉnh thoảng lại nghểnh cao cổ, lắc lư chiếc đầu có mào nửa đen nửa vàng sậm.

Cuồng Huệ vẫn thản nhiên đi về phía cổ miếu. Chiếc cổ miếu này tương đối lớn, nhung đã hư nát nhiều, không khí lạnh tanh và sặc mùi hôi hám, ở phía trên có đề mấy chữ lớn, nét mực phai nhòa: “Mãng xà vương chi miếu”. Y nghĩ bụng chắc là con mãng xà này đây, và quay lại nhìn, nhưng mãng xà đã biến đi đâu mất. Y tò mò bước vào trong miếu, thấy bên trong chỉ có chiếc bệ gạch lớn, phía trên có một ít đồ thờ cùng pho tượng khá lớn, thân người, nhưng chiếc đuôi là đuôi rắn, còn đầu nửa là mặt người nửa mặt rắn. Quang cảnh lại hỗn độn hư nát, các đồ thờ ngổn ngang lổng chổng, và pho tượng cũng nhiều vết đập phá lồi lõm, như có người đã tới dùng một thứ khí giới nhọn và nặng để tàn phá…

Y bèn quay gót đi ra, thấy ở nơi góc miếu, còn sót lại một nửa thân nai, thịt đã nát vữa và sực mùi hôi thúi, dòi bọ lúc nhúc và đàn kiến bu đầy. Y bước ra khỏi miếu, tới một chỗ xa xa có mấy tàng cây lớn. Mặt đất cỏ mọc xanh rờn, nên y ngồi kiết già nơi đó, quyết tâm hạ thủ công phu, muốn thúc đẩy mảnh trăng tâm nguyệt luân lên chỗ bạch hào để coi xem cảnh giới ra sao? Tuy không có ai chỉ bảo, nhưng y linh cảm chắc chắn rằng cần phải đưa lên bạch hào, rồi sau đó thì đưa lên huyệt bách hội nơi đảnh đầu. Y tự nhủ thầm rằng khi mảnh trăng đó được đưa tới nơi cổ họng, thì y liền mở được thêm thiên nhãn cùng thiên nhĩ. Vậy thì nếu mảnh trăng lên bạch hào, chắc sẽ có nhiều điều khác lạ kỳ diệu hơn nữa… Rất có thể là y sẽ được túc mạng thông hay một thứ gì khác. Lúc này, y mong mỏi có túc mạng thông để săm soi cỗi nguồn của mình… Y cảm thấy hết sức phấn khởi… Nhưng khốn thay, chmh nỗi lòng mong mỏi cùng phấn khởi ấy, trong hai đêm đầu, lại trở thành những chướng ngại cho việc tu luyện của y.

Y ngồi, đôi môi như hớn hở mỉm cười, lặng lẽ một hồi lâu đưa mắt nhìn cảnh vật chung quanh. Đêm hôm đó nhằm tiết trọng đông, vào lúc cuối năm, chạc độ mùng tám hay mùng chín gì đó. Trời đêm khá lành lạnh, bầu trời trong vắt như thủy tinh, chỉ có mấy vì sao lấp lánh cùng một mảnh trăng non lấp ló… Y nhìn mấy vì sao thấy rằng các sao đó cũng hớn hở như muốn chào hỏi y, và đương muốn thì thầm nhắn nhủ y một điều gì bí ẩn dị kỳ. Rồi khi nhìn vầng mặt trăng, thấy lòng như chùng xuống, như gặp lại một cảnh giới tuy xa xôi nhưng thân mật. Y ngồi ngẩn ngơ ngắm vành trăng lưỡi liềm giây lâu, tự nhủ: “Lạ thay. Từ lâu nay, mình quên mất vầng trăng này, vì chỉ chú trọng săm soi vầng trăng tâm nguyệt luân… Thực lạ thay! Trên vòm trời kia có một vầng trăng, và trong tâm thức mình cũng có một vầng trăng… Vậy thì vầng trăng nào là thực đây, là trong sáng miên viễn hơn đây…? (Y bất giác như thấy một tia chớp lóe lên trong đầu, rồi bật cười) Ha… ha… ha… Mình thật là thô lậu đần độn, chỉ có như vậy thôi mà sao mình không sớm nghĩ ra… Pháp giới này tuy mênh mang lung linh kỳ diệu như vậy, nhưng chân lý của nó hình như cũng rất là hiển nhiên (đấm ngực) Cái mặt trăng này mới đúng là mặt trăng thực, còn vầng trăng kia chỉ là một cái bóng hư ảo bọt bèo. Bởi thế nên vầng trăng kia thì khi ẩn khi hiện, nhưng vầng trăng này thì tuy đôi khi có vẻ như biến ảo chập chờn, song vẫn là vằng vặc chiếu soi…

Không thể ngừng chiếu soi được… Thì ra con đường tu hành chỉ là như vậy… và chắc các Bồ Tát lớn cũng chỉ làm như vậy thôi… Là làm thế nào để đem cái mảnh trăng này, trong này, tỏa sáng khắp nơi và chụp lên tất cả trăng sao của vòm trời kia… Neu chụp được lên rồi, thì là xong hết mọi việc đấy!… Lúc đó… lúc đó., thì,… chẳng còn một việc gì phải làm nữa, chỉ còn việc rong chơi và phất phơ tà áo rộng. Phất vung tay áo này để thu vào trong muôn ức ánh trăng sao. Ha, ha…”

Trong cơn cao hứng, y cười vang lên trong đêm vắng. Nhưng vốn tinh tế, y kịp nhận thấy ngay rằng quá cao hứng cũng là một lỗi lầm cần tránh… “Đành rằng có thể là như vậy, nhưng còn phải làm thế nào để mảnh trăng này có thể tọa chụp lên vầng trăng kia mới được chứ! Lúc này, chỉ có một việc là đưa lên bạch hào mà mình vẫn chưa làm nổi. Còn nói gì tới việc cao xa?…”

Y dằn tâm tự thống trách một hồi lâu, rồi lặng lẽ đi vào cơn thiền quán… Y lại quán chiếu viên ngọc biến thành mặt trăng chui vào tâm nguyệt luân, rồi lần đưa lên nơi cổ họng. Y niệm thầm cùng quán chữ úm để chữ úm hiện lên rõ rệt chói ngời giữa vầng trăng đứng lặng tỏa sáng. Y quán như vậy rất lâu, cảm thấy rõ rệt những ba động tâm thức mỗi lúc mỗi nhỏ nhiệm, cực kỳ linh hoạt, khiến cho thiên nhĩ cùng thiên nhãn mỗi lúc như mở rộng thêm… Rồi y nhẹ nhàng chuyển chú tâm vào nơi bạch hào, rồi dùng hết tâm lực đẩy mảnh trăng lên chỗ giữa chặng mày. Y dụng công một hồi lâu, nhưng vẫn thất bại: vì vầng trăng chỉ nhích lên được một đoạn nhỏ lộ trình, rồi lại tụt xuống như có một chướng ngại vướng mắc… Y cố gắng như vậy ba lần, nhưng vẫn không được…

Y đành thở dài, xả định nghỉ ngơi, vì mồ hôi đã vã ra. Y giơ tay áo quẹt mồ hôi trán… thì bỗng nghe ở phía cổ miếu có những tiếng động khác lạ, có những tiếng thở phì phì như rít lên, tiếp theo là những tiếng khô ngắn chát chúa như binh khí chạm nhau, cùng những tiếng lao xao như tiếng người cãi nhau.

Y nhìn về phía cổ miếu, thấy con mãng xà nằm chình ình trên mái, đuôi cuốn chặt vào góc mái, đương nghênh cổ về phía một tàng cây um tùm gần đó, miệng rít lên những luồng thở phì phì làm lóe những tia lửa xanh lè. Nhưng bên cạnh con đại xà, lại có một người cao gầy lênh khênh, để râu ba chòm (thiên nhãn của Cuồng Huệ nhìn rất rõ), mặc chiếc áo dài trắng nhưng đầu bịt khăn đen, dáng điệu khá uy mãnh, lăm lăm cầm trong tay một chiếc móc câu nhọn hoắt, nghênh nghênh cũng nhìn về chỗ lùm cây… Tàng cây um tùm, nhưng Cuồng Huệ cũng thấy rõ một nhân vật khá quái dị. Gã này cũng có hình thù giống người, nhưng có lẽ là một thứ Tật Hành quỷ. Đầu bờm xồm khá to, nhưng chiếc cổ dài nghêu, và ngay trên cổ mọc một cái bướu lớn bằng trái bưởi, chân tay cũng dài nghêu lủng lẳng như không ăn khớp với nhau, nhưng gã lại di động lanh lẹ khác thường. Lúc này, gã đang ngồi như treo tòn ten trên một trạc cây, vừa ngồi vừa lắc lư đu đẩy, tay cầm một chiếc lang nha bổng có những đầu đinh nhọn hoắt. Gã vừa đu đưa, vừa lảm nhảm nói như chửi rủa và chọc tức lão già… Thỉnh thoảng, gã lại đưa tay móc vào chiếc bướu nơi cổ, lôi ra một ít máu mủ lầy nhầy, rồi đút tọt ngay vào lỗ miệng nhai nhòm nhèm ra chiều khoái trá. Vừa nhai vừa phun ra phì phì những tia lửa đỏ khé. Rồi cười hềnh hệch:

– Sao, lão tặc trụ tỳ kheo kia? Đã đủ chưa? Người muốn chơi nữa chăng?… (Lão già vẫn lặng im và đứng lăm lăm)… Hi… hi… Ke ra thì đôi khi ta cũng thấy thương tình ngươi, nhưng ta chưa muốn tha vội… Kẻ ra thì người đã phải mang cái thân rắn này khá lâu rồi đấy, và ăn toàn những thứ cóc nhái bẩn thỉu tanh ngòm. Đâu có được như ta, ăn toàn những cam lồ vị… Hi… hi… ngươi chẳng thể nào biết được đâu. Cái bướu của ta chính là một bọc cam lồ vị đó. Ngươi có muốn nếm thử chăng?

Rồi nhanh như cắt, gã móc ngay một miếng thịt trong bướu ra, ném phắt vào lão già. Lão phừng phừng nổi giận, gio tay áo lên phủi lia lịa. Vừa phủi, vừa chửi rủa:

– Đồ khốn kiếp!… Mi chỉ là một tên khốn kiếp lang thang, một thứ quỷ vô thừa nhận… Thực là đáng kiếp cho mi… Mi vốn chỉ thích tham lam vơ vét của thập phương, thì tới nay, mi hãy mở mắt ra, có đền có miếu nào thèm thừa nhận mi đâu…

– A, a… mi chỉ biết nói người thôi hả? Sao không quay gương lại để soi cái bộ mặt ngươi xem?… Ta công nhận rằng ta tham lam vơ vét thật đấy, nhưng người đời, đứa nào là không thích của cải châu báu!?… Hi, hi… ta là một thứ sư tử trùng đây, nhưng ta biết ta là sư tử trùng vì ta còn biết ít chút đạo lý, và ta chỉ phạm có mỗi một giới là vơ vét cất giấu của tín thí thôi…! Nhưng ngươi, ngươi thử nghĩ lại xem, ngươi đã phạm bao nhiêu giới? Lại thêm cái ngu xuẩn lố bịch cùng cực nữa, không hiểu trời đất gì cả… Này nhé! Ngươi có vợ con lén lút đầy đàn, mà vẫn khư khư không chịu cởi bỏ áo cà sa. Lại lúc nào cũng khoái chí, chỉ thích được tôn vinh là đại lão hòa thượng! Rồi lại thích ngồi ngẩn mặt ra để cho người khác lễ lạy xì xụp! Ta thử hỏi ngươi có được bao nhiêu âm đức mà dám ngồi để người lễ lạy như vậy?… Rồi còn nữa… còn nữa… vì ngu xuẩn chẳng hiểu gì đạo lý, nên chỉ nghĩ muốn du di giảm bớt giới luật cùng lập môn đình tông phái để mặc tình thị oai tác phúc… Còn nữa… Rồi thì mỗi khi phải đăng đàn thuyết pháp, thì nói toàn những chuyện bâng quơ rỗng tuếch đầu môi mép lưỡi, hoặc kể lể những công lao phụng sự đạo pháp của mình… Hi… hi… Lại còn cái này nữa, không biết ngươi còn nhớ không? Là mỗi khi mặc áo đội mũ đẹp để oai vệ đăng đàn, thì trước khi mở miệng, bao giờ ngươi cũng đưa cặp mắt ti hí nhìn quanh đám thính chúng để xem có đứa con gái hay thiếu phụ nào nhan sắc coi được không, hoặc có đứa ma nữ nào lượn lờ không?… Sao, ta kể tội như vậy có đúng không?

Lão già xem chừng kém mồm miệng, nên ngồi im, chỉ nhổ phì phì… Tật Hành quỷ lại móc một bốc đờm bỏ vào miệng, vừa nhai vừa tiếp:

– Ta đôi khi suy nghĩ không hiểu sao trong cõi u minh này, nghiệp báo của ngươi lại chỉ bị đến thế? Vì ngươi lại còn cái tội cao ngạo phách lối, hay giận dữ chửi bới người lắm. Hễ có đứa nào trái ý một chút; là đại lão hòa thượng lại nổi cơn thịnh nộ, mắng chửi không tiếc lời…. Ảy thế mà vẫn chỉ bị đọa làm thân rắn thôi, ăn cóc nhái thôi…

Lão già vụt nói:

– Ta không phải là rắn, mà là mãng xà vương, vẫn có đền miếu, chứ không phải cô hồn như ngươi, vẫn có người cúng vái… Ta cũng không thèm ăn cóc nhái, mà ăn toàn hươu nai. Không như ngươi chỉ ăn đờm rãi máu mủ…

Gã kia bỗng nhảy dựng lên, đôi mắt dữ dội:

– Hừ… đền miếu với chẳng đền miếu… Có đứa cóc nào dám đến cúng vái ngươi đâu… Đến miếu, đền miếu… Ta ị vào đền miếu của ngươi… ị vào…

Rồi nhanh như chớp, gã lôi không biết ở đầu ra một bọc phân to tướng quăng vèo sang mái miếu. Bọc phân ra đến bịch văng ra tung tóe… Lão già giận dữ:

– Mi chỉ là một tên quỷ chết nhát, một tên chó lợn bẩn thỉu!… Mi đâu có dám đối đầu đánh nhau với ta, mà chỉ rình phá phách đánh lén thôi…

Gã cười hăng hắc:

– ừ thì ta chuyên phá phách và đánh lén đấy!… Ngươi đã làm gì nổi ta nào?… Lần này, ngươi lại chửi ta là đồ chó lợn bẩn thỉu. Nhưng ngươi có nhớ không, kiếp trước, người đã nhiều lần chửi ta là đồ chó lợn bẩn thỉu, mặc dù ta cũng khoác áo cà sa như ngươi vậy. Ta chắc là ngươi không nhớ rõ đâu… nhưng ta thì ta nhớ rõ lắm… Hi… hi… tuy bị đầy đọa như vậy nhưng ta cỏn khá nhiều trí nhớ túc mạng hơn một loài bò sát như ngươi. Hừ… cái thứ phải bò bằng bụng mà cũng còn muốn bày đặt xưng vương xưng tướng… Hừ… vương tướng cái cục cứt….

Lão già lửa giận phừng phừng, râu tóc dựng ngược, bỗng nhiên nhảy vọt sang tàng cây, giơ cao chiếc câu móc. Nhưng lão kia lại nhanh hơn, thân lão già chưa kịp tới trạc cây, thì gã đã nhảy vọt sang mái miếu, cầm lang nha bổng đập phá ầm ầm trên mái miếu, khiến gạch ngói rơi vỡ tung tóe… Lão già vội vã nhảy trở về, nhưng gã kia lại nhanh chân nhảy về tàng cây, đứng chéo khoeo đôi cẳng và cười ngặt nghẽo… Lão già trừng trừng nhìn gã một hồi, đôi mắt tóe lửa xanh lè. Nhưng rồi không hiểu sao, lão bỗng ngồi thụp xuống mái miếu, hai tay ôm mặt, rồi nước mắt cứ chảy tong tong, lão khóc lặng lẽ một hồi lâu… khiến gã kia cũng đứng ngẩn người ra, vì từ hồi kiếp trước đến giờ, gã nhớ lại chưa từng nhìn thấy lão khóc. Gã còn nghi ngại, nên hỏi:

– Này… ngươi định giở trò gì đây?… Hừ… hừ… Chắc là đuổi không kịp nổi ta, nên định rớt nước mắt cá sấu để dụ ta đến gần chứ gì? Nhưng hi hi… ta đâu có ngây thơ như vậy…

Lão già bỗng ngừng đầu:

– Đã bao nhiêu năm nay rồi, mi phá ta đến như vậy mà chưa đủ sao?… Đền miếu của ta, mi phá đến nỗi chẳng còn một đứa nào dám lai vãng cúng vái nữa… Mà thực ra, trước sau, ta cũng có làm gì mi đâu mà mi thù hận đến thế?… Xưa kia… xưa kia… ta biết là mi ăn xén cất giấu của tín thí, lúc đó, ta làm đại lão hòa thượng mà ta có tống xuất mi đâu, chỉ có chửi mi là đồ chó lợn bẩn thỉu… Chỉ vậy thôi… Ây thế mà mi lỡ (lão nấc nghẹn ngào), mi nỡ tâm bỏ thuốc độc cho ta khiến cho ta mất cả thân hỏa thượng, mất cả chùa, rồi bị đầy đọa thế này…

Lão vừa nói, vừa nấc ầm ầm. Gã kia mỗi lúc mỗi ngẩn ra, như được nhìn một cảnh tượng chưa từng thấy. Gã không ngờ lão lại xoay đến trò khóc lóc. Gã đâm lúng túng, rồi nói:

– ừa ta bỏ thuốc độc đấy, nhưng ngươi lại tặng ta một nhát dao bén lút bụng… Hừm, lát dao ấy khiến ta tuy bỏ mất thân người, nhưng cho mãi tới nay, ta thấy vẫn còn đau ngâm ngẩm nơi bụng…

  • Nhưng ta thực tình… có định đâm mi lát dao ấy đâu… Cũng chỉ là tại mi đã mon men đến mò mẫm ở giường ta.

Nếu mi không mon men tới thì ta đâu có làm vậy. Ta đâu có định tâm đâm mi… (Lão hồi tưởng, nên bật cười ha hả). Lúc đó… ha… ha… ta nằm trên giường, còn mi thì tưởng là ta trúng độc chết ngỏm rồi, mi lại biết rõ ta hay để vàng bạc ở giường, nên mi mon men tới cạnh giường. Mi lại vớ được một túi bạc, giơ lên cười khả 0 như muốn nhạo ta. Ta tức giận trào máu, rồi vớ được con dao sắc ta vẫn dùng để cạo đầu trọc lốc, và cho ngay mi một lát… Chứ nào ta có định tâm gì đâu…

Gã kia lộ vẻ bần thần:

– Hừm… ngươi nói vậy, thì ta cũng tạm cho là vậy… Nhưng này, ta hỏi thiệt nhé… Tại sao… bỗng dung người lại có vẻ như… muốn ăn năn hối hận vậy ? Ta có thấy ngươi dở cái trò ấy bao giờ đâu?

Lão gục gặc đầu:

– Thế ra… mi chưa nhận thấy có gì mới lạ sao? Mi chưa thấy là… buổi trưa hôm nay, có một bọn bốn người mới tới nơi miền đất của ta sao?

– ủa… ta thấy rồi, chứ sao lại không thấy!

– Trong bốn người, thì ta thấy một ông thầy chùa trẻ măng, nhưng xấu xí, và có lẽ cũng không có gì đặc biệt lắm… Nhưng anh chàng kia kìa, cái anh chàng đẹp đẽ ấy, thì không hiểu sao ta cứ nhìn thì lại thấy lỏng dạ bồi hồi. Ta chưa từng thấy bồi hồi như vậy bao giờ. Nên cả buổi chiều nay, ta cứ đi theo y… Bây giờ, y ngồi ở phía xa kia kìa. Chắc là đang thiền quán hay làm gì đó. Nhưng mi thấy không? Y ngồi mà tỏa hào quang nhiều quá…

– Hừm… ta cũng thấy chứ… Tuy ta chọc phá ngươi, nhưng ta cũng có mắt lắm… Nhưng ta nghĩ… có khi cái anh sa môn xấu xí kia còn hay hơn…

Lão già trầm ngâm hồi lâu:

– Không hiểu sao, nhưng ta linh cảm thấy rằng… vụ này có thể là một túc duyên rất tốt cho bọn mình… Ta suy nghĩ mãi từ chiều đến giờ… Nên ta muốn đề nghị… bọn mình hay miễn chiến để theo dõi….

Lão chưa nói dứt lời, thì bỗng một ngọn sóc phong nổi dậy, thổi ào ào chung quanh, ngọn gió không mãnh liệt lắm, nhưng hễ chạm tới thì rát bỏng… Khiến cả hai quỷ đều la lên ối, ối, ôm đầu muốn chạy trốn. Gã Tật Hành thì nhảy vội xuống một chiếc hố đất sâu, còn lão già vội chui tọt vào thân rắn, rồi quăng mình xuống núp nơi phía sau cổ miếu…

Thì ra ngọn sóc phong nóng bỏng đã phát xuất từ nơi Cuồng Huệ ngồi thiền.

Sau khi lưu ý nghe một hồi hai quỷ cãi nhau, y thấy lạt phèo vô vị, nên lại lặng lẽ nhập con thiền quán.

Lần này, y lại nảy ý muốn đưa mảnh trăng tâm nguyệt luân về luân xa phía trái ngực… Mảnh trăng cùng chữ úm lại hiện lên rực rỡ, rồi xoay tít. Nhưng luồng hỏa luân cùng phong luân lại nổi lên rào rạt trong người… Y kiên trì hơn những lần trước, cứ tiếp tục quán chiếu cùng niệm thầm chữ úm. Quả nhiên, những luồng gió nóng mỗi lúc mãnh liệt không những trong người y, mà ngay cả bên ngoài thân y, ngọn sóc phong nóng rát cũng thảng thốt nổi lên ào ào, khiến hai quỷ kia phải chạy trốn.

Tuy nhận thấy luồng hỏa luân và phong luân như sắp có thể đốt cháy cùng thổi nát thân mình, nhưng Cuồng Huệ vẫn cố cắn răng chịu đựng và tiếp tục quán chiếu. Y nhẫn chịu như vậy được một hồi khá lâu, nhưng đến một lúc như không chịu nổi được nữa, y đành ngưng lại rồi từ từ xả định… Ngẩn ngơ một hồi, y lấy tay sờ mình mẩy xem còn nguyên vẹn không, thấy chưa có thương tích gì, nhưng mồ hôi vã ra như tắm, quần áo ướt sũng như vừa lội ở dưới nước lên… Y nghĩ thầm có lễ những giọt mồ hôi này đã giữ cho thân xác mình khỏi bị đốt chăng?

Y đưa mắt nhìn quanh, thấy đám cỏ y ngồi bị cháy xém, và mấy bụi cây gần đấy cũng tả tơi cháy úa… Y cảm thấy một nỗi bàng hoàng khó tả, nửa như vui mừng rộn rã, nửa như cay đắng tuyệt vọng… Y lẩm bẩm: “Không biết mình bước tới cái gì đây?… Có thể rằng mình đã làm xuất phát nổi một thứ hỏa tam muội nào đó. Có thể đốt cháy tan tành cả thân căn mình cùng cảnh vật chung quanh. Mà mình thì cũng còn nhát gan nên cứ ngừng lại… Hỡi ơi! Con đường tu hành quả thực khó khăn, có những lúc hình như cứ phải nhảy vào lửa… Nhảy vào lửa, nhảy vào lửa… Liệu mình có đủ gan lỳ không? Tiếc thay, là chính lúc này, mình lại chẳng có ai mà hỏi cả…”

Y tần ngần hồi lâu, rồi thẫn thờ đứng dậy… Lúc này, trời đã lờ mờ sáng… Y bỗng dưng cảm thấy như cần muốn nhìn bộ mặt của vị nhị sư huynh Thạch Sanh. Nhìn nét mặt thành khẩn trầm lặng, như quên mình và lúc nào cũng sẵn sàng chấp nhận việc vất bỏ thân xác… Lúc đó, y nhận thấy rõ ràng quả thật vị nhị sư huynh này cao cường hơn y… Khi y về tới rừng trúc, thì trời đã sáng, và Thạch Sanh vẫn ngồi lặng lẽ, chìm đắm trong câu niệm Phật, với chuỗi tràng hạt nơi tay…

Suốt ngày hôm đó, mặc cho Càn Thát Bà nói chuyện bi bô với gã đồng tử, Cuồng Huệ cứ đi thơ thẩn khắp khu rừng trúc, tâm trạng bần thần bứt rứt…

Y nghĩ thầm rằng trong cái pháp giới này, có quá nhiều việc mà mình không hiểu nổi… Ngay đến một ngọn lửa nổi lên trong thân tâm mình, mà mình cũng không hiểu nổi, còn nói chi đến những chuyện ở ngoài hay ở xa xôi.

Y cảm thấy phiền muộn do dự nên cứ đi thơ thẩn… Nhung tới lúc xế trưa, y tới chỗ gốc cây nơi Thạch Sanh ngồi… Y ngồi ghé ngay bên cạnh chàng trong giây lâu, rồi bỗng dưng, giơ tay nắm chặt bàn tay đang lần chuỗi của chàng, khẽ gọi:

– Nhị sư huynh… nhị sư huynh.

Lạ thay, y vừa nắm lấy bàn tay Thạch Sanh thì thấy người như thay đổi, những nỗi phiền muộn như vơi hẳn đi… Thạch Sanh từ từ mở mắt:

– Hiền đệ… hiền đệ có gì cần không?

– Cũng không… có gì cần… Chỉ muốn nhìn… và nắm tay sư huynh thôi…

Hai người cùng mỉm cười, ngồi nhìn nhau giây lâu. Cuồng Huệ bỗng hỏi:

– Nhị sư huynh, không biết những lúc như thế này… trong thâm tâm… không biết nhị sư huynh có mong ước điều gì không?

Thạch Sanh ngập ngừng:

– Có lẽ…tiểu huynh cũng chỉ mong ước vậy thôi… Mong ước chóng được gặp Ngài Long Thọ và thỉnh được bộ kinh pháp bảo đem về làm bóng mát cho trần gian. Khiến cho trần gian này bớt nỗi khổ ải… Không hiểu sao… tiểu huynh cứ hay bị ám ảnh bởi cảnh tượng chiếc cầu Nại Hà cùng biển nghiệp lực…

– Nhưng không biết nhị sư huynh có mong ước gì… riêng cho mình không… cho con đường tu hành của nhị sư huynh?

– Có lẽ… tiểu huynh không mong ước gì riêng cho mình… Nhưng nghĩ cho kỹ, thì trong thâm tâm, tiểu huynh cũng mong ước một điều…

– ?!

– Là… được nhìn thấy Đức Phật, diện kiến Đức Phật, Đức cồ Đàm Mâu Ni… Tiểu huynh mong ước như vậy, nhưng cho đến nay, vẫn chưa nhìn thấy Ngài…

– Trong khi ngồi niệm Đức Đại Phù Đồ, nhị sư huynh… có thấy cảnh giới gì… khác lạ không?

– Thường khi… thì tiểu huynh hay thấy hai hàng cây đẹp lắm, cành lá đều như làm bằng ngọc xanh biếc. Và một chiếc ao rộng mênh mông, nước trong vắt và dưới đáy toàn là cát vàng cả… Rồi… ở trên ao đó, có một chiếc bửu tòa lớn lắm, toàn bằng thất bảo lóng lánh chói ngời… Nhưng ở trên bửu tòa ấy… vẫn chưa thấy có Đức Phật ngồi… hoặc đứng… Nhưng có lẽ Đức Phật đứng thì đúng hon…

– Sao nhị sư huynh biết là Đức Phật đứng?

– Tiểu huynh nghĩ vậy… là vì một đôi khi… tiểu huynh có nhìn thấy đôi bàn chân trần của Ngài hiện ra trên bửu tòa… Hoặc có khi nhìn thấy một bàn tay của Ngài xòe ra và chúc xuống, như từ trong một đám mây thỏ ra vậy. Nhưng chỉ được đến đó thôi, chưa thể nhìn thấy thân Ngài được… Và khổ một nỗi… là mỗi khi được như vậy… thì lại như có một đám mây đen, hoặc một bóng người… hiện ra che lấp đôi chân hoặc bàn tay đó… khiến mờ dần đi… Chắc là, tiểu huynh còn một rớt nghiệp chướng nào đó nặng nề… Tiểu huynh lần lần nghĩ như vậy, thấy rằng nghiệp duyên là như vậy, nên cũng không thấy buồn rầu… Bây giờ, bây giờ, tiểu huynh chỉ mong ước thỉnh được bộ kinh pháp bảo thôi…

Cuồng Huệ ngồi lặng người một hồi lâu. Rồi y thong thả kể lại cho Thạch Sanh những chặng đường thiền quán của y, rồi kết luận:

– Tiểu đệ thực là phân vân quá… chưa biết nghĩ sao?

Thạch Sanh trầm ngâm:

– Hiền đệ noi theo một đường tu cheo leo nhiều hiểm trở… Tiểu huynh quê mùa ít kiến thức, cũng không biết góp ý kiến gì!… Nhưng đôi khi… tiểu huynh trộm nghĩ rằng một kẻ, khi đã dấn thân vào con đường tu hành, thì cứ nên coi thân mình… như mây như bóng mà thôi… Cứ coi như một chiếc lá bay… (giọng trở nên thiết tha)… Không hiểu sao và tiểu huynh cũng không dám nói ra, nhưng tiểu huynh linh cảm rõ rằng… mình là một thứ gì bất tử, không thể nào chết được… Là vì dù mình có bỏ thân này… thì rồi lại có một thân khác ngay. Không lúc nào là chẳng có thân cả, và thân ngày càng tốt đẹp sáng rỡ… Vả lại, ngã Phật từ bi, nên chẳng bao giờ Ngài bỏ những kẻ tận tụy thành khẩn đâu…

Nói xong thì hai người im lặng nhìn nhau, như trong một niềm giao hòa đồng điệu mênh mang. Ngồi bên nhau suốt một buổi chiều, không nói thêm một lời nào nữa…

Chiều hôm đó, Cuồng Huệ lại lặng lẽ đi sang cổ miếu vừa đi vừa nghĩ: “Lời nói của nhị sư huynh thật là chí lý. Phải coi cái hình hài này như mây như bóng. Coi như chiếc lá bay… Dù có bỏ thân này, thì lại có một thứ thân khác, rất có thể tốt đẹp hon. Và cũng có những cảnh giới mới lạ, mà mình thì thích coi các thứ cảnh giới…. Đúng rồi, pháp giới này phải là như vậy, không thể khác được… Nhưng có điều là phải làm thế nào, để giữ được ký ức liên tục, cho khỏi quên mới được…” Tuy vừa đi vừa suy nghĩ như vậy, nhưng y vẫn nghe thấy tiếng thở phì phì cùng tiếng sột soạt của mãng xà bỏ theo sau. Song y cũng chẳng lưu tâm tới.

Lúc y vừa ngồi xuống nơi dưới tàng cây cách xa cổ miếu, thì mặt trăng cũng vừa ló lên ven trời. Chiều nay, mặt trăng đầy hơn, đẹp hơn đêm trước, khiến y ngồi nhìn ngắm một hồi… Y cảm thấy pháp giới này thật là thênh thang và tâm ý của y cũng thênh thang… Từ khi nói chuyện với Thạch Sanh, y thấy như tiêu dung được cái lòng mong cầu gấp gáp, thấy cõi lòng thật thong dong không còn gì e ngại. “Mình đã là một thứ gì bất tử, không có cách chi chết được, và không lúc nào không có thân, thì còn gấp gáp nỗi gì, e ngại nỗi gì?… Thế nào rồi trước sau, mình cũng tới được nơi bến bờ mong mỏi.

Trước sau rồi cũng tới. Không thể khác được…” Vừa ngắm nhìn mặt trăng, y vừa nghĩ thầm rằng một ngày kia, chắc chắn là y sẽ tỏa nổi vầng trăng tâm nguyệt luân trở thành cao rộng để chụp lên mặt trăng kia, hoặc là ngược lại, y sẽ có thể hút hay nuốt mặt trăng kia vào nơi tâm nguyệt luân… Y linh cảm thấy rằng pháp giới lung linh này với thân tâm mình có lẽ chỉ là một, không khác.

Y sửa soạn nhập cơn thiền quán. Lần này, y quyết tâm sẽ đẩy mạnh những luồng gió lửa bùng lên cho đến kỳ cùng, chứ không ngừng lại nửa chừng… Đe coi xem thân xác này có bị đốt cháy tan tành hay không? Dù có bị đốt cháy thì cũng đành. Chỉ có một thoáng ý nghĩ làm y bịn rịn. Là nếu bị đốt cháy, thì bị chia tay với Thạch Sanh… Nhung không hiểu sao y lại rất tin ở lời nói của chàng. Nhị su huynh đã chẳng khuyên y là phải coi thân mình nhu mây nhu bóng sao? Lại cỏn nói thêm rằng ngã Phật từ bi không hề bỏ những kẻ thành khẩn. Nên y chẳng bịn rịn gì lâu, và quyết tâm đi tới.

Y từ từ rút từ bọc ra một con dao sắc nhọn, rồi “thong dong” đâm phập mũi dao vào đùi phải. Định tâm tay sẽ giữ cán dao ấn lần lần sâu trong cơn thiền quán, để giữ cái tâm không lùi bước. Lạ thay! Nhát dao đâm khá sâu, mà y cũng chẳng thấy đau đớn gì… Y bèn đưa vầng trăng cùng chữ úm hiện lên rõ ràng nơi cổ họng và đứng lặng sáng ngời. Y quán như vậy một hồi lâu để thấy thân mình như nhòe vào hư không… Rồi mới từ từ đưa xuống tâm nguyệt, và khiến vầng trăng cùng chữ úm xoay tít. Nhưng luồng lửa cùng gió nóng lập tức thổi lên rào rạt trong người y, thổi ào ào rát bỏng cả cảnh vật chung quanh như lần trước. Y lại cảm thấy thân xác như sắp bị đốt cháy và thổi nát tan tành. Nhưng y quyết tâm không chịu ngừng lại, và tay y vẫn nắm chặt chuôi dao từ từ ấn sâu vào thịt đùi… Lần lần, thân tâm y như thấy biến thành một trái tinh cầu lửa đỏ, xoay tròn với một tốc độ khủng khiếp, làm phát ra vô vàn những vì sao lạc, cùng vô vàn những luồng hỏa luân và phong luân, tưởng chừng như có thể đốt cháy tiêu hoại cả pháp giới này… Ấy thế mà thân xác y hình như vẫn còn, chưa bị đốt tan tành, và vẫn còn ngồi đó…! Thực là lạ thay cho cái sức của Tâm. Hình như khi một người đã trưởng dưỡng được tâm mình đủ lớn rộng, đủ mãnh liệt, thì lửa cũng không đốt nổi, nước cũng không nhận chìm nổi, và gió cũng không tàn phá nổi. Huống hồ là trong trường hợp này của Cuồng Huệ, lửa ấy cùng gió ấy lại khởi lên từ chính cái tâm lực của y..! Trong lúc này, thì ra y đã đắc được một môn tam muội gọi là Phong Hỏa Luân Tam Muội, nhưng chính y cũng không biết được điều đó. Chỉ nghĩ rằng mình đã đạt được tới một trạng thái kỳ diệu, kèm theo một thứ quyền năng nào đó…

Y vẫn tiếp tục quán chiếu nhu vậy rất lâu, có thể đến hai trống canh, mỗi lúc mỗi thấy vững vàng hon, mặc dầu chỗ ngồi của y đã biến thành một vũng nuớc nhỏ… Sau cùng, y từ từ xả định, nhung vì dụng tâm khá lâu, nên vừa buông tâm ra, là y ngã gục xuống, nhu ngất lịm… Nhưng chỉ lịm đi giây lát.

Khi y mở mắt ra, thì thấy có ai đưong nâng mình dậy. Y nhận ra là ông già áo trắng mà y đã thấy tối hôm trước trên mái miếu… Đỡ y ngồi dậy rồi, lão già liền xụp xuống lậy:

– Tiểu nhân này… xin đa tạ… đa tạ cao nhân…

Cuồng Huệ ngẩn ngơ:

– ơ hay, tôi có làm gì đâu… có giúp gì cho lão…

Lão già vội đứng lên, chỉ tay ra phía sau. Cuồng Huệ nhìn theo thì thấy mấy thân cây lớn đều bị cháy xém cả một khúc lớn giữa thân cây, và thân con mãng xà cũng nằm chình ình dưới gốc cây, cả đầu lẫn cổ đều bị cháy đen…

Cuồng Huệ thẫn thờ:

– Chao ôi! Tôi đâu có ngờ như vậy, đâu có ngờ đã làm chết một sinh mạng… Thôi chết rồi, chết rồi…

Rồi y bỗng đứng vụt dậy, chạy tìm kiếm khắp tất cả những lùm cây bụi rậm chung quanh đó… Nhưng cũng may là không thấy thêm một xác muông thú nào nữa, vì có lễ chúng đã kịp thời chạy trốn cả rồi… Vả lại, trong cơn định, tuy y có cảm tưởng luồng lửa có thể tiêu hoại cả pháp giới, nhưng trên thực sự, chỉ làm cháy xém cây cỏ trong vỏng chừng ba trăm thước thôi. Y bần thần trở lại chỗ cũ nói:

– Xin tạ lỗi cùng lão trượng, tôi thực sự không ngờ…

Lão già cuống quýt xua tay, chưa kịp nói gì, thì đã nghe có tiếng reo hò ầm ỹ… Thì ra Càn Thát Bà cùng gã đồng tử, không biết đã núp từ lúc nào trong một bụi cây ở xa, nay đã nhảy ra, và xăm xăm chạy tới, vừa chạy vừa reo hò. Hắn chỉ mặt Cuồng Huệ, la lối:

– Ngươi đúng là quân tệ bạc, cứ tâm ngẩm tầm ngầm khiến ta suýt nữa bị cháy xém cả chỏm tóc… (chỉ lão già) ơ hơ, lão này là ai vậy?

Lão già vội nói:

– Tiểu nhân chính là tinh mỵ của mãng xà… và vị cao nhân đây đã dùng một thứ lửa gì đó… đốt cháy xác phàm của tiểu nhân…

Càn Thát Bà hấp háy nhìn chiếc xác rắn khổng lồ:

– ơ hơ, thế là hỏng. Đã gọi là tu hành… mà lại còn đại khai giới sát… Nhưng được cái là y chưa hề thọ giới, lại thêm y cũng vô tình nữa… Này, thế lão định đến bắt đền y hay sao?

Lão già lại xua tay lia lịa:

– Không,… đâu có bắt đền… Chỉ là tại tiểu nhân. Tiểu nhân đã không muốn chạy trốn, lại tự ý muốn đến thật gần. Thật gần để bị đốt cháy, để thoát cái thân này… Quả nhiên, quả nhiên là như vậy, nên tiểu nhân muốn lạy chào đa tạ vị cao nhân này…

Càn Thát Bà khoái chí cười hăng hắc:

– Cao nhân hả?… Y thực ra cũng chẳng cao lắm đâu. Chỉ vừa vừa thôi, y còn là em út của ta… Nói cho đúng, thì bọn ta đều là cao nhân cả, mỗi đứa cao một cách… À này, nhưng tại sao lão lại muốn bị đốt cháy?

– Chẳng giấu gì lão cao nhân, tiểu nhân mang cái thân rắn này lâu quá rồi, lúc đầu thì cỏn thấy thinh thích nhưng dần dần thấy chán quá… Nào có còn ai lễ lạy cúng dường gì đâu!?… Chỉ thỉnh thoảng mới bắt nuốt được một con thú rừng, còn ra thì nuốt toàn cóc nhái cả… (lão tủi thân lại khóc). Nên lần lần, tiểu nhân nảy ra cái ý không ưa sống nữa, mà ưa chết đi cho xong. Ưa chết đi để đầu thai thân khác…

– Sao? Ta thật không hiểu. Lão cũng ưa chết ư? Sao lại có nhiều thằng ưa chết thế nhỉ?… Nhưng này, thế lão định đi đầu thai ở đâu? Làm thân gì?

Lão lại càng mếu máo:

– Tiểu nhân cũng chua biết nữa. Tiểu nhân cũng lo ngại nữa, nửa mừng nửa lo ngại. Chả là tiểu nhân đã nhận được lệnh của truyền tống quỷ rồi, bảo phải về hầu Đức Thập Điện Diêm Vương để ngài định đoạt…

Càn Thát Bà sốt tiết:

– Thế nhưng chính lão thì thích thân gì, ước mong được thân gì?

– Tiểu nhân thực ra cũng chưa biết rõ… Xưa kia, tiểu nhân thấy trong kinh sách nói rằng có loài chư thiên sung sướng lắm, chẳng phải làm ăn gì cả, suốt ngày chỉ rong chơi ca hát thôi. Nhưng không biết có đúng không… Vả lại, tiểu nhân nghĩ chắc mình chưa làm nổi cái đó… Nên có lẽ tiểu nhân chỉ ước mong được trở lại thân người thôi…

Càn Thát Bà tròn mắt:

– Lão thật là ngu quá cỡ… Làm người thì phải ngồi trong bào thai, chật thấy mẹ lại hôi tanh bầy nhầy… Ta thật không hiểu lão thích làm người để làm cái gì? Và có gì là sướng, lão hãy kể nghe…

Lão kia gãi gãi đầu:

– Bây giờ… thực tình, tiểu nhân cũng chẳng biết nghĩ sao? ! Chỉ mang máng nhớ chút ít về kiếp trước, được làm người, rồi lại đi xuống tóc làm tăng… Có nhiều người cúng dường, hoặc có kẻ lễ xì xụp… Nhưng không biết… Ngài Thập Điện Diêm Vương có…

Lão chưa dứt lời thì Càn Thát Bà đã chu chéo ầm ỹ… Cũng may là lúc đó, Thạch Sanh đã tới từ lúc nào không hay. Chàng bỗng lên tiếng:

– Lão trượng chớ nên có những ý nghĩ như vậy… Từ đây, lão trượng chớ nên nghĩ quanh quẩn nữa, chỉ nên chuyên tâm niệm câu: “Nam Mô Đại Phù Đồ Phật, ngã Phật từ bi.” Nhất là lúc đứng trước Ngài Thập Điện. Lão trượng nhớ lấy, thì rồi lão trượng sẽ được trở lại làm người. Và rồi, nếu có cơ duyên được thí phát xuất gia, đừng bao giờ mang cái tâm mong thích người cúng dường, hoặc người lễ lạy và tôn vinh. Vì cái đó tổn phước lắm… Xin lão trượng nhớ lấy. Đừng nghi ngại và đừng sợ hãi… Bần tăng cũng sẽ cầu nguyện cho lão trượng…

Bỗng có tiếng khóc thét lên nức nở. Rồi có người chạy ào tới, níu lấy gấu áo Thạch Sanh, khóc nấc lên từng hồi, không nói được nên lời… Thì ra gã Tật Hành quỷ… Lão già nói:

– Đây là gã Tật Hành quỷ, kiếp trước tu chung chùa với tiểu nhân.

Gã kia, vốn lẻo mép là vậy, nay mới lắp bắp:

– Nhưng tiểu nhân vẫn còn bị cái thân quỷ này, chưa bỏ được…

Thạch Sanh gỡ nhẹ tà áo, rồi nói:

– Bần tăng chẳng có kiến thức gì nhiều. Nhưng trong pháp giới này, đối với những kẻ còn nặng nghiệp, tiểu tăng biết chắc rằng chỉ có một cách đó là hoàn hảo để chuyển nghiệp thôi… Vì trước kia… tiểu tăng cũng là một kẻ nặng nghiệp… Mong hai vị nhập tâm điều đó, thì rồi sẽ được như ý sở cầu…