TRANG TÔN KINH
HUYỀN HOẶC
TẬP II
Tịnh Liên Nghiêm Xuân Hồng

 

Một lời tựa rất ngắn

Hoa nắng không phải là nắng hoa
Hoa trăng không phải là trăng hoa

Nhìn hoa nắng, ngắm hoa trăng, có lúc khởi bao nhiêu nghi tình về thực tại lung linh này.

Nghi tình không phải là tình nghi.

Cho nên trong ánh nắng, dưới ánh trăng, vắng bặt tri kiến điên rồ của nhân thế.

Hãy nghe một bài thơ của Nguyễn Du

Minh nguyệt chiếu cổ tỉnh
Tỉnh thủy vô ba đào
Bất bị nhân khiên xả
Thử tâm trung bất dao
Túng bị nhân khiên xả
Nhất dao hoàn phục chỉ
Trạm trạm nhất phiến tâm
Minh nguyệt cổ tỉnh thủy

Tạm dịch mơ hồ:

Ánh trăng soi xuống giếng xưa
Nước không gợn sóng cho vừa lòng trăng
Không người lôi kéo lăng nhăng
Thì lòng trong vắng ví hằng giếng xưa
Lỡ ai khuấy động đong đưa
Xôn xao giây lát lại vừa lắng yên
Tấm lòng lặng lẽ như nhiên
Trăng xưa giếng cũ một miền hoa nghiêm

Hoa nghiêm là chốn trăng và nắng đi về không dấu vết, nhưng kết thành hoa: Hoa-Đốm-Giữa-Trời (dịch chữ của Tuệ Sĩ, và tình yêu của Tuệ Sĩ). Hoa-đốm-giữa-không-hư. Từ tâm tư đó phát khởi tình yêu và đại nguyện (tức Đại-bi-tâm).

Thế gian ly sanh diệt
Do như hư-không-hoa
Tri bất đắc hữu vô
Nhi hưng đại-bi-tâm
(Kinh Lăng Già)

Sự không sinh cũng không diệt là hiện tượng của tình-yêu-không-bờ-mé. Một niệm khởi đi là trùng trùng duyên khởi. Do bởi ánh sáng của hoa nắnghoa trăng kết tập nên thế giới lung linh huyễn mộng:

Tất cả Phật như bóng
Các Pháp đều như vang
(Hoa Nghiêm – Phẩm Nhập Pháp Giới)

Hỡi ơi, như bóng, như vang, như mộng, mà không phải là vang bóng, hay bóng vang. Cho nên Thiện Tài Đồng Tử học nói. Lúc xướng chữ A thời nhập Bát-Nhã-ba-la-mật-môn là vô-sai-biệt-cảnh-giới. Lòng không ở mà ở. Không ở thì vô-sở-trụ. Ở thì huyễn-trụ. Cái ngụ ý của kinh thật là huyền hoặc.

Cho nên tiểu thuyết đặt tên là Trang Tôn Kinh Huyền Hoặc. Cái đặc biệt là trong sự huyền-hoăc-mơ-hồ-đến-hồ-đồ-bỡn-cợt kia lại mở ra và khép lại bằng một lời-kinh-kỳ- bí-đến-nghiêm-trang. Chiếc thang của mỗi truyện là mỗi tờ giấy trắng chữ đen. Chiếc thang của giấy mực lại là cỏ cây hoa lá chốn rừng xanh núi biếc. Và chiếc thang của tâm linh ngoi mãi nơi bùn lầy để bước vào đóa hoa sen kỳ lạ: hoa nghiêm.

Phải chăng tác giả Nghiêm Xuân Hồng muốn người đọc, đọc lại thơ Nguyễn Du, đọc lại lời kinh xưa chưa hiển lộ. Đọc lại lòng mình, tâm tư mình, không vang bóng, chẳng bóng vang. Cái tâm của như-lai-chân-diện-mục. Tác giả muốn đục bỏ mọi giả-hiện-của- thế-gian, để phát khởi đại bi-tâm.

Cho nên có Thạch Sanh thì phải có Long Cuồng Huệ. Có Long Cuồng Huệ thì có Càn Thát Bà. Có Càn Thát Bà lại có Phi Ly và tất cả. Có tất cả phải xoay quanh công chúa Mỵ Ê là bóng của hoa. Bóng của hoa là nắng, hình của hoa là trăng.

Giữa Hoa Nắng và Hoa Trăng là câu chuyện tình Trang Tôn Kinh Huyền Hoặc.

Hoa nắng màu vàng
Hoa trăng màu vàng

Trang Tôn Kinh Huyền Hoặc hình như cũng màu vàng. Tất cả mọi màu vàng của hoa đều là Bát Nhã.

uất uất hoàng hoa
vô phi bát nhã

Hỡi ơi:

hành thâm bát-nhã-ba-la-mật-đa thời
chiếu kiến ngũ uẩn giai không
độ nhất thể khổ ách…

Tường Vũ Anh Thy
San Jose, giữa mùa mưa tháng 3/89

 

TRANG TÔN KINH

Nghiệp duyên duyên nghiệp trùng trùng
Duyên non nghiệp biển mịt mùng cố hương
Trang kinh mở với vô thường
Nhập trong pháp giới cúng dường hoa nghiêm
Hoa môn diệu ý bao miền
Huyễn sinh huyễn tử đảo điên cõi người
Đêm đêm vọng tiếng trăng cười
Cánh chim báo mộng giữa trời âm vang
Trái tim chuyển đỏ sang vàng
Tấm thân máu lệ ngỡ ngàng nhớ nhung
Vời trông mặt nước chập chùng
Bóng mây vạt nắng một vùng hoa trăng
Ở bên kia giải sông Hằng
Lời kinh văng vẳng nghe bằng tâm hư
Có không không có là dư
Cảnh như huyền hoặc thoảng như bóng đời
Sinh ra ta đã là người
Một câu chuyện ngữ sáng ngời thế gian.

Tường Vũ Anh Thy

Lược dẫn những hồi trước:

Đây là kể lại câu chuyện mộc mạc đơn sơ của mấy Đại quái đam mê lạc lõng vào thế giới của Kinh, thế giới mịt mùng của tâm thức.

Thạch Sanh vốn kiếp trước tên là Mạn Thù Đồng Tử, và là đệ tử của Đức Quán Thế Âm. Nhưng vì trong một phút buông lung say rượu, lỡ tay đánh cháy mất bộ kinh Pháp Bảo Du Hý Thần Thông Biến Hóa Kinh, nên bị đọa xuống làm một anh tiều phu xấu xí thực thà… Rồi do cơ duyên run rủi, đi xuống âm cung tạ lỗi cho nàng công chúa Mỵ Ê, dọc đường được thấm mấy giọt hào quang của Ngài Địa Tạng, nên được trở về dương thế, nhưng phải xuống tóc làm sa môn đi sang Tây Trúc thỉnh bộ Kinh Du Hý Thần Thông.

Lúc sống lại, gặp Long Cuồng Huệ và Càn Thát Bà đương đi ta bà dưới nhân gian. Cuồng Huệ vốn là rồng miền Hương Thủy Hải, nhưng vì đọc được một câu kinh trên vách đá, nên bàng hoàng muốn đi để tìm hiểu ý nghĩa lời kinh đó… Còn Càn Thát Bà vốn là nhạc thần trên trời Dao Lợi, nhưng bị lưu đày xuống nhân thế… Hắn vốn say mê âm thanh nên muốn đi để tìm những Diệu Âm…

Cả ba vượt biển sang Tây Trúc thì dọc đường, gặp nạn nữ quỷ La Sát Vương… Tình trạng trở thành nguy ngập thì bỗng có vị cao nhân tấu một bản đàn Huyền Âm Khúc giải cứu bọn Thạch Sanh…

Quyển hai này tiếp tục lộ trình của ba người đó…

 

HỒI XI

Thạch Sanh tu bổn tâm vô lượng
Cuồng Huệ nghe cười gặp Phi Ly

Khi nữ yêu đi rồi, Thạch Sanh tuy được cởi bỏ màng lưới hào quang, nhưng vì quá kiệt sức, chỉ đành ngồi bệt, dựa lưng vào vách đá cửa động… Càn Thát Bà đã đứng lên được, đương mải co chân duỗi tay, lắc lư chỏm tóc và nhảy lò cò, miệng vẫn không ngừng lầu bầu chửi rủa.

Riêng Cuồng Huệ, khi nhìn thấy viên ngọc như ý sáng quắc nằm trên mặt đất, y vội cúi xuống nhặt cất ngay vào bọc, rồi co cẳng chạy miết ra phía rừng, nơi phát ra tiếng đàn kỳ diệu… Nhưng tất cả vắng hoe, không một bóng người. Ngay đàn nữ quái đông đảo cũng bỏ trốn mất dạng. Y vội phi thân lên một ngọn cây lớn để nhìn ra xa. Cũng chỉ thấy núi đá lởm chở, những rặng thông rì rào; và sóng biển nhấp nhô xa tắp…

Tần ngần giây lâu, y nhảy xuống, lững thững về cửa động, tự nhủ: “Lại lỡ một dịp nữa rồi! Đây chắc hẳn là một cao nhân giải cứu cho bọn mình. Chỉ mấy tiếng đàn mà làm tiêu dung bản lãnh đại nữ quái! Thế mới biết vòm trời này mênh mang thật, mình chỉ là con ếch ngồi đáy giếng… Có thể là một Bồ Tát lớn! Trời hỡi Trời! Neu không gặp được mặt vị đó, thực uổng một kiếp! Nhưng tuyệt mù tăm tích, làm sao gặp được!… Làm sao gặp được”.

Chợt ngọn gió nhẹ thổi tới, một mảnh giấy vàng khè bay ngang mặt y. Y lẹ tay, chộp ngay mảnh giấy, thấy có mấy chữ viết bằng than, nét mềm mại như chữ đàn bà:

“Quỳnh Nhi tấu bản Huyền Âm Khúc”.

Y thẫn thờ, lẩm bẩm “Quỳnh Nhi! Quỳnh Nhi! Tên gì lạ vậy! (Y chợt nhớ lại ngày Thạch Sanh nhờ y tới bến Hương Bình, tìm một người ca kỹ hình như cũng tên là Quỳnh Nhi…) Không lẽ, không lẽ lại là người ấy…”

Tay cầm tờ giấy, y bước vội về cửa động. Càn Thát Bà đương ngồi trên một phiến đá, tay cầm chiếc kéo nhỏ, cắt đứt chỏm tóc. Hắn lầu bầu:

– Hừm! Chỏm tóc này quý lắm, nhưng đã nhuốm sặc mùi hôi tanh của hai con nữ quái, nên phải cắt đi, cắt đi.

Mặt mũi hắn hấp háy, lại cụt mất chỏm tóc, trông rất tức cười… Hắn giật lấy mảnh giấy, đọc rồi lẩm bẩm:

– Hừ! Quỳnh Nhi… Quỳnh Nhi… là ai vậy? Hừ, chắc là một tên đàn bà… Hừ, hết đàn bà này lại đến đàn bà khác thì bố ai biết đường mà mò… Het Ba Văn Mật Đa lại đến Quỳnh Nhi… Nhưng, nhưng… (hắn chợt đổi giọng vì sợ phạm tội bất kính) chắc là một vị cao nhân nào muốn hý lộng bọn mình đây…

Cuồng Huệ nhìn Thạch Sanh:

– Nhị sư huynh, không biết có phải Quỳnh Nhi ấy không? Quỳnh Nhi ở bến Hương Bình ấy mà…

Càn Thát Bà chu chéo:

– Ôi chao! Hai đứa bây hễ cứ nghe đến tên đàn bà là lại rối rít cả lên, điên đảo nghĩ ngang nghĩ dọc. Het rơi vào tròng đứa này, rồi lại sa vào bẫy đứa khác… chẳng bao giờ hết được… Ben Hương Bình thì ở cách xa đây hàng bảy, tám ngàn dặm, mà con nhỏ hát xẩm ấy thì làm sao có thần lực quảng đại thế được…

Thạch Sanh thều thào:

– Tiểu huynh cũng không biết…

Tuy miệng nói vậy, nhưng trong lòng không khỏi khởi lên một tia hy vọng, nghĩ rằng có lẽ nàng ca kỹ ấy đã đi theo ngài Ca Lặc Ca tôn giả.

Vì Thạch Sanh bị tổn thương trầm trọng, gần mất hết thịt ở hai bên đùi, nên ba người nghĩ chắc phải nán lại đảo Qua Oa một thời gian để chàng dưỡng thương.

Càn Thát Bà cùng Cuồng Huệ đã đi sâu vào lục soát phía sau động. Động rất rộng rãi, nhưng chỉ có một chiếc giường lớn bện bằng lá cây đẹp đẽ, mấy chục tấm vải lụa, nhiều da thú đã phơi khô, ba, bốn cái xác đàn ông đã được ưóp khô và nhiều chỗ thịt đã bị cắt ra dở dang chắc là làm đồ ăn cho nữ quái chúa…

Mùi thịt xông lên tanh ngỏm nồng nặc. Càn Thát Bà bịt mũi, xua tay loạn cả lên, lớn tiếng giục Cuồng Huệ vác hết cả ra sau núi, nhóm một mồi lửa thiêu hết trọi… Hai người ngồi xa, nhìn đống lửa xèo xèo cao ngất. Càn Thát Bà nói:

– Thế mới biết chư Phật khôn thật, và ăn nói đúng boong! Cứ hễ có thân máu thịt là hỏng rồi, là khổ rồi, hôi thối không chịu nổi. Khổ về bệnh tật thì cũng còn tạm chịu được, nhưng tanh hôi thì khó chịu lắm… Phải hóa sanh mới được… Như chú mày hóa sanh từ cỏ Linh Chi đấy… Như ta nghe nói xưa kia, ta thoát ra từ một cái bướu nơi đầu gối mẹ ta, vẫn chưa tốt mấy, vì vẫn còn dính vào đàn bà… Phải hóa sanh từ hoa sen, không dính líu đến đàn bà, mới thật tốt…

– Lời nói của sư huynh thực là cao kiến….

Càn Thát Bà cao hứng

– Này, này… ta nói nhỏ cho ngươi biết điều này nhé… Ta nhất định không tin rằng một vị Phật lại có thể xuất hiện từ nơi âm môn của một người nữ được…

– ?!

– Đấy, đấy, ngươi thử nghĩ xem… Cái cửa âm môn tanh ngòm và tối om ấy sao có thể làm phát hiện một vị Phật ngồi phóng hào quang và ung dung khẩy móng tay được….! Thực tối thậm vô lý! Nếu có một lão thầy chùa ngu xuẩn nào tin như thế, ta chống đối đến cùng.

– Đại sư huynh nghĩ vậy, thực là sâu sắc…

– Nhưng này, có một điều ta muốn hỏi ngươi từ lúc nãy. Nhưng ngươi chớ nói quanh co. Qua mặt ta không nổi đâu… Thế, thế tại sao ngươi lại nhận lời làm lễ thành thân với nữ quái?

– Chỉ tại đệ muốn nhị su huynh khỏi lâm tử và đi thỉnh kinh, đó là điều quan trọng. Còn thân phận của tiểu đệ, chẳng có gì đáng nói nhiều…

Càn Thát Bà gục gặc cái đầu:

– Cỗi nguồn của ngươi kỳ dị, nên căn cơ của ngươi cũng khó hiểu. Ta là đại sư huynh cũng thấy khó hiểu nổi ngươi… Ngươi hình như không bao giờ thấy sợ hãi lo lắng. Có lẽ ngươi cũng chẳng thấy bồng bột yêu cái gì, ghét cái gì, hoặc buồn cái gì, vui mừng cái gì? Ngươi giống như một tảng băng biết đi đứng ăn nói… Có khi rồi đứa nào cầm dao chặt tay ngươi, ngươi cũng chẳng thấy sợ, hoặc chẳng thấy đau gì mấy nổi?

Cuồng Huệ trầm ngâm:

– Sư huynh thực là tinh tế. Chính tiểu đệ đôi khi băn khoăn và tự hỏi như vậy… Chắc rồi tiểu đệ phải tự cầm dao đâm sâu vào đùi mình xem có thấy xao động gì không? – Này, này, ta mách cho ngươi biết điều này nhé. Ngươi ham tu thiền quán, và trên đường thiền quán, có một thứ bực gọi là Xả Niệm Thanh Tịnh Địa… Xả mà, xả hết mà. Xả hết mọi giác quan, giữ tâm bất động mà. Không còn thấy thất tình lao xao nữa, hình như cũng cóc cần thấy đau đớn… Hay là ngươi thiền quán đã tới mức đó rồi, mà chính ngươi cũng chẳng hay?

– Chưa chắc vậy, công phu của tiểu đệ còn nông… Nhưng tiểu đệ nghĩ đó là do cỗi nguồn hóa sanh nhiều hơn…

Thát Bà gãi đầu, nhưng cụt hứng vì mất chỏm tóc:

– Ờ, ờ… ngươi nói có lý… Nhưng này, ta hỏi thực nhé. Thế, thế lúc ngươi ngồi gần nữ quái, ngửi mùi thịt cùng son phấn sực nức, ngươi có thấy khấp khởi, rộn rực, động tình gì không?

– Tiểu đệ… thực tình không thấy xao động, không thấy động tâm… như ngồi gần một thân cây mà thôi…

– Thế… ngộ nhỡ ngươi phải động phòng với y thị theo lời hứa, rồi lại phải nhìn cửa âm môn của y thị hé mở ra, thì lúc đó, người tính sao? Liệu có động tâm không?

– Tiểu đệ cũng chưa biết, đến đâu hay đến đó… Nhưng có thể tiểu đệ vẫn không động tâm… vì hình như tiểu đệ cảm thấy mảnh hình hài của người nữ không có gì để chiêu dụ tiểu đệ. Nhu xua kia, ở miền Hương Thủy Hải, bọn long nữ rất nhiều, mà tiểu đệ cũng thấy thờ ơ….

– Thôi đi, thôi đi… Đừng có phách lối, đại ngôn quá đáng! Tại là ngươi chưa gặp đó! Ngươi thử gặp bọn thiên nữ xem… Cha, cha …. bọn này vừa xinh đẹp tuyệt trần, lại thêm giọng nói, giọng hát… thiệt là mê hoặc… Đen như ta đây, mỗi khi chúng cất tiếng hát, ta cứ phải chạy thật xa, rồi bịt tai lại…

Cuồng Huệ vẫn giọng trầm ngâm:

– Tiểu đệ thực tình không dám nói phách lối với đại sư huynh đâu. Có lẽ thực như vậy, vì cái cỗi nguồn hóa sanh của tiểu đệ… Tiểu đệ ngồi thiền quán, săm soi kỹ cái tâm mình, thấy hình như trước sau, đệ không mong cầu, không sở thích gì hết. Duy chỉ có một ý chí, cực kỳ mãnh liệt, là muốn biết thôi. Muốn biết cái bí ẩn của pháp giới này, và của chính mình… Cái biết đó, không hiểu có mang lại lợi ích không, nhưng đệ vẫn muốn biết, rồi hậu xét…

– Ờ, ờ… Có lẽ cái căn cơ của ngươi là vậy… Nhưng này, lúc trước, nữ quái nói rằng… khi ngươi nhìn thấy cửa âm môn của y thị hé mở, thì ngươi sẽ hiểu được bí ẩn của pháp giới. Không hiểu… không hiểu y thị lộng ngôn nói giỡn, hay muốn ám chỉ một ý nghĩa gì đây?

– Chính tiểu đệ cũng thắc mắc điểm này… tiếc rằng y thị đã phải bỏ đi. Câu nói của y thị chắc cũng có đôi chút ý nghĩa nào đó. Tuy là yêu tà, nhưng dày công tu luyện, và có kiến văn…

– Cũng có thể,… (hắn bỗng vò đầu, chu chéo) Nhưng ôi thôi,… không nói nữa… đau đầu lắm… Ta biết mà… Hễ cứ động đến đàn bà, là mọi sự đều rối loạn cả lên, chẳng biết đường nào mà mò…

Cuồng Huệ bỗng moi viên ngọc ra ngắm nghía:

– Đệ có nhặt được viên ngọc này, không hiểu nữ yêu dùng làm gì?

Càn Thát Bà hấp háy:

– Của nó hả? Ối,… chắc là nó vẫn còn lưu luyến chú mày, để lại cho chú mày làm duyên chứ gì!… Hôi tanh lắm, hôi tanh lắm… vứt nó đi cho rồi… À, à… nhưng không được… viên ngọc này lạ lắm… (hắn cầm lấy, đưa lên mũi ngửi)… không thấy có mùi yêu quái, lại nhiều hào quang quá… Ngay ở trên cõi trời Dao Lợi, ta cũng chưa từng thấy viên ngọc lạ như vậy. Không hiểu con quái ấy đã lượm được ở đâu, và để làm gì? Thôi, có lẽ quý vật đãi quý nhân… ngươi cứ giữ lấy…

Mặc cho đống lửa cháy, hai người lững thững về cửa động… Thạch Sanh vẫn nằm bệt dưới đất, đôi mắt nhắm nghiền, nhưng thần trí tươi sáng, và đôi môi lâm râm niệm Phật. Chàng như đắm mình trong cơn niệm Phật, không để ý gì đến ngoại cảnh. Từ khi nghe đến tên Quỳnh Nhi, tâm thức chàng lóe lên một tia hy vọng khiến chàng phấn khởi rất nhiều.

Thấy người chàng bê bết máu, Cuồng Huệ chạy kiếm một chiếc to lớn, ra sau động múc nước lạnh, trở lại rửa những vết thương ở đùi. Cũng may những vết thương không làm mủ. Rửa xong, y dùng đôi tay thần chà xát nhẹ nhàng nơi xương sống, rồi nắn bóp những khớp xương và gần bả vai, bụng và đầu gối. Khí lực của y cực kỳ mãnh liệt, nên một luồng hơi ấm dồn dập truyền sang người Thạch Sanh. Chàng mở mắt, mỉm cười héo hon:

– Đa tạ hiền đệ… tiểu huynh đỡ rồi…

Không hiểu nghĩ sao, Cuồng Huệ rút viên ngọc ra, lấy ngọc chà xát nhẹ nhàng những vết thương, rồi đặt ngọc vào trong miệng Thạch Sanh, bảo chàng ngậm miệng lại… Thì ra từ lúc y mang viên ngọc trong người, y đã nhận thấy có điều kỳ dị: viên ngọc tỏa ra làn thanh khí rất êm ả nhẹ nhàng, nhưng mãnh liệt, làm tan những phân vân khắc khoải, khiến y cảm thấy lâng lâng thanh thản như khi nhập những cơn thiền định rất sâu. Đồng thời, hình như tăng trưởng tâm lực của y khá nhiều. Y chợt nhớ lại cảm giác lâng lâng, khi y đứng nhìn vòm trời lung linh đầy sao trong tòa lâu đài giả hiện của nữ quái, cũng tương tợ cảm giác lúc bấy giờ, khi mang viên ngọc trong người… Y thầm nghĩ có lẽ nữ quái đã dùng viên ngọc này để làm phát hiện tòa lâu đài chăng, nhưng khốn nỗi y không biết cách sử dụng ra sao? Bây giờ, y mong muốn chữa lành vết thương cho Thạch Sanh, nên nẩy ra ý bỏ viên ngọc vào miệng người sư huynh…

(Thiết tưởng cần nói ít nhiều về những thứ bảo vật trong cái pháp giới mênh mang này. Quả thực, viên ngọc Biến Chiếu Như Ý Châu này là một bảo vật. Mà là một bảo vật cao quý nữa, một bảo vật của Đại Bồ Tát, thuộc quyền sở hữu của Vua Trời Đại Tự Tại.

Trên đại cương, có ba loại bảo vật: Thứ nhất là các bảo vật của người trần gian, thứ nhì là các bảo vật chư Thiên ở các cõi Trời, thứ ba là các bảo vật cực kỳ quý báu của các Đại Bồ Tát.

Các bảo vật của người trần thế, như: vàng, bạc, pha lê, ngọc trai, ngọc màu mã não, ngọc màu hồng… san hô… kim cương v.v… Vàng bạc đều là do đất mà phát sanh, vì Thổ sanh Kim. Do những trận hỏa luân cùng cường độ sức ép trong lòng đất, nên một phần địa đại cô đọng lại thành đá, rồi trở thành bạc hay đồng đỏ. Đồng đỏ sẽ trở thành vàng Pha lê cũng do đá mà ra, nhưng thường thấy ở những hang động sâu lớn. Ngọc trai thường được kết tinh ở trong những con trai biển, hoặc ở thân những con cá biển lạ. Ngọc màu hồng hay màu mã não cũng thường ở đá mà phát sanh. San hô phát sanh từ những thân cây lớn chết khô và ngâm lâu đời trong lòng biển cả. Kim cương cũng do đá, bị những trận hỏa luân mãnh liệt trong lòng đất ma sát và ép, nên trở thành kim cương…

Trong pháp giới mênh mang này, có nhiều cái lạ lùng huyền nhiệm lắm, do sức chiêu cảm mà hiển hiện từ chỗ vô hình tới chỗ hữu tướng. Giáo lý của chư Thế Tôn cốt nhắc nhở chúng sanh về những luật tắc chiêu cảm ấy, từ chỗ vô hình chuyển hiện thành hữu hình, rồi lại từ chỗ hữu hình tàn lụi tiêu dung trở về chỗ vô hình… Nhưng khốn nỗi loài người, cùng với đa số chúng sanh, từ vô lượng kiếp, quá tin ở đôi mắt thô kệch, ở đôi tay chỉ thích sờ mó nắm bắt, ở cái tâm trí luôn luôn thích nương trụ và hướng ngã… nên khó hiểu nổi những điều đó, và thấy khó tin, khó nhận…

Các khối báu vật của trần gian ấy, nằm trong lòng đất, nhưng không phải nằm một cách ù lỳ, trơ trơ bất động, mà đều có một sức tác động mênh mang của nó. Vì tất cả pháp giới này đều là quang minh kết tụ và dệt thành, nên tất cả đều phóng quang, đều có tác động cả… Trong mênh mang của trời đất, các khối báu vật ấy luôn luôn chiêu cảm làm phát hiện những vật khác. Chiêu cảm gì? Nó chiêu cảm và làm phát hiện Nước, phát hiện Thủy đại. Kim thường làm phát hiện Thủy… Vì thế, Kinh Lăng Nghiêm dạy rằng: Khi một người cầm trái bửu châu, mang phơi ra dưới ánh trăng, thì sẽ có nước chảy ra…

Những báu vật của trần gian cũng có ý nhiều khả năng kỳ dị, nhung hạn hẹp… Tỷ dụ nhu có thể chiếu sáng hoặc khử phong, trừ tà, chữa được một vài thứ bệnh, hay làm bớt được đói khát. Nhưng hiệu lực chỉ ít, hạn hẹp… Đôi khi cũng có những viên kim cương lớn, nhưng cái này thường là mầm họa cho chủ nhân hơn là mầm phước. Vì nếu người chủ nhân không đủ phước để giữ viên kim cương đó, các quỷ thần sẽ thu xếp khiến cho tai họa đổ vào đầu người đó.

Nay nói đến những báu vật của chư Thiên.

Những báu vật này cũng thường là những viên ngọc nhưng lớn hơn ngọc trần gian, nhẹ hơn, tỏa nhiều hào quang hơn, và nhiều khả năng kỳ dị hơn.

Cỗi nguồn cũng kỳ lạ hơn nhiều. Tỷ dụ như được kết tinh nơi đầu những con thần vật như: chim Kim súy điểu, cá Ma kiệt, hoặc những loài Long vương, cần hiểu rằng những loài thần vật này, cũng như chim Phượng hoàng hay Kỳ lân, thường sống ở nơi trung giới, nhưng đôi khi cũng mấp mé với ranh giới trần gian. Chúng có nhiều phước lực hơn loài người, nhiều thần thông hơn, biết biến hóa ít nhiều, nhưng ít trí huệ hơn loài người… Chúng thường ẩn hiện. Loài người, ở những thời kỳ ít phước lực, khó có thể thấy chúng, trừ những người có túc duyên… Nhưng vào những thời kỳ có phước lực cao, thọ mạng loài người chừng vài vạn tuổi, lại có những vị vua Chuyển luân vương ra đời, thì những loài thần vật ấy hay xuất hiện cho loài người trông thấy… Hoặc ở những nơi địa linh, có một Bậc Bồ Tát thị hiện thọ sanh nơi nhân thế thì chúng cũng hay xuất hiện.

Những báu vật này thường được tạm gọi là ngọc như ý, vì có nhiều khả năng kỳ diệu. Có thể tỏa hào quang chiếu sáng khá xa, có thể trừ các loại độc dược, trừ một số loài yêu quái, có thể làm mưa v.v… Các vị chư Thiên lớn thường mang theo trong người như vật tùy thân. Có thể nói chuyện với báu vật, hoặc ra lệnh cho báu vật làm một vài công việc…

Những báu vật của Đại Bồ Tát, kỳ diệu hơn nhiều. Tuy là những viên ngọc nhu ý thôi, nhung các Ngài đã dùng tâm lực phổ vào đó rất nhiều thần lực, nên chúng có nhiều khả năng biến hiện kỳ ảo. Nên nhớ rằng trong vũ trụ này, tất cả đều là linh hoạt, và đều chỉ là biến hiện, và những bậc càng cao bao nhiêu, lại càng có nhiều tự tại lực biến hiện ngần ấy… Còn loài người và nhiều chúng sanh khác, vì trôi lăn quá nhiều kiếp, bị quá nhiều tập khí trói buộc, nên trở thành một thứ cùng tử lần mò đi hốt phân kiếm ăn, quên mất hòn ngọc quý buộc trong vạt áo. Quên mất rằng mình cũng có thể biến hiện được, không tin điều đó, nên gần như mất khả năng biến hiện… Và đạo Phật chính là chỉ cốt dạy chúng ta trở về nơi cỗi nguồn nguyên sơ, để có thể biến hiện tuyệt vời. Nhưng không có mấy ai tin, cứ lắc đầu quầy quậy, chỉ muốn trôi lăn làm kẻ cùng tử, nhặt nhạnh một vài lạc thú phù du.

Những báu vật này thực là kỳ diệu. Có thể, tương tự như tấm gương trong, khi đem soi một chúng sanh, biết được căn cơ người đó, biết được quá khứ vị lai. Có thể phát ra những diệu âm để thuyết pháp… như cây cỏ chim muông ở cõi Cực Lạc. Có thể, nếu muốn cúng dường, hóa hiện về lượng hoa hương, tràng phan bảo cái để cúng dường chư Phật mười phương… Hoặc làm mưa, mưa đủ các thứ quần áo, lúa gạo, thực phẩm… để cứu độ chúng sanh.

Cuồng Huệ chưa hiểu rõ những điều đó, tuy y khá thắc mắc về viên ngọc… Nhưng sau này, do cơ duyên đưa đẩy cũng như sự nảy nở của vô sư trí, y lần lần sẽ hiểu ra.

Cũng cần nói thêm rằng: thực ra, vị Vua Trời Đại Tự Tại cũng chẳng phải để quên viên ngọc đó nơi khe núi. Vì một Bậc Bồ Tát lớn thường có ký ức không bao giờ thiếu sót, thường có nhiều đà la ni, mỗi khi nghe pháp không hề quên một chữ… Lại thường có nhiều thần thông, biết căn cơ, có túc mạng thông, có giải thoát tri kiến, nhìn rõ nhiều cơ sự quá khứ vị lai. Chỉ cần ngửi mùi hoặc nghe hơi gió của một chúng sanh, hoặc chạm tà áo, cũng thấy rõ căn cơ kẻ đó, những cơ sự sẽ xảy tới cho kẻ đó.

Nên trong cái đêm xuống Lôi Âm Tự, nhìn thấy Ba Văn Mật Đa lảng vảng khe núi xa, biết được cơ sự sẽ xảy khiến bọn Thạch Sanh lâm nạn. Ngài đã lưu lại viên ngọc, để sau này rơi vào tay ba người thỉnh kinh, giúp họ một bảo vật vượt những chặng đường ma chướng…)

Nhắc lại Thạch Sanh ngậm viên ngọc, nhiếp tâm niệm Phật, quên cả đau đớn đói khát.

Quả nhiên, nửa đêm hôm đó, chàng lồm cồm ngồi dậy được, rồi đứng lên vịn vào thành núi, đi những bước chậm chạp… Tâm trí chàng lúc đó có một sức chú tâm lạ lùng, bị thu hút gần như hoàn toàn bởi câu niệm hồng danh, không muốn nghĩ đến gì khác cả. Chàng hình như không thể ngưng được câu niệm Phật, cứ luôn lưu động như nước chảy mây trôi trong tâm thức… Chỉ có một lúc, chàng hé mắt nhìn, thấy Càn Thát Bà nằm trên cỏ ngáy pho pho, Cuồng Huệ thì ngồi xếp bằng noi gốc cây bách gần đó, đương miên man thiền quán. Trên bầu trời, mảnh trăng nửa khuya soi sáng vằng vặc.

Trong miệng ngậm viên ngọc, chàng chậm rãi lê bước tới gần Cuồng Huệ, từ từ ngồi xuống xếp bằng nhắm nghiền đôi mắt. Cảm thấy trong người có một sức tinh tấn lạ thường, chàng nhiếp tâm niệm Phật như người muốn nín thở lặn xuống lòng biển sâu, quên cả hình hài cùng ngoại cảnh…

Ước độ hai trống canh, chàng bỗng thấy thân hình nhẹ nhàng không thể tả được, tưởng có thể bay, rồi trong mí mắt như hiện lên một vùng hào quang sáng lòa, hết sức êm ái, như có nhiều mặt trăng cùng chiếu trong mí mắt… Chàng định thần hồi lâu, thì thấy vùng hào quang lạt đi, mắt chàng lại hiện ra một cảnh tượng khác. Cảnh tượng chiếc cầu Nại Hà mênh mang, ở phía trên có chiếc cầu vồng hào quang cùng Ngài Địa Tạng chống tích trượng đứng cao vòi vọi. Tâm nhãn của chàng lần này nhìn rõ thấy đôi mắt xanh của Ngài, sâu thẳm và lồng lộng như hai vùng biển lớn. Cũng nhìn thấy viên ngọc nơi tay Ngài đầy hào quang.

Động lòng nhớ tới cuộc đi xuống âm cung trước kia cùng sự việc được thấm hào quang của Ngài, bất giác giòng lệ ứa ra, chảy dài ướt má… Chàng bồi hồi tự nhủ: “Không hiểu sao mình dễ ứa lệ đến thế? Không hiểu là tốt hay xấu? Đại sư huynh đã gọi là Sa môn hay khóc…” Chàng cố dằn tâm giữ giòng lệ, thấy cảnh giới lại biến hiện thay đổi. Như thấy mình đương bước đi rất lẹ làng trên mặt biển lớn, thoáng một cái đã tới chân một tòa núi trắng trang nghiêm. Bước chân lên núi, thấy như lợm giọng, chợt cúi xuống nôn ra một đống vật đen sì, rồi nhẹ nhàng lên đỉnh núi. Có một cảnh chùa hùng vĩ oai nghiêm, tường vách lóng lánh như pha lê…

Chiếc cổng lớn để mở. Chàng khoa chân bước vào khoảng sân rất rộng, mặt đất cũng màu trắng tinh, không chút bụi bặm, long lanh sáng sạch, tương tự một vùng tuyết băng. Chàng vội bước về phía ngôi chùa, nhưng lạ thay, ngôi chùa như chập chờn, chàng bước vội bao nhiêu, chùa lại có vẻ lùi xa ra bấy nhiêu. Chàng vội nhiếp tâm, bước khoan thai thì ngôi chùa như xích gần lại… Chàng rón rén bước lên mấy bậc tam cấp, tới trước cửa chánh điện, có mấy chữ lớn màu son đỏ chói: “Đại Hùng Bảo Điện”…

Cánh cửa chánh điện nửa khép nửa mở. Chàng khẽ ngó vào bên trong, thấy như lóe mắt. Một chiếc tỏa sen khá cao, phía dưới mặt đất, lố nhố nhiều vị mặc áo vàng đầu cạo trọc bóng, ngồi nghiêm trang trên những chiếc bồ đoàn thành mấy lớp rất thứ tự.

Có tiếng nói vọng ra, như có người dùng thuyết pháp, nghe khoan hòa nhưng âm vang đi rất xa… Chàng định thần nhìn lên tòa sen, thấy một vị cao lớn ngồi trên tòa, nhưng tuy cố gắng, chàng cũng không nhìn rõ mặt, vì khuôn mặt nhập nhòe hào quang… Tiếng nói vọng lên mấy câu:

“Này các ông! Ba mươi bảy phẩm trợ đạo là con đường mà chư Thế Tôn đã chỉ ra để các ông có thể tiêu trừ các phiền não và ra khỏi ba cõi. Cũng là con đường để chỉ rõ cho bọn ngoại đạo hiểu rằng họ đã tự mãn dừng chân quá sớm, ngừng chân ở giữa đường, chưa đi tới chỗ diệt tận những phiền não điêu linh được.

Nay các ông phải quán và nuôi dưỡng bốn cái tâm vô lượng. Mở cái tâm mình vô lượng để đi tới những chân trời vô biên và kỳ diệu. Từ Bi sẽ đưa các ông tới Đại Bi, và Hỷ Xả sẽ đưa đến Trí Huệ Ba La Mật… Vậy thì các ông phải siêng năng quán bốn thứ tâm đó…”

Thạch Sanh đứng nghe trộm được mấy câu đó, bỗng thấy chân tay bủn rủn, mồ hôi như toát ra… Là vì giọng nói lúc đầu nghe khác lạ, sau lần lần nghe giống như tiếng nói của Ca Lặc Ca tôn giả… Chàng còn đương bàng hoàng, nửa sợ hãi nửa mừng quýnh, không biết nên tiến hay lui thì bỗng dưng ở phía sau, có tiếng con gái chu chéo: “Này, này… tên thầy chùa ngu xuẩn kia! Hãy trả ta nhành duơng liễu… hãy trả ta… Nguơi chua đi được đâu… Còn thiếu nợ của ta mà… Hãy trả ta…”

Chàng bừng tỉnh. Giơ tay gạt những giọt mồ hôi lấm tấm trên trán, bàng hoàng không hiểu vừa trải qua cơn mộng, hay một cơn thiền định…

Sáng hôm sau, khi nghe chàng kể lại sự việc, Cuồng Huệ trầm ngâm không nói gì. Càn Thát Bà cười ha hả:

– Chú mày tuy hay khóc, nhưng ta cũng phải cung hỷ cung hỷ… Vì có lẽ chú mày sắp khá rồi đó… Này nhé, chú mày đi lướt trên mặt biển, là thân nghiệp sắp nhẹ rồi đó. Thấy núi trắng cũng là điềm tốt… Lại thổ ra một đống đen sì, có lẽ là vơi nghiệp chướng… Còn như chú mày thấy giọng nói giống với… hừ… lão tôn giả, là vì chú mày hay nhớ sư phụ… Nhưng mà ôi thôi, vẫn cỏn hỏng, là vì chú mày vẫn cỏn tơ tưởng đến đàn bà… vẫn là chưa được…

Thạch Sanh thở dài:

– Đệ tuy xuống tóc mà làm sa môn, mà thực ra cũng không hiểu ba mươi bảy phẩm trợ đạo là cái gì? Thực là hổ thẹn quá…

Càn Thát Bà gãi đầu:

– ừa, ừa… cái đó kể cũng rắc rối đấy. Xưa kia, có một lần, ta nghe lão Đe Thích nói đến, nhưng ta cũng chẳng nhớ nổi, vì không thấy ham… Tỷ dụ như lối tu Thập thiện đó, cũng là một lối trợ đạo. Hoặc tỷ dụ như quán cái thân này là bất tịnh, hay quán những cảm giác đều là khổ, thì cũng là trợ đạo… Nhưng thực tình, ta nghe mấy cái vụ đó, không thấy ham, vì không có gì là siêu phàm vi vút cả. Ta thích những cái gì vi vút siêu phàm. Tỷ dụ như chỉ ngồi bất động, rồi đằng hắng hay khảy móng tay, mà các cõi đều chấn động, mới là siêu tuyệt.. .Hừm, hoặc tỷ dụ như hồi hôm đó, không hiểu vị cao nhân nào, chỉ cần gẩy mấy tiếng đàn mà làm sụp đổ cả công phu tu luyện cùng dung nhan của con nữ La sát… Ha, ha… cái đó mới thực là đáng kể…

Cuồng Huệ lẩm bẩm:

– Quỳnh Nhi, Quỳnh Nhi… tấu bản Huyền Âm Khúc…!

Càn Thát Bà tức giận:

– Quỳnh Nhi, Quỳnh Nhi cái cóc khô! Toàn chuyện tầm phào… Quỳnh Nhi chỉ là một cái tên tầm phào. Ta không thể tin rằng một nữ nhân lại có thể làm nổi một việc như vậy… Hừm, ta nghĩ rằng vụ này, vụ này… lại chính là cái ông tôn giả đó thôi, ông ta làm để cứu chú Thạch Sanh, đưa ra một cái tên phiêu để hý lộng bọn mình… Chứ làm gì có Quỳnh Nhi nào đâu… Này này, nếu các ngươi còn muốn đi tầm đạo hay thỉnh kinh gì đi nữa, thì phải ghi xương khắc cốt điều này: Bọn đàn bà là bọn không những không trợ đạo, mà chỉ phản trợ đạo… Đấy, con nữ La sát đấy! Từ rày, các ngươi phải buộc chỉ cổ tay, hễ gặp chúng là phải bịt mắt bịt tai lại, thì mới mong thành chánh quả được…

Cuồng Huệ cười giảng hòa:

– Vâng, các đệ xin cố gắng nghe lời đại sư huynh.

– ừa, có thế chứ…

Thạch Sanh vẫn băn khoăn:

– Nhưng đệ vẫn chưa hiểu tại sao hai thứ tâm Hỷ và Xả lại dần dần có thể đưa tới Trí Huệ Ba La Mật được?

– ừa… kể cũng khó đấy.

Cuồng Huệ nói:

– Tiểu đệ trộm nghĩ rằng: Có lẽ nếu mình cứ luôn luôn hoan hỷ vui mừng với những điều hay việc tốt của kẻ khác, thì lần lần cái ngã của mình sẽ tiêu mòn đi. Rồi mặt khác, mình lại cứ xả bỏ tất cả những gì mình có và thấy, tỷ dụ như hình hài, cảm giác, tâm tưởng v.v…, không thấy những cái đó là đẹp là hay nữa, thì lần lần, chắc là trí huệ sẽ phát sáng ra … Tỷ dụ như bây giờ, nhị sư huynh luôn luôn muốn quên mình, chỉ nghĩ đến người khác… thì đó cũng là một lối Hỷ và Xả đó…

Càn Thát Bà vỗ đùi:

– Hay, hay… Chú này tâm ngẩm tầm ngầm, nhưng đầu óc cỏn bén nhạy hơn ta….

Cuồng Huệ tiếp:

– Nhưng không hiểu rằng một khi trí huệ phát sáng ra, mình sẽ thấy thế nào?… Có lẽ sẽ thấy thân mình, và cả vũ trụ này đều chỉ là ảo cả chăng…

Cả ba chợt im lặng, như đều cảm thấy lời nói là thừa, và không tới được. Mỗi người đều triền miên theo dồng suy tư của mình…

Chừng hồi lâu, Thạch Sanh bèn nhả viên ngọc trong miệng ra, đưa lại cho Cuồng Huệ.

Mấy ngày kế tiếp, tuy chàng vẫn nhiếp tâm niệm Phật nhưng cảm thấy sức chú tâm không được như lúc ngậm viên ngọc. Chàng bèn mượn lại viên ngọc, bỏ vào miệng ngậm, rồi lâm râm niệm Phật. Quả nhiên sức chú tâm tăng lên, và lại thấy những cảnh giới kỳ lạ.

Cuồng Huệ lần lần hiểu điều đó. Y tự nghĩ rằng mình được có một cỗi nguồn dị kỳ, chưa cần nhiều đến sức gia trì của viên ngọc như vị nhị sư huynh. Từ đó, y nhường cho Thạch Sanh thường giữ viên ngọc. Mặc dù y vẫn rất thắc mắc về lai lịch của bửu vật ấy.

Trong những ngày này, y đắm mình trong việc thiền quán… Cả ba người hình như mặc nhiên thỏa thuận nán lại nơi đảo Qua Oa một thời gian để Thạch Sanh phục hồi thương tích. Càn Thát Bà hết nằm ngủ lại đi lang thang thơ thẩn trong núi rừng, Cuồng Huệ lao mình vào công phu thiền quán. Y vừa trải qua một phen thử lửa với nữ quái, và thất bại, nhưng chính sự thất bại ấy lại kích thích mạnh mễ tâm tư y.

Y thường chọn những nơi góc động hoặc góc rừng để tọa thiền, đắm mình trong việc sử dụng tâm thức để quán chiếu. Điều lạ mà y nhận thấy ngay: Tuy y không mang viên ngọc trong người, nhưng mỗi khi y chỉ cần nghĩ tới hoặc mơ tưởng viên ngọc, là cái cảm giác thanh thoát lâng lâng lại tỏa sâu trong người y. Cũng như trước kia, y chỉ cần nhìn vòm trời lung linh đầy sao của viên ngọc là tâm thức lâng lâng êm dịu…

Cho hay rằng cỗi nguồn của y thật dị kỳ, và tâm lực y thật mạnh mễ… Y còn thấy hơn nữa. Thấy rằng mỗi khi y ngồi thở nhẹ nhàng đều đặn, rồi chú tâm quán chiếu viên ngọc lồng lộng hào quang, y thấy viên ngọc bỗng biến thành một mảnh trăng sáng ngời, rồi chui tọt vào lỗ mũi trái của y, chạy vỏng xuống phía dưới, phía ngực trái, nơi tâm nguyệt luân, rồi dừng ở đó mà chiếu sáng. Y vui mừng rộn ràng, nhưng lại phải trấn tỉnh ngay… Vì sao? Vì hễ y khởi tâm vui mừng, mảnh trăng lại mờ đi…

Y ngồi yên trong tình trạng ấy hồi lâu. Rồi y lặng lẽ nhẹ nhàng chuyển ý, di động hình mảnh trăng xuống phía dưới bụng… Nhưng y nhận thấy chỉ có thể di động mặt trăng xuống tới rốn, ở nơi đan điền, mà không thể di chuyển sâu hơn phía bụng dưới… Và mỗi khi mảnh trăng di động xuống nằm nơi đan điền, y cảm thấy có điều bất tiện là: trong người y, khí lực hình như quá rào rạt, như chỉ muốn nổ tung ra để bay lượn, như chỉ muốn trở lại hình hài uyên nguyên là rồng để vùng vẫy…

Y ngồi bất động quan sát hồi lâu. Rồi chuyển ý muốn di động mặt trăng lên phía trên. Y vừa khởi ý là mảnh trăng đã lẹ làng đi vọt lên qua tâm nguyệt luân, rồi đi lên đậu lại ở một nơi mường tượng phía sau cổ họng của y… Y chợt thấy bàng hoàng lạ lùng, nhưng vô cùng thích thú, nên cố tĩnh tâm quan sát. Nhận thấy khoảng không gian mênh mang này mỗi lúc càng trở thành bao la mịt mùng hơn… và lạ thay! Thấy thân hình mình hình như tiêu nhòe vào hư không, thấy như không còn thân nữa, và thân với hư không là một… Y vốn chẳng biết sợ hãi là gì, thế mà lúc này, cũng giật mình… Rồi tự nhủ: “Ôi cha… cứ đi tới xem sao, đến đâu thì đến… Có dứt mất cái hình hài linh chi này thì cũng vậy thôi…” Và tiếp tục quán chiếu mảnh trăng nơi cổ họng. Y nhận ra thân hình tuy nhòe đi, nhưng tâm thức linh mẫn sắc bén dị thường… Lần lần, y có thể nghe nổi những âm thanh ở rất xa, tưởng chừng âm thanh một cõi nào khác. Như lúc này, y nghe rất rõ âm thanh miền Hương Thủy Hải xa xưa của y, nghe thấy tiếng mấy chú rồng xào xạc chuyện trò, nhất là giọng kim của mấy con long nữ đương bàn tán rộn ràng, hình như chúng đương bàn tán về y… Có đứa cười cười khúc khích, nói: “Giờ đây, giờ đây… không biết cha nội ấy bỏ đi lang bang tới những chân trời lạ hoắc nào rồi… Người đâu mà kỳ cục! Cứ lầm lầm lỳ lỳ, nét mặt thì trơ trơ lạnh tanh như phiến đá lưu ly này vậy… Ai mà thèm… Có đi đến năm trăm năm cũng thây kệ…” Rồi cả bọn đều bật cười ròn rã…

Y bất giác cũng mỉm cười, chạnh nhớ đám long nữ nhiều đam mê… Nhưng y trấn tỉnh ngay, tiếp tục việc quán chiếu… Y cố gắng đưa mảnh trăng lên phía trên hơn nữa, lên điểm bạch hào giữa hai chặng mày… nhưng không được, cố gắng hồi lâu… vẫn không lên được…

Bất giác y thở dài rồi xuất định… Y chợt nghe thấy tiếng động nhỏ phía sau, cùng tiếng cười khẽ ở trong lùm cây. Nhưng không còn động tĩnh gì.

Suy nghĩ hồi lâu, y thong thả đứng dậy, đi lững thững về cửa động… Nhưng cả ngày hôm đó, y không ngừng suy ngẫm vụ mặt trăng chiếu sáng trong người…

Trong hai ngày kế tiếp, y miên man tiếp tục quán chiếu viên ngọc biến thành mảnh trăng chui tọt vào người… Tuy hết sức cố gắng, y vẫn không thể di động mảnh trăng xuống sâu phía dưới bụng, cũng như không thể đưa mảnh trăng lên điểm bạch hào được… Y nhận thấy mảnh trăng ấy, mỗi khi đậu ở một điểm nào, thì nó không phải tĩnh lặng như mặt trăng, mà giống như một bông hoa sáng chói, có nhiều cánh hào quang, xoay tròn theo chiều hữu nhiễu, hết sức mau lẹ.

Y lờ mờ hiểu rằng mảnh trăng chính là tâm thức của y, do cơ duyên gia trì của viên ngọc cũng như do sức quán chiếu, nên phát sáng và hiện tướng như vậy… Mỗi điểm mường tượng trong người y, chính là những nút biến chuyển của bình diện tâm thức, mà trong cơn thiền định, tâm thức y đã lọt sâu vào được. Càng lên cao bao nhiêu, bình diện tâm thức càng vi tế, và những tập khí sinh hoạt thông thường của thân căn, cảm giác cùng tâm tưởng càng bị nhòe nhoẹt đi bấy nhiêu….

Y vẫn không hiểu tại sao y không thể di động mảnh trăng xuống phía cùng dưới bụng, cũng như chưa thể đi cao lên bạch hào được…

(Thực ra, những điểm ấy gọi là những luân xa. Khi hành giả đưa mặt trăng tâm thức tới điểm dưới rốn, khí lực trở thành sung mãn rào rạt, vì luân xa ấy thuộc về hỏa đại. Nhưng Cuồng Huệ không đưa được mặt trăng xuống hai luân xa phía dưới bụng là vì sao? Vì hai luân xa này thuộc về thủy đại và địa đại, tượng trưng cho tham dục, thường được gọi là sanh tử huyền môn. Cuồng Huệ vốn hóa thân từ một giọt nước mắt của Đại bồ tát và từ cỏ linh chi, nên trong tàng thức, chỉ có rất ít những chủng tử tham dục, không hề động tình trước nữ sắc, không chảy thủy ái, nên y không đưa được mặt trăng xuống nơi đó.

Trái lại, y đưa được lên cổ họng. Nơi đây thuộc về không đại vi tế, về nhĩ căn, và cũng làm phát hiện vọng tưởng về không gian. Nên y thấy thân căn như nhòe ra, tiêu chìm vào hư không, và bắt đầu nghe những âm thanh từ rất xa, có thể từ những từng trời, hoặc cõi khác.

Y cũng không lên nổi bạch hào. Vì sao? Vì nơi đó thuộc Thức đại, tức Thức Tâm Vi Diệu, đã xa lìa được những tập quán suy tư nhị biên đối đãi như Ta và Không Ta, có và không, đoạn và thường, sanh và diệt, khứ và lai, đồng và dị v.v… Cuồng Huệ, tuy được một cỗi nguồn huyễn hóa siêu xuất, nhưng mới thiền quán khoảng nửa năm, nên chưa xa lìa được nhị biên.

Còn như luân xa nơi đảnh đầu thì quá ghê gớm… Theo Kinh Hoa Nghiêm, một vị Phật, riêng nơi đỉnh đầu, đã có ba mươi hai tướng lạ và ẩn, để phóng các thứ quang minh. Đó là nơi của Tột Không Diệu Hữu, của Không Hải trùng trùng cũng như của sắc tướng vô tận, là nơi Biến Hóa Hải không cùng của Đại Bát Nhã và Đại Bi bình đẳng. Nên có hóa thân vô lượng, tràn đầy thế gian cùng các cõi.

Cần nhắc rằng: các kinh sách ngoại đạo đôi khi cũng nhắc tới luân xa bạch hào và đảnh đầu. Nhưng thực ra, họ chỉ nói miệng thôi, và nói rất lờ mờ. Trên thực tế, họ chỉ mới tu quanh quẩn ở mấy luân xa nơi rốn, ngực và cổ họng. Đôi khi, có thể lảng vảng lên hai luân xa ở trên, nhưng chỉ bất thần trồi sụt, không thể thường trụ và nhập thâm sâu được… (Chỉ có thể biến hóa một, hai hóa thân là cùng, không thể vô lượng… Bởi thế, một trong những lý do Đức Mâu Ni xuất hiện nơi đời tại Tây Trúc, là cốt chỉ cho bọn ngoại đạo biết cách đi tới chỗ tuyệt vời…)

Tới ngày thứ tư, Cuồng Huệ lại đi vào rừng để thiền quán… Y chợt nghĩ tới tiếng đàn của vị cao nhân ký tên Quỳnh Nhi. Y lẩm bẩm: “Tiếng đàn thực lạ kỳ, như có sức đại

ảo thuật. Bản lãnh của Ba Văn Mật Đa đâu có phải hèn kém. Mình quán chiếu hoài mà đâu có thể hại được y thị. Thế mà chỉ mấy tiếng đàn là y thị sụp đổ…! Hay tại quán lực của mình yếu kém? Hay tại mỗi sự vật đều có một thứ nhịp điệu rung chuyển riêng của nó, một thứ âm ba riêng. Và chỉ cần sử dụng thứ âm thanh thích ứng là có thể làm sụp đổ tan tành…? Kể ra nỗi thắc mắc về âm thanh của đại sư huynh không phải là không có lý! Biết nghĩ sao đây ?

Y chợt nhận thấy vũ trụ này mênh mang huyền nhiệm quá! Những bí ẩn cứ xuất hiện trùng trùng như vô tận… không hiểu nó là thực hay ảo?… Một kiếp người có đủ để biết không? Hay phải bao nhiêu kiếp?… Mà mình hóa sanh từ lá cỏ, thì có được bao nhiêu kiếp, thọ mạng bao lâu, có đủ không, hay là luống uổng?…

Hắn thấy lòng ùn ùn, thấy thân thể có lẽ chỉ là một trò hý lộng trong lòng một Bàn Tay nào đó…

Nhưng y lại nghĩ rằng: việc bây giờ là đi thỉnh kinh, và tìm Bồ Tát lớn. Nhưng đường đi đầy yêu quái mai phục chờ dịp trêu chọc hoặc hại người. Vậy thì cần luyện tâm lực để đối phó với ngoại vật; để chuyển vật và đối phó yêu quái

Tuy nghĩ vậy, nhưng y lại ngả lưng nằm khoèo trên bãi cỏ. Lơ đãng nhìn những lùm cây xanh mướt, những áng mây trắng lượn lờ, vòm trời xanh thăm thẳm… Nơi hoang đảo này ít chim chóc, chỉ có những con hải âu trắng bay lửng lơ trên phía biển xa. Song những loài dã thú hình như khá nhiều, luôn luôn nghe sột soạt trong những đám bụi rậm, và nhiều khi thấy những ánh mắt rình rập ngó nghiêng…

Ngắm nhìn hồi lâu những lùm cây xanh cùng mây trắng, Cuồng Huệ bỗng có cảm giác rằng mầu sắc quả là một cái gì thực kỳ lạ, khó hiểu nổi… Chúng có thực hay là không thực? Tại sao những lá cây kia lại cứ xanh mơn mởn, rồi lại xanh mướt? Mà trời kia cũng cứ xanh, biển kia cũng lại xanh? Và mây kia lại cứ trắng, và mầu đất kia lại cứ mầu nâu nhạt pha lẫn mầu vàng đục?!…

Bất giác y mỉm cười về những câu hỏi ngơ ngẩn có vẻ vô lý ấy… Nhưng rồi y tự nhủ ngay: “Có lẽ cũng chẳng vô lý lắm đâu!”… Y mang máng như sắp nhận ra một điều gì mới lạ…

Y có cảm tưởng rằng những màu ấy cũng chẳng phải vô duyên cớ, chúng cũng chẳng thuộc về lá cây hay sự vật nào, hình như chúng chỉ khởi lên từ đâu đó, rồi óng ánh hiện lên, đậu lên trên những sự vật, tùy theo cơ duyên của vật đó… À mà phải rồi, chúng chỉ hiện lên từ chỗ vô hình, từ cái Tâm đó, rồi phổ vào sự vật, vào những loài hữu tình, sở dĩ trong trời đất có nhiều mầu xanh… là vì có lẽ chính cái Tâm vô hình đó cũng mang một thứ mầu xanh nhè nhẹ. Còn như màu đất kia, nâu nâu vàng úa… là vì tới lúc đó, thì cái tâm kia đã úa rồi… Ha!… Ha… Cái Tâm xanh mơn mởn, xanh mướt, và cái Tâm úa, úa…

Y bỗng bật cười về mấy chữ: Tâm xanh và Tâm úa… Y lại có cảm tưởng cái cỗi cây to lớn xù sì kia cũng mọc ra từ cái Tâm của y, rồi những đọt lá non xanh mơn mởn kia cũng mọc ra từ cái Tâm ấy, mang theo cái màu uyên nguyên của Tâm. Y nằm yên, lặng nhìn những chiếc lá non rung động nhẹ nhàng. Ngay những làn gió kia cũng khởi lên từ những rung động của Tâm y mà thôi…

Một ý tưởng chợt đến, khiến y ngồi nhỏm dậy… “Neu mầu sắc quả là như vậy, hay là ta thử dùng tâm lực quán chiếu để thay đổi mầu sắc xem sao?”

Y ngồi xếp bằng, quán chiếu một bụi cây rậm rạp xanh rờn cách trước mặt y chừng hai mươi thước, với dụng tâm muốn biến màu xanh ngắt đó thành màu tím rồi màu đỏ gạch.

Tâm lực của y thực mạnh mẽ, quả nhiên chỉ chừng ba khắc đồng hồ, bụi cây đó đã lần lần chuyển từ xanh rờn sang mầu tím sẫm, rồi sang màu đỏ quạch…

Bỗng có tiếng cười lớn rầm rĩ sau lưng y… Càn Thát Bà đã tới đứng đó từ lúc nào, và lặng lẽ theo dõi. Hắn cao hứng nên cất tiếng cười lớn, vỗ đùi chan chát:

– Hay đấy! Hay đấy… Hảo công phu, hảo công phu…

Cuồng Huệ quay đầu lại:

– Đại sư huynh có thấy gì không? Có thay đổi màu không?

– Thấy chớ, thấy chớ… Ta thấy bụi cây đó biến lần thành màu tím, rồi sang màu đỏ… Nhung chắc là ta không thấy được màu tím và màu đỏ đậm đà như nhà ngươi… Vừa nói, hắn vừa ngồi bệt xuống cỏ, rồi không biết nghĩ sao, hắn lăn ra cười ngặt nghẽo…:

– Này,… cái vụ này thế mà… lợi hại đấy… lợi hại đấy… Ngươi có biết sao không?

– ?!

– Ngươi không nghĩ ra sao? Có thế mà không nghĩ ra… Thì để đối phó với bọn ấy mà, bọn nữ ma đầu ấy… Thật là đơn giản… Này nhé, từ rày trở đi, mỗi khi chú mày và chú Thạch Sanh gặp một tên nữ ma đầu nhan sắc diễm lệ đẹp đẽ… thì… chú mày cứ việc quán cái mầu da của nó trở thành đen thui như than đá vậy… Hi, hi… như thế, thì hết cả mê ly chớ gì…

– Nhưng… không biết đổi mầu sắc da người có được không?

-Sao lại không? Chú mày tuy thế mà dốt quá, chẳng từng trải sự đời gì hết… Thì mặt người, dù là mặt phấn của bọn nữ ma đầu… cũng có khác gì mấy bụi cây đâu. Này nhé… ta đã có lần nghe lão Đe Thích kể chuyện rằng có một lão thầy chùa ngồi tu trong rừng sâu, nhưng bị mấy con ma nữ hiện hình uốn éo đến chọc ghẹo. Lão này khôn lắm, cứ ngồi lặng thinh, rồi dùng sức quán biến mấy con ma nữ kia thành da mặt xanh lè, rồi đỏ khé, rồi đen sì… Rồi lão bảo mấy con kia đi ra cái suối nước mà soi gương… Áy thế mà mấy con kia cũng chưa chịu đi đó… Thật ta không ngờ chú mày lại hạ thủ được thứ công phu độc hiểm này… (Hắn nghĩ ngợi giây lát, rồi vò đầu:) Nhưng… nhưng có lễ cũng không xong… Cũng vẫn hỏng…

– ?!

– Vẫn còn hỏng lắm… chưa đủ để đối phó với bọn nó… Vì nếu chú mày buông tâm ra và xả quán… thì ôi thôi… một lúc sau, nó trở lại màu cũ, và nó vẫn cứ đẹp đẽ như thường… Thành thử ra vẫn là công toi… Kia, kìa… hãy nhìn xem…

Hắn vừa nói, vừa chỉ bụi cây… Quả nhiên, bụi cây đang lần lần chuyển từ màu đỏ trở về tím, rồi chắc trở lại xanh… Cuồng Huệ thở dài… chợt nhớ đến cái huyền lực ghê hồn của mấy tiếng đàn mấy hôm trước. Càn Thát Bà chắc cũng nghĩ tới việc đó, nên hắn ảo não nói tiếp:

– Phải một bản lãnh ghê hồn mới làm sụp đổ được bọn nữ quái… Hừm,… chú mày… ta nghĩ rằng chú mày nên tiếp tục lối quán trước kia… lối quán về địa – thủy – hỏa – phong… để làm sụp đổ cái hình hài chúng mới được…

Hôm sau, và trong ba hôm liên tiếp, y nghe theo lời Càn Thát Bà trở lại lối thiền quán trước kia của y… Càn Thát Bà thường lẩn quẩn ở gần như để quan sát mức độ tiến bộ của y…

Y trở lại quán về nước. Sức quán của y tăng tiến khá mau lẹ. Trước kia, y phải ngồi quán chiếu suốt ba, bốn trống canh hoặc bảy, tám tiếng đồng hồ nước mới hiện lên lênh láng. Nhưng lúc này, y chỉ cần ngồi chừng độ một hay hai trống canh là nước đã hiện lên đầy rẩy… Thứ nước này hệt như nước thường của nghiệp quả sắc (tức là nước thông thường do cộng nghiệp lực của chúng sanh cõi này, chiêu cảm mà hiện lên). Nghĩa là có thể nhìn thấy, nghe thấy và sờ mó được…

Một đôi lần, y ngồi thử quán về hỏa đại, để làm phát hiện lửa. Nhưng y cảm thấy khó khăn hơn, vì có lẽ y là loài rồng, thuộc thủy tánh chăng?… Nên y trở lại chuyên tâm quán về nước, nghĩ rằng nếu chuyên tâm tu tập một thứ thì dễ tinh nghiệm, đắc dụng hơn tu tập nhiều thứ. Lúc này, y muốn giúp đỡ Thạch Sanh đối phó với yêu quái trên đường đi thỉnh kinh.

Y cũng chú trọng vào việc quán địa đại để tác động vào ngoại vật. Quán địa đại không thôi, và trục xuất các đại khác, để làm sụp đổ ngoại vật. Y tiến bộ khá nhanh. Với một thân cây lớn, y chỉ cần ngồi quán chừng hai tiếng đồng hồ, từ đầu giờ ngọ đến đầu giờ thân chẳng hạn, có thể trục xuất thủy – hỏa – phong đại ra khỏi thân cây đó, khiến cây héo úa, rồi sụp xuống thành cát bụi.

Y nảy ý muốn thử phép quán đó vào da thịt loài súc vật. Y vào rừng, bắt một con heo rừng, trói lại để làm đổi tượng quán chiếu… Nhưng y chỉ vừa chú tâm quán chiếu chừng

giây lát, con vật đã tru lên những tiếng đau đớn thảm thiết quá, khiến y không nỡ tiếp tục. Y lặng lễ đứng lên phóng thích con vật…

Y xả định, ngồi thẫn thờ suy nghĩ… Những thành quả vừa qua khiến y có thể chắc tâm phần nào trong việc đối phó với các loài yêu quái, trừ những thứ có bản lãnh khá cao cuờng nhu Ba Văn Mật Đa…

Nghĩ đến những chuyện màu sắc cùng kinh nghiệm trải qua, y cảm thấy lỏng vừa vui mừng, vừa hoang mang… Y mang máng thấy hình nhu vũ trụ này chẳng có gì chắc thực cả. Hình nhu tất cả đều là một tuồng huyễn ảo, không chắc chắn, một trò hý lộng vĩ đại… “Có lẽ chính mình cũng chỉ là một trò hý lộng… Biết sao đây? Nhung cũng không có lý nào nhu vậy. Chỉ là ảo ảnh hý lộng, thì từ xua tới nay, biết bao nhiêu người, toàn những kẻ thông minh kỳ vỹ, cỏn cố gắng tu hành làm gì nữa? ?… Và… và chư Phật nghe nói ra đời nhiều như cát bụi, chư Phật còn ra đời làm gì nữa… và ra đời để cứu độ ai…? Cứu độ ai đây…?” .

Y thở dài… Bỗng có tiếng reo hỏ la lối của Càn Thát Bà

– Có cái này hay lắm! Lạ lắm! Ta tìm được cái này lạ lắm…

Cuồng Huệ quay đầu lại, thấy Càn Thát Bà đương nắm chặt cánh tay Thạch Sanh, lôi chàng lếch thếch khấp khiểng theo sau… Y lớn tiếng hỏi:

– Có gì vậy, đại sư huynh?

– Đứng lên, đứng lên… đi coi cái này… Ta vừa mới tìm thấy… thấy cái động bí mật của nữ quái…

Ba người vội vã đi về cửa động, rồi vào phía sau… Mùi thịt người cùng thịt thú vẫn còn khét lẹt khiến Thạch Sanh phải đưa tay lên che mũi. Tuy bị lôi kéo lếch thếch nhưng chàng vẫn lâm râm niệm Phật… Càn Thát Bà múa may:

– Ha, ha… con nữ quái có một căn động bí mật. Đố các người tìm được đấy…

Thấy hai người vẫn đứng yên, hắn bèn bước tới một phía vách động, mặt đá phẳng lỳ và nhẵn thín. Hắn đưa mấy ngón tay dài nghêu ngao, nhẹ nhàng sờ lên vách đá, rồi đẩy mạnh một cái. Phiến đá liền mở ra một lỗ hổng đủ một người chui lọt… Hắn khom người chui qua lỗ đá. Cuồng Huệ và Thạch Sanh chui theo.

Ba người bước xuống mấy bậc thang đá, theo một con đường hầm ngoằn ngoèo, trong bóng tối heo hút. Lần lần thấy có ánh sáng, và bước vào một hang động nhỏ đầy thạch nhũ. Cửa hang có một phiến đá lớn đứng sừng sững che lấp lối vào, nhưng cũng vừa đủ để ánh mặt trời soi sáng khá rõ ràng trong động. Văng vẳng tiếng chim muông kêu ríu rít trong những lùm cây ngoài phía cửa động.

Vừa bước chân vào đã thấy mùi yêu khí đặc quánh, lạnh tanh và rờn rợn, khiến Thạch Sanh chùn bước lại…Bên trong hơi chóe mắt. Có một phiến đá lớn, nhẵn thín và trong suốt, dựng làm bàn thờ. Trước bàn thờ, đặt một bồ đoàn lớn bằng da thú… Chung quanh bàn thờ, và trên mặt đất, bày la liệt rất nhiều vật lạ… Hầu hết nhũng thứ đá quý, những ngọc trai, những mảnh san hô, óng ánh nhiều màu. Xen lẫn mấy chiếc mai rùa, một số những hình thù quái dị được đẽo tạc tinh xảo vào những chiếc sừng lớn, có lẽ là sừng tê giác.

Nhìn kỹ, những vật đó được xếp theo một hình vẽ nào đó, có bốn hướng và trung tâm, tương tự trận đồ, một ma trận, một thứ đàn tràng để tu luyện, một thứ mạn đà la chăng?

Trên mặt phiến đá, lại dựng một hình tượng dị kỳ hơn nữa. Bức tượng khá lớn, cao đến bảy, tám thước, được điêu khắc rất tinh xảo, linh động.

Đó là tượng một vị nữ thần có bộ mặt kỳ lạ. Nửa mặt trắng phau, rất thanh tú diễm lệ, con mắt chan chứa xuân tình. Còn nửa mặt xanh lè, trông rất dữ dội. Ở phía cao trên đầu bức tượng, nơi vách đá, khắc hình mặt trời tròn và một mảnh trăng lưỡi liềm… Có một pho tượng nam nhân ở trần và nằm dài dưới chân nữ nhân. Bàn chân phải nữ nhân đặt lên giữa bụng tượng nam.

Nữ thần có ba cánh tay. Một cánh tay giơ lên cao, đụng vào khoảng giữa mặt trời và mặt trăng, như muốn quơ lấy ánh sáng nhật nguyệt… Cánh tay thứ nhì có móng nhọn hoắt, thòng xuống và cắm sâu vào bụng dưới của tượng nam… Còn cánh tay nữa như móc sâu 32 vào ngực tượng nam, rạch một vết dài đỏ lòm, và đương cầm trái tim nhỏ máu đưa lên miệng mình…

Cuồng Huệ và Càn Thát Bà đều đứng ngẩn ra hồi lâu. Cả hai đều kinh dị. Mãi sau, Càn Thát Bà ngồi phệt xuống tảng đá nhỏ, lẩm bẩm:

– Quái dị… quái dị… Cái trần gian này thực lắm trỏ quái dị!… Và tâm địa bọn yêu quái thật là quái quắc khó lường… Ta cũng chẳng hiểu là chúng tu luyện ra sao, và mong cầu cái gì đây?… Dĩ nhiên, dĩ nhiên… là chúng mong cầu thần thông rồi…!? (Hắn lắc đầu quầy quậy) Ôi thôi, ta thực lớn đầu mà dại! Khi không đi xuống trần gian quái quắc này làm gì? Có lẽ cứ ở trên trời phải hơn… Trên đó, trong sáng hơn, hiền lành hơn, không có đục ngầu như thế này… Nhưng ta cũng cóc sợ… Ta khạc nhổ vào những lối tu luyện này…

Hắn phun một bãi nước bọt, bắn trúng vào mặt phiến đá. Cuồng Huệ vẫn đứng tần ngần, ngắm nghía kỹ các hình tượng cùng ma trận của nữ quái… Y thầm nghĩ những con đường tu luyện, những nẻo ước mong của các loài chúng sanh, những con đường đi vào tâm thức, đi vào pháp giới… thực là nhiều vẻ, nhiều lối, chập chùng, và chắc có nhiều đường rễ… Làm sao biết được hết đây?

Y quay lại kiếm Thạch Sanh, thấy chàng đã lùi xa từ lúc nào, ra phía góc động, đứng nhắm mắt và vẫn lâm râm niệm Phật. Y tới gần, khều tay chàng:

– Nhị sư huynh! Sư huynh không coi sao?

Thạch Sanh mở mắt, xua tay nhẹ nhàng:

– Hiền đệ cứ việc coi đi… Tiểu huynh… không muốn coi… mấy cái thứ có hình tượng đó. Tiểu huynh cảm thấy chẳng có gì quan yếu, chẳng có gì lợi ích thực sự… Có lẽ cả cái vũ trụ này cũng chẳng có gì quan yếu… ngoại trừ câu niệm Phật… Tiểu huynh… chỉ muốn nắm lấy câu niệm Phật, cố gắng quên mình để mở mấy cái tâm vô lượng thôi…

Cuồng Huệ trầm ngâm:

– Nhị sư huynh nghĩ như vậy… có lẽ đó mới thực là cao kiến…

Hôm sau, Cuồng Huệ một mình thơ thẩn trở vào lại hang động bí mật của nữ yêu. Y muốn xem xét kỹ hơn, tìm hiểu về cách thức tu luyện của Ba Văn Mật Đa, nhất là xem có vết tích gì thuộc về lai lịch viên ngọc sáng ngời hiện nay Thạch Sanh đang cất giữ?

Y ngồi rất lâu trong hang động, ngắm nghía hình tượng và ma trận… Y linh cảm thấy rằng ma trận này tương tự như một thứ đàn tràng tu luyện, được xếp đặt rất công phu tỉ mỉ. Để làm gì? Có lẽ để thâu gồm những luồng lực đạo của những thứ ma lực nào đó, để phù trợ cho công phu tu luyện của nữ quái.

Còn như bức hình tượng nam nữ kia, y mường tượng thấy rõ rằng đó chỉ là Ba Văn Mật Đa, muốn thu hút những luồng lực của nhật nguyệt, đồng thời cưỡng đoạt nguyên khí của người nam, để làm đầy biển nội lực của mình mà thôi…

Y đứng lên, thong thả lục soát kỹ mọi đồ vật cùng ngóc ngách trong động, nhưng cũng chẳng tìm thấy một vết tích gì về lai lịch, hoặc cách sử dụng viên ngọc quý cả…

Trong hang động này, hình như tỏa ra một thứ yêu khí tình dục nào đó, khiến y cảm thấy tâm thần không được thư thái, vì cỗi nguồn của y vốn hóa sanh, và không có vết tích tham dục thô kệch… Y định đi ra, nhưng bỗng nhìn thấy trên một mảng vách đá, hình như có những nét vẽ… Y bước tới gần, nhìn kỹ là một bức họa đồ nhỏ, chừng hai bàn tay, nét vẽ sơ sài nhưng rõ rệt. Vẽ một nữ nhân, hình thù đẹp đẽ giống như Ba Văn Mật Đa, đương ngồi xếp bằng công phu tĩnh tọa. Ở nơi bụng nữ nhân, có ba đóa hoa, như hoa sen. Đóa hoa thấp nhất, gần nữ căn, có mười sáu cánh. Lên trên một chút là đóa hoa tám cánh. Trên một chút nữa, gần dưới rốn, là đóa hoa to hơn cả, có ba mươi hai cánh. Trong đóa hoa này lại có hình một hài nhi nhỏ xíu.

Bên cạnh đóa hoa, ghi dòng chữ ngắn, y không biết lối chữ gì. Nét li ti, viết rất phóng.

Trên đóa hoa này, chỉ có ba nét vẽ dài ngòng ngoèo bốc thẳng lên đảnh đầu, như làn khói hương. Trên đảnh đầu chừng một tấc, vẽ ba người nữ nhân, cũng giống Ba Văn Mật Đa, đương co chân phấp phới tay áo, như muốn bay đi…

Cuồng Huệ tần ngần hồi lâu, rồi nhu chợt hiểu: “Phải rồi! Phải rồi… Đây đúng là pháp môn bí tàng của nữ quái… Y thị chẳng đã nói rằng cần phải bế môn một thời gian để tu phép Hiện Trùng Trùng sắc Thân là gì? Y thị muốn biến hóa được nhiều thân hình, nhiều hóa thân. Nên y thị đã ngồi chú tâm, tập trung tất cả nguyên khí hay khí lực dưới rốn, để kết một thứ thánh thai, rồi xuất ra thành hóa thân. Và y thị lại dùng thần chú nữa… Đúng rồi, tất cả những pháp môn tu hành, dù là yêu đạo hay chánh đạo, tuy đường lối có khác biệt, nhưng hình như mục đích cũng chỉ là như vậy. Là có được nhiều thần thông biến hóa, biến hóa hình hài, biến hóa ngoại vật, rồi tạo hóa thân hay nhiều hóa thân… Thần chú là những diệu âm, tụng lên để huy động những luồng lực đạo của vũ trụ này, để phù trợ cho công phu… Hừm… nếu quả như vậy, thì ra sao đây? Thì vũ trụ này chỉ là một tuồng biến hóa, biến hóa của quang minh cùng diệu âm hay sao? Quang minh thì tạo nên hình sắc, còn diệu âm… thì… ờ… ờ… tạo nên những âm thanh, mùi hương… Cũng có thể là như vậy… Nhưng nếu đều là biến hóa, thì chỉ là ảo cả sao? Ảo cả sao? Đâu còn cái gì là thực nữa?!…”

Y ngồi thần ra suy nghĩ… rồi chợt quyết định. Tuy không đọc nổi câu thần chú, y ngang nhiên bước vào ma trận, ngồi trên chiếc bồ đoàn của nữ quái. Định tâm hạ thủ công phu thiền quán ngay giữa ma trận của nữ quái.

Y mường tượng quán chiếu viên ngọc, thì cũng như mọi lần, viên ngọc tỏa sáng như mảnh trăng, chui vào lỗ mũi, xuống đậu nơi tam nguyệt luân. Y dụng tâm đưa mảnh trăng xuống dưới rốn, rồi ngưng tạm mảnh trăng nơi đó.

Song y vừa ngồi quán chiếu được giây lâu, đột nhiên, mảnh trăng bỗng lọt xuống phía bụng dưới của y. Khiến khí huyết trong người y bỗng trở thành bừng bừng rộn rã, rồi chập chờn trước mắt y, thấy hiện lên nét mặt diễm lệ của nữ quái, cùng với hai cánh tay để trần trắng phau.

Y cảm thấy ngay điều bất diệu, nên vội nhiếp tâm đưa mảnh trăng lên phía trên nơi ngực… Giữa lúc đó, y bỗng nghe vọng lên một tràng cười khúc khích:

– Hi hi… ha… ha… Bé cái lầm….Bé cái lầm…

Tiếng cười, giọng nói như một đứa trẻ nít, nhưng vọng lên rõ rệt.

Cuồng Huệ chợt nhớ tới tiếng cười khẽ lần trước ở trong bụi rậm… Y từ từ xả định, đứng lên đi ra phía cửa động. Lúc đó, vào khoảng giữa trưa, mặt trời nắng chang chang, oi bức lạ thường. Y thấy thấp thoáng từ trong vách đá vụt ra một chiếc bóng nhỏ màu hồng, đương chạy biến rất nhanh vào khu rừng trước mặt. Tuy chạy rất nhanh, nhưng vẫn vọng lên tiếng cười khúc khích…

Định thần nhìn kỹ, y thấy đó là một người nhỏ thó, chỉ bằng đứa trẻ con mười một, mười hai tuổi, đầu để tóc trái đào, mặc chiếc áo lụa màu hồng, co giỏ chạy như biến, vừa chạy vừa đập hai cánh tay áo phấp phới như hai cái cánh.

Cuồng Huệ vội lắc mình, nhảy vọt lên không bay đuổi theo. Y quyết ý muốn tóm lấy đứa nhỏ để hỏi rõ câu chuyện. Nhưng đứa nhỏ kia cũng lanh lẹ không kém, đã chạy biến vào những lùm cây rậm rạp, hay vào một hang hóc nào mất hút.

Bay lòng vòng nhìn kỹ khắp nơi, vẫn chẳng thấy tăm hơi, Cuồng Huệ bèn đáp xuống khu rừng. Y giơ tay nhổ một thân cây lớn, định đập nát khu rừng để tìm đứa nhỏ. Y linh cảm rằng đứa nhỏ này biết nhiều thứ chuyện mà y đang cần biết… Y giơ cánh tay có sức mạnh huyễn thuật lên… Nhưng y bỗng đổi ý: “Mình chẳng nên làm như vậy. Đập phá là một cử chỉ thô bạo của thân. Và thân thô bạo là do một tâm thô bạo… và người muốn tìm kiếm đạo lý lớn không bao giờ nên khởi tâm thô bạo… Neu mình là người có đủ túc duyên, rồi sẽ có những cơ duyên để hiểu biết… Vả lại, đứa nhỏ này cũng chẳng tội tình gì… chẳng nên cưỡng bách…”

Y quang thân cây ngã đổ ào ào xuống ven rừng, rồi lững thững trở về…

Bữa sau, y lại trở lại hang động, định ý tiếp tục cuộc thử nghiệm.

Nhưng mà vừa bước vào hang, y đã nhìn thấy bên cạnh ma trận, có mấy hàng chữ vạch dưới đất, nét khá gọn ghẽ: “Hi hi… Sư phụ khỏe quá. Sức mạnh của sư phụ, chắc chẳng phải do một công phu hữu vi mà có được… Nhưng tiếc thay! Đệ tử nghĩ rằng sư phụ chưa đạt lý… Hi…hi…”

Cuồng Huệ cũng bật cuời về câu văn trào lộng trêu chọc. Y nhủ thầm: “Cha nội này không biết là thứ gì, nhưng chắc là quái dị, thích trào lộng… Thế cũng vui…” Và không nghĩ ngợi, y ngồi xuống, viết ngay: “Vị huynh đài có điều chi muốn chỉ giáo?” Rồi trở bước ra khỏi hang động, không thử nghiệm nữa.

Ngày hôm sau, lại thấy mấy hàng chữ: “Lối tu của Ba Văn Mật Đa là một lối tu nhặt nhạnh, gấp gáp và rẽ ngang. Không hay đâu, và có thể tẩu hỏa nhập ma…”

Cuồng Huệ viết: “Huynh đài nói rõ thêm cho.”

Ngày hôm sau, có câu trả lời: “Đệ tử trộm được nghe rằng đạo lý cao siêu tối thượng cũng chỉ có mấy vế thôi. Song đệ tử vốn ngu muội và nghiệp chướng nặng nề, chỉ biết một vế đầu, nay cống hiến sư phụ. vế đầu là: SẮC BẮT DỊ KHÔNG”

Lần này, cũng như lần đọc câu kinh trên vách đá, Cuồng Huệ lại bị bàng hoàng ngớ ngẩn, tưởng chừng như mình đã nghe thấy ở đâu rồi, như có một vật gì đương trỗi lên từ nơi đáy thẳm tâm thức.

Y lững thững trở ra, như một kẻ mộng du. Y miên man suy nghĩ đến mức nín thinh, chưa muốn thổ lộ gì hết với Càn Thát Bà và Thạch Sanh.

Nhưng Càn Thát Bà là một kẻ, tuy bề ngoài nóng nảy thô lậu, nhưng bên trong tinh tế… Hắn cũng lui tới nơi hang, nên đã đọc hết những hàng chữ. Hắn cũng ngẩn ngơ, nhưng không khơi chuyện với Cuồng Huệ, nghĩ rằng có lẽ chưa phải lúc.

Thấm thoát lại qua mấy buổi tịch dương đỏ chói của miền đảo hoang nhiệt đới. Tính ra đã được hai mươi ngày… Cũng chẳng có thêm tin tức gì về đứa nhỏ áo hồng… Thạch Sanh gần như lành bệnh, chỉ còn đi hơi khập khiểng.

Buổi sáng hôm đó, Càn Thát Bà thức dậy, bước ra cửa hang. Hắn vươn vai, lầu bầu một mình: “Thực là hỏng! Xuống cái trần thế này, rồi đâm ra mê muội ngủ nghê. Ngủ nghê nhiều quá, lại cả ngáy nữa… Rồi lại phải vươn vai rướn cổ. Ở trên trời, đâu mình có ngủ nghê!… Trần thế này, nhiều âm khí quá, nặng chình chịch. Lại quá nhiều đàn bà. Nữ kê tác quái…!”.

Hắn đi ra ven rừng, thấy Cuồng Huệ đương rào rào nhổ những cây lớn. Hắn cũng chẳng nói gì, ngồi xuống nhìn… Thì ra Cuồng Huệ đã bay đi tìm chiếc thuyền của vua ban, nhưng thuyền đã mất dạng, chắc đã bị sóng đánh tan, hay bị nữ quái lấy rồi. Nên y nhổ cây để làm bè vượt biển.

Y làm thoăn thoắt, chỉ trong thời gian ngắn, đã xong chiếc bè rất lớn và vững chãi… Cả ba người, không ai bảo ai, đều hiểu rằng đã đến lúc lên đường đi Tây Trúc.

Giữa trưa hôm đó, ba người xuống bè, chỉ đem theo một ít vật dụng cùng hoa quả lặt vặt. Hành trang nhẹ tênh. Từ khi Thạch Sanh giữ viên ngọc đến giờ, chàng rất ít đói khát.

Nhìn biển sóng vỗ mịt mùng, Càn Thát Bà có vẻ cao hứng, hắn lớn tiếng cười hăng hắc, giơ tay chào hỏn đảo địa đầu của nữ quái, rồi tự tay cắt dây neo…

Bỗng có tiếng nói trong trẻo vang lên từ nơi bìa rừng:

– Sư phụ! Sư phụ!… Chờ đệ tử với…

Cả ba nhìn lại. Từ bìa rừng, lững thững đi ra một đứa trẻ nhỏ chừng mười một, mười hai tuổi, một thứ đồng tử, tóc để trái đào, mặc áo lụa hồng, khoác khăn gói trên vai. Gã tới gần, thản nhiên bước xuống bè, như kẻ vốn dĩ ở trong bọn. Nhìn gần, thấy khuôn mặt trắng trẻo, duy cái miệng nhọn, và hai bàn tay như luôn muốn múa may…

Cả ba người đều im lặng, chẳng ai lên tiếng… Thạch Sanh im lặng, vì lúc này, tâm lượng chàng như mở rộng, người cũng được, thần linh cũng được, ma quái cũng được… cơ duyên nào cũng tiếp nhận vì đều từ tâm mình mà nở ra mà… Chàng luôn niệm Phật, nhưng đồng thời, hay quán cái tâm mình, và hay đề khởi tâm Từ, tâm Bi trong bốn tâm vô lượng. Càn Thát Bà hấp háy quan sát đồng tử, nên chỉ lẩm bẩm: “Đồng tử con nít thì không sao! Chỉ có nữ ma đầu mới đáng ngại…” …Còn Cuồng Huệ nghĩ tới câu: “sắc bất dị không,” thấy lòng rộn lên một niềm vui mừng…

Y cầm cây sào to bằng thân cây, đẩy mạnh vào bờ, khiến chiếc bè bắn vọt ra mặt biển… Khi đã ra xa, y kéo lên chiếc buồm làm bằng da thú, và sức gió thổi lồng lộng…

Chiếc bè băng băng vượt trùng khơi, tiến về phía Tây, phía của những buổi tịch dương đỏ chói và cháy da thịt…