TRANG TÔN KINH
HUYỀN HOẶC
TẬP I
Tịnh Liên Nghiêm Xuân Hồng

 

HỒI IV

 

Quán Kim Đình chú tiều ngất ngưởng
Chết thay người tơ tưởng mặt hoa

Vừa dứt lời, Càn Thát Bà liền cúi xuống bốc mấy viên đá vụn lưu ly bỏ vào bọc. Cuồng Huệ hỏi:

– Huynh đem thứ đó đi làm chi?

– Phong tục của người dưới Diêm Phù Đe kỳ cục lắm. Họ tranh giành nhau chán nhưng đến khi không tranh giành được nữa, họ xoay ra mua bán đổi chác. Và mỗi khi muốn đổi chác một vật gì, họ thường đưa ra một cục óng ánh, hoặc bạc, hoặc vàng, hoặc một chất gì óng ánh khác. Thứ đá lưu ly này nhiều màu sắc óng ánh, ta cứ mang nó đi có khi dùng được.

Cả hai bèn cưỡi mây bay xuống. Bay mấy ngày mới tới Nam thiềm bộ châu của cõi Diêm Phù Đề. Họ đáp xuống một bãi biển hoang vắng. Càn Thát Bà bảo:

– Bây giờ chú mày biến thành hình người đi thì vừa.

Rồng bèn lắc mình, biến thành một chàng thanh niên trắng trẻo, đẹp đẽ, nhưng thân thể còn trần truồng. Y ngượng ngập nói:

– Đệ chỉ biến được thân hình, còn biến thành quần áo thì không đủ lực.

Càn Thát Bà nheo mắt ngắm nghía, rồi bảo:

– Thôi thế chú mày chịu khó chui vào bụi cỏ kia mà ngồi, đừng để ai trông thấy. Đẻ ta đi kiếm ít quần áo.

Hắn cũng chưa biết được tiếng nói của người, nên phải đi len lén dọc theo một con đường mòn. Cũng may là sau khi đi được một quãng xa, hắn gặp một căn nhà tranh vắng vẻ, ngay đầu nhà có phơi mấy chiếc quần áo. Hắn vội nhảy rào vào, chọn một chiếc áo và một quần trông tươm tất, rồi đút vào bọc. Ngẫm nghĩ giây lát, hắn rút một viên đá lưu ly, kiếm sợi dây nhỏ treo viên đá đó vào sợi thừng phơi quần áo, rồi trở về đường cũ.

Cuồng Huệ mặc bộ quần áo vào rồi xúng xính đi qua đi lại.

Hai người hãy còn bỡ ngỡ, nên cứ thơ thẩn đi trên bãi biển đó đến mấy hôm. Thỉnh thoảng đói bụng, Cuồng Huệ lại vớt mấy cụm rêu hoặc ít chiếc lá non để ăn cho qua cơn đói. Đôi khi tinh nghịch, y lặn xuống biển sâu đứng nhìn các loài thủy tộc. Y nhận thấy ở đây, các loài thủy tộc có vẻ hung dữ hay cắn nuốt lẫn nhau gấp bội lần các thủy tộc ở Hương Thủy Hải. Điều đó lại làm cho y phiền muộn không ít, nhưng y cũng chẳng biết làm sao. Càn Thát Bà vốn ăn bằng lối ngửi hương, nhưng ở bãi biển này không có thứ hương gì để ngửi, ngay cả hoa cũng hiếm, nên y đành nhịn. Được các nghiệp lực của hắn nhẹ nhàng thanh thoát, nên hắn cũng ít khi thấy đói. Hắn ngồi chăm chú nghe tiếng sóng biển vỗ ì ầm, rồi nói:

– Ta chưa từng nghe một thứ âm thanh đục như vậy. Nó như một lời rên xiết, một lời nguyền rủa không ngừng. Không biết biển này nó nguyền rủa ai vậy?

Có những đàn chim hải âu thỉnh thoảng bay qua, lửng lơ trên nước, tiếng kêu rối rít xào xạc. Càn Thát Bà vốn rất giỏi về âm thanh, nên chỉ nghe một buổi, hắn hiểu được tiếng chim. Hắn nói:

– Trên trời không có chim, nên ngắm những đàn chim này cũng thú. Tiếc thay là tiếng của chúng chẳng có gì cả, hoặc gọi mái, hoặc kêu đói, hoặc gào thét giận dữ hay sợ hãi mà thôi.

Đen ngày thứ bà, hắn bảo:

– Bây giờ, mình đi xem người thì hay hơn.

Cả hai dắt nhau đi ra phía con đường cái quan bằng đất, đường này thuộc về xứ Phong Châu và đi về Loa Thành. Vừa đi vừa nhìn cảnh mặt trời mọc và cảnh trăng tà. Họ thấy ánh sáng mặt trời đục quá và hơi rất bỏng, nhưng ánh trăng thì êm ái, gần được như ánh sáng lưu ly của núi Tu Di. Họ đi qua những thung lũng xanh um cùng những kẽm đá cao ngất, thì họ gật gù cho rằng cảnh này cũng tạm được đấy. Họ thường yên lặng đi, nhưng mỗi khi gặp những bộ hành hoặc người đi chợ trò chuyện ríu rít với nhau, thì cả hai đều vểnh tai nghe để học tiếng người. Chừng độ mười bữa, Càn Thát Bà nghe đã thủng và cũng bắt chước nói được. Hắn dạy lại Cuồng Huệ. Trong khi đi đường tuy Càn Thát Bà có dáng điệu kỳ dị, nhưng Cuồng Huệ được bộ mặt hiền lành, đẹp đẽ, nên những kẻ bộ hành cũng ít ai thấy kinh nghi. Họ cho rằng đó là hai người muốn trẩy kinh đô như nhiều người khác.

Dọc đường, hai người thường gặp nhiều đền miếu thổ thần. Cuồng Huệ hay rủ Càn Thát Bà vào nghỉ chân tại các đền miếu đó, hy vọng sẽ tìm thấy ở những nơi đó những pho tượng thờ ngồi trên những đám mây có hình sen. Nhưng y rất thất vọng khi nhận thấy các đền miếu đó đều thờ những bức tượng hoặc tranh Long thần. Y nghĩ thầm: “Long thần thì là mình rồi. Mà mình thì biết cái cóc khô gì mấy mà mong độ cho họ.” Càn Thát Bà thì chẳng để ý điều gì, đi đến đâu hắn cũng chỉ dương cặp mắt hấp háy để nhìn ngơ ngáo hoặc lắng nghe những âm thanh.

Một buổi sáng, họ đi tới một thị trấn nhỏ, nhưng sầm uất, có một dãy phố xá nhiều cửa tiệm. Chợt đi qua một cửa hàng có bày bán những đồ trang sức óng ánh. Càn Thát Bà lẩm bẩm: “Đây rồi.” Hắn kéo Cuồng Huệ vào trong tiệm. Thấy người chủ tiệm ngồi nơi quầy hàng, trước mặt đặt một chiếc cân nhỏ, Càn Thát Bà liền bước tới, rút trong bọc ra ba viên đá lưu ly, quang trên mặt bàn:

– Ta muốn đổi lấy bạc.

Chủ tiệm nhìn mấy viên đá có hào quang sáng quắc. Hắn đưa tay run run mân mê viên đá, rồi ngẩng lên nhìn cái mũi của Càn Thát Bà:

– Dám hỏi tôn ông lấy những vật này ở đâu?

Càn Thát Bà gắt:

– Lão này hay tò mò quá! Hỏi chi cho nhiều lời. Ta chẳng lấy cuớp của ai đâu; ta cũng chỉ thấy trong khoảng trời đất mà thôi.

Ý chừng sọ mất món bở, chủ tiệm vội hỏi:

– Tôn ông định đổi lấy bao nhiêu?

– Kẻ ra lão cũng lễ phép đấy. Biết gọi ta là tôn ông. Lão đã biết lễ phép, thì muốn đua ta bao nhiêu cũng được, nhưng cấm không được ít quá.

Chủ tiệm mừng quýnh, vội mở ngăn kéo đưa ra một đĩnh bạc lớn và một túi bạc vụn. Hắn gật đầu:

– Như thế này là nhà cháu thiệt lắm rồi.

Càn Thát Bà vươn tay quơ nhẹ lấy bạc, đút vào bọc, rồi đi thẳng. Hắn đi ngang một tiệm khác, kiếm mua hai bộ quần áo sang trọng bằng lụa nhuộm xanh, một cục hương trầm và một chiếc lư hương đồng nhỏ bằng nắm tay. Hắn bỏ trầm vào lư hương, xin lửa đốt lớn rồi dí mũi ngửi phì phèo cho đỡ đói, rồi kéo Cuồng Huệ đi. Tới một quãng vắng, hắn chui vào một bụi cây, bảo Cuồng Huệ thay quần áo mới. Hắn cũng vứt bộ quần áo cũ, mặc áo mới rồi nói

– Vứt thứ này đi kể cũng hơi tiếc. Nhưng thôi, nơi đây họ có vẻ thích buôn bán đổi chác, bọn ta giả dạng làm lái buôn thế này hay hơn.

Rồi hắn hớn hở lên đường, vừa đi vừa hít phì phèo khói hương trầm, vẫn ngơ ngáo thưởng ngoạn phong cảnh. Cuồng Huệ vẫn theo sát cánh hắn.

Từ khi có ít bạc vụn bỏ túi, hai người thỉnh thoảng cũng bắt chước mọi người đôi khi vào nghỉ chân tại những quán ăn ven đường. Họ nhận thấy rằng loài người có những thú vui khác lạ và kỳ cục, và một trong những thú vui lớn nhất là sự ăn uống. Mỗi khi vào một quán ăn, hai người thường chỉ ngồi nơi một chiếc bàn nhỏ ở góc, gọi một bình trà, rồi ngồi nhìn những người chung quanh ăn uống. Bọn này kêu réo tửu bảo oai oái, rồi ăn uống xì xụp, ngồm ngoàm, mắt sáng rỡ, mặt đỏ au, đôi khi mồ hôi nhễ nhại, họ có vẻ sung sướng vô cùng. Dần dần, Cuồng Huệ cũng tò mỏ gọi cơm và rượu. Nhưng y không uống được rượu, chỉ nuốt mấy bát cơm to. Nhưng khi ăn xong, y thấy hơi nặng bụng, thì ra cơm của người chưa hợp với tỳ vị y, nhưng dần dần cũng quen đi. Còn Càn Thát Bà thì tập ngửi hương rượu, thứ rượu nếp cay xè có hương nồng nặc. Mới ngửi vô, hắn hắt hơi luôn mười mấy cái khiến chiếc mũi tím ngắt, và có nhiều người quay lại nhìn. Nhưng y thấy thích hương rượu, nên từ đó, hắn vừa ngửi trầm lại vừa ngửi rượu.

Một hôm, vào cuối giờ Mùi, bóng chiều đã ngả, hai người đi tới ven một con sông khá rộng. Trời đã về thu, giòng sông trải rộng êm ả như một giải lụa, làn gió lộng nhẹ hiu hiu thổi. Cuồng Huệ vừa đi vừa đưa mắt ra phía trước để đón làn gió, trong lòng hơi nao nao nhớ tiếc cảnh vật nơi miền Hương Thủy Hải. Y tự nhủ: “Kẻ ra thì làn gió thu ở nơi đây cũng êm dịu trong mát gần được như gió ở Hương Thủy Hải.” Đi lần ven sông một quãng xa thì tới một bến đò trông rất sầm uất…

Nguyên nơi đây là một bến đỏ sông Kinh ở sát cạnh Loa Thành. Những chiếc thuyền nan qua lại trên sông đông nhu mắc cửi. Người xuống đò, kẻ lên đò, gọi nhau ơi ới, người gồng gánh, kẻ đeo tay nải nhuộm nâu, cũng có người đi tay không. Xen lẫn giữa tiếng gọi, tiếng cười, lại có tiếng hỏ của đám lái đò; họ hò để lấy nhịp chèo hoặc để giục khác qua sông.

Trên bến, có dựng mấy quán ăn rộng rãi làm chỗ nghỉ chân uống nước.

Hai người dừng chân trên mom sông, đứng nhìn quang cảnh tấp nập. Càn Thát Bà thấy vui vui trong bụng, hắn nhìn sông rồi nói:

– Kể ra con sông này thì bọn mình vẫy cẳng một cái cũng sang tới bên kia rồi. Xuống đò làm gì cho mất công. Nhưng làm thế e dị quá. Mình đã giả dạng làm người để ngao du, thì giả dạng cho trót.

Thấy đò đông người quá, họ bèn bước vào một quán ăn rộng rãi, chọn chiếc bàn nơi góc rồi gọi rượu, cơm. Nhưng cơm đã hết, chỉ còn bánh canh riêu cua thôi, nên đành gọi bánh canh. Chủ quán bê tới một cút rượu cùng hai tô bánh canh lớn trên có những miếng gạch cua vàng óng. Cuồng Huệ gạt miếng gạch cua sang một bên rồi ngồi vớt ăn những miếng bánh canh. Y chợt để ý thấy chiếc bàn gần đấy cũng có người ngồi, một người thiếu nữ đương uống một bát nước chè xanh, cùng một thanh niên mắt to mày rậm đương húp xì xụp tô bánh canh. Người thiếu nữ tuy ăn mặc quê mùa, nhưng nét mặt xinh đẹp, nên Cuồng Huệ vừa ăn vừa để mắt ngó nhìn. Cô kia, ý chừng biết có người nhìn mình, nên đôi má ửng đỏ. Nàng uống vội một ngụm nước trà rồi lên tiếng giục giã:

– Thôi, ăn lẹ đi anh, còn sang đò chứ, kẻo lỡ mất thì sao?

Người con trai vừa nuốt vừa nói:

– Thì cũng để anh ăn nốt đã chứ, kẻo phí của trời. Người ta đồn tào lao như vầy, đã chắc gì có mà em nôn nóng.

Người con gái bật cười rỏn rã:

– Em biết mà, anh đã ngồi vào ăn thì có thiên lôi đánh cũng chẳng chịu đứng dậy. Một trăm người thì một trăm miệng đều nói như thế cả, mà anh lại bảo là tào lao. Có mấy khi lại có chuyện lạ như vậy!

Một người ngồi bàn bên cạnh, xen vào hỏi người con trai:

– Này anh, có chuyện gì lạ vậy?

Người con trai vừa chùi mép vừa nói:

– Ôi, có gì đâu. Chả là công chúa con đức vua bị bịnh nặng, chết ngất đi không tỉnh lại. Bỗng dưng lại có một cha tiều phu xin tình nguyện uống thuốc độc để xuống âm cung tạ lỗi và cứu công chúa. Nghe đâu hắn định uống thuốc ở quán Kim Đình ấy. Cha nội đó, nếu có, chắc chắn là một tên khùng.

Người con gái đứng dậy, dí ngón tay vào trán người con trai, và nhiếc:

– Em chỉ mong anh khùng được như vậy cho người ta nhờ. Bản mặt anh chắc gì đã dám chết cho người mình yêu chưa?

Người con trai cười xòa:

– Thôi mà em, em còn sống nhăn nhăn ra đây, đã chết đâu mà bắt anh phải chết thay.

Hai người sóng vai dắt tay nhau đi. Nhiều người ào ạt đi theo, nên gian hàng vắng hẳn. Cuồng Huệ nói:

– Những người con gái của cõi này kể ra cũng duyên dáng xinh đẹp đấy chứ. Chắc là hơn những long nữ của tiểu đệ.

Càn Thát Bà hin hít cái mũi, làu bàu:

– Úi cha, ăn thua cóc gì. Những tiên nữ của cõi Đao Lợi còn xinh đẹp gấp trăm mà ta còn chưa thèm ngó tới. Nhtmg này, chú mày có nghe thằng con trai nói không? Ke cùng ly kỳ đấy chứ. Thiệt là một trò chơi quái lạ. Ta chưa hề thấy ai lại có thể chết thay cho người khác. Vụ này… vụ này… ha, chắc bọn mình cũng phải tới coi quá.

Sang qua sông, hai người chỉ việc đi theo đám người kéo nhau như nước lũ. Khi tới Kim Đình quán, thấy người bu đã đông nghẹt tứ phía. Một hồi trống ròn rã vang lên. Tuy đám người đông nhưng họ đều im phăng phắc, hình như cũng bị lây cái không khí trang nghiêm của sự việc sắp xảy ra. Thỉnh thoảng cũng có kẻ xì xào đôi câu, nhưng phần lớn đều trố mắt kiễng chân nhìn về phía quán. Lúc đó vào khoảng đầu giờ Dậu.

Tòa quán này đơn sơ, không có gì tráng lệ. Chỉ có một chiếc bục gỗ cao hình lục lăng, mấy cây cột cao, và trên mái có hình hai con rồng chầu mặt nguyệt, nhưng quán nhìn ra phía sông Kinh. Càn Thát Bà và Cuồng Huệ chen vào đám người. Vì vóc người khỏe mạnh và cao lớn, nên chỉ né chen giây lát là họ đã tới trước quán, đứng nhìn vào rõ mồn một.

Một chiếc trống lớn đặt ngay trước quán. Một toán năm người thị vệ đội nón, mặc áo đỏ viền vàng cũng đứng tại đó, người trưởng toán cầm dùi đánh trống. Trong quán, thấy một ông già, hình dung tiều tụy, chân tay ghẻ lác, ngồi trong một xó, trước mặt đặt một chiếc chậu sành. Ông ngồi dựa lưng vào cột, tay cầm cái que, thỉnh thoảng gõ nhịp vào chiếc chậu sành và hát những câu lảm nhảm. Nhưng người xem không để ý đến ông ta, chỉ để ý đến chàng thanh niên ngồi giữa quán. Chàng này trông xấu xí, mũi to, mắt sâu, miệng huếch, nhưng trong lúc này, trông chàng có vẻ oai nghiêm kỳ lạ. Nước da mặt tuy đen nhưng tái mét như cắt không cỏn hột máu, nét mặt xa vắng như mất hồn. Chàng mặc một chiếc áo vải thô, màu xanh nhưng bạc phếch, một bên tay áo được cởi ra để lộ một bả vai trần và một cánh tay trần. Đầu đội một thứ mũ mân bện bằng rơm, trên mũ có buộc một cây đèn nhỏ, ngon đèn đã thắp sáng. Chàng ngồi xếp bằng trên một chiếc nệm cũng bện bằng rơm, lưng dựa vào một cỗ quan tài mới tinh sơn son thếp vàng. Trước mặt chàng, đặt một chai rượu lớn, cùng một chiếc chén bằng sứ trắng đựng thuốc độc màu đen nhánh.

Có người xì xào:

– Chén thuốc độc này uống vào chắc đứt ruột ngay.

– Kể cũng liều lĩnh thật, khi không mà dửng dưng dám uống!

Càn Thát Bà cũng giương đôi mắt hấp háy nhìn. Hắn nói:

– Chén thuốc này không hiểu mùi vị ra sao, ta chưa hề được ngửi nó.

Một người đứng cạnh bắt phì cười:

– Nếu tôn ông muốn ngửi mùi vị của nó thì có khó gì.

Nhưng một hồi trống lớn đã vang lên, hồi trống ngân nga kéo dài đến hơn ba mươi tiếng. Mọi người đều im phăng phắc và chăm chú nhìn. Dứt hồi trống, chàng thanh niên giơ tay cầm chai rượu, ngửa mặt tu ừng ực, chiếc yết hầu nhô lên nhô xuống. Tu cạn chai rượu, đặt chai xuống, rồi cầm chén thuốc độc nốc luôn một hơi cạn sạch. Mọi người đều rùng mình, lè lưỡi. Càn Thát Bà bỗng đập đùi, cười khang khặc:

– Cha này khá thật! Hắn nốc rượu và nốc thuốc mà không thèm chớp mắt.

Chỉ trong giây lát là đầu Thạch sanh gục xuống, một chút bọt máu ứa ra bên, ngọn đèn cũng tắt phụt. Mấy tên thị vệ vội vàng chạy tới, đỡ đầu chàng lên. Rồi cả bốn tên xúm lại, khiêng thi hài chàng, cẩn thận nhẹ nhàng đặt nằm trong linh cữu. Ông thày bói thì vẫn ngồi hát lảm nhảm. Theo tục lệ người Phong Châu, khi một người chết thường được quàn xác trong ba ngày trước khi đem chôn cất.

Đám người đi xem đứng sững sờ nhìn hồi lâu, như những kẻ hớp hồn. Nhưng dần dần, sợ trời tối cũng như sợ có thể có chuyện gì xảy ra từ cõi u minh, nên họ cũng tản mát ra hề. Toán thị vệ cũng khiêng trống về. Bãi cỏ nơi ven sông lại trở thành vắng ngắt, chỉ cỏn lại ông thày bói nói lảm nhảm cùng hai người kia vẫn ngơ ngáo đứng nhìn.

Sau khi chứng kiến cái chết của chàng tiều phu, Cuồng Huệ thấy lòng bồi hồi khôn tả. Nhìn cái chết, y không thấy sợ hãi, nhưng thấy lòng trống trải bâng khuâng. Niềm cô tịch, nỗi phiền muộn lại ùn ùn nổi lên trong lòng y, tương tự như một đám mây chiều không hiểu từ đâu kéo đến. Y ngồi phịch xuống đám cỏ và nhìn ra sông. Y nhớ lại những lời khắc trên vách đá và tự nhủ: “Thì ra kiếp sống chỉ là như vậy. Lóe lên như ngọn đèn, rồi vụt tắt. Sống một ngày cũng vậy, sống ngàn năm cũng vậy. Vũ trụ lung linh này là thực hay là ảo? Ai, ai giải được đây?” Còn Càn Thát Bà thì bực mình lắm, hắn chỉ muốn kiếm một người nào biết chuyện để hỏi cho ra tông tích người tiều phu này. Hắn lẩm bẩm: “Thằng cha kỳ cục không thèm chóp mắt. Giá như mình có phải uống, thì mình cũng uống nổi, nhưng có lẽ phải chóp mắt. Phải có một định lực hay ho lắm mới không chóp mắt”. Hắn lại tức thêm một nỗi là thằng cha không chịu nói lấy một lời, để hắn nghe tiếng nói.

Hắn đương lầu bầu như vậy, bỗng phía sau có tiếng nghêu ngao của ông thày bói. Lần này, tiếng nghêu ngao rõ mồn một:

Dễ chuyển Thái Sơn như hạt cải
Khó đem phàm tục khỏi vòng trần…

Buổi chiều hôm đó, trăng lên muộn, nên nền trời mới chỉ ít vì sao. Cuồng Huệ vẫn ngồi ngẩn ngơ nhìn những vì sao lấp lánh. Càn Thát Bà nói:

– Đúng là lão này nói xỏ mình. Lão bảo chúng mình là bọn phàm tục. Tiếng ông thày bói lại vọng to lên:

Tiền duyên nghiệt chướng từ đâu
Nào ai giải nổi thì mời giải cho…

Càn Thát Bà lại lầu bầu:

– Lão này phách lối hết sức. Giọng thì khàn khàn nhu vịt mà đòi giải tiền duyên nghiệt chuớng. Nhung này, hay có khi lão giải được cũng nên.

Hắn bất giác đưa tay mân mê cái mũi khoằm, chưa kịp quyết định gì, thì thày bói lại nghêu ngao:

Có hai tên trộm mặt ngơ ngáo
Lên tới cõi này định kiếm ăn…

Càn Thát Bà vỗ đùi đến đét một cái:

– Đúng là lão chửi mình rồi. Ta phải mắng lại một trận cho bõ tức.

Nhưng Cuồng Huệ đã đứng dậy:

– Chắc ông ta là một bậc dị nhân. Tiểu đệ muốn hỏi thăm ông ta vài lời.

Nhưng Càn Thát Bà đã phăng phăng bước đi trước. Lúc bấy giờ, trời tối nhưng trăng ẩn hiện ở ven trời, nên trong quán nửa mờ nửa tỏ. Lão thày bói thì ngồi gãi xồn xột. Càn Thát bà sừng sộ:

– Này lão, lão đừng cậy lớn mà ăn nói hồ đồ. Lão bảo ai là đồ ăn trộm?

– Ở đây có ta và hai đứa ngươi. Nếu ta không bảo hai đứa ngươi thì chẳng lễ ta lại bảo ta là đồ ăn trộm sao?

– Nhưng ta đã thèm lấy trộm của lão thứ gì đâu?

– Ngươi chưa lấy, nhưng ngươi vẫn có ý định kiếm chác. Neu ngươi không có ý định kiếm chác, tại sao mặt ngươi cứ ngơ ngơ ngáo ngáo, còn đôi mắt thì hấp háy. Vả lại, giờ này tối rồi, ai nấy đều về nhà cả, tại sao hai đứa ngươi cỏn thơ thẩn nơi bờ sông vắng vẻ này?

– Lão chỉ biết nói người. Thế cỏn lão, tại sao lão không về?

– Ta ấy à? Ta chẳng cần đi đâu về đâu cả. Chỗ này cũng là chỗ của ta rồi. Ta ở chỗ này cũng thế, mà ở chỗ khác cũng thế. Ta chẳng định kiếm chác gì cả. Vả lại, ta cỏn phải canh cái xác thằng này.

Càn Thát bà chợt đổi ý, hỏi:

-À, này. Ta muốn hỏi lão, không biết lão có biết tông tích của thằng cha uống thuốc độc ra sao không? Ta vui miệng thì hỏi, nhưng đoán chắc lão cũng chẳng biết rõ tông tích hắn?

Thày bói cười khì khì:

– Này đừng khích tướng. Thằng cha này, ta biết nó tên là Thạch Sanh, họ Lý tên Thạch Sanh và làm nghề tiều phu. Còn hắn từ đâu đến, và giờ này đi đâu thì ta cũng chẳng rỗi hơi muốn biết làm gì.

Càn Thát Bà giơ tay gãi chòm tóc trên đầu:

– Nhưng tại sao hắn lại chịu uống thuốc độc?

– Ngươi điếc hay sao mà không nghe người ta nói. Hắn mê gái nên hắn uống chứ sao! Hắn bỗng nhiên khởi lên cái tâm tưởng lăng nhăng mê gái, rồi hắn muốn đi tìm cái hình bóng mà hắn tưởng diễm lệ ấy. Rồi hắn lại đột nhiên khởi lên một cái tâm tưởng lăng nhăng nữa là cái hình bóng đó có thể chết thực được, nên hắn hoảng hốt vội vã đòi uống thuốc độc cho kỳ được. Hắn quả là một đứa chí ngu. Hắn cũng giống như một đứa khác, đột nhiên khởi lên tâm tưởng lăng nhăng là buồn ngủ và nhắm mắt lại, rồi lại khởi thêm một tâm tưởng lăng nhăng nữa là muốn đi ta bà để loanh quanh tìm kiếm! Tìm kiếm cái con khỉ! Có cóc gì đâu mà loanh quanh tìm kiếm!

Càn Thát Bà giật mình. Hắn lầu bầu: “Lão này… Lão này… có khi lão là người của lão Đe Thích sai xuống cũng nên. Lão muốn gàn quải ta khiến ta trở về. Nhưng lão có tốn một cân nước bọt ta cũng chẳng thèm về.” Hắn ngẫm nghĩ rồi lại hỏi to:

– Nhưng tại sao lúc uống thuốc, hắn lại không nói năng gì và không chớp mắt?

– Ngươi cũng ngu quá cỡ. Tại lúc bấy giờ hắn không hề khơi cái tâm tưởng lăng nhăng chớp mắt thì hắn không chớp mắt chớ sao? Neu ngươi muốn biết rõ hơn, thì ngươi dựng hắn dậy mà hỏi.

Càn Thát Bà cỏn muốn hỏi nữa, nhưng Cuồng Huệ đã đẩy nhẹ hắn sang một bên, chắp tay thi lễ rồi nói:

– Tiểu sinh có vài điều muốn hỏi, mong tôn ông thuận cho.

– Hừ, thằng này có vẻ khá, cỏn biết chút lễ nghi. Thằng kia thì hỗn láo quá, hay nói và cũng hay gắt gỏng, về cái điểm gắt gỏng này, thì nó cũng giống ta. Nhưng này, ta bảo thật, nếu ngươi định tìm kiếm cái gì thì ngươi không nên đi cùng với thằng kia. Đi với nó, thì chẳng ai người ta muốn mách bảo điều gì đâu! Cuồng Huệ ngập ngừng:

– Nhưng chắc là… tiểu sinh không thể chia tay với anh ta được. Tiểu sinh đã gần như kết nghĩa với anh để cùng đi.

– Hừ, kết nghĩa với chẳng kết nghiếc. Ngươi cũng khởi một tâm tưởng lăng nhăng rồi. Nhưng thôi, cũng được đi. Nhưng này, ta bảo thật, ta không có cho không cái gì bao giờ đâu. Nếu ngươi muốn hỏi han, thì ngươi phải biên chút lễ vật. Ngươi có lễ vật không?

Cuồng Huệ ngẩn người, bồi hồi suy nghĩ. Y không ngờ ông lão lại đòi lễ vật, mà y thì chẳng có gì cả, ngoài viên ngọc y giấu ở trong bọc áo, và viên ngọc lại chính là bản mệnh của y. Y đành quay lại Càn Thát Bà với ý định hỏi mượn ít viên đá lưu ly. Càn Thát Bà hiểu ý, liền rút ra một vốc đá lưu ly đưa cho y. Cuồng Huệ lẳng lặng bước lên đặt vốc lưu ly vào chiếc chậu. Ông thày bói cầm một viên ngắm nghía rồi nói:

– Của này là của giả. Ngươi định đem của giả để đổi lấy những lời thật hay sao? Vả lại, vốc đá này là của tên kia, không phải của ngươi, nên chưa gọi là lễ vật. Ta ngửi thấy trong ngươi có thoảng mùi cỏ Linh Chi. Ngươi có mang trong người thứ cỏ đó không?

Cuồng Huệ giật mình, thầm nghĩ: “Ông lão này chắc chắn là một bậc dị nhân. Viên ngọc là bản mệnh của ta. Nhưng một khi ta đã quyết tâm tìm kiếm cái bí ẩn của vũ trụ và kiếp sống, thì cũng chẳng nên tiếc bản mệnh làm gì.” Nghĩ vậy, chàng lẳng lặng rút viên ngọc ra, dải trước mặt thày bói. Viên ngọc sáng quắc, chiếu sáng cả một góc quán. Thày bói nói:

– Hừ, cái này thì tạm gọi là lễ vật được. Thôi, để ta tạm giữ cho nhà ngươi. Ông cất viên ngọc vào bọc rồi nói tiếp:

– Bây giờ, ngươi muốn hỏi gì thì hỏi đi?

Cuồng Huệ liền chậm rãi đọc:

Vũ trụ lung linh này
Là thực hay là ảo?

Tiểu sinh có được đọc lời này trên một vách đá. Nay chỉ muốn xin tôn giả giải cho ý nghĩa của mấy lời ấy.

Càn Thát Bà bỗng xen vào:

– Ờ, ờ, câu hỏi ấy hay thật đó. Ta cũng có chút nghi ngờ về vụ này. Nhưng ta chắc lão này không giải nổi.

Ông thày bói bỗng bật cười ha hả thật lớn tiếng. Người ông co gập lại, và tiếng cười làm rung động cả mái quán. Ông cười một hồi dài, nước mắt nước mũi ràn rụa, rồi mới nói:

– Thằng này khôn lỏi quá, lại định qua mặt cả mình. Nó chỉ biếu có một viên ngọc của miền Hương Thủy Hải mà lại đặt một câu hỏi quá lớn. Ha, ha… Nó làm ta chết cười mất. Neu ta mà nông nổi dại dột trả lời cho ngươi, rồi ngươi lại mau miệng đi mách cho kẻ khác, thì cái vũ trụ này sẽ mất hết các bí ẩn và nó sẽ sụp đổ mất. Ha, ha… Chắc là ta không nuốt nổi viên ngọc. Thôi, ta trả lại cho ngươi.

Cuồng Huệ vội xua tay:

– Xin tôn ông đừng trả. Hòn ngọc vô tri ấy chắc cũng chẳng có ích gì nhiều cho tiểu sinh. Xin tôn ông mở lòng thương mà giải cho.

Tôn giả lại cười ha, ha:

– Thằng này quả là thâm hiểm. Nó định dồn mình vào chỗ chết đây. Hoặc là chết vì cười, hoặc là chết vì tội làm rối loạn duyên nghiệp. Trông mặt ngươi thì trắng trẻo, hiền lành, nhưng lời nói lại sâu hiểm. Nhưng thôi, ta đã trót ngậm của ngươi viên ngọc, thì ta cũng rủ lòng trả lời cho ngươi, về câu hỏi này, ta cũng võ vẽ hiểu biết được đạo lý của nó, nhưng ta không có quyền nói rõ cho ngươi.

– Tại sao vậy, thưa tôn giả?

– Chỉ là vì đạo lý lớn không phải là miếng bánh, và ta không thể mang miếng bánh đó đút vào miệng ngươi. Đạo lý lớn là phải do mình khổ công tìm kiếm, người ngoài không thể giúp đỡ được gì nhiều.

Nét mặt tôn giả bây giờ đã thay đổi nhiều, đượm vẻ trang nghiêm không còn chút gì gàn gàn dở dở. Càn Thát Bà níu tay Cuồng Huệ: “Thôi, bọn mình đi thôi. Chắc lão không giải nổi đâu.” Nhưng Cuồng Huệ dang tay ra, nét mặt buồn thiu, hỏi tiếp:

– Nhưng tiểu sinh biết tìm kiếm ở đâu bây giờ?

– Thì ngươi cứ đi ra đi vô mà tìm kiếm, hoặc đi khắp chân trời góc bể mà tìm kiếm. Ngày nào, ngươi cũng suy nghĩ miên man về cái đó, riết rồi thì tâm thức ngươi sẽ chín. Bây giờ, tâm thức ngươi còn vướng, nó chỉ biết rung chuyển theo một nhịp điệu cũ mà thôi nên ngươi chưa hiểu. Khi nó biết rung chuyển theo nhịp điệu khác, thì tự nó sẽ hiểu. Hoặc ngươi sẽ gặp được người chỉ rõ hơn cho.

Ngưng một lát, ông tiếp:

– Ngươi nên kiếm một ít kinh sách để giúp cho sự suy tư.

– Ở xứ này, có những kinh sách giải về đạo lý đó không?

– Xứ này mới chỉ có những kinh thấp chưa liễu nghĩa, nói về nhân duyên thiện căn, về sự siêu độ vong hồn… Nhưng ở rất xa đây, về phía Tây, có xứ gọi là Tây Trúc, có chùa Lôi Ầm Tự, nơi đó có thể có nhiều kinh khả dĩ giải đáp cho ngươi.

Nghe đến tên chùa Lôi Âm, đôi mắt Càn Thát Bà sáng lên. Hắn chợt nhớ tới thứ diệu âm kỳ dị phát ra do sự khẩy móng tay của Phật. Hắn định xen vào hỏi nhưng Cuồng Huệ đã cắt ngang:

– Không biết ở nơi đó, có những vị Bồ tát cưỡi mây ngũ sắc hình hoa sen không?

Tôn giả chậm rãi:

– Ngươi nhất định muốn đi kiếm một vị đó ư? Tìm những vị đó chẳng khác chi đi tìm một áng mây chiều vậy. Nhưng nếu ngươi đủ khổ công, thì cũng có thể gặp được. Đừng có ngại sự khổ công.

Tôn giả có ý như không muốn nói nữa. Cuồng Huệ lặng lẽ cúi đầu như suy nghĩ. Rồi y khều tay Càn Thát Bà định ra đi. Nhưng tôn giả gọi giật lại:

– Này, nếu ngươi định đi tìm kinh hay tìm Bồ Tát thì ngươi không nên đi như vậy. Ngươi nên chờ một người nữa cùng đi thì hay hơn.

Càn Thát Bà bỗng nói:

– Bọn ta dễ thường không có chân để đi hay sao?

Giọng của y đã dịu lại, bớt hỗn xược. Nhưng ông thày bói không để ý đến hắn, vẫn nói với Cuồng Huệ:

– Có chân hay có cánh cũng vậy, các ngươi không thể đi thỉnh kinh hay tìm Bồ Tát được đâu.

Ông nhìn Cuồng Huệ, rồi tiếp:

– Ngươi được một thân hình huyễn hóa nên rất ít nghiệp lực. Trải qua một thời gian dài, ngươi không cần thỉnh kinh hoặc gặp Bồ Tát mà ngươi vẫn có thể đạt được vô sư trí cùng ngộ được đạo lớn. Bởi thế nên về những kỳ ngộ, ngươi không đủ túc duyên, vì các Bồ Tát không cần phải gặp ngươi. Còn tên kia thì trái lại, tuy hắn có chút trí huệ, nhưng còn quá nhiều chấp trước về ngã và pháp. Nên cũng không đủ túc duyên. Các ngươi nên chờ một người cùng đi thì hay hơn.

Càn Thát Bà hỏi:

– Người nào vậy?

– Người này sáng mai sẽ tới đây. Hắn có khá trí huệ, nhiều ảo tưởng và nhiều túc duyên.

Hai người còn đang ngơ ngẩn nhìn nhau, thì ông thày bói đã dựa lưng vào cột, nhắm mắt lại như ngủ… Cuồng Huệ suy nghĩ giây lát, rồi bước vô trong quán, tìm một xó để ngủ. Càn Thát Bà líu ríu làm theo…

Nhưng ông thày bói nói đúng. Tảng sáng hôm sau, khi tiếng trống canh năm trong thành vừa điểm dứt, thì trong cỗ quan tài bỗng có tiếng hắt hơi và ú ớ:

– Chao ôi, chết ngộp mất thôi…

Đó là tiếng chú tiều phu sống lại.