TRANG TÔN KINH
HUYỀN HOẶC
TẬP I
Tịnh Liên Nghiêm Xuân Hồng

 

Hỡi ơi! Giọt lệ phóng cuồng
Lời kinh xưa bỗng nặng lòng tha phương

Các cảnh giới, các chúng sinh đều nhất thiết duy tâm tạo.
Lời Kinh Đại Phù Đồ Phật tức Kinh Hoa Nghiêm

MẤY LỜI GIÁO ĐẦU

Cảnh giới trong kinh mênh mông bát ngát. Ý thú của lời kinh cũng mênh mông bát ngát. Mênh mông hơn đại hải, và sâu hơn đại hải. Mênh mông dường như hư không, nhưng vô hình tướng hơn hư không, tương tự như dấu chim bay, khó tìm thấy dấu vết… Và tuy vô hình tướng, vẫn hiển hiện đầy đủ các sắc tướng, các cảnh giới, các chúng sinh vô lượng, vô biên như những hạt cát của vô lượng sông Hằng.

Lời kinh như hư như thực, như mộng như tỉnh, nhưng tuy như hư như thực vẫn không có mảy may hư vọng. Suy ngẫm kỹ thì thấy chân lý của kinh vẫn là chân lý của muôn thuở, và con người hoặc loài chúng sinh khác không sao thoát khỏi thiên la địa võng ấy, trừ phi tuân theo lời kinh. Do đó, kinh mới được lưu truyền lâu dài ở các cõi thế gian.

Sau đây là ghi lại câu chuyện mộc mạc của mấy Đại Quái, đam mê và lạc lõng vào thế giới của kinh, thế giới của tâm thức.

Nếu trong những trang sau, có câu nào sai lạc với ý kinh thì kẻ viết xin sám hối về tội vọng ngữ…

NGHIÊM XUÂN HỒNG

Hoa trăng năm hai ngàn

Thay Lời Tựa

Hoa Trăng hay Trăng Hoa?

Từ ngữ thế gian thường có lắm điều đày đọa? Hoa Trăng dịch nôm từ tên một loài hoa: Hoa Nguyệt Quế, cánh nhỏ, màu trắng như sương, thơm ngát. Và Nguyệt Quế là tên vầng trăng rằm tháng giêng ở Quỳnh Hải (Quỳnh Hải nguyên tiêu1) khởi thành mười hai nhân duyên chập chùng cho cõi phù sinh này.

Nhưng đảo ngược chữ Hoa Trăng thành Trăng Hoa thì hốt nhiên mở ra những chân trời đọa đày viễn mộng khác: cõi ái ân trai gái, cũng trùng trùng duyên khởi như sóng nước bao la.

Phải chăng chuyện trai gái trăng hoa mãi mãi là một công án? Mãi mãi là tiếng thì thầm bí ẩn như mật ngôn của sóng gió vỗ vào bờ đá dưới trăng rằm?

Mỗi lần gió thổi là một lần sóng vỗ. Mỗi lần sóng vỗ là một lần lay động ánh trăng. Mỗi lần ánh trăng lay động là một lần vang dội âm ba. Cái khoảnh khắc hiện tại bỗng là thiên thu ẩn mật. Và đó chính là mật ngôn, là diệu âm, đã đánh thức, và giác ngộ chúng sanh, trong hoa trăng nghiêm mật.

Mỗi trang của cuốn Trang Tôn Kinh Huyền Hoặc này như mở mãi vào cõi trăng nghiêm mật dị thường.

Muốn đi vào cõi trăng ấy, hành giả phải một mình tự cởi bỏ mọi ràng buộc thế gian. Hoặc như nàng Thúy Kiều của Nguyễn Du, bước qua miền trăng hoa trải dài mười lăm năm, để đến sông Tiền Đường tìm đóa hoa trăng nghiêm mật nhất của đời nàng. Hoặc như Đường Tam Tạng trong truyện Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân, băng qua chặng trăng hoa quỷ mị đến bến đò Lăng Vân, gặp chiếc thuyền bát nhã chở ông vào cõi hoa trăng.

Ở truyện Tây Du Ký, Tam Tạng không tự quyết định được định mệnh cuối cùng. Ông phải nhờ Tôn Ngộ Không, dùng trí vô úy xô đẩy ông bước qua chính phàm thân của ông để lọt vào thuyền bát nhã. Và nhờ thuyền bát nhã đưa ông vào cõi hoa trăng.

Ở Truyện Kiều, Nguyễn Du để một mình Thúy Kiều tự nhẩy qua xác thân phàm, bơi thẳng vào nhụy hoa trăng.

Ở Trang Tôn Kinh Huyền Hoặc, Nghiêm Xuân Hồng lại khởi đi tự vầng trăng ấy. Khi Thạch Sanh (tức Lý Liễu Quán) bưng ly rượu độc, bưng chén lửa hồng lên uống mà không hề chóp mắt là một hành động tỉnh thức dị thường của một bậc Bồ Tát đã từng bước qua phàm thân mình, uống biển pháp, để ngăn che cho mọi chúng sinh không phải đoi diện với diêm vương quỷ sứ.2

Những nhân vật khác của truyện như Long Cuồng Huệ, dùng trí rất vi te biết tất cả thế giới như giấc mộng, như ảnh tượng, như huyễn hóa… để thị hiện đản sanh rất vi tế mà cứu độ chúng sanh. Như Càn Thát Bà, tìm cầu một âm thanh rất vi tế để hiển thị tất cả âm thanh khắp thế giới… dùng một âm thanh thuyết pháp làm cho tất cả chúng sanh đều hoan hỉ…

Những nhân vật ấy đều là các Bồ Tát, họ không trông cầu người khác cúng dường mình, chỉ chuyên cấp thí tất cả chúng sanh nên không kinh sợ về sự tiếng xấu.

Đó là những kẻ vô úy, bước đi, trên con đường tìm về cõi hoa trăng nghiêm mật. Dưới ánh trăng, mỗi cách đều huyền hoặc, và trang nghiêm như một tờ kinh… cho nên mọi trăng hoa không làm họ kinh sợ, mọi trăng hoa không làm chao động lằn ánh sáng phát ra tự trái tim, phản chiếu ánh sáng vi diệu của Hoa-Trăng-Nghiêm-Mật.

Thời gian được dệt bởi vô lượng ánh sáng. Và kể từ thuở đó, thuở vào truyện Trang Tôn Kinh Huyền Hoặc, thuở của Bồ tát Long Thọ, với vô-phân-biệt-trí đang tiến dần đến năm 2000. Nghĩa là đã 2000 năm ánh sáng của hoa-trăng-rằm-tháng-giêng tưới lên từng ngọn cỏ bờ khe, từng lọn sóng, vẫn ẩn dấu trong một trang kinh. Mõ và chuông đập nhịp cho hơi thở dài suốt một chiều dài lịch sử nhân sinh 2000 năm không hề gián đoạn.

Tên Thạch Sanh trong cổ tích, tên gọi Mỵ Ê trong lịch sử, hay tên gọi Càn Thát Bà trong kinh sách, tên gọi Phong Châu của địa cầu, tất cả đều tử sinh trong một cõi nổi trôi sinh tử. Tất cả đều chập chờn huyền hoặc trong ánh sáng của Hoa Trăng.

Lạ lùng thay, thuở ấy, câu chuyện Chử Đồng Tử và Tiên Dung, với chiếc gậy thần có hai đầu sống chết, sau một mùa trăng hoa, thì đóa hoa trăng chợt nở ngạt ngào nghiêm mật như sách ước.

Cách dựng truyện lạ lùng này, cùng với lời kinh xưa, cư sĩ Nghiêm Xuân Hồng đã đưa người đọc vào một vùng huyền hoặc của ánh sáng Hoa Trăng. Câu chuyện thỉnh kinh chỉ là một cái cớ. Ngón tay chỉ mặt trăng là một cái cớ. Như những nhân vật kia, người đọc, chính người đọc, phải vượt qua nhân vật để bước vào nhụy hoa.

Xin nguyện cầu Hoa Trăng nở trong năm 2000, để ánh sáng vi diệu được chan rưới khắp mọi cõi nhân sinh.

Tường Vũ Anh Thy
San Jose, mùa trăng rằm tháng giêng năm Mậu Thìn 1988

 

Biển hương thủy, rồng thiêng thơ thẩn
Đọc câu kinh, ngơ ngẩn bàng hoàng

Lúc bấy giờ vào khoảng 600 năm sau khi Đức Phật Đại Phù Đồ Mâu Ni nhập diệt tại cõi Nam Diêm phù đề này.

Khi Ngài nhập diệt, có một số đệ tử, vì quá sầu khổ, đã tự ý nhập đại định, dùng hỏa tam muội tự đốt thân mình để vào niết bàn… Nhung tuy gọi là nhập diệt, vẫn chỉ là lìa bỏ cái ứng thân mà thôi, cỏn cái Bảo thân đầy hào quang của Đấng Đại giác vẫn thuờng ngồi tại núi Linh Sơn, chùa Lôi Âm Tự, để thuyết pháp. Các bậc Đại Bồ Tát đều nhìn thấy Ngài tại đó. Còn nhu các chu thiên, chu quỷ thần, các chúng sinh phi nhân, hoặc các con người ở cõi nhân thế, nếu ai có đủ túc duyên, đủ đạo lực, hoặc đủ nhãn căn thanh tịnh, cũng vẫn có thể nhìn thấy Ngài tiếp tục thuyết pháp…

Khi ứng thân của Ngài cỏn tại cõi nhân thế, cũng tương tự như chư Phật, Ngài có thuyết nhiều tạng kinh để chỉ con đường ra khỏi mê đồ của ba cõi. Có những tạng kinh nói về những nhân duyên thiện căn, có những tạng nói về sự biến hóa khôn lường của cái Diệu tâm sâu thẳm muôn trùng. Có những kinh được giảng nói giữa những pháp hội gồm đa số là người cùng một số những chúng sinh phi nhân khác. Có những kinh được giảng nói giữa những pháp hội không có người, chỉ gồm toàn những Đại Bồ Tát, chư thiên, chư quỷ thần cùng các loài phi nhân… Trong những pháp hội này Ngài thường nhập những cơn tam muội rất sâu, rồi xuất thần thức lên những cõi trời, triệu nhóm chúng hội để giảng nói về những phép màu của Diệu tâm.

Mỗi khi dự xong một pháp hội, các bậc Đại Bồ Tát thường phải ghi những lời kinh vào giấy hay vào lá cây, để lưu bố đi các cõi. Tuy nhiên, vẫn có nhiều cõi, vì nghiệp lực sâu dầy của chúng sinh, vẫn vắng vẻ không thấy có bóng kinh sách. Nhất là những kinh nói về sự biến hóa của Diệu tâm.

Tại cõi Nam Diêm Phù Đe, sau khi Phật nhập diệt, vị đệ tử lớn là đức Ca Diếp có triệu tập đại hội gồm năm trăm vị A La Hán để ghi chép những lời kinh. Người có trí nhớ nhất và được ủy nhiệm làm việc này là ngài A Nan. Nhưng ngài A Nan cũng không được dự nhiều pháp hội siêu xuất nói về Diệu tâm, nên việc ghi chép lại bị thiếu xót.

Chừng khoảng hơn mười năm sau, ngài Ca Diếp trao lại quyền kế vị cho ngài A Nan, rồi ngài mang y bát lên núi Tuyết Sơn, tới hang Kê Túc, ngồi tĩnh tọa nhập diệt tận định để giữ sắc thân lại, chờ cho đến ngày Đức Phật Di Lặc ra đời mở hội Long Hoa thì trao y bát lại cho Đức Di Lặc.

Ngài A Nan kế vị được chừng bốn mươi năm thì cũng nhập diệt… Từ đó trở đi, mặc dù vẫn có vị kế thừa truyền thống, nhưng tăng già đã bắt đầu phân phái. Dần dần có tới

hai mươi tông phái. Phần đông các vị luận sư của thời bấy giờ đều là những vị còn ít sở đắc, nên mỗi vị thường lấy những lời trong kinh và luận giải theo chỗ hiểu biết của mình. Và chỗ hiểu biết hay sở đắc của mỗi vị thường chưa phải rốt ráo.

Do đó, những bản kinh giảng về Diệu tâm dần dần bị thất lạc, hoặc bị cất dấu nơi hang sâu núi thẳm. Trong khoảng hai trăm năm kế tiếp, đa số tăng già thường chỉ chú trọng tới việc trì giới và thiền quán để thoát ly phiền não, mưu cầu sự giải thoát cho riêng mình, hầu như quên lãng những lời dạy cao vời về sự biến hóa của Diệu tâm.

Nhưng khoảng bốn trăm năm sau khi Phật nhập diệt, có ngài Bồ tát Mã Minh ra đời. Ngài có viết một bộ luận khơi lại những ý nghĩa về Diệu tâm. Song bộ này cũng chưa đủ để đánh tan niềm quên lãng.

Rồi đến ngài Long Thọ Bồ Tát xuất hiện nơi đời. Sau khi vân du rất nhiều nơi, ngài lên ẩn tu tại Tuyết Sơn. Ngài quán sát thấy rằng ở cõi Diêm Phù Đe này còn thiếu xót nhiều kinh sách về Diệu tâm. Ngài hiểu rằng lời dạy dỗ mới chính là tâm cơ của chư Phật. Ngài cũng là người có rất nhiều phép thuật, nên đã vận dụng thần thông xuống dưới long cung, lấy được toàn thể hai bộ kinh nói về Diệu tâm, trong đó có bộ Đại Phù Đồ Du Hý Thần Thông Biến Hóa Kinh. Nhưng khi trở lại nhân gian, ngài vẫn còn ngần ngại chưa quyết định lưu bố những bộ kinh đó.

Vì thế, khoảng sáu trăm năm sau khi Phật nhập diệt, tức là khi mở đầu chuyện này, cõi Diêm phù đề có thể coi như còn vắng vẻ bóng những kinh sách giảng về Diệu tâm.

Nay hãy gác chuyện về cõi Diêm phù đề. Về phía đông cách xa Nam Diêm Phù Đe chừng mười vạn tám ngàn do tuần, có một miền thuộc nơi trung giới. Miền này là một biển bát ngát bao la, gọi là Hương Thủy Hải. Biển bao bọc lấy triền núi Tu Di Sơn. Nước biển tuy vẫn phảng phất vị mặn, nhưng nước mát và thơm, khi bốc nước lên ngửi thấy mùi thơm như gỗ hắc chiên đàn.

Vùng này cũng ở xa, ngoài tầm ánh sáng của nhật nguyệt. Ánh sáng chiếu soi miền đó là do núi Tu Di phát ra. Những tảng đá của núi đều đượm nhiều chất lưu ly, nên thường phát ra những ánh sáng huy hoàng kỳ dị, thay đổi theo từng mùa và thời tiết, nên các loài thủy tộc ở biển vẫn nương theo ánh sáng mà nhận ngày đêm.

Các loài thủy tộc này, về nghiệp lực ác nhẹ nhẹ hơn cõi Diêm Phù Đe và phước báo nhiều hơn, nên không còn thai sinh, chỉ có noãn sinh, thấp sinh, hoặc hóa sinh. Nhưng chúng lại ngu si, ít trí huệ hơn người. Phần đông đều sinh sống bằng những thứ rêu biển hoặc rau biển, hoặc những cây cỏ mọc ở triền núi, nhưng vẫn còn một số thủy tộc ăn nuốt những loài khác. Thỉnh thoảng vẫn còn lảng vảng bóng dáng của những con thần điểu, gọi là Kim súy điểu, bay lượn trên không trung, dương cặp mắt chói lòa chiếu suốt đáy biển, để tìm bắt nuốt những con rồng con… Vào buổi ấy, miền biển này cũng khá bất hạnh, nên rất vắng bóng những kinh sách của chư Phật. Vì vắng kinh sách, nên những bậc đại thần tiên cũng ít lai vãng vùng biển này, chỉ thỉnh thoảng có những vị tiểu thần tiên tới ngao du lãng đãng trên triền núi mà thôi.

Nhưng khoảng hai trăm năm trước lúc đó, không hiểu vì duyên sự gì, có một bậc Đại Bồ tát bậc Đẳng vân du ngang qua đó. Ở dưới chân núi, sát mặt biển, có một hang động thiên nhiên, rất sâu và khúc khuỷu, ăn suốt từ triền núi này sang triền núi kia, nên được gọi là Cửu Khúc bàng hoàng động. Ngay miệng hang, mọc một đám cỏ lạ, gọi là cỏ Linh Chi. Lá cỏ rộng như một tờ giấy học trò, và dài bằng hai bàn tay, lại có những gốc sù sì, như hình một con rồng nhỏ.

Đại Bồ Tát bay qua đó, chợt nhìn thấy cảnh một con thần điểu nuốt sống một chú rồng con, tuy biết đó là huyễn cảnh của nghiệp báo, nhưng ngài cũng động lòng, ứa lệ. Giọt lệ rớt xuống một lá cỏ Linh Chi.

Bồ Tát lại nghĩ thầm: “Thương thay! Nơi này thực là vắng bóng kinh sách. Ta dùng thiên nhãn nhìn xuống tận đáy biển mà vẫn không nhìn thấy bóng một tờ kinh nào, biết lấy gì nhắc nhở các loài này tu tập nghiệp lành? Âu là ta cũng lưu lại một lời kinh để nhắc nhở chúng.”

Ngài bèn đáp đám mây ngũ sắc có hình hoa sen xuống lưng chừng triền núi, rồi lấy móng tay vạch trên đá lưu ly mấy câu:

Vũ trụ lung linh này
Là thực hay là ảo?
Những ai khởi niệm nghi tình về điểm này
Đều sẽ cắt đứt làm đôi vòng xích luân hồi.

Nét chữ khắc sâu vào đá, và tung hoành phấp phới… Rồi đám mây ngũ sắc rời triền núi, bay đi cõi khác.

Giọt lệ của Bồ Tát rớt xuống, bám chặt vào cuống một lá cỏ Linh Chi. Có cơn gió mạnh khiến lá cỏ rụng lọt vào hang Cửu Khúc. Từ đó, trải mười năm trời, lá cỏ vẫn không mục nát, cứ lần lần chuyển hình đổi sắc, tỏa ra một thứ hào quang mờ mờ rung rinh chiếu sáng cả động và một vùng biển. Rồi một đêm, bỗng nở thành một chú rồng nhỏ.

Có một tiểu thần tiên, tên là Lăng Tiêu Tử, ngao du nơi triền núi, chợt thấy lấp loáng đám hào quang, giật mình kinh dị, nghĩ thầm: “Nơi đây không lẽ lại có một bậc đại thần tiên xuất hiện? Chắc lại là một loại di long nào đó thôi.” Nghĩ vậy rồi cũng quên đi, không để tâm đến nữa.

Nay nói qua về loài rồng. Loài này thường đẻ trứng, nhưng đôi khi cũng hóa sinh. Loài rồng lớn hay làm chủ những biển cùng sông ngòi lớn ở Diêm phù đề nơi hạ giới. Tại đó các long vương đều có những cung điện nguy nga, nhưng họ thích cư ngụ ở miền trung giới hơn. Cung điện của họ, mắt thịt của người thường không nhìn thấy được, trừ những kẻ có túc duyên hay thiên nhãn thông. Đừng tưởng rằng những cái gì ta không nhìn thấy được là cái đó không thể có. So với loài người, loài rồng có nhiều phước báo hơn, nhưng vốn là giống bàng sinh, nên ngu si, tối tăm, ít trí huệ. Loài người ít phước báo hơn, nhưng tương đối nhiều trí huệ, lại thêm có ý chí rất dũng mãnh kiên cường. Khi đã định làm những điều ác thì rất là tệ hại, không loài nào có thể ác hơn, nhưng khi định làm những điều thiện thì cũng rất tối thắng. Bởi thế nên, chư Phật khi xuất hiện nơi đời, thường đều xuất hiện ở nhân thế; vì nơi đây, mọi sự thiện ác thường giằng co mãnh liệt.

Loài rồng cũng là loài thích ngủ, và thích dâm dục, nhưng lòng dâm thua loài người. Vì phước báo lớn hơn, nên loài rồng thường làm chủ những kho châu báu ngọc ngà dưới đáy biển.Từ xưa đến nay, từng có nhiều người đi biển để tìm châu báu. Nhưng tìm được hay không, đều là tùy thuộc phước báo của kẻ đi tìm. Neu không đủ phước báo, thì nhiều khi đứng ngay trước một kho báu, người đó vẫn không nhìn thấy được mà lấy. Tuy nhiên, về trí huệ, thì rồng thường chậm chạp hơn người, chậm giác ngộ về chân lý của Diệu tâm hơn.

Phước báo lớn, nên thọ mạng của rồng cũng dài, thường có thể thọ được hàng ngàn năm nơi trung giới. Neu tính theo thời gian hạ giới, thì còn dài hơn nữa. Cũng do phước báo lớn, nên các loài rồng lớn có tu luyện ít nhiều, có định lực ít nhiều, thường dễ có ít nhiều thần thông. Có thể đi mây về gió, làm mưa làm mây, hoặc hóa thân hình làm một vài loài thủy tộc nhỏ, hoặc hóa hiện thành hình người. Có thể vận dụng thần thông đi xuống cõi nhân thế được, nhưng không thể đằng vân vượt qua ngọn núi Tu Di để bước vào tầng trời Đao Lợi được. Trên đại cương, những sanh đắc thông (tức là những thần thông do phước báo) của rồng là như vậy, song những biệt lệ vẫn có, và biệt lệ tùy thuộc và mức độ tu luyện.

Nghiệp lực của con người về đường ác rất là nặng nề. Lòng dâm dục cũng rất lớn, nên người thường bị thai sanh. Xác thân của người cũng rất ô trọc nặng nề, dễ bịnh tật, vì xác thân đó được kết tập nên do thức quang minh kém vi diệu nhất. Thân hình loài rồng được kết tập nên do một thứ quang minh vi tế hơn, và do nghiệp lực không đồng, người khó nhìn thấy rồng. Trái lại, rồng vẫn nhìn thấy người. Mỗi con rồng già thường đều có một viên ngọc màu biếc, thường sáng chói tượng trưng cho thọ mạng của rồng. Khi nhận thấy ánh sáng của ngọc lần lần mờ đi, thì rồng buồn lắm, vì biết rằng thọ mạng của mình sắp mãn.

Nhưng chú rồng nhỏ trong hang Cửu Khúc là một con rồng có cội nguồn dị kỳ.

Từ lâu, trong động này, vẫn có một con rồng già trú ngụ. Hắn đã sống khá lâu, nên từng trải thế sự, và từ nhiều năm, sống như lánh đời, cô độc, rất ít bạn bè, và cũng không bà con thân thích. Nằm trong hang, hắn đôi khi nghĩ ngợi mông lung, nhưng thường là đánh giấc ngủ triền miên. Khi thức dậy, thấy bụng đói, lại vùng vẫy xuống biển, làm một bụng cá và rùa, hoặc nuốt mấy tảng rong biển, rồi lại trở lên ngủ. Hắn cũng lười biếng, ít nghĩ đến chuyện tu luyện. Tuy nhiên, vẫn có ít nhiều thần thông. Mỗi khi thức giấc, hắn thường nhả viên ngọc ra, cùng một ít rãi, rồi nằm ngắm viên ngọc. Hắn thường tự nhủ: “Ngày nào viên ngọc này mờ đi, và rãi của ta có mùi hôi, thì là cái bảo thân này sắp mãn. Mình sẽ đi sang kiếp khác. Nhưng đi đâu?” Hắn chưa có túc mạng thông, nên chưa nhìn nổi kiếp trước kiếp sau.

Khi lá cỏ Linh Chi lọt vào hang, hắn dần dần nhận thấy có hào quang tỏa ra quanh lá cỏ. Hắn lấy làm kinh dị, nhất là khi nhận thấy hào quang đó êm ả, không gây rối loạn tâm trí nhu nhiều thứ ánh sáng của yêu quái. Hắn đi nhặt mấy tảng đá nhỏ, đặt vây quanh lá cỏ cho gió thổi bay đi, rồi nằm ngắm nghía chờ đợi.

Khi rồng con nở ra, rồng già mừng rỡ rối rít. Từ lâu, hắn chua hề hớn hở nhu vậy. Hắn nhận thấy ngay là rồng con có nhiều điều kỳ dị. Mới sanh đã ngậm sẵn viên ngọc trong miệng, và viên ngọc sắc trắng, sáng chói, không phải màu biếc nhu những ngọc của rồng già khác. Rồng con lại ăn rất ít, chỉ thỉnh thoảng mới nhai nuốt mấy cụm rêu biển, nhưng lại lớn nhu thổi, chỉ trong vòng hơn ba năm, đã có tầm vóc to lớn hơn những con rồng già. Thân hình dài tới hơn hai mươi trượng, và hình như có sức khỏe phi thường. Mỗi khi y quẫy đuôi, những tảng đá lưu ly rắn chắc thường bị dập nát. Những móng vuốt của y thường kết thành những cụm mây nhỏ, và mỗi khi y thở phào một cái, một làn hơi nước mờ đục như sương mù lại bao phủ một góc biển.

Sở dĩ như vậy, là vì cội nguồn kỳ dị của hóa sinh. Y được hóa sinh từ một giọt nước mắt của một bậc đại Bồ Tát. Giọt nước mắt này vốn là thuần đại từ bi, không một chút thất tình làm giao động, nên tuyệt nhiên không có một vết tích nghiệp lực. Hình hài của rồng con cũng như vậy, tuyệt nhiên không nghiệp lực, hoàn toàn như một hiện tượng huyễn hóa, và bởi huyễn hóa, nên không tuân theo những luật tắc của nghiệp lực. Do đó, y có sức mạnh phi thường, và nếu tu luyện có thể dễ dàng làm phát hiện nhiều thứ thần thông. Lúc bấy giờ, y cũng chưa ý thức được điều đó cũng như chưa hề nghĩ tới việc tu luyện, nhưng y đã có được những thần thông tương tự như một con rồng già khác. Nhưng riêng về sức mạnh, sức mạnh của y gần được như sức mạnh của một vị Kim Cang Thần Na Diện Lực Sĩ thường bay theo hộ giá chư Phật.

Có lần y hỏi về cội nguồn thì được rồng già cho biết rằng y được hóa sinh từ cỏ Linh Chi. Rồng già cũng nói thêm:

– Ta đã sống đã hơn một ngàn năm nay, nhưng chưa hề thấy đám cỏ Linh Chi này sinh rồng bao giờ.

Bầu bạn sớm khuya với rồng già, y càng ngày càng lớn, và hình mạo càng uy phong lẫm liệt. Rồi y cũng cưỡi mây gọi gió, tương tự như những con rồng chúa khác, sớm biển Nam, chiều biển Bắc, đêm xuống lại trở về động trò chuyện đôi câu với rồng già. Tuy sống thảnh thơi, tung hoành như vậy, nhưng nhiều khi y vẫn thấy như có một niềm cô tịch, một nỗi phiền muộn khó nguôi. Cô tịch gì? Phiền muộn gì? Y cũng chẳng nghĩ ra được. Nhưng hình như từ đáy tầng tâm thức, y có một điều gì khắc khoải, một điều gì quên mất, mà y muốn kiếm lại, nhớ lại, mà y không kiếm ra.

Ấn tượng đầu tiên đập mạnh vào trí não y, là cảnh có mấy con Kim Súy Điểu thỉnh thoảng lảng vảng tới lùng bắt, nuốt sống nhiều chú rồng con. Chim này là loại thần điểu, có đôi cánh lớn bay che rọp cả một góc trời, khiến các rồng con đều khiếp đảm. Sự khiếp đảm sợ hãi của các rồng con khiến cho con rồng Linh Chi cầm lòng không được. Y xông lên ngăn cản mấy con chim thần. Nhiều trận đánh đã xảy ra khốc liệt, tương tự như bão tố, mịt mùng cả bầu trời. Rút cuộc, một con chim thần bị gẫy cánh, và từ đó, vùng Hương Thủy Hải này không còn thấy bóng loài Kim Súy Điểu.

Oai danh của rồng Linh Chi vang dậy từ đấy. Có nhiều con long nữ có ý muốn thân cận với y, đêm đêm thường hiện hình ngư nữ, ngồi trên triền núi gần động ca hát để ghẹo. Y đôi khi cũng chào hỏi, trò chuyện, nhưng trước sau hình như y vẫn tránh không muốn đi sâu vào cuộc giao tình. Có lễ y vẫn thích cái niềm cô tịch của y hơn cả.

Một lần y nằm nghĩ: “Lạ thay! Lạ thay! Tại sao tạo vật lại bày ra những cảnh oái oăm như vậy? Mấy con Kim Súy Điểu kia thì cứ phải nuốt mấy chú rồng con mới sống được. Nay ta đánh đuổi mấy con chim đi, thì chúng lại phải tìm một vùng biển khác, tìm nuốt mấy chú rồng khác. Mấy chú rồng ở đây được sống thì mấy chú rồng kia lại phải chết. Và nếu không có chú rồng nào chết, thì mấy con chim kia cũng lại bị chết đói. Biết làm sao đây? Thực là một cái vòng luẩn quẩn. Ngay như ta đây, không lễ chỉ là một lá cỏ Linh Chi lại có thể hóa sinh thành ta được? Mà rồi, ta sẽ đi đến đâu nữa? Làm sao biết được đây?

Y nghĩ thế, lại thấy lòng phiền muộn vô cùng.

Y kể lể những ý nghĩ phiền muộn ấy với rồng già. Rồng già lắc lư cái đầu nói:

– Khoảng trời đất này có biết bao nhiêu thứ, nếu cái gì ngươi cũng muốn biết cả, thì làm sao cho hết? Ta tiếc không giúp gì cho ngươi được. Nhưng ngươi quả là một kẻ có lỏng muốn mong cầu sự biết, muốn mong cầu trí huệ. Và lỏng cầu huệ của ngươi có nhiều chỗ quá ngông cuồng.

Từ đó, rồng già gọi rồng Linh Chi là Long Cuồng Huệ.

Rồng già lại bảo:

– Nếu ngươi muốn biết, có lẽ ngươi phải kiếm sách mà đọc, may ra trong đó có lời giải đáp chăng.

Rồi hắn hì hục vẽ trên rêu đá, dạy Cuồng Huệ về những mẫu tự loài rồng. Cuồng Huệ vốn thiên tư thông tuệ nên học rất lẹ.

Một đêm, sau khi khắc khoải hồi lâu, Cuồng Huệ thiêm thiếp ngủ. Y có một cơn mộng lạ; y thấy ở nơi rốn mình mọc lên một đám cỏ Linh Chi, đám cỏ lần lần cao lớn lạ lùng, che rợp một triền núi Tu Di, rồi lại có một đàn chim lạ bay từ phương xa tới, đầu đen, mình trắng, cả đàn chim đều chui tọt vào lồng ngực của y.

Tỉnh giấc, y đánh thức rồng già, kể lại điềm mộng. Rồng già suy nghĩ hồi lâu, nói: – Ta cũng chịu không hiểu điềm mộng này. Có lẽ ngươi nên lên triền núi, ở phía trên cao, có mấy vị tiểu thần tiên hay lai vãng nơi đó, may ra có người biết đoán mộng chăng?

Chiều hôm sau, Cuồng Huệ bay lởn vởn rất lâu quanh triền núi, nhưng y chẳng thấy bóng tiểu thần tiên nào cả. Buồn tình, y hạ xuống triền núi, ngồi phệt trên một tảng đá để nghỉ. Bỗng nhiên, y nhìn thấy trên mặt một tảng đá lớn bên cạnh hình như có mấy hàng chữ. Động lòng hiếu kỳ, y lấy vuốt cào sạch rêu, rồi đọc mấy hàng chữ:

Vũ trụ lung linh này
Là thực hay là ảo?
Những ai khởi niệm nghi tình về điểm này
Đều sẽ cắt đứt làm đôi vòng xích luân hồi.

Đọc xong, y thấy mình bàng hoàng ngo ngẩn như kẻ mất hồn. Có một cái gì sâu lắng, đang ngọ nguậy muốn nổi lên từ đáy tầng tâm thức của y.