ĐƯỜNG ĐẾN AN BÌNH THẬT SỰ
Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma
Việt dịch: Tuệ Uyển
XI
Tất cả chúng ta đều có khả năng để biểu lộ lòng yêu thương và tình cảm đến người khác, nhưng khi chúng ta phát triển trong thế giới vật chất, thì những giá trị này có xu hướng ngủ quên. Chúng tacó thể phát triển chúng trên căn bản của cảm nhận thông thường, kinh nghiệm thông thường và những kết luận khoa học. Đáp ứng gần đây đến thảm họa ở Phi Luật Tân là một thí dụ của vấn đềnhững giá trị như vậy đã thức dậy như thế nào; người ta giúp đở đơn giản bởi vì người khác đau khổ và cần hổ trợ.
Nếu chúng ta chán nản, buồn rầu và chỉ phàn nàn, thì sẽ không giải quyết được những vấn nạn của chúng ta. Nếu chúng ta chỉ cầu nguyện cho một giải pháp, thì sẽ không giải quyết được những rắc rối của chúng ta. Chúng ta cần đối diện chúng, để đối phó chúng mà không bạo động, nhưng với sự tự tin – và không bao giờ đầu hàng. Nếu chúng tatiếp nhận một sự tiếp cận bất đạo động, nhưng cũng do dự bên trong, thì chúng ta sẽ không thành công. Quý vị phải tự tin và gia tăng những nổ lực – nói cách khác không bao giờ buông trôi.
Chúng ta cần làm mạnh lên những giá trị nội tại như toại nguyện, nhẫn nại và bao dung, cũng như lòng từ bi cho người khác. Hãy tâm nguyện rằng những biểu lộ tình cảm thay vì tiền tài và quyền lực mới hấp dẫn những người bạn thật sự, lòng từbi là chìa khóa để bảo đảm sự cát tường của chính chúng ta.
Chúng ta có thể làm cho thế kỷ này hòa bình hơn nếu chúng ta yêu mến bất bạo động và quan tâmcho sự cát tường của người khác. Điều ấy là có thể. Nếu con người hạnh phúc hơn, gia đìnhngười ấy sẽ hạnh phúc hơn và những quốc gia sẽ hạnh phúc hơn. Bằng việc chuyển hóa chính chúng ta thì chúng ta có thể chuyển hóa những cung cách sống của loài người chúng ta và làm cho thế kỷ này từ bi hơn.
Một khi chúng ta đã có một sự thực hành từ bi thì thể trạng tâm thức của chúng ta trở nên mạnh mẽ hơn sẽ đưa đến một sự hòa bình nội tại, cho phát sinh sự tự tin, đưa đến việc giảm thiểu sợ hãi. Điều này tạo nên những thành viên tích cực hữu ích cho cộng đồng. Sự vị kỷ trái lại đưa đến khoảng cách, nghi ngờ, không tin tưởng và cô đơn, với sự bất hạnh như kết quả.
Tinh thần, thân thể, và cảm xúc, chúng ta giống nhau. Mỗi chúng ta có tiềm năng đối với tốt và xấu và bị tràn ngập bởi những cảm xúc phiền não như sân hận, sợ hãi, thù oán, nghi ngờ và tham dục. Những cảm xúc này có thể là nguyên nhân của nhiều rắc rối. Trái lại nếu chúng ta trau dồi lòng từái, bi mẫn và quan tâm cho người khác, thì sẽ không có chỗ cho sân hận, thù oán và ganh tỵ.
Tôi thường nói mục tiêu của đời sống là hạnh phúc. Sự tồn tại của chúng ta căn cứ trên hy vọng. Cuộc sống của chúng ta được thiết lập trên cơ hội để hạnh phúc, không nhất thiết là sự giàu sang, mà là niềm hạnh phúc trong tâm thức của chúng ta. Nếu chúng ta chỉ nuông chiều trong sự hài lòngcảm giác, thì chúng ta chỉ hơi khác với thú vật. Trong thực tế, chúng ta có não bộ và sự thông minh kỳ diệu này; cho nên chúng ta phải nghiên cứu để sử dụng nó.
Chúng ta cần rõ ràng cảm xúc nào là tai hại và thứ nào là lợi lạc; sau đó nuôi dưỡng những cảm xúchữu ích đối với niềm hòa bình của tâm thức. Thường thường, vì thiếu hiểu biết, chúng ta chấp nhận sân hận và thù oán như một bộ phận tự nhiên của tâm thức chúng ta. Đây là một thí dụ về si mê như cội nguồn của những vấn nạn loài người. Để giảm thiểu những cảm xúc tàn phá, thì chúng ta củng cố những cảm xúc tích cực; một sự vệ sinh như vậy có thể đóng góp cho một xã hộilành mạnh hơn.
Một số người xem sự thực hành từ ái và bi mẫn chỉ liên hệ đến tôn giáo và nếu họ không thích thúvới tôn giáo nữa thì họ quên lãng những giá trị nội tại này. Nhưng từ ái và bi mẫn là những phẩm chất mà loài người chắc chắn cần có để sống với nhau.
Chúng ta có một lối sống vật chất phổ biến được đặc trưng bởi một nền văn hóa vật chất. Tuy nhiên, điều này chỉ cung ứng cho chúng ta một cảm giác hài lòng tạm thời; trái lại sự toại nguyệnlâu dài căn cứ không trên cảm giác mà ở tâm thức. Đó là nơi mà sự tĩnh lặng thật sự được tìm thấy. Và sự hòa bình của tâm hồn cũng biến thànhmột nhân tố nổi bật trong sức khỏe tinh thần của chúng ta.
Tất cả chúng ta muốn sống một đời sống hạnh phúc và có quyền để làm như thế, cho dù qua làm việc hay sự thực hành tâm linh. Tôi là đối tượng của những cảm xúc phiền não như sân hận và ganh tỵ giống như quý vị, nhưng tất cả chúng tacũng có năng lực đối với những cảm xúc thánh thiện. Tuy nhiên, hệ thống giáo dục hiện hữu của chúng ta bị định hướng đối với sự phát triển vật chất; quên lãng những giá trị nội tại. Hậu quảchúng ta thiếu một sự tỉnh giác rõ ràng về những giá trị nội tại vốn là căn bản của một cuộc sống hạnh phúc.
Chính trong sự quan tâm mà chúng ta chăm sóc người khác. Sự vị kỷ đối kháng đến tính tự nhiêncăn bản của loài người. Trong sự quan tâm của chúng ta như loài người, chúng ta cần chú ý đến những giá trị nội tại. Đôi khi người ta nghĩ từ bi là chỉ giúp người khác, trong khi chúng ta không lợi lạc gì. Đây là một sai lầm. Khi chúng ta quan tâmcho chính chúng ta với người khác, chúng ta tự nhiên phát triển một cảm giác tự tin, để giúp người khác có được sự can đảm và sức mạnh nội tại.
Nếu ai đó cư xử một cách tiêu cực đối với bạn, thật hữu ích để nhớ rằng người ấy là một con người giống như bạn và để phân biệt giữa một hành vi và con người làm việc ấy. Nếu những phương pháp đối kháng cần có để ngăn ngừangười nào đó làm việc tổn hại, thì luôn luôn tốt hơn là thực hiện việc ấy với một tâm thức tĩnh lặng thay vì phiền não. Nếu bạn hành động vì sân hận, phần tối ưu của não bộ bạn thất bại trong việc biểu hiện chức năng. Hãy nhớ, từ bi không là một dấu hiệu của yếu kém.
Trong quá khứ, tàn phá hàng xóm của bạn có thể được xem là một chiến thắng, nhưng ngày nay tất cả chúng ta liên hệ lẫn nhau. Chúng ta sống trong một nền kinh tế toàn cầu; chúng ta đối diện với những vấn nạn như khí hậu thay đổi tác động đến tất cả chúng ta. 7 tỉ người sống ngày nay thuộc một gia đình nhân loại. Trong phạm vi mà sự quan tâm của người khác ở trong sự quan tâm của chúng ta và sự quan tâm của chúng ta ở trong sự quan tâm của họ, cho nên việc sử dụng sức mạnhlà tự tàn phá.
Một cộng đồng từ bi sẽ không được đạt đến qua cầu nguyện; tôi tự cầu nguyện, nhưng tôi chấp nhận những giới hạn của nó. Chúng ta cần hànhđộng để phát triển từ bi, để tạo niềm hòa bình nội tại trong chính chúng ta và để chia sẻ niềm hòa bình nội tại với gia đình và bè bạn chúng ta. Hòa bình và nhiệt tình sau đó có thể lan tỏa xuyên quacộng đồng giống như những làn sóng lan tỏa trên mặt nước khi chúng ta đánh rơi một viên sỏi vào một hồ nước.
Bây giờ và sau này, các lãnh tụ tôn giáo hãy đến với nhau và cho thấy trong tâm linh chúng ta cùng có thông điệp của hòa bình, điều ấy là quan trọng. Bởi vì lịch sử được đánh dấu bằng những biến cốxung đột và đẩm máu nhân danh tôn giáo,cho nên thật quan trọng để hành động cho hòa hiệp và để chứng minh hòa hiệp trong những truyền thốngtâm linh của chúng ta.
Để được toại nguyện con người chúng ta cần sự tin tưởng và tình thân hữu, đấy là những thứ có xu hướng phát triển tốt hơn nhiều một khi chúng tanhận ra rằng tất cả chúng sanh có quyền để hạnh phúc, giống như chính chúng ta. Đặt lợi ích của người khác trong sự quan tâm không chỉ giúp ích cho họ, nó cũng hổ trợ chính chúng ta. Nhiệt tình và quan tâm đến người khác là một bộ phận của bản chất con người và là cốt lõi của những giá trịnhân bản tích cực.
Mọi người muốn một đời sống hạnh phúc không có khó khăn hay khổ đau. Chúng ta tạo ra nhiều vấn nạn mà chúng ta đối diện. Không ai muốn tạo ra những rắc rối, nhưng chúng ta có xu hướng bị nô lệ bởi những cảm xúc mạnh mẽ như sân hận, thù oán và dính mắc căn cứ trên những vọng tưởng sai lầm về con người và sự vật. Chúng tacần tìm cách giảm thiểu những cảm xúc này bằng việc loại trừ si mê tiềm ẩn dưới chúng và áp dụngnhững năng lực đối trị.
Trong khi ám sát, bắt nạt, bóc lột và tai tiếngthường làm nên tin tức, khi hàng nghìn trẻ con tiếp nhận sự chăm sóc và tình cảm của những bà mẹ mỗi ngày thì không được nhắc tới bởi vì chúng tacho điều ấy là đương nhiên. Chúng ta có thể là đối tượng của những cảm xúc tiêu cực, nhưng có thể giữ chúng dưới sự kiểm soát, để trau dồi một cảm giác cải thiện cảm xúc, trên căn bản của những giá trị nhân bản là gốc rể trong tình cảm ấy – đó là điều mà tôi gọi là đạo đức thế tục.
Khi trẻ chúng ta có một cảm nhận mạnh mẽ về những giá trị căn bản như tin tưởng và nhiệt tình, là những thứ mà chúng ta có xu hướng quên lãngtrong thế giới tranh đua ngày nay khi chúng ta lớn lên, tuy thế từ lúc mới sanh ra tất cả chúng ta cần nhu cầu tình cảm. Những cảm xúc mà chúng tatrải nghiệm ngày nay không thay đổi nhiều lắm qua hàng nghìn năm, nhưng sự quan tâm gia tăngcon số những người đang cho thấy trong thế giớinội tại của họ và vấn đề những cảm xúc của họ hoạt động như thế nào là dấu hiệu của sự trưởng thành.
Học vấn là cách tốt nhất để tự rèn luyện như thế chúng ta sẽ bảo đảm cho sự cát tường của mình bằng việc quan tâm chính chúng ta với những ngươi khác. Có thể tạo nên một thế giới tốt đẹphơn, một thế giới từ bi hơn, hòa bình hơn, những điều này không chỉ là sự quan tâm của mỗi người, mà còn là trách nhiệm của mỗi người phải có.
Ngày nay, chúng ta phải đối diện với một khoảng cách khổng lồ giữa giàu và nghèo. Đây không phải chỉ là lỗi lầm đạo đức, mà thực tế là một sai sót. Nó đưa người giàu sống trong lo lắng và người nghèo sống trong chán nản, điều đó có khả năng đưa đến bạo động hơn. Chúng ta phải hành động để giảm thiểu khoảng cách này. Thật sự là không công bằng khi một số có quá nhiều trong khi những người khác đói khổ.
Nếu chúng ta thực hiện một nổ lực cương quyết, căn cứ trên một nền học vấn thích đáng, thì chúng ta có thể thay đổi thế giới. Chúng ta ích kỷ, đấy là tự nhiên, nhưng chúng ta cần ích kỷ thông minh, không ích kỷ ngu dại. Chúng ta phải quan tâmchính chúng ta hơn với sự cát tường của người khác, đó là cách vị kỷ thông tuệ. Chúng ta có khả năng để đem lợi ích lâu dài vào sự quan tâm. Tôi nghĩ như vậy có thể thực hiện một sự thay đổi thật sự trong thế kỷ này.
Chúng ta cần thông hiểu sự không cân bằng của hệ thống giáo dục quá nghiêng về những giá trịvật chất. Giải pháp là không đưa ra một thuyết giảng thỉnh thoảng, mà phải kết hợp đạo đức vào trong chương trình giáo dục. Để làm điều này một cách đầy đủ đòi hỏi một đạo đức thế tục, thoát khỏi ảnh hưởng của tôn giáo, căn cứ trên ý thứcthông thường, một quan điểm thực tiển và những khám phá khoa học.
Trong thế giới liên hệ hổ tương và toàn cầu hóa ngày nay, mọi người với những quan điểm, tín ngưỡng, và chủng tộc thế giới khác nhau là thông thường bây giờ. Do thế, việc chúng ta tìm cách để hợp tác với nhau trong một tinh thần chấp thuậnvà tôn trọng hổ tương là một vấn đề khẩn cấp vô cùng.
Tất cả chúng sanh có những kinh nghiệm về hạnh phúc và khổ đau, và chúng ta cũng là những chúng sanh ấy. Những gì làm loài người khác biệt là chúng ta có sự thông minh đầy năng lực và một khả năng lớn hơn nhiều để đạt đến hạnh phúc và tránh khổ đau. Hạnh phúc và tình thân hữu thật sự không phải đến từ tiền tài hay ngay cả tri thức, mà đến từ sự nhiệt tình. Một khi chúng ta nhận ra điều này thì chúng ta sẽ có khuynh hướng trau dồi nó hơn.
Như những động vật xã hội, một nhân tố then chốt cho đời sống hạnh phúc của chúng ta là tình thân hữu, tin tưởng, và cởi mở. Tất cả chúng ta là giống nhau như những thành viên của một gia đình nhân loại. Tin tưởng là căn bản của tình thân hữu và thêm nữa, chúng ta sẽ thấy điều này nếu, đối với tri thức chúng ta có được từ nền giáo dụcthông thường, thì chúng ta phát triển sự nhiệt tình. Điều này làm sinh khởi sự tự tin và sức mạnh nội tại, là những thứ qua sự tin tưởng và tình thân hữu đưa đến sự hợp tác với người khác.
Dù chúng ta xem như là trình độ cá nhân, gia đình, địa phương, quốc gia hay quốc tế, thì hòa bình phải sinh trưởng từ niềm hòa bình nội tại. Thí dụ, cầu nguyện cho hòa bình, trong khi tiếp tục ấp ủ sân hận là vô ích. Việc rèn luyện tâm thức và vượt thắng sự sân hận của chúng ta là tác dụnghơn chỉ cầu nguyện đơn thuần. Sân hận, thù oánvà ganh tỵ chẳng bao giờ giải quyết được rắc rối, chỉ có tình cảm, quan tâm và tôn trọng mới có thể làm việc ấy.
Ngày nay, trong nền văn hóa vật chất chủ nghĩacủa chúng ta, nhiều người bị hướng để tin rằng tiền bạc là nguồn gốc tối hậu của hạnh phúc. Kết quả, khi người ta không có đủ tiền thì họ cảm thấynhụt chí. Do thế, thật quan trọng để hướng người ta biết rằng họ có cội nguồn của toại nguyện và hạnh phúc trong chính họ, và nó liên hệ với việc nuôi dưỡng những giá trị tự nhiên nội tại của chúng ta.
Sự cống hiến của tôi là phụng sự 7 tỉ người trên hành tinh này và những tạo vật khác mà với họ chúng ta cùng chia sẻ. Nếu có thể thì bạn có thể giúp và phục vụ người khác, nhưng nếu không thể thì tối thiểu bạn không làm tổn hại họ; rồi thì vào lúc kết thúc bạn sẽ không cảm thấy hối hận.
Chúng ta phải nghĩ và thấy vấn đề chúng ta có thể thay đổi hệ thống giáo dục của chúng ta một cách căn bản như thế nào nhờ thế chúng ta có thể huấn luyện con người phát triển nhiệt tình một cách sớm sủa nhằm để tạo nên một xã hội lành mạnh hơn. Tôi không muốn nói là chúng ta cần thay đổi toàn bộ hệ thống, chỉ cải thiện nó. Chúng ta cần thúc đẩy một sự thấu hiểu mà sự hòa bình nội tại đến từ việc dựa vào những giá trị nhân bảnnhư, từ ái, bi mẫn, bao dung và trung thực, và nền hòa bình trên thế giới dựa việc con người tìm thấyniềm hòa bình nội tại.
Lợi ích lớn lao của khoa học là nó có thể thực hiệnmột sự cống hiến vô biên trong việc làm giảm bớtkhổ đau trong trình độ vật chất, nhưng chỉ bằng việc trau dồi những phẩm chất của trái tim con người và việc chuyển hóa các thái độ của chúng ta mà chúng ta mới có thể bắt đầu đối diện và vượt thắng nổi khổ đau tinh thần. Chúng ta cần cả hai, vì việc giảm bớt khổ đau phải xảy ra trên cả hai trình độ vật lý và tâm lý.
Nguồn gốc tận cùng của một đời sống hạnh phúclà nhiệt tình. Điều này có nghĩa là việc mở rộngđến người khác loại quan tâm mà chúng ta có cho chính chúng ta. Ở một trình độ đơn giản, chúng tathấy rằng nếu chúng ta có một trái tim từ bi thì chúng ta tự nhiên có thêm bạn. Và các nhà khoa học ngày nay đang khám phá ra rằng trong khi sân hận và thù oán ăn mòn hệ thống miễn nhiễm của chúng ta, thì nhiệt tình và từ bi là tốt đẹp cho sức khỏe của chúng ta.
Những ai chỉ quan tâm một chút về tâm linh đừng nghĩ rằng những giá trị nội tại không ảnh hưởngđến quý vị. Sự nhạy bén của niềm hòa bình nội tại và tâm thức tĩnh lặng là nguồn gốc của hạnh phúcthật sự và sức khỏe tốt. Sự thông minh của con người nói với chúng ta cảm xúc nào của chúng talà tích cực và hữu ích và những thứ nào là tai hạivà cần được kiềm chế hay tránh.
Bằng việc tiến hành sự thực tập từ ái và bi mẫn, chúng ta sẽ tự nhiên sống một cách sống bất bạo động. Giúp đở người khác và không làm tổn hạihọ là hoạt động của bất bạo động. Chúng ta cần phát triển từ ái, bi mẫn và tha thứ để phát triển niềm hòa bình nội tại và như vậy tự nhiên làm sinh khởi hạnh kiểm bất bạo động.
Tuy nhiên, một cá nhân có thể có tài và năng khiếu như thế nào đi nữa, nhưng nếu bị bỏ một mình, người ấy không thể sống còn. Khi chúng tabị bệnh hay quá trẻ hay quá già, chúng ta phải lệ thuộc vào sự giúp đở của người khác. Không có sự phân chia rõ ràng giữa chúng ta và người khác, vì căn bản tự nhiên của chúng ta là giống nhau. Nếu chúng ta mong ước bảo đảm cho niềm hòa bình và hạnh phúc của mọi người thì chúng tacần trau dồi một sự tôn trọng lành mạnh cho sự đa dạng của con người và văn hóa của chúng ta, điều này được thấy trong một sự thấu hiểu về nền tảng giống nhau này của tất cả những con người.
Khi chúng ta có niềm hòa bình nội tại, thì chúng tacó thể an bình với những ai chung quanh chúng ta. Khi cộng đồng chúng ta ở trong tình trạng hòa bình, thì nó có thể chia sẻ niềm hòa bình ấy với những cộng đồng láng giềng và v.v… Khi chúng tacảm thấy từ ái và bi mẫn đối với người khác, nó không chỉ làm người khác cảm thấy được yêu thương và chăm sóc, mà nó còn giúp chúng taphát triển niềm hạnh phúc và hòa bình nội tại.
Có hai loại hạnh phúc – niềm sung sướng tạm thời xuất phát một cách chính yếu từ sự thoải mái vật chất đơn thuần và thứ khác thoải mái lâu dài hơn là kết quả từ việc chuyển hóa và phát triển tâm thức hoàn hảo. Chúng ta có thể thấy trong đờisống của chính chúng ta rằng hạnh phúc từ việc chuyển hóa tâm thức là siêu việt hơn bởi vì khi thể trạng tinh thần chúng ta tĩnh lặng và hạnh phúc, thì chúng ta có thể vượt qua những nổi đau khó chịu thân thể nho nhỏ một cách dễ dàng. Trái lại, khi tâm thức chúng ta xáo động và bất an, thì những tiện nghi thoải mái vật chất tuyệt hảo nhất cũng không thể làm chúng ta hạnh phúc.
Quan tâm chân thành đến người khác là nhân tố chìa khóa để cải thiện đời sống hàng ngày của chúng ta. Với lòng tốt bụng, thì không có chỗ cho sân hận, ganh tỵ hay bất an. Một tâm thức tĩnh lặng và tự tin là căn bản cho hạnh phúc và những mối quan hệ hòa bình với mỗi người khác. Những gia đình thịnh vượng, hạnh phúc và một quốc giaphát triển hòa bình thì tùy thuộc vào từ ái nhiệt tình.
Chúng ta bị lèo lái bởi sự vị kỷ, nó thì cần thiết để sống còn. Nhưng chúng ta cần sự vị kỷ thông tuệđó là rộng lượng và hợp tác, Hợp tác đến từ sự thân hữu, thân hữu đến từ sự tin tưởng, và tin tưởng đến từ sự tốt bụng. Một khi quý vị có một cảm nhận chân thành trong việc quan tâm đến người khác, thì không có chỗ cho việc lừa gạt, bắt nạt hay bóc lột.
So sánh với thế kỷ 20 với bây giờ thì có nhiều dấu hiệu hy vọng. Nhìn vào quan điểm của mọi ngườivề chiến tranh. Ngày nay nhiều người thách đố về nhu cầu của chiến tranh, họ hỏi tại sao chúng taphải cần đến chiến tranh. Vào đầu thế kỷ 20 không nói đến việc bảo vệ môi trường, tuy thế, bây giờ mọi người đã tỉnh thức về nó. Những nhận thức của chúng ta đang tiến gần hơn với thực tế; nhân loại đang trở nên trưởng thành hơn và tôi lạc quan về tương lai.
Tôi thật sự cảm thấy rằng một số người lãng quên và không nhìn thấy bi mẫn bởi vì họ kết nối nó với tôn giáo. Dĩ nhiên, mọi người tự do chọn lựa họ có quan tâm đến tôn giáo hay không, nhưng lãng quên bi mẫn là một sai lầm bởi vì nó là nguồn gốc cát tường của chúng ta.
Giáo dục là cách thích đáng để thúc đẩy bi mẫn và bao dung trong xã hội. Bi mẫn và niềm hòa bình của tâm thức đem đến cảm giác tự tin mà nó làm giảm thiểu căng thẳng cùng lo lắng, trái lại sân hận và thù oán đến từ sự chán nản và bào mòn cảm nhận tin tưởng của chúng ta. Do bởi si mê, nhiều vấn nạn của chúng ta là do chúng ta tạo ra.
Tuy nhiên, giáo dục là khí cụ làm gia tăng năng lực để sử dụng sự thông minh của chính chúng ta.
Nhận ra con người chúng ta chia sẻ cùng nhau và bản chất sinh học của chúng ta như những chúng sanh mà niềm hạnh phúc lệ thuộc trên những người khác, chúng ta sẽ nghiên cứu để mở rộngtrái tim của chúng ta và cũng hành động để đạt đến một cảm nhận quả quyết và nối kết với những người chung quanh chúng ta.
Gian khó, làm chúng ta tập trung trong việc thực tập nhẫn nại và chịu đựng hơn trong đời sống hàng ngày, thật sự làm chúng ta mạnh mẽ hơn và phong phú hơn. Từ kinh nghiệm gian khó hàng ngày hình thành một năng lực lớn hơn để chấp nhận khó khăn mà không đánh mất cảm nhận tĩnh lặng nội tại. Dĩ nhiên, tôi không khuyến khích việc tìm kiếm gian khó như một lối sống, nhưng chỉ đơn thuần mong ước rằng, nếu quý vị liên hệ đến nó một cách tích cực, thì nó có thể mang đến sức mạnh và sự chịu đựng ngoan cường nội tại lớn hơn.
Tôi tin rằng nguồn gốc căn bản của việc gia hộ là bên trong chúng ta. Một động cơ tốt lành và trung thực đem đến một sự tự tin, là những thứ hấp dẫnsự tín nhiệm và sự tôn trọng của những người khác. Do thế, nguồn gốc thật sự của những sự gia hộ là bên trong tâm thức của chính chúng ta.
Tất cả những tôn giáo quan trọng trên thế giới, với sự nhấn mạnh về từ ái, bi mẫn, nhẫn nại, bao dung, và tha thứ có thể và thật sự thúc đẩy những giá trị nội tại. Nhưng thực tế của thế giới ngày nay là việc đặt nền tảng đạo đức trong tôn giáo không còn thỏa đáng nữa. Đây là tại sao tôi ngày càng bị thuyết phục rằng đã đến lúc để tìm ra một cung cách của tư duy về tâm linh và đạo đức hoàn toànvượt khỏi tôn giáo.
Cùng với từ ái, bi mẫn là khuôn mặt của lòng vị tha. Đấy là một cảm giác từ trong chiều sâu của trái tim mà quý vị không thể chịu đựng nổi nổi khổ đau của người khác mà không hành động để làm giảm thiểu nó. Khi lòng bi mẫn phát triển lớn hơn, quý vị cũng nhiệt tình tự phát nguyện vì lợi ích của tất cả chúng sanh, ngay cả nếu quý vị phải làm việc ấy một mình. Quý vị sẽ không thành kiếntrong việc phụng sự tất cả chúng sanh bất chấp họ đáp trả với quý vị như thế nào.
Mặc dù tất cả chúng ta giống nhau trong việc không muốn rắc rối và muốn một đời sống an hòa, nhưng chúng ta có xu hướng tạo ra nhiều rắc rốicho chính chúng ta. Chạm trán với các rắc rối, sân hận lớn lên và tràn ngập tâm thức chúng ta, là thứ đưa đến bạo động. Một cách tuyệt diệu để chống lại điều này và hành động vì một thế giới hòa bình hơn là phát triển lòng quan tâm cho người khác. Rồi thì sự sân hận, ganh tỵ và những cảm xúcphiền não khác của chúng ta sẽ tự nhiên yếu đi và giảm bớt.
Nền giáo dục hiện đại đặt thành tiền đề một cách mạnh mẽ trên những giá trị vật chất. Khi giáo dụcnão bộ con em của chúng ta thì điều quan trọng là đừng quên lãng giáo dục trái tim của chúng, một yếu tố quan trọng phải là việc nuôi dưỡng bản chất từ bi của chúng ta.
[/vc_column_text][/vc_column]
We all have the potential to show others love and affection, but as we progress in our materialistic world, these values tend to remain dormant. We can develop them on the basis of common sense, common experience and scientific findings. The response to the recent tragedy in the Philippines is an example of how such values are awakened; people helped simply because others are suffering and in need of support.
If we are demoralized, sad and only complain, we’ll not solve our problems. If we only pray for a solution, we’ll not solve our problems. We need to face them, to deal with them without violence, but with confidence – and never give up. If you adopt a non-violent approach, but are also hesitant within, you’ll not succeed. You have to have confidence and keep up your efforts – in other words, never give up.
We need to strengthen such inner values as contentment, patience and tolerance, as well as compassion for others. Keeping in mind that it is expressions of affection rather than money and power that attract real friends, compassion is the key to ensuring our own well-being.
We can make this a more peaceful century if we cherish non-violence and concern for others’ well-being. It is possible. If the individual is happier, his or her family is happier; if families are happy, neighbourhoods and nations will be happy. By transforming ourselves we can change our human way of life and make this a century of compassion.
Once we have a firm practice of compassion our state of mind becomes stronger which leads to inner peace, giving rise to self-confidence, which reduces fear. This makes for constructive members of the community. Self-centredness on the other hand leads to distance, suspicion, mistrust and loneliness, with unhappiness as the result.
Mentally, physically and emotionally we are the same. We each have the potential to good and bad and to be overcome by disturbing emotions such as anger, fear, hatred, suspicion and greed. These emotions can be the cause of many problems. On the other hand if you cultivate loving kindness, compassion and concern for others, there will be no room for anger, hatred and jealousy.
I usually say the aim of life is to be happy. Our existence is based on hope. Our life is rooted in the opportunity to be happy, not necessarily wealthy, but happy within our own minds. If we only indulge in sensory pleasure, we’ll be little different from animals. In fact, we have this marvellous brain and intelligence; we must learn to use it.
We need to be clear which emotions are harmful and which are helpful; then cultivate those that are conducive to peace of mind. Often, due to a lack of knowledge, we accept anger and hatred as natural parts of our minds. This is an example of ignorance being the source of our problems. To reduce our destructive emotions we strengthen the positive ones; such emotional hygiene can contribute to a healthier society.
Some people consider the practice of love and compassion is only related to religious practice and if they are not interested in religion they neglect these inner values. But love and compassion are qualities that human beings require just to live together.
We have a largely materialistic lifestyle characterized by a materialistic culture. However, this only provides us with temporary, sensory satisfaction, whereas long-term satisfaction is based not on the senses but on the mind. That’s where real tranquility is to be found. And peace of mind turns out to be a significant factor in our physical health too.
We all want to live a happy life and have a right to do so, whether through work or spiritual practice. I’m subject to destructive emotions like anger and jealousy the same as you, but we all have potential for good too. However, our existing education system is oriented towards material development; neglecting inner values. Consequently we lack a clear awareness of the inner values that are the basis of a happy life.
It’s in our interest to take care of others. Self-centredness is opposed to basic human nature. In our own interest as human beings we need to pay attention to our inner values. Sometimes people think compassion is only of help to others, while we get no benefit. This is a mistake. When you concern yourself with others, you naturally develop a sense of self-confidence. To help others takes courage and inner strength.
If someone behaves negatively towards you, it helps to remember that he or she is a human being like you and to distinguish between an action and the person who does it. If counter measures are needed to prevent someone doing harm, it’s always better to do it with a calm rather than an agitated mind. If you act out of anger, the best part of your brain fails to function. Remember, compassion is not a sign of weakness
In the past, destruction of your neighbour might have been considered a victory, but today we are all interdependent. We live in a global economy; we face problems like climate change that affect us all. The 7 billion human beings alive today belong to one human family. In the context that others’ interests are in our interest and our interest is in their interest, the use of force is self-destructive.
A compassionate community will not be achieved only through prayer; I pray myself, but I accept its limitations. We need to take action to develop compassion, to create inner peace within ourselves and to share that inner peace with our family and friends. Peace and warm-heartedness can then spread through the community just as ripples radiate out across the water when you drop a pebble into a pond.
From time to time it is also important that religious leaders get together to show that in spirituality we share a message of peace. Because history is marked by incidents of conflict and bloodshed in the name of religion, it is important to work for and to demonstrate harmony among our spiritual traditions.
To be contented human beings we need trust and friendship, which tends to develop much better once we realise that all beings have a right to happiness, just as we do. Taking others’ interests into account not only helps them, it also helps us. Warm-heartedness and concern for others are a part of human nature and are at the core of positive human values.
Everyone wants a happy life without difficulties or suffering. We create many of the problems we face. No one intentionally creates problems, but we tend to be slaves to powerful emotions like anger, hatred and attachment that are based on misconceived projections about people and things. We need to find ways of reducing these emotions by eliminating the ignorance that underlies them and applying opposing forces.
While murder, bullying, exploitation and scandal regularly make news, when thousands of children receive their mother’s care and affection every day it isn’t reported because we take it for granted. We may be subject to negative emotions, but it’s possible to keep them under control, to cultivate a sense of emotional hygiene, on the basis of human values that are rooted in that affection – what I call secular ethics.
When young we have a vivid sense of basic values like trust and warm-heartedness, which we tend to neglect in today’s competitive world as we grow up, yet from birth we all have a need for affection. The emotions we experience today have not changed much over the last few thousand years, but the interest increasing numbers of people are showing in their inner world and how their emotions work is a sign of maturity.
Education is the best way to train ourselves that we will secure our own well-being by concerning ourselves with others. It is possible to create a better world, a more compassionate, more peaceful world, which is not only in everyone’s interest, but is everyone’s responsibility to achieve.
Nowadays, we are confronted by a huge gap between rich and poor. This is not only morally wrong, but practically a mistake. It leads to the rich living in anxiety and the poor living in frustration, which has the potential to lead to more violence. We have to work to reduce this gap. It’s truly unfair that some people should have so much while others go hungry.
If we make consistent effort, based on proper education, we can change the world. We are selfish, that’s natural, but we need to be wisely selfish, not foolishly selfish. We have to concern ourselves more with others’ well-being, that’s the way to be wisely selfish. We have the ability to take the long-term benefit into account. I think it is possible to make real change in this century.
We need to understand the inadequacy of an educational system so slanted towards material values. The solution is not to give an occasional lecture, but to integrate ethics into the educational curriculum. To do this effectively requires a secular ethics, free of religious influence, based on common sense, a realistic view and scientific findings.
In today’s interconnected and globalized world, it is now commonplace for people of dissimilar world views, faiths and races to live side by side. It is a matter of great urgency, therefore, that we find ways to cooperate with one another in a spirit of mutual acceptance and respect.
All living beings have experience of pleasure and pain, and we are among them. What makes human beings different is that we have a powerful intelligence and a much greater ability to achieve happiness and avoid suffering. Real happiness and friendship come not from money or even knowledge, but from warm-heartedness. Once we recognise this we will be more inclined to cultivate it.
As social animals a key factor to our living a happy life is friendship, trust and openness. We are all the same as members of one human family. Trust is the basis of friendship and we’ll find this if, in addition to the knowledge we gain from ordinary education, we develop warm-heartedness. This gives rise to self-confidence and inner strength, which through trust and friendship leads to co-operation with others.
Whether we consider the individual, family, local, national or international level, peace must arise from inner peace. For example, making prayers for peace while continuing to harbor anger is futile. Training the mind and overcoming your anger is much more effective than mere prayer. Anger, hatred and jealousy never solve problems, only affection, concern and respect can do that.
These days, in our materialistic culture, many people are led to believe that money is the ultimate source of happiness. Consequently, when they don’t have enough of it they feel let down. Therefore, it is important to let people know that they have the source of contentment and happiness within themselves, and that it is related to nurturing our natural inner values.
My dedication is to serve the 7 billion human beings on this planet and the other creatures with whom we share it. If you can, help and serve others, but if you can’t at least don’t harm them; then in the end you will feel no regret.
We have to think and see how we can fundamentally change our education system so that we can train people to develop warm-heartedness early on in order to create a healthier society. I don’t mean we need to change the whole system, just improve it. We need to encourage an understanding that inner peace comes from relying on human values like, love, compassion, tolerance and honesty, and that peace in the world relies on individuals finding inner peace.
The great benefit of science is that it can make a tremendous contribution to the alleviation of suffering on a physical level, but it is only by cultivating the qualities of the human heart and transforming our attitudes that we can begin to address and overcome our mental suffering. We need both, since the alleviation of suffering must take place on both a physical and a psychological level.
The ultimate source of a happy life is warm-heartedness. This means extending to others the kind of concern we have for ourselves. On a simple level we find that if we have a compassionate heart we naturally have more friends. And scientists today are discovering that while anger and hatred eat into our immune system, warm-heartedness and compassion are good for our health.
Those who have little interest in spirituality shouldn’t think that human inner values don’t apply to you. The inner peace of an alert and calm mind are the source of real happiness and good health. Our human intelligence tells us which of our emotions are positive and helpful and which are damaging and to be restrained or avoided.
By implementing the practice of love and compassion, we will naturally live a non-violent way of life. Helping others and not harming them is the work of non-violence. We need to develop love, compassion and forgiveness to develop inner peace and that naturally gives rise to non-violent conduct.
However capable and skillful an individual may be, left alone, he or she will not survive. When we are sick or very young or very old, we must depend on the support of others. There is no significant division between us and other people, because our basic natures are the same. If we wish to ensure everyone’s peace and happiness we need to cultivate a healthy respect for the diversity of our peoples and cultures, founded on an understanding of this fundamental sameness of all human beings.
When we have inner peace, we can be at peace with those around us. When our community is in a state of peace, it can share that peace with neighbouring communities and so on. When we feel love and kindness toward others, it not only makes others feel loved and cared for, but it helps us also to develop inner happiness and peace.
There are two kinds of happiness – the temporary pleasure derived primarily from material comfort alone and another more enduring comfort that results from the thorough transformation and development of the mind. We can see in our own lives that the latter form of happiness is superior because when our mental state is calm and happy, we can easily put up with minor pains and physical discomforts. On the other hand, when our mind is restless and upset, the most comfortable physical facilities do not make us happy.
Honest concern for others is the key factor in improving our day to day lives. When you are warm-hearted, there is no room for anger, jealousy or insecurity. A calm mind and self-confidence are the basis for happy and peaceful relations with each other. Healthy, happy families and a healthy peaceful nation are dependent on warm-heartedness.
We are driven by self-interest, it’s necessary to survive. But we need wise self-interest that is generous and co-operative, taking others’ interests into account. Co-operation comes from friendship, friendship comes from trust, and trust comes from kind-heartedness. Once you have a genuine sense of concern for others, there’s no room for cheating, bullying or exploitation.
Comparing the 20th century to now there are many hopeful signs. Look at the way people view war. These days many people challenge the need for it, they question why we have to resort to it. In the early twentieth century there was no talk about protecting the environment, yet now everyone is aware of it. Our perceptions are coming closer to reality; humanity is becoming more mature and I am optimistic about the future.
I really feel that some people neglect and overlook compassion because they associate it with religion. Of course, everyone is free to choose whether they pay religion any regard, but to neglect compassion is a mistake because it is the source of our own well-being.
Education is the proper way to promote compassion and tolerance in society. Compassion and peace of mind bring a sense of confidence that reduce stress and anxiety, whereas anger and hatred come from frustration and undermine our sense of trust. Because of ignorance, many of our problems are our own creation. Education, however, is the instrument that increases our ability to employ our own intelligence.
Recognizing our shared humanity and our biological nature as beings whose happiness is dependent on others, we learn to open our hearts, and in so doing we gain a sense of purpose and a sense of connection with those around us.
Hardship, in forcing us to exercise greater patience and forbearance in daily life, actually makes us stronger and more robust. From the daily experience of hardship comes a greater capacity to accept difficulties without losing our sense of inner calm. Of course, I do not advocate seeking out hardship as a way of life, but merely wish to suggest that, if you relate to it constructively, it can bring greater inner strength and fortitude.
I believe the ultimate source of blessings is within us. A good motivation and honesty bring self-confidence, which attracts the trust and respect of others. Therefore the real source of blessings is in our own mind.
All the world’s major religions, with their emphasis on love, compassion, patience, tolerance, and forgiveness can and do promote inner values. But the reality of the world today is that grounding ethics in religion is no longer adequate. This is why I am increasingly convinced that the time has come to find a way of thinking about spirituality and ethics beyond religion altogether.
Along with love, compassion is the face of altruism. It is a feeling from deep in the heart that you cannot bear others’ suffering without acting to relieve it. As compassion grows stronger, so does your willingness to commit yourself to the welfare of all beings, even if you have to do it alone. You will be unbiased in your service to all beings, no matter how they respond to you.
Although we are all the same in not wanting problems and wanting a peaceful life, we tend to create a lot of problems for ourselves. Encountering those problems, anger develops and overwhelms our mind, which leads to violence. A good way to counter this and to work for a more peaceful world is to develop concern for others. Then our anger, jealousy and other destructive emotions will naturally weaken and diminish.
Modern education is premised strongly on materialistic values. It is vital that when educating our children’s brains that we do not neglect to educate their hearts, a key element of which has to be the nurturing of our compassionate nature.
Ẩn Tâm Lộ, Sunday, July 05, 2015