ĐƯỜNG ĐẾN AN BÌNH THẬT SỰ
 Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma
Việt dịch: Tuệ Uyển

 

XIV

Tất cả chúng ta có cùng khát vọng sống hạnh phúc không có khổ đau. Nhưng chúng ta cũng đối diện với vô số rắc rối, hầu hết do chính chúng ta làm ra. Nhiều thứ ấy phát khởi từ việc chúng ta buông thả với những cảm xúc phiền não của mình. Ngay cả nếu chúng ta vị kỷ, được động viên bởi từ bi yêu thương là tốt lành bởi vì nó đưa đến sự tự tin, ít sợ hãi và tin tưởng mạnh mẽ hơn. Trái lại bị thúc đẩy bởi những cảm xúc phiền não thì hướng đến sự không tin tưởng và nghi ngờ.

Cảnh tượng bạo động làm cho chúng ta chùn bước, nhưng chúng ta không chú ý đến sự tổn hại môi trường cho đến khi nó xảy ra và chúng ta chỉ mới làm được một ít. Khí hậu thay đổi đã tác động đến hàng triệu người nông dân. Chúng ta lệ thuộc lẫn nhau như chưa từng có bao giờ và vậy mà chúng ta vẫn có xu hướng nghĩ trong những dạng thức “chúng tôi” và “bọn họ”. Ngày Trái Đất này, chúng ta cần một cảm nhận rộng lớn hơn về trách nhiệm toàn cầu căn cứ vào việc chúng ta thuộc về một gia đình nhân loại.

Tôi nguyện thúc đẩy một cảm nhận về tính thống nhất của gia đình nhân loại chúng ta. Bất cứ nơi nào tôi đến tôi đều nhắc nhở mọi người rằng tất cả chúng ta là giống nhau như những con người. Đã đến lúc chúng phải thực hiện một nổ lực để thông hiểu rằng tương lai của chúng ta lệ thuộc vào nhau. Trong những quan tâm của chúng ta, chúng ta phải lưu ý đến những người khác và chăm sóc họ. Đây là một cách thông tuệ để bảo đảm cho quyền lợi bản thân của chúng ta.

Phát triển từ bi yêu thương cho người khác mang đến sức mạnh nội tại, đóng góp cho niềm hòa bình nội tại của chúng ta. Điều này tự động giảm thiểu sợ hãi. Điều này là quan trọng vì sợ hãi và căng thẳng có thể đưa đến chán chường, vốn có thể đưa đến sân hận và bạo động. Nói bạo động là tàn phá thì chưa đủ, để ngăn ngừa thì ta phải nói đến nguyên nhân của nó, mà rất thường là sợ hãi và sân hận.

Các nhà khoa học đã kết luận rằng căn bản tự nhiên của con người là yêu thương. Đây là một dấu hiệu của hy vọng. Nếu nó là ngược lại và tự nhiên của con người là sân hận, mọi thứ sẽ là vô vọng. Điều quan trọng là trong khi sống thì chúng ta không nên tạo ra rắc rối mà nên trau dồi việc quan tâm cho sự cát tường của những người khác, nhưng phải từ việc nhìn nhận vấn đề những người khác cũng là con người như chúng ta như thế nào. Nếu chúng ta có thể làm được như thế thì sẽ không có cơ sở cho việc lừa dối, bắt nạt, hay giết hại.

Chúng ta phải thực hiện một nổ lực để mở rộng lòng từ bi yêu thương tự nhiên của chúng ta, không chỉ qua cầu nguyện hay tạo ra những từ ngữ dễ thương, mà bằng sự hiện thực việc sử dụng tốt lành trí thông minh của chúng ta. Đó là vấn đề làm sao để tự trở thành hạnh phúc, trong một gia đình hạnh phúc, một cộng đồng hạnh phúc và một thế giới hạnh phúc hơn. Một trong những việc vốn phân biệt chúng ta như loài người là năng lực rộng mở những cảm giác tự nhiên về yêu thương đến những người khác và cuối cùng đến toàn thể nhân loại.

Sân hận có thể dường như là một nguồn năng lượng, nhưng nó là mù quáng. Nó làm chúng ta đánh mất sự tự kiểm soát. Nó có thể khơi dậy sự can đảm, nhưng một lần nữa đó là sự can đảm mù quáng. Những cảm xúc tiêu cực, thường sinh khởi từ một sự thôi thúc tự phát, vốn không thể xét đoán được bởi lý trí. Các nhà khoa học cho rằng sự sân hận và thù oán liên tục làm xói mòn hệ thống miễn nhiễm của chúng ta. Từ bi yêu thương đem đến sức mạnh nội tại, tốt lành cho sức khỏe chúng ta.

Nếu xã hội loài người đánh mất giá trị công lý, giá trị của từ bi yêu thương, giá trị của trung thực, thì thế hệ tiếp theo sẽ đối diện với những khó khăn lớn lao hơn và đau khổ hơn. Do thế, mặc dù việc đem đến sự thay đổi nội tại là khó khăn, nhưng chắc chắn nó đáng giá để cố gắng. Điều quan trọng là hãy cố gắng tuyệt vời nhất. Ngay cả nếu chúng ta không đạt được những gì chúng ta muốn, thì tối thiểu chúng ta hãy nổ lực trên căn bản của yêu thương và ít vị kỷ hơn.

Chúng ta lệ thuộc vào nhau để tồn tại. Trong những điều kiện đe dọa mà chúng ta cùng đối diện từ khí hậu thay đổi, thì các biên giới quốc gia trở thành vô nghĩa. Nhìn vào hành tinh xanh bé nhỏ của chúng ta từ không gian thì không biên giới nào có thể thấy được. Đây là thực tế ngày nay. Trong Ngày Môi Trường Thế Giới, chúng ta hãy nghĩ về môi trường trong những quan hệ đến lợi ích của toàn thể nhân loại.

Giống như bất cứ người nào khác, tôi cũng có sân hận trong tôi. Tuy nhiên, tôi cố gắng để nhớ rằng sân hận là một cảm xúc tàn phá. Tôi tự nhắc nhở tôi rằng bây giờ các nhà khoa học nói sân hận là có hại cho sức khỏe; nó ăn mòn hệ thống miễn nhiễm của chúng ta. Cho nên, sân hận hủy hoại sự hòa bình của tâm hồn và sức khỏe thân thể của chúng ta. Chúng ta không nên chào đón nó hay nghĩ nó tự nhiên, hay như một người bạn.

Như một con người, tôi biết rằng sự cát tường của tôi lệ thuộc vào những người khác và việc chăm sóc sự cát tường của người khác là một trách nhiệm đạo đức mà tôi tiếp nhận một cách nghiêm túc. Thật không thực tế khi nghĩ rằng tương lai của nhân loại có thể đạt được trên căn bản của việc cầu nguyện hay mong ước tốt lành mà thôi. Do thế, chí nguyện thứ nhất của tôi là đóng góp vào sự hạnh phúc của nhân loại tối đa như tôi có thể.

Thất vọng dường như liên hệ với sợ hãi, sân hận và chán nản. Khi quý vị ở trong tình trạng buồn bã, ngay cả nếu quý vị gặp gở bạn bè, thì quý vị cũng không cảm thấy vui vẻ trong quan hệ. Nhưng khi quý vị vui vẻ, ngay cả nếu mọi thứ diễn ra không như mong muốn, thì quý vị có thể đối diện với chúng một cách không khó khăn. Đây là tại sao tự đặt mình trong một tình cảnh tốt đẹp, thực hiện việc phát triển một cảm giác từ ái sẽ cho quý vị một sức mạnh nội tại lớn hơn.

Tất cả chúng ta là những con người giống nhau, tất cả chúng ta muốn hướng đến một đời sống hạnh phúc. Chúng ta có thể nghĩ mỗi ngày như một ngày mới. Khi chúng ta thức dậy chúng ta có thể tự nhắc nhở mình – ‘Tôi cần hạnh phúc, tôi cần những cảm giác nhiệt tình đối với người khác. Điều này sẽ xây dựng một sự tự tin, trung thực, trong sáng, sẽ đưa đến sự tin tưởng. Và tin tưởng là căn bản của tình bạn. Chúng ta là những sinh thức xã hội và chúng ta cần bè bạn. Đây là cội nguồn của hạnh phúc mà tôi muốn chia sẻ.

Nếu thế hệ của chúng ta khai thác mọi thứ sẳn có – cây cối, nước, và khoáng sản – mà không có một suy nghĩ nào về những thế hệ sắp tới, chúng ta sẽ lỗi lầm. Nhưng nếu chúng ta được động viên bởi một cảm giác chân thành của trách nhiệm toàn cầu, của những mối quan hệ với môi trường và những mối quan hệ của chúng ta với láng giềng của chúng ta, cả trong nước và ngoại quốc, thì sẽ cân bằng hơn.

Có những nền tảng để lạc quan khi quý vị biết rằng đầu thế kỷ 20 chỉ ít người dùng đến chữ từ bi yêu thương , nhưng ngày nay ngay cả những chính trị gia cũng nói về nó. Tương tự thế, một thế kỷ trước hiếm ai nghĩ về sinh thái học và môi trường như họ làm ngày nay. Điều gì hơn nữa, đầu thế kỷ 20 người ta xem chiến tranh và sức mạnh như cách duy nhất để giải quyết các vấn nạn, và ngày nay điều này đã thay đổi.

Khi chúng ta nói “tôi yêu những thành viên trong gia đình tôi, mọi người trong tôn giáo tôi hay quốc gia hay màu da” thì là định kiến giới hạn tình cảm. Nhưng với một sự thực tập thích đáng, từ trình độ thông thường của tình cảm thì chúng ta có thể phát triển một tình thương phổ quát không thành kiến mà trong đó chúng ta không quan tâm đến tín ngưỡng của người khác, quốc tịch của họ, hay vị thế xã hội – nếu họ là con người, thì họ là anh chị em của chúng ta.

Sự thay đổi trong ta và trên thế giới mà trong đấy chúng ta sinh sống có thể không xảy ra nhanh chóng: nó sẽ cần thời gian. Nhưng nếu chúng ta không thực hiện một nổ lực thì hoàn toàn không có gì xảy ra. Sự thay đổi sẽ không xảy ra do bởi quyết định của chính quyền hay của Liên Hiệp Quốc. Sự thay đổi thật sự sẽ xảy ra khi con người tự chuyển hóa được hướng dẫn bằng những giá trị vốn có trong những hệ thống đạo đức nhân bản, các khám phá của khoa học và lý trí.

Trong việc tìm cầu hạnh phúc của chúng ta và việc lãng tránh khổ đau, tất cả chúng ta một cách căn bản là giống nhau, và vì thế là bình đẳng. Mặc dù tất cả những đặc trưng phân biệt chúng ta – chủng tộc, ngôn ngữ, tôn giáo, giới tính, sự thịnh vượng, và nhiều thứ nữa – nhưng tất cả chúng ta là đồng đẳng trong hình thức nền tảng nhân bản của chúng ta.

Tất cả chúng sanh muốn sống một đời hạnh phúc, nhưng chỉ con người có khả năng để phân tích những nguyên nhân của nó. Mặc dù tâm là tinh khiết một cách căn bản, nhưng khi chúng ta làm lớn sự sân hận, dính mắc hay ngay cả từ bi, thì tâm thức dường như được làm thấm đẩm với cảm xúc ấy. Sân hận là một cảm xúc phiền não căn cứ trên quan điểm sai lầm, là nhận thức vọng chấp rằng mọi thứ tồn tại như chúng xuất hiện. Những cảm xúc tích cực một cách tổng quát là xác thực hơn.

Tôi cảm ơn những người bạn của tôi khắp thế giới vì đã chúc mừng nhân ngày sinh của tôi. Vì tất cả chúng ta cùng tìm cầu hạnh phúc và cố gắng lãng tránh khổ đau, cho nên chúng ta có trách nhiệm mang đến sự cát tường cho tất cả chúng sanh. Tôi kêu gọi quý vị hãy thúc đẩy những giá trị đạo đức thấm nhuần với từ ái và bi mẫn, để hành động làm bình lặng những sự xung đột đang diễn ra nhiều nơi trên thế giới, để nuôi dưỡng sự hòa hiệp liên tôn giáo và bảo vệ môi trường thiên nhiên.

Thế kỷ 20 được thấy năng lực tàn phá của kỷ thuật đạt đến những mức độ không thể tưởng, kể cả việc sử dụng thật sự của bom nguyên tử. Ở Hiroshima, tôi đã gặp những người sống sót, và họ đã kể cho tôi nghe những kinh nghiệm khủng khiếp. Việc cố gắng để giải quyết những tranh chấp qua bạo lực là hoàn toàn lỗi thời. Chúng ta phải hành động để hủy bỏ vũ khí hạt nhân, nhưng chúng ta cũng phải xây dựng niềm tin và tình hữu nghị giữa các quốc gia, điều này đòi hỏi chúng ta phải dấn thân trong sự đối thoại.

Tôi tin rằng để đối diện với những thử thách trong thời đại chúng ta, con người phải phát triển một cảm nhận lớn hơn của trách nhiệm toàn cầu. Mỗi chúng ta phải nghiên cứu để hành động không chỉ cho tự thân ta, gia đình ta, hay xứ sở của ta, nhưng cho lợi ích của toàn nhân loại. Trách nhiệm toàn cầu là chìa khóa cho sự sống còn của nhân loại, đó là nền tảng cho hòa bình thế giới.

“Tôi luôn luôn xem tôi như một tu sĩ Phật Giáo giản dị. Tôi cảm thấy rằng đó thật là tôi. Tôi cảm thấy Đạt Lai Lạt Ma như một lãnh đạo thế tục là hiến chế do người tạo ra. Miễn là con người chấp nhận Đức Đạt Lai Lạt Ma thì họ sẽ chấp nhận tôi. Nhưng là một tu sĩ là điều gì đấy thuộc về tôi. Không ai có thể thay đổi điều ấy.”

Trong đời sống hàng ngày, chúng ta cảm thấy hạnh phúc khi người nào dó mĩm cười và đối xử chúng ta với tình cảm. Nhưng nếu họ cau mày thì chúng ta cảm thấy không thoải mái. Đây là một dấu hiệu rằng chúng ta cần bè bạn. Tình bạn không lệ thuộc vào tiếng tăm, tiền bạc hay sức mạnh thân thể. Nó căn cứ trên niềm tin và niềm tin tùy thuộc vào thương yêu và tình cảm. Do thế, yêu thương và tình cảm là quan trọng nếu chúng ta muốn sống một đời sống hạnh phúc.

Từ bi làm giảm thiểu sự sợ hãi của chúng ta, nâng cao sự tự tin của chúng ta, và mở lối cho chúng ta đến sức mạnh nội tại. Bằng việc giảm thiểu sự mất niềm tin, nó cởi mở chúng ta đến những người khác và đem cho chúng ta một cảm giác nối kết với họ và một cảm giác của tính quả quyết và ý nghĩa trong đời sống.

Tôn giáo là điều gì đó đáng lẻ phải đem hạnh phúc đến cho chúng ta. Thế nên, nếu nó không mang đến hạnh phúc, thì giữ nó không có lợi ích gì. Chúng ta có thể vất nó đi.

Giáo lý nhà Phật không chấp nhận một đấng tạo hóa mà nói rằng mọi thứ sinh khởi một cách duyên sanh. Thế nên bất cứ điều gì xảy ra hình thành trong một cung cách rõ ràng và thứ tự, bằng phương tiện của nhân và quả..

Đôi khi tôi ước rằng những người trưởng thành giống những đứa trẻ hơn, vốn cởi mở tự nhiên và chấp nhận người khác. Thay vì thế, như những người lớn, chúng ta đã không nuôi dưỡng năng lực tự nhiên của chúng ta và ý nghĩa của những giá trị nhân bản nền tảng. Chúng ta cần nghiên cứu để phân biệt những cảm giác như sân hận và dính mắc vốn tàn phá những thứ tích cực như từ bi là cội nguồn của hạnh phúc.

Tiến trình kỷ thuật mà chúng ta đã làm trong thế kỷ 21 có thể đã cải thiện sự thoải mái vật chất của chúng ta, nhưng không có gì bảo đảm rằng nó sẽ mang đến niềm hòa bình nội tại. Chúng ta phải cẩn thận để những hình thức mới của tri thức không trở thành những khí cụ cho sự sân hận và sợ hãi của chúng ta, để chúng không chỉ gia tăng sức mạnh tàn phá của chúng ta. Chúng ta cần nhắc chúng ta nhớ rằng tương lai của chúng ta lệ thuộc vào toàn thể nhân loại.

Nếu tâm thức chúng ta ổn định, thì chúng ta có thể đối phó với bất cứ hoàn cảnh khó khăn nào hiện hữu. Chúng ta không bao giờ mất bình tĩnh. Nếu chúng ta có thể đem tất cả những hoàn cảnh tiêu cực và không lợi lạc này và hướng chúng vào con đường tu tập, chúng có thể trở thành một bộ phận của con đường tâm linh của chúng ta.

Chúng ta nên cảm thấy thất vọng với việc bạo động và giết chóc đang xảy ra chung quanh chúng ta. Nếu một con người bị giết bởi một con thú, thì đáng buồn, nhưng nếu một con người bị giết bởi một con người khác, thì không thể tưởng nổi. Chúng ta phải thực hiện một nổ lực đặc biệt để nghĩ mỗi người khác như những đồng loại con người, như anh chị em của chúng ta.

Tôi thật sự vui mừng khi thấy các lãnh tụ và chính quyền xem sự thay đổi khí hậu và tình trạng trái đất ấm lên một cách nghiêm túc. Thật đáng khích lệ. Trong quá khứ, tôi chú ý rằng mọi người không thật sự xem điều đó là quan trọng. Những gì họ đồng thuận thì họ không áp dụng hoàn toàn. Họ đặt vấn đề quốc gia lên trước và toàn cầu là thứ yếu. Bây giờ sự thay đổi khí hậu ảnh hưởng đến mọi người. Hãy xem nó như một vấn đề toàn cầu và những quan tâm quốc gia sẽ tự động được chú ý tới.

Xung đột sinh khởi khi chúng ta dính mắc quá nhiều vào những thứ khác biệt thứ yếu giữa chúng ta: những khác biệt về quốc gia, tín ngưỡng, cho dù chúng ta giàu hay nghèo, có học vấn hay không. Còn gì nữa hữu ích cần nhớ, đó là tất cả chúng ta đều là con người và từ quan điểm ấy tất cả chúng ta là giống nhau.

Miễn là loài người chúng ta cần từ bi yêu thương. Từ bi yêu thương mang đến an bình nội tại và bất cứ thứ gì khác tiếp diễn, thì sự an bình ấy của tâm thức cho chúng ta thấy viễn cảnh toàn diện một cách rõ ràng hơn. Thế nên, trong sự giáo dục của chúng ta, chúng ta cần những bài học về việc phát triển nhiệt tình và khám phá an bình nội tại. Tôi tin tưởng rằng giới trẻ ngày nay có thể thành tựu một thế giới hòa bình hơn nếu chúng trau dồi điều ấy như viễn tượng của chúng và bắt đầu hành động tiến tới việc ấy ngay bây giờ.

Nếu điều gì đó đáng giá để làm, thì hãy thực hiện. Trong thực tế, nếu chúng ta thất bại, thì không có lý do gì để hối hận. Chúng ta có thể cố gắng một lần nữa. Để chết mà ngay cả không có cố gắng gì cả, thì sẽ chết một cách tuyệt vọng. Tất cả chúng ta đều có cơ hội để đóng góp cho việc hiện thực một thế giới tốt đẹp ơn; chúng ta phải nắm lấy mọi cơ hội với một viễn kiến sâu xa. Tôi phấn chấn rằng rất nhiều người đang trở nên quan tâm đến sự cát tường của loài người. Đây chắc chắn là một dấu hiệu của hy vọng.

Tôi tin rằng 7 tỉ con người chúng ta là anh chị em với nhau. Tất cả chúng ta được sinh ra trong cùng một cách và được nuôi dưỡng trong lòng yêu thương của cha mẹ chúng ta và đặc biệt trong tình cảm của bà mẹ chúng ta. Lòng từ ái không hình thành do bởi tôn giáo; các nhà khoa học nói rằng tự nhiên căn bản của con người là yêu thương. Đây là một dấu hiệu của hy vọng, nếu áp dụng trí thông minh kỳ diệu của chúng ta và nuôi dưỡng nó một cách thích đáng.

Điều quan trọng không phải là vấn đề chúng ta sống lâu như thế nào cho dù chúng ta sống một đời sống đầy đủ ý nghĩa. Đó không có nghĩa là chúng ta tích lũy được nhiều tiền bạc và tiếng tăm, mà là việc phụng sự cho những đồng loại con người của chúng ta. Có nghĩa là việc giúp đở những người khác nếu có thể, nhưng nếu không thể thì tối thiểu không làm tổn hại họ.

[/vc_column_text][/vc_column]

We all have the same desire to live happily free from sorrow. But we also face a multitude of problems, most of which are of our own making. Many of them derive from our giving in to our disturbing emotions. Even if we’re self-centred, to be motivated by compassion is good because it leads to self-confidence, less fear and greater trust. Whereas being motivated by disturbing emotions leads to distrust and suspicion.

The sight of violence makes us recoil, but we don’t notice damage to the environment until it’s already happened and there’s little to be done. Climate change is already affecting millions of farmers. We are interdependent as never before and yet we still tend to think in terms of ‘us’ and ‘them’. This Earth Day we need a greater sense of global responsibility based on our belonging to one human family.

I am committed to promoting a sense of the oneness of our human family. Wherever I go I remind people that we are all the same as human beings. The time has come to make an effort to understand that our future depends on others. In our own interest we must be concerned about others and take care of them. This is the wise way to ensure our self-interest.

Developing compassion for others brings inner strength contributing to our own inner peace. This automatically reduces fear. This is important because fear and stress can lead to frustration, which in turn can lead to anger and violence. It’s not enough to say that violence is destructive, to prevent it we must address its causes, which very often are fear and anger.

Scientists have concluded that basic human nature is compassionate. This is a sign of hope. If it was otherwise and it was human nature to be angry, things would be hopeless. What’s important is that while we’re alive we shouldn’t create trouble, but, recognizing how other people are human like us, should cultivate concern for their well being. If we can do that there’ll be no basis for cheating, bullying or killing.

We have to make an effort to extend our natural compassion, not just through prayer or coining nice words, but by making good use of our intelligence. That’s how to become happy ourselves, in a happy family, a happy community and a happier world. One of the things that distinguishes us as human beings is our ability to extend our natural feelings of compassion to other people and ultimately to the whole of humanity.

Anger may seem to be a source of energy, but it’s blind. It causes us to lose our restraint. It may stir courage, but again it’s blind courage. Negative emotions, which often arise from a spontaneous impulse, cannot be justified by reason, whereas positive emotions can. Scientists suggest that constant anger and hatred undermine our immune system. Compassion, bringing inner strength, is good for our health.

If human society loses the value of justice, the value of compassion, the value of honesty, the next generation will face greater difficulties and more suffering. Therefore, although bringing about inner change is difficult, it is absolutely worthwhile to try. What is important is to try our best. Even if we do not achieve what we want, at least we will have made the attempt on the basis of love and less selfishness.

We depend on each other for our survival. In terms of the threats we all face from climate change, national boundaries have no meaning. Looking at our small blue planet from space no such boundaries can be seen. This is the reality today. On this World Environment Day we have to think of the environment in terms of the welfare of the whole of humanity.

Like anyone else, I too have anger in me. However, I try to recall that anger is a destructive emotion. I remind myself that scientists now say that anger is bad for our health; it eats into our immune system. So, anger destroys our peace of mind and our physical health. We shouldn’t welcome it or think of it as natural or as a friend.

As a human being I acknowledge that my well-being depends on others and caring for others’ well-being is a moral responsibility I take seriously. It’s unrealistic to think that the future of humanity can be achieved on the basis of prayer or good wishes alone; what we need is to take action. Therefore, my first commitment is to contribute to human happiness as best I can.

Depression seems to be related to fear, anger and frustration. When you’re in a bad mood, even if you meet with your friends, you don’t take pleasure in their company. But when you’re in a good mood, even if things go wrong, you can cope with them without difficulty. This is why putting yourself in a good mood, making a point of developing a sense of loving kindness gives you greater inner strength.

We are all the same as human beings, we all want to lead a happy life. We can think of every day as a new day. When we wake up we can remind ourselves – ‘I need to be happy, I need to have warm feelings towards others. This builds self-confidence, honesty, transparency, which leads to trust. And trust is the basis of friendship. We are social animals and we need friends. This is a source of happiness I wish to share.

If our generation exploits everything available – trees, water, and minerals – without any thought for the coming generations, we’ll be at fault. But if we’re motivated by a genuine sense of universal responsibility our relations with the environment and our relations with our neighbours, both at home and abroad, will be more balanced.

There are grounds for optimism when you think that in the early 20th century few people used the word compassion, but nowadays even politicians talk about it. Similarly, a century ago hardly anyone thought about ecology and the environment the way they do today. What’s more, in the early 20th century people regarded war and the use of force as the only way to resolve problems, and today that has changed.

When we say “I love the members of my own family, the people of my own religion or country or color” bias limits our affection. But with proper practice, from an ordinary level of affection we can develop an unbiased universal love, in which we don’t care what other people’s faith is, their nationality, or social status – so long as they are human beings, they are our brothers and sisters.

Change in ourselves and in the world in which we live may not take place in a hurry: it will take time. But if we don’t make an effort nothing will happen at all. Change will not take place because of decisions taken by governments or the UN. Real change will take place when individuals transform themselves guided by the values that lie at the core of all human ethical systems, scientific findings, and common sense.

In our quest for happiness and the avoidance of suffering, we are all fundamentally the same, and therefore equal. Despite all the characteristics that differentiate us – race, language, religion, gender, wealth and many others – we are all equal in terms of our basic humanity.

All beings want to live a happy life, but only humans have the ability to analyze its causes. Although the mind is fundamentally pure, when we develop anger, attachment or even compassion, the mind seems to be suffused with that emotion. Anger is a disturbing emotion based on a wrong view, the misconception that things exist the way they appear. Constructive emotions are generally more realistic.

I thank my friends across the world for your greetings on my 80th birthday. Since we all seek happiness and try to avoid suffering, we have a responsibility to bring about the well-being of all living beings. I appeal to you to promote ethical values imbued with love and compassion, to work to calm the conflicts going on in many parts of the world, to foster interreligious harmony and protect our natural environment.

The 20th century saw the destructive power of technology reach unthinkable levels, including the actual use of nuclear weapons. In Hiroshima I met survivors who told me of their terrible experiences. Trying to solve disputes through violence is completely out of date. We have to work to abolish nuclear weapons, but we must also build trust and friendship between nations, which requires we engage in dialogue.

I believe that to meet the challenges of our times, human beings will have to develop a greater sense of universal responsibility. Each of us must learn to work not just for one self, one’s own family or one’s nation, but for the benefit of all humankind. Universal responsibility is the key to human survival, it is the foundation for world peace.

“I always consider myself as a simple Buddhist monk. I feel that is the real me. I feel that the Dalai Lama as a temporal ruler is a man-made institution. As long as the people accept the Dalai Lama, they will accept me. But being a monk is something which belongs to me. No one can change that.”

In our daily life, we feel happy when someone smiles and treats us with affection. But if they frown we feel uncomfortable. This is a sign that we need friends. Friendship doesn’t depend on fame, money or physical strength. It’s based on trust and trust depends on love and affection. Therefore, love and affection are important if we are to live a happy life.

Compassion reduces our fear, boosts our confidence, and opens us to inner strength. By reducing distrust, it opens us to others and brings us a sense of connections with them and a sense of purpose and meaning in life

Religion is something that is supposed to bring us happiness. So, if it doesn’t bring happiness, there is no use in keeping it. We can just throw it away.

The teachings of the Buddha do not accept a creator. They say that everything dependently arises. So whatever happens comes about in a rational and orderly manner, by means of cause and effect.

I sometimes wish that grown human beings were more like children, who are naturally open and accepting of others. Instead, as we grow up, we fail to nurture our natural potential and our sense of fundamental human values. We need to learn to distinguish emotions like anger and attachment that are destructive from positive ones like compassion that are a source of happiness.

The technical progress we have made in the 21st century may have improved our material comfort, but there is no guarantee that it will bring us inner peace. We have to be careful that new forms of knowledge don’t just become tools for our anger and fear, that they don’t merely increase our destructive power. We need to remind ourselves that our own future depends on the rest of humanity.

If our minds are stable, we can handle any difficult circumstances that may come up. We never get daunted. If we can take all these negative and nonconducive circumstances and turn them into a pathway, they become part of our spiritual path.

We should feel fed up with the violence and killing going on around us. If a human being is killed by an animal, it’s sad, but if a human being is killed by another human being it’s unthinkable. We have to make a special effort to think of each other as fellow human beings, as our brothers and sisters.

I’m really happy to see leaders and governments taking climate change and global warming seriously. Very encouraging. In the past I noticed people were not really serious about it. What they’d agreed, they didn’t fully implement. They placed national interest first and global interest second. Now climate change affects everybody. Treat it as a global issue and national interests will automatically be addressed.

Conflicts arise when we dwell too much on secondary differences between us: differences of nationality, faith, whether we are rich or poor, educated or uneducated. What’s more helpful to remember instead is that we are all human beings and from that point of view we’re all the same.

So long as we are human we need compassion. Compassion brings inner peace and whatever else is going on, that peace of mind allows us to see the whole picture more clearly. So, in our education we need lessons about developing warm-heartedness and finding inner peace. I’m convinced that today’s young people can achieve a more peaceful world if they cultivate that as their vision and begin to work towards it now.

If something is worth doing, do it. If, in fact, you fail, there’ll be no cause for regret. You can try again. To die without even having tried, will be to die disappointed. We all have opportunities to contribute making a better world; we must seize them with far-sighted vision. I’m encouraged that so many people are becoming interested in the well-being of humanity. This is surely a sign of hope.

I believe we 7 billion human beings are brothers and sisters. We are all born the same way and are raised in the warmth of our parents’ and particularly our mothers’ affection. Loving kindness doesn’t come about because of religion; scientists say that basic human nature is compassionate. This is a sign of hope, if we apply our marvellous intelligence and nurture it properly.

What is important is not so much how long you live as whether you live a meaningful life. This doesn’t mean accumulating money and fame, but being of service to your fellow human beings. It means helping others if you can, but even if you can’t do that, at least not harming them.