THIỆN PHÚC
ĐẠO PHẬT AN LẠC VÀ TỈNH THỨC
“Buddhism, a religion of Peace, Joy, and Mindfulness”
Tổ Đình Minh Đăng Quang

1. THIỀN LÀ GÌ ?

Nếu những ai cố đi tìm một định nghĩa đặc thù cho Thiền, hoặc những lý thuyết về Thiền, hoặc một công án cho Thiền… sẽ vô cùng thất vọng với quyển sách nầy vì họ sẽ chẳng bao giờ tìm thấy những điều họ muốn đâu. – đây tôi chỉ muốn nhắc lại những gì mà Đức Từ Phụ cũng như quý thầy đã giảng dạy mà thôi. Vì thấy nó vô cùng lợi lạc cho mình nên bèn đem chia xẻ cho những ai đang tìm đường nẻo vào thiền. Theo Phật, thiền là thực hành cho bằng được cái nhiếp tâm và giữ ý với lòng từ bi bao la. Chẳng hạn như khi rửa tay, ta biết thứ nhứt ta đang rửa sạch những bụi bặm của thế gian; thứ nhì ta nguyện tâm ta cũng được tẩy sạch; và thứ ba ta mong cho ai nấy đều có được đôi tay sạch như ta, ấy là ta đang hành thiền một cách rốt ráo. Khi ngồi thiền, lòng ta thanh thản và tỉnh lặng, ta cũng mong cho mọi người được thanh thản và tỉnh lặng như ta. Khi đại tiểu tiện, ta tống khứ những ô uế bất tịnh, ta nguyện tâm ta cũng tống khứ những thứ tham, sân, si và chướng nghiệp, rồi ta cũng nguyện cho người người đều tống khứ đi những ô uế bất tịnh như ta, ấy là thiền. Thiền là cái gì đơn giản và dễ thực hiện vô cùng. Tuy nhiên, thiền cũng là cái gì mà những người hay vấn nan đạo pháp không bao giờ tìm thấy.

Thiền là sự giác ngộ từng giây, từng phút, từng giờ, từng ngày từ cái đi, đứng, nằm, ngồi, ăn, uống, trò chuyện, làm việc… làm cái gì biết mình đang làm cái đó. Thiền là sống tỉnh thức, là hòa hợp cuộc sống hàng ngày của chúng ta vào thiên nhiên, một sự hòa hợp trọn vẹn của cả thân lẫn tâm. Làm những điều trên một cách tỉnh thức là tự tạo cho mình một niềm vui thanh thản tự nhiên và giản dị. Thiền là sự buông xả một cách thoải mái những động tác cũng như ý niệm hằng ngày. Thiền là chú tâm nhưng không hề đè nén. Thiền là biết rõ tất cả những gì đang diển tiến mà không chạy theo một cái gì cả. Như chúng ta thấy đó, mỗi ngày chúng ta suy nghĩ, ghi nhớ và cảm nhận không biết bao nhiêu thứ; nếu chúng ta chạy theo các thứ ấy thì thời giờ đâu mà theo ? Thân tâm đâu mà chứa cho hết ?

Thiền là bầu trời trong xanh thăm thẳm, không vướng một vầng mây. Mây có kéo đến rồi kéo đi, ta không màng mời nhận, kềm giữ, hay đuổi chúng đi. Thiền là hình ảnh nhạn bay qua hồ, nhạn không muốn bỏ bóng lại hồ, mà hồ cũng chẳng buồn lưu giữ chi hình bóng nhạn. Muốn đạt được tiến trình nầy đâu phải dễ, chúng ta phải trải qua một sự cố gắng tích cực, chứ đâu phải vắng lặng tuyệt đối. Vắng lặng tuyệt đối làm sao được khi ta vẫn còn có hồ, có nhạn ? Những ai nói rằng họ đã đạt được vắng lặng tuyệt đối là họ chưa bao giờ thiền. Nếu ta quan sát cho kỹ một chút, lắng nghe một chút ta vẫn thấy có nhạn bay ngang hồ; hồ đây là hồ tâm, nhạn đây là những niệm khôũi lên. Tuy nhiên, nhạn không để bóng lại hồ, mà hồ cũng chẳng lưu chi bóng nhạn. Lúc đó chúng ta tợ như một bộ máy tinh vi, vẫn hoạt động liên tục mà không hề gây ra một tiếng động nào cả. Khi nói đến thiền là nói đến kinh nghiệm của từng cá nhân; một kinh nghiệm mà không bút mực nào có thể lột trần được. Chính vì vậy mà Tổ Bồ Đề Đạt Ma đã dõng dạc tuyên bố: Bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền, trực chỉ chân tâm, kiến tánh thành Phật.

Nên tu thiền với ai ?

Những người con Phật tu thiền, cũng sinh hoạt bình thường như bao người; cũng đi, cũng đứng, nằm, ngồi, tắm, giặt, ăn, ngủ… Tuy nhiên, điểm đặc biệt là khi đi, đứng, nằm, ngồi… họ biết là họ đang đi, đứng, nằm, ngồi… Nghĩa là thiền đã giúp cho họ giữ được chánh niệm, mà chánh niệm là bí quyết thắp sáng thực tại, tạo nên định lực đưa tới trí huệ. Nếu chúng ta sống mà chúng ta không biết là chúng ta đang sống thì có khác gì chúng ta đang chết đâu ? Thế mà có biết bao nhiêu kẻ đang sống như người chết chung quanh ta, kể cả ta.

Thiền giúp ta tỉnh thức, biết mình đang làm gì, biết ai đang ăn, đang uống, ai đang mãi mê lý luận, ai đang tụm năm tụm bảy để đốt cháy đời mình bằng những thị phi, bằng những quên lãng vô tâm. Với thiền, từ chỗ biết ta đang làm gì, nghĩ gì… ta sẽ có khả năng đánh bật được những đạo quân lạ từ bên ngoài: đạo Phật gọi chúng là Vọng Niệm. Với thiền, ta vẫn sinh hoạt như bình thường, nhưng ta có ý thức rõ rệt về tất cả mọi động tác, cũng như ngôn ngữ và tư tưôũng của ta.

Thiền là áp dụng những tư tưôũng chính niệm trong mọi cử động và hành vi. Như vậy cái gì của thiền cũng đều liên quan đến kinh nghiệm thực tiển, chứ không bằng trí năng hay sự nghiên cứu mà có được. Muốn thiền phải dùng trọn bản thân mình và kinh nghiệm làm dụng cụ khảo cứu. Hễ mình hành trì thì chỉ có mình thực chứng, chứ mình không thực chứng được dùm ai, cũng như không ai có thể thực chứng được dùm mình. Như vậy tụm năm, tụm bảy lại để mà thực sự ngồi thiền cũng chưa chắc là đã có kết quả, chứ đừng nói chi tụm lại để bàn chuyện thị phi. Làm như vậy chẳng những phí thì giờ, mà đôi khi còn làm cho mình loạn động thêm. Vì thế Phật tử muốn tu thiền phải nên cẩn trọng, nên tìm một minh sư mà thọ giáo, chứ không nên hời hợt, nay gia nhập nhóm Thiền Ông Bảy, mai gia nhập nhóm Thiền ông Sáu… thì chỉ phí thì giờ vốn dĩ đã không có nhiều của chúng ta.

Khi nào và ở đâu thì ta có thể hành thiền được ?

Thiền là sự thức tỉnh thì khi nào và ôũ đâu mà lại không thức tỉnh được? Khi đi, khi đứng, khi nằm, khi ngồi, khi nấu nướng, khi lái xe, khi làm việc… Nhất nhất ta đều tập an trú trong chánh niệm, là thiền. Khi nói chuyện, ta nói vừa đủ nghe, biết ta đang nói gì và đang nói với ai, ấy là thiền. Khi đóng cửa, ta biết ta đang đóng cửa và đóng cho nhẹ nhàng, nhiếp tâm vào chánh niệm trong lúc ta đóng cửa, đừng làm loạn động người khác, ấy là thiền. Người đang tập thiền là người đang tập cho mình được hoàn toàn tự chủ đối với bản thân mình và hoàn cảnh bên ngoài; tập cho mình có đầy đủ đại hùng, đại lực và đại từ bi; tập coi thường những thăng trầm và vui khổ ấy. Một người hành thiền có trình độ sẽ không còn bị sai xử và lung lạc bôũi tham dục bên trong, cũng như hoàn cảnh bên ngoài nữa.

Ngoài ra người hành thiền có trình độ còn có khả năng nhìn thấy sự thực về bản tánh của nội tâm và thực tại. Chính cái khả năng nầy nó giúp ta trầm tỉnh hơn, vô úy hơn và sức mạnh tâm linh của ta trôũ nên lớn mạnh hơn. Tuy nhiên, ta nên luôn nhớ trong đầu rằng cái khả năng thấy biết nầy không phải là một công trình sưu tầm hay khảo cứu kinh điển nhà Phật, mà chỉ đạt được bằng chính kinh nghiệm hành trì của mình. Chính vì vậy mà có lắm người hành thiền, vì chấp mà diển dịch sai đi lời nói của Tổ Bồ Đề Đạt Ma: Giáo ngoại biệt truyền, bất lập văn tự. Chứ kỳ thật, thiền cũng do chính Đức Phật đã truyền lại, mà Ngài đã truyền lại bằng chính kinh nghiệm của Ngài, chứ không bằng kinh điển. Theo Tổ Bồ Đề Đạt Ma, thiền không và sẽ không bao giờ được trao truyền bằng cách giảng giải và lý luận. Nó không thể cất chứa được, hoặc nó không thể đi từ kinh nghiệm của người nầy qua người khác được. Nói tóm lại, những ai mong tìm thiền qua kinh sách, giảng giải, hoặc lý luận… sẽ không bao giờ gặp. Anh uống trà thì chỉ có anh mới thực chứng được hương vị của trà một cách trực tiếp, chứ không ai có thể thực chứng được dùm anh. Ai đó muốn thực chứng hương vị trà thì phải tự nâng tách trà lên mà uống, chứ đừng dài dòng văn tự.

Thiền nhấn mạnh đến sự giải thoát bằng trí huệ, chứ không bằng công đức hay phước đức; tuy nhiên, đừng chấp vào chỗ nầy mà không đếm xỉa gì đến công đức và phước đức, hoặc giả chê bai những người bòn tu phước đức thì ô hô tự mình dọn đường về địa ngục đấy !

Nói đến thiền là nói đến thực nghiệm, chứ không có bút mực hoặc ngôn ngữ nào có thể diển tả được. Ngôn ngữ và văn tự chỉ là phương tiện hướng dẫn chúng ta phương cách thiền, chứ vào thiền phải bằng kinh nghiệm hiện thực. Tại sao ? Tại vì chân lý của thực tại chỉ có thể thực chứng mà không thể diễn tả được bằng ngôn từ. Vì thế những ai muốn tu thiền phải hành thiền, chứ không phải gia nhập vào một nhóm để chỉ toàn nói về thiền. Xin hãy đừng nói, đừng rằng, mà hãy hành thiền đi. Hành thiền để thực sự trôũ về nhìn thấy bản tánh của chính mình, hãy tự mình thắp sáng đuốc mà soi, phải thấy sự hiện hữu của mình, phải sống đời của mình và phải tự trải qua kinh nghiệm của chính mình.

Tóm lại, thiền là cái gì rất đơn giản, rất sống động, trực tiếp, rõ ràng, không khúc mắc, không bí mật… Thiền là cái gì hiện thực, là cụ thể, không trừu tượng. Những danh từ thuật ngữ như Niết Bàn, Chân Như chỉ là những danh từ trừu tượng, chúng không thể diễn đạt hay biểu hiện cho thế giới thực tại sống động từng giây từng phút được. Do vậy, thiền không xem những khái niệm phân biệt hoặc những danh từ trừu tượng là cần thiết và quan trọng. Nếu có chăng thì cái quan trọng của thiền là sự ý thức về sự hiện hữu của thực tại. Những cái rất đơn giản của thiền rất nhiều khi giúp cho những kẻ đã sống trong quên lãng thác loạn sực bừng tỉnh với chính mình. Đối với thiền, Niết Bàn và Chân Như không phải là Niết Bàn và Chân Như, chúng chỉ là những danh từ trừu tượng. Tuy nhiên, thiền không bác bỏ việc nương vào khái niệm để đạt đến thực tại, nhưng thiền dạy ta đừng để bị kẹt vào khái niệm, mà đánh mất đi thực tại.

Với thiền, thế giới sanh diệt, vui buồn, lo sợ, tốt xấu, còn mất… chỉ là những khái niệm của những người còn mang nặng kiến chấp. Trong thiền, không có phân biệt khái niệm, mà hãy tự trôũ về thực nghiệm tự tánh của mình. Đó cũng là con đường duy nhất để tìm lại chân tâm. Cuối cùng, thiền là sự chối bỏ cuộc sống vô hồn, thác loạn và lãng quên, mà tự trôũ về với ý thức linh mẫn của chính mình, của thực tại. Sự tỉnh táo hoàn toàn nầy nếu không được gọi là giác ngộ thì sẽ không còn sự giác ngộ nào hơn nữa.

2. THIỀN VÀ THIỀN HỌC

Người tu thiền nên nhớ sự khác biệt rõ ràng giữa Thiền và Thiền Học. Thiền là trôũ về với thực tại, sống thức tỉnh và thực nghiệm kinh nghiệm nơi chính bản thân mình để thấy được tự tánh. Người tu thiền tuy nói là không có văn tự, nhưng vẫn phải dùng ngôn ngữ làm phương tiện để đưa ta đến chỗ vô niệm. Dùng ngôn ngữ có nghĩa là nương theo ngôn ngữ mà thực chứng, chứ không chấp chặc vào ngôn ngữ. Tu thiền mà chấp chặc vào ngôn ngữ thì không có chút hy vọng gì trôũ về với thực tại và tỉnh thức được, chứ đừng nói chi đến tự tánh. Phải không chấp chặt thì thế giới hiện tượng mới từ từ tan biến để nhường chỗ cho thế giới chân như. Hai thế giới ấy chúng quấn lấy nhau, không tách rời nhau; tuy nhiên, hễ thấy cái nầy thì quên mất cái kia, cũng như gió và không khí. Lúc không có gió thì không khí vẫn có đó, nhưng ta dường như không để ý đến, đến khi có gió thì ta mới đào sâu đến sự hiện diện của không khí. Lúc đào sâu như vậy là lúc ta đang về với thực tại, là ta đang tỉnh thức. Để tới một lúc nào đó, không có gió mà ta vẫn như nhận biết có sự hiện diện của không khí, ấy là ta trôũ về với tự tánh của ta. Như vậy thiền chỉ xuyên qua thực nghiệm, không thực nghiệm là không có thiền.

Thế nào là Thiền Học ?

Thiền học chỉ là một môn học như những môn học khác. Thiền học chẳng khác nào những thực đơn của nhà hàng; ai học thiền là chỉ đọc những thực đơn ấy mà thôi. Chừng nào vừa học vừa hành thiền, chừng ấy mới gọi là kêu những món ra để ăn. Như thế rõ ràng Thiền không phải là Thiền Học. Thiền là sống trực tiếp với thực tại mà không cần phải hiểu biết về Duy Thức Học, không cần phải giỏi về lý luận và khái niệm, thậm chí cũng không cần phải biết chữ. Thiền bằng thực chứng, còn Thiền Học phải dùng văn tự, ngôn ngữ và lý luận. Chính vì thế mà có những kẻ đã từng học thiền ba bốn chục năm mà chưa từng thực sự hành thiền ngày nào. Học chỉ giỏi về lý luận và khái niệm, chứ chưa bao giờ thực sự thực nghiệm nơi chính bản thân mình. Thấy rõ như vậy để những ai muốn thực sự hành thiền đừng bị mắc kẹt vào Thiền Học mà phí đi thì giờ vô ích, có khi là cả một đời người.

3. VÀO THIỀN

Trong đời sống hằng ngày, chúng ta đã và đang bị bao vây bôũi quá nhiều sự vật và hiện tượng ôũ quanh ta. Sự vật thì muôn hình vạn trạng, còn hiện tượng thì muôn mặt khó lường. Chẳng hạn như nhà cửa, xe cộ, núi non, sông ngòi, thành thị, thôn quê, tình bạn, kẻ thù… Chúng ta thường đi lạc vào trong đó như lạc vào một khu rừng vô minh không có lối ra. Trong khu rừng vô minh đó, nhiều khi ta cũng bắt gặp một vài niềm vui nho nhỏ, nhưng chỉ ngắn ngủi, ngắn ngủi như cái vô thường của sự vật, vì vậy mà ta thường đau khổ và phiền não triền miên. Chính vì nhìn thấy những nỗi đau khổ phiền não của chúng sanh mà Đức Từ Phụ ngoài việc nói pháp ra, Ngài còn chỉ cho chúng sanh làm sao thoát ra khỏi cái vũng lầy đau khổ bằng cách thực chứng nơi bản thân mình. Ngài đã ngồi suốt bốn mươi chín ngày đêm, Ngài đã trôũ về thực chứng nơi chính mình. Ngài đã không nói: Ta ngồi thiền, vì thiền đã không và sẽ không bao giờ có thể giảng giải được bằng lời. Ngài ngồi đó, hình ảnh Ngài vẫn còn đó như một tấm gương rạng ngời cho muôn đời sau.

Trong kinh Pháp Hoa, Đức Từ Phụ đã chỉ rõ cho chúng ta về ý nghĩa của Thiền. Thiền là trôũ về tìm lại kho báu nhà mình. Mình có kho báu, mình có ngọc trân châu mà mình cứ mãi đi tìm ôũ đâu đâu. Đức Từ Phụ đã nói về anh chàng cùng tử lang thang nơi xứ người, sống chật vật, nghèo nàn, khổ sôũ. Rồi một hôm, chàng sực nhớ quê hương cũ, liền trôũ về quê. Về quê rồi chàng mới vỡ lẽ ra cha mình là một ông trưôũng giả và chàng là người có quyền thừa hưôũng kho gia báu nhà mình. Đâu phải Đức Thế Tôn cần ngồi thêm bốn mươi chín ngày dưới cội Bồ Đề thì Ngài mới chứng quả, mà Ngài đã thực chứng tự thuôũ nào. Sôũ dĩ Ngài ngồi đó là muốn cho chúng sanh biết rằng pháp giải thoát của Ngài không riêng gì chỉ trong kinh điển, mà cũng là tại cái chỗ ngồi nầy nữa. Ngài đã ngụ ý rất rõ ràng là chúng sanh phải vừa biết Phật pháp để tiến tu, mà cũng phải vừa thực chứng những kinh nghiệm nơi chính bản thân mình. Kinh nghiệm thực chứng hay là Thiền nầy chỉ có tự mình thực chứng, chứ không ai có thể làm dùm mình, ngay cả Phật cũng không làm được điều đó.

Theo Phật, ai cũng có hạt châu trong chéo áo, có điều là chúng sanh vì mãi dong ruổi trong mê lộ nên không nhận ra là mình có của báu. Bây giờ trôũ về thực chứng nơi chính bản thân mình thì mới khám phá ra là mình đâu có nghèo hèn mê muội như mình tưôũng. Bây giờ đã thấy rõ ràng không lầm lẫn là mình không nghèo thì cho dù có ai chê ta nghèo, ta cũng mỉm cười mà rằng, họ nói gì cũng được, ta không buồn, không vui, không thù, không ghét… đó là cái lợi lạc thực tiển của thiền đấy. Ngoài ra, vào thiền ta chẳng những tạo cho mình niềm tin vững vàng nơi bản thân, mà còn làm vơi đi hoặc mất hẳn những lo âu phiền muộn trong cuộc sống.

Con đường vào thiền là con đường ôũ nội tâm, ôũ thực nghiệm nơi chính bản thân mình. Đọc sách thiền, bàn luận thiền, lý luận về những khái niệm của thiền sẽ chẳng có ích lợi gì mà chỉ làm cho những buổi trà dư tửu hậu thêm phần loạn động, thế thôi. Muốn thực sự vàothiền, xin hãy tự mình đi, đứng, nằm, ngồi cho mình; đừng kêu ai đi dùm mình, cũng đừng phê bình ai đi thế nầy, đứng thế nọ, chỉ thêm vô bổ và chỉ phí thì giờ mà thôi. Kiếp con người không có là bao hết so với thời gian của vũ trụ; mặt trời đã năm tỉ tuổi rồi đó, thì bảy tám chục năm, hoặc một trăm tuổi của ta có là cái gì ?

Thôi hãy dẹp đi những buổi trà dư tửu hậu vô bổ, hãy về mà ngồi lại cho chính mình, đừng để cho một ngày một giờ nào trôi qua vô bổ nữa; hãy can đảm lên quý bạn ạ ! Đời người cứ mãi sướng rồi khổ, khổ rồi sướng, có khác chi một quả bóng khi phồng khi xẹp. Như vậy tội nghiệp cho một kiếp con người quá. Hãy trôũ về với thực tại, hãy sáng suốt mà chặt đứt cái phồng xẹp của khổ đau và vui sướng tạm bợ nầy ngay trong đời nầy, kiếp nầy. Hãy cùng nhau vào thiền để có đủ cái bi, trí, dũng của nhà Phật hầu chuyển cuộc sống đau khổ loạn động ra an nhiên tự tại.

Là Phật tử nên luôn chẳng những nhớ lời dạy của Đức Từ Phụ, mà còn phải noi theo những gì Ngài đã làm để ít ra cũng được đi theo dấu chân Ngài, hoặc giả cùng nắm tay Ngài thong dong tự tại nơi cõi không cùng, không tận của thế giới Vô Sanh. Hãy sống đời giản dị cả trong đi, đứng, nằm, ngồi, ăn uống, cách sống, cách làm việc, nghỉ ngơi và suy tư. Hãy quay đầu lại mà nhận diện cho ra lẽ thật ngay nơi mỗi người của chúng ta. Hãy kiên gan bền chí mà buông xả cho được thế gian pháp để trôũ về sống với lý chân thật của mình. Nơi đó không là đồng quê, rừng rậm, thôn quê, thành thị, núi non, đồng bằng hay biển cả, mà là nơi của vô sanh, của thanh tịnh vĩnh hằng.

4. THIỀN ĐỊNH CỦA NGƯỜI PHẬT TỬ TẠI GIA

Với người xuất gia, trước khi tham thiền nhập định thì phải giữ giới thanh tịnh, ôũ chỗ yên vắng, dứt lìa mọi ràng buộc của tham lam, ái dục, và gần gủi thiện tri thức. Phải nương theo giới luật cũng như không tạo ra những tội ngũ nghịch. Phải kiên tâm gìn giữ từ trọng cho đến khinh giới. Phải có đầy đủ niềm tin nơi luật nhân quả luân hồi, phải biết kinh sợ và khôũi lòng hổ thẹn khi làm việc không đúng… Lúc tọa thiền phải vào nơi yên vắng, không ồn ào, càng cách xa thế tục càng tốt. Chẳng những vậy, người xuất gia còn không tạo ra sự nghiệp thế gian. Ngoài ra còn phải biết xa lìa ngũ dục từ sắc, thinh, hương, vị, và xúc của thế gian. Chính ngũ dục làm cho phàm phu mê đắm. Hình dáng kiều diễm của nam nữ , những âm thanh du dương trầm bỗng, những mùi hương, vị ngọt hoặc xúc chạm của da thịt mềm mại chỉ là những vé tàu suốt đưa ta về địa ngục.

Chúng ta lúc nào cũng bị nhiễu loạn và chi phối bôũi ngũ dục. Vì ngũ dục mà chúng ta cứ mãi tìm cầu; tìm cầu cái gì chúng ta cũng chả biết. Vì ngũ dục mà chúng ta cứ mãi đi thâu góp những rác rưôũi của thế gian; càng tom góp càng hăng, như lửa được thêm củi. Khi tâm ta được tương đối tịnh, chúng ta sẽ trôũ nên những người quan sát, chứ không còn bị ngũ dục khống chế nữa. Lúc đó ta sẽ thấy rằng tham, sân, si và dâm dục nó tàn độc lắm. Người chạy theo nó cũng giống như người đạp phải rắn độc, hoặc giả giống như loài kên kên dành thịt thúi mà cứ cho là ngon. Chính vì vậy mà trước khi vào thiền ta ngăn che và canh giữ, không cho những tên giặc cướp tham lam và dâm dục vào nhà vì hễ còn ưa thích dục lạc là sống chết vẫn còn chưa đoạn đứt.

Ấy là những bậc xuất gia, còn tại gia mà có lòng phát tâm tu thiền thì sao ? Tại gia vẫn có thể tu thiền; tuy nhiên, lời Phật dạy lúc nào cũng là một chân lý: Thứ nhất, hễ còn ưa thích dục lạc là luân hồi sanh tử chưa đoạn dứt. Thứ nhì, giới là con thuyền đưa ta đáo bỉ ngạn; không giữ hoặc phá giới là tự đâm lủng thuyền, đừng nói thiền, cũng đừng nói đến chuyện đáo bỉ ngạn. Như vậy người tại gia khi tu thiền phải vô cùng cẩn trọng vì coi chừng bị ma Ba Tuần nó dắt ta vào ma cảnh và cái trí huệ mà ta có được chỉ là trí huệ của loài ma. Chính vì thế mà ta thấy có hiện trạng Cuồng xãy ra cho một số người sau một thời gian tu thiền.

Lúc chưa tu thiền thì con người còn điềm đạm. nói năng còn khiêm nhường, nhưng sau một thời gian ngồi thiền thì con người trôũ nên ngã mạn cống cao, đi đâu cũng tự xưng là thiền sư, gặp ai cũng nói chuyện chứng đắc, hết thiền nầy đến thiền khác. Tội nghiệp thay cho những con bọ hung đang chui rúc trong những đống phẩn hôi thúi mà cứ cho là thơm tho. Người tại gia nên thấy đó mà hãy ráng giữ gìn giới luật trước khi vào thiền; đừng tham nhiễm thế lạc; hãy bớt vướng mắc và ham muốn đi thì mới mong vào được trong thế giới của thiền. Nếu không xả bỏ được hoàn toàn những ham muốn của trần tục, thì ít ra cũng giữ được năm giới mà Phật đã dành cho những đứa con tại gia của Ngài.

Tóm lại, người Phật tử tại gia, dù không thực hiện được hoàn toàn những điều mà người xuất gia đã làm, cũng quyết khiêm nhường, quyết nhứt tâm, nhứt ý giảm thiểu những tham lam, dâm dục để khi vào thiền, cho dù chưa đạt được quả vị vô thượng đi nữa, thân tâm cũng an lạc lắm vậy.

Những điều mà người tại gia nên luôn nhớ trong khi tu thiền:

**Không cống cao ngã mạn vì cống cao ngã mạn rất dễ bị ma Ba Tuần nó lôi vào ma cảnh.

**Luôn biết hãy còn tham lam dâm dục là luân hồi sanh tử vẫn chưa đoạn dứt cho dù ta có tu cả triệu năm đi nữa

**Hãy coi tham dục như những con ma Ba Tuần và quyết không làm bạn với chúng.

**Sân hận là oan gia của pháp an lạc, là nguồn gốc của ác đạo. Chính cái sân hận nó giết chết sự an lạc và vô ưu của ta. Vì thế ta luôn về nương nơi Tam Bảo, phải chóng tu từ bi và nhẫn nhục.

**Không nghi ngờ và vấn nan Phật pháp. Nếu có điều gì còn chưa thông thì xin gặp minh sư mà hỏi cho thông trước khi nhập vào cuộc tu thiền. Một khi đã nhập vào cuộc thì tâm phải tín. Nếu không thì chẳng những tai hại cho mình mà còn cho người nữa. Nghi mình thì cho dù có thiền hai ba chục năm cũng chả bao giờ có định. Nghi thầy sẽ chẳng bao giờ học hỏi được điều hay lẽ thiệt nơi thầy, mà còn nay chỉ trích sư nầy, mai chỉ trích sư kia. Dưới mắt mình, mấy thầy không giỏi bằng mình. Nghi pháp sẽ sanh tâm phá đạo. Người nghi như kẻ luôn đứng trước ngã ba đường, vì nghi nên không biết lối nào nên đi.

5. THIỀN CHO XUẤT GIA HAY TẠI GIA ?

Hành thiền ngoài chuyện trôũ về với thực tại, sống tỉnh thức, thực nghiệm bản thân để thực chứng chân tâm; thiền còn giúp trị rất nhiều bịnh như cao máu, ép tim, căng thẳng thần kinh, lo âu, phiền muộn… Sự xen kẻ giữa thiền và kinh hành sẽ làm cho máu chạy đều trong cơ thể. Không chỉ tọa thiền ta mới có thể an trú trong chánh niệm, mà ngay cả khi đi, lúc đứng, lúc ngồi, khi làm việc tại văn phòng cũng như trong cơ xưôũng, hoặc ngoài đồng áng… chúng ta vẫn có thể hành thiền. Phật đã nói: Phật pháp bất ly thế gian pháp, hoặc giả nếu không có đời thì cũng không có đạo. Thiền cũng vậy Không có sự giác ngộ ngoài cuộc sống thường ngày.

Bấy nhiêu đó đủ cho chúng ta thấy thiền không chỉ dành riêng cho người xuất gia. Người xuất gia dù sao cũng có nhiều điều kiện hơn, không vướng bận gia đình, họ có thể an trú trong một thiền thất ôũ nơi vắng vẻ, không bị chi phối nhiều với cuộc sống bên ngoài. Do đó mà công cuộc tiến tu của họ có phần dễ thành công hơn những người tại gia. Tuy nhiên, những người tại gia vẫn có thể nghiên cứu và hành trì thiền, hoặc tại chùa, hoặc tại nhà. Nếu hành thiền tại nhà, cư sĩ tại gia nên cần được sự hướng dẫn của một minh sư và của một số thiện tri thức thật tâm, thật tình. Nếu cư sĩ tại gia mà đi đúng đường, hành đúng cách, vẫn có thể thiền có kết quả; tuy nhiên, phải cần kiên trì và rất nhiều thời gian.

6. THIỀN ĐỂ CHỨNG ĐẮC CÁI GÌ ?

Thiền là trôũ về với thực tại, là sống tỉnh thức, là hiện thực kinh nghiệm của chính bản thân mình, hoặc giả chứng nghiệm chân tâm. Như vậy trong thiền không có chứng đắc. Những ai mong cầu chứng đắc không phải là tu thiền. Tại sao vậy ? Tại vì cả thực tại, tỉnh thức và chân tâm ta đều có sẳn, chỉ tại mê mờ mà ta đã lôũ dại dột đánh mất. Nay thiền là tìm lại, chứ chứng đắc cái nỗi gì ? Chân tâm, theo Phật dạy, không phải được phát sanh do sự chứng ngộ vì chân tâm không sinh, không diệt thì làm gì do cái nầy hay cái kia phát sanh được. Chúng sanh cho dù có lăn trôi trong luân hồi sanh tử dưới nhiều hình thức khác nhau đi nữa, chân tâm vẫn vậy, vẫn không sanh không diệt.

Như vậy người tu thiền nên nhớ mà đừng đợi bất cứ cái gì từ bên ngoài, đừng cầu chứng đắc. Có đối tượng đâu mà chứng đắc ? Người tu thiền chỉ nên cố mà Tìm trôũ về với thực tại, sống tỉnh thức để có thể quay về với cái chân tâm thường hằng bất sanh bất diệt của mình.

Người tu thiền mà sống được như vậy đã là có đời sống giác ngộ của thiền rồi. Hãy dẹp bỏ đi mọi khái niệm, mọi lý luận cho sự chứng đắc. Chừng nào không còn ngôn từ nào nữa mà tự mình quay về với tự thân để nhìn thấy bằng thực nghiệm tự tánh của mình, chừng đó chúng ta đã hoàn toàn quay hẳn về với tự thể chiếu sáng của ta, chừng đó ta không còn bị thống trị bôũi thế giới của sinh diệt, của vui buồn, lo sợ, đẹp xấu, mất còn, thương yêu, giận hờn, chừng đó là ta đã thật sự sống trong cái thế giới giác ngộ của thiền.

7. THIỀN VÀ CHĂN TRÂU

Vọng tâm là căn bịnh chính gây ra cho con người không biết bao nhiêu là đau khổ và não phiền. Chính cái vọng tâm nó che mờ lương tri và thúc đẩy ta chạy theo những dục vọng. Nó là đám mây đen che phủ sự trong sáng của bầu trời. Vì nó mà cái tâm vốn sáng suốt và tỉnh lặng của ta trôũ nên u tối và loạn động; cũng chính vì nó mà ta không còn biết đâu là chơn, đâu là giả để phải ôm giả làm thiệt. Vì nó mà ta không phân biệt được đâu là tà, đâu là chánh, đâu là hay, đâu là dôũ…

Đức Từ Phụ đã dạy rằng muốn cho ta đừng chạy theo dục vọng mà phải lãnh lấy khổ đau thì cách duy nhất là phải chận đứng vọng tâm. Thế nào là vọng tâm ? Tâm là cái gì mà chả bao giờ có ai thấy được nó; tuy nhiên, nó còn cao nặng hơn Ngũ Hành Sơn. Ngũ Hành Sơn chỉ đè Tôn Ngộ Không có năm trăm năm, còn tâm nó đã đè nặng xuống thân phận bé bỏng của con người từ vô thỉ. Thế mới thấy Tâm là đầu mối của mọi việc. Chúng ta bắt nguồn từ một cái gì bao la thăm thẳm như bầu trời không một vẩn mây. Thế rồi chính từ Tâm mà ta lạc bước vào những khu rừng vô minh không có lối ra.

Chúng ta lạc hết bước nầy đến bước khác; đi đến muôn vạn nẻo đường để rồi bây giờ không biết mình là ai. Không biết mình từ đâu tới, tên thật là gì; mình muốn làm gì và muốn đi đâu, mình cũng không biết nốt. Hết ngày nầy qua năm khác, chúng ta cứ mãi dong ruổi đi tìm, mà tìm cái gì chính mình cũng không biết. Tìm chưa được cái nầy thì đã mất cái kia… Cái Tâm mà bấy lâu nay dong ruổi, lạc bước để cho ta đến nỗi phải thân tàn ma dại ấy là vọng tâm. Một người khéo tu, đừng dong ruổi nữa, đừng dài dòng biện luận nữa, mà hãy tìm cách kéo nó lại. Tâm ta bấy lâu nay như một loài trâu hoang, đã dậm đạp và phá hại biết bao mùa màng của ta và của người, thế mà ta vẫn vỗ tay đồng tình. Bây giờ tu rồi, thì trâu có đi hoang, ta kéo nó về. Trâu có dậm đạp lúa mạ, ta cột nó lại… Cứ làm và làm mãi như thế cho đến khi trâu thuần mới thôi.

Mục đồng chăn trâu bằng dây vàm xỏ mũi, bằng những tiếng la hét, hoặc bằng những ngọn roi không nương tay. Còn ta chăn tâm bằng gì ? Tâm chẳng phải ôũ trong, chẳng phải ôũ ngoài. Môũ mắt ra cũng không thấy, mà nhắm mắt lại thì càng không biết nó ôũ đâu. Tâm không có thực thể, không có hình tướng. Tâm chẳng phải là sự va chạm bên ngoài, mà cũng không phải là sự suy nghĩ bên trong. Mắt thấy, tai nghe cũng không phải là tâm vì những người mới chết, mắt và tai họ vẫn còn đó, nhưng họ có thấy và có nghe được đâu ? Nếu nói rằng sự hiểu biết phân biệt là tâm thì khi rời cảnh vật hiện tiền, có còn sự hiểu biết phân biệt nữa không ? Nếu không thì sự hiểu biết phân biệt cũng chẳng phải là tâm.

Nói đến tâm, càng nói càng khó hiểu. Nếu ta đi sâu vào tâm thì không một bút mực nào có thể diển tả cho cùng tột. Vậy thì ta cứ tạm gọi tâm là cái Thấy biết chơn thật đi. Cái thấy biết chơn thật nầy nó không cùng, không tận. Nó như bầu trời trong, xanh thẳm, không một vẩn mây. Nó không giả, không thật, vì hễ nói có thật ắt có giả. Cái thấy cùng với cảnh vật bị thấy cũng lại như vậy, đều là thể tánh của chân tâm. Trăng chỉ có một, không thật, không giả. Nếu ai vẫn còn chấp có cái thấy và cái bị thấy, ấy là vọng chấp. Cái chơn tâm nầy không tự nhiên mà có, cũng không do nhơn duyên mà sanh ra.

Nếu phàm phu chúng ta để tâm suy nghĩ và dùng lời để bàn luận về tâm thì chẳng khác chi những người quơ tay chụp bắt lấy hư không, chỉ thêm mệt chứ có bắt được gì đâu ? Có ánh sáng hay không có ánh sáng thì cái tánh thấy biết chơn thật nó vẫn còn đó; ta vì vọng chấp mà cho là không thấy biết, thế thôi. Chính cái chỗ khó phân biệt nầy mà đa phần phàm phu chúng ta cứ mãi nhận giả làm chơn, rồi cứ tiếp tục lăn trôi trong dòng sanh tử luân hồi.

Thay vì thẳng đường đi, chúng ta không làm, mà chúng ta dừng hết trạm nầy đến trạm khác, góp nhặt hết rác rưôũi nầy đến rác rưôũi khác. Theo Đức Phật thì tâm là cái gì vẫn thường còn khi rời cảnh vật hiện tiền. Phải hiểu cho rõ lời Phật dạy thì ta mới có cơ trụ nó lại được. Lời Phật dạy rất đơn giản và dễ hiểu: Cái gì vẫn thường còn khi rời cảnh vật hiện tiền, cái đó là tâm. Như trên đã nói, mục đồng chăn trâu bằng giây vàm xỏ mũi, bằng những tiếng la hét, hoặc bằng những ngọn roi không nương tay… Ta cũng phải chăn giữ Tâm ta bằng những cách tương tự, cũng không nương tay bôũi vì hễ hôũ ra một chút là nó vuột chạy.

Chúng ta lấy gì để chăn giữ Tâm ?

Theo Đức Phật thì con đường duy nhứt để phát trí huệ rồi từ đó nhận biết được chơn tâm là phải trì giới và thiền định. Không trì giới thì đừng nói đến chuyện thiền và chuyện định. Làm sao mà định cho được khi con vượn vẫn còn chuyền hết từ cành nầy qua cành khác? Như vậy người Phật tử, dù xuất gia hay tại gia, muốn chăn giữ Tâm mình cho chuyên chính phải hội đủ ba điều kiện cần yếu:

1. Dùng giới luật nhiếp phục tự tâm;
2. Phải giữ giới tâm mới sanh định;
3. Phải có định thì tâm mới phát trí huệ.

Biết rõ như vậy, nếu thấy tâm chúng ta vẫn còn tham lam, dâm dục thì khoan hẳn ngồi thiền vì cho dù có thiền vạn kiếp đi nữa thì luân hồi sanh tử vẫn còn đó. Tu hành là quyết chí buông bỏ trần lao, mà hãy còn tham lam dâm dục tức là chưa buông bỏ. Theo Đức Từ Phụ thì những ai một mặt muốn tu, mặt khác vẫn còn tham lam dâm dục thì cho dù có phát trí huệ cũng sẽ bị đọa vào ma đạo. Đối với loại người nầy trí huệ càng cao thì ma phẩm càng cao. Ma chúa chẳng hạn; nếu thấp một chút thì làm ma dân. Chính vì vậy mà trước khi nhập diệt, Đức Từ Phụ đã ân cần dặn dò Ngài A-Nan rằng: Vào thời mạt pháp, chúng ma rất thịnh trong thế gian, ưa làm việc tham dục, xưng là thiện tri thức của chúng sanh, nhằm lôi kéo chúng sanh thay vì bước nẻo Bồ Đề, lại đi vào hầm tà kiến, để rồi cuối cùng phải cùng đi vào địa ngục với chúng.

Như vậy nếu tu thiền mà không đoạn lòng tham lam dâm dục thì cũng như người nấu cát mà muốn cho thành cơm thì cho dù có đời đời kiếp kiếp cũng không thành. Đem tâm dâm dục tham lam ra mà cầu quả Phật thì chỉ có lòe được những ai nhẹ dạ, chứ làm gì ra khỏi được tam giới và luân hồi sanh tử; mà vẫn còn ôm cái gốc của luân hồi sanh tử thì đừng nói chi đến chuyện Niết Bàn. Như vậy, trước khi muốn thiền định, hãy đoạn trừ tham lam, dâm dục; đoạn từ thân đến tâm; đoạn cho tới lúc chỗ nào cũng tinh khiết rồi hẳn tính chuyện thiền, hay là Bồ Đề Phật quả… Khi dạy A-Nan những lời nầy Phật không có ý làm nản lòng nản chí những ai muốn phát trí huệ bằng con đường Thiền. Tuy nhiên, Phật muốn cảnh tỉnh chúng sanh đừng để bị lọt vào lưới rập của bọn Thiên Ma Ba Tuần. Phật muốn chúng sanh đừng phí thời giờ dong ruổi thêm nữa, hãy bắt đầu từ trì-giới, hãy dùng tường vách của giới luật mà giữ Tâm ta lại rồi hẳn nói đến chuyện thanh tịnh, hoặc Niết Bàn.

8. TU CÁCH NÀO CHO ĐƯỢC ĐỊNH ? THIỀN HAY TỊNH ĐỘ ?

Tu cách nào cũng được định, miễn ta nhiếp tâm tu là được định, chứ không nhứt thiết phải tu theo thiền hay tịnh độ. Tuy nhiên, thiền giúp chúng ta biết chúng ta
đang làm gì, thấy gì và nghĩ gì… tức là chúng ta được yên ổn phần nào mặc dù chỉ yên ổn trong động, nhưng cũng làm cho chúng ta thấy cuộc sống của chúng ta có phẩm chất hơn và có ý nghĩa hơn.

Tại sao chúng ta phải định ? và định cho ai ?

Cuộc sống hằng ngày của chúng ta tùy thuộc rất nhiều ôũ môi trường chung quanh và chịu hoặc bị ảnh hưôũng từ nếp sống gia đình đến xã hội. Nếu chúng ta quay cuồng trong đó, thì tâm của chúng ta vốn dĩ đã động, sẽ động hơn. Nếu chúng ta không quay cuồng trong đó, thì ta sẽ bị nó đào thải. Vậy chúng ta phải làm sao ? Câu trả lời duy nhất là hãy đạt cho được sự tương đối thanh tịnh trong cái loạn động đó. Muốn được như vậy, chúng ta phải làm gì ? Muốn được như vậy, chúng ta hãy đem thiền vào cuộc sống hằng ngày của chúng ta.

Thiền là gì ? Đã có quá nhiều định nghĩa cho thiền. – đây chúng ta không muốn đóng góp thêm chi một định nghĩa nữa, mà chúng ta muốn nói lên cái gì đơn giản nhất, thế thôi. Thiền là sống với chánh niệm, đơn giản như vậy đó. Thiền là trôũ về với thực tại, là sống tỉnh thức, là thực nghiệm chính nơi tự thân mình để tìm về tự tánh. Thiền là biết rõ ràng ta đang làm gì và không vướng mắc bôũi những ý nghĩ không ăn nhập gì đến chuyện ta đang làm. Thiền là sự an lạc thật sự cho tâm hồn. Lúc thiền, cả ý nghĩ, lời nói và hành động đều được kiểm soát. Thiền là mầm tạo ra niềm vui, niềm an lạc và xóa đi những mầm gây ra đau khổ. Thiền là trôũ về tìm cái đẹp nơi chính ta. Thiền và chánh niệm là hai người bạn đồng hành, luôn sát cánh bên nhau để tạo nên sự tỉnh thức tuyệt vời. Nếu nói tu thiền mà tâm không chánh niệm, còn vọng động, không biết mình đang làm gì, ấy không phải là tu thiền, mà có thể là tu ma cũng không chừng. Tổ Bồ Đề Đạt Ma đã khẳng định: ỘBao giờ không có chánh niệm, bao giờ không có ngộ, bấy giờ không có thiền.Ợ

Như vậy lúc thiền, không cần rườm rà thêm thắt, chỉ cần tĩnh lặng trong tâm là đủ. Từ tĩnh lặng ta mới có sự tĩnh thức và từ đó ta mới có đủ sáng suốt để mà tự tại. Từ đó ta mới có khả năng an nhiên. Niệm tới, cứ để chúng tới, ta không mời, không thỉnh, không chạy theo; niệm đi, ta cứ để chúng đi, chứ không buồn cầm giữ, mà cũng không đuổi. Nói thì nói vậy, trên lý thuyết thì dễ, chứ thực hành cho được như vậy quả là thiên nan, vạn nan. Tâm ta nó như con vượn chuyền cây thì làm sao mà ngồi yên cho được ? Nếu như tâm nó không chịu ngồi yên thì hãy cho nó làm một cái gì đó để nó đừng chạy đông, chạy tây nữa. Chẳng hạn như kêu nó kiểm soát hơi thôũ, hít vào thôũ ra, hoặc đếm số từ một đến mười, rồi lại tiếp tục đếm ngược lại từ mười đến một, cứ thế mà làm, thì nó chạy đi đâu ? Thế là thiền đã dẹp tan những Ộvọng tưôũng,Ợ cái bịnh chung của chúng sanh. Tuy nhiên, có người cho rằng thiền phải là cái gì cao siêu cơ, chứ ngồi đếm hơi thôũ, hoặc ngồi đếm số thì dễ quá. -, thì dễ nói, nhưng không dễ làm đâu các bạn ạ !

Kiếm ai để dẫn dắt ta trên bước đường hành thiền ?

Hãy tìm đến các vị thầy hoặc sư cô đã có nhiều thực nghiệm về thiền để nhờ dẫn dắt và chỉ cách cho thiền. Tuy nhiên, ông thầy quan trọng nhất vẫn chính là ta. Nếu ta chịu khó trôũ về với chính ta, không sớm thì chầy chúng ta cũng sẽ an lạc. Tại sao vậy ? Tại vì chịu trôũ về với chính ta thì nhứt định ta sẽ nhận ra được cái tâm chân thật của chính mình, mà cái tâm chân thật là gì nếu không phải là Phật tánh ? Đã thấy và hằng sống với cái Phật tánh thì Phật quả là chuyện không xa. Hãy luôn nhớ lời dặn của Tổ Bồ Đề Đạt Ma: ỘThiền là bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền, trực chỉ chơn tâm, kiến tánh thành Phật.Ợ Nghĩa là trong thiền chỉ có thực nghiệm, chứ không có biện giải.

Những ai đi tìm thiền trong kinh điển, hoặc lý giải, hoặc biện luận, đều là những người điên đảo. Đó chính là thâm ý của Tổ. Ngài nói như vậy để chúng ta đừng nên phí thêm thì giờ với khái niệm và lý luận; chứ làm gì có chuyện ngoài giáo lý của Phật Đà,vì nếu ngoài thì đã là tà ma ngoại đạo rồi còn gì. Thiền chỉ cho ta thấy đạo qua mọi phương tiện; đừng mắc kẹt vào phương tiện mà sẽ không thấy được đạo. Kinh điển như tấm bản đồ vẽ dấu chân và hướng đi của con voi, nếu ta nương theo đó mà tìm đến voi thì được, ví bằng chỉ biết tấm bản đồ thì sẽ không bao giờ tìm được đến voi, hoặc giả không nhờ đến bản đồ thì cũng không tìm được voi. Hiểu như vậy thì ta nên dung hòa, đừng quá chấp vào phương tiện, cũng không nên đả phá phương tiện. Không có phương tiện thì sẽ không có Niết Bàn; ví bằng đã đến Niết Bàn rồi mà còn ôm chặc phương tiện thì sẽ khổ sôũ hơn là lúc chưa tới.

Tâm ta đầy dẫy những niệm, vọng niệm cũng có, mà chánh niệm cũng có. Chúng khôũi lên rối bời, mà chúng ta lại lầm chấp chúng là cái tâm của ta, cho nên có khi nào ta thấy tâm ta an đâu. Bôũi tâm không an, nên ta mới tìm cách làm cho nó an. Vấn đề ôũ đây là chúng ta có cái gọi là ỘTâmỢ hay không ? Tổ Bồ Đề Đạt Ma đã nói : ỘHãy nhìn thẳng lại nó, thử xem nó có thật hay không cái đã, rồi hãy cầu an cho nó. Nếu nó không thật, hãy để tự nó tan biến, ấy là an, là định.Ợ Chỗ niệm không khôũi là Ộvô niệmỢ hay là Ộkhông tâm.Ợ Bôũi thấu triệt được cái lẽ ỘKhôngỢ mà Lục Tổ Huệ Năng đã bước vào cửa nầy bằng bài kệ:

Bồ Đề bổn vô thọ
Minh cảnh diệc phi đài
Bản lai vô nhứt vật
Hà xứ nhạ trần ai.

Bồ Đề vốn không cội, gương sáng cũng không đài, xưa nay không một vật, chỗ nào dính trần ai ? Tuy nhiên, bước vào và giải thoát là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Phàm phu chúng ta, có khi cũng bước vào vậy, có khi cũng ngộ vậy, nhưng nay ngộ, mai mê. Như thế thì làm sao mà giải thoát ? Muốn giải thoát thì trước tiên biết mình cũng có tánh giác và phải biết rằng tánh ấy vốn thanh tịnh, không sanh, không diệt, tự nó nó đầy đủ, tự nó không dao động… Mà đã từ muôn ức kiếp, chúng ta quên bẳng nó, rồi cứ đi lang thang khắp nẻo luân hồi, tạo nghiệp ngập trời, thọ vô tận khổ. Hãy can đảm lên mà bước theo con đường của Đức Từ Phụ; hãy đi như người thức tỉnh, nhớ tới đường về quê, không còn lê bước lang thang. Đó là hình ảnh giác ngộ để đi đến giải thoát của đạo Phật.

9. PHƯƠNG PHÁP TỌA THIỀN

Tại sao lại tọa thiền ? Nói cho đúng ra đi, đứng, nằm, ngồi cũng đều thiền được cả. Tuy nhiên, tọa thiền vẫn được dùng hơn vì tọa thiền dễ đi vào định hơn cả. Chính Đức Phật đã tọa thiền mà thành đạo, và sau khi thành đạo rồi, Ngài vẫn tiếp tục tọa thiền. Tọa thiền chẳng những giúp ta đi đến thanh tịnh, mà nó còn giúp ta điều hòa khí huyết trong thân thể nữa.

Trước khi ngồi thiền, đi đứng nằm ngồi đều thong thả, nhẹ nhàng và buông xả. Tâm không nên phiền não hay bực tức về bất cứ chuyện gì. Muốn tọa thiền, trước nhất phải có tọa cụ, tức là gối để ngồi, đường kính khoảng ba tấc, bề dầy khoảng một tấc. Nếu không có tọa cụ, có thể xếp mền làm tư lại mà ngồi. Khi ngồi chỉ để phân nửa, hoặc một phần ba bàn tọa lên gối. Có thể hơi ngả về phía trước một chút; đường xương sống cho thật thẳng đứng. Chỗ ngồi thoáng, không lộng gió mà cũng không bít bùng. Hơi thoáng một chút là được. Nhiệt độ không quá lạnh, mà cũng không quá nực vì ta ngồi thiền chứ đâu phải hành xác. . Ánh sáng vừa đủ, sáng quá thì dễ bị phân tâm, mà tối quá thì dễ bị buồn ngủ.

Lúc ngồi nên để cho xương cùn ôũ ngay giữa tọa cụ vì cả trọng lực của ta sẽ tì lên đó. Sau khi an vị rồi nên nghiêng qua nghiêng lại cho yên chỗ mới bắt đầu nới rộng dây lưng và cổ áo rồi kéo chân ngồi. Có thể ngồi:

1. Bán già, chân trái để lên đùi phải và bàn chân phải đặt dưới đùi trái (kiết tường); hay chân phải để lên đùi trái và bàn chân trái để dưới đùi phải (hàng ma) cũng được; lúc nào hai đầu gối cũng nên chạm sàn nhà.

2. Nếu ngồi kiết già, chân trái đặt lên đùi mặt và bàn chân mặt trên đùi trái; hoặc chân mặt kéo lên đùi trái và chân trái để trên đùi phải; nên kéo sát vào thân; hai đầu gối nên chạm sàn nhà.

3. Ngồi theo kiểu Thái Lan, hai chân không chéo lên nhau, mà chân này đặt trước chân kia, cả hai đầu gối đều chạm sàn nhà.

 

4. Ngồi theo kiểu cổ truyền của Nhật Bổn, hai đầu gối chạm sàn nhà, hai bàn chân đặt dưới tọa cụ, tọa cụ ép giữa hai mông và hai bàn chân, sức nặng toàn thân sẽ giảm nhiều với tư thế ngồi nầy.

5. Ngồi trên một cái ghế thấp, hai chân lòn dưới ghế, thế ngồi nầy sẽ thoải mái cho những ai hơi nặng kí lô.

6. Ngồi trên ghế cũng được, nhưng vẫn phải có tọa cụ, xương sống phải thẳng, hai chân nên buông thẳng.

Thế ngồi đã xong, giờ lấy bàn tay phải để lên bàn tay trái, hoặc ngược lại. Những ngón tay chồng lên nhau. Hai đầu ngón cái vừa chạm nhau ngay chiều của rún. Hai bàn tay để lên lòng hai bàn chân. Nếu lòng bàn chân quá trũng, có thể chêm thêm khăn sao cho hai bàn tay ngang nhau. Trong khi ngồi, giữ cho lưng thẳng; tuy nhiên, đừng quá cố gắng, đừng gồng, đừng kênh… Đầu hơi cúi và mắt môũ một phần ba, sao cho ta nhìn thấy chót mũi và mặt sàn nhà cách mình chừng ba tấc. Gương mặt bình thản, nếu có một nụ cười tự nhiên càng tốt. Nên chuyển động thân vài lần trước khi vào thiền.

Lúc bắt đầu thiền, thở khoảng ba hơi dài; thở vào bằng mũi và thở ra bằng miệng. Hít vào tâm tỉnh lặng, thở ra miệng mỉm cười, tưôũng chừng như tất cả phiền não bịnh hoạn đều theo hơi thôũ ra ngoài hết. Sau đó miệng ngậm lại cho môi răng kề nhau và bắt đầu chỉ thôũ nhẹ và đều bằng mũi. Thôũ không cho nghe tiếng càng tốt. Cứ như thế mà hít vào tâm tỉnh lặng, thôũ ra miệng mỉm cười. Thôũ đều đều một cách tự nhiên, đừng nghĩ ngợi gì cả, ngay cả chuyện tỉnh lặng và mỉm cười vì trong thiền chúng chỉ là những vọng tưôũng mà thôi.

Nếu tâm ta vẫn còn loạn động thì ta có thể bắt nó đếm số. Hít vào một hai ba; thôũ ra bốn năm sáu… Tiếp tục như vậy và chỉ như vậy thôi. Nếu có vọng niệm nào chạy đến, ta cương quyết không theo, mà không theo thì nó sẽ qua đi. Tập như vậy cho đến khi không còn vọng tưôũng là định, đừng đòi hỏi một cái định nào khác. Định mà còn có thể diển tả được chỉ là vọng định. Cứ như thế, lâu dần sẽ thành thói quen và tu được thanh tịnh lúc nào không hay. Ngồi khoảng một hoặc hay tiếng đồng hồ ta có thể xả thiền. Với người mới tập, có thể ngồi chừng hai mươi phút, hoặc nửa giờ cũng được.

Làm sao để trị những niệm khôũi trong lúc thiền?

Đừng nghĩ gì đến việc đối trị là trị vậy. Trong lúc ta chưa thiền thì biết bao nhiêu là niệm mà kể cho xiết; tuy nhiên, vì quá loạn động nên ta nào có hay biết gì. Đến lúc thiền rồi thì tâm ta tỉnh lặng hơn; do đó mà niệm dấy lên, ta biết ngay. Biết mà không theo, không cầm giữ, cũng không đuổi vì còn cố ý đuổi là còn bị vọng niệm chi phối. Khi vọng niệm dấy lên mà ta thấy khó lòng dửng dưng, xin hãy tự niệm: Vọng niệm, vọng niệm, vọng niệm. Cứ như thế cho đến khi chúng lặng bớt. Khi vọng lặng thì tâm lặng; mà khi vọng lên ta liền biết vọng mà không theo. Cứ như thế, một lúc sau vọng sẽ thưa dần và im bặt. Nếu vọng tưôũng quá mạnh, ta nên tạm thời trụ tại một điểm nào đó trong thân thể; tuy nhiên, hai điểm tốt nhất là rún và chót mũi. Đến khi niệm đã im bặt rồi thì cũng không còn nên trụ vào đâu nữa.

Khi xả thiền, từ từ động vai, động đầu, cúi, ngước, nghiêng phải, nghiêng trái chừng vài ba lần. Dùng mũi hít vào, thôũ ra bằng miệng cũng chừng vài ba lần. Sau đó từ từ chà xát hai bàn tay rồi đem úp vào hai mắt, hai tai và sau ót, chừng vài ba lần tùy ý. Từ từ duổi hai chân ra; dùng hai tay xoa bóp hai bàn chân; dùng hai ngón tay cái ấn nhẹ vào bên dưới của hai mắt cá non (mắt cá bên trong) của đôi bàn chân, phương cách nầy sẽ kích động các huyết mạch chân và làm cho chân mau bớt tê. Xong rồi nên xoa bóp toàn thân từ đầu đến chân. Nên nhớ rằng tất cả mọi động tác đều phải rất từ từ và nhẹ nhàng.

Ngồi yên độ một hoặc hai phút, ta bắt đầu từ từ đứng dậy. Nếu ngồi một mình trước bàn thờ Phật thì nên xá Phật; còn nếu ngồi với thiền hữu thì đứng dậy chấp tay xá thiền hữu, sau đó quay lên bàn Phật, xá Phật một cái. Nếu có điều kiện nên đi kinh hành, chừng năm hoặc mười phút cho thẳng chân. Có thể đi trong phòng, nếu phòng rộng; hoặc có thể đi xung quanh nhà. Lúc đi kinh hành cũng giống như lúc tọa thiền, chân bước thẳng mà nhẹ nhàng; tâm không động. Nhấc chân lên và để chân xuống thật nhẹ nhàng. Tâm vẫn biết có những chuyện xãy ra chung quanh; vẫn biết có vọng mà không theo. Vọng niệm cứ đến, rồi tự nhiên đi. Khi đi ta vẫn hằng an trú trong chánh niệm. Được như vậy, từng bước ta đi là sen nôũ cho ta và cho người.

Tóm lại, tu thiền là muốn cho dù sanh dù tử vẫn tự tại; khi sống cũng như khi chết, mình luôn làm chủ lấy mình, cả thân lẫn tâm. Lúc thiền thì thân không sát sanh, trộm cướp, tà dục; khẩu không nói điều lỗi lầm xấu ác, thêm bớt, lường gạt, bất chánh; ý không tham, sân, si. Chính nhờ thiền mà ta có thể quán sát và nhận xét một cách khách quan những tập quán tệ hại do bản ngã gây ra. Mục đích trước mắt của thiền là môũ mang trí huệ và làm cho sáng thêm tâm tánh. Thiền giúp ta không chạy theo những loạn động cũng như những vọng niệm. Thiền là biết rằng vọng tâm phức tạp, dao động và không có thật, nên ta không theo nó. Mọi người đều biết rằng mục đích của tu thiền là an nhiên, tự tại và giải thoát ôũ đời nầy, kiếp nầy.

1) Thế Ngồi Kiết Già 2) Thế Ngồi Bán Già
3) Thế Ngồi Thái Lan 4) Thế Ngồi Nhật Bản
5) Thế Ngồi Trên Ghế 6) Thế Ngồi Trên Ghế Thấp
7) Thế Ngồi Trên Băng Thấp

10. AI CÓ THỂ HÀNH THIỀN ?

Ai cũng có thể luyện tập thiền được cả; tuy nhiên, muốn có được kết quả thì người hành thiền ít nhất phải giữ giới, tối thiểu là ngũ giới cho người tại gia. Với những ai bận rộn và nhiều lo lắng trong cuộc sống hằng ngày, thiền sẽ giúp họ bớt căng thẳng thần kinh, tâm hồn lắng dịu và quân bình được sự xung đột giữa lý trí và tình cảm. Với người nhiều muộn phiền đau khổ, thiền sẽ giúp họ tăng thêm sự trầm tỉnh và sáng suốt để đương đầu với những vấn đề cũng như giải quyết những xáo trộn giữa tâm lý và tình cảm. Với những ai có nhiều thói hư tật xấu, nếu tập thiền, tâm trí sẽ sáng suốt hơn mà từ bỏ những thói xấu.

Với người nóng tánh và hay sân hận, thiền sẽ giúp họ chẳng những trôũ nên tươi mát hơn, dịu dàng hơn; mà còn côũi môũ hơn, và vị tha hơn. Với những kẻ ưa tham đắm dục tình, thiền sẽ giúp họ tỉnh táo, có điều độ hơn và biết giảm bớt những khao khát của dục lạc. Với những kẻ ưa sát sanh hại vật, thiền sẽ giúp họ môũ rộng lòng từ, thương yêu và che chôũ cho mọi chúng sanh. Thiền cũng sẽ giúp họ nhìn những thú vật như là những người em nhỏ lạc loài của chúng ta. Với người bất hiếu, bất nhân, bất nghĩa, thiền sẽ giúp cho họ hiểu rõ công ơn cha mẹ, biết trọng nhơn đạo và lễ nghĩa hơn.

Đối với những kẻ giàu sang mà keo kiết, coi đồng tiền như bánh xe, thiền sẽ giúp cho họ biết thương yêu, bố thí và bảo vệ những người nghèo kém hơn họ. Đối với những ai chửi thầy, mắng đạo vì cống cao ngã mạn, vì không thỏa mãn ước mơ danh lợi, nếu họ chịu hành thiền một cách chơn chánh, sau khi hiểu rõ luật nhơn quả, họ sẽ trôũ nên kính thầy và tin đạo hơn. Với người hay phê phán và công kích người, hoặc hay nói chuyện phù phiếm thị phi, thiền sẽ giúp cho họ sáng suốt hơn để thấy rằng họ không là gì cả, hoặc chỉ là một giọt nước nhỏ của đại dương. Thấy được như vậy, họ sẽ nói năng cẩn trọng và biết tương kính bằng hữu, cũng như bạn bè đồng tu.

Nói tóm lại, thiền rất cần cho mọi người và ai cũng có thể hành thiền. Thiền tối yếu như ta cần không khí, hoặc giả như sự ăn uống hàng ngày của ta. Ăn uống nuôi dưỡng thân thể, còn thiền nuôi dưỡng tinh thần. Từ bấy lâu nay chúng ta chỉ lo ăn uống để bồi dưỡng cho thân nầy; nay là lúc chúng ta nên trôũ về lo cho phần tinh thần. Bấy lâu nay ta chỉ chạy đong chạy đáo nuôi thân; nay chúng ta hãy nhân cơ hội nầy mà lo cho cái phần tâm linh vốn dĩ đã quá nghèo nàn và đau khổ của ta đi. Chúng ta ít ai để ý, chứ thực ra tinh thần mới chính là mấu chốt của cuộc sống. Rất nhiều cuộc nghiên cứu của Y Khoa đã cho thấy tâm bịnh sẽ là đầu mối dẫn đến các bệnh khác trong cơ thể con người. Xin hãy thương và bồi dưỡng cho tinh thần hầu tạo cuộc sống quân bình hơn. Thiền chính là cách săn sóc tâm hữu hiệu, thiền chẳng những làm cho tâm ta an ổn, trong sạch, thảnh thơi và tươi mát; mà còn làm cho thân ta thêm khỏe mạnh nữa. Do đó mà cuộc sống của ta sẽ trôũ nên sống động hơn, hồn nhiên hơn. Ta sẽ mang nụ cười của hăm bốn giờ tinh khôi mà tặng cho ta và người.

11. KHI THIỀN MÀ NƯỚC MIẾNG CỨ TUÔN RA LÀ SAO ?

Bình thường thì nước miếng vẫn tuôn ra ấy chứ, nhưng ta không để ý, vì nước miếng phải tuôn ra để giữ độ ẩm cho miệng. Đến khi ta ngồi thiền thì tâm ta thanh tịnh hơn. Chính vì luôn sáng suốt và luôn nhận biết những sự việc xãy ra quanh ta nên ta mới nhận biết là có nước miếng tuôn ra. Nếu trường hợp có nước miếng tuôn ra, ta cứ nuốt như bình thường. Chẳng những với nước miếng, mà với bất cứ thứ gì xãy ra trong lúc ngồi thiền ta đều không sợ. Thí dụ như nghe thân nặng nề như có vật gì đè lên, hoặc nhẹ nhàng như muốn bay bỗng, hoặc như có những con li ti bò trên mặt, hoặc có những xúc chạm rợn người. Tất cả chúng là hư giả, không có thật nên ta không sợ. Có như vậy thì ta mới mong đạt được an nhiên tự tại.

12. NGỌA THIỀN

Ngọa thiền là một trong những phương cách hành thiền rất có hiệu quả, hiệu quả không thua chi tọa thiền. Tuy nhiên, khi nằm thiền chúng ta phải hết sức cẩn trọng vì nếu không khéo thì chẳng có hiệu quả chi, nhứt là đối với những người chưa có khái niệm, hoặc hiểu biết nhiều về thiền. Chúng ta có thể nằm nghỉ ngơi, nhưng không phải là thiền, hoặc nằm mơ mơ màng màng, cũng không phải là thiền. Ngọa thiền đúng cách là từ từ nằm xuống, chứ đừng vật ngả ra một cách mạnh bạo, đừng quăng mình xuống vì như thế chẳng khác nào ta đang bạo động với chính thân thể của ta, mà bạo động với chính ta là tự phản bội mình. Xin hãy đừng phản bội ta vì chính nhờ cái thân nầy mà ta mới có cơ hội tiến tu.

Khi nằm nên nằm ngữa, không gối, hai tay và hai chân duỗi thẳng, song song với thân; hoặc hai chân hơi dang ra cũng được, miễn sao cho thoải mái. Hai ngón chân cái chỉ ra ngoài. Nên nhớ hai tay hoặc song song với thân, hoặc hơi duỗi ra đều được. Đừng bao giờ đặt hai tay lên ngực hoặc bụng, mà phải để cho các cơ thịt ở ngực và bụng thoải mái tối đa. Lòng bàn tay có thể để úp hoặc ngữa. Hai mắt nhắm lại tự nhiên.

Thôũ bằng mũi, mà sâu đến tận rún chừng ba hoặc năm lần. Sau đó cứ thôũ đều, nhưng nhớ luôn thôũ bằng mũi. Miệng cười mỉm. Tất cả miệng, lưỡi và hàm đều buông xả. Từ từ buông xả hai tay, rồi hai chân và cuối cùng buông xả toàn thân; buông xả đến độ như viên đá đã chạm đáy biển, hoặc như chiếc lá rơi đã chạm đất. Buông xả đến độ ta và đáy biển, hoặc ta và mặt đất chỉ là một; buông xả đến độ không còn thấy có ta mà cũng không có mặt đất. Lúc đó niệm ác cũng không, mà niệm thiện cũng không còn. Ta không còn thấy biết là có ta nữa, huống hồ là lo âu, phiền não, hoặc đau buồn… Nằm trong tư thế nầy từ mười lăm đến hai mươi phút, cứ thôũ bình thường, ấy là ta đang đi vào cõi tịnh tịch, cõi Niết Bàn của cuộc sống nầy vậy. Mỗi ngày mà ta vào được cái Niết Bàn nầy chừng đôi ba lần thì ta thành Phật hồi nào cũng không hay.

13. THIỀN TRONG LÚC ĐI

Chúng ta ai cũng từng đi bộ rất nhiều; tuy nhiên, nhiều khi chúng ta vô tình đến độ chúng ta ít khi nào để ý là chân chúng ta hãy còn chạm mặt đất. Vì thế mà chúng ta dã không hoặc ít khi thưôũng thức cái hạnh phúc có được hai bàn chân chạm đất. Thật tội nghiệp cho chúng ta quá, những con người đang sống một cách vô hồn; sống hời hợt, lắm khi chẳng khác nào một thây ma biết đi. Hễ hô đi là cắm đầu cắm cổ đi, là bổ nhào đến điểm đến, chứ ít khi nào chúng ta để ý đến những kỳ hoa dị thảo trên đường ta đi, ít khi nào chúng ta chịu để ý đến đôi bàn chân ta hãy còn chạm đất, hoặc giả ta đang còn có hơi thôũ…

Làm con Phật, chúng ta quyết không sống như những thây ma biết đi, quyết không sống vô hồn như vậy, mà biết trân trọng từ bước chân chạm đất. Ôi hạnh phúc thay ta vẫn còn có đôi chân; ôi hạnh phúc thay ta vẫn còn có khả năng dôũ hỏng đôi bàn chân khỏi mặt đất; ôi hạnh phúc thay ta vẫn còn có hơi thôũ. Muốn có thiền từ trong cái đứng, cái đi, trước hết ta không nên bạo động với chính ta. Trước khi đi ta nên khôũi nghĩ coi ta vì việc gì mà đi ? Nếu bị phiền não sai xử và việc ác lôi cuốn, ta quyết không đi. Ta chỉ đi làm những việc thiện và những việc lợi ích cho người. Trong khi đi ta luôn tỉnh thức và luôn nhớ rằng do tâm khiến thân nầy động, nhưng vẫn nhiếp tâm không chạy theo vọng niệm. Trước khi đi, ta hãy từ từ định tâm rồi:

**Đứng dậy, buông xả các cơ thịt ôũ bụng. Sau đó bắt đầu thôũ vài hơi thật sâu vào lòng bụng (phải thấy bụng phồng lên qua từng hơi thôũ). Ta có thể niệm : ỘHít vào tâm tỉnh lặng, thôũ ra miệng mỉm cười.Ợ Hãy ban cho ta và cho người một nụ cười thật an lành và thật tươi qua từng bước ta đi.

**Đừng quá kiểm soát hơi thôũ một cách thái quá mà quên mất đi thưôũng thức những bước thiền du. Ta chỉ cần sắp xếp làm sao mà khi chân ta chạm đất là tâm ta tỉnh lặng; dôũ được bước chân lên là miệng ta mỉm cười. Cứ để cho hơi thôũ tự nhiên, hãy để cho ta hòa nhập với thiên nhiên, hãy nghĩ rằng sen nôũ trong từng bước chân ta. Ôi hạnh phúc quá những gì ta đang có.

**Tiếp tục thưôũng thức từng bước, từng bước, hít vào tâm tỉnh lặng, thôũ ra miệng mỉm cười. Ôi ta thương ta và thương tất cả mọi người quanh ta. Ôi ta ao ước gì mọi người đều có được những bước chân an lạc như ta đang có.

**Vẫn tiếp tục hít vào tâm tỉnh lặng, thôũ ra miệng mỉm cười. Nếu có vọng niệm chen vào, ta vẫn biết mà không theo. Ta vẫn trở về tâm tỉnh lặng và nụ cười. Ta vẫn tiếp tục từng bước đi là từng bước thanh tịnh và an lạc.

**Tiếp tục những bước thiền du, vẫn tâm tỉnh lặng, vẫn miệng mỉm cười. Buông xả và buông xả. Vọng niệm có chen vào, ta vẫn biết, nhưng không mời, không đuổi, không theo. Chỉ cần buông xả là ta sẽ có những bước chân vô cùng thanh tịnh.

Như trên ta đã thấy những lợi lạc trước mắt của thiền quán. Ngoài ra, theo Thạc Sĩ Matthew McKay, Ph.D., thì vào năm 1968, Bác Sĩ Herbert Benson đã cho thí nghiệm và đã chứng minh được bằng khoa học những lợi ích của thiền quán như sau:

**Làm nhịp tim chậm lại.
**Giúp làm giảm hai mươi phần trăm số lượng dưỡng khí (Oxygen) tiêu thụ trong cơ thể của chúng ta.
**Giúp làm giảm kích thích tố trong cơ thể.
**Giúp sự đề kháng dòng điện của ta tăng lên bốn lần khi ta có sự buông xả hoàn toàn.
**Giúp các tế bào não buông xả.

Sau nhiều năm thí nghiệm thiền và y học, Bác Sĩ Benson đã đi đến kết luận là thiền đã giúp con người ngăn ngừa một cách hữu hiệu bệnh cao máu, tim, đứt mạch máu não, nhứt đầu một bên, tiểu đường và thấp khớp… Ngoài ra, thiền còn giúp ta tránh được chứng suy nghĩ quá độ, lo lắng, sầu não và thù địch nữa.

14. THIỀN DÀNH CHO AI ?

Thiền là biết trở về với thực tại, là sống tỉnh thức, là thực nghiệm tự thân… Để chi ? Tôi dám cả quyết rằng không phải ai tu cũng đều thành Phật hết đâu. Chư Phật biết chúng sanh còn nhiều hơn cát bãi sông Hằng với những căn cơ và trình độ khác nhau. Chúng sanh nầy diệt, chúng sanh khác lại sanh và cứ thế mà tiếp tục. Chính vì thế mà chư Phật đã dạy: ỘChừng nào không có đời, chừng đó cũng không có đạo.Ợ Thật vậy, nếu hết Ta Bà thì Niết Bàn còn có nghĩa chi đâu ? Cũng chính vì thế mà chư Phật đã dạy ai có khả năng tu theo kiểu nào thì cứ tu theo kiểu ấy, miễn là tu theo Phật, chứ đừng theo tà ma.

Ai muốn trôũ lại làm Người; ai muốn lên cõi Trời, Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, hoặc giả về cõi Tây Phương Cực Lạc của Ngài A-Di-Đà thì cứ theo; còn những ai có khả năng và muốn đi thẳng thì cứ đi thẳng. Đừng ai chấp ai, đừng ai buộc ai rồi đâm ra đối nghịch nhau. Nói như vậy là đã quá rõ ràng cho những ai muốn đi thẳng, hoặc những ai muốn tìm sự an lạc trước mắt trong cõi đời nầy. Trong thiền, đừng nói ai sai, cũng không có ai đúng. Vì còn nói đúng là còn chấp có sai, hoặc còn nói sai là chấp có đúng, cứ như thế mà ta tiếp tục đi hết vướng mắc nầy đến vướng mắc nọ để rồi chả đi đến đâu cả. Vậy thiền là rõ như ban ngày, không ai đúng, hoặc ai sai. Ai thích trực chỉ chân tâm, kiến tánh thành Phật, mà không ghé qua trạm nào thì hãy đi theo Ngài Huệ Năng và thực hành cho rốt ráo bài kệ của Ngài:

Bồ Đề bổn vô thọ
Minh cảnh diệc phi đài
Bổn lai vô nhứt vật
Hà xứ nhạ trần ai.

Không cây, không đài, không vật, không bụi… Một chữ cũng không, một niệm cũng sạch. Nếu ai làm được vậy, cứ làm, đừng bao giờ cười mỉa những người tự biết sức mình, chưa có khả năng cho nổ được một tiếng sét như Ngài Lục Tổ, vì thế mà đành lọt tọt chạy theo Ngài Thần tú ôũ Bắc phương:

Thân thị Bồ Đề thọ
Tâm như minh cảnh đài
Thời thời thường phất thức
Vật sử nhạ trần ai.

Thân như cội Bồ Đề nên ngày ngày thường vun bón đạo đức; tâm như gương sáng nên mỗi ngày phải lau chùi, chớ để bụi bặm dính mắc vào. Có như vậy thì cả thân lẫn tâm đều thanh tịnh, có như vậy cũng là hạnh phúc lắm rồi.

Nói như vậy là hơi dài dòng văn tự, nhưng phải nói cho rõ để khỏi ai thắc mắc, hoặc ai có thể mỉa mai ai. Nói như vậy để không ai phải vướng mắc vào cái gì. Chính Tổ Bồ Đề Đạt Ma đã chỉ nói “Bất lập văn tự,” chứ Ngài không bao giờ nói bất dụng văn tự, thế mà người đời sau lại cứ mãi đi tranh cãi nhau về chuyện “Lập” nầy. Không lập, nhưng phải dụng văn tự thì người đời sau mới hiểu rõ trước khi vào thiền. Dụng văn tự mà đừng bao giờ câu chấp vào văn tự, ấy đích thực là ý của Tổ vậy. Tới đây, chúng ta thấy rõ bài nầy, cũng như quyển sách nầy dành cho những ai.

Thiền là trôũ về sống thực với mình, sống một cách tỉnh thức. Chỉ có tự mình mới thực chứng cho mình, chứ không ai có thể làm được chuyện đó, ngay cả Đức Thế Tôn. Như vậy, thiền nói nôm na là biết mình đang làm gì. Chẳng hạn đi chỉ là đi, ngồi chơi chỉ là ngồi chơi, lái xe chỉ là lái xe, làm việc chỉ là làm việc, ngồi thiền chỉ là ngồi thiền… Tỉnh thức được như vậy thì tự nhiên mọi suy tưôũng tạp nhạp, mọi tính toán lăng xăng liền tan biến. Thiền đơn giản và rõ ràng như vậy đó, đừng cố sức đi tìm một định nghĩa khó khăn hơn cho thiền mà hoài công vô ích.

Đừng ra sức nghi ngờ gì thêm ôũ thiền để rồi lại cũng phải ra sức giải đáp cho những nan nghi ấy mà phí thêm thời giờ; chúng ta không có nhiều thì giờ đâu. Hãy làm y theo những gì mà Đức Từ Phụ đã dạy, chứ đừng chạy đông, chạy tây, đừng nghe theo bất cứ ai khác giảng giải về thiền. Tại sao ? Vì thiền mà đem ra giảng giải được thì không còn phải là thiền nữa. Nếu thiền mà giảng giải được thì chính Đức Từ Phụ đã giảng giải rồi, chứ phải đợi chi đến hậu bối của chúng ta. Thấy rõ như vậy thì trong suốt quyển sách nầy quý vị sẽ và không bao giờ tìm thấy bất cứ một cái gì có thể gọi là công án, hay bất cứ một thứ gì phức tạp hơn là trôũ về với thực tại, trôũ về một cách tỉnh thức và tự mình thực chứng.

Hãy trôũ về với thực tại đi rồi chúng ta sẽ thấy từng bước đi thức tỉnh có thể đem lại sự an lạc cho ta và cho người. Ta bước đi khoan thai, ung dung tự tại; lúc nào trên môi cũng sẳn một nụ cười cho ta và cho người. Ôi không là hạnh phúc lắm sao ? Bao nhiêu phiền não đều rũ bỏ theo từng bước ta đi, không khó đâu quý bạn ạ ! Hãy cố gắng thêm một chút tỉnh thức nữa thì mình sẽ cảm thấy an lạc vô cùng trong từng bước ta đi qua… Thiền là như vậy đó. Thiền đơn giản như lời dạy của Đức Từ Phụ và bất cứ ai cũng có thể làm được những lời dạy nầy của Phật.

15. THIỀN TRONG LÚC ĂN

Sở dĩ Phật bày ra thiền cũng chỉ nhằm diệt hết những đau khổ của chúng sanh. Thiền sẽ tạo cho người hành trì một cuộc sống an lạc. Thí dụ có thân đã là khổ, mà thân đói lại càng khổ hơn; thế rồi vì đói mà ăn vào no nê cành hông thì lại càng khổ hơn nữa… Phật dạy ta làm gì cũng có tiết độ, làm gì cũng từ từ, cũng vừa vừa phải phải thôi; làm gì nên luôn biết ta đang làm cái đó… Phật dạy ta thiền trong nhứt cử nhứt động, để cho không một giây phút nào ta sống trong u u minh minh hết. Như vậy người tu theo Phật sẽ có thiền ngay cả trong lúc ăn.

Người có thiền trong lúc ăn là người biết rõ thực tại ta đói no như thế nào và phải ăn như thế nào, ăn bao nhiêu là đủ. Thiền nó đơn giản như vậy, chứ đừng nghĩ thiền là một cái gì mơ hồ không nắm bắt được. Biết lấy thân nầy để thực nghiệm, để trôũ về với thực tại, để sống tỉnh thức, ấy là thiền. Đừng đi tìm một Niết Bàn xa xôi thiếu thực tế nào cả. Ngoại trừ Phật, có ai đã bao giờ biết mình được hay không được Niết Bàn ? Chưa có. Vậy tu theo Phật, dù là thiền hay bất cứ gì, cốt để giải thoát. Mà giải thoát cái gì? Giải thoát cái khổ. Hết khổ là an nhiên tự tại, là Niết Bàn chứ gì ?

Chúng ta ai cũng đều phải ăn mỗi ngày; tuy nhiên, có khi nào chúng ta thực sự chú ý đến chúng ta đang ăn cái gì trong khi chúng ta đang ăn hay không? Chúng ta thường ăn chung với nhiều người, hoặc ăn trước một cái truyền hình, hoặc vừa ăn vừa đọc báo, hoặc chúng ta ăn xong bửa ăn chỉ trong vòng mười phút vì sự hối hả bận rộn của ta…

Người con Phật khi ăn phải chú ý vào cái món mình đang ăn; không phải chú ý để thưôũng thức xem những món ấy ngon hay dôũ để rồi khen chê, mà người con Phật chú ý để tán thán công đức của những người đã mua và nấu những thức ăn nầy. Nhờ có thức ăn và người nấu mà ta mới có thức ăn để thọ dụng, để ta bồi dưỡng cho thân tứ đại được mạnh khỏe tráng kiện; nhờ đó mà ta mới tu được. Người con Phật khi thọ dụng thức ăn quyết sẽ cố gắng tu trì để không hổ danh Phật tử. Trước khi thọ dụng, chúng ta ngồi vào bàn ăn, thôũ vài hơi đầy; chấp tay nguyện tinh chuyên tu hành; rồi từ từ dùng đủa hoặc muỗng gắp thức ăn, thưôũng thức trọn vẹn hương vị của nó mà không chạy theo ngon dôũ, khen chê.

Từng thức ăn vào miệng là từng niệm lành hướng về chúng sanh; nuốt thức ăn cũng thật chậm và từ từ. Trong lúc ăn, hãy chăm chú vào ăn; hễ có một niệm nào khác khôũi lên, ta đều biết, nhưng không chạy theo, mà trôũ về ngay với thực tế là ta đang thọ dụng thức ăn. Nên nhớ, trong lúc ăn, ta luôn ăn chầm chậm và phải nên bỏ ra chừng hai mươi phút cho mỗi bửa ăn. Tại sao ? Vì theo sự nghiên cứu của Bác Sĩ Herbert Benson, một Bác Sĩ khoa thần kinh tâm lý, thì bộ não của ta cần ít nhất hai mươi phút để nhận biết là đã có thức ăn vào bao tử. Thời gian cách nhau cho mỗi bửa ăn tốt nhứt là từ ba đến năm tiếng đồng hồ. Nên tránh để bụng quá đói trước khi ăn. Hãy cố gắng đừng để lâm vào tình trạng ăn vô độ, ăn mỗi khi buồn bã, giận dữ, mệt mỏi, lo âu, hay phiền muộn… Vì sao ? Vì như vậy ta đâu có thọ dụng được gì ngoài những thứ não phiền ấy. Trong những lúc như thế, chúng ta hãy tọa hoặc ngọa thiền thay vì ăn.

Tóm lại, ăn trong lúc ăn, chứ đừng làm bất cứ thứ gì khác, đừng đọc báo, đừng xem truyền hình, đừng nghe truyền thanh (radio)… Khi ăn, ta chỉ tập trung vào ăn. Làm được như vậy ta đang chẳng những luôn có chánh niệm, mà ta còn thưôũng thức được hương vị của từng thức ăn, cũng như tránh được những chứng bịnh về bao tử và tiêu hóa.

Trang: 1 2 3 4 5