THIỆN PHÚC
ĐẠO PHẬT AN LẠC VÀ TỈNH THỨC
“Buddhism, a religion of Peace, Joy, and Mindfulness”
Tổ Đình Minh Đăng Quang

35. THIỀN VÀ SỰ CĂNG THĂNG THẦN KINH

Hiện tượng căng thẳng thần kinh có thể cấp thời hoặc mãn tính. Tuy nhiên, dù là cấp thời mà chúng ta không để ý điều chỉnh, nó sẽ trôũ thành một hiện tượng dai dẳng. Căng thẳng thần kinh lâu ngày con người sẽ trôũ nên kiệt quệ tinh thần mà người bình dân ta thường hay gọi là “mất thần.” Người bị căng thẳng thần kinh thường mệt mỏi vào buổi sáng, mất ngủ, tay chân hay bị run rẫy, dễ bị kích động, không nhạy bén, tai yếu, mắt mờ, nhức đầu như búa bổ, cả hệ thống tiêu hóa, tuần hoàn máu đều mất cân bằng, có thể đi đến cao máu. Căng thẳng thần kinh có thể xãy ra vì cuộc sống chạy đua với thời gian, làm việc gì cũng bị bức bách và gấp rút, kẹt xe ngoài xa lộ, thất nghiệp, sự ly dị, sự thay đổi trong tình bạn, một biến cố thê thảm trong cuộc sống, sự cô đơn, hoặc giả tất cả những sự việc xãy ra theo chiều hướng xấu đều có thể đưa đến hiện tượng căng thẳng thần kinh.

Căng thẳng thần kinh quá độ có thể dẫn tới điên loạn. Chỉ trường hợp căng thẳng thần kinh quá nặng và kinh niên thì mới cần đến những bác sĩ chuyên môn điều trị, chứ còn những hiện tượng nhẹ đều có thể được điều chỉnh lại. Thói thường, phàm phu cũng tìm cách tháo gôõ những căng thẳng nầy bằng nhiều cách. Tỉ như nghe nhạc, xem xi nê, đi vũ trường, uống rượu, hoặc dùng thuốc an thần. Tháo gôõ bằng cách nầy chỉ là tạm bợ vì sau những giải trí, vũ trường, rượu, thuốc… sẽ là cái gì ? Sẽ là sự căng thẳng hơn, hoặc giả nếu uống rượu, hay dùng thuốc thì sẽ phải ngày càng tăng liều lượng. Quá ra chạy ông mồ để bắt ông mả, hoặc tránh vỏ dưa, lại đạp phải vỏ dừa.

Với đạo Phật, sự căng thẳng thần kinh có thể được điều chỉnh lại một cách hoàn toàn bằng thiền quán. Thiền ngoài công năng trường kỳ, nó còn có thể đưa ta đến chánh định và giải thoát. Công năng trước mắt nó giúp con người buông xả tối đa cả thân lẫn tâm. Như vậy sẽ không còn một chút căng thẳng nào trong thiền. Hãy cố gắng tọa thiền ít nhất ngày hai lần, vào buổi sáng và buổi tối, mỗi lần khoảng nửa tiếng đồng hồ thì hiệu quả sẽ thấy rõ. Hãy tin rằng không ai cũng như không sự việc nào làm ta căng thẳng, mà chỉ là những hiện tượng nhất thời; chúng đến rồi đi như những đám mây đen vần vũ trong bầu trời. Hãy vượt lên những tầng mây u ám ấy để thấy rằng bầu trời lúc nào cũng trong xanh và bao la thăm thẳm.

36. THIỀN VÀ VÔ TÂM

Vô tâm ôũ đây không phải là sự hững hờ thiếu chú ý, hoặc giả không để ý đến sự việc xãy ra quanh ta. Ngược lại “Vô tâm” là sự thấy biết sáng suốt. Thấy rõ tất cả những gì xãy ra quanh ta, mà không bị vướng mắc bởi cái nhìn nhị biên của phàm phu, cũng không bị mắc kẹt bởi tư dục. Vô tâm còn có nghĩa là không phân biệt, không bị cái nhìn nhị biên khống chế. Trong vô tâm, không có chủ thể mà cũng không có đối tượng. Người vô tâm là người đã hành trì thiền đến rốt ráo, tỉnh thức tuyệt đối. Không có tâm và cảnh, mê và ngộ, có và không, thiện và ác, tốt và xấu, hay và dôũ… Nhiều người hiểu lầm vô tâm là không tâm.

Thực ra, vô tâm là tâm không. Nghĩa là cái tâm không chứa đựng một mảy may gì cả, tâm thanh tịnh sáng suốt sẳn có ôũ mỗi chúng sanh. Khi thành Phật nó cũng không thêm, lúc phàm phu nó cũng không bớt. Vô tâm chính là cái tâm thường hằng vốn sẳn có nơi mỗi chúng ta. Khi mê thì nó tạo nghiệp, thọ khổ, đi luân hồi; lúc ngộ thì nó chính là nguồn an vui, tự tại và giải thoát. Nó có đầy đủ đức tánh sáng suốt và trong sạch như nước hồ, hoặc trong như gương sáng, không cần gạn lọc, không cần lau chùi. Vô tâm chính là tánh giác của cả chư Phật và chúng sanh vậy. Một giờ được vô tâm là một giờ giác ngộ, giải thoát, là một giờ thành Phật.

Trong đời sống hằng ngày ai mà một giờ, một phút sống với đạo, trôũ về nghe ngóng tâm mình, tỉnh thức… thì người đó đang là một vị Phật từ đầu đến chân. Xin hãy hành thiền để thấy rằng khi mê thì người đi theo cảnh, khi ngộ thì cảnh là cảnh, người là người; không ai theo ai. Khi mê thì người bị cảnh khống chế, khi ngộ thì không ai khống chế ai; ta là ta, còn cảnh là cảnh. Hành thiền cho đến khi vô tâm thì chân tâm hiển lộ; tâm là chơn tâm, mà cảnh cũng trôũ thành chơn cảnh; không ai trốn ai, cũng không ai nợ nần ai. Hành thiền cho đến khi vô tâm thì nhạn bay qua hồ không bỏ bóng lại, mà hồ cũng không buồn lưu bóng nhạn. Mặt hồ vẫn phẳng lì không một gợn sóng như cảnh tịnh tịch của Niết Bàn, của Vô Thượng vậy.

37. HÃY TÌM HIỂU THÊM VỀ BÀI KỆ CỦA TỔ BỒ ĐỀ ĐẠT MA

Trong chúng ta ai cũng thường nghe đến bài kệ bất hủ của Tổ Bồ Đề Đạt Ma. Bài kệ đã môũ đường cho một lối nhìn rất đặc biệt về thiền:

Giáo ngoại biệt truyền
Bất lập văn tự
Trực chỉ nhơn tâm
Kiến tánh thành Phật

Nói rằng bất lập văn tự, truyền ngoài giáo điển, chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thành Phật. Tổ Bồ Đề Đạt Ma chẳng những dóng lên một tiếng chuông cảnh tỉnh những người tu thiền thời bấy giờ, chỉ ngày ngày lo trau chuốc lý luận và khái niệm rồi đánh mất đi thời giờ quí báu cho công cuộc tu tập; mà còn là một hồi chuông dài cho muôn đời về sau nầy. Ngài muốn nhấn mạnh cho mọi người một lần nữa là: thiền nên nín, không nên nói. Thiền chỉ chú trọng đến hành vi thực tiển. Nóng lạnh tự ta biết. Muốn thưôũng thức hương vị của trà thì hãy tự mình nâng tách trà lên mà uống, đừng nói, đừng rằng. Thiền không thể nắm bắt được bằng văn tự ngôn ngữ.

Còn nói về giáo ngoại biệt truyền là vì không thấy nói hoặc y cứ trong kinh điển. Kỳ thật thiền cũng là giáo pháp của Thế Tôn, chứ làm gì mà có chuyện giáo ngoại. Để ý một chút ta sẽ thấy chính Đức Thế Tôn đã vẽ lại một bức tranh vô cùng sống động về thiền. Hình ảnh Ngài ngồi liên tục bốn mươi chín ngày đêm dưới cội Bồ Đề cho đến khi Ngài vào đại định. Ngài đang làm gì nếu không phải là đang truyền lại cho đời sau bức tranh thiền. Ngài đã biết trước là đời sau nầy sẽ khua môi múa mỏ, lý luận; nên Ngài đã không nói, không rằng, mà chỉ ngồi. Ngụ ý thứ nhứt của Ngài là hãy nín mà thiền, chứ đừng nói, đừng rằng chi cho phí mất thì giờ.

Chúng ta sẽ không còn nhiều thì giờ nữa đâu. Ngụ ý thứ hai của Ngài là thiền không và sẽ không bao giờ được truyền từ bên ngoài; đừng đi tìm nơi đâu khác ngoài ta ra; đừng lý luận; hãy ngồi như Ngài đi rồi sẽ tự chứng nghiệm. Thiền là chân Bát Nhã: không nói, không nghe. Chữ “giáo” mà Tổ Bồ Đề Đạt Ma đã nói ôũ đây ta phải hiểu một cách đơn giản là tổ muốn ám chỉ văn tự trong kinh sách, chứ không phải là giáo pháp của Phật. Ngài nói như thế để cho tăng chúng đừng phí thêm thì giờ lặn hụp trong kinh điển mà tìm cho được thiền. Không tự thân trực tiếp tiếp xúc với thực cảnh thì không bao giờ thể nghiệm được thực tướng của nó đâu.

Chính vì vậy mà các Tổ Thiền Tông đã liên tục khẳng định “thiền không có một pháp cho người, đừng vào cửa thiền mà cầu pháp chi cho vô ích.” Thiền không bắt mạch bên ngoài mà chẩn bệnh, thiền mổ xẻ và đi thẳng vào lục phủ ngũ tạng bên trong. Đối với thiền, văn tự như vô dụng, đừng đặt thiền vào ngôn từ nào cho thêm phí thì giờ.

Chính vì cái chỗ bất lập văn tự nầy mà có nhiều người tu thiền cố tâm lơ là với việc nghiên cứu kinh điển. Thậm chí còn có khuynh hướng chê bai những ai y cứ kinh điển, nương theo giáo pháp của Phật. Chẳng hạn như có người bảo tu thiền là phá chấp, giữ giới là còn chấp, nên tu thiền không giữ giới để thực hành mục đích phá chấp. Hoặc giả có người cho rằng giáo ngoại biệt truyền, cho nên ai tu theo giáo pháp của Phật cần bị đốn để thực hành mục đích giáo ngoại. Thật là một lý luận điên rồ và không tưôũng của những người không giữ được giới rồi ngụy biện, không tinh tấn trì kinh rồi đi đả kích người tinh tấn. Tổ Bồ Đề Đạt Ma dám nói một cách dõng dạc vì Ngài đã làu thông kinh Phật; những cái cần biết, Ngài đã biết; giờ chỉ còn chuyện thực nghiệm nơi tự thân mà tiến thẳng đến quả vị Phật Đà, chứ Ngài đâu cần phải nói năng chi nữa.

Vì thế những kẻ hậu bối nên cẩn trọng mà lắng nghe cho kỹ lời dạy của Phật và Tổ. Tổ nói “Bất lập văn tự” chứ Tổ đâu có biểu “Bất dụng văn tự.” Không dụng văn tự thì làm gì có phương tiện để mà thực hiện chân lý ? Dụng văn tự mà chẳng câu chấp vào văn tự, ấy là ý của Tổ Bồ Đề Đạt Ma vậy. Ngài dạy rằng một khi đã liễu ngộ thì không có một pháp để truyền. Phật kiến, pháp kiến, hữu tướng, vô tướng đều phải dứt trừ. Trong lòng không còn một vật. Tâm ta lúc ấy bao la như bầu trời xanh thăm thẳm cũng được, mà vi tế như một hạt bụi nhỏ của vũ trụ cũng được.

38. THIỀN VÀ SỰ KHÔNG DÍNH MẮC

Sôũ dĩ mà chúng ta có quá nhiều phiền não và đau khổ trong cuộc sống hằng ngày vì chúng ta hay bị vướng mắc. Chó sủa, ta cũng quay đầu lại hỏi xem chó nhà ai sủa ? Chùa A lớn, chùa B nhỏ, ta cũng đem lên bàn luận mổ xẻ. Anh C giàu, chị D nghèo ta cũng có đề tài bàn cãi.

Anh Nhứt tu, chị Nhị không tu ta cũng khen chê. Thầy Tam thuyết pháp giỏi, thầy Tứ thuyết khó hiểu, ta cũng nhún trề… Như vậy đó mà làm sao không đau khổ và phiền não cho được. Chùa nào cũng chùa, lớn nhỏ tự mình chấp nơi hình tướng. Giàu nghèo của phàm phu thì nào có ảnh hưôũng gì đến nắng mưa giải thoát ? Ai tu, ai không tu, nếu ta chưa độ được họ thì đừng thị phi chi cho tự tâm ta thêm loạn động. Thầy nào thuyết pháp dễ hiểu thì tới nghe; ví bằng khó hiểu thì ôũ nhà mà tham thiền, chứ nhún trề làm gì cho thêm nặng nghiệp.

Người Phật tử tu thiền nên luôn tỉnh thức để thấy mhững gì đang chi phối ta. Để rồi tìm xem coi những thứ ấy nó có liên quan gì đến công cuộc tu hành của ta không. Nếu không thì đừng mời tới; ví dầu chúng có tới, kệ chúng, ta không cầm giữ, cũng không xua đuổi chúng. Không phải xua đuổi là không dính mắc đâu. Có khi vì không muốn mà xua đuổi; cũng có khi vì sự việc quá ư hấp dẫn làm ta sợ hãi mà xua đuổi. Như vậy, muốn không bị dính mắc trong khi thiền tập là cứ để cho nước tự nhiên chảy; đừng đắp bờ cản nước; đừng cố tạo nên bất cứ một trạng thái nào khác vì bất cứ một sự tạo nên nào cũng đều bắt đầu cho một cuộc dong ruổi mới.

Nếu lúc ngồi thiền mà tâm trí vẫn luôn hổn độn là tại vì mới chưa được định, hoặc giả sau một ngày làm việc quá vất vã lo âu; hãy cứ chấp nhận sự hổn độn như vậy đi. Chúng ta có thể tự đóng khung sự hổn độn nầy bằng cách tự nhủ thầm; loạn động, loạn động. Đừng bao giờ cố tình cắt đứt hẳn hoàn toàn sự hổn độn nầy vì như vậy ta sẽ tạo ra một cuộc phiêu lưu dong ruổi khác, có khi còn tệ hại hơn là những hổn độn đang có. Làm được như vậy là ta đã đang có thiền với sự không dính mắc. Lúc ấy, cho dù những hổn độn vẫn diễn ra, nhưng tâm ta lúc nào cũng cảm thấy yên ổn. Việc nầy không dễ làm vì tâm ta lúc nào cũng có khuynh hướng chống cự lại những hổn độn. Hãy tạm thời chấp nhận để từ từ đi đến buông xả tất cả từ tư tưôũng, xúc chạm, đau đớn… Hãy để yên sự vật như hiện trạng mà chúng đang là, chúng đến rồi tự chúng đi, chúng ta chẳng cần phải làm một việc gì cả.

Luôn nhớ tôn chỉ của người tu thiền là giải thoát, là trực chỉ chân tâm, kiến tánh thành Phật, chứ không phải là những cảm thọ vui sướng, dễ chịu, hoặc không đau đớn. Nhớ kỹ như vậy để đừng bị dính mắc vào chúng. Trong lúc thiền, chúng ta có thể quan sát và ghi nhận. – có đau chân, ờ có tê ôũ đùi, ờ có cảm giác kiến bò trên mặt… Quan sát và ghi nhận, chứ đừng phê bình mà thêm vướng mắc, mà thêm dong ruổi. Thí dụ như chân tê quá, phải chi giờ nầy thầy thỉnh chuông xả thiền thì sướng biết mấy. Như vậy là ta đang vướng mắc, mà vướng mắc nó cũng sẽ lôi cái chánh niệm của ta đi luôn. Cầu cho ai nấy đều có được cái đại dũng cảm của nhà Phật để có đủ kiên trì và nghị lực xé tan bức màn vô minh từ vô thỉ.

39. THIỀN VÀ SỰ BUÔNG XẢ

Trong cuộc sống hằng ngày, không nhiều thì ít, chúng ta lúc nào cũng trĩu nặng lo âu thấp thỏm và sợ hãi. Như có lần thầy Bổn Sư của tôi đã nói: “Nếu không khéo, có khi cuộc đời của chúng ta chỉ là một chuỗi dài những năm tháng lo âu, phiền muộn và đau khổ cho đến hết kiếp.” Như vậy chúng ta phải làm sao đây ? Câu trả lời sẽ không đơn giản và dễ dàng cho mọi người; tuy nhiên, câu trả lời sẽ đơn giản cho những người con Phật thôi. Những người con Phật, ngoài chuyện có giáo lý của Đức Phật, lại còn có kinh nghiệm thiền định của Ngài nữa. Ngài đã trình bày thật rõ ràng con đường tu tập, con đường đưa ta đến an nhiên tự tại và thanh tịnh, con đường đưa ta về cõi vô sanh, nơi đó ta không còn bị chi phối bôũi tham, sân, si…

Đức Từ Phụ đã vạch rõ cho chúng ta thấy tất cả sự vật và hiện tượng ôũ cõi nước tạm bợ nầy đều là huyễn ảo, phù du, sớm nôũ tối tàn. Đời là vô thường, giả tạm. Cũng chính vì sự vô thường và giả tạm nầy mà Thái Tử Sĩ Đạt Tha đã cắt ái ly gia, ra đi tìm chân lý giải thoát. Ngài đã thương xót chúng sanh cứ mãi lăn trôi, cứ mãi săn tìm những gì mà chính mình cũng không biết. Săn được ngày nay, thì ngày mai đã mất, cứ thế cho đến hết kiếp. Sau khi Ngài đã giác ngộ rồi, Ngài khuyên chúng sanh hãy định tỉnh lại để thấy sự phù du tạm bợ của mọi hiện tượng; mới thấy chúng đây, mà bây giờ chúng đã biến đâu mất hết rồi. Biết các hiện tượng là giả là sanh diệt không ngừng.

Muốn nắm bắt trì giữ thì giữ cũng không được. Ví như sự vui mừng được may mắn hanh thông như làm ăn phát đạt, thi cử thành công, chúng ta cố lưu giữ chúng mãi cũng không được. Nếu nhận biết được, chúng là giả tạm, đến rồi đi thì ta nào có vướng mắc bận rộn, ấy là ta đã thực hiện hạnh buông xả rồi vậy. Vì biết tất cả rồi sẽ lùi về quá khứ một cách nhanh chóng, nên Đức Từ Phụ đã khuyên chúng sanh hãy tu tập thiền quán ngay bây giờ, nếu không sẽ không còn kịp nữa. Hãy từng bước tu tập từ từ. Bước đầu có thể chỉ tháo gở quá khứ và tương lai; vì quá khứ đã không còn, mà tương lai thì chưa tới. Bước đầu tập buông xả tất cả những gì trong quá khứ hoặc những gì chưa đến của vị lai. Bước đầu chỉ biết trân trọng những gì mình đang có trong hiện tại, như thế cũng là nhẹ nhàng lắm rồi.

Đến bước kế tiếp, qua công phu thiền tập lâu ngày, ta sẽ không nghĩ đến quá khứ, tương lai, mà ngay cả đến hiện tại nữa. Lúc ấy ta sẽ buông xả tất cả; lúc ấy ta sẽ thấy không có cái gì là chân giá trị trong cuộc đời nầy; không có cái gì đáng cho chúng ta đeo đuổi; chúng ta sẽ buông xả tất cả. Lúc đó chúng ta cứ thẳng đích mà đi tới, không ghé, không dừng ôũ bất cứ trạm nào, ngay cả Tây Phương Cực Lạc. Tuy nhiên, buông xả không có nghĩa là đầu hàng, mà buông xả trong tinh thần đại từ, đại bi, đại hỉ, đại xả và đại dũng cảm của nhà Phật. Buông xả trong tinh tấn. Buông xả là biết rõ ràng những gì đang xãy ra quanh ta trong giờ phút hiện tại, cái nầy vừa đi thì cái kia đến, cái kia vừa đến rồi cũng lại đi… Buông xả trong tĩnh thức của nhận biết; cứ để chúng đến rồi đi một cách tự nhiên; chúng ta không mời, không thỉnh, không chạy theo, mà cũng không xua đuổi. Ta tựa như không dính líu gì đến chúng, ấy là buông xả.

Lúc thiền hãy cố đơn giản hóa mọi việc: đi là đi, ngồi là ngồi, ăn là ăn… Trong cái đi không có cái gì khác; trong cái ngồi, không có cái gì khác; cũng như trong cái ăn, không có cái gì khác chen vào, ấy là buông xả. Chính cái buông xả là cái máy lọc tinh vi mà Đức Phật đã truyền trao cho chúng sanh nhằm lọc lược mớ hành trang dư thừa trên đường đi về quê hương Phật. Buông xả đến độ không còn gì nữa để buông xả, nghĩa là tới một ngày nào đó, cả Phật pháp cũng phải được buông xả. Như lời dạy trong Kinh Kim Cang : “Chánh pháp thượng xả, hà huống phi pháp.” Xin hãy lắng lòng mà nghe lời dạy của Đức Phật để đến ngày giác ngộ thì ngay cả Phật pháp cũng phải từ bỏ, huống hồ là những thứ phi pháp như tốt xấu, lớn nhỏ, hơn thua thường tình.

40. THIỀN VÀ THẾ GIỚI CỰC LẠC

Thiền, theo Tổ Bồ Đề Đạt Ma, là trực chỉ chân tâm, kiến tánh thành Phật. Người phát tâm tu thiền, chẳng vì cầu phước báu cõi nhơn thiên, cũng chẳng vì cầu quả Thanh Văn, Duyên Giác, lại cũng chẳng cầu quả vị Bồ Tát, quyền thừa nhẩn đến mong cầu về cõi Tây Phương Cực Lạc của Đức Phật A-Di-Đà. Người phát tâm tu thiền y theo giáo lý của Phật mà rũ sạch nợ luân hồi, phát tâm Bồ Đề Vô Thượng để tiến thẳng vào giải thoát và chứng quả Vô Thượng, Chánh Đẳng, Chánh Giác. Người tu thiền sẽ đi thẳng, sẽ trực chỉ, tiếp tục đi cho đến khi đạt được quả vị vô thượng, chứ không dừng chân nơi thế giới Cực Lạc. Tuy nhiên, trước khi làm được chuyện nầy, người tu thiền cần nên nhớ nợ nần năm cũ phải trả rồi mới thẳng tiến được.

Bằng không, không có tư cách gì có thể trực chỉ được đâu ! Ngay ôũ cõi Ta Bà nầy, muốn di cư từ quốc gia nầy sang quốc gia khác, ta phải thanh toán cho xong hết thủ tục từ giấy tờ, nhà đất, thuế má… Giải thoát lại càng khó khăn hơn; nợ Ta Bà có thể giựt, chứ nợ luân hồi thì đừng hòng, mười kiếp, hai mươi kiếp, triệu ức kiếp, nó vẫn còn theo đòi. Như vậy, người muốn tu thiền cho đến giải thoát xin hãy trả cho hết nợ luân hồi, trả cho hết những oan khiên nghiệp báo đi rồi hẳn trực chỉ. Chẳng hạn như như còn giết hại chúng sanh mà đòi tu thiền cũng chỉ là vô dụng, vì luân hồi sanh tử chưa dứt mà đòi vào Niết Bàn, chỉ là ảo tưởng thôi.

Phật tử chân chánh luôn nhớ rằng nền tảng cần thiết cho việc tu tập thiền quán là tối thiểu phải giữ gìn ngũ-giới mà Phật đã dành cho hàng cư sĩ tại gia. Giới luật là một phương thức để duy trì sự trong sạch căn bản của một con người từ lời ăn tiếng nói đến việc làm. Phật coi mọi chúng sanh đều bình đẳng nên không chúng sanh nào có quyền sát hại chúng sanh nào. Người Phật tử quyết không bao giờ lấy bất cứ cái gì không thuộc về mình. Người Phật tử không bao giờ khôũi niệm tà dâm, chứ đừng nói hành động tà dâm, vì như thế là phá hại gia đình ta và gia đình người.

Người Phật tử không và sẽ không bao giờ nói những lời không chân thật, dù cho lời nầy không phương hại đến ai. Cuối cùng, người Phật tử quyết một giọt rượu cũng không uống; vì giọt rượu trong sẽ hú giọt rượu ngoài để rồi cuối cùng đưa chúng ta thẳng đến địa ngục. Người Phật tử mà không giữ được năm giới nầy sẽ không bao giờ phát triển được định lực và trí huệ đâu; nếu có chăng chỉ là trí huệ của loài ma.

Khi nói tu thiền là đi thẳng, không dừng lại ôũ trạm nào; không có nghĩa là người tu thiền có một mảy may tư tưôũng nào chống báng lại những người cầu sanh về cõi Tây Phương Cực Lạc. Trên đường đi đến quả vị vô thượng, ai muốn dừng ôũ trạm Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, hoặc thế giới Cực Lạc, thì cứ dừng, ai muốn trực chỉ thì cứ đi; chúng ta đều là những đứa con Phật, cùng nương theo giáo lý Phật Đà mà tu cho thành Phật cả mà.

41. AI CÓ THỂ DÙNG PHÁP ĐỂ ĐỐN NGỘ TRONG NHÀ THIỀN ?

Ngay từ những ngày đầu thiền mới bắt đầu du nhập sang Tàu, Tổ Bồ Đề Đạt Ma đã có một phong thái của một Đại Sơ Tổ, một phong thái dị thường mà sinh động. Ai đến hỏi Ngài về thiền thì Ngài bảo đi về mà rằng: ta không có pháp nào để cho người đâu. Hãy về nhà, tự đóng cửa lại sẽ thấy, hoặc giả một chữ ta cũng không, mà một lời ta cũng chẳng… Chính cái chỗ dị thường và bất cần đời nầy mà chẳng bao lâu sau khi đến Trung Hoa, Ngài đã tiếng tăm lừng lẫy, đến độ vua quan nhà Lương cũng phải tìm đến Ngài mà học hỏi. Ngài đâu có đủ thì giờ để trả lời hết mọi người, thế là Ngài cho ra bài kệ cho chung tất cả:

Giáo ngoại biệt truyền
Bất lập văn tự
Trực chỉ chân tâm
Kiến tánh thành Phật.

Chính vì chỗ hiểu lầm ý nghĩa của bài kệ nầy mà nhiều người cho rằng thiền không có văn tự, thiền không có trong kinh điển, thiền là đi thẳng… Họ đã quên mất một điều là Tổ nói bất lập văn tự, chứ tổ nào có nói bất dụng văn tự. Từ ngày có văn tự đến giờ, có cái gì mà người ta lại không dùng đến văn tự đâu ? Ngay cả thời tiền văn tự, người cổ cũng phải dùng hình vẽ, dùng nó như một phương tiện truyền đạt hoặc chỉ nam, chứ không dùng văn tự để lý luận hoặc biện giải… Còn nói về giáo ngoại biệt truyền, Tổ ám chỉ tăng chúng thời bấy giờ cứ trọng từ chương, quên mất đi phần thực nghiệm; mà thực nghiêm lại chính là cốt tủy của thiền. Chứ Tổ nào có bảo là không có trong Phật pháp. Chính Đức Từ Phụ đã vẽ lại một bức tranh thiền sống động để lại cho muôn đời sau: hình ảnh Ngài thiền tọa bốn mươi chín ngày đêm dưới cội Bồ Đề là gì nếu không phải là một bài pháp sống của Ngài ?

Về sau nầy, lại thêm bài kệ của Lục Tổ Huệ Năng:

Bồ Đề bổn vô thọ
Minh cảnh diệc phi đài
Bổn lai vô nhất vật
Hà xứ nhạ trần ai ?

Không cây, không đài, không vật, cũng không bụi… Đốn ngộ là gì ? Đốn là dứt trừ vọng niệm tức thời và ngộ là thực nghiệm trực tiếp về sự nhìn thấy, khai môũ một cách viên mãn. Chữ ngộ ôũ đây còn có nghĩa là trôũ về với tực tại qua kinh nghiệm nội tại. Chỉ có chính mình mới ngộ được cho mình mà thôi. Chẳng hạn như tự mình phải bưng tách trà lên mà uống thì mới biết được hương vị của trà. Tuy nhiên, có lắm người lầm hiểu cái nghĩa tầm thường của đốn là chặt. Cũng chính vì không hiểu rõ, hoặc hiểu lầm hai bài kệ nầy mà có một số người “cuồng” thiền đã tự mình bước đi như những kẻ mù mà lại rão bước đi tìm “đốn” người.

Vậy thì những ai có thể “đốn ngộ” cho người ? Ngoại trừ Phật và Thầy Tổ ra, không ai có đủ tư cách làm chuyện nầy cả. Chưa phải là thầy tổ mà đi đốn người ấy là lối hành xữ của những con ma thiền. Hãy nhìn cái gương của Ngài Huệ Khả đấy, lúc chưa ngộ đạo, Ngài vẫn ôũ ẩn mà tu trì; cho đến khi ngộ rồi Ngài mới dám buông thỏng tay, đi vào chợ, vào đời, để mà đốn ngộ cho chúng sanh. Như vậy nếu, ta bị những con ma thiền đốn thì chúng ta phải làm sao ? Mặc dù Phật đã dạy với những người sơ cơ, nếu gặp những ai mà ta chưa có đủ cơ duyên để độ họ, ta quay lưng mà không bỏ; quay lưng tự độ ta trước, chờ cho đủ cơ duyên rồi trôũ về độ họ.

Ta Bà thế giới nầy có hằng sa chư Phật. Nếu ta không độ được một người cũng chỉ vì thiếu duyên. Hãy để chư Phật độ họ. Đừng ôm đồm mà họa vào thân. Phàm phu khó chìu lắm, ta không chìu hết nổi đâu. Đó là với những người sơ cơ, còn những người đang mang hạnh nguyện Bồ Tát đạo, đang thật tình tu hành chính chắn, giữ giới trong sạch, ngôn ngữ và hành động đều thanh tịnh, tâm niệm sáng suốt; mà lại bị những con ma “cuồng thiền” theo phá thì phải làm sao ? Nói ma cuồng thiền nhiều khi cũng hơi quá đáng, xin cứ tạm gọi là những kẻ không biết gì mà học đòi đi đốn người.

Khi họ không biết gì mà họ đi đốn đầu nầy, đốn đầu nọ; vấn nan đầu nầy, vấn nan đầu nọ, là họ xấu chứ gì ? Vậy thì tâm tư của một người hành trì Bồ Tát đạo là tách rời họ, tránh xa họ để cho sự thanh tịnh của ta được viên mãn ư ? Một khi đã mang hạnh nguyện Bồ Tát mà không đi vào điạ ngục để cứu người thì ai vào ? Vì thế cho nên những ai tu hành chân chánh mà lui bước tránh xa trong trường hợp nầy là hãy còn ích kỹ. Làm như vậy mà gọi là hành Bồ Tát đạo ư ? Làm như vậy chưa nói đến hạnh nguyện Bồ Tát, tự ta ta đã tách rời ra khỏi nhân quần, xã hội; tự ta ta có thể làm nản chí hoặc thối chuyển một vị Phật tương lai. Tách bỏ người như vậy ta có cảm thấy còn xứng đáng mang danh là một đứa con Phật không ?

Tóm lại, trong thiền, đốn hay không đốn, không phải là đáp số cho cuộc tu hành của ta và sự Tịnh Độ hóa cõi Ta Bà nầy. Cái đáp số ôũ đây là cho dù có bị đốn, bị khảo, ta vẫn thẳng đường tiến tu, mà còn giúp cho một vị Phật tương lai bất thối chuyển nữa. Cái đốn, cái khảo của người; nếu ta nghĩ bị đốn, bị khảo thì tự ta ta sẽ mất đi sự kiên trì. Ví bằng ta cứ cho chúng là những trợ duyên cho công cuộc tu tập của ta thì chính chúng sẽ là những bài học dạy cho ta sự kiên nhẫn. Hãy kiên nhẫn; hãy nhẫn những cái đáng nhẫn và ngay cả những cái không đáng nhẫn. Người đã quyết chí tu trì thì gặp thuận duyên cũng tu được, mà nghịch duyên cũng vẫn tu được.

Vã lại, trong nghịch duyên mà hành trì Phật pháp mới thực sự xứng đáng noi theo hạnh Phật như Ngài đã không thối chuyển trước sự quấy phá của Đề Bà, hoặc sự hành hung của Uơng Quật. Vậy xin đừng bao giờ thối chí nản lòng về sự lỗi lầm của người và ngay cả của mình. Hãy can đảm lên với cái đại dũng cả của nhà Phật mà đứng dậy sau mỗi lần vấp té; hoặc đôũ người đứng dậy sau mỗi lần người té ngả. Hãy nhìn nhau mỉm cười mà tha thứ cho nhau những lỗi lầm. Như vậy là chúng ta đã đang sống trong sự tỉnh thức tuyệt vời. Như vậy là ta đang biến những sự sai sót thành những an vui bình thản. Như vậy là ta đang biến địa ngục của Ta Bà thành ra thanh tịnh của Niết Bàn.

42. PHONG THÁI CỦA NGƯỜI HÀNH THIỀN

Trong đạo Phật, thiền có một phong thái hết sức đặt biệt. Phong thái đặc biệt nầy khôũi nguồn từ sơ tổ Bồ Đề Đạt Ma; một phong thái dị thường mà sinh động. Thiền sôũ dĩ gọi là thiền là vì một câu cũng không có, mà một chữ cũng không có. Nó vượt qua bờ mê bến ngộ, dứt tuyệt hai mé thị phi. Càng tưôũng rằng mình đã tới gần thì kỳ thật lại càng xa. Càng cầu thì càng bất đắc. Chính vì thế mà Tổ Bồ Đề Đạt Ma đã dõng dạc tuyên bố: “Bất lập văn tự.” Thiền là đi thẳng, không nhìn quanh, cũng như không ngoảnh lại. Nơi nào có Phật cũng cứ lặng lẽ bỏ đi; nơi nào không có Phật cũng không dừng lại. Đừng hỏi bất cứ ai về thiền vì một người thiền chân chính sẽ chẳng nói gì đâu. Có thể họ sẽ bảo bạn về nhà đóng cử lại thì sẽ thấy, hoặc giả ta không có chi để nói với bạn cả, hoặc giả ai có thể phá được cái cửa ngỏ ấy ngoại trừ bạn ra…

Thiền là như vậy đó quý bạn ạ; không phải lý luận mà có thiền, cũng không khái niệm mà có được. Thiền là kinh nghiệm trực tiếp tự thân. Thiền là trực giác. Cửa ngỏ vào thiền chỉ có chính mình mới có thể vào; vào mà không cần biện giải hay lý luận. Trong thiền không có ai hết ngoại trừ ta. Bầu trời thăm thẳm là ta và ta là bầu trời thăm thẳm. Cũng thế, thiên nhiên là ta và ta là thiên nhiên. Nơi nào còn có lý luận và khái niệm, nơi đó không có thiền.

Chính những nét đặc thù ấy mà có nhiều người đã trôũ thành ngông cuồng khi chỉ biết thiền qua lý luận. Bôũi lẽ họ đã đi ngược lại với chỉ yếu của thiền mà uống nhằm thuốc độc. Chính tổ Bồ Đề Đạt Ma đã bảo đừng, mà họ cứ, thì không họa vào thân làm sao được ? Ngài đã bảo thiền là là nín, không là nói; cứ trực chỉ chân tâm mà thấy tự tánh. Chỗ nầy cũng là điểm chính yếu và vô cùng quan trọng của thiền mà bất cứ người tu thiền nào cũng nên ghi nhớ. Ghi nhớ để học được cái phong thái của thiền một cách đứng đắn. Ghi nhớ để đừng vướng mắc vào văn tự, lý luận và khái niệm, do đó mà không bị Ộcuồng thiền.Ợ Đấy là những điểm đánh thẳng vào những người chỉ biết dăm ba câu về thiền rồi dương dương tự đắc; đi khoe đầu nầy, khoe đầu nọ; ta đã chứng đắc nầy, chứng đắc kia. Bôũi thế, thà rằng đừng biết chữ, đừng biết đi chùa, đừng biết chi hết về kinh; thân tâm như một tờ giấy trắng, mà tu thiền còn dễ tiến và dễ giải thoát. Ngài Lục Tổ Huệ Năng là một thí dụ điển hình. Phật tử nên vô cùng cẩn trọng trên bước đường tu tập, đừng để cho những vướng mắc vô bổ nầy làm cản trôũ bước đường giải thoát của ta.

43. THIỀN VÀ THA LỰC

Phải thành thật mà công nhận rằng thiền là một cái gì hết sức đặc biệt của Phật giáo. Đức Thế Tôn ngoài những chân lý mà Ngài đã để lại cho muôn đời sau, Ngài còn vẽ lại một bức tranh thực và sống động ngay dưới cội Bồ Đề: hình ảnh của một Thái Tử quyết tâm thiền định cho đến khi thành chánh quả. Theo đạo Phật, thiền cũng đơn giản như hình ảnh của Thái Tử Sĩ Đạt Tha ngồi dưới cội Bồ Đề, thế thôi. Thiền không khúc mắc, cũng như không đòi hỏi lý luận hay khái niệm gì cả. Thiền là sự trôũ về với chính mình; trôũ về với thực tại; sống tỉnh thức; và thực nghiệm nơi chính bản thân mình để nhận ra tự tánh. Từng giây phút ta tỉnh thức là từng giây phút ta đang thiền, là từng giây phút ta trôũ về với chính ta; trôũ về với cái tự tánh tự thuôũ giờ của ta. Sự tu tập nầy phải được liên tục, chứ không nay tỉnh mai mê. Như vậy tu thiền là do từ nội tâm của ta, chứ không do ôũ bất cứ một động lực nào bên ngoài.

Tuy nhiên, trong suốt cuộc tiến tu của ta, ta cũng cần có một minh sư và những thiện hữu tri thức, giúp đôũ và nhắc nhôũ những lúc ta bị trôũ ngại. Xin hiểu minh sư ôũ đây như một cây kim chỉ nam, còn thiện hữu tri thức như những người bạn đồng hành, chứ không và sẽ không bao giờ là những động lực chánh đưa ta đến giác ngộ và giải thoát. Động lực chánh vẫn là ta, trong lúc linh mẫn cũng như ươn yếu cũng vẫn là ta. Chính Đức Thế Tôn đã nhiều lần khuyên nhủ chúng đệ tử là dầu cho thân ta yếu đuối và bị những cơn đau vằn vặt, hãy luôn giữ cho tâm tĩnh thức và chánh niệm. Các chư thiên chỉ giúp chúng ta qua sức mạnh của những hạnh nguyện và lòng từ ái của chính chúng ta mà thôi. Người hoàn tất công việc tu tập cũng chỉ là ta.

Hãy xé tan bức màn vô minh và hãy vững tin vào khả năng tự giải thoát của mình. Tâm ta có khả năng chứa chấp những đau khổ và phiền não; thì nó cũng có khả năng thanh lọc hết những tham, sân, si. Tâm ta có khả năng đưa ta vào địa ngục, thì nó cũng có khả năng đưa ta trôũ về với tỉnh thức và tự tánh. Phật đã dạy rất rõ ràng là mọi người trong chúng ta, ai cũng có khả năng giải thoát viên mãn; có điều là ta có muốn hay không mà thôi.

44. CÁI NHÌN CỦA NGƯỜI PHẬT TỬ HÀNH THIỀN

Cả ba vị tổ Thiền từ Huệ Khả, Huệ Năng, đến Trúc Lâm đều cùng có một cái nhìn giống nhau về thiền: Biết niệm niệm đều là những niệm hư ảo nên không theo; biết cảnh là tướng duyên giả hợp nên không theo; chỉ sống với cái chân thật nơi chính mình mà thôi. Thiền là cái gì đơn giản như vậy đó. Thấy bông là bông, chứ không là gì khác, cũng không bị một khái niệm nào chen vào. Không một qui ước nào, một khuôn phép nào có thể đóng khuôn, hoặc định sẳn cho thiền. Người tu thiền nhìn cái bông như một sự hiện hữu của cái bông. Nhìn mà tâm không khôũi niệm thật giả, đẹp xấu, thơm hay không thơm… Không khôũi niệm như vậy thì làm gì có chuyện thương, chuyện ghét, chuyện ái, chuyện thủ… Tuy nhiên, ta có thể nói thiền phô diễn một giáo lý tuyệt đỉnh trong các tư tưôũng của Phật giáo. Mặc dù các tổ đã từng dạy: “Không một chữ, cũng như không một pháp cho người.”

Đừng thêm, đừng bớt, đừng tô, đừng vẽ, thiền là nhìn sự vật bằng cái nhìn “như thị.” Nhìn sự vật như sự vật; không bị kiến thức nào trói buộc; ngay cả Niết Bàn hay địa ngục cũng không làm sai lệch được cái nhìn của kẻ tu thiền. Cái nhìn “như thị” nầy có đi ra ngoài Phật pháp không ? Là con Phật, nhìn như thị là cái nhìn của chư Phật thì làm gì có chuyện ra ngoài Phật pháp. Tuy nhiên, có rất nhiều người không chịu để ý tường tận lời Phật dạy. Khi Phật nói rằng trong suốt bốn mươi chín năm hoằng pháp, ta chưa hề nói một lời nào là Phật muốn dụng ý gì ? Ý Ngài muốn nói tất cả các pháp mà Phật đã nói đều chỉ là phương tiện, chứ không phải là cứu cánh.

Cứu cánh là cõi vô sanh vĩnh hằng. Đừng nắm chặt vào ngón tay chỉ trăng, mà hãy lên thẳng mặt trăng. Một khi đã lên được trăng rồi thì phương tiện cũng phải quẳng đi, thế mới gọi là rốt ráo được. Cái khổ của chúng ta là ôũ chỗ do hiểu cạn cợt mà chưa lên được trăng đã vội quẳng phi thuyền, thế là chơi vơi ngoài không gian. Thấy như thế, những ai muốn chơi vơi ngoài không gian, cứ quẳng bỏ phi thuyền. Những ai muốn tiếp tục chơi vơi trong kiếp luân hồi cứ tự nhiên mà quẳng bỏ đi Phật pháp. Còn những ai muốn thực sự về cõi vô sanh thì hãy lắng nghe lời dạy của Đức Từ Phụ: nhìn sự vật như sự vật; không dấy tâm động niệm vì dấy tâm động niệm là khơi nguồn cho phiền não, mà phiền não là gốc của luân hồi sanh tử. Nhìn sự vật bằng cái nhìn như thị mà không một kiến giải nào kèm theo. Người tu thiền là thực sự trôũ về với con người thật của mình. Mọi vật dưới mắt người hành thiền đều trần trụi, chứ không bôi son trét phấn. Nếu ai cũng nhìn được cái nhìn như thị thì quả là thảnh thơi không có gì trói buộc.

Tóm lại, cái nhìn của người tu thiền là cái nhìn “Đối cảnh vô tâm,” hoặc cái nhìn “như thị.” Vô tâm ở đây không có nghĩa là không có tâm, mà vô tâm ở đây là không chạy theo trần cảnh; vô tâm ở đây là niệm khởi, ta không mời, không thỉnh, không cầm giữ, không chạy theo, cũng như không đuổi. Vô tâm lại càng không có nghĩa là đi diệt hết tất cả các niệm, và lại càng không có nghĩa là rơi vào chỗ “không.” có gì, không được gì… Vô tâm ôũ đây phải được hiểu là “Vô niệm,” nghĩa là một niệm cũng không còn, ngay cả câu niệm Phật. Hơn nữa, người hành thiền nhìn mọi sự vật với lòng an nhiên, tự tại; tu thiền với lòng không cầu đắc. Đắc cái gì đây ? Tam thiền, tứ thiền chăng ? Đã nói không một đối tượng để theo; không một điểm để đến thì làm gì có chứng đắc.

Còn nghĩ đến Tam Thiền, Tứ Thiền là còn vướng mắc; còn theo Tam Thiền, Tứ Thiền là biết vọng mà còn theo, là đi ngược lại với thiền. Người hành trì thiền nhìn Tam Thiền, hoặc Tứ Thiền một cách dửng dưng. Thiền không có chứng đắc, cũng như không có chỗ để chứng đắc. Nói thì dễ lắm, chứ làm được không phải là chuyện dễ đâu ! Tuy nhiên, không dễ không có nghĩa là không làm. Người con Phật quyết không điên đảo vì trần cảnh. Không bị trần cảnh dẫn dắt và khống chế. Hãy nhìn bầu trời thăm thẳm; mây đến, mây đi, không ai mời, không ai thỉnh, không ai cầm giữ, không ai chạy theo, cũng không ai đuổi, đó là cái nhìn của những người hành thiền vậy.

45. THIỀN VÀ CHỨNG ĐẮC

Thiền là trở về với thực tại, là sống tỉnh thức, là thực nghiệm tự thân để trở về với tự tánh. Bấy nhiêu đó cũng đủ cho thấy thiền có chứng đắc cái gì đâu ? Có cái gì đâu để mà chứng với đắc ? Sống tỉnh thức là sống trong chánh niệm; trở về với thực tại là làm cái gì, biết mình làm cái đó; còn trở về với tự tánh là trôũ về với bản chất chân thật tự thuôũ giờ của mình… Đâu có gì để chứng đắc ? Thực hành được những điều trên, ta sẽ không còn một mảy may phân biệt nữa. Lúc đó ta sẽ thấy rằng mọi người là ta, và ta là mọi người. Thiên nhiên là ta, và ta là thiên nhiên; cũng như vũ trụ là ta và ta là vũ trụ vậy. Ta có thể là một vũ trụ bao la, mà cũng có thể là một hạt bụi vi tế. Tình yêu của ta là tình yêu cho mọi người. Lúc đó chẳng những ta yêu ta, yêu người, yêu bạn; mà còn yêu cả những kẻ ngoại đạo hay những kẻ thù. Tự tánh không phân biệt.

Thiền chỉ là sự tỉnh lặng, là tâm thức ổn định với một cảm giác an lạc mãnh liệt. Trong thiền, không có một đối tượng để chứng đắc. Lúc trụ thiền, còn hướng về chứng đắc, dù điểm chứng đắc ấy là điểm “định” đi nữa, là còn hướng về vọng. Hễ còn hướng về vọng thì chắc chắn sẽ không có được sự sáng suốt của tự tánh. Tư tưôũng, dù lớn dù nhỏ, cũng không chạy ra ngoài luật sanh, trụ, dị, diệt của nhà Phật. Chơn thiền là cứ để cho nó tự nhiên sanh, tự nhiên trụ, tự nhiên dị, rồi tự nhiên diệt; chứ ta đừng vướng mắc vào. Thiền mà đừng nghĩ đến chứng đắc là chơn thiền; có chơn thiền thì thân lẫn tâm đều thanh thản và ổn định tột độ. Có chơn thiền hình như từ từ cả thân và tâm ta đều lắng đi như một viên đá đang từ từ lắng xuống lòng đại dương, hoặc như một chiếc lá từ từ chạm mặt đất, đến một lúc nào đó ta hình như tan biến vào hư vô. Hư vô là ta và ta là hư vô. Ôi tuyệt diệu làm sao ấy !

Tóm lại, sự an lạc tuyệt diệu của hành thiền nó đơn giản như vậy đó, và Niết Bàn nó cũng đơn giản như vậy đó. Mỗi ngày một chút; nhiều ngày nhiều chút và cứ thế mà ta cứ tiếp tục an trú trong chánh niệm, an trú trong Niết Bàn của đời nầy, kiếp nầy, chứ không phải đi tìm ở đâu đâu. Phật tử nên cẩn trọng, đừng để vướng mắc vào sự chứng đắc mà lắm khi phải họa vào thân. Phải luôn nhớ rằng hễ còn mong có định là chưa phải chơn thiền. Còn mong cầu là còn loạn động thì làm gì có thiền ? Lại cũng nên nhớ thâm ý của chư tổ nhà Thiền: “Trong lúc thiền, gặp ma giết ma, gặp Phật giết Phật, gặp động giết động, gặp định giết định.” Đừng vui khi thấy điều hay hay; mà cũng đừng sợ khi thấy những chuyện ghê rợn. Hay hay hoặc ghê rợn đều là vọng và vui mừng cũng như sợ hãi chính là những nhơn gây ra cuồng thiền. Nếu còn cho mình chứng đắc, dù chỉ là định, tức là còn rơi vào tà thiền; không nghĩ chứng cũng không nghĩ đắc, ấy là thiền.

Ngày xưa Tổ Bồ Đề Đạt Ma đã dõng dạc tuyên bố rằng trong thiền không có một pháp cho người. Con đường duy nhất để đi đến với thiền là hãy thực nghiệm tự thân mà đến. Muốn biết hương vị của trà, xin đừng hỏi ai; hãy nâng tách trà lên mà uống rồi sẽ biết, thế thôi.

Thiền rất đơn giản. Thiền chỉ là tự mình trôũ về với tự tánh sẳn có bấy lâu nay mà thôi. Một khi đã gọi là trôũ về thì làm gì có sự chứng đắc ? Xin nhắc lại một lần nữa, trong thiền không có có lý chứng, thân chứng, tâm chứng chi cả; mà chỉ là một cuộc hành trình trôũ về với chính mình.

Người hành thiền chân chánh sẽ không cầu chứng đắc chi cả, ngay cả việc cầu cho được “Định” cũng là vọng cầu. Người hành thiền chân chánh sẽ dửng dưng trước mọi niệm; không mời, không theo, cũng không đuổi. Niệm đến, cứ đến; niệm đi, cứ đi; không vướng mắc gì đến ta. Người hành thiền chân chánh lúc nào cũng tâm niệm: Chó sủa mặc chó, lữ hành cứ đi. Cứ như thế mà hành trì cho sự dửng dưng ngày càng cao lên; cho đến một lúc nào đó ta hoàn toàn dửng dưng trước mọi tình huống. Bấy giờ còn ai nữa đâu ? Chỉ còn lại một mình ta. Như vậy là ta đã thực sự rốt ráo trôũ về với chính ta. Một khi đã đạt được sự hoàn toàn dửng dưng thì tâm ta đâu còn gì để mà chấp trước; đâu còn gì để mà vướng mắc ? Như vậy là gì nếu không là giải thoát ? Lúc ấy cho dù ta chẳng mong cầu được như Ngài Huệ Năng đi nữa thì tự tánh mình vẫn hiển bày và ta vẫn luôn biết rằng:

Tự tánh mình vẫn luôn thanh tịnh !
Tự tánh mình vẫn luôn không sanh diệt !
Tự tánh mình vẫn luôn đầy đủ !
Tự tánh mình vẫn luôn không dao động !
Tự tánh mình Vẫn hay sanh muôn pháp !

46. THIỀN LÀ TÌM TRỞ VỀ VỚI CÁI PHẬT TÁNH SẲN CÓ CỦA MÌNH

Thiền trong đạo Phật là tự tìm về với cái Phật tánh sẳn có của mình. Mà tại sao lại phải trôũ về với cái Phật tánh sẳn có ấy ? Một con người sống tỉnh thức sẽ thấy rằng thân nầy bèo bọt, tâm nầy huyễn ảo. Cả thân lẫn tâm như chiếc lá trôi giữa dòng; không có nghĩa lý gì , hoặc giả như một đám mây, mới thấy đó liền mất đó. Thân tâm vô thường chứ có gì bền lâu, có gì quí báu đâu? Như vậy thì ta sống để làm gì ? Chính cái câu hỏi nầy đã có từ vô thỉ, mà mãi cho tới cái ngày Đức Phật đản sanh, nào có ai trả lời được đâu ? Đức Thế Tôn cũng đã vì câu hỏi nầy mà Ngài đã cắt ái ly gia và ra đi tìm đạo vô thượng. Cuối cùng, Ngài đã chứng quả và tìm ra lý do của khổ đau cũng như ý nghĩa cho cuộc sống của ta. Ngài đã chỉ cho chúng ta rằng trong ta, ai cũng có một cái tự tánh sáng suốt, tức là cái tánh thấy biết thanh tịnh, sáng suốt, chưa bao giờ mất, cũng như chưa bao giờ thêm bớt, lên xuống một tí nào: Ấy là cái Phật tánh sẳn có của mình.

Cái Phật tánh ấy là cái gì ?

Từ nguyên thủy, cái gì cũng chẳng có, rồi vì cái vô minh nó dẫn dắt ta đi hết chỗ này đến chỗ khác để lượm lặc những thứ rác rưôũi. Bây giờ tu và hành thiền để trôũ về với cái gì cũng chẳng có ấy. Muốn được như vậy thì trước hết ta phải tìm cách loại bỏ đi những rác rưôũi mà ta đã lượm lặc ở dọc đường. Bỏ những thứ rác rưới ấy có khó lắm không ? Nếu ta muốn khó thì nó khó, mà ta muốn không khó thì nó cũng không khó. Tất cả đều tùy thuộc ôũ ta; hễ ta nhứt quyết tu hành là ta sẽ bỏ những thứ ấy không một chút luyến tiếc. Tuy nhiên, trước tiên ta nên biết những thứ rác rưôũi ấy là những thứ nào ? Lúc đã tu rồi thì hành trang duy nhất của một người Phật tử chân chánh là chánh pháp và những giới luật của nhà Phật; ngoài những thứ trên, tất cả còn lại đều là rác rưởi cần phải loại bỏ để cho hành trang ta được nhẹ.

Càng loại bỏ càng sớm chừng nào thì sự đi về đất Phật của ta càng nhanh chừng ấy. Những thứ cần được ưu tiên loại bỏ là cái chấp trước vì chấp trước là những chướng ngại bậc nhất cho việc tu tập của ta. Chính cái chấp trước nó đưa ta đến cái ngã mạn cống cao; vì có chấp ta nên mới cống cao. Vì chấp có ta nên ta mới tham, sân, si, hỉ, nộ, ái, ố… Lúc tu rồi ta coi những thứ nầy như những rác rưôũi mà ta đã vì không biết mà góp nhặt chúng ở dọc đường, nay biết rồi nên quẳng chúng đi. Chúng ta cứ quăng, quăng mãi và quăng mãi cho tới khi nào chúng ta chẳng còn gì cả. Đó chính là lúc ta đã thật sự trở về với cái Phật tánh sẳn có của mình.

Là Phật tử chân chánh, nên nhận rõ ra đâu là chánh pháp và đâu là rác rưới mà ta cần phải loại bỏ. Chỉ có con đường duy nhất là nương theo chánh pháp của nhà Phật ta mới có thể biết được đâu là rác rưởi để mà loại bỏ chúng ra. Hãy can đảm mà loại bỏ đi những cái giả tạo bên đường; hãy can đảm lên mà làm nhẹ đi những hành trang không cần thiết trên con đường đi đến giải thoát của ta

47. LÀM CÁCH NÀO ĐỂ TÂM TA LÚC NÀO CŨNG CÓ CHÁNH NIỆM ?

Thường thì chúng ta ít khi sống thực cho chúng ta; chúng ta không sống cho hiện tại mà tâm chúng ta cứ dong ruổi đến những vùng quá khứ hoặc chạy theo những ảo tưôũng của tương lai. Quá khứ còn đâu ? Tương lai có đâu ? mà chúng ta lại phí thì giờ hoài công vô ích ? Hãy để thì giờ đó mà sống cho hiện tại của ta. Cái mà chúng ta đang có là ngày hôm nay, ta vẫn còn hơi thôũ, chứ tương lai nào ai biết ? Chúng chỉ là những ảo tưôũng, thế nhưng có rất nhiều người trong chúng ta vẫn hằng mơ tưôũng đến chúng hết ngày nầy đến ngày khác. Làm sao ta có thể nhất tâm chánh niệm ? Muốn nhất tâm chánh niệm thì có nhiều cách; chẳng hạn như niệm Phật, hoặc thiền.

Tuy nhiên, trong hạn hẹp bài nầy chúng ta chỉ nói về thiền. Thiền sẽ giúp ta chú tâm vào cái gì ta đang làm để từ đó quán chiếu vào đời sống hằng ngày của chúng ta. Thí dụ như lúc ta đi, ta biết lúc nào ta dở chân lên, bước chân tới và để chân xuống, ấy là ta đang có chánh niệm, ấy là ta đang thiền vậy. Cái lợi lạc trước nhất là ta biết những gì đang xãy ra, hoặc những chướng ngại vật để tránh, để không bị vấp ngả, do đó mà ta đi được đến nơi đến chốn an lành. Kế nữa, nếu ta thực hiện được như vậy, tâm ta chỉ chú tâm vào những bước đi, chứ không dong ruổi, không bị những vọng niệm vây quấn… Ấy là ta đang có chánh niệm.

Tâm ta lúc nào cũng dong ruổi như con vượn chuyền cây, chứ không lúc nào nó chịu ôũ yên một chỗ. Chính vì vậy mà ta phiêu lưu từ hết vọng niệm nầy đến vọng niệm khác. Hôm nay ngồi đây mà tâm cứ nhớ đến thời quá khứ vàng son, hoặc mơ tưôũng đến tương lai xa mờ. Làm sao để ta trút bỏ những vọng niệm hầu thật sự sống với chính ta ? Muốn được như vậy, chỉ còn cách là ta hãy tu tỉnh lại; hoặc ôũ chùa, hoặc ôũ nhà, hoặc ôũ bất cứ đâu. Đừng hẹn, đừng đợi cho tội ác chồng chất lên, hoặc đến già, hoặc đến hưu trí rồi mới tu. Nên nhớ rằng: “Mồ hoang lắm kẻ tuổi còn xanh.” Ta phải tự tạo cho ta cái duyên để được gần gủi Phật pháp và phải tu ở bất cứ đâu.

Chẳng hạn như khi lái xe ta biết là ta đang lái xe và chỉ chú tâm vào việc lái xe, ấy là ta đang tu vậy. Được như vậy, chẳng những ta an toàn, mà người cũng an toàn; được như vậy, chẳng những ta không sợ hãi, mà người cũng được yên tâm. Hãy xem cái xe như vị Bồ Tát đã giúp đưa ta an toàn từ chỗ nầy đến chỗ khác; từ đó tay chân ta sẽ dịu dàng và cẩn thận hơn trong mọi động tác. Nếu trên xe có người, xin hãy vì họ, lái làm sao cho họ cảm thấy thoải mái sung sướng, chứ đừng để họ phải hoảng sợ mà luôn miệng niệm Phật. Hãy tập thiền ngay cả trong lúc lái xe để thấy cái vi diệu của nó. Xin đừng lầm tưôũng thiền là mơ mơ màng màng, lái xe mà mơ mơ màng màng là chết sớm. Thiền ôũ đây là tâm thanh tịnh, tỉnh thức, biết rõ ràng ta đang làm gì. Thiền là để chánh niệm chế ngự vọng niệm. Thiền trong khi lái xe có nghĩa là ta biết ta đang lái xe, chứ không để chen vào bất cứ vọng niệm nào. Lắm tai nạn đã xãy ra chỉ vì trong lúc lái xe mà tâm ta dong ruổi.

Tóm lại, chánh niệm chẳng những giúp ta tu giải thoát, mà còn tạo cho ta một đời sống tỉnh thức nữa. Muốn có chánh niệm, hãy vào thiền vì thiền-tập là một trong những phương thức hữu hiệu nhất. Thiền tập không có nghĩa là chỉ ngồi yên lặng để suy tư về một vấn đề gì, dù đó là một công án; mà thiền tập là để thực sự thấy rõ mặt mũi của chính mình cũng như của sự vật. Ngoài ra, thiền tập còn giúp ta loại trừ những mê muội và loạn tưôũng; từ đó tâm ý ta sẽ dừng lại, chứ không phải là nhốt tâm. Thiền-tập còn khiến những kẻ ồn ào vọng động trôũ về ngay với họ mà từ tốn êm dịu hẳn lại. Thiền tập còn giúp những kẻ hay ganh tị và bươi móc dừng hẳn lại để không tạo ra bất cứ một cuộc tranh luận nào. Thiền tập sẽ giúp mọi người cùng biết lắng tai nghe nhau và sống an vui với nhau trong tình thương yêu của từ, bi, hỉ, xả.

48. KIẾN TÁNH

Chữ kiến tánh có nghĩa là ngộ đạo hay là giác ngộ. Tuy nhiên, từ xưa đến nay, cho dù không nói nhưng chúng ta cũng hiểu là chỉ có Đức Thế Tôn là bậc toàn giác mà thôi; cho nên sau khi Phật nhập diệt, danh từ kiến tánh chỉ dùng để chỉ các Tổ.

Kiến tánh ôũ đây không phải là cái tánh thấy tầm thường, mà là thấy được tánh giác của mình. Thấy được tánh giác là thấy được cái gì không có hình tướng, hoặc giả một cái gì bao la thăm thẳm. Cái thấy như vậy không là cái thấy tầm thường. Kiến tánh là giác ngộ và đã hoàn toàn ra khỏi khu rừng vô minh. Người có kiến tánh sẽ không còn chấp nữa. Không chấp tâm, mà cũng không chấp thân. Người có kiến tánh sẽ thấy rõ tánh không của đạo Phật là vô cùng vi diệu. Chẳng hạn như Lục Tổ Huệ Năng qua bài kệ của Ngài:

Bồ Đề bổn vô thọ
Minh cảnh diệc phi đài
Bổn lai vô nhứt vật
Hà xứ nhạ trần ai ?

Bôũi vì đã thấu triệt được thể không nên Lục Tổ đã ứng thành hai câu ỘXưa nay không một vật, thì chỗ nào mà dính trần ai ?Ợ Người học đạo hãy cố mà lần về với kiến tánh của mình; nếu không, chẳng khác nào chỉ đang ôũ bên lề của đạo Phật. Nếu không được như Phật hoặc các Tổ, thì ít ra cũng được phần giác. Người tu theo Phật mà không được phần giác thì không khác chi những kẻ đang đi trong đêm tối, hoặc giả như đang đi trong vô vô minh minh; chứ làm sao mà thưôũng thức được mùi vị của đạo, nói chi đến chuyện giải thoát ?

Muốn thoát ra khỏi đêm tối u u minh minh hãy nhìn và noi theo gương của Đức Từ Phụ. Ngài đã vẽ lại một bức tranh tuyệt kỹ nơi cội Bồ Đề. Ngài đã thực sự thoát ra khỏi vô minh bằng nẻo vào thiền. Tại sao chúng ta lại không ? Ngài đã thực sự tự do độc lập với mọi trói buộc của thế giới Ta Bà. Tự tánh của Ngài đã sai khiến được phiền não. Lúc ấy với Ngài, phiền não, không phiền não, có quan hệ gì ? Với Ngài, sanh tử hay Niết Bàn, phiền não hay Bồ Đề, còn có gì ràng buộc được ?

49. THIỀN VÀ MA

Thiền là trôũ về với thực tại, là sống tỉnh thức, là thực nghiệm tự thân để trôũ về với cái bản tánh chân thật tự thuôũ giờ của mình. Thiền là biết vọng không theo, là đối cảnh không tâm, và hằng sống với cái chân thật. Ngoài những thứ nầy ra, tất cả những thứ khác chen vào trong lúc ta hành thiền đều là ma. Ma là cái gì ? Ma theo Bách Khoa Tự Điển có nghĩa là linh hồn của người chết đeo theo ám người đang sống; còn theo đạo Phật, ma là những chướng ngại mà các bậc tu hành thường hay gặp phải trên bước đường tiến tu. Có nhiều thứ ma: ma phiền não, ma nghiệp, ma uẩn, ma tâm, ma tử, ma thiên, ma thiện căn, ma tam muội, và ma thiện tri thức… Ma phiền não là những mối tham lam, hờn giận, ngu si che lấp chánh đạo.

Ma nghiệp là những ác nghiệp mà ta tạo ra bằng thân, khẩu, và ý. Ma uẩn là sự dày vò của năm uẩn: sắc, thọ, tưôũng, hành, thức. Ma tâm là lòng tự cao ngã mạn. Ma tử là cái chết đến không chừng không đổi làm cản trôũ bước tiến tu của ta. Ma thiên là ma của cảnh trời, là những cảnh thần tiên để mê hoặc lòng người. Ma thiện căn là những chấp trước mê dại của con người, nói rằng mình có nhiều căn lành, phước báo, không chịu tăng trưôũng tu hành, mà còn đi phá đầu nầy đầu nọ. Ma tam muội là những kẻ tu hành ham chứng đắc nầy nọ mà không chịu chân chánh tu học và chẳng cầu tinh tấn. Ma thiện tri thức là loại người ỷ tưôũng mình đã học cao, hiểu rộng rồi chẳng chịu giúp đôũ người, mà còn quay ra tranh luận bậy bạ, khiến cho người phiền não trong công cuộc tu hành.

Còn ma thiền là những bóng uế của những con ma vừa kể, chúng đeo đuổi và ám ảnh người hành thiền. Chúng làm cho người hành thiền có khi vui, có khi sợ, có khi khó chịu, đau đớn… Trong khi hành thiền mà tướng lạ xuất hiện, nghe thân nặng nề như có vật gì đè lên, hoặc giả nhẹ nhàng như muốn bay bổng, hoặc giả như có những con li ti bò ngứa trên mặt, hoặc thân người lay động, lắc lư, hoặc thấy như có hào quang trước mặt… Chúng đều là ma. Biết là ma để đừng sợ hãi; tất cả đều là hư ảo, không có thật. Đừng quan tâm chi đến chúng mà hãy tiếp tục an trú trong chánh niệm.

Lúc tọa thiền mà cảm thấy toàn thân nóng lên là thế nào ? Lúc ngồi thiền mà nghe như toàn thân nóng lên là chuyện bình thường của phản ứng sinh và vật lý. Trong lúc ngồi, ta buông xả tất cả từ thân đến tâm. Các cơ thịt đã không làm việc mà bộ não cũng nghỉ ngơi, như thế thì tất cả năng lượng trong cơ thể sẽ không tiêu phí đi nhiều, một phần chúng sẽ biến thành nhiệt lượng mà chuyển đi khắp châu thân. Do đó mà ta cảm thấy như có hơi nóng toát ra. Chính hơi nóng nầy xua tan hết mọi thứ cảm hàn từ bên ngoài và giúp người hành thiền tránh được bệnh hoạn.

Trong lúc hành thiền chúng ta nên dẫn cái luồng nóng nầy đến những chỗ cần thiết để tiêu diệt ma. Chẳng hạn như bị hôn trầm, ta nên chuyển luồng nóng đi khắp thân mà mắt nên môũ to ra thì tự nhiên hôn trầm sẽ từ từ lui ra. Nếu có những tiểu chứng như ho, ngứa cổ, ngứa ngái, nhẩy mũi… thì chúng ta cũng nên bền chí mà vận chuyển hơi nóng trong người tới ngay vùng ấy để mà đối trị nó, dùng hơi thôũ ấm áp của ta để xoa ngay chỗ khó chịu. Ráng làm như vậy chừng vài lần thì bọn tiểu ma nầy sẽ phải thối lui.

Ngoài những tiểu ma và những thứ ma vừa kể trên, hãy còn nhiều thứ ma khác cũng có khả năng làm não loạn việc hành thiền của ta. Luôn nhớ rằng ma và Phật là hai thái cực trái nghịch nhau, cũng giống như đời và đạo.

Hễ bước vào đạo là lội ngược dòng đời; hễ bước vào thiền là đi ngược với ma. Có thể chúng là những con ma oan nghiệt nhiều đời, nhiều kiếp; tự thuôũ giờ ta theo chúng đi phá làng phá xóm, thì chúng không quấy nhiễu ta. Bây giờ ta tách ra khỏi chúng, chúng nổi tam bành lục tặc lên mà phá ta. Tự thuôũ giờ ta ngày ngày theo chúng đi phá hết đầu nầy đến góc nọ thì chúng cười hể hả, bây giờ ta trụ lại, đương nhiên chúng phải níu kéo. Níu kéo không được, chúng phải phá. Ma ôũ đây có thể là những con ma mà ta đã kể ôũ trên; chúng cũng có thể là ma bất tín, nhỏ mọn, tự cao, ngã mạn, thô lổ, ỷ tài, ỷ tiền, nói lời ác, cho mình giỏi rồi mục hạ vô nhân, cho mình tài cao nên đi giáo hóa người trong khi chân mình vẫn lấm mê mê, thấy người làm việc thiện như cát bay vào mắt, không bằng người không chịu nhẫn nại cố gắng, mà còn tìm cách trì kéo người lại cho bằng mình… Ma ôũ đây cũng có thể là đối với kẻ thấp kém thì kiêu ngạo, mà đối với người có quyền thì luồn cúi, gặp thuận cảnh thì mừng, gặp nghịch cảnh thì sanh lòng sân hận.

Ma đây cũng có thể là những cái hiểu biết phàm phu của ta, chúng là những trôũ ngại chính trong những bước tu thiền của ta. Lại còn một thứ ma nữa, ấy là ma tà kiến. Vì ngã mạn cống cao mà ta đi đến chỗ lấy tà làm chánh. Thấy người bàn chánh đạo, sanh lòng phiền não; thấy người giữ giới, muốn người cũng phá giới như ta. Đây là con ma nguy hiểm nhất trong các loài ma; chúng chính là con ma đưa đường dẫn lối cho ta vào địa ngục vô gián vì thứ gì nó còn làm được, huống hồ là hủy báng chánh pháp, huống hồ là thân Phật rướm máu…

Ngoài ra, trong lúc hành thiền chúng ta còn phải để ý những con ma vọng tưôũng. Mỗi ngày ít nhất đã có đến sáu mươi chín ngàn (69.000) niệm đến và đi trong ta. Nếu ta chịu chứa chấp chúng thì ô hô chỗ đâu mà chứa đây ? Biết bao nhiêu là thứ vọng tưôũng; nào là vọng tưôũng đã ngộ đạo, đã định, đã phát huệ, đã biết nhiều, đã có thần thông, đã giỏi hơn người, đã chứng đắc thiền nầy thiền nọ… Thậm chí có những con ma vọng tưôũng đến độ lố bịch, rằng chỉ có mình mới có đủ khả năng tiếp nối thầy tổ; chỉ có mình mới có khả năng đốn ngộ người, chỉ có mình mới có thần thông… Phật tử ôi ! tất cả đều là ma, đều là loạn động, đều là cuồng vọng mà thôi.

Một ngày còn chúng là ngày đó ta chưa có thiền. Bên cạnh anh ma vọng nầy thì anh ma khẩu luôn theo sát. Hễ vọng đi trước thì khẩu đi sau. Khẩu chính là xướng ngôn viên cho vọng. Vọng xúi khẩu đừng kiểm điểm ngôn ngữ của mình; vọng xúi khẩu cứ cao đàm hùng biện; vọng xúi khẩu đi đốn người một cách bậy bạ; vọng xúi khẩu đi khoe mình đắc ngộ; vọng xúi khẩu đi chê người còn ngu mê; vọng xúi khẩu luận người dôũ ta hay; vọng xúi khẩu đi thối chuyển những vị Phật tương lai; vọng xúi khẩu vô cớ khen chê những việc hơn thua của người; vọng xúi khẩu nói ra những điều mà người nghe phát phẩn; vọng xúi khẩu trước mặt đề cao, sau lưng biếm nhẽ…

Người tu thiền nên nhớ ma bệnh khổ mà còn dễ trị hơn những con ma oan nghiệt, ma tri kiến phàm phu, ma tà kiến, ma vọng và ma khẩu. Chúng chính là những tên cai ngục, lúc nào cũng môũ toang những cánh cửa địa ngục đón ta vào. Tâm tĩnh lặng không phải một ngày một bửa mà có; thế nhưng chỉ một sát na bất cẩn trọng, tâm loạn động sẽ dấy lên ngay. Muốn diệt những con ma nầy không phải dễ, nhưng với sự trì chí thì việc gì cũng không khó. Biết chúng là huyễn, là hư giả nên ta không vui, không sợ, không lo, không buồn. Chúng đến cứ để cho đến; ta không mời, không thỉnh, không chạy theo; chúng đi cứ để chúng đi, ta không đuổi mà cũng không cầm giữ chúng lại. Luôn nên nhớ rằng tất cả đều là huyễn mộng, là hư không từ đời nầy đến kiếp khác; chẳng lẽ ta lại cứ mãi ôm những cái huyễn giả ấy để cứ tiếp tục dừng chân hết trạm nầy đến trạm khác hay sao ? Hãy tự hồi đầu để thấy thực ta là ai ? Hãy tự hồi đầu để thấy rằng tự tánh của ta nó bất biến, nó bao la thăm thẳm như bầu trời không một vẩn mây. Hãy tự hồi đầu để thấy rằng ta và vũ trụ chỉ là một.

50. THIỀN VÀ TÁM CON ĐƯỜNG CAO QUÝ

Thiền là trôũ về với thực tại, là sống tỉnh thức, là đi vào thế giới của tâm ta bằng kinh nghiệm tự thân. Như vậy thiền là một cuộc hành trình nhằm trở về tìm lại bản lai chân diện mục. Tìm lại xem mặt mũi thật sự của ta thế nào ? Lục Tổ Huệ Năng đã cho nổ một tiếng sét chẳng những đã làm thức tỉnh những tăng chúng thời bấy giờ, mà còn cho muôn đời về sau nữa. Tại sao lại:

Bồ Đề bổn vô thọ
Minh cảnh diệc phi đài
Bổn lai vô nhất vật
Hà xứ nhạ trần ai ?

Cuộc hành trình về lại với bản lai chân diện mục chẳng khác nào một cuộc leo núi Hy Mã Lạp Sơn; chúng ta cũng cố leo cho lên tới đỉnh trí tuệ. Tuy nhiên, tất cả những sự thật đều tàng ẩn chỉ trong ta và trong ta mà thôi. Chúng ta sẽ không bao giờ tìm thấy sự thật nầy ôũ bất cứ nơi nào bên ngoài ta. Sôũ dĩ Tổ đã phải dõng dạc tuyên bố như vậy là do bôũi Tăng chúng thời bấy giờ mãi mê vọng ngoại. Hết cầu tìm nơi nầy, lại cầu tìm nơi khác, mà quên mất đi lời Phật dạy: “Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành.” Vậy là Thế Tôn đã chỉ quá rõ ràng rồi, còn phải chạy Đông chạy Tây đâu nữa ? Thấy lòng tăng chúng chỉ lo hướng ngoại, mà quên hồi nội nên Lục Tổ đã cho nổ một tiếng sét long trời lở đất. Nói là tiếng sét cho đừng động chạm đến ai, chứ kỳ thật đây là một cái tát tay nhá lửa cho những ai cứ mãi mê vọng ngoại.

Đã là con Phật dĩ nhiên là phải tin theo Phật; thế mà lại không chịu dùng những tấm bản đồ giải thoát mà Phật đã vẽ ra tự năm nào, thật là vô lý quá ! Hãy về lật lại những bức dư đồ năm cũ, ta sẽ tìm thấy tám con đường cao quý, không ôũ đâu xa, mà ôũ ngay trong kinh điển của Đức Từ Phụ. Tám con đường cao quý nằm trong Đạo Đế của Khổ, Tập, Diệt, Đạo. Chính tám con đường nầy chẳng những giúp ta tu thân, cải thiện hoàn cảnh xung quanh, mà còn giúp ta đạt được quả Vô Thượng Bồ Đề nữa. Ngay trong những cuộc hành trì thiền quán hằng ngày, nếu không am hiểu một trong tám con đường nầy, ta sẽ không đi đến đâu cả.

Trước tiên là sự liên hệ giữ thiền và con đường cao quý đầu tiên là chánh kiến. Nếu thiền mà thiếu “chánh kiến” thì không cách gì ta thấy và hiểu biết được chân như của sự vật. Mà chính sự hiểu biết nầy dần dà sẽ trôũ thành trí huệ. Thoạt tiên thì chánh kiến giúp ta thấy được những định luật của thiên nhiên đã chi phối đời sống của chúng ta. Nếu chúng ta hành động vì tham, sân, si kết quả sẽ là đau khổ. Nếu ta hành động vì từ, bi, hỉ, xả thì kết quả sẽ là hạnh phúc và an lạc, cho mình và cho người. Ngoài ra, chánh kiến còn giúp ta có đầy đủ hiểu biết để buông bỏ, để không bám víu, không quyến luyến. Chánh kiến còn cho ta cái tánh thấy biết chân thật cũng như sự vô thường của các pháp, các hiện tượng. Mọi hiện tượng của tâm và thân chỉ tồn tại trong chốc lát rồi tan biến. Niệm đến rồi đi; hơi thôũ vào rồi thôũ ngay trôũ ra; những tế bào sinh ra rồi diệt; có cảm giác rồi không cảm giác; thương rồi ghét… Chính nhờ chánh kiến mà ta thấy mọi hiện trạng thay đổi một cách quá bất ngờ. Thấy thế để không chạy theo; thấy thế để không nắm bắt. Như vậy chính chánh kiến là bước quan trọng vô cùng trong thiền quán.

Kế đến, là sự liên hệ giữa thiền và con đường cao quý thứ nhì là chánh tư duy. Thiền quán mà thiếu “chánh tư duy,” tức là thiếu sự suy nghĩ đúng với sự thật thì tư tưôũng sẽ bị chi phối bôũi những tham muốn của cảm giác, của ác tâm và bất nhẫn. Không có sự suy nghĩ đúng đắn thì chắc chắn tâm ta sẽ bị vướng mắc, sẽ chạy theo trần cảnh, cuối cùng ta sẽ bị kẹt mãi trong vòng luân hồi sanh tử. Với chánh tư duy, tâm ta sẽ không bị tham, sân, si khống chế và thiêu đốt; mà ngược lại, với chánh tư duy, tâm từ sẽ là tâm ta, nó sẽ là một cái tâm cực kỳ cần thiết cho công cuộc thiền quán của ta.

Thứ ba là sự liên hệ giữa thiền và chánh ngữ. Nói là thiền mà nói năng bất nhất, nói năng vọng động…thì không bao giờ trí huệ phát triển. Thiền mà thiếu chánh ngữ thì sự liên hệ của ta và những người quanh ta sẽ trôũ nên phức tạp và tệ hại hơn. Lời nói chân thật ôũ đây là chẳng những chân thật với người, mà còn phải tự chân thật với mình. Nếu mình không chân thật được với mình thì sự chân thật với người, nếu có, chỉ là giả tạm. Như vậy, muốn hành thiền cho có kết quả, xin đừng chôn dấu bất cứ sự thật, sự giả gì trong lòng ta. Người tu thiền, thấy sao nói vậy; nghĩ sao nói vậy; chứ không bao giờ đổi trắng làm đen. Có được chánh ngữ thì bước tu thiền của ta mới thật sự là có kết quả, vì thử hỏi làm sao mà tâm nầy thanh tịnh khi lời ăn tiếng nói hãy còn vọng động ?

Thứ tư là sự liên hệ giữa thiền và chánh nghiệp. Thiền mà không có chánh nghiệp, nghĩa là không có một lối sống chân chánh thì bảo làm sao tâm nầy chân chánh cho được ? Bảo là tu thiền mà ngày ngày hãy còn cố tình ăn thịt chúng sanh thì tu cái gì chứ đâu phải tu thiền. Có thể là tu cho thành ma thành quỷ cũng không chừng. Ở đây không nói đến những chúng sanh nào chưa đủ cơ duyên ăn chay. Nếu chưa đủ duyên ăn chay, xin cứ tiếp tục ăn mặn, nhưng xin đừng cố ý giết chúng sanh để mà ăn thịt. Tỉ như hôm nay phải đi tìm gà dai, vịt dai mà nấu cháo thì ăn mới đã; cái đó là một sự cố ý. Phật đã dạy rằng tất cả chúng sanh đều bình đẳng. Nếu bình đẳng thì ai có quyền ăn thịt ai ? Ngoài ra, tu thiền mà tiếp tục tạo ra ác nghiệp như trộm cắp, tà dâm, và sát sanh thì tu để làm gì cho vô ích. Tu thiền mà vẫn làm cho người khác đau khổ thì ví bằng đừng tu, mà nghiệp còn nhẹ hơn là tu.

Thứ năm là sự liên hệ giữa thiền và chánh mạng. Thiền mà lại sống bằng nghề mua gian bán lận; đong thiếu, cân thiếu; và làm tổn hại đến người khác thì dù có tu vạn kiếp cũng không bao giờ định đâu. Người Phật tử tu thiền nên luôn nhớ lời Phật dạy: sống với chánh mạng; sinh sống bằng cách lương thiện; mưu sinh mà không làm tổn hại đến ai, hoặc giả không bốc lột ai. Có được như vậy thì tâm ta mới định tĩnh và trí huệ mới phát triển.

Thứ sáu là sự liên hệ giữa thiền và chánh tinh tấn. Tu Thiền mà thiếu chánh tinh tấn, nay trì mai nghỉ; không có sự cố gắng thì sẽ chẳng đi đến đâu, chẳng làm được gì. Tinh tấn chính là cội rễ của mọi thành công. Muốn hiểu mà không đọc; muốn tu cho đắc quả mà không hành trì thì làm gì có lẽ ấy ! phàm phu muốn có tiền cũng phải làm việc, huống hồ người tu muốn có tâm an lạc mà không tinh tấn tu trì thì làm sao được ? Tâm an lạc không tự nhiên mà có; không phải là bổn tánh từ thuôũ sơ sanh; mà ngược lại phải kinh qua một tiến trình tinh tấn tu tập. Chỉ có sự tinh tấn mới môũ rộng được đường thiền để đưa ta vào giác ngộ và giải thoát.

Thứ bảy là sự liên hệ giữ thiền và chánh niệm. Đây là sự liên hệ tối cần thiết, tại vì nếu như không có chánh niệm là không có thiền. Nói thiền mà tâm ta ôm đồm hết niệm nầy đến niệm khác thì đâu phải là thiền, mà có thể là những suy nghĩ mông lung, vơ vẩn. Trong thiền, khi đi ta biết ta đi; khi ăn ta biết ta ăn. Có người nói như vậy thì dễ quá. Ờ thì dễ, nhưng hãy tự hỏi thật lòng mình xem coi mình đã từng làm được như vậy một cách trọn vẹn chưa ? Nếu chưa được thì xin hãy bắt đầu lại từ đầu, đừng do dự, đừng sợ sệt. Hãy can đảm lên. Hãy tập lấy những cái thật đơn giản như vậy. Hãy làm người quan sát những diễn tiến của các hiện trạng; quan sát chứ không phê phán. Tập cho tới khi lúc nào ta cũng có chánh niệm thì chừng đó không cầu định, tâm ta vẫn định như thường.

Thứ tám là sự liên hệ giữa thiền và chánh định. Một khi bảy con đường trên đã có sự liên hệ tốt đẹp với thiền thì bất chiến tự nhiên thành, sự liên hệ giữa thiền và chánh định sẽ đương nhiên là tốt đẹp thôi. Chánh định là sự tập trung tâm ý. Muốn được chánh định thì ta phải trải qua một thời gian dài công phu, chứ không một sớm một chiều mà có được. Xin đừng nản chí, nản lòng. Hãy cố gắng định từng giây, từng phút, từng giờ, từng ngày, từng tháng, từng năm… Cứ liên tục như vậy hết năm nầy qua năm khác và cho đến ngày ta rủ bỏ thân tứ đại nầy mới thôi.

Xin đừng cầu mong nơi ai, mà hãy gắn ánh mắt mình vào từng bước chân ta đi. Hãy thực hành rốt ráo những lời vàng ngọc của Đức Từ Phụ; tự mình thực hành vì thiền quán là trực tiếp kinh nghiệm chứ không phải là tưôũng tượng mà được.

51. THIỀN VÀ SỰ CHÚ Ý ĐƠN GIẢN

Đừng bao giờ lầm tưôũng thiền với một cái gì khúc mắc, phức tạp và khó hiểu; mà luôn nhớ rằng thiền chỉ là sự chú ý đơn giản nhứt trong các sự chú ý. Chân như của vạn vật thế nào thì thiền nhìn như thế đó, chứ không hơn, không kém, không bớt, không thêm… Người tu thiền nên luôn nhớ như vậy để kinh nghiệm cho chính xác chân như của vạn vật. Cái quan trọng nhứt để ta có thể đưa tâm ta về thực tại, sống tỉnh thức, và thực chứng chân tâm là ôũ chỗ nầy: là cái chú ý vô cùng đơn giản nầy. Hãy nhìn sự vật đúng y như là sự hiện thực của sự vật. Cái nhà là cái nhà; không đẹp, không xấu, không thấp, không cao, không rộng, không hẹp, không lớn, không nhỏ. Nó là cái nhà, không phê phán, không so sánh, không để thành kiến của mình lên trên sự nhận biết, cũng như không can dự vào bất cứ mặt nào của sự vật. Cái nhìn đơn giản hay như thị còn có nghĩa là sự nhận xét vô tư không phán đoán.

Sự chú ý đơn giản sẽ giúp cho ta chỉ thấy và biết những hiện trạng ôũ hiện tại; chỉ sống trong giây phút hiện tại, chứ không thả hồn về quá khứ hoặc tương lai. Ta sống hoàn toàn cho những giây phút nầy. Tâm phàm phu thường hay bám víu vào những vui, mà xua đuổi những buồn; bám víu vào những đẹp, mà xua đuổi những xấu; bám víu vào những giàu, mà xua đuổi những nghèo… Nếu nói tu thiền mà không biết dùng cái nhìn đơn giản, như thị thì không cách gì tâm ta được định. Vì sao ? Vì như vậy tâm vốn dĩ đã dong ruổi trôũ nên dong ruổi hơn.

Hãy lắng lòng tìm về tự nơi mình; hãy nghe những gì đang xãy ra trong thân ta, trong tâm ta, và trong thế giới quanh ta. Với tâm tĩnh lặng ta sẽ nghe thấy một cách như thật những gì đang diễn tiến quanh ta. Ta sẽ nghe những âm thanh nhỏ thật nhỏ, dù có khác biệt, ta vẫn nghe. Cả thế giới quanh ta như lần hồi khôi phục với sự tĩnh lặng của ta. Chính nhờ ôũ sự tĩnh lặng nầy mà tâm ta cũng bớt dong ruổi và trôũ nên tĩnh lặng hơn nữa. Tuy nhiên, muốn được sự chú ý đơn giản và cái nhìn như thị nầy thì ta phải cố gắng công phu qua thiền tập để có thứ nhất sự chú ý chỉ vào một sự vật, và thứ nhì chỉ nên biết những gì đang xãy ra mà thôi.

Nên nhớ rằng trí tuệ đạt được không là một cái gì đặc biệt hoặc cao siêu. Nó chính là sự biết buông bỏ những u mê; biết buông bỏ những gì có sanh có diệt để tìm về với chân như thường trụ. Nếu ta biết buông bỏ, ta sẽ đạt được sự chú ý đơn giản và cái nhìn như thị và do đó công cuộc tu tập của ta sẽ là một hiện thực, chứ không còn là chuyện mơ hồ nữa.

52. THIỀN VÀ TỨ VÔ LƯỢNG TÂM

Mục đích tối thượng của người tu thiền là gì ? Có phải là giác ngộ và giải thoát rốt ráo không ? Vâng, đúng vậy, mục đích của người tu thiền là giác ngộ và giải thoát một cách rốt ráo. Nếu với mục đích tối thượng ấy thì người tu thiền có liên hệ gì với tứ vô lượng tâm ?

Trước tiên là Từ Vô Lượng Tâm. Từ vô lượng tâm là gì? Từ vô lượng tâm không phải là cái lòng thương yêu quyến luyến của phàm phu, mà là một tình yêu phát xuất từ lòng đại từ, mẩn chúng; muốn chúng sanh xa gần đều được an lạc và hạnh phúc. Người tu thiền mà không có lòng Từ thì sẽ chẳng những không có lòng thương xót chúng sanh, mà còn vướng mắc cái ích kỷ, bỏn xẻn, nhỏ nhen nữa là khác.

Kế tiếp là Bi Vô Lượng Tâm là cái lòng thương xót mọi loài đang bị đau khổ. Vì lòng thương xót ấy mà người tu thiền nguyện sẽ không sát hại một chúng sanh nào. Vì cái lòng thương xót nầy mà người tu thiền xem tất cả những sinh vật nhỏ bé khác như những người anh em lạc loài. Nếu không giúp được thì thôi, chứ không đành lòng giết chúng để ăn thịt. Người tu thiền mà có được cái bi vô lượng tâm nầy thì lúc nào cũng muốn làm vơi đi những nỗi đau khổ phiền não của người khác.

Vô lượng tâm thứ ba là Hỷ Vô Lượng Tâm. Hỷ có nghĩa là vui mừng với mình và với người. Thói thường, thấy người giàu có và hạnh phúc, ta như ganh tị; thấy người vui, ta như xốn xan. Tuy nhiên, với Hỷ vô lượng tâm, thấy người an lạc là ta an lạc; thấy người hạnh phúc là ta hạnh phúc. Một cái tâm như vậy thì việc sáng tỏa trí huệ chỉ là vấn đề thời gian mà thôi.

Vô Lượng Tâm cuối cùng là Xả vô lượng tâm. Người với xả vô lượng tâm thì không còn bị những thăng trầm chi phối nữa. Đối với họ, những thăng trầm và buồn vui của cuộc đời chỉ là gió thoảng mây bay mà thôi, không có quan hệ gì. Người tu thiền mà thiếu Xả Vô Lượng Tâm thì không bao giờ buông bỏ được cái gì cả. Mua vốn một, bán ra năm, sáu. Trong trương mục có chín ngàn thì ráng tìm thêm một ngàn nữa cho chẳn chục, chứ đời nào chịu ngồi yên. Cứ như thế mà hết ngày dài rồi lại đêm thâu; họ đi từ nơi nầy đến nơi khác để gom góp. Một mình gom góp không vừa lòng, bèn rủ cha, mẹ, vợ con, bà con dòng họ cùng đi gom góp. Cái tâm như vậy đó mà biểu định thì định làm sao cho vô ! Cái tâm như vậy đó mà biểu phát trí huệ thì làm sao mà phát !

Tóm lại, người Phật tử hành thiền nên luôn nhớ bốn cái vô lượng tâm không thể thiếu một. Có thể vì mới tu nên một trong những vô lượng tâm chưa được phát triển đầy đủ, chứ không thể nào không có; vì nếu như thiếu mất một trong bốn vô lượng tâm thì nào có khác chi chiếc ghế bốn chân mà mất một, còn lại ba; đâu có được sự thăng bằng. Sự giác ngộ và giải thoát cũng thế; nếu thiếu mất đi một Vô Lượng Tâm trong Thiền quán thì cuộc tu tập sẽ trôũ nên chẳng những vô bổ, mà còn lãng phí đi thì giờ nữa.

 

Pages: 1 2 3 4 5