ĐẠI TUỆ PHỔ GIÁC THIỀN SƯ
NGỮ LỤC
SỐ 1998A
QUYỂN 27
Hán dịch: Thiền sư Đại Tuệ Nhập Tạng.
* Trả lời Lưu Bảo Học (Ngạn Tu).
Ngày hôm nay nóng bức, chẳng biết chỗ yên nghỉ an nhàn, phóng khoáng tự như, không bị các ma quấy nhiễu chăng? Trong bốn oai nghi hằng ngày và thoại đầu con chó không có Phật tánh là như một hay chăng? Đối với hai bên động tĩnh có thể không phân biệt chăng? Mộng và giác hợp nhau chăng? Lý và sự hợp nhau chăng? Tâm và cảnh đều như chăng? Lão Bàng nói: tâm như cảnh cũng như, không thật cũng không giả, có cũng chẳng để ý tới, không cũng chẳng câu nệ, chẳng phải là Thánh hiền biết việc phàm phu nếu thật là được hiểu việc phàm phu, Thích-ca Đạt-ma là viên bùn khối đất gì? Ba thừa, mười hai phần giáo là tiếng kêu nồng nhiệt gì? Ông đối với môn này tự tin không nghi, chẳng phải là việc nhỏ, chỗ lạ cần phải nói giáo quen, chỗ quen nói giáo lạ mới có chút phần tương ưng với việc này. Thường thường, Sĩ Đại Phu phần nhiều đối với việc không vừa ý được chỗ thấy rộng, lại ở trong như ý thì đánh mất rồi, chẳng thể không cho ông biết, đối với như ý phải thường dùng thời tiết đang nhớ nghĩ trong không như ý, dè dặt không được tạm quên. Chỉ cần được gốc chớ lo ngọn, chỉ biết làm Phật, chớ lo Phật không hiểu lời. Điểm này được thì dễ mà giữ thì khó, không bao giờ được lơ là, phải dạy đầu ngay đuôi thẳng, rộng rãi mà đầy đủ. Sau đó đưa mình theo kịp vật khác. Sở đắc của người chung quanh đã không ứ đọng ở một gốc. Nghĩ rằng đối với nhật dụng không gắng khởi tâm nói thêm, khô tâm quên mất. Mấy năm gần đây thiền đạo Phật pháp rất suy tệ, có bọn Trưởng lão bịa đặt, căn bản tự không có sở ngộ, nghiệp thức mịt mờ không có gốc để nương, không chân thật, mánh khóe thâu nhiếp người học, dạy tất cả mọi người giống y như hắn, tối mò liền nắm mắt lại gọi là lặng lẽ mà thường chiếu soi. Ngạn xung bị bọn này dạy hư rồi. Khổ thay. Khổ thay, khổ thay! lời này, nếu không phải người chung quanh ngộ được thoại đầu con chó không có Phật tánh thì Kính Sơn cũng không có chỗ nói thuyết đổi vuốt bên da mặt, ra sức cứu lấy người này, chí khẩn chí cầu. Nhưng có một việc cũng chẳng thể không biết, ông đây cho mình thanh tịnh, mùi đời đậm bạc gom góp được một nắm, chấp chặt việc này là đặc biệt. Nếu muốn cứu họ phải đồng sự với họ, khiến cho tâm họ vui mừng không sanh nghi ngờ, ngõ hầu vững tin mà quay đầu lại. Kinh Tịnh Danh nói: Trước dùng dục dẫn dắt, sau khiến vào trí Phật là đúng. Ông già Mặt vàng nói: quán pháp lần lượt dùng trí phân biệt, xét định đúng sai không trái với pháp ấn, lần lượt kiến lập vô biên hạnh môn, giúp các chúng sanh dứt tất cả nghi. Đây chính là lấy vật làm khuôn phép, làm mẫu mực cho muôn đời. Huống là căn tánh của ông đây khác với người chung quanh, sanh thiên quyết định ở trước linh vận, thành Phật quyết định ở sau linh vận. Ông này quyết định không thể dùng trí tuệ nhiếp được, phải theo sở thích mà nhiếp, vì ngày tháng kéo dài, e rằng tự biết lỗi, bỗng nhiên tự buông bỏ cũng không chừng. Nếu chịu quay đầu lại thì là một vị hảo hán có sức mạnh, người chung quanh cũng nên lùi bước nhường cho hắn đưa ra một đầu mới được. Tỉ Vĩ Thiền Quy chép được một quyển sách Hán đối đáp với Tử Nham Lão Tử, Sơn Tăng tùy hỷ đọc một lần, khen ngợi vui mừng nhiều ngày, chỉ là thích một đoạn văn, lại giống một bài đại nghĩa, cuối cùng kính đáp, chẳng biết người chung quanh cho là thế nào? Thuở xưa, Tổ Đạt-ma bảo Nhị Tổ rằng: ông chỉ dứt các duyên ngoài, trong tâm không thở gấp, tâm như vách tường, có thể nhập đạo. Nhị Tổ mỗi loại nói tâm nói tánh đều chẳng khế hợp, một hôm chợt tỉnh được chỗ chỉ bày yếu môn của Đạt-ma, vội vàng bạch Đạt-ma rằng: Đệ tử lúc này mới dứt được các duyên. Đạt-ma biết Nhị Tổ đã ngộ nên không hỏi vặn cho củng tận, chỉ hỏi: Chẳng thành đoạn diệt phải chăng? Đáp: không. Đạt-ma hỏi: Ông thì sao? Đáp: thường biết rõ ràng mà nói không thể được. Đạt-ma nói: đây chính là chỗ truyền tâm thể của Chư Phật Chư Tổ ngày trước, nay ông đã được thì chớ có nghi ngờ. Ngạn Xung nói rằng: Đêm mộng, ban ngày suy nghĩ khoảng mười năm chưa thể hoàn toàn rỗng không tâm ấy, khiến cho suy nghĩ không có chỗ duyên vào, việc không có chỗ nương tựa, cảm thấy rất nhẹ nhàng, đọc đến đây bất giác phì cười. Vì sao? Vì đã là sự suy nghĩ không có chỗ duyên, đâu chẳng phải cái gọi là nội tâm không thở gấp mà Tổ Đạt-ma đã nói ư? việc không chỗ nương tựa, đâu chẳng phải Tổ Đạt-ma nói ngoài dứt các duyên ư? Nhị Tổ ban đầu không biết chỗ phương tiện chỉ bày của Tổ Đạt-ma, gọi là ngoài dứt các duyên, trong không thở gấp, có thể nói tâm, nói tránh, nói đạo, nói lý, dẫn chứng cứ vân tự, muốn cầu ấn khả, cho nên Đạt-ma mỗi việc liệt ra không chỗ dụng tâm, bèn rút lui suy nghĩ, nói tâm như vách tường chẳng phải là pháp thật của Đạt-ma, chợt ở trên vách liền dứt các duyên, tức thời thấy trăng quên ngón tay, liền nói: Thường biết rõ ràng, nói không thể được. Lời này cũng là tạm thời bị tin tức của Đạt-ma ép ngặt ra cũng chẳng phải là pháp thật của Nhị tổ. Bọn Trưởng lão bịa đặt đã tự mình không sở chứng, liền lần lượt bịa chuyện, tuy dạy người khác dừng tâm nhưng tự tâm của hắn cháy hừng hực, ngày đêm không dứt, giống y như người dân thiếu hai thứ thuế, Ngạn Xung lại không có nhiều công lao bác bỏ, chỉ là bên trong bị độc thấm sâu, miễn là bên ngoài lộn xộn, nói động nói tĩnh, nói ngữ nói mặc, nói được nói mất, lại dẫn khắp cả nội điển, kiên quyết sai phái hội nghị hòa bình, thật là bị việc không liên quan của họ nuôi lớn vô mình, sao không suy nghĩ một công án sanh tử không hề kết thúc. Ngày ba mươi tháng mười hai sao thay đổi, chẳng thể khi sắp buông tay nhắm mắt lại nói với ông già Diêm-la rằng: chờ tôi lắng thần định lự trong chốc lát rồi sẽ gặp nhau được chăng? Đương lúc này, nói ngang dọc vô ngại cũng không thể được, tâm như cây đá cũng không thể được, phải là tâm sanh tử của đương nhân phá mới được. Nếu được tâm sanh tử phá, thì nói gì lắng thần định lự, lại nói gì ngang dọc buông lung, nói gì đến nội điển hay ngoại điển, một hiểu rõ thì tất cả đều hiểu rõ, một ngộ thì ngộ tất cả, một chứng thì chứng tất cả. Như chặt giây tơ, chặt một cái liền đứt, chứng vô biên pháp môn cũng như vậy, không có thứ lớp, nọi người đã ngộ thoại đầu con chó không có Phật tánh, lại được như vậy chưa? Nếu chưa được như vậy thì phải đến mức độ ấy mới được, đếu đã đến mức độ ấy rồi thì phải dùng pháp môn này hưng khởi tâm đại bi, ở trong cảnh thuận nghịch mà hòa bùn hợp nước, không tiếc thân mạng, không sợ khẩu nghiệp, cứu giúp tất cả để báo ân Phật, mới là việc làm của bậc đại trượng phu, nếu không như vậy thì không có việc ấy. Ngạn Xung dẫn Khổng tử Xưng Dị, hành đạo cũng nhiều lần thay đổi, hòa hợp trong sách Phật, nên sanh tâm không chỗ trụ là nhất quán, lại dẫn tịch nhiên bất động chẳng khác như cỏ cây, đây thật đáng chê cười, nói với hắn rằng, muốn được không chiêu cảm nghiệp Vô gián thì đừng phỉ báng bánh xe chánh pháp của Như lai. Nên kinh chép: không nên sanh tâm trụ vào sắc nghĩa là tâm này rộng lớn vắng lặng mầu nhiệm không thể dùng sắc để thấy, âm thanh để cầu. Nên không chỗ trụ, nghĩa là tâm này không có thật thể. Mà sanh tâm ấy nghĩa là tâm này chẳng lìa chân thật mà lập xứ, lập xứ chính là chân. Khổng Tử Xưng Dị làm đạo cũng nhiều lần dời đổi, chẳng phải là đây. Lũ là nhiều lần, thiên là biến đổi. Bói toán lành dữ sinh ở động là ý chỉ của lũ thiên, ngược lại thường hợp đạo, làm sao hợp với nên không chỗ trụ mà sanh tâm ấy thành một khối. Ngạn xung chẳng những không biết ý Phật cũng không biết ý của Khổng tử. Mọi người đối với lời dạy của Khổng tử ẩn hiện như dạo cảnh xem hoa, lại đối với lời dạy của ta thấm sâu một vùng Sơn Dã, như bọn bịa đặt này có đúng chăng? Nên khuê Phong nói rằng: ban đầu thuận lợi, bói đức của quẻ càn, mới thở một hơi, thường lạc ngã tịnh là đức của Phật, vốn ở nhất tâm mà thành đạo. Lão này hội nghị hòa bình như vậy, mới ở hai giáo Nho và Thích không thiên khô, không di hận, Ngạn Xung vì ứng với vô sở trụ mà sanh tâm, cùng với lũ thiên của Dị cùng thông suốt ý lớn, chưa dám khen nhau. Nếu theo sự sai phái của Ngạn Xung thì Khổng Phu tử và ông già Thích-ca bớt mua hài cỏ mới được. Vì sao? vì một người thì thường thay đổi, một vị thì không chỗ trụ, thiết tưởng đọc đến đây sẽ cười đau cả bụng.
* Trả lời Lưu Thông Phán (Ngạn Xưng):
Lệnh huynh Bảo Học Công, lúc đầu không hề biết việc trông nom, quên bỏ, tùy ý sờ vào lỗ mũi. Tuy chưa biết hết được tà chánh của các vị nhưng nền tảng chắc thật tà độc. Không thể xâm nhập được quên trông nom ở trong đó. Nếu cứ quên coi sóc thì tâm sanh tử không phá được, ấm ma được dịp làm hại, chưa tránh khỏi đem hư không cách xa thành hai chỗ, khi ở chỗ vắng lặng thì được vô lượng an vui, lúc ở chỗ ồn ào thì chịu vô lượng khổ. Nếu được khổ vui đồng đều thì chớ khởi tâm trong nom và quên bỏ, trong mười hai thời nói giáo rộng rãi, chợt tập khí cũ của ông thoáng khởi cũng không cố dùng tâm nén xuống, chỉ y cứ vào chỗ thoáng khởi. Khán thoại đầu: con chó có Phật tánh hay không? Đáp: không. Ngay lúc ấy giống như một giọt tuyết trên bếp lửa hồng, mắt làm tay quen hoàn toàn vượt qua được, mới biết Lãn Dung nói: khi dụng tâm vừa đúng, dùng vô tâm vừa đúng, nói khéo léo gọi là lao nhọc nhau. Chỉ nói như nặng nề, dùng vô tâm vừa đúng, thường dùng vô vừa đúng. Nay nói chỗ vô tâm chẳng khác với hữu tâm, chẳng phải người nói lời lừa dối. Thuở xưa, Bà-tu-bàn-đầu thường mỗi ngày dùng một bữa cơm, không nầm, sáu thời lễ Phật, thanh tịnh vô dục, được nhiều người quy phục. Tổ thứ mười hai là Xà-dạ-đa muốn độ Bà-tu-bàn-đầu bèn hỏi đệ tử của Bàn-đầu rằng: Thầy ông thực hành hạnh đầu-đà khắp nơi, có thể tu phạm hạnh, có thể được thành Phật chứ? Người đệ tử đáp: Thầy tôi tinh tấn như vậy, vì sao không được? Xà-dạ-đa nói: thầy ông vẫn còn xa đạo, dù cho khổ hạnh trải qua nhiều kiếp đều là gốc luống dối. Người đệ tử ấy không nén được tức giận, biến sắc lớn tiếng bảo Xà-dạ-đa rằng: Tôn giả có đức hạnh gì mà giễu cợt thầy tôi? Xà-dạ-đa nói rằng: ta không cầu đạo cũng không điên đảo, ta không lễ Phật cũng không khinh mạn. Ta không ngồi lâu cũng không biếng nhác, ta không ăn ngày một bữa cũng không ăn tạp, ta không biết đủ cũng không tham dục, tâm không hề mong cầu, gọi là đó là Đạo. Bà-tu nghe xong liền phát được trí vô lậu, cái gọi là trước dùng định động, sau dùng trí để nhổ trừ. Bọn Trưởng Lão bịa chuyện dạy mọi người tĩnh tọa, v.v… thành Phật, đâu chẳng phải là gốc luống dối ư? lại nói: chỗ tĩnh không mất, chỗ ồn ào có mất, há chẳng phải tướng ngoại thế gian mà tìm tướng thật sao? nếu tu hành như vậy thì làm sao khế hợp được chỗ gọi là “nay nói chỗ vô tâm khác với hữu tâm” của Lãn Dung. Xin ông ở đây nên cẩn thận suy nghĩ xem, Bà Tu-bàn-đầu cũng đã nói: ngồi lâu không nằm có thể thành Phật, vừa bị Xà-dạd-đa phá liền ngay sau lời nói mà biết hướng quay về, phát trí vô lậu thật là ngựa thuần thấy bóng roi mà chạy. Chúng sanh cuồng loạn là bệnh, Phật dùng thuốc thanh tịnh Ba-la-mật tự cho họ, bệnh hết thuốc còn, bệnh của họ lành, lấy một bỏ một, lúc nào là xong, sanh tử hai bên, vắng lặng ồn ào đều dùng một chút cũng không được, chớ nói chỗ ồn ào mất thì nhiều, chỗ vắng lặng mất thì ít, không bằng ít và nhiều, được và mất, tĩnh và ồn, buộc lại thành một bó đưa sang thế giới phương khác, lại y cứ vào chỗ chẳng nhiều chẳng ít, chẳng tĩnh chẳng ồn, chẳng được chẳng mất trong nhật dụng sơ lược thức tỉnh xem là gì? Vô thường mau chóng, cuộc sống trăm năm trong một búng ngón tay liền qua. Lại có thời gian rỗi rãi gì mà lý giải được, lý giải mất, lý giải tĩnh lặng, lý giải ồn ào, lý giải nhiều ít, lý giải quyên, lý giải chăm sóc. Hòa thượng Thạch Đầu nói rằng: Kính Bạch Tham Huyền Nhân, thời gian chẳng luống qua, một câu nầy mở mắt, nhắm mắt, quên trông nom, cuồng loạn, vắng lặng, đây là Kính Sơn sắp bày như thế, Tưởng bọn trưởng lão bịa đặt, có chỗ sắp bày riêng. Ôi! Hãy bỏ qua việc ấy.
Mọi người công phu vắng lặng, nhiều năm, không biết ở chỗ mở mắt, ứng việc đoạn an nhàn tâm địa chăng? Nếu chưa được an nhàn thì công phu vắng lặng chưa đắc lực. Nếu rất lâu vẫn chưa đắc lực thì phải tìm chỗ thẳng tắt đắc lực, mới không cô phụ nhiều công phu lâu nay, lâu nay công phu vắng lặng chỉ là chốn dứt trừ ồn ào, chói tai quấy rối tấc vuông của mình, giống như xưa nay không hề công phu vắng lặng. Đạo lý này chỉ vì quá gần, xa không qua khỏi mắt mình, mở mắt liền lựa chọn, nhắm mắt cũng không thiếu sót, mở miệng liền nói: nín miệng cũng tự sẵn đủ, muốn khởi tâm động niệm gánh vác. Hắn đã từ lâu bỏ phí thời giờ mười muôn tám ngàn rồi, chỉ là không chỗ dụng tâm, đây rất là tiết kiệm sức lực, nhưng người học đạo thời nay phần nhiều muốn dùng sức tìm, thì tìm càng mất, trước càng ở sau, điều ấy có thể rơi vào con đường lý giải, được con đường mất nghĩa là chỗ ồn ào mất thì nhiều, chỗ vắng lặng mất thì ít. Mọi người, ở chỗ vắng lặng, trụ hơn hai mươi năm, thử đem một chút đắc lực ra xem, nếu đem trụ cột làm chỗ đắc lực trong vắng lặng, vì sao lại hướng về chỗ ồn ào mà mất, lại hôm nay phải được tiết kiệm sức lực, tĩnh ồn như một. Chỉ lấy chữ vô của Triệu Châu, bỗng nhiên thấu được, mới biết tĩnh, ồn cả hai đều không trở ngại nhau, cũng không cố gắng dùng sức chống đỡ, cũng không khởi kiến giải không chống đỡ.
* Trả lời Thái Phu Nhân nước Tần:
Khiêm Thiền Quy, lãnh sở ban giáo, đều đích thân viết mấy bài tụng, ban đầu cũng rất nghi ngờ và hỏi Khiêm cặn kẽ, mới biết không lừa dối mình, việc nhiều kiếp chưa hiểu, chợt mở rộng hiện tiền, không từ một khác mà được, mới biết được niềm vui của pháp hỷ thiền duyệt, niềm vui của thế gian chẳng thể sánh bằng. Sơn Dã vui mừng cho Quốc Thái, nhiều ngày quên ăn quên ngủ, con là Tể Tướng, thân làm Quốc Phu Nhân, chưa đáng là quý, phẩn tảo chất lên đầu, thâu được của báu vô giá, trăm kiếp ngàn đời thọ dụng không hết mới thật là quý báu. Nhưng quyết không được chấp chặt vào cái quý này. Nếu chấp chặt thì rơi vào chỗ tôn quý, không còn khởi được bi trí thương xót hữu tình. Xin hãy ghi nhớ!
* Trả lời Trương Thừa Tướng (Đức Viễn).
Kính ngài! Yến ở A-luyện-nhã cùng hội một chỗ với bậc thượng nhân kia, vui vẻ biển tạng Tỳ-lô, tùy nghi làm Phật sự, ít bệnh ít não, đều dò xét động dừng muôn phước, trên các Thánh thảy đều như vậy. Cái gọi là ở trong mỗi niệm nhập vào tất cả pháp diệt tận tam-muội không lui sụt đạo Bồ-tát, không bỏ hạnh Bồ-tát, không bỏ tâm đại từ bi, tu tập Ba-la-mật không hề ngừng nghỉ, quán sát tất cả cõi nước chúng sanh không đoạn dứt việc xoay bánh xe pháp, không loại bỏ nghiệp giáo hóa chúng sanh, cho đến có thắng nguyện gì đều được viên mãn, biết rõ tất cả cõi nước khác nhau, nhập vào chủng tánh Phật đến bờ giải thoát. Trong bốn oai nghi của Đại Trượng Phu nầy thọ dụng việc nhà, Đại Cư Sĩ đối với việc này ra sức thực hành không mệt mỏi. Diệu Hỷ đối với việc này cũng là người Phổ Châu mà không biết? Nghe Trường Sa chính là Tỳ-da ngậm miệng thâm nhập không hai, đây cũng chẳng phải là phần ngoài, vì pháp như thế nên xin Cư Sĩ thọ dụng như thế thì các ma ngoại đạo nhất định đến làm thiện thần hộ pháp, còn các loại ý nghĩa sai biệt khác đều là cảnh giới hiện lượng của tự tâm, cũng chẳng phải vật khác, chẳng biết Cư sĩ cho là như thế nào?
* Trả lởi Trương Đề Hình (Dương Thúc):
Tất cả mọi việc làm của Lão Cư Sĩ, đều thầm hợp với đạo, nhưng chưa thể được.
Nếu hằng ngày ứng duyên không mất, nếp cũ tuy chưa được, ngày ba mươi tháng chạp, ông già Diêm-la cũng phải chắp tay quy hàng, huống là một niệm tương ưng. Lão Diệu Hỷ, tuy chưa tận mắt xem việc hành trì ấy nhưng nhỏ lớn chiết trung không có lỗi bất cập, chỉ đây chính là chỗ hợp của đạo, đến đây không cần khởi tưởng Phật pháp, Phật pháp trần lao đều là việc bên ngoài, nhưng cũng không được khởi tưởng việc ngoài chỉ hồi quang phản chiếu, khởi tưởng như vậy là từ chỗ nào đến, khi khởi khi làm có hình dáng gì? Việc sanh khởi đã làm xong, theo tâm ý mình chẳng thể không chu toàn, không có thiếu dư, ngay lúc ấy, nhờ ân sức của ai, công phu như vậy, lâu ngày chày tháng như người học toả sáng trong tự nhiên. Chúng sanh điên đảo, mê mình chạy theo vật, đắm say mùi vị thiểu dục, cam tâm chịu vô lượng khổ, hằng ngày khi chưa mở mắt, chưa bước xuống giường, nửa mê nửa tỉnh, tâm thức đã rối ren trôi giạt theo vọng tưởng, làm lành làm dữ, tuy chưa phát lộ, khi chưa xuống giường, cõi trời địa ngục ở trong gang tấc, đã cùng lúc thành tựu rồi, đến khi chờ phát lộ, đã rơi vào thức thứ tám rồi. Phật đâu không nói rằng: tất cả các căn tự tâm hiện, khí, thân v.v… chứa tướng tự vọng tưởng dựng lập hiển bày, như dòng sông, như hạt giống như ngọn đèn, như luồng gió, như áng mây, lần lượt tiêu hoại trong từng sát-na, nhảy nhót như khỉ vượn, ưa chỗ bất tịnh như ruồi bu, không nhàm đủ như gió lửa, tập khí vô thỉ hư giả như việc múc nước luân phiên. Thức này bị phá thì gọi là vô nhân vô ngã, biết cõi trời, địa ngục không ở chỗ nào khác chỉ ở trong gang tấc, lúc nửa tỉnh nửa mê chưa bước xuống giường của đương nhân, hoàn toàn không từ ngoài đến khi phát hay chưa phát, biết hay chưa biết, cần phải chiếu cố, khi chiếu cố cũng không được cố sức tranh giành, giành thì phí sức. Tổ đâu không nói rằng: Dừng động trở về dừng, dừng lại càng động, khi vừa biết trong trần lao hằng ngày dần dần tiết, kiệm được sức, chính là chỗ đắc lực của người đương cơ, chính là chỗ thành Phật làm Tổ của đương nhân, chính là chỗ biến địa ngục thành cõi trời của đương nhân, chính là chỗ ngồi yên ổn của đương nhân, chính là chỗ ra khỏi sanh tử của đương nhân, chính là chỗ chí quân ở trên Nghiêu Thuấn của đương nhân, chính là chỗ mệt mỏi lúc tàn bệnh của đương nhân, chính là chỗ che mát cho con cháu của đương nhân, đến đây nói Phật nói Tổ, nói tâm nói tánh, nói huyền nói diệu, nói lý nói sự, nói tốt nói xấu cũng là việc bên ngoài, những việc như vậy còn thuộc về bên ngoài. Huống chi là khởi lên việc trong trần lao mà bậc Thánh đã quở trách làm việc tốt còn không chịu, há lại chịu làm việc không tốt ư? Nếu tin được lời này, ngài Vĩnh Gia nói: đi cũng thiền, ngồi cũng thiền, nói nín động tĩnh thể an nhiên, chẳng phải là lời nói dối, xin theo đây mà bước, đầu cuối không thay đổi thì tuy chưa thấu suốt chứng được bản địa phong quang của mình, tuy chưa thấy rõ mặt mũi xưa nay của chính mình nhưng chỗ lạ đã quen, chỗ quen đã lạ, cẩn thận nhớ lấy. Vừa biết được chỗ tiết kiệm sức lực, chính là chỗ đắc lực. Lão Diệu Hỷ mỗi lần nói lời này với người thường thấy nói liên tiếp nhiều lần, không chịu làm việc. Cư sĩ thử công phu như thế xem, chỉ hơn mười ngày liền tự thấy được, kiệm sức hay không kiệm sức, đắc lực hay không đắc lực, như người uống nước nóng lạnh tự biết, nói với người không được, trình cho người không được. Bậc Tiên Đức nói rằng: nói chứng thì không thể chỉ bày cho người, nói lý thì chẳng chứng không được, là chỗ tự chứng tự được, tự tin, tự ngộ, trừ chỗ từng chứng từng được, đã tin đã ngộ mới lặng lẽ khế hợp nhau. Chưa chứng chưa đắc, chưa tin chưa ngộ thì chẳng những không tin mình cũng không tin người có cảnh giới như vậy. Lão cư sĩ có thiên tư gần đạo, hiện quyết định chỗ khởi chỗ làm, không thay đổi đem so với người khác, trong muôn phần đã tiết kiệm được chín ngàn chín trăm chín mươi chín (9999) phần, chỉ thổi ra một phát liền xong Sĩ Đại Phu học phần nhiều không thật cố lý giải, trừ miệng nói tâm suy nghĩ, liền mù tịt không chỗ ứng phó, chẳng tin không có chỗ ứng phó chính là điểm tốt, miễn là trong tâm phải suy lường cho được, trong miệng phải nói được phần hiểu, đâu ngờ đó là sai lầm. Phật dạy: Như lai dùng tất cả thí dụ, nói ra các việc, không có thí dụ nào để nói pháp này, vì sao? Vì đường ba trí bặt dứt không nghĩ bàn nên tin sẽ biết suy lường phân biệt là chướng đạo. Nếu dứt được quá khứ, vị lai thì đường tâm trí tự dứt. Nếu đường tâm trí được dứt thì nói các thứ việc đều là pháp này. Pháp này đã rõ thì rõ chỗ này chính là cảnh giới giải thoát hoàn toàn không thể suy nghĩ bàn luận, chỉ cảnh giới này cũng không thể suy nghĩ bàn luận, cảnh giới đã không thể nghĩ bàn thì tất cả ví dụ cũng không thể nghĩ bàn, các việc cũng không thể nghĩ bàn, ngay cả điều không thể nghĩ bàn nầy cũng không thể nghĩ bàn, lời này cũng không có gì vướng mắc, ngay cả không vướng mắc này cũng không thể nghĩ bàn. Lần lượt hỏi đến cũng như thế, hoặc việc hoặc pháp, hoặc thí dụ, hoặc cảnh giới, như vòng móc xích không đầu mới, không chỗ khởi, không chỗ cùng, đều là pháp không thể nghĩ bàn. Sở dĩ nói rằng Bồ-tát trụ là không thể nghĩ bàn, ở trong nghĩ bàn không thể cùng tận, vào chỗ không thể nghĩ bàn, suy nghĩ hay không suy nghĩ đều tịch diệt. Nếu ở lâu trong vắng lặng thì bị thu nhiếp trong pháp giới lượng, giáo lý gọi đó là pháp trần phiền não, diệt pháp giới lượng thì các thứ cao quý nhất thời bỏ hết, mới thích xem cây bách trước sân, ba cân gai, que chùi phân, con chó không có Phật tánh, hớp một cái cạn hết nước sông Tây Giang. Giống như đi trên cảnh non nước phương Đông, bỗng nhiên ngay một câu nói liền thấu được mới cho rằng pháp giới vô lượng hồi hướng, như thật mà thấy, như thật mà hành, như thật mà dùng, liền có thể ở trên đầu một sợi lông hiện ra cõi nước bảo vương, ngồi trong hạt bụi mà xoay bánh xe đại pháp, thành tựu các thứ pháp, phá tan được các thứ pháp, tất cả đều do ta. Như tráng sĩ dang rộng cánh tay, không mượn sức người khác. Sư tử dạo chơi, không cần bè bạn, mỗi thứ cảnh giới nhiệm mầu cao siêu, tâm không kinh ngạc các thứ cảnh giới nghiệp ác, hiện tiền tâm không sợ hãi, hằng ngày trong bốn oai nghi tùy duyên phóng khoáng, nhậm tánh tiêu dao, được mức độ này mới có thể nói việc không cõi trời, không địa ngục. Vĩnh Gia nói rằng: cũng không người, cũng không Phật, bọt nước trong biển đại thiên sa giới, tất cả Thánh Hiền như điện chớp, Lão này nếu không được trình độ này thì làm sao nói ra được, người hiểu lầm lời này rất nhiều. Nếu như thấu suốt cội nguồn thì không tránh khỏi nương lời nói sanh kiến giải, liền nói tất cả đều không, bác không nhân quả, do lời nói của Chư Phật, Chư Bồ-tát là luống dối, đó là kẻ cuồng mê. Bệnh này không trừ bỏ thì sẽ vời lấy ương họa lớn lao. Phật dạy: Tâm luống dối hão huyền có nhiều xảo kiến, nếu không mắc kẹt vào hai loại này thì suy lường so tính giữa có và không, dù biết được bệnh này, quyết định ở chỗ chẳng phải có chẳng phải không mà dính mắc. Nên Tiên Thánh hết lời dặn dò khiến lìa bốn câu, dứt trăm lỗi, lập tức một đao chặt đứt làm hai đoạn, lại không niệm sau nghĩ trước, quét sạch ngàn Thánh. Bốn câu là có và không, chẳng có chẳng không, vừa có vừa không. Nếu thấu suốt được bốn câu này thì nói tất cả các pháp thật có, ta cũng thuận theo với họ mà nói có, lại cũng không bị cái thật có này ngăn ngại. Nghe nói tất cả các pháp thật không, ta cũng thuận theo nói không, lại chẳng phải cái không rỗng suông ở thế gian. Nghe nói tất cả các pháp vừa có vừa không ta cũng thuận theo nói vừa có vừa không, lại chẳng nói suông. Nghe nói tất cả các pháp chẳng phải có chẳng phải không, ta cũng thuận theo nói chẳng phải có chẳng phải không lại chẳng trái nhau.
Kinh Tịnh Danh chép: Sáu vị giáo chủ ngoại đạo bị đoạ, ông cũng đoạ theo. Sĩ Đại Phu học đạo phần nhiều không chịu để tâm rỗng rang nghe thiện tri thức chỉ dạy. Thiện tri thức vừa mở miệng thì họ đã lãnh hội trước rồi, cho đến, dạy hắn thổ lộ hết, lập tức hiểu lầm, đúng lúc lãnh hội trước lời nói, lại ứ đọng trên ngôn ngữ. Lại có một loại, một bề làm ra vẻ thông minh nói đạo lý, các sự nghiệp ở thế gian, ta đều biết, chỉ có một loại thiền là ta chưa biết. Ở chỗ làm quan gọi các vị Trưởng lão bịa đặt đến cùng nhau ăn cơm, sau đó dạy hắn, bỏ lời nói càn, thường xem tâm ý thức nhớ lấy thuyết bịa đặt này, lại đi sửa chữa người, một câu đến một câu đi gọi là thiền lẫn nhau, cuối cùng khi ta nói ít nhiều câu, ông cũng không nói, chính là ta được dịp thuận tiện. Cho đến gặp được Lão chân thật mắt sáng, lại không biết gì, dù biết được lại không có niền tin quyết định, không chịu bốn góc đổ sụp xuống, y cứ vào sự lý giải của Sư gia vẫn y như cũ, xin được ấn khả, cho đến sư gia ở trong thuận nghịch chỉ bày dùng bổn phận kềm kẹp, lại sợ không dám gần gũi. Bọn này thật đáng thương. Lão Cư Sĩ Diệu Niên đỗ khoa cao làn nên sự nghiệp, chỗ ở lúc nào cũng làm việc lợi ích, sự việc văn chương đều hơn người mà không hề kiêu căng, một lòng một dạ chỉ muốn lùi bước thật lý giải việc lớn nhân duyên này, thấy ông chí thành bất giác đau khổ như thế, chẳng muốn riêng cư sĩ biết được loại bệnh đau này cũng là khuyên Bồ-tát mới phát tâm làm tư lương nhập đạo.
* Trả lời Uông Nội Hàn (Ngạn Chương):
Nương vào. Đóng cửa quán vách, tức tâm này là thuốc hay. Nếu lại nghiên cứu sách cũ chắc chắn gậy ra mầm mống sanh tử từ vô thỉ đến nay ở trong tàng thức, làm gốc lành là khó, gây ra chướng đạo không nghi ngờ gì, được dứt tâm lại dứt tâm mình. Việc quá khứ hoặc thiện hoặc ác, hoặc nghịch hoặc thuận đều chớ so uy lường. Việc hiện tại được tỉnh liền tỉnh, một đao đứt làm hai không nên chần chừ. Việc vị lai tự nhiên không nối tiếp. Đức Thích-ca dạy rằng: tâm không vọng chấp pháp quá khứ, cũng không tham đắm việc vị lai, không có sở trụ ở hiện tại, rõ biết ba đời đều vắng lặng. Nhưng hãy khán: Tăng hỏi Triệu Châu: Con chó có Phật tánh hay không? Triệu Châu đáp: Không. Xin chỉ đem tâm nhàn rỗi trở về trên vô sự, thử suy nghĩ xem bỗng nhiên hướng đến chỗ bất cập mà suy lường, được phá một niệm này liền liễu đạt chỗ ba đời. Khi liễu đạt sắp xếp, không cho tính toán, không cho dẫn chứng. Dù dẫn chứng được, tính toán được, sắp xếp được thì rõ ràng không quan hệ với rõ biết. Nhưng nói giáo rộng rãi, lành giữ đều chẳng suy lường, cũng chẳng trước ý, cũng chẳng quên. Trước ý thì trôi giạt, quên thì hôn trầm. Không trước ý không quên, thiện chẳng phải thiện, ác chẳng phải ác, nếu rõ biết như vậy thì chỗ nào cho ma sanh tử lôi kéo. Một Uông Ngạn Chương vang danh khắp thiên hạ, bình thường sắp xếp được, tính toán được, dẫn chứng được, là văn chương, là danh dự, là quan chức, cuối đời nhận kiếp quả của nhân, điều đó là thật, làm chỗ rõ vô hạn, một câu ấy đắc lực, danh dự đã rõ ràng, cùng với giấu đức ẩn quang cách nhau bao nhiêu? Chức quan đã làm đến Đại lưỡng chế cùng với khi làm tú tài cách nhau bao nhiêu? Mà nay đã gần bảy mươi tuổi, chỉ ông mánh khóe, phải đợi như thế nào? Ngày ba mươi tháng chạp làm sao thay đổi? Giết quỷ vô thường niệm niệm không dừng. Tuyết Phong Chân Giác nói rằng: Thời gian bỗng nhiên tạm thời trong chốc lát, cõi phù du có thể ở được bao lâu, ra khỏi núi tuổi đã bao nhiêu, đến Phúc Kiến đã ngoài bốn mươi, ông ta chẳng những không cần nêu lỗi của mình lại phải bỏ trở về, bị Chu tử ở thành Báo Mãn nói: Diêm vương không sợ đeo cá vàng, người xưa hết lời dặn dò vì việc gì? Người ngu ở thế gian bị đói lạnh ép ngặt, hằng ngày không có niệm nào khác, chỉ được trên thân một chút ấm áp, trong bụng không đói thì đủ rồi. Chỉ vì hai việc này mà ma sanh tử không thể làm não hại, vì bị người giàu sang so sánh, nhẹ nặng không bằng. Người được giàu sang trên thân đã thường ấm áp, trong bụng lại thường no đủ, đã không bị hai việc này ép ngặt, lại còn nhiều thứ vô hình chẳng thể nói, do đó thường ở trong lưới ma sanh tử, không biết nhờ đâu được thoát ra. Trù lúc xưa có linh cốt mới thấy được suốt, biết được sâu. Bậc Thánh xưa nói rằng: Thoáng khởi là bệnh, không nối tiếp là thuốc, không sợ niệm khởi chỉ sợ giác chậm. Phật là giác, vì thường giác nên gọi là Đại giác, cũng gọi là Giác Vương, nhưng đều từ trong phàm phu làm được. Kia đã trượng phu ta há không được như vậy, cuộc sống trăm năm có thể được bao lâu, niệm niệm như cứu lửa cháy đầu, làm việc tốt còn sợ không xong, huống chi niệm niệm ở trong trần lao mà không giác. Đàng sợ, đáng sợ! Gần đây vào đầu tháng tư nhận được thư của Lữ cư nhân báo tằng Thúc Hạ, Lưu Ngạn Lễ đã chết. Cư nhân nói rằng: Trong việc giao du thì còn kéo ra một hai người, thật là đáng sợ. Gần đây vì việc này mà hắn rất bức thiết cũng thấy làm hận vì quay đầu hơi chậm. Xem xong thì viết thư trả lời rằng: chỉ lấy cuối cùng biết chẳng phải là một niệm làm chánh thì bất luận mau hay chậm, biết chẳng phải một niệm liền là cơ bản thành Phật thành Tổ, là vũ khí sắc bén xé rách lưới ma, ra khỏi đường sanh tử, xin ông cũng chỉ công phu như thế. Công phu dần quen thì trong mười hai thời nhật dụng liền biết tiết kiệm sức lực, khi biết được tiết kiệm sức lực thì không cần gấp hưỡn, chỉ y cứ vào chỗ tiết kiệm sức lực, đem vách đá đi, đem tới đem lui và chỗ tiết kiệm sức lực này cũng không biết, có khi không được bao nhiêu nhưng chỉ khán chữ vô, chớ lo được hay không được, rất cầu mong, rất cầu móng!
Kính mong! Đóng cửa dừng tiếp xúc giao thiệp, tất cả việc đời đều bỏ qua một bên, chỉ sớm tối đem thoại đầu nào đó đã nêu để thức tức tỉnh, rất hay, rất hay! Đã giải thích xong tâm này, phải lấy ngộ làm khuôn phép. Nếu tự sanh lui sụt là căn tánh thô kém, lại tìm chỗ rút đầu chính là ở trong nguyên Điện hỏi Trường An, ở chỗ như vậy, ngay lúc thức là a thuỳ, tìm chỗ rút đầu cũng là a thùy. Diệu Hỷ không tránh khẩu nghiệp rõ ràng vì cư sĩ nói rõ ra, chỉ là một Uông Ngạn chương không có hai, chỉ có một Uông Ngạn Chương, lại trong đó được thức tỉnh biết căn tánh thô kém, tìm chỗ chui vào, nên biết đều là bóng dáng của Uông Ngạn Chương thì căn tánh ắt không thô kém, sẽ không tìm chỗ chui vào. Nhưng chỉ tin chắc chủ nhân ông của mình, đều không tiêu được nhiều lao nhọc. Xưa có vị Tăng hỏi ngài Ngưỡng Sơn rằng: Thiền tông đốn ngộ cuối cùng nhập môn là ý gì? Ngài Ngưỡng Sơn nói: ý này rất khó, nếu là môn hạ Thượng căn thượng trí của tổ tông thì một nghe ngàn ngộ, được tổng trì rộng lớn, khó được người có căn tánh này. Họ có căn nhỏ trí kém cho nên người xưa nói: nếu không an thiền tĩnh lự, đến đây thường bị mù mịt. Vị Tăng hỏi: ngoài cách này còn có phương tiện khác giúp cho người học được vào không? Ngưỡng Sơn đáp: riêng có riêng không, khiến cho tâm ông không an. Nay ta hỏi ông, ông là người xứ nào? Đáp: người ở U Châu. Sơn hỏi: ông còn nhớ nơi ấy không? Đáp: thường nhớ. Sơn hỏi: Nơi ấy đông đúc lầu đài vườn rừng, người, ngựa ông thử nhớ lại xem còn có nhiều loại nữa không? Đáp: Mỗ giáp đến đây tất cả chẳng thấy có. Sơn nói: cái hiểu của ông còn ở nơi cảnh, Tín vị thì đúng, nhân vị thì không đúng. Diệu Hỷ đã có tâm Lão bà tha thiết, phải chú thích ở phần dưới, nhân vị là đúng. Uông Ngạn Chương Tín vị là đúng, biết căn tánh thô kém, tìm chỗ chui vào. Nếu ngay lúc thức tỉnh thoại đầu nhớ lại có thể thức tỉnh, còn là Uông Ngạn Chương không? Đến lúc này không cho mọc tóc. Nếu suy nghĩ mãi dừng hoạt động thì bị bóng dáng mê hoặc, xin nhanh chóng không được xem thường, không được xem thường. Nhớ trong sách trước có ừng chép: Được tức tâm lại tức tâm dừng, việc quá khứ, hoặc lành hoặc dữ, hoặc thuận hoặc nghịch đều chẳng lý giải, việc hiện tại được kiệm liền kiệm, một dao chặt đứt làm hai không chần chờ, việc vị lai tự nhiên không nối tiếp, chẳng biết có nhìn kỹ như thê không? Đây chính là chỗ công phu tiết kiệm sức lực bậc nhất, rất cầu mong, rất cầu mong!
Kính mong! Lệnh tự thứ năm, vì bệnh nặng, tình cha con ngàn đời trăm kiếp, tập khí ân ái đã trôi chảy, tưởng thành cảnh giới này, không có chỗ ấy thì các loại hư huyễn trong đời năm trược hoàn toàn không chân thật, đi đứng nằm ngồi thường quán như vậy thì lâu ngày chày tháng dần dần tiêu mất hết. Nhưng đang lúc phiền não, cần thận suy đoán vặn hỏi đến cùng, từ đâu mà khởi, nếu chỗ cùng khởi không được thì phiền não hiện giờ từ đâu đến, ngay lúc phiền não là có hay không, là giả hay thật? Cùng cực đến cùng cực đi, tâm không có chỗ, muốn suy nghĩ nên suy nghĩ, muốn khóc nên khóc, khóc đến khóc đi, suy nghĩ đi suy nghĩ lại, phấn khởi khi dứt hết rất nhiều tập khí ân ái trong tàng thức, tự nhiên như nước chảy về sông, còn xưa nay của ta là không phiền não, không suy nghĩ, không ái không vui, vào được thế gian, xuất thế gian không còn thừa, pháp thế gian là pháp Phật, pháp Phật là pháp thế gian, thiên tánh cha con là một mà thôi. Nếu con mất mà cha không phiền não, không suy nghĩ được sao? Nếu kiên quyết nén khóc thì lại không dám khóc, khi suy nghĩ lại không dám suy nghĩ là chỉ muốn nghịch lý trời, diệt tánh trời, cất tiếng dứt vang, chế dầu cứu lửa. Ngay lúc phiền não hoàn toàn chẳng phải là việc ngoài, cũng không được khởi tưởng bên ngoài. Ngài Vĩnh Gia nói rằng: thật tánh vô minh tức Phật tánh, thân không huyễn hóa tức pháp thân, là những lời chân ngữ, thật ngữ không lừa không dối, đã thấy mê rồi muốn suy nghĩ, muốn phiền não cũng không thể được, khởi quán như vậy gọi là chánh quán, nếu quán khác gọi là tà quán, tà chánh chưa rõ cần phải gắng sức. Đây là nghĩa quyết định của Diệu Hỷ, chớ nói với người vô trí.
* Trả lời Hạ Vận Sứ:
Nêu thí dụ: Đạo khế hợp thì trời đất cùng một chỗ, hướng tới cái khác thì trước mặt càng khổ, thật hay lời này! Ngay đây tức là không truyền điều kỳ diệu, mọi người phát ý muốn làm sách Diệu Hỷ, chưa cầm cán phất phủi giấy đã hai tay trao cho rồi, làm sao kiên nhẫn chờ đến cuối cùng, vì đợi ngày khác ư? đạo lý này chỉ có người chứng mới được thầm hợp nhau, khó nói với kẻ tục. Diên Bình là Lãnh Giai ở Phúc Kiến, mọi người hãy tự điều phục không bị thuận nghịch xoay chuyển, đó là người giải thoát hoàn toàn. Người này có thể chuyển tất cả thuận nghịch, hằng ngày sống thoải mái, không thể làm cho họ vướng bận trói buộc. Nếu lập tức đáp ứng như thế thì tự nhiên không một sợi tơ nào có thể làm chướng ngại ta. Người xưa có nói: Phật nói tất cả pháp để độ tất cả tâm, ta không có tất cả tâm, đấu cần tất cả pháp. Lại Lãn Dung nói rằng: khi dụng tâm vừa đúng, nói tà vạy là lao nhọc nhau chỉ nói không nặng nề, dùng vô tâm vừa đúng, thường dùng vừa đúng không, nay nói chỗ vô tâm chẳng khác với hữu tâm, chẳng những Lãn Dung như thế mà Diệu Hỷ và mọi người cũng ở trong đó, việc trong đó khó lấy ra như người trước, cái gọi là thầm khế hợp nhau.