ĐẠI TUỆ PHỔ GIÁC THIỀN SƯ
NGỮ LỤC
SỐ 1998A
QUYỂN 25
Hán dịch: Thiền sư Đại Tuệ Nhập Tạng.
THIỀN SƯ TUỆ NHẬT UẨN VĂN DÂNG LÊN.
* Trả lời Tăng Thị Lang (Thiên Du).
Khai Khoảnh ở Trường Sa, được sách của Lão Sư Viên Ngộ, Xưng Công tuổi đã xế chiều, từ chỗ được rất kỳ vĩ, nhớ nghĩ nhiều lần, nay đã tám năm rồi, thường tiếc rằng chưa được đích thân nghe việc rớt lại, chỉ hết sức kính mến. Khai từ nhỏ phát tâm tham kiến lễ bái tri thức hỏi về việc này. Sau thời trai trẻ (hai mươi tuổi) thì bị hôn nhân sai khiến, dụng công phu chưa thuần thục, lần lựa đến nay già rồi mà chưa có sở văn, thường tự hổ thẹn than thở, nhưng lập chí phát nguyện thật không ở trong tri kiến nông cạn, cho rằng không ngộ thì thôi, ngộ thì phải thẳng đến, chỗ đích thân chứng của người xưa mới là chỗ đại nghỉ ngơi. Tâm này tuy không hề có một niệm lui sụt, tự giác công phu chưa được thuần nhất, có thể nói là chí nguyện lớn mà sức lực thì nhỏ, hướng về Lão Sư Viên Ngộ tha thiết xin chỉ bày sáu đoạn pháp ngữ, đầu tiên là chỉ thẳng vào việc này. Sau đó nêu Vân Môn và Triệu Châu buông bỏ dính mắc vào hai núi Tu-di là nhân duyên khiến cho công phu hạ độn thường tự tỉnh giác, lâu ngày sẽ có chỗ vào, tâm lão bà tha thiết như vậy. Ngặt vì đần độn ngăn lấp quá nhiều, nay may mắn tư gia trần duyên đều làm xong, nhàn rỗi không còn việc gì khác.
Khuôn phép ở chỗ ra sức tự thúc ép để trả lại chí ban đầu, nhưng tiếc vì chưa được gần gũi chỉ dạy, suốt đời hư hỏng mình, mỗi thứ lớp đều có thể soi rõ tâm này, nhìn vào chỗ ngoằn ngoèo mà đề phòng, hằng ngày phải công phu như thế nào? Ngõ hầu không liên quan tới đường khác, trực tiếp khế hợp với bản địa. Nói như vậy thì thất bại thiếu sót rất nhiều, nhưng mới quy phục, thì tự thấy khó mà lẫn trốn rất đáng thương. Rất mong.
Thừa Tự Cập từ nhỏ đến lúc làm quan, tham lễ các bậc đại Tôn sư, khoảng giữa đó thì bị khoa cử hôn nhân sai khiến lại bị ác gian, ác
tập trội hơn nên chưa thể thuần nhất thực hành công phu, cho đây là tội lớn, lại có thể hết sức nghĩ đến thế gian vô thường, mỗi thứ đều hư huyễn không có việc gì đáng vui, chuyên tâm muốn nghiên cứu một việc lớn nhân duyên này, rất hài lòng vừa ý vị Tăng bị bệnh, nhưng đã là kẻ sĩ dựa vào bổng lộc để sống, khoa cử hôn nhân là chỗ mà thế gian không thể tránh khỏi, cũng chẳng phải là tội của ông. Vì tội nhỏ mà hết sức sợ hãi, nếu chẳng phải nhiều kiếp từ vô thỉ đến nay đã thừa sự chân thiện tri thức huân tập hạt giống trí Bát-nhã sâu dày thì đâu thể được như vậy, mà chỗ gọi là tội lớn của ông, bậc Thánh hiền cũng chẳng thể tránh khỏi, nhưng biết hư huyễn chẳng phải là pháp rốt ráo, hãy hồi tâm về môn này, dùng nước trí Bát-nhã rửa sạch chất dơ bẩn cấu nhiễm, thanh tự phong cho mình, hiện thời một dao đứt làm hai đoạn, lại không khởi tâm nối tiếp nhau, không cần phải suy trước nghĩ sau. đã nói là hư huyễn thì khi làm cũng huyễn, khi thọ cũng huyễn, khi hay biết cũng huyễn, khi mê lầm điên đảo cũng huyễn, quá khứ, hiện tại, vị lai đều là huyễn, ngày nay biết lỗi thì dùng thuốc huyễn bị bệnh huyễn, khỏi bệnh thì bỏ thuốc, theo trước chỉ là người thời xưa. Nếu chỉ có người có pháp thì đó là kiến giải của tà ma ngoại đạo. Công suy nghĩ sâu về điều này, chỉ như vách đá này sẽ đi, thường ở trong vắng lặng, dè dặt không được quên núi Tu-di, buông bỏ hai điểm là nói chỉ từ chỗ dưới chân thật là sẽ đi. Mình hơn thì không nên sợ hãi mà chướng đạo. Nhưng ở trước Chư Phật phát thệ nguyện rộng lớn, nguyện tâm này vững bền không bao giờ lui sụt, nhờ Chư Phật che chở gặp bậc thiện tri thức, ngay một lời nói, dứt hết sanh tử, chứng ngộ vô thượng chánh đẳng Bồ-đề, nối tiếp tuệ mạng của Phật, để báo ân rộng lớn của Chư Phật. Nếu được như vậy thì lâu ngày không có lý gì mà không ngộ. Chẳng thấy Đồng tử Thiện Tài theo Văn-thù phát tâm, dần dần đi về phương Nam trải qua một trăm mười ngôi thành tham kiến năm mươi ba vị thiện tri thức. Sau cùng đến chỗ Di-lặc trong khoảng búng ngón tay lập tức mất pháp môn sở đắc với các bậc thiện tri thức đã tham học trước kia. Lại theo lời dạy của Di-lặc đến hầu Văn-thù, Văn-thù từ xa duỗi tay phải qua một trăm mười dotuần xoa lên đỉnh đầu Thiện Tài nói: lành thay! Lành thay! Nầy người thiện nam, nếu lìa tín căn, tâm buồn rầu hối hận, công hạnh không đủ, lui sụt siêng năng, ở một gốc lành tâm sanh trụ trước, đối với chút ít công đức liền cho là đủ, không thể khéo léo phát khởi hạnh nguyện, không bị thiện tri thức nhiếp hộ. Cho đến không thể biết rõ pháp tánh như vậy, lý thú như vậy, pháp môn như vậy, sở hành như vậy, cảnh giới như vậy. Hoặc biết cùng khắp, như biết các thứ, như tận nguồn, như hiêu rõ, như thú nhập, như giải thích, như phân biệt, như chứng biết, như đạt được, đều không thật có. Văn-thù tuyên bày cho Thiện Tài như thế. Thiện Tài ngay lời nói liền thành tựu A-Tăng-kỳ pháp môn, đầy đủ vô lượng ánh sáng đại trí, nhập vào pháp môn Phổ Hiền, trong một niệm đều thấy số các thiện tri thức nhiều như cát bụi trong Tam thiên đại thiên thế giới, thảy đều gần gũi cung kính hầu hạ, được thực hành lời dạy của các Ngài, không quên niệm trí, trang nghiêm tạng giải thoát, cho đến nhập vào lỗ chân lông của Phổ Hiền, ở trong lỗ lông đi một bước trải qua không thể nói, không thể nói số thế giới cõi Phật nhiều như bụi, đều ngang bằng với Phổ Hiền. Chư Phật, các cõi, các hạnh và giải thoát tự tại, không hai không khác, lúc đó mới có thể hồi ba độc thành ba nhóm tịnh giới, hồi sáu thức làm sáu thần thông, hồi phiền não thành Bồ-đề, hồi vô minh thành đại trí. Như bên cuộn tơ này chỉ có đương nhân cuối cùng một niệm chân thật mà thôi. Thiện Tài đến chỗ Di-lặc trong khoảng búng ngón tay còn có thể mất tam-muội đã chứng với các bậc thiện tri thức, huống chi là những tập khí nghiệp ác luống dối từ vô thỉ. Nếu cho những tội lỗi đã gây ra trước đây là thật thì hiện tại cảnh giới trước mắt đều thật có, cho đến quan chức, giàu sang ân ái đều là thật, đã là thật thì địa ngục, cõi trời cũng thật, phiền não vô minh cũng thật, người tạo nghiệp cũng thật, người chịu quả báo cũng thật, pháp môn đã chứng đắc cũng thật. Nếu khởi kiến giải thông thường nầy thì tận cùng vị lai cũng không có người hướng đến Phật thừa. Ba đời Chư Phật, các đại Tổ sư, các loại phương tiện đổi lại thành nói dối. Khi được công gửi thư liền đốt hương đối với các bậc Thánh và xa lễ đến am để sau này phân phát đi. Công thành tâm tha thiết như vậy, cách nhau tuy không xa lắm nhưng chưa được trực tiếp nói chuyện, lòng tin tùy ý bất giác buồn rầu đau khổ như hứa, nếu có ai rắc rối, cũng khởi tâm chí thành không dám dùng một lời một chữ mà khi dối nhau, nếu lừa dối ông thì tự lừa dối mình. Lại nhớ Thiện tài yết kiến Bà-la-môn Tối Tịch Tĩnh, được thật ngữ giải thoát, quá khứ hiện tại vị lai, Chư Phật, Bồ-tát đến A-nậu Bồ-đề, không đã thoái, thoái hiện thoái, và không đương thoái. Hễ có mong cầu gì đều mãn nguyện, đều do chí thành mà được. Ông đã làm bạn với Trúc Đình Bồ-Đoàn, chẳng khác Thiện tài yết kiến Bà-la-môn Tối Tịch Tĩnh, lại gửi thư của Vân Môn, đối các Thánh từ xa làm lễ rồi mới gửi đi, chỉ cần Vân Môn tin tưởng cho phép thì đây hết mực chí thành. Nhưng cho phép ông chỉ công phu như vậy thì tương lai sẽ đắc A-nậu-bồ-đề không nghi ngờ gì cả.
Lại nữa, Ông tuy giàu sang mà không bị sự giàu sang làm cho
khốn đốn, nếu đời trước chẳng trồng hạt giống trí Bát-nhã thì đâu thể nào được như vậy. Nhưng trong lúc sợ thì quên mất ý này, bị lợi căn thông minh làm chướng ngại, vì có tâm sở đắc ở trước đã xả ngay, nên không thể ở chỗ đường tắt thẳng thắn một đao dứt làm hai đoạn, lập tức nghỉ ngơi của người xưa. Căn bệnh này chẳng riêng bậc hiền sĩ Đại phu bị mà nạp tử tham cứu lâu ngày cũng bị như vậy, phần nhiều không chịu lùi bước, y cứ vào kiệm sức thực hành công phu, chỉ dùng cái thông minh, ý thức tính toán, suy lường hướng ngoại tìm cầu, chợt nghe tri thức chỉ bày sự thông minh ý thức suy lường tính toán vốn là phần cỏ rác, phần nhiều lầm ngay trước mặt, sẽ cho rằng trên từ bậc cổ đức có thật pháp cho người. Như Lâm Tế buông bỏ dính mắc vào loại núi Tu-di của Vân Môn. Nham đầu nói rằng: từ chối vật là thượng, chạy theo vật là hạ. Lại nói: hệ thống chung phải biết câu, câu là gì? Không suy nghĩ nhiều gọi là câu đúng, cũng gọi là cư đỉnh, cũng gọi là đắc trụ, cũng gọi là rõ ràng, cũng gọi là sáng suốt, cũng gọi là thời ấy, dùng thời ấy v.v… phá tất cả đúng sai. Vừa như thế lại không như thế, câu đúng cũng bỏ, câu sai cũng bỏ như một cục lửa chạm vào liền bị bỏng, có gì hướng vào chỗ bên cạnh. Kẻ sĩ đại phu thời nay phần nhiều lấy sự suy lường tính toán làm quan trọng, nghe lời nói như thế liền nói chẳng rơi vào không. Dụ như thuyền chưa bị lật mà đã nhảy xuống xông trước rồi, những người này thật đáng thương xót. Gần đến Giang Tây yết kiến Lữ Cư Nhân, Cư Nhân để ý đến nhân duyên này rất lâu, cũng rất bị bệnh này, ông ta há chẳng phải là người thông minh hay sao? Tông Cảo từng hỏi ông ta rằng: ông sợ rơi vào không, có thể biết sợ thì là không chăng? Là chẳng phải không chăng? Thử nói xem. Ông ấy đứng suy nghĩ mãi định để đối đáp.
Lúc ấy, Sư liền hét một tiếng, đến nay không biết gì, cho là lỗ mũi không bị nghẹt. Đó là do cầu tâm chứng ngộ, ở chỗ buông thả trước kia đã tự làm chướng nạn không dính dáng gì đến việc khác. Ông thử công phu như thế lâu ngày chày tháng tự nhiên được vững vàng. Nếu muốn đem cứu đến khi Di-lặc ra đời cũng không thể được ngộ, cũng không thể được nghỉ ngơi, càng thêm mê mờ buồn bực. Hòa thượng Bình Điền nói rằng: thần quang không mơ hồ, muôn xưa tốt đẹp, vào được môn này, chẳng còn tri giải. Lại người xưa nói rằng: việc này không thể có tâm cầu, không thể vô tâm mà được, không thể dùng ngôn ngữ tạo, không thể dùng lặng lẽ để thông suốt. Đây là bậc nhất vào bùn vào nước, lão bà nói rằng thường tham kiến thiền nhân, chỉ nghĩ qua như thế, đâu không cẩn thận, xem là đạo lý gì? Như là cái có gân cốt.
Bốn con đường quan hệ xoắn xuýt thì đường sanh tử cũng dứt, con đường phàm Thánh cũng dứt, được mất đúng sai cũng dứt. Dưới gót chân đương nhân toàn là trần trùng trục, không thể nắm bắt, há không thoải mái, không thoả thích hay sao? Không thấy thuở xưa, Hòa thượng Quán Khê đến liền bước xuống giường bỗng túm ngực áo Quán Khê, Quán Khê liền nói: lãnh lãnh. Ngài Lâm Tế biết Quán Khê đã thông suốt thì liền buông ra, lại không nói một câu thương lượng với Quán Khê. Khi ấy Quán Khê suy nghĩ tính toán như thế nào đúng được? Xưa nay mong có tấm gương này. Như người đời nay toàn bộ không làm việc, chỉ làm tâm thô. Quán Khê trước đây nếu có một chút tâm đợi ngộ, đợi chứng, đợi nghỉ ngơi thì lúc trước chớ nói bị túm ngực áo liền ngộ, liền là trói ké chân tay lại nhiễu quanh bốn thiên hạ một vòng nghỉ ngơi. Bình thường tính toán sắp xếp là thức tình, theo sự trôi lăn của sanh tử cũng là thức tình, sợ hãi hoảng loạn cũng là thức tình, mà người tham học đời nay không biết bệnh ấy, miễn là trong đó cho phép, trồi lên hụp xuống. Trong giáo lý cái gọi là theo thức mà làm, không y theo trí, do đó mê muội bản địa phong quang mặt mũi xưa nay. Nếu nhất thời buông bỏ được, không suy lường tính toán, chợt sẩy chân đạp lên lỗ mũi thì thức tình này liền là chân không diệu trí, lại không có trí khác để được. Nếu có sở đắc riêng, có sở chứng riêng thì lại không đúng. Như người lúc mê thì gọi Đông là Tây, đến khi ngộ thì Tây tức là Đông, không có Đông riêng. Chân không diệu trí này còn có một vật chướng ngại cũng không trở ngại các vật qua lại trong hư không. Chân không diệu trí này cũng như vậy, sanh tử, phám Thánh, cấu nhiễm, không dính mắc chút nào. Dù không dính mắc được nhưng không trở ngại sanh tử, phám Thánh qua lại trong đó. Như tin tưởng và thấy thấu suốt mới là bậc hảo hán ra khỏi sanh tử được tự tại hoàn toàn, mới cùng Triệu Châu buông không núi Tu-di của Vân Môn, được chút phần tương ưng. Nếu không tin, buông không xuống, lại xin gánh lấy núi Tu-di đi khắp nơi gặp người mắt sáng, nêu bày rõ ràng, một nụ cười.
Lão Bàng nói rằng: chỉ xin không các chỗ có, chớ thật các chỗ không. Chỉ cần hiểu được hai câu nầy thì một đời tham học làm xong. Thời nay, có một loại ngoại đạo cạo tóc, mắt mình không sáng, miễn là dạy người chết được nghỉ ngơi. Nếu nghỉ ngơi như vậy, đến ngàn Phật ra đời cũng nghỉ ngơi không được, càng khiến cho tâm mê mờ phiền muộn. Lại dạy người theo duyên, mang vọng tình thầm soi chiếu, soi tới soi lui mang qua mang lại, càng thêm mê muội, không có hẹn ngày ra. Dứt mất phương tiện của Tổ Sư, lầm chỉ dạy người, dạy người một bề sống suông chết uổng, lại dạy người việc ấy chớ lo, chỉ nghỉ ngơi như thế đi, nghỉ ngơi để tình niệm chẳng sanh, đến lúc ấy chẳng phải tối tăm không biết gì, chỉ là sáng suốt rõ ràng. Cách này độc hại làm mù mắt người, chẳng phải là việc nhỏ. Vân Môn bình thường gặp hạng này, không cho là người đối đãi. Kẻ đã tự không có sáng mắt, miễn là đem quyển sách nhỏ lên nói, bắt chước nguyên xi, dạy người điều này làm sao dạy được. Nếu tin theo cách này thì nhiều kiếp tham cứu không được. Vân Môn bình thường chẳng phải không dạy người công phu ngồi thiền để được tịch tĩnh, đây là ứng bệnh cho thuốc, thật không có chỗ chỉ dạy cho người như thế. Hòa thượng Hoàng Bá nói: Thiền tông này của ta từ khi truyền trao cho nhau đến nay, không hề dạy người tìm hiểu biết, chỉ nói là học đạo, đạo không nơi chốn gọi là tâm Đại thừa, tâm này không ở trong, ngoài, không ở giữa, thật không có nơi chốn. Đầu tiên không được khởi lên sự hiểu biết, chỉ nói về chỗ tình chấp so lường hôm nay của ông là Đạo, tình lượng nếu hết, tâm không nơi chốn, đạo này thiên chân vốn không danh tự, chỉ vì người đời không biết, mê ở trong tình, cho nên Chư Phật ra đời, nói pháp phá bỏ việc này, e rằng ông không hiểu, quyền lập gọi là tên, không thể giữ tên mà sanh hiểu biết. Trước đã nói, kẻ mắt mù sai lầm chỉ bày cho người đều là nhận mắt cá làm hạt ngọc sáng, giữ tên mà sanh hiểu biết là dạy người chỉ biết chấp chặt, đây là phòng giữ gương giác trước mắt mà sanh hiểu biết. Dạy người kiên quyết nghỉ ngơi, đây là giữ vọng mang vắng lặng mà sanh hiểu biết, nghĩ đến không hay không biết giống như cỏ cây, sỏi đá. Khi đó chẳng phải không biết tối tăm, lại lầm nhận phương tiện mở lời trói buộc mà sanh hiểu biết. Dạy người tùy duyên chiếu cố, chẳng dạy giác hiện tiền. Đây lại là nhận được tình thức của đầu lâu người chết mà sanh hiểu biết. Dạy người chỉ biết phóng khoáng, mặc tình tự tại chẳng lo sanh tâm động niệm, niệm khởi niệm diệt vốn không thật thể. Nếu chấp là thật thì tâm sanh tử phát sanh. Đây là giữ thể tự nhiên làm pháp rốt ráo, mà sanh hiểu biết. Như các bệnh trên không dính dáng gì đến việc của người học đạo, đều do tông sư mắt mù lầm chỉ bày. Ông đã thanh tịnh rồi giữ một mảnh chân thật vững chắc hướng về tâm đạo, dù công phu thuần nhất hay không thuần nhất, nhưng không ở trong câu của người xưa, miễn là giống như pháp chồng chất, một tầng rồi lại một tầng, uổng dụng công phu chẳng có ngày liễu ngộ, chỉ giữ tâm ở một chỗ, chẳng có không được, thời tiết nhân duyên đến tự nhiên xây đắp trụ cột vững vàng.
Không khởi một niệm, thì có lỗi không? Nói rằng núi Tu-di một vật không đem đến thì như thế nào? Nói rằng buông xuống, trong đây nghi ngờ không phá nổi, chỉ ở trong đây tham cứu như thế, đặc biệt không có Phật pháp chỉ dạy cho người. Nếu không tin thì mặc cho Giang Bắc, Giang Nam hỏi Vương lão, hồ nghi rồi lại hồ nghi.
Đọc kỹ sách mới biết trong bốn oai nghi không có lúc xen hở, không bị phiền toái của ông quyết định, ở trong dòng chảy xiết thường tự tỉnh ngộ, đâu không buông lung, đạo tâm càng lâu càng vững chắc, rất là hài lòng, nhưng thế gian trần lao như lửa cháy hừng hực, lúc nào mới tắt, đang trong chỗ ồn náo, nếu trong chỗ ồn náo mà không đắc lực thì lại giống như chưa từng công phu ở trong vắng lặng, nhờ có duyên lộn xộn trước kia mà nay chịu quả báo này, một mình không dám nghe lệnh. Nếu động niệm này thì chướng đạo. Người xưa nói rằng: theo dòng mà nhận được tánh, không vui cũng không buồn. Kinh Tịnh Danh chép: ví như đất liền cao nguyên hoa sen không mọc được, ở chỗ bùn ẩm thấp hoa này mới mọc được. Lão Hồ nói rằng: chân như không giữ tự tánh, tùy duyên mà thành tựu tất cả sự pháp. Lại nói rằng: tùy duyên đi cảm hóa cùng khắp mà thường ở tòa Bồ-đề này, chẳng lẽ lừa dối người ư? Nếu cho chỗ yên tĩnh là đúng, chỗ ồn ào là sai thì đó là hoại tướng thế gian mà cầu thật tướng, lìa sanh diệt mà cầu vắng lặng, thích yên tĩnh ghét ồn ào thì vừa dùng sức, bỗng nhiên trong ồn ào đánh ngược lại tin tức lúc yên tĩnh thì sức ấy có thể hơn Trúc Ỷ Bồ Đoàn ngàn muôn ức lần. Chỉ nghe nhau thì quyết không lầm nhau. Lại nhờ dùng hai câu của lão Bàng khắc làm bài văn Khuyên răn trong lúc đi đứng nằm ngồi, khéo léo không thể thêm vào. Nếu đang khi ồn ào sanh nhàm chán thì chính là tự quấy nhiễu tâm mình. Nếu khi động niệm chỉ dùng hai câu của lão Bàng để thức tỉnh thì đó là lúc nóng bức được uống nước mát lạnh. Ông có niềm tin quyết định thì là người trí tuệ rộng lớn, công phu trong vắng lặng lâu ngày mới dám nói lời này, đối với phần người khác thì không được. Nếu hướng về người Tăng thượng mạn nghiệp thức mịt mờ mà nói như vậy, chính là thêm gánh vác nghiệp ác cho họ. Các loại đau bịnh của thiền môn, đã có các sách trước, chẳng biết có lý giải tỉ mỉ hay không?
Thừa dụ, ngoài dứt các duyên, trong tâm không động, có thể nhập đạo là môn phương tiện, mượn môn phương tiện để nhập đạo thì được, giữ phương tiện không buông bỏ là bệnh. Thật ngữ của Như lai, Sơn Dã học được khôn xiết vui mừng, hết sức phấn khởi. Nay, thùng sơn của các vị chỉ dùng thật pháp mà chỉ dạy người, cho nên có rất nhiều người mù mắt. Vì lẽ đó mà Sơn Dã phân biệt chính là để cứu họ. Đời mạt pháp ma mạnh pháp yếu, người dùng việc chìm vào sâu lắng để làm rốt ráo nhiều không thể kể xiết. Giữ phương tiện không bỏ làm Tôn sư, như cây đai cây thực. Sơn Dã gần đây từng cùng với hàng nạp tử nêu hai đoạn này, đúng như sách của Như lai đã nói không sai một chữ, chẳng phải để ý xung quanh, nếu trong niệm niệm không xen hở thì không thể hiểu suốt từ trên các bậc Thánh và các phương tiện khác. Ông đã nắm được cái chuôi (chỗ yếu) rồi. Đã nắm được chỗ yếu trong tay rồi còn lo gì mà không bỏ phương tiện để nhập đạo, chỉ như thế mà công phu, xem kinh giáo và ngữ lục của người xưa mỗi thứ ngôn cú khác nhau cũng chỉ công phu như vậy. Như núi Tu-di buông xuống, thoại đầu con chó không có Phật tánh, thoại đầu cây trúc bề, thoại đầu một hớp uống hết nước sông Tây giang, thoại đầu cây bách ở trước sân, cũng chỉ như thế mà thực hành công phu, lại không được sanh hiểu riêng khác, cầu đạo lý riêng, làm mánh khóe riêng, ông có thể hướng vào dòng chảy xiết, thường tự lựa chọn như thế, nếu đạo nghiệp không thành thì Phật pháp không linh nghiệm. Nhớ lấy, nhớ lấy, thừa lúc đêm nằm mộng đốt hương đi vào trong thất của Sơn Tăng rất thong dong, thật không được trong mộng mà biết, phải biết là thật vào trong thất. Chẳng thấy Xá-lợi-phất hỏi Tubồ-đề hay sao? Rằng trong mộng nói sáu Ba-la-mật, đến lúc tỉnh dậy là giống hay khác? Tu-bồ-đề đáp: nghĩa này sâu xa, tôi không thể nói, hội này có Đại Sĩ Di-lặc ông nên đến đó hỏi Ngài. Ôi! Lậu hoặc dừng lại rất nhiều. Tuyết Đậu nói rằng: đương thời nếu không bỏ qua rồi sau cho một tờ trát, ai gọi là Di-lặc, ai là Di-lặc, liền thấy nước tan ngói bể. Ôi! Tuyết Đậu lậu hoặc cũng dứt rất nhiều. Hoặc có người hỏi: như đợi đến giấc mộng mới vào thất của Vôn Môn, liền hướng về ông ấy hỏi: ai là người vào thất, ai là người bị vào thất, ai là người nằm mộng, ai là người thật vào thất? Ôi! Lậu cũng dứt rất nhiều.
Lại thư đọc kỹ sách đủ thấy biện tâm sắt đá, lập chí quyết định, không chịu qua loa vội vã. Nhưng chỉ vách đá này đến ngày ba mươi tháng chạp cũng có thể chống cự lại ông già Diêm-la, lại không nói, mở rộng mắt trên đỉnh môn, nắm chắc kiếm báu kim cương vương, ngồi trên đảnh Tỳ-lô. Tông Cảo có bảo các bạn đạo bên ngoài rằng: kẽ sĩ học đạo thời nay, chỉ cầu mau hiệu quả, không biết đó là sai lầm. Lại nói: vô sự tĩnh duyên, tỉnh tọa thể cứu là uổng phí thời gian không bằng xem vài quyển kinh, niệm vài câu Phật, lễ bái trước Phật, sám hối tội lỗi suốt đời đã gây ra, muốn tránh khỏi gậy sắt trong tay của ông già Diêm-la. Đây là việc làm của người ngu. Nhưng nay nói gia là lưu, toàn đem tâm vọng tưởng mà tưởng mặt trời mặt trăng, nuốt mây uống khí, còn có thể lưu thân ở đời, không bị lạnh nóng ép ngặt. Huống chi là hồi tâm niệm này trọn trong Bát-nhã. Bậc Tiên Thánh có nói rõ rằng: ví như quá nhiều mạt trùng bu đậu khắp nơi, nhưng không thể bu vào đống lửa. Chúng sanh cũng vậy, có thể duyên các nơi, chỉ không thể duyên vào Bát-nhã. Nếu niệm niệm không lui sụt tâm ban đầu, đem tâm thức mình duyên theo trần lao, mà xưa ngay ở trong Bát-nhã. Tuy đời này làm chưa thấu suốt nhưng đến lúc qua đời quyết định không bị nghiệp ác lôi kéo vào đường ác, đến kiếp lai sanh tùy theo nguyện lực đời nay của mình chắc chắn ở trong Bát-nhã hiện thành thọ dụng. Đây là việc quyết định không còn nghi ngờ gì. Trong cõi chúng sanh việc không đểtâm học, từ vô thỉ đến nay huân tập thành thói quen, đường lối cũng quen, tự nhiên nhiều người gặp được gốc ấy phải gạt qua một bên. Xuất thế gian học tâm Bát-nhã, từ vô thỉ đến nay làm ngược lại, chợt nghe tri thức nói đến tự nhiên hiểu không được, phải lập chí quyết định để chống lại, quyết không lập hai bên. Nếu chỗ này vào được sâu thì chỗ kia không mắc kẹt vào tiêu khiển, các ma ngoại đạo tự nhiên ẩn náu. Chỗ sanh nói giáo thành thạo, chỗ thành thạo nói giáo sanh, chính là ở đây. Chỗ công phu hằng ngày, nắm được điểm yếu, dần dần biết thời tĩnh lực thì đó là chỗ đắc lực.
* Trả lời Lý Tham Chánh (Hán Lão).
Bính cận gõ cửa nhà Trù nhờ sự gợi mở chỗ che lấp nên bỗng có chỗ tỉnh ngộ, nhưng căn thức ám độn học hiểu suốt đời mà chỉ rơi vào tình kiến, vừa lấy vừa bỏ, như mặc chiếc áo rách nát đi trong cỏ gai, tự bó buộc. Nay một nụ cười lập tức tiêu tan hết. vui mừng khôn xiết, chẳng phải Đại Tông Sư khéo léo rũ lòng từ thì đâu được như vậy. Tự vào trong thành, đắp y ăn cơm, bế con giỡn cháu, màu sắc vẫn y như cũ, đã dứt tình vướng mắc, cũng không khởi ý tưởng kỳ lạ, ngoài ra các chướng cũ đã huân tập từ trước cũng có chút ít nhẹ nhàng, lời dặn dò khi sắp giã biệt chẳng dám quên, trọng niệm mới được nhập môn, nhưng đại pháp chưa rõ, ứng cơ tiếp vật, gặp việc chưa thể vô ngại, lại mong có người dạy bảo, khiến cuối cùng có chỗ đến, ngõ hầu không có một vết nhỏ ở pháp tịch.
Nêu ra thí dụ: tự vào trong thành đắp y khất thực, bế con giỡn cháu, sắc sắc vẫn như cũ, đã dứt tình ngăn lấp, cũng không khởi tưởng kỳ lạ, chướng cũ huân tập từ kiếp trước cũng dần dần nhẹ nhàng, nói như vậy ba lần, vui mừng phấn khởi. Đây chính là kinh nghiệm học Phật. Nếu không quá mức đại nhân ở trong một nụ cười rất đơn giản thì không thể biết nhà ta thật có điều nhiệm mầu bất truyền. Nếu không như vậy thì nghi ngờ hai chữ Pháp môn, tận cùng vị lại cũng không thể hoại, khiến hư không là miệng của Vân Môn. Cỏ cây, ngói đá đều phát ra ánh sáng giúp nói đạo lý cũng không làm gì được, mới tin nhân duyên này chẳng thể truyền, chẳng thể học, phải là tự chứng, tự ngộ, tự bằng lòng, tự nghĩ mới thấu suốt. Nay ông một nụ cười liền mất sở đắc còn nói gì. Ông già Mặt vàng nói rằng: không chấp chỗ nói năng của chúng sanh, tất cả việc hữu vi luống dối, dù không còn theo ngôn ngữ nói năng, cũng không mắc kẹt vào không nói năng. Thư gửi đến nói: đã mất tình vướng mắc, cũng không khởi ý tưởng kỳ lạ, thầm khế hợp với lời của ông già Mặt vàng, tức thuyết ấy thì gọi là Phật nói, lìa thuyết ấy là mà Ba-tuần nói. Sơn Dã xưa nay có thệ nguyện rộng lớn, thà đem thân này thay thế tất cả chúng sanh chịu khổ địa ngục, chớ không bao giờ dùng miệng này đem Phật pháp cho rằng nhân tình làm mù mắt tất cả mọi người. Ông đã được mảnh ruộng (mức độ) như thế nào thì tự biết, việc này không tự ở nơi người được, chỉ y như cũ, không cần hỏi Đại pháp sáng hay chưa sáng, ứng cơ ngại hay vô ngại. Nếu nghĩ như vậy thì chẳng y như cũ, chờ sau khi qua hạ mới phục xuất được, rất hiệp với ý Tăng bệnh. Nếu lại cuồng nhiệt tuy cầu không dứt thì không phù hợp. Hôm trước, thấy ông hết sức vui mừng do đó không dám nói ra sợ tổn thương lời nói. nay sự vui mừng đã yên, mới dám chỉ ra việc này, thật không dễ dàng, phải sanh tâm hổ thẹn mới được. Thường thường, bậc lợi căn thượng trí, được không phí sức, bèn sanh tâm dễ duôi, vì không chịu tu hành nên phần nhiều bị cảnh giới đoạt đem đi trước mắt, làm chủ tể không được, lâu ngày chày tháng mê mờ nên không quay lại, đạo lực không thể thắng nghiệp lực, ma được dịp làm hại, chắc chắn bị ma nhiếp trì, đến lúc sắp qua đời cũng không đắc lực, tuyệt đối phải nhớ lấy, lời hôm trước lý thì đốn ngộ, nhưng thừa ngộ mà hoàn toàn triệt tiêu, sự thì dần dần dứt trừ, nhân lần lượt hết, đi đứng nằm ngồi, dè dặt không được quên. Ngoài ra, các loại ngôn cú khác nhau của người xưa đều không thể cho là thật, nhưng cũng không thể cho là giả, lâu ngày thuần thục, tự nhiên thầm khế hợp với bản tâm mình, không cần tìm sự cao siêu kỳ lạ riêng. Xưa, Hòa thượng Thuỷ Lạo ở Thái Đằng hỏi Mã Tổ: thế nào là ý Tổ Sư từ phương Tây đến? Tổ nói: ở gần xưa nay là đạo của ông. Thuỷ Lạo vừa đến gần thì Mã Tổ đạp vào ngực một cái té nhào. Thuỷ Lạo bất giác chồm dậy vỗ tay cười ha ha thật lớn. Tổ hỏi: ông thấy lý gì mà cười? Thuỷ Lạo nói: Trăm ngàn pháp môn vô lượng nghĩa mầu, ngày nay một tay trên đầu đều biết được cội nguồn. Mã Tổ liền không chú ý tới ông ta nữa. Tuyết Phong biết Cổ Sơn trút bỏ được và liễu ngộ, liễu tâm liền mất, chỉ mỉm cười đưa tay lên vẫy mà thôi. Tuyết Phong hỏi: ông thực hành đạo lý phải chăng? Cổ Sơn lại vẫy tay hỏi lại rằng: Hòa thượng có đạo lý gì? Tuyết Phong liền thôi. Thiền sư Mông Sơn Đạo Minh nhân dịp Lô Hành giả đến Dũ đoạt y bát. Lô Công ném vào tảng đá nói rằng: y này tiêu biểu cho niềm tin, có thể dùng sức để tranh giành hay sao? Mặc cho Côn đem đi, Minh cử không lay động, bèn nói rằng: tôi cầu pháp chớ chẳng vì y bát, xin hành giả khai thị. Lô Công nói rằng: không nghĩ thiện không nghĩ ác, chính lúc ấy là mặt mũi xưa nay của Thượng tọa. Khi đó Minh đại ngộ, toàn thân toát mồ hôi, rơi lệ đãnh lễ thưa rằng: ngoài mật ngữ mật ý trên, còn có ý chỉ gì chăng? Lô Công nói: nay ta nói cho ông biết, tức chẳng có mật ý, nếu ông soi ngược lại mặt mũi của chính mình thì chỗ mật ý lại ở bên cạnh ông. Nếu ta nói được tức là không mật. Vì ba vị Tôn túc, ba đoạn nhân duyên so với Công ở trong một nụ cười trong lòng tiêu tan không còn vướng mắc gì nữa, hơn kém như thế nào xin tự đoán xem còn có đạo lý kỳ lạ gì khác không? Nếu còn có riêng thì lại giống như chưa từng trút bỏ được. chỉ biết làm Phật chớ lo Phật không hiểu lời. Xưa nay, kẻ sĩ đắc đạo tự mình đầy đủ, đem cái nhàn rỗi của mình ra ứng duyên tiếp vật, như gương sáng và hạt châu sáng ở trong lòng bàn tay, Hồ đến thì hiện hồ, Hán đến thì hiện Hán không mắc kẹt vào ý nghĩ, nếu kẹt vào ý nghĩ thì có thật pháp và thật người. Ông nói Đại pháp được sáng tỏ, ứng duyên không chậm lụt, chỉ y như cũ không cần hỏi ai, lâu ngày tự gật đầu. Đến gần thưa hỏi thỉnh sách ở bên phải tòa, ngoài ra không nói gì khác nữa, dù có nói thì đối với ông chỉ là lời thừa, sắn bìm quá nhiều tạm thời gác qua việc ấy.
Lại nữa, Bính được dạy bảo đầy đủ ý chỉ sâu xa, Bính tự có ba kinh nghiệm: một là việc không thuận nghịch, tùy duyên ứng hiện không để trong lòng; hai là nghiệp huân tập đời trước đậm đà không thêm tiêu khiển, tự thấy nhẹ nhàng; ba là công án của người xưa vẫn cứ mù tịt, lúc bấy giờ lại nhìn xuống đất, đây chẳng phải tự mê muội, sách trước nói Đại pháp chưa sáng tỏ vì sợ rằng được chút ít cho là đủ, phải mở rộng thêm, đâu cầu thắng giải riêng, trừ sạch thì hiện dòng, lý thì chẳng phải ô, đâu dám không ghi nhớ.
Sau khi tin càng thêm chiêm ngưỡng, chẳng biết ngày sau có tùy duyên phóng khoáng, như ý tự tại hay không? Trong bốn oai nghi không bị trần lao lấn áp hay chăng? Ngủ thức hai bên được như một chăng? Ở chỗ y như cũ không đi tạo tác chăng? Ở trong tâm sanh tử không nối nhau chăng? Nhưng chỉ là phàm tình đặc biệt không có Thánh giải. Ông
đã cười mở rộng chánh nhãn, tin tức liền mất, đắc lực hay không đắc lực, như người uống nước nóng lạnh tự biết. Nhưng trong nở dụng hằng ngày phải dựa vào lời nói của ông già Mặt vàng, mở mang chánh tín của mình, trừ trợ nhân của mình, bỏ hiện nghiệp của mình. Đây chính là bậc hảo hán hiểu việc, không ở trong phương tiện mà thật là phương tiện, không ở trong tu chứng mà thật là tu chứng, không ở trong lấy bỏ mà thật là lấy bỏ. Người xưa nói rằng: lột da ra hết chỉ còn một cái chân thật. Lại như chiên-đàn các nhánh rườm rà bị chặt bỏ hết chỉ còn rặt cây chiên-đàn. Bỏ hiện nghiệp từ trợ duyên, mở ra chánh tánh này là ông thử suy nghĩ, lời nói như vậy đối với bậc hảo hán biết việc phần lớn giống như một cán quạt của tháng mười hai, e rằng vùng đất phương Nam nóng lạnh bất thường, không được thiếu một nụ cười.