ĐẠI TUỆ PHỔ GIÁC THIỀN SƯ
NGỮ LỤC
SỐ 1998A
QUYỂN 17
Hán dịch: Thiền sư Đại Tuệ Nhập Tạng.
Đệ tử nối pháp của trụ trì Năng Nhân Thiền Viện ở Kính Sơn là Thiền sư Tuệ Nhật Uẩn Văn kính dâng.
Lễ Thị giả đoạn thất thỉnh giảng chung cho đại chúng, có vị Tăng hỏi: Hòa thượng ở trong thất nói:
- Gọi là cây trúc bề thì đúng, không gọi là cây trúc bề thì sai. Chẳng được hạ ngữ, chẳng được không nói. Bèn quất tọa cụ xuống đất một cái rồi nói:
- Đệ tử vẽ rắn thêm chân, lại thỉnh Hòa thượng trên đầu chồng thêm đầu.
Sư nói: Tự đứng dậy, tự ngã nhào bị người ghét.
Lại nói: Cũng cần Hòa thượng gửi gắm.
Sư nói: Thiết kỵ động đầu chân trong ngày.
Lại nói: Còn có chỗ vì người hay không?
Sư nói: Không.
- Lại khá một chút.
- Đổi lấy mắt ông.
Bèn nói: Gọi là trúc bề thì đúng, không gọi là trúc bề thì sai, chẳng được hạ ngữ, chẳng được không nói, không được suy nghĩ, không được bàn tính. Ngay lúc ấy, ông già Thích-ca Đại sư Đạt-ma, tuy có lỗ mũi lại không có chỗ thở. Có gữi gắm không? Gặp sang thì hèn, gặp hèn thì sang. Nếu đi đến chỗ sang hèn lại phải mua giày cỏ hành cước mới được.
Cho nên nói: Không thể dùng hữu tâm mà cầu, không thể dùng vô tâm mà được, không thể dùng ngôn ngữ để tạo, không thể lấy vắng lặng mà thông, tuy như thế, như trời che, như đất chở. Toàn phóng toàn thâu, toàn chết toàn sống, Diệu Hỷ nói như vậy cũng không rời tin tức này. Chính như thiền khách vừa đến, ném tọa cụ xuống đất, bèn gõ vào giường thiền nói: Hãy nói: Sáng tỏ việc thế nào?
Sáng này, Tỳ-kheo Liễu Hiền vi thị giả Cận Thể gởi y vật trong
nhà người thế tục, cổ Xướng thỉnh lão già nêu tông chỉ. Trang nghiêm báo đáp. Đáng tiếc huynh đệ này mới được lời ở nơi trúc bề. Có chỗ phát minh mà nay đã là nói lời năm trước. Ngày nọ hỏi ông ta, gọi trúc bề thì đúng, không gọi trúc bề thì sai là thế nào? Ông ấy đáp: không được.
Lại nói: Mong Hòa thượng vì mỗ giáp làm phương tiện chỉ bày. Sơn Tăng nói với ông ấy: ông là người Phúc Châu, ta nói dụ này cho ông. Như lấy quả vải nổi tiếng hòa với vỏ, cùng lúc lột hết, lấy tay đưa bên miệng ông, chỉ là ông không biết nuốt. Ông ấy nghe vậy bất giác cười nói: Hòa thượng nuốt tức là việc họa, qua được bao lâu.
Lại hỏi: ngày trước ông ta nuốt trái vải rồi, chỉ là ông không biết mùi vị, ông ấy nói:
– Nếu biết mùi vị, chuyển sang thấy việc họa, ta thích hai chuyển ngữ này cho nên cái từ cửa vào chẳng phải là vật báu trong nhà, tin biết nhà tông sư không Phật pháp với người. Lại như, kỹ nghệ khéo léo ở thế gian có kiểu mẫu thì làm được. Như một giải này phải tự ngộ mới được. Được ở tâm, ứng ở tay. Nếu chưa được chỗ an vui, một bề cầu tri kiến, tìm giải hội. Loại tạp độc này mới vào tâm, như dầu vào bột, mãi mãi lấy không ra. Dẫu lấy ra được cũng phí công. Việc này như ban ngày trời xanh, vốn không chướng ngại, lại bị tạp độc này ngăn che, cho nên đối với pháp không được tự tại. Ngày nay, nhiều người được thân tâm vắng lặng lần lượt dứt được bờ mé. Lại thôi dứt một niệm muôn năm. Như lò hương trong miếu cổ, đất sông Thu lạnh, bèn cho là rốt ráo, thật không biết lại bị cảnh giới thắng diệu chướng ngại che lấp. Chánh tri kiến của mình không thể hiện tiền. Thần thông ánh sáng không thể phát ra. Hoặc chấp tất cả tâm bình thường là đạo cho là cực điểm. Trời là trời, đất là đất, núi là núi, sông là sông, Tăng là Tăng, tục là tục, lớn hết ba mươi ngày, nhỏ hết hai mươi chín, gồm trăm việc làm, cần phải bình thường một đường cho là ổn thoả. Định sẽ đi thì đi. Lại không dám dời một bước khác, sợ rơi hầm lọt hố. Thời gian dài như người mù đi đường, một cây gậy tấc bước bỏ không được. Khẩn lấy nương nhờ sắp đi, bước bước nương nhờ. Ngày nào đó, đạo nhân tỏ rõ, bỗng biết trước đây chẳng phải, ném bỏ cây gậy, buông hai tay, mười phương rộng rãi, bảy dọc tám ngang, Đông Tây Nam Bắc, không thể chẳng thể, đến đây mới được tự tại. Như người ngày nay có thể có cơ phóng được gậy, buông được tay. Khi,xưa Hòa thượng Chân Tịnh mới khai ngữ lục, lúc ấy, lão Hòa thượng ta ở trong pháp đường, Ngũ Tổ làm Thủ tọa. Ngày nọ, Ngũ Tổ thấy Tăng ở dưới hiên, cầm quyển sách văn tự, Tổ nói: Trong hai tay rất nhiều văn tự.
Vị Tăng nói: Là ngữ lục của Hòa thượng Chân Tịnh.
Tổ bèn lấy đọc, than rằng: hổ thẹn cuối đời có vị tôn túc như thế, bèn gọi Thủ tọa. Lão Hòa thượng ta lúc ấy ở sau rửa chân, nghe gọi vội vàng chạy ra.
Tổ nói: Ta được một bổn văn tự không thể nghĩ bàn, gọi là khéo nói pháp yếu.
Ông thử xem. Rồi nói: Thôi đi thôi đi, một niệm muôn năm, mé trước sau dứt. Như nay các nơi có cơ được đến mảnh ruộng này. Ông ấy lại gọi cảnh giới thắng diệu. Lúc xưa, Bảo phong có người quảng đạo, chính là người này, một thân đều không lý hội, đều không thấy có việc thế gian. Trần lao thế gian không làm mê muội ông ta được. Tuy như thế, lại bị cảnh giới thắng diệu này che lấp mắt đạo, phải biết đến chỗ một niệm không sanh, lần lượt dứt được sanh tử. Tôn túc chính yếu, như Hòa thượng Thuỷ Liêu nhân lúc hái rau hỏi Mã Tổ: thế nào là yếu chỉ Thiền tông?
Mã Tổ nói: Đến gần đây ta sẽ nói cho.
Thuỷ Liêu bèn bước đến gần, Mã Tổ đạp một cái vào bụng té nhào, Thuỷ Liêu bỗng đại ngộ, bất chợt đứng dậy cười ha ha.
Tổ nói: Ông thấy đạo lý gì?
– Trăm ngàn pháp môn vô lượng nghĩa mầu chỉ ở trên đầu sợi lông, bèn biết được cội nguồn. Trong giáo này gọi là vào dòng quên chỗ. Chỗ vào vắng lặng, hai tướng động tĩnh rõ ràng không sanh, mới được chỗ vào, bèn mất tướng định, tướng định đã mất, không rơi vào hữu vi, không rơi vào vô vi, hai tướng động tĩnh rõ ràng không sanh, chính là cửa Quán Âm vào lý, ông ấy đã ngộ rồi, bèn mở kho tàng của mình chuyển châu báu trong nhà mình ra, bèn nói:
– Trăm ngăn pháp môn vô lượng nghĩa mầu chỉ ở trên đầu sợi lông, bèn biết được cội nguồn, lại cười ha ha.
Mã Tổ biết ông ta đã đến được mảnh ruộng này, bèn không biện ông ta, cũng không có lời sau. Sau này ở am Thuỷ Liêu, Thiền Hòa gia đến thăm ông ta có một trăm chúng, bèn nêu một đạp này nói:
– Trước kia ăn một đạp của Mã Tổ, mãi đến nay cười không thôi, ông đâu từng có thuyết thoại núi non nhiều lớp, khe suối mát mẻ, liễu bên bờ ngậm khói, hoa trước sân cười mặt trời, anh võ hót, bướm lượn hoa thơm.
Chỉ nói: Từ lúc ăn một đạp của Mã Tổ mãi đến nay cười không thôi. Đây là kiểu thức thứ nhất vào dòng mất chỗ, hai tướng động tĩnh rõ ràng không sanh.
Lại không thấy Vân Môn hỏi Đỗng Sơn: vừa rời chỗ nào?
- Tra độ.
- Nhập hạ ở đâu?
- Báo Từ ở Hồ Nam.- Rời núi đó bao lâu.
- Ngày 20 tháng .
Đánh cho ông ba gậy, người xưa thuần phác cứ thật đối đáp, tự nói: Ta lần này thật từ Tra Độ đến, có lỗi gì, bèn nói:
– Đánh cho ông ba gậy, kẻ đại trượng phu phải cùng lão này lý hội mới được. Đến sáng mai lại đi, hỏi: hôm qua nhờ Hòa thượng đánh cho ba gậy, chẳng hay lỗi chỗ nào?
Hỏi rằng: cái túi đựng cơm, Giang Tây Hồ Nam bèn đi như thế.
Đỗng Sơn bỗng nhiên đại ngộ. Lại không có tin tức để thông, cũng không có đạo lý để lấy ra, chỉ lễ bái mà thôi. Đã ngộ rồi bèn mở kho tàng của mình, chuyển châu báu nhà mình ra, bèn nói:
– Sau này, trụ ở am tranh chỗ khói không người, không chứa một hạt gạo, không trồng một cọng rau, tiếp đãi mười phương qua lại, đều cho y ra kéo cửa, đốt đi cái mũ, lột đi lớp áo vải bên ngoài hôi thối, dạy y an nhiên làm nạp Tăng, há chẳng phải là tài giỏi ư?
Vân Môn nói: Thân ông cao lớn như cây dừa, mở miệng to ra. Đây là cách thức thứ hai vào dòng quên chỗ, hai tướng động tĩnh rõ ràng chẳng sanh. Lại, An Quốc Sư ở Cổ Sơn trụ trên Tuyết Phong nhiều năm. Một hôm, Tuyết Phong biết duyên ông ta đã chín muồi, bỗng đứng dậy xô cây cột nói: Là cái gì? An bỗng liễu ngộ. Chỉ giơ tay kéo mà thôi.
Phong nói: Ông thực hành đạo lý gì?
An nói: Đâu có đạo lý gì?
Sau đó, Dương Đại Niên thu vào trong Truyền Đăng Lục, gọi là quên mình rõ tâm. Đây là cách thức thứ ba vào dòng quên sở, hai tướng động tĩnh rõ ràng chẳng sanh. Lại, Hòa thượng Quán Khê một hôm thấy Lâm Tế, Tế bước xuống võng vừa cầm cột.
Khê nói: Lãnh lãnh.
Đây là cách thức thứ tư vào dòng quên sở, hai tướng động tĩnh rõ ràng chẳng sanh. Điều nầy như nói người không được, truyền trao cho người không được. Lão già bảy mươi năm tham học từng ào ạt ngộ đến. Về Vân Môn lý hội được một chút, chỉ là không thể được lần lượt đoạn bờ mé sanh tử.
Sau này ở Kinh đô Thiên Ninh, thấy lão Hòa thượng thăng đường, Sơn Tăng hỏi Vân Môn: Thế nào là chỗ Chư Phật ra đời?
Vân Môn nói: Đi trên nước núi phía Đông. Nếu là Thiên Ninh thì chẳng phải như vậy. Thế nào là chỗ Chư Phật ra đời, gió từ Nam đến điện các sanh lạnh, ở đây bỗng nhiên cắt đứt bờ mé sanh tử.
Thí như đoạn tơ loạn lấy dao cắt đứt. Lúc ấy, khắp thân đầy mồ hôi. Tuy nhiên động tĩnh chẳng sanh, tức được ngồi chỗ thanh tịnh.
Một hôm, nhập thất. Lão Hòa thượng nói:
– Cũng không dời ông đến mảnh ruộng này, đáng tiếc ông chết rồi không thể sống, không nghi ngôn cú, chính là đại bệnh, chẳng thấy đạo. Sườn núi buông tay tự chịu gánh vác. Sau khi chết lại sống, khinh anh không được, phải tin đạo lý này. Lão già tự nói: ta chỉ y cứ chỗ nầy mà được. Đã là thích sống, lại không thể lý hội được. Lão Hòa thượng lại sai ta ở trong liêu Trạch Mộc làm việc, thị giả hàng ngày đồng sĩ đại phu, phải được ba, bốn lần vào thất. Chỉ nêu hữu cú vô cú như dây nương cây mới mở miệng nói chẳng phải, như thế khoảng nửa năm, chỉ lo việc tham học.
Một hôm, cùng các viên quan ở phương trượng Dược Thạch, ta cầm đũa trong tay mà quên ăn cơm.
Lão Hòa thượng nói: Gã này tham được thiền cây Hoàng Dương, đảo lộn co rút. Ta bèn nói thí dụ rằng: Hòa thượng! Đạo lý này giống như con chó ngồi nhìn nồi dầu nóng, muốn liếm lại liếm không được, muốn bỏ mà bỏ không được.
Lão Hòa thượng nói: Ông ví dụ rất tốt, đây chính là vòng Kim cương, gai gốc.
Một hôm, ta hỏi lão hòa thựơng: nghe nói: Hòa thượng đang ở pháp đường của Ngũ Tổ có mở lời này, chẳng hay Hòa thượng Ngũ Tổ làm sao đáp. Hòa thuợng không chịu nói.
Lão già nói: Hòa thượng lúc ấy không thể một mình hỏi, phải hỏi trước đại chúng. Như nay nói lại ngại gì.
Lão Hòa thượng liền nói: Ta hỏi hữu cú vô cú như dây nương vào cây là thế nào?
Ngũ Tổ nói: Phỏng cũng phỏng không thành, vẽ cùng vẽ không được.
Lại hỏi: Bỗng gặp cây ngã dây khô thì sao?
Tổ nói: Thì theo nhau đến.
Lão này mới nghe nêu bèn lý hội được, rồi nói: Mỗ giáp hội rồi, lão Hòa thượng hỏi: chỉ sợ ông thấu suốt công án chưa được.
Lão này nói: Thỉnh Hòa thượng nêu, lão Hòa thượng bèn nêu một
loạt công án ngoa ngụy, bị ta cắt đứt hai chuyển ba chuyển như lúc thái bình vô sự được đường thì đi không trệ ngại.
Lão Hòa thượng nói: Như nay mới biết đạo, ta không chê ông, ta đã hội rồi, lại nghi mấy thiền đầu bèn hỏi lão Hòa thượng.
Lão Hòa thượng nói: Thiền ta như biển lớn, ông lấy được biển lớn đến nghiêng lấy đi mới được, nếu lấy đến được một bát, đầy được một chút đã thôi, là do khí lượng ông chỉ như thế, dạy ta đâu thể làm được, có được mấy người đến được mảnh ruộng của ông.
Lúc xưa, có một thượng tọa cảnh giống như ông, chỉ là chết rồi, qua được bao lâu bèn nêu: ta lập Tăng sau này đến ở liêu Thủ tọa Vân Cư trong đêm thường cùng huynh đệ nhập thất. Lão Hòa thượng rất thích đến nghe, có khi vào thất rồi, lại lên phương trượng, thấy lão Hòa thượng ngồi cùng ở lò lửa.
Lão Hòa thượng nói: Hoặc có người tu thiền được như lão Tăng, sao ông lại chống trái.
Lão này nói: đâu may như thế.
Chính như Đông Pha nói: Làm cây dao róc được thịt kẻ thù, ta lại xô nhào Hòa thượng vào thất, bị ta đè lên vách. Lão Hòa thượng cười ha ha, suy nghĩ lão Hòa thượng nay xương tan thịt nát cũng chưa báo ơn được.
Nhân Thượng tọa lễ nghe lão này nêu: người Phúc Châu ăn cây vải có người nhìn chỗ đất cho nên nói đến đây. Huynh đệ ở trong tòng lâm này bước đi có khuôn phép, không có lỗi của nạp tử. Đáng tiếc thước đầu ngắn nhưng đánh vào gân xương quyết định mờ mịt ông ta không được.
Có một tắc cổ thoại nêu cho đại chúng, trong giáo nói: Khi ta không thấy, sao không thấy chỗ ta không thấy, nếu thấy chỗ không thấy tự nhiên chẳng phải là tướng không thấy kia. Nếu chẳng thấy chỗ ta không thấy thì tự nhiên chẳng phải vật, nói: Đâu chẳng phải ông.
Sau này, Hòa thượng Trạm Đường tụng rằng: lão Hồ thấu tâm lão bà, vì A-nan-đà ý chuyển sâu, ngựa Hàn Cán hý qua cỏ xanh, trâu Tái Tung nằm bóng liễu xanh.
Diệu Hỷ cũng có bài tụng: tuy chẳng có văn chương, lại chẳng ở Trạm Đường. Ruộng hoang không có người cày. Cày rồi có người tranh giành, không gió lá sen động, quyết định cá có đi.
Ngày 11 tháng 3 niên hiệu Thiệu Hưng năm thứ 2, Sư đến chùa Đông Sơn, ở huyện Tân Cam, thuộc Giang Quân, tạ ân xong, niêm hương chúc Thánh bèn lên tòa nói:
– Áo lông xanh vốn là vật nhà ta, ngày nay lại hoàn Tăng ngày trước. Trân trọng ân Thánh, lấy gì đền đáp, một sợi dây muôn năm trên cây thông, bèn giơ gậy nói: Sợi dây ở đây, một câu báo ân là nói gì? Nếu nói được, thì xương tan thịt nát chưa báo ơn đủ, rõ ràng vượt trăm ức. Nếu chưa được, thì sơn Tăng không khỏi nói rõ ra cho mọi người biết. Lấy ngày tháng làm mắt trời, chỉ ra núi Tu-di làm thọ sơn. Các quan huyện Tân Cam thỉnh Sư giảng chung cho đại chúng.
Tăng hỏi: ơn Thánh đã thọ, Tăng tướng lại tròn, đệ tử lên đây, xin Sư chỉ bày làm mới lại Phật pháp.
Sư nói: Mưa qua khe ánh sáng xanh. Mây tan sắc núi mới, lại nói:
Làm sao cho long đồ thêm bền lâu, mặt trời Phật càng thêm sáng.
Sư nói: Một lối đi xưa, cao thấp tự rõ ràng.
- Chỉ như đại điên gõ răng, Hàn Văn Công thẳng xuống biết chỗ về. Hoàng Bá đặt tên, Bùi Tướng công biết thế nào. Chẳng hay ngày nay Hòa thượng gặp Tri nhuyện Triều Nghị có chỉ dạy điều gì?
- Hai mắt đối hai mắt.
- Có phải là chỉ thị hay không?
- Mặc cho đục rùa đánh ngói.
Vị Tăng lễ bái.
Sư bèn nói: hỏi được cũng tốt, không hỏi được càng thân. Vì sao? Một đường trước thinh ngàn Thánh không truyền. Người học lao nhọc như vượn bắt bóng, nhưng có người anh linh. Như thế không như thế, vừa nghe nêu bèn đứng dậy đi, còn ở trong hang sắn bìm, đáng được trong vô sở chứng, ngoài vô sở tu. Như đất nâng núi, như đá ngậm ngọc, cũng như phải là chỗ nạp Tăng bỏ thân mạng. Nếu biết được trần trần, niệm niệm đều chẳng thể thiếu, cúi ngước đều ở trong đó. Đương lúc như thế rốt ráo là trăng gió nhà ai. Có gửi gắm không? Ngàn Thánh không biết đi đâu, nhờ kiếm thiên trường ép ngặt người lạnh.
Lại nói: Người này là Tri Huyện Triều Nghị, ngày nay theo các đồng quan đến gởi Cư Hiền Sĩ Đại phu, cùng đến tùy hỷ cạo tóc ở Tông Cảo, thỉnh ý chỉ nói pháp một đoạn nhân duyên này, hỏi Phật có nhân huống là Tông Cảo tự Hành Mai, vọn vẹn được mười hai năm, ngày nay bất giác bất tri vừa đến Tân Cam, cùng pháp hội này, há chẳng phải trước báo đáp trong đời, từng ở trong hội Linh Sơn đồng làm người nghe pháp, vốn nói pháp tự có thời gian nơi chốn. Nếu thời thiết nhân duyên chưa hội, thì nói pháp không thành. Cho nên Đức Thích-ca nói pháp hơn ba trăm sáu mươi hội, đều lập thời xứ, đâu gọi là thời xứ. Há không thấy Kinh Viên Giác trước nói: Ta nghe như vầy, một thuở nọ Đức Phật, nhập Tam-muội Chánh thọ Thần thông Quang Minh Tạng. Đây chính là thời gian ngày nay nói pháp.
Cho nên nói: Muốn biết nghĩa Phật tánh, nên quán thời tiết nhân duyên, nếu thời tiết đến thì lý ấy tự rõ.
Há không thấy đại sư Thiên Thai Trí giả nhân đọc kinh Pháp Hoa đến đoạn Bồ-tát Dược Vương đốt thân nói: Là tinh tấn chân thật, là pháp chân thật cúng dường Như lai, ở đây hoát nhiên lần lượt dứt trừ sanh tử bèn chứng Tam-muội Pháp Hoa. Ở trong tam-muội thấy Phật cùng trăm muôn đại chúng trong hội Linh Sơn chưa giải tán. Như nay nói cho người, nếu không hội nhập được cảnh giới nầy, thì che đất không tin. Vì sao? Trí Giả là người đời Tùy cách Phật Thích-ca hai ngàn năm. Nhân thế nào là tinh tấn chân thật, đó gọi là chân pháp cúng dường Như lai. Bèn ở trong Tam-muội Pháp Hoa thấy hội Linh Sơn nghiễm nhiên chưa giải tán. Lại là chê người ư? Là giả nói ư? Việc này chỉ chứng mới biết được, thật khó lường. Phải biết Diệu Hỷ ngày nay nói pháp và Đức Phật ở trong hội Linh Sơn nói pháp không khác. Và Đại Sư Trí Giả ở Nam Nhạc chứng được tinh tấn chân thật này, gọi là pháp chân thật cúng dường Như lai cũng chẳng khác, người thật chứng thì không khinh nhau. Người chưa chứng giống như nói mộng. Cho nên nói: tất cả kiếp quá khứ, an trí vị lai nay, vị lai kiếp hiện tại lại bày đời quá khứ, dùng một ấn tam-muội hải ấn ấn định lại không thấu suốt. Không đến không đi, không trước không sau, chẳng những Diệu Hỷ một người như thế mà Pháp Phó Lang Trung cũng giống như thế. Chẳng những Pháp Phó Lang Trung cũng như thế mà Phán Huyện Triều Nghị và các đồng quan ký Hiền Sĩ Đại Phu cũng giống như vậy.
Chẳng nhưng Phán Huyện Triều Nghị cùng các đồng quan ký Hiền Sĩ đại Phu cũng giống như vậy, mà cho đến hiện tiền Tăng tục, sang hèn cũng như thế.
Pháp như thế, ở trời đồng trời, ở người đồng người. Người đáng dùng thân Phật được độ thì hiện thân Phật mà nói pháp cho họ, người đáng dùng thân Tể quan cho đến thân Bà-la-môn phụ nữ để độ thì hiện thân ấy mà nói pháp cho họ. Đây là giống như pháp môn thanh tịnh bình đẳng. Nếu ở đây rõ được, mặt mũi xưa nay, bản địa phong quang của mỗi người, mới biết một đại tạng giáo năm ngàn bốn mươi tám quyển từng câu không nói việc khác, vô thường mau chóng không đợi lúc nhàn.
Cho nên nói: Cố gắng đời này phải liễu, chẳng dạy nhiều kiếp thọ ương khác. Thân người khó được, làm người cao quý lại khó hơn. Không thấy Đức Phật nói kinh bốn mươi hai chương, trong đó có hai mươi điều khó, đó là: Nghèo cùng bố thí là khó.
Giàu sang học đạo là khó.
Có thế lực chẳng cậy là khó.
Tóm lại, có cái mất mạng không chết là khó. Mọi người các ông có hội không? Nếu mất mạng thì chẳng ai không chết, làm sao nói đạo lý không chết. Nếu hội được điều này mới được lấy hai mươi điều khó, mới một phen chuyển đến đều là việc dễ.
Mất mạng không chết là dễ, nghèo cùng mà bố thí thì cũng dễ, giàu sang học đạo cũng dễ, có thế lực mà không cậy cũng dễ. Nếu ngộ thì dễ không ngộ thì khó. Nhưng hai chữ khó dễ cũng không liên can đến việc bổn địa phong quang, mặt mũi xưa nay. Vì sao?
Vì pháp môn này không khó cũng không dễ. Nếu hướng đến chỗ không khó, không dễ, mắt vội vàng xem, bên ngoài dứt các duyên, bên trong tâm không xao lãng mới biết được pháp vốn không khó dễ. Nhưng người thông minh lanh lợi ngày nay, không thể tiện ngô bệnh là ở đâu. Lại tâm, ý, thức đi trước, bị tâm ý thức che lấp ánh sáng của mình, che lấp đường đi, tiến bước không được, cho nên nói muốn kẻ thông minh lanh lợi, không đắm trước, cần phải trong không phóng ra, ngoài không phóng vào.
Trong không phóng ra thì nội tâm không xao lãng, ngoài không phóng vào tức là bên ngoài dứt các duyên. Nội tâm đã định thì các duyên cũng định.
Cho nên nói: Na-già thường trong định, chẳng lúc nào không định, một việc lớn nhân duyên này đại khái là vậy. Nếu tin hiểu được như vậy, tu chứng như vậy thì Chư Phật ba đời chính là ông.
Các ông chính là Chư Phật ba đời, không xưa không nay, đồng một giải thoát. Thế gian có việc cao quý như thế, đáng tiếc trăm họ hàng ngày không biết, nhưng nay một hội cũng chẳng phải duyên nhỏ.
Lại nương theo Thiền sư ở các núi, chư thiện nam tín nữ cùng nghe pháp này. Lại nguyện một nghe ngàn ngộ được đại tổng trì, hễ trái qua nhĩ căn thì mãi mãi là hạt giống đạo. Đứng hồi lâu, chỉ mong trân trọng.
Tiền kế nghị thỉnh Sư giảng chung cho đại chúng.
Sư nói: Pháp không thể thấy nghe và biết được, nếu thực hành thấy nghe biết chính là thấy nghe biết, chẳng phải là cầu pháp. Đã lìa cái thấy nghe, hay biết thì gọi là pháp gì? Đến đây, như ngừơi uống nước, lạnh nóng tự biết, trừ phi thân chứng, thân ngộ mới thấy được.
Nếu người thật có chứng ngộ, giơ lên một sợi lông thì hết mặt đất cùng lúc rõ được.
Thời nay, chẳng những người tu thiền mà ngay những người sĩ đại phu thông minh lanh lợi, đọc rộng các sách, mỗi người đều có hai thứ bệnh, nếu không biết ý lại là vọng hoài, vọng hoài thì rơi vào hang quỷ ở Hắc Sơn, trong giáo gọi là hôn trầm. Đắm vài ý thì tâm thức phân tán, một niệm tiếp một niệm, niệm trước chưa dừng, niệm sau nối tiếp, trong giáo gọi là Trạo cử.
Chẳng biết có không trầm dưới gót chân mọi người, một đoạn đại sự nhân duyên bất trạo, như trời che đất chở. Khi chưa có thế giới đã có việc lớn nhân duyên này. Khi thế giới, hoại thì việc lớn nhân duyên này không hề động một sợi lông. Thường thường sĩ đại phu phần nhiều là trạo cử mà nay các vị có một thứ tà thiền mặc chiếu, thấy sĩ đại phu bị trần lao chướng ngại, một chút cũng không an, bèn dạy họ tro lạnh cây khô, một sợi lụa trắng, lò hương trong miếu xưa. Sông lạnh lấy đó thôi dứt người.
Ông nói: Còn đứt thôi được chưa, thật không biết con khỉ này, chẳng biết làm sao thôi được, đến là mũi nhọn trước, đi là sau điện. Không biết làm sao thôi dứt, gió này hằng năm ở đường Phúc Kiến rất thạnh hành. Vào đầu niên hiệu Triệu Hưng Diệu Hỷ đến đất Mãn, khi ở am tiện lực sắp đặt, gọi là đoạn tuệ mạng Phật. Ngàn Phật ra đời không cho sám hối. Trong đó có sĩ nhân Trịnh Thương Minh rất thông minh, dạy thừa công lý hội được, nói tạng cũng lý hội được, Nho giáo thì có như vậy.
Một hôm, cầm nén hương đến thất Diệu Hỷ, rất đỗi tức giận, thinh sắc đều cố gắng nói rằng:
– Có cây nhang chưa đốt, muốn cùng Hòa thượng lý hội một việc. Chỉ như mặc nhiên không nói là chỗ thứ nhất trong pháp môn này, Hòa thượng quở trách Tăng nghi ngờ Hòa thượng không đến mảnh ruộng này, cho nên không kính tin.
Như Đức Phật ở nước Ma-kiệt-đà, trong hai mươi mốt ngày đóng thất không có tiếng động, chẳng phải Phật im lặng hay sao?
Thành Tỳ-da-ly, ba mươi hai vị Bồ-tát mỗi vị đều nói pháp môn không hai cuối cùng Duy-ma-cật không nói, Văn-thù khen hay há chẳng phải là Bồ-tát im lặng hay sao?
Tu-bồ-đề an tọa trong núi, vô ngôn vô thuyết, há chẳng phải là Thanh Văn im lặng hay sao?
Trời Đế-thích thấy Tu-bồ-đề an tọa trong núi, bèn rưới mưa hoa cúng dường cũng không ngôn thuyết, há chẳng phải là phàm phu im lặng hay sao?
Đạt-ma đến đất Lương, sang đất Ngụy, Thiếu Lâm ngồi lặng lẽ chín năm, há chẳng phải là Tổ Sư im lặng hay sao? Lỗ Tổ thấy Tăng bèn xoay mặt vào vách há chẳng phải là tông sư im lặng hay sao?
Vì sao Hòa thượng lại bác bỏ mặc chiếu là tà phi?
Diệu Hỷ nói: Thượng Minh ông hỏi được, ta cũng đợi nói cho ông.
Nếu ta nói không được thì sẽ đốt hương lễ ông ba lễ.
Nếu ta nói được thì ông phải đốt hương lễ bái ta.
Ta cũng không nói ngôn cú cho ông về ông già Thích-ca và Tiên đức.
Ta nói trong thất cho ông, cái gọi là Bà Bí bái Bà Niên. Bèn hỏi:
ông có đọc sách Trang Tử không?
Sao không đọc?
Diệu Hỷ nói: Trang Tử nói, nói mà đủ, suốt ngày nói thì tận đạo, nói mà không biết đủ suốt ngày nói thì tận vật. Tột cùng của vật và đạo lời im không đủ để tải, phi ngôn phi mặc nghĩa có cùng tột.
Ta không từng xem quách tượng giải và các nhà chú giải, chỉ y theo Đỗ Soạn của ta nói, phá mặc nhiên này của ông, há không thấy phu tử ngày nọ lớn sợ nhỏ, quái lạ nói:
– Tham ư? Đạo ta chỉ có một mà thôi.
Tăng tử: dạ.
Ông thi thố, mọi người mới nghe chữ dạ bèn đến đây ác khẩu nói: Một chữ Dạ này cùng trời đất đồng căn, muôn vật đồng thể, cho đến trên vua Nghiêu Thuấn thành gia lập quốc, xuất tướng nhập tướng. Cho đến khi mở tay chân không ra một chữ Dạ này, lại không thích giao thiệp. Thật không biết đạo lý nầy chính là Tăng tử nói mà đủ, Khổng Tử nói mà đủ, bọn họ không hội bèn hỏi thế nào.
Tăng tử thấy lý của ông ấy hội không được liền hướng đến người thứ hai đáp lời ông ta, gọi đạo của phu tử chẳng thể không nói. Cho nên nói đạo của phu tử trung tín tha thứ mà thôi. Cốt yếu đạo với vật phải chờ chí cực, không ở ngôn ngữ, không ở chỗ mặc nhiên. Lời nói tải không được, im lặng tải cũng không được. Điều công nói còn không khế hợp với ý Trang Tử, huống gì phải hợp với Đức Phật Đại Sư Đạt-ma.
Ông muốn lý hội được chỗ cùng tột về phi ngôn phi mặc của Trang Tử hay không?
Chính là Vân Môn đưa cái quạt lên nói, cái quạt nhảy lên tầng trời ba mươi ba chạm lỗ mũi của Đế-thích, Cá chép biển đông đánh một gậy mưa nghiêng bồn, nếu ông hội được Vân Môn thì thuyết thoại này lại là lời Trang Tử, lời Trang Tử, lời Khổng Tử. Lại không còn lớn tiếng.
Diệu Hỷ nói, ông tuy không nói, nhưng tâm chưa phục. Nhưng người xưa quyết định không ở chỗ mặc nhiên ngồi ở đất rõ ràng.
Ông xưa nay nêu Thích-ca nhập thất Duy-ma im lặng, hãy khán. Thuở trước có chủ tọa, chủ gọi là Khải Pháp Sư lấy chỗ vô ngôn thuyết mà nói ra cho mọi người rằng Thích-ca nhập thất ở Ma-kiệt.
Tịnh Danh ngậm miệng ở Tỳ-da, Tu-bồ-đề xướng vô ngôn thuyết đề hiền đạo, Thích Phạm không nghe mà mưa hoa.
Đây là lý về thần ngự cho nên dùng miệng mà im, đâu gọi là vô biện, đều không thể nói lý nầy mà thần bỗng nhiên chống chọi nhau.
Bất giác đến chỗ nói không được, tuy không nói nhưng tiếng như sấm, cho nên chẳng lẽ nói là vô biện? Bởi biện đều không thể nói, đây là biện tài thông minh ở thế gian. Dùng một chấm không được đến được mảnh ruộng như thế, mới được chờ buông thân xả mạng. Loại cảnh giới này phải do đương nhân tự chứng tự ngộ mới được, cho nên kinh Hoa Nghiêm ghi: cung điện Như lai không có bờ mé, tự nhiên người giác ở trong đó. Đây là pháp môn đại giải thoát của các Thánh trước đây, vô biên vô lượng, không được không mất, không im không nói, không đến không đi, trần trần sát sát, niệm niệm pháp pháp chỉ là chúng sanh căn tánh kém cỏi, không đến cảnh giới của bậc Thánh Tam giáo, cho nên phân biệt kia đây, thật không biết cảnh giới bao la như thế lại ngồi im lặng trong hang quỷ ở Bắc Sơn. Cho nên bậc tiên Thánh quở trách giải thoát hầm sâu là chỗ đáng sợ hãi. Dùng thần thông mắt đạo để xem xét thì như ngồi trong vạc dầu sôi lửa bỏng, cây kiếm núi đao Tọa Chủ còn không dính mắc vào chỗ im lặng, huống chi khách môn hạ của tông sư, lại nói:
- Mới mở miệng lại sợ rơi vào thời nay, lại không thích giao thiệp.
Thượng minh bất giác làm lễ, Diệu Hỷ nói:
- Ông tuy làm lễ nhưng lại có việc, tới chiều tối đến nhập thất, bèn hỏi ông ta năm nay bao nhiêu tuổi: Sáu mươi bốn tuổi.
Lại hỏi ông trước, sáu mươi bốn tuổi từ đâu đến.
Y không mở miệng được, bị ta lấy gậy đánh vào cột sống.
Ngày kế lại đến thất nói: Trước sáu mươi bốn tuổi còn chưa có tôi, vì sao Hòa thượng lại hỏi, tôi từ đâu đến.
Diệu hỷ nói: Ông trước sáu mươi bốn tuổi không thể vốn ở Trịnh Gia Phúc Châu.
- Chỉ nay nghe đoạn nói pháp, nghe pháp này rõ ràng phân minh.
- Khi chưa sanh, rốt ráo ở đâu?
- Không biết.
Diệu Hỷ nói: Nếu ông không biết thì chính là sống lâu, đời nay lại hạn một trăm tuổi. Sau một trăm tuổi ông đợi bay ra ngoài Tam thiên đại thiên thế giới.
Phải cùng với ông ta vào quan tài mới được. Lúc ấy, bốn đại năm uẩn cùng lúc giải tán, có mắt không thấy vật, có tai không nghe tiếng, có tim không phân biệt được, có thân lửa đốt dao chém đều không biết đau. Đến đây rõ ràng phân minh.
- Lại đi chỗ nào?
- Tôi cũng không biết.
Diệu hỷ nói: Ông không biết thì đã là chết rồi.
Cho nên nói: Vô thường mau chóng, sanh tử việc lớn, lại là đạo lý này, ở đây mà thông minh cũng không được, nhớ lấy cũng không được, ta lại hỏi ông: bình thường có làm nhiều việc hay không? Ngày 30 tháng chạp đem hai câu địch lại với sanh tử kia, phải biết là sanh đến tử đi rõ ràng mới được, nếu không biết trước tức là ngu phu: ông mới phục tâm, từ đây bèn cứu người ngồi chờ và vô ngôn vô thuyết chịu đến làm công phu ở đây, một ngày một hội đồng nghe pháp nầy. Phải biết người có nhân duyên này từ xưa đến nay bất biển bất động, cũng không quên hoài bão, cũng không đắm ý, chỉ tự thời thời nêu lên. Khi vọng niệm khởi cũng không được dùng tâm để ngăn dứt, dứt động về chỉ, chỉ lại càng động, chỉ y cứ vào động chỉ, khán thoại đầu, lại là ông già Thíchca, đại sư Đạt-ma xưa nay, chỉ là điều này.
Vị Tăng hỏi Triệu Châu: Con chó có Phật tánh hay không?
- Không.
Ông bày mọi người thường thích xuyên tạc nói đạo, điều này chẳng phải là vô của hữu vô, chính là vô của chân vô.
Chẳng phải là vô của thế gian trống không. Khi nói như thế còn địch được sanh tử hay không. Đã không địch được sanh tử thì chưa được, nhưng chưa được, cũng phải cân nhắc, ngồi cũng cân nhắc, khi buồn vui giận ghét, khi chén tạc chén thù cũng là lúc cân nhắc đi cân nhắc lại, không mùi vị tâm đầu hợp như một khối sắt nóng, lúc ấy chính là chỗ tốt không được buông bỏ. Bỗng nhiên hoa tâm pháp minh chiếu khắp các cõi mười phương, rồi có thể ở đầu sợi lông, hiện cõi Bảo Vương. Ngồi trong hạt bụi xoay bánh xe đại pháp. Các ông nghe nói thế thường nói ở trong tâm lão Diệu Hỷ lay môi đánh lưỡi nói cũng tương tự, không biết trong bụng ông ta thế nào, phải biết Diệu Hỷ nói được lại làm được, không phải hai loại.
Cho nên, Tôn giả Ca-tỳ-ma-la Tổ thứ 13 ở Tây Thiên muốn tìm đệ tử nối tiếp ngôi vị tổ, nghĩa là ở núi sâu hang cùng sẽ có cao nhân ở đó, nhân đó đến tìm. Nên biết chẳng những đệ tử tha thiết cầu thầy mà thầy cầu đệ tử cũng tha thiết.
Bèn đi về phía Đông ngọn núi, thấy một người ra đón nói: Nơi núi sâu cô tịch chỗ rắn ở, Đại đức là bậc Chí tôn đâu uổng thần túc.
Tổ nói: Ta chẳng thấy là bậc chí tôn ta đi tìm người hiền.
Người kia thầm nghĩ: vị Sư này được tánh quyết định, mắt đạo sáng rỡ phải không, là đại Thánh kế chân thừa phải không.
Tổ nói: Tâm ông tuy nói mà ý ta đã biết. Chỉ nói về xuất gia, chứ lo gì ta có phải là Thánh hay không.
Người xưa nghe vậy sám hối tạ tội. Ngay đó theo Tổ xuất gia tức là tổ Long Thọ thứ 1. Người học đạo ngày nay phần nhiều không tự nghi, lại nghi người khác.
Cho nên nói: Nghi lớn sẽ ngộ lớn, hãy nói ngộ được cái gì?
Hồi lâu Sư nói: Ta không dám khinh các ông, các ông đều sẽ thành Phật. Xuống tòa.