ĐẠI TỐNG TĂNG SỬ LƯỢC

(Năm thứ hai niên hiệu Hàm Bình, Trùng canh Phỉnh lý). Hữu Nhai Tăng Lục Thông Huệ Đại sư Tán Ninh phụng sắc chỉ soạn.
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN TRUNG

 

24. Tăng tục lập điều chế.
25. Hành hương xướng đạo
26. Nguyên được tán tụng
27. Cương lãnh chùa Tăng
28. Lập Ni chánh Tăng chánh (phụ)
29. Tăng thống
30. Sa – môn đô thống
31. Tả Hữu Nhai Tăng Lục
32. Tăng chủ viên phó
33. Chủ toà giảng kinh luận
34. Quốc sư
35. Các chức vụ khác
36. Tăng chánh nhận bổng lộc
37. Quảng thúc Tăng Ni
38. Lớp, ngôi vị Tăng Ni và Đạo sĩ
39. Nội đạo tràng
40. Tăng tịch có lợi có căng

24. TĂNG TỤC LẬP ĐIỀU CHẾ

Phật pháp lưu hành tuỳ thời mà chế giềng mối đoạn hợp Tỳ-ni, chịu sự lượng của pháp khác, cần phải theo pháp khác. Cho nên Phật quở Tỳ kheo rằng: Hay tránh điều chế của ta tạo các tội, lúc đó Ngài bèn lập ra Tỳ-ni mới, sau khi Niết-bàn lập giáo giới cho đời vị lai: cho rằng mô phạm của luật không tròn, thiên khoa không chép hết được, thì so sánh phụ mà cầu đó, do đó ngoài “thiên” “tụ” ra còn có Tăng chế. Ngày nay Tỳ kheo hoặc ở trong rừng, hoặc ở trong chùa đều cùng chung chúng lập điều lệ, để ràng buộc hành vi của mình để giúp không mắc phải những lỗi lầm. Ngài Đạo An pháp sư đời nhà Tấn thương cho giới luật chưa được đầy đủ, xót cho oai nghi còn thiếu nhiều, cho nên che dấu khuyết điểm, ngăn ngừa dòng chảy kia, lập ra điều lệ đặt thành chương, khiến cho một lúc mà sanh niềm tin. Các pháp: Một, hành-hương-đinh toà-thượng giảng; Hai, sáu thời lễ sám; Ba, Bố tát. Nếu có người vượt qua pháp đây thì phải riêng lập ra điều lệ để ngăn ngừa. Đệ tử của Ngài Đạo An tên là Pháp Ngộ, giảng pháp dạy chúng ở Kinh Châu, lúc bấy giờ có người học trò uống rượu, Ngài Pháp Ngộ phạt mà không chịu bỏ. Ngài Đạo An ở Nhượng Chương nghe được việc đó, gói một cây roi nhỏ gởi cho Ngài Pháp Ngộ. Ngài Pháp Ngộ hiểu được ý thầy, bèn nhóm chúng dạy bảo, sai người trị nhật đánh Ngài Pháp Ngộ hai mươi roi, rồi gói cây roi gởi ại cho Ngài Đạo An. Cho nên Ngài Tập Tạc xỉ cùng với Tạ An Thơ nói rằng: “Ngài đạo An có thể làm yên được trong chúng. Ba điều lệ trên khắp thiên hạ đều cùng nhau vâng làm. Lại nữa Ngài Chi Độn lập “chúng Tăng Tập Nghi Độ; Ngài Huệ Viễn lập “Pháp Xã Tiết Độ”; đến như Ngài Tuyên Luật Sư lập “Minh Chung Quỷ Độ”, chi ra “Ngũ Chúng Vật Nghi”; “Chương Phục Nghi” và quy kính nghi”. Những ghi đây điều tuỳ thời nương theo giáo pháp mà nối tiếp nhau ra đời. Phát rừng khai hoang thì Ngài Đạo An là người đầu tiên chế ra điều lệ cho Tăng. Vua Thế Tông Tuyên Võ Đế khi lên ngôi liền ra chiếu rằng: Kẻ tục người tu đã có phần, pháp luật cũng có khác. Đạo lý giáo pháp xen nhau hiển rõ, những điều cấm ngăn hay khuyên răn đều có chổ thích nghi, vị Tăng phạm tội sát nhơn thì phải y theo pháp luật thế tục mà xử đoán, còn phạm các tội khác đều giao cho Chiêu huyền, do vì trong luật của Tăng đã có chế định rõ ràng rồi. (Đế Tân soạn trong niên hiệu Cảnh minh). Thời Ngụy và thời nhà Lương thông suốt hài hòa, rất quý sai người theo sứ giao dịch, chỉ có ông Thôi Xiêm từng nhờ vị Sa môn Minh Tạng trước tác Phật luận mà ông ký tên, ông mến Phật pháp như đây vậy. Trước đây pháp Tăng Ni rất lộn xộn, ông Xiêm dâng biểu tâu lên thiết lập lại Khoa, điều, thiên trong pháp Sa môn dâng lên Chiêu huyền đô, để kiểm ướt đó. Lại nữa ở năm tế Văn Tuyên Vương làm một quyển Tăng chế. Ông Lương Đổ xây chùa Quang Trạch mời Ngài Pháp Vân làm chủ chùa sang lập Tăng chế dung làm mô phạm cho đời sau. Xem đời Bắc Ngụy, Nam Triều người đời thay đổi làm Tăng chế văn rất uyển chuyển mà không quá nhiều: Do lưới khinh pháp, có người ác xuyên qua hang sót lại mà bị rớt xuống, không đến đổi phải bị hình phạt giết chết, có thể được ư? Làm Tăng nếu chưa có thể tu hành, chỉ có thể tránh được lỗi hình phạt, thì cũng là lực thượng sĩ tiêu diêu lắm rồi vậy.

25. HÀNG HƯƠNG XƯỚNG ĐẠO

Hương là trừ mùi hôi, giữ lại mùi thơm, khiến cho người thích ngữi, vốn người Châu tôn sùng mùi kia, thầm họp với trùng hương bên Tây Vức. Phật ra đời vào thời Cổ, ở xa mà là khế họp. Trọng kinh nói trưởng giả muốn thỉnh Phật đêm trước phải lên lâu gác tay cầm lư hương để tỏ tín tâm của mình, ngày mai khi đến giờ ăn Phật liền đến, cho nên hương là sứ giả của sự tín tâm.

Trong kinh Đại Di Giáo viết, Tỳ kheo khi sắp ăn cơm trước phải đốt hương tụng kinh. Lại trong kinh nói: Xà Hô Tỳ kheo tự nói túc duyên của mình khiến cho người sám hối: Tương Tiên Đế đến Thủ Ngã hành hương, ở phương đây giáo pháp đã được thực hành, kinh tạng đã được lưu truyền. Trong ba điều lệ của Ngài An pháp sư, thứ nhất là hành hương, định tòa, thượng giảng. Đây chính là có việc hành hương đầu tiên thời Trung Hạ. Hậu Ngụy và Giang Biểu đềi trọng rải hương mà không theo lịch trình nào. Đến triều Đường Cao Tông, ông Tiết Nguyên Khởi; Lý Nghĩa Phủ vâng sắc lệnh nhà vua, cúng trai Tăng hành hương làm phước cho Thái Tử, nhơn đó mà lễ bái Ngài Trang Tam tạng . Lại nữa vua Trung Tôn lập trai đường vô giá, tiệu các quan hàng ngũ phẩm trở lên đi hành hương, hoặc đốt hương xông tay, hoặc đem bột hương rải khắp nơi, gọi việc làm đó là hành hương. Về sau Ngài Bất Không Tam Tạng tâu lên Thái Tông Cao Tổ ngày kỵ của bảy vị thành lập trai đàn hành hương, vua sắc chỉ nên y theo ý kiến của Ngài, vì tin nhơn có nhiều cho nên không trai Tăng chỉ hành hương mà thôi. Triều Văn Tông Trung Thơ Thôi Lãi dâng sớ nói rằng: Ngày kỵ giỗ của nước nhà lập trai đàn, trăm quan hành hương sự không có kinh để căn cứ, cúi xin vua đình chỉ và bỏ đi.

Vua sắc chỉ rằng: Lời tâu của ông Thôi Lãi tìm gốc ngọn, lễ văn linh thức từng không rõ ràng. Châu phủ khắp thiên hạ hai kinh thành kia trong ngày kỵ giỗ của nước ở chùa xem hành hương đều nên bải bỏ. Thử bàn luận xem, ông Thôi Lãi nói không có kinh căn cứ. Xà Chi hành hương há không có trong kinh sao? Ngài An Công dẫn giáo lập nghi, há lại không có căn cứ ư? Sắc chỉ rằng xin tìm gốc ngọn lễ văn linh thức từng không rõ ràng: Lễ Cửu Tam Đại không phải đã từng nói ăm cơm Thích Tử mà hành hương ư? Vả lại linh thức chỉ là pháp luật thay đổi phát triển của nhiều đời. Như điều cảnh sau đại tông, há không nêu trong linh thức, cuối đời Tùy đầu thời Đường ư?. Huống chi lễ là xuất phát từ nhà Nho, lẽ nào lại lấy sách đạo Phật làm căn cứ. Sự nhơn nới đạo Phật, không nên láy sách nho làm căn cứ, chính là thể chứng, mới gọi là họp lý. Nhà nho lại không đồng ý lại dẫn sách nho,khác gì người trong tù khởi kiện mà mời người thân của mình làm chứng, nếu muốn trừ bỏ người kia cũng không từ chối. Phàm người con hiếu thờ tổ tiên chỉ giỏi việc chôn cất không có ích cho đời sau vốn nên bỏ đi vậy. Hành hương là giới thiệu với những nơi tối tăm hoang vắng, biết rằng không nơi nào không xem xét. Văn Tông khinh thường tổ tông, nên ông chỉ ngồi nhờ mà thôi.

Hoặc có người nói rằng cần gì phải hành hương làm cho thông. Nói rằng như ông Châu Chi còn ngửi mùi cúi, máu, mỡ, cỏ, ông tiêu đốt, nói rằng trời còn thích mùi đó vậy. Trời đâu có ăn khí máu; mỡ, cỏ cây, do vì người ngửi mùi đó, do ngửi mà thành việc trời. Nếu như vậy Phật giáo trọng hương lẽ nào có thể đoạt mất đi? Huống gì bá quan hành hương là thay vua, bá quan thờ tổ tông cũng là thần tử, nếu muốn bỏ đi thì làm sao là bực trung hiếu được.

Tuyên Tông lên ngôi hưng khởi lại đạo đây. Đại Tung năm thứ năm sắc chỉ kinh thành và các châu phủ bên ngoài, ngày giỗ của nước phải hành hương và phải thanh khiết, không được đem rượu thịt vào chùa nấu nướng, đã mất tâm cung kính lại trái với đạo dâng cúng. Từ đây đến An Đế hành hương như cũ. Châu Lương Phế nhà Đường, bảy tiều mới dừng, năm thứ ba niên hiệu Khai Bình, trong tiết Đại Minh các quan vào chùa hành hương chúc thọ, sau trở về cúng tổ tiên, hành hương đến nay không dứt.

Năm thứ năm niên hiệu Thiên Phước, Đậu Thinh Cố dâng tấu nói ngày giỗ của nước, tế thần quỳ đốt hương, bá quan bày tòa. Nay quỳ thắp hương, bá quan đứng hai bên, sau khi hành hương xong cúng dường trai phạn cho trăm vị Tăng, thường lấy việc này làm nghi thức thường. Năm thứ ba niên hiệu Thuần Hòa vua Đại Tông nhà Tống, ngu bệ viên ngoại lang Lý Tông Nột tâu lên vua ngày giỗ của nước thỉnh các quan Tể thần trở xuống hành hương, sau đó cấm ăn thịt, uống rượu để tiêu biểu cho sự tinh khiết của ngày đó.

Sắc Hạ Ngự Sử Đài y theo đó mà thực hành.

Xướng đạo: Dầu tiên là bên Tây Vức vị thượng tọa nhận người thế tục đến thỉnh, chú nguyện rằng bực nhị túc thường an lạc, bực thứ túc cũng an lạc, trong tất cả thời đều được kiết tường.v.v… để làm vui lòng người đàn-việt. Ngài Xá-lợi-phất nhiều biện tài, khen ngợi dẫn dắt rất giỏi, người bạch y rất vui mừng, đây là tiêu biểu cho.

Trong Cao Tăng Truyện luận của đời Lương có nói rằng: điều quý báu của xướng đạo là việc đó có bốn điều: Một là tiếng; hai là biện; ba là tài; bốn là rộng. Chẳng phải tiếng thì không lấy gì răn nhắc chúng, không phải biện thì không họp thời, chẳng phải tài thì nói không hay, chẳng phải rộng thì ngôn ngữ không có chỗ để nương tựa, đây là đại thể của xướng đạo. Căn cứ trong “Ký Quy Truyện” có nói rằng: Đốt hương hồ quỳ khen ngợi tướng hảo của Phật, nên quỳ bên đạo sư hoặc là ngài chỉ dạy trực tiếp, hoặc là dẫn dắt chỉ dạy. Lại nữa, bên Tây Vức, phàm khi yết kiến quốc vương. Cách này lưu truyền đến Đông Hạ, người nhận việc đó rất quan trọng. Như thấy đại quan yết kiến vu cần phải luyện cho thành thục, thông rồi mới hỏi thăm, rồi kế đó mặt tình mà khen ngợi phong hóa. Đây cũng là việc xướng đạo. Tề Thánh Lục Vương có làm văn xướng đạo. Đời nhà Lương ngài Tăng Hựu có làm “Trai chủ tán thán tuyệt ký” và “Chư sắc chú nguyện” văn. Trần Tùy, Thế Cao Tăng xem thấy được sự khéo léo sâu xa của đạo đây có làm tập “Đạo văn”. Từ đời Đường đến nay, pháp nay đường thịnh hành ở các đại.

26. NGUYÊN DO TÁN TỤNG

Nguyên thỉ của tán tụng. Xét trong “Thập tụng luật” Câu Chí Nhỉ (tức Ức Nhỉ) làm “Tan khiết thinh” để khen ngợi Phật, kia người có thể tụng để hiểu. Trong kinh A Hàm Thiện Hoà La làm Thiện Phúng Tụng khiến cho voi ngựa của Ảnh Thắng đại Vương không đi được, Ở cõi đây thì có Ngài Khương Tăng Hội truyền Nê Hoàn Tán Bối, Chi Khiếm chế Liên Câu Phạn Bối. Lại Khai Sĩ Pháp, Thắng Thiện, A-tỳ-đàm-tâm riêng soạn hai trăm lẻ năm bài kệ để làm yếu giải gọi là Tâm, kia là tụng tiếng vậy. Nhược Linh Thược tự phát nghi Hìng Quần phẩm, “Xúc vật hữu ký”, một cái ngậm một cái vịnh trạng như chim bước thú đi vậy. Một cầm một dẫn giống như vật tình, tình và loại thay đổi, thì tiếng tuỳ theo chin lần biến mà thành ca, khí họp với số thì năm âm hiệp lực mà chung làm, phụ kim thạch thì trăm thú múa theo, tấu thêm sáo, đờn thì nhơn thần đồng cảm, đây chính là sự khéo léo cùng tột của âm thinh. Ngụy Tử Kiến từng dạo Ngư Sơn mà cảm âm, dịch kia uyển chuyển đồng hợp với tiếng tụng của Sa – môn. Nam Tề Cảnh Lục, Vương Tử Lương đem kệ trong kinh khế hợp với tiêu dứt, điều âm khúc rất hay làm một quyển “tán Phạn Bối Kệ Văn”. Lại nữa Bạch Pháp Kiều rất giỏi tụng tiếng Phạn, trong Cao Tăng truyện người giỏi tụng kia rất nhiều ở đây không chép hết ra. Về sau trong niên hiệu Thạch Lặc Kiến Bình nhà Triệu có vị thần giáng xuống An Ấn để phán xét chính sự, đọc ngâm âm kinh bảy ngày mới dứt. Tăng có viết theo tiếng phạn, hoặc gọi là tiếng phạn Bối đây đâu có ích gì. Thông rằng: Một là Phật đạo pháp lạc, âm vận đây tuy nghe thương xót mà không tổn hại, tuy vui mà không dâm, chiết trung trung hòa nên gọi là pháp lạc. Hai là chư thiên quỷ thần nghe đều hoan hỷ. Ba là thường pháp chư Phật, mười phương cõi nước đều do đây mà vui vẻ.

27. CƯƠNG LÃNH CHÙA TĂNG

Phàm nói đến chùa là nơi thừa kế. Trị sự là nối tiếp nhau ở trong kia. Đã dùng tên làm chỗ công sở (quan ti) thì không thiếu nghiệp Phật sự. Cho nên con tiếp tục việc của cha mình, giúp theo gót thầy, đây là thừa kế nối gót, nên phải khắc phục siêng năng mà việc thành vậy. Xét bên Tây Vức vị Tăng trị sự gọi chung là Yết-ma-đà-na dịch là trị sự cũng gọi là duyệt chúng, nghĩa là người biết việc và xem xét chúng, Ngài Ẩm Quang nhiếp chúng ở Linh Thứu, Ngài Thân Tử lo việc ở Trúc Lâm, và Đạp-bà-ma-la mới mười sau tuổi đã chứng ứng nhơn, về sau nghĩ thân không bền chắc thỉnh làm trị sự Tăng, ban đêm xuất quang chia tọa cụ cho Tăng, cho nên Phật khen rằng đệ tử của ta làm Tăng biết phòng xá khác nhau. Kế đó thỉnh thọ thực thì Ngài Đạp-bà-ma-latử là thứ nhất, như phó thỉnh quần tập ai họp thọ thứ nhất về nước, sau quá ẩm thực. Phật nói lấy vị tuổi lạp cao nhất làm việc đó, gọi vị đó là thượng tòa. Phật giáo giữa Đông Tiệm, Hán Ngụy như có viềng mối mà chưa lập viềng mối, như thuyền mà chưa hạ. Gần như đời Diêu Tần người xuất gia mười nhà mà có hết nửa nhà. Ngài La Thập vào cửa, ông Doanh Lương theo chân, người đến có tới ba ngàn. Tần chủ sắc soạn Đoạn Khiết pháp sư làm Tăng Thánh, Huệ Viễn là duyệt chúng, pháp

Khâm Huệ làm chép việc Tăng, cấp cho xe cộ, chăm sóc trong việc Tăng Chánh trật tự phục vụ nhau, còn các việc khác thì… Cõi đây lập Tăng quan Ngài Đạo Kiết đời Tần là đầu tiên.

28. LẬP TĂNG CHÁNH

Chúng Tăng sang lập tinh chúng nói rằng: Tề Sở Thọ quan phương trọn đời theo Phật giáo, từng nói Tăng Chánh là cái gì? Là ngay thẳng vậy. Tự mình ngay và làm ngay ngắn cho người khác, giành lại chánh lệnh cho nên nói như vậy. Bởi do Tỳ kheo không có pháp như ngựa mà không có dàm và dây cương, như trâu không có xỏ dây mũi, dần dần nhiễm thế tục, bèn trái với mẫu mực phép tắc, cho nên lập ra người có đức trong mong dùng pháp để mà ngăn chặn khiến cho họ quay về con đường chánh, cho nên gọi là Tăng chánh. Đây là Ngài Tăng Khiết (nay gọi là Đạo Kiết) đời Ngụy Tần là đầu tiên. Thiên đô đời Đông Tấn ít nghe chức đây, cho đến đời Tống mới lập ra cơ quan của Sa môn, lại lấy Ni-bảo-hiền là Tăng chánh, Văn Đế Hiếu Võ rất tôn trọng. Kế đó có danh hiệu là pháp chủ như Ngài Thích Đạo Du là đệ tử của ngài Sanh Công. Văn Đế hỏi ngài Huệ Quán rằng: Nghĩa đốn ngộ ai học tập được? Đáp rằng: ông Đạo Du, ông Hiếu Võ bèn triệu Ngài vào. Đến khi ông Hiếu Võ lên ngôi mới sắc cho Ngài ở chùa Tân An, làm pháp chủ ở trấn Tự, lại sắc pháp Viện làm Pháp chủ chùa Tương Cung. Xét các chùa đồng tên nghi là không có người đảm nhận việc thống chánh. Lại trong niên hiệu Thăng minh lập pháp trì làm Tăng chánh, trong hiệu Đại Minh lập Ngài Đạo Ôn làm Đô ấp tăng chánh, trong niên hiệu Vĩnh Minh sắc Ngài Huyền Xướng và Pháp Hiếu làm Tăng chủ chùa Trường Can, chia đảm nhiệm việc hai bờ Nam Bắc. Sau Ngài Huyền Xướng được sắc đến Tam Ngộ thống nhiếp hai chúng. Cuối đời Tề lập Ngài Pháp Duyệt làm Tăng chủ, trụ trì chùa Chánh giác. Ông Lương Tổ tâm quy y Phật giáo, thâm nhập nghĩa trọ yếu vi diệu, thận trọng lựa chọn người có đức để làm Tăng thủ, Pháp Siêu làm đô ấp Tăng Chánh. Đời nhà Tấn luôn sáu năm sắc Ngài Pháp Vân làm Đại Tăng chánh, sức cai quản đầy đủ. Lại Ngài Huệ Linh cũng có đảm nhiệm chức đây (đại tự khác mà thôi). Đều gọi là Tăng chủ cũng như là quan Tăng. Bởi các nơi còn có tên Tiểu Chánh, Tiểu Thống, như Xà-na-quật-đa, Trung Hoa dịch là Chí Đức, người Bắc Ấn Độ. Triều Châu Tiêu Vương Vũ, Văn Kiệm Trấn Thục mời đồng hành đến kia nhậm chức Tăng chủ ở Ích Châu trụ trì chùa Long Uyên. Thời Nam Triều ngài Huệ Cơ họ Ngẫm người tiền Đường, theo ngài Cầu Na tam tạng thọ giới ở Thái Châu, sau đó đi giáo hóa qua nước Việt tìm sắc làm Tăng chủ. Thưởng Nhậm Thập Thành là người đầu tiên làm Tăng chủ ở Đông độ (Đông độ tức là giữa Ngô Hội). Trải qua các thời, phần nhiều là các chư hầu lập Tăng Chánh. Đời Lương tuy là đại quốc gia cùng dung tên đây, chỉ thêm đại từ là khác. Ngày nay khắp nơi mỗi Châu đều đặt một vị, lựa chọn người đức hạnh mới có thể đảm nhiệm được, nếu không như vậy thì rất thiếu sót vậy.

PHỤ NI CHÁNH

Ở Bắc Triều lập chế phần nhiều là Tăng phụ, ở đất Nam có quy tắc mới riêng hành Ni Chánh. Năm thứ hai niên hiệu Thái Chí đời nhà Tống, sắc Ni Bảo Hiền làm Ni Tăng Chánh, lại lập sư Pháp Tịnh làm Lương Ấp Ni Đồ duy na. Đây chỉ tạm thời lập ra, nhà Lương, Trần, Tùy; Đường ít nghe việc đây. Nước Thiên Bá thường nghe có tên Ni thống, Ni Chánh.

29. TĂNG THỐNG

Những tòa nhà rộng lớn của Đế Vương ắt phải tìm người trông coi, hoặc thay dễ nhạc hoặc đổi quan ti, dung Thái úy thay Tư mã. Sao thường có đó? Lấy đây là đầu Vua Tần chế trong quan lập Tăng Chánh làm Tông thủ, Ngụy Tôn đất Bắc đổi Tăng thống lãnh đạo chúng xuất gia, tuy phát ra đề mục mới nhưng cũng là đưa ra chức cũ. Trong niên hiệu Hoàng Thỉ Hậu Ngụy, Sa môn Pháp Quả ở Triệu Quận giới hạnh rất tinh chuyên, khai diễn pháp tịch, Thái Tổ tôn làm Sa môn thống, nói chuyện đạo rất nhiều vua rất vừa lọng và cúng thí rất hậu. Thái Tôn càng tôn sung tin hơn vua trước. Trong niên hiệu Vĩnh Hưng trước sau trao cho chức Quốc nghi thành tử trung tín hầu, lại gọi là An thành công, Ngài đều cố nhường đó. Quan người thế tục lại có thêm Tăng, mới nghe nơi đó vua muốn đến đó ở, chê cửa kia chật không xhứa được xe giá, lại mở rộng lớn thêm. Ngài hơn tám mươi tuổi qua đời, vua đến tang Ngài bèn ban cho danh “Lão thọ tướng quân triệu quân Hồ linh công” (nay ban cho “Lão thọ tướng quân đều là xuất phát từ sắc lệnh thời này. Biết giúp nước trước là tướng quân, hai chữ Hồ linh là thụy hiệu). Ngài Pháp Quả xuất gia năm mười bốn tuổi, còn có tên là Mãnh, chiếu theo lệnh Ngài Pháp Quả tiếp tục duy ttrì chức mà vua ban cho. Chức Sa môn thống Ngài Pháp Quả là đầu tiên. Lại có Sa môn Sư Hiền ở Kế Tân, vốn là dòng họ nhà vua…., lại đến Lương Hạ gặp lúc bãi Phật pháp, Ngài bèn tạm thuật mà giữ đạo không bỏ, đến ngày trùng hưng lại Phật pháp làm Sa môn lại, những người đồng tu với Ngài có năm người, vua Ngụy đích thân dự lễ xuống tóc, chiếu cho Ngài Sư Hiền làm Tăng thống. Quan Tăng thống từ Ngài Sư Hiền là đầu tiên. Đời nhà tùy rất hưng Phật đạo, thay đổi Châu phong, triệu Ngài Tăng Mãnh trụ trìchùa Đại hưng thiện, làm đại thống nước Tùy. Ngài Mãnh họ Hà, người Kinh dương, giảng kinh Bát Nhã, Thập Địa.v.v…. (nhà Tùy dung chữ đại là khắc nhà Châu). lại có hiệu Chánh Sai di, ban đầu là đất Lạc nhậm chức Quốc Tăng đô (đô tức là Sa môn đô). Sau triệu vào đất Nghiệp dẹp yên có công chuyển làm Quốc thống (Tăng thống của một nước. Đời Tống theo Đường chế bỏ Tăng thống) lập Tăng tục (Chỉ có cung nhơn xuất gia thì sắc cho Ni lục, Ni thống có đến mười chữ sư danh, so với ấp hiệu của hai nước có rất nhiều.

30. SA MÔN THỐNG ĐÔ

Chúa Ngụy dời đô, vẫn theo họ ban đầu, trang phục nhà họ Lỗ ắt phải thay đổi theo kiểu lệ người Hoa. Lại ở cửa Trúc Phạn làm nhiều thay đổi. Hiếu Văn Đế một ngày hạ chiếu chỉ rằng: Môn hạ gần đây nhận được biểu tấu của Lục Công.v.v… biết sớm định Sa môn thống tìm người có đức lựa người hiền, ngủ nghỉ có giờ tâm siêng năng, kế thừa nhiệm vụ của Phật, đâu biết nương nhờ vào ai. Hoặc có người đạo cao tuổi lớn, lý không ràng buộc, hoặc có người là bực khí thức (hiểu biết rộng) xông xáo vào nơi trần lao, nay lấy chủ pháp sư Tăng Hiển chùa Tư viễn, có thể sắc làm Sa môn Đô thống. Xét rõ Văn Đế nhà người sắc Ngài Đàm Dực (Dược) làm Sa môn Đô thống, Ngài Dực Công làm đầu tiên. Ngài tức là người vua để làm thầy hiệu là Chiêu Huyền Sa môn Đô thống, may mắn gặp thời trung hưng Phật pháp, khắc đá tạo tượng, dịch kinh Tịnh Độ Tam Muội và Phó Pháp Tạng truyện là sư đây. Đời Tề thì pháp Thượng làm Chiêu Huyền thống, pháp Thuận làm Sa môn đô. Song nói Đô là ta chung gồm hết) mà ban xuống chung là một. Lại Ô Trường Quốc Tăng, Na-đê-da-xá tôn xưng, trước kia ở nước Tề cũng là Chiêu Huyền thống. Đời Cao Tề vì sao mà đặt chức Thống và Đô nhiều như vậy? Đáp rằng: khi đó đặt mười vị, một vị thống, một vị Đô, một vị Chánh, một vị phó cho nên nhiều. Đời Đại Tùy thọ mạng cũng dung tên thống. Ban đầu lập Ngài Đàm Diêu làm Sa môn Đại Chiêu Huyền Thống (riêng thêm chữ đại), kế thì Ngài Linh Tạng pháp sư làm trụ trì chùa Đại Hưng Thiện. Tầm Thị Chiêu Huyền Đô, tháng giêng nhuần đầu niên hiệu Nguyên hòa vua Mục Tông nhà Đường, ông Tăng chùa Long Hưng tên Duy Anh mạo xưng Hàn lâm đãi chiếu kiêm Lưỡng giai Tăng thống, Duy Anh thông kết trong ngoài mượn bói toán để mê hoặc người cho nên có lệnh đó. Ngài Tầm Thự cho là quấy nên bãi bỏ. từ đời Chu, Lương sau đó đời Đường, Tấn, Hán, Châu đến nay do Đại Tống đều dùng Lục mà không dùng Thống, riêng xưng bá các đạo hoặc có công sở riêng. Như Ngô Việt lập Linh Nhơn làm Tăng Thống, riêng hùng các đạo hoặc có công sở riêng. Như Ngô Việt lập Linh Nhân làm Tăng Thống, sau đó tránh lỗi vượt qua bổn phận. Tránh sự mạo xưng là dối trá các nước đều trị có hiệu Tăng Thống.

31. TẢ HỮU NHAI TĂNG LỤC

(Tả hữu nhai bắt đầu là trí công đức sớ thuộc)

Tăng trị lục để ghi chép công đức lại mỗi mỗi đều trực thuộc: và trí Tăng lục, hay dùng tả Hữu Nhai.

Từ khi có nhà Đường có thiên hạ, lúc đầu Phật pháp rất suy sụp trì trệ. bởi vì giáo lý hưng thịnh, vật không có hai cái lớn. Truyền Dịch dâng sớ nêu những sai lầm của đạo Phật, Thần Nghiêu đều bị đạo đó mê hoặc, kế đến Tuân hạnh. Đông lục. Thái Công Chiến Tăng Ni ở sau đạo lão Cao tông lên ngôi muốn khiến cho mọi người bái quân thần thì mọi người quy tâm về cửa Phật, lại khiến cho Tăng ở trên đạo, Thế Vy của Trung Duệ càng phát huy. triều Huyền Tông thường tôn sùng đạo, chùa Tăng chỉ lập Tam cương mà thôi, Chiêu Huyền Thống Chánh thay đổi mà không theo, quan Tăng vụ gạt bỏ không phát khởi. Đến trong niên hiệu Khai thành vua Văn Công mới lập “Tả Hữu Nhai Tăng lục”, người kia tức Ngài Đoan Phủ pháp sư, Ngài họ thế tục là họ Triệu, vua Đức Tông triệu Ngài vào cung cấm, luận bàn với đạo Nho, Lão, vua ban cho áo bào màu tía, khiến hầu Thái tử ở triều Đông. Vua Thuận Tông rất trọng Ngài, cư xử như huynh đệ, ân lễ rất sâu. Vua Hiến Tông thường đến viện kia, đối đãi Ngài như bạn mới. Thưởng Nội Điện Pháp Nghi, Lục Tả Nhai Tăng sự, tiêu biểu tịnh chúng mười năm tức niên hiệu Nguyên Hòa. Vậy xét nguyên do này thì biết Tăng lục bắt đầu từ Ngài Đoan Phủ. Ngài Đoan Phủ qua đời trong niên hiệu Khai thành vua Văn Tông. Sau niên hiệu Khai thành thì Ngài Vân Đoan làm Tăng lục. Ngài Đoan Công phụng sắc chỉ, muốn bỏ đạo Phật, trước hạ chiếu rằng: Từ xưa đến nay hưng suy thì có gì nêu bày, nên kính trọng Lưỡng nhai Tăng Lục và các Tăng Tam học, ghi chép sự việc….

Pháp Bảo đại sư huyền Sướng thuật lời tựa sắp xếp thứ tự. Ngài Huyền Sướng bèn soạn Tam Bảo Ngũ Vận Đồ, nói rõ niên đại Phật pháp lưu truyền thực hành, giống với tam Bảo Lục trong niên hiệu Khai Hoàng của Phí Trưởng Phòng. Kế đó đến triều Tuyên Tông Ngài Linh Yến và Biện Chương làm Tăng Lục, đồng tấu thỉnh kinh thiên Bát Đại Giáo Vương vào trong tạng kinh (Hai Ngài Linh Yến và Biện Chương khi thọ Tăng Lục gặp Ngũ Vận Đồ). Năm thứ tám niên hiệu Đại Trung, ra chiếu chỉ sửa chùa tổng trì đã bị hư bỏ, sắc Tam giáo thư tòa Biên

Chương chuyên lo việc sửa chùa, hộ Quân Trung Úy Phiên Kỳ, Vương Nguyên Hựu. Ngài Biên Chương từ Thủ tòa đảm nhiệm Tả Nhai Tăng Lục, kế đó Tịnh Quang Đại Sư Tăng Triệt đảm nhiệm Hữu Nhai Tăng Lục. Ngày mười bốn tháng mười một năm thứ mười hai niên hiệu Hàm Thông vua Ý Tông, tiết Diêm Khánh Lưỡng Nhai Tăng Đạo Phó giảng luận ở điện Lân đức, hữu Nhai Tăng Lục San Sớ được ban cho tên là Minh Triệt Đại sư, Tả Nhai Tăng Lục Thanh lan được ban là Tuệ Chiếu Đại sư. Triều Kỷ Tông có Ngài Giác Huy làm Tăng Lục. Khi giặc vào nổi loạn

Tăng Lục Vân Hạo cùng các vị đồng thầy như Uy Nghị, Đỗ Quang Đình cầm hương án.v.v… theo xa giá mặc áo vàng sẫm mang vớ đi, đến Võ Công thì chân bị đau hết và khi thâu phục kinh sử theo trở về mới sắp xếp ghi chép lại việc trước. Không biết lúc đó vị Tăng đạo dẫn xa giá nghi thức cầm hương án như thế nào? Nói lục (ghi chép) là có Tấn Tống lục, ghi chép các việc kinh pháp lưu truyền và người phiên dịch, cho nên vua Ngụy có chiếu chỉ rằng: Gần đây có các vị lục công tiêu biểu. Lục Công chính là Tăng chúng Tổng lục, cũng còn gọi là Lục sư. Nhà Ngụy Tần ban đầu lập Tăng Chánh thì lập hai Ngài Pháp Khâm và Tuệ Võ giữ chức Tăng Lục: Nhà Đường có sự thay đổi chữ “Chánh” là sai, các Lục thì dung, bởi lễ nhạc từ Thiên Tử chế ra vậy. Lúc ấy đã là nhân vật cao không có người cạnh tranh, mặt tình khién cho “Thống” nhà Ngụy như cỏ, “Chánh” nhà Tần như rừng, đều quy về trong phạm vi Lục của nhà Đường. thí như Thượng Hiền, Thượng Xỉ thuộc về thời đại Thượng Hiền, thì Xỉ dùng làm gì? Thượng Bạch, Thượng Thanh thì vua là Thượng Bạch, Thanh không phải là trước tiên.

32. TĂNG CHỦ VIÊN PHÓ

Diêu Tần lập Chánh, tuy không có tên phó Chánh mà có ý chia hai, cho nên lập Ngài Huệ Viễn làm Duyệt chúng, hai Ngài pháp Khâm và Tuệ Võ giữ chức Tăng lục, đây chính là chia giai cấp đồng thành Tăng vị mà không nói rõ hai chữ Chánh phó. Và đời nhà Ngụy gọi Tăng thống dung làm Chánh viên, sắp Sa – môn đô để phân phó, thì là Đô Duy na đó vậy. Cho nên Hiếu Văn Đế chiếu rằng: Phó nghi hai việc đen trăng đều đồng.. Trước đây nhơn Ngà Đàm Lực làm Tăng thống riêng giúp việc bèn bỏ chức vụ đây. (biết ngài Đàm Lực trước từng lập chức phó) Nay muốn cầu người giúp việc đức khen ngợi điều lành, Pháp sư Tăng Nghĩa chùa Hoàng cữu hành cung kính rất thông suốt, ôn hòa thông minh, cẩn thận chân chánh, cần mẫn đạo đức, đảm đương giúp đỡ người khác, đáng đảm nhận Đô Duy Na làm đồ chúng của Ngài Quang Hiền. Vậy nên biết nhà Ngụy lấy Duyệt chúng làm phó, vậy biết Ngài Tuệ Viễn đời Diêu Tần là phó vậy. Nếu như vậy thì đời hậu Ngụy cũng dùng chức phó của nhà Diêu Tần chế ra, mà Tăng Truyện không nêu ra, chỉ vì từ nghĩa không rõ ràng mà thôi. Lại nữa lúc đó mỗi chùa đều riêng lập ba quan, vậy Đô Duy na của chùa không phải là có hơi quá ư? Đáp rằng điều này có hai việc không quá: Một là sắc chỉ sắp xếp khiến cho Chiêu Huyền Tăng Thống không làm phó; hai là từ Chiêu Huyền xuống Đô Duy Na há có đồng với Duyệt chúng của chùa ư?

Thời Nam Triều, Tống Hiếu Võ Đế rất trọng Ngài Tuệ Cừ, Ngài Tuệ Cừ từng xướng đạo ở trước vua trong hội trai Tăng và bố thí vạn người, mà sắc chỉ Ngài làm Kinh Ấp Đô Duy Na. Ở đây dùng hai chữ Kinh Ấp rất đơn giản vậy, có người không lập. Giang tả lập Chánh, có người lập phó, có người không lập. Và Tùy Nhất Thống, y theo Bắc triều dùng Thống làm Chánh, dùng Đô làm phó. Đến giữa niên hiệu Nguyên Hòa và Trường Khánh nhà Đường mới lập Tăng Lục, Lục Tả Hữu Nhai Tăng cũng không có hai chức. Kế đó có Tam giáo Thủ Tòa, trong niên hiệu Càng Ninh nhà Đường mới lập Tăng Lục, Lục Tả hữu Nhai Tăng cũng không có hai chức. Kế đó có Tam giáo Thủ Tòa trong niên hiệu Càng Ninh vua Chiêu Tông đổi Thủ Tòa làm phó Tăng Lục. Nhà Chu, Lương, Hậu, Đường, Tấn, Hán, Châu hoặc đặc để, hoặc tỉnh lược, ra vào không nhất định. Nay năm thứ sáu niên hiệu Thái Bình Hưng Quốc nhà Đại Tống sắc lập Hữu Nhai phó Tăng Lục, nên biết Hữu nhai giáo môn sư vậy.

33. CHỦ TÒA GIẢNG KINH

Tên chủ tòa tức là Thượng tòa, là bực đứng đầu trong chúng, người cao nhất trong Tăng, cho nên nói như vậy. Xét đời nhà đường sắc Ngài Biện Chương làm Kiểm hiệu tu tự, vua tuyên Tông ban cho Ngài là Công Thư tam giáo Thủ tòa. Trong niên hiệu Nguyên Hòa Ngài Bộ Chỉ xưng Tam giáo đàm luận, bởi do gặp lễ chúc mừng nhân ngày mừng sinh nhật của vua Ngài lên Chánh điện tán dương lễ Phật, bàn bạc với các tôn phái khác, cho nên nêu chữ tam giáo chưa chắc là gồm thông hết hai thiên Lục tich; Bắc Tông, thông các khoa của bổn giáo, điều khiển quần hiền, là bực kiệt xuất trong chúng, hoặc giỏi khắp các tông khác và tinh thông giáo pháp của mình, đối với vua quan không sợ, ngăn cản sự cố chấp trì trệ mà có công, nhận danh hiệu này thì không hổ thẹn. Về sau người học kinh luận đặc cho tên là Thủ tòa, tam giáo

Thủ tòa thì Ngài Biên Chứng là đầu tiên, từ nhà Chu, Lương đến nhà Châu hoặc bỏ hoặc lập đều tùy thời. Đại Tống ngày nay có vị Thủ tòa giảng kinh giảng luận chính là một chức lập riêng biệt ngoài chức Tăng lục.

34. QUỐC SƯ

Pháp bên Tây Vức, tôn trọng một người nội giáo hay ngoại giáo đều đồng, chánh đạo hay tà đạo đều có. Ngày xưa Ni-kiền-tử tin pháp Bà-la-môn, Quốc vương phong cho làm Quốc sư. Nội giáo thì học thông tam tạng, gồm thấu suốt được Ngũ Minh, nếu cả nước quy y, bèn bày cái hiện đây. Tiếng pháp bên Đông Hạ lần lần kém, chỉ có Bắc Tề có vị cao Tăng Pháp Thường đầu tiên giảng Tỳ-ni (luật) có tiếng ở Nghiệp Hạ, sau giảng kinh Niết-bàn và thọ thiền số, vua tề tôn sùng làm Quốc sư, hiện Quốc sư bắt đầu từ Ngài Pháp Thường. đến đời Trần, Tùy có Ngài Trí Khải (nghỉ) Thiền sư tông Thiên Thai, làm giới sư Bồ tát giới cho Trần Tuyên, Tùy Dạng (Dương), cho nên lúc đó gọi Ngài là Quốc sư (tức không có phong cho). Đến triều Tắc Thiên ngài Thần Tú dẫn chúng đi Kinh Châu triệu vào kinh sư, Trung Duệ (Nhuêh) Huyền tứ triều đến gọi Ngài là Quốc sư. Về sau đó Ngài Tuệ Trung trong thiền môn, thời Túc Đại vào trong cung cấm thuyết pháp thiền quán, cũng gọi Ngài là Quốc sư. Niên hiệu Nguyên sắc cho Ngài Tri Huyền là Ngộ Đạt Quốc sư. Như nước Thiên Bá thời sau Thục, vua ban cho Hữu Nhai Tăng Lục Quang Nghiệp là Hựu Thánh Quốc sư, Ngô Việt gọi Ngài Đức chiêu là Quốc sư. Giang nam đường quốc ban cho Ngài Văn Toại làm Quốc Đại đạo sư (Tên đạo sư gồm có hai nghĩa: Như trong kinh pháp Hoa, người đi buôn bạch với đạo sư, vậy đạo sư ở đây là chỉ cho người dẫn đường. Nếu là sự xướng đạo thì đây là chỉ cho người bày tỏ. Hoàng Dương Vương nhà tống Trấn Giang Lục, nhơn có hội trai đàn mà không có người chỉ dạy, thỉnh Ngài Đàm Quang làm người chỉ dẫn. Và Minh Đế thiết trai thấy Ngài Đàm Quang xướng đạo rất tài bèn sắc ban cho ba y và bình bát.

35. CÁC CHỨC VỤ KHÁC

Sự sắp xếp trong chùa cũng lập tam cương, như cái lớn thì giềng mối phải cứng chắc, cho nên nói như vậy. Tiếng phạn là Ma ma đế tất thế na yết ma dà đà. Trung Hoa dịch là “ngôn tự chủ thượng tòa duyệt chúng. Nói rõ chủ chùa bắt đầu từ chùa Bạch Mã thời Đông Hán, chùa là chỗ người ở ắt phải có chủ. Lúc đó tuy không có tên chủ chùa, mà có người trị sự. Đến đời Đông Tấn đến nay, chức đây mới thịnh hành. Cho nên Hầu cảnh nói coi ông Túc Diễn làm chủ chùa Thái Bình. Về sau nhà Châu thì có chủ chùa Trắc Hộ, tự sắc phong cho mình. Nhà Tùy có chủ chùa Đại Hưng Thiện. Nhà Đường có Thái Bình công chúa tâu lên xin cho Ngài Hồ Tăng Tuệ Phạm làm chủ chùa Thánh Thiện, và phong them cho tước tam phẩm. Võ Tắc Thiên lập Bính Hoài Nghĩa làm chủ chùa Bạch mã. Còn các đạo khác chỉ ba năm một đời mà thôi. Phàm Thượng tòa có ba bực: Tập Dị Túc Tỳ Đàm có chép rằng: Một là xuất gia tuổi lớn, hai có tài danh và quý tộc ở đời, (như Tiết độ sứ Lưu Thoát xuất gia ban cho hạ lạp); ba là thọ giới trước chứng quả trước (đây là tên thù thắng nhất). Từ xưa đến nay lập vi đây đều lấy người có nhiều năm và có đức độ. Người có tài năng phẩm chất đầy đủ, trong cao Tăng truyện chép nói rất nhiều, được sắc phong làm Thượng tòa chùa đó. Ngài Đạo Tuyên được sắc phong làm Thượng tòa chùa Tay minh. Còn các nước khác ngoài chủ chùa, Duy na; trong Ngũ Vận Đồ người được sắc bổ có ghi ra. Đò Duy Na; trong Ký Quy truyện chép rằng Đồ Duy Na là nêu cả tiếng Hoa và tiếng Phạn, “Duy” là cương là tiếng Hoa “ma” là lược tiếng phạn (Na yết ma đà) bỏ bớt ba chữ Yết-ma-đà chỉ lấy chữ na. Hiếu Văn nhà Ngụy lập Tăng Nghĩa pháp sư chùa Hoàng Cữu làm kinh ấp Đô duy na, thì sắc bổ vậy, đó chính là Chiêu Huyền Đô duy na mà thôi. Nay trong chùa lập ra như Ngài Huyền Xướng sắc làm Duy na thị địa của chùa Tổng trì. Kế đó là Điểu tòa, nghĩa là người trông coi giường tòa cho chúng. Phàm việc nêu là tòa, là một màu để thâu nhiếp hết, và chung coi biết luôn cả những việc khác, hoặc lập trực một năm thì trực một năm, hoặc trực một tháng, trực nửa tháng, trực một ngày đều là duyệt chúng. Tùy theo địa phương mà lập khác nhau, đều gọi là “tam cương”, nhận các việc khác gọi là Tăng cương. Đời Đường ban đầu không lập Tăng chủ, mỗi chùa đều lập tam quan mà thôi, đến giữa niên hiệu Nguyên Hòa Trường Khánh lập Tả Hữu Nhai Tăng lục, Tổng Lục Tăng Ni, nếu có việc thì trước bạch với Lục ti, sau mới báo quan địa phương. Đời Chu,Lương, hậu Đường, Tấn, Hán, Châu đến Đại Tống ngày nay đều theo chế xưa. Lại nữa đời Tống Tề từng lập một vị pháp chủ, cho nên ông Đạo Du sắc làm pháp chủ trấn tự chùa Tân An, Pháp viện làm pháp chủ chùa Tương Cung. Đến cuối đời Đường lập ra nhiều chức vị, một vị thọ y chỉ xà lê cũng gọi là pháp chủ. Triều nay vẫn y theo luật, vị tối cao gọi là “tôn chủ” cũng đồng vậy. Y chỉ xà lê hoặc sắc lệnh thêm. Bởi do giữa đạo và người đời có sự tranh chấp không phân sai trái, bảo người kia phân đoán sự việc khiến cho người dứt sự tranh chấp, cho nên mới có hiệu đó. Giữa đời Châu và Tùy cí vị Pháp Đạo chuyên tinh luật, vua Bắc Tề đã kính pháp môn, năm chúng nhơn đây mà được thạnh, nếu có người phạm luật, vua bảo Ngài Pháp Đạo xử lý, bèn sắc làm Sa – môn đoán sự. Lúc bấy giờ có vị Tăng Thanh Tề kiện tụng, vua sắc khiến ngày đoạn việc trên, các việc tranh chấp từ đó được dứt diệt. Đến đời Tùy vua mới chiếu chỉ cho Ngài ở chùa đại hưng thiện. Tên đoán sự Ngài Pháp Đạo là đầu tiên (sau lên làm Thống). Thích Sản Tông chùa Nhật Nghiêm nhà Tùy làm bộ “Tăng Quan Luận”, ắt sẽ nói rộng chức Tăng nhưng tìm bổn kia chưa được.

36. TĂNG CHÁNH NHẬN BỔNG LỘC

Tăng thiểu dục vân họp với từ bỏ vinh hoa, phép tắc của Phật chỉ khiến thay nhan giữ gìn. Nếu như không tôn trọng vua quan thì thật là khó, hoặc do có nhơn lành đời trước thầm nhận của người đàn việt tín tâm, đây lại là ý nghĩa của mỗi thời khác nhau. Cho nên ở chùa Na – lan – đà có người học thông các bộ, ra vào cỡi ngựa thọ thực do quan cúng, phương đây ngày mà trong đạo được tôn trọng yêu thương thọ huỳnh kim. Từ Diêu Tần sai Tăng Khánh làm Tăng Chánh, địa vị đồng với Thị trung, đây là đầu tiên được nhận thức ăn và bổng lộc. Đến đời Ngụy Hiếu Văn về sau, mỗi năm thí cho nhơn đạo ưng thông lụa là Chiếu rằng: Ưng thông là bực đáng kính ngưỡng vì nối tiếp theo các bậc tiều triết, tiếp tục theo phép tắc của đạo môn. Trưng Trữ Huyên Phạm, Xung Du Thị Thác, nay đã dẻ danh ở đời đúng lý phải nên cung riêng, có thể lấy nghĩa Bát giải, mỗi năm cúng cho tám trăm xấp vải, chuẩn theo bốn bực mà cúng cho, tùy theo bốn mùa mà cung cấp, có thể y theo thứ lớp quan triều mà nên cúng mỗi tháng, đến như qua đời cũng phải trai Tăng, giới thiệu Tăng quan để được thời, đó là trong thời Hiếu Văn Đế vậy. Đại Tông đời Đường sai tính toán đồ trong kho mà cấp cho nội đạo tràng Tăng: Lại nữa Đường Từ Bộ chuản theo bực đạo sĩ thông hai thiên thì cấp cho ba mươi mẫu rộng, Tăng thông kinh tạng y theo trêm mà cấp cho ruộng.

Luận rằng: Tây Vức Ngài Ẩm Quang (Ca-Diếp) đắp y phấn tảo mà làm gương cho đồ chúng, Bắc Tề Ngài Thượng Thống mặc vải bố mà đến cửa quan. Nếu còn đạo tình thì kẻ phàm ngu không sợ, hoặc nhiều giàu sang thì người đố kỵ tìm cách mưa hại.Làm quan há lại không thể không được bổng lộc, nhưng chứa nhiều thì người ác ăn trộm ghen ghét, trái với thừa pháp giữ ngọc báu, lập ra nhiều cách để hại mình, lại làm tổn hại đến pháp môn. Khổng Tử nói: ban cho xa xỉ đâu bằng sống tiết kiệm, nên lấy đạo đức để mến phục người mới có thể được vậy.

PHỤ NI

Đời Dông Tấn, Hà Sung Thủy đổi nhà thành chùa, nuôi Ni chúng ở trong đó, đèu là bực thầnkỳ anh hung kiệt xuất làm cho đạo minh hiển nghĩa vậy. Cô Bảo Hiền đời Tống là Kinh Áp Ni Tăng Chánh, Văn Đế tứ sự cúng dường, Hiến Võ mỗi tháng cấp cho một vạn tiền. Ni Chánh nhận bổng lộc cô Bảo Hiền là người đầu tiên.

37. QUẢN THÚC TĂNG NI

Giáo pháp truyền sang thời Đông Hán, đến triều Ngụy người tín hướng đến chưa đạt được chỗ tốt đẹp, già lam còn ít, Tăng đã có số thị sự việc cũng nhiều, và khi lời nói trái lại với trước thì cần phải trình lên trên. Trình lên trên là ở chỗ nào, ở chùa Hồng Lô, cho nên biết Sa – môn ban đầu lệ thuộc vào Hồng Lô. Đời Tây Tấn không nói đến. Đời Hạu Ngụy có nói rằng: Ban đầu lập già phước Tào để thống nhiếp đội ngũ Tăng đồ, tìm lại thì là chùa Chiêu Huyền cầm nắm giáo pháp nhà Phật, Thự đại Thống một người, thống một người, Đô Duy na ba người, sắp xếp một nhân viên Công Tào Chủ Bộ, để quản các Sa – môn ở các Châu, bộ, huyện về sau đổi lại thành Sùng Huyền Thự. Tăng Hựu đời Lương có nói giống như chùa Đồng Văn ngày nay. Nhơn ghi đời Tề, Lương từng lập chùa Đồng Văn làm chủ Tăng vụ, nhưng chưa thấy văn đó. Khi có việc gì đều kêu quan cho nên gọi là Chiêu Huyền Đại Thống. Đến đầu đời Đường thì không có tên gọi này, Tăng Ni đều lệ thuộc vào Ti Tân. Xét Hội Sái (Yếu) có chép rằng: Ngày rằm tháng giêng năm đầu niên hiệu Diên Tái vua TắcThiên sắc Tăng Ni khắp nơi lệ thuộc vào từ bộ, không cần phải thuộc vào Ti Tân, biết rằng trước Thiên Hậu thuộc Ti Tân, đây chính là đầu tiên lệ thuộc vào Từ Bộ này, nghĩa là lấy việc thiện bỏ điều ác làm phước trừ tai nạn. Năm thứ mười bốn niên hiệu Khai Nguyên vua Huyền Tông, Trung Thơ môn hạ tau Tăng Ni bỏ thuộc chùa Hồng Lô, từ tháng giêng năm thứ mười lăm, sắc Tăng Ni khiến Từ bộ kiểm soát, Đạo sĩ nữ quan hệ thuộc vào chưa Tônh Chánh, bởi do Lý Tông đã nhập Hoàng tịch vậy. Tháng hai năm thứ hai niên hiệu Nguyên Hòa chiếu Tăng Noi Đạo sĩ hoàn toàn lệ thuộc vào Tả Hữu Nhai Công đức sử, từ đó Ty phong Từ bộ không trở lại cửa quant au nữa. Hộ Sái (Yếu) có chép rằng: Năm mười bốn niên hiệu Đại Lịch sắc nội ngoại công đức sứ nên bãi bỏ. Nếu như vậy thì triều Đại Tông sớm đã lập công đức sứ, nhưng nội ngoại chỉ khác tên với Tả Hữu Nhai mà thôi. Trong niên hiệu Nguyên Hòa gọp Ty phong Từ bộ mà đặt tên là Tả Hữu Nhai công đức sứ. Thổ Đột Thừa Thôi Lũy lập quân có công cho nên trao cho tên đây, Tăng Đạo thuộc ở đâu. Trong niên hiệu Bảo Lịch hộ quân Trung Úy Lưu Quy cũng đảm nhận chức sư đây. Đến năm thứ năm niên hiệu Hội Xương bãi bỏ chùa tượng Phật, sắc Tăng Ni không nên lệ thuộc Từ bộ, họp thuộc chủ khách làm chỗ nương khiến Hồng Lô Tự thâu về quản lý, nên chia chẻ người tâu đến, Tăng Ni khắp nơi từ khi có Quốc triều đén nay đều lệ thuộc chùa Hồng Lô, đến năm thứ ba niên hiệu Thiên Bảo thì lệ thuộc vào Từ bộ (Khác với thời Diêu Tái). Các thần căn cứ Lục Điển của Đại Đường, Tư bộ giữ cúng tế tông miếu thiên địa cùng với việc Tăng không khác mấy. Lại nữa khả vụ căn bổn họp quy về Thượng thơ tỉnh lộ thuộc Hồng lô tự chưa thoả đáng. Lại Lục Điểu giữ đồ triều cống hơn bảy mươi nước, nước Ngũ Thiên Lệ ở trong số đó. Đạo Phật xuất phát từ Thiên Lệ , nay Bệ hạ cho Đạo Phật chẳng phải là số của Trung Quốc. Đã có sư chỉnh lý thay đổi danh tịch Tăng Ni, liền khiến cho lệ thuộc vào chủ khách không lệ thuộc vào Từ Bộ và Hồng lô tự. Từ tháng năm năm thứ sáu chế Tăng Ni y theo trước, khiến Lưỡng Nhai Công đức sứ thâu về cai quản, không nên lệ thuộc vào Chủ khách, những Tăng độ được vẫn khiến từ bộ cấp chứng điệp. Vua Tuyên Tông xiễn dương Đạo Phật Tăng Ni được độ lại thuộc Tả Hữu Nhai Công đức sứ, cho nên ông Dương khâm Nghĩa đảm nhận Tả Nhai công đức sứ, tuyên tông sai bắt đạo sĩ Triệu qui chơn. Triều Chiêu Tông, Tể quan Thôi Mổ tâu giết hoạn quan các ty, sứ tất cả bãi bỏ đều quy về chùa tỉnh. Công đức sứ tể Chấp Đới chi, nhà Lương thay đổi nhà Đường lên, đạo sĩ không vào tông chánh, Tăng Ni trở lại thuộc Từ bộ. Cuối đời Lương năm đầu niên hiệu Long Đức cấm các nơi riêng độ Tăng Ni, người nào có nguyện xuất gia bắt buộc phải vào kinh thi, sau Từ bộ mới dâng sớ lên xin. Đời Hậu Đường không nghe có việc đây. Đời Tấn lập Dương Quang Viễn làm Thiên hạ công đức sứ, sau khi Duy Thanh không theo phép tắc, không lập công đức sứ đây. Đến Đại Tông nay Tăng Ni đạo sĩ đều thuộc Công đức sứ, người xin xuất gia thì cho độ, đôn đốc thi kinh kệ thì Công đức quan Từ bộ mới cho chứng điệp, hệ thuộc vào Nhi Tào.

Luận viết rằng: Hồng lộ tự là nơi thiết đãi những người khách ở nơi xa tới. Khi giáo pháp mới đến cần phải nhờ vào chùa này, tuy phát khởi chùa Bạch Mã nhưng cuối cùng thuộc vào ty đây. Xưa nói rằng Tăng Ni lệ thuộc vào Hồng lô tự là đó vậy. Và ai đã từng ném nước tương mà khen ngon, mang giày da mà hơi đẹp thì tứ hải đều là một nhà, dù nhà vua cũng không ngoại lệ. Cho nên đời hậu Ngụy bố trí Lam Phước Tào, Chiêu Huyền Tự, Sùng Huyên Thự. Thiết lập quan bố cúc để thống nhiếp Tăng Ni, ăn tương rau mà sống ở nước ta, mang giày da mà nhận trang phục người Hoa cho nên triều Đường bắt buộc quy về Từ bộ. Đã nhơn nơi sự chỉnh lý thay đổi tùy theo sự thạnh suy của triều đại, lập công đức sứ để bao gồm hết. Thời Trung Tông lập Sa môn Quách Thanh làm Tu Công đức sứ, quan đến điện trung lam nói ra sự đột khá của quân, sự dung chứa của quân công không có gì thưởng, triều đình bàn bạc dung chức Công đức sứ để ban cho cho là sự vinh hạnh, chẳng phải chuyên chỉ cho Tăng và đạo sĩ vậy. Lúc bấy giờ Thượng thơ tỉnh ty, phong tuyên thuộc trong đó, do đó không ra quân. Đến cuối đời Đường Hành Viên Chiêu bị giết, chức trở về Tể chấp, hoàng triều phục hưng lại chức đây, cũng là sự may mắn cho Tăng Ni và đạo sĩ.

38. TỪ BỘ ĐIỆP PHU

(Ngôi Vị lớp Tăng Ni và Đạo Sĩ)

Từng nghe Tăng được coi như là quan ngũ phẩm nhưng chưa thấy sự mệnh lệnh và cách thức vả lại chỉ nghe là tương truyền (Lại từng thấy Tăng ngũ phảm, chớ chẳng phải quan ngũ phẩm) Căn cứ vị Tăng tụng kinh đạt tiêu chuẩn, thì vị thông thì vị Tăng Ni được tuyển chọn, cạo tóc mặc Ca sa, vị đây thuộc người tu trong Đạo Phật. sắc, thọ, hình đều là “về tác giới pháp” đây là ngôi vị quan. Người giảng giáo pháp Tam tạng và đảm nhận sự sứ giả của Như Lai, giáo hóa dẫn dắt chúng tại gia và xuất gia, khiến ch họ bỏ ác hướng thiện quan tâm đến dân. Vì quốc hành đạo bảo hộ dân không có tai nạn, đây là bài học tốt nhất. Nếu không so sánh với giai phẩm của vị quan thì xem vị Tăng kia chức bằng với chức quan, vị kia đáng được biểu dương là quân tử pháp môn đời sau, vua xin giáng chỉ sắc rõ cho phép so sánh quan nào đó, phẩm vị nào đó là đầu mối của việc tốt trong thời tượng pháp, mạc pháp, tự sức của ta không phải là tốt sao. Nếu ông muốn tra cứu về quê quán, thì Nam truyền có (thấy trong cao Tăng truyền) chỉ vì tra khám tán dương liền có danh tịch, quan hệ có hạn cuộc, ắt có nguyên do căn cứ, nguyên do căn cứ tức là bộ điệp. Xét tục hội yếu tháng năm năm thứ sau niên hiệu Thiên Bảo chế Tăng Ni theo sự thao quản của Lưỡng Nhai Công đức sứ trước mà không cần lệ thuộc vào Chủ, khách, Tăng Ni độ được vẫn để từ bộ cấp chứng điệp (Điệp Từ bộ nhà Đường đều là lụa trắng, gấm trắng, tiền có trục, lọng, chẳng phải quan cho là cái gì) cấp điệp bắt đầu từ triều Huyền Tông. Và trong niên hiệu kiến Trung Công triều Đức Tông sắc cho Tăng Ni khắp nơi người nào chết hay hoàn tục, ngày đó phải ngưỡng tam cương, trình chứng điệp ở huyện mình, mỗi tháng phải trình châu, phủ, triều, gồm lại khiến trình thỉnh và có truình cho người đưa tiễn. Chú ý thích nếu huỷ ở kinh thành phải trình cho Từ bộ nạp cáo điệp (Cáo thân tức là giới điệp) Lớp, vị thứ Tăng Ni và đạo sĩ:

Phật pháp thông hành trải qua các thời đại chưa hoàn toàn thành cái đảnh vững chắc, sắp xép mà chớ bàn luận, và khi động vua thì vào cung sẽ gặp ghen ghét, lại thêm vào đó khi Tăng thừa chói rọi pháp nhơn nơi sự mà xa lìa, bằng chống đối khán cự với Huyền môn, nhơn đó mà có sự tranh cải cho nên bằng kết đản phải, do kết đản phái mà sanh ra ưa ghét. Trong kinh không cho gần gũi Quốc Vương, đại thần vương tử.v.v… Lại nói rằng: pháp của ta là phó chúc cho Vương thần là sao vậy, nếu chỉ chưa vào sức mình không gần gũi mà có thể được ư? Nếu gây ra tai ương mà muốn thân được vinh hiển, người kia khỏi được ư? Xem cuối các thời đại đó cấu nặng tình dời đổi, chỉ lo thân mình mà thôi, ít nghe vì pháp mà gần gũi Quốc Vương, đại thần. người thoát tục ở chốn Lan Nhã, không màng đến triều chính, ai lại gượng mà hỏi ư? Ai lại chia ra đặt để thì làm sao có phân lớp ngôi vị? Song chỉ nghĩ đến việc thì ngăn được nhiều mối, thì Vương hầu làm sao biết đến được, người có sức mạnh làm thế nào có thể giúp đỡ cho nên cần phải chia ra làm ngôi vị mà thực hành lẫn nhau, bỏ lấy hai tình đều ý. Ngày xưa giáo pháp truyền sang đời Đông Hán, Ngụy thì còn mờ mịt, từ thời Tần, Tông đều nay nghe giáo pháp rất được hưng thịnh. Nếu đạo Lão nhiệm màu, thì Tông phong của đạo Lão thời Hán, Ngụy chỉ là sự còn mất mà thôi. Sao mà biết? Như Mã Thiên làm sử, đem Lão tử với Hàn Phi truyền chung có thể là đời Hán chưa tôn sung. Phàm lập truyện Đông Khoa mượn sự hứng thú ngoài tướng bằng nhau thì sử quan từng mà ngẫu xuất. Như vậy biết được đạo Bá Dương trước đời Hán chưa được vinh hiển mấy, đến đời Đông Hán hoàng đế dời vào trong cung cúng tế cầu phước. Năm thứ ba Hoàng Sơ nhà Ngụy hạ sắc chỉ rằng, báo cho thứ sử Dự châu lão Đam Hiền nhơn chưa chắc là trước Khổng Tử, không biết lão Quận lập miếu cho Khổng Tử xong chưa. Hoàng đế đời Hán không có thấy thánh tháp, do đó vì sủng ái thần dân mà thờ lão Tử muốn để cầu phước. Thật đáng buồn cười. Vậy sự cúng tế này hưng khởi bắt đầu từ Hoàng đế. Võ Hoàng đế cho Lão Tử Hiền nhơn không hủy đạo đây, Trẫm cũng dùng đây đặt ngay ngắn bên đường, người đi qua lại nhất định sẽ đến chiêm ngưỡng mà trong lầu ốc thảng như trong khoảnh khắc chật cả người cho nên khiến tu chỉnh lại, buổi tốt đi qua nhìn rất chỉnh đốn. Sợ hàng tiểu nhân cho đây là thần vọng đến cúng tế cầu khẩn mà phạm thường cấm, cho nên tuyên cáo quân dân đều hay biết, do đó mà phải quan sát. Giữa đời Hán, Ngụy chưa xuất hiện người nỗi bậc, đến đời Đường có xuất hiện Dương giác, đạo đó có chỗ hưng thạnh nhận làm tổ tông, sách là hiệu vua, vua đây gọi là hùng thì ai không hung. Nếu sử Mã Thiên vào đời Đường, ắt sẽ đổi lại niên kỷ của vua. Do Trọng Ni Đồng Truyền cũng gọi là Hồng Mao Bất Địch Quân Thạch, há Hàn Phi vọng tham gia trà trộm bậy bạ? Người Hán, Ngụy xem sử Mã Thiên há không có kinh sợ ư? Người kinh sợ là không có luân lý, tình cận thế. Song vật tùy theo đảng mà có khác, sự dời đổi theo thời. Người có ba việc cung kính cũng không khởi lúc xưa có sai lầm, người có muôn nước há lại không có ý mới? Nhà Chu; Lương cải cách sửa cung Thái Thanh ở Bậc Châu làm miếu Lão tử. Bởi do đời vua không nhất định, ưa ghét khácnhau, đạo Phật tuy từ Tây độ đến Tấn, tong, Tề, Lương, Trần, hậu Ngụy, Bắc Tề, hậu Châu; đại tùy Tăng đều ở trên Hoàng Quan. Lương Võ bỏ đạoLão không nói đến huyền môn, đệ tử Hoàng (huỳnh) Quan vốn khó mà tranh với trưởng lão. Năm mười hai niên hiệu Trinh Quán xa giá đến Lạc Dương, đạo sĩ trước đó có người bàn luận với Tăng, nghe được việc đó vua Thái Tông chiếu rằng: Nay đảnh vàng khắc phục hưng thịnh, đã nượng sự chúc mừng của bực thượng đức, thiên hạ đại định cũng nhờ vào công vô vi, nên xiễn dương rộng huyền hóa này, từ nay về sau trái cúng đều lập thực hành, đến như xưng gọi, đạo sĩ nữ quan đều có thể ở trước Tăng Ni. Những người chân thành phản bổn, thông suốt cữu hữu, để lại vạn kinh. Lúc bất giờ bậc trí thành thật ở các kinh ấp dâng sớ trình bày can gián nhưng vua không nghe, từ nay chư Tăng đứng ở dưới. Đến năm hứ mười lăm, vua đến chùa Hoằng phước, ban cho năm vị đại đức rằng: Trẫm để Tông Lý ở trước, các vị đại đức lẽ ra rất hạn, do vì để Tông ở trước Trẫm thấy công đức tu hành chưa từng riêng tạo đạo quán, đều tôn sung chốn chùa chiền. Vua nói ra lời an ủi như vậy làm cho lòng chư Tăng vui mừng. Và đến triều Cao Tông có vị Trực Đông Đài Xá nhơn nương thần đức dâng sớ xin vẫn để cho Tăng Ni ở trước đạo sỹ như trước, và giống như trước không bái cha mẹ, bỏ bớt những phiền phức không chép, Tăng đứng trước đạo sỹ nữ quan. Tháng hai năm đầu niên hiệu Cảnh Vân vua Duệ Tông chiếu rằng do kinh điển đạo Phật, lý Huyền Tông để lại dấu tích có sai khác nhưng công thì bằng nhau, từ nay về sau mỗi khi có duyên về pháp sự nhóm họp, Tăng Ni đạo sĩ nữ quan nên đều tập hop hai bên (đây không phân trước sau đều đi hai bên).

Luật viết rằng: Phật pháp khinh khi giáo pháp của ta, nếu việc cỏn con như vậy mà đã từng lên chánh điện lượng thuật ba giáo. Đạo nho ở trước, đạo Phật ở sau, đạo Lão trên cùng do đó mà xuất hiện trước của vô danh. Gần đây có Thẩm Công làm bài Ngao thơ có câu rằng: Chỉ nghe nói đến hai đạo, không nghe nhắc đến đạo Phật đây là gieo giống A Tỳ địa ngục mà lời thánh nhơn răn dạy. Cho nên khi Thác Bạt Hố vào chốn u minh, thấy Châu Võ chịu tội và gởi lời về nói Tùy Thiên Tử cứu khổ cho ông ta. Văn đế bằn quyên góp thiên hạ xuất tiền làm phước cứu giúp cho ông ta. Vả như Phật vô ngã, gặp những tượng bị hư hại mà không có tâm tu sửa, bởi do muốn tàn hại kia, thì ắt trước sẽ thiêu đốt nơi tâm, tâm là nhơn của khổ thì tâm sẽ gặp quả báo, tự làm tự chịu có thể không sợ ư? Xưa Khanh Hiếu Tự làm bài :Thất Lục Trung” cho Phật giáo và ngoại thiên, một là giới luật; hai là thiền định; ba là trí tuệ; bốn là nghi tợ; năm là luận lý, nhơn đó gọi là lý Phật là sách từ ngoài đến (phương ngoại), nên gọi là phương ngoại giáo từ Hiếu Tự là đầu tiện. Điều gọi là phương ngoại là đồng với Trang Lão vậy. Giáo pháp trong thành mà bị trói buột cũng không bì kịp, xim dung mắt trí quán chiếu sự sâu cạn kia thì trong, ngoài; trên, dưới tự có sai khác vậy. Nếu không có huệ nhãn đem ngọc và đá đi đốt, có thơm có thối cùng đựng chung vào một giỏ, biết lại làm gì? Nhớ lại nhà Châu phá diệt, nhà Tùy phục hưng, mới gọi là lẫy lừng, tìm lại vi diệu kia. Đời Đường đôn đạo Lão đạo Phật thì bị trì trệ, hoặc ép bái quân thân, hoặc phân ban trên dưới, bởi do pháp hữu vi làm sao tránh khỏi bốn tướng dời đổi Thí như lửa đốt, trong lửa lan bèn lui, hưng lâu thì ắt có ngày suy tàn, suy tàn đến cùng tột thì lại hưng khởi, thạnh suy tìm nhau chưa hẳn là có cùng tột. Trong Cảnh Vân có chép, khiến cho Tăng ở phía Tây, đạo sỹ ở phía Đông, đứng bằng hàng mà đi tới. Đời Chu, Lương lại đổi vị trí. Nay Đại Tống mỗi khi nhóm triều thì Tăng trước đạo sỹ sau đều đứng sân điện. Tăng Đông, đạo sỹ Tây ở giữa xen chức phó, nếu gặp lúc ở ngoại ô thì Đạo sỹ hữu Tăng tả, chưa biết được thỉ khởi vậy.

39. NỘI ĐẠO TRÀNG

Nội đạo tràng khởi xướng từ đời Hậu Ngụy, mà được tên vào thời Tùy. Dương đế do Ngã là xưa sửa đổi nhiều việc, đổi chùa thành đạo tràng, đổi đạo quán thành phương đàn. Nếu bên trong hành việc Tăng thì gọi đó là đạo tràng. Triều ngày nay có điện Tư Phước.v.v… để tượng Phật kinh tạng, lập chuông sát thinh gọi là nội tự. Năm thứ hai niên hiệu Thỉ Quang Đại võ Hoàng Đế lập Chí Thần đạo tràng. Năm thứ tư niên hiệu Thần Gia sắc các Châu, thị trấn đều lập đạo tràng bởi vì vua sanh ngày này (tìm văn ngày sinh nhật đó tạm dựng pháp hội). Sau tháng giêng năm đầu niên hiệu Thiên Nguyên Đại Thành chiếu rằng: Tạo lập Huyền phong, tôn trọng Tam Bảo, nên phải tu hành xiễn dương giáo hóa pháp, giáo lý cao xa đáng quay về tôn sung, những vị Cao Tăng đức hạnh trong các Sa – môn kỳ vựu có bảy người, ở phía Tây điện Chánh võ sắp xếp tu hành. Đây là lúc đầu tiên có nội đạo tràng. thời Nam triều hoặc để Ni ở bên trong trì tụng. Lại nữa trong điện thọ Quang Chư Tăng nhóm họp bàn pháp sự, hoặc tập họp các học sỹ, hoặc giảng dạy, hoặc chú giải kinh điển, hoặc giảng giải thiền yếu, đều ở trong cung cấm và nội đạo tràng. Đời Đường Võ Tắc Thiên ra lệnh cho các vị đại đức Tăng pháp, Huệ Nghiểm. Hạnh Cảm, Tuyên Chánh. v.v… ở trong đạo tràng tụng niệm (Còn một câu) Vua Tắc Thiên ở đại nội ở Lạc Kinh sắp xếp làm nội đạo tràng, vua Trung Tông và Duệ Tông vẫn theo chế đây không thay đổi. Vua Đại Tông ban đầu thích cúng tế chưa trọng đạo Phật, mà các quan thần tể tướng Nguyên Tái, Đỗ Hồng Tiệm, Vương Tấn v.v… đều quy hướng Phật Tăng (Vương Tấn xây chùa Bảo Ứng). Vua Đại Tông từng hỏi việc phước nghiệp báo ứng, ông Nguyên Tái nhơn đó mà trình tâu do đó mà vua rất tin, thường sai hơn trăm vị Tăng ở trong cung thiết lập tượng Phật kinh điển mà tụng niệm, gọi đó là đạo tràng, cúng dường cho Tăng đồ rất quý, ra vào cho cởi ngựa, tính đồ trong kho mà cấp cho. Mỗi khi Tây phiên vào xâm lược đều sai chúng Tăng giảng tụng kinh nhơn Vương đế mong bài trừ sự xâm lược của ngoại tộc, may mắn giặc kia thối lui thì vua sẽ ban thưởng cho. Ngài Bất Không Tam Tạng làm quan đến chức Khanh lam được phong làm Quốc công, ở trong cung cấm thông hết các kinh sách. Lại chiếu cho các quan trong thiên hạ không được đánh đập Tăng Ni. Lại ngày rằm tháng bảy ở trong đạo tràng làm lễ Vu Lan bồn, dung vàng ngọc trang sức, xây bảy tòa thần miếu Cao tổ, mỗi tòa viết thần hiệu để biết mà nghinh tiếp, ra vào trình bày nơi tự quán, dẫn đạo phồn thịnh, mỗi năm lấy việc này làm thường. Đến trong niên hiệu Kiến Trung vua Đức Tông sắc từ Quảng Đức Vĩnh Thái đến nay, nhóm Tăng ở cung cấm lập đạo tràng đều khiến cho thông suốt. Trong Di Xuất Tăng chúng có nói rằng triều Thuận Tông làm nghi pháp trong nội điện Đoan Bổ Chưởng, cũng là làm việc đây. Vua Huệ Tông, Mục Tông, Văn Tông đều làm pháp sự trong nội điện Đoạn Bổ Chưởng.

Ngày hai mươi sáu tháng tư thứ chin niên hiệu Đại Hòa vua Văn Tống sắc dung nội Trường sanh điện đạo tràng. Vua Võ Tông năm đầu lấy tiết sanh nhật Đức Lương lại lập Nội Trường sanh điện đạo tràng và thiết lập nội trai, Tăng và Đạo sỹ đều được mừng thọ. Về sau cùng với đạo sỹ Triêu Qui Chơn hoặc loạn, giận dữ tìm lỗi của Tăng, đến năm thứ tư Hội Xướng, chiếu chỉ dừng nội trai và nội đạo tràng, ác ý nhăn nhúm từ đây.

PHỤ SANH NHỰT ĐẠO TRÀNG

Sanh nhựt là tên gọi của tiết lễ, bắt đầu từ vua đời Đường Huyền Tông. Ngụy Thái Võ Đế lập đạo tràng năm thứ hai niên hiệu Thỉ Quang. Đến năm thứ tư niên hiệu Thần gia sắc các Châu, trấn đều phải lập đạo tràng mừng ngày sanh của vua. Niên hiệu Thỉ Quang là đầu tiên vua tôn sùng phước. Trong niên hiệu Thần gia là đầu tiên các quan thần chúc thọ vua, từ đó về sau các quan chọn ngày tốt chúc mừng sắm sửa trai Tăng đọc kinh, gọi là sinh thần tiết đạo tràng, đến nay rất thịnh hành.

40. TĂNG TỊCH CÓ LƠI CÓ CĂNG

Người đắc quả dầu phải là liều thuốc bổ vô hạn, kẻ xuất gia há có do giữ cho tồn tại. Đã là triều văn vật, cần phải lập giềng mối, người thấy sự ưu nhàn mà tranh nhau vào, sợ lao dịch mà chạy trốn, thì ông mạo danh, thật chẳng phải là bực cao sỹ, luật của Tăng há có thể điều phục được những người buông lung, ương ngạnh, cho nên lập Tăng cuộc để cai quản, lập danh bạ để lập kỷ luật. Đời nhà Chu, Tùy không biết được, đến nhà Đường chủ trương mới nghe lệ thuộc. Tháng giêng năm thứ tư niên hiệu Đại Hòa vua Văn Tông, quan Từ Bộ mới hết.

Tăng Ni các nơi chỉ mạo danh mà không phải được độ chân chính, trình với tỉnh, mỗi người được cấp chứng điệp của tỉnh, nương theo đó mà vào sổ bộ tính ra có bảy mươi vạn (000.000). Như vậy ghi chép vào sổ bộ bắt đầu từ năm thứ hai niên hiệu Đại Hòa. Nếu như vậy thì trước đó không có ghi vào sổ ư? Xét Phước Tào Chiêu Huyền Tự tôn sùng Huyền thụ, làm sao thống lãnh sứ đoán việc của Tăng đoàn.

Đáp rằng: Xét về việc lập sổ bộ Tăng thể độ không giống, hoặc xét theo từng chùa mà biết chung, hoặc tùy theo Châu mà ghi chép riêng, hoặc ghi riêng chuyển sổ, hoặc ghi văn bản sửa đổi thêm vô cho nên không giống nhau. Song khi làm việc gặp thời vua tốt vua xấu, bèn ghi chép vào sổ mà bỏ từng tờ. Ngày nay Đại Tống dùng sự xoay tròn mà hiển đức cho có hệ thống, ba năm làm một lần, để vào trong luật khiến cho biết.

 

Trang: 1 2 3