ĐẠI TỐNG TĂNG SỬ LƯỢC
(Năm thứ hai niên hiệu Hàm Bình, Trùng canh Phỉnh lý). Hữu Nhai Tăng Lục Thông Huệ Đại sư Tán Ninh phụng sắc chỉ soạn.
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản
QUYỂN THƯỢNG
Tu Lạc, Trùng Cánh năm thứ 2 niên hiệu Hàm Bình
- Niên đại Phật giáng sanh
- Tăng nhập Chấn Đán (Trung Hoa)
- Kinh tượng truyền đến Trung Quốc
- Tạo lập Gài Lam (Dục Phật hành tượng phụ)
- Dịch kinh
- Dịch luật
- Dịch luận
- Đông Hạ xuất gia
- Cách thức trang phục
- Lập đàn đắc giới
- Nguyên do Ni đắc giới
- Pháp thọ trai sám
- Sự phát triển biến đổi nghi lễ
- Chú kinh
- Tăng giảng
- Ni giảng
- Tạo sơ khoa kinh
- Giải luật
- Giải luận
- Đô giảng
- Truyền thiền quán pháp
- Tăng ở Trung Quốc tham học ở Ấn Độ
- Truyền Mật Tạng
Lập ra chỉ 0 môn, lấy bỏ nhóm thành truyện và ghi chép những điều nghe được để nói sự bắt đầu của trăm việc trong Phật pháp từ Đông Độ truyền qua đến nay.
1. NIÊN ĐẠI PHẬT GIÁNG SINH
Xét ngày Phật giáng sinh có nhiều thuyết khác nhau: Một là ứng hiện khác thường, gặp duyên liền hiện, cho nên thấy nghe không đồng. Hai là các vị Tăng từ Ấn Độ đến, nơi sinh ra có thủ đô, thành phố, thôn, làng; truyền sự thì có bộ, loại, tông cho nên mỗi thuyết khác nhau. Ba là bên Tây Vức chép giản dị sơ lược, ít có thể ghi chép nhiều việc, rộng, chậm, còn không, nhiều ít, cho nên lưu truyền không đồng. Nay căn cứ các truyện ký ở Trung Quốc vavf các kinh luật đã nói mà có dẫn ra nhiều thuyết khác nhau.
Xét trong bộ truyện “Thượng thống truyện Hán pháp bổn nội”, kinh Tạp A Hàm đều chép ngày rằm tháng năm thứ 23 đời Châu Chiêu Vương hiện điềm lành có voi trắng xuất hiện giáng xuống chui vào hông của bà Ma Da phu nhân, rồi bà có thai. Đến ngày mồng tháng năm sau ở dưới cây Ba La vườn Lâm Tỳ Ni, Ngài từ hông bên phải mà đản sanh.
Quyển “Thơ Dị Ký” của nhà Châu có chép rằng: Ngày mồng tháng năm Giáp Dần năm thứ 2 Chiêu Vương, nước các ao, hồ, suối, sông đều đầy tràn và vọt lên, cung điẹn chấn động. đêm đó có ánh sáng năm màu soi suốt ở Thái Vy, chiếu khắp ở phương Tây làm thành màu xanh, hồng. Lúc bấy giờ ma hỏi Thái Sử Tô Do, Thái Sử Tô Do đáp rằng: Có vị đại thánh nhơn xuất hiện ở phương Tây, cho nên có hiện ra điềm đây.
Vua hỏi: Có tổn hại đến nước ta không?
Thái Sử đáp: Một ngàn năm sau danh tiếng và giáo pháp của Ngài sẽ có lợi cho nước ta.
Lại xét trong Ngũ Vận Đồ có chép rằng: Phật giáng sanh năm Mậu Ngọ, năm thứ Bình Vương thời Đông Châu, thuyết đây không có chứng cứ vậy. Lại nữa y theo sự ghi chép của Ngài Đạo An La Thập và bài Minh trong cột đá chép rằng: Phật giáng sanh năm Ất Sửu năm thứ 5 vua Chủ Hoàn đời nhà Châu thứ 1, thuyết đây cũng không phải.
Lại nữa trong “Phí Trường Phòng Khai Hoàng Tam Bảo Lục” có
chép rằng: Phật giáng sanh ngày mồng tháng năm Giáp Ngọ năm thứ 10 Châu Trang Vương, lấy sao thường không xuất hiện làm chứng minh. Lại nữa trong “Pháp Hiển Hội Du Tây Vức” có chép: Phật sanh trong thời đại Thương Vương, hiển nhơn thấy Sư Tử Quốc tháng 3 đưa ra răng Phật, trước khi cúng dường cho vua, ông nói rằng: Phật diệt độ được 1 năm, hiển rõ lấy giữa niên hiệu Nghĩa Hy đời nhà Tấn xét ngược lại, thì biết Phật sanh vào thời nhà Thương; Lại trong quyển “Lô Sơn độ Luật Sư Chúng Thánh Điển ký” có chép: Phật sanh năm Giáp Tuất năm thứ 2 Trinh Định Vương thời nhà Châu. Pháp Bảo Đại Sư hoàn toàn không lấy ở đây. Lại trong Cảm Thông truyện có nói là thời nhà Hạ Kiệt thấy được dấu tích của Phật để lại vậy.
Lại nữa, các thuyết ở trên vương đại khác nhau; một là cuối đời Hạ; hai là cuối đời Thương; ba là thời Châu Chiêu Vương; bốn là thời Bình Vương; năm là thời Hoàn Vương; sáu là thời Trang Vương; bảy là thời Trinh Định Vương, đều căn cứ trong các truyện ký ở phương Tây (Trung Quốc) đã ghi chép. Nếu xét trong Kinh Luật, trong Kinh Dục Phật có chép rằng: Tất cả đều sanh ngày mồng tháng , trong Kinh Thuỵ Ứng cũng nói ngày mồng tháng , mà trong luận Tát Bà Đa lại nói là ngày mồng tháng 2, thế thì trong nội giáo còn có 2 thuuyết không đồng. Nay nói Phật sinh thời nhà Hạ tức là ngày nay lấy ngày mồng tháng . Nếu sanh trong thời nhà Thương tức là ngày nay lấy ngày mồng tháng Thìn (tháng 3). Nếu sanh thời nhà Châu thì tức là lấy ngày mồng tháng Mão (tháng 2). Lại căn cứ bộ “Nam Sơn Tuyên Luật Sư Vấn Nhơn Thiên” có chép: Ở Trung Quốc truyền ngày Phật giáng sanh hoặc nói là thời nhà Thương, hoặc nói là thời Châu Chiêu Vương, hoặc là đời Lỗ Trang Công, thì làm thế nào mà chỉ cho người biết được.
Đáp: đều có lý do, đệ tử sanh thời Hạ Kiệt, Trời thấy được giáo của Phật để lại. Song Phật có ba thân, Pháp thân và Báo thân trời người không thể thấy được. Chỉ có Hoá thân Phật hiện khắp 3 ngàn đại thiên thế giới, có trăm ức Phật Thích Ca, tuỳ theo cơ cảm mà hiện trước sau không nhất định, không đáng để nghi vậy.
Nay Đông Lương lấy ngày mồng tháng chạp tắm Phật nói là ngày Phật giáng sanh. Xét trong kinh “Kỳ Hoàn Đề” nói trong chùa có con sư tử bằng pha lê, hình lớn như Quyền Hứa, miệng nói ra lời diệu âm, Bồ tát nghe được tiếng đó đều được vượt lên gnôi vị, mỗi khi đến ngày mồng tháng chạp, nam nữ trong thành Xá Vệ tranh nhau cúng dường hương hoa, đến nghe pháp âm, không nói là ngày Phật giáng sanh nghi là bên Thiên Trúc lấy ngày mồng tháng chạp làm ngày lễ mà thôi. Lại nghi là luận “Dụng Đa” nói ngày mồng tháng 2, tháng chạp chính là tháng 2 nhà Châu, do vì bên Đông bên Tây xa xôi cho nên có nhiều sai khác.
Lại Giang Biểu lấy ngày mồng tháng ngày nay làm ngày Phật đản. Theo kinh “Thụy Ứng: nay dùng tháng giêng nhà Châu thì hợp với mồng tháng 2 ngày nay. Nay dùng tháng Tỵ chính là tháng nhà Châu rõ ở đây vậy. Lạm dụng tháng Tỵ có 2 ý: Một là khi nghe tiếng liền dùng không tìm tòi sự thật, hai là phần nhiều dùng tháng giêng nhà Hạ, cho nên ở đây lầm mà thôi. Nếu như trong bộ “Nam Sơn” nói rằng đều do chúng sanh nghe thấy khác nhau, cho nên thời tiết cũng không giống, không nên cố chấp. Song hai nước tiếp thọ lẫn nhau, Tam Tạng sở truyền lấy Phật giáng sanh thời Châu Chiêu Vương, lý đây là hay hơn.
Nói lại rằng trước nói ngày mồng tháng là Đông Hạ hay Tây Vức, nếu tìm cành mà thấy gốc, theo nước mà tìm nguồn thì không có sự nào không chu toàn, về lý có chỗ để xuyên suốt. Vả lại các thuyết nói về đầu năm của Tây Vức (Ấn Độ) khác nhau, trong Cao Tăng Truyện ngài Huệ Nghiêm nói với ngài Hà- Thừa- Thiên- Tranh- Trung- Biên rằng: Tây Vức lập tháng Thìn làm đầu năm. Trong truyện lại nói rằng ngày 30 tháng 12 gọi là tháng đại thần biến, tức là ngày 15 (rằm) tháng giêng ở Trung Hoa, đây là chỉ tháng giêng nhà Hạ, mà dùng ngày 1 ngày sanh hồn là ngày mồng 1 của tháng, nay chưa rõ. Lập tháng Thìn là lấy tháng 3 ngày nay mặt trăng sanh mặt trời làm đầu năm, là phần chuẩn của giữa tháng. Bên Tây Vức không có tên tháng giêng, hai, ba chỉ lấy sao thẳng (gặp) với mặt trăng làm một tháng. Như tháng Côn Xá Khư, tháng Ca Đề đó vậy. Lại nữa các nước Lãnh ở phía Bắc lập tháng Mùi là tháng giêng, hoặc xuân tế là hạ an cư. Cho nên biết tuỳ cõi nước, tông tính có sai khác, huống gì là kinh nói ở Tây Vức, các vị La Hán ở Trúc Càn tạo luận đều không chỉ ra tháng ở Chấn Đán Động Độ. Nói ngày mồng tháng là ngày mồng tháng bên Tây Vức để sự phù hợp với ngày hiện điềm lành là ngày mồng tháng đời Châu Chiêu Vương trong quyển “Thơ Dị Ký” nhà Châu vậy. Nghi là khi phiên dịch ghi lại theo vọng nhận là tháng giêng nhà Hạ, chỉ có ngày rằm tháng , trong kinh “Lạp Pháp” là dùng văn ở phương đây, khiến cho người mê lầm cho nên giữ lại cả hai vậy.
2. TĂNG NHẬP CHẤN ĐÁN (TRUNG HOA)
“Ngũ Vận Đồ” chép rằng: Linh tính thánh giáo đời Châu và vua A Dục tạo tháp để ở phương đây (Trung Hoa) hạp có truyện ky. Bởi do Tần Thuỷ Hoàng đốt sách, các sách đây cũng bị cháy theo, cho nên nay không có chỗ để tìm tòi. Xét thời Tần Thuỷ Hoàng có 1 bậc đại hiền như Sa môn Thích Lợi Phòng… mang kinh đến giáo hoá. Tần Thuỷ Hoàng không tin, bèn cấm nhốt các ngài, ban đêm có vị thần nhơn phá ngục dẫn ra. Lại nữa thời Hán Thành Đế, ông Lưu Hướng xem sách ở gác Thiên Lục, thường thấy có kinh Phật và trước tác”Lệ Tuyên Truyện”. Có 13 người, có người thấy kinh Phật. Lấy đây xét kỹ thì biết thời nhà Châu, Tần đã có Sa môn Phật giáo, chỉ có chưa được hưng thạnh mà thôi. Đến năm thứ bảy niên hiệu Vĩnh Bình Chủ Minh Đế thứ hai đời Hậu Hán, vua nằm mộng thấy có người bằng vàng, bèn sai Tần Cảnh, Thái Âm, Vương Tuân đến Tây Trúc rước Phật giáo về. Đến cuối tháng thì các ông gặp được 2 vị Sa môn Ca Diếp Ma Đằng và Trúc Pháp Lan vào Đông Hạ, nên nay lấy việc này làm khởi thí việc có tăng vào Trung Hoa. Lúc ấy Phật pháp tuy đã đến Trùng Hoa nhưng chưa được lưu truyền và người tin thọ chưa rộng, truyền trao thực hành chưa khắp. Có vị Khương Tăng Hội vốn là người nước Khương Cư, trong cuốn niên hiệu Xích Điểu bắt đầu giáo hoá nước Nam.
3. KINH TƯỢNG LƯU TRUYỀN Ở TRUNG HOA
Bởi vì Phật đạo khó nghĩ bàn, không thể lấy thường tình mà so sánh được, không thể dùng các thí dụ mà bàn cầu được như có vị Tăng đến Đông Hán, ông Lưu Hướng gặp được kinh ở Phạn sách, vua A Dục khởi tháp hiện ở triều Tần, sớm có linh ứng rồi. Xét trong bộ Thích Lão Chí có chép rằng: Học giáo lý đạo Phật nghe đã có thời Tiền Han, trong niên hiệu Nguyên Thú Võ Đế, ông họ Hoặc chữa bịnh được người vàng Tỳ Da Vương vua cho là đại thần, đặt ở cung Cam Tuyền, đốt hương lễ bái, lúc này là Phật pháp mới bắt đầu lưu truyền qua Trung Quốc và ở thành Khai Tây sai Trương Khiên làm sứ Đại Hạ, trở về nói rằng: “Thân độc có giáo pháp của Phù Đồ, trong niên hiệu Nguyên Thọ Ai Đế, Cảnh Hiến đến Nguyệt hi khẩu tọdc kinh Phù Đồ, song chưa tin một cách chân thành, đạo chưa thông hành cũng như đầu nguồn của sông lớn, cũng như ngọn của cây lớn. Nay lấy kinh “Tứ Thập Nhị Chương” do hai vị Sa môn dịch và bức tượng hoạ trên tấm bạch diệp đời Hán Minh Đế làm bắt đầu. Lại như trong truyện “Cảm Thông” Châu Mục Vương xây chùa Linh An, tháp vua A Dục ở Thạch Hoa Bỗng- Vĩnh Châu… há chẳng phải là trước thời Đông Hán ư? Đây chính là suy nghĩ mãi cũng không ra, bàn bạc cũng không đạt đến được, ngoài sự đặt để đo lường. Nay chỉ căn cứ sự tích có thể suy nghĩ, có thể bàn bạc được là lấy niên hiệu Vĩnh Bình làm mốc bắt đầu.
4. DỰNG LẬP GIÀ LAM.
Kinh tưởng đến tư duy, tăng chúng dứt tội lỗi, thì cái đó chỗ ở ắt phải là nơi sạch sẽ, do pháp luân chuyển cần phải nương vào chỗ, cho nên cần phải lập chùa chiền. Hai người Ma Đằng và Trúc Pháp Lan sức lực thù thắng, Minh Đế vui mừng. ban đầu mời về ở chùa Hồng Lê làm lễ với các Ngài. Chùa Hồng Lê vốn là cái nhà tiếp các nước ở xa. Sau vua tìm người sai riêng chọn xây một Tinh xá ở ngoài cửa Tây Hùng thành Lạc Dương. Do vì dùng ngựa trắng chở kinh đến cho nên đặt tên chùa là Bạch Mã. Chùa là đạo Phật gọi là chùa nối truyền, trị sự là nối tiếp nhau ở trong đó, vốn là Chữ đi, do các vị Tăng bên Tây Vức mới đến tạm ở chỗ công, sau dời về chỗ riêng không quên gốc kia lại nêu tên chùa, tên chùa Tăng mới bắt đầu lúc này. Tăng Già Lam dịch là Chúng Viên nghĩa là mọi người chung ở, vườn tược để ở, là chỗ để sinh sôi, đệ tử Phật thì sinh sản mầm đạo quả thánh. Cho nên trong kinh nói có vườn Ca – Lan – Dà – Trúc; vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc đều là chùa bên Tây Vức. Như các di tích không thể nghĩ bàn kia như Châu Mục Vương xây chùa Hiển Tế, đây khó mà căn cứ cho đúng, nên mới gọi là việc khó nghĩ bàn. Năm đầu niên hiệu Thỉ Quang Thái Võ Đế đời Hậu Ngụy sáng lập ra Già Lam là tên của Chuyên Đề, giữa niên hiệu Đại Nghiệp Tuỳ Dương Đế đổi chùa của thiên hạ thành đạo tràng, đến đời nhà Đường lấy lại tên chùa.
Xét trong bài “Tự Cáo” của Pháp Sư Linh Dụ, làm chùa có 1 tên: Một là chùa (nghĩa chuẩn theo giải thích tên). Hay gọi là Tịnh Trụ (người uế trược không ở chung). Ba gọi là Pháp đồng xá (pháp và thực đồng giới). Bốn là nhà xuất thế (nghĩa là chỗ tu hành ra khỏi thế tục). Năm là Tinh Xá (nghĩa là chẳng phải chỗ thô bạo). Sáu là vườn thanh tịnh) nghĩa là chỗ không nhiễm ba nghiệp). Bảy là Kim Cang Sát (nghĩa là cõi nước bền chắc cho người tu đạo ở). Tám là đạo tràng tịch diệt (Kỳ Viên có thế giới Liên Hoa Tạng dùng bảy báu trang nghiêm, gọi là đạo tràng tịch diệt, Phật Lô Xá Na nói kinh Hoa Nghiêm ở đó). Chín gọi là Viễn Ly Xứ (nghĩa là người vào trong đó xa lìa được phiền hoặc, gần với tên vui tịch diệt). Mười là Thân Cận Xứ (như hành hạnh an lạc, do vì ở trong đó gần pháp). Mười tên ở nước đây là nương theo kinh (Kỳ Hoàn Viên), giải thích tướng mỗi mỗi đều có nghĩa, như trong bộ “Tự Cáo” kia vậy. Nay nghĩa có sáu thứ: Một gọi là hang, như đời Hậu Ngụy đục núi làm cái hang để tượng Phật và cho Tăng ở đó vậy. Nay chùa Thiên Trúc ở Long Môn – Lạc Dương có hang đá, có cái hang như Na La Diên Kim Cang Phật.v.v …Hai gọi là Viện (nay những vị Trụ trì bên Thiền Tông thường dùng tên này. Ba gọi là rừng (lâm) (trong luật nói có rừng Trụ Nhứt, trong kinh nói có rừng Thệ Đa). Bốn là miếu (như miếu Cù Đàm trong luận Thiện Kiến). Năm là Lan Nhã (không phải tướng viện). Sau là phụ thông (nay núi Ngũ Đài có nhiều chỗ) lại xét khi Hán Minh Đế băng có xây một cái Kỳ Hoàn ở trên cái đồi, từ đó phần mộ của bá tánh có một số người làm thành tháp (rút ra trong “Già Lam Ký” của Dương Huyền). Ở Lạc Dương từ niên hiệu Vĩnh Bình đời nhà Hán, đến niên hiệu Vĩnh Gia đời nhà Tấn chỉ có bốn mươi hai trường, và các thành thị làng xã đời Hậu Ngụy nhân dân tin Phật giáo rất thịnh, tôn sùng xây dựng nối tiếp nhau, quan dân tranh nhau xây chùa có hơn một ngàn cái. Về sau Triệu Đô Nghiệp xây chùa hơn tám trăm nơi, nay những nơi để lại có lẽ vẫn còn.
Tắm Phật, Ngài Nghĩa Tịnh Tam Tạng đời nhà Đường tự mình tham học bên Ấn -Độ, thấy mỗi ngày mỗi Ngu – Trung duy na đánh chuông, ở trước sân nhà đem các tượng đồng, đá v.v…để ở trong cái thau, trỗi âm nhạc, dùng ma hương nước nê quán, lấy vải lau tượng. Sau đó đưa hai ngón tay rỏ nước từ trên đảnh xuống, gọi đó là nước kiết tường, mong cầu điều thắng lợi. Hỏi rằng tắm Phật tiêu biểu cho điều gì.
Đáp rằng: Phật khi sanh có rồng phun nước thơm tắm rửa thân Phật, song mỗi ngày tắm rửa thì chẳng phải là ý của ngày sinh. Nghi rằng Ngũ Trúc rất nóng, Tăng cũng đã tắm nhiều lần thì Phật cũng nên tắm vậy. Đông Hạ còn là mồng tám tháng chạp hoặc tháng hai. Mồng tám tháng tư chính là ngày sinh của Phật Hành Tượng: Tự khi Phật nhập Niết-bàn, các vua thần rất hận chính thân mình không đựơc gặp Phật, do đó lập tướng Phật giáng sanh, hoặc là tác tượng Thái tử đi du hành. Đời nhà Tấn ngài Pháp Hiểu thành Ba-liên-phất, thất ở đó lấy ngày mồng tám tháng Mão làm tượng Phật, lấy xe kết thắt làm thành năm tầng, cao khoảng hai tượng, giống như cái tháp, họa vẽ hình chư thiên, các báu làm khám, Phật ngồi Bồ tát đứng hầu, khoảng hai mươi xe, mỗi xe trang sức giống nhau, Bà-la-môn tử thỉnh Phật. Kế đến vào trong thành ở lại đêm đó, suốt đêm cúng dường, mỗi nước đều như vậy. Vua và các trưởng giả xây nhà thuốc, chữa bệnh phước đức. Phàm những người nghèo mắc bịnh đến đó, thầy thuốc săn sóc bịnh lành rồi mới đi. Lại nữa chùa ở thành Đông Hoang nước Quy Tử – Lãnh Bắc (chữ nôm không rõ nét) trong mười ngày. Tăng đồ của một nước phải dự đại hội năm năm (Tây Vức gọi đó là Bàn-giá-vu-sắc). Quốc Vương và nhân dân đều bỏ việc đời, đến thọ kinh nghe pháp, trang nghiêm tượng Phật, dùng xe chở gọi đó là hành tượng. Nước Vu Điền thì hành tượng ngày mồng một tháng tư đến ngày mồng bốn tháng tư mới xong, vua và phu nhơn mới trở về hoàng cung. Nay ở Linh Võ – Hạ Đài ngày mồng tám tháng hai mỗi năm, Tăng đội mang tượng Phật, hầu theo nhiễu xung quanh, tràn phan, lọng ca nhạc dẫn dắt, gọi đó là “tuần thành”, lấy từ trong thành phố đi trong thành phố làm giới hạn, nhân dân nhờ việc đó mà được tiêu tai. Lại nữa ở đây (Trung Quốc) sau khi an cư xong, Tăng chúng đem hoa cầm quạt, thổi lối đánh não dẫn đi song song gọi là xuất đội ca đề (lấy tháng ca-đề đặt tên). Trong bộ “Thích Lão Chí” nói rằng các tổ đời nhà Ngụy vào ngày mồng tám tháng tư, đi lên các đường lớn, vua đến hầu ngọ môn xem sái hoa đãnh lễ. Lại nữa khi đúc xong cho ra tượng vàng ở chùa Ni Cánh Hưng, triệu tập một trăm võ lâm kéo xe trỗi kỹ nhạc đều do nội cấp. Lại nữa an cư xong ngày mai, tập trung hết lại nhiễu quanh thôn xóm thành thị, lễ các chỗ để, che trần trên xe để tượng Phật, cờ hoa khắp trời gọi là Tam-maly, đây chính là cách hành thành của Thần Châu.
5. DỊCH KINH
Ngày xưa ông Lưu Hướng xem sách ở Thiên lục thấy có kinh Phật, biết lúc đó chưa có người dịch truyền, ắt còn trong cặp chữ Phạn. Nếu như ông Lưu Hướng hiến một chữ phạn mà nói hàng “tiên” có hơn bảy mươi người thấy kinh Phật. Lại cho ngài Bồ tát Văn Thù cũng gọi là hàng tiên ư? Bởi vì ông Lưu Hướng học rộng toàn tài, sự học cao sâu thì tự có thể biết được. Xem cặp chữ Phạn kia lại dịch tiếng Hoa, tìm nhận ra có hơn bảy mươi người thấy kinh Phật. Nếu luận về phiên dịch thì Ngài Ma Đằng là người đầu tiên dịch ra kinh “Tứ Thập Nhị Chương”, và Ngài Pháp Lan đồng dịch các kinh “Thập Địa Phật”; “Bổn Sanh Pháp”; “Hải Tạng Phật Bổn Hạnh”.v.v…là đầu tiên hết. Kế đến thì các Ngài An Thanh, Chi Sấm; Chi Kiêm tiếp nhau dịch thuật. Cuối đời nhà Hán đầu đời nhà Ngụy, truyền dịch dần dần được hưng thạnh, hoặc dịch
Phật thành Chúng Hựu, hoặc dịch Bích Chi Phật thành Cổ Phật. Ngài Chi Sấm dịch quyển kinh “Thủ Lăng Nghiêm có chép rằng. Phật ở trên đỉnh núi Linh Thứu thành Vương Xá, còn, không khác nhau, dung nhà đều khác, đây chính là cách uyển chuyển của người dịch kinh vậy.
6. DỊCH LUẬT
Phật chế Tỳ-ni để ngăn chặn tội lỗi trong chúng, như hình pháp của một nước, vẽ thành phép tắc, chưa hết ai đem Tỳ-ni dịch thành hiệu luật. Xét năm Canh Tuất thứ ba niên hiệu Kiến Ninh đời Hán Linh Đế, Ngài An Thế Cao cho ra một quyển luật “Nghĩa quyết”, kế đó cho ra một quyển Tỳ kheo Chư Cấm luật (Các điều luật cấm của Tỳ kheo. Đến đời Tào Ngụy Ngài Tam Tạng Đàm-ma-ca-la (Trung Hoa dịch là Pháp Thời) xót thương Tăng đời Ngụy không có luật làm phép tắc, vì vậy trong niên hiệu Gia Bình cùng với Ngài Đàm Đế dịch Tứ Phần Yết ma và Tăng Kỳ Giới, Tâm Đồ Kỷ.v.v… phương đây mới bắt đầu có luật.
7. DỊCH LUẬN
Đời Hiến Võ nhà Tấn có vị Sa môn Tăng-già-bạt-trừng ở nước Kế Tân dịch Tạp Kỳ Đàm Bà Sa mười bốn quyển. Kế đó có Ngài La Thập đời Diêu Tần dịch các luận Đại Trí Độ và Thành Thật. Đây là người đầu tiên dịch luận. Ngài Đạo An Lục và Tăng Hựu cho ra bộ Tam Tạng Ký, Đồng Tự Giai Thuật. Lại Ngài Đơn – danh – lính – bà – sa là con trai của Gia – ca – chiên – đàn, rút ra những nghĩa cốt yếu dẫn kinh giải thích, làm ra bộ Tỳ Đàm bốn mươi bốn phẩm, đây cũng là luận.
8. ĐỜI ĐÔNG HẠ CÓ CHÚNG XUẤT GIA
Phàm người ngu nhờ già lam mà sanh tâm lành, sự học của Mãnh Kha Lân tiềm tòi học hỏi nho phong đời nhà Lương. Phật phá đã được lưu hành, nhân dân đều được giáo hóa, há lúc bấy giờ không có được người tu hành giải thoát ư? Hán Minh Đế cho các ông Dương Thành Hầu, Lưu Tuấn v.v…xuất gia, bắt đầu có Tăng. Phụ nữ A Phan .v.v…ở Lạc Dương xuất gia, từ đấy bắt đầu có Ni.
9. CÁCH THỨC TRANG PHỤC
Xét đời Hán, Ngụy người xuất gia phần nhiều là mặc Tăng-giàlê bằng vải bố màu đỏ, bởi do ở Ấn Độ không có tơ lụa, lại còn có màu mộc lan và màu càn-đà, thì áo vải bố mà nhận thành mà đỏ như vậy. Màu áo bên Tây phương cũng tùy theo bộ loại khác nhau, bộ Tát-bàđa y màu đen, bộ Đàm-vô-đức y màu đỏ thẫm, bộ Di-sa-tắc màu xanh. Mặc y màu xích (đỏ thẫm) chính là bộ Đàm-vô-đức từ trước cho đến đời Hán mà thôi, sau có đời Lương có Ngài Huệ Lãng pháp sư thường mặc áo nạp màu xanh, Ngài Chí Công dự ký rằng: Chùa Hưng Hoàng có vị Đại sĩ mặc áo xanh rộng hành đại thừa, đến khi có Ngài Huệ Lãng thì quả là phù hợp với lời nói kia vậy. Nói rộng về mặc phục như trong kinh Oai Nghi Sớ Phục. Nay ở Giang biển có nhiều người đắp y màu đen, màu đỏ thẫm, lúc bấy giờ có màu giữa xanh và màu vàng (trọn màu xanh và vàng lại) gọi là màu hoàng hạt, thạch liên hạt vậy. Ở Quan Phu Dông Kinh còn có người đắp y màu nâu, và bộ U Châu thì đắp y màu đen. Nếu y màu đen thì thật là phi pháp. Vì sao? Vì màu đen là một trong năm màu sắc chính của năm phương vậy. Hỏi truy y là màu nó như thế nào? Đáp rằng màu tía mà đen lợt chẳng phải là màu sắc chính. Xét trong Công ký nói rằng: Nhộm ba lần thành màu đen (…), nhộm năm lần thành màu đỏ sẫm, nhộm bảy lầ thành màu lam đen (truy…). Do nhộm lại màu đen thành màu đỏ sẫm, màu đỏ sẫm lại còn gọi là tước đầu, nhộm lại lần nữa mới thành màu lam đen vậy. Cho nên Tịnh Tú Ni thấy màu y thánh chúng đắp giống nhau như cây Tang Thục Thậm, chính là màu đỏ lợt và màu đen đậm. Nay màu y của Tỳ kheo ở Mạt lăng là bắt chước theo màu truy y ở Tây Trúc. Về sau nhà Châu kỵ nghe lời cấm áo đen, bèn bỏ màu đen đắp y màu vàng, y màu vàng là bắt đầu vào nhà Châu. Lại nữa ngoài ba y ra còn có Duệ nạp bá, hình như phú kiên y, rút ra trong Ký Quy Truyện. Giảng viên tự lập duệ nếu giảng một quyển thì là duệ một chi, giảng hai, ba quyển thì tùy theo bài quyển giảng mà tính số duệ, như nạp bá đó vậy. Lại cung nhơn đời Hậu Ngụy thấy Tăng Tự Tứ trịch bày vai bên phải bèn cúng chi kiêm y gọi là kiêm sam, toàn bộ cái áo có hai cánh tay, là thể của “thất kỳ chi”. Từ đời Ngụy mới bát đầu có. Lại nữa Ký Quy Truyện nói rằng, bên Tây Vức có người cầm cái lọng bằng trúc hoặc cái dư. Đời nhà Lương có vị cao Tăng tên Huệ Thiều khi gặp có người thỉnh, thì tự mình mang gậy và nón lá, nay Tăng đội nón trúc rất nhiều, thiền sư thì có nón, và cầm họp đựng nước rửa, đãy lược nước, tích trượng, giới dao, búa (rìu), ống đựng kim, những thứ đây đều là đạo cụ. Gần đây có người (Tăng) mặc y màu trắng, lỗi đây rất lớn vậy. Phật thọ ký rằng áo Cà sa biến thành màu trắng không chịu nhộm, đây chẳng phải như vậy sao? Hoặc có người biết như pháp, có ý đoạt lấy mà hoại màu đó, chơn thật là lực thắng sĩ có sức lực hộ pháp. Xưa cuối đời Đường ở Dự Chương có thiền sư Quán Âm, thấy các thiền khách phía Nam phần nhiều mặc áo nạp màu trắng, Ngài thường lấy bình thuốc nhộm để khuyên họ nhộm, nay thiên hạ đều cho rằng áo nạp màu vàng là áo nạp của Ngài Quán Âm, vị sư từng lấy việc nghe học hộ pháp làm tình đến nay vẫn còn khen ngợi Ngài.
10. LẬP ĐÀN ĐẮC GIỚI
Tăng vốn có từ đời Hán; Ngụy, tuy cắt tóc nhộm y mà thành hình, nhưng giới pháp chưa được đủ, lúc bấy giờ có hai chúng chỉ thọ tam quy. Tự niên hiệu Vĩnh Bình nhà Hán đến đầu nhà Ngụy đến nay, đại Tăng và Sa di không phân biệt. Có Ngài Đàm-ma-ca-la Tam Tạng và Trúcluật-viên-duy-kỳ-nan.v.v… đều truyền nghĩa của luật. Trong năm đầu niên hiệu Gia Bình Ngài Ca-la cùng với Ngài Đàm-đế ở Lạc Dương cho ra quyển Tăng Kỳ Giới Tâm, lập pháp đại Tụng yết ma, ở đông Độ lập đàn bắt đầu từ đây. Xét Mạn-la đại để cách làm không giống nhau, hoặc là trên gò đất lớn, hoặc là lấy cây kết lại thành tầng hoặc đắp bùn chia ra thành từng cấp đều gọi là “dân”. Quét trừ đất bụi thì gọi là “thiện”, “Đàn”; “tràng”; “thiện” ba chữ khác nhau đều là Mạn-tra-la ở Tây Vức. Nếu căn cứ theo Luật tông thì cần phải kiết góc, phân giới hạn, theo tự nhiên kia sống ở đó tác pháp. Nghĩ lại triều Ngụy vốn nên làm ở những nơi hoang mạc, làng xóm. Như phương Tây thọ giới thì Châu Sỹ là thực hành đầu tiên. Trong niên hiệu Vĩnh Minh Nam Triều, năm đầu của Tam Ngô tạo giới đàn, đây lại bắt đầu từ trong triều Ngô. Đầu nhà Đường ở chùa Linh Cảm Ngài Nam sơn Tuyên Luật sư theo pháp lập đàn, cấm có hàng mi dài (tức than Ngài Tân Đàu Lô) tùy hỷ khen ngợi, lập đàn đúng pháp chớ có vượt qua đây. Ngài Tuyên luật sư soạn một quyển giới Đàn Kinh, nay còn lưu hành ở đời. Tôi từng thương xót Nam Sơn không đàn đệ tứ tẳng phụ phủ hình nghi lễ, cho nên vết ra quyển Phú Phủ Hình Nghi, người ưa đọc nên tìm đọc để giúp cho việc mở rộng tri thức. Nay bộ Hựu Nhai Pho Tăng Lục, Ngài Quảng Hóa Đại sư chơn thật giới thiệu trước quên mộ ở ấp xã. Ở chùa Hưng Quốc ở Đại-Bình-Đông Kinh, lập giới đàn đá, một là tuân theo Giới Đàn Kinh của Ngài Nam Sơn, hằng trang nghiêm làm cho tuyệt đẹp ở thiên hạ vậy.
11. LÝ DO NI ĐẮC GIỚI
Sơ duyên của Ngài Ái Đạo há đâu phải dễ dàng, A Phan xuất tục lại là việc kỳ lạ ít có, ban đầu theo thọ tam quy vốn chưa hoàn toàn ở trong hai chúng. Xét trong Ngũ Vận Đề nói rằng từ năm Đinh Mão niên hiệu Vĩnh Bình nhà Hán, đến giữa năm Giáp Tuất niên hiệu Nguyên Gia nhà Tống cách nhau ba trăm sáu mươi bảy năm, bên Ni mới thọ Cụ giới. lại trong Tát-Bà Đa Sư Tư Truyện nói rằng mùa xuân năm thứ mười một niên hiệu Nguyên gia nhà tống, mười người Sư Tử Quốc Ni, Thiết Tố La.v.v… thọ giới trên giới đàn chùa Nam Lâm, Kiến Khang Cảnh phước Ni tự cô Huệ Quả, Tịnh Âm.v.v… ở trong hai chúng làm pháp sự thọ giới, trong mười hai ngày độ được hơn ba trăm người, phương đây Ni giới ở trong hai chúng thọ giới Cô Huệ Quả là người đầu tiên vậy. Nên biết các cô A Phan v.v… chỉ thọ tam quy mà thôi. Lại nữa trong niên hiệu Hàm Khang nhà Tấn, các Ni thanh tịnh tập trung lại ở một chúng được giới pháp, việc này cũng chưa được hoàn toàn. Và trong niên hiệu Kiến Võ các Ni ở Giang Bắc vẫn phải đến chùa Tăng thọ giới, nhiều triều đại vẫn không bỏ lệ này. Gần đây do Thái tổ ra lệnh không cho các Ni đến trong Tăng thọ giới, từ đó Ni hoàn toàn ở trong một chúng (Ni chúng) mà được giới pháp của mình, mà giới phẩm trọn không được viên mãn. Nay bực thánh anh minh hiểu rõ đoán được, những bực hộ pháp tâu xin vẫn thực hành như cũ để khỏi làm cho chánh pháp mau hủy diệt.
12. PHÁP THỌ TRAI SÁM
Từ khi Phật pháp truyền qua Đông độ (Trung Quốc), sự phần nhiều bị mê mờ, cho nên trong Cao Tăng Truyện nói rằng thiết lập trai sám giống như cúng tế. Đời nhà Ngụy, nhà Tần, Tăng đều mặc vải bố mang dép cỏ, mà ăn, uống, đứng, ngồi, oai nghi, xướng tụng, dẫn dắt, khai hóa sơ sài không có quy cũ. Đến đời Đông Tấn có pháp sư Đạo An nước Ngụy Tần, có trí tuệ hiểu biết rộng, mới tìm tòi nghiên cứu kinh luật làm ra các nghi thức, phó thỉnh Tăng bạt, tán lễ, niệm Phật.v.v… phàm có ba điều lệ, thứ nhứt đó là hành hương, ngồi định. Bài “Phó thỉnh Thiết Tắc”, Đại Minh Nguyệt Tắc của Ngài Tuyên luật sư, là đệ tử của Phật nếu không xem đọc bị chê là tiêu phí lúa thóc, mà mình vẫn để đó ư? Gần đây nghe nói có một vị khách buôn bán ở Tây Giang muốn tạ ơn buôn bán phát đạt mà trai Tăng. Trước khi trai Tăng ông đưa ra bài văn sớ, có vài vị Tăng đọc không được, bị ông khách buôn đuổi đi. Không phải là đáng cười lắm sao? Người đời sau nghe việcđây nên phải thức đêm ra công học tập, một thì không luống thọ của tín thí; hai thì che chở được chúng Tăng; ba thì làm cho tiếng tăm của chúng Tăng được vang dội khắp nơi vậy.
13. SỰ PHÁT TRIỂN BIẾN ĐỔI LỄ NGHI
Pháp lễ bên Tây Vức có nhiều cách, như trong truyện có nói rõ. Lễ bái là cong mình. Nhiễu vòng quanh là luyến mộ. Thiên đản cũng gọi là nhục đản (bày vai hữu). Bỏ giày dép là không dám an. Hòa nam là trước hết là ý hỏi thăm. Tránh đường là cung kính. Các ví dụ trên thường nghe không ra nhiều. Nếu Ni lễ Tăng, từ trong truyện có tám pháp. Tỳ kheo được tôn kính lạy chạm chưng đến ba lần là tỏ lòng rất cung kính, như việc trên khiến cho được trường tồn. Gần đây lấy trải tọa cụ liền làm lễ. Xưa có vị phạm Tăng đến cõi đây đều trải Ni-sư-đàn liền lên đó làm lễ, về sau tránh phiền phức, Tôn giả vừa thấy mở Ni-sưđàn ra liền ngăn lại, bèn nói chuyện thoả mái, sau lại mớ ra rồi lại cũng dạy, Tôn giả lại ngăn, do đây lấy việc trải Ni-sư-đàn để định cho việc lễ bái, số lễ bái đều gọi là bái đó vậy. Như phương đây lập ra việc cung kính há không phải là rất dón gọn ư! Song tùy theo nơi và làm cho thanh tịnh, không được không làm. Lại như Tỳ kheo gặp nhau cúi mình chắp tay miệng nói không biết như thế nào? Đây là ba nghiệp quy ngưỡng vậy. (Thân cúi mình chắp tay miệng thốt ra lời thăm hỏi, nếu tâm không sanh lòng tôn trọng, há có thể động thân khẩu ư?) gọi là thăm hỏi đó vậy. Người nhỏ hỏi bực tôn túc thì nên hỏi Ngài có được ít bịnh ít não, đi đứng ở yên được nhẹ nhàng chăng có được an ổn chăng, không biết không bịnh, phiền não, ăn uống dễ dàng chăng, chỗ ở không có bạn ác, trên bờ dưới nước không có vi trùng chăng, người đời sau tỉnh ngộ lời tạ từ kia, chỉ nói là không biết, lớn như ngừng lầu sau vậy. Lại như khi sắp ra đi thì từ tạ nói rằng “trân trọng” là như thế nào? Đây là đã gặp nhau rồi, tình ý đã thong, chúc nhau rằng “trân trọng”, cũng như nói khéo bảo trọng, xin thêm tự yêu thích. Tin tức tốt thì nên giữ gìn tôn quý. Như bên Tây Vức gặp nhau thì chắp tay nói hòa nam, hoặc nó là Bàn-trà-vị. Lâu không gặp nay gặp lại làm bàn lễ. Như tôn nghiêm sự tượng, thì vừa gặp nhau liền làm lễ. Nay người xuất dùng tình người Hoa mà học việc của người Phạn mà thôi, điều gọi là nửa hoa nửa phạn, cũng phải mà cũng chẳng phải, tìm sớ khởi kia thì đều là pháp của Ngài Đạo An để lại, thì ở đã khác với người thế tục, thực hành các điều khoản của luật nhiên cũng khác. Hoặc nói rằng Tăng dâng lên biểu sớ nên bỏ đi hai chữ khấu đầu, do nó có liên quan đến cửu bái chúc tông. Tôi thấy Ngài Lô Sơn Viễn Công và Ngài Thái Sơn lãng công làm văn phúc đáp cho vương thần đều gọi tên xưng khấu đầu. Ngài Viễn Công giảng lễ, giảng thánh hiền chọn lựa nghĩa há là lạm dụng ư? Vả lại khấu đầu là cúi xuống mà bái vậy. Nay nói khấu đầu mà thân không kham xuống thì sao gọi là bái. Lại nữa người tu khi gặp nhau, chắp tay cúi đầu mà nói khế thư (cúi đầu) cũng giống như vậy. Song người cầm bút trách đó là rất thông minh vậy.
14. CHÚ THÍCH KINH
Đầu tiên phiên dịch pháp ngữ chưa thông suốt phàm tình, đã dịch lại mới thấy thông, văn cứu cánh mà lý thông suốt cho nên chú giải pháp Nghĩa ẩn sâu có chỉ bày mới hết. Trong Ngữ Vân Đề có nói rằng Ngàn Khương Tăng Hội trong niên hiệu Xích điểu nhà Chu Chú Kinh Pháp Cảnh, đây là người đầu tiên chú giảng kinh. Lại nữa Ngài Đạo An chú giảng lại bộ kinh Bổn Sanh Tử.v.v… đây là đầu tiên chú giảng kinh. Đầu nhà Ngụy có Ngài Chi Cung minh ở Hà Nam cũng có làm chú giải. Như vậy thì ở phía Nam (nước Việt Nam bấy giờ) có Ngài Khương Tăng Hội ở đầu tiên, còn ở phía Bắc (Trung Quốc) thì Ngài Chi Cung Minh chú giảng kinh là lần đầu tiên hết.
15. TĂNG GIẢNG KINH
Chu Sĩ Hành người Vĩnh Xuyên, chí nghiệp ở nơi chánh pháp học ít biết rộng, thoát ly trần tục. Sau khi xuất gia chuyên đọc kinh điển, thường giảng đạo hạnh bát nhã, than dịch lý chưa cùng tột. Năm thứ năm niên hiệu Cam Lộ nhà Ngụy; Ngài phát tâm từ Trường An vượt qua Lưu sa đến Vu Điền được chin mươi bài bản chánh chữ phạn. Người nước đó phần nhiều là học tiểu thừa, người nước đó dèm pha với vua rằng: Sa môn người Hán muốn đem sách Bà la môn hoặc bạn chánh pháp, vì sao không ngăn Ngài lại, đất Hán đui điếc là lỗi của vua, vua bèn không cho mang kinh về Đông Độ (Trung Quốc). Ngài Sĩ Hành nhơn đó xin đốt để làm linh nghiệm. Lúc bấy giờ Ngài chất củi ở trước điện, Ngài thệ nguyên xong rồi đốt, các kinh đó quả nhiên không bị tổn hại, vua bắt đầu mới tin phục, Ngài Sĩ Hành gởi kinh về nước. ngài Trúc-pháp-lan, Vô-la-xoa dịch kinh được phóng quang Bát – nhã. Ngài Đuệ pháp sư nói rằng ông Sĩ Hành ở Lạc trung giảng tiểu phẩm thường không thông, vượt qua Lưu sa cầu đại phẩm trở về dịch ra thành âm nhà Tấm. Ngài Sĩ Hành thời Tào Ngụy là người giảng đạo hành kinh, là vị Tăng giảng kinh đầu tiên đó vậy.
16. NI GIẢNG KINH
Năm Mậu Thìn năm thứ ba niên hiệu Đại hòa Đông Tấn Phế Đế, ở chùa Đông Lạc chương có vị Ni tên Đạo Thinh tục là họ Dương, khi còn là Sa di tụng thông thuộc hai bộ kinh Pháp Hoa và Duy Ma. Sau hi thọ đại giới nghiên cứu cùng tột nghĩa lý, một phương đạo học cùng chung sư tông. Vị Ni giảng kinh đầu tiên tên là Cô Dạo Thinh vậy.
17. TẠO SỚ KHOA KINH
Kinh giáo truyền qua phương Đông ban đầu thì Ngài Chu Sĩ Hành giảng nói chưa thành văn tự, phân khoa chú giải là Ngài Đạo An pháp sư. Ngài Đạo An chú kinh thường sợ không hợp với ý Phật, nằm mộng thấy có vị đạo nhơn nói họp lý tức là Tân Đầu Lô. Có người nói rằng chú thích và tạo sớ hoàn toàn khác nhau, vì sao lại xem Ngài Đạo An là đầu tiên? Đáp rằng chú là giải thích kinh, cùng với việc riêng làm sớ nghĩa khác tên gọi mà thật hành đồng, huống chi chia ra khoa tiết làm cho không dài dòng để giải thích, đây là ý của Ngài Đạo An. Kế đó có Ngài Tăng Duệ (Nhuệ) làm sớ kinh Duy Ma, cả đời sớ các kinh Duy Ma, Pháp Hoa, Nê Hoàn Tiểu phẩm, người đời rất là coi quý.
18. GIẢI LUẬT
Pháp sư luật sư thông hiểu pháp vốn là Ngài Đàm Vô Đức yết ma đắc giới mà thường học Tăng kỳ. Một hôm Ngài tự ngộ mà than rằng: Thể đã có bốn phần mà thọ, sao lại có bộ khác để rõ, lúc ấy Ngài bèn bỏ giảng Kỳ luật, tay mở mắt xem xiển dương tứ phần. Có môn nhơn (đệ tử) tên là Đạo Phúc lần lựa chép hết dần dần thành nghĩa sớ. Ngài Đạo Phúc là người đầu tiên giải tứ phần. Đến giữa niên hiệu Nguyên gia nhà Tống Ngài Huệ Tuân giỏi thông bộ Tăng Kỳ Thập Tụng liền chế ra điều chương, tức là người giải bộ Nhị Luật đầu tiên. Nay chùa phía Bắc núi Ngũ Đàn tương truyền rằng có vị sư thông minh giảng luật nay còn dấu tích của Ngài.
19. GIẢI LUẬN
Tỳ Đàm là huệ học, đói pháp là mạng gia, tuy thấy phiên dịch lưu truyền trể mà lại mau thành trí mẫu, các loại ban đầu tra cứu nhiều hơn sớ văn, duy có một tông Thành thật nhiều pháp tướng nhất. Phía Bắc thì có bộ giảng lược của Ngài La Thập trao phó cho Ngài Tung pháp sư. Cho nên năm thứ mười niên hiệu Chủ đại hòa đời Hâụ Ngụy. Ở chùa Bạch Tháp – Hành Từ Châu, có bài chiếu nói rằng, gần đây chùa này có một danh Tung pháp sư, thọ bọ Thành Thật với Ngài La Thập sau đó trao cho Ngài Uyên pháp sư. rồi sau đó lại trao cho hai pháp sư Đăng Và Ký. Trẫm mỗi khi xem bộ Thành Thật nói, ông Đạo Đăng từng truyền luận ở trong sự nhẫn nhục. Đây là bắt đàu có từ thời Bắc triều. Lại nữa Tăng đạo, thiền, kinh, luật, luận mỗi mỗi đều rất tinh thông thời Diêu Hưng đồng chớ về hoàng cùng làm ra bộ Thành Thật Tam Luận nghĩa sớ. Đây lại là có trước tiên. Ở phía Nam thì có Tăng Nhu giảng dạy tuyên dương, cho nên rút ra trong Tam Tạng Ký có nói rằng: Tháng mười năm thứ bảy niên hiệu Vĩnh Minh nhà Tề Văn Tuyên Vương triệu tập năm trăm danh Tăng học rộng ở kinh sư, thỉnh Tăng Nhu ở chùa Định lâm giảng tại chùa, Huệ Hân giảng ở chùa Phổ Hoằng. Đây là người giảng luận đầu tiên ở Nam triều. Lại nữa các sư Triệu Nhuệ .v.v… giảng các luận Trung Bá Thập Nhị Môn .v.v… các sớ nghĩa nối tiếp nhau sanh không thôi.
20. ĐÔ GIẢNG
Người tuyên dương là do có người kinh phát, chẳng phải có người khác khởi đầu mối, thì khó mà ở trên toà riêng khởi. Cho nên Lương Võ giảng kinh, lấy ông Pháp, chùa Bửu Tích Viên làm đô giảng. Ông Pháp Bửu trước hỏi một câu gạn tới gạn lui theo lời hỏi mà đáp đây là đại thể của đô giảng. Lại nữa ông Chi đến Cối kê, Vương nội Sử thỉnh giảng Duy Ma, ông Hứa Tuân là đô giảng. Ông Hứa hỏi một câu hỏi, chúng cho rằng ông Chi không thể trả lời được. Ông Chi đáp một nghĩa, chúng cho rằng ông không cho là khó. Như vậy hỏi đáp liên tục không dứt. Do đó nên biết đô giảng thật khó với người kia. Lại Tăng Già Bật Đà La là tựu giảng, đệ tử Pháp Dõng truyền dịch Tăng niệm là đô giảng. Lại ông Tăng Đạo là người kinh triệu. Khi còn làm Sa di, ông Tăng Nhuệ cũng thấy làm lạ hỏi rằng ông muốn làm gì trong Phật pháp, ông trả lời muốn làm pháp sư là đô giảng. Ông Nhuệ nói rằng: ông làm pháp chủ của muôn người, há lại xưng là tiểu sư ư? Đây là thế kỷ Diêu Tần đã có đô giảng. Đô giảng ngày nay không nghe có người kích hỏi, cứ xướng văn kinh, đâu giống như đo giảng ngày xưa.
21. TRUYỀN THIỀN QUÁN PHÁP
Thiền quán bắt nguồn từ đây, đời nhà Tần Ngài Tăng Nhuệ pháp sư tự là Quang trung cho ra bộ Thiền kinh. Văn kia hướng đến chỗ minh tâm đạt lý. Song thí như ban đầu có phương thuốc, chưa có thể dung họp, không thể chữa trị bịnh, chỉ nói trong sách y. Huống gì đại pháp đã phô bày, những lực anh tài phân giảng. Người chú thích đã khai diễn từ nghĩa kia, người phân khoa cũng đã khéo léo phân chia. Nhưng còn chấp trần theo ngón tay, chỉ còn nương vào những bậc căn cơ ứng biến, sắc bén nhanh nhẹn. Chỉ xem những người dao trí bén nhọn, quên cả sớ thuyên, không cầu xuất ly Ngài Giang Biểu Viễn Công thương xót cho thiền pháp chưa được phô diễn, ở đó khổ cầu mà được. Ngài Bồ-đề-đạtma quán sát thấy có duyên nước này, đối với một thời kỳ rối ren mà tuyên nói không lập văn tự, bỏ chấp văn tự chìm đắm tiểu trần. (Tiên nói: Không tuân theo sự giáo hoá của vua gọi là phản thần, không tiếp theo sự dạy dỗ của cha gọi là nghịch tử. Không theo lời Phật dạy gọi là đệ tử của ma. Cho nên pháp của ba đời chư Phật không có dị thuyết, chư thánh mười phương thọ học cùng văn. Kinh gốc của đức Thích Ca, lời nói ngọn của Ngài Viễn Công, Đạt ma, bỏ gốc theo ngọn thật đáng thương xót. Tập khí ngu muội dường như đồng loạt, bực căn lá bối hỏi khắp tam tạng từ Tây lai, vẫn xem cầu pháp xưa nay ghi trong văn, thiền định bên Thiên Trúc vẫn tuân theo giáo thừa. Do đó người nhập chánh vị là nối gót nhau, ngũ thiên bởi nương pháp theo thật mà hành. Phật nói thánh pháp không làm lầm người hậu học. Dám bảo người đồng chí hướng học Phật tu thiền ngõ hầu mong ra khỏi biển khổ, lên được bờ bên kia (bờ giác ngộ), không lấy việc lợi khẩu để khi dối người, tự che dấu tánh linh. Kinh nói rằng nếu muốn đắc đạo phải nương theo lời Phật dạy, nếu trái lời Phật mà chứng đắc thì không có lẽ đó, có thể là bịa chuyện sao?
RIÊNG LẬP THIỀN CƯ
Đạo của Đạt Ma đã được thực hành, những bậc căn cơ sắc bén gặp nhau có người xướng cũng có người hòa, song chứng giáo hóa được chỉ tùy theo chùa viên mà ở không có quy chế riêng. Ngài Đạo Tín thiền sư ở chùa Đông lâm, Năng thiền sư ở chùa Quảng quả, Ngài Đàm thiền sư ở chùa Bạch Mã, mỗi vị có luật nghi riêng. Chỉ có người tham học là thực hành y Đỗ đa, y phấn tảo, y ngũ nạp là khác mà thôi. Sau đó Ngài Hoài Hải Bá trượng sơn thiền sư bắt đầu có ý kinh luận riêng lập ra thông đường, trải các liên sang khuyên người ngồi thiền, gồi xong mang để trên cái gường cao nghiên làm cái giá. Phàm một trăm đạo cụ đều treo ở trên đó, đều gọi là long nha dặc thượng đó vậy. Có lẽ sáng tham chiều thỉnh tùy theo tiếng khách bằng đá hay bằng gỗ làm tiết độ. Người đáng tôn kính thì gọi là trưởng lão, người đi theo thì gọi là thị giả, người chủ sự thì gọi là viên ty, người cộng tác thì gọi là phổ thỉnh. Hoặc có người bị lỗi người chủ sự dạy dùng cây, gậy, đốt y bát gọi đó là giới phạt (phạt răn đe). Phàm các quy tắc mới gọi là tòng lâm không giống với luật, vậy từ Ngài Bá Trượng là đầu tiên.
(Sách Tiên nói: Lễ nhạc khoa trương do Thiên tứ chế ra, thì đạo của vua mới hưng thạnh, quy tắc của Tăng ở chùa Phật nương theo lời dạy của Như Lai thì chánh pháp mới trụ lâu đời).
22. TĂNG NƯỚC NÀY THAM HỌC ẤN ĐỘ
Than ôi! Giương cao hiến pháp tuy chánh đã được nêu bày, chỉ vì khai hoang mà vâng theo lệnh. Các Ngài Ma Đằng và Trúc-pháp-lan đã đến Trung Hoa nhưng chưa có người khắc chí cầu kinh. Cũng như để một khi vỡ thì nước trong đã chảy ra, nước ở bên ngoài cũng chảy vào, rồi sau đó mới bình mặt nước. Ngài Chu Sĩ Hành ở Lạc Dương nhà Ngụy thệ đến Tây Thiên tìm cầu kinh Bát Nhã, Ngài Tăng Hựu cho rằng đây là vị Tăng ở trung Hoa đầu tiên đi qua Tây Vức. Song Ngài chỉ đến Thông Lãnh phía Bắc nước Vu Điền mà thôi. Đời nhà Tấn Ngài Pháp Hiển kêu gọi và mươi người cùng chí hướng đi du hoc Ấn Độ, lên núi Linh thứu, đây chính là người đầu tiên đến miền Ấn Độ. Sau đó có Ngài Giao Kiên tiếp nối theo dấu vết kia. Đến như có vị Tăng riêng ở Đông Hạ chùa Hán, nói rõ quết đề có thể nghiệm biết. Nếu luận về người truyền dịch thì đa sớ là chỉ giỏi tiếng của một nước, ít người nghe mà thông hiểu. Chỉ có Ngài Trang (Táng) tam tạng là nghiên cứu âm nghĩa của hai nước, học hết các vị học thức ở khắp các nơi mới dịch hết được ý kinh. Kế đến có Ngài Nghĩa Tịnh tự mình du học cõi nước kia, khéo thông đạt Tỳ ni, về sau sửa những điều mê vọng trong luật phạm, chú thích mật ngôn dẫn chứng hòa hợp, bèn được có người thọ trì có kinh nghiệm lưu bố không ngại. Vốn là đời Hậu Hán đến nay, những người phiên dịch cứ tương tục. Từ năm giữa niên hiệu Nguyên Hòa đời nhà Đường. Sau khi dịch xong kinh Bổn Sanh Tam Địa một trăm sáu mươi năm sau không nghe đến việc dịch kinh nữa. Tống Thái Tổ từng cho hơn một trăm vị Tăng qua Tây Vức để cầu pháp. Năm thứ bảy niên hiệu Thái Bình Hưng Quốc đời Thái Tống, có mời lập viện dịch kinh ở phía Tây chùa Thái bình hưng quốc Đông kinh, triệu tập vài vị phạn Tang như Tam-tạng; Thiên-tức-tai.v.v… và soạn lưỡng giai Minh Nghĩa học Tăng, đổng dịch kinh mới, như vậy việc dịch kinh được hưng thạnh giữa thời đại Tống.
23. TRUYỀN MẬT TÔNG
Mật tông là pháp Đà-la-ni, là pháp bí mật chẳng phải là cảnh giới của hàng nhị thừa, là nơi thường dạo đi của chư Phật Bồ tát. Xưa dịch là trì, nay dịch là tánh, nguồn gốc của nó vốn là pháp tánh vi diệu, hình của nó là mẹ của Đà-la-ni, xét về âm của nó thì là thanh minh, nghiên cứu về văn thì là tự giới duyên, rút ra trong tam tạng ký có chép thần chú là tổng trì, vi mật trì vậy. Trong Cao Tăng truyện chép Ngài Bạchthi-lại-đa-la vốn là người Tây Vức. Đầu đời Đông Tấn Ngài đến hành đạo, Vương Đạo; Chu Bá Nhơn; Dữu lượng đều khâm phục và kính trọng Ngài. Ngài hay trì chú thuật, những điều hồi hướng đều có nhiều linh nghiệm. Lúc bấy giờ ở Giang Đông chưa có chú pháp, mật chú xuất hiện từ Khổng Tước Vương chú, đây là chú pháp đầu tiên vậy. Thời Bắc Ngụy thì có Tung Sơn, Bồ-đề-lưu-chi, Thúc Tĩnh Thọ.v.v… trì chú co nhiều linh nghiệm hiệu dụng. Đời nhà Đường có Ngài Chí Thông pháp sư rất tinh thông cấm chú. Kế đó có Ngài Bất Không tam tạng ở chùa Hưng thiện đất Kinh đại dịch rất nhiều giáo pháp tổng trì, lập nhiều mạn-trà-la, thần thuật có có thể hết được. Quán đảnh thần pháp dắt đầu nơi Ngài Bất Không, trong niên hiệu Vĩnh Thái Đại Tông sắc lệnh chỗ đạo tràng quán đảnh, chọn hai mươi bảy người làm quốc trưởng tụng chú Phật Đảnh và Miễn Sai Khoa Địa Thế.v.v… Cuối đời Lương và hậu Đường, Ngài Đạo-hiền-xà-lê-giả một hôm chim bao thấy đi dạo Ngũ Thiên Trúc, gặp Phật chỉ dạy tụ lạc của nước nào đó, đến sáng sớm đốn ngộ Ngũ ấm ngôn ấm không sai một ly, nay sư truyền phán đàn pháp và tông đây là Phượng Tường A-xà-lê đó vậy. Vua Thanh Thái đời Hậu Đường rất thích theo đạo đó, về sau theo giá vào Lạc mà qua đời, nay tháp ông ở Long Môn. Gần phía Nam Đông Kinh có một đại sư người Nhật thường diễn mật tạng cho Vương Công Đại Nhơn. Đến nay đệ tử của Ngài rất nhiều, người truyền sự nghiệp của Ngài gọi là tam tạng, hoặc có người gồm giảng cả kinh luật luận thì gọi là truyền hiển Mật tạng.
NGOẠI HỌC
Phàm học không nhàm chán rộng nhiều, có những điều không biết sẽ che lấp nước thiếu sót của mình, tôn của ta rất xa xăm dung pháp tam thừa mà chuyên chở. Nhưng nếu bị ma chướng xâm lấn thì cần phải chống trả lại. Cái thuật chống trả lại không gì bằng nếu biết được tình hình địch. Người biết được tình hình địch bên Tây Trúc thì có Ngài Vi Đà, bên Đông Hạ thì có Ngài Kinh Tịch. Cho nên trong chùa Kỳ Hoàn có bốn viện Vi Đà, ngoại đạo lấy làm rất tôn thờ. Lại có thư viện, tất cả nước sách khác nhau trong đại thiên thế giới đèu có chứa trong đó, Phật đều cho đọc hết, vì hang phục ngoại đạo mà không cho nương theo kiến giải của họ. Những bực cao cổ đức ở cõi đây có thể nhiếp phục được các tôn phái khác đều là do học rộng đó vậy. Thí như nước người di dịch ngôn ngữ không thông, cách ăn uống khác nhau, thì ai có thể hiểu được chí nguyện của họ. Hoặc có người hiểu được một ít tiếng Hồ liền có thể thuần phục và giải hòa người kia được. Do đó Tập Tạc xỉ Đạo An dùng nói năng khéo léo để mà điều phục. Bộn ông Tông Lôi, Ngài Huệ Viễn dùng thơ để khuyến dụ. Quyền không hai, lấy lễ để biện hoặc mà nhu nhuyến. Lục Hồng, Tiêm Giảo Nhiên dung thi mà được thân cận. Đây là điều không thực hành thuật gì khác mà chỉ là thông ngoại học mà thôi. Đạo Nho và Lão lý sâu xa, hàng Thích tử đã tinh tông giáo lý của đạo mình rồi, thì ngại gì mà không ra sức học hỏi mở rộng thêm thấy nghe, chớ có trệ ở một bên.
ĐẠI TỐNG TĂNG SỬ LƯỢC (HẾT QUYỂN THƯỢNG)