ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT
HOA NGHIÊM KINH TÙY SỚ DIỄN NGHĨA SAO
QUYỂN 85
Đời Đường, Đại sư Trừng Quán
Phần thứ hai: Hội ngọn.
Sớ từ câu: “Phàm Biển giáo pháp viên mãn” tiếp xuống: Văn nơi phần Sớ giải gồm hai:
Một: Nêu lên.
Hai: Từ câu: “Nên chẳng phải là đốn” tiếp xuống: Là giải thích.
Nơi phần một nêu lên có ba đối. Nay phần giải thích của sớ có hai:
Thứ nhất: Nêu ra nguyên do của ba đối.
Thứ hai: Biện minh về nghĩa bao quát.
Nay nói về phần thứ nhất: Nếu không có chứng đắc thì (đốn chứng) về pháp giới thì há hiển bày được chỗ vi diệu viên mãn của Kinh nầy. Nếu không có đồng tử Thiện Tài tiến dần (tiệm tiến) thì chúng sinh làm sao hướng nhập? Nếu chẳng có Hội gốc Phật là chủ, thì sao có Hội ngọn đều được thành Kinh? Nếu chẳng có Hội ngọn Thiện Tài thành tựu mọi lợi ích, thì há hiển bày được chỗ chứng đắc tức thì về nẻo Thật của Hội gốc?
Nhưng một đối nầy, lời vốn xuất từ đại sư Tăng Triệu nơi bài Tựa của sách Chú giải Kinh Duy Ma. Ở đấy, người viết đã dùng trong phần “Bất tư nghị” để phân ra Gốc-Ngọn và nêu: “Chỗ biện minh của kinh nầy là tóm thâu muôn hạnh tức dùng Quyền trí làm chủ. Gốc đức của cây tức dùng sáu độ làm rễ. Cứu vớt kẻ mê tối tức dùng từ bi làm đầu. Nêu chỗ tột cùng của tông chỉ tức dùng Bất nhị làm lời. Phàm các điều nêu bày ở đây đều là gốc của Bất tư nghị. Đến như mượn toà ngồi nơi đăng vương, thỉnh cõi Phạn hương, tay tiếp xúc nơi đại thiên, phòng bao trùm cả vũ trụ, là dấu vết của Bất tư nghì! Nhưng nẻo u huyền khó biện giải, chỗ ứng hợp của bậc Thánh chẳng đồng. Chẳng phải là Bản thì không dùng để thể hiện nơi Tích. Chẳng phải là Tích thì không dùng để hiển bày về Bản. Bản, Tích tuy khác mà đều là một Bất tư nghị”.
Nay chỉ mượn về lời, chẳng dùng nghĩa, tự cho hai Hội là Gốc,
Ngọn. “Chẳng phải là người thì không dùng để chứng đắc pháp”: Tức pháp chẳng có phế hưng, hoằng dương là do nơi người. “Chẳng phải là pháp thì không dùng để thành tựu cho người”: Tức chẳng chứng đắc gốc của Tánh thì há gọi là Bồ-tát! Nên Trung Luận viết:
“Do pháp biết có người
Do người biết có pháp
Lìa pháp đâu có người
Lìa người sao có pháp?.
Sớ từ câu: “Nên trước biện minh chẳng khác đốn của tiệm” tiếp xuống: Là phần thứ hai, nêu rõ về nghĩa bao quát. Ba đối chia làm ba:
Một: Biện minh về Tiệm Đốn bao quát. Cả hai cùng chẳng khác, tức là nghĩa “bao quát”.
“Nhiều môn mà nhiều người cùng khế hợp” tức chẳng khác với tướng Đốn của Tiệm. Trên chẳng hủy hoại nhiều môn là hội nhập Pháp thân. Mười thứ riêng, tức là nghĩa của Tiệm. “Nhiều người cùng khế hợp” tức là nghĩa của đốn. Hoặc một người chứng đắc nhiều. Hoặc nhiều người cùng chứng đắc, tức là Đốn. Một người trải qua nhiều bậc, tức là Tướng của Tiệm. Mà tu tập viên mãn nên chẳng khác với Đốn.
Hai: Câu: “Trước tức chẳng khác gốc của ngọn”: Tức Gốc Ngọn kết hợp, hỗ tương.
“Tuy thân gọn mà luô luôn mở rộng” tức chẳng khác tướng gốc của ngọn.
“Thâu gọn” nghĩa là chẳng rời Kỳ viên. “Mà luôn mở rộng” tức hiện bày vô số thân nơi Pháp giới.
Nói: “Tuy mở rộng mà thường thâu gọn”: Tức tuy hiện bày hình tướng nơi Pháp giới mà chưa từng cất bước ra khỏi Kỳ viên. Là chẳng khác ngọn của gốc.
Từ câu: “Gốc, Ngọn không ngăn ngại” tiếp xuống: Là tóm kết về môn thứ hai.
Ba: Từ câu: “Nay nhờ nơi người để tiến tu” tiếp xuống: Là giải thích về Người, Pháp dung hợp.
Lời tức là giống với hai phần trước, song chỗ tóm kết, xác nhận thì tương tợ. Nay ý dung hợp cũng nêu đủ.
“Nghĩa là nhờ nơi người để tiến tu” là Người dung hợp Pháp.
“Khiến cho giáo pháp lớn được truyền bá rộng khắp” là Pháp thành tựu nơi người.
Nói: “Đây tức là ý của Gốc”: Lời thì chính thức tóm kết về ý thứ ba.
Tức tóm kết chung về phần trên để xác nhận chỗ hiển bày chung về ý dung hợp.
Sớ câu: “Hai là số lượng của Hội chía, hợp”: Phần nầy gồm hai:
Một: Nêu phần riêng.
Hai: Từ câu: “Hai là người của các Thừa”: Tức từ đầu đến Hội nơi phía đông thành Phước.
Là biện minh về phần chung. Gồm ba chi tiết:
Một là: Nêu lên số lượng,dưa theo Hội thứ ba, chia năm mươi ba thành năm mươi lăm.
Hai là: Từ câu: “Tuy người có năm mươi bốn” tiếp xuống: Là giải thích tiếp để xác nhận nghĩa trên.
Nói: “Năm mươi bốn”: Tức Thiện Tài đầu tiên gặp Văn Thù. Từ đức Vân đến Cù Ba có bốn mươi người nhờ nơi ba Hiền mười Thánh.
Từ Ma Da trở xuống đến Thiên Chủ Quang cùng có mười một người, tức thành năm mươi hai, cùng với Di Lặc, Phổ Hiền nên là năm mươi bốn.
“Nêu lên số năm mươi bốn nầy” nên thành trái với Hội. Toàn bộ đều đối chiếu với người là năm mươi bốn, gồm luôn Tỳ kheo nơi hai Hội của các Thừa, tức hợp có năm mươi sáu Hội. Nếu so sánh với Thiện Tài cùng thấy năm mươi bốn người, tức hợp tự có năm mươi bốn Hội. Vì sao chỉ nói nămba? Nên phần sau giải thích: Văn Thù là một người mà nêu bày nơi bốn Hội. Cho nên tuy năm mươi bốn người mà có năm mươi lăm Hội. Nếu thế, một người bốn Hội, tức trong năm mươi bốn, thêm ba thành nămbảy, vì sao nói năm mươi lăm? Do đó. Phần tiếp sau nói: Đức sinh, Hữu đức cùng một Hội, nên lại giảm một. Biến Hữu chẳng thành Hội, là lại giảm một người, nên thành năm mươi lăm.
Nếu cho Biến Hữu thành một Hội, thì Thiện Tài có năm mươi sáu, gồm luôn năm mươi sáu ở trước. Vì biến Hữu chẳng thành Chủ, Bạn, nên chỉ nêu năm mươi lăm.
Sớ từ câu: “Là do chỉ dựa theo chủ thể giáo hóa” tiếp xuống: Là tóm kết, xác nhận về nghĩa chung.
Sớ từ câu: “Nếu căn cứ nơi Chủ Bạn” tiếp xuống: Là chia thành một trăm mười. Phần tiếp sau có ba cách giải thích về nghĩa chính. Một người tương ứng với hai, nên trước đã xác định là năm mươi lăm.
Từ câu: “Nếu căn cứ nơi sự phân tán mà nói: Tiếp xuống: Là phần ba là, căn cứ nơi giáo để tóm kết, xác nhận.
Sớ câu: “Ba là Hội chủ nhiều ít”: Như phần chia, hợp ở trên, nên tự nhận biết.
Sớ câu: “Bốn là định rõ về nghĩa của tên Hội”:
Tức là, không Phật thuyết giảng mà gọi là Hội của Kinh, là do gốc thâu gồm ngọn.
Nói “Lạm Thương” (Nguồn xuất phát ban đầu): Lạm là tràn trề. Thương là chén uống rượu. Tức sông xuất phát từ núi Mân. Nguồn của chỗ xuất phát ban đầu, chỉ có thể làm tràn đầy một chén uống rượu mà thôi. Chỗ xuất phát tuy ít, nhưng nguồn ở nơi đây. Cho nên tuy đã chảy xa đến ngàn dặm vạn dặm mà vẫn gọi là sông xuất phát nơi núi Mân. Do vậy, tuy phân tán nơi các phương mà vẫn gọi là Hội của Kinh.
Sớ từ câu: “Nếu thế” tiếp xuống: Là giải thích chỗ vướng mắc. Có thể nhận biết.
Sớ câu: “Năm là hai bậc gồm thâu”: Riêng có ba Thánh quán viên dung. Ý chính ở đây đã tận cùng. Song Phổ Hiền với chỗ tin, chỗ chứng đắc tuy là một lý, nhưng căn cứ nơi chúng sinh, nơi Phật, phần vị nhiễm tịnh khác nhau nên phân ra thành hai.
Sớ câu: “Lại, Lý chia ra Thể, Dụng…”: Đây tức là ba Thánh trong quán hợp quy về đề mục của Kinh. Lý chia ra Thể, Dụng tức đại Phương Quảng là sự biến hiện khắp của Nghiệp dụng. Cho nên Trí phân thành nhân quả tức là Phật Hoa Nghiêm. Phật là Trí của Quả. Hoa tức là nhân.
Sớ câu: “Trước hết dùng hai môn đều tự Viên dung”: Gồm hai:
Thứ nhất: Dung hợp ba thứ Tín, Giải, Trí nơi Văn Thù.
Thứ hai: Từ câu: “Dựa nơi Thể dấy khởi Hành” tiếp xuống: Là dung hợp ba thứ nơi Phổ Hiền: Chỗ Tin, Hành cùng chỗ chứng đắc.
Sớ từ câu: “Là do ba sự của Văn Thù” tiếp xuống: Là tổng kết về ba sự trên. Tuy chia ra hai đoạn mà nghĩa có ba lớp:
Một: Ba sự của hai Thánh đều tự viên dung.
Hai: Ba sự của hai Thánh đều đối nhau đẻ viên dung.
Ba: Dung thông chung hai Thánh.
Tức là, thứ nhất: ba sự đã tự viên dung. Tiếp theo, do ba sự đều đối nhau viên dung nên sáu pháp ấy chỉ thành một vị.
Mà nói: “Ba sự của Văn Thù dung thông ẩn kín”: Tức sự viên dung của Tín, Trí không hủy hoại tứơng.
“Ba sự của Phổ Hiền hội nhập trùng trùng”: Dùng Lý dung thông Sự, thì Sự chẳng mất. Như hai chẳng hai thành Tỳ-lô-giá-na, tức Văn Thù là Hoa Nghiêm, Phổ Hiền là Đại Phương Quảng. Khế hợp sâu xa là Phật. Vì Phật đã trọn vẹn nên không có hai vị.
Từ câu: “Nên Hội gốc ở trước” tiếp xuống: Là dẫn văn để chứng minh, xác nhận, chẳng phải là chỗ nhận thức của tình.
Sớ câu: “Sáu là phân năm Tướng”: Gồm ba:
Một: Cùng nêu lên cả hai.
Hai: Từ câu: “Cả hai đều có lý” tiếp xuống: Là cùng lãnh hội.
Ba: Từ câu: “Lại dựa nơi bậc cổ đức” tiếp xuống: Là chính thức giải thích.
Sớ câu: “Soi chiếu phần Hành v.v… ở trước chỉ một Trí viên mãn”: Hành tức dựa vào quả vị để tu hành. Chữ “vân vân” là chỉ cho hai thứ tiếp theo.
Từ câu: “Về bốn tướng sau kia” tiếp xuống: Là ở đây lập lý riêng, tức chẳng họai. Trong phần dựa vào năm Tướng có ba:
Thứ nhất: Dùng chung chỗ nhờ vào quả vị để tu hành.
Thứ hai: Từ câu: “Nay từ nghĩa riêng” tiếp xuống: Lại vì năm Tướng trở lại quy về chỗ giải thích ở trước.
Thứ ba: Từ câu: “Năm Tướng nầy cũng là” tiếp xuống: Là nhận định, phân biệt về nghĩa riêng.
Nói: “Năm Hành”. Tức:
Một là: Trải qua các thứ bậc, dần lên cao, nên gọi là Hành cao.
Hai là: Cùng nhập vào một nẻo Thật, nên là Hành lớn.
Ba là: Gồm đủ hai thứ cao, lớn trên, tức thành nhân của bậc Bổ xứ nên gọi là Hành thù thắng.
Bốn là: Bát-nhã dứt tuyệt tướng nên gọi là sâu xa.
Năm là: Mỗi mỗi đều xứng hợp với Tánh nên gọi là rộng lớn.
Sớ câu: “Chẳng ra ngoài hai mươi loại”: Hai mươi loại này thâu tóm năm mươi bốn người.
1. Bồ-tát gồm năm:
- Văn Thù.
- Quán Tự Tại.
- Chánh Thú.
- Di Lặc.
- Phổ Hiền.
2. Tỳ kheo gồm năm:
- Đức Vân.
- Hải Vân.
- Thiện Trụ.
- Hải Tràng.
- Thiện Kiến.
3. Tỳ kheo Ni chỉ có một: Sư Tử Tần Thân.
4. Ưu Bà Tắc chỉ có một: Cư Sĩ Minh Trí.
5. Ưu Bà Di gồm năm:
- Hưu Xả.
- Cụ Túc.
- Bất động.
- Bà Tu Mật.
- Hiền Thánh.
6. Đồng nam gồm ba:
- Tự Tại Chủ.
- Thiện Tri Chúng Nghệ.
- Đức Sinh.
7. Đồng nữ gồm hai:
- Từ Hành.
- Hữu đức.
8. Trời chỉ có một: Đại Thiên.
9. Thiên nữ cũng có một: Thiên Chủ Quang.
10. Ngoại đạo cũng chỉ một: Biến Hành.
11. Bà-la-môn gồm hai:
- Thắng Nhiệt.
- Tối Tịch Tĩnh.
12. Trưởng giả gồm chín:
- Giải Thoát.
- Pháp Bảo Kế.
- Phổ Nhãn.
- Ưu Bát La Hoa.
- Vô Thượng Thắng.
- Bì Sắt Chi La.
- Kiên Cố Giải thoát.
- Diệu Nguyệt.
- Vô Thắng Quân.
13. Tiên sinh có một: Biến Hữu.
14. Thầy thuốc cũng có một: Di Già.
15. Thuyền trưởng có một: Bà Thi La.
16. Quốc Vương gồm hai:
- Vô Yếm Túc.
- Đại Quang.
17. Tiên nhân có một: Tỳ Mục Cù Sa.
18. Phật Mẫu có một: Ma Da Phu Nhân.
19. Phật Ghi có một: Cù Ba.
20. Chủ thần gồm mười:
Địa thần An Trụ.
- Dạ thần Bà San Bà Diễn Để.
- Dạ thần Phổ Đức Tịnh Quang.
- Dạ thần Hỷ Mục Quan Sát.
- Dạ thần Phổ Cứu Chúng sinh Diệu đức.
- Dạ thần Tịch Tĩnh Âm Hải.
- Dạ thần Thủ Hộ Nhất Thiết Thành, Tăng Trưởng Uy Lực.
- Dạ thần Khai Phu Nhất Thiết Thọ Hoa.
- Da than Đại Nguyện Tinh Tấn Lực , Cứu Hộ Nhấtt Thiết Chúng Sinh.
- Dạ thần Lâm Tỳ Ni. Tức Viên Mãn Quang.
Hai mươi loại thâu tóm năm mươi bốn vị.
Sớ câu: “Bốn là căn cứ nơi Tướng để biện giải về chỗ khác nhau, không ra ngoài năm sự thọ sinh của Bồ-tát”: Tức chỗ biện biệt của Luận Du Già, Phẩm thứ bốn mươi tám: Năm sự thọ sinh là:
Một: Thọ sinh nhằm dứt trừ khổ. Cũng gọi là Trừ tai họa. Như hiện làm than Cá lớn, vào đời đói kém, cứu khổ cho chúng sinh nơi biển khổ.
Hai: Thọ sinh tùy loại. Tức tùy theo tất cả loài.
Ba: Thọ sinh thù thắng. Cũng gọi là Thọ sinh với uy thế lớn. Tức về hình sắc, tộc họ đều phú quý.
Bốn: Thọ sinh tăng thượng. Tức từ địa thứ nhất đến địa thứ mười các Quốc Vương v.v…
Năm: Thọ sinh với thân sau cùng. Tức Bồ-tát của thân sau cùng. Nhiếp Luận, phần thứ sáu nêu rõ về sự thọ sinh thù thắng cũng gọi là “Thọ sinh tối thắng”. Tức nơi sinh là các thế gian an lạc. Cho nên biết công đức của thuyết pháp là như thế.
Sớ câu: “Chung tức bốn loại trước đều gồm đủ năm cách thọ sinh”: Vừa dựa theo phần thứ tư, căn cứ nơi Tướng có năm. Nay, chung nơi Nhân Quả ở trước cùng nghĩa cũng đều gồm đủ năm.
Sớ câu: “Trong đó, Bồ-tát có sáu” Tức trong hai mươi loại, dựa theo chỗ sau cùng để biện biệt về chỗ khác nhau. Chữ vân vân (trong câu: Tức Di Lặc v.v…) là chỉ cho Văn Thù, Phổ Hiền.
Sớ câu: “Ba là Hiện tướng”: Như Đại Thiên v.v…
Bốn là biểu thị nghĩa: Như núi biểu thị cho quả vị. Biển biểu thị cho tâm bi.
Sớ câu: “Lại, trước dựa nơi Pháp giới của Phật để xuất phát”:
Là căn cứ nơi biểu thị để nói về pháp.
Sớ câu: “Nghĩa của Tỳ kheo như thường gặp”: Xưa có năm nghĩa:
Một: Bố Ma: Khiến Ma sọ hải. Tức lúc mới xuất gia đã khiến cho cung điện của ma chấn động.
Hai: Khất sĩ. Dưới thì nhờ vào hàng cư sĩ để khất thực, nuôi sống thân. Trên là theo chư Phật để xin pháp nhằm tu tập về Tâm Trí.
Ba: Là Tịnh giới. Giữ giới để dần nhập vàp số lượng Tăng chúng, nên giữ giới.
Bốn: Là Tịnh Mạng. Đã thọ giới là chỗ dấy khởi nơi ba nghiệp không còn tham, nên không dựa vào tham lam, tà vạy để sinh sống.
Năm: Là Phá Ác. Tức dựa dần vào Thánh đạo để diệt trừ phiền não.
Theo cách dịch mới gọi là Bí sô. Tên của có Bí Sô gồm đủ năm đức.
Sớ câu: “Ở nơi Ngã, Vô Ngã đạt được lý giải bất nhị v.v…”:
Tức giải thích phần kinh nói: “Chủ các thế gian tuôn như mưa vô số các vật cúng dường”. Do chủ tức là nghĩa tự tại. Đã xem Ngã, Vô Ngã là “Bất nhị” mới là tự tại. Đây tức nơi kinh Tịnh Danh, chương Tôn giả Ca Chiên Diên. Về năm nghĩa “phi thường” thì nơi địa thứ ba ở trước đã dẫn. Tức nơi Ngã, Vô ngã mà “chẳng hai” là nghĩa Vô ngã. Trong pháp Vô ngã có Ngã chân thật.
Sớ câu: “Hai là căn cứ nơi Biểu thị. Chư Phật hiển bày rõ đều dựa nơi Bát-nhã”: Văn Thù biểu thị Bát-nhã. Nếu không có Bát-nhã thì chẳng thể thuyết giảng.
Từ câu: “Rốt ráo” tiếp xuống: Là biểu thị về đối tượng được thuyết giảng. Tuy với nghìn thứ sai biệt, nhưng cứu cánh là đạt đến Nhất Thiết Chủng Trí. Cho nên hào quang phóng ra đã nhập trở lại nơi đỉnh đầu của Trí. Câu sau là ý nơi Kinh Pháp Hoa.
Sớ câu: “Nếu không còn Ái kiến mà tu tập, thì không chán mệt”: Tức ý nơi Kinh Tịnh Danh, Phẩm Thăm bệnh. Văn nơi trước đã dẫn.
Sớ câu: “Một Mắt gồm đủ bốn dụng ấy nên gọi là Vô ngại”: Chính là nghĩa thứ ba ở trên.
Sớ câu: “Biểu thị chỗ thuận theo nẻo thiện của phần phước”: Mười Tín là thuận theo nẻo Thiện của phần phước. Ba Hiền là thuận theo nẻo Thiện của phần Giải thoát. Tức tu tập thiện căn thuận hướng tới giải thoát. Bốn quả vị Gia hạnh gọi là thuận theo nẻo thiện của phần Quyết Trạch, tức thuận hướng tới phần quyết Trạch chân thật. Quyết trạch tức là nghĩa đạo. Như thập Địa. Nay, biểu thị về mười Tín nên là thuận theo phần Phước.
Sớ câu: “Chẳng diễn thuyết riêng nên chẳng phải là Hội riêng”: Do sách “San Định Ký đã chia Hội” Người của các Thừa” nầy ra làm hai Hội. Tức là ba thâu tóm Hội của các Rồng. Bốn là thâu tóm Hội nơi người của các Thừa. Nay, nơi phần Sớ giải đã ngăn chận chỗ giải thích sai lầm ấy.
Từ đây trở xuống là phần thứ ba, thâu tóm Hội của đồng tử Thiện Tài.
Sớ câu: “Chỉ trong phần Tín thứ nhất có ba Hội”: Gồm hai:
Một: Nêu câu hỏi. Ở đây là thuộc về đồng tử Thiện Tài. Vì sao lại cho hai Hội trước là thuộc về chúng Rồng?
Hai: Đáp lại: Do thông hợp Hội ngọn là năm Tướng nên hai Hội đầu là thuộc về mười Tín. Nhưng trong phần của Thiện Tài đã tự gồm đủ năm Tướng, đầu tiên là quả vị Tín nghĩa bao gồm hai phần trước, nên theo đấy mà nêu ra.
Sớ Câu: “Ba là chỉ rõ về nơi chốn chẳng đồng”: Đoạn nầy gồm bốn phần:
Một: Biện minh tổng quát về loại khác nhau.
Hai: Giải thích riêng về nghĩa “Nam” (Phương Nam).
Ba: Đối chiếu nơi loại để nhận định, phân biệt.
Bốn: Nêu ra chỗ thuận, trái của kiến giải đã có từ trước.
Nay nói về phần một: Tức gồm thâu chung các bậc Thiện hữu làm ba loại:
Nói: “Hành Trước địa, các Thiện hữu phần nhiều ở phương Nam”: Do một là vị Chánh Thú từ phương Đông đến nên không nói hoàn toàn là phương Nam.
Nói: “Trong địa không nói về phương”: Tức từ Bà san bà để trở xuống có mười Thiện hữu đều không nói đến phương Nam.
Nói: “Hành Sau địa, gồm luôn cả hai”: Tức nơi Cù Ba giới thiệu về Ma Da chỉ nói: “Trong thế giới nầy có Phật mẫu”, không nói về phương Nam. Ma Da giới thiệu về Thiên Chủ Quang, nói: “Thế giới Tam thập tam thiên nầy”. Thiên Chủ Quang giới thiệu về Biến Hữu, nói: “Thành Ca tỳ la có đồng tử sư”. Biến Hữu giới thiệu về Chúng Nghệ, nói: “Đây có đồng tử”. Chúng Nghệ giới thiệu về Hiền Thánh, nói: “Nước Ma kiệt đà nầy vị Ưu bà di”.
Năm Hội trên đây đều không nói đến phương Nam.
Hiền Thánh giới thiệu về Trưởng giả Kiên Cố Giải Thoát, nói: “Phương Nam có thành tên là Ốc điền, ở đấy có vi Trưởng giả”. Kiên Cố giới thiệu về Diệu Nguyệt, chỉ nói: “Tức ở trong thành ấy có một vị Trưởng giả.
Diệu Nguyệt giới thiệu về Vô Thắng Quân, nêu: “ Ở đây đi về phương Nam, có thành tên là Xuất Sinh, nơi thành ấy có vị Trưởng giả”. Vô Thắng Quân giới thiệu về Tối Tịch Tĩnh cũng nói: “ Về phương Nam của thành nầy có một thôn xóm tên là Pháp, ở đấy có vị Bà-la-môn”.
Tối Tịch Tĩnh giới thiệu về Đức Sinh, Hữu Đức cũng nêu: “Ở đây đi về Phương Nam có thành tên là Diệu Ý Hoa Môn”.
Đức Sinh giới thiệu về Từ Thị, nói: “Về phương Nam nơi này có quốc độ tên là Hải Ngạn”.
Văn Thù, Phổ Hiền, cả hai đều không nói đến phương, chốn. Ba Tướng sau có mười ba Hội: Năm Hội có nói đến phương Nam. Tám Hội thì không, nên gọi là gồm cả hai.
Sớ từ câu: “Nhưng phương Nam” tiếp xuống: Là phần hai, giải thích riêng về nghĩa “Nam”.
Sớ câu: “Ánh sáng của phương Nam, muôn vật cùng gặp gỡ”: Tức nghĩa trog phần thuyết quái của Sách Chu Dịch. Dịch viết: “Quẻ Ly là sáng. Muôn vật đều cùng gặp gỡ, là Quẻ của phương Nam. Thánh nhân quay mặt về phương Nam để lắng nghe âm vang của thiên hạ, theo Ánh sáng ấy mà tự trị”.
Sớ câu: “Phương Bắc chủ về Âm hiển bày về nghĩa diệt”:
Cũng là ý nơi Sách Chu Dịch. Thuyết Quái nói: “Khảm là nước. Quẻ của phương chính Bắc là Khảm. Là chỗ quy về của muôn vật”.
Từ câu: “Kim quan của Thế Tôn Niết-bàn” tiếp xuống: Là dẫn nội giáo để chứng minh cho nghĩa vừa nêu. Như trước đã dẫn. Phần còn lại có thể nhận biết.
Sớ Từ câu: “Trong năm nghĩa nầy” tiếp xuống: Là phần ba, đối chiếu nơi loại để nhận xét, phân biệt. Tức đối chiếu với ba loại trước, cũng có thể theo đấy mà xét.
Sớ từ câu: “Có người chỉ dùng” tiếp xuống: Là phần bốn, nêu ra chỗ thuận, trái nơi kiến giải đã có từ trước. Tức kiến giải của đại sư Tuệ Uyển. Phần nầy gồm ba chi tiết:
Thứ nhất: Nêu ra chỗ lập luận.
Thứ hai: Từ câu: “Chẳng phải là các giải thích trước” tiếp xuống: Là nêu dẫn chỗ đả phá kiến giải của cổ nhân nơi Sách San định ký.
Thứ ba: Từ câu: “ Giá như biết về Tây Vực” tiếp xuống: Là chỗ đả phá của phần Sớ giải hiện tại. Ở đây có hai ý:
Một: Tức chính thức bài bác chỗ đả phá kia.
Hai: Từ câu: “Huống chi nói về phương chung” tiếp xuống: Là vì kiến giải ấy mà xác lập lý.
Sớ câu: “Không có hai duyên ấy thì không tán thán, là lược nêu”: Như Ưu bà di Hưu Xả cùng với Thiên Chủ Quang, là các Thiện trí thức phần sau.
Sớ câu: “Bà Tu Đạt Đa”: Do trong văn ở đây lại có Trưởng giả Tu Đạt, nên giải thích về một vị nầy để phân biệt chỗ khác với Hội đầu là chủ của Tinh Xá.
Sớ câu: “Tài sản phần nhiều thuộc y báo”: Do cũng có “pháp tài” nên viết là “ Phần nhiều”.
Sớ Từ câu: “Nay nói về phần một, do đã phát tâm” tiếp xuống:
Văn nơi phần Sớ giải có ba:
Một: Nêu tổng quát về chỗ nói về nhân.
Hai: Từ câu: “Tâm Bồ đề ấy” tiếp xuống: Là nêu câu hỏi.
Ba: Từ câu: “Cổ nhân có nhiều cách giải thích” tiếp xuống: Là giải thích. Phần nầy có bốn chi tiết:
Thứ nhất: Nêu ra các giải thích của cổ nhân đã nói ở trên.
Thứ hai: Từ câu: “Có chỗ cho rằng: cổ nhân chẳng dựa đủ nơi” tiếp xuống: Là dẫn ra chỗ phê phán về cổ nhân, đả phá kiến giải đã có để tự lập.
Thứ ba: Từ câu: “Nhưng kiến giải của vị sư nầy” tiếp xuống: Là đả phá chỗ phê phán về cổ nhân.
Ở đây có hai ý:
Một là: Đả phá theo lối giả đặt, hiển bày chỗ chẳng khác so với kiến giải đã có từ trước. Phê phán cổ nhân tức nơi Sách San Định Ký.
Hai là: Từ câu: “Lại dùng văn ấy để chứng minh” tiếp xuống: Là đả phá theo lối phủ định để hiển bày chỗ dẫn chứng kia là khó dựa vào, do trái với phần văn còn lại.
Thứ tư: Từ câu: “Đại sư Hiền Thủ cho rằng” tiếp xuống: Là nêu kiến giải của cổ nhân, được xem là nghĩa chính. Phần nầy cũng gồm bốn chi tiết:
Một là: Chính thức nêu dẫn nghĩa đã có từ trước.
Hai là: Từ câu: “Như thế thì” tiếp xuống: Là nêu ra chỗ thành lập của kiến giải đã có từ trước. Ở đây trong ba sinh nêu trên, đều đã làm rõ. Nay thì Giải, Hành sinh ra, vậy là quả vị nào? Nên trước là tự nêu câu hỏi. Từ câu: “Nghĩa là do ở nơi Tín” tiếp xuống: Là tự giải đáp.
Ba là: Từ câu: “Một cách giải thích nầy” tiếp xuống: Là sự biện giải về thuận, trái của phần Sớ giải. Trong đây trước là chính thức chấp nhận thuận lý, sau từ câu: “Nhưng lại có” tiếp xuống là Sớ chính thức giải thích. Do người xưa giải thích giống như mâu thuẫn với nghĩa trước. Tức trước định rõ ba sinh, nay thì sinh chỉ là Giải hành, không phải chứng nhập. Nhưng cho đến sau giải thích tức nói là: “Dựa vào địa vị thì há địa vị không phải là chứng ư? Cho nên nay phủ chính lại: Tức một lúc (đến) nhanh chóng gồm đủ tức là sinh chứng nhập thứ ba nên cũng trở thành tiệm đốn thông suốt nhau thôi.
Bốn là: Từ câu: “Thiên tử Địa Ngục” tiếp xuống: Là phần Sớ giải nêu dẫn văn của Kinh để chứng minh, xác nhận về nghĩa chính. Tóm kết phê phán sách San Định Ký. Gồm hai:
Thứ nhất: Chính thức chứng minh.
Thứ hai: Từ câu: “Do đâu Thiện tài” tiếp xuống: Là phê phán kiến giải đã có. Phần nầy gồm ba chi tiết:
Một: Chính thức phê phán cách giải thích kia.
Hai: Từ câu: “Lại định rõ nơi địa thứ nhất” tiếp xuống: Là thẩm định về chỗ giải thích kia.
Ba: Từ câu: “Không được dùng kiến thức hẹp nhỏ” tiếp xuống: Là tóm kết về sự sai trái nơi kiến giải kia.
Sớ câu: Phần còn lại đều là chỗ dấy khởi nơi Hoặc”: Phần nêu trên là giải thích lần đầu về câu thứ nhất.
Từ câu: “Ngu mê nơi ba đời” tiếp xuống: Là giải thích câu thứ năm.
Từ câu: “Ma vương tức là” tiếp xuống: Là giải thich câu thứ bảy.
Từ câu: “Chỗ mịt mờ về Sự, Lý” tiếp xuống: Là giải thích câu thứ tám.
Nay phần còn lại là các câu: Hai, ba, bốn, sáu.
Từ câu: “Nhưng ba cõi” tiếp xuống: Là giải thích câu thứ hai, ba. Lược bớt không giải thích hai câu bốn và sáu.
Câu bốn đối chiếu với câu năm thì câu năm là Gốc của sự phát nghiệp. câu bốn là Ái của nhuận nghiệp (hỗ trợ cho nghiệp phát triển). Câu sáu là chung cho cả Phát nghiệp và Nhuận nghiệp. Tức trong sáu địa, là chỗ che phủ của Vô minh. Nước Ái là sự hỗ trợ. Ngã mạn là sự tưới tắm để làm phát sinh mầm danh, sắc.
Nói: “Khổ Tập”: Tức ba Tụng đầu và Tụng thứ tám là nói về quả của khổ. Năm Tụng còn lại đều là Tập. Lược không nói về Nghiệp vì đã bao hàm nơi phần Ma Vương cùng hai kệ sau nói về Hành theo tà.
Sớ câu: “Mất chánh, hành theo tà”: Tức do Vô minh ở trước mà dấy khởi Hành. Lại nữa, ba câu trước là nói về Hoặc của sự dấy khởi nghiệp. Cũng là Hoặc kết hợp với Nghiệp. Câu thứ tư là nghiệp của đối tượng được dấy khởi.
Kệ sau, câu đầu tức là phiền não nơi Nghiệp che phủ, do nơi hai mê chấp ở trước là Ngã, Ngã sở.
Vì Ngã đối nơi Sở mà sinh ra ba Hoặc:
Một: Ở chỗ chưa đạt được mà sinh ra Siểm, Cuống, (dối, nịnh).
Hai: Ở nơi chẳng thể đạt được mà sinh Ganh ghét.
Ba: Ở chỗ đã đạt được thì sinh ra tham tiếc, kiêu mạn.
Ba lỗi lầm sau, ở trong chỗ che phủ của Nghiệp thì nghi hoặc đã che lấp mắt. Tức chính thức là chủ thể tạo nghiệp. Nghi nơi có Quả không Quả, chẳng thấy vị lai nên tạo nghiệp ác, chẳng thấy hiện khổ nên tạo nghiệp thiện, do đó, ba Ác sau tức là quả của nghiệp Ác. Các cõi tức chung cho cả nghiệp Thiện.
Sớ câu: “Huống chi dong ruỗi nơi ba cõi”: Tức nơi sách Thượng Thư viết: “ Nghiêu, Thuấn đi xe ngựa kéo. Hạ, Ân thì vừa đi vừa chạy”. Là nói về chỗ đạo không bằng trước. Nay cho Nhất Thừa là xe ngựa kéo. Xe ngựa, xe bò hãy còn khác với xe dê, xe nai của ba Thừa, há có thể so sánh với việc đi, chạy nơi ba cõi?
Sớ câu: “Bốn Tụng đầu cầu đạt Bi Trí Định, thâu tóm thừa lợi tha”: Tức giải thích về Tổng tướng. Kệ thứ nhất là Bi. Kệ thứ hai là Trí. Kệ thứ ba là Định. Thứ tư là bốn Nhiếp pháp.
Nhưng bốn đoạn sau đều nêu rõ về nghĩa Thừa. Nay sẽ phối kết riêng.
Kệ thứ nhất có năm:
Một: Nguyện, Hành cùng hỗ trợ, như bánh xe giúp cho xe đi đến nơi xa.
Hai: Hết thảy pháp Phật đều dựa nơi đại bi. Cũng như các nan hoa xe châu vào nơi Bầu xe hỗ trợ cho trục xe quay.
Ba: Tâm tin tưởng không thối chuyển, như trục xe ở nơi trung tâm.
Bốn: Kiên nhẫn, chẳng động như cái chốt sắt đầu trục xe, thông suốt nơi định.
Năm: Các báu công đức, nhân đấy làm rõ sự trang nghiêm. Tức gồm chung cả năm độ. Câu cuối là tóm kết, cầu đạt, có thể nhận biết.
Kệ thứ hai có ba nghĩa:
Một: Tổng trì thâu tóm các pháp, như thùng xe thâu chứa các vật.
Hai: Lòng từ bi thương xót bao trùm, như trương tấm màn vải phủ
xe để che nắng.
Ba: Bốn Biện tài diễn nói giáo pháp, như tiếng chuông rung nơi xe loan của Vua ngự.
Kệ thứ ba có ba nghĩa:
Một: Phạm hạnh trang nghiêm, thanh tịnh, như đệm của xe sạch sẽ.
Hai: Tam muội thích ứng với Tâm thức, như Thể nữ theo hầu.
Ba: Pháp âm cảnh tỉnh muôn loài như tiếng trống được gióng lên.
Kệ thứ tư có ba nghĩa:
Một: Bốn Nhiếp pháp tạo lợi ích cho mọi vật, như kho tàng Vô tận.
Hai: Công đức thanh tịnh viên mãn, như sự trang nghiêm của các báu.
Ba: Trâu, Bò có bộ phận chế ngự để lìa tránh đường xấu dẫn xe qua. Người thì có Hổ, thẹn để chống lại cái ác, đề cao cái thiện.
Sớ câu: “Ba kệ tiếp theo cầu đạt mười độ theo Thừa tự hành”:
Kệ thứ nhất với bốn độ:
Một: Bố thí là sự dẫn đầu của Hành, như Bánh xe là gốc của xe.
Hai: Giới có thể ngăn chận sự sai trái, khiến các Hành đều thanh tịnh, nên như Hương xoa.
Ba: Trong thì Nhẫn đối với Tham. Sân. Ngoài thì nhẫn đối với thuận, trái. Tức muôn hạnh đoan nghiêm.
Bốn: Tinh tiến, bền chắc luôn thúc giục muôn hạnh.
Ba độ của kệ tiếp theo:
Độ thứ nhất: Thiền định có thể thâu tóm mọi tán loạn, như Hùng xe giữ lấy các vật. Cũng có thể làm cho Tâm rỗng lặng, như khoảng trống giữa của bốn chung quanh thùng xe là chỗ sử dụng.
Độ thứ hai và ba cùng là Ách xe. Bát-nhã quán không. Phương tiện thì gắn liền với Có. Có sự lãnh hội của Phương tiện Tuệ. Có sự lý giải của Tuệ Phương tiện, hai thứ ấy hỗ trợ để cùng thành một Quán. Cũng như một cái Ách, hai đầu cùng kết hợp, có thể nhân đấy kéo xe đi. Ở chỗ khác thì gọi phương tiện là Cha, Trí tuệ là Mẹ. Gồm đủ ba độ trên là sư điều phục không thối chuyển.
Kệ sau gồm ba độ:
Một: Nguyện khiến Hành viên mãn, nên dụ cho Bánh xe. Nhưng “Bánh xe” của độ thứ nhất là Thí tức là chỗ đứng đầu của Hành. còn “Bánh xe” của Nguyện ở đây là dùng để dẫn dắt nơi Hành. Cho nên có hai Bánh xe.
Hai: Tức là Lực độ. Lực có hai thứ:
Thứ nhất: Lực xét chọn, nên có Tổng trì.
Thứ hai: Lực tu tập, nên có sự kiên cố.
Như chiếc xe vững chắc có thể giữ vững, là nghĩa có Lực.
Ba: Trí độ quyết đoán, nên không hành nào là chẳng thành. Như có Trí khéo léo khiến xe thành tựu. Cho nên nói: “Đóng cửa tạo xe. Ra khỏi cửa hợp với dấu vết xe đi qua”.
Sớ câu: “Bốn kệ tiếp theo cầu đạt hai lợi theo Thừa diệt trừ chướng ngại”:
Kệ thứ nhất gồm ba nghĩa:
Một: Hạnh của Phổ Hiền hiện bày trọn khắp, làm trang nghiêm cho Thể của Nhất Thừa.
Hai: Tâm bi không gây tổn hại nơi vật, nên gọi là “Di chuyển thong thả”.
Ba: Hai nghĩa trên là Vô duyên từ bi, nên chỗ hướng tới không khiếp nhược. Chẳng sợ việc chúng sinh khó hóa độ, muôn hạnh khó tu tập.
Ba nghĩa của kệ thứ hai:
Một: Bát-nhã chứng đắc về Lý. Như Kim Cương bền chắc, đoạn trừ Hoặc của mê chấp nơi Lý, như sự sắc bén của Kim Cương.
Hai: Phương tiện thiện xảo dựa nơi căn bản để thành tựu. Cũng như Huyễn hóa đoạn trừ Hoặc của mê chấp nơi Sự. Như sự khéo léo của xe.
Ba: Gồm đủ hai nghĩa nầy thì hai chướng đều mất. Cho nên gọi là “Tất cả không ngăn ngại”.
Kệ tiếp theo tức “Vô Duyên Từ”, ban vui tức sự trùm khắp của Từ. Xứng hợp với tính chất “Không duyên dựa” rộng lớn nên thanh tịnh. Như chỗ rỗng trong xe tức có thể chuyên chở các vật. Cho nên như Pháp giới Hư Không v.v…
Kệ sau, đoạn trừ ba Tạp nhiễm, hàng phục các Ma, chế ngư ngoại đạo, đều dùng nghĩa của hai Bánh xe để phá trừ, hủy hoại.
Sớ câu: “Bốn kệ sau cầu đạt sự chuyên chở theo Thừa rộng lớn”:
Kệ thứ nhất dùng nghĩa xe vơi Thể đầy đủ, trang nghiêm.
Kệ thứ hai dùng nghĩa nơi chỗ rỗng ở giữa tạo lợi ích khắp.
Kệ thứ ba dùng nghĩa chóng đạt đến một cách an ổn.
Kệ thứ tư dùng nghĩa chẳng động tạo lợi ích khắp.
Sớ câu: “Bốn đoạn trên tức đồng với ba Hiền mười Thánh”: Văn
phối kết đã hết sức rõ ràng.
Sớ câu: “Pháp không có người hoằng dương thì tuy có trí tuệ cũng không thấu tỏ”: Tức ngầm dùng Kinh đã nêu trước. Phần kệ tán nơi đỉnh Tu Di viết:
“Ví như Báu trong tối
Không đèn chẳng thể thấy
Pháp Phật không người nêu
Tuy Trí tuệ, không tỏ”.
Sớ câu: “Kinh đại Bát Niết-bàn quyển hai mươi nói”: Đây là Vua A Xà Thế tìm đường mà tới chỗ Như Lai, từ xa tán thán. Kinh viết: “Bấy giờ, Phật bảo đại chúng: Tất cả chúng sinh là nhân duyên gần của đạo quả Vô thượng chánh đẳng chánh giác, không gì bằng bạn lành. Vì sao? Như Vua A Xà Thế, nếu không thuận theo lời nói của Kỳ Bà, thì vào ngày bảy của tháng sau ắt sẽ mạng chung bị đọa nơi địa ngục A Tỳ, do đó, nhân gần không gì bằng bạn lành”.
Sớ câu: “Cho đến nói rộng, dùng làm toàn phần”:
Tức nơi Kinh đại Bát Niết-bàn quyển thứ hai mươi sáu, nói về công đức thứ tư là gần gũi bạn lành, nêu dẫn rộng về Tôn giả Xá Lợi Phất v.v… Chẳng phải chúng sinh là Thiện tri thức chân thực. Mà Như Lai là Thiện tri thức chân thực của chúng sinh. Nêu dẫn rộng về sự việc xưa gặp Phật thành tựu lợi ích. Phần sau cùng viết:
“Thường tu tập theo nghiệp ác, do thấy Như Lai tức liền lìa bỏ, như Tỳ kheo Xiển Đề. Nhân thấy Như Lai, mà thà xả bỏ thân mạng chứ không hủy phạm giới cấm, như Tỳ kheo Thảo Hệ. Do từ nghĩa nầy, nên Tôn giả A Nan nói: Một nữa phạm hạnh mới gọi là Thiện Tri thức”. Như Lai nói không như vậy. Phải đầy đủ Phạm hạnh mới gọi là Thiện tri thức. Vì vậy, Bồ-tát tu tập đại Niết-bàn phải gồm đủ công đức thứ tư là gần gũi thiện tri thức.
Sớ từ câu: “Văn có hai cách diễn đạt” tiếp xuống: Văn nơi phần Sớ giải gồm hai:
Một: Đối chiếu vơi trước để nhận xét, phân biệt.
Hai: Từ câu: “Dựa theo các câu nầy” tiếp xuống: Là theo văn để giải thích riêng. Trong đó gồm hai chi tiết:
Thứ nhất: Giải thích câu tổng quát.
Thứ hai: Từ câu: “Chín câu còn lại” tiếp xuống: Là giải thích vê câu riêng. Phần nầy gồm ba:
Một là: Giải thích theo chiều ngang.
Hai là: Giải thích theo chiều dọc.
Ba là: Cùng tóm kết về cả hai.
Sớ câu: “Tức thâu tóm các Ma làm kẻ hầu”:
Là ý nơi Kinh Tịnh Danh, phẩm Thăm Bệnh. Đại sĩ Văn Thù hỏi: Phòng nầy vì sao trống không, không có kẻ hầu? Trưởng giả Duy Ma giải đáp rộng về Không, xong nói: “Nhân giả hỏi vì sao không có kẻ hầu? Thì tất cả các Ma cùng ngoại đạo đều là kẻ hầu của tôi. Vì sao? Vì các Ma ưa thích nơi sinh tử mà Bồ-tát thì không từ bỏ sinh tử. Ngoại đạo thì ưa thích các kiến chấp mà Bồ-tát thì không dao động vì kiến chấp”.
Nói: “Chẳng chìm đắm nơi Biển thật tế”: Là đối chiếu nơi Tiểu thừa đã thấy bảy địa.
Sớ từ câu: “Đại Thánh trong ấy” tiếp xuống: Là hiển bày tổng quát về ý của văn.
Sớ câu: “Người có thể hành hóa thì đấy là người bạn lành”: Nhưng theo đai sư Hiền Thủ thì có ba nghĩa:
Một: Người là Thiện tri thức.
Hai: Pháp là Thiện tri thức.
Ba: Kết hợp biện giải.
Chỗ nêu dẫn năm nghĩa ở trên của phần Sớ giải đều là Người. Cho nên đoạn tóm kết nói: “Người có thể hành hóa, thì đấy tức Người là bạn lành”.
Hai: Pháp là bạn lành. Kinh kia nêu có sáu Bậc:
Thứ nhất: Pháp của người, trời.
Thứ hai: Pháp của hàng Tiểu thừa.
Bốn Bậc sau tưc là bốn giáo pháp. Nay sớ gọi chung “Giáo, Lý, Hành, Quả đều là bạn lành”.
Ba: Kết hợp để biện giải. Cũng có sáu bậc: Tức ở nơi sáu pháp trên đều nói về một môn mà trao cho chỗ chính yếu. Ý của phần Sớ giải không giữ lại môn thứ ba. Môn thứ ba chẳng khác với môn đầu.
Sớ câu: “Ví như có lỗi lầm thật sự thì hãy còn dùng pháp mà bỏ đi sự sai trái”: Đại sư La Thập thường nói kệ:
“Ví như trong bùn nước
Mà sinh Hoa sen xanh
Người trí dùng Hoa sen
Chớ xem nơi bùn nước!” Tức là sự việc nầy.
Sớ câu: “Huống chi Quyền Thật nhiều mối, sống chín khó lường”:
Tức cũng nơi Kinh đại Bát Niết-bàn quyển thứ sáu, phẩm Tứ y.
Kinh viết: “Như quả Am La sống, chín khó nhận biết”. Tức như bên trong là sự hư nát, bên ngoài thì hiện đủ luật nghi, đây là, “Ngoài chín mà trong thì sống”. Bên trong hội đủ các pháp thâm diệu, bên ngoài thì hiện đủ hình tướng hủy phạm giới cấm, tức “Trong chín mà ngoài sống”, đó là theo dạng mạo để chọn người… Lại nói có quả Ca sa ca và quả Trấn đầu ca. Hai thứ quả nầy giống nhau. Quả ca sa Ca là thứ thuốc độc đối với con người. Còn Quả Trấn đầu ca thì đem lại lợi ích tốt đẹp cho con người, để dụ cho bạn lành và bạn ác, hình tướng bên ngoài giống nhau nên khó nhận biết.
Về ý nghĩa “Quyền Thật nhiều mối” là chung nơi các Kinh, Kinh nầy thì chư vị như Tu Bà, Thắng Nhiệt, Vô Yếm v.v… Với sự hành hóa trái ngược, thì đấy là thị hiện về Quyền, há có thể cho là sai trái nên khó lường tính. Kinh Thi viết:
“Hái rau Phong rau Phỉ
Không do thể thấp
Mà do đại hiền
Thâu đức, bày viết
Ngăn sáng, giấu soi
Chẳng thể biết hết!”
Sớ câu: “Nhưng, nghĩa của đức ấy dựa theo sự, dựa theo chỗ biểu hiện thông hợp đều gồm đủ”:
Dựa theo Sự tức căn cứ nơi thân của Đức Vân, dựa theo chỗ biểu hiện tức căn cứ nơi pháp môn trụ thứ nhất, cũng gồm đủ bốn nghĩa về định v.v…
Sớ câu: “Thiện Tài cầu pháp không biếng trễ”:
Tức ngầm dùng Kinh Tịnh Danh, quyển thứ ba, Phẩm Bồ-tát Hạnh, đức Như Lai vì các Bồ-tát của thế giới Chúng Hương mà thuyết pháp, trong đó có nói về nghĩa của “Bất tận Hữu vi”. Kinh viết: “Thế nào là Bất tận Hữu Vi? Đó là chẳng lìa đại từ, chẳng bỏ đại bi. Phát khởi sâu xa tâm cầu đạt Nhất Thiết Trí mà không bỗng chốc quên mất. Giáo hóa chúng sinh không hề mỏi mệt, đối với bốn Nhiếp pháp luôn nhớ nghĩ và hành hóa thuận hợp. Hộ trì chánh pháp chẳng tiếc thân mạng. Vun trồng các thiện căn không biết chán mệt. Chí luôn an trụ nơi phương tiện hồi hướng. Cầu pháp không biếng trễ. Thuyết pháp không tiếc lẫn…”
Sớ câu: “Như Vua A Xà Thế gặp Kỳ Vực v.v…”: Tức như vừa nêu dẫn ở trên.
“Tịnh Tạng giáo hóa Diệu Nghiêm”: Tức nơi Kinh Pháp Hoa, Phẩm “Diệu Trang Nghiêm Vương Bản Sự”. Tịnh Tạng, Tịnh Nhãn vì vua mà hiện bày thần biến khiến vua phát tâm đi đến chỗ Phật, đạt được lợi ích. Vua tự thuật, nói: “Thế Tôn! Thiện tri thức là nhân duyên lớn, đó là giáo hóa, dẫn dắt khiến được thấy Phật, phát tâm cầu đạo quả Vô thượng chánh đẳng chánh giác”.
Sớ câu: “Nghĩa là khiến không xem xét về chủng tánh”: Tức nơi Bồ-tát giới, chẳng được xem xét về chủng tánh của Pháp sư. Kinh nói: Như Phật tử! Mới đầu phát tâm Bồ-tát, chưa có hiểu biết gì, mà cậy mình thông minh tài trí, cậy mình lớn tuổi, sang trọng, cậy mình dòng họ cao, lớn, nhiều hiểu biết, gia môn giàu có, phước báo đầy đủ của cải bảy báu; do tự mình kiêu mạn, không hỏi han, thọ nhận kinh luật của pháp sư trước mình. Vì pháp sư kia là người thông tỏ pháp, nhưng hoặc tuổi nhỏ dòng họ kém, gia đình nghèo, các căn chẳng đủ mà thật sự có đức hạnh, tất cả kinh Luật đều hiểu trọn vẹn. Vị Bồ-tát mới phát tâm học đây không được dò xét lai lịch, dòng họ của Pháp sư, mà không đến hỏi han thọ nhận Đệ-nhất-nghĩa-đế của pháp sư trước mình. Nếu không vậy, thì phạm tội khinh cấu”.
Sớ câu: “Không hổ thẹn khi hỏi người kém mình”: Tức nơi sách Luận Ngữ, Thiên năm chương mười bốn: “Khổng văn Tử do đâu được đặt tên thụy là văn? Là do không thẹn khi hỏi người kém mình”.
Sớ câu: “Thà có thể ít nghe mà đạt được chứng nhập”: Là ngầm dẫn Kinh đại Bát Niết-bàn, Phẩm Bồ-tát Cao Quý Đức Vương. Văn của Kinh đầy đủ là: “Thà nguyện ít nghe mà hiểu nhiều về nghĩa ltý, chẳng mong nghe nhiều mà nơi nghĩa lý chẳng thấu tỏ”.
Sớ câu: “Phần văn chính thứ hai… Bậc cổ đức phân định từ một đến mười”: Phần chung thứ nhất là một. Tức đều là một quả vị.
Hai: Dựa nơi Đại sư Tuệ Viễn, phân làm hai:
Thứ nhất: Thân cận các bậc Thiện tri thức
Thứ hai: Từ câu: “Nên cho biết” tiếp xuống: Là lắng nghe, lãnh hội chánh pháp.
Về “Sự buộc niệm tư duy” cùng “Như chỗ thuyết giảng mà tu tập” đều ở trong văn. Theo đấy thì:
Thứ nhất: Thân cận các bậc Thiện tri thức gồm bốn:
Một là: Nghe tên bậc Thiện tri thức.
Hai là: Cầu được gặp.
Ba là: Gặp bậc Thiện trí thức.
Bốn là: Thỉnh hỏi pháp chính yếu.
Nơi phần “Một là”: “Nghe tên bậc Thiện tri thức” cũng gồm bốn:
Một : Nêu ra tên nước, là nơi chốn chung.
Hai: Tên núi v.v… là nơi chốn riêng.
Ba: Tên của vị Thiện tri thức.
Bốn: Chỉ dẫn đi tới nơi.
Hai là: “Cầu được gặp Thiện tri thức” gồm ba:
Một: Nghe, tâm hoan hỉ.
Hai: Lễ bái nơi chân, tạ từ ra đi.
Ba: Đi dần dần, hỏi thăm về bậc Thiện tri thức.
Ba là: “Gặp bậc Thiện tri thức gồm hai:
Một: Đi đến, gặp.
Hai: Bày lễ, lui ra đứng một bên.
Bốn là: “Thỉnh hỏi pháp chính yếu” gồm ba:
Một: Bạch là đã phát tâm, nêu rõ là đã có cơ duyên.
Hai: Nhưng chưa biết v.v… Cho nên chính là hỏi về pháp hành hóa.
Ba: Xin nghe cùng tán thán về đức để thỉnh thuyết giảng.
Thứ hai: Là lãnh hội chánh pháp, có hai:
Một là: Tán thán sự phát tâm.
Hai là: Chính thức vì đấy mà thuyết pháp.
Trong phần thuyết pháp gồm hai:
Một: Nói về pháp môn “chứng lượng”.
Hai: Ngưỡng mong suy xét v.v… nói về pháp môn “Giáo lượng”.
Trên đây là “Khoa văn” về các vị, đa phần là giống nhau, ít có chỗ bất đồng.
Ba: Dựa theo Pháp sư biện phân làm ba phần, đầy đủ như nơi phần Sớ giải đã dẫn.
Trong đây có người cho là nêu bày riêng thì có ba:
Thứ nhất: Căn cứ nơi người.
Thứ hai: Căn cứ nơi pháp.
Thứ ba: Kết hợp để biện giải.
Thứ nhất: Căn cứ nơi người gồm ba:
Một: Nghe danh hiệu cùng là phương tiện.
Hai: Chính kiến nơi người là Pháp giới.
Ba: Hỏi pháp v.v… làm rõ về đức thù thắng ấy.
Thứ hai: Căn cứ nơi pháp gồm ba:
Một: Ngôn giáo là phương tiện.
Hai: Chỗ đạt được của Mắt Trí là Pháp giới.
Ba: Biện minh chung về Nghiệp dụng để hiển bày về đức.
Thứ ba: Người, Pháp kết hợp biện giải cũng gồm đủ ba pháp:
Một: Nghe danh hiệu, đến nơi, là Phương tiện.
Hai: Gặp người, đạt được pháp là Pháp giới.
Ba: Nói về nhân của sự đi đến cùng đề cao chỗ hơn để, làm rõ về đức.
Bốn: Dựa theo pháp sư Diễn phân làm bốn Lượng:
Một: Nghe danh hiệu v.v… là “Giáo lượng”.
Hai: Dựa nơi giáo để cầu tìm là “Tín lượng”.
Ba: Thấy vị ấy với y báo, chánh báo là “Tỷ lượng”.
Bốn: Nghe vị ấy thuyết giảng là “Hiện lượng”.
Bốn lượng nầy tức là văn, Tư, Tu, Chứng.
Lại có chỗ chia ra làm năm:
Tức ở trong phần thứ tư là Hiện lượng nêu trên chia ra hai vị là Tự phần và Thắng tiến. Phần còn lại giống như trước đã biện giải.
Lại có chỗ phân làm năm, cũng như nơi phần Sớ giải đã dẫn.
Dựa theo Pháp sư Ý phân làm sáu phần:
Một: Nêu rõ tâm hành, tìm cầu, đi đến.
Hai: Biện minh về sự gặp gỡ, kính lễ, thưa hỏi.
Ba: Tán thán, nói về chỗ đã biết để trao truyền cho Thiện Tài.
Bốn: Nói chỗ mình chưa biết.
Năm: Lại chỉ rõ về người biết, khuyến khích khiến đi đến nơi.
Sáu: Từ tạ, xin lui, phụng hành.
Nếu dựa nơi “Ngũ Đài Luận” cũng tạo cách giải thích như thế. Hoặc có một sư phân làm bảy:
Tức ở nơi sáu phần trước, trong phần hai chia ra hai: Một là nêu bày sự tôn kính. Hai là thưa hỏi về pháp chính yếu.
Hoặc phân làm tám: Nơi bảy phần trước, phần thứ ba chia ra làm hai: Một là Tán thán sự phát tâm. Hai là giảng nói về pháp của mình.
Hoặc phân làm chín: Tức nơi tám phần nêu trên, phần thứ năm phân làm hai: Một là chỉ rõ đã khuyến khích đi đến. Hai là hỏi về giáo pháp để tán thán về đức.
Hoặc phân làm mười: Nơi chín phần trên, phần thứ sáu phân làm hai: Một là bày tỏ sự tôn kính. Hai là từ tạ ra đi.
Trong mười thứ phân định nêu trên, năm thứ trước là căn cứ nơi quả vị để phân định. năm thứ sau là căn cứ nơi Hội để nhận xét. Văn đều chung nơi phần Sớ giải hiện có. Theo chỗ chính yếu, nên giữ lại ba cách giải thích kia, dùng sáu đoạn để giải thích văn.
“Nhưng tên gọi có khác biệt nhỏ”: Tùy chỗ ẩn giấu thuận hợp nên đem sáu đoạn trong phần “Sao” đối chiếu với phần Sớ giải, có thể tự nhận biết. Dựa nơi sáu đoạn trong phần Sớ giải thì bốn đoạn trước đều có thể phân làm hai.
Hai phần trong đoạn một:
Thứ nhất: Nhớ nghĩ về lời dạy của bậc Thiện tri thức trước.
Thứ hai: Hướng cầu về bậc Thiện tri thức sau.
Hai phần trong đoạn hai:
Thứ nhất: Gặp gỡ, Tôn kính.
Thứ hai: Thưa hỏi.
Hai phần trong đoạn ba:
Thứ nhất: Xưng tán.
Thứ hai: Trao truyền giáo pháp.
Hai phần trong doạn bốn:
Thứ nhất: Khiêm tốn, cho điều mình biết chỉ là một.
Thứ hai: Đề cao bậc hơn, cho vị ấy là biết nhiều.
Phần tiếp sau phân định riêng hầu hết đều như thế.
Hai đoạn sau không chia ra, nên trở lại thành mười đoạn, để biểu thị cho sự vô tận.
Sớ câu: “Nay ở đây, chính là biện minh về trụ sơ phát tâm”:
Như nhập nơi cảnh giới Không, Tuệ trụ nơi Tánh Không, đạt được quả vị Bất thối nên gọi là Trụ.
Sớ câu: “Nếu Thiện Tài lược không nói thì Thiện tri thức làm sao lãnh hội?”
Trước hết là nhà chép Kinh đã lược cùng xem bản dịch mới về phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện thì nơi bản tiếng Phạm cũng gồm đủ. Vậy chính là người dịch đã lược.
Sớ câu: “Hai là từ câu: Chỗ gọi là tiếp xuống: Là nhắc lại riêng về câu hỏi nêu trước”:
Thiện Tài, nếu không hỏi đầy đủ thì ở đây làm sao nhắc lại. Cho nên phần Sớ giải ở trước đã nói: “Thiện tri thức làm sao lãnh hội?”
Sớ câu: “Cũng tức là viên mãn”: Trên là giải thích do thấu rõ Hữu vi, Vô vi chẳng phải là một, chẳng phải là khác, mới có thể gọi là viên mãn. Nay ý cho rằng: Thấu rõ chẳng phải là một, khác, tức là đã xét đến tận cùng, nên gọi là “Tức viên mãn”.
Sớ câu: “Nay do Thắng giải, nên đối với Cảnh, Nhẫn có thể thực hiện được”: Nghĩa là chính nhận biết, lý giải, tin tưởng, cho rằng, ở nơi đức thật có thể tạo sự nhẫn sâu xa, với Tâm ưa thích thanh tịnh là Tánh.
Trước đã nhiều lần nêu dẫn. Nay lìa dụng nên nói như thế.
Sớ câu: “Kinh Văn Thù Bát-nhã nêu rõ về Tam muội Nhất Hành”: Nhưng Văn Thù có Kinh Văn Thù vấn và Văn Thù thuyết giảng. Nay chỗ sử dụng là Kinh đại Bát-nhã, phần Mạn Thù Thất Lợi. Thâu gồm chung hai kinh ấy đều nhập vào đại Bộ. Lại, ý của đoạn Kinh kia cho rằng, muốn nhập nơi Tam muội Nhất Hành, trước hết phải thân cận với người lý giải Bát-nhã, lắng nghe, thưa hỏi, thọ nhận sau đấy mới có thể hội nhập.
Nói: “Nhất Hành”: Tức Hành của một Pháp giới cũng là không một. Lại nói: Pháp giới một tướng, Pháp giới buộc duyên, Pháp giới bất động.
Sớ câu: “Do gốc đã lý giải về Tánh, lãnh hội diệu lực của sự huân tập”: Phẩm Tịnh Hạnh đã noí mười Tín viên mãn, Tâm nhập nơi Trụ thứ nhất ấy, do Tín viên mãn nên nêu rõ quyết định trụ nơi Tâm Bồ đề, Tâm giải trong ba Tâm tăng trưởng, tức là Thể của Trụ.
Nói: “Khai phát”: Tức Phát tâm có hai: Một là phát khởi chung nơi mười Tín. Hai là mở bày, phát khởi ở nơi Trụ thứ nhất. Cũng như trước đã giải thích. Lại Hòa thượng Cao Tề Đại Hành tôn sùng pháp môn Niệm Phật nói: Có bốn chữ luân nêu văn nhắc: “Tin, nhớ” không lìa nơi tâm; và “xưng kinh” không rời thân miệng. Luận ấy nói: Muốn sinh sang cõi Tịnh cần phải có Tin, Tin ngàn tức ngàn lần sinh tin vạn tức vạn lần sinh. Tin danh tự, Phật không rời tâm, miệng chư Phật tức liền cứu, Chư Phật tức liền hộ trì, tâm thường nhớ Phật, miệng thường xưng danh tự, thân luôn cung kính mới gọi là Tin sâu. Giữ ý sớm tối, quyết không muốn ở cõi Diêm phù, thì đây là pháp cần thiết để vãng sinh.
Sớ câu: “Do như là Phật, tức không cảnh giới nào chẳng phải là Như”: Nơi Kinh Đại Phẩm, Pháp Thượng đáp lại Thường Đề: “Chân như của các pháp tức là Phật”. Kinh Kim Cương viết: “Như Lai, tức là nghĩa Như của các Pháp”. Đã cho Như là Phật, thì tất cả các pháp đều là Như, pháp nào chẳng phải là Phật?
Sớ từ câu: “Lại, hoặc Báo thân, hoặc Hóa thân” tiếp xuống: Tuy nhiên tu Niệm Phật Tam muội đa phần căn cứ nơi Tiệm tu. Tức trước tiên là quán về Hóa Thân, tiếp đến là Báo thân, sau là Pháp thân. Nay thì cùng một lúc.
Sớ câu: “Các Cái, các Thủ”: Cái tức là năm cái (năm thứ che lấp chân tánh). Thủ là hai Thủ. Cho nên ở trên, kinh viết: “Chẳng thấy mười Lực, Không, như huyễn thì tuy thấy mà chẳng phải là thấy, như kẻ mù. Thấy mà phân biệt, chấp giữ lấy Tướng, là chẳng thấy Phật. Rốt ráo lìa chấp trước thì mới có thể thấy”.
Sớ từ câu: “Thiện hữu đầu tiên là trước nêu rõ về pháp môn niệm Phật” tiếp xuống: Đây là nêu rõ về thứ lớp nơi câu hỏi ở trên. Năm mươi lăm bậc Thiện tri thức với các pháp môn chẳng đồng. Nhưng sự thuyết giảng đầu tiên là gì? Từ “Do đấy” tiếp xuống: Là giải đáp ý của chỗ nêu giảng trước. Lược nêu có hai ý, nơi văn có thể nhận biết. Nếu lại bàn rộng thêm thì có mười nghĩa:
Một: Như phần Sớ giải đã dẫn Trí Luận.
Hai: Dựa nơi Phật mới có thể thành tựu thắng hạnh.
Ba: Công đức cao dễ tiến tới do luôn tưởng lệ các đối tượng.
Bốn: Xem xét thông tỏ về chỗ cạn sâu để có thể thâu tóm khắp.
Năm: Diệt trừ các chướng ngại lớn là duyên thù thắng.
Sáu: Cùng gồm luôn người pháp nên dễ được gia hộ.
Bảy: Bồ-tát thập Địa đều niệm Phật.
Tám: Kinh Tam Bảo Cát Tường, phần đầu đã nói, việc niệm Phật ấy, thứ nhất là Hải Vân lãnh hội pháp, Thiện Trụ dựa nơi Tăng làm thứ lớp.
Chín: Tức Tâm tức Phật là một Cảnh.
Mười: Biểu thị cho Trụ thứ nhất, duyên nơi Phật mà phát tâm, vui thích cúng dường.
Nghĩa thứ mười tức là ý thứ hai trong phần Sớ giải.
Sớ từ câu: “Nay nói về phần một. Trí tuệ vô biên” tiếp xuống: Rõ ràng là chỗ đề cao sự thù thắng kia lược có hai ý:
Một: Chỉ chung cho Hạnh của các Bồ-tát. Như nay trong phần chung chỉ nói: “Bồ-tát với Trí tuệ Vô biên”.
Hai: Căn cứ nơi một môn chỉ biết một phần ít. Như đoạn sau nói riêng về hai mươi mốt môn, Ta chỉ đạt được một môn v.v… Các Thiện tri thức sau phần nhiều đều căn cứ theo nghĩa thứ hai. Sớ giải thích phần chung ấy bao gồm hai nghĩa:
Thứ nhất: Tức các môn tiếp sau là ý căn cứ riêng nơi một môn, nhận biết phần ít.
Thứ hai: Cùng chỗ không nói tức ý có sự bao quát chung các đức.
Sớ từ câu: “Hai là trong phần riêng có hai mươi mốt môn” tiếp xuống: Văn nơi phần Sớ giải gồm năm:
Một: Giải thích chung về ý của văn.
Hai: Từ câu: “Bậc cổ đức” tiếp xuống: Là nêu ra cách giải thích xưa.
Ba: Từ câu: “Thật sự xét kỹ” tiếp xuống: Là biện giải về chỗ thuận trái.
Bốn: Từ câu: “Lại, các môn ấy” tiếp xuống: Là giải thích riêng về nguyên do đạt đến.
Năm: Từ câu: “Nhưng về pháp Tam muội Niệm Phật kia” tiếp xuống: Là chia chương để giải thích riêng. Phần nầy gồm ba chi tiết:
Thứ nhất: Nêu lên đối tượng được Niệm.
Thứ hai: Từ câu: “Lại dựa nơi ba Thân” tiếp xuống: Là căn cứ nơi ba Thân để biện minh.
Thứ ba: Từ câu: “Nếu căn cứ nơi mười Thân” tiếp xuống: Là căn cứ nơi mười Thân để giải thích.
Trong phần thứ hai gồm ba:
Một là: Nêu rõ về chỗ sai biệt của đối tượng được Niệm.
Hai là: Kết hợp để giải thích văn của Kinh.
Ba là: Dùng chủ thể niệm để thâu gọn.
Nay nói về phần “Một là” có thể nhận biết.
Sớ từ câu: “Nay, hai mươi mốt môn nầy” tiếp xuống: Là phần “Hai là” kết hợp để giải thích văn của Kinh. Gồm ba:
Một: Nêu lên.
Hai: Từ câu: “Môn trí quang soi chiếu khắp” tiếp xuống: Là kết hợp riêng.
Ba: Từ câu: “Nhưng ở trên là căn cứ theo đối tượng được niệm” tiếp xuống: Là tóm kết, xác nhận.
Sớ từ câu: “Tuy nhiên, căn cứ nơi chủ thể niệm” tiếp xuống: Là phần ba là, căn cứ nơi chủ thể niệm để thâu gọn.
Nhưng người xưa đã nêu ra năm môn:
Một: Môn Niệm Phật xưng danh vãng sinh.
Hai: Môn Niệm Phật Quán hình tượng diệt trừ tội.
Ba: Môn Niệm Phật Nhiếp cảnh duy Tâm.
Bốn: Môn Niệm Phật Tâm – Cảnh không ngăn ngại.
Năm: Môn Niệm Phật duyên khởi viên thông.
Về năm môn ấy, thì hai môn đầu tên gọi có giới hạn. Lại chỉ xưng danh thì cũng thiếu nghĩa về Niệm. một môn thứ năm thì tên gọi cùng chỗ giải thích là hoàn toàn tốt đẹp. Song Sự Lý không ngăn ngại nên nay đã đổi lại, do vậy, một môn đầu đã gồm thâu luôn hai mnôn trước. Trong đó, môn thứ năm mới là nghĩa Tánh khởi viên thông, sự sự Vô ngại.
Sớ từ câu: “Nếu căn cứ nơi mười Thân” tiếp xuống: Là phần thứ ba căn cứ riêng nơi mười Thân.
Nói: “Mỗi Thân đều có hai môn”: Tức:
Hai môn một, hai tức Nguyện Thân: Môn một là nguyện sinh nơi Thiên cung Đâu Suất. Môn hai là nguyện đến khắp Pháp giới.
Hai môn ba, bốn tức Trí Thân. Môn một là Trí của mười Lực. Môn hai là Trí thấu tỏ về Pháp.
Hai môn năm, sáu tức Pháp thân. Môn một là pháp hiện hữu khắp tất cả bình đẳng không sai biệt. Môn hai là Thể chẳng thể thấy, không phương hại đến dụng lớn.
Hai môn bảy, tám tức Lực Trì Thân. Môn một là giữ vững khiến trãi qua nhiều kiếp. Môn hai là duy trì khiến luôn được thấy.
Hai môn chín, mười tức Ý Sinh Thân. Môn một là Tùy ý sinh nơi cõi. Môn hai là Tùy ý sinh nơi đời.
Hai môn mười một, mười hai tức Hóa Thân. Môn một là Hóa hiên khắp các Cảnh. Môn hai là ứng hóa nên thị hiện diệt độ.
Hai môn mười ba, mười bốn tức Uy Thế Thân. Môn một là Vô trụ. Môn hai là hiện bày khắp, đều là tính chất uy thế.
Hai môn mười lăm, mười sáu tức Bồ đề Thân. Môn một là nơi một sợi lông có nhiều Phật thành tựu đạo quả Bồ đề. Môn hai là một niệm biến hiện khắp các cõi thành tựu đạo quả Bồ đề.
Hai môn mười bảy, mười tám tức là Phước Đức Thân. Môn một là phóng hào quang diễn nói giáo pháp. Môn hai là tùy chỗ ưa thích mà hiện hình.
Hai môn mười chín, hai mươi tức Tướng hảo trang nghiêm thân. Môn một là ứng hóa tướng tốt. Môn hai là hiện tướng tốt trong cõi Hoa Tạng.
Một môn hai mươi mốt là bao quát nơi mười Thân nên bằng với Pháp giới Hư không. So với mười Phật nơi phẩm Ly Thế Gian là tương đương, đều như đã kết hợp ở trước.
Sớ câu: “Thứ hai là Tỳ kheo Hải Vân: Nhờ vào Tự địa trụ”: Tức luôn tùy theo Tâm không để đối trị, làm thanh tịnh tám vạn bốn ngàn pháp môn, đối trị cõi Tâm được thanh tịnh, trong lành.
Sớ từ câu: “Thứ nhất là dựa nơi giáo pháp để chánh quán” tiếp xuống: Văn nơi phần Sớ giải phân làm hai:
Một: Hiển bày về ý.
Hai: Giải thích văn.
Trong phần hai gồm hai chi tiết:
Một là: Đối chiếu về văn để giải thích.
Hai là: Đối chiếu với phần trước để giải thích.
Nơi phần Một là gồm hai: Đều là ý trong sách ngoài.
Thứ nhất: Sách Luận Ngữ viết: “Ôn lại những điều cũ mà biết được điều mới, như vậy là có thể làm Thầy được!”
Thứ hai: Từ câu: “Lại, trước tức là học” tiếp xuống: Tức cũng nơi sách Luận Ngữ: “Học mà không suy nghĩ thì mờ tối. Suy nghĩ mà không học thì hao tâm lực”. Chữ đãi (Tư nhi bất học tắc đãi) nghĩa là mệt mỏi, biếng trễ. Võng (Học nhi bất tư tắc Võng) tức là không đạt được gì. Nay đều ngược lại ý trên. Cho nên học mà có thể suy xét. Suy xét mà có thể học.
Sớ từ câu: “Nhưng suy xét về trước” tiếp xuống: Là phần hai là, đối chiếu với trước để giải thích.
Tức ý nơi Kinh đại Bát Niết-bàn. Gồm hai:
Một: Chính thức xác lập Lý, nghĩa hợp thuộc phần trước, do bốn sự của Niết-bàn là nhân gần của Niết-bàn. Tức:
Thứ nhất: Thân cận Thiện tri thức.
Thứ hai: Lãnh hội chánh pháp.
Thứ ba: Buộc niệm để tư duy.
Thứ tư: Như chỗ nêu giảng mà tu tập.
Nên biết hai sự sau tức thuộc hai sự trước. Đây tức lấy ý của đại sư Tuệ Viễn phân làm hai:
Sớ từ câu: “Nay cho nghĩa trước” tiếp xuống: Là phần hai, biện minh về ý của phần Sớ giải hiện tại đem hai nghĩa sau cho thuộc về Hội sau. Nghĩa là hai môn Tư, Tu tức nghĩa của Hội trước. Nay cho là phần tiến tới của Hội sau, nên dựa vào giáo pháp để hướng cầu.
Nói: “Nghĩa sau thuộc nơi Thiện tri thức trước giới thiệu đến”:
Tức hội trước ấy nêu rõ về Thiện tri thức sau. Thiện tri thức sau tức y báo, chánh báo của sau kết hợp thuộc nơi Hội sau, do Thiện tri thức trước giới thiệu đến nên thuộc Hội trước, gọi là dung hợp, đối tượng được nêu lên là Chủ. Chủ thể nêu lên là Bạn.
Lại, Tư, Tu thuộc nơi trước, đấy là căn cứ nơi quả vị mà phân định. Nay theo Hội mà nhận xét nên thuộc về sau.
Sớ câu: “Lại, mười Tâm ấy đa phần đồng với đối trị mười tâm của phần tự địa. Sợ dẫn nhiều nên không kết hợp”:
Mười Tâm nêu kia là:
Tâm lợi ích. Tâm đại bi. Tâm An lạc. Tâm An trụ. Tâm thương xót. Tâm thâu nhận. Tâm giữ gìn. Tâm đồng với mình. Tâm bậc Thầy.
Tâm đạo sư.
Nay trong đây:
Một tức Tâm đại bi.
Hai tức Tâm Lợi ích.
Ba tức Tâm An lạc.
Bốn tức Tâm An trụ. Lìa pháp ác, trụ nơi pháp Thiện.
Năm tức Tâm thương xót.
Sáu tức Tâm giữ gìn, khiến lìa mọi trở ngại.
Bảy tức Tâm đồng với mình, hiện hữu khắp pháp giới.
Tám tức Tâm thâu nhận. Pháp giới Hư không đều đến thâu tóm.
Chín tức Tâm bậc Thầy, được thấy chư Phật.
Mười tức Tâm đạo sư, hội nhập nơi Chủng trí.
Sớ từ câu: “Nối tiếp phần Niệm Phật trước”tiếp xuống: Là sinh nkhởi về thứ lớp.
Sớ câu: “Một kỷ đã trọn”: Mười hai năm là một kỷ, trọn mười hai thần.
“Vượt quá mười ngàn kiếp”: Tức mười Tín đầy đủ mười ngàn kiếp hội nhập nơi Chánh định.
“Mười hai Trụ” Tức đã thấy nơi phẩm mười Trụ.
Sớ câu: “ mười nghĩa của Biển Trí như nơi địa thứ mười đã nêu”: Biển có mười đức, biểu thị cho thập Địa.
Nói: “Nay là Biển Bi”: Mười đức nầy so với thập Địa thì có khác biệt nhỏ. Là dùng chỗ xứng hợp với pháp, tức mười thứ Tâm bi nêu trước:
Một: Tức tâm lợi ích, tạo lợi ích rộng lớn.
Hai: Tức Tâm đại bi, đại bi sâu xa không thể lượng tính.
Ba: Tức Tâm An lạc, khởi đầu nơi sự an lạc của thế gian ban cho đủ thứ loại.
Bốn: Tức Tâm an trụ, nghĩa là khiến cho những chúng sinh hành ác trụ nơi hành Thiện, tức là các thứ báu.
Năm: Tức Tâm thương xót, tức bao dung hết thảy.
Sáu: Tức Tâm thâu nhận, là đối với vô số ngoại đạo, thâu tóm khiến trở về với Chánh tín. Như nước có nhiều màu sắc cùng ở nơi Biển cả.
Bảy: Là Tâm gìn giữ. Người đã phát tâm đều nên giữ gìn, do đấy chính là chỗ dựa cậy của Vô lượng chúng sinh.
Tám là Tâm đồng với mình, tức thâu tóm nguyện lớn giác ngộ, xem chúng sinh như thân mình có là Thân lớn.
Chín là Tâm bậc Thầy. Tức ở nơi nẻo Đại thừa, người gắng tu tập, tiến tới được tôn xưng xem như bậc Thầy. Bậc Thầy tức thọ nhận sự thưa hỏi, mưa xuống trận mưa pháp lớn.
Mười là Tâm đạo sư. Tức người gồm đủ các công đức được tôn kính như Phật, nên trong lặng không tăng giảm.
Đem mười Bi nầy đối chiếu nơi mười dụ có chỗ phù hợp. Cho nên ở trên tán thán về mười Tâm tức là theo pháp mà nói. Nay ở đây, dụ về Biển là dụ cho mười Tâm nêu trước lại được mở rộng nên tương đương.
Sớ câu: “Hai là quên sự giảng giải để cầu đạt diệu chỉ là nhân gần của việc thấy Phật”: Trong đó chỉ có bốn câu: rộng nhiều, sâu, hơn.
Hai câu đầu (một, hai) tức từ nơi câu thứ nhất ở trước chia ra.
Câu thứ ba tức câu thứ hai.
Câu thứ tư tức câu thứ sáu. Một biển với nhiều màu sắc nên là đặc thù.
Sáu câu còn lại không ra ngoài sâu, rộng nên chỉ nêu lên bốn câu. Lại nữa, sáu câu còn lại thì ở nơi khác đã có sự dung nạp, nên nhắc lại bốn câu nầy là nhằm hiển bày chỗ đặc thù kia.
Hỏi: Đã tán thán về chỗ đặc thù, vì sao gọi là quên sự giảng giải? Lìa mười tướng ở trước, lại cầu vượt qua ở đây, tức là ý “quên sự nêu giảng để cầu đạt diệu chỉ”. Do chỗ quên để cầu đạt ấy nên được thấy Phật.
Sớ: “Do quán sâu xa về biển Tâm, biển Pháp”: biển pháp tức là Biển bi. Nhưng pháp gọi là đối chung với tự Tâm quán Tâm ở trên. Tức Tâm hoa nở rộ quán pháp đại bi, là hai lợi hành được phát khởi.
Sớ câu: “Giảng giải khắp các pháp”: Ở đây có ba nghĩa:
Một: Ở đây là căn cứ nơi sự sâu xa.
Hai: Giảng giải khắp về các pháp là căn cứ nơi sự rộng lớn. Hai nghĩa trên là dựa trực tiếp nơi đối tượng được giảng giải.
Ba: Tức từ sự tăng trưởng để xác lạp, xưng gọi, đã ở trong một pháp thấy tất cả pháp, tức nơi một Mắt nhận thấy cảnh giới của mười Mắt. Ở trong đối tượng được nhận thức đã có chủ thể nhận thức. Ở trong chủ thể nhận thức đã có đối tượng được nhận thức, do trong một pháp đã có tất cả. Diễn rộng như nơi Phẩm Tỳ-lô-giá-na.
Sớ câu: “Một là hiển bày tổng quát về chỗ nhiều của pháp thuộc đối tượng được duy trì”:
Tức Biển là mực, sách vở mà không cạn.
Nhưng Luận Nhập Đại thừa dẫn văn của Kinh nầy viết: “Là Hải Tràng tiếp sau nói về các pháp môn hoàn tòan đồng với đây”. Về tướng của dụ có khác biệt nhỏ.
“Nước nơi biển cả dùng mài mực. Tích chứa khối lượng giấy lớn như núi Tu Di. Mọi thứ cây cỏ trong bốn cõi thiên hạ dùng để làm Bút. Chúng sinh sống nơi nước, đất liền trong ba ngàn thế giới thảy là pháp sư. Ở nơi một sát na, chỗ thọ nhận các pháp môn cũng chẳng thể diễn đạt hết”.
Đây là căn cứ nơi văn chương chẳng tận cùng. Còn kia là căn cứ nơi sự lãnh nhận nhiều chẳng cùng tận.
Sớ câu: “Xoay chuyển đến vô lượng”: Như nơi phần sau, nói về Di Già. Nhưng nơi mười câu ấy văn đều có thể nhận biết. Cũng tức là mười pháp thắng tiến trong phần Trị địa. Nghĩa là tụng tập, nghe nhiều, rỗng vắng, tịch tĩnh v.v… Song có sự chia hợp, có thể dùng ý để đạt được.
Sớ câu: “Gồm đủ bốn nghĩa nầy gọi là Báu Vô thượng, do giữ lấy câu tiếng Phạm”:
Do gồm đủ âm tiếng Phạm, đề của Kinh là: Kinh Lăng Già A Bạt Đa La Bảo. A là không. Bạt Đa La là Báu trên hết tức chữ của phương nầy. Lại, Đa La cũng là nghĩa Báu. Tức người dịch đã giữ lại cả hai. Lăng Già chính là nghĩa “khó đi đến”. Bốn nghĩa trên thì hai nghĩa trước tức Báu Vô thượng. Hai nghĩa sau nêu rõ chỗ cao lớn, hiển bày, khó đi đến. Chỗ ở của Già vương nên tức được thông hợp là chẳng còn khó đến.
Sớ câu: “Biểu thị trong Trụ ấy quán tất cả pháp như Hư không chẳng có nơi chốn”: Văn của đoạn nầy đầy đủ là: “Bồ-tát nầy dùng mười thứ Hành quán tất cả pháp, đó là: Một quán tất cả pháp là vô thường. Hai: Tất cả pháp là khổ. Ba : Không. Bốn: Vô ngã. Năm: Không tạo tác. Sáu: Không có vị. Bảy: Chẳng như tên gọi. Tám: Không nơi chốn. Chín: Lìa mọi phân biệt. Mười: Không chắc thật.
Giải thích: Các câu đều có “Tất cả pháp”. Nay chỉ nêu lên hai câu ba, tám, do thuận nơi không trụ. Nhưng tám câu còn lạicũng là nghĩa không.
Sớ câu: “Thứ ba là Tỳ kheo Thiện Trụ, dựa nơi Trụ để tu hành”: Tức là khéo quán về không, có để tăng trưởng sự tu tập hạnh chánh.
Sớ câu: “Hiển bày trong Trụ ấy khéo quán về chúng sinh cùng với mười thứ cảnh giới”: Đoạn kinh kia viết:
Phật tử! Bồ-tát nầy nên khuyến khích học mười pháp. Những gì là mười? Đó là Chúng sinh giới, Pháp giới, Thế giới, Quan sát về địa 550 giới, Thủy giới, Hỏa giới, Phong giới. Quan sát về dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới.
Sớ câu: “Nay nói về phần một, có mười hai câu, một câu là nói về Tha Tâm”: Là lại thuận nơi văn để phối hợp.
Nếu căn cứ nơi sự chia, hợp để chọn lất tức là gồm đủ mười Thông:
Một: Tha Tâm.
Hai, ba: Đều là Túc trụ thông, do câu: “Mất rồi sinh ra” nên nơi phần Sớ giải viết: Gồm luôn ba Minh, mười Thông, biết về quá khứ mất rồi sinh ra, cũng là Túc trụ thông.
Bốn: Trí thông nhận biết về kiếp của đời vị lai.
Năm: Tức Thiên nhãn.
Sáu: Hợp hai Thông về ngôn ngữ, tức Trí thông phân biệt về ngôn âm của tất cả chúng sinh. Âm thanh tức là Thiên nhĩ thông, cùng một Thiên nhĩ chia ra, nên nay hợp lại.
Bảy, Tám, Chín: Đều là Trí thông về tất cả các pháp. Bảy là Trí đoạn trừ nghi. Tám là Trí nhận biết về gốc. Chín là Trí nhận biết về Thời.
Mười, mười một: Cùng là Trí thông diệt tận các pháp. Câu trước là sự diệt tận nơi sát na. Câu sau là sự diệt tận của thời gian lưu chuyển dài.
Mười hai: thần túc tức thần thông không Thể Tánh cùng Vô lượng sắc thân, cũng đều từ thần cảnh chia ra, nên trong văn ở đây nêu chung về nghĩa của mười Thông.
Sớ mưới Câu: “Một trăm hai mươi sát na v.v…”: Đây là diễn rộng văn nơi Câu Xá Tụng. Tụng viết:
“Một trăm hai mươi sát na
Là lượng đát sát na
Lạp phược đấy sáu mươi
Đấy ba mươi Tu du
Đó ba mươi ngày đêm”.
Sớ câu: “Cũng có chỗ nói: Thời gian phần đầu của ngày đêm”: Là văn của Trí Luận v.v… Kinh Di Lặc Hạ Sinh cũng nói: Tức đức THích Ca tu hành khổ hạnh, được thành đạo quả Bồ đề, đức Di Lặc tu hành an lạc mà đạt được Bồ đề. Nghĩa là ba thời trong ngày đêm lễ bái sám hối. Tức thời gian nơi ba phần của một ngày ( đầu, giữa, sau), thời gian nơi ba phần cỉa một đêm (đầu, giữa, sau) hợp làm sáu thời.
“Hắc phần, Bạch phần” tức sự phân chia ra Hắc, Bạch của Tây
Vực. Hắc trước, Bạch sau. Ngày mười sáu tháng giêng là Chánh triêu. Một Thời tức hai tháng. Hai tháng là một Thời (mùa). Bốn Thời cũng đồng với phương nầy là Xuân, Hạ, Thu, Đông. Chữ “vân vân” là chỉ cho ba sự nối tiếp nơi các mùa, đều như nơi phẩm Kệ tán đã nêu. Tức nơi sách Tây Vực Ký quyển thứ hai:
Nói: “Kinh Nhân Vương nói chín chín trăm sinh diệt”: Tức nơi quyển thứ hai.
Sớ câu: “Nói mười tám Biến hiện”:
Tức văn nơi Luận Du Già quyển thứ ba mươi bảy. Tụng viết:
“Chấn động cùng sáng rực
Bày khắp cùng thị hiện
Chuyển biến và đến đi
Thâu, giãn các tượng nhập
Mười đồng loại đến cõi
Ẩn hiển tạo tự tại
Chế ngự, giúp biện tài
Nhớ nghĩ cùng an lạc
Phóng ra Ánh sáng lớn
Chuyển Hữu tình, vật khác
Khiến thành các vật khác
Gọi hay biến thần thông”.
Nghĩa là:
Một: Chấn động.
Hai: Sáng rực.
Ba: Bày khắp. Cũng gọi là đầy khắp.
Bốn: Thị hiện. Cũng gọi là Hiển bày rõ.
Năm: Chuyển biến.
Sáu: Đi đến.
Bảy: Thu gọn.
Tám: Mở rộng.
Chín: Tất cả hình, sắc nhập nơi Thân.
Mười: Chỗ đến đồng loại.
Mười một: Ẩn giấu.
Mười hai: Hiển bày.
Mười ba: Chỗ tạo tác tự tại.
Mười bốn: Hàng phục thần thông của kẻ khác.
Mười năm: Giúp biện tài cho kẻ khác.
Mười sáu: Giúp sự nhớ nghĩ cho kẻ khác.
Mười bảy: Tạo sự an lạc cho kẻ khác.
Mười tám: Phóng ra Ánh sáng lớn.
Mười tám thứ nầy gọi là chuyển biến. Ba câu sau nêu rõ về chủ thể chuyển biến. Nay văn biện giải về Tướng, Nghĩa đều có thể nhận biết.
Sớ câu: “Chẳng phải là Giới thì chẳng thể tu tập, đối trị cõi Tâm”: Trên là căn cứ nơi Pháp môn để giải thích.
Câu nầy là căn cứ chỗ biểu hiện về quả vị để giải thích. Nhưng Đức Vân là định. Hải Vân là Tuệ. Trong đó nêu rõ Giới để hiển bày là đầu trong ba Học làm đầu.
Sớ từ câu: “Có hai trăm câu” tiếp xuống: Là xét theo văn để giải thích. Ở nơi Tướng có thể nhận biết.
Hai mươi Giới nầy cũng tức là hai mươi Phạm hạnh của Hồi hướng thứ mười. Song phần Hồi hướng là căn cứ nơi tự mình có thể thanh tịnh mới có thể giúp ích cho người khác, trước hết là giữ gìn phần đầu, quan trọng, làm rõ chỗ hành hóa không phá bỏ, không thiếu sót. Còn ở đây thì làm sáng tỏ việc Bồ-tát gốc vì lợi tha, nên trước tiên biện minh về đại bi, sau hiển bày về sự không cấu nhiễm. Tên gọi hoặc chỗ dị biệt nhỏ, nay sẽ tóm lược kết hợp.
Một: “Giới đại bi”, tức nơi phần Hồi Hướng là Phạm hạnh thứ hai mươi: Không sân hận. Sân hận là chướng của Bi. Có Bi nên không còn sân hận.
Hai: “Giới Ba-la-mật”. Tức kia là Phạm hạnh thứ mười một, là nẻo hành hóa phạm hạnh của chư Phật trong ba đời.
Ba: “Giới Đại thừa”. Tức là Phạm Hạnh thứ mười bảy. Không gì có thể so sánh. Các Thừa khác không thể đối chiếu.
Bốn: “Giới tương ưng với đạo Bồ-tát”. Tức Phạm Hạnh thứ mười tám: Vô động, chẳng dao động nơi hai lợi.
Năm: “Giới không chướng ngại”. Tức Phạm Hạnh thứ mười ba: Không vướng mắc, do thấy chân như, thành tựu Thánh đạo nên không còn chướng ngại.
Sáu: “Giới không thối chuyển”. Tức Phạm Hạnh thứ mười năm: Không diệt. Thuận theo lý mà giữ vững nên luôn chẳng thối chuyển, dứt mất.
Bảy: “Giới không rời bỏ Tâm Bồ đề”. Tức Phạm Hạnh thứ mười sáu: An trụ. Tâm luôn khế hợp với Lý.
Tám: “Giới luôn dùng pháp Phật làm chỗ duyên”. Tức Phạm Hạnh thứ mười bốn: Không tranh cãi. Sự Lý gồm đủ không gì không là Phật pháp nên đâu còn chỗ nào để tranh cải? Tức tánh luôn duyên nơi pháp Phật.
Chín: “Giới luôn tác ý đối với Nhất Thiết Trí”. Tức Phạm Hạnh thứ bảy: Chỗ tán thán của chư Phật. Giữ giới xứng hợp với lý, luôn khế hợp với Thánh tâm, là duyên nơi Trí Phật nên Phật sao chẳng khen ngợi?
Mười “Giới như Hư không”. tức Phạm hạnh thứ chín: Không thủ đắc. Chẳng chấp giữ nơi chủ thể, đối tượng, tự tại duy trì.
Mười một “Giới về tất cả thế gian không chỗ dựa”. Tức Phạm hạnh thứ tám: Không chỗ nương tựa. Không dựa nơi chỗ danh tiếng lợi dưỡng của đời hiện tại. Chẳng cần phước báo nơi cõi Trời, Người ở đời vị lai.
Mười hai “Giới không lỗi lầm”. Tức Phạm hạnh thứ năm: Không lỗi lầm. Trì giới với Tâm định nên việc tốt được nêu bày, không phạm lỗi lầm.
Mười ba “Giới không tổn giảm”. Tức Phạm hạnh thứ sáu: Không gì có thể che lấp, ngăn chận, dù là “Ngỗng nuốt hạt ngọc” hoặc “dùng cỏ trói chặt” cũng không thể ngăn che khiến bị tổn hại. Cũng không gây tổn hại cho kẻ khác.
Mười bốn “Giới không thiếu sót”. Tức Phạm hạnh thứ mười hai: Không thiếu sót. Chẳng phạm mười ba giới kia nên chẳng hề thiếu sót.
Mười lăm “Giới không lẫn lộn”. Tức Phạm hạnh thứ ba: Chẳng xen tạp. Chẳng nhớ nghĩ về các thứ nhân duyên phá giới. Cả khi nghe âm thanh của vòng vàng, xuyến ngọc cũng chẳng nhiễm.
Mười sáu “Giới không ô trược”. Tức Phạm hạnh thứ mười chín: Không tạp loạn. Cùng tương ưng với định nên không tạp loạn.
Mười bảy “Giới không hối hận”. Tức Phạm hạnh thứ mười hai: Không ngăn ngại. phạm tội khiến ray rứt hối hận là chướng ngại.
Mười tám “Giới thanh tịnh”. Tức Phạm hạnh thứ mười: Tăng trưởng nẻo thanh tịnh của Bồ-tát. Chẳng đồng với Tiểu thừa chỉ thanh tịnh nơi sự.
Mười chín “Giới lìa mọi trần cảnh”. Tức Phạm hạnh thứ tư: Không tì vết. Chẳng phạm tội Đọa nên không chút bợn của trần cấu.
Hai mươi “Giới lìa mọi cấu uế”. Tức Phạm hạnh thứ nhất: Không phá vỡ. Nếu phạm bốn trọng, mười trọng, cũng như vật chứa đựng bị vỡ, không thể dùng lại được, là hết sức cấu uế.
Nếu dựa nơi sự giải thích trên tưc chỗ y cứ, cũng giống với Trí Luận nói về mười Giới như nơi Phẩm Hồi Hướng đã kết hợp.
Sớ câu: “Nước tên là Đạt Lý Ty Trà”. Cách dịch mới là Đạt La Tỷ Trá, đời đường gọi là Trì Phú Nhiêu. Cũng thuận nơi nghĩa sinh nơi tôn quý.
Sớ câu: “Do ba đời Thánh giáo là “mây pháp” mưa xuống tất cả”:
Là căn cứ nơi chỗ biểu thị về quả vị để nói. Tức đoạn kinh kia đã viết: “Bồ-tát nầy nên khuyến khích tu học mười pháp, đó là thấu tỏ tất cả pháp Phật nơi ba đời quá khứ, hiện tại, vị lai”. Hai là tu tập ba viên mãn, mỗi thứ đều ba đời là chín. Mười là thấu tỏ về sự bình đẳng của tất cả chư Phật.
Sớ câu: “Thứ tư là Di Già nhờ nơi sinh quý trụ”: Tức sinh noi nhà Phật pháp với chủng tánh tôn quý.
Sớ từ câu: “Nay nói về phần một. Sở dĩ Thầy lễ trò” tiếp xuống: Là nêu ra lý do phải giải thích. Trên là dẫn ra câu hỏi:
Từ câu: “Do Tâm Bồ đề” tiếp xuống: Là phần giải đáp. Gồm hai:
Một: Chính thức giải thích, do kính pháp trọng người.
Hai: Từ câu: “Nên Pháp giới không sai biệt” tiếp xuống: Là dẫn chứng. Gồm hai:
Thứ nhất: Nêu dẫn Luận.
Thứ hai: Từ câu: “Lại, phát tâm rốt ráo” tiếp xuống: Là nêu dẫn kinh. Tức nơi kinh đại Bát Niết-bàn quyển thứ ba mươi bảy, đến đoạn Bồ-tát Ca Diếp tán thán Phật, trước nay đã dẫn. Nay sẽ nêu dẫn lại.
Văn đầy đủ là:
“Phát tâm rốt ráo, hai chẳng khác
Hai Tâm như thế, Tâm trước khó
Tự chưa được độ, trước độ người
Do đó, tôi lễ “mới phát Tâm”
Mới phát tâm là Thầy, Trời, người
Vượt Thanh văn cùng với Duyên giác
Vượt tâm như vậy, vượt ba cõi
Vì đấy được gọi là “tối Vô thượng”.
Nay chỉ lược dẫn ba câu.
Ở trên là nêu dẫn kinh khác. Nếu là Kinh hiện tại (Kinh Hoa Nghiêm) thì văn diễn rộng nhiều bao quát như trong phần sau nói về Từ Thị. Phẩm Phát tâm công đức trên dưới, các thiện hữu cũng xưng tán rộng.
Sớ từ câu: “Huống chi chưa nói pháp” tiếp xuống: Là lập riêng
về lý do của việc kính lễ.
Nói: “Chẳng trái với pháp quan trọng”: Do sự việc Thầy lễ trò nghĩa giống như tự hạ mình. Lên toà mới giảng nói chẳng trái với pháp trọng.
Nói: “Pháp quan trọng”: Tức nơi kinh Niết-bàn quyển thứ sáu viết: “Đối với người biết pháp, hoặc già hoặc trẻ, phải nên cung kính cúng dường, lễ bái. Cũng như hàng Bà-la-môn thờ lửa. Như nơi cõi Trời thứ hai phụng sự đế Thích”. Phật dạy: “Như Lai, ở trong kinh lại càng giảng nói, là chẳng vì người học pháp Thanh văn, mà chỉ vì hàng Bồtát”.
Giải thích: Do nghĩa sau, nên phần tiếp dưới, thông tỏ về vấn nạn, viết: “Vì sự việc Tăng kính Tục là chẳng thuận tiện”. Tức căn cứ nơi Thanh văn chẳng xem nhẹ pháp Phật. Nếu là Bồ-tát Thường Bất Khinh thì nơi bốn chúng đều kính lễ, nên là pháp trọng.