ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT
HOA NGHIÊM KINH TÙY SỚ DIỄN NGHĨA SAO

QUYỂN 82

Đời Đường, Đại sư Trừng Quán

 

Phần văn chính thứ ba: Mười Hành.

Sớ câu: “Từ câu: “Trong mười, ba Hành đầu nói về Tam Bảo” tiếp xuống” văn nơi phần Sớ giải gồm bốn:

Một: Dùng ý của Luận để giải thích.

Hai: Từ câu: “Nhưng địa thứ mười” tiếp xuống: Là lãnh hội chỗ đồng, dị của Luận.

Ba: Từ câu: “Đã cho tên gọi” tiếp xuống: Là kết hợp chỗ đồng của Luận để giải thích.

Bốn: Từ câu: “Trên là biện biệt về Đà-la-ni” tiếp xuống: Là kết hợp về chữ Trì của ba nơi. Phần nầy có thể nhận biết.

Sớ từ câu: “Phàm là thuyết pháp” tiếp xuống: Tức của văn Kinh Tịnh Danh, trong chương Mục Liên (Phẩm Thanh văn). Lúc nầy, Tôn giả Mục Liên đang ở trong một ngõ tắt của phường xóm, thuyết pháp cho các cư sĩ. Trưởng giả Duy ma cật đã đến thưa với Tôn giả Mụckiền-liên: Kính bạch Tôn giả Đại Mục-kiền-liên! Thuyết pháp cho các cư sĩ thì đừng nói như Tôn giả đã nói. Vì sao? Vì phàm là thuyết pháp là phải thuyết đúng như pháp. Pháp không chúng sinh vì lìa cấu nhiễm của chúng sinh. Pháp không có ngã vì lìa mọi cấu nhiễm của Ngã…”

Từ câu: “Thuyết pháp đã cùng dung thông cả Quyền, Thật” tiếp xuống” Là nêu dẫn nghĩa từ ý của Kinh Tịnh danh.

Sớ Câu: “Chẳng phải hỉ dựa nơi Giới”: Tôn giả A-nan bốn lượt thưa hỏi, đức Phật khiến dựa vào Giới làm thầy. Các vị Tỳ kheo đã dùng giới để tạo lợi ích rộng, tức là nghĩa nương tựa.

Sớ câu: “Há sợ hãi về chúng sinh cùng sự não hại!”: Do nẻo hành không trái nghịch, hầu hết đều dựa nơi sự nhẫn nại đối với mọi sự oan hại.

Sớ câu: “Trong phần tám, mười câu thành năm đối”: Văn nơi phần Sớ giải gồm hai:

Một: Nêu lên chỗ dựa là Tướng của các pháp. Nhưng có hai ý.

Hai: Từ câu: “Nhưng đều có hai ý” tiếp xuống: Là cùng giải thích về hai ý trên.

Nói “Đều có hai ý”: Tức nơi năm đối của mười câu đều có đủ hai ý trên. Phần sau, dựa nơi hai ý để giải thích. Gồm hai:

Thứ nhất: Căn cứ trực tiếp theo Thể của pháp, tức chỉ dựa nơi hai Đế để biện minh. Tức giải thích phần trước, căn cứ theo Tâm cảnh nơi năm đối.

Thứ hai: Từ câu: “Hai là căn cứ nơi mê, ngộ” tiếp xuống: Tức giải thích phần trên: Căn cứ nơi năm pháp để biện minh chung.

Dựa theo mê ngộ để giải thích, trên tức căn cứ nơi Cảnh chẳng ra ngoài hai Đế. Nay ở đây, căn cứ nơi Tâm, chẳng ra ngoài mê ngộ. Ngộ tức là Chánh trí. Mê tức là Vọng tưởng, do thứ nầy nên nói thành năm pháp, năm pháp tức phân làm năm:

Một: Căn cứ nơi Tướng. Ở trên dùng Như để đối hợp, nên Vô tướng là Như.

Hai: Dựa theo vọng tưởng. Trên đã dùng Chánh trí để đối hợp.

Ba: Dựa theo Như Như. Trên chỉ căn cứ nơi chỗ được mất của Như Như để biện minh.

Bốn: Căn cứ nơi Chánh trí. Trên cũng căn cứ nơi chỗ được mất của Chánh trí để biện minh.

Năm: Dựa theo tên gọi. Trên cũng chỉ dựa nơ chỗ được mất của Tên gọi để biện minh.

Trong năm pháp đều chung cho mê, ngộ. Nhưng mê tức có vọng tưởng về danh, tướng. Ngộ thì chỉ là Chánh Trí, Như Như. Trí khế hợp với Như, bình đẳng một vị. Phần còn lại như ở trước sau đã nêu.

Sớ câu: “Trong chín phần, thứ nhất là dung hợp ba sự”: Tức Tâm, Phật, Chúng sinh, cả ba không sai biệt.

Thứ hai là lìa tướng dung thông nên giải thích về chẳng dung thông. “Chẳng dung thông” có hai nghĩa:

Một: Chẳng hủy hoại Tướng.

Hai: Lìa tướng dung thông.

Lìa tướng dung thông là căn cứ nơi Lý không có thể dung thông. Căn cứ nơi Tâm là không có tưởng niệm. Chẳng hủy hoại Tướng là căn cứ nơi gốc, tự dung thông mà không thể dung thông.

Từ câu: “Ba Sự tức” tiếp xuống: Là nêu văn để dẫn chứng.

Sớ câu: “Cũng như bốn Thật của Tiên đà”: Tức là muối, nước, đồ đựng và ngựa. Phần trước đã giải thích diễn rộng.

“Chín nghĩa nơi cù thanh” Tức ý nơi Luận Câu Xá: Luận nói: Người trí lập chín loại như: Phương, Thú, Địa, Quang, ngôn, Kim Cương, Nhãn Thiên, Thủy là Cù thanh. Sớ câu: Câu: “Như lạnh được lửa nóng” tức trong Kinh Niết-bàn nói.

Sớ câu: “Năm là dùng ngôn từ khác lạ để giảng nói về pháp khác lạ”: Tức nơi Nhiếp Luận, phần nói về Bí mật thứ tư là Bí mật chuyển biến trong bốn thứ Bí mật, Luận việt: “Lại có bốn thứ ý nghĩa sâu xa và bốn thứ Bí mật, đối với tất cả Phật ngữ nên tùy theo đấy mà quyết định rõ”. Về Nghĩa của bốn thứ ý nghĩa sâu xa đã gặp nơi phẩm Phổ Hiền Tam muội.

Bốn thứ Bí mật là: Một: Bí mật khiến hội nhập, nghĩa là trong ba Thừa dựa theo lý của Tục đế để giảng nói có người, có pháp, khiến hội nhập nơi Tục đế. Hai: Bí mật về tướng. Là nói về tướng của pháp như nói về ba Tự tánh. Ba: Bí mật đối trị. Tức đối trị tám vạn bốn ngàn thứ phiền não. Bốn: Bí mật chuyển biến. Tức nhằm khiến tỏ ngộ, hội nhập nơi tên gọi chung về Bí mật.

Luận giải thích về Bí mật thứ tư (Bí mật chuyển biến): “Nghĩa là ở đây, với nghĩa riêng kia, dùng các lời các chữ để hiển bày nghĩa riêng ấy. Như có bài Tụng viết:

“Biết chẳng chắc, là chắc

Khéo trụ nơi điên đảo

Tột cùng phiền não quấy

Đạt Bồ đề tối thượng”.

Bồ-tát Vô tánh giải thích về Bí mật thứ tư: “Tức ở nơi nghĩa chuyển biến sai biệt”. Luận Tạp Tập viết: “Tức nói về nghĩa rốt ráo với danh, cú, văn thân ẩn mật, chuyển biến lại hiển bày về nghĩa khác”.

Về ý nghĩa của Bài tụng trên, (sách đã dẫn cách giải thích của Bồ-tát Vô tánh, Bồ-tát Thế Thân theo từng câu, có kèm phần giải thích thêm. Người dịch ở đây xin dẫn phần chú giải của H. th. Trí Quang trong bản dịch Nhiếp Luận (bản in 1995, trang 189-190): Nghĩa của bài Tụng trên như sau: Chắc (kiên) là cứng chắc, khó điều phục. Không chắc là không còn sự cứng chắc nói trên, tức là định. Biết được định mới là bền chắc thật sự. Sự điên đảo – đảo ngược – là Thường Lạc Ngã tịnh (đảo ngược Vô thường, Bất lạc, vô ngã, Bất tịnh) khéo trụ trong sự đảo ngược là sống trong sự đảo ngược mà không đảo ngược (vẫn sống bằng Vô thường, Bất lạc, Vô ngã, Bất tịnh). Tột cùng nơi sự não loạn của phiền não là những khổ hạnh, khó nhẫn, khó làm. Mà nhẫn và làm được cả nên đạt được giác ngộ Vô thượng”.

Sớ câu: “Cũng như Tiểu thừa nói về mười Biến xứ”:

Đại thừa cũng có diễn rộng, lược không đồng. Nay thuận nơi định là mười nên nêu dẫn Tiểu thừa. Đến Phẩm Pháp giới sẽ phân biệt rộng.

Sớ câu: “Cũng như dựa nơi Thiền thành tám Giải thoát”: Cũng như nơi Phẩm Pháp Giới.

Sớ câu: “Niệm tưởng, Quán đã dứt trừ”: Tức văn nơi Trí Luận.

Luận viết:

“Bát-nhã Ba-la-mật

Pháp thật chẳng điên đảo

Niệm tưởng, Quán đã trừ

Pháp ngôn ngữ cũng diệt

Dứt vô lượng các tội

Tâm thanh tịnh luôn một

Người tôn diệu như thế

Tức thấy được Bát-nhã”.

“Niệm tưởng, Quán dứt trừ” là căn cứ nơi Trí bên trong, tức chẳng thọ nhận ngọai cảnh, thấy hình sắc như mù v.v…

Mà nói “Thiện xảo”: Tức chẳng phải là thiện xảo của chỗ thực hiện sự việc. Chẳng niệm, chẳng thọ nhận là nhập nơi lý thiện xảo.

Sớ câu: “Thứ nhất có tám câu, tức nhận biết về Tướng của duyên”: Là tướng của mười hai nhân duyên.

Từ câu: “Hai là nhận biết về mê tiếp xuống, gồm mười hai câu, nhận biết chung về Nhiễm, Tịnh”: Tức cùng nhận biết về Tánh, Tướng, Mê, Ngộ, Nhiễm, Tịnh đều căn cứ nơi Tướng, diễn rộng như nơi văn sớ nói địa thứ sáu.

“Trong Đệ nhất nghĩa, cả hai đều chẳng thể thủ đắc”: Là căn cứ nơi Tánh mà nói.

Từ câu: “Ba là nhận biết về trụ tiếp xuống là nhận biết rõ về Tâm hành”: Tức có thể nhận biết về Tâm của sự quán chiếu Tánh, Tướng. Trong đó, có thể dùng sự rộng lớn của tịch tĩnh, soi chiếu mà thấu tỏ. Cũng như biện minh về nơi chốn của Tâm quán.

Sớ câu: “Cũng như ba Pháp ấn v.v…”: Thì chữ “vân vân” là chỉ cho bốn ấn, năm ấn, đều như nơi Phẩm Minh Pháp đã nêu.

Sớ câu: Như giỏi chèo thuyền thì chẳng sợ những khó khăn nơi biển”: Tức ý của Kinh Đại Phẩm Bát-nhã. Nơi phần nói về địa thứ bảy đã dẫn.

Sớ Câu: “Kinh đại Bát Niết-bàn nói về ao nước mùa Xuân, có thể ở trong ấy thuyết giảng”: Nhưng phần dụ của đoạn kinh nầy chính là có hai ý:

Một: Căn cứ nơi giáo pháp mà nói.

Hai: Căn cứ nơi lý mà nêu bày.

Nay dẫn kinh đại Bát Niết-bàn là căn cứ nơi giáo pháp. Tức nơi quyển thứ hai, gọi là dụ về ao nước mùa Xuân. Kinh viết: “Ví như vào mùa Xuân có số đông người đến nơi ao nước lớn bơi thuyền vui chơi làm rớt viên ngọc báu lưu ly chìm sâu trong nước. Lúc ấy, mọi người đều nhảy xuống ao nước tìm kiếm, đua nhau nắm lấy cỏ cây, sỏi đá cát sạn, mỗi người tự cho đó là ngọc báu lưu ly; rồi vui mừng đem ra khỏi nước, mới biết đó chẳng phải là ngọc thật. Bấy giờ, ngọc báu vẫn còn ở dưới ao nước, do công lực của hạt ngọc làm cho nước ao thảy đều lắng sạch, trong suốt, mọi người nhìn thấy được hạt ngọc hiển hiện dưới nước, rõ rệt như ngắm Trăng trên bầu trời. Lúc đó, có một người trí tuệ, dùng sức phương tiện thong thả đi vào trong ao nước lấy hạt ngọc lên”.

Đại sư Tuệ Viễn giải thích: “đây tức là đối chiếu với phần trước: Các Tỳ kheo tán thán chỗ giải thích trước kia về Vô thường, khổ, không, vô ngã, với sự phân biệt, lượng tính về giáo pháp chân thật. Trong đó, một là nêu dụ. Hai là căn cứ nơi dụ để chỉ dạy khuyến khích.

Phần nêu dẫn dụ gồm ba:

Một: Phần dụ cầu đạt Chân mà chọn lấy Giả.

Hai: Từ câu: “Vui mừng đem ra khỏi nước” tiếp xuống: Là phần dụ biết rõ Giả, chẳng phải là Chân. Ba: Từ câu “ngọc báu vẫn ở dưới nước” là bỏ giả lấy chân.

Trên đây mới là ý của dụ. Phần tiếp sau là căn cứ nơi dụ để chỉ dạy, khuyên bảo các Tỳ kheo. Văn có bốn chi tiết:

Thứ nhất: Căn cứ nơi phần dụ thứ nhất để chê trách việc chọn lấy Giả. Kinh viết: “Chư vị Tỳ kheo chớ nên cho việc tu tập, quán tưởng về Vô thường, khổ, không, Vô ngã, bất tịnh như thế là nghĩa thật. Như nhóm người kia đã cho sỏi đá cát sạn là ngọc báu…”

Thứ hai: Căn cứ nơi phần dụ thứ ba để chỉ dạy các Tỳ kheo chọn lấy Chân. Kinh viết: “Các vị phải nên khéo tu học theo phưong tiện, nơi nơi chốn chốn luôn tu tập quán tưởng về Ngã, Thường, Lạc, Tịnh”.

Thứ ba: Căn cứ nơi phần dụ thứ hai để khuyên bảo các Tỳ kheo nhận biết trước kia là Giả. Kinh viết: “Lại phải nên biết chỗ tu tập ngày trước về hình tướng của bốn pháp đều là điên đảo”.

Thứ tư: Lại căn cứ nơi phần dụ thứ ba để khuyên bảo tu tập, đạt được Chân. Kinh viết: “Tu tập các quán, muốn đạt được chân thật, thì phải như người Trí kia đã khéo léo lấy được viên ngọc báu. Tức là quán về Ngã, Thường, Lạc, Tịnh”…

Trên là căn cứ theo “ý chỉ giáo pháp của Quyền thật” nên dẫn Kinh đại Bát Niết-bàn. Nếu dựa thẳng nơi Kinh thì nên dùng chỗ Quán của Tâm căn cứ nơi lý để nêu bày. Trong Kinh thì gồm ba: Một là nêu Pháp. Hai là dẫn dụ. Ba là kết hợp.

Do Nhất Thiết Trí là pháp vi diệu thanh tịnh, mà là ngọc báu nên gồm đủ ba đức. Sự sáng tỏ là Bát-nhã. Thanh tịnh là Giải thoát. Vi diệu là Pháp thân. Tức Trí của Thể là sáng tỏ. Tức tĩnh lặng của soi chiếu là thanh tịnh. Hai thứ nầy chẳng là hai là Pháp thân với Thể hết mực vi diệu.

Phàm phu tức như bùn. Hai Thừa có Trí cạn như nước đọng vũng. Áng sáng, hình sắc không đổi, không hoại tự Tâm, khiến nước đục thành trong tức là lợi tha. Thấy phiền não từ xa là chỗ khác với hàng phàm phu. Cầu đạt Nhất Thiết Trí là chỗ khác với hàng Nhị thừa. Cho nên chẳng phải là Hạnh của hàng phàm phu, chẳng phải là Hạnh của bậc Hiền Thánh mà là Hạnh của Bồ-tát.

Sớ câu: “Thứ nhất, môn nầy nêu rõ về sự đối trị của thanh tịnh”: Đoạn Kinh kia có bốn phần. Nay nêu dẫn ba phần, chỉ lược phần quả, vì quả chẳng phải là địa chính thức. Nhưng các môn, mỗi mỗi đều cùng với phần gốc kia tương ưng.

Sớ từ câu: “Nay nói về phần một là ba địa trước” tiếp xuống: Văn nơi phần Sớ giải gồm bốn:

Một: Nêu rõ lý do dùng môn nầy để giải thích về bốn địa.

Hai: Từ câu: “Nghĩa là lìa Hành hữu vi” tiếp xuống: Là giải thích tên gọi tổng quát.

Ba: Từ câu: “Địa Kinh có mười pháp môn nêu rõ” tiếp xuống: Là kết hợp để thông tỏ về kinh kia.

Bốn: Từ câu: Phần tóm kết viết” tiếp xuống: Là phân biệt Đại khác với Tiểu.

Nhưng trong hàng Nhị Thừa, nói “Lìa, sinh” có hai:

Thứ nhất: Lìa việc sinh trở lại.

Thứ hai: Lìa mọi sự ràng buộc của sinh.

Sinh ra: cũng có hai nghĩa:

Thứ nhất: Từ có của không gọi là sinh.

Thứ hai: Sinh trưởng gọi là sinh.

Phần còn lại có thể theo đấy mà xét.

Sớ câu: “Luận Du Già quyển thứ bốn mươi sáu nêu rõ Bồ-tát tùy

theo đức mà mang tên”: Luận viết: “Tất cả Bồ-tát nên biết. Lại có các loại như thế, tuy không sai biệt, tùy nơi đức mà có tên, đó gọi là Bồ đề Tát-đoả, Ma-ha Tát-đoả, thành tựu trí tuệ giác ngộ sáng tỏ tối thượng, đệ tử chân thật tối thắng, trụ trì tối thắng, khắp có thể hàng phục là mầm giống tối thắng cũng gọi là Dõng kiện, cũng gọi là tối Thánh. Cũng gọi là Thương chủ. Cũng gọi là đại danh xưng. Cũng gọi là bậc luôn thương xót. Cũng gọi là đại phước. Cũng gọi là Tự Tại. Cũng gọi là Pháp sư …” Như thế, mười phương không tận cùng biên hạn, vô biên trong các thế giới. Bồ-tát nên biết, cho đến đức hạnh bên trong đều riêng khác, vô lượng, vô biên giả thiết lập tướng trạng, danh hiệu.

Giải thích: Phần tíep sau nêu dẫn hai Luận (Luận Hiển dương và Luận Trang Nghiêm) so với đây hoàn toàn đồng. Một hai chỗ dị biệt nhỏ, nghĩa không do đấy mà khác.

Sớ câu: “Lại, Kinh Thiên tử Thương chủ nói có năm nghĩa”: Năm nghĩa gồm:

Một: Ở nơi Bồ đề phần đã hội nhập để an trụ, giữ vững. Cho nên gọi là Bồ đề Tát đoả. (Hữu tình giác ngộ)

Hai: Hội nhập nơi Đại thừa, Trí Đại thừa viên mãn, nên gọi là Ma Ha Tát đoả (Hữu tình lớn lao)

Ba: Hội nhập nơi Pháp Trí đức của Pháp chẳng thể cầu đạt, nên gọi là Tối Thắng Tát đoả. (Hữu tình tối thắng)

Bốn: Chẳng cùng trụ với phiền não. Vì các chgúng sinh diệt trừ phiền não, phát khởi tinh tấn, nên gọi là Tịnh Tát đoả. (Hữu tình thanh tịnh)

Năm: Khiến cho các chúng sinh thực hành đạo thanh tịnh, nên gọi là cực Tịnh Tát đoả. (Hữu tình thanh tịnh tột bực)

Sớ câu: “Nói nghĩa chính là thật giáo”: Là nêu tổng quát về sáu đoạn tiếp sau, tức:

Bốn: Do Hồi Hướng không dừng nghỉ là Thật.

Năm: Do định biết việc xuất nhập Tam muội là Thật.

Sáu: Về Thiên nhãn thông chỉ thấy ba ngàn thế giới, ba Minh, mười Lực mới thấy về quá khứ, hiện tại, vị lai. Thấy chết ở đây, sinh nơi kia nên đồng với nghĩa của Lực, chẳng phải là Thật giáo, vì không có nghĩa nầy.

Bảy: Do tăng tâm Bi, nhớ nghĩ đến chúng sinh là Thật.

Lại nói: “Cũng là diễn giải rộng một Niệm giác trong bảy Giác chi tức là Địa Kinh căn cứ nơi đạo phẩm v.v… để nêu rõ về sự đối trị. Nay năm căn, tám chánh đạo tức là Đạo phẩm, nên đây diễn rộng về Niệm giác gồm luôn cả bảy Giác, tức cùng với văn ở trước tóm lược, bổ sung để biện minh.

Tám: Trong Chánh tư duy, do thuận với Nhất Thiết Trí, nên khác với hai Thừa, là thật.

Chín: Định rõ Quyền, Thật cùng hành là Thật. Như nơi Thiền thứ nhất, lìa Dục, Sân, Hại là Thật. Nhưng có thể chuyển hóa theo hướng nghịch, là trải qua Quyền, nên khác với Quyền nơi chín định của Tiểu thừa. Phần sau đều có thể suy xét. Đối chiếu với chín định thứ đệ nơi ba địa ở trước tức biết trong đó Quyền Thật cùng hành, do định của Thật giáo nên phần sau chỉ rõ văn của phần trước.

Sớ từ câu: “Do bốn môn nầy đồng hiển bày về nghĩa đạo”: Tiếp xuống: Là nêu ra lý do việc nêu tổng quát về Kinh.

Từ câu: “Căn cứ nơi nghĩa nên phải phân” tiếp xuống: Là nêu ra lý do khiến phần Sớ giải đã phối hợp riêng.

Trong bốn phần, hai phần trước là địa thứ năm. Tu đạo là địa thứ sáu. Trang nghiêm đạo là địa thứ bảy. Cho nên viết: “Căn cứ nơi nghĩa nên phải phân ra”. Hai phần sau thuộc nơi địa sau.

Sớ Câu: “Trong mười phần thì bốn phần trước đều có một vô lượng”: Là lãnh hội về năm cảnh giới vô lượng.

Sớ từ câu: “Hai là trợ đạo Vô lượng” tiếp xuống: Văn nơi phần Sớ giải gồm bốn:

Một: Làm rõ chỗ đồng với văn phần trước.

Nhưng văn kia có ba phần. Một là đối trị mạn vượt trội. Hai là sự thù thắng của Hành không trụ đạo. Ba là sự thù thắng của Quả.

Mười Bình đẳng trên là đối trị nơi Mạn của Địa khác. Tùy nơi như đạo tức đối trị Mạn của địa mình. Đều là phần thứ nhất. Nay ở đây tức hai phần hai và ba.

Hai: Từ câu: “Do trí khế hợp với Như” tiếp xuống: Là giải thích, xác nhận nghĩa “Chẳng trụ đạo”. Cũng chính là giải thích về Chánh đạo ở trước.

Ba: Từ câu: “Nay do tu tập theo Viên dung” tiếp xuống: Là thông tỏ chỗ vấn nạn để giải thích, xác nhận.

Vấn nạn nêu: “Nay là Trợ đạo há là Hành trong sự thù thắng của Hành chẳng trụ đạo?” Giải đáp: Đều là Chánh đạo, cùng là Trợ đạo. Tức trong Trợ đạo có Chánh đạo, nên có thể kết hợp là “Chẳng trụ đạo”.

Bốn: Từ câu: “Nhưng chánh đạo chẳng theo sự mà chuyển biến” tiếp xuống: Là lại giải đáp vấn nạn. Tức có vấn nạn: “đã cho là cùng chung vì sao trong Kinh vẫn phân thành hai tên gọi?” Phần giải đáp nêu: Tuy là chung, nhưng phần mật trong văn đã phân biệt chỗ khác nhau. Tức trong phần văn hiển bày thì chỗ mật đã cùng dùng các Không để làm rõ nghĩa cùng chung. Tùy theo sự không ẩn giấu là làm rõ hai nghĩa riêng.

Sớ từ câu: “Vô lượng thứ sáu là một môn Tu đạo” tiếp xuống: Văn gồm bốn:

Một: Hiển bày Tu đạo là chỗ tạo thành của địa thứ sáu.

Hai: Từ câu: “Không đến đi” tiếp xuống: Là làm rõ về tướng đồng. Trên là làm rõ về nghĩa đồng. Đây là làm rõ về văn đồng.

Ba: Từ câu: “Trong mười Bình đẳng thì bốn thứ trước” tiếp xuống: Là phân định rõ để phối kết.

Bốn: Từ câu: “Trong bốn loại thì ba thứ trước” tiếp xuống: Là theo văn để giải thích riêng. Phần nầy gồm hai:

Thứ nhất: Giải thích về mười Bình đẳng.

Nói: “Chỗ kia từ nghĩa riêng chia thành tám thứ trước”: Tức là:

Một là: Vô tướng. Hai là: Vô Thể. Ba là: Vô sinh. Bốn là: Vô thành. Năm là: Xưa nay thanh tịnh. Sáu là: Dứt mọi hý luận. Bảy là: Không lấy, bỏ. Tám là: Tịch tĩnh.

Thứ hai: Giải thích chữ “Bình đẳng”. Nay sẽ nêu rõ tổng quát. Phần tiếp sau lược nêu có ba nghĩa:

Một là: Tâm không dấy khởi, là căn cứ nơi định. Kinh giải thích: “Không tạo động”.

Hai là: Xứng hợp với bản tánh. Là căn cứ nơi Trí của Quán thấu rõ bản tánh, nên Tâm – Cảnh khế hợp sâu xa. Kinh giải thích: “Như bản tánh”.

Ba là: Loại trừ tướng của sự tu tập. Tức hai sự tu tập trên cũng không lập. Cho nên giải thích: “Là không tự tánh”.

Sớ câu: “Bốn là nêu lên bảy dụ để hiển bày chung về không chấp vướng”: Bảy dụ hoàn toàn đồng với văn kia. Luận giải thích: “Chỗ biện minh nầy là loại trừ ngã chẳng phải là Hữu tướng”. Có hai giải thích:

Một: Bảy câu trước là dùng Không phá bỏ Có. Bảy dụ thì dùng Có để loại trừ Không, khiến chẳng chấp vướng nơi Không.

Hai: So sánh đồng với trước. Cũng dùng Không để loại bỏ Có, nên viết: “ Ngã chẳng phải là Hữu tướng”. Huyễn, Mộng, Ảnh tượng, chẳng hủy hoại tướng giả, là do “Chẳng thể thủ đắc”.

Sớ câu: “Nay, biện rõ về năm Tạng” Tức là năm bộ phận trong cơ thể: Lá lách, Thận, Tim, Phổi, Gan. Ở trên, nêu lên chung về sở hữu của một Bụng.

Từ câu: “Ở đây chính là năm Tạng nầy” tiếp xuống: Là chỉ một Tâm căn cứ nơi Sự đã rõ. Căn cứ theo Pháp thì đều là mười dung thông Vô tận.

Sớ câu: “Thứ nhất là nêu rõ về mười Mắt”: Tiếp xuống: Văn nơi phần Sớ giải có năm:

Một: Chỉ rõ văn của kinh ở trước để giải thích xác nhận về nghĩa Mắt. “Tri kiến như thật” là nghĩa của Mắt.

Hai: Từ câu: “Trong mười thì năm phần trước” tiếp xuống: Là theo văn để kết hợp giải thích.

Ba: Nêu ra Thể.

Bốn: Biện minh về thứ lớp.

Năm: Phần còn lại như nơi chương riêng đã chỉ rõ về gốc. Nhưng nơi các giáo, nhằm nêu rõ các môn, phần nhiều phân làm bảy:

Thứ nhất: Giải thích tên gọi, giải thích chỗ được mang tên.

Thứ hai: Biện minh về Thể.

Thứ ba: Nói về thứ lớp tu hành.

Thứ tư: Chủng loại sai biệt.

Thứ năm: chỗ nhận biết về Cảnh chẳng đồng.

Thứ sáu: Căn cứ nơi người để biện biệt chỗ khác nhau.

Thứ bảy: Hỏi đáp để phân biệt.

Nay chỉ dùng nghĩa để hợp trong năm đoạn.

Một: Nghĩa tương đương với phần giải thích tên gọi. Xem xét rõ gọi là Mắt, nên gọi tên riêng tùy theo trong phần giải thích để biện minh.

Hai: Trong phần theo văn để kết hợp giải thích sẽ đối chiếu với năm Mắt còn lại để biện biệt về chỗ chia, hợp, đồng, dị. Trước hết là giải thích năm Mắt trước, chỉ nêu rõ về chỗ đồng dị của nghiệp dụng, năm Mắt sau tức là chỗ đồng dị của chia, hợp.

Nơi phần trước giải thích năm Mắt trước. Gồm hai: Một là Biện minh tổng quát về chỗ đồng dị. Hai là Giải thích riêng, được phân chia làm năm:

Một: Mắt thường (Nhục nhãn) Nêu rõ về chỗ thấy, chẳng thấy lược có năm nghĩa:

1) Thấy vật thô, chẳng thấy vật vi tế. 2) Thấy gần chẳng thấy xa.

3) Thấy chỗ sáng chẳng thấy chỗ tối.

4) Thấy trước chẳng thấy sau.

5) Thấy bên trong của chướng ngại, chẳng thấy bên ngoài của chướng ngại.

Đây tức cũng là chỗ “Thấy Cảnh chẳng đồng”.

Phần Sớ giải thích cùng dẫn Luận bổ sung nêu ra ba nghĩa trên.

Mà nói “Vân Vân” (Câu: Thấy trước thấy sau v.v…) tức chỉ cho thô, tế, sáng, tối.

Nói: “Mắt trời mới thấy xa v.v…” thì chữ “vân vân” là chỉ cho bốn nghĩa còn lại.

Đây mới là xác nhận về chỗ “chẳng thấy xa” nơi Mắt thường, chẳng phải là giải thích Mắt trời (Thiên nhãn).

Từ câu: “Nay, Mắt thường thấy” tiếp xuống: Là nêu lên đặc điểm Mắt thường để hiển bày chỗ hơn của Mắt trời.

Từ câu: “Trí Luận quyển thứ bốn mươi bốn” tiếp xuống: Là dẫn Luận để chỉ rõ về đặc điểm của Mắt thường. Chữ “Ứng” ở câu kia kết hợp với chữ “môn thuyết”: “Trong ấy chẳng nói” tức Trí Luận chỉ về Kinh Ma ha Bát-nhã.

Sớ từ câu: “Nhưng Mắt trời” tiếp xuống: Là phần hai, giải thích về Mắt trời. Gồm hai:

Thứ nhất: Nêu ra năm Mắt.

Nói: “Giả hòa hợp”: Tức là nêu ra Thể, do Mắt thường, Mắt trời, hai thứ đều là bốn đại thanh tịnh, chẳng thể nhận biết, Sắc Hữu đối là Thể. Chỉ do nơi cõi người, trời mà khác nhau.

Nói: “Chẳng thấy thật tướng”: Tức là Cảnh của đối tượng được nhận thức. Chỉ chuyển hóa ngược các đặc điểm “Thấy gần chẳng Thấy xa v.v…” ở trước. Tức năm đặc điểm chẳng thấy của Mắt thường ở trước, Mắt trời đều thấy, nhưng chẳng thấy được Thật tướng. Thật tướng là cảnh giới của Mắt Tuệ (Tuệ nhãn).

Từ câu: “Nay nêu rõ về thấy Tâm” tiếp xuống: Là hiển bày về mười Mắt ấy.

Nói: “Tương tợ cùng với chỗ thấy kia”: Tức Tâm, nếu căn cứ nơi Tướng thì chẳng phải là Tướng thật. Nay nêu đủ cả Tánh, Tướng nên cũng chẳng đồng .

Sớ từ câu: “Trong đó, Mắt tuệ” tiếp xuống: Là phần ba, giải thích về Mắt tuệ.

Nói: “Tợ như Mắt pháp”: Tức căn cứ chỗ khác nhau nơi Cảnh của đối tượng được nhận thức, do Mắt pháp kia thấy sự vật cùng căn, dục v.v… Nay nói Mắt Tuệ thấy các căn, cảnh của chúng sinh khác nhau, nên đồng với Mắt Pháp.

Câu: “Trong ấy, Mắt Pháp giống như Mắt Tuệ kia”: Tức trong phần giải thích nói Mắt Tuệ thấy được Cảnh của Lý, tức như là Tướng thật.

Từ câu: “Sở dĩ hỗ tương” tiếp xuống: Tức nêu ra nguyên do của sự chẳng đồng. Vì Mắt Tuệ chỉ thấy lý, chẳng thấy chỗ dứt hết một khác. Nay nêu lên chỗ Mắt Tuệ chẳng thấy nên viết: “Vượt hơn chỗ kia”. Tức làm rõ là Mắt Tuệ cũng có thể thấy. Nhưng lý chỉ đồng nên không nêu ra.

Sớ từ câu: Ở đây, Mắt Pháp” tiếp xuống: Là phần bốn, giải thích về Mắt. Cũng nêu lên chỗ Mắt trước chẳng thể hiển bày như công năng của Mắt nầy, tức tướng như thật của tất cả các pháp.

Nói: “Chung cả thật của Sự, Lý”. Nếu thế thì sao phải phân ra Mắt Tuệ, Mắt Pháp? Rõ ràng là hai Mắt Pháp, Mắt Tuệ đều dùng dung lượng của Tuệ làm Thể. Trong năm Mắt, phần Trí Tuệ tự có hai nghĩa:

Thứ nhất: Mắt Tuệ dùng Trí Chánh thể làm Thể. Mắt Pháp thì dùng Hậu Đắc Trí làm Tánh.

Thứ hai: Mắt Pháp theo pháp của đối tượng được nhận thức để mang tên, đối tượng được nhận thức cũng chung nơi Lý. Còn Mắt Tuệ thì theo Trí của chủ thể nhận thức để mang tên. Nay chính thức dùng nghĩa sau. Tức hiển bày Mắt Tuệ cũng chung nơi hai Tuệ.

Sớ từ câu: “Mắt Phật kia” tiếp xuống: Là phần năm giải thích về Mắt Phật. Gồm hai:

Một: Nêu lên Tông khác, cũng căn cứ nơi Cảnh của đối tượng được nhận thức.

Hai: Từ câu: “Nay nêu lên chỗ thù thắng” tiếp xuống: Là kết hợp để giải thích văn hiện nay. Nhưng có hai ý:

Thứ nhất: Xét thẳng nơi văn thì mười Lực hẹp hơn so với tất cả pháp. Cho nên viết: “Nêu lên chỗ thù thắng”.

Tiếp sau, nói: “Lại, mười Lực” tiếp xuống: Là hiển bày riêng về chỗ đồng. Phần kia chẳng nêu ra đối tượng được nhận thức của mười Lực, nên chỗ hiển bày chỉ thuộc về Phật. Để phân biệt chỗ khác với Mắt Pháp, Mắt Tuệ, nên đã nêu lên mười Lực. Nhưng trong phần giải thích tên gọi có ba nghĩa:

Một: Bốn Mắt ở nơi Phật đều gọi là mắt Phật, đây tức là Mắt của Thân Phật, theo chủ mà gọi tên.

Hai: Phật là nghĩa giác ngộ. Giác tức là Mắt, xứng hợp với Thể mà được mang tên.

Ba: “Cũng có thể cho thấu đạt rõ về Phật tánh, gọi là Mắt Phật”. Kinh Niết-bàn nói: “Nếu người có thể thấy được Phật tánh ở trong Thân, tuy là Mắt thường, tức gọi là Mắt Phật”. Do mười Lực chính là sự thấu rõ về Thể, nên gọi là Mắt.

Phần nêu ra Thể viết: “Mắt Phật tức dùng Trí không dụng công làm Tánh. Hoặc dùng bốn Trí như Viên cảnh v.v… làm Thể. Đều là nghĩa của mười Lực.

Sớ từ câu: “Trong năm Mắt sau” tiếp xuống: Là giải thích về năm Mắt sau.

Nói: “Nghĩa gồm cả Pháp, Tuệ”: Căn bản trí tức là chỗ thâu tóm của Mắt Tuệ. Hậu Đắc Trí thì gồm luôn Mắt Pháp, Mắt Tuệ. Lại, Chủ thể nhận biết tức Tuệ , đối tựong được nhận biết tức là Pháp.

Về “Mắt ra khỏi sinh tử”: Cũng như Mắt Tuệ ở trước, Mắt Tuệ thấy Lý.

Giải thích về Mắt Vô ngại gồm hai:

Thứ nhất: Chính thức biện minh.

Thứ hai: Từ câu: “Vì chẳng hủy hoại Tướng” tiếp xuống: Là thông tỏ chỗ vướng mắc. Vướng mắc nêu: “Như thế thì một Mắt là đủ sao phải nói đến mười thứ?” Nên vì đấy mà cần thông tỏ.

Giải thích: “Về Mắt của Nhất Thiết Trí”: Nói: “Tức là Phổ nhãn” là tên gọi khác mà Thể là một. Tấn kinh gọi là “Phổ Nhãn” tức nghĩa chung của Mắt Phật. Nhưng Phổ Nhãn lược có ba nghĩa:

Thứ nhất: Thấy pháp hiện hữu khắp.

Thứ hai: Thấy khắp các pháp.

Thứ ba: Đối tượng được thấy tức là Mắt, do hai nghĩa trước đối chiếu để nêu ra nghĩa thứ ba. Đầy đủ như nơi phẩm Tỳ-lô-giá-na.

Nếu nói theo Tông Pháp tướng thì sau Mắt Phật năm Mắt tiếp theo đều do Mắt Phật thâu tóm. Vì Mắt Nhất Thiết Trí tức là Mắt Phật.

Sớ từ câu: “Nên biết mười Mắt” tiếp xuống: Là phần thứ ba, nêu ra Thể (Phần thứ hai là theo văn để kết hợp giải thích). Theo Tướng nơi Thể riêng để nhận thức, đối với phần trước thì đây tức là Thể của Tổng tướng Viên dung.

Sớ từ câu: “Nếu biện giải về thứ lớp” tiếp xuống: Là phần thứ tư, làm rõ về thứ lớp. Tức chỉ căn cứ nơi mười Mắt để biện minh về thứ lớp.

Câu: “Tiếp theo là nhận biết về Căn, Cảnh”: Tức là Mắt Tuệ.

Câu: “Thứ đến là dẫn nhập vào như thật”: Tức là Mắt Pháp.

Câu: “Tiếp đến là khiến đạt được diệu lực của Phật”: Tức là Mắt Phật.

Câu: “Thứ đến, tìm nơi Ánh sáng mà thấy”: Tức chung cho Mắt Trí và Mắt Quang minh. Ánh sáng (Quang)có Ánh sáng của Trí tức đồng với Trí.

Câu: “Tiếp nữa, cùng quy về nẻo tịch diệt”: Tức là Mắt ra khỏi sinh tử.

Câu: “Sau là cùng đồng với Pháp giới”: Tức Mắt Nhất Thiết Trí. Về “Mắt Vô ngại” do là tổng quát nên chung nơi trước, sau.

Nếu ở trong Pháp tướng biện minh về thứ lớp, căn cứ theo sự Tu tập để biện minh: Vì dẫn dắt cho việc nuôi dưỡng Thân, nên trước là tu tập về Mắt thường. Mắt thường thấy vật thô, chẳng thấy vật vi tế. Tiếp theo là Tu tập về Mắt trời. Mắt trời thấy Sắc, nhưng chưa thấy Cảnh thật. Vì thế nên Tu tập Mắt Tuệ. Mắt Tuệ thấy Lý nhưng chẳng thể thấy Sự, do đấy cần tu tập Mắt Pháp. Mắt Pháp chưa viên mãn nên tu tập Mắt Phật.

Sớ câu: “Phần còn lại như nơi chương riêng”: Tức trong các Chương Môn đều đã diễn rộng. Nhưng về ý chính là chỗ vi diệu thì ở trên đã lược nêu đủ. Nay lại dẫn ra chỗ thấy cảnh rộng hẹp. Về đói tượng được nhận thức có bốn: Sự, Pháp, Lý, Thật. Chỗ sai biệt của Ấm, Giới, Nhập v.v… là Sự. Khổ, Vô thường v.v… Với căn tánh của chúng sinh là Pháp. Chân như của hai không là Lý. Phật tánh chân thường trong Như Lai Tạng là Thật, bốn pháp ấy là đối tượng được nhận thức của năm Mắt.

Thứ nhất: Mắt thường với chỗ thấy là thấy bên trong của chướng ngại v.v… Nhưng Mắt thường của phàm phu thấy được một trăm do tuần. Mắt thường của hàng Nhị Thừa giống với hàng Phàm phu. Mắt thường của Bồ-tát, như Kinh Đại Phẩm đã nói: Thấy xa nhất là ba ngàn cõi. Mắt thường của Như Lai cùng đồng với Bồ-tát thấy Cảnh rõ ràng.

Thứ hai: Mắt Trời có hai: Một là do quả báo đạt được. Tùy ở nơi các địa so với địa dưới, tức địa dưới chẳng thể thấy địa trên. Hai là Hoặc do tu đạt được. Trí Luận viết: Mắt Trời của hàng phàm phu thấy được một trong bốn thiên hạ. Hàng Tiểu Thanh văn thấy Cảnh giới Tiểu thiên. Hàng đại Thanh văn thấy Cảnh giới Trung thiên. Tôn giả A Nan thấy cảnh giới Đại thiên. Hàng Duyên giác, bậc nhỏ thấy Trung thiên, bậc lớn thấy Đại thiên. Bồ-tát tu đạt được thì tùy theo bậc lớn, nhỏ mà chỗ thấy chẳng định. Xa thì thấy hết thảy thế giới. Cho nên Luận Địa Trì viết: “Bồ-tát dùng tất cả thế giới làm cảnh giới của Mắt Trời”. Nếu là do quả báo đạt được, như Kinh Đại Phẩm nói: Bậc Cực Hỉ thấy ba ngàn cõi, bậc Như Lai thấy tất cả.

Thứ ba: Ba Mắt sau (Tuệ, Pháp, Phật) không thể dùng nơi chốn để định luận, chỉ căn cứ nơi chỗ chứng đắc pháp sâu cạn để biện giải. Mắt Tuệ của hàng Nhị Thừa chỉ thấy Người “không”. Mắt Tuệ của Bồ-tát thấy đủ cả hai “không”, nhưng chẳng tận cùng. Mắt Tuệ của Như Lai thì rốt ráo.

Mắt Pháp của hàng Nhị Thừa chỉ thấy tướng chung nơi các Pháp như Khổ, Vô thường v.v… quán về cảnh thô, chẳng thể đạt chỗ Vi tế. Nếu căn cứ theo chỗ chẳng nhận biết về Căn, Dục, tức không có Mắt Pháp.

Mắt Pháp của Bồ-tát thấu rõ Tánh của Căn, Dục cùng tất cả Pháp, hoặc chung hoặc riêng, hoặc thô hoặc tế, thảy đều tận cùng.

Mắt Pháp của Như Lai so với Bồ-tát là đồng, thảy đều tận cùng.

Mắt Phật nơi Nhị Thừa hoàn toàn không. Trong hàng Bồ-tát tiến lùi chẳng định. Bồ-tát tớc địa nghe thấy Phật tánh, chưa có Mắt Phật. Nếu dựa theo Kinh đại Bát Niết-bàn thì từ địa thứ chín trở lui nghe thấy Phật tánh. Địa thứ mười thì Mắt thấy nhưng chưa thấu đạt, chỉ thấy chỗ có Phật tánh của Tự thân, chưa thấy chỗ có Phật tánh nơi chúng sinh. Ở trong Tự thân, mười phần chỉ thấy một.

Mắt Phật của Như Lai thì đạt tới chỗ tận cùng, đây là biện minh về chỗ “Thấy Thật”. Nếu căn cứ nơi người để biện minh thì phần còn lại có thể nhận biết.

Nơi ba Thân của Phật thì Hóa thân gồm đủ năm Mắt. Báo thân không có Mắt thường. Pháp thân không có năm Mắt.

Sớ câu: “Cùng với ba Thí, chín Thí”: ba Thí tức: Tài, Pháp và Vô uý.

Chín Thí gồm: Tự Tánh – Hết thảy – Khó Hành – Tất cả môn – Thiện sĩ – Tất cả loại – Cầu đạt được – hai đời an lạc – Thanh tịnh.

Cho đến sáu Độ, bốn Nhiếp pháp đều có chín Thí nầy. Nơi phần đầu của Phẩm thập Hạnh đã nói rộng. “Cho nên tuỳ chỗ hiển bày mà giải thích trực tiếp”: Như Tài thí: Nếu hiển bày, tức gọi là tài sản so với khó hành v.v… Khỏi phải nêu dẫn rộng vì nghĩa riêng trong chín thứ cũng là nghĩa riêng trong ba loại.

Sớ câu: “Nay, thứ nhất nói về mười Thí”:

Nói: “Một là Thí không hướng về chỗ chống trái”: Tức là nghĩa riêng trong Thanh tịnh, Thanh tịnh có mười, nay chỉ nêu lên một: “Không hướng về chỗ chống trái”.

Hai là: Thí cầu đạt được: “Cầu đạt được đều có tám, nay chỉ nêu

50 lên một”.

Ba là: Thí hai đời an lạc: “Hai đời an lạc có chín, nay cũng nêu có một”.

Sớ câu: “Bảy Thí còn lại đều là Nhất thiết Thí”: Bố thí hết thảy (Nhất thiết Thí) tức là ba Thí, nhưng cũng là một trong chín Thí. Hết thảy có hai:

Một: Hai của cả trong ngoài. (Nội thí, ngoại thí).

Hai: Có đủ cả ba. Tức Tài, Pháp và Vô uý. Cho nên trong phần tóm kết tiếp sau nói: Mười Thí đều chung nơi ba.

Nay ba Thí trước có Tướng riêng. Bảy Thí sau thì hoàn toàn không có riêng của Thí. Cho nên viết: “Tức là Hết thảy”.

Năm là: (Lược không nói về Thí thứ tư) Tuy gồm luôn nghĩa thanh tịnh, nhưng chẳng cầu quả dị thục, tức là loại thứ hai trong mười.

Sáu là: “Cũng tức là khó hành”, do gồm luôn “Thí hết thảy” nên gọi là “Cũng”. Khó hành đều có ba, tức loại thứ hai trong ba.

Bảy là: “Tài sản v.v… của trong ngoài” – “Trong ngoài” tức là nghĩa đầu của “Hết thảy”. Tài sản v.v… chung cho ba trong “Hết thảy”.

“Tám, chín” tiếp xuống: Là giải thích chung cho ba Thí sau (tám, chín, mười: Thí với Tuệ thiện xảo).

Trước hết là nêu tổng quát. “Chỗ thiện xảo của Hồi Hướng ấy” tức là giải thích riêng về Thí thứ tám, đối trị lỗi lầm thứ nhất, tức trong Kinh nói “xa lìa nẻo Hữu vi”, đối trị lỗi lầm thứ nhất, tức là “xa lìa nẻo Vô vi”.

Trên là giải thích câu: “Hành chẳng trụ đạo”. Phần dưới là tóm kết xác nhận về câu đã nêu.

Sớ câu: “Nhưng mười loại Thí độ kia đều có ba Luân”: Tức nơi Phẩm Phạm Hạnh đã nêu. Luân tức ba Luân của thuộc về Bố thí.

Sớ từ câu: “Lại, bốn Nhẫn khó hành”: Tiếp xuống: Trên là căn cứ nơ ba Nhẫn. Nay thì căn cứ nơi chín Nhẫn. Khó hành có ba, nay nêu là loại thứ nhất, đối với hạng dưới có thể Nhẫn là một Khó hành, đối chiếu với hạng trên hiện bày sinh Nhẫn thì dễ. Con cái, trẻ nhỏ, sinh Nhẫn thì khó. Kia thì hợp sự kính thuận, còn đối với mình thì hợp sự trách phạt.

Nói “Dung thứ đối với người kém hiểu biết”: Tức ý nơi Tấn Thư… Để giải thích trong Kinh là ở bậc trên nên rộng lượng. Đây cũng là ý nơi sách ngoài. Nghĩa là ở bậc trên thì nên rộng lượng. Ở hạng dưới thì nên cung kính, là Hành của người quân tử.

Sớ câu: “Lại nữa, năm Tuệ trước đối với chỗ nhận biết”: Trên là căn cứ nơi ba Tuệ của Nhiếp Luận đẻ biện minh. Nay, từ đây trở xuống,

là văn của Luận Du già nói ba tướng để giải thích nghĩa năm, sáu, bảy. Sớ câu: Từ câu “Thứ hai là hai môn nói rõ về Phước trí”, tiếp xuống:

Văn nơi Sớ giải có hai:

Một: Nếu tổng về hai môn.

Hai: “Từ câu: Phước Trí tức đạo” Tiếp xuống là giải thích câu “hai vật dụng trợ đạo” Có ba nghĩa: Là giải thích:

  1. Riêng Phước là đạo. Riêng về Trí cũng thế.
  2. Kết hợp cả hai là đạo.
  3. Cả hai cùng dứt bặc là chánh đạo.

“Vật dụng Trợ đạo” cũng gồm ba. Có thể nhận biết.

Sớ câu: “Sáu Kiên thuận vị v.v…”:

Phần đầu nơi Phẩm mười Nhẫn đã nêu dẫn rộng Kinh Anh Lạc để biện minh. (Sáu kiên: Tín kiên, Tu kiên, Đức kiên, Hạng kiên và Giác kiên). Mười Trí tức nơi Trí Luận quyển thứ hai mươi sáu đã nêu.

Sớ câu: “Luận Câu Xá nói: Đại chủng nghĩa là bốn giới”: Câu tiếp theo là nói về Đất, Nước, Lửa, Gió tức nơi Phẩm Giới. Văn đầy đủ là:

“Đại chủng, là bốn Giới

Tức Đất, Nước, Gió, Lửa

Nên thành nghiệp giữ vững

Tánh chắc, ướt, nóng, động”.

Giải thích: Hai câu đầu nêu lên ba nghĩa để gọi là đại:

Một là: Thể rộng lớn. Tức bốn đại chủng là chỗ tạo sắc khắp với thể rộng lớn.

Hai là: Trong chỗ tích tụ, tăng trưởng với hình tướng lớn, như đại địa v.v…

Ba là: Có thể dấy khởi đủ loại dụng của sự việc lớn. Như đất có thể nâng giữ v.v…

Một nghĩa giải thích về chủng cùng với chỗ tạo sắc là đối tượng được nương tựa, nên đại tức là chủng, có khả năng duy trì tự tánh, nên gọi là Giới.

Câu tiếp theo là biện biệt về nghiệp, đất có thể giữ vững, sử dụng. Chứ vân vân là chỉ cho Nước có thể thành Tướng, Lửa có thể tạo chín. Gió có thể thành lớn.câu sau là nêu ra Thể, có thể nhận biết.

Nay chỉ cần nêu câu đầu để chứng minh Giới (Uẩn Xứ Giới) là Rắn độc

Sớ từ câu: “Hai là thấu rõ về pháp” tiếp xuống: Văn nơi phần Sớ giải gồm ba:

Một: Nêu ý nối tiếp.

Hai: Từ câu: “Dùng tổng quát về Trí thù thắng của Phổ Hiền”: Tiếp xuống: Là hiển bày trí của Chủ thể thấu tỏ, tức là Trí Viên mãn thấu tỏ pháp không pháp nào là không viên mãn. Nay chỉ căn cứ nơi Tướng tức đối tượng được thấu tỏ, chung cho Tiểu thừa.

Ba: Từ câu: “Một là hạnh phàm phu” tiếp xuống: Là theo văn để giải thích, dùng chữ Trĩ (trẻ con) để giải thích chữ đồng (đứa bé) nơi Kinh, dùng chữ Muội (Tối tăm) để giải thích chữ Mông (Mờ tối) trong kinh. Sách Chu dịch, Quả Mông viết: “Mông, Hanh. Phỉ ngã cầu đồng mông, đồng mông cầu ngã. Sơ phệ cáo. Tái tam độc, độc tắc bất cáo. Lợi trinh” (Trẻ thơ được hanh thông. Không phải ta tìm trẻ thơ mà trẻ thơ tìm ta. Hỏi một lần thì bảo cho. Hỏi hai lần, ba lần là nhàm. Nhàm thì không bảo. Hợp với đạo chính thì lợi – thành công. Theo bản dịch của NHL)…

Giải thích: Nay chính là dùng chữ “Mông muội” với nghĩa chưa biết rõ chỗ ứng hợp.

Nói: “Nuôi lớn bốn thiện căn”: Tức bốn bậc Noãn, đảnh, Nhẫn và Thế đệ nhất pháp. Nơi địa thứ nhất đã diễn rộng.

Sớ câu: “Hai, nghĩa là tùy theo chỗ giảng nói của người khác mà tin tưởng rồi hành đạo, nên gọi là Tùy tín hành”: Tức nơi Luận Câu Xá, phẩm Hiền Thánh. Luận viết: “Lại ở nơi vị mộtnăm Tâm, kiến lập Hiền Thánh có sự sai biệt”. Tụng nêu:

“Gọi Tùy tín pháp hành

Do thiện căn, chậm khác”.

Giải thích: Bậc Thánh trong quả vị Kiến đạo gồm hai: Một là Tùy Tín Hành. Hai là Tùy Pháp Hành , do căn tánh lanh, chậm nên lập riêng hai bậc. Tức nơi hạng căn tánh chậm thì gọi là Tùy Tín Hành. Nghĩa là người ấy nơi khi trước, tùy chỗ tin nơi lời giảng nói của người khác mà hành đạo.

Nếu là người có căn tánh lanh lợi thì gọi là Tùy Pháp hành. Nghĩa là người ấy, lúc trước, do tự mình đọc xem giáo pháp nơi Kinh, Luận, theo đấy mà hành đạo. Hai bậc nầy nếu đạt đến “Tu đạo” thì thứ nhất là “Trụ Tín Giải” Thứ hai gọi là “Kiến chí”.

Sớ từ câu: “Nhưng nay đã cho” tiếp xuống: Là phân biệt Thật khác với Quyền. Trước hết là chính thức nêu rõ về Tiểu thừa, chỉ nhận biết về Ngã không, hãy còn cho là Pháp có, sao có thể “biết đúng tự tánh v.v…?”

Mà nói “vân vân”: Tức Thấy Đế chân thật là Tu-đà-hoàn. Biết

rõ về “ Không đến đi” là hàng Tư-đà-hàm, A-na-hàm. Chẳng còn nhớ nghĩ về pháp thọ sinh là hàng A-la-hán. Thành tựu bốn nghĩa là hàng Phật Bích Chi.

Duyên khởi một vị, ngôn từ, ý nghĩa đều chung nơi Đại thừa, nên có chữ v.v…

Sớ từ câu “Là do nơi Trí Luận” tiếp xuống: Là dẫn Luận để xác nhận về nghĩa “chung nơi Đại thừa” nêu trước. Tông Thiên Thai đã dẫn phần nầy để lập “ Thông giáo”. Tức chung nơi Đại, Tiểu, sâu, cạn. Nay, trước là nêu ra tên gọi về thập Địa (theo Trí Luận), sau là giải thích về nghĩa.

Một: Nêu ra tên gọi. Thập Địa là:

  1. Địa Can Tuệ.
  2. Địa Tánh.
  3. Địa Bát nhân.
  4. Địa Kiến.
  5. Địa Bạc.
  6. Địa Ly dục.
  7. Địa Dĩ biện.
  8. Địa Bích chi Phật.
  9. Địa Bồ-tát.
  10. Địa Phật Tánh.

Kinh Đại Phẩm viết: “Bồ-tát từ địa thứ nhất là địa Can Tuệ đến địa Bồ-tát, đều tu học mà không chọn lấy sự chứng đắc”. Nơi địa Phật tánh cũng tu học, cũng chứng đắc, nên gọi là “chung nơi pháp của ba Thừa”.

Hai: Là giải thích.

Thứ nhất: Địa Can Tuệ: Tức tâm đầu của ba Thừa gọi chung là Can Tuệ. Tức là quả vị của ba Hiền nơi Đại thừa. Tiểu thừa tức là Ngũ đình Tâm v.v… Nghĩa là: Một là Quán Ngũ đình Tâm. Hai là Quán Biệt tướng niệm. Ba là Quán Tổng tướng niệm. Quán chung về Lý vô sinh nơi bốn Chân đế, nên gọi là Can Tuệ. Ý nói: Chưa đạt được “Nước định”.

Thứ hai: Địa Tánh. Như dùng niệm về tướng chung thành ba mươi bảy Phẩm, thì đầu tiên phát khởi về thiện hữu lậu, hội nhập nơi pháp Noãn, pháp Đảnh, pháp Nhẫn và pháp Thế đệ nhất, đều gọi là địa Tánh.

Thứ ba: Địa Bát nhân: Nghĩa là hai bậc Tín hành, Pháp hành lý giải giả của rõ về Kiến đạo phát khởi chân thật đoạn kiến Hoặc ở trong 5 đạo vô gián tức là nhập địa Bát nhân.

Thứ tư: Địa Kiến. Tức là ba Thừa cùng thấy rõ về Lý của Đệnhất-nghĩa-đế, cùng đoạn trừ sạch tám mươi tám thứ sử.

Thứ năm: Địa Bạc: Phát khởi sáu Vô ngại, đoạn trừ sáu phẩm Hoặc của cõi Dục, chứng đắc giải thoát thứ sáu nên phiền não nơi Dục giới giảm thiểu, mỏng đi.

Thứ sáu: Địa Ly dục: Tức đoạn trừ sạch năm thứ Kiết thuận hạ phần, lìa mọi phiền não của cõi dục.

Giải thích: Năm thứ kiết thuận hạ phần là: Thân kiến, Giới cấm thủ, nghi, Tham dục và sân hận.

Thứ bảy: Địa Dĩ biện: Tức phát khởi phần vô lậu đích thực, đoạn trừ sạch năm thứ kiết thuận thượng phần, tám mươi tám phẩm Tu Hoặc, đoạn trừ mọi sự việc nơi ba cõi một cách rốt ráo, nên gọi là “dĩ biện” (đã xong).

Giải thích: Năm thứ kiết thuận thượng phần gồm: Ái nơi cõi Sắc. Ái nơi cõi Vô sắc. Trạo cử của hai cõi. Mạn của hai cõi trên. Vô minh của hai cõi ấy. Do tham ái rất nặng nên hai cõi phải nêu riêng. Lỗi lầm của ba thứ còn lại nhỏ hơn nên kết hợp hai cõi để nêu . Có năm thứ kiết nầy thì không thể vượt lên cảnh giới trên, nên có tên là Kiết thuận thượng phần.

Thứ tám: Địa Phật Bích chi: Công năng của hàng Duyên Giác với diệu lực lớn, nên có thể loại trừ tập khí còn lại.

Thứ chín: Địa Bồ-tát: Từ Không nhập Giả, quán về đạo cùng xuất phát từ sự quán chiếu sâu xa về hai đế, đoạn trừ tập khí cùng vô minh của Sắc, Tâm, đạt được Đạo chủng Trí của Pháp giới ngoài ba cõi, với thần thông diệu dụng, tu học mười Lực của Phật.

Thứ mười: Địa của Phật: Công đức lớn với diệu lực hỗ trợ cho Trí Tuệ, nên một niệm tương ưng, Tuệ quán về Chân đế rốt ráo, mọi tập khí còn lại đều diệt sạch trọn vẹn. Trí Luận viết: “Lực Trí Tuệ của hàng Thanh văn còn yếu, như ngọn lửa nhỏ đốt cháy cây, tuy cây cháy mà vẫn còn có than. Ở hàng Duyên giác, lực của Trí mạnh hơn, như ngọn lửa đốt cháy cây, cây cháy, than hết nhưng còn lại Tro. Với chư Phật thì diệu lực của Trí lớn, như lửa kiếp nên mọi thứ Than, Tro đều cháy sạch. Cũng như dụ về Thỏ, Ngựa v.v… (ba Thú qua sông)…

Sớ từ câu: “Hai Hạng trên đây” tiếp xuống: Là tóm kết. Hạng thứ hai, thứ ba, tức chỗ dẫn về ý của Luận Câu Xá ở trên.

Sớ câu: “Bốn là người thứ tám”: Luận Câu Xá, quyển thứ hai mươi ba, Phẩm Hiền Thánh có kệ giải thích về chỗ tột bậc của “Trụ quả”, bảy lần sinh trở lại cõi Dục là người thứ tám. Luận trước tiên hỏi: Đây gọi là Dự lưu có nghĩa gì? Nếu đầu tiên đắc đạo gọi là Dự lưu, thì Dự Lưu nên đặt gọi cho người thứ tám. Nếu đầu tiên được quả gọi là Dự Lưu thì những lìa dục nhiều, hoàn toàn lìa dục cho đến hạng Đạo Loại trí nêu gọi là Dự Lựu? Phần tiếp theo trả lời: Ý nói rõ đầu tiên được quả nên gọi là Dự Lưu. Vì người đoạn trừ siêu việt không nhất định là đầu tiên được quả. Bộ Sớ giải lớn của Luận câu xá do Đại sư Bảo chỉ nói: Nếu đặt tên Dự Lưu để chỉ cho đầu tiên được đạo, thì tức người thứ tám bắt đầu thấy đạo (Kiến đạo) nên gọi là Dự lưu. Cũng không giải thích lý do đặt tên gọi là người thứ tám và câu nói “lìa dục v.v…” Phần chú giải nói: Khổ pháp Nhẫn đó tức là người thứ tám. Tức ở trong tám nhẫn đếm từ sau cuối, Sớ giải gọi là thứ tám. Như Bộ Sớ sao lớn của Pháp sư nghĩa Lâm nói: Địa Bát nhân tức là Hướng của Dự Lưu. Bốn Hướng, bố Quả đếm từ sau đến trước gọi là người thứ tám. Luận Bà sa quyển ba mươi sáu thì nói Thánh thứ tám là Tùy Tín, Hành, Tùy Pháp Hành, theo hướng tiến hơn đếm là thứ tám. Lại có một giải thíchh cùng đồng với chú giải. Bộ Thám Huyền đã dẫn kinh Đại Bát-nhã cũng là Hướng của Sơ quả đồng với kiến giải của giải nghĩa lâm, tức đếm từ phía sau cuối. Ngoài Tuệ Viễn ở Trạch Châu thì dẫn luận Bà Sa cổ, gọi là Hướng của Tu-đà-hoàn, cho là thứ tám, nhưng đối với bảy phương tiện trước của Kiến đạo, nên gọi đây là thứ tám. Trong luận ấy hỏi: Thế nào là người thứ tám? Đó gọi là Tin kiên cố, Pháp kiên cố. Người căn trí ám độn, thấy đạo gọi là Tin kiên cố. Người căn trí thông minh thấy đạo gọi là Pháp kiên cố.

Giải thích: Đây hoàn toàn đồng với văn được nêu dẫn của ngài nghĩa lâm, nhưng dùng nghĩa có thuận nghịch làm riêng khác, đều chưa thấy văn nói rõ. Dùng nghĩa phân định người thì kiến giải của ngài Tuệ Viễn về Lý là mạnh. Tên gọi thứ tám cho nên thuận. Ngài Tuệ Viễn lại nói: Ngoại quốc tương truyền rằng: Lại có tám người. 1) Người bắt đầu phát tâm mà chưa có tu hành. 2) Người tu hành tướng Có, chán ghét sinh tử thích tu Thiện pháp. 3) Người tu hành tướng không học tập quán về lý không, phá trừ lìa bỏ sự chán ghét ưa thích. Thấy người hành ác tâm không phẫn nộ, thấy người tu thiện cũng chẳng vui mừng. ) Người tu hành phương tiện, tuy thấy được pháp không mà thường thuận theo Có, dấy khởi các hành thiện. Bốn người này ở trong địa của cõi Thiện. 5) Tập chủng. 6) Tánh chủng. 7) Giải hành. 8) Thánh chủng.

Thứ nhất y cứ vào hạng trước địa, chưa đồng với Thánh chủng nên không phải thứ tám, người thứ tám thì không gọi là phàm phu tức rõ

ràng khác với ở trước khác với chỗ dựa đầu tiên, gọi là Bồ-tát nên cùng với phần sau của luận nói không gọi là Phật, vì riêng khác.

Giải thích: Trước giải thích thuận theo văn hiện tại, sau không phải ý của Sớ giải đây. Nhân tiện dẫn ra một lỗi giải thích khác đó thôi! Nay ý chính của phần Sớ giải cho là “Hướng của Quả thứ nhất”. Phần chú dẫn của Luận Câu Xá cũng cho là “Hướng thứ nhất” nhưng giới hạn nơi Khổ Nhẫn.

Sớ câu: “Nên trong Trí Luận có nói đến địa Bát nhân”: Tức chứng minh văn ở trước là “Hướng của Quả thứ nhất”. Xét về thập Địa nêu trước thì địa thứ ba (địa Bát nhân) là ở nơi đạo Vô gián của Kiến đạo. Cho nên Trí Luận quyển thứ năm mươi chín viết: “Địa Bát nhân là Tín hành trong Kiến đế đạo, gồm:

Một là: Pháp Hành.

Hai là: Tu-đà-hoàn với tận cùng là sáu, bảy đời sinh.

Ba là: Có Tu-đà-hoàn đời hiện tại dứt hết phiền não, đắc A-lahán.

Bốn là: Có Tu-đà-hoàn của Gia Gia, ba đời sinh đã nhập Niếtbàn.

Năm là: Có Tu-đà-hoàn của trung gian.

Sáu là: Trừ ba thứ, Trung gian còn lại nhập Niết-bàn.

Bảy là: Trụ nơi năm giải thoát trong sáu vô ngại.

Tám là: Đều là Hướng của Tu-đà-hoàn.”

Giải thích: Đây tức là trong Hướng của Quả thứ nhất có tám loại người, nên gọi là địa tám người (địa Bát nhân), do đó phần Sớ giải đã nêu dẫn tiếp để chứng minh, xác nhận là “Hướng thứ nhất” đối chiếu cới phần thứ năm sau bốn Hướng đã là Quả thứ nhất, nên đây Hướng thứ nhất, thứ lớp phân minh. Nếu chỉ cho nơi “Khổ pháp nhẫn” thì bảy Nhẫn còn lại dùng gì để phân biệt? Còn mười bốn Tâm sao không chọn lấy? Lại nữa, mười lăm tâm đều chưa đắc Quả, Luận chủ sao lại riêng đem Khổ pháp nhẫn cho là khó dứt bỏ?.

Sớ câu: “Nếu căn cứ nơi chỗ đoạn vượt lên”: Từ đây trở xuống là phân biệt để tránh sự lẫn lộn, chính là dùng Hướng của Quả thứ nhất, chẳng dùng Hướng của Quả thứ hai, ba. Do người đoạn trừ vượt lên chẳng định rõ quả thứ nhất nên trong Kinh lược qua, không nói. Vì nghĩa hợp có nên ở đây lại nêu ra. Tức nơi Luận Câu Xá viết:

“Gồm Tu hoặc đoạn một

Đến năm Hướng quả đầu

Đoạn tiếp ba Hướng hai

Lìa ba Hướng tám địa

Đến Tâm thứ mười sáu

Theo ba Hướng trụ Quả

Gọi Tín, Giải, Kiến chí

Cũng do lợi, độn khác?”.

Giải thích: Nay phần Sớ giải dùng ý để khai triển văn của Tụng nầy thành văn xuôi, lý đều đã gồm đủ.

Ở trên, văn của Trí Luận gọi là “Gia Gia” cũng là nghĩa nơi Luận Câu Xá, Tụng nói:

“Đoạn dục ba, bốn phẩm ba, hai sinh

Gia Gia Đoạn đến năm, hai

Hướng Đoạn sáu, quả Nhất Lai”.

Giải thích: Hai câu đầu nêu rõ về Gia Gia. Hai câu sau biện minh về Hướng quả. Tức là Dự Lưu, tiến tới đoạn trừ Tu Hoặc. Nếu ba duyên chuyển biến đủ thì gọi là Gia Gia. Một là do đoạn ba, bốn phẩm của Tu Hoặc. Hai là do thành tựu đức của căn nên có thể tu sửa căn Vô lậu kia. Ba là do thọ sinh, tức lại thọ nhận ba, hai đời nơi cõi Dục.

Trong Tụng chỉ nói hai duyên đầu, sau, không nói căn thành tựu, tức sau Quả Dự Lưu tiến tới đoạn trừ Tu hoặc, với các căn Vô lậu, về lý ắt hợp có, nghĩa do dựa theo chỗ đã thành, nên Tụng không nêu.

Nói: “Đoạn trừ ba, bốn phẩm, thọ ba, hai đời”: Tức, nếu đoạn trừ ba phẩm gọi là thọ nhận ba đời, nếu đoạn trừ bốn phẩm thì gọi là thọ hai đời. Nghĩa là chín phẩm Hoặc có thể thấm nhuần trong bảy đời. Vả lại, thượng thượng phẩm có thể thấm nhuần hai đời, Thượng trung, Thượng hạ và Trung thượng mỗi thứ thấm nhuần một đời. Trung trung, trung hạ kết hợp thấm nhuần một đời. Ba phẩm hoặc hạ (Hạ thượng, Hạ trung, Hạ hạ) cùng thấm nhuần một đời. Ba phẩm Hoặc thượng đã có thể thấm nhuần bốn đời nên đoạn trừ ba phẩm Hoặc thượng thì bốn đời liền tổn giảm nên gọi là thọ nhận ba đời. Đã nói Trung Thượng cũng đoạn phẩm Hoặc Trung thượng lại tổn giảm một đời, bao gồm cả tổn giảm bốn đời của phẩm thượng, tức tổng đều tổn giảm năm đời, thọ nhận hai đời vậy. Hỏi: Vì có gì không đoạn một phẩm, hai phẩm, năm phẩm để gọi là Gia gia? Đáp: Chắc chắn không có việc đoạn một phẩm hai phẩm, không đoạn ba phẩm mà trung gian có tử sinh và không có việc đoạn năm phẩm, không đoạn, sáu phẩm mà có tử sinh. Nghĩa là do Thánh quả đắc Sơ quả đã đoạn Tu hoặc ở cõi Dục, khởi Gia hạnh lớn, chắc chắn không có việc chưa đoạn một phẩm lớn mà có tử sinh. (Ba phẩm gọi là một phẩm lớn). Vì thế, đoạn một phẩm, hai phẩm ắt phải đoạn ba phẩm đoạn phẩm thứ năm, không đoạn phẩm thứ sáu, là do phẩm thứ sáu chứng quả Nhất lai. Do không có một phẩm có thể chướng ngại việc đắc quả, nên đoạn năm phẩm, tất nhiên đoạn trừ phẩm thứ sáu. Còn lại như Luận kia nói.

Câu “Sở dĩ dẫn văn này tức là tiếp theo nói quả Nhất Lai, bất hoàn với sự đoạn trừ Hoặc nhiều ít đều phải như đây.

Sớ câu: “Năm là Quả thứ nhất”: Tức là đồng với địa Kiến trong thập Địa nêu trước. Nhưng nơi Luận Câu xá v.v… cho Tâm thứ mười sáu, trước đã thấy Lý nhưng chẳng rõ về Kiến đạo. Kiến đạo cần phải là trước chưa thấy, nay thấy. Nay thì đạo đã trước thấy rồi, lại tư duy để tu tập, do đấy gọi là Tu đạo. Ý của Luận Trí độ cho đến thứ mười sáu là đạo giải thoát thì đoạn trừ Hoặc mới trọn, Kiến đế mới viên mãn, nên gọi là “Địa Kiến”.

Sớ Câu: “Đoạn trừ các Kiết”: Có hai ý:

Một: Nêu chung.

Hai: Giải thích riêng.

Phần nêu chung có ba Chính, ba Tùy.

Ba Chính tức nơi kinh Niết-bàn nói: Thân kiến, Giới cấm thủ và Nghi. Luận Câu Xá nói đoạn trừ sáu thứ Kiết kia nên thêm ba Tuỳ:

Biên kiến Tuỳ nơi Thân kiến: Người Chấp về đoạn, thường ắt dựa vào Thân.

Kiến thủ tùy nơi Giới cấm thủ: Chẳng phải là Nhân cho là Nhân, ắt chấp cho là hơn.

Tà kiến tùy nơi Nghi: Tâm nghi là không có, nên đoạn trừ thiện căn.

Từ câu: “Cũng có thể là” tiếp xuống: Là phần hai, giải thích riêng. Nêu rõ về tám mươi tám sử, ở trước trong Luận Câu Xá cùng dẫn. Tụng viết:

“Khổ hạ đủ tất cả

Tập, Diệt lìa ba Kiến

Đạo trừ nơi hai Kiến

Cõi trên không hành sân”.

Khổ nơi cõi Dục có mười. Tập, Diệt đều có bảy là mười bốn, đạo có tám thành ba mươi hai. Bốn Đế nơi hai cõi trên đều trừ một sân, nên hai cõi đều có hai mươi tám, cộng thành tám mươi tám.

Chỗ đoạn của Kiến đạo nầy, nếu nói về Tu đạo thì cõi Dục đoạn bốn nghĩa là sáu thứ căn bản trừ Kiến, Nghi tức chỉ có Tham, Sân, Si, Mạn. Hai cõi trên đều chỉ trừ Sân; hai cõi đều có ba nên là sáu. Hợp với bốn của cõi Dục cộng thành mười Sử. Tức ba quả về sau đoạn trừ.

Lại hợp với trước thành chín mươi tám sử thêm mười Triền thành một trăm lẻ tám phiền não.

Sớ câu: “Do thấy lý của Đế nên đoạn trừ Vô minh lậu”: Vô minh lậu cũng gọi là Vô minh lưu, là một trong bốn Lưu.

Sớ câu: “Sáu là Quả Nhất Lai”:

Tức lại một lần đến cõi Trời, một lần sinh nơi cõi Dục.

Câu: “Mà nhận biết không còn vãng lai”: Tức là ý nơi kinh Bátnhã. Là trụ xứ không kiêu mạn trong sự thù thắng thứ năm nơi mười tám trụ xứ của Kinh Kim Cương. Kinh từ đoạn: “Tu Bồ đề! Ý của Tôn giả thế nào? Bậc Tu-đà-hoàn có thể suy nghĩ cho rằng: Ta đã đạt được quả Tu-đà-hoàn chăng?” tiếp xuống: Ý nầy nêu rõ bốn quả của Tiểu thừa hãy còn có thể lìa Mạn, há là đối với Bồ-tát cầu đại Bồ đề, nơi Hồi Hướng thứ nhất, lại chẳng lìa Mạn sao? Nên phán định về phần văn nầy là phần đầu của thập Hồi Hướng, là Hồi Hướng cứu giúp chúng sinh lìa tướng chúng sinh.

Nói “Lìa Mạn” là lìa Ngã mạn. Trong văn, bốn Quả đều có ba đoạn. Trong phần nói Quả thứ nhất này, thì đoạn một tức Như Lai lại nêu câu hỏi ngược lại đoạn hai: Tu Bồ đề thưa: “Bạch Thế Tôn không!” Là đáp lại. Ý nêu rõ là không suy nghĩ như thế.

Đoạn ba: Là giải thích lý do. Kinh viết: “Vì sao? Tu-đà-hoàn gọ là Nhập lưu, nhưng không có chỗ nhập, chẳng nhập nơi Sắc, Thanh, Hương, Vị Xúc, Pháp, đó là Tu-đà-hoàn”.

Giải thích: Ý nói: Tu-đà-hoàn là tiếng Phạn, đây dịch là Nhập lưu, tức nhập nơi dòng Thánh. Nghĩa là đạt đến Tâm của Đạo loại trí thứ mười sáu, là nhập vào dòng Thánh. Sở dĩ đi vào dòng Thánh là do thấu tỏ về Đệ-nhất-nghĩa-đế là không có gì gọi là nhập thì chẳng khởi tâm niệm cho là mình đã nhập vào dòng. Nếu có tâm niệmnhư trên thì chẳng khế hợp với lý thật tức chẳng nhập vào dòng Thánh. Mà sự không niệm, không nhập này tức Thánh trí vô lậu, do vậy chẳng nhập nơi cảnh giới của sáu Trần…

Hai là: Quả Nhất lai: Kinh viết: “Tu Bồ đề! Ý của Tôn giả thế nào? Vị Tư-đà-hàm có thể suy nghĩ cho rằng: Ta đã đạt được quả Tưđà-hàm chăng? ( Nêu câu hỏi) Tôn giả Tu Bồ đề thưa: Bạch Thế Tôn không! (đáp lại, tiếp sau là giải thích) Vì sao? Tư-đà-hàm gọi là Nhất lai mà thật không có vãng lai. Đó là Tư-đà-hàm”.

Giải thích: Đoạn trừ sáu phẩm Hoặc, trong đạo giải thoát khế hợp

với lý của đế. Lại không sinh khởi tâm niệm về một sự vãng lai. Nếu có tâm niệm như thế tức có Ngã mạn, há đạt được quả Thánh. Cho nên nay phần Sớ giải gọi là: “Biết rõ không có vãng lai”.

Ba là: Quả Bất hoàn. Kinh viết: “Tu Bồ đề! Ý của Tôn giả thế nào? Vị A na-hàm có thể suy nghĩ rằng: Ta đã đạt được quà A-na-hàm chăng? Tôn giả Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế tôn, không. Vì sao? Vì A-na- hàm gọi là Bất lai mà thật ra không có “lai”, ấy gọi là A-na-hàm. Giải thích: Ý chính giống như trước, cũng là không có chấp tâm niệm đoạn trừ năm kiết thuận hạ phần, nên gọi là Bất hoàn.

Sớ còn nói cho đến Bát địa, các Hoặc đều đoạn. Nghĩa là chẳng phải chỉ đoạn. Tu Hoặc của cõi Dục mà còn tiến đến đoạn trừ Hoặc của Bốn cõi Thiền; ba cõi không và các phần của cõi Dục trước. Cho nên nói là Bát địa, đương ở ngôi vị Bất hoàn. Lại do đoạn trừ hết Hoặc của cõi Phi tưởng, thì thành tựu A-la-hán. Bát địa tức đã đoạn trừ bao trùm cả Hoặc của ba cõi, vì thế nói: Không vui thích ở ba cõi, hai cõi trên cũng không yêu thích, nên nói: “Mà thật ra không có hai là vậy.

Bốn là Quả Vô học (A-la-hán): Kinh viết: “Tu Bồ Đề! Ý của Tôn giả thế nào? Vị A-la-hán có thể suy nghĩ rằng: “Ta đã đạt được đạo A -la-hán chăng? Tu Bồ Đề thưa? Bạch Thế Tôn không! thật sự không có pháp nào gọi là A-la-hán. Bạch Thế Tôn! Nếu vị A-la-hán suy nghĩ cho rằng Ta đạt được đạo A-la-hán, thì còn bị đắm đuối ở Ngã, Nhân, chúng sinh, Thọ làm chủ thể.

Giải thích: Đoạn trừ năm Kiết thuận hạ phần gọi là Bất Hoàn.

– A-la-hán đoạn trừ năm Kiết thuận thượng phần.

Nói chung về số Hoặc được đoạn trừ là tám mươi chín thứ. Nếu là chỗ đọan trừ của Kiến đạo thì gồm có tám phẩm, tức tám đế trên, dưới. Nếu là chỗ đoạn trừ của Tu đạo nơi chín địa của ba cõi thì mỗi địa đều có chín, thành tám mươi mốt phẩm. Vô vi là Thể của Ứng Quả.

Nói: “Ứng Quả” tức ứng hợp với việc thọ nhận tất cả sự cúng dường của hàng Trời, người. Nếu có Tâm niệm về điều ấy thì chẳng khế hợp với Vô vi, tức là Ngã mạn, chấp về Ngã, Nhân v.v… Do không có tâm niệm như thế nên gọi là Ứng quả. Kinh hiện tại đã lược, không nói về nghĩa Vô niệm.

Từ câu: “Tám là Quả Vô Học” tiếp xuống: Là biện giải về pháp của A-la-hán. Về nghĩa của sáu Thông v.v… trước đã nêu đủ. Nay chọn lấy phần trước sau chưa từng nêu, tức tám Giải thoát, ở đây lược chỉ rõ về tên gọi, hình tướng. Phần tụng nơi Luận Câu Xá viết:

“Giải thoát có tám thứ

Ba trước, Vô tham, Tánh

Hai, hai một một định

Bốn định vô sắc thiện

Diệt thọ tưởng Giải thoát

Vi vi, vô gián sinh

Do tâm tịnh tự địa

Cùng dưới xuất Vô lậu

Ba cảnh, dục được thấy

Bốn cảnh loại phẩm đạo

Từ trên, khổ tập diệt

Phi trạch diệt, hư không”

Giải thích:

Câu đầu là nêu tổng quát.

Hai câu tiếp theo là là biện minh riêng về ba Giải thoát trước.

Câu thứ tư là nêu riêng về bốn Giải thoát tiếp theo.

Tụng thứ hai nêu rõ về Giải thoát thứ tám.

Một Tụng sau là biện minh chung về đối tượng được duyên Nói: “Giải thoát có tám thứ”: Tức gồm:

Một là: “Trong có sắc, quán sắc ngoài, Giải thoát”: Nghĩa là, ở trong Thân có sắc tưởng về Tham. Vì nhằm dứt trừ Tham, nên quán về bên ngoài với các sắc bất ttịnh như xanh, máu bầm v.v… khiến Tham không khởi, nên gọi là Giải thoát. Hai là: “Trong không sắc, tưởng, quán về sắc bên ngoài. Giải thoát”: Nghĩa là, nơi nội Thân không có sắc tưởng về Tham. Tuy đã dứt trừ Tham, là hoàn toàn chắc chắn, nên quán về bên ngoài với các sắc bất tịnh như xanh bầm v.v… khiến Tham không dấy, gọi là Giải thoát.

Ba là: “Tịnh giải thoát. Thân tác chứng, an trụ đầy đủ”: Nghĩa là quán về sắc thanh tịnh, khiến Tham không dấy khởi, gọi là Tịnh giải thoát.

“Quán về sắc thanh tịnh” Tức hiển bày quán chuyển đến chỗ thù thắng. Tịnh giải thoát nầy, nơi thân chứng đắc được gọi là Thân tác chứng, được trụ đầy đủ, viên mãn nơi định nầy, gọi là Cụ túc Trụ.

Bốn định Vô sắc là bốn Giải thoát tiếp theo (bốn, năm, sáu, bảy).

Bốn Giải thoát nầy đều là có thể trừ bỏ chỗ Tham của địa dưới, nên gọi là Giải thoát. Tám là Giải thoát của Diệt thọ tưởng định tức thân tác chứng cụ tác trụ, rũ bỏ mọi thọ v.v… gọi là giải thoát.

“Dựa nơi Luận Bà sa, ở đây gọi là Giải thoát” tức là nghĩa trừ bỏ.

Câu tiếp theo: “Ba trước, Vô tham, Tánh”.

Tức ba Giải thoát đầu, Vô Tham là thể tánh, đối trị gần là Tham.

Trong ba thứ, thì hai thứ đầu từ tướng bất tịnh chuyển, tức tạo các hành tướng như màu xanh bầm v.v… Giải thoát thứ ba là từ thanh tịnh chuyển, tạo các hành tướng tươi sáng để chuyển. ba thứ nầy phần trợ bạnđều là năm Uẩn làm tánh.

Câu: “Hai hai, một một định”:

Hai trên là hai giải thoát đầu, hai dưới là Sơ Thiền và Nhị Thiền, do hai giải thoát đầu dựa vào nơi Sơ, Nhị Thiền để dấy khởi, nên gọi là hai, hai. “Một một định”: Một trên là Giải thoát thứ ba chỉ dựa nơi Thiền thứ tư để dấy khởi, gọi là một, một định”, do Thiền thứ tư lìa tám thứ tai họa Tâm của Tuệ trong lặng nên có “Tịnh Giải thoát”.

Câu: “Bốn định Vô sắc thiện”: bốn định Vô sắc giải thoát dùng định thiện làm Thể, chẳng phải là nhiễm, Vô ký tức chẳng phải là Giải thoát. Cũng không phải là Thiện tán loạn, tánh yếu kém.

“Thiện không tán loạn”: Như tâm lúc mạng chung. Hai câu: “Diệt thọ tưởng giải thoát Vi vi, Vô gián sinh”.

“Diệt thọ tưởng giải thoát”: Tức có giải thoát do từ bỏ thọ tưởng. Có giải thoát do từ bỏ tất cả chỗ duyên hiện có. Có chỗ cho rằng: Giải thoátkhỏi chướng ngại của định, nên gọi là Giải thoát.

“Vi vi” là Tâm, sau định ấy được hiện tiền, nhập định diệt, Tâm gồm có ba thứ: 1) Tâm của Tưởng. 2) Tâm củaVi tế. Thứ ba là Tâm Vi vi, đối chiếu với trước đã gọi là tâm Vi tế, hơn ở đây lại càng Vi tế, nên gọi là Vi vi.

Từ “Tâm Vi vi” nhập định Diệt Tận.

Hai câu: “Do Tâm tịnh tự địa, cùng dưới xuất Vô lậu”:

Là nêu rõ xuất Tâm ra khỏi định diệt. Tâm đã ra khỏi định nầy, hoặc là Tâm tịnh của cõi Hữu đảnh, hoặc dấy khởi là Tâm Vô lậu của cõi Vô sở hữu xứ bên dưới. Như thế nhập Tâm chỉ là Hữu lậu, xuất thì chung từ Hữu lậu, Vô lậu.

Câu: “Ba Cảnh, dục được thấy”:

Tức ba Giải thoát đầu chỉ dùng Sắc xứ của Dục giới làm cảnh. Có sai biệt”, tức nơi hai cảnh đầu là đáng ghét bỏ, cảnh thứ ba thì đáng yêu thích.

Hai câu: “Bốn Cảnh, loại phẩm đạo, Từ Khổ Tập Diệt trên”:

Tức bốn giải thoát ở cõi Vô sắc mỗi giải thoát đều duyên nơi địa

của mình, và Khổ Tập Diệt nơi địa trên, cùng duyên nơi phẩm đạo của Loại Trí nơi chín địa làm cảnh của đối tượng được duyên.

Câu “Phi trạch diệt, Hư không”:

Tức Giải thoát ở cõi Vô sắc cũng duyên nơi địa của mình và Khổ, Tập đế của địa trên, cùng duyên nơi với Phi trạch diệt cùng Hư không trên phẩm loại trí của chín địa làm cảnh của đối tượng được duyên.

Hỏi: Tĩnh lự thứ ba không phải là giải thoát sao?

Đáp: Trong định thứ ba không có Nhãn thức là chỗ dẫn khởi Tham của cõi dục, cõi sắc, nên là chỗ động loạn của diệu lạc nơi địa mình, do vậy không giải thoát.

Hỏi: Hành giả duyên nơi cái gì để tu Tịnh giải thoát?

Đáp: Vì nhằm khiến được vui thích nên tu Tịnh giải thoát. Trước, quán bất tịnh làm cho tâm trầm lắng, ở đây khiến tu quán về tịnh là thúc đẩy, phát khởi vui vẻ. Hoặc là xét kỹ để nhận biết tự mình có thể gắng thọ nhận. Cho nên cho chỗ tu ở trước về bất tịnh để giải thoát là thành, chẳng thành? Nếu quán về tướng Tịnh, mà phiền não không dấy khởi thì mới gọi là thành tựu.

Hỏi: Do đâu trong Kinh nói Giải thoát thứ ba và thứ tám được gọi là Thân chứng mà chẳng phải là sáu thứ kia?

Đáp: Do trong tám Giải thoát thì hai thứ nầy thù thắng, lại do biên vực của cõi nên được mang tên là Thân chứng. Giải thoát thứ ba chỉ dùng tưởng thanh tịnh, khiến Hoặc không dấy khởi, nên là thù thắng. Giải thoát thứ tám do Tâm “không” nên là thù thắng.

Giải thoát thứ ba ở nơi biên vực của cõi Sắc. Giải thoát thứ tám thì ở nơi biên vực của cõi Vô sắc. Văn của phần Sớ giải đã đối hợp, có thể nhận biết.

Nói: “Các nghĩa còn lại đã gặp nơi văn ở trên”: Nghĩa là sáu Thông thì nơi địa thứ ba cùng nơi phẩm mười Thông đã nêu. Chín định tức là Phẩm nầy, Định diệt cũng như nơi văn nói địa thứ sáu, thứ bảy đã biện minh, hoặc nói rộng nơi địa thứ chín.

“Các Luận” tức như Luận Du Già, Trí Luận. Luận Duy Thức đã nói. Nhưng nơi Kinh Tát Già Ni Kiền Tử, quyển thứ năm, cũng nói rộng về sáu Thông v.v…