QUYỂN 09
Phẩm thứ hai: NHƯ LAI HIỆN TƯỚNG
(Từ đây trở xuống là phần Chánh Tông thứ hai, từ quyển thứ đến hết quyển thứ 11). Dùng bốn môn phân biệt để giải thích về phẩm này: A- Ý đưa ra; B- Giải thích tên gọi; C- Tông thú; D- Giải thích văn. Nhưng các phẩm sau phần nhiều đều dùng bốn môn này, nếu có thêmbớt thì đến văn sẽ phân rõ.
A. Ý ĐƯA RA trong phần này có hai: Trước là đưa ra Phần, sau là đưa ra Phẩm.
Trước là đưa ra Phần: Trong ba phần thì từ đây trở xuống là phần Chánh Tông. Bởi vì có thể đã làm sáng tỏ phần Chánh Tông, thích hợp để hiển bày cho nên tiếp theo đưa ra. Trong bốn phần, đã trình bày về phần Nhân duyên phát khởi giáo pháp, tiếp đến phân rõ về phần Nghi thức thuyết pháp, cho nên tiếp theo đưa ra.
Sau là đưa ra Phẩm, quay lại có hai nghĩa: Một là trước đây phân rõ về chúng quy tụ, nay hiển bày nghi ngờ về hiện tướng. Hai là trước đây trình bày về chúng cũ, nay phân rõ về chúng mới quy tụ. Vì vậy tiếp theo đưa ra.
B. GIẢI THÍCH TÊN GỌI: Một: Tên gọi của Phần, Chánh Tông là chính thức trình bày về Tông chỉ, khác với phần Tựa và phần Lưu Thông. Nếu trong bốn phần, gọi là nêu ra quả khuyến khích ưa thích phát sinh niềm tin, thì nêu ra quả thuộc Y-Chánh để khuyến khích chúng sinh tin tưởng ưa thích, vì vậy cũng gọi là Nhân quả đã tin, cũng gọi là Hội thuyết giảng về Y quả của Phật, bởi vì thuận theo số nhiều mà nói. Hai: Tên gọi của Phẩm, Như Lai là người chủ động hiện bày, Tướng là pháp thụ động hiện bày, Hiện là bao gồm chủ động-thụ động, chủ động và thụ động hợp lại mà nói, Thể-Dụng cùng trình bày để thiết lập tên gọi ấy. Nhưng Như Lai và Hiện Tướng đều có năm nghĩa, mà thành ra mười nghĩa.
Năm nghĩa về Như Lai: 1- Dựa vào Lý để hiển bày, nghĩa là pháp tánh gọi là Như, ra khỏi chướng gọi là Lai. 2- Chỉ dựa vào hạnh, luận Du Già nói: “Lời nói không có gì hư vọng cho nên gọi là Như Lai.” Kinh Niết Bàn quyển thứ 32 cũng giống như luận này nói. 3- Lý và Trí hợp lại mà nói, luận Chuyển Pháp Luân nói: “Đệ nhất nghĩa đế gọi là Như, Chánh giác gọi là Lai, Chánh giác thuộc Đệ nhất nghĩa đế cho nên gọi là Như Lai.” Luận này và luận Thành Thật giống nhau trên đại thể. 4 Lìa xa tướng mà nói, kinh Bát Nhã nói: “Như Lai, không từ nơi nào đến, cũng không đi về đâu, cho nên gọi là Như Lai.” 5- Dung thông thâu nhiếp mà nói, nghĩa là một Như chứ không có hai Như, hoặc là Lý, hoặc là Trí, hoặc là tách ra, hoặc là hợp lại, tất cả đều là Như, cho nên gọi là Như; ngoài Như không có pháp, Lai cũng ngay nơi Như, như vậy mà đến là Chân Như Lai.
Năm nghĩa về Hiện Tướng: 1- Hiện tướng ánh sáng nơi khuôn mặt, triệu tập Đại chúng khắp mười phương. 2- Hiện tướng ánh sáng giữa chặng mày, nêu ra vị Chủ thuyết pháp. 3- Chấn động vô số thế giới(Sát võng) để thức tỉnh vô lượng chúng sinh. 4- Hoa hiện rõ trước Phật, biểu thị cho thuyết giảng về Y quả. 5- Đại chúng xuất hiện từ tướng lông trắng giữa chặng mày (Bạch hào), biểu thị cho giáo pháp từ Phật mà lưu truyền.
Những tướng như vậy, là trong phẩm Như Lai Hiện Tướng phân rõ về điều này, cho nên dùng làm tên gọi.
C. TÔNG THÚ, cũng có hai: Một là Tông của Phần, phần Chánh Tông thuộc ba phần đã nói như trên; Tông thuộc bốn phần, tức là bởi vì vô biên sát hải thuộc quả Phật, đầy đủ ba thế gian, tự tại vô tận, cho nên lấy làm Tông, khiến cho các vị Bồ-tát phát sinh niềm tin thanh tịnh, tu hành trải qua mong cầu, lấy đó làm Thú (nơi hướng về). Hai là Tông của Phẩm, dùng tướng của ánh sáng để biểu thị là Tông, khiến cho hàng Thượng trí tỏ ngộ sâu xa là Thú.
D. GIẢI THÍCH VĂN: Từ đây trở xuống là hai phẩm, nói về Nghi thức thuyết pháp, là thuộc về phần phương tiện, tức là phân làm hai: Đầu là phẩm Hiện Tướng làm phương tiện xa; sau là phẩm Tammuội làm phương tiện gần.
Nay một phẩm đầu, toàn bộ phân làm sáu phần: Một: Hải chúng cùng nhau thưa thỉnh; Hai: Ánh sáng triệu tập những chúng có duyên; Ba: Chúng đã triệu tập như mây tụ hội; Bốn: Hiện rõ điềm lành biểu thị cho thuyết giảng; Năm: Ca ngợi ngưỡng mộ công đức của Phật; Sáu:
Kết luận nối thông đến vô cùng.
Một: Hải chúng cùng nhau thưa thỉnh: Trước là dùng năm Môn để phân tích chọn ra (Liệu giản) sự khác nhau về thưa hỏi trong các Hội: 1- Có và không có thưa hỏi; 2- Pháp đã thưa hỏi khác nhau; 3- Người chủ động thưa hỏi khác nhau; 4- Nghi thức thưa hỏi không giống nhau; 5- Nghi ngờ về Quyền-Thật.
Trong môn:
1. Có và không có thưa hỏi: Hai Hội trước và hai Hội sau, trong bốn Hội này có thưa hỏi, năm Hội còn lại đều không có thưa hỏi. Đó là Hội thứ nhất nêu ra nhân phát sinh của quả cho nên có thưa hỏi, Hội thứ hai tìm theo nhân đến quả cho nên có thưa hỏi, chỉ vì nhân có lênxuống, cho nên dựa vào sáu Hội để giải đáp; quả thì không có gì sai biệt, cho nên giải đáp ở Hội thứ bảy. Nhưng các Hội lại có thưa hỏi, đều dùng nghĩa riêng biệt của Hội ấy để tổng quát thu nhận, hoặc là trở lại trình bày về pháp trước đó chứ không phải thưa hỏi về phần vị lớn. Hội thứ tám trình bày về nhân quả thuần phục, cho nên cần phải có thưa hỏi, nghĩa là hạnh và tu không ngăn ngại, sáu phần vị nhanh chóng thành tựu, cho nên giải đáp ở Hội ấy. Hội thứ chín trình bày về nhân quả xứng tánh, cho nên có thưa hỏi riêng biệt, nghĩa là cùng tiến vào pháp giới không có gì sai biệt, cũng giải đáp ở Hội ấy. Bốn nơi đã có ba trăm mười câu hỏi, nghĩa là Hội thứ nhất và Hội thứ hai đều có bốn mươi câu hỏi, Hội thứ tám có hai trăm câu hỏi, Hội thứ chín có ba mươi câu hỏi.
Bản trung bình và Bản mở rộng thì câu hỏi khó mà suy nghĩ.
2. Pháp đã thưa hỏi khác nhau: Hai Hội đầu hỏi về quả mở rộngnhân tóm lược, bởi vì thành tựu Tín-Giải; Hội thứ tám hỏi về nhân mở rộng-quả tóm lược, bởi vì thành tựu về Hạnh; Hội thứ chín hỏi đều giống như Hội thứ nhất, mà nhân nêu ra chính là nhân của Phật, trình bày về nhân là nhân của quả bởi vì hiển bày chỉ có Chứng.
3. Người chủ động thưa hỏi khác nhau: Hội thứ nhất và Hội thứ chín đều là hai chúng Đồng sinh-Dị sinh cùng nhau thưa hỏi, bởi vì pháp đã thưa hỏi vốn là Đại chúng cùng nương tựa. Trong Hội thứ hai chỉ có chúng Đồng sinh thưa hỏi, bởi vì phần vị đã tiến vào thì chúng Đồng sinh là hơn hẳn. Hội thứ tám chỉ có một người thuộc chúng Đồng sinh tự mình thưa hỏi, bởi vì thành tựu về hạnh của tu đều tự mình mà thành tựu.
4. Nghi thức thưa hỏi không giống nhau, lại có hai nghĩa: Một là dựa theo lời nói và ý nghĩ; hai là dựa theo tổng quát và riêng biệt.
Trong nghĩa một, thưa thỉnh có hai loại: a- Lời nói; b- Ý nghĩ. Giải đáp cũng có hai: a- Giải đáp bằng lời nói; b- Nêu rõ tướng để giải đáp. Đan xen hướng về nhau lẽ ra trở thành chín câu, nhưng ở trong văn chỉ có bốn câu. Trong Hội thứ nhất có đủ hai loại hỏi-đáp, nghĩa là phẩm Hiện Tướng, ở phần trường hàng là nghĩ đến thưa thỉnh-cùng nhau lên tiếng thưa thỉnh, đầu là ánh sáng chỉ ra vị Pháp Chủ hiện rõ hoa biểu thị cho Nghĩa, hiện rõ chúng biểu thị cho Giáo, tức là nêu rõ tướng để giải đáp; trong phẩm Tam-muội dùng lời nói trở lại thưa thỉnh, ba phẩm sau cũng dùng lời nói để giải đáp. Hội thứ hai chỉ nghĩ đến thưa thỉnh, Như Lai bắt đầu nêu rõ tướng để giải đáp, Bồ-tát dùng ngôn thuyết để giải đáp; tâm của Phật tự tại không cần phải phát ra ngôn từ, lực của Phật thù thắng hiện rõ tướng có thể giải đáp. Hội thứ tám thì thưa thỉnh bằng lời nói-giải đáp bằng lời nói, đây là hiển bày về Bồ-tát không giống như Phật. Hội thứ chín thì nghĩ đến thưa thỉnh-nêu rõ tướng để giải đáp, hiển bày về dùng tâm truyền tâm, chỉ có Chứng tương ưng mà lìa xa ngôn thuyết.
Nghĩa hai là dựa theo tổng quát và riêng biệt, Hội thứ nhất và Hội thứ chín là thưa hỏi riêng biệt-giải đáp tổng quát, Hội thứ hai và Hội thứ tám là thưa hỏi riêng biệt-giải đáp riêng biệt. Vả lại, Hội thứ nhất cũng có thể là thưa hỏi riêng biệt-giải đáp riêng biệt, văn thứ tự sẽ trình bày.
5. Nghi ngờ về Quyền-Thật: Hỏi về các bậc Thế chủ là phần vị Bồ-tát, đều hết sức tròn vẹn, sao có thể có nghi ngờ? Có nơi nói: Bởi vì chúng sinh mà nghi ngờ. Có nơi nói: Bởi vì mong mỏi quả Phật, lại bởi vì hiển bày về nhân quả cách nhau xa. Nhưng hai cách giải thích trên thì đầu là Quyền-sau là Thật, cả hai đều có lý có thể nối thông với những giáo khác. Nhưng trong kinh này, hoặc là Quyền-hoặc là Thật, tất cả đều nghi ngờ về pháp giới. Bởi vì nghi ngờ là có sức mạnh, chứng minh cho pháp đã thuyết giảng là duyên khởi, sự việc này đã từng có như vậy, Hải Ấn lập tức hiện rõ. Nghi ngờ cùng với giải đáp, niệm niệm thường nghi ngờ, niệm niệm thường đoạn trừ, điều ấy giống như hình tượng mô phỏng, nhân mô phỏng trên cao thì trở thành hình tượng dưới thấp, nhân mô phỏng dưới thấp thì trở thành hình tượng trên cao, duyên khởi pháp giới vốn là lý thuận theo như vậy.
Tiếp đến là chính thức giải thích văn, văn phân hai phần riêng biệt: Trước là trường hàng nghĩ đến thưa hỏi; sau là cùng nhau lên tiếng thuyết kệ để thưa hỏi.
Trong phần trước là trường hàng nghĩ đến thưa hỏi, cũng có hai:
Một: Đưa ra người nêu rõ ý nghĩ, nghĩa là tất cả Đại chúng (Chúng hải) đều mong mỏi cảnh Phật, đều muốn làm lợi ích chúng sinh để thành tựu môn duyên khởi, cho nên nêu rõ ý nghĩ như nhau. Hai: Từ “Vân hà…” trở xuống là chính thức hiển bày về điều thưa hỏi, có bốn mươi câu, lại phân ra hai phần riêng biệt: Hai mươi câu trước là cứ như vậy nghi ngờ mà nghĩ đến thưa hỏi, hai mươi câu sau là dẫn ra ví dụ nêu lên pháp để thưa hỏi. Dựa theo nghĩa thì hai văn đều thuận theo nêu ra đầy đủ, có phỏng theo tóm lược lẫn nhau. Bởi vì không muốn từ ngữ phức tạp, cho nên trong kệ sau lại không dẫn ra ví dụ, văn hai nơi hợp lại cứ như vậy mà thưa thỉnh-thuyết giảng. Trong Hội thứ hai cũng có hai phần này, mà trong phần dẫn ra ví dụ thì thưa hỏi giống như ở đây thẳng thắn thưa thỉnh, chính là muốn hiển bày về nghĩa giống như phỏng theo tóm lược đối với đạo của chư Phật. Lại trong bốn mươi câu: Hai mươi câu đầu là thưa hỏi về quả, mười câu sau là thưa hỏi về nhân, mười câu giữa là trình bày về tác dụng giáo hóa rộng khắp mọi nơi, bao gồm thưa hỏi về nhân-quả, nhiễm-tịnh, Y-Chánh. Trước là pháp đã mong cầu, sau là pháp đã thực hành, giữa là pháp đã nhận biết. Phân ra là nêu rõ về quả, cho nên trước phải thưa hỏi về quả.
Dựa vào nghĩa này, tương tự cũng có thể phân làm ba, nay bởi vì hai đoạn đều có kết thúc thưa thỉnh, cho nên chỉ phân làm hai.
Trong hai mươi câu trước cũng có hai: a- Chính thức nghĩ đến nghi ngờ; b- Trình bày về kết thúc thưa thỉnh.
Trong phần a: Mười câu trước là thưa hỏi về Đức-Dụng viên mãn, mười câu sau là thưa hỏi về Thể-Tướng nổi bật.
Nay mười câu trước, văn chỉ có tám kệ, có hai câu hỏi về Thần thông và Tự tại, trong phần giải đáp đầu phẩm Thế Giới Thành Tựu cũng giống như ở đây. Có sự thiếu sót về văn này, thì hoặc là bỏ sót, hoặc là ý nghĩa ẩn kín. Bởi vì trong văn về Không có năng lực thâu nhiếp tiếp nhận, thâu nhiếp hai văn này, cho nên trong phẩm Pháp Giới sau này, thiếu văn về Không có năng lực thâu nhiếp tiếp nhận và văn về Thần thông, chỉ có văn về Tự tại. Vì vậy văn về ba sự việc này, hợp lại thì có thể là một, tách ra thì làm thành ba, cho nên ẩn hiện không giống nhau.
Một: Nói về Phật địa, tức là phần vị của Trí đức. Nhưng Tông của kinh này thu nhận tất cả vạn đức, cho nên mở rộng thì vô lượng, tóm lược thì có mười loại, nói như trước đây đã dẫn ra kinh Đồng Tánh. Nhưng mà Thể không ra ngoài năm loại, đó là pháp giới thanh tịnh và bốn Trí, bởi vì năm pháp này thâu nhiếp đầy đủ tánh thuộc Đại giác, như kinh Phật Địa và luận về kinh ấy nói. Nhưng chủ yếu chỉ có hai loại, không có gì không thâu nhiếp, đó là Chân Lý và Diệu Trí dung thông mà không hai, là Địa của chư Phật, đều có công năng phát sinhthành tựu-tồn tại-duy trì, cho nên gọi là Địa. Câu này là tổng quát, thâu nhiếp đầy đủ các đức. Sau trình bày về quả Phật, đều giải đáp về câu hỏi này.
Hai: Từ “Phật cảnh giới…” trở xuống là các câu đều riêng biệt trình bày về đức của Phật Địa. Nói đến Cảnh giới, vốn là do Bi-Trí mà duyên vào, cũng vốn là phạm vi giới hạn, mở rộng thì cũng vô lượng, tóm lược thì có mười loại, nói rộng ra như phẩm Xuất Hiện và phẩm Vấn Minh-Bất Tư Nghị. Nhưng phẩm Xuất Hiện phần nhiều trình bày về Thể rộng khắp; phẩm Bất Tư Nghị, bởi vì phân rõ về thù thắng vượt lên trên, cho nên nói là mười loại cảnh giới không gì sánh được; phẩm Vấn Minh bao gồm Thể-Dụng của nhân quả ấy, có phần ít không giống nhau, đến văn sẽ nhận biết.
Nếu dựa theo luận Du Già, thì cảnh giới của Như Lai nghĩa là năm Giới sai biệt: 1- Hữu tình giới; 2- Thế giới; 3- Pháp giới; 4- Điều phục giới; 5- Điều phục gia hạnh giới. Hoặc nói chủ yếu chỉ có bốn: 1- Chân và Tục đã duyên vào; 2- Vô lượng quốc độ đã trú vào; 3- Nghiệp dụng đã khởi lên; 4- Thâu nhiếp giáo hóa đã thích hợp. Đều nói như văn sau. Ở đây cùng với luận Du Già giống nhau trên đại thể, tổng quát chỉ có hai, đó là Phật ngay nơi cảnh dựa theo theo phạm vi giới hạn mà nói, hoặc là cảnh của Phật như đã quán sát mà giáo hóa… Nay văn phần nhiều là hiển bày về cảnh của Phật.
Ba: Phật gia trì, nghĩa là lực thù thắng của Phật tùy ý duy trì, khiến cho phát sinh những việc làm, mở rộng thì cũng vô lượng, tóm lược thì có mười loại, nói như phẩm Bất Tư Nghị Pháp và Pháp Vân Địa. Trong phẩm Ly Thế Gian, mười loại do Phật đã thâu nhiếp duy trì cũng ví dụ như vậy. Nhưng không ra ngoài ba loại: 1- Như gia trì Hóa thân và Xá-lợi…; 2- Như gia hộ cho Kỳ-bà đi vào lửa không bị đốt cháy…; 3- Như gia hộ cho loài Phi tình làm Phật sự… Điều này cùng với thần thông, có rộng rãi-hạn hẹp không giống nhau, nghĩa là trong sáu Thần thông, chỉ riêng Thần cảnh thông là một loại vốn có gia trì. Nay gia trì ở đây tức là Thần lực.
Bốn: Sở hành là những việc làm của Phật. Hoặc nói là mười loại, như phẩm Bất Tư Nghị nói: Chư Phật Thế Tôn có mười loại giáo hóa, không mất thời cơ… Cũng là hạnh đã thực hành, như phẩm Xuất Hiện nói: Gọi là hạnh vô ngại, là hạnh của Như Lai… Hoặc là Đại Bi thâu nhiếp chúng sinh, hoặc là Đại Trí làm duyên không suy nghĩ gì mà thành tựu sự việc, do phương tiện khéo léo tài tình mà làm đến cuối cùng, đều gọi là hạnh. Nhưng dựa theo người hướng về hạnh, nêu ra nói là Sở hành. Đã là Sở hành thì thật sự bao gồm chủ động và thụ động, cho nên không giống như trong cảnh giới ấy. Bởi vì Trí ấy đã quán sátđã thuận theo thâu nhiếp giáo hóa chỉ dựa vào thụ động, huống hồ đã hướng về không giống nhau, cho nên không lẫn lộn với nhau. Nếu dựa theo luận Du Già quyển thứ 7, trong đó dẫn ra kinh Giải Thâm Mật trình bày về Đức Phật trả lời Văn Thù, hai tướng riêng biệt này nói là Sở hành, nghĩa là Nhất thiết chủng Như Lai. Cùng có vô lượng công đức bất tư nghị trang nghiêm cho Tịnh độ là cảnh giới của Như Lai, gọi là Nhất thiết chủng, tức là năm Giới sai biệt. Năm Giới như trước đã nói.
Năm: Phật lực, tức là Đại lực tự tại của Phật, mở rộng thì có vô lượng, tóm lược thì có mười loại, tức là Xứ-phi xứ… Lại có mười loại, nghĩa là Lực rộng lớn…, nói như phẩm Bất Tư Nghị.
Sáu: Vô úy, bởi vì không có những sự sợ hãi. Phẩm Ly Thế Gian nói có mười loại Vô úy. Hoặc là nói bốn loại, như bình thường đã trình bày. Xưa nói: “Bốn loại trước là khác với công đức của Nhị thừa, Phật lực là công đức phá dẹp ma quân, Vô úy là công đức hàng phục ngoại đạo.” Chưa hẳn là hoàn toàn như vậy, bởi vì mười Lực-Vô úy cũng không chung với Nhị thừa, nhưng trên đây phần nhiều là trình bày về công đức của Đại Trí.
Bảy: Tam-muội của Phật, nghĩa là Đẳng trì của quả Phật, số lượng vượt qua tính toán, như Sư Tử Tần Thân… Nói tóm lược có mười loại, như phẩm Bất Tư Nghị nói: Phật có vô lượng Tam-muội không thể nghĩ bàn…
Tám: Dựa theo phần giải đáp và kệ tụng gọi là Thần thông của Phật, nghĩa là dựa vào Định mà phát khởi tác dụng của Thần lực vô ngại. Hoặc là nói có mười loại, như phẩm Thập Thông. Phẩm Bất Tư Nghị nói: Tất cả chư Phật có Giải thoát vô ngại không có giới hạn, thị hiện lực Đại thần thông vô tận, mười Thông chỉ giới hạn ở Bồ-tát. Hoặc là nói có sáu loại, như bình thường đã phân rõ, nhưng tên gọi bao gồm Đại-Tiểu.
Chín: Dựa theo phần giải đáp và kệ tụng gọi là Phật tự tại, nghĩa là những việc làm tùy ý mà thành tựu vô ngại. Mở rộng thì có vô lượng, hoặc là nói một trăm loại, nghĩa là tự tại đối với chúng sinh… Tất cả đều có mười cho nên nói tóm lược có mười loại, đó là Mạng tự tại…, đều nói như phẩm Ly Thế Gian. Phẩm Bất Tư Nghị cũng nói có mười, nghĩa là chư Phật Thế Tôn đối với tất cả các pháp, thảy đểu tự tại…
Mười: Không có năng lực thâu nhiếp tiếp nhận, kệ tụng gọi là Không có năng lực chế phục; trong phần giải đáp gọi là Không có năng lực hủy hoại, nghĩa là những việc làm của Phật, thì trên cõi trời-giữa loài người, Sa-môn, Ma-Phạm, và các Nhị thừa, các Đại Bồ-tát…, không có thần lực nào có thể ngăn chặn, vì vậy kinh xưa dịch là pháp thù thắng của Phật. Tóm lược có mười loại, như phẩm Bất Tư Nghị nói: Chư Phật có mười loại pháp Tối thắng… Nếu chọn lấy Không có năng lực hủy hoại, thì chính là mười loại pháp Dũng Kiện của Đại Na-la-diên Tràng.
Mười câu hỏi trên đây, phần nhiều ở phẩm Bất Tư Nghị, đến văn sau sẽ biết rõ.
Mười câu sau từ “Vân hà thị chư Phật nhãn…” là thưa hỏi về ThểTướng nổi bật, đó là sáu căn-ba nghiệp. Ở trong thân nghiệp tách ra Thường quang là Thân quang, Phóng quang là Quang minh, cho nên có mười câu. Trong phẩm Bất Tư Nghị Pháp nói: Chư Phật có mười loại pháp, rộng khắp tất cả pháp giới vô lượng vô biên, nghĩa là mắt không có giới hạn… Trong phẩm Ly Thế Gian, mỗi một loại đều có mười môn giải thích phân rõ. Lại trong phẩm Xuất Hiện nói về ba nghiệp của Phật, đều có đủ mười nghĩa. Nhưng các kinh-luận nói đến Thường quang của Phật là một Tầm, dựa theo phẩm Bất Tư Nghị thì Bất khả thuyết-bất khả thuyết ánh sáng rực rỡ luôn luôn tuyệt diệu, đủ loại sắc tướng dùng để trang nghiêm đẹp đẽ, là kho tạng ánh sáng rực rỡ, phát sinh vô lượng ánh sáng rực rỡ viên mãn, soi chiếu khắp nơi mười phương không có gì chướng ngại. Nhưng về Phóng quang thì có lúc không phát ra, như ở các Hội tương tự đã phát ra từ tướng lông trắng giữa chặng mày. Nhưng trong phẩm Tướng Hải, mỗi một tướng ấy luôn luôn phát ra ánh sáng rực rỡ. Ở đây thì Phóng quang cũng bao gồm Thường quang, mà phân biệt thì Thường quang tức là khắp nơi trong suốt, Phóng quang thì có đi-đến. Nói về Trí của Phật, mở rộng thì vô lượng, tóm lược thì nói có mười, nhưng Thể không ra ngoài năm loại, đó là Trí thanh tịnh và bốn Trí như Đại Viên Cảnh… Chủ yếu chỉ có hai, đó là trí Căn bản và trí Hậu đắc. Tổng quát thâu nhiếp chỉ có một, đó là Trí về Thật tướng của các pháp không có gì chướng ngại.
Mười câu này, phần nhiều như trong phẩm Tướng Hải và phẩm Tùy Hảo.
Phần b: Từ “Duy nguyện…” trở xuống là kết thúc thưa thỉnh, bởi vì cần phải dẫn ra ví dụ, cho nên tạm thời kết thúc thưa thỉnh.
Trong hai mươi câu sau từ “Hựu thập phương…” trở xuống là dẫn ra ví dụ nêu lên pháp để thưa thỉnh, cũng phân làm hai: a- Dẫn ra ví dụ; b- Kết thúc thưa thỉnh.
Trong phần a phân hai: Mười câu trước là thưa hỏi về tác dụng giáo hóa rộng khắp mọi nơi, mười câu sau là thưa hỏi về đức sâu rộng của nhân.
Nay mười câu trước, văn chỉ có chín câu, thiếu mất câu hỏi về An Lập Hải.
Một: Thế giới hải, là nơi chốn vận dụng giáo hóa, như trong phẩm Hoa Tạng.
Hai: Chúng sinh hải, là căn cơ đã giáo hóa, tức là sự duy trì trong quốc độ.
Ba: Dựa theo phần giải đáp và kệ tụng gọi là Pháp giới an lập hải, như trong phẩm Thế Giới Thành Tựu, tổng quát trình bày do pháp giới mà an lập vô số thế giới, bởi vì dấy khởi đầy đủ nhân duyên… Như nhân duyên, Hiền Thủ nói rằng: “Pháp đã giáo hóa chúng sinh, cũng là hai loại trước đây, bởi vì thi thiết-an lập từ trong Pháp giới.” Các kinh-luận đều nói Thế đế, là An lập đế. Nhưng chữ An Lập, tiếng Phạn nói là Nạida mà hàm chứa nhiều nghĩa, hoặc là nói Lý thú, hoặc là nói Phương tiện, hoặc là nói Pháp thức, hoặc là nói Pháp môn, hoặc là nói An lập, bởi vì nhận biết tức là cách thức chuẩn để an lập.
Bốn: Phật hải, tức là người Chủ có năng lực giáo hóa, như trong phẩm Hoa Tạng mở rộng nêu ra tên gọi ấy, cũng như trong phẩm Bất Tư Nghị…
Năm: Ba-la-mật hải, là do giáo hóa mà thành tựu hạnh, như trong phẩm Ly Thế Gian.
Sáu: Phật giải thoát hải, là do giáo hóa mà đạt được quả, như trong phẩm Pháp Giới.
Bảy: Phật biến hóa hải, là gặp thời cơ dùng thần thông biến hóa để giáo hóa chúng sinh khó giáo hóa, tức là giáo hóa thuộc về thân nghiệp; như không rời khỏi pháp tòa mà ở khắp nơi các Hội, phần trường hàng về thân nghiệp trong phẩm Quang Minh Giác và phẩm A-tăngkỳ…, đều là văn ấy.
Tám: Phật diễn thuyết hải, là hợp với căn cơ mà thuyết pháp, tức là giáo hóa thuộc về ngữ nghiệp, như trong phẩm Tứ Đế.
Chín: Phật danh hiệu hải, là tùy cơ mà thiết lập tên gọi, như trong phẩm Danh Hiệu.
Mười: Phật thọ lượng hải, là tùy theo Khí thế gian đã cảm đến mà trú thế dài-ngắn, như trong phẩm Thọ Lượng.
Mười câu sau từ “Cập nhất thiết…” trở xuống là trong phần thưa hỏi về đức sâu rộng của nhân: 1- Bắt đầu đối với sinh tử mà thiết lập Đại thệ nguyện; 2- Đại tâm thắng tiến hướng về mong cầu quả Phật; 3- Tích tập phước trí Bồ-đề làm tư lương; – Vận chuyển các Bồ-tát từ nhân đến quả; 5- Từ Bi Hỷ Xả là bốn hạnh của Bồ-tát; – Vĩnh viễn rời bỏ nghiệp-phiền não, chứng đạt phù hợp với chân lý; bốn câu còn lại có thể biết.
Nhưng mười câu này có tổng quát-có riêng biệt. Riêng biệt thì hai câu đầu dựa vào Thập Tín; hai câu tiếp là Thập Trú; một câu tiếp là Thập Hạnh; một câu tiếp là Thập Hướng, bởi vì hướng về giải thoát (Xuất ly); ba câu tiếp là từ Đăng Địa trở lên; một câu sau cuối là Đẳng Giác. Đây là dựa theo chiều ngang mà luận về tất cả Bồ-tát. Nếu dựa theo tổng quát mà nói thì đều bao gồm từ đầu đến cuối, tức là theo chiều dọc mà luận về tất cả Bồ-tát. Vì vậy văn mười câu này bao gồm phần vị của hành, nhưng đều thâu nhiếp tất cả pháp giới, sâu rộng vô biên cho nên nói là Hải(Vô lượng vô biên), đều nói như các Hội sau.
Phần b: Từ “Nguyện Phật…” trở xuống là kết thúc thưa thỉnh, đã là dẫn ra ví dụ cho nên có thể là cũng nói.
Bốn mươi câu này thì văn giải đáp ở phần nào? Thưa hỏi có nối thông và giới hạn, giải đáp cũng như vậy. Nối thông tức là các Hội tương ưng với phần này, đều là giải đáp ở phần này. Trên đây đã dẫn ra là rõ ràng thích hợp, nghĩa là Hải chúng trước đây đã là luôn luôn đi theo chín Hội, lẽ nào có thể những câu hỏi này giới hạn ở Hội thứ nhất, lẽ nào lại do Hải chúng thưa hỏi không hết hay sao? Vì vậy biết rằng, Hội thứ nhất là tổng quát, chín Hội cùng giải đáp những câu hỏi này, mà bởi vì ý của từng phần khác nhau cho nên đầu các phần đều trở lại nêu ra những câu hỏi, là hiển bày trong từng phần một đều bao gồm nhân quả như nhau. Vì vậy, từ đây đến hết phẩm Quang Minh Giác là giải đáp câu hỏi về mười Hải, từ phẩm Vấn Minh trở xuống là giải đáp câu hỏi về mười Nhân, từ phẩm Bất Tư Nghị trở xuống là giải đáp hai mươi câu hỏi về Quả. Đến văn sau sẽ biết rõ.
Lại dựa vào bốn mươi câu hỏi, mười Hải là tổng quát, chín Hội cùng giải đáp về mười Hải: 1- Phẩm Thế Giới Thành Tựu là giải đáp về Thế giới an lập hải. 2- Phẩm Hoa Tạng là giải đáp về Thế giới hải, phẩm Giá Na chỉ đưa ra nhân để giải thích về Tam-muội hiện tướng thành tựu, chỉ là bày tỏ về nguyên cớ thuyết pháp, đều không phải riêng biệt giải đáp câu hỏi về Hải. 3- Phẩm Danh Hiệu là giải đáp về Như Lai 22 danh hiệu hải. – Phẩm Tứ Đế là giải đáp về Diễn thuyết hải. 5- Phẩm Quang Minh Giác đến phẩm Thập Nhẫn là riêng biệt giải đáp mười câu hỏi về Nhân, bao gồm giải đáp về Chúng sinh hải, bởi vì người ở phần vị tu nhân tức là chúng sinh đã được giáo hóa. – Phẩm A Tăng Kỳ là giải đáp về Biến hóa hải, trường hàng nêu ra số lượng, bởi vì muốn hiển bày tác dụng giáo hóa khó suy lường; trong kệ tụng mở rộng trình bày về sự biến hóa trùng trùng, vi tế khó mà nói được. 7- Phẩm Thọ Lượng-phẩm Trú Xứ đều giải đáp về Thọ lượng hải. – Năm phẩm như phẩm Bất Tư Nghị… là riêng biệt giải đáp hai mươi câu hỏi về Quả, tổng quát trình bày về Phật hải, dựa vào đức sâu rộng để hiển bày về Phật. – Hội thứ tám là giải đáp về Ba-la-mật hải, bởi vì tổng quát thâu nhiếp các phần vị đều thành tựu về hạnh. 10- Hội thứ chín là giải đáp về Giải thoát hải, bởi vì chứng nhập pháp giới mà phát khởi Đại Dụng.
Trong câu hỏi là thứ tự khác với giải đáp, câu hỏi dựa theo vốn có (Bổn hữu) để tu tập thành tựu về Tự hành-Hóa tha, mà làm thứ tự, nghĩa là trước có Thế giới chúng sinh, thì có Phật xuất hiện mà tu về nhân-đạt được quả, Ba-la-mật hải là nhân, Giải thoát là quả. Còn lại bốn Hải đều là Đại Dụng, đó là gặp thời cơ thị hiện biến hóa, tùy theo thích hợp để thuyết pháp, xứng với chúng sinh mà thiết lập tên gọi, tùy theo chúng sinh mà có dài-ngắn.
Trong giải đáp thì trước là người-sau là mình, Đại Dụng thuộc bốn Hải ở trước, hai Hải thuộc nhân quả Tự lợi ở sau. Vả lại, một Hải thuộc Chúng sinh, cũng có thể bao gồm ở đây, chín Hải đều vì chúng sinh, cho nên tùy theo thích hợp đủ loại, mà phần nhiều là hiển bày về chúng sinh.
Nếu dựa theo giới hạn mà nói thì giải đáp toàn bộ ở Hội ấy. Ở đây lại có hai: Một: Hiện rõ tướng để giải đáp, văn sau sẽ nêu ra; Hai: Giải đáp bằng ngôn thuyết. Phần này cũng có hai: 1- Kinh đưa ra chưa hết; 2- Giải đáp gồm đủ hai cách, còn lại đến phẩm Thành Tựu sẽ dẫn ra.
Trong phần sau từ “Nhĩ thời…” trở xuống là cùng nhau lên tiếng thuyết kệ để thưa hỏi, phân hai: Trước là trình bày về nhân duyên; sau là chính thức thuyết kệ.
Trước là trình bày về nhân duyên: Trước đây thưa hỏi thuộc về ý nghĩ, Đức Phật tuy đã biết rõ, mà nay thưa hỏi rõ ràng bằng lời nói khiến cho Đại chúng cùng hiểu. Trước đã vì pháp mà phát khởi cúng dường, nay chính là dùng sự cúng dường để nói rõ về tâm. Không nhờ vào gợi mở vỗ về, cho nên nói là tự nhiên, không phải không có nhân duyên, mà chính là uy lực của Bồ-tát, bởi vì chúng Đồng sinh-Dị sinh đều là Bồ-tát. Lại biểu thị cho thân-miệng vốn là vật dụng cúng dường, mà vật dụng cúng dường đều chính là Thể của pháp giới.
Sau là trong phần chính thức thuyết kệ, có mười tụng phân hai: Ba kệ đầu ca ngợi về đức để thưa hỏi; bảy kệ sau là nêu ra pháp để thưa hỏi.
Trong ba kệ đầu cũng phân hai: Hai kệ đầu ca ngợi Đức Phật, trình bày về nhân thuyết giảng đầy đủ; một kệ sau ca ngợi Đại chúng, trình bày về duyên thuyết giảng đầy đủ.
Trong hai kệ đầu: Kệ trước tức là Trí của Bi đã đầy đủ, vì chúng sinh mà hiện thân; kệ sau tức là Bi của Trí đã trọn vẹn, có thể đoạn diệt nghi ngờ-trừ bỏ khổ đau, có Bi thì chắc chắn rộng khắp, có Trí thì chắc chắn có năng lực, vì vậy cần phải thuyết giảng.
Trong một kệ sau ca ngợi Đại chúng để thưa hỏi, nửa kệ trước là ca ngợi Đại chúng để hiển bày về ý nghĩ không khác nhau, nửa kệ sau là kết thúc thưa hỏi trình bày về thuyết giảng là đoạn diệt nghi ngờ.
Trong bảy kệ sau là nêu ra pháp để thưa hỏi, phân ba:
Bốn kệ đầu nói đến mười câu hỏi ở phần thứ nhất trước đây, có một vài chỗ không theo thứ tự, chỉ chọn lấy văn làm chính. Và còn lại tất cả các pháp rộng lớn, là kết luận về những ví dụ còn lại, nghĩa là ngoài hai mươi câu hỏi, cũng mong được thuyết giảng về đức vô biên của Đức Phật. Phẩm Bất Tư Nghị mở rộng nói về các môn còn lại, những nơi nói về quả đều giải đáp về phần này.
Một kệ tiếp nói đến mười câu hỏi về Thể-Tướng nổi bật trước đây, sơ lược nêu ra có thể biết.
Hai kệ sau cuối nói đến mười câu hỏi về tác dụng giáo hóa rộng khắp mọi nơi. Văn hiện tại chỉ có bảy, bởi vì trong Phật hải bao hàm Thần biến-Thọ lượng-Danh hiệu. Bởi vì ba Hải này không tách lìa Phật, cho nên không hỏi về nhân. Phần trường hàng trình bày bao gồm các Hội, vì vậy nêu ra nghi ngờ về nhân. Nay làm sáng tỏ phần thứ nhất, thưa hỏi giải đáp ở Hội ấy. Lại hiển bày về Hội này thì nhân tóm lượcquả mở rộng, Hội thứ hai thì quả tóm lược-nhân mở rộng.
Hai: Từ “Nhĩ thời Thế Tôn…” trở xuống là trình bày phần Ánh sáng triệu tập những chúng có duyên, trường hàng phân làm mười:
1. Ý về phát ra ánh sáng, bởi vì hiểu được ý nghĩ, cùng nhau lên tiếng dễ dàng hiểu rõ, cho nên lược qua không trình bày. Ý nghĩ chỉ nghi ngờ về pháp, vì sao phát ra ánh sáng mà hiện tướng để giải đáp? Tướng giải đáp thế nào? Nghĩa là lực Tam-muội của Phật phát ra ánh sáng gia trì, khiến cho Bồ-tát có thể đến từ những thế giới rất xa, đây chính là cảnh giới của Phật Địa, là công hạnh của Phật mà không có gì thâu nhiếp-không có gì sợ hãi; đây là ý tổng quát. Nếu trình bày riêng biệt, thì như văn có thể suy nghĩ. Vả lại, triệu tập Bồ-tát đến, cũng là dùng lời nói để giải đáp. Mười câu hỏi trên đây, đến văn sẽ biết rõ.
2. Từ “Tức ư…” trở xuống là trình bày về nơi nương tựa của ánh sáng: Khuôn mặt (Diện môn) tức là miệng. Nói nhiều răng (Chúng xỉ), là biểu thị cho bốn mươi câu hỏi, Giáo Đạo mở rộng ra xa, Bồ-tát (Chân tử) sinh ra từ miệng, nhai nuốt mùi vị của pháp làm lợi ích cho Pháp thân. Tổng quát về nơi phát ra, thì toàn bộ thuộc về Hội này.
3. Từ “Phóng Phật…” trở xuống là hiển bày về Thể của ánh sáng, thuận theo căn cơ mà thuyết giảng nhiều cách.
4. Từ “Sở vị…” trở xuống là nêu ra ánh sáng, sơ lược nêu ra mười tên gọi, đều từ Thể-Dụng mà thiết lập tên gọi.
5. Từ “Như thị…” trở xuống là kết luận về số lượng ánh sáng.
6. Từ “Nhất nhất…” trở xuống là làm sáng tỏ về quyến thuộc.
7. Từ “Kỳ quang…” trở xuống là phân rõ về sắc tướng, các vật báu chiếu rọi kín đáo biểu thị cho sự hàm chứa tiếp nhận của Giáo Đạo.
8. Từ “Phổ chiếu…” trở xuống là trình bày về ánh sáng chiếu rọi rất xa.
9. Từ “Bỉ thế giới…” trở xuống là Đại chúng ở thế giới ấy cảm được thần thông.
10. Từ “Dĩ Phật…” trở xuống là tiếng kệ phát ra để triệu tập, tức là nêu ra tất cả mười danh hiệu, biểu thị cho nơi quay về.
Mười kệ ở trong văn, lại phân làm năm:
Một: Có sáu kệ tự làm sáng tỏ về nhân quả đã tròn vẹn, khuyến khích cùng quán sát về Thể. Trong đó: Một kệ đầu là tổng quát trình bày về nhân của Tự lợi-Lợi tha đầy đủ, thành tựu Chánh Biến Tri. Một kệ tiếp là ánh sáng đầu mảy lông mở mang giác ngộ, là Minh Hạnh Túc. Một kệ tiếp là đi đến các nẽo, là Thế Gian Giải, một niệm giải thoát có thể gọi là Thiện Thệ. Một kệ tiếp là nói về thành tựu Chánh Giác, tức là nghĩa về Phật. Một kệ tiếp là âm thanh lớn mà diễn thuyết vắng lặng, gọi là Vô Thượng Sĩ; tùy theo tâm mà mở mang giác ngộ, là Điều Ngự Trượng Phu. Một kệ tiếp là các Lực đều trọn vẹn, tức là Thiên Nhân Sư.
Hai: Có một kệ trình bày về Hải chúng đã quy tụ, dẫn ra ví dụ khuyến khích quay về. Đã nói các vầng mây đã rưới mưa để cúng dường, là Ứng Cúng; bởi vì hướng về dẫn ra ví dụ, cho nên không phải là thứ tự.
Ba: Có một kệ về Viên âm tùy theo căn cơ tiếp xúc thì chắc chắn được lợi ích, kết luận nói là Lưỡng Túc Tôn, tức là Thế Tôn.
Bốn: Có một kệ về lập tức diễn thuyết vô lượng vô biên nghĩa lý, nhanh chóng thích hợp và đúng lúc, giống như Đại nguyện của ba đời chư Phật mà xuất hiện, cho nên kết luận nói là Như Lai.
Năm: Có một kệ về đặc biệt truyền thụ cho người có duyên, là chủ ý của ánh sáng.
Ba: Từ “Nhĩ thời thập phương…” trở xuống là Chúng đã triệu tập như mây tụ hội, văn phân làm ba: 1- Cùng hội tụ ở đạo tràng; 2- Hiện rõ về Dụng tự tại; 3- Âm thanh từ trong ánh sáng tự nói ra.
1) Cùng hội tụ ở đạo tràng, cũng có ba: a- Tổng quát trình bày; b- Từ “Sở vị…” trở xuống là riêng biệt hiển bày; c- Từ “Như thị đẳng…” trở xuống là tổng quát kết luận.
Trong phần b là riêng biệt hiển bày, mười phương tức là mười đoạn, trong mỗi một phương đều có mười sự việc: Một: Xác định phương hướng; Hai: Vô số quốc độ; Ba: Thế giới; Bốn: Danh hiệu Đức Phật; Năm: Bồ-tát đứng đầu; Sáu: Số lượng quyến thuộc; Bảy: Đến nơi Đức Phật; Tám: Phát khởi vầng mây cúng dường; Chín: Thưa trình lễ lạy cúng dường; Mười: Hóa hiện pháp tòa mà an tọa. Trong này lẽ ra còn có Thế giới chủng, nhưng tên gọi lược qua không nói đến mà thôi.
Phương Đông cuộn mây cúng dường lẽ ra có mười loại, mà chỉ có chín loại, bởi vì hai văn nói về hương xoa và hương đốt hợp lại làm một. Nói về tất cả hiện rõ, là chủ-bạn đều hiện rõ; trùng trùng vô ngại đều rộng khắp hư không, tất cả đều có thể ngắm nhìn gọi là không tản ra mất đi. Mười phương hóa hiện pháp tòa, Thể-Tướng đều khác nhau, mà đều gọi chung là pháp tòa Sư tử của Liên Hoa Tạng. Nghĩa của pháp tòa Sư Tử đã thấy ở văn trước. Nói về Liên Hoa Tạng, tổng quát có ba ý: a: Dựa theo Bồ-tát, là biểu thị cho hàm chứa đầy đủ tất cả; b: Dựa theo Giáo đã giải thích, là muốn thuyết giảng về Y báo; c: Dựa vào các Hội, bao gồm hiển bày về Hoa Nghiêm. Từ trên xuống dưới trở về ngồi theo phương của mình, mà thân Phật xoay tròn đều nhìn thấy mặt, cho nên khác với những Tông khác chỉ có tám phương.
Trong phần c là tổng quát kết luận, văn có tám đoạn: Một: Sơ lược nêu ra văn trước đây nói là đều như vậy. Hai: Tổng quát trình bày về số lượng của biển (Hải), đó là mười ức vô số thế giới(Sát trần), bởi vì trước đây đã nêu ra là biển nối tiếp nhau của Hoa Tạng, ánh sáng nơi miệng đều soi chiếu một ức mười phương, cho nên có mười ức. Hai đoạn trên ở trong phần riêng biệt hiển bày trước đây không có. Ba: Kết luận về Chủ. Bốn: Kết luận về Bạn. Năm: Kết luận về nơi đã đến. Sáu: Kết luận về phát khởi cúng dường. Bảy: Kết luận về lễ lạy dâng cúng. Tám: Kết luận về an tọa.
Đã là tổng quát kết luận cho nên thiếu đi phần Xác định phương hướng; đã đến trong Hội cho nên thiếu đi ba sự việc về Hải thứ nhất…
2) Từ “Như thị tọa dĩ…” trở xuống là hiện rõ về Dụng tự tại, tức là ca ngợi về đức, nghĩa là mỗi một mảy trần đều gần với Phật, mỗi một ý niệm đều lợi ích cho chúng sinh. Văn có tám mục: Một: Trình bày về lỗ chân lông của các Bồ-tát hiện rõ ánh sáng. Hai: Ánh sáng hiện rõ Bồ-tát. Ba: Bồ-tát đi vào mảy trần. Bốn: Mảy trần hàm chứa thế giới rộng lớn. Năm: Thế giới có Như Lai. Sáu: Bồ-tát đến cúng dường. Bảy: Truyền bá giáo hóa phụ giúp Đức Phật. Tám: Đã giáo hóa thành tựu lợi ích.
Mục một và hai, có thể biết.
Trong mục ba nói là An lập vô số (Hải) ở tất cả vi trần, sơ lược có hai nghĩa: a: Tất cả thi thiết về Y-Chánh giống như mảy trần, bởi vì tất cả đều hợp với Chân; b: Dựa theo Quán tâm, đã duyên vào ý thức của chúng sinh, tức là pháp giới; ví dụ dựa vào danh tướng phân biệt mà chuyển, đó gọi là an lập hư vọng mà làm thành mảy trần; Thể đều có thể dựa vào thì gọi là thế giới rộng lớn, đều có tánh giác ngộ thì nói là Như Lai. Đây là trình bày về Bồ-đề chứng nhập tánh hải của chúng sinh.
Trong mục bốn, có thể nhận biết.
Mục năm là tùy theo Thế tục cho nên nói có ba đời, hoàn toàn xứng với tánh mà đều ở trong mảy trần.
Trong mục sáu là nói về cúng dường, bao gồm Tài thí và Pháp thí.
Mục bảy từ “Ư niệm niệm…” trở xuống là truyền bá giáo hóa phụ giúp Đức Phật, và mục tám từ “Niệm niệm trung…” trở xuống là đã giáo hóa thành tựu lợi ích. Trong đó, Hiền Thủ hợp với nghĩa mở bày thức tỉnh trước đây, dùng ba nghĩa để giải thích: Một: Giải thích theo cách phối hợp riêng biệt; hai: Giải thích theo cách bao gồm đầy đủ; ba: Giải thích theo cách phân biệt.
Trong nghĩa một là giải thích theo cách phối hợp riêng biệt: Nghĩa là dùng mười pháp môn trước đây, hợp với mười lợi ích đã thành tựu sau này, một môn đạt được một lợi ích, môn 2-3 lùi về trước, còn lại đều như thứ tự: 1: Dùng môn về mộng tự tại, trong mộng cảnh giác chúng sinh tạo nghiệp ác, khiến cho đạt được lợi ích về đoạn trừ điều ác tránh khỏi khổ đau. 2: Dùng môn về hạnh Bồ-tát, khiến cho người đạt được Chánh Định. 3: Dùng môn về hiện rõ chư Thiên sinh ra và chết đi, khiến cho sinh đến cõi trời thọ nhận niềm vui, bởi vì phóng túng là chết đi, tự kiềm chế mình thì sinh ra. Ba môn trên đây thuộc về Nhân Thiên thừa. : Dùng môn về thế giới biến động hiện rõ Vô thường khiến cho chán ngán, dùng môn về ca ngợi thần thông biến hóa của Phật khiến cho vui mừng, thành tựu lợi ích của Nhị thừa, phần sau đều thuộc về Đại thừa. 5: Dùng môn về Đại nguyện làm trang nghiêm thế giới, khiến cho tu phước mong cầu hướng đến. : Dùng môn về ngôn từ thâu nhiếp chúng sinh khiến cho phát khởi Đại tâm, bởi vì âm thanh của Phật tức là Đồng Thể Đại Bi. 7: Dùng môn về cuộn mây tuôn mưa giáo pháp của Phật, khiến cho tiến vào phần vị không lui sụt của Bồ-tát. Ba phần vị trên đây thuộc về Tam Hiền ở Địa tiền. : Dùng môn về soi chiếu quốc độ khắp nơi pháp giới và thần thông biến hóa, khiến cho đạt được Trí nhãn nhìn thấy pháp bình đẳng từ Địa thứ nhất trở lên. : Dùng môn về lực giải thoát của Phật hiện bày tất cả rộng khắp pháp giới, khiến cho đạt được lợi ích thuộc Đại lực-Đại nguyện-Trí vô tận làm thanh tịnh quốc độ từ Địa thứ tám trở lên. 10: Dùng môn về kiến lập đạo tràng của Phổ Hiền, khiến cho trú vào Đại nguyện hải của quả Phật. Nói sinh vào nhà Như Lai, là tiến vào phần vị của quả Phật mà sinh ra, chứ không phải là từ Địa thứ nhất trở lên mà sinh vào nhà của Phật.
Nghĩa hai là giải thích theo cách bao gồm đầy đủ: Mười pháp trên đây, đối với mười lợi ích này, mỗi một pháp đều bao gồm tất cả, nghĩa là hoặc một pháp thành tựu mười lợi ích, hoặc là mười pháp thành tựu một lợi ích, như vậy rộng khắp lẫn nhau mà không có gì chướng ngại.
Nghĩa ba là giải thích theo cách phân biệt: Nghĩa là mười pháp môn trước đây, mỗi một pháp môn mở bày thức tỉnh cho chúng sinh như số vi trần trong vô lượng thế giới (Thế giới hải). Đây là dùng pháp để làm lợi ích. Mười lợi ích sau này chỉ nói về số vi trần của Tu-di, không nói về vô số quốc độ (Sát trần), là chính bản thân mình vì người mà làm lợi ích. Đã giải thích theo cách phân biệt, thì môn về mộng tự tại cũng hiển bày tất cả đều như mộng, kéo dài-rút ngắn… vô ngại cho nên nói là tự tại, còn lại đều có thể biết.
Trên đây là pháp giáo hóa của Bồ-tát, bắt đầu từ phát ra ánh sáng, cuối cùng là đạt được lợi ích, số thuận theo tám đoạn. Nếu mở rộng ngược lại thì mười hai lớp Kim Luân trùng trùng vô tận:
Một: Chúng sinh như số vi trần của mười Tu-di, đạt được lợi ích hãy còn ở một quốc độ; tất cả quốc độ còn lại đều như vậy, cho nên nói là mỗi một quốc độ đều khiến cho bình đẳng.
Hai: Lợi ích của tất cả quốc độ này, hãy còn ở trong thời gian một niệm; thời gian của tất cả các niệm khác cũng như vậy, cho nên nói là trong niệm niệm.
Ba: Lợi ích trong niệm niệm như vậy, hãy còn là một pháp môn; mỗi một pháp môn đã mở bày thức tỉnh đều như vậy.
Bốn: Nhiều pháp môn ấy, hãy còn là Dụng của một niệm; Dụng của pháp môn ở niệm niệm khác cũng như vậy.
Năm: Pháp môn trong nhiều niệm ấy, hãy còn nói về một quốc độ rộng lớn; như một quốc độ rộng lớn, như vậy quốc độ rộng lớn như số vi trần trong mười quốc độ đều như vậy.
Sáu: Nhiều quốc độ rộng lớn ấy, hãy còn nói ở trong một vi trần; như một vi trần, sự an lập trong tất cả các vi trần cũng như vậy.
Bảy: Các vi trần như trên, hãy còn là sự an lập trong một Hải; như sự an lập trong một Hải, sự an lập trong các Hải rộng khắp pháp giới cũng như vậy.
Tám: Nghiệp dụng trong sự an lập của Hải rộng khắp pháp giới, hãy còn là sự giáo hóa của một Hóa Bồ-tát; như một Hóa Bồ-tát, Hóa Bồ-tát ở mười Thế giới hải, tất cả đều như vậy.
Chín: Các Hóa Bồ-tát, hãy còn là do một ánh sáng mà xuất hiện; như một ánh sáng, tất cả ánh sáng cũng như vậy.
Mười: Ánh sáng như số vi trần trong mười quốc độ ấy, hãy còn là từ một lỗ chân lông đã xuất hiện; như một lỗ chân lông, tất cả lỗ chân lông toàn thân đều như vậy.
Mười một: Lỗ chân lông trên toàn thân ấy, hãy còn là một Bồ-tát; như một Bồ-tát, có Bồ-tát như số vi trần ở mỗi Thế giới hải, như số vi trần trong mười ức thế giới Phật như vậy, lỗ chân lông toàn thân đều như vậy.
Mười hai: Trên đây đã trình bày về tác dụng của mười một lớp, hãy còn nói về một Hội này; như một Hội này, đối với pháp hội của những Đức Phật khác cũng lại như vậy.
Một đoạn sau này văn kệ có đủ. Lại mười hai lớp trên đây, mỗi một lớp tách ra làm hai, thì trở thành hai mươi bốn lớp. Lại như một niệm hướng về tất cả niệm, tức là hai nghĩa. Giống như ví dụ tương tự hợp lại làm một, mười một lớp còn lại dựa theo đây suy nghĩ. Trùng điệp vô tận như vậy, đều rộng khắp pháp giới, chỉ có Trí nhanh chóng quán sát chứ không phải cảnh giới của tâm thức, Đại Dụng của Hải hội Hoa Nghiêm đều như vậy.
3) Âm thanh từ trong ánh sáng tự nói ra: Trước đã nói về âm thanh từ trong ánh sáng truyền lời triệu tập, nay cũng là âm thanh từ trong ánh sáng tự nói ra. Phần vị cao nhất của Bồ-tát, Dụng vô cùng sâu rộng, nếu không tự mình nói ra thì Đại chúng khó mà biết được. Có mười kệ tụng phân hai: Đầu là một kệ tổng quát trình bày, bao gồm nói rõ về nơi chốn thuyết giảng; sau là chín kệ riêng biệt hiển bày về đức dụng thù thắng.
Văn phân làm ba:
Đầu là ba kệ bao gồm hiển bày về Thể-Dụng tự tại: Kệ một là BiTrí dẫn dắt nhau, hóa độ chúng sinh mà không mệt mỏi. Kệ hai là cùng quán sát về Không-Hữu, tiến vào pháp môn mà thường vắng lặng. Kệ ba là không đắm theo Ngã và chúng sinh, cho nên hóa độ người khác mà tự mình thanh tịnh.
Tiếp là năm kệ riêng biệt nói về tự tại hiện bày trước đây, cùng với trước đây phỏng theo tóm lược: Kệ một là Thân rộng khắp mười phương, Trí quán sát tịch diệt, tức là hiển bày không chỉ đến nơi Hội này. Kệ hai là ánh sáng nơi Thân hòa vào tất cả, mắt Trí quán sát khắp nơi. Kệ ba là an trú đầu một mảy lông làm lay động các quốc độ khắp nơi, huống hồ an tọa ở trên hoa sen quý báu? Kệ bốn là nhiều thân nơi mỗi một mảy trần, giáo hóa khác nhau đối với mỗi một môn, nêu ra một môn sinh-diệt có thể ví dụ cho các môn khác. Kệ năm là Niệm-Kiếp vô ngại, kết luận là do Chứng sâu xa, Niệm-Kiếp đã dung thông, đối với niệm niệm có thể làm cho pháp tánh vô ngại, cho nên có phần và không có phần đều vô ngại. Nghĩa là Chứng lý không chỉ là không có phần, bởi vì ở tất cả mọi nơi mà đều thuộc về một pháp; tất cả các pháp cũng như vậy, đều có bốn câu phân biệt như Thân… Không chỉ có phần, cho nên thường ở nơi này mà khắp nơi đều có, suy nghĩ điều này!
Sau cuối là một kệ kết luận mở rộng có nơi quay về, đều hòa vào hạnh thù thắng của Phổ Hiền, bởi vì không những xưa nay đã trình bày, mà trong ánh sáng có thể diễn thuyết tự tại về điều nay.
Bốn: Hiện rõ điềm lành biểu thị cho pháp: Tướng đã hiện bày trên đây chỉ gọi là quy tụ Đại chúng có duyên, bởi vì muốn nói rõ cho nên trở lại hiện rõ điềm lành. Văn nói về điềm lành có ba: Một: Ánh sáng nêu ra Pháp Chủ; hai: Hoa xuất hiện biểu thị về Nghĩa; ba: Chúng xuất hiện biểu thị cho Giáo. Pháp nhờ vào con người mở rộng, vì vậy trước hết trình bày về nghĩa của Chủ, làm căn bản của Giáo cho nên ở trước Giáo.
Phần một: Ánh sáng nêu ra Pháp Chủ, văn phân làm sáu mục: 1- Ý; 2- Thể; 3- Tên gọi; – Tướng trạng; 5- Phát ra; 6- Thu vào.
Mục 1 về Ý, có thể biết.
Mục 2, ánh sáng phát ra từ giữa chặng mày tức là Thể của ánh sáng. Giữa chặng mày là biểu thị cho lìa xa hai bên, đối với Thể không phân biệt hai bên Hữu-Vô, đối với Nghĩa không đắm vào bên tướng của các pháp như Thường-Vô thường…, đối với Hành không thực hành hai bên Khổ-Lạc, đối với Đạo không trú vào hai bên Tà-Chánh, đối với Nhân (con người) không chấp vào hai bên Nhân-Quả, đối với Giáo không nói đến hai bên Thế-Xuất thế, đối với Đế (chân lý) không thấy đến hai bên Chân-Tục, đối với Hóa (giáo hóa) không nhất định hai bên Quyền-Thật; cho nên vì Đại chúng phát ra ánh sáng giữa chặng mày.
Mục 3, từ “Thử quang…” trở xuống là phân rõ về tên gọi của ánh sáng. Ánh sáng Trí của Bồ-tát, là khiến cho đạt được Trí chủ động nhận biết. Soi chiếu kho tạng khắp nơi mười phương, là khiến cho biết rõ về cảnh đã nhận biết. Tạng có ba nghĩa: a- Bởi vì ánh sáng của Trí hàm chứa đức vô tận; b- Bởi vì vô lượng quốc độ (Sát hải) khắp mười phương đều ở trong mảy trần lại hàm chứa các quốc độ; c- Cũng bao gồm đối với năm Tạng, bởi vì nói ánh sáng của Trí, soi chiếu hai Tạng thứ nhất-thứ hai khiến cho Bồ-tát chứng được, soi chiếu hai Tạng thứ bathứ tư khiến cho Bồ-tát thành tựu, Chứng là đạt được Niết-bàn, Thành là đạt được Bồ-đề; soi chiếu Tạng thứ năm khiến cho giáo hóa-khiến cho thanh tịnh. Trong ba nghĩa thì hai nghĩa sau như trong phần nói về Nghiệp ở văn sau.
Mục , từ “Kỳ trạng…” trở xuống là hiển bày về tướng, nghĩa là sắc như vầng mây ánh đèn, giống như mặt trời-mặt trăng chiếu rọi sâu xa, mưa pháp rưới khắp nơi làm cho thấm nhuần, nói đầy đủ như phẩm Tướng Hải.
Mục 5, từ “Biến chiếu…” trở xuống là phát ra, tức là nghiệp dụng của ánh sáng, trong đó phân năm: a- Phạm vi giới hạn đã soi chiếu, đó là tận cùng tất cả quốc độ chư Phật khắp mười phương; b- Ánh sáng đã hiện rõ, đó là quốc độ và chúng sinh; c- Làm lay động vô lượng quốc độ (Sát võng), bởi vì các thế giới ảnh hiện trùng điệp, đan xen tương xứng trong nhau, giống như mắt lưới; d- Mảy trần hiện rõ Như Lai; eTùy theo căn cơ mà rưới mưa pháp. Sơ lược nêu ra ba pháp đã hiện rõ, đều nói ở văn sau: Một là vầng mây Pháp luân nêu ra công hạnh của ánh sáng; hai là vầng mây Xuất ly (giải thoát) nêu ra sự hóa độ của ánh sáng; ba là vầng mây Đại nguyện nêu ra vị Chủ thuyết pháp, nghĩa là muốn thuyết giảng về pháp rộng khắp, khiến cho biết rõ Đại nguyện của vị Pháp Chủ, bởi vì ở trong vô lượng quốc độ rộng khắp mọi nơi.
Mục , từ “Tác thị…” trở xuống là thu vào, bởi vì nêu ra có cuối cùng, chứng được từ Phật phát ra. Ánh sáng phát ra giữa chặng mày, tu nhân thuận theo quả, vì thế cần phải vòng về phía bên phải. Từ dưới thấp lên cao mà từ dưới chân thu vào, bởi vì thực hiện công hạnh của Phật cho nên mới chứng nhập
Phần hai: Từ “Nhĩ thời Phật tiền…” trở xuống là Hoa xuất hiện biểu thị cho Nghĩa, văn có hai mục riêng biệt: 1- Tổng quát nêu ra Hoa xuất hiện làm chỗ ngồi, đã xuất hiện phù hợp với Đại chúng ở từng phương, tổng quát thì biểu thị cho Phật Hoa Nghiêm đã giải thích, riêng biệt thì biểu thị cho Hoa Tạng Phật đã thanh tịnh. Vì vậy xuất hiện hoa sen này ở trước Phật, đã tổng quát biểu thị cho Hoa Nghiêm cũng có đủ mười môn như Đồng thời cụ túc tương ưng… và Giáo-Nghĩa…, nhưng ý định vốn có chính là biểu thị cho Nghĩa mà thôi. Bỗng nhiên xuất hiện, là bởi vì dựa vào Lý phát khởi Sự khó suy lường. 2- Từ “Kỳ hoa…” trở xuống là hiển bày có đủ đức trang nghiêm, văn cũng có hai: Trước là nêu ra mười loại để hiển bày về đức vô tận; sau từ “Sở vị…” trở xuống là riêng biệt nêu ra mười câu, sáu câu trước là Thể đầy đủ các đức, bốn câu sau là Diệu Dụng tự tại.
Nay trong sáu câu trước là Thể đầy đủ các đức: Trú xứ của hạt sen (Liên tử) có nghĩa của hàm chứa giữ gìn (hàm tàng), cho nên gọi là Tạng, biểu thị cho pháp môn, một hàm chứa tất cả, tên gọi của Hoa Tạng từ đó mà thiết lập.
Trong bốn câu sau là Diệu Dụng tự tại: Một niệm ví như nhiều Ma-ni Bảo Vương, tức là Thể của Tạng trước đây; ảnh hiện thân Phật, tức là Y-Chánh vô ngại; đã phát ra nhiều âm thanh, âm thanh đều thuyết giảng về giáo pháp.
Phần ba: Từ “Thử hoa sinh…” trở xuống là Chúng xuất hiện biểu thị cho Giáo, văn sơ lược có ba mục: 1- Thời gian của Chúng xuất hiện, nói một niệm là Hoa phát sinh không gián đoạn, biểu thị cho GiáoNghĩa tương ứng. 2- Nơi chốn của Chúng xuất hiện, đó là trong tướng lông trắng giữa chặng mày (bạch hào), biểu thị cho giáo pháp từ pháp giới thanh tịnh đã chứng mà phát xuất, là nguồn cội của các giáo pháp, như màu trắng là căn bản của màu sắc. 3- Từ “Hữu Bồ-tát…” trở xuống là chính thức trình bày về Chúng xuất hiện, cũng phân làm ba: a- Chủ và quyến thuộc cùng hiện rõ khắp nơi giải thích về các pháp, cho nên nói là tất cả đã giải thích trọn vẹn đầy đủ, là nói đến âm thanh thù thắng của pháp môn Viên giáo, chắc chắn thâu nhiếp quyến thuộc, vì vậy văn sau nói: Tu-đa-la như số vi trần của vô lượng thế giới (Thế giới hải), dùng làm quyến thuộc, Quyền-Thật vô ngại cho nên nói là cùng lúc. b- Từ “Hữu nhiễu…” trở xuống là bày tỏ cung kính đi đến pháp tòa, Chủ và Bạn tuy khác mà đều tu nhân thuận theo quả, cho nên đi vòng quanh Như Lai về phía tay phải, văn và nghĩa thuận theo nhau. Bởi vì dựa vào hoa mà ngồi, vốn là Chánh và Trợ không giống nhau, cho nên đài hoa-nhị hoa có khác nhau. Nghĩa trên dựa vào Lý trình bày cho nên bỗng nhiên mà xuất hiện; nay Giáo nhờ vào con người thiết lập cho nên Chúng từ Phật xuất hiện, cũng như kinh Niết Bàn nói từ trâu mà sinh ra sữa. c- Từ “Kỳ nhất thiết…” trở xuống là làm sáng tỏ về nghiệp của đức ấy, Giáo của Chủ là Tông cho nên chỉ ca ngợi về Chủ. Văn có mười câu, tóm lược làm thành hai cách giải thích: Một: Theo chiều dọc phối hợp với mười Địa, đây là trình bày về thâu nhiếp tất cả công đức của mười Địa, một câu là một Địa: 1- Địa Hoan Hỷ là đạt được Trí-chứng đến Như; 2- Địa Tánh Giới là công hạnh của Phật; 3- Địa Đa Văn là tiến vào Pháp thân hải; 4- Thực hành Đạo phẩm, Thiện hữu là chỗ dựa; 5- Địa tổng quát thực hành là hiện bày thần thông làm lợi ích chúng sinh; 6- Quán sát về pháp giới là Bát-nhã hiện rõ trước mắt; 7- Công dụng đã cuối cùng, vì vậy Phật trao cho Lực; 8- Trú vào tâm Tam-muội không sinh khởi-không lay động; 9- Làm vị Pháp Sư nhìn thấy pháp vô biên; 10- Đầy đủ trọn vẹn đối với Tam-muội Đại Tận… Địa thứ nhất hãy còn thâu nhiếp công đức của các Địa, huống hồ đối với những Địa sau mà không đầy đủ những Địa trước hay sao? Hai: Theo chiều ngang dựa vào phần vị cao nhất để giải thích: 1- Lý trí hiểu rõ về Chân; 2- Lượng trí tiến vào Hành; 3- Chứng tận cùng Pháp thân; – Thường quán sát Thọ dụng; 5- Mảy lông hiện bày thần biến; – Niệm quán sát pháp môn; 7- Bên ngoài cảm được Phật gia hộ; – Bên trong an trú sâu vào Định; – Thời gian thì nhìn thấy đời vị lai; 10- Không gian thì tất cả đều tròn vẹn. Vì vậy mười câu này thâu nhiếp làm thành năm cặp, hoặc là theo chiều ngang-hoặc là theo chiều dọc đều có thể Chứng được đầy đủ, cho nên làm thành hai cách giải thích.