QUYỂN 45

Phẩm thứ hai mươi bảy: THẬP ĐỊNH

(Đi vào quyển thứ 40 trong kinh).

A. TRÌNH BÀY VỀ Ý ĐƯA RA:

Trước là phân rõ đưa ra Hội. Đưa ra Hội có hai: 1- Dựa theo viên dung, nghĩa là trước đây đã trình bày đầy đủ sai biệt về phần vị chính thức (Chánh vị) trong phần Phổ Môn, mà nương vào trải qua trời-người; nay trình bày về Đức Dụng sau phần vị không tách rời Phổ Môn, đây là hội tụ riêng biệt hòa vào khắp nơi, cho nên có đưa ra Hội này. Trùng Hội ở điện Phổ Quang, ý thuộc về nơi này, bởi vì hai phần vị Đẳng giác-Diệu giác hoàn toàn giống như Trí của Như Lai ở điện Phổ Quang Minh. 2- Dựa theo thứ tự, trước đây trình bày về Thập Địa, nay hiển bày về hai phần vị Đẳng giác-Diệu giác, cho nên đưa ra. Bởi vì Quả cuối cùng nhờ vào Tín đầu tiên, cho nên Trùng Hội ở điện Phổ Quang, nghĩa là trước dựa vào Thể của Trí bất động vốn có, khởi lên phần vị sai biệt; nay phần vị cuối cùng thành tựu về quả, không lìa xa nhân của Trí vốn có. Sau khi nhân quả xuất hiện, nhân là nhân ở trong quả, đạt được quả mà không rời bỏ nhân; quả là quả ở trong quả, mà Đại Dụng không bờ bến.

Sau là đưa ra Phẩm, là bởi vì giải đáp câu hỏi về Thập Định trong Hội thứ hai.

B. GIẢI THÍCH TÊN GỌI:

Tên gọi của Hội, có hai: 1- Dựa theo nơi chốn, gọi là Trùng Hội Phổ Quang Minh Điện Hội, bởi vì Hội thứ hai đã từng hội tụ ở đây, ý về Trùng Hội như trước. 2- Dựa theo pháp là trình bày về pháp hội thuyết giảng rộng khắp.

Tên gọi của Phẩm: Định là tâm trú vào tánh của một cảnh (Tâm

nhất cảnh tánh), Thập là số tròn vẹn nhất, bởi vì Diệu Dụng không bờ bến thuộc về Định sâu xa của Phổ Hiền, dựa vào mười để hiển bày về Vô tận, cho nên nói là phẩm Thập Định, tức là Đới số thích. Nếu dựa vào bản tiếng Phạn, thì nói đầy đủ là phẩm Như Lai Thập Tam Muội, bởi vì Tam-muội của phần vị Đẳng giác hướng lên trên vốn giống như Phật, là công hạnh của chư Phật ba đời, cho nên nói là Tam-muội của Như Lai. Người dịch lấy nghĩa bao gồm nhân quả, cho nên lược bớt hai chữ Như Lai. Nhưng Tam-muội là Định, tuy không phải là đối địch, mà bởi vì tâm cùng duy trì đến một cảnh, ý nghĩa và mục đích thuận theo nhau, nói tóm tắt là Định. Lại trong bản Biệt Hành gọi là Đẳng Mục Bồ Tát Sở Vấn Tam Muội Kinh, đều là Nhân-Pháp cùng nêu ra, bản tiếng Phạn là Y chủ thích, bản Biệt Hành là Y sĩ thích.

C. TÔNG THÚ: Hội lấy Đức Dụng tròn vẹn đầy đủ thuộc về nhân quả của Phổ Hiền làm Tông, khiến cho chúng sinh Chứng Nhập là Thú. Phẩm lấy Đại Dụng vô biên-tự tại vô ngại thuộc về Tam-muội của Phổ Hiền, mà làm Tông Thú.

D. CHÍNH THỨC GIẢI THÍCH VĂN: Hội này có mười một Phẩm Kinh, phân hai: Sáu phẩm trước trình bày về Nhân tròn vẹn, năm phẩm sau trình bày về Quả đầy đủ.

Nếu dựa vào Cổ đức thì chín phẩm trước trình bày về Nhân-Quả phát sinh hiểu biết, hai phẩm sau trình bày về Nhân-Quả bình đẳng.

Trong chín phẩm trước cũng có hai: Sáu phẩm đầu trình bày về tướng của Nhân sau phần vị, ba phẩm sau trình bày về tướng của Quả sai biệt.

Nhưng mà Nhân của sáu phẩm, nếu dựa theo thứ tự thì so với năm Hội trước đều là Nhân của sai biệt. Nếu dựa theo viên dung thì giống như tướng của Quả, cùng với Quả chung một Hội; Quả là Quả đối với Nhân, cùng với Nhân chung một Hội. Nhân-Quả bình đẳng do sai biệt mà thành tựu, cũng cùng với đây chung một Hội.

Trong sáu phẩm đầu: Nhân này tức là Đẳng giác, nhưng văn có nghĩa của Đẳng giác, mà không có tên gọi của Đẳng giác, bởi vì Đẳng giác này cũng chính là phần Thắng tiến của Địa thứ mười, do đó các Giáo tách ra-hợp lại không giống nhau.

Kinh Nhân Vương… hợp lại phần Thắng tiến này đưa vào Địa thứ mười, vì vậy không thiết lập Đẳng giác, mà trong phẩm Giáo Hóa dựa theo phần vị của năm Nhẫn, chỉ có Thượng-Hạ đối với Nhẫn thuộc Tịch diệt, Hạnh trong Nhẫn phẩm Hạ gọi là Bồ-tát, tức là Địa thứ mười; Hạnh trong Nhẫn phẩm Thượng là Tát-bà-nhã, ở đây gọi là Như Lai.

Nếu dựa vào kinh Anh Lạc, thì tách phần Thắng tiến này ra làm Địa Vô Cấu, tức là Đẳng giác; nhưng Đẳng giác là soi chiếu mà vắng lặng (Chiếu tịch), Diệu giác là vắng lặng mà soi chiếu (Tịch chiếu). Lại trong phẩm Hiền Thánh Học Quán nói về sáu loại Tánh, và sáu Kiênsáu Nhẫn…

Luận Du Già có đủ hai nghĩa, quyển thứ 78 dẫn kinh Giải Thâm Mật nói có mười một Địa, thứ mười là Pháp Vân Địa, thứ mười một gọi là Phật Địa. Chỉ có hai mươi hai Ngu, bởi vì lúc đạt được Phật Địa đã đoạn trừ hai Ngu: 1- Ngu về tham trước rất vi tế đối với tất cả các cảnh giới đã nhận biết, tức là chủng tử câu sinh rất vi tế của Sở tri chướng; 2- Ngu về chướng ngại rất vi tế, tức là chủng tử tự nhiên của Phiền não chướng. Đoạn trừ hai Ngu này thì có thể chứng được Đại Bồ-đề. Lại không nói riêng biệt về Đoạn-Chứng của Đẳng giác, mà Luận lại có văn cũng thiết lập Đẳng giác.

Lại Bồ-tát Địa nói: Bồ-tát này, tuy đã tu tập thực hành đầy đủ vô lượng công đức (Công đức hải), mà bởi vì chưa có thể rời bỏ ba loại pháp, cho nên không gọi là Diệu giác: 1- Bởi vì chưa rời bỏ pháp Vô lậu yếu kém; 2- Bởi vì chưa rời bỏ pháp Bạch tịnh Vô ký; 3- Bởi vì chưa rời bỏ pháp thiện Hữu lậu. Đến phần vị Diệu giác, mới rời bỏ ba loại này.

Nay Kinh muốn hiển bày về tách ra-hợp lại không có gì ngăn ngại, cho nên giữ lại nghĩa ấy, mà không làm sáng tỏ về tên gọi ấy. Sau trong phẩm Ly Thế Gian đầy đủ Trí tuệ Trợ đạo, đã nói là tùy thuận sáu pháp kiên cố, thì rõ ràng là có Đẳng giác.

Trong văn phân hai: Ba phẩm trước là chính thức giải đáp về câu hỏi trước đây; ba phẩm sau là tổng quát hiển bày về sâu rộng.

Trong ba phẩm trước, phân hai: Hai phẩm đầu trình bày về nghiệp dụng rộng lớn, một phẩm sau trình bày về Trí tuệ rất sâu xa.

Trong hai phẩm đầu cũng có hai: Phẩm 1 dựa vào Định để trình bày về Dụng; phẩm 2 dựa vào Thông để trình bày về Dụng.

Trong phẩm 1 (Thập Định), phân năm: Một- Phần tựa; Hai- Phần thưa thỉnh; Ba- Phần nêu ra người thuyết giảng; Bốn- Phần căn bản; Năm- Phần thuyết giảng.

Trong phần một: có ba: 1-Tổng quát hiển bày về ba thành tựu; 2-Từ “Thỉ thành…” trở xuống là riêng biệt hiển bày về ba thành tựu; 3-Từ “Dữ thập Phật sát…” trở xuống là riêng biệt hiển bày về Chúng thành tựu.

Trong phần 2: phân ba: a- Dựa theo Chủ để hiển bày về Thời;

b- Từ “Ư Phổ Quang Minh…” trở xuống là dựa theo Chủ để làm sáng tỏ về Xứ; c- Từ “Nhập sát-na…” trở xuống là dựa theo Đức để hiển bày về Chủ.

Trong phần c có mười câu, tức là thâu nhiếp hai mươi câu riêng biệt trong hai mươi mốt loại công đức. Câu tổng quát tức là mới thành tựu Chánh giác trước đây.

1: Tiến vào Tam-muội trong thời gian của sát-na (Sát-na tế), tức là cùng tận nguồn Chân của pháp. Nghĩa là thời gian rất ngắn ngủi gọi là Sát-na, thời gian tận cùng của sát-na ấy thì tướng đều vắng lặng.

Thời gian thuộc về không có thời gian gọi là thời gian của sát-na, tức là thâu nhiếp hai câu, nghĩa là hai hành vĩnh viễn bặt dứt và đạt được pháp Vô tướng. Nếu có hai hành thì có sát-na, hai hành đã bặt dứt thì sát-na không có thời gian, bởi vì đạt được Chân Như thanh tịnh vốn Vô tướng. Vì lẽ đó, trong này chỉ gọi là tiến vào trong thời gian sát-na, bởi vì muốn hiển bày về phần vị Đẳng giác sắp thuyết giảng. Bồ-tát Địa tận cùng chỉ có quả hệ lụy Vô thường, tướng của Sinh chưa vắng lặng, hãy còn gọi là Thức tạng. Nếu dùng Trí vô gián hiểu rõ về tâm bắt đầu khởi lên, thì tâm không có tướng bắt đầu mà xa lìa niệm vi tế, tức là không có sát-na. Nếu tiến vào thời gian này thì thấy tâm tánh thường trú, gọi là hiểu rõ tận cùng, cho nên nói là Tam-muội của chư Phật; cũng hiển bày về phần vị trải qua sai biệt, bởi vì không tách lìa thời gian của sát-na đầu tiên.

2: Dùng Nhất thiết trí từ năng lực của Thần thông mà hiện thân Như Lai, là dựa vào Thần thông mà khởi Dụng. Câu này thâu nhiếp hai câu: Nhất thiết trí thông tức là trú trong trú xứ của Phật, nghĩa là do Nhất thiết trí không có công dụng, từ năng lực của Thần thông mà thường xuyên làm Phật sự. Tiếp theo hiện thân Như Lai tức là thâu nhiếp bình đẳng như Phật đạt được, nghĩa là dựa vào Nhất thiết trí nói trên mà hiện thân làm lợi ích an lành cho chúng sinh.

3: Thanh tịnh vô ngại thâu nhiếp ba câu, nghĩa là Thanh tịnh thâu nhiếp hai câu: a- Thâu nhiếp đến nơi không có chướng ngại, đó là Giác tuệ luyện tập xuyên suốt, vĩnh viễn đoạn trừ pháp đã đối trị, cho nên nói là thanh tịnh; b- Thâu nhiếp về pháp không thể chuyển đổi, bởi vì thanh tịnh cho nên người khác không thể nào chuyển đổi. Vô ngại tức là pháp đã thực hành không có ngăn ngại, cho nên tám pháp thế gian không thể nào ngăn ngại.

4: Không có gì nương tựa, không có duyên dựa vào, tức là thiết lập không thể nghĩ bàn, nghĩa là tuy thiết lập giáo pháp mà không dựa vào thế gian, bởi vì không phải là duyên có thể dựa vào của các thế gian.

5: Trú vào Xa-ma-tha vô cùng vắng lặng, tức là hiện rõ tất cả ba đời, bởi vì thấy ba đời bình đẳng như Lý không có gì khác, là vắng lặng bậc nhất.

6: Đầy đủ Đại uy đức, tức là thân luôn luôn tràn đầy tất cả thế gian, bởi vì hiện thân Biến hóa-Thọ dụng làm nhiều lợi ích an lành.

7: Không có gì nhiễm trước, tức là Trí luôn luôn thông suốt rõ ràng tất cả các pháp, nghĩa là khéo léo quyết định đối với các pháp, mà không có gì nhiễm trước.

8: Có thể khiến cho người thấy đều được mở bày tỏ ngộ. Câu này thâu nhiếp hai câu: a- Thâu nhiếp rõ ràng tất cả các hành, nghĩa là nhận biết về tánh của chúng sinh, tùy theo hành sai biệt mà mở bày tỏ ngộ; b-Thâu nhiếp trừ diệt tất cả nghi ngờ, nghĩa là nhận biết về thiện căn nhỏ bé từ kiếp lâu xa của họ, mà cũng khiến cho mở bày tỏ ngộ.

9: Tùy theo thích hợp mà xuất hiện không sai lạc thời cơ. Câu này cũng thâu nhiếp hai câu: a- Thâu nhiếp về thân không thể lường nổi, nghĩa là như Thắng giải ấy mà thị hiện thân, như ngọc báu Ma-ni, gọi là tùy theo thích hợp mà xuất hiện không sai lạc thời cơ; b- Thâu nhiếp về Trí đã mong cầu như tất cả Bồ-tát…, nghĩa là điều phục hữu tình, thâu nhiếp tiếp nhận-trao truyền gởi gắm…, đều không sai lạc thời cơ.

10: Luôn luôn trú vào một tướng, đó gọi là Vô tướng. Câu này thâu nhiếp năm câu còn lại, nghĩa là đạt đến cứu cánh của Phật, giải thoát không hai…, tùy theo nghĩa tuy khác nhau nhưng đều do một tướng là Vô tướng mà thành tựu, có thể dùng ý hiểu được. Còn lại như phẩm Thăng Đâu Suất phân rõ.

Trong phần 3: Là riêng biệt hiển bày về Chúng thành tựu, có năm: a- Nêu ra số lượng; b- Từ “Mĩ bất…” trở xuống là ca ngợi về đức; c- Từ “Kỳ danh…” trở xuống là nêu ra tên gọi; d- Từ “Như thị đẳng…” trở xuống là kết luận về số lượng; e- Từ “Vãng tích…” trở xuống là ý tích tập.

Trong phần b: Là ca ngợi về đức, có mười một câu:

Hai câu đầu là tổng quát, bởi vì phần vị cao nhất, công hạnh tròn vẹn.

Chín câu còn lại là riêng biệt. Bốn câu trước là đức thuộc Tự phần: Hai câu đầu là Tướng của Hạnh, một sâu-hai rộng; hai câu sau là Thể của Hạnh, một Định-hai Bi. Năm câu sau là đức thuộc Thắng tiến: Ba câu trước là Đại Dụng của ba nghiệp giống như Phật, có thể biết. Hai câu sau là Niết-bàn Vô trú giống như Phật, câu một là giải thích, nghĩa là không trú vào Niết-bàn mà tiến vào thế gian, không trú trong sinh tử mà tâm luôn luôn tịch tĩnh; câu hai là kết luận đức thuộc về người.

Trong phần c là nêu ra tên gọi, có một trăm vị Bồ-tát: Đầu có ba mươi vị cùng tên gọi là Tuệ, bởi vì biểu thị cho đức thuần nhất; sau từ “Niệm trang nghiêm…” trở xuống là bảy mươi vị Bồ-tát có tên gọi riêng biệt, bởi vì biểu thị cho đức xen lẫn.

Phần d: là kết luận về số lượng, phần e là ý tích tập, có thể biết.

Phần hai: Từ “Nhĩ thời Phổ Nhãn…” trở xuống là trong phần thưa thỉnh, có bốn: 1- Phổ Nhãn thưa hỏi, bởi vì chính là Phổ Nhãn mới thấy pháp khắp nơi (Phổ pháp). 2- Từ “Phật ngôn…” trở xuống là Như Lai khen ngợi thưa hỏi. 3- Từ “Phổ Nhãn…” trở xuống là nêu ra pháp chính thức thưa hỏi. 4- Từ “Phật ngôn thiện tai…” trở xuống là khen ngợi về lợi ích của thưa hỏi.

Phần ba: Từ “Phổ Nhãn-Phổ Hiền Bồ-tát…” trở xuống là phần nêu ra người thuyết giảng, bởi vì pháp thuộc về Phổ Hiền, cho nên nêu ra vị ấy để khiến cho thưa thỉnh. Trong đó có sáu: 1- Nêu ra người khiến cho thưa hỏi; 2- Nghe tên gọi đạt được lợi ích; 3- Suy xét tìm tòi không thấy; 4- Chỉ dạy khởi lên phương pháp nhìn thấy; 5- Y theo lời dạy mà cầu tìm; 6- Vì Đại chúng hiện rõ thân tướng.

Phần 1: Nêu ra người khiến cho thưa hỏi, phân ba: a- Nêu ra nơi chốn; b- Từ “Dĩ năng…” trở xuống là khen ngợi về đức; c- Từ “Nhữ ưng thỉnh…” trở xuống là chỉ dạy thưa hỏi.

Trong phần 2: Từ “Nhĩ thời…” trở xuống là nghe tên gọi đạt được lợi ích, đạt được mười loại lợi ích, văn đều có thể biết.

Trong phần 3: Từ “Kỳ chư Bồ-tát ư Phổ Hiền…” trở xuống là suy xét tìm tòi không thấy, có ba loại suy xét tìm tòi thảy đều không thấy: a-Khao khát ngưỡng mộ suy xét tìm tòi không thấy; b-Trở lại quán sát không thấy; c-Dùng lực của Tam-muội suy xét tìm tòi không thấy. Văn đều có giải thích.

Phần a: Trước là tìm tòi không thấy; sau từ “Thử do…” trở xuống là giải thích về nguyên cớ không thấy. Uy lực duy trì, là muốn khiến cho Đại chúng khao khát ngưỡng mộ mà có thể hiển bày về ý nghĩa sâu xa.

Trong phần b: Trở lại quán sát không thấy, có ba: Một- Hỏi kỹ càng trở lại nêu ra pháp vốn trong lặng, bởi vì ban đầu không có chuyển dời biến động. Hai- Từ “Thị thời Phổ Nhãn…” trở xuống là suy xét tìm tòi không thấy, mà hãy còn nói là có thể thấy. Ba- Từ “Phật ngôn như thị…” trở xuống là giải thích về nguyên cớ không thấy.

Trong mục ba có hai: 1- Phù hợp với Định đề nghị đứng lên; 2- Từ “Thiện nam tử…” trở xuống là chính thức giải thích về nguyên cớ, bởi vì trú xứ rất sâu xa.

Văn có mười câu: Một câu đầu là tổng quát, tám câu tiếp là riêng biệt, một câu sau là kết luận.

Trong tám câu riêng biệt, có bốn cặp: Hai câu đầu là Trí rộng rãiĐịnh thù thắng đều sâu xa, nghĩa là Trí môn Vô biên, Trí của Hữu biên làm sao nhìn thấy Dụng của Định, lên-xuống không sợ hãi, kéo dài-rút ngắn tự tại, chỉ bởi vì Định xuất thế cho nên tìm tòi không thể thấy được. Hai câu tiếp là Dụng bên ngoài-Chứng bên trong đều sâu xa. Hai câu tiếp là đạt được Lực-thành tựu Thân đều sâu xa. Hai câu sau là bảo vệ nhiều-Chứng nhanh chóng đều sâu xa. Bởi vì tám loại sâu xa trên đây, cho nên không thể nào thấy được.

Phần c- Từ “Nhĩ thời Phổ Nhãn Bồ-tát văn Như Lai…” trở xuống là dùng lực của Tam-muội suy xét tìm tòi không thấy, trong đó phân bốn: Một- Mới đạt được Tam-muội; Hai- Từ “Dĩ Tam-muội…” trở xuống là dùng Định để suy xét tìm tòi; Ba- Từ “Thời Phổ Nhãn tùng Tam-muội khởi…” trở xuống là tự mình bày tỏ không thấy; Bốn- Từ “Phật ngôn…” trở xuống là giải thích về nguyên cớ không thấy.

Trong mục bốn có năm:

Mục 1- Dựa theo pháp tổng quát nêu lên, bởi vì trú trong giải thoát khó suy nghĩ, trái với Tam-muội trên đây vốn có thể suy nghĩ tiến vào.

Mục 2-Từ “Phổ Nhãn, ư nhữ ý…” trở xuống là dùng gần để so với xa.

Mục 3- Từ “Hà dĩ…” trở xuống là đưa ra giải thích về nguyên cớ. Trong giải thích có hai: a- Sơ lược nêu ra sâu rộng, trái với Tam-muội trên đây bởi vì hãy còn có số lượng; b- Từ “Cử yếu…” trở xuống là nêu ra sơ lược để hiển bày mở rộng. Văn có mười câu: Câu đầu là tổng quát, bởi vì Kim Cang Tuệ thông hiểu về pháp giới sai biệt đều là Không. Chín câu còn lại là riêng biệt, bởi vì hiểu rõ về Không: 1- Thế giới không có trú xứ; 2- Chúng sinh không có gì đáng hóa độ; 3- Vắng lặng không có đến đi; 4- Thời gian không có đoạn tận; 5- Không gian mất đi sai biệt; 6- Thể không phải là Thể cho nên không ngăn ngại hiện bày thần thông; 7- Dụng không phải là Dụng cho nên không có nương tựakhông có tạo tác; 8- Không tách lìa Như Như cho nên không có động chuyển; 9- Lý và Sự tròn vẹn cho nên tận cùng giới hạn của pháp giới.

Mục 4- Từ “Thiện nam tử nhược hữu…” trở xuống là làm sáng tỏ

về lợi ích của thấy.

Mục 5- Từ “Nhĩ thời Phổ Nhãn…” trở xuống là sự quy kính càng tăng thêm. Văn hiển bày có thể biết.

Trong phần 4: Chỉ dạy khởi lên phương pháp nhìn thấy: Đầu là khiến cho tâm trước đây thúc giục chịu khó. Tiếp từ “Hựu ưng…” trở xuống là riêng biệt nêu ra quán sát sâu xa, trước là rời bỏ cảnh mà riêng biệt tìm tòi, chưa hiểu biết về Thể ấy; nay khiến cho quán sát đầy đủ mười phương, nhận biết về Thể ấy rộng khắp, sau dựa vào pháp quán sát này, vì vậy nhất định nhìn thấy. Sau từ “Thệ dữ…” trở xuống là khởi Nguyện suy nghĩ đầy đủ. Đầy đủ ba tâm trên thì có thể thấy được.

Phần 5: Từ “Thị thời Phổ Nhãn…” trở xuống là y theo lời dạy mà tu hành, nhưng phần vị của Phổ Nhãn sâu xa mà tập khí hãy còn nặng nề. Quán sát tu tập, tóm lược có hai ý: Một- Bởi vì phần vị chưa bằng nhau; Hai- Nêu ra sâu xa để khuyến khích chúng sinh.

Phần 6: Từ “Nhĩ thời Phổ Hiền…” trở xuống là vì Đại chúng hiện rõ thân tướng, trong đó có năm mục:

Một: Vì Đại chúng hiện rõ thân không thấy, bởi vì hiển bày về Dụng sâu xa-hiện rõ không ngăn ngại.

Hai: Từ “Thị thời Phổ Nhãn…” trở xuống là Đại chúng nhìn thấy đều sinh lòng hoan hỷ cung kính.

Ba: Từ “Thị thời dĩ Phật…” trở xuống là hiện rõ điềm lành thành tựu lợi ích.

Bốn: Từ “Nhĩ thời Phổ Nhãn…” trở xuống là ca ngợi về đức sâu rộng, văn có mười câu: Vô đẳng là bởi vì dưới không có gì sánh bằng, Vô quá là bởi vì trên không có gì hơn được, còn lại có thể biết.

Năm: Từ “Phật ngôn như thị…” trở xuống là Như Lai đồng ý thuật lại: Trước là đồng ý, sau là thuật lại.

Trong thuật lại có mười một câu: Đầu là câu tổng quát; sau từ “Sở vị…” trở xuống là riêng biệt.

Trong riêng biệt có mười đức: 1- Đức của phước-trí trang nghiêm; 2- Đức tròn vẹn sáng ngời; 3- Đức sâu xa rộng lớn; 4- Đức của sắc tướng; 5- Đức của Từ che phủ; 6- Đức thù thắng vượt xa; 7- Đức nhận biết về pháp; 8- Đức bặt dứt ngôn từ; 9- Đức giống như Phật; 10- Đức ca ngợi không cùng tận.

Phần bốn: Từ “Nhĩ thời Như Lai cáo…” trở xuống là phần Căn bản, có bốn: 1- Nêu ra lợi ích khiến cho thuyết giảng; 2- Từ “Hà giả…” trở xuống: là nêu ra tên gọi của pháp đã thuyết giảng; 3- Từ “Thử thập đại…” trở xuống là ca ngợi về đức thù thắng của Định; 4- Từ “Thị cố Phổ Hiền…” trở xuống là kết luận về khuyến khích thành tựu lợi ích.

Phần 1: Nêu ra lợi ích khiến cho thuyết giảng, phân hai: a- Khuyến khích thuyết giảng thành tựu lợi ích; b- Từ “Chư Bồ-tát…” trở xuống dẫn ra ví dụ để chứng minh khuyến khích, bởi vì các vị Bồ-tát trong ba đời, nếu thuyết giảng về Định này thì đều thành tựu lợi ích.

Trong phần 2: là nêu ra tên gọi của pháp đã thuyết giảng, đều nói là Đại là bởi vì Định đầy đủ hợp với pháp giới.

Một- Phổ Quang, nghiệp dụng của thân-tâm rộng khắp bao gồm toàn bộ là Phổ, Trí soi chiếu tự tại gọi là Quang.

Hai- Diệu Quang, Thân Trí soi chiếu khắp nơi là Quang, Dụng thù thắng chiếu rọi qua lại là Diệu.

Ba- Thế giới khắp mười phương không bỏ sót nơi nào, đều đến nhập Định là qua lại khắp nơi; qua lại không có tạp loạn, không ngăn ngại thời gian, phân biệt rõ ràng làm thứ tự; lập tức có thể khởi Dụng gọi là Thần thông, bởi vì Dụng của Trí như lý vốn tự nhiên mà rộng khắp.

Bốn- Thông suốt rõ ràng về các pháp vốn tự nhiên thanh tịnh, niệm tách rời đối với Tưởng, tâm sâu xa hợp với Lý; dựa vào đây khởi Dụng cúng dường chư Phật khắp nơi, thỉnh cầu giáo pháp khởi lên thuyết giảng gọi đó là Hạnh.

Năm- Sự việc về Phật xuất hiện-đời kiếp-quốc độ…, đều gọi là Trang nghiêm; trong môn quá khứ bao gồm vô tận những sự việc này là Tạng, cũng gọi là Tạng quá khứ thanh tịnh; tiến vào Định có thể tiến vào kiếp, một niệm không có duyên khởi, Định có thể tiếp nhận giáo pháp, ba Luân không có tham trước, đều gọi là Thanh tịnh.

Sáu- Trong Tạng vị lai, bao hàm chư Phật và pháp của Phật, gọi đó là Tạng; Trí tuệ soi chiếu tận cùng, gọi là Quang minh.

Bảy- Chư Phật hiện tại vận dụng cơ duyên, thân tướng trong chúng hội làm lợi ích cho chúng sinh, đều gọi là Trang nghiêm; không gian rộng khắp mười phương cho nên nói là tất cả, hiện bày có thể thấy tận mắt cho nên không nói là Tạng.

Tám- Ở trong-ngoài thân sai biệt của chúng sanh, tiến vào Địnhrời khỏi Định mà đều tự tại; tuy bao gồm ba loại thế gian, mà thuận theo số nhiều chỉ nói là chúng sinh, các Định trước-sau đều thuận theo số nhiều mà nói.

Chín- Tự tại vào-ra đối với mười tám Giới như Nhãn…, lại nhận biết giới hạn của pháp giới thuộc Sự, mà tự tại vô ngại với pháp giới thuộc Lý.

Mười- Vô ngại Luân, là bởi vì ba Luân thâu nhiếp giáo hóa đều tự tại, lại đạt được quả Phật đầy đủ mười Vô ngại, Đại Dụng vô tận của mỗi một loại Vô ngại, thảy đều viên mãn mà có thể phá trừ làm cho phải hàng phục, tìm theo thời gian trước-sau mà không đạt được giới hạn.

Phần 3: là ca ngợi về đức thù thắng của Định, trong đó có bốn:

Một- Dựa theo người để ca ngợi, người thù thắng cho nên pháp thù thắng.

Hai- Từ “Nhược chư Bồ-tát…” trở xuống là dựa theo tu tập để ca ngợi, trong đó có hai: Trước là trình bày thành tựu về tu tập; sau từ “Như thị…” trở xuống là lợi ích của tu tập.

Trong lợi ích của tu tập cũng có hai: a- Có mười câu trình bày trên sánh bằng quả Phật; b- Từ “Thử Bồ-tát phổ nhập…” trở xuống là trình bày về Thân Trí rộng khắp. Đều nói là Phổ nhập, bởi vì mỗi một loại đều tận cùng cảnh giới của Đế võng, văn hiển bày có thể biết.

Ba- Từ “Thử thị chư Bồ-tát…” trở xuống là thẳng thắn dựa vào pháp để ca ngợi, trình bày về mười Định này thâu nhiếp đầy đủ Thể-TướngDụng của các pháp, bởi vì mỗi một loại đều siêu việt thù thắng. Mười môn gộp thành năm cặp: 1- Cảnh và Trí tỏ ngộ thông suốt; 2- Nhân và Quả hòa vào với nhau; 3- Biện giải thông suốt về xuất xứ; 4- Thuận theo các pháp của Phật; 5- Trang nghiêm quốc độ thâu nhiếp chúng sinh. Tất cả đều dựa vào mười môn này.

Bốn- Từ “Nhược Bồ-tát nhập thử…” trở xuống là dựa theo chứng đắc để ca ngợi. Trước đây dựa theo tu tập mà ca ngợi, hướng về quả Phật để hiển bày cuối cùng giống nhau; ở đây dựa theo chứng đắc mà ca ngợi, thẳng thắn dựa vào Định này để trình bày về nghiệp dụng. Cũng có hai mươi câu: Trước là mười câu trình bày về đức thù thắng vô hạn, văn hiển bày có thể biết; sau từ “Đắc pháp giới trí…” trở xuống là trình bày về Trí đức tự tại, văn có thể biết.

Phần 4: là kết luận về khuyến khích thành tựu lợi ích, văn có thể biết.

Trong phần năm: Từ “Nhĩ thời Phổ Hiền…” trở xuống là phần Thuyết giảng, có ba: 1- Nương theo ý nghĩa tổng quát nói cho biết; 2Từ “Phật tử, vân hà…” trở xuống là riêng biệt giải thích về mười Định; 3- Cuối quyển thứ 43 nói: “Phật tử, thử thị…” trở xuống là tổng quát kết luận về số mười.

Trong phần 2 là riêng biệt giải thích, mười Định tức là mười đoạn, đều có Nêu lên-Giải thích và Kết luận.

Định thứ nhất: Phổ Quang Đại Tam-muội.

Trong giải thích phân năm mục: Một- Trí vô tận; Hai- Tâm vô biên; Ba- Định tự tại; Bốn- Trí khéo léo hiện bày; Năm- Quán sát siêu tuyệt. Đều có chữ Phật Tử dùng để chọn ra sai biệt.

Trong năm loại: Hai loại đầu là phương tiện của Định, một loại tiếp là Thể của Định, hai loại sau là Dụng của Định. Lại ba loại trước đều có nêu lên-đưa ra-giải thích và kết luận.

Mục một- Trí vô tận. Trong giải thích có mười câu-năm cặp: Hai câu đầu nói về sự việc đã làm-chúng sinh đã giáo hóa. Hai câu tiếp nói về nơi giáo hóa-pháp giáo hóa, như bóng ảnh là bởi vì không có thật, tùy theo mà hiện bày. Hai câu tiếp nói về thâu nhiếp-bảo vệ từ đầu đến cuối. Hai câu tiếp nói về thụ động duy trì-chủ động duy trì. Hai câu cuối nói về bắt đầu là tâm-cuối cùng là nguyện.

Mục hai- Tâm vô biên. Trước đây trình bày về pháp đã nhận biết là vô tận, nay phân rõ về đối với cảnh mà phát tâm, bởi vì cảnh vô biên cho nên tâm vô biên, có mười một câu là số tăng thêm của mười.

Mục ba- Định tự tại. Bởi vì Đại Trí-Đại Tâm trước đây tự tại đối với Tam-muội, phương xứ không phải một, tiến vào-rời ra khác nhau, cho nên nói là sai biệt. Văn đều có thể biết.

Trong mục bốn- Trí khéo léo hiện bày, có nêu lên-đưa ra và giải thích. Trong giải thích có ba: 1- Pháp thuyết, trong đó mười câu đầu là riêng biệt trình bày về lần lượt chuyển tiếp sâu xa vi tế, một câu sau là tổng quát hiển bày về lìa xa tướng rõ ràng. 2- Nêu ra Dụ. 3- Từ “Phật tử, A-tu-la…” trở xuống là lấy yếu kém so với hơn hẳn.

Trong mục năm- Quán sát siêu tuyệt, có Pháp-Dụ và Hợp. Trong Hợp: Khác với hóa hiện trước đây, cho nên nói là Pháp thân. Pháp tánh bao hàm cho nên trong một lúc liền thấy. Bởi vì nghĩa này, cho nên không có gì có thể phản chiếu làm cho mất đi.

Định thứ hai: Diệu Quang Đại Tam-muội.

Trong giải thích có hai: Trước là Pháp, sau là Dụ.

Trong mục trước là Pháp, có bốn: 1- Thân mây mở ra tiến vào; 2- Từ “Thị chư thế giới chủng chủng…” trở xuống là Thân-Trí cùng tiến vào; 3- Từ “Thị chư thế giới diệc tất…” trở xuống là trình bày về cuộn lại tiến vào; 4- Từ “Nhiên chư…” trở xuống là trình bày về mở ra-cuộn lại vô ngại.

Trong mục sau là Dụ, văn có hai Dụ: Dụ cho nghĩa cùng tiến vào không có tạp loạn trước đây: Một- Dụ về bóng sáng của núi báu; Hai- Dụ về người làm trò ảo thuật khéo léo.

Trong tiết một: Trước là Dụ, sau là Hợp.

Trong tiết trước là Dụ có năm:

1. Trình bày về ánh sáng mặt trời hiện rõ bóng. Bảy núi báu tức bảy núi vàng, như cuối phẩm Thập Địa đã nêu ra tên gọi ấy, chỉ trừ ra núi Diệu Cao và núi Tuyết Hương. Giữa các núi có bảy biển Hương, biển hiện rõ bóng mặt trời, núi do vàng thanh tịnh mà cũng có thể hiện rõ bóng.

2. Từ “Kỳ bảo sơn thượng…” trở xuống là trình bày về hai bóng hiện rõ lẫn nhau, chính là dụ cho hạnh Tự-Tha của Bồ-tát hòa vào với nhau, bởi vì bóng ấy trong sáng rõ ràng như tấm gương trước mắt, cho nên có thể hiện rõ lẫn nhau.

3. Từ “Hoặc thuyết nhật ảnh…” trở xuống là chính thức phân rõ về có được tên gọi không giống nhau, nghĩa là lúc bóng vốn có trong nước hiện rõ bóng trên núi, thì bóng đã hiện rõ này, từ trên núi hiện ra mà hòa vào giữa các núi; như lúc bóng vốn có trên núi hiện rõ bóng trong nước, thì bóng đã hiện rõ này, từ giữa các núi hiện ra mà hòa vào trong bảy núi vàng. Đang lúc hòa vào thì gọi là hiện ra, đã ví dụ có thể biết.

4. Từ “Đản thử nhật ảnh…” trở xuống là trình bày về hiện rõ lớp lớp vô tận, dụ cho Thân-Độ như Đế võng của Bồ-tát.

5. Từ “Thể tánh…” trở xuống là trình bày về Thể lìa xa hai bên, cho nên có thể hiện rõ lẫn nhau mà không hề tạp loạn, nghĩa là chọn lấy không thể đạt được cho nên không phải là có (Phi hữu), bóng hiện ra rõ ràng cho nên không phải là không có (Phi vô), không trú vào thành tựu về không phải là có trên đây, không tách lìa thành tựu về không phải là không có trên đây, nếu có Định trú vào thì không có thể hòa vào với nhau, nếu tách lìa Định ấy thì không thể nào hòa vào với nhau, cho nên không trú vào-không tách lìa mới có thể hòa vào với nhau.

Trong tiết sau là Pháp-Hợp thẳng thắn trình bày về không hủy hoại-không trú vào, cho nên có thể hòa vào với nhau mà không tạp loạn:

Hai câu đầu trình bày về tánh-tướng không hủy hoại, nghĩa là nếu hủy hoại tánh-tướng thì không thể nào hòa vào với nhau.

Hai câu tiếp trình bày, nếu trú vào trong-ngoài thì không thể nào hòa vào với nhau, nghĩa là nếu trú trong thế gian thì thân không thể nào bao quát thế giới, nếu trú ngoài thế giới thì không thể nào hòa vào tất cả thế giới. Bởi vì không trú vào trong-ngoài, cho nên có thể hòa vào với nhau.

Từ “Ư chư thế giới…” trở xuống là giải thích về nguyên cớ của

điều ấy. Bởi vì Định không có phân biệt mà không hủy hoại tướng, Tuệ quán sát một tướng mà không hủy hoại các tướng. Sự-Lý đã qua lại với nhau, cho nên không hủy hoại-không trú vào. Nếu không hủy hoại-không trú vào, thì trú vào Chân Như, luôn luôn không rời xa. Ngay nơi Sự đã không rời xa, cho nên Tướng tùy theo Tánh mà dung thông; Như không có nơi nào không tồn tại, cho nên giống với Chân Như trongngoài hòa vào lẫn nhau.

Trong tiết hai: Dụ về người làm trò ảo thuật khéo léo, có hai: 1Tổng quát về Dụ; 2- Từ “Như hữu huyễn sư…” trở xuống là riêng biệt về Dụ.

Trong tiết 1: Trước là Dụ, sau là Hợp.

Trong tiết trước là Dụ có ba: Một- Tổng quát trình bày về chủ động huyễn hóa; Hai- Từ “Trú tứ cù…” trở xuống là trình bày dựa vào thời gian-nơi chốn vốn có, hiện rõ thời gian-nơi chốn huyễn ảo, dụ cho hòa vào với nhau; Ba- Từ “Bất dĩ thị hiện…” trở xuống là trình bày về gốc-ngọn không ngăn ngại lẫn nhau, dụ cho không hủy hoại tướng.

Trong tiết sau từ “Bồ-tát…” trở xuống là Hợp, có năm:

Một- Trình bày về một-nhiều cùng dung thông không giống nhau, hợp với hiện rõ nhiều thời gian-nơi chốn trước đây.

Hai- Từ “Bồ-tát ư thử…” trở xuống là trình bày về gương Trí không mờ tối, hợp với phép thuật chủ động huyễn hóa trước đây.

Ba- Từ “Bất dĩ bỉ…” trở xuống là hợp với tướng gốc-ngọn không hủy hoại.

Bốn- Từ “Hà dĩ…” trở xuống là đưa ra giải thích nguyên cớ. Trước là đưa ra ý nói: Vì sao hòa vào với nhau mà có thể không hủy hoại tướng? Sau là giải thích, ý có ba: 1- Bởi vì nhận biết con người là Vô ngã, tướng của Nhân-Ngã đã thấy ở văn trước. 2- Từ “Bồ-tát tri nhất thiết pháp bổn tánh…” trở xuống là bởi vì nhận biết các pháp đều Vô ngã. 3- Từ “Bồ-tát cần tu…” trở xuống là bởi vì đạt được Đồng Thể Đại Bi. Vì vậy cho nên có thể dung thông Sự-Lý.

Năm- Từ “Phật tử, Bồ-tát như thị…” trở xuống là kết luận thành tựu về nghĩa trên đây, trong đó có ba: 1- Kết luận về nhiều hòa vào một trên đây; 2- Từ “Nhiên bất xả…” trở xuống là kết luận về không hủy hoại tánh-tướng trên đây; 3- Từ “Đương cần…” trở xuống là kết luận về gương sáng ngời trên đây.

Trong tiết 2 là riêng biệt về Dụ, có ba Dụ về nghịch.

Trong tổng quát có ba đoạn: Một- Dụ về huyễn ảo không hủy hoại gốc, riêng biệt dụ về không hủy hoại tướng; Hai- Từ “Như thị huyễn giả…” trở xuống là dụ về huyễn ảo nhất định dựa vào nơi chốn, riêng biệt dụ về dựa vào thời gian-nơi chốn vốn có, hiện rõ nhiều thời giannơi chốn trước đây; Ba- Từ “Như bỉ huyễn sư tác chư huyễn sự…” trở xuống là trình bày dụ về người làm trò ảo thuật không mê lầm, riêng biệt dụ về chủ động huyễn hóa trước đây.

Một- Dụ về huyễn ảo không hủy hoại gốc: Trước là Dụ, sau là Hợp.

Trong Hợp: Đầu là chính thức kết hợp; sau từ “Bồ-tát liễu tri…” trở xuống là giải thích về nguyên cớ.

Hai- Dụ về huyễn ảo nhất định dựa vào nơi chốn: Trước là Dụ, sau là Hợp.

Trong Dụ lược bớt không có huyễn ảo nhất định dựa vào thời gian, dựa theo Hợp thì lẽ ra phải có.

Trong Hợp phân hai: Trước kết hợp dựa vào nơi chốn, sau kết hợp dựa vào thời gian.

Trong tiết trước kết hợp dựa vào nơi chốn: a-Tổng quát kết hợp chung, bởi vì ghi nhận về vật hiện rõ, Không tức là Không thuộc về Sự; b-Từ “Hà dĩ…” trở xuống là đưa ra giải thích nguyên cớ, bởi vì Lý không có sai khác; c-Từ “Trú ư thế…” trở xuống là kết luận thành tựu về tự tại.

Tiết sau từ “Ư nhất niệm…” trở xuống là kết hợp dựa vào thời gian, trong đó: a- Chính thức hiển bày; b- Từ “Bồ-tát Ma-ha-tát đắc…” trở xuống là giải thích về nguyên cớ, bởi vì đạt được Huyễn Trí giống như Phật, và ba là Dụ về người làm trò ảo thuật không mê lầm, văn đều có thể biết.

(Từ đây trở xuống đi vào quyển thứ 41 trong kinh).

Định thứ ba: Thứ Đệ Biến Vãng Chư Phật Quốc Độ Đại Tammuội.

Trong giải thích có ba, đó là Pháp-Dụ và Hợp.

Trong Pháp có năm: 1- Trình bày về tiến vào Định ở khắp quốc độ; 2- Từ “Hoặc sát-na…” trở xuống là trình bày về thứ tự thời gian tiến vào; 3- Từ “Nhược cửu…” trở xuống là tổng quát kết luận về nhiều môn; 4- Từ “Bồ-tát ư bỉ…” trở xuống là tâm phù hợp với Thể của Định; 5- Từ “Tuy ly thử…” trở xuống là không phế bỏ khởi lên thần thông và DụHợp…, văn đều có thể biết.

Định thứ tư: Thanh Tịnh Thâm Tâm Hạnh Đại Tam-muội.

Trong giải thích phân hai: Một- Trình bày về tâm hạnh sâu xa trong Định; Hai- Trình bày về Định khởi lên tâm hạnh sâu xa.

Tiết một phân hai: 1- Dấy khởi hạnh; 2- Tâm sâu xa.

Trong tiết 1: a- Nêu ra bên trong; b- Từ “Ư bỉ nhất nhất…” trở xuống là dấy khởi hạnh, trong đó: Trước là trình bày về hạnh cúng dường thuộc về sự việc bên ngoài; sau từ “Ư bỉ nhất nhất cung kính…” là hạnh cúng dường thuộc về ba nghiệp.

Trong tiết 2: Từ “Nhiên ư chư Phật…” trở xuống là trình bày về tâm sâu xa, có hai: a-Pháp thuyết; b-Từ “Như tán-động…” trở xuống là Dụ so sánh.

Trong tiết b có hai Dụ, đều có Dụ-Hợp: Trước là dụ về vọng niệm không có nhận biết, dụ cho điều ấy phù hợp với thật sự không có ý niệm; sau là dụ về hơi nóng mặt trời bốc lên (Dương viêm) tựa như nước, dụ cho hiểu rõ Vọng giống như Chân. Văn đều có thể biết.

Trong tiết hai: Từ “Phật tử, thử Tam-muội…” trở xuống là trình bày về Định khởi lên tâm hạnh sâu xa: Đầu là Pháp, tiếp là Dụ, sau là Hợp.

Trong Hợp: Trước đây trình bày về hạnh Tự lợi là cúng dường, nay trình bày về hạnh Lợi tha là mở rộng thuyết giảng, văn phỏng theo tóm lược mà thôi. Mở rộng thuyết giảng về Lý sâu xa tức là tâm sâu xa dấy khởi hạnh.

Định thứ năm: Tri Quá Khứ Trang Nghiêm Tạng Đại Tammuội.

Trong giải thích có năm tiết:

Tiết một- Đối với cảnh phân rõ về Trí.

Tiết hai- Chính thức hiển bày về Trí nhận biết đều có mười câu, đều là pháp trong Tạng quá khứ.

Tiết ba- Thời gian đã nhận biết, có mười bốn lớp, tức là giải thích về nghĩa của quá khứ.

Tiết bốn- Hiển bày về tướng trạng nhận biết, không diệt mất hiện tại là không rời bỏ, không duyên với quá khứ là không giữ lấy, nghĩa là chỉ dựa theo môn quá khứ, hiển bày không phải là có giữ lấy-rời bỏ mà duyên vào.

Bốn tiết trên đây đều có một chữ Phật Tử.

Tiết năm- Trình bày về đạt được lợi ích rời khỏi Định, có ba tiết:

Tiết 1- Nêu ra số lượng để phân rõ về tướng, có mười câu: Câu đầu là tổng quát về phần vị cuối cùng thành tựu quả, gọi là thọ pháp Quán đảnh. Chín câu còn lại là riêng biệt: 1- Thuộc về mình; 2- Chướng ngại không còn; 3- Kết quả cuối cùng; 4- Bắt đầu tiến vào; 5- Chính thức chứng đắc; 6- Cuối cùng đầy đủ; 7- Duy trì khiến cho không mất; 8- Không nhận biết gì mà nhận biết; 9- Ba Luân thanh tịnh, tổng quát bao gồm chín câu trước, như dựa theo Trí để phân rõ về ba Luân, nghĩa là không có chủ động nhận biết, thụ động nhận biết và nhận biết chính xác. Còn lại có thể dựa theo suy nghĩ.

Tiết 2- Từ “Hà đẳng…” trở xuống là nêu ra tên gọi ấy: Bốn loại đầu là bốn Biện tài vô ngại. Hai loại tiếp là Tự lợi, không sợ hãi đối với pháp sâu xa, như ngôn thuyết có thể thực hành. Hai loại tiếp là Lợi tha, làm chỗ dựa cho người thiện, cứu giúp cho người ác. Hai loại sau là tổng quát trình bày về Tự lợi-Lợi tha thù thắng vi diệu.

Tiết 3- Từ “Phật tử…” trở xuống là kết luận về nhanh chóng đạt được, có Pháp-Dụ và Hợp. Ca-la-la, Trung Hoa nói là Bạc Lạc (váng sữa). Còn lại có thể biết.

Định thứ sáu: Trí Quang Minh Tạng Đại Tam-muội.

Trong giải thích phân hai tiết: Một- Trình bày về nghiệp dụng của Định; Hai- Làm sáng tỏ về lợi ích của Định.

Trong tiết một phân sáu: 1- Tổng quát nhận biết về chư Phật. 2Từ “Nhược dĩ thuyết…” trở xuống là nhận biết nhiều danh hiệu. 3- Từ “Đương xuất hiện…” trở xuống là nhận biết về những việc sẽ làm. 4Từ “Bỉ chư Như Lai tu…” trở xuống là nhận biết về nhân tròn vẹn-quả đầy đủ của chư Phật. 5- Từ “Bỉ chư Như Lai danh tánh…” trở xuống là nhận biết về những việc đang làm. 6- Từ “Thử Bồ-tát ư nhất niệm…” trở xuống là trình bày về phạm vi giới hạn của nhận biết, trong đó Đại thiên tức là quốc độ của Phật, mà nói lặp lại thì phần nhiều là làm cho giản lược, nên nói là một trăm quốc độ Phật. Còn lại đều có thể biết.

Tiết hai- Từ “Dĩ liễu tri…” trở xuống là làm sáng tỏ về lợi ích của Định, trong đó có bốn tiết: Hai tiết trước là Tự lợi, hai tiết sau là Lợi tha.

Tiết 1- Lợi ích khiến cho tâm tiến vào duy trì, tức là do nhận biết trên đây mà duy trì không mất đi, do duy trì không mất đi cho nên có được lợi ích của duy trì: a-Trong tâm duy trì Phật, đạt được lợi ích của Phật che chở; b-Tâm tiến vào duy trì pháp, đạt được lợi ích của Biện tài Tổng trì. Những câu còn lại dựa theo đây. Có mười hai câu là số tăng của mười. Sư tử thọ sinh, là bởi vì không sợ nỗi khổ của sinh tử. Chỉ rõ thật tánh của sinh tử, gọi là chìa khóa mở toang cánh cửa của pháp, bởi vì hiểu rõ sinh tử vốn trống rỗng, mà ra khỏi bùn lầy của tham dục. Lực duy trì của Trí, là Định-Tuệ cùng vận dụng. Lực duy trì tiến vào Vô trú, thì Đại kiếp không tách lìa một niệm.

Tiết 2- Từ “Phật tử, chí trú thử Tam-muội…” trở xuống là trình bày

về đạt được lợi ích thiện xảo, có Pháp-Dụ và Hợp. Nhưng thiện xảo có hai: a- Thiện xảo như Sự, Pháp nói là vô lượng không thể nói được, Dụ nói là thấy đủ loại vật; b- Thiện xảo như Lý, cho nên nói là ánh sáng mặt trời bình đẳng. Lại do hai Vô ngại này mới gọi là thiện xảo, cho nên kết hợp nói rằng không có phân biệt mà có thể nhận biết.

Tiết 3- Từ “Phật tử, chí như thị liễu tri…” trở xuống là trình bày về đạt được lợi ích không trống rỗng.

Tiết 4- Từ “Phật tử, chí trú thử Tam-muội…” trở xuống là lợi ích được mười vị vua cung kính cúng dường.

Định thứ bảy: Liễu Tri Nhất Thiết Thế Giới Phật Trang Nghiêm Đại Tam-muội.

Trong giải thích có hai mục: Một- Trình bày về Thể-Dụng của Định; Hai- Trình bày về lợi ích của Định.

Trong mục một cũng có hai: 1- Đưa ra; 2- Giải thích.

Mục 1- Sở dĩ trở lại đưa ra, bởi vì trước đây tổng quát đưa ra một Định, ở đây thì riêng biệt đưa ra trang nghiêm.

Trong mục 2- Từ “Phật tử, Bồ-tát…” trở xuống là giải thích, có hai: a- Giải thích về tất cả thế giới, bởi vì là hiện tại cho nên chỉ nói mười phương; b- Từ “Giai kiến chư Phật…” trở xuống là giải thích về sự trang nghiêm ấy.

Trong mục b có hai tiết: Một- Tổng quát nêu ra mười môn đều là trang nghiêm, trong đó môn thứ tám riêng biệt trình bày về trang nghiêm, tức là công đức-trí tuệ dùng để trang nghiêm cho tâm, sắc tướng-ánh sáng dùng để trang nghiêm cho thân; Hai- Từ “Chúng hội thanh tịnh…” trở xuống là riêng biệt hiển bày về tướng trang nghiêm, bởi vì mở rộng hai loại trước đây: 1- Mở rộng về Chúng hội; 2- Mở rộng về Trang nghiêm.

Tiết 1 có ba: a- Trình bày về nhìn thấy người khác; b- Nhìn thấy mình; c- Có thể nhìn thấy.

Tiết a: Cũng có ba: Đầu là thấy Thể-Tướng của chúng hội; tiếp từ “Diệc kiến chúng hội…” trở xuống là trình bày về phần lượng nhìn thấy; sau từ “Diệc kiến chư Phật ư bỉ…” trở xuống là nhìn thấy tác dụng của Phật.

Tiết b: Từ “Bồ-tát Ma-ha-tát…” trở xuống là trình bày về nhìn thấy mình, có thể biết.

Tiết c: Từ “Như thị kiến thời…” trở xuống là trình bày về có thể nhìn thấy, có Pháp-Dụ và Hợp.

Trong Pháp trình bày về không có phân biệt mà nhìn thấy. Trong

Dụ trình bày về chủ động-thụ động giải thích, không tự nói Ngã là chủ động-thụ động giải thích, mà không rời bỏ chủ động-thụ động giải thích, bởi vì dụ về không có phân biệt mà nhận biết. Trong Hợp, trước là hợp với không rời bỏ, sau từ “Nhi ư…” trở xuống là hợp với không phân biệt.

Trong tiết 2: Từ “Phật tử, chí kiến Phật vô lượng quang sắc…” trở xuống là mở rộng về trang nghiêm trước đây, có hai: a- Dùng pháp để thuyết giảng; b- Dùng dụ để hiển bày.

Trong tiết a có hai: Trước là nêu ra Chương môn, sơ lược nêu ra bốn loại trang nghiêm, đều rõ ràng đã chứng đạt. Sau từ “Hoặc kiến Phật thân…” trở xuống là dựa vào Chương riêng biệt giải thích, tức là phân làm bốn: Một- Giải thích về vô lượng màu sắc ánh sáng; Hai- Từ “Hoặc kiến Phật thân kỳ lượng…” trở xuống là giải thích về vô lượng hình tướng; Ba- Từ “Phật tử, Bồ-tát như thị kiến…” trở xuống là giải thích về thành tựu viên mãn nói trên, hiển bày về hai loại viên mãn trước đây; Bốn- Từ “Hựu kiến Phật…” trở xuống là giải thích về thanh tịnh bình đẳng nói trên, tức là bao gồm hai loại trang nghiêm bên trong.

Trong tiết b từ “Phật tử, Bồ-tát như thị kiến ư Phật…” trở xuống là dùng Dụ để hiển bày, có ba: Một- Dụ về hư không không có tăng-giảm, dụ cho thân Pháp tánh không thể tăng-giảm, lớn-nhỏ của hư không thuộc về thế giới cho đến hạt cải, không phải Thể của hư không như vậy, như thân của Pháp tánh thuận theo đồ vật mà thành khác nhau. Hai- Dụ về vầng trăng không có tăng-giảm, dụ cho Thể của Sắc thân Chân Thường không thay đổi, chứng có gần-xa tùy theo tâm mà thấy khác nhau, dụ trước chỉ dụ cho thân Phật, dụ này bao gồm dụ cho màu sắc ánh sáng và thành tựu viên mãn. Ba- Dụ về tùy theo tâm hiện rõ cảnh, dụ cho thanh tịnh nói trên, tâm Bồ-tát thanh tịnh thì thấy Phật thanh tịnh, thuộc về Như Lai đâu thanh tịnh-đâu cấu nhiễm.

Mục hai: Từ “Phật tử, chí trú thử Tam-muội…” trở xuống là trình bày về lợi ích của Định, sơ lược nêu ra bảy loại lợi ích, đều có chữ Phật tử để chọn ra sai khác.

1. Lợi ích về nhanh chóng thành tựu hạnh nguyện, có nêu lên-đưa ra và giải thích, có thể biết.

2. Lợi ích về pháp ấn giống như Phật, có mười câu-năm cặp: Hai câu đầu là Phước-Tuệ giống nhau, hai câu tiếp là Trí-Cảnh thộc hai Đế giống nhau, hai câu tiếp là Thể-Dụng giống nhau, hai câu tiếp là Tự lợiLợi tha giống nhau, hai câu sau là thiện xảo-bình đẳng giống nhau.

3. Lợi ích về dùng đức để thành tựu người, có thể biết.

4. Lợi ích về Trí đức bao hàm, trong đó có hai: Trước là Dụ, sau là Hợp, mỗi phần đều có mười câu.

Trong Hợp: Tổng quát nêu lên hợp với bắt đầu đạt được liền đạt được, mười câu hợp với mười sự việc trước đây, chỉ riêng sự việc thứ tám-thứ chín không theo thứ tự, bởi vì Trí tuy là một mà thuận theo pháp đã nhận biết sai khác: Một- Cõi Phật hợp với sắc tướng; Hai- Chúng sinh hợp với hình thể; Ba- Biến hóa hợp với thị hiện; Bốn- Tiến vào Phật hợp với quyến thuộc, bởi vì như quyến thuộc làm chủ-bạn lẫn nhau; Năm- Thông hiểu về pháp của Phật làm vật dụng cung cấp cho Trợ đạo; Sáu- Thâu nhiếp tất cả các pháp thanh tịnh là âm thanh viên mãn chỉ ra cho mọi người; Bảy- Đều khiến cho tiến vào pháp mới là thần thông; Tám- Mắt thanh tịnh vượt lên trên tất cả hợp với Tuệ giải; Chín- Tự tại lại hợp với tự tại; Mười- Trú vào pháp hợp với Dụng của Trí.

5. Lợi ích về thân oai nghi siêu việt thù thắng, có nêu lên-có giải thích.

6. Lợi ích khiến cho người khác viên mãn, đầu là nhắc lại phần trước phát khởi phần sau, sau là nêu ra danh tướng.

7. Lợi ích về chuyển biến thực hiện Phật sự, đầu là nhắc lại phần trước phát khởi phần sau, sau là nêu ra danh tướng. Văn đều có thể biết.

(Từ đây trở xuống đi vào quyển thứ 42 trong kinh).

Định thứ tám: Nhất Thiết Chúng Sinh Sai Biệt Thân Đại Tam-muội.

Trong giải thích phân năm: Một- Trình bày về Trí chủ động tiến vào; Hai- Hiển bày về tướng tiến vào-rời ra; Ba- Trình bày về lợi ích tiến vào Định; Bốn- Trình bày về cảnh giới tự tại; Năm- Tổng quát kết luận về cứu cánh.

Mục một- Trình bày về Trí chủ động tiến vào: Do đạt được mười loại không có vướng mắc, thành tựu tiến vào-rời ra tự tại về sau. Tất cả các Địa, là Phật Địa, Bồ-tát Địa…

Mục hai- Hiển bày về tướng tiến vào-rời ra, có hai: Trước là nêu lên phát khởi, sau là giải thích về tướng. Trong giải thích về tướng: Trước là Pháp, sau là Dụ.

Trước là trong Pháp, sơ lược phân rõ về mười loại để biểu thị cho Vô tận:

1. Các loại Chánh báo đối lập với nhau, trình bày về tiến vào-rời ra.

2. Từ “Thiên trung nhập…” trở xuống là Y báo của sáu nẽo, trình bày về tiến vào-rời ra.

3. Từ “Thiên thân nhập…” trở xuống là một-nhiều đối lập với nhau.

4. Từ “Diêm-phù-đề…” trở xuống là bốn Châu và biển rộng đối lập với nhau.

5. Từ “Nhất thiết hải thần…” trở xuống là Đại chủng và Sự pháp đối lập với nhau, bởi vì pháp Vô sinh nương theo bốn Đại chủng phát sinh, thuận tiện mà đưa ra.

6. Từ “Nhất thiết diệu hương hoa…” trở xuống là các phương đối lập với nhau.

7. Từ “Nhất thiết tứ thiên hạ…” trở xuống là số lượng Đại chúng nhiều-ít đối lập với nhau.

8. Từ “Bất khả thuyết bất khả thuyết chúng sinh chúng trung nhập…” trở xuống là thanh tịnh-tạp nhiễm đối lập với nhau.

9. Từ “Nhãn xứ…” trở xuống là các Giới đối lập với nhau.

10. Từ “Nhất vi trần…” trở xuống là trình bày chung về các loại đối lập với nhau, là Thô-Tế, Phàm-Thánh, Niệm-Kiếp, Chân-Vọng…, nghĩa về tiến vào-rời ra… như phẩm Hiền Thủ phân rõ.

Sau là trong Dụ hiển bày có bốn Dụ, dụ cho mười loại trước đây, đều có Pháp-Hợp.

a) Dụ về sức mạnh của quỷ giữ lấy người, dụ cho loại một và bốn, mà phần nhiều dựa theo thân.

b) Dụ về bùa chú làm cho xác chết đứng dậy, dụ cho loại hai-năm và sáu, mà phần nhiều dựa theo cảnh thuộc Y báo.

c) Dụ về La-hán hiện thần thông, dụ cho loại ba và bảy, mà phần nhiều dựa theo số lượng.

d) Dụ về đất chỉ một mà mầm cây thì nhiều, dụ cho ba môn sau trình bày chung về các loại. Dụ và Hợp soi chiếu lẫn nhau, văn nghĩa tự nhiên hiển bày.

Mục ba- Từ “Phật tử, chí trú thử Tam-muội…” trở xuống là lợi ích nhập Định, có ba:

1- Lợi ích về được ca ngợi giống như quả Phật, đều là câu trước hiển bày ý nghĩa, câu sau kết luận tên gọi. Trong nghĩa của mười Lực, nói: Tâm chí viên mãn, là trình bày về nghĩa của Lực thuộc Tự lợi. Nghĩa lợi thành tựu là hiển bày về Lực thuộc Lợi tha. Những việc làm đều đầy đủ là làm sáng tỏ về Lực viên mãn. Trú trong Trí vô ngại là tổng quát hiển bày về Thể của Lực. Phân biệt nhận biết rõ ràng tất cả các pháp là tổng quát trình bày về Dụng của Lực. Văn còn lại có thể biết.

2- Lợi ích về ánh sáng của Thân-Trí soi chiếu.

3- Lợi ích về nghiệp dụng Vô tác. Đều có chữ Phật tử, văn tướng đều hiển bày.

Mục bốn- Từ “Phật tử, chí trú thử Tam-muội vô lượng cảnh…” trở xuống là trình bày về cảnh giới tự tại: Trước là Pháp, sau là Dụ.

Trước là trong Pháp: Mục thứ hai trước đây chỉ trình bày về tiến vào-rời ra, nay bao gồm trình bày về nghịch-thuận, có-không có…, là các loại cảnh giới, tiến vào trong rời ra là vắng lặng ngay nơi Dụng, rời ra trong tiến vào là Dụng ngay nơi vắng lặng, thì biết Định của Bồ-tát thường xuyên tiến vào-thường xuyên rời ra, thường xuyên cùng tiến vào-rời ra, thường xuyên không có tiến vào-rời ra, mới là tự tại. Bởi vì hiển bày về tự tại, cho nên dựa vào các cảnh giới đan xen với nhau mà trình bày.

Sau là trong Dụ hiển bày, văn có sáu Dụ, đều tự nhiên có Hợp:

1) Dụ về huyễn ảo hiện rõ sáu cảnh, dụ cho giống nhau-khác nhau trước đây.

2) Dụ về Tu-la trốn chạy, dụ cho hai cặp Thô-Tế, Đại-Tiểu trước đây. Nếu dựa theo Lý-Sự hướng về với nhau, thì không có sai biệt là Tế, có sai biệt là Thô, Lý tế mà Sự thô; hoặc không có sai biệt là Thô mà Tổng tướng hòa vào nhau, có sai biệt là Tế mà Biệt tướng hòa vào nhau; không có sai biệt thì Đại rộng khắp pháp giới, có sai biệt thì tùy theo Sự mà thành Tiểu. Nếu chỉ dựa theo Sự trình bày về Đại-Tiểu, thì đều do sai biệt mà thu nhận.

3) Từ “Nông phu…” trở xuống là dụ về gieo trồng, dụ cho rõ ràng từ trên xuống dưới, hợp với phân rõ về một-nhiều, văn phỏng theo tóm lược mà thôi.

4) Dụ về thọ thai sinh trưởng, dụ cho có thân-không có thân trước đây, như thân ấy từ không có mà có.

5) Từ “Long…” trở xuống là dụ về mây trên cao, dụ cho có tướngkhông có tướng.

6) Dụ về cung trời cõi Phạm hiện rõ khắp nơi, dụ cho rời ra trong tiến vào, tiến vào trong rời ra và nghịch thuận đối lập với nhau trước đây, mà hợp lại nói là đủ loại.

Mục năm- Từ “Phật tử, chí đáo thần thông bỉ ngạn…” trở xuống là tổng quát kết luận về cứu cánh, văn đều hiển bày có thể biết.

Định thứ chín: Pháp Giới Tự Tại Đại Tam-muội.

Trong giải thích có bốn: Một- Hiển bày về Thể-Dụng của Định; Hai- Trình bày về thành tựu lợi ích của Định; Ba- Dùng dụ để dựa vào hiển bày; Bốn- Tổng quát kết luận về hai hạnh.

Mục một- Hiển bày về Thể-Dụng của Định, phân ba tiết:

Tiết 1- Tổng quát hiển bày về Thể của tên gọi, nghĩa là đạt được tự tại đối với pháp giới như Nhãn…

Tiết 2- Từ “Bồ-tát ư tự thân…” trở xuống là làm sáng tỏ về nơi chốn tiến vào Định, nghĩa là tiến vào Định như Nhãn… ở trong lỗ chân lông, hiển bày về Dụng tự tại lẫn nhau.

Tiết 3- Từ “Tự nhiên…” trở xuống là trình bày về công dụng của Định, trong đó có bốn tiết:

Tiết a- Hiểu rõ về ba thế gian.

Tiết b- Từ “Bồ-tát ư bỉ…” trở xuống là nhiều kiếp tu hành.

Tiết c- Từ “Hựu ư…” trở xuống là tiến vào-rời ra không có ngăn ngại.

Tiết d- Từ “Dĩ ư pháp giới…” trở xuống là kết luận về thành tựu tự tại, ở đây có hai nghĩa: Một- Tự tại đối với pháp giới thuộc Lý, cho nên có thể khéo léo phân biệt các Giới như Nhãn…; Hai- Khéo léo phân biệt về mười tám Giới như Nhãn…, tức là tự tại đối với pháp giới thuộc Sự. Hai loại này vô ngại và Sự Sự vô ngại, cho nên nói là đủ loại như vậy, đều tận cùng phạm vi của không gian, tận cùng giới hạn của thời gian.

Mục hai- Từ “Bồ-tát như thị…” trở xuống là trình bày về thành tựu lợi ích của Định, trong đó phân rõ về mười loại lợi ích:

1. Lợi ích về sinh ra nhiều công đức, có hai mươi mốt câu, đều có mười ngàn ức.

2. Từ “Phật tử, chí phục hữu vô số…” trở xuống là lợi ích về đầy đủ đức vô tận, tùy theo một sự việc trước đây đều đạt đến vô tận, trong đó có hai mươi câu: Mười câu trước là nhiều loại thụ động đầy đủ, mười câu sau là tướng của chủ động đầy đủ. Thanh tịnh là bởi vì trừ bỏ cấu nhiễm. Sáng ngời trong suốt, là bởi vì phát ra ánh sáng của Trí vốn có.

3. Từ “Phật tử, chí trú thử Tam-muội…” trở xuống là lợi ích được chư Phật thâu nhiếp tiếp nhận, trong đó có ba: Đầu là trình bày về thâu nhiếp tiếp nhận, tiếp từ “Bỉ chư Phật…” trở xuống là hiện thân thuyết pháp, sau từ “Linh tu…” trở xuống là khiến cho tu tập chứng được pháp ấy.

4. Từ “Phật tử, chí trú thử pháp giới…” trở xuống là lợi ích được chư Phật hộ niệm, thâu nhiếp tiếp nhận là thâu nhiếp thuộc về Phật hộ niệm, tức là Phật lực sẽ gia hộ.

5. Lợi ích về đạt được mười biển sâu rộng.

6. Lợi ích về đạt được thù thắng siêu tuyệt, đều có thể biết.

7. Lợi ích về đạt được các Lực có khả năng làm mọi việc, trong đó: Trước là nêu ra mười Lực; sau từ “Phật tử, thử thập chủng lực…” trở xuống là hiển bày về sự siêu việt thù thắng ấy, tùy theo mỗi một Lực trước đây, đều đầy đủ ba mươi tám Lực này.

8. Từ “Phật tử, thử Bồ-tát…” trở xuống là kết luận về lợi ích có thể viên mãn.

9. Từ “Thử Bồ-tát công đức…” trở xuống là lợi ích về đức vô biên của mình, người khác không thể nào nói được.

10. Từ “Phật tử, chí trú thử Tam-muội…” trở xuống là lợi ích vô biên của Tam-muội, tự mình không có gì không hiểu rõ.

Trong mười mục trên đây, bảy mục trước là riêng biệt trình bày, ba mục sau là tổng quát kết luận.

Mục ba- Dùng dụ để dựa vào hiển bày, chính thức hiển bày về Thể-Dụng và lợi ích trước đây, cũng trình bày về những điều chưa hiển bày trước đây, không hoàn toàn giống như văn trên.

Trong văn có hai: a- Tổng quát nêu ra Thể của Dụ; b- Từ “Phật tử, như vô nhiệt…” trở xuống là đối với Dụ riêng biệt kết hợp. Có mười ba môn đều trước Dụ-sau Hợp.

Môn 1- Trong hợp với Dụ về Lưu sa chảy vào biển: Trước là tổng quát trình bày về Dụ-Hợp, tuy nêu ra bốn dòng sông, mà ý thuộc về cửa sông chảy ra cát, môn thứ 9 sau này riêng biệt trình bày về bốn dòng sông. Sau từ “Như Hằng-già…” trở xuống là riêng biệt trình bày về bốn Biện tài, tức là dụ cho bốn cửa sông, pháp đã thuyết giảng tức là dụ cho cát ở bốn dòng sông. Nếu tách bốn Biện tài ra tổng quát-riêng biệt làm năm, thì có mười bảy môn.

Môn 2- Từ “Như tứ đại hà…” trở xuống là hợp với Dụ về bốn dòng sông uốn quanh hồ chảy vào biển, trong đó: Trước là Dụ, sau là Hợp.

Trong Hợp: Trước là hợp với bốn dòng sông uốn quanh hồ, Trí của tâm Bồ-đề gọi đó là hồ, ba nghiệp tùy thuận Trí tuệ, tức là nghĩa về uốn quanh. Sau từ “Phật tử…” trở xuống là hợp với bốn phương.

Môn 3- Từ “Như tứ đại hà vi nhiễu…” trở xuống là hợp với Dụ về thấy hoa quý báu trong hồ, thuyết pháp có nghĩa về nở rộ, Tam-muội có công năng cảm đến quả, trang nghiêm thanh tịnh đều là nghĩa riêng biệt ở trên hoa.

Môn 4- Hợp với Dụ về cây quý báu vòng quanh hồ.

Môn 5- Hợp với Dụ về hồ lớn thanh tịnh, tức là Thể của hồ.

Môn 6- Hợp với Dụ về bờ hương Chiên-đàn, mười loại Trí quý báu có hai nghĩa: a- Tức là mười loại Trí như vật báu trong phẩm Ly Thế Gian; b- Tức là mười loại Trí như Tha tâm…

Môn 7- Hợp với Dụ về đáy hồ trải bằng vàng ròng quý báu, Diệu Trí hợp với cát bằng vàng ròng, Giải thoát hợp với ngọc Ma-ni, ánh sáng không có ngăn ngại hợp với hai loại phát ra ánh sáng, trú trong trú xứ của Phật tiến vào rất sâu xa hợp với vàng ròng trải dưới đáy hồ.

Bốn môn trên đều dùng câu “Như hồ lớn Vô nhiệt” làm đầu.

Môn 8- Từ “Như A-na…” trở xuống là hợp với Dụ về Long vương Vô Não, tức là hợp với tên gọi của hồ, bởi vì tên gọi nhờ vào loài rồng mà có được.

Môn 9- Hợp với Dụ về bốn dòng sông tưới thấm làm tốt tươi.

Môn 10- Hợp với Dụ về bốn dòng sông không có tận cùng.

Môn 11- Hợp với Dụ về bốn dòng sông chảy vào biển không có ngăn ngại.

Môn 12- Hợp với Dụ về bốn dòng sông chảy vào biển không có tràn đầy.

Bốn Dụ trên đây đều dùng câu “Như bốn dòng sông lớn” mà làm phần đầu của Dụ.

Mười Dụ trên đây đều lấy Bồ-tát mà làm phần đầu của Hợp.

Môn 13- Từ “Phật tử, như nhật quang…” trở xuống là Hợp với Dụ về bóng của các vật báu đan xen nhau: Trước là Dụ, sau là Hợp.

Trong Hợp có hai: a-Chính thức kết hợp; b-Từ “Hà dĩ…” trở xuống là đưa ra giải thích về nguyên cớ trải qua tiến vào.

Mục bốn- Từ “Phật tử, chí tuy năng ư Định…” trở xuống là tổng quát kết luận về hai hạnh, nghĩa là Quyền-Thật, Định-Tán không có gì chướng ngại, trong đó có ba: 1- Pháp; 2- Từ “Phật tử…” trở xuống là Dụ; 3- Từ “Bồ-tát…” trở xuống là Hợp.

Nhưng trong Pháp trình bày về Dụ ngay nơi vắng lặng mà Dụng; Hợp chính là trình bày ngay nơi Dụng mà vắng lặng. Văn phỏng theo tóm lược mà thôi.

(Từ đây trở xuống đi vào quyển thứ 43 trong kinh).

Định thứ mười: Vô Ngại Luân Đại Tam-muội, cũng đầu là nêu ra, tiếp là giải thích, sau là kết luận.

Trong mục tiếp là giải thích có ba: Một- Trình bày về phương tiện của lúc tiến vào; Hai- Từ “Phật tử, Bồ-tát Ma-ha-tát trú thử Tam-muội dĩ…” trở xuống là trình bày về Dụng của Trí đã tiến vào; Ba- Từ “Phật tử, Bồ-tát Ma-ha-tát nhập Phổ Hiền sở trú…” trở xuống là Định đầy đủ thành tựu lợi ích.

Mục một- Trình bày về phương tiện của lúc tiến vào, có hai mươi

hai câu bao gồm hiển bày về tên gọi của Định: Đầu là mười một câu về nhân của Dụng vô ngại, là nghĩa của Vô ngại; sau từ “Phổ nhập…” trở xuống có mười một câu về trú trong quả viên mãn, tức là nghĩa của Luân.

Trong mười một câu đầu, tức là Vô ngại này không có gì không phá tan, cũng tức là nghĩa của Luân: Đầu là ba câu về ba nghiệp vô ngại, tiếp là một câu về Khí thế gian vô ngại, tiếp là hai câu về Chúng sinh thế gian vô ngại, còn lại năm câu về Trí chánh giác vô ngại.

Mười một câu sau là trú trong quả: Hai câu đầu là Trí bao gồm Quyền-Thật, cho nên nói là trú khắp nơi; câu ba là làm việc lợi ích yên vui; câu bốn là làm thanh tịnh chủng tử của hai chướng, bảy Trí phù hợp với cảnh giới của Phật; bảy câu còn lại có thể biết.

Mục hai- Trình bày về Dụng của Trí đã tiến vào, trong đó có bốn mục: 1- Thâu nhiếp công đức của Phật; 2- Chứng nhập các pháp; 3- Đức rộng khắp vô tận; 4- Kết luận nêu ra khuyến khích tu tập.

Mục 1- Thâu nhiếp công đức của Phật, tức là thâu nhiếp hai mươi mốt loại công đức thù thắng của Như Lai, bởi vì đức trong phần vị này sánh bằng Phật, trong đó hoặc là hoàn toàn giống như tướng của Phật, hoặc có nơi dựa theo nhân tương tự mà thứ tự không có sai khác. Trong đó có ba mục: a- Tổng quát trình bày về diệu ngộ đều đầy đủ; b- Riêng biệt hiển bày về hai mươi mốt đức; c- Hiển bày về công năng thù thắng của đức.

Mục a- Tổng quát trình bày về diệu ngộ đều đầy đủ, có mười câu: Câu đầu là nêu lên thời gian đầy đủ, chín câu còn lại là hiển bày về tướng đầy đủ. Nhưng Nhất thiết trí, nếu đối với Chủng trí thì chính là Căn bản, nếu nói thẳng về Trí Phật thì bao gồm Quyền-Thật.

Nay ở đây hiển bày về bao gồm, trong đó:

Ba câu đầu là bắt đầu quán sát, nói Quán sát Nhất thiết trí là nêu lên. Vì sao quán sát? Quán sát có hai loại: 1- Quán sát tổng quát, nghĩa là Quyền-Thật đều quán sát; 2- Quán sát riêng biệt, đây là Thật, đây là Quyền, trong Quyền có nhiều sai biệt, đều xét kỹ mà soi chiếu rõ ràng.

Trong ba câu tiếp là tùy thuận, cũng câu đầu là nêu lên, câu tiếp là vì sao tùy thuận, bởi vì quán sát tổng quát trước đây, lập tức có thể hiển bày rõ ràng, bởi vì quán sát riêng biệt trước đây, tất cả đều dựa vào duyên.

Ba câu sau là cuối cùng phù hợp, giải thích giống như quán sát trước đây, chỉ nhờ vào quán sát trước đây, nay chứng thực nhìn thấy rõ ràng mà thôi.

Mục b- Từ “Ư Phổ Hiền…” trở xuống, riêng biệt trình bày về hai mươi mốt loại công đức, phân làm hai mươi tiết, bởi vì hai loại sau hợp lại làm một.

Tiết một- Trình bày về hai hành vĩnh viễn bặt dứt, tức là đối với pháp đã nhận biết luôn luôn không có chướng ngại, chuyển thành công đức. Nhưng có hai nghĩa: 1- Nghĩa là bởi vì không giống như Trí về cókhông có của Nhị thừa; 2- Không giống như sinh tử hiện hành của phàm phu khởi lên các tạp nhiễm, không giống như Niết-bàn hiện hành của Nhị thừa rời bỏ việc làm lợi ích yên vui. Đức Thế Tôn không có những hành ấy, nay Bồ-tát cũng không có. Trong văn mở rộng hiển bày về lợi ích yên vui, tức là không giống với Nhị thừa; đều đi cùng với Trí, tức là không giống với phàm phu.

Dựa vào văn phân hai: 1- Tổng quát trình bày về Đại Dụng thường hằng; 2- Từ “Phật tử, thử Bồ-tát hữu nhất liên hoa…” trở xuống là riêng biệt hiển bày về một Dụng.

Trong tiết 1 có hai: a- Pháp thuyết; b- Dụ trình bày.

Trong tiết a là Pháp thuyết có hai: Trước là chính thức trình bày, sau là đưa ra giải thích.

Trong tiết trước: Đầu là trình bày về Thể của Hành; sau từ “Bất đoạn…” trở xuống là phân rõ về thường hằng.

Trong tiết sau là đưa ra giải thích, ý đưa ra rằng: Vì sao đạt được Trí đầy đủ-Hành thường hằng này? Ý giải thích rằng: Bởi vì Nguyện hạnh khéo léo cho nên thành tựu Trí tuệ khéo léo.

Trong tiết b là Dụ hiển bày, có bốn: Dụ-Hợp-đưa ra và giải thích.

Dụ-Ngọc báu Ma-ni đặt trong chiếc áo đẹp, tức là tổng quát dụ cho Trí của tâm Bồ-tát đặt trong Trí của Phật, tuy màu sắc chiếc áo giống nhau mà dụ cho mười câu về Trí đầy đủ trước đây. Hợp nói là quán sát Nhất thiết trí…, không rời bỏ tự tánh, dụ cho hai mươi câu về Hành thường hằng trước đây.

Hợp-Như trong Dụ phân rõ.

Ý đưa ra rằng: Vì sao đạt được Trí đã có thể đầy đủ mà không đoạn hành?

Ý giải thích rằng: Nguyện của Bồ-tát không có chướng ngại, pháp thuận theo như vậy mà làm lợi ích cùng tận chúng sinh giới không hề mệt mỏi.

Trong văn có hai: Trước là Pháp thuyết, có thể biết. Sau là chuyển

sang dùng Dụ để so sánh, trong đó có ba Dụ, đều dụ cho lợi ích chúng sinh không hề thỏa mãn, đều có Pháp-Hợp: 1- Dụ về hư không duy trì thế giới, dụ cho pháp vốn như vậy mà không hề thỏa mãn Đại Nguyện. 2- Dụ về Niết-bàn hoàn toàn vắng lặng, dụ cho làm thanh tịnh chúng sinh mà không hề chán ngán. Hai Dụ trên đây là Bi. 3- Dụ về Trí Phật thành tựu khắp nơi, dụ cho chủ động-thụ động không hai mà không hề chán ngán. Một Dụ này là Trí, đã không phải là Bi của Ái kiến, thì đâu có gì chán ngán?

Trong tiết 2: Là riêng biệt hiển bày về một Dụng, có hai: a- Trình bày về Y báo thù thắng; b- Từ “Bồ-tát Ma-ha-tát ư thử hoa…” trở xuống là Chánh báo tự tại.

Trong tiết a có hai: Trước là trình bày về tướng trang nghiêm hơn hẳn Thập Địa trước đây, bởi vì tận cùng giới hạn mười phương. Sau từ “Thử đại liên hoa…” trở xuống là phân rõ về đức trang nghiêm, từ bên trong mà quán sát thì mức lượng rộng khắp pháp giới, từ bên ngoài mà quán sát thì chúng sinh có thể nhìn thấy, đây chính là to lớn ngay nơi nhỏ bé.

Trong tiết b là Chánh báo tự tại, có hai: Trước là trình bày về thân lượng lớn-nhỏ; sau từ “Nhất thiết chư Phật…” trở xuống là trình bày về Phật phát ra ánh sáng gia hộ, có hai mươi lớp, trong những lớp sau đều gấp bội những lớp trước, gấp bội số vi trần trong trăm vạn ức Na-do-tha bất khả thuyết thế giới chư Phật, là số lượng khó lường tính nổi.

Tiết hai- Từ “Phật tử, Bồ-tát chí trú thử Tam-muội…” trở xuống, trình bày về đạt được pháp Vô tướng, tức là có thể tiến vào công đức đối với Chân Như thanh tịnh nhất, giống như các Đức Như Lai: 1- Kết thúc phần trước sinh khởi phần sau, đạt được Vô tướng mà không nhiễm. 2Từ “An trú…” trở xuống là chính thức hiển bày về an trú, tức là nghĩa của tiến vào (Nhập), nghĩa là Chân Như này không phải có-không phải không có, cho nên nói là Vô biên; chắc chắn có-chắc chắn không có, tức là Hữu biên.

Pháp không thể nói ra tức là Chân Như lìa xa ngôn từ, Thật tướng của pháp giới và giới hạn Vô ngại ấy, đều là tên gọi khác của Chân Như. Nhưng nói là Chủng tánh của Như Lai, bởi vì chư Phật dùng Chân Như vô tánh mà làm tánh. Vì vậy phẩm Xuất Hiện nói: Đều cùng chung một tánh, đó gọi là Vô tánh.

Kinh Pháp Hoa nói: “Nhận biết về pháp thường Vô tánh, chủng tử

Phật thuận theo duyên khởi.”

Không có đến-đi… là trở lại hiển bày về Chân Như, tức là Trung đạo. Từ “Thâm vô để hiện lượng…” trở xuống là riêng biệt trình bày về nghĩa của chủ động tiến vào.

Tiết ba- Từ “Vị khứ lai kim…” trở xuống, trình bày về đức trú trong trú xứ của Phật, nghĩa là Phật không có công dụng mà thường trú trong trú xứ của Thánh-Thiên-Phạm.

Trong văn: Trước là ca ngợi chư Phật ba đời, văn nối thông hai tiết trước-sau. Sau từ “Chư Phật lực…” trở xuống là chính thức hiển bày về nghĩa ấy, nghĩa là tiến vào tất cả cảnh giới của Phật, tức là cảnh giới an trú của Thánh-Thiên… Từ “Nhãn tịnh hiện chứng…” trở xuống là trình bày về tướng chủ động an trú, bởi vì mười Nhãn tròn vẹn sáng ngời mà an trú. Văn có năm Nhãn, còn lại chỉ là nghĩa hàm chứa.

Tiết bốn- Từ “Thành Bồ-đề tâm…” trở xuống, trình bày về đức đạt được bình đẳng của Phật, nghĩa là Phật-Phật hướng về với nhau có ba bình đẳng.

Trong văn phân làm ba: 1-Trình bày về chỗ dựa bình đẳng, bởi vì chư Phật đều dựa vào Trí thanh tịnh, trong văn bắt đầu là phát tâm Bồ-đề, cuối cùng là thành tựu Chủng trí, đều là chỗ dựa sinh ra Dụng của Trí. 2-Từ “Ly thế sinh pháp…” trở xuống là trình bày về ý thích bình đẳng, bởi vì cùng lấy sự điều phục chúng sinh làm ý thích. 3-Từ “Thần thông biến hóa…” trở xuống là tác nghiệp bình đẳng, bởi vì cùng chung tác nghiệp Biến hóa-Thọ dụng.

Tiết năm- Từ “Công đức giải dục…” trở xuống, trình bày về đức đạt đến nơi chốn không có chướng ngại, bởi vì tu tập đối trị tất cả chướng ngại, cho nên phước-trí đều thanh tịnh, lìa xa hai chướng.

Trong văn: Hai câu đầu nói về công đức, hai câu tiếp nói về trí tuệ, đều câu trước là chướng thanh tịnh, câu sau là đức đầy đủ. Hai câu tiếp trở lại hiển bày về công đức, bốn câu sau trở lại hiển bày về trí tuệ.

Tiết sáu- Từ “Sở hành tịch tĩnh…” trở xuống, trình bày về đức của pháp không thể chuyển đổi, nghĩa là hai pháp thuộc về Giáo-Chứng, người khác không thể nào chuyển đổi.

Trong văn: Hai câu đầu sơ lược nêu lên Giáo-Chứng, nghĩa là Chứng vắng lặng, đối với Giáo thuộc pháp của chư Phật. Từ “Hằng dĩ…” trở xuống là riêng biệt hiển bày về Giáo. Từ “Niệm lực…” trở xuống là trở lại hiển bày, Chứng đã như hư không, không có gì vướng mắc…, người khác làm sao có thể chuyển đổi?

Tiết bảy- Từ “Ư chư thế gian…” trở xuống, trình bày về đức vô ngại của hành, nghĩa là tuy làm việc lợi ích yên vui đối với thế gian, mà tám pháp của thế gian không thể nào làm cho ngăn ngại.

Trong văn: Trú vào tâm của Bồ-tát, thành tựu lực kiên cố…, tức là nhân của không ngăn ngại.

Tiết tám- Từ “Nhất thiết chư Phật…” trở xuống, trình bày về đức an lập không thể nghĩ bàn, nghĩa là an lập Chánh pháp mà phàm phu ngu muội không thể nào suy nghĩ.

Trong văn: Trước là tổng quát hiển bày, tất cả giáo pháp đều là do uy lực của Như Lai mà kiến lập, Bồ-tát có thể nhận biết, trái lại hiển bày về phàm phu không suy nghĩ. Sau từ “Nhập bất nhị…” trở xuống là riêng biệt hiển bày về tướng an lập khó nghĩ bàn, nghĩa là dựa vào Vô tướng mà mở rộng thuyết giảng, tùy theo nhiều nguyên nhân của DụcGiải, cho nên đều khó suy nghĩ.

Tiết chín- Từ “Pháp giới vi thân…” trở xuống, trình bày về thấy rõ tất cả ba đời, bởi vì thân tâm giống như pháp giới, cho nên đối với sự việc của ba đời, ghi nhớ riêng biệt không có sai khác. Trong văn có thể thấy.

Tiết mười- Từ “Khai thị nhất thiết pháp…” trở xuống, trình bày về thân luôn luôn đầy khắp tất cả quốc độ, nghĩa là bởi vì mở rộng giáo pháp, thị hiện thân Thọ dụng-Biến hóa, khắp các thế giới mà làm lợi ích yên vui. Văn tướng hiển bày rõ ràng.

Tiết mười một- Từ “Đắc Phật trí tuệ…” trở xuống, trình bày về Trí luôn luôn thông hiểu rõ ràng tất cả các pháp, nghĩa là đối với cảnh khéo léo quyết định, có thể đoạn trừ nghi ngờ của người khác. Văn tướng hiển bày rõ ràng.

Tiết mười hai- Từ “Cụ đại uy đức…” trở xuống, trình bày về hiểu rõ tất cả các hành, nghĩa là đầy đủ ý thích tăng thượng, có thể hiểu rõ tánh-hành-ý thích của hữu tình, như những gì thích hợp để mà hiện thân, tức là có uy đức.

Tiết mười ba- Từ “Diệc vi khai thị…” trở xuống, trình bày về trừ bỏ tất cả nghi ngờ, nghĩa là hàng Thanh văn nói là hoàn toàn không có phần nhỏ thiện căn, nay có thể mở rộng rõ ràng khiến cho họ nhận biết, lập tức phát sinh Diệu Trí của Như Lai, mà tâm không có gì chướng ngại.

Tiết mười bốn- Từ “Ư nhất thiết pháp tâm vô động…” trở xuống, trình bày về thân không có gì có thể suy lường. Nhưng có hai nghĩa: 1Thân ấy không phải là do phân biệt hư vọng mà khởi lên, không có tạp nhiễm sinh khởi của nghiệp-phiền não, cho nên không thể suy lường; một hàng đầu của kinh hiển bày về điều đó. 2- Thân ấy tuy không có phân biệt, giống như ngọc Ma-ni, nhưng nhờ vào lực tăng thượng của Phật và lực Thắng giải của chúng sinh, thấy rõ màu vàng ròng…, mà Phật không có phân biệt. Từ “Tức bất hoại chư hữu…” trở xuống, văn kinh hiển bày rõ ràng.

Tiết mười lăm- Từ “Tuy tùy thế tục…” trở xuống, trình bày về Trí đã mong cầu như tất cả Bồ-tát, nghĩa là Bồ-tát dùng vô lượng văn tự để điều phục chúng sinh, chủ yếu dựa vào Phật mà nghe pháp làm trước tiên, bởi vì đạt được Diệu Trí, cho nên các Bồ-tát đều mong cầu. Văn tướng rất rõ ràng.

Tiết mười sáu- Từ “Liễu nhất thiết pháp…” trở xuống, trình bày về đạt đến bờ giải thoát hoàn toàn không hai của Phật, nghĩa là hiểu rõ về tất cả các pháp như pháp giới hư không…, tức là Pháp thân của Phật không hai, dựa vào Pháp thân này tu tập các hạnh Ba-la-mật-đa mà đạt được viên mãn, là sinh ra từ pháp giới.

Tiết mười bảy- Từ “Do như hư không…” trở xuống, trình bày về đầy đủ giải thoát bình đẳng của Như Lai, nghĩa là mỗi một Như Lai đã hiện bày Thân-Độ, đều rộng khắp pháp giới giống như hư không, không có tướng-không có hình, không chướng ngại lẫn nhau, mà không xen tạp lẫn nhau, tùy theo duyên hóa độ mà hiện bày khác nhau. Vì vậy văn nói: Tùy thuận thuyết giảng đối với một môn về cảnh giới, sinh khởi Nhất thiết trí, nghĩa là bởi vì tất cả thuận theo mỗi một cảnh giới.

Tiết mười tám- Từ “Quán thập lực địa…” trở xuống, tức là chứng được Địa bình đẳng của Phật không có ở giữa-hai bên, nghĩa là ba loại thân Phật bình đẳng khắp nơi, bởi vì không có khác nhau về ở giữa-hai bên. Đạt đến Tát-bà-nhã, tức là Trí của Tự thọ dụng. Làm cầu nối, tức là Thần thông biến hóa. Thấy pháp vô ngại, tức là Pháp thân. Kết luận nói rằng khéo léo tiến vào các Địa, tức là Thập Địa của Phật.

Tiết mười chín- Từ “Tri chủng chủng…” trở xuống, trình bày về tận cùng pháp giới, nghĩa là pháp giới này thanh tịnh bậc nhất, có thể phát khởi các pháp Đẳng lưu như Khế kinh…, tận cùng pháp giới này, làm lợi ích yên vui tùy theo thích hợp của các hữu tình ở đời vị lai. Nay văn chỉ có thụ động phát khởi, lược bớt không có chủ động phát khởi.

Tiết hai mươi- Tất cả Đại Nguyện không có gì không thành tựu, tức là giống như hư không giới, tận cùng thời gian vị lai mà không có cuối cùng, mới nói là thành tựu.

Trên đây là sơ lược phân rõ, nếu mở rộng dẫn ra các Luận thì như phẩm Thăng Đâu Suất trình bày.

Mục c- Từ “Phật tử, Bồ-tát Ma-ha-tát dĩ thử khai thị…” trở xuống là hiển bày về công năng thù thắng của đức, trong đó có hai: Một- Tổng quát trình bày; Hai- Từ “Tuy nhất thiết…” trở xuống là riêng biệt hiển bày.

Tiết một- Tổng quát trình bày: 1- Nêu lên, nghĩa là dùng đức của sự việc trong Hội này, mở rộng rõ ràng về tánh bình đẳng của Phật, bởi vì cùng có hai mươi mốt loại công đức. 2- Từ “Thử thị…” trở xuống là tổng quát ca ngợi về các đức trước đây.

Trong tiết hai là riêng biệt hiển bày, chín câu còn lại không nói đến, mà mở rộng về nghĩa Vô ngại thứ nhất, tự nhiên có bốn mươi mốt câu: Câu đầu có mà không ngăn ngại không có, bởi vì có là có của không có; bốn mươi câu sau trình bày về không có mà không ngăn ngại có, bởi vì không có là không có của có. Lại trước là hai mà không hai, sau là không hai mà hai, và Tịch-Dụng ngay trong nhau…, đều hiển bày có thể biết.

Mục 2- Từ “Phật tử, Bồ-tát nhập như thị…” trở xuống là trong Dụng về Chứng nhập các pháp, có bốn mục: a- Trình bày về Chứng nhập; b- Lìa xa tướng của Chứng; c- Đưa ra; d- Giải thích.

Mục a- Trình bày về Chứng nhập, có mười câu: Câu một trình bày về Định của chủ động chứng được, Tam-muội Trí luân hãy còn thuận theo tiếng Phạn, nếu chính xác thì phải nói là Trí luân Tam-muội, nhờ vào Định tối thắng gọi là Đại uy đức. Từ “Tắc năng…” trở xuống là hiển bày về pháp đã chứng được, nghĩa là chứng được pháp thuộc về quả Phật: Câu đầu là tổng quát, quả Vô vi là Chứng, quả Hữu vi là Đắc. Những câu còn lại là riêng biệt: Hướng đến tiến vào là giải thích về Chứng, thành tựu là giải thích về Đắc, viên mãn là bao gồm cả hai, tích tập là dựa theo nhân tròn vẹn, thanh tịnh nghĩa là chướng không còn, Định là có thể an trú, Tuệ là có thể thông suốt rõ ràng, Định-Tuệ cùng bặt dứt thì tự tánh tương ưng là Chứng nhập.

Mục b- Từ “Nhi thử…” trở xuống là trình bày về lìa xa tướng của Chứng, bởi vì Vô niệm mới Chứng, cảnh của Tuệ vô ngại còn không nghĩ đến, huống hồ nghĩ đến pháp đã chứng có bao nhiêu hay sao?

Mục c- Ý đưa ra có ba: Một-Vì sao Chứng mà Vô niệm? Hai-Vì sao một Định mà đạt được nhiều quả? Ba-Vì sao nhờ vào Định mà đạt được pháp thuộc về quả?

Mục d- Trong giải thích, có hai: Một- Tóm lược riêng biệt giải thích; Hai- Từ “Thử Tam-muội…” trở xuống là mở rộng bao gồm giải thích.

Tiết một- Tóm lược riêng biệt giải thích ba ý đưa ra: 1- Bởi vì Thể

tánh lìa xa niệm; 2- Bởi vì Thể của Định tuy một mà Dụng vốn vô biên; 3- Bởi vì thù thắng là nhân đạt được pháp thuộc về quả.

Tiết hai- Mở rộng bao gồm giải thích, nghĩa là văn mở rộng mà nghĩa bao gồm, bao gồm trình bày ba câu trên, trong đó có hai tiết:

Tiết 1- Tổng quát nêu lên, cảnh là sở duyên của Định, đi sâu vào là Chứng hợp với Định, uy lực là Dụng của Định, ba loại đều là Thể của Định, đều nói là đủ loại, vì vậy trước đây nói là Vô biên, đầy đủ ba loại mà lại nhiều cho nên nói là thù thắng.

Tiết 2- Từ “Sở vị…” trở xuống là riêng biệt hiển bày, có hai mươi tám câu, mỗi câu đều có ba nghĩa trên. Như câu một, tiến vào tức là nghĩa của đi sâu vào, không thể nói được… tức là nghĩa của vô biên, cửa Trí tức là nghĩa của cảnh giới. Trong đó, hoặc có thiếu về nghĩa của vô biên, bởi vì văn tóm lược mà thôi. Nhận biết về Trí ở tại thuyết giảng, thuyết giảng là cửa Trí. Câu hai, tiến vào sự trang nghiêm không hai của công đức-trí tuệ. Câu sáu, tiến vào Như Lai Tạng không trống rỗng. Câu bảy, cảnh giới của Bi-Trí là quán sát để hóa độ không có dừng nghỉ. Còn lại có thể biết.

Mục 3- Từ “Phật tử, thử Bồ-tát Ma-ha-tát trú Phổ Hiền…” trở xuống là đức rộng khắp vô tận, trong đó có bốn mục:

Mục a- Chính thức hiển bày về vô tận, nghĩa là không những nêu ra các Dụng trên đây, mà còn có thể niệm niệm tiến vào nhiều Tammuội, cũng không thể nào hết được.

Mục b- Đưa ra, ý đưa ra nói rằng: Đã niệm niệm tiến vào nhiều Tam-muội, vì sao không hết được?

Mục c- Ý giải thích nói rằng: Tam-muội này duyên vào cảnh hoàn toàn vô tận. Văn có mười câu: Câu đầu là tổng quát, các câu còn lại là riêng biệt, đều có thể biết.

Mục d- Dụ để so sánh, trong đó có ba Dụ, dụ cho Vô tận trước đây, đều có Dụ-Hợp. Trong hai Hợp trước lại thêm đưa ra-giải thích.

Tiết một- Dụ về ngọc Như ý tùy theo mong cầu, dụ cho tâm Định tùy theo thích hợp sinh ra pháp vô tận. Ý đưa ra nói rằng: Vì sao sinh ra pháp vô tận không thiếu hụt? Ý giải thích rằng: Hiểu rõ nhiều cảnh huyễn ảo đều giống như ảnh tượng, duyên đến thì sinh ra, có gì tận cùng? Thể không có tăng-giảm, có gì thiếu hụt?

Tiết hai- Dụ về tâm sinh ra khác nhau, dụ cho duyên với cảnh vô tận, có thể biết.

Tiết ba- Dụ về Long Vương tuôn mưa, dụ cho tiến vào pháp vô tận. Trong đó: Đầu là Dụ, sau là Hợp. Trong Hợp phân ba tiết:

Tiết 1- Chính thức trình bày về tiến vào pháp, hợp với từng giọt như trục xe, nghĩa là tiến vào pháp rộng lớn, câu đầu là tổng quát về cửa Trí, các câu sau riêng biệt đều nói là cửa, bởi vì Tự-Tha qua lại tiến vào. Mạng lưới huyễn ảo, là tất cả đều huyễn ảo, cùng làm duyên khởi mà chiếu rọi đan xen với nhau. Thế giới là tánh Không cho nên không có Thể, tùy theo duyên nhiễm-tịnh cho nên có Thể. Lại pháp tánh là quốc độ cho nên có Thể, Sự là quốc độ thuận theo duyên cho nên không có Thể. Lại quốc độ thanh tịnh thuận với Lý cho nên có Thể, quốc độ tạp nhiễm do vọng mà thành cho nên không có Thể. Còn lại có thể biết.

Tiết 2- Từ “Ư nhất niệm…” trở xuống là thời gian tiến vào pháp, hợp với thời gian tuôn mưa trước đây.

Tiết 3- Từ “Như thị nhập thời…” trở xuống là trình bày về TướngDụng của thời gian tiến vào, hợp với cảnh giới Vô tác-Vô tận-Vô biên trước đây. Trong đó có ba tiết: a- Mười câu trình bày về tướng trạng; bTừ “Cầu Nhất thiết trí…” trở xuống là trình bày về nghiệp dụng; c- Đưa ra giải thích về nguyên cớ.

Tiết a- Trình bày về tướng trạng: Hai câu đầu hợp với mây Vô biên-mưa Vô tận. Từ “Bất bì…” trở xuống là hợp với cảnh giới Vô tác, Vô tác tức là không có công dụng, thân không mệt mỏi-tâm không chán ngán, không vĩnh viễn đoạn dứt-không tạm thời dừng nghỉ, chưa tiến vào-thường tiến vào cho nên không lui sụt, đã tiến vào vĩnh viễn thường còn cho nên không mất đi, không có pháp nào không phải là cửa đã tiến vào cho nên không trú vào nơi sai trái, không có tâm nào không phù hợp cho nên luôn luôn Chánh tư duy, không hôn trầm-không trạo cử chính là tướng của tiến vào.

Tiết b- Trình bày về nghiệp dụng, tùy theo mỗi một môn tiến vào, đều có môn của nghiệp ấy, môn tức là không thể cùng tận. Văn hiển bày có thể biết.

Tiết c- Đưa ra giải thích về nguyên cớ.

Trước là ý đưa ra có hai: Một nói rằng Bồ-tát lẽ nào không có hạnh đầy đủ mà thành Phật, vì sao nghiệp dụng không có phạm vi giới hạn? Hai nói rằng giả sử không gian hiển bày vô tận thì có thể như vậy, vì sao Dụng trong mỗi một môn lại là vô tận?

Sau là ý giải thích cũng có hai: Một nói rằng Bồ-tát vốn là vì chúng sinh mà sinh khởi vô tận, cho nên Dụng cũng vô tận. Hai là giải thích ý sau nói rằng: Chúng sinh và thế giới đã như hư không, tùy theo một môn đã là Dụng vô tận, như không gian trong hạt cải, vì vậy không những một môn thành tựu nhiều, mà một niệm cũng có thể thành tựu nhiều sự việc.

Trong văn có ba: Đầu là Dụ trình bày về lửa tùy theo duyên của củi, củi nhiều thì lửa còn cháy, dụ cho Bồ-tát duyên rộng với chúng sinh giới cho nên Dụng không có giới hạn. Tiếp là Hợp có thể biết. Sau là vòng lại đưa ra giải thích, ý đưa ra nói rằng: Bồ-tát vì sao khởi lên nhiều nghiệp dụng? Ý giải thích rằng: Bởi vì hóa độ tất cả chúng sinh mà đầy đủ tất cả hạnh nguyện.

Mục 4- Từ “Thị cố chư Bồ-tát…” trở xuống là kết luận nêu ra khuyến khích tu tập, trong đó có hai: a-Kết luận khuyến khích chịu khó tu tập; b-Từ “Phật tử, chí như thị tu hành Phổ Hiền hạnh…” trở xuống là tổng quát kết luận hiển bày rõ ràng.

Mục a- Kết luận khuyến khích chịu khó tu tập, nghĩa là tâm của Bồ-tát tận cùng chúng sinh giới, Dụng của Định không có giới hạn, vì vậy cần phải tu tập.

Trong văn có hai tiết: Một- Nêu ra pháp đã tu tập; Hai- Từ “Cần gia…” trở xuống là chỉ rõ về tướng khuyến khích tu tập.

Tiết một- Nêu ra pháp đã tu tập, năm chữ “Thị cố chư Bồ-tát” bao gồm hai mục sau, pháp đã tu tập có mười một câu: Một câu cuối cùng nêu ra Thể và tên gọi của Định, mười câu trước riêng biệt trình bày về nghiệp dụng của Luân vô ngại, trong đó quay ngược nhắc lại các văn từ trước đến nay.

1. Chủng loại, bởi vì nghiệp dụng không phải là một, như Hợp trong Dụ về loài rồng, tiến vào pháp rất nhiều là nghĩa về chủng loại.

2. Cảnh giới, tức là sở duyên của Định, như trước đây Dụ về vọng niệm duyên với cảnh.

3. Uy đức, tức là bao gồm hiển bày về Dụng của Định, như trước đây Dụ về ngọc báu có thể sinh ra đủ loại.

4. Ba loại trên đây thảy đều rộng lớn, tất cả đều không có giới hạn, bởi vì như trước đây không thấy Tam-muội của đời trước.

5. Số lượng không thể tận cùng, bởi vì như trước đây tiến vào cửa Trí không thể nói được…, tức là vô biên.

6. Tâm niệm và ngôn từ đều bặt dứt, bởi vì như trước không dấy lên nghĩ đến có bao nhiêu Bồ-tát…

7. Đều đi cùng với Trí, bởi vì như trước đây tuy nhận biết các pháp Vô tác, mà có thể thị hiện tất cả tác nghiệp, là Quyền-Thật soi chiếu rõ ràng.

8. Thể và Dụng đều ở cảnh giới Phật, thì chư Phật hiện rõ trước mắt, bởi vì như trước đây quán sát về Địa của Thập lực, đạt đến Tát-bà-nhã.

9. Như Lai hộ niệm, bởi vì như trước đây chư Phật thâu nhiếp tiếp nhận rồi, tiến vào số lượng của chư Phật vị lai.

10. Không những tự tại đối với Dụng hiện tại, mà cũng thành tựu pháp thiện của quá khứ, bởi vì như trước đây công đức-Giải-Dục thảy đều thanh tịnh.

Tiết hai- Chỉ rõ về tướng khuyến khích tu tập, trong đó có hai: 1- Sơ lược chỉ rõ về lìa xa lỗi lầm-tiến thêm đức; 2- Từ “Bất y…” trở xuống là riêng biệt chỉ rõ về lìa xa lỗi lầm-tiến thêm đức. Trong đó có hai: Trước là lìa xa lỗi lầm, sau từ “Ư chư pháp…” trở xuống là tiến thêm đức. Văn đều có thể biết.

Mục b- Tổng quát kết luận hiển bày rõ ràng, xa thì bao gồm kết luận các mục từ trước đến nay, gần thì ngược lại kết luận về văn tiến thêm đức trên đây, muốn phối hợp thuộc về từng loại một, nhưng sợ rằng chán ngán vì văn nhiều.

Mục ba- Định đầy đủ thành tựu lợi ích, văn thuộc về Định này, mà ý bao gồm chín Định trước đây, trong đó có bốn: 1- Lợi ích về cảm được Phật gia hộ bên ngoài; 2- Lợi ích về đức viên mãn bên trong; 3Lợi ích về hướng lên trên thâu nhiếp quả Phật; 4- Lợi ích về đích thực giống với quả Phật.

Mục 1- Lợi ích về cảm được Phật gia hộ bên ngoài, có năm:

Một- Phân rõ về chỗ dựa của sự gia hộ, nghĩa là lúc ở trong Định.

Hai- Từ “Thập phương…” trở xuống là hiển bày về người chủ động gia hộ.

Ba- Từ “Dữ Như Lai…” trở xuống là chính thức hiển bày về tướng của sự gia hộ.

Bốn- Từ “Phật tử, Bồ-tát…” trở xuống là gia hộ để thành tựu về Dụng, văn đều có thể biết.

Năm- Từ “Hà dĩ…” trở xuống là đưa ra giải thích về nguyên cớ. Ý đưa ra nói rằng: Hành rộng khắp đã đầy đủ, đâu cần phải thực hành công hạnh điều phục chúng sinh đến tận cùng thời gian vị lai? Ý giải thích rằng: Nguyện không có chướng ngại, pháp thuận theo vốn như vậy, đích thực có thể điều phục bởi vì Đại Nguyện đã thành tựu.

Mục 2- Từ “Phật tử, thử Bồ-tát hoạch như thị…” trở xuống là lợi ích về đức viên mãn bên trong, có bốn:

Một- Nhắc lại nhân tròn vẹn của Định trú vào trước đây, bao gồm

nhắc lại văn trên, đều hiển bày có thể biết.

Hai- Từ “Kỳ tâm hằng trú…” trở xuống là riêng biệt chỉ rõ về pháp đã đầy đủ, mười là biểu thị cho Vô tận.

Ba- Từ “Phật tử, thử Bồ-tát Ma-ha-tát dĩ đáo Phổ Hiền…” trở xuống là tổng quát kết luận về cứu cánh.

Bốn- Từ “Hà dĩ…” trở xuống là đưa ra giải thích về nguyên cớ. Ý đưa ra nói rằng: Vì sao Bồ-tát có thể đầy đủ những công đức như vậy? Ý giải thích có thể biết.

Mục 3- Từ “Phật tử, chí dĩ thử Tam-muội…” trở xuống là lợi ích hướng lên trên thâu nhiếp quả Phật, trong đó có ba:

Một- Chính thức trình bày.

Hai- Từ “Hà dĩ cố…” trở xuống là đưa ra. Ý đưa ra nói rằng: Hướng lên trên là đức của Phật, sao có thể thâu nhiếp?

Ba- Từ “Bồ-tát…” trở xuống là giải thích. Ý giải thích rằng: Bởi vì trú trong Tam-muội này thì chủ động dấy lên-thụ động dấy lên không sót lại gì, giống với Như Lai.

Trong đó có ba: 1- Chính thức hiển bày về nghiệp không sót lại gì, cho nên đều nói là tất cả. 2- Từ “Ư thử pháp trung…” trở xuống là trình bày về hành tướng tác nghiệp: Câu đầu tổng quát hiển bày dựa vào trước đây mà dấy lên, lại không dấy lên nghiệp không đầy đủ nào khác, trú vào chưa đầy đủ… là hiển bày về nghĩa của dấy lên. Từ “Như thị…” trở xuống là tổng quát kết luận về dấy lên trước đây. 3- Từ “Phật tử…” trở xuống là thuận theo chất vấn trở lại giải thích, nghĩa là mở rộng dấy lên nghiệp như vậy trước đây, chứ không dấy lên nghiệp khác.

Trong văn có ba: Đầu là sơ lược nêu lên như dấy lên trong đó, bao gồm thân và ý. Tiếp là đưa ra, ý đưa ra nói rằng: Vì sao không dấy lên nghiệp khác? Sau là mở rộng giải thích, ý giải thích rằng: Bởi vì nếu dấy lên nghiệp khác với trước thì không phải là Bồ-tát.

Văn có mười Dụ, tức là mười tiết, mỗi tiết đều có Hợp.

Tiết 1- Dụ về Kim cang không hư hoại, dụ cho Thể của hành vững chắc.

Tiết 2- Dụ về màu sắc tuyệt vời của vàng ròng, dụ cho nghiệp thiện làm đẹp bên ngoài.

Tiết 3- Dụ về ánh sáng rực rỡ của mặt trời, dụ cho Trí tuệ tròn vẹn sáng ngời.

Tiết 4- Dụ về bốn đỉnh của núi Tu-di, dụ cho thiện căn vượt ra ngoài, không hợp với bốn đỉnh cao, nếu hợp thì có thể hợp với bốn hạnh của Bồ-tát.

Tiết 5- Dụ về mặt đất có thể duy trì, dụ cho tâm Đại Bi gánh vác.

Tiết 6- Dụ về biển rộng chứa đầy nước, dụ cho Đại Nguyện nuôi dưỡng khắp nơi.

Tiết 7- Dụ về quân tướng rõ ràng chiến trận, dụ cho luyện tập về Định ngăn ngừa giặc oán.

Tiết 8- Dụ về Luân vương che chở thế gian, dụ cho Định làm thanh tịnh phiến não của chúng sinh.

Tiết 9- Dụ về gieo giống nảy mầm và lớn lên, dụ cho thực hành tăng thêm pháp thiện của chúng sinh.

Tiết 10- Dụ về mưa đúng lúc hạt giống nảy mầm, dụ cho làn mưa giáo pháp thành tựu khắp nơi.

Các Dụ đều trước là Dụ, sau là Hợp. Trong Hợp có hai: a- Chính thức kết hợp; b- Đưa ra giải thích.

Trong tiết a- Chính thức kết hợp: Nói cho đến, là bởi vì vượt qua hạt giống bắt đầu nảy mầm, mà thẳng thắn hợp với cuối cùng thành tựu. Bởi vì hợp thời mà tuôn mưa, cho nên đạt được mười bốn loại lợi ích ấy: 1- Đạt được quả về Trí, bởi vì thanh tịnh hai chướng. 2- Đạt được quả về Đoạn, bởi vì hiểu rõ pháp Vô tướng. 3- Đạt được quả về Ân, bởi vì trú trong Đại Bi. 4- Đạt được quả về Giải thoát hoàn toàn thanh tịnh làm chỗ dựa. Bốn loại trên là Tự lợi, còn lại đều là Lợi tha. 5- Hiểu rõ về hành của hữu tình, khiến cho người khác hoan hỷ, tự mình lìa xa mười sợ hãi thì tự mình hoan hỷ. 6- Đạt được đoạn trừ nghi ngờ. 7- Thành tựu phần vị Ứng Cúng. Tiếp theo các câu sau do đây mà thành tựu, văn đều có thể biết.

Trong tiết b- Đưa ra giải thích. Ý đưa ra nói rằng: Bồ-tát thuyết pháp dựa vào lực của hạnh nào, mà thành tựu lợi ích to lớn này? Ý giải thích rằng: Bởi vì thành tựu Đại Trí mà chứng đạt pháp giới, vô lượng hạnh hãy còn có thể làm thanh tịnh, lẽ nào chỉ thành tựu chúng sinh hay sao?

Trong văn có hai: Trước là nêu lên, sau từ “Sở vị…” trở xuống là giải thích.

Trong giải thích có ba: Một- Nêu ra công đức đã thanh tịnh; HaiTừ “Phật tử…” trở xuống là kết luận về pháp ấy rộng nhiều, bởi vì trình bày riêng biệt khó tận cùng; Ba- Từ “Ư như thị đẳng…” trở xuống là hiển bày về nhân có thể làm cho thanh tịnh. Đồng phần Thiện căn, là mỗi một thiện căn hồi hướng về pháp giới mà thành tựu chủ-bạn. Vượt qua các thế gian…, là phước đã tu tập tương ưng với pháp tánh cho nên vượt qua thế gian, pháp tánh không hợp với Chân cho nên không có đối đãi. Còn lại đều dễ dàng hiểu rõ.

Mục 4- Từ “Phật tử, Bồ-tát Ma-ha-tát trú thử Tam-muội…” trở xuống là lợi ích đích thực giống với quả Phật, trong đó có hai mục: aChính thức hiển bày về giống nhau, có nêu lên-đưa ra và dẫn ra, tên gọi của Đẳng Giác từ đó mà thiết lập; b- Từ “Nhĩ thời Phổ Nhãn…” trở xuống là thưa hỏi-giải đáp để phân biệt chọn lựa, trong đó trước thưa hỏi-sau giải đáp.

Trong mục trước là thưa hỏi: Một- Nhắc lại giống với Phật trước đây. Hai- Từ “Hà cố…” trở xuống là trình bày về điều nghi ngờ của mình, trong đó: 1- Nghi ngờ về không gọi là Quả; 2- Thưa hỏi về không rời bỏ Nhân.

Trong mục sau từ “Nhĩ thời Phổ Hiền…” trở xuống là giải đáp, có hai: Một- Khen ngợi về thưa hỏi, nhắc lại điều nghi ngờ. Hai- Từ “Phật tử, thử Bồ-tát…” trở xuống là chính thức giải đáp về điều thưa hỏi, trong đó có ba: 1- Pháp thuyết; 2- Dụ so sánh; 3- Pháp hợp.

Tiết 1- Pháp thuyết, có mười một tiết, theo thứ tự giải đáp mười một câu hỏi trước đây, trong văn dễ dàng hiểu rõ, mà ý hãy còn khó thấy, nghĩa là vì sao Thập Lực có thể đã tiến vào mà thực hành khắp nơi không dừng nghỉ? Nay tổng quát dùng Dụ để hiển bày, như người luyện tập đọc tụng tuy đã có thể thông thạo, mà thường xuyên ôn tập không bằng người thông thạo đã lâu. Tiết sau Dụ về Hương Tượng hiển bày về tướng, tuy tương tự mà Thể không giống nhau, bởi vì kinh Anh Lạc nói: “Đẳng giác soi chiếu vắng lặng, Diệu giác vắng lặng soi chiếu.” Cũng tựa như phần vị đầy đủ công dụng, so với phần vị không có công dụng; cũng hiển bày về đạt được Quả không rời bỏ Nhân, bởi vì tận cùng thời gian vị lai, đều là phần vị sau Phổ Hiền.

Tiết 2- Dụ so sánh, có ba tiết:

Tiết a- Nêu ra Y báo-Chánh báo thù thắng trang nghiêm của Tượng Vương. Y-la-bát-na, Trung Hoa nói là Hương Diệp, thường ở nơi sườn của núi vàng thứ nhất.

Tiết b- Từ “Nhược Thiên đế…” trở xuống là trình bày về thần biến tự tại của Tượng Vương. Nói là bảy ngà, dựa theo phẩm Hiền Thủ chỉ có sáu ngà, hoặc là người dịch tùy theo ba lần bảy (Tam thất) ở sau, liền nói là bảy mà thôi. Nếu đưa ra nghĩa biểu thị thì ở đâu không thích hợp, bởi vì không có gì có thể phân biệt được Tượng Vương này. Vị trời này là ý chính, chọn lấy nghĩa này để dụ cho Bồ-tát giống như Phật.

Tiết c- Từ “Phật tử, bỉ Y-la…” trở xuống là trình bày về không hủy hoại nguồn gốc mà luôn luôn hiện rõ.

Tiết 3- Pháp hợp, trong đó phân bốn: a- Đầy đủ các hạnh trang nghiêm, hợp với Y báo-Chánh báo trước đây; b- Từ “Vi dục an xứ…” trở xuống là trình bày về nhân quả vô ngại, hợp với thần biến tự tại trước đây; c- Từ “Phật tử, Bồ-tát Ma-ha-tát bổn thân…” trở xuống là kết luận thành tựu về không hủy hoại nhân mà hiện rõ quả, hợp với không hủy hoại nguồn gốc mà luôn luôn hiện rõ trước đây; d- Từ “Hà dĩ cố…” trở xuống là đưa ra giải thích trở lại kết hợp.

Trong tiết a, có thể biết.

Trong tiết b, có hai: Một- Trình bày về việc làm qua sự tu tập của Hạnh vô ngại, trong đó: 1- Quả; 2- Từ “Tăng trưởng…” trở xuống là nhân. Hai- Từ “Bất xả Phổ Hiền…” trở xuống là chính thức hiển bày về tướng của Hạnh vô ngại, trong đó: 1- Tổng quát trình bày, bởi vì nhân quả của pháp giới không có chướng ngại. 2- Từ “Hiện bất khả thuyết…” trở xuống là riêng biệt hiển bày, trong đó phân ba: Đầu là hiển bày về môn của nhân-hạnh của quả, văn có bốn quả: a- Quả về Trí; b- Quả về thuyết pháp; c- Quả tương ưng với Bát-nhã; d- Quả về Đoạn. Tiếp từ “Nhi hiện thọ sinh…” trở xuống là hiển bày về quả thuận theo hạnh của nhân, và tùy theo chúng sinh mà hiện rõ thuyết giảng hợp thời không giống nhau. Sau từ “Phục ư nhất thiết…” trở xuống là hiển bày về môn của quả-hạnh của nhân. Đều có thể biết.

Trong tiết c là trình bày về không hủy hoại nhân mà hiện rõ quả, thân vốn có không hủy hoại tức là nhân không hủy hoại, hợp với ở trong hang không có gì thay đổi; biến hiện ở tất cả mọi nơi tức là luôn luôn hiện rõ quả, hợp với thần biến ở cõi trời.

Trong tiết d là đưa ra giải thích trở lại kết hợp: Trước là ý đưa ra nói rằng: Nhân quả trái ngược nhau, vì sao môn của nhân mà hiện rõ quả, quả lại làm nhân? Sau là ý giải thích rằng: Bởi vì pháp điều phục chúng sinh thuận theo như vậy.

Trong văn có hai: Một- Giải thích về ý dùng quả làm nhân, có mười câu có thể biết. Hai- Từ “Phật tử, nhữ ưng…” trở xuống là giải thích về ý dùng nhân hiện rõ quả, trong đó có bốn: 1-Pháp thuyết, nghĩa là không rời bỏ nhân mà hiện rõ quả. 2- Từ “Như Y-la…” trở xuống là nêu ra Dụ trước đây để hiển bày. 3- Từ “Phật tử…” trở xuống là trở lại dùng pháp để kết hợp, trong đó: Đầu là trình bày về không rời bỏ nhân mà hiện rõ quả; sau từ “Tuy tri chư pháp bình đẳng…” trở xuống là không hủy hoại quả mà hiện rõ nhân. 4- Từ “Phật tử, chí an trú…” trở xuống là ca ngợi về thù thắng. Trên đây là giải thích về tướng, xong.

Trong mục sau là kết luận về tên gọi, có thể biết.

Trên đây là riêng biệt giải thích về Thập Định, xong.

Chữ “Phật Tử” cuối cùng tức là phần 3 tổng quát kết luận về số mười.