QUYỂN 41
Đoạn thứ bảy: VIỄN HÀNH ĐỊA
Đầu là nguyên cớ đưa ra: Đã nói về Tuệ trú tương ưng với duyên khởi, hiểu rõ dựa vào duyên, tiếp đến nói về Vô tướng trú có gia hạnhcó công dụng, dựa vào Bồ-tát Địa, cho nên tiếp tục đưa ra.
Luận Du Già nói: “Địa trước tuy có thể trú nhiều trong Tác ý Vô tướng, mà chưa có thể khiến cho Tác ý Vô tướng không gián đoạnkhông thiếu sót, trú nhiều trong tu tập để khiến cho đầy đủ, cho nên tiếp theo có đưa ra Địa này.” Lại công dụng trước đây chưa đầy đủ, nay khiến cho đầy đủ.
Nói về Viễn Hành, bao gồm có bốn nghĩa: Luận Thành Duy Thức nói: “Đến phần sau thuộc công dụng của Vô tướng trú, mà vượt qua đạo của thế gian và Nhị thừa.” Ở đây có ba nghĩa, giống như phần Căn bản, đã giải thích như trước.
Kinh Giải Thâm Mật nói: “Tác ý Vô tướng không gián đoạnkhông thiếu sót có thể vượt xa chứng nhập, cùng với Địa thanh tịnh ở sát cạnh nhau, cho nên gọi là Viễn Hành. Ở đây có hai nghĩa: Nghĩa đầu tức là Vô tướng trong ba tướng, chọn ra khác với Địa trước, nói là không có gián đoạn-thiếu sót; nghĩa sau tức là có thể cách xa, bởi vì gần với Địa sau.” Vì vậy văn sau Kinh nói: Ở giữa hai cõi, Địa này vốn có thể vượt qua, cũng là đi về phía trước cách xa phía sau.
Luận Nhiếp Đại Thừa nói: “Đến phần sau cuối là Hành thuộc công dụng. Chỉ là một nghĩa.” Thế Thân giải thích rằng: “Tuy tất cả các tướng không thể nào làm cho lay động, mà đối với Vô tướng hãy còn gọi là có Hành.” Đây là giải thích về chữ Công Dụng, nghĩa là khởi lên công dụng mà trú trong Vô tướng.
Kinh Kim Quang Minh thì giống với nghĩa đầu của kinh Giải Thâm Mật, trong luận Trang Nghiêm thì giống với nghĩa sau của kinh Giải Thâm Mật.
Tuy có bốn nghĩa, nhưng nối thông có hai nghĩa để thiết lập tên gọi Viễn Hành: 1- Từ trước đi xa đến giới hạn của công dụng; 2- Giới hạn thực hành của công dụng này có thể đi xa đến phần vị sau.
Luận Thập Trú nói: “Cách xa ba cõi, gần với phần vị Pháp Vương, cho nên gọi là Viễn Địa.”
Kinh Nhân Vương gọi là Viễn Đạt Địa, cũng bao gồm hai nghĩa, nhưng mà hành có thể cách xa chính là Vô tướng.
Chướng đã lìa xa, là lìa xa chướng hiện hành thuộc tướng vi tế, nghĩa là Địa thứ sáu vốn chấp vào hiện hành thuộc tướng vi tế của sinh diệt. Tướng sinh diệt này tức là hai Ngu: 1- Ngu về hiện hành thuộc tướng vi tế, nghĩa là bởi vì chấp có tướng Sinh vi tế lưu chuyển của duyên sinh; 2- Ngu về thuần tác ý mong cầu Vô tướng, tức là bởi vì chấp có tướng hoàn diệt vi tế.
Bởi vì thuần tác ý chịu khó mong cầu đối với Vô tướng, chưa có thể khởi hạnh thù thắng của Hữu trong Không, đến trong Địa này mới có thể đoạn trừ. Bởi vì thường ở trong Vô tướng, cho nên không chấp về Sinh. Lại không tác ý chịu khó mong cầu Vô tướng, cho nên có thể chứng được pháp Chân Như không có sai biệt. Bởi vì hiểu rõ đủ loại giáo pháp, cho nên giống với Vô tướng chân thật. Bởi vì có thể ở trong Không khởi hạnh thù thắng của Hữu, cho nên thành tựu phương tiện độ. Hai hạnh cùng thực hành, cho đến cũng đạt được quả Vô tướng. Vì vậy biết rằng, bởi vì thuần Vô tướng, không ngăn ngại khởi hạnh, là nghĩa riêng biệt của Địa này.
Tiếp là chính thức giải thích văn, cũng có ba phần:
Trong phần một là ca ngợi thưa thỉnh, có mười hai kệ, mười kệ trước là ca ngợi, hai kệ sau là thưa thỉnh.
Trong mười kệ trước là ca ngợi, phân bốn: 1- Có hai kệ về Thiên Chúng ca ngợi vị chủ thuyết giảng. 2- Có một kệ về Thiên Chủ dùng mây ánh sáng cúng dường Phật, bởi vì biểu thị cho Trí phù hợp với Pháp thân. 3- Có một kệ về Thiên Chúng vui mừng lắng nghe. 4- Có sáu kệ về Thiên Nữ dùng âm thanh vui vẻ ca ngợi Phật. Trong sáu kệ: Một kệ đầu hiển bày về nhân duyên của âm thanh; năm kệ còn lại chính thức hiển bày về ngôn từ ca ngợi. Trong năm kệ: Bốn kệ đầu ca ngợi về Tịch-Dụng vô ngại, một kệ sau trình bày về nguyên cớ khởi Dụng, tức là Bi-Trí vô ngại, mong muốn thuyết giảng về hai hạnh, cho nên nương theo uy lực ca ngợi về điều này.
Trong hai kệ sau là thưa thỉnh, có thể biết.
Trong phần hai là chính thức thuyết giảng, có hai: Trước là Hạnh, sau là Quả.
Trong phần trước là Hạnh, có năm loại tướng sai biệt: 1- Sai biệt về đối trị Hạnh vui với Vô tác; 2- Sai biệt về đối trị chướng ấy; 3- Sai biệt về hai Hạnh thù thắng; 4- Sai biệt về Địa thù thắng so với phía trên và trước đây; 5- Sai biệt về Quả của Địa.
Trong năm loại: Một loại đầu là phương tiện hướng về Địa, tức là tâm tiến vào; bốn loại còn lại là tâm trú vào-vượt ra thuộc về quả.
Lại trong bốn loại trú vào-vượt ra: Một loại đầu tức là bắt đầu trú vào Địa, một loại tiếp là chính thức trú vào Địa, một loại tiếp là thuyết giảng tuy ở sau mà nghĩa bao gồm trước sau, một loại sau là Địa đầy đủ.
1. Nói về vui với Vô tác, là bởi vì quán sát về Không vui thích đắm theo Bát-nhã, tức là chướng hiện hành thuộc tướng vi tế, Địa này tùy theo Hữu mà không đắm vào làm chủ động đối trị.
2. Nghĩa là từ trước đến nay tuy chủ động đối trị tâm vui thích với Không của Địa trước, mà bởi vì có hạn lượng-có công dụng thì lại chính là chướng, cho nên tu hạnh không có hạn lượng-không có công dụng, để làm đối trị.
3. Bởi vì cấu nhiễm của chướng ngại đã không còn, cho nên ChỉQuán cùng thực hành.
4. Trình bày về công dụng của Địa này vượt qua sáu Địa trướchơn hẳn ba Địa sau, hướng lên trên tức là sau.
5. Bởi vì Địa đầy đủ, cho nên nói về Quả của hai Hạnh.
Trong phần 1: có bốn: a- Kết thúc phần trước nêu lên phần sau; bTừ “Hà đẳng…” trở xuống là đưa ra hiển bày về tướng ấy; c-Từ “Bồ-tát dĩ như thị…” trở xuống là kết luận về công năng của Hạnh; d- Từ “Nhập dĩ…” trở xuống là làm sáng tỏ về phạm vi giới hạn của Hạnh ấy.
Phần a: Đã đầy đủ Hạnh của Địa thứ sáu, tức là kết luận về nghĩa của phần trước, bởi vì hàm chứa Hạnh thuộc Vô tướng đã đối trị. Bởi vì đầy đủ Hạnh thuộc Vô tướng của Bát-nhã, từ đây sinh ra đắm trước, vốn không phải là Hạnh tăng thượng.
Tiếp từ “Dục nhập…” trở xuống là trình bày về nêu lên phần sau. Mười loại phương tiện tức là chủ động đối trị, nghĩa là vui với Vô tác trước đây không gọi là phương tiện, không có thể khởi Hạnh tăng thượng, không phải là đạo thù thắng. Nay dùng Trí thuộc Vô ngã của mười loại pháp không rời bỏ chúng sinh, lấy làm chủ động đối trị để đối trị về tâm vui thích trước đây, gọi là Tuệ phương tiện. Đã có thể thâu nhiếp giữ lấy Hạnh tăng thượng, cho nên gọi là khởi lên Đạo thù thắng. Vậy thì ngay nơi Hữu tu về Không mà không trú vào Không, là Tuệ phương tiện trong Không; ngay nơi Không trải qua Hữu mà không trú vào Hữu, là Đạo thù thắng trong Hữu. Đạo tức là Hạnh. Do Hạnh thù thắng cho nên gọi là Tăng thượng. Tăng thượng đối với pháp nào? Nghĩa là trước đây đã nương vào trong thế gian-xuất thế gian, ngay nơi Không cho nên hơn hẳn thế gian, đã có thể trải qua Hữu cho nên hơn hẳn xuất thế gian. Trong Địa thứ sáu trước đây, tuy cũng tu tập về Bi, không trú vào không có, mà ở trong vắng lặng không thể nào vượt ra, bởi vì Không còn dấy lên, cho nên không thể gọi là Phương tiện thù thắng; tuy thực hành về Không-thực hành về Hữu mà phần nhiều đắm theo Không, chỉ gọi là đối trị về Hạnh vui với Vô tác.
Trong phần b, là đưa ra hiển bày. Sở dĩ Hạnh thù thắng được tăng thượng không có gì hơn, là bởi vì mười nghĩa sau. Mỗi nghĩa có hai câu, đều câu trước quán sát về Không, câu sau trải qua Hữu. Câu trước đạt được câu sau, thì thành tựu về Tuệ phương tiện trong Không; câu sau đạt được câu trước, thì thành tựu về Hạnh thù thắng trong Hữu, không vướng vào Không-Hữu mà cùng đưa vào chữ Tuy.
Luận chủ thâu nhiếp mười nghĩa làm bốn loại công đức, nghĩa là ba nghĩa đầu đều có một nghĩa, bảy nghĩa sau làm một nghĩa.
Một- Câu đầu tức là dựa vào sự việc bảo vệ hành ác. Hành ác của Bồ-tát có hai loại: a- Không thích làm lợi lạc; b- Khởi lên ái kiến. Nay bởi vì câu trước cho nên không có ái kiến, bởi vì câu sau cho nên có thể làm lợi lạc. Nếu trong hai câu thiếu hụt lẫn nhau thì đều có hành ác. Nay bởi vì bảo vệ hai câu, dựa vào sự việc là Bi mà không có ái kiến.
Hai- Tức là dựa vào sự việc thù thắng của tài sản và thân mạng. Bởi vì cúng dường Phật, cho nên đạt được tài sản và thân mạng. Bởi vì đạt được bình đẳng, cho nên hai sự việc đều thù thắng. Tài sản thù thắng thì tùy theo chúng sinh đã mong cầu, thân mạng thù thắng thì tùy ý chọn lấy chủng loại nào.
Ba- Dựa vào sự việc bảo vệ thiện căn. Thiện căn tức là chịu khó tích tập phước đức làm tư lương của Bồ-đề. Nay dùng Trí ngay nơi Không mà tích tập, thì nhân thù thắng ấy có thể tăng thượng, khiến cho pháp công đức đã tích tập đều thành tựu Hạnh Ba-la-mật tăng thượng, gọi đó là bảo vệ, tuy có Từ Bi mà chỉ là ý thích tăng thượng.
Ba loại này đều là Tự lợi. Bảy loại sau đều là Lợi tha, hợp lại làm công đức thứ tư là thâu nhiếp chúng sinh dựa vào sự việc, tức là bảy loại: Một loại đầu là tùy theo chúng sinh mà thọ sinh, hai loại tiếp là giáo hóa khiến cho lìa xa chướng, bốn loại sau là thâu nhiếp khiến cho trú vào pháp thiện.
Trong đó: 1- Nguyện lực thọ sinh, bởi vì làm vị Thượng thủ của chúng sinh, do đó cần phải trang nghiêm ba cõi, nhưng là Nguyện sinh chứ không phải là do nghiệp-phiền não, cho nên nói là Viễn ly. 2Thuyết giảng về đối trị, nghĩa là chỉ ra phiền não khởi lên, muốn khiến cho đối trị đoạn trừ mà nhận biết tánh vắng lặng, mới là đối trị thuộc về Đệ nhất nghĩa, bởi vì khiến cho thấy rõ luôn luôn tự nhiên vắng lặng. 3- Bởi vì diệt trừ chướng ngại của Trí, chướng có bốn loại, như nói trong Trí tùy thuận thế gian ở Địa thứ năm, khiến cho tùy theo tâm của chúng sinh, làm đủ loại sự nghiệp như viết sách-soạn luận…, mà làm chủ động đối trị. 4- Quy tụ chúng hội hướng về Đại pháp, mà vì chúng sinh dấy khởi Hạnh trang nghiêm quốc độ. Bốn loại này là trình bày về Y báo, ba loại sau là trình bày về ba Luân của Chánh báo làm lợi ích cho chúng sinh. 5- Tức là thân nghiệp, không có thân mà hiện rõ thân, bởi vì khiến cho phát sinh năm Phước, nghĩa là thấy-nghe-gần gũi-cúng dường và tu hành, tự thân-không có thân cho nên giống như Pháp thân của Phật. Hai loại sau cũng như vậy. 6- Tức là khẩu nghiệp, bởi vì chuyển pháp luân. 7- Tức là ý nghiệp, ở trong chỗ không có tốt-xấu, tùy theo thưa hỏi liền khéo léo giải thích, ghi nhớ sự việc trong ba đời mà khởi Hạnh của ba đời.
Trong phần c, là tổng quát kết luận về công năng thù thắng, Luận giải thích rằng: Mười loại này phát khởi về Hạnh thù thắng, cùng đối trị thâu nhiếp giữ lấy. Đối trị thâu nhiếp giữ lấy, đều là hai câu trước-sau đối lập với nhau, gọi là cùng đối trị. Vì vậy hai câu trước-sau đều chủ động đối trị, đều là câu trước đối trị phàm phu, câu sau đối trị Tiểu thừa. Tùy theo đối trị không giống nhau, nghĩa như trước đã nói. Dựa vào hai câu thâu nhiếp giữ lấy, gọi là Hạnh thù thắng đối trị với chướng trước đây.
Phần d, là làm sáng tỏ về phạm vi giới hạn của Hạnh, bởi vì trình bày về Vô tướng không có gián đoạn, cho nên tên gọi của Địa Vô tướng từ đây mà thiết lập. Đây cũng chính là thâu nhiếp Bất Thối Trú trước đây, không giống như Địa thứ sáu trước đây. Địa thứ sáu trước đây đạt được tâm trú vào Địa, đã rời bỏ tâm tiến vào Địa, dùng pháp tu về Giải để tiến vào, không phải là dùng Hạnh để tiến vào. Địa này dùng Hạnh để tiến vào, luôn luôn thực hành mà không rời bỏ, gọi là Bất Thối Trú.
Phần 2: Từ “Phật tử, Bồ-tát Ma-ha-tát trú thử đệ thất…” trở xuống
là sai biệt về đối trị chướng ấy, tức là thâu nhiếp Vô Trước Hạnh, bởi vì công dụng Hữu lượng đều không đắm vào. Nói về đối trị, có hai loại tướng: a-Tu hành Vô lượng chủng loại, đối trị chướng ngại Hữu lượng trước đây; b-Từ “Thử Bồ-tát tác thị niệm…” trở xuống là tu hành về Hạnh không có công dụng, đối trị chướng ngại về có công dụng trước đây.
Phần a: Có hai mươi câu, thâu nhiếp thành mười cặp. Trong mỗi một cặp, đều là câu trước trình bày về vô lượng cảnh giới, làm thụ động nhận biết-thụ động giáo hóa; câu sau trình bày về vô lượng đức nghiệp của Phật, làm chủ động nhận biết-chủ động giáo hóa. Bồ-tát tiến vào cảnh giới giáo hóa của Phật, mà vận dụng giáo hóa chúng sinh. Hoặc là thâu nhiếp mười làm năm, tức là năm cảnh giới vô lượng.
1. Có một cặp, chúng sinh-vô lượng. Luận nói: Tùy theo thụ động giáo hóa chúng sinh như thế nào? Cặp này làm tổng quát, bởi vì mười cặp đều làm lợi ích cho chúng sinh. Nói về như thế nào (Hà đẳng), bởi vì chủng loại không phải là một, là giải thích về chữ Vô Lượng trong kinh. Tùy theo thụ động (Tùy sở), là tùy theo nhiều loại thích hợp, mà dùng vô lượng nghiệp giáo hóa để giáo hóa chúng sinh.
2. Có một cặp, chúng sinh-trú xứ như thế nào? Nghĩa là trú ở vô lượng thế giới, dùng Hạnh của Tịnh độ mà giáo hóa.
3. Có hai cặp, dùng Trí tuệ như thế nào để giáo hóa? Cặp đầu là Trí về không gian cùng tận các pháp, cặp sau là Trí về thời gian cùng tận ba đời, đều là Chủng trí. Hai cặp dựa theo pháp đã nhận biết, đều là pháp giới vô lượng.
4. Có ba cặp, trình bày về vô lượng cảnh giới điều phục. Hai cặp đầu trình bày về dùng tâm như thế nào? Trong đó: Cặp một- Tùy theo đủ loại thân Trời mà chúng sinh tin tưởng-vui thích, Bồ-tát dùng thân Danh Sắc để giáo hóa, nghĩa là tâm tùy theo sự vui thích của chúng sinh, cùng tu tập về hạnh của loài Trời, mà đạt được thân của loài Trời, miệng tùy theo sự tin tưởng của chúng sinh, dùng thân Danh-Cú mà thuyết giảng về hạnh của loài Trời; cặp hai- Nhận biết về Căn-Dục xưa kia không giống nhau, dùng âm thanh tùy theo chủng loại hợp với Căn mà thuyết giảng. Một cặp tiếp là dùng Hạnh như thế nào? Nghĩa là nhận biết về tâm hạnh hiện tại không giống nhau, dùng hạnh hướng đến khắp nơi mà thuyết giảng về đối trị.
5. Có ba cặp, trình bày về cảnh giới phương tiện điều phục. Luận nói: Đưa vào Thừa như thế nào? Nghĩa là đưa vào Tam thừa. Cặp mộtVì Thanh văn Thừa mà thuyết giảng về Đạo của Trí, khiến cho chứng Diệt; cặp hai-Vì Duyên giác Thừa mà thuyết giảng về Trí sâu xa, khiến cho nhận biết về nhân duyên; cặp ba-Vì Bồ-tát Thừa mà thuyết giảng về tích tập Độ thành tựu sự việc của Địa, hợp với phương tiện ấy trải qua Hữu.
Trong phần b: Tu hành về Hạnh không có công dụng, có hai mục: Một- Gia hạnh hướng về mong cầu; hai- Từ “Phật tử, thử Bồ-tát…” trở xuống là chính thức hiển bày về tu hành.
Mục một: Đầu là nhắc lại Vô lượng trước đây, là nơi hướng về mong cầu; sau từ “Ngã tất…” trở xuống là chủ yếu mong mỏi dùng Vô công-Vô tướng để thâu nhiếp giữ lấy cảnh giới ấy. Vô phân biệt, nghĩa là soi chiếu không chọn lấy tánh tướng-quên hết duyên…, tức là quán sát về Vô tướng. Hơn nữa, Vô công-Vô tướng rất thù thắng, nhưng tùy ý phát ra tánh vốn có sẵn (Thiên tánh) không nhờ vào thúc đẩy thường xuyên, tự nhiên mà thực hành. Không có công-hợp với đạo gọi là không có công dụng, Địa thứ tám mới chứng được. Nay tâm có thể trú vào đó, cho nên nói là thuận theo (Ưng dĩ), bởi vì công dụng thực hành đến đây đã đầy đủ. Đây là tu hạnh không có dụng công (Vô công), không giống như Địa thứ tám tùy ý vận dụng không còn dụng công.
Trong mục hai- Chính thức hiển bày về tu hành: Đầu là nhắc lại Trí quán sát trước đây. Tiếp từ “Thường cần tu…” trở xuống là tướng của tu hành, từ “Phương tiện…” trở xuống là pháp đã tu tập, tức là Tuệ phương tiện trong Không, Hạnh thù thắng trong Hữu trước đây. Đã dùng Trí thuộc về Vô công-Vô tướng, tu tập có thể đối trị chướng ngại của công dụng thuộc về Hữu tướng. Sau là an trú bất động, hiển bày về tướng của quán sát thành tựu. Đây tức là Hạnh thành tựu bất động, không như Tướng-Dụng bất động ở Địa thứ tám.
Phần 3: Từ “Vô hữu nhất niệm…” trở xuống là phân rõ về hai Hạnh thù thắng, văn phân ra bốn phần riêng biệt: a- Hai Hạnh song song không gián đoạn; b- Từ “Thường bất xả…” trở xuống là Tín thù thắng; c- Từ “Thử Bồ-tát ư niệm niệm…” trở xuống là có thể làm Đại nghĩa; d- Từ “Phật tử thử thập…” trở xuống là sai biệt về Bồ-đề phần.
Trong bốn phần: Ba phần trước là riêng biệt hiển bày, một phần sau là tổng quát đầy đủ. Trong ba phần: Một phần đầu là Tự phần, hai phần sau là Thắng tiến.
Phần a: Không có một niệm dừng nghỉ-rời bỏ, là chính thức hiển bày về nghĩa của hai Hạnh không gián đoạn, nghĩa là không rời bỏ Quán thì quán sát-Chỉ thì bất động trước đây, là cùng thực hành hai hạnh Chỉ-Quán, một niệm không dừng tức là nghĩa về không gián đoạn. Tiếp từ “Hành trú…” trở xuống là hiển bày về thời gian không gián đoạn, nghĩa là bốn oai nghi như ngủ-thức…, nêu ra ngủ mơ là lấy mê muội để so với rõ ràng.
Phần b: Tín thù thắng, Luận nói: Tướng trang nghiêm hiện rõ trước mắt với Nghĩa khác biệt trong vô lượng Trí ấy. Bởi vì chuyên niệm, là chuyên tâm nghĩ đến có thể nhẫn nại tức là nghĩa của Tín, thường tin vào mười Vô lượng trước đây, phước-trí trang nghiêm cảnh giới Phật cho nên gọi là thù thắng.
Phần c: Làm Đại nghĩa, một niệm lập tức đầy đủ Hạnh của mười Độ, lợi ích ý nghĩa rộng lớn mà niệm niệm tu tập khởi lên, cho nên gọi là Tác. Trong văn có hai: Trước là tổng quát trình bày; sau từ “Hà dĩ…” trở xuống là đưa ra giải thích.
Đưa ra nói rằng: Hạnh của mười Độ khác nhau, một niệm lẽ nào trọn vẹn? Văn giải thích phân hai mục: Một- Trình bày về nguyên cớ có thể đầy đủ, bởi vì Bi-Trí cùng vận dụng; Hai- Từ “Sở hữu…” trở xuống là hiển bày về tướng đã đầy đủ. Bố thí (Đàn) bao gồm Bi-Trí, Nhẫn chỉ dựa theo Bi, còn lại đều dựa theo Trí.
Nhưng mười tướng trong này, ý khiến cho một niệm mà mười tướng không giống nhau. Trong ba loại bố thí tùy theo chọn lấy một, có thể dùng ý hiểu được, bởi vì lý thật thì không có gì không đầy đủ. Trong Bồ-đề phần ở văn sau, nói tất cả đều đầy đủ, sáu tướng trước có thể biết, chỉ giải thích bốn tướng sau. Phương tiện trải qua sự việc nói là vô lượng Trí, bởi vì đều là Trí. Lại có thể sinh ra Hạnh-Nguyện như Thí…, bởi vì thâu nhiếp chúng sinh, cho nên gọi là phương tiện. Trong Nguyện, nhờ vào Nguyện Trí này, có thể mong cầu Đại Ba-la-mật Thượng Thượng từ Địa thứ tám trở lên, cho nên thâu nhiếp chọn lấy Hạnh thù thắng ấy. Tiếp đến trong Lực, bởi vì đều là Trí, cho nên xa lìa chướng ngại về bố thí…, mà không bị chướng ngại ấy làm lay động. Trong Trí, bởi vì đều là Trí, cho nên nhận biết rõ ràng như thật về tất cả chủng loại sai biệt của bố thí…, để giáo hóa chúng sinh. Bốn tướng này đều từ Dụng mà thiết lập tên gọi, bao gồm thành tựu sáu tướng trước; cũng có lúc riêng biệt thành tựu sáu tướng trước…, đều như trong Hội thứ nhất phân rõ. Một niệm có đủ mười, niệm niệm đều như vậy. Tâm ban đầu muốn tu, đến đây mới đạt được.
Trong phần d là sai biệt về Bồ-đề phần, có bốn loại tướng: Hai loại trước là thâu nhiếp điều thiện, hai loại sau là lìa xa lỗi lầm.
1. Dựa vào Hạnh Đại thừa, nghĩa là mười Độ thuộc về Tự lợi, đây chính là nghĩa về Đại. Văn kết luận bởi vì hiển bày về mười Độ, cho nên bao gồm hai nghĩa. Luận thì thuộc về phần sau khéo léo sử dụng văn kinh.
2. Bốn Nhiếp, tức là dựa vào giáo hóa chúng sinh.
3. Bốn Trì…, tức là dựa vào thanh tịnh tăng thượng đối với Phiền não chướng, nghĩa là dựa vào bốn Trì làm nơi chốn mà trú vào, dùng ba Giải thoát làm môn mà dựa vào, tu hành ba mươi bảy Phẩm, thì thanh tịnh được Phiền não chướng, tùy ý duy trì Tự phần cho nên gọi là Trì, cũng gọi là trú xứ của bốn nhà (Gia). Bốn nhà: Một- Nhà của Bát-nhã, đây là chủ động soi chiếu; Hai- Nhà của Đế, tức là thụ động soi chiếu; Ba- Nhà rời bỏ phiền não; Bốn- Nhà làm thanh tịnh khổ đau. Dựa vào nghiệp thù thắng của hai loại đầu mà lìa xa phiền não-khổ đau ở đây. Nếu dựa theo riêng biệt mà nói, thì một loại đầu là trước Kiến đạo, ba loại tiếp tức là Kiến đạo-Tu đạo và Vô học .
4. Từ “Lược thuyết…” trở xuống là dựa vào thanh tịnh chướng ngại của Trí, bởi vì không có gì không đầy đủ, cho nên lìa xa trần sa Vô minh.
Trong phần 4- Từ “Nhĩ thời Giải Thoát Nguyệt…” trở xuống là sai biệt về Địa thù thắng so với phía trên và trước đây, có hai: a- Trình bày về thù thắng so với sáu Địa trước đây; b- Từ “Hà dĩ cố Bồ-tát tùng sơ…” trở xuống là trình bày về thù thắng so với ba Địa sau. Thù thắng tức là nghĩa về tăng thượng.
Trong phần a, có hai mục: Một- Thưa hỏi, ý thưa hỏi rằng: Nếu trước đã đầy đủ, thì ở đây sao nói là chỉ một? Nếu trước chưa đầy đủ, thì sao có thể thành tựu ở đây? Hai- Trong giải đáp có ba: 1- Nêu lên; 2- Đưa ra; 3- Giải thích.
Trong giải thích có hai: a- Riêng biệt hiển bày về tướng thù thắng của Địa này, Hạnh đầy đủ công dụng, tức là Tự phần đầy đủ; từ “Đắc nhập…” trở xuống là Thắng tiến hướng về sau. Do hai nghĩa này cho nên có thể thù thắng so với Trí tuệ trước đây, tức là Địa thứ tám Chứng Trí tự tại, là Đại Dụng của năm Thông-mười Tự tại… b- Từ “Phật tử…” trở xuống là tổng quát nêu ra tướng đầy đủ của các Địa, tức là xa thì giải thích về câu mười Địa đều đầy đủ, gần thì giải thích về câu đầy đủ công dụng của Địa thứ bảy.
Luận đưa ra rằng: Vì sao trong Địa này, đầy đủ Hạnh phương tiện? Phương tiện tức là công dụng, bởi vì đầy đủ mười phương tiện. Luận tự giải thích rằng: Trong phần thế gian-xuất thế gian còn lại ấy, lại khởi lên Hạnh thù thắng. Vì thế cho nên trong Địa thứ bảy này khởi lên tất cả các pháp của Phật, nghĩa là ba Địa trước thuộc về thế gian, ba Địa tiếp là xuất thế gian, Địa này thì lại cùng có một Hạnh thù thắng của mỗi Địa. Nay trong tất cả khởi lên đầy đủ, cho nên gọi là đầy đủ. Địa thứ nhất đầy đủ trong Nguyện, Địa thứ hai đầy đủ trong Giới, Địa thứ ba đầy đủ trong Văn. Nhưng nói là Nguyện tăng trưởng, bởi vì làm lợi ích cho chúng sanh cần phải dựa vào Trí tuệ của Như Lai. Phần còn lại có thể biết.
Địa thứ bảy đầy đủ tất cả, trong luận Du Già nói: “Công đức của Phật, Địa thứ bảy đều đạt được, Địa thứ tám thành tựu, Địa thứ chín đầy đủ, Địa thứ mười viên mãn. Có một phần chướng ngại còn lại, chưa gọi là thanh tịnh, lìa xa rồi tức là Bồ-đề thanh tịnh.”
Phần b- Trình bày về thù thắng so với ba Địa sau, trong văn có bốn: Một- Pháp; hai- Dụ; ba- Hợp; bốn- Nhân luận mà sinh luận.
Mục một- Pháp: Trước là đưa ra; sau là giải thích.
Đưa ra ý nói: Vì sao sáu Địa trước đều có một, đến Địa thứ bảy thì mới đầy đủ tất cả? Giải thích rằng: Tích tập từ Địa thứ nhất, đến Địa này mới thành tựu. Đây là đáp lại phần đưa ra ở trước, từ đây đã có thể khiến cho thành tựu Hạnh thù thắng so với ba Địa sau. Đây chính là hơn hẳn sau-hơn hẳn trước, nhưng dựa theo chủ động tiến vào thì Địa thứ tám hơn hẳn Địa sau, khiến cho Địa sau thành tựu Hạnh không còn dụng công, cho đến Địa thứ mười, cần phải dựa vào dụng công tích tập, cho đến công mà không còn dụng công.
Mục hai- Hợp: Có hạnh tạp nhiễm, hợp với thế giới tạp nhiễm. Nhưng có hai nghĩa: 1- Tức là sáu Địa trước; 2- Bao gồm bảy Địa trước. Có hạnh thanh tịnh hợp với thế giới thuần tịnh, tức là ba Địa sau.
Trung gian khó vượt qua, cũng có hai nghĩa: 1- Nếu sáu Địa là tạp nhiễm, thì Địa thứ bảy là trung gian; 2- Nếu bảy Địa đều là tạp nhiễm, thì từ Địa thứ bảy đến Địa thứ tám vẫn gọi là trung gian.
Khó vượt qua, giống như thế giới Ta Bà đối với thế giới Cực Lạc, không còn phạm vi tịnh-uế, sáu Địa trước-ba Địa sau, khó vượt qua cũng như vậy. Nếu như đạt được phương tiện Đại Nguyện của Địa này, thì mới có thể vượt qua, thanh tịnh từ Địa này mà đến, tạp nhiễm từ Địa này mà vượt qua, cho nên một Địa này là quan trọng thù thắng nhất.
Trong mục bốn- Nhân luận mà sinh luận: Trước là hỏi, sau là đáp.
Ý hỏi nói là trước-sau có thể biết, nhưng nói trung gian là thuộc về nơi nào? Ý đáp trình bày không phải là tạp nhiễm-không phải là thanh tịnh, cũng có thể gọi là cũng tạp nhiễm-cũng thanh tịnh, cho nên gọi là trung gian. Trong đó có hai: 1- Tổng quát đem bảy Địa hướng về sau để làm sáng tỏ thua kém, thâu nhiếp Địa thứ bảy này bao gồm tạp nhiễm-thanh tịnh, thì trở thành bảy Địa trước đều là tạp nhiễm-thanh tịnh xen lẫn nhau, cho nên không phải là hạnh hoàn toàn tạp nhiễm. Luận nói: Từ Địa thứ nhất đến nay, lìa xa tất cả phiền não, nêu ra rõ ràng như vậy, Địa này gọi là tạp nhiễm-thanh tịnh, cho nên không phải là hạnh tạp nhiễm. 2- Từ “Phật tử, thử đệ thất…” trở xuống là riêng biệt đem Địa này hướng về trước để làm sáng tỏ hơn hẳn, bởi vì hiển bày Địa thứ bảy này thì tạp nhiễm-thanh tịnh đều không phải, thành tựu về nghĩa của Địa thứ bảy là trung gian trước đây.
Trong mục 1 là tổng quát, có Pháp-Dụ và Hợp.
Trong Pháp: a- Nêu lên lìa xa nghiệp-phiền não, bởi vì hiển bày là thanh tịnh; b- Từ “Dĩ hồi hướng…” trở xuống là giải thích về nghĩa thanh tịnh trước đây, bởi vì hai nhân; c- Từ “Nhiên vị…” trở xuống tức là dựa vào hai mục trên, bởi vì hiển bày không phải là Báo hiện hành cùng với tạp nhiễm trước đây.
Trong Dụ: Luân Vương dụ cho Địa thứ bảy tùy phần mà rời bỏ đạo có dụng công, Phạm Vương dụ cho Báo đạt được của Địa thứ tám, bởi vì Thiền thứ nhất du hóa ở ngàn thế giới. Nhưng trong Pháp đối với thưa hỏi, chỉ trình bày về bảy Địa trước; trong Dụ nêu ra thù thắng để hiển bày thua kém, bao gồm trình bày về Địa phía trên.
Văn trong Hợp dựa theo đây có thể biết.
Mục 2- Riêng biệt trình bày về Địa này thì tạp nhiễm-thanh tịnh đều không phải.
Đầu là tổng quát trình bày về hoàn toàn vượt qua nhiều loại như Tham…, hoàn toàn vượt qua cho nên hơn hẳn Địa trước, tâm mong cầu Phật là Tham, chán ngán thế gian là Sân, giữ lấy Không-đắm vào Hữu là Si, đến đây hoàn toàn vượt qua. Vả lại, Địa thứ nhất vượt qua Tham, bởi vì đầy đủ Bố thí Độ. Địa thứ hai-thứ ba vượt qua Sân, bởi vì đầy đủ Giới-Nhẫn. Địa thứ ba cũng vượt qua Si, bởi vì đạt được Văn trì. Địa thứ tư vượt qua Mạn, bởi vì Đạo phẩm lìa bỏ Ngã tướng. Địa thứ năm vượt qua Nghi, bởi vì hiểu rõ các Đế. Địa thứ sáu vượt qua Kiến, bởi vì tiến vào Bát-nhã. Địa thứ bảy này tổng quát vượt qua Tùy phiền não…, bởi vì thường ở trong Quán, cho nên nói là hoàn toàn vượt qua, mà nói nhiều loại là hiển bày không phải Báo hiện hành, thì vi tế là chưa vượt qua.
Tiếp từ “Trú thử…” trở xuống là chính thức trình bày, so sánh phần trước hướng về phần sau để hiển bày tạp nhiễm-thanh tịnh đều không phải (Song phi).
Sau từ “Hà dĩ…” trở xuống là giải thích về nghĩa của cả hai không phải, bởi vì thường ở trong Quán. Phiền não không hiện hành, tức là hơn hẳn Địa trước. Hạnh có dụng công gọi là mong cầu chưa đầy đủ, tức là thua kém Địa sau. Dụng công tức là phiền não, bởi vì có dấy khởi lay động.
Phần 5: Từ “Phật tử, Bồ-tát trú thử đệ thất…” trở xuống là sai biệt về Quả của Địa. Trong này, Luận chủ gọi là quả của hai Hạnh. Quả này thật sự bao gồm các phần, bởi vì hai Hạnh là Hạnh thuộc về Chánh trú, tự mình phát sinh quả này. Lại bởi vì hai Hạnh đầy đủ, ở các phần đều là hai Hạnh, cho nên gọi là quả của hai Hạnh.
Văn phân bốn quả: a- Nghiệp thanh tịnh; b- Đạt được Tam-muội thù thắng; c- Đạt được Địa hơn hẳn; d- Đạt được Hạnh thù thắng.
Viễn Công nói: “Một tức là quả đối trị về chướng ấy; hai tức là quả của hai Hạnh; ba tức là quả hơn hẳn Địa phía trên và Địa trước đây, bởi vì Hạnh thù thắng càng tăng thêm; bốn tức là quả đối trị về Hạnh vui thích Vô tác. Bởi vì phương tiện ấy và khởi Hạnh thù thắng, đầy đủ ở Địa này.”
Vả lại, quả thứ nhất là hai hạnh Tự-Tha cùng thực hành, quả thứ hai là Định-Tuệ cùng thực hành, quả thứ ba là Bi-Trí cùng thực hành, quả thứ tư là Tịch-Dụng cùng thực hành.
Phần a- Ngay trong quả thứ nhất lại phân bốn loại:
Mục một– Giới thanh tịnh, trong đó: Đầu là dựa theo Tánh giới để trình bày về Giới, chỉ là ba nghiệp thanh tịnh; sau từ “Sở hữu…” trở xuống là dựa theo Chế-Thính (Chế giáo và Thính giáo) để trình bày về Giới, là ngăn chặn điều ác-thực hành điều thiện.
Mục hai- Từ “Thế gian sở hữu…” trở xuống là Trí thế gian thanh tịnh, đây là phân rõ về Dụng của Hạnh.
Mục ba- Từ “Thử Bồ-tát…” trở xuống là trình bày đạt được tự thân thù thắng, đây là trình bày về Thể của Hạnh. Luận nói: Tâm-Hạnh cả hai bình đẳng, không có gì sánh bằng, nghĩa là Thâm tâm và Diệu hạnh là hai. Thâm tâm tức là Chứng hạnh, giống như là mười phương tiện trước đây; Diệu hạnh tức là Giáo hạnh, cũng là Hạnh thù thắng khởi lên trước đây. Hai loại này cùng khởi lên cho nên nói là bình đẳng, không giống như Địa trước sinh khởi xen lẫn có-không có.
Mục bốn- Từ “Chư thiền…” trở xuống là trình bày về đạt được lực thù thắng, nghĩa là đạt được các Thiền cho nên lực công đức thù thắng hiện rõ trước mắt.
Ba mục trên là Tự phần, một mục này là Thắng tiến. Trong văn có hai: 1- Trình bày về lìa xa chướng của Định. Thiền… đã thấy ở phần đầu của Phẩm. Luận nói: Hạnh vui với tịch diệt. Ở đây giải thích Tam-muội là Thiền thuộc về Hiện pháp lạc trú. Tiếp nói về Diệt định Tam-ma-bạtđề, bởi vì Tam-ma-bát-để có loại: Một- Bốn Vô sắc; Hai- Tám Thắng xứ; Ba- Mười Biến xứ; Bốn- Diệt tận Định; Năm-Vô tưởng Định. Bồ-tát phần nhiều tiến vào bốn loại trước để giáo hóa chúng sinh, không tiến vào một loại sau bởi vì không phải là Thánh pháp. Nay ở trong năm loại, ý chính là thuộc về Diệt định, cho nên Luận riêng biệt trình bày, sau Giải Thoát Nguyệt cũng dựa vào lời này, hỏi trong phần vị nào có thể tiến vào Diệt định? 2- Từ “Thử Địa…” trở xuống là lìa xa chướng của Trí, có thể biết.
Phần b: Từ “Phật tử, Bồ-tát trú thử địa nhập Bồ-tát…” trở xuống là trình bày về Tam-muội thù thắng, phân hai: Một- Riêng biệt đưa ra mười tên gọi; Hai- Từ “Nhập như thị…” trở xuống là tổng quát kết luận về nhiều loại.
Mục một: Năm loại trước là Tự lợi, năm loại sau là Lợi tha. Lại năm loại trước là phát khởi về Giải, năm loại sau là thành tựu về Hạnh. Lại năm loại trước là trú trong niềm vui của pháp hiện tại, năm loại sau là làm lợi ích cho chúng sinh.
Trong năm loại trước: Hai loại đầu là nhận biết về Lý, hai loại tiếp là nhận biết về Giáo-Nghĩa, một loại sau là nhận biết về Sự: 1- Khéo léo quán sát chọn lựa, là dựa vào nghĩa chưa quán sát để điều phục tâm khiến cho quán sát. 2- Dựa vào nghĩa đã quán sát, mà trở lại trải qua suy nghĩ tường tận, Luận về Kinh nói: Khéo léo suy nghĩ về nghĩa của Tam-muội. 3- Dựa vào một tên gọi mà nói đến vô lượng nghĩa, cho nên nói là Tối thắng. 4- Dựa vào một nghĩa mà nói đến vô lượng tên gọi, cho nên nói là phân biệt, Nghĩa hàm chứa ở tên gọi cho nên gọi là Tạng. 5- Dựa vào thông suốt tất cả năm Minh, mà xử lý đúng như sự thật.
Trong năm loại sau: Một loại trước là dựa vào Căn kiên cố mà quán sát Chân Như, làm thanh tịnh Phiền não chướng. Kinh Bát Nhã nói: “Pháp giới bất động vốn là Chân Như, quán sát làm cho vững chắc.” Luận Khởi Tín nói: “Tam-muội Chân Như vốn là căn bản của các Định.” Đây là nói về Căn. Một loại này hiển bày về Hạnh sâu xa, bốn loại sau dựa vào Trí chướng đã thanh tịnh, để hiển bày về Hạnh rộng lớn, bởi vì đối trị với bốn chướng, Kinh tức là có thể đối trị chướng ngại ở văn khác.
Trong bốn loại: Một loại đầu là Trợ đạo, hai loại tiếp là Chứng đạo, một loại sau là không trú vào đạo: 1- Trí thông, đối trị chướng ngại về công đức thù thắng, Trí thông tức là Đức thù thắng. Ba loại sau dựa theo đây, dùng Trí cùng với Thông để giáo hóa hai loại Lợi căn-Độn căn, khiến cho tiến vào một Thật giáo, cho nên gọi là Môn. 2- Đối trị chướng của Trí vô ngại, cùng soi chiếu Sự-Lý, bởi vì hai pháp giới là nghiệp. 3- Đối trị chướng ngại về yếu hèn đối với pháp sâu xa cao vời của Phật, bởi vì Đại Bi làm lợi ích thù thắng, an trú trong Niết-bàn, có thể kiến lập Đại sự, là pháp sâu xa cao vời của Phật. 4- Đối trị chướng ngại của Hạnh không trú vào, đủ loại Nghĩa Tạng, là đủ loại thiện căn, thiện căn này có thể sinh ra Hạnh không trú vào, cho nên gọi là Tạng. Tu thiện căn hữu vi cho nên không trú vào Niết-bàn, tu thiện căn vô vi cho nên không trú vào sinh tử, đủ loại thiện căn tức là môn Vô trú.
Mục hai: Là tổng quát kết luận về nhiều loại, có thể biết.
Phần c- Từ “Thị Bồ-tát đắc thử…” trở xuống là trình bày về đạt được Địa hơn hẳn, trong đó có ba: Một- Hơn hẳn về Hạnh tu tập khéo léo; Hai- Hơn hẳn về Tác nghiệp rộng lớn; Ba- Hơn hẳn về Hạnh tu tập tiến vào thù thắng.
Mục một: Pháp hơn hẳn có hai: 1- Trí khéo léo; 2- Bi sâu xa. Tướng hơn hẳn cũng có hai: 1- Dưới thì hơn hẳn Nhị thừa; 2- Trên thì hơn hẳn Địa của Trí. Địa của Trí tuệ tức là Trí không còn dụng công của Địa thứ tám, bởi vì trong Địa này Chỉ-Quán cùng thực hành quán sát, đã đến trong dòng chảy của pháp ở nơi ấy, tùy ý vận dụng cùng tuôn chảy hướng về biển trí của Phật.
Trong mục hai: Từ “Phật tử, Bồ-tát trú thử…” trở xuống là hơn hẳn về Tác nghiệp rộng lớn, có hai: 1- Chính thức hiển bày về hơn hẳn; 2-Từ “Giải Thoát Nguyệt…” trở xuống là làm sảng tỏ về phạm vi giới hạn của hơn hẳn.
Trong mục 1: Trước là hướng xuống phía dưới làm sáng tỏ về vượt ra hơn hẳn. Nói về Vô tướng, tức là vui với Vô tác trước đây. Đối trị Vô lượng, tức là đối trị Vô lượng trước đây, bởi vì tiến vào Định lìa xa tướng, Nhị thừa tiếp nhận Hữu lượng mà không phải là Vô lượng. Vô lượng ở đây hiển bày khác với Nhị thừa. Nói khéo léo thanh tịnh là hiển bày về hơn hẳn Địa dưới, nghĩa là tu phương tiện mà Hạnh đầy đủ. Sau là đạt được quang minh của Vô sinh pháp nhẫn, hướng lên phía trên làm sáng tỏ về tiến vào hơn hẳn, là tướng ánh sáng thuộc Vô sinh pháp nhẫn của Địa thứ tám ấy hiện rõ trước mắt, mà Địa dưới chưa đat được.
Trong mục 2 là làm sáng tỏ về phạm vi giới hạn của hơn hẳn, có hai: Trước là chất vấn, tức là chấp vào trước giống với sau mà chất vấn; sau là giải đáp, tức là chọn bỏ sau khác với trước mà giải đáp, có PhápDụ và Hợp.
Trong Pháp: Không phải là tự lực, là bởi vì chướng ngại hiện hành.
Trong Dụ: Vương Gia tức là nhà của Như Lai, Vương Hậu tức là đạt được pháp Hỷ chân thật, tu tập Tự lợi-Lợi tha cho nên gọi là Vương Tướng.
Trong Hợp: Đại pháp tức là pháp thuộc quả Phật trong pháp. Tự mình đã thực hành, tức là Hạnh thù thắng. Lực của Trí tuệ, tức là Trí phương tiện. Thường ở trong hai loại này mà không ra khỏi Quán, là tự lực có thể hơn hẳn. Đây là dựa theo phần vị nương nhờ, rộng ra như trong Địa thứ nhất phân rõ. Văn còn lại có thể biết.
Mục ba- Từ “Phật tử…” trở xuống là trình bày hơn hẳn về Hạnh tu tập tiến vào thù thắng, nghĩa là không những rộng nhiều vô lượng như trước, mà Lực Dụng khó lường, sâu xa không có phần lượng, là thù thắng mà lại hơn hẳn. Luận nói: Thần lực cũng vô lượng, Thần tức là nghĩa về khó lường. Trong văn nói: Thậm thâm, tức là tiến vào xa mà không có đáy. Viễn ly, là bởi vì diệt trừ chướng ngại trước kia. Vô hành, tức là hành thuộc Vô tướng, bởi vì không có gì thực hành, sáu Địa trước kia vốn không có thể thực hành. Thường hành, bởi vì ở Địa này không gián đoạn. Đạt được ba nghiệp này, tức là Thể tiến sâu vào hơn hẳn. Từ “Cần cầu…” trở xuống tức là hướng về sau tiến vào thù thắng. Bởi vì Nhị thừa cũng có nghiệp lìa xa tướng ấy, mà đạt được một phần cho là đủ, không có thể hướng lên trên mong cầu Bồ-đề, mong cầu cho nên hơn hẳn. Từ “Thị cố…” trở xuống là kết luận về hai Hạnh hơn hẳn.
Phần d- Từ “Giải Thoát Nguyệt…” trở xuống là trình bày về đạt được Hạnh thù thắng, trong đó có hai: Một- Đạt được Hạnh thù thắng về tịch diệt, bởi vì ở trong Định không trú vào, tức là Trí phương tiện; Hai- Từ “Phật tử, thử Bồ-tát…” trở xuống là đạt được thù thắng về phát khởi, tức là khởi Hạnh thù thắng.
Trong mục một: Trước là thưa hỏi, sau là giải đáp.
Trong giải đáp: 1- Trình bày về phạm vi giới hạn đạt được pháp, Địa thứ sáu tiến sâu vào Thật tế của duyên khởi, mà niệm niệm chưa tiến vào, bởi vì có rời khỏi quán sát. 2- Từ “Kim trú…” trở xuống là phân rõ thù thắng hơn hẳn yếu kém, trong đó có Pháp-Dụ và Hợp.
Trong Pháp: Trước là chính thức trình bày về đạt được mà không Chứng. Sau từ “Thử Bồ-tát…” trở xuống là nêu ra nguyên cớ không Chứng, bởi vì đạt được phương tiện, ngay nơi Tịch mà khởi Dụng, thành tựu ba nghiệp không thể nghĩ bàn, cho nên có thể không khởi lên Diệt định, hiện rõ các oai nghi.
Trong Dụ nói về Lực khéo léo, là bởi vì nhận biết cách thức chèo thuyền, nhận biết về tướng trạng của nước. Dựa theo kinh Đại Phẩm, chưa khéo léo về trước cũng có Dụ ấy, bởi vì phương tiện chưa thành tựu mà đi vào nước thì thất bại.
Trong Hợp nói về chiếc thuyền Ba-la-mật, tức là Bát-nhã… Bởi vì Nguyện lực, là phương tiện không rời bỏ nhân của có.
Trong mục hai là trình bày về phát khởi Hạnh thù thắng, cũng là Vô Trước Hạnh đã thâu nhiếp trên đây. Dưới đây là thâu nhiếp Bình Đẳng Tùy Thuận Nhất Thiết Chúng Sinh Hồi Hướng.
Tạm thời dựa vào phát khởi Hạnh thù thắng, văn phân làm hai: 1- Nhắc lại phần trước nêu lên phần sau, bởi vì đạt được Tam-muội Diệt định, mà không dấy lên Chứng Trí, cho nên thành tựu Đại phương tiện về sau. 2- Từ “Tuy thị…” trở xuống là chính thức hiển bày về Hạnh thù thắng. Kinh có mười câu, Luận là tám loại cùng đối trị thâu nhiếp, nghĩa là ba câu sau là một loại, bởi vì hai Hạnh chủ động đối trị-thụ động đối trị cùng thâu nhiếp lẫn nhau. Như thị hiện sinh tử làm thụ động đối trị, mà luôn luôn trú vào Niết-bàn làm chủ động đối trị, chủ động đối trị thâu nhiếp thụ động đối trị, thì không bị sinh tử làm cho tạp nhiễm. Cũng có thể dùng Niết-bàn làm thụ động đối trị, thị hiện sinh tử làm chủ động đối trị, chủ động đối trị thâu nhiếp thụ động đối trị mà không Chứng đối với Niết-bàn. Còn lại đều dựa theo đây.
Trong tám loại: Một loại đầu là tổng quát, cho nên nói là sinh tử và Niết-bàn. Luận nói: 1- Hạnh phát khởi công đức, nghĩa là tiến vào sinh tử mà làm sự việc thuộc về phước nghiệp. Kinh Tịnh Danh nói: “Trong sinh tử hãi hùng, phải dựa vào lực công đức của Như Lai, không đi vào biển sinh tử thì không có được ngọc quý vô giá, làm sao có công đức?” 2- Hạnh đứng đầu thâu nhiếp Hạnh khác, nghĩa là đã thị hiện sinh tử thì nhất định phải làm vị đứng đầu mà thâu nhiếp quyến thuộc. 3- Hạnh nguyện chọn lấy quả báo, bởi vì không phải là do nghiệp ràng buộc, cho nên ở trong sinh tử mà không tạp nhiễm. 4- Hạnh không đoạn dứt gia đình, nghĩa là tuy nói không tạp nhiễm mà thị hiện có vợ con, gọi là không đoạn dứt gia đình, tuy đốt mà không cháy, bởi vì thị hiện quả báo mà thường tu Phạm hạnh. Chỉ một câu này đầy đủ Tuệ phương tiện trong Không, Hạnh thù thắng trong Hữu, các câu trước-sau đều thích hợp dựa theo câu này, thuận theo tóm lược cho nên không có. 5- Hạnh tiến vào, nghĩa là không chỉ hóa độ phàm phu, mà cũng chuyển hóa Nhị thừa để tiến vào Tuệ của Phật. 6- Hạnh cung cấp cho sinh hoạt, nghĩa là tuy biết năm Dục tức Đạo hàm chứa thâu nhiếp về pháp của Phật, mà ăn uống cung cấp cho Thân, ngủ nghỉ cung cấp cho Thần đều thuận theo năm Dục, mười Quân là cảnh giới của ma. 7- Hạnh lui sụt, nghĩa là thị hiện suy sụp vi già-bệnh-chết, tức là pháp của bốn Ma không hiện hành, vì vậy gọi là vượt lên trên Ma đạo. 8- Hạnh chuyển hóa, nghĩa là bốn loại đầu hóa độ phàm phu, một loại tiếp là hóa độ Tiểu thừa, hai loại tiếp là hóa độ Ma quân, nay dựa vào Tự hành mà không tạp nhiễm, chuyển hóa mê hoặc của phàm phu, khiến cho không còn nhân của mê hoặc. Ở đây có ba loại: a- Chuyển hóa về Kiến tham, bởi vì các ngoại đạo đắm theo các Kiến, như Phật thị hiện theo học với hai vị Tiên, nay chuyển hóa họ rời bỏ các Kiến đã đắm theo. b- Chuyển hóa chướng ngại, như Phật thị hiện theo học viết chép-tính toán… c-Từ “Sở hữu…” trở xuống là chuyển hóa về Tham, như Phật ở trong Vương cung mà không sinh nhiễm trước.
Trong phần sau là Quả của phần vị.
Phần một: Trong quả Điều Nhu, văn cũng có bốn.
Phần 1: Trong Thể của hạnh Điều Nhu, cũng có Pháp-Dụ và Hợp.
Trong Pháp cũng có ba: a- Duyên luyện tập của Hạnh. b- Từ “Ư bỉ…” trở xuống là Hạnh chủ động luyện tập. Nói hộ trì Chánh pháp, là do đầy đủ Hạnh phương tiện mà giữ gìn bảo vệ cho người khác, có thể làm bậc Đại Sư đối với ba cõi, cho nên có thể bảo vệ. c- Từ “Lợi ích chúng sinh…” trở xuống là trình bày về đã luyện tập thanh tịnh. Luận nói: Giải thích tên gọi của Địa này nên biết, tức là dùng văn kinh để giải thích tên gọi. Nghĩa là làm lợi ích cho chúng sinh là Hạnh thù thắng trong Hữu, pháp Nhẫn thanh tịnh tức là Trí phương tiện trong Không, hai loại này là Hành; thiện căn chuyển biến càng thêm thù thắng, là trình bày về công dụng đến cuối cùng, tức là nghĩa của Viễn.
Trong Dụ: Vàng ròng dụ cho thiện căn như Chứng Trí-Tín… Các thứ báu đan xen với nhau, tức là đầy đủ công dụng của Hạnh phương tiện thuộc về tất cả pháp phần Bồ-đề, khiến cho thiện căn trước đây càng thêm thù thắng.
Phần 2: Từ “Phật tử, thí như nhật quang…” trở xuống là trình bày về Trí thuộc Giáo thanh tịnh: a- Dụ; b-Hợp.
Trong Dụ: Nghĩa về ánh sáng như Địa trước, mà ở Địa này ánh sáng mặt trời rực rỡ, cho nên hơn hẳn ánh sáng mặt trăng ở Địa trước, bởi vì ánh sáng mặt trăng trong mát như Bát-nhã, ánh sáng mặt trời thì Dụng rộng lớn như phương tiện. Phần còn lại đều có thể biết.
Phần ba: Phần trùng tụng, có hai mươi mốt kệ phân ba: Mười bảy kệ rưỡi đầu, tụng về phần Hạnh của phần vị; hai kệ rưỡi tiếp, tụng về phần Quả của phần vị; một kệ sau là ca ngợi thù thắng kết thúc thuyết giảng.
Trong mười bảy kệ rưỡi đầu, phân năm mục: Một- Có bốn kệ, tụng về phần đối trị Hạnh vui với Vô tác. Hai- Có hai kệ, tụng về phần Vô lượng trong đối trị chướng ngại ấy, lược qua không tụng về Hạnh không có dụng công. Ba- Có ba kệ, tụng về phần hai Hạnh không gián đoạn. Bốn- Có năm kệ, tụng về phần thù thắng so với Địa phía trên và trước đây. Nói ba Tranh chấm dứt, là bởi vì dựa theo Nhẫn độ, lại đạt được ánh sáng của pháp, cho nên không có tranh cãi. Năm- Có ba kệ rưỡi, tụng về phần Quả của hai Hạnh.
(Từ đây trở xuống đi vào quyển thứ 38 trong Kinh).
Đoạn thứ tám: Bất Động Địa.
Đầu là nguyên cớ đưa ra: Luận Du Già nói: “Tuy trú nhiều trong tu tập không thiếu sót-không gián đoạn đối với Tác ý Vô tướng, mà chưa có thể rời bỏ công dụng trú vào trong Vô tướng; lại chưa có thể tu tập đạt được đầy đủ, chưa đạt được tự tại đối với tướng.” Vì vậy tiếp theo đưa ra.
Lại dựa theo phần vị nương vào, đầu là ba Địa nương vào giống như thế gian, tiếp có bốn Địa dựa vào pháp của Tam thừa, từ Địa thứ tám trở đi dựa vào Nhất thừa mà hiển bày.
Luận Trang Nghiêm giải thích về Địa thứ bảy rằng: “Bởi vì gần với Nhất thừa.”
Lương Nhiếp Luận cũng nói: “Địa thứ tám trở lên bởi vì là Nhất thừa, thì biết thuận theo sai biệt trước đây mà tiến lên hòa vào Nhất thừa.” Vì vậy tiếp theo đưa ra.
Nói về Bất Động, tổng quát có ba nghĩa, bởi vì luận Thành Duy Thức nói: “Trí vô phân biệt tùy ý vận dụng nối tiếp nhau, phiền não thuộc về Tướng-Dụng không thể làm cho lay động, nghĩa là tùy ý vận dụng mà công dụng không thể làm cho lay động, nối tiếp nhau mà tướng không thể làm cho lay động.” Tổng quát do hai loại phiền não trên đây không làm cho lay động, trên đại thể giống với phần Căn bản.
Nhưng kinh Kim Quang Minh nói: “Chánh tư duy về Vô tướng, tu tập đạt được tự tại, các phiền não hiện hành không thể nào làm cho lay động.” Chỉ có hai nghĩa, bởi vì Tướng đối với trước đã không lay động, mà Hành tức là công dụng.
Nhiếp Luận nói: “Bởi vì Hành có công dụng không thể làm cho lay động tất cả các Tướng.” Đây là lược qua không có phiền não.
Vô Tánh giải thích, ý nói rằng: “Địa thứ bảy thì Hành lay động mà Tướng không lay động, trong Địa này thì Hành-Tướng đều không lay động.” Thế Thân giải thích giống như ở đây.
Kinh Giải Thâm Mật nói: “Bởi vì đối với Vô tướng đạt được không còn công dụng, ở trong các pháp không bị phiền não hiện rõ trước mắt làm cho lay động.” Đây là chỉ dựa theo phiền não không làm lay động hai loại trên.
Luận Thập Trú nói: “Hoặc là Thiên-Ma-Phạm, Sa-môn, Bà-lamôn, không có gì có thể làm cho lay động Nguyện ấy.” Đây là dựa theo con người không thể nào làm cho lay động, con người cũng là Tướng.
Kinh Nhân Vương gọi là Đẳng Quán Địa, trên đây đều hướng về nơi khác mà thiết lập tên gọi, ở đây dựa theo Thể ấy mà nhận lấy tên gọi, tức là quán sát về Vô tướng. Văn sau của Kinh tự nhiên có giải thích về tên gọi, đến phần ấy sẽ biết.
Nếu tên gọi Bất Động, thì các Luận tuy khác nhau, mà tất cả không ra ngoài ba nghĩa trước đây.
Nói về Chướng đã lìa bỏ, cũng là lìa bỏ chướng về tác ý gia hạnh trong Vô tướng, bởi vì có gia hạnh, chưa có thể tùy ý vận dụng hiện rõ Tướng và Độ, đến Địa này mới có thể đoạn trừ.
Nói về đoạn trừ hai Ngu: 1- Ngu về dấy lên công dụng đối với Vô tướng; 2- Ngu về tự tại đối với Tướng, khiến cho không tự tại ở trong Tướng, mà Như đã chứng được ấy gọi là không tăng-giảm, bởi vì trú trong Vô tướng không tùy theo nhiễm-tịnh mà có tăng-giảm. Ngay nơi này cũng gọi là Chân Như làm chỗ dựa cho Tướng-Độ tự tại, chứng được Chân Như này thì hiện rõ Tướng-hiện rõ Độ đều tự tại. Vì vậy Hạnh đã thành tựu cũng gọi là Vô sinh pháp nhẫn, bởi vì Tướng-Độ tự tại và Quả đã đạt được, tức là Định tự tại…, đều dựa vào Vô tướng không có công dụng.
Tiếp là chính thức giải thích văn, cũng gồm ba phần:
Trong phần một là ca ngợi thưa thỉnh, có mười hai kệ phân hai: Mười kệ trước là ca ngợi, hai kệ sau là thưa thỉnh.
Trong mười kệ trước là ca ngợi, có hai: 1- Có hai kệ về Thiên Vương-Thiên Chúng cúng dường ca ngợi. 2- Có tám kệ về Thiên Nữ dùng âm nhạc để ca ngợi. Trong tám kệ: Hai kệ đầu nêu lên ca ngợi về chỗ dựa; sáu kệ còn lại chính thức hiển bày ca ngợi về Đức, tổng quát ca ngợi về Thân-Độ tự tại của Như Lai, bởi vì sắp thuyết giảng về Địa thuộc Thân-Độ tự tại, trong đó đầu mảy lông là dựa theo quốc độ mà nói về nơi chốn, lỗ chân lông là dựa theo Thân. Trong sáu kệ: Bốn kệ đầu là Y-Chánh thuộc về lẫn nhau, kệ năm là Y-Chánh trùng trùng, kệ sáu là chuyển biến tự tại, bao gồm kết luận về Vô tận.
Trong hai kệ sau là thưa thỉnh, có thể biết.
Trong phần hai là chính thức thuyết giảng, có hai: Trước là Hạnh của Địa, sau là Quả của Địa.
Trong phần trước là Hạnh, có bảy loại sai biệt: 1- Tổng quát trình bày về phần phương tiện tích tập thực hiện của Địa; 2- Từ “Nhập nhất thiết pháp bổn lai vô sinh…” trở xuống là phần đạt được Nhẫn thanh tịnh; 3- Từ “Phật tử, Bồ-tát thành tựu thử nhẫn…” trở xuống là phần đạt được Hạnh thù thắng; 4- Từ “Phật tử, Bồ-tát trú thử đệ bát Địa dĩ đại…” trở xuống là phần làm thanh tịnh quốc độ Phật; 5- Từ “Phật tử, Bồ-tát thành tựu như thị Thân Trí…” trở xuống là phần đạt được tự tại; 6- Từ “Thử Bồ-tát như thị nhập dĩ…” trở xuống là phần Đại thù thắng; 7- Từ “Phật tử, thử Bồ-tát Trí Địa…” trở xuống là phần giải thích tên gọi. Trong bảy phần: Hai phần đầu là phương tiện hướng về Địa. Phần 1 là phương tiện xa, tổng quát tích tập thực hiện của bảy Địa trước mà làm phương tiện của Địa này. Phần 2 là phương tiện gần, Địa trước đạt được ánh sáng của Nhẫn, Địa này tu tập thành thục mà khiến cho thanh tịnh. Phần 3 là Hạnh bắt đầu trú vào Địa, nghĩa là dựa vào Nhẫn thanh tịnh trước đây mà phát khởi tu tập thù thắng. Hai phần tiếp (4-5) tức là Hạnh trú vào Địa. Phần 4 là bắt đầu của chính thức trú vào, dựa vào Hạnh thù thắng trước đây, lại khởi lên Hạnh tu tập làm thanh tịnh quốc độ của Phật. Phần 5 tức là cuối cùng của chính thức trú vào, do Hạnh làm thanh tịnh quốc độ mà thành tựu đức vô ngại. Phần 6 là Hạnh đầy đủ Địa, Địa này hướng về Địa trước, tất cả đều là thù thắng, nay lại đầy đủ Địa, là thù thắng trong thù thắng, cho nên gọi là Đại thù thắng. Phần 7 tức là phân rõ về Đức, làm sáng tỏ về Hiệu, nối thông từ đầu đến cuối. Lại hai phần trước tức là tâm tiến vào, các phần còn lại là tâm trú vào.
Phần 1 phân hai: a- Nêu lên nơi tích tập của Đức, nghĩa là bao gồm bảy Địa trước chứ không phải là chỉ một Địa thứ bảy. Địa thứ bảy tuy cũng có mười pháp sau không phải là theo thứ tự, bởi vì đều là giới hạn không còn công dụng đầy đủ Hạnh thuộc về công dụng, cho nên tổng quát tích tập, tức là mục thứ ba trong bốn mục. b- Từ “Thiện tu…” trở xuống là chính thức hiển bày về đã tích tập, có mười một câu phân hai: Ba câu trước nói về Đồng tướng, bởi vì bao gồm Hạnh của các Địa; tám câu sau nói về Biệt tướng, bởi vì sự tu tập khác nhau của các Địa.
Trong mục một: Là ba câu về Đồng tướng: 1- Hai loại Vô ngã, bởi vì Chứng thuộc về Thượng Thượng, đây tức là Chứng Đạo qua từng Địa-từng Địa chuyển sang thù thắng, gọi là Chứng thuộc về Thượng Thượng, khéo léo Chứng mà không đắm vào, Kinh nói là phương tiện. 2- Khéo léo thanh tịnh các Đạo, là không trú vào Đạo bởi vì thanh tịnh, Bi-Trí cùng vận dụng cho nên gọi là các Đạo. 3- Khéo léo tích tập Trợ đạo, Trí phương tiện ấy do Hạnh đã thâu nhiếp đầy đủ, mà giúp cho pháp phần Bồ-đề. Phương tiện là trước Chứng Đạo, Hạnh tức là không trú vào Đạo, bởi vì Bi-Trí cùng thực hành. Pháp phần Bồ-đề tức là Trợ đạo của hai loại ấy đã thâu nhiếp, bởi vì giúp đỡ hai loại ấy.
Mục hai: Từ “Đại nguyện…” trở xuống là Biệt tướng, có tám câu thâu nhiếp làm bảy:
1. Địa thứ nhất là Đại nguyện thâu nhiếp duy trì mà có thể đạt đến pháp này.
2. Trong Địa thứ hai Nhiếp thiện giới, bởi vì uy lực của Như Lai gia hộ. Kinh ấy nói là Chứng mười Lực-bốn Vô sở úy…, vì thế cho nên nay Con bình đẳng thực hành mười thiện, tức là hướng lên trên nương theo uy lực của Phật.
3. Trong Địa thứ ba, nhờ vào tu tập tự mình chứng được Thần thông của Thiền định, gọi là do lực thiện căn của chính mình mà duy trì.
4. Từ “Thường niệm…” trở xuống, Luận nói: Trong Địa thứ tư là Trí phân biệt về pháp đã thyết giảng-Trí giáo hóa thù thắng làm thanh tịnh chướng ngại, niệm thông đạt về pháp của Phật. Nghĩa là mười môn về Pháp Minh trước đây, thì Trí phân biệt tức là quán sát trước đây, dựa vào Trí Minh ấy tiến vào trong pháp mà Như Lai đã thuyết giảng; tiếp là Trí giáo hóa, tức là trong phần thanh tịnh của Kinh ấy, dùng mười loại Trí để thành tựu các pháp mà sinh vào nhà của Như Lai; thù thắng làm thanh tịnh chướng ngại, thì ngay Luận ấy giải thích là diệt trừ chướng ngại của Trí ở Địa thứ ba, mà thâu nhiếp về Trí thù thắng của Địa thứ tư. Hai mục trên đều là niệm thông đạt về pháp của Phật, cùng với nơi này giống nhau.
5. Trong Địa thứ năm có mười loại tâm thanh tịnh sâu xa bình đẳng, cho nên nói là tâm khéo léo thanh tịnh sâu xa, tâm này tức là suy nghĩ hiểu rõ (Tư giác).
6. Từ “Năng thành…” trở xuống là trong Địa thứ sáu có ba loại Đại Bi, cho nên nói là thành tựu phước đức; ba loại đều quán sát về nhân duyên tích tập, tức là thành tựu Trí tuệ.
7. Trong Địa thứ bảy có câu, bởi vì gần với Địa này, câu đầu là Trí phương tiện trong Không, Hạnh thù thắng trong Hữu, đều là Hạnh Đại Từ Đại Bi không rời bỏ chúng sinh; câu sau tức là trước đây bởi vì cảnh giới của chúng sinh vô lượng, cho nên tiến vào Trí đạo vô lượng.
Phần 2: Là phần đạt được Nhẫn thanh tịnh, có mười lăm câu phân ba: a- Mười câu đầu chính thức trình bày về Vô sinh Nhẫn; b- Bốn câu tiếp trình bày về Vô sinh Nhẫn thanh tịnh; c- Một câu sau kết luận về đạt được tên gọi của Nhẫn.
Nhưng Vô sinh Nhẫn tóm lược có hai loại: Một- Dựa theo Pháp; Hai- Dựa theo Hạnh. Dựa theo Pháp thì các Lý không có dấy khởi tạo tác, đều gọi là Vô sinh, Tâm Tuệ an trú nơi này cho nên gọi là Nhẫn, tức là ý trong phần chính thức trình bày. Dựa theo Hạnh thì Báo hiện hành thuần thục, Trí phù hợp với Lý, Vô tướng-Vô công rộng lớn như hư không, sâu thẳm giống như biển lặng, phiền não hư vọng của tâm thức vắng lặng không khởi lên, mới gọi là Vô sinh, tức là ý trong phần Nhẫn thanh tịnh. Một loại trước hãy còn bao gồm các Địa, chưa đạt được đối với Địa sau, không gọi là Nhẫn thanh tịnh.
Trong phần a, chính thức trình bày về Vô sinh Nhẫn. Nói tất cả các pháp, là tổng quát đầy đủ các pháp Sự-Lý của vạn hữu, tiến vào (Nhập) tức là chứng đạt, bởi vì trải qua Sự khó cùng tận, cho nên tóm lược trình bày về mười loại.
Trong mười loại thuận theo nhau làm bốn loại Vô sinh: Bảy loại trước làm một gọi là Vô sinh thuộc về Sự, ba loại sau đều làm một: HaiVô sinh thuộc về Tự tánh, Ba- Vô sinh thuộc về Số sai biệt, Bốn- Vô sinh thuộc về Tác nghiệp.
Trong bốn loại Vô sinh: 1- Phá bỏ tướng; 2- Phá bỏ tánh; 3- Nhân phai mờ; 4- Quả lìa xa. Dựa vào hai loại trước là phá bỏ Tướng-tiến vào Như, hai loại sau là chứng đạt Thật-rời bỏ Tướng.
Nếu nương vào phần vị thì: 1- Gia hạnh; 2- Chánh Thể; 3- Nối thông từ đầu đến cuối; 4- Hậu đắc. Lại trong bốn loại dựa theo Pháp tánh để thu nhận thì không ra ngoài Chân-Vọng, pháp Vọng vốn Không gọi là Vô sinh, pháp Chân lìa tướng cũng gọi là Vô sinh.
Dựa vào các luận Phật Tánh… nói về ba tánh Vô sinh, như Hội thứ nhất trình bày.
Trong mục một: Là Vô sinh thuộc về Sự: Bốn loại trước không tăng lên chính là hiển bày về Vô sinh, ba loại sau không giảm bớt cũng tức là Vô diệt. Pháp vốn không sinh, nay thì không diệt, dùng trước thâu nhiếp sau, đều gọi là Vô sinh. Riêng biệt nói về bảy loại là bởi vì đối trị bảy loại Thật, Thật là tùy theo tướng mà nhất định chấp vào.
Mục 1- Trong pháp thuộc về phần thanh tịnh vốn có Thật, nghĩa là chấp rằng tánh trú vào Tự tánh là có vật thuộc về Sự. Nay bởi vì đối trị về chấp này, cho nên nói xưa nay không có sinh ra. Bởi vì lìa xa tánh vốn có, cho nên trước nếu có sinh thì sau phải diệt.
Mục 2- Thật luôn luôn sinh, chấp rằng do thói quen mà trở thành tánh là Thật. Đối trị về chấp này mà nói là không có khởi lên, bởi vì thuận theo duyên mà khởi lên.
Mục 3- Tướng thật, tức là chấp rằng do hai tánh trước mà sinh ra tướng của hành. Đối trị về chấp này mà nói là không có hình tướng, bởi vì hai loại trước có thể sinh ra không có.
Mục 4- Thật thuộc về thời gian sau, nghĩa là chấp rằng ra khỏi ràng buộc ở thời gian sau của quả Phật. Đối trị về chấp này mà nói là không có thành tựu, bởi vì Chân Như ra khỏi ràng buộc không phải là mới thành tựu. Bởi vì lúc Bồ-tát thành Phật thì phiền não vốn là Bồ-đề. Bốn mục trên: Một mục đầu là Phật tánh trú trong Tự tánh, hai mục tiếp là dẫn dắt vượt ra, một mục sau là tánh đến lúc đạt được quả. Lại bốn mục này lần lượt chuyển tiếp giải thích về nghi ngờ, có thể biết.
Mục 5- Thật thuộc về thời gian trước, nghĩa là đối với thời gian sau của quả Phật, chấp rằng phiền não của chúng sanh làm trước. Đối trị về chấp này mà nói là không có hủy hoại, bởi vì phiền não tức là Không, cho nên không có gì đáng hủy hoại. Bởi vì lúc Bồ-tát chưa thành Phật thì Bồ-đề vốn là phiền não, nhiễm-tịnh hòa hợp dùng làm chúng sinh. Trước là loại bỏ phần thanh tịnh, ở đây là loại bỏ phần tạp nhiễm. Lại trước là Bất Không Tạng, ở đây là Không Tạng, đều không thể nào đạt được.
Mục 6- Luận nói: Thật thuộc về tận cùng các chúng sinh, nghĩa là chấp rằng chúng sinh niệm niệm tận cùng, bởi vì chọn ra phiền não trên đây, cho nên chỉ nói là các chúng sinh. Vì vậy Kinh trước đây nói: Tất cả hành của phàm phu, không có gì không nhanh chóng quy về tận cùng. Đối trị về chấp này mà nói là không có tận cùng, bởi vì tánh như hư không.
Mục 7- Luận nói: Thật thuộc về tạp nhiễm trong phần thanh tịnh, nghĩa là chấp rằng trong phần vị tu hành là chuyển đổi tạp nhiễm hướng về thanh tịnh. Đối trị về chấp này mà nói là không có chuyển đổi, bởi vì nếu nhất định có Thật thì không thể nào chuyển đổi. Luận về Kinh nói là không hiện hành, nghĩa là hành có thể chuyển đổi mà không thể nào đạt được.
Mục hai- Vô tánh làm tánh, là Vô sinh thuộc về Tự tánh, đây là giải thích để hiển bày. Luận về Kinh nói không phải là có tánh thuộc về có(Phi hữu hữu tánh), trình bày về Tự tánh nhất định chấp vào ấy không phải là có, đây là giải thích để ngăn chặn. Ngăn chặn và hiển bày tuy khác nhau mà ý nghĩa không khác nhau. Vô tánh tức là Lý về pháp Vô ngã. Lý này đã dùng Vô tánh làm Tự tánh, thì Vô tánh là Tự Thể, không phải là trước có-nay không có, cũng không phải hoàn toàn không có Chân Thể, cho nên nói là Tánh. Bởi vì trước đây quán sát Vô sinh thuộc về Sự vốn chính là Nhẫn của Lý này, cho nên Luận nói: Quán sát về Sự ấy, vì thế cho nên Nhẫn này không thể nói là không có, vậy thì không phải là có-không phải là không có mà hiển bày Trung đạo, hai loại này cũng không khác nhau. Vả lại, Lý này cũng không phải ở ngoài Sự đã quán sát, cho nên Luận nói: Quán sát tất cả là Lý thuộc về pháp Vô ngã, bởi không có hai tướng, vậy thì không phải dựa vào-không phải lìa xa, không có hai là nghĩa của Trung đạo.
Mục ba- Thời gian trước-giữa và sau thảy đều bình đẳng, là Vô sinh thuộc về Số sai biệt. Ở trong ba thời gian, pháp tạp nhiễm-thanh tịnh vốn không tăng-giảm, nghĩa là thời gian trước không phải là tạp nhiễm tăng-thanh tịnh giảm, thời gian sau không phải là thanh tịnh tăng-tạp nhiễm giảm, thời kỳ giữa cũng không phải là nửa tăng-nửa giảm, bởi vì nhận biết ba thời gian đều Không, vốn không có tự tánh. Nhưng dựa theo luận Du Già, ba câu trước dựa theo ba đời; trong này dựa theo phần vị để trình bày về ba thời gian, cho nên Luận dựa vào tạp nhiễm-thanh tịnh để trình bày.
Mục bốn- Từ “Vô phân biệt…” trở xuống là cảnh giới-phần vị của Vô sinh thuộc về Tác nghiệp. Tác dụng gọi là nghiệp sai biệt, Như và Trí xuyên suốt thì không có sai biệt, không có sai biệt tức là Vô sinh, dưới thì Lý của Như là như vậy, trên thì Trí của Như là như vậy, Trí-Như đối với Lý-Chân vốn không có phân biệt. Trí này là nơi tiến vào cuối cùng của Phật, nay Bồ-tát chứng Như giống với nơi tiến vào của Phật, cho nên Luận nói: Bởi vì ở trong Chân Như, Trí Phật thanh tịnh không có phân biệt. Bốn loại như vậy đều là nêu ra rõ ràng về quán sát Vô sinh Nhẫn.
Trong phần b- Từ “Ly nhất thiết…” trở xuống là bốn câu tiếp trình bày về Vô sinh Nhẫn thanh tịnh: Câu đầu là lìa xa chướng, ba câu sau là hiển bày về đối trị.
Câu đầu nói lìa xa, Luận nói: Nêu ra rõ ràng về Hạnh xa lìa, nghĩa là hợp với Thật-rời bỏ Vọng, gọi là Hạnh xa lìa, chọn ra không phải là lìa xa Thể của tâm. Tất cả chướng đã lìa xa, tóm lược có hai loại: 1- Lìa xa tâm, là lìa xa tâm của Báo thuộc về nhớ tưởng phân biệt, nghĩa là Thức dị thục thứ tám chuyển biến rõ ràng hiện hành khắp nơi, mà cũng không hiện hành. 2- Lìa xa ý thức, là lìa xa tâm của phương tiện thuộc về nhớ tưởng phân biệt, Luận nói: Bởi vì lìa xa Tưởng thuộc tánh phân biệt thâu nhiếp tiếp nhận, nghĩa là Thức thứ sáu-thứ bảy và trong các tâm sở, cũng không hiện hành. Vậy thì diệt mất nơi chốn hiện hành của Tâm, gọi là lìa xa tất cả các Tưởng.
Ba câu sau, từ “Vô sở thủ…” trở xuống là trình bày về đối trị, bởi vì trước đây chỉ trình bày về thụ động đối trị không phải là có, nay trình bày về chủ động đối trị không thể không có. Luận nói: Tưởng là xa lìa chướng ngại của Tưởng về pháp, không phải là không có đối trị của Tưởng về pháp, đối trị tức là Trí có không phân biệt. Nguyên cớ trình bày về điều này, bởi vì có hai nghĩa: 1-Chọn ra khác với Đoạn diệt, bởi vì ngoại đạo là Vô tưởng, Nhị thừa là Diệt tận; 2- Chọn ra khác với Như Lai, bởi vì hãy còn là soi chiếu vắng lặng (Chiếu tịch), không phải là vắng lặng soi chiếu (Tịch chiếu).
Vì vậy nói: Tưởng này đối với Địa dưới có ba loại thù thắng: MộtBởi vì Hạnh tự nhiên không có dụng công, nói là không có gì đắm trước giữ lấy, nghĩa là không có tâm chọn lấy quả, tùy theo tánh mà tự nhiên tiến lên, đây là hiển bày về đối trị vi diệu. Hai- Bởi vì Tưởng về tất cả các pháp ở khắp nơi, nói là giống như hư không, đây là hiển bày về đối trị rộng lớn. Ba-Bởi vì Hạnh tự nhiên bất động tiến vào Chân Như, nói là tánh như hư không tiến vào tất cả các pháp, đây là hiển bày về đối trị sâu xa.
Vậy thì tiến vào phát khởi niềm tin lìa xa tướng của niệm, sánh bằng hư không giới, không nơi nào không có, bởi vì pháp giới cùng một tướng, cho nên nói là tánh như hư không tiến vào tất cả các pháp. Nhưng Luận nói: Hạnh tự nhiên bất động, là tùy theo tánh mà hướng về, chứ không nói là tâm có Hạnh tự nhiên ấy. Trên đây nói về lìa xa tức là Chỉ, ở đây nói về đối trị tức là Quán, không có dụng công mà vận dụng cả hai chỉ là tương ưng với Chứng, đừng vướng vào ngôn từ!
Phần c- Một câu sau kết luận về đạt được tên gọi của Nhẫn, có thể biết.