QUYỂN 20
Phẩm thứ mười tám: MINH PHÁP
(Đi vào quyển thứ 1 trong kinh).
A. Ý ĐƯA RA: Trước đây trình bày về đức đã thành tựu của phần vị ấy, nay phân rõ hướng về hạnh Thắng tiến của phần vị sau, cho nên tiếp theo đưa ra. Lại trước đây trình bày về đức thù thắng của phát tâm, nay phân rõ về hành tướng đã có đủ, cho nên tiếp theo đưa ra.
B. GIẢI THÍCH TÊN GỌI: Dựa theo bản tiếng Phạn, phiên dịch đầy đủ nên nói là Pháp Quang Minh Phẩm, tất cả có bốn nghĩa:
1. Trí tuệ của Pháp Tuệ, đối với chủ động-thụ động giải thích (Năng-sở thuyên) tiến lên hướng về pháp thực hành, bởi vì hiểu biết rõ ràng, tức là Minh về Pháp đã nhận biết.
2. Minh là chủ động giải thích, bởi vì có thể hiển bày về thực hành; Pháp là thụ động giải thích, bởi vì có thể làm quỹ tắc. Đây là giải thích và ý chỉ (Thuyên chỉ) hợp lại làm đề mục, Minh vốn có Pháp-Pháp vốn là Minh, bao gồm hai cách giải thích.
3. Minh là Dụng của Trí, Pháp là Lý-Hạnh và Quả, Cảnh và Trí hợp lại mà nói đều là thụ động giải thích, Minh là Pháp-Pháp là Minh, là Y chủ thích.
4. Thể của pháp đã tu tập thực hành lìa xa Vô minh, cũng chỉ là thụ động giải thích về Pháp của Hữu minh, Pháp tức là Minh, bao gồm Hữu tài thích và Trì nghiệp thích.
C. TÔNG THÚ: Minh và Pháp không giống nhau, tóm lược có bốn loại, gọi là Giáo-Lý-Hạnh-Quả. Tìm theo Giáo mà tỏ ngộ về Lý, quán xét Lý mà dấy khởi Hạnh, Hạnh thành tựu thì đạt được Quả, đều trước là Tông-sau là Thú. Lại bốn loại này đều là Tông, làm thành tựu phần vị sau và thành tựu về đức thù thắng là Thú.
D. GIẢI THÍCH VĂN, văn có ba phần: Một-Phần thưa thỉnh thuyết giảng; hai-Phần chính thức thuyết giảng; ba-Phần kết thúc thuyết giảng.
Phần một phân hai: Trước là trường hàng, sau là kệ tụng (Kỳ-dạ).
Trong trường hàng cũng có hai: 1- Nói rõ về người hỏi-đáp, Thắng tiến hướng về phần vị sau không chịu khó (Cần) thì không thể được, cho nên Tinh Tiến Tuệ thưa hỏi. 2- Từ “Phật tử…” trở xuống là chính thức trình bày về điều đã thưa hỏi.
Trong phần 2: cũng phân làm hai: a- Tiếp thu về đức thù thắng thuộc Tự phần trước đây; b- Thưa thỉnh thuyết giảng về hạnh thuộc Thắng tiến.
Phần a: Trước là tổng quát; sau từ “Cụ đại trang nghiêm…” trở xuống là riêng biệt.
Riêng biệt có bảy câu: 1- Tiếp thu về Đức, tức là tiếp thu về pháp Bất cọng trang nghiêm của tất cả chư Phật trước đây. 2- Tiếp thu về Thừa, tức là trước đây đã trú vào đạo Nhất thừa cứu cánh. 3- Tiếp thu về phần vị, bởi vì phần vị không lui sụt, tức là trước đây đã trú vào tánh bình đẳng của Như Lai, sinh trong nhà của chư Phật ba đời. Sau câu này thì bản kinh đời Tấn nói là đạo Ly sinh, tức là tiếp thu về Đạo, Trú thứ nhất thuộc Viên giáo vốn lìa xa nhân của Sinh; nay hai câu 4-5 làm thành một câu này, bởi vì rời bỏ pháp thế gian đạt được pháp xuất thế gian, tiến vào trú trong phần vị chính thức, tức là trước đây đối với các thế gian không phân biệt… 6- Chư Phật quá khứ-vị lai và hiện tại nhiếp thọ, nhận được duyên thù thắng, tức là trước đây được chư Phật che chở-chư Phật khen ngợi… 7- Quyết định đạt đến Bồ-đề, nhận lấy quả tương lai, tức là trước đây nói sẽ đạt được Vô thượng Bồ-đề của chư Phật ba đời. Đức tuy vô lượng mà không ra ngoài những câu này, cho nên sơ lược đưa ra vậy thôi. Đây là dựa theo phần vị đang trú vào để giải thích; nếu dựa theo thâu nhiếp phần vị phía trên thì không có Lý nào không thông suốt, mà đối với nghĩa về mong cầu Thắng tiến thì không thích đáng.
Trong phần b từ “Bỉ chư Bồ-tát…” trở xuống là thưa thỉnh thuyết giảng về Thắng tiến, cũng có hai: Trước là thưa hỏi về Thể của hạnh đã thành tựu; sau là thưa hỏi về Đức Dụng của hạnh đã thành tựu, bởi vì phá trừ Si… là Đức Dụng.
Trong mục trước: Một là chính thức thưa hỏi; hai là kết thúc thưa thỉnh.
Trong mục một có mười câu phân làm ba: Đầu là năm câu nói về Tự lợi bao gồm Lợi tha: 1- Thưa hỏi vì sao tu tập thuận theo Đức Phật khiến cho hoan hỷ, nói về sự tu tập ấy cũng tổng quát-cũng riêng biệt, tổng quát thì có khắp các câu, riêng biệt nói là chịu khó thúc đẩy, tức là trong phần giải đáp sau này trình bày về không phóng dật. 2- Thưa hỏi thuận theo pháp tiến vào phần vị. 3- Thuận theo Hạnh. 4- Thuận theo Nguyện. 5- Thuận theo Đức, bởi vì tích Đức thành Tạng. Tiếp là bốn câu nói về Lợi tha bao gồm Tự lợi, gộp lại làm hai cặp: 1- Thường thuyết pháp mà không rời bỏ Tự hành; 2- Dưới nghĩ đến Tứ Sinh, trên mở rộng Tam Bảo. Sau cuối là một câu tổng quát kết luận về Tự lợi-Lợi tha không hư rỗng.
Mục hai từ “Phật tử…” trở xuống là kết thúc thưa thỉnh, có thể biết.
Mục sau từ “Phục thứ…” trở xuống là thưa hỏi về Đức Dụng của hạnh đã thành tựu, văn cũng phân hai: Một: Chính thức thưa hỏi; hai: Kết thúc thưa thỉnh.
Trong mục một phân hai: 1: Thưa hỏi về đức của hạnh đã thành tựu nhân; 2: Thưa hỏi về đức kết thúc nhân thành tựu quả.
Tiết 1 có mười hai sự việc, mười một chữ đầu xuyên qua các câu sau: 1- Có thể diệt trừ Vô minh, nhưng chưa biết tu pháp hành nào, mà có thể diệt trừ? Các câu đều như vậy, ý ở chỗ nêu ra nhân. Vô minh có Thể tối tăm làm Dụng, chứ không phải là nơi không có Minh mà gọi là Vô minh, cho nên có riêng Thể của Hoặc. Bởi vì Vô minh cho nên Sự-Lý đều mê muội, gọi là tối tăm. 2- Thưa hỏi về hàng phục ma quân. 3- Thưa hỏi về chế ngự ngoại đạo. 4- Thưa hỏi về đạo lý đoạn trừ cứu cánh, tâm cấu nhiễm tức là những điều đã biết (Sở tri), cũng gọi là tập khí. 5- Thiện căn do đâu mà thành tựu. 6- Ba ác và tám nạn vì sao có thể ra khỏi. 7- Trí và cảnh do đâu mà đối trị thanh tịnh. 8- Bảy loại đức thanh tịnh như Địa…, vì sao mà thành tựu. 9- Công đức của ba nghiệp và Y-Chánh, vì sao mà trang nghiêm đầy đủ. 10- Dùng lực của pháp quán nào mà nhận biết công đức của Phật. 11- Cảnh của Nhất thiết trí lại vì sao nhận biết. 12- Pháp nào có thể thành tựu chúng sinh, cho đến thực hiện Phật sự to lớn.
Tiết 2 từ “Cập dư…” trở xuống là thưa hỏi về đức kết thúc nhân thành tựu quả, trong đó có hai: a: Chính thức kết luận về bình đẳng, nghĩa là kết luận những điều không nói ra cho đến sánh bằng Như Lai; b: Từ “Ư chư Như Lai…” trở xuống là hiển bày về Dụng sánh bằng Phật, bởi vì hộ trì Chánh pháp thì sánh bằng Phật, cho nên chỉ trình bày về điều này. Văn có mười câu: Một câu đầu là tổng quát, những câu còn lại là riêng biệt.
Tổng quát nói là khai thị diễn thuyết về Giáo-Lý-Hạnh-Quả, đều có nghĩa về hộ trì.
Từ “Chư ma…” trở xuống là riêng biệt: 1- Ngoại đạo đối địch không xâm phạm. 2- Thâu nhiếp duy trì tu hành. 3- Mười vị vua hỗ trợ bên ngoài. 4- Tất cả thế gian cùng kính trọng. 5- Chư Phật quán đảnh, dựa theo bản tiếng Phạn nói: “Tất cả Như Lai cùng nhau giữ gìn che chở, cùng nhau rưới trên đỉnh đầu của vị ấy.” Vì vậy thuận theo văn trả lời. 6- Tất cả Bồ-tát yêu quý tôn kính. 7- Đạt được nhiều thiện căn. 8- Có thể diễn giảng về pháp sâu xa. 9- Thâu nhiếp đức tự trang nghiêm mình. Nếu có được chín sự việc này thì mới gọi là Hộ pháp.
Mục hai từ “Nhất thiết…” trở xuống là kết thúc thưa thỉnh, có thể biết.
Phần sau từ “Nhĩ thời…” trở xuống là kệ tụng, văn phân làm hai: Đầu là một kệ ca ngợi người thuyết giảng; còn lại mười kệ, tụng về văn trước đây.
Trong mười kệ còn lại, cũng có hai: Một kệ đầu tụng về sự tiếp thu trước đây; chín kệ còn lại tụng về thưa thỉnh sau đó.
Trong chín kệ còn lại, cũng có hai: Bốn kệ trước tụng về Thể của hành đã tu tập; năm kệ sau tụng về hạnh đã thành tựu đức.
Trong năm kệ sau cũng có hai: Ba kệ trước tụng về đức của hạnh đã thành tựu nhân, hai kệ sau tụng về đức kết thúc nhân thành tựu quả.
Phần hai, trong phần chính thức thuyết giảng, phân hai: Trước là trường hàng, sau là kệ tụng.
Trong trường hàng cũng có hai: 1- Khen ngợi thưa hỏi nhận lời thuyết giảng; 2- Chính thức giải đáp những điều đã thưa hỏi.
Trong phần 1: Có ba: a-Khen ngợi về lợi ích đã thưa hỏi; b- Từ “Phật tử…” trở xuống là khen ngợi về người chủ động thưa hỏi có đủ đức; c- Từ “Đế thính…” trở xuống là khuyên nhủ lắng nghe nhận lời thuyết giảng.
Trong phần 2: Là chính thức giải đáp, có hai: Trước là giải đáp về Thể của hạnh đã thành tựu; sau là giải đáp về Đức Dụng của hạnh đã thành tựu.
Trong phần trước, giải đáp mười câu hỏi trước đây, tức là mười đoạn.
Trong đoạn một có năm mươi câu: Hai mươi câu trước là giải đáp
về sự tu tập trước đây, ba mươi câu sau là giải đáp về làm cho Phật hoan hỷ.
Trong hai mươi câu trước nói về sự tu tập cũng tổng quát-cũng riêng biệt, nay không phóng dật cũng bao gồm tổng quát và riêng biệt. Tổng quát thì có khắp mười đoạn, đều do không phóng dật mà thành tựu. Riêng biệt thì thuộc về tu tập.
Ở trong văn phân hai: Một- Nhắc lại phần trước nêu ra phần sau, Trí thường xuyên canh giữ Tâm không phạm vào Trần cảnh, gọi là không phóng dật, là tướng của tu tập; không canh giữ Căn môn thì gọi là phóng dật. Kinh Niết Bàn nói: “Không phóng dật thì gốc rễ ăn sâu vững vàng khó trừ bỏ, nhờ vào không phóng dật mà tất cả thiện căn đều được tăng trưởng.” Vì vậy đầu tiên trình bày về điều đó, tức là ba căn Tinh tiến, đối với pháp do Tu mà đoạn phòng ngừa sai lầm làm tánh; đối trị phóng dật, thành tựu đầy đủ tất cả việc thiện thế gian-xuất thế gian làm nghiệp. Hai- Trong riêng biệt phân rõ có hai mươi câu: Trước là mười câu nói về bắt đầu tu tập; sau là mười câu nói về cuối cùng thành tựu.
Phần trước có bốn: a- Tổng quát nêu ra; b- Đưa ra số lượng; cRiêng biệt nêu ra; d- Tổng quát kết luận. Nơi khác đều phỏng theo nơi này.
Trong riêng biệt nêu ra: 1- Đối trị phóng dật về phá giới, ba Tụ không phải là một cho nên gọi là nhiều (Chúng), tức là nhân của ba đức-ba thân, vì vậy trình bày đầu tiên; thà rằng xả bỏ thân mạng chứ không phạm vào lỗi nhỏ, cho nên gọi là hộ trì. 2- Lìa xa Si thì Trí hiển bày, cho nên tâm Bồ-đề thanh tịnh. 3 và 4 có thể biết. 5- Sợ rằng phụ với tâm mình, cho nên suy nghĩ về lúc đầu phát khởi. 6- Xa rời duyên ác. 7- Tu thiện không trú vào. 8- Lìa xa Tiểu thừa thực hành Đại thừa, thà rằng khởi tâm của Dã Can ghẻ lở, chứ không khởi tâm của Nhị thừa, bởi vì khó mà thay đổi. 9- Tích lũy điều thiện không hề thay đổi. 10- Cũng yêu quý cũng thúc đẩy, không để quá đáng khiến cho không nối tiếp nhau, nếu không nối tiếp thì nên làm cho nối tiếp nhau, vì vậy cần phải quán sát.
Trong phần sau là mười câu nói về cuối cùng thành tựu: 1- Hạnh thanh tịnh, do không phóng dật mà đạt được, không có gì sai lầm trái ngược với giáo, cho nên gọi là thanh tịnh. 2- Niệm và Trí thanh tịnh, Niệm thì ghi nhớ rõ ràng, Trí thì quyết đoán, Niệm có Trí cho nên Niệm tức là Vô niệm, Trí có Niệm cho nên thường được hiện rõ trước mắt, hai loại này giúp đỡ nhau cho nên gọi là thành tựu. 3- Đẳng trì thanh tịnh, không hôn trầm-không trạo cử cho nên gọi là Đẳng; nhưng hôn trầmtrạo cử ở đây lại hàm chứa nhiều nghĩa, như người mới học, không hôn trầm-không ác tác cũng gọi là Đẳng mà chưa hẳn là Định sâu xa, nay phù hợp với tánh vắng lặng cho nên có thể không trạo cử, Trí soi chiếu không mê mờ cho nên không hôn trầm, như vậy Định sâu xa không phải là sâu-không phải là cạn. 4- Cần và Văn thanh tịnh. 5- Tư và Tu thanh tịnh. 6- Đẳng dẫn thanh tịnh. 7- Diệu tuệ thanh tịnh, bởi vì xứng lý bình đẳng. 8- Nhiếp thọ thanh tịnh, bởi vì lợi ích bình đẳng như mặt đất, kinh Thắng Man nói: “Ví như mặt đất gánh bốn gánh nặng: Một là biển rộng, hai là núi lớn, ba là cỏ cây, bốn là chúng sinh. Mặt đất của Bồ-tát, gánh vác bốn loại trọng trách, đó là lìa xa Thiện tri thức không nghe pháp sai trái của chúng sinh, dùng thiện căn của trời-người mà thành thục, cho đến người hàng Tam thừa tùy theo căn cơ thâu nhiếp tất cả, gọi là làm lợi ích bình đẳng.” 9- Đồng hạnh thanh tịnh, nghĩa là như Di-già ca ngợi kính trọng Thiện Tài. 10- Thừa sự thanh tịnh, bởi vì lìa xa tâm tạp nhiễm.
Trong ba mươi câu sau là giải đáp về làm cho Phật hoan hỷ: Đầu là mười câu kết thúc phần trước sinh khởi phần sau, tiếp là mười câu chính thức thành tựu về tướng của hạnh, sau là mười câu thuần thục cứu cánh.
Phần đầu, mười câu này chính là nhắc lại mười loại thanh tịnh trước đây, như thứ tự phối hợp thuộc về tám câu trước có thể biết; câu chín thâu nhiếp hai câu, bởi vì tâm Bồ-đề mà thề nguyện nhận biết về vô biên pháp của Phật, đã kính trọng tâm này và phụng sự đối với Thầy, cho nên có thể thuận theo hiểu rõ. Chín câu trên là kết thúc phần trước, câu thứ mười là sinh khởi phần sau, vì vậy làm cho Phật hoan hỷ.
Phần tiếp là mười câu chính thức thành tựu về tướng của hạnh, trước trình bày ngay nơi sự tu tập trước đây mà làm cho Phật hoan hỷ, nay lại riêng biệt trình bày, trong đó: 1- Chịu khó mà không lui sụt, thành tựu Tinh tiến hướng lên trên. 2- Trong không tiếc thân mạng, Chánh niệm mới thành tựu. 3- Ngoài không còn mong cầu gì khác, cho nên chỉ có Thắng tiến. 4- Gia hạnh quán sát về Không, mới có thể không dừng lại. 5- Chính thức chứng đạt tiến vào Lý, cho nên không có gì nương tựa. 6- Cuối cùng đạt được pháp ấn, mới thuận theo pháp sâu xa. Pháp ấn có nhiều loại, hoặc là năm, hoặc là bốn, hoặc là ba, hoặc là một, chỉ khác nhau về mở rộng và tóm lược mà thôi. Nói năm pháp ấn, tức là năm pháp quán về Phi thường, đó là Vô thường-Khổ-KhôngVô ngã và Tịch tĩnh. Nói bốn pháp ấn, là hợp với Không tiến vào Vô ngã, Không tức là Ngã sở, có nơi gọi là Ưu-đà-na, trong kinh Bồ Tát Tạng quyển thứ 2 gọi là pháp Ô-đà-nam. Ô-đà-nam, Trung Hoa gọi là Tiêu Tướng, Niết-bàn tịch tĩnh là nêu lên pháp vô vi, tướng phù hợp tức là nghĩa về quyết định, như nói hữu vi quyết định là Vô thường… Kinh Thiện Giới quyển thứ 7, luận Địa Trì quyển thứ , luận Du Già quyển thứ , có phân biệt mở rộng. Nói ba pháp ấn, là trong bốn pháp ấn hợp với Khổ đưa vào Vô thường, hoặc là trừ ra Niết-bàn tịch tĩnh, vốn là pháp ấn hữu vi. Nay dùng các pháp ấn mà phù hợp với tất cả, cũng không có gì có thể phù hợp, vì vậy nói là không vướng mắc, thì đã tiến vào chỉ một Thật tướng ấn. Bốn câu sau là dựa vào Lý khởi Hạnh. 7-Nguyện bảo vệ tâm của Tiểu thừa, cho nên thêm rộng lớn. 8- Trí bảo vệ kiến chấp của phàm phu, mới thuận với pháp của Phật. 9- Tự mình không ái trước theo pháp. 10- Không có tác động mà tu, cho nên đã tiến vào môn Vô tranh.
Trong phần sau là mười câu thuần thục cứu cánh, hạnh tu tập thành thục cho nên nói là an trú: Hai câu đầu là hạnh tiến vào Lý, một là gia hạnh lìa xa phóng dật, hai là đích thực chứng đạt rời bỏ tướng. Hai câu tiếp là hạnh cứu giúp chúng sinh. Hai câu tiếp là hạnh tùy duyên, mười Độ là riêng biệt tu tập, các hạnh là tổng quát thâu nhiếp. Bốn câu sau là hạnh thuộc Nguyện Trí, tức là bốn Độ sau trong mười Độ. Cũng có thể là mười câu trước đây như thứ tự thành tựu mười loại này, chỉ khác nhau về chưa thuần thục và thuần thục (Sinh thục) mà thôi, suy nghĩ điều này!
Đoạn hai: Giải đáp câu hỏi về tiến vào trú xứ của Bồ-tát, văn phân làm ba: Đầu là có mười pháp khởi hạnh tiến vào Địa, tiếp là trú trong Địa mà quán sát tu tập, sau là trình bày về pháp thù thắng quan trọng của Địa.
Phần đầu, trong riêng biệt nêu ra: Trước là ba pháp khởi hạnh thuộc Tự phần: 1- Đầy đủ tư lương; 2- Thành tựu gia hạnh, một Độ đầy đủ mười Độ gọi là Đại trang nghiêm; 3- Trí phù hợp với Thật tướng cho nên không tùy theo pháp khác. Sau là bảy pháp khởi hạnh thuộc Thắng tiến: 4- Ngoài tiếp cận với duyên tốt. 5- Trong cần phải tự mình thúc đẩy. 6- Có thể yên ổn với Dụng của quả. 7- Không chán bỏ tu tập về nhân. 8- Định và Tuệ cùng nhau qua lại, tâm sâu xa phù hợp với vắng lặng, Trí sắc bén thông hiểu xuyên suốt, dùng hai pháp này để trang nghiêm cho Pháp thân, vì vậy kinh Pháp Hoa nói: “Phật tự mình an trú Đại thừa, thích hợp với pháp đã đạt được, lực của Định-Tuệ làm trang nghiêm, dùng pháp này hóa độ chúng sinh.” 9- Không trú vào pháp môn, trú vào có hai sai lầm, một là không phù hợp với Trí của Địa, hai là không có thể tiến lên hướng về, không trú vào thì ngược lại với điều này. 10- Khéo léo tận cùng về Thể của Địa, nghĩa là dựa vào một Trí của Phật, phương tiện có nhiều môn lại không có Thể khác nhau.
Phần tiếp từ “Phục thứ…” trở xuống là trú trong Địa mà quán sát tu tập, có mười một câu: Một câu đầu là tổng quát, tất cả pháp môn là pháp thành tựu của Địa. Chín câu tiếp là riêng biệt: 2- Chứng Trí của các Địa. 3- Nhân là tu gia hạnh. 4- Quả là thuộc về Nhiếp Báo… 5- Phạm vi giới hạn đã nhận biết và cảnh đã giáo hóa. 6- Lực Dụng là đoạn trừ chướng ngại-tu tập về nghiệp-tiến thêm công đức. 7- Thị hiện trăm thân… 8- Phân biệt các pháp như Nguyện-mười thiện… 9- Đã chứng pháp giới, đều nói tùy theo là bởi vì các Địa không phải một. 10- Từ “Tất thiện…” trở xuống là phân rõ về tướng quán sát thành tựu, đều là tự tâm, bởi vì Trí tương ưng với tâm, nhân là sự học hỏi do tâm, quả là sự thành tựu của tâm, cảnh là sự hiện bày của tâm, lực dụng là phần vị của tâm, thần thông là sự hiện khởi của tâm, phân biệt là sự quyết định chọn lựa của tâm, đã đạt được là mức độ thành tựu của tâm, hoàn toàn không có ở ngoài tâm thì có thể đắm trước nơi nào? 11- Từ “Như thị…” trở xuống là kết luận về quán sát mà thành tựu lợi ích.
Phần sau từ “Phật tử…” trở xuống là hiển bày về pháp thù thắng quan trọng của Địa, văn nêu lên-đưa ra giải thích và kết luận, đều có thể biết.
Đoạn ba: Giải đáp câu hỏi về Đại Hạnh thanh tịnh, có hai mươi câu: Mười câu đầu là nhân, mười câu sau là quả.
Trong mười câu đầu, hạnh thành tựu vượt khỏi chướng ngại, cho nên nói là thanh tịnh, tuy số lượng và tên gọi khác nhau ở chi tiết nhưng trên đại thể thì giống như Thập Hạnh, cũng bao gồm mười Độ, công hạnh của Thập Hạnh tức là mười Độ, muốn Thắng tiến ở phần vị ấy cho nên tu tập trước ở phần vị này. Lại văn sau nói: Bởi vì thuyết pháp cho chúng sinh mà tự mình tăng thêm các Độ, do đó trở lại mở rộng trình bày, nơi đã hướng về riêng biệt mà có phỏng theo tóm lược lẫn nhau. Bảy câu trước có thể biết. Câu tám là đối với chúng sinh ác mà tu hạnh Bồ-tát, tâm không hề khuynh động, là nghĩa thích hợp khó có được, chính là thệ nguyện giáo hóa. Câu chín là trong hạnh Thiện pháp, làm hồ pháp trong lành cho chúng sinh, Đại Bi kiên cố thâu nhiếp tất cả chúng sinh, làm ngôi nhà-làm nơi trở về là mở rộng hóa độ chúng sinh, nghĩa như chiếc cầu, bởi vì có năng lực. Câu mười là trong hạnh Chân thật, văn nói: Bồ-tát này tiến vào Thể tánh của chư Phật ba đời, cùng với thiện căn của chư Phật ba đời như nhau, bởi vì Trí quyết định-Thể giống nhau.
Mười câu sau từ “Bồ-tát ký đắc…” trở xuống là nhờ vào nhân thanh tịnh của hạnh mà đạt được quả thuộc pháp thù thắng: 1-Tha lực thù thắng; 2-Tự thiện thù thắng; 3-Định sâu xa thù thắng; 4-Đồng hạnh thù thắng; 5- Trợ đạo thù thắng; 6- Chân trí thù thắng; 7- Ý thích thù thắng; 8- Quán tuệ thù thắng; 9-Tu hành thù thắng; 10- Tăng tiến thù thắng.
Đoạn bốn: Giải đáp câu hỏi về Đại Nguyện, có hai mươi câu: Mười câu đầu là khởi Nguyện thanh tịnh thù thắng, mười câu sau là chí nguyện dũng mãnh khiến cho đầy đủ.
Mười câu đầu đều giống như mười Nguyện của Địa thứ nhất: 1Nguyện thành thục chúng sinh; 2- Nguyện thanh tịnh quốc độ của Phật; 3- Cúng dường; 4- Hộ pháp; 5- Thừa sự; 6- Cùng chung thiện căn; 7-Nhiếp pháp làm Thượng thủ, pháp nối thông đến Phật gọi là Như Lai môn; 8- Ba nghiệp không trống rỗng; 9- Tu tập đầy đủ các hạnh; 10- Thị hiện thành tựu Chánh giác. Nhưng văn ấy mở rộng, dựa vào thứ tự ấy thì 5-7-1-2—3—10, làm thứ tự của văn này.
Mười câu sau từ “Phật tử Bồ-tát…” trở xuống là khiến cho Nguyện thành tựu đầy đủ, bởi vì mười câu này có thể đầy đủ mười Nguyện trước đây và nhiều Nguyện khác nữa, trong đó: Năm câu đầu nói về tâm sâu xa là hợp với lâu dài, câu sáu nói về thành tựu tất cả là hợp với to lớn, hợp với lâu dài là đức của Bồ-tát, hợp với to lớn là nghiệp của Bồ-tát, còn lại đều có thể biết.
Đoạn năm: Từ “Phật tử dĩ…” trở xuống là giải đáp câu hỏi về bảo vệ Bồ-tát Tạng, văn cũng có bốn: Đầu là kết thúc phần trước sinh khởi phần sau, nghĩa là bởi vì tích lũy Hạnh-Nguyện trước đây cho nên trở thành Tạng. Chỉ có mười câu, lại không có gì khác như thành thục…, văn có năm cặp, đều hiển bày rõ ràng có thể biết.
Đoạn sáu: Từ “Bồ-tát đắc thị…” trở xuống là giải đáp câu hỏi về tùy theo thích hợp để giáo hóa mà luôn luôn thuyết pháp cho chúng sinh, văn phân làm ba: Một- Kết thúc phần trước sinh khởi phần sau, nghĩa là tích lũy phước trí dùng để thâu nhiếp chúng sinh. Hai- Từ “Phật tử…” trở xuống là đưa ra để nêu lên phát khởi. Ba- Từ “Sở vị…” trở xuống là chính thức giải thích về nghĩa ấy.
Trong phần ba phân hai: 1- Nhận biết căn khí trao cho pháp; 2-Đầy đủ đức thành tựu lợi ích.
Trong phần 1: a- Nhận biết căn khí có bốn: Một-Biết là do tập khí mà làm ra, như con của thợ vàng, thích hợp dạy cho cách đếm hơi thở (Sổ tức)… Hai-Biết về nhân duyên-chủng tánh, nghe pháp phát tâm làm nhân, tùy theo nhân mà trở thành tánh, gặp thầy-nghe pháp làm duyên, tùy theo duyên mà trở thành chủng tử. Ba-Biết về bệnh của tâm hành, nghĩa là nhiều tham… Bốn-Biết về mong muốn sai biệt.
1. Từ “Tham dục…” trở xuống là trao cho pháp, văn có mười câu: Hai câu đầu có thể biết. Ba-Si có hai loại: 1- Mê muội đối với Sự-Lý thì dạy cho quán sát về tướng của pháp; 2- Tà ác suy xét tìm tòi không tin vào nhân của nghiệp, thì khiến cho quán sát về mười hai nhân duyên, có thể lìa xa tà chấp về tự tánh… Ba câu trên đây chỉ là đối trị. BốnĐẳng phần, Đẳng nghĩa là tương tự ba quán không thể nào cùng thực hiện. Nếu đều nặng nề thì dạy cho quán sát về Thắng nghĩa, nghĩa là dâm dục tức là đạo… Nếu đều nhẹ nhàng thì có thể dùng Sinh thiện vì người mà giáo hóa. Giải thích về bốn phần này đầy đủ như luận Tạp Tập quyển thứ 13. Năm-Cầu niềm vui của trời-người là niềm vui của sinh tử, thì nói về ba Khổ, bởi vì cho đến Phi tưởng cũng là nơi mà Hành khổ đi theo. Bốn câu tiếp có thể biết. Mười-Vui với Sự vắng lặng thì khiến cho thành tựu về Lý vắng lặng, nếu chìm vào vắng lặng trống rỗng thì khiến cho thành tựu về Dụng thuộc Sự.
2. Từ “Bồ-tát dĩ…” trở xuống là tổng quát kết luận tùy theo thích hợp.
Phần 2: Từ “Vi thuyết pháp thời…” trở xuống là trình bày về đầy đủ đức thành tựu lợi ích, có mười câu-mười cặp: Một- Văn nối liền với nghĩa chính. Hai- Pháp Trí không sai khác, tức là dựa vào pháp chứ không dựa vào người, dựa vào Trí chứ không dựa vào Thức. Ba- Thẩm định không trái ngược, tức là dựa vào kinh Liễu nghĩa, không dựa vào kinh Bất liễu nghĩa. Bốn- Thiết lập về nghĩa của pháp cho nên có thể đoạn trừ tất cả nghi ngờ. Năm- Hiểu rõ căn cơ chúng sinh cho nên phù hợp với lời dạy của Phật. Sáu- Vắng lặng phù hợp với Chân tế, soi chiếu nguồn gốc của Pháp tánh. Bảy- Đoạn dứt ái thuộc pháp chân thật, trừ bỏ chấp thủ về nhân-pháp. Tám- Nghĩ đến âm thanh rõ ràng của Phật. Chín- Vô ngôn mà khéo léo giảng giải, tuy không có thuyết giảng-không có chỉ bày mà khéo léo thuận với nhân của Tông chỉ. Mười- Khiến cho tỏ ngộ tùy theo thích hợp, cuối cùng trở về bình đẳng, tức là lợi ích của thuyết giảng.
Đoạn bảy: Từ “Bồ-tát như thị…” trở xuống là giải đáp câu hỏi về luôn luôn không rời bỏ các Ba-la-mật, trong đó có hai: Một- Kết thúc phần trước sinh khởi phần sau, là lúc đang thuyết pháp mà đầy đủ mười
Độ, giả sử tự mình tu tập thì đây cũng là Lợi tha, luôn luôn Đại Bi bởi 50 vì hiểu rõ bình đẳng, nối thông đến quả Phật cho nên đều gọi là Đạo. Hai- Từ “Thị thời…” trở xuống là chính thức nêu ra không rời bỏ tướng của Độ.
Mười Độ tức là mười mục, đều trước phân rõ về tướng, sau từ “Thị tắc…” trở xuống là kết luận về tên gọi.
Bốn Độ trước, trong mục phân rõ về tướng: Trước phân rõ về tướng của Thí…; sau không có vướng mắc (Vô trước) là phân rõ về tướng của Ba-la-mật.
Mục 1 là Đàn, mục 2 là Giới, đều có thể biết.
Trong mục 3 là Nhẫn, các ác bao gồm ở bên trong-bên ngoài, tâm ấy hạ xuống phù hợp với lý bình đẳng mà thành tựu Ba-la-mật.
Trong mục là Tinh tiến, phát khởi tất cả các nghiệp, là tu tập không có gì sót lại; cũng lợi lạc chịu khó luôn luôn tu tập không lơi lỏng, là tu tập trải qua thời gian dài; luôn luôn không thối chuyển, là tu tập không gián đoạn. Trên đây tức là gia hạnh về Cần. Dũng mãnh không có gì ngăn được, là tu tập dũng mãnh, cũng khoác giáp trụ của Cần. Từ “Ư chư dĩ…” trở xuống là hiển bày về tướng của Độ.
Trong mục 5 là Thiền định, văn có mười một câu:
Một: Quở trách năm dục. Nguyên cớ quở trách, là nói về Thiền định thì rỗng rang sâu thẳm giống như biển lặng, lên cao dựa vào Thánh cảnh hãy còn nói là vọng tình, rong ruổi tưởng đến năm trần lẽ nào cho rằng là Đạo? Vì sao quở trách? Bởi vì Sắc như thỏi vàng nóng bỏng, cầm vào thì cháy; Thanh như chất độc thoa trên mặt trống, nghe đến thì phải chết; Hương như khí độc của rồng dữ, ngửi đến thì phát bệnh; Vị như mật nóng bỏng, liếm vào thì nát nhừ; Xúc như Sư tử nằm yên, đến gần thì cắn nát. Năm dục này, có được mà không thỏa mãn, như lửa đun thêm củi, nước mất nhà tan đời đời làm hại, hơn cả giặc thù, vì vậy không nên đắm theo. Huống hồ Bồ-tát hiểu rõ pháp này tức là Như, còn đắm theo chỗ nào?
Hai: Tiến vào Thứ đệ Định, đó là bốn Thiền-bốn Không và Diệt thọ tưởng, là chín Định theo thứ tự. Sau phẩm Thập Địa và phẩm Ly Thế Gian trình bày đầy đủ, tức là tất cả các môn thuộc về Thiền.
Ba: An trú trong Định thuộc Lý, vắng lặng trú trong Vị của Ái, Trí phù hợp không vượt ra, gọi là Chánh tư duy; bởi vì thấy rõ tâm tánh, cũng là tướng của Thiện sĩ.
Thể của hai Định trên đây tức là tự tánh của Định, sáu câu còn lại là Dụng của Định.
Bốn: Tiêu diệt phiền não bao gồm Ái kiến-Mạn…, cho nên nói là tất cả, tức là tướng thanh tịnh.
Năm: Sinh ra các Định, như luận Khởi Tín nói: “Đạt được Tammuội Chân Như này, có thể phát sinh vô lượng các môn Tam-muội.” Văn trước đây nói một Tam-muội phát sinh Định như số vi trần, tức là tướng khó thực hành.
Sáu: Dẫn dắt phát khởi thần thông, đó là tinh thông nghĩa lý phù hợp tinh thần mà dẫn đến tác dụng, cũng là tướng như ý mong cầu.
Bảy: Nghịch thuận tự tại cũng là tướng khó thực hành. Bắt đầu từ Diệt Định vượt ra-tiến vào Phi phi tưởng cho đến Thiền thứ nhất, thì gọi là nghịch; từ Thiền thứ nhất vượt ra-tiến vào Thiền thứ hai cho đến Diệt Định, thì gọi là thuận. Trong này, nghịch-thuận lẽ ra đều có vượt qua khoảng giữa, nghĩa là vượt qua một-vượt qua hai cho đến vượt qua tất cả, văn không có là do tóm lược. Đây cũng gọi là Tam-muội Sư Tử Du Bộ.
Tám: Một và nhiều tự tại thâu nhiếp tất cả các Định, thuận theo có bốn câu phân biệt, đó là ở một tiến vào một, ở một tiến vào tất cả, ở tất cả tiến vào một, ở tất cả tiến vào tất cả, bởi vì đạt được nguồn cội ấy.
Chín: Nhận biết tất cả cảnh của Định, cảnh của Định có ba: 1- Sở duyên của các Định; 2- Phạm vi giới hạn của các Định; 3- Dụng thuộc cảnh của các Định. Đều có thể nhận biết.
Mười: Tổng quát kết luận về Thể-Dụng không có gì trái ngược. Nói Tam-muội, Trung Hoa nói là Đẳng Trì, chỉ hạn chế ở có tâm mà bao gồm tán tâm. Tam-ma Bát-để, Trung Hoa nói là Đẳng Chí, bao gồm có tâm và không có tâm, chỉ là Thể của Định ở các phần vị. Hai công đức này gọi là Đẳng Dẫn, Thể của Định ở hai câu trên bao gồm ba loại này, sáu câu về Dụng của Định tức là Sở Dẫn. Nói Trí ấn, tức là một Thật tướng, Trí Luận giải thích: “Trong một trăm lẻ tám Tammuội, loại thứ hai gọi là Tam-muội Bảo Ấn, nghĩa là tương ưng với Thật tướng Bát-nhã.” Hai loại trước là Định, một loại này là Trí, hợp lại tức là vận dụng cả hai. Nay Bồ-tát tùy vào một Định, tức là cùng với tất cả Tam-muội, ba loại này không có gì trái ngược.
Mười một: Nhanh chóng tiến vào Địa của Trí, cũng tức là quả của Định, bởi vì Định của Bồ-tát, Sự cùng tận không có giới hạn, Lý cao nhất không có phạm vi, cho nên có thể nhanh chóng đạt đến Địa của Nhất thiết trí, cũng là tướng khó thực hành, cũng là tướng vui thích của hai đời.
Vả lại, câu hai-ba-bốn trên đây tức là Thiền thuộc về Hiện pháp lạc trú; năm câu tiếp là Thiền thuộc về Dẫn sinh công đức, năm câu cũng là Thiền thuộc về Nhiêu ích hữu tình; hai câu sau bao gồm ba loại.
Lại bao gồm mười loại thanh tịnh: 1- Bởi vì thế gian thanh tịnh cho nên lìa xa Vị của các Ái, tức là câu thứ ba. 2- Xuất thế gian thanh tịnh, cũng là câu này thâu nhiếp. 3- Gia hạnh thanh tịnh, tức là câu thứ nhất. 4- Đạt được căn bản thanh tịnh, tức là câu thứ hai. 5- Căn bản Thắng tiến thanh tịnh, tức là câu thứ năm. 6- Tiến vào an trú vượt ra tự tại thanh tịnh. 7- Rời bỏ Tĩnh lự rồi vẫn trở lại chứng nhập tự tại thanh tịnh. Hai loại trên tức là câu thứ bảy. 8- Thần thông biến hiện tự tại thanh tịnh, tức là câu thứ sáu. 9- Lìa xa tất cả kiến chấp thanh tịnh. 10- Tất cả phiền não-sở tri chướng thanh tịnh. Hai loại này giống nhau đều là câu thứ tư thâu nhiếp. Còn lại như luận Du Già quyển thứ 3 nói ở phần Chín Đại Thiền. Trong phẩm Thập Hạnh sẽ hiển bày về tướng ấy.
Trong mục là Bát-nhã, cũng có mười câu: Ba câu trước nói về nghe pháp-gần gũi Thiện hữu tức là do Văn mà thành Tuệ: 1- Chính thức trình bày; 2- Gần gũi Thiện hữu không chán là duyên của Văn tuệ; 3- Vui thích lắng nghe không hề thỏa mãn là nhân của Văn tuệ, bởi vì nghe trong chốc lát thì Tuệ của mình không phát sinh. 4- Ngay nơi Tư tuệ mà Học ở sau Tư, cho nên nói là tùy theo điều đã lắng nghe; bên trong tác ý phù hợp, cho nên nói là như lý. 5- Cũng là Tư trạch tuệ, lại ở trong chỗ không có phiền não mà khéo léo quyết định chọn lựa (Quyết trạch), cho nên rời bỏ phiền não. 6- Từ “Thiện quán…” trở xuống đều là Tu tuệ, câu này là tỏ ngộ tiến vào Như. 7- Vốn có luyện tập suy nghĩ cho nên hiểu rõ về đạo không có công dụng. 8- Tỏ ngộ tiến vào đầy đủ tất cả, tất cả trong một… gọi là Phổ Môn. 9- Tiến vào hai Trí môn. 10- Tổng quát kết luận về đã trọn vẹn, cho nên nói là nghỉ ngơi.
Ba mục sau liên hoàn với nhau. Trong này cũng có tướng của chín môn, sợ rằng quá nhiều cho nên không phối hợp. Trong đó, tuy ĐịnhTuệ cùng có, trang nghiêm lẫn nhau mà làm Môn khác nhau. Nếu đầy đủ thì vận dụng cả hai, vì vậy luận Khởi Tín kết hợp với sáu Độ dùng làm năm Môn. Nghĩa của Phương tiện ở phần sau cũng dựa theo đây. Trải qua Hữu mà không mê mờ đối với Không thì gọi là Phương tiện, không chán bỏ Hữu mà quán sát về Không thì gọi là Bát-nhã, lẽ nào làm cho Bát-nhã không có thể nhận biết về Hữu hay sao? Phương tiện nếu không quán sát về Không thì sao gọi là Phương tiện? Không những ba mục này mà vạn hạnh đều như vậy, huống hồ Bát-nhã có thể thực hành vạn hạnh, thì pháp nào mà không vận dụng? Vắng lặng soi chiếu tận cùng đến lý cao nhất, không thể nào một hạnh mà không có Bát-nhã này. Vì lẽ đó, tách ra thì vạn hạnh sừng sững chen kín, phai mờ thì một không phải là một, đạt được ý thì không có gì không thông suốt.
Trong mục 7 là Phương tiện, cũng có mười loại: 1- Trí khéo léo thị hiện ở thế gian làm phương tiện. 2- Bi không phải là Ái kiến, cho nên giáo hóa mà không chán bỏ, tức là Bi-Trí dẫn dắt nhau làm phương tiện; 3- Dựa vào Thể khởi Dụng; 4- Không phải rời bỏ-không phải tiếp nhận, cho nên tất cả không hề nhiễm đắm; 5- Phàm và Thánh cùng thực hành, bởi vì cả hai đều không phải; 6- Thực hành không trú vào đạo; 7- Quán sát tiến lên mà hướng về; 8- Hiện tướng mà không vướng mắc; 9- Tiến vào tất cả các nẽo, tức là không có sinh mà thị hiện sinh; 10- Độ thoát chúng sinh là không có giáo hóa mà thị hiện giáo hóa.
Câu 1 và câu là Bạt tế, còn lại đều là Hồi hướng. Dựa vào phẩm Nhân Quả trong kinh Anh Lạc, bốn Độ sau cũng đều có ba. Phương tiện có ba: Một- Phương tiện tiến lên mà hướng về, tức là câu thứ 7; HaiKhéo léo thông hiểu về có-không có, trừ ra câu thứ , đều thâu nhiếp ở loại này; Ba- Không phải rời bỏ-không phải tiếp nhận, tức là câu thứ .
Trong mục là Nguyện, cũng có mười Nguyện: Năm nguyện trước- ba nguyện sau đều lấy chữ Tận làm đầu. Sáu- Thân luôn luôn trú vào tất cả Kiếp hải. Bảy- Trí tận cùng Tâm hải. Tám- Tận cùng chi Hữu. Chín- Tận cùng hiện rõ quốc độ. Mười- Tận cùng về Trí của quả Phật. Nguyện này là cầu Bồ-đề, chín Nguyện trước là Lợi lạc.
Nếu dựa vào ba Nguyện, thì Nguyện thứ 2-3-4-5 là Nguyện thuộc về Tự hành, Nguyện thứ 6-7 là Nguyện thuộc về Thần thông, Nguyện đầu và Nguyện thứ 8-9 là Nguyện thuộc về Ngoại hóa, Nguyện thứ 10 bao gồm Tự lợi-Lợi tha, đều nói là Tận cùng bởi vì tận cùng nguồn gốc ấy.
Trong mục là Lực có mười câu, mỗi câu đều có hai, đó là nêu ra tên gọi và giải thích ý nghĩa. Câu một là phù hợp với Lý (Khế lý), tâm sâu xa là Lực thuộc về suy nghĩ chọn lựa (Tư trạch), nhiễm ô thì không có lực, trái với điều này cho nên có lực. Còn lại có thể dựa theo nhận biết, đều là Lực thuộc về tu tập.
Trong kinh Anh Lạc có ba, đều gọi là Lực thuộc về Thông: 1- Lực thuộc về Thông của Báo; 2- Lực thuộc về Thông của Tu; 3- Lực thuộc về Thông của biến hóa. Quán sát về điều ấy tựa như là hai câu -10 mà thôi.
Trong mục 10 là Trí độ, hiểu rõ về bệnh-nhận biết về căn, thuận với lý-trao cho pháp, gọi là Trí độ, cũng có mười câu: Bốn câu đầu là nhận biết về mức độ nặng-nhẹ của bệnh. Ba câu tiếp là nhận biết về mong muốn-ưa thích của căn: 1- Phần vị; 2- Hành; 3- Tâm. Ba câu sau là nhận biết về vị thuốc của pháp: 1- Nhận biết về pháp thuộc Lý; 2- Nhận biết về pháp thuộc Quả; 3- Hiểu rõ tất cả pháp giới. Bảy câu trước là Thành tựu hữu tình, ba câu sau là Hiện pháp lạc trú.
Trong kinh Anh Lạc có ba Trí: Một là Trí về Vô tướng, tức là nhận biết về pháp chân thật; ba là Trí về Biến hóa, tức là Lực của Như Lai; còn lại đều thuộc Trí thứ hai là Nhất thiết chủng trí. Nghĩa còn lại nói như Hội thứ nhất.
Đoạn tám: Từ “Phật tử…” trở xuống là giải đáp câu hỏi về nghĩ đến những chúng sinh đều khiến cho được độ thoát trước đây, trong đó phân ba: Một- Kết thúc phần trước sinh khởi phần sau; Hai- Chính thức trình bày về hóa độ; Ba- Kết luận như Bổn thệ.
Trong phần một: Đầu là kết thúc phần trước, thanh tịnh dựa theo lìa xa chướng, viên mãn có đủ Sự-Lý, không rời bỏ là luôn luôn tương ưng, trú trong Đại trang nghiêm là tỏng quát kết luận về mười Độ làm trang nghiêm, là Thể của Đại thừa. Sau từ “Tùy kỳ sở niệm…” trở xuống là sinh khởi phần sau, bởi vì đầy đủ pháp trước đây.
Hai từ “Đọa ác đạo…” trở xuống là chính thức trình bày về hóa độ, văn có mười câu dựa theo làm bốn loại:
Đầu là hai câu khiến cho lìa xa quả ác: 1- Ba đường dữ ngoại trừ Vô gián đều có thể phát tâm, như Từ đồng nữ; 2- Khiến cho chịu khó tu tập thì thoát khỏi tám nạn, được gặp Phật-được nghe pháp.
Tiếp là ba câu khiến cho lìa xa nhân ác: 1- Tham có hai loại, trước đây chỉ nói đến tham Sắc thì dạy cho tu tập quán sát về Bất tịnh, nay nói chung về tham Tài-Danh… cho nên chỉ nói là nêu ra pháp không có tham. Pháp không có tham, nghĩa là quán Bất tịnh, quán về Không, ít ham muốn, biết vừa đủ. 2- Sân cũng có hai loại, trước đây chỉ nói đến nóng giận có thể làm tổn hại, vì vậy khiến cho tu Từ; nay bao gồm nóng giận đối với hữu tình và vô tình, cho nên quán sát về Thể giống nhau, không nên tự mình nóng giận. 3- Si cũng có hai loại, đã trình bày như trên, ở đây dựa theo Tà si khiến cho quán sát về duyên khởi.
Tiếp là ba câu khiến cho lìa xa lưu chuyển vòng quanh ba cõi, bởi vì đều đáng chán bỏ: 1- Nghĩa về nóng giận-làm hại… ở cõi Dục xem ở Địa thứ ba. 2- Cõi Sắc tuy Định-Tuệ tựa như cân bằng, nhưng đều là Địa thuộc về Định, sợ rằng đắm theo vắng lặng của cõi ấy, cho nên nói đến quán sát; lại Chánh quán về Vô sinh khiến cho đạt được Vô lậu. 3- Cõi Vô sắc bởi vì Định nhiều, cho nên nói đến Diệu Tuệ; lại chỉ rõ Đế quán mới có thể vĩnh viễn thoát ra.
Sau là hai câu chỉ rõ vì Tam thừa mà tùy theo căn cơ để nói; lại dẫn ra Quyền đưa về Thật khiến cho nhận biết vốn là vắng lặng.
Ba từ “Như kỳ vãng tích…” trở xuống là kết luận như Bổn thệ, cho nên có thể đích thực hóa độ; Sư Tử Hống là bởi vì quyết định hóa độ.
Đoạn chín: Từ “Phật tử…” trở xuống là giải đáp câu hỏi về tiếp nối chủng tánh Tam Bảo khiến cho không đoạn tuyệt trước đây, văn phân làm hai: Một- Vẫn tổng quát nêu ra pháp trước đây; Hai- Từ “Sở dĩ…” trở xuống là đưa ra giải thích về nguyên cớ, bởi vì giáo hóa chúng sinh mà tiến vào biển rộng của Tam Bảo, cho nên có thể tiếp nối trước đây khiến cho không đoạn dứt.
Văn có bốn loại làm thành mười câu: Chín câu trước là riêng biệt trình bày, một câu sau là tổng quát kết luận.
Dựa vào ba loại đầu giải thích bao gồm tổng quát và riêng biệt, nhưng các loại sau đều chuyển sâu hơn các loại trước. Tổng quát thì bao gồm ở các phần vị, riêng biệt thì đầu là ở Thập Tín, tiếp là ở Tam Hiền, sau là dựa theo Đăng Địa.
Ba loại Phật chủng sai biệt thế nào? Đầu là dạy về phát tâm khiến cho đầy đủ tánh của nhân, bởi vì chưa phát tâm chỉ có tánh của Trú ban đầu. Tiếp là khen ngợi Đại Nguyện khiến cho thành tựu về hạnh của nhân, bởi vì khiến cho tâm đã phát không thay đổi lui sụt; nói Đại Nguyện, nghĩa là Nguyện cầu đạt được Bồ-đề, Nguyện làm lợi ích an vui cho chúng sinh. Vả lại, Nguyện ngăn ngừa điều ác như Giới Kinh nói, có Nguyện tiến thêm điều thiện như bình thường đã trình bày. Sau là dùng chủng tử Phật khiến cho thành tựu Trí của Phật, nghĩa là chứng Chân Như mà thành tựu Vô lậu. Trên đây là dựa theo riêng biệt hiển bày.
Tổng quát thì phát tâm Bồ-đề gồm có ba tâm, đó chính là Đại BiĐại Nguyện và Đại Trí. Loại đầu là tổng quát đã hàm chứa Đại Bi, loại tiếp là Nguyện, loại sau là Trí, nghĩa là nêu ra Diệu Lý khiến cho tạm thời thấy được tâm tánh, thành tựu chủng tử Kim Cang.
Ba loại Pháp chủng sai biệt về tướng: Đầu là mở ra Pháp tạng khiến cho Giáo không đoạn dứt, tiếp là thuyết về nhân duyên khiến cho
Nghĩa không đoạn dứt, sau là bảo vệ đầy đủ bốn loại khiến cho GiáoLý-Hạnh-Chứng thảy đều không đoạn dứt. Lại nữa, đầu tuy tiếp thu về Giáo nhưng chưa phát sinh về Giải chân thật, tiếp là đầy đủ Giải-Hạnh mà chưa thể nào chứng đạt.
Ba loại Tăng chủng có gì sai biệt? Đầu là thọ pháp không có trái ngược mới bắt đầu thuộc về Tăng số, tiếp là tu sáu pháp hòa kính thì hạnh của Tăng đã thành tựu, sau là quan tâm đến tất cả Đại chúng khiến cho Tăng thanh tịnh. Lại nữa, đầu tuy vâng theo lời dạy nhưng Giải-Hạnh chưa đầy đủ, chưa phải là hòa hợp thật sự; tiếp là tuy đầy đủ Giải-Hạnh mà chưa lìa xa sợ hãi Đại chúng, không thể nào chế ngự. Nói về sáu pháp hòa kính, ba nghiệp là ba pháp và Giới-KiếnLợi, nghĩa là Thân hòa hợp cùng quy tụ, Khẩu hòa hợp không tranh cãi, Ý hòa hợp không trái ngược, Kiến hòa hợp cùng giải thích, Giới hòa hợp cùng vâng giữ, Lợi hòa hợp cùng chia đều. Lại dựa theo Bồ-tát, ba nghiệp cùng Từ, sáu pháp đều cùng Thể, là hòa hợp chân thật, tất cả cung kính khiến cho Tăng tồn tại lâu dài.
Một câu sau là tổng quát kết luận: Mở rộng giáo pháp, vâng giữ giới luật, ba Học đều tu, thì Tam Bảo không đoạn dứt, giáo hóa nối tiếp giáo hóa không ngừng lại.
Đoạn mười: Từ “Bồ-tát như thị…” trở xuống là giải đáp câu hỏi về thiện căn-phương tiện thảy đều không uổng phí trước đây: Trước là tóm lược, sau là mở rộng.
Trong phần trước là tóm lược phân ba: Một- Kết thúc phần trước sinh khởi phần sau, nghĩa là bởi vì có thể tiếp nối Tam Bảo cho nên hạnh đã thực hành không có gì sai lầm. Hai- Từ “Tùy hữu…” trở xuống là bởi vì không uổng phí cho nên ba nghiệp không có khuyết điểm, nghĩa là hồi hướng những việc đã làm thì nghiệp không uổng phí. Ba- Từ “Vô hà điếm cố…” trở xuống là bởi vì không có khuyết điểm cho nên không uổng phí, những việc đã làm trở lại tác thành lẫn nhau. Tỳ vết trong viên ngọc gọi là Hà, Hà nghĩa là Thể bị phá hỏng; tỳ vết bên ngoài gọi là Điếm, Điếm nghĩa là Sắc bị nhiễm ô. Bởi vì hiển bày về ba nghiệp bên trong-bên ngoài không có gì sai sót. Tỳ vết trên mặt ngọc khuê hãy còn có thể mài nhẵn, tỳ vết của ba nghiệp thì không thể làm gì được.
Đầu là câu nhắc lại pháp trước đây, tiếp từ “Sở tác…” trở xuống là nêu ra tướng không có tỳ vết, sau từ “Giai dữ…” trở xuống là hiển bày về tướng không uổng phí. Phương tiện có Tuệ thì Phương tiện không uổng phí, Tuệ có Phương tiện thì Tuệ cũng không uổng phí. Đây là phân rõ về hạnh đã thực hành không uổng phí, Trí hồi hướng về Trí là phân rõ hướng về quả không uổng phí.
Phần sau từ “Bồ-tát như thị…” là mở rộng trình bày có hai: Một-
Trình bày về Tự nghiệp không uổng phí; Hai- Phân rõ về Lợi tha không uổng phí.
Trong phần một tuy trình bày về không uổng phí, mà nghĩa bao gồm không có sai sót, bởi vì tất cả thanh tịnh lìa xa phiền não. Lại không có sai sót này tức là Tự nghiệp không uổng phí, bởi vì thuận với Chỉ Tịch. Văn có nêu lên-đưa ra-giải thích và kết luận.
Trong giải thích đều trước là nêu lên, sau là giải thích. Bốn câu đầu là Y-Chánh trang nghiêm, sáu câu sau là Nhiếp hóa trang nghiêm. Nói Niết-bàn Địa, là bởi vì Địa trang nghiêm của Niết-bàn, nghĩa là hễ nơi nào có người Thành Đạo nhập Niết-bàn, thì nên biết nơi ấy chính là Kim Cang. Nay Thành Đạo ở tất cả mọi nơi, thì không có nơi nào không phải là Kim Cang. Nêu lên nói là Niết-bàn, giải thích nói là Thành Đạo, văn phỏng theo tóm lược mà thôi.
Từ “Bồ-tát thành tựu…” trở xuống là kết luận, văn có thể biết.
Phần hai từ “Nhược hữu chúng sinh…” trở xuống là Lợi tha không uổng phí, trong đó có Pháp-Dụ và Hợp, văn đều có thể biết.
Phật và Bồ-tát cùng làm lợi ích không uổng phí, nay không thấy là bởi vì không thích hợp để thấy, thấy không lợi ích là bởi vì không có lực của thực hành, cũng vốn là lợi ích về xa. Trên đây đều là giải đáp câu hỏi về Thể của hạnh đã thành tựu, xong.
Phần sau từ “Phật tử Bồ-tát Ma-ha-tát trú thử…” trở xuống là giải đáp câu hỏi về Đức Dụng của hạnh đã thành tựu, văn trước đây có hai, nay cũng phân hai đoạn: Một- Giải đáp về Đức thuộc nhân mà hạnh đã thành tựu; Hai- Giải đáp về Đức của quả mà nhân đã thành tựu.
Đoạn một: Giải đáp đầy đủ mười hai câu hỏi, mỗi câu hỏi đều có hai câu, câu trước giải đáp câu sau. Một- Trước đây nói là tu pháp nào để diệt bỏ, nay giải đáp là dùng Trí, phần khác đều dựa theo đây. Hai- Dùng tâm Từ để hàng phục ma quân, người muốn làm hại người ta mà trái lại dẫn đến tự hại mình, nếu như muốn làm yên ổn cho người thì người và mình đều yên ổn, vì vậy lấy mềm để thắng cứng, lấy yếu để thắng mạnh, dùng tâm Từ để yên ổn tất cả ác ma, chứ không thể làm hại, lực của thiện căn Từ thì công ấy khó suy lường. Ba- Phước thì dùng uy lực làm cho sợ hãi, Trí thì dùng biện tài làm cho khuất phục. Bốn câu tiếp và bốn câu sau, văn đều có thể biết. Tám- Bởi vì phương tiện sinh ra từ Trí tuệ là giải đáp, từu “Nhất thiết Bồ-tát dĩ…” trở xuống là điều đã thưa hỏi. Dựa theo trong văn trước đây thì câu này có bảy sự việc, nay từ “Ba-la-mật…” trở xuống thiếu mất câu về Tổng trì. Nhưng phương tiện có hai, nếu phương tiện thuộc về gia hạnh thì sinh ra Độ của Địa, nếu phương tiện thuộc về thiện xảo thì cũng sinh ra các Độ và năm pháp khác. Trí cũng có hai, nếu Trí căn bản thì thành tựu về Nội chứng, nếu Trí hậu đắc thì thành tựu về Nghiệp dụng. Vì thế cho nên hai loại này sinh ra bảy sự việc này. Nói về thanh tịnh là bởi vì đối trị chướng ấy.
Đoạn hai: Từ “Phật tử…” trở xuống là giải đáp câu hỏi về Đức của quả mà nhân đã thành tựu, trong đó cũng có hai: Một- Kết luận về nhân đã thành tựu quả, nghĩa là chỉ chịu khó tu tập các hạnh trên đây, thì có thể lần lượt thuận theo nhân đạt được quả. Hai- Từ “Ư vô biên thế giới…” trở xuống là chính thức giải đáp về Đức đã thành tựu, nghĩa là hộ trì Chánh pháp, chỉ là chịu khó tu tập về Đức thuộc nhân mà hạnh đã thành tựu trên đây, thì tự nhiên sẽ thành tựu các Đức về hộ trì Chánh pháp… sau này, vì vậy nương theo kết luận về nhân đã thành tựu Đức trước đây để trình bày.
Giải đáp mười câu trước, văn phân làm chín tiết:
Tiết 1- Giải đáp về câu tổng quát thứ nhất, giữ gìn bảo vệ, mở bày diễn giảng Pháp tạng của Như Lai.
Tiết 2- Được chư Phật hộ niệm, tức là giải đáp về ma quân-ngoại đạo không có năng lực ngăn cản phá hoại, bởi vì chư Phật che chở.
Tiết 3- Từ “Thủ hộ thọ trì…” trở xuống là giải đáp về thâu nhiếp duy trì Chánh pháp không có tận cùng.
Tiết -4 Từ “Ư vô biên…” trở xuống là giải đáp về ở trong tất cả thế giới, lúc diễn thuyết về giáo pháp thì có mười vị vua kính trọng bảo vệ, nghĩa là bởi vì thân tướng thù thắng-âm thanh tuyệt diệu khiến cho người nghe tiến vào Trí.
Tiết 5-Từ “Tri chư chúng sinh…” trở xuống là giải đáp về tất cả thế gian cùng nhau kính trọng, bởi vì phù hợp căn cơ khiến cho hoan hỷ.
Tiết -6 Từ “Kỳ thân đoan chánh…” trở xuống là giải đáp về Bồ-tát yêu quý tôn kính, bởi vì có đức đoan chánh, Đức Phật ấy rưới trên đỉnh đầu(Quán đảnh), ở trong tiết thứ 2 được chư Phật che chở trước đây.
Tiết 7- Từ “Thiện tri chúng tâm…” trở xuống là giải đáp về đạt được lực của thiện căn tăng trưởng pháp thiện (Bạch pháp), trong đó: Trước là tổng quát trình bày về ba nghiệp; sau từ “Đắc tâm…” trở xuống là riêng biệt hiển bày về mười loại tự tại, đều là thiện căn. Năng lực của mười loại tự tại ấy, đều là tăng trưởng về pháp thiện.
Tiết -8 Từ “Bồ-tát như thị…” trở xuống là giải đáp về mở bày diễn giảng Pháp tạng rất sâu xa của Như Lai.
Tiết -9 Từ “Phật tử Bồ-tát đắc như thị…” trở xuống là giải đáp về thâu nhiếp duy trì Chánh pháp để tự mình trang nghiêm, trong đó: Đầu là trình bày về tự mình trang nghiêm, tiếp là đưa ra, sau là giải thích, bởi vì thâu nhiếp Chánh pháp. Có mười câu về Đức, cũng chính là Đức đã thành tựu trước đây, có thể suy nghĩ dựa theo đó.
Sau là phần trùng tụng, mười kệ phân hai: Đầu là sáu kệ, tụng về Thể của mười loại hạnh đã thành tựu trước đây; sau là bốn kệ, tụng về Đức của hạnh đã thành tựu.
Trong sáu kệ đầu: 1- Có hai kệ, tụng về Phật hoan hỷ, trong đó nửa kệ đầu là tụng về không phóng dật, còn lại là tụng về Phật hoan hỷ. 2- Có một kệ, tụng về tiến vào Địa và Đại Hạnh-Đại Nguyện. 3- Có một kệ, tụng về Tạng của Bồ-tát, và những ứng hóa mà thuyết pháp cho chúng sinh. 4- Có một kệ, tụng về không rời bỏ các Độ thuộc Tự hành và đã nghĩ đến chúng sinh, đều khiến cho được độ thoát. 5- Có nửa kệ, tụng về không đoạn dứt Tam Bảo. 6- Có nửa kệ, tụng về thiện căn-phương tiện thảy đều không uổng phí.
Trong bốn kệ sau, từ “Bồ-tát sở tu…” trở xuống là tụng về Đức của hạnh đã thành tựu: Đầu là một kệ, tụng về Đức thuộc nhân mà hạnh đã thành tựu ban đầu. Sau có ba kệ, tụng về Đức của quả mà nhân đã thành tựu, trong đó: Hai kệ đầu là tổng quát tụng về tám tiết trước đây; một kệ sau là riêng biệt tụng về tiết giải đáp về thâu nhiếp duy trì Chánh pháp để tự mình trang nghiêm, dùng Dụ mà hiển bày: 1- Oai nghi của thân yên ổn vững vàng, tụng về hiện thân trước đây; 2- Phân rõ về đức uy nghiêm dũng mãnh, tụng về dùng biện tài Vô úy trước đây; 3- Tâm Định không lay động, tụng về làm yên lòng người yếu hèn; – Trí sâu thẳm như biển, tụng về Trí tuệ sâu xa; 5- Mưa pháp dập tắt chướng ngại, tụng về ứng hóa mà thuyết pháp cho chúng sinh trước đây.
Phần ba, từ “Thời Pháp Tuệ…” trở xuống là trình bày về phần kết thúc thuyết giảng, nghĩa là Khế lý-hợp cơ cho nên Phật hoan hỷ-Đại chúng vâng theo. Hội thứ ba, xong.