Kinh Tăng Chi Bộ
Anguttara Nikàya
Chương Bốn Pháp
XXI. Phẩm Bậc Chân Nhân
(I) (201) Các Học Pháp
1.- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Thầy về người không Chân nhân và người không Chân nhân hơn cả người không Chân nhân; về bậc Chân nhân và bậc Chân nhân hơn cả bậc Chân nhân. Hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ nói.
– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế tôn nói như sau:
2.- Này các Tỷ-kheo, thế nào là người không Chân nhân?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người sát sanh, lấy của không cho, tà hạnh trong các dục, nói láo, đắm say rượu men, rượu nấu. Người này, này các Tỷ-kheo, được gọi là người không Chân nhân.
3. Này các Tỷ-kheo, thế nào là người không Chân nhân còn hơn cả người không Chân nhân?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tự mình sát sanh và khích lệ người khác sát sanh; tự mình lấy của không cho và khích lệ người khác lấy của không cho; tự mình sống tà hạnh trong các dục và khích lệ người khác sống tà hạnh trong các dục, tự mình nói láo và khích lệ người khác nói láo, tự mình đắm say rượu men, rượu nấu và khích lệ người khác đắm say rượu men, rượu nấu.
Người này, này các Tỷ-kheo, được gọi là người không Chân nhân còn hơn cả người không Chân nhân.
4. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là bậc Chân nhân?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu. Người này, này các Tỷ-kheo, được gọi là bậc Chân nhân.
5. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là bậc Chân nhân còn hơn cả bậc Chân nhân?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tự mình từ bỏ sát sanh và khích lệ người khác từ bỏ sát sanh; tự mình từ bỏ lấy của không cho và khích lệ người khác từ bỏ lấy của không cho; tự mình từ bỏ tà hạnh trong các dục và khích lệ người từ bỏ khác tà hạnh trong các dục; tự mình từ bỏ nói láo và khích lệ người khác từ bỏ nói láo, tự mình từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu và khích lệ người khác từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu. Người này, này các Tỷ-kheo, được gọi là bậc Chân nhân còn hơn cả bậc Chân nhân.
(II) (202) Người Có Lòng Tin
1.- Và này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Thầy về người không Chân nhân và người không Chân nhân hơn cả người không Chân nhân; về bậc Chân nhân và bậc Chân nhân còn hơn cả bậc Chân nhân. Hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ nói.
– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế tôn nói như sau:
2.- Này các Tỷ-kheo, thế nào là người không Chân nhân?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người không có lòng tin, không có xấu hổ, không có sợ hãi, nghe ít, biếng nhác, thất niệm, liệt tuệ.
Người này, này các Tỷ-kheo, được gọi là người không Chân nhân.
3. Này các Tỷ-kheo, thế nào là người không Chân nhân còn hơn cả người không Chân nhân?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tự mình không tin và khích lệ người khác không tin; tự mình không xấu hổ và khích lệ người khác không xấu hổ; tự mình không sợ hãi và khích lệ người khác không sợ hãi; tự mình nghe ít và khích lệ người khác nghe ít; tự mình biếng nhác và khích lệ người khác biếng khác; tự mình thất niệm và khích lệ người khác thất niệm; tự mình liệt tuệ và khích lệ người khác liệt tuệ.
Này các Tỷ-kheo, đây gọi là gọi là người không Chân nhân còn hơn cả người không Chân nhân.
4. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là bậc Chân nhân?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người có lòng tin, có xấu hổ, có sợ hãi, nghe nhiều, siêng năng tinh cần, có niệm, có trí tuệ.
Người này, này các Tỷ-kheo, được gọi là bậc Chân nhân.
5. Này các Tỷ-kheo, thế nào là bậc Chân nhân còn hơn cả bậc Chân nhân?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tự mình đầy đủ lòng tin, còn khích lệ người khác có đầy đủ lòng tin; tự mình có xấu hổ và khích lệ người khác có xấu hổ; tự mình có sợ hãi và khích lệ người khác có sợ hãi; tự mình nghe nhiều và khích lệ người khác nghe nhiều; tự mình siêng năng tinh cần và khích lệ người khác siêng năng tinh cần; tự mình chánh niệm và khích lệ người khác chánh niệm; tự mình có trí tuệ và khích lệ người khác có trí tuệ.
Người này, này các Tỷ-kheo, được gọi là gọi là bậc Chân nhân còn hơn cả bậc Chân nhân.
(III) (203) Kẻ Tàn Hại Chúng Sanh
1.- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Thầy về người không Chân nhân và người không Chân nhân còn hơn cả người không Chân nhân; về bậc Chân nhân và bậc Chân nhân còn hơn cả bậc Chân nhân. Hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ nói.
– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế tôn nói như sau:
2.- Này các Tỷ-kheo, thế nào là người không Chân nhân?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người sát sanh, lấy của không cho, tà hạnh trong các dục, nói láo, nói hai lưỡi, nói lời thô ác, nói lời phù phiếm.
Người này, này các Tỷ-kheo, được gọi là người không Chân nhân.
3. Này các Tỷ-kheo, thế nào là người không Chân nhân còn hơn cả người không Chân nhân?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tự mình sát sanh, còn khích lệ người khác sát sanh; tự mình lấy của không cho và khích lệ người khác lấy của không cho; tự mình tà hạnh trong các dục và khích lệ người khác tà hạnh trong các dục; tự mình nói láo và khích lệ người khác nói láo; tự mình nói hai lưỡi và khích lệ người khác nói hai lưỡi; tự mình nói lời thô ác và khích lệ người khác nói lời thô ác; tự mình nói lời phù phiếm và khích lệ người khác nói lời phù phiếm.
Này các Tỷ-kheo, đây gọi là gọi là người không Chân nhân còn hơn cả người không Chân nhân.
4. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là bậc Chân nhân?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ nói hai lưỡi, từ bỏ nói lời thô ác, từ bỏ nói lời phù phiếm.
Người này, này các Tỷ-kheo, được gọi là bậc Chân nhân.
5. Này các Tỷ-kheo, thế nào là bậc Chân nhân còn hơn cả bậc Chân nhân?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tự mình từ bỏ sát sanh, còn khích lệ người khác từ bỏ sát sanh; tự mình từ bỏ lấy của không cho và khích lệ người khác từ bỏ lấy của không cho; tự mình từ bỏ tà hạnh trong các dục và khích lệ người khác từ bỏ tà hạnh trong các dục; tự mình từ bỏ nói láo và khích lệ người khác từ bỏ nói láo; tự mình từ bỏ nói hai lưỡi và khích lệ người khác từ bỏ nói hai lưỡi; tự mình từ bỏ nói lời thô ác và khích lệ người khác từ bỏ nói lời thô ác; tự mình từ bỏ nói lời phù phiếm và khích lệ người khác từ bỏ nói lời phù phiếm.
Này các Tỷ-kheo, đây gọi là gọi là bậc Chân nhân còn hơn cả bậc Chân nhân.
(IV) (204) Mười Hạnh
(Giống như kinh 203, chỉ thêm vào ba pháp sau là có tham, có sân và tà kiến).
(V) (205) Con Ðường Tám Ngành
1. (Như kinh 203, 1)
2.- Và này các Tỷ-kheo, thế nào là người không Chân nhân?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người có tà kiến, có tà tư duy, có tà ngữ, có tà nghiệp, có tà mạng, có tà tinh tấn, có tà niệm, có tà định.
Người này, này các Tỷ-kheo, được gọi là người không Chân nhân.
3. Này các Tỷ-kheo, thế nào là người không Chân nhân còn hơn cả người không Chân nhân?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tự mình có tà kiến, còn khích lệ người khác có tà kiến; có tà tư duy..; có tà ngữ..; có tà nghiệp ..; có tà mạng …; có tà tinh tấn …; có tà niệm …; có tà định, còn khích lệ người khác có tà định.
Này các Tỷ-kheo, đây gọi là gọi là người không Chân nhân còn hơn cả người không Chân nhân.
4. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là bậc Chân nhân?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người có chánh tri kiến, có chánh tư duy, có chánh ngữ, có chánh nghiệp, có chánh mạng, có chánh tinh tấn, có chánh niệm, có chánh định.
Người này, này các Tỷ-kheo, được gọi là bậc Chân nhân.
5. Này các Tỷ-kheo, thế nào là bậc Chân nhân còn hơn cả bậc Chân nhân?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tự mình có chánh tri kiến, còn khích lệ người khác có chánh tri kiến; có chánh tư duy…; có chánh ngữ…; có chánh nghiệp…; có chánh mạng…; có chánh tinh tấn…; có chánh niệm…; có chánh định, còn khích lệ người khác có chánh định.
Này các Tỷ-kheo, đây gọi là gọi là bậc Chân nhân còn hơn cả bậc Chân nhân.
(VI) (206) Con Ðường Mười Ngành
… (Như kinh 205, chỉ thêm hai pháp: tà trí, tà giải thoát cho người không Chân nhân, và chánh trí, chánh giải thoát cho bậc Chân nhân)
(VII) (207) Kẻ Ác Ðộc (1)
1.- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Thầy về người độc ác và người độc ác hơn cả người độc ác; về người hiền thiện và người hiền thiện hơn cả người hiền thiện. Hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ nói.
– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế tôn nói như sau:
2.- Này các Tỷ-kheo, thế nào là người độc ác?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người sát sanh … (như kinh 204.2) … có tà kiến
Người này, này các Tỷ-kheo, được gọi là người độc ác.
3. Này các Tỷ-kheo, thế nào là người độc ác còn hơn cả người độc ác?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tự mình sát sanh, còn khích lệ người khác sát sanh; có người tự mình có tà kiến, còn khích lệ người khác có tà kiến.
Người này, này các Tỷ-kheo, được gọi là người độc ác còn hơn người độc ác.
4. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là người hiền thiện?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người từ bỏ sát sanh … có chánh kiến.
Người này, này các Tỷ kheo, được gọi là người hiền thiện.
5. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là người hiền thiện còn hơn cả người hiền thiện?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tự mình từ bỏ sát sanh, còn khích lệ người khác từ bỏ sát sanh …; tự mình có chánh kiến, còn khích lệ người khác có chánh kiến.
Người này, này các Tỷ-kheo, được gọi là người hiền thiện còn hơn cả bậc hiền thiện.
(VIII) (208) Kẻ Ác Ðộc (2)
(Giống như kinh 206 với mười đức tánh, chỉ khác ở đây có kẻ ác độc và người hiền thiện, kinh trước nói đến người không Chân nhân và bậc Chân nhân).
(IX) (209) Ác Tánh
1.- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Thầy về có người ác tánh và người có ác tánh hơn cả người có ác tánh; về người có tánh hiền thiện và người có tánh hiền thiện hơn cả người có tánh hiền thiện. Hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ nói.
– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế tôn nói như sau:
2.- Này các Tỷ-kheo, thế nào là người ác tánh?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người sát sanh … có tà kiến.
Người này, này các Tỷ-kheo, được gọi là người có ác tánh.
3. Này các Tỷ-kheo, thế nào là người có ác tánh còn hơn cả người có ác tánh?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tự mình sát sanh, còn khích lệ người khác sát sanh …; có người tự mình có tà kiến, còn khích lệ người khác có tà kiến.
Người này, này các Tỷ-kheo, được gọi là người độc ác còn hơn người có ác tánh.
4. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là người có tánh hiền thiện?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người từ bỏ sát sanh … có chánh tri kiến.
Người này, này các Tỷ-kheo, được gọi là người có tánh hiền thiện.
5. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là người có tánh hiền thiện còn hơn cả người có thánh hiền thiện?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tự mình từ bỏ sát sanh, còn khích lệ người khác từ bỏ sát sanh …; tự mình có chánh tri kiến, còn khích lệ người khác có chánh tri kiến.
Người này, này các Tỷ-kheo, được gọi là người có tánh hiền thiện còn hơn cả người có tánh hiền thiện.
(X) (210) Tánh Ác Ðộc
(Như kinh 208)
XXII. Phẩm Ô Uế
(I) (211) Chúng
1. – Này các Tỷ-kheo, có bốn ô uế hội chúng này. Thế nào là bốn?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có Tỷ-kheo ác giới, theo ác pháp, làm ô uế hội chúng; này các Tỷ-kheo, có Tỷ-kheo-ni ác giới, theo ác pháp, làm ô uế hội chúng; này các Tỷ-kheo, có nam cư sĩ ác giới, theo ác pháp, làm ô uế hội chúng; này các Tỷ-kheo, có nữ cư sĩ ác giới, theo ác pháp, làm ô uế hội chúng!
Này các Tỷ-kheo, có bốn ô uế hội chúng này.
2. Này các Tỷ-kheo, có bốn thanh tịnh hội chúng này. Thế nào là bốn?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có Tỷ-kheo có giới, theo thiện pháp, làm thanh tịnh hội chúng; này các Tỷ-kheo, có Tỷ-kheo-ni có giới, theo thiện pháp, làm thanh tịnh hội chúng; này các Tỷ-kheo, có nam cư sĩ có giới, theo thiện pháp, làm thanh tịnh hội chúng; này các Tỷ-kheo, có nữ cư sĩ có giới, theo thiện pháp, làm thanh tịnh hội chúng.
Này các Tỷ-kheo, có bốn thanh tịnh hội chúng này.
(II) (212) Tà Kiến
1.- Thành tựu với bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục. Thế nào là bốn?
Với thân làm ác, với lời nói ác, với ý nghĩ ác, với tà kiến.
Thành tựu với bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục.
2. Thành tựu với bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng được sanh lên cõi Trời. Thế nào là bốn?
Thành tựu với thân làm thiện, với lời nói thiện, với ý nghĩ thiện, với chánh tri kiến.
Thành tựu với bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng được sanh lên cõi Trời.
(III) (213) Không Biết Ơn
1.- Thành tựu với bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục. Thế nào là bốn?
Thành tựu với thân làm ác, với lời nói ác, với ý nghĩ ác, với không biết ơn, không biết trả ơn.
Thành tựu với bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục.
2. Thành tựu với bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng được sanh lên cõi Trời. Thế nào là bốn?
Thành tựu với thân làm thiện, với lời nói thiện, với ý nghĩ thiện, biết ơn, biết trả ơn.
Thành tựu với bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng được sanh lên cõi Trời.
(IV) (214) Sát Sanh
(Như kinh 213, chỉ khác là bốn pháp khác: Sát sanh, lấy của không cho, tà hạnh trong các dục, nói láo; từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo).
(V) (215) Con Ðường (1)
(Như kinh 213, các pháp được đề cập đến là tà kiến, tà tư duy, tà ngữ, tà nghiệp, và chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp)
(VI) (216) Con Ðường (2)
(Như kinh 213, các pháp được đề cập đến là tà mạng, tà tinh tấn, tà niệm, tà định, và chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định)
(VII) (217) Cách Thức Nói (1)
(Như kinh 213, các pháp được đề cập là không thấy nói thấy, không nghe nói nghe, không cảm giác nói có cảm giác, không thức tri nói có thức tri; không thấy nói không thấy, không nghe nói không nghe, không cảm giác nói không có cảm giác, không thức tri nói không có thức tri)
(VIII) (218) Cách Thức Nói (2)
(Như kinh 213, các pháp được đề cập là thấy nói không thấy, nghe nói không nghe, có cảm giác nói không có cảm giác, có thức tri nói không thức tri; thấy nói có thấy, nghe nói có nghe, có cảm giác nói có cảm giác, có thức tri nói có thức tri)
(IX) (219) Không Xấu Hổ
1.- Thành tựu với bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục. Thế nào là bốn?
Thành tựu với không có lòng tin, với ác giới, với không xấu hổ, với không sợ hãi.
Thành tựu với bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục.
2. Thành tựu với bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng được sanh lên cõi Trời. Thế nào là bốn?
Thành tựu với lòng tin, với có giới, với xấu hổ, với sợ hãi.
Thành tựu với bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng được sanh lên cõi Trời.
(X) (220) Với Liệt Tuệ
(Như kinh trên, các pháp được đề cập như sau: không có lòng tin, ác giới, biếng nhác, liệt tuệ; có lòng tin, có giới, tinh cần tinh tấn, có trí tuệ).
XXIII. Phẩm Diệu Hạnh
(I) (221) Diệu Hạnh
1.- Này các Tỷ-kheo, có bốn lời ác hành này. Thế nào là bốn?
Nói láo, nói hai lưỡi, nói lời thô ác, nói lời phù phiếm.
Này các Tỷ-kheo, có bốn lời ác hành này.
2. Này các Tỷ-kheo, có bốn lời thiện hành này. Thế nào là bốn?
Nói thật, không nói hai lưỡi, nói lời nhu nhuyến, nói lời thông tuệ.
Này các Tỷ-kheo, có bốn lời thiện hành này.
(II) (222) Kiến
1. – Thành tựu với bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, kẻ ngu si, không thông minh, không phải Chân nhân, tự mình xử sự như một kẻ mất gốc, không có sinh khí, có tội, bị các người trí quở trách, và tạo nhiều vô phước. Thế nào là với bốn?
Với thân làm ác, với lời nói ác, với ý nghĩ ác, với tà kiến.
Thành tựu với bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, kẻ ngu si, không thông minh, không phải Chân nhân, tự mình xử sự như một kẻ mất gốc, không có sinh khí, có tội, bị các người trí quở trách, và tạo nhiều vô phước.
2. Thành tựu với bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, bậc Hiền trí thông minh, là bậc Chân nhân, tự mình xử sự không như một kẻ mất gốc, một kẻ có sinh khí, không có tội, không bị các người trí quở trách, và tạo nhiều phước đức. Thế nào là với bốn?
Với thân làm thiện, với lời nói thiện, với ý nghĩ thiện, với chánh tri kiến.
(III) (223) Vô Ơn
(như kinh trên, các pháp được đề cập là thân làm ác, lời nói ác, ý nghĩ ác, không biết ơn, không trả ơn; thân làm thiện, lời nói thiện, ý nghĩ thiện, biết ơn, trả ơn).
(IV) (224) Sát sanh
(như kinh trên, các pháp được đề cập là: sát sanh, lấy của không cho, tà hạnh trong các dục, nói láo; từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo).
(V) (225) Con Ðường
Có tà kiến, có tà tư duy, có tà ngữ, có tà nghiệp; Có chánh kiến, có chánh tư duy, có chánh ngữ, có chánh nghiệp.
Có tà mạng, có tà tinh tấn, có tà niệm, có tà định; Có chánh mạng, có chánh tinh tấn, có chánh niệm, có chánh định.
(VI) (226) Cách Thức Nói (1)
… Không thấy nói thấy, không nghe nói nghe, không cảm giác nói có cảm giác, không tri thức nói có tri thức; không thấy nói không thấy.., không nghe nói không nghe.., không cảm giác nói không có cảm giác…, không tri thức nói không có tri thức.
(VII) (227) Cách Thức Nói (2)
Có thấy nói không thấy, nghe nói không nghe, cảm giác nói không cảm giác, tri thức nói không tri thức; thấy nói có thấy.., nghe nói có nghe.., cảm giác nói có cảm giác…, tri thức nói có tri thức.
(VIII) (228) Không Xấu Hổ
… không có lòng tin, … ác giới, không xấu hổ, và không sợ hãi … có lòng tin, … có giới, có xấu hổ, có sợ hãi …
(IX) (229) Liệt Tuệ
… không có lòng tin, ác giới, biếng nhác, liệt tuệ … có lòng tin, có giới, tinh cần tinh tấn, có trí tuệ.
Thành tựu với bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, bậc Hiền trí thông minh, là bậc Chân nhân, tự mình xử sự không như một kẻ mất gốc, có sinh khí, không có tội, không bị các người trí quở trách, và tạo nhiều phước đức.
(X) (230) Các Thi Sĩ
– Này các Tỷ-kheo, có bốn hạng thi sĩ này. Thế nào là bốn?
Thi nhân có tưởng tượng, thi nhân theo truyền thống, thi nhân có lý luận, thi nhân có biện tài.
Này các Tỷ-kheo, có bốn hạng thi sĩ này.
XXIV. Phẩm Nghiệp
(I) (231) Tóm Tắt
– Có bốn nghiệp này, này các Tỷ-kheo, đã được Ta chứng ngộ với thắng trí và thuyết giảng. Thế nào là bốn?
Này các Tỷ-kheo, có nghiệp đen quả đen; này các Tỷ-kheo, có nghiệp trắng quả trắng; này các Tỷ-kheo, có nghiệp đen trắng, quả đen trắng, này các Tỷ kheo, có nghiệp không đen không trắng, quả không đen không trắng, nghiệp đưa đến nghiệp đoạn diệt.
Có bốn nghiệp này, này các Tỷ-kheo, đã được Ta chứng ngộ với thắng trí và thuyết giảng.
(II) (232) Với Chi Tiết
1. Có bốn nghiệp này, này các Tỷ-kheo, đã được Ta chứng ngộ với thắng trí và thuyết giảng. Thế nào là bốn?
Này các Tỷ-kheo, có nghiệp đen, quả đen; có nghiệp trắng, quả trắng; có nghiệp đen trắng, quả đen trắng; có nghiệp không đen không trắng, quả không đen không trắng, nghiệp đưa đến đoạn diệt.
2. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là nghiệp đen, quả đen?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người làm thân hành có tổn hại, làm khẩu hành có tổn hại, làm ý hành có tổn hại. Người ấy, do làm thân hành có tổn hại, do làm khẩu hành có tổn hại, do làm ý hành có tổn hại, sanh ra ở thế giới có tổn hại. Do người ấy sanh ra ở thế giới có tổn hại, các cảm xúc có tổn hại được cảm xúc. Người ấy được cảm xúc với những cảm xúc có tổn hại, nên cảm thọ những cảm thọ có tổn hại, thuần nhất khổ, như những chúng sanh trong địa ngục. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là nghiệp đen quả đen.
3. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là nghiệp trắng, quả trắng?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người làm thân hành không có tổn hại, làm khẩu hành không có tổn hại, làm ý hành không có tổn hại. Người ấy, do làm thân hành không có tổn hại, do làm khẩu hành không có tổn hại, do làm ý hành không có tổn hại, sanh ra ở thế giới không có tổn hại. Do người ấy sanh ra ở thế giới không có tổn hại, các cảm xúc không có tổn hại được cảm xúc. Người ấy được cảm xúc với những cảm xúc không có tổn hại, nên cảm thọ những cảm thọ không có tổn hại, thuần nhất lạc, như chư Thiên ở Biến Tịnh Thiên. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là nghiệp trắng quả trắng.
4. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là nghiệp đen trắng, quả đen trắng?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người làm thân hành có tổn hại và không tổn hại, làm khẩu hành có tổn hại và không tổn hại, làm ý hành có tổn hại và không tổn hại. Người ấy, do làm thân hành có tổn hại và không tổn hại, do làm khẩu hành có tổn hại và không tổn hại, do làm ý hành có tổn hại và không tổn hại, sanh ra ở thế giới có tổn hại và không tổn hại. Do người ấy sanh ra ở thế giới có tổn hại và không tổn hại, các cảm xúc có tổn hại và không tổn hại được cảm xúc. Người ấy được cảm xúc với những cảm xúc có tổn hại và không tổn hại, nên cảm thọ những cảm thọ có tổn hại và không tổn hại, xen lẫn, pha trộn lạc và khổ. Ví như một số người và chư Thiên, một số chúng sanh ở các đọa xứ. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là nghiệp đen trắng quả đen trắng.
5. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là nghiệp không đen không trắng, quả không đen không trắng, nghiệp đưa đến đoạn diệt?
Tại đấy, này các Tỷ-kheo, phàm có tư tâm sở nào để đoạn tận nghiệp đen, quả đen này; phàm có tư tâm sở nào để đoạn tận nghiệp trắng, quả trắng này; phàm có tư tâm sở nào để đoạn tận nghiệp đen trắng, quả đen trắng này; này các Tỷ-kheo, đây được gọi là nghiệp không đen không trắng quả không đen không trắng, nghiệp đưa đến đoạn diệt.
Này các Tỷ-kheo, có bốn nghiệp này đã được Ta chứng ngộ với thắng trí và thuyết giảng.
(III) (233) Sonakàyana
1. Rồi Bà-la-môn Sikha Moggallàna đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Sikha Moggallàna thưa với Thế Tôn:
– Thưa Tôn giả Gotama, những ngày trước đây, trước đây nữa, thanh niên Sonakàyana có đến con, và sau khi đến nói với con như sau: “Sa-môn Gotama chủ trương tất cả nghiệp đều không có kết quả. Chủ trương tất cả nghiệp đều không có kết quả, vị ấy nói đến sự đoạn diệt của thế giới, nhưng thế giới này thiệt là có do nghiệp tác thành thế giới và được tồn tại do tác động của nghiệp”.
– Này Bà-la-môn, Ta chưa từng thấy thanh niên Sonakàyana. Từ đâu lại có câu chuyện như vậy?
2. Này Bà-la-môn, có bốn nghiệp này đã được Ta chứng ngộ với thắng trí và tuyên bố. Thế nào là bốn?
… (Hoàn toàn giống như kinh 232)
(IV) (234) Các Học Pháp
1.- Này các Tỷ-kheo, có bốn nghiệp này, đã được Ta chứng ngộ với thắng trí và tuyên bố. Thế nào là bốn? (Như kinh 231)
2. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là nghiệp đen quả đen?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người sát sanh, lấy của không cho, có tà hạnh trong các dục, nói láo, đắm say rượu men, rượu nấu.
Này các Tỷ-kheo, đây là nghiệp đen quả đen.
3. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là nghiệp trắng, quả trắng?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu.
Này các Tỷ-kheo, đây là nghiệp trắng, quả trắng.
4. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là nghiệp đen trắng, quả đen trắng?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người làm thân nghiệp có tổn hại và không tổn hại … (như kinh 232.4).
Này các Tỷ-kheo, đây gọi là nghiệp đen trắng, quả đen trắng.
5. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là nghiệp không đen trắng, quả không đen trắng, nghiệp đưa đến nghiệp đoạn diệt?
Tại đấy, này các Tỷ-kheo, phàm có nghiệp đen, quả đen này … (như kinh 232.5). Này các Tỷ-kheo, đây gọi là nghiệp không đen trắng, quả không đen trắng, nghiệp đưa đến nghiệp đoạn diệt.
Này các Tỷ-kheo, bốn nghiệp này đã được Ta chứng ngộ với thắng trí và tuyên bố.
6. Có bốn nghiệp này, này các Tỷ-kheo, đã được Ta chứng ngộ với thắng trí và tuyên bố. Thế nào là bốn?
Này các Tỷ-kheo, có nghiệp đen, quả đen; có nghiệp trắng, quả trắng; có nghiệp đen trắng, quả đen trắng; có nghiệp không đen không trắng, quả không đen không trắng, nghiệp đưa đến nghiệp đoạn diệt.
7. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là nghiệp đen, quả đen?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người đoạt mạng sống của mẹ, đoạt mạng sống của cha, đoạt mạng sống của vị A-la-hán, với ác tâm làm Như Lai chảy máu, phá hòa hợp Tăng.
Này các Tỷ-kheo, đây gọi là nghiệp đen, quả đen.
8. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là nghiệp trắng, quả trắng?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ nói hai lưỡi, từ bỏ lời thô ác, từ bỏ nói lời phù phiếm, từ bỏ tham, từ bỏ sân, có chánh kiến.
Này các Tỷ-kheo, đây gọi là nghiệp trắng, quả trắng.
9. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là nghiệp đen trắng, quả đen trắng?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người làm thân nghiệp có tổn hại và không tổn hại … (như kinh 232.4)
Này các Tỷ-kheo, đây gọi là nghiệp đen trắng, quả đen trắng.
10. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là nghiệp không đen trắng, quả không đen trắng, nghiệp đưa đến nghiệp đoạn diệt?
Tại đấy, này các Tỷ-kheo, phàm có tư tâm sở nào để đoạn tận nghiệp đen quả đen này … (như kinh 232.5). Này các Tỷ-kheo, đây gọi là nghiệp không đen trắng, quả không đen trắng, nghiệp đưa đến nghiệp đoạn diệt.
Có bốn loại nghiệp này, này các Tỷ-kheo, đã được Ta chứng ngộ với thắng trí và tuyên thuyết.
(V) (235) Thánh Ðạo
– Này các Tỷ-kheo, có bốn nghiệp này được Ta chứng ngộ với thắng trí và tuyên thuyết. Thế nào là bốn?
Này các Tỷ-kheo, có nghiệp đen quả đen … (như kinh 232).
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là nghiệp không đen trắng, quả không đen trắng, nghiệp đưa đến đoạn diệt.
Ðây là chánh tri kiến … chánh định.
Này các Tỷ-kheo, đây là nghiệp không đen trắng, quả không đen trắng, nghiệp đưa đến nghiệp đoạn diệt.
(VI) (236) Giác Chi
1.- Có bốn nghiệp này … (như kinh 232.1)
2. Này các Tỷ-kheo, thế nào là nghiệp đen quả đen? (như kinh 232.2)
3. Này các Tỷ-kheo, thế nào là nghiệp trắng quả trắng? (như kinh 232.3)
4. Này các Tỷ-kheo, thế nào là nghiệp đen trắng quả đen trắng? (như kinh 232.4)
5. Này các Tỷ-kheo, thế nào là nghiệp không đen trắng, quả không đen trắng, nghiệp đưa đến nghiệp đoạn diệt?
Niệm giác chi, trạch pháp giác chi, tinh tấn giác chi, hỷ giác chi, khinh an giác chi, định giác chi, xả giác chi.
Này các Tỷ-kheo, đây là nghiệp không đen trắng, quả không đen trắng, nghiệp đưa đến nghiệp đoạn diệt.
Này các Tỷ-kheo, có bốn loại nghiệp này, đã được Ta chứng ngộ với thắng trí và tuyên thuyết.
(VII) (237) Ðáng Quở Trách
1.- Này các Tỷ-kheo, thành tựu với bốn pháp này, như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục. Thế nào là với bốn?
Với thân nghiệp có tội, với ngữ nghiệp có tội, với ý nghiệp có tội, với kiến có tội.
Thành tựu với bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục.
2. Thành tựu với bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng được sanh lên cõi Trời. Thế nào là với bốn?
Với thân nghiệp không có tội, với khẩu nghiệp không có tội, với ý nghiệp không có tội, với kiến không có tội.
Thành tựu với bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng được sanh lên cõi Trời.
(VIII) (238) Có Hại
1.- Này các Tỷ-kheo, thành tựu với bốn pháp này, như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục. Thế nào là với bốn?
Với thân nghiệp có tổn hại, với khẩu nghiệp có tổn hại, với ý nghiệp có tổn hại, với kiến có tổn hại.
Thành tựu với bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục.
2. Thành tựu với bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng được sanh lên cõi Trời. Thế nào là với bốn?
Với thân nghiệp không có tổn hại, với khẩu nghiệp không có tổn hại, với ý nghiệp không có tổn hại, với kiến không có tổn hại.
Thành tựu với bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng được sanh lên cõi Trời.
(IX) (239) Vị Sa Môn
1.- Chỉ ở đây, này các Tỷ-kheo, có Sa-môn thứ nhất, có Sa-môn thứ hai, có Sa-môn thứ ba, có Sa-môn thứ tư, còn ngoại đạo khác không có Sa-môn. Như vậy, này các Tỷ kheo, các Thầy chơn chánh rống tiếng rống con sư tử.
2. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Sa-môn thứ nhất?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo do đoạn diệt ba kiết sử, là bậc Dự lưu, không bị rơi vào đọa xứ, chắc chắn hướng đến giác ngộ. Này các Tỷ-kheo, người này là Sa-môn thứ nhất.
3. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Sa-môn thứ hai?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Các Tỷ-kheo do đoạn diệt ba kiết sử, do làm cho nhẹ bớt tham và sân, là bậc Nhất Lai, còn đi lại thế giới này một lần nữa, rồi đoạn tận khổ đau. Này các Tỷ-kheo, đây là
Sa-môn thứ hai.
4. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Sa-môn thứ ba?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo do đoạn diệt năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh tại đấy, chứng Niết-bàn, không phải trở lui từ thế giới ấy. Này các Tỷ-kheo, đây là Sa-môn thứ ba.
5. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Sa-môn thứ tư?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo do đoạn diệt các lậu hoặc, tự mình với thắng trí ngay trong hiện tại, chứng ngộ, chứng đạt và an trú tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Này các Tỷ-kheo, đây là Sa-môn thứ tư.
Chỉ ở đây, này các Tỷ-kheo, có Sa-môn thứ nhất, ở đây có Sa-môn thứ hai, ở đây có Sa-môn thứ ba, ở đây có Sa-môn thứ tư, còn ngoại đạo khác không có Sa-môn. Như vậy, này các Tỷ kheo là chơn chánh rống tiếng rống con sư tử này.
(X) (240) Các Lợi Ích Nhờ Bậc Chân Nhân
– Nhờ y tựa bậc chân nhân, này các Tỷ-kheo, chờ đợi là bốn lợi ích. Thế nào là bốn?
Lớn mạnh nhờ Thánh giới, lớn mạnh nhờ Thánh định, lớn mạnh nhờ Thánh trí tuệ, lớn mạnh nhờ Thánh giải thoát.
Nhờ y tựa bậc chân nhân, này các Tỷ-kheo, chờ đợi là bốn lợi ích này.