MA CHƯỚNG
TRÊN ĐƯỜNG TU
QUYỂN II
Tịnh Liên Nghiêm Xuân Hồng
MA TÂM MA SỰ CỦA NGƯỜI TU

 

CHƯƠNG CHÍN

Hỏi: Quãng nào là khoảng đầu của không gian, hay khởi đầu của thời gian trong hành ấm và thức ấm?

Đáp: Theo tôi nghĩ thì khởi đầu là thời gian khởi lên nơi thức ấm nhiều hơn, đồng thời không gian cũng được thành lập nhưng ít thôi, xuống đến hành ấm vào tưởng ấm, thì không gian tính chuyển theo vọng thức của chúng sanh mà trở thành rõ rệt. Vì vậy, ngay chỗ bạch hào là nơi phôi thai cái vọng tưởng về thời gian trước và nó cũng phôi thai ảo tưởng về không gian nhưng ít hơn. Đi xuống đến luân xa ở cổ họng thì phôi thai cái vọng tưởng về không gian nhiều, và thời gian cũng thênh thang hơn, rõ rệt hơn. Đó là dựa theo Mật Tông họ dạy thế. Đạo Phật dạy rất rốt ráo, nhưng có nhiều chi tiết Ngài lại không nói rõ, cứ để cho hành giả tu đến đây rồi tự chứng thôi. Nơi bạch hào là nó giữ hết những cơ năng trong thân tâm mình. Trong tướng học, thì chỗ đó có lẽ là vận mạng của chúng sanh, nếu một người giỏi xem tướng, nhìn ngay chỗ bạch hào của người nào, thấy có một màu sắc, hay một vệt đen hiện lên thì có thể đoán được mạng căn sắp dứt. Còn bên thông thiên học thì cho rằng, ngay ở sau bạch hào có hai cái hạch, nếu triển khai được hai hạch ấy thì chúng ta sẽ có thêm được những thứ nhãn khác, có thể là thiên nhãn, hay những nhãn cao hơn, đó là trong thiên thông học nói thế chẳng biết có đúng không. Đạo Phật thì Ngài dạy rất rốt ráo, nhưng có nhiều chi tiết Ngài không nói đến, để cho chính hành giả phải tự tu đến đó thì mới ngộ ra thôi. Chứ nếu chúng ta biết trước, có khi lại đâm ra lạc vào tà đạo. Vì sao? Vì sự tham cầu thần thông, tu là để chỉ cầu thần thông, mở đưọc thiên nhãn, huệ nhãn v.v… mà không chịu nuôi tâm Từ bi, Bát nhã, nên Ngài dạy rằng, cứ nuôi tâm Từ bi, Bát nhã thì sẽ có hết. Còn nếu tu hành mở được thiên nhãn chẳng hạn, mà không có tâm Từ bi, Bát nhã thì sẽ rơi vào tăng thượng mạn và tẩu hỏa nhập ma, nên Ngài thường không nói vào chi tiết mà chỉ nói đến những cái chính và cái Tâm mà thôi. Ngược lại, ngoại đạo lại nói đến chi tiết nhiều. Mà nói cho cùng, chúng ta cùng không nên khởi tâm tu hành để mong cầu có thần thông, nhiều khi, tôi cũng không mong được những khả năng đó, vì nó ít nhiều gì cũng đem đến sự hệ lụy. Thí dụ như bây giờ có được thiên nhãn, trông thấy ma, quỷ thì theo tôi cũng… lôi thôi to. Cái thích thú không biết được bao nhiêu, nhưng cái khổ nó còn nhiều hơn thế, giả dụ, tối tối đi ngủ, cứ nhìn thấy mấy con ma lù lù đứng đầu giường là mình cũng đã khổ lắm rồi. Vì vậy, tôi không mong có được những khả năng phi thường, cũng chẳng cần có khả năng tiên tri. Rốt cục, ta nên tu hành khiêm tốn, không mong cầu một điều gì, chúng ta tụng chú chỉ để kết thêm cơ duyên với chú mà thôi, mà không nên nghĩ đến việc tụng chú để huy động quỷ thần làm cho mình một việc gì, cũng chẳng nên mong cầu một điều gì, vì cái gì cũng phải trả cái giá của nó cả. Hoặc giả, nếu cho dù ta có khả năng chữa bệnh, làm thầy pháp, trục xuất ma, gây oán thù rất nhiều, đến khi tay ấn yếu đi một chút là tụi ma chỉ chờ dịp đó là quật lại ngay, mà kiếp này nó không trả thù được thì kiếp sau nó sẽ trả thù. Có nhiều vị tu hành khá về sau đều trở thành “thầy pháp” cả, vì họ thích sử dụng quyền lực và mong cầu gấp gáp, nên lệch vào đường tà lúc nào không hay. Nghĩa là, trong thế gian này, làm cái gì mà dính dáng đến cái ngã, vênh vang, thích thi triển thần thông thì không bao giờ không phải trả giá cả. Ngoại trừ làm với tâm Bát nhã và Từ bi, tức là tâm Bồ Đe. Vì vậy, ta nên thong dong tu hành, đi theo tâm Từ bi, Bát nhã bình thường là tốt nhất. Tụng chú là huy động các vị quỷ thần, nếu tụng để hồi hướng cho chúng sanh thì không sao, còn kết ấn để huy động các vị làm những việc không được chính đáng lắm thì không nên. Vì vậy, tôi không bao giờ tụng chú kết ấn để triệu thỉnh các Ngài cả, chỉ tụng chú để kết thêm cơ duyên với chú mà không dám cầu điều gì khác. Khi đi một bước vào cõi vô hình thì khó khăn lắm, không phải dễ đâu, nhiều người không hiểu cứ làm tưới lên, được một chút quyền năng thì không còn coi trời đất là gì, cái đó quả báo nặng nề, chẳng biết trả đến bao giờ mới hết được. Vì ta phải hiểu, câu chú có rất nhiều thần lực, tụng để kết thêm cơ duyên với chú mà thôi, còn muốn học thêm về chú thì phải kiếm thầy giỏi, đầy đủ đạo hạnh thì mới nên khoa chân bước vào. Ngày xưa, mới đi vào Đạo Phật, tôi còn thích có thần thông, nhưng sau, dần dần nhận ra rằng, cái gì cũng phải trả cái giá của nó cả. Thí dụ như ở đời có người giàu sang, hay những người có quyền hành, chức tước v.v… chưa chắc họ đã cảm thấy sung sướng bằng chúng ta bây giờ, mỗi tuần lên chùa tụng Kinh nghe Pháp, vì tâm thức họ lúc nào cũng bị thôi thúc bởi những toan tính, lo âu, ít khi có sự an lạc.

Nay, xin trở lại phẩm Ma Chướng, sở dĩ tôi phải nói đến ngũ ấm là để quý vị hiểu rõ thêm về phẩm ma chướng này. Kỳ trước chúng ta đang ở trong hành ấm…

Kinh: Lại các thiện nam tử, trong Tam Ma Đề, chính tâm đứng lặng vững chắc, Thiên ma không còn dịp quậy phá; khỉ xét cùng cội gốc sinh loại (tức là xét cái hành ấm), xét cội gốc thường lay động u uẩn kia, lại sinh tâm so đo chấp trước về phận vị, thì ngưòi đó sa vào bốn cái luận hữu biên…

Giảng: Tức là khi hành giả tu Tam Ma Đề, vào đến hành ấm, trông thấy những cơn lốc quang minh, chói sáng trong vùng quang minh đó, thì hành giả thấy nó thường chuyển động và cho đó là cỗi gốc, nhưng chính thực, đó chưa phải là cỗi gốc, mà nó còn phải đi sâu vào hơn nữa. Lúc đó hành giả khởi tâm so đo chấp trước về phận vị, nên bị sa vào bốn luận hữu biên…

Kinh: Một, là người đó so đo cái cội gốc sinh diệt lưu chuyển không ngừng, rồi chắp quá khứ, vị lai, là hữu biên, và chấp cái tâm tưong tục là vô biên.

Giảng: Thấy hành ấm lưu chuyển, sinh diệt không ngừng, khi phụt lên, lại tắt đi, nên khởi tâm chấp rằng quá khứ và vị lai là hữu biên, tức là có biên giới, còn chấp cái tâm tương tục là vô biên. Hành giả nhìn dòng sinh diệt chuyển động mau lẹ, và mặc dù đã vào được hành ấm rồi mà vẫn cỏn thấy có vị lai và quá khứ, tức là chưa hóa giải được nhiều về vọng tưởng thời gian, nên nghĩ rằng tất cả chuyện thuộc về quá khứ và vị lai đều có một ranh giới, nên cho là hữu biên. Còn tâm, tức là cái hành ấm biến chuyển tương tục, không nhìn được ranh giới của nó nên cho là vô biên. Chấp này nó sai ở chỗ vẫn còn chấp có biên giới về thời gian, cho rằng vẫn còn có quá khứ và vị lai, vì nếu vào sâu hơn nữa thì thấy quá khứ, vị lai đều bị hóa giải. Nên hành giả nếu còn chấp rằng quá khứ, vị lai là có, đồng thời lại chấp đó là hữu biên, thì sai rồi, vì tâm bị dính vào những chấp ấy. Rồi lại chấp cái tâm tương tục kia, chấp hành ấm là vô biên, thì cũng sai nốt, là vì cái hành ấm chưa phải là thực tại cuối cùng, khi hành giả cho đó là vô biên, là cái cỗi gốc, là cái thực tại cuối cùng và trụ vào đó thì bị lầm lạc, đứng ỳ ở đó mà không đi thêm được nữa.

Kinh: Hai, là ngưòi đó xét trong tám muôn kiếp thì thấy chúng sinh, còn trước tám muôn kiếp thì bặt không nghe thấy gì, rồi gọi chỗ không nghe thấy là vô biên, còn chỗ có chúng sinh là hữu biên.

Giảng: Lúc này hành giả đã có thiên nhãn, có thể nhìn thấy được trong tám muôn kiếp (ước chừng 80 ngàn năm), thì cho rằng quá khứ đó là hữu biên, còn ngoài tám muôn kiếp không nghe, thấy gì thì khởi tâm chấp trước cho là vô biên, cỏn chỗ có chúng sanh trong tám muôn kiếp thì cho là vô biên. Nói tóm lại, ở hành ấm, chưa phải là thực tại cuối cùng, chưa viên thường, mà hành giả đã cho là viên thường rồi và khởi tâm chấp trước là có này, có khác, có quá khứ, có hữu biên, có vô biên v.v… tất cả những tà kiến ấy, cho rằng Phật dạy đều sai cả, nó ngăn chặn hành giả không tiến xa hon được nữa, vì vậy mới gọi là ma chướng.

Kinh: Ba, là người đó chấp rằng mình biết cùng khắp, là được tính vô biên, còn tất cả các người kia, hiện ra trong cái biết của mình, mà mình không hề biết họ nhận được tính biết, thì những ngưòi kia không được cái tâm vô biên và chỉ có tính hữu biên.

Giảng: Khi hành giả vào đến hành ấm thì thấy đó là một biển quang minh, trong đó có nhiều cái nút hào quang phụt lên, mỗi nút hào quang đó là một chúng sanh. Lúc đó hành giả thấy thâm tâm tự tại, nên khởi tâm cho rằng tất cả chúng sanh sinh ở trong tâm mình, mà quên rằng các chúng sanh cũng có cái tâm y nhu mình vậy, và khi họ hiện hữu trong tâm mình, thì đồng thời chính mình cũng hiện hữu trong tâm họ. Lúc bấy giờ liền cho rằng, vì những chúng sanh kia sinh ra trong tâm mình, nên mình là vô biên, còn tụi kia là hữu biên. Dần dần, đưa đến ý nghĩ rằng, mình chính là đấng Tự Tại Thiên sinh ra tất cả, rơi vào ngoại đạo, lạc vào ma chướng, làm cản trở con đường tiến tu của mình.

Kinh: (Bỏ một đoạn…) Do những so đo chấp trước hữu biên, vô biên như thế, sa lạc vào ngoại đạo, làm mất tính Bồ Đề. Ấy gọi là ngoại đạo thứ tư, lập những luận hữu biên.

Giảng: Hành giả vì nghĩ rằng, hành ấm là thực tại cuối cùng rồi và không biết khởi tâm đi sâu hơn nữa là phải vào màn sương mù của thức ấm, rồi sâu hơn nữa đến Bạch Tịnh Thức vào được đến Diệu tâm. Nhiều hành giả khi vào được hành ấm và thức ấm đều hay dừng chân vì nghĩ đã đến thực tại cuối cùng, đến bến rồi, mà đạo Phật bao giờ cũng thôi thúc hành giả phải “yết đế…, yết đế …” “vượt lên, vượt lên…” để đi đến thực tại cuối cùng, vì phần đông ngoại đạo và Thanh Văn, Duyên Giác đều dừng chân ở thức ấm này.

Kinh: Lại các thiện nam tử, trong Tam Ma Đề chính tâm đứng lặng vững chắc, Thiên ma không còn dịp quấy phá. Trong lúc xét cùng cội gốc sinh loại, xét cái cái gốc thường chuyển động u uẩn kia, sinh lòng so đo chấp trước về tri kiến, thì người đó mắc vào bốn thứ luận hư vọng “điên đảo biến kế, càn loạn bất tử”…

Giảng: “Điên đảo biến kế” là hành giả phân biệt một cách lệch lạc, “biến kế” là biến kế chấp, phân biệt rồi bị dính vào đó. Khi đã có phân biệt và bị dính vào cái phân biệt ấy, tức là tâm hành giả đã bị gọn sóng, giao động, nên không thể hồn nhiên soi sáng được tất cả Pháp giới…

Kinh: Một, là người đó quán sát cội gốc biến hóa (tức là hành ấm) thấy chỗ ròi đổi thì gọi là BIẾN thấy chỗ tương tục thì gọi là THƯỜNG, thấy chỗ thấy được thì gọi là SINH, chỗ không thấy được thì gọi là DIỆT, chỗ các nhân tương tục không có dứt đoạn thì gọi là THÊM. Chính trong tương tục, chỗ rời nhau ở giữa thì gọi là GIẢM, chỗ mỗi mỗi cái sinh ra thì gọi là CÓ, chỗ tương đối không có thì gọi là KHÔNG. Dùng lý quán sát tất cả và dụng tâm thành những kiến chấp riêng biệt; có ngưòi đến cầu pháp hỏi nghĩa thì đáp rằng: “Ta nay cũng sinh, cũng diệt, cũng có, cũng không, cũng thêm, cũng bót”, trong tất cả thòi đều nói lộn xộn, khiến cho người nghe không thể hiểu được.

Giảng: Khi hành giả vào đến bình diện tâm thức này, tức là hành ấm, thấy chỗ có thay đổi, thì nghĩ đó là biến, nên gọi là “biến”, đến khi thấy có chỗ tương tục, thì gọi là “thường”, thấy chỗ có thấy được, như thấy được tám muôn kiếp của chúng sanh thì gọi là “sanh”, còn ra ngoài cái chỗ không thấy được, mù mịt thì cho là “diệt”. Lại nữa, đến chỗ nhìn thấy các nhân tương tục không đứt đoạn thì gọi là “thêm”, nhưng trong cái tương tục ấy, có những khúc đứt đoạn thì gọi là “giảm”, còn chỗ nhìn thấy mỗi mỗi có sinh ra thì gọi là “có” đến khi thấy nó tắt đi, thì gọi là “không”. Vì như vậy, hành giả dùng ý phân biệt của mình quán sát tất cả và dụng tâm tạo thành những kiến chấp riêng biệt của mình, mà không phải là sự thật, rồi đến khi có người đến hỏi pháp, về nghĩa lý thì lại đáp lộn xộn, tùy theo cái thấy lệch lạc của mình mà bảo rằng: “Ta nay cũng sinh, cũng diệt, cũng có, cũng không, cũng thêm, cũng bớt…” làm cho người nghe không thể hiểu được gì. Chúng ta học Phật, đôi khi nói về tứ cú “cũng có, cũng không, chẳng có, chẳng không…” Vậy cái sai của vị hành giả này là chỗ nào? Thật ra, khi một vị đạo sư nói pháp, nếu có người đến hỏi, phải tùy theo căn cơ của người hỏi mà trả lời. Trong Kinh, lối nói pháp cao nhất là của Ngài Duy Ma Cật, thì Ngài im lặng không nói gì cả mà dùng thần lực để độ cho kẻ đó mà thôi. Thấp hơn một chút thì phải dùng ngôn từ mà nói pháp, nhưng phải nói đúng căn cơ của người nghe pháp, thí dụ như người chấp có thì phải thuyết về cái không, về bát nhã, người chấp không thì phải thuyết về cái hữu, về lòng từ bi. Còn trường hợp trên, hành giả đang ở trong một tâm trạng hoang mang mù mịt, nhìn thấy trong tâm thức mình nở ra thế nào thì nói thế ấy, thấy rằng nó có vẻ như có, như không, như sanh, như diệt v.v… làm cho người nghe hoang mang, cho rằng vị này nói lộn xộn không đầu đuôi gì. Đó là vì tâm hành giả lộn xộn, không biết rằng tất cả pháp giới bập bềnh nở ra, cụp vô theo tâm thức động niệm của chúng sanh.

Kinh: Hai, là người đó chín xét cái tâm về chỗ tương đổi không, nhân cái không mà được chứng, có người đến hỏi chỉ đáp một chữ, chỉ nói là “KHÔNG”, ngoài chữ không ra không nói gì cả.

Giảng: Trong trường hợp này, hành giả quán chiếu kỹ về hành ấm thì thấy trong đó chỉ toàn một biển quang minh, nên nhận ra đó chỉ là “không”, nên vội chấp vào cái không đó, có người đến hỏi chỉ nói một chữ “không”! Vậy thì vị này sai lầm ở chỗ nào? Vì trong nhà Phật thường hay nói đến cái không mà tại sao trong đoạn Kinh này Phật lại gọi là lạc vào ma chướng? Cái sai của hành giả trong trường họp này là dừng chân quá sớm, vì đến hành ấm chỉ mới phá được ngã chấp thôi, chỉ mới đi vào cái biển Không hải ấy, nhưng chưa phải là tột bực, chưa đến được Chân Không, mà khi đến được cái tột không thì sẽ trở thành Diệu Hữu. Nên hành giả bị rơi vào cái không ấy, tức là vẫn còn vấp vào vòng nhị biên, nên chưa đến chỗ giải thoát được. Rồi có người đến hỏi thì chỉ đáp một chữ “không”, tức là hoàn toàn thiên về Bát nhã mà thiếu mất Từ bi.

Kinh: Ba, là người đó chỉ xét cái tâm về chỗ mỗi mỗi đều có, nhân cái có mà được chứng. Có người đến hỏi chỉ đáp một chữ, chỉ nói là “phải”, trừ chữ phải ra không nói gì cả.

Giảng: Trường hợp này lại trái ngược với trường hợp trước, vị này cho rằng hành ấm là có thật, vì tất cả Pháp giới đều từ do nơi đây mà phát khởi, nên dừng chân ngay tại đó, và cho là vạn hữu đều có. Người đến hỏi chỉ nói một chữ “phải”, nên lại bị vấp vào cái hữu biên của cái có.

Kinh: Bổn, là người đó chấp cả có, cả không. Do cái cảnh rời rạc mà tâm cũng rối loạn. Có ngưòi đến hỏi thì đáp rằng: “Cũng có, tức là cũng không, trong cái cũng không không phải là cũng có “Tất cả đều càn loạn, không thể nói hết được. Do những so đo chấp trước càn loạn, rỗng trống như thế mà sa lạc vào ngoại đạo, lầm mất tính Bồ Đề, ấy gọi là ngoại đạo thứ năm, lập bốn thứ hư vọng, “điên đảo biến kế, càn loạn bất tử”

Giảng: Trong trường hợp này, hành giả rơi vào đệ tam cú, cho rằng Pháp giới cũng có, cũng không, mà trong cái cũng không, không phải là cũng có, tức là đối với mắt nhìn của hàng phàm phu thì cái nhìn của vị này đã là cao rồi, nhung lại không phân biệt được rõ ràng, nên vội chấp Pháp giới vừa là có, vừa là không. Câu hỏi đặt ra là tại sao cái chẳng có, chẳng không (đệ tứ cú), lại cao hon cái cũng có, cũng không (đệ tam cú)? Vì cái đệ tam cú có sự khẳng định (affìrmation) mà trong Đạo Phật thì phải dùng phủ định đã, vì phủ định thường ít lỗi hon khẳng định, và khi ta phủ định đến mức tột bờ mé thì nó sẽ chuyển thành khẳng định tuyệt đối. Sự vận hành kỳ lạ như vậy.

Trong nhà Phật, cái tứ cú nó siêu tuyệt là như thế, vì nó tẩy trừ ý thức. Nên giữ tâm theo trung quán và ta không nên khẳng định một điều gì cả, và khi nói cũng có tức là đã khẳng định có, cũng không là đã khẳng định không rồi. Vì thế, trong ngữ lục nhà thiền, phải nói lên câu nào mà không có khẳng định một điều gì cả thì đó là Thiền Bát Nhã. Rồi khi trả lời, trong câu trả lời cũng không có một sự khẳng định nào cả. Đôi khi câu trả lời là sự im lặng, vì nói ra một câu là đã roi vào sự nhị biên, vào ngôn từ hạn hẹp rồi, nên nói ra là bị kẹt, mà không nói cũng không xong, nên phải nói sao cho khỏi bị kẹt, tức nhiên là phải nói không có, không không. Đó cũng là lối đánh hét của Thiền Bát Nhã, tức là hành giả phải phản ứng cách nào mà không phải là có, cũng không phải là không.

Như có câu chuyện trong nhà thiền như sau: Một hôm, trong tự truyện của Hòa Thượng Nam Tuyền, tăng chúng ở Đông và Tây đang tranh nhau một con mèo. Nam Tuyền cầm con mèo do lên nói: “Đại chúng nếu có ai nói được thì cứu được mạng cho mèo, bằng nói không đưọc thì ta sẽ chém Mèo vậy. Trong chúng chẳng ai nói được, Nam Tuyền bèn chém Mèo. Chiều đến, Triệu Châu về, Nam Tuyền bèn đem chuyện kể lại cho Triệu Châu, Triệu Châu bèn cởi giầy, để trên đầu rồi đi ra. Nam Tuyền nói: Nếu như có ông ở đó, hẳn đã cứu được mạng mèo rồi.

Hỏi: Thưa ông, ý nghĩa câu chuyện đó làm sao mà tôi nghe chẳng hiểu chi cả, chỉ thấy… vô duyên quá chừng!

Đáp: Ha…ha…, nhiều khi trong nhà thiền có nhiều câu chuyện còn vô duyên và nhạt nhẽo hơn thế nữa, đôi khi câu trả lời còn rất lạc đề với câu hỏi. Trong câu chuyện trên, ý của Triệu Châu trả lời cho Nam Tuyền rằng, chẳng khẳng định có hay không, ông giết mèo tôi cũng không phản đối, hay không giết thì cũng thế. Nếu giết bằng tâm từ bi thì khác, mà giết bằng tâm độc ác thì lại khác, tất cả chỉ tùy tâm mà ra.

Phật tử (Bất mãn): Thì cần gì phải lấy đôi dép để lên đầu? Cứ việc bỏ thẳng đi ra ngoài là xong, mà cứ gì lại phải giết mèo tội nghiệp thể?

Đáp: (Cười lớn…) Có khi người xưa muốn làm như thế cho khác người không chừng, vì đi ra không thì dường như không phải là một câu trả lời, phải lấy dép để lên đầu mới là câu trả lời được. Còn cái vụ giết mèo thì có thể vì muốn khai ngộ cho chúng nên phải hy sinh. Cũng có thể vì một lý do nào khác. Nói cho cùng, bàn về những hành động trong lĩnh vực nhà thiền thì không bao giờ một tâm thức bình thường có thể hiểu rõ nổi, chỉ có những tâm tương ưng may ra mới hiểu được đôi chút mà thôi. Lại nữa, thiền đôi khi khoác lên một tính chấp lập dị, khác đời, vì đi sâu vào Bát Nhã mà ít có từ bi, nên thiếu phương tiện huệ để tùy theo tâm thức của chúng sanh mà cho pháp. Như câu nói: “Phật là que cứt khô” hay “Nếu lỡ nói lên một tiếng Phật thì phải súc miệng đến 3 ngày…” v.v… Nói như thế để chỉ cái Bát Nhã tận cùng của Pháp giới, nhưng nó làm cho rất nhiều Phật tử bị vấp và khó chịu, đôi khi còn gây nhiều chướng ngại trong đường tu của họ. Một đạo sư giỏi, giống như vị thầy thuốc, phải tùy bệnh mà bốc thuốc, như Đức Phật, được gọi là “Đại Y Vương”, vì Ngài tùy theo tâm thức chúng sanh mà nói pháp, khi nói vô ngã, để phá những kiến chấp của chúng sanh nào chấp có, khi lại nói có ngã để phá những kiến chấp không v.v… Chúng ta sống trong thời mạt pháp, tâm thức thường thường là kém cỏi, lại ôm đồm nhiều thành kiến, mà con đường thiền thì không mấy dễ đi, nên chưa có một kiến thức vững chắc về Kinh điển Đại Thừa mà khoa chân đi vào thiền quán thì cái gì cũng sổ toẹt, đều cho là không cả, chẳng cần phải lập bàn thờ, chẳng cần niệm Phật, vì cả Phật cũng không, cả Pháp giới cùng không, thì đó là đi vào con đường “ngoan không”, cuồng không, trở thành cuồng loạn, rơi vào ma chướng như trong Kinh Lăng Nghiêm Phật đã cảnh giác.

Kinh: Lại này thiện nam tử, trong Tam Ma Đề chính tâm đứng lặng vững chắc, Thiên ma không còn dịp quấy phá. Trong lúc xét cùng cội gốc sinh loại, xét cái cội gốc thường chuyển động u uẩn kia, sinh tâm so đo chấp trước nối dòng sinh diệt vô tận, thì ngưòi ấy sa vào tư tưởng điên đảo, chấp sau khi chết có tướng. Hoặc khi tự củng cố cái thân mình, bảo Sắc là ta, hoặc khi thấy cái ta bao trùm khắp các cõi nước, rồi bảo rằng ta có sắc; hoặc thấy các tiền trần kia theo ta mà xoay trở về, rồi bảo rằng Sắc thuộc về ta hoặc thấy cái ta nương theo lưu chuyển mà tương tục, rồi bảo rằng ta ở nơi sắc. Những người đó đều so đo chấp rằng sau khỉ chết có tướng, xoay vần như thế có đến mười sáu tướng. Từ đó hoặc còn chấp rằng rốt ráo phiền não và rốt ráo Bồ Đề hai tính ấy đi song song với nhau, không đụng chạm gì nhau. Do những so đo chấp sau khi chết có tướng như vậy, sa lạc vào ngoại đạo, lầm mất tính Bồ Đề. Ấy gọi là ngoại đạo thứ sáu, lập những luận điên đảo, nhận trong ngũ ấm sau khi chết có tướng.

Giảng: Trong trường hợp này, hành giả sau khi quán chiếu lâu cái hành ấm thì thấy nó như là một dỏng suối chảy sinh diệt vô tận, nghĩ rằng, sau khi chết, dòng suối ấy vẫn cứ tiếp tục chảy vô tận thế mãi, tiếp nối từ đời này sang đời khác, nên chấp có tướng. Lại nữa, hành giả khởi tâm quên mất rằng mình đã tiêu dung được sắc ấm, thọ ấm và tưởng ấm rồi, nên trên đường tu, đôi khi có những sự lầm lạc, hối tiếc cái thân cũ, nên khởi tâm tu hành để củng cố cái thân của mình vì nó cũng là Sắc, (lúc này, cái ngã chưa được tiêu dung) hoặc khi thấy cái TA nó bao trùm, và thấy như trong ta sinh ra các chúng sanh khác, nên nói rằng ta có sắc. Vì vậy, nhiều khi tu hành luẩn quẩn, muốn giữ cái sắc đó, nên khi chết cho rằng vẫn còn tướng để tiếp tục, thì đó là rơi vào ngoại đạo. Sau đây, là đến loại ma chướng chấp rằng, sau khi chết không có tướng, chính ra, ngoại đạo nhiều khi sau khi chết họ cũng chưa hiểu rõ thế nào, vì thiên nhãn của họ vẫn còn rất hạn hẹp, nên họ có thể không nhìn thấy chúng sanh chết đây, sanh kia, không nhìn thấy được dòng sanh diệt rối ráo của chúng sinh, nên họ bị vấp vào một khúc nào đó của Pháp giới bèn chấp vào cái đó, cho đó là sự thật rồi, đó là nguồn bí ẩn của Pháp giới rồi, là cùng tận rồi.

Kinh: Lại các thiện nam tử trong Tam Ma Đề, chính tâm đứng lặng vững chắc, Thiên ma không còn dịp quấy phá; khi xét cùng cỗi gốc sinh loại, xét cái cội gốc thường lay động u uẩn kia, lại sinh tâm so đo chấp trước noi ba ấm: sắc, thọ, tưởng, đã trừ diệt rồi, thì người đó sa vào những tư tưởng điên đảo, chấp sau khi chết không có tướng. Người đó thấy sắc ấm diệt thân hình không nhân vào đâu, xét tưởng ấm diệt tâm không ràng buộc vào đâu; biết thọ ấm diệt không còn dính dáng vào đâu. Tính các thứ đó đã tiêu tan, dầu có sinh lý mà không thọ, không tưởng, thì cũng đồng như cỏ cây; rồi nghĩ rằng, hình chất này hiện tiền còn không thể nắm được làm sao sau khi chết lại còn có các tướng. Nhân đó, xét nhận sau khi chết không có tướng, xoay vần như thế có đến tám cái luận vô tướng. Từ đó, hoặc chấp Niết Bàn, nhân quả, tất cả đều không, luống có danh tự, nhưng rốt ráo đều đoạn diệt. Do những so đo chấp sau khi chết không có tướng như vậy, sa lạc vào ngoại đạo, lầm mất tính Bồ Đe, ấy gọi là ngoại đạo thứ bảy, lập những luận điên đảo, chấp trong ngũ ấm, sau khi chết không có tướng

Giảng: Cũng là chỉ mấy ý nghĩ loanh quanh, khi hành giả tu hành vào đến hành ấm rồi, thấy rằng mình đã tiêu dung được sắc ấm, thọ ấm, tưởng ấm rồi, tuy gọi là tiêu dung, có nghĩa là không dính mắc vào đó thôi nhưng chính ra là cái thân vẫn còn. Lúc bấy giờ, bèn nghĩ rằng, sắc ấm đã diệt, thân hình không nhân vào đâu, không bị dính vào nữa, thọ ấm đã diệt, tâm không dính dáng vào đâu, và tưởng ấm cũng đã tiêu dung, tâm không ràng buộc vào đâu. Các ấm đó đã tiêu tan dù cho tạm giữ cái thân này mà thật ra không có thọ, không có tưởng, đồng giống như cỏ cây mà thôi. Lại nghĩ rằng, còn hình thể này mà không còn nắm vững được thì làm sao sau khi chết lại còn có tướng? Vì vậy, cho rằng sau khi chết chỉ là đoạn diệt rơi vào hư vô, nên hành giả chấp vào cái đoạn diệt, không có Niết Bàn, không có nhân quả, chỉ có giả danh mà thôi, nên rơi vào tính đoạn diệt.

Kinh: Lại các thiện nam tử trong Tam Ma Đề chính tâm đứng lặng vững chắc, Thiên ma không còn dịp quấy phá, khi xét cùng cỗi gốc sinh loại, xét cái cội gốc thường chuyển động u uẩn kia, noi hành ấm còn, và thọ tưởng đã diệt, chấp cả cái có và cái không, tự thể phá nhau thì người đó mắc vào những luận điên đảo, chấp sau khi chết không phải có, không phải không. Người đó thấy những ấm: sắc, thọ tưởng có mà không phải có, xét hành ấm chuyển biến không mà không phải không, xoay vần như thế cùng tột các ấm thành tám cái tướng “không phải có, không phải không”, tùy gặp duyên gì đều nói: “Sau khi chết có tướng, không tướng”. Lại xét tính hành ấm sinh diệt thay đổi liên tục, phát tâm thông suốt, chấp tất cả đều không phải có, không phải không, lộn lạo hư thật. Do những so đo chấp sau khi chết “không phải có, không phải không” như thế mà đường sau mờ mịt, không còn lối đi, sa lạc vào ngoại đạo lầm mất tính Bồ Đề. Ấy gọi là ngoại đạo thứ tám, luận những luận điên đảo, chấp trong ngũ ấm sau khỉ chết không phải có, không phải không.

Giảng: Trong trường hợp này, hành giả cho rằng hành ấm thì còn, mà thọ và tưởng ấm thì đã tiêu dung rồi, nên chấp là không phải có, cũng không phải không, rơi vào đệ tứ cú của nhà Phật.

Kinh: Lại các thiện nam tử trong Tam Ma Đề chính tâm đứng lặng vững chắc, Thiên ma không còn dịp quấy phá. Trong lúc xét cùng cội gốc sinh loại, xét cái cội gốc thường chuyển động u uẩn kia sinh tâm so đo chấp sau này là không, thì người đó mắc vào bảy cái luận đoạn diệt. Hoặc chấp hết thân này là diệt, hoặc chấp hết ngũ dục là diệt, hoặc chấp hết khổ là diệt, hoặc chấp tột vui là diệt, hoặc chấp xả là diệt. Xoay vần như thế cùng tột đến bảy cách chấp hiện tiền là tiêu diệt, diệt rồi không trử lại nữa. Do những so đo chấp sau khi chết là đoạn diệt như thế, sa lạc vào ngoại đạo, làm mất tính Bồ Đề. Ấy là ngoại đạo thứ chín, lập những luận điên đảo, chấp trong ngũ ấm sau khi chết là đoạn diệt

Giảng: Hành giả quán sát hành ấm kia, chợt chấp rằng mọi sự đều là không nên bị rơi vào chấp trước và lý luận đoạn diệt.

Kinh: Lại các thiện nam tử trong Tam Ma Đề, chính tâm đứng lặng vững chắc, Thiên ma không còn dịp quấy phá. Trong lúc xét cùng cội gốc sinh loại, xét cái cội gốc thường chuyển động u uẩn kia, sinh tâm so đo, chấp sau này là có, thì người đó mắc vào năm luận Niết Bàn.

Hoặc nhận những định dục giới là chuyển y chân chính, do xem thấy sáng suốt cùng khắp mà sinh lòng yêu mến vậy. Hoặc nhận sơ thiền là chuyển y chân chánh vì không còn ưu thọ vậy, hoặc nhận nhị thiền vì không khổ thọ vậy. Hoặc nhận tam thiền vì rất vui đẹp vậy. Hoặc nhận tứ thiền khổ vui đã hết, chấp không còn chịu sinh diệt trong luân hồi vậy. Ngưòi đó lầm những cõi trời hữu lậu là quả vô vi, lầm sự an ẩn năm chỗ ấy là quả báo thù thắng thanh tinh của các bậc Thánh hiền; xoay vần như thế rốt ráo có năm chỗ ấy là quả báo thù thắng thanh tịnh của các bậc Thánh hiền; xoay vần như thế rốt ráo có năm chỗ. Do những so đo chấp trước hiện có như thế, sa lạc vào ngoại đạo, lầm mất tính Bồ Đề. Ấy gọi là ngoại đạo thứ mười, lập những luận điên đảo, chấp trong ngũ ấm có năm thứ Niết Bàn hiện có.

Giảng: Khi vào trong hành ấm thì nơi đó rất vi diệu, nếu hành giả khởi lên một tâm niệm gì thì nó vụt lên rất mạnh mẽ. Khi chúng ta còn sắc thân này, mà khởi một tâm niệm gì thì nó tác động vào tâm một ít thôi, nhung vào đến hành ấm, thì tâm của các Ngài có nhiều tự tại lực, nên khi khởi một tâm niệm thì nó tác động ghê gớm, nhu một ngọn lửa phụt cháy rất mạnh.

Hành giả, trong lúc này, nghĩ rằng, có lẽ các pháp đều là có, như cái hành ấm chuyển biến vô tận, không có lý gì là không cả, lúc đó tâm lại luẩn quẩn nên nhớ lại những định của dục giới, thấy từ sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền, lúc đó tâm bỗng thấy như hối tiếc về những an lạc đã có trong định. “Nhận thấy những định dục giới là chuyển y chân chính…” “chuyển y”lúc hành giả đắc một cái gì đó thì gọi là chuyển y, như chuyến phiền não thành Bồ Đề, chuyển sanh tử thành Niết Bàn v.v… Lúc đó, hành giả nhớ lại những định trong dục giới, ngồi ở những tầng trời thấy rằng sung sướng quá, bèn nghĩ rằng ta đã đắc quả thánh, nên sinh lòng yêu mến. Cũng có thể hành giả khởi lên những tâm niệm hối tiếc cái cũ, hối tiếc cái lộ trình thiền định đã đi qua, “hoặc nhận sơ thiền là chuyến y chân chính… ” tức là hành giả cho rằng những cõi trời Sắc giới là chuyển y chân chính, là vì lúc đó không cỏn có ưu thọ nữa, tức là không còn lãnh thọ khổ, rồi lên đến nhị thiền, tam thiền, tứ thiền, đều vấp và cho những cõi trời hữu lậu thành những quả đắc vô vi.

Đức Phật dạy rằng, trong khi hành giả vào được hành ấm có thể có một lúc nào đó nghĩ rằng đã đến bến bờ rồi, trong tâm lại có sự hối tiếc cho rằng trên lộ trình thiền định, có được những sơ thiền, nhị thiền, tam thiền rất vui, lên đến tứ thiền thì xả hết tất cả mọi thứ. Nên cho rằng những thứ định đó, (vốn chỉ là những cõi trời hữu lậu), lại mê lầm cho là đắc quả vô vi, nên lạc mất tính Bồ Đề, lập những luận điên đảo gọi là ngoại đạo thứ mười.

Kinh: A Nan, mười thứ nhận hiểu điên rồ trong thiền na như thế đều do hành ấm và tâm công dụng giao xen nên hiện ra những nhận thức đó. Chúng sanh ngu mê, không tự lượng xét, gặp cái đó hiện ra lại nhận mê làm ngộ, tự bảo là chứng bậc thánh, thành tội đại vọng ngữ và sẽ đọa vào ngục Vô gián. Bọn ông, quyết phải đem lời này của Như Lai, sau khi Tôi diệt độ rồi, truyền lại trong đời mạt pháp, khiến cho tất cả chúng sanh hiểu rõ nghĩa này, không để cho tâm ma tự gây nên những tội lỗi sâu nặng, giữ gìn che chở cho chúng sanh, tiêu diệt các tà kiến, dạy cho giác ngộ đạo nghĩa chân thật, không mắc vào các đường rẽ noi đạo Vô Thượng chớ để chúng sinh được một ít đã cho là đủ và nêu ra lời chỉ dạy thanh tịnh của vị Đại giác.

Giảng: Đến đây là hết ma chướng của hành ấm, ta xin tạm dừng nơi đây. Hẹn qua chương sau, bước vào thức ấm.