MA CHƯỚNG
TRÊN ĐƯỜNG TU
QUYỂN I
Tịnh Liên Nghiêm Xuân Hồng
MA TÂM MA SỰ CỦA NGƯỜI TU

 

CHƯƠNG NĂM

Trong lần trước, chúng ta chỉ mới đi vào món Ma chướng thứ năm của thọ ấm. Hôm nay, sẽ tiếp tục đi nốt năm thứ ma chướng trong thọ ấm ấy. Nhưng trước khi đi vào Kinh, chúng tôi cũng muốn thông báo cho quý vị biết một tin là gần đây bên Pháp, vị tổ Kalu Rinpoche mà quý vị đã gặp, ngài có mở một lớp thiền quán trong vòng hai tuần lễ ở một lâu đài miền nam nước Pháp, dạy một pháp môn “chuyển thần thức để vãng sanh Tịnh Độ ”. Như thế, ta thấy rằng, có thể hầu hết các vị Lạt Ma Tây Tạng tuy rằng tu Mật Tông, nhưng cũng dạy những phương pháp cầu vãng sanh, và Mật-Tịnh liên quan với nhau lắm.

Tôi xin kể lược để quý vị thêm kiến văn. Pháp môn đó tiếng Tây Tạng gọi là “Fo-Wa”. Bên Pháp có chừng độ vài chục người tham dự, có một số là người Pháp Mỹ và vài người Việt, đi dự về kể lại. Đại khái, ngài Kalu Rinpoche dạy rằng: Trong tuần lễ đầu tiên (tám ngày đầu), chuyên tâm niệm Phật, niệm ít nhất phải đạt đến một trăm ngàn câu hồng danh Đức Phật A-Di-Đà, sau đó thì lễ Phật rất nhiều. Sau tám ngày, ra khỏi thất, các vị Đạt Ma khám lại sức khỏe của hành giả để xem có đủ sức để vào tuần lễ kế tiếp không. Vào tuần lễ thứ hai, thì ngài dạy quán chiếu rằng phải nghĩ mình chính là Đức Quán Thế Âm, ngồi phóng hào quang. Trong Mật Tông, họ gọi là “Deity Yoga”, tức là tự cho mình là một vị Bồ Tát, mà vị Bồ Tát đó, trong lối thiền này, chính là Ngài Quán Thế Âm, ngồi phóng quang. Sau đó, phải quán chiếu ở giữa đường xương sống có một đường mạch đạo gọi là sushima. Phàm phu chúng ta thường là chưa thể dùng nổi con đường ấy (sạn đạo), mà chúng ta chỉ dùng hai con đường bên cạnh xương sống thôi, một bên trái và một bên phải, một đường tượng trưng cho Mặt Trời (Thái Dương), một tượng trưng cho Mặt Trăng (Thái Âm), thế giới hiện tướng ra như thế. Thường thường chúng ta thở vào, thở ra đều đi qua hai con đường hỏa hầu tam muội, nếu vào được con đường đó thì hành giả sẽ có thể vào tam muội, ở tận xương cụt cuối đường xương sống, hành giả phải trụ hơi thở và tâm mình rồi đẩy hơi thở vào con đường ở giữa (Sushima), đường bên cạnh là đường Pingala, bên kia là đường Ida, (hai bên là Nhật, Nguyệt). Nên chữ “ÚM” có mặt trời tròn ở trên và mặt trăng lưỡi liềm ở dưới, phía dưới nữa là chữ “LAM”, khi đẩy hơi thở vào con đường sạn đạo ở giữa, phải quán chiếu nó như sợi tơ lửa đỏ, và thần thức của hành giả như một giọt hào quang lấp lánh đi thong dong vào trong con đường sạn đạo ấy. Trong khi quán tưởng như vậy, hành giả đồng thời phải tụng chữ “Shri” (Hất-Rị), tiếng Phạn có nghĩa là “A Di Đà”. Đồng thời lại quán tưởng rằng trên đầu mình có đức A Di Đà đứng trên đó, quán tưởng rằng con đường đó là con đường hào quang của đức A Di Đà và hành giả sẽ dùng quán lực đẩy mạnh giọt hào quang thần thức của mình bật lên trên đảnh đầu, nơi Đức A Di Đà ngự trị. Đó gọi là phương pháp quán tưởng “chuyển thần thức để vãng sanh”. Phương pháp này rất có lợi, vì khi lâm chung, tâm thức đã tập luyện quen thì dễ quán tưởng được lắm. Sau khi hành giả đẩy thần thức lên chỗ Đức A Di Đà, thì sẽ tụng một chữ “KHA” để đóng cửa đảnh đầu lại. Đại khái lối tu chỉ có thế, nhưng cái khó khăn là về vấn đề thiền quán. Đối với phàm phu nghiệp dày, phước mỏng như chúng ta, thiền quán và định lực kém, chúng ta chỉ tham bác để có thêm kiến văn thôi. Nếu quý vị nào tập được thì càng hay, nhưng lối tu này phải có thầy dạy kỹ càng, chứ tự tập một mình cũng rất nguy hiểm. Nếu không làm được thì cứ nắm chắc hồng danh Đức Phật A Di Đà mà tụng niệm mỗi ngày cũng đủ rồi, đến lúc lâm chung, khi nhìn thấy hiện tướng sợ hãi và khẩn thiết xin vãng sanh, thì tự nhiên tâm lực cũng đủ chiêu cảm sức Đại Từ Bi của chư Phật nên có thể đẩy bắn thần thức chúng ta qua nhục kế và được vãng sanh. Đại khái đó là lối tu quán tưởng “Fo-Wa” của Mật Tông Tây Tạng, người Tây phương rất thích, vì họ đang tìm cầu những lối “out of body” là thoát ra ngoài thân xác. Ngay ở California này cũng có mấy trung tâm tu thiền lối ấy, nhưng thường chỉ là để tu tập cho thần thức đi ra ngoài lang bang một chút thôi, họ chưa biết chuyện quan hệ nhất là chuyện vãng sanh Cực Lạc, vì chỉ có người tu và hiểu Tịnh Độ mới biết mà thôi.

Còn tu theo kiểu đi lang bang ra ngoài thì cũng có cái hay là khi lâm chung dễ chết hơn, thần thức đỡ móc vào thọ ấm, vào tưởng ấm và cái thân này. Nhưng cũng có thể bị loài quỷ nhỏ bắt đi lang thang. Nên cũng cần tụng chú.

Nay, xin sang phẩm Ma Chướng của Kinh Lăng Nghiêm. Chúng ta biết rằng, Đức Phật nói về Ma Chướng như vậy đồng thời vừa rồi chúng ta có tụng phẩm ngài Phổ Hiền mô tả các thế giới hải, thế giới chủng. Chúng ta là phàm phu thì thường khi nói, đều phải y cứ vào những gì chúng ta nhớ, y cứ vào ý thức, vào nhị biên, vào những gì ta có thể nhìn thấy, sờ mó thấy bằng năm căn thô kệch này. Nhưng khi Đức Phật nói về Ma Chướng, hay ngài Phổ Hiền nói về thế giới hải, thì các ngài dùng cái gì để nói? Hay các Ngài chỉ nói khơi khơi thế thôi? Trong Kinh, thường hay nhắc đến chữ “tri kiến hiện tiền ”, bao giờ cũng nói đến chữ “kiến” ấy, như trong Bát Nhã Tâm Kinh có câu: “Quán Tự Tại Bồ Tát chiếu kiến ngũ uẩn giai không độ nhất thiết khổ ách.” và trong Kinh Hoa Nghiêm, phẩm thứ bốn mưoi Phật nói những lời Kinh không nhu chúng ta nói. Vì khi chúng ta nói đều phải căn cứ vào ý thức thứ sáu, tùy theo sự nhớ tưởng phân biệt của ta, hoặc nghe người khác nói, rồi căn cứ vào nhục nhãn. Nhưng chư Phật thì khác, các ngài không căn cứ vào sự suy luận nhớ tưởng, mà chỉ căn cứ vào tri kiến hiện tiền để nói, tức là mắt các ngài nhìn thấy rõ ràng như hiện ra ngay trước. Thí dụ như Ngài Phổ Hiền khi Ngài tả Hoa Tạng thế giới có từng tầng, từng lóp, những miền Hương Thủy Hải ra sao, rồi vòng vòng lần lên cao dần, có những thế giới như thế nào, đó là vì Ngài trông thấy rõ ràng và nói lại cho chúng ta nghe, chứ không phải ngài nhớ tưởng mà nói đâu. Và khi Đức Phật Thích Ca nói về Ma chướng trong Kinh Lăng Nghiêm thì Ngài cũng nhìn rõ ràng những loại ma chướng thế nào và nói lại chứ không phải ngài nhớ lại những kinh nghiệm cũ, hay suy luận để nói. Là vì trong pháp giới này, có nhiều vị hiện đang tu Như Huyễn Tam Ma Đe và đang gặp cảnh ma chướng, Ngài có đủ ngũ nhãn, nên không chỗ nào Ngài không thấy, nó hiện ra trước mắt và Ngài nói cho chúng ta nghe. Tiện đây, tôi xin nhắc quý Đạo Phật bao giờ cũng nhắc đến chữ “KIẾN”, hoặc “Tri kiến hiện tiền”, lúc nào cũng thế cả. Vì vậy, kinh mới

có nhiều huyền lục và các vị đại quỷ thần mới hay hộ trì. Một thí dụ khác trong Kinh Kim Cang, Đức Phật hỏi Ngài Tu Bồ Đề rằng, này ông Tu Bồ Đề, Như Lai có Phật nhãn không? Bạch Đức Thế Tôn, có! Như Lai có pháp nhãn không? Bạch Đức Thế Tôn, có! Như Lai có huệ nhãn không? Bạch Đức Thế Tôn, có! Như Lai có nhục nhãn không, có trông cát sông Hằng như cát sông Hằng không? Bạch Đức Thế Tôn, có! Có nghĩa là, Đức Phật khi nhìn cát sông Hằng Ngài cũng nhìn thấy cát sông Hằng, cũng không phải cát sông Hằng. Vì thế, trong Kinh Kim Cang ngài nói một câu khó hiếu rằng: “Này ông Tu Bồ Đe, những vi trần đó không phải thực là vi trần, chỉ tạm gọi là vi trần thôi. Thế giới đó không phải thực thế giới, chỉ tạm gọi là the giới thôi… ” Có nghĩa rằng, vì các ông chỉ có nhục nhãn, nhìn vi trần thì thấy nó là vi trần, nhưng Như Lai có ngũ nhãn, nhìn vi trần thì thấy nó là vi trần, nhưng khi dùng Pháp nhãn và Phật nhãn để nhìn thì đó lại là những cõi rất lớn, trong có vô lượng Phật và Bồ Tát. Vậy thì, Phật nhãn bao gồm cả hai cực độ, cực độ rất lớn và cực độ rất nhỏ. Phàm phu chúng ta chỉ nhìn thấy nó là một vi trần rất nhỏ bé và cái đó chỉ là một khía cạnh hiện lên trước mắt, nhưng riêng Phật thì nếu Ngài khởi tâm tùy thuận tâm chúng sanh thì nó là vi trần, còn nếu khởi tâm Đại Bi và Đại Bát Nhã thì trong vi trần ấy có nhiều cõi và vô lượng vô số

 

Phật trong ấy. Còn nói về thế giới cũng vậy, thế giới đó không phải thực thế giới, chỉ tạm gọi là thế giới thôi, vì sao? Vì các ông là chúng sanh nhìn thấy sơn hà, hải địa, vân vân, là một thế giới, còn Như Lai nếu tùy thuận theo con mắt thế gian, cũng thấy là một thế giới, nhưng nếu dùng Phật nhãn thì cả hoa tạng thế giới này chỉ nhỏ như một bông hoa để trong lòng bàn tay thôi. Tức là Phật là bậc có thể nhìn một cái vừa rất to, vừa rất nhỏ, vừa rất xa, vừa rất gần, có thể nhìn thấy một vi trần là một cõi, hay một thế giới chỉ nhỏ bằng bông hoa, vân vân. Vì vậy, khi đi sâu vào Phật giáo, phải hiểu rõ ngũ nhãn và ngũ ấm, vì hai cái đó là hai chìa khóa của Đạo Phật.

Nay, tôi xin nói thêm về ngũ nhãn. Trong Kinh thường nói đến giáo lý nhân duyên, Đức Phật dạy rằng, các thân căn chúng sanh, hay thế giới, vân vân, đều do vô lượng nhân duyên tụ lại mà thành. Ngài nói như thế không phải ngài suy luận ra đâu, mà Ngài trông thấy rõ ràng nên khởi tâm từ bi nói lại cho chúng ta biết thôi. Thí dụ như ngài thấy trái đất này là do nhiều bụi họp thành, hơn thế nữa, Ngài còn biết được số hạt bụi họp thành trái đất nữa. Hoặc trong thân cây kia, có bao nhiêu vi trần, hay trong thân chúng sanh có bao nhiêu vi trần họp lại, vân vân. Vì thế mới gọi là “tri kiến hiện tiền”. Và ngài nhìn thấy rõ ràng từng chi tiết hiện ngay ra trước mắt ngài. Tỷ

dụ Ngài dạy rằng, trong một thân căn chúng sanh, có tám mươi bốn ngàn hộ trùng (thi trùng), vậy thì chữ “hộ trùng” là gì? Chúng sanh si mê, cứ nghĩ là thân căn chúng mình chỉ là một cục thịt ù lì, rồi lần lần khoa học phát triển, với kính hiển vi mới thấy có những tế bào, nhưng khoa học chỉ biết đến mức đó thôi, vì chưa có thiên nhãn, chưa thể hiểu hơn được. Cỏn các vị có thiên nhãn cao, thì lại thấy các tế bào thịt đó nó là những tế bào sinh động, ngọ nguậy sinh hoạt như những con trùng, còn thiên nhãn của các vị Bồ Tát thì nhìn thấy rõ từng sự sinh động ngọ nguậy của từng tế bào. Lên đến huệ nhãn, lại nhìn thấy tất cả mọi vật tan biến thành quang minh rơi vào biển Chân không. Lên đến pháp nhãn thì sẽ thấy trong những vi trần hoặc tế bào, có vô lượng cõi, vô lượng Phật ngồi thuyết pháp. Lên đến Phật nhãn là tổng hợp kích độ của tất cả ngũ nhãn, thấy rất xa và rất gần, rất lớn và rất nhỏ, thấy ba đời hiện tiền. Đạo Phật chỉ dạy chúng ta những cái đó, nếu tin được thì tin, không tin thì đành chịu, và chỉ là tự cô phụ chính mình mà thôi.

Tất cả kinh trong nhà Phật chỉ thâu tóm trong ngũ nhãn và ngũ ấm. Thiền quán là để làm gì? Chính là để triển khai ngũ nhãn của mình. Tất cả vấn đề tu hành chỉ có thế, nhìn rõ cái Tâm biến hiện của mình, nhìn rõ những cực vi, đồng thời cũng nhìn rõ những

cái cực lớn. Neu không hiểu nhu vậy thì chua hiểu rốt ráo về thiền.

Tôi mở một dấu ngoặc: Vậy thì vấn đề hộ trùng của Kinh Phật và những con vi khuẩn của khoa học khác nhau ra sao? Thường thường chính các nhà khoa học ngày nay thật không hiểu rõ ra sao, chỉ coi kính hiển vi, thấy một số vi trùng ngọ nguậy, tùy theo bệnh phát hiện ở đâu, thuộc loại bệnh nào thì đặt cho nó một danh xưng, chế ra một vài thứ thuốc để diệt các loại vi khuẩn ấy, diệt được hết thì bệnh sẽ lành. Vậy thì vi khuẩn ấy ở đâu ra? Khoa học cho rằng nó từ bên ngoài vào, hay lây từ một căn bệnh truyền nhiễm, nhưng lại không hiểu rằng nó có thể chính là tế bào trong thân căn của mình mà ra. Khi tế bào sinh hoạt trong một môi trường thuận tiện, bình thường, những luồng lực khí huyết đều đặn, thì các tế bào sinh hoạt yên lành ngoan ngoãn. Tương tự như những người dân trong thành phố khi có đầy đủ điện nước, thực phẩm. Nhưng đến khi ở một vài nơi trong cơ thể, trường lực chỗ đó kém lệch đi, các độc tố khởi lên mạnh mẽ, thì những tế bào ấy chuyển thành những con vi khuẩn dữ dằn, có vòi, có vuốt, quậy phá, đến khi nào uống thuốc vô nhiều để chữa trị, giết hết được những con vi khuẩn ấy thì nó sẽ mọc ra những tế bào cũ. Còn nếu uống thuốc nhiều thì cũng có thể trước khi làm cho vi khuẩn chết thì mình đã chết trước trước

vì thuốc rồi. Vậy những vi khuẩn ấy phần lớn chính là những hiện tướng bất bình thường của tế bào trong thân căn của mình, nếu trường lực lành mạnh chạy theo đúng lộ tuyến thì không sao, đến khi nó lắt lay, chạy khác đi thì gọi là bệnh. Vì vậy, thuyết hộ trùng trong nhà Phật được thuyết giảng trong hai bộ Kinh (trong Đại Bảo Tích) và dạy rằng Thân là cõi, và cõi là Thân, và khi quán chiếu quen và thuần thục, thì quán thân bất tịnh cũng dễ, tham dục cũng dễ trừ, quán đến khi thấy rõ thân căn mình chỉ là một cái bịch trong đó chứa đầy lổm ngổm những hộ trùng, nên trừ được lòng tham dục. Sở dĩ chúng sanh đắm nhiễm nhau là chỉ trông được bên ngoài, thấy mặt hoa, da phấn đẹp đẽ, dễ nhìn, nên hay khởi tâm tham đắm, nhưng nếu lúc đó quán chiếu bên trong lại chứa đựng những thứ hôi dơ bất tịnh thì không còn cảm thấy hứng thú nữa. Lối nhìn cao hơn là lối nhìn của Hoa Nghiêm, nhìn tất cả những thế giới chủng, thế giới hải như những bông hoa, đồng thời nhìn những tế bào, hạt bụi biến thành những tịnh hà, thành những cõi có đầy Phật và Bồ Tát. Đó là lối nhìn qua lại, thiện thệ giữa giả đến chân, giữa cực vi đến cực đại, vân vân, và phải hội đủ hai cực độ, thì mới có công đức lớn và trí huệ lớn. Nếu ta hiểu được những điều này thì chúng ta vào được Đạo Phật.

Nay, ta đi vào Lăng Nghiêm, phẩm Ma chướng.

Thực tình, tôi vẫn nghĩ rằng bộ Kinh Lăng Nghiêm là một bộ kinh độc nhất vô nhị, ít khi một vị Đại Giác bộc lộ nhiều huyền cơ đến như vậy. Nên đời người, dù có làm đến công hầu, khanh tướng, hay thành phú gia địch quốc, nhưng nếu chưa hiểu Lăng Nghiêm thì cũng vẫn uổng một đời. Vì sao? Vì có thành công hầu, khanh tướng thì cũng chỉ tạo thêm nghiệp thôi, danh vọng cao đến đâu, tiền bạc nhiều như núi, thì cũng chỉ làm cho quỷ thần thêm ghét, chỉ tìm dịp quấy phá, và rồi cũng hết, chỉ tạo nghiệp thêm thôi. Còn hiểu Kinh, nó cho ta thêm trí huệ, mà trí huệ này ta có thể đem từ kiếp này qua kiếp khác, không bao giờ hết.

Nay, tôi xin tóm lại những ma chướng của các kỳ trước.

Tại sao lại khởi thành ma chướng? Khi một hành giả tu Như Huyễn Tam Ma Đề, lúc đầu ngồi quán thì dùng cái gì để quán và quán cái gì? Dùng cái tâm vi diệu để quán chính cái tâm ấy, nhưng lúc đầu, lại quán sắc thân, tức là hiện tướng thô kệch của Tâm, tức là dùng thành phần vi tế mà quán thành phần thô kệch, nói một cách khác, hành giả suốt ngày ngồi săm soi, lấy tâm vi diệu quán tâm thô kệch của mình, Tâm- quán-Tâm. Cũng có thể quán pháp giới kia cũng là chính mình quán mình, nhưng pháp giới là cái tướng phần thô kệch nhất ánh ra bên ngoài, (thân căn thô kệch thứ nhì), tu hành là dùng quang minh của thức ấm vi diệu, dùng quang minh dung thông của tưởng ấm, dùng quang minh u uẩn của hành ấm, quán cái sắc tướng được dệt nên bằng những quang minh kiên cố của vọng tưởng. Trong khi hành giả dùng vi diệu của thọ, tưởng, hành và thức kia soi vào thô kệch này, thì cả hai giao xen nhau làm lóe lên những cảnh giới. Như sẽ lóe lên cảnh giới hư không biến thành thất bảo, các loài hóa thành Như Lai, lại trên hư không có tiếng nói Pháp vi diệu, quán lâu thì thân căn trở nên lỏng ra, lúc bấy giờ tứ đại không còn kết họp nữa, thân căn trở thành trong suốt như lưu ly, hành giả sẽ nhìn thấy rõ những hộ trùng, có thể thò tay vào bắt những con trùng bỏ ra ngoài được. Đó là mấy thứ ma chướng thuộc về sắc ấm. Những cảnh giới đó, tự nó, không phải là ma, mà cũng chẳng phải Phật. Như trường hợp hành giả quán thấy thân mình trong như lưu ly, có thể thò tay vào lấy những con hộ trùng để ra ngoài, hay thấy toàn hư không trở thành thất bảo, lung linh đẹp đẽ, đó là cảnh giới tốt, nhưng tại sao nó lại trở thành ma chướng? Vì những cảnh giới ấy, tự thể của nó như như tịnh tĩnh, hay nếu nói theo lối thế gian là khá vi diệu nếu so sánh với cảnh giới bình thường, nhưng sở dĩ nó trở thành ma chướng là do tâm hành giả móng niệm mà thành, vì trong cảnh giới ấy, tâm hành giả chấp trước, cảm thấy thích thú, kiêu hãnh, nghĩ rằng đã chứng đắc một điều gì, thì tâm chao động, và nó trở thành ma. Song những ma chướng về sắc ấm thì không có gì rõ rệt lắm, nhưng qua đến thọ ấm thì nó mạnh mẽ hơn nhiều. Như tôi đã trình bày nhiều lần, cảm giác còn bị giới hạn bởi thân, nên nó chỉ có một cường độ nhỏ, nhưng đến khi thoát khỏi sắc ấm thì cường độ cảm thọ gia tăng ghê gớm, có thể tăng lên mức độ gấp ngàn lần hơn, vậy, tất cả ma chướng trong thọ ấm là vì cường độ của những vọng tình nổi lên ghê gớm quá, mà từ xưa chưa từng có nên khó có thể kiểm soát nổi và những cảm thọ về yêu, ghét, mừng, giận, lo, buồn, sợ, vân vân, đều là những ma chướng hiện lên trong tâm hành giả nếu biết thì dần dần nó sẽ tiêu dung đi, còn không thì sẽ bị lạc mất chính thọ, lạc vào tà kiến.

Nay, xin giảng tiếp ma chướng thứ sáu trong thọ ấm.

KINH: Lại các thiện nam tử kia, thấy sắc ấm tiêu rồi, thọ ấm tỏ rõ..

GIẢNG: Khi hành giả đã tiêu dung được sắc ấm, thì lúc đó hành giả lọt vào lớp sương mù thứ hai gọi là thọ ấm, vì nó được dệt bằng một thứ quang minh hư minh, trong khi sắc ấm được dệt bằng những vọng tưởng kiên co. Vì vậy, khi vào đến thọ ấm, hành giả cảm thấy thân tâm rất lâng lâng, cảnh giới thì đẹp đẽ, vi diệu chưa từng thấy.

KINH: Trong chỗ thanh tịnh tâm được yên ổn.

GIẢNG: Lúc đó, nhìn thấy mọi cảnh giới đẹp đẽ vi diệu, tâm sinh ra một nỗi mừng vui vô hạn, đó là một thứ vọng tình khó thể kiểm soát nổi.

KINH: trong tâm mừng rỡ, không thể tự ngăn. Ấy gọi là lòng khinh an, không có trí huệ tự ngăn mình. Ngộ thì không có lỗi, không phải là chứng bậc thánh,

GIẢNG: Vì vậy, trong khi tu hành, bao giờ cũng phải giữ chánh niệm, tức là cái huệ không tịch, quán chiếu mọi cảnh giới đều là huyễn mộng. Sở dĩ hành giả sanh lòng mừng vô hạn là vì nếu chúng ta dở lại sách nhà thiền thì sơ thiền, tức là ly sanh hỷ lạc địa, vì hành giả đã ly được tham dục và bước vào trạng thái tâm thức của sự vui mừng, an lạc. Lên đến nhị thiền, tức là định sanh hỷ lạc địa. Ở sơ thiền, chưa có định, chỉ có ly được tham dục thấy tâm mình thơ thới khinh an, an lạc nhiều hơn nữa. Lên đến tam thiền thì vào được ly hỷ diệu lạc địa, tức là ba cái thiền đầu tiên là đi vào sự vui mừng, an lạc, nên vì vậy, các vị tu Như Huyễn Tam Ma Đề cũng đi qua những giai đoạn đó mà thấy lòng mình vui mừng vô hạn. Nếu không có trí huệ không tịch kềm chế thì lòng vui mừng nó lên phừng phừng, không kiểm soát nổi, sẽ có giong ma “Vui-mừng” chui vào trong tim gan. Vì vậy, khi một hành giả tu thiền đắc được tứ thiền là xả niệm thanh tịnh địa, tức là phải rời bỏ tất cả những niệm vui mừng đó, vì cảm giác mừng vui cũng làm cho tâm chao động. Nên phải hiểu, tiến trình tu của nhà Phật bao giờ cũng xoáy trôn ốc, phải vào sâu trong vui mừng đến cực độ, rồi phải rời bỏ, vì vậy không có một cảm giác nào sung sướng bằng nhập đệ tam thiền, niềm an lạc không thể nói, nhưng sau đó lại phải ly cái đó để bước lên đệ tứ thiền.

KINH: nếu nhận là chứng bậc thánh thì có một phần giống ma ”Thích-Vui-Mừng” vào trong tim gan, thấy người thì cười, ở bên đường cái tự ca, tự múa, tự bảo đã được vô ngại giải thoát, sai mất chánh thọ sẽ bị chìm đắm.

GIẢNG: Nếu trong lúc này, hành giả không có trí huệ không tịch khi niềm an lạc nổi lên bồng bột sung sướng quá, nên buông mình theo dòng vui mừng đó tạo một kẽ hở trong tâm, nên bị giong ma “Thích-Vui-Mừng” đi vào tim gan. Lúc đó, hành giả luôn cười sằng sặc, thấy cái gì cũng rất đáng cười; rồi ra ngoài đường tự ca, tự múa, tuyên bo ta đã được vô ngại giải thoát, lúc đó mất chánh thọ, mất chảnh niệm. Chánh thọ là hiếu pháp giới này chẳng có, chẳng không, vì nói là có cũng sai, nói là không cũng chẳng đúng. Không phải là vui, cũng không phải là khổ, nói là vui cũng sai, mằ nói là khổ cũng chẳng đúng. Lên cao hơn nữa thì không có cảnh ngoài tâm, mà chỉ toàn là duy tâm sở hiện, nếu hành giả rời sự quản chiếu ấy là mất chánh niệm, sẽ rơi vào ma chướng. Nên tu hành khó như người đi dây giữa hư không, không nghiêng bên này, cũng không nghiêng bên kia, vì nghiêng bên nào cũng bị ngã. Cũng như con chim phải có đủ hai cánh mới bay được, mà hai cánh đó tượng trưng cho lỏng ĐẠI BI BÌNH ĐẲNG VÀ TRÍ HUỆ BÁT NHÃ, nói Đại Bi thì đi vào “Có”, nói Bát Nhã thì đi vào “KHÔNG”, thành người tu thiền bị những căn bịnh “Đại Bi hồ đồ” hay “Bát Nhã hồ đồ”, sở dĩ dùng chữ “hồ đồ” vì đi lệch một bên thôi.

KINH: Lại các thiện nam tử, trong định kia, thấy sắc ấm tiêu rồi, thọ ấm tỏ rõ, tự bảo đã là đủ rồi, không căn cứ gì bỗng có lòng đại ngã mạn phát ra, như thế cho đến lòng mạn, quá mạn và mạn quá mạn, hoặc lòng ty liệt mạn một thời đều phát ra…

GIẢNG: Trong kinh có dùng một chữ đặc biệt gọi là tăng thượng mạn, mới được một ít cho là đủ, bèn dừng chân luôn tại đó, đồng thời khởi tâm cho rằng đã đắc quả thánh. Lỏng ngã mạn bừng bừng.

KINH: Trong tâm còn khinh thập phưong Như Lai, huống nữa là các bậc dưới như Thanh Văn, Duyên Giác…

GIẢNG: Là vì sao? Vì lúc đó vọng tình của hành giả nổi lên rất bồng bột, không kiểm soát nổi, cái ngã mạn, quá mạn, tăng thượng mạn, vân vân, cứ bốc lên đùng đùng, rồi theo đà đó, hành giả cho rằng thập phương Như Lai cũng chẳng ăn thua gì.

KINH: Ấy gọi là thắng giải quá cao.

GIẢNG: Thắng giải là khi ta nghĩ về một điều gì, nghĩ ra một loi lý giải nào đó và quả quyết cho rằng đó là đúng hơn cả. Như trường hợp này, hành giả bị thắng giải là khi vào được đến thọ ấm rồi, (thọ ấm là thuộc vọng tình), thì như vậy đã đắc quả thánh, còn hơn thập phương chư Phật, và không ai bằng được ta, rồi bám chặt lấy ý nghĩ ấy, đó là cái thắng giải vì không có trí huệ.

KINH: Không trí huệ tự cứu..

GIẢNG: Không trí huệ tức là không có trí huệ không tịch, biết tất cả đều là huyễn tưởng và huyễn tướng.

KINH: Ngộ thì không có lỗi, không phải là chứng bậc thánh. Nếu nhận là chứng bậc thánh thì có một phần giống ma Đại-Ngã-Mạn vào trong tim gan…

GIẢNG: Vì vậy, ta thấy có rất nhiều vị đạo sư trong thời mạt pháp này, đắc một chút thì lạc vào ma chướng mắc tội đại vọng ngữ, tuyên bố ta là Phật song hay đức Chúa sống, vân vân.

KINH: Không lễ chùa tháp, phá hỏng kinh tượng. Bảo đàn việt rằng, đó là đồ kim đồng, hoặc đồ thổ mộc, kinh là lá cây, hoặc là giấy lụa, xác thịt Chân Thường, không tự cung kính, lại sùng bái đồ thổ mộc thật là trái ngược…

GIẢNG: Hành giả khi vào đến thọ ấm, khởi vọng tình tột độ thì bỗng nổi lên lòng đại ngã mạn, tự cho mình đã chứng đắc, bèn khinh thập phương chư Phật, lại còn dạy cho các đệ tử mình rằng tất cả những hình tượng Phật, Bồ Tát chỉ là gỗ đá ăn thua gì đâu mà lễ lạy? còn kinh chỉ là lá cây hoặc, giấy lụa, việc gì phải cung kính quá đáng như thế? Thật là trái ngược! Chỉ có xác thịt này chính là chân thường, Phật sống là ta, sờ sờ trước mắt đây, lễ lạy đây mới là đúng, vân vân…

KINH: Những người quá tin, theo lời dạy phá phách, chôn bỏ trong đất. Do gây nghi ngờ lầm lạc cho chúng sinh, phải đoạ vào ngục vô gián, sai mất chánh thọ, sẽ bị chìm đắm.

GIẢNG: Dần dần hành giả khuyến cáo các đệ tử của mình ngày càng u mê. Lại bị giong ma Đại-Ngã-Mạn nhập vào trong người, cho họ một sức hấp dẫn chiêu dụ các đệ tử, đế cho họ sì sụp lễ mình, dần dần, các nữ đệ tử ngày càng mê mệt thầy mình, chìm đắm trong sự yêu thương, rồi len lén ngủ với nhau. Đủ chứng tỏ, vọng tình nếu không kiếm soát bằng trí huệ nó sẽ đi lạc ghê gớm. Nên ta có thể thấy rằng, trong tất cả các phái của tà sư bây giờ như Moon, dim dones, Rajnesh, vân vân, đều hành chuyện dâm dục, học trò ngủ với thầy rất nhiều. Tỷ dụ như đạo sư Rajnesh, ông ta là một giáo sư triết học rất giỏi ở Bombay, và còn giỏi luôn về thiền quán, có thể tâm thức đã đi vào được đến thọ ấm rồi, nhưng vọng tình nổi lên ghê gớm quá, lại thêm có nhiều nữ đệ tử đẹp hầu hạ, lễ lạy chung quanh, có phi cơ riêng, chín chục chiếc xe Cadillac, nhà cửa là những lâu đài đồ sộ, vân vân, làm sao có thể chống được những cảnh giới đầy quyến rũ ấy? Làm sao không ngã mạn và đi đến tham dục được? Trong khi ấy ông ta lại thuyết pháp cho các đệ tử là phải tự do luyến ái, bảo rằng người nam như ngọn núi nhô lên, còn nữ đệ tử đã thọ giáo thì tương tự như thung lũng vậy. Dần dần đi đến chỗ đắm nhiễm lẫn nhau, tham dục nổi lên, cả thầy lẫn trò đều hành dục, chìm đắm, sai mất chánh thọ lúc nào không hay. Trong thời mạt pháp, ma chướng về tham dục rất mạnh, đó là khí giới của Ma Vương, mà ít người thoát khỏi. Tôi không dám nói quá, nhưng cũng dám chắc rằng, trong mười tà sư bây giờ thì có đến sáu, bảy phái hành dục với nhau rồi. Ngày xưa, hồi tôi còn ở Seattle, trong ngôi chùa nhỏ, cùng sống với chú tiểu, chú có vẻ hơi ngớ ngẩn, nhưng lại rất thành thật, nhiều lần chú cứ muốn tự thiêu để cầu nguyện cho Việt Nam. Có lần chú tự tử, nhưng lại được cứu sống, sau đó, chú bỏ chùa đi một thời gian, có lần cảnh sát bắt chú vào viện dưỡng trí, sau lại được thả về về đến chùa, chú kể chuyện chuyến phiêu lưu của chú cũng thật buồn cười, chú kể, có lần chú lạc vào một nhóm đạo Krishna, (là một thứ Ấn Độ giáo, đệ tử thường mặc quần áo trắng), trong ấy, họ kê rất nhiều giường ngủ, sau cùng có một đứa con gái Mỹ đen trần truồng trước mặt chú, lúc ấy chú sợ quá, ôm mặt, vừa tụng chú Đại Bi, vừa chạy miết ra cổng, đứa con gái Mỹ cứ đuổi theo sau, xí xa, xí xô điều gì đó mà chú thực không hiểu. Đủ hiểu, thời bây giờ, ma dâm dục hoành hành kinh khủng. Trong Kinh Phật cũng đã cảnh giác nhiều, và nơi những trang Kinh sau đây, Phật nói đến những trường hợp bị quỷ nhập khá nhiều.

KINH: Lại các thiện nam tử trong định kia, thấy sắc ấm tiêu rồi, thọ ấm tỏ rõ, trong chỗ tinh minh, viên ngộ được tinh lý, được phép đại tùy thuận..

GIẢNG: “Trong chỗ tinh minh, viên ngộ được tinh lý” có nghĩa là hành giả đã rời sắc ấm sang được thọ ấm, đến cho tinh minh hơn và hành giả cho rằng đã ngộ được tinh lý ấy, ngộ thấy mọi vật đều biến ảo. Lúc đó, hành giả được phép đại tùy thuận, (chỉ nói thế là để so sánh với một người thường chứ hành giả củng chưa đến mức rot ráo đại tùy thuận của chư Phật đâu), tức là khi còn sắc ấm thì hành giả chuyển hóa cảm giác khó khăn hơn, như cảm giác vui chuyến thành buồn, hoặc buồn chuyển thành vui cùng phải mất một thời gian lâu, còn khi vào được thọ ấm thì cảm giác chuyển nhanh hơn, vì vậy hành giả nghĩ rằng đã được phép đại tùy thuận rồi.

KINH: Tâm bỗng sanh ra lòng kinh an khôn lường…

GIẢNG: Vẫn là sự khinh an, vui mừng, vì đang ở trong thọ ấm.

KINH: Bảo mình đã thành bực thánh, được đại tự tại…

GIẢNG: Tự tại là chuyển hiện những cảm giác, niềm vui nôi buồn một cách tự tại, tùy theo ý muốn một cách dễ dàng, lầm tưởng rằng đã đạt đến thần lực tự tại rồi.

KINH: Ấy gọi là nhân trí huệ được các sự khinh thanh.

GIẢNG: Trong kinh Phật chữ “Trí huệ” nhiều khi dùng chập chùng rất khó hiểu. Trí huệ trong thọ ấm này, chưa phải là trí huệ không tịch đâu, chỉ là một trí huệ tương đối, biết các pháp đều chuyển biến. Như khi còn vướng sắc thân này, thấy nó nặng nề khó chuyển, sang đến thọ ấm là vào đén bình diện của cảm giác thì thấy chuyến có vẻ dễ dàng hơn, thì đó chỉ là mới có trí huệ tương đối mà thôi. Nên Phật tử chúng ta, khi đọc Kinh thường họ bối rối về những danh từ với nhiều nghĩa trùng điệp, chẳng hạn như chữ “TẨM”, khi thì là Vọng tâm, khi thì là Chân Tâm. Một thí dụ khác là các cõi hoặc thế giới (gọi tắt là giới), mà chúng ta vừa tụng Ngài Phổ Hiền nói đến các thế giới chủng, the giới hải, vân vân, còn các cõi như cõi dục giới, sắc giới, và vô sắc giới, thì cũng gọi là giới, những cái Ngài Phổ Hiền dạy là những thế giới lớn, còn dục giới, sắc giới, vân vân, chỉ là những tầng trời hay cõi nhỏ thôi. Nên chữ trong nhà Phật dùng trùng trùng điệp điệp lẫn nhau, tùy theo mạch Kinh Phật dạy mà có nghĩa sai khác, ta phải nắm được cương lĩnh đó lại chính là ngũ ấm và ngũ nhãn.

KINH: Ngộ thì không có lỗi, không phải là chứng bậc thánh. Nếu nhận là chứng bậc thánh thì có một phần giống ma Thích-Khinh-Thanh vào trong tim gan, tự bảo là đã đầy đủ, không cầu tiến lên nữa. Bọn đó phần nhiều làm như Vô Văn tỳ khưu, gây nghi ngờ lầm lạc cho chúng sanh, rồi đọa vào ngục A-Tỳ, sai mất chánh thọ, sẽ bị chìm đắm.

GIẢNG: Trong đoạn kinh này, có nhắc đến Ngài Vô Văn tỳ kheo, tức là Thiện Tinh tỳ kheo. Hồi Đức Phật còn tại thế, ngài là một vị đệ tử giỏi của Phật, ngài đã đắc đệ tứ thiền, nhưng lại có tâm cho rằng mình đắc quả thánh, nổi tâm ngã mạn, lại còn làm nhiều điều ngang trái, (không hiểu ngài cố tình thị hiện để giáo hóa chúng sanh hay là thực). Kinh kể, nhiều lần Đức Phật vào trong thành khất thực chân Phật bao giờ cũng đi cách mặt đất khoảng độ mười phân tây, nhưng một ngần vết xoáy trong lòng bàn chân Phật bao giờ cũng in rõ trên cát, người nào nhìn được dấu in ấy, gọi là thiên bức luân, cũng đủ tiêu trừ nhiều phiền não. Ẩy vậy mà Thiện Tinh tỳ kheo cứ theo sau, Phật bước đến đâu ngài lại theo đến đấy để xóa dấu chân Thiên Bức Luân đi. Vào trong thành, lại không đi theo Phật khất thực, mà lê la đến đám Ni Kiền Tử ngồi xom, uống rượu, ăn bã đậu. Bắt chước tụi Ni Kiền Tử nói rằng, ta là A La Hán hiện thân (mà thực ra chỉ mới đắc đệ tứ thiền thôi), đồng thời lại tuyên bố rằng không có nhân quả nghiệp báo gì hết, cứ việc mở tung năm căn mà hưởng hết lạc thú trên đời. Đến khi lâm chung, lại khởi tâm phỉ báng, bảo rằng chư Phật chỉ nói lời vọng ngữ, chẳng có Niết Bàn gì cả, vì thấy rõ ngũ ấm của mình vẫn còn hiện tiền. Ngũ ấm hiện tiền là thế nào? Khi một vị A La Hán tiêu sạch phiền não mầm móng sinh tử rỏi, thì lúc các ngài mất và thần thức thoát ra, tiêu dung luôn, không thành thân trung ấm nữa. còn ngài Thiện Tinh tỳ kheo lại khác, chỉ mới đắc đệ tứ thiền thôi, nên khi chết thần thức thoát ra ngoài, không tan theo mây gió, mà vẫn có thân trung ấm tồn tại, vì vậy mới gọi là ngũ ấm vẫn hiện tiền, và sau khi nói lời phỉ bảng chư Phật, liền lúc đó, đất nứt ra, Thiện Tinh Tỳ kheo liền rơi thẳng vào địa ngục. Trở lại đoạn Kinh trên, những hành giả tu Như Huyễn Tam Ma Đề, vào được thọ ấm, bị giống ma Thích-Khinh-Thanh vào trong tim gan, tuyên bố giống như Tô Văn tỳ kheo là không có Niết Bàn, không có nhân quả, gây nhiều lầm lạc cho chúng sanh, vì vậy nên bị đọa vào ngục A-Tỳ. Nên một vị đạo sư, nếu có tâm mê hoặc chúng sanh, thuyết pháp khiến cho chúng sanh bị mờ mịt, không hiểu đạo lý thì tội nghiệp rất nặng.

KINH: Lại các thiện nam tử trong định kia thấy sắc ấm tiêu rồi, thọ ấm tỏ rõ, trong chỗ tỏ ngộ được tính hư minh, lúc ấy bỗng xoay lại hướng theo tính đoạn diệt, bác không nhân quả, một mực vào rỗng không, tâm rỗng không hiện tiền, cho đến phát sinh nhận định là đoạn diệt mãi mãi. Ngộ thì không có lỗi, không phải là chứng bậc thánh, nếu nhận là chứng bậc thánh thì có giống ma Rỗng-không vào trong tim gan, chê bai người giữ giới là Tiểu Thừa, chứ Bồ Tát đã ngộ được tính không thì có gì là trì với phạm. Người đó thường ở nhà đàn việt thiện tín, uống rượu, ăn thịt, làm nhiều điều dâm uế, nhân có sức ma nhiếp phục, người ta không sinh lòng nghi báng, tâm ma thâm nhập lâu ngày, hoặc ăn đại tiện, tiểu tiện, cũng như ăn thịt uống rượu, vì tất cả đều không, phá luật nghi của Phật, làm cho người khác lầm lạc, sai mất chánh thọ, sẽ bị chìm đắm.

GIẢNG: Đoạn Kinh này, Phật dạy mắc vào loại ma này thì hơi khác với loại ma vui mừng, sợ hãi, kiêu mạn, vân vân, vì giong ma này siêu hình hơn, nó Ị à loại Ma-Rỗng-Không, vì sao? Khi hành giả vào thọ ấm, thoát được những sắc tướng von chính là những khu vực bóng toi, sang đến thọ ấm là khu vực có nhiều ánh sáng hơn, thấy rằng mọi vật đều là quang minh, nó huyền ảo, có thể chuyển biến được. Trong lúc đó hành giả khởi tâm ưa thích, thấy rằng tất cả mọi vật đều là hư ảo thì rơi vào trong tính đoạn diệt. “Bác không nhân quả, một mực vào rỗng không. ” vì vậy tâm có kẽ hở, trong ứng ngoài hợp, sẽ bị con Ma-Rỗng-Không chui vào trong tim gan. Nhưng ta cũng cần biết rằng, cái Không nhà Phật nó là Chân không, bổn cụ, là như Thật Không, và Như Thật Bất Không. Còn trường hợp này chỉ rơi vào một mặt là Không xuống, nên rơi vào cái “ngoan không”, rỗng tuếch, mà không biết trong không ấy có cả Bát Nhã và Đại Bi, vì sao? Vì hành giả mới bước chân vào hư minh nên cảm thấy nó an lạc vô biên, vội nghĩ rằng tất cả đều không, nên chấp luôn cái ý nghĩ đó và rơi vào một bên là chấp không, lúc đó có ma Rỗng-Không đi vào trong tim gan, tác động vào tâm thức làm cho hành giả mất chánh thọ, sẽ bị đọa. VỊ đó đi thuyết pháp, bài bác Tiếu thừa, cho rằng đó chỉ là một bọn ngu si, chỉ biết chăm chắm giữ giới còn ta là Bồ Tát đâu cần phải giữ giới, vì tất cả đều không, muốn ăn thịt thì cứ ăn, muốn hành dục thì cứ việc làm, đưa đến tình trạng không còn gì để trì với phạm, dần dần bị ma dẫn dắt, ngày càng hồ đồ, cứ tới nhà đàn việt ăn thịt, uống rượu, làm nhiều điều dâm uế, nhưng vì có sức ma nhiếp phục, khiển những thiện nam, tín nữ chung quanh chu cấp cho chu đáo, không khởi tâm nghi ngờ và hủy báng, lâu ngày, thì cũng giong như bọn Ni Kiền Tử, ăn phân, uổng nước tiếu cũng coi như ăn thịt uống rượu vậy, vì giữ giới hay không cũng đâu thành vấn đề, rồi rơi vào chuyện dâm uế, hành dục lẫn nhau, sẽ bị đọa.

KINH: Lại các thiện nam tử trong định kia, thấy sắc ấm tiêu rồi, thọ ấm tỏ rõ, nghiền ngẫm cái hư minh, ghi sâu vào tim cốt, trong tâm bỗng có lòng yêu vô hạn sinh ra, yêu quá phát điên bèn làm chuyện tham dục. Ngộ thì không có lỗi, không phải là chứng bậc thánh, nếu nhận là chứng bậc thánh thì có giống ma Ngũ-Dục vào trong tim gan, một mặt bảo sự dâm dục là đạo Bồ Đề, dạy các bạch y (cư sĩ tại gia) bình đẳng làm chuyên dâm dục, những người hành dâm gọi là trì pháp tử, do sức tà ma nhiếp phục, kẻ phàm phu trong đời mạt pháp, số đến cả trăm, như thế cho đến hai trăm, hoặc năm, sáu trăm, nhiều đến ngàn vạn. Khi ma sinh chán, rời bỏ thân thể, đã không còn uy đức thì sa vào lưới pháp luật. Do gây nghi ngờ lầm lạc cho chúng sanh, phải đọa vào ngục Vô Gián, sai mất chánh thọ sẽ bị chìm đắm.

GIẢNG: Ở đây, Phật lại nói thêm một ma chướng khác trong thọ ấm là hành giả, khi vào được thọ ấm, được cảnh định nghiền ngẫm cái hư minh, ghi sâu vào tim cốt. Sanh lòng yêu thương vô hạn mà thiếu trí huệ. Trong các tôn giáo khác cũng nói đến lòng yêu thương, phải yêu kẻ khác như chính mình vậy. Nhưng Đạo Phật khác ở chỗ nhấn mạnh về trí huệ. Tu là phải vượt vọng tình lên đến mức tưởng. Nên nói đến chữ yêu là vẫn còn thấp, còn trong vọng tình rất nhiều. Đạo Thiên Chúa giáo thường dùng chữ bác ái, nói yêu người như ta vậy. Lại nữa, thí dụ như một bà sơ nguyện ngắm đức Christ như một vị phối ngẫu của mình, phát đại thệ nguyện đời đời kiếp kiếp đi theo Chúa, được phục vụ Chúa, và được đeo nhan như nhẫn cưới vậy. Ấn Độ giáo cũng vậy, có những phải Tantra quán chiếu thánh mẫu Kali như một người phối ngẫu của mình, hay một nữ tín đồ Ấn Độ giáo, quán chiếu thần shiva là người chồng, vân vân. Còn Đạo Phật thì khác hẳn, không bao giờ chủ trương đi vào vọng tình một cách u mê như vậy, vì nhà Phật cho rằng, những điều đó chỉ đưa con người vào vọng thôi, mà ngay cả đến tưởng cũng còn cho là thấp, tuy đã hơn vọng tình nhiều. Nhưng chúng ta đây, tu Tịnh Độ là cầu xin vãng sanh về Cực Lạc, đó cũng là một thứ tưởng, nhưng cao hơn một bậc, vì không ai trong chúng ta thờ Đức A Di Đà mà có ý tưởng muốn ôm hôn ngài và coi ngài như vị hôn phu của mình, nhưng các tôn giáo khác đều có ý nghĩ như vậy. Nên chúng ta phải cảnh giác, vọng tình chỉ là mầm luân hồi mà thôi, nhưng nếu các vị trong tôn giáo khác quyết chí tu hành, giữ giới hạnh, thì dù có những ý tưởng chọn cho mình một thần linh nào như vị phối ngẫu thì khi mạng chung, cũng có thể lên được tầng trời, nhưng chỉ là những tầng trời còn nằm trong dục giới, thuộc về Thiên thừa thôi. Thí dụ như quán chiếu chúa Giê-Su là người phối ngẫu, lâu ngày, khi chết có thể lên được tầng trời, nhưng đó cũng chỉ ở trong vòng thọ ấm thôi, vì vẫn còn luẩn quẩn trong vọng tình. Có một phải gọi là Tantra of Sex, chủ trương dùng tham dục và vọng tình để quán tưởng. Ấn Độ giáo cũng có một phái chủ trương lấy hành dục quán tưởng, nghĩa là trong lúc giao hợp thì tìm trong đó sự giải thoát. Cho chúng ta thấy sự móc níu giữa bản năng tình dục và bản năng tôn giáo. Chỉ có Đạo Phật là vượt hẳn trên xác thịt và vọng tình, vì Đạo Phật chủ trương Đại Bi (không phải lòng yêu), một lòng thương xót bình đắng, đồng thời chủ trương đạt đến trí huệ tột cùng không tịch.

Trở lại trong đoạn kinh trên, khi hành giả vào được đến thọ ấm, thấy lòng mang mang là phải yêu người khác, thì vọng tình khởi lên mạnh mẽ, nhìn chung quanh nhìn thấy ai cũng khởi tâm yêu thương, rồi một hôm, thấy có bóng dáng đẹp đi qua, ban đầu cũng khởi lên một ý tưởng yêu thôi, dần dần, yêu thương đó đi lần đến ái kiến, rồi vì không có trí huệ giữ gìn, rồi len lén hành dục với nhau, sau lại bị con ma Ngũ-Dục là cho lạc mất chánh thọ, đăng đàn thuyết pháp khuyến khích người hành dâm, cho đó là trì giữ pháp, người hành dục là trì pháp tử, những tà sư như thế, trong thời mạt pháp có đến hàng trăm ngàn vạn đệ tử, vì vừa dễ tu, vừa khoái lạc, nên người theo ùn ùn đông vô số kể. Chung quanh đây, đã từng có rất nhiều tà sư như thế khắp nơi đúng như đức Phật đã huyền ký từ hơn hai ngàn năm trăm năm nay.

Đó là hết phần ma chướng thuộc về thọ ấm, chương kế tiếp chúng ta sẽ sang thập cảnh ma chướng thuộc về tưởng ấm.