MA CHƯỚNG
TRÊN ĐƯỜNG TU
QUYỂN II
Tịnh Liên Nghiêm Xuân Hồng
MA TÂM MA SỰ CỦA NGƯỜI TU

 

LỜI TỰA

Tiến trình giáo dục học đường như thế nào thì tiến trình đi vào con đường tu chứng cũng gần giống như vậy. Nếu ai đã trải qua mấy chục năm ngồi trên ghế nhà trường, từ các lớp mẫu giáo đến các lớp tiểu học, trung học, cao đẳng v.v… Sẽ hiểu rõ được luật nhân duyên và nhân quả. Bây giờ thử nhìn lại quãng đường đi qua, từ các lớp võ lòng đến trung học, chúng ta thấy rõ nhiều bạn bè đã bị rơi rớt, bỏ học từ nhiều nguyên nhân và các điều kiện khác nhau, có đứa vì đau ốm mà bỏ học, có đứa vì gia đình nghèo mà bỏ học, có đứa vì dư điều kiện vật chất để học nhưng từ những lý do thầm kín trong quá khứ (kiếp trước), nên chỉ biết chơi bời lêu lổng, ngày ngày chơi, không vào lớp, rồi bị quyến rũ chơi bời bởi các bè bạn hư đốn mà bỏ học, hoặc chúng rủ rê bạn bè đi vào con đường hư hỏng và còn nhiều cách rơi rớt khác. Vì thế, khi lên đến trung học hoặc đại học, nhìn bạn bè xung quanh, chúng rơi rớt gần hết, có khi xem qua ngó lại chỉ cỏn chơ vơ một mình giữa những học sinh mới. Chúng tôi tạm mượn câu chuyện học đường để hiểu những sự khó khăn trên bước đường tu học và những sự rơi rớt của các bạn đạo, đôi khi chính mình cùng gặp các chướng duyên, có khi vượt qua dễ dàng nhưng có khi cũng ngã lòng, nản chí.

Lúc chưa tu hành chúng ta thường phê bình gay gắt các tu sĩ, các bạn đạo, bởi vì chúng ta chưa chứng nghiệm được những chướng ngại trên con đường đi đến siêu-việt, (những chướng ngại ấy Phật học gọi là các ma chướng), nhưng khi mon men bước vào con đường tu học, mới biết rằng sự tu hành cũng có nhiều rắc rối, lắm chông gai (ma chướng) đang chờ đợi chúng ta. Mỗi lần vượt qua được thử thách này, chẳng bao lâu thử thách khác lại đến, có những lúc hai ba thử thách (ma chướng) cùng đến một lúc, làm chúng ta choáng váng mặt mày, có lúc các chướng ngại làm cho chúng ta khủng hoảng, hoặc thoái chí, hoặc muốn bỏ cuộc hoặc tệ hơn nữa, có một số Phật tử chưa hiểu biết sâu Phật Pháp, thấy các chướng duyên đến dồn dập, khiến họ mất bình tĩnh, sinh ra sợ sệt. Nhưng nếu chúng ta hiểu chín chắn Phật Pháp rồi, thì xem những chướng duyên ấy chỉ là những sự thử thách nghịch, cũng có thể là những thử thách thuận, nhưng thuận hay nghịch cũng đều giúp chúng ta chóng thành tựu đạo nghiệp.

Trên đây, chúng tôi chỉ đề cập sơ qua một vài sơ chướng trên lộ trình đi đến giác ngộ, giải thoát. Tuy nhiên, tôi muốn nhắc cho những ai muốn đi đến giác ngộ viên mãn, trước hết chúng ta phải phát Bồ-đề-tâm thật dũng mãnh rồi mới bước vào nhà Như Lai, mặc áo Như Lai, ngồi tòa Như Lai. Nhưng thế nào là vào nhà Như Lai? Nhà Như Lai là Tâm từ bi. Thế nào là mặc áo Như Lai? khiêm tốn, như hòa, áo giáp nhẫn nhục là Áo Như Lai. Và thế nào là tòa Như Lai? tất cả vạn hữu vũ-trụ là Không (vạn-hữu đều từ nhân duyên sinh mà có sinh, có diệt, nên gọi là không). Đó chính là tứ trụ vững chắc (phát bồ-đề-tâm, vào nhà Như Lai, mặc áo Như Lai, ngồi tòa Như Lai) của người muốn thành tựu đạo nghiệp một cách viên mãn.

Tuy nhiên, người muốn đạt đến giác ngộ, giải thoát, cũng cần nên biết các chặng đường dễ, chặng đường khó, chặng đường bằng phẳng, chặng đường quanh co, gai gốc v.v… nói theo đạo phật, những chướng duyên thô sơ, những chướng duyên vi tế và những chướng duyên cực kỳ vi tế. Hiểu biết rõ ràng để không sợ bị lầm lạc, không sợ bị rơi vào các cạm bẫy của ma quỷ, chứ không phải thấy nghe các chướng rồi sinh lòng chán nản. Bởi vì, Phật giáo lấy trí tuệ làm nền tảng (Duy-Tuệ-Thị-Nghiệp) chứ không phải chỉ nhắm mắt đưa chân, mặc cho con Tạo xoay vần đến đâu. Không, tuyệt đối không để cho con Tạo xoay vần, bởi vì Đức Phật có dạy rõ trong Kinh Hoa Nghiêm, Tâm hồn con người như một họa sĩ, nó vẽ ra vạn hữu vũ trụ, vẽ ra Phật, Chúa, con Tạo (Nhất thiết duy tâm tạo). Vì thế, chúng ta đừng bao giờ sợ sệt, hoặc ngã lòng khi nghe nói đến những ma chướng cực kỳ vi tế, trái lại nhờ ma chướng mà chúng ta đạt được giác ngộ trọn vẹn, cũng như sau khi dùng bát sữa của nàng Su-dzà-ta, đạo sĩ Tất-Đạt-Đa xuống sông Ni-Liên-Thuyền tắm rửa sạch sẽ, rồi đến bên gốc cây bồ đề tuyên thệ rằng “nếu không thành chánh giác, tôi quyết định không rời khỏi chỗ này”. Nói xong, Ngài ngồi trên tòa Kim Cang suốt bốn mươi chín ngày đêm. Trong thời gian ấy Ngài trải qua vô số ma chướng nội tại lẫn ma chướng ngoại tại, lần lượt công phá, nhưng Đạo Sĩ Tất-Đạt-Đa vẫn bình thản, khắc phục được ma chướng nội thân, nội tâm và hàng phục được các ma chướng xung quanh trong thế giới tự nhiên. Sau cùng, các Thiên ma Ba-tuần từ cung trời Tha-hóa tự-tại đến đánh phá, chúng dùng danh vọng, sắc đẹp và các sức hấp dẫn khác, có lúc rất dữ tợn, có lúc rất dịu dàng, để làm cho Đạo Sĩ Tất-Đạt- Đa khủng hoảng, nản chí, bỏ cuộc hoặc rơi vào mê lầm cố chấp, ôm ấp các đối tượng bất thực làm thực tại rồi tự động dừng lại ở đó. Nhưng các hấp dẫn lực, các sự dữ ấy không đủ sức lôi cuốn, chúng phải dùng đến những năng lực siêu nhiên để áp đảo, quấy phá nhưng vẫn không lay chuyển được ý chí của Tất-Đạt-Đa. Vì thế, bốn giờ sáng đêm thứ 49, Ngài liên tiếp chứng ngũ nhãn, lục thông và đạt đến giác ngộ Vô-thượng-bồ-đề.

Vì tâm đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả mà Chư Phật Bồ-Tát luôn luôn thuận theo dỏng sinh tử để tế độ nhân loại, chúng sinh. Ngược lại, chúng ta đang cố gắng khai mở bốn đại tâm mà phải đi ngược dòng thế tục, ngược dòng sông sinh tử, để cầu đạo giải thoát. Đức Thế Tôn đã mở đường, chỉ rõ các lối đi khó, dễ và các phương pháp hàng phục ma quân, khắc phục quỷ dữ. Như vậy, chúng ta an tâm tu tập, chắc chắn sẽ vượt qua những ma chướng trên lộ trình đến giác ngộ viên mãn. Đức Phật lại dạy? “Tôi là Phật đã thành, các bạn là Phật đang thành và sẽ thành”. Neu hiểu rõ và làm đúng phương pháp Bát-Chánh-Đạo, chúng ta sẽ thành Phật như Phật đã thành vậy. Cũng như nhà khoa học và bất cứ ai làm đúng công thức sẽ có những kết quả như nhau.

Chúng tôi trình bày hơi dài dòng để mọi người hiểu rằng con đường từ phàm phu đi đến giác ngộ rốt ráo, là một quá trình mà hành giả phải trải qua nhiều gian nan, phải gặp lắm ma chướng hoặc thuận, hoặc nghịch vẫn không làm chúng ta sờn lòng, nản chí. Bởi vì, nghịch cảnh là bạn lành, các ma chướng là những bậc thầy giúp chúng ta dũng mãnh tiến lên thành chánh giác. Nhưng nếu chúng ta không phát Bồ-đề-tâm một cách dũng mãnh, không vào nhà Như Lai, không mặc áo Như Lai, không ngồi Tòa Như Lai, thì khó thành tựu đạo nghiệp. Tại sao như vậy? bởi vì lúc còn ở phàm phu (chưa phát tâm tu hành) ma chướng ít đến, nhưng khi đã phát tâm tu hành, ma chướng bên trong lẫn ngoài léng phéng đến rình rập. Nhưng nếu chỉ tu lơn tơn, thì ma chướng cũng chỉ đến đùa giỡn lơn tơn; nếu chúng ta quyết chí tu, thì ma chướng mỗi lúc càng nhiều, càng lúc càng mạnh mẽ. Ví dụ lúc sinh hoạt bình thường, chúng ta cảm thấy rất thoải mái, rất tự nhiên nhưng khi vào tụng Kinh, niệm Phật, ngồi thiền v.v…thì những sự ngứa ngáy bắt đầu xuất hiện từ chỗ này đến chỗ khác. Hết ngứa ngáy đến đau lưng, mỏi mệt. Nhiều lúc muốn ngủ nhưng không ngủ được, đến khi ngồi thiền thì chưa đầy năm phút, chúng ta đã ngủ gà, ngủ gật lại ngáy lớn nữa. Lại có người vì quá cố gắng tu hành, có thể ép xác, để chóng thành đạo. Vì quá dồn ép nên sinh ra các chứng bệnh rồi chán nản, bỏ cuộc. Nhưng Đức Phật, bậc Đạo Sư của chúng ta đã trải qua những kinh nghiệm quý báu, và Ngài dạy rất cẩn thận rằng: “các con hãy lấy Trung Đạo làm gốc, chớ nên ép xác mà cũng đừng nên phóng túng, lãng mạn chạy theo vật chất và cũng đừng quá cố gắng dễ sinh đau bệnh, khó đạt đạo vô thượng Bồ Đe. Bởi vì, phàm thái quá thường sinh bất cập”. Trên đây là các sơ chướng thô kệch mà cũng đã gây ra lắm phiền não, khó tu hành huống chi nói đến chứng đạo. Mặc dù khó khăn như vậy, nhưng chúng là những phiền não chướng mà chúng ta có thể trông thấy, có thể nhận diện được chúng và cũng có thể dùng các phương pháp để chữa trị.

Ngoài các thô chướng mang tính sinh-vật-lý, còn có một thứ ma chướng hơi vi tế thuộc về tâm lý, thường xuất hiện ở những người tu hành rất thanh tịnh, từ trong bản thể của tâm hồn thanh tịnh phát ra những thanh tướng, những hảo tướng và những tia hào quang rất đẹp và cực kỳ vi tế (những nhà tu đã đến trình độ cao, họ có thể nhìn thấy các tia sáng rất nhẹ nhàng, rất xinh đẹp, có thể là màu xanh lợt, cũng có thể là nhiều màu đẹp tùy theo mức độ thanh tịnh của người tu mà màu sắc của ánh sáng (hào quang) khác nhau và tỏa ra rộng hay hẹp) bên trong thân thể, nhất là từ bộ não tỏa ra một sức hấp dẫn, lôi cuốn sự tò mò, sự chú ý của những người khác phái, cũng có thể là cùng phái. Vì thế, các nhà tu thường bị sa ngã trong giai đoạn này, nếu họ thiếu phương pháp, thiếu quyết tâm, thiếu đức khiêm tốn (bởi vì giai đoạn này cái bản ngã bị tăng cao lên một cách vô thức, các tính ngã mạn sẽ khởi lên), nhất là thiếu sức gia-trì (sức giúp đỡ) của Chư Phật, Bồ-Tát.

Nhưng khi chủ thể vượt qua được những mạng lưới của sơ chướng rất thô kệch, người tu sẽ gặp những ma chướng vi tế hơn ở chặng đường giữa. Các loại ma chướng này có tính cách tâm lý nhiều hơn, như khi sinh hoạt bình thường, tâm hồn chúng ta rất phẳng lặng, nhưng lúc ngồi thiền thì những hình ảnh, những hoài niệm (vọng niệm) xa xưa đến hiện tại, từ thẩm cung của tiềm thức mịt mờ dồn dập hiện lên ý thức như dòng thác chảy không ngừng. Tuy nhiên, chúng ta có thể làm cho nó dừng lại bằng các phương pháp quán như sổ- tức-quán (theo dõi và đếm theo hơi thở), quán tứ đế (suy nghĩ về các sự khổ, cảnh khổ ở đời và xem xét các nguyên nhân nào đã tạo ra các sự khổ nhu vậy), hoặc quán thân bất tịnh (xem xét thân thể của chúng ta bài tiết ra những chất uế trược từ sáu chỗ bẩn) v.v… quán sát, suy nghĩ như vậy, lỏng chúng ta trở nên yên tĩnh. Mặc dù đây là những ma chướng tâm lý, khá tế nhị nhưng diệt nó chưa phải là khó. Bởi vì, nó vẫn còn nằm trong ngọn ngành phiền não, chưa phải là gốc rễ hay căn bản phiền não.

Cây càng cao, càng bị gió làm lay chuyển mạnh mẽ, nếu rễ không đủ sâu, cây sẽ bị tróc gốc, nếu cành cây thiếu dẻo dai sẽ bị gãy nhanh, lúc gió lớn thổi. Cũng như vậy, tu càng cao càng bị ma chướng cả nội tại lẫn ngoại tại làm quấy phá, có khi rất nhẹ nhàng, rất êm ả, có khi dồn dập dữ dội, có khi diễm lệ, có khi rất thô kệch V.V.. nghĩa là ma chướng vi tế này xuất hiện dưới nhiều nội dung và hình thức khác nhau, có khi vì mê lầm chấp chặt vào bản ngã cho là thực tại bất biến, hoặc sau khi phá được ngã chấp nhưng rồi bị kẹt vào ôm chặt các pháp ngoại tại là hằng hữu; có khi do sự biến hóa của Mạc-na-thức còn gọi là ngã-thức hay bản-ngã như lúc thiền định bỗng nhiên từ tiềm thức khởi lên những ảo tưởng rằng, mình đã tu quá cao, không cần tu lên nữa, như vậy là đường tiến lên đã bị khóa chặt, chỉ còn bị rớt xuống phía dưới; có khi từ tiềm thức xuất hiện các ảo ảnh rất đẹp đẽ, có đủ các đức tính toàn như, toàn trí, toàn hao, toan nang v.v… nghĩa là hình ảnh của mình bị đồng hóa như hình ảnh của Thượng Đế ở cung Trời Trung-thọ-thiên hoặc Trường-thọ-thiên vậy. Những ảo ảnh ấy tạo cho ta những vọng tưởng điên đảo rồi chấp chặt lấy để sống chết và các ảo tưởng đương nhiên trở thành chân lý bất biến đối với kẻ mê và nó tha hồ dẫn họ đi vào tà đạo, hoặc ma-quỷ-đạo v.v… Trong Kinh Lăng Nghiêm gọi đây là giai đoạn đi tới hành ấm, chuẩn bị vượt qua hành ấm để tiến về thức ấm.

Tuy nhiên đây cũng chưa phải là giai đoạn chót trong quá trình tiến tu đạo nghiệp, chúng ta còn phải tiếp tục tu hành một cách dũng mãnh để diệt trừ hết các căn bản phiền não. Vì vậy, giai đoạn thứ năm là Càn- Huệ-ĐỊa, càn có nghĩa là khô rốc, địa là mảnh đất. Tại sao gọi là càn địa? nghĩa là mảnh đất rất khô như sa mạc nắng cháy, cỏ không mọc được nữa. Sau khi qua khỏi quả vị A-La-Hán tức địa thứ tư, chủ-thể tiếp tục nữa sẽ đạt đến giai đoạn thứ năm tức Càn-Huệ-Địa còn gọi là Nan-Thắng-Địa, người tu đạt được Trí-Bình- Đẳng. Chủ thể đang bước qua mảnh đất của Bồ-Tát, ở giai đoạn này (địa) nay người tu hành nhổ sạch hết các lóp cỏ dại (các loại tùy phiền nào), chẳng những các lớp cỏ gai đã bị nhổ sạch mà các loại cỏ không thể sinh lên được nữa. Các loại cỏ gai chính là các tính tham lam, sân hận, ngu si là các thứ căn-bản phiền-não. Đến đây, chủ thể đã vượt qua được một giai đoạn rất dài trong tiến trình đi đến thập địa Bồ-Tát mà Pháp-Vân-Địa là giai đoạn hay địa cuối cùng của Bồ-Tát chuẩn bị lên Ngôi Diệu Giác thành Phật (thập địa: 1/ Hoan hỷ địa. 2/ Ly cấu địa. 3/ Phát quang địa. 4/ Diệm huệ địa. 5/ Nan thắng địa (càn huệ địa). 6/ Hiện tiền địa. 7/ Viễn hành địa. 8/ Bất động địa. 9/ Hiện huệ địa. 10/ Pháp vân địa).

Nói tóm lại, người tu hành cũng giống như một người lái xe cần phải có bản đồ trên xe, nhờ đó không sợ bị lạc đường. Cũng như vậy, bộ Kinh Thủ Lăng Nghiêm được coi rất quan trọng, là kim chỉ nam đối với những ai muốn tu thành chánh giác. Lúc còn sinh tiền, Bồ Tát Tịnh Liên, Nghiêm Xuân Hồng, Pháp Danh Minh Pháp đã đem bộ Thủ Lăng Nghiêm ra giảng và giải rõ hơn về những ma chướng, hầu giúp các đạo hữu theo học lớp Phật Pháp mỗi chiều chủ nhật tại chùa Liên Hoa. Nay các Đạo Hữu trong Đạo Tràng Hoa Nghiêm in lại những lời giảng xưa thành sách, lấy tên là MA TÂM VÀ MA SỰ CỦA NGƯỜI TU. Bộ luận giải này được xem như một phần nhỏ của bản đồ tu Phật, có thể giúp một phần quan trọng cho những ai muốn tiến tu đạo nghiệp một cách vững vàng, để đạt đến cứu cánh rốt ráo.

Nam Mô Hoan-Hỷ-Tạng Bồ-Tát Ma-Ha-Tát

Thích Chơn Thành

 

CHƯƠNG BẢY

May 26, 1989

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật,

Trong cuốn một, chúng ta đã giảng nói về phẩm “Ma Chướng” của Kinh Lăng Nghiêm và đã kết thúc được phần Ma chướng về thọ ấm. Hôm nay, chúng ta, tiếp tục cuộc hành trình đi vào ma chướng của hành ấm và thức ấm. Trong ba phẩm ma chướng đầu, về sắc ấm, thọ ấm và tưởng ấm, thì đó là những ma chướng thuộc về tham, sân và một chút về si thuộc phần thô, do lòng mong cầu và những vọng tình khởi lên quá mãnh liệt. Phần đông, ở chặng sắc ấm, các Thiên ma chưa can thiệp vào mấy, nhưng đến phần thọ ấm và tưởng ấm, các Thiên ma can thiệp vào mãnh liệt. Phần đông, những hành giả tu “Như-huyễn-tam-ma-đề” bị những ma chướng ấy, thường hay rơi vào ma chướng nặng nề nhất là vấn đề tham dục. Khi đi sang đến hành ấm và thức ấm, thì những loại ma chướng lại càng vi tế hơn, khó nhận, khó lường hơn, đồng thời, các Thiên ma không còn can thiệp vào nữa, mà chỉ do nội tâm, do những ma ý của chính hành giả nổi lên, nó thuộc về Mạn và Nghi. Tâm nghi ngờ, tâm kiêu mạn, nghĩ rằng mình đã đắc quả, chứng được bậc thánh, nghĩ rằng mình là Thần Ngã, là Tự-Tại-Thiên sinh ra các chúng sanh, hoặc cho rằng mình đã đến Niết Bàn rồi mà không chịu tiến tu nữa v.v… Những phần này đều thuộc về mạn và nghi. Nói cho đúng thì mạn và nghi cùng thuộc về SI, nhưng cái si trước là những si thô, còn cái si này là những si rất vi tế, nhỏ nhiệm, khó nhận biết. Các vị này tu tới đây là đã cao lắm rồi…

Trở về phần hành ấm, Phật nói là để cảnh giác những ngoại đạo, vì họ hay vấp ở đoạn đường này. Còn ba phần trước, về sắc ấm, thọ ấm và tưởng ấm là Đức Phật cảnh giác chung cho tất cả các đệ tử của Ngài và ngoại đạo. Đến hành ấm là cảnh giác nhiều cho ngoại đạo vì họ ưa dừng chân ở đây, rồi đến thức ấm, Ngài cảnh giác vừa là cho ngoại đạo, đồng thời Ngài cảnh giác các đệ tử Thanh Văn, Duyên Giác và các vị A La Hán của mình. Vì các vị khi tu đến mức độ này, hay mắc căn bệnh “triền không”, ngừng chân tại đó hưởng niềm an lạc tịch tĩnh mà không chịu tiến bước nữa. Phần nhiều ngoại đạo Ấn Độ cũng hay mắc ở giai đoạn của hành ấm, và thức ấm, đó là một trong những lý do chính khiến Chư Phật hay xuất hiện nơi đời bên Tây Trúc, vì có nhiều hành giả rất khổ công tu hành nhưng thường thường không đi được đến chỗ tận diệt những vọng tưởng điêu linh, mà hay mắc vào những cõi trời Sắc giới và Vô Sắc giới, cho đó là Niết Bàn rồi, cho rằng, mình là Thượng Đế, là Minh Đế, là Tự-Tại-Thiên v.v… Đó là những nét chung về ma chướng. Còn về Lăng Nghiêm, thì chúng tôi nghĩ rằng, trong mười vị Phật tử, chưa chắc đã có được môt, hai vị vị đọc Kinh Lăng Nghiêm mà phần nhiều điều bị dội ra hết. Nên có thể chỉ có một số ít người đọc được hết cuốn thôi và cũng chỉ hiểu được vài phần. Song việc hiểu Kinh Lăng Nghiêm là quan trọng hết sức, những người hiểu giáo lý nhà Phật cũng biết rằng khi tu hành mà không hiểu Lăng Nghiêm thì không được chắc chắn lắm. Ta thấy rằng, trong Kinh Đại Thừa, Kinh Thủ Lăng Nghiêm được coi là cột trụ. Vì sao? Vì Ngài dạy lối tu “Như-huyễn-tam-ma-đề”, là pháp môn tối thượng của chư Phật, Ngài lại nói rõ rằng, những người tu thiền định mà không tụng chú Lăng Nghiêm thì chắc chắn lạc vào ma đạo. Nên những người bài bác Kinh Lăng Nghiêm và chê chú Thủ Lăng Nghiêm thì tội chướng rất nặng nề. Và hình như những người bị ma chướng thì rất sợ hãi Kinh Lăng Nghiêm có khi muốn run sợ, nổi gai ốc, chỉ muốn bài bác, không muốn cho người khác tụng đọc.

Ở đây, tôi muốn nhắc quý vị nhớ đến một điểm là câu chuyện Đức Phật kể về chàng Diễn Nhã trong thành Thất La Phiệt. Một buổi sáng chàng soi gương thấy có hình người trong gương rất đẹp, rồi bỗng khởi tâm, nghĩ mình không có đầu, nên phát cuồng chạy khắp trong thành đi kiếm cái đầu của mình. Câu chuyện này, tôi có giảng kỹ về sự khởi vọng trong ban kinh rồi, nhưng có một điểm thứ hai, tôi muốn trình bày thêm cho quý vị, điểm này thuộc về nhận thức khoa học nhiều, và phải nói cái điểm thứ hai này mới thấy rõ chân lý nhận thức và nhãn lực của nhà Phật như thế nào. Đây có một điểm then chốt là lúc Phật dạy về “cái nghe”, tức là cái nghe của tai và âm thanh bên ngoài. Đức Phật dạy: “Này ông A Nan, trong rừng Kỳ Đà, khi triệu tập tăng chúng để đi thọ trai, thì người ta đánh trống, vậy thì A Nan, ý ông nghĩ sao? Khi nghe tiếng trống ấy là tiếng chạy đến bên tai, hay cái nghe chạy đến bên cái trống?…” Quý vị có ai có ý kiến gì về câu hỏi này của Đức Phật không?

Phật tử: Theo sự hiểu biết thiển cận của tôi và theo nhận thức của con người thì hiển nhiên là âm thanh nó chạy đến tai. Chính khoa học cũng xác nhận điểm đó, cho rằng âm thanh là những làn sóng vi ba, từ cái trong nó là rung động môi trường không khí và sự di động dội vào màng nhĩ, màng nhĩ rung lên thì các te bào tiếp nhận và chuyển lên não, đó là nhận thức của khoa học. Nhưng theo lời ông giảng trước kia, tôi hãy còn nhớ loáng thoáng thì hình như chẳng có cái gì đến cái gì cả?!…

Đáp: (cắt ngang…) Ông nói thế thì không rõ ràng gì cho lắm. Theo lập luận đầu tiên này, trống ấy phát ra tiếng, tức luồng ba động đi đến bên tai, thì cái đó là nhận thức của phàm phu chúng ta, đồng thời cũng là lối lập luận của khoa học. Cho rằng những âm thanh, không biết nó dập dinh cách nào, nhưng nó gây nên một luồng ba động, làm rung động không khí, không hiểu vùng không khí đó có chạy đến nhĩ căn không? Nhưng khoa học lại cho rằng, âm thanh chạy với tốc độ 340m/giây đi đến bên tai. Đây là lối lập luận đúng với lối nhìn thế gian của phàm phu, dùng cái tai thịt, mắt thịt, hạn hẹp thấy như vậy. Đó là một cái đúng tương đối thôi mà chưa đến được rốt ráo, và ta nên nhớ rằng, Đạo Phật không hề bác bỏ những pháp thế gian đâu, mà Đạo Phật chỉ nói lên một chân lý cao hơn thôi. Như khi chúng ta dùng con mắt thịt, nói theo tục đế thì cũng đúng, nhưng chỉ tương đối còn Đạo Phật muốn dạy cho chúng ta một lối nhìn rốt ráo, cao siêu, bao trùm tất cả những lối nhìn thông thường. Một lập luận thứ hai, là tai chạy đến bên tiếng trống, lập luận này là của ngoại đạo. Ngoại đạo khi họ tu tập có thiên nhĩ và thiên nhãn, nên “cái nhìn” của họ cao hơn khoa học và phàm phu, họ biết rằng cái tai phóng ra những luồng quang minh chạy đến cái tiếng, cũng như trong nhà thiền nói rằng, các căn (mắt, mũi, tai v.v…) là những lỗ hổng, do đó quang minh qua lại giao thoa với bên ngoài, song chúng ta lại không biết và không để ý đến những thứ vô hình đó. Tuy nhiên khi nhìn, mắt ta điều phóng nhiều luồng quang minh đến đối tượng bị nhìn, ôm lấy đó. Trở lại âm thanh, phàm phu và khoa học nói rằng tiếng trống phát ra, âm thanh chạy đến bên tai, nhưng về phía ngoại đạo thì cái biết cao hơn, họ cho rằng, luồng quang minh của vật phát ra đều rất kém cỏi, mà chính là những hào quang của cái tai ôm lấy âm thanh nên mới nghe thấy. Cũng vậy, khi chúng ta nhìn cái bàn này chẳng hạn, ta đang phóng quang minh từ mắt đến ôm lấy cái bàn nên thấy rõ hình thù của nó. Tuy nhiên, Đức Phật vẫn chê là cả hai lập luận trên nó không phải hoàn toàn sai, nhưng nó không rốt ráo đúng, sở dĩ phàm phu sai vì chỉ nhìn thấy có một mặt thô này, ngoại đạo cũng bị chấp vào mặt bên kia, nên chưa được hoàn toàn đúng.

Phật tử: Vấn đề âm thanh rắc rối ở điểm là trong môi trường không khí này thì chúng ta mới có được âm thanh, vì tiếng vang là sự dội của môi trường không khí.

Nhưng nếu chúng ta ra ngoài không gian vô tận (outer space) thì tai không còn nghe được âm thanh nữa, dù có đánh đến gãy dùi, lủng trong đi nữa thì tai vẫn không nghe được gì. Vì vậy, khi ra ngoài không gian bắt buộc phải dùng điện tử để liên lạc. Vậy ông giải thích thế nào về điều này?

Đáp: Có phải ông muốn hỏi những âm thanh ở rất xa, trong một khoảng trống không, thì lúc bây giờ sẽ ra sao? Tôi xin trả lời câu hỏi này như sau. Nay ta hãy trở về vấn đề hồi nãy, Đức Phật muốn nói rằng, khi các ông quan niệm như thế, cũng đúng đấy, chứng cớ là ta có thể dùng lối nhìn theo vật đó để làm những chuyện máy móc. Song chúng ta không có lối nhìn rốt ráo của trung đạo song chiếu, là vì sao? Đừng tưởng rằng các âm thanh kia ở ngoài tâm chúng ta đâu, mà nó chính là cái tướng phần bên ngoài mà duy thức học đã nói rất rõ. Vì khi chúng ta khởi lên một niệm mê mờ vô minh tạo thành một cơn lốc xoáy trong tâm, khi xuống đến Tàng Thức sơ năng biến, thì bây giờ nó tách đôi ra, một nửa trở thành tướng phần đi ra bên ngoài, bên trong trở thành kiến phần, vẫn tiếp tục đi sâu xuống nữa, đến Mạt-na thức, tạo thành một cái gút cũng chính là cái ngã rồi tạo nên thân căn của chúng hữu tình. Còn cái tướng phần cũng từ tâm thức đi ra, nhưng nó thô kệch hơn và tạo thành cảnh giới bên ngoài tức hiện tướng. Nên phải hiểu rằng, tất cả pháp giới này cũng là tâm mình, nhưng vì chúng ta khởi tâm chấp ngã phân biệt sâu nặng tự ly khai với tướng phần bên ngoài. Thực ra, giữa hai bên tướng phần ở ngoài và kiến phần ở trong có một sự tương ưng rất mầu nhiệm, khi bên ngoài khởi lên một âm thanh thì bên trong lập tức khởi lên cái “tánh nghe”, hai cái đó chuyển động rất nhịp nhàng tựa như một người soi gương, khi dơ cánh tay lên thì hình ảnh người trong gương cũng ảnh hiện y hệt như vậy. Vì thế âm thanh kia và cái tai tương tự như hai cái vòi của con sên ngo ngoe trong pháp giới, cũng như một người có hai tay, một tay bên này là âm thanh, tay bên kia là “tánh nghe”, hai tay không thê rời nhau, vì vậy, trong nhà Phật gọi là “biến hiện tương ưng”, lối nhìn đó mới là lối nhìn siêu xuất. Lối nhìn của ngoại đạo cũng đúng, nhưng chỉ đúng một bên thôi, trong khi lối nhìn siêu xuất của nhà Phật là lối nhìn của “Pháp nhãn” và “Phật nhãn”, nó sẽ cho chúng ta thấy được cái vi diệu của sự Nhập Pháp Giới, đồng thời khiến tiêu trừ hết phiền não, vì vậy phải đi theo lối nhìn đó. Nên nhìn theo kiểu phàm phu hay ngoại đạo chỉ đúng theo tương đối, vì đó là những lối nhìn vẫn còn lệch lạc, nên luôn khởi phiền não. Điều này cho chúng ta thấy lối nhìn và chân lý của Đạo Phật bao trùm hết tất cả chân lý vụn vặt khác, ngay đến nhận thức quan của khoa học cũng vậy. Không biết tôi giải thích điểm này quý vị có tin nhận chưa? Đây là điểm rất khó tin, khó nhận, nhưng dù vậy, chúng ta cũng vẫn phải nói, nói đi nói lại, giống như phải mài cái tâm hướng về một lối nhìn đúng đắn nhất, nghe và suy tư lâu dần sẽ thấy đúng… Một điểm khác, khi ta nói về giáo lý của Hoa Nghiêm ta phải hiểu rằng đó là một giáo lý của quang minh, của diệu âm, của những bông hoa nở ra rồi cụp lại. Tới chỗ này, tôi muốn nhắc một điểm nữa về nhận thức, là thường thường phàm phu chúng ta có đôi mắt thịt, chỉ nhìn có cái bề mặt của pháp giới, của sự vật thôi, nên cho rằng có vật này sinh ra vật kia, như có hạt giống rơi xuống đất, rồi nảy mầm chồi lên cây, cây kết hoa ra trái, hoặc có người mẹ sinh ra đứa con v.v… Ngoại đạo có lối nhìn cao hơn vật, cho rằng có một Thượng Đế sanh ra vũ trụ. Đạo Phật dạy sâu hơn nữa nói rằng không có vật nào sinh ra vật nào, chỉ có cái tâm biến hiện theo nghiệp lực chiêu cảm làm hiện ra pháp giới, nên lối nhìn của nhà Phật là lối nhìn sâu vào Chân Không, rồi lại nở ra hình tướng, rồi lại chìm vào Chân Không. Chúng ta nên suy tư quán chiếu kỹ về những điểm này, dần dần sẽ thấy rất lạ lùng vi diệu, khi hiểu được ít nhiều thì sẽ sinh ra một sự xúc cảm sâu xa mà chỉ biết cung kính đảnh lễ Đức Phật đã từ bi khai mở cho chúng ta biết mà thôi.

Tôi chắc rằng, một số Phật tử mới nghe pháp, hay ngay cả những vị đã nghe lâu về những điểm này cũng còn thấy rất vấp, mà ngay chính tôi cũng kinh qua những kinh nghiệm ấy cho đến năm, bảy năm sau này đọc mãi Lăng Nghiêm và suy tư nhiều thì mới thấy lời Phật dạy không một mảy may hư vọng, vừa huyền, vừa vi diệu không thể nghĩ bàn…

Nhân thể hôm qua, có một vị Phật tử đến đặt vấn đề về cội nguồn của Kinh Đại Thừa, điểm này trong ban kinh tôi đã nói nhiều lần, nhưng hôm nay cũng xin nhắc qua vì có một số người chưa nghe. Rất nhiều người nghi ngờ về sự xuất hiện của Kinh Đại Thừa, vì sao? Vì không biết Đức Phật nói ở chỗ nào? Cũng không có sách nào nói Đức Phật giảng ở đâu, pháp hội nào? vào thời kỳ nào? Mà chỉ nói một cách rất mơ hồ, như Kinh Pháp Hoa Ngài giảng ở núi Kỳ Xà Quật, nhưng ngay cả các vị Phật tử tu theo Nam Tông cũng không chấp nhận kinh Đại Bát Nhã, Pháp Hoa v.v… cho rằng Phật không hề nói những thứ kinh điển như thế. Còn Hoa Nghiêm thì hoàn toàn mù tịt, không biết Đức Phật nói ở đâu, nguồn gốc Kinh Đại Thừa thì cứ lơ lửng, nửa hư, nửa thật vì vậy có nhiều người không chịu tin. Còn chúng ta, khi đã có lòng tin thì phải hiểu rằng, nếu mọi sự chúng ta chỉ dùng con mắt thịt để nhìn, dùng những ý thức rất hạn hẹp để phán đoán và chỉ tin vào các căn thô kệch của mình thôi thì người đó chưa có lòng tin sâu chắc. Trong bản kinh này, chúng ta tụng Kinh Hoa Nghiêm đã hơn một biến, mà chúng ta cũng không biết rõ nguồn gốc của kinh ở đâu, ấy thế mà vẫn cố công ngồi tụng đã bao năm nay, trong Kinh thì Ngài giảng ngay ở Bồ Đề Đạo Tràng, nhưng pháp hội đó không có người dự, chỉ có những Đại Bồ Tát và Đại Thế Chủ thôi. Thế thì tất cả đại thừa vi diệu, mầu nhiệm vượt lên trên ý thức hạn hẹp của con người, tất cả cái gì thuộc về lịch sử điều được nhìn bằng con mắt thịt của mình và chỉ là một khía cạnh thô kệch của thực tại thôi. Còn như Lăng Nghiêm, Viên Giác, Đại Bát Nhã v.v… đó là những pháp hội loài người rất ít có khả năng được nghe toàn là các vị đại đệ tử của Phật và nhất là các Đại Bồ Tát, các vị đó dùng thiên nhãn và pháp nhãn để nhìn pháp giới này, chúng ta không có thiên nhãn, nhưng chúng ta tin vào đại thừa và khởi tâm đọc tụng, tư duy, hơn nữa khi chúng ta đọc tụng ta thấy rằng, không cần phải có lịch sử chứng minh, chỉ cần tâm thức khế hội mà thôi, thấy rằng lời kinh như nước chảy mây trôi, không sao vấn nạn được. Chúng ta không có tâm nhãn gì cả, chỉ có mỗi nhục nhãn, nhưng chúng ta tin được Kinh Đại Thừa huyền diệu nói ở những pháp hội siêu xuất, tuy ít có người dự, nhưng chúng ta cũng tin được và cảm thấy tâm phơi phới, chấp nhận ra rằng đó mới chính là chân lý tuyệt vời không thể khác được. Đồng thời có nhiều người bảo rằng Kinh Hoa Nghiêm do chính Ngài Long Thọ viết, hay tệ hơn nữa, cho rằng do Bà La Môn hoặc người Tàu viết ra. Tôi đã từng đọc bộ Đại Trí Độ Luận của Ngài Long Thọ rồi, bộ luận đó rất hay, với những lý luận rất sắc bén, nhưng trong đó có những trang ta có thể bỏ đi năm,bảy câu vẫn được, nhưng còn Kinh Đại Thừa thì không một câu, nhẫn đến một chữ nào dư thừa cả, không thể lược bỏ được một câu nào. Đọc kinh, ta thấy tâm thức mình khởi lên hớn hở, vui mừng và hiểu ngay rằng, những lời nói ấy không thể có một người nào trong thế gian này có thể nói được, viết được dẫu chỉ là một câu rất ngắn. Chúng ta cần nói lên như vậy để cảm thấy mừng và khởi lên niềm tin sâu chắc vào kinh điển Đại Thừa. Chúng ta, mấy năm nay, trong đạo tràng nhỏ bé này, cứ khơi khơi tụng Kinh Đại Thừa trong khi chẳng có sách nào nói rõ nguồn gốc của Kinh, lại có người cho rằng Kinh đó là ngụy tạo, nhưng khi đọc kinh, chúng ta thấy tâm mình nhập vào đó ngay, biết rằng những lời nói của kinh như nước chảy mây trôi và chính đó là lời Phật dạy, người thường, nhẫn đến Chư Thiên, Thượng Đe cũng không thể nói được…

Chúng ta cũng thắc mắc tại sao lời kinh thường ẩn mật và khó hiểu như Kinh Lăng Nghiêm chẳng hạn. Ngày xưa, khi Đức Phật thuyết pháp, ba nghiệp của Ngài rất thù thắng, thân, khẩu, ý rất thanh tịnh, thính chúng ít phiền não, Ngài chỉ cần nói một, hai câu đơn sơ thôi mà chúng hội nghe đắc quả rất nhiều, còn chúng ta ngày nay, lý giải ngang, dọc mà người nghe vẫn không hiểu, đủ chứng tỏ nghiệp chướng của chúng ta nặng nề như thế nào, là trong thân không có một chút thanh tịnh. Lời nói không có lực, ý tưởng thì nặng nề trần trược, nên phải nói ngang, nói dọc mãi mà người nghe vẫn không hiểu, cần nhớ rằng, lời Kinh bao giờ cũng nói một cách rất ẩn mật và để cho người nghe phải suy tư rồi tự giác, khế hội mà thôi. Đó là những điểm ta cần phải biết về Kinh Đại Thừa, theo tôi nghĩ, người nào đọc tụng Kinh Đại Thừa mà thấy tâm mình khế hợp, mặc dù có người bài bác ngang, dọc thì người đó Chư Phật không thể nào bỏ được, vì Kinh là chân lý rốt ráo, có thể đưa con người đến bờ giải thoát. Suy nghĩ kỹ, trên trái đất này có khoảng năm tỷ người, có bao nhiêu người đọc tụng được Kinh Đại Thừa? Thật ra số người chịu khó đọc tụng rất ít đừng nói gì đến việc hiểu được ý nghĩa vi diệu của lời Kinh.

Nay, ta đi vào ma chướng của hành ấm. Trên bình diện tâm thức, chúng ta lại sẽ thấy càng kỳ diệu mịt mùng và khó hiểu hơn nữa, đồng thời thấy rằng, Kinh là do những bậc có thiên nhãn, pháp nhãn và có Phật nhãn mới nói được như thế. Chúng ta chỉ có nhục nhãn thôi thì nên nghi ngờ chính là đã tự cô phụ chính mình vậy. Vì thế, tôi nghĩ vấn đề “ngũ nhãn” là một vấn đề rất quan trọng trong nhà Phật và chìa khóa Đạo Phật là ở chỗ đó. Nay, chúng ta sang những ma sự thuộc về hành ấm, ta cũng hiểu rằng, hành ấm là lớp sương mờ thứ tư, nó là do những hành nghiệp của chúng sanh phụt lên, nơi đây, là trú sở của cái ngã, là cái mạng căn của chúng sanh. Khi một hành giả tu đến mức độ này là khá cao rồi, sắp sửa tấn công vào một cái đồn ghê gớm, đó là đồn ngã kiến. Đen đây, hành giả phải quán chiếu lớp sương mù của hành ấm để tiêu diệt cái ngã rồi đi vào thức ấm vi diệu. Nên giai đoạn này rất gay go vì trong tâm thức bật lên nhiều ma ý rất lạ lùng, khó hiểu. Màn sương mù này là một lớp các tia chớp nhoáng của hào quang đến khi hành giả quán chiếu giỏi có thể dần dần tiêu dung hết những chướng ngại để đi vào thức ấm. Còn những hành giả không gặp được thầy giỏi, rơi vào ngoại đạo, thì khi vào đến đây thường bị dùng dằng, lầm tưởng rằng mình đã đến được đến bờ rốt ráo. Đồng thời khi quán chiếu để tiêu dung cái ngã mà nó vốn kiên cố như núi Tu Di vậy, nên nó phải giãy giụa không chịu bị tiêu diệt, làm khởi lên những cảnh ma chướng. Tới đây, tôi cũng xin nhắc một điểm là từ trước khi hành giả tu hành đi qua sắc ấm, thọ ấm, vượt được tưởng ấm, qua ba giai đoạn này hành giả thường dùng định lực nhiều mà ít dùng đến huệ lực, chưa hiểu nhiều và chưa tin giáo lý liễu nghĩa của Diệu tâm. Vì thế, Kinh phải dắt dẫn từng bước, Đức Phật phải dạy rất kỹ để người tu biết dùng huệ lực tiêu dung cái ngã bằng sự quán chiếu. Sự quán chiếu căn cứ trên giáo lý như huyễn và duy tâm sở hiện, nếu không thường rất dễ dừng chân ở hành ấm, nhất là các ngoại đạo không hiểu con đường tu phải được chỉ đạo bởi giáo lý như huyễn và duy tâm sở hiện, nên nhiều người hay dừng chân lạc bước ở chỗ này, mà khi lạc rồi thì uổng công phu cả một kiếp vì sau này chỉ được thọ sanh lên đến tầng trời của sắc và Vô sắc giới thôi, vẫn còn nằm trong dục giới, và sau khi hết phước báo thì vẫn phải bị rơi xuống. Trong kinh nói, các vị Trời cõi Vô sắc thọ mạng lên đến tám vạn đại kiếp, nhưng khi thọ mạng mãn, phước báo không còn thì bị rơi xuống Dục giới làm người hay làm một loài nào đó với quả báo tương ưng, và khi chết cảm thấy thân mình đau đớn như bị ngàn mũi tên bắn vậy. Tức là khi ở trên tầng trời cao thanh tịnh, rơi xuống, chui vào một thân căn thô kệch thì thân tâm đau đớn không thể tả xiết.

Nay, ta xin đi vào kinh, vào hành ấm, một thành trì bí ẩn mà ngoại đạo không biết rõ… Nên vì từ bi, Đức Phật cần chỉ dạy, tỷ dụ như trường họp ông Tu-Bạt-Đà-La trong Kinh Đại Bát Niết Bàn…

Kinh: A Nan, thiện nam tử kia, tu pháp Tam Ma Đề, khi tưởng ấm đã hết, thì những mộng tưởng bình thường của người đó đã tiêu diệt…

Giảng; Chúng ta nên chú tâm nghe kỹ, trong đoạn kinh này không nên để một chữ nào lọt ngoài tai cả..

Kinh: Khi thức, khi ngủ luôn luôn một thể, tính giác minh rỗng lặng như hư không trong sạch, không còn những sự tướng tiền trần thô trọng…

Giảng: Đoạn kinh này, khi mới đọc ai cũng thường ngơ ngác, chả hiểu gì. Ý Phật muốn dạy rằng, lúc này tưởng ấm đã hết rồi, bắt đầu bước sang hành ấm, các mộng tưởng thông thường của hành giả đã bị tiêu diệt, lúc bấy giờ, thức cũng như ngủ đều là một thể. Nay chúng ta phải hiểu thế nào là thức, thế nào là ngủ, thế nào là mộng và thế nào là điên v.v…? Nay, ta hãy nói đến cái thức trước, khi chúng ta thức như ban ngày thế này là sao? Đó là một trạng thái tâm thức, và khi ngủ thì lại rơi vào trong một trạng thái tâm thức khác.

Khi thức, sáu căn hoạt động liên tục ta có ý thức đi qua năm căn giao thoa với sáu trần bên ngoài cùng hoạt động, nhu thế gọi là thức. Đen khi ngủ tức là chúng ta khép một phần, hay toàn thể các căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân) lúc này ta không có khả năng sờ mó, nghe, ngửi hay nhìn nữa mà rơi vào trạng thái ngủ. Neu là một giấc ngủ say thì ngay cả ý thức cũng bặt đi, lúc đó trạng thái tâm thức sẽ rơi vào tiềm thức, nhưng thông thường ý thức vẫn còn ít nhiều hoạt động nên trong giấc ngủ ta có mộng. Như ban ngày, gặp được một người bạn nói chuyện vui thích, thì sự gặp đó làm rơi rớt lại trong tiềm thức ban đêm trong giấc ngủ làm một ảnh tượng có thể nổi lên. Một người tu hành mà không hiểu rõ thế nào là thức, ngủ, mộng, và thế nào là Niết Bàn thì dù tu hoài tu hủy trong một thời gian dài cũng không thể bằng một người hiểu rõ chỉ tu trong vòng một thời gian ngắn. Tâm thức dù trong một trạng thái nào ta cũng đều phải biết rõ.

Trở lại kinh, “khi thức, khi ngủ luôn luôn một thể, tính giác minh rỗng lặng như hư không trong sạch, không còn những sự tướng tiền trần thô trọng…”

Khi hành giả vượt qua được tưởng ấm rồi, đã lọt qua 5 căn đầu, đồng thời lọt sâu vào ý thức, ý thức lúc đó có thể còn hoạt động, nhưng không khởi vọng tình, vọng tưởng nữa, nên đối với hành giả lúc thức cũng như lúc ngủ. Vì chúng ta là người phàm phu, trần tục, ý thức và năm căn điều giao thoa với cảnh vật bên ngoài, khi trông thấy miếng thịt thơm, một cảm giác thoải mái, một chiếc xe hơi đẹp v.v… thì dính ngay vào đấy, và đó là những sự tướng tiền trần thô kệch, rồi khởi lên những vọng tình, vọng tưởng chạy theo những thứ đó. Rồi khi gặp một nam nhân, hay một nữ nhân không nhận ra rằng đó là một tuồng ảo hóa của nghiệp duyên v.v… cũng bị dính ngay vào, nghĩ rằng đây là người nam, kia là người nữ, thấy họ đẹp đễ hay xấu xí, rồi khởi lên những vọng tình, vọng tưởng, rồi bị dính vào những tiền trần thô kệch như keo sơn, đó là lúc chúng ta thức. Đen khi ngủ, năm căn khép lại, nhưng trong ý thức còn rơi rớt lại những lạc tạ ảnh tử, lúc đó ta có thể mộng thấy người đàn bà, hay người đàn ông mà ta đã khởi tâm ưa thích vào buổi sáng, đó cũng là một hình thức bị dính vào sắc trần nhưng không mạnh bằng lúc thức, vì nó đã bị giới hạn bởi năm căn kia không hoạt động nữa. Ngược lại, một hành giả tu Như Huyễn Tam Ma Đe đã vượt được cả những vọng tưởng, vọng tình thì đối với lúc thức cũng như lúc ngủ thôi, không bị dính vào cái gì cả vì tất cả sáu căn đều được thúc liễm và thanh tịnh. Tôi xin đọc tiếp đoạn kinh để xem Phật giải thích ra sao…

Kinh: Không còn những sự tướng tiền trần thô trọng. Xem những núi sông đất liền, thế gian, như gương soi sáng, đi đến không dính vào đâu, đi qua không dấu vết, rỗng chịu chiếu ứng, rõ ràng không còn tập quán cũ, chỉ một tính chân.

Giảng: Kinh nói rất khó hiểu, nhưng cũng tương đối rõ. Tức là khi hành giả vào được đến hành ấm, bỏ tất cả những tâm tưởng, ý thức, cùng năm căn thanh tịnh rồi, thì khi đó, nhìn núi sông, cây cỏ, thế gian v.v… như một tấm gương soi sáng, không khởi một chút vọng tình, vọng tưởng nào. Tất cả sự kiện trên thế gian đều hiện trong cái gương tâm thức của mình, nhưng nó lại không dính vào đâu cả, tương tự như đàn Nhạn bay qua mặt nước hồ thu, hiện bóng trong mặt nước, đến khi nó bay đi mất thì mặt nước lại hiện ra trong vắt, mà mặt nước ấy không có một khái niệm gì nhớ đến đàn Nhạn hoặc thắc mắc đàn Nhạn đang bay về đâu. Cũng vậy, tâm hành giả trong giai đoạn này cũng như thế, mọi sự, mọi vật đi qua trong tâm thức, bạn bè, quyến thuộc, phố xá, khung cảnh, xe cộ v.v… tất cả đều hiện trong gương tâm thức mình, nhưng nó lẳng lặng chiếu soi thôi mà không hề bị dính mắc, “khi đến không đi vào đâu, khi qua không để lại dấu vết…” nghĩa là không có một sự phân biệt, tưởng nhớ, hồi tưởng nào, vì lúc này tâm hành giả chỉ lập tức ứng hiện, tiếp duyên cảnh giới thôi mà không dính mắc. Tâm lúc bấy giờ rỗng lặng, chiếu soi, tương ưng với cảnh giới bên ngoài và khi duyên đi qua rồi thì nó vẫn an nhiên, song vì không dính mắc nên nó liễu tri tất cả mọi sự việc, vì nó như cái gương sáng, chiếu soi một cách rất trung thực… Chúng ta thì ngược lại, phải có chuyện nhớ, quên, khi chúng ta khởi vọng tình, vọng tưởng thì chúng ta nhớ, còn không khởi thì chúng ta lại quên ngay. Nên ở điểm này, ta phải hiểu rõ cái thức, ngủ và cái nhớ, quên. Sở dĩ chúng ta quên là vì chúng ta phải nhớ cái khác, và chấp vào cái nhớ đó. Đến khi tâm ta không chấp vào một cái nào riêng biệt nữa thì lúc đó ta có thể nhớ tất cả mọi thứ, đồng thời cùng quên tất cả mọi thứ. Vì vậy, khi một hành giả tu lên cao, tâm sẽ đạt đến mức độ vô tâm, như mặt nước hồ thu, khi duyên đến thì nó nhớ ra và tiếp ứng ngay, sau đó khi duyên đi lại quên ngay, và tuy quên đấy nhưng vẫn nhớ tất cả. Đạo Phật cứ nói những lời nghe chừng như mâu thuẫn nhưng nó lại không mâu thuẫn tý nào, mà lại thấy rất rốt ráo nếu chịu khó ngồi suy tư. Vì vậy, Đức Phật mới dạy rằng, đạo của ta khó tin, khó hiểu, khó vào là vì vậy. “”Không còn những tập quán cũ… ”, tập quán cũ chính là những vọng tình, vọng tưởng của chúng ta trước kia chưa tu, khi trông thấy hoa hồng đẹp thì khởi tâm ưa thích và nhớ tưởng mùi thom, hay ăn một món ăn ngon, uống một ly rượu v.v… ta khởi tâm ưa thích, đó đều là những tập quán cũ, nhưng nếu tu lên cao không cỏn yêu, ghét nữa chỉ thuần một tính tinh chân thôi, lúc này tâm hành giả bắt đầu phang lặng khá rồi..

Kinh: Căn nguyên của sinh, diệt từ đó phơi lộ..

Giảng: Hành giả khi vượt qua được sắc, thọ, tưởng và vào được hành ấm này, lúc đó thấy được cỗi gốc của sinh diệt bày ra trước mắt..

Kinh: Thấy được mười hai loài chúng sinh thập phương, rõ hết các loài..

Giảng: Đoạn Kinh trước của Lăng Nghiêm (trước phẩm Ma Chướng), có nói đến mười hai loài chúng sinh, Phật nói đến sự biến hóa của các loài, phải có pháp nhãn thanh tịnh mới biết nổi. Tới đây, hành giả vào được đến hành ấm, tức mạng căn, thì thấy được căn nguyên sinh diệt, thấy được mười loài chúng sanh thập phương, chỉ thấy được thôi, nhưng vẫn chưa hiểu sự biến hóa của nó…

Kinh: Tuy chưa thông suốt manh mối của mỗi loài chúng sanh, nhưng đã thấy cơ sở sinh diệt chung, giống như bóng dã mã, lóp lóp chóp nhoáng hiện ra, làm then chốt phát sinh các phù trần căn. Ấy thì gọi là phạm vi của hành ấm..

Giảng: Ta nghe câu Kinh ghê gớm như thế mà vẫn có người nói rằng Kinh là ngụy tạo thì tội u mê đó rất dễ bị đọa nhiều kiếp… Theo tôi, những lời Kinh này, không có một người nào chỉ có nhục nhãn mà viết được như thế. “Căn nguyên của sinh diệt từ đó phát lộ ra, thấy được mười loài chúng sanh thập phương…” tức là thấy rõ hết các loài nhưng chưa hiếu rõ cội gốc căn nguyên, chỉ thấy nó phụt lên thôi, “tuy chưa thông suốt manh mối của mọi loài chúng sanh, nhưng đã thấy cơ sở sinh diệt chung…”, cơ sở sinh diệt chung chính là cái hành ấm giống như bóng dã mã, lớp lớp chớp nhoáng hiện ra… ” Thế nào là bóng dã mã? Đó là toàn những flash quang minh tia chớp nhoáng thoáng hiện rồi lại tắt ngay, nhưng cái đó chính là then chốt phát sinh ra các phù trần căn (chánh báo vày báo), ấy gọi là phạm vi của hành ấm. Nói cách khác, giáo lý của nhà Phật là giáo lý của những tia “flash” quang mình chợt phụt lên, noi tiếp cái này đến cái khác, liên tục không ngừng nghỉ. Dần dần đi sâu xuống, mãi mãi, nơi đây, đi sầu gần đến cho chung rồi, lúc đó hành giả thấy từng lớp lớp quang minh, tất cả vũ trụ đều là một biển quang minh, lúc đó hành giả không còn bị dính mắc vào những sự tướng tiền trần thô kệch nữa, nên khi nhìn cái cây, hòn đá, ngôi chùa v.v… đều là những quang minh phụt lên chập chùng, trong đó có những cơn lốc quang minh như sao chổi vậy. Thấy từng lớp quang minh phụt lên rồi lại tắt đi, rồi lại phụt lên, cái sau tương tợ, tương tục tiếp nối cái trước, do sức phụt của hành nghiệp, đến đây, hành giả đã đến gần cỗi nguồn của sự vật, tuy biết tất cả các loài chúng sanh đều là những cơn lốc quang minh nhưng vẫn chưa biết cội nguồn ra saọ của mỗi loài, tại sao như vậy, và mỗi loài biến hóa ra sao?…

Ở đây có mấy vị mới tới nghe, nên tôi cũng xin nói lại về cái “flash” quang minh, thuyết của nhà Phật nói rằng, thí dụ nhu một người nhìn một ngọn nến cháy, thì đó chính là do vô lượng tia chớp nhoáng phụt lên trong sát na đó, tạo thành cái tổng tướng ảnh tượng của ngọn nến cháy, rồi nó lại tắt đi ngay, sau đó lại phụt lên tưong tợ tương tục như hình ảnh trước, vì vậy, đối với con mắt thịt của phàm phu không nhìn thấy được rõ như thế, nên tưởng rằng ngọn nến cháy là có thật, kỳ tình, nó chỉ là một chuỗi phụt lên của những quang minh tương tợ tương tục, vì mắt thịt thô kệch nên tưởng rằng nó có thật mà không nhìn thấy được sự gián đoạn kẽ hở của nó. Suy rộng ra thì người, cây cỏ, chùa chiền, xe cộ v.v… cũng đều như vậy cả. Nên khi hành giả bắt đầu bước chân vào hành ấm thấy rõ các loài như con trùng, con kiến, người, cây cỏ, núi, sông v.v… thì thấy trường quang minh nó phụt lên như thế nào, nhưng chưa rõ cái cỗi nguồn của nó. Tất cả những tia chớp nhoáng quang minh phụt lên mãi, dần dần ngày càng thô kệch, kết lại thành thân căn như mắt, mũi, tai, thân v.v… của chúng ta. Cũng như trong bào thai người mẹ, trong kinh kể, có vô lượng phong luân nổi lên, mỗi cơn phong luân đều phụt lên những tia quang minh, kết thành các căn như mắt, mũi, chân tay thân của thai nhi.

Đó là giáo lý của chư Phật dạy do Ngài dùng Phật nhãn và Pháp nhãn nhìn rõ như thế rồi khởi tâm Từ Bi nói lại cho chúng ta biết… (trong khi giảng, tôi cũng không mong quý vị hiểu ngay, nhưng xin cứ để tạo thêm cái mầm Phật Pháp trong tâm thức sau này, suy tư lâu ngày sẽ vỡ ra..).

Kinh: Nếu cái cội gốc của những lăng xăng chớp nhoáng u uẩn đó…

Giảng: “Cội gốc của những lăng xăng chóp nhoáng u uẩn” chính là hành ấm..

Kinh: Vào được tính đứng lặng bản lai…

Giảng: Tức là vào được đến thức ấm là đi sâu hơn nữa, thức ấm ấy vẫn còn đôi chút lăng xăng, nhưng nếu so với hành ấm thì nó đã đứng lặng bản lai hơn rồi..

Kinh: Dừng lại như sóng mòi diệt hết hóa thành nước đứng thì gọi là hết hành ấm. Người đó vượt khỏi chúng sanh trược; xét lại nguyên do cỗi gốc là u uẩn vọng tưởng..

Giảng: Khi hành giả dùng tâm tinh diệu của mình quán chiếu hành ấm, tức là cái thành trì của lớp sương mù tạo nên cái “nút” kiên cố của ngã chấp, khi tiêu dung được nó rồi thì vượt lên một lớp sâu hơn đó là thức ấm, lúc đó hành giả thấy lớp này đứng lặng có đứng lặng thôi nhưng sau này Phật lại dạy rằng, không phải thật đứng lặng đâu, nó có vẻ đứng lặng vì nó chảy gấp quá, với một tốc độ mà mắt không nhận ra nên tưởng là đứng lặng. Tôi xin trích một đoạn Phật dạy về “cái đứng lặng” của thức ấm: “A Nan nên biết cái đứng lặng đó không phải là thật, như nước chảy gấp trông như đứng lặng, vì chảy gấp nên không trông thấy chứ không phải là không chảy… ” Nên càng ngày, đi sâu vào diệu tâm ta càng thấy nó đứng lặng hơn, nhưng trong cái “ tịnh” đó là cái “động” rất gấp, rất nhanh, nó chuyển động với một vận tốc nhanh không thể tưởng tượng nổi, lập tức chuyển động, lập tức ứng hiện các nơi, vì thế nó hóa giải được không gian và thời gian, vì vậy thể tốc của nó có thể nói là bất khả thuyết, bất khả ngôn thuyết. Đạo Phật dạy cho chúng ta biết tất cả mọi vật đều chuyển động nhưng tới chỗ cực động nó sẽ trở thành cực tịnh. Trong giai đoạn này hành giả vượt được hành ấm, tức là chỗ mà những sinh diệt khởi lên làm thành nghiệp, bước thêm một bước chớm vào thức ấm, tưởng là lặng lẽ như sóng ngòi diệt mất, có thể coi là đứng lặng như vậy là hết phạm vi của hành ấm. “Người đó thì vượt khỏi chúng sanh trược xét tại nguyên do cội gốc là u uẩn vọng tưởng… ” Khi hành giả vượt qua được hành ẩm, qua được chúng sanh trược rồi sau này, khi vượt qua được thức ấm để đi vào bạch tịnh thức, tức là cái vô cấu thức thì gọi là vượt qua được mạng trược.” Vậy thì “chúng sanh trược” và “mạng trược khác nhau ra sao? Tại sao chúng ta là chúng sanh, khi vượt được chúng sanh trược rồi lại còn phải vượt thêm cái mạng trược kia nữa? (mà cái “mạng trược” này thì không có một ngoại đạo nào hiểu cả). Những điểm này đều là những điểm căn bản, vì thế tất cả chìa khóa của Đạo Phật ở trong năm lớp sương mù này, nếu không hiểu rõ đường tu của mình chỉ là mò mẫm mà thôi. Nay ta tạm nói chúng sanh trược chính là cái mạng căn, tức là cái ngã của mình, khi ở diệu tâm khởi lên những niệm vô minh, dần dần trở thành thô kệch, khi tới hành ấm thì kết lại thành một cái nút, bền chặt, nút này chính là “cái ngã” và bên ngoài nó tạo nên cái thân căn nên nó cũng là mạng căn của chúng ta dệt nên do những u uẩn vọng tưởng rất vi tế. Lấy một thí dụ cho dễ hiểu, giống như một dòng nước chảy thật nhanh (thức ấm) nhìn như đứng lặng vậy, đến lúc nó xoáy tròn thành một vết xoáy, lúc đó nó đang kết lại thành mạng căn. Vì vậy, khi có mạng căn rồi, lúc bấy giờ nó mới đi vào một cái pháp gọi là “Đắc”, tức là đắc được mạng sanh thì phải đi thọ sanh. Nên trong Duy Thức học có hai mươi tư bất tương ưng hành pháp, trong đó có một pháp gọi là “đắc”, tức là đắc được mạng căn thì phải đi thọ sanh. Sau này chúng ta sẽ giảng thêm về những điều đó. Trong giáo pháp của Phật, khó nhất là Ngài chẳng nói gì có hình tướng nên khó tin, khó hiểu, khó vào, phần lớn những Phật tử khi đọc kinh, cứ cảm thấy ngờ ngợ dường như hiểu, dường như không, hoặc tệ hơn là mù tịt, phải dội ra.

Trong cái tâm vô hình thăm thẳm ấy, Ngài lại nói tất cả những chuyện biến chuyển nên cần phải suy tu và hạ thủ công phu quán chiếu lắm mới hiểu đuợc ít phần.

Phật dạy, khi một hành giả quán chiếu lâu dài thì thấy tất cả những tia chớp nhoáng phụt ra từ cái nút của cái ngã chúng sanh, dần dần đứng lặng lại, lúc bấy giờ là đã vượt qua hành ấm vào được đến thức ấm vi diệu. Sau đó quay đầu lại nhìn thì nhận ra rằng, hành ấm ấy chỉ toàn những vọng tưởng u uẩn dệt nên mà thôi. Do đó hành giả vượt được chúng sanh trược, tức là vượt được mạng căn, tiêu dung được cái ngã của mình rồi và hành giả sẽ không còn phải thọ những thân hình phân đoạn sanh tử nữa.

Thật ra chúng ta cũng cần phải để ra một vài buổi để nói về duy thức học và nói đến những điểm quan trọng trong Kinh Hoa Nghiêm thì mới hiểu rõ được ít phần, và khi hiểu rõ rồi thì giống như trong tay có bản đồ, đường tu sẽ không bị lạc nữa. Tuy nhiên, chúng ta nghe pháp cũng không thể hiểu ngay trong một lúc, giỏi lắm nếu khởi tâm muốn nghe thì chỉ hiểu được khoảng 3/10 thôi, bảy phần còn lại là do sự đọc tụng, suy tư của chính mình mới vỡ ra được. Thí dụ, trong ban kinh này có một vị tu hành công phu cũng rất khá, nhưng khi nói đến những vấn đề này thì vẫn còn ngõ ngàng, chưa rõ nghĩa và chắc ý. Vậy thì chúng ta thử suy nghĩ xem thế nào là chúng sanh trược và mạng trược? Tại sao mình đã tu lên đến chỗ tiêu dung được cái ngã rồi mất cái mạng căn rồi mà vẫn còn cái mạng trược? Khó quá, chính vì vậy mà cả xứ Ấn Độ bỏ Đạo Phật để đi theo Ấn Độ giáo, vì những tôn giáo ấy thấy có vẻ dễ hiểu gần gũi và ấm áp hơn. Ngay cả Đức Phật cũng huyền ký trước rằng, giáo lý của ta sau này sẽ đi sang các biên địa, ít ở tại Ấn Độ…

Kinh: A Nan nên biết, các thiện nam tử được sự nhận biết đúng đắn trong Xa-Ma-Tha đó, chính tâm đứng lặng sáng suốt, mười loài Thiên Ma không còn đưực dịp quấy phá. Trong lúc nghiên cứu tinh vi cùng tột cội gốc sinh loại, khi cội gốc sinh diệt bản loại lộ ra, hết cái cội gốc thường chuyển động lăng xăng cùng khắp u uẩn kia, lại móng tâm so đo chấp là tính viên nguyên… Thì người đó sa vào hai cái luận vô nhân.

Giảng: Khi hành giả tu hành Như Huyễn Tam Ma Đề (ở giai đoạn Xa Ma Tha) vào được đến hành ấm, (đây là Phật nói trở về mức độ của hành ấm), mang tâm thức quán chiếu những nghiệp thức phụt lên bằng những tia chóp nhoáng đó, rồi thì cố tiêu dung cái đó và cái ngã của mình, thì trong khi tiêu dung như thế, do sự công phu giao xen nhau, nó làm lóe lên những ý ma.

Kinh: A Nan nên biết, các thiện nam tử được sự nhận biết đúng đắn trong Xa Ma Tha đó…”, tức là khi hành giả rút tâm thức lên cao rồi, thì cái nhận biết đúng đắn hơn, không có những lệch lạc, còn phàm phu chúng ta thường là nhìn lệch lạc hết, như nhìn cái bàn thì cho đó là cái bàn là thật có, cái cây thì cho đó là cái cây cũng thật có v.v…

Những cái nhìn đó cũng đúng, nhưng chỉ đúng một cách rất hạn hẹp, theo con mắt thịt của mình thôi, còn đối với Phật nhãn và Pháp nhãn thì lối nhìn của chúng ta lệch không thể nói được và lối nhìn đó làm khởi lên tất cả những phiền não cho chúng ta. Trong đoạn kinh này, tạm gọi là nhận biết đúng đắn (nhưng cũng vẫn chỉ là tương đối thôi) vì vẫn còn ở trong hành ấm. Trong Kinh Lăng Nghiêm có 3 danh từ mà chúng ta phải nhớ: “Xa-Ma-Tha” là con đường đi vào Không hải, quán “Không” chứ chưa đi vào giả quán và trung quán. Giả quán gọi là “Tam-Ma-Bát-Đề”, sau lên dần phải quán song chiếu trung đạo thì gọi là “Tam-Ma-Đề. Trở lại đoạn kinh trên, hành giả lúc bây giờ “chính tâm đứng lặng sáng suốt 10 loài Thiên ma không còn dịp quấy phá…” Ở mức độ này, hành giả gần như đã diệt hết tham dục sân và si ở mức độ thô thôi, Thiên ma không có cách gì quấy phá được, nhưng trong giai đoạn này hành giả lại tự gây nẽn những ý ma do chính mình, từ trong tâm khởi lên rồi bám vào đó, gây chướng ngại cho sự tu hành không có thể tiến lên được nữa. Tỷ dụ như nghĩ mình là Thần Ngã, là Minh Đế, là Đại Tự Tại Thiên v.v… có thể tạo sinh ra tất cả muôn loài, thì đó là ma chướng của tâm ý. Vì thế ngày xưa, những bộ kinh như Lăng Nghiêm chắc hẳn ngoại đạo ghét và sợ vì nó phơi trần những sự sai lầm của ngoại đạo, nên hồi đó Ngài Bát-Lặt-Mật-Đế phải xẻ thịt ở đùi mang bộ Kinh Lăng Nghiêm viết trong lụa từ Ấn Độ sang Trung Hoa để truyền bá. “Trong lúc nghiên cứu tinh vì về cội gốc sinh loại… ” Đến đây, ta thấy rõ cái động cơ của người tu hành là muốn tìm hiểu cội gốc của mình và của vũ trụ, muốn biết cội nguồn của mình, các loài vật, bò, kiến, chim chóc v.v… ở đâu mà ra, khi cội gốc sinh diệt bản loại lộ ra…”, lộ ra cho thấy tất cả đều là quang minh, tuy lộ ra rồi nhưng vẫn chưa hiểu rõ, nên hành giả khởi ý tưởng có thể rằng đây có phải là Niết Bàn rồi chăng? Hay có phải đây là bến bờ rồi không? Đó là những nghi tình mà hành giả có thể khởi lên trong giai đoạn này. “xét cái cội gốc thường chuyển động lăng xăng u uẩn kia, móng tâm so đo chấp là tính viên nguyên… ” tức là xét cái hành ấm ấy, sau khi quản chiếu soi xét nó, nghĩ rằng đó chính là cái cỗi nguồn uyên nguyên của vạn vật thì hành giả sẽ sa vào hai luận cứ, gọi là “luận vô nhân”. Thứ nhất hành giả rơi vào luận cứ cho rằng cái gốc không nhân… Tôi xin đọc đoạn kinh Phật dạy:

Kinh: Một là người đó thấy cái gốc không có nhân. Vì cớ sao? Người đó đã được cơ sở sinh diệt toàn lộ ra, nương theo tám trăm công đức của nhãn căn, thấy trong tám muôn kiếp, tất cả chúng sanh đều theo dòng nghiệp báo mà xoay vần, chết nơi này, sinh nơi kia chỉ thấy chúng sanh luân hồi trong đó, ngoài tám muôn kiếp thì mờ mịt không thấy gì, bèn phát ra sự nhận định rằng, những loại chúng sanh thập phương trong thế gian này trước tám muôn kiếp không do nhân gì mà tự có. Do sự chấp trước so đó như thế, bỏ mất Chánh biến tri, sa lạc vào ngoại đạo, lầm mất tính Bồ Đề…

Giảng: Đọc đoạn kinh này ta thấy choáng váng, vì đó là tâm cơ của Chư Phật mà mình là con Phật mà không ráng hiểu thì không thể được, nên dù có nhức đầu, choáng váng cũng đành phải chịu. Khi hành giả tu Như Huyễn Tam Ma Đề, vào được đến hành ấm, gần vào được đến chỗ diệt thọ tưởng định rồi, trước hết hành giả đắc được ít thiên nhãn, nhìn được tám vạn kiếp. Trong kinh, Phật dạy, con mắt có tám trăm công đức, tai có 1200, thân có 800 và ý thì có 1200 công đức. Phật chỉ nói khơi khơi như thế mà Ngài chẳng giảng gì thêm thế nào là 800 công đức cả. Nên chúng ta phải hiểu rằng, các căn của chúng ta giống như một cái hoa, mọc trên biển diệu tâm ấy, đi dần sâu vào thì cái gốc nằm trong cái biển của tàng thức sơ năng biến. Trong đó, không có gì bị mất hết, tất cả những hành động về thân, khẩu, ý của chúng ta nó rơi rớt thành những hình ảnh chủng tử trong tàng thức. Dụ như ban đêm chúng ta ngồi nhìn sao trên trời thì hình ảnh ngôi sao rơi vào tàng thức chúng ta, không thể nào mất được, rồi đến khi giờ phút lâm chung, thì thần thức tụt dần vào tàng thức ấy, sẽ thấy được tất cả các việc làm mà chúng ta đã tạo trong suốt kiếp này mà nó chạy lẹ như một cuốn phim, khoảng trong một giây thôi hiện tất cả những hình ảnh đó ở trước mắt mình. Đó là một người bình thường, không tu hành gì cả, hoặc tu một cách đứt đoạn, không tinh tấn gì cho lắm, thì lúc chết do sự dật lên của thần thức rớt vào tàng thức đó, trong một giây, hay vài giây hoặc và phút vài giờ v.v… thoáng nhìn thấy những hình ảnh của kiếp này, nhưng chỉ nhìn được những hình ảnh của kiếp này thôi, còn bắt đầu từ kiếp trước thì không nhìn thấy gì hết. Nhưng với một hành giả tu Như Huyễn Tam Ma Đề khi lọt vào được hành ấm, nhìn lại được tám muôn kiếp, không sót một thứ gì trong tám vạn kiếp ấy. Như Ngài Xá Lợi Phất nhìn con chim ngói, trong tám muôn kiếp nó ở đâu đến, sinh đây chết kia, làm gì v.v… Vậy thì tám trăm công đức hay 1200 công đức là gì? Là cái nhãn căn nó mọc cái rễ trong tàng thức ấy, càng mọc sâu bao nhiêu thì càng nhiều công đức bấy nhiêu. Nhĩ căn cũng thế như cái hoa nở từ tàng thức đó, có cái rễ mọc từ biển tàng thức sơ năng biến, nó cắm sâu hơn cái rễ của mắt, vì vậy, nhĩ căn nếu dùng để nghe thì nó có thể nghe được 12 muôn (vạn) kiếp, còn cái mắt chỉ có thể nhìn được tám vạn kiếp mà thôi.

Nói khác đi, tùy theo mức độ nông sâu thì càng diệu dụng bấy nhiêu. Trở lại đoạn kinh trên, trong lúc này, hành giả mở được thiên nhãn do tám trăm công đức của mắt, nhìn vào tàng thức so năng biến thì thấy tám muôn kiếp các sự vật, như nhìn một con kiến, biết rằng trong tám vạn kiếp nó biến hóa, sống chết như thế nào, ngoài ra thì mù mịt, không nhìn thấy được hơn. Vì vậy, nên hành giả lại dễ khởi ma ý, chấp rằng vì trước tám muôn kiếp ấy không thấy, nên cho rằng không có, đưa đến kết luận là mọi sự khởi lên không nhân, tự nhiên mà có, nên rơi vào luận điệu của ngoại đạo gọi là phái “tự nhiên”, cho rằng, vũ trụ này tự nhiên có. Phật dạy, trường hợp này rơi vào ma chướng chấp “không nhân”. Vậy thì câu hỏi đặt ra là tại sao chấp pháp giới không nhân mà lại gọi là ma chướng? Còn nếu nói nó có nhân thì nhân của nó là gì? Ta phải nhớ đến câu nói của Ngài Long Thọ: “Tất cả vật đều không phải tự sanh, không phải tha sanh, không phải cộng sanh nhưng cũng không phải không nhân”. Vậy nhân đó là gì? Trong Kinh Lăng Già, Đức Phật dạy, ta không nói vật này sanh ra vật kia, ta chỉ nói rằng, tất cả các vật đều khởi lên từ vô thỉ, do những vọng tưởng tập khí từ vô thỉ khởi lên thôi. Vì có những vọng tưởng đó, khởi lên từ vô minh, tức là sanh tướng vô minh khởi lên thành tất cả. Trở về đoạn kinh trên, hành giả chấp rằng tất cả pháp giới không nhân, thì đó là đã quên không nghĩ đến từ cái vô minh khởi lên, nên vì thế không thể đi xa hơn mà vội ngừng lại chỗ này, cho rằng việc làm đã xong, mất chánh biến tri, không hiểu được do những tập khí vọng tưởng từ vô thỉ, sa vào ngoại đạo, làm mất tính bồ đề, nên chấp vào thuyết tự nhiên, vì vậy mới rơi vào ma chướng.

Kinh: Hai, là người đó thấy cái ngọn không có nhân. Vì cớ sao? Người đó đã thấy cỗi nguồn gốc sinh diệt, biết người sinh người, rõ chim sinh chim, thấy chim quạ luôn luôn đen, chim hộc luôn luôn trắng, loài người, loài trời thân vẫn đứng thẳng, các loài súc sinh thân vẫn nằm ngang, sắc trắng không phải do tẩy mà thành, sắc đen không phải do nhuộm tạo ra, suốt tám muôn kiếp không hề rời đổi, cho đến hết đời này cũng như vậy; mà từ xưa đến nay, người đó không thấy gì là Bồ Đề, làm sao còn có việc thành đạo bồ đề, rồi nhận định tất cả các sự vật ngày nay, đều không có nguyên nhân gì cả. Do đó, nhưng so đo chấp trước như thế, bỏ mất chính biến tri, sa lạc vào ngoại đạo, lầm mất tính bồ đề. Ấy gọi là ngoại đạo thứ nhất, lập những luận vô nhân.

Giảng: Hành giả khi vào được hành ấm, nhìn thấy được tám muôn kiếp sinh diệt, thấy người cứ sinh ra người, chim sinh ra chim, thấy chim quạ trong tám muôn kiếp vẫn đen, hay thấy loài trời, người thân lúc nào dựng đứng thẳng, loài súc thì thân nằm ngang, sắc trắng, đen thì luôn luôn thế, không phải vì tẩy, nhuộm mà thành, trong tám muôn kiếp không bao giờ rời đổi, trong tám muôn kiếp ấy, hành giả không thấy có gì gọi là Bồ Đề cả, chỉ thấy mọi loài cứ mãi mãi sinh sinh, diệt diệt nên chẳng có Bồ Đề, không nhìn thấy được cái ngọn đi đến đâu, vì vậy nên cho rằng pháp giới là không nguyên nhân, chẳng đi đến một cứu cánh nào cả, nên khởi tâm dừng lại. Như vậy, lạc vào tà đạo, rơi vào ma chướng.

Vậy, vấn đề đặt ra là hành giả khi có thiên nhãn nhìn được tám muôn kiếp thấy rõ người này làm người, chim kia làm chim, quạ kia làm quạ, đen, trắng mãi mãi vẫn là đen, trắng phân minh, thì như vậy câu hỏi đặt ra là hành giả nhìn như vậy có trái với lời kinh không? Vì trong một vài đoạn Kinh, Phật dạy, người có khi bị đọa làm súc sanh, ngạ quỷ hoặc làm nhiều việc thiện thì được sanh thiên, hưởng những thú vui cõi trời? Còn đây, Kinh lại nói, hành giả nhìn thấy trong tám muôn kiếp, người thì vẫn cứ làm người, chim thì mãi cứ làm chim v.v… không thấy đọa xuống hay đi lên, không lên lên, xuống xuống trong sáu nẻo luân hồi. Vậy thế này là thế nào đây? Kinh khó thật!! Nói mỗi chỗ một khác. Ta có thể giải thích thế này. Khi tu vào đến hành ấm, hành giả có được thiên nhãn đã khá, có thể nhìn được suốt tám muôn kiếp, tuy thế vẫn chưa nhìn rõ hết của tám muôn kiếp ấy. Vì vậy, ngoại đạo nhìn thấy thế nào thì chấp sự thật là thế ấy, như Bà La Môn giáo cho rằng, người cứ luôn luôn là người, làm Bà La Môn thì mãi mãi sẽ là Bà La Môn, không thể nào rơi xuống làm súc sanh được. Vì sao? Vì thiên nhãn của Bà La Môn giáo còn kém, chỉ nhìn thấy được một khúc nào đó sanh diệt của một vài loài chúng sanh, nên có một luận điệu còn hạn hẹp, nói rằng khi chết giữa hai cuộc đời, cái khoảng cách có vài chục năm, có khi vài trăm năm thôi. Còn Phật giáo thì lại nói khác, các loài có thể lên lên, xuống xuống sáu nẻo luân hồi không nhất định mãi mãi là cái gì, và sau khi chết 49 ngày là sẽ thường phải đi đầu thai tùy theo nghiệp lực chiêu cảm để lấy một loại thân nào đó. Tất cả những thứ đó đều do mức độ nhãn lực của mình, Bà La Môn thì chỉ có một khúc của thiên nhãn thôi. Thấy được rằng, khi chết đi, thần thức rời thân xác này, ra kia thọ lấy một thân xác khác, vì thiên nhãn còn hạn hẹp nên chỉ nhìn được một khúc ngắn thôi, như một người chết đi bị đọa làm quỷ thì Bà La Môn giáo lại không thấy được khúc đó, sau khi làm quỷ một thời gian trở lại làm người, thì cái khúc giữa hai đời người xa nhau thì họ không nhìn rõ được cái khúc con người phải bị đọa làm quỷ chẳng hạn, nên cho rằng người thì luôn luôn làm người, vật thì luôn luôn làm vật V.V.. Trong đoạn kinh trên cũng thế, khi hành giả vào được đến thức ấm, tuy có thiên nhãn, nhưng cũng chỉ nhìn được một khúc của dòng sanh diệt thôi, ngoài ra thì mù mịt không rõ thêm được gì khác, lại không thấy có gì gọi là Bồ Đề cả, thì tu Bồ Đề làm gì? Vì vậy lạc mất chánh biến tri, không tu thêm được nữa.

Phật tử: Vậy thì có phải một vị A La Hán mức độ tâm thức chỉ mới lọt vào hành ấm thôi sao? Vì trong kinh nói Ngài Xá Lợi Phất khi nhìn con chim ngói, chỉ thấy tám vạn kiếp của nó thôi..

Đáp: Một vị đắc A La Hán thì vào được đến thức ấm rồi, nhưng chỉ chớm bước vào thức ấm thôi.

Hỏi: Vậy thì ông giải thích sao về cái vụ nhìn con chim ngói của Ngài Xá Lợi Phất?

Đáp: Đức Phật dạy, vào đến đây cũng có thể thấy được tám vạn kiếp, nhưng cái thấy vẫn còn thô sơ, không rõ lắm, không nhìn thấy được cái vô thỉ vô chung, nên ngoại đạo dễ nghĩ rằng pháp giới này hễ được làm người thì lúc nào cũng làm người, chim, cò, cá, rùa v.v… gì cũng thế. Có một điều kỳ dị nhất là khi hành giả vào đến hành ấm, săm soi, không thấy cái gì là Bồ Đe cả, cũng không nhìn rõ thấy ai đắc được Bồ Đe, nên phải hiểu tâm thức chúng ta mênh mang vô cùng tận, nên pháp giới cũng mênh mang, mỗi người tùy theo cái mắt nhìn thấy cái gì là hay chấp ngay vào cái đấy, cho là thắng giải, là nhất, là rốt ráo lắm rồi, kỳ thật, con đường còn rất dài, còn phải qua đến quán giả và quán trung mới trọn vẹn được. Vì vậy, nếu Phật không khởi tâm từ bi mà nói cho chúng ta biết thì chắc chẳng ai có thể nhìn thông suốt được như thế, chẳng ai biết được gì, cứ đi quờ quạng, chứng được đến đâu là nắm bắt đến đó. Ngay cả con mắt thịt phàm phu chúng ta đây cũng đã vô vàn khác nhau rồi, có người mắt kém, có người mắt tinh, có người nhìn lầm (dây thừng thành con rắn), có người nhìn rõ v.v… rồi sinh ra những kiến chấp lệch lạc, cho là thắng giải của mình là đúng, có khi còn đưa đến ẩu đả vì ý kiến bất đồng, đủ thấy rằng chúng ta thật ngu si, mê muội biết bao… Riêng về trường họp bị đọa có thể rằng những trường họp nói trong Kinh là những trường họp đặc biệt, có nghĩa rằng trên lý thì có thể đọa như thế. Thí dụ như trong Kinh nói có vị tỳ kheo thích ăn kem, hay thích mùi phấn, khi chết đọa làm con trùng sống trong đám kem ấy, những trường họp đó là có, vì Kinh không bao giờ nói hư vọng cả.

Nhưng đó là những trường hợp đặc biệt, chứ còn đã làm người mà trở lại làm con trùng thì trừ phi phải mắc tội nặng lắm, nghiệp chướng sâu dày thì mới có thể xảy ra, vì trong sự kiện đột biến, bao giờ vẫn có sự tương tục của nó. Nên nó khiến cho ta được yên tâm phần nào, trừ khi ta tạo những tội trạng nặng thì khi chết sẽ rơi thẳng vào địa ngục, đến khi vơi bớt nghiệp thì phải đọa làm ngạ quỷ trước, rồi đến súc sanh v.v… Mà khi trong tâm thức có nhiều chủng tử đạo lý thì cũng khó có thể đọa làm con trùng được.

Nay, ta sang phần ma chướng thứ hai..

Kinh: A Nan, các thiện nam tử đó, trong Tam Ma Đề, chính tâm đứng lặng sáng suốt, Thiên ma không còn dịp quấy phá; trong lúc xét cùng cội gốc sinh hoại, (chăm chú cái tâm xét cội gổc của mình) xét cái cội gốc thường chuyển động u uẩn kia, (tức là hành ấm), lại móng tâm so đo, chấp là tính viên thường (coi hành ấm là thực tại cuối cùng, viên thường, chân thường), thì ngưòi ấy sa vào bốn cái luận biến thường: Một, là người đó xét cùng bản tính của tâm và cảnh, cả hai đều không có nhân; tu tập biết được trong hai muôn kiếp, thập phưong chúng sanh có những sự sinh diệt đều xoay vần không hề tan mất, nên chấp đó là thường.

Giảng: Đến đây, Ngài lại nói là chỉ có hai muôn kiếp thôi, sau Ngài lại nói là bốn muôn kiếp, rồi tám muôn kiếp. Có nghĩa rằng tùy từng mức độ của từng người một. Đoạn Kinh này, hành giả xét bản tính của tâm mình (kiến phần), đồng thời quán chiếu cảnh bên ngoài (tướng phần), nên biết được trong hai muôn kiếp. Trong hai muôn kiếp này thấy thập phưong chúng sanh luôn luôn có sự sinh diệt, nhưng đều có sự xoay vần trở lại, chứ không tan đi mất, nên chấp rằng đó là thường..

Kinh: Hai, là người đó xét cùng cội gốc…

Giảng: Cội gốc là quán tứ đại là địa, thủy, hỏa, phong, thấy tứ đại thường trụ..

Kinh: Tu tập biết được trong bốn muôn kiếp, thập phương chúng sinh tuy có sinh diệt, nhưng đều có bản thể thường hằng, không hề tan mất nên chấp đó là thường.

Giảng: Mấy đoạn Kinh này nói nhiều về ngoại đạo. Thấy rằng nước kia, lửa kia v.v… sau nó biến hóa thành các thứ khác, nhưng tuy biến hóa thế, nhưng nó vẫn giữ bản chất là cái tứ đại của nó, suy xét trong bốn muôn kiếp thì thấy thập phưong chúng sanh được tạo dựng lên bằng bốn đại đó, tuy có thay đổi sinh sinh, diệt diệt, nhưng đều như có bản thể thường hằng mà không hề bị tan mất, nên chấp tứ đại đó là thường. Những vấn đề này, tôi nghĩ là có thể giảng kỹ được, chỉ biết đại cương là như vậy thôi. Vị hành giả này, lúc đầu nhìn tâm và cảnh, lâu dần nghĩ rằng tâm cảnh cứ xoay vần sinh diệt mãi, nhìn trong hai muôn kiếp thấy vẫn cứ xoay vần, nên nghĩ đó là thường, và chấp rằng hành ấm chính là thực tại cuối cùng, rồi không muốn đi sâu hơn nữa. Lại nữa, trong hành ấm, suy xét tính tứ đại, lúc nào cũng xoay vần, như lửa hiện ra, rồi mất đi, rồi biến hóa muôn hình vạn trạng, đất, nước, gió cũng vậy, mà không bao giờ mất, dần dần chấp những thứ đó là thường. Trường hợp này Phật dạy cho ngoại đạo với thiên nhãn còn hạn hẹp, vì họ thường hay chấp vào tứ đại, cũng như có những vị thờ lửa, thờ nước v.v… Như Ngài Ưu Tần Loa Ca Diếp, đệ tử của Đức Phật trước là một vị Bà La Môn thờ Lửa. Nghĩ rằng cái lửa đó sinh ra vũ trụ này, và cũng sinh ra cả mình nữa, vì vậy mình phải thờ nó. Đây là Đức Phật nhằm vào những ma chướng của ngoại đạo, nên mới khởi tâm từ bi khai thị cho họ. Một số đệ tử của Phật đều phát xuất từ ngoại đạo, thờ Lửa, nên Ngài nói cho biết để họ tỉnh ngộ và tu lên.

Kinh: Ba, là ngưòi đó xét cùng nguyên do bản lai của sáu căn, của sự chấp thụ thức mạt na và của các tâm, ý, ý thức, thấy tính vẫn thường xuyên; tu tập biết được trong tám muôn kiếp, tất cả chúng sinh xoay vần không mất bản lai thường trụ, rồi xét tột tính không mất đó mà chấp là thường.

Giảng: Sáu căn là: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý, hành giả quán sáu căn của mình, lên cao hơn là quán đến mạt na thức, tâm, ý căn và ý thức, thấy rằng tất cả những thứ đó đều khởi lên từ mạt na thức và tuy có thay đổi sinh diệt, nhưng nó vẫn thường hằng không mất, có nghĩa rằng đi lần vào cỗi nguồn đến mạt na thức thì chấp ở mạt na thức đó, cho rằng đó là thực tại cuối cùng rồi.

Kỉnh: Bốn, là người đó nghĩ rằng đã hết tưởng ấm, lẽ ra không còn lưu chuyển, đứng lặng xoay vần, tư tưởng sinh diệt đã diệt hết rồi, thì trong lý tự nhiên thành không sinh diệt, người đó nhân tâm niệm so đo như thế mà chấp là thường. Do những sự chấp thường ấy, bỏ mất chánh biến tri, đọa lạc vào ngoại đạo, làm mất tính Bồ Đề. Ấy gọi là ngoại đạo thứ hai, lập những luận viên thường.

Giảng: Tức là có những vị tu ngoại đạo chấp một là có đất, nước, gió, lửa làm cội nguồn, hay chấp ở mạt na thức là thực tại cuối cùng, cho đó chính là Thần Ngã, không còn gì đi sâu hơn nữa, mà không biết rằng còn có thức ấm, sâu hơn là Bạch tịnh thức và Vô cấu thức để trôi vào biển Diệu tâm. Thường thường phần đông ngoại đạo đều ngừng lại ở hành ấm, chấp đó là mức cuối cùng rồi, đã đến được bến bờ rồi, và không muốn đi xa thêm nữa.

Kinh: Lại các thiện nam tử đó, trong Tam Ma Đề, chính tâm đứng lặng vững chắc, Thiên ma không còn dịp quấy phá. Trong lúc xét cùng cội gốc sinh loại, xét cái cội gốc thường chuyển động u uẩn kia, lại móng tâm so đo chấp trước giữa mình và cái khác, thì người đó mắc vào bốn kiến chấp điên đảo, là những luận “một phần vô thường, một phần thường…”

Giảng: Lúc bấy giờ, hành giả thấy tất cả đều là biển hào quang sáng ngời, thấy mình dính mắc trong biển hào quang ấy, bao trùm những chúng sanh ngọ nguậy, nên bị mắc vào bốn kiến chấp điên đảo là những luận “một phần thường, một phần vô thường”.

Kinh: Một là người đó quán cái tâm diệu minh lặng vậy cùng khắp thập phương thế giới, cho đó là cái Thần Ngã rốt ráo. Do đó chấp có cái Ta cùng khắp mười phương đứng lặng sáng suốt không lay động, còn tất cả chúng sinh thì ở trong tâm ta tự sinh, tự chết. Vậy tâm tính của ta thì gọi là thường, còn những bọn sinh diệt kia thì thật là vô thường.

Giảng: Lúc đó hành giả thấy rằng, tâm mình là một biển hào quang đứng lặng cùng khắp thập phương thế giới, cho rằng đó là Thần Ngã rốt ráo, (ngoại đạo gọi là Atman Thần Ngã). Lúc bây giờ cái Ngã chưa tiêu diệt hẳn, đang bị dồn nén, nên nó khởi lên nghĩ rằng, biển hào quang chính là mình, còn tất cả chúng sanh kia đều ở trong tâm mình, (không nghĩ rằng “bọn đó” cũng có những cái ngã của nó), chúng tự sinh, tự diệt, còn mình thì đứng lặng chiếu soi, cho rằng, chính ta là thường, còn những chúng sanh kia sinh trong tâm ta thì nó là vô thường.

Kinh: Hai là, người đó không xét cái tâm, lại xét khắp hằng sa quốc độ trong mười phương, thấy có chỗ bị kiếp tai phá hoại, thì cho là có tính rốt ráo vô thường, còn những chỗ không bị kiếp tai phá hoại, thì gọi là rốt ráo thường.

Giảng: Giai đoạn này cũng rất dễ khởi ma ý. Hành giả trong lúc này không quay lại quán xét cái tâm mình nữa, mà quay ra xét khắp hằng sa quốc độ trong mười phương, lại nghĩ đến những tầng trời hoặc những cảnh giới khắp các quốc độ đều khởi lên trong tâm đó, rồi lại thấy có những nơi bị kiếp tai phá hoại, có một số tầng trời bị sụp đổ, cho rằng những cõi này là vô thường, những chỗ khác cỏn tồn tại lại cho là thường. Chúng ta biết rằng khi kiếp hoại nổi lên, thường có những đại tam tai là những phong tai, hỏa tai, và thủy tai nổi lên, như phong tai khi phá hoại, nó thổi nát từ tầng trời Tam thiền trở xuống, trong Kinh nói rằng, sở dĩ phong tai thổi nát được đến tầng trời tam thiền là vì những hành giả ở tầng trời ấy trong tâm vẫn còn động, vẫn có giác, có quán, tức là vẫn có tâm vui mừng mãnh liệt do vì tâm còn động, còn chiêu cảm những ngoại duyên, nên còn bị phá hoại. Từ tầng trời Tứ thiền trở lên phong tai không tới được vì trên đó đã hết giác, quán, đã vào được “xả niệm thanh tịnh địa” nên không bị phá hoại được nữa. Trở lại đoạn Kinh trên, hành giả khi tu hành đến mức độ này, nhìn thấy sự tàn phá của các tầng trời, lúc đó khởi tâm cho rằng, chỗ này là vô thường, còn những tầng trời từ Tứ thiền trở lên không bị phá hoại tức là thường. Đó là những tà kiến sai lầm, vì thiếu huệ và thiếu thầy giỏi dẫn dắt.

Kinh: Ba là, người đó quán sát riêng cái tâm mình là tinh tế nhỏ nhiệm giống như vi trần, lưu chuyển trong mười phương mà tính không rời đổi, lại có thể khiến cái thân này, sinh rồi lại diệt, rồi chấp cái tính không mất đó là tính thường của mình, còn tất cả sự sống chết từ tính ấy sinh ra thì gọi là vô thường. Bốn là, người đó biết tưởng ấm hết rồi, thấy được dòng hành ấm, chấp cái lưu chuyển thường xuyên của hành ấm là thường, còn những sắc ấm, thọ ấm, tưởng ấm hiện đã diệt hết thì gọi là vô thường…

Giảng: Khi hành giả vào đến hành ấm, thấy hành ấm còn triền miên chưa diệt, trong khi thấy sắc ấm, thọ ấm (vọng tình), tưởng ấm (vọng tưởng) đã diệt rồi, thì chấp rằng những cái diệt đó đều là vô thường, còn hành ấm này triền miên tiếp nối nên cho là thường, cho rằng đây chính là thực tại cuối cùng, ta có thể đến được Niết Bàn rồi. Trong Kinh nhiều khi chúng ta chỉ hiểu được một phần, như trong mười huyền môn của Kinh Hoa Nghiêm, hiểu được ba cái là đã giỏi lắm rồi, cũng vậy, trong tất cả mười ma chướng này mà chúng ta hiểu được hai, ba phần cũng đã là khá rồi. Vì sao? Vì tất cả những sự việc này đều xảy ra trong cái vô hình tướng, đều là những mức độ ngày càng đi sâu vào thức tâm vi diệu, nên khởi lên những ma chướng càng vi tế, nhỏ nhiệm hơn, chỉ có cách tu thực chứng mới hiểu rõ lời Phật dạy.

Tới đây tôi xin tạm ngưng, dành một chút thì giờ cho vị nào cần hỏi xin cứ hỏi…

Thường thường, ngoại đạo tu đến hành ấm thì hay dừng chân ở chỗ này nghĩ đó chính là Thần Ngã mà không tiến xa được nữa, vì họ cho rằng đã đến nơi rốt ráo rồi nên dừng lại. Chư Phật ra đời, mục đích là khởi tâm từ bi nhắc nhở họ không nên dừng chân quá sớm, cần tu lên nữa, vì còn hơn 2/3 con đường nữa mới được đến bờ, phải đi sâu hơn nữa, mà càng đi sâu vào thức tâm vi diệu thì càng gay go, khó tiến.

Hỏi: Hồi nãy, chúng tôi có một câu hỏi mà ông chưa có dịp trả lời. Đó là trong chân không, ngoài không gian, vì không có không khí nên âm thanh không truyền đi được, lúc đó tai không nghe thấy, tiếng cũng không đi đến đâu. Vậy trong trường hợp này vấn đề tiếng đến bên tai, hay tai đến bên tiếng là sao hay chẳng có cái gì đến bên cái gì cả? Xin ông giải thích cho chúng tôi rõ.

Đáp: Nói về vấn đề âm thanh và cái tai, thì trong sách thiền nhà Phật nêu lên một vấn đề rất hay. Nếu chúng ta hiểu rằng âm thanh thuộc về tướng phần, và cái tai thuộc về kiến phần, hai cái đó luôn luôn tương ưng với nhau. Nay tỷ dụ như có một âm thanh ở rất xa, như trên mặt trăng có một núi lửa nổ, hay trong mặt trăng bắn ra một tiếng nổ lớn, hay trong rừng sâu, có một cành cây gãy V..V. những thứ đó trong Kinh bảo tương ưng với tai ta thì tại sao ta không nghe thấy? Tỷ dụ một người ngoại đạo đến vấn nạn ta rằng, nếu cái tai và cái tiếng huyễn hiện tưong ưng với nhau, thì có những hành tinh ở rất xa nổ lớn hay trong rừng sâu có tiếng cọp gầm, thì tại sao tai ta lại không tương ưng nghe thấy những âm thanh ấy? Đáng lý ra là phải nghe thấy chứ? Thì đây, chúng ta phải hiểu sự tương ưng là như thế này, cái tai mình (là một phù trần căn thô kệch), chỉ nghe đuợc những âm thanh ở gần, trong một phạm vi hạn hẹp nào đó, còn những âm thanh ở xa kia, chúng ta vẫn nghe thấy, nhưng không nghe bằng cái phù trần căn thô kệch này, mà nghe bằng tịnh sắc căn, cái căn vi diệu ăn sâu vào tàng thức, khi nào chúng ta tu đến mức độ có thiên nhĩ, tức là vào đến mức độ vi diệu tương ưng thì sẽ nghe được những âm thanh đó. Đó chỉ là vấn đề bình diện từ thô đến tế của tâm thức mà thôi.

Khi đạt đến Nhĩ căn viên thông thì nghe đuợc rốt ráo một tiếng nổ cách xa muời lăm tỷ quan niệm vẫn nghe nhu bên tai.

Hỏi: Khi một hành giả vô được hành ấm rồi, trong kinh chỉ nói về tám vạn kiếp tương ưng với nhãn căn. Vậy thì, xin ông cho biết ý kiến về nhĩ căn của hành giả đó ra sao?

Đáp: Trong Kinh không nói rõ nhiều về những vấn đề này, chúng ta chỉ có thể suy luận đôi chút thôi. Nếu nhĩ căn có 1200 công đức, (theo ý tôi suy ra thôi, chưa chắc đã đúng đâu nhé), thì công đúc đó là do sự bắt rễ ăn sâu vào tàng thức. Nêu như vậy, một hành giả tu Như Huyễn Tam Ma Đề bằng nhĩ căn, khi nghe tiếng thì sẽ nghe được mười hai muôn kiếp, vì nó có 1200 công đức, (xin nhắc lại, đây là do tôi suy đoán thôi, trong Kinh không hề nói điều này). Lại nữa, Ngài cũng không giảng rõ công đức là thế nào, có thể nghĩa là các căn càng ăn sâu vào trong tàng thức bao nhiêu thì càng được diệu dụng nhiều bấy nhiêu.

Theo thiển nghĩ, phần đông các vị hành giả tu hành Như Huyễn Tam Ma Đề có lẽ đều phát triển tâm nhãn trước, (ngoại trừ Ngài Quán Thế Âm tu nhĩ căn viên thông), còn trên phương diện tu hành siêu xuất thế gian thì nhĩ căn cao hơn nhãn căn. Về phương diện thế gian, chúng ta hay nói đến cái nhãn thôi mà ít để ý đến cái nhĩ, vì vậy, Kinh lại phải nói đến 1200 công đức của nhĩ căn để nhắc nhở chúng ta…

Hỏi: Ngay trong Thiền Tông cùng chỉ hay nói đến cái nhãn, như khi ngồi thiền thì thấy chan hỏa ánh sáng, hay thấy cảnh giới này nọ chứ không nói về nhĩ.

Đáp: Thì phần đông chúng ta nghiệp dĩ hay thiên về nhãn căn trong khi tu tập. Ấy vậy, Kinh dạy khó thế mà cũng chỉ quanh quẩn trong sáu căn thôi, nhưng những sự biến hóa ngày càng mịt mù vi diệu, Phật lại dạy, sau này, khi hành giả vào đến thức ấm rồi thì sáu căn lại dung thông với nhau vô ngại. Rồi trong đoạn Kinh Hoa Nghiêm chúng ta vừa tụng hồi nãy, Phật lại nói rằng, có những cõi được tạo dựng bằng những mùi hương (thuộc về tỷ), thì chắc nơi đó, phần nhiều các vị tu về tỷ căn. Do đó, có thể trong cõi người chúng ta ở đây, có cộng nghiệp thiên về cái nhãn, nên trong Kinh nói về nhãn nhiều. Cũng có thể có những cõi khác, cộng nghiệp của chúng sanh thiên về cái nhĩ thì Phật lại nói nhiều về nhĩ căn. Còn riêng về cõi này, Kinh Lăng Nghiêm lại nói nhiều về nhãn căn, vì Ngài biết rằng, Kinh này sẽ lưu bộ trong cõi này, mà cộng nghiệp chúng sanh thiên về mắt, không phải về tai. Chúng ta vẫn biết Ngài Quán Thế Âm tu nhĩ căn viên thông, nhưng khi đọc Kinh, chúng ta chỉ hay suy luận theo cái mắt của mình thôi như vậy là chúng ta vẫn thiên lệch về cái mắt nhiều tuy rằng ta vẫn biết cái tai gần với Diệu tâm, có nhiều công đức hơn. Như trong Kinh Duy Ma Cật, có những cõi Phật mà trong đó Đức Phật dùng tà áo để làm Phật-sự, vì có những chúng sanh ở những cõi, không tu bằng nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, hay ý căn mà lại tu bằng cái thân căn, vì thế Ngài mới dùng tà áo để giáo hóa chúng sanh, có khi Ngài lại dùng hư không, mùi hương v.v… để làm Phật-sự. Nên Đạo Phật rất trùng trùng, vì pháp giới trùng trùng, vì tâm chúng sanh biến hiện chập chùng, nên Kinh nói những chuyện mà ý thức thô kệch của chúng ta không thể ngờ được, phải suy tư lâu ngày mới thấy đúng. Vì vậy, khi chúng ta đọc lại Đại Bát Nhã, Đức Phật dạy, tu hành là chỉ tu về ngũ nhãn, mà tu tập Bát Nhã Ba La Mật là cốt chỉ để có ngũ nhãn đó. Nên hiểu về ngũ nhãn và sáu căn là rất quan trọng, Kinh Lăng Nghiêm nói khó thế này cũng chỉ nói quanh quẩn trong sáu căn của chúng sanh mà thôi. Thực tình, người giảng lẫn người nghe bộ Lăng Nghiêm này cũng… bở hơi tai, khó quá!! Mà lời Phật dạy nghe rất êm ái, như nước chảy mây trôi, thế mà hội được ý Ngài dạy thì phải đánh vật với nó cả nhiều ngày, nhiều tháng, nhiều năm mới hy vọng vỡ ra được ít phần.

Trong phần hành ấm trong Lăng Nghiêm, nếu chịu khó giảng hết thì cũng tốt đấy nhưng theo thiển nghĩ ta nên chừa ra một ít phần để chính mình tự đọc và tự suy nghiệm lấy vì phải tự mình suy tư, đến khi vỡ lẽ lời Kinh mới “thấm” và nhớ dai được. Lại nữa, sức hiểu của chúng ta cũng không cần phải hiểu nhiều lắm, chỉ cần biết dăm ba phần thôi cũng đủ rồi, vì Đức Phật dạy đoạn này phần lớn cho những người ngoại đạo, tâm thức họ tu cao, đi sâu vào được đến hành ấm rồi, nên khi Ngài nói là họ hiểu ngay, cũng như khi ta đọc bộ Kinh Lăng Già, trong đó Ngài xếp hạng ngoại đạo thật là khó, Ngài dùng toàn những chữ rất trừu tượng, rất khó hiểu…

Nay, ta xin đi sang thức ấm…

(Bỏ một đoạn Kinh trong hành ấm)

Phật tử: (Không chịu…) Thưa ông, còn một phần ma chướng của hành ấm, xin ông giảng nốt cho, bỏ đi thì., phí quá…

Đáp: (Cười xòa) Ồ, nhưng tôi lại… hết hứng giảng về cái đó rồi, hi… hi…, tôi lại thấy có hứng thú giảng về thức ấm hơn!!

Phật tử: (Đề nghị, dỗ dành..:) Vậy thì bữa khác nếu có hứng, ông trở lại hành ấm giảng tiếp nhé?

Đáp: Thực ra, như tôi đã nói hồi nãy, người giảng chỉ có thể giảng được ít phần, như để lấy cái đà làm động năng sinh khởi cho người nghe phải tìm hiểu suy tư thêm thôi, vì chính cái động năng ấy mới thực sự đưa mình vào đạo, vào dòng suy tư và thiền quán, rồi từ đó nảy sinh ra một động năng muốn tu tập, lúc đó trí huệ mới phát sinh và không còn mảy may nghi ngờ về giáo lý vi diệu của Đức Phật, phát sinh ra được một lòng tin kiên cố không gì lay chuyển nổi, lúc đó chúng ta sẽ có một tín căn sâu chắc, mà cái rễ ăn sâu vào đến tàng thức, thì con đường tu tập thành Phật quả chỉ là vấn để thời gian mà thôi, ở đây, nói cho cùng, tôi cũng không phải là “giảng” đâu, mà chỉ xin đọc cho quý vị nghe những đoạn Kinh để chúng ta cùng suy tư, cố tìm ra mật ý của Phật mà thôi.

Kinh: Những ma sự thuộc thức ấm…

Giảng: Chúng ta cũng nên nhớ rằng, khi một hành giả bắt đầu bước vào thức ấm, là đã tiêu dung được cái ngã và cái mạng căn rồi. Thế mà khi vào đến đây, vẫn còn vấp phải những ma ý nữa.

Kinh: A Nan, thiện nam tử kia tu phép Tam Ma Đề, khi hành ấm hết rồi…

Giảng: Hành ấm hết tức là thành trì của cái ngã đã được tiêu dung.

Kinh: thì cái then chốt lay động chung, sinh ra các loài thế gian bỗng được xóa bỏ…

Giảng: Tức là tất cả những hành ấm đã được tiêu diệt.

Kinh: Riêng mối vi tế quan hệ sâu xa gây nghiệp chịu báo của ngã thể chúng sanh, cảm ứng vi tế đều bặt dứt

Giảng: Tới đây là cái ngã đã cùng các nghiệp báo (hành nghiệp) đã được bặt dứt. Lúc này Phật mô tả tâm trạng một vị hành giả đi vào thức ấm…

Kinh: Người đó hầu được đại giác ngộ noi bản tính Niết Bàn, như khi gà gáy tan, xem qua phương Đông đã có ánh sáng

Giảng: Không biết quý vị nghĩ sao, theo tôi, những lời Kinh tả cũng rất thơ mộng. Vị này hầu như được đại giác ngộ nơi bản tính Niết Bàn, vì hành giả đã lọt vào lớp sương mù cuối cùng, hư vô vi tế, thì hành giả có cảm tưởng rằng, hình như mình được đại giác ngộ. Vào đến chỗ này rồi, trông phương xa đã lóe lên ánh sáng, tợ như một người thức lâu trong đêm dài sanh tử tối tăm, để cuối cùng nhìn thấy lóe lên Niết Bàn bất tử vào được thức ấm này. Tương tự như một người thức suốt đêm, nay gà gáy sáng, và ánh sáng lóe lên ở phương Đông. Đó là hành giả đã vào được đến thức ấm.

Kinh: Sáu căn rỗng lặng, không còn rong ruổi nữa…

Giảng: Lúc đó sáu căn rỗng lặng như tấm gương sáng, soi đủ các thứ mà chẳng khởi vọng tình, vọng tưởng chi cả. Cũng như trong Kinh Pháp Hoa nói sáu căn thanh tịnh, là rỗng lặng, dù nhìn cảnh giới gì cũng an nhiên, tâm không lay động. Như có người muốn đến giết mình cũng không hề khởi tâm sợ hãi, hay những sự vật mà ngày trước mình yêu mến vô cùng, nay chỉ như gương soi bóng đàn nhạn thôi, mà không khởi vọng tình, vọng tưởng. Nên đặc tính đầu tiên khi một hành giả vào được thức ấm thì có được sáu căn rỗng lặng, tức là sáu căn thanh tịnh của Pháp Hoa, mà Ngài Trí Giả vào được. Ngài tụng Kinh Pháp Hoa đến phẩm thứ 23 thì phải, (tôi không rõ phẩm thứ mấy), nói về Ngài Nhất Thiết Chúng Sanh Hỷ Kiến Bồ Tát, lúc tụng tới câu: “Lành thay, lành thay, thiện nam tử, đó mới là chân tinh tấn, chân pháp cúng dường Như Lai…” thì Ngài Trí Giả vào được định ngay. Trong cái định đó, Ngài mở được thiên nhãn, nhìn thấy ở núi Linh Thứu, hội Linh Sơn vẫn tiếp tục, Phật và các đại chúng vẫn ngồi đây

Kinh: Sáu căn rỗng lặng, không còn rong ruổi nữa…

Giảng: Không rong ruổi cái gì? Không rong ruổi theo tiền trần thô kệch của ngoại cảnh.

Kinh: Trong và ngoài đều lặng sáng, vào được tính vô sử nhập… Đen đây không còn cảm nhận được cái gì nhập, xả, vì đã đạt được vô phân biệt trí tức bình đắng tánh trí.

Giảng: Lúc bấy giờ trong ngoài như một tấm gương sáng, không còn phân biệt là trong hay ngoài nữa. “Vào được tính vô sở nhập.., ” tức là vào được đến thức ấm, lúc đó, hành giả bắt đầu thấy rằng, tất cả pháp giới, ngay cả chính thân mình không phải là khác. Chưa được là một, nhưng không phải là khác, nên gọi là vô sở nhập. Như nhìn cái cây kia cũng thấy không phải là khác với mình nữa, nhưng thấy nó vẫn chưa phải hoàn toàn là một với mình.

Kinh: Thấu suốt nguyên do thụ sinh của mười hai loài mười phương…

Giảng: Trên kia là chỉ nhìn thấy mười hai loài chúng sinh khởi lên thôi, nhưng chưa thấy rõ được cái nguyên do của nó, tức là trước chỉ nhìn thấy những bụi hào quang phụt lên thôi, còn ở đây, hành giả đi sâu hơn nữa vào thức ấm, thấy được nguyên do của nó, như thấy loài này thì do dục nhiễm mà luân hồi, loài kia thì do hư vọng mà luân hồi v.v… Nhìn thấy được tập quán cũ của chúng sanh khởi lên để luân hồi, thay đổi. Nếu quý vị chịu khó về dở Kinh Lăng Nghiêm ra đọc đoạn Đức Phật nói về sự luân hồi của mười hai loài chúng sanh thì ta thấy rất bàng hoàng, chỉ có Tuệ nhãn của Phật mới nói được như thế thôi, còn không có một ai có thể nói được. Tôi xin đọc một vài đoạn Phật nói về mười hai loài chúng sanh luân hồi như thế nào cho quý vị nghe qua mới thấy Tuệ Giác của nhà Phật là vô đẳng đẳng, không thể nghĩ bàn, không thể ngôn thuyết…

Kinh: A Nan, nhân trong thế giới có hư vọng luân hồi, điên đảo về động, nên hòa hợp vói khí, thành ra 84 ngàn loại tưởng bay loạn, vì vậy nên có mầm trứng trôi lăn trong cõi nước, cá, chim, rùa, rắn v.v… các loại đầy rẫy.

Giảng: Tức là những loài cá, rùa, chim v.v… này, do hư vọng luân hồi, điên đảo về động hòa hợp với khí thành ra những loài này.

Kinh: Nhân trong thế giới có tạp nhiễm luân hồi, điên đảo về dục, nên hòa họp vói tư, thành ra 84 ngàn loạn tưởng ngang dọc, vì vậy có những bào thai trôi lăn trong cõi nước, người, súc, rồng, tiên trong các loại đầy rẫy

Giảng: Trên kia, thì Ngài nói về chim, cá, rùa v.v… do hư vọng luân hồi điên đảo về động hòa hợp với khí, còn loài người chúng ta và loài thai sanh là do tạp nhiễm luân hồi, điên đảo về dục hòa hợp với tư (tức là tư tưởng của chúng ta) thành những thứ bào thai trôi lăn với nước. Trong Kinh nói rằng, khi khởi tâm dục lên thì phải khởi cái tư này trước, nên khi đọc Kinh, nhiều đoạn Ngài dùng những chữ thật cô đọng, nên khó hiểu. Ở đây, không phải là giảng nổi đâu, mà chỉ nói để quý vị có một tiền phong vị thế nào là Lăng Nghiêm.

Kinh: Nhân trong thế giới có chấp trước luân hồi điên đảo về thú, nên hỏa hợp vói noãn thành ra 84 ngàn loạn tưửng nghiêng ngửa, vì vậy nên có tế nhi thấp sanh, trôi lăn trong cõi nước, nhung nhúc quậy động các loài đầy rẫy…

Giảng: Đây là nói đến các loài thấp sanh, nhưng Kinh nói như vậy, chứ khó hiểu lắm, “Chấp trước luân hồi, điên đảo về thú, nên hòa họp với noãn…”, noãn đây không phải là trứng chim đâu, mà đó là những trứng của các loài bọ, hay các thứ vi khuẩn v.v…

Kinh: Nhân trong thế giới có biến dịch luân hồi điên đảo về giả, nên hòa họp vói xúc thành ra 84 ngàn loạn tưởng mói, cũ, vì vậy nên mói có kiết man (chỗ này không biết rõ là yết man hay kiết man?) hóa sanh trôi lăn trong cõi nước, chuyển thoái suy hành, các loài đầy rẫy…

Giảng: Chuỗi này là cho những loài hóa sanh. Đại khái như vậy, còn đến tám loài chúng sanh nữa, đọc cứ như đập đầu vào tường vậy, mù mịt và khó hiểu lắm, nhưng ta cũng nên đọc qua những lời nói, và tư tưởng ghê gớm như thế thì mới có thể khởi tâm trân trọng đối với Kinh Phật. Nên tôi vẫn nghĩ phải là một bậc Đẳng Giác biết tất cả, mới có thể nói như nước chảy mây trôi như thế được, phải nhìn thấy rõ các loài biến hóa ra sao mới nói được chứ, còn chỉ nhìn thấy và biết đại khái thì không bao giờ có thể nói được như thế.