MA CHƯỚNG
TRÊN ĐƯỜNG TU
QUYỂN I
Tịnh Liên Nghiêm Xuân Hồng
MA TÂM MA SỰ CỦA NGƯỜI TU
CHƯƠNG BỐN
Lần trước, chúng tôi đã nói về ma chướng của sắc ấm. Hôm nay, chúng ta sẽ đi vào ma chướng của thọ ấm, tưởng ấm. Rồi chúng ta sẽ thấy rằng có rất nhiều trường hợp bị quỷ nhập.
Nhưng trước khi đi vào ma chướng, có một số vị yêu cầu tôi nói qua về lộ trình của nhà thiền, về Không Quán, Giả Quán và Trung Đạo Song Chiếu. Chúng ta không phải chuyên tu về thiền, nhưng dù sao cũng cần biết qua về lộ trình ấy. Đức Phật thường nói: “Giáo lý của Ta khó tin, khó hiểu, khó vào.” Sở dĩ chúng ta học Phật thường thấy khó là vì nó đi ngược lại những tập quán nhận thức của ta. Theo khoa học và lối sống hằng ngày, chúng ta chỉ nhận thức về những gì hữu hình, đồng thời chỉ hay suy lường sự tương quan giữa vật và vật, trong khi giáo lý nhà Phật lại dạy ngược lại dạy làm con Cá Tích đi ngược giòng, tức là nói về cái vô hình sinh ra hữu hình. Do đó, khi một Phật tử bắt đầu bước chân vào đạo thường cảm thấy bỡ ngỡ, thấy Phật dạy tất cả chỉ là những quang minh thức biến mà thôi, và không thể hiểu nổi có một cái gì gọi là thức lay động lai vãng bên trong. Khi bắt đầu khởi vọng, một tâm niệm mê mờ khởi lên, (lúc nào tâm thức của chúng ta cũng đều có những vọng niệm hằng khởi), làm hiện lên những quang minh hiện thức, rồi tụ lại theo con đường trôn ốc, đi xuống thành các căn, trần và thức. Vì vậy mới khó hiểu. Nhân đây, tôi muốn trình bày với quý vị mấy điểm về nhận thức quan của nhà Phật và xin nhớ rõ vì đó là những điểm quan trọng.
Điểm thứ nhất: giáo lý nhà Phật là giáo lý của duy tâm sở hiện: Tất cả sơn hà hải địa, nhẫn đến thân căn này của chúng ta đều là huyễn, mà chỉ có cái tâm biến hiện ấy mới là thực, và vì là tâm biến hiện nên không có pháp nào cố định. Thí dụ như người không nhất thiết mãi mãi là người, hay cái bàn này không mãi mãi là cái bàn. Suy rộng ra, mọi sự vật, cùng chúng hữu tình đều không nhất thiết cố định. Như tôi vẫn thường nói, khi loài người nhìn con sông, vì do tất cả nghiệp lực chiêu cảm thì pháp giới ánh ra như vậy. Theo cộng nghiệp của loài người, con sông là một giòng nước, có thể xuống tắm hay uống được, nhưng loài quỷ lại nhìn thấy là một giòng lửa, chư Thiên trông thấy là giòng ngọc lưu ly, loài rồng lại nhìn thấy toàn là điện đài lâu các, vân vân. Một thí dụ khác là trái núi đứng lừng lững kia, đối với cộng nghiệp loài người hay loài súc sanh thì thấy nó rất rắn chắc ù lì không thể đi qua được, nhưng đối với loài quỷ thần với thân căn dệt bằng một loại quang minh khác, họ đi qua trái núi ấy vô ngại, còn những vị A La Hán, có thần thông thì có thể vào ngồi trong núi ấy như ngài Ca Diếp ngồi trong núi Kê Túc chờ đức Phật Di Lặc ra đời. Vì thế chúng ta phải hiểu rằng, nhận thức căn bản của nhà Phật là duy tâm sở hiện, biến hiện chập chùng tùy theo nghiệp lực chiêu cảm, mà không có pháp nào nhất định là pháp nào cả.
Điểm thứ hai: (trong Kinh Lăng Nghiêm nhấn mạnh) là trong khoảng không gian vô cùng vô tận này, ta lấy bất cứ một khoảng không gian, một hạt bụi nhỏ nào nó cũng đều “bổn cụ ” nghĩa là chứa đựng đầy đủ tất cả, mà chỉ hiển lộ tùy nhãn quan của người đứng nhìn thôi. Tỷ dụ một khoảng không gian nhỏ chỉ bằng đầu tăm, đối với con mắt thịt của chúng ta sẽ không thấy, không nghe được gì, có chăng chỉ nghe được tiếng im lặng, nhưng chư Phật và chư Đại Bồ Tát dùng pháp nhãn nhìn thấy trong đó dung chứa vô lượng thế giới, và còn nghe được rất nhiều diệu âm (âm thanh hải), vì chỗ nào cũng bổn cụ, cũng đầy đủ đất, nước, gió, lửa, hư không, kiến đại và thức đại. Nếu chúng ta có đạo lực thấp, thì sẽ nhìn thấy rất hạn hẹp, ù lì, đầy lưu ngại, nhưng các vị cao thì sẽ thấy đủ cả pháp giới. Cũng vậy, về vấn đề thời gian, như trong một sát na, phàm phu chúng ta cho rằng đó là một khoảng thời gian rất ngắn, nhưng chư Đại Bồ Tát quán chiếu sát na đó thì các ngài có thể kéo dài thành nhiều kiếp. Đó là nhận thức quan lạ lùng nhất của đạo Phật mà các đạo giáo khác không hề nói tới. Mà càng suy tu lâu càng thấy đúng.
Điểm thứ ba: Giáo lý nhà Phật là một giáo lý viên dung nhất, có thể trả lời tất cả câu hỏi về ngằn mé, Thí dụ nhu pháp giới là tận hay vô tận? sát na hay vĩnh cửu? vân vân. Đạo Phật dạy rằng, nói là cùng tận cũng sai, mà không cùng tận cũng sai, vì là tùy theo tâm thức bập bềnh động niệm của chúng sanh mà thôi. Nếu tâm còn động niệm, thì pháp giới cỏn hiện ra bời bời, nguợc lại, tâm bặt niệm thì pháp giới sẽ tắt đi, không còn một mảy mún vi trần. Nói như vậy, ban đầu nghe rất vấp và khó tin, đôi khi còn cảm thấy khó chịu là khác, nhưng nếu chịu khó suy tu lâu ngày thì thấy quả là vi diệu, không thể nghĩ bàn.
Điểm thứ tư: Đạo Phật khẳng định rằng, không có vật nào sinh ra vật nào, chỉ có cái TÂM ảnh hiện ra mà thôi. Một vài tôn giáo quan niệm theo nhân ảnh hoá có Thượng Đế sinh ra thế giới này, như một người đàn bà sinh ra một đứa con, thì đó là một lối nhìn còn rất nông cạn và hạn hẹp.
Tóm lại, đó là bốn điểm về nhận thức quan rất vi diệu thậm thâm của nhà Phật.
Có thể nói thiền là tất cả con đường giáo lý nhà Phật. Tịnh Độ cũng là thiền quán, níu vào câu niệm Phật để sau cùng sẽ đua hành giả vào định, thì lúc đó chắc chắn sẽ được vãng sanh. Tóm lại, thiền quán trong đạo Phật bao la mênh mang như một khu rừng rậm rạp nói không bao giờ hết, mà trong buổi giảng hôm nay, tôi chỉ có thể nói những nét chính, một cách rất sơ lược thôi.
Trong các tôn giáo khác đều có những pháp môn thiền, Cơ Đốc giáo rất ít nói về thiền, chỉ nói đến sự nguyện ngắm thôi. Tức là hành giả ngồi suốt ngày ngắm tượng Chúa, cũng như các vị Thanh Văn ngồi ngắm đức Phật khi ngài còn sanh tiền vậy. Do sự ngắm ấy sẽ đắc thiện căn, vì tâm hồn hành giả ngày càng thanh tịnh. Đó là lối nguyện ngắm bên Cơ Đốc giáo. Có lối thiền theo lối phàm phu, như hành giả ngồi tập thôi miên, hay ngồi thiền để lấy được sự tĩnh lặng trong tâm hồn đôi chút, đồng thời có được sức khoẻ, nếu có mong cầu thì chỉ mong được đôi chút phước báo về Nhân, Thiên mà thôi. Đó gọi là thiền phàm phu. Một loại thiền khác gọi là thiền ngoại đạo, đó là một lối thiền cao hơn. Một thí dụ điển hình là thiền của Ấn Độ giáo gồm nhiều chi thiền, đầu tiên là Hatha yoga, là một loại thiền điều thân, giữ cho thân được khỏe mạnh, như có người tập trồng cây chuối hàng giờ mà không bị chóng mặt, cùng nhiều tư thế khác, vân vân, tu luyện sao cho lục phủ ngũ tạng trong người được khoẻ mạnh. Đó gọi là Hatha yoga (Hatha có nghĩa là thân).
Lên một chút nữa thì Ấn Độ giáo nói về giới, nhưng những giới luật này cũng chưa được rốt ráo, sau khi giới hạnh đã tinh thông thì hành giả sẽ đi vào lối thiền thứ hai là quán hơi thở, gọi là Prama Yoga, hành giả cũng quán sổ tức. Vậy thì sự khác biệt giữa hai lối quán sổ tức của Ấn Độ giáo và Phật giáo ra sao? Đạo Phật thì có Lục Diệu pháp môn là: sổ tức, tuỳ tức, chỉ, quán, hoàn và tịnh. Thường các vị sư hay dạy đệ tử thiền quán theo lối sổ tức hay tuỳ tức, nhưng sổ tức hay tuỳ tức của nhà Phật khác với sổ tức và tuỳ tức của ngoại đạo. Ngoại đạo cũng ngồi thiền theo dõi hơi thở, nhưng khác ở chỗ là họ còn vướng nhiều kiến chấp, thứ nhất là chấp vào có, vì khi hành giả ngồi quán hơi thở còn chấp rằng mình là có và hơi thở ra vào cũng là thật có. Thứ hai, họ còn chấp vào cái linh ngã (atma), họ không bao giờ nghĩ rằng linh ngã đó cũng chỉ là giả huyễn thôi. Thứ ba, là họ tu theo cái tâm mong cầu, mong cầu rằng vào được trong định, sẽ bặt được hơi thở, để có thể sống lâu, hay làm được những thần thông nho nhỏ như chôn dưới đất mấy tháng mà không bị chết, vân vân, chứ tâm thức họ chưa nhìn đến chỗ giải thoát rốt ráo của nhà Phật. (Trong Ấn Độ giáo cũng có chữ “giải thoát” gọi là moksa, nhưng đức Phật dạy đó chưa phải là sự giải thoát rốt ráo, vì các ông chưa tận diệt được những vọng tưởng điêu linh.) Ngày xưa, khi đức Phật còn tại thế, ngài thị hiện đi vào các ngoại đạo để học hỏi. Khi ngài đến vị Bà La Môn giỏi nhất của ngoại đạo là ngài Uất-Đầu-Lam-Phất, ông chỉ cho đức Phật vào định cao nhất mà ông đã đắc được là định “phi tưởng phi phi tưởng xứ,” Phật vào đưọc định ấy ngay và bảo rằng, thưa đại Bà La Môn, định này vẫn còn trong vòng luân hồi chưa gọi là giải thoát, mà tôi tìm cầu con đường có thể đưa đến sự giải thoát rốt ráo. Lúc ấy, Uất-Đầu-Lam-Phất hiểu ngay và nói Phật rằng, nếu sau này Ngài kiếm được con đường giải thoát thì xin ngài trở về đây cứu độ cho tôi. Khi Phật thành đạo, Ngài nghĩ ngay đến vị Bà La Môn này, nhưng rất tiếc, lúc đó ông ta đã bị đọa làm loài Phi ly (con chồn có cánh).
Sau khi qua giai đoạn điều hòa hơi thở thì lên đến Bhakty Yogạ, (Bhakty là thương yêu). Đây là một lối thờ phượng lễ lạy một đấng thần linh nào đó. Ấn Độ giáo thường thờ ngài Thánh Mau Kali, cũng như chúng ta lễ lạy ngài Quán Thế Âm hay đức A Di Đà vậy. Lối thiền quán này là sự thờ phượng lễ lạy thánh mẫu Kali để sau này thể nhập được vào đại linh ngã ấy, đây là một pháp môn dùng tình cảm mà tu hành. Bên Ấn có Ramakhrisna là một vị rất nổi tiếng vào đầu thế kỷ thứ hai mươi, ông ta có thể vào được những cơn định lớn trong cõi sắc và vô sắc, người Tây Phương rất kính phục ông ta. Lối thiền của ông là nhằm đưa luồng hỏa hầu đi từ khúc xương cụt ở cuối đường xương sống đi lên đỉnh đầu. Về sau, vì có thể đưa lên không khéo, nên bị tẩu hỏa nhập ma, xương sống bị cháy và phải bỏ mạng. Học trò là ngài Vivekananda sang Mỹ đi khắp nơi thuyết pháp, và người Mỹ theo rất đông. Ông Vivekananda là một người trí thức, học rất giỏi, xuất thân từ trường đại học Anh Quốc, khi tới gặp ngài Ramakrishna, ngài chỉ để tay sờ vào ngực Vivekananda khiến vào được định ngay, vì vậy mới thờ ngài làm thầy.
Lên nữa là Jnana Yoga, tức là thiền quán của trí huệ, chứ không phải là thờ phượng lễ lạy nữa. Ngoài ra còn có vài loại yoga khác, như Siddha Yoga, hơi giống với Mật Tông của Tây Tạng. Lối thiền quán này cho rằng, dưới cuối đường xương sống, ở xương cụt có một cái hang thần, trong hang thần ấy có một con rắn lửa nằm cuộn khúc từ thời khai thiên lập địa. Con rắn đó là một thứ thần vật của thánh mẫu Kali, đồng thời nó cũng tượng trưng cho tất cả những luồng khí âm khởi lên từ trái đất này tụ lại ở đó, trong tiểu vũ trụ là cái thân căn này. Người tu hành phải dùng hơi thở mình để đánh thức con rắn ấy, rồi đẩy con rắn đi dọc theo đường xương sống lên đỉnh đầu, ở đó, thánh mẫu Kali sẽ ôm lấy thần Shiva, lúc đó hành giả sẽ đắc đạo, sẽ có nhiều quyền năng.
Tóm lại, thiền quán bên Ấn Độ giáo có năm, bảy pháp môn, phần lớn dân Ấn đều theo các pháp môn này, mà ít theo Phật giáo. Vì thiền nhà Phật có cái giới khó giữ quá, lại thêm con đường thiền cũng chông gai dài xa, cần khổ, khó làm (thuộc về trí huệ siêu việt). Thiền là phải đi sâu vào Bát Nhã và Đại Bi. Vì vậy, đức Phật phải ra đời bên Ấn Độ, vì nơi đó có nhiều tà kiến ngoại đạo, họ đã đi vào được những cơn định khá cao, nhưng lại không biết đến sự rốt ráo, nên dừng chân trong những tam muội nông cạn đảo điên. Tại sao lại gọi là nông cạn? Vì những tam muội ấy chỉ mới vào đến thức xứ, cao lắm là vào được những cơn định ở vô sắc giới thôi, chưa ra khỏi tam giới. Đồng thời gọi là đảo điên vì khi hành giả lên được cõi trời sắc giới, nhìn thấy ngài Phạm Thiên, (là vị Bồ Tát ở khoảng đệ tam, đệ tứ địa), hành giả nhìn thấy vị Phạm Thiên ấy hào quang sáng ngời, thần lực lại rất cao; nên các tu sĩ Bà La Môn sanh tâm đảo điên, cho rằng vị Phạm Thiên đó chính là người tạo ra thế gian này. Nên Phật phải ra đời bên Án là vì vậy, để giải những tà kiến cho các nhà ngoại đạo, bảo rằng, các ông dừng chân quá sớm, phải vượt lên trên, đi xa hơn nữa mới đến mức độ giải thoát, mà không những chỉ có đức Phật Thích Ca mà còn nhiều vị Phật khác ra đời ở Nam Thiên Bộ Châu bên ấn, vì để cứu độ những ngoại đạo bên ấy. Nhưng sau khoảng một ngàn năm theo Phật giáo, hầu như tất cả dân ấn đều bỏ đạo Phật mà theo Ấn Độ giáo, vì họ ưa thích các kiến chấp cũ, không thể bỏ được. Họ chưa chấp nhận nổi lý thuyết của đạo Phật như: “Chúng sanh và Thượng Đe đều không thật không hư… ”, vì họ luôn tin người tu là thật có, Thượng Đế cũng thật có, đó là một vị tối cao có đủ quyền lực để thưởng phạt và cai quản trái đất này. Nói một cách khác, họ chưa thể bỏ được quan niệm linh ngã, hay thần ngã. Đức Phật xuất hiện nơi đời, quan tâm rất nhiều về ngoại đạo. Vì họ dụng công rất nhiều, nhưng chưa hiểu rõ lộ trình, lại gấp gáp mong cầu và dừng chân quá sớm. Ngày nay có nhiều xu hướng và phong trào thiền, nhưng hầu hết chỉ là thứ thiền thông tục, thời thượng, tập ngồi và thở để cầu một chút tĩnh lặng và sức khỏe. Chưa biết gì về giải thoát và Kinh Lăng Nghiêm.
Vì vậy, trong Kinh Lăng Nghiêm nói rõ, trong đời mạt pháp này, các thánh hiền thường hay ẩn hết, chỉ có tà sư là nổi lên nhiều như cát bụi, nên nếu không khéo, không hiểu rõ kinh, chúng ta sẽ lạc vào ma đạo như không. Thường thường, các vị tà sư đều dần dần đi vào tham dục, làm mồi cho ma, không cách nào khác. Nhất là hành giả khi vào được đến thọ ấm và tưởng ấm, một là bị tham dục quấy nhiễu, hai là ngã mạn nổi lên bời bời mà nếu không biết rõ để cảnh tỉnh sẽ lạc vào ma chướng ngay. Vì vậy, trên con đường tầm đạo, nếu gặp được một vị thuyết pháp hay, đông người theo, vị đó lại tuyên bố chính mình là Phật hay Bồ Tát, hoặc khoe mình có thần thông này nọ, thì đều là tà sư cả. Các vị thầy chứng đắc thật không bao giờ nói như thế, mà phải thân cận cả chục năm mới hiểu được ít phần sự chứng đắc của thầy mình. Thí dụ điển hình là vị tà sư Rajnesh, là một đạo sư ấn Độ, người ở Bombay, trước là một giáo Sư triết học, chuyên tu về “Tantra of sex”. Sau ông đi sang Portland lập môn phái thiền của mình, phát triển khá lớn mạnh, trên thế giới cũng có đến mấy chục trung tâm thiền tập. Ông tu thiền có lẽ vào được đến thọ ấm, sau bị rơi vào tham dục nặng nề, ông hành dục lu bù với các nữ đệ tử, rồi đệ tử lại hành dục với nhau. Sau xảy ra một vụ án mạng trong tu viện, rồi pháp luật mới chen chân vào, phanh phui nhiều chuyện loạn không thể tưởng. Bên Mỹ, làm “nghề” đạo sư rất dễ, vì người Mỹ quá nghèo đói về vấn đề tâm linh, nên chỉ cần một người có vài xảo thuật nho nhỏ (chưa cần đến thần thông đâu), lòe bịp được người khác là có thể sống sung sướng rồi. Trở lại vụ Rajnesh, các đệ tử của ông ta cúng dường lên đến sáu chục triệu, chín chục xe Cadillac, rốt cuộc chính đạo sư cũng bị ma danh lợi nhập, làm mù mịt cả chân tâm. Nói tóm lại, những người đi vào thiền, nếu tu cao một chút, phần đông dễ bị rơi vào tham dục và sự kiêu mạn.
Một hành giả đi đúng con đường thiền của Phật giáo là phải gần như ngài Ca Diếp, hành hạnh đầu đà, không ngủ dưới gốc cây hai lần, không giữ của cải, tài vật, không để mắt nhìn nữ nhân vân vân, Đó mới là thiền giải thoát. Trong Hoa Nghiêm có một vị Thanh Lương Bồ Tát, ngài giữ những giới cũng lạ là không bao giờ nhìn nữ nhân và không bao giờ nằm. Sở dĩ thiền khó là vì vấn đề giới, rồi đến định, sang huệ cũng khó. Thêm nữa, cần trì chú Lăng Nghiêm. Ngày nay, ít người có đủ căn cơ làm như vậy.
Nay, xin nói rõ hơn về vấn đề thiền bên Phật giáo.
Trong Phật giáo, nếu nói một cách rốt ráo, thì thiền là hơi thở của Bát Nhã và Đại Bi cùng tâm vô sở cầu hạn. Khi thở ra quán chiếu tâm Đại Bi, đồng thời tâm thức hành giả tuyệt đối không mong cầu một điều gì hữu ngã. Nhưng nói như thế thì cao quá, khó ai có thể làm nổi, thì đây, tôi xin kể qua những pháp môn thiền học trong nhà Phật. Đó như là một cánh rừng lớn mà người sơ cơ mới khoa chân bước vào rất dễ bị lạc.
Nay, nói về Thanh Văn thừa, thiền cũng có rất nhiều pháp môn:
1). Ngũ đình tâm quán: Là những loại quán chiếu nhập môn, để đối trị những căn bệnh của hành giả chứ chưa phải là chánh quán. Gồm có năm:
a. Quán bất tịnh để đối trị tham dục. Nếu trong lòng hành giả tham dục bừng bừng nổi lên thì phải quán thân bất tịnh, quán thân này rồi sẽ nhu thây thối rữa, ruồi bọ bu đầy, trùng lúc nhúc, xác xanh lè, hai mắt lõm sâu, nước trong người chảy ra chín lỗ cực kỳ hôi thối, lục phủ ngũ tạng trương phình ghê tởm không bút nào tả xiết. Sau đó lại quán thịt thối khô héo dần tan mất chỉ còn lại bộ xương trắng. Lối quán này chỉ là để chữa bệnh về tham dục mà vẫn chưa phải là chánh quán.
b. Quán nhân duyên để trừ lòng ngu si, vì thông thường, kẻ thế nhân nếu có đọc kinh độ hai trang, lúc ra đến cổng chùa đã quên mất rồi, tâm trí thì mù mịt, nhớ trước, quên sau, ai nói gì cũng thấy có vẻ hữu lý mà không biết cái đạt lý ở chỗ nào. Đại khái là vậy.
c. Quán từ bi để đối trị lòng sân hận. Lòng sân con người rất lớn, chỉ cần nghe một câu không vừa ý là đã có thể nổi sùng rồi, là đã muốn gây sự, tệ hơn nữa là còn mưu cầu làm hại người để thỏa mãn lòng tức giận của mình. Nên phải nuôi lòng từ để diệt trừ lòng sân.
d. Quán sổ tức để đối trị tâm loạn động.
e. Quán giới phân biệt tức là mười tám giới, căn, trần, thức để đối trị tâm ngã mạn. Vì sao thế? Vì thường chúng sanh từ vô thỷ, do tập khí vọng tưởng sâu dày, chấp ngã là thật có, nên phải quán mười tám giới để hiểu rằng nó chính là những nhân duyên tụ hội và tạo nên ngã ấy, quán lâu dần có thể mài mòn được cái ngã.
Ngoài ngũ đình tâm quán ra còn rất nhiều lối quán chiếu khác, như quán biến xứ, hành giả để một cái bảng màu đỏ, hay xanh trước tầm mắt, rồi ngồi quán chiếu tất cả pháp giới này đều là màu đỏ hay màu xanh ấy (lối quán này gọi là biến xứ). Một lối quán khác cũng tương tự như vậy gọi là thắng xứ (trong kinh Đại Bát Nhã có nói), khi hành giả quán thuần thục rồi thì lúc đó họ sẽ quán đến tứ niệm xứ. Tứ niệm xứ gồm bốn phần phải quán:
1. Quán thân mình bất tịnh: Hành giả phải quán rằng, thân này chỉ là một bọc chứa đầy thứ bất tịnh hôi nhơ. Thật vậy, nếu sau một bữa ăn, như ta đem những đồ ăn trộn trạo lại và để thêm một vài tiếng đồng hồ thì sinh ra một mùi hôi thối kinh khủng, trong bao tử chúng ta cũng thế, giống như hầm cầu tiêu không khác. Nhưng phần đông chúng ta lại không hiểu, chấp vào đó, rồi lo trang phấn điểm son, hơi khó chịu trong người thì cuống quít lên tìm cách chữa, có biết đâu rằng đó chỉ là một bọc chứa đựng toàn những đồ hôi nhơ đầy bất tịnh.
2. Quán thọ thị khổ: Hành giả sau khi quán tưởng thân bất tịnh rồi, vượt qua sắc ấm, quán lên đến thọ ấm, thấy những cảm giác đều là khổ (thọ thị khổ), không có một cảm giác thọ nào an vui hết, dù ban đầu thấy là vui, sau cùng chuyển dần thành khổ. Một thí dụ như khi ta đang đói mà được ăn ngon, thì lúc đó cả thấy sung sướng, nhưng sau nó sẽ trở thành đầy bụng, óc ách, rồi dần sẽ chuyển thành các thứ bệnh khổ mà không có cách gì giữ vui mãi được. Hoặc là đang họp mặt bạn bè gặp nhau vui vẻ, rồi rốt cuộc cũng phải xa nhau, nên chỉ vui được một lúc thôi, có khi lại còn cãi nhau, trở thành oán ghét, thù nghịch nhau vân vân. Đó là quán về thọ, cảm giác. Cảm giác nào cũng tợ vui, rồi chuyển thành khổ.
3. Quán tâm vô thường: Tâm này chưa phải là Diệu Tâm đâu, mà nó thuộc về tâm của tưởng ấm (trong đạo Phật hay dùng những danh từ trùng hợp, nên người đọc dễ bị nhầm lẫn, như chữ TÂM chẳng hạn). Tất cả những tâm tưởng khởi lên như những áng mây mù. Sau khi quán chiếu thâm sâu thì thấy tất cả đều vô thường, lúc đó hành giả bước vào lối quán chiếu thứ tư.
4. Quán các pháp vô ngã: Pháp đây là những hành pháp trong nội tâm. Đó là những tâm niệm hay tâm tưởng kết tập nên do những tia chóp nháng (flashs) phụt lên từ hành ấm do sức nghiệp. Nội pháp đã vậy, ngoại pháp cũng thế, kết tập do quang minh thức biến, nên vô ngã.
Sau khi hành giả quán về sắc, thọ, tưởng, hành, ấm, một cách thuần thục, thì lúc đó sẽ quán đến tứ đế. Quán tứ đế chỉ là để cốt tiêu trừ những phiền não. Đó là khổ, tập, diệt, đạo. Trong giai đoạn này, cái khổ đây chỉ là mức độ quán chiếu của hàng Thanh Văn thôi, nhưng lên đến Bồ Tát thừa thì lối quán này lại chuyển lên thành quán như huyễn. Các pháp không nhất thiết là khổ hay vui, chỉ tùy theo tâm hành giả. Quán tứ đế, đức Phật muốn nhấn mạnh vào bốn pháp ấn là “khổ, không, vô thường, vô ngã”, nhưng trong Đại Thừa lên đến tột cao ngài lại dạy là có Chân Ngã, nó không phải còn là ngã hay vô ngã nữa mà vượt lên cả hai. Đạo Phật là một hành trình đi vòng theo con đường trôn ốc, nên nhiều Phật tử khi đọc kinh cảm thấy lời Phật dạy rất khó hiểu.
Trong con đường tu thiền, hành giả sẽ được những quả thiền định, nhưng chưa chắc đã chứng được quả thánh (tứ quả thánh là: Tư Đà Hoàn, Tu Đà Hàm, A Na Hàm và A La Hán). Muốn chứng được quả thánh phải dùng định lực và huệ lực để tiêu dung những phiền não thì mới đắc được. Còn vào được tứ quả thiền là sơ thiền, nhị thiền, tam thiền và tứ thiền là chỉ do định lực thôi, mà phiền não vẫn còn. Trong kinh có kể ngài Thiện Tinh tỳ kheo, đắc được đến tứ thiền tưởng đã vào được niết bàn rồi, nhưng không phải vì phiền não vẫn còn. Pháp môn nhà Phật rất chập chùng, có khi một pháp môn rất đơn giản như quán sổ tức, nhưng đối với một bậc Bồ Tát lớn quán chiếu thì sở đắc rất cao, mà không cần phải cầu kỳ, vì tâm các ngài rất thanh tịnh, mức độ thanh tịnh càng nhiều thì chứng đắc càng sâu, còn tâm thức phàm phu chúng ta đầy vọng tình, vọng tưởng nên quán chiếu phải nhiều đời nhiều kiếp mới có thể gột nổi ít phần, nên tu hành tùy thuộc vào căn cơ nhiều hơn là do pháp môn. Cao hơn thì quán tứ đế, rồi quán vào Không hải. Pháp môn quán bao trùm tất cả Thanh Văn thừa là pháp môn quán nhân duyên, còn pháp môn bao trùm tất cả Bồ Tát thừa là pháp môn quán chiếu như huyễn.
Vậy thế nào là quán nhân duyên?
Lối quán này là lối quán chiếu tất cả vạn pháp đều do vô lượng nhân duyên hội tụ lại, mà không có một pháp nào là đơn thuần cả. Như khi một hành giả quán về sắc thân, thì thấy rằng nó như một cái chợ, có rất nhiều nhân duyên, vô lượng các tế bào tụ họp lại, cũng thế, ngay cả những cảm thọ cũng là một cái chợ (trong kinh gọi là tụ lạc), có vô lượng cảm giác li ti hợp lại thành những đám mây mù, rồi tưởng ấm thì có vô lượng tâm tưởng khởi lên, lớp sương mù của dung thông vọng tưởng. Hành ấm chỉ là những tia chớp nháng của nghiệp thức phụt lên, nói nôm na dễ hiểu là như một đám pháo bông vậy. Đồng thời lại quán thêm khổ, không, vô thường, vô ngã. Đó là lối quán nhân duyên bao trùm Thanh Văn thừa. Tóm lại, gồm có ngũ đình tâm quán (đó là bước nhập môn), đến biến xứ, rồi tứ niệm xứ, tới tứ diệu đế, rồi đến quán nhân duyên. Đó là bước đường đi vào Không hải để tiêu dung tất cả sắc tướng, thọ ấm, tưởng ấm, hành ấm rồi vào thức ấm để chớm bước vào Không hải. Chúng ta cần nhớ rằng, tất cả sự tu hành là chỉ để lọt được vào Không hải của thức ấm ấy thôi, dù là hành trì theo niệm Phật hay thiền quán cũng là để chỉ đến tàng thức sơ năng biến, tới biển quang minh ấy thôi. Vậy, nếu chúng ta ngừng lại tự hỏi, thế nào là thiền quán? Tôi vẫn thường nói, tâm thức chúng ta không thể ngưng chiếu soi, hằng ngày vẫn luôn chiếu soi, nhưng sự chiếu soi đó không phải là thiền vì nó còn lăng nhăng và gián đoạn, như chiếu soi đến vợ con, đồng tiền, món ăn, xe hơi, nhà cửa, vân vân. Tất cả những đối tượng đó, tâm thức ta vẫn thường chiếu soi nhưng nó bị tản mạn và đi theo ngoại vật nhiều, vì vậy, thiền là diệu kỹ của tâm thức chiếu soi, đồng thời hồi quang sự chiếu soi ấy. Chiếu soi cái gì? Trước hết là chiếu soi ngoại sắc, sau khi chiếu soi thuần thục thì lúc đó hành giả chiếu soi đến nội sắc, trụ tâm vào chóp mũi hay bạch hào, vào sâu hơn nữa thì chiếu soi đến những cảm giác, rồi đến những tâm tưởng, đến hành ấm để cuối cùng vào thức ấm, phải đi qua những màn sương mù để rơi vào cái thức sơ năng biến, vào biển quang minh ấy. Đó là định nghĩa của con đường đi vào Không hải, sau đó, hành giả còn phải quán chiếu, sâu hơn nữa để thanh lọc những biến dịch vi tế, và trong sự thanh lọc để đi vào giả, đi vào trung đạo song chiếu và thanh lọc nốt những vô minh vi tế còn sót lại mới đến được Phật quả. Thiền quán tức là lộ trình và đồng thời cũng là diệu kỹ của tâm thức, dùng tâm mình như ngọn đèn đứng lặng mà lại chiếu soi rất sáng, chiếu ngoại sắc, sau đến nội sắc, rồi vào sâu hơn là những cảm giác , rồi tâm tưởng sau cùng là đến những hành nghiệp phụt lên, tiêu dung tất cả những thứ đó để tâm càng ngày càng nhỏ nhiệm vi tế tương tục, rồi cuối cùng rớt vào tàng thức sơ năng biến, lúc này hành giả sẽ thành tựu được Không Quán. Nhưng đến mức độ này, cũng vẫn chưa xong, Phật dạy, các ông phải khởi bi nguyện từ nhiều kiếp để đi vào giả, rồi vào trung quán để tiêu dung tất cả biến dịch vi tế rồi mới đến được Phật quả và Nhập Pháp Giới.
Nay, tôi xin nói kỹ hơn về hành trình đi vào Không quán. Ban đầu hành giả cũng tu sổ tức hay tu ngũ đình tâm quán, rồi quán đến biến xứ định, lên đến tứ niệm xứ, rồi đến quán tứ đế và quán nhân duyên tụ họp thành. Đạo Phật là phải luôn luôn dùng gươm trí huệ chặt hết mọi kiến chấp, ngay cả chính thân căn cũng phải dùng trí huệ chia chẻ phân tích cho đến cực vi, thành lân hư trần, thành hư không, vân vân, cái bàn, cái ghế, ngôi chùa, sơn hà, hải địa, vân vân, để thấy mọi sự vật đều không thực có, nhung không có nghĩa nó là rỗng không hay ngoan không. Không thực có, nhung không phải không hư, vì mọi sự vật đều do vô luợng nhân duyên họp thành (composé). Nói một cách chuyên môn hơn, trong sự chia chẻ với tâm tĩnh lặng để đi vào Không hải đó, thì trong nhà thiền có mấy phuơng pháp:
1). Hệ duyên thủ cảnh chỉ: Hệ duyên là hành giả buộc tâm vào duyên đó, trụ vào cảnh đó để dùng phuơng pháp chỉ (dừng tâm lại) cho tâm đuợc đứng lặng, không bị vọng động, lăng xăng. Tỷ dụ nhu hành giả trụ tâm vào đó, không để cho tâm nghĩ đến một điều gì khác, nếu có loạn tâm thì lại buộc nó lại ở đầu mũi hay rốn. Dần dần tâm hành giả lặng lại. Gọi là hệ duyên thủ cảnh chỉ.
2). Chế tâm chỉ: Phương pháp này là hành giả khi ngồi thiền, soi tâm mình bên trong, để xem tâm tuởng nào khởi lên thì dẹp đi ngay, không cho tâm rong ruổi chạy hoang, giống nhu nguời làm xiếc, buộc con khỉ lại một chỗ, không cho chạy lăng xăng.
Hai phương pháp thiền trên, theo như ngài Trí Giả nói thì cũng chỉ là những phương pháp thường, còn cái quán chiếu cao nhất là:
3) Thể chân chỉ: Thể là bản thể, chân là sự thật, chỉ là làm cho ngừng lại. Đây chính là lối quán nhân duyên, quán tất cả mọi vật đều do vô lượng nhân duyên hợp lại mà thành. Quán lâu, hành giả có thể cắt tất cả tâm tưởng khởi lên, lúc bấy giờ tâm trở thành tĩnh lặng, ngày càng thêm sáng.
Đó là những lối quán chiếu để hành giả đi vào Không hải, nhưng riêng tôi, tôi lại thích lối quán chiếu của Hoa Nghiêm và quán tứ vô lượng tâm (từ, bi, hỷ, xả); vì lúc nào đi đâu cũng làm được cả, và kết quả thấy ngay. Thí dụ tôi quán tâm từ trải lên tất cả mọi loài thì thấy tâm trong sáng sảng khoái ngay. Cũng có thể ngay lúc đầu hành giả quán tâm từ và như huyễn để đi vào Không mà không cần phải qua những giai đoạn trên. Nhưng các Vị Bồ Tát tuy rằng biết những pháp môn như ngũ đình tâm quán, tứ đế, tứ niệm xứ, và nhân duyên là những pháp môn cục hạn, các ngài vẫn cứ đi qua sau đó mới đi vào như huyễn. Khi hành giả làm con cá Tích vượt qua bốn màn sương mù của sắc ấm, thọ ấm, tưởng ấm, và hành ấm, phá được những tâm tưởng và ngã chấp thì sẽ lọt vào tàng thức sơ năng biến, lúc đó sẽ thấy rằng tất cả pháp giới không có một vật mà chỉ là một biển hào quang sáng ngời. Lúc đó hành giả sẽ được lục căn rỗng lặng, nó đã rút ra khỏi những giác quan thô kệch và thấy tâm chư Phật bắt đầu hiện ra. Theo kinh Lăng Nghiêm lúc đó hành giả sẽ bước vào càn tuệ địa, một thứ huệ khô, trông tất cả pháp giới là biển quang minh, thấy tất cả thân căn cùng mạng căn của mình dính mắc vào tất cả chúng sanh khác. Ở mức độ này thì ghê gớm lắm rồi, nhưng chư Phật vẫn nói chưa xong, vì hành giả chỉ mới đoạn được phiền não chướng của phân đoạn sinh tử, như tham, sân, si, nghi, mạn…, đó là những phiền não vô minh chi mạt tức là cái ngọn của vô minh thôi, chưa đoạn được những phiền não vi tế của biến dịch sanh tử tức là vô minh căn bản, mà Bồ Tát phải đoạn những thứ này thì mới đến Phật quả được. Muốn đoạn những vô minh căn bổn, thì phải đoạn được nhưng tập khí cũ kết tập từ vô thủy đến nay, lúc đó hành giả sẽ phải đi vào quán giả, quán như huyễn, rồi vào trung đạo song chiếu.
Vậy thế nào là quán giả? Thí dụ như các vị Thiền sư Đông Độ, do sự chỉ điểm của thầy, tu trong khoảng mười lăm đến ba mươi năm. Một hôm, tình cờ nghe tiếng gió thổi, hay tiếng va chạm của một vật gì thì hốt nhiên tỉnh ngộ. Đó chỉ là mới thoáng nhận thấy được Tánh thôi (glimpse), tức là chợt nhận thấy thức tâm thôi. Hành giả cũng chưa đắc được gì ngay và cũng chưa dám vào đời để độ sanh, vì cái thoáng thấy đó còn rất yếu, dễ bị mất khi phải đối đầu với phiền não và nghịch duyên. Nên phải xin phép thầy vào núi tu thêm ba mưoi năm nữa để giữ cho “cải thấy” đó của mình được thường trực và thuần thục. Vào núi tu đâu phải dễ, chỉ có ăn rau quả, uống nước suối, lại còn có những nguy hiểm khác rình rập như cọp, beo, rắn rết, vân vân, mà phải tu tới mức quang minh tâm thức thanh tịnh khiến cọp, beo phải đến chầu hầu và chim mang hoa tới cúng dường. Trong cuốn sách thiền có kể, có vị thiền sư ngồi thiền thì nhiều con chim mang hoa đến cúng dường. Chúng ta cũng chớ nên khinh thường loài vật, chúng có bản năng nhanh nhạy hơn loài người nhiều, có thể cảm nhận được ta có ác tâm với chúng hay không, rồi dần dần chúng còn cảm thấy rằng cứ hễ đến gần vị đó thì cảm thấy yên ổn, không có gì sợ hãi, nên chúng thường đem hoa cúng dường vị đó. Trong Kinh cũng kể, một hôm đức Phật cùng ngài Xá Lợi Phất vào thành khất thực, có con chim ngói bị con chim ó rượt đuổi, khi nó nấp vào bóng của Phật thì nó hết run ngay. Trong sách Mật Tông có dạy về việc chọn đất linh để tu, hành giả đi vào núi thấy chỗ nào có loài hổ báo ngồi giữ chỗ, đồng thời thỉnh thoảng các loài chim đến chầu hầu thì phải hiểu đất đó dùng làm đàn tràng được. Vì nơi đó đã có vị Thánh Tăng trước đó đã đắc đạo rồi, sau khi ngài thị tịch, hổ báo quen chầu hầu nên chúng vẫn đến để cúng dường, đó chính là linh địa, dễ tu hành vì quang minh ba động của vị Thánh Tăng vẫn còn rớt lại.
Sau khi hoàn mãn được thấy tánh thuần thục thì vị thiền sư mới thõng tay vào chợ, đi vào giả, đến những chỗ đông người để độ sanh, trải tâm mình trên mọi co duyên, để thắng những duyên ấy, thắng bằng cách quán chiếu như huyễn, biết những cảnh giới đó đều là giả hợp, không thật, không hư để dần dần đi vào trung quán. Lại quán chiếu như huyễn đặc biệt nhất là chính nó là trung quán, vì theo lời Phật dạy, nó là không thật, không hư. Quán chiếu như huyễn có thể quán chiếu theo mấy cách, thí dụ như trong Kinh Lăng Nghiêm và Kinh Đại Bát Nhã, Phật dạy quán như huyễn là khi hành giả gặp sắc tướng thì quán nó chỉ là sự hội tụ như bọt nước, như thấy một người đẹp thì đó cũng là bèo bọt, dễ tan như bọt nước, sùi lên trong biển diệu tâm ấy. Lên đến quán những cảm giác mà ta ưa thích và đắm nhiễm nó, chỉ là những bong bóng nước, có đó rồi tan ngay. Lên đến những tâm tưởng như khi ta nghĩ về Kinh sách hay bất cứ tâm tưởng thiện, ác nào cũng chỉ như ánh nắng chói chang soi xuống nước làm bốc hơi. Lên đến hành ấm thì phải quán như những tia chớp nháng (Kinh Kim Cang). Tuy quán chiếu tất cả huyễn hóa như thế, hành giả vẫn khởi tâm đại bi làm tất cả hạnh nguyện để độ sanh. Người bây giờ đọc sách thiền hay ngộ nhận rằng một vị có satory (ngộ được tánh) là thành Phật thì không đúng, vì còn phải vào núi tu thêm ít nhất là ba mươi năm, sau đó vào đời đi qua a-tăng-kỳ kiếp để diệt nốt những biến dịch sanh tử (đi vào quán giả, và quán trung), lúc đó mới thành Phật được. Đủ chứng tỏ, con đường tu thiền rất dài xa, cần khổ. Lại nữa, căn cơ chúng ta cạn mỏng, nghiệp chướng sâu dày, vì vậy chúng ta phải cố gắng níu lấy câu niệm Phật, vì đức Phật đã biết trước trong đời mạt pháp căn cơ chúng sanh chỉ đến mức đó thôi, nên ngài lại phải khởi từ bi tâm chỉ cho chúng ta pháp môn Tịnh Độ để có thể dễ tu hành.
Con đường tu của các vị Bồ Tát hơi khác, vì lúc đầu tu các ngài vẫn có thể đi vào chợ, mà không cần phải vào núi tu ba mươi năm, nhưng vì nguyện lực của các ngài rất lớn lên các ngài có thể vượt qua được tất cả.
Nhân đây, tôi cũng xin nói thêm về chữ “điển ” trong nhà Phật, chỉ có trong Kinh Đại Bát Niết Bàn nói mấy câu về chữ này thôi. Lấy một thí dụ cho dễ hiểu là thân căn chúng ta đây, thường chúng ta chấp nó là có, rồi sinh ra ưu ái, chiều chuộng. Nhưng trong con mắt Phật Giáo, thân người có được là nó vẫn niệm niệm diệt, từ vô thỷ, do những nghiệp cũ, tới kiếp này, từ thai sanh, thân ta tạo bằng vô lượng các tia chớp nháng, giống như một ngọn nến cháy, đừng tưởng nó thật có, sở dĩ nó cháy là do vô lượng tia sáng phụt lên, tức là những cực vi của sáp nó phụt liên tiếp tạo nên một ảnh tưởng là ngọn lửa đang cháy. Thân căn chúng ta cũng thế, do vì những cực vi nghiệp chướng từ vô lượng kiếp phụt lên tạo nên thành hình một tổng tướng người, và nó tồn tại không đến một sát na, hiện lên rồi tắt đi ngay, rồi trong sát na kế tiếp nó lại hiện lên vô lượng tia chớp nháng ấy tương tợ, tương tục, kết lại thành những hình bóng là ông X, mà ông X của sát na này, cũng tương tợ như ông X của sát na trước, nên ta tưởng ông X đó hiện hữu và tồn tại. Tóm lại, mọi sự mọi vật đều là những chuỗi dài của vô lượng, phụt lên rồi tắt đi, nối tiếp nhau không ngừng, cái trước hơi giống cái sau, mà nhãn căn thô kệch của chúng ta không thể nhận ra nổi nên mới chấp là ta thật có chồng, con, nhà cửa, của cải vân vân. Đây cũng là một lối thiền quán dễ làm và tự do, vì đi bất cứ chỗ nào cũng có thể quán chiếu được. Riêng tôi, tôi thường hay thiền quán mỗi ngày, như có những buổi trưa ra công viên, nằm dưới một bóng cây, nhìn trời, đất, cây cỏ, tôi quán chiếu thấy chính những cây đó đều mọc trong tâm mình ra cả, lá cây rung động tức là tâm mình rung động, và cũng hay suy tư chữ “điển” (flashs), ngoài ra, miệng vẫn niệm Phật và tụng chú. Lối quán này không nhìn thấy được kết quả ngay đâu, nhưng nếu quán lâu dần, thuần thục, nó sẽ làm mòn cái ngã của mình đi rất nhiều, dần dần tất cả những việc gì mình làm, ngay cả những sách vở mình viết cũng đều do những tia chớp nháng phụt lên từ tâm thức thành chữ viết, mà trong lúc những flash đó phụt lên, không phải là mình mà chính là do những chư vị quỷ thần chung quanh đẩy vào, do quán chiếu và suy tư như thế, cái ngã nó được mài mòn đi nhiều.
Vậy quán chiếu như huyễn khác với quán chiếu nhân duyên ra sao? Nhân duyên là quán mọi sự mọi vật có được là do vô lượng nhân duyên hợp thành, không có một cái gì là đơn thuần cả. Tỷ dụ như lấy đối tượng quán thân này là vô lượng nhân duyên, thì hành giả sẽ chấp rằng, thân mình không có thật nhưng nhân duyên là có thật, hoặc chấp tất cả các pháp là khổ, không, vô thường, vô ngã. Còn quán như huyễn lại khác, là các pháp không phải quyết định vui hay khổ, khổ hay vui đều do tự tâm biến hiện. Các pháp không phải quyết định là thường hay vô thường, các pháp không phải quyết định là ngã hay vô ngã, không phải là hữu hạn hay vô hạn vân vân, Tất cả đều chỉ do tâm biến hiện, hữu ngã hay vô ngã cũng là nhị biên thôi, mà cái Chân Ngã thì phi hữu ngã, phi vô ngã. Vì vậy, trong Kinh Hoa Nghiêm có một đoạn nói rõ về mức độ thiền quán bằng một bài kệ bốn câu:
Tất cả các pháp đều do nhân duyên
Tất cả các pháp đều như huyễn
Tất cả các pháp đều như như
Tất cả các pháp đều tịch tĩnh
Tức là Ngài muốn nói đến những mức độ thiền quán. Lúc đầu hành giả quán nhân duyên, sau lên quán như huyễn, dần dần đi vào trung đạo song chiếu, là quán như như tịnh tĩnh. Đó là những vấn đề về Không, Giả và Trung quán. Riêng tôi, tôi hay quán chiếu theo lối như huyễn, vì đi đâu, chỗ nào cũng có thể quán chiếu và suy tư được cả, như khi mình sống trong gia đình, vẫn nghĩ rằng mình tụng Kinh, lễ Phật hay giảng Kinh, trì chú, nhẫn đến sống giữa một gia đình xôn xao đầy con cháu, hay làm bất cứ việc gì thì cũng thấy như ta đang sống trong một giấc mộng vậy.
HỎI: Hồi nãy ông giảng về ngoại đạo thiền, nhưng xin ông nói rõ thêm về Tiểu thừa thiền, Đại thừa thiền, rồi đến Như Lai thiền? Vì hình như tôi cũng còn cảm thấy lơ mơ lắm.
ĐÁP: Lối quán nhân duyên đều chi phối Thanh Văn thừa (tức Tiểu thừa thiền), thì đó chính là bốn pháp ấn là Khổ, Không, Vô thường, Vô Ngã. cỏn lối quán như huyễn chi phối Bồ Tát thừa (Đại thừa thiền), đó chính là những pháp ấn là các pháp không phải quyết định khổ, vui, không phải là đoạn, thường, không phải là Ngã hay Vô ngã, thế gian này là hữu tận hay vô tận, vân vân, mà tất cả đều do thức tâm biến hiện. Còn Tối Thượng thừa (Như Lai thiền) là mỗi hơi thở ra là Đại Bi, hơi thở vào là Bát Nhã, cùng sự vô sở cầu hạnh, tâm vô niệm.
Đó là đại cương của con đường thiền quán. Nay ta trở lại với Kinh Lăng Nghiêm, phẩm Ma chướng.
Lần trước, tôi đã trình bày những loại ma chướng thuộc về sắc ấm, nay xin đi sang thọ ấm. Trong ngũ ấm, giai đoạn bị ma chướng nặng nề nhất là giai đoạn ở thọ ấm, tưởng ấm. Khi một hành giả vào được đến tưởng ấm, Phật dạy có rất nhiều trường họp bị quỷ nhập nếu không khéo giữ tâm. Còn thọ ấm cùng đã bắt đầu có Thiên ma đến quậy phá rồi, đến khi hành giả qua được tưởng ấm, lọt vào được đến hành ấm thì lúc bây giờ Thiên ma không còn can thiệp nữa, chỉ còn những ý ma của chính hành giả khởi lên thôi, đó là những ý tưởng sai lạc và nếu không khéo giữ tâm , hành giả sẽ lạc vào mê hồn trận đó mà phải bị đọa. Nói tóm lại, trong sắc ấm các ngoại ma can thiệp rất ít, vì còn thấp quá, chỉ có những vị quỷ thần nhỏ quấy rầy đôi chút thôi, nhưng bắt đầu từ thọ ấm, tưởng ấm, thiên ma đến chiếu cố rất kỹ.
Nay, nói về thọ ấm, đó là tất cả những cảm giác của mình, là thất tình lục dục: yêu, ghét, hờn, giận, vui, mừng, vân vân, nếu để những thứ đó nổi lên ùn ùn thì sẽ lạc vào ma chướng ngay. Khi còn mang sắc thân này, tức là tâm vẫn có những cảm giác vọng, thì hành giả vẫn còn những xúc động, vẫn còn vui, buồn, sợ hãi, và chỉ đến một mức độ nào đó của xúc động thôi. Nhưng khi hành giả đã tiêu dung sắc ấm rồi, bắt đầu vào thọ ấm, thì lúc đó cường độ của sự xúc động, hay cảm xúc nó có thể gia tăng gấp ngàn lần. Tỷ dụ chúng ta vào rừng bị con hổ đói đuổi thì cảm thấy rất sợ hãi, nhưng nếu ta rơi vào thọ ấm, mang thân trung ấm, nhìn thấy hiện tượng địa ngục nổi lên ùn ùn đuổi theo sau lưng, thì sự sợ hãi khi mang sắc thân này chẳng bằng một phần ngàn khi mang thân của thọ ấm. Vì vậy mới thành cảnh địa ngục, mà nếu thọ ấm thọ sự vui thì niềm vui đó cũng gia tăng gấp ngàn lần cái vui ở sắc ấm, vì thế mới thành cảnh chư Thiên. Tóm lại, vào thân của thọ ấm có hai đầu: một đầu rất vui, một đầu rất sợ, tùy theo nghiệp lực của chúng ta mà nó biến hiện. Vì vậy, khi lâm chung, thần thức bắt đầu lấp ló đi ra, thì tùy theo duyên ác lập tức sẽ hiện tướng địa ngục ngay, và nỗi sợ hãi không thể cùng tận, còn những người khi sống làm nhiều điều lành, hay tu thiền định nhiều, thì khi lâm chung, toàn thấy hiện tướng những cảnh tốt đẹp của chư Thiên cõi trời, rất là an lạc, và thấy thế nào thì thần thức được sự dẫn dắt vào cõi ấy. Đó là những hiện tướng của thọ ấm.
KINH: A Nan, thiện nam tử kia, (thiện nam tử đây chỉ cho những người tu như huyễn tam ma đề), tu phép tam ma đề trong Sa-ma-tha…
GIẢNG: Sa-ma-tha là giai đoạn “Không quản”, giai đoạn Giả quán là Tam-ma-bát-đề giai đoạn chỉ quán song tu, cả không lẫn giả song chiếu gọi là Thuyền-na.
KINH: Thiện nam tử kia tu phép Tam-ma-đề trong Sa-ma-tha khi sắc ấm hết rồi, thì thấy trong tâm chư Phật như cái bóng hiện ra trong gương sáng, hình như có đươc, nhưng chưa có thể dùng…
GIẢNG: Tức là khi hành giả tiêu dung được sắc ấm, không còn vướng vào sắc ấm nữa, thì những khu vực toi tăm (là cái sắc thân) tiêu rồi, lúc đó hành giả có một chút thiên nhãn, nên không thấy có vật mấy, và toàn thể hư không hiện lên như một cái gương sáng, cỏn như bây giờ, tâm chúng ta còn vẩn đục nên trông thứ này vấp, thứ kia vấp nên không thấy được nhiều. Tâm vị hành giả vĩ không có những khu vực toi tăm nữa, nó lung linh, trong sáng nên tưởng đó là tâm của chư Phật hiện lên, nhưng chính thật chưa phải, tuy nhìn được như the những hành giả chưa thể sử dụng được.
KINH: Cũng như người bị bóng mộc đè, tay chân y nguyên, thấy nghe không sai, nhưng tâm bị khách tà không cử động được. Thế thì gọi là phạm vi của thọ ấm.
GIẢNG: Trong Kinh tỷ dụ như một người nằm ngủ, lúc đó tâm thức trong trạng thái nửa thức, nửa ngủ. Trông xuống thấy chân tay rõ ràng, nhưng trụ xứ của cái hồn có thể bị một cái gối hay một vật gì đè nặng, nên không thể cử động tay chân được. Còn một hành giả vào thọ ấm, tâm trong sáng, không những khu vực tối tăm, mọi cảnh giới thô đều mờ nhòe đi, nhưng cũng chưa thể dùng được tâm trong sáng tròn đầy ấy. Đó là trong phạm vi của thọ ấm.
KINH: Nên bóng mộc hết đè, thì cái tâm ròi khỏi thân, trở lại xem được cái mặt, đi ở tự do, không còn ngăn ngại, thế gọi là hết thọ ấm, người đó mới có thể vượt khỏi kiến trược, xét lại nguyên do, thì cỗi gốc là vọng tưởng hư minh.
GIẢNG: Khi hành giả tu tới mức ra khỏi thọ ấm thì lúc đó mới có thể xuất hồn trọn vẹn. Có nhiều cách hồn ra khỏi xác, như trong lúc ngủ, đôi khi, hồn cũng thò ra ngoài một chút, hay thò ra luôn cả trung ấm thân của nó, nhưng cái hồn chỉ đi quanh quẩn trong phạm vi gần gần thôi. Có khi nó chỉ đi lang bang trong nhà, nó được nối liền bằng sợi dây thọ ấm với xác thân này, mà sợi dây ấy giống như một sợi dây bạc mỏng như tơ, giống như con chim bay ra khỏi lồng nhưng vẫn còn sợi dây bạc buộc ở trong lồng, đến khi chui lại vào thân thì sợi dây bạc kéo cái hồn vào lại trong thân. Trong vụ xuất hồn, nhiều khi hành giả sơ cơ không đi lang bang được xa, và phần đông các vụ xuất hồn trong thời mạt pháp này thường chỉ là ảo vọng, không lên được cao, hay gặp những loài quỷ nhỏ, dẫn đi lang thang, cho uống nước ao, bảo rằng, đó chính là nước cam lồ của Tây Vương Mẫu chẳng hạn, nên đi vào con đường thiền thì có rất nhiều ảo vọng và ảo giác, rất nguy hiểm, phải người tu thiền cao siêu mới có thể lên cao được. Như trường hợp ngày xưa có kể ngài Vô Trước ngồi thiền xuất hồn lên cung Đâu Xuất, nghe Đức Di Lặc giảng về duy thức, thì khi xuất hồn như thế chắc vẫn có sợi dây bạc nối liền chạy thẳng lên cung Đâu Xuất. Riêng chỉ có trường hợp chết hẳn thì cái hồn thoát khỏi xác hoàn toàn mà không bị sợi dây thọ ấm níu lại, cũng như người tu như huyễn tam ma đề, khi vượt được thọ ấm rồi thì hồn đi ra tự tại, không bị sợi dây thọ ấm ràng buộc nữa. Đoạn này, Đức Phật muốn nói thọ ấm chỉ là những vọng tưởng hư minh kết thành.
KINH: Này ông A Nan, thiện nam tử kia, đương ở trong đó…
GIẢNG: “Đương ở trong đó… ”. tức là tiêu dung gần hết sắc ấm rồi, còn thọ ấm chưa ra khỏi.
KINH: được rất sáng suốt…
GIẢNG: Rất sáng suốt vì hành giả không nhìn thấy những khu vực bóng tối nữa.
KINH: Cái tâm phát sinh đè nén quá phận.
GIẢNG: Lúc đó, tâm hành giả dụng công, hạ thủ công phu muốn tiêu dung luôn thọ ấm. Trong khi dụng công thế, quang minh tâm thức của hành giả quay lại chiếu soi vào và giao thoa quả mạnh với quang minh của thọ ấm, đè nén quá phần, cái này đè cái kia muốn làm tiêu dung đi, làm bộc phát lên nhiều tình cảm mãnh liệt mà cường độ lên gấp ngàn lần khi cỏn có sắc ấm…
KINH: Bỗng ở nơi đó phát ra lòng bi vô cùng…
GIẢNG: Vì đè nén quá, tâm thức bỗng phát ra lòng bi vô cùng đến nỗi nhìn đến những con muỗi con mòng mà thương đến chảy nước mắt, thương như con đẻ vậy. Đó là lòng bi thiếu Trí Huệ Bát Nhã, nên làm tâm chao động lệch lạc, sai mất chánh đạo.
KINH: Như thế cho đến xem xét muỗi mòng như là con đỏ, tâm sinh thương xót, nước mắt tự chảy ra. Ấy gọi là công dụng quá mức. Ngộ thì không có lỗi, không phải là chứng bậc thánh, giác ngộ không mê nữa, lâu tự tiêu hết. Nếu nhận là chứng bậc thánh, thì có giống ma sầu Bi vào trong tim gan, thấy ngưòi thì đau xót, kêu khóc vô hạn, sai mất chánh thọ, sẽ bị chìm đắm.
GIẢNG: Thọ ấm là trụ xứ của những cảm giác của thất tình, lục dục. Nên trong trường hợp này, hành giả dễ mắc vào loại ma chướng của các loại thuộc tình cảm, nhìn đâu cũng thay thương tâm, từ những người giàu có ham danh lợi, người nghèo cùng đói rách, con chó ghẻ chạy ngoài đường, nhẫn đến trông thấy con trùng quằn quại trong nắng cũng cảm thấy đau lòng chảy nước mắt. Nếu trong lúc này, hành giả tự nghĩ là mình chứng được bậc thánh, thì sẽ vướng vào ma chướng ấy, dần dần sẽ có con Ma Sầu Bi ngự trị trong tâm: Ma sầu Bi này không phải ngoại ma xâm nhập đâu, nhưng vì trong tâm hành giả khởi lên sự xúc động quá mức không thể dằn được, lại không có trí huệ không tịch giữ lại nên cái tình cảm trở nên quá mức, còn nếu có trí huệ không tịch giữ lại thì sẽ trở thành thánh tình, không đi đến sự bi lụy quá lo. Vì vậy, các bậc Đại Bồ Tát khi nhìn thấy nỗi thống khố của chúng sanh, vẫn thương đến rơi lệ, nhưng trong tâm vẫn tịch tĩnh không bị xao động, đó mới là lòng từ chân chính. Vì vậy, trong Kinh nói rằng, một vị Bồ Tát khi trông thấy chúng sanh đau khổ, rơi một giọt lệ từ bi, nhưng trong tâm không hề buồn khổ, vì các ngài đã đạt đến trí huệ không tịch rồi, biết tất cả đều là huyễn mà những sự khổ ấy cũng chỉ là nghiệp huyễn thôi, tuy rằng các ngài không có sự bi lụy trong tâm nhưng vẫn làm hệt như những người bi lụy vậy; vẫn thương xót giúp đỡ tận cùng. Nên các vị Bồ Tát rất lạ lùng, giả đò cũng không phải thật giả đò, mà thật cũng không hẳn là thật, vì các ngài luôn luôn song chiếu, và có trí huệ Bát Nhã ngăn lại. Tâm các ngài không chạy theo thân.
KINH: Thấy người thì đau xót kêu khó vô hạn, sai mất chánh thọ, sẽ bị chìm đắm.
GIẢNG: Trong đạo Phật nói đến hai chữ “chánh niệm ” hay “chánh thọ”. Chánh niệm thì ở mức độ sâu hơn một chút. Nếu có từ bi thì phải có trí huệ, mà chánh niệm và chánh thọ là hiểu rằng tất cả các cảnh đều huyễn, chỉ do trong tâm biến hiện mà không có cảnh nào ngoài tâm. Đó là chánh niệm cao nhất. Nhưng tuy biết là huyễn, vẫn hết sức để cứu độ. Trông thấy bất cứ cảnh giới nào cũng vậy, như trong quý vị Phật tử ngồi nghe trong đạo tràng này đều nghĩ rằng quý vị đều hiện trong tâm tôi, và ngược lại, tôi cũng hiện lên trong tâm quý vị. Đó là đang giữ chánh niệm. Còn nếu nghĩ là vị Phật tử ngồi kia, đang xôn xao nói chuyện không chịu nghe pháp mà tôi lại khởi tâm khó chịu phân biệt họ khác mình, tức là tôi đã mất chánh thọ rồi. Một thí dụ khác là như khi tôi đi xe bus thấy có bà Mẹ già, béo to, người hôi hám, hay một cô gái đẹp ngồi cạnh mình mà tôi không khởi tâm khó chịu hay ưa thích, mà nghĩ rằng họ đều mọc từ trong tâm mình thì đó là chánh thọ. Đạo Phật chỉ là do Tâm hiện, nhưng ít người hiểu và thấm được, lối quán chiếu này cũng dễ, vì ta có thể ở bất cứ nơi đâu cũng có thể quán chiếu được, miễn là làm sao ta giữ được chánh niệm và chánh thọ là được.
PHẬT TỬ (than phiền): Ông bảo là dễ, chứ theo tôi cũng… khó lắm vì phải quán chiếu sao để đến chỗ thấy tất cả đều là một, thì mới thấy được cái đó, chứ còn phân biệt Ta và Người, còn thấy thương người này, ghét người nọ thì chưa đi đến đâu.
ĐÁP: Ông nói rất đúng, nhưng nếu là suy tư lâu ngày cũng thấm được ít phần, cố gắng suy tư càng nhiều càng tốt, làm sao mà nghĩ rằng đó chỉ là những cái bóng hiện lên trong tâm. Nghĩ lâu, phiền não bớt dần đi, ngay cả bệnh tật đến với ta, ta cũng quán chiếu nó hiện lên trong tâm, thì nó sẽ làm vơi những đau khổ và ta có thể nhẫn chịu được thêm ít phần.
PHẬT TỬ: Ồ, nhiều khi cái đó là bệnh nghiệp của mình thì mình phải chịu, làm sao mà trốn được?
ĐÁP: Trong Kinh nói, có nhiều loại bệnh, như những bệnh thường, do tứ đại không điều hòa, hoặc do những bệnh nghiệp, hay bệnh do các vị quỷ thần dựa, vân vân. Bệnh của tứ đại không điều hòa thì còn dễ đối trị, còn hai loại bệnh kia thì khó hơn, vì nó kiên cố hơn, rất khó hóa giải. Cùng như lần trước tôi giảng phần Ma chướng của Kinh Lăng Nghiêm khi về nhà hai đêm liền, tim bị đập mạnh như hồi bị bệnh tim ngày trước. Nó như chập chờn muốn trở lại, tôi nghĩ có lẽ vì giảng về Ma chướng nên có vị quỷ thần muốn chọc chơi. Khoảng năm 1980, nhiều đêm tim đập trong lồng ngực như sắp vỡ, sau đó bặt đi được bảy, tám năm. Kỳ này giảng Ma chướng có lẽ bị lại.
KINH: A Nan, lại các thiện nam tử trong định kia…
GIẢNG: Tức là vào trong định ở nơi thọ ấm, hành giả đã vượt được sắc ấm rồi.
KINH: Cái tâm mạnh mẽ, chí (tức là ý chí của hành giả) bằng chư Phật, bảo A-tăng-kỳ một niệm có thể vượt khỏi,
GIẢNG: Giai đoạn này, hành giả có được chút thiên nhãn, trông thấy thiên cung cảm kích quả phần, lạc quan, tự tin mà nghĩ rằng tu thành Phật phải trải qua ba a-tăng-kỳ thì ta chỉ cần trong một niệm đã xong. Đó là do sự tự tin quá cao, vì tất cả thọ ấm đặc biệt là ở chỗ đó, khi thiếu trí huệ thì nó thường nổi lên một cách quá lố. Đoạn Kinh trên là sự sầu bi quả độ, đoạn kinh này nói đến sự dũng mãnh quả lo mà không có trí huệ chiếu soi thì lạc vào ma chướng.
KINH: Bảo A-tăng-kỳ một niệm có thể vượt khỏi, ấy gọi là công dụng lấn lướt quá mức…
GIẢNG: Tức là tự tin một cách quá mức, mà tâm thức thiền quán của hành giả đè nén những quang minh của thọ ấm quá phần…
KINH: Ngộ thì không có lỗi, không phải là chứng bậc thánh, giác ngộ không mê nữa, thì lâu tự tiêu hết. Nếu nhận là chứng bậc thánh thì có giống ma Ngông Cuồng vào trong tim gan, thấy người thì khoe, ngã mạn không ai sánh đưực. Tâm người ấy cho đến trên không thấy Phật, dưới không thấy ngưòi, sai mất chánh thọ sẽ bị chìm đắm.
GIẢNG: Đúng vậy, trong thời mạt pháp này, không biết có bao nhiêu tà sư ngông cuồng, vỗ ngực tự xưng mình là Long Hoa Giáo Chủ, là Phật, là Thánh, vân vân, ngông cuồng đến độ trên không còn thấy Phật, vì đã tự xưng mình là Phật song rồi, chẳng đi hơn được, mà sai mất chánh thọ, không hiểu rằng, những cảnh giới trong thiền cũng đều do tâm mình mà ra.
KINH: Lại các thiện nam tử trong định kia, thấy sắc ấm tiêu rồi, thọ ấm tỏ rõ, trước không có chỗ chứng mới, lui về thì mất chỗ cũ…
GIẢNG: Trong trường hợp này, hành giả rơi vào một tâm thức nhớ nhung khôn xiết, nhớ những cảm giác cũ, khi chưa tiêu sắc ấm.
KINH: Thọ ấm tỏ rõ, trước không có chỗ chứng mới, lui về thì mất chỗ cũ, trí lực suy kém vào trung-hủy-địa (hư vô), trong tâm bỗng sinh lòng rất khô khát, trong tất cả thời thầm nhớ không thôi, rồi cho như thế là tướng tinh tấn. Ấy gọi là tu hành không có trí huệ, tự sanh lầm lạc, ngộ thì không có lỗi, không phải là chứng bậc thánh. Nên nhận là chứng bậc thánh thì có giống Ma Nhớ vào trong tim gan, ngày đêm như nắm cái tâm treo vào một noi, sai mất chánh thọ, sẽ bị chìm đắm.
GẳNG: Đoạn này hành giả vào trong định, đến thọ ấm, là nơi trú sở của cảm giác, tiêu thân này thì cảm giác sẽ gia tăng kinh khủng. Lúc đó, hành giả chỗ cũ là sắc thân đã rời bỏ, sự liên lạc giữa thọ ấm và sắc ấm lỏng ra, không còn dính vào nữa, có muốn lui ve cũng không xong, cho chứng mới chưa có, lúc đó tâm hành giả rất bơ vơ, như người đứng giữa ngã ba đường, dụ như người rơi vào cái ho của hư vô vậy, trong tâm lúc đó khởi lên những niệm vừa khô, vừa khát, nhớ những cảm giác cũ. Tương tự như người nghiện rượu, đã chết thành loài ma, lúc nào cũng nhớ những cảm giác cũ, muốn tợp vài tợp rượu cũng không được, hay muốn ôm ấp vợ, con cũng không làm được vì sắc ấm đã mất, hay lúc song thích ăn tiết canh, khi chết muốn ngửi mùi tiết canh thì phải đi kiếm người ăn tiết canh mà ngửi cho đỡ thèm. Cũng thế, khi một hành giả vào trong định, sắc ấm đã rời bỏ, tưởng ấm chưa vào được thì cũng rơi vào trong tình trạng tâm thức nhớ nhung không cùng. Nếu có trí huệ quán chiếu, hiểu rằng những thứ đó đều như huyễn thì không sao, “còn chấp rằng mình đã chứng bậc thánh thì có loại Ma Nhớ vào trong tim gan, ngày đêm như nắm cái tâm treo vào một nơi.. ” Trong tâm lúc đó đứng lơ lửng ở giữa không hư, thì như bị treo vào một chỗ, tiến, lùi đều chẳng xong, nếu chấp là chứng bậc thánh thì sai mất chánh thọ, sẽ bị chìm đắm.
HỎI: Vậy thì lúc đó hành giả còn cái xác không?
ĐÁP: Dĩ nhiên là người tu hành xác thì vẫn còn, nhưng họ đã rút thần thức lên trên ra khỏi sắc ấm, thì lúc đó chưa có chỗ mới để đến, tâm lại nhớ lại cảm giác cũ khi còn sử dụng cái thân này, cho đến khi xuất định thì lại trở lại sử dụng thân xác ấy. Vì vậy, trong Kinh có kể khi ngài Ca Diếp vào diệt thọ tưởng định, trong khi đó ngũ ấm vẫn là chứng nhân. Có nghĩa rằng, khi vào diệt tưởng định, thì ngài không còn thân nữa, thọ, tưởng và hành cũng không còn, nhưng đến khi xuất định thì ngài lại trở lại thân như cũ. Trở lại trường họp trên, hành giả vào định, thần thức đã rút lên trên, thì tựa như cây cầu bị rút khỏi thân, thần thức không còn móc vào thân nữa, nên tâm sinh nhớ những cảm giác cũ không thôi.
Tóm lại, ban đầu là Ma sầu Bi quá mãnh liệt, thứ hai là Ma Ngông Cuồng, ngã mạn, thứ ba là Ma Nhớ, tâm sinh nhớ nhung, khắc khoải những cảm giác cũ. Chúng ta cần nhớ một điều, là khi lâm chung, nếu không tu hành, niệm Phật hay đọc Kinh nhiều, lúc thần thức chui ra khỏi xác, nếu sinh thời là một người nhiều tham dục, hoặc nghiện rượu, thích ăn tiết canh, vân vân, thì lúc đó thần thức bỗng cảm thấy thèm khát nhớ nhung kinh khủng. Suốt ngày đêm đi lang thang làm con ma vất vưởng muốn kiếm mấy chỗ có người uống rượu, ăn tiết canh để ngửi cho đỡ thèm, rồi tiếc nuối cái xác thân cũ, chỉ mong có bất cứ cơ hội nào cũng muốn chui vào. Như thấy một chị người làm ở trong nhà thụ thai hay nhẫn đến thấy hai con chó giao hợp cũng muốn chui vào để cốt có một xác thân thôi. Vì vậy, chúng ta phải chuẩn bị tâm thức ngay từ bây giờ, ráng tụng Kinh, Trì chú, niệm Phật mỗi ngày, thì mới có thể được thoát khỏi những cảnh làm ma hoang như thế.
KINH: Lại các thiện nam tử trong định kia, thấy sắc ấm tiêu rồi, thọ ấm tỏ rõ, sức tuệ quá định, bị cái lỗi quá mạnh mẽ sắc bén, đem cái thắng tính ôm vào trong tâm, tự ngờ mình là Phật Tỳ Lô Giá Na, được một ít đã cho là đủ…
GIẢNG: Khi hành giả vào định, Kinh lại nói đến một trạng thái quá lệch khác của tâm thức. Lúc bấy giờ, hành giả có ít sức trí huệ, mà chữ “huệ” này chưa phải là huệ không tịch, mà là một thứ huệ biết ít nhiều về pháp giới như nhìn thấy Thiên cung, nhìn thấy được thân chúng sanh chết đây, sanh kia, làm thân ngạ quỷ, người hay chư Thiên, vân văn. Đó là cái biết mà từ trước không thấy, không biết tạm gọi là có một chút tâm nhãn, nên trong tâm sinh ra sự phấn khởi quá mức. Trong khi định lực lại không đủ để kèm giữ cái Tâm, nên bồng bột đem cái thắng tính đó ôm vào trong tâm, cho rằng “chính mình là Phật Tỳ Lô Giá Na” nên lệch lạc sai mất chánh thọ, sẽ đi vào tà kiến.
KINH: Ấy gọi là chỗ dụng tâm quên mất suy xét, nên đắm vào nơi tri kiến…
GIẢNG: Đắm vào tri kiến, thành tà kiến…
KINH: Ngộ thì không có lỗi, không phải là chứng bậc thánh. Nếu nhận là chứng bậc thánh, thì có giống ma Hạ Liệt Dị-Tri-Túc vào trong tim gan, thấy người thì tự xưng đã được Vô-Thượng-Đệ-Nhất-Nghĩa-Đế, sai mất chánh thọ, sẽ bị chìm đắm.
GIẢNG: Trường hợp này là nói rất đúng đối với nhiều tà sư thời này, vì có giống ma Hạ Liệt-Tri-Túc, là một loại ma hạ liệt, nhưng tuy hạ liệt, lại quái gở tự cho mình là rất đầy đủ, nghĩ rằng ta thắng giải quả rồi, sự hiểu biết bao la ghê gớm, vì vậy tự cho là ta thành Phật song hay Bồ Tát rồi.
KINH: Lại này thiện nam tử trong định kia, sắc ấm tiêu rồi, thọ ấm tỏ rõ, chỗ chứng mới chưa được, còn tâm cũ đã mất, soi cả hai bên, tự cho là nguy hiểm, trong tâm bỗng nhiên sinh ra lòng lo âu vô tận, như người ngồi giường sắt, như uống thuốc độc, tâm không muốn sống, thường cầu người khác hại thân mệnh mình để sớm được giải thoát. Ấy gọi là tu hành sai mất phương tiện, ngộ thì không có lỗi, không phải là chứng bậc thánh, nếu nhận chứng bậc thánh thì có một phần giống Ma-Thường-Lo-Rầu vào trong tim gan, tay cầm dao gươm tự cắt thịt mình, thích được bỏ mạng, hoặc thường lo rầu, chạy vào trong rừng núi, không thích thấy ngưòi ta, sai mất chánh thọ sẽ bị chìm đắm.
GIẢNG: Lại một trường hợp khác ở trong thọ ấm là khi hành giả vào định thì thấy rằng, chốn cũ (sắc ấm) đã mất, chốn mới (tưởng ấm) chưa có, nên thấy cả hai bên đều là hố thẳm không biết đường nào đặt chân nên sinh lòng lo rầu vô tận. Chỉ mong muốn người khác giết mình đi cho xong, và giống Ma Thường-Lo-Rầu vào trong tim gan.
Tôi xin ngưng ở đây. Xin hẹn kỳ tới.