MA CHƯỚNG
TRÊN ĐƯỜNG TU
QUYỂN I
Tịnh Liên Nghiêm Xuân Hồng
MA TÂM MA SỰ CỦA NGƯỜI TU

 

CHƯƠNG BA

Trong lần trước, chúng tôi đã nói về một vấn đề căn bản trong bản thể luận, tức là nói về vấn đề khởi vọng.

Tại sao lại có vô minh? Tại sao lại khởi vọng? Sau đó chúng ta đã đi vào một phần của ngũ ấm ma trong Kinh Lăng Nghiêm. Nhưng trong lần trước, tôi thấy có một số đông quý vị chưa hiểu rõ, nên hôm nay, chúng ta lại trở về vấn đề đó một chút, sau đó tôi sẽ trả lời câu hỏi của vị Phật tử hỏi về vấn đề thiện, ác. Vì cũng cần phải hiểu rõ để làm phương châm cho sự tụ tập của mình.

Thế nào là thiện? Thế nào là ác? Thế nào là lợi ích tốt lành cho sự tu? Thế nào là không lợi ích? Sau đó, chúng ta sẽ tiếp tục phẩm Ma Chướng.

Tôi nghĩ, thiết tưởng đôi khi chúng ta cần phải mường tượng suy nghĩ và tìm hiểu cái tâm của mình. Vì đó là nguồn gốc, là giòng suối nguyên sơ của tất cả pháp giới hiện lên. Dù đúng hay sai, chúng ta cũng nên mường tượng đến nó. Trong kinh thường ví dụ Tâm như một chiếc gương sáng, hay như mặt trăng tròn. Nhưng thực ra, Tâm ấy hơn gương sáng và mặt trăng tròn rất nhiều vì gương kia chỉ có thể phản chiếu sự vật, chứ không thể quay ỉại tự chiếu soi chính mình được. Mặt trăng kia cũng thế, chỉ có thể chiếu soi, toả ánh sáng khắp nơi, nhưng không bao giờ có thể xoay lại tự chiếu soi chính nó. Ngược lại, Tâm là một thực tại kỳ diệu, lạ lùng, nó là một Thực Tại linh minh, lặng lẽ và viên dung vô ngại, không hình tướng, không màu sắc, không từ đâu đến cũng không đi đến đâu mà bao trùm tất cả sắc tướng. Không những có thể phóng quang chiếu soi sự vật mà lại còn quay lại, chiếu soi vào chính nó để làm “lóe” lên tất cả sự vật. Nên phải hiểu Tâm ấy vốn Nhất Như. Nhất Như hay Nhị Như là tùy theo tâm thức chúng sanh đứng nhìn. Nếu chư Phật nhìn pháp giới này với con mắt Bát Nhã, các ngài vẫn thấy pháp giới lặng lẽ, tịch tĩnh. Còn nếu nhìn pháp giới bằng con mắt từ bi thì thấy pháp giới này cũng có sông, hồ, cây cỏ, cùng các loài chúng sanh bời bời, đầy dẫy, và tùy theo từng loài để các Ngài phương tiện độ sanh. Nhưng dưới con mắt phàm phu, ta nhìn thấy pháp giới này ở một khía cạnh khác hẳn, ồn ào, khua náo, lung linh, đẹp, xấu, dơ sạch, thiện ác, vân vân.

Nếu nói theo thế đế, tâm có hai mặt. Như ngài Mã Minh nói, một mặt là “như thật không”, mặt kia là “như thật bất không”. Mặt “như thật bất không” hiện lên như một bóng mờ, và nó chỉ hiện lên khi Tâm nổi cơn cuồng vọng quay lại tự chiếu soi chính nó.

Giáo lý nhà Phật là một giáo lý nhất như, không có một vật, nhưng khi khởi vọng lên thì nó sẽ biến thành vừa là một, vừa là khác. Có nghĩa là nó biến hiện từ cái một sang cái nhiều. Khi tâm ta muốn quay lại chiếu soi chính mình, thì trong gương hiện lên một hư ảnh, không có thật, vì đó chỉ là một vọng tưởng của chính ta. Sau đó, ta lại khởi lên một tầng vọng nữa, không biết rằng cái hư ảnh kia chính từ do mình mà ra, lại đắm say vào nó, khởi tâm ưa thích hình ảnh ấy, lúc đó thế giới mới dần dần hiện lên, chập chùng lại chập chùng, các lớp vọng chồng lên lớp vọng.

Sau này, nếu có thì giờ, có lẽ chúng ta cũng cần đi vào lịch trình biến chuyển của tâm thức. Tại sao có thể từ Diệu tâm biến thành tám thứ thức, sáu thứ căn và ngoài kia hiện lên cảnh giới các thứ trần như thế, các cõi, các tầng trời, cây cỏ, núi sông, vân vân. Khi tâm bắt đầu tự chiếu soi, nó lìa bỏ chỗ nhất như ấy, mà hiện lên những bóng mờ để đi từ Một vào cái Vô-Lượng. Một sinh hai, hai sinh ba (chữ Y của nhà Phật) sinh sinh hóa hóa chập chùng không tận. Trừ khi hành giả bặt được tâm. Trong kinh, có một đoạn ngài Phú Lâu Na hỏi Phật, vậy thì cái bản chất của vọng (vô minh) ấy có nguyên nhân hay không nguyên nhân? Phật trả lời một cách ẩn dụ, đại khái rằng: Đó chỉ là cái niệm mê mờ trong cơn mê sảng “luôn ỉuỏn hằng khởi”, mà đã là mê sảng thì làm gì có nguyên nhân! Và chính nó dự một phần ba trong sự tạo dựng pháp giới này. Đó chính là “nghiệp lực ” của chúng sanh. Ngoài ra, cỏn có Thần lực hải của chư Phật và Nguyện lực hải của chư Đại Bồ Tát. Cả ba thứ hải đều bất tư nghi, không thể nghĩ bàn. Nhưng chúng sanh vẫn hay thắc mắc rằng, lại sao cơn mê ấy lại cứ nổi lên? Vì ta quen với luận lý lúc nào cũng tìm kiếm một nguyên nhân, vẫn còn vấp trong và ngoài, còn trong vòng nhị biên thì không thể biết được đầu mối của vọng. Mà cần hiểu rằng trong bản thể luận thì vượt ra ngoài luận lý và đã gọi là cơn mê sảng thì không thể có nguyên nhân. Trong đạo lý vận hành, vô minh luôn hằng khởi, pháp giới không thể không khởi lên những bóng mờ nơi chân tâm, khởi lên để đi vào tất cả những sai biệt của mê đồ ảo phố, sau cùng lại trở về diệu tâm và viên mãn một chu kỳ sinh hóa. “Pháp nhĩ như thị’1, không thể lý giải được. Chỉ trừ khi đến địa vị Đẳng Giác hay Phật thì tất cả những thắc mắc, vọng tưởng về pháp giới này sẽ rơi rớt lả tả như cánh hoa đào, và hành giả ra khỏi cơn mê, tri kiến như thật hiện tiền. Nói tóm lại, khi nào chúng ta khởi một ý niệm muốn soi gương hình ảnh của mình trong mắt người khác, (cũng như Diễn Nhã soi gương) thì tự nhiên nó khởi lên một hư ảnh, một sự mong cầu, một sự chấp trước, một hữu tâm tìm kiếm vân vân, thì đó chính là cái mầm của vọng.

Đạo lý vận hành của pháp giới là như vậy. Không ai có thể ngăn cản diệu tâm biến hiện thành pháp giới này được, và pháp giới nào cũng như con thoi, một mặt biến hiện để đi xuống vọng, một đàng chuyển hóa trở về diệu tâm. Đó là một sự chuyển hóa thường hằng, vô minh hằng khởi, đầu này thì có Ma Vương chấn giữ, tương ưng với những tâm niệm hữu ngã của chúng sanh để đi xuống, đầu kia đi lên thì có tất cả Chư Phật, đại Bồ Tát và thần Linh, tương ưng với tâm niệm vô ngã những chúng sanh muốn đi lên, để trở về diệu tâm.

Nên cũng đừng bận tâm phân biệt vô minh là xấu hay là tốt, là thiện hay là ác. Vì nếu không có vô minh và sự hằng khởi ấy, thì pháp giới này cũng không có, rồi thì chư Phật, chư đại Bồ Tát cũng không, chúng sanh cũng không, và vũ trụ không thể thành tựu được. Và tất cả mọi vật không có một vật nào có thể nói là cố định, mà đều tùy thuộc vào tâm của chúng sanh đứng nhìn. Nếu ta có một tâm lặng lẽ, thì dù đi vào tất cả cảnh giới mê đồ ảo phố, cũng không có lưu ngại gì đến ta cả, vẫn thấy tâm an nhiên, tịch tĩnh. Ngược lại, nếu mang một tâm động vọng và hữu ngã, muốn chiếu soi và tìm kiếm một cái gì, thì dù có ngồi trong thâm sơn cùng cốc, vẫn thấy pháp giới này bời bời và nhiều chướng ngại khởi lên não hại người tu.

Trong hành trình đi xuống, đi vào vọng, thì phía dưới có một khúc đường (dục giới) do Ma vương ngự trị. Nếu hành giả thoát được đoạn này thì cũng như thuyền gặp gió, các thần linh và chư Đại Bồ Tát sẽ tỏa sức gia trì cho hành giả nhiều. Nên người tu chỉ gặp khó khăn nhiều trong dục giới này mà thôi.

Chúng ta tu hành trong dục giới này tương tự như người chèo thuyền bằng tay đi ngược dòng sông, có khi chèo cả ngày mà chỉ đi được vài thước, hay lại vấp phải đá ngầm, nên con đường đi nhiều khi kéo dài hằng a tăng kỳ kiếp. Nhưng khi ra biển, ta có thể căng buồm, nương theo gió và thuyền có thể đi rất nhanh, lúc đó, một a tăng kỳ có thể thu lại ngắn như chỉ là một kiếp.

Thường ban đầu đọc Kinh, thấy Phật ví vô minh tương tự như một bóng mờ của diệu tâm, ta cảm thấy không tin tưởng lắm. Vì thấy rằng, Pháp Giới đồ sộ, lung linh, bao la thế này thì làm sao có thể là một bóng mờ của diệu tâm ấy? Nhưng nghĩ lâu mới thấy đúng. Chẳng nói đâu xa, nếu quán sát kỹ thân căn chúng ta sẽ thấy phần lớn đều là hư không, rồi đến các loài thi trùng lúc nhúc sống trong ấy, nó nhảy múa tương tự như bọt nước, nó biến hiện từng sát na. Đến ngày nào đó, trái đất này tan rã cũng như thân ta khi chết vậy. Rồi đến một ngày nào đó, một chúng sanh hốt nhiên khởi tâm muốn làm cuộc hành trình trở về, trở về từ cái nhiều, từ cái mê đồ, về cái Một, cái nguồn tinh minh trong sáng. Muốn trở về Tâm, là con đường “Nhập-Pháp-Giới” . Khi đi xuống, Tâm cứ bị phân tán hoài thành chữ “HÙM.”, (tức là cái vô hạn nằm trong hữu hạn), nay ta lìa bỏ cái hữu hạn ấy, đi dần dần để nhập vào tất cả các vi trần, các thân căn chúng sanh, nhập từng lá cây, từng cọng cỏ, từng vì sao vân vân, dần dần nhập vào cả pháp giới để trở về. Vì vậy, trong Mật Tông, có một câu thần chú tổng trì chỉ có ba chữ “ÚM A HÙM’ ’. Khi một cái hoa nở ra thì nó thành chữ “HÙM”, thành pháp giới, vừa hữu hạn, vừa vô biên. Đen khi nó trở về Nhập Pháp Giới, trở lại cái Một, nó là chữ “ÚM”, là cái hoa cụp lại chìm vào hư không.

Vậy thì con đường trở về của chúng ta là làm bất cứ điều gì cũng không nên khởi vọng tình, vọng tưởng, vẫn giữ tâm Bát Nhã và Đại Bi. Như nhìn một người nữ, người nam, ta không khởi vọng tưởng rằng đó là nam hay là nữ, cũng không khởi tâm yêu thích, hay trông một cảnh mặt trời lặn, hay nghe một câu chuyện thương tâm, cũng không khởi tâm phân biệt, ưa thích hay buồn sầu. Tâm như như mà vẫn liễu tri rành rẽ, làm các phật sự độ sanh. Ngay lúc đi giữa phố đông người, tâm ta cũng không hề chao động, vẫn như như tịch tĩnh. Nhưng làm sao ta có thể làm được điều đó? Con đường nghe có vẻ dễ nhưng rất khó đi, vì đó là con đường của chư Phật. Nên kỳ này, tôi muốn nói đến vấn đề thiện ác.

Vậy thế nào là thiện? Thế nào là ác?

Trên đại cương, làm ác là tất cả những việc gì có tác động đẩy ta đi xuống, đi vào chỗ sai biệt. Thiện là tất cả những gì đưa ta tiến đến con đường trở về, đến chỗ vô sai biệt. Nói như vậy, cũng có vẻ hơi trừu tượng, vậy tôi xin đưa ra vài câu chuyện cụ thể dễ hiểu hơn.

Câu chuyện thứ nhất. Trong Kinh Đại Niết Bàn đức Phật kể rằng. Trong một tiền thân của Ngài thời quá khứ, Ngài là một vị vua thường cấp dưỡng đầy đủ đồ ăn, thức uống, áo quần cần dùng cho năm trăm vị Bà La Môn trong nhiều năm. Vua chỉ khuyên các vị Bà La Môn này tu theo chánh pháp Đại Thừa và bỏ tà kiến đi, nhưng các vị Bà La Môn này không nghe. Cuối cùng, Vua đã giết hết năm trăm vị ấy mà nhà vua không bị đọa địa ngục. Vậy tại sao vua giết người mà không bị tội quả báo? Vì Ngài giết do tâm từ bi, và Ngài biết nếu cứ để cho những vị Bà La Môn ấy cứ tiếp tục tu theo tà đạo, thường giết nhiều sinh linh để cúng tế quỷ thần thì chắc họ sẽ bị đọa. Nên vua đã giết đi và dùng thần lực của mình đưa thần thức các vị đó lên một cõi trời cao hơn.

Câu chuyện thứ hai: Bên Tây Tạng có một vị tên Liên Hoa Sanh Bồ Tát, vị này đi đến một tỉnh đó giết sạch tất cả những người đồ tể chuyên giết trâu, bò. Giết cũng vì lòng từ bi cho họ khỏi bị đọa và dùng thần lực của mình đưa thần thức của họ lên những cõi cao hơn.

Một chuyện khác. Bên Tây Tạng có ngài Tilopa, ngài là người Ấn, tu hành rất cao, trước cũng học ở trường Nalanda, sau ngài sang Tây Tạng. Một hôm, có người gặp Ngài ngồi trên một bờ ao câu cá, câu được con nào Ngài bèn bỏ vô nồi nước sôi đun chín rồi bỏ vào miệng ăn. Khách đi đường bèn chê rằng: “Ông là người tu hành giữ giới, sao lại phạm tội sát sinh và ăn mặn như thế?” Ngài Tilopa không nói gì, chỉ đến bên cạnh ao, móc họng nhả ra một vài miếng cá còn kẹt trong miệng, miếng cá ấy, trở thành hình cá bơi lội tung tăng dưới ao. Rồi bảo: “Tôi ăn đây không phải ăn với tâm bình thường như các ông, mà chỉ vì muốn độ chúng khỏi kiếp cá thôi.” Cũng như Ngài Chí Công bên Tàu ăn chim bồ câu quay, có người cũng chê như thế, ông bèn nhổ thịt ra và lại hóa thành chim câu bay đi. Những chuyện đó cho chúng ta thấy rằng, giáo lý nhà Phật là một giáo lý biến hóa chập chùng của cái tâm kỳ diệu, và nếu người nào không chịu chấp nhận điều này thì chỉ làm chướng ngại cho con đường tu hành của chính họ mà thôi. Vì đạo Phật không có gì cố định, chỉ tùy theo tâm hành và căn cơ của chính chúng ta thôi.

Nay tôi xin kể một vài câu chuyện bề ngoài trông không có vẻ sai nhưng chính thực là sai. Câu chuyện này có thật xảy ra bên Ấn Độ: Có một vị sa môn ngồi trong chòi tu thiền bên cạnh một hồ sen, đêm khuya ông ta ngửi thấy mùi hoa sen thơm ngào ngạt và khởi tâm ưa thích, nên hít hà khoái chí lắm. Lúc bấy giờ vị thần ao hiện lên mắng rằng: “Này, ông sa môn kia, sao lại đi ăn cắp hương sen của tôi?” Giữa lúc ấy, có một người đi qua, nhìn thấy những hoa sen đẹp, nhảy ào xuống hồ hái một bó đầy tay và còn làm dập nát nhiều đóa sen còn lại. Vị sa môn bảo thần hoa sen rằng: “Ô kìa, sao ông không mắng người ăn cắp bó sen, không những thế, hắn lại còn làm hư hết cả hồ sen của ông nữa, tại sao ông lại nín thinh như thế?” Thần sen đáp: “Hắn khác, ông khác, vì ông là một người tu hành, đã nguyện giữ giới, nên chỉ cần ông khởi tâm ưa thích hương sen của tôi là ông đã phạm giới rồi!” Lại có một vị sa môn khác, đương trong lúc ngồi thiền, bỗng nhiên nghe tiếng vòng ngọc chạm nhau lao xao của người nữ ở đằng xa, liền bị động tâm. Dù không làm gì cả, nhưng vị sa môn này cũng bị coi như phạm giới. Một câu chuyện khác. Ngày xưa, thời đức Phật còn tại thế, có nhiều người nữ rất đẹp đi tu mà cứ bị mấy người Bà La Môn hay rình mò để hiếp. Sau đức Phật mới không cho các vị nữ tu ngồi thiền trong rừng vắng nữa, mà phải vào am, cốc hay chỗ đông chư tăng ni để tu. Có một vị ni cô, thường tu trong một cái cốc nhỏ cũng gần với chúng tăng. Một người Bà La Môn mê say sắc đẹp của vị ni cô này quá lắm, nên một hôm, hắn chui xuống gầm giường của vị ni cô này chờ đến đêm leo lên hiếp. Sáng hôm sau, ni cô lên bạch với đức Phật. Phật hỏi, trong lúc bà bị hiếp, bà có cảm giác khoái lạc hay không? “Con chỉ có cảm giác như một cục sắt đỏ đâm vào người con mà thôi ” Phật dạy: “Như vậy thì bà không phạm giới. ”

Tóm lại, nếu căn cứ vào hành vi tạo tác bên ngoài của một người để phán đoán thì cũng chưa chắc là đúng, phải tùy theo tâm thức của người ấy thế nào mới có thể nói được đó là một hành động thiện hay ác.

Lại lấy một thí dụ. Có một vị Ưu Bà Tắc (Phật tử nam tại gia) tu hành có tâm nguyện đi con đường Bồ Tát và đã thọ Bồ Tát giới. Nếu có một nữ thí chủ đến mê hoặc, mà vị nữ thí chủ ấy lại không thích kinh kệ, hay chưa biết gì nhiều về Phật giáo, chỉ thấy vị Ưu Bà Tắc này có một cái gì thoát tục nên khởi tâm mê đắm, nhất định theo quyến rũ mãi không thôi, và đòi lấy vị này cho bằng được. Trong trường họp này, chúng ta phải làm sao? Nếu tránh né người nữ thí chủ kia thì thiếu tâm từ bi, mà còn đi tới thì lại phạm giới cấm, hay cản trở con đường tu của mình.

Trong cuốn sách bàn về giới của ngài Diễn Bồi bên Tàu có nói rõ. Tôi xin đọc một đoạn cho quý vị nghe, để chứng tỏ, trên con đường tu hành, dù là đã xuất gia hay tại gia, cũng đều gặp cảnh éo le, ngang trái. Dù trong trường hợp nào, cần nhất là phải giữ tâm chính trực, dù đôi khi có phải phương tiện đi vào cảnh ma giới để độ sanh. Đây là những lời ngài Diễn Bồi nói: “Hàng tại gia Bồ Tát vì sao đối với tà dâm có thể hiện hành ít phần (nhưng lại tuyệt đối cấm các vị xuất gia). Trong Du Già giới bổn có dạy: Nếu Ưu Bà Tắc tại gia, thấy có nữ tử chưa gả cho người, không cha mẹ thân thuộc bằng hữu nhiếp hộ, vì không có người dạy bảo dẫn dắt. Nữ tử ấy trôi lăn trong phóng túng dâm dật, đối với Ưu Bà Tắc sanh khởi tâm ái nhiễm không chánh đáng, hy vọng cùng với Bồ Tát làm chuyện dâm dục. Tại gia Bồ Tát thấy sự tình như vậy, mà nữ tử này không thuộc về người nào cả, đối với mình lại sanh tâm luyến ái không thôi, nếu không phương tiện làm thỏa mãn sự mong muốn của cô, cô sẽ buồn rầu, cuồng loạn có thế đến tự sát, thì đó là một điều mình không muốn thế. Neu mình phương tiện cho cô mãn nguyện, và cung cấp những nguyện vọng của cô, rồi dẫn dắt cho cô đối với Tam Bảo sanh tâm kính tín, gieo trồng thiện căn sâu dày trong Phật Pháp và dạy bảo cô xa lìa tội ác tập quán phóng đãng dâm dật, không còn khởi tâm ưa thích việc tà dâm. Bồ Tát Ưu Bà Tắc suy tư như vậy rồi, an trụ nơi tâm từ bi cùng với nữ thí chủ kia làm việc phi pháp, dù tập theo pháp ô nhiễm như vậy, nhưng vì do tâm từ bi muổn làm cho nữ thí chủ ấy ra khỏi con đường bất thiện mà đi vào con đường thiện pháp chánh đáng, cho nên với Bồ Tát giới chẳng những không bị vi phạm mà còn được sanh nhiều công đức. ” Trường hợp này giống như một con dao sắc, nếu khéo dùng nó có thể mang lại lợi ích, nếu không khéo thì cũng bị chính dao ấy làm hại như thường. Nên những vị làm được điều này cũng phải là một vị tu hành đắc đạo cao, gần như ngài Duy Ma Cật, hoặc ít nhất cũng là một vị A La Hán thị hiện thọ sanh trong dân gian. Vậy thì, câu hỏi đặt ra là vị Bồ Tát Ưu Bà Tắc này phương tiện dắt nữ thí chủ kia vào đạo, cùng với cô làm những việc phi pháp, nếu vị Bồ Tát này lại là một vị chưa hết phiền não, định lực cũng chưa đến mức độ kiên cố, nên trong việc làm phi pháp, nếu vị này cảm thấy một chút khoái lạc thì sao? Có bị tội hay không? Tôi chỉ muốn nêu ra đây cho quý vị thấy rõ cái cán cân giữa tội chướng và công đức như thế nào thôi, nếu người đó có thể giúp cô cải tà quy chánh, nhưng đồng thời trong lúc giao hoan cũng cảm thấy có hào hứng, khoái lạc, thì nếu nói rằng, ông ta hoàn toàn sẽ bị đọa thì không hẳn đúng, vì đầu tiên ông có tâm từ bi muốn cứu độ, thì cái công đức và tội chướng kia vẫn có, nhưng không biết cái nào hơn mà thôi? Tất cả vấn đề là tùy theo tâm thức của vị ưu Bà Tắc đó trong lúc làm việc phi pháp, nếu bên công nhiều hơn thì công đức nhiều, còn bên tội nhiều hơn, tức là khởi tâm khoái lạc quên mất chánh niệm thanh tịnh thì tội sẽ nhiều. Nhưng dù công nhiều, hay tội nhiều cũng không ai có thể biết được rõ ràng, chỉ có chính vị đó, các vị quỷ thần, chư Đại Bồ Tát và chư Phật biết thôi. Vấn đề “thiện, ác” là như vậy, nó biến chuyển lạ lùng khó thể nói.

Một câu chuyện khác. Có hai vị thiền sư Nhật, đang đi trên con đường trời mưa lụt lội, giữa đường gặp một người con gái, đang đứng bối rối bên một rãnh nước khá sâu. Một vị thiền sư thấy thế, khởi tâm từ bi, đến giúp cô bằng cách cõng cô lên vai vượt qua khỏi rãnh nước. Sau đó, đường ai nấy đi, nhưng vị thiền sư đi bên cạnh suốt con đường còn lại, cằn nhằn vị sư cõng, cho rằng ông ta làm như thế là không phải, vì nam nữ thọ thọ bất tương thân. Vị thiền sư cõng bảo vị kia rằng: “Tôi tuyệt nhiên không còn nhớ nghĩ gì về câu chuyện đã qua, cớ sao ông cứ phải thắc mắc đến mãi?” Như thế có nghĩa rằng, tâm vị thiền sư cõng không bị động, mà chính vị đi bên cạnh mới bị động. Nên nếu nêu lên một tiêu chuẩn nhất định về thiện ác rất khó.

Giảng về vấn đề này, có thể quý vị thấy hơi ra ngoài đề tài, nhưng chính ra, chúng ta cũng cần nên biết. Vì khi nói về vấn đề thiện, ác, đôi khi rất đa dạng, ta cần hiểu những dạng của vấn đề để có được một quan niệm chính chắn.

HỎI: Ngày hôm qua, trên báo có đăng một câu chuyện. Một bé gái bị mất tích. Hôm nay tìm thấy xác cô bé ấy bị giết. Đọc mẫu tin ấy, tôi khởi tâm thương xót cho cô bé ấy quá, suốt ngày cứ bị ám ảnh mãi mà thấy đau lòng, và cũng không hiểu tại sao người ta lại có thể giết nhau một cách tự nhiên đến thế? Khởi lòng thương như vậy thì có gọi là khởi vọng hay không?

ĐÁP: Tâm thương xót ấy rất tốt vì nó phù hợp với lòng bi của chư Phật. Nhưng cũng không nên vì lòng thương ấy mà khởi tâm bi lụy quá, (khởi vọng quá nhiều), đưa đến chỗ “bi lụy hồ đồ”, vì tâm lúc nào cũng vướng vít vào câu chuyện ấy làm cho ta chảy nước mắt hoài. Điều này có thể làm chướng duyên trên con đường tu hành của ta. Có một câu chuyện. Một vị danh sĩ ẩn tu bên Trung Hoa, tu thiền lâu năm, đắc được một chút thiên nhãn, ông có thể nhìn thấy được một số việc trong tương lai. Một ngày kia, trong khi vào định, ông thấy thành phố Hàng Châu này giặc giã nổi lên khắp nơi, rất nhiều người chết. Không biết làm cách nào ngăn được cơn đại nạn ấy, vì không đủ trí huệ, vị thiền sư khởi tâm bi thương quá độ, nên bị con ma “Sầu thương” nhập vào tâm, suốt ngày khóc lóc, đi đâu gặp ai cũng ca thán và bảo họ hãy mau mau rời khỏi chốn này, vì ở đây loạn lạc sẽ nổi lên và sẽ có rất nhiều người chết. Thiên hạ cho ông là một người điên khùng, nhưng người trí hiểu chuyện thì biết ông đã rơi vào trong một tình trạng “bi lụy hồ đồ” khó cứu gỡ được. Sau này, đi sâu vào phần Ma Chướng trong Lăng Nghiêm, Phật có dạy về điểm này.

HỎI: Vậy, cùng câu chuyện trên, tại sao ta không nên khởi tâm ghét thủ phạm giết em bé ấy, mà lại có thể khởi lòng thương nạn nhân? Cái ghét, cái thương, nói cho đúng, cũng chỉ là hai mặt của tình cảm, của vọng.

ĐÁP: Cái thương, xóa bỏ bớt cái ngã của ta, chủ thể và khách thể không còn nhiều ranh giới nữa, nó là con đường trở về đồng với lòng đại bi của chư Phật. Nhưng trong cái thương ấy, phải có trí huệ Bát Nhã đi kèm, nếu không thì khó thực hành con đường Bồ Tát trọn vẹn được. Trong khi lòng ghét, hay lòng thù hận chỉ làm cái ngã thêm lớn. Chính vì vậy, ta không nên khởi lòng ghét. Và nếu dùng con mắt trí huệ soi sáng, ta sẽ thấy rằng, chính thủ phạm cũng có những sự đau khổ rày vò, tìm hiểu rõ tại sao họ lại làm như thế, lúc đó ta sẽ có thể khởi tâm thương hại vì cái ngu si vô minh của thủ phạm, và thấy rằng, chính những vô minh ấy đã đưa họ tạo nghiệp nặng.

Nay, ta sang đến tiêu chuẩn của thiện, ác. Vậy thế nào là một tiêu chuẩn của thiện, ác? Nương theo kinh Phật, có mấy tiêu chuẩn:

1). Phải xem người ấy có khởi vọng tưởng, vọng tình khi làm việc thiện, ác không? Ở đây, ta chỉ nói đến những tiêu chuẩn căn bản thôi, vì phàm phu chúng ta với nhục nhãn, không nhìn được mấy đỗi, chỉ nhìn thấy những hình thức bên ngoài là cùng. Nhưng những vị tu cao có được thiên nhãn, huệ nhãn, họ có thể nhìn thấy rõ hơn.

2) . Khi ta làm việc gì mà thấy rằng tâm ta mở rộng hơn, sáng hơn, thì đó là việc thiện, việc tốt. Ngược lại, nếu làm một điều gì mà tâm thu hẹp lại, tối đi thì đó là một hành động ác, hay xấu, cần phải xa lìa. Ngay như chúng ta đây, nếu đánh con khi nó hỗn hào, mà chỉ làm với tâm từ muốn dạy dỗ cho con trẻ nên người thì đó là một hành động thiện. Ngược lại, đánh với đầy lòng giận tức, bổ xuống đầu con cái những ngọn roi đau đớn cho hả cơn giận của mình thì lại là một hành động thiếu trí huệ, và ác độc.

Một sự nhận biết dễ nhất là xét xem hành động mình làm là hữu ngã hay vô ngã. Neu tất cả những hành động ta làm mà còn có tâm niệm hữu ngã thì đó gọi là tà. Dù là đi giảng kinh, có thể nói thông mười hai bộ kinh, nhưng trong tâm còn cầu danh, muốn được người khác khen ngợi, cung kính cúng dường, thì đó cũng cỏn rất thấp, chỉ có thể tạo nên những công đức hữu lậu thôi, mà đã là hữu lậu thì dù cho công đức có lớn thế nào cũng chưa thoát khỏi vòng luân hồi, sanh tử. vẫn bị chìm đắm.

Nay, xin đi vào Kinh Lăng Nghiêm.

Trong lần trước, tôi đang giảng về đoạn ma chướng thuộc về sắc ấm, đến trường hợp ma chướng thứ tư. Nay xin đi tiếp. Nói đến một vị hành giả tu Như Huyễn Tam Ma Đề, rút thần thức đi sâu vào trong. Ở mức độ này, có thể thần thức hành giả đã rút vào đến tưởng ấm rồi. Sau lại dùng tâm ấy, quay lại chiếu vào sắc ấm quán như huyễn tiêu dung sắc tướng ấy đi. Trong lúc quán chiếu, có thể gặp mười loại ma chướng. Ma chướng tôi sẽ đọc đây là loại ma chướng thứ tư trong khi muốn tiêu dung sắc ấm.

KINH: 4). Lại dùng cái tâm đó, (“tâm đó” là cái tâm hành giả đã rút lên chỗ tưởng ấm quay lại chiếu sắc ấm đế tiêu dung nó đi) đứng lặng hiện ra sáng suốt. Tâm quang phát minh khắp cả mười phương thành sắc diêm phù đàn. Tất cả các loài hóa làm Như Lai. Lúc bấy giờ bỗng thấy Phật Tỳ Lô Giá Na ngồi trên đài Thiên Quang, có ngàn đức Phật vây quanh, trăm ức cõi nước cùng với hoa sen đồng thời hiện ra. Ấy gọi là ý thức (ý thức là ở tưởng ấm) tiêm nhiễm sự linh ngộ, khi tâm quang phát minh, soi cái thế giới thì tạm được như thế, không phải là chứng bậc thánh. Không nhận là chứng ngộ, thì cũng gọi là cảnh giới tốt, nếu nghĩ là chứng bậc thánh, thì mắc các tà kiến.

GIẢNG: Khi hành giả quán chiếu tâm đứng lặng, nhiễm sự linh ngộ, thấy tất cả loài đều hóa thành Như Lai, lúc đó bong thấy Phật Tỳ Lô Giá Na ngồi trên đài Thiên Quang, lại còn có cả ngàn đức Phật vây quanh, trăm ức cõi nước cùng với hoa sen đồng một thời hiện ra. Chúng ta nhớ lại câu chuyện của vị Vô Sanh nữ sĩ thấy rằng, bà ta chưa nhìn thấy được cảnh giới này, mà chỉ nhìn thấy một đức Phật hiện ra thôi. Đằng này, lại thấy Phật Tỳ Lô Giá Na và nghìn đức Phật vây quanh, lại có trăm ngằn cõi nước đồng thời hiện ra. Neu một trong chúng ta tu hành, mầ không có kinh nhắc nhở, nhìn thấy cảnh giới lung linh này, chắc chắn ta sẽ sinh tâm khấp khởi mừng thầm, nghĩ rằng mình đã chứng đắc khá cao rồi. Nhưng sự thật, mức độ chỉ chưa qua khỏi được sẳc ấm, một ấm thớ kệch nhất trong ngũ ấm mà thôi, chưa phải là chứng bậc thánh (là bon bậc của hành Thanh Văn: Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm và A La Hán). Neu biết được như the, thì đó cũng gọi là cảnh giới tot, côn không thì sẽ bị sa vào tà kiến. Tại sao Phật lại cảnh tỉnh chúng ta như thế. Vì thường khi một hành giả tu thiền, thấy có ánh sáng đôi chút hiện lên, rồi nhìn thấy một cảnh giới đẹp lạ nào đó, thì vội cho rằng mình sắp đắc quả đến nơi rồi, nhưng nếu so với cảnh giới này thì ăn thua gì? Không những thấy được Phật Tỳ Lô Giá Na cùng ngàn đức Phật vây quanh, lại côn thấy cả trăm ức cõi nước cùng với hoa sen đồng thời hiện ra nữa, mà chưa phải đắc quả gì. Nhưng nếu chưa đắc quả thì tại sao lại có những cảnh giới vi diệu hiện ra như thế? Ấy gọi là ý thức tiêm nhiễm sự linh ngộ chỉ có ý thức thôi (tưởng ấm), chưa phải là vô thức hay thức ấm. Nói cách khác, hành giả tu như Huyễn Tam Ma Đe, khi rút thần thức lên trên, hoặc lên tưởng ấm, hay hành ấm, hoặc thức ấm, quay lại quán chiếu để tiêu dung sắc tướng kia nên sự dụng công giao xen của sức quản chiếu khiến trong tâm thức “lóe” lên những cảnh giới vi diệu the (kinh nói là: “Khi tâm quang phát minh, soi các thể giới”). , .

HỎI: Ông giảng ma chướng trong kinh Lăng Nghiêm hay nhắc đến danh từ “như Huyễn Tam Ma Đề”. Thú thực, tôi chẳng hiểu đó là cái gì. Nếu được, xin giảng rõ hơn về lối quán chiếu đó là thế nào?

ĐÁP: Nếu muốn giảng về phương pháp quán chiếu “như Huyễn Tam Ma Đề”, thì phải viết thêm một chương dài để nói về điều này. Phải mở lại Lăng Nghiêm trong những phần bên, Phật có dạy rất rõ về lối quán chiếu ấy. Ngài dạy quán thu sắc ấm về Như Lai Tạng nhiệm mầu thế nào, rồi thâu thọ ấm, tưởng ấm, hành ấm và thức ấm, rồi bảy đại, sáu căn, sáu trần, sáu thức, vân vân. Nếu nói hết ra đây thì sẽ lạc vào một đề tài khác. (Quý vị nào muốn tham khảo thêm, xin đọc lại kinh Lăng Nghiêm). Ở đây, chúng ta chú trọng vào đề tài ma chướng, những cảnh ma mà hành giả tu gặp phải trên con đường tu thiền. Nhưng dù vậy, tôi cũng xin qua về lối quán chiếu như Huyễn Tam Ma Đề một ít cho quý vị có đôi chút khái niệm về vấn đề này.

Hành giả phải quán tất cả sắc tướng này giống như bọt nước, ngay cả thân căn chúng ta cũng phải quán như bọt nước mà thôi, đó là quán về sắc. Còn quán về thọ ấm, tức là tất cả cảm thọ, cảm giác khởi lên thì quán như bong bóng nước. Rồi đến quán tâm tưởng như tia nắng chói chang rọi xuống nước làm cho nước bốc hơi. Lên đến quán hành ấm thì quán giống như những cây lau khác nhau, sức hành nghiệp phụt lên trong đêm tối, nhìn những cây lau gác nhau có thể nhìn lầm ra thành những hình người, vật, vân vân. Nhưng chính thật không phải những hình như vậy. Đại khái, quán chiếu như huyễn là thế. Nếu giảng kỹ, thì phải giảng đến chỗ thu năm ấm, thu bảy đại, rồi thu mười tám giới vào Như Lai Tạng nhiệm mầu. Đủ biết, tu theo thiền quán thực không phải dễ, vì vậy chư Phật mới khởi lòng từ bi mà mở một con đường Tịnh Độ cho chúng sanh trong thời mạt pháp là vậy.

Nay xin trở về Lăng Nghiêm và ma chướng.

Vậy trong đoạn kinh trên, Phật dạy một vị ngồi thiền nhìn thấy được đức Phật Tỳ Lô Giá Na, có ngàn đức Phật vây quanh, và thấy trăm cõi nước cùng với hoa sen đồng thời hiện ra, thì thử hỏi xem cả triệu người ngồi thiền, có mấy người thấy được cảnh giới này? Vậy mà Phật dạy, như thế cũng chưa phải chứng đắc gì hết đâu. Ngày nay, những thiền sinh ngồi mà nhìn thấy bông sen, hay một bàn chân Phật hay thấy được tướng bạch hào của ngài thì vội nghĩ rằng mình đã đi được một đoạn đường khá lắm rồi, sắp sửa chứng đắc đến nơi, rồi khởi tâm tăng thượng mạn.

Vậy tại sao một hành giả nhìn thấy cảnh giới vi diệu ấy mà Phật lại dạy, đó chỉ là một cảnh giới tốt nhưng cũng chưa phải là chứng bậc thánh, còn nếu cho là có chứng đắc liền lạc vào tà kiến? Sở dĩ hành giả nhìn thấy cảnh giới thế ấy, vì tâm tu tinh tấn mãnh liệt quá, nên sức định khá mạnh làm lóe ra nhiều cảnh giới vi diệu, nên khi hành giả dùng tâm đứng lặng ấy, hiện ra sáng suốt, nên tâm phát sáng khắp cả mười phương thành sắc diêm phù đàn, tất cả các loài hoá làm Như Lai. Trong một hòn đá, một cọng cỏ, một con vật, một loài người, vân vân, cũng nhìn hóa thành Phật. Lại lúc bấy giờ thấy đức Tỳ Lô Giá Na ngồi giữa, có ngàn đức Phật vây quanh, trăm ức cõi nước cùng với hoa sen đồng một thời hiện ra, ấy gọi là ý thức tiêm nhiễm sự linh ngộ, khi tâm quang phát minh, soi các thế giới thì tạm được như thế. Cảnh giới vi diệu như thế chỉ “tạm loé” lên thôi, không nhìn thấy được thường trực, vì lúc đó ý thức tiêm nhiễm được sự linh ngộ. Vả lại, cần nhớ rằng cảnh giới ấy chỉ được dệt bằng những quang minh dung thông của tưởng ấm, chưa phải bằng những quang minh hư vô vi tế của thức ấm. Hơn nữa, lúc này, tuy hành giả nhìn thấy cảnh giới vi diệu ấy, song các phiền não trong thân tâm hành giả chưa hóa giải được mấy, trong khi quả chứng đắc như quả Tư Đà Hoàn cần phải tiêu dung những kiến hoặc của dục giới đồng thời một số tư hoặc của sắc giới và vô sắc giới. Rồi lên quả A La Hán thì phải tiêu dung hết những kiến hoặc và tư hoặc mới đắc quả được. Vì vậy, nếu hành giả chấp là mình chứng bậc thánh thì lạc ngay vào tà đạo. Nên, những vị tu thiền cần phải có thầy giỏi, thầy phải có ít huệ nhãn và pháp nhãn, để khi thấy một cảnh giới nào đó thiền sinh trình với thầy, thì thầy biết ngay đệ tử mình tới đâu mà biết cách chỉ dạy hay ấn chứng cho. Như Ngài Huệ Tư nói với ngài Trí Khải rằng: Cảnh giới này của ông (Trí Khải) chỉ là tiền Pháp Hoa tam muội, chỉ có ông chứng được và duy có ta (Huệ Tư) mới biết được và ấn chứng cho thôi.

KINH: 5). Lại dùng cái tâm ấy, chín xét tính diệu minh, quan sát không ngừng, đè nén, uốn dẹp, dứt trừ thái quá. Lúc bấy giờ bỗng nhiên thập phương hư không thành sắc thất bảo, hoặc sắc bách bảo, đồng thời cùng khắp, không ngăn ngại lẫn nhau. Những sắc xanh, vàng, đỏ, trắng, mỗi mỗi thuần hiện ra, ấy gọi là công đức đè nén quá phần, tạm đưực như thế, không phải là chứng bậc thánh. Không nhận là chứng ngộ thì cũng gọi là cảnh giới tốt, nếu nghĩ là chứng bậc thánh, thì mắc các tà kiến.

GIẢNG: Nay, ta đi lại từng câu kinh một để giảng cho dễ hiểu hơn. “Lại dùng cái tâm ấy, chín xét tính diệu minh, quan sát không ngừng” Có nghĩa rằng, hành giả dùng tâm ấy, quán chiếu sắc tướng này rồi nghĩ rằng, sắc tướng ấy là như huyên và muốn tiêu dung nó đi. “chín xét tính diệu minh ” tức là sắc tướng được hợp bằng những quang minh vi diệu của thức tâm ấy, hiện ra thành những sắc tướng thô này, nên phải quán tiêu dung nó đi. “Đè nén, uốn dẹp, dứt trừ thái quá.” Vì tâm hành giả gia công quá sức tinh tấn, đè nén, uốn dẹp và dứt trừ sắc tướng thái quá. “lúc bẩy giờ bỗng nhiên thập phương hư không thành sắc thất bảo hoặc sắc bách bảo đồng thời cùng khắp không ngăn ngại lẫn nhau. ” Vì hành giả quán chiếu sắc tướng một cách mãnh Hệt quá, lúc đó hào quang trong diệu tâm, chiếu xuống quang minh của sắc tướng, hai thứ đó giao thoa nhau thì bỗng nhiên thập phương hư không biến thành sắc thất bảo (bảy màu báu) hay sắc bách bảo (một trăm màu báu), đồng thời sắc tướng không còn ngăn ngại nhau nữa. “Những sắc xanh, vàng, đỏ, trắng, mỗi mỗi thuần hiện ra, ấy gọi là công đức đè nén quá phần.” Trong sự giao thoa và tiêu dùng ấy, không những hiện lên cảnh sắc thất bảo, đồng thời lại hiện lên những mầu sắc thuần xanh, vàng, đỏ, trắng, chỉ vì do công sức đè nén để tiêu dung sắc ấm quá mạnh, nên tạm được như thế, (chỉ tạm được thôi, chứ không phải thường trực nhìn thấy) nên chưa thể gọi là chứng bậc thánh được. Nếu không nhận là chứng ngộ thì cũng được gọi là cảnh giới tốt, còn nếu chấp là có chứng đắc liền rơi vào tà kiến.

KINH: 6). Lại dùng cái tâm ấy, lặng suốt chín xét trong sáng không tán loạn, bỗng ở giữa đêm thấy các thứ vật trong nhà tối, chẳng khác gì ban ngày, mà những vật trong nhà tối đó cũng không diệt mất. Ấy gọi là định tâm lặng đứng cái thấy, nên thấy suốt chỗ tối tăm. Tạm được như thế, không phải là chứng bậc thánh, không nhận là chứng ngộ, thì cũng tạm gọi là cảnh giói tốt. Neu nghĩ là bậc thánh thì mắc các tà kiến.

GIẢNG: Trong đoạn kinh này nói rằng, khi hành giả tu đến một mức định khá rồi, sẽ mở được tâm nhãn một phần nào thì dù ở trong nhà toi cũng nhìn thấy được mọi vật rõ ràng.

KINH: 7) Lại dùng cái tâm ấy, khắp vào tính hư dung, bốn vóc bỗng đồng như cỏ, như cây, lửa đốt, dao cắt hoàn toàn không hay biết, khi thì ngọn lửa không thể đốt cháy, dù cắt thịt cũng như chẻ cây. Ấy gọi là năm trần đều tiêu, khi bài xích tính tứ đại, một mặt vào chỗ thuần nhất, tạm được như thế, không phải là chứng bậc thánh. Không nhận là chứng ngộ thì cũng gọi là cảnh giới tốt, nếu nghĩ là chứng bậc thánh thì mắc các tà kiến.

GIẢNG: “lại dùng cái tâm ấy khắp vào tính hư dung…” dùng tâm ấy chiếu soi vào các tướng, biết được sắc tướng ấy chỉ là hư minh, lúc nào cũng nghĩ tất cả đều là không hư, khi quán lâu, do sức định, hai chân bỗng đồng như cỏ cây, không thấy xúc thọ, lửa đốt, hay lấy kim đâm, dao cắt hành giả cũng không hề cảm thấy đau đớn và cũng không hay biết, cho dù nếu có lửa đốt thân cũng không cháy. Đó là vì tâm thức hành giả rút lên trên, lại quán chiếu tính hư dung của sắc tướng, thì các hào quang tâm thức trước kia dính vào sắc thân này dần dần rời xa, lúc đó hai tay, hai chân dù đốt, chặt, chẻ cũng không cỏn thấy đau nữa, đồng thời sắc, thanh, hương, vị, xúc (năm trần) đã được hoá giải. Nhưng đó chỉ do tinh tấn và định lực mà tạm được như thế, không phải chứng bậc thánh, nếu chấp vào những điều ấy thì sẽ mắc tà kiến.

Trong bình diện sắc ấm này, sự can thiệp của ngoại ma rất ít, nó chỉ chen vào nhiều nhất trong giai đoạn thọ ấm và tưởng ấm thôi. Chen vào chỉ để muốn khiến hành giả khởi hai thứ: ngã mạn và dâm dục. Sau này, khi vào bình diện ấy, sẽ nói kỹ hơn.

KINH: 8). Lại dùng cái tâm ấy, thành tựu tính thanh tịnh, công dụng tột bậc, bỗng thấy thập phưong núi sông, đất liền đều thành cõi Phật, đủ bảy thứ báu chói sáng cùng khắp, lại thấy chư Phật Như Lai như số cát sông hằng đầy khắp cõi hư không, lâu đài hoa lệ; dưới thấy địa ngục, trên xem thiên cung không còn ngăn ngại. Ấy gọi là tư tưởng ưa chán chứa nhóm ngày một sâu, lâu lắm hoá thành như thế, không phải là chứng bậc thánh, không nhận là chứng ngộ cũng gọi là cảnh giới tốt, nếu nghĩ là chứng bậc thánh thì mắc các tà kiến.

GIẢNG: Quán chiếu tâm mình hết sức thanh tịnh, dụng công nhiều, hành giả sẽ thấy cảnh giới biến thành rất thanh tịnh, thấy các cõi Phật với đủ bảy thứ báu chói sáng cùng khắp, ngoài ra cỏn nhìn thấy dưới có địa ngục, trên có thiên cung mà không bị ngăn ngại. Nhưng tu thấy như vậy, van chưa phải là chứng bậc thánh, vì hành giả có tư tưởng “ưa chán ” (chán trần gian thô kệch, địa ngục khổ đau này, và ưa cảnh giới thiên cung thanh tịnh) lâu ngày dồn nén, nên hoá thành như thế thôi. Nói cách khác, đó cũng là những quang minh dung thông loé lên thuộc tưởng ấm, tạm thời nhìn thấy thế mà thôi.

KINH: 9). Lại dùng cái tâm ấy nghiên cứu sâu xa, bỗng thấy ở giữa đêm, thấy rõ chợ búa, làng mạc. Ấy gọi là nén ép cái tâm tột bậc nên nó bay ra, thấy được chỗ xa cách, không phải là chứng bậc thánh. Không nhận là chứng ngộ thì cũng gọi là cảnh giói tốt, nếu nghĩ là chứng bậc thánh thì mắc các tà kiến.

GIẢNG: Đoạn này cũng hơi giống như một loại xuất hồn mà nhiều người hay nói đến, nhưng nó đi xa hơn xuất hồn là có được một chút thiên nhãn. Tâm thức do sự nén ép quá nên tưởng ấm, thọ ấm bay ra xa, thấy và nghe được những chỗ ở xa mắt người thường không thể thấy. Trường hợp này cũng có thể xảy ra với một người ngủ say, thần thức bay ra đến một nơi xa nhìn và nghe thấy những sinh hoạt ở đó. Nhưng vấn đề đặt ra là trong khi ngủ thì hồn xuất ra sao? Hay trong khi tu theo lối Vô Vi thì hồn xuất thế nào? Hoặc ngày xưa ngài Vô Trước lên cung trời Đâu Xuất ngài xuất hồn ra sao? Và những vị A La Hán lại có thể đưa cả nhục thân lên cung trời như thế nào? Trong Kinh Phật không thấy có nói rõ chi tiết về vấn đề này, vì Phật không muốn hành giả say mê cảnh giới và dừng chân tại đó. Nhưng vẫn có thể suy đoán ít nhiều. Trong khi ngủ, cái hồn có thể lấp ló nửa trong thân, nửa ngoài thân, ở những người già, nếu hồn ló ra ngoài nhiều hay bị lan. Hồn thì bao gồm thọ ấm, tưởng ấm, và hành ấm. còn vía thì chỉ là thọ ấm thôi. Khi ngủ, có thể hồn cũng đi ra ngoài xác thân được, nhưng thường chỉ quanh quẩn gần cái xác thôi chứ không đi xa được, khi hồn ra khỏi xác thì có một sợi dây trắng nối giữa hồn và xác, sợi dây đó chính là thọ ấm kéo ra, dài ngắn tùy theo hồn đi xa hay gần. Còn ngài Vô Trước ngồi thiền cao, có thể xuất hồn lên cõi trời Đâu Xuất nghe kinh, lúc đó hồn cũng vẫn nối với sợi dây trắng dệt bằng quang minh vi tế kéo dài thẳng lên cõi trời Đâu Xuất, không bao giờ sợi dây đó đứt đoạn được, vì đứt thì hồn khóng thể về được với xác (đó là lúc chết), còn theo lối xuất hồn của phái Vô Vi thì xuất hồn ít khi lên cao thường chỉ quanh quẩn gần cái xác thôi, và cũng luôn có sợi dây trắng nối giữa hồn và xác. Khi một người chết, hồn bay ra khỏi xác thì nó vẫn có thọ ấm bọc chung quanh thân trung ấm. Tùy theo lộ trình đi thọ sanh của trung ấm ấy thọ ấm, tưởng ấm có thể rơi rớt lần lần như rắn lột xác. Thọ ấm là cái vỏ rớt lại, nhiều khi vẫn còn lảng vảng, chờ xem nếu có người đồng thanh, đồng khí thì nó sẽ hiện thành những bóng ma mà người ta thấy được. Phần nhiều người ta nhìn thấy ma là chỉ thấy cái vỏ của thọ ấm chứ không phải thực là cái hồn. Khi chúng ta đi vào thọ ấm và tưởng ấm thì Kinh Lăng Nghiêm cũng nói sơ qua về điều này.

HỎI: Xuất hồn là trường hợp tốt hay không tốt?

ĐÁP: Tốt hay không cũng phải tùy từng trường hợp. Nếu xuất hồn mà gặp những cơ duyên tốt đường tu có thể tiến nhanh hơn. Nhưng nếu chỉ gặp những loài quỷ nhỏ dắt ta đi lang bang, vô định thì không nên. Nhưng xuất hồn được một cái lợi là khi chết hành giả ít bị đau khổ nhiều, vì lúc đó hồn dễ lìa khỏi sắc thân này.

Còn các vị A La Hán ngày xưa, các ngài không những xuất thần thức mà còn mang cả nhục thân lên thiên cung luôn. Tại sao lại làm được như vậy. Vì các ngài đã tu đến mức diệt thọ tưởng định rồi, có thể thăng hoa và thay đổi nhịp điệu rung chuyển của sắc thân, nên có thể đi qua núi đá hay mang thân lên các tầng trời.

KINH: 10) Lại dùng cái tâm ấy, nghiên cứu cùng tột, thấy vị thiện trí thức, rồi hình thể biến đổi, không duyên cớ gì trong giây lát có nhiều thứ thay đổi. Ấy gọi là tà tâm, bị loài lỵ mỵ hoặc mắt thiên ma vào trong tâm thức, không duyên cớ gì lại biết thuyết pháp, thông suốt các diệu nghĩa, không phải là chứng bậc thánh, không nhận là chứng ngộ thì ma sự tiêu diệt, nếu nghĩ là chứng bậc thánh thì mắc các tà kiến.

GIẢNG: “Lại dùng cái tâm ấy, nghiên cứu cùng tột, thấy vị thiện tri thức…” Lời kinh thường cô đọng và ẩn mật. Lúc đó, hành giả dùng cái tâm nghiên cứu cùng tột sắc ấm, thì thấy một vị mà hành giả nghĩ là thiện trí thức (kinh không nói rõ hơn vị này), rồi không duyên cớ gì hành giả thấy hình thể mình biến đổi, trong giây lát cũng thấy có nhiều điều thay đổi. Đen cuối giai đoạn của sắc ấm này, thiên ma mới bắt đầu xuất hiện. Sau khi hành giả thấy mình tự biến đối, thay đổi sắc diện, hay trong người có gì thay đổi, chẳng phải vì do tu hành tinh tấn mà được như thế, mà chỉ vì do móng niệm tà tâm, có thể lúc đó trong tâm hành giả khởi lên một sự mong cầu gì đó, khi thấy vị thầy mình. Trong kinh chỉ nói xuất hiện vị thiện tri thức, nhưng cũng không nói rõ vị thiện tri thức đó có dạy bảo gì hành giả không. Sau đó hành giả khởi tà tâm hoặc tự mãn, hoặc mong cầu, như thế tâm hành giả có một kẽ hở nên thiên ma hay loài lỵ mỵ mới có thể lọt vào được, nó dùng ngay ma lực khiến cho thân hình hành giả tự nhiên biến đổi, như thân phóng hào quang, mặt mũi bỗng dưng thay đổi lúc xanh, lúc tía, lúc trắng, lúc vàng, vân vẩn, lúc đó hành giả tự nhiên thuyết pháp rất giỏi, thông suốt nhiều diệu nghĩa. Nếu không chấp vào những biến đổi ấy, không nghĩ rằng ta có chứng đắc thì tự nhiên ma sự ấy sẽ từ từ biến mất. Còn nếu chấp trước vào đó, cho rằng đã có chứng đắc một điều gì thì sẽ lạc vào tà kiến.

KINH: A Nan, mưòi thứ cảnh hiện ra trong thiền đỉnh như thế là do sắc ấm và tâm công dụng giao xen, nên hiện những việc đó. Chúng sinh ngu mê không biết suy xét tự lượng, gặp nhân duyên ấy, mê không tự biết, bảo là lên bậc thánh, thành tội đại vọng ngữ, phải đọa vào ngục vô gián. Sau khi Như Lai diệt độ rồi, các ông nên nương theo lời dạy, khai thị nghĩa này trong đời mạt pháp, không để thiên ma được dịp quấy phá, giữ gìn che chở cho chúng sinh thành đạo vô thương.

GIẢNG: Sắc ấm vốn được dệt bằng quang minh thô, khi hành giả rút thần thức vào trong, rồi quay đầu soi lại thì quang minh của sắc ấm và quang minh của thần thức muốn tiêu trừ sắc ấm, hai cái đó giao thoa với nhau nên làm lóe lên các cảnh giới ấy. Chúng sinh u mê, không biết suy xét tự lượng, nhìn thấy những cảnh tướng hiện ra như thế rồi tự vỗ ngực xưng mình đã chứng bậc thánh, cho rằng mĩnh sắp sửa thành Phật rồi, sa vào tội đại vọng ngữ, phải đọa địa ngục không biết đến bao nhiêu kiếp mới ra khỏi.

Đây là hết phần về sắc ấm. Kỳ sau, chúng ta sẽ đi vào những ma chướng mà hành giả sẽ gặp phải trong phần vượt thọ ấm.