Mật Tông & Kinh Đại Thừa
Tịnh Liên Nghiêm Xuân Hồng
CHƯƠNG 2
Những điêm dị biệt đặc-
thù giữa Hiển-giáo và
Mật-thừa
Trước khi đi sâu vào Mật Thừa, vào Chơn – Ngôn – Tông của Trung Hoa và Tạng Mật của Tây Tạng thiết tưởng cần phải nói tới những điểm dị biệt đặc thù giữa Hiển Giáo và Mật Giáo… để có thể nắm vững những cương lĩnh chính yếu và dễ dàng nhận định hơn.
Hiển Giáo (doctrine exotérique) cũng thường được nhiều vị Lạt Ma gọi là Kinh Thừa (Sũtra path) để đối chiếu với Chân Ngôn Mật Thừa (Secret man-tra path hay doctrine ésoterique)… Nhưng như ta đã thấy ở mấy đoạn kinh trích dẫn ở chương 1, các kinh Đại Thừa tuy thường giảng theo Hiển Giáo, đôi khi vẫn có nói đến lối tu Mật Thừa mặc dầu không nói rõ rệt gì nhiều về phương thức tu tập…
Các ngành giáo lý của các tôn giáo đều là những môn học về Tâm – linh, có thể nói là khoa-học về tâm- linh chứng-nghiệm, nhằm nghiên cứu sự chuyển-hiện của những trạng-thái-bờ-mé (situ-ations ultimes) của tâm thức, để đẩy tâm thức tới những miền Tột – bờ – mé của tâm linh… Các tư tưởng gia cùng khoa học gia ngày nay đã nhận thấy tầm quan trọng thiết-yếu của tâm – linh ấy (Esprit, ce grand Inconnu), vì từ trước đến nay suốt ngày họ sử dụng đến tâm linh mà vẫn chưa hiểu rõ nó là cái gì cả…
Cần nhận định ngay rằng: trên con đường tu tập đi vào tâm – linh, thì con đường nào cũng vậy, dù thuộc Hiển Giáo nay Mật Thừa, rốt cuộc vẫn đưa hành giả vào được Biển Tâm, nếu hành giả chịu khó đi và biết đi… Tỷ dụ như về điểm mở Luồng hỏa-hầu tam-muội để vào Định, thì những người tu theo Hiển Giáo vẫn có thể lần lần tu những thứ-bực Thiền-Quán… rồi cũng vào định, tức là mở được Luồng-hỏa-hầu-tam-muội như người tu Mật Thừa… Hoặc tỷ dụ như người tu Vãng sanh theo Hiển Giáo, nếu cứ chăm chú giữ chặt lấy câu niệm Phật, thì rốt cuộc cũng được vãng sanh Tịnh Độ, như người tu theo phép quán chiếu về trung- ấm-thân của Mật Thừa (yoga du Bardo).
Nhưng có điều khác biệt là: mau hay chậm, thẳng tắt hay từ-từ mà thôi… Thẳng tắt thì dĩ nhiên là tốt thật, nhưng ngược lại, có nhiều sự hiểm nghèo nguy hại, nên cần có thầy giỏi (mà thầy giỏi đẩu có phải dễ kiếm) cũng cần có manh lợi… Tương tự như người muốn leo một vách núi đứng sững.
Bởi thế, nên trong các kinh, Phật thường chỉ dạy những phương thức từ-tốn của Hiển-Giáo để phù hợp với đa số căn cơ, thường là trung căn và hạ căn. Nếu Ngài bộc lộ ngay những phương thức bí truyền thẳng tắt, thì e rằng một số chúng sanh sẽ khởi tâm ngã-mạn, khởi tâm gấp gáp, mong cầu, chấp trước, rồi vì hiếm thầy giỏi, sẽ rớt vào những tình trạng hiểm nghèo cho giới – thân huệ mạng…
Vậy thì những điểm DỊ BIỆT giữa Hiển Giáo và Mật Thừa là những gì?
Có thể lược tóm những nét chính như sau:
1)- LỐI TU TỪ TỐN THỨ BẬC THEO HIỂN GIÁO:
Khi mới bước vào đạo, kẻ hành giả trước hết là phải tập lìa bỏ những sự ham muốn thông thường… như thích ăn, thích uống, ngủ nghỉ, thích áo đẹp, giường êm, thích nói chuyện tầm phào, thích nghĩ lăng xăng, thích vênh vang đua ganh tật đố, thích danh lợi cùng sắc đẹp..v.v… Tức là lìa bỏ THAM DỤC.
Tham-dục là những tập quán tâm-tưởng thô kệch tích lũy từ vô lượng kiếp. Tới kiếp này, nó được kết tụ vào ý, vào ngữ, nhưng nhất là kết tụ vào cái THÂN máu thịt khổ lụy này. Thân này tương tự như ngục tù, như một tấm bình phong dày và tối, luôn luôn ngăn che, khiến cho cái hư-minh le lói của tâm thức thường chiếu soi cùng nhận định lệch lạc hết thảy.
Bởi thế, bước đầu là phải giữ giới, cùng suy nghĩ để NHÀM CHÁN cái thân này, đừng lưu tâm nuông chiều nó nữa… Tỷ dụ như suy nghĩ quán thân bất – tịnh.
Nhưng đó mới chỉ là suy nghĩ quán chiếu để nhàm chán cái thân thôi, để giảm và lìa tham-dục… chứ chưa thể tiêu dung cái Thân vào Không được. Vì sao? Vì lúc đầu, sức quán chiếu của hành giả cỏn yếu kém, chưa thể tiêu dung ngay thân hay sắc – ấm được.
Nhưng một khi lìa được tham dục thông thường rồi, thì hành giả thấy thân-tâm nhẹ nhàng thanh thản. Và như thế là vào được Sơ-thiền: Ly-sanh-hỷ-lạc-địa. Mới chỉ có Ly thôi, chưa có Định.
Lúc đó, mới đi vào sâu hơn, quán chiếu những cái vi tế hơn như cảm giác (Thọ-ấm) và Tâm – Tưởng (Tưởng-ấm). Tiêu dung những giác quan, để đi vào Định, vào Nhị-thiền: Định-sanh-hỷ-lạc-địa. Thấy Tâm vui mừng chưa từng có.
Nhưng niềm vui-mừng ấy vẫn còn thô, phải lìa bỏ niềm vui mừng ấy để được cái vui thanh thoát nhẹ nhàng của bậc tiểu thánh… Vào được Đệ-Tam-Thiền.
Niềm vui ấy, tuy nhẹ nhàng thanh thoát, nhưng vẫn còn làm chao động thân – tâm… Nên lại phải tiêu dung cả niềm vui ấy, để bước vào miền đất thanh tịnh của đệ-tứ-thiền: Xá-Niệm-Thanh-Tịnh-địa. Thân-tâm không còn chao động, gần như Bất-động, có thể bặt hơi thở (thở bằng lo chân lông hoặc như thai-tức), có thể phóng quang, và biến hoá ít nhiều được…
Đến đây, định-lực cùng quán-lực của hành giả đã khá thâm sâu rồi… Nhưng theo kinh Lăng Nghiêm, thì cái Thân tức sắc-ấm vẫn còn ngăn ngại, vì nó thô kệch quá. Nên phải quay lại quán chiếu cái thân, tiêu dung nó vào hư-không, vào không-đại. Vào định Không-Vô-Biên-xứ.
Rồi vào định Thức-Vô-Biên-xứ, Vô-Sở-Hữu- xứ, Phi-Tưởng-Phi-Phi-Tưởng-xứ… tức là những lớp thức-tâm rất vi-tế của thức Mạt-na thứ 7, luôn luôn âm thầm chấp Ngã.
Rồi vào Diệt-Tận-ĐĐịnh. Phá được tấm lăng- kính bền chặt chấp ngã của thức thứ 7, lọt đuợc vào Tàng-thức sơ-năng-biến, 6 căn rỗng lặng, nhìn thấy pháp giới chỉ là một biển quang-minh chan hòa và trong vắt như pha lê, và thấy rằng thân tâm cùng mạng- căn của mình dính mắc với mạng căn của tất cả chúng sanh. Thành tựu Không Tam-Muội, vào biển Không- Hải của tâm-thức. Gột hết những phiền não thô, mầm mong của Phần-đoạn-sanh-tử đắc quả A La Hán, nhìn thấy rõ một đại-thiên thế-giới như nhìn quả Am-Ba-La đặt trong lòng tay.
Đến đó, có thể triền-miên thụ hưởng niềm thiên lạc, rồi khi mãn báo-thân này, ra khỏi giòng sanh tử của tam giới.
Hoặc có thể khởi hùng tâm, khởi đại tâm, đại- nguyện, đi vào Đại-Thừa, vào Bồ-Tát-đạo… Trải qua rất nhanh 30 thứ bậc đầu tiên là Thập-trụ, Thập-Hạnh, Thập-hồi-hướng, rồi vào các Địa… Khởi Giả-Quán rộng lớn thâm sâu, tu tập quán chiếu Như-Huyễn, vào Trung-đạo song chiếu ngày một bay bổng tuyệt vời, lên Viễn-Hành-Địa, vào Đệ-Bát- Địa tức Bất-Động-Địa, rồi Diệu-Giác. Tới bờ-mé-Tột-Không- Diệu-Hữu, nhập trọn vẹn pháp giới … (vé những thứ bậc này, xin xem cuốn Nguồn Thiền Như-huyễn, cùng tác giả, có trình bày rõ ràng).
Cũng cần ghi rõ ràng: các bậc Bồ-tát thường là phải sanh Tịnh-Độ mới có thể dễ dàng vượt Viễn- Hành-Địa và vào Đệ-Bát-Địa được… Cũng theo Hiển – Giáo và lời kinh, thì hành giả thường chỉ có thể đắc Vô- Thượng-Giác tức quả Phật, ở những cõi Tịnh Độ hoặc ở tầng trời Sắc cứu cánh nới sắc Giới mà thôi, chứ không phải ở Dục Giới. Cho nên, những vụ giáng-thân xuống Dục Giới rồi thành Chánh-Giác, đều chỉ là thị- hiện do lòng Đại-bi phương tiện thôi…
Nói cho đúng ra, thì sự phân biệt giữa Hiển Giáo và Mật Thừa chỉ rõ rệt và chân xác ở những giai đoạn đầu của lộ trình tu tập mà thôi. Tức là ở những giai đoạn tu tập vào Không Tam Muội, và ở những giai đoạn Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi hướng thôi.
Một khi đã vào các Địa rồi, thì các bậc Bồ-tát thường đều thông đạt cả Đại Thừa lẫn Mật Thừa, và cùng dùng nhiều phương-thức Mật Thừa để tiến tu… Vì sao? Là vì: điểm độc đáo chính yếu của Mật Thừa cũng như của Đại Thừa Nhập Địa là cốt nhằm CHIÊU CẢM sự gia trì của Thần-lực thì mới đi nhanh được, và càng lên cao bao nhiêu, càng gần sự gia trì bấy nhiêu mới có thể tiến bước được. Cũng tương tự như chiếc thuyền đã ra biển khơi, cần nương nhiều vào sức gió, vì sức chèo chống của thuỷ thủ chẳng được là bao… Tuy nhiên, thần-lực ấy là của chư Phật cùng Đại- Bồ- Tát, song nó cũng là thần-lực của Tạng-Thức, của Chân-Thức, của Diệu-Tâm của chính hành giả. Có điều là lúc đầu, vì nghiệp chướng cỏn ngăn che, nên hành giả phải nương vào thần-lực kia mới có thể khai mở lần lần cái kho tàng diệu-đức của chính mình.
Cũng theo Hiển-Giáo, các chúng sanh thường phải trải qua 3 A-tăng-kỳ kiếp mới đặt chân lên bờ Vô- Thượng-Giác được… Nhưng đó là nói chung cho những chúng sanh không chịu tu hành, cứ mải miết trôi-lăn lưu chuyển, hoặc cho những kẻ tuy tu hành nhưng tu lắt lay, trồi lên trụt xuống. Vì trải qua vô lượng kiếp, diễn trình tâm linh của bất cứ chúng sanh nào cũng có những khúc rẽ kỳ đặc, trong đó, những đóa hoa tâm thức thường bùng nổ rầm rộ, khiến chúng sanh ấy vượt-bực dễ dàng. Lại thêm có những cơ hội tự nhiên rất thuận lợi như lúc lâm-chung, hoặc lúc kiếp- hoại v.v.. Lúc chết, nếu biết cách, thì thần thức cũng dễ vãng sanh, và vãng sanh là một bước tiến hết sức quyết định VÌ vượt qua mấy chục thứ bực tu chứng. Hoặc lúc một thế giới nào đó gặp kiếp hoại, thì tất cả chúng sanh trong đó, dù tu hay không tu, cũng được đẩy lên những tầng trời Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam hay Tứ Thiền. Vì đạo lý vận hành của pháp giới là như- thị, pháp-nhĩ là như-thị. Tương tự như ngọn nước thuỷ- triều đẩy lên bãi cát tất cả những tử-thi cũng như người còn sống đương lóp ngóp muốn bơi vào bờ… Bởi thế, nên trong các kinh, chư Phật ”thường nói 2 lời, để làm hiển lộ một lời”… Lúc thì nói phải 3 A-tăng-kỳ mới thành chánh giác, lúc nói phải nhàm chán và lìa bỏ cái sắc-thân máu thịt này, lúc lại nói phải dùng ngay cái thân đó để chuyển nó thành Kim Cang-thân… Vì tất cả chỉ là Phương-tiện Đại-Bi tuỳ theo căn cơ thời tiết, cũng như vì tất cả chỉ là sự Biến-hiện huyễn mộng của Diệu-tâm…
Tóm lại, có thể nói rằng: tu theo Hiển-giáo là xa lìa mọi tham dục thô kệch thấp kém, và tu tập quán chiếu lần lần giác ngộ được Tỳ Lô Pháp Giới tức là hiểu rằng pháp-giới này cùng thân-tâm mình chỉ là sự huyễn hiện của Tự-tâm, rồi khởi Đại-Bi-Tâm để tu Phổ-Hiền hạnh-nguyện-hải… để lần lần làm đầy biển công đức cùng biển trí-huệ của mình và đặt chân lên bờ-mé Diệu- Giác.
Thực ra thì tu Mật-Thừa cũng tương tự như vậy thôi, vẫn là giác-ngộ Tỳ-Lô Pháp-gGới, rồi tu Phổ- Hiền hạnh-nguyện hải… Có điều là ở nơi Mật Thừa, có xiển dương nhiều phương thức thẳng tắt và thiện xảo, để chiêu cảm mạnh mẽ những luồng thần-lực gia trì của các bậc thần linh lớn, khiến có thể mau-chóng-làm-đầy biển công đức cùng trí huệ của hành giả.
2)- NHỮNG ĐIỂM ĐỘC ĐÁO VỀ LỐII TU THẲNG TẮT BÍ MẬT KIM CANG TỐI THẮNG CHÂN CỦA MẬT THỪA:
Có thể lược tóm những điểm độc đáo của Mật – Thừa như sau:
A) – THUYẾT THẬP TRỤ TÂM của Mật- Thừa:
Người tu học Đại-Thừa cần hiểu rằng sự phân chia thành nhiều ngành giáo lý, hoặc thành thừa này thừa nọ… chỉ là phương-tiện Đại-Bi của Chư Phật để thích ứng với các loại căn cơ, cũng như các MỨC ĐỘ TÂM THỨC của chúng sanh mà thôi. Lên tới chỗ tột- bờ-mé, thì chỉ có Nhất-Thừa tức Phật-Thừa, và ngay đến thừa này cũng chỉ là huyễn mộng, tương tự như vết chim bay thôi.
Cho nên, sự nhận định về mức độ tâm thức của các loại chúng sanh là điểm quan hệ.
Trong Mật-thừa, có ngài Hoằng Pháp Đại-sư đã y cứ vào kinh Đại-Nhật, để xếp loại thành 10 giai đoạn phát triển của tâm-thức như sau:
Trước hết là loại thấp kém nhất, gọi là Dị-Sanh- Kỳ-Dương-Tâm. Nghĩa là tâm-thức của chúng sanh ấy như con dê đực… Dị-sanh là chỉ cho những chúng sanh thấp kém, chưa từng nghe nói về đạo-lý lớn vận hành của pháp giới, hoặc có nghe, cũng u-u-mê-mê chẳng hiểu gì cả, mà cũng chẳng biết đường chê bai hay chế riễu. Song theo bản năng mù quáng, chỉ biết chạy theo ngoại vật và tham dục như ăn uống, ngủ nghê, dâm dục…, khờ khạo và ngu muội như con dê vậy. Hoặc tỷ dụ như con bò, suốt ngày chỉ nghĩ đến nước và cỏ.
Loại này chỉ cho những chúng sanh ở địa-ngục, ngã-quỷ, súc-sanh… Tuy nhiên, cần nhớ rằng chúng cũng là do những quang-minh của Diệu-Tâm huyễn hiện ra rồi kết tập nên, do sự suy động của nghiệp lực. Có điều là ở nơi tâm thức của chúng sanh ấy, cái mầm ánh sáng của Diệu-Tâm bị chôn vùi quá sâu dưới những lớp thể chất thô kệch, nên phải chìm nổi lâu dài mới ngoi lên được. Tương tự như mầm-sen bị chôn vùi quá sâu dưới những lóp bùn lầy.
Thứ nhì là Ngu-Đồng-Trì-Trai-Tâm, tức là ở mức độ tâm thức của đứa bé còn ngu muội, nhưng đã biết trì trai giới. Bực này là chỉ cho nhân-thừa, tức là đa-số loài người, vì những người này, tuy chưa thông hiểu được đạo-lý lớn của pháp giới, nhưng do ít nhiều thiện căn huân tập từ những kiếp trước, nên có ít nhiều thiện-tâm hướng thượng. Tuân theo ít nhiều đạo lý tam- cương ngũ thường, hoặc giữ vài giới cấm của nhà Phật… Bắt đầu ngoi lên ánh sáng, tương tự như cọng sen nhô lên mặt bùn lầy.
Thứ ba là Anh-Đồng-Vô-Úy-Tâm, nghĩa là tâm thức của đứa bé không biết sợ, tỷ dụ như đứa bé con đi- theo-mẹ, nên không biết sợ… Bực này chỉ cho những người biết cố gắng trì 10 giới, hoặc tu Thập-thiện để sau này thọ sanh lên các tầng trời, hoặc chỉ cho các vị thiện-tu đã được thọ sanh rồi. Chưa hiểu rõ được đạo- lý lớn, vẫn còn nhiều vọng-niệm mong cầu và chấp ngã, nhưng đã biết trì giới nghiêm mật. Vì trì giới và làm lành, nên tâm hết sự sợ hãi… Nên bực này là chỉ cho Thiên-Thừa.
Bực này cũng chỉ cho các tu-sĩ ngoại-đạo, tỷ dụ như tu những phép thiền-quán của Bà-La-Môn giáo để cầu mong thần thông hoặc thọ sanh ở tầng trời, hoặc tu theo Thần-Tiên-Phái của Lão-Giáo, tu theo vọng niệm và cầu mong kiên cố hình hài… Vì khá có định lực, nên hết sợ hãi. Nhưng vì còn nhiều vọng niệm cầu mong chấp ngã, tâm tri-kiến chấp có còn quá nặng, chưa hiểu được đạo lý lớn là Như-Huyễn và Duy-Tâm Sở Hiện, nên trên đường tu đạo, vẫn còn như đứa trẻ nhỏ.
Bực này cũng chỉ cho các hành giả tu Chơn- Ngôn-Tông của Mật-Thừa đã biết quán chiếu về Tâm- Mật-TưOTig-ứng, nhưng chưa được cao độ. Bồ-Đe- Tâm cũng chưa được kiên cố mấy, và chưa hiểu rõ về đạo lý lớn.
Tương tự như cọng sen đã ngoi khỏi mặt nước, tiếp nhận được ánh mặt trời.
Thứ tư là Duy-Uẩn-Vô-Ngã-Tâm. Nghĩa là mức độ tâm thức đã hiểu được rằng không hề có ngã, nhưng vẫn còn vướng kiến chấp cho rằng các uẩn là thật có… Bực này là chỉ cho các vị ở Thanh-Văn-Thừa. Do sự trì giới cùng thiền quán lâu ngày, các vị này đã có khá định-lực nhưng còn ít huệ-lực. Hiểu rõ rằng ngã chỉ là một ảo tưởng tạo dựng nên bởi sự giả-hợp của các uẩn mà thôi. Nhưng còn chấp rằng các uẩn sắc-thọ- tưởng-hành- thức là thật có, vì chưa hiểu giáo lý Như- huyễn. Do đó, chỉ có thể gột nổi những phiền não thô kệch, chưa thể gột nổi những Sở-Tri-Chướng chấp pháp.
Tương tự như cọng sen đã nở thành búp, nhưng còn phải chờ ánh sáng mặt trời thấm nước Đại-Bi, cùng ánh sáng mặt trăng thấm nước Đại-Trí… mới có thể nở xoè được.
Thứ năm là Bạt-Nghiệp-Nhân-Chủng-Tâm. Nghĩa là đã bặt trừ được hành-nghiệp tham dục của mình… Đây là chỉ cho các bậc ở Duyên-Giác-Thừa. Các vị này ngồi ở nơi rừng sâu núi thẳm, quán chiếu cái vòng thập-nhị-trùng-thành của 12 nhân duyên. Hiểu rằng những hành-nghiệp đều là do vô-minh mà ra, nên quán chiếu tiêu trừ được các hành-nghiệp tham dục, đắc quả Duyên-Giác hay Bích-Chi Phật. Có khá nhiều định-lực cùng một thứ tự-nhiên-trí, biết được tổng- tướng của các pháp cùng một số biệt-tướng. Nhưng chưa có lòng đại-bi muốn độ sanh và nhập Pháp Giới, cũng như chưa có Nhứt-Thiết-Chủng-Trí biết tất cả tổng tướng cùng biệt tướng của các Pháp.
Tương tự như búp hoa sen mới hé nở, chưa thấm ánh mặt trời mặt trăng, nên chưa có mùi hương.
Thứ sáu là Tha-Duyên-Đại-Thừa-Tâm. Đây là chỉ cho các bậc Bồ-Tát của Đại-Thừa Thỉ-Giáo, bắt đầu chớm hiểu giáo lý vi-diệu của Đại-Thừa và muốn phát tâm… Hiểu rằng pháp giới này là do vô lượng vô số những màn Thiên-La-võng quang minh thẩm thấu và xen-lẫn-lòng-nhau, là một màn nhân-duyên chằng chịt tương-sanh-tương-duyên, và không có cái gì có thể tách khỏi cái gì được, và cũng không nhất định là cái gì. Pháp giới và mình đều dính mắc chằng chịt, chẳng thể tách rời, sinh-mạng của mình cũng dính mắc chằng chịt với giới-thân huệ-mạng của các chúng sanh khác, vì đều khởi lên từ cái biển Diệu-Tâm cả… Do đó, nếu các chúng sanh chưa được độ, thì giới-thân huệ-mạng của mình cũng khó mà thành tựu. Nên phát Bồ-Đe- Tâm, cố gắng hằng khởi tâm đại-bi bình đẳng, lập đại nguyện, cầu Nhứt-Thiết-Chủng-Trí để độ sanh… Tuy đã dám phát đại-tâm như vậy, nhưng về định lực, huệ lực và nghiệp lực, cũng chưa có gì sâu dày. Bực này cũng tương xứng với Thập-Tín. Và cũng tương xứng với những hành giả của Chơn-Ngôn-Tông đã phát Bồ- Đề-Tâm, chịu lễ điểm-đạo để chuẩn bị bước vào giai đoạn Tam-Mật-Gia-Trì.
Tương tự như hoa sen, trong những đêm thanh vắng, đã phảng phất mùi hương của từ bi và trí huệ.
Thứ bảy là Giác-Tâm-Bất-Sanh-Tâm. Nghĩa là lần lần nhận thấy cái tâm-ấy vốn dĩ không-sanh- không-diệt, vì nó là thực tại cuối cùng, là Chân- Không, là Diệu-Tâm vừa trong sáng tột-bực lại vừa nhiệm màu tột-bực… Bực này là chỉ cho những vị Bồ-Tát ở Thập- Trụ, Thập-Hành, Thập-Hồi-hướng… đi sâu vào Không- Quán, quán Bất-sanh-bất-diệt, Biệt-đoạn-bất-thường, Bất-khứ-bất-lai, Bất-nhất-bất-dỊ, và đồng thời cũng khởi Giả-Quán và Trung-Quán.
Đồng thời, cũng chỉ cho các vị hành giả Chơn- Ngôn-Tông đã thành tựu giai đoạn Tâm-Mật-Gia-Trì và sắp bước vào Tâm-Mật-Du-Già.
Hoa sen càng ngày càng nở xòe, và mùi hương bát ngát.
Thứ tám là Nhất-Đạo-Vô-Vi-Tâm. Chỉ cho các bậc Bồ-tát đã nhập địa, lần lần thành tựu Như-Huyễn Tam-Ma-Đe, cũng như muốn thành tựu Vô-Công- Dụng-Hạnh cùng Vô-Tắc-Diệu-Lực nên gọi là Vô-Vi-Tâm… Cũng tương xứng với các bậc hành giả Mật- Thừa đã bước vào Tâm-Mật-Du-Già.
Lúc này, hoa sen trở thành một bông Bửu- liên- hoa dệt bằng quang minh rực rỡ, phát ra vô số diệu-âm cùng diệu hương, nên gọi là liên-hoa bất tư nghi.
Thứ chín là Cực-Vô-Tự-Tánh-Tâm. Nghĩa là cái tâm cùng cực không có tự tánh gì hết. Đây là nơi bờ-mé của Tột-Không-Diệu-Hữu, sắp trôi vào biển Diệu-Giác cùng cực vô sở đắc… Chỉ cho bậc Đẳng- Giác. Cũng chỉ cho bậc hành giả Mật-Thừa sắp thành tựu Tâm-Mật-Du-Già, và sắp nhập trọn vẹn Pháp Giới.
Từ đây trở đi, là bông liên-hoa Đại-Bửu và Đại- Bất-Tư-Nghì, quang minh cũng diệu âm cùng diệu hương bao trùm khắp các cõi.
Thứ mười là Bí-Mật-Trang-Nghiêm-Tâm. Chỉ cho trạng thái tâm thức của bậc Diệu-Giác ở ngoài ngôn từ. Cũng chỉ cho Kim-Cang-Thừa của những bậc hành giả đã thành tựu Tâm-Mật-Du-Già và nhập trọn vẹn Pháp Giới…
b)- PHÁP GIỚI: MỘT SIÊU TRƯỜNG LỰC VĨ ĐẠI, BAO GỒM VÔ LƯỢNG VÔ SỐ NHỮNG TRƯỜNG LỰC.
Đây là một nguyên lý cơ bản của giáo lý Phật, chung cho cả Hiển-Giáo lẫn Mật-Giáo. Nhưng điểm độc đáo của Mật-Thừa là dạy nguyên lý ấy tới cũng cực, tới cho cực-kỳ linh động.
Đối với nhà Phật, Pháp Giới này không phải là một cái gì cố định ù lỳ, có một bộ mặt cố định, và gồm những vật này vật nọ như một thân cây, một bức tượng, một hạt bụi, con sông, trái núi, những vì sao, dải ngân hà V…V… Trái lại, nó là một cái gì cực-kỳ-linh động, luôn luôn biến-hiện, vừa là không-diện-mục (non- visage) lại vừa có muôn bộ mặt. Tất cả sự vật đều chỉ là ảnh-tượng, chiêu cảm bởi nghiệp-lực và nhãn-lực của chúng sanh đứng nhìn. Vật cùng âm thanh, màu sắc, hình thù… không thể nói là có, cũng không thể nói là không được. Tỷ dụ như một thân cây hoặc một trái núi: có những chúng sanh có nghiệp-lực tương ứng như loài người chẳng hạn, thì nhìn thấy chúng, đụng chạm phải chúng… nên cho chúng là có. Trái lại, có những loại quỷ-thần đi qua được thân cây, núi đá, nên không vấp phải chúng, nhiều khi không nhìn thấy chúng… nên cho chúng là không. Tất cả những vật khác cũng đều như vậy: chúng không phải là không là vì có những loại chúng sanh trông thấy và khởi phiền não vì chúng, nhưng chúng cũng không phải thật-có, vì có những loại chúng sanh chẳng hề nhìn thấy và chẳng hề khởi phiền não… Hãy lấy tỷ dụ như ngay chúng ta chẳng hạn. Giờ này đây, ta còn mang thân người với nghiệp lực cũng nhãn lực của người, thì vũ trụ xuất hiện dưới mắt ta với những ảnh-tượng như nhà cửa, núi non, trăng sao… Nhưng tới khi ta lìa bỏ báo thân này, mang một thân nghiệp khác như trung-ấm-thân v.v.., thì vũ trụ lại xuất hiện khác, và lúc đó, ta đi qua lỏng đất được. Hoặc nếu ta vãng sanh Cực-Lạc, được thân hào quang với nghiệp thù thắng, thì vũ trụ lại xuất hiện dưới những cảnh giới sáng ngời, thuần là Diệu-Bửu, Diệu-Âm, Diệu-Hương…
Cho nên, tất cả mọi cuộc sống, mọi hình thái hiện hữu… đều là những trạng-thái-tâm-thức le-lói- chiếu-soi mà thôi. Và Chư Phật ra đời, chỉ là cốt dạy chúng ta về cách CHUYỂN HIỆN những trạng thái tâm thức.
Do đó, pháp giới là một thực thể cực-kỳ linh động, vì nó là những ảnh-tượng BIẾN HIỆN của quang minh, của vô lượng vô số những màn thiên-la-võng quang minh khởi lên từ cái biển Diệu- tâm rồi xoay vần xen lẫn lồng vào nhau và kết tập nên… Khởi lên từ cái Biển Thần-lực-hải phương tiện Đại-Bi của Chư Phật, từ cái biển Nguyện-lực-hải cùng Đại-Bi của Chư Bồ- Tát, cũng như từ cái biển Nghiệp-lực-hải vô minh của các loài chúng sanh. Nếu không có những quang minh của những trung- tâm, tâm thức rực rỡ hay le lói chiếu soi đó, thì vũ trụ này không thể tồn tại hay hiện hữu đuợc một sát na.
Cũng vì nó chính là một biển chập chùng quang minh hoặc thô hoặc tế, nên pháp giới này là một SIÊU TRƯỜNG LỰC (super-champ de force) mênh mang bát ngát, vì bao gồm tất cả mức độ Tinh-lực (energies), không phải riêng gì những tinh lục thô kệch như điện- lực, từ-lực, sức nóng, ánh sáng mặt trời, hay nguyên- tử-lực.
Và tất cả các vật cũng vậy, mọi vật đều được kết tập bằng quang minh hoặc thô kệch kiên cố, hoặc vi tế huyền diệu. Nên mọi vật, từ hạt bụi, cây cỏ, núi sông, con giun, con dế, đến người, đến tinh tú, thần linh… cũng đều TỎA RA một thứ trưởng lực quang minh của mình. Và tất cả vô lượng vô số những trường lực ấy đều giao thoa, xen lẫn thẩm thấu lẫn nhau, và XOAY VẨN MIÊN VIỄN đi theo những lộ-tuyến-lực (lignes de force) của cái Trường -lực vĩ đại mênh mang là pháp giới… Do đó, biển Diệu-Tâm ấy luôn luôn có sức thâu hút các vật cùng chúng sanh, và trong cuốn Khởi tín luận, ngài Mã Minh mới nhắc tới sức huân-tập của Chân Như.
Hãy tỷ dụ như ta lấy một thỏi sắt dài có nam châm. Đặt thỏi sắt trên tờ giấy, và rắc nhiều mảnh sắt vụn chung quanh. Những mảnh sắt vụn sẽ tự di- động, và tự đặt mình vào trong những lộ-tuyến-lực của trường từ-điện-lực (champ électro- magnetique) của thỏi sắt nam châm… Ta nhấc thỏi sắt lên, xóa bỏ những lộ- tuyến-lực, rồi lại đặt thỏi sắt vào, thì các mảnh sắt vụn lại tập họp theo những lộ-tuyến như trước.
Các vật hay thân con người cũng vậy, cũng có một thứ trường-lực tương tự, nhưng cao hơn từ điện trường, sâu hơn, vi-tế và vô hình hơn… tạo dựng nên bởi những tập quán cùng hành-nghiệp từ vô thủy. Chính trường-lực ấy chi phối mạnh mẽ vào đời sống tâm lý và sinh lý của một người. Các tế bào trong thân ta đều luôn luôn bị thay thế, mau hay chậm là tuỳ theo mức độ thiết yếu, sâu hay nông của tế bào.Tương tự như những giọt nước trong lòng sông vậy, luôn luôn đổi khác… Khi ta ăn uống hoặc thở ra thở vào, thì có những cực-vi mới của đất- nước-gió-lửa-hư không đột nhập vào trường-lực của thân ta. Và trường-lực vô hình này lại thâu hút, sắp xếp những cực vi đó theo những lộ- tuyến-uyên-nguyên để thay thế những cực-vi đã bị loại… Tới khi nào sức hành nghiệp phai nhạt đi, không hiện hành được như trước, thì trường lực không đủ sức để thu hút và sắp xếp những cực-vi mới, và các cực-vi này lần lần nảy nở lu bù, tung hoành ngang dọc, không noi theo những lộ tuyến cũ nữa… Và đó là nguyên nhân của lão-bệnh-tử.
Khoa học ngày nay cũng lần lần nhận thấy nhu vậy. Thấy rằng mỗi vật chỉ là hình tướng giả-hiện ở nơi trung-tâm của cơn-lốc quang minh (tourbillon de radiations)… Ngay từ trước kia, Eins- tein đã linh cảm thấy rằng hư-không chẳng phải đơn thuần là ngoan- không, mà chính là một trường lực mênh mang. Ông đã ôm hoài bão muốn xây dựng một thuyết về trường- lực hiệp nhất (champ de force unitaừe) và đặt những phương-trình số học, nhưng công việc chưa xong thì ông sớm mất. Nhưng lối nhìn của ông cũng chưa được thông suốt cho lắm, vì ông còn bám vào một định đề (postulat) cho rằng thể-tốc ánh sáng là giới hạn không thể vượt qua được.
Nhưng ông mất đi rồi, thì nhiều khoa học cùng triết gia đã nắm lấy ý kiến đó và tiếp tục đào sâu… Họ đi sâu thêm vào lãnh vực cực-vi, thì thấy rằng có những thứ hạt-tử gọi là tachyons có thể-tốc còn nhanh hơn ánh sáng. Họ lại tạo dựng nên những ngành nghiên cứu mới về sinh-vật-học, về bộ-não-học cũng như về siêu-tâm- lý-học… và nhận thấy các tế bào cũng bộ não sinh vật đều luôn luôn làm phát xuất những luồng ba-động-điện lực hoặc alpha, hoặc beta, delta hay theta. Họ cũng nhận thấy rằng: trong lúc thức, lúc ngủ không mộng, lúc ngủ có mộng, hoặc lúc vào samadhi, hoặc lúc ngủ thôi-miên v.v.., bộ óc con người mỗi lúc thường phát những làn sóng điện khác nhau… Họ bàng hoàng tự hỏi: thế ra trong sự vật, vật não cũng phát ra sóng-điện cả hay sao? (Elec-tricity is the way Nature behaves?)… Rồi Kirlian lại nghĩ ra một phương pháp chụp hình, để chụp các kim khí, các thứ lá cây… và thấy rằng hình như vật nào cũng được kết tập nên bằng muôn vàn những tia-đóm ánh sáng.
Lần lần, nhiều khoa học gia đều đổ xô vào nghiên cứu, và tạm thời, họ đi đến kết luận đại cương rằng: hình như vật nào, nhất là các sinh vật, đều có thể phát ra những làn sóng điện lực của nó… và đều TỎA RA MỘT THỨ TRƯỜNG LỰC và trường-lực ấy quy định những đặc-tính sinh hoạt của nó… Nên họ gọi trường lực đó là L. Field, tức là field of life.
Nhưng có điều mà các khoa học gia chưa biết rõ là: tất cả nhưng quang minh ấy, trường lực ấy, chỉ là những hình thái biến-hiện của những quang minh cực- kỳ-vi-tế và vô tướng mạo phát xuất ra từ cái biển-tinh- lực-uyên-nguyên, tức Diệu Tâm, hay Tàng- Thức của chúng sanh.
Hơn nữa, giáo lý Mật-Thừa của nhà Phật còn dạy sâu hơn là: trường-lực của các vật hay chúng sanh
không những phát ra những làn-sóng quang minh riêng biệt, nhung lại còn phát ra những âm- thanh hoặc diệu- âm riêng biệt, những màu sắc riêng biệt… để tạo dụng những hình thù riêng biệt.
Nhung trong lịch-trình-hiện-tuọng-hóa của pháp giới này (processus phénoménologique du manifesté\ tại sao tạo dựng thành vật và truờng lực??
Là vì do cái HÌNH THÁI CHUYÊN ĐỘNG {modalité de mouvement) phổ-biến của cả pháp giới… Và hình thái chuyển-động phổ biến ấy là hình thái XOAY TRÒN TRÔN Ốc {en spirale, tourbillon hay vorstex)
Là vì những quang-minh vô tuớng mạo của Diệu-Tâm, hoặc quang minh hu-vô vi tế của Tàng- Thức Sơ-Năng-Biến, thuờng bị suy động bởi những tạp-khí hằng khởi từ vô thủy của u-mê và bóng tối. Vì bóng-tối cũng là một khía cạnh thiết- yếu của bức tranh pháp giới, tuơng tự nhu một màn suơng-mù nổi lên trên mặt biển, và pháp giới là nhu- thị. u mê và bóng tối khởi lên, thì liền có sở-tri-chuớng chấp pháp, rồi phiền- não-chuớng chấp ngã… và đã có sở-tri-chuớng thì cũng có vô-tri-chuớng. Rồi thì có vọng tuởng cũng vọng- tình… tình và tuởng đều phổ vào khiến những quang minh uyên-nguyên trở thành nặng nề.
Lần lần trở thành nặng nề, nên lần chuyển động chậm lại, xoay-tròn-chôn-ốc, hướng về một trung tâm giả-tưởng tức là cái ngã le lói chiếu soi của vật… Xoay- vần miên viễn như vậy, những lớp quang minh ngày càng sút kém tính chất vi-diệu và trở nên thô kệch, nên ở nơi trung-tâm cơn lốc, lần lần kết-tụ lại và HIỆN lên một hình-tướng của vật hay sinh vật… Và cái đó tức là thân của vật, hoặc thân của chúng sanh.
Hình thái chuyển động xoay-tròn-trôn-ốc là hình thái phổ biến của cả Pháp Giới. Cho nên, nhà Phật đưa ra biểu tượng CHỮ VẠN tượng trưng cho những cơn-lốc của Pháp Giới. Bất cứ vật gì, từ dải ngân-hà, tinh tú, mặt trời, mặt trăng, âm-điện-tử, cực- vi… cũng đều chuyển động theo hình thái ấy, không thể khác được. Một mặt phải xoay tròn đối-với-một-vật- khác như trái đất xoay quanh mặt trời, mặt khác lại xoay tròn đối-với-tự thân-của-chính-nó (spin). Ngay đến cái lá cây cũng vậy. Những cực-vi ở trong chiếc lá dĩ-nhiên là xoay tròn rồi, như những cực-vi khác. Và cả đến cái tổng- tướng-ảnh-tượng tức chiếc lá cây, cũng lần lần rơi rụng, mục nát tan biến đi… rồi đến một lúc nào đó, cái trường lực vô hình của nó lại hiện hành trở lại, quyện những cực-vi mới, và luân hồi trở lại đầu thai thành chiếc lá non ở đầu cành… Ngay đến những chúng sanh có tâm thức khá cao độ cũng ít nhiều tự do, cũng chưa thoát ra ngoài lịch trình xoay-tròn- trôn-ôc-ây. Giống tâm tư của chúng ta thường là ngả nghiêng từ bên này sang bên kia, lúc vui lúc buồn, lúc tinh tấn lúc lười biếng, lúc sáng láng lúc mờ tối… trải theo thời gian, tạo thành một lịch-trình xoáy trôn ốc, chồng chất những vòng tròn lên nhau, nhưng khác biệt ở giai đoạn cùng mức độ thôi… cỏn về thân-căn ta, thì tuy nó chạy lăng-xăng lít-xít, đi ngang đi dọc, nhưng kỳ thực vẫn là chạy vòng-tròn. Sáng trở dậy, rửa mặt đánh răng, đi đến sở làm, rồi đi đây đó, gặp bạn chuyện trò trà rượu, rồi tối lại về nhà. Rồi sáng mai lại tái diễn gần giống như vậy… Nên vẫn là đi vòng tròn… Và sự tu hành chính là nhằm chấm dứt những tâm-tưởng lăng-xăng vòng tròn ấy.
***
Trong lịch trình xoay vần miên viễn từ vô thủy của các cơn lốc ấy, những quang minh lần lần trở thành trọng trược, thô kệch và lưu ngại… Và tới khi kết-tụ thành hình tướng kiên cố, thì bao giờ cũng làm phát hiện hình thái LƯỠNG cực HÓA (phénomère de polarisation)… Nghĩa là thường phân hóa thành 2 cực- độ đối-đãi lẫn nhau để trùng-sinh-trùng-thanh… Tỷ dụ như thành âm và dương, thành sáng và tối, thành khinh thanh hay trọng trược, nhẹ nhàng hay nặng nề, thành chiều hướng ly-tâm (centrifuge) muốn nở xòe ra bên ngoài hoặc hướng tâm (centripètè) muốn trở về tiêu chìm vào bên trong, thành chiều hướng bốc cao ngùn ngụt như ngọn núi hoặc chiều hướng muốn trút sâu xuống như thung lũng, như đầm lầy hay như hố thẳm của biển cả… Do đó, nên ngoài khí thế giới, thì ta thấy có sáng và tối, thấy có những hiện tượng khinh thanh sáng láng tròn đầy như vòm trời hoặc hiện tượng trọng trược mờ tối có vẻ nặng nề cố định như trái đất, có mặt trời mà ánh sáng là tượng trưng cho khuynh hướng ly- tâm muốn làm nở bừng vạn vật cùng cây cỏ hoặc mặt- trăng mà ánh sáng là tượng trưng cho chiều hướng hướng-tâm muốn thúc-liễm đà sống của vạn vật trở về cái cội nguồn nguyên sơ của chúng, có lửa và gió chỉ muốn bốc lên ngùn ngụt hoặc có nước và đất chỉ muốn chảy xuống thật sâu, có những ngọn núi nhọn hoắt chỉ muốn nhô lên 9 tầng mây hoặc có những đầm lầy thung lũng chỉ muốn uốn cong xuống hoặc những hố-thẳm biển cả chỉ muốn trút sâu xuống đến lớp Kim-Cang-Tế, có những dải ngân-hà chỉ muốn nổ tung ra (big-bang) như những cánh hoa nở xoè hoặc có những thế-giới- hải chỉ muốn co rút lại thành những vết hố thẳm đen (black holes) tương tự như những bông hoa muốn cụp lại…, có những cực-vi âm-điện-tử xoay vần không thôi nghỉ chung quanh một hạt nhân dương- điện-tử rồi tới một lúc nào đó lại rớt vào hạt-nhân trở thành dương-điện-tử, và có những hạt-tử biến ảo chập chùng, lúc tan biến trên môi trường, lúc lại tái xuất hiện…
Cuộc chuyển vận mênh mang và lung linh là như vậy. Và trời-đất, nhật-nguyệt… tuy xa cách, song vẫn ôm ấp lẫn nhau để trùng-sinh-trùng-thanh. Trong khoảng trời xanh mang mang kia, vẫn có một chút khí- âm lảng vảng để gìn-giữ, và trong những hành tinh hay trái đất nặng nề đen tối này, vẫn có những luồng dưỡng- khí luôn luôn thúc đẩy…
Nay nhìn vào lãnh vực chúng sanh giới, thì có trống có mái, có nam có nữ… Người nam thì sáng láng nhẹ nhàng hơn, ít hờn giận, nhưng phiêu hốt ít vững chãi bền bỉ. Người nữ si mê trọng trược hơn, nhưng bền-bỉ dai dẳng. Nên cổ thi đã có câu:
Chàng như mây mùa thu
Thiếp như khói trong lò,
Cao thấp tuy có khác
Một thả cùng tuyệt vời…
Nhưng trong người nam nào cũng có ít nhiều nữ tính, và ngược lại cũng vậy. Và trong trường họp chuyển nam thành nữ hoặc nữ thành nam, tuy hy hữu, nhưng không phải là không có… Xem thế thì đủ hiểu rằng mỗi hình tướng chỉ là sự chuyển hiện của những quang minh do những chủng-tử nghiệp lực nở xoè ra… Và chỉ tới khi nào một chúng sanh được vãng sanh các cõi Tịnh-Độ, thì những hành-nghiệp tham dục phân- cực-hóa mới tiêu chìm trong biển thần lực của Chư Phật, nên không cỏn phần hình hài nam-nữ nữa. Chỉ còn thuần một sắc tướng đại trượng-phu, dệt bằng hào quang màu vàng ròng, đầy đủ ngũ thông và tam muội… Cũng tương tự như xưa kia, Platon từng nhắc tới thuyết Androgyne, nghĩa là có những thời kỳ mà loài người chưa hề phân thành nam nữ.
Nay nếu hỏi đến thân thể của người, thì bên phải thân thể là thuộc Dương, và nơi đó, song song với xương sống, có một luồng kinh mạch vô hình tương- ứng với ánh sáng mặt trời. Bên trái thân thể thì thuộc âm, và nơi đó, có một luồng kinh mạch vô hình tương- ứng với ánh sáng mặt trăng… Mặt trước của thân thể là thuộc dương, và mặt sau lưng là thuộc âm… Và đó là lời dạy của giáo lý Mật-Thừa Phật-Giáo, cũng như của nhiều truyền thống thần bí khác. Và pháp môn mở luồng hỏa hầu của ngài Naropa cũng như Kun-dalini- yoga hay lối tu của Thần-Tiên-Phái của Lão Giáo, là nhằm quán chiếu những luồng sinh khí ấy.
Trên phương diện tâm thức hay tâm linh của con người, thì cũng có 2 mặt: Bi và Trí, hoặc Đại-Bi và Đại Trí… Bi là thuộc mặt trời, thuộc dương tính, có chiều hướng ly-tâm và muốn làm nở bừng thành sự vật. Còn Trí là thuộc mặt trăng, thuộc âm-tính, có chiều hướng hướng-tâm, muốn tiêu dung mọi sự vật để trở về trạng thái nguyên sơ rỗng-lặng. Và mọi sự tu hành là chỉ nhằm làm nảy nở viên mãn 2 khía cạnh lưỡng-cực của tâm linh ấy.
Do diễn trình phân cực-hóa, nên mọi vật đều trở thành những trường-lực, và mỗi vật đều cưỡi lên những làn-sóng quang minh hay âm-thanh của nó… Và cũng bởi thế, nên Mật-Thừa thường thiết lập những Mạn-Đà- La, tức là những biểu tượng về các luồng thần-lực hay khí-lực vận hành trong pháp giới.
Do đó, nên cần hiểu rằng 2 khía cạnh Động và Tĩnh chỉ là hư ảo và tương-đối, và tùy thuộc mức độ tâm thức của người đứng nhìn:
Nếu ta dùng tâm thức phàm phu để nhìn nông cạn theo bề mặt, thì thấy rằng sự-vật có lúc động có lúc tĩnh.
Nếu ta nhìn sâu hon nữa, thì sẽ thấy rằng mọi vật đều động không ngừng, nhung trong cái động đó, vẫn có một khía cạnh nhu-nhu bất biến.
Và nhìn sâu hon nữa, thì sẽ bước vào lãnh vực Bất-Nhị, thấy động và tĩnh chỉ là 2 cực-độ giả tướng hư-ảo của tâm thức, và thấy rằng mỗi vật cũng như pháp giới đều vừa là cực-tĩnh lại vừa cực- động… Và cái Trạm-Nhiên-Bất Động của nhà Phật cũng chính là cực-động, hết sức thần tốc và nhiệm màu. Vì Đại Trí chính là Đại-Bi vậy.
***
Cần nêu thêm một câu hỏi nữa về cái pháp giới này: pháp giới cùng các luồng thần-lực của nó, đành rằng nó là trường lực rồi, nhưng trường lực ấy là sao? Là thuần túy phi-thần-hóa (monisme non-déifié), hay là có thần-hóa (monisme déifié)??
Nói một cách khác, tức là: cái Thực tại nguyên- sơ cực kỳ linh động ấy, nó mang một cá-tính nhân-ảnh, hay tuyệt đối là phi-ngã và phi-nhân ảnh?
Điểm này rất quan hệ, vì có nhiều người học Phật cũng như học giả, vẫn thường băn khoăn: có lẽ Ngài Quán-Thế-Âm chỉ là tượng trưng cho sức Đại-bi, cho luồng thần-lực đại-bi cứu độ, và không biết có một vị đại thần-linh THẬT CÓ tên là Quán Thế Âm để giơ tay tiếp dẫn mình không?!… Còn Đức A Di Đà cũng vậy, Ngài là thật-có, hay chỉ là tuợng trung cho luồng thần lực cứu độ?
Câu trả lời vẫn là: chân lý vẫn là bất-nhị, nghĩa là chẳng-phải-có-chẳng-phải-không. Hoặc nói thấp hơn nữa, là: vừa-có-vừa-không, vừa là thật-có vừa là tuợng-trung, vừa là thần-hóa vừa phi-thần-hóa.
Là vì tất cả pháp giới này chỉ là do sự Biến-Hiện của Tự-Tâm, và Biến-Hiện-tuơng-ứng giữa trong và ngoài, nhu điểm tiếp theo đây sẽ trình hãy rõ ràng hơn.
Do đó, nên ở trong bất cứ một luồng thần-lực nào, cũng có hiện-tuợng một vị Phật hoặc Đại Bồ-Tát để điều khiển luồng thần lục ấy tùy theo căn cơ cảm- ứng. Và ở trong bất cứ một luồng nghiệp-lục nào nhu gió-lửa-đất-nuớc, cũng có hiện tuợng một vị quỷ thần vuơng nhu Kiên-Lao địa-thần, phong-thần, hỏa-thần, thần sông, thần biển v.v… để điều khiển luồng nghiệp- lực ấy tùy theo căn cơ cảm ứng… Đó cũng là một điểm bí ẩn của pháp giới, và cũng là một điểm then chốt của Mật-Thừa. Cũng tuơng tụ nhu ở nơi trung tâm của mọi truờng-lực cục hạn, bao giờ cũng hiện tuớng một vật để cuỡi những làn sóng quang minh của trường lực ấy.
c) – SỰ BIẾN HIỆN TƯƠNG ỨNG GIỮA TRONG VÀ NGOÀI, GIỮA MỘT TÂM THỨC CHÚNG SANH VÀ NHỮNG ẢNH TƯỢNG PHÁP CỦA NÓ:
Đây cũng là một nguyên lý cơ bản của nhà Phật, chung cho cả Hiển-Giáo lẫn Mật-Giáo. Những người tu Mật-Thừa, vì phải quán chiếu nhiều, nên cần hiểu rõ và thâm tín hơn.
Theo giáo lý Phật, thì Pháp-Giới này hay không- gian, thời-gian… đều chỉ là những ảnh-tượng, những vọng-tưởng hoặc kiên cố hoặc hư minh, và xuất hiện trước mặt chúng sanh tuỳ theo sức chiêu cảm của những chủng-tử nghiệp lực nở xoè ra ở kiếp này trong Tàng-Thức của chúng sanh ấy. Pháp Giới huyễn hiện ra, bao la bát ngát hay lù mù hạn hẹp, linh động hay lê thê, nhỏ bẩn xấu xa hay sáng láng đẹp đẽ… đều là do sức chiêu cảm của nghiệp lực nở ra, cũng như là do sức gia trì của thần-lực.
Cho nên, đối với một con giun hay loài giun chẳng hạn, thì vũ trụ chỉ có thể xuất hiện lù mù hạn hẹp, đâu có thể bao la bát ngát? Vì nó đâu có thể nhìn thấy người cùng cây cối chung quanh, cũng như không thể nhìn thấy vòm trời xanh cùng tinh tú trăng sao, và không thể ngửi thấy hương thơm của hoa hồng được…
Lên đến con chim, con chó hay con ngựa… thì vũ trụ lại xuất hiện khác, rộng lớn hơn, sáng sủa hơn, linh động hơn chứ không đến nỗi quá lê-thê, và chúng cũng nhìn thấy hay nghe thấy nhiều thứ hơn. Song những thứ này cũng vẫn chỉ là những ảnh- tuợng chiêu cảm, vẫn lã huyễn-mộng không hơn không kém.
Lên đến loài người, thì tâm thức đã khá bừng nở và bắt đầu thăng hoa, nên vũ trụ xuất hiện có thể tạm gọi là bao la bát ngát… Con người có thể biết cười, biết tưởng-tượng, biết suy tư, biết tự đặt những câu hỏi về thân-phận của mình… tức là những khả năng mà loài súc sanh cùng ngạ quỷ đều không có. Con người lại nhìn thấy chân trời xa tắp, những áng mây, nhìn vòm trời tinh tú trăng sao, có thể mơ tưởng về những loài chúng sanh phi-nhơn hoặc các loài thần linh… Nhưng mới chỉ đến thế thôi, chưa nhìn thấy núi Tu-Di, chưa thấy những tầng trời cùng các vòm trời khác, chưa nhìn thấy rồng cùng Kim Súy Điểu, ngửi được hương của nhiều loại hoa nhưng chưa ngửi được hương của hoa Mạn-Đà-La, nhìn thấy những trái núi nhưng chưa thể nhìn thấy những vi-trần, nghe được nhiều thứ âm thanh còn thô kệch nhưng chưa nghe nổi những diệu âm…
Nên còn phải lên, và lên mãi nữa… Khi lên tới những bậc đại-thần-linh, thì vũ trụ lại xuất hiện khác hẳn, ở bờ-mé của không-thời-gian và toàn là những cảnh giới bất-tư-nghị khó thể diễn tả. Quang minh sáng lạn chan hoà, Diệu Bửu trang nghiêm, hoa sen đầy khắp, Bồ-Tát ngồi đầy khắp, cây cỏ hữu tình đều tự nhiên trỗi những khúc nhạc Diệu-Âm… Có thể nhìn từng vi trần, từng giọt nước, nhìn thấy nhiều vòm trời, nhiều Thế-giới-hải, nhìn thấy những quang minh tâm thức và nói chuyện với nhau bằng quang minh hay diệu âm. Ngửi thấy các Diệu-hương, các thứ mùi thân của chúng sanh, nhìn thấy vô số loài chúng sanh… nhìn thấy rõ các thế giới hải như những cánh hoa và kết lại thành một bông Đại-Bửu-Liên-Hoa tức Hoa-Tạng-Thế-Giới.
Nhưng dù cảnh giới thô kệch hay vi-diệu sáng lán, tất cả đều chỉ là ảnh tượng chiêu cảm, vì đều là huyễn-hiện-tương ứng của tự Tâm. Sở dĩ loài người chúng ta cho trái núi hay con sông kia… là THẬT, là do ảo tưởng của giác quan ta, do những tập khí mê lầm từ vô lượng kiếp của riêng ta, cũng như do trò hề múa rối của công nghiệp.
Chúng ta nhìn thấy, sờ mó thấy núi và nước sông, nên ta yên trí cho là thật. Kỳ thực, chúng chẳng phải là đá, cũng chẳng phải nước… mà chỉ là những biến hiện của quang minh, của những quang minh thuộc vọng-tưởng kiên cố, tức là những cơn- lốc quang minh khởi lên từ những chủng tử nơi Tàng-Thức, rồi xoay vần miên viễn từ vô thủy, tới kiếp này làm đột khởi lên thành những loạt-tia- chóp-nháng-tương-tợ- tương-tục và dệt nên những ảnh tượng mê-đồ-ảo-phố ấy.. Rồi lại có rất nhiều chúng sanh khác, mang những nghiệp-lực tương đồng, nên tới kiếp này, cũng sanh làm người. Và những màn Thiên-la-võng quang minh của họ cũng khởi lên, xoay vần, cũng kết tập thành những ảnh- tượng tương tợ. Và tất cả ảnh tượng ấy đều xen lẫn, lồng vào ảnh tượng của ta, khiến cho ảnh tượng trở thành có vị-trí như cố định. Họ lại cũng đồng ý gọi ảnh tượng đó là đá, là nước… nên ta càng yên trí, cho là thật… Kỳ thực, thì chúng chỉ là quang minh biến hiện, và kỳ thực hơn nữa, thì chúng chẳng là gì cả, và bổn- lai-vô-nhất-vật.
Về điểm này, kinh Lăng Nghiêm và Duy- Thức- học đã giảng giải kỹ càng, nhưng vẫn còn là một điểm khó nhận.
Chỉ cần nhớ rằng: từ Tàng Thức Sơ -Năng -Biến của riêng ta cũng như của chung cả pháp giới, mỗi khi một cơn lốc hư minh nổi lên xoay tròn miên viễn, thì nó lần lần chuyển-hiện thành 2 phần đối đãi: một là Kiến-Phần sau này sẽ chuyển hiện thành cái hư-minh ỉe loi chiếu soi của thân tâm chúng sanh, hai là Tưóng-
Phần sau này sẽ chuyển hiện thành những ảnh-tượng của Pháp Giới bên ngoài.
Và 2 thành phần ấy, tâm thức và pháp giới, bao giờ cũng CHUYỂN HIỆN TƯƠNG ỨNG, không hề sai trệch… Tâm-Thức không thể lìa Pháp-Giới, cũng nhu Pháp-Giới không thể lìa tâm-thức, và bao giờ cũng huyền hiện tương ứng.
Cho nên, bất cứ một cái gì nở ra trong Tàng Thức chúng ta và được nuôi dưỡng thuần thục (nuôi dưỡng hoặc bằng những tập-khí ỉâu đời của những kiếp trước, hoặc bằng công phu chú-tâm thiền quán trong kiếp này), thì liền có một ảnh-tượng tương ứng ngoài pháp giới hiện ra để đáp-ứng, không hề sai trệch.
Tỷ dụ như khi kẻ hành giả ngồi trong hang sâu, quán chiếu hình ảnh một vị thần dữ-dội, có 3 đầu, 9 tay, mỗi tay cầm 1 cái sọ người. Lúc đầu, thì hình ảnh trong tâm tưởng của kẻ ấy khởi lên mờ nhạt chập chờn. Nhưng ở ngoài Pháp-Giới, cũng đã có một hình ảnh tương tự khởi lên mờ nhạt chập chờn để tương-ứng… Quán chiếu lâu hơn nữa, thì cả 2 hình ảnh đều trở nên rõ rệt hơn. Quán chiếu thuần thục đến cao độ, thì 2 hình ảnh đó sẽ nhập một, trở thành cực kỳ linh động như một thực thể vậy.
Quán chiếu về Đức A Di Đà cũng vậy.
Cho nên, trên con đường tu hành, trên nguyên tắc, những người tu có thể quán chiếu một bậc đại- thần-linh tượng trưng cho Diệu-Tâm, theo hình ảnh nào cũng được, tùy theo căn cơ sở thích của mình hay tiềm năng mường-tượng của dân tộc mình… Có thể quán chiếu Đức Quán The Âm hay Chuẩn Đe theo hình ảnh Tara hoặc Tchenrezigs của người Tây Tạng, hoặc quán chiếu theo hình ảnh của người Trung Hoa vẽ ra.
Nhưng trên thực tế, thì kẻ hành giả thường phải quán chiếu theo những mẫu-tượng (arché-types) đã có sẵn và lưu lại từ lâu đời, chứ không nên quán chiếu theo sở thích riêng mình được. Vì sao? Là vì những mẫu tượng ấy đã được rất nhiều người, rất nhiều vị có đạo- lực quán chiếu, đã làm khởi lên vô vàn những cơn-lốc quang minh, và những cơn lốc này đã kết tụ lại thành một trường lực mãnh liệt… Tương tự như một luống cây đã được cày rất nhiều lần. Nên khi kẻ hành giả quán chiếu theo những ba-động rung chuyển ấy, thì những quang minh tâm thức dễ kết tụ lại thành hình ảnh rõ rệt hơn… Đó cũng là một hiện tượng chuyển hiện, mà các nhà phân tâm học như Jung thường gọi là archetypes của cái Vô-thức tập-thể (Inconscient collectif).
Cũng tương tự như khi một người thọ giới, nếu tâm thức người ấy phát được giới-quang, tức là đã tiếp xúc và chạm được cái trường-lực quang minh của Định-cộng-giới hoặc Đạo-cộng-giới lưu lại từ trước.
Điểm trong-ngoài-tương-ứng này là một điểm bí-ẩn của giáo lý… Nếu kẻ tu Mật Thừa mà chưa hiểu rõ ràng Pháp-Giới chỉ là Thức-biến, và chưa kiên cố Bồ-Đe-Tâm, thì dù có dụng công tu công phu đến mấy, cũng chỉ lạc vào những đường tẽ…
b) SỰ TU HÀNH LÀ THĂNG HOA:
Con đường tu hành là một diễn trình Thăng-hoa (processus de transmutation, de sublima-tion), hay chuyển-hiện. Thăng-hoa những ngọn lửa sinh-khí thô kệch thành những ngọn lửa vi diệu, thăng hoa những quang minh trọng trược chậm chạp thành những quang minh vi-tế thần-tốc, thăng hoa cái SẤC THÂN bùn lầy nhơ bẩn ù lỳ này thành Diệu- Sắc-Thân hay Kim-Cang- Thân của chư Phật.
Đây cũng là nguyên lý chung cho Hiển-Giáo và Mật-Thừa. Nhưng Mật-Thừa áp dụng nguyên lý ấy và thể hiện triệt để hơn.
Như ở trên đã nói, trong Hiển-Giáo, người mới bước vào đường tu hành, vì thiếu thầy giỏi cũng như do sức quán chiếu còn yếu kém, nên lúc đầu phải tạm bỏ qua cái sắc-thân này đã, và không quán chiếu để tiêu dung cùng thăng hoa nó ngay… Chỉ quán thân bất-tịnh để nhàm chán nó, để lìa bớt tham dục, rồi đi vào quán tâm thức… Tới khi đạt được Đệ- Tứ-Thiền rồi, định lực cùng sức quán chiếu đã mãnh liệt, lúc bấy giờ mới trở lại nhận thấy thân là lưu ngại, và quán chiếu tiêu-dung nó vào Hư-Không để bước vào Không-Vô-Biên-Xứ- định. Trái lại, người tu theo Mật-Thừa, vì căn co mãnh lợi hơn hoặc có thể gặp được thầy chân-truyền, nên có một lối nhìn khác về sắc-thân, và thường theo một con đường khác, thẳng tắt hơn
Họ không chú trọng tu tập nhàm-chán sắc thân, nhưng coi nó như một pháp-khí hy hữu và quý báu, nuôi dưỡng nó vừa phải và dùng làm phương tiện tu tập… Rồi thường là nói theo pháp-môn mở luồng hỏa- hầu tam muội của ngài Naropa, để quán chiếu ngay những luồng Tinh-lực nhật-nguyệt (souffles vitaux solaires et lunaire) trong sắc thân này, để thăng-hoa chúng và nhập một. Và mở luồng hỏa-hầu tam-muội, đưa luồng này lần lần đi qua các luân-xa (chakras hay channel wheels) lên tới luân-xa ở bạch hào hay ở đỉnh đầu.
Và như thế, là thành tựu Không-Quán, vào được Không-Tam-Muội, bước vào nơi Không-Hải quang- minh chan hòa, chói sáng và rỗng-lặng của Tàng Thức Sơ Năng Biến. Và như thế, là thành tựu Trí-Huệ Bát- Nhã của Huệ-Nhãn.
Rồi lại nói theo những pháp môn khác, như thiền quán về việc hóa-hiện những sắc thân như huyễn (yoga du corps illusoire), để thành tựu tâm Đại-Bi cùng Pháp nhãn, và mau chóng làm đầy biển công đức.
Hoặc tu tập thiền-quán về trung-ấm-thân, hay chuyển thần-thức thọ sanh… để cầu xin vãng sanh các cõi Tịnh Độ, để chóng làm đầy 2 biển Trí-Huệ và Công Đức.
Những pháp môn nói trên sẽ được trình bày kỹ càng hơn ở chương 4 khi nói tới Mật-Thừa Tây Tạng.
Cũng vì chủ trương thăng hoa hay chuyển hiện ngay sắc-thân này thành diệu-sắc-thân, nên Mật-Thừa cổ xúy 2 thuyết: thuyết Lục-Đại-Vô Ngại, và thuyết Tức-Thân-Thành-Phật.
Thuyết Lục-Đại-Vô-Ngại thực ra, đã được giảng giải kỹ càng trong kinh Lăng Nghiêm, khi Phật nói về lẽ Ẩn-Hiện của các đại. Các đại vốn chỉ là Thức-Biến,
là quang minh biến hiện lúc thô lúc tế, nên dĩ nhiên có thể thẩm thấu xen lẫn lồng vào nhau, và bởi thế, nên vô ngại… Và trong 25 vị thánh trong kinh Lăng Nghiêm, một số các ngài đều là quán chiếu các đại vô-ngại mà đắc quả viên thông.
Còn nhu thuyết Tức-Thân-Thành-Phật, thì Mật- Thừa thường tuyên xướng rằng: người tu hành có thể sang các cõi Tịnh-ĐỘ để thành Phật, hoặc lên cõi trời Sắc-Cứu-Cánh để thành Phật… nhưng đồng thời, với những phưong thức của Mật-Thừa, có thể, ở ngay Dục Giới này, với SẢC THÂN thô kệch này, mà vẫn thành Phật được…
về điểm này, cần ghi thêm rằng: theo Mật- Thừa, giữa thân chúng sanh và thân diệu-sắc của Phật, có sự tưong-ứng mật thiết. Thân chúng sanh là thân khổ lụy và cục hạn, tương tự như hòn bọt nổi trên biển cả. Còn thân Phật là thân vô-biên, là thân chẳng-sắc- chẳng-phải-sắc, là pháp giới… Nhưng giữa 2 bên, vẫn có sự tương-ứng mật thiết, nên có thể chuyển hiện được…
c) – Nhưng cái điểm ĐỘ ĐÁO nhất của Mật thừa là đã xiển dương được nhiều PHƯƠNG THỨC THIỆN XẢO, để chiêu cảm sự GIA TRÌ mạnh mẽ của thần lực, làm ĐẦY mau chóng 2 biển Trí-Huệ và Công Đức.
Những phương thức thiện xảo ấy có thể thâu tóm như sau:
– Làm lễ Điểm-đạo truyền pháp (initiation), cùng lễ Quán-danh… khiến người đệ tử có thể tiếp nhận được cái khí-phần mầu nhiệm của tông môn, tức là tiếp nhận sức gia trì của luồng thần- lực truyền lại từ các vị Tổ. Do đó, nên dễ tiến bước.
– Thiết lập những đàn-tràng Mạn-Đà-La, để KẾT TỤ những luồng thần-lực của Chư Phật và Bồ- Tát, nhất là luồng thần-lực của vị đại-thần-linh thủ hộ cho người đệ-tử… Vị thủ hộ này thường được gọi là Yidam.
– Sử dụng triệt để những thần chú, tức là sức màu- nhiệm huyền bí của những Diệu-Âm vi mật, để nâng tâm thức hành giả lên những bình diện cao và sâu hơn.
– Quán chiếu những chủng-tự (syllabes germs), tức là quán chiếu những nhịp-điệu rung chuyển của những ba-động quang minh vi tế (vibri les lumineuses)… cũng là để nâng tâm thức lên những bình diện vi-tế hơn.
– Khai thác triệt để những Bardos, tức là những trạng thái bờ-mé chuyển-hiện của tâm thức như là giấc ngủ, cơn mộng mị, lúc lâm chung, trạng thái trung-ấm-thân, lúc nhập thai V…V…, để đẩy tâm thức lên những bình diện cao.
– Quán chiếu miên man về cái Biển hào quang sáng ngời và rỗng lặng của Không-Hải-Tam-Thức (Claire lumière du Vide), để chóng thành tựu biển Trí-Huệ.
– Luôn luôn khởi Đại-Bi-Tâm, tu tập thiền quán hóa hiện các sắc thân như-huyễn để độ sanh (yoga du corps illusoire), hoặc tu tập tự quán chiếu mình như một bậc đại-thần-linh (Deity yoga) để phóng hào quang bao trùm các cõi độ sanh… Hai pháp môn này là nhằm chóng làm đầy biển công đức, khiến cho hành giả không cần phải trải qua A-tăng-kỳ kiếp tu hành mà vẫn có thể mau chóng thành Phật…
Những chương sau đây sẽ lần lượt trình bày về các điểm đó.