TỨ PHẦN LUẬT 四分律

Hán dịch: Tam tạng Phật-đà Da-xá và Trúc-phật-niệm.
Việt dịch: Tỳ-kheo Thích Đỗng Minh và Thích Đức Thắng
Hiệu chính và chú thích: Tỳ-kheo Thích Nguyên Chứng

 

PHẦN THỨ BA TĂNG SỰ

CHƯƠNG XII: NGƯỜI[1]

1. Phú tàng

i. Hành ba-lợi-bà-sa

[896b26] Thế Tôn ở tại nước Xá-vệ. Bấy giờ có tỳ-kheo phạm tăng tàn mà che dấu. Vị kia nghĩ như vầy: ‹Ta nên như thế nào?› Rồi bạch với các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo bạch PhậtĐức Phật dạy:

«Cho phép Tăng tùy theo ngày che dấu, trao cho tỳ-kheo kia, pháp trị tội phú tàng[2] bằng bạch tứ yết-ma.

Nên làm như vầy: Tỳ-kheo kia nên đến giữa Tăng, để trống vai bên hữu, cởi bỏ giày dép, kính lễ sát chân Tăng, quỳ gối chấp tay, bạch những lời như vầy:

«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tôi tỳ-kheo tên… đã phạm tội tăng tàn[3] mà che dấu. Tôi tỳ-kheo tên… phạm tội tăng tàntùy theosố ngày che dấu,[4] nay đến giữa Tăng xin yết-ma phú tàng.[5] Cúi xin Tăng cho tôi yết-ma phú tàng tùy theo số ngày, từ mẫn cố.»

Lần thứ hai, lần thứ ba cũng nói như vậy. Trong chúng nên sai một vị có khả năng yết-ma, theo sự việc trên tác bạch như vầy:

«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo tên… đã phạm tội tăng tànmà che dấu. Tỳ-kheo tên… kia đã phạm tội tăng tàn mà che dấu,tùy theo ngày che dấu đến giữa Tăng xin yết-ma phú tàng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, Tăng trao cho Tỳ-kheo… yết-ma phú tàng tùy theo số ngày. Đây là lời tác bạch.

«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo tên là… đã phạm tội tăng tàn. Tỳ-kheo tên là… kia đã phạm tội tăng tàntùy theo ngày che dấu đến Tăng xin yết-ma phú tàng. Nay Tăng trao cho Tỳ-kheo tên là… yết-ma phú tàng tùy theo số ngày. Các trưởng lão nào đồng ý Tăng trao cho tỳ-kheo tên… yết-ma phú tàng tùy theo số ngày thì im lặng. Vị nào không đồng ýxin nói. Đây là yết-ma lần thứ nhất.»

Lần thứ hai, lần thứ ba cũng nói như vậy.

«Tăng đã đồng ý trao cho tỳ-kheo tên… yết-ma phú tàng tùy theo số ngày rồi. Tăng đồng ý nên im lặng. Việc này được ghi nhận như vậy.»

ii. Bản nhật trị

Tỳ-kheo kia khi hành phú tàng lại phạm tội chồng.[6][7] Vị kia nghĩ như vầy: «Ta nên như thế nào?» rồi bạch các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo bạch PhậtĐức Phật dạy:

«Cho phép Tăng vì Tỳ-kheo kia tác pháp bổn nhật trị[8] bằng bạch tứ yết-ma

Nên bạch như vầy: Tỳ-kheo kia nên đến giữa Tăng để trống vai bên hữu, cởi bỏ giày dép, kính lễ sát chân Tăng, đầu gối bên hữu chấm đất, chấp tay bạch như vầy:

«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tôi tỳ-kheo tên là… phạm tội tăng tàn mà che dấu. Tôi tỳ-kheo tên… phạm tội tăng tàn, đã đến Tăng xin yết-ma phú tàng tùy theo số ngày che dấu. Tăng đã trao cho tôi yết-ma phú tàng tùy theo số ngày che dấu. Tôi tỳ-kheo tên là… trong khi hành phú tàng, tái phạm tội cũ.[9] Tôi tỳ-kheo tên là… nay đến trước Tăng xin yết-ma bổn nhật trị của pháp phú tàng. Cúi xin Tăng cho tôi tỳ-kheo tên là… yết-ma bổn nhật trị của pháp phú tàng. Từ mẫn cố.»

Lần thứ hai, lần thứ ba cũng thưa xin như vậy.

Trong chúng nên sai một vị có khả năng tác yết-ma theo sự việc trên tác bạch như vầy:

«Đại đức tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo tên là… đã phạm tội tăng tàn mà che dấu. Tỳ-kheo tên là… phạm tội tăng tàn [897a1] đã đến Tăng xin yết-ma phú tàng tùy theo số ngày che dấu. Tăng đã trao cho tôi yết-ma phú tàng tùy theo số ngày che dấu. Vị kia khi hành pháp phú tàng, lại tái phạm tội cũ. Nay đến giữa Tăng xin yết-ma bổn nhật trị của pháp phú tàng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận trao cho tỳ-kheo tên là… yết-ma bổn nhật trị của pháp phú tàng. Đây là lời tác bạch.

«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo tên là… đã phạm tội tăng tàn mà che dấu. Tỳ-kheo này đã phạm tội tăng tàntùy theo ngày che dấu, đã đến Tăng xin yết-ma phú tàng tùy theo số ngày che dấu. Tăng đã trao cho tỳ-kheo… yết-ma phú tàng tùy theo số ngày che dấu. Tỳ-kheo kia khi hành pháp phú tàng lại tái phạm tội cũ. Tỳ-kheo kia đến Tăng xin yết-ma bổn nhật trị của pháp phú tàng. Nay Tăng trao cho tỳ-kheo… yết-ma bổn nhật trị của pháp phú tàng. Các Trưởng lão nào đồng ý Tăng trao cho tỳ-kheo… yết-ma bổn nhật trị của pháp phú tàng thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói. Đây là yết-ma lần đầu.»

Lần thứ hai, lần thứ ba cũng nói như vậy.

«Tăng đã đồng ý trao cho tỳ-kheo… yết-ma bổn nhật trị của pháp phú tàng rồi. Tăng đồng ý nên im lặng. Việc này được ghi nhận như vậy.»

iii. Ma-na-đỏa

Tỳ-kheo kia hành pháp phú tàng rồi, bạch các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo bạch PhậtĐức Phật dạy:

«Cho phép Tăng tác pháp sáu đêm ma-na-đỏa[10] cho tỳ-kheo kia bằng bạch tứ yết-ma

Nên trao cho như vầy: Tỳ-kheo kia đến giữa Tăng để trống vai bên hữu, cởi bỏ giày dép kính lễ sát chân Tăng, quỳ gối bên hữu chấm đất, chấp tay bạch:

«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tôi tỳ-kheo tên là… phạm tội tăng tàn mà che dấu. Tôi tỳ-kheo tên… phạm tội tăng tàn, đã đến Tăng xin yết-ma phú tàng tùy theo số ngày che dấu. Tăng đã trao cho tôi yết-ma phú tàng tùy theo số ngày che dấu. Tôi trong khi hành phú tàng, tái phạm tội cũ, đến trước Tăng xin yết-ma bổn nhật trị của pháp phú tàng. Tăng đã cho tôi yết-ma bổn nhật trị của pháp phú tàng. Tôi là Tỳ-kheo tên… đã hành pháp bổn nhật trị của pháp phú tàng xong, nay đến giữa Tăng xin yết-ma sáu đêm ma-na-đỏa. Cúi xin Tăng cho tôi yết-ma sáu đêm ma-na-đỏa. Từ mẫn cố.»

Lần thứ hai, lần thứ ba cũng xin như vậy.

Trong chúng nên sai một vị có khả năng tác yết-ma theo sự việc như trên tác bạch:

«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo tên… này, đã phạm tội tăng tàn mà che dấu. Tỳ-kheo tên… đã phạm tội tăng tàntùy theo ngày che dấu, đã đến tăng xin yết-ma phú tàng theo số ngày che dấu. Tăng đã trao cho Tỳ-kheo… yết-ma phú tàng theo số ngày che dấu. Trong khi vị kia hành pháp phú tàng tái phạm tội cũ. Tỳ-kheo… này, đến Tăng xin yết-ma bổn nhật trị của pháp phú tàng. Tăng đã trao cho tỳ-kheo… pháp yết-ma bổn nhật trị của pháp phú tàng. Tỳ-kheo… này đã hành pháp bổn nhật trị của pháp phú tàng rồi, nay đến trước Tăng xin yết-ma ma-na-đỏa sáu đêm. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, nay Tăng trao cho tỳ-kheo… yết-ma ma-na-đỏa sáu đêm . Đây là lời tác bạch.

«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo tên… này, đã phạm tội tăng tàn mà che dấu. Tỳ-kheo tên… đã phạm tội tăng tàntùy theo ngày che dấu, đã đến Tăng xin yết-ma phú tàng theo số ngày che dấu. Tăng đã trao cho Tỳ-kheo… yết-ma phú tàng theo số ngày che dấu. Trong khi vị kia hành pháp phú tàng tái phạm tội cũ. Tỳ-kheo… này, đến Tăng xin yết-ma bổn nhật trị của pháp phú tàng. Tăng đã trao cho tỳ-kheo… pháp yết-ma bổn nhật trị của pháp phú tàng. Tỳ-kheo… này đã hành pháp bổn nhật trị của pháp phú tàng rồi, nay đến trước Tăng xin yết-ma ma-na-đỏa sáu đêm. Nay Tăng trao cho tỳ-kheo… yết-ma ma-na-đỏa sáu đêm. Các trưởng lão nào chấp thuận Tăng trao cho tỳ-kheo… yết-ma ma-na-đỏa sáu đêm thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói. Đây là yết-ma lần đầu.»

Lần thứ hai, lần thứ ba cũng nói như vậy.

«Tăng đã chấp thuận trao cho Tỳ-kheo… yết-ma ma-na-đỏa sáu đêm nên im lặng. Việc này được ghi nhận như vậy.»

iv. Xuất tội

Vị kia đã hành ma-na-đỏa rồi, bạch các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo bạch PhậtĐức Phật dạy:

«Cho phép Tăng cho tỳ-kheo kia pháp xuất tội[11] bằng bạch tứ yết-ma

Nên xuất tội như vầy: Tỳ-kheo kia nên đến trong Tăng, để trống vai bên hữu, cởi bỏ giày dép kính lễ sát chân Tăng, quỳ gối bên hữu chấm đất, chấp tay bạch:

«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tôi tỳ-kheo tên là… phạm tội tăng tàn mà che dấu. Tôi tỳ-kheo tên… phạm tội tăng tàn, đã đến tăng xin yết-ma phú tàng tùy theo số ngày che dấu. Tăng đã trao cho tôi yết-ma phú tàng tùy theo số ngày che dấu. Tôi trong khi hành phú tàng, tái phạm tội cũ, đến trước Tăng xin yết-ma bổn nhật trị của pháp phú tàng. Tăng đã cho tôi yết-ma bổn nhật trị của phú tàng. Tôi là tỳ-kheo… đã hành bổn nhật trị của phú tàng rồi, đến Tăng xin yết-ma ma-na-đỏa. Tăng đã cho tôi yết-ma sáu đêm ma-na-đỏa. Tôi là tỳ-kheo tên… hành sáu đêm ma-na-đỏa rồi. Nay đến Tăng xin yết-ma xuất tội. Từ mẫn cố.»

Lần thứ hai, lần thứ ba cũng xin như vậy.

Trong chúng nên sai một vị có khả năng tác pháp yết-ma, theo sự việc trên tác bạch như vầy:

«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo tên… này, đã phạm tội tăng tàn mà che dấu. Tỳ-kheo tên… đã phạm tội tăng tàntùy theo ngày che dấu, đã đến Tăng xin yết-ma phú tàng theo số ngày che dấu. Tăng đã trao cho Tỳ-kheo… yết-ma phú tàng theo số ngày che dấu. Trong khi vị kia hành pháp phú tàng tái phạm tội cũ. Tỳ-kheo… này đến Tăng xin yết-ma bổn nhật trị của phú tàng. Tăng đã trao cho tỳ-kheo… pháp yết-ma bổn nhật trị của pháp phú tàng. Tỳ-kheo… này đã hành pháp bổn nhật trị của pháp phú tàng rồi, đến trước Tăng xin yết-ma ma-na-đỏa sáu đêm. Tăng đã trao cho Tỳ-kheo… yết-ma sáu đêm ma-na-đỏa. Tỳ-kheo này đã hành sáu đêm ma-na-đỏa rồi. Nay đến trong Tăng xin yết ma xuất tội. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, nay Tăng vì Tỳ-kheo… tác pháp yết-ma xuất tội. Đây là lời tác bạch.

«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo tên… này, đã phạm tội tăng tàn mà che dấu. Tỳ-kheo tên… đã phạm tội tăng tàntùy theo ngày che dấu, đã đến Tăng xin yết-ma phú tàng theo số ngày che dấu. Tăng đã trao cho tỳ-kheo… yết-ma phú tàng theo số ngày che dấu. Trong khi vị kia hành pháp phú tàng tái phạm tội cũ. Tỳ-kheo… này, đến Tăng xin yết-ma bổn nhật trị của pháp phú tàng. Tăng đã trao cho tỳ-kheo… pháp yết-ma bổn nhật trị của pháp phú tàng. Tỳ-kheo… này đã hành pháp bổn nhật trị của pháp phú tàng rồi, đến trước Tăng xin yết-ma ma-na-đỏa sáu đêm. Tăng đã trao cho tỳ-kheo… yết-ma sáu đêm ma-na-đỏa. Tỳ-kheo này đã hành sáu đêm ma-na-đỏa rồi. Nay đến trong Tăng xin yết-ma xuất tội. Nay Tăng vì tỳ-kheo tác pháp yết-ma xuất tội. Các trưởng lão nào đồng ý Tăng trao cho tỳ-kheo… yết-ma xuất tội thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói. Đây là yết-ma lần đầu.»

Lần thứ hai, lần thứ ba cũng nói như vậy.

«Tăng đã chấp thuận vì tỳ-kheo… tác pháp yết-ma xuất tội rồi. Tăng chấp thuận nên im lặng. Việc này được ghi nhận như vậy.»

2. Không phú tàng

Lúc bấy giờ, có tỳ-kheo phạm tội tăng tàn mà không che dấusuy nghĩ: «Ta nên như thế nào?» Rồi bạch các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo bạch PhậtĐức Phật dạy:

«Cho phép Tăng trao cho tỳ-kheo kia sáu đêm ma-na-đỏa bằng pháp bạch tứ yết-ma

Cách trao như sau: Tỳ-kheo kia đến giữa Tăng, để trống vai bên hữu, cởi bỏ giày dép, kính lễ sát chân Tăng, quỳ gối bên hữu chấm đất, chấp tay thưa:

«Đại [898a1] đức Tăng xin lắng nghe! Tôi tỳ-kheo tên là… đã phạm tội tăng tàn mà không che dấu. Nay đến giữa Tăng xin sáu đêm ma-na-đỏa. Cúi xin Tăng cho tôi sáu đêm ma-na-đỏa. Từ mẫn cố.»

Lần thứ hai, lần thứ ba cũng xin như vậy.

Trong chúng nên sai một vị có thể tác yết-ma, dựa theo sự việc trên tác bạch như vầy:

«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo… này đã phạm tội tăng tàn mà không che dấu. Nay đến trước Tăng xin sáu đêm ma-na-đỏa. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, nay Tăng trao cho tỳ-kheo… sáu đêm ma-na-đỏa. Đây là lời tác bạch.

«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo… đã phạm tội tăng tàn không che dấu. Nay đến trước Tăng xin sáu đêm ma-na-đỏa. Nay Tăng trao cho tỳ-kheo… sáu đêm ma-na-đỏa. Các Trưởng lão nào chấp thuậnTăng trao cho tỳ-kheo… sáu đêm ma-na-đỏa thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói. Đây là yết-ma lần thứ nhất.»

Lần thứ hai, lần thứ ba cũng nói như vậy.

«Tăng đã chấp thuận trao cho tỳ-kheo… sáu đêm ma-na-đỏa rồi. Tăng chấp thuận nên im lặng. Việc này được ghi nhận như vậy.»

Vị kia trong thời gian hành pháp ma-na-đỏa lại tái phạm tội cũ. Tỳ-kheo kia nghĩ như vầy: ‹Ta nên làm sao đây?› Rồi bạch các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo bạch PhậtĐức Phật dạy:

«Cho phép Tăng trao cho tỳ-kheo kia pháp bổn nhật trị của ma-na-đỏa bằng bạch tứ yết-ma

Cách trao như sau: Tỳ-kheo kia nên đến trước Tăng để trống vai bên hữu, cởi bỏ giày dép, kính lễ sát chân Tăng, quỳ gối bên hữu chấm đất, chấp tay bạch:

«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tôi tỳ-kheo tên là… đã phạm tội tăng tàn không che dấu, đã đến Tăng xin sáu đêm ma-na-đỏa, Tăng đã trao tội sáu đêm ma-na-đỏa. Trong khi hành pháp ma-na-đỏa lại tái phạmtội cũ, nay đến Tăng xin pháp yết-ma bổn nhật trị ma-ma-na đỏa. Cúi xin Tăng cho tôi yết-ma-ma-na đỏa của bổn nhật trị. Từ mẫn cố.»

Lần thứ hai, lần thứ ba cũng xin như vậy. Trong chúng nên sai một vị có khả năng yết-ma, dựa theo sự việc trên tác bạch như vầy:

«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo… này đã phạm tội tăng tàn không che dấu, đã đến Tăng xin sáu đêm ma-na-đỏa, Tăng đã cho sáu đêm ma-na-đỏa. Tỳ-kheo kia khi hành pháp ma-na-đỏa lại tái phạmtội cũ, đến Tăng xin yết-ma bổn nhật trị của ma-na đỏa. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận trao cho tỳ-kheo… yết-ma bổn nhật trị của ma-na đỏa. Đây là lời tác bạch.

«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo… này đã phạm tội tăng tàn không che dấu, đã đến Tăng xin sáu đêm ma-na-đỏa, Tăng đã cho sáu đêm ma-na-đỏa. Tỳ-kheo này khi hành pháp ma-na-đỏa lại tái phạmtội cũ, đến Tăng cầu xin yết-ma bổn nhật trị của ma-na đỏa. Nay Tăng trao cho tỳ-kheo… yết-ma-ma-na đỏa của bổn nhật trị. Các Trưởng lão nào chấp thuận Tăng trao cho tỳ-kheo… yết-ma bổn nhật trị của ma-na đỏa thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói. Đây là yết-ma lần thứ nhất.»

Lần thứ hai, lần thứ ba cũng nói như vậy.

«Tăng đã chấp thuận trao cho tỳ-kheo… yết-ma bổn nhật trị của ma-na đỏa rồi. Tăng chấp thuận nên im lặng. Việc này ghi nhận như vậy.»

Vị kia hành ma-na-đỏa rồi, bạch các tỳ-kheo, các tỳ-kheo bạch PhậtĐức Phật dạy:

«Cho phép Tăng vì tỳ-kheo kia xuất tội bằng pháp bạch tứ yết-ma

Nên xuất như sau: Tỳ-kheo kia phải đến trước Tăng để trống vai bên hữu, cởi bỏ giày dép, kính lễ sát chân Tăng, quỳ gối bên hữu chấm đất, chấp tay thưa:

«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tôi tỳ-kheo… đã phạm tội tăng tàn không che dấu, đã đến trong Tăng xin sáu đêm ma-na-đỏa. Khi tôi hành pháp ma-na-đỏa lại tái phạm tội cũ, đã đến trước Tăng xin bổn nhật trị của ma-na đỏa. Tăng đã cho tôi yết-ma bổn nhật trị của ma-na đỏa. Tôi là tỳ-kheo tên… đã hành bổn nhật trị của ma-na đỏa rồi, nay đến Tăng xin yết-ma xuất tội, cúi xin Tăng cho tôi yết-ma xuất tội. Từ mẫn cố.»

Lần thứ hai, lần thứ ba cũng xin như vậy. Trong chúng nên sai một vị có khả năng tác yết-ma, dựa theo sự việc trên tác bạch như vầy:

«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo… này đã phạm tội tăng tàn không che dấu, đã đến Tăng xin sáu đêm ma-na-đỏa, Tăng đã cho sáu đêm ma-na-đỏa. Tỳ-kheo kia khi hành pháp sáu đêm ma-na-đỏa lại tái phạm tội cũ, đã đến Tăng xin yết-ma bổn nhật trị của ma-na-đỏa. Tăng đã cho tỳ-kheo kia yết-ma bổn nhật trị của ma-na-đỏa. Vị kia đã hành ma-na-đỏa rồi, nay đến Tăng xin yết-ma xuất tội. Nếu thời gianthích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, nay Tăng vì tỳ-kheo… xuất tội, đây là lời tác bạch.

«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo… này đã phạm tội tăng tàn không che dấu, đã đến Tăng xin sáu đêm ma-na-đỏa. Tăng đã cho sáu đêm ma-na-đỏa. Vị kia khi hành pháp ma-na-đỏa lại phạm trọng tội, đã đến Tăng xin yết-ma bổn nhật trị của ma-na-đỏa. Tăng đã cho yết-ma bổn nhật trị của ma-na-đỏa. Tỳ-kheo này đã hành pháp bổn nhật trị của ma-na-đỏa rồi, nay đến Tăng xin yết-ma xuất tội. Nay Tăng cho tỳ-kheo… yết-ma xuất tội. Các Trưởng lão nào đồng ý nay Tăng cho tỳ-kheo… yết-ma xuất tội thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói.»

Lần thứ hai, lần thứ ba cũng nói như vậy.

«Tăng chấp thuận cho tỳ-kheo… yết-ma xuất tội rồi, Tăng chấp thuận nên im lặng. Việc này ghi nhậnnhư vậy.»

3. Tổng hợp tăng tàn

1. Bấy giờ, có một tỳ-kheo phạm nhiều tội tăng tàn, hoặc phạm rồi che dấu một đêm, hoặc phạm rồi che dấu hai đêm, như vậy cho đến che dấu mười đêm. Tỳ-kheo kia nghĩ như vầy: «Ta làm thế nào?» Rồi bạch các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo bạch PhậtĐức Phật dạy:

«Cho phép Tăng trao cho tỳ-kheo kia, gộp lại làm mười ngày phú tàng cho nhiều tội tăng tàn đã phạm,[12] bằng pháp bạch tứ yết-ma

Cách trao cho như sau: Tỳ-kheo kia đến trong Tăng để trống vai bên hữu, cởi bỏ giày dép, kính lễ sát chân Tăng, quỳ gối bên hữu chấm đất, chấp tay bạch:

«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tôi tỳ-kheo… đã phạm nhiều tội tăng tàn, hoặc đã che dấu một đêm, hoặc đã che dấu hai đêm cho đến che dấu mười đêm. Nay đến trước Tăng xin yết-ma phú tàng một đêm cho đến mười đêm. Cúi xin Tăng cho tôi yết-ma phú tàng một đêm cho đến mười đêm, từ mẫn cố.»

Lần thứ hai, lần thứ ba cũng thưa xin như vậy. Trong chúng nên sai một vị có khả năng tác pháp yết-ma, dựa theo sự việc trên tác bạch như vầy:

«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo… này đã phạm nhiều tội tăng tàn, hoặc đã che dấu một đêm cho đến mười đêm. Nay đến trong Tăng xin yết-ma phú tàng một đêm cho đến mười đêm. Nếu thời gianthích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, nay Tăng trao cho tỳ-kheo… pháp yết-ma phú tàng một đêm cho đến mười đêm. Đây là lời tác bạch.

«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo… này đã phạm nhiều tội tăng tàn, hoặc đã che dấu một đêm cho đến mười đêm. Nay đến trước Tăng xin yết-ma phú tàng một đêm cho đến mười đêm. Nay Tăng trao cho tỳ-kheo… yết-ma phú tàng một đêm cho đến mười đêm. Trưởng lão nào đồng ý Tăng trao cho tỳ-kheo kia yết-ma phú tàng một đêm cho đến mười đêm thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói.»

Lần thứ hai, lần thứ ba cũng nói như vậy.

«Tăng đã chấp thuận cho tỳ-kheo… yết-ma phú tàng từ một đêm cho đến mười đêm rồi. Tăng đồng ýnên im lặng. Việc này [899a1] được ghi nhận như vậy.»

Tỳ-kheo kia hành phú tàng rồi, bạch các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo bạch PhậtĐức Phật dạy:

«Cho phép Tăng trao cho tỳ-kheo kia sáu đêm ma-na-đỏa bằng pháp bạch tứ yết-ma

Tỳ-kheo kia nên đến trước Tăng để trống vai bên hữu, cởi bỏ giày dép, kính lễ sát chân Tăng, quỳ gối bên hữu chấm đất, chấp tay thưa:

«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tôi tỳ-kheo… đã phạm nhiều tội tăng tàn, đã che dấu một đêm hoặc hai đêm, cho đến mười đêm, đã đến Tăng xin yết-ma phú tàng một đêm cho đến mười đêm, Tăng đã cho tôi yết-ma phú tàng. Tôi tỳ-kheo… hành phú tàng rồi, nay đến xin Tăng sáu đêm ma-na-đỏa. Cúi xin Tăng cho tôi sáu đêm ma-na-đỏa. Từ mẫn cố.» Lần thứ hai, lần thứ ba cũng xin như vậy.

Trong chúng nên sai một vị có khả năng tác yết-ma, theo sự việc trên tác bạch như vầy:

«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo… này, đã phạm nhiều tội tăng tàn, đã che dấu một đêm, hoặc hai đêm cho đến mười đêm, đã đến Tăng xin yết-ma phú tàng mười đêm, và Tăng đã cho Tỳ-kheo… này yết-ma phú tàng mười đêm. Tỳ-kheo này đã hành phú tàng rồi, nay đến xin Tăng sáu đêm ma-na-đỏa. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, nay Tăng trao cho tỳ-kheo… sáu đêm ma-na-đỏa. Đây là lời tác bạch.

«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này đã phạm nhiều tội tăng tàn, đã che dấu một đêm, hoặc hai đêm cho đến mười đêm, đã đến Tăng xin yết-ma phú tàng mười đêm, và Tăng đã cho yết-ma phú tàng mười đêm. Tỳ-kheo kia đã hành mười đêm phú tàng xong, nay đến Tăng xin sáu đêm ma-na-đỏa. Nay Tăng cho tỳ-kheo kia sáu đêm ma-na-đỏa. Các Trưởng lão nào chấp thuận Tăng cho tỳ-kheo kia sáu đêm ma-na-đỏa thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói. Đây là yết-ma lần thứ nhất.»

Lần thư hai, lần thứ ba cũng nói như vậy.

«Tăng đã chấp thuận trao cho tỳ-kheo kia sáu đêm ma-na-đỏa rồi. Tăng chấp thuận nên im lặng. Việc này được ghi nhận như vậy.»

Vị kia thi hành ma-na-đỏa rồi, bạch các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo bạch PhậtĐức Phật dạy:

«Cho phép Tăng trao cho tỳ-kheo kia pháp xuất tội bằng bạch tứ yết-ma. »

Tỳ-kheo kia nên đến trong Tăng, để trống vai bên hữu, cởi bỏ giày dép, kính lễ sát chân Tăng, quỳ gối bên hữu chấm đất, bạch như vầy:

«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tôi tỳ-kheo… đã phạm nhiều tội tăng tànche dấu một đêm hoặc hai đêm cho đến mười đêm, đã đến trong Tăng xin yết-ma phú tàng mười đêm, Tăng đã cho tôi yết-ma phú tàng mười đêm. Tôi đã hành phú tăng tàn xong, đến Tăng xin sáu đêm ma-na-đỏa, và Tăng đã cho tôi sáu đêm ma-na-đỏa. Tôi đã hành sáu đêm ma-na-đỏa rồi, nay đến Tăng xin yết-ma xuất tội. Nguyện Tăng cho tôi yết-ma xuất tội. Từ mẫn cố.»

Lần thứ hai, lần thứ ba cũng nói như vậy. Trong chúng nên sai một vị có khả năng yết-ma, dựa theo sự việc trên tác bạch như vầy:

«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo… này đã phạm nhiều tội tăng tàn, hoặc che dấu một đêm hoặc hai đêm cho đến mười đêm, đã đến Tăng xin yết-ma phú tàng mười đêm, Tăng đã cho vị kia yết-ma phú tàng mười đêm. Tỳ-kheo… kia đã hành pháp mười đêm che dấu rồi, đã đến Tăng xin sáu đêm ma-na-đỏa, và Tăng đã cho tỳ-kheo kia sáu đêm ma-na-đỏa. Tỳ-kheo đã hành pháp sáu đêm ma-na-đỏa rồi, nay đến trước Tăng xin yết-ma xuất tội. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận nay Tăng trao cho tỳ-kheo… yết-ma xuất tội. Đây là lời tác bạch.

«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo… này, đã phạm nhiều tội tăng tàn, hoặc che dấu một đêm, hoặc hai đêm cho đến mười đêm, đã đến Tăng xin yết-ma phú tàng mười đêm, Tăng đã cho yết-ma phú tàng mười đêm. Tỳ-kheo… kia đã hành pháp mười đêm phú tàng rồi. Đã đến Tăng xin sáu đêm ma-na-đỏa, và Tăng đã cho tỳ-kheo kia sáu đêm ma-na-đỏa. Tỳ-kheo kia hành pháp ma-na-đỏa rồi, nay đến Tăng xin yết-ma xuất tội. Nay Tăng cho tỳ-kheo… kia yết-ma xuất tội. Các Trưởng lão nào đồng ý Tăng trao cho tỳ-kheo kia yết-ma xuất tội thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói. Đây là yết-ma lần thứ nhất»

Lần thứ hai, lần thư ba cũng nói như vậy.

«Tăng đã chấp thuận trao cho tỳ-kheo… kia yết-ma xuất tội rồi. Tăng chấp thuận nên im lặng. Việc này được ghi nhận như vậy.»

2. Bấy giờ, có một tỳ-kheo phạm hai tội tăng tàn, cả hai đều che dấu, chỉ nhớ một tội, không nhớ một tội. Tỳ-kheo kia tùy theo chỗ nhớ được, tùy theo ngày che dấu, đến trước Tăng xin yết-ma theo ngày che dấu, và Tăng đã cho tỳ-kheo kia yết-ma tùy theo chỗ nhớ, tùy theo ngày che dấu. Tỳ-kheo kia khi thi hành pháp phú tàng nhớ tội thứ hai, không biết nên làm thế nào? Bạch các tỳ-kheo. Các Tỳ-kheo bạch PhậtĐức Phật dạy:

«Cho phép Tăng trao cho tỳ-kheo kia yết-ma phú tàng tùy theo số ngày che dấu của tội thứ hai đã nhớ.»

Bấy giờ có tỳ-kheo phạm hai tội tăng tàn đều che dấu cả hai, một tội không nghi ngờ. Vị kia đối với tội không nghi ngờtùy theo ngày che dấu, đến trong Tăng xin yết-ma ngày che dấu, và Tăng đã cho tỳ-kheo kia yết-ma tùy theo ngày che dấu. Khi tỳ-kheo kia hành pháp phú tàng, đối với tội có nghi ngờ kia không còn nghi ngờ nữa, tự nghĩ: «Ta nên làm thế nào?» Rồi bạch các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo bạch PhậtĐức Phật dạy:

«Cho phép Tăng cho yết-ma phú tàng tùy theo ngày che dấu

Bấy giờ có tỳ-kheo phạm hai tội tăng tàn cả hai đều che dấu; biết một tội, không biết một tội. Vị kia đối với tội đã biết đến Tăng xin yết-ma phú tàng, và Tăng đã cho yết-ma phú tàng tùy theo ngày che dấu. Vị kia khi hành pháp phú tàng liền biết trở lại tội thứ hai, tự nghĩ: «Ta nên làm thế nào?» Rồi bạch các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo bạch PhậtĐức Phật dạy:

«Cho phép Tăng vì tỳ-kheo kia tùy theo chỗ biết tội thứ hai, với số ngày che dấu cho yết-ma phú tàng.»

Bấy giờ có Tỳ-kheo phạm hai tội tăng tàn cả hai đều che dấu. Khi vị kia xin tội che dấu, chỉ nói một tội, che dấu một tội. Vị kia tùy theo tội được nói đến Tăng xin yết-ma phú tàng, và Tăng đã cho yết-ma phú tàng. Vị kia thi hành pháp phú tàng, đối với tội phạm thứ hai, tâm tàm quý sanh, tự nghĩ: «Ta nên làm thế nào?» Rồi bạch các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo bạch PhậtĐức Phật dạy:

«Tăng nên cho yết-ma phú tàng tùy theo số ngày che dấu của tội phạm thứ hai.

Đức Phật bảo tiếp:

«Các ông hãy lắng tai nghe cho kỹ, trường hợp nếu tỳ-kheo nào phạm hai tăng tàn, cả hai đều che dấu. Chỉ nhớ một tội, không nhớ một tội. Tỳ-kheo kia đối với tội nhớ và tội không nhớ, đem cả hai đến Tăng xin yết-ma phú tàng, và Tăng cũng cho tỳ-kheo kia yết-ma phú tàng cho cả hai tội. Khi vị kia hành phápphú tàng, có khách tỳ-kheo đến, biết pháp, biết luật, biết Ma-di. Khách tỳ-kheo kia hỏi cựu tỳ-kheo:

«Này Trưởng lão, tỳ-kheo này phạm tội gì? Tại sao hành pháp phú tàng?

«Cựu tỳ-kheo trả lời:

«Thưa Trưởng lão, tỳ-kheo này phạm hai tội tăng tàn, cả hai đều che dấu. Chỉ nhớ một tội, không nhớ một tội. Đem cả hai đến Tăng xin yết-ma phú tàng. Tăng cho tỳ-kheo kia yết-ma phú tàng cho cả hai tội. Cho nên, tỳ-kheo kia hành pháp phú tàng.

«Tỳ-kheo khách kia nói:

«Này Trưởng lão, yết-ma phú tàng cho tỳ-kheo kia là bất thành. Tại sao vậy? Yết-ma phú tàng cho tội mà tỳ-kheo kia nhớ thì đúng. Yết-ma phú tàng đối với tội mà tỳ-kheo kia không nhớ là không đúng, phi pháp; yết-ma bất thành. Chúng Tăng nên tác sám đột-kiết-la. Vị kia nên trao cho ma-na-đỏa.» [900a1]

Nghi, không nghi; biết, không biết; cũng như vậy.

3. Bấy giờ, có tỳ-kheo phạm tội tăng tàn mà che dấu hai tháng. Vị kia chỉ nhớ một tháng, một tháng không nhớ. Vị kia theo chỗ nhớ một tháng, đến Tăng xin yết-ma phú tàng; Tăng cho yết-ma phú tàng một tháng. Vị kia khi hành pháp phú tàng, nhớ lại tháng thứ hai, tự nghĩ: «Ta nên thế nào?» Rồi bạch các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo bạch PhậtĐức Phật dạy:

«Cho phép Tăng trao cho tỳ-kheo kia yết-ma phú tàng tùy the chỗ nhớ tháng thứ hai.»

Nghi, không nghi, cũng như vậy. Biết, không biết, cũng như vậy. Khi xin pháp phú tàng, che dấu một tháng phát lồ một tháng cũng như vậy.

Đức Phật nói:

«Các tỳ-kheo, hãy lắng nghe! Trường hợp nếu có tỳ-kheo phạm tội tăng tàn che dấu hai tháng. Chỉ nhớ một tháng, không nhớ một tháng. Đem cả hai đến Tăng xin yết-ma phú tàng. Tăng cũng cho vị kia yết-ma phú tàng hai tháng. Khi vị kia hành pháp phú tàng, có khách tỳ-kheo đến, biết pháp, biết luật, biết Ma-di. Tỳ-kheo khách hỏi cựu tỳ-kheo:

«Này Trưởng lão, vị kia phạm tội gì? Tại sao hành phú tàng?

«Cựu tỳ-kheo đáp:

«Tỳ-kheo này phạm tội tăng tàn che dấu hai tháng. Nhớ một tháng, không nhớ một tháng. Vị kia đem cả hai, nhớ và không nhớ, đến Tăng xin yết-ma hai tháng che dấu. Tăng cũng tùy theo vị kia cho yết-ma hai tháng che dấu, cho nên tỳ-kheo kia hành pháp phú tàng.

«Tỳ-kheo khách kia nói với cựu tỳ-kheo rằng:

«Cho phép phú tàng không đúng. Tại sao vậy? Tỳ-kheo kia nhớ một tháng thì cho pháp phú tàng là đúng. Còn một tháng không nhớ mà cho pháp phú tàng là không đúng, phi pháp; yết-ma không thành tựu. Tăng nên tác pháp sám đột-kiết-la. Nên trao ma-na-đỏa cho tỳ-kheo kia.»

Nghi, không nghi; biết, không biết; cũng vậy.

4. Lúc bấy giờ, có tỳ-kheo phạm hai tội tăng tàn. Cả hai đều che dấu. Vị kia thôi tu. Sau đó, trở lại thọ đại giới. Thọ đại giới rồi, đối với hai tội đã che dấu (trước kia), tự nghĩ: «Ta nên làm như thế nào?» Rồi bạch các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo bạch PhậtĐức Phật dạy:

«Nếu tỳ-kheo phạm hai tội tăng tànche dấu cả hai. Vị kia thôi tu. Sau đó trở lại thọ đại giới. Thọ đại giớirồi, đối với hai tội đã che dấu, Tăng nên tùy theo số ngày che dấu đã phạm trước kia, và số ngày che dấu sau, trao cho yết-ma phú tàng. Cho yết-ma phú tàng xong, cho ma-na-đỏa.»

Bấy giờ, có tỳ-kheo phạm hai tội tăng tàn, cả hai đều che dấu. Vị kia thôi tu. Sau đó, trở lại thọ đại giới. Thọ đại giới rồi phát lồ hai tội. Tăng nên tùy theo số ngày che dấu đã phạm trước kia của tỳ-kheo mà trao cho yết-ma phú tàng. Trao cho yết-ma phú tàng rồi, trao cho ma-na-đỏa.

Lúc bấy giờ, có tỳ-kheo phạm hai tội tăng tàn, cả hai đều không che dấu. Vị kia thôi tu. Sau đó, trở lạithọ đại giới. Thọ đại giới rồi, che dấu hai tội. Vị kia tự nghĩ: «Ta nên làm thế nào?» Rồi bạch các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo bạch PhậtĐức Phật dạy:

«Nếu Tỳ-kheo phạm hai tội tăng tàn, cả hai đều không che dấu. Vị kia thôi tu. Sau đó trở lại thọ đại giới. Thọ đại giới rồi che dấu hai tội. Tăng nên tùy theo số ngày che dấu sau của tỳ-kheo kia trao cho yết-ma phú tàng. Sau đó mới trao cho pháp ma-na-đỏa.»

Lúc bấy giờ, có tỳ-kheo phạm hai tội tăng tàn, cả hai đều không che dấu. Vị kia thôi tu. Sau đó trở lại thọ đại giới. Thọ đại giới rồi phát lồ hai tội. Tăng nên trao cho hai tội ma-na-đỏa.

Lúc bấy giờ, có tỳ-kheo phạm hai tội tăng tànche dấu một tội, không che dấu một tội. Vị kia thôi tu. Sau đó trở lại thọ đại giới. Thọ đại giới rồi, trước kia chỉ phát lồ một tội, sau lại che dấu cả hai. Vị kia nghĩ: «Ta nên như thế nào?» Rồi bạch các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo bạch PhậtĐức Phật dạy:

«Nếu tỳ-kheo phạm hai tội tăng tànche dấu một tội, không che dấu một tội. Vị kia thôi tu. Sau đó trở lạithọ đại giới. Thọ đại giới rồi, trước kia chỉ phát lồ một tội, sau lại che dấu cả hai. Cho phép Tăng trao cho tỳ-kheo kia yết-ma tùy theo ngày, một tội đã phạm mà trước sau đều che dấu; và một tội sau mới che dấu

Lúc bấy giờ, có tỳ-kheo phạm hai tội tăng tànche dấu một tội, phát lồ một tội. Vị kia thôi tu. Sau đó, trở lại thọ đại giới. Thọ đại giới rồi, tội trước kia che dấu, sau cũng che dấu. Tội trước kia phát lồ, sau cũng phát lồ. Tăng nên tùy theo tội mà trước sau đều che dấu trao cho yết-ma phú tàng, tội thứ hai không che dấu nên trao cho pháp ma-na-đỏa.

Có tỳ-kheo phạm hai tội tăng tànche dấu một tội, phát lồ một tội. Vị kia thôi tu. Sau đó, trở lại thọ đại giới. Thọ đại giới rồi, tội trước kia che dấu, sau lại phát lồ. Tội trước kia phát lồ, sau lại che dấu. Tăng nên trao cho vị kia tùy theo một tội trước kia che dấu trao cho yết-ma phú tàng, và theo tội thứ hai mà sau che dấu, trao cho yết-ma phú tàng.

Bấy giờ, có tỳ-kheo phạm hai tội tăng tànche dấu một tội, phát lồ một tội. Vị kia thôi tu, rồi trở lại thọ đại giới. Thọ đại giới rồi, cùng với tội trước kia che dấu, sau cả hai đều phát lồ. Tăng nên trao cho yết-ma phú tàng cho tỳ-kheo kia tùy số ngày của một tội phạm mà trước kia che dấu. Cho pháp ma-na-đỏa cho cả hai, kể luôn tội thứ hai.

Nhớ một tội, không nhớ một tội, tạo thành bốn vế; cũng như vậy.

Nghi một tội, không nghi một tội, tạo thành bốn vế; cũng lại như vậy.

Biết một tội, không biết một tội, tạo thành bốn vế; cũng lại như vậy.

Khi xin tội phú tàng, che dấu một tội, phát lồ một tội, tạo thành bốn vế; cũng lại như vậy.

(Trong đây, từ che dấu của một tội, không che dấu một tội, cho đến đây, có tất cả năm nhóm. Mỗi nhóm đều có bốn vế, như che một không che một thành bốn vế. Tổng cộng thành hai mươi vế).

Khi hành pháp phú tàng, hai mươi vế; cũng lại như vậy. Hành pháp phú tàng rồi, hai mươi vế; cũng lại như vậy. Khi hành pháp ma-na-đỏa, hai mươi vế; cũng như vậy. Hành pháp ma-na-đỏa rồi, hai mươi vế; cũng lại như vậy.

Làm sa-di rồi trở lại thọ đại giới, một trăm vế; cũng lại như vậy. Điên cuồng, một trăm vế; cũng lại như vậy. Thống não, một trăm vế; cũng lại như vậy. Tăng trao cho pháp bất kiến tội cử, một trăm vế; cũng lại như vậy. Không sám hối tội cử, một trăm vế cũng lại như vậy. Ác kiến bất xả tội cử, một trăm vế cũng lại như vậy.

5. Bấy giờ, có tỳ-kheo đang hành phú tàng thì bãi đạo. Sau đó, trở lại thọ đại giới. Thọ đại giới rồi, vị kia tự nghĩ: «Ta nên như thế nào?» Rồi bạch các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo bạch PhậtĐức Phật dạy:

«Tỳ-kheo đang hành phú tàng, bãi đạo, rồi trở lại thọ đại giới. Thọ đại giới rồi, nên nối lại số ngày đã hành trước kia, rồi tiếp tục hành phú tàng số ngày còn lại.»

Lúc bấy giờ, có tỳ-kheo đáng cho bổn nhật trị. Tỳ-kheo kia bãi đạo rồi trở lại thọ đại giới. Thọ đại giới rồi, Tăng nên tác pháp bổn nhật trị cho tỳ-kheo kia, bằng pháp bạch tứ yết-ma.

Bấy giờ, có tỳ-kheo hành phú tàng xong rồi, bãi đạo. Sau đó trở lại thọ đại giới. Thọ đại giới rồi, Tăng nên trao cho tỳ-kheo kia sáu đêm ma-na-đỏa bằng pháp bạch tứ yết-ma.

Bấy giờ, có tỳ-kheo đang hành ma-na-đỏa, bãi đạo. Sau đó trở lại thọ đại giới. Thọ đại giới rồi, tỳ-kheo kia đã hành bao nhiêu ngày ma-na-đỏa rồi mới nghỉ, còn số ngày chưa hành nên tiếp tục hành.

Bấy giờ, có tỳ-kheo hành ma-na-đỏa xong rồi, bãi đạo. Sau đó trở lại thọ đại giới. Thọ đại giới rồi, Tăng nên trao cho vị kia pháp xuất tội bằng pháp bạch tứ yết-ma.

Trường hợp trở lại làm Sa-di, năm vế cũng như vậy. Điên cuồng, năm vế cũng như vậy. Loạn tâm, năm vế cũng [901a1] như vậy. Thống não, năm vế cũng như vậy. Tăng trao cho các pháp yết-ma bất kiến tội cử, bất sám hối tội cử, ác kiến bất xả cử, mỗi tội cử năm vế cũng như vậy.

 

6. Lúc bấy giờ, có tỳ-kheo khi hành pháp phú tàng, trung gian phạm tội, biết số ngày mà che dấu. Vị kia tự nghĩ rằng: «Ta nên như thế nào?» Rồi bạch các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo bạch PhậtĐức Phật dạy:

«Nếu khi hành phú tàng, trung gian lại phạm tội, biết số ngày mà che dấu. Tăng nên tùy theo trung gianphạm tội mà trao cho yết-ma phú tàng. Cho yết-ma phú tàng rồi trao cho bổn nhật trị. Hành bổn nhật trị của phú tàng rồi, trao cho ma-na-đỏa. Trao cho ma-na-đỏa rồi, nên xuất tội cho người đó.»

Không biết số ngày che dấu cũng như vậy. Biết số ngày che dấu, không biết số ngày che dấu cũng như vậy. Hành phú tàng rồi, cũng như vậy.

Lúc bấy giờ, có tỳ-kheo đang hành ma-na-đỏa, trung gian phạm tội, biết số ngày, không che dấu. Vị kia nghĩ như vầy: «Ta nên làm thế nào?» Rồi bạch các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo bạch PhậtĐức Phật dạy:

«Nếu tỳ-kheo trong khi hành ma-na-đỏa, trung gian lại phạm chồng, biết số ngày, không che dấu. Tăng nên trao cho pháp ma-na-đỏa. Trao ma-na-đỏa rồi, nên trao cho pháp bổn nhật trị của ma-na-đỏa. Hành bổn nhật trị ma-na-đỏa rồi, nên trao cho yết-ma xuất tội.»

Không biết số ngày, không che dấu; cũng như vậy. Biết số ngày, không biết số ngày, không che dấu; cũng như vậy. Hành ma-na-đỏa rồi, biết số ngày, không che dấu; cũng như vậy. Biết số ngày, không biết số ngày, không che dấu; cũng như vậy.

7. Lúc bấy giờ, có tỳ-kheo phạm tội tăng tàn, biết số ngày, không biết số ngày, che dấu, không che dấuche dấu hoàn toàn, không che dấu hoàn toàn, một tội danh, nhiều chủng loại, tự tánh, phi tự tánh; chỗ trú khác nhau. Vị kia nghĩ như vầy: «Ta nên làm thế nào?» Rồi bạch các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo bạch PhậtĐức Phật dạy:

«Cho phép Tăng trao yết-ma phú tàng cho tỳ-kheo kia tùy theo ngày che dấu

Nên trao như vầy: Tỳ-kheo kia nên đến giữa Tăng, để trống vai bên hữu, cởi bỏ giày dép, kính lễ sát chân Tăng, quỳ gối bên hữu chấm đất, chấp tay thưa rằng:

«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tôi tỳ-kheo tên… đã phạm tội tăng tàn, biết số ngày, không biết số ngày, che dấu, không che dấuche dấu hoàn toàn, không che dấu hoàn toàn, một tội danh, nhiều chủng loại, tự tánh, phi tự tánh; chỗ trú khác nhau. Tùy theo ngày che dấu đến bên Chúng Tăng xin yết-ma phú tàng. Cúi xin Tăng cho tôi yết-ma phú tàng tùy theo ngày che dấu. Từ mẫn cố!»

Lần thứ hai, lần thứ ba cũng nói như vậy. Trong chúng nên sai một vị có khả năng yết-ma, dựa theo sự việc trên tác bạch như vầy:

«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên… đã phạm tội tăng tàn, biết số ngày, không biết số ngày, che dấu, không che dấuche dấu hoàn toàn, không che dấu hoàn toàn, một tội danh, nhiều chủng loại, tự tánh, phi tự tánh; chỗ trú khác nhau. Vị kia tùy theo ngày che dấu đến bên Tăng xin yết-ma phú tàng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, nay Tăng trao cho tỳ-kheo kia yết-ma phú tàng tùy theo ngày che dấu. Đây là lời tác bạch.

«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo kia tên… đã phạm tội tăng tàn, biết số ngày, không biết số ngày, cho đến chỗ trụ khác nhau. Vị kia tùy theo ngày che dấu đến bên Tăng xin yết-ma phú tàng. Nay Tăng cho tỳ-kheo tên… yết-ma phú tàng tùy theo ngày che dấu. Các Trưởng lão nào chấp thuận Tăng trao cho tỳ-kheo… kia yết-ma tùy phú tàng theo ngày che dấu thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói.

Lần thứ hai, lần thứ ba cũng nói như vậy.

Tăng đã chấp thuận trao cho Tỳ-kheo… yết-ma phú tàng tùy theo ngày che dấu rồi. Tăng đồng ý nên im lặng. Việc này được ghi nhận như vậy.

Vị kia đang hành pháp phú tàng, trung gian lại tái phạm tội, biết số ngày che dấu, vị kia nghĩ như vầy: «Ta nên làm thế nào?» Rồi bạch các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo bạch PhậtĐức Phật dạy:

«Cho phép Tăng trao cho tỳ-kheo kia bạch tứ yết-ma bổn nhật trị đối với trung gian phú tàng của tội trước.»

Nên trao như vầy: Tỳ-kheo kia nên đến giữa Tăng, để trống vai bên hữu, cởi bỏ giày dép, kính lễ sát chân Tăng, quỳ gối bên hữu chấm đất, chấp tay thưa:

«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tôi tỳ-kheo tên… đã phạm tội tăng tàn, biết số ngày không biết số ngày, cho đến chỗ trụ khác nhau. Tôi tùy theo số ngày che dấu đã đến Tăng xin yết-ma phú tàng; Tăng đã cho tôi yết-ma phú tàng. Tôi tỳ-kheo… khi hành pháp phú tàng phạm tội trở lại, biết số ngày che dấu, đến bên Tăng xin yết-ma bổn nhật trị của phú tàng đối với trung gian trùng phạm của tội phạm trước. Cúi xin Tăng trao cho tôi yết-ma bổn nhật trị của phú tàng đối với trung gian trùng phạm của tội phạm trước. Từ mẫn cố.»

Lần thứ hai, lần thứ ba cũng nói như vậy. Trong chúng nên sai một vị có khả năng tác yết-ma, dựa theo sự việc trên tác bạch:

«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là… đã phạm tội tăng tàn, biết số ngày, không biết số ngày, cho đến chỗ trụ khác nhau. Tỳ-kheo này đến bên Tăng xin yết-ma phú tàng tùy theo ngày che dấu. Tỳ-kheo này khi hành pháp phú tàng, trung gian phạm tội, lại biết số ngày che dấu, nay đến Tăng xin yết-ma bổn nhật trị của phú tàng đối với trung gian trùng phạm của tội phạm trước. Nếu thời gianthích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận trao cho tỳ-kheo này yết-ma tội phạm trước, trung gian tái phạm phú tàng bổn nhật trị. Đây là lời tác bạch.

«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là… đã phạm tội tăng tàn, biết số ngày không biết số ngày, cho đến chỗ trụ khác nhau. Tỳ-kheo này tùy theo ngày che dấu đã đến bên Tăng xin yết-ma phú tàng, Tăng đã trao cho tỳ-kheo này yết-ma tùy theo ngày che dấu. Tỳ-kheo này khi hành pháp phú tàng, trung gian lại tái phạm biết số ngày che dấu, nay đến Tăng xin yết bổn nhật trị của phú tàng đối với trung gian trùng phạm của tội phạm trước. Nay Tăng trao cho tỳ-kheo này yết-ma bổn nhật trị của phú tàng đối với trung gian trùng phạm của tội phạm trước. Các Trưởng lão nào đồng ý Tăng trao cho tỳ-kheo tên… yết-ma bổn nhật trị của phú tàng đối với trung gian trùng phạm của tội phạm trước, thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói. Đây là yết-ma lần thứ nhất.»

Lần thứ hai, lần thứ ba cũng nói như vậy.

«Tăng đã đồng ý trao cho Tỳ-kheo tên là… yết-ma bổn nhật trị của phú tàng đối với trung gian trùng phạm của tội phạm trước rồi. Tăng đồng ý nên im lặng. Việc này được ghi nhận như vậy.»

Tỳ-kheo hành pháp phú tàng, trung gian lần thứ hai tái phạm, cũng như vậy. Tỳ-kheo kia hành pháp phú tàng rồi bạch PhậtĐức Phật dạy:

«Cho phép Tăng trao cho tỳ-kheo này sáu đêm ma-na-đỏa bằng bạch tứ yết-ma

Nên trao cho như vầy: Tỳ-kheo kia nên đến giữa Tăng, để trống vai bên hữu, cởi bỏ giày dép, kính lễ sát chân Tăng, quỳ gối bên hữu chấm đất, chấp tay thưa:

«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tôi Tỳ-kheo tên là… đã phạm tội tăng tàn, biết số ngày, không biết số ngày, cho đến chỗ trụ khác nhau. Tùy theo ngày che dấu, đến bên Tăng xin yết-ma phú tàng tùy theongày che dấu. Tăng đã cho tôi yết-ma phú tàng tùy theo ngày che dấu. Khi tôi hành pháp phú tàng, trung gian tái phạm, biết số ngày che dấu, đến Tăng xin yết-ma bổn nhật trị của phú tàng đối với trung gian trùng phạm của tội phạm trước. Tăng đã trao cho tôi yết-ma bổn nhật trị của phú tàng đối với trung gian trùng phạm của tội phạm trước. Nhưng khi tôi hành pháp phú tàng, trung gian tái phạm lần thứ hai, biết số ngày che dấu, đến bên Tăng xin yết bổn nhật trị của phú tàng của trung gian tái phạm lần thứ hai của tội phạm trước. Tăng đã trao cho tôi yết-ma bổn nhật trị của phú tàng của trung gian tái phạm lần thứ hai của tội phạm trước. Tôi tỳ-kheo tên là… đã hành pháp phú tàng rồi, nay đến Tăng xin sáu đêm ma-na-đỏa, từ mẫn cố.» [902a1]

Lần thứ hai, lần thứ ba cũng nói như vậy. Trong chúng nên sai một vị có khả năng yết-ma, dựa theo sự việc trên tác bạch như vầy:

«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo… này đã phạm tội tăng tàn biết số ngày, không biết số ngày, cho đến chỗ trụ khác nhau. Tỳ-kheo này tùy theo ngày che dấu, đã đến bên Tăng xin yết-ma phú tàng. Tăng đã cho tỳ-kheo này yết-ma phú tàng. Tỳ-kheo này khi hành pháp phú tàng, trung gian tái phạm, biết số ngày che dấu, đã đến Tăng xin yết-ma bổn nhật trị của phú tàng đối với trung gian trùng phạm của tội phạm trước. Tăng đã trao cho tỳ-kheo này yết-ma bổn nhật trị của phú tàng đối với trung gian trùng phạm của tội phạm trước. Nhưng tỳ-kheo này khi hành pháp phú tàng lại trung gian tái phạm lần thứ hai, biết số ngày che dấu, đã đến bên Tăng xin yết-ma bổn nhật trị của phú tàng của trung gian tái phạmlần thứ hai của tội phạm trước. Tăng đã trao cho Tỳ-kheo này yết-ma bổn nhật trị của phú tàng của trung gian tái phạm lần thứ hai của tội phạm trước. Tỳ-kheo kia hành pháp phú tàng rồi, nay đến Tăng xin sáu đêm ma-na-đỏa. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, nay Tăng trao cho tỳ-kheo… sáu đêm ma-na-đỏa. Đây là lời tác bạch.

«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo… này đã phạm tội tăng tàn, biết số ngày, không biết số ngày, cho đến chỗ trụ khác nhau. Tùy theo ngày che dấu, đến bên Tăng xin yết-ma phú tàng. Tăng đã cho tỳ-kheo này yết-ma phú tàng tùy theo ngày che dấu. Khi tỳ-kheo này hành pháp phú tàng, trung gian tái phạm, biết số ngày che dấu, đã đến Tăng xin yết-ma bổn nhật trị của phú tàng đối với trung gian trùng phạm của tội phạm trước. Tăng đã trao cho tỳ-kheo kia yết-ma bổn nhật trị của phú tàng đối với trung giantrùng phạm của tội phạm trước. Nhưng tỳ-kheo kia khi hành pháp phú tàng trung gian tái phạm lần thứ hai, biết số ngày che dấu, đã đến Tăng xin yết-ma bổn nhật trị của phú tàng của trung gian tái phạm lần thứ hai của tội phạm trước. Tăng đã trao cho tỳ-kheo kia yết-ma bổn nhật trị của phú tàng của trung giantái phạm lần thứ hai của tội phạm trước. Tỳ-kheo kia hành pháp phú tàng rồi, nay đến xin sáu đêm ma-na-đỏa. Nay Tăng trao cho tỳ-kheo kia sáu đêm ma-na-đỏa, các trưởng lão nào chấp thuận, nay Tăng trao cho tỳ-kheo… sáu đêm ma-na-đỏa thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói. Đây là yết-ma lần thứ nhất.»

Lần thứ hai, lần thứ ba cũng nói như vậy.

Tăng đã đồng ý trao cho Tỳ-kheo…. sáu đêm ma-na-đỏa rồi. Tăng đồng ý nên im lặng. Việc này được ghi nhận như vậy.

Bấy giờ, tỳ-kheo kia hành ma-na-đỏa rồi, bạch các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo bạch PhậtĐức Phật dạy:

«Tăng nên trao cho tỳ-kheo kia pháp xuất tội bằng bạch tứ yết-ma, như trên.»

Nên xuất tội như vầy: Khi Chúng Tăng xuất tội cho tỳ-kheo kia mà không như phápđức Phật bảo các tỳ-kheo:

«Lắng nghe cho kỹ: Nếu tỳ-kheo phạm tội tăng tàn, biết số ngày, không biết số ngày, cho đến chỗ trụ khác nhau. Tỳ-kheo kia đã đến Tăng xin yết-ma phú tàng tùy theo ngày che dấu, Tăng trao cho yết-ma phú tàng tùy theo ngày che dấu. Vị kia khi hành pháp phú tàng, trung gian tái phạm, biết số ngày che dấu. Vị kia đến bên Tăng xin yết-ma bổn nhật trị của phú tàng đối với trung gian trùng phạm của tội phạm trước. Tăng đã trao cho tỳ-kheo yết-ma bổn nhật trị của phú tàng đối với trung gian trùng phạm của tội phạm trước. Nhưng tỳ-kheo kia khi hành pháp phú tàng, trung gian tái phạm lần thứ hai, biết số ngày che dấu, đã đến Tăng xin yết-ma bổn nhật trị của phú tàng đối với trung gian trùng phạm lần thứ hai của tội phạm trước. Tăng đã cho tỳ-kheo kia yết-ma bổn nhật trị của phú tàng đối với trung giantrùng phạm lần thứ hai của tội phạm trước. Tỳ-kheo kia tưởng là đúng, hành pháp phú tàng rồi đến Tăng xin sáu đêm ma-na-đỏa. Tăng cho tỳ-kheo kia sáu đêm ma-na-đỏa phi pháp. Tỳ-kheo kia tưởng là đúng, hành ma-na-đỏa xong, đến Tăng xin yết-ma xuất tội. Tăng cho tỳ-kheo kia xuất tội phi pháp, Ta nói tỳ-kheo này không thanh tịnh, tội không khỏi.

«Trường hợp có tỳ-kheo phạm tội tăng tàn biết số ngày, không biết số ngày, cho đến chỗ trụ khác nhau. Tỳ-kheo kia tùy theo ngày che dấu đã đến bên Tăng xin yết-ma phú tàng. Tăng đã trao cho tỳ-kheo kia yết-ma phú tàng tùy theo ngày che dấu. Tỳ-kheo kia khi hành pháp phú tàng, trung gian tái phạm, biết số ngày che dấu, đã đến Tăng xin yết-ma bổn nhật trị của phú tàng trung gian trùng phạm. Tăng đã trao cho tỳ-kheo kia yết-ma bổn nhật trị của phú tàng trung gian trùng phạm. Nhưng tỳ-kheo kia khi hành pháp phú tàng, trung gian tái phạm lần thứ hai, biết số ngày che dấu, đã đến Tăng xin yết-ma bổn nhật trị của phú tàng đối với trung gian trùng phạm lần thứ hai của tội phạm trước. Tăng đã trao cho tỳ-kheo kia yết-ma bổn nhật trị của phú tàng đối với trung gian trùng phạm lần thứ hai của tội phạm trước như pháp. Nhưng tỳ-kheo kia hành pháp phú tàng rồi, đến Tăng xin sáu đêm ma-na-đỏa, Tăng trao cho tỳ-kheo kia sáu đêm ma-na-đỏa không như pháp. Tỳ-kheo kia tưởng là như pháp, hành ma-na-đỏa rồi, đến Tăng xin yết-ma xuất tội. Tăng trao cho tỳ-kheo kia xuất tội phi pháp. Ta nói tỳ-kheo kia không thanh tịnh, tội không khỏi.

«Trường hợp có tỳ-kheo phạm tội tăng tàn biết số ngày, không biết số ngày, cho đến chỗ trụ khác nhau. Tỳ-kheo kia tùy theo ngày che dấu đã đến bên Tăng xin yết-ma phú tàng. Tăng đã trao cho tỳ-kheo kia yết-ma phú tàng tùy theo ngày che dấu. Tỳ-kheo kia khi hành pháp phú tàng, trung gian tái phạm, biết số ngày che dấu, đã đến Tăng xin yết-ma bổn nhật trị của phú tàng trung gian trùng phạm. Tăng đã trao cho tỳ-kheo kia yết-ma bổn nhật trị của phú tàng trung gian trùng phạm. Nhưng tỳ-kheo kia khi hành pháp phú tàng, trung gian tái phạm lần thứ hai, biết số ngày che dấu, đã đến Tăng xin yết-ma bổn nhật trị của phú tàng đối với trung gian trùng phạm lần thứ hai của tội phạm trước. Tăng đã trao cho tỳ-kheo kia yết-ma bổn nhật trị của phú tàng đối với trung gian trùng phạm lần thứ hai của tội phạm trước như pháp. Tỳ-kheo kia hành phú tàng xong, đã đến Tăng xin sáu đêm ma-na-đỏa. Tăng đã trao cho tỳ-kheo kia sáu đêm ma-na-đỏa như pháp. Tỳ-kheo kia hành ma-na-đỏa rồi, đến tăng xin yết-ma xuất tội. Tăng trao cho tỳ-kheo kia xuất tội phi pháp. Ta nói người này không thanh tịnh, tội không khỏi.

«Trong đây, biết số ngày, không che dấu, ba vế; cũng như vậy. Biết số che dấu, không che dấu, ba vế; cũng như vậy. Không biết số ngày, che dấu, ba vế; cũng như vậy. Không biết số ngày, không che dấu, ba vế; cũng như vậy. Không biết số ngày, che dấu, không che dấu; ba câu cũng như vậy. Biết số ngày, không biết số ngày, che dấu, ba vế; cũng như vậy. Biết số ngày, không biết số ngày, không che dấu, ba vế; cũng như vậy. Biết số ngày, không biết số ngày, che dấu, không che dấu, ba vế; cũng như vậy.

«Trong đây, có tỳ-kheo phạm tội tăng tàn, biết số ngày, không biết số ngày, cho đến chỗ trụ khác nhau. Tỳ-kheo kia tùy theo ngày che dấu đã đến Tăng xin yết-ma phú tàng, Tăng đã trao cho tỳ-kheo kia yết-ma phú tàng tùy theo ngày che dấu. Tỳ-kheo kia khi hành pháp phú tàng, trung gian tái phạm, biết số ngày che dấu, đã đến Tăng xin yết-ma bổn nhật trị của phú tàng đối với trung gian trùng phạm lần thứ hai của tội phạm trước. Tăng đã trao cho tỳ-kheo này yết-ma bổn nhật trị của phú tàng đối với trung giantrùng phạm. Nhưng tỳ-kheo kia khi hành pháp phú tàng, trung gian tái phạm lần thứ hai, biết số ngày che dấu, đến Tăng xin yết-ma bổn nhật trị của phú tàng đối với trung gian trùng phạm lần thứ hai. Tăng trao cho Tỳ-kheo kia [903a1] yết-ma bổn nhật trị của phú tàng đối với trung gian trùng phạm lần thứ hai của tội phạm trước. Tỳ-kheo kia hành phú tàng xong, đến Tăng xin sáu đêm ma-na-đỏa. Tăng đã trao cho tỳ-kheo kia sáu đêm ma-na-đỏa như pháp. Tỳ-kheo kia hành ma-na-đỏa rồi, đến Tăng xin yết-ma xuất tội. Tăng đã trao cho tỳ-kheo kia xuất tội như pháp. Ta nói tỳ-kheo này thanh tịnh không phạm, tội được khỏi.

«Biết số, không che dấu, ba vế; cũng như vậy. Biết số, che dấu, không che dấu, ba vế; cũng như vậy. Không biết số, che dấu, ba vế; cũng như vậy. Không biết số, không che dấu, ba vế; cũng như vậy. Không biết số, che dấu, không che dấu, ba vế; cũng như vậy. Biết số, không biết số, che dấu, ba vế; cũng như vậy. Biết số, không biết số, không che dấu, ba vế; cũng như vậy. Biết số, không biết số, che dấu, không che dấu, ba vế cũng như vậy.»

8. Lúc bấy giờ, trú xứ nọ có hai tỳ-kheo phạm tội tăng tàn. Tỳ-kheo kia trong ngày, từ trú xứ ra đi và nói: «Nếu gặp được tỳ-kheo thanh tịnh tôi sẽ sám hối.» Tỳ-kheo thứ nhất khi bắt đầu đi, lại che dấu. Tỳ-kheo thứ hai khi thấy tỳ-kheo khác bèn che dấu; như vậy cả hai đều che dấu. Vị thứ nhất nhớ tội. Vị thứ hai không nhớ tội. Vị kia nhớ mà che dấu là phú tàng. Vị không nhớ, chẳng phải phú tàng. Vị thứ nhất nghi, vị thứ hai không nghi. Vị nghi mà che dấu tức là không phú tàng. Vị không nghi mà che dấu tức là phú tàng. Vị thứ nhất biết, vị thứ hai không biết. Vị biết mà che dấu tức là phú tàng. Vị không biết mà che dấu tức là không phú tàng.

9. Bấy giờ, có tỳ-kheo phạm tội tăng tàn, mà bảo là phạm ba-la-di che dấu. Vị kia nghĩ rằng: «Ta nên làm thế nào?» Rồi bạch các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo bạch PhậtĐức Phật dạy:

«Nếu tỳ-kheo phạm tội tăng tàn bảo là ba-la-di che dấu, nên trao cho pháp sám đột-kiết-la, sau đó trao cho ma-na-đỏa.»

Bấy giờ, có tỳ-kheo phạm tội tăng tàn, mà bảo là phạm ba-dật-đề, ba-la-đề-đề-xá-ni, thâu-lan-giá, đột-kiết-la, ác thuyết che dấu, vị kia nghĩ như vầy: «Ta nên làm thế nào?» Rồi bạch các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo bạch PhậtĐức Phật dạy:

«Nếu tỳ-kheo phạm tội tăng tàn mà gọi là ba-dật-đề cho đến ác thuyết che dấu, dạy họ tác pháp sám hốiđột-kiết-la rồi trao cho ma-na-đỏa.»

Bấy giờ, có tỳ-kheo phạm ba-dật-đề mà bảo là ba-la-di che dấuĐức Phật dạy:

«Nếu tỳ-kheo phạm ba-dật-đề mà bảo là ba-la-di che dấu, nên dạy họ sám đột-kiết-la rồi sau như phápsám.»

Bấy giờ, có tỳ-kheo phạm ba-dật-đề mà bảo là phạm tăng tàn, cho đến ác thuyết che dấuĐức Phậtdạy:

«Nên dạy họ sám đột-kiết-la rồi sau như pháp sám. ba-dật-đề, ba-la-đề-xá-ni, thâu-lan-giá, đột-kiết-la, ác thuyết cũng như vậy.»

Bấy giờ, có tỳ-kheo phạm tội tăng tàn, nếu tác ý tăng tàn phú tàng, thì nên dạy họ sám đột-kiết-la, sám rồi trao cho phú tàng. Phạm ba-dật-đề cho đến ác thuyết cũng như vậy.

10. Bấy giờ, nơi trú xứ nọ có tỳ-kheo phạm nhiều tội tăng tàn. Tỳ-kheo kia không nhớ số tội phạm, không nhớ số ngày. Vị kia nghĩ như vầy: «Ta nên làm thế nào?» Rồi bạch các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo bạch PhậtĐức Phật dạy:

«Nếu tỳ-kheo phạm tội tăng tàn, không nhớ số tội phạm, không nhớ số ngày, thì nên kể từ lúc thanh tịnhvề sau là phú tàng. Nếu nhớ số tội phạm mà không nhớ ngày cũng nên kể từ lúc thanh tịnh về sau là phú tàng. Nếu nhớ số ngày mà không nhớ tội phạm nên tính theo ngày mà trao cho tội phú tàng.

«Nghi, không nghi; cũng như vậy. Biết, không biết; cũng như vậy.»

Tỳ-kheo kia hoặc nhớ số lượng một tội, hoặc không nhớ số lượng một tội, hoặc nhớ số ngày một tội, hoặc không nhớ số ngày một tội, nên kể từ ngày thanh tịnh về sau là che dấu. Nếu nhớ số lượng phạm hoặc nhớ số ngày phạm một tội, không nhớ số ngày phạm một tội, nên kể từ thanh tịnh về sau là che dấu. Nếu nhớ số ngày hoặc nhớ số tội phạm, hoặc không nhớ số tội phạm, nên tính ngày trao cho tội che dấu. Nghi, không nghi; cũng như vậy. Biết, không biết; cũng như vậy.»

11. Bấy giờ, có tỳ-kheo phạm tội tăng tàn biết số lượng, không che dấu. Vị kia đến Tăng xin sáu đêm ma-na-đỏa, Tăng trao cho vị kia sáu đêm ma-na-đỏa. Liền trong ngày ấy tái phạm, biết số lượng che dấu, vị kia nghĩ như vầy: «Ta nên làm thế nào?» Rồi bạch các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo bạch PhậtĐức Phật dạy:

«Nếu tỳ-kheo phạm tội tăng tàn biết số lượng, không che dấu, đến Tăng xin sáu đêm ma-na-đỏa, Tăng trao cho sáu đêm ma-na-đỏa, liền trong ngày ấy tái phạm, biết số lượng che dấu, Tăng nên trao cho tỳ-kheo kia ma-na-đỏa và nói: ‹Này tỳ-kheo, thầy nên hành lại pháp ma-na-đỏa.› Nếu hành pháp ma-na-đỏa một đêm, cho đến sáu đêm, trong thời gian ấy tái phạm, biết số lượng che dấu, Tăng nên trao cho tỳ-kheo này ma-na-đỏa. Trao cho ma-na-đỏa rồi, nên trao cho bổn nhật trị của ma-na-đỏa. Hành bổn nhật trị ma-na-đỏa rồi, nên cho pháp xuất tội.»

Bấy giờ, có tỳ-kheo phạm tội tăng tàn, biết số lượng không che dấu, đến Tăng xin sáu đêm ma-na-đỏa, Tăng trao cho vị kia sáu đêm ma-na-đỏa. Tỳ-kheo kia liền trong ngày ấy, trung gian tái phạm, không biết số lượng che dấu. Tăng nên trao cho tỳ-kheo kia sáu đêm ma-na-đỏa và nói: «Này tỳ-kheo, thầy nên hành ma-na-đỏa lại. Nếu hành một đêm, cho đến sáu đêm, trong thời gian ấy tái phạm, không biết số lượng che dấu. Tăng nên trao cho tỳ-kheo kia ma-na đỏa. Trao cho họ ma-na-đỏa rồi, nên trao cho ma-na-đỏa bổn nhật trị, trao cho ma-na-đỏa bổn nhật trị rồi, nên trao cho pháp xuất tội.»

Bấy giờ, có tỳ-kheo phạm tội tăng tàn, biết số ngày, không che dấu, đến Tăng xin sáu đêm ma-na-đỏa, Tăng trao cho vị kia sáu đêm ma-na-đỏa. Tỳ-kheo kia liền trong ngày ấy tái phạm, biết số lượng, không biết số lượng che dấu. Tăng nên trao cho tỳ-kheo kia sáu đêm ma-na-đỏa và nói: «Này Tỳ-kheo, thầy nên hành ma-na-đỏa lại.» Nếu hành một đêm, cho đến sáu đêm, trong thời gian ấy tái phạm, biết số lượng, không biết số lượng, che dấu. Tăng nên trao cho tỳ-kheo kia sáu đêm ma-na-đỏa. Vị kia hành ma-na-đỏa rồi, nên trao cho bổn nhật trị ma-na-đỏa, trao cho bổn nhật trị ma-na-đỏa rồi, nên trao cho pháp xuất tội.

Không biết số lượng, không che dấu; cũng như vậy. Biết số lượng, không biết số lượng, không che dấu; cũng như vậy.[13]

 


[1] Tham chiếu Pali, Cullavagga ii. Pārivāsikakkhandhakaṃ, Vin. ii. 31. Ngũ phần 23, phần iv. Ch.ii. Pháp yết ma (T22n1421 tr.156b); Tăng kỳ 26, Tạp tụng bạt cừ (T22n1425 tr.435a); Thập tụng 32, Tăng tànsám hối pháp (T23n1435 tr.228b).

[2] Tùy theo số ngày phú tàng mà cho số ngày biệt trụ tương ứng. Xem Thập tụng 32 (T23n1435 tr.232c08); Cūḷavag. iii (Vin.ii. 40); Ngũ phần 32 (tr.136c29).

[3] Thập tụng, nói rõ tội danh: «Tôi tỳ-kheo Ca-lưu-đà-di, cố ý xuất tinh, phạm tăng-già-bà-thi-sa này một tội phú tàng.»

[4] Trong văn thỉnh của Pali, có nói rõ số ngày che dấu để xin. Nếu một ngày che dấu (Vin. ii. 40): (…) Sohaṃ, bhante, saṅghaṃ ekisā āpattiyā sañcetanikāya sukkavisaṭṭhiyā ekāhappaṭic-channāya ekāhaparivāsaṃ yācāmi, «…Vì vậy, thưa các Đại đức, tôi xin Tăng một ngày biệt trụ cho một tội cố ýxuất tinh một ngày phú tàng.» Nếu năm ngày che dấu (Vin.ii. 42): … pañcāhappaṭic-channāya pañcāhaparivāsaṃ yācāmi, «tôi xin năm ngày biệt trú cho năm ngày phú tàng.» Thập tụng 32 (T23n1435 tr.233a09): «… tuỳ theo số ngày phú tàng, xin Tăng pháp biệt trụ.» Ngũ phần 32 (tr.137a 12): «… một đêm phú tàng, nay xin Tăng một đêm pháp biệt trụ.»

[5] Các luật đều nói: «xin biệt trú.» Tức xin thi hành ba-lợi-bà-sa 波利婆沙. Hành sự sao 8: «Ba-lợi-bà-sa, hoặc dịch là phú tàng.» Không đúng. Ba-lợi-bà-sa là phiên âm từ Skt. (Pali): parivāsa. Từ này cũng áp dụng cho ngoại đạo xuất gia, gọi là «bốn tháng biệt trú» (Pali: cattaro māse parivāso), không liên hệgì đến ý nghĩa «phú tàng.»

[6] Trùng phạm 重犯, phạm lại tội cũ. Tham chiếu Pali, Vin.ii. 43: Udāyī đang hành biệt trụ vì 5 ngày phú tàng tội cố ý xuất tinh, lại tái phạm tội cũ mà không phú tàng. Tăng cho hành bản nhật trị không phú tàng. Sau đó (Vin.ii. 48), phạm tội cố ý xuất tinh, nửa tháng hành biệt trụ vì 15 ngày phú tàng. Trong khi hành biệt trụ, lại tái phạm, lại phú tàng 5 ngày. Tăng hiệp cả hai lần phú tàng trước sau thành pháp hiệp nhất biệt trụ (samodhānaparivāsa).

[7] Thập tụng, đã dẫn: tái phạm tội cũ, một ngày không phú tàng, cho bản nhật trị.

[8] Bản nhật trị 本日治. Pali: mūlāyapaṭikissanā, kéo trở lại gốc.

[9] Cf. Vin.ii. 43: Tỳ-kheo đang hành biệt trụ về tội cố ý xuất tinh, tái phạm tội cũ, khi xin yết-ma, nói rõ tội cũ: (…) sohaṃ parivasanto antarā ekaṃ āpattiṃ āpajjiṃ sañcetanikaṃ sukkavissaṭṭhiṃ appaṭicchanaṃ. Sohaṃ, bhante, saṅghaṃ antarā ekissā āpattiyā sañcetanikāya sukkavissaṭṭhiyā appaṭicchannāya mūlāya paṭikassanaṃ yācāmi’ti. «Tôi trong khi đang hành biệt trụ, trung gian phạm một tội có ý xuất tinh, không che dấu. Nay tôi, thưa các Đại đức, xin Tăng cho tôi bản nhật trị cho trung gian một tội cố ý xuất tinh không che dấu

[10] Ma-na-đỏa 摩那埵. Pali: mānatta; PTS Dict. nói, từ nguyên không rõ. Giả thiết do māna «đo lường,» nên có thể có nghĩa «thi hành biện pháp.» Từ nguyên, theo BSK: mānāpya, «làm cho hài lòng.» Hán dịch thông dụng là ý hỷ.

[11] Xuất tội 出罪. Pali: abbhāna, sự phục hồi.

[12] Thập tụng 32 (T23n1435 tr.236b22): «Lần thứ nhất, cố ý xuất tinh, phạm một tăng-già-bà-thi-sa, một đêm phú tàng. Thứ hai, xúc nữ, hai đêm phú tàng, thứ ba… cho đến, lần thứ 13, lệ ngữ, 13 đêm phú tàng. Cho người đó 13 đêm biệt trụ.» Nghĩa là, chọn ngày phú tàng lớn nhất cho tất cả các tội phú tàng, chứ không phải làm phép toán cộng. Tăng kỳ 26 (T22n1425 tr.436c26): phạm tội thứ nhất 10 đêm phú tàng, tội thứ hai 10 đêm, cho đến tội thứ mười 10 đêm phú tàng. Họp lại làm thành 10 đêm biệt trụ. Ngũ phần 22 (T22n1421 tr.157c04): «Phạm 1 đến nhiều tội tăng-già-bà-thi-sa, phú tàng từ 2 đến nhiều đêm; chỉ tính số đêm phú tàng lâu nhất. Theo số đó mà cho biệt trụ.»

[13] Hết quyển 45.