Mật Tông & Kinh Đại Thừa
Tịnh Liên Nghiêm Xuân Hồng
Trăng lên cao vẫn vằng vặc và Sen trong hồ, hay sen trong lòng vẫn từ ái nở ra. Hình như vầng trăng đó, và đóa sen kia đã từ vô lượng thời gian xưa.
Tịnh Liên – Nghiêm Xuân Hồng
PL 2547 -1997
Đinh Sửu
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô Khai Pháp Tạng Bồ Tát
Sen Bát Nhã Trăng Lăng Già
(THAY LỜI TỰA)
Hình như thế kỉ 21 đang ú ớ cựa mình trên đỉnh Bắc-cực và Nam-cực của địa cầu.
Nhưng người ta có lẽ vẫn còn đắm đuối trong giấc ngủ nặng nề, trong ác mộng triền miên của thế kỷ 20. Trăng ở Mỹ-châu đêm nay đang chiếu sáng như suốt về mấy ngàn mùa trăng xưa.
Đột nhiên ngồi nhớ bốn câu thơ của Thiền sư Huệ Sinh từ thế kỷ thứ 11 đời Lý:
Tịch tịch Lăng-già nguyệt
Không không độ hải chu
Tri không không giác hữu
Tam muội nhiệm thông châu
Đột nhiên dịch thành chữ Việt:
Thuyền vượt biển có không không có
Trăng Lăng-già lặng gió bao la
Đã hay không có không là
Luồng tam muội đã đi vào biển tâm
Trăng Lăng – già hay trăng sơ huyền – hay trăng cổ độ – hay trăng lòng – trăng cõi – từ mấy ngàn năm xưa vẫn tịch nhiên là trăng bây giờ – và tức thị trăng thế kỷ 21. Chữ “tức thị” hiển lộ bài Bát Nhã Tâm Kinh trong lòng. Và bài Bát Nhã tức thị là lỏng người vời vợi giữa thời gian, giữa không gian, giữa không gian Ta bà và Tịnh độ.
Có tức thị không
Không tức thị có
và như lời thơ bát ngát ẩn mật của Thiền-sư Từ Đạo Hạnh thế kỷ thứ 12:
Tác hữu trần sa hữu
Vi không nhất thiết không
Hữu không như thủy nguyệt
Vật trước thị không không
Có thì có tự mảy may
Không thì cả thế gian này cũng không
Thử xem bóng nguyệt lòng sông
Ai hay không có có không là gì
(bản dịch của Phan Kế Bính)
Có lẽ Đạo Hạnh và Minh Không là hai Thiền sư Mật tông và Đại Thừa đã hiển lộ nhiều hóa thân hóa hiện nhất trong lịch sử Thiền Mật Tông và Đại Thừa ở Việt Nam. Sự tích của các Ngài đều được chép trong chính sử. Tinh thần Mật Tông và Đại Thừa bao giờ cũng bàng bạc trong lịch sử thiền Việt Nam, và Thiền Việt Nam cũng bàng bạc trong lịch sử Việt Nam từ đầu thế kỷ thứ III đến nay. Lịch sử ấy cũng là lịch sử của Lăng Nghiêm và Bát nhã – của Trăng và Thuyền – Trăng và Sen – Sen và lòng người. Trăng sáng tự nhiên, sen nở ngào ngạt, và lòng người thơm ngát vượt có không – không có. Chính vì thế mà vua Lý Thái Tông viết được 2 câu thơ kỳ lạ:
Hạo hạo Lăng – già nguyệt
Phân phân Bát – nhã liên
Tạm dịch là:
Vầng trăng lồng lộng Lăng – già
Cánh sen Bát – nhã chói lòa sắc không
Nhưng thật không nắm bắt được thần ý của vua. Trong kinh Lăng già (Suramgama Sutra) mục Phật hỏi về Viên thông, thì có Ngài Quán Thế Âm ra trình bày chỗ đắc viên thông của minh:
Tòng văn, tư, tu
Nhập sa-ma-đề
Bí quyết giản dị này ai cũng có thể theo được: “Hãy nghe, hãy nghĩ, hãy làm, thì nhập định ”
Chữ “Văn” là nghe, cũng phải hiểu như “Kiến” là thấy, Nghe và Thấy có nghĩa là sự vụ đó có thật, không dối (Chân thực, bất hư). Chữ “Tư” là nghĩ, là nhớ, nhận, nhập. Chữ “Tu” là quán chiếu, soi chiếu, thực hành, làm thành. Cả ba chữ có thể tóm lại 2 chữ “hành thâm” trong bài Kinh Lòng Bát Nhã Ba La Mật Đa. Đây là khởi điểm của Mật tông và Đại Thừa. Không có “hành thâm” thì không có gì hết. Ngược lại, có “hành thâm” thì có tất cả Mật tông, Đại thừa, Tiểu thừa…
Hơn 300 trang chữ nghĩa của cư sĩ Nghiêm Xuân Hồng trong tập tiểu luận về Kim Cang Thừa nhằm khai mở ý nghĩa của hai chữ “hành thâm” đó. Chỉ khai mở thế thôi, còn có “hành thâm” hay không lại là tùy túc duyên của người đọc.
Những trang kinh Mật tông và Đại thừa đôi khi huyền hoặc như một đêm trăng sáng, bí ẩn như một nụ sen, và những hình bóng mơ hồ của vô lượng kiếp người lang thang ngoài núi rừng khe động, trong phố thị phồn hoa, đều chập chờn theo sương khói… Một chữ khởi đi là ngàn vạn chữ kêu gào. Cho nên ngòi bút cũng dễ lạc vào mê đồ ảo phố. Cái khó sẽ ló cái hay. 300 trang của cư sĩ vẫn thơ thẩn, nhẩn nha như một người đang bước trong vườn nhà. Không một bước quá chậm hay quá nhanh. Không một hơi thở nào được ghi nhận là khẩn cấp.
Trăng lên cao vẫn vằng vặc và Sen trong hồ, hay sen trong lòng vẫn từ ái nở ra.
Hạo hạo Lăng – già nguyệt
Phân phân Bát – nhã liên
Hình như vầng trăng đó, và đóa sen kia đã từ vô lượng thời gian xưa… từ thế kỷ thứ 3, thứ 4, thứ 11, thứ 12, thứ 20, hay thế kỷ thứ 21 đang ú ớ cựa mình trên Bắc cực. Và tâm thức kẻ lên đường là tấm lòng người viễn khách. Một lần đi là vĩnh viễn bước đi đến kỳ cùng cuộc lữ (Hành thâm Bát Nhã Ba La Mật Đa). Đến tột – bờ – mé vẫn hằng hằng mở phơi cứu độ không lời.
“Yết-đế, yết-đế, ba-la yết-đế, ba-la-tăng yết-đế, bồ-đề-tát-bà-ha”
Tường Vũ Anh Thy
San Jose, mùa trăng tháng 6/1986
CHƯƠNG 1: LỜI DẪN
Trước khi bước vào cuộc hành trình tìm hiểu những miền chân trời kỳ- dị lạ lùng của Kim – cang – thừa (VAIRAYANA, tức Mật thừa), thiển nghĩ cần minh định mấy điểm sau đây:
1. Kẻ viết những dòng này, cũng như nhiều người học Phật và cố gắng tu theo lời Phật, trong nhiều năm đọc tụng cũng suy ngẫm về kinh điển Đại thừa, thường hay bị bồi hồi ngơ ngác trước những trang tôn kinh… Là vì những lời dạy của kinh thường là ẩn mật cô đọng, nửa hiện nửa ẩn; Phật lại ít khi giảng giải kỹ càng ngọn ngành, Ngài thường chỉ khẳng định hoặc nhắc đi nhắc lại một vài điểm chân lý tối thượng, hoặc mô tả những cảnh giới siêu xuất huyền diệu của cái tâm – bí – mật – trang – nghiêm trong những cơn đại – định vô trụ, rồi chỉ rải rác một vài công hạnh phải làm hay là phương thức tu tập… hoặc là Ngài phóng quang để chỉ cho tứ chúng thấy rõ cái biển hào quang của Tâm ấy nó biến hiện như thế nào!?…
Chứ rất ít khi Ngài giảng giải kỹ càng ngọn ngành… Tỷ dụ như trong Kinh Lăng – già, nơi một ít trang ở phần đầu kinh, sau khi Ngài Đại Huệ đặt 108 câu hỏi, Phật cũng có giảng về Duy Thức, về cái vòng huyễn – hiện của Thức biến, nhưng lời dạy thực là ẩn mật cô đọng, khó có mấy ai có thể lãnh hội được ngay, trừ những vị Đại – bồ – tát đã “thông đạt Đại thừa” như Ngài Đại Huệ…
Thực ra, trong các Kinh Đại thừa, có lẽ chỉ có Kinh Lăng Nghiêm và Đại Bát Niết Bàn là trong đó, Phật đã giảng giải nhiều hơn cả.
Tại sao lời kinh xưa lại ẩn mật như vậy?
Là vì để cho người đọc tụng phải suy ngẫm nhiều và tự tìm lấy. Vì có suy ngẫm nhiều thì mới thấm được. Hoặc phải hành trì tu tập thì mới biết được, như kẻ uống nước pháp, nóng lạnh tự biết… Vả lại, nếu còn những điểm nào khúc mắc khó khăn, thì sẽ có những bậc đại Bồ Tát thị hiện viết những bộ đại luận để lý giải, hoặc có những vị Tổ giải thích thêm cho kẻ tu học…
Nhưng trên đường tu học, chúng ta thường còn bị bồi hồi ngơ ngác lâu dài hơn nữa, mỗi khi vấp phải những đoạn kinh trong đó, Phật hình như giảng dạy xen lẫn cả Hiển – giáo lẫn MẬT THỪA…
Ta thường băn khoăn thầm nghĩ: “Cái này không biết có phải là Mật thừa hay không? Mật thừa là gì vậy? Mật thừa có hay không có?…
Phật thường nói rằng Chư Thế Tôn không hề lẩn tiếc Pháp, bàn tay Phật bao giờ cũng xòe ra, không nắm và lẩn dấu một pháp nào, vậy thì làm gì có Mật thừa?!…
Nhưng nếu không có Mật thừa, thì ý nghĩa u- huyền của đoạn kinh này là như thế nào?… Và nếu có Mật thừa, thì thừa này có nằm trong khung cảnh của
Đại thừa không, có khác với Đại-thừa không? Là một hay là khác biệt?…”
Những đoạn kinh xen lẫn giữa Hiển và Mật ấy, có thể lấy tỷ dụ như sau:
a. Đoạn kinh Hoa Nghiêm: Trong kinh Hoa Nghiêm, phẩm Nhập Pháp Giới thứ 39, có Ngài Thiện Tài đồng tử đi Ta bà, tìm các bậc thiện tri thức đại Bồ Tát để cầu đạo và học Bồ Tát hạnh. Lần đó, Ngài đến gặp một bậc Bồ Tát lớn, thị hiện hình tướng nữ nhân tên là Bà Tu Mật Đa. Đoạn kinh viết: (trang 275):
“Thiện Tài vui mừng hớn hở đến cong nhà Bà Tu Mật Đa Nữ.
Thấy nhà này rộng rãi nghiêm lệ, tường báu, cẩy báu, hào báu, mỗi mỗi vây quanh 10 lớp. Trong hào báu đầy nước thơm, cát vàng trải đáy, những bửu hoa bông sen 4 mầu xanh, vàng, đỏ, trắng – đua nở trên mặt nước.
Thiện Tài thấy Bà Tu Mật Đa Nữ, nhân mạo đoan nghiêm, sắc tướng viên mãn. Da màu chân kim. Tóc và mắt màu xanh biếc, chẳng dài ngắn, chẳng thô te. Tất cả hàng nhẩn thiên cõi Dục không ai sánh bằng. Tiếng nói thanh tot hơn trời Phạm Thiên. Tất cả ngôn âm sai biệt của tất cả chúng sanh đều biết đều hiểu… Được Trí như – huyễn nhập môn Phương tiện… (có thể hiểu là: vị này tu tập Như huyễn tam ma đề, và tu 10 độ, đã bước đến độ thứ 7 tức Phương tiện độ, hay Upaỵa).
Bà Tu Mật Đa Nữ nói:
Này thiện nam tử! Ta được Bồ Tát giải thoát môn tên là Ly Tham Dục Tế tùy chỗ sở thích của chúng sanh mà hiện thân.
Nếu Chư Thiên thấy ta, thời ta là THIÊN NỮ xinh đẹp chói sáng… Như vậy nhẫn đến nhơn hay phi nhơn thấy ta, thời ta là nhơn NỮ hay phi nhơn NỮ xinh đẹp vô song.
Nếu có người vì lòng Dục mà đến tìm ta, gặp ta thuyết pháp, họ nghe pháp rồi thời hết tham dục, được Bồ Tát – vô – trược – cảnh – giới – tam – muội.
Nếu có chúng sanh TẠM NHÌN ta, thời lìa tham dục, được Bồ Tát tịch tĩnh trang nghiêm tam muội.
Nếu có chúng sanh tạm cùng ta NÓI CHUYỆN, thời lìa tham dục, và được Bồ Tát vô – ngại – âm – thanh – tam – muội.
Nếu có chúng sanh CẦM TAY ta, thời lìa tham dục và được Bồ Tát tam muội đến khắp tất cả cõi Phật.
Nếu có chúng sanh tạm lên trên CHỖ NGỒI của ta, thời lìa tham dục và được Bồ Tát giải thoát quang minh tam muội.
Nếu chúng sanh thấy MẮT TA NHÁY, thời lìa tham dục và được Bồ Tát Phật cảnh giới quang minh tam muội.
Nếu có chúng sanh ÔM TA, thời lìa tham dục và được Bồ Tát tam muội nhiếp tất cả chúng sanh hằng chẳng bỏ lìa.
Nếu có chúng sanh NÚC MÔI ta, thời lìa tham dục và được Bồ Tát tam muội tăng trưởng phước đức tạng cho tất cả chúng sanh.
Phàm có chúng sanh nào THÂN CẬN ta, tất cả đều lìa tham dục và được nhập Bồ Tát nhứt thiết trí hiện tiền giải thoát vô ngại… ”(bản dịch Hòa Thượng Thích Trí Tịnh, trang 275).
Cần đặt câu hỏi: đoạn kinh bí hiểm trên đây có ý nghĩa như thế nào, và kinh muốn dạy điều gì?
Tại sao lại: THIÊN NỮ xinh đẹp, nhơn NỮ, NHÌN ta, cùng ta NÓI CHUYỆN, CẦM TAY ta, thấy MẤT TA NHÁY, ÔM TA, NÚC MÔI ta, THÂN CẬN ta…, tại sao dùng những chữ như vậy mà kinh thì không hề vọng ngôn?!
Hơn nữa, trên giải đất lục địa Ấn Độ hiện nay, kẻ du khách hoặc hành hương thường gặp nhan nhản những đền miếu của phái Mật tông Ấn Độ giáo (gọi là Tantrisme hindou), và ở những miền gần Hy Mã Lạp Sơn thường thấy nhiều ngôi chùa thuộc những phái Mật tông Tây Tạng của Phật giáo (gọi là Tantrisme tibétain)… Và trong những đền miếu hay chùa này, đều có trung thờ những bức tượng kỳ dị: đền miếu Ấn Độ giáo thì tôn thờ bức tượng của vị thần tối cao Shiva đương ôm ấp trong vòng tay vị nữ thần Shakti, còn những chùa Tây-tạng thì tôn thờ những bức tượng của một vị Phật hay hóa thân Phật có nhiều tay nhiều mắt, thường được gọi là Heruka, đương ôm ấp trong vòng tay một vị nữ thần cũng nhiều tay nhiều mắt thường được gọi là Dakini… Và ở phía trên cao, cao hơn đầu vị Heruka, thường có hình ảnh của mặt trời tròn, và mặt trăng lưỡi liềm ở hai bên… Và bức tượng nào cũng đều là những sản phẩm nghệ thuật, cực kỳ linh động, uy nghi đẹp đẽ…
Vậy thì kẻ tu học biết nghĩ sao đây?… Nhất là trong khi đó, thì hầu hết những lời dạy của kinh cùng giới luật nhà Phật thường nhắc đi nhắc lại rằng: kẻ tu hành mong cầu giải thoát, phải nhàm chán cái thân bất tịnh này, coi nó như ung nhọt, như bãi đờm dãi, và gần như tuyệt đối, cần phải xa lìa dâm dục, hay ít nhất cũng xa lìa tà dâm…!
Đoạn kinh trên đây của Hoa Nghiêm, hình như muốn ám chỉ về một sự GIAO HỢP HUYỀN BÍ, một thứ Union mystique. Nhưng giao hợp giữa cái gì và cái gì, hay giữa ai và ai??… Phải chăng sự giao hợp ấy là một động tác cực kỳ bí mật trang nghiêm của cái TÂM cực kỳ nhỏ nhiệm vi tế, còn ngôn từ hay hình ảnh chỉ là biểu tượng tượng trưng? Hay phải chăng sự giao hợp đó cũng có hình tướng, cũng thô kệch, tương tự như người phàm nam-nữ chúng ta vẫn thường ôm ấp giao họp lẫn nhau (intercourse sexuelle)?… Vị nữ thần Dakini hay vị Bà Tu Mật Đa Nữ ấy, phải chăng là một người nữ bên ngoài (external woman) hay chỉ là một người nữ bên trong tâm tưởng {thường được dịch là internal woman hoặc Knowledge woman) ?!…
Đó là một điểm thiết yếu mà ngày nay, những nhà học giả Âu – Tây chuyên phiên dịch và nghiên cứu Mật Tông, thường phân vân và tranh luận sôi nổi, và phần đông cũng chưa biết quyết nghi ra sao?… Còn một số rất ít những vị tu và chứng, thì chắc là các ngài biết đáp số. Nhưng lại ít khi chịu nói ra rõ ràng.. .Vì có lẽ nói ra cũng rất khó diễn tả, lại có thể dễ reo rắc sự hiểu lầm nguy hại bởi những kẻ đã sẵn tâm tham dục phóng túng…
Nói cho đúng và theo Lý, thì chữ Tantra chính có nghĩa là giao hợp, là nhập một. Yoga cũng có nghĩa là giao hợp, là nhập một, vì Thiền quán là để nhằm đi tới Định hay Tam muội (samadhi), và Định tức là trạng thái chú tâm liên tục (dharana) vào một đối tượng nào, và cao hơn nữa, là sự thẩm thấu nhập một giữa cái tâm năng quán với các vật sở quán… Còn chữ Tantra lại bao hàm một ý nghĩa mông lung cao vời hơn nữa, vì muốn chỉ cho sự giao hợp, nhập một giữa tâm thức chúng sanh với toàn thể pháp giới, đồng nhất hóa thân – tâm kẻ hành giả với pháp giới… Nói theo danh từ Hoa Nghiêm là NHẬP PHÁP GIỚI.
Thực ra, thì đường lối tu hành có muôn vạn nẻo vì căn cơ chúng sanh có vô lượng dị biệt… Mọi kẻ hành giả thường đều phải nhờ thầy, hoặc nhờ kinh, hoặc thiện tri thức, hoặc tự tìm ra một con đường thuần nhất, hoặc tham bác… thích hợp nhất với căn cơ của mình để tu. Tương tự như vô vàn những con suối nhỏ hoặc sóng lớn, đều phải len lỏi giữa nhiều vùng cát sỏi lau lách, để chảy dần ra biển cả.
Nhưng tuy đường tu thì muôn vạn nẻo, xong mục tiêu tối hậu của mọi sự tu hành cũng chỉ là vậy: là giao – hợp, là nhập – một, là Nhập – pháp – giới… Hoặc nhập với TÂM mình, hoặc nhập với cả THÂN TÂM mình… Hoặc nhập được vô vạn vô số vô lượng vô biên tất cả thế giới hải của cái pháp giới chẳng phải TẬN mà cũng chẳng phải VÔ TẬN này.
Cho nên, tất cả các tôn giáo lớn nảy nở trên trái hành tinh nhỏ nhoi và bụi bặm này, cũng đều nhằm mục tiêu tối hậu là như vậy: NHẬP… Hoặc là muốn đem tiểu ngã atman nhập với Đại ngã Phạm Thiên, hoặc là muốn đánh thức chúa Christ trong lòng con người để nhập vương quốc của Chúa cha, hoặc là muốn mang cái tiểu-vũ-trụ con người nhập với Đại-vũ-trụ, hoặc là muốn nhập đến tột-bờ-mé của Pháp giới này.
Do đó, nên tất cả tôn giáo lớn này đều hàm chứa những Chân lý lớn cả. Vì vậy, mới tồn tại lâu dài… Nhung chỉ khác biệt nhau ở mức độ chân lý, nông hay sâu và ở bình diện CHÚNG NHẬP, đến chỗ tuyệt cùng hay chưa đến chỗ tuyệt cùng mà thôi… Cũng tương tự như rặng núi Tuyết Sơn bao gồm nhiều ngọn núi. Ngọn núi nào cũng nhập, cũng giao – hợp với mây trời cả, nhưng riêng chỉ có ngọn Tuyết Sơn là cao hơn cả hoặc sâu hơn cả, nên có thể giao- họp với những áng mây trời ở bình diện tuyệt vời tột bờ mé mà thôi… Và xét cho kỹ, thì sẽ thấy rằng trong vụ biến cố lớn lao là việc Phật ra đời, một trong những đại sự nhân duyên của Ngài là muốn chỉ cho hàng ngoại đạo không nên tự mãn, và chớ nên dậm chân hay dừng chân trên những ngọn núi chưa phải là tuyệt vời. Cho nên, khi Phật thị hiện đản sanh tại miền Tây trúc, thì ngoại đạo đương tung hoành ngang dọc ở dải đất này, và các đại đệ tử từ nhiều kiếp của Ngài cũng thọ sanh theo tương tự như một chùm trái cây, rồi phần đông các đệ tử đều đi vào ngoại đạo, để sau này có cơ duyên dẫn dắt các phần tử ngoại đạo vào Giáo pháp vô thượng…
Tại sao có thể nói như vậy?
Là vì phần đông các đại đệ tử đầu tiên của Phật đều xuất thân từ hàng ngũ ngoại đạo mà ra, rồi dẫn theo những người khác. Ngoại đạo thường là những vị đã dày công tu hành, dày công thiền định, đã từng đắc thần thông này nọ…, vậy nếu quả thật giáo lý Phật không có gì siêu xuất hơn thì hà tất họ phải cởi giáp, lai hàng làm gì…?
Là vì chỉ cần đọc kỹ những kinh Đại Thừa rồi đọc những kinh ngoại đạo (nhất là Ấn Độ giáo), thì kinh nào hay pháp môn nào cũng chỉ là dạy việc MỞ TÂM, mở tâm từ những bình diện thô kệch đến những bình diện vi tế, đến chỗ ngày càng vi tế, đến chỗ mịt mùng vô cùng tận tột bờ mé… Nhưng con đường đi vào vi tế và vô cùng tận này cũng có nhiều mức độ sâu nông, cao thấp, vậy biết thế nào là tột bờ mé? Tức là phải đạt tới cái trạng thái trong đó, tất cả mọi tâm niệm lăn tăn chấp ngã cùng chấp pháp đều bặt hết, nhưng đồng thời lại có thể hằng khởi mọi thứ tâm niệm vô niệm để làm huyễn hiện các sắc tướng diệu hữu không lưu ngại để độ sanh… Và như thế, mới có thể gọi là Nhập pháp-giới trọn vẹn được… Nói cách khác, là phải nhập được cái vô cùng tận Nhỏ, phải nhập được cái vô cùng tận Lớn (conscience microscopique và conscience macroscopique), và đồng thời vẫn giữ được tâm thức ở mức độ thông thường (conscience à 1’échelle normale.
Nói cho đúng ra, các kinh ngoại đạo thường là ngắn hơn, đơn sơ bình dị hơn, nên dễ hiểu dễ tin hơn. Lại thường thiên trọng về lòng tin, về ân-điển cứu độ hay cứu chuộc, về hành trì tôn sùng thờ phượng, về Nhất nguyên thần hoá (monisme déifié), nên kẻ học và tu dễ được an ủi và khấp khởi hy vọng nhiều hơn.. .Giới luật cũng nhẹ nhàng ít nghiêm ngặt hơn, và những cách thức quán chiếu cũng ít khó khăn phức tạp hơn… Nhưng đọc kỹ các kinh đó, thì sẽ thấy rằng còn nhiều thứ tâm mong cầu vương vất lảng vảng, tâm tri kiến cũng quá nặng, thường là rất thiên về chấp Có, và còn nhiều những tâm niệm lăn tăn chấp pháp, mặc dầu vẫn nhắc nhở đến giải thoát và ra khỏi luân hồi… Vả lại, những lời kinh thường chưa có cái phong độ Nhứt thiết chủng trí của những Bậc vẫn ngồi sâu trong những cơn đại định vô trụ mà vẫn nói kinh.
Trái lại, những lời kinh Đại Thừa, nhất là Hoa Nghiêm, Lăng Nghiêm, Đại Bát Niết Bàn, Lăng Già… nhiều khi thực là khó tin, khó hiểu, khó nhận, khó vào. Chính Phật cũng nhiều lần nhắc nhở và công nhận như vậy: “Này Xá-lợi Phất! Tri kiến Phật thực là khó nhận, khó vào… Neu có chúng sanh nào nghe những lời này, mà khóng sợ hãi, không sa vào ho kinh nghi, thì ta thọ ký cho người ấy…”. Do đó, chỉ có những người đã vun trồng nhiều túc duyên, mới có thể nhận hiểu được đôi phần…
Vì sao?
Vì lời kinh xưa thường như nước chảy mây trôi, như hư như thực, như có như không, như ngược như xuôi, như cao như thấp, mịt mùng mông lung vô cùng VÔ tận, khó biết được chỗ nào là bắt đầu và chỗ nào chung cuộc. Tương tự như con Thần Long hiện thần biến giữa không trung, tung hoành ngang dọc, ẩn ẩn hiện hiện, mắt phàm khó mà nhìn rõ đâu là đầu rồng, và đâu là đuôi rồng… Biện chứng của lời kinh thực là đa dạng, lung linh uyển chuyển mọi màu sắc tuỳ theo sự động niệm của tâm thức chúng sanh… Lúc thì nói rằng: “Trong một hạt bụi, có chứa đựng vô vàn những cõi Phật.” Lúc thì nói: “Tất cả những the giới chủng, thế giới hải vô lượng vô biên này kết lại thành một bông Bửu liên hoa, và Bậc có nhứt thiết chủng trí có thể NHÌN thấy rõ như một trái Am-ma-la đặt trong lỏng bàn tay…” Hoặc là nói: “Neu không có Vô biên thân, hoặc không có hoá thân vô lượng hoặc không có thân vi trần, thì làm sao độ hết chúng sanh và nhập Pháp giới trọn vẹn?!”
Do đó, nên trong kinh Đại Bát Niết Bàn, Phật căn dặn rằng: “Phật pháp không có gì quyết định hết, không có ý niệm gì quyết định cả. Vì còn móng niệm lăn tăn là còn rơi vào ma ý. Vì tuyệt nhiên không cỏn móng niệm chấp pháp lăn tăn, nên mới ôm trọn được cái thực tại mông lung mịt mùng… Nói là quyết định Có thì không nhầm, mà nói là quyết định Không cũng sai lệch… Bởi vậy, nên Chư Phật thường nói hai lời, nhưng là để hiển lộ một lời: đó là Trung đạo, là Phật tánh, là Đại Niết Bàn tịch diệt của Chư Như Lai, không phải là Niết Bàn một ngày của Thanh Văn hay giải thoát của ngoại đạo…”
Suy ngẫm kỹ về cái biến hiện lắt lay của tâm thức, thì sẽ nhận thấy rằng lời kinh xưa thực có phong độ của Nhứt thiết chủng trí, của những Bậc thường trực ngồi sâu nơi Không hải vô trụ, nhưng biết rõ từng giọt mưa, nhìn rõ từng vi trần, từng tâm niệm, từng thế giới chủng, thế giới hải…
Cũng bởi thế, nên xưa kia, khi Phật còn tại thế, một số phần tử ngoại đạo vì không đủ túc duyên để hiểu nổi cái lễ biến hiện lung linh của tâm thức, đã lớn tiếng chê bai kêu ca rằng: “Khổ thay! Khổ thay!… Sa môn Cù Đàm ăn nói rối loạn, lúc thì nói có ngã, lúc thì không ngã; lúc nói thường, lúc nói vô thường… Tôi nhớ ra rằng xưa kia, các bậc tiên tri Bà La Môn đã nói trước là sẽ có một Đại yêu huyễn ra đời. Thì nay, Cù Đàm chính là Đại yêu huyễn ấy… Cù Đàm cậy rằng mình trẻ, mình khoẻ, mình đẹp, lại dòng dõi cao sang quyền quí, lại có nhiều yêu thuật, nên đã nhan tâm thu hết tất cả tín đồ của chúng ta. Cù Đàm nhẫn tâm như vậy, đâu có thể gọi là từ bi… Khổ thay! Khổ thay! Chúng ta mất hết tín đồ, thì cỏn lấy ai cúng dường vật thực nuôi song chúng ta nữa?!… ”
Suy ngẫm kỹ, và so sánh với ngoại đạo thì thiển nghĩ rằng Chư Phật ra đời chỉ là cốt lưu bố một thông điệp vi mật. Và bản thông điệp vi mật này chỉ gồm có mấy điểm SIÊU XUẤT sau đây:
– Tuyên xướng Chân lý tối thượng Duy tâm sở hiện cùng giáo lý Như huyễn trùng trùng tưong ứng tương sanh tương duyên về pháp giới. Và chỉ rõ ràng Thực tại cuối cùng ấy, Diệu tâm ấy chẳng phải là Có (Being) cũng chẳng phải là Không (Not-Being), và bao gồm cả Nhất nguyên thần hoá cùng Nhất nguyên phi thần hoá (Monisme non déifié)
– Từ chân lý ấy, suy diễn ra cái Vòng mênh mang chập chùng của THỨC BIẾN, và do đó, có thể KHAI TRIỂN ĐẾN CÙNG cực giáo lý Tánh không của Trí huệ Đại Bát Nhã và Tâm Đại Từ Bi. Để có thể nhập cái biển Không hải của tâm thức tới mức tột không, và từ nơi đó, hằng khởi tâm Đại Bi hoá hiện vô lượng hoá thân để độ sanh đến tột vi lai tế… Như vậy mới có thể nhập Pháp giới trọn vẹn được.
Xưa kia, ngoại đạo thường chưa biết rõ mấy về giáo lý Tánh không này. Tới thế kỷ 9, Cankara sáng lập phái Vedanta, hầu như đã du nhập giáo lý Như huyễn của nhà Phật, nên hình như đã từng bị một số phần tử Bà La Môn chính thống nghi ngờ rằng Cankara nghiêng theo Phật giáo.. .Và nếu không hiểu rõ giáo lý Tánh không, thì vị tu sĩ Bà La Môn vẫn có thể lọt vào nổi Không hải của Tàng thức sơ năng biến được, nhưng chỉ là một thứ Không tam muội mới chớm, khó thể vào sâu được. Cũng như vị Dalai Lạt-ma đệ nhứt, Gendun Drub từng nói: “Người Phật tử tu Mật tông nếu không hiểu rõ và chiếu sâu về Tánh không thì kết quả tu tập cũng không hơn gì bên Mật tông Ấn Độ giáo. Nghĩa là thường sẽ chỉ được thọ sanh làm một vị Thiên tử ở cõi Sắc hoặc Vô Sắc, tức là một vị samsaric god…” (Cuốn Unbridging Sutra and Mantra Paths.)
Còn về điểm Đại Từ Bi, thì ngoại đạo vẫn thường nói đến lòng từ – bi, nhất là lòng yêu – thương (love). Nhưng từ bi hay yêu – thương này vẫn còn hàm chứa nhiều tập khí chấp trước ái-kiến. Nên chưa phải là tâm Đại bi bình đẳng phát xuất từ trí-huệ Bát-Nhã và Như huyễn… Nên các tu sĩ ngoại đạo thường không có thể khởi diệu dụng vô cùng, hoá hiện hoá thân vô lượng để độ sanh được…
Thường chỉ có thể hoá hiện một vài hoá thân, và những hoá thân này cũng không có nhiều tự – tại – lực mầu nhiệm như hoá thân của một Đại Bồ Tát. Như trong bộ Đại Trí Độ Luận, ngài Long – Thọ có nói rõ về điểm này.. .Tỷ dụ như khi vị tu sĩ Bà La Môn đương thuyết pháp, thì hóa thân của vị đó không thuyết pháp được V.. .V… Cho nên việc hoá hiện hoá thân vô lượng là điểm đặc biệt của tâm Đại Từ Bi, quảng đại tự tại lực của Đại Bồ Tát… Một vị tu hành có thể nghĩ rằng mình đã thấy Tánh, nhưng nếu chưa có thể khởi tâm Đại Từ Bi cùng hoá thân vô lượng, thì cũng chưa phải là bậc cao siêu.
– Chỉ rõ cho các căn cơ Định tánh Thanh văn cùng ngoại đạo biết rằng: trên con đường tu tập, việc gột sạch những phiền não chướng (tham sân si mạn, nghi, ác kiến…) cùng ngã chấp, để lọt vào Tàng thức sơ năng biến, CHƯA ĐỦ. Chỉ mới là Dứt mạng căn, ra khỏi tam giới, đạt được thứ Niết Bàn hoá thành của Không tam muội mới chớm, chưa phải là viên mãn việc tu hành, chưa phải là nhập pháp giới trọn vẹn và thành tựu Phật quả… Muốn được như vậy, còn cần phải Vượt Mạng trược, gột nốt những Biến dịch sanh tử vi tế, những sở tri chướng LĂN TĂN VI TẾ CHẤP PHÁP trong Tàng thức sơ năng biến để chuyển toàn Thức này thành Diệu tâm… (về điểm này, xin xem cuốn Nguồn Thiền Như huyễn, cùng một tác giả).
– Chỉ rõ cái BÍ ẨN THÙ THẮNG của những cõi TỊNH ĐỘ, nói rõ ràng các cõi uế hay tịnh đều chỉ là những phương tiện Đại bi do Chư Phật hoá hiện ra để độ sanh… Và kẻ hành giả, nếu không biết đi qua con đường vãng sanh Tịnh độ, thì dù có tu công phu đến mấy, cũng khó lòng mà vượt qua được Viễn hành địa và gột nốt những phẩm vô minh vi tế cuối cùng (xin xem cuốn Nguồn Thiền Như huyễn). Và ngay cho đến phái Mật-tông là phái chủ trương Đốn ngộ thẳng tắt bậc nhất, chủ trương “Tức thân thành Phật”, cũng phải mở một pháp môn Thiền quán trong lúc trung ấm thân (Doctrine du Yoga du Bardo), để dạy hành giả cầu vãng sanh Tịnh độ. Điểm Tịnh độ này thực là một phương tiện tối thắng, mà chỉ có Chư Phật mới nói rõ ra mà thôi… Ngoại đạo không hề biết vì chưa có Pháp nhãn và Phật nhãn, và không nói đến bao giờ… Và những thiên đường (paradis) được mô tả bởi những kinh ngoại đạo, thường chỉ mang máng giống như những từng trời ở cõi Dục hay sắc-giới mà thôi…
Đó đều là những điểm đặc biệt siêu xuất của giáo lý nhà Phật…
Nay nếu nhắc đến Mật tông của Phật giáo, và đem so sánh với Mật tông Ấn Độ giáo tức Tan-trism hindou, thì sẽ thấy rằng có những điểm khác biệt rất xa vời, nếu ta biết nhìn kỹ.
Những pháp môn của 4 tông phái Mật tông Tây Tạng đều nhiều và khá phức tạp… Nhưng trên chính yếu đại cương, có thể thâu tóm trong 6 Pháp môn thiền quán của ngài Naropa…
Như:
1- Thiền quán mở luồng Hỏa hầu tam muội (Yoga de la chaleur psychique, hay Tummo),
2 – Thiền-quán về việc hoá hiện sắc thân như huyễn (Yoga du Corps illusoữe),
3- Thiền quán về mộng (Yoga du Reve),
4- Thiền quán về Hào quang sáng chói của Không hải (Yoga de la Claire lumière du Vide),
5- Thiền quán về trạng thái Trung ấm thân (Yoga du Bardo),
6- Thiền quán về sự Chuyển Thần thức để thọ sanh (Yoga du Transfert de conscience)…
Như sẽ được trình bày rõ, trong 6 pháp môn này, chỉ có pháp môn mở luồng Hỏa hầu tam muội là có nhiều điểm khá giống với môn Kunda-lini-yoga của Mật tông Ấn Độ giáo, vì Kundalini-yoga nhằm mở luồng hoả hầu tam muội được gọi là Con rắn lửa Kundalini (Le Serpent de feu Kundalini), thường nằm cuộn tròn ở phía dưới luân xa (chakra) Muladhara… Còn về 5 pháp môn kia, thì Mật tông Án Độ giáo hầu như không có, chỉ đôi khi đả động tới những trạng thái Tĩnh – lặng gọi là Turya…Nhưng riêng về pháp môn Chuyển thần thức, thì chắc là họ có, vì dã sử ghi rằng Cankara đã có lần xuất thần thức mình để nhập vào thi hài một vị vua mới chết. Tuy nhiên, các kinh sách Mật tông Án Độ giáo không thấy triển khai rõ rệt về pháp môn này, và họ thường chỉ chú trọng nhất về Kundalini-yoga, cũng được gọi là Mahayoga hoặc Siddhayoga (Siddha là vị có siddhis, tức là có thần thông)… Nhìn qua như vậy, thì tạm thấy rằng Mật tông Ấn Độ giáo còn vướng nhiều ở bình diện sự tướng, nhiều lắm là lọt được vào Biển hào quang của Tàng thức sơ năng biến, được nhìn thấy Thần Shiva ở giữa viên ngọc hào quang màu xanh biếc (Blue Pearl), rồi khởi ma ý chấp trước vào hình tướng ấy và dừng chân nơi đó. Và không nghĩ tới việc khởi Giả quán và Trung quán để khởi diệu dụng vô cùng và hoá thân vô lượng để độ sanh.
Cũng cần ghi rằng trong 6 pháp môn của ngài Naropa, thì pháp môn thứ 5 về Trung ấm thân là nhằm vãng sanh Tịnh Độ… Xem thế thì đủ rõ rằng các pháp môn nhà Phật, dù là Tịnh hay Thiền đốn ngộ, hay Mật thừa đốn ngộ, cũng đều dung thông cả. Vì pháp môn nào cũng chỉ là dùng sức thiền quán. Tu Tịnh cũng vẫn là dùng niệm lực và sức thiền quán để niệm niệm nối nhau không dứt, lọt vào Tàng thức, mở được tâm nhãn tịnh diệu và thấy hào quang của Đức A Di Đà. Nhưng ở pháp môn này, kẻ hành giả lại được nương vào nguyện lực phương tiện Đại bi của Tam Thánh Tây Phương cùng Chư Phật, nên có thể gọi là thẳng tắt thù thắng…
Cần ghi thêm rằng: Mật tông của Phật giáo cũng hay nêu lên vấn đề: Tức thân thành Phật hay là không Tức thân thành Phật?… Thành Phật ở chỗ nào, ở ngay Dục giới này, hay là ở tầng trời sắc cứu cánh ở sắc giới, hay là ở một cõi Tịnh Độ nào khác?… Đó cũng là một điểm rất hay và thiết yếu, sẽ được trình bày ở những chương sau…
Bởi các lẽ trên đây, nên có thể nói rằng giáo lý Phật là cái biết tột sâu của Không hải tâm thức, là ngọn núi Tuyết Sơn cao hơn, những đỉnh núi tâm linh khác… Nhưng có lẽ cũng vì những điểm quá siêu xuất ấy, mà đa số dân Ấn, sau những cuộc xâm lăng bằng binh lực của dân Hồi giáo tàn phá rất nhiều chùa chiền tại Ắn Độ đã lần lần trở về những tín ngưỡng của Ắn Độ giáo. Và đúng như lời Phật từng truyền ký, giáo lý của Chư Thế tôn lại lan tràn sang những miền đất xa lạ có căn cơ phù họp với giáo lý Đại Thừa hơn như Tây Tạng, Mông Cổ, Trung Hoa, Cao Ly, Nhật Bản, Việt Nam v.v…
Lược kiểm lại lịch trình TIẾN HOÁ TÂM LINH của nhân loại trên trái đất này, ta sẽ nhận thấy rằng: cái truyền thống THẦN BÍ MẬT TRUYỀN, (tradition ésoterique), ở Đông cũng như ở Tây, bao giờ cũng tiềm ẩn bàng bạc, lúc mờ lúc tỏ… Tương tự như những làn sóng ngầm, song song với sự diễn tiến của ngoại vật, luôn luôn thúc đẩy và hướng dẫn những bước đi quờ quạng của nhân loại. Tương tự như một niềm nuối tiếc ngậm ngùi ngàn đời, dai dẳng và miên viễn, của tâm linh con người đối với cái biển nước hoang vu an lạc
Như ở phía trời Tây, ở phần nhân loại mà tiềm năng tâm thức thường nghiêng về hướng ngoại (extrovertỉỵ nhưng đoá hoa tâm linh vẫn nhiều lần bừng nở… Tỷ dụ như ở miền cổ Hy-Lạp, thì có Pythagore, Platon, Zenon, Parmenide. Py-thagore và Platon chắc chắn đã đi tầm đạo ở nhiều nơi, học đạo ở những Kim tự tháp Ai Cập và khi trở về xứ sở, lập môn phái, giảng dạy về những môn học thần bí của tâm linh. Vào thời đó, những vị tu sĩ Ai Cập cũng đều là những người tu theo đạo của những vị thần Isis và Orisis, và trong những kim tự tháp, ngay nơi dùng làm phần mộ của những vị vua Pharaon, lại chính là nơi mà họ thường dùng để làm lễ điểm đạo (inừiation) cho những đệ tử có nhiều căn cơ.
Rồi thì có những bộ lạc du mục Do Thái lang thang bị đày ải sang miền Ai Cập. Nhưng lần lần, những dân Do-thái này cũng tập họp nhau lại, mở cuộc hành trình vượt qua sa mạc và Hồng Hải để trở về mảnh đất quê hương. Cuộc hành trình được hướng dẫn bởi một vị tên là Moi-de (MoiseỴ Và theo một câu nói ngắn ngủi bí ẩn trong Cựu Ước (Ancien testament), thì Moise là một vị đã đánh thức được Con rắn lửa, tức là luồng hoả hầu tam muội tương tự như trong Kundalini yoga, nên đã đắc một số thần thông.
Rồi Jean Baptiste xuất hiện. Rồi đến chúa Christ ra đời, và chắc chắn là một bậc thần linh lớn… Lúc đêm ngài giáng sanh, có mấy vị vua ở những miền lân cận, vì giỏi về thiên văn, nên đã cất bước nhìn theo ánh sao để tìm đến chỗ Chúa giáng sanh… Khi ngài lớn lên, các sách ghi rằng có lẽ ngài đã học đạo ở phái Essènes, tức là một môn phái thần bí thời đó. Hoặc cũng có thể là học ở Ai Cập hay Ấn Độ. Nhưng cần nhớ rằng đối với một bậc thần linh lớn sự học đạo nào cũng chỉ là nhân duyên thị hiện… Đen năm ngoài 30 tuổi, ngài đi lang thang, truyền dạy giáo lý, đuổi quỷ, chữa những kẻ sanh manh và tê liệt. Theo sách, thì có lẽ ngài đã truyền dạy bằng một thứ tiếng Do Thái thời đó, gọi là tiếng Aramaic.
Cả bộ kinh Tân Ước (Nouveau testament) thường tường thuật nhiều vụ đuổi quỷ và chữa bệnh của ngài. Sau này, một số tông đồ của ngài cũng được nhờ ân điển của chúa Thánh thần (Holy Spữit), nên cũng có năng lực đuổi quỷ chữa bệnh… Do đó, giáo lý Cơ đốc đã lan tràn mạnh mễ…
Ngài chỉ cần nói một lời nhẹ nhàng là quỷ, dù là quỷ độc dữ, cũng phải ra khỏi người bị quỷ ám. Ngày nay, cũng có khá nhiều những trường họp quỷ ám nặng nề, nhưng phần đông người hiện nay không nhận ra mà thôi… về chữa bệnh cũng vậy, ngài cũng chỉ nói một lời. Ngài thường cầm tay, hoặc mó vào người bệnh, rồi nói rằng: “Tội loi của con đã được tha thứ. Và đó là do lòng tin của con…” Thế là kẻ sanh manh trông thấy sáng, và kẻ tê liệt đứng dậy đi được.
Đó thường được gọi là những phép lạ. Nhưng phép lạ nào thì cũng có những quy luật của nó, những quy luật vi tế và huyền diệu của tâm linh, của tâm lực, song chúng ta vì chưa hiểu, chưa sử dụng nổi những quy luật ấy, nên hay nghi ngờ, hoặc cho là phép lạ… Tuy nhiên, nếu chúng ta hiểu rằng mọi sự vật trong pháp giới này đều được dệt nên bằng quang minh, hoặc thô hoặc tế, và cái Biển quang minh uyên nguyên hoặc năng lực uyên nguyên lại chính là Tâm, thì ta không đến nỗi ngỡ ngàng trước những sự việc khác thường
Cái màng thịt che lấp con mắt mù là cái gì? Và cái gân tê liệt là cái gì? Nó chỉ là những luồng quang minh xoay vần miên viễn từ vô thuỷ (tức là những vọng tưởng kiên co, nói theo danh từ của kinh Lăng Nghiêm), suy động bởi sức hành của nghiệp lực, tới nay hiển lộ ra, rung chuyển theo một nhịp điệu nào đó, rồi kết lại thành một hình tướng mà chúng ta gọi là cái màng hay cái gân. Nhưng nếu có một bậc siêu xuất, rủ lòng thương xót hay từ bi, dùng ngay những luồng quang minh rất vi tế và mãnh liệt của tâm lực mình, để thay đổi nhịp điệu rung chuyển của những quang minh thô của cái màng, thì những cực vi của nó liền rung chuyển theo một nhịp điệu khác, hoặc tan biến vào hư không, hoặc chuyển sang một hình thái vi tế khác… Và kẻ sanh manh lại trông thấy sáng. Nhưng cái thần kỳ là ở chỗ tâm-lực của ngài có thể tác động, khiến biến hiện ngay tức khắc… Cũng hơi tương tự như ngày nay, các nhà khoa học có thể dùng một thứ quang tuyến nào đó, hay tia la-de (laser) để oanh tạc và gây biến thái trong một đám tế bào bị ung thư, vì đám tế bào này đều là những trường từ-điện-lực (champ de force électro magnétique) đã bị lệch lạc và nảy nở sinh sôi vô tổ chức. Nhưng tia la-de vốn là một thứ quang minh thô kệch kém cỏi, chưa thể so sánh với quang minh tâm lực, và sự tác động của nó vẫn có thể lệch lạc theo một chiều hướng khác, và gây biến chứng.
Mỗi khi chữa bệnh, chúa Christ nói: “Tội lỗi của ngươi đã được tha thứ…”’’ Có nghĩa là: hầu hết những trọng bệnh của con người là do tội lỗi quá khứ, tức là Nghiệp quá khứ. Nay ngài đã rủ lòng xót thương, đem cái biển công đức lớn lao của ngài để ghé vai gánh chịu hộ nghiệp cũ của kẻ kia, thì dĩ nhiên là người bệnh hết nghiệp đó và lành bệnh… Nhưng không phải bất cứ ai cũng có túc duyên được ngài chữa lành bệnh. Những người được chữa đều là những kẻ có túc duyên sâu nặng đối với ngài, đã có lòng tin thâm sâu, đã có CHIÊU CẢM, nên ngài mới ÚNG… Vì thế, ngài mới nói thêm: “Đó là do lỏng Tin của ngươi…” Ngài chữa như vậy, nhưng vẫn là Vô tác, vì ngài vẫn là vô ngã… Rồi sau đó, khi các vị tông đồ hỏi ngài về những người bệnh đó, thì ngài nói một câu bí hiểm: “Những kẻ đó đều là đế làm sáng Danh Đức Chúa Trời…” Tức là ngài muốn dạy rằng: tất cả những vụ đó đều là những cơ duyên để gây lòng tin và cảm hoá mọi nguời.
Như thế, chúng ta cần hiểu rằng các ngành giáo lý lớn, để phù họp với căn cơ của từng miền nhân loại, nhiều khi có thể dùng những danh từ sai biệt, nhưng ý nghĩa thâm sâu thường là tương đồng.
Cần ghi rằng: những vị tu sĩ đầu tiên của giáo hội Cơ đốc, tỷ dụ như Origène, vẫn thường giảng dạy là có luân hồi, và không hề có địa ngục vĩnh cửu (enfer eterneĩỵ.. Nhưng lần lần, từ thế kỷ thứ 4 đến thế kỷ 9, giáo hội La -mã đã quyết định thay đổi bằng những giáo điều khác: giáo điều chỉ có một kiếp sống thôi (dogme de la vie unique), và có địa ngục vĩnh cửu… Là để nhằm củng cố cái Thế-quyền tối thượng của giáo hội, nhưng đồng thời, lại làm lệch lạc chân lý.
Cũng vì thế, nên trong suốt thời Trung cổ, ở phía trời Tây, đã nảy nở khá nhiều những phong trào thần bí nhằm chống đối ngấm ngầm hay bộc lộ với giáo hội La-mã. Tỷ dụ như giáo hội chính thống Cơ-đốc (Église orthodoxe), bành trướng ở Hy-Lạp và nước Nga… Ngoài ra, có nhiều phong trào khác ngấm ngầm bàng bạc như: Rosecroix và phái Alchimists (có thể dịch là phái Luyện đơn, hoặc Điểm thạch thành kim). Những phái này, tuy có pha lẫn nhiều màu sắc pháp thuật hay yêu thuật, nhưng cũng có sức chiêu dụ khá lớn đối với nhiều dân tộc Âu châu từ thời Trung cổ cho đến ngày nay… Trong cuộc cách mạng 1789 của Pháp, có một số nhân vật hành tung kỳ bí nhu hầu tuớc De Cagliostro… dính líu vào cách mạng, thường là thuộc phong trào Rosecroix…
Ở phía trời Tây, sơ lược đại cương là như vậy…
Còn ở phía cực Đông-á, tại Trung Hoa, thì có nền Dịch học Hà đồ lạc thư của Phục Hy cùng Văn Vương để lại. Nhất là có tư tưởng Hoàng Lão (Hoàng đế và Lão tử), cùng các phái tu luyện theo Thần tiên phái nhưng phát xuất tự do (Yoga taoiste).
Thần tiên phái này chủ trương tu luyện Tinh khí thần để đưa tới trạng thái Ngũ khí triều nguyên và Tam hoa tụ đỉnh tại huyệt Bách hội ở đỉnh đầu rồi kết Thánh thai. Trên đại lược, lối tu luyện này giống với pháp môn Kundalini yoga của Mật tông Ản Độ giáo, vì pháp môn này cũng nhằm tới sự kết họp giữa luồng khí lực Ida (Mặt trăng) và luồng khí lực Pingala (Mặt trời), rồi đưa toàn thể luồng khí lực đi qua con đường sạn đạo trung tâm gọi là Sushuma, để lên tới luân xa Sahasrara nơi đỉnh đầu.
Chỉ tiếc một điều là những sách vở của Thần tiên phái nay khá ít ỏi, sự phiên dịch lại càng ít hơn. Nhưng lời lẽ quá bí truyền, thường là tượng trưng và cô đọng… Trong khi các kinh sách về Ản Độ giáo như upanishads, hay Kundalini yoga, hay Raja yoga thường rõ ràng minh bạch hơn.
Các luồng giáo lý Đông phương hiện nay đương lan tràn mạnh mẽ sang những chân trời Âu-tây… Mạnh mẽ nhất là phong trào Zen, hoặc sâu sắc hoặc đã bị thông tục hoá một phần. Rồi đến những phong trào Ấn Độ giáo và Mật Tông của Phật giáo Tây Tạng.
Các kinh luận của giáo lý Phật đã được phiên dịch hầu như hết. Bộ kinh đồ sộ Hoa Nghiêm mới đây cũng đã được một học giả Mỹ Thomas Cleary phiên dịch gần xong. Riêng hình như chỉ còn bộ Đại Bát Niết Bàn là chưa được phiên dịch… Chúng ta hãy chờ xem tâm thức của người Tây phương sẽ đón nhận tư tưởng Đại Thừa ra sao?
b)- Đoạn kinh trong Tâm-địa-quán:
Kinh Tâm Địa Quán là một bộ kinh lạ lùng cũng như những kinh Đại Thừa khác, nhưng ít được lưu thông.
Nơi phẩm 11 của kinh, tức phẩm Phát bồ đề tâm, có đoạn như sau:
“Lúc đó, ngài Văn Thù Sư Lợi bạch Phật rằng: Bạch Đức Thế Tôn! Tâm không có hình tướng cũng không có cho ở, người phàm phu tu hành khi tới sơ phát tâm, phải y vào những chỗ nào và quán những tưởng gư .
Đức Phật bảo: Thiện nam tử! Muốn quán tướng của tâm, phải quán như là VÀNH TRĂNG TRÒN ĐẦY sáng sủa đứng yên trên ngực… Nếu muốn mau được bất thối chuyển, khi ở nơi A -lan-nhã, cần phải đoạn thân chính niệm, kết Kim Cang phộc ấn của Như Lai (giơ 2 tay trong sạch lên, 10 ngón tay tả và hữu bắt tréo lại với nhau, rồi lấy bàn tay tả ép trên bàn tay hữu, nắm chặt lấy nhau như hình giầy buộc, gọi là Kim Cang phộc ấn), rồi nhắm mắt quán sát mặt trăng tròn sáng giữa ngực, và suy nghĩ rằng: Vành trăng tròn đầy này to lớn 50 do tuần, sáng sủa thanh tịnh, trong ngoài lắng suốt, không chút bụi nhơ và trong mát rất mực… Mặt trăng tức là tâm, tâm tức là mặt trăng, vết trần không nhiễm thời vọng tưởng không sanh, thân tâm thanh tịnh, tâm đại bồ đề bền vững không thoái… Kết tay ấn ấy, và trì niệm quán sát chương cú vi diệu đại bồ đề tâm của hết thảy Bồ Tát khi tới sơ phát tâm là: ÚM, BỒ ĐỊA, THẤT ĐA, MƯU CHÍ BA, ĐÀ GIA NHỊ… Hết thảy Bồ Tát trong quá khứ, vị lai, hiện tại khi tại nhân địa phát sơ tâm, đều chuyên trì niệm chân ngôn này, mà được bất thối chuyển và mau viên thành Chánh- giác… ” (Bản dịch H.T Thích Tâm Châu, trang 435).
Rồi tới phẩm 12, tức phẩm Thành Phật có đoạn như sau:
“Khi ấy, Phật bảo ngài Văn Thù rằng:
Người tu hành Du Già (yoga) quán vành trăng thuần thục rồi, nên quán 3 pháp ĐẠI BÍ MẬT. Những gì là ba? – Một là tâm bí mật, hai là ngữ bí mật, ba là thân bí mật.
Thế nào gọi là Tâm bí mật pháp?… Người tu hành Du Già quán trong mặt trăng tròn đầy, thấy HIỆN ra cái chày Ngũ cổ kim cương sắc vàng, ánh sáng rực rỡ như vàng chảy, phóng ra vô-so ánh sáng trắng lớn. Lay sự ấy mà quán sát gọi là Tâm bí mật… (Chày Ngũ cổ kim cương còn được gọi là Ngũ trí kim cương, tức là cái chày kim cương; kết bằng hào quang vi diệu, có đầy đủ diệu lực của 5 Trí, lần lần quán chiếu lâu sẽ Hiện tướng thành 5 đức Phật:
– Pháp giới thể tánh trí hiện thành đức Đại Nhật, tức Tỳ Lô Giá Na, tức Quang Minh Biến Chiếu Như Lai,
– Đại viên kính trí thành A-XÚC Như Lai,
– Bình đắng tánh trí thành Bảo Sinh Như Lai,
– Diệu quán sát trí thành Vô Lượng Thọ Như Lai,
– Và Thành sở tác trí thành Bất Không Thành Tựu Như Lai… 5 vị Như Lai hiện ra ở giữa, và 4 phương hướng).
Thế nào gọi là Ngữ bí mật pháp? Là chuyên trì niệm chân ngôn: ÚM, ĐỊA THẤT ĐA BÀ NHĨ LA… Đà la ni này có đủ uy lực lớn, là chân ngôn của hết thảy Bồ Tát THÀNH PHẬT, thế nên gọi là ngữ bí mật.
Thế nào gọi là Thân bí mật pháp? Là ở trong đạo tràng, đoạn thân chính niệm, tay kết Dan đạo vô thượng bồ đề toi đệ nhất ấn, đặt giữa tâm nguyệt luân nơi ngực.
Thiện nam tử! Tôi sẽ vì ông nói về tướng dạng của ấn đó: trước tiên, lấy 2 ngón tay cái của 2 bàn tay tả hữu, đều đặt nó vào trong bàn tay tả hữu, rỏi lấy ngón tay trỏ, ngón tay giữa, và ngón thứ 4 của 2 bàn tay tả hữu, đế nắm chặt lấy ngón tay cái, làm thành 2 nắm tay, gọi là Kiền lao kim cương quyền ấn… Sau rỏi, không đổi nắm tay, chỉ duỗi một ngón tay trỏ của nắm tay tả, chỉ thẳng lên hư-không, và đem nắm tay tả ấy đặt trên chỗ trái tim. Rồi lấy ngón tay út của nắm tay hữu, nắm chặt lấy đốt đầu ngón tay trỏ của nắm tay hữu. Sau lại lấy đầu ngón trỏ của nắm tay hữu, chỉ vào một đốt của ngón cái của nắm tay hữu. Và cũng đặt nắm tay hữu ở trước trái tim…
Thế gọi là Dẫn đạo vô thượng bồ đề đệ nhất trí ấn, cũng gọi là Năng diệt vô minh hắc ám đại quang minh ấn. Bởi kết ấn ấy, nên có sức gia trì được chư Phật mười phương xoa đầu, trao cho Đại Tỳ Lô Giá Na vô lượng phúc tụ đại diệu trí ấn.
Khi kết ấn ấy rồi, hành giả liền làm phép quán này.
Hết thảy chúng sanh cùng kết ấn này, trì niệm chân ngôn này, 10 phương thế giới không bị quá khổ trong 3 đường ác và 8 nạn, vầ đều hưởng pháp lạc thanh tịnh thứ nhất. Nay trên ĐẦU TA, CÓ MŨ ĐẠI BẢO, trong mũ thiên quan ấy 5 đức Như Lai ngồi kết già phu, ta là Tỳ Lô Giá Na Như Lai, đầy đủ viên mã 32 tướng, 80 thứ tốt, phóng hào quang lớn soi khắp 10 phương, đem lợi ích an vui cho hết thảy chúng sanh…
Quán chiếu như vậy gọi là Nhập Tỳ Lô Giá Na Như Lai tối thắng tam muội… ” (Kinh Tâm Địa Quán, trang 445)
Đoạn kinh trên đây rõ rệt là đẩy chúng ta tu tập để chóng thành Vô thượng giác và theo một vài lề lối phương thức của Mật Thừa.
Vì có dạy về việc thể hiện Tam Mật: Tâm bí mật, Ngữ bí mật, Thân bí mật… Và trong đoạn quán chiếu: “Ta chính là đức Tỳ Lô Giá Na, phóng hào quang soi sáng khắp 10 phương, đem lại lợi ích an vui cho tất cả chúng sanh ”, thì phép quán chiếu ấy chính là một pháp môn của Mật Thừa, được gọi là Deity yoga. Tức là tự quán chiếu mình như một bậc Đại thần-linh, một Đại Bồ Tát hoặc Phật, đồng thời quán chiếu tất cả ngoại cảnh chung quanh mình đều là cảnh giới Phật, tất cả những âm thanh dù thô hay diệu cũng đều là những diệu âm, những thần chú, những chương cú vi mật, và quán chiếu tất cả chúng sanh đều là Phật..
Lối quán chiếu này bàng bạc trong tất cả các pháp môn Mật Thừa, vì đó chính là nuôi dưỡng cái Tâm bí mật trang nghiêm… Đồng thời, Bồ đề tâm cũng phải bàng bạc thấm nhuần khắp Mật Thừa. Bồ đề tâm thường gồm 2 khía cạnh: giác ngộ tâm tức là sự hiểu và quán chiếu thâm sâu về Tánh không để có thể hư vô hoá tất cả pháp giới phù du hư ảo này và ĐI VÀO biển Không hải của tâm thức, và Đại từ-bi-tâm để có thể ĐI TRỞ RA huyễn hiện các thứ cảnh giới cùng sắc tướng để độ sanh và nhập pháp giới… Nếu không có Bồ đề tâm ấy, thì kẻ tu hành giã từ Mật Thừa, dù dũng mãnh đến mấy, dù căn cơ mãnh lợi, dù tu công phu đến mấy… nhưng kết quả vẫn là thấp kém sai lệch.
Nhưng tại sao lại phải quán chiếu chính mình là Đức Tỳ Lô Giá Na, và cảnh giới này chính là Phật cảnh?
Là vì Phật hay chúng sanh, sắc thân như vàng ròng của Phật hay sắc thân xấu xa của phàm phu, tâm vi diệu bí mật trang nghiêm của Phật hay tâm thức tán loạn lăng xăng của chúng sanh… cũng đều chỉ là ảnh tượng biến hiện, đều là do thức biến, đều được dệt nên bằng những quang minh phát xuất từ Tâm, chỉ khác nhau ở mức độ hay nhịp điệu rung chuyển, ở thể tốc (speed) chuyển động, và ở mức độ thô kệch hay vi tế mà thôi… Nên cần phải quán chiếu như vậy, để CHUYỂN HIỆN lần lần sắc thân cùng tâm thức chúng sanh thành sắc thân cùng tâm thức vi diệu kia. Và một khi thân tâm đã chuyển, thì tâm nhãn tịnh diệu được mở, có thể nhìn thấy những lớp quang minh vi diệu chung quanh, nên ngoại cảnh cũng trở nên vi diệu.
Chắc có người e ngại rằng quán chiếu như vậy có thể làm tăng trưởng lòng kiêu mạn vô lối của hành giả.. .Tuy nhiên, nếu kẻ hành giả luôn luôn nhớ giữ Giác ngộ tâm về Tánh không cùng Đại Từ bi tâm, thì mỗi niệm ngã mạn vô lối đều không có cơ duyên gì để tăng trưởng…
Do đó, nên muốn hiểu rõ về những đoạn kinh Đại Thừa trên đây, kẻ hành giả cũng cần phải hiểu biết ít nhiều về Mật Thừa…
c)- Đoạn kinh trong Lăng Nghiêm:
Bộ kinh Thủ Lăng Nghiêm vương là một bộ kinh đứng trấn giữ cả 2 cửa ải Hiển và Mật…
Mục tiêu chính của kinh là dạy phép quán chiếu Như huyễn tam ma đề, và tất cả Mật Thừa cũng không đi ra khỏi giáo lý tối thượng này…
Nhưng có những đoạn mà Phật dạy thẳng vào một số phương thức của Mật-thừa.
Tỷ dụ như khi ngài dạy về cách thức lập đàn tràng, hoặc tụng chú Đại Phật đảnh để giữ Ngữ mật và tránh các ma chướng… Lại có một đoạn kinh chỉ thẳng vào một pháp môn tu luyện của Mật Thừa. Đó là đoạn ngài Ô Sô Sắc Ma trình bày việc tu Viên thông về Hoả đại, như sau:
“Ông Ô Sô Sắc Ma, ở trước đức Như Lai, chắp tay đảnh lễ nơi 2 chân Phật và bạch Phật rằng: tôi thường nhớ trước kia, ở kiếp xa xói, tính có nhiều THAM DỤC. Lúc ấy, có đức Phật ra đời hiệu là Không Vương, bảo rằng người ĐA DÂM giong như đong lửa hồng, và dạy tôi quản khắp những hơi nóng lạnh nơi trăm vóc tứ chi. Tôi nhờ quán như vậy, mà được giác tính sáng suốt đứng trong, HÓAA TÂM ĐA DÂM THÀNH LỬA TRÍ HUỆ. Từ đấy, các đức Phật đều gọi tôi là HOA ĐẨU. Tôi dùng sức HỎA QUANG TAM MUỘI mà thành quả A La Hán. Trong tâm phát ĐẠI NGUYỆN, khi các đức Phật thành đạo, thì làm lực sĩ, thân ở bên Phật, uốn dẹp bọn tà-ma quấy phá… Nay Phật hỏi viên thông, tôi dùng pháp quán các hơi ấm nơi thân tâm đều lưu thông KHÔNG NGĂN NGẠI, các lậu đều tiêu, sinh ra ngọn LỬA ĐẠI TRÍ quý báu, đó là thứ nhất… ” (Bản dịch Tâm Minh, quyển 1, trang 543)
Đọc đoạn kinh trên, ta có thể nêu câu hỏi: “Tại sao lửa đa – dâm lại có thể hóa thành lửa Trí – huệ? Tại sao ngài Ô Sô sắc Ma lại dùng sức hỏa quang tam muội mà đắc quả A-La-Hán?
Nhưng nếu ta đọc hiểu được ít nhiều về những phương thức tu luyện của Mật Thừa, thì sẽ hiểu rằng ngài Ô Sô Sắc Ma đã tu theo pháp môn quán chiếu Luồng hỏa hầu tam muội, tức là pháp môn thứ nhất trong 6 pháp môn của ngài Naropa đã nói ở trên. Nên ngài đã thăng hoa đuợc lửa đa-dâm (lửa là một thứ tinh lực hay énergie) thành lửa Trí-huệ. Đồng thời, dùng luồng hỏa-hầu ấy để vào những cơn định ngày càng sâu, rồi được Không tam muội, lọt vào Tàng thức sơ năng biến, gột sạch những phiền não thô và đắc quả A La Hán. Rồi sau đó, ngài chuyên tâm vào Đại Thừa, để đi sâu vào quán Giả cùng Song chiếu…Vì một trong những nguyên lý chính yếu của Mật Thừa là nhắm ngay vào những luồng lửa hay tinh lực hiện có trong thân tâm, để quán chiếu chúng, và THĂNG HOA (sublỉmation hay transmutaion) những luồng tinh-lực thô kệch ấy (tức là những quang minh thô kệch) thành những tinh lực ngày càng vi diệu, và cũng do đó, hành giả có thể nhập những cơn định mỗi ngày một sâu hơn…
Thêm nữa, các kinh sách của nhà Phật thường rất hay nói tới vụ những vị A La Hán, vì nhàm chán cái nhục thân tạp thực này, nên đôi khi đã dùng luồng Hỏa tam muội để tự đốt thân… Hoặc khi đức Phật thị hiện nhập Niết Bàn, khá nhiều vị A La Hán đã dùng ngọn lửa đó để tự đốt thân theo Phật.
Phần đông các vị A La Hán này đâu có tu theo Mật Thừa, thế mà rút cuộc các ngài vẫn khai mở được luồng hỏa hầu tam muội… Là vì: kẻ hành giả tu Phật, dù tu theo pháp môn nào cũng vậy, dù là tu sổ tức, hay quán Tứ đế hay Tứ niệm xứ… cũng lần lần đều khai mở đuợc luồng hỏa hầu. Và khi đã thành tựu Không tam muội và lọt vào tàng thức, thì sự khai mở đuọc trọn vẹn. Có điều là nếu tu theo Mật Thừa, thì kết quả đạt đuợc sẽ mau lẹ hơn. Tuy nhiên, sự mau lẹ chóng vánh thường kèm theo khá nhiều rủi ro nguy hại cho giới thân huệ mạng: tỷ dụ như nếu đưa luồng hỏa hầu đi lạc nẻo hoặc ngược đường, hoặc trở thành tham dục vô độ… như trong kinh Lăng Nghiêm, Phật đã nhắc nhở tới ở những đoạn ma chướng và Hành ấm và Tưởng ấm… Bởi thế, nên người tu Mật Thừa tuyệt đối cần có thầy giỏi hướng dẫn.
Do đó, nên nếu muốn hiểu nhiều về đoạn kinh Đại Thừa, cũng cần có sự am hiểu về Mật Thừa, mới dễ nhìn thấy lý Nhất quán trong giáo lý nhà Phật.
d)- Đoạn kinh trong Đại Bát Niết Bàn:
Trong kinh Đại Bát Niết Bàn, có phẩm 13 gọi là phẩm VĂN TỰ, trong đó Phật giảng cho ngài Ca Diếp Bồ Tát về ý nghĩa của BÁN TỰ (half-words) và MÃN TỰ (full-words\.. Đồng thời, Ngài dạy rằng: “14 ÂM là căn bản của tất cả văn tự, thần chú, chú thuật… cũng như là ngôn ngữ và dị luận của thế gian…”
Hoặc trong các kinh khác, luôn luôn Ngài thường dạy phải trì tụng những thần chú Đà la ni (mantra), hoặc đôi khi dạy quán chiếu những thứ như ÚM (Án) hay chữ HUM (hay Hồng) v.v….
Nếu không am hiểu ít nhiều về Mật Thừa, thì thực khó lòng lãnh hội những lời dạy này.
Tại sao lại Mãn tự, tại sao Bán tự? Tại sao cần trì tụng những thần chú Đà la ni? Tại sao phải quán chiếu những hình tướng của chữ úm, Hum… hay chữ A hoặc một chữ nào khác… (cần nhớ rằng phải quán chiếu những hình tướng các chữ đó theo lối viết của Phạn văn tức sanscrit, chứ không phải theo lối viết la- tinh)??
Vì điểm này quan trọng, nên thiết tưởng cần lược giải ngay:
Mãn tự là để chỉ cho cái Thực tại cuối cùng, cho Biển Diệu tâm, Chân không, Phật tánh… tức là biển quang minh uyên nguyên vô tướng mạo của Chân thực, và chưa HIỆN TƯỚNG. Còn Bán tự là chỉ cho biển quang minh của Tàng thức sơ năng biến, của Hiện thực, tức là đã bắt đầu HIỆN TƯỚNG để tạo dựng nên pháp giới.
Tất cả giáo lý Phật (cũng như các giáo lý khác, những giáo lý Phật dạy cao và sâu hơn vì Phật nhãn nhìn rõ hơn các thứ biến hiện của cảnh giới) thường chỉ là dạy có bấy nhiêu: dạy về diễn trình hiện tướng của quang minh vô tướng mạo để làm ảnh hiện nên pháp giới tuỳ theo sức hành chiêu cảm nở xòe ra của những chủng tử nghiệp lực của tâm thức chúng sanh, rồi lại dạy phải quán chiếu để vi tế hoá cùng hoá giải những ảnh tượng Thức biến ấy để trở về thể nhập biển quang minh vô tướng mạo không sanh không diệt.
Về diễn trình hiện tướng của biển quang-minh vô tướng mạo, thì kinh Lăng-nghiêm dạy rằng: “Nhân Động mà có Tiếng, nhân tiếng mà có sắc, nhân sắc mà có mùi Hương v.v..
Động có nghĩa là: ở nơi biển của Tàng thức sơ năng biến (tức là Kiến đại và Thức đại), có những tạp khí chủng tử nở xòe ra, và nổi lên hiện hành, tức là tạo nên những cơn lốc ba động của quang minh hết sức vi tế. Sự hiện hành của những ba động ấy liền chuyển xuống một bình diện thô kệch hơn, tức là bình diện của Không đại (ether) và tạo nên tiếng tức âm thanh. Nhưng âm thanh ở đây là những diệu âm, hay âm thanh rất vi diệu (tiếng Phạn gọi là Nada), mà tai phàm chúng ta chưa thể nào nghe được, trừ phi tu luyện lâu dài và đắc thiên nhĩ… Rồi những cơn lốc ba động ấy mỗi lúc mỗi chuyển xuống những bình diện thô kệch hơn, tức là Phong hoả thuỷ địa, để tạo thành những ảnh tượng về hình sắc, hương, vị, xúc…
Vậy thì những Diệu âm ấy là những luồng quang minh cực kỳ vi tế và màu nhiệm, nhiều tự tại lực biến hiện vì chúng là sự chuyển biến tối sơ của Hiện thức và Chân thức. Đó là những tuyên ngôn, những mật ngữ, chương cú vi mật, những thần chú lưu xuất ra từ Diệu tâm… mà Như Lai cùng Bồ Tát thường trì tụng. Chúng cũng tức là những hình dạng hay nhịp điệu rung chuyển hết sức vi tế quang minh Thức biến… Cho nên, khi kẻ hành giả trì tụng thần chú, dù sự trì tụng là đúng điệu hay sai điệu, thì những ba động quang minh của các diệu âm ấy lần lần cũng tác động vào tâm thức hành giả, và chuyển những nhịp điệu thông thường và thô kệch của tâm thức trở thành mỗi lực mỗi vi tế hơn. Đồng thời, có thể nương vào và tiếp xúc với cái biển thần lực cùng nguyện lực sẵn có, của các bậc Như Lai và Bồ Tát vẫn thường trì tụng thần chú đó. Bởi vậy nên: mầu nhiệm.
Nhưng tại sao phải quán chiếu những chữ như Úm, Hum, A hay Lam v.v.. theo lối viết của Phạn văn?
Là vì có những thứ cổ ngữ, mà văn tự thường được coi là thứ văn tự của thánh thần… nghĩa là không phải đã được chế định ra bởi một bộ óc phàm phu, mà bởi những vị đã từng đắc nhiều thứ thần thông, nhất là thiên nhãn và thiên nhĩ thông… Các vị đó (rishis) đã nhìn thấy, nghe thấy những hình dạng cùng nhịp điệu rung chuyển của quang minh (ỵibrilles lumineuses) của các diệu âm ấy, nên đã y cứ vào để viết thành văn tự.
Cho nên, khi kẻ hành giả quán chiếu lâu ngày về hình dáng những chữ ấy, thì những nhịp điệu rung chuyển của quang minh của chữ cùng tác động vào tâm thức, khiến tâm thức dễ trở thành vi tế. Những chữ đó thường được coi là CHỦNG TỰ (syl-labes-germs), những chữ Cái, vì lưu xuất từ Diệu tâm. Nhưng không phải tất cả chữ Phạn đều là chủng-tử…
Do những điểm trên đây, nên sự am hiểu về Thiền Đốn ngộ cũng như về Mật Thừa đều cần thiết cho người Phật tử để nhìn thấy lý Nhất quán trong giáo lý Phật, và hiểu rằng các pháp môn Tịnh Thiền Mật đều dung thông.
Xét kỹ thì thấy rằng: Mật Thừa hay Kim Cang Thừa VẪN NẰM TRONG KHUNG CẢNH CỦA GIÁO LÝ ĐẠI THỪA, vì vẫn chịu sự chi phối của những điểm giáo lý căn bản như: Trí huệ Đại Bát Nhã, Tâm Đại Từ Bi bình đẳng, giáo lý Như huyễn và Duy tâm sở hiện.
Mật Thừa có thể coi như sự Bùng nổ tối hậu của giáo lý Đại Thừa. Và điểm độc đáo của Mật Thừa là đã XIÊN DƯONG ĐƯỢC NHŨNG PHƯONG THỨC THẮNG TẤT VÀ HỮU HIỆU (song con đường thắng tắt nào cũng có những rủi ro nguy hiếm, chỉ trừ con đường Vãng sanh Tịnh độ) để chóng đạt những thành quả, tỷ dụ như là: quán chiếu đó có thể mau lẹ mở luồng hoả hầu tam muội đi vào nơi Không hải của Tàng thức, biết lợi dụng những cơ hội tự nhiên chuyển biến của tâm-thức nhu giấc ngủ-mộng hoặc lúc chết (giấc ngủ, giấc mộng, hay lúc chết đều là những cơ hội tự nhiên để tâm thức chuyển từ bình diện này sang bình diện khác, tức là những trạng thái CHUYẾN HOÁ của tâm thức, và tiếng Tây Tạng gọi là Bardo), để đẩy tâm thức mình lọt vào những bình diện vi tế hơn… Hoặc biết nhận định các thứ hào quang, hào quang của 6 nẻo chúng sanh cũng nhu hào quang của Chu Phật, để biết đuờng tránh né hoặc đi theo… Hoặc biết nhận định để vãng sanh Tịnh độ một cách dễ dàng hơn… Hoặc biết cách trì tụng thần chú cùng quán chiếu chủng tự để chiêu cảm mạnh mẽ nguồn thần lực của những bậc thần linh lớn, chóng làm đầy biển công đức cũng nhu biển trí huệ của mình… Nhung dĩ nhiên là những nguời tu Mật Thừa cần có căn cơ mãnh lợi, thân thể cường tráng, ý chí thật cương quyết nhẫn nại, và nhất là có thầy giỏi vì trong các pháp môn đều có một phần khẩu truyền bí mật. Nếu không hội đủ những điều kiện ấy, sự tu tập sẽ trở thành một cuộc phiêu lưu nguy hại.
Tóm tắt đại lược là như vậy.
Giáo lý của Chư Phật thường được gọi là Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp, nhưng thâu tóm lại, chỉ là giáo lý về sự BIẾN HIỆN của Tự tâm, của Thức biến, của những quang minh tâm thức, của những Tia chóp nháng tương tợ tương tục khởi lên vô vàn từ nơi Chân không rồi lại tan biến đi… để dệt nên những ảnh tượng về cảnh giới cùng thân tâm chúng sanh… Có quang minh thì tức là có Trường lực (champ de force\ Chư Phật là Tạng quang minh, chúng sanh cũng là quang minh nhưng mờ đục hơn. Nên vật nào cũng là trường lực cả, dính mắc và nằm trong những trường lực lớn hơn và vi diệu hơn… Và sự tu hành nào cũng chỉ là quán chiếu các thứ quang minh đó.
Giáo lý Quang minh cùng thuyết Sát-na đều là những điểm chân lý siêu xuất trong nhận thức quan về pháp giới.
Cho nên, nền khoa học thần tượng ngày nay cũng lần lần bắt buộc phải đi tới những kết luận tương tự, vì đó là Chân lý và chân lý không thể khác được…
Chỉ cần đơn cử vài lời kết luận của nền tân vật
Nhà bác học Eddington từng viết rằng: “Chất liệu của vũ trụ này có lẽ thuần túy chỉ là thức tâm ” (le materiau de cet univers est peut-être puremen MENTAL)… Tức là được dệt nên bằng những quang minh Thức biến.
Ngày nay, nhiều nhà khoa học đã bác bỏ không chấp nhận kết luận xưa kia của Eistein cho rằng không thể có một thứ tốc-độ (speed) nào vượt qua tốc độ 300.000 cây số/giây của ánh sáng. Hiện nay, nhiều viện nghiên cứu ở Mỹ, Thuỵ Điển và khắp thế giới, với những nhà vật lý học như John Boccio… đương mải miết tìm kiếm những hạt-tử (particules) có tốc độ nhanh hơn ánh sáng. Và họ gọi những hạt tử ấy là Tachyons.
Một số bác học Nga, Mỹ hay Âu Châu cũng đưa ra nhiều lập luận tương tự với cái Biển quang minh uyên nguyên của nhà Phật. Có người cho rằng: vũ trụ này là một Trường lực hiệp nhất và xoáy tròn (océan unitaữe spinoriel)… Có người cho rằng: vũ trụ này là một Biển quang tử chất hiệp nhất và xoáy tròn (océan de photo-matière spinoriel et unitaire)… Tuy còn có những chủ trương dị biệt, nhưng phần lớn đều đồng ý về mấy điểm sau:
– Trường lực ấy vượt ngoài không gian và thời gian.
– Nó không có nguyên nhân nào sanh ra nó cả, và cũng không hề có sự tạo sanh (ịl est acausal, inengendrế)
– Nó tự tại, tự động và tự khởi (il est auto gène, auto-actif)
– Nó khắp giáp hết cả, và thẩm thấu tất cả (il est omniprésent, omnipénétrant)..v.v…
Đó đều là những lời giảng dạy về Biển Diệu tâm uyên nguyên đã được nhắc nhở nhiều trong kinh Đại Thừa. Có điều là các nhà bác học, tuy kết luận tuơng tự như vậy, nhưng vẫn chưa hiểu được rằng những hạt tử hay quang tử, hay quang minh ấy… đều đột khởi lên từ Biển Diệu Tâm vô tướng mạo. Và tâm thức con người chính là cửa ngõ trực tiếp để đi vào Biển ấy, chứ không phải là những dụng cụ khoa học hoặc phương trình toán số…
Trước khi Newton là một trong những người đã sáng lập nên khoa học hiện đại, vì ông đã khám phá ra luật hấp dẫn lực (loi de gravitation) của trái đất và các hành tinh… Nhưng chính ông cũng là người đã từng bỏ ra gần 20 năm trời để nghiên cứu về khoa học thần bí học của phái Luyện đơn Alchimist. Và có viết một bộ sách gồm một triệu chữ mà không mấy ai nhắc nhở đến. Trong đó có một đoạn ông nhận định đại lược rằng: có 2 thứ ánh sáng, một thứ có thế gọi là ánh sáng của Hiện tượng (lumière phénoménale) tỷ dụ như ánh sáng của lửa, của mặt trời, mặt trăng… thứ ánh sáng này quan trọng cho sự song của các sinh vật, nhưng chưa phải là cội nguồn của mọi vật. cỏn một thứ ánh sáng thứ hai có thể gọi là ánh sáng của Bản thể (lumière nouménale), thì cái đó mới chính là cội nguồn để tạo dựng nên sự vật… Xem thế thì hiểu rằng Newton có cái nhìn trực giải khá thâm sâu về cội nguồn của vũ trụ…
2)- ĐIỂM THỨ 2:
Những kinh sách Mật Tông được phiên dịch ra Việt ngữ tương đối thật là ít ỏi, lơ thơ lác đác, và ít được phổ biến.
Xưa kia, ở Việt Nam dưới những triều đại Lý,Trần, chắc rằng cũng có nhiều vị tăng tu theo Mật Thừa, và đôi khi có vị lặn lội sang tận Hy Mã Lạp Sơn để học Mật Thừa. Nhưng tuân theo luật tắc bí truyền, có lẽ các vị đó không trước tác gì nhiều. Và dù có trước tác chăng nữa, thì cũng thất lạc hoặc không được phiên dịch sang Việt ngữ ngày nay.
Mãi tới khoảng 1960, tại nam Việt Nam, mới có Thượng toạ Thích Thiền Tâm, phiên dịch và ấn tống bộ kinh THIÊN THỦ THIÊN NHÃN VÔ NGẠI ĐẠI BI TÂM ĐÀ LA NI KINH, tức là bộ kinh về chú Đại bi. Vị thượng tọa này rất tinh thông giáo lý, và hình như có dịch một số kinh Mật Thừa khác, nhưng không thấy ấn hành. Ông cũng có lẽ có nhập thất tu Mật Thừa một thời gian, nhưng sau đó, lại chuyển sang tu Tịnh độ, viết nhiều sách cực lực cổ xuý pháp môn niệm Phật.
Khoảng 1970, có Thượng tọa Thích Viên Đức phát tâm dịch và ấn hành được khá nhiều bộ kinh luận Mật Thừa như: ĐẠI THỪA, TRANG NGHIÊM BẢO VƯƠNG, PHẬT MẴU CHUẨN ĐỀ ĐÀ LA NI, Luận HIỂN-MẬT VIÊN THÔNG v…v…cùng nhiều bộ kinh ngắn khác về các Đà-la-ni. Bộ Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương giảng nói về thần lực của chú Lục tự đại minh: ÚM MA NI PÁT MÊ HÙM, và nhắc đi nhắc lại các chư Như Lai cũng phải tìm câu thần chú ấy… Bộ Phật mẫu Chuẩn đề Đà la ni nói về thần chú Chuẩn Đề, và lời chú giải của ngài Hoằng Tán rất hàm súc sâu sắc… Riêng bộ Hiển Mật Viên Thông là một bộ luận, giảng nói bởi ngài Hiển Mật Viên Thông – Pháp sư ngụ ở Ngũ Đài Sơn, và biên soạn bởi một vị đệ tử là cư sĩ Trần Giác. Bộ luận này rất đặc sắc, và quán thông các cửa ngõ giáo lý của nhà Phật.
Ngoài ra, những bộ kinh khác, thường chỉ dạy cách lập đàn tràng (mandala), trì chú hay man-tra, kết ấn (mudra), hoặc dạy quán chiếu một số chú CHỦNG TỰ (syllabe-germs) như chữ UM hay HUM, hay LAM… mà thôi. Chứ không có luận giải gì mấy nỗi…
Hiện nay, tại Mỹ quốc, có một nhóm đạo hữu, gọi là nhóm Mật giáo Colorado, đương ấn hành lại một số những kinh sách phiên dịch bởi Thượng tọa Viên Đức.
Tuy nhiên, những bộ kinh thiết yếu của Mật Thừa như kinh Đại Nhật, Kim Cang Đảnh… vẫn chưa hề được phiên dịch…
Thêm nữa, việc tu tập Mật Thừa tuyệt đối cần có bậc thầy chân truyền, thì mới thành tự cao độ được. Bậc thầy phải là bậc Quán đảnh sư, có đủ đạo lực để làm lễ Điểm đạo truyền pháp và lễ Quán đảnh để truyền nối luồng thần lực của các vị Tổ tông môn vào tâm thức người đệ tử, thì mới tu tập nổi… Một bậc như vậy dĩ nhiên là hy hữu, và nếu có, thì các ngài cũng thường giấu kín hành tung, có nhiều túc duyên mới gặp được… Bởi vậy, nên trong nhiều năm gần đây, đa số Phật tử Việt Nam thường là tu theo Tịnh hay Thiền, và tham bác ít nhiều phương thức thông dụng của Mật Thừa như trì chú, kết ấn thôi…
Hiện nay, hầu hết các tài liệu cùng kinh sách Mật Thừa đều bằng chữ Phạn, của Tây Tạng hoặc Hán văn hay Nhật văn. Và đa số chúng ta đều khó đọc nổi.
Túc duyên may mắn là gần đây, một số học giả Âu-Mỹ đã gia công nghiên cứu, và phiên dịch được nhiều kinh sách về những pháp môn tu tập của Mật Thừa Tây Tạng sang những tiếng Âu Mỹ. Cho nên sự tìm hiểu trong tập sách nhỏ này chỉ có thể là cục hạn và đại lược.
Ngoài ra, kẻ viết không phải là người chuyên tu Mật Thừa… Sở dĩ muốn tìm hiểu, rồi mạo muội viết ra, chỉ là muốn góp ý với bạn đọc, để dễ nhận định về cái LÝ NHẤT QUÁN trong các ngành giáo lý nhà Phật. Lý Nhất-quán ấy chính là sự chi phối toàn diện và tối thượng của giáo lý Như huyễn cùng Duy tâm sở hiện, và chẳng có pháp môn nào có thể lọt ra ngoài chân lý ấy. Và thiển nghĩ rằng nếu hiểu rõ được Lý Nhất quán, thì người Phật tử ít nhất cũng sẽ được Lý Nhất tâm, và một khi được Lý Nhất tâm, thì dù tu theo pháp môn nào cũng dễ dàng tiến bước…
3)- ĐIỀM THỨ 3:
Cội nguồn hay xuất xứ của một ngành giáo lý càng thâm sâu bao nhiêu, lại càng mông lung mờ mịt bấy nhiêu. Pháp nhĩ phải là như thị. Là vì càng thấm sâu bao nhiêu lại càng phải xa lìa hình tướng, đi vào chỗ vô tướng mạo bấy nhiêu. Do đó, nên bắt buộc phải mông lung mờ mịt… Nếu cội nguồn ấy hiển nhiên và sáng tỏ như 2 với 2 là 4, hoặc rõ rệt như cái bàn, cái chén… thì đâu còn sự huyền nhiệm?! Lão tử thường nói: “Đạo mà có thể nói rõ được, thì khâng còn là Đạo..:,
Bản lai diện mục của pháp giới này không phải là cố định ỳ ra đó, mà chỉ có thể là lạ lùng huyền nhiệm.
Và muốn đi vào những miền dị kỳ huyền nhiệm, thì kẻ hành giả cần vận dụng phân biệt trí của mình, nhưng cần hơn nữa là phải vận dụng Vô phân biệt trí. Và vô phân biệt trí này thì thường được quy định bởi căn cơ, tín căn của riêng hành giả… cũng như bởi luồng lực tín ngưỡng truyền thông tiếp nối của môn phái và của vị thầy điểm đạo cho hành giả.
Do đó nên cội nguồn của kinh Đại Thừa thường ẩn hiện và mông lung mịt mùng, khiến một số người hay khởi nghi ngờ không biết có phải là do Phật nói ra hay không? Vì ám chưong ngăn che, không nhận nổi sự vận hành vi diệu của pháp giới cùng tâm thức, nên khởi tâm nghi ngờ.
Về cội nguồn của Mật Thừa cũng vậy, có nhiều sự nghi lầm tưong tự… Có người từng cho rằng Mật Thừa không phải là Phật giáo thuần tuý, mà là một thứ Phật giáo đã bị Bà La Môn hoá, hoặc đã bị pha trộn quá nhiều với những tập tục tín ngưỡng phiếm thần xưa kia (Bon hay Shamanism) của Tây Tạng.
Ngay ở trong hàng ngũ các chi phái Mật Thừa, cũng có ít nhiều những chủ trưong dị biệt… Tỷ dụ như phần đông các tông phái Mật Thừa đều cho rằng: kinh sách Mật Thừa đều là do Pháp thân Phật thuyết giảng, tức là do Đức Đại Nhật Tỳ Lô Giá Na Như Lai nói ra. Nhưng cũng có tông phái khác lại chủ trương rằng cả Hiển giáo lẫn Mật giáo đều là do kim khẩu của Đức Thích Ca Mâu Ni nói… Hoặc có phái cho rằng kinh Đại Nhật cao hơn và thâm sâu hơn kinh Pháp Hoa, nhưng có phái lại chủ trương kinh Pháp Hoa ngang hàng và cùng thâm sâu như kinh Đại Nhật.
Tuy nhiên, nếu người Phật tử thâm hiểu rằng cả pháp giới này đều chỉ là do Tự tâm huyễn hiện chiêu cảm bởi nghiệp lực cùng nguyện lực, hiểu rằng Chư Phật đều như huyễn mộng, chẳng phải một chẳng phải khác, vì đều từ Diệu tâm khởi lên và hoá hiện những hình tướng khác biệt do tâm Phương tiện đại bi… thì ta sẽ thấy rằng sự việc do Đức Đại Nhật hay Đức Thích Ca nói cũng không phải là tuyệt đối quan yếu… Trên con đường tu hành, khi tâm lực của hành giả đạt tới cao độ, thì pháp giới cùng chư Phật và chư đại thần linh bao giờ cũng ảnh-hiện trước mắt hành giả đó, dưới những hình thái TƯƠNG ƯNG với tâm lực, tín lực hay nguyện lực của vị đó… Tỷ dụ như một người, về tuổi già, trong nhiều năm lúc nào cũng lo sợ kinh hãi về cái chết sắp tới, thì lúc lâm chung, rất có thể chiêu cảm sự ảnh hiện của những cảnh giới đáng sợ. Nhưng nếu một người khác, trong nhiều năm tụng niệm, luôn luôn quán chiếu rằng cái chết chỉ là một trạng thái chuyển hiện của tâm thức, và khi nó đến, nó có thể phá vỡ cái ngục tù hình hài này, khiến thần thức bay ra như con chim sổ lồng, có thể bay tới những phương trời vô-tận quang minh đầy hoa sen báu của Tây Phương Cực Lạc… thì tới khi lâm chung pháp giới sẽ ảnh hiện như vậy cho người ấy…
Xưa kia, có ngài Milarepa, một vị thánh của Mật Thừa Tây Tạng, thường đi lang thang trú ngụ nơi các sơn cốc hẻo lánh để tu luyện. Một lần, đến một sơn cốc ngài chợt động tâm, nghĩ rằng: “Nơi đầy âm u, chắc có loài quỷ Khoáng dã…” Vừa nghĩ vậy, thì quỷ hiện lên, đứng trân-trân ra đó. Hồi lâu, quỷ mới thua rằng: “Tâm ỉực của tôn giả mạnh quá, khiến tôi không thể ẩn hình được, phải hiện lên. Nay chỉ xin tôn giả dứt cái mộng niệm ấy đi, thì tôi mới biến dạng đi được.’1” Tâm lực có sức mạnh nhu truyền lệnh là như vậy.
Bởi vậy, nên khi tìm hiểu về Mật Thừa, người tu học không cần lưu tâm nhiều về một vài chủ trương dị biệt. Chỉ cần chú trọng nhiều về yếu lý, xem có phù hợp với những điểm chân lý chính yếu đã được xiển dương bởi Chư Thế Tôn không?
về yếu lý, thì nhiều phần chắc rằng các tông phái Mật Thừa đều chủ trương tương đồng, và rất phù họp với kinh Đại Thừa.
Các vị Tổ Mật Thừa thường đề xướng 2 thuyết lớn: thuyết LỤC ĐẠI VÔ NGẠI va thuyết TỨC THÂN THÀNH PHẬT. Thuyết Lục đại vô ngại thì cũng tương tự như những lời dạy trong kinh Lăng Nghiêm về lẽ Ẩn hiện của 7 đại không có gì lưu ngại lẫn nhau. Và trong 25 vị thánh trong kinh Lăng Nghiêm, phần đông các ngài đều tu quán chiếu các căn trần thức (tức là các đại) thường dung thông vô ngại và bình đẳng… Có điều là trong Mật Thừa, có xiển dương thêm một số những chi tiết để quán chiếu như màu sắc, hình thù, ba động quang minh của các đại v.v…
Riêng thuyết Tức thân thành Phật thì quả là một chủ trương khá độc đáo của Mật Thừa, và khác biệt với Hiển giáo… Mật Thừa chủ trương rằng: ở ngay cái thân tạp thực khổ lụy này mà có thể thành Phật được, có thể chuyển nhục thân này thành thân Kim Cang, thành Pháp thân, Báo thân, ứng thân cùng hoá thân được.. .Thực ra, thì trong kinh Hoa Nghiêm Phật cùng các Đại Bồ Tát cũng nhiều lần tuyên xướng rằng: “Trong một niệm, có thể thành Chánh giác…” Có điều là trong pháp hội Hoa Nghiêm, các vị ngồi nghe đều đã thông đạt cả Đại Thừa lẫn Mật Thừa, nên các bậc diễn nói không giảng giải về những phương thức cùng chi tiết tu tập… Trong khi ở Mật Thừa, thì có truyền dạy về những phương thức cùng chi tiết tu tập… Nhưng đây là một điểm sẽ được trình bày kỹ càng hơn ở những chương sau.
Các vị Tổ Mật Thừa cũng thường tuyên xướng rằng thừa này là tối thượng, rất viên rất đốn… rằng: Chân ngôn Mật Thừa (Secret mantra Path) là do Pháp thân thuyết, là Bí mật kim cang tối thắng chân… Các ngài cũng thường nhắc tới 10 trụ tâm, tức là 10 bình diện cao thấp của tâm thức, gồm đại lược như là: mức độ tâm thức của phàm phu, của ngoại đạo, của Thanh Văn, của Duyên Giác, của Đại Thừa thỉ giáo… rồi đến tâm thứ 9 là tâm Đại Thừa cùng cực vô tự tánh, rồi sau rốt đến tâm thứ 10 là tâm Bí mật trang nghiêm của Mật Thừa.
Chúng ta dĩ nhiên là chưa thể lãnh hội được gì mấy nỗi về cái tâm bí mật trang nghiêm này. Nhưng suy luận ra, thì có lẽ trạng thái này cũng chỉ là cái tâm thuần phác nhưng hết sức kỳ diệu của lúc ban sơ, khi niệm chưa khởi sanh (cũng tương tự như trong luận Khởi Tín, ngài Mã Minh dạy rằng những vị Bồ Tát tu Pháp Văn Địa trở lên mới có thế nhìn rõ sự khởi sanh của tâm niệm), hoặc là cái tâm lúc ban sơ khi hoa chưa nở hoặc hạt bụi chưa dầy lên như nhà Thiên văn nói mà thôi…
Nhưng có điều cứ thế và dễ dàng nhận định là: Mật thừa có xiển dương được những phương thức độc đáo, những lối nhìn độc đáo (nhưphương thức khai mở chóng vánh luồng hỏa hầu tam muội, hoặc loi nhìn về các trạng thái chuyển hiện của tẩm thức gọi là Bardos) để tu tập và đẩy mạnh tâm thức tới những bình diện thâm sâu.
về diễn trình sự tu tập, thì trên đại lược, Mật Thừa thường chia làm 2 giai đoạn là:
Giai đoạn đầu (thường được dịch là Generation stage) gọi là Tâm mật gia trì… Trong giai đoạn này, hành giả gìn giữ nghiêm mật được thân ngữ ý rồi, thì lần lần biển tâm như vũng nước vắng lặng và đứng yên, nên được những hào quang màu nhiệm của Đại Nhật Như Lai cùng chư Phật chiếu rọi vào, nên gọi là Gia. Biển tâm thuỷ của hành giả tiếp nhận những nguồn thần lực ấy, rồi gìn giữ nghiêm mật để tăng trưởng nguyên lực của mình và làm nảy nở mọi diệu đức, nên gọi là Trì…
Giai đoạn thứ 2 tức là giai đoạn thành tựu (dịch là Completion stage, hay étape de l ’Accompỉisse-ment) gọi là Tam mật du già. Du già là Union, là Nhập một. Khi giai đoạn đầu thuần thục rồi, thì hào quang của chư Như Lai cùng biển quang minh của tâm thuỷ hành giả hiệp nhất với nhau, không hai không khác… Lúc đó, hành giả thông suốt được mọi sự màu nhiệm của thân tâm chúng sanh cũng như của pháp giới, nhập được pháp giới, và khai mở mọi diệu đức của nguồn tâm.
Mức độ thành tựu siêu xuất ấy cũng thường được gọi là Vô tướng tâm mật… Lúc đó, mỗi hành vi cử động của hành giả như nhắc chân, cất tay, nhíu mày, nhướng mắt… đều trở thành kì diệu như mật ấn cả (Mudras), mọi lời nói đều trở thành thần chú hay chân ngôn (Mantras), và mọi ý nghĩ đều là diệu quán cả… Có thể tác động dễ dàng vào pháp giới, và chuyển pháp giới… Lúc đó là: “Mở miệng ra tiếng, chân ngôn diệt tội, giơ tay động chân đều thành mật ấn, tuỳ việc khởi niệm, diệu quán tự thành…” Đó cũng là ý nghĩ của Tức thân thành Phật, nghĩa là hiện đời thành Phật…
Nay cần lược qua những dữ kiện có ít nhiều tính cách lịch sử, trong diễn trình bành trướng của giáo lý Mật Thừa tại những miền đất ở Trung và Đông Á nầy…
Theo sự ghi chép của những sách vở thường được thừa nhận, thì phần lớn các tông phái Mật thừa đều tôn Đức Đại Nhật Như Lai làm Giáo chủ bí mật… Nhưng nếu ta hiểu rằng Chư Phật đều như huyễn mộng, chẳng phải một, chẳng phải khác, thì sự phân biệt giữa Đức Đại Nhật và Đức Thích Ca cũng không có gì là tuyệt đối, mà chỉ là những đổi thay trong những hình tướng biến hiện của Tự tâm… Chỉ cần ghi nhận một điểm là: trong các pháp hội, mỗi khi nói về pháp quyền của Tiểu Thừa, thì Phật thường chỉ dùng ứng thân đon sơ để nói pháp, không hề nhập tam muội, không phóng quang, không hiện thần biến. Nhưng tới khi ngài nói pháp lớn về Đại Thừa, thì ngài thường nhập tam muội, phóng quang, và nhiều khi hiện các thần biến rồi mới nói… Rồi tới khi ngài nói tới những thần chú chương cú vi mật, tỷ dụ như chú Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm (tức Mật Thừa), thì Ngài lại thị hiện một vị Hoá Phật ngồi trên đảnh đầu, hào quang chiếu khắp, các vị thần Kim Cang đứng hầu quanh đầy khắp hư không, rồi vị Hoá Phật tuyên nói thần chú…
Xem thế, thì đủ hiểu rằng tất cả những thần-biến về hình tướng cùng cảnh giới đều chỉ là tuỳ thuộc sức Phương tiện Đại Bi của Phật để độ sanh, cũng như để nhấn mạnh về tính cách lớn lao và trang nghiêm của giáo lý…
Vậy thì ngài Đại Nhật Tỳ Lô Giá Na là Giáo chủ bí mật của Mật Thừa. Rồi đến Ngài Kim Cang Thủ Bồ Tát đích thân nhận lễ Quán đảnh, kế thừa pháp mầu nhiệm của Đức Đại Nhật,
Ngài Kim Cang Thủ có ghi chép lại 2 bộ kinh thiết yếu của thừa này là bộ Đại Nhật và bộ Kim Cang Đảnh Kinh. Rồi thì hình nhu ngài đem cất giấu những bộ kinh ấy vào một bảo tháp ở vùng Tuyết Sơn… Rồi ngài truyền thừa cho ngài Long Thọ.
Ngài Long Thọ quả thực là khuôn mặt kỳ bí, lạ lùng và đặc biệt nhất của lịch sử và huyền sử Phật giáo… Ngài không những quán thông tất cả những ngành giáo lý Phật, đồng thời lại quán triệt các giáo lý cùng pháp thuật ngoại đạo. Ngài ung dung tung hoành ra vào giữa các trường phái, tương tự như một tay kiếm khách chẳng có ai địch nổi. Sự xuất hiện nơi đời của Ngài đã từng được Phật huyền ký tại pháp hội Lăng Già… Ngài đã xuống long cung lấy bộ Đại Bát Nhã cùng Hoa Nghiêm để mang lên lưu bố nơi trần thế. Ngài đã tập đại thành nền tư tưởng Trung quán (Madhy-amika) sau này làm nền tảng cho tất cả tông phái… Ngài cũng đã tới nơi bảo tháp, lấy các kinh Đại Nhật cùng Kim Cang Đảnh để truyền bá… Ngài là vị Tổ thứ 14 của ngành Thiền Tông Ân Độ, ngài cũng là
Tổ của Mật Thừa, và đồng thời, ngài cũng phát nguyện xin VÃNG SANH Tịnh Độ.
Xem thế thì đủ hiểu rằng các pháp-môn nhà Phật đều dung thông, Bát Nhã và Đại Bi đều triển chuyển tương nhiếp, và sự dung thông cụ thể chính là thân thế cùng những tâm hành của ngài.
Sau này, ngài Long Thọ truyền cho ngài Long Trí, rồi lần lần đến các ngài Thiện Vô úy, Kim Cang Trì và Bất Không.
Sau khi đắc pháp, ngài Long Trí đi xuống miền nam, hoang dương ngành Mật Thừa ở Tích Lan, Miến Điện, Nam Dương, Thái Lan v.v… Đây là ngành Mật Thừa Nam Tông, về ngành này, không có mấy tài liệu được phổ biến, nên không phải là mục tiêu tìm hiểu của tập tiểu luận này.
Mặt khác, nền giáo lý Mật Thừa lan tràn mạnh mẽ và rực rỡ tại nhiều nước miền Bắc, như Tây Tạng, Trung Hoa, Mông Bổ, Nhật-bản… Đây là Mật Thừa Bắc Tông.
Tại Trung Hoa, các ngài Thiện Vô úy, Kim Cang Trí và Bất Không…đều lần lượt đến thành Lạc Dương, kinh đô của nhà Đường. Nơi đây, các ngài dịch kinh, lập đàn tràng, hoang dương giáo lý, thu thập môn đệ, thành lập Mật Tông tại Trung-quốc, được gọi là CHÂN NGÔN TÔNG. Phụng mệnh sắc chỉ của nhà vua, các ngài kiến lập 2 bộ Mạn Đà La (mandala), tức
Thai Tạng Giới và Kim Cang Giới, mở đàn truyền pháp Quán đảnh để gia trì cho tâm thức những môn đệ lần lần đạt tới trạng thái bí mật trang nghiêm… Những đàn pháp này thuờng làm phát hiện khá nhiều hiện tượng kỳ lạ, cảm hoá được nhiều người, khiến tông phong của môn phái ngày càng lẫy lừng. Các ngài đều lần lượt được tấn phong làm quốc sư tại Trung Quốc.
Nơi đây, Mật Thừa được truyền lần lần tới ngài Huệ Quả… Ngài Huệ Quả lại truyền thừa cho 2 vị đại sư người Nhật Bản là ngài Hoang Pháp và Truyền Giáo.
Tới đầu thế kỷ thứ 9,2 ngài này trở về Nhật Bản, và Mật Thừa du nhập miền đất này.
Ngài Truyền Giáo trở về Kyoto, và chọn ngọn núi Tỉ Duệ làm nơi thiết lập môn đình. Tông phái của ngài lập ra thường được gọi là THAI MẬT, vì có tham bác và dung hội giữa Mật Thừa và giáo lý của Thiên Thai Tông lấy căn cứ ở kinh Pháp Hoa.
Ngài Hoang Pháp thì chọn núi Cao Dã Sơn, thiết lập một tông phái gọi là ĐÔNG MẬT. Tông phái này có tính cách triệt để Mật Thừa hơn, nên cũng phổ biến hơn Thai Mật.
Tuy nhiên, giữa 2 phái, những yếu-lý vẫn là tương đồng. Cả 2 đều nằm trong truyền thống của Chân Ngôn Tông, đặt trọng tâm vào lễ Quán đảnh để chiêu cảm thần lực, lập đàn tràng Mạn Đà La, chuyên trì tụng
thần chú và quán chiếu những chủng tự… để đua tâm thức tới bình diện bí mật trang nghiêm.
Các kinh sách chính yếu là: Kinh Đại Nhật, kinh Kim Cang Đảnh, kinh Tô Tất Địa… cùng những tạp bộ khác. Danh từ Tô Tất Địa là dịch phiên âm từ Phạn ngữ Susidhi, có nghĩa là thiên viên thành hay diệu thành tựu (terre de l ‘accomplis-sementỴ Nghĩa là phép tu này rất nhiệm màu, khéo viên mãn các hạnh nguyện, cả Bi lẫn Trí, cả Phước lẫn Huệ. Kinh này chỉ bày những chon ngôn, cùng quy tắc lập đàn pháp để hành giả tu hành chóng thành tất địa…
Ngoài ra, ngài Hoang Pháp cũng trước tác khá nhiều những bộ luận về Mật Thừa…
Về phía Tây Tạng thì miền đất này vốn nằm sát Ản Độ, và những con đường đèo hiểm trở của vùng Tuyết Son thường là nơi qua lại của những bậc thánh như ngài Long Thọ, hoặc những bậc cao tăng Ân Độ. Do đó, ảnh hưởng của nền tư tưởng Long Thọ tràn ngập các tông phái Tây Tạng, và chịu ảnh hưởng sâu nặng nhất là phái Geluptas tức Hoàng Mão hay Mù Vàng… Trong tất cả các ngành giáo lý của Phật, có lẽ dân Tây Tạng chỉ tiếp nhận – nhưng tiếp nhận rất sâu đậm – có ngành Thiền Đốn ngộ (Mahamudra) và Mật Thừa.
Miền này trước kia theo đạo Bon, tức là một thứ tôn giáo bản xứ còn thấp kém, chỉ chuyên cúng lễ sùng mộ những thần linh nhỏ, kể cả hung thần và ác quỷ, vì nguời dân quá sợ những tai họa thiên nhiên khốc liệt… Đạo Phật đã lần lần thay thế nền tôn giáo thô sơ đó, và thành tựu một cuộc thăng hoa tâm linh lớn lao cho nguời dân Tây Tạng… Ngày nay, hầu hết dân Tây Tạng của Mông cổ đều theo Mật Thừa và Đại Thủ Ấn..
Khoảng thế kỷ 7, một vị vua Tây Tạng nằm mộng thấy Đức Quán Thế Âm nhắc nhở tiền căn của mình, nên sanh lòng luyến mộ Phật Pháp. Vua lại có 2 bà hoàng hậu cũng rất sùng mộ Phật.
Tới thế kỷ 8, nhà vua cho người thỉnh rước mấy vị cao tăng Ấn Độ, thuộc viện Phật học Na Lan Đà, trong đó có ngài Padnasambhava tức Liên Hoa Sanh Bồ Tát. Tương truyền rằng ngài Liên Hoa Sanh là một hóa thân của Đức A Di Đà, và sanh trong hoa sen… Cuộc đời của Ngài cũng đầy rẫy những thành tích kỳ bí, khó suy lường… Ngài sang Tây Tạng, rồi thành lập ở đó một phái Mật Thừa thường được gọi là phái cổ Mật (Adiyoga) hay là Hồng Mạo, tức Mũ Đỏ.
Tới thế kỷ 10, có Ngài Marpa người Tây Tạng dấn thân sang Ắn Độ học đạo nơi một vị tăng bác học về môn thần bí học là Ngài Naropa. Và Ngài Naropa là đệ tử của ngài Tilopa.
Khi Marpa trở về Tây Tạng, Ngài thành lập một môn phái gọi là Kargyupas, dịch là phái những Người Áo Vải. Phái này có khuynh hướng hay tu khổ hạnh trong những hang động hẻo lánh. Đường lối tu hành cũng rất đặc sắc, vì bao gồm cả 2 chiều hướng: lối thiền quán vượt qua các sự tướng (yoga sans signes) để trực chỉ đi thẳng vào việc Quán cái tâm năng quán, lối này thường được gọi là Mahamudra và tương tự như lối Thiền Đốn ngộ của Ấn Độ hay Trung Hoa… và lối thiền quán của sự tướng (yoga avec sỉgnes), nhằm thăng hoa ngay những sự tướng ấy để đạt tới trạng thái bí mật trang nghiêm… Lối thiền quán có sự tướng này tức là 6 pháp môn của Ngài Naropa đã nói ở trên.
Ngài Marpa có dạy được 4 đệ-tử đạt được thành quả cao siêu. Trong số, có Ngài Milarepa, thường được gọi là vị đại hành giả Du Già Tây Tạng… Truyền thống Tây Tạng thường cho rằng ngài Milarepa đã thành tự viên mãn Phật quả. Nhưng đó là một điều khó ước lượng. Cũng có thể rằng Ngài mới đạt tới một tắt địa cao độ, tỷ dụ như Pháp Vân Địa… Nhưng theo cuốn ký sự về cuộc đời của ngài, viết bởi vị đệ tử Rechung, thì khi nhập Niết-Bàn, Ngài hoá hiện hoá thân cùng thần biến khá nhiều. Nhưng ngài cũng nói rằng: “Ta sẽ thọ sanh ở cõi Hoan Hỷ, nơi phương đông, để thành Phật…”
Phật pháp vào thời đó rất hưng thịnh, kéo dài khoảng 500 năm.
Tới thế kỷ 14, cũng như mọi việc ở đời, giới tăng-lữ lại bắt đầu suy vi sút kém, phần đông chuyên về phù phép, ếm quỷ, trừ tà, vẽ bùa, đoán vận mạng thiên cơ…. để cầu mong sự cung kính cúng dường lợi dưỡng… Không mấy ai còn nghĩ tới việc siêu thoát, cùng đạt tới trạng thái tâm thức bí-mật trang nghiêm.
Nên có một bậc đại tăng tên Tsongkhapa đứng lên cổ xuý nhiều việc cải cách, thành lập một tông phái lấy tên là phái Hoàng Mạo hay Gelugpas… Phái này cũng tu thiền quán phối hợp với chân ngôn, tương tự như vậy. Nhưng đồng thời, chịu ảnh hưởng rất sâu đậm của tư tưởng Trung quán Madhyamika của ngài Long Thọ, phái này cũng nhấn mạnh về sự tu học giáo lý, cũng giữ giới luật tinh nghiêm… Phái này hiện nay có nhiều tín đồ nhất tại Tây Tạng và Mông cổ, và 14 vị Phật-sống Dalailama đều thuộc về phái này.
Mật Thừa Tây Tạng cũng thường được gọi là Tạng Mật, và có vẻ đa dạng hơn Chơn ngôn tông của Trung Hoa, vì bao gồm cả những pháp môn thiền quán có sự tướng của ngài Naropa… Sở dĩ như vậy, có lẽ là vì tại Trung Quốc, đã có ngành Thiền Đốn ngộ tương xứng với Mahamudra rồi, lại có phép tu thiền quán của Lão Giáo có khá nhiều tương tự với phép tu luồng hỏa hầu của ngài Naropa…
Các ngành giáo lý thực là mênh mang phức tạp, song những điểm yếu lý vẫn là tương đồng. Tập sách nhỏ này chỉ có hoài bão muốn trình bày sơ lược về giáo lý cùng lối tu của Chơn ngôn tông Trung Hoa, cũng nhu tìm hiểu về những pháp môn quán chiếu của Mật Thừa Tây Tạng, tức là 6 pháp môn của ngài Naropa.