TỨ PHẦN LUẬT 四分律
Hán dịch: Tam tạng Phật-đà Da-xá và Trúc-phật-niệm.
Việt dịch: Tỳ-kheo Thích Đỗng Minh và Thích Đức Thắng
Hiệu chính và chú thích: Tỳ-kheo Thích Nguyên Chứng
PHẦN THỨ NHẤT
CHƯƠNG IV: NI-TÁT-KỲ BA-DẬT-ĐỀ [1]
I. SÚC TRƯỜNG Y[2]
A. DUYÊN KHỞI
1. Y DƯ
Một thời, đức Phật ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ.[3] Bấy giờ, đức Thế tôn cho phép các tỳ-kheo thọ trìba y không được dư.
Lúc ấy, nhóm sáu tỳ-kheo chứa y dư. Hoặc có y mặc buổi sáng. Hoặc có y mặc buổi trưa. Hoặc có y mặc buổi xế. Nhóm sáu thường kinh doanh trang nghiêm y phục, cất chứa như vậy. Các tỳ-kheo thấy, bảo nhóm sáu tỳ-kheo rằng:
«Đức Phật cho phép thọ trì ba y, không được dư. Đây là y của ai?»
«Y dư của chúng tôi đấy.» Nhóm sáu trả lời.
Trong số các tỳ-kheo nghe đó, có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo:
«Đức Như Lai cho phép thọ trì ba y, tại sao các thầy cất chứa y dư, hoặc có y mặc buổi sáng, hoặc có y mặc giữa ngày, hoặc có y mặc buổi xế?»
Các tỳ-kheo liền đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhân duyênnày bạch lên đức Thế tôn một cách đầy đủ.
Đức Thế tôn vì nhân duyên này tập họp Tăng tỳ-kheo, dùng vô số phương tiện quở trách nhóm sáu tỳ-kheo:
«Việc làm của các ngươi là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Sao, nhóm sáu Tỳ-kheo, Như Lai cho phépthọ trì ba y, các ông lại chứa cất y dư?»
Đức Phật dùng vô số phương tiện quở trách rồi bảo các Tỳ-kheo:
«Nhóm sáu Tỳ-kheo là những người ngu si, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là những kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, ta vì các tỳ-kheo kiết giới, tập mười cú nghĩa, cho đến, Chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
«Tỳ-kheo nào chứa y dư, ni-tát-kỳ ba-dật-đề.»
2. QUÁ MƯỜI NGÀY
Khi đức Thế tôn vì các tỳ-kheo kiết giới như vậy rồi, Tôn giả A-nan nhận được một tấm y phấn tảo quý giá[4] từ nơi một người kia, muốn dâng cúng cho đại Ca-diếp.[5] Vì ngài Ca-diếp thường sống hạnh đầu đà, mặc loại y này. Nhưng lúc ấy, ngài không có ở đó. Tôn giả A-nan có ý nghĩ: «Đức Thế tôn vì các tỳ-kheo kiết giới, ‹Tỳ-kheo nào chứa y dư, ni-tát-kỳ ba-dật-đề.› Nay, ta nhận được y phấn tảo quý giá, muốn [602a1] dâng cúng cho đại Ca-diếp. Vì đại Ca-diếp thường sống hạnh đầu đà, mặc loại y này. Mà ngài không có ở đây. Không biết làm sao đây?»
A-nan liền đến chỗ đức Phật, đảnh lễ dưới chân Phật, đứng qua một bên, bạch đức Thế tôn:
«Bạch Thế tôn, Ngài vì các tỳ-kheo kiết giới, ‹tỳ-kheo nào chứa y dư, ni-tát-kỳ ba-dật-đề.› Nay con nhận được một y phấn tảo quý giá, muốn dâng cúng lên đại Ca-diếp. Vì đại Ca-diếp thường tu hạnh đầy đà, mặc y phấn tảo.» Phật hỏi A-nan:
«Khi nào Ca-diếp về?»
A-nan bạch Phật:
«Sau mười ngày sẽ về.»
Đức Thế tôn vì nhân duyên này, tập hợp Tăng tỳ-kheo, tùy thuận thuyết pháp cho các tỳ-kheo, dùng vô số phương tiện nói về thiểu dục tri túc, hạnh đầu đà, ưa pháp xuất ly, rồi bảo các tỳ-kheo:
«Từ nay về sau cho phép chứa y dư, không quá muời ngày.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo nào, y đã xong, ca-thi-na đã xả, cất chứa y dư, trong mười ngày không tịnh thí được phép chứa. Nếu quá mười ngày, ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Y đã xong: chỉ là ba y.[6]
Y ca-thi-na đã xả.[7]
Y:[8] có mười loại : y kiều-xa-da, y kiếp-bối (vải), y khâm-bà la, y sô-ma (bố), y sấm-ma, y phiến-na, y ma (vải gai), y bí-di-la, y cưu-di-la, y sấm-la-bán-ni.[9]
Y dư:[10] cho đến miếng vải chiều dài bằng tám ngón tay, chiều rộng bằng bốn ngón tay của Như Lai trở lên đều gọi là y dư.
Nếu tỳ-kheo nào, ngày thứ nhất được y, được chứa. Ngày thứ hai được y, cho đến ngày thứ mười được y, được chứa. Qua đến ngày thứ mười một, khi bình minh[11] xuất hiện, tất cả y đó trở thành ni-tát-kỳ.
Nếu tỳ-kheo nào, ngày thứ nhất được y, ngày thứ hai được y, ngày thứ ba không được. Ngày thứ tư được (như vậy lần lần lên đến ngày thứ mười không được, xây dựng câu văn cũng như trên).[12]
Nếu tỳ-kheo nào, ngày thứ nhất được y, ngày thứ hai, ngày thứ ba không được. Ngày thứ tư được, cho đến ngày thứ mười được y. Nếu đến ngày thứ mười một, khi bình minh xuất hiện, số y nhận được trong tám ngày đó đều phạm ni-tát-kỳ.
Nếu tỳ-kheo nào, ngày thứ nhất được y, ngày thứ hai được y, ngày thứ ba và ngày thứ tư không được. Ngày thứ năm được, (như vậy lần lần xuống, cho đến ngày thứ chín, ngày thứ mười không được y, xây dựng câu văn cũng như trên).[13]
Nếu tỳ-kheo nào, ngày thứ nhất được y, ngày thứ hai, ngày thứ ba, ngày thứ tư không được y. Ngày thứ năm được y, cho đến ngày thứ mười được y. Nếu đến ngày thứ mười một, khi bình minh xuất hiện, số y được trong bảy ngày đó, đều phạm ni-tát-kỳ.
Nếu tỳ-kheo nào, ngày thứ nhất được y, ngày thứ hai được y, ngày thứ ba, ngày thứ tư, ngày thứ năm không được y. Ngày thứ sáu được y, (như vậy chuyển, xuống cho đến ngày thứ tám, ngày thứ chín, ngày thứ mười, không được y, xây dựng câu văn cũng như trên).*
Nếu tỳ-kheo nào, ngày thứ nhất được y. Ngày thứ hai, ngày thứ ba, ngày thứ tư, ngày thứ năm không được y. Ngày thứ sáu được y, cho đến ngày thứ mười được y. Nếu đến ngày thứ mười một, khi bình minh xuất hiện, số y được trong sáu ngày đó, đều phạm ni-tát-kỳ.
Nếu tỳ-kheo nào, ngày thứ nhất được y. Ngày thứ hai được y. Ngày thứ ba, ngày thứ tư, ngày thứ năm, ngày thứ sáu không được. Ngày thứ bảy được y (như vậy lần xuống cho đến ngày thứ bảy, ngày thứ tám, ngày thứ chín, ngày thứ mười không được y, xây dựng câu văn cũng như vậy).*
Nếu tỳ-kheo nào, ngày thứ nhất được y. Ngày thứ hai, ngày thứ ba, ngày thứ tư, ngày thứ năm, ngày thứ sáu không được y. Ngày thứ bảy được y, cho đến ngày thứ mười được y. Nếu đến ngày thứ mười một, khi bình minh xuất hiện, số y được trong năm ngày đó đều phạm ni-tát-kỳ.
Nếu tỳ-kheo nào, ngày thứ nhất được y. Ngày thứ hai được y. Ngày thứ ba, ngày thứ tư, ngày thứ năm, ngày thứ sáu, ngày thứ bảy không được y. Ngày thứ tám được y (như vậy lần xuống cho đến ngày thứ sáu, ngày thứ bảy, ngày thứ tám, ngày thứ chín, ngày thứ mười không được y, xây dựng câu văn cũng như trên).*
Nếu tỳ-kheo nào, ngày thứ nhất được y. Ngày thứ hai, ngày thứ ba, ngày thứ tư, ngày thứ năm, ngày thứ sáu, ngày thứ bảy không được y. Ngày thứ tám được y, cho đến ngày thứ mười được y, nếu qua ngày thứ mười một, khi bình minh xuất hiện, số y được trong bốn ngày đó, đều phạm ni-tát-kỳ.
Nếu tỳ-kheo nào, ngày thứ nhất được y. Ngày thứ hai được y. Ngày thứ ba, ngày thứ tư, ngày thứ năm, ngày thứ sáu, ngày thứ bảy, ngày thứ tám không được y. Ngày thứ chín được y (như vậy lần xuống cho đến ngày thứ năm, ngày thứ sáu, ngày thứ bảy, ngày thứ tám, ngày thứ chín, ngày thứ mười không được y, xây dựng câu văn cũng như trên).*
Nếu tỳ-kheo nào, ngày thứ nhất được y. Ngày thứ hai, ngày thứ ba, ngày thứ tư, ngày thứ năm, ngày thứ sáu, ngày thứ bảy, ngày thứ tám không được y. Ngày thứ chín, ngày thứ mười được y; số y được trong ba ngày đó, nếu đến ngày thứ mười một, khi bình minh xuất hiện, đều phạm ni-tát-kỳ.
Nếu tỳ-kheo nào, ngày thứ nhất được y. Ngày thứ hai được y. Ngày thứ ba, ngày thứ tư, ngày thứ năm, ngày thứ sáu, ngày thứ bảy, ngày thứ tám, ngày thứ chín không được y. Ngày thứ mười được y (như vậy lần xuống cho đến ngày thứ tư, ngày thứ năm, ngày thứ sáu, ngày thứ bảy, ngày thứ tám, ngày thứ chín, ngày thứ mười không được y, xây dựng câu văn cũng như trên).*
Nếu tỳ-kheo nào, ngày thứ nhất được y. Ngày thứ hai, ngày thứ ba, ngày thứ tư, ngày thứ năm, ngày thứ sáu, ngày thứ bảy, ngày thứ tám, ngày thứ chín không được y. Ngày thứ mười được y. Nếu qua ngày thứ mười một, khi bình minh xuất hiện, số y được trong hai ngày đó, đều phạm ni-tát-kỳ.
Nếu tỳ-kheo nào, ngày thứ nhất được y. Ngày thứ hai được y. Ngày thứ ba, ngày thứ tư, ngày thứ năm, ngày thứ sáu, ngày thứ bảy, ngày thứ tám, ngày thứ chín, ngày thứ mười không được y (như vậy lần xuống cho đến ngày thứ ba, ngày thứ tư, ngày thứ năm, ngày thứ sáu, ngày thứ bảy, ngày thứ tám, ngày thứ chín, ngày thứ mười không được y, xây dựng câu văn cũng như trên).*
Nếu tỳ-kheo nào, ngày thứ nhất được y. Ngày thứ hai, ngày thứ ba, ngày thứ tư, ngày thứ năm, ngày thứ sáu, ngày thứ bảy, ngày thứ tám, ngày thứ chín, ngày thứ mười không được y. Nếu qua ngày mười một, khi bình minh xuất hiện, số y nhận được trong một ngày đó, đều phạm ni-tát-kỳ.
Nếu tỳ-kheo nào, ngày thứ nhất được y không tịnh thí.[14] Ngày thứ hai được y tịnh thí. Ngày thứ ba được y, cho đến ngày thứ mười được y không tịnh thí. Qua đến ngày thứ mười một, khi bình minh xuất hiện, số y nhận được trong chín ngày đó đều phạm ni-tát-kỳ.
Nếu tỳ-kheo nào, ngày thứ nhất được y. Ngày thứ hai được y không tịnh thí. Ngày thứ ba được y tịnh thí. Ngày thứ tư được y không tịnh thí (như vậy lần xuống cho đến ngày thứ mười được y tịnh thí, không tịnh thí, xây dựng câu văn cũng như trên).* Nếu y bị mất (xây dựng câu văn cũng như trên). Nếu làm phi y (đặt câu văn cũng như trên).* Nếu với ý nghĩ là người quen biết lấy (đặt câu văn cũng như trên).* Nếu quên đi (xây dựng câu văn cũng như trên).* Tất cả đều phạm ni-tát-kỳ.
Nếu y phạm xả đọa mà không xả, đem đổi lấy y khác, phạm một ni-tát-kỳ ba-dật-đề và một đột-kiết-la.
Y xả đọa nầy nên xả cho Tăng, hoặc một nhóm người, hoặc một người. Không được xả biệt chúng. Nếu xả không thành xả, phạm đột-kiết-la. Khi xả cho Tăng, phải đến trong Tăng, mặc y trống vai bên hữu, cởi bỏ giày dép, đến kính lễ Thượng tọa, quỳ gối, chấp tay, thưa:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe. Tôi, tỳ-kheo tên là…, cố ý chứa y dư như vậy, quá mười ngày, phạm xả đọa. Nay, tôi xả cho Tăng sử dụng.»
Xả y rồi phải sám hối. Người thọ sám phải tác bạch, sau đó mới thọ sám. Lời tác bạch như sau:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe. Tỳ-kheo này tên là…, cố ý chứa y dư như vậy, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, tôi thọ sự sám hối của tỳ-kheo tên là… Đây là lời tác bạch.»
Tác bạch như vậy xong, sau đó mới thọ sự sám hối. Vị thọ sám nên nói với phạm nhơn rằng:
«Hãy tự trách tâm ông!»
Phạm nhơn trả lời:
«Xin vâng.»
Nếu Tăng đông, khó tập hợp, mà tỳ-kheo này có duyên sự muốn đi xa thì nên hỏi tỳ-kheo ấy rằng: «Y này, ông muốn cho ai?» Tùy theo lời nói của vị ấy mà cho, và Tăng phải hoàn y nầy lại liền cho tỳ-kheo ấy bằng pháp bạch nhị yết-ma. Nghi thức trao như sau:
Trong Tăng nên sai một vị có khả năng tác yết-ma, theo sự việc trên tác bạch như sau:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo tên là…, cố ý chứa y dư như vậy, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, đem y nầy trao cho tỳ-kheo tên là… kia. Tỳ-kheo tên là… kia sẽ hoàn lại cho tỳ-kheo này. Đây là lời tác bạch.
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo nầy tên là… cố ý chứa y dư như vậy, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng, Tăng đem y này cho tỳ-kheo tên là… kia. Tỳ-kheo tên là… kia sẽ hoàn lại cho tỳ-kheo này. Các trưởng lão nào chấp thuận, Tăng đem y này trao cho [603a1] tỳ-kheo tên là… kia và Tỳ-kheo tên là… kia sẽ hoàn cho tỳ-kheo này, thì im lặng; vị nào không đồng ý, xin nói.
«Tăng đã chấp thuận cho Tỳ-kheo tên là… kia y nầy rồi. Tăng chấp thuận nên im lặng. Việc này ghi nhận như vậy.»
Tỳ-kheo này ở giữa Tăng xả y rồi, mà không được trả lại; Tăng mắc đột-kiết-la.[15] Khi trả lại, có người nói «đừng trả», người ấy mắc đột-kiết-la.
Nếu tác pháp tịnh thí,[16] hoặc gởi cho người khác, hoặc đem làm ba y, hoặc làm y ba-lợi-ca-la,[17] hoặc cố ý làm cho hư hoại, hoặc đốt cháy, hoặc làm phi y,[18] hoặc thường xuyên mặc cho hư, đều phạm đột-kiết-la.
Tỳ-kheo-ni, ni-tát-kỳ ba-dật-đề. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: không quá mười ngày. Hoặc chuyển tịnh thí.[19] Hoặc gởi cho người. Hoặc tưởng bị giặc cướp; hoặc tưởng bị mất; hoặc tưởng bị cháy; hoặc tưởng bị trôi. [Trong các trường hợp này] không tịnh thí, không gởi cho người, không phạm.
Nếu y bị đoạt, y bị mất, y bị cháy, y bị trôi, lấy mặc,[20] hoặc người khác đưa cho mặc,[21] hoặc người khác đưa cho làm,[22] thì người kia không phạm.
Người nhận gởi gắm y kia hoặc mạng chung, hoặc đi xa, hoặc thôi tu, hoặc bị giặc bắt dẫn đi, hoặc bị ác thú hại, hoặc nước trôi chìm. Các trường hợp như vầy mà không tác tịnh thí, không gởi cho cho người, cũng không phạm.
Người không phạm: người phạm đầu tiên khi chưa chế giới; người si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
II. NGỦ LÌA Y[23]
A. DUYÊN KHỞI
1. LÌA Y
Một thời, đức Phật ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ.
Bấy giờ, nhóm sáu tỳ-kheo đem y gởi nơi tỳ-kheo thân hữu để du hành trong nhân gian. Tỳ-kheo được gởi y, thường thường đem y phơi nắng. Các tỳ-kheo thấy, hỏi:
«Đức Phật cho phép tỳ-kheo chứa ba y, không được dư. Đây là y của ai?»
Tỳ-kheo phơi y trải lời:
«Đây là y của nhóm sáu tỳ-kheo. Họ là bạn thân của tôi, đem gởi cho tôi, để du hành trong nhân gian. Sợ bị sâu bọ phá nên tôi đem phơi.»
Trong số các tỳ-kheo nghe đó, có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo:
«Sao các thầy đem y gởi cho tỳ-kheo thân hữu; lìa y mà du hành trong nhân gian?»
Hiềm trách rồi, các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn.
Đức Thế tôn vì nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo quở trách nhóm sáu tỳ-kheo:
«Việc làm của các ngươi là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Sao lại đem y gởi cho tỳ-kheo thân hữu; lìa y mà du hành trong nhân gian?»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách rồi, bảo các tỳ-kheo:
«Nhóm sáu tỳ-kheo là những người ngu si, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, ta vì các tỳ-kheo kiết giới, tập mười cú nghĩa… cho đến, chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
«Tỳ-kheo nào, y đã xong, y ca-thi-na đã xả, lìa một trong ba y ngủ đêm nơi khác, ni-tát-kỳ ba-dật-đề.»
2. CƯƠNG GIỚI CỦA Y
Khi đức Thế tôn vì các Tỳ-kheo kiết giới như vậy, bấy giờ có một tỳ-kheo bị bệnh càn tiêu,[24] có y phấn tảo tăng-già-lê nặng quá. Tỳ-kheo này vì có nhơn duyên muốn du hành trong nhơn gian, không thể mang nó theo được, tự nghĩ rằng: «Đức Thế tôn đã vì các tỳ-kheo kiết giới, không được lìa y ngủ đêm. Lìa y ngủ đêm, ni-tát-kỳ ba-dật-đề. Nay ta bị bệnh càn tiêu, mà ta có y phấn tảo tăng-già-lê quá nặng, lại có nhơn duyên muốn du hành trong nhơn gian, không thể mang theo được. Nay ta nên như thế nào đây?» Vị ấy nói với các tỳ-kheo đồng bạn rằng:
«Đức Thế tôn đã vì các tỳ-kheo kiết giới, không được lìa y ngủ đêm. Lìa y ngủ đêm, ni-tát-kỳ ba-dật-đề. Nay tôi bị bệnh càn tiêu, mà tôi có y phấn tảo tăng-già-lê quá nặng, lại có nhơn duyên muốn du hànhtrong nhơn gian, không thể mang theo được. Nay tôi nên như thế nào? Các Đại đức vì tôi đến bạch đức Thế tôn, Thế tôn dạy thế nào, tôi sẽ phụng hành như vậy.»
Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch lên đức Thế tôn một cách đầy đủ. Đức Thế tôn liền tập hợp các Tăng tỳ-kheo, bảo rằng:
Từ nay về sau, cho phép Tăng trao cho tỳ-kheo bệnh này pháp bạch nhị yết-ma, kiết không mất y. Nghi thức trao như vầy:
Tỳ-kheo kia nên đến trong Tăng, trống vai bên hữu, cởi bỏ giầy dép, đến lễ Thượng tọa, quì gối, chấp tay, bạch xin như vầy:
«Đại đức Tăng, xin lắng nghe! Tôi, Tỳ-kheo tên là…, mắc bệnh càn tiêu, phấn tảo tăng-già-lê này nặng, có nhân duyên muốn du hành trong nhơn gian, không thể mang theo được. Nay tôi đến xin Tăng pháp không mất y.»
Nên cầu xin như vậy ba lần. Trong Tăng nên sai một vị có thể tác yết-ma, theo sự việc trên tác bạch:
«Đại đức Tăng, xin lắng nghe! Tỳ-kheo tên là…, mắc bệnh càn tiêu, có phấn tảo tăng-già-lê quá nặng, lại có nhân duyên muốn du hành trong nhơn gian, nên không thể mang theo được, đến xin Tăng pháp không mất y. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, trao cho tỳ-kheo này pháp khôngmất y. Đây là lời tác bạch.»
«Đại đức Tăng, xin lắng nghe! Tỳ-kheo tên là…, mắc bệnh càn tiêu, có phấn tảo tăng-già-lê quá nặng, lại có nhân duyên muốn du hành trong nhơn gian, mà không thể mang theo được, nay đến xin Tăng pháp không mất y. Nay, Tăng trao cho tỳ-kheo tên là… pháp không mất y. Trưởng lão nào chấp thuận Tăng trao cho tỳ-kheo tên là… pháp không mất y thì im lặng; vị nào không đồng ý xin nói.»
«Tăng đã chấp thuận trao cho tỳ-kheo tên là… pháp không mất y rồi. Tăng chấp thuận nên im lặng. Việc nầy tôi ghi nhận như vậy.»
Từ nay về sau sẽ nói giới như sau:
Tỳ-kheo nào y đã xong, y ca-thi-na đã xả, lìa một trong ba y ngủ đêm chỗ khác, trừ tăng yết-ma, ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Y đã xong: đủ ba y.
Y ca-thi-na đã xả. (như trên)
Ba y: tăng-già-lê, uất-đa-la-tăng, an-đà-hội.
Y: có mười loại, như trên đã nói.
Tăng: cùng một thuyết giới, cùng một yết-ma.
Không mất y: trong Tăng-già-lam có một giới. Mất y: trong Tăng-già-lam có nhiều giới.[25]
Không mất y: cây có một giới. Mất y: cây có nhiều giới.
Không mất y: sân[26] có một giới. Mất y: sân có nhiều giới.
Không mất y: xe có một giới. Mất y: xe có nhiều giới.
Không mất y: thuyền có một giới. Mất y: thuyền có nhiều giới.
Không mất y: thôn có một giới. Mất y: thôn có nhiều giới.
Không mất y: nhà có một giới. Mất y: nhà có nhiều giới.
Không mất y: giảng đường có một giới. Mất y: giảng đường có nhiều giới.
Không mất y: kho chứa có một giới. Mất y: kho chứa có nhiều giới.
Không mất y: lẫm có một giới. Mất y: lẫm có nhiều giới.
Tăng-già-lam: có bốn loại như trên.[27]
Cây: cao bằng người, có bóng che đủ để ngồi kiết già.
Sân: nơi đập và phơi ngũ cốc
Xe: chỗ đủ cho xe quay đầu lại.
Thuyền: chỗ đủ cho chiếc thuyền xoay lại.
Thôn: [604a1] có bốn loại như trên.[28]
Giảng đường: có nhiều khoảng trống.
Kho: nơi chứa các vật mua bán, ngựa xe v.v…
Lẫm: chỗ chứa ngũ cốc.
Giới Tăng-già-lam: giới Tăng-già-lam này, chẳng phải giới Tăng-già-lam kia. Giới Tăng-già-lam này, chẳng phải giới của cây kia. Cho đến giới của kho chứa này chẳng phải giới của kho chứa kia, cũng như vậy.
Giới cây này chẳng phải giới cây kia. Cho đến giới kho chứa, giới của Tăng-già-lam cũng như vậy.
Giới của sân này chẳng phải giới của sân kia. Cho đến giới Tăng-già-lam, giới cây, cũng như vậy. Ngoài ra xây dựng câu văn cũng như trên.
Giới Tăng-già-lam: ở đường biên của Tăng-già-lam, với sức người trung bình, dùng đá hoặc gạch quăng đến chỗ nào thì nơi đó gọi là giới.[29] Cho đến giới của kho chứa cũng như vậy.
Nếu tỳ-kheo để y ở trong Tăng-già-lam, lại ngủ ở dưới gốc cây, khi bình minh chưa xuất hiện, hoặc xả y, hoặc tay cầm y, hoặc đến chỗ đá quăng tới. Nếu không xả y, hoặc tay cầm y, hoặc đến chỗ đá quăng tới; khi bình minh xuất hiện, tùy theo chỗ lìa y ngủ, ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
Trừ ba y, lìa các y khác, đột-kiết-la.
Tỳ-kheo để y trong Tăng-già-lam, đến chỗ sân phơi. Bình minh chưa xuất hiện, hoặc xả y, hoặc tay phải nắm y, hoặc đến chỗ đá quăng tới. Nếu không xả y, không đến chỗ đá quăng tới, mà bình minh xuất hiện, tùy theo chỗ lìa y ngủ, ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
Cho đến ngủ nơi kho chứa, mỗi mỗi câu cũng như vậy. Nếu tỳ-kheo để y dưới gốc cây, đến ngủ chỗ sân phơi lúa cho đến ngủ nơi kho chứa, Tăng-già-lam thì cũng như vậy.
Không mất y: Nếu nơi a-lan-nhã không có giới, trong khoảng tám cây.[30] Một cây là bảy cung. Cung pháp nước Giá-ma-lê[31] trung bình dài bốn khủy tay.
Nếu tỳ-kheo nơi a-lan-nhã có thôn, để y trong khoảng tám cây, ngủ chỗ khác, bình minh chưa xuất hiện. Không xả y, tay không nắm y, hoặc không đến chỗ đá quăng tới, khi bình minh xuất hiện, ni-tát-kỳ ba-dật-đề. Trừ ba y, lìa các y khác, đột-kiết-la.
Y xả đọa này nên xả cho Tăng, hoặc một nhóm người, hoặc một người; không được xả biệt chúng. Nếu xả biệt chúng, không thành xả phạm đột-kiết-la.
Khi xả cho Tăng, đương sự nên đến trong Tăng, trống vai bên hữu, cởi bỏ giày dép, đến lễ Thượng tọaquỳ gối, chấp tay, thưa như vậy:
«Đại đức Tăng, xin lắng nghe! Tôi tỳ-kheo tên là…, đã lìa y ngủ, phạm xả đọa. Nay, tôi xả cho Tăng.»
Phạm nhơn xả rồi phải sám hối. Vị thọ sám hối phải tác bạch, sau đó mới thọ sám. Tác bạch như vầy:
«Đại đức Tăng, xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là…, lìa y ngủ, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, tôi nhận sám hối cho vị tỳ-kheo này. Đây là lời tác bạch.»
Bạch như vậy rồi, sau mới nhận sám hối. Vị nhận sám hối nên nói với phạm nhân rằng:
«Hãy tự trách tâm ông!»
Phạm nhân trả lời:
«Xin vâng.»
Tăng nên hoàn y lại cho tỳ-kheo này, liền bạch nhị yết-ma. Thể thức trao lại y như vầy: trong Tăng nên sai một vị có khả năng tác pháp yết-ma, theo sự việc trên, tác bạch:
«Đại đức Tăng, xin lắng nghe! Tỳ-kheo tên là…, lìa y ngủ, phạm xả đọa; nay xả cho Tăng. Nếu thời gianthích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận đem y này hoàn lại cho tỳ-kheo… Đây là lời tác bạch.»
«Đại đức Tăng, xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là…, lìa y ngủ, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nay, Tăng đem y nầy hoàn lại cho tỳ-kheo tên… Các trưởng lão chấp thuận, Tăng đem y nầy hoàn lại cho tỳ-kheo… kia thì im lặng. Ai không đồng ý xin nói.
«Tăng đã chấp thuận trao y cho tỳ-kheo… kia rồi. Tăng đã chấp thuận nên im lặng. Việc này ghi nhậnnhư vậy.»
Nếu ở trong Tăng xả y rồi, mà không hoàn lại, Tăng phạm đột-kiết-la. Khi hoàn lại, có người nói: đừng hoàn, người ấy phạm đột-kiết-la.
Nếu chuyển làm tịnh thí, hoặc sai cho người, hoặc đem làm ba y, hoặc làm y ba-lợi-ca-la,[32] hoặc cố làm cho hư, hoặc đốt, hoặc làm phi y, hoặc mặc luôn cho hư, tất cả đều phạm đột-kiết-la.
Tỳ-kheo-ni, ni-tát-kỳ ba-dật-đề. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni phạm đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: Đã được Tăng tác yết-ma. Khi bình minh chưa xuất hiện, tay nắm y, hoặc cả y, hoặc đến chỗ đá quăng tới, hoặc tưởng bị cưỡng đoạt, hoặc tưởng bị mất, hoặc tưởng bị cháy, hoặc tưởng bị nước trôi, hoặc tưởng bị hư hoại. Nếu đường thủy bị đứt đoạn, đường bộ bị hiểm nạn, hoặc bị giặc cướp, hoặc nạn ác thú, hoặc nước lên lớn, hoặc bị cường lực bắt, hoặc bị trói, hoặc mạng nạn, phạm hạnh nạn, không xả y, tay không nắm tới y, không đến chỗ đá quăng tới thì không phạm.
Người không phạm: người phạm đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
III. CHỜ Y MỘT THÁNG[33]
A. DUYÊN KHỞI
Một thời, đức Phật ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, có tỳ-kheo, y tăng-già-lê bị cũ rách hư hoại, tự nghĩ rằng: «Thế tôn đã vì các tỳ-kheo kiết giới: ‹Y đã xong, y ca-thi-na đã xả, cho phép chứa y dư trong mười ngày. Chứa quá hạn định ni-tát-kỳ ba-dật-đề.› Song, tăng-già-lê này của ta bị cũ hư mục, trong vòng mười ngày không thể may xong. Bây giờ, ta nên như thế nào?» Vị ấy liền nói với tỳ-kheo đồng ý rằng:
«Lành thay! Đại đức vì tôi bạch lên đức Thế tôn. Ngài dạy thế nào tôi sẽ phụng hành thế ấy.»
Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân, rồi ngồi qua một bên, đem nhân duyên nầy bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp các tỳ-kheo và bảo:
«Từ nay về sau cho phép các tỳ-kheo được chứa y dư, vì chờ cho đủ.»
Nhóm sáu tỳ-kheo nghe đức Thế tôn cho phép chứa y dư vì chờ cho đủ. Họ có y phấn tảo và các loại y khác, cùng loại mà chưa đủ, liền lấy trong đó y phấn tảo giặt và nhuộm, bốn đầu góc điểm tác tịnh, đem đến gởi các tỳ-kheo thân hữu rồi du hành trong nhân gian. Vì họ đi lâu quá không trở lại, tỳ-kheo nhận gởi sợ y ẩm ướt đem phơi. Các tỳ-kheo thấy, hỏi:
«Thế tôn đã chế giới, cho phép chứa ba y, không được quá. Y nầy của ai?»
Tỳ-kheo nhận gởi trả lời:
«Y nầy là của nhóm sáu tỳ-kheo. Nhóm sáu tỳ-kheo nói: ‹Đức Thế tôn chế giới, cho phép được chứa y dư cho đến khi nào có đủ.› Họ có y phấn tảo và các loại y khác, cùng loại mà chưa đủ, nên lấy trong đó y phấn tảo, giặt và nhuộm, bốn đầu góc điểm tác tịnh, đem gởi cho tôi để du hành trong nhơn gian. Sợ hư mục nên tôi đem hong phơi.»
Lúc ấy, trong số các tỳ-kheo nghe, có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo:
«Tại sao nói đức Thế tôn cho phép chứa y dư vì chờ cho đủ, mà vì cùng loại y chưa đủ, lấy trong đó y phấn tảo giặt và nhuộm, bốn đầu góc điểm tác tịnh, đem gởi cho tỳ-kheo thân hữu để du hành trong nhơn gian?»
Các tỳ-kheo liền đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyênnày bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn vì nhơn duyên này tập hợp các tỳ-kheo quở trách nhóm sáu tỳ-kheo:
«Việc làm của các ngươi là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Này, nhóm sáu tỳ-kheo! Tại sao Thế tôn cho phép tỳ-kheo chứa y dư vì chờ cho đủ, mà vì cùng loại y [605a1] chưa đủ lại lấy trong đó y phấn tảo giặt nhuộm, bốn đầu điểm tác tịnh, đem gởi cho tỳ-kheo thân hữu để du hành trong nhơn gian?»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách rồi bảo các tỳ-kheo:
«Đây là những người ngu si, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo nào y đã đủ, y ca-thi-na đã xả, nếu tỳ-kheo được y vải phi thời, cần thì nhận; nhận rồi mau chóng may thành y; đủ thì tốt, không đủ thì được phép chứa một tháng vì chờ cho đủ; nếu chứa quá hạn, ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Y đã xong: đủ ba y và y ca-thi-na đã xả.
Thời: không thọ y ca-thi-na thì sau lễ tự tứ một tháng; có thọ y ca-thi-na thì sau lễ tự tứ năm tháng.
Phi thời: nếu quá thời hạn của y nầy.
Y: có mười loại như trên đã nói.
Nếu trong mười ngày, cùng loại y,[34] đủ thì nên cắt rọc ra, lược may thành y. Hoặc tác pháp tịnh thíhoặc khiến cho người. Nếu không cắt rọc, lược may thành y, không tịnh thí, không gởi cho người, ngày thứ mười một, khi bình minh xuất hiện, tùy theo số y (vải) nhiều hay ít, phạm ni-tát-kỳ ba-dật-đề. Nếu y cùng loại không đủ, đến ngày thứ mười một, y cùng loại mới đủ, trong ngày liền phải cắt rọc, lược may thành y. Nếu không cắt rọc, lược may thành y, không tịnh thí, không sai cho người, đến ngày thứ mười hai, khi bình minh xuất hiện, tùy theo số y nhiều hay ít, đều phạm ni-tát-kỳ ba-dật-đề. Như vậy, cho đếnngày thứ hai mươi chín cũng thế. Nếu cùng loại y không đủ, ngày ba mươi đủ hay không đủ, cùng loại hay không cùng loại, trong ngày đó cũng phải cắt rọc, lược may thành y, hoặc tịnh thí, hoặc sai cho người. Nếu không cắt rọc, lược may thành y, không tịnh thí, không sai cho người, đến ngày thứ ba mươi mốt, khi bình minh xuất hiện, ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
Ni-tát-kỳ này phải xả cho Tăng hoặc nhiều người, hoặc một người; không được xả biệt chúng. Nếu xả không thành xả phạm đột-kiết-la.
Khi xả cho Tăng, phải đến trong Tăng, trống vai bên hữu, cởi bỏ giầy dép đến lễ Thượng tọa, đầu gối bên hữu chấm đất, chấp tay, bạch:
«Đại đức Tăng, xin lắng nghe! Tôi, tỳ-kheo tên là…, có y như vậy, chứa quá số ngày như vậy, phạm xả đọa. Nay tôi xả cho Tăng.»
Xả rồi phải sám hối. Người nhận sám hối phải tác bạch:
«Đại đức Tăng, xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là…, có y như vậy, chứa quá số ngày như vậy, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, tôi nhận sự sám hối của tỳ-kheo tên là… Đây là lời tác bạch.»
Tác bạch như vậy rồi, sau đó mới nhận sự sám hối. Khi nhận sự sám hối nên nói với phạm nhơn rằng:
«Hãy tự trách tâm ông!»
Phạm nhơn đáp:
«Xin vâng.»
Tăng nên hoàn y lại cho tỳ-kheo này ngay, bằng pháp bạch nhị yết-ma như sau: Trong Tăng nên sai một vị có khả năng tác yết-ma, dựa theo sự việc trên tác bạch:
«Đại đức Tăng, xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là…, có cái y như vậy, chứa quá số ngày như vậy, phạm xả đọa; nay xả cho Tăng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, đem y này hoàn lạicho tỳ-kheo có tên… Đây là lời tác bạch.»
«Đại đức Tăng, xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là…, có cái y như vậy, chứa quá ngày như vậy, phạm xả đọa; nay xả cho Tăng. Nay Tăng đem y nầy hoàn lại cho tỳ-kheo có tên… Các trưởng lão nào đồng ý, Tăng đem y này hoàn lại cho tỳ-kheo có tên… thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói.»
«Tăng đã thuận trao y cho tỳ-kheo có tên… rồi. Tăng đồng ý nên im lặng. Việc này ghi nhận như vậy.»
Nếu trong Tăng, xả y rồi, không hoàn lại, phạm đột-kiết-la. Khi hoàn lại, nếu có người bảo «đừng trả», thì người ấy phạm đột-kiết-la. Nếu không trả lại, chuyển tịnh thí, hoặc khiến cho người, hoặc đem làm ba y, hoặc làm y ba-lợi-ca-la, hoặc cố làm cho hư, hoặc đốt, hoặc làm phi y, hoặc luôn luôn mặc cho hư, đều phạm đột-kiết-la.
Tỳ-kheo-ni, ni-tát-kỳ ba-dật-đề; Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni phạm đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: Chứa trong vòng mười ngày. Y cùng loại đủ, cắt rọc, lược may thành y. Cùng loại y không đủ, đến ngày thứ mười một cùng loại y đủ, đã được cắt rọc, lược may thành y. Hoặc tịnh thí, sai cho người. Cho đến ngày hai mười chín cũng như vậy. Ngày thứ ba mươi đủ hay không đủ, cùng loại hay không đồng loại, nội nhật phải cắt rọc, lược may thành y, hoặc tịnh thí, sai cho người, thì không phạm.
Tưởng bị đoạt, tưởng bị mất, tưởng bị cháy, tưởng bị nước trôi mà không cắt rọc, lược may thành y, không tịnh thí, không sai cho người thì không phạm. Nếu y bị đoạt, y bị mất, y bị cháy, y bị nước trôi, lấy mặc, hoặc người cho mặc, hoặc làm mền thì không phạm. Nếu tỳ-kheo nhận gởi y, mạng chung, hoặc đi xa, hoặc thôi tu, bị giặc, hoặc bị ác thú hại, hoặc bị nước trôi không cắt rọc, không lược, không may thành y, không sai cho người thì không phạm.
Người không phạm: người phạm đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
IV. NHẬN Y PHI THÂN LÝ NI[35]
A. DUYÊN KHỞI
1. LIÊN HOA SẮC
Một thời, đức Phật ở trong vườn trúc Ca-lan-đà, tại thành La-duyệt.
Bấy giờ, có người thiếu nữ tên là Liên Hoa Sắc,[36] cha mẹ nàng gả nàng cho người Uất-thiền.[37] Sau đó, nàng mang thai, muốn trở về nhà cha mẹ. Nàng sanh được một đứa con gái, dung mạo đoan chánh.
Liên Hoa Sắc cùng người con gái ở chung một nhà. Trong thời gian này, chồng của Liên Hoa Sắc tư thông cùng với mẹ của Liên Hoa Sắc, bị đứa tớ gái của Liên Hoa Sắc bắt gặp, và thưa lại với Liên Hoa Sắc việc ấy. Liên Hoa Sắc nghe sự việc như vậy, thầm nghĩ và than rằng: «Sao con gái lại cùng với mẹ lấy chung một chồng. Thân người con gái để làm gì?» Liên Hoa Sắc đành bỏ hài nhi đang bồng trong tay, cải trang ra đi, đến nơi thành Ba-la-nại, đứng ngoài cửa thành. Thân hình đầy bụi bậm, và gót chân bị rách. Lúc đó, trong thành có ông trưởng giả, vợ ông vừa mạng chung, cỡi xe ra khỏi thành Ba-la-nại, để đến công viên ngắm cảnh. Ông trưởng giả gặp Liên Hoa Sắc đang đứng bên ngoài cửa thành, dung mạo đoan chánh mà thân hình lại đầy bụi bặm, gót chân rách nát, nên để ý Liên Hoa Sắc. Ông liền đến trước người nữ, hỏi:
«Cô thuộc về ai?»
Liên Hoa Sắc trả lời:
«Tôi không thuộc về ai cả.»
Ông trưởng giả lại hỏi:
«Nếu chưa thuộc về ai thì có thể vì tôi làm vợ được không?»
Liên Hoa Sắc trả lời:
«Cũng được.»
Ông trưởng giả liền bảo lên xe, chở về nhà làm vợ.
Sau một thời gian, ông trưởng giả, chồng của Liên Hoa Sắc, tập trung nhiều của quý từ Ba-la-nại đến nước Uất-thiền để buôn bán. Nơi đây, lúc bấy giờ gặp ngày đại hội, đồng nữ trong nước đến vui chơi. Người con gái của Liên Hoa Sắc, trang sức đẹp đẽ, cũng ở trong số đông những người nữ đó. Thấy người con gái nầy đoan chánh, nên ông trưởng giả để ý, liền hỏi người bên cạnh:
«Cô gái này là ai?»
Đáp rằng:
«Cô gái này tên như vậy»
Lại hỏi:
«Nhà cô ở đâu?»
Đáp rằng:
«Nhà cô ở tại chỗ ấy.»
Lại hỏi:
«Đường gì?»
Đáp rằng:
«Đường tên như vậy.
Trưởng giả lại hỏi:
«Cửa ngõ của nhà xoay về hướng nào?»
Đáp:
«Cửa ngõ của nhà xoay về hướng ấy.»
Ông trưởng giả liền đến nhà đó, hỏi người cha rằng:
«Cô gái này là con của ông phải không?»
Đáp rằng:
«Con gái của tôi đó.»
Lại hỏi:
«Ông có thể gả cho tôi không?»
Đáp rằng:
«Vâng, có thể được.»
Ông trưởng giả hỏi:
«Ông cần đòi bao nhiêu của?»
[606a1] Người cha của cô gái trả lời:
«Trao cho tôi trăm ngàn lượng vàng.»
Ông trưởng giả bèn trao đủ số. Cha của cô gái trang điểm cho con mình.
Từ nước Uất-thiền họ trở về Ba-la-nại. Liên Hoa Sắc nhìn thấy liền có cảm tưởng như đang nhìn đứa con gái mình. Cô gái này thấy Liên Hoa Sắc cũng với ý nghĩ là mẹ mình. Hai người gần gũi nhau thời gian lâu, Liên Hoa Sắc chải đầu cho người nữ kia và hỏi rằng:
«Cô em là người nước nào? Con gái nhà ai?»
Người nữ kia trả lời:
«Em là người nước Uất-thiền.»
Liên Hoa Sắc lại hỏi:
«Nhà ở chỗ nào? Đường nào? Cửa ngõ xoay về hướng nào? Cha mẹ là ai?»
Người nữ kia trả lời:
«Nhà của em ở chỗ nọ, chỗ kia, vân vân. Cha em tên như vậy như vậy.»
Liên Hoa Sắc lại hỏi:
«Mẹ của em họ gì?»
Nữ đáp rằng:
«Em không biết mẹ. Chỉ nghe người ta nói mẹ tên là Liên Hoa Sắc. Bỏ nhà đi lúc em còn nhỏ.»
Lúc ấy, Liên Hoa Sắc lòng tự nghĩ rằng: «Đây chính là con của ta.» Nàng tự oán trách mình, «Ôi! Thân người nữ để làm gì? Tại sao ngày nay, mẹ và con lại cùng lấy một chồng?» Liên Hoa Sắc liền bỏ nhà ra đi.
Khi Liên Hoa Sắc đến vườn Trúc khu Ca-lan-đà nơi thành La-duyệt, lúc bấy giờ, đức Thế tôn đang nói pháp cho vô số đại chúng vây quanh. Từ xa thấy đức Thế tôn tướng mạo đoan chánh, các căn tịch tịnh, đạt được chế ngự tối thượng như con voi chúa đã thuần, như nước lóng trong, không có bụi dơ, Liên Hoa Sắc phát tâm hoan hỷ, liền đến chỗ đức Thế tôn đảnh lễ dưới chân rồi đứng qua một bên.
Bấy giờ, đức Thế tôn tuần tự nói pháp vi diệu, nói về bố thí, về trì giới, về sanh thiên và chê trách dục là bất tịnh; tán thán sự xuất ly. Đức Thế tôn nói về bốn Thánh đế: Khổ, Tập, Tận, Đạo, phân biệt đầy đủ.
Bấy giờ, từ chỗ ngồi, Liên Hoa Sắc đạt được pháp nhãn tịnh. Ví như tấm lụa trắng mới và sạch, không có bụi bẩn, dễ nhuộm màu sắc. Liên Hoa Sắc đặng pháp thanh tịnh cũng lại như vậy; thấy pháp, đắc pháp, đắc thành quả chứng, bèn bước lên phía trước, bạch Phật rằng:
«Nguyện đức Thế tôn cho con xuất gia, ở trong pháp của Phật, tu hạnh thanh tịnh.»
Đức Phật bảo Tôn giả A-nan:
«Ông dẫn Liên Hoa Sắc này đến chỗ Ma-ha Ba-xà-ba-đề, cho phép cô xuất gia.»
Tôn giả A-nan liền vâng lời đức Phật dạy, dẫn Liên Hoa Sắc đến chỗ Ma-ha Ba-xà-ba-đề nói rằng:
«Đức Thế tôn có dạy, Bà hãy độ người phụ nữ này xuất gia.»
Liên Hoa Sắc liền được cho phép xuất gia.
Một thời gian sau đó, Liên Hoa Sắc nhờ nổ lực tư duy ngày càng tinh tấn, nên chứng đặng A-la-hán, đạt được đại thần lực.[38]
Bấy giờ, có số đông tỳ-kheo-ni trụ nơi chỗ không nhàn,[39] nhưng Liên Hoa Sắc tỳ-kheo-ni ngồi riêng trong một khu rừng khác[40] tư duy. Nơi trú xứ của Liên Hoa Sắc, lại có tên đầu lĩnh của bọn cướp thường ở tại đó. Tỳ-kheo-ni Liên Hoa Sắc chấp trì oai nghi lễ tiết, khoan thai, nên tên đầu lĩnh giặc thấy vậy liền sanh thiện tâm.
Thời gian sau đó, tướng giặc bắt được nhiều thịt heo. Ăn xong còn dư, gói lại đem treo trên nhánh cây và nói: «Trong rừng này, nếu có Sa-môn, Bà-la-môn nào, có đại thần lực thì lấy đem đi.» Tuy nói như vậy, nhưng tâm thì vì tỳ-kheo-ni Liên Hoa Sắc.
Bấy giờ, tỳ-kheo-ni Liên Hoa Sắc nhờ thiên nhĩ nghe, thiên nhãn thanh tịnh thấy, nên dùng tấm lụa trắng gói thịt heo treo lên nhánh cây. Sáng ngày nói với thức-xoa-ma-na, sa-di-ni rằng:
«Các con đến nơi chỗ đó. Trên nhánh cây, có cái gói bằng lụa trắng, trong đó có thịt heo. Lấy mang về.»
Cô ấy liền đến lấy về, đưa cho tỳ-kheo-ni Liên Hoa Sắc. Tỳ-kheo Liên Hoa Sắc bảo nấu, rồi đến giờ ăn, tự tay mình đem lên trên núi Kỳ-xà-quật, dâng lên cúng dường các tỳ-kheo Thượng tọa.
Bấy giờ, có một tỳ-kheo mặc chiếc tăng-già-lê cũ rách vá chằm. Tỳ-kheo-ni Liên Hoa Sắc thấy vậy, phát tâm từ mẫn, liền hỏi vị tỳ-kheo rằng:
«Thưa Đại đức! Sao Ngài mặc chiếc tăng-già-lê cũ rách đến thế?»
Vị tỳ-kheo ấy trả lời:
«Đại tỷ! Đây là pháp phải diệt tận, nên tệ hại như vậy.»
Bấy giờ, tỳ-kheo-ni Liên Hoa Sắc đang khoác chiếc tăng-già-lê quí giá, nên thưa với vị tỳ-kheo ấy rằng:
«Thưa Đại đức! Con xin cúng chiếc y nầy cho Đại đức. Đại đức cho con xin chiếc y hiện Đại đức đang mặc có được không?» Vị Tỳ-kheo ấy trả lời:
«Được.»
Tỳ-kheo-ni Liên Hoa Sắc liền cởi y tăng-già-lê trao cho tỳ-kheo và lấy chiếc y cũ rách của tỳ-kheo mặc vào. Sau đó, Liên Hoa Sắc mặc chiếc y cũ rách này đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân rồi đứng qua một bên. Đức Thế tôn biết mà cố hỏi Liên Hoa Sắc:
«Tại sao cô mặc chiếc y cũ rách đến thế?»
Tỳ-kheo-ni Liên Hoa Sắc liền đem nhơn duyên trên bạch lên đức Thế tôn một cách đầy đủ. Đức Thế tônbảo:
«Nầy Liên Hoa Sắc! Cô không nên làm như vậy. Như lai cho phép cô chứa giữ năm y nguyên vẹn bền chắc.[41] Ngoài ra còn dư, mới tùy ý tịnh thí hoặc cho người. Tại sao vậy? Vì người nữ mặc y phụcthượng hạng còn chưa tốt, huống chi là mặc y xấu.»
Đức Thế tôn vì nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo. Ngài biết mà cố hỏi tỳ-kheo kia rằng:
«Thật sự ông có nhận y từ tỳ-kheo-ni Liên Hoa Sắc chăng?»
Vị tỳ-kheo kia thưa:
«Bạch đức Thế tôn đúng như vậy.»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách vị tỳ-kheo kia:
«Việc làm của các ngươi là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Sao lại nhận y từ tỳ-kheo-ni?»
Quở trách rồi, đức Thế tôn bảo các tỳ-kheo:
«Người này là người ngu si, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, ta vì các tỳ-kheo biết giới gồm mười cú nghĩa, cho đến, chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn nói giới nên nói như vậy:
Tỳ-kheo nào, thọ nhận y từ tỳ-kheo-ni,[42] ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
2. NHỮNG NGOẠI LỆ
Khi đức Thế tôn đã vì các tỳ-kheo kiết giới như vậy rồi, các tỳ-kheo đều sợ nên cẩn thận không dám nhận lấy y từ nơi tỳ-kheo-ni thân quyến. Đức Phật dạy:
«Từ nay về sau cho phép các tỳ-kheo thọ nhận y từ tỳ-kheo-ni thân quyến. Tại sao vậy? Nếu không phải thân quyến thì không thể trù lượng được là nên lấy hay không nên lấy; hoặc tốt, hoặc xấu, hoặc cũ, hoặc mới. Nếu là thân quyến thì trù lượng được, biết họ có khả năng hay không, nên nhận không nên nhận, hoặc tốt, hoặc xấu, hoặc cũ, hoặc mới.»
Từ nay về sau nên nói giới như vầy:
«Tỳ-kheo nào, thọ nhận y từ tỳ-kheo-ni chẳng phải thân quyến, ni-tát-kỳ ba-dật-đề.»
Khi đức Thế tôn vì các tỳ-kheo kiết giới như trên rồi, thì bấy giờ, trong Kỳ- hoàn, hai bộ Tăng[43] nhận được y cúng dường, cùng chia.
Bấy giờ, có tỳ-kheo nhận nhầm y của tỳ-kheo-ni, tỳ-kheo-ni nhận nhầm y của tỳ-kheo. Lúc bấy giờ, tỳ-kheo-ni mới đem y đến trong Tăng-già-lam, thưa với tỳ-kheo rằng:
«Tôi đem y nầy đến trao cho Đại đức, Đại đức trao y của Đại đức cho tôi.»
Các tỳ-kheo bảo:
«Đức Phật không cho phép chúng tôi thọ nhận y từ tỳ-kheo-ni chẳng phải thân quyến.»
Bấy giờ, các tỳ-kheo đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn bảo các tỳ-kheo:
Từ nay về sau, cho phép trao đổi y. Muốn nói giới phải nói như vầy:
Tỳ-kheo nào, thọ nhận y từ tỳ-kheo-ni chẳng phải thân quyến, trừ đổi chác, ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Chẳng phải thân quyến:[44] chẳng phải cha mẹ thân quyến cho đến bảy đời không thân.
Thân quyến:[45] cha mẹ thân quyến cho đến bảy đời thân quyến.
Y: có mười loại như đã nói ở trên.
Đổi chác:[46] dùng y đổi y, dùng y đổi phi y, hoặc dùng phi y đổi y, hoặc dùng kim đổi lấy ống đồng, hoặc dao, hoặc chỉ… cho đến một viên thuốc để đổi y.
Nếu tỳ-kheo nào, thọ nhận y từ nơi tỳ-kheo-ni chẳng phải thân quyến, trừ đổi chác, ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
Vật ni-tát-kỳ này phải xả cho Tăng, hoặc nhiều người, hoặc một người; không được xả biệt chúng. Nếu xả không thành xả phạm đột-kiết-la.
Khi xả cho Tăng, nên đến trong Tăng, [607a1] trống vai bên hữu, cởi bỏ giày dép, đến lễ Thượng tọa, quỳ gối, chấp tay, tác bạch:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tôi, tỳ-kheo tên là…, đã thọ nhận y từ tỳ-kheo-ni chẳng phải thân quyến, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng.»
Xả rồi phải sám hối. Trước hết người thọ sám nên tác bạch:
«Đại đức Tăng, xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là…., đã thọ nhận y từ tỳ-kheo-ni chẳng phải thân quyến, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, tôi thọ sự sám hối của tỳ-kheo nầy tên là… Đây là lời tác bạch.»
Bạch rồi mới nhận sám hối. Vị nhận sám hối nên nói với phạm nhân rằng:
«Hãy tự trách tâm ông!»
Phạm nhơn đáp:
«Xin vâng.»
Tăng nên trả lại y cho tỳ-kheo nầy liền, bằng bạch nhị yết-ma để trao. Tăng nên sai một Tỳ-kheo có khả năng tác yết-ma, theo sự việc trên tác bạch:
«Đại đức Tăng, xin lắng nghe! Tỳ-kheo tên là…, đã thọ nhận y từ tỳ-kheo-ni chẳng phải thân quyến, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng; Tăng chấp thuận trả lại y cho tỳ-kheo này. Đây là lời tác bạch.»
«Đại đức Tăng, xin lắng nghe! Tỳ-kheo nầy tên là…, đã thọ nhận y từ tỳ-kheo-ni chẳng phải thân quyếnphạm xả đọa; nay xả cho Tăng. Tăng nay đem y này hoàn lại cho tỳ-kheo nầy tên là… Các trưởng lãonào đồng ý, Tăng đem y này trải lại cho tỳ-kheo có tên này thì im lặng. Ai không đồng ý xin nói.
«Tăng đã chấp thuận trao cho y cho tỳ-kheo kia tên là… rồi. Tăng đã chấp thuận nên im lặng. Việc này ghi nhận như vậy.»
Trước Tăng, đã xả y rồi, mà Tăng không trả lại, phạm đột-kiết-la. Khi trả y, nếu có người bảo «đừng trả», người ấy phạm đột-kiết-la. Nếu chuyển làm tịnh thí, hoặc sai cho người, hoặc đem làm ba y, hoặc làm y ba-lợi-ca-la, hoặc cố làm cho hư, hoặc đốt, hoặc làm phi y, hoặc mặc luôn cho cho hư, tất cả đều phạm đột-kiết-la.
Tỳ-kheo-ni, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó là phạm.
Sự không phạm: Thọ nhận y từ tỳ-kheo-ni thân quyến, hoặc đổi chác. Vì Tăng vì Phật đồ mà lấy thì không phạm.
Người không phạm: đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
V. NHỜ PHI THÂN LÝ NI GIẶT Y CŨ[47]
A. DUYÊN KHỞI
Một thời, đức Phật ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Tôn giả Ca-lưu-đà-di có nhan sắc đoan chánh. Tỳ-kheo-ni Thâu-lan-nan-đà cũng lại đoan chánh. Ca-lưu-đà-di để ý Thâu-lan-nan-đà. Thâu-lan-nan-đà cũng để ý Ca-lưu-đà-di.
Đến giờ khất thực, Ca-lưu-đà-di khoác y, bưng bát, đến chỗ Thâu-lan-nan-đà, ngồi ngay trước mặt, để lộ hình. Tỳ-kheo-ni cũng lại ngồi để lộ hình. Hai bên nhìn nhau với dục tâm. Một lúc sau, Ca-lưu-đà-di xuất đồ bất tịnh, làm bẩn an-đà-hội. Thâu-lan-nan-đà thấy vậy nói rằng:
«Đại đức đưa cái y đây, tôi giặt cho.»
Ca-lưu-đà-di liền thay đưa cho. Tỳ-kheo-ni Thâu-lan-nan-đà nhận được y, đến chỗ vắng dùng ngón tay lấy đồ bất tịnh cho vào miệng, rồi lại lấy một ít cho vào trong đường tiểu tiện, sau đó có thai. Các tỳ-kheo-ni thấy vậy hỏi rằng:
«Cô không biết hổ thẹn, đã làm hạnh bất tịnh.»
Thâu-lan-nan-đà nói:
«Đại tỷ! Tôi không phải không có hổ thẹn. Tôi không phạm tịnh hạnh.»
Các tỳ-kheo-ni nói:
«Nếu cô không phạm tịnh hạnh thì tại sao có thai? Các tỳ-kheo-ni không phạm tịnh hạnh sao họ lại không có thai?»
Bấy giờ, Thâu-lan-nan-đà mới đem sự việc đã xảy ra trình bày rõ ràng với các tỳ-kheo-ni.
Trong số các tỳ-kheo-ni nghe đó, có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, vì nhơn duyên này hiềm trách Ca-lưu-đà-di:
«Sao Tôn giả lại nhờ tỳ-kheo-ni Thâu-lan-nan-đà làm việc như vậy?»
Bấy giờ, các tỳ-kheo-ni bạch với các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo đến bạch Phật.
Lúc bấy giờ, đức Phật vì nhơn duyên này tập hợp các Tăng tỳ-kheo. Ngài biết mà vẫn cố hỏi Ca-lưu-đà-di:
«Có thật ông đã nhờ tỳ-kheo-ni Thâu-lan-nan-đà làm việc như vậy chăng?»
Ca-lưu-đà-di thừa nhận là có.
Đức Phật dùng vô số phương tiện quở trách Ca-lưu-đà-di:
«Việc làm của các ngươi là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Sao lại nhờ tỳ-kheo-ni Thâu-lan-nan-đà làm việc như vậy?»
Quở trách xong, Phật bảo các tỳ-kheo:
«Đây là người ngu si, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới gồm mười cú nghĩa, cho đến, chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn nói giới nên nói như vậy:
«Tỳ-kheo nào, khiến tỳ-kheo-ni giặt y cũ, hoặc nhuộm, hoặc đập, ni-tát-kỳ ba-dật-đề.»
Khi đức Thế tôn vì các tỳ-kheo chế giới như vậy rồi, sau đó các tỳ-kheo đều sợ, cẩn thận không dám khiến tỳ-kheo-ni thân quyến giặt y cũ, hoặc nhuộm, hoặc đập. Đức Phật dạy:
«Cho phép các tỳ-kheo khiến tỳ-kheo-ni thân quyến giặt y cũ, hoặc nhuộm, hoặc đập… »
Từ nay về sau nên nói giới như vầy:
Tỳ-kheo nào, khiến tỳ-kheo-ni chẳng phải thân quyến giặt y cũ, hoặc nhuộm, hoặc đập, ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Chẳng phải thân quyến: như trên đã giải.
Thân quyến: cũng như vậy.
Y cũ: là chỉ cần một lần mặc qua.
Y: nói mười loại như trên.
Nếu tỳ-kheo khiến tỳ-kheo-ni chẳng phải thân quyến giặt y cũ, hoặc nhuộm, hoặc đập, (tỳ-kheo) phạm ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
Bảo giặt, nhuộm, đập, nhưng cô ni chỉ giặt nhuộm mà không đập, (tỳ-kheo) phạm hai ni-tát-kỳ ba-dật-đề, một đột-kiết-la.
Bảo giặt, nhuộm, đập mà cô ni giặt, không nhuộm mà đập, phạm hai ni-tát-kỳ ba-dật-đề, một đột-kiết-la.
Bảo giặt, nhuộm, đập, nhưng cô ni không giặt mà nhuộm đập, (tỳ-kheo) phạm hai ni-tát-kỳ ba-dật-đề, một đột-kiết-la.
Bảo giặt, nhuộm, đập, nhưng ni không giặt, không nhuộm, không đập, (tỳ-kheo) phạm ba đột-kiết-la.
Nếu tỳ-kheo khiến thức-xoa-ma-na, sa-di-ni chẳng phải thân quyến giặt nhuộm, đập y cũ, (tỳ-kheo) phạm đột-kiết-la.
Nếu bảo tỳ-kheo-ni chẳng phải thân quyến giặt, nhuộm, đập y mới, (tỳ-kheo) phạm đột-kiết-la.
Ni-tát-kỳ này phải xả cho Tăng, hoặc nhiều người, hoặc một người; không được xả biệt chúng. Nếu xả không thành xả, phạm đột-kiết-la.
Khi xả cho Tăng, nên đến trong Tăng, trống vai bên hữu, cởi bỏ giày dép, đến lễ Thượng tọa, quỳ gối bên hữu sát đất, chấp tay thưa:
«Đại đức Tăng, xin lắng nghe! Tôi, Tỳ-kheo tên là…, đã khiến tỳ-kheo-ni chẳng phải thân quyến giặt, nhuộm, đập y cũ, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng.»
Xả rồi phải sám hối. Trước hết vị thọ sám phải bạch:
«Đại đức Tăng, xin lắng nghe! Tỳ-kheo tên là…, đã khiến tỳ-kheo-ni chẳng phải thân quyến giặt, nhuộm, đập y cũ, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận tôi nhận sự sám hối của tỳ-kheo có tên là… Đây là lời tác bạch.»
Bạch rồi sau đó mới nhận sám hối. Vị nhận sám hối nên nói với phạm nhân:
«Hãy tự trách tâm ông!»
Phạm nhân đáp:
«Xin vâng.»
Tăng nên trả y lại cho tỳ-kheo này liền, bằng bạch nhị yết-ma, như vầy: Tăng sai một vị có thể tác yết-ma, theo sự việc trên tác bạch:
«Đại đức Tăng, xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là…, đã sai tỳ-kheo-ni chẳng phải thân quyến giặt, nhuộm, đập y cũ, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng; Tăng chấpthuận, đem y nầy trả lại cho tỳ-kheo có tên… Đây là lời tác bạch.»
«Đại đức Tăng, xin lắng nghe! Tỳ-kheo nầy tên là…, đã sai tỳ-kheo-ni chẳng phải thân quyến giặt, nhuộm, đập y cũ, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng; Tăng chấpthuận đem y này hoàn lại cho tỳ-kheo có tên… Đây là lời tác bạch.»
«Đại đức Tăng, xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là…, đã sai tỳ-kheo-ni chẳng phải thân quyến giặt, nhuộm, đập y cũ, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nay Tăng đem y này hoàn lại cho [608a1] tỳ-kheo nầy. Các trưởng lão nào đồng ý, Tăng đem y này hoàn lại cho tỳ-kheo này thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói.»
«Tăng đã đồng ý trao y cho tỳ-kheo tên là… rồi. Tăng đã đồng ý nên im lặng. Việc này ghi nhận như vậy.»
Trong Tăng vị tỳ-kheo này đã xả y rồi, nếu Tăng không trả lại, phạm đột-kiết-la. Khi trả lại, có người bảo «đừng trả», người ấy phạm đột-kiết-la. Nếu không trả lại, mà chuyển làm tịnh thí, hoặc sai cho người, hoặc tự làm ba y, hoặc làm y ba-lợi-ca-la, hoặc đốt, hoặc cố làm cho hư hoại, hoặc mặc luôn cho rách, đều phạm đột-kiết-la.
Tỳ-kheo-ni, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó là phạm.
Sự không phạm: Trao y cũ cho ni thân quyến giặt, nhuộm, đập; hoặc vì người bệnh mà giặt, nhuộm, đập; hoặc vì Tăng, Phật đồ giặt nhuộm đập; hoặc mượn y người khác giặt, nhuộm, đập thì không phạm.
Người không phạm: đầu tiên khi chưa chế giới, si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.[48]
VI. XIN Y NƠI NHÀ PHI THÂN LÝ[49]
A. DUYÊN KHỞI
1. XIN Y TỪ PHI THÂN LÝ
Một thời, đức Phật ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, trong thành Xá-vệ có một gia chủ,[50] vào buổi sáng, thắng cỗ xe, cùng đoàn tùy tùng đến công viên, rồi quay xe trở lạitinh xá Kỳ-hoàn; để xe bên ngoài cửa ngõ Kỳ-hoàn, đi bộ vào gặp Bạt-nan-đà Thích tử; lễ kính, hỏi chào. Rồi ngồi phía trước mặt mà nghe pháp.
Bạt-nan-đà Thích Tử là người biện tài, trí tuệ, nói pháp khéo léo. Ông nói pháp cho gia chủ này nghe dưới nhiều hình thức khác nhau, khai hóa, khuyến khích, khiến gia chủ sanh lòng hoan hỷ. Gia chủnghe pháp rồi, liền nói với Bạt-nan-đà rằng:
«Tôn giả cần gì, xin cho biết.»
Bạt-nan-đà trả lời:
«Không cần gì cả. Sự thỉnh cầu này cũng là sự cúng dường rồi.»
Gia chủ lại nói:
«Xin Ngài cứ nói. Nếu cần dùng thứ gì, không nên ái ngại.»
Bạt-nan-đà nói:
«Thôi! Thôi! Không phiền hỏi nữa. Giả sử tôi có điều cần thì gia chủ cũng không thể cho được đâu.»
Gia chủ lại nói:
«Xin Ngài cứ nói. Tôi sẽ theo sự cần dùng mà cung cấp cho.»
Lúc ấy, gia chủ này mặc chiếc áo lụa trắng, rộng dài, quý giá. Bạt-nan-đà nói:
«Chiếc y ông đang mặc, có thể cho tôi. Tôi cần chiếc y đó.»
Gia chủ trả lời:
«Sáng mai đến nhà, tôi sẽ trao cho Ngài.»
Bạt-nan-đà nói:
«Tôi đã nói với ông trước rồi, ‹Giả sử tôi có điều cần thì Gia chủ cũng không thể cho được đâu.› Điều đó bây giờ đúng như tôi đã nói.»
Gia chủ thưa:
«Tôi cho Ngài chứ chẳng phải là không cho. Nhưng ngày mai hãy đến, tôi sẽ cho y này. Hoặc cho cái khác còn tốt hơn nữa. Bây giờ, nếu cởi chiếc y này dâng cho Ngài thì cũng được, nhưng tôi không thể không có y mà vào thành Xá-vệ.»
Bạt-nan-đà nói:
«Thôi! Thôi! Tôi không cần nữa.»
Khi ấy, gia chủ nổi giận, không vui, liền cởi y xếp lại trao cho Bạt-nan-đà và nói rằng:
«Tôi đã thưa với Đại đức là ngày mai hãy đến, tôi sẽ cho y này, hoặc cho cái khác còn tốt hơn nữa. Nhưng Đại đức không tin, khiến cho bây giờ tôi chỉ quấn một chiếc y[51] mà vào thành Xá-vệ.»
Rồi, gia chủ ra khỏi tinh xá Kỳ-hoàn, lên xe, chỉ quấn một chiếc y mà vào thành. Người giữ cửa thấy vậy liền hỏi ông gia chủ:
«Ông từ đâu về? Bị ai cướp y?»
Ông gia chủ bảo:
«Vừa bị giặc cướp trong Kỳ-hoàn.»
Lập tức người giữ cửa liền vớ ngay dao gậy, định đi đến Kỳ-hoàn. Gia chủ nói:
«Thôi! Thôi! Khỏi phải đi.»
Người giữ cửa hỏi:
«Tại sao vậy?»
Bấy giờ, gia chủ thuật rõ nhơn duyên. Các cư sĩ nghe qua đều cơ hiềm rằng: «Sa-môn Thích tử mong cầu nhiều, không biết đủ, không biết hổ thẹn. Bên ngoài tự xưng là tôi biết chánh pháp. Như vậy thì có chánh pháp gì? Sao lại đòi cho kỳ được chiếc áo mà gia chủ đang mặc trên thân? Đàn-việt cúng dườngtuy không nhàm chán nhưng người thọ nhận phải biết đủ chứ.»
Trong số các tỳ-kheo nghe đó, có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách Bạt-nan-đà Thích tử: «Sao Thầy lại đòi cho kỳ được chiếc áo quý giá mà ông gia chủ đang mặc trên người?»
Bấy giờ, các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch lên đức Phật một cách đầy đủ. Lúc bấy giờ, đức Thế tôn mới tập hợp các tỳ-kheo. Ngài biết mà vẫn cố hỏi Bạt-nan-đà:
«Có thật ông đòi cho được chiếc áo mà ông gia chủ đang mặc trên người hay không?»
Bạt-nan-đà thưa:
«Bạch Thế tôn, có như vậy.»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách Bạt-nan-đà rằng:
«Việc làm của ngươi là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Sao lại đòi xin cho kỳ được chiếc y mà ông gia chủđang mặc trên mình?»
Đức Phật quở trách rồi bảo các tỳ-kheo:
«Bạt-nan-đà là người ngu si, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến, chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn nói giới nên nói như vậy:
«Tỳ-kheo nào, xin y nơi cư sĩ, ni-tát-kỳ ba-dật-đề.»
Khi đức Thế tôn vì các tỳ-kheo kiết giới như vậy rồi, các tỳ-kheo đều sợ, cẩn thận không dám xin y nơi cư sĩ thân quyến. Đức Phật dạy:
«Các tỳ-kheo xin y nơi cư sĩ thân quyến, không phạm.»
Từ nay về sau muốn nói giới, nên nói như vầy:
«Tỳ-kheo nào, xin y nơi cư sĩ chẳng phải thân quyến, ni-tát-kỳ ba-dật-đề.»
2. TỲ KHEO Y BỊ CƯỚP
Khi đức Thế tôn vì các tỳ-kheo kiết giới như vậy rồi, bấy giờ, có số đông tỳ-kheo ở nước Câu-tát-la hạ an cư xong, ngày mười lăm tự tứ rồi, ngày mười sáu mang y cầm bát đến chỗ đức Thế tôn. Vì ban ngày nắng nóng, các tỳ-kheo không thể đi được, mới đi ban đêm. Họ bị lạc vào đường dữ và gặp ổ cướp. Chúng vừa cướp đoạt được của người một số của cải lớn đem về đó. Bọn cướp gặp tỳ-kheo nơi đường dữ, bèn hỏi:
«Các ông đến đây tìm chúng tôi phải không?»
Các tỳ-kheo trả lời:
«Không phải chúng tôi đi tìm các ông. Chúng tôi vừa hạ an cư ở nước Câu-tát-la xong, ngày mười lăm tự tứ rồi, nên ngày mười sáu mang y cầm bát muốn đến gặp đức Thế tôn. Từ đó đến đây. Ban ngày bị nắng nóng, chúng tôi đi không được; đi ban đêm mới bị lạc đường nên đến đây, chứ không phải đi tìm các ông.»
Bọn giặc hỏi:
«Nếu các ông không đi tìm chúng tôi thì tại sao đi con đường này? Há không muốn hại chúng tôi sao?»
Chúng nói xong liền đánh các tỳ-kheo gần chết và cướp lấy y bát. Các tỳ-kheo phải trần truồng mà đi; đến đứng ngoài cổng Kỳ-hoàn. Các tỳ-kheo thấy vậy nói rằng:
«Quý vị là Ni-kiền-tử lõa hình, không được vào trong Kỳ-hoàn.»
Các tỳ-kheo kia nói rằng:
«Chúng tôi chẳng phải Ni-kiền-tử. Mà là Sa-môn Thích tử.»
Khi ấy, Tôn giả Ưu-ba-ly đang kinh hành cách đó không xa, các tỳ-kheo đến hỏi Tôn giả rằng:
«Hiện có một đám người trần truồng đang đứng ngoài cửa ngõ. Chúng tôi nói, ‹Các Tôn giả là Ni-kiền-tử, chớ vào tịnh xá Kỳ-hoàn.› Những người ấy nói, ‹Chúng tôi không phải Ni-kiền-tử mà là sa-môn Thích tử.›»
Rồi các tỳ-kheo nói với Tôn giả [609a1] Ưu-ba-ly rằng:
«Tôn giả nên ra xem, coi thử họ là ai?»
Tôn giả liền ra ngoài cổng, hỏi:
«Quý vị là ai?»
Đáp rằng:
«Chúng tôi là Sa-môn Thích tử.»
Lại hỏi:
«Quý vị bao nhiêu tuổi?»
Đáp rằng:
«Chúng tôi chừng ấy tuổi.»
Lại hỏi:
«Quý vị thọ giới khi nào?»
Đáp rằng:
«Chúng tôi thọ giới năm ấy.»
Lại hỏi:
«Hòa thượng của quý vị là ai?»
Đáp rằng:
«Hòa thượng của chúng tôi hiệu là như vậy.»
«Tại sao quý vị lại trần truồng?»
Các tỳ-kheo liền trình bày đầy đủ nhơn duyên đã xảy ra. Khi ấy, Tôn giả Ưu-ba-ly trở lại chỗ các tỳ-kheo nói:
«Những vị đó chẳng phải là Ni-kiền-tử mà là sa-môn Thích tử.»
Rồi Tôn giả Ưu-ba-ly bảo các tỳ-kheo đó rằng:
«Các Thầy nên tạm mượn y để mặc. Chớ nên trần truồng đến gặp đức Thế tôn.»
Các tỳ-kheo liền mượn y mà khoác vào, rồi đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên.
Bấy giờ, đức Thế tôn an ủi và hỏi các tỳ-kheo:
«Các ngươi thân được an ổn không? Đi đứng có được hòa hợp an lạc không? Không vì sự ăn uống mà khổ chăng?»
Các tỳ-kheo thưa:
«Bạch Đại đức, chúng con thân được an ổn. Đi đứng có được hòa hợp an lạc. Không vì sự ăn uống mà khổ. Chúng con ở nước Câu-tát-la an cư xong, tự tứ rồi, mang y cầm bát, muốn đến thăm hỏi đức Thế tôn. Ban ngày vì nắng nóng không đi được, đi ban đêm nên bị lạc đường, gặp bọn ăn cướp…» Trình rõ nhơn duyên đầy đủ như trên với đức Thế tôn.
Lúc bấy giờ, đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách các tỳ-kheo rằng:
«Các ông làm việc sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm điều không nên làm. Các ông là người ngu si, tại sao trần truồng mà đi? Nếu trần truồng mà đi, phạm đột-kiết-la. Nếu gặp trường hợp như vậy nên dùng cỏ mềm hay lá cây che mình, đến chùa gần nhất. Trước hết, có y dư thì nên lấy để mặc. Nếu không có thì hỏi các tỳ-kheo quen biết, có y dư nên mượn để mặc. Nếu bạn quen biết không có y, nên hỏi trong Tăng có y nào có thể chia. Nếu có thì chia, còn không có thì nên hỏi có ngọa cụ hay không? Nếu có ngọa cụ thì đưa, nếu không có đưa cho thì tự mình mở kho xem có mền, đồ trải đất, điệp, chăn… trích lấy, cắt thành y dùng để tự che thân, rồi ra ngoài mà đi xin y.»
Khi ấy các tỳ-kheo cẩn thận, sợ không dám đem vật từ chỗ này đến chỗ khác. Đức Phật dạy:
«Cho phép.»
Bấy giờ, tỳ-kheo y bị cướp, y bị mất, y bị cháy, y bị trôi, vì cẩn thận sợ không dám mặc y của Tăng. Đức Phật dạy:
«Được phép mặc.»
Các tỳ-kheo nhận được y rồi, không trả lại chỗ cũ cho Tăng. Phật dạy: «Không nên như vậy. Nếu nhận được y rồi nên giặt nhuộm, chằm vá, an trí lại chỗ cũ. Nếu không an trí lại chỗ cũ thì như pháp mà trị.»
Bấy giờ, có tỳ-kheo y bị cướp, y bị mất, y bị cháy, y bị trôi, cẩn thận sợ không dám đến nơi cư sĩ, vợ cư sĩ không thân quyến xin y. Đức Phật dạy: «Nếu y bị mất, y bị cướp, y bị cháy, y bị nước cuốn trôi thì được phép đến nơi cư sĩ hay vợ cư sĩ không thân quyến xin y.»
Từ nay về sau nên nói giới như vầy:
Tỳ-kheo nào, xin y từ cư sĩ hay vợ cư sĩ không phải thân quyến, ni-tát-kỳ ba-dật-đề, trừ trường hợp đặc biệt.[52] Trường hợp đặc biệt là nếu tỳ-kheo y bị cướp, y bị mất, y bị cháy, y bị nước cuốn trôi.[53] Đây là trường hợp đặc biệt.
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Thân quyến, chẳng phải thân quyến: như trên đã giải.
Cư sĩ, vợ cư sĩ: cũng đã nói ở trên.
Y: có mười loại như trên đã trình bày.
Nếu tỳ-kheo nào xin y từ cư sĩ, vợ cư sĩ không phải thân quyến, ni-tát-kỳ ba-dật-đề, trừ trường hợp đặc biệt.
Ni-tát-kỳ này nên xả cho Tăng, hoặc nhiều người, hoặc một người; không được xả biệt chúng. Nếu xả không thành xả phạm đột-kiết-la.
Khi xả cho tăng, nên đến trong Tăng trống vai bên hữu, cởi bỏ giày dép, đến lễ Thượng tọa, quỳ gối bên hữu chấm đất, chắp tay bạch:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tôi, tỳ-kheo tên là…, đã xin y từ cư sĩ, vợ cư sĩ chẳng phải thân quyến, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng.»
Xả rồi phải sám hối. Trước hết người nhận sám hối phải tác bạch:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là…, đã xin y từ cư sĩ, vợ cư sĩ chẳng phải thân quyến, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, tôi nhận sự sám hối của tỳ-kheo này. Đây là lời tác bạch.»
Bạch rồi sau đó mới nhận sám hối. Vị nhận sám hối nên nói với tỳ-kheo kia rằng:
«Thầy nên tự trách tâm mình!»
Trả lời:
«Xin vâng.»
Tăng nên hoàn y lại cho người này liền, bằng bạch nhị yết-ma như vầy: Trong Tăng nên sai một vị có khả năng tác yết-ma, đựa theo sự việc trên tác bạch:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là…, đã xin y từ cư sĩ, vợ cư sĩ chẳng phải thân quyến, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nếu thời gian thích hợp với Tăng, Tăng chấp thuận, đem y này hoàn lạicho tỳ-kheo tên là… Đây là lời tác bạch.»
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là…, đã xin y từ cư sĩ, vợ cư sĩ chẳng phải thân quyến, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nay Tăng đem y này hoàn lại cho tỳ-kheo nầy. Các trưởng lão nào chấp thuận Tăng đem y này hoàn lại cho tỳ-kheo nầy thì im lặng. Ai không đồng ý xin nói.»
«Tăng đã chấp thuận trao y cho tỳ-kheo có tên… rồi. Tăng đã chấp thuận nên im lặng. Việc này được ghi nhận như vậy.»
Phạm nhơn xả y trong Tăng rồi, Tăng không hoàn lại, phạm đột-kiết-la. Khi hoàn y lại, có người bảo «đừng trả», người ấy phạm đột-kiết-la.
Nếu không hoàn lại, mà chuyển làm tịnh khí, hoặc sai cho người, hoặc tự làm ba y, hoặc làm y ba-lợi-ca-la, hoặc cố làm cho hư hoại, hoặc đốt, hoặc mặc luôn cho rách, đều phạm đột-kiết-la.
Tỳ-kheo-ni, ni-tát-kỳ ba-dật-đề. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni phạm đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: y bị đoạt, y bị mất, y bị cháy, y bị nước cuốn trôi, được phép xin y từ cư sĩ, vợ cư sĩkhông phải thân quyến, hoặc xin nơi người đồng xuất gia, hoặc xin vì người khác, hay người khác xin vì mình. Hoặc không mong cầu mà được thì không phạm.
Người không phạm: phạm đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
VII. NHẬN Y QUÁ PHẦN[54]
A. DUYÊN KHỞI
Một thời, đức Phật ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, có số đông tỳ-kheo đến tinh xá Kỳ-hoàn sau khi gặp bọn cướp cướp mất y.
Bấy giờ, có ưu-bà-tắc nghe có số đông tỳ-kheo đến tinh xá Kỳ-hoàn sau khi gặp bọn cướp cướp mất y, liền đem nhiều y tốt đến chỗ các tỳ-kheo, hỏi:
«Vừa rồi nghe có các tỳ-kheo bị mất y đến đây, là những vị nào?»
Các tỳ-kheo trả lời:
«Chính chúng tôi. Vậy hỏi có việc gì?»
Vị ưu-bà-tắc thưa:
«Chúng con nghe các tỳ-kheo gặp giặc cướp, cướp mất y, đã đến nơi Kỳ-hoàn nầy, nên đem những y này đến dâng cúng các Đại đức bị mất y. Xin các Ngài tùy ý nhận.»
Các tỳ-kheo nói:
«Thôi! Thôi! Thỉnh cầu như thế đã là cúng dường rồi. Chúng tôi đã đủ ba y, khỏi phải nhận nữa.»
Nhóm sáu tỳ-kheo nghe thế, nói với các tỳ-kheo rằng:
«Này các Đại đức, các Ngài đủ ba y rồi, sao không nhận để cho chúng tôi, hay là cho người khác.»
Các cư sĩ đã vì các tỳ-kheo bị mất y nên đem y đến cúng. Các tỳ-kheo đủ ba y rồi lại nhận y của cư sĩrồi cho nhóm sáu tỳ-kheo và người khác.
Bấy giờ, trong số các tỳ-kheo nghe đó, có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiền trách các tỳ-kheo: «Cư sĩ nơi Xá-vệ đã vì các tỳ-kheo bị mất y nên đem y đến cúng. Các vị đủ ba y rồi, tại sao lại lấy y của họ đem cho nhóm sáu tỳ-kheo và các người khác?» Hiềm trách xong, tỳ-kheo thiểu dục đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem [610a1] nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn.
Đức Thế tôn vì nhơn duyên này tập hợp các tỳ-kheo lại. Ngài biết mà vẫn cố hỏi:
«Này các tỳ-kheo, có thật các ngươi đã đủ ba y mà nhận y của người, đem cho nhóm sáu tỳ-kheo và các người khác không?»
Các tỳ-kheo thưa:
«Kính bạch đức Thế tôn, có thật như vậy.»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách các tỳ-kheo:
«Các ông làm việc sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm điều không nên làm. Cư sĩ Xá-vệ đã vì các tỳ-kheo bị mất y nên đem y đến cúng, tại sao các ngươi đủ ba y rồi lại nhận y của họ để cho nhóm sáu tỳ-kheo và các người khác?»
Quở trách rồi, đức Phật bảo các tỳ-kheo:
«Các tỳ-kheo này là những người ngu si, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo nào, y bị mất, y bị cướp, y bị cháy, y bị nước cuốn trôi, nếu có cư sĩ, vợ cư sĩ không phải thân quyến, đem cho nhiều y yêu cầu tùy ý nhận. Tỳ-kheo ấy nên biết đủ mà nhận. Nếu nhận quá, ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Chẳng phải thân quyến: cư sĩ, vợ cư sĩ.
Y: có mười loại cũng như trước đã nói.
Nếu mất một y, không nên nhận. Nếu mất hai y còn lại một y hai lớp, ba lớp, bốn lớp, thì nên tháo ra làm tăng-già-lê, uất-đa-la-tăng hay an-đà-hội. Nếu ba y đều bị mất thì tỳ-kheo ấy nên tri túc mà nhận y. Tri túc có hai nghĩa: tri túc của người tại gia và tri túc của người xuất gia.
– Tri túc của người tại gia: tùy theo khả năng của người bạch y cho y mà nhận.
– Tri túc của người xuất gia: tức ba y vậy.
Nếu cư sĩ yêu cầu tùy ý,[55] cúng nhiều y cho tỳ-kheo, hoặc y mịn, hoặc y mỏng, hoặc y không bền chắc thì nên xếp lại hai lớp, ba lớp, bốn lớp để may. Trên vai nên xếp một miếng để ngăn mồ hôi và làm khâu hoàn. Nếu còn dư, hãy nói với cư sĩ, «Vải này còn dư, nên cắt làm gì?» Nếu người đàn-việt bảo, «Không phải tôi vì vấn đề mất y dâng cúng, mà do tự nguyện, xin được dâng cúng cho Đại đức.» Vị kia muốn nhận thì cứ nhận. Nếu tỳ-kheo nhận y quá mức tri túc, phạm ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
Ni-tát-kỳ này nên xả cho Tăng, hoặc số đông, hoặc một người; không được xả biệt chúng. Nếu xả, không thành xả phạm đột-kiết-la.
Khi xả nên đến trong Tăng, trống vai bên hữu, cởi bỏ giày dép, đến lễ Thượng tọa, quỳ gối hữu chấm đất, chắp tay thưa:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tôi, tỳ-kheo tên là…, đã nhận y quá mức tri túc, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng.»
Xả rồi phải sám hối. Vị nhận sám hối trước hết phải tác bạch:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo tên là…, đã nhận quá mức tri túc của y, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, tôi nhận sự sám hối của tỳ-kheo tên là… Đây là lời tác bạch.»
Bạch rồi sau đó mới thọ sám hối. Vị thọ sám nên nói với Tỳ-kheo phạm tội là:
«Thầy nên tự trách lòng mình!»
Tỳ-kheo phạm tội trả lời:
«Xin vâng.»
Tăng nên hoàn y lại cho tỳ-kheo này bằng bạch nhị yết-ma như vầy: trong Tăng nên sai một vị có khả năng tác pháp yết-ma, dựa theo sự việc trên tác bạch:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là…, đã nhận quá mức tri túc của y, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, đem y này hoàn lại cho tỳ-kheo có tên… Đây là lời tác bạch.»
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là…, đã nhận quá mức tri túc của y, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Bây giờ, Tăng đem y này hoàn lại cho tỳ-kheo ấy. Các trưởng lão nào đồng ý đem y này hoàn lại cho tỳ-kheo ấy thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói. Tăng đã chấp thuận trao lại y cho tỳ-kheo có tên là… rồi.»
«Tăng đã chấp thuận trao lại y cho tỳ-kheo có tên là… rồi. Vì im lặng. Việc này được ghi nhận như vậy.»
Tỳ-kheo ấy đã xả y trong Tăng rồi mà Tăng không trả lại, Tăng phạm đột-kiết-la. Khi hoàn lại, có người bảo «đừng trả», người ấy phạm đột-kiết-la.
Nếu không hoàn lại mà chuyển làm tịnh thí, hoặc sai cho người, hoặc tự làm ba y, hoặc làm y ba-lợi-ca-la, hoặc cố ý làm cho hư, hoặc đốt, hoặc mặc mãi cho rách, đều phạm đột-kiết-la.
Tỳ-kheo-ni, ni-tát-kỳ ba-dật-đề. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni phạm Đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: nếu tri túc nhận, hoặc dưới mức tri túc, hoặc cư sĩ cúng nhiều y, hoặc mịn mỏng, không bền chắc xếp hai, ba, bốn lớp may thành y, đặt một miếng ngăn mồ hôi, may khâu hoàn. Nếu y (vải) còn dư, nói với cư sĩ: «Vải còn dư, làm gì?» Nếu cư sĩ nói: «Không phải tôi vì mất y mà cúng, do tôi tự nguyện muốn dâng cúng cho Đại đức.» Họ nói như vậy, tỳ-kheo cần thì nhận, không phạm.
Người không phạm: phạm đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
VIII. KHUYÊN CƯ SĨ TĂNG GIÁ Y[56]
A. DUYÊN KHỞI
Một thời, đức Phật ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá- vệ.
Bấy giờ, có một tỳ-kheo khất thực, đến giờ, đắp y, bưng bát vào thành Xá-vệ, đến nhà cư sĩ xin thức ăn, nghe vợ chồng cư sĩ cùng bàn tính, «Bạt-nan-đà Thích tử là bạn quen biết xưa kia của ta. Nên đem số tiền để mua y với giá như vậy, mua y như vậy đem đến dâng cúng cho tỳ-kheo kia.» Tỳ-kheo khất thựcrồi trở về Tăng-già-lam, gặp Bạt-nan-đà Thích tử, bảo rằng:
«Chưa có người nào trong giòng họ Cù-đàm có đại phước đức như ngài.»
Bạt-nan-đà Thích tử liền hỏi:
«Tôi có việc gì mà nói tôi là người phước đức?»
Vị tỳ-kheo khất thực trả lời:
«Tôi vào trong thành khất thực, nghe vợ chồng cư sĩ cùng bàn tính như vầy, ‹Bạt-nan-đà Thích tử là bạn quen biết xưa kia của ta. Nên đem số tiền để mua y với giá như vậy, mua y như vậy đem đến dâng cúng.›»
Bạt-nan-đà liền hỏi:
«Có đúng như vậy hay chăng?»
Vị tỳ-kheo ấy trả lời:
«Đúng như vậy.»
Bạt-nan-đà lại hỏi:
«Nhà cư sĩ kia ở chỗ nào, cửa hướng nào?»
Tỳ-kheo khất thực trả lời:
«Nhà cư sĩ ấy ở chỗ đó, cửa ngõ xoay về hướng đó.»
Bạt-nan-đà liền nói với tỳ-kheo khất sĩ rằng:
«Vâng, người đó là bạn thân quen của tôi xưa kia, là đàn-việt thường cúng dường tôi, đúng như lời của thầy nói.»
Sáng sớm hôm sau, Bạt-nan-đà đắp y bưng bát vào thành Xá-vệ, đến nhà cư sĩ nói rằng:
«Có phải Cư sĩ muốn cho tôi y không?»
Cư sĩ nói:
«Tôi có bàn tính riêng như vậy.»
Bạt-nan-đà nói với cư sĩ:
«Nếu muốn cho tôi y thì nên may dài, rộng, loại bền chắc, tốt đẹp mới đúng loại y tôi thọ trì. Nếu khôngđúng, tôi không nhận, thì may làm gì.»
Lúc ấy, cư sĩ kia liền cơ hiềm rằng:
«Sa-môn Thích tử không có tàm quý, nhiều mong cầu không biết chán, bên ngoài tự xưng rằng ‹Tôi biết chánh pháp›; nhưng lại cưỡng bức người, đòi hỏi y tốt. Như vậy làm gì có chánh pháp? Người cho tuy không biết nhàm chán nhưng người nhận phải biết đủ chứ. Người ta bàn tính riêng tư mà lại rình nghe là sao!»
Lúc ấy, có tỳ-kheo khất thực nghe, hiềm trách Bạt-nan-đà Thích tử:
«Tại sao lại cưỡng bức người đòi cho được y tốt như vậy?»
Tỳ-kheo khất thực liền ra khỏi thành, về đến trong Tăng-già-lam, đem nhơn duyên này đến nói với các tỳ-kheo.
Trong số đó, có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách Bạt-nan-đà Thích tử:
«Tại sao Thầy cưỡng bức người, đòi cho được y tốt như vậy?»
Hiềm trách xong, vị ấy đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch lên đức Thế tôn một cách đầy đủ.
Lúc bấy giờ, đức Thế tôn vì nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách Bạt-nan-đà Thích tử:
«Ông làm điều sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Tại sao đến người cưỡng bức đòi cho được y tốt như vậy?»
Quở trách rồi, đức Phật bảo các tỳ-kheo:
«Đây là người si, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này lần đầu. Từ nay về sau, ta vì các tỳ-kheo kiết giới gồm mười cú nghĩa… cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
«Tỳ-kheo nào, có cư sĩ, hay vợ cư sĩ để dành tiền sắm y cho tỳ-kheo, nghĩ rằng: ‹Mua y như thế cho tỳ-kheo có tên như thế.› Tỳ-kheo ấy liền đến nhà cư sĩ nói như vầy: ‹Lành thay cư sĩ, nên vì tôi mua y nhưvậy, như vậy.› Vì muốn đẹp. Nếu nhận được y, ni-tát-kỳ ba-dật-đề.»
Khi đức Thế tôn vì các tỳ-kheo kiết giới như vậy rồi, bấy giờ có cư sĩ muốn dâng cúng y theo ý muốncủa tỳ-kheo, nên hỏi:
«Đại đức cần loại y nào?»
Tỳ-kheo ấy nghi ngại, không dám trả lời. Đức Phật dạy:
«Nếu cư sĩ yêu cầu tỳ-kheo tùy ý, thì nên trả lời.»
Lại có cư sĩ muốn cúng cho tỳ-kheo y quý giá, mà tỳ-kheo kia là vị thiểu dục tri túc, không cần loại y đại quý giá này, mà muốn cần loại y không quý giá. Tỳ-kheo kia ý nghi ngại không muốn nói lên ý của mình. Đức Phật dạy:
«Cho phép các tỳ-kheo thiểu dục tri túc yêu cầu loại y không quý giá.»
Từ nay về sau nên nói giới như vầy:
Tỳ-kheo nào, có cư sĩ, hay vợ cư sĩ[57] để dành tiền sắm y cho tỳ-kheo, nghĩ rằng: ‹Mua y như thế chotỳ-kheo có tên như thế.› Tỳ-kheo ấy trước không được yêu cầu tùy ý mà đến nhà cư sĩ nói như vầy: ‹Lành thay cư sĩ, nên vì tôi mua y như vậy, như vậy.› Vì muốn đẹp. Nếu nhận được y, ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Cư sĩ, vợ cư sĩ: cũng như trước đã giải.
Tiền sắm y:[58] giá tiền để sắm y, hoặc vàng bạc, trân châu, lưu ly, vỏ sò, ngọc thạch, anh lạc, vàng y.
Y: có mười loại như trước đã nói.
Cầu xin:[59] có hai cách. Một là cầu xin tiền để mua y, hai là cầu xin y.
– Cầu xin số tiền để may y: đàn-việt cúng để may y với giá lớn chừng ấy mà cầu xin thêm, dù chỉ 1 phần 16 tiền.
– Cầu xin y: nói với người cư sĩ, may pháp y dài, rộng như vậy, cho đến dù xin thêm một sợi chỉ.
Tỳ-kheo nầy trước không được yêu cầu tùy ý mà đến cầu y quý giá dài rộng, nếu nhận được y, ni-tát-kỳ ba-dật-đề. Cầu mà không nhận được, phạm đột-kiết-la.
Ni-tát-kỳ này nên xả cho Tăng, hoặc nhiều người, hoặc một người, không được xả biệt chúng. Xả không thành xả, phạm đột-kiết-la.
Khi xả cho Tăng, nên đến trong Tăng, trống vai bên hữu, cởi bỏ giày dép, đến lễ Thượng tọa, quỳ gối bên hữu chấm đất, chắp tay thưa:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tôi, tỳ-kheo tên là…, trước không được yêu cầu tùy ý cúng dường y mà đến cầu y quý giá, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng.»
Xả rồi nên sám hối. Vị nhận sám hối trước hết phải bạch như vầy:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là…, trước không được yêu cầu tùy ý cúng dường y, mà đến cầu y quý giá, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấpthuận, tôi nhận sự sám hối của tỳ-kheo có tên… Đây là lời tác bạch.»
Bạch rồi sau đó mới nhận sự sám hối. Vị nhận sự sám hối nên bảo tỳ-kheo phạm tội rằng:
«Hãy tự trách tâm của mình!»
Tỳ-kheo phạm tội nói:
«Xin vâng.»
Tăng nên hoàn y lại cho tỳ-kheo này liền, bằng bạch nhị yết-ma, như vầy: Trong Tăng nên sai một vị có khả năng tác yết-ma, dựa theo sự việc trên tác bạch:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là…, trước không được yêu cầu tùy ý khi cúng dường y mà đến cầu y quý giá, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấpthuận, nay Tăng hoàn y này lại cho tỳ-kheo có tên… đây là lời tác bạch.»
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo có tên… này trước không được yêu cầu tùy ý khi cúng dường y, mà đến cầu y quý giá, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nay Tăng đem y này trả lại cho tỳ-kheo nầy. Các trưởng lão nào đồng ý Tăng đem y này trả lại cho tỳ-kheo nầy thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói.»
«Tăng đã chấp thuận trao lại y cho tỳ-kheo tên là… rồi. Tăng chấp thuận nên im lặng. Việc này được ghi nhận như vậy.»
Tỳ-kheo nầy đối với trong Tăng đã xả y rồi mà Tăng không trả lại, phạm đột-kiết-la. Khi đang trả có người bảo «đừng trả», người ấy phạm đột-kiết-la.
Nếu không trả lại, mà chuyển làm tịnh thí, hoặc sai cho người, hoặc tự làm ba y, hoặc làm y ba-lợi-ca-la, hoặc có làm cho hư hoại, hoặc đốt hay mặc mãi cho rách, tất cả đều phạm đột-kiết-la.
Tỳ-kheo-ni, ni-tát-kỳ ba-dật-đề. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni phạm đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: trước đó có yêu cầu tùy ý nên đến cầu xin, tri túc, mong cầu tối thiểu; đến cầu mong nơi thân quyến; đến cầu xin nơi người xuất gia, hoặc vì người mong cầu hay người vì mình mong cầu; hoặc không cầu mà được thì không phạm.
Người không phạm: phạm đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
IX. KHUYÊN HAI NHÀ TĂNG GIÁ Y[60]
A. DUYÊN KHỞI
Một thời, đức Phật ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ.
Bấy giờ, có tỳ-kheo khất thực, đến giờ, đắp y bưng bát vào thành Xá-vệ khất thực; theo thứ tự đến nhà một cư sĩ, nghe hai vợ chồng cư sĩ cùng bàn: «Bạt-nan-đà Thích tử là bạn quen biết xưa kia của ta. Nên mua y như vậy dâng cúng.» Lại nghe một nhà cư sĩ khác, hai vợ chồng cũng cùng bàn: «Bạt-nan-đà là bạn quen biết trước kia của ta. Nên mua y như vậy để dâng cúng.»
Bấy giờ, vị tỳ-kheo khất thực kia, khi khất thực xong, ra khỏi thành Xá-vệ, trở về đến trong Tăng-già-lam, thấy Bạt-nan-đà Thích tử liền nói rằng:
«Tôn giả là người đại phước đức.»
Bạt-nan-đà hỏi:
«Vì việc gì mà thầy gọi tôi là người đại phước đức?»
Tỳ-kheo khất thực trả lời:
«Vừa rồi tôi vào thành Xá-vệ khất thực, theo thứ tự đến một nhà cư sĩ, nghe hai vợ chồng cùng bàn, ‹Bạt-nan-đà Thích tử là bạn quen biết xưa kia của ta. Nên mua y như vậy dâng cúng.› Lại nghe một nhà cư sỹ khác, hai vợ chồng cũng cùng bàn, ‹Bạt-nan-đà là bạn quen biết trước kia của ta. Nên mua y nhưvậy để dâng cúng.›»
Bạt-nan-đà liền hỏi:
«Có chắc như vậy không?»
Vị tỳ-kheo khất thực nói:
«Chắc.»
Bạt-nan-đà lại hỏi:
«Nhà của cư sĩ ấy ở chỗ nào? Cửa hướng nào?»
Vị tỳ-kheo khất sĩ trả lời:
«Nhà ở chỗ đó, cửa hướng đó.»
Bạt-nan-đà nghe xong liền nói với vị tỳ-kheo kia rằng:
«Đúng vậy, đó là nhà đàn-việt của tôi, thường cúng dường cung cấp cho tôi.»
Sáng ngày sau, Bạt-nan-đà đắp y bưng bát vào thành Xá-vệ, đến nhà của hai cư sĩ nói rằng:
«Quý vị có ý định muốn cho tôi y phải không?»
Các cư sĩ trả lời:
«Trong chỗ riêng tư tôi có bàn tính như vậy.»
Thích tử Bạt-nan-đà nói:
«Nếu muốn cho tôi y thì có thể chung lại may một y, rộng dài, bền chắc theo kiểu tôi thọ trì cho tôi. Nếu không đúng kiểu tôi thọ trì thì chẳng phải là thứ tôi cần.»
Cư sĩ nghe như vậy liền cùng nhau cơ hiềm:
«Bạt-nan-đà Thích tử không biết đủ, không có tàm quý, bên ngoài tự xưng rằng ‹Tôi biết chánh pháp›; nhưng lại tham cầu không biết đủ. Như vậy làm gì có chánh pháp? Người cho tuy không biết nhàm chánnhưng người nhận phải biết đủ chứ. Người ta bàn tính riêng tư mà lại rình nghe là sao!»
Bấy giờ, tỳ-kheo khất thực nghe như vậy, quở trách Bạt-nan-đà Thích tử:
«Tại sao đến người cưỡng bức đòi y?»
Lúc ấy, tỳ-kheo khất thực nọ ra khỏi thành, đến Tăng-già-lam, đem nhơn duyên này nói với các tỳ-kheo.
Trong số các tỳ-kheo nghe, có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách Bạt-nan-đà Thích tử: «Tại sao đến người cưỡng bức đòi y?»
Quở trách rồi, vị ấy đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, trình bày đầy đủ lên đức Thế tôn.
[612a1] Đức Thế tôn vì nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách Bạt-nan-đà Thích tử:
«Ông làm điều sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc chẳng nên làm. Sao lại đến người cưỡng bức đòi hỏi y?»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách rồi bảo các tỳ-kheo:
«Bạt-nan-đà này là người ngu si, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này lần đầu. Từ nay về sau, ta vì các tỳ-kheo kiết giới gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo nào, có hai cư sĩ hay vợ cư sĩ để dành tiền sắm y cho tỳ-kheo, đều nói rằng: ‹Ta để dành tiền may y như vậy dâng cúng cho tỳ-kheo có tên như vậy.› Tỳ-kheo ấy đến hai nhà cư sĩ, nói như vầy: ‹Lành thay, để dành tiền như vậy, như vậy để sắm y cho tôi. Hãy chung lại làm một cái y.› Vì muốn đẹp. Nếu nhận được, ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
Khi đức Thế tôn vì các tỳ-kheo kiết giới như vậy rồi, bấy giờ, có cư sĩ dâng cúng y theo ý muốn của tỳ-kheo, hỏi rằng:
«Ngài cần thứ y nào?»
Tỳ-kheo nghi ngại không dám trả lời. Phật dạy:
«Nếu cư sĩ yêu cầu tỳ-kheo tùy ý, thì tỳ-kheo nên trả lời.»
Bấy giờ, các cư sĩ vì tỳ-kheo may y quý giá để cúng, mà tỳ-kheo đó là vị thiểu dục tri túc, không muốn mặc y quý giá, cần chiếc y không quý giá, mà tỳ-kheo nghi ngại không dám nói lên ý muốn của mình, đức Phật dạy:
«Cho phép các tỳ-kheo thiểu dục tri túc được nói lên ý muốn của mình về y không quý giá bằng.»
Từ nay về sau nên nói giới như vầy:
Tỳ-kheo nào, có hai cư sĩ hay vợ cư sĩ[61] để dành tiền sắm y cho tỳ-kheo, đều nói rằng: ‹Ta để dànhtiền may y như vậy dâng cúng cho tỳ-kheo có tên như vậy.› Tỳ-kheo ấy trước chưa nhận được sự yêu cầu tùy ý của cư sĩ, mà đến hai nhà cư sĩ, nói như vầy: ‹Lành thay, để dành tiền như vậy, như vậy để sắm y cho tôi. Hãy chung lại làm một cái y.› Vì muốn đẹp. Nếu nhận được, ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Cư sĩ, vợ cư sĩ, y giá, y, tìm cầu đều như trước đã giải.
Nếu tỳ-kheo trước đó không nhận được sự yêu cầu tùy ý mà đến tìm cầu y quý giá, rộng lớn, nhận được y, ni-tát-kỳ ba-dật-đề. Nếu đến đòi mà không được, phạm đột-kiết-la.
Ni-tát-kỳ này nên xả cho Tăng, hoặc nhiều người, hoặc một người, không được xả biệt chúng. Nếu xả không thành xả phạm đột-kiết-la.
Khi xả nên đến trong Tăng, trống vai bên hữu, cởi bỏ giày dép, đến lễ Thượng tọa, quỳ gối bên hữu chấm đất, chắp tay bạch:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tôi, tỳ-kheo tên là…, trước đó không nhận được sự yêu cầu tùy ý mà đến tìm cầu, được y quý giá phạm xả đọa, nay xả cho Tăng.»
Xả rồi phải sám hối. Trước hết, vị nhận sám hối nên tác bạch:
«Đại đức Tăng nên lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là…, trước đó không nhận được sự yêu cầu tùy ý mà đến tìm cầu, được y quý giá, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, tôi nhận sự sám hối của tỳ-kheo có tên… Đây là lời tác bạch.»
Tác bạch rồi sau đó mới thọ sám hối. Vị thọ sám nên bảo tỳ-kheo kia:
«Hãy tự trách tâm mình!»
Vị tỳ-kheo phạm tôi thưa:
«Xin vâng.»
Tăng nên hoàn y lại cho tỳ-kheo kia liền, bằng bạch nhị yết-ma như vầy: trong chúng nên sai một vị có khả năng tác pháp yết-ma, dựa theo sự việc trên tác bạch:
«Đại đức tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là…, trước đó không nhận sự yêu cầu tùy ý mà đến đòi hỏi được y quý giá, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấpthuận, trả y lại cho tỳ-kheo này. Đây là lời tác bạch.»
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là…, trước đó không nhận sự yêu cầu tùy ý, đến đòi hỏi được y quý giá, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nay Tăng đem y này trả lại cho tỳ-kheo này. Các trưởng lão nào đồng ý Tăng đem y này trả loại cho tỳ-kheo nầy thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói.»
«Tăng đã chấp thuận trao y cho tỳ-kheo này rồi. Tăng đồng ý nên im lặng. Việc nầy được ghi nhận như vậy.»
Tỳ-kheo này xả y giữa Tăng rồi, Tăng không trả lại, phạm đột-kiết-la. Nếu có người bảo «đừng trả», người ấy phạm đột-kiết-la.
Nếu làm tịnh thí, hoặc sai cho người, hay tự làm ba y, hoặc làm y ba-lợi-ca-la, hoặc cố làm cho hư hoại, tất cả như vậy đều phạm đột-kiết-la.
Tỳ-kheo-ni, Ni-tát-kỳ ba-dật-đề. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: vị ấy trước đó có nhận sự yêu cầu tùy ý mà đến đòi hỏi. Hoặc đối với y quý giá mà đòi xin y không quý giá.
Hoặc đến thân lý cầu xin, đến người xuất gia cầu xin, hoặc vì người khác cầu xin y, hay người khác vì mình cầu xin y, hoặc không cầu xin mà tự được thì không phạm.
Người không phạm: phạm đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
X. YÊU SÁCH GIÁ Y QUÁ HẠN[62]
A. DUYÊN KHỞI
Một thời, đức Phật ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá- vệ.
Bấy giờ, trong thành La-duyệt có một vị Đại thần là thân hữu của Bạt-nan-đà Thích tử, thường tới lui với nhau, đã sai sứ đem số tiền may y đến chỗ Bạt-nan-đà Thích tử dặn rằng:
«Bạt-nan-đà Thích tử là bạn quen biết xưa kia của ta, ta thường kính trọng. Hãy đem số tiền sắm y này mua y như vậy dâng cúng.»
Người sứ giả đem số tiền sắm y đến trong Tăng-già-lam chỗ ở của Bạt-nan-đà, thưa như vầy:
«Lành thay! Ngài là người đại phước.»
Bạt-nan-đà hỏi:
«Có việc gì người nói tôi là đại phước đức?»
Sứ giả thưa:
«Trong thành La-duyệt có vị Đại thần sai tôi đem số tiền sắm y này đến mua y như vậy dâng cúng cho ngài.»
Bạt-nan-đà hỏi:
«Có thật vậy không?»
Sứ giả thưa:
«Có thật.»
Bạt-nan-đà liền hỏi:
«Nhà vị Đại thần ở chỗ nào? Cửa ngõ về hướng nào?»
Sứ giả thưa:
«Nhà vị Đại thần ở chỗ đó, cửa ngõ về hướng đó.»
Bạt-nan-đà nghe xong, nói:
«Đúng như lời của ông nói, Đại thần ấy là bạn quen biết xưa kia của tôi, là đàn-việt thường cúng dườngthừa sự tôi.»
Bấy giờ, trong thành Xá-vệ lại có một trưởng giả quen thân cùng Bạt-nan-đà, thường lui tới. Bạt-nan-đà dẫn người sứ giả ấy vào trong thành Xá-vệ, đến nhà ông trưởng giả kia nói:
«Trong thành La-duyệt có một vị Đại thần sai người sứ này đem y giá này đến cho tôi để may y. Xin ông vui lòng giữ giùm.»
Ông trưởng giả liền nhận giữ giùm.
Một thời gian sau đó, vị Đại thần hỏi người sứ giả rằng:
«Trước đây ta đã bảo ngươi đem số tiền sắm y cúng cho Bạt-nan-đà. Bạt-nan-đà đã vì ta mặc chiếc y ấy chưa?»
Người sứ giả thưa:
«Không thấy Bạt-nan-đà mặc.»
Vị Đại thần liền bảo sứ giả đến nói với Bạt-nan-đà rằng:
«Trước đây tôi có sai sứ đem số tiền sắm y đến cúng cho Ngài. Rốt cuộc Ngài không mặc y của tôi; Ngài dùng nó làm gì? Nay xin được nhận lại.»
Khi Bạt-nan-đà nghe nói như vậy liền vội vàng đến nhà ông trưởng giả, nói:
«Trước đây tôi có gửi số tiền sắm y. Nay tôi cần y, nên đi may y cho tôi.»
Thời gian ấy, trong thành Xá-vệ, các vị trưởng giả lại bận họp, mà trước đó đã có quy chế, ai không họp phải bị phạt năm trăm tiền.[63] Ông trưởng giả thưa rằng:
«Theo nội quy của đại hội thì ai không đến họp phải bị phạt năm trăm tiền. Bây giờ, tôi xin phép đến họp. Đại đức chờ một chút, tôi họp xong sẽ trở về. Đại đức đừng để cho tôi bị phạt năm trăm tiền.»
Bạt-nan-đà nói:
«Không được. Trước hết, ông nên đem số tiền sắm y đi may y cho tôi.»
Bấy giờ, ông trưởng giả đành phải đem số tiền sắm y vì Bạt-nan-đà mà may thành y. Bấy giờ, phiên họp đã mãn, ông trưởng giả bị phạt năm trăm tiền vì không dự họp. Ông trưởng giả cơ hiềm: «Sa-môn Thích tử đã làm cho hội nghị phạt tôi năm trăm tiền.» Bấy giờ, các cư sĩ trong thành Xá-vệ không tin Phật pháp cùng nhau cơ hiềm:[613a1] ‹Sa-môn Thích tử không biết tri túc, không có tàm quý, bên ngoài tự xưng là ta biết chánh pháp. Nhưng như vậy thì làm gì có chánh pháp? Họ làm cho ông trưởng giả không đến họp bị phạt năm trăm tiền. Từ nay về sau, chúng ta không nên gần gũi lễ bái, chào hỏi thừa sự cúng dường.»
Trong số các tỳ-kheo nghe đó, có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, quở trách Bạt-nan-đà: ‹Sao Thầy khiến cho đại hội phạt ông trưởng giả năm trăm tiền?›
Rồi đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, bạch lên đức Thế tôn một cách đầy đủ. Đức Thế tônvì nhơn duyên này tập hợp các Tăng tỳ-kheo, dùng vô số phương tiện quở trách Bạt-nan-đà:
«Ông làm điều sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Này Bạt-nan-đà, sao lại làm cho ông trưởng giả bị đại hộiphạt năm trăm tiền?»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách Bạt-nan-đà rồi, bảo các tỳ-kheo:
«Đây là người ngu si, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài. Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo nào, hoặc Vua, hoặc Đại thần, hoặc bà-la-môn, hoặc cư sĩ, hay vợ cư sĩ, sai sứ mang tiền sắm y đến tỳ-kheo bảo rằng: ‹hãy mang số tiền sắm y như vậy cho tỳ-kheo có tên như vậy.› Người sứ giả kia đến chỗ tỳ-kheo, nói với tỳ-kheo rằng: ‹Đại đức, nay tiền sắm y này được gởi đến ngài, ngài hãy nhận.› Tỳ-kheo ấy nên nói với người kia rằng: ‹Tôi không được phép nhận tiền may y này, khi nào cần y hợp thời và thanh tịnh tôi sẽ nhận.› Vị sứ kia nên hỏi tỳ-kheo rằng: ‹Đại đức có người chấp sự không?› Tỳ-kheo cần y nên nói: ‹có›, và chỉ người dân trong Tăng-già-lam, hoặc ưu-bà-tắc, nói rằng: ‹Đó là người chấp sự của tỳ-kheo, thường chấp sự cho các tỳ-kheo.› Bấy giờ sứ giả đến chỗ người chấp sự, trao số tiền sắm y rồi, trở lại chỗ tỳ-kheo, nói như vầy: ‹Đại đức, tôi đã trao số tiền sắm y cho người chấp sự mà Đại đức chỉ đó, khi nào Đại đức cần, đến đó sẽ được y.› Tỳ-kheo khi cần y nên đến chỗ người chấp sự, hoặc hai lần, ba lần để cho họ nhớ lại, hoặc bằng cách nói rằng: ‹Tôi cần y.› Hoặc hai lần, hoặc ba lần khiến cho họ nhớ lại. Nếu nhận được y thì tốt. Bằng không được y thì bốn lần. Năm lần, sáu lần, đứng im lặng trước họ. Nếu bốn lần, năm lần, sáu lần đứng im lặng trước người đó mà nhận được y thì tốt; bằng không được y mà cố cầu quá giới hạn đó, nếu được y, ni-tát-kỳ ba-dật-đề. Nếu không được y thì tự chính mình, hoặc sai sứ đến chỗ người xuất tiền sắm y nói rằng: ‹Trước đây, ngài sai sứ mang tiền sắm y cho tỳ-kheo có tên như vậy; tỳ-kheo ấy cuối cùng không nhận được y; ngài nên lấy lại, đừng để mất.› Như vậy là hợp thức.[64]
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Vua: người được tự tại, không thuộc quyền của ai.
Đại thần: người tả hữu của Vua.
Bà-la-môn: có huyết thống Bà-la-môn.[65]
Cư sĩ: chỉ những người tại gia, trừ Vua, Đại thần của Vua, bà-la-môn.
Vợ cư sĩ: cũng là người phụ nữ tại gia.
Tiền sắm y: như đã nói trên.
Y có mười loại như trên đã nói.
Nhớ lại: khiến cho người chấp sự, hoặc tại nhà, hoặc nơi chợ, hay chỗ làm việc, đến đó hai, ba lần, nói rằng: «Nay tôi cần y. Xin may y cho tôi.» Đó gọi là làm nhớ lại. Nếu hai, ba lần làm cho họ nhớ, được y thì tốt; không được y thì bốn, năm, sáu lần đến đó, đứng im lặng trước họ.
Đứng trước mặt: đối với người chấp sự, hoặc tại nhà, hoặc tại chợ, hay nơi làm việc, đến đứng im lặngtrước họ. Nếu người chấp sự hỏi: «Vì nhơn duyên gì, Ngài đứng đây vậy?» Tỳ-kheo nên trả lời: «Điều đó ông tự biết.» Nếu người kia nói, «Tôi không biết.» Nếu có người nào khác biết việc này, tỳ-kheo nói rằng: «Người đó biết việc này.» Nếu tỳ-kheo lên tiếng một lần thì trừ hai lần im lặng. Lên tiếng hai lần thì trừ bốn lần im lặng. Lên tiếng ba lần thì trừ sáu lần im lặng. Nếu tỳ-kheo quá hai, ba lần lên tiếng, quá sáu lần im lặng để đòi; đòi được y, ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
Ni-tát-kỳ này phải xả cho Tăng hoặc nhiều người, hoặc một người, không được xả biệt chúng. Xả không thành xả phạm đột-kiết-la.
Khi xả cho Tăng, đương sự phải đến trong Tăng, trống vai bên hữu, cởi giày dép, đến lễ Thượng tọa, quỳ gối bên hữu chấm đất, chắp tay thưa:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tôi Tỳ-kheo tên là…, quá ba lần nói để đòi y, quá sáu lần đứng im lặng để được y, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng.»
Xả rồi phải sám hối. Trước hết, người nhận sám phải tác bạch:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là…, đã quá ba lần nói đòi y, quá sáu lần đứng im lặng để được y, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, tôi nhận sự sám hối của tỳ-kheo này. Đây là lời tác bạch.»
Bạch rồi mới nhận sám hối. Vị nhận sám nên nói với tỳ-kheo kia:
«Hãy tự trách tâm mình!»
Tỳ-kheo phạm tội trả lời:
«Xin vâng.»
Tăng phải trả y này lại cho tỳ-kheo đó bằng bạch nhị yết-ma như vầy: trong Tăng nên sai một vị có khả năng tác pháp yết-ma, dựa theo sự việc trên tác bạch:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là…, đã quá ba lần nói đòi y, quá sáu lần đứng nín thinh để được y, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nếu thời gian thích hợp với Tăng, Tăng chấp thuận trả lại y cho tỳ-kheo này. Đây là lời tác bạch.»
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là…, đã quá ba lần đòi y, quá sáu lần đứng nín thinh để được y, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nay Tăng đem y này trả lại cho tỳ-kheo nầy. Các trưởng lão nào đồng ý Tăng đem y này trả lại cho tỳ-kheo này thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói.»
«Tăng đã chấp thuận trả y này lại cho tỳ-kheo có tên… rồi. Tăng đồng ý nên im lặng, việc này được ghi nhận như vậy.»
Tỳ-kheo phạm tội đã xả y giữa Tăng như vậy rồi mà Tăng không hoàn lại thì mắc đột-kiết-la. Người nào bảo «đừng trả», người ấy phạm đột-kiết-la.
Nếu chuyển làm tịnh thí hoặc tự làm ba y, hoặc làm y ba-lợi-ca-la, hoặc sai cho người, hoặc mặc nhiều lần cho rách, đều phạm đột-kiết-la.
Tỳ-kheo-ni, ni-tát-kỳ ba-dật-đề. Thức-xoa-ma-na, sa si, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: ba lần nói đòi mà được y, sáu lần đứng im lặng được y.
Nếu không được y, tự mình đến, hoặc sai người đến chỗ người cúng tiền sắm y, nói, «Trước đây người sai sứ đem tiền sắm y đến cho tỳ-kheo có tên là… cuối cùng tỳ-kheo ấy không nhận được y, người có thể đến lấy lại, đừng để mất.» Nếu người kia nói: «Tôi đã cúng, không lấy lại.» Tỳ-kheo này nên cần có thời gian, dùng lời nhỏ nhẹ phương tiện đòi được y thì không phạm.
Người không phạm: phạm đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
XI. NGOẠ CỤ BẰNG TƠ TẰM[66]
A. DUYÊN KHỞI
Một thời, đức Phật ở trong địa phận nước Khoáng dã .[67] Bấy giờ, nhóm sáu tỳ-kheo làm ngọa cụ [68] mới bằng tơ tằm tạp.[69] Họ đòi xin loại tơ chưa thành, hay đã thành; hoặc đã nhuộm hay chưa nhuộm; hoặc thứ mới hay thứ cũ. Họ đến nhà nuôi tằm nói rằng:
«Chúng tôi cần tơ.[70]»
Nhà nuôi tằm trả lời:
«Đợi thời gian tằm chín hãy đến.»
Nhóm sáu tỳ-kheo đứng bên vừa đợi vừa xem. Họ đứng xem khi kén bị phơi, và con nhộng của tằm đang gây thành tiếng. Các cư sĩ thấy vậy đều cơ hiềm: «Sa-môn Thích tử không có tàm quý, hại mạng chúng sanh. Bên ngoài tự xưng rằng ta tu theo chánh pháp. Như vậy thì làm gì có chánh pháp. Đòi hỏi cho được kén tằm để làm ngọa cụ mới!»
Họ quở trách việc làm trên, trong số các tỳ-kheo nghe đó, có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo: «Sao lại phải đòi xin kén để làm ngọa cụ mới?» Quở trách như trên rồi, đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch lên đức Phật một cách đầy đủ.
Đức Thế tôn vì nhơn duyên này tập họp các tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo rằng:
«Các ông làm điều sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Này nhóm sáu tỳ-kheo, sao các ông lại đòi xin kén tằm để may ngọa cụ mới?»
Quở trách rồi, Phật bảo các tỳ-kheo:
«Đây là những người si, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là những kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo nào, làm ngọa cụ mới bằng loại tơ tằm tạp, ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
B.GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Tạp:[71] là loại lông mềm, hoặc kiếp-bối, câu-giá-la, cỏ nhũ điệp, hoặc sô-ma, hoặc gai.[72]
Tỳ-kheo tự mình dùng loại tơ tằm tạp làm ngọa cụ mới mà thành, phạm ni-tát-kỳ ba-dật-đề, không thành phạm đột-kiết-la. Nếu bảo người khác làm mà thành, cũng phạm ni-tát-kỳ ba-dật-đề; làm không thành, phạm đột-kiết-la. Mình vì người khác làm, thành hay không thành đều phạm đột-kiết-la.
Vật này nên xả. Khi xả nên dùng búa hoặc rìu bằm nhỏ trộn với bùn trét lên vách hay thoa nơi đất.
Tỳ-kheo-ni, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: được vật đã thành, hoặc dùng búa chặt bằm nhỏ hòa với bùn, hoặc trét lên vách hay nơi đất thì không phạm.
Người không phạm: phạm đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
XII. NGOẠ CỤ TOÀN ĐEN[73]
A. DUYÊN KHỞI
Một thời, đức Một thời đức Phật ở lầu các, bên cạnh sông Di hầu, Tỳ-xá-ly. Bấy giờ, các Lê-xa Tử ở Tỳ-xá-ly[74] phần lớn làm hạnh tà dâm. Họ dùng lông dê toàn màu đen[75] làm áo[76] choàng kín thân thể, đi ban đêm khiến cho người khỏi thấy.
Lúc ấy, nhóm sáu tỳ-kheo thấy vậy liền bắt chước lấy lông dê toàn đen làm ngọa cụ bằng giạ.[77] Các Lê-xa thấy vậy, thảy đều nói rằng:
«Này Đại đức, chúng tôi trong ái dục, vì dâm dục nên dùng áo giạ bằng lông dê màu đen, chứ các ngài dùng loại giạ lông dê màu đen làm gì?»
Lúc bấy giờ, các tỳ-kheo nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý; hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo: ‹Sao các Thầy bắt chước Lê-xa dùng loại dạ lông dê màu đen?›
Quở trách rồi, đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch lên đức Thế tôn một cách đầy đủ.
Đức Thế tôn vì nhơn duyên này tập hợp các tỳ-kheo, dùng vô số phương tiện quở trách nhóm sáu tỳ-kheo:
«Các ông làm điều sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Này nhóm sáu tỳ-kheo, sao các ông lại bắt chước Lê-xa dùng loại dạ lông dê màu đen?»
Bấy giờ, đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách nhóm sáu tỳ-kheo rồi bảo các tỳ-kheo:
«Đây là những người ngu si, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là những kẻ phạm giới này lần đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo nào, làm ngọa cụ mới bằng lông dê toàn đen, ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Lông toàn đen: hoặc màu đen tự nhiên,[78] hoặc màu đen do nhuộm.
Tỳ-kheo tự mình làm ngọa cụ mới bằng lông dê toàn đen mà thành, phạm ni-tát-kỳ ba-dật-đề; làm không thành, phạm đột-kiết-la. Khiến người làm; thành, phạm ni-tát-kỳ ba-dật-đề; không thành, phạm đột-kiết-la. Vì người khác làm, thành hay không thành đều phạm đột-kiết-la.
Ni-tát-kỳ này nên xả cho Tăng, hoặc nhiều người, hoặc một người, không được xả biệt chúng. Xả không thành xả phạm đột-kiết-la.
Khi xả cho Tăng, đương sự phải đến trong Tăng, trống vai bên hữu, cởi bỏ giày dép, đến lễ Thượng tọa, quỳ gối bên hữu chấm đất, chắp tay, thưa:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tôi Tỳ-kheo tên là…, đã làm ngọa cụ bằng lông dê toàn đen, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng.»
Xả rồi phải sám hối. Vị thọ sám trước hết phải tác bạch:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là…, đã làm ngọa cụ bằng lông dê toàn đen, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, tôi thọ sự sám hối của tỳ-kheo có tên… nầy. Đây là lời tác bạch.»
Tác bạch như vậy rồi, sau đó mới thọ sám. Khi thọ sám nên nói với tỳ-kheo phạm tội rằng:
«Hãy tự trách tâm mình!»
Phạm nhân thưa:
«Xin vâng.»
Tăng nên hoàn ngọa cụ lại cho tỳ-kheo này bằng bạch nhị yết-ma, như vầy: Tăng nên sai một vị có khả năng tác pháp yết-ma, dựa theo sự việc trên tác bạch:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là…, đã làm ngọa cụ bằng lông dê toàn màu đen, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, hoàn lại ngoạ cụ cho Tỳ-kheo có tên… này. Đây là lời tác bạch.»
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là… đã làm ngọa cụ bằng lông dê toàn màu đen, phạm Xả đọa, nay xả cho Tăng. Nay Tăng đem ngọa cụ này hoàn lại cho tỳ-kheo này. Các trưởng lão nào đồng ý Tăng đem toạ cụ này hoàn trả cho tỳ-kheo này thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói.»
«Tăng đã chấp thuận hoàn ngọa cụ lại cho tỳ-kheo này rồi, Tăng chấp thuận nên im lặng. Việc này được ghi nhận như vậy.»
Tỳ-kheo phạm tội đã xả ngọa cụ trong Tăng, nếu Tăng không hoàn lại, phạm đột-kiết-la. Khi trả lại có người bảo «đừng trả», người ấy phạm đột-kiết-la.
Nếu lấy làm tịnh thí, hoặc sai cho người, hoặc đem trải mãi cho hư rách đều phạm đột-kiết-la.
Tỳ-kheo-ni phạm, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni phạm, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: nếu được vật đã làm thành, hoặc cắt rọc cho hư hoại, hoặc mỏng xếp làm hai lớp, hoặc dùng làm mền, hoặc làm gối, hoặc làm tọa cụ vuông nhỏ, hoặc làm dạ để nằm, hoặc làm đồ lót bên trong cái bình bát, hoặc làm cái bao đựng dao, hoặc làm bít tất, hoặc làm khăn trùm ấm, hoặc làm khăn gối giày dép… đều không phạm.
Người không phạm: phạm đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
XIII. NGỌA CỤ QUÁ PHẦN[79]
A. DUYÊN KHỞI
Một thời, đức Phật ở vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, nhóm sáu tỳ-kheo làmngọa cụ mới bằng lông dê toàn trắng.[80] Các cư sĩ thấy vậy đều cơ hiềm: «Sa-môn Thích tử không biết tàm quý, không nhàm chán, không biết đủ. Bên ngoài tự xưng ta tu theo chánh pháp. Nhưng như vậy làm gì có chánh pháp! Sao lại làm ngọa cụ mới bằng lông dê toàn trắng, in tuồng nhà Vua, hay Đại thần của Vua?»
Bấy giờ, trong số các tỳ-kheo nghe đó, có vị thiểu dục biết đủ, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo:
«Sao các Thầy làm ngọa cụ bằng lông dê toàn trắng?»
Quở trách rồi, đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên nầy bạch lên đức Thế tôn một cách đầy đủ.
Đức Thế tôn vì nhơn duyên này tập hợp các Tăng tỳ-kheo, rồi quở trách nhóm sáu tỳ-kheo:
«Việc làm của các ngươi là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Sao các ngươi làm ngọa cụ bằng lông dê toàn trắng?»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách nhóm sáu tỳ-kheo rồi bảo các tỳ-kheo:
«Đây là những người ngu si, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là những kẻ phạm giới nầy đầu tiên. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, tập mười cú nghĩa, cho đến chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo nào, làm ngọa cụ mới thì nên dùng hai phần lông dê toàn màu đen, phần thứ ba màu trắng, phần thứ tư màu xám. Nếu tỳ-kheo không dùng hai phần đen, phần thứ ba trắng, phần thứ tư xám mà làm ngọa cụ mới, ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Trắng: trắng tự nhiên, hoặc nhuộm thành trắng.
Lông sắc xám:[81] lông nơi đầu, nơi tai, nơi chân, hoặc các nơi khác có màu xám.
Tỳ-kheo muốn làm ngọa cụ bốn mươi bát-la ,[82] lông dê, thì phải hai mươi bát-la màu toàn đen, mười bát-la màu trắng, và mười bát-la màu xám. Muốn làm ngọa cụ ba mươi bát-la, thì phải mười lăm bát-la màu toàn đen, còn mười lăm bát-la thì phân nửa toàn màu trắng, phân nửa toàn màu xám. Muốn làm ngọa cụ hai mươi bát-la, thì phải mười bát-la màu toàn đen, năm bát-la màu trắng, năm bát-la màu xám. Nếu tỳ-kheo không làm ngọa cụ mới bằng hai phần màu đen, phần thứ ba màu trắng, phần thứ tư màu xám mà thành, phạm ni-tát-kỳ ba-dật-đề. Không thành, phạm đột-kiết-la. Sai người làm mà thành thì phạm ni-tát-kỳ ba-dật-đề; không thành, phạm đột-kiết-la. Nếu vì người khác làm, thành hay không thành đều phạm đột-kiết-la.
Ni-tát-kỳ này phải xả cho Tăng, hoặc nhiều người, hay một người, không được xả biệt chúng. Xả không thành xả phạm đột-kiết-la.
Khi xả cho Tăng, đương sự phải đến trong Tăng, cởi bỏ giày dép, trống vai bên hữu, hướng đến Thượng tọa kính lễ, quỳ gối hữu chấm đất, chắp tay, thưa:
«Đại đức Tăng, xin lắng nghe! Tôi, tỳ-kheo tên là…, làm ngọa cụ mới không dùng hai phần lông dê màu đen, phần thứ ba trắng, phần thứ tư xám, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng.»
Xả rồi phải sám hối. Trước hết vị nhận sám phải tác bách:
«Đại đức Tăng, xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là…, đã làm ngọa cụ mới không dùng hai phần lông dê màu đen, phần thứ ba màu trắng, phần thứ tư màu xám, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nếu thời gianthích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, tôi thọ sự sám hối của tỳ-kheo này. Đây là lời tác bạch.»
Tác bạch rồi, sau đó mới nhận sám. Khi nhận sám phải nói với phạm nhân rằng:
«Hãy tự trách tâm mình!»
Tỳ-kheo phạm tội thưa:
«Xin vâng.»
Tăng nên hoàn ngọa cụ lại cho tỳ-kheo này bằng bạch nhị yết-ma, như vầy: Tăng nên sai một vị có khả năng tác pháp yết-ma, dựa theo sự việc trên tác bạch:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là…, đã làm ngọa cụ mới, không dùng hai phần lông dê màu đen, phần thứ ba trắng, phần thứ tư xám, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nếu thời gian thích hợpđối với Tăng, Tăng chấp thuận, trả ngọa cụ lại cho Tỳ-kheo có tên… nầy. Đây là lời tác bạch.»
«Đại đức Tăng, xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là…, đã làm ngọa cụ không dùng hai phần lông dê màu đen, phần thứ ba trắng, phần thứ tư xám, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Bây giờ, Tăng đem ngọa cụnày trả lại cho tỳ-kheo nầy. Các trưởng lão nào đồng ý, Tăng đem ngọa cụ này trả lại cho tỳ-kheo này thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói.»
«Tăng đã chấp thuận, hoàn ngọa cụ lại cho tỳ-kheo có tên… nầy rồi, Tăng chấp thuận nên im lặng. Việc này được ghi nhận như vậy.»
Tỳ-kheo phạm tội xả ngọa cụ cho Tăng rồi, Tăng không hoàn lại phạm đột-kiết-la. Nếu có người bảo «đừng trả» thì người ấy phạm đột-kiết-la; hoặc chuyển làm tịnh thí, hoặc sai cho người, hoặc dùng để trải mãi cho hư, tất cả đều phạm đột-kiết-la.
Tỳ-kheo-ni, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: Nếu làm ngọa cụ mới hai phần lông dê màu đen, phần thứ ba màu trắng, phần thứ tư màu xám. Hoặc màu trắng không đủ, dùng màu xám bù vào, hoặc làm toàn màu xám. Hoặc được vật đã làm thành. Hoặc cắt rọc cho hư hoại. Hoặc làm cho hoại sắc. Hoặc làm gối, làm áo lót, làm đệm. Hoặc làm áo lót để nằm. Hoặc làm tọa cụ nhỏ vuông. Hoặc làm khăn bao bình bát. Hoặc làm đãy đựng dao. Hoặc làm bít tất. Hoặc làm khăn trùm cho ấm. Hoặc làm khăn gói giày dép, tất cả đều không phạm.
Người không phạm: phạm đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
XIV. NGỌA CỤ DƯỚI SÁU NĂM[83]
A. DUYÊN KHỞI
Một thời, đức Phật ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, nhóm sáu tỳ-kheo chê ngọa cụ hoặc dày, hoặc mỏng; hoặc nặng, hoặc nhẹ. Họ không xả ngọa cụ cũ, lại làm ngọa cụ mới. Họ thường tìm kiếm ngọa cụ về dồn chứa rất nhiều.
Bấy giờ, trong số các tỳ-kheo nghe đó, có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, chê trách nhóm sáu tỳ-kheo: «Sao quý vị chê ngọa cụ cũ hoặc nhẹ, hoặc nặng, hoặc mỏng, hoặc dày; rồi không xả các cái cũ lại làm cái mới, nhiều như vậy?» quở trách rồi, đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn.
Đức Thế tôn vì nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, dùng mọi phương tiện quở trách nhóm sáu tỳ-kheo:
«Việc làm của các ngươi là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Sao nhóm sáu tỳ-kheo này chê ngọa cụ hoặc là nhẹ, hoặc nặng, hoặc mỏng, hoặc dầy; rồi làm ngọa cụ mới, dồn chứa quá nhiều như vậy?»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách rồi bảo các tỳ-kheo:
«Nhóm sáu tỳ-kheo này là những người ngu si, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là những kẻ phạm giớinày đầu tiên. Từ này về sau, Ta vì các tỳ-kheo chế giới, tập mười cú nghĩa, cho đến, chánh pháp tồn tạilâu dài.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo nào, làm ngọa cụ mới, phải thọ trì cho đến sáu năm. Nếu chưa đủ sáu năm, không xả, mà lại làm cái mới, ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
Khi đức Thế tôn đã vì các tỳ-kheo kiết giới như vậy, bấy giờ, có tỳ-kheo mắc bệnh càn tiêu,[84] mà cái ngọa cụ phấn tảo quá nặng. Vị ấy có chút nhơn duyên muốn du hành trong nhân gian, thầm nghĩ: «Đức Thế tôn đã chế giới: ‹Tỳ-kheo nào làm ngọa cụ mới phải thọ trì cho đến sáu năm. Nếu chưa đủ sáu năm, không xả ngọa cụ cũ mà lại làm ngọa cụ mới, phạm ni-tát-kỳ ba-dật-đề.› Nay, có chút nhơn duyênmuốn du hành trong nhân gian, mà ta mắc bệnh càn tiêu, ngọa cụ này quá nặng, ta phải tính thế nào đây?» Tỳ-kheo ấy nói với các tỳ-kheo rằng:
«Đại đức! Nay, tôi có chút nhơn duyên phải du hành trong nhơn gian, mà tôi mắc phải bệnh càn tiêu. Ngọa cụ phấn tảo quá nặng, không thể mang theo được. Đại đức vì tôi bạch lên đức Thế tôn. Nếu Thếtôn dạy thế nào, tôi sẽ phụng hành thế ấy.»
Các tỳ-kheo nghe nói như vậy rồi, đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn.
Lúc bấy giờ, đức Thế tôn tập hợp các tỳ-kheo, bảo rằng:
«Từ nay về sau, cho phép Tăng trao cho tỳ-kheo kia pháp bạch nhị yết-ma.»
Tỳ-kheo kia phải đến trong Tăng, trống vai bên hữu, cởi bỏ giày dép, hướng đến Thượng tọa kính lễ, quỳ gối bên hữu chấm đất, chấp tay, thưa:
«Đại đức Tăng, xin lắng nghe! Tôi, tỳ-kheo tên là…, có chút nhơn duyên, muốn du hành trong nhơn gian mà mắc bệnh càn tiêu. Ngọa cụ phấn tảo quá nặng, không thể mang theo được. Nay tôi đến xin Tăng yết-ma làm ngọa cụ mới.»
Xin như vậy ba lần.
Trong chúng nên sai một vị có khả năng làm yết ma, dựa theo sự việc trên tác bạch:
«Đại đức Tăng, xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là…, muốn du hành trong nhân gian mà mắc bệnh càn tiêu. Có ngọa cụ phấn tảo nặng. Nay đến xin Tăng yết-ma làm ngọa cụ mới. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, Tăng trao cho tỳ-kheo này pháp yết-ma làm ngọa cụ mới. Đây là lời tác bạch.»
«Đại đức Tăng, xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là…, muốn du hành trong nhơn gian, mà mắc bệnh càn tiêu. Vì có ngọa cụ phấn tảo quá nặng nên nay đến xin Tăng yết-ma may ngọa cụ mới. Nay Tăng trao cho Tỳ-kheo có tên… yết-ma may ngọa cụ mới. Trưởng lão nào đồng ý, Tăng trao cho Tỳ-kheo có tên… pháp yết-ma may ngọa cụ mới thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói.»
«Tăng đã chấp thuận, trao cho Tỳ-kheo có tên… pháp yết-ma may ngọa cụ mới rồi. Tăng chấp thuận nên im lặng. Việc này được ghi nhận như vậy.»
Đức Phật dạy, từ nay về sau nên nói giới như vầy:
Tỳ-kheo nào, làm ngọa cụ mới, phải thọ trì cho đến sáu năm. Nếu chưa đủ sáu năm, không xả, mà lại làm cái mới, trừ Tăng yết-ma, ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Nếu tỳ-kheo chưa đủ sáu năm, không bỏ cái cũ mà lại làm cái ngọa cụ mới, ni-tát-kỳ ba-dật-đề. Làm mà không thành, phạm đột-kiết-la. Sai người khác làm thành thì phạm ni-tát-kỳ ba-dật-đề; không thành, phạm đột-kiết-la. Vì người mà làm, thành hay không thành đều phạm đột-kiết-la.
Ni-tát-kỳ này phải xả cho Tăng, hoặc nhiều người, hoặc một người, không được xả biệt chúng. Xả không thành xả phạm đột-kiết-la.
Khi xả cho Tăng, đương sự phải đến trong Tăng, trống vai bên hữu, cởi bỏ giày dép, hướng đến Thượng tọa kính lễ, quỳ gối bên hữu chấm đất, chấp tay, thưa:
«Đại đức Tăng, xin lắng nghe! Tôi Tỳ-kheo tên là…, chưa đủ sáu năm, không xả cái ngọa cụ cũ mà lại làm cái ngọa cụ mới, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng.»
Xả rồi phải sám hối. Vị nhận sám hối trước hết phải tác bạch:
«Đại đức Tăng, xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là…, chưa đủ sáu năm, không xả ngọa cụ cũ, mà lại làm các ngọa cụ mới, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấpthuận, tôi nhận sự sám hối của tỳ-kheo này. Đây là lời tác bạch.»
Tác bạch như vậy rồi, sau đó mới nhận sám hối. Khi nhận sám, vị ấy nên nói với tỳ-kheo phạm tội:
«Hãy tự trách tâm!»
Vị phạm tội thưa:
«Xin vâng.»
Tăng nên hoàn ngọa cụ lại cho tỳ-kheo này bằng bạch nhị yết-ma, như vầy: Trong Tăng nên sai một vị có khả năng tác pháp yết-ma, dựa theo sự việc trên tác bạch:
«Đại đức Tăng, xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là…, chưa đủ sáu năm, không xả cái ngọa cụ cũ mà lại làm cái mới, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, trả lại ngọa cụ cho tỳ-kheo này. Đây là lời tác bạch.»
«Đại đức Tăng, xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là…, chưa đủ sáu năm, không xả ngọa cụ cũ, mà lại làm cái mới, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nay, Tăng đem ngọa cụ này, trả lại cho tỳ-kheo nầy. Các trưởng lão nào chấp thuận, Tăng đem ngọa cụ nầy, trả lại cho tỳ-kheo này thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói.»
«Tăng đã chấp thuận, trả ngọa cụ cho tỳ-kheo này rồi. Tăng đồng ý nên im lặng. Việc này được ghi nhận như vậy.»
Tỳ-kheo phạm tội như vậy, đối giữa Tăng xả ngọa cụ rồi, Tăng không hoàn lại, phạm đột-kiết-la. Nếu có người bảo «đừng trả», người ấy phạm đột-kiết-la.
Nếu lấy chuyển làm tịnh thí, hoặc sai cho người, hoặc trải mãi cho hư hoại, hoặc làm phi ngọa cụ, tất cả đều phạm đột-kiết-la.
Tỳ-kheo-ni, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: Tăng cho phép. Đủ sáu năm, hoặc chưa đủ sáu năm mà xả cái cũ, làm cái mới, hoặc là không có nên làm, hoặc người khác làm cho, hoặc được vật đã thành thì không phạm.
Người không phạm: phạm đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
XV. TỌA CỤ KHÔNG HOẠI SẮC[85]
A. DUYÊN KHỞI
Một thời, đức Phật ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ.
Bấy giờ, đức Thế tôn sai người lấy thức ăn về.[86]
Theo thường pháp của chưa Phật, sau khi các tỳ-kheo đi thọ thực, thì đức Phật đi khắp các phòng. Ngài thấy tọa cụ cũ vất bỏ bừa bãi khắp nơi, hoặc nơi ôn thất, hoặc trong nhà giáo thọ, hoặc chỗ đi kinh hành, hoặc trên đá rửa chân, hoặc trên đống đất ở trước cửa, hoặc trên cây nọc, hoặc trên móc áo,[87] hoặc nơi giá y, hoặc trên giường giây, giường cây, hoặc trên ghế đẩu, hoặc ở trên đất, không có người thu dọn.
Đức Thế tôn thấy vậy, nghĩ rằng: «Các tỳ-kheo chê tọa cụ, hoặc nặng, hoặc nhẹ, hoặc mỏng, hoặc dày. Không bỏ cái cũ mà lại làm cái mới, tích tụ tọa cụ nhiều quá, vất bỏ bừa bãi khắp nơi, không người thu dọn. Nay Ta nên làm thế nào để các tỳ-kheo dùng lại tọa cụ cũ.» Ngài lại nghĩ: «Ta nên cho phép các tỳ-kheo khi làm tọa cụ mới, phải lấy một miếng tọa cụ cũ vuông vức bằng một gang tay, may lên cái mới, cho hoại sắc.»
Đức Thế tôn dùng cơm xong, vì nhơn duyên này, tập hợp Tăng tỳ-kheo, bảo rằng:
«Vừa rồi, sau khi chúng Tăng đi thọ thỉnh, Ta đi khắp các phòng, thấy các tọa cụ cũ vất bỏ bừa bãi khắp nơi, không có người thu dọn. Ta thấy vậy, nghĩ rằng, các tỳ-kheo hoặc bảo tọa cụ tôi nặng, hoặc bảo nhẹ; hoặc bảo mỏng, hoặc bảo dày; không xả tọa cụ cũ, mà lại làm tọa cụ mới. Những cái cũ vất bỏ bừa bãi khắp nơi, không người thu dọn. Thấy vậy, Ta nghĩ: Làm thế nào để các tỳ-kheo dùng lại tọa cụ cũ? Ta lại nghĩ, nay, Ta cho phép các tỳ-kheo khi làm tọa cụ mới, nên lấy một miếng của cái cũ vuông vức một gang tay, may lên trên cái mới để cho hoại sắc. Do đó, cho phép các tỳ-kheo khi làm tọa cụ mới, nên lấy cái cũ, vuông vức một gang tay, may lên trên cái mới, để cho hoại sắc.»
Bấy giờ, nhóm sáu tỳ-kheo nghe đức Thế tôn cho phép tỳ-kheo khi may tọa cụ mới, phải lấy một miếng của cái cũ vuông vức một gang tay may lên trên cái mới, cho hoại sắc. Nhưng khi họ may tọa cụ mới, không lấy một miếng của cái cũ, vuông vức một gang tay, may lên trên cái mới cho hoại sắc.
Trong số các Tỳ-kheo nghe thấy đó, có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo: «Tại sao đức Thế tôn cho phép các tỳ-kheo khi may tọa cụ mới, phải lấy một miếng của cái cũ, vuông vức một gang tay, may lên trên cái mới để cho hoại sắc, mà quý vị làm cái mới, không lấy một miếng của cái cũ, vuông vức một gang tay, may lên trên cái mới?» Hiềm trách rồi, đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ, ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch lên đức Thế tôn một cách đầy đủ.
Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo quở trách nhóm sáu tỳ-kheo:
«Việc làm của các ngươi là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Tại sao ta vì các tỳ-kheo chế giới: ‹Tỳ-kheo làm tọa cụ mới, phải lấy một miếng của cái cũ, vuông vức một gang tay, may lên trên cái mới cho hoại sắc.› Mà các ông may tọa cụ mới, không lấy một miếng của cái cũ, vuông vức một gang tay, may lên trên cái mới?»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách rồi bảo các tỳ-kheo:
«Nhóm sáu tỳ-kheo này là những người ngu si, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là những kẻ phạm giớinày ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa… cho đến, chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo nào, may tọa cụ mới, phải lấy một miếng của cái cũ vuông vức một gang tay, may lên trên cái mới, cho hoại sắc. Nếu may tọa cụ mới, không lấy một miếng của cái cũ vuông vức một gang tay, may lên trên cái mới, cho hoại sắc, ni-tát-kỳ ba-dật -đề.
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Tỳ-kheo nào muốn may tọa cụ mới, bấy giờ, nếu tọa cụ cũ chưa hư, chưa bị rách lỗ, thì nên sửa sang giặt nhuộm, kéo cho thẳng, cắt rọc một miếng vuông vức bằng một gang tay, đặt vào chính giữa, hay ngoài biên, may lên trên cái mới để cho hoại sắc. Nếu tỳ-kheo không lấy một miếng cũ may lên trên cái mới cho hoại sắc, mà chỉ may cái mới; nếu may thành, phạm ni-tát-kỳ ba-dật-đề; may không thành, phạm đột-kiết-la. Khiến người khác làm mà thành, phạm ni-tát-kỳ ba-dật-đề; không thành, phạm đột-kiết-la. Vì người làm, thành không thành đều phạm đột-kiết-la.
Ni-tát-kỳ này phải xả cho Tăng, hoặc nhiều người, hoặc một người, không được xả biệt chúng. Xả không thành xả, phạm đột-kiết-la.
Khi xả cho Tăng, nên đến trong Tăng, trống vai bên hữu, cởi bỏ giày dép, hướng đến Thượng tọa kính lễ, quỳ gối bên hữu chấm đất, chấp tay, thưa:
«Đại đức Tăng, xin lắng nghe! Tôi, tỳ-kheo tên là…, đã may tọa cụ mới, không lấy một miếng của cái cũ may lên trên cái mới cho hoại sắc, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng.»
Xả rồi phải sám hối. Vị nhận sám trước hết phải tác bạch:
«Đại đức Tăng, xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là…, đã may tọa cụ mới, không lấy một miếng của cái cũ may lên trên cho hoại sắc, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, tôi thọ sự sám hối của tỳ-kheo này. Đây là lời tác bạch.»
Tác bạch rồi, sau đó mới nhận sám hối. Khi nhận sám nên nói với tỳ-kheo phạm tôi rằng:
«Hãy tự trách tâm ngươi!»
Phạm nhân thưa:
«Xin vâng.»
Tăng nên trả tọa cụ lại cho tỳ-kheo này liền, bằng bạch nhị yết-ma, như vầy: Tăng nên sai một vị có khả năng bạch nhị yết-ma, dựa theo sự việc trên tác bạch:
«Đại đức Tăng, xin lắng nghe! Tỳ-kheo tên là…, đã may tọa cụ mới, không lấy một miếng của cái cũ may lên trên cho hoại sắc, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, trả tọa cụ lại cho tỳ-kheo nầy. Đây là lời tác bạch.»
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là…, đã may tọa cụ mới, không lấy một miếng của cái cũ may lên trên cho hoại sắc, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nay Tăng đem tọa cụ nầy trả lại cho tỳ-kheo nầy. Các trưởng lão nào đồng ý, Tăng đem tọa cụ này trả lại cho tỳ-kheo nầy thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói.»
«Tăng đã chấp thuận, trả tọa cụ lại cho tỳ-kheo có tên… này rồi. Tăng đồng ý nên im lặng. Việc này được ghi nhận như vậy.»
Nếu tỳ-kheo phạm tội xả tọa cụ cho Tăng rồi, Tăng không trả lại, phạm đột-kiết-la. Nếu có người bảo «đừng trả», người ấy phạm đột-kiết-la.
Nếu lấy chuyển làm tịnh thí hoặc tự mình thọ, hoặc sai cho người, hoặc ngồi mãi cho hư, tất cả đều phạm đột-kiết-la.
Tỳ-kheo-ni, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: Cắt lấy một miếng của cái cũ may lên trên cái mới cho hoại sắc. Hoặc người ấy không có, được may cái mới. Hoặc người khác vì mình may. Hoặc được cái đã làm thành rồi. Hoặc may cái hoàn toàn cũ thì không phạm.
Người không phạm: phạm đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
XVI. QUẢY LÔNG DÊ[88]
A. DUYÊN KHỞI
Một thời, đức Thế tôn ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá- vệ.
Bấy giờ, Bạt-nan-đà Thích tử,[89] trên đường đi nhận được nhiều lông dê, cột trên đầu cây trượng quảy đi. Các cư sĩ thấy vậy cơ hiềm: ‹Sao sa-môn Thích tử lại đi mua bán lông dê?› Và hỏi rằng: ‹Đại đức, lông dê này có bán không?›
Các tỳ-kheo nghe những lời này, trong số đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách Bạt-nan-đà rằng: ‹Sao lấy lông dê cột vào đầu trượng, quảy đi dọc đường?›
Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch lên đức Thế tôn một cách đầy đủ.
Đức Thế tôn vì nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách Bạt-nan-đà Thích tử:
«Việc làm của các ngươi là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Sao lại quảy lông dê đi trên đường để cho cư sĩ chê trách?»
Đức Thế tôn dùng mọi phương tiện quở trách, rồi bảo các tỳ-kheo:
«Đây là người ngu si, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới nầy ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến, chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo nào, khi đi đường được lông dê, nếu không có người mang, tự mình được mang đi cho đến ba do tuần. Nếu không có người mang, tự mình mang đi quá ba do tuần, ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Nếu tỳ-kheo trên đường đi, hoặc tại trú xứ, nhận được lông dê, nếu cần thì lấy. Nếu không có người mang, tự mình được phép mang đi, cho đến ba do tuần. Nếu có người mang thì nên nói với người ấy rằng: ‹Nay tôi có vật này, nhờ mang giúp tôi đến chỗ đó.› Trong khoảng nầy, tỳ-kheo không được tiếp tay mang. Nếu tiếp tay mang phạm đột-kiết-la. Nếu bảo tỳ-kheo-ni mang, quá ba do tuần, phạm đột-kiết-la; nếu bảo thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, mang quá ba do tuần, phạm đột-kiết-la. Trừ lông dê, mang các vật khác như: câu-giá-la, cỏ nhũ diệp, sô ma, ma, xí-la-bà-ny,[90] mà mang quá ba do tuần phạm đột-kiết-la. Nếu quảy các vật khác nơi đầu trượng mà đi cũng phạm đột-kiết-la.
Ni-tát-kỳ này nên xả cho Tăng, hoặc nhiều người, hoặc một người, không được xả biệt chúng. Xả không thành xả phạm đột-kiết-la.
Khi xả cho Tăng, phải đến trong Tăng, trống vai bên hữu, cởi bỏ giày dép, hướng đến Thượng tọa kính lễ, quỳ gối bên hữu chấm đất, chấp tay, thưa:
«Đại đức Tăng, xin lắng nghe! Tôi, tỳ-kheo tên là…, đã quảy lông dê đi quá ba do tuần, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng.»
Xả rồi phải sám hối. Vị nhận sám trước hết phải tác bạch:
«Đại đức Tăng, xin lắng nghe! Tỳ-kheo nầy tên là…, đã quảy lông dê đi quá ba do tuần, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, tôi nhận sự sám hối của tỳ-kheo có tên… nầy. Đây là lời tác bạch.»
Tác bạch rồi, sau đó mới nhận sám. Khi nhận sám phải nói với tỳ-kheo phạm tội rằng:
«Hãy tự trách tâm ngươi!»
Đương sự thưa:
«Xin vâng.»
Tăng nên trả lông dê lại cho tỳ-kheo này bằng bạch nhị yết-ma như vầy: Tăng nên sai một vị có khả năng tác yết-ma, dựa theo sự việc trên tác bạch:
«Đại đức Tăng, xin lắng nghe! Tỳ-kheo nầy tên là…, đã quảy (gánh) lông dê đi quá ba do tuần, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng. Tăng chấp thuận, trả lông dê lại cho tỳ-kheo có tên… nầy. Đây là lời tác bạch.»
«Đại đức Tăng, xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là…, đã quảy lông dê đi quá ba do tuần, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nay Tăng đem lông dê này, trả lại cho tỳ-kheo nầy. Trưởng lão nào chấp thuận, Tăng đem lông dê nầy trả lại cho tỳ-kheo nầy thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói.»
«Tăng đã chấp thuận trả lông dê lại cho tỳ-kheo có tên… nầy rồi. Tăng chấp thuận, nên im lặng. Việc này được ghi nhận như vậy.»
Nếu tỳ-kheo đã xả giữa Tăng rồi mà không trả lại, Tăng phạm đột-kiết-la. Nếu có người bảo «đừng trả», người ấy phạm đột-kiết-la.
Hoặc chuyển làm tịnh thí, hoặc sai cho người, hoặc dùng mãi cho hư, tất cả đều phạm đột-kiết-la.
Tỳ-kheo-ni, thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, tất cả đều phạm đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: Nếu mang đi cho đến ba do tuần, hoặc dưới ba do tuần. Hoặc có người mang giúp, bảo họ mang đến chỗ đó, mà khoảng ấy mình không mang giúp. Sai tỳ-kheo-ni, thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni gánh đi ba do tuần. Hoặc lông mịn, giây bằng lông để trang sức, lông đầu, lông trên cổ, lông chân. Hoặc làm mão làm khăn trùm cho ấm. Hoặc gói giày dép. Tất cả đều không phạm.
Người không phạm: phạm đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
XVII. NHỜ CHẢI LÔNG DÊ[91]
A. DUYÊN KHỞI
Một thời, đức Phật ở giữa Thích-sí-sấu[92] trong vườn Ni-câu-luật, Ca-duy-la-vệ.
Bấy giờ, nhóm sáu tỳ-kheo làm tọa cụ mới bằng lông dê, sai tỳ-kheo-ni giặt, nhuộm, chải.
Bấy giờ, tỳ-kheo-ni Ma-ha Ba-xà-ba-đề vì nhuộm, nên tay bị dính thuốc nhuộm. Bà đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi đứng qua một bên. Đức Thế tôn biết mà vẫn hỏi:
«Cù-đàm-di, sao tay của Dì có màu sắc giống như thợ nhuộm vậy?»
Cù-đàm-di bạch Phật:
«Nhóm sáu tỳ-kheo muốn làm tọa cụ mới, nên đem lông dê đến, bảo chúng con giặt nhuộm chải, cho nên tay bị nhớp.»
Bà đảnh lễ dưới chân Phật, rồi trở về chỗ ở.
Đức Thế tôn vì nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo. Ngài biết mà vẫn hỏi nhóm sáu tỳ-kheo:
«Có thật các ông làm tọa cụ mới, sai tỳ-kheo-ni giặt, nhuộm, chải hay không?»
Nhóm sáu tỳ-kheo thưa:
«Bạch đức Thế tôn, có thật như vậy.»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách nhóm sáu tỳ-kheo:
«Việc làm của các ngươi là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Sao lại bảo tỳ-kheo-ni giặt nhuộm chải lông dê?»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách rồi bảo các tỳ-kheo:
«Nhóm sáu tỳ-kheo là những người si, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là những kẻ phạm giới nầy ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo nào, sai tỳ-kheo-ni giặt, nhuộm, chải lông dê, ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
Khi đức Thế tôn vì các tỳ-kheo kiết giới như vậy rồi, các tỳ-kheo đều có sự nghi ngại, không dám sai tỳ-kheo-ni thân quyến giặt nhuộm chải lông dê. Đức Phật dạy:
«Cho phép thân lý được giặt, nhuộm, chải. Từ nay về sau, Ta vì tỳ-kheo kiết giới:..»
Tỳ-kheo nào, sai tỳ-kheo-ni không phải thân quyến giặt, nhuộm, chải lông dê, ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo, chẳng phải thân lý, thân lý: cũng như trên đã giải.
Nếu tỳ-kheo nào, sai tỳ-kheo-ni chẳng phải thân quyến giặt, nhuộm, chải lông dê, phạm ba ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
Nếu sai giặt, nhuộm, chải mà người kia chỉ giặt, nhuộm chứ không chải thì phạm hai ni-tát-kỳ ba-dật-đềvà một đột-kiết-la.
Sai giặt, nhuộm, chải; người kia giặt, không nhuộm mà chải; (tỳ-kheo) phạm hai ni-tát-kỳ ba-dật-đề và một đột-kiết-la.
Sai người giặt, nhuộm, chải; người kia không giặt mà nhuộm, chải, (tỳ-kheo) phạm hai ni-tát-kỳ ba-dật-đề và một đột-kiết-la.
Sai giặt, nhuộm, chải; người kia không giặt, nhuộm, chải, (tỳ-kheo) phạm đột-kiết-la.
Sai sa-di-ni, thức-xoa-ma-na chẳng phải thân quyến giặt nhuộm đập, phạm đột-kiết-la.
Vật này phải xả cho Tăng, hoặc nhiều người, hoặc một người, không được xả biệt chúng. Xả không thành xả, phạm đột-kiết-la. Khi xả, phải đến trong Tăng, trống vai bên hữu, cởi bỏ giày dép, hướng đến Thượng tọa kính lễ, quỳ gối bên hữu chấm đất, chấp tay, thưa:
«Đại đức Tăng, xin lắng nghe! Tôi, tỳ-kheo tên là…, đã sai tỳ-kheo-ni chẳng phải thân quyến giặt, nhuộm, chải lông dê, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng.»
Xả rồi phải sám hối, vị nhận sám trước hết phải tác bạch:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là…, đã sai tỳ-kheo-ni chẳng phải thân quyến giặt, nhuộm, chải lông dê, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấpthuận, tôi nhận sự sám hối của tỳ-kheo có tên… nầy. Đây là lời tác bạch.»
Bạch rồi, sau đó mới nhận sám. Khi nhận sám nên nói với tỳ-kheo phạm tội rằng:
«Hãy tự trách tâm ngươi!»
Phạm nhân thưa:
«Xin vâng.»
Tăng phải trả lông dê lại cho tỳ-kheo nầy bằng bạch nhị yết-ma, như vầy: Tăng nên sai một vị có khả năng tác yết-ma dựa theo sự việc trên tác bạch:
«Đại đức Tăng, xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là… đã sai tỳ-kheo-ni chẳng phải thân quyến giặt nhuộm chải lông dê, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận hoàn lông dê lại cho tỳ-kheo có tên… nầy. Đây là lời tác bạch.»
«Đại đức Tăng, xin lắng nghe! Tỳ-kheo nầy tên là…, đã sai tỳ-kheo-ni chẳng phải thân quyến giặt nhuộm chải lông dê, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nay Tăng đem lông dê này hoàn lại cho tỳ-kheo nầy. Trưởng lão nào chấp thuận, Tăng đem lông dê này hoàn lại cho tỳ-kheo nầy thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói.»
«Tăng đã chấp thuận trao lông dê lại cho tỳ-kheo có tên… này rồi. Tăng chấp thuận nên im lặng. Việc này được ghi nhận như vậy.»
Giữa Tăng, tỳ-kheo ấy xả lông dê rồi, Tăng không hoàn lại, phạm đột-kiết-la. Có người bảo «đừng trả», người ấy phạm đột-kiết-la.
Nếu chuyển tịnh thí, hoặc sai cho người, hoặc dùng mãi, hoặc cố ý làm cho hư, tất cả đều phạm đột-kiết-la.
Tỳ-kheo-ni, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni đều đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: Sai tỳ-kheo-ni thân quyến giặt nhuộm chải. Hoặc vì người bệnh giặt nhuộm chải. Hoặc vì chúng Tăng, vì Phật, vì tháp, giặt nhuộm chải. Tất cả không phạm.
Người không phạm: phạm đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
XVIII. CẦM GIỮ VÀNG BẠC [93]
A. DUYÊN KHỞI
Một thời, đức Phật ở trong núi Kỳ-xà-quật, tại thành La-duyệt.
Bấy giờ, trong thành này có một vị Đại thần vốn là bạn quen thân trước kia của Bạt-nan-đà.[94] Một hôm nọ, vị Đại thần nhận được nhiều thịt heo, liền bảo người vợ:
«Bạt-nan-đà Thích tử là thân hữu của tôi. Nên để phần thịt cho người.»
Người vợ theo lệnh của chồng, liền để phần thịt cho Bạt-nan-đà.
Hôm ấy là ngày tiết hội của mọi người ở thành Vương-xá nên có tổ chức các thứ kỹ nhạc, suốt đêm không ngủ. Bấy giờ, mấy đứa con của vị Đại thần cũng ở trong số người đó. Vì suốt đêm không ngủ, chúng đói và mệt, nên hỏi mẹ: «Thịt heo còn không?»
Mẹ của chúng bảo rằng:
«Hết rồi. Chỉ còn phần của Bạt-nan-đà họ Thích thôi.»
Các con liền đưa tiền cho mẹ và nói:
«Mẹ cầm tiền này, sáng ngày ra chợ mua lại phần thịt cho [619a1] Bạt-nan-đà. Còn phần thịt đó cho chúng con.»
Mẹ của chúng lấy tiền và trao phần thịt cho chúng.
Sáng sớm, Bạt-nan-đà đắp y, bưng bát, đến nhà vị Đại thần, ngồi nơi chỗ dọn sẵn. Bấy giờ, vợ của vị Đại thần thưa rằng:
«Hôm qua, gia đình có nhận được nhiều thịt heo. Ông trưởng giả bảo tôi, ‹Bạt-nan-đà Thích tử là bạn cũ của tôi. Nên để dành phần thịt cho người.› Theo lệnh của chồng, tôi có để phần thịt cho Đại đức. Nhưng khi hôm, gặp ngày tiết hội, mấy đứa con tôi thức khuya đói bụng, nên đến đòi phần thịt đó. Chúng đưa tôi năm tiền và bảo: ‹Sáng ngày, ra chợ mua phần thịt lại cho Bạt-nan-đà. Còn phần thịt đó cho chúng con.› Tôi đã trao thịt cho chúng nó. Số tiền này, bây giờ, tôi sẽ ra chợ mua lại phần thịt như vậy. Đại đứccó thể chờ một chút.»
Bạt-nan-đà liền hỏi:
«Chúng vì tôi đưa tiền phải không?»
«Vâng, chúng nó có đưa.»
«Như vì tôi, thì đưa số tiền đó cho tôi. Khỏi cần mua thịt.»
Bấy giờ, vợ của vị Đại thần liền đặt tiền xuống đất cho Nạt-nan-đà. Bạt-nan-đà nhận được tiền này rồi, đem gởi nơi hiệu buôn quen và đi. Các cư sĩ thấy vậy đều cơ hiềm: «Sa-môn Thích tử mua bán tiền tài. Đem tiền gởi nơi hiệu buôn rồi đi.» Trong số các tỳ-kheo nghe nói đó, có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách Bạt-nan-đà:
«Sao Thầy tự tay nhận tiền, đem gởi nơi hiệu buôn, rồi đi?»
Cũng lúc ấy, Vua cùng các Đại thần hội hợp nhau, bàn luận rằng: «Sa-môn Thích tử được nắm cầm vàng bạc hoặc tiền. Sa-môn Thích tử không cần phải xả bỏ vàng bạc hoặc tiền, trân châu, bảo châu, anh lạc và sanh tượng.[95]»
Lúc bấy giờ, trong phòng họp có vị Đại thần, tên là Châu Kế ,[96] nói với các Đại thần rằng:
«Không nên nói những lời này: ‹Sa-môn Thích tử được phép nắm cầm vàng bạc hoặc tiền, không xả bỏ trân bảo châu anh.› Tại sao vậy? Chính vì tôi đã được nghe từ đức Như Lai dạy: ‹Sa-môn Thích tửkhông được phép nắm cầm vàng bạc hoặc tiền.› Sa-môn Thích tử xa lìa trân bảo, châu anh.»
Bấy giờ, vị Đại thần Châu Kế có oai thế, có khả năng trình bày khéo léo, khiến mọi người hoan hỷ tin hiểu. Sau đó, Châu Kế liền chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên nầy bạch lên đức Thế tôn một cách đầy đủ, rồi thưa:
«Những điều con nói như vậy, đối với giáo pháp có sai trái hay không?»
Đức Phật bảo Đại thần:
«Đúng như điều ông nói, ở trong chánh pháp có nhiều lợi ích. Không có gì sai trái. Tại sao vậy? Sa-môn Thích tử không được phép nắm cầm vàng bạc hoặc tiền. Sa-môn Thích tử xa lìa trân bảo, châu anh, không dùng nó để trang sức làm đẹp. Nay ông nên biết, nếu nắm cầm vàng bạc hoặc tiền, không xa lìachâu anh, trân bảo, thì cũng sẽ thọ dụng ngũ dục. Nếu thọ dụng ngũ dục thì chẳng phải là pháp của sa-môn Thích tử.
«Này Đại thần! Ông nên biết, nếu thấy sa-môn Thích tử nào gọi Ta là Thầy mà cầm vàng bạc hoặc tiền, trân bảo thì quyết định biết rằng đó chẳng phải là pháp của Sa-môn Thích tử. Ta có nói như vầy: ‹Nếu tỳ-kheo nào, vì làm thất, cần cây gỗ tranh tre v.v… thì được phép nhận. Nhưng không nên vì tự thân mà nhận.›[97]
«Đại thần nên biết, mặt trời, mặt trăng có bốn tai hoạn khiến cho không sáng, không trong sạch, không có khả năng chiếu soi, cũng không có oai thần. Bốn cái tai hoạn đó là gì? Là a-tu-la,[98] khói, mây, bụi mù. Đó là những đại hoạn của mặt trời, mặt trăng. Nếu gặp những hoạn này thì mặt trời, mặt trăngkhông sáng, không trong sạch, không có khả năng chiếu soi, cũng không có oai thần. Lại cũng như vậy, Sa-môn, Bà-la-môn cũng có bốn cái tai hoạn khiến cho không sáng, không sạch, không có khả năng soi chiếu, cũng không có oai thần. Bốn tai hoạn đó là gì? Nếu Sa-môn, Bà-la-môn không bỏ uống rượu, không bỏ dâm dục, không bỏ dùng tay nắm vàng bạc, không bỏ sự sống tà mạng. Đó gọi là bốn đạihoạn của Sa-môn, Bà-la-môn. Nó có khả năng khiến cho Sa-môn, Bà-la-môn không sáng, không sạch, không có khả năng soi chiếu, cũng không có oai thần.»
Trong số các tỳ-kheo nghe đó, có vị thiểu dục tri túc, sống với hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách Bạt-nan-đà, rồi đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này trình lên đức Thế tôn một cách đầy đủ.
Đức Thế tôn vì nhơn duyên nầy tập hợp Tăng tỳ-kheo, dùng vô số phương tiện quở trách Bạt-nan-đà:
«Việc làm của các ngươi là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Sao lại tự tay nắm cầm tiền, đem gởi hiệu buôn, rồi đi?»
Quở trách rồi, Phật bảo các tỳ-kheo:
«Đây là người si, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, tập mười cú nghĩa, cho đến chánh pháp tồn tại lâu dài. Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo nào, tự tay cầm tiền, hoặc vàng, bạc, hoặc bảo người cầm, hoặc nhận từ dưới đất,[99] ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Tiền: trên có văn tượng.
Tỳ-kheo tự tay cầm vàng bạc hoặc tiền, bảo người cầm, hoặc nhận từ nơi đất, ni-tát-kỳ ba-dật-đề. Vật này nên xả.
Trong đây, xả như vầy: Nếu ở đó có người giữ vườn tin cậy, hoặc ưu-bà-tắc, thì nên nói với họ rằng: «Vật nầy không thích hợp với tôi, ông biết cho.» Nếu người ấy lấy cất, rồi trao lại cho tỳ-kheo thì tỳ-kheo nên vì phẩm vật của thí chủ mà nhận. Nhận rồi bảo tịnh nhơn cất. Nếu được tịnh y, bát, ống đựng kim, ni-sư-đàn nên đem trao đổi để thọ trì. Nếu ưu-bà-tắc kia nhận rồi trao cho tỳ-kheo tịnh y, bát, hoặc ni-sư-đàn, hay ống đựng kim thì nên nhận để thọ trì. Nếu người kia lấy rồi mà không trả lại thì nên khiến các tỳ-kheo khác nói với họ rằng: «Đức Phật dạy, vì muốn tịnh nên trao cho ông. Ông nên trao vật ấy lại cho tỳ-kheo kia.» Nếu người kia lấy rồi không trả lại, mà các tỳ-kheo khác không nói thì mình nên tự đến nói với họ rằng: «Đức Phật dạy, vì muốn tịnh nên trao cho ông. Nay ông nên trao cho Tăng, cho tháp, cho Hòa thượng, cho đồng Hòa thượng, cho A-xà-lê, cho đồng A-xà-lê, cho các cựu tri thức, hoặc hoàn lại nơi người chủ kia.» Nếu không nói với người kia: «Hãy biết cái này. Hãy nhìn cái này»;[100] phạm đột-kiết-la.
Tỳ-kheo-ni, ni-tát-kỳ ba-dật-đề. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: Nếu có nói «Hãy biết cái này. Hãy nhìn cái này.» Hoặc có người giữ vườn, hay ưu-bà-tắc có tín tâm, nói với họ: «Vật nầy không thích hợp; tôi không nên nhận. Ông nên biết cho.» Người kia nhận rồi, hoàn lại cho tỳ-kheo. Tỳ-kheo nên vì thí chủ nhận, rồi trao cho tịnh nhơn cất. Sau, nếu cầnđược y, bát tịnh, ống đựng kim, ni-sư-đàn, thì đem trao đổi để thọ trì. Nếu người kia lấy rồi, trao cho y bát tịnh, hoặc tọa cụ, hoặc ống đựng kim, thì nên nhận để thọ trì. Nếu người kia không chịu trao cho y thì nên nhờ các tỳ-kheo khác nói với họ rằng: «Đức Phật dạy, vì muốn tịnh nên trao cho ông. Ông nên trao vật ấy lại cho tỳ-kheo kia.» Nếu người kia lấy rồi không trả lại, mà các tỳ-kheo khác không nói thì mình nên tự đến nói với họ rằng: «Đức Phật dạy, vì muốn tịnh nên trao cho ông. Nay ông nên trao cho Tăng, cho tháp, cho Hòa thượng, cho đồng Hòa thượng, cho A-xà-lê, cho đồng A-xà-lê, cho các cựu tri thức, hoặc hoàn lại nơi người chủ kia.» Không nên để mất phẩm vật của tín thí. Tất cả như vậy thìkhông phạm.
Người không phạm: phạm đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
XIX. KINH DOANH TÀI BẢO[101]
A. DUYÊN KHỞI
Một thời, đức Thế tôn ở trong núi Kỳ-xà-quật, tại La-duyệt-kỳ.
Bấy giờ, Bạt-nan-đà đến hiệu buôn, dùng tiền đổi tiền, rồi mang đi. Các cư sĩ thấy vậy đều cơ hiềm rằng: «Sa-môn Thích tử dùng tiền đổi tiền, rành nghề mua bán.»
Trong số các tỳ-kheo nghe đó, có vị thiểu dục, tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, [620a1] biết tàm quý hiềm trách Bạt-nan-đà rằng: «Sao lại đem tiền đổi tiền, rồi mang đi?»
Chư tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch lên đức Thế tôn một cách đầy đủ.
Đức Thế tôn vì nhơn duyên nầy tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách Bạt-nan-đà rằng:
«Việc làm của các ngươi là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Sao lại dùng tiền để đổi tiền?»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách, rồi bảo các tỳ-kheo:
«Đây là người ngu si, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo nào, kinh doanh tiền tài bảo vật, dưới mọi hình thức, ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Kinh doanh dưới mọi hình thức:[102] Dùng vàng thành[103] đổi vàng thành; đổi vàng chưa thành đổi vàng đã thành; vàng chưa thành đổi bạc thành; bạc chưa thành, đổi bạc đã thành; chưa thành; bạc nửa nửa chưa thành đổi lấy tiền. Dùng vàng chưa thành đổi vàng thành; đổi vàng chưa thành, đổi vàng đã thành chưa thành; đổi bạc thành, đổi bạc chưa thành; đổi bạc đã thành và chưa thành, đổi tiền. Dùng vàng đã thành chưa thành đổi vàng thành; đổi vàng chưa thành, đổi vàng đã thành chưa thành; đổi bạc thành, đổi bạc chưa thành; đổi bạc đã thành và chưa thành, đổi tiền. Dùng bạc đã thành, đổi vàng, cho đến đổi tiền cũng như vậy. Dùng bạc chưa thành đổi vàng, cho đến đổi tiền cũng như vậy. Dùng bạc chưa thành đổi vàng, cho đến đổi tiền cũng như vậy. Dùng bạc đã thành chưa thành đổi vàng, cho đếnđổi tiền cũng như vậy. Dùng tiền đổi vàng, cho đến đổi tiền cũng như vậy.
Tiền [104]: có tám loại: tiền vàng, tiền bạc, tiền thiếc, tiền đồng, tiền bạch lạp, tiền chì thiếc, tiền cây, tiền hồ giao.
Nếu tỳ-kheo nào, kinh doanh các loại bảo vật dưới mọi hình thức, dùng vàng thành đổi vàng thành, cho đến đổi tiền, ni-tát-kỳ ba-dật-đề. Vật nầy phải xả.
Phương thức xả: Nếu người giữ vườn, hoặc ưu-bà-tắc có lòng tin, nên nói với họ rằng: «Vật nầy không thích hợp với tôi. Ông biết cho!» Nếu người kia nhận rồi hoàn lại cho tỳ-kheo thì tỳ-kheo nên vì thí chủmà thọ, rồi bảo tịnh nhơn cất. Sau đó, nếu cần tịnh y, bát, tọa cụ, ống đựng kim thì đem đổi để thọ trì. Nếu người kia nhận rồi, trao cho tỳ-kheo y bát tịnh, tọa cụ, ống đựng kim, thì nên thọ trì. Nếu người kia nhận rồi mà không trả lại cho tỳ-kheo thì nên nhờ các tỳ-kheo khác nói với họ rằng: «Đức Phật dạy, vì muốn tịnh nên trao cho người. Người nên hoàn vật ấy lại cho tỳ-kheo kia.» Nếu tỳ-kheo khác nói mà họ vẫn không trả thì mình tự đến nói: «Đức Phật dạy, vì muốn tịnh nên trao cho người. Nay người nên trao cho Tăng, cho tháp, cho Hòa thượng, cho đồng Hòa thượng, cho A-xà-lê, cho đồng A-xà-lê, cho cựu tri thức thân, hoặc hoàn lại cho người chủ cũ.» Tại sao vậy? Vì không muốn mất phẩm vật của thí chủ. Nếu tỳ-kheo không nói với người kia rằng: «Hãy xem cái này! Hãy nhận biết cái này!» phạm đột-kiết-la.
Tỳ-kheo-ni, ni-tát-kỳ ba-dật-đề. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: Nếu nói với người: «Hãy biết cái này! Hãy nhìn cái này!» Hoặc có nói với người giữ vườn, hay nói ưu-bà-tắc tín tâm rằng: «Vật nầy không thích hợp với tôi. Ông biết cho!» Nếu người kia nhận rồi hoàn lại cho tỳ-kheo thì tỳ-kheo nên vì thí chủ mà thọ, rồi bảo tịnh nhơn cất. Sau đó, nếu cầntịnh y, bát, tọa cụ, ống đựng kim thì đem đổi để thọ trì. Nếu người kia nhận rồi, trao cho tỳ-kheo y báttịnh, tọa cụ, ống đựng kim, thì nên thọ trì. Nếu người kia nhận rồi mà không trả lại cho tỳ-kheo thì nên nhờ các tỳ-kheo khác nói với họ rằng: «Đức Phật dạy, vì muốn tịnh nên trao cho người. Người nên hoàn vật ấy lại cho tỳ-kheo kia.» Nếu tỳ-kheo khác nói mà họ vẫn không trả thì mình tự đến nói: «Đức Phật dạy, vì muốn tịnh nên trao cho người. Nay người nên trao cho Tăng, cho Tháp, cho Hòa thượng, cho đồng Hòa thượng, cho A-xà-lê, cho đồng A-xà-lê, cho cựu tri thức thân, hoặc hoàn lại cho người chủ cũ.» Tại sao vậy? Vì không muốn mất phẩm vật của thí chủ. Nếu dùng tiền đổi dụng cụ anh lạc vì Phật, Pháp, Tăng; hoặc dùng đồ anh lạc đổi tiền vì Phật, Pháp, Tăng, thì không phạm.
Người không phạm: phạm đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
XX. BUÔN BÁN[105]
A. DUYÊN KHỞI
Một thời, đức Thế tôn ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, tại Xá-vệ. Bấy giờ, Bạt-nan-đà Thích tử, tại nước Câu-tát-la, trên đường đi đến một thôn không có trú xứ.[106] Khi đến trong thôn, đem gừng sống đổi thức ăn. Ăn xong rồi đi.
Bấy giờ, Tôn giả Xá-lợi-phất cũng đang tại Câu-tát-la du hành trong nhơn gian, rồi đến trong thôn không trú xứ đó. Đến giờ, đắp y, bưng bát, vào thôn khất thực, tuần tự tới nơi nhà bán cơm, đứng im lặng. Người bán cơm thấy vậy bảo rằng:
«Đại đức, muốn cần cái gì?»
Tôn giả trả lời:
«Cư sĩ, tôi cần thức ăn.»
Người kia nói:
«Đưa vật có giá ra đây.»
Tôn giả ngạc nhiên nói:
«Đừng nói như vậy. Điều đó chúng tôi không nên làm.».
Người bán cơm nói:
«Vừa rồi Bạt-nan-đà dùng gừng sống đổi thức ăn. Ăn rồi đi. Sao Đại đức nói không làm việc ấy?»
Tôn giả Xá-lợi-phất nghe nói như vậy lấy làm xấu hổ, không nói gì. Khất thực xong, về đến trong Tăng-già-lam, đem nhơn duyên này nói với các tỳ-kheo.
Trong lúc ấy, trong thành Xá-vệ có một ngoại đạo, được một chiếc y quý giá, lòng tự nghĩ: «Ta cần gì cái y quý giá này? Nay ta nên đổi y khác.» Lại nghĩ tiếp, «Nơi nào ta có thể đối y? Chỉ có sa-môn Thích tửưa mặc y đẹp. Chắc họ có thể đổi.» Nghĩ xong liền đem chiếc y đến trong Tăng-già-lam, nói với các tỳ-kheo rằng:
«Tôi muốn đổi y này. Vị nào muốn đổi thì đổi.»
Bạt-nan-đà nghe vậy liền nói:
«Sáng mai đem đến đây! Tôi sẽ trao đổi y với ông.»
Bạt-nan-đà là người rất khéo tay về may sửa y. Ngay đêm ấy, đem y cũ giặt, nhuộm, ủi, làm cho y sáng sủa như mới. Sáng ngày, ngoại đạo đem y đến trong Tăng-già-lam, nói với các tỳ-kheo:
«Vị nào muốn đổi y thì đổi.»
Bấy giờ, Bạt-nan-đà liền đem y của mình ra giới thiệu nói với ngoại đạo:
«Tôi dùng y này đổi cho ông, ông đưa y của ông cho tôi được không?»
Ngoại đạo trả lời:
«Được.»
Hai bên trao đổi. Ngoại đạo nhận được y đem về trong vườn nơi cư trú của mình, đưa cho các ngoại đạo xem và nói:
«Các bạn nên biết, tôi đem chiếc y đang mặc đổi lấy y nầy đây.»
Trong số ngoại đạo, có người có trí tuệ nói rằng:
«Bạn bị người ta lừa rồi. Tại sao vậy? Y của bạn đang mặc tốt, rộng, dài, bền chắc. Còn y này là y cũ; vì khéo ủi, sửa soạn, nên trông qua thấy sáng sủa, in như y mới thế thôi.»
Ngoại đạo ấy nghe xong, liền đem chiếc y vừa đổi, vào trong Tăng-già-lam, nói với Bạt-nan-đà rằng:
«Tôi trả lại y ông. Ông trả lại y tôi.»
Bạt-nan-đà nói:
«Đã đổi rồi thì thôi, không được hoàn trả lại.»
Ngoại đạo nói:
«Y của tôi mới và tốt, rộng, dài, bền chắc; còn y của ông cũ và xấu được ủi sửa soạn như y mới mà thôi.»
Bạt-nan-đà nói:
«Đã đổi rồi dứt khoát tôi không hoàn lại.»
Ngoại đạo kia cơ hiềm:
«Y của tôi mà tôi đòi lại không được hay sao? Y của tôi mới, tốt, rộng, dài, bền chắc. Y của ông cũ, xấu. Tại sao cùng là người xuất gia với nhau, đổi y cho nhau mà hoàn lại không được?»
Trong số các tỳ-kheo nghe đó, có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quí, [621a1] hiềm trách Bạt-nan-đà rằng: «Sao lại dùng gừng sống để đổi thức ăn để ăn? Sao lại cùng với ngoại đạo đổi y mà không cho hoàn lại?»
Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên nầy tập hợp các tỳ-kheo, quở trách Bạt-nan-đà:
«Việc làm của ngươi là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Sao lại lấy gừng đổi thức ăn để ăn; lại cùng ngoại đạo đổi y mà không cho hoàn lại?»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách, rồi bảo các tỳ-kheo:
«Từ này về sau, cho phép năm chúng xuất gia trao đổi qua lại. Khi đổi thẩm định, không nên quá cao thấp với nhau như phép ngoài chợ búa. Không được cùng người khác đổi chác, mà nên khiến tịnh nhơn làm việc ấy. Nếu họ cần đổi lại, nên hoàn lại cho họ. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, tập mười cú nghĩa… cho đến chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo nào, kinh doanh mậu dịch dưới mọi hình thức, ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Kinh doanh mậu dịch dưới mọi hình thức: dùng thời dược đổi thời dược, dùng [thuốc] có thời hạn đổi [thuốc] phi thời hạn, dùng [thuốc] có thời hạn đổi [thuốc] bảy ngày, dùng [thuốc] có thời hạn đổi [thuốc] suốt đời, dùng [thuốc] có thời hạn đổi ba-lợi-ca-la.
Dùng [thuốc] phi thời hạn đổi [thuốc] phi thời hạn, dùng [thuốc] phi thời hạn đổi thất nhật dược, dùng [thuốc] phi thời hạn đổi [thuốc] suốt đời, dùng [thuốc] phi thời hạn đổi ba-lợi-ca-la, dùng [thuốc] phi thờihạn đổi [thuốc] có thời hạn.
Dùng [thuốc] bảy ngày đổi [thuốc] bảy ngày, dùng [thuốc] bảy ngày… cho đến [thuốc] phi thời hạn cũng như vậy.
Dùng [thuốc] suốt đời đổi [thuốc] suốt đời, cho đến đổi [thuốc] bảy ngày cũng như vậy.
Dùng ba-lợi-ca-la đổi ba-lợi-ca-la cho đến đổi tận hình thọ cũng như vậy.
Bán: trị giá một tiền, nhiều lần (trả giá) lên hay xuống.
Bán lên giá: trị giá một tiền, nói giá ba tiền.
Bán cao giá: trị giá một tiền, nói giá năm tiền. Mua cũng như vậy.
Nếu tỳ-kheo kinh doanh mậu dịch, dưới mọi hình thức mà nhận được lời, ni-tát-kỳ ba-dật-đề; không nhận được lời, đột-kiết-la.
Ni-tát-kỳ này nên xả cho Tăng, hoặc nhiều người, hoặc một người, không được xả biệt chúng. Xả không thành xả, đột-kiết-la. Khi xả, đương sự phải đến trong Tăng, trống vai bên hữu, cởi bỏ giày dép, hướng đến Thượng tọa kính lễ quỳ gối bên hữu chấm đất, chấp tay bạch như vầy:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tôi, tỳ-kheo tên là…, đã kinh doanh mọi thứ, được tài vật, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng.»
Xả rồi phải sám hối. Trước hết, vị nhận sám hối phải tác bạch:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là…, đã kinh doanh mọi thứ, được tài vật, phạm xả đọa; nay xả cho Tăng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, tôi nhận sự sám hối của tỳ-kheo có tên… nầy. Đây là lời tác bạch.»
Tác bạch rồi, sau đó mới nhận sám hối. Khi nhận sám phải bảo phạm nhân:
«Hãy tự trách tâm ngươi!»
Tỳ-kheo phạm tội thưa:
«Xin vâng.»
Tăng nên hoàn lại vật đó cho tỳ-kheo nầy bằng bạch nhị yết-ma như vầy: Tăng nên sai một vị có khả năng tác yết-ma, dựa theo sự việc trên tác bạch:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là…, đã kinh doanh mọi thứ, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, trả lại vật cho tỳ-kheo có tên này. Đây là lời tác bạch.»
«Đại đức Tăng xin lắng! Tỳ-kheo này tên là…, đã kinh doanh mọi thứ, được tài vật, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nay, Tăng đem vật nầy trả lại cho tỳ-kheo nầy. Các trưởng lão nào đồng ý, Tăng đem vật nầy trả lại cho tỳ-kheo nầy thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói.»
«Tăng đã chấp thuận trả vật lại cho tỳ-kheo nầy rồi. Tăng đồng ý nên im lặng. Việc này được ghi nhậnnhư vậy.»
Đương sự đã xả giữa Tăng rồi, Tăng không hoàn lại, đột-kiết-la. Khi trả có người bảo «đừng trả», người ấy phạm đột-kiết-la. Nếu chuyển làm tịnh thí, hoặc sai cho người, hoặc cố làm cho hư hoại, hoặc dùng mãi, hoặc dùng vào việc khác, tất cả đều phạm đột-kiết-la.
Tỳ-kheo-ni, ni-tát-kỳ ba-dật-đề. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: Cùng năm chúng xuất gia trao đổi, tự mình xét định không quá chênh lệch như bọn nhà buôn. Không cùng người khác đổi chác, hoặc sai tịnh nhơn đổi chác, hoặc họ hối, cho họ đổi lại. Hoặc dùng sữa đổi dầu, dùng dầu đổi sữa. Tất cả không phạm.
Người không phạm: phạm đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách. [107]
XXI. CHỨA BÁT DƯ[108]
A. DUYÊN KHỞI
Một thời, đức Phật ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá- vệ.
Bấy giờ, nhóm sáu tỳ-kheo chứa bát. Cái nào tốt thì họ trì, cái nào không tốt thì để đó. Thường tìm tòibát tốt như vậy cất chứa thành nhiều.
Bấy giờ, có các cư sĩ đến tham quan các phòng. Thấy nhóm sáu tỳ-kheo[109] chứa cất nhiều bát. Thấy vậy đều cơ hiềm: «Sa-môn Thích tử mong cầu không nhàm chán, không biết tàm quý. Bên ngoài tự xưng rằng, Ta biết chánh pháp. Như vậy thì có gì là chánh pháp? Cất chứa nhiều bát như nơi cửa hàng của thợ đồ gốm.»
Trong số các tỳ-kheo nghe đó, có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo: «Sao chứa bát, cái tốt thì thọ trì, cái xấu để đó, thường tìm cầu bát mới chứa cất thành nhiều?»
Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch lên đức Thế tôn một cách đầy đủ.
Đức Thế tôn vì nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo quở trách Bạt-nan-đà rằng:
«Việc làm của các ngươi là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Sao lại chứa bát, cái tốt thì thọ trì, cái xấu để đó, thường tìm cầu bát mới chứa cất thành nhiều?»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách, rồi bảo các tỳ-kheo:
«Bạt-nan-đà là người ngu si, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, ta vì các tỳ-kheo kiết giới gồm mười cú nghĩa, cho đến chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn nói giới nên nó như vầy:
Tỳ-kheo nào, chứa bát dư, ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
Khi đức Thế tôn vì các tỳ-kheo kiết giới như vậy rồi, bấy giờ, Tôn giả A-nan nhận được chiếc bát quý giá của nước Tô-ma ,[110] ý muốn dâng cúng cho Đại Ca-diếp vì Đại Ca-diếp thường dùng loại bát của nước này.
Khi ấy, Đại Ca-diếp không ở đó. Tôn giả nghĩ: «Đức Thế tôn vì các tỳ-kheo kiết giới, ‹Tỳ-kheo nào chứa bát dư, ni-tát-kỳ ba-dật-đề.› Nay ta nhận được chiếc bát quý giá của nước Tô-ma, [622a1] muốn dâng cúng cho ngài Đại Ca- diếp, song ngài không có ở đây. Không biết làm thế nào.» Tôn giả A-nan đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi đứng qua một bên, bạch đức Thế tôn:
«Bạch Thế tôn, Thế tôn đã vì tỳ-kheo kiết giới: ‹Tỳ-kheo nào chứa bát dư, ni-tát-kỳ ba-dật-đề.› Mà nay con vừa nhận được chiếc bát quý giá của nước Tô-ma, muốn dâng cúng cho Đại Ca-diếp, song Đại Ca-diếp không có ở đây, con không biết làm thế nào.»
Đức Thế tôn hỏi Tôn giả A-nan:
«Đại Ca-diếp bao lâu sẽ về?»
Tôn giả A-nan bạch Phật:
«Sau mười ngày, Đại Ca-diếp sẽ về.»
Bấy giờ, đức Thế tôn vì nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, dùng vô số phương tiện tùy thuận nói pháp, khen ngợi hạnh đầu đà nghiêm chỉnh, thiểu dục tri túc và những vị ưa xuất ly, bảo các tỳ-kheo:
«Từ nay về sau cho phép các Tỳ-kheo chứa bát dư cho đến mười ngày.»
Nên nói giới như vầy:
Tỳ-kheo nào, chứa bát dư, không tịnh thí,[111] được phép chứa trong hạn mười ngày. Quá hạn, ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Bát: Có sáu loại : bát thiếc, bát nước Tô-ma, bát nước Ô-già-la,[112] bát nước Ưu-già-xa,[113] bát đen, bát đỏ.[114] Đại thể có hai loại: bát bằng thiếc và bát bằng đất.[115] Bát lớn chứa ba đấu, bát nhỏ chứa một đấu rưỡi.[116] Đây là dung lượng của bát, nên thọ trì như vậy, nên tịnh thí.
Nếu tỳ-kheo ngày thứ nhất nhận được bát, cho đến ngày thứ mười nhận được bát, chứa đến ngày thứ mười một, khi bình minh xuất hiện, số bát nhận được trong mười ngày đều thành ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
Nếu tỳ-kheo ngày thứ nhất nhận được bát, ngày thứ hai không nhận được, ngày thứ ba nhận được, ngày thứ tư nhận được, như vậy cho đến ngày thứ mười nhận được bát, đến ngày thứ mười một, khi bình minh xuất hiện, số bát nhận được trong chín ngày đều ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
Nếu tỳ-kheo ngày thứ nhất nhận được bát, ngày thứ hai nhận được, ngày thứ ba không nhận được (như vậy chuyển lần xuống đến ngày thứ mười không nhận được bát, đặt câu văn cũng như trên[117]).
Nếu tỳ-kheo ngày thứ nhất nhận được bát, ngày thứ hai, ngày thứ ba không nhận được, ngày thứ tư nhận được, cho đến ngày thứ mười nhận được bát, đến ngày thứ mười một, khi bình minh xuất hiện, số bát nhận được trong tám ngày đều ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
Nếu tỳ-kheo ngày thứ nhất nhận được bát, ngày thứ hai nhận được bát; ngày thứ ba, ngày thứ tư không nhận được; ngày thứ năm nhận được (như vậy chuyển lần xuống cho đến ngày thứ chín, ngày thứ mười không nhận được bát, đặt câu văn cũng như vậy*).
Nếu tỳ-kheo ngày thứ nhất nhận được bát; ngày thứ hai, ngày thứ ba, ngày thứ tư không nhận được bát; ngày thứ năm nhận được bát, cho đến ngày thứ mười nhận được bát, đến ngày thứ mười một khi bình minh xuất hiện, số bát nhận được trong bảy ngày đều ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
Nếu tỳ-kheo ngày thứ nhất nhận được bát, ngày thứ hai nhận được bát; ngày thứ ba, ngày thứ tư, ngày thứ năm không nhận được bát (như vậy chuyển xuống cho đến ngày thứ tám, ngày thứ chín, ngày thứ mười không nhận được bát, đặt câu văn cũng như trên*).
Nếu tỳ-kheo ngày thứ nhất nhận được bát; ngày thứ hai, ngày thứ ba, ngày thứ tư, ngày thứ năm không nhận được bát; ngày thứ sáu nhận được bát, cho đến ngày thứ mười nhận được bát, ngày thứ mười một khi bình minh xuất hiện, số bát nhận được trong sáu ngày đều ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
Nếu tỳ-kheo ngày thứ nhất nhận được bát, ngày thứ hai nhận được, ngày thứ ba, ngày thứ tư, ngày thứ năm, ngày thứ sáu không nhận được (như vậy chuyển xuống cho đến ngày thứ bảy, ngày thứ tám ngày thứ chín, ngày thứ mười không nhận được bát, đặt câu văn cũng như trên*).
Nếu tỳ-kheo ngày thứ nhất nhận được bát; ngày thứ hai, ngày thứ ba, ngày thứ tư, ngày thứ năm, ngày thứ sáu không nhận được bát, ngày thứ bảy nhận được bát, cho đến ngày thứ mười nhận được bát, đến ngày thứ mười một khi bình minh xuất hiện, số bát nhận được trong năm ngày đều ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
Nếu tỳ-kheo ngày thứ nhất nhận được bát, ngày thứ hai nhận được; ngày thứ ba, ngày thứ tư, ngày thứ năm, ngày thứ sáu, ngày thứ bảy không nhận được bát; ngày thứ tám nhận được bát (như vậy chuyển xuống cho đến ngày thứ sáu, ngày thứ bảy, ngày thứ tám, ngày thứ chín, ngày thứ mười không nhận được bát, đặt câu văn cũng như trên*).
Nếu tỳ-kheo ngày thứ nhất nhận được bát; ngày thứ hai, ngày thứ ba, ngày thứ tư, ngày thứ năm, ngày thứ sáu, ngày thứ bảy không nhận được bát; ngày thứ tám nhận được bát, cho đến ngày thứ mười nhận được bát, đến ngày thứ mười một khi bình minh xuất hiện, số bát nhận được trong bốn ngày đều ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
Nếu tỳ-kheo ngày thứ nhất nhận được bát, ngày thứ hai nhận được; ngày thứ ba, ngày thứ tư, ngày thứ năm, ngày thứ sáu, ngày thứ bảy, ngày thứ tám không nhận được bát (như vậy chuyển xuống cho đếnngày thứ năm, ngày thứ sáu, ngày thứ bảy, ngày thứ tám, ngày thứ chín, ngày thứ mười không nhận được bát, đặt câu văn cũng như trên*).
Nếu tỳ-kheo ngày thứ nhất nhận được bát; ngày thứ hai, ngày thứ ba, ngày thứ tư, ngày thứ năm, ngày thứ sáu, ngày thứ bảy, ngày thứ tám không nhận được bát, ngày thứ chín, ngày thứ mười nhận được bát, số bát nhận được trong ba ngày đến ngày mười một khi bình minh xuất hiện đều ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
Nếu tỳ-kheo ngày thứ nhất nhận được bát, ngày thứ hai nhận được; ngày thứ ba, ngày thứ tư, ngày thứ năm, ngày thứ sáu, ngày thứ bảy, ngày thứ tám, ngày thứ chín, không nhận được bát (như vậy chuyển xuống cho đến ngày thứ tư, ngày thứ năm, ngày thứ sáu, ngày thứ bảy, ngày thứ tám, ngày thứ chín, ngày thứ mười không nhận được bát, đặt câu văn cũng như trên).
Nếu tỳ-kheo ngày thứ nhất nhận được bát; ngày thứ hai, ngày thứ ba, ngày thứ tư, ngày thứ năm, ngày thứ sáu, ngày thứ bảy, ngày thứ tám, ngày thứ chín không nhận được bát; ngày thứ mười nhận được bát, ngày thứ mười một khi bình minh xuất hiện, số bát nhận được trong hai ngày đều ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
Nếu tỳ-kheo ngày thứ nhất nhận được bát, ngày thứ hai nhận được; ngày thứ ba, ngày thứ tư, ngày thứ năm, ngày thứ sáu, ngày thứ bảy, ngày thứ tám, ngày thứ chín, ngày thứ mười không nhận được bát (như vậy chuyển xuống cho đến ngày thứ ba, ngày thứ tư, ngày thứ năm, ngày thứ sáu, ngày thứ bảy, ngày thứ tám, ngày thứ chín, ngày thứ mười không nhận được bát, đặt câu văn cũng như trên).
Nếu Tỳ-kheo ngày thứ nhất nhận được bát; ngày thứ hai, ngày thứ ba, ngày thứ tư, ngày thứ năm, ngày thứ sáu, ngày thứ bảy, ngày thứ tám, ngày thứ chín, ngày thứ mười không nhận được bát, ngày thứ mười một khi bình minh xuất hiện, số bát nhận được trong một ngày, ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
Nếu tỳ-kheo ngày thứ nhất nhận được bát không tịnh thí; ngày thứ hai được bát tịnh thí, ngày thứ ba được bát, cho đến ngày thứ mười được bát không tịnh thí, đến ngày thứ mười một khi bình minh xuất hiện, số bát nhận được trong chín ngày đều ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
Nếu tỳ-kheo ngày thứ nhất nhận được bát, ngày thứ hai nhận được bát không tịnh thí. Ngày thứ ba được bát tịnh thí. Ngày thứ tư được bát không tịnh thí (như vậy chuyển xuống cho đến ngày thứ mười được bát không tịnh thí,và tịnh thí, đặt câu văn cũng như trên*). Sai cho người (đặt câu văn cũng như vậy). Hoặc mất (câu văn cũng như trên*). Hoặc cố làm cho hư hoại (câu văn cũng như vậy*). Hoặc làm phi bát (câu văn cũng như vậy*). Hoặc khởi ý thân hữu lấy (câu văn cũng như trên*). Hoặc quên đi (câu văn cũng như trên*). Tất cả đều ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
Nếu bát phạm ni-tát-kỳ mà không xả, lại đổi bát khác thì phạm một ni-tát-kỳ và một đột-kiết-la.
Bát phạm ni-tát-kỳ này phải xả cho Tăng, hoặc nhiều người, hoặc một người, không được xả biệt chúng. Xả không thành xả phạm đột-kiết-la.
Khi xả, phải đến trong Tăng, trống vai bên hữu, cởi bỏ giày dép, hướng lên thượng tọa kính lễ, quỳ gối bên hữu chấm đất, chắp tay thưa:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tôi, tỳ-kheo tên là…, đã chứa bát dư, quá mười ngày, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng.»
Xả bát rồi phải sám hối, vị nhận sám trước hết phải tác bạch:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là…, đã chứa bát dư quá mười ngày, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, tôi nhận sự sám hối của tỳ-kheo có tên… này. Đây là lời tác bạch.»
Tác bạch như vậy rồi mới nhận sự sám hối của vị kia. Nên nói với tỳ-kheo kia rằng:
«Hãy tự trách tâm mình!»
Vị ấy thưa:
«Xin vâng.»
Tăng nên hoàn bát lại cho tỳ-kheo này bằng bạch nhị yết-ma như vầy: Trong chúng nên sai một vị có khả năng tác pháp yết-ma, dựa theo sự việc trên tác bạch:
«Đại đức Tăng, xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là…, đã chứa bát dư quá mười ngày, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, trả bát lại cho tỳ-kheo này. Đây là lời tác bạch.»
«Đại đức Tăng, xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là…, đã chứa bát dư quá mười ngày, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nay Tăng trả bát lại cho tỳ-kheo này, các trưởng lão nào chấp thuận Tăng trả bát lại cho tỳ-kheo có tên… này thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói.»
«Tăng đã chấp thuận trả lại bát cho tỳ-kheo có tên… này rồi, Tăng chấp thuận nên im lặng. Được ghi nhận như vậy.»
Nếu đã xả bát trong Tăng rồi, Tăng không trả lại, phạm đột-kiết-la. Nếu có người bảo «đừng trả», vị ấy phạm đột-kiết-la.
Nếu chuyển tịnh thí hoặc sai cho người, hoặc cố làm cho hư, hoặc làm phi bát, hoặc [623a1] dùngthường xuyên,[118] tất cả đều phạm đột-kiết-la.
Tỳ-kheo-ni, ni-tát-kỳ ba-dật-đề. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: Trong mười ngày. Hoặc tịnh thí. Hoặc sai cho người. Hoặc tưởng bị cướp đoạt, bị mất, bị phá hư, bị nước cuốn trôi thì không phạm. Nếu bát bị đoạt, bị mất, bị cháy, bị nước cuốn trôi nên lấy dùng, hoặc người khác cho dùng. Hoặc tỳ-kheo nhận gởi bát qua đời, hoặc đi xa, hoặc thôi tu, hoặc bị giặc cướp, hoặc gặp ác thú hại, hoặc bị nước cuốn trôi, không sai cho người. Tất cả không phạm.
Người không phạm: phạm đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
XXII. ĐỔI BÁT MỚI[119]
A. DUYÊN KHỞI
Một thời, đức Thế tôn ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, tại Xá-vệ. Bấy giờ, Bạt-nan-đà Thích tử bát bị vỡ, nên vào thành Xá-vệ nói với một cư sĩ rằng:
«Ông biết cho. Bát tôi bị vỡ. Ông hãy giúp tôi.»
Bấy giờ, có cư sĩ nọ liền vào trong chợ mua cái bát cúng cho. Bạt-nan-đà lại đến nhà cư sĩ khác cũng nói rằng:
«Bát tôi bị vỡ. Ông hãy giúp tôi.»
Các cư sĩ kia cũng liền đến chợ mua bát cúng dường.
Bạt-nan-đà bị vỡ một cái bát mà cầu tìm nhiều bát để chứa cất. Sau đó, một thời gian các cư sĩ có cơ hội gặp nhau. Có một cư sĩ nói với các cư sĩ khác rằng:
«Tôi được phước vô lượng.»
Các cư sĩ hỏi:
«Nhờ việc gì mà bạn được phước vô lượng?»
Đáp rằng:
«Tôn giả Bạt-nan-đà bị vỡ cái bát. Tôi mua cái bát cúng cho, nên được phước vô lượng.»
Các cư sĩ mỗi người đều tự nói:
«Chúng tôi cũng được phước vô lượng.»
Các cư sĩ khác hỏi rằng:
«Do nhơn duyên gì quý vị đều được phước vô lượng?»
Các cư sĩ trả lời rằng:
«Bạt-nan-đà bị bể cái bát, chúng tôi cũng đến chợ mua bát cúng cho Bạt-nan-đà.»
Các cư sĩ cơ hiềm nói:
«Sa-môn Thích tử không biết tàm quý, mong cầu không nhàm chán, không biết đủ. Bên ngoài tự xưng rằng, ‹Ta biết chánh pháp.› Như vậy thì có chánh pháp gì? Bị vỡ một cái bát mà tìm cầu nhiều bát để chứa cất. Đàn-việt tuy cúng dường không nhàm chán mà người thọ nhận phải biết đủ chứ!»
Trong số các Tỳ-kheo nghe đó, có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách Bạt-nan-đà Thích tử rằng: «Sao thầy bị vỡ một cái bát lại tìm cầu nhiều bát để chứa cất?» Các Tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đầu mặt lễ dưới chân, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch lên đức Thế tôn một cách đầy đủ.
Đức Thế tôn tập hợp các tỳ-kheo, quở trách Bạt-nan-đà Thích tử:
«Việc làm của ngươi là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Sao lại bể một cái bát mà tìm cầu nhiều bát để chứa cất?»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách, rồi bảo các Tỳ-kheo:
«Bạt-nan-đà này là người ngu si, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, ta vì các tỳ-kheo kiết giới gồm mười cú nghĩa, cho đến chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo nào, chứa bát trám dưới năm chỗ không chảy rỉ, mà tìm xin bát mới, vì muốn đẹp, ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
Tỳ-kheo kia nên đến trong Tăng để xả, lần lượt cho đến lấy cái bát tối hạ [120] trao cho, khiến thọ trì cho đến khi vỡ; đó là điều hợp thức.[121]
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Năm chỗ trám: khoảng cách giữa hai chỗ trám bằng hai ngón tay.
Tỳ-kheo nào bát bị bể dưới năm chỗ trám mà không chảy rỉ, lại tìm cầu bát mới, ni-tát-kỳ ba-dật-đề. Nếu trám đủ năm chỗ mà không rỉ chảy lại tìm cầu bát mới, đột-kiết-la.
Ni-tát-kỳ này nên xả cho Tăng trong trú xứ đó. Nên đến giữa Tăng, trống vai bên hữu, cởi bỏ giày dép, hướng đến Thượng tọa kính lễ, quỳ gối bên hữu chấm đất, chắp tay thưa:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tôi, tỳ-kheo tên là…, bát đã bị bể, dưới năm chỗ trám chưa rỉ chảy, lại xin bát mới, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng.»
Xả rồi phải sám hối. Vị nhận sám trước hết phải tác bạch:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là…, bát đã bị bể dưới năm chỗ trám chưa rỉ chảy, lại xin bát mới, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, tôi nhận sự sám hối của tỳ-kheo có tên… này. Đây là lời tác bạch.»
Tác bạch rồi, sau đó mới nhận sám. Khi nhận sám nên nói với người kia rằng:
«Hãy tự trách tâm mình!»
Tỳ-kheo kia thưa:
«Xin vâng.»
Bát của vị tỳ-kheo này nếu là loại bát quý giá tốt thì nên cất lại, và lấy cái bát kém nhất trao cho vị ấy, bằng bạch nhị yết-ma, nên trao như vầy: Trong Tăng sai một vị có khả năng tác pháp yết-ma, dựa theo sự việc trên tác bạch:[122]
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là…, bát đã bị bể dưới năm chỗ trám không rỉ chảy, lại xin bát mới, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, trao bát cho tỳ-kheo có tên này. Đây là lời tác bạch.»
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là…, bát đã bị bể dưới năm chỗ trám không rỉ chảy, lại xin bát mới, phạm xả đọa, đã xả cho Tăng. Nay Tăng trao bát lại cho tỳ-kheo có tên… này. Các trưởng lãonào chấp thuận Tăng trao bát lại cho tỳ-kheo có tên là… này thì im lặng. Vị nào không đồng ý, xin hãy nói.»
«Tăng đã đồng ý trao bát lại cho tỳ-kheo có tên… này rồi. Tăng chấp thuận nên im lặng. Được ghi nhậnnhư vậy.»
Bát của tỳ-kheo kia nên đem tác bạch rồi hỏi Tăng, tác bạch như vầy:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, đem bát này theo thứ tự hỏi Thượng tọa. Đây là lời tác bạch.»
Bạch như vậy rồi nên đem bát trao cho Thượng tọa. Nếu Thượng tọa muốn nhận bát (mới) này thì trao cho, rồi lấy bát (cũ) của Thượng tọa trao cho vị kế. Nếu trao cho tỳ-kheo kia thì tỳ-kheo kia nên nhận. Không nên vì hộ trì chúng Tăng mà không nhận. Cũng không nên vì nhân duyên này mà thọ trì bát tối hạ; nếu thọ trì thì phạm đột-kiết-la.[123] Nếu vị Thượng tọa thứ hai lấy chiếc bát này thì nên lấy chiếc bát của vị Thượng tọa thứ hai trao cho vị Thượng tọa thứ ba. Nếu trao cho tỳ-kheo kia thì tỳ-kheo kia nên nhận, không nên vì hộ trì chúng Tăng mà không nhận, và không nên vì nhân duyên này mà thọ trìbát xấu nhất; nếu thọ trì thì phạm đột-kiết-la.
Như vậy lần lượt cho đến vị hạ tọa. Hoặc đem bát của tỳ-kheo này trả lại cho tỳ-kheo này; hoặc đem bát vị tối hạ trao cho. Khi trao, nên bạch nhị yết-ma để trao. Trong Tăng nên sai một vị có khả năng tác phápyết-ma, dựa theo sự việc trên, tác bạch như vầy:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, nay Tăng đem bát của vị tối hạ này trao cho tỳ-kheo có tên… thọ trì cho đến khi vỡ. Đây là lời tác bạch.»
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Nay Tăng đem cái bát của vị tối hạ này trao cho tỳ-kheo có tên… thọ trìcho đến khi vỡ. Các trưởng lão nào đồng ý Tăng trao bát cho tỳ-kheo này thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói.»
«Tăng đã đồng ý trao bát cho tỳ-kheo này rồi. Tăng đồng ý nên im lặng. Được ghi nhận như vậy.»
Tỳ-kheo kia nên giữ gìn bát này không được để chỗ đá gạch có thể rơi, không được để dưới cây gậy dựng đứng và dưới con dao dựng đứng, không được để dưới vật treo, không được để giữa đường đi, không được để trên hòn đá, không được để dưới gốc cây có trái, không được để chỗ đất không bằng phẳng.
Tỳ-kheo không được dùng một tay mà nắm hai cái bát, trừ có kê ngón tay ở giữa. Không được dùng một tay cầm hai cái bát mà mở cửa, trừ phi có chú ý. Không được để trong ngưỡng cửa, dưới cánh cửa. Không được để dưới giường dây, giường cây, trừ để tạm. Không [624a1] được để trung gian giữa giường dây và giường cây. Không được để đầu góc của giường cây và giường dây, trừ để tạm. Không được đứng mà quậy bát cho đến đủ để khiến bát bị vỡ. Tỳ-kheo kia không được cố tâm làm cho bát hư hoại, không được cố ý khiến cho mất hoặc cố làm cho hư hỏng. Không nên dùng làm phi bát.[124]
Xả bát ở trong Tăng rồi, Tăng không hoàn lại, phạm đột-kiết-la. Nếu ai bảo «đừng trả», người ấy phạm đột-kiết-la.
Nếu làm tịnh thí, hoặc sai cho người, hoặc cố làm mất, làm hỏng, dùng làm phi bát hay dùng thường xuyên,[125] tất cả đều phạm đột-kiết-la.
Tỳ-kheo-ni, ni-tát-kỳ ba-dật-đề. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: Năm chỗ trám bị rỉ chảy. Hoặc dưới năm chỗ trám mà rỉ chảy, tìm cầu bát mới. Hoặc đến xin nơi thân lý, nơi người xuất gia, vì người khác xin, người khác vì mình xin. Hoặc không xin mà được. Hoặc họ cúng cho Tăng, theo thứ tự được. Hoặc mình có phương tiện mua để chứa. Tất cả không phạm.
Người không phạm: phạm đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
XXIII. XIN CHỈ SỢI[126]
A. DUYÊN KHỞI
Một thời, đức Thế tôn ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ.
Bấy giờ, Bạt-nan-đà Thích tử muốn may tăng-già-lê, nên vào thành, đến nhà một cư sĩ, nói rằng:
«Ông biết không? Tôi muốn may tăng-già-lê, nên cần chỉ sợi.»
Cư sĩ liền cúng chỉ sợi. Bạt-nan-đà lại đến các nhà cư sĩ khác, cũng nói rằng: «Tôi muốn may tăng-già-lê, nên cần chỉ sợi.»
Bạt-nan-đà xin khắp mọi nơi như vậy, thu hoạch được một số lượng chỉ sợi rất nhiều nên nghĩ rằng: «Lúc khác, ở nơi khác, ta lại xin chỉ sợi nữa, để đủ may tăng-già-lê. Y phục của tỳ-kheo khó có được, ta nên sắm luôn ba y. Nay ta nên đem số chỉ sợi này bảo thợ dệt, dệt ba y.»
Nghĩ xong liền đem chỉ đến chỗ thợ dệt, tự tay xe chỉ, tự đứng coi thợ dệt. Các cư sĩ thấy vậy cơ hiềm rằng:
«Các ông xem kìa, Bạt-nan-đà Thích tử tự xe chỉ, tự đứng coi thợ dệt dệt ba y.»
Trong số các tỳ-kheo nghe, có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới biết tàm quý, hiềm trách Bạt-nan-đà: «Sao lại tìm cầu nhiều chỉ sợi, rồi khiến thợ dệt dệt ba y; tự tay xe chỉ, tự đứng coi thợ dệt dệt ?»
Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch lên đức Thế tôn một cách đầy đủ. Đức Thế tôn vì nhơn duyên này tập hợp các Tăng tỳ-kheo, quở trách Bạt-nan-đà:
«Việc làm của ngươi là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Sao lại tìm cầu nhiều chỉ sợi, tự tay xe sợi, tự đứng coi thợ dệt, dệt ba y?»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách, rồi bảo các tỳ-kheo:
«Đây là người si, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, tập mười cú nghĩa, cho đến chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo nào, tự mình xin chỉ sợi, khiến thợ dệt không phải thân quyến[127] dệt làm ba y , ni-tát-kỳ ba-dật- đề.
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Tự mình xin: chính mình xin khắp nơi.
Chỉ sợi: có mười loại,[128] như trên tức là chỉ dệt mười loại y như trên.
Thợ dệt không phải thân quyến, người cho chỉ chẳng phải thân quyến: không phải thân quyến[129] thì phạm.
Thợ dệt chẳng phải thân quyến; người cho chỉ hoặc thân quyến, hoặc chẳng phải thân quyến: chẳng phải thân quyến thì phạm.
Thợ dệt chẳng phải thân quyến; người cho chỉ là thân quyến, hoặc chẳng phải thân quyến: chẳng phải thân quyến thì phạm.
Hoặc thợ dệt là thân quyến, hoặc không phải thân quyến; người cho chỉ chẳng phải thân quyến: chẳng phải thân quyến thì phạm.
Hoặc thợ dệt là thân quyến, hoặc chẳng phải thân quyến; người cho chỉ hoặc là thân quyến, hoặc chẳng phải thân quyến: chẳng phải thân quyến thì phạm. Hoặc thợ dệt là thân quyến, hoặc chẳng phải thân quyến; người cho chỉ chẳng phải thân quyến: chẳng phải thân quyến thì phạm.
Thợ dệt là thân quyến; người cho chỉ chẳng phải thân quyến: chẳng phải thân quyến thì phạm.
Thợ dệt là thân quyến; người cho chỉ hoặc thân quyến hoặc chẳng phải thân quyến: chẳng phải thân quyến thì phạm.
Nếu tỳ-kheo tự mình xin chỉ khiến thợ dệt y, phạm xả đọa. Nếu xem thợ dệt dệt, hoặc tự mình dệt, hoặc tự mình quay chỉ, đều phạm đột-kiết-la.
Ni-tát-kỳ này nên xả cho Tăng, hoặc nhiều người, hoặc một người, không được xả biệt chúng. Xả không thành xả, phạm đột-kiết-la.
Khi xả, đương sự nên đến trong Tăng, trống vai bên hữu, cởi bỏ giày dép, hướng đến Thượng toạ, kính lễ, quỳ gối bên hữu chấm đất, chắp tay thưa như vầy:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tôi, tỳ-kheo tên là…, đã tự mình cầu xin nhiều chỉ sợi, khiến thợ dệt dệt y, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng.»
Xả rồi phải sám hối. Vị nhận sám trước hết phải tác bạch như vầy:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là…, đã tự mình cầu xin nhiều chỉ sợi khiến thợ dệt dệt y, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, tôi nhận sự sám hối của tỳ-kheo này. Đây là lời tác bạch.»
Tác bạch rồi mới thọ sám, nên nói với tỳ-kheo rằng:
«Hãy tự trách tâm ngươi!»
Tỳ-kheo phạm tội thưa:
«Xin vâng.»
Tăng nên hoàn y lại cho tỳ-kheo này liền, bằng bạch nhị yết-ma như vầy: Trong chúng nên sai một vị khả năng tác pháp yết-ma, dựa theo sự việc trên tác bạch như vầy:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là…, đã tìm cầu nhiều chỉ sợi khiến thợ dệt không phải thân quyến dệt y, phạm xả đoạ. Nay xả cho Tăng, nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấpthuận, nay Tăng hoàn y lại cho tỳ-kheo này. Đây là lời tác bạch.»
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là…, đã tìm cầu nhiều chỉ sợi, khiến thợ dệt chẳng phải thân quyến dệt y, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nay Tăng trả y lại cho tỳ-kheo có tên…. này. Các Trưởng lão nào chấp thuận Tăng trả y lại cho tỳ-kheo có tên… này thì im lặng. Vị nào không đồng ý nên nói.»
«Tăng đã chấp thuận trả y lại cho tỳ-kheo có tên… này rồi. Tăng chấp thuận nên im lặng. Được ghi nhận như vậy.»
Đương sự đã xả y giữa Tăng rồi, Tăng không trả y lại phạm đột-kiết-la. Nếu chuyển làm tịnh thí, hoặc sai cho người, hoặc tự mình làm ba y, hoặc làm y ba-lợi-ca-la, hoặc làm cho hư hoại, hoặc đốt, hoặc làm phi y, hoặc mặc thường xuyên, tất cả đều phạm đột-kiết-la.
Tỳ-kheo-ni, ni-tát-kỳ ba-dật-đề. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: Thợ dệt là thân quyến, người cho chỉ là thân quyến. Hoặc tự mình dệt cái đãy đựng bát, đãy đựng giày dép, đựng kim, hoặc làm dây lưng ngồi thiền. Hoặc làm dây lưng thường, hoặc làm mão, làm bít tất, làm khăn trùm cho ấm, hoặc khăn gói. Tất cả không phạm.
Người không phạm: phạm đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
XXIV. CHỈ DẪN THỢ DỆT[130]
A. DUYÊN KHỞI
Một thời đức Thế tôn ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ.
Bấy giờ, trong thành Xá-vệ có một cư sĩ là bạn quen tri thức của Bạt-nan-đà Thích tử, đem chỉ tốt, bảo thợ dệt, dệt chiếc y như vậy, như vậy để cúng cho Bạt-nan-đà Thích tử. Cư sĩ đưa chỉ cho thợ dệt rồi, có việc cần đi qua thôn khác. Người thợ dệt kia đến trong Tăng-già-lam nói với Bạt-nan-đà Thích tửrằng:
«Đại đức, chưa từng có người nào được phước như ngài.»
Bạt-nan-đà hỏi:
«Chuyện gì mà biết tôi là người có phước đức?»
Ông thợ dệt nói:
«Người cư sĩ có tên mỗ đem số chỉ này đến tôi, nói: ‹Bạt-nan-đà Thích tử là bạn quen của tôi, ông vì tôi dệt làm [625a1] y như vậy, như vậy để cúng cho ngài›. Do đó tôi biết Đại đức là người có phước đức.»
Bạt-nan-đà lại hỏi:
«Có thật như vậy không?»
Ông thợ dệt dệt trả lời:
«Thật như vậy.»
Bạt-nan-đà nói:
«Nếu muốn dệt y cho tôi thì phải dệt cho rộng, dài, đẹp, bền chắc, tỉ mỉ, mới đúng là y tôi thọ trì. Nếu không phải là thứ y mà tôi cần thọ trì thì tôi không cần.»
Ông thợ dệt nói:
«Loại y như Đại đức nói thì số chỉ này không đủ để dệt thành y.»
Bạt-nan-đà nói rằng:
«Ông cứ dệt, tôi sẽ tìm thêm chỉ đem đến cho đủ.»
Sáng hôm ấy, Bạt-nan-đà đắp y bưng bát đến nhà cư sĩ, ngồi trên chỗ ngồi dọn sẵn, rồi nói với vợ cư sĩrằng:
«Trước đây ông cư sĩ có đem chỉ đến thợ dệt bảo dệt y cho tôi, nay số chỉ ấy không đủ để dệt.»
Vợ cư sĩ nghe nói liền đem cái rương đựng chỉ ra và nói với Bạt-nan-đà rằng:
«Cần nhiều hay ít tùy ý ngài cứ lấy.»
Bấy giờ, Bạt-nan-đà lựa lấy những thứ chỉ tốt theo ý muốn của mình, rồi đem đến thợ dệt nói rằng:
«Tôi đã cung cấp đủ số chỉ như đã hứa. Ông cứ dệt thành y cho tôi.»
Thợ dệt bảo rằng:
«Nếu dệt theo kiểu y mà Đại đức nói, thì phải trả thêm tiền công cho tôi.»
Bạt-nan-đà nói:
«Ông cứ dệt như vậy. Tôi sẽ trả thêm tiền công.»
Bấy giờ, thợ dệt dệt y xong, đem đến cho vợ cư sĩ. Cũng lúc ấy, ông cư sĩ vừa từ nơi khác về, hỏi vợ rằng:
«Trước đây tôi đưa chỉ cho thợ dệt, bảo dệt y cho Bạt-nan-đà Thích tử. Nay y ấy đã dệt xong chưa?»
Người vợ bảo rằng:
«Y ấy đã dệt xong rồi. Nó đây này.»
Người chồng bảo đem y đến xem. Người vợ mở rương ra cho chồng xem. Ông chồng nói với vợ rằng:
«Y này không phải là kiểu y mà trước đây tôi bảo thợ dệt dệt.»
Bà vợ bảo:
«Chính y này đây.»
Ông chồng nói rằng:
«Chỉ mà bữa trước tôi đưa bảo thợ dệt dệt y, thì đây không phải là y đó.»
Bấy giờ, bà vợ mới trình bày đầy đủ nhơn duyên cho chồng. Hai vợ chồng mở y ra xem. Khi ấy, Bạt-nan-đà lại đến nhà cư sĩ, hỏi rằng:
«Trước đây hai ông bà bảo thợ dệt dệt y cho tôi, có phải cái này không?»
«Vâng chính cái này đây.»
«Như vậy có thể cho tôi nhận.»
Cư sĩ liền cơ hiềm rằng:
«Sa-môn Thích tử thọ nhận không biết nhàm chán, không biết hổ thẹn. Bên ngoài tự nói ‹Tôi biết chánh pháp.› Nhưng như vậy thì làm gì có chánh pháp? Đến nơi người xin y, tuy kẻ cho không nhàm chánnhưng người nhận phải biết đủ chứ! Cho đến chỗ vắng cũng không được nói năng.»
Bấy giờ, tỳ-kheo khất thực nghe như vậy rồi, hiềm trách Bạt-nan-đà Thích tử rằng: «Sao lại tham lam đi xin y nơi người?»
Hiềm trách rồi về đến trong Tăng-già-lam, đem nhơn duyên này nói với các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo nghe, trong số đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách Bạt-nan-đà: «Sao lại tham lam đi xin y nơi người?»
Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này trình bày đầy đủ với đức Thế tôn.
Đức Thế tôn vì nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo quở trách Bạt-nan-đà:
«Việc làm của ngươi là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Sao lại tham lam đi xin y nơi người?»
Dùng vô số phương tiện, đức Thế tôn quở trách, rồi bảo các tỳ-kheo:
«Đây là người ngu si, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này lần đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo nào, có cư sĩ[131] hay vợ cư sĩ khiến thợ dệt vì tỳ-kheo dệt làm y. Tỳ-kheo kia bèn đến nhà thợ dệt nói rằng: ‹Ông biết chăng? Y này vốn làm cho tôi. Hãy dệt cho khéo, khiến cho rộng, dài, bền chắc, tỉ mỉ. Tôi sẽ trả công cho ít nhiều.› Tỳ-kheo kia trả công, dù chỉ đáng giá một bữa ăn; nếu nhận được y, ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
Khi đức Thế tôn, vì các tỳ-kheo kiết giới như vậy rồi, bấy giờ, có các cư sĩ cúng y cho tỳ-kheo với yêu cầu tùy ý, thưa:
«Đại đức cần loại y nào?»
Các tỳ-kheo nghi, không dám trả lời. Đức Phật dạy:
«Nếu trước đó họ yêu cầu tùy ý mà cúng y, thì nên tùy ý trả lời.»
Hoặc có cư sĩ muốn dâng y quý giá cho tỳ-kheo mà tỳ-kheo ấy là vị thiểu dục tri túc, muốn được y không quý giá, mà nghi không dám nói, đức Phật dạy:
«Từ nay về sau cho phép vị thiểu dục tri túc đòi hỏi y không quý giá theo ý muốn của mình.»
Từ nay về sau sẽ nói giới như vầy:
Tỳ-kheo nào, có cư sĩ hay vợ cư sĩ khiến thợ dệt vì tỳ-kheo dệt làm y. Tỳ-kheo kia trước không được yêu cầu tùy ý, mà lại đến chỗ thợ dệt nói rằng: ‹Ông biết chăng? Y này vốn làm cho tôi. Hãy dệt cho khéo, khiến cho rộng, dài, bền chắc, tỉ mỉ. Tôi sẽ trả công cho ít nhiều.› Tỳ-kheo kia trả công, dù chỉ đáng giá một bữa ăn; nếu nhận được y, ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Cư sĩ, vợ cư sĩ: cũng như trên.
Tỳ-kheo trước không được yêu cầu tùy ý,[132] bèn đến tìm cầu y; nếu được y, ni-tát-kỳ ba-dật-đề; không được y, đột-kiết-la.
Ni-tát-kỳ này nên xả cho Tăng, hoặc nhiều người, hoặc một người, không được xả biệt chúng. Xả không thành xả, đột-kiết-la.
Khi xả, phải đến trong Tăng, trống vai bên hữu, cởi bỏ giày dép, hướng đến Thượng tọa kính lễ, quỳ gối bên hữu chấm đất, chắp tay, thưa:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tôi Tỳ-kheo tên là…, trước đó không được yêu cầu tùy ý, bèn đến tìm cầu được y tốt, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng.»
Xả rồi phải sám hối. Vị nhận sám trước hết nên tác bạch như vầy:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là…, trước đó không được nhận yêu cầu tùy ý bèn đến tìm cầu được y tốt, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấpthuận, tôi nhận sự sám hối của tỳ-kheo này. Đây là lời tác bạch.»
Tác bạch rồi, sau đó mới nhận sám. Khi nhận sám nên nói với người kia rằng:
«Hãy tự trách tâm ngươi!»
Vị tỳ-kheo kia thưa:
«Xin vâng.»
Tăng nên trả lại y cho tỳ-kheo này liền, bằng bạch nhị yết-ma như vầy: trong Tăng nên sai một vị có khả năng tác yết-ma, dựa theo sự việc trên tác bạch như vầy:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là…, trước không được yêu cầu tùy ý, lại đến tìm cầu được y tốt, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, nay Tăng trả y lại cho tỳ-kheo này. Đây là lời tác bạch.»
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là…, trước không được yêu cầu tùy ý, bèn đến tìm cầu được y tốt, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nay Tăng trả lại y cho tỳ-kheo có tên này. Các trưởng lãonào chấp thuận Tăng trả y lại cho tỳ-kheo này thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói.»
«Tăng đã chấp thuận trả y lại cho tỳ-kheo này rồi. Tăng đồng ý nên im lặng. Việc này tôi ghi nhận như vậy.»
Tỳ-kheo kia, trong Tăng đã xả y rồi mà Tăng không hoàn lại, đột-kiết-la. Nếu có người bảo «đừng trả», người ấy phạm đột-kiết-la. Nếu chuyển làm tịnh thí hoặc sai cho người, hoặc tự làm ba y, hoặc làm y ba-lợi-ca-la, hoặc cố làm cho hư, hoặc đốt, hoặc làm phi y, hoặc mặc thường xuyên, tất cả đột-kiết-la.
Tỳ-kheo-ni, ni-tát-kỳ ba-dật-đề. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: Trước đã được yêu cầu tùy ý đến tìm cầu biết đủ, tìm cầu giảm thiểu. Hoặc đến nơi thân lý xin, hoặc không xin mà được thì không phạm.
Người không phạm: phạm đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
XXV. ĐOẠT LẠI Y[133]
A. DUYÊN KHỞI
[626a2] Một thời, đức Phật ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, người đệ tử của Tôn giả Nan-đà có khả năng khuyến hóa khéo léo, được Bạt-nan-đà bảo rằng:
«Nay ông cùng tôi du hành trong nhân gian. Tôi sẽ biếu y cho ông.»
Đệ tử của Tôn giả Nan-đà chấp thuận. Bạt-nan-đà liền trao y cho. Sau đó, các tỳ-kheo khác nói với đệ tử của Tôn giả Nan-đà rằng:
«Vì cớ gì mà ông cùng Bạt-nan-đà du hành trong nhân gian? Bạt-nan-đà là người si, không biết tụng giới, không biết thuyết giới, không biết bố-tát, không biết yết-ma bố-tát.»
Tỳ-kheo kia liền đáp rằng:
«Nếu thật vậy thì tôi sẽ không đi theo nữa.»
Sau đó, Bạt-nan-đà bảo rằng:
«Ông cùng tôi du hành trong nhơn gian.»
Đệ tử của A-nan-đà liền đáp:
«Thầy tự đi. Tôi không thể đi theo thầy được.»
Bạt-nan-đà nói rằng:
«Sở dĩ trước đây tôi cho ông y là muốn ông cùng tôi du hành nhơn gian. Nay ông không đi thì trả y lại cho tôi.»
Tỳ-kheo nói rằng:
«Đã cho rồi, không trả lại.»
Bấy giờ, Bạt-nan-đà nổi giận, liền cưỡng đoạt lấy y lại. Tỳ-kheo kia lớn tiếng bảo:
«Đừng làm vậy, đừng làm vậy!»
Các tỳ-kheo ở phòng gần nghe tiếng kêu la, đều tập trung lại, hỏi tỳ-kheo này rằng:
«Sao thầy la lớn tiếng?»
Khi ấy, tỳ-kheo mới đem nhơn duyên này trình bày đầy đủ với các tỳ-kheo.
Trong số các tỳ-kheo nghe đó, có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách Bạt-nan-đà rằng:
«Tại sao đã cho y tỳ-kheo rồi, vì giận hờn mà đoạt lại?»
Hiềm trách rồi đến chỗ đức Thế tôn đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch lại một cách đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn tập họp Tăng tỳ-kheo quở trách Bạt-nan-đà:
«Việc làm của các ngươi là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Sao lại vì giận hờn mà đoạt y đã cho người lại?»
Dùng vô số phương tiện quở trách rồi, đức Thế tôn nói với các tỳ-kheo:
«Đây là người si, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, ta vì các tỳ-kheo kiết giới gồm mười cú nghĩa cho đến chánh pháp lâu dài.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo nào, trước đã cho y cho tỳ-kheo khác; sau vì giận hờn tự mình đoạt hay sai người đoạt lại nói rằng: ‹Hãy trả y lại tôi, tôi không cho ngài.› Nếu tỳ-kheo kia trả y, tỳ-kheo này nhận lấy, ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Y: có mười loại, như trên đã nói.
Nếu tỳ-kheo nào đã cho y cho tỳ-kheo, sau đó vì giận hờn hoặc tự mình đoạt lại, hay sai người đoạt lại, lấy đem cất, ni-tát-kỳ ba-dật-đề. Nếu đoạt lại mà không dấu cất, phạm đột-kiết-la.
Nếu y được máng trên cây, để trên tường, trên rào, trên nọc, trên móc áo[134], trên giá y, hoặc trên giường cây, giường dây, hoặc trên nệm nhỏ nệm lớn, trên ghế nhỏ; hoặc trải trên đất; lấy khỏi chỗ của nó, ni-tát-kỳ ba-dật-đề. Lấy mà không lìa khỏi chỗ, đột-kiết-la.
Ni-tát-kỳ này nên xả cho Tăng, hoặc nhiều người, hoặc một người, không được xả biệt chúng. Xả không thành xả, phạm đột-kiết-la.
Khi xả cho Tăng, phải đến trong Tăng, trống vai bên hữu, cởi bỏ giày dép, hướng đến Thượng tọa kính lễ, quỳ gối bên hữu chấm đất, chắp tay thưa:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tôi, tỳ-kheo tên là…, đã cho y tỳ-kheo rồi, sau vì giận hờn đoạt lấy lại, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng.»
Xả rồi phải sám hối. Vị nhận sám trước hết phải tác bạch như vầy:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là…, đã cho y tỳ-kheo rồi, sau ăn năn, vì giận hờn đoạt lại, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, tôi nhận sự sám hối của tỳ-kheo này. Đây là lời tác bạch.»
Tác bạch rồi, sau đó mới nhận sám. Khi nhận sám nên bảo với người kia rằng:
«Hãy tự trách tâm ngươi!»
Tỳ-kheo kia thưa:
«Xin vâng.»
Tăng nên trả y lại cho tỳ-kheo này liền bằng bạch nhị yết-ma như vầy: trong chúng nên sai một vị có khả năng tác pháp yết-ma, dựa theo sự việc trên tác bạch như vầy:
«Đại đức Tăng nên lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là…, đã cho y tỳ-kheo rồi, sau vì giận hờn đoạt lấy lại, phạm xả đoạ, nay xả cho Tăng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, nay Tăng trả y lại cho tỳ-kheo có tên… Đây là lời tác bạch.»
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là…, đã cho y tỳ-kheo , sau vì giận hờn đoạt lấy lại, phạm xả đoạ, nay xả cho Tăng. Nay Tăng trả y lại cho tỳ-kheo này, trưởng lão nào chấp thuận Tăng trả y lại cho tỳ-kheo có tên… này thì im lặng. Vị nào không đồng ý nên nói.»
«Tăng đã chấp thuận trả y lại cho tỳ-kheo có tên… này rồi. Tăng chấp thuận nên im lặng. Việc này tôi ghi nhận như vậy.»
Nếu trong Tăng, đã xả y rồi mà Tăng không trả lại, đột-kiết-la. Nếu có ai bảo «đừng trả», người ấy phạm đột-kiết-la.
Nếu chuyển làm tịnh thí, hoặc tự làm ba y, hoặc sai cho người, hoặc làm y ba-lợi-ca-la, hoặc cố làm hư hoại, hoặc đốt, hoặc làm phi y, hoặc mặc thường xuyên, tất cả đều đột-kiết-la.
Tỳ-kheo-ni, ni-tát-kỳ ba-dật-đề. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: Không vì giận hờn mà nói: «Tôi hối tiếc, không muốn cho y cho thầy, trả y lại cho tôi.» Nếu người kia cũng biết tâm người này có sự hối tiếc, liền trả y lại. Hoặc người khác nói: «Tỳ-kheo này hối tiếc, nên trả y lại cho người ta.» Hoặc mượn y của người khác mặc; người khác mặc mà không hợp đạo lý đoạt lấy lại thì không phạm. Nếu sợ mất y hoặc sợ hư hoại, hoặc người kia phá giới, phá kiến, phá oai nghi, hoặc bị cử tội, hoặc diệt tẫn, hoặc đáng phải diệt tẫn, hoặc vì việc này đưa đến mạng nạn, phạm hạnh nạn; vì các trường hợp trên đoạt lấy lại mà không cất chứa. Tất cả không phạm.
Người không phạm: phạm đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách. [135]
XXVI. THUỐC BẢY NGÀY[136]
A. DUYÊN KHỞI
Một thời, đức Phật ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, các tỳ-kheo gặp gió mùa thu phát sanh bệnh, nên thân hình gầy còm, lại sanh ghẻ lở. Đức Thế tôn ở nơi nhàn tịnh, nghĩ rằng[137] «Hiện nay là mùa thu, các tỳ-kheo gặp phải gió độc sanh bệnh, thân hình gầy còm, lại sanh ghẻ dữ. Ta cần thích nghi khiến các tỳ-kheo được uống các loại thuốc, vừa là thức ăn mà vừa là thuốc uống, như ăn cơm hay cơm khô, không nên để cho bày cái vẻ thô xấu ra.»[138] Ngài lại nghĩ: «Hiện tại có năm thứ thuốc mà người đời biết như váng sữa, dầu, bơ, mật, đường mía.[139] Các tỳ-kheo được phép dùng năm thứ thuốc này, vừa là thức ăn mà vừa là thuốc uống như cơm, cơm khô, không nên để cho bày cái vẻ thô xấu ra.»
Bấy giờ, đức Thế tôn từ nơi tịnh thất đi ra, vì nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, bảo rằng:
«Ta vừa ở nơi tịnh thất, khởi lên ý nghĩ: ‹Hiện nay là mùa thu, các tỳ-kheo gặp phải gió độc sanh bệnh, thân hình gầy còm, lại sanh ghẻ dữ. Ta cần thích nghi khiến các tỳ-kheo được uống các loại thuốc, vừa là thức ăn mà vừa là thuốc uống, như ăn: cơm, cơm khô, không nên để cho thô hiện.› Ta lại nghĩ: ‹Hiện tại có năm thứ thuốc mà người đời biết như váng sữa, dầu, [627a1] bơ tươi, mật, mật mía. Các tỳ-kheo được phép dùng năm thứ thuốc này, vừa là thức ăn mà vừa là thuốc uống như cơm, cơm khô, không nên để cho bày cái vẻ thô xấu ra.» Bởi vậy, cho nên cho phép các tỳ-kheo uống năm thứ thuốc khi có nhân duyên bệnh.»
Bấy giờ, các tỳ-kheo nhận được các thức ăn ngon béo, hay nhận được thịt, canh thịt, nhưng không thể ăn kịp thời[140] huống chi năm thứ thuốc này làm sao kịp thời để uống? Do vậy, thuốc tuy chứa nhiều mà bệnh vẫn không thuyên giảm, hình thể vẫn gầy còm, lại sanh các loại ghẻ lở.
Bấy giờ, đức Thế tôn biết mà vẫn hỏi Tôn giả A-nan:
«Các tỳ-kheo này sao hình thể gầy còm, lại sanh các loại ghẻ lở?»
Tôn giả A-nan bạch Phật:
«Các tỳ-kheo bệnh này tuy đã nhận được thức ăn ngon béo, được thịt, canh thịt, nhưng không thể ăn kịp thời; huống chi năm thứ thuốc này làm sao kịp thời để uống. Do đó, thuốc tuy chứa nhiều mà bệnh vẫn không lành, cho nên hình thể vẫn gầy còm, vẫn sanh ghẻ lở.»
Đức Phật bảo Tôn giả A-nan:
«Từ nay về sau cho phép các tỳ-kheo vì bệnh duyên, dù thời hay phi thời, cũng được uống năm thứ thuốc này.»
Khi ấy, các tỳ-kheo bệnh nhận được đồ ăn thức uống ngon bổ, nhận được thịt, canh thịt, nhưng không thể ăn kịp thời, nên đem cho người nuôi bệnh. Người nuôi bệnh ăn no rồi nên không ăn nữa, đem thức ăn ấy bỏ ra ngoài. Các loài chim tranh nhau ăn nên kêu la inh ỏi. Lúc bấy giờ, đức Thế tôn biết mà vẫn cố hỏi Tôn giả A-nan:
«Tại sao các loài chim kêu la như thế ?»
Tôn giả A-nan bạch Phật:
«Các tỳ-kheo bệnh nhận được đồ ăn thức uống ngon bổ, nhận được thịt, canh thịt, nhưng không thể ăn kịp thời, nên đem cho người nuôi bệnh. Người nuôi bệnh ăn no rồi nên không ăn nữa, đem thức ăn ấy bỏ ra ngoài. Các loài chim tranh nhau ăn nên kêu la inh ỏi như thế.»
Đức Phật bảo Tôn giả A-nan:
«Từ nay về sau cho phép thức ăn dư của bệnh nhơn, người nuôi bệnh dù đã ăn đủ no hay ăn chưa đủ no, được phép ăn theo ý mình.»[141]
Khi ấy, các tỳ-kheo buổi sáng thọ tiểu thực rồi vào thôn khất thực. Ăn đủ no rồi, trở lại trong Tăng-già-lam, đem thức ăn đã nhận khi sáng cho các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo vì đã ăn no rồi nên không ăn nữa, đem bỏ ra ngoài. Các loài chim tranh nhau ăn kêu la. Bấy giờ, đức Thế tôn biết mà vẫn cố hỏi Tôn giả A-nan:
«Tại sao các loài chim kêu la như thế ?»
Tôn giả A-nan đem nhân duyên trên thưa đầy đủ lên đức Phật, vì vậy cho nên các loài chim kêu la.
Đức Phật dạy Tôn giả A-nan:
«Từ nay về sau, nếu đã nhận thức ăn tiểu thực rồi, hoặc ăn no rồi, cho phép làm pháp dư thực để ăn.»
Làm pháp dư thực như sau:
«Bạch Đại đức, tôi đã ăn no rồi. Ngài xem cho, biết cho.»
Đó là cách tác pháp dư thực.
Vị kia nên nói rằng:
«Hãy ngăn lòng tham của ngươi!»
Nên làm pháp dư thực như vậy rồi ăn. (Có những nhơn duyên khác như trong ba-dật đề, nói về pháp dư thực giống nhau nên không chép ra).[142]
Lúc bấy giờ, Tôn giả Xá-lợi-phất bị bệnh phong.[143] Thầy thuốc bảo dùng năm loại mỡ: mỡ gấu, mỡ cá, mỡ lừa, mỡ heo, mỡ cá ma-kiệt.[144] Cho phép dùng năm loại mỡ này, thọ nhận đúng lúc, nấu đúng lúc, và lọc đúng lúc, uống như phép dùng dầu. Nếu nhận không đúng lúc, nấu không đúng lúc, lọc không đúng lúc mà sử dụng thì trị như pháp.[145]
Lúc bấy giờ, đức Thế tôn, từ nước Xá-vệ, du hành trong nhơn gian cùng đại chúng một ngàn hai trăm năm mươi tỳ-kheo.
Bấy giờ là lúc lúa gạo khan hiếm, nhơn dân đói khổ, khất thực khó khăn, lại có năm trăm người hành khất đi theo sau đức Thế tôn. Khi đức Thế tôn an tọa dưới một bóng cây, thì có tượng sư Tư-ha Tỳ-la-trà[146] chở năm trăm chiếc xe đường mía từ con đường kia đi lại.[147] Bấy giờ, tượng sư thấy trên đường có dấu chân với bánh xe nghìn nan hoa của đức Như Lai, hiện rõ ra tướng ánh sáng trong sạchđẹp đẽ, đầy đủ. Thấy vậy, tượng sư theo dấu chân tìm đến. Từ xa trông thấy đức Thế tôn an toạ dưới bóng cây, dung nhan đoan chánh, các căn tịch định, đã hoàn toàn được chế ngự, như voi chúa đã thuần thục; cũng như suối nước trong veo sạch sẽ, trong ngoài đều thanh tịnh. Thấy vậy, tượng sư phát lòng hoan hỷ, đến chỗ đức Như Lai, trước mặt ngài, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên.
Bấy giờ, đức Thế tôn dùng vô số phương tiện vì tượng sư nói pháp vi diệu khiến cho tượng sư sanh tâm hoan hỷ, rồi cúng dường các tỳ-kheo mỗi vị một bát đường mía. Các tỳ-kheo không dám thọ nhận:
«Đức Như lai chưa cho phép các tỳ-kheo thọ nhận đường mía đen[148].»
Và các Tỳ-kheo đem nhơn duyên này bạch lên đức Thế tôn một cách đầy đủ. Đức Thế tôn bảo:
«Từ nay về sau cho phép các tỳ-kheo thọ nhận đường mía đen.»
Đức Phật nói với tượng sư:
«Chỉ cần một chum đường cũng đủ cho các tỳ-kheo.»[149]
Tượng sư phụng hành lời dạy của Như Lai, đem một chum đường phân phát cho các tỳ-kheo rồi, số đường vẫn còn dư. Đức Phật bảo tượng sư:
«Ông cứ tùy ý tiếp tục phân phối đầy đủ cho đến ba lần.»
Bấy giờ, tượng sư vâng lời Phật dạy, phân phối đầy đủ ba lần, nhưng vẫn dư. Đức Phật bảo tượng sư:
«Ông có thể đem số đường còn thừa cho những người hành khất.»
Tượng sư liền đem cho họ mà vẫn còn. Đức Phật bảo nên cho họ đến ba lần. Tượng sư cho họ ba lần mà vẫn cứ còn thừa. Đức Phật bảo tượng sư:
«Nay ông đem số đường mía thừa này đổ nơi tịnh địa, trong nước không có trùng. Tại sao vậy? Vì ta không thấy chư Thiên, Ma, Phạm, Sa-môn, Bà-la-môn và người đời nào ăn loại đường dư này mà có thể tiêu hoá được, chỉ trừ một người là Như Lai.»
Tượng sư liền đem đường mía dư để nơi tịnh địa, trong nước không có trùng. Khi đổ vào trong nước, nước chấn động thành âm thanh, phát sanh khói như đốt lửa, giống như nung một cục sắt đỏ rồi bỏ vào trong nước. Đường mía dư đổ vào nước, có âm thanh chấn động và phát sanh ra khói, cũng giống như vậy. Tượng sư mục kích sự biến động lạ thường như vậy, lông trong người đều dựng ngược lên, ôm lòng sợ sệt, liền đến chỗ đức Thế tôn đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyênvừa rồi bạch lên đức Thế tôn một cách đầy đủ.
Đức Thế tôn thấy tượng sư sợ sệt, liền vì ông mà nói pháp vi diệu, nói về phước của bố thí, trì giới, và sanh thiên, chỉ trích dục là bất tịnh, khen ngợi sự xuất ly. Tượng sư liền từ chỗ ngồi dứt sạch các trần cấu, đạt được pháp nhãn tịnh, kiến pháp, đắc pháp, chứng được quả, rồi bạch Phật rằng:
«Từ nay về sau con xin quy y Phật, Pháp, Tăng. Cúi xin đức Thế tôn cho con làm người ưu-bà-tắc, trọn đời không sát sanh, cho đến không uống rượu.»
Bấy giờ, tượng sư nghe nói pháp, mọi trói buộc được khai giải, sanh lòng hoan hỷ, rồi từ chỗ ngồi đứng dậy, kính lễ dưới chân Phật, nhiễu ba vòng rồi cáo lui.
Lúc bấy giờ, các tỳ-kheo vào trong thôn khất thực, thấy người ta làm đường mía có trộn tạp vật vào, nên nghi, không dám ăn khi phi thời. Đức Phật bảo các tỳ-kheo:
«Cho phép dùng phi thời. Vì cách làm đường nó như vậy.»
Các tỳ-kheo nhận được loại đường mía chưa thành, nghi. Phật dạy: «Cho phép dùng.» Nhận được loại đường mía lỏng, đường mía đặc, Phật đều cho phép dùng. Loại đường trắng, Phật cũng cho dùng. Đường mía pha nước, Phật cũng cho dùng. Nước mía chưa đun chín cho uống. Đun chín rồi, không cho uống, nếu uống trị như pháp. Được mía cây, Phật cho dùng đúng thời.
Lúc bấy giờ, đức Thế tôn du hành trong nhơn gian từ biên giới nước Ma-kiệt-đà, đến thành La-duyệt.
Khi ấy Tất-lăng-già-bà-ta [150] có nhiều người quen ở trong thành này, và có nhiều đồ chúng. Khi nhận được nhiều phẩm vật cúng dường như váng sữa, dầu, bơ tươi, mật, đường mía, đều cho các đệ tử. Các đệ tử được thầy cho, chứa đầy cả lu lớn, bình, bát lớn, bát nhỏ, trong đãy đựng bát, đãy lọc nước v.v… đem treo lên trụ cây, trên móc áo, nơi cửa sổ, treo khắp các nơi, rỉ chảy lung tung, khiến phòng xá bị hôi thối.
Bấy giờ, các trưởng giả đến thăm, vào phòng thấy dồn chứa, tích trữ các loại thuốc nhiều một cách bừa bãi như vậy, đều hiềm trách rằng: «Sa-môn Thích tử không biết dừng nghỉ, cầu nhiều [628a1] không nhàm chán. Bên ngoài tự xưng là ta biết Chánh pháp. Nhưng như vậy thì làm gì có Chánh pháp! Dồn chứa nhiều loại thuốc, như kho tàng của Vua Bình-sa không khác.»
Trong số các tỳ-kheo nghe, có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách đệ tử của Tất-lăng-già-bà-ta: «Sao lại dồn chứa, tích trữ các loại thuốc nhiều một cách bừa bãinhư vậy?»
Hiềm trách rồi đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyênnày bạch lên đức Thế tôn một cách đầy đủ.
Đức Thế tôn vì nhơn duyên này tập hợp các Tăng tỳ-kheo, dùng vô số phương tiện quở trách đệ tử của Tất-lăng-già-bà-ta rằng:
«Việc làm của các ngươi là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Sao lại dồn chứa nhiều loại thuốc đến rỉ chảy lung tung như kho đồ chứa của Vua Bình-sa không khác?»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách, rồi bảo các tỳ-kheo:
«Đây là những người si, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là những kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, ta vì các tỳ-kheo kiết giới gồm mười cú nghĩa, cho đến chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo nào có bệnh, các loại thuốc dư tàn[151] như tô, dầu, sanh tô, mật, đường mía,[152] được dùng trong vòng bảy ngày. Nếu quá bảy ngày mà còn dùng, ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Bệnh: được thầy thuốc bảo phải uống thứ thuốc nào đó.
Thuốc: tô, dầu, sanh tô, mật, đường mía.
Tỳ-kheo nào ngày thứ nhất được thuốc, chứa cất; ngày thứ hai, ngày thứ ba, ngày thứ tư cho đến ngày thứ bảy được thuốc, chứa cất. Ngày thứ tám, khi bình minh xuất hiện, số thuốc nhận được trong bảy ngày, ni-tát-kỳ ba-dật- đề.
Tỳ-kheo nào ngày thứ nhất nhận được thuốc. Ngày thứ hai không nhận được thuốc. Ngày thứ ba nhận được thuốc, ngày thứ tư nhận được thuốc, như vậy cho đến ngày thứ bảy nhận được thuốc. Ngày thứ tám khi bình minh xuất hiện, số thuốc nhận được trong sáu ngày đều ni-tát-kỳ.
Tỳ-kheo nào ngày thứ nhất nhận được thuốc, ngày thứ hai nhận được thuốc. Ngày thứ ba không nhận được thuốc (như vậy chuyển lần xuống cho đến bảy ngày không nhận được thuốc, đặt câu văn cũng như vậy).[153]
Tỳ-kheo nào ngày thứ nhất nhận được thuốc. Ngày thứ hai, ngày thứ ba không nhận được thuốc. Ngày thứ tư nhận được thuốc, cho đến ngày thứ bảy nhận được thuốc. Ngày thứ tám khi bình minh xuất hiện, số thuốc nhận được trong năm ngày đều Ni-tát-kỳ.
Tỳ-kheo nào ngày thứ nhất nhận được thuốc, ngày thứ hai, ngày thứ ba, ngày thứ tư không nhận được thuốc, ngày thứ năm nhận được thuốc (như vậy chuyển lần xuống cho đến ngày thư sáu, ngày thứ bảy không nhận được thuốc, đặt câu văn cũng như vậy).
Tỳ-kheo nào ngày thứ nhất nhận được thuốc. Ngày thứ hai, ngày thứ ba, ngày thứ tư không nhận được thuốc. Ngày thứ năm nhận được thuốc, cho đến ngày thứ bảy nhận được thuốc. Ngày thứ tám khi bình minh xuất hiện, số thuốc nhận được trong bốn ngày đều Ni-tát-kỳ.
Tỳ-kheo nào ngày thứ nhất nhận được thuốc, ngày thứ hai nhận được thuốc. Ngày thứ ba, ngày thứ tư, ngày thứ năm không nhận được thuốc (như vậy chuyển lần xuống cho đến ngày thứ bảy không nhận được thuốc, đặt câu văn cũng như vậy).
Tỳ-kheo nào ngày thứ nhất nhận được thuốc. Ngày thứ hai, ngày thứ ba, ngày thứ tư, ngày thứ năm không nhận được thuốc. Ngày thứ sáu, ngày thứ bảy nhận được thuốc. Ngày thứ tám khi bình minh xuất hiện, số thuốc nhận được trong ba ngày đều ni-tát-kỳ.
Tỳ-kheo nào ngày thứ nhất nhận được thuốc, ngày thứ hai nhận được thuốc. Ngày thứ ba, ngày thứ tư, ngày thứ năm, ngày thứ sáu không nhận được thuốc. Ngày thứ bảy nhận được (như vậy chuyển lần xuống cho đến ngày thứ tư, ngày thứ năm, ngày thứ sáu, ngày thứ bảy không nhận được thuốc, đặt câu văn cũng như vậy).
Tỳ-kheo nào ngày thứ nhất nhận được thuốc. Ngày thứ hai, ngày thứ ba, ngày thứ tư, ngày thứ năm, ngày thứ sáu không nhận được thuốc. Ngày thứ bảy nhận được thuốc. Ngày thứ tám khi bình minh xuất hiện, số thuốc nhận được trong hai ngày đều ni-tát-kỳ.
Tỳ-kheo nào ngày thứ nhất nhận được thuốc, ngày thứ hai nhận được thuốc. Ngày thứ ba, ngày thứ tư, ngày thứ năm, ngày thứ sáu, ngày thứ bảy không nhận được thuốc (như vậy chuyển lần xuống cho đếnngày thứ ba, ngày thứ tư, ngày thứ năm, ngày thứ sáu, ngày thứ bảy không nhận được thuốc, đặt câu văn cũng như vậy).
Tỳ-kheo nào ngày thứ nhất nhận được thuốc. Ngày thứ hai, ngày thứ ba không nhận được, cho đếnngày thứ bảy không nhận được. Ngày thứ tám khi bình minh xuất hiện, số thuốc nhận được trong một ngày, ni-tát-kỳ.
Tỳ-kheo nào ngày thứ nhất nhận được thuốc, không tịnh thí. Ngày thứ hai được thuốc tịnh thí. Ngày thứ ba được thuốc, cho đến ngày thứ bảy được thuốc không tịnh thí. Ngày thứ tám khi bình minh xuất hiện, số thuốc nhận được trong sáu ngày đều ni-tát-kỳ.
Tỳ-kheo nào ngày thứ nhất nhận được thuốc không tịnh thí. Ngày thứ hai được thuốc, ngày thứ ba được thuốc tịnh thí, ngày thứ tư được thuốc không tịnh thí (như vậy chuyển lần xuống cho đến ngày thứ bảy được thuốc tịnh thí, không tịnh thí, đặt câu văn cũng như trên). Sai cho người (đặt câu văn cũng như trên).
Hoặc mất, hoặc cố làm hư hoại, hoặc làm phi dược, hoặc tác ý để thân hậu lấy, hoặc quên đi (xây dựngcâu văn cũng như trên) đều ni-tát-kỳ.
Nếu thuốc phạm xả đọa mà không xả lại để lấy thuốc khác thì phạm một ni-tát-kỳ, một đột-kiết-la.
Ni-tát-kỳ này phải xả cho Tăng, hoặc nhiều người, hoặc một người. Không được xả biệt chúng. Xả không thành xả phạm đột-kiết-la.
Khi xả cho Tăng phải đến trong Tăng, trống vai bên hữu, cởi bỏ giày dép, hướng đến Thượng tọa kính lễ, quỳ gối bên hữu chấm đất, chắp tay thưa:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tôi Tỳ-kheo tên là…, đã cố ý chứa thuốc dư quá bảy ngày, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng.»
Xả rồi phải sám hối. Vị nhận sám trước phải tác bạch như vầy:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là…, đã cố ý chứa thuốc dư quá bảy ngày, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận tôi nhận sự sám hối của tỳ-kheo có tên… này. Đây là lời tác bạch.»
Bạch rồi sau đó mới thọ sám, nên bảo người kia rằng:
«Hãy tự trách tâm ngươi!»
Tỳ-kheo phạm tội thưa:
«Xin vâng.»
Tăng nên trả thuốc lại cho tỳ-kheo kia. Vật sở hữu quá bảy ngày của tỳ-kheo kia như bơ, dầu thì nên thoa vào cửa, nơi bị kêu; mật, thạch mật thì cho người giữ vườn. Hoặc đến ngày thứ bảy xả cho tỳ-kheo, tỳ-kheo kia nên lấy ăn. Nếu dưới bảy ngày thì nên trả lại cho tỳ-kheo này bằng bạch nhị yết-ma như vầy: Trong Tăng nên sai một vị có khả năng tác pháp yết-ma, theo sự việc trên tác bạch:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là…, đã cố ý chứa thuốc dư, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, hoàn thuốc lại cho Tỳ-kheo này. Đây là lời tác bạch.»
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là…, đã cố ý chứa thuốc dư, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Tăng nay hoàn lại thuốc cho tỳ-kheo này. Các trưởng lão nào chấp thuận Tăng hoàn thuốc lại cho tỳ-kheo có tên… này thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói.»
«Tăng đã chấp thuận trả lại thuốc cho tỳ-kheo có tên… này rồi. Tăng đồng ý nên im lặng. Việc này ghi nhận như vậy.»
Tỳ-kheo này lấy thuốc lại rồi nên dùng thoa gót chân, hoặc dùng để đốt đèn. Đã xả cho Tăng rồi, Tăng không trả lại, phạm đột-kiết-la. Nếu có vị nào bảo «đừng trả», vị ấy phạm đột-kiết-la. Nếu chuyển làm tịnh thí hoặc sai cho người khác, hoặc cố làm hư hoại, hoặc đốt, hoặc làm phi dược, hoặc uống thường xuyên, tất cả đều phạm đột-kiết-la.
Tỳ-kheo-ni, ni-tát-kỳ ba-dật-đề. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: Nếu thuốc quá bảy ngày kia là bơ, là dầu, dùng thoa cửa, chỗ có tiếng kêu. Nếu là mật, thạch mật cho người giữ vườn dùng, hoặc đến ngày thứ bảy xả cho tỳ-kheo dùng. Nếu chưa đủ bảy ngày, hoàn lại cho tỳ-kheo kia dùng thoa gót chân, hoặc đốt đèn thì không phạm.
Người không phạm: phạm đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
XXVII. Y TẮM MƯA[154]
A. DUYÊN KHỞI
Một thời, Một thời đức Phật ở vườn Cấp-cô-độc, cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Tỳ-xá-khư Mẫu [155]thỉnh Phật và Tăng tỳ-kheo ngày mai thọ thực.
Liền trong đêm đó, bà sửa soạn đầy đủ các thứ đồ ăn thức uống ngon bổ. Sáng sớm, sai tỳ nữ đến trong Tăng-già-lam thỉnh Phật và Tăng đã đến giờ phó trai.[156]
Hôm ấy nhằm ngày trời mưa như trút nước.[157] Lúc bấy giờ, đức Thế tôn bảo các tỳ-kheo:
«Ngày hôm nay, các ông ra hết ngoài mà tắm mưa. Trận mưa ngày hôm nay là cuối mùa. Như bây giờDiêm phù đề đang mưa, nên biết trong cả bốn thiên hạ cũng vậy.»
[629a1] Các tỳ-kheo nghe đức Phật dạy rồi, đều lõa hình mà ra khỏi phòng để tắm.
Khi ấy, tỳ nữ đến ngoài cửa Tăng-già-lam, nhìn vào thấy các tỳ-kheo đều đang lõa hình tắm, bèn nghĩ: «Nơi đây không có sa-môn, mà tất cả đều là loã hình ngoại đạo.» Tỳ nữ chạy về báo cáo với Tỳ-xá-khư Mẫu:
«Đại gia nên biết, ở trong Tăng-già-lam, tất cả đều là ngoại đạo lõa hình chứ không có sa-môn.»
Tỳ-xá-khư Mẫu là người nữ thông minh trí tuệ, liền nghĩ: «Vừa rồi trời mưa. Có lẽ các tỳ-kheo thoát y, loã hình tắm dưới mưa. Tỳ nữ không biết nên báo cáo như vậy.» Tỳ-xá-khư Mẫu sai tỳ nữ trở lại nơi Tăng-già-lam, bạch các tỳ-kheo là: «Đã đến giờ rồi.» Tỳ nữ liền trở lại bên ngoài Tăng-già-lam, nhìn vào không thấy vị nào cả. Vì lúc ấy, các tỳ-kheo tắm đã xong, mặc y, vào phòng tĩnh tọa tư duy. Tỳ nữ đứng bên ngoài cửa, thấy Tăng-già-lam vắng vẻ, không người. Lại nghĩ: «Hiện tại Tăng-già-lam trống vắng không có tỳ-kheo.» Liền trở về thưa với Tỳ-xà-khư Mẫu rằng:
«Đại gia nên biết, trong Tăng-già-lam trống vắng, không có vị tỳ-kheo nào cả.»
Tỳ-xá-khư Mẫu là người trí tuệ thông minh, liền nghĩ rằng: «Chư tỳ-kheo tắm xong, chắc các ngài vào tịnh tọa tư duy. Tỳ nữ không biết nên nói là trong Tăng-già-lam trống vắng, không có vị tỳ-kheo nào.» Do vậy, Tỳ-xá-khư Mẫu lại bảo tỳ nữ chạy vội lại trong Tăng-già-lam, cao tiếng thưa:
«Đã đến giờ rồi.»
Bấy giờ, đức Thế tôn từ trong tịnh thất bước ra, nói với tỳ nữ rằng:
«Ngươi về trước. Ta sẽ đến ngay bây giờ.»
Đức Thế tôn bảo các tỳ-kheo, giờ đã đến rồi, nên đắp y, bưng bát. Các tỳ-kheo vâng lời Phật dạy, thảy đều đắp y, bưng bát. Đức Thế tôn cùng đại Tăng tỳ-kheo một ngàn hai trăm năm mươi vị, như lực sĩ co duỗi cánh tay, từ Kỳ-hoàn tịnh xá hốt nhiên biến mất, và xuất hiện nơi nhà của Tỳ-xá-khư Mẫu, an tọa nơi chỗ ngồi, y phục không ướt, tất cả đều như vậy.
Sau đó, tỳ nữ mới về đến nhà, thấy đức Thế tôn và Tăng tỳ-kheo đã đến nhà trước, chỗ ngồi đã ổn định, y phục không ướt. Thấy vậy liền khởi ý niệm: «Đức Thế tôn thật là kỳ diệu đặc biệt, có đại thần lực; đi sau mà lại đến trước mình.»
Bấy giờ, Tỳ-xá-khư Mẫu dùng các đồ ăn thức uống ngon bổ cúng dường Phật và Tăng tỳ-kheo. Ăn xong, cất dọn bát, Tỳ-xá-khư Mẫu đặt ghế thấp ngồi phía trước, bạch Phật rằng:
«Cúi xin đức Thế tôn cho phép con được thỉnh nguyện.»
Đức Phật nói với Tỳ-xá-khư Mẫu:
«Như lai không cho mọi người quá điều thỉnh nguyện.»[158]
Tỳ-xà-khư Mẫu lại bạch Phật rằng:
«Bạch Đại đức, nếu nguyện thanh tịnh và khả thi, xin ban cho con.»
Đức Phật dạy:
«Tùy ý.»
Tỳ-xà-khư Mẫu bạch đức Thế tôn rằng:
«Hoặc có các tỳ-kheo khách nào từ phương xa đến chưa biết nơi chốn. Nguyện Thế tôn cho phép con được cúng dường thức ăn cho tỳ-kheo khách; trọn đời cung cấp.[159]»
Lại bạch Thế tôn:
«Tỳ-kheo muốn đi xa, có thể vì sự ăn mà không theo kịp đồng bạn.[160] Nguyện Thế tôn cho phép con cúng thức ăn cho tỳ-kheo đi xa; trọn đời cúng dường.»
«Các Tỳ-kheo bệnh, nếu không được thức ăn hợp với chứng bệnh thì có thể mạng chung. Nếu đượcthức ăn hợp với bệnh thì sẽ được lành bệnh. Nguyện Thế tôn cho phép con trọn đời được cúng dườngthức ăn cho các vị tỳ-kheo bệnh.»
Lại bạch Thế tôn:
«Các tỳ-kheo bệnh, nếu không có thuốc hợp với bệnh thì có thể mạng chung. Nếu được thuốc hợp với bệnh thì bệnh sẽ được lành. Nguyện Thế tôn cho phép con trọn đời được cúng dường thuốc trị bệnh cho các tỳ-kheo bệnh.
«Các tỳ-kheo nuôi bệnh, lại tự mình đi khất thực nên không chu toàn việc chăm sóc người bệnh. Nguyện Thế tôn cho phép con trọn đời được cúng dường thức ăn cho người nuôi bệnh.
«Đức Thế tôn cho phép các tỳ-kheo nước A-na-tần-đầu [161] được ăn cháo.[162] Nếu đức Thế tôn cho phép các tỳ-kheo đó ăn cháo thì con xin nguyện trọn đời được cúng dường cháo.
«Sáng nay, con sai tỳ nữ đến trong Tăng-già-lam để bạch đến giờ thọ thực. Các tỳ-kheo đều lõa hình tắm trong mưa. Cúi xin đức Thế tôn cho phép con trọn đời được cung cấp áo tắm mưa[163] cho các tỳ-kheo.»
Lại bạch Thế tôn:
«Con có chút nhơn duyên, đến bên bờ sông A-di-la-bạt-đề,[164] thấy các tỳ-kheo-ni lõa hình mà tắm. Khi ấy có các tặc nữ, dâm nữ, đến chỗ các tỳ-kheo-ni nói rằng: «Các cô tuổi nhỏ, dung mạo đoan chánh, dưới nách chưa có lông. Bây giờ đến tuổi trẻ khoẻ, sao không tập chuyện ái dục. Hãy để tuổi giàsẽ tu tập phạm hạnh. Như vậy, cả hai đều được cả?» Trong số các tỳ-kheo-ni trẻ tuổi này có vị liền sanh tâm không vui. Cúi xin đức Thế tôn cho phép con trọn đời được cung cấp áo tắm cho tỳ-kheo-ni.»
Lúc bấy giờ, đức Phật nói với Tỳ-xá-khư Mẫu:
«Bà vì mục đích gì mà thỉnh nguyện tám điều như vậy»
Tỳ-xá-khư Mẫu bạch Phật rằng:
«Nếu có tỳ-kheo từ phương xa đến, bạch Thế tôn rằng: ‹Có tỳ-kheo tên như vậy đã qua đời. Vị ấy sanh về chỗ nào?› Lúc bấy giờ, đức Thế tôn liền ký thuyết cho rằng, trong bốn đạo quả ắt sẽ chứng hoặc quả Tu-đà-hoàn, hoặc quả Tư-đà-hàm, hoặc quả A-na-hàm, hoặc quả A-la-hán. Và con sẽ thưa hỏi: ‹Vị tỳ-kheo qua đời kia đã từng đến nước Xá-vệ này chưa?› Nếu con được nghe biết là vị ấy đã từng đến. Con lại khởi lên ý nghĩ, ‹Vị khách tỳ-kheo ấy đã từng nhận đồ ăn do con cúng dường các tỳ-kheo khách mới đến.›
«Hoặc các tỳ-kheo sắp đi xa nhận thức ăn. Hoặc các tỳ-kheo bệnh nhận thức ăn. Hoặc các tỳ-kheo bệnh nhận thuốc. Hoặc người nuôi bệnh nhận thức ăn. Hoặc người nhận cháo. Hoặc nhận y tắm mưa. Khi con nghe những lời (ký thuyết) như vậy liền phát tâm hoan hỷ. Khi đã phát tâm hoan hỷ rồi, con liền xả bỏ các thân ác. Khi thân ác đã trừ bỏ liền được thân lạc. Do đã được thân lạc, tâm của con được chánh định. Khi tâm được chánh định liền có khả năng chuyên tâm tu tập căn, lực, và giác ý.»
Đức Thế tôn khen:
«Lành thay, lành thay! Tỳ-xá-khư Mẫu, những điều này là thật. Tại sao vậy? Bà là đàn-việt thông minh trí tuệ, thâm tín.»
Bấy giờ, đức Thế tôn vì bà Tỳ-xá-khư Mẫu nói bài tụng:
Hoan hỷ cúng ẩm thực;
Đệ tử Phật trì giới.
Bố thí cho mọi người,
Hàng phục tâm keo kiết.
Nhân vui thọ báo vui,
Hằng được vui an ổn.
Được xứ sở thiên thượng;
Đạt Thánh đạo vô lậu.
Tâm vui với phước đức,
Khoái lạc không thể ví.
Được sanh nơi thiên thượng
Sống lâu thường an lạc!
Lúc bấy giờ, đức Thế tôn dùng nhiều phương tiện nói pháp cho Tỳ-xá-khư Mẫu, khuyến khích khiến cho bà được hoan hỷ, liền từ chỗ ngồi trở về trong Tăng-già-lam. Vì nhơn duyên này, tập hợp Tăng tỳ-kheo, nói pháp tùy thuận, dùng vô số phương tiện khen ngợi hạnh đầu đà trang nghiêm tốt đẹp, khen ngợi vui xuất ly, và bảo các tỳ-kheo khác rằng:
«Từ nay về sau, Ta cho phép thức ăn cho các tỳ-kheo khách đến, thức ăn cho tỳ-kheo sắp đi xa,[165] thức ăn cho tỳ-kheo bệnh, thuốc cho tỳ-kheo bệnh, thức ăn cho người nuôi bệnh,[166] cho phép ăn cháo, cho phép nhận y tắm mưa cho tỳ-kheo và y tắm cho tỳ-kheo-ni.»
Tỳ-xá-khư Mẫu nghe đức Thế tôn cho phép các tỳ-kheo được thọ dụng như vậy rồi, bà liền cung cấptrọn đời từ thức ăn cho tỳ-kheo khách, cho đến, y tắm cho tỳ-kheo-ni.
Xá-khư mẫu sau khi nghe đức Phật cho phép rồi liền may sắm nhiều y tắm mưa, sai người mang đếntrong Tăng-già-lam dâng cúng các tỳ-kheo. Các [630a1]tỳ-kheo bèn phân chia. Đức Phật dạy:
«Không nên phân chia. Tùy thứ tự, từ trên Thượng tọa trở xuống mà trao. Nếu trao chưa đủ thì nhớ theo thứ tự để sau trao tiếp. Kỳ sau nhận được y thì theo thứ tự đó trao tiếp cho đủ.»
Có thí chủ đem y quý giá đến, cũng theo thứ tự mà trao. Đức Phật dạy:
«Không nên như vậy. Phải theo thứ tự từ trên Thượng tọa trở xuống mà hỏi. Nếu vị thượng tọa ấy không cần thì mới theo thứ tự mà trao. Nếu không đủ thì lấy phần y trong Tăng có thể phân chia được, đem phân chia cho đủ.»
Bấy giờ, nhóm sáu tỳ-kheo, khi nghe Phật cho phép tỳ-kheo chứa y tắm mưa, nên suốt cả năm, xuân, hạ cũng như đông, thường cầu y tắm mưa. Họ không xả y tắm mưa mà đem dùng vào việc khác. Hiện có y tắm mưa, nhưng họ vẫn lõa hình mà tắm.
Các tỳ-kheo nghe thấy, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo:
«Tuy đức Như Lai đã cho phép tỳ-kheo chứa y tắm mưa, nhưng sao trong suốt năm, xuân, hạ cũng như đông, các thầy lại luôn luôn tìm cầu y tắm mưa? Không xả y tắm mưa, lại đem dùng vào việc khác; hiện có y tắm mưa tại sao vẫn loã hình mà tắm?»
Các tỳ-kheo quở trách rồi, đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem duyên này bạch lên đức Thế tôn một cách đầy đủ.
Đức Thế tôn vì nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo:
«Việc làm của các ngươi là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Sao lại suốt năm tìm cầu y tắm mưa?»
Dùng vô số phương tiện quở trách lục quần rồi, đức Phật bảo các tỳ-kheo:
«Đây là những người si, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là những kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau ta vì các tỳ-kheo kiết giới gồm mười cú nghĩa, cho đến chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo nào, mùa xuân còn một tháng có thể tìm cầu y tắm mưa; còn lại nửa tháng, có thể dùng. Nếu tỳ-kheo quá trước một tháng tìm cầu y tắm mưa, dùng quá trước nửa tháng, ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Y tắm mưa: [167] Y dùng tắm trong khi mưa.
Y: có mười loại như đã nói trên.
Từ mười sáu tháng ba,[168] tỳ-kheo nên tìm cầu y tắm mưa. Từ mồng một tháng tư nên dùng. Nếu tỳ-kheo trước ngày mười sáu tháng ba tìm cầu y tắm mưa, trước mồng một tháng tư sử dụng, ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
Ni-tát-kỳ này nên xả cho Tăng, hoặc nhiều người, hoặc một người, không được xả biệt chúng. Xả không thành xả, đột-kiết-la. Khi muốn xả cho Tăng, phải đến trong Tăng, trống vai bên hữu, cởi bỏ giày dép, hướng về Thượng tọa kính lễ, quỳ gối bên hữu chấm đất, chắp tay thưa:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tôi, tỳ-kheo tên là…, quá trước một tháng tìm cầu y tắm mưa, dùng quá trước nửa tháng, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng.»
Xả rồi phải sám hối. Vị nhận sám trước hết phải tác bạch:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là…, quá trước một tháng tìm cầu y tắm mưa, dùng quá trước nửa tháng, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấpthuận, tôi nhận sự sám hối của tỳ-kheo kia. Đây là lời tác bạch.»
Tác bạch rồi, sau đó mới nhận sám. Khi nhận sám nên nói với người kia rằng:
«Hãy tự trách tâm ngươi!»
Tỳ-kheo kia thưa:
«Xin vâng.»
Tăng nên trả y tắm mưa lại cho tỳ-kheo kia bằng bạch nhị yết-ma như vầy: Tăng nên sai một người có khả năng tác pháp yết-ma, dựa theo dự việc trên tác bạch:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là…, quá trước một tháng tìm cầu y tắm mưa, sử dụngquá trước nửa tháng, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấpthuận, trả lại y tắm mưa cho tỳ-kheo có tên… này. Đây là lời tác bạch.»
Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là…, quá trước một tháng tìm cầu y tắm mưa, sử dụngquá trước nửa tháng, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nay Tăng trả lại y tắm mưa cho tỳ-kheo có tên… này. Các trưởng lão nào chấp thuận Tăng trả lại y tắm mưa cho tỳ-kheo có tên… này thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói.»
«Tăng đã đồng ý trả lại y tắm mưa cho tỳ-kheo này rồi. Tăng chấp nhận nên im lặng. Việc này được ghi nhận như vậy. »
Đã xả y tắm mưa cho Tăng rồi, Tăng không trả lại, (Tăng) phạm đột-kiết-la. Khi trả, có người nào bảo «đừng trả», người ấy phạm đột-kiết-la.
Nếu chuyển làm tịnh thí hoặc sai cho người, hoặc tự làm ba y, hoặc làm y ba-lợi-ca-la, hoặc cố làm cho hư hoại, hoặc đốt, hoặc dùng thường xuyên, tất cả đều phạm đột-kiết-la.
Tỳ-kheo-ni, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: Ngày mười sáu tháng ba tìm cầu, mồng một tháng tư sử dụng. Hoặc xả y tắm mưa rồi mới dùng làm các vật dụng khác. Hoặc mặc y tắm mà tắm. Hoặc không có y tắm mưa. Hoặc làm y tắm. Hoặc giặt nhuộm. Hoặc đưa đến chỗ nhuộm.Tấ cả không phạm.
Người không phạm: phạm đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
XXVIII. Y CẤP THÍ[169]
A. DUYÊN KHỞI
Lúc bấy giờ, đức Phật hạ an cư ở tại Tỳ-lan-nhã.[170] Đức Phật bảo A-nan:
«Ông đến nói với bà-la-môn Tỳ-lan-nhã rằng: ‹Như Lai đã nhận lời thỉnh của ông, an cư mùa hạ đã xong rồi, nay muốn du hành trong nhơn gian.›»
Tôn giả A-nan vâng lời Phật dạy đến chỗ bà-la-môn Tỳ-lan-nhã nói với bà-la-môn rằng:
«Như Lai nói với ông, ‹Như Lai nhận lời thỉnh của ông, an cư mùa hạ đã xong, nay muốn du hành trong nhơn gian.›»
Bấy giờ, bà-la-môn Tỳ-lan-nhã nghe Thế tôn nói như vậy, liền nhớ lại: «Không có lợi, không có thiện lợi gì cho ta! Ta không được gì, không điều lành nào được cả! Tại sao vậy? Vì ta đã thỉnh sa-môn Cù-đàm và chư Tăng an cư trong chín mươi ngày vừa xong mà ta đã không cúng dường.»
Bấy giờ, bà-la-môn Tỳ-lan-nhã cùng A-nan đến chỗ đức Thế tôn, kính lễ dưới chân Phật, đứng lui qua một bên. Đức Thế tôn tuần tự vì bà-la-môn Tỳ-lan-nhã nói pháp vi diệu. Bà-la-môn phát tâm hoan hỷ, liền bạch đức Phật rằng:
«Cúi xin đức Thế tôn và Tăng tỳ-kheo ở lại Tỳ-lan-nhã thêm chín mươi ngày nữa theo lời thỉnh mời của con.»
Đức Phật nói với bà-la-môn:
«Như Lai đã nhận lời thỉnh của ông, an cư mùa hạ chín mươi ngày xong rồi. Nay muốn du hành trong nhơn gian.»
Bà-la-môn lại bạch:
«Nguyện đức Thế tôn và Tăng nhận lời mời thọ thực của con vào sáng mai.»
Đức Thế tôn im lặng nhận lời. Bà-la-môn biết đức Thế tôn đã nhân lời bằng cách im lặng rồi, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, kính lễ dưới chân Phật, nhiễu ba vòng, cáo lui trở về nhà.
Trong đêm ấy sắm sửa đầy đủ mọi thức ăn ngon bổ. Sáng hôm sau, đến bạch Phật ‹đã đến giờ.›
Đức Thế tôn cùng Tăng gồm năm trăm vị tỳ-kheo đắp y, bưng, bát đến nhà kia, an tọa nơi chỗ ngồi. Bà-la-môn bưng thức ăn ngon bổ đến dâng cúng Phật và Tăng tỳ-kheo, khiến cho tất cả đều đầy đủ.
Thọ thực xong, mỗi vị đều tự thâu bát. Bà-la-môn dùng ba y dâng cúng đức Phật, và dâng cúng cho mỗi Tăng tỳ-kheo hai y gọi là y an cư mùa hạ. Khi ấy, các tỳ-kheo không dám nhận và nói với thí chủ rằng:
«Đức Thế tôn chưa cho phép nhận y mùa hạ.»
Bấy giờ, các tỳ-kheo đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Phật. Phật bảo các tỳ-kheo:
«Cho phép nhận y mùa hạ.»
Nhóm sáu tỳ-kheo nghe Thế tôn cho phép nhận y mùa hạ, bèn suốt cả năm, ba mùa xuân, hạ và đông thường cầu xin y. An cư chưa xong cũng cầu xin y, cũng nhận y.
Bấy giờ, Bạt-nan-đà Thích tử an cư trong một trú xứ xong rồi, nghe tin nơi trú xứ khác tỳ-kheo hạ an cưxong nhận được nhiều y lợi dưỡng, liền đến nơi trú xứ ấy, hỏi các người rằng:
«Y nhận được trong mùa an cư đã chia chưa?»
Đáp:
«Chưa chia.»
Nói:
«Chưa chia thì chia phần cho tôi với!»
Bạt-nan-đà lại đến các trú xứ khác. Như vậy chẳng phải một chỗ, cũng đều hỏi rằng:
«Y nhận được trong mùa an cư, ngài đã chia chưa?»
Đáp:
«Chưa chia.»
Nói:
«Chưa chia thì chia phần cho tôi với!»
Bấy giờ, Bạt-nan-đà [631a1] nhận phần y nhiều chỗ, được rất nhiều phần y, đem vào trong tịnh xá Kỳ-hoàn. Các tỳ-kheo thấy hỏi Bạt-nan-đà rằng:
«Đức Thế tôn cho phép chứa ba y, ngoài ba y không được chứa y dư. Vậy y này là y của ai?»
Bạt-nan-đà trả lời:
«Nhiều trú xứ nhận được y mùa an cư và tôi đã nhận được phần từ các nơi đó mang lại.»
Các tỳ-kheo nghe vậy, trong số đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo:
«Này Bạt-nan-đà Thích tử, tại sao đức Như Lai chỉ cho phép nhận y an cư mùa hạ mà lại suốt năm, ba mùa xuân hạ và đông lúc nào cũng xin y? An cư chưa xong cũng xin y, cũng nhận y?»
Bấy giờ, Bạt-nan-đà Thích tử an cư chỗ này, lại nhận y chỗ khác. Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch lên đức Thế tôn một cách đầy đủ.
Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, dùng nhiều cách quở trách nhóm sáu tỳ-kheo:
«Này Bạt-nan-đà Thích tử, Ta chỉ cho phép tỳ-kheo nhận y mùa an cư, tại sao ông suốt năm xuân, hạ và đông lúc nào cũng cầu xin y? An cư chưa xong cũng xin y, cũng nhận y? Ông có an cư chỗ này lại thọ ychỗ khác không?»
Đức Thế tôn dùng mọi cách quở trách Bạt-nan-đà Thích tử trong nhóm sáu tỳ-kheo, rồi bảo các tỳ-kheo:
«Không được suốt mọi mùa xuân, hạ và đông lúc nào cũng tìm cầu y, cũng không được an cư chưa xong cầu xin y hay nhận y, không được an cư chỗ này, nhận phần y an cư chỗ khác.»
Bấy giờ, đức Thế tôn ở nước Xá-vệ. Khi ấy, trong quốc nội có kẻ phản nghịch, Vua Ba-tư-nặc sai hai vị Đại thần tên là Lê-sư-đạt-đa và Phú-na-la [171] đi chinh phạt. Hai vị Đại thần khởi ý niệm: «Nay chúng ta đi chinh phạt, chưa biết có được trở về hay không. Theo thường lệ, khi chúng Tăng an cư xong, chúng ta cúng dường thức ăn và dâng cúng y. Nhưng nay an cư chưa xong, không biết có nên sửa soạn thức ăn và các y vật như pháp an cư mà dâng cúng chư Tăng hay không?»
Các trưởng giả này đích thân đến trong Tăng-già-lam, bạch với các tỳ-kheo như vầy:
«Sáng mai, chúng tôi muốn dọn thức ăn và y an cư[172] để dâng cúng. Xin các ngài chiếu cố.»
Các tỳ-kheo trả lời với các trưởng giả rằng:
«Chỉ nên cúng thức ăn, khỏi phải dâng y. Tại sao vậy? Vì hạ an cư chưa xong nên không được phép nhận y, không được xin y.»
Các trưởng giả bạch rằng:
«Nay chúng tôi vì Vua Ba-tư-nặc sai đi chinh phạt. Chúng tôi tự nghĩ chưa biết có được trở về hay không. Chúng tôi muốn như pháp trước đây, khi hạ an cư xong được dâng cúng thức ăn và y cho chúng Tăng, nên nay chúng tôi thiết lập thức ăn và y để dâng cúng.»
Bấy giờ, các tỳ-kheo đem vấn đề này bạch lên đức Phật. Đức Phật dạy rằng:
«Từ nay về sau cho phép các tỳ-kheo nhận y cấp thí .[173]
«Các tỳ-kheo, nếu biết là y cấp thí thì nên nhận. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, tập mười cú nghĩa, cho đến chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo nào, mười ngày nữa mới mãn ba tháng hạ an cư, các tỳ-kheo nhận được y cấp thí, tỳ-kheo biết là y cấp thí, có thể thọ nhận, thọ xong có thể chứa cất cho đến thời của y; nếu chứa quá hạn, ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Y cấp thí: thọ thì được, không thọ thì mất.[174]
Y: có mười loại như trên.
Thời của y: [175] Tự tứ xong, không thọ y ca-thi-na thì một tháng; có thọ y ca-thi-na thì năm tháng.
Còn mười ngày nữa tự tứ, nếu tỳ-kheo nhận được y cấp thí, biết là y cấp thí thì có thể nhận. Nhận rồi có thể chứa mười ngày. Cho đến sau khi tự tứ xong, không thọ y ca-thi-na thì một tháng; có thọ y ca-thi-nathì năm tháng.
Nếu còn chín ngày nữa tự tứ, tỳ-kheo nhận được y cấp thí. Tỳ-kheo biết là y cấp thí thì có thể nhận. Nhận rồi có thể chứa chín ngày. Cho đến sau khi tự tứ xong, không thọ y ca-thi-na thì một tháng; có thọ y ca-thi-na thì năm tháng, lại tăng thêm một ngày.
Nếu còn tám ngày nữa tự tứ, tỳ-kheo nhận được y cấp thí, tỳ-kheo biết là y cấp thí thì có thể nhận. Nhận rồi có thể chứa tám ngày. Cho đến sau khi tự tứ xong, không thọ y ca-thi-na thì một tháng; có thọ y ca-thi-na thì năm tháng, lại tăng thêm hai ngày.
Nếu còn bảy ngày nữa tự tứ, tỳ-kheo nhận được y cấp thí, tỳ-kheo biết là y cấp thí thì có thể nhận. Nhận rồi có thể chứa bảy ngày. Cho đến sau khi tự tứ xong, không thọ y ca-thi-na thì một tháng; có thọ y ca-thi-na thì năm tháng, lại tăng thêm ba ngày.
Nếu còn sáu ngày nữa tự tứ, tỳ-kheo nhận được y cấp thí, tỳ-kheo biết là y cấp thí thì có thể nhận. Nhận rồi có thể chứa sáu ngày. Cho đến sau khi tự tứ xong, không thọ y ca-thi-na thì một tháng; có thọ y ca-thi-na thì năm tháng, lại tăng thêm bốn ngày.
Nếu còn năm ngày nữa tự tứ, tỳ-kheo nhận được y cấp thí, tỳ-kheo biết là y cấp thí thì có thể nhận. Nhận rồi có thể chứa năm ngày. Cho đến sau khi tự tứ xong, không thọ y ca-thi-na thì một tháng; có thọ y ca-thi-na thì năm tháng, lại tăng thêm năm ngày.
Nếu còn bốn ngày nữa tự tứ, tỳ-kheo nhận được y cấp thí, tỳ-kheo biết là y cấp thí thì có thể nhận. Nhận rồi có thể chứa bốn ngày. Cho đến sau khi tự tứ xong, không thọ y ca-thi-na thì một tháng; có thọ y ca-thi-na thì năm tháng, lại tăng thêm sáu ngày.
Nếu còn ba ngày nữa tự tứ, tỳ-kheo nhận được y cấp thí, tỳ-kheo biết là y cấp thí thì có thể nhận. Nhận rồi có thể chứa ba ngày. Cho đến sau khi tự tứ xong, không thọ y ca-thi-na thì một tháng; có thọ y ca-thi-na thì năm tháng, lại tăng thêm bảy ngày.
Nếu còn hai ngày nữa tự tứ, tỳ-kheo nhận được y cấp thí, tỳ-kheo biết là y cấp thí thì có thể nhận. Nhận rồi có thể chứa hai ngày. Cho đến sau khi tự tứ xong, không thọ y ca-thi-na thì một tháng; có thọ y ca-thi-na thì năm tháng, lại tăng thêm tám ngày.
Nếu sáng ngày tự tứ, tỳ-kheo nhận được y cấp thí, tỳ-kheo biết là y cấp thí thì có thể nhận. Nhận rồi có thể chứa trong ngày đó. Cho đến sau khi tự tứ xong, không thọ y ca-thi-na thì một tháng; có thọ y ca-thi-na thì năm tháng, lại tăng thêm chín ngày. Nếu tỳ-kheo được y cấp thí quá hạn về trước, quá hạn về sau, ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
Y này nên xả cho Tăng hoặc nhiều người, hoặc một người, không được xả biệt chúng. Xả không thành xả phạm đột-kiết-la.
Nếu muốn xả cho Tăng, phải đến trong Tăng, trống vai bên hữu, cởi bỏ giày dép, hướng lên Thượng tọa kính lễ, quỳ gối chắp tay thưa:
«Đại đứcTăng xin lắng nghe! Tôi, tỳ-kheo tên là…, đã nhận được y cấp thí, hoặc quá hạn về trước, hoặc quá hạn về sau, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng.»
Xả rồi phải sám hối. Người nhận sám trước hết phải tác bạch rồi sau mới nhận sám, tác bạch như vầy:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe. Tỳ-kheo này tên là…, đã nhận được y cấp thí, hoặc quá hạn về trước, hoặc quá hạn về sau, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấpthuận tôi nhận sự sám hối của tỳ-kheo có tên là… Đây là lời tác bạch.»
Tác bạch rồi sau đó mới nhận sám. Khi nhận sám nói với người kia rằng:
«Hãy tự trách tâm ngươi!»
Tỳ-kheo kia thưa:
«Xin vâng.»
Tăng nên hoàn y lại cho tỳ-kheo kia bằng bạch nhị yết-ma như vầy: Trong chúng nên sai một vị có thể tác yết-ma, dựa theo sự việc trên tác bạch:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là…, đã nhận được y cấp thí, quá hạn về trước, quá hạnvề sau, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận trả lại y cho tỳ-kheo này. Đây là lời tác bạch.»
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là…, đã nhận được y cấp thí, quá hạn về trước, quá hạnvề sau, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nay Tăng trả lại y cho tỳ-kheo này. Các trưởng lão nào chấp thuận hoàn y lại cho tỳ-kheo có tên… này, thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói.»
«Tăng đã đồng ý trả lại y cho tỳ-kheo này rồi. Tăng đồng ý nên im lặng. Được ghi nhận như vậy. »
Đã xả y giữa Tăng rồi, Tăng không hoàn lại phạm đột-kiết-la. Vị nào bảo «đừng trả», vị ấy phạm đột-kiết-la.
Nếu chuyển làm tịnh thí, hoặc thọ làm ba y và các y khác, hoặc sai cho người, hoặc mặc mãi, tất cả đều phạm đột-kiết-la.
Tỳ-kheo-ni, ni-tát-kỳ ba-dật-đề. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: Nhận được y cấp thí không quá hạn về trước, không quá hạn về sau thì không phạm. Hoặc bị giặc cướp y, hoặc y bị mất, y bị cháy, y bị nước cuốn trôi, quá hạn về trước không phạm. Hoặc khởi tưởng bị cướp đoạt, tưởng bị mất, tưởng bị cháy, tưởng bị nước cuốn trôi; hoặc dọc đường bị hiểm nạn không thông, nhiều đạo tặc, nạn ác thú; hoặc nước sông lớn, nhà Vua bắt trói, nhốt, mạng nạn, phạm hạnh nạn; hoặc vị tỳ-kheo nhận gởi qua đời, hoặc đi xa, hoặc xả giới, hoặc giặc cướp, hoặc bị ác thú hại, hoặc bị nước trôi, quá hạn về sau không phạm.
Người không phạm: phạm đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
XXIX. A-LAN-NHÃ GẶP NẠN LÌA Y[176]
A. DUYÊN KHỞI
Một thời, đức Phật ở vườn Cấp-cô-độc, cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, các tỳ-kheo trú tại a-lan-nhã hạ an cư xong, một tháng Ca-đề sau đã đầy.[177]
Bấy giờ, có nhiều bọn cướp[178] cướp đoạt y bát, tọa cụ, ống đựng kim, vật dụng của tỳ-kheo và đánh đập các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo hoảng sợ nên kéo nhau đến Kỳ-hoàn tịnh xá cùng ở. Đức Thế tôn biết mà vẫn hỏi Tôn giả A-nan:
«Các tỳ-kheo này tại sao kéo nhau đến cư trú ở Kỳ-hoàn tịnh xá?»
Tôn giả A-nan bạch Phật:
«Các tỳ-kheo này trú tại A-lan-nhã hạ an cư xong, một tháng Ca-đề sau đã đầy, đã bị bọn cướp cướp đoạt y bát, tọa cụ, ống đựng kim, đồ vật dụng, chúng lại đánh đập các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo hoảng sợ nên cùng nhau đến ở nơi Kỳ-hoàn tịnh xá.»
Đức Phật bảo Tôn giả A-nan:
«Từ nay về sau, Ta cho phép các tỳ-kheo ở tại các trú xứ a-lan-nhã có sự nghi ngờ nhiều sợ sệt; an trúchỗ a-lan-nhã như vậy, tỳ-kheo muốn gởi y thì được phép gởi một trong ba y nơi nhà người.»
Lúc bấy giờ, nhóm sáu tỳ-kheo nghe Phật cho phép tỳ-kheo ở tại các trú xứ a-lan-nhã có sự nghi ngờ, sợ sệt; an trú chỗ như vậy, muốn gởi y thì được phép gởi một trong ba y nơi nhà người. Họ liền đem y gởi nơi nhà người, dặn dò tỳ-kheo thân hữu rồi ra đi. Sau đó, tỳ-kheo thân hữu đem y ra phơi vào lúc giữa trưa. Các tỳ-kheo thấy vậy, hỏi nhau: «Đức Thế tôn chế giới cho phép tỳ-kheo chứa ba y, không được dư. Đây là y của ai?»
Tỳ-kheo kia trả lời:
«Nhóm sáu tỳ-kheo là thân hữu tri thức của tôi. Họ gởi y nơi đây, rồi đi du hành trong nhơn gian cho nên chúng tôi đem phơi nắng.»
Bấy giờ, các tỳ-kheo nghe vậy, trong số đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo:
«Thế tôn cho phép các tỳ-kheo ở tại các trú xứ a-lan-nhã có sự nghi ngờ, sợ sệt, thì một trong ba y có thể gởi nơi nhà người. Hiện tại sao các thầy đem gởi nhiều y nơi thân hữu tri thức để du hành trong nhơn gian, mà ngủ lìa y?»
Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch lên đức Thế tôn một cách đầy đủ, Đức Thế tôn liền vì nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo:
«Việc làm của các ngươi là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Sao sáu tỳ-kheo này, Ta cho các tỳ-kheo ở tại trú xứ a-lan-nhã có sự nghi ngờ, sợ sệt, thì tỳ-kheo ở những chỗ như vậy, được phép một trong ba y có thể gởi nơi nhà người; nay các ông đem nhiều y gởi nơi thân hữu du hành trong nhơn gian, mà ngủ lìa y?»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách nhóm sáu tỳ-kheo, rồi bảo các tỳ-kheo:
«Nhóm sáu tỳ-kheo này là những người si, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là những kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, ta vì các tỳ-kheo kiết giới gồm mười cú nghĩa, cho đến chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo nào, ba tháng hạ đã xong, một tháng ca-đề sau cũng đã đầy, ở tại a-lan-nhã chỗ có sự nghi ngờ, có sợ hãi. Tỳ-kheo sống tại trú xứ như vậy, trong ba y, nếu muốn có thể gởi lại một y trong nhà người. Các tỳ-kheo có nhơn duyên được lìa y ngủ, cho đến sáu đêm; nếu quá, ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
A-lan-nhã : là nơi cách thôn xóm năm trăm cung. Cung của nước Giá-ma-la, dài bốn khuỷu tay, dùng loại khuỷu tay trung bình để đo.
Chỗ có nghi ngờ: là nghi có giặc cướp.
Sợ hãi: trong đó có giặc cướp khiến cho kinh sợ.
Trong nhà: trong thôn xóm.
Ba y: tăng-già-lê, uất-đa-la-tăng, an-đà-hội.
Y: có mười loại nói như trên.
Nếu tỳ-kheo có nhơn duyên lìa y ngủ, sáu đêm rồi, đến đêm thứ bảy, trước khi bình minh chưa xuất hiệnphải xả ba y, hoặc tay rờ đụng y, hoặc đến chỗ đá quăng tới y. Nếu tỳ-kheo sáu đêm, đến đêm thứ bảy, trước khi bình minh chưa xuất hiện mà không xả ba y, tay không rờ đụng y, không đến chỗ đá quăng tới y, bình minh của đêm thứ bảy xuất hiện, phạm tội ngủ lìa y, tất cả đều ni-tát-kỳ. Trừ ba y, lìa các y khác, đột-kiết-la.
Ni-tát-kỳ này nên xả cho Tăng, hoặc nhiều người, hoặc một người, không được xả biệt chúng. Xả không thành xả, phạm đột-kiết-la.
Xả cho Tăng phải đến trong Tăng, trống vai bên hữu, cởi bỏ giày dép, đầu gối bên hữu chấm đất, lễ dưới chân thượng tọa, quỳ gối chắp tay, thưa:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tôi, tỳ-kheo tên là…, đã ngủ lìa y quá sáu đêm, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng.»
Xả rồi phải sám hối. Vị nhận sám trước hết phải tác bạch như vầy:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là…, đã ngủ lìa y quá sáu đêm, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận tôi nhận sự sám hối của tỳ-kheo có tên… này. Đây là lời tác bạch.»
Tác bạch rồi, sau đó mới thọ sám. Khi thọ sám phải nói với người này rằng:
«Hãy tự trách tâm ngươi!»
Tỳ-kheo kia thưa:
«Xin vâng.»
Tăng nên trả lại y cho tỳ-kheo kia bằng bạch nhị yết-ma như vầy: Trong chúng nên sai một người có khả năng tác yết-ma, dựa theo sự việc trên tác bạch:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là…, đã ngủ lìa y quá sáu đêm, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận trả y lại cho tỳ-kheo kia. Đây là lời tác bạch.»
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là đã ngủ lìa y quá sáu đêm, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nay Tăng trả y lại cho tỳ-kheo này. Các trưởng lão nào chấp thuận Tăng trả y lại cho tỳ-kheo này thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói.»
«Tăng đã chấp thuận trả y lại cho tỳ-kheo này rồi. Tăng chấp thuận nên im lặng. Việc này được ghi nhậnnhư vậy.»
Nếu tỳ-kheo xả y rồi mà Tăng không trả lại cho [634a1] tỳ-kheo ấy, (Tăng) phạm đột-kiết-la. Nếu có vị nào bảo «đừng trả», vị ấy phạm đột-kiết-la.
Nếu tịnh thí, hoặc sai cho người, hoặc thọ làm ba y, hoặc làm y ba-lợi-ca-la, hoặc lấy mặc mãi, tất cả đột-kiết-la.
Tỳ-kheo-ni, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: Đã trải qua sáu đêm, đến đêm thứ bảy, trước khi bình minh chưa xuất hiện, đến chỗ để y, hoặc xả y, hoặc tay rờ đến y, hoặc đến chỗ đá quăng tới y thì không phạm. Hoặc tưởng y bị cướp, bị mất, bị cháy, bị trôi thì không xả y. Không rờ đến y, không đến chỗ đá quăng tới y vẫn không phạm. Hoặc thuyền đò không thông, đường xá bị hiểm nạn, nhiều giặc cướp, có ác thú, nước sông lớn, bị cường lực bắt, hoặc bị nhốt, bị trói, hoặc mạng nạn, phạm hạnh nạn, không xả y, không rờ đến y, không đến chỗ đá quăng tới y, tất cả đều không phạm.
Người không phạm: phạm đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
XXX. XOAY TĂNG VẬT VỀ MÌNH[179]
A. DUYÊN KHỞI
Một thời, đức Phật ở vườn Cấp-cô-độc, cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Bạt-nan-đà Thích tử trước kia có một cư sĩ thường có tâm giúp đỡ, có ý muốn cúng dường đức Phật và Tăng tỳ-kheo một bữa cơm và dâng y tốt. Bạt-nan-đà Thích tử nghe người cư sĩ kia muốn cúng dường cơm và y tốt cho Phật cùng Tăng liền đến nhà cư sĩ kia, hỏi:
«Cư sĩ muốn cúng cơm và dâng y tốt cho Phật cùng Tăng phải không?»
Cư sĩ trả lời:
«Đúng như vậy.»
Bạt-nan-đà liền nói với cư sĩ rằng:
«Chúng Tăng có thiện lợi lớn, có oai lực lớn, có phước đức lớn, người cúng dường cho chúng Tăng rất nhiều. Nay cư sĩ nên cúng dường cơm cho chúng Tăng mà thôi, còn y phục thì cho mình tôi.»
Cư sĩ nói:
«Cũng được.»
Bấy giờ, cư sĩ trưởng giả không chuẩn bị y cụ cho Tăng nữa, chỉ lo sửa soạn các thứ đồ ăn thức uốngngon bổ để cúng dường mà thôi.
Sáng ngày, cư sĩ thỉnh Phật và Tăng đã đến giờ. Chư Tăng tỳ-kheo khoác y bưng bát đến nhà cư sĩ, an tọa nơi chỗ ngồi.
Khi ấy, cư sĩ thấy trưởng lão tỳ-kheo đầy đủ oai nghi, liền lớn tiếng nói:
«Sao tôi chuẩn bị đầy đủ để cúng y chúng Tăng như vậy mà bị cản trở ?»
Các tỳ-kheo hỏi cư sĩ:
«Tại sao lại nói như vậy»
Bấy giờ, cư sĩ đem sự thật mà trả lời.
Trong chúng lúc này có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, quở trách Bạt-nan-đà Thích tử:
«Sao thầy cắt lợi dưỡng của chúng Tăng mà đem về cho mình?»
Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn.
Đức Thế tôn vì nhơn duyên này, tập hợp Tăng tỳ-kheo, dùng vô số phương tiện quở trách Bạt-nan-đà Thích tử:
«Việc làm của ngươi là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Sao ngươi cắt lợi dưỡng của chúng Tăng mà đem về cho mình?»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách Bạt-nan-đà Thích tử, rồi bảo các tỳ-kheo:
«Đây là người ngu si, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, ta vì tỳ-kheo kiết giới gồm mười cú nghĩa, cho đến chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo nào, cắt vật thuộc tăng mà tự xoay về cho mình, ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
Khi đức Thế tôn vì các tỳ-kheo kiết giới như vậy rồi, bấy giờ, các tỳ-kheo không biết là vật của Tăng hay là vật chẳng phải của Tăng; là vật đã hứa cho Tăng hay là vật không hứa cho Tăng. Sau họ mới biết đó là vật của Tăng, là vật đã hứa cho Tăng nên làm pháp ni-tát-kỳ ba-dật-đề sám hối, hoặc lấy làm hổ thẹn, đức Phật dạy:
«Không biết thì không phạm.»
Từ nay về sau nên nói giới như vầy:
Tỳ-kheo nào, biết đó là vật thuộc tăng mà tự xoay về cho mình, ni-tát- kỳ ba-dật-đề.
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Vật của Tăng: thí chủ vì Tăng đã cúng cho Tăng.
Vật thuộc Tăng: đã hứa cho Tăng.
Vì Tăng: họ vì Tăng chuẩn bị hay sắm cho Tăng mà chưa hứa cho Tăng.
Đã cho Tăng: đã hứa cho Tăng và đã xả cho Tăng.
Vật : y, bát, tọa cụ, ống đựng kim cho đến đồ dùng để uống nước.
Nếu tỳ-kheo biết là vật thuộc Tăng mà tự xoay về cho mình, ni-tát-kỳ ba-dật-đề. Nếu vật hứa cho Tăng mà chuyển cho tháp, phạm đột-kiết-la. Vật hứa cho tháp mà chuyển cho Tăng cũng phạm đột-kiết-la. Vật hứa cho tứ phương Tăng mà chuyển cho hiện tiền Tăng, phạm đột-kiết-la. Vật hứa cho hiện tiềnTăng mà chuyển cho tứ phương Tăng cũng phạm đột-kiết-la. Vật hứa cho Tăng tỳ-kheo mà chuyển cho tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni Tăng cũng phạm đột-kiết-la. Vật hứa cho tỳ-kheo-ni Tăng mà chuyển cho Tăng tỳ-kheo, đột-kiết-la. Vật hứa cho chỗ này đem cho chỗ khác, đột-kiết-la. Hoặc đã hứa, khởi tưởng hứa, ni-tát-kỳ ba-dật-đề. Nếu đã hứa mà tâm nghi, đột-kiết-la. Nếu chưa hứa, khởi tưởng hứa, đột-kiết-la. Nếu chưa hứa, nghi, đột-kiết-la.
Ni-tát-kỳ này nên xả cho Tăng, hoặc nhiều người, hoặc một người, không được xả biệt chúng. Xả không thành xả, phạm đột-kiết-la.
Muốn xả đương sự phải đến trong Tăng trống vai bên hữu, quỳ gối bên hữu chấm đất, lễ Thượng tọa, quỳ gối chắp tay, thưa:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tôi, tỳ-kheo tên là…, biết vật này đã hứa cho Tăng mà xoay về cho mình, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng.»
Xả rồi phải sám hối. Vị nhận sám trước hết phải tác bạch, sau đó mới thọ sám. Nên tác bạch như vầy:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là…, đã biết vật hứa cho Tăng mà xoay về cho mình, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận tôi nhận sự sámhối của tỳ-kheo có tên… này. Đây là lời tác bạch.»
Tác bạch rồi mới nhận sám. Khi nhận sám nên nói với người kia:
«Hãy tự trách tâm ngươi!»
Tỳ-kheo kia thưa:
«Xin vâng.»
Tăng nên hoàn lại vật bị xả cho tỳ-kheo kia bằng bạch nhị yết-ma như vầy: Trong chúng nên sai một người có khả năng tác pháp yết-ma, dựa theo sự việc trên tác bạch:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là…, đã biết vật hứa cho Tăng mà xoay về cho mình, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, trả lại vật bị xả cho tỳ-kheo này. Đây là lời tác bạch.»
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là…, đã biết là vật hứa cho Tăng mà xoay về cho mình, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nay Tăng trả vật bị xả lại cho tỳ-kheo này. Các trưởng lão nào chấp thuận, Tăng trả vật bị xả lại cho tỳ-kheo kia thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói.»
«Tăng đã chấp thuận trả vật bị xả lại cho tỳ-kheo này rồi. Tăng bằng lòng nên im lặng. Việc này tôi ghi nhận như vậy.»
Xả cho Tăng rồi, Tăng không hoàn lại, phạm đột-kiết-la.
Nếu tịnh thí, hoặc sai cho người, hoặc thọ làm ba y, hoặc làm y ba-lợi-ca-la, hoặc dùng mãi, tất cả phạm đột-kiết-la.
Tỳ-kheo-ni, ni-tát-kỳ ba-dật đề. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: Nếu không biết hoặc đã hứa mà tưởng rằng chưa hứa, hoặc họ hứa cho ít, khuyến khích họ cho nhiều, hoặc hứa cho ít người, khuyên cho nhiều người, muốn hứa cho thứ xấu, khuyên cho thứ tốt, hoặc nói đùa giỡn, hoặc nói nhầm, nói một mình, hoặc nói trong giấc mộng, muốn nói việc này nhầm nói việc kia thì không phạm.
Người không phạm: phạm đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách. [180]
[1] Cf, Tăng kỳ 8, tr.292b10: «Ni-tát-kỳ ba-dạ-đề, y dư cần phải xả trước Tăng; sau đó sám tội ba-dật-đề. Xả mà không sám hối, phạm tội việt tì-ni. Ba-dạ-đề, nghĩa là có thể đọa ác đạo.» Thập tụng 5, tr.30b12: «Ni-tát-kỳ ba-dạ-đề, y ấy cần phải xả. Tội ba-dạ-đề cần phải sám hối.» Căn bản 16: «Ni-tát-kỳ ba-dật-để-ca, vật ấy cần phải xả; tội ấy cần phải sám.» Pali (Vin.iii. 193): nissaggiya pācittiya.
[2] Pali: Atirekacīvara, Vin. iii. 195.
[3] Pali: Vesāliyaṃ viharati Gotamake cetiye, tại Vesāli (Tỳ-da-ly), trong tháp Gotamaka.
[4] Quý giá phấn tảo y 貴價糞掃衣. Ngũ phần 4: 2 tấm vải kiếp-bối.
[5] Pali: muốn cúng lại cho Xá-lợi-phất.
[6] Y dĩ cánh 衣已竟. Pali: niṭṭhittacīvarasmiṃ, y đã hoàn tất; tức y đã may xong; bao gồm trường hợp y bị mất, y bị cướp, y bị cháy. Ngũ phần 4: giặt, nhuộm, và may xong.
[7] Thiếu giải thích trong bản Hán. Ngũ phần 4 (T22n1421, tr.23b28): ca-thi-na đã được xả do bạch nhị yết-ma. Pali (Vin.iii. 196): ubbhatasmiṃ kaṭhine, được giải thích: ca-thi-na đã được xả do tám nguyên nhân; hoặc do Tăng tác pháp xả.
[8] Hầu hết, Hán dịch y 衣 (Pali: cīvara), cần được hiểu là vải để may y, chứ không phải là áo mặc theo nghĩa đen của từ Hán.
[9] Mười loại y: y thi (vải dệt thô), y kiếp-bối (vải), y khâm-bà la, y sô-ma (bố), y sấm-ma, y phiến-na, y ma (vải gai), y bí-di-la, y cưu-di-la, y sấm-la-bán-ni 絁衣劫貝衣欽婆羅衣芻摩 衣讖摩衣扇那衣麻衣翅夷羅衣鳩夷羅衣讖羅半尼衣. Pali: cīvaraṃ, y ở đây chỉ sáu loại y (= vải) được chấp nhận: khomaṃ (vải lanh), kappāsikaṃ (vải bông), koseyyaṃ (lụa), kambalaṃ (lông thú), sāṇaṃ (vải gai thô), bhaṅgaṃ (vải bố).
[10] Trường y 長衣 . Căn bản 16 (T23n1442, tr.711c25): «Ngoài những y đang thọ trì, còn lại gọi là y dư.» Pali: atirekacīvaraṃ, giải thích: y không được phân phối (anadiṭṭhita) và chưa được tác tịnh (avikappita).
[11] Minh tướng 明相 , tướng sáng, dấu hiệu sáng. Pali: arnuggamane, khi mặt trời mọc.
[12] Trong ngoặc: nguyên tiểu chú trong bản Hán.
[13] Tiểu chú trong bản Hán.
[14] Tịnh thí 淨施 , hay tác tịnh. Tăng kỳ 8 (T22n1425. tr.292b14): «Được phép chứa y dư trong vòng 10 ngày không tác tịnh. Quá 10 ngày, ni-tát-kỳ ba-dạ-đề.» Căn bản 16 (T23n1442, tr.711c26): «y dư trên 10 ngày, nếu tác phân biệt pháp (tác tịnh), được phép chứa.» Tứ phần, ba-dật-đề 59: có hai cách tịnh thí, chân thật và triển chuyển. Chân thật tịnh thí là biếu luôn. Triển chuyển tịnh thí chỉ cho trên danh nghĩa, người cho vẫn dùng với ý niệm «mượn tạm.» Pali, Pācittiya 59 (Vin.iv.122): vikappana, tác tịnh hay tịnh thí, có hai cách: sammukhavikappana, hiện tiền tác tịnh và parammukhavikappana, khiếm diện tác tịnh.
[15] Pali, Vin.iii.197 (Pācittiya 1): Sau khi xả y dư, cần sám ba-dật-đề. Y phải được trả lại, nói: imaṃ cīvaraṃ āyasmato dammī’ti, «Y này tôi trả lại cho Trưởng lão.»
[16] Sau khi đã xả như pháp.
[17] Ba-lợi-ca-la 波利迦羅. Skt (=Pali). parikara, giây đai, giây nịt, để buộc y phục.
[18] Phi y 非衣; không dùng làm y.
[19] Tức triển chuyển tịnh thí. Xem cht. 14 trên.
[20] Hán: thủ trước 取著; chưa rõ nghĩa. Cf, Tứ phần 17, tr.676b13 (ba-dật-đề 59): «Vật đã chân thậttịnh thí, cần phải hỏi chủ sau đó mới dùng (Hán: thủ trước). Nếu là triển chuyển tịnh thí, không cần hỏi, tùy ý dùng (tùy ý thủ trước).» Cf, Tăng kỳ 8 (T.1425, tr.293a10): người khác nhận dùm y được cúng, nhưng chưa đưa; quá hạn, vẫn không phạm.
[21] Cf, Tăng kỳ 8, nt., hoặc thầy, hoặc đệ tử nghe có người cho y, nhưng y chưa đưa đến. Quá hạn vẫn không phạm.
[22] Cf. Tăng kỳ 8, nt., nhờ người may y. May đã xong, nhưng chưa giao. Quá hạn, vẫn không phạm.
[23] Pali: Ticīvaravippavaseyya, Vin.iii. 198.
[24] Càn tiêu bệnh 乾痟病 , chứng gầy còm, hay nhức đầu kinh niên? Từ điển Khang hy: tiểu 痟, chứng bịnh nhức đầu. Ngũ phần 4, một tỳ-kheo trì y phấn tảo, muốn đi xa, nhưng y quá nặng. Tăng kỳ 8: Xá-lợi-phất muốn về thăm quê; gặp phải lúc mưa dầm, tăng-già-lê nặng vì ướt sủng, nên không đi được. Căn bản 17: Ngày Tăng bố-tát, Đại Ca-diếp không đến được vì ở cách sông, gặp khi trời mưa, qua sông nước lớn, y bị ướt. Pali, Pācittiya 2: aññataro bhikkhu Kosambiyaṃ gilāno hoti, một tỳ-kheo ở Kosambi bị bịnh.
[25] Một giới… nhiều giới; Thập tụng 5: một giới, biệt giới; Căn bản 17: một thế phần, nhiều thế phần. Nghĩa là, mỗi nơi có một hay nhiều phạm vi phụ cận. Pali: ekūpacāra, nānūpacra. Xem thêm cht. 29 dưới.
[26] Hán: tràng 場.
[27] Như trên? Các đoạn trên, chưa chỗ nào đề cập.
[28] Chương i, Ba-la-di ii, phần thích nghĩa.
[29] Tăng viện với một hay nhiều khu phụ cận. Pali, Vin.iii. 200: vihāro ekūpacāro nanūpacāro: tinh xá có một vùng phụ cận, hay nhiều vùng phụ cận. Căn bản 17, gọi là có một thế phần hay có nhiều thế phần. Một nhà có thể chỉ có một thế phần, nếu chỉ có một gia trưởng. Một nhà nhưng có nhiều thế phần, nếu có nhiều gia trưởng. Anh em chia nhau ở từng khu vực riêng.
[30] Pali, Mahāvagga, Vin.i.111: 7 abhantara (a-bàn-đà). Khoảng cách giữa 2 cây là 1 abhantara.
[31] Căn bản 17, tr.714c21: theo phép trồng xoài của Sanh Văn bà-la-môn (Pali. Jaṇussoṇī).
[32] Xem cht.17, Ni-tát-kỳ 1 trên.
[33] Pali: Nissaggiya 3, akālacīvaram uppajjeyya. Vin.iii. 202.
[34] Y, ở đây đồng nghĩa như chữ vải. Xem cht. 7, ba-dật-đề 1 trên.
[35] Căn bản: Ni-tát-kỳ 5. Pali, Nissaggtiya 5, Cīvarapaṭigganhaṇa, Vin. iii. 207ff.
[36] Liên Hoa Sắc 蓮華色. Tăng kỳ 8, Ưu-bát-la tỳ-kheo-ni. Pali, Uppavaṇṇā.
[37] Uất-thiền quốc 鬱禪國. Ngũ phần 5, Ưu-thiện-na ấp. Chuyện kể trong đây, Tứ phần và Ngũ phầngần giống nhau. Nhưng không được kể trong Pali.
[38] Trong các tài liệu Pali, Uppavaṇṇā Therī nổi tiếng về bốn biện tài vô ngại (paṭisambhidā) và biến hoá thần thông (iddhivikubbana).
[39] Không nhàn xứ 空閑處. Rừng hay a-lan-nhã. Lúc này Phật chưa qui định tỳ-kheo-ni không được sống trong rừng (ni bất trụ lan-nhã).
[40] Ngũ phần 4, tr.25b29: trong rừng An-đà viên. Tại đây, một người bà-la-môn lẽn vào thất của Liên Hoa Sắc, cưỡng hiếp lúc bà đang ngủ. Giật mình thức dậy, bà vận thần thông bay đi. Người bà-la-môn rơi từ trên giường xuống địa ngục. Pali: rừng Andhavana.
[41] Tỳ-kheo-ni không được bận y rách, và phải đủ 5 y: ngoài 3 y như tỳ kheo, còn có thêm tăng-kỳ-chi (Pali: samkacchika, yếm che ngực) và áo tắm.
[42] Pali: bhikkhuniyā hatthato cīvaraṃ paṭigganheyya, nhận y từ chính tay tỳ-kheo-ni.
[43] Hai bộ Tăng: Tăng tỳ-kheo và tỳ-kheo-ni tăng.
[44] Thân lý 親里. Pali: aññātikāya.
[45] Căn bản 18: thân tộc; giải thích: cha mẹ của hai người đều có quan hệ thân tộc từ bảy đời.
[46] Hán: mậu dịch 貿易. Pali: pārivattaka, trao đổi, giao dịch, không hàm ý buôn bán đổi chác. Được phép trao đổi với nhau trong năm chúng: tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni, sa-di, sa-di-ni, thức-xoa-ma-na. Cf. Vin.iii. 209.
[47] Căn bản, Ni-tát-kỳ 4. Pali: Nissaggiya 4, puṇacīvaradhovāpa. Vin. iii. 205ff.
[48] * Bản Hán, hết quyển 6.
[49] Pali, Nissaggiya 6 aññātakaviññatti, Vin. iii. 210.
[50] Pali: seṭṭhiputta, con trai của một nhà phú hộ.
[51] Tức chỉ còn quấn một chiếc xà-rông mà thôi, để mình trần.
[52] Nguyên Hán: trừ dư thời 除餘時. Pali: aññatra samayā.
[53] Pali, giới văn: acchinnacīvaro vā, naṭṭacīvaro vā, y bị cướp và y bị hủy hoại. Phần giải thích nói, bị hủy hoại hoặc do lửa cháy, do nước cuốn, chuột mối gặm, hay sờn rách vì bận nhiều.
[54] Pali, Nissaggiya 7, tatuttari, Vin.iii. 213.
[55] Tự tứ thỉnh 自恣請. Pali: abhihaṭṭhuṃ pavāreyya.
[56] Pali, Nissaggiya 8, upakkhaṭa, Vin.iii. 213
[57] Pali, thêm yếu tố: aññatakassa gahapatissa vā gahapatāniyā, cư sĩ hay vợ cư sĩ không phải thân quyến.
[58] Y giá 衣價. Pali: cīvaracetāpannaṃ, vật ngang giá cho y; giải thích: vàng, bạc, ngọc ngà, trân châu; hoặc mảnh vải, hoặc chỉ, hoặc gòn.
[59] Cầu 求. Từ được giải thích, không có trong giới văn. Pali: vikappaṃ āpajjeyya, đề nghị.
[60] Pali, Nissaggiya 9, dutiya-upakkhaṭa, Vin.iii. 217.
[61] Pali, thêm yếu tố: không phải thân quyến.
[62] Pali, Nissggiya 10, rājasikkhāpadaṃ, Vin.iii. 219.
[63] Pali: paññāsaṃ baddho, phạt 50. Được giải thích là phạt 50 kahāpaṇa (tiền vàng).
[64] Pali: ayaṃ tattha samīcī, đây là điều hợp cách. Và giải thích: ayaṃ tattha anudhammatā, ở đây điều này tùy thuận pháp tánh. Bản Hán đọc: ayaṃ tattha samayaṃ.
[65] Pali: brāhmaṇo nāma jātiyā brāhmaṇo.
[66] Pali, Nissaggiya 11, kosiya, Vin.iii. 223.
[67] Khoáng Dã quốc 曠野國. Pali: Āḷavī.
[68] Ngoạ cụ 臥具 Pali: santhata, đồ trải lót: chiếu, thảm, hay miếng vải. Các bộ khác: phu cụ 敷具.
[69] Tạp dã tàm miên 雜野蠶綿 . Pali: kosiyamissakaṃ santhata, ngọa cụ chen tạp với lụa.
[70] Nguyên Hán: miên 綿; bông gòn. Pali: các tỳ-kheo này đến nhà nuôi tằm (kosiyakāraka) đề nghị: luộc tằm (bāhu … pacatha) cho họ xin để lấy tơ làm chăn trải.
[71] Ngũ phần 5, ni-tát-kỳ 21: tỳ-kheo làm ngọa cụ bằng kiêu-xa-da 憍賒耶; và giải thích: kiêu-xa-da là tơ (nguyên Hán, miên 綿: bông gòn) được làm từ con tằm. Tăng kỳ 9, ni-tát-kỳ 13: Tỳ-kheo lấy kiêu-xá-da 憍舍耶 tạp với lông dê thuần đen làm phu cụ. Thập tụng 24: kiêu-thi-da 憍施耶. Căn bản 20: dùng tơ tằm sống (dã tàm ty 野蠶絲) làm phu cụ.
[72] Kiếp-bối 劫貝 (Pali: kappāsa, bông gòn), câu-giá-la 拘遮羅 (Pali: koseyya, tơ lụa, vải quyến), cỏ nhũ diệp, hoặc sô-ma 芻摩 (Pali: khoma, ma bố, vải gai), hoặc gai.
[73] Ngũ phần 5, Ni-tát-kỳ 22. Tăng kỳ 9, Ni-tát-kỳ 11. Pali, Nissaggiya 12, suddhakāḷaka, Vin.iii. 223
[74] Tỳ-xá-ly Lê-xa Tử 毘舍離梨車子. Pali không có chi tiết này.
[75] Hán: thuần hắc nhu dương mao 純黑羺羊毛. Khang hy: nhu dương, tức hồ dương (một loại dê của người Hồ). Pali: suddhakāḷakānaṃ eḷakalomānaṃ, lông de thuần đen; eḷaka, một loại sơn dương.
[76] Hán: chiên 氈; vật dụng bện bằng da thú hay giạ. Đây chỉ áo choàng bằng giạ.
[77] Chiên ngọa cụ 氈臥具. Xem cht. 14, ni-tát-kỳ 10.
[78] Hán: sanh hắc 生黑. Pali: jātiyā kālakaṃ.
[79] Ngọa cụ 臥具. Căn bản 21 (T23n1442, tr.736b4): phu cụ 敷具 Ngũ phần 5, ni-tát-kỳ 23 (T.1421, tr.35a24); Tăng kỳ 9, Ni-tát-kỳ 12. Pali, Nissaggiya 13, dve bhāgā suddha-kāḷakānaṃ, Vin. iii. 226ff.
[80] Thuần bạch dương mao 純白羊毛. Ngũ phần, nt.,Thập tụng, Căn bản, nt.: thuần hắc nhu dương mao 純黑羺羊毛. Pali: suddhakāḷakānaṃ eḷakalomāṇaṃ, lông dê toàn đen.
[81] Hán: mang sắc 尨色. Thích từ không có trong giới văn. Ngũ phần 5 (T22n1421, tr.35b04), Thập tụng 4 (T23n1435, tr.48b11): đệ tứ phần hạ 第四分下; được giải thích: hạ, chỉ lông đầu, lông bụng, lông gót chân. 第四分下. Căn bản 21 (T23n1442, tr.736b09): đệ tứ phần thô 第四分麁, giải thích: thô, chỉ lông đầu, lông bụng và lông chân. Pali: catutthaṃ gocariyānam, phần thứ tư màu nâu đỏ (hạt sắc).
[82] Bát-la 缽羅. Ngũ phần nt., Thập tụng nt.: ba-la 波羅. (Pali: pala, đơn vị trọng lượng) Căn bản 21 (T23n1442, tr.736b16): thí dụ, ngọa cụ nặng 10 cân, thì 5 cân toàn đen, 2,5 cân trắng và 2,5 cân thô. Cf. Pali (Vin.iii.227): 2 tūla (cân) đen, 1 tūla trắng, 1 tūla nâu đỏ.
[83] Ngũ phần, Ni-tát-kỳ 24, (T.1421, tr.35b). Pali: Nissaggiya 14, santhanachabbassāni, Vin.iii. 227.
[84] Xem Ni-tát-kỳ 2, cht. 24.
[85] Tọa cụ 坐具. khăn trải để ngồi. Pali: nisīdana (ni-sư-đàn). Căn bản 21: phu cụ 敷具. Ngũ phần 5, ni-tát-kỳ 25 (T22n1421, tr.35c13). Pali: Nissaggiya 15, nisīdanadubbaṇṇa-karaṇa, Vin.iii. 230.
[86] Thỉnh thực 請食. Thập tụng 7 (T23n1435, tr.49b16): nghinh thực phần 迎食分. Cư sĩ thỉnh Phật và các tỳ-kheo đến nhà thọ thực. Phật để các tỳ-kheo đi, Ngài ở lại tinh xá. Một tỳ-kheo mang thức ăn về cho Phật. Căn bản 21 (T23n1442, tr.737b23): thủ thực 取食 Pali, Vin.iii. 230: Phật độc cư ba tháng, không gặp bất cứ ai, trừ tỳ-kheo tống thực.
[87] Long nha quyết 龍牙橛 . Xem, Thập tụng (T.1435, tr.60c22): tượng nha dặc 象牙杙.
[88] Ngũ phần, ni-tát-kỳ 26. Pali: Nissaggiya 16: eḷakalomaharaṇa.
[89] Bạt-nan-đà Thích tử 跋難陀釋子. Căn bản 21: Ô-ba-nan-đà, tức Pali: Upananda, dòng họ Thích-ca, thuộc nhóm sáu tỳ-kheo (Chabbaggiya). Pali. Vin. iii. 233: một tỳ-kheo đi từ Kosala đến Sāvatthi.
[90] Câu-giá-la 拘遮羅, cỏ nhũ diệp 乳葉草, sô ma 芻摩, ma 麻, xí-la-bà-ny 廁羅婆尼. Các loại y.
[91] Ngũ phần 5, Ni-tát-kỳ 27 (T22n1421, tr.36a26). Pali: Nissaggiya 17, elākaloma-dhovāpana, Vin. iii. 234ff.
[92] Thích-sí-sấu 釋翅瘦 . Pali: Sakkesu viharati Kapilavatthusmiṃ Nỉgodhārāme, giữa những người họ Thích, trong tinh xá cây Đa, Ca-tỳ-la-vệ.
[93] Pali, Nissaggiya 18, jātarūparajata, Vin. 111. 236. Ngũ phần, ni-tát-kỳ 30 (T22n1421, tr.37a27).
[94] Xem ni-tát-kỳ 16 trên.
[95] Sanh tượng; chỉ vàng nguyên, chưa chế biến. Pali: jātarūpa.
[96] Căn bản 21 (T23n1442, tr.740a20): Bảo Kế 寶髻. Tăng kỳ 10 (T22n1425, tr.310c7): Chu-la tụ lạcchủ 周羅聚落主. Cf. Pali, Maṇicūḷa-sutta, S.iv. 325, Vin.ii.296.
[97] Chỉ thọ nhận tiền bạc. Pali, S.iv. 325: na… kenaci pariyāyena jātarūparajataṃ sāditabbaṃ, tuyệt đốikhông thọ nhận vàng bạc.
[98] Tức nhật thực hay nguyệt thực.
[99] Ngũ phần: hoặc phát tâm nhận. Pali: upanikkhittaṃ vā sādeyya, nhận để gởi (ký thác). Các bộ có điểm bất đồng rất tế nhị khi giải thích điều luật này.
[100] Hán: tri thị khán thị 知是看是; tương tự Pali: āvuso, imaṃ jānāhi, «Này ông, hãy nhận biết cái này.» Khi xả vật phạm, nếu có tịnh nhân hay cư sĩ đi đến, tỳ-kheo nói như vầy, tức là nhắc người ấy cất số tiền để ở đó mà tỳ-kheo không được phép cầm nắm. Cũng không được sai khiến người ấy nhận và cất giữ hộ.
[101] Pali: Nissaggiya 19: rūpiyasaṃvohāra. Ngũ phần 5, ni-tát-kỳ 29 (T22n1421, tr.36c21). Tăng kỳ, ni-tát-kỳ 20 (T22n1425, tr.312c03). Căn bản 22 (T23n1442, tr.741c21): «Xuất nạp cầu lợi.»
[102] Hán: chủng chủng 種種. Thập tụng (T23n1435, tr.51c13): chủng chủng dụng bảo 種種用寶. Pali (Vin.iii.239): nānappakārakaṃ, giải thích: katampi akatampa katākatampi, đã được chế biến thành các thứ trang sức, hoặc chưa được chế biến, hoặc nửa chế biến nửa chưa chế biến.
[103] Vàng thành và vàng chưa thành, Hán: thành kim, vị thành kim 成金,未成金; Thập tụng: tác bất tác. Pali, nt.: katam, akatam: đã được chế biến thành nữ trang và chưa được chế biến.
[104] Pali: rūpiya, chỉ chung vàng và bạc; giải thích: satthuvaṇṇo (vàng ròng) kahāpaṇo (tiền vàng) lohamasaki (tiền đồng) dārumasako (tiền gỗ) jatumasako (tiền hồ giao).
[105] Pali (Vin.iii.242): Nissaggiya 20, kayavikkaya.. Ngũ phần, ni-tát-kỳ 28. Tăng kỳ, ni-tát-kỳ 19.
[106] Hán: (nhất) Vô trú xứ thôn 一無住處村; chỉ thôn không có chùa của Tăng. Không rõ là từ chung hay tên thôn. Các bản không có chi tiết này.
[107] Bản Hán, hết quyển 8.
[108] Pali, Nissaggiya 21, atirekapatta, Vin. iii. 240. Ngũ phần, ni-tát-kỳ 20.
[109] Đoạn sau, nói là Bạt-nan-đà.
[110] Tô-ma quốc 蘇摩國. Một trong 16 đại quốc thời Phật, theo liệt kê của Trung A-hàm 55 (T1n26, tr.772b17). Liệt kê này không đồng nhất với Trường A-hàm 5 (Kinh Xà-ni-sa), và các bản Pali (A.vii.43 v.v.). Phiên Phạn ngữ 8 (T54n2130, tr.1035a18): Tô-ma, dịch là Nguyệt 月. Bát sản xuất tại nước Tô-ma được xem là 1 trong 6 loại bát hợp pháp.
[111] Căn bản 22: không phân biệt. Xem cht. 14, Ni-tát-kỳ 1. Pali không có chi tiết này.
[112] Ô-già-la quốc 烏伽羅國; địa danh sản xuất bát. Pali không đề cập. Có thể Pali là Ugga-nigama, một thị trấn trong Vương quốc Kosala.
[113] Ưu-già-xa quốc 憂伽賒國; địa danh chưa rõ.
[114] Pali: bát có hai loại, ba cỡ, như bản Hán, nhưng không nói xuất xứ của bát. Các bộ khác cũng không nói xuất xứ như Tứ phần.
[115] Thiết bát, nê bát 鐵缽泥缽. Pali: ayopatta, mattikapatta.
[116] Pali, Vin.iii. 243, bát có ba cỡ . Lớn, lượng một āḷhaka cơm; trung, một nāḷika cơm; nhỏ, một pattha. Thập tụng 7 (T.1435, tr. 53b): cỡ lớn, ba bát-tha cơm; cỡ nhỏ, một bát-tha.
[117] Tiểu chú trong bản Hán.
[118] Cho chóng hư. Xem Ni-tát-kỳ 1.
[119] Pali, Nissaggiya 22, ūnapañcabandhana. Ngũ phần, ni-tát-kỳ 19.
[120] Pali: yo ca tassā bhikkhuparisāya pattapariyanto, tối hạ bát của chúng tỳ-kheo đó. Ngũ phần 5 (T. 1421, tr.34a), Thập tụng 8 (T. 1435, tr.54b), Căn bản 22 (T. 1442, tr.745c): chúng trung tối hạ bát.
[121] Nguyên Hán: thử thị thời 此是時. Ngũ phần, Thập tụng: thị pháp ưng nhĩ. Căn bản: thử thị kỳ pháp. Pali: ayaṃ tattha sāmīcī, đó là tiến trình hợp thức; giải thích: ayaṃ tattha anudhammatā, điều đó là sự tuỳ thuận pháp tánh trong đây.
[122] Thập tụng, nt., gọi là yết-ma Tăng sai «hành mãn thủy bát nhân,» người thực hiện nghi thức bát đầy nước. Tức Tăng sai tỳ-kheo đổi bát. Đưa bát phạm xả, vì là tốt nhất, cho Thượng tọa lớn nhất. Nếu Thượng tọa nhận bát mới này, lấy bát cũ của Thượng tọa trao cho vị Thượng tọa kế. Lần lượt xuống đến tối hạ tọa. Cho đến khi, trong chúng không ai muốn đổi nữa, thì lấy bát được đổi cuối cùng trao cho tỳ-kheo phạm xả. Pali gọi đây là yết-ma Tăng sai người nhận bát để đổi (bhikkhu pattagāhāpako).
[123] Văn hơi tối. Tham khảo Pali: na ca tassa anuddayatāya na gahetabbo. yo na gaṇheyya, āpatti dukkaṭassa, «(vị kế tiếp) không nên vì sự thương tưởng vị ấy (?) mà không nhận. Ai không nhận, phạm đột-kiết-la.» Câu văn Pali cũng không rõ, vì đại từ tassa có thể chỉ tỳ-kheo phạm xả, cũng có thể chỉ cho vị Thượng tọa vừa đổi bát. Bản dịch Anh hiểu nghĩa thứ hai. Nhưng hiểu nghĩa thứ nhất, thì tỳ-kheo này không nhận bát, để cuối cùng tỳ-kheo phạm xả vẫn nhận được bát tốt như ý muốn. Vì vậy, tỳ-kheo nào không nhận vì lý do này phạm đột-kiết-la.
[124] Phi bát dụng 非缽用; sử dụng không đúng chức năng của bát.
[125] Cho chóng vỡ.
[126] Pali, Nissaggiya 26: Suttaviññatti. Ngũ phần, Ni-tát-kỳ 11. Tăng kỳ, Ni-tát-kỳ 26. Thập tụng, Căn bản, Ni-tát-kỳ 23.
[127] Pali: tantavāyehi, bởi những người thợ dệt, không phân biệt thân lý hay không thân lý.
[128] Pali: sáu loại chỉ để dệt sáu loại y cho phép. Ngũ phần cũng không phân biệt.
[129] Các bản Tống-Nguyên-Minh không có câu lặp này.
[130] Pali: Nissaggiya 27, Mahāpeskāra. Ngũ phần, Ni-tát-kỳ 12. Tàng kỳ, Ni-tát-kỳ 27.
[131] Pali: aññātako gahapati, cư sĩ không phải bà con. Thập tụng, Căn bản: phi thân lý cư sĩ, cư sĩ phụ.
[132] Tự tứ thỉnh 自恣請. Pali: pubbe pavārito, được yêu cầu nói sở thích.
[133] Tăng kỳ, Ni-tát-kỳ 24. Pali, Nissaggiya 25, cīvara-acchindana.
[134] Long nha dặc; xem cht. trên
[135] Bản Hán, hết quyển 9.
[136] Pali, Nissaggiya 23, bhesajja. Cf. Mahāvagga vi Bhessajja-kkhando, Vin.i.198. Ngũ phần 5 (T. 1421, tr.30c), Ni-tát-kỳ 15. Tăng kỳ 10 (T. 1425, tr.316b), Ni-tát-kỳ 23. Căn bản (T. 1442, tr.759b), Ni-tát kỳ 30.
[137] Xem Thập tụng 26, «Y dược pháp» (T. 1435, tr.184b). Pali, Mahāvagga iv «Bhesajja-khandha,» Vin.i. 199.
[138] Bất linh thô hiện 不令麤現. Pali, Vin.i.198: na ca oḷāriko āhāro paññāyeyya, không thể quan niệm là thức ăn thô (=thực phẩm chính). Có lẽ bản Hán để rơi mất từ āhāra (thực phẩm) nên câu văn bất xác.
[139] Tô du sanh tô mật thạch mật 酥油生酥蜜石蜜. Pali, nt. sappi navanītaṃ telaṃ madhu phāṇitaṃ, váng sữa, bơ tươi, dầu ăn, mật, đường mía (hay mật mía).
[140] Thập tụng, ibid., Phật chưa cho phép ăn các thứ này sau ngọ.
[141] Xem Tứ phần, ba-dật-đề 35, về phép tàn thực.
[142] Tiểu chú trong bản Hán.
[143] Xem cht.14, Phần III Ch.vii. Thuốc và các chú thích rải rác trong chương đó.
[144] Ma-kiệt ngư 摩竭魚 ; một loại cá voi (Pali: makara). Cf. Mahāvagga iv, Vin.i.200: sáu loại mỡ: gấu, cá, cá sấu, heo, lừa.
[145] Pali, op.cit., vikāle… dukkaṭā, phi thời, phạm đột-kiết-la; tức không được quá ngọ.
[146] Tư-ha Tỳ-la-trà tượng sư 私訶毘羅嗏象師; phiên âm từ Skt. Siṃha-Vairāṭa. Đồng nhất với Pali, Belaṭṭha Kaccāna, người buôn đường, chuyển kể, Mahāvagga iv, Vin. i. 224f. Cf. Thập tụng 26 (T. 1435, tr.189a): chuyện tượng sư Tỳ-la-tra.
[147] Đi từ Rājagaha đến Andhakavida, ngược chiều với Phật.
[148] Hắc thạch mật 黑石蜜. Pali: guḷa, đường (cát) đen; đường mía chưa tinh luyện.
[149] Số tỳ-kheo được kể là 1250 vị.
[150] Tất-lăng-già-bà-ta 畢陵伽婆蹉. Pali: Pilindavaccha. Chuyện kể Tất-lăng-già-bà-ta trong Ngũ phần 5 (T22n1421, tr.30c25) và Pali (Vin.iii. 248) giống nhau.
[151] Hán: tàn dược 殘藥. Pali: paṭisāyanīyāni bhesajjāni, các loại thuốc được uống như ăn. Căn bản: chư dược tùy ý phục thực 諸藥隨意服食, ‹các loại thuốc được tuỳ ý uống hay ăn.› Ngũ phần, Thập tụng: hàm tiêu dược 含消藥, thuốc như thức ăn loại mềm (không cần nhai).
[152] Tô, du, sanh tô, mật, thạch mật 酥油生酥蜜石蜜. Pali: sappi, navanītaṃ, telaṃ, madhu, phāṇitaṃ, váng sữa bơ lỏng (trong), bơ sống (tươi), dầu, mật, đường mía. Ngũ phần, Thập tụng, Căn bản, kể bốn: tô (gồm cả thục tô và sanh tô), du, đường, mật. Đường được giải thích là đường cát (sa đường).
[153] Tiểu chú trong bản Hán. Dưới đây cũng vậy.
[154] Pali, Nissaggiya 24, vassikáāṭika. Ngũ phần, ni-tát-kỳ 17. Tăng kỳ, ni-tát-kỳ 26. Căn bản, Ni-tát-kỳ 28.
[155] Tỳ-xá-khư Mẫu 毘舍佉母, xem cht.2, ch.iii, Bất-định 1.
[156] Chuyện kể, xem Mahāvagga viii,Vin. i. 291ff. Cf. Thập tụng 27, «Y pháp» (T23n1435, tr.195b11).
[157] Hán: như tượng niệu há 如象尿下, «như voi đái.»
[158] Hán: Như lai bất dữ nhân quá nguyện 如來不與人過願. Cf. Pali (Vin.iii. 192): atikkantavārā kho … thāgatā, «Các đức Như lai siêu quá các ước nguyện.» Nghĩa là chỉ hứa khả những thỉnh nguyện không phi pháp. Câu Phật thường xuyên trả lời khi có người thỉnh nguyện. Xem Thập tụng 27, (T23n1435, tr.195c17) «Các Như Lai… đã vượt qua các ước nguyện (Hán: dĩ quá chư nguyện 已過諸願).»
[159] Thập tụng, ibid.: «sau khi đã quen nơi chốn, tỳ-kheo ăn đâu, tùy ý.» Pali, Vin.i. 192: icchāmi saṅghassa yāvajīvaṃ āgantikabhattaṃ dātuṃ, «Con muốn trọn đời dâng cúng thực phẩm tỳ-kheo khách cho Tăng.»
[160] Thập tụng, ibid., «vì vậy (vì đi một mình) có thể đi lạc vào đường hiểm.»
[161] A-na-tần-đầu 阿那頻頭國. Pali: Andhakavindaka. Cf. Vin.i. 220 (Bhesajja-kkhandha).
[162] Hán: chúc 粥. Pali: yāgu: cháo gạo hay cháo sữa.
[163] Vũ dục y 雨浴衣; xem giải thích đoạn sau.
[164] A-di-la-bạt-đề 阿夷羅跋提. Pali: Aciravatī.
[165] Nghĩa là, được phép để dành làm lương thực đi đường, để dọc đường, những chỗ lạ, khỏi phải đi khất thực.
[166] Đây là những trường hợp tỳ-kheo được phép để dành thức ăn.
[167] Vũ dục y 雨浴衣. Pali: vassikasāṭikā, khăn quấn để tắm khi trời mưa. Khác với udakasāṭikā, dục y浴衣, khăn tắm để tỳ-kheo-ni quấn người khi tắm sông.
[168] Tính theo lịch Trung quốc. Đây chỉ 1 tháng trước an cư mùa hạ. Căn bản 24 (T23n1442, tr.757a13): «Xuân tàn còn một tháng, chỉ một tháng trước an cư, tức từ 16 tháng Tư đến 15 tháng Năm.»
[169] Pali, Nissaggiya 28 accekacīvara. Ngũ phần, ni-tát-kỳ 18. Căn bản, ni-tát-kỳ 26.
[170] Xem cht.2, Chương 1, ba-la-di 1.
[171] Lỵ (Lợi)-sư-đạt-đa và Phú-la-na 利師達多富羅那. Pali: Isidatta và Purāṇa, hai quan nội giám của Vua Pasenadi. Vin. iii. 260: Có một vị Đại thần nọ (không nói tên).
[172] An cư y 安居衣. Pali: vassāvāsika. Căn bản: hạ nội phần y. Thập tụng: hạ an cư y.
[173] Y cấp thí 急施衣; y được cúng trong lúc khẩn cấp. Pali: acceka-cīvara.
[174] Vin. 111. 261: y được bố thí do quan tướng sắp ra trận, người sắp đi xa, người đang mang thai, người trước không tín tâm nay vừa phát tín tâm.
[175] Pali: cīvarakālasamaya.
[176] Pali, Nissaggiya 29 sāsaṅsika. Ngũ phần, ni-tát-kỳ 16. Căn bản, ni-tát-kỳ 27.
[177] Hậu ca-đề nhất nguyệt mãn 後迦提一月滿; Pali: cātumāsinīkattikapuṅṅmā, ngày trăng tròn của tháng ca-đề sau, tức ngày trăng tròn đúng sau ngày tự tứ một tháng. Tức tháng thứ tư, tháng cuối cùngcủa mùa mưa (lịch Ấn độ cổ).
[178] Pali gọi là kattikacorakā, bọn cướp ca-đề, vì chúng hoạt động vào tháng ca-đề, thường nhất là đêm có trăng. Chủ yếu cướp y các tỳ-kheo nhận được sau an cư.
[179] Pali, Nissaggiya 30 pariṇata. Ngũ phần, ni-tát-kỳ 14. Căn bản, ni-tát-kỳ 29.
[180] Bản Hán, hết quyển 10.