TÂM KINH MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA

TÂM KINH BÁT NHÃ BA LA MẬT

(PRAJNAPARAMITAHRIDAYA SUTRA)

CHÚ GIẢI:

v    Bát Nhã: là Trí Tuệ.

v    Ba La Mật:  là đến bờ bên kia.

v    Đa: là định tĩnh.

v    Kinh:  là chơn lý, đường tắt. Kinh nay chỉ con đường tắt định tâm vậy.

Đức Bồ Tát Quán Tự Tại khi Ngài thật hành sâu xa về trí tuệ Bát Nhã, Ngài soi thấy năm uẩn đều không, liền qua tất cả khổ ách.

Nầy Xá Lợi Tử! Sắc chẳng khác với không, không chẳng khác với sắc, sắc tức là không, không tức là sắc, thọ, tưởng, hành, thức, cũng lại như vậy.

Nầy Xá Lợi Tử, tướng không của các pháp ấy chẳng sanh, chẳng diệt, chẳng nhơ, chẳng sạch, chẳng thêm, chẳng bớt…thế nên trong cái không đó, nó không có sắc, không có thọ, không có tưởng, không có hành, không có thức, (và nó cũng) không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. (Nó cũng) không có sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp. Không có nhãn giớ cho đến không có ý thức giới (tức là không có 18 giới). Không có cái vô minh mà cũng không có cái hết vô minh. Cho đến nó không có lão tử mà cũng không có cái hết lão tử; không có khổ, tập, diệt, đạo, cái trí cũng không có và cái được cũng không, (không như vậy) là vì nó không có chỗ được.

Bồ Tát nương nơi trí huệ cứu cánh nầy, tâm không ngăn ngại, không có sợ hãi, xa lìa tất cả những điều điên đảo, các mộng tưởng, được Niết Bàn rốt ráo.

Các Đức Phật trong ba đời đều nương theo trí tuệ Bát Nhã nầy, mà được Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Thế nên biết rằng, trí tuệ rốt ráo nầy là đại thần chú, là đại minh chú, là vô thượng chú, là vô đẳng đẳng chú, hay trừ tất cả khổ, chân thiệt không giả dối. Cho nên nói chú Bát Nhã Ba La Mật Đa, liền nói chú rằng: Yết Đế, Yết Đế, Ba La Yết Đế, Ba La Tăng Yết Đế, Bồ Đề Tát Bà Ha.

CHÚ GIẢI:

  • Quán Tự Tại là thế nào? (Avalokitesvara), biến hóa từ tâm, thông suốt quán sát tự đặng.
  • Bồ Tát (Boddhisattva)  – nghĩa là giác hữu tình. Nghĩa lý dã giảng giải đầy đủ ở trước. Có nghĩa là thường giác ngộ tất cả chúng hữu tình.
  • Chữ Uẩn là chứa nhóm; sắc, thọ, tưởng, hành, thức, gọi đó là năm uẩn. Toàn Kinh chú trong một câu nầy.
  • Độ tất cả khổ ách, gồm cả tự độ, độ tha mà nói.
  • Xá Lợi Tử (Sariputra) là tên người.
  • Nhơn sắc mà có thọ, nhơn thọ mà có tưởng, nhơn tưởng mà có hành, hành mà không được thì hiểu biết cùng tâm tánh khó quên, năm thứ nầy nó nương tựa cùng nhau.
  • Các pháp tướng không là thế nào? Tức là chân tánh có mà chẳng có, không nhưng chẳng không. Ấy là tướng không của các pháp. Chân tánh nhiều kiếp không hư hoại, cho nên nó không sinh không diệt. Chân tánh xưa nay không nhiễm, cho nên nó không cấu không tịnh; chân tánh không trụ trước một vật gì, nên nó không tăng không giảm.
  • Nhãn, nhĩ, tỹ, thiệt, thân, ý – gọi là sáu căn
  • Sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp – gọi là sáu trần.
  • Mọi sự vật đều vin nơi ý mà phát khởi, cho nên sự vật thuôc về ý. Hoặc nói sự vật cùng ý pháp khởi đồng thời, tức là phát động vậy, cung chung liên quan mật thiết với nhau về phần vọng động.
  • Chỗ thấy của mắt là nhãn giới, chỗ biết của vọng tâm là ý thức giới.
  • Vô lão tử là sao? Là thường còn không hoại diệt.
  • Khổ tức là các phiền não.
  • Tập là chứa nhóm, là nguyên nhân, chứa nhóm muôn tội nghìn lỗi ỏ trong thân thế người ta.
  • Hai cái khổ – tập là quả khổ và nhân khổ.
  • Diệt – là tịch diệt, Niết Bàn.
  • Đạo là con đường, cung như nói con đường tu hành để đạt đạo.
  • Hai cái nầy gọi là quả vui vào nhân vui. Tiếng Phạn gọi là Bodhisattva. Trung hoa dịch la Giác hữu tình.
  • Chữ Niết (nir) là không sanh;
  • Chữ Bàn (vana) là không tử.
  • Chữ A là không; chữ Nậu Đa La (Nuttara) là thượng có nghĩa là cao nhất.
  • Chữ tam (sam) là chánh, chữ miệu (yak) là đẳng.
  • Tam Bồ Đề (Sambodhi0 là chánh giác.
  • Yết đế, yết đế (gate, gate) là chơn lý nhiệm mầu để độ chúng sinh. Nói Yết Đế hai lần, ý nói độ mình và độ người.
  • Tăng là tăng tiếng.
  • Tát bà ha – có nghĩa là nhanh chóng. Nghĩa là việc làm nhanh chóng thành tựu cứu độ cho tất cả chúng sanh.

 

MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH

Quán Tự Tại Bồ Tát, hành thâm Bát Nhã Ba La Mật Đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thế khổ ách.

Xá Lợi Tử, sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ tưởng hành thức, diệc phục như thị. Xá Lợi Tử, thị chư pháp không tướng, bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng bất giảm. Thị cố không trung vô sắc, vô thọ tưởng hành thức, vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý, vô sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Vô nhãn giới nãi chí vô ý thức giới. Vô vô- minh, diệc vô vô-minh tận. Nãi chí vô lão tử; diệc vô lão tử tận. Vô khổ tập diệt đạo; vô trí diệc vô đắc. Dĩ vô sở đắc cố; Bồ Đề tát đỏa, y Bát Nhã Ba La Mật Đa cố; tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng cứu cánh Niết Bàn. Tam thế chư Phật, y Bát Nhã Ba La Mật Đa, cố đắc A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề. Cố tri Bát Nhã Ba La Mật Đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú; năng trừ nhất thiết khổ, chơn thiệt bất hư. Cố thuyết Bát Nhã Ba La Mật Đa chú, tức thuyết chú viết: Yết đế, yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha (3 lần).

GIẢNG RỘNG: Tôn giả A Nan nói: Đức Thế Tôn chỉ dạy chúng ta có đức Quán Tự Tại Bồ Tát công hạnh tu hành rất sâu, đầy đủ đại trí tuệ, tạo căn bản đến bờ bên kia, soi thấy năm uẩn chính mình cùng năm uẩn chúng sinh đều không có thật. Đối với mình thì tu đến Vô Thượng Bồ Đề, đối với người thì nhiều phương tiếp dẫn, khiến qua tất cả khổ não, được về con đường giải thoát. Đệ tử thượng túc của Phật là Ngài Xá Lợi Phất chính là muốn lìa khổ ách, Bồ Tát gọi danh Ngài mà bảo rằng:

–       Xá Lợi Tử, ông biết trong thế gian những gì có hình là sắc, vô hình là không, không biết sắc kia chính là mộng, huyễn, bào, ảnh, chẳng khác gì với không; không là nhất chân hiển lộ, chẳng khác gì với sắc. Sắc tức là không, không tức là sắc. Luận về nhơn sắc mà có thọ, nhơn thọ mà có tưởng, nhơn tưởng mà có hành, hành đó không thông thì thức đối với tâm không quên. Năm cái nầy nhơn nhau mà sinh ra vọng kiến. Nay sắc đã là không thì thọ tưởng hành thức, cũng lài như vậy. Do đó, chân tánh thường thanh thường tịnh, mảy may không pháp tướng có thể xưng gọi, không thật là tướng không trong các pháp ư? Luận về chỗ mầu nhiệm kia thì thường còn bất biến, không sinh không diệt, trạm nhiên trong sáng, không nhơ không sạch; tự nhiên tốt đẹp không tăng không giảm. Vì thế, cho nên trong tánh chơn không đã không có sắc, thọ, tưởng, hành, thức, thì sáu căn đều thanh tịnh, không nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý. Sáu trần không nhiễu loạn, không sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Đầu mối khổ lụy của sáu căn, do nhãn căn đứng đầu, nay nhãn giới đã không thì muôn trần duyên đều dứt, rồi ý giới cũng quên luôn. Các việc nhận định đều do định mà được yên tĩnh, do yên tĩnh mà phát sanh trí tuệ; không có vô minh, cũng không có sự hết vô minh. Nhờ lâu mà bền chắc, do bền chắc mà an nhiên; không có lão tử, cũng không có hết lão tử. Quả khổ của phiền não là do nhân khổ tác nghiệp; quả vui của Niết Bàn do nhờ nhân vui tu trì, một thời đều dứt! Trong tính chân không, vốn không có danh từ trí tuệ, đến bờ bên kia cũng thuộc về hư giả, thì lại đâu có đắc ư? Song mà không trí không đắc, từ đâu đã đặng bồ đề mà nói ra. Trước khi chưa được, đâu có thể nào không pháp ư? Sở dĩ nói Bồ Đề tát đỏa là vì trí tuệ đến bờ bên kia, nhờ phương pháp tu hành, giữ gìn sáu căn, dứt hẳn sáu trần, nên tâm không trệ ngại, xa lìa các sự điên đảo thần thức, vọng tưởng mộng mị, đến chỗ bất sinh bất tử mới thôi. Chẳng những Bồ Tát làm như thế, mà các Đức Phật trong ba đời, muốn đặng Vô Thượng Bồ Đề, cũng phải y nơi trí tuệ đến bờ bên kia. Thế nên biết rằng trí tuệ đến bờ bên kia là mật ngữ biến hóa không  lường, là mật ngữ thần quan phổ chiếu, mà mật ngữ chí cực vô thượng, là mật ngữ độc tuyệt vô luân.

Tôn Giả A Nan đã nói:

–       Hay trừ tất cả khổ ách, lời nói ấy chân thật không hư dối. Lại nữa có mật chú các ông mỗi thời phải trì tụng, có thể được phát sanh trí tuệ, được đến bờ giải thoát bên kia. Thần chú nói: Gate, gate, lưu xuất chân lý nhiệm mầu để độ chung sinh. Lời lập lại có ý nghĩa độ mình độ người. Ba la yết đế, muốn đến bờ kia, cần phải nhờ chân lý nhiệm mầu nầy. Chữ tăng ở đây lá chúng, là đông, là thêm vậy. Tát bà ha là nhanh chóng, nghĩa là tu hành nhanh chóng để thành tựu cho tất cả chúng sinh.

Tóm lại, mật chú dù là con đường tắt tu hành, nhưng không ngoài tâm niệm mỗi người; Ai hay không vướng, không chấp năm uẩn kia, thì chủ nhân ông thường định, rồi dũng cảm tự thanh, làm gì mà không được Bồ Đề ư?

HẾT 

mid