CĂN BẢN THUYẾT NHẤT THIẾT HỮU BỘ TỲ NẠI DA TỤNG

Nguyên tác: Tôn giả Tỳ xá khư
Hán dịch: Tam tạng Pháp sư Nghĩa Tịnh đời Đường
Việt dịch: Ban phiên dịch chùa Pháp Bảo, HT Thích Tịnh Hạnh giám tu- năm 2005
Hiệu đính và nhuận văn: NS Thích nữ Như Lộc tại chùa Phổ Minh – năm 2010.

 

QUYỂN THƯỢNG

A. VIỆC THỌ CẬN VIÊN VÀ YẾU HẠNH CỦA BÍ-SÔ:

Mở bày pháp điều phục,
Nói rõ nghĩa điều phục,
Trụ vững trong điều phục,
Bỏ pháp phi điều phục.
Xin kính lễ Đại sư,
Pháp và các Thánh chúng,
Con nay theo chỗ hiểu,
Nhiếp tụng Tỳ nại da,
Người lười biếng thiếu huệ,
Thường sợ văn giải rộng,
Người siêng cũng không thích,
Vào biển điều phục này.
Muốn cho những người kia,
Không phải mệt nhọc nhiều,
Kết tụng theo thứ lớp,
Bậc thiện nhân thấy bờ,
Khen là được viên mãn,
Sanh Phạm cung thù thắng,
Tam ma địa, niết bàn,
Đều nhờ giới mà được,
Lìa Tỳ nại da này,
Thảy đều không thanh tịnh.
Như giặt y thật sạch,
Phải giặt trong nước sạch.
Cũng như vầng trăng khuyết,
Ban đêm không chiếu sáng,
Xuất gia trong Phật giáo,
Thi la khuyết cũng vậy.
Thế nên bỏ lười biếng,
Ưa thích giới trang nghiêm,
Muốn biết làm, không làm,
Phải siêng nghe Luật giáo.
Bí sô nên tác ý,
Cầu hiểu Tỳ nại da,
Cốt soi sáng mình trước,
Sau mới dạy cho người,
Hay ở trong bốn chúng,
Được cung kính tôn trọng.
Chư Phật trong ba đời,
Đều thọ trì tạng này,
Siêng cầu chánh pháp trụ,
Và lợi ích hữu tình.
Từ phòng ngừa giới uẩn,
Khéo giữ chớ khuyết phạm.
Nếu người khác có phạm,
Có nghi đến thỉnh hỏi,
Ở trong nghĩa dứt nghi,
Đạt đến chỗ thiện xảo,
Oán xứ được hàng phục.
Biết pháp cùng pháp câu,
Thường không bị người khinh,
Trong đại chúng không sợ.
Nếu ở nơi biên địa,
Có người hiểu luật giáo,
Phật nói ta không lo,
Do kia phát quang huy.
Phật Mâu ni nói rằng:
Luật đức khó nghĩ bàn,
Cho nên phải siêng cầu,
Thọ trì luật tạng này.
Bí sô đủ mười hạ,
Tự khéo giữ luật nghi,
Hiểu rõ các pháp thức,
Xuất gia thọ Cận viên,
Giới kinh và Quảng thích,
Văn nghĩa đều tinh diệu,
Làm y chỉ cho người,
Và làm Giáo thọ sư,
Không chỉ hiểu chút nghĩa.
Biết cạn, việc nhiều nghi,
Phải phân tích rõ ràng,
Lời của Đại sư nói,
Rộng giải thích Giới bổn.
Người ngu không hiểu được,
Dù sáu mươi tuổi hạ,
Phải y chỉ người khác,
Nếu không có người già,
Nên y chỉ người trẻ,
Chỉ trừ không lễ bái,
Các việc khác nên làm.
Người nào muốn xuất gia,
Tùy ý đến một thầy,
Thầy nên hỏi nạn sự,
Không chướng pháp nên độ,
Nếu gây tội Vô gián,
Và là kẻ Tặc trụ,
Phi nhân biến hóa hình,
Ngoại đạo, người mù điếc,
Hoặc năm hạng Huỳnh môn,
Ô nhục Bí sô ni,
Như ruộng bị nhiễm mặn,
Không sanh hột giống giới.
Hoặc người phạm biên tội,
Mắc nợ và có bịnh,
Đại thần, tướng của vua,
Đại tặc và đầy tớ.
Người thân thể tật nguyền,
Mười ngón dính với nhau,
Tay chân bị lệch què,
Xương sống cong, mũi tẹt,
Bị người làm tổn thương,
Thân lớn mà đầu nhỏ,
Răng sún hơn phân nửa,
Mắt loạn nhìn không rõ,
Mắt lớn nhỏ, hoặc vàng,
Cho đến hồng hay đỏ…
Không đoan nghiêm như vậy,
Đều không cho xuất gia.
Tóm lại việc nên ngăn,
Cốt yếu có ba loại:
Sắc, hình và dòng họ,
Làm nhơ uế chúng tăng.
Sắc là như tóc đỏ…
Hình là đầu mặt xấu,
Đầu, tai giống như lừa,
Hoặc không có tóc tai,
Tướng voi, ngựa và khỉ,
Hểnh mũi, chỉ một mắt,
Không mắt, răng bò ngựa,
Cho đến không có răng.
Dòng họ: Chiên đà la,
Thợ tre, người hốt phân…
Đều bị luật ngăn cấm.
Nếu có người tịnh tín,
Nói là không có lỗi,
Hỏi biết không chướng pháp,
Nhiếp thủ qua tám ngày,
Để ý xem xét kỹ,
Nếu trước đã xem xét,
Không cần qua một ngày,
Liền cho thọ Tam quy,
Và thọ năm học xứ,
Nên mặc y phục trắng,
Đứng ở trước chúng tăng,
Xin Tăng già chấp thuận,
Cho nương pháp xuất gia,
Trước thỉnh Thân giáo sư,
Truyền trao mười học xứ,
Thọ pháp Cầu tịch rồi,
Tất cả chúng tục lữ,
Nên khen ngợi, kính lễ,
Do lìa tục trói buộc,
Phá trừ lưới lậu hoặc,
Mặc y phục Đại tiên.
Vì người này ngời sáng,
Như mặt trời mới mọc,
Như trời Tam thập tam,
Người thọ đắc Cận viên,
Các tội đều tiêu trừ.
Ở trung phương đủ mười,
Bí sô thiếu không cho.
Người biên phương thọ cụ,
Năm hay hơn tùy ý.
Phương Đông – Bôn đồ bạt đạt na,
Phương này có cây tên Sa la.
Phương Bắc – núi tên Ôn thi la,
Chùa tên Đáp ma sa bạn na.
Phương Tây – thôn tên Tốt thổ nô,
Phương Nam – thành tên
Nhiếp phạt la, Phật nói trong giới này – Trung phương,
Ngoài giới này gọi là biên phương.
Bí sô giới thanh tịnh,
Được truyền thọ Cận viên,
Cận viên có năm nhân:
Chúng đủ, trong giới đồng,
Người thanh tịnh bỉnh pháp,
Không chướng (pháp), yết ma thiện.
Luận Tỳ bà sa nói,
Mười loại đắc Cận viên:
Thế tôn Nhất thiết trí,
Gọi là Tự giác thọ;
Kiều trần như thượng thủ,
Năm người đắc định đạo;
Hiền bộ… tâm thanh tịnh,
Đều từ quy y đắc;
Pháp Dữ do Sứ đắc;
Thiện lai thành Bí sô,
Riêng Đại Ca Diếp ba,
Do kính thầy – đắc giới,
Đồng tử Ô đà di,
Khéo qua việc hỏi đáp,
Rất vừa ý Đại sư,
Nên được thành Cận viên;
Trung phương đủ mười người;
Biên phương chỉ năm người,
Hoặc là hơn năm người,
Người bỉnh nên biết pháp;
Lại nhân Cù Đàm di,
Đại thế chủ thỉnh Phật,
Phật nói tám kỉnh pháp,
Nên mới đắc Cận viên;
Những người khác nếu thọ,
Đều bạch tứ yết ma.
Vừa thọ Cận viên xong,
Nên nói năm thời tiết:
Đông, xuân, hạ mùa mưa,
Cuối mưa và Hạ dài,
Đo theo bóng người tính.
Đông bốn: nửa tháng chín,
Cho đến nửa tháng giêng;
Xuân bốn: nửa tháng giêng,
Cho đến nửa tháng năm;
Mùa mưa: nửa tháng năm,
Cho đến nửa tháng sáu;
Cuối mưa – một ngày đêm,
Là mười sáu tháng sáu;
Sáng mười bảy – Hạ dài,
Cho đến nửa tháng chín,
Ba tháng thiếu một ngày,
Gọi là năm thời tiết.
Cuối mưa thọ Cận viên,
Trong đồng hạ – nhỏ nhất,
Hạ dài – sáng sớm thọ,
Trong đồng hạ – lớn nhất.
Thọ cụ theo Bí sô,
Nửa tháng thỉnh giáo thọ,
Kiết hạ gần Bí sô,
Trong hai chúng – Tùy ý,
Không mắng nhiếc Bí sô,
Không gạn hỏi phá giới,
Ni nếu phạm Tăng tàn,
Trong hai chúng – Ý hỉ,
Ni tuy trăm tuổi hạ,
Nên ân cần kính lễ,
Bí sô mới thọ giới,
Đây là tám kỉnh pháp.
Nữ làm tướng nam tử,
Trượng phu làm tướng nữ,
Tục nhân và huỳnh môn,
Không được làm thân giáo.
Giặc và thân tàn tật,
Tuy là thiện cũng ngăn,
Nếu truyền trao Cận viên,
Chúng tăng đều phạm tội.
Không thích, không Viên cụ,
Nếu không rõ năm sanh,
Nên xem kỹ tướng mạo,
Nhìn tướng đoán tuổi tác,
Không đủ hai mươi tuổi,
Không cho thọ Cận viên,
Nếu muốn tính cho đủ,
Nến tính luôn tháng nhuần,
Cả số ngày trong thai,
Vẫn không đủ hai mươi,
Nên ở vị Cầu tịch,
Không thành thọ Cận viên,
Nếu qua một hai năm,
Mới nhớ biết tuổi thiếu,
Do năm trước tưởng đủ,
Nên gọi thiện Cận viên.
Nếu người nghe bạch xong,
Tai kia bỗng nhiên điếc,
Cũng gọi là thiện thọ,
Phật khai cho không lỗi.
Khi đang thọ Cận viên,
Nam bỗng chuyển thành nữ,
Người này thành thọ cụ,
Nên đưa đến trong Ni.
Nếu Ô-ba-đà-da,
Nghe bạch xong biến hình,
Thì không thành thọ cụ,
Người bỉnh pháp không lỗi.
Người thọ giới dưới đất,
Người bỉnh pháp trên không,
Thể hai giới khác nhau,
Nên không thành thọ cụ.
Luân vương nuôi thái tử,
Nối dõi được hưng long;
Hộ Cầu tịch cũng vậy,
Khiến Thánh giáo tăng trưởng.
Nếu thầy sai Cầu tịch,
Có viêc leo lên cây,
Té xxuống tổn thân thể,
Cho nên Thánh giáo ngăn.
Xuất gia – bi làm gốc,
Dù bảy tuổi cũng cho,
Nhưng phải biết đuổi quạ.
Nếu xuất gia thọ cụ,
Không bát thì không cho,
Bát Đại tiên cần có,
Vì là nhân khất thực.
Như Thượng tòa Cận hỉ,
Độ Cầu tịch không bát,
Sắp đến giời khất thực,
Theo người xin bát đựng.
Mượn y bát người khác,
Để được thọ Cận viên,
Chớ như pháp Phạm chí,
Là Thế tôn khai cho.
Nếu người chưa thọ cụ,
Không nói Tứ y trước,
Nghe rồi thấy khó hành,
Phạm chí liền bỏ về.
Nếu làm một yết ma,
Trong giới truyền bốn người,
Là Tăng truyền cho Tăng,
Không gọi là thọ pháp.
Nếu hai hay ba người,
Đồng thời thọ Cận viên,
Hình tướng tuy khác nhau,
Nhưng không phân lớn nhỏ,
Tùy ngồi thọ lợi thí,
Và không kính lễ nhau.
Khi sai làm tri sự,
Tùy được sai mà làm.
Làm yết ma linh bố…
Cho những người phóng dật,
Quở trách rồi đuổi đi,
Để sanh tâm nhàm lìa.
Nếu người thông ba tạng,
Lại là người danh tiếng,
Hay sanh phước rộng lớn,
Không nên quở trách đuổi,
Nếu như quở trách đuổi,
Sẽ tổn thương Phật giáo.
Người phạm bốn tội trọng,
Tà chấp giữ tâm ngu,
Làm việc không nên làm,
Người đời đều dị nghị,
Nhơ nhà, sanh đấu tranh,
Người phá giới như thế,
Tăng nên đánh kiền chùy,
Đồng tâm tác pháp tẫn,
Nếu ôm cột – chặt cột;
Níu khung cửa – chặt cửa.
Đã nói như tử thi,
Là nghĩa không ở chung,
Chúng tăng nên tẫn xuất,
Trừ người ô uế này.
Ni không nên lễ bái,
Chỉ nên cung kính thôi,
Cận sự không cùng nói,
Nhưng khất thực nên cho.
Xúc, ganh, bịnh, sanh, bán,
Năm hạng Bán trạch ca,
Lược nói tướng trạng này,
Cho những người không hiểu.
Xúc là nếu xúc chạm,
Tâm liền khởi dâm dục,
Người trí nên nhận biết,
Là đang ôm huỳnh môn.
Tật đố là nếu thấy,
Người giao hội liền khởi.
Bịnh là nhân bịnh đọa,
Hoặc là bị dao cắt.
Sanh là khi sanh ra,
Hai căn đều không hiện.
Không thể làm việc dâm,
Cũng gọi là Phiến sá.
Bán là nửa tháng nam,
Nửa tháng sau là nữ.
Nếu hai căn có đủ,
Thì gọi là Nhị hình.
Tâm nhiễm thấy tà ác,
Là ngoại đạo tà giáo,
Đến họ thọ pháp ấy,
Là thú hướng ngoại nhân.
Nếu người tự cạo tóc,
Trộm pháp mặc pháp y,
Giả dối làm Bí sô,
Đều gọi là Tặc trụ.
Bốn trọng và ác kiến,
Thân phạm Bí sô ni,
Uống rượu, hủy Tam bảo,
Nếu Cầu tịch có phạm,
Một trong mười việc trên,
Tăng liền nên diệt tẫn.
Nếu xả tùy trường hợp,
Nên đưa ra trị phạt,
Nếu không phạm biên tội,
Như pháp xả học xứ.
Tâm không loạn xả giới,
Người hiểu biết hiện tiền,
Tôi xả, thầy biết cho,
Gọi là chân thật xả.
Thọ xong nên vì nói,
Bốn Ba la thị ca,
Người trí bảo biết trước,
Chớ nên làm việc ác.
Nếu tâm không che giấu,
Phát lồ trước một người,
Nói nhàm chán biên tội,
Gọi là người thọ học.
Kế nói pháp tạp hạnh,
Là yếu nghi xuất gia,
Lần lượt dạy cho nhau,
Chở để tôn pháp diệt.
Lúc trời tờ mờ sáng,
Nên thức dậy trước thầy,
Đánh răng trước cho sạch,
Kế kính lễ tôn tượng,
Rồi mới đến chỗ thầy,
Thu xếp lại giường tòa,
Để khăn, cây đánh răng,
Nước nóng lạnh thích nghi,
Cũng có khi dậy sớm,
Đến chăm sóc cho thầy,
Đấm lưng hoặc xoa bóp,
Hay sanh phước thù thắng.
Đầu đêm hoặc cuối đêm,
Hỏi thầy đều đã nghi,
Thầy dựa trên ba tạng,
Giải nghi cho đệ tử.
Sáng sớm đến thăm hỏi,
Đảnh lễ tỏ cung kính,
Thường khởi tưởng khó gặp,
Và khởi tâm ân trọng,
Quét dọn sạch trong phòng,
Và chỗ thầy thường đi.
Trên điện Phật cúng dường,
Huơng hoa tùy khả năng,
Siêng kính lễ Tam bảo,
Đây là nhân Tứ đế.
Nếu khi lễ hương điện,
Hữu nhiễu Tốt đổ ba,
Gần nhau nên hỏi tuổi,
Để biết mà lễ bái.
Vì cầu thể kiên cố,
Thân sai dịch không bền,
Mình siêng, khích lệ người,
Chớ theo ý ngu – đọa,
Tùy thời cúng dường rồi,
Đọc tụng, kế an tâm,
Không chỉ mặc ca sa,
Tình cho là hỉ túc.
Ngày mười bôn, mười lăm,
Nên biết thời trưởng tịnh,
Hòa hợp chúng nên làm,
Nếu trái thì tự làm.
Thường nên tự xét mình,
Có lỗi cầu thanh tịnh,
Cho đến trong tội nhỏ,
Cũng khởi tưởng sợ hãi,
Hoặc đi đến Tăng trù,
Xem việc làm ở đó,
Nếu thấy thức ăn ngon,
Nên bạch cho thầy biết,
Siêng năng thừa sự thầy,
Rửa bát… thảy đều làm,
Thầy biết lượng nên thọ.
Đối với người phá giới,
Không kính lễ, phục vụ,
Thọ dụng đều không chia,
Như củi thiêu tử thi.
Cầu tịch còn không lễ,
Những người tục có giới,
Huống chi đại Bí sô,
Lễ người tục tham dâm.
Bí sô được quả sau,
Nhỏ còn không lễ bái,
Huống chi là người ngu,
Còn luân hồi sanh tử.
Chủ thọ dụng – Vô học,
Học nhân thọ của cha,
Người tu định đọc tụng,
Tùy thọ dụng không lỗi,
Còn những người lười biếng,
Là mắc nợ thọ dụng,
Người phá giới toàn ngăn,
Thọ dụng vật trú xứ.
Tín tâm xây tự viện,
Để an người giới hạnh,
Phạm trọng không hổ thẹn,
Không cho bước chân vào.
Nếu ở gần nhà xí,
Không được nói chuyện nhiều,
Đọc tụng và giặt nhuộm,
Thảy đều không cho làm.
Nhà tiểu tiện, đại tiện,
Khi vào nên gõ cửa,
Tằng hắng, khảy móng tay.
Đại tiểu tiện, hạ phong,
Tùy ra chớ cố rặn,
Muốn đi chớ cố nín,
Cũng chớ có nói chuyện.
Tẩy tịnh dùng cục đất,
Giấy, lá lau phía dưới,
Kế dùng hai ba viên,
Rồi rửa nước cho sạch,
Kế dùng thêm bảy viên,
Để tẩy tịnh tay trái.
Sau cùng dùng bảy viên,
Tẩy tịnh cả hai tay,
Còn lại một viên đất,
Dùng để tẩy quân trì,
Kế rửa tay và chân,
Gọi là sạch bên ngoài.
Nhân nơi Xá lợi phất,
Phật chế việc tẩy tịnh,
Làm khác, phạm Ác tác.
Tẩy tịnh khéo dụng tâm,
Rửa khiến cho thật sạch,
Ý trừ khử mùi hôi,
Khiến thân được thanh tịnh.
Nếu không theo pháp này,
Cần gì trăm viên đất.
Không cho lễ Tam tôn,
Không thọ người khác lễ,
Việc khác không nên làm,
Thế tôn tự chế ngăn.
Nếu không xỉa, đánh răng,
Và ăn chất cay nồng,
Việc này đồng như trên,
Trong luật có nói rõ.
Nếu không hỏi hai thầy,
Được tự làm năm việc:
Đại tiểu tiện, uống nước,
Và xỉa răng đánh răng.
Ở trong cùng một giới,
Trong bốn mươi chín tầm,
Tùy tình lễ chế để,
Việc khác đều bạch thầy.
Như việc rửa tay chân,
Đi ra ngoài thế phần,
Cho đến việc ăn uống…
Thảy đều nên bạch thầy,
Nên bạch mà không bạch,
Mỗi việc đều phạm tội.
Thọ thực nên chánh niệm,
Trao thọ nên y pháp.
Trì y làm phân biệt,
Việc chớ nên sai sót.
Chưa đến mười tuổi hạ,
Không được lìa y chỉ,
Năm tuổi thông hiểu luật,
Tùy ý được du phương,
Nhưng ở chỗ mình đến,
Cần phải tìm y chỉ,
Nếu không người y chỉ,
Không thọ y thực lợi.

I. BỐN PHÁP THA THẮNG

1 – Làm hạnh bất tịnh:

Phật nói ba loại tội:
Vô dư – không thể trị,
Hữu dư – Tăng trừ tội,
Các tội khác – biệt sám.
Bốn Ba la thị ca,
Rất nặng nên cung kính,
Nếu phạm một pháp nào,
Liền thành Bí sô hoại.
Trong mười hai năm đầu,
Tăng đoàn không tỳ vết,
Sạch như nước mùa Thu,
Đến năm thứ mười ba,
Tô trận na sanh tội,
Hành dâm với vợ cũ,
Và Bí sô lan nhã,
Phạm tội nơi Di hầu,
Nên Phật chế học xứ,
Muốn khiến dứt trừ tham…
Đắm trong nghiệp tội dâm,
Tại sao thầy lại làm?
Do Phật quán mười lợi,
Lợi lạc cho nhiều người,
Chế rộng cho Thức xoa,
Vì Như lai đại bi.
Ở nơi ba sang môn,
Do tham dục nên vào,
Rắn Ba la thị ca,
Bị cắn khó trị lành,
Nếu bị người cưỡng bức,
Tâm Bí sô thọ lạc,
Nên biết phạm Tha thắng.
Nơi sang môn đã hoại,
Nơi đối tượng quá nhỏ,
Hoặc sanh chi không khởi,
Thì đều phạm tội Thô,
Thà đem sanh chi mình,
Để trong miệng rắn độc,
Không đưa vào nữ căn,
Chịu khổ báo vô cùng.
Bị rắn độc đen cắn,
Chỉ mất có thân này,
Còn nếu phá giới trọng,
Muôn kiếp chịu khổ đau,
Tướng phạm dâm có nhiều,
Đủ tám chi thành phạm,
Tùy duyên, việc không đồng,
Người trí nên xét kỹ.
Bí sô và người nữ,
Căn cả hai không tổn,
Phương tiện vào quá hạn,
Tâm cả hai thọ lạc,
Hai tội phương tiện đầu,
Tội Thổ la có hai,
Việc nhẹ nặng không đồng,
Trong văn luật nói rõ.

2 – Không cho mà lấy:

Bí sô Đạt ni ca,
Tự làm nhà cho mình,
Lấy gỗ của nhà vua,
Tạo nhân phạm trộm cắp.
Khởi tâm trộm vật người,
Lấy rời khỏi chỗ cũ,
Khởi tưởng vật của mình,
Đủ năm tiền thành phạm,
Hơn năm tiền đồng phạm.
Mới khởi ý – trách tâm,
Xúc chạm – phạm Thổ la.
Đất bằng phẳng thuần sắc,
Kéo đi chỉ tội Thô,
Nếu lồi lõm sắc khác,
Lấy quá phạm Vô dư.
Tâm giận phá bẫy, lưới,
Phạm tội Tốt thổ la;
Làm phước thả hữu tình,
Thì phạm tội Ác tác.
Giành đất có hai loại:
Quan xử đoán, vương gia,
Hai nơi đó được thắng,
Bí sô phạm tội Thô;
Khi người kia xả vật,
Lửa Ba la thị ca,
Thiêu thân Bí sô này.
Chú thuật lấy phục tàng,
Vật báu như Ma ni…
Nếu mắt Bí sô thấy,
Liền phạm tội căn bản.
Muốn ruộng mình thành tựu,
Ruộng của người không thành,
Thiếu nước đấp bờ ruộng,
Sợ tổn khơi nước chảy,
Dựa trên quả thu hoạch,
Mà kết tội trọng khinh,
Khắc tâm lìa các tội,
Làm lợi ích hữu tình.
Tại sao làm Bí sô,
Lại trộm vật người khác?
Làm đệ tử giặc cướp,
Khi cướp lấy vàng bạc…,
Không khai ngộ kẻ giặc,
Tùy việc kết nặng nhẹ,
Nói pháp cho giặc xong,
Hoàn nửa giá hoặc đủ,
Dẫn giặc giao cho quan,
Bí sô phạm Thổ la.
Giặc bắt cóc Cầu tịch,
Bí sô thương đệ tử,
Cứu đi – phạm Thổ la.
Đến phần giới đóng thuế,
Cửa ải và bến đò,
Tự mang hoặc người cầm,
Tâm trộm đi đường khác,
Nếu tính giá vật trộm,
Đủ năm tiền hoặc hơn,
Liền thành tội Tha thắng.
Nếu đến chỗ quan thuế,
Nói vì Phật pháp tăng,
Hoặc là vì cha mẹ,
Khen ngợi công đức kia,
Cho mở thuốc, tiền y,
Vật quý thường cất chứa,
Tác tịnh qua chỗ thuế.
Nếu mượn y người khác,
Do tham tưởng của mình,
Sau nếu không trả lại,
Liền phạm tội Thổ la.
Nếu khi lên trên thuyền,
Vật đã có như bát…,
Hai người trao cho nhau,
Nên cầm trao cẩn thận,
Thầy cầm chắc, tôi buông,
Nếu không nói, vật tổn,
Tính theo giá phải đền.
Người không thỉnh mà ăn,
Ăn liền phạm Ác tác,
Bí sô đã như thế,
Các chúng khác cũng vậy.
Khi vua hay giặc cho,
Hoặc là người ký gởi,
Nếu tâm không phân biệt,
Kia cho vật nên thọ;
Nếu không phải đại nhân,
Thấy thí tài của nguời,
Biết thì không nên thọ,
Không biết, không có lỗi.
Thấy hạng thấp hèn cho,
Nên phải suy nghĩ kỹ,
Không nên thọ nơi họ,
Vì Phật không cho lấy.
Tri sự và người khác,
Đem vật của Tăng cho,
Người nghèo, bịnh nên thọ,
Thọ rồi nghĩ sẽ trả,
Nếu thân chết không tội,
Còn sống cứ tùy duyên,
Gắng sức nên cầu xin,
Đem trả lại cho Tăng.
Vật quý trọng bò, dê…,
Thọ dụng thôn, ruộng, vườn,
Chỉ Tăng mới được thọ,
Cá nhân không được thọ.
Trú xứ và ruộng vườn,
Cùng ngọa cụ… các vật,
Theo lý phải giữ gìn,
Khiến người thí đươc phước.
Vật quý trọng nơi này,
Không được đem cho người,
Không chia, không được bán,
Luật này nói quyết định.
Đứng chỗ cao trong chùa,
Kêu gọi nghe tiếng được,
Nên ở chỗ như vậy,
Xây cất nhà tịnh nhân,
Khi chấp tác mọi việc,
Cho họ y thực lợi;
Nếu bịnh không làm được,
Phật dạy nên thăm nuôi.
Đánh đập và cắt tóc,
Trái ngược với Thánh giáo,
Cột trói não quần sanh,
Thánh hiền đều xa lìa.
Làm phước xả ruộng đất,
Làm phân số nên lấy,
Khi thọ dụng không lỗi,
Đó là pháp vua xưa.
Ở những chỗ bình luận,
Bí sô và Cầu tịch,
Phật dạy không nên nói.
Từ người chánh kiến được,
Đem cho người tà kiến,
Và cho người phá giới,
Là luống đọa tín thí.
Thọ ẩm thực của người,
Nên lượng bụng mà thọ,
Quá nhiều là đọa thí,
Người trì giới nên biết.
Cha mẹ và người bịnh,
Vì lấy không thành tội,
Nếu đem cho người khác,
Phải báo cho chủ biết.
Nơi chỗ đi kinh hành,
Nếu thấy dao và kim…
Báo cho vị kiểm tra,
Gạn hỏi mới trả chủ,
Báo cho chúng biết rồi,
Trong chúng cất ba ngày,
Nếu không người đến nhận,
Sung vào vật thường trụ.
Đem việc mình trao đổi,
Hoặc cho là làm phước,
Bí sô nhận làm thuê,
Việc này Phật không cho.
Tưởng của mình, bạn thân,
Nhiều ít tùy thời dùng,
Không trộm thì không tội,
Nhưng nói cho chủ biết.
Thân hữu có ba loại:
Thượng trung hạ nên biết,
Thuần, trực thì nên thân;
Hời hợt – chớ thân thiết.
Nơi ba loại thân hữu,
Bậc thượng trùm trung hạ,
Bậc trung trùm trung hạ,
Bậc hạ chỉ trùm hạ.

3 – Đoạn mạng người:

Bí sô nhàm bất tịnh,
Cầu Lộc trượng, tự sát,
Làm phước nhưng tham bát…
Cho nên Đại thánh ngăn.
Cố ý, không ngộ sát,
Tự làm, bảo người làm,
Khi khuyên khen người – chết,
Liền chiêu tội Tha thắng.
Hoặc làm phương tiện giết,
Thấy người làm tùy hỉ,
Phóng hỏa đốt núi rừng,
Hoặc chặt phá cây sống,
Hoặc là ăn thịt người,
Đều phạm tội Thổ la.
Bịnh và người nuôi bịnh,
Nếu không biết phương thuốc,
Cần phải hỏi thầy thuốc,
Hoặc hỏi bậc kỳ túc,
Mới đưa người bịnh thuốc,
Khác với đây phạm khinh.
Nếu cung cấp người bịnh,
Theo bịnh trang được chứa,
Vật khác cũng được giữ.
Phật bảo các Bí sô,
Nên thăm nuôi người bịnh,
Hoặc luân phiên tới thăm,
Các việc nên tùy thuận.
Không kính lễ người bịnh,
Bịnh cũng không lễ người,
Tâm tốt đến thăm hỏi,
Nên để ghế mời ngồi.
Không ở trước người bịnh,
Khen ngợi chết là tốt,
Bịnh khổ nghe điều này,
Sẽ thích muốn được chết.
Thầy nên hành bố thí,
Giữ giới không thiếu sót,
Tin sâu nơi Tam bảo,
Sẽ thú hướng niết bàn.
Nếu sau khi thầy chết,
Cung trời chắc không xa,
Niết bàn trong bàn tay,
Chớ buồn thân này chết,
Bí sô nói lời này,
Liền phạm tội Việt pháp.
Nên nói còn thọ lâu,
Bịnh ắt sẽ trị lành,
Thọ lâu như pháp trụ,
Người thiện ở lại lâu,
Niệm niệm hay tăng trưởng,
Phước đức rộng lớn tụ.
Người bịnh có phiền não,
Thầy thuốc giỏi nên khuyên,
Khéo biết thời và xứ,
Cho thuốc chớ tùy nghi.
Cố ý khuyên người – chết,
Không luận tâm thiện ác,
Đều phạm tội Thổ la.
Nếu khởi tâm tham bát…
Nguyện cho người kia chết,
Như kẻ Chiên đà la,
Người này phạm Ác tác.
Chọc cười cũng không nên,
Dùng tay chọc lét nhau,
Chúng mười bảy Bí sô,
Do đây một người chết.
Nếu xây dựng tháp Phật,
Không người tục trợ giúp,
Vác nặng vác không nổi,
Nên làm người thợ chết.
Chuyền gạch tự rớt bể,
Chuyền trao báo cho biết.
Không nên làm ban đêm,
Giống như người làm thuê.
Khi Bí sô giám sát,
Tùy chỗ nên khuyến hóa,
Cho thợ ăn bửa sáng,
Để họ khỏi nhọc mệt.
Nếu là vị tri sự,
Giặc đến, cho náo loạn,
Nhưng không được cố tâm,
Ném đá hại chúng sanh,
Ở ngoài mười khuỷu tay,
Quăng ném cây và đá,
Nên nghĩ nhớ giới học,
Chớ khiến tổn tâm bi.
Người coi ngó trú xứ,
Lớn trong chúng nên hỏi,
Nếu ban đêm thuyết pháp,
Nên khóa chặt cửa nẻo,
Để đề phòng kẻ trộm.
Có năm cách đóng cửa,
Để giữ gìn trú xứ,
Trên dưới nên cài then,
Và khóa cửa cẩn thận,
Tùy chỗ hiện tiền có,
Người ngay thẳng nên làm.
Chỉ làm một hai cách,
Theo thứ lớp bồi thường,
Nếu không làm cả năm,
Mất thì phải đền hết.
Bí sô đi trên đường,
Khi đồng bạn nhiễm bịnh,
Nên tưởng như cha mẹ,
Kính giáo nên cõng theo.
Cha già không đi nhanh,
Sợ đến giờ ngọ thực,
Con đẩy nên cha chết,
Việc này không nên làm.

4 – Vọng nói được pháp hơn người:

Bí sô năm đói kém,
Thật không đức thượng thắng,
Hư dối khen lẫn nhau,
Vì nuôi sống, Phật ngăn.
Không đắc nói tôi đắc,
Pháp tăng thượng thù thắng,
Trừ người tăng thượng mạn,
Thảy đều phạm biên tội.
Tự không pháp hơn người,
Cũng không đắc các định,
Nói đắc Thánh đạo phần,
Sẽ thành đại niết bàn;
Nói đắc pháp tăng thượng,
Chứng được bốn quả Thánh;
Trí là các cảnh khổ…
Kiến là thấy chân đế,
Nói đắc được bốn định,
Một mình trụ định lạc;
Lại nói thấy trời rồng…
Đến nói chuyện với tôi,
Tôi nói chuyện với họ,
Khi nói phạm biên tội;
Lại nói nghe tiếng trời…
Cho đến tiếng Dược xoa,
Thảy đều phạm biên tội.
Nói thấy quỷ phấn tảo,
Thì chỉ phạm Thổ la,
Vì quỷ này thấp kém,
Nên không phạm biên tội.
Nói đắc quả, thông, trí,
Cho đến tưởng vô thường…
Tự cầm kiếm biên tội,
Làm tổn thương thân mình.
Nói có Bí sô thấy,
Báng Tô tất xá già,
Nhưng ý nói là mình,
Khi nói chỉ Ác tác.
Dự đoán thắng, trời mưa,
Sanh nam, nghe tiếng voi,
Quán kỹ mới nên nói,
Khác với đây – tội Thô.

II – 13 PHÁP TĂNG GIÀ BÀ THI SA

1 – Cố ý tiết tinh:

Nếu lìa ba sang môn,
Nơi thân phần mình, người,
Cố tiết chất bất tịnh,
Ắt phạm tội Tăng tàn.
Tiết là ở trong thân,
Tinh rời khỏi chỗ cũ,
Thọ lạc liền thành phạm,
Không cần đợi tinh chảy.
Khi tinh muốn tiết ra,
Nên nhiếp tâm giữ lại,
Lúc đó không phạm trọng,
Chỉ là phạm tội khinh;
Nếu tinh rời chỗ cũ,
Tinh chảy còn trong thân,
Cố tiết ra nơi thân,
Thì phạm tội Thổ la.
Tinh gồm có năm loại:
Nhạt, đặc và sắc đỏ,
Sắc vàng và sắc xanh,
Chuyển luân vương sắc xanh,
Trưởng tử Luân vương – xanh,
Các con khác đều vàng,
Các đại thần sắc đỏ,
Tinh đắc là căn chín,
Nếu là căn chưa thành,
Nữ thương tổn – tinh nhạt.
Nếu cố ý tiết tinh,
Đều phạm tội Tăng tàn.
Nơi các lỗ tường vách,
Cố xúc chạm tiết tinh,
Thì phạm tội Thổ la.
Bị đá lớn xúc chạm,
Tuy động, không xuất tinh,
Tâm nhiễm chạm căn mình,
Chỗ vắng dao động thân,
Hoặc do cầm nắm xuất,
Hoặc ngược gió, ngược dòng,
Đều phạm tội Thổ la;
Nếu thuận gió, thuận dòng,
Thì phạm tội Ác tác.
Nếu với tâm nhiễm ô,
Nhìn ngó sanh chi mình,
Tâm nhiễm không lợi ích,
Thường nên nghĩ trừ bỏ.
Kỳ cọ trong nhà tắm,
Đi – bắp chân chạm nhau,
Bỗng nhiên tinh tự chảy,
Và trong mộng, không tội.
Nếu là hàng Bí sô,
Thì phạm tội Chúng giáo;
Nếu là hàng Cầu tịch,
Thì phạm tội Ác tác.
Nhân tội hai thiên đầu,
Mỗi thiên có trọng khinh,
Nhân trọng thuộc thiên đầu,
Nên sám hối trong chúng,
Khinh – đối bốn ngoài giới,
Nhân trọng thiên thứ hai,
Đối bốn ngoài giới sám,
Khinh – đối một người sám.
Tội Chúng giáo cần Tăng,
Tội khác được đối một,
Nhưng không cho đối trước,
Người đồng phạm phát lồ,
Vì uế không trừ uế,
Mà khiến được thanh tịnh.
Nếu phạm tội Chúng giáo,
Mà có tâm che giấu,
Tùy ngần ấy thời gian,
Mà cho hành biệt trụ.
Khi đang hành biệt trụ,
Lại bị phiền não hại,
Ngu si tạo tội nữa,
Tăng nên cho người này,
Hành pháp Bổn nhật trị,
Như thế đến ba lần,
Y luật giáo cho hành,
Người này đáng thương xót.
Biết do phiền não sanh,
Tâm sanh đại hổ thẹn,
Hoặc hạ mình khiêm tốn,
Tuy điều phục như vậy,
Mà ác không sửa đổi,
Người này nên xả khí,
Đến khi sanh nhàm lìa.
Nếu tâm sanh nhàm lìa,
Tăng nên cho Ý hỉ,
Nước Ý hỉ tưới rửa,
Trừ cấu được thanh tịnh,
Tăng nên cho xuất tội,
Túc số đủ hai mươi,
Tội mới được trừ diệt.
Do nhờ Tăng xuất tội,
Nên gọi là Chúng giáo.
Nếu phát lồ rồi chết,
Hoặc đang hành biệt trụ,
Hoặc chưa được xuất tội,
Cũng sẽ sanh cõi thiện.
Do đây nghĩ thương xót,
Tâm bi không xả bỏ,
Không để nghiệp mình tạo,
Chịu khổ trong đường ác.
Nếu người trì ba tạng,
Bậc tôn ở trong chúng,
Bẩm tánh nhiều hổ thẹn,
Và người đại phước đức,
Tất cả sáu hạng người,
Được đối trước một người,
Sám hối liền trừ tội.
Nhưng tâm phải chí thành,
Ân trọng không khi dối,
Sám rồi không phạm lại,
Gọi là người Ứng pháp.

2 – Xúc chạm người nữ:

Từ chân trở lên đầu,
Tâm nhiễm chạm người nữ,
Không y – phạm Chúng giáo,
Có y – tội Thổ la.
Nếu cố ý xô kéo,
Chạm có y, không y,
Thọ lạc – tội như trên.
Người nữ đến xúc chạm,
Bí sô sanh tâm nhiễm,
Cũng như trên đã nói,
Xô, kéo, y cách đồng.
Vốn khởi ý hành dâm,
Xúc chạm thân người nữ,
Liền phạm tội Thổ la,
Nhân của tội Tha thắng,
Căn cứ trên hành dâm,
Nếu khác – phạm Thổ la.
Bé trai và huỳnh môn,
Bàng sanh đều Ác tác.

3 – Nói lời thô dâm:

Bí sô nói lời dâm,
Không phải người lìa Dục,
Trước người nữ nói dâm,
Tội này nhờ Tăng cứu.
Nói thân cô mịn màng,
Ba sang môn đáng yêu,
Hoặc nói là thô xấu…
Khi nói lời Diệp bà,
Liền phạm tội Chúng giáo,
Không nói lời Diệp bà,
Chỉ phạm tội Thổ la.
Khi người nữ đến cầu,
Không nói lời thô dâm,
Chỉ phạm tội Thổ la.
Người điên cuồng tâm loạn,
Người phạm tội đầu tiên,
Người thống khổ bức bách,
Và cà lăm – không phạm.

4 – Đòi hỏi cúng dường:

Tự khen ngợi đức mình,
Ở trước mặt người nữ,
Phương tiện nói việc dâm,
Dao Chúng giáo liền cắt.
(tức phạm tội Chúng giáo)
Nói nếu cô thương yêu,
Cúng dường bậc thù thắng,
Là cúng dường bậc nhất,
Kia hiểu liền phạm tội.
Đã nói Thi la đủ,
Cùng giới uẩn tương ưng,
Nên biết pháp thiện là
Pháp cùng tương ưng với
Định uẩn và huệ uẩn,
Nên gọi là Tịnh hạnh.
Bí sô tâm nhiễm ô,
Dù chỉ nói một câu,
Mà người nữ hiểu được,
Thì cũng phạm Tăng tàn.
Nếu có người nữ nói,
Lời dâm dục phi lý:
Thầy là người thanh tịnh,
Tôi đem thân cúng dường,
Thầy là người đủ giới,
Bậc thù thắng ứng cúng,
Thật là người khó gặp.
Khi người nữ nói vậy,
Bí sô thuận đáp theo,
Do trong tâm nhiễm ô,
Nên thành tội Chúng giáo.
Nếu nói nữ cúng dường,
Được quả báo vô lượng,
Không nói việc dâm dục,
Thì phạm tội Thổ la.…
Nếu nói lời nhiễm ô,
Bí sô đều phạm tội,
Nhiễm ô trong đây là,
Có tâm đắm nhiễm dục,
Căn cứ trên hành dục,
Mà phạm tội Chúng giáo,
Nếu khác – phạm Thổ la.
Nếu là nam, Phiến sá,
Bàng sanh thì Ác tác.

5 – Mai mối:

Tự làm, sai người làm,
Khiến nam nữ hòa hợp,
Là cầm kiếm Tăng tàn,
Chém tổn thương thân mình.
Thủy thọ và tài sính…
Gồm có bảy loại vợ,
Và mười loại tự thông.
Bảy vợ là thủy thọ,
Tài sính và Vương kỳ,
Tự nhạo, y thực trụ,
Sống chung và chốc lát.
Trao nước cho chàng rễ,
Gọi là vợ Thủy thọ;
Đem tài vật hỏi vợ,
Gọi là vợ Tài sính;
Vua, giặc đánh cướp lấy,
Gọi là vợ Vương kỳ;
Tự hứa làm vợ người,
Gọi là vợ Tự nhạo;
Vì y thực đến ở,
Là vợ Y thực trụ;
Hai người có tiền tài,
Cùng giao ước sống chung,
Đồng làm duyên sinh sống,
Gọi là vợ Cọng hoạt;
Nếu ở tạm không lâu,
Gọi là vợ Tu du.
Bảy vợ nếu chia ly,
Có bảy việc khác nhau:
Cãi lâu mới chia ly,
Bẻ cỏ làm ba đoạn,
Hoặc ném ba viên gạch,
Hoặc nói không phải vợ,
Hoặc y pháp đuổi ra,
Hoặc lớn tiếng tuyên cáo.
Nếu ba loại vợ đầu,
Chia ly khiến hòa hợp,
Thứ tự một hai ba,
Thì phạm tội Ác tác;
Thứ tự bốn năm sáu,
Đều phạm tội Thổ la;
Hòa hợp vợ thứ bảy,
Liền phạm tội Tăng tàn.
Loại tư thông trong đây,
Chồng chết, đi nơi khác,
Người này nếu mẹ hộ,
Gọi là mẹ bảo hộ;
Cha bảo hộ cũng vậy;
Nói thân tộc bảo hộ,
Là người trong thân tộc,
Như anh em, chị em;
Bà la môn, Sát lợi,
Là Chủng tộc bảo hộ;
Bà thư và Câu thư,
Gọi là Tông bảo hộ;
Và vương pháp bảo hộ,
Mười loại bảo hộ này,
Nếu khác là tư thông.
Nếu mai mối tư thông,
Và bốn vợ sau cùng,
Làm cho họ hòa hợp,
Nhất định phạm Tăng tàn.
Nếu Bí sô nói rằng:
Nam này sao không cưới,
Nữ này sao không gả,
Thì phạm tội Ác tác.

6 – Làm phòng nhỏ:

Làm phòng nhỏ cho mình,
Bỉnh pháp, xem – không lỗi,
Đúng lượng làm không phạm,
Khác thì phạm Tăng tàn.
Ở trong phòng nhỏ này,
Chứa được bốn oai nghi,
Khi đi đứng nằm ngồi,
Thọ dụng được an lạc.
Kích lượng như pháp là
Dài mười hai gang tay,
Chiều rộng bảy gang tay,
Một gang tay của Phật,
Bằng gấp ba người thường,
Tức là một khuỷu rưỡi;
Dựa theo người bình thường,
Dài mười tám khuỷu tay,
Rộng mười khuỷu tay rưỡi.
Nói chỗ bất tịnh là
Có rắn rít, kiến, ong…
Nói có tranh chấp là
Gần đường và đại thọ,
Nhà của vua hoặc quan;
Nói không tiến thú là
Gần bờ sông và giếng.
Nếu trừ lỗi như thế,
Hợp lý – cho làm phòng.
Tăng không chỉ mà làm,
Có thế phần tranh chấp,
Chỗ xây cất bất tịnh,
Bí sô phạm Thổ la,
Xây xong phạm Chúng giáo.
Nếu người phạm đầu tiên,
Người điên cuồng tâm loạn,
Bị thống khổ bức bách,
Những người này không phạm.

7- Xây chùa lớn:

Tỳ ha la có chủ,
Vốn không có kích lượng,
Trong đây nói lớn là
Kích lượng và tiền của.

8 & 9 – Vô căn cứ vu báng và giả mượn căn cứ:

Vu báng tội Tha thắng,
Là không có căn cứ,
Muốn hoại tịnh hạnh kia,
Và nói việc tương tợ,
Là hai loại vu báng.
Lúc đó Bí sô ni,
Liên hoa sắc tịnh tín,
Nhân việc đến bên ao,
Đảnh lễ Thật lực tử,
Ở cách đó không xa,
Hữu và Địa nhìn thấy,
Khi đến ao lấy nước,
Thấy hai Nai giao hội,
Thấy rồi nói với nhau:
Bí sô, Bí sô ni,
Thầy thấy hành dâm không?
Đáp là tôi có thấy.
Do oán thù đời trước,
Nên đem việc tương tự,
Vu báng Thật lực tử,
Do duyên khởi như vậy,
Có hai giới sai khác,
Người trí nếu hiểu biết,
Liền thành tội vu báng.

10 – Phá tăng trái can:

Can riêng và chúng can,
Cho đến lần thứ ba,
Muốn phá Tăng hòa hợp,
Nên phạm tội Chúng giáo.
Can riêng không tác bạch,
Nói rằng: này cụ thọ,
Chớ làm không hòa hợp.
Can riêng mà không dừng,
Tăng nên tác yết ma,
Nên dùng pháp bạch tứ.
Phá tăng có hai loại,
Tùy thuận mười bốn pháp:
Pháp nói là phi pháp,
Phi pháp nói là pháp,
Luật nói là phi luật,
Phi luật nói là luật…
Bình luận, phi ngôn tránh,
Phạm tránh và Sự tránh,
Bốn loại tránh trong đây,
Người giác tuệ nên biết.
Nếu dùng những ngôn thuyết,
Chúng không hòa, tâm khác,
Duyên đây sanh đấu tranh,
Gọi là Bình luận tránh.
Nếu người do tức giận,
Phi pháp nói với nhau,
Do đây sanh đấu tranh,
Gọi là phi ngôn tránh.
Có thân, ngữ và tâm,
Ba loại này, mỗi loại,
Hoặc hai, hai, ba loại,
Tổng cọng có sáu duyên:
Bí sô và người nữ,
Không biết đồng nhà ngủ,
Gọi là thân tương ưng;
Nói pháp cho người nữ,
Khi nói năm sáu câu,
Không cố tâm nói thêm,
Tội này chỉ do ngữ;
Ngày thuyết giới nghe hỏi,
Có lỗi mà che giấu,
Đây là tội của ý,
Nên biết phạm Ác tác;
Cố ý hại sanh mạng,
Và không cho mà lấy…
Tội do thân, tâm phạm;
Nói pháp năm sáu câu,
Cố ý nói thêm câu,
Tội do ngữ, tâm phạm,
Vọng ngữ cũng như vậy;
Cố tâm khởi sát hại,
Và bảo đánh thân kia,
Là do thân, ngữ, tâm.
Tạo tội trong ba tâm,
Nói tâm thiện phạm là,
Ở trong chùa, tinh xá,
Nhổ cỏ không cho mọc;
Hoặc khởi tâm cúng dường,
Kết tràng hoa nên phạm.
Tâm vô ký phạm là,
Không cố ý chống trái,
Tăng chế, lời Phật dạy,
Do không có ác tâm,
Nên gọi là vô ký;
Nếu cố tâm chống trái,
Thì gọi là tâm bất thiện.
Khi tạo tác tội lỗi,
Duyên đây sanh đấu tranh,
Thì gọi là Phạm tránh;
Như thế bạch… các việc,
Nói không phải là thiện,
Tránh cãi sanh náo loạn,
Là Sự tránh nên biết.
Muốn làm việc phá Tăng,
Không biết – phạm Ác tác,
Nếu can riêng – không bỏ,
Liền thành tội Ác tác,
Bạch – không bỏ – Thổ la,
Tác yết ma lần đầu,
Lần thứ hai cũng vậy,
Lần ba – phạm Chúng giáo.

11- Trợ giúp phá Tăng trái can:

Những người tùy thuận này,
Là chúng Bí sô ác,
Can riêng… các sai khác,
Thảy đều giống giới trên.

12 – Làm nhơ nhà người:

Nếu làm nhơ nhà người,
Có hai loại sai khác:
Một là ở xen tạp,
Thứ hai là thọ dụng.
Ở xen tạp với nữ,
Đùa giỡn và trạo cử…;
Thọ dụng là ăn chung,
Hái các loại hoa quả,
Nơi mắt tai, ý thức,
Thấy nghe và hay biết,
Can riêng… các sai khác,
Phạm Ác tác như trên.

13 – Tánh ác trái can:

Người tánh ác như vậy,
Phạm vào tội Chúng giáo,
Không nghe theo lời thiện,
Nên gọi là tánh ác.
Đã nói đồng học xứ,
Nên nghe lời chỉ dạy,
Tùy thuận pháp thanh tịnh;
Đã nói là đồng pháp,
Tùy thuận lời Phật dạy,
Can riêng mà không bỏ,
Tội nặng nhẹ như trên.
Mười ba việc như thế,
Giáo do Tăng xử đoán,
Chín giới đầu liền phạm,
Bốn sau ba lần can.

III – HAI PHÁP BẤT ĐỊNH

Bí sô Ô đà di,
Cùng Cấp đa thân mật,
Do việc ấy bất định,
Một Bí sô, một nữ,
Cùng ngồi nơi chỗ khuất,
Làm việc dâm hoặc không,
Là hai pháp Bất định.
Khuất là không người khác,
Việc ẩn mật chẳng một,
Tường, rào, đêm, liếp ngăn,
Rừng cây là thứ năm,
Đi đứng và ngồi nằm,
Bí sô nói sự thật,
Như lời tịnh tín nói,
Theo việc mà trị tội.
Nếu không nói sự thật,
Tăng cho Cầu tội tánh,
Pháp bạch tứ yết ma.
Người bị pháp trị phạt,
Không độ người xuất gia,
Không truyền thọ Cận viên,
Không được làm y chỉ…
Hành trị phạt trọn đời,
Nơi tội không quyết định,
Nên gọi là Bất định.

IV – 30 PHÁP XẢ ĐỌA:

1 – Chứa y dư không phân biệt:

Bí sô quá mười ngày,
Chứa y không phân biệt,
Bụi đất Ni tát kỳ,
Dính dơ thân người tội.
Y đã cắt, may, nhuộm,
Gọi là y đã thành,
Đã nói cất chứa y,
Nghĩa là của mình có,
Chi phạt la thành rồi,
Chưa xuất Yết sỉ na,
Trong đây có bốn câu.
Lông, đay và vải thô,
Yết tử bá và lụa,
Cao nhiếp bà, sợi gai,
Đây là bảy loại y.
Vải dư tối thiểu là
Rộng dài một khuỷu tay,
Liền phạm Ni tát kỳ.
Nên xả mà không xả,
Nơi tội không sám hối,
Lại không làm gián cách,
Tội Đọa không trừ được.
Trong ba nếu làm một,
Hoặc hai – không thanh tịnh;
Ba việc đều làm đủ,
Mới gọi người không lỗi.
Nơi tội này chưa sám,
Sau đó lại được nữa,
Tội sau nhiễm tội trước,
Đều đồng Ni tát kỳ.

2 – Lìa y ngủ đêm:

Thường cùng ba y chung,
Không duyên, không lìa ngủ,
Trừ đượcTăng tác pháp,
Khác với đây liền phạm.
Một, hai, rất nhiều nhà,
Ngoài thôn hào bao quanh,
Tường vách khắp bốn phía,
Một và nhiều thế phần.
Thế phần là phạm vi,
Cho đến miếu thờ trời,
Hoặc sai khác hoặc một,
Gọi là một thế phần.
Một dãy nối tiếp nhau,
Gọi một nhà nên biết;
Người thôn dã, hạ tiện,
Như một loại đồng thôn,
Hai nhà, hai dãy khác,
Người thôn dã Phạm chí,
Lắp đặt rất nhiều cửa,
Gọi là rất nhiều nhà;
Thế phần trong đây là,
Bên ngoài rộng một tầm,
Chỗ gà bay đáp xuống,
Khoảng bằng chỗ xay giã…
Nhà, phố, tiệm, lầu, sân,
Cho đến nhà ngoại đạo,
Chỗ thuyền, cây, xe, vườn,
Một và nhiều thế phần.
Huynh đệ không phân biệt,
Hoặc chỉ một chủ nhà,
Đây gọi là một nhà,
Và là một thế phần.
Nếu nhà có nhiều phòng,
Do phòng riêng, cửa riêng,
Nên sanh nhiều thế phần.
Nên biết các thế phần,
Có một, khác sai biệt;
Ngoại đạo kiến giải khác,
Một, khác, thế phần khác.
Ở nhà của nhạc công,
Thế phần cũng như trên,
Ngoài – chỗ để giá, trống,
Cho đến chỗ phá tre…
Chỗ cành cây giao nhau,
Đây là một thế phần;
Bóng cây, chỗ mưa rơi,
Bên ngoài khoảng một tầm,
Người, y cùng thế phần,
Để ba y ở đây,
Bí sô tùy chỗ ngủ,
Thảy đều không phạm tội.
Thế phần khi đi đường,
Khoảng bốn mươi chín tầm,
Ngồi đứng nằm lìa y,
Không ra ngoài một tầm.

3 – Một tháng mong cầu y:

Tuy được Chi phạt la,
Hy vọng được nơi khác,
Khai cho trong một tháng,
Không phân biệt – không phạm.
Một tháng là thời y,
Sau đó là phi thời.
Trông mong nơi người thân,
Nơi Thâm ma xá na,
Có y của người chết,
Y tống táng vãng hoàn,
Họ bỏ y phấn tảo,
Phấn tảo chỗ lan nhã,
Bỏ ngoài đường, trùng cắn,
Cho đến y rách nát.
Lại có năm loại khác:
Lửa cháy hoặc nước ngấm,
Và nhũ mẫu bỏ y,
Chuột gặm và bò nhai.
Kế giải thích ba y,
Thứ tự may nên biết,
Y mới và đã dùng,
Gọi là hai loại y.
Nếu Tăng già lê mới,
Cắt rọc may hai lớp,
Ni sư đàn cũng vậy,
Y khác đều tùy ý.
Nếu là vải đã dùng,
Muốn may Tăng già lê,
Thì nên may bốn lớp,
Y khác may hai lớp,
Nếu tăng thêm nhiều lớp,
Khi muốn tách rời nhau,
Người tách rời được trì,
Mười ngày nên phân biệt.
Điều số của đại y,
Có ba phẩm chín bậc,
Từ chín điều cho đến,
Hai mươi lăm điều số,
Ba phẩm y đầu có,
Hai đàn dài, một ngắn;
Ba phẩm y kế có,
Ba đàn dài, một ngắn;
Ba phẩm y sau cùng,
Bốn đàn dài, một ngắn.
Kích lượng của đại y,
Y thượng ba khuỷu tay,
Y hạ bốn khuỷu rưỡi,
Ở giữa là y trung,
Y bảy điều, năm điều,
Kích lượng đều tương tự.
Kích lượng y năm điều,
Rộng bốn năm, dài hai,
Nếu người nghèo khó được,
Phật thương xót khai cho,
May y đo theo người,
Nếu khuỷu tay người này,
Cực dài hay cực ngắn,
Đo theo thân mà may,
Ba y thượng trung hạ.
Lượng của khuỷu tay là,
Ngắn hai ngón, dài bốn,
Ở giữa là trung bình,
Dưới lượng khuỷu tay này,
Không đúng pháp thọ trì.
Nếu là loại y lông,
Không được mặc vào thôn,
Cũng không đến trong chúng,
Ăn và lễ kính tháp,
Khởi tưởng vật thí chủ,
Mà cho làm phân biệt.
Đại y không cắt rọc,
Không được mặc vào thôn,
Làm trái – phạm Ác tác,
Có nạn sự tùy khai.
Nếu muốn ký gởi y,
Người không tin, ghét mắng,
Ưa tranh khó ở chung,
Và người bị diệt tẫn,
Thì không nên ký gởi.
Bí sô được ký gởi,
Dù ở nơi hải ngoại,
Cũng được làm thân hữu,
Để phân biệt y dư.
Biết người ký gởi chết,
Ở nơi Bí sô khác,
Làm người ký gởi y.
Nếu khi phân biệt y,
Không đối trước Cầu tịch;
Nếu người đem y vật,
Gởi cho Bí sôkia,
Nếu biết vị ấy chết,
Y vật này cho chúng,
Ở bên viền các y,
Hãy nên làm chấm mực,
Để y không lẫn lộn,
Dễ biết không nhọc tâm.
Bí sô bịnh qua đời,
Đem sáu vật vị ấy,
Thưởng cho người nuôi bịnh,
Còn lại T8ang được chia.
Ba y nên cắt rọc,
Ni sư đàn cũng vậy,
Mười ba y tự cụ: Ba y và tọa cụ,
Nê bà san hai loại,
Tăng khước kỳ có hai,
Hai khăn lau mặt, thân,
Cho đến y cạo tóc,
Và y che phủ ghẻ,
Mười ba – tư cụ thuốc,
Đều nói tên thọ trì,
Còn các y dư khác,
Mỗi mỗi nên phân biệt,
Tùy theo chỗ mà làm.
Bí sô cần nên biết,
Không mặc Tăng khước kỳ,
Thì không mặc thượng y,
Thọ dụng nên ái hộ,
Vật khác cũng như vậy.
Đáng nhuộm thì nên nhuộm,
Đáng may thì nên may,
Đáng trì thì nên trì,
Nên tác pháp phân biệt.
Bí sô được y mới,
Ba màu nhuộm hoại sắc,
Xanh, đá đỏ, vỏ cây,
Để bỏ ý tham nhiễm.
Tử khoáng, hồng lam, Uất kim hương,
Chu sa, đại thanh và hồng thiến,
Hoàng đan, tô phương – tám đại sắc,
Bí sô không nên lấy nhuộm y.
Mền dày Cao nhiếp bà,
Nệm lông và giạ lông,
Cho đến vật nhẹ mỏng,
Không cắc rọc nên trì.
Trừ loại y lông dài,
Được thiếp lá thọ trì,
Không để người thiểu dục,
Khâu may khổ cực thân.
Nếu mặc y năm điều,
Được làm việc nặng nhọc;
Bảy điều ở chỗ tịnh,
Cho làm việc – không ngăn.
Tăng già lê – trong chúng,
Ăn và kính lễ tháp,
Cho đến mặc vào thôn.
Mền dày cao nhiếp bà,
Nệm và mền lông thú,
Các y phục dầy nặng,
Chớ giặt trong nước trùng.
Khi ngủ nên cảnh giác,
Chớ lìa y ngủ đêm.
Y phục khác không nhuộm,
Cũng khai cho tạm trì,
Không bịnh mặc một y,
Là có nạn tùy khai.
Khi đi đường dừng nghỉ,
Mượn được mền lông dầy,
Nên chia đều thọ dụng,
Không chỉ người mượn được.
Thọ dụng vật Tăng kỳ,
Trong ngoài đều phải ngăn,
Nếu là y giạ lông,
Không nên mặc du hành.
Nếu là Cao nhiếp bà,
Chỉ Tăng già được chứa,
Các loại lông tạp khác,
Cá nhân đều được chứa.
Muốn cho hạ quần chắc,
Phật cho dùng dây lưng,
Có ba loại nên biết,
Là dẹp, tròn và vuông.
Bí sô mặc áo trong,
Không nên ngủ thân trần.
Bí sô có y phục,
Không nên thuê người giặt,
Nếu thuê được người tốt,
Giặt trong bồn từ từ;
Không tốt – vò rách y,
Lại làm phai màu nhuộm,
Rách nhanh phế việc tu,
Do đây Đại sư ngăn.
Nếu người đủ thi la,
Khéo thọ dụng y phục,
Khiến thí chủ tăng phước.
Kích lượng đãy y là:
Rộng một khuỷu tay rưỡi,
Dài trung bình ba khuỷu,
Tăng thêm thì không cho.
Bí sô được y khác,
Giặt đập cho sạch sẽ,
Ngâm nước cho phai màu,
Mới hợp nghi xuất gia.
Tôn đà lợi may y,
Thật đẹp cho Nan đà,
Sợ sanh tâm kiêu mạn,
Nên Đại sư chế định,
Nên dùng một miếng vải,
Chiều rộng một gang tay,
Dài một khuỷu tay rưỡi,
Rồi dùng đất đỏ nhuộm,
Trên Tăng già lê mới,
May thiếp vào đầu vai,
Sợ mồ hôi dơ y,
Tâm kính nên thọ dụng.
Nếu viền y sắp rách,
Nên dùng chỉ khâu lại,
Chớ bỏ mặc thủ trì.
Khi người vừa mới chết,
Chớ lấy y phục họ,
Không cố làm thương tổn,
Để lấy y tử thi,
Bí sô lấy y này,
Chớ hại đến trùng kiến,
Đem phơi bảy tám ngày,
Giặt nhuộm sạch mới dùng.
Người mặc y tử thi,
Không dùng ngọa cụ Tăng,
Khất thực đứng ngoài cửa,
Không được vào nhà người,
Nếu chủ nhà mời vào,
Đáp tôi ở rừng thi,
Nếu ân cần thỉnh nữa,
Thì được vào nhà ngồi;
Nếu bên tháp kính lễ,
Chu vi cách một tầm,
Không nên ăn cá thịt,
Cũng không được ở nhà.
Nếu là y Tăng kỳ,
Không nhuộm được thọ trì,
Không phạm Ni tát kỳ;
Y người khác có phạm,
Nên xả y theo pháp.

4 – Nhờ Ni không phải bà con giặt y:

Vì thấy ở trên y,
Dính chất tinh bất tịnh,
Cấp đa khởi tham dục,
Nên có thai sanh con.
Bí sô nhờ giặt y,
Là Ni không bà con,
Hoặc nhuộm và đập giũ,
Tội Xả đọa hại thân.
Nếu nhờ Ni giặt đập…,
Tùy một việc liền phạm;
Không bà con hoặc nghi,
Thì chiêu tội Ác tác,
Nếu dùng tay vừa đập,
Hoặc nhúng vào nước nhuộm,
Dù Bí sô tâm thiện,
Cũng khuyết học xứ này.

5 – Thọ y từ Ni không phải bà con:

Nếu ni không bà con,
Bí sô thọ y phục,
Không có tâm thương xót,
Khi được phạm Xả đọa;
Không cho cũng không lấy,
Trao đổi thì không phạm.
Bán y tính theo giá,
Mua nên theo ý kia.
Bí sô ni có y,
Quyết ý đem bố thí,
Nghe nói pháp vi diệu,
Hoan hỉ cúng pháp sư;
Hoặc thấy Bí sô kia,
Bị giặc đoạt y – thí,
Bí sô thọ không phạm.

6 – Xin y từ vợ cư sĩ không phải bà con:

Nơi cư sĩ không thân,
Hoặc nơi vợ cư sĩ,
Nếu Bí sô xin y,
Được liền phạm Xả đọa.
Nếu xin chỉ, hạ y,
Được y thượng thù thắng,
Xin ít, được cả y,
Bí sô thọ không phạm.

7 – Xin y quá lượng:

Bí sô bị cướp y…
Có người thí nhiều y,
Chỉ thọ y thượng, hạ,
Không nên thọ quá lượng,
Y thượng mười một khuỷu,
Y hạ bảy khuỷu tay,
Là thọ từ người tục;
Nếu khi thọ đại y,
Y thượng mười lăm khuỷu,
Y hạ mười khuỷu tay.
Nếu theo họ xin y,
May y xong còn dư,
Nên đem trả cho chủ,
Nếu họ thí trở lại,
Bí sô được tùy thọ.

8 – Khuyên mua y tốt cúng:

Nếu vợ chồng cư sĩ,
Lo liệu giá tiền y,
Bí sô nghe, theo cầu,
Khi được phạm Xả đọa.
Không bà con như trên,
Nếu được bảy loại y,
Thể y là bền chắc,
Nên gọi là thanh tịnh.
Nếu xin giá tiền y,
Từ năm cho đến mười,
Ca lợi sa ba noa,
Sắc lượng y đều tốt,
Khi xin phạm Ác tác,
Khi được phạm Xả đọa.
Bí sô nếu không y,
Dung nghi không đoan nghiêm,
Nên Phật chế ba y.

9 – Khuyên vợ hai cư sĩ không bà con hùn mua một y:

Việc y đồng như trước,
Chỉ khác cho tiền y,
Nên xem phần duyên khởi,
Có tội và không tội.

10 – Vua quan đưa giá tiền y:

Nếu là vua quán đảnh,
Các hàng Bà la môn,
Đại thần và tướng soái,
Sai sứ mang tiền y,
Đến đưa cho Bí sô,
Đáp là không thể thọ,
Chỉ thọ y thanh tịnh.
Nói cho sứ hiểu rồi,
Chỉ chỗ người chấp sự,
Gọi là người tín tâm.
Khi Bí sô cần y,
Được đến đòi sáu lần,
Nếu đòi lại được y,
Thì thọ thành thanh tịnh,
Nếu theo đòi quá sáu,
Thì phạm tội căn bản.
Nếu qua lần thứ sáu,
Người kia mang y đến,
Đáp là tôi dứt tâm,
Hãy trả lại chủ y.
Nếu người kia ân cần,
Xin hoan hỉ nhận cho,
Thì Bí sô nên thọ,
Khi dùng không phạm tội.
Chỗ đến đòi có bốn:
Là xưởng, nhà, ruộng, tiệm;
Xưởng là chỗ làm gốm,
Nhà chính là nhà ở,
Ruộng là nơi trồng trọt,
Các loại như lúa, mía…
Tiệm để bán hàng hóa.
Có sáu cách hỏi đòi,
Đợi nói đáp từ từ,
Nếu như nói gấp gáp,
Liền chiêu tội Ác tác;
Nếu thấy Bí sô đến,
Kia chào hỏi thiện lai,
Rồi mời ngồi chỗ này,
Hoặc bảo người dọn cơm,
Hoặc là mời ăn bánh,
Hoặc uống nước phi thời.
Thí chủ, sứ, tịnh nhân,
Ba người này thanh tịnh,
Tùy có phi nhân thì,
Chiêu lấy tội Ác tác.
Bí sô ký gởi y,
Khởi tưởng là thân hữu,
Thân hữu – dùng không lỗi,
Trên đường biết kia mất,
Liền thành vật người chết.

11 – Dùng tơ tằm làm phu cụ:

Nếu làm nệm tằm mới,
Khi thành phạm Xả đọa,
Có hai loại không đồng,
Vỏ ngoài và bên trong,
Cả hai thành liền phạm,
Khác thì dùng không phạm.
Làm lợi ích thí chủ,
Để phước kia tăng trưởng.

12 – Dùng toàn lông dê đen làm phu cụ:

Không dùng lông toàn đen,
Để làm phu cụ mới,
Khi tìm cầu khó được,
Sẽ trở ngại chánh tu.

13 – Dùng lông quá phần làm phu cụ:

Nếu như dùng lông dê,
Bốn cân làm ngọa cụ,
Hai đen, loại khác một,
Là như pháp không tội.
Đen là như lông quạ,
Lông nơi cổ là trắng,
Ở đầu, bụng và chân,
Lông thô xấu nên biết.
Nếu như lông trắng thiếu,
Cho đến chừng nửa lạng,
Khi làm phu cụ xong,
Liền phạm tội Xả đọa.
Nếu lông đen dễ tìm,
Loại lông khác khó tìm,
Cũng cho làm thuần đen,
Nếu từ người khác được,
Thì tùy ý thọ dụng.

14 – Thọ trì phu cụ sáu năm:

Nếu tự làm phu cụ,
Bắt buộc trì sáu năm,
Trong sáu năm mà làm,
Thành liền phạm Xả đọa,
Trừ Tăng tác yết ma.
Thủ trì mới một năm,
Lại làm cái thứ hai,
Khi làm phạm Ác tac,
Khi thành phạm Xả đọa.
Hai ba bốn cũng vậy,
Cho đến hết năm năm,
Qua đến năm thứ sau,
Muốn làm không ngăn cản.

15 – Không may thiếp lên tọa cụ mới:

Nếu làm tọa cụ mới,
Theo gang tay của Phật,
May thiếp lên vật mới,
Hoại sác khiến bền chắc,
Nếu trong khoảng gang tay,
Cố ý giảm chút ít,
Liền chiêu lấy bổn tội.
Nếu cái cũ mục nát,
Không thể dùng được nữa,
Hoặc chỉ có cái mới,
Không may thiếp – không phạm.

16 – Gánh mang lông dê:

Không tự gánh lông dê,
Đi quá ngoài ba trạm,
Đi nửa Câu lô xá,
Nửa thôn – phạm Ác tác;
Quá một Câu lô xá,
Qua một thôn liền phạm.
Cho chút ít làm mũ,
Lén mang thì không tội.

17 – Nhờ Ni không bà con chải lông dê:

Bí sô ni không thân,
Bí sô nhờ giặt chải,
Cho đến nhuộm lông dê,
Phạm Xả đọa nên biết.

18 – Cầm giữ vật báu:

Phật ngăn các Bí sô,
Cầm giữ vàng… vật báu,
Nếu ba y, lương thực,
Thuốc bịnh được mang đi,
Bí sô nên thiểu dục,
Ít tạo tác mong cầu,
Tâm thú hướng niết bàn,
Thọ biết lượng, biết thời.

19 – Xuất nạp cầu lợi:

Xuất nạp vì cầu lợi,
Tiền, vật báu, lúa thóc…
Đều phạm tội Xả đọa.
Cầu lợi có hai loại,
Cầu xa và thời hạn,
Tìm cầu bạn đồng hành,
Đi đến những chỗ khác,
Mua vật vào bán ra,
Thu lợi gấp mấy lần,
Đó gọi là cầu xa;
Khi cho người vay tài,
Làm biên nhận bảo chứng,
Đó gọi là thời hạn.
Vì muốn cầu sanh lợi,
Biên nhận tính thời gian,
Lợi tăng lên gấp bội,
Đó gọi là sanh lợi.
Thu trử các vật báu,
Như Ma ni, chân châu…
Làm khế ước rõ ràng,
Đó gọi là nạp chất,
Khi lợi chưa sanh khởi,
Thì phạm tội Ác tác,
Khi đã được sanh lợi,
Liền phạm tội Xả đọa.
Thành là đã làm thành,
Các món đồ trang sức;
Không thành chính là vàng…
Vì Tam bảo cầu lợi,
Nên sai vị tri sự,
Không làm trái pháp tục,
Nhưng chớ có kết giao,
Vua quan và thí chủ,
Cho dễ đòi lại khó,
Hoặc không đòi lại được.
Nạp chất khéo quán sát,
Tính toán vật nên cho,
Người thiện đáng giao phó,
Không xuất nạp – không phạm.

20 – Mua bán giao dịch:

Không người giao dịch riêng,
Bí sô tự phải mau,
Xem kỹ rồi mới nói,
Trả giá chỉ ba lần,
Nếu có mua bán gì,
Vốn không cho cầu lợi,
Nếu bản thân cần gì,
Thì mua bán không phạm.
Vì Tam bảo mua bán,
Vị tri sự nên làm,
Chớ trái với pháp tục.
Nếu có người thiết cúng,
Đến chùa làm giao dịch,
Cũng nên uyển chuyển cho,
Khiến họ sanh tín tâm.

21 – Chứa bát dư:

Chứa bát có hai loại,
Bát sắt và bát gốm,
Cất chứa quá mười ngày,
Liền phạm tội Xả đọa.
Bát đúng lượng hay giảm,
Có dư được cất chứa,
Cho người thọ Cận viên,
Không phân biệt – không phạm.

22 – Xin bát:

Chưa tới năm lằn nứt,
Không cho xin bát khác,
Là ngăn xin bát mới,
Nếu muốn trám bát răng,
Không dùng vật nấu chảy,
Đường đen, thiếc, tử khoáng,
Bùn, sáp thảy đều ngăn.
Trám bát có năm cách,
Trám lá sắt, lá đinh,
Đinh sắt và sắt vụn,
Khâu theo hình răng cá.
Theo pháp mà trao đổi,
Được thì không phạm tội.
Khi xin phạm Ác tác,
Khi được phạm Xả đọa,
Bát phạm Xả đọa này,
Nên xả ở trong Tăng,
Ở trong Tăng hành bát,
Chuyển lấy cái sau cùng,
Đưa cho Bí sô phạm,
Bảo như pháp thọ dụng.
Bát có thượng trung hạ,
Thượng thọ hai thăng cơm,
Và thọ thêm thức ăn,
Hạ thọ một thăng cơm,
Và thọ thêm thức ăn,
Giữa hai loại là trung.
Nếu bát có lỗ hổng,
Nên để tâm vá trám.

23 – Tự xin tơ bảo người không bà con dệt:

Thợ dệt không bà con,
Không trả tiền, bảo dệt,
Được thì phạm Xả đọa;
Trả tiền và bà con,
Bảo dệt thì không phạm.

24 – Bảo thợ dệt không bà con dệt y cho tốt:

Cư sĩ bảo thợ dệt,
Dệt y cho Bí sô,
Bí sô không nên đến,
Tâm siểm bảo thợ dệt,
Dệt dài, rộng, chà vuốt…
Rồi đem thức ăn cho,
Thợ dệt y theo lời,
Được y – phạm Xả đọa.
Dệt dài là rộng lớn,
Chà khiến y mềm láng,
Vuốt khiến tơ khỏi rối,
Đập khiến y bền chắc,
Đem thức ăn là bánh,
Và năm món ăn chánh.

25 – Đoạt y lại:

Bí sô cho người y,
Giận không nên đoạt lại,
Thương xót thì không tội.
Động thân đoạt – thân nghiệp,
Bảo trả lại – ngữ nghiệp,
Tùy trong hai nghiệp này,
Làm một liền phạm tội.
Nếu y chưa rời thân,
Thì chỉ phạm Ác tác,
Nếu lìa – phạm Xả đọa.

26 – Y cấp thí:

Y lợi cúng trong hạ,
Người ngồi hạ được chia,
Không chia cho người khác.
Nếu có nạn thí y,
Gọi là y cấp thí,
Vàng, bạc… đều được thọ,
Cấp thí có năm loại:
Bịnh và vì người bịnh,
Sắp chết, vì người chết,
Sắp đi xa nên thí,
Còn mười ngày Tùy ý (tự tứ),
Lúc này được thọ vật,
Nếu qua khỏi thời y,
Thì không cho chứa nữa.
Nếu thí chủ nói rằng:
Tôi sẽ tự tay thí,
Hãy thọ rồi cất giữ.
Chúng cất giữ không tội,
Nếu được lợi Tùy ý (tự tứ),
Đều thuộc người ngồi hạ,
Và người không ngồi hạ,
Cùng làm lễ Tùy ý.

27 – A lan nhã lìa y:

A lan nhã có sợ,
Trong ba y của mình,
Một y gởi nhà tục,
Để tránh nạn nghi sợ,
Ở đó lìa y ngủ,
Được sáu đêmkhông tội,
Đến sáng ngày thứ bảy,
Nên trở lại lan nhã.
Nếu không tiền an cư,
Gọi là hậu an cư,
Trong hạ nếu có giặc,
Thì gọi là nạn giặc,
Nói có nghi sợ là,
Sư tử, cọp… thú dữ,
Cho đến loài trùng độc,
Não loạn các Bí sô.

28 – Y tắm mưa:

Mùa xuân còn một tháng,
Từ mười lăm tháng tư,
Đến mười lăm tháng năm,
Được xin y tắm mưa,
Cách ngày tiền an cư,
Một tháng nên thọ trì,
Nhập hạ tùy ý dùng,
Trong vòng hai tháng rưỡi,
Nếu xin y mưa sớm,
Cất giữ quá thời hạn,
Thì liền phạm Xả đọa.
Nếu vào ngày Tùy ý,
Được thí y tài tốt,
Làm y Yết sỉ na,
Tăng bạch nhị yết ma,
Giao cho người trương y,
Đối trước chúng nên thọ,
Tăng đã cùng tác pháp,
Ân cần nên dụng tâm,
Trong một ngày may thành,
Thể y cần bền chắc,
Như pháp may y xong,
Dùng hương hoa cúng dường,
Để ở trước đại chúng,
Trương y nên biết pháp,
Do trương Yết sỉ na,
Bí sô được lợi ích,
Là ở trong mười ngày,
Không phân biệt – thủ trì;
Không mang Tăng già lê,
Được mặc tình du hành;
Thường ăn, ăn biệt chúng,
Thảy đều không có tội;
Không dặn lại Bí sô,
Được vào trong thôn xóm.
Trong văn luật đủ mười,
Đây lược nói có năm,
Từ mười lăm tháng tám,
Đến mười lăm thàng giêng,
Trong vòng năm tháng này,
Là thời Yết sỉ na.
Người hành Hạ ý xong,
Và người hành biệt trụ,
Không đủ hạ và phá,
Hậu an cư, Cầu tịch,
Cho đến người thọ học,
Không thọ Yết sỉ na,
Nên không được lợi này,
Lợi khác đều nên cho.
Lại có năm hạng người:
Phá thi la, hạnh hoại,
Đại chúng tác pháp ngăn,
Theo bạn đảng phi pháp,
Người an cư chỗ khác,
Năm hạng người như thế,
Không lợi, không nhiêu ích,
Vì không tiêu tín thí.

29 – Hồi chuyển Tăng vật về mình:

Vật của Hiện tiền tăng,
Hồi chuyển về cho mình,
Lợi của người khó tiêu,
Sẽ chịu khổ Nê lê.
Người khác thí y, vàng…
Cho đến thức ăn uống,
Ngăn không đem đến cúng,
Gọi hồi chuyển nên biết.
Lợi dưỡng của Tăng này,
Hồi chuyển cho Tăng khác,
Thì chiêu tội Ác tác,
Không phải tội căn bản;
Đem lợi của Tăng khác,
Hồi chuyển cho Tăng này,
Nếu vật thuộc Tăng này,
Thì cả chúng phạm tội.
Tượng Phật, tháp và người,
Cho đến loài bàng sanh,
Xoay chuyển đều Ác tác.

30 – Thất nhật dược:

Đối trước Bí sô thọ,
Bốn loại dược hàm tiêu:
Tô, dầu, mật, thạch mật
Thủ trì trong bảy ngày,
Tùy tình tự lấy dùng,
Quá bảy ngày liền phạm,
Ni tát kỳ nên xả,
Đối trước thiện Bí sô,
Nên sám hối tội Đọa,
Gián cách qua một đêm,
Mới hoàn trả lại y,
Bổn chủ nên theo xin,
Nếu kia không hoàn lại,
Sau nên cưỡng đoạt lại.
Nếu trong ba việc trên,
Chỉ làm có một việc,
Lại được y khác nữa,
Do kia chưa thanh tịnh,
Tội sau nhiễm tội trước,
Khi thọ thảy đều phạm.
Y vật phạm nên xả,
Nên có tên là Xả,
Tội phạm đọa ba đường,
Nên gọi là Xả đọa.

 

Trang: 1 2 3