LỜI TỰA PHÁP SƯ ĐẠI HIỀN NGHĨA KÝ
Tăng Đạo Phong Chùa Đại Tiến Phước soạn.
Tôi thấy mọi loài nhung nhúc luôn tạo trần nghiệp mà tăng thêm lậu căn, mọi người vội vàng lăng xăng, vịn lấy cấu duyên mà làm bến mê lầm. Ví như hoa đốm ẩn hiện, vòng lửa quay tròn, cho nên đấng Chân Phạm thương xót, chở chuyên thì dùng bè báu, Đấng Thế Hùng giáo hóa thì dùng kim chương. Nếu sâu xa tinh vi, mờ thiếu bí mật thì vượt biết bể, vọng quyên mịch phân, nhà thần linh khanh, trạch dụng điềm chỉ. Từ khi trống trời mới tấu ở quang diệu, đạo thật chánh chân, mắt đời mới mất ở kiên lâm, lý chỉ một ngộ, đến ngàn năm sau hai tông hưng thạnh, chấp có thì sót không, chấp không thì sót có, đều y cứ vào bờ bến chưa lội xuống giữa nguồn. Than ôi! Đức phong hết xông, sương tiên mất vị. Đại nghĩa sắp chết, cái gì là giồng mối, thì năm mặt trời truyền chiếu ở năm trời, hoàn thư lệ cảnh, ngàn bộ tiếng bay ở ngàn xưa, tái thọ hồng huân. Người tin thì nối đuốc truyền đèn, xuân lan thu cúc, phải đến năm trăm mà kiệt khởi, thì đó là ai, tức là Pháp Sư Đại Hiền người Đông Quốc. Huyền phong thanh mạo, đạo khí riêng hùng, dáng đẹp Long chương phụng sồ, lượng thì Hà quan Nhạc Tửng, tới tuổi trưởng thành mới biết cây ở Thanh khưu đến tuổi thành lập, mong thuyền từ nơi lục hải mà dấu vết rất xa xôi, bèn ngầm dùng nghĩa che giấu ánh sáng, rừng tươi khô, khan cầu pháp bị rơi rụng. Nhân thuật Dugià Toản Yếu ba quyển, soạn Duy Thức Quyết Trạch một quyển, Bồ-tát Giới Bản Tông Yếu, một quyển và Bản Mẫu Tụng, một trăm hàng để truyền cho đời sau, đều là lời đẹp lý sâu, văn gọn nghĩa nhiều. Bưu Bính mà mặt trời trí tuệ thêm sáng, Thái sát mà núi giác càng đẹp, khuyên kẻ mê nơi đường rẽ mà thấy rõ chỉ nam cho xe, không biết hình dáng mặt mày thì xin xem gương Tây Tần.
BỒ TÁT GIỚI BẢN TÔNG YẾU
SỐ 1906
MỘT QUYỂN
Sa-môn Thanh Khưu Đại Hiền soạn.
Dũng sĩ đánh trận chết như về. Trượng phu hướng đạo có từ gì, mới vào luôn khó ắt chẳng dễ. Do khó nếu lui kiếp nào thành? Trượng phu muốn làm vua ba cõi, quơ gươm trí tuệ dứt chúng ma, ta ở biển khổ thể không sợ, trang nghiêm thuyền giới với mười phương. Nay y theo kinh này giải thích trì Phạm, lược có ba môn:
- Môn nêu ý kinh.
- Môn năng sở thành.
- Môn tu hành khác nhau.
1. Môn Ý kinh: Kinh chép: Kinh Phạm Võng, Phật Lô-giá-na nói phẩm Bồ-tát Tâm
Địa. Phạm là nghĩa năng tịnh, Võng là nghĩa nhiếp hữu tình, tức là kinh này cho đến trời Hữu Đảnh trong biển lớn sinh tử mà thâu nhiếp hữu tình hoàn toàn khiến đến bờ vắng lặng, Vô thượng, làm gì ích vô tận các loài đói khát như cái lưới đời. Do đó, Thế Tôn nhân nói Phạm Võng một bộ tông tâm, sinh trưỡng muôn đức gọi là Tâm Địa (đất tâm)
2. Môn Năng sở thành: Lược có hai thứ:
- Tướng Năng thành.
- Tướng Sở thành.
1. Năng thành:
Như kinh nói tất cả người có tâm đều phải giữ giới Phật, tức là vô thượng thừa rất rộng rất sâu, vì rất sâu nên tột là vô thượng thừa rất sâu rộng. Vì rất sâu nên rất khó, do rất rộng nên tất cả thành nhân. Một vi trần bé nhỏ là gốc của núi biển. Do đây chư Phật chế giới vô ngại chỉ cần hiểu lời mà phát tâm, do năng lực chủng tánh nên đều thành nhân. Đây là sao? tức như có một người quyết định mong cầu dứt tất cả điều ác, tu tất cả điều lành, hết cõi hữu tình đều đến hạnh trượng phu. Bấy giờ, ở phân tâm giải thoát này do duyên Yết-ma mà được giới Bồ-tát, tất cả điều ác tức là từ mới phát tâm cho đến Bồ-đề đã dứt bỏ tất cả tạp nhiễm. Tất cả điều lành là từ mới phát tâm cho đến Bồ-đề, đã sinh và được tất cả cõi hữu tình thanh tịnh, là cùng đời vị lai đã gánh vác, tất cả cầu đạo chẳng gì lớn hơn đây, phụng hoàng tuy chưa nở mà thế tự tại vượt cảnh, tâm mới phát tuy còn buộc ràng trong đó mà lại có tánh cận vật, ruồi muỗi vỗ cánh mà không có dạng che trời. Nhị thừa ra khởi nhiễm mà không có công đức che chở chúng sinh, như kinh nói Bồ-tát Ca-diếp tụng rằng: Phát tâm rốt ráo không hai không khác, hai tâm như thế trước hỏi tâm, mình chưa được độ trước độ người, cho nên ta lễ mới phát tâm. Mới phát xong là thầy trời người, hơn cả Thanh văn và Độc giác, như thế phát tâm hơn ba cõi cho nên được gọi Tối vô thượng.
2. Sở thành:
Như kinh nói, tất cả Bồ-tát đã học, tất cả Bồ-tát sẽ học, tất cả Bồtát nay đang học, đã lược nói tướng trạng Ba-la-đề-mộc-xoa, tức là giới Bồtát y theo thật mà lấy bỏ, chẳng đồng các giới khác của Phật. Phải biết thời nghi nói khinh là trọng, nói trọng là khinh, cho nên ở ba giới tướng quyết định rồi mới so nhìn Thanh văn, lược có ba thứ phân tướng khác nhau.
Phần tướng Thọ giới khác nhau: Nghĩa là giới Bồ-tát trừ đủ bảy giá, tất cả đều thọ được giới chỉ hiểu lời thì được giới chẳng mất. Phật tử trong ba đời kiếp, tất cả Phật thường nói như thế. Do đây cũng có pháp tự thọ. Lại tuy phạm trọng, nếu chẳng phải bảy giá thì hiện đời được thọ, chẳng đồng với giới khác, như bản nghiệp chép:
Mười trong có phạm mà không hối thì được cho thọ lại, Du-già cũng thế. Song trong kinh này ước phạm bảy giá, mật ý nói chung người phạm mười giới trọng thì hiện đời chẳng được giới.
Phần tướng Phạm khác nhau: Luận nhiếp Đại thừa chép: Bồ-tát tánh tội chẳng hiện lành, hơi giống với Thanh văn vì giá tội có hiện hành nên cùng nó chẳng ở chung, chỗ này có Thanh văn Phạm mà Bồtát không phạm. Bồ-tát có đủ giới thân, ngữ, tâm; Còn Thanh văn chỉ có hai giới thân và ngữ, nghĩa là người và hành đều có bốn câu. Người bốn câu là:
- Trong tà ngoài chánh.
- Ngoài nhiễm trong tịnh.
- Trong ngoài đều tịnh.
- Trong ngoài đều nhiễm.
– Hạnh có bốn câu là:
- Hợp phước nhỏ mà rộng lớn.
- Thuận với sâu xa mà trái với cạn gần.
- Đều thuận.
- Đều trái.
Trong đây cũng có tánh hội hiện hành, như Du-già chép: “Thiện quyền phương tiện vì lợi tha, đối với các tánh tội có phần ít hiện hành mà không phạm lại sinh công đức, cho đến nói rộng”. Do đó mà biết chỉ có cảnh giới Phật là tùy phần, vì tất cả do tâm, chẳng thế thì thế nào? Tựa xếp vào địa ngục, vì các Thánh đã dứt nó.
Như Khế kinh chép: “Bồ-tát biết dùng nhân duyên phá giới mà khiến người thọ trì ưa thích Đại thừa thì được phá giới. Bồ-tát khi ấy nên nghĩ rằng: Ta thà một kiếp hoặc dưới một kiếp đọa địa ngục Vô gián chịu tội báo này, chỉ cốt khiến người ấy chẳng lui sụt Bồ-đề.”
Văn-thù bạch Phật: “Vì người hủy giới này bị đọa địa ngục A-tỳ thì không có việc đó, Phật khen lành thay! Du-già cũng đồng như thế.” Hỏi: Đã sinh công đức vì sao gọi là tánh tội.
Đáp: Ý vui tuy tốt nhưng phương tiện là ác, nhưng chỗ nào cũng nói chẳng nhiễm thì chẳng phạm, chỉ do ý vui, chẳng do phương tiện vì khi dùng phương tiện thì có nhiễm. Như nói tại gia từ tâm là dâm, xuất gia chẳng như thế vì hộ Thanh văn.
Hỏi: Đồng thọ ba nhóm giới chi phải đồng nhau, vì sao một việc phạm mà một sự lại chẳng phạm khác nhau.
Đáp: Giới chi tuy đồng mà tu có giới hạn, như tánh bất định là sở tri chướng tánh, tùy vào chỗ trông, thấy nhiễm mà chẳng nhiễm.
Phần tướng bỏ khác nhau: Tỳ-kheo có năm duyên, Bồ-tát có bốn duyên, như luận nói rộng. Lại Tỳ-kheo ba phẩm phạm tội trọng đều bỏ tịnh giới, Bồ-tát phải do thượng phẩm triền xả như Từ Tông nói. Nếu Bồtát hủy phạm bốn pháp tha thắng xứ, thì thường hiện hành đều không hổ thẹn, lại càng ưa thích thấy công đức ấy, phải biết nói tên thượng phẩm triền phạm, không phải các Bồ-tát tạm một hiện hành pháp tha thắng xứ, liền bỏ Bồ-tát tịnh giới luật nghi như các Bí-sô. Lại giới Tỳkheo phải thọ trì chung, phạm một giới trọng liền mất tất cả. Bồ-tát tịnh giới luật nghi như Du-già nói trong giới Bồ-tát không có phạm Vô-dư, cho đến nói rộng, nghĩa là thượng phẩm triền tuy phá một giới trọng thì chẳng mất các thứ khác. Cũng như cận sự chung thọ trì một, tuy gọi là phạm giới mà thành tánh, như Khế kinh chép:
Có mà phạm, hơn là không có mà chẳng phạm, có phạm gọi là Bồtát, không phạm gọi là ngoại đạo. Lại như khi mới dạy giới do có một phần thọ, cũng có một phần trì. như Thế Tôn nói thọ một giới gọi là một phần Ưu-bà-tắc. Bồ-tát cũng thế, là giới gọi tùy phần như Khế kinh nói: Có thọ một phần giới gọi là một phần Bồ-tát, cho đến mười phần gọi là thọ giới đầy đủ. Lại, giới Tỳ-kheo qua đời liền xả. Bồ-tát chẳng phải như thế, dù chuyển sang đời khác nhưng giới vẫn theo rộng nói như luận.
Lại như kinh nói: “Tất cả giới Bồ-tát phàm Thánh đều tận tâm làm thể, cho nên tâm tận thì giới cũng tận, tâm không tận nên giới cũng không tận.”
Hỏi: Cũng có thể thọ trì được không?
Đáp: Như chi không lồi, chỗ chế mà thọ. Thời cũng phải thế, thà quá giới hạn (biên tế), như Quán Kinh chép: “Đại vương hằng ngày thọ tám giới.”
Hỏi: Nếu thế thì đúng như thời, cần phải đủ chi, hoặc lại như chi cũng có lúc giảm, thời thì trái kinh.
Như nói: Có một lúc Ta ở bên bờ sông Hằng, Ca-chiên-diên đến nói rằng: Bạch Đức Thế tôn, con dạy chúng sinh khiến họ thọ trai pháp, hoặc một ngày, hoặc một đêm, hoặc một lúc hoặc một niệm, người như thế người thành trai chẳng? Con nói: Tỳ-kheo là người được thiện, chẳng gọi là trì trai. Các đệ tử con nghe nói như thế chẳng hiểu ý con, bảo rằng Như Lai nói tám giới tai phải thọ đủ mới được.
Đáp: Một ác nên ngăn thì một chi thành giới. Muốn tiến đến Định tuệ thì chẳng giảm thời. Bồ-tát bảy chúng thuận theo Thanh văn, tám giới cũng thế, thọ riêng như thế.
Như kinh Niết-bàn có bài tụng rằng: Nếu vì đạo vô thượng, trong một ngày một đêm, thọ trì tám trai giới, thì sinh cõi Bất Động.
- Tu hành khác nhau:
– Lược có bốn thứ:
- Gần gũi thiện sĩ.
- Lắng nghe chánh pháp.
- Như lý tác ý.
- Đúng như lời dạy mà tu hành.
1- Gần gũi thiện sĩ:
Như Thế tôn nói tất cả chúng sinh là nhân duyên gần của đại Bồđề, không có bạn lành trước, nghĩa là bạn có bốn:
- Thuận thiện trái ác.
- Thuận ác trái thiện.
- Thiện ác đều thuận.
- Thiện ác đều trái.
Trong đây cái đầu thì đồng với sự, tùy điều ác ấy đã sửa đổi, làm thầy, chẳng phải bạn đồng tâm mà đoạn vàng, mở hạt châu trên trán khiến thành pháp khí Bồ-đề. Có ai chẳng bằng vào thẳng gần gũi tốt mà lập công, cho nên gần gũi thiện sĩ làm đầu.
2- Lắng nghe chánh pháp:
Như Khế kinh nói nếu lửa đầy khắp thế giới, thì cần phải nghe pháp, tức là nhờ một câu có thể dứt được vòng khổ, nghe nửa bài kệ thì hồn chìm núi tuyết. Song ở bốn chỗ mà an trụ chánh niệm, sau mới thưa hỏi. Như luận nên biết, sảng nghe chưa chiều, cần phải lưu thông, lấy chánh hạnh người khác làm muôn hạnh của mình. Nếu lầm chánh niệm thì đọa địa ngục A-tỳ, lợi một chúng sinh thì cam tâm chịu khổ như Khế kinh nói: Với một chúng sinh mà ức kiếp tu hành khiến vô lượng chúng thoát khỏi biển khổ.
3- Đúng như lý tác ý:
Nghĩa hóa là quán bốn việc trước trị bốn đảo:
a. Các hạnh vô thường, có sinh phải có diệt, có thạnh phải có suy, không phải rốt ráo.
b. Hữu lậu đều khổ, do ba khổ, nhưng do lưới ái mà bị cột trói trong sinh tử. Họp ly là mủi nhọn độc cắt xé, tên lửa buồn khổ bắn ra, nói rộng như trong luận.
c. Cõi bất tịnh tạp nhiễm, giống như tịnh hiện, như oán giả thân, các tưởng bất tịnh như luận nói rộng.
d. Các pháp vô ngã, hai ngã đều không tức là các uẩn pháp sinh diệt làm thân, khởi chẳng nói khởi, diệt không tưởng diệt. Các pháp một tướng gọi là vô tướng, như huyễn duyên sinh, không có tự tánh, vì tánh không tánh, tức tánh các pháp. Tuy không ra khỏi tướng mà chẳng thấy thân nó tuy ở trong lời chưa nói hình trạng nó.
4. Đúng như lời dạy mà tu hành:
Thề khởi mười địa, chí xa mong Bồ-đề, xuất gia từ biệt người thân, qui y lường bát đúng pháp thọ trì. cây trăm họ xem là của cải giới định tuệ, đúng như lời dạy mà tu hành. Lại nói thế này là bốn môn khéo léo.
Bồ-tát thực hành tịnh giới, đủ tư lương nhiệm mầu:
- Môn chánh niệm giữ gìn.
- Môn Ba-la-mật cao siêu.
- Môn tánh khinh trọng.
- Môn tướng Trì Phạm.
1- Môn giữ gìn chánh niệm:
Những gì đáng yêu thích thì nghĩ rằng: Các dục không thể no, như xương khô, cho đến ách như cây thẳng nát quả, như cô gái La-sát, ít mùi vị mà nhiều tai ương, hai khắp các nghĩa lợi thế gian va xuất thế gian. Ở đây mà không nhịn được làm sao hết khổ. Nếu đối trái nhau, phải nghĩ mê tâm minh, chấp làm khác nên vọng sinh mừng giận. Chết chìm trong biển khổ, từ nghiệp chịu quả, dẫn người khác làm duyên khiến đọa vào đường ác, lời mình rất sâu. Con từng cầu việc vô nghĩa lợi, sự chẳng sợ phải chịu khổ lớn lâu dài địa ngục, huống là Bồ-đề khổ nhỏ tạm thời mà chẳng chịu được hay sao?
Nếu ở trong dung phải nghĩ rằng: Mạng sống nhanh chóng như tên bắn, cúi ngước một đời, ngày nay sắp hết có nghĩa lợi gì đâu. Vô thỉ cung cấp cho thân nay thân trở lại hại, vô biên sinh tử không chỗ kiềm chế.
Như Đức Thế tôn nói: Đất đai không thật có, các ông đêm dài chẳng chịu vô lượng khổ sinh tử, một người một kiếp chỗ chịu tân xương, chẳng hư hoại thì chắt đầy như núi cao bên thành Vương-xá, còn sửa đã uống thì nhiều như nước bốn biển, máu do thân chảy ra, lại nước mắt khóc cho yêu thương mà phải xa lìa thì nhiều hơn nước bốn biển. Tất cả cỏ cây trên đất liền đều chặt ra làm thẻ để đếm số cha mẹ cũng chẳng thể hết. Từ vô lượng kiếp đến nay ở trong địa ngục, hoặc ở trong súc sinh hoặc ở trong ngạ quỷ chịu các hành khổ chẳng thể đếm kể. Như thế suy nghĩa nhiều đêm không biếng lười. Cho đến nằm nghiêng không phải trụ vào tưởng ánh sáng, phiền não sâu không đáy, biển sinh tử không bờ, thuyền độ khổ chưa dừng làm sao được ngủ nghỉ.
2- Thuộc về môn Ba-la-mật-đa:
Lược có hai môn là:
- Thuộc về tánh chung.
- Thuộc về tướng riêng.
Một thứ đầu các hạnh, do làm và chẳng làm, phải làm, bốn câu bảy thứ nhiếp thọ tối thắng nên gọi là Đáo Bỉ Ngạn, nói rộng như trong luận.
Nhưng Đáo Bỉ Ngạn đều có chín tướng như Du-già nói, phải nên khéo léo. Sau có ba thứ:
- Nhân quả, nhiếp trước làm y sau nên thuận câu nhiếp trước, tịnh sau trì trước nên thuận câu nhiếp sau. Tuy khác biệt tu, tuy tu khác nhau nhưng do dần trì nên mỗi mỗi tự nhiên tu khắp tất cả.
- Thể nhiếp tu việc mỗi nhiếp hạnh, tất cả vô sân nhẫn tánh, tất cả tu nghiệp giới tánh, tất cả vô sân nhẫn tánh, tất cả tánh tinh tấn mạnh mẽ, tất cả chuyên chú tịnh tự tánh, tất cả chánh kiến hậu ngũ tánh, cho một hạnh này mà tu tát cả hạnh thì phải tương ưng. Dùng nhiếp các pháp vô tham:
Mỗi mỗi có đủ vô ứng thí, cho đến thành tựu trí hữu tình cùng giúp nhau mở mang quyến thuộc, đều dùng tất cả các hạnh công đức làm tự tánh. Do đây tất cả hạnh làm tất cả hạn. Cho nên một niệm tu tất cả hạnh, đâu chỉ A-tăng-xí-da về sau. Lại vô số kiếp thật ở một niệm. Như toàn hạnh thật hướng tự hạng, vì đời vị lai, hạng cùng bối nhau vì đời quá khứ không đầu không đuôi qui về một niệm. Nên có bài tụng rằng: Ở mộng bảo cả năm thức rồi chỉ chốc lát cho nên thời vô lượng nằm trong một sátna. 3- Môn tánh khinh trọng:
Chỗ lấy và bỏ tuy nhiếp tất cả tạp nhiễm thanh tịnh nhưng đối với gia hạnh nghiệp chế các giới cấm, lược có mười trọng và bốn mươi tám khinh nhưng giới Bồ-tát ý địa làm gốc, nếu thấy thắng lợi thì buông lung thân ngữ, không điều ác nào chẳng do tham sân si, đều là dẫn tốt suy ra xấu. Do đó bốn thứ sau là căn bản trọng. Trong giới nhiếp thiện, cực trái có hai một là tu phước bỏ trí, hai là bỏ Đại theo Tiểu. Tham riêng dẫn đầu, ngu si dẫn khắp, hai thứ kia dẫn sau vì trái Đại thừa. Trong nhiếp hữu tình cực trái có hai:
- Trước mình sau người.
- Có tưởng oan thân, chỉ ác dẫn đầu, tham sân dẫn sau, ngu si tà kiến dần chung tất cả. Do đây tùy ưng là gốc ba tụ 4- Môn tướng Trì Phạm:
Lược có ba môn:
- Môn tướng chung.
- Môn tướng riêng.
- Môn rốt ráo.
a- Môn tướng chung:
Nếu làm thì phạm, dù phạm cũng làm, bốn câu phân biệt, hoặc có làm mà chẳng phạm. Tức là trong giới kiến thắng lợi của Bồ-tát cho đến hạ phàm có tâm lành mà làm đều là không phạm. Hoặc có khi chẳng làm mà phạm, tức là tùy hỷ (thấy làm mà vui theo). Các câu khác nên biết, nếu phạm thì nhiễm, nếu nhiễm thì nhất định phạm, nghĩa là có bốn câu: Câu một là vô phú vô ký, vô tri buông lung. Tội này giúp ác vời lấy quả ấy.
Câu hai là, tức muốn dứt nó mà sinh khởi ý vui phát siêng tinh tấn, phiền nào hứng lấy che mờ tâm ấy, lúc nào cũng khởi. Các câu khác nên biết. Nếu phạm thì tội, nếu tội cũng phạm, tức là thuận câu trước. Vì phạm loạn v.v… mà không hề biết, cho nên có tư nghiệp, nếu có trọng khinh thì cũng có nghiệp đạo, nếu có nghiệp đạo thì cũng là tội trọng, bốn câu phân biệt, hoặc có khi là trọng mà chẳng phải nghiệp đạo, tức như bán rượu v.v… và một phần khác, hoặc có khi là nghiệp đạo mà chẳng thuộc trọng, như là ỷ ngữ, v.v… các câu khác nên biết. Nếu là trọng nghiệp đạo cũng sẽ xả giới, nếu xả giới thì cũng là trọng nghiệp phải chăng? Nên làm bốn câu:
- Trung hạ phẩm triền, phạm tha thắng xứ, tức là có hổ thẹn, cũng chẳng có kiến chấp sâu là công đức.
- Tự mình và hướng về người khác, bỏ nguyện Bồ-đề.
- Thượng triền, chung riêng phạm tha thắng xứ, khởi tội căn bản.
- Trừ tướng này là câu thứ tư.
Hỏi: Nếu thế vì sao kinh bản nghiệp chép: Giới Bồ-tát có phép thọ mà không có phép xả bỏ, có phạm mà chẳng mất, hết mé vị lai.
Đáp: Hạ thừa hướng Đại thì có phép xả, bỏ giới Bồ-tát, không phải như thế. Hoặc giới Bồ-tát không phạm vô dư, không có hết tất cả, như trước đã nói.
b- Môn tướng riêng:
Nếu ở mình người khen chê thì tội, nếu chê khen cũng là phước hay sao? Tức có bốn câu hoặc có khen chê tội hoặc khen chê phước. Như đối với người mà làm tổn hại hoặc làm lợi ích. Hoặc có khen chê phước, khen chê tội. Vì dẹp tà, vì tài dẫn lợi, hoặc có khi khen chê vừa phước cùng tội. Khen chê cũng như thế, tức là thuận cạn nhỏ trái sâu rộng, hoặc có khen chê, chê khen, không tội không phước, tức như tâm tăng thượng phạm loạn, hoặc trọng khổ bức, hoặc chưa thọ giới vô ký mà làm. Nếu khen chê tội thì là tha thẳng xứ. Nếu tha thắng xứ thì cũng khen chê hay sao? Nghĩa là tướng khinh trọng khó thể quyết định, tùy vị trì phạm rất sâu kín. Nhưng y cứ nghiệp đầu bốn câu phân biệt, tức có khen chê mà chẳng phải trọng tội. Tuy có yêu ghét mà chẳng làm lợi. Tuy nhiễm phạm tội mà chẳng phải trọng. Các câu khác nên biết, trong đây lại nói giới khen chê, các loại trì phạm khác ở đây nên biết, tức là giới Bồ-tát cùng các hạnh tâm rộng mênh mông không bờ bến, không hề trở ngại. Có người làm nhiều hơn cát bụi, muôn hạnh mỗi hạnh cả ngàn muôn, ứng theo trần cơ mà tu mỗi việc. Tánh tội phước khó biết khác? Một hạnh ứng trần, tướng tà chánh dễ lạm. Tuy vô số cơ nhưng đều nhập đạo Bồ-đề, cao sinh tình hẹp mà chê đều là nhân, khen sâu vào tuệ rộng, tuy đồng mặt người đâu hợp một tướng, tuy đi đường xa đâu chỉ dùng chân. Như Khế kinh nói: Đối với thừa chậm bèn gọi là chậm. Ở giới chậm thì chẳng gọi là chậm. Bồ-tát Ma-ha-tát đối với Đại thừa này tâm không phải mạn, đó gọi là vâng giữ giới, vì hộ chánh pháp dùng nước Đại thừa để tự tắm gội. Cho nên Bồ-tát tuy hiện phá giới mà không gọi là chậm.
c. Môn Rốt ráo:
Tức dùng hai không, mất tướng ba luân, như Khế kinh chép: Phải dùng Bất Hộ viên mãn tịnh giới Ba-la-mật-đa, phạm tướng không phạm chẳng thật có nên gọi là ba luân tướng giới, tội, nhân. Vì chẳng tức duyên nền tướng chẳng phải có tức. Trung gian đều chẳng thật có. Tánh chẳng phải thật có, nên vật tăng có thể trì. tướng chẳng phải không nên chẳng bác không phạm. Không mà chẳng bát, nên chẳng mất giới tướng. Có mà chẳng thêm nên không phạm giới tánh. Tuy nói tướng khinh trọng, phải quấy mà thấy ba luân chẳng phải hạnh rốt ráo. Các pháp nghĩa như nên gọi Như Lai, do tu vô ngã mà được hạnh vô tướng này, dứt bỏ hai tướng, đầy đủ hai lợi nên gọi là rốt ráo. Vì sao? Vì trong một niệm ba đời viên dung gọi là Bồ-đề chẳng lìa phát tâm. Tăng thượng ý lạc từ đây mà sinh. Như Khế kinh chép: Đương quả chư Phật, xoa đảnh nói pháp, một pháp không thì tất cả vô sinh. Liền bảo tự tâm có ra sáu đường. Đồng thể đại Bi từ đây mà khởi, như Khế kinh nói tức pháp thân này có vô lượng phiền não quấy động, tới lui sinh tử nên gọi là chúng sinh. Hộ trì đã thế, xuất ly cũng thế. Như có bài tụng rằng:
Tất cả biển nghiệp chướng.
Đều từ vọng tưởng sinh
Nếu người muốn sám hối
Ngồi thẳng quán thật tướng.
Các tội như sương mù
Mặt trời tuệ làm tan
Cho nên phải dốc lòng.
Siêng sám hối sáu căn. Ba tụ giới này lìa bờ khổ vui, chứng đoạn trí ân, ba thân đức Bản. Khuyên như so dây đàn phải lấy ở mức trung bình.
Như Khế kinh nói Bồ-tát vì đạo mà thọ bốn thứ cúng dường, thân chẳng bền chắc thì chẳng chịu khổ, chẳng chịu được khổ thì chẳng thể tu hành. Đối với khổ sinh giận ghét, thì đối với vui sinh tham, cho đến nói rộng: Ta vì hỏi khắp tất cả Luận tông, trong khoảng đốm báu, tuổi nhỏ vị đủ. Nay sao tu tập vết xưa. Như Du-già ký và tụng đều bày ý vui của mình như Duy-thức phán một quyển, may có kẻ đồng thú rõ mà lấy quyết, đã mở Thánh điển vi mật yếu. Gương tròn treo trên hư không chiếu xa. Thân người Thánh giáo khó thể gặp, kẻ có tâm muốn xuất trần đã kịp thời.