BẢN CHẤT TRIẾT HỌC CỦA KINH LƯỢNG BỘ (SAUTRĀNTIKA)
Thích Trung Định dịch
Có bốn trường phái triết học Phật giáo lớn, đó là: Tỳ Bà Sa Bộ (Vaibhāṣika), Kinh Lượng Bộ (Sautrāntika), Du Già Hành Tông (Yogācāra) và Trung Quán Tông(Mādhyamika). Hai trường phái Vaibhāṣika và Sautrāntika thuộc Phật giáo Nguyên Thủy (Hīnayānas chools), trong khi trường phái Yogācāra và Mādhyamika thuộc Phật giáo Đại thừa(Mahāyāna). Thuật ngữ Hīnayāna hay Mahāyāna, không có nghĩa là Tiểu và Đại, mà nó có thể biểu thị giai đoạn ra đời, hay đại diện cho khu vực địa phương mà trường phái đó hình thành và phát triển. Về sau, hai thuật ngữnày được dịch là Phật giáo Nam truyền và Phật giáo Bắc truyền, tức dựa trên khu vực địa lý của Ấn Độđể gọi tên. Sự phân biệt này không có liên quan gì đến trí tuệ của Đức Phật, vì tất cả bốn trường phái triết học này đều có mặt trong nó, sự hiểu biết về mỗi trường phái nhằm làm điều kiện để hiểu sâu hơn về trường phái khác. Ở đây, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu về triết học của trường phái Kinh lượng bộ (Sautrāntika).
1. Về tên gọi
Như tên gọi của nó, các tín đồ của Sautrāntika chỉ chấp nhận và tin tưởng vào kinh điển, họ cho rằng kinh là lời dạy đích thực phát xuất từ kim khẩu của Đức Phật. Trường phái này không chấp nhận những văn bản của văn học A tỳ đàm (Abhidharma), bao gồm bản luận chính thống do các luận sư Phật họcnổi tiếng sáng tác, cũng như các luận thư khác. Theo học giả Yaśomitra, Sautrāntika sự xác định danhtính của nó bởi vì:
“Sao gọi là Kinh lượng bộ (Sautrāntika)? Bởi vì trường phái này đơn thuần chỉ chấp nhận lời dạy trong kinh điển chứ không y cứ vào luật hay luận tạng nên gọi là Kinh lượng bộ (Sautrāntika).”[1] Văn học Pāli cho rằng, lời dạy của đức Phật được sưu tập thành ba tạng: Kinh tạng (Sutta pitaka), Luật tạng (vinaya pitaka) và Luận tạng (Abhidhamma pitaka). Nhưng Sautrāntikas chỉ xem kinh (sūtras) là những lời dạy chính thống của Đức Phật và y cứ trên đó làm tâm tông cho quan điểm triết học của mình. Như tên gọi cho thấy, Sautrāntika nhấn mạnh thẩm quyền của kinh điển trong Kinh tạng A Hàm (Āgamapiṭaka)[2]. Sautrāntikas còn được gọi là ‘Người mô tả’ (dārstāntika).Vì họ thường đưa ra những quan điểm triết học Phật giáo mới mẽ và độc đáo mà về sau Duy thức tông dựa vào đó để phát triển và bổ sung trong quan điểm triết học của mình, để trở thành một tông phái Phật giáo nổi tiếng và có sức ảnh hưởng cho đến ngày nay.
Triết học A Tỳ Đàm vẫn là một hệ thống tư duy hợp lệ dựa trên giáo lý của Đức Phật, nhưng không có thẩm quyền như lời dạy của Đức Phật được ghi lại trong kinh tạng (sūtras). Như vậy cái tên Sautrāntika, ‘Trường Phái Y Cứ Vào Kinh Tạng’, cho thấy một sự bác bỏ thẩm quyền mà các nhà Nhất thiết hữu bộ(Sarvāstivādins) đang chủ trương dựa vào Luận tạng và thừa nhận tính hợp pháp của chúng.
Kinh (Sūtras) là những lời dạy của Đức Phật nhằm thực hiện vì lợi ích an lạc cho chúng sinh. Cũng giống như một chiếc vòng hoa có thể được làm bằng ngọc trai, hạt vàng, ngọc lục bảo và các loại đá quý khác, kinh (Sūtras) được thuyết giảng từ kim khẩu của bậc Giác ngộ, nên có công năng chuyển hóachúng sinh từ mê đến ngộ, từ vô minh phiền não khổ đau đến an lạc giải thoát niết bàn.
Như vậy, từ những định nghĩa trên, rõ ràng trong các văn bản của Tam tạng (Tripiṭaka), Kinh lượng bộ(Sautrāntikas) chỉ chấp nhận tính hợp pháp cao của Kinh tạng (Sūtrapiṭaka) họ cho rằng đó chính là lời dạy có giá trị pháp lý đích thực của đức Phật. Họ đi theo nguyên lý của Thân văn thừa (Śrāvakayāna), và khẳng định sự tồn tại thực sự của cả vật thể bên ngoài và tự ý thức.
2. Nguồn gốc và sự phát triển của Sautrāntika
Kinh lượng bộ (Sautrāntika) là một trường phái triết học thuộc Phật giáo Nguyên thủy, được cho là xuất thân từ Nhất thiết hữu bộ (Sthaviravāda),[3] hay nói cách khác nó là một nhánh đẻ ra từ đó và trở thànhmột trường phái mới, Kinh lượng bộ. Một số học giả cho rằng triết học của Sautrāntika bắt nguồn từ khoảng hai thế kỷ sau khi đức Phật nhập niết bàn. Theo truyền thống Pāli, ngay sau khi kỳ kết tập kinh điển lần thứ hai tổ chức tại Vaisālī, một hội nghị kết tập kinh điển lớn khác đã được tổ chức tại Kiều Diệm Di (Kauśāmbhī), nơi giáo phái Đại chúng bộ (Mahāsāṅghika) được thành lập. Điều này đã dẫn đến sự phân chia Tăng đoàn (Saṅgha) của Phật giáo thành hai phái: Thượng tọa bộ hay Trưởng lão bộ(Sthavīra), những người chính thống; và Đại chúng bộ (Mahāsāṅghikas), những người theo chủ nghĩatự do.
Chúng ta thấy rằng, trường phái Hóa địa bộ (Mahīṣāsaka) và Độc tử bộ (Vṛjīputraka) cũng xuất phát từ Trưởng lão bộ (Sthavīra). Chính trong cùng một thời kỳ mà các tông phái Nhất thiết hữu bộ(Sarvāstivāda) đã nảy sinh ra tông phái Mahīsaka, sau đó đã tách ra thành Ấm Quang Bộ(Kāśyapīya) và Thuyết Chuyển Bộ (Saṅkrāntivādī), từ đó cuối cùng đã nảy sinh ra phái Sūtravādī, còn được gọi là Kinh lượng bộ (Sautrāntika). Nói theo thứ tự, tám tông phái Phật giáo có thể đã phát triển trong khoảng thời gian đó. Nhưng về cách tiếp cận của họ đối với thực tế, chỉ có bốn trường phái triết học đứng nổi bật. Đó là Tỳ bà sa bộ (Vaibhāṣika), Kinh Lượng bộ (Sautrāntika), Du già hành tông (Yogācāra) và Trung Quán (Mādhyamika).[4]
Cụ thể từ cuộc kết tập kinh điển lần thứ hai khoảng 100 trăm năm sau khi đức Phật diệt độ, Phật giáophân chia thành hai bộ phái: Thượng tọa bộ và Đại chúng bộ. Sau đó, hai bộ phái này tiếp tục phân biệtthành nhiều phái khác nhau.
Trong khoảng 100 – 200 năm sau khi Phật diệt độ, từ Đại chúng bộ nảy sinh tám bộ phái khác, nếu tính cả Đại chúng bộ, có thể nói, Đại chúng bộ gồm 9 bộ phái sau: 1.Đại Chúng Bộ; 2.Nhất Thuyết Bộ(Ekavyavaharikah); 3.Thuyết Xuất Thế Bộ (Lokottaravadinah); 4. Kê Dân Bộ (Kaukkutikah); 5. Đa Văn Bộ (Bahusrutiyah); 6. Thuyết Giả Bộ (Prajnativadinah); 7. Chế Đa Sơn Bộ (Caityasailah); 8.Tây Sơn Trụ Bộ (Aparasailah); 9. Bắc Sơn Trụ Bộ (Uttarasailah).
Thượng tọa bộ vẫn giữ khuynh hướng bảo thủ, nhưng do chịu ảnh hưởng phân liệt của Đại chúng bộ, nên trong vòng 100 năm từ khoảng 200 – 300 năm sau khi Phật diệt độ, đã phân chia thành 11 bộ pháisau: 1.Thượng Tọa Bộ, sau là Tuyết Sơn Bộ (Haima-vatah), 2.Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ(Sarvastivadah), còn gọi là Thuyết Nhân Bộ (Hetuvadah); 3.Độc Tử Bộ (Vatsiputriyah); 4.Pháp Thượng Bộ (Dharmottariyah); 5.Hiền Vũ Bộ (Bhadrayaniyah); 6.Chính Lượng Bộ (Sammitiyah); 7.Mật Lâm Sơn Bộ (Sandagirikah); 8.Hóa Địa Bộ (Mahisasakah); 9.Pháp Tạng Bộ (Dharmaguptakah); 10.Ấm Quang Bộ (Kasyapiyah), còn gọi là Thiện Tuế Bộ (Suvarsakah); 11.Kinh Lượng Lượng Bộ (Sautrantikah), còn gọi là Thuyết Chuyển Bộ (Samkrantivadah).
Trong hệ thống Đại chúng bộ, đáng chú ý nhất là ba bộ phái: Nhất thuyết bộ, Thuyết xuất thế bộ và Thuyết giả bộ. Ba bộ phái này có nhiều giáo nghĩa đặc sắc hơn so với các bộ phái khác trong hệ thống. Nhất thuyết bộ chủ trương “Tam thế chư pháp, giả danh vô thể”. Giống như Nhất thuyết bộ, Thuyết xuất thế bộ cũng kế thừa giáo lý “Pháp không luận” của Đại chúng bộ, nhưng Thuyết xuất thế bộ đứng trên lập trường phê phán thực tại luận để bàn luận về thực tướng của chư pháp, chủ trương “Tục vọng, chân thực”. Còn Thuyết giả bộ chủ trương các pháp đều có phần giả, phần thực. Đó là thuyết “Chân giả tịnh hữu” của bộ phái này.
Trong hệ thống Thượng toạ bộ, đáng chú ý nhất phải kể đến phái Hữu bộ. Hữu bộ do Ca Chiên Diên Tửsáng lập vào khoảng thời gian 300 năm sau khi Đức Phật diệt độ. Bộ phái này chủ trương giáo nghĩatuỳ vào sự tiến triển của giáo lý Phật giáo Nguyên thuỷ, lấy Luận tạng làm căn bản. Đó là thuyết “Tam thế thực hữu, pháp thể hằng hữu”, đối lập với Thượng toạ bộ lấy Kinh tạng và giáo lý Phật giáo nguyên thuỷ làm căn bản, không thiên trọng về Luật tạng và Luận tạng.
Một bộ phái quan trọng khác trong hệ thống Thượng toạ bộ, đó là Chính lượng bộ. Chính lượng bộ phát sinh từ Độc tử bộ cùng với Pháp thượng bộ, Hiền trụ bộ và Mật lâm sơn bộ. Các bộ phái này đều lấy Luận tạng làm bản vị, đều kế thừa giáo nghĩa của Độc tử bộ. Nhưng giáo nghĩa của Chính lượng bộ trở thành ưu thế. Cho nên Hữu bộ, Chính lượng bộ là hai bộ phái trọng yếu của Thượng toạ bộ.
Ở trên, chúng tôi chỉ sơ lược về sự hình thành và nội dung triết học của các trường phái Phật giáo thời kỳ bộ phái, vấn đề chủ yếu là chúng tôi muốn giới thiệu một cách chi tiết về Kinh lượng bộ. Một bộ pháithuộc Nguyên thủy nhưng có nhiều nội dung tư tưởng triết học tiến bộ, làm nền tảng cho sự phát triển Phật giáo Đại thừa sau này.
Theo Ācārya Baladeva Upādhyāya, học thuyết Sautrāntika là một trong hai nhánh của Nhất Thiết hữu bộ (Sarvāstivada), nhánh kia là Tỳ bà sa bộ (Vaibhāṣika).[5] Một số học giả cho rằng sự nhấn mạnhcủa Vaibhāṣika đối với các văn học A tỳ đàm không được các học giả Sarvāstivadin chia sẻ phổ quát. Một số người quay lưng lại với tư tưởng của Vaibhāṣika khi nó chủ yếu tập trung vào việc y cứ theo A Tỳ đàm, trong khi họ chỉ thích dựa vào lời dạy trực tiếp của Đức Phật như được bảo tồn trong kinh tạng. Vì lý do này họ được gọi là Kinh lượng bộ (Sautrāntikas).[6] Đây là lời giải thích thực tế nhất, bởi vì không giống như trường phái Sarvāstivādins chủ trương rằng sự tồn tại của sự vật có mặt trong ba thời (quá khứ, hiện tại và tương lai), những người theo Sautrāntika không thừa nhận sự tồn tại của quá khứvà tương lai, mà chỉ chấp nhận thời điểm hiện tại là thật có. Do bất đồng từ quan điểm này, nên họ không thể gọi là Sarvāstivādins. Tuy nhiên có một số vấn đề không hoàn hảo, bởi vì bản gốc của văn bản về trường phái Kinh lượng bộ ngày nay đã bị thất lạc, và rất ít thông tin có sẵn về trường phái này. Tuy nhiên, quan điểm của những người theo Sautrāntika đề cập khá rõ trong các văn bản của các trường khác, chẳng hạn như trong A Tỳ Đạt Ma Câu Xá (Abhidharmakośa) của ngài Thế Thân và một số bộ luận khác của Trần Na, Pháp Xứng sau này.
3. Những bậc thầy tiên phong tiên phong của Sautrāntika
Các nguồn tài liệu từ Trung Quốc và Tây Tạng cho rằng Kumāralāt được cho là người sáng lập nên trường phái này. Nhưng có rất nhiều bậc thầy của trường phái Sautrāntikas, chẳng hạn như Ācārya Bhadanta và những người khác, họ xuất hiện trước cả Kumāralāt, bởi vì Kumāralāt sống cùng thế kỷ với ngài Long Thọ (Nāgārjuna)[7]. Vì vậy, ở đây những thông tin về những bậc thầy của Sautrāntika được lần lượt đề cập theo thứ tự thời gian, trước hết chúng tôi muốn nói đến ngài Ācārya Bhadanta.
Ācārya Bhadanta
Ācārya Bhadanta được cho là người sáng lập đầu tiên của trường phái Sautrāntika, ngài sống tại vùng Kashmir.[8] Ngài là người đương thời với triều đại vua Kaṇiṣka. Lúc đó có một vị vua tên Siṃha. Bởi vì sự tận tụy sâu sắc của ngài đối với Phật giáo, nên ngài đã từ bỏ vương quốc của mình và trở thành một tu sĩ tên là Sudarśana. Ngài đã thực hành những lời dạy này một cách chân thành và trở thành bậc A La Hán. Nghe danh tiếng, Vua Kaṇiṣka viếng thăm và thọ giáo lời giáo huấn của ngài. Trong lúc đó, có một Bà La Môn giàu có tên là Sutra, người đã từng cúng dường cho 5.000 tu sĩ, trong đó có ngài Ācārya Bhadanta.
Khi vua Kaṇiṣka triệu tập hội nghị kết tập kinh điển về giáo nghĩa Nhất thiết hữu bộ (Sarvāstivādin), trong hội nghị này một tác phẩm luận vĩ đại được sáng tác và đặt tên là Đại Tỳ bà sa (Mahāvibhāṣā). Trong Đại Tỳ bà sa (Mahāvibhāṣā) và A Tỳ Đạt Ma Câu xá (Abhidharmakośabhāṣya), có đề cập đến một số khái niệm về quan điểm của Ācārya Bhadanta khi thảo luận về quan điểm triết học của Sautrāntika. Từ đó có thể kết luận rằng Ācārya Bhadanta là vị thầy tiên phong vĩ đại của trường phái Sautrāntika, sống trong thời đại vua Kaṇiṣka.
Sthavira Dharmottara
Theo truyền thống Trung Hoa, Saṁkrāntivādi, Dharmo-tarīya, và Tāmraśāṭīya là những từ đồng nghĩa cho cùng một giáo phái. Giáo phái Dārṣtāntika là một trong những nhánh của Tāmraśāṭīya, được gọi là Sautrāntika hay Sūtravādī. Trường phái này là một trong mười tám trường phái phái chính. Người đề xướng quan điểm chính của trường phái này là Tôn giả Sthavira Dharmottara. Ācārya Vasumitra trong bộ luận Samayabhedoparacanacakraśāstra của mình đề cập rằng, trường phái này là kết quả từ các bài thuyết giảng của Thuyết Nhất thiết hữu bộ (Sarvāstivāda).
Kumāralāta
Kumāralāt[9] được sinh ra ở Takṣaśīla. Vua Kabandha đã ban cho ngài một nơi để sống cùng với gia đình của mình, nơi mà ngài đã sáng tác nhiều tác phẩm luận giải Phật học xuất sắc. Ngài là tác giả của một bộ luận nổi tiếng với tên gọi là Kalpanamanda dṛsṭāntapaṅkti. Kumāralāt được coi là một trong bốn mặt trời (four suns) của cõi Diêm Phù Đề (Jambudvīpa), ba vị kia là Long Thọ (Nāgārjuna), Tánh Thiền Đề Bà (Āryadeva) và ngài Mã Minh (Aśvaghoṣa). Ngài sống cùng thời với Long Thọ (Nāgārjuna).[10] Ngài Huyền Trang viết:
‘Ở Taxila (hay Takṣaśīlā), Hoàng đế đã xây dựng một ngôi tháp (stūpa) cách khoảng 12 hoặc 13 dặm. Đây chính là nơi mà Bồ tát Candraprabha đã hy sinh thân xác của mình. Có một Tu viện nằm gần ngôi tháp đó. Và nó đã bị hư hỏng. Một số nhà sư cư ngụ ở đó. Tại đây, ngài Ācārya Kumāralāt đã sáng tácmột vài tác phẩm nổi tiếng của mình.
Kumāralāt sống ở Taxila. Ngài là một bậc thiên tài. Kể từ thời thơ ấu ngài đã tách biệt với cuộc sống trần tục, sau đó từ bỏ gia đình xuất gia và trở thành tu sĩ Phật giáo. Ngài rất nhiệt tình trong nghiên cứu kinh điển Phật giáo. Truyền thuyết ghi lại rằng, ngài đã từng học 32000 từ mỗi ngày và sáng tác các bài luậncũng nhiều tương tự. Ngài đã thiết lập học thuyết Phật giáo dựa trên nền tảng của kinh luật và đã đánh bại nhiều giáo sĩ dị giáo khác. Ngài là bậc thầy trong việc đàm luận, tinh thông tất cả mọi vấn đề về nội điển và ngoại điển. Có kiến thức uyên thâm về mọi mặt, nên các luận sư Ấn Độ thời ấy vô cùng ngưỡng mộ và thường xuyên đến thăm hỏi, tham vấn về giáo lý. Ngài đã sáng tác ít nhất 20 tác phẩm luận giảikhác nhau. Ngài là bậc thầy của học thuyết Kinh lượng bộ (Sautrāntika).[11]
Śrīlābha / Śrīlāta
Śrīlābha hay Śrīlāta là đệ tử của ngài Kumāralāt.[12] Ngài cũng sống tại vùng Kashmir, thuộc Bắc Ấn. Ngài đã làm việc như là một giáo sư tại Đại học tại Taxila. Nên nhớ rằng, bên cạnh đại học nổi tiếng Na Lan Đà như ghi chép trong lịch sử, thì Taxila cũng là một trung tâm học thuật nổi tiếng lúc bấy giờ. Vị y sĩ trứ danh thời Phật Jivaka cũng từng học y thuật tại Taxila, sau đó trở về phục vụ chăm sóc sức khỏeTăng đoàn và đức Phật. Huyền Trang đã đề cập về ngài Śrīlābha trong bài nói chuyện của mình. Ngài có rất nhiều đệ tử giỏi cùng theo học giáo lý. Ngài cũng từng sống ở Ayodhyā. Lúc đó Ayodhyā là một trung học thuật nổi tiếng. Ayodhyā cũng là trung tâm của tất cả các học giả nổi tiếng khác quy tụ về. Ngài đã sáng tác Kinh bộ Tỳ bà sa (Sautrāntika vibhāṣā) để chứng minh lý thuyết của mình về học thuyết Kinh lượng bộ.
Yaśomitra
Yaśomitra là người theo học các học thuyết của Sautrāntika. Ngài đã sáng tác ra Abhidharmakośa-vyākhyā spuṭāththā. Văn bản này được xem là một viên ngọc rực rỡ của triết học Phật giáo. Các khái niệm của Sautrāntika được tìm thấy trong các bài bình luận về văn bản của Đại tỳ bà sa (Vaibhāṣika). Yaśomitra đã làm sáng tỏ các nguyên lý của các văn bản Sautrāntika từ quan điểm của ngài Thế Thân. Lịch sử của học thuyết Sautrāntika có thể được tìm thấy trong các đoạn trong các văn bản được dịch sang tiếng Trung Hoa.
Có một vài người khác đã tán thành quan điểm Sautrāntika, bao gồm cả Thế Thân.[13]Trần Na(Dignāga) và Pháp Xứng (Dharmakīrti) cũng sử dụng quan điểm của Sautrāntika về biện chứng nhân minh luận, và Biện chứng triết học, trong khi hai vị này theo quan điểm của trường phái Du già hành tông (Yogācāra) nhưng vẫn sử dụng khá nhiều giáo nghĩa từ Kinh lượng bộ.
4. Sự phân loại của Sautrāntikas
Có hai phân loại của Sautrāntikas:
1. Sautrāntikas theo thánh thư (āgamānuyāyī)
2. Sautrāntikas theo lý luận biện chứng (yuktyānuyāyī)
Sautrāntikas theo thánh thư (āgamānuyāyī) là dựa vào kiến thức và hiểu biết của họ về những giáo lý từ kinh điển. Triết học của Họ như mô tả trong bộ luận A Tỳ Đạt Ma Câu Xá (Abhidharmakośa) của ngài Thế Thấn (Vasubandhu), bộ luận này được xem là ‘Kho bạc Kiến thức Cao cấp’ (Treasury of Higher Knowledge). Sautrāntikas theo lý luận biện chứng (yuktyānuyāyī) là chứng minh giáo lý của đức Phậtbằng pháp biện chứng logic (pramāṇa). Nó chủ yếu đề cập trong Tập Lượng luận(Pramāṇasamuccaya) của Trần Na (Dignāga) (Bộ sưu tập Các công cụ Tri thức) và Pháp Xứng nhân minh thất bộ[14] của Pháp Xứng (Dharmakīrti) về Nhận thức luận Phật giáo.[15]
5. Lý thuyết và Triết học
Tất cả các hệ thống nguyên tắc triết học của Phật giáo Nguyên Thủy và Phát triển đều khẳng định hai chân lý, tức nhị đế (Tib: bden pa gnyis; Sanskrit: saty-advaya) đó là chân lý thông thường hay còn gọi là tục đế (saṃvṛtti satya) và chân lý cuối cùng hay chơn đế (paramārtha satya). Về hai chân lý này, Alexander Berzin nhận xét:
“Trong hệ thống triết lý của bốn Trường phái Phật giáo lớn, tức là Vaibhāṣika, Sautrāntika, Yogācāra vàMādhyamika điều định nghĩa về nhị đế, và tìm sự đồng nhất giữa chúng ‘nhị đế dung thông’. Hai chân lýnày không một mà cũng không khác. Tất cả các hiện tượng sự vật điều nằm trong nhị đế này, đó là hai mặt của một thực tại. Tức nó không gồm cả hai hay cũng không cả hai. Do đó, sự hiểu biết hai chân lýnày tạo nên sự hiểu biết tất cả các sự vật hiện tượng mà con người có thể hiểu được.”[16]
Chân lý tối thượng (chơn đế) là một hiện tượng (dharma) có khả năng phân tích hợp lý từ quan điểmliệu nó có chế độ tồn tại độc lập mà không phụ thuộc vào sự thừa nhận bởi tư duy hay ngôn ngữ [về sự tồn tại của nó]. Một ‘chức năng hoạt động’ (kṛtaka), ‘chân lý tối thượng’ (paramārtha satya), và ‘một hiện tượng đặc trưng đặc biệt’ (višeṣa lakṣaṇa) là những từ đồng nghĩa của chúng. Định nghĩa về chân lýcủa một cái gì đó bị che khuất (saṃvṛti satya) là một hiện tượng chỉ tồn tại thông qua sự kết hợp của tư tưởng [hay ngôn ngữ]. ‘Hiện tượng không hoạt động’ (akṛtaka), ‘sự thật đối với một cái gì đó bị che khuất’ (pratibhāsa satya), ‘hiện tượng đặc trưng’ (sāmānya lakṣaṇa), ‘hiện tượng vĩnh cửu’ (nitya), ‘hiện tượng phi sản phẩm’ (asaṃskṛta) ‘Sự tồn tại phi tồn tại’ (bhrāmaka sattā) cũng là những từ đồng nghĩa. Trong khi chân lý phổ thông (tục đế) là cái đang diễn ra mà con người có thể biết được thông qua tri giác thường tình. Nó là cái có thể mô tả bằng ngôn ngữ khái niệm và chúng đang bị chi phối bởi những thứ thuộc phạm trù thế gian.
Về phương diện tư tưởng, giống như hầu hết các bộ phái Phật giáo Ấn Độ khác, giáo lý của Sautrāntikađược biết đến nhờ văn điển của một số bộ phái còn tồn tại ghi lại. Trong khi vẫn trung thành với giáo lývô ngã (anattã), nghĩa là không có một nhân tố vĩnh cửu trong luân hồi, bộ phái này chấp nhận sự di chuyển của skandhamātra (năm uẩn di trú) từ kiếp này sang kiếp khác. Tư tưởng ấy rõ ràng là trái ngược với giáo lý trọng tâm của Phật giáo: sự hiện hữu nhất thời của các uẩn, nghĩa là năm uẩn phân hủy trong từng sát na để cái khác nảy sinh. Nhằm giải thích vấn đề trên, vẫn trên nền tảng của giáo lý ksanika (sát na), các triết gia học phái này thêm rằng, các uẩn chuyển tiếp từ kiếp này sang kiếp khác không phải trong hình thức nguyên sơ mà trong hình thái tinh tế nhất của chúng, nghĩa là năm uẩn có chung một bản chất mà không phải khác biệt, và nó chuyển sinh trong nhiều kiếp sống. Có lẽ vì vậy mà trường phái này có tên gọi là Samkrantivāda (Thuyết Chuyển Chấp Bộ).
Hệ thống triết học của Sautrāntika cũng khẳng định hai chân lý theo cách riêng của mình. Dựa trên hai chân lý này, họ đã đưa ra những lý thuyết quan trọng sau đây:
I. Chấp nhận các đối tượng bên ngoài (bahyārtha) và tâm (phân loại pháp thành 45)
II. Lý thuyết về tính tạm thời hay còn gọi là sát na tâm (kṣaṇabhaṅguravāda)
III. Tự nhận thức (svasaṃvedana)
IV. Sử dụng nhận thức luận (two pramāṇas)
Chúng tôi sẽ tuần tự đi vào phân tích từng học thuyết cụ thể, để thấy hết tính năng ưu việt về quan điểmtriết học mà trường phái này xây dựng.
I. Chấp nhận các đối tượng bên ngoài (bahyārtha) và tâm (phân loại pháp thành 45)
Duy thức tông cho rằng, các đối tượng bên ngoài là ảo tưởng, không thật có và khẳng định: ‘nhất thiết duy thức, vạn pháp duy tâm’. Trong khi Sautrāntikas khẳng định các hiện tượng bên ngoài là thật có, chúng tồn tại cùng với tâm, tức tâm và vật song hành.
Sautrāntikas có một phân loại khác nhau của các hiện tượng (Pháp). Tín đồ Vaibhāṣika tin rằng có 75 pháp (75 pháp cũng thấy phân chia trong Câu xá luận); Duy thức tông chia các pháp thành 100.[17] Trong khi Sautrāntika đi theo lý thuyết cơ bản của Phật giáo về ‘vô ngã’ (anātma), họ giải thích lý thuyết trước đó về các pháp mà trong đó ngũ uẩn (pañcaskandhas) được cấu thành. Một cá nhân con người bị hiểu nhầm là một thực thể chân chính hoặc là tự ngã (atma) trong khi bản chất của nó là vô ngã (‘không tự ngã’), được định nghĩa như là một luồng liên tục của các hạt vật lý thần kinh cơ bản, và vận hành dưới tác động của nghiệp như năm uẩn chia thành 43 pháp[18], cộng them hai vô vi pháp, tức niết-bàn và không gian nên có 45 pháp. Do thiếu nguồn tư liệu từ nền văn học Sautrāntika, nói chung, nên rất khó để có được danh sách cụ thể về 45 pháp. Tuy nhiên, một văn bản hiếm hoi của Sautrāntikatrong ngôn ngữ Tamil có tựa đề Śivajñānasiddhacara, một văn bản của Aruṇandīsivācārya, có liệt kêdanh sách các pháp của Sautrāntika. Tất cả những trạng thái này đều được gom dưới hình thức năm uẩn. Ngoài ra, chúng cũng có thể được gom dưới hình thức đó là sắc (rūpa), tâm (citta), tâm sở(cetasika), và niết bàn (nirvāṇa). Bằng cách này sự phân loại pháp của Sautrantika có thể được liệt kênhư sau:
(1) Sắc pháp (rūpa) = 8 (4 sắc năng tạo ‘upādāna’ + 4 sắc sở tạo ‘upādāya’)
(2) Cảm thọ (vedanā) = 3 (lạc thọ, khổ thọ và bất khổ bất lạc thọ)
(3) Tưởng (saṃjñā) = 6 (5 giác quan và tâm)
(4) Thức (vijñāna) = 6 ý thức giác quan
(5) Các tâm hành (saṃskāra) = 10 thiện pháp + 10 bất thiện pháp
(6) Vô vi pháp (asaṃskṛta) = 2 (niết bàn + không gian)
1. Sắc pháp: Theo Sautrāntikas, sắc pháp hoặc vật chất có hai mặt: sắc năng tạo (upādāna) và sắc sở tạo (upādāya). Theo Abhidharmakośa, sắc năng tạo là đất, nước, lửa và gió. Sắc sở tạo (upādāya) cũng có bốn: độ cứng, độ ẩm, nhiệt và chuyển động.[19]
2. Cảm thọ: Cảm thọ (vedanā) có ba: 1. Lạc thọ, 2. Khổ thọ, 3. Bất khổ bất lạc thọ.[20]
3. Nhận thức hay Ý tưởng: Tưởng (saṃjñā) là nắm giữ các đặc tính (nimitta). Việc nắm bắt các bản chấtđa dạng – nhận thức rằng đây là màu xanh, vàng, dài, ngắn, nam, nữ, bạn bè, kẻ thù, dễ chịu, không hài lòng, vv là tưởng uẩn (saṃjñāskandha). Có thể phân biệt sáu loại tưởng theo các giác quan bao gồmtâm.[21]
4. Thức (vijñāna): Sautrāntikas khẳng định rằng có sáu thức: Theo Abhidharmakośa của Thế Thân, ý thức là ấn tượng (vijñapti) liên quan đến từng đối tượng, ‘nắm giữ phần thô’ của từng đối tượng. Sự tổng hợp của ý thức là sáu loại tâm, cụ thể: thị giác (cakṣu), thính giác (śrota), khứu giác (ghrāṇa), vị giác (jivhā), xúc giác (kāya) và tâm thức (mano).[22]
5. Tâm hành: Các cấu trúc bất định hoặc sự hình thành các tâm hành (saṃskāras) là tất cả mọi thứ có điều kiện (saṃskṛta); Hành uẩn (Saṃskāraskandha) là tâm hành (saṃskāras) khác với bốn uẩn khác, như sắc, thọ, tưởng và thức (rūpa, vedanā, saṃjñā, vijñāna). Theo A Tỳ Đạt Ma Câu Xá(Abhidharmakośa), tâm hành là một cấu trúc theo ý nghĩa là một yếu tố tạo nên sự tồn tại trong tương lai. Đức Phật cũng nói rằng uẩn năng tạo (upādānaskandha) cũng được gọi là hành (saṃskāra) bởi vì nó là điều kiện, tức là vì nó tạo ra và xác định năm uẩn của sự tồn tại trong tương lai.[23] Theo Sautrāntika, có 20 yếu tố tinh thần hoặc các cấu trúc tâm hành (saṃskāras).[24] Chúng bao gồm 10 thiện pháp và 10 bất thiện pháp.[25]
Pháp vô vi, tức là niết-bàn và không gian, đã được trình bày ở trên.
II. Lý thuyết về tính tạm thời (kṣaṇabhaṅgura-vāda)
Tất cả mọi thứ trong thế giới hiện tượng, theo Đức Phật, được đặc trưng bởi vô thường. Học thuyết về vô thường này về sau được Sautrāntikas phát triển như là học thuyết về tính thời điểm của mọi thứ. Lý thuyết phổ quát về vô thường được trình bày một cách khác nhau bởi Sthavīravādins và Sarvāstivādins, cụ thể là Vaibhāṣikas. Họ nói, ‘một pháp nảy sinh, vẫn không thay đổi và không còn tồn tại nữa’. Tuy nhiên, Sautrāntikas, đưa ra một phiên bản riêng về sự kiện, họ cho rằng việc giải thích như vậy là sai. Mọi thứ không bao giờ không đổi. Một cái gì đó biến mất ngay khi nó xuất hiện. Theo Sautrāntika, một điều thực không thể cùng tồn tại ở nhiều nơi; Và thực tế đó cũng không thể thực tại những thời điểm khác nhau. Đó là lý do tại sao mọi pháp giới hạn đều là tạm thời. Tất cả mọi thứ trong thế giới hiện tượng là trong dòng chảy theo ý nghĩa rằng nó ra đời vào một thời điểm và đi ra khỏi sự tồn tại ở thời điểm kế tiếp. Như vậy, có một khoảng không gián đoạn của các thực thể tạm thời kết hợp nguyên nhâncủa cùng một loại, cái đó gọi là santāna. Nói cách khác, sự chấm dứt diễn ra không có nguyên nhân(ahetuka). Nếu không phải như vậy, thì các Pháp sẽ không đổi và mất. Để chứng minh lý thuyết này, Stcherbatsky viết:
Không ai có thể phủ nhận rằng khi một bình đã bị vỡ ra từng miếng bằng một cú đập của cái búa nó đã không còn tồn tại. Nhưng ngoài sự thay đổi rõ ràng về kinh nghiệm này, như đã nêu ở trên, khác, không bao giờ bắt đầu và không bao giờ dừng lại, sự ra đời vô hạn, thay đổi liên tục, một thực tế siêu việt đang chạy. Việc tạo một cái lọ ra khỏi một lớp đất sét và sự thay đổi của nó thành những chiếc bình sứ chỉ là những phẩm chất mới, tức là những khoảnh khắc nổi bật trong sự thay đổi không bị gián đoạn này. Không có gì bền vững, không có yếu tố tĩnh trong quá trình này. Mọi pháp hữu vi nếu nói rằng nó là vĩnh cửu thì đó chỉ là trí tưởng tượng thuần túy được tuyên bố. Tương tự, nếu như một linh hồn tồn tại vĩnh cửu thì đó chỉ là trò ảo tưởng mà thôi.[26]
Vì vậy, trong một khoảnh khắc ngắn ngủi, những thay đổi không thể tưởng tượng xảy ra. Ở đây cần phải giải thích ý tưởng về ‘sát na’ (skt: kṣaṇa). Sautrāntikas dường như đã chia sẻ quan niệm của Sarvāstivādins và Vaibhāṣikas về sát na như là đơn vị không thể phân chia, nhỏ nhất của thời gian, nhưng đã trình bày việc sử dụng thuật ngữ này một cách khác nhau bằng cách điều chỉnh chế độ tồn tạicác pháp hữu vi với lý thuyết về tính tạm thời. Thuật ngữ ‘sát na’ (kṣaṇa) hay khoảnh khắc đã được sử dụng theo nghĩa thông thường của một đơn vị thời gian rất nhỏ. Trong một số văn bản, nó có thể được hiểu là một đơn vị thời gian được xác định chính xác. Alexander von Rospatt nhận xét:
Thời gian của một sát na bằng một tơ tóc, pháp cố định bằng cách tương ứng với các đơn vị thời gianlớn hơn. Do đó nó được xác định chính xác là 1/120 của một sát na, tương ứng với 1 / 75th của một giây.[27]
Có rất nhiều hình ảnh minh hoạ và mô tả cách thức những thứ nhanh chóng di chuyển trong một khoảng thời gian ngắn và không thể nghĩ bàn. Ví dụ rõ ràng nhất là cái gãy ngón tay. Nếu một người đàn ông mạnh mẽ, anh ta có thể mất 65 sát na (tức là dưới một giây) trong một cái búng ngón tay của mình.[28]
Theo các nguồn Pāli, một thực thể vật chất ‘sắc pháp’ (Pāḻi: rūpadhamma) kéo dài 17 lần tương ứng với một sát na tâm (Pāḻi: cittakhaṇa).[29] Tương tự, năm uẩn cấu tạo nên một chúng sanh cũng sanh và diệt trong từng sát na tâm như vậy.
Vô thường được nhìn thấy và biến mất trong một khoảnh khắc tức thời, trong từng giây phút. Khoảnh khắc đầu tiên của thế giới này không tồn tại trong khoảnh khắc thứ hai. Mỗi khoảnh khắc có vẻ như tương tự, và vì sự giống nhau y hệt như vậy, nên chúng ta bị lừa dối và nhận thức về nó là như nhau, giống như dòng chảy của một dòng sông, xem chúng như một thực thể được gọi là dòng sông, nhưng chúng thực sự là được kết hợp từ nhiều phân tử nước.[30]
Theo sự phát triển của học thuyết này, mọi thứ được coi là hiện tại chỉ trong một khoảnh khắc và bị hủy diệt vào thời điểm tiếp theo. Một vật bị phá hủy ngay lập tức được hình thành trở lại (ātmalābha); sự sinh hay nguồn gốc được theo sau bởi hoại diệt. Việc phá hủy một thực thể là tự phát và không đòi hỏi thêm nguyên nhân nào khác.
III. Tự nhận thức (svasaṃvedana)
Sautrāntikas khẳng định rằng chân lý tối hậu và thực tại là hiện diện ngay trong hiện tại. Quá khứ đã không còn tồn tại và tương lai thì chưa tới. Tất cả mọi thứ đang xảy ra tại thời điểm hiện tại. Đó là lý dotại sao mọi thứ đang trải qua quá trình thay đổi ngay tại thời điểm hiện tại. Đây được gọi là tính tạm thời về các hiện tượng bên ngoài và mọi tình huống. Theo Sautrāntikas, tất cả mọi thứ là thay đổi vô thườngvà luôn biến chuyển. Họ cho rằng quá khứ chỉ là trí nhớ và tương lai chỉ là tưởng tượng. Chỉ có nguồn gốc và sự chấm dứt, xuất hiện trong khoảnh khắc hiện tại. Quan điểm này trái ngược với lý thuyết tam thời được đề xướng bởi các nhà Vaibhāikas. Vì vậy, chúng không tồn tại ở tất cả mọi thời. Nên chúng được gọi là Chân lý Tương đối (saṃvṛti satya). Những người theo Sautrāntika mô tả điều này thông qua lý thuyết về sự tự nhận thức (svasaṃvedana).
Quan điểm này đã bổ sung một cách trọn vẹn cho sự phát triển của lý thuyết Duy Tâm/Duy thức của Du Già Hành Tông (Vijñaptimātra hoặc Cittamātra). Những lý thuyết này đã giải phóng những bế tắc trong việc giải quyết các vấn đề về con người và vũ trụ và nó đã phát triển cho đến đỉnh cao tột cùng của nó. Vì vậy, khi nào lý thuyết này nhận được những lời chỉ trích, Yogācārins nhanh chóng bảo vệ điều này thông qua logic của họ. Định nghĩa chung về nhận thức là cái trí nhìn thấy chính tâm hay tự ý thức. Để đưa ra lý thuyết về sự tự nhận thức bản thân, và một số lời chỉ trích đối với lý thuyết này được các trường phái khác, đặc biệt là của Trung Quán (Madhyamika), và các câu trả lời để chứng minh được trình bày bởi Sautrāntikas và Yogācārins, được thảo luận ở đây.
Câu hỏi: Nếu những hình thức ảo tưởng xuất hiện trong tâm trí mà không có sự tồn tại bên ngoài, thì vì không có đối tượng nào để nhận thức được, trí tuệ có thể xuất hiện như thế nào?
Nếu, theo bạn, nó nảy sinh, sau đó bởi cái nhận thức hợp pháp nào nó được nhìn thấy và thành lập?
Trả lời: Nhãn thức nhận dạng được dựa trên hai mặt: khía cạnh nhận thức khác chỉ nhận thức được các đối tượng khác biệt với ý thức, và khía cạnh tự nhận thức mà chỉ nắm bắt được ý thức và chúng ta gọi là người tự nhận thức bản thân. Người tự nhận thức bản thân luôn là một ý thức không lừa dối và là cái trí thiết lập sự tồn tại của ý thức về nhãn thức đối với sắc trần, tương tự với các thức khác.[31]
Bằng cách này, thông qua các lý luận khác nhau, Sautrāntikas và Yogācārin thiết lập lý thuyết của họ về sự tự nhận thức bản thân.
IV. Sử dụng nhận thức luận (pramāṇas)
Đặc điểm độc đáo của trường phái Sautrāntika là logic biện chứng triết học. Họ sử dụng phương phápbiện chứng để bảo vệ quan điểm lập trường của mình, đồng thời chống lại những lời chỉ trích của các trường phái Phật giáo khác cũng như các trường phái ngoại đạo. Logic này sau đó đã được phát triển và kết tinh bởi những người theo Du Già/Duy thức tông (Yogācārin). Ngài Trần Na (Ācārya Dignāga) đã đóng một vai trò rất lớn trong sự phát triển về biện chứng logic của Sautrāntika. Sau đó, Pháp Xứng (Dharmakīrti) cũng đã tinh chỉnh nó thành đỉnh cao tuyệt vời. Sau khi Trần Na phát triển một hệ thống logic Phật giáo vững mạnh, thì có thể phân biệt được các thuật toán học Phật giáo từ những kinh nghiệm của Vedic.[32] Victoria Lysenco, trong nghiên cứu logic của Phật giáo cho rằng Trần Na và Pháp Xứng chấp nhận quan điểm của Sautrāntika, chấp nhận sự tồn tại của các đối tượng bên ngoài như một phần trong lý luận của mình. Họ thường thay đổi khuôn khổ về bản thể học, và dần dần đi đến sự thống nhất theo quan điểm của Duy Thức tông trong việc từ chối các sự vật bên ngoài. Về vấn đề này, Giáo sư Tripathi nói:
Mặc dù Pháp Xứng, trong những chương đầu tiên của Lượng Thích Luận (Pramāṇavārtika) đã thành lập ‘Nhất thiết duy tâm’ (Mind Only), trong phần còn lại của các chương khác, ông mô tả những điều từ quan điểm của Sautrāntika. Vì vậy, ngay cả khi họ là những người ủng hộ biện chứng ‘Nhất thiết duy tâm’(yuktyānuyāyī), thì không có một chút nghi ngờ nào để xác định họ là thuộc về Sautrāntika.[33]
Theo công trình tập luận chính của ngài Trần Na (Dignàga) là Tập Lượng Luận ‘Pramāṇasamuccaya’ (tác phẩm Nhân minh quan trọng nhất của Trần Na), chỉ có hai công cụ có tri thức hợp lệ (pramāṇa) tồn tại, Pratyakṣa, hoặc nhận thức, và anumāna, hoặc suy luận, và mỗi của họ đều có một chủ đề riêng.[34]
Pratyakṣa đề cập đến những gì mà ngài Trần Na gọi là svalaksaṇa, theo nghĩa đen, cái gì đặc trưng cho chính nó, một đặc tính đặc biệt hoặc đặc biệt thuần túy – cái gì đó hoàn toàn độc đáo, đơn nhất và quan trọng nhất, tạm thời (kṣaṇika). Vì svalakṣaṇas thực sự là chân thực (paramārtha sat) và không thể diễn tả, để trải nghiệm chúng có nghĩa là trải nghiệm thực tại như nó là.
Đối tượng của pramāṇa khác, suy luận (anumāna), được hình thành bởi các khái niệm hóa, lời nói, sự phản chiếu và các sản phẩm khác của các cấu trúc tinh thần (kalpanā hoặc vikalpa) mà Trần Na gọi là samanyalakṣaṇa – một hành động tổng quát có thể áp dụng cho nhiều vật hoặc phân phối qua nhiều trường hợp. Samanyalakṣanas có khả năng chịu đựng và không thay đổi; Vì lý do này chúng được coi là sự thực tương đối (saṃvṛtisat).
Sautrāntika chủ trương các pháp thuộc thế giới hiện tượng không thể nhận thức được, vì sự tồn tại của chúng rất ngắn ngủi, chúng lập tức biến mất ngay khi chúng được nhận biết. Do vậy, đối tượng của sự nhận thức là không thể nhận biết được một cách trực tiếp, vì nó đã biến mất ngay khi xuất hiện; nó chỉ để lại hình ảnh được “sự nhận thức tái tạo”.Trong khi hầu hết các bộ phái Phật giáo cho rằng chỉ có ai đạt được sự thăng tiến trên con đường thánh đạo mới có thể có năng lực giải thoát; bộ phái này không đồng ý như vậy, họ lập luận rằng, người bình thường cũng có tiềm năng giải thoát. Họ khẳng định ngoài Bát Thánh Đạo không có con đường nào khác có thể đoạn trừ năm thủ uẩn. Thiền định và các phương thức tu tập khác có thể đè nén dục vọng và lậu hoặc nhưng không thể trừ tiệt chúng một cách hoàn toàn, chỉ có trí tuệ thực hành minh sát tuệ mới cắt đứt tận gốc rễ của các lậu hoặc, phiền não mà thôi. Sautrāntika cũng quan niệm rằng, thân thể của một vị A-la-hán hoàn toàn thanh tịnh và sự thanh tịnh ấy có được nhờ trí tuệ (wisdom).
6. Phần kết luận
Như trình bày ở trên, triết học Sautrāntika là một trong bốn trụ cột chính của triết học Phật giáo: Tỳ bà sa bộ (Vaibhāṣika), Kinh lượng bộ (Sautrāntika), Du già hành tông (Yogācāra) và Trung quán(Mādhyamika). Sautrāntikas chấp nhận tính hợp pháp của kinh (sūtra), điều đó không có nghĩa là họ hoàn toàn phủ nhận A Tỳ Đàm (Abhidharma). Mà theo họ chỉ đơn thuần nói rằng Luận không nhất thiếtlà lời dạy từ kim khẩu của Đức Phật (buddhavacana), bởi vì họ cho rằng tất cả các nội dung của Luận được bao gồm trong kinh. Truyền thống Sautrāntika không thể được gọi là Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộmặc dù nó là con đẻ, bởi vì không giống như Sarvāstivādins, Kinh Lượng Bộ khẳng định sự hiện hữucủa thời điểm hiện tại. Đối với họ, mọi thứ trong quá khứ và tương lai chỉ là các khái niệm tưởng tượng (prajñaptisat), chỉ những điều tạm thời tinh tế trong hiện tại là có thật (Dravyasat) và rồi nó cũng sớm biến thành quá khứ. Vì vậy, giải thích của họ về sự tồn tại của tất cả các sự vật hiện tượng chỉ là hình ảnh chung của tâm. Lý thuyết này, được gọi là Tự nhận thức (svasaṃvedana), và nhiều thứ khác là hạt nhân quan trọng mà Du Già Hành Tông (Yogācāra) tiếp tục phát triển sau đó. Các học thuyết của Sautrāntika được trình bày trong hệ thống Duy Thức Tông theo một hình thức được tân trang và thống nhất hơn, tất cả những khiếm khuyết sai lệch đã được sửa chữa. Lý thuyết tiến bộ nhất của họ là Tự nhận thức (svasaṃvedana), chúng hoạt động bởi vì có một sự hiện diện của ý thức trong Tàng thức(ālayavijñāna). Sautrāntika chứng minh quan điểm lập trường của mình thông qua lời Phật dạy được ghi lại trong kinh điển (buddhavacana), cụ thể là trong kinh tạng A Hàm (āgamānuyāyī) hoặc thông qua logic và tri thức luận (yuktyānuyāyī). Logic học Phật giáo là một trong những đặc điểm chính của Sautrāntika. Trần Na và Pháp Xứng được biết đến như là nhà biện chứng logic Phật giáo nổi tiếng sắc sảo, mà không có lý thuyết phi-Phật giáo nào có thể đứng vững trong biện chứng triết học này. Nói chung, các trường Vaibhāṣika và Sautrāntika được xem là thuộc Nguyên Thủy Phật giáo; trong khi trường phái Du Già (Yogācāra) và Trung Quán (Mādhyamika) thuộc Phật giáo Đại thừa. Nguyên thủy và Đại thừa không có gì khác biệt, nó giống như một cái cây có gốc rễ và thân, nhánh, hoa, lá. Nếu không có gốc rễ thì không có hoa lá. Do vậy, Phật giáo Phát triển hoàn toàn dựa trên nền tảng giáo lý Phật giáo nguyên thủy, nhưng giải thích theo một chiều hướng cao hơn, sâu hơn và mới mẽ hơn, nhằm thích ứng với sự tiến bộ của thời cuộc.
Muốn hiểu rõ Đại thừa thì phải bắt đầu từ Nguyên thủy, và muốn hiểu Nguyên Thủy thì phải nghiên cứuĐại thừa. Cả hai cùng bổ sung hổ trợ cho nhau, soi sáng nhau để làm cho triết học Phật giáo trở nên hoàn hảo và mang tính phổ cập, đa dạng hơn.
Ghi chú:
[1] Swami Dwarikadas Shastri (ed.), Ācārya yaśomitraṁ kṛta sphuṭārthā vyākhyopetam ācārya vasubhandu viracitam svopajñabhāṣyasahitam abhidharmakoṣam, Vol I, (Varanasi: Bauddha Bharati Publications, 1970), p. 15.
[2] Đây là phiên bản tiếng Phạn Sarvāstivādin về Kinh tạngTripiṭaka. Tương đương với 5 bộ Nikaya trong văn học Pāli, Nhất thiết hữu bộ cũng có 5 tạng kinh riêng của họ: 1. Trường A Hàm (Dīrghāgama), 2. Trung A Hàm (Madhyamāgama), 3. Tiểu A hàm (Kṣudrakāgama), 4. Tạp A Hàm (Saṁyuktāgama) và 5. Kinh Tăng Nhất A-Hàm (Ekottarāgama).
[3]Đó là, có mười tám trường phái khác nhau đã phát triển vài hoặc nhiều thế kỷ sau khi đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhập Niết bàn. Sthaviravāda là một trong số đó, từ đó Sautrāntika bắt nguồn.
[4] Ram Shankar Tripathi, Sautrāntika Darśanam, (Sarnath: Central Institute of Higher Tibetan Studies, 1990), p. 3.
[5] Baldev Upadhyaya, Bauddha-Darśana-Mīmāṁsā, (Varanasi: Caukhambha Vidyabhavana, 1978, p. 183
[6] Tarthang Tulku, ‘Light of Liberation: A History of Buddhism in India, Crystal Mirror Vol. VIII, (New York: Dharma Publishing, 1992). p. 288.
[7] Lama Chimpa & Alka Chattopadhyaya, Tārānātha’s History of Buddhism in India, (Simla: Indian Institute of Advanced Study, 1970). p. 117.
[8] 10. Trong Gyagar Chöjung của Taranatha, có một người của Sautrāntika, Ācrya là người đầu tiên trong thời gian của vua Kaṇiṣka nhưng tên của Ācārya Bhadanta không được nhắc đến. Nhưng đại danh như Sautrāntika mahā bhaṭṭaraka Sthavira của Kashmir chắc chắn đã xảy ra trong Chöjung của ông ta. Xem: Ibid. P. 92.
[9] Somewhere, he is also mentioned as Kumaralābha, a corruption of Kumaralāta.
[10] Chimpa etal., op cit., f.n. 9.
[11] Quoted in Ram Shankar Tripathi, Bauddha Darśana Prasthāna, (Sarnath: Central Institute of Higher Tibetan Studies, 1997), p. 81.
[12] Upadhyaya, op cit., f.n. 7, p. 185.
[13] Trước khi chuyển đổi sang Đại thừa và sáng lập Duy thức tông, Vasubandhu thường nghiêng về quan điểm Sautrāntika. Do đó, mặc dù ngài đưa ra các nguyên tắc Vaibhāṣika trong Abhidharmakośa, nhưng không có quan điểm nào trái với quan điểm Sautrāntika.
[14] 1. Quan tướng thuộc luận (zh. 觀相屬論, sa. saṃbandhaparīkṣāprakaraṇa, bo.), chỉ còn bản Tạng ngữ; 2. Lượng quyết định luận (zh. 量決定論, sa. pramāṇaviniścaya, bo.), chỉ còn bản Tạng ngữ. Bộ luận này được chia làm 3 phần với chủ đề thụ tưởng, kết luận và trình bày phương pháp suy diễn ba đoạn (en. syllogism). Luận này được xem là bản nhỏ của Lượng thích luận vì hơn nửa phần được trích ra từ đây; 3. Lượng thích luận (zh. 量釋論, sa. pramāṇavarttika-kārikā, bo.), luận quan trọng nhất, chú giải Tập lượng luận (sa. pramāṇasamuccaya) của Trần-na (sa. dignāga); 4. Chính lý nhất đích luận (zh. 正理一滴論, sa. nyāyabindu-prakaraṇa, bo.); 5. Nhân luận nhất đích luận (zh. 因論一滴論, sa. hetubindu-nāma-prakaraṇa, bo.), bản Tạng ngữ có, bản Phạn ngữ mới được tìm thấy. Bộ luận này được chia làm 3 phần, giảng giải về ba đoạn của suy luận; 6. Luận nghị chính lý luận (zh. 論議正理論, sa. vādanyāya-nāma-prakaraṇa, bo.), chỉ còn bản Tạng ngữ, nói về cách tranh luận với địch thủ; 7. Thành tha tướng thuộc luận (zh. 成他相屬論, sa. saṃtānāntarasiddhi-nāma-prakaraṇa, bo.), triết luận chống đối quan niệm Duy ngã và nói về ‘sự thật’ của ý nghĩ người khác.
[15] Geshe Lhundup Sopa & Jeffrey Hopkins, Practice and Theory of Tibetan Buddhism, (London: Rider and Company Limited, 1977), p. 92.
[16] See Dvarika Das Shastri (ed.), Pramāṇavārttikam, (Varanasi: Bauddha Bharati, 1968), p. 100.
[17] For the classification and listing of the Yogācārin dharmas, see: Vasubandhu, “Śatadharmavidyāmukham”, Buddhist Himalaya, Vol. XI, Combined Issue 2001-2007, (Lalitpur: Nagarjuna Institute of Exact Methods), pp. 58-59.
[18] It is surprising that books on Sautrāntika, like Sautrāntika Darśanam in Sanskrit by Prof. Ram Shankar Tripathi, Bauddha Dharma Darśaṇam and others do not mention the classfication of dharmas according to the Sautrāntika system.
[19] Narendradeva, op cit., f.n. 21, p. 20. The verse reads: bhūtāni pṛthivīdhātur aptejo vāyudhātavaḥ | dhṛtyādikarmasaṁsiddhāḥ kharaśehoṣṇateraṇāḥ ||1/12||
[20] Ibid., p. 25.
[21] Ibid.
[22] Ibid., p. 27.
[23] Ibid., p. 26
[24] According to Dharmasaṅgraha of Ācārya Nāgārjuna, there are two saṃskāras: 1. saṃskāras comcomitant with mind (cittasaṃprayukta saṃskāra), 2. saṃskāras not concomitant with mind (cittaviprayukta saṃskāra). The Vaibhāṣika accepts cittavi
[25] Due to lack of Sautrāntika resources, the list of 20 saṃskāra dharmas can not be given here.
[26] Theoder Stcherbatsky, Buddhist Logic Vol I., (Delhi: Munshiram Manoharlal Publishers Pvt. Ltd., 1996)., p. 95. Here Stcherbatsky describes Śāntarakṣita’s stand on the theory of momentariness.
[27] Alexander von Rospatt, The Buddhist Doctrine of Momentariness: A Survey of the Origins and Early Phase of this Doctrine up to Vasubandhu, (Stuttgart: Franz Steiner Verlag Stuttgart, 1995), p. 99
[28] This illustration is given by Vasubandhu in his Abhidharmakośabhaṣya: balavatpuruṣāccaṭāmātrena pañcaṣaṣṭiḥ kṣaṇā atikrāmantyityābhidhārmikāḥ
[29] Bhadantācariya Buddhaghoṣa, Visuddhimagga, (Singapore: Singapore Buddhist Meditation Centre), p. 714. Here is the Pāḻi text: rūpe dharanteyeva hi soḻasavāre bhavaṅgacitta uppajjitvā nirujjhati| . All the full texts of Pāḻi Tipiṭaka can be browsed and downloaded from the website: http://www. tipitaka.org.
[30] Gampopa, The Jewel Ornament of Liberation, (New York: Snowlion Publications, 1998), p. 85. (Translated into English by Khenpo Könchog Gyaltsen Rinpoche and edited by Ani K. Trinlay Chödrön)
[31] Geshe Kelsang Gyatso, Meaningful to Behold, (London: Tharpa Publications, 1989), p. 298 (A translation of Bodhicaryāvatāra of Śāntideva into English).
[32] Tripathi, op cit., f.n. 13, p. 111
[33] Ibid,
[34] Essentials of Sautrāntika Philosophy 60 – Light of Wisdom, Vol I, No. 1, 2010. eva te dve pramāṇe, na tvanye eva kecid dve iti| atra vyākhyāne na bhavati yathoktadoṣāvakāśaḥ || Ernst Steinkellner. etal., Jinendrabuddhi’s Viśālāmalavatī Pramāṇasamuccayaṭīkā, (Vienna: Austrian Academy of Sciences, 2005), p. 24.