ẤN LOÁT THUẬT

Phật Quang Đại Từ Điển

Kĩ thuật in phát khởi ở Trung quốc, nguyên nhân là đáp ứng nhu cầu của tín đồ Phật giáo mà phát triển thuật ấn loát trong phạm vi văn hóa. Cứ theo các di vật in ấn còn lại mà suy luận, thì bản khắc cổ nhất là vào thời nhà Tùy, nhưng niên đại không rõ. Về Nhật bản, thì Bách vạn tháp đà la ni được khắc xong vào năm Thần hộ cảnh vân thứ 4 (770) là ấn loát phẩm sớm nhất của Nhật bản. Về phương diện Trung quốc, thì Kim cương bát nhã kinh được hoàn thành vào năm Hàm thông thứ 9 (968) đời Đường, là ấn loát phẩm sớm nhất, cũng là ấn loát phẩm bản kinh khắc cổ nhất hiện còn trên thế giới; ở ngay tờ đầu của cuốn kinh có vẽ bản đồ Kì thụ Cấp cô độc viên, hiện tàng trữ tại Đại Anh bác vật quán của nước Anh, kĩ thuật khắc chữ Bách Vạn Tháp Đà La Ni của Nhật Bản in năm 770 của người thợ rất tiến bộ, người đời ai cũng khen ngợi.

Nhưng, sự ấn loát đại bộ kinh điển Phật một cách có tổ chức thì phải đợi đến sau thế kỉ thứ X, phát đạt nhất, là tỉnh Tứ xuyên. Đại tạng kinh Phật giáo, được in lần đầu tiên vào cuối thế kỉ XI, cũng in tại Tứ xuyên, sau mới phân phối đi các chùa viện lớn ở các nơi, các kinh điển in vào thời kì này đều là kinh điển Hán văn. Đại tạng kinh ấn hành vào các đời Tống, Nguyên, Minh đều là các bản in khắc trên bản gỗ, từ tạng Tần già vào đầu năm Dân quốc mới bắt đầu dùng chữ rời bằng chì để in. Lại thời kì nhà Nguyên thống trị Trung quốc, cũng có bản in kinh Phật bằng văn Hồi hột và văn Tây hạ, lí do là vì lãnh thổ triều Nguyên bao gồm cả đất Hồi hột, Tây hạ, vả lại cũng cùng là Nhung tộc (giống mọi rợ) với nhau, nên nhà Nguyên đã vì họ mà in ấn kinh sách Phật bằng văn Hồi hột và văn Tây hạ. Thời bấy giờ, những người phụ trách công việc in ấn là người Hán, bị kì thị bởi chính sách chủng tộc của triều Nguyên, công việc ấn loát toàn được tiến hành tại Hàng châu. Ngoài ra, như Triều tiên và Việt nam cũng có khắc in kinh điển Phật.

Lại trong các văn vật được tìm đào thấy, cũng có số ít ấn loát phẩm bằng tiếng Ấn độ cổ đại, song thuật ấn loát của Trung quốc chưa thấy lưu hành tại Ấn độ, mãi đến cuối thế kỉ XIX, Ấn độ mới bắt đầu in kinh điển Phật bằng chữ rời chì trong thể chữ Thiên thành (Phạm:devanàgarì) Từ cuối thế kỉ IX đến thế kỉ X, số lượng lớn kinh điển Phật in ở Trung quốc, được phân phối đi các nơi trên toàn quốc, đến các miền Trung á, trong đó, chỉ có số ít may còn đến ngày nay. Các kinh điển in được tìm đào thấy ở Trung á hiện nay, cho thấy hình thức thời kì đầu đều là bản cuốn lại, như kinh Kim cương bát nhã nói ở trên là một bản cuốn.

Từ khoảng thế kỉ XI, mới thấy các bản xếp và đóng thành quyển được dùng. Các kinh Phật bằng văn Hán, văn Hồi hột và văn Tây hạ, đều là bản xếp, bản đóng, nhưng bản cuốn thì chỉ có trong văn Hán, và số lượng cũng rất ít. Tại Nhật bản, vào thời đại Bình an, các chùa ở Nam đô đều có ấn hành kinh Pháp hoa, luận Thành duy thức. Vào thời Liêm thương, hệ thống san hành kinh Phật ấy được gọi là Xuân nhật bản, về sau, có Cao dã bản do chùa viện ở núi Cao dã ấn hành, còn có Tịnh độ giáo bản lấy Kinh đô làm trung tâm. Đến thời đại Thất đinh lấy Liêm thương làm cứ điểm, rồi từ đó phổ cập các nơi, và đến cuối thời kì Thất đinh thì phát triển thành xuất bản thương mãi. Sự in ấn bằng bản chữ rời đến đầu thời kì Giang hộ mới hưng thịnh, tức vào năm 1637, Thiên hải tạng được ấn hành bằng bản chữ rời, từ đó về sau, Đại tạng kinh Nhật bản phần nhiều cũng ấn hành bằng chữ rời.

Ngoài ra, có các bức tranh tượng Kinh Kim Cương Bát Nhã Đời Đường Trung Quốc In Năm 968 Tạng Tần Già vẽ được khắc in, là tranh Phật truyền vào từ đời Đường, từ cuối thời Bình an đến thời Liêm thương được lưu hành rộng rãi, khổ lớn như Lưỡng giới mạn đồ la, tượng Niết bàn, khổ nhỏ thì như tranh tượng ban cho các chùa viện, hộ phù v.v…, tranh Phật in bản gỗ. Sau thời Minh trị, thuật ấn loát bằng chữ rời chì của phương Tây thịnh hành, bản gỗ bèn suy đồi nhanh chóng mà thay thế bằng chữ rời chì. (xt. Hoạt Tự Bản).