A TỲ ĐÀM TÂM LUẬN KINH
Tác giả: Tôn giả Pháp Thắng, Tôn giả Ưu-Ba-Phiến-Đa giải thích
Hán dịch: Tam Tạng Na Liên Đề Da Xá.Đời Cao Tề
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 2

Phẩm 3: NGHIỆP

Đã nói các hành do năng lực của nhân duyên mà sinh, kế đây là phần quán sát sự sinh diệt khác nhau của thế gian.

Do nghiệp nhân của phiền não cho nên sinh, phải tư duy về nghiệp đó, Sư muốn nói rộng về nghiệp, cho nên nói kệ:

Nghiệp tô điểm thế gian

Mỗi đường đầu khác nhau

Nên phải tư duy nghiệp

Cầu lìa thế giải thoát.

Nghiệp tô điểm thế gian, mỗi đường đều khác nhau: Nghĩa là các thân trong năm đường của tất cả thế gian như vậy, đều sinh ra nghiệp, có khả năng tô điểm, cần phải suy nghĩ về nghiệp đó, vì nhân thế gian sinh ra các thân. Như Đức Thế Tôn nói: Chúng sinh khác nhau là do nghiệp đã tạo ra nên mới có sự cao, thấp, hơn, kém.

Vì lý do đó, nên phải tư duy nghiệp, để mong cầu ra khỏi thế gian, được giải thoát. Chủng loại, địa, tư tánh của nghiệp đó, đã thành tựu thiện, bất thiện khác nhau. Để hiểu biết được nghiệp ấy, nên phải siêng năng tư duy.

Hỏi: Nghiệp đó là gì? Tư duy như thế nào? Vì sao nhân của thế gian sinh khởi ra các thân?

Đáp:

Thân, miệng, ý tập nghiệp

Hiện ở trong các hữu (cõi)

Từ nghiệp sinh các hành

Và thọ các thứ thân.

Thân, miệng, ý tập họp nghiệp, hiện ở trong các hữu: Nghĩa là có ba thứ nghiệp, đó là nghiệp thân, miệng, ý. Thân kia đã tạo, hoặc nghiệp nương dựa vào thân, gọi là thân nghiệp. Nếu miệng đã gây ra

gọi là khẩu nghiệp, ý tương ưng gọi là ý nghiệp. Từ đời này đến đời khác, chúng sinh đã gây nên nghiệp thân, miệng, ý.

Từ nghiệp đó sinh ra các hành và thọ các thứ thân: Nghiệp ấy sinh các hành và các công cụ bên ngoài như nhà cửa, sắc lực, thân thế, giàu sang, tội phước, mạng sống, v.v… và làm cho chúng sinh thọ các thứ thân.

Hành này có hai thứ, đó là số chúng sinh, chẳng phải số chúng sinh, chung không chung.

Không chung nghĩa là mỗi mỗi chúng sinh đều do nghiệp tăng thượng sinh riêng.

Chung là do nghiệp tăng thượng của hết thảy chúng sinh mà sinh.

Như vậy, đủ các thứ thân nghiệp tịnh, bất tịnh của năm đường như địa ngục, v.v… sẽ thọ nhận đủ các thứ khổ, vui khác nhau.

Vì nghiệp đó đã tạo đủ các loại chúng sinh, cho nên người mong cầu được giải thoát thì phải biết rõ nghiệp này.

Thân nghiệp cần phải biết

Có giáo và vô giáo

Khẩu nghiệp cũng như vậy

Ý nghiệp chỉ vô giáo.

Về nghiệp của thân, phải biết là có giáo và vô giáo. Nghĩa là nghiệp của thân có hai thứ, đó là có giáo và vô giáo. Có giáo là thân động, vô giáo là thân động diệt rồi, tương ưng với thức khác. Hành động ấy sẽ được chuyển biến nối tiếp nhau, như sau khi thọ giới, dù là tâm bất thiện hay vô ký, giới thiện vẫn phát sinh theo. Như bắt chim, v.v…, dù với tâm thiện hay vô ký, giới ác cũng vẫn phát sinh theo.

Nghiệp miệng cũng như vậy. Nghĩa là nghiệp miệng cũng có hai thứ: Tánh có giáo, tánh vô giáo. Chỉ nghiệp ý là vô giáo, nghĩa là nghiệp ý chỉ có tánh vô giáo, tánh không phải như sắc giáo. Vì nghiệp này, không thể chỉ bày cho người khác hiểu, nên gọi là vô giáo, vì có lời nói nên mới gọi là giáo. Trong năm nghiệp này: Có giáo, phải biết ba:

Thiện, bất thiện, vô ký

Ý nghiệp cũng như vậy

Khác không gọi vô ký.

Có giáo, phải biết có ba thứ: Thiện, bất thiện, vô ký. Nghĩa là thân giáo, khẩu giáo, phải biết có ba thứ thiện, bất thiện, vô ký. Thiện là thực hành bố thí, thọ giới, v.v… là do tâm thiện khởi động thân. Bất thiện là giết hại chúng sinh, v.v… là do tâm bất thiện khởi động thân.

Vô ký có hai thứ là ẩn mất và không ẩn mất. Ẩn mất nghĩa là tâm vô ký cấu uế khởi động thân. Không ẩn mất nghĩa là chẳng phải tâm vô ký cấu uế khởi động thân, các gọi là oai nghi, nghĩ nghiệp khéo léo. Khẩu giáo cũng như vậy, cần phải biết. Ý nghiệp cũng như vậy. Nghĩa là ý nghiệp cũng có ba thứ. Tâm thiện kia tương ưng với tâm thiện gọi là thiện. Tương ưng với tâm bất thiện gọi là bất thiện. Vô ký cấu uế tương ưng với tâm gọi là vô ký ẩn mất, không phải tương ưng với tâm vô ký cấu uế gọi là vô ký không ẩn mất.

Nghiệp khác không gọi là vô ký, nghĩa là còn có hai nghiệp, đó là nghiệp thân, miệng vô giáo. Nghiệp đó có hai thứ: Thiện và bất thiện, không có vô ký. Vì sao? Vì yếu kém, vì tâm vô ký yếu kém, cho nên không có khả năng sinh khởi nghiệp mạnh mẽ. Nếu tâm vô ký này và thức khác và việc khác, đều nối tiếp nhau thì như cầm cành hoa Tu-mana, dù bỏ hoa lại đàng sau, vẫn còn phảng phất mùi thơm quyện theo. Vì sao? Vì năng lực của mùi hương luôn tỏa ra liên tục, không phải như cầm miếng gỗ, cục đá, v.v… Đã nói về các nghiệp.

Hai thứ sắc vô ký

Ẩn mất, không ẩn mất

Ẩn mất thuộc cõi Sắc

Ngoài ra, ở hai cõi.

Hai thứ sắc vô ký: ẩn mất, không ẩn mất, nghĩa là nếu tánh của sắc, gọi là nghiệp vô ký có giáo, như trước đã nói thì nghiệp này có hai thứ, phải biết là ẩn mất và không ẩn mất.

Nghiệp ẩn mất thuộc cõi Sắc, nghĩa là ẩn mất thuộc Phạm thế của cõi Sắc, không phải ở địa trên. Vì sao? Vì vô ký kia làm tâm, không phải là phiền não của địa trên, địa dưới khởi hiện ở trước mặt. Vì sao? Vì địa trên đã lìa bỏ dục cũng không ở cõi Dục, vì phiền não do Tu đạo đoạn, có khả năng khởi nghiệp thân, miệng. Vì sao? Vì vận chuyển ở môn ngoài. phiền não do kiến đạo đoạn là hành môn trong, không thể khởi nghiệp thân, miệng. Phiền não do Tu đạo đoạn ở cõi Dục, chỉ là bất thiện thì không phải phiền não bất thiện có khả năng sinh khởi nghiệp vô ký.

Ngoài ra ở hai cõi, nghĩa là nếu vô ký không ẩn mất, thuộc hai cõi Dục và Sắc, ý nghiệp như nói ở tâm, Vì sao? Vì sự ẩn mất, không ẩn mất kia chung cho ba cõi, trong đó:

Giới có giáo, vô giáo

Nói lược có ba thứ:

Vô lậu và thiền sinh

Nương thuận giới giải thoát.

Giới có giáo, vô giáo, nói lược có ba thứ: giới vô giáo nói lược phải biết có ba thứ.

Hỏi: Ba thứ đó là gì?

Đáp: Vô lậu và thiền sinh, nương thuận giới giải thoát.

Giới vô lậu, nghĩa là giới này sinh chung với đạo, đó là chánh ngữ, chánh nghiệp và chánh mạng.

Giới của thiền sinh, nghĩa là giới và thiền sinh chung, đó là ly dục, không ly dục; phàm phu và Thánh nhân.

Nương thuận giới giải thoát: Nghĩa là các nhóm hòa hợp, bên cạnh sĩ phu kia, cầu xin được thọ lãnh. Ba thứ giới này gồm nhiếp hết thảy giới.

Hỏi: Đã phân biệt giới có giáo, vô giáo rồi, thế nào là giới phát sinh với tâm, và giới không phát sinh với tâm?

Đáp:

Vô giáo, ở cõi Dục

Có giáo nương hai cõi

Nên biết chẳng cùng tâm

Ngoài ra nói cùng tâm.

Vô giáo ở cõi Dục nếu thuộc thuận giới giải thoát, hoặc không thuộc thuận giới giải thoát thì tất cả giới kia đều không phải là tâm cùng phát sinh, không có nghĩa chuyển biến theo tâm.

Hỏi: Vì sao không chuyển biến theo tâm?

Đáp: Vì người kia thọ giới rồi thì tâm bất thiện, vô ký cũng sinh theo nhưng không chuyển biến theo tâm thiện, bất thiện, vô ký. Vì sao? Vì vô tâm cũng chuyển theo.

Có giáo tức là hai cõi Dục, Sắc không chuyển biến theo tâm. Vì sao? Vì thuộc về thân.

Vì tâm khác cũng có, vì tâm khác đều cùng nói. Tâm khác là giới của Vô lậu, Thiền. Hai thứ giới đó đều tùy thuộc vào sự chuyển biến của tâm. Vì sao? Vì tâm khác không chuyển biến theo, mà do sức của tâm của người đó sinh hai thứ giới. Người đó đã thường tùy tâm để tạo nên nghĩa tùy thuận. Do vậy nên hai thứ giới ấy là quá khứ thành tựu quá khứ, vị lai thành tựu vị lai, hiện tại thành tựu hiện tại.

Đã nói về sự khác nhau của nghiệp, nay sẽ nói: về nghiệp thành tựu.

Luật nghi giới vô lậu

Thấy thật thì thành tựu

Thiền sinh, nếu được thiền

Giữ giới sinh cõi Dục.

Luật nghi giới vô lậu, thấy thật thì thành tựu: Tức là từ khổ pháp nhẫn ban đầu và tất cả bậc Thánh thành tựu giới vô lậu, giới này hiện ở sáu địa: bốn thiền căn bản, thiền trung gian và thiền vị lai. Địa cõi Sắc này cũng vô lậu. Người đó chưa lìa dục, thấy đế, thành tựu giới ở địa vị lai. Nếu lìa bỏ sự ham muốn, tất cả bậc hữu học, ít nhất là thành tựu được ba địa, hoặc có sáu địa thì tất cả A-la-hán đều thành tựu sáu địa.

Thiền sinh nếu được thiền, nghĩa là nếu người được thiền, thì thành tựu được giới của thiền, không phải giới khác. Giới này, ở sáu địa, nghĩa là địa tiếp cận với thiền, thiền trung gian và bốn thiền. Nếu người, hoặc được các địa, hoặc là phàm phu, hoặc là bậc Thánh, đều thành tựu được giới của địa đó.

Giữ giới, sinh cõi Dục: Nghĩa là nếu người thọ giới, người đó thành tựu thuận theo giới giải thoát, thì giới này là người cõi Dục được, không phải cõi khác thọ.

Đã nói lược về thành tựu khác nhau nay sẽ nói có ba hạng người thuận theo thành tựu giới quá khứ, vị lai và hiện tại: Người trụ giới, người trụ phi giới, người trụ phi giới phi phi giới.

Người trụ giới cũng có ba hạng, do giới có ba thứ, nên người trụ giới kia:

Nếu trụ giới giải thoát

Vô giáo hiện tại kia

Phải biết thường thành tựu

Hoặc dứt thành quá khứ.

Nếu người kia an trụ giới giải thoát, thì vô giáo hiện tại phải biết là thường thành tựu. Nghĩa là nếu an trụ thuận theo giới giải thoát thì người đó ngay từ sát-na đầu, đã thọ lãnh giới vô giáo, thành tựu bất cứ lúc nào ở hiện tại, người đó hiện tại vô giáo, thường theo thứ tự tiếp nối nhau, cho đến thân mạng chưa hết. Vì sao? Vì đó là giới hạn phạm vi, bắt buộc. Hoặc dứt thành quá khứ, hoặc có người trụ giới thuận theo giải thoát, thành tựu giới vô giáo trong quá khứ, được gọi là đã chấm dứt mà không xả. Về xả có năm nhân duyên, ở sau sẽ nói.

Nếu có làm ở giáo

Thành tựu ở đời giữa

Giáo kia hết, không xả

Nên biết thành quá khứ.

Nếu có làm ở giáo, thành tựu ở đời giữa: đời giữa là đời hiện tại.

Nếu có người thực hành thân giáo khẩu giáo, lúc xin nhận lãnh giới là đã thành tựu giới giáo của hiện tại. Giới giáo đó đã hết mà không xả, phải biết đã thành quá khứ. Dứt hết là nghĩa quá khứ. Lúc giới giáo kia đã hết, nếu không xả thì người đó đã thành tựu giới giáo quá khứ. Về nhân duyên xả giới này như trước đã nói.

Nói tóm lại, thì khi giáo ở niệm ban đầu là đã thành tựu giáo trong hiện tại và vô giáo, cho đến giáo chưa chấm dứt ở vị lai, là đã thành tựu giáo trong quá khứ, hiện tại và vô giáo. Giáo đó đã hết rồi nếu không xả, thì đối với việc thành tựu vô giáo quá khứ, hiện tại, người đó chỉ thành tựu giáo trong quá khứ, không phải giáo ở hiện tại.

Nếu được thiền vô giáo

Thành tựu diệt vị lai

Chặng giữa nhập chánh thọ

Giáo cũng như trước nói.

Nếu được thiền vô giáo, sẽ thành tựu diệt ở vị lai, nghĩa là nếu người được thiền thì đã thành tựu được giới thiền của quá khứ, vị lai. Như thành tựu thiền, vô giáo của người ấy dù quyết định diệt mất, nhưng do sức thiền nên lúc đầu người kia đã được thiền quá khứ như vậy. Sự nhớ nghĩ v.v… của nhị thiền đều thành tựu ở cả ba đời, cho đến lúc chưa khởi thiền, hoặc khởi mà không xả. Thành tựu giới vô lậu ở quá khứ, vị lai, giống như thiền, nên trong đây không nói.

Đã nói giới của thiền, cũng nói giáo kia. Vì sao? Vì nếu có người thấy đế giáo, người đó quyết định được giới của thiền, cho nên nói giới thiền, tức là nói giới giáo kia.

Nếu tạo nghiệp bất thiện

Trụ giới, thành tựu hai

Phiền não chung với triền

Nên biết kia dứt hết.

Nếu tạo nghiệp bất thiện, an trụ giới, thành tựu hai, nghĩa là người an trụ giới thuận giải thoát, nếu an trụ giới thiền người đó sẽ không thấy đế, sẽ làm điều bất thiện, lúc triền thêm lên, điều bất thiện vô giáo sẽ khởi hiện ngay, bấy giờ, người đó sẽ thành tựu giáo và vô giáo bất thiện.

Hỏi: An trụ giới thiền làm điều bất thiện là sao?

Đáp: Nếu người nào chưa lìa dục mà nương thiền vị lai, sẽ làm điều bất thiện.

Hỏi: Đến bao giờ thì thành tựu vô giáo?

Đáp: Lúc đi chung với triền phiền não thì người này cho đến lúc chưa xả triền bất thiện. Phải biết người kia đều dứt hết, nếu xả được triền bất thiện kia thì có giáo, vô giáo cũng xả.

Nếu trụ trong phi giới

Thành tựu vô giáo này

Phải biết quả không ưa

Hoặc hết ở quá khứ.

Nếu an trụ trong chỗ phi giới, thành tựu vô giáo này, phải biết người đó sẽ được quả không đáng ưa, nghĩa là người an trụ phi giới, đó là kẻ đồ tể giết dê, giết gà, mổ heo, bắt cá, bắt chim v.v…, người này, bất cứ lúc nào cũng gây ra điều bất thiện vô giáo ở hiện tại. Người ấy, lúc sát-na đầu tiên tạo nghiệp, là đã thành tựu vô giáo, thuộc về giới bất thiện đối với tất cả chúng sinh.

Nếu người nào lúc bắt đầu sát sinh, thì tức liền được vô giáo thuộc về sát sinh. Về sau, tùy chỗ sát sinh, lại được vô giáo thuộc về sát sinh. Giới thuộc về phi luật nghi, trước đã được rồi, nên không còn được nữa. Hoặc lại dứt ở quá khứ là niệm thứ hai trở đi, sát sinh và phi luật nghi gồm nhiếp vô giáo thì thành tựu quá khứ, hiện tại, cho đến không bỏ . Sát-na chấm dứt ở quá khứ gọi là hết.

Nếu sát-na trụ giáo

Là nói thành tựu giữa

Cũng dứt ở quá khứ

Thiện trái với ở trên.

Nếu sát na an trụ giáo là nói thành tựu giữa, nghĩa là lúc tùy thuận an trụ giáo là đã thành tựu giáo ở hiện tại. Sát-na hiện tại gọi là sát-na an trụ.

Cũng lại chấm dứt ở quá khứ, tức là tùy thuận giáo. Sát-na chấm dứt quá khứ, chưa dứt trở về sau, bấy giờ thành tựu quá khứ, hiện tại. Nếu chấm dứt nhưng chưa xả thì chỉ thành tựu quá khứ.

Thiện trái với phi luật nghi ở trên, nghĩa là an trụ nơi luật nghi. Nói bất thiện, như là an trụ phi luật nghi. Nói thiện, là đem hết lòng tin thanh tịnh để làm việc từ thiện như bố thí, v.v… Lúc đó là vô giá thiện sinh khởi. Do vậy, khi phi luật nghi xả thì vô giáo bất thiện này cũng xả.

Nếu ở giữa đã làm

Là nói thành tựu giữa

Cũng chấm dứt quá khứ

Hoặc hai, cũng lại một.

Nếu ở giữa đã làm là nói thành tựu giữa, nghĩa là ở mực giữa không phải luật nghi, chẳng phải không luật nghi. Nếu người kia làm điều thiện, sẽ thành tựu giáo thiện trong hiện tại. Nếu làm việc bất thiện, sẽ thành tựu giáo bất thiện trong hiện tại.

Cũng lại chấm dứt quá khứ, nghĩa là nếu giới giáo này diệt mất, mà chưa dứt, thì cũng thành tựu quá khứ, hiện tại. Nếu chấm dứt rồi, không xả thì chỉ thành tựu quá khứ.

Hoặc hai, tức là hoặc có giáo, vô giáo, quá khứ, hiện tại. Nếu thật muốn làm, thì nhất định phải dùng phương tiện không xả.

Cũng lại một, nghĩa là phương tiện hết rồi chỉ thành tựu vô giáo ở hiện tại.

Có người, cho đến thân mạng chưa chấm dứt, về sau thành tựu vô giáo trong hiện tại, vì không muốn dừng nghỉ.

Hỏi: Đã nói giáo thuận theo giới giải thoát. Giới thiền vô lậu làm thế nào đạt được?

Đáp:

Tâm thiện trong cõi Sắc

Được giới luật nghi thiền

Đây xả, kia cũng xả

Vô lậu có sáu tâm.

Tâm thiện trong cõi Sắc, được giới luật nghi của thiền, nghĩa là nếu có người được tâm thiện cõi Sắc, hoặc có lúc lìa dục, có lúc không lìa dục, người đó được tất cả giới luật nghi của thiền. Tất cả giới tâm thiện của cõi Sắc, thường thuận theo, chỉ trừ sáu tâm, đó là: Mắt, tai, thân, thức và tâm văn tuệ, tâm lúc sắp chết và tâm tạo nghiệp.

Hỏi: Thế nào là xả?

Đáp: Tâm này xả, tâm kia cũng xả. Nếu xả tâm thiện của cõi Sắc thì tâm ở cõi đó cũng xả.

Vô lậu có sáu tâm, nghĩa là sáu tâm của giới vô lậu kia cùng được, đó là vị lai, trung gian và bốn thiền căn bản, tâm kia xả, sáu tâm thiền này cũng xả.

Hỏi: Các giới như vậy, đó là giới gì? Có bao nhiêu lúc xả?

Đáp:

Thuận giải thoát, điều phục

Thì xả vào năm lúc

Giới thiền sinh, vô lậu

Hai lúc, người trí nói.

Thuận giải thoát điều phục, là xả vào năm lúc: Nghĩa là lúc xả chủng loại của phần mình, lúc xả giới, lúc dứt căn thiện, lúc hai căn sinh, lúc chánh pháp ẩn mất thì xả.

Hoặc có người nói: Xả vào lúc vi phạm phạm hạnh của giới căn bản.

Sư Kế-tân nói: Có bốn lúc xả, trừ hai thứ sau. Giới vô lậu, thiền sinh có hai lúc xả, do người trí nói, nghĩa là giới của thiền có hai lúc xả: là thối lui và vượt qua địa giới. Giới vô lậu cũng có hai lúc xả: Thối lui và đắc quả. Căn kia, theo thứ tự được quả vì giống nhau nên không nói riêng.

Có người nói căn kia có ba lúc xả riêng.

Hỏi: Phi luật nghi làm sao xả?

Đáp:

Phi luật nghi bốn lúc

Thiện Vô Sắc như vậy

Nhiễm cấu chỉ một lúc

Là nói ở nơi ý.

Phi luật nghi bốn lúc: Đó là: Lúc thọ giới, lúc được giới thiền, lúc hai căn sinh và lúc xả chủng loại của phần mình. Giới, phi giới, xả trong ba lúc: Thế lực gốc đã qua, hy vọng đã chấm dứt, phương tiện đã dừng là nói xả giới, phi giới, cần phải quán sát.

Hỏi: Đã nói nghiệp tự tánh của cõi Sắc, nghiệp tự tánh của cõi Vô Sắc, rốt ráo là thế nào?

Đáp: Vô Sắc thiện như vậy, nghiệp của Vô Sắc thiện cũng có bốn lúc xả, đó là: Lúc đắc quả, lúc lui sụt, lúc dứt căn thiện, lúc vượt qua địa giới. Sự cấu uế chỉ có một lúc, là nói ở ý, nghĩa là ý nghiệp cấu uế chỉ xả có một lúc, đó là lúc lìa sự ham muốn, tùy thuộc ở mỗi nơi nào lìa sự ham muốn thì xả ở nơi đó.

Đã nói tự tánh và sự thành tựu của nghiệp, tùy nghiệp kia, Đức Thế Tôn đã dùng vô lượng pháp môn để phân biệt, nay sẽ nói:

Nếu nghiệp cho quả khổ

Nên biết là hành ác

Lại có hành ý ác

Tham, giận và tà kiến.

Nếu nghiệp cho quả khổ, phải biết đó là hành ác: Nếu nghiệp chiêu cảm quả không đáng yêu, phải biết đó là hành ác, là sát sinh, v.v… tất cả nghiệp của thân, miệng, ý bất thiện và quyến thuộc của nghiệp bất thiện đó, đó là hành ác. Vô ký ẩn mất không có quả báo, không gọi là hành ác.

Lại có hành Ý ác là tham, giận và tà kiến: Nghĩa là tư (tư duy) bất

thiện kia là hành Ý ác, như trước đã nói.

Lại, có phần nghiệp của tham giận, tà kiến, phải biết như nghiệp, do quả thành nhân như người nữ phạm hạnh bị cấu uế như vậy v.v… đã nói.

Trái lại là hành thiện

Đấng Tối thắng đã nói

Trong ấy nếu tăng thượng

Thánh nói mười nghiệp đạo.

Trái lại là hành thiện, lời đấng Tối thắng nói, nghĩa là trái với hành vi ác phải biết đó là hành thiện, là tất cả nghiệp thiện. Nghiệp của ý không tham, không giận, chánh kiến, trong đó nếu được thêm lên, Thánh nói là mười nghiệp đạo. Nghĩa là trong hành nghiệp thiện, ác kia, nếu nghiệp được gia tăng hơn lên thì gọi là nghiệp đạo. Gia tăng trong hành ác gọi là nghiệp đạo bất thiện, nếu gia tăng trong hành thiện gọi là đạo nghiệp thiện.

Nghiệp đạo bất thiện, đó là bảy thứ như sát sinh, v.v… và tham, giận, tà kiến.

Nghiệp đạo thiện là lìa bỏ bảy thứ như sát sinh v.v… và không tham, không giận và chánh kiến. Hoặc thực hành phương tiện, xem trọng, thì không phải nghiệp đạo, hoặc nghiệp đạo trọng nên nói như vậy.

Sát sinh: Đối với người kia, có tưởng là chúng sinh khác, có ý muốn giết chết, định tìm cách hãm hại mạng sống. Nghiệp đó được hoàn thành gọi là sát sinh.

Không cho mà lấy, là có sự hiểu biết về vật dụng của người khác, người khác có tưởng không cho mà có ý muốn cướp đoạt lấy làm của mình. Đó gọi là không cho mà lấy.

Hạnh tà là ở chỗ đã làm đều phi đạo, phi xứ, phi thời. Điều không nên làm mà làm, đó gọi là hạnh tà.

Nói dối là dùng tư tưởng, lời nói khác lạ để lừa dối người, đó gọi là nói dối.

Nói lời hai chiều là ngữ nghiệp, với tâm nhiễm ô, muốn phá hoại người khác, đó gọi là nói lời hai chiều.

Nói lời thô tục, độc ác là có tâm giận dữ nói ra lời lẽ khiếm nhã, không đáng yêu đối với kẻ khác, đó gọi là nói lời thô ác.

Bị vấp váp, mềm lòng lúc gặp tham, v.v… rồi vội dùng lời không tốt đẹp, lời nói vô ích, lời lẽ phi pháp, đó gọi là lời nói thêu dệt.

Tham là yêu thích tiền của, tài sản của người, sinh ý tưởng ham muốn xấu xa, đó gọi là tham.

Giận là phiền não tăng thượng, nhằm hủy hoại người khác với tâm xấu ác, đó gọi là giận dữ.

Tà kiến là chê bai không có nhân quả.

Trên đây là mười nghiệp đạo bất thiện, trái với mười nghiệp đạo này gọi là nghiệp đạo thiện. Nghiệp khác không gọi là nghiệp đạo, nghĩa là phương tiện sau của nghiệp đạo này cho đến hành động như uống rượu, đánh đập, v.v… là hành vi ác. Hành thiện như là lễ bái, v.v…, lìa nghĩ đến uống rượu, những hành vi như vậy là nghiệp, chứ không phải nghiệp đạo.

Hỏi: Nghiệp đạo nghĩa là gì?

Đáp: Vì nghiệp này là đạo, nên gọi là nghiệp đạo. Vả lại, là đạo của nghiệp, nên gọi là nghiệp đạo, vì nghiệp đạo của nghiệp đạo, nên gọi là nghiệp đạo.

Bảy nghiệp vừa là nghiệp, vừa là đạo, vì là đạo tư duy. Ba nghiệp đạo này không phải là nghĩa nghiệp.

Hỏi: Vì sao ba thứ như tham, v.v… trong các phiền não gọi là nghiệp đạo, không phải thứ khác?

Đáp: Vì tăng thượng điều ác, vì tự gây phiền não cho người khác. Điều ác này là cùng cực, các thứ khác thì không như vậy. Để đối trị với điều ác đó, dùng đạo không tham của chính mình, v.v… Đối với nghiệp đạo gồm nhiếp và nghiệp đạo không gồm nhiếp này, nói lược có hai thứ: Định và bất định. Định có hai thứ: Báo định và thời định. Thời định có ba thứ.

Hỏi: Ba thứ đó là gì?

Đáp:

Nghiệp của quả hiện pháp

Kế là quả sinh thọ

Quả sau cũng như vậy

Nên biết thời đều định.

Nếu nghiệp đã gây ra ở đời này, tức là đã chín ở đời này, gọi là nghiệp hiện pháp thọ. Nếu nghiệp chín ở đời kế, gọi là nghiệp sinh thọ. Qua đời kế tiếp sau là chín ở đời khác, gọi là nghiệp hậu thọ. Ba thứ này gọi là thời quyết định.

Báo quyết định, tức không phải thời quyết định. Nếu được nhân duyên bèn thuần thục. Ngoài ra gọi là bất định.

Hỏi: Như Đức Thế Tôn nói: Ba nghiệp như, lạc thọ v.v… khác nhau thế nào?

Đáp:

Nghiệp thiện trong cõi Dục

Và ba địa cõi Sắc

Thì gọi là lạc thọ

Đây cũng định, bất định.

Nghiệp thiện trong cõi Dục và ba địa của cõi Sắc gọi là lạc thọ. Nghĩa là nghiệp thiện trong cõi Dục có công năng sinh báo câu hành( cùng hiện hành) với lạc. Trong địa Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền của cõi Sắc, cũng sinh báo câu hành với lạc. Các địa đó, gọi chung là lạc thọ.

Hỏi: Nghiệp này cũng là định nghiệp chăng?

Đáp: Nghiệp này cũng định, bất định. Hoặc định, hoặc bất định, thì nghiệp thiện trong bốn địa này đều gọi là lạc thọ. Vì quả báo thuộc về lạc thọ nên gọi là lạc thọ.

Sinh không khổ, không lạc

Là thiện ở địa trên

Nếu thọ nhận báo khổ

Gọi là nghiệp bất thiện.

Sinh không khổ không vui, thiện đó ở địa trên, nghĩa là nếu nghiệp thiện của Tứ thiền và cõi Vô Sắc, gọi là thọ không khổ, không vui. Nghiệp đó có công năng sinh ra báo không khổ, không vui đi chung. Nếu thọ nhận báo khổ, là nói về nghiệp bất thiện, nghĩa là nghiệp bất thiện gọi là khổ thọ. Nghiệp đó, có khả năng sinh ra khổ thọ, đi chung. Cho nên, nghiệp này cũng nhất định, không nhất định.

Hỏi: Như Đức Thế Tôn nói: Bốn nghiệp của báo đen đen, v.v… thì phân biệt thế nào?

Đáp:

Nếu nghiệp thiện cõi Sắc

Là trắng, là báo trắng

Đen, trắng trong cõi Dục

Hai đen gọi bất tịnh.

Nếu nghiệp thiện trong cõi Sắc là trắng thì báo trắng: Nghĩa là nghiệp thiện trong cõi Sắc là trắng, hoàn toàn không có phiền não, báo đó cũng trắng, hoàn toàn khả ái. Đen trắng trong cõi Dục: Nghĩa là nghiệp thiện của cõi Dục, lẫn lộn với bất thiện, nên gọi là đen, trắng. Nghiệp thiện của cõi Sắc kia, không có sự thọ nhận lẫn lộn của một nghiệp, có hai báo đen trắng.

Hỏi: Nếu báo không phải đen thì sao gọi là đen?

Đáp: Do không yêu thích nên gọi là đen, yêu thích gọi là trắng.

Hai đen gọi là bất tịnh, nghĩa là nghiệp bất thiện gọi là đen, vì không khả ái. Nghiệp đen kia lại sinh ra báo đen.

Nếu nghĩ, năng phá hoại

Các nghiệp thành tựu kia

Tương ưng đạo vô ngại

Là nói nghiệp thứ tư.

Nếu đạo có công năng dứt ba thứ nghiệp kia, tức là đạo vô ngại gồm nhiếp mười bảy học tư, là nghiệp thứ tư. Vì nghiệp này không thể quở trách, nên gọi là không đen, vì không có sự đắm nhiễm, nên gọi là không trắng. Vì trái với sự lưu chuyển, nên gọi là không có báo. Nghiệp trắng đó, gồm nhiếp phần pháp trí trong kiến đạo, tương ưng với bốn sự suy nghĩ và lìa tám tư duy tương ưng với tám đạo vô ngại của cõi Dục. Mười hai tư duy này dứt nghiệp báo đen đen. Đạo vô ngại thứ chín, tương ưng với một tư duy đoạn nghiệp báo đen trắng. Sơ thiền, lìa dục cho đến Tứ thiền lìa dục, gồm nhiếp đạo vô ngại thứ chín, tương ưng với bốn tư duy đoạn nghiệp báo trắng trắng, ngoài ra không phải nghiệp báo. Nghiệp thiện của Vô Sắc, trong đó là không số. Vì sao? Vì không có việc hai trắng. Nghĩa là thuộc thứ trắng tươi, tinh khiết, thứ trắng có thể mừng vui, do đó không gọi là trắng, trong kinh ấy, Đức Thế Tôn gọi là Trung hữu.

Hỏi: Như Đức Thế Tôn nói: Sự không ngay thẳng, lỗi lầm, v.v…của nghiệp thân, miệng, ý, việc này là thế nào?

Đáp:

Nịnh sinh gọi là cong

Lỗi từ giận dữ sinh

Dục sinh gọi là nhám

Là do Thế Tôn nói.

Sự dua nịnh sinh khởi gọi là không ngay thẳng, nghĩa là tìm cách dua nịnh người, nhằm che giấu việc mình, với lòng dạ không ngay thẳng, gọi là dua nịnh. Sự dua nịnh này được tồn tại ở Phạm thế cõi Dục, không phải ở địa trên, nó ở lĩnh vực ý, do tu đạo dứt trừ. Nếu nghiệp từ sự dua nịnh sinh khởi, sẽ do quả thành nhân, nên Đức Thế Tôn nói: Cong vạy kia không phải tánh tà vạy. Lỗi sinh ra từ tức giận là từ sự giận dữ sinh ra nghiệp, do quả thành nhân, nên Đức Thế Tôn gọi là lỗi.

Dục sinh: Là nói vướng mắc, nghĩa là nếu nghiệp từ sự ham muốn phát sinh thì trong quả nói nhân, nên Đức Thế Tôn nói là vướng mắc.

Hỏi: Như Đức Thế Tôn nói: Ba thứ thanh tịnh và ba thứ vắng lặng. Tướng đó thế nào?

Đáp:

Tất cả diệu hạnh tịnh

Thân, miệng vô học tịnh

Cái gọi ý vắng lặng

Tức là tâm vô học.

Tất cả diệu hạnh tịnh, nghĩa là đã có tất cả diệu hạnh hữu lậu, vô lậu của thân, miệng, ý, đều được gọi là tịnh.

Hỏi: Diệu hạnh hữu lậu ở xứ sở bất tịnh, sao lại nói là tịnh?

Đáp: Vì trái với phiền não bất tịnh, vì một phần ít tịnh của diệu hạnh kia có khả năng dẫn đường, đến vắng lặng đệ nhất nghĩa.

Hỏi: Thế nào gọi là tịnh?

Đáp: Thân, miệng vô học thanh tịnh: Thân miệng diệu hạnh của vô học, gọi là thân miệng thanh tịnh. Cái gọi là ý vắng lặng, tức là tâm vô học. Tâm vô học đó gọi là ý vắng lặng, được tướng Mâu-ni, lìa ngữ ngôn phiền não, cắt đứt tóc bện của ba cõi, dựa vào búi tóc phiền não của Hữu đảnh, vì thân có khởi tác ý không vắng lặng, nên không nói là Mâu-ni. Mâu-ni là nghĩa vắng lặng. Vì đoạn yêu thích giáo như nước rửa sạch v.v… nên gọi là tịnh. Vì đoạn giáo Mâu-ni, nên nói Mâu-ni của thân, miệng, ý.

Đã nói sự khác nhau về sự hòa hợp của nghiệp. Nay sẽ nói: sự khác nhau của nghiệp quả,

Nghiệp thiện, nghiệp bất thiện

Là nói cả hai quả

Thiện hoặc thành ba quả

Một quả khác nên biết.

Nghiệp thiện, nghiệp bất thiện là nói cả hai quả: Nghiệp thiện có hai thứ quả, thiện hữu lậu kia có quả y và quả báo. Quả y, nghĩa là địa, giới sinh trước, sinh sau, tự phân ra thiện.

Quả báo là vô ký. Vô lậu dứt nghiệp phiền não có quả y và quả giải thoát.

Quả y là đời trước sinh Thánh đạo, đời sau sinh Thánh đạo, tất cả đều giống nhau, tăng trưởng, không giảm bớt.

Quả giải thoát là đạo vô ngại, dứt các phiền não. Nghiệp bất thiện kia cũng có hai quả: quả y và quả báo.

Thiện hoặc thành ba quả, nghĩa là nếu thiện hữu lậu dứt phiền não, thiện đó sẽ có ba quả: Quả y, quả báo và quả giải thoát, như đạo dứt kiết của thế tục.

Một quả còn lại nên biết, là nghiệp vô ký và vô lậu khác không dứt kiết, tức nghiệp đó có một quả, cái gọi là quả y.

Hỏi: Nghiệp của thân, miệng kia là tự tánh của sắc tạo hay do bốn đại sinh khởi, nghiệp đó là nghiệp gì, do bốn đại nào tạo?

Đáp:

Địa mình nếu có đại

Chỗ nghiệp thân, miệng nương

Vô lậu tùy sức được

Trở lại nương sức kia.

Địa mình nếu có đại, chỗ nghiệp thân miệng nương tức là nghiệp thân, miệng của cõi Dục, nghiệp đó chỉ là bốn đại của cõi Dục tạo, cõi Sắc cũng như vậy.

Vô lậu tùy sức được, lại nương vào sức kia, nghĩa là nghiệp thân, miệng vô lậu tùy sức mà được, rồi lại dựa vào địa kia, bốn đại như vậy sinh khởi, nếu đạo vô lậu của cõi Dục sinh khởi, đạo đó lại dựa vào cõi Dục, nghiệp thân miệng vô lậu do bốn đại tạo như vậy, cần phải biết.

Như thế, cõi Sắc lại dựa vào địa kia. Nghiệp vô lậu của bốn đại tạo như vậy, cần phải biết.

Hỏi: Nếu sinh cõi Vô Sắc là đã xả giới học, được giới vô học. Kia xả giới học rồi, sẽ nương vào giới của địa nào, được nương giới của địa nào?

Đáp: Tùy thuộc dựa vào địa kia sinh, tùy thuộc dựa vào địa kia diệt, dựa vào giới quá khứ của địa kia và dựa vào giới vị lai của năm địa, v.v… thảy đều xả hết, thì lại được dựa vào giới ở vị lai của năm địa.

Năm địa: Là bốn thiền và cõi Dục.

Hỏi: Như Đức Thế Tôn nói ba chướng, tướng ấy thế nào?

Đáp:

Nghiệp vô gián không cứu

Sinh nhiều các phiền não

Đường ác nhận báo ác

Chướng ngại phải nên biết.

Có ba thứ chướng, đó là nghiệp chướng, phiền não chướng và báo chướng. Chướng ngại Thánh đạo và phương tiện của Thánh đạo, nên gọi là chướng.

Nghiệp chướng: Năm nghiệp vô gián, đó là: Giết cha, giết mẹ, giết A-la-hán, phá hoại tăng và ác tâm làm thân Phật chảy máu. Tạo nghiệp này rồi, chắc chắn đời sau sẽ bị đọa vào địa ngục Vô gián, nên gọi là Vô gián. Vì giết cha, giết mẹ là phản bội ân nghĩa, nên đọa vào địa ngục Vô gián. Ba thứ còn lại là phá hoại ruộng phước.

Phiền não chướng là gồm cần phiền não và lợi phiền não. Cần phiền não là phiền não thường hành, lợi phiền não là phiền não tăng thượng. Phiền não hiện hành gọi là chướng, không phải là thành tựu. Vì sao? Vì tất cả chúng sinh đều bình đẳng tạo ra các phiền não.

Báo chướng là tùy thuộc vào báo đã trụ không phải khí báo của Thánh đạo mà vì lỗi lầm xấu ác.

Hỏi: Làm sao biết được việc đó là đúng?

Đáp: Vì tất cả đường ác hoàn toàn là địa phàm phu châu Uất-đơnviệt ở phía bắc và chúng sinh cõi Vô tưởng.

Hỏi: Trong ba nghiệp này, nghiệp nào ác nhất?

Đáp:

Nói dối, phá hoại tăng

Phải biết tội rất nặng,

Nghĩ trong đời Hữu đảnh

Quả lớn nhất, trong thiện.

Nói dối, phá hoại tăng, phải biết đó là tội rất nặng, nghĩa là sự nói dối, phá tăng, là một tội lỗi cực kỳ độc ác trong tất cả nghiệp. Người đó sẽ phải đọa vào địa ngục A-tỳ, trải qua một kiếp trụ, với mười ba đống lửa bao quanh thân họ. Vì sao? Vì người đó đối với pháp tưởng là phi pháp, với phi pháp tưởng là pháp, cũng phá hoại tưởng thấy pháp. Vì để phá tăng, khởi xướng đạo kỳ dị, phá hoại pháp luân. Vì vậy, nghiệp này là nghiệp vô cùng ác trong tất cả nghiệp.

Có hai cách phá tăng: Phá pháp luân và phá yết-ma. Phá yết-ma nghĩa là đồng trong một giới, mà lại Bố-tát, làm pháp yết-ma, v.v… ở một chỗ riêng.

Hỏi: Gì là nghiệp thiện được quả lớn nhất?

Đáp: Sự suy nghĩ trong đời Hữu đảnh, quả rất to lớn trong điều thiện, là tư duy chánh thọ của Hữu đảnh là quả vô cùng lớn, trong tất cả điều thiện, vì trong suốt tám muôn kiếp đó rất vắng lặng. Vì nhân duyên của quả báo, nên sự tư duy trong Hữu đảnh gọi là quả lớn. Ngoài ra, tất cả quả lớn của sự tư duy này còn tương ưng với định Kim Cương dụ, hết thảy quả báo, quả của tất cả kiết rốt ráo dứt hết.

 

Phẩm 4: SỬ 1 (Phần đầu)

Đã nói rộng về nghiệp và nhân duyên phiền não lưu chuyển, do nghiệp và sức phiền não của nghiệp kia, nên nhận đủ các thứ sinh không thể nào lìa bỏ phiền não. Vì vậy, muốn phân biệt phiền não, Sư nói như vầy:

Căn bản tất cả hữu

Bạn nghiệp, sinh trăm khổ

Chín mươi tám thứ sử

Mâu-ni nói nên nghĩ.

Tất cả hữu: Dục hữu, Sắc hữu, Vô Sắc hữu. Ba hữu này lấy chín mươi tám sử làm căn bản. Vì sao? Vì đây là bạn của nghiệp có khả năng sinh ra các thọ, sinh ra các khổ, nghiệp đó do sức của phiền não, nên việc thọ sinh là do sức của hữu, không thể tách rời phiền não. Do vậy, người muốn mong cầu giải thoát, thì phải biết điều ấy. Biết rồi thì xa lìa. Vì sao? Vì nếu không biết được kẻ thù thì sẽ bị chúng hãm hại.

Trong kinh, Phật nói có bảy thứ sử. Giới, hành, chủng loại phiền não đó được phân biệt thành chín mươi tám sử. Đó là sử Tham, thì giới (cõi) chia thành ba; chủng (loại) chia thành năm; giới chủng chia thành mười lăm. Sử Mạn, vô minh cũng giống như vậy. Sử sân thì giới được chia thành một, chủng chia thành năm. Sử nghi thì giới chia thành ba; chủng chia thành bốn; giới chủng, chia thành mười hai. Sử Kiến thì giới được chia thành ba; chủng chia thành bốn. Hành được chia làm năm; chủng loại hành được chia thành mười hai. Hai kiến thân và biên, vì đồng do thấy khổ mà dứt, nên làm một chủng loại. Giới thủ vì thấy khổ, thấy đạo mà dứt, nên chia làm hai chủng loại. Tà kiến, kiến thủ làm bốn chủng loại. Như vậy, chia thnàh mười hai sử.

Chủng loại, giới, hành được chia thành ba mươi sáu sử. Thế nên có chín mươi tám sử.

Hỏi: Làm sao biết được?

Đáp:

Tất cả các phẩm sử

Phải biết lập hai phần

Là phần kiến đạo đoạn

Và phần tu đạo đoạn.

Kiến đạo đoạn, cho đến Tu đạo đoạn, chỉ có các sử này, không có sử nào khác.

Kiến là thấy. Hành giả thấy được đối tượng phải đoạn, nên gọi

là Kiến đạo đoạn. Đấy là nói nghĩa nhẫn đã hại. Phiền não tu là nghĩa thường tập. Là đối tượng đoạn của tu nên gọi là tu đạo đoạn. Đấy gọi là nghĩa được tánh đạo đã đoạn phiền não.

Phiền não hai mươi tám

Biết chướng ngại, thấy khổ

Lúc người kia thấy khổ

Dứt hết, không còn sót.

Trong chín mươi tám sử, do kiến đạo đoạn, tu đạo đoạn, thì hai mươi tám sử gây chướng ngại việc kiến khổ. Kiến khổ đoạn này sau đây sẽ nói.

Kiến tập đoạn: mười chín

Phải biết diệt cũng vậy

Thêm ba Kiến đạo đoạn

Mười, nói tu đạo đoạn.

Kiến tập đoạn: mười chín, là mười chín sử, vì ngăn che thấy tập, nên do kiến tập đoạn. Phải biết diệt cũng vậy, tức thấy diệt cũng dứt mười chín sử.

Thêm ba kiến đạo đoạn, nghĩa là hai mươi hai sử do kiến đạo đoạn. Mười là nói tu đạo đoạn, là phải biết mười sử, do Tu đạo đoạn.

Đã nói sự khác nhau của chủng loại sử, nay sẽ nói sự khác nhau về cõi của sử.

Chủng loại phiền não đầu

Cõi Dục nên biết mười

Trong hai đều có bảy

Tám thứ kiến đạo đoạn.

Chủng loại phiền não đầu tiên ở cõi Dục, phải biết là mười: Như trước đã nói: Đầu tiên, kiến khổ đoạn chủng loại phiền não, trong đó có mười sử thuộc cõi Dục, đó là: Thân kiến, biên kiến, tà kiến, kiến thủ, giới thủ, tham, sân, mạn, nghi, vô minh.

Trong hai cõi, mỗi cõi đều có bảy: Như trước đã nói: kiến tập, diệt đoạn chủng loại phiền não, trong đó, mỗi cái thấy đều có bảy sử cũng thuộc cõi Dục. Phải biết trong mười sử này, trừ thân kiến, biên kiến, giới thủ là còn bảy. Tám chủng loại kiến đạo đoạn, nghĩa là trong bảy sử thuộc cõi Dục thì thêm giới thủ.

Cõi Dục cần phải biết

Bốn là tu đạo dứt

Hai cõi trên còn lại

Nên biết đều khả đắc.

Ở cõi Dục, phải biết bốn thứ do tu đạo đoạn, đó là tham, sân, mạn, vô minh, v.v… Như vậy, ba mươi sáu sử kia là thuộc cõi Dục, cần phải biết.

Còn lại hai cõi trên, nghĩa là sáu mươi hai sử còn lại, thuộc cõi Sắc, cõi Vô Sắc.

Phải biết là các sử này đều có thể được: Ba mươi mốt sử như vậy thuộc cõi Sắc, ba mươi mốt sử thuộc cõi Vô Sắc, trong ba mươi sáu sử, trừ năm sử sân.

Đã nói sự khác nhau về giới, chủng loại, số lượng của sử, nay sẽ nói về tự tánh của sử,

Cái gọi có thân kiến

Biên kiến và tà kiến

Hai thủ, phải nên biết

Năm kiến phiền não này.

Năm phiền não này đều là tánh của kiến. Thân kiến, nghĩa là đối với trong năm thọ ấm, chấp là ngã, ngã sở, đó gọi là thân kiến.

Biên kiến là đối với kia chấp là đoạn, thường, đó gọi là biên kiến.

Tà kiến là phỉ báng bốn đế. Xét như vậy rồi chấp đắm, gọi là tà kiến.

Giới thủ là đối với tự tánh của tự tại, v.v… trí trung gian của trượng phu, v.v…, chúng thật sự không phải trong nhân giải thoát khổ mà chấp làm nhân. Nhận lấy giới, v.v… trong đây loại trừ những thứ khác gọi là giữ giới. Vì thế cho nên gọi là Giới thủ.

Kiến thủ là đối với pháp hữu lậu, chấp cho là hơn hết. Giữ lấy kiến giải này v.v… trong đây cũng loại trừ những tên gọi khác, cho nên gọi là kiến thủ. Vì là tánh của trí tuệ ấy, nên gọi là Kiến. Năm kiến này, gồm thâu hết thảy kiến. Một tà kiến này là chấp tà vạy, mê đắm. Do sự khác nhau của hành, nên phải nói năm thứ.

Tham dục và nghi, sân

Mạn, vô minh, phi kiến

Cảnh giới chuyển khác nhau

Nói có các thứ tên.

Tham dục, nghi, sân, mạn, vô minh: Không phải kiến: Nghĩa là tham thì người ấy có tưởng yêu trong hữu, ưa vướng chấp, đó gọi là tham.

Nghi là đối với nghĩa chân thật, chính xác chấp cho là thật, hoặc chê bai nghĩa thật đó, trong ấy còn do dự, đó gọi là nghi.

Sân là nếu bị người khác lấn hiếp, không thể nhịn nhục rồi sinh ý nghĩ xấu ác, đối với chúng sinh thì phá hoại bức bách. Không phải nơi chốn mà sinh tâm não hại người kia, đó gọi là sân.

Mạn là ngang với địa mình, tâm tự đề cao, đó gọi là Mạn

Vô minh là trong tưởng về đế, không biết, bất tịnh, đó gọi là vô minh. Vì năm phiền não này không phải tánh của tuệ, nên không gọi là kiến.

Như vậy, hết thảy cảnh giới phiền não đều luôn chuyển biến khác nhau, nên nói có nhiều tên gọi, nghĩa là mười phiền não này, tùy thuộc vào sự đổi thay khác nhau của cảnh giới, nên mới lập các tên để gọi. Trong cảnh giới này, nếu duyên khổ chuyển thì gọi là kiến khổ đoạn. Như vậy, kiến tập đoạn cũng như thế.

Khổ cõi dưới tất cả

Lìa ba kiến, hai chuyển

Đạo dứt trừ hai kiến

Cõi trên không hành sân.

Khổ của cõi dưới ở khắp tất cả: Nghĩa là khổ trong cõi Dục còn gọi là khổ của cõi dưới. Tất cả mười sử kia đều trái với kiến khổ.

Hỏi: Trái nhau thế nào?

Đáp: Vì thế gian không thể quán sát, người kia đã không biết như thật về khổ ấm, nghe nói ấm khổ, thì không mừng, không vui. Sự không quán sát này gọi là ngu si. Vì ngu si nên trong đó sinh hoài nghi không biết, chỉ là ấm hay là có ngã nữa. Nghĩ như vậy, gọi là Nghi. Vì nghi nên nói không ngay thẳng, hoặc vì thói quen xưa, rồi chê bai không có ấm, ta gọi là tà kiến. Chấp ngã là có, đó gọi là thân kiến. Vì thấy thân năm ấm kia giống như tiếp nối nhau không dứt, nên sinh chấp thường, thấy nhân quả kia nối nhau hoại diệt và do sự mê lầm nên sinh ra chấp đoạn. Vì chấp đoạn, thường nên gọi là biên kiến. Trong kiến này, chấp cho là tịnh, đây gọi là giới thủ. Với kiến chấp ấy, cho thủ là hơn hết, đó gọi là kiến thủ. Nếu ưa kiến chấp của mình gọi là tham. Nếu tức giận về sự nhận thấy của người khác gọi là sân. Do cơn tức giận này, rồi tự đề cao mình, đó gọi là kiêu mạn.

Mười phiền não ấy cứ theo thứ tự như vậy, đều trái với khổ.

Lìa ba kiến, hai chuyển biến: Nghĩa là trừ thân kiến, biên kiến, giới thủ, ngoài ra bảy sử chuyển biến theo tập và diệt.

Người kia, vì không hiểu biết được nguyên nhân của khổ nên gọi là vô minh. Vì ngu si sinh hoài nghi, ngờ vực về nhân của khổ là có hay không, đó gọi là nghi. Vì nghi ngờ, nên nói tà vạy, hoặc nhân tập quán cũ, rồi bác bỏ không có nhân của khổ, đó gọi là tà kiến, với tà kiến này, thủ là hơn hết, nên gọi đó là kiến thủ, ngoài ra, như đã nói ở trước.

Như vậy, không hiểu biết diệt đế, Niết-bàn, gọi là vô minh. Vì ngu si, nên mê lầm Niết-bàn là có, là không, đó gọi là nghi. Ngoài ra, như trước đã nói.

Đạo dứt trừ hai kiến, tức là đạo dứt trừ thân kiến và biên kiến, tám thứ còn lại chuyển. Không tin tưởng, tiếp nhận đạo kia, gọi là vô minh. Ngoài ra, tất cả như trước đã nói.

Giới thủ là do các kiến chấp này tin tưởng vào giới trâu, v.v… cho là tịnh.

Hỏi: Vì sao thân kiến, v.v… đó không được chuyển trong tập, diệt, đạo?

Đáp: Vì thân kiến là hành trong quả, ngã và ngã sở chuyển, không có được sự hiểu biết như vậy, cho nên đối với nguyên nhân của khổ này và diệt, đạo đều chấp là ngã. Do vậy, thân kiến chuyển biến trong khổ, nên hễ thấy khổ thật đều dứt hết, không sót.

Biên kiến sinh từ thân kiến, nên duyên với khổ. Nếu thấy đoạn thân kiến, thì sự duyên với nỗi khổ và thân kiến kia cũng đoạn biên kiến.

Hỏi: Nếu giới thủ không tin tưởng ở nhân, chấp nhân tự tại là đạo, thì kia làm sao thấy khổ mà dứt?

Đáp: Vì người đó ngu ở quả, chấp ấm như tự tại, v.v… thường khởi phân biệt tự tại v.v…, cho là nhân tạo tác, bấy giờ người kia, có thể dùng các hành như vô thường, v.v… để quán sát khổ đế, thì mọi chấp tưởng tự tại, v.v… là nhân liền dứt. Vì vậy, thấy khổ dứt. Còn không tin tưởng là đạo, người kia chấp phi đạo là đạo. Vì là đạo, nên thấy đạo mà dứt. Vì thấy chân đạo, nên không có đạo này trong diệt. Vì sao? Vì nhân nơi đạo như vậy thì không có trong diệt.

Cõi trên không hành sân, nghĩa là cõi Sắc, cõi Vô Sắc đã dứt sân. Ngoài ra như đã nói ở cõi Dục. Vì sao? Vì hai cõi kia không có tướng tổn hại, có sự ham muốn điều thiện, có tánh vắng lặng, có tâm nhuần thấm, cho nên không có sân.

Đã nói sự khác nhau về tự tánh các sử, nay sẽ nói: về sự khác nhau của duyên

Phổ biến ở nhân khổ

Nghi, kiến và vô minh

Sử ấy tất cả mọi phẩm

Tồn tại ở một địa.

Trong phẩm do thấy khổ, thấy tập mà dứt thì nghi, kiến và vô minh tương ưng, vô minh không chung. Phải biết, mười một sử này hiện diện khắp tất cả trong địa, trong giới của mình. Đây là duyên với sử ở cõi trên, không duyên với sử của cõi dưới, trong tất cả năm phẩm của địa mình. Vì sao? Vì đã lìa bỏ tánh ham muốn. Cõi dưới không sai khiến cõi trên. Vì sao? Vì cõi trên không phải là cảnh giới, vì vậy, nên nói là sai khiến ở địa mình.

Hỏi: Nghĩa phổ biến tất cả là thế nào?

Đáp: Vì nghĩa, duyên với tất cả việc hữu lậu, nên gọi là nghĩa khắp tất cả. Tất cả đó là tất cả chúng sinh, trong tất cả các việc hữu lậu, vì đã sinh khởi từ trước đến nay, đó gọi là nghĩa khắp tất cả, không có một pháp hữu lậu nào, nếu con người phàm phu, từ trước đến giờ, không chấp ngã, ngã sở v.v…

Hỏi: Vì sao trong phẩm do thấy khổ, thấy tập mà dứt nói là khắp tất cả, mà không phải diệt, đạo?

Đáp: Vì duyên với tất cả hữu lậu, là đồng một ý. Vì thế,tất cả sự hữu lậu cho là bền chắc đều được khổ đế, tập đế gồm thấy. Còn các sử do thấy diệt, thấy đạo dứt thì một phần ít duyên với hữu lậu, phần ít duyên với vô lậu, không thể đồng một ý, nó không bền chắc, cũng không phải duyên với tất cả.

Hỏi: Vì sao tham, sân, mạn v.v… không phải khắp tất cả?

Đáp: Vì đấy là sử của tự tướng. Đối với phần ít của một chúng sinh cũng sinh, tất cả sử cùng khắp thì không như thế. Khắp tất cả là duyên với tất cả cõi, với tất cả địa, tác ý tham v.v… dấy lên tìm cầu tham dục.

Đủ tất cả cùng khắp, là chỉ sinh hành ác, trong đời hiện tại đối với người khác, cũng như dòng nướ chảy.

Đã nói tất cả cùng khắp của địa, giới mình, nay sẽ nói: Tất cả cùng khắp của địa, giới người khác,

Phiền não đầu năm thứ,

Bốn, nói là thứ hai

Cảnh giới trên chuyển biến

Do Trí phổ biến nói.

Trước đã nói mười một, trong tất cả cùng khắp, trừ hai là biên kiến và thân kiến. Chín phiền não còn lại, được gọi là khắp tất cả trong địa, giới của người khác.

Cõi Dục kia, do thấy khổ dứt trừ tà kiến và chê bai quả khổ của cõi Sắc, cõi Vô Sắc.

Kiến thủ thì thủ chấp là trội; còn giới thủ là đối với nhân không khổ chấp thủ làm nhân khổ.

Nghi là do dự trong nhân kia, Vô minh là mê lầm. Như vậy, thấy tập dứt tà kiến trong cõi Dục, và chê bai nhân của ấm cõi Sắc, cõi Vô Sắc. Kiến thủ là chấp đối với việc của nhân là trội hơn.

Nghi là do dự về việc của nhân. Vô minh là mê lầm. Như vậy, tà kiến của cõi Sắc, chê bai quả khổ của cõi Vô Sắc. Như vậy, nên nói rộng. Địa cũng như vậy, địa Sơ thiền chê bai khổ của Nhị thiền. Như vậy, nên nói rộng, cho đến Bất dụng xứ chê bai Phi tưởng phi phi tưởng xứ.

Hơn nữa, cõi Vô Sắc khác với cõi Dục, Sắc kia, không phổ biến ở tất cả cõi khác, vì sao? Vì trên không có cõi. Phi tưởng phi phi tưởng xứ không có tất cả cùng khắp của địa khác, vì trên đó không có địa.

Hỏi: Vì sao biên kiến, thân kiến không phải là khắp tất cả của giới địa khác?

Đáp: Vì không phải sinh ở giới địa khác. Ấm của giới địa khác sinh ngã, ngã sở thì không có việc đó.

Không có việc của hai thân hành, vì đó không phải là hiện thấy.

Vì vô ngã, nên không có lý nào sinh ngã sở.

Biên kiến là chấp đoạn thường ở ngay trong ấm của mình.

Tà kiến và nghi ngờ

Đều sinh vô minh riêng

Thấy hai diệt, đạo dứt

Phải biết duyên vô lậu.

Thấy diệt đoạn tà kiến chê bai diệt đế. Nghi là ngờ vựcđối với diệt đế, hai thứ tà kiến và nghi đó đều tương ưng với vô minh và vô minh độc nhất. Vô minh không thấy tướng chuyển biến ở chỗ diệt, ba phiền não này duyên với diệt đế thì vô lậu ấy duyên với đạo cũng vậy.

Như thế, ba cõi có mười tám sử, nhất định là duyên với vô lậu.

Hỏi: Vì sao, các phiền não như tham v.v… do thấy Diệt mà đoạn, nhưng không duyên với vô lậu?

Đáp: Nếu phiền não kia, duyên với vô lậu thì sẽ không thấy lỗi của tham. Cho nên sử tham không duyên với vô lậu. Nếu tham diệt, đạo thì sự ham muốn của pháp thiện này không phải là sử tham.

Không phải giận là vì tướng chê bai chăng, tự tánh mềm yếu tạo ra. Vì vô lậu không phải là điều có thể khinh mạn. Thanh tịnh hơn hết là đạo Niết-bàn, nên không phải hai thủ.

Pages: 1 2 3 4 5 6