A TỲ ĐÀM TÂM LUẬN KINH
Tác giả: Tôn giả Pháp Thắng, Tôn giả Ưu-Ba-Phiến-Đa giải thích
Hán dịch: Tam Tạng Na Liên Đề Da Xá.Đời Cao Tề
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 3

Phẩm 4: SỬ 2 (Phần cuối)

Hỏi: Sử là gì? Sử ở xứ nào?

Đáp:

Tất cả chủng cõi Dục

Mọi biến sử sai khiến,

Duyên trói buộc địa mình,

Địa trên cũng như vậy.

Tất cả chủng cõi Dục, mọi biến sử sai khiến, duyên trói buộc địa mình, nghĩa là tất cả cùng khắp ở cõi Dục duyên với sử, sai khiến tất cả chủng loại của cõi Dục.

Địa trên cũng như vậy, nghĩa là tự địa của cõi Sắc, cõi Vô Sắc cũng như vậy.

Ngoài ra, các kiết sử

Phải biết đối tự chủng

Duyên sử ở tự địa

Tất cả đều nương phẩm.

Ngoài ra các kiết sử, phải biết ở chủng loại mình, sử duyên với địa mình, nghĩa là không phải sử tất cả cùng khắp. Ở chủng loại mình, trong pháp của địa mình, duyên với sử bị sai khiến, do cảnh giới kia, đây.

Tất cả đều nương phẩm, nghĩa là tất cả sử cùng khắp và sử không cùng khắp, đều là sử tương ưng trong pháp tương ưng của phẩm và chủng loại của mình.

Nếu pháp vô lậu hành

Địa khác duyên phiền não

Tương ưng kia sai sử

Vì cảnh giới giải thoát.

Nếu pháp vô lậu hành, địa khác duyên phiền não, tương ưng kia sai sử: Nghĩa là nếu sử duyên với vô lậu, và địa giới khác duyên với phiền não, thì đối tượng sử đó sẽ tương ưng với địa ấy, chứ không phải duyên với sử. Vì sao?

Đáp: Vì cảnh giới giải thoát, vì sử này là cảnh giới giải thoát, là các pháp vô lậu, là giải thoát tất cả phiền não.

Hỏi: Duyên mà không sai khiến là thế nào?

Đáp: Vì không có chỗ trụ. Đối trị với sự duyên đó là vô lậu, cho nên không được có chỗ trụ. Ví như ngọc lưu ly hừng hực ánh lửa, các loại sâu bọ, muỗi mòng, ruồi thì thích bay lên trên mà không thể đậu lại. Như người giẫm chân lên chỗ đất nóng, vì cảm giác nóng, nên không thể đặt chân. Sự duyên kia cũng như vậy. Vì các pháp của địa trên giải thoát cho địa dưới, nên chỉ duyên mà không sai khiến.

Hỏi: Sử này thế nào? Là bất thiện hay vô ký?

Đáp:

Thân kiến và biên kiến

Vô minh kia sinh chung

Là vô ký cõi Dục

Tất cả: Sắc, Vô Sắc.

Thân kiến và biên kiến, vô minh kia sinh chung, là vô ký cõi Dục: Nghĩa là hai kiến biên và thân của cõi Dục và vô minh tương ưng với chúng là vô ký. Vì sao? Vì không trái với thí, giới v.v…, Thân kiến, thường kiến không trái với tu thí và giữ giới. Vì sao? Vì muốn thọ nhận quả khả ái ở vị lai, nên làm những việc bố thí, v.v…, còn bất thiện thì trái ngược với bố thí, v.v… thế nên là vô ký. Lại, các chúng sinh thường có kiến chấp này. Nếu phiền não ấy là bất thiện thì ở cõi Dục, lẽ ra không có một chúng sinh nào được thọ vui. Vì sao? Vì thường hiện hành bất thiện.

Lại nữa, vì kiến này ngu si đối với việc của mình, không gây sự ép ngặt cho người khác nên thân kiến không phải bất thiện.

Đoạn kiến thì tùy thuận theo lìa dục, gần với vô ngã, làm cho nhàm, lìa hành vô thường, nên cũng không phải bất thiện. Các phiền não khác của cõi Dục đều là bất thiện.

Tất cả: Cõi Sắc, Vô Sắc, nghĩa là tất cả các sử cõi Sắc, cõi Vô Sắc đều là vô ký, do tam-muội của bốn chi, năm chi đã chế phục, nên không sinh báo. Ví như kẻ khéo dùng chú thuật để chế phục rắn độc, không bị nó làm hại. Cõi sắc, vô sắc cũng vậy.

Lại nữa, vì vô ký không thể làm nhân cho báo, nghĩa là bất thiện có khả năng sinh khổ thọ báo. Vì cõi trên không có thọ khổ nên không thể thọ nhận quả cõi Dục.

Hỏi: Tất cả phiền não là thế nào? Quyết định trói buộc trong cảnh giới của mình phải không?

Đáp: Không.

Hỏi: Vì sao?

Đáp:

Tham, sân, mạn, nên biết

Duyên buộc đời quá khứ

Vị lai nói tất cả

Hết thảy ba đời khác.

Tham, giận và kiêu mạn, phải biết là duyên trói buộc đời quá khứ: Nghĩa là nếu tham, giận, kiêu mạn, v.v… đời quá khứ, chúng không phải tất cả, mà chỉ trói buộc đời quá khứ trong cảnh giới của mình. Vì sao? Vì chẳng phải không thấy, không nghe, không phân biệt sự việc, để sinh khởi tham, giận, kiêu mạn. Vì sao? Vì duyên theo giới hạn, đôi khi có người chỉ tham bằng mắt, chứ không phải ở các bộ phận khác của thân. Vì sao? Vì là sử của tự tướng. Vì không phải sử như tham, v.v… cùng nhận lấy chung cảnh giới, như thân kiến v.v…

Vị lai nói tất cả; tức là, nếu sự tham, giận, kiêu mạn, v.v… ở đời vị lai sẽ duyên với sự trói buộc của các pháp hữu lậu trong ba đời. Trong đó, nếu năm thức thân, nhất định sinh pháp thì hệ thuộc buộc vị lai. Nếu không sinh pháp, sẽ trói buộc cả ba đời. Và Ý địa sinh, không sinh pháp thì cũng duyên trói buộc các pháp hữu lậu ba đời. Vì sao? Vì Ý duyên với tất cả pháp hữu lậu.

Ngoài ra, tất cả ba đời là kiến, nghi, vô minh, đó gọi là trừ, vì chúng cùng ràng buộc nhau. Nếu duyên với quá khứ, vị lai, thì sẽ ràng buộc các pháp hữu lậu trong ba đời. Vì sao? Vì sự duyên đó là sử của cộng tướng, còn sử ở hiện tại thì không nhất định, nên không nói. Nếu có, thì sử của tự tướng kia sẽ tùy theo mà hiện ở trước mặt, sử đó sẽ trói buộc hiện tại, vị lai. Trói buộc vị lai, nghĩa là ý địa và không sinh năm thức thân v.v….

Đời quá khứ là sử kia sinh khởi rồi diệt mất. Không cắt đứt sự ràng buộc với đời quá khứ ấy, nếu sử của tướng chung hiện trước mặt, thì sử đó sẽ ràng buộc các pháp hữu lậu của ba đời.

Đã nói sự khác nhau về đời có sử. Sự chuyển biến theo thứ lớp, nay sẽ nói:

Phiền não thứ lớp chuyển

Địa mình đối địa mình

Địa trên cũng sinh dưới

Theo thứ lớp, nên biết.

Phiền não thứ lớp chuyển địa mình đối với địa mình, nghĩa là tất cả sử đối với sử của địa mình, sẽ chuyển biến duyên theo thứ lớp. Mỗi thứ lớp sinh khởi ở tất cả. Địa trên, cũng theo thứ lớp sinh cõi dưới, cần phải biết: Chết ở địa Phạm thế, theo thứ lớp sinh ở cõi Dục, tất cả trong đó đều chết với tâm nhiễm ô thì theo thứ lớp ấm trong cõi Dục, tâm cấu uế sinh khởi. Như vậy cho đến sinh khởi trong Hữu đảnh, hoặc sinh sinh như vậy, ví như sinh cõi Vô Sắc, rồi lại sinh cõi Vô Sắc.

Hỏi: Đức Thế Tôn nói bảy sử như tham, v.v… nơi chín mươi tám sử khác nhau như thế nào?

Đáp:

Cõi Dục có năm tham

Đó gọi sử dục ái

Sắc, Vô Sắc cũng vậy

Hữu ái cần phải biết.

Cõi Dục năm tham đó gọi sử dục ái: Nghĩa là năm thứ dục tham, gọi là sử ái dục do thấy khổ, tập, diệt, đạo, tu đạo đoạn v.v… năm thứ dục tham là sử dục ái. Sử này, như trước đã nói. Cõi Sắc, cõi Vô Sắc cũng có sử hữu ái như vậy, cần phải biết.

Cõi Sắc có năm thứ, trong cõi Vô Sắc cũng có năm thứ, gọi là sử hữu ái.

Giận tức là sử giận

Năm thứ như trước nói

Kiêu mạn và vô minh

Mười lăm ở ba cõi.

Giận tức là năm thứ sử giận, như trước đã nói, nghĩa là giận của cõi Dục có năm thứ, do thấy khổ mà dứt, v.v… gọi là sử giận.

Kiêu mạn và vô minh, mười lăm ở ba cõi, nghĩa là sự kiêu mạn của ở Dục cũng có năm thứ, do thấy khổ mà dứt v.v… Cõi Sắc, Vô Sắc cũng có năm thứ, mười lăm thứ kiêu mạn này gọi là sử mạn. Vô minh cũng vậy.

Sử kiến ba mươi sáu

Phải biết ở ba cõi

Sử nghi có mười hai

Nói lược là bảy thứ.

Sử kiến có ba mươi sáu, phải biết ở ba cõi, nghĩa là ba mươi sáu sử kiến, phải biết có mười hai thuộc về cõi Dục, đó là do thấy khổ dứt năm, thấy tập dứt hai, thấy diệt dứt hai, thấy đạo dứt ba. Cõi Sắc, cõi Vô Sắc cũng vậy. Sử nghi có mười hai: Bốn thứ thuộc cõi Dục, nghĩa là do thấy khổ, tập, diệt, đạo mà dứt. Cõi Sắc, Vô Sắc cũng vậy.

Mười hai thứ này gọi là sử nghi. Nói lược có bảy thứ: Nghĩa là sự khác nhau về chủng tánh của cõi Dục, gồm chín mươi tám sử. Trong kinh, Đức Thế Tôn nói lược là bảy thứ.

Hỏi: Sử có nghĩa là gì?

Đáp: Nghĩa vi tế là nghĩa của sử. Chúng vi tế, còn hành thô gọi là triền. Nghĩa thường theo vào gọi là sử, như tướng ve tròn hạt mè. Nghĩa bám víu (trước) gọi là sử, cũng như trẻ con bám víu theo vú nuôi. Nghĩa tiếp nối nhau gọi là sử, cũng như chuột và độc, như bệnh sốt rét kéo dài đến bốn ngày, như bệnh trái trời dứt, như màu đen của sắt không bỏ, như đọc tụng tích lũy dần.

Các phiền não như vậy, Đức Thế Tôn gọi là ách, lưu, thủ, lậu, phược. Vì sao?

Đáp:

Ách, thủ và nổi trôi

Lậu tiết với buộc ràng

Do nghĩa này nên nói

Ách, lưu, thủ, lậu, phược.

Nghĩa khổ trói buộc gọi là ách, ách này có bốn thứ: Ách dục, ách hữu, ách kiến và ách vô minh.

Thủ sinh; vì sinh đầy đủ nên gọi là thủ. Thủ này cũng có bốn thứ: Dục thủ, kiến thủ v.v… Vì làm cho chúng sinh nổi trôi, nên nói là lưu. Lưu này cũng có bốn thứ, như đã nói trong ách.

Nghĩa chảy ra là nghĩa lậu. Hành lậu trong tất cả sự sinh có ba thứ: Dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu. Nghĩa có khả năng ràng buộc thế gian, nên gọi là buộc ràng.

Hỏi: Kiết là gì?

Đáp: Kiết có chín thứ: Kiết ái, kiết giận dữ, kiết mạn, kiết vô minh, kiết kiến, kiết tha thủ, kiết nghi, kiết keo kiệt, kiết ganh ghét.

Đã nói về sự khác nhau của tên gọi phiền não, nay sẽ nói: Về sự tương ưng với căn,

Các sử ở ba cõi

Tương ưng với xả căn

Các sử căn tùy địa

Tương ưng đến Sắc hữu.

Các sử trong ba cõi đều tương ưng với xả căn: Nghĩa là tất cả phiền não của ba cõi đều tương ưng với xả căn. Vì sao? Vì vô minh tương ưng với xả căn. Vô minh kia thuận theo tất cả phiền não và thuận theo phiền não riêng. Hết thảy phiền não lúc sau này đều được dứt trong đó. Các sử căn tùy địa tương ưng đến Sắc hữu, như Phạm Thế có Hỉ căn, Lạc căn các sử trong cõi đó tương ưng với căn này. Như trời Quang Diệu có Hỉ căn. Các sử của địa ở cõi đó tương ưng với căn mừng. Trời Biến Tịnh cũng có Lạc căn, các sử trong cõi đó đều tương ưng với Lạc căn.

Tà kiến và vô minh

Khổ, vui trong cõi Dục

Giận, nghi chỉ có khổ

Cái khác hoàn toàn vui.

Tà kiến và vô minh, khổ vui trong cõi Dục: Nghĩa là tà kiến trong cõi Dục tương ưng với Khổ căn, Lạc căn. Tà kiến tạo nghiệp ác thì mừng, tạo nghiệp thiện thì lo buồn, vô minh tương ưng với tất cả căn.

Sự tức giận, nghi chỉ có khổ: là vì sử nghi của cõi Dục không quyết định, cho nên không có mừng, tương ưng với Ưu căn, tức giận chuyển ở tướng không yêu thích nên tương ưng với Khổ căn, Ưu căn.

Cái khác hoàn toàn vui: nghĩa là các phiền não khác của cõi Dục đều cùng tương ưng Hỉ căn, Lạc căn, trừ tà kiến, tức các kiến tham, mạn, v.v… khác đều chuyển ở tướng mừng (hỉ).

Gọi là huân hai thân

Kiến đoạn chỉ ở ý

Các phiền não cõi Dục

Nói tương ưng các căn.

Gọi là huân tập hai thứ thân: Nghĩa là tu đạo dứt phiền não gọi là huân, sự huân tập ấy tương ưng với thân thọ, tâm thọ, trừ mạn, vì mạn chỉ có ở giới của ý. Khổ căn, Lạc cănlà nói thân thọ, Khổ căn, Ưu căn là tâm thọ. Xả căn có hai thứ thọ. Tất cả thân thọ đều do tu đạo đoạn. Tâm thọ có hai thứ đoạn. Kiến đoạn chỉ có giới của ý: là phiền não của kiến đoạn và tâm thọ các căn tương ưng, vì tất cả phiền não của kiến đoạn, đều ở ý địa.

Các phiền não cõi Dục, gọi là tương ưng với các căn, nhất định pháp phiền não cõi Dục là như vậy. Địa trên tùy thuộc vào sự tương ưng của căn địa cũng như vậy. Nghi thì trong cõi Sắc chỉ tương ưng với Hỉ căn, Lạc căn. Sự nghi ngờ kia khéo giúp cho tưởng đạo, tương ưng với Hỉ.

Đã nói về phiền não, nay sẽ nói về khởi phiền não.

Không hổ và không thẹn

Thụy, hối và xan, tật

Trạo, miên, phiền não trên

Nên gọi phiền não khởi.

Sử cũng gọi là phiền não, sử đó thêm lên thì khởi phiền não. Vì tám pháp này sinh trong sử kia nên gọi là khởi phiền não, cũng gọi là triền. Ba thứ: ngủ nghỉ, không hổ thẹn trong phiền não trong đó đều dựa vào si mà khởi. Ba thứ: Trạo, keo kiệt, không hổ đều dựa vào tham mà dấy lên. Hối tiếc dựa vào nghi sinh khởi. Ganh ghét dựa vào giận nổi dậy. Tự mình làm điều ác không ganh ghét, gọi là không hổ. Không đoái hoài đến người khác, không biết xấu hổ, gọi là không thẹn. Lúc ngủ khiến tâm không chịu đựng được gì, vì mê ngủ, làm cho cả năm căn không có khả năng chuyển ý, không được tự tại, phát sinh sự phân biệt đối với cảnh giới đáng yêu, không đáng yêu. Tâm không vắng lặng, đó gọi là trạo cử, với tư tưởng việc có thể làm mà không làm, lại làm việc không thể làm, lòng dạ đổi thay, hối tiếc, về sau, cảm thấy ray rứt, đó gọi là sự ăn năn. Thấy người khác có của cải, trong tâm không vui, gọi là ganh ghét. Đối với pháp, của cải, phước đức của mình tỏ ra bủn xỉn, luyến tiếc, tâm keo kiệt, trái với ban bố thế, đó gọi là keo kiệt.

Tất cả bạn phiền não

Nên biết ngủ, trạo cử

Không hổ và không thẹn

Hẳn đi chung bất thiện.

Tất cả bạn phiền não, phải biết là ngủ nghỉ và trạo cử: nghĩa là hai thứ này sinh khởi phiền não và tương ưng với hết thảy phiền não. Vì sao? Vì nó ở khắp cả ba cõi, tất cả phiền não đều không vắng lặng, phải biết lúc phiền não trạo cử hiện trước mặt, sẽ không có khả năng làm điều thiện.

Phải biết, ngủ nghỉ, không hổ và không thẹn, nhất định đi chung với bất thiện. Hai thứ này dấy lên phiền não, tương ưng với sử bất thiện, vì cõi Dục hoàn toàn là bất thiện.

Hối ở ý gọi khổ

Do tu đạo dứt trừ

Ngủ, chỉ ở ý dục,

Ngoài ra tự kiến lập.

Hối ở ý gọi là khổ, nghĩa là sự ăn năn ở ý địa, sinh ở chốn thấp kém, nên tương ưng với Ưu căn. Nói khổ, phải biết ở cõi Dục, không phải ở cõi trên.

Hỏi: Sự ăn năn này đến quả vị nào mới dứt?

Đáp: Do tu đạo mà dứt, vì sự ăn năn ở trong hành vi thiện, ác, nên

đến địa vị tu đạo mới dứt, ngủ chỉ có ở ý ham muốn, nghĩa là ngủ là ở lĩnh vực ý của cõi Dục. Vì lúc ngủ, tất cả phiền não đều hiện hành, nên tất cả phiền não đều tương ưng với lĩnh vực ý của cõi Dục.

Ngoài ra, các phiền não đều tự kiến lập: Nghĩa là sự keo kiệt và ganh ghét, phải chuyển với sức mình, nghĩa không tương ưng với phiền não khác là trừ vô minh, nhất định do tu đạo mà dứt, tương ưng với sử vô minh bất cộng.

Hỏi: Sử này tương ưng với bao nhiêu thức thân?

Đáp:

Tham dục, giận, ngu si

Phải biết dựa sáu thức

Dục do tu đạo đoạn

Địa trên tùy chỗ được.

Tham dục, giận dữ, ngu si, phải biết là dựa vào sáu thức, là dục do tu đạo mà dứt, nghĩa là cõi Dục do tu đạo mà dứt, vô minh, ái, tức giận tương ưng với sáu thức, nếu do kiến đạo mà dứt, thì chỉ có ở ý địa.

Địa trên tùy thuộc chỗ được: Nghĩa là vô minh, ái của cõi Sắc, Vô Sắc đều tùy thuộc ở thân thức đã được, liền tương ưng. Nhứ bốn thức thân của cõi Phạm Thế là có thể đạt được, hai sử trong cõi đó tức tương ưng với bốn thức thân.

Trên đây chỉ có tương ưng với ý thức, vì những sử khác trong cõi Phạm Thế kia chỉ hoàn toàn ở của ý địa.

Đã phân biệt phiền não, nay sẽ nói: Về phân biệt,

Tất cả dứt phiền não

Trí phương tiện đã nói

Như vậy được giải thoát

Phải biết chẳng cùng lúc.

Tất cả dứt phiền não, Trí phương tiện đã nói: Nghĩa là các phiền não này sẽ dứt tức khắc cùng lúc trong đạo Vô Ngại, không dứt nhiều lần.

Việc dứt đó có bốn thứ: Biết duyên, bạn dứt, dứt duyên, tự thanh tịnh.

Biết duyên nghĩa là thấy khổ tập mà dứt duyên tự giới và duyên vô lậu.

Bạn dứt là duyên với cõi khác.

Dứt duyên: Tức do diệt, đạo dứt duyên hữu lậu.

Tự thanh tịnh nghĩa là do tu đạo dứt, thuận theo các thứ duyên kia mà dứt. Cứ như thế mà tự thân được thanh tịnh. Như vậy được giải thoát phải biết chẳng phải một thời. Nghĩa là được sự giải thoát này, phải tùy thuộc nhiều thời mới được. Như kiến dứt của cõi Dục năm thời làm chứng, nghĩa là lúc đối trị phần mình như khổ pháp trí do thấy khổ mà dứt, như thế, cho đến đạo pháp trí do kiến đạo dứt và bốn quả Sa-môn. Bốn quả này trước đã dứt: Quả Tu-đà-hoàn gồm nhiếp một giải thoát được sinh. Quả Tư-đà-hàm, A-na-hàm và A-la-hán cũng đều gồm nhiếp như thế. Ba địa của cõi Sắc, Vô Sắc cũng như vậy.

Trong đây nói đối trị phần mình là thuộc phần tỉ trí. Thấy đạo mà dứt là lấy dứt (đoạn) phiền não làm chứng quyết định phàm phu, Thánh giả.

Cõi Sắc, Vô Sắc, do kiến đạo dứt thì dứt một thời. Thế nên, trong các cõi này không có pháp đối trị của phần mình.

Thấy khổ, tập, diệt mà dứt trong địa Hữu đảnh: Nghĩa là quyết định năm thời như trước đã nói. Pháp thứ lớp của Hiền Thánh là kiến đạo dứt, nghĩa là chỉ bốn quả Sa-môn là đối trị phần mình, tức quả Tuđà-hoàn quyết định tu đạo đoạn. Ba thời của cõi Dục, nghĩa là quả Ana-hàm, quả A-la-hán và địa phàm phu, tất cả đều là pháp đoạn, đó là đối trị phần mình.

Trong quả Tu-đà-hoàn, không nói hai loại của cõi Sắc nghĩa là đối trị phần mình và quả A-la-hán.

Đối trị phần mình nghĩa là tất cả cõi Sắc, lìa dục, cõi Vô Sắc. Chỉ vì quả A-la-hán, thảy đều là pháp đoạn.

Đã nói về tác chứng diệt, nay sẽ nói: Về đoạn tri.

Giải thoát trong cõi Dục

Phật nói bốn đoạn tri

Giải thoát Sắc, Vô Sắc

Nên biết năm đoạn tri.

Vì đoạn sạch hết thì được giải thoát vô lậu, được ra khỏi cõi, nên kiến lập nghĩa “đoạn tri”. Vì sao? Vì sự giải thoát là rốt ráo không sót lại gì (vô dư), nên theo nghĩa đó mà được tên đoạn tri. có chín loại đoạn tri; cõi Dục có bốn: Thấy khổ, Tập mà đoạn, thì đoạn là được giải thoát vô dư. Vì sao? Vì mở ra tất cả nhân cùng khắp. Đây là đoạn tri thứ nhất. Thấy Diệt mà đoạn là đoạn tri thứ hai. Thấy Đạo mà đoạn là đoạn tri thứ ba. Tu đạo đoạn là đoạn tri thứ tư. Phần cõi dưới như thế, phân biệt cõi Sắc, Vô sắc cũng vậy. Ba đoạn tri thuộc Thấy (kiến) mà đoạn như trước đã nói. Đoạn tri thứ tư là Tu đạo đoạn ở cõi Sắc; đã lìa sắc, dục rốt ráo không còn sót; đoạn tri thứ năm là Tu đạo đoạn ở cõi Vô sắc là tất cả Kiết đều hết. Trong đây phân biệt đoạn tri có hai: đắc quả A-na-hàm và quả A la hán. Do hai quả này mà vượt ra khỏi cõi, đắc quả.

Hỏi: Các sử có tương ưng với tâm hay không?

Tỳ-bà-xà-bà-đề nói: Tâm không tương ưng. Cho nên nay sinh nghi?

Đáp: Nhất định tương ưng. Vì sao?

Vì tâm gây phiền não

Chướng ngại trái với tịnh

Các diệu thiện sẽ được

Chẳng phải không tương ưng.

Vì tâm gây phiền não: Nghĩa là nếu sử quyết định là không tương ưng, thì lẽ ra không phải là tâm gây ra phiền não, nên như cảnh giới sắc,v.v…. Nhưng vì tâm tạo phiền não, như nói tâm tham dục, cấu uế, vì lời nói này nên biết là tương ưng. Chướng ngại: Nghĩa là nếu sử không tương ưng với tâm thì lúc trí thiện phát sinh không nên chướng ngại, nên như hư không, không tạo ra ngăn cách. Nay vì bị chướng ngại nên biết là tương ưng.

Trái với tịnh, tức là nếu sử không tương ưng với tâm thì lẽ ra không trái với điều thiện, vì không trái nên không có lỗi, nhưng vì đã có lỗi nên biết là trái, mà nếu đã trái thì biết là tương ưng.

Các điều diệu thiện có thể được: Nghĩa là nếu sử của ông trái với điều thiện, tâm ông lại chấp nhận sự tương ưng thì sử của ông phải thường nối tiếp, trong đó, điều thiện lẽ ra không thể khởi lên. Nhưng vì hiện thấy pháp thiện, nên vẫn có thể được phát sinh. Vì vậy nên các sử chẳng phải không tương ưng là tương ưng.

 

Phẩm 5: HIỀN THÁNH

Đã nói thứ lớp lưu chuyển, nay sẽ nói về thứ lớp không lưu chuyển.

Hiền Thánh bỏ như đây,

Lo sợ các phiền não

Trí phương tiện tinh tiến

Khéo nghe phương tiện đó.

Hiền Thánh là bậc đáng được thọ nhận cúng dường của trời, người, nên gọi là Hiền Thánh.

Bỏ nghĩa là lìa bỏ. Như: Nếu là phương tiện thì nghĩa như vậy. Đây là nói về sử theo thứ lớp, là luận về tướng mạo của sử. Phiền não là thường nối tiếp nhau làm phiền nhọc, mõi mệt chúng sinh, nên gọi là phiền não.

Các thứ lo sợ dữ dội: là nghĩa nhân của tất cả khổ não.

Chánh tinh tiến nghĩa là tinh tiến như pháp.

Trí phương tiện là nghĩa của trí Xa-ma-tha lúc chế ngự phát xả.

Phương tiện là nghĩa phương tiện của trí kia.

Lắng nghe kỹ là dốc lòng nghe: Nghĩa là nghe biết, nhiếp giữ.

Phương tiện: Căn cứ vào nghiệp đầu. Người của địa, cho đến người của địa Vô học, đã tạo nên phương tiện hành v.v… nay sẽ nói: về nghiệp ban đầu.

Bắt đầu một phần thân

Hành giả buộc tâm mình

Ràng buộc với chân thức

Giết kẻ thù trí tuệ.

Bắt đầu từ một phần thân, hành giả buộc tâm mình. Hỏi: Buộc tâm ở chỗ nào?

Đáp: Hoặc ở chót mũi, hoặc giữa hai đầu chân mày, bất tịnh, sổ tức. Giới, nhập, ba phương tiện quán.

Nói buộc tâm trong phần thân mình, là không phải pháp ở bên ngoài, dù có phương tiện duyên với bên ngoài cũng không nói.

Hỏi: Vì sao buộc tâm?

Đáp: Là buộc chân thức, tâm tánh thô tháo, loạn động, chuyển biến không ngừng, như vượn khỉ kinh hoảng. Đấy là nghĩa buộc trong một duyên.

Hỏi: Vì sao buộc trong một duyên?

Đáp: Vì giết kẻ thù của trí tuệ. Kẻ thù của thật trí, đó là phiền não.

Vì nghĩa dứt trừ phiền não kia nên nhất tâm, được quán như thật, không phải với tâm tán loạn. Vì nhận thấy như thật, cho nên có khả năng dứt trừ phiền não, vì nghĩa này nên nói như vậy.

Phương tiện này ở thân

Tướng chân thật quyết định

Các thọ và tự tâm

Pháp cũng thuận theo quán.

Vì tâm buộc một duyên, nên quán thật tướng của thân, thật tướng của thân nghĩa là không có tướng điên đảo.

Hỏi: Thật tướng của thân là gì?

Đáp: Là tự tướng và cộng tướng. Tự tướng là mười sắc nhập và phần ít sắc trong pháp nhập. Cộng tướng là vô thường, khổ, không, vô ngã, những nghĩa như vậy, v.v… Hành giả tâm không tán loạn trong ba phương tiện tùy ý hiện trước mặt, thực hành phương tiện theo thứ lớp, thật tướng của thân được quyết định.

Hành giả này quán sắc vi trần, trong niệm niệm tán hoại. Bấy giờ, quán thân niệm xứ đầy đủ, như cách nước chảy ở ruộng, mà vào thọ niệm xứ. Vì thọ là thô sơ nhất trong pháp Vô Sắc, nên sau khi quán thân, kế đến quán thọ, người này sẽ quán tự tướng và cộng tướng của thọ. Lúc ấy, thọ niệm xứ đầy đủ. Thọ ấy dựa vào tâm, nên sau thọ mới quán tâm. Xứ này cũng quán tự tướng và cộng tướng. Ý quyết định hiểu tâm niệm xứ đầy đủ. Lúc ấy, quán pháp còn lại, đi vào pháp niệm xứ. Pháp còn lại đó là hai ấm và pháp vô vi. Pháp đó cũng quán tự tướng và cộng tướng, bấy giờ thì pháp niệm xứ đầy đủ.

Vào trong pháp quán tổng

Được tướng chân thật pháp

Bốn pháp này vô thường

Không, vô ngã, chẳng vui.

Vào trong pháp quán tổng, được tướng chân thật của pháp: Nghĩa là vào pháp niệm xứ còn lại rồi, hành giả biết giới hạn duyên với niệm xứ, tu phương tiện. Đối với cộng tướng còn lại, của hết thảy pháp là hoại, duyên với niệm xứ, thường quen tu tập thân thọ, duyên với cộng tướng là pháp niệm xứ.

Thân tâm như vậy, duyên với ba, hai như vậy, phải biết duyên hoại như vậy thường quen tu tập duyên với hoại rồi, thì tất cả thân, thọ, tâm, pháp niệm xứ đồng loạt đều là trong quán tổng.

Hỏi: Như thế nào?

Đáp: Bốn pháp này là vô thường, không, vô ngã, chẳng vui. Quán tổng tất cả các pháp hữu vi với nghĩa vô thường v.v… như vậy. Vì mỗi mỗi niệm, lần lượt hư hoại, tiêu mất cho nên là vô thường. Vì hư giả nên là không. Vì không tự tại nên vô ngã. Vì ba nỗi khổ thường xuyên theo đuổi, nên chẳng vui. Người tu hành kia, muốn hoại bỏ phiền não, phải tìm cho được đầu mối của chúng. Như sự khác nhau về nhân quả của pháp đã thấy mà phân biệt về đế, trong đó có hai thứ nhân quả: Hữu lậu và vô lậu. Hữu lậu: Là Tập nhân, Khổ quả. Vô lậu: Là Đạo nhân, Diệt quả. Người tu hành kia, phân biệt đế như vậy rồi, đầu tiên phát khởi hướng theo thứ lớp văn, tư, về tự tướng và cộng tướng của niệm xứ, nhiếp lấy giới hạn, duyên với sự phân bố trong đế. Lúc đó, là lấy tướng hoại duyên với niệm xứ, và trong bốn đế tư duy thành mười sáu hành quán.

Từ đây gọi là Noãn

Hiểu biết (giác) pháp mà sinh

Mười sáu hành đều khởi

Quán sát bốn Thánh đế.

Từ đây gọi là Noãn, ở giác pháp mà sinh, nghĩa là hành giả tư duy niệm xứ cộng pháp. Sự việc tu lúc ban đầu và về sau, cộng pháp niệm xứ bậc Thánh được kiến lập nối nhau, Thánh giả gọi là căn thiện noãn.

Hỏi: Pháp đó có bao nhiêu hành và thuộc cảnh giới nào?

Đáp: Mười sáu hành cùng khởi, quán sát bốn Thánh đế, nghĩa là hành giả dùng mười sáu hành quán sát bốn đế. Họ dùng bốn hành quán sát Khổ đế. Khổ này vốn không, nay có, đã có rồi lại lìa bỏ, cho nên là vô thường, ba khổ theo đuổi cho nên khổ. Bên trong lìa ngườinên không, không tự tại nên vô ngã.

Như vậy, cũng dùng bốn hành quán sát Tập đế. Vì tập này sinh quả tương tợ, cho nên là nhân. Vì năng sinh lưu chuyển, cho nên là tập. Có thể lôi kéo tất cả sự sống chết, cho nên là hữu. Vì có thể hòa hợp những việc không giống nhau, cho nên là duyên.

Cũng dùng bốn hành quán sát Diệt đế. Diệt này mâu thuẫn với tất cả sự sống chết cho nên là diệt. Vì lìa của tất lửa cả phiền não cho nên là chỉ. Vượt hơn tất cả pháp cho nên là diệu. Có khả năng xả bỏ sự sống chết cho nên là ly.

Cũng dùng bốn hành quán sát Đạo đế. Đạo này có khả năng đạt đến phi phẩm cho nên là Đạo. Vì không điên đảo cho nên là chánh. Vì là nơi tất cả bậc Thánh đã đặt chân đi qua cho nên là Tích, vì vượt ra khỏi sinh tử cho nên là xuất.

Hỏi: Noãn có nghĩa là gì?

Đáp: Noãn là đối tượng nhận biết của trí. Như dùi lửa, có khả năng dứt hết các hữu, sinh lửa trí vô lậu, vì noãn là tướng, nên gọi là Noãn.

Pháp ấy tăng trưởng rồi

Sinh Đảnh, và đến Nhẫn

Kế pháp Thế đệ nhất

Nương vào một sát na!

Pháp này tăng trưởng, rồi sinh Đảnh và cả Nhẫn, nghĩa là hành giả nhập chánh tinh tiến, nên được trợ đạo tốt đẹp. Vì thuận theo các lực thắng tấn tăng trưởng đầy đủ, nên sau khi Noãn đã được lớn mạnh và thành tựu, người kia sẽ tu tất cả niệm xứ cọng pháp, sinh khởi căn thiện thù thắng gọi là Đảnh.

Hỏi: Đảnh nghĩa là gì?

Đáp: Là căn thiện bất động. Lúc người đó ở đảnh này, vì đã lìa bỏ mọi lỗi lầm nên có khả năng nhập vào Nhẫn. Nếu người đó không tiến bước lên mà lùi lại thì trụ vào Noãn. Khác nào như người trèo lên núi, nếu không leo lên đến đỉnh thì sẽ rơi xuống bốn bên. Hành giả cũng vậy, vận dụng chánh phương tiện một cách liên tục, sau khi đảnh tăng trưởng thì kế sinh căn thiện, gọi là thuận đế nhẫn, là tu tất cả cộng pháp niệm xứ, để tinh tiến tốt đẹp nơi hai pháp đó, hành giả dùng mười sáu hành quán sát bốn đế.

Hỏi: Nhẫn có nghĩa là gì?

Đáp: Đối với các hành như bốn đế, vô thường, v.v… với sức ưa muốn lớn mạnh, nên gọi là Nhẫn. Do vậy, gọi là thuận đế nhẫn, có công năng dứt trừ ngu tăng thượng đối với bốn đế. Noãn, Đảnh có công năng dứt trừ ngu phẩm hạ, trung về bốn đế, không phải nhẫn tăng thượng. Tăng trưởng rồi, kế là pháp Thế đệ nhất căn cứ vào một sát-na. Sau khi nhẫn đã tăng trưởng, tất cả cộng pháp niệm xứ đều tinh tiến tốt đẹp hơn, nên sinh căn thiện cũng tốt đẹp hơn hết trong tất cả công đức thế gian. Vì, hành giả kia bắt đầu mở cửa Thánh đạo, nên gọi là pháp Thế đệ nhất.

Có thuyết nói: Vì hơn hết trong thế gian, nên gọi là pháp Thế đệ nhất. Pháp này khởi lên trong một sát-na. Hành giả kia mở cửa Niếtbàn, diệt theo thứ lớp duyên với khổ pháp nhẫn, một niệm Noãn, Đảnh, Nhẫn và công đức trên hết của pháp đó. Tất cả căn thiện này, đều là tánh của năm ấm.

Hỏi: Ông nói pháp Thế đệ nhất làm thứ lớp duyên cho Thánh đạo, sao lại nói là tánh của năm ấm?

Đáp: Vì tâm, tâm sở pháp duyên với sắc theo thứ lớp và tâm bất tương ưng hành, đều thuận theo một quả, nên chẳng phải lỗi.

Hỏi: Pháp Thế đệ nhất này duyên với cái gì?

Đáp: Duyên với khổ đế, nghĩa là duyên với khổ đế của pháp đó.

Hỏi: Có bao nhiêu hành?

Đáp: Có bốn hành. Nếu cảnh giới của khổ đế là bốn hành như đã nói trên, thì đó là hành kia, hành đây.

Hỏi: Thuộc về bao nhiêu địa?

Đáp: Sáu địa sinh, phải biết đó là thiền vị lai, trung gian và bốn thiền căn bản.

Hỏi: Đạt phần căn thiện khác thuộc về bao nhiêu địa?

Đáp: Phần căn thiện khác cũng căn cứ vào sáu địa, căn thiện kia cũng thuộc sáu địa, như pháp Thế đệ nhất.

Hỏi: Vì sao đạt phần căn thiện thuộc về sáu địa?

Đáp: Vì từ căn thiện đó có công năng phát sinh kiến đạo. Địa đó có kiến đạo, có xứ sở của kiến đạo, tức là có các căn thiện này. Vì sao?

Vì là quyến thuộc của kiến đạo, cho nên như thế.

Pháp bậc nhất thế gian

Kế đó sẽ khởi nhẫn

Sau nhẫn là sinh trí

Hiểu được khổ cõi dưới.

Pháp bậc nhất thế gian, kế đó sẽ khởi nhẫn: Lớp noãn v.v… theo thứ lớp, sinh phần nhân như trên, cho đến năng sinh pháp Thế đệ nhất. Thứ lớp của pháp thế đệ nhất sinh khởi pháp vô lậu. Kiến khổ thì dứt của cõi Dục, đối trị với mười sử, gọi là Khổ pháp Nhẫn. Vì xưa kia chưa thấy pháp, nay muốn hiểu biết và ưa thích, nên gọi là nhẫn. Nhẫn này là đạo vô ngại, vô lậu trước nhất.

Kế nhẫn là phát sinh trí, nghĩa là theo thứ tự, khổ pháp nhẫn sinh khởi khổ pháp trí, đó là tự tánh của đạo giải thoát.

Hỏi: Nhẫn trí này duyên với pháp nào?

Đáp: Nhẫn trí này có công năng giác ngộ khổ ở cõi dưới, khổ ở cõi dưới là khổ cõi Dục. Hai thứ duyên này đều là nghĩa như vậy.

Gọi khổ Sắc, Vô Sắc

Tập, diệt, đạo cũng vậy

Pháp này là vô gián

Từ nơi mười sáu tâm.

Gọi khổ Sắc, Vô Sắc: Nghĩa là khổ của cõi Sắc, cõi Vô Sắc cũng như vậy. Sinh nhẫn trí nơi đạo vô ngại và đạo giải thoát, thì bậc Thánh cũng gọi là khổ tỷ nhẫn, khổ tỷ trí.

Tập, diệt, đạo cũng vậy, nghĩa là tập, diệt, đạo cũng sinh ra bốn thứ như thế. Hai nhẫn với nghĩa khác là đạo vô ngại, hai trí là đạo giải thoát. Pháp này là vô gián, v.v… Từ nơi mười sáu tâm: Nghĩa là khoảng mười sáu tâm này đã thành tựu vô gián v.v… Vô gián v.v… là nghĩa kiến, khoảng mười lăm tâm này là kiến đạo. Một tâm sau cùng là gồm nhiếp tu đạo. Từ tu đạo ấy gọi là địa tu, cho đến định Kim Cương dụ. Từ đây về sau được gọi là địa việc phải làm đã làm xong.

Nói lược về ba địa: Là địa kiến, địa tu và địa vô học, thuận theo địa này kiến lập con người, nay sẽ nói:

Tùy pháp hành, lợi kiến

Đây ở mười lăm tâm

Tùy tín hành, phi lợi

Nên biết, cũng ở đó.

Tùy pháp hành là kiến nhạy bén. Kiến này ở trong mười lăm tâm, nghĩa là người của mười lăm tâm thuộc về kiến đạo. Nếu là người có căn cơ nhạy bén, gọi là Tùy pháp hành. Vì trí tuệ là Tùy pháp hành, nên gọi là tùy pháp hành. Chướng ngại của hạnh này là không tin ở nghĩa khác.

Tùy tín hành không phải là căn cơ nhạy bén, nên biết cũng ở trong đó, nghĩa là người của mười lăm tâm này, nếu người tuệ yếu kém, gọi là Tùy tín hành, là tin vào pháp khác mà được nghĩa hành, người đó tin tưởng, thuận theo tuệ hiện ở trước mặt. Trái với hành đó gọi là pháp hành.

Chưa lìa dục cõi Dục

Hướng về quả đầu tiên

Thứ hai xả ở sáu

Thứ ba, chín vô cấu.

Chưa lìa dục cõi Dục, hướng về quả đầu tiên: Nghĩa là người Tùy tín hành, Tùy pháp hành này đã có đủ tất cả sự ràng buộc, trước chưa lìa dục, còn tất cả trói buộc, tiến đến phần quyết định, gọi là Hướng quả Tu-đà-hoàn. (Tu đà hoàn Hướng)

Thứ hai xả ở sáu, tức là cõi Dục do tu đạo mà dứt phiền não, có chia ra chín thứ, đó là: Hạ hạ, hạ trung, hạ thượng. Trung hạ, trung trung, trung thượng. Thượng hạ, thượng trung, thượng thượng.

Người Tín hành, Pháp hành kia ở địa phàm phu, sau khi đã cắt đứt sáu thứ phiền não, nhập quyết định, lúc đó được gọi là Hướng quả Tu-đà-hàm.

Thứ ba, chín vô cấu, nghĩa là sau khi cắt đứt chín thứ phiền não, nhập quyết định, bấy giờ mới được gọi là Hướng quả A-na-hàm. (A na hàm Hướng)

Nếu đến mười sáu tâm

Là nói trụ ở quả

Kiến kém, tín giải thoát

Kiến tịnh, gọi Kiến đáo.

Nếu đến mười sáu tâm, gọi là trụ ở quả: Ở đạo mười sáu tâm, tỷ trí tương ưng với tâm đó phát sinh. Căn cơ nhạy bén, căn cơ yếu kém, đều gọi là trụ ở quả. Trước chưa lìa dục quả Tu-đà-hoàn, thì đã lìa sáu thứ dục quả Tư-đà-hàm, và lìa chín thứ dục quả A-na-hàm.

Kiến yếu kém, tín giải thoát: tức là người căn cơ yếu kém sẽ hướng đến trong địa, được gọi là Tín hành. Người đó trụ ba quả, gọi là tín giải thoát.

Kiến tịnh gọi là Kiến đáo, tức là người có căn cơ nhạy bén đó đã trụ quả, được gọi là Kiến đáo.

Chưa hết tu đạo dứt

Phải biết bảy qua lại

Gia gia có ba hết

Ấy trụ Tu-đà-hoàn.

Chưa hết tu đạo dứt, phải biết có bảy lần qua lại: Nghĩa là người này trụ quả nhưng vì chưa cắt đứt tu đạo dứt, nên biết có bảy lần sống chết. Chịu bảy lần sinh trong cõi người, bảy lần sinh lên các tầng cõi Dục và hai mươi tám lần Trung ấm, sinh đều tiếp nhận. Vì bảy lần sinh nên gọi là Thất sinh, như cây bảy lá, như thiện bảy xứ.

Gia gia đều có ba thứ dứt hết, nghĩa là nếu trụ quả, người phàm phu sẽ có ba thứ dứt hết, do trong tu đạo dứt của cõi Dục: Thượng thượng, thượng trung, thượng hạ, phàm phu gọi là Gia gia.

Gia gia là từ nhà này đến nhà khác, qua lại, rồi nhập Niết-bàn, nên gọi là Gia gia.

Trong cõi người có hai, ba nhà, trong cõi trời có hai, ba nhà qua lại. Nhà này có hai loại: Gia gia của người và Gia gia của trời. Do sự khác nhau của nghiệp căn dứt phiền não, nên gọi là Gia gia.

Nghiệp nghĩa là trong phần hai ba nhà phàm thọ phu nhận có tập nghiệp. Căn là được căn vô lậu, dứt phiền não là dứt hai thứ, bốn thứ phiền não.

Người đó trụ Tu-đà-hoàn, tức người đó đã bảy lần qua lại và đạt Gia gia, gọi là trụ quả Tu-đà-hoàn.

Hỏi: Vì sao gọi là Tu-đà-hoàn?

Đáp: Tu-đà dịch là dòng Thánh đạo, hoàn dịch là vào. Nếu người nối tiếp nhau, đầu tiên thấy, tu đạo, vào dòng Thánh kia thì người này được quả Tu-đà-hoàn nên gọi là Tu-đà-hoàn, như người nữ mang thai lấy pháp đặt tên người.

Sáu hết, Tư-đà-hàm

Lìa tám, một hạt giống

Chín phẩm hết, Bất hoàn

Vì đã thoát bùn dục.

Sáu thứ dứt hết là Tư-đà-hàm: Tức là người nào dứt hết sáu thứ, đó là ba thứ thuộc phẩm thượng, ba thứ thuộc phẩm trung, là Tư-đàhàm. Từ đây chết đi, sinh lên cõi trời, lại sinh trong cõi người, rồi nhập Niết-bàn, được gọi là Tư-đà-hàm.

Lìa tám, một hạt giống nghĩa là một đời là nghĩa hạt giống. Người đó chỉ có một đời, hoặc người, hoặc trời có hai thứ, một hạt giống, đó là người một hạt giống, trời một hạt giống, hoặc phiền não khác nhau, gọi là một hạt giống. Người kia chỉ có một hữu còn lại chưa dứt hết, nên gọi là một hạt giống. Người này vì hướng quả A-na-hàm, phải biết là trong quả Tư-đà-hàm gồm nhiếp thắng đạo.

Chín phẩm dứt hết là Bất Hoàn: Nghĩa là người cõi Dục, dứt tất cả chín thứ phiền não, gọi là A-na-hàm, vì không còn sinh trở lại cõi Dục nữa, nên gọi là A-na-hàm.

Hỏi: Vì sao không trở lại?

Đáp: Vì đã ra khỏi vũng bùn ái dục, vì ra khỏi vũng bùn ái dục nên không còn trở lại cõi Dục nữa.

Chín phiền não như vậy

Ở tại tám địa trên

Do hai đạo mà đoạn

Là lời Thế Tôn nói.

Chín phiền não như vậy, ở tại tám địa trên, tức là tu đạo của cõi Dục dứt phiền não như trước đã nói. Chín thứ phiền não từ hạ hạ cho đến thượng thượng, phải biết tám địa cũng như vậy. Đó là bốn thiền, bốn định Vô Sắc. Do hai đạo mà đoạn, là lời Thế Tôn đã nói: Nghĩa là phiền não ba cõi, phải biết là do đạo vô ngại, giải thoát mà đoạn. Đạo vô ngại dứt kiết, được đạo giải thoát, chứng đạo giải thoát hạ hạ, đoạn chủng thượng thượng, cho đến đạo thượng thượng đoạn chủng hạ hạ.

Trên đây là nói sơ lược một trăm bảy mươi tám đạo và kiến đạo.

Hỏi: Thế nào là đạo quyết định xuất thế gian, có dứt phiền não hay không?

Đáp: Không.

Vì sao?

Đạo có cấu, không cấu

Đều vượt hơn tám địa

Trụ địa gọi thân chứng

Là được chánh thọ diệt.

Đạo có cấu, không cấu, đều có khả năng vượt hơn tám địa: Nghĩa là có cấu là đạo thế gian, không cấu là đạo vô lậu.

Tám địa kia, bốn thiền của cõi Dục, ba định Vô Sắc, đạo thế gian, xuất thế gian, đều có khả năng vượt hơn Hữu đảnh kia, tất nhiên đạo xuất thế gian có khả năng vượt qua đạo thế tục nọ. Cũng là đạo vô ngại, đạo giải thoát, đạo vô ngại kia có ba thứ chuyển biến, đó là khổ thô chướng ngại. Đạo giải thoát, cũng có ba thứ, đó là trên hết, mầu nhiệm và đạo xuất thế gian. Như trước đã nói, hành vô thường ,v.v…, trụ đạo đó gọi là thân chứng.

Nói là được chánh thọ diệt, tức là người trụ học trong sự lìa bỏ ham muốn của tám địa kia, nếu là người được định diệt tận, thì người đó sẽ được gọi là thân chứng, thân chứng là pháp tương tự Niết-bàn, nên gọi là thân chứng.

Tam-muội Kim Cương dụ

Tiếp ắt sinh Tận trí

Sinh ý đời ta hết

La-hán lìa các lậu.

Tam-muội Kim Cương dụ, kế ắt sinh tận trí: Nghĩa là sinh Hữu đảnh, đạo vô ngại thứ chín, lìa dục, với tâm học sau cùng, gọi là Tammuội Kim Cương dụ, giống như Kim Cương có công năng đập vỡ tất cả.

Kế sau sẽ sinh Tận trí: Tức là tâm vô học ban đầu này, khác với hai trí kia, là khổ tỷ trí, hoặc là tập tỷ trí. Như người kia từ Tận trí phát sinh ý nghĩ là duyên tận như thế rồi tùy thuận phát sinh tuệ, sinh ý nghĩ: Sanh tử của ta đã hết, nghĩa là bốn ấm của Phi tưởng Phi phi tưởng phải biết từ trong đây này phát sinh. Vì sao? Vì sau cùng dứt.

La-hán đã lìa các lậu, là khi Tận trí phát sinh thì tất cả lậu đều dứt hết, gọi là A-la-hán. Vì xứng đáng thọ nhận sự cúng dường của hàng trời, người nên gọi là A-la-hán.

Hỏi: Có bao nhiêu loại A-la-hán?

Đáp:

Có sáu loại A-la-hán

Năm hạng từ tín sinh

Hạng đó được hai trí

Nên biết thời ly cấu.

Có sáu loại A-la-hán là: Thối pháp, Tư pháp, Hộ pháp, Trụ pháp, Tất thăng tiến pháp và Bất động pháp. Trong số đó, nếu là người trí yếu kém, phương tiện yếu kém, thì trước hết trí này tương ưng đầy đủ với sự thối lui, nhất định thối lui, nên gọi là hạng Thối pháp.

Nếu là người có trí, phương tiện yếu kém, thường có tưởng nhàm chán thân xấu ác, nhớ nghĩ muốn hoại diệt, sau khi chết, họ sẽ thành tựu được pháp tư duy. Đó gọi là hạng Tư pháp. Nếu là người có trí yếu kém, cộng thêm sự tinh tiến, dùng sức tinh tiến để tự giữ mình, đó gọi là Hộ pháp. Nếu là người thuộc trí bậc trung bình, đều tinh tiến, họ trụ đạo này, không tiến, không lùi, thì gọi là Trụ pháp. Nếu người nào trí ít nhạy bén, rất tinh tiến thì có khả năng tiến đến địa vị Bất động, được gọi là hạng Tất thăng tiến pháp. Nếu người nào có trí nhạy bén, tinh tiến rộng, mới được pháp bất động lần đầu, người này được gọi là hạng Bất động pháp.

Năm hạng đầu tư niềm tin sinh, sẽ được hai trí: nghĩa là trong sáu loại A-la-hán ấy, năm loại trước vốn là Tín hành. Họ có hai trí: Tận trí và chánh kiến vô học. Đôi khi, họ thối lui, nên không phát sinh Vô sinh trí, Tận trí của họ, hoặc hiện hành trong một sát na, hoặc trình tự, chánh kiến vô học sẽ hiện trước mặt, hoặc tăng trưởng. Nếu chánh kiến đó đã được biểu hiện trước mặt, phải biết, bấy giờ, họ đã ly cấu, gọi là hạng Thời giải thoát. Họ quán sát hoặc cõi nước, hoặc thời gian, hoặc bạn, hoặc nói pháp, hay ăn mặc, v.v… đều tinh tiến tu căn thiện. Phần căn thiện này, không phải bất cứ lúc nào cũng tùy sở thích muốn tu tinh tiến, nên gọi là Thời giải thoát.

Bất động pháp: lợi căn

Là phi thời giải thoát

Người đó được ba trí

Tự giải thoát thành tựu.

Hạng bất động pháp là hạng có căn cơ nhạy bén và giải thoát bất cứ lúc nào mình muốn (phi thời). Nghĩa là nếu người nào hoàn toàn là căn cơ nhạy bén, là pháp bất động, thì phải biết là phi thời giải thoát, vì họ đã khéo phân biệt bất cứ lúc nào cũng tùy ý thích mà tu tiến, không lệ thuộc thời gian, nên gọi là phi thời giải thoát.

Người đó được ba trí: Tận trí, Vô sinh trí và chánh kiến vô học.

Người này do không thối lui pháp, cho nên phát sinh Vô sinh trí. Tận trí của người ấy đạt trí tận trong một sát-na, và Vô sinh trí hoặc một sát-na, hoặc theo trình tự chánh kiến vô học hiện ở trước, hoặc có lúc được tinh tiến hơn, chánh kiến đó hiện ở trước.

Tự giải thoát thành tựu: Nghĩa là người đó thành tựu, giống với mình, nên gọi là Giải thoát.

Phải biết thời giải thoát, nghĩa là người đó đã quyết định lúc nào được giải thoát.

Thành tựu bất động: Nghĩa là phiền não kia không có khả năng làm xao động, cũng như ấn tín của vua, nên gọi là bất động.

Phải biết Tuệ giải thoát

Không được định Diệt tận

Chỉ có câu giải thoát

Mới được định Diệt tận.

Phải biết tuệ giải thoát không được định Diệt tận: Nghĩa là trong sáu loại A-la-hán này, nếu ai không được định Diệt tận phải biết người đó là tuệ giải thoát.

Tuệ giải thoát, nghĩa là người đó chỉ có sức của tuệ được giải thoát, nên gọi là Tuệ giải thoát. Chỉ có bậc Câu giải thoát mới thành tựu định Diệt tận. Trong sáu loại A-la-hán, nếu người nào được định Diệt tận, phải biết người đó là bậc Câu giải thoát. Vì họ nhờ sức của tuệ nên được giải thoát đối với chướng phiền não, và nhờ sức định, nên gạt bỏ mọi cản trở mà được giải thoát. Vì nghĩa này, nên gọi là Câu giải thoát. Như trên đã nói, sĩ phu, Hiền Thánh là nói lược hai hạng: Học, Vô học. Vì dứt phiền não nên học, gọi là Học, vì không phải đoạn phiền não nên gọi là Vô học. Vì sao không học? Vì học đã hoàn tất.

Đã phân biệt bậc Hiền Thánh, nay sẽ nói về sự khác nhau của người và pháp.

Nếu pháp Tùy tín hành

Và pháp Tùy pháp hành

Đạo kiến đế như vậy

Đều là đồng một tướng.

Pháp Tùy tín hành hoặc pháp Tùy pháp hành: nếu kiến đế thì đều đồng một tướng trông đạo thấy đế. Khác nhau giữa Tín hành và Pháp hành là dùng pháp đặt tên người.

Số căn trong đạo kia

Gọi là Vị tri căn

Các pháp hữu học khác

Người trí nói Tri căn.

Số các căn trong loại kiến đế kia là nói Vị tri căn, nghĩa là nếu căn số pháp thuộc về đạo kiến đế, thì gọi là ý căn, lạc căn, hỷ căn, xả căn. Năm căn như tín, v.v… đều gọi là Vị tri căn. Vì chưa biết, muốn biết, nên gọi là Vị tri căn. Sĩ phu thuộc về kiến đạo kia nên biết căn như thế. Về các pháp hữu học khác, người trí gọi là Tri căn, nghĩa là kiến đạo trở lên, tức là pháp của các căn số này, gọi là Tri căn. Vì đã biết rồi lại biết nữa, nên gọi là Tri căn. Nếu là sĩ phu thuộc về tu đạo thì phải biết căn như thế.

Trong đó, pháp vô học

Phải biết Dĩ tri căn

Được quả, bỏ đạo trước

Nghĩa này cần phải biết.

Trong đó pháp vô học, phải biết Dĩ tri căn, nghĩa là trong pháp vô học, các căn số pháp này gọi là Dĩ tri căn. Vì biết rồi, không còn gì để biết nữa, nên gọi là Dĩ tri căn. Nếu sĩ phu thuộc về vô học, phải biết căn như thế.

Hỏi: Mỗi bậc Thánh Hiền này đều theo trình tự như trên đã nói, tất cả họ đều thành tựu đạo, mà trước đã được, hay là không được?

Đáp: Được quả rồi, bỏ đạo trước. Về nghĩa này cần phải biết. Nếu sĩ phu ấy vào đạo rồi, phải biết hạnh thắng tiến. Được quả này là do bỏ đạo trước. Vì sao? Vì không muốn cho quả kia hướng về một. Nếu là căn thối lui và căn tinh tiến thêm lên thì người đó cũng xả đạo. Trong đó không nói là được quả Tu-đà-hoàn, xả bỏ kiến đạo được quả Tư-đàhàm, hoặc xả bỏ kiến đạo hoặc xả bỏ đạo tốt đẹp của quả Tu-đà-hoàn để được quả A-na-hàm, hoặc xả bỏ kiến đạo hoặc xả bỏ đạo tốt đẹp của quả Tư-đà-hàm để được quả A-la-hán, bỏ quả A-na-hàm, bỏ đạo tốt đẹp của quả A-na-hàm.

Nếu là sự khác nhau của căn tinh tiến thêm lên thì bỏ đạo tốt đẹp của quả, cũng được quả, vì Hữu học, Vô học đều thuộc về căn cơ nhạy bén, xả bỏ quả cũng được quả, nếu thối lui là bỏ phần hơn, được phần kém.

Hỏi: Như người được quả đã bỏ đạo trước đây, họ cũng bỏ sự dứt chăng?

Đáp: Bỏ đạo, không phải dứt.

Đã hết là giải thoát

Được nương dựa một quả

Không nhiễm ô thứ chín

Trừ đoạn, cần nên biết.

Đã dứt hết là giải thoát, được nương dựa một quả: Nghĩa là những phiền não trước đã đoạn thì cứ một giải thoát, là được quả thâu nhiếp. Cho nên không bỏ đoạn đạo giải thoát vốn có trong đạo trước đây, được giải thoát như vậy.

Hỏi: Về việc đoạn phiền não, như trước đã nói, chúng không là cấu uế, sao lại đoạn?

Đáp: Không cấu uế, Đạo thứ chín ngoại trừ đoạn, cần phải biết, đã nói chín thứ phiền não, chín thứ đạo đoạn, sự không cấu uế đó, quyết định lúc đạo vô ngại thứ chín dứt tức khắc, chứ không phải dứt dần dần. Không cấu uế, là nói thiện hữu lậu, hành vô ký không ẩn mất, nên sắc cấu uế cũng nhất định dứt sau cùng.

Hỏi: Vì sao chín thứ phiền não dứt không phải là thiện?

Đáp: Vì trái với phiền não, nên Thánh đạo trái với phiền não, không trái với điều thiện. Vì nhàm chán phiền não ác, cũng như bỏ việc thiện là đồng một sự ràng buộc.

Hỏi: Đã nói căn tinh tiến tốt đẹp của A-la-hán, thế nào là A-lahán được bất động?

Đáp:

Nếu có hành tương tợ

Thì gọi được Bất động

Ấy, cũng tín giải thoát

Tánh kia cũng tăng đạo.

Nếu có hành tương tợ thì gọi người đó là có khả năng được Bất động: Nghĩa là không phải tất cả A-la-hán đều có khả năng đạt được Bất động. Nếu danh tướng công đức, tương tợ thì người kia có khả năng đạt được, nghĩa là nhất định thăng tiến. Người này cũng tín giải thoát, tánh của họ cũng tăng trưởng đạo, đây là lời nói này thêm. Vì nếu Tín giải thoát thì tánh nhất định phải thăng tiến, có khả năng được kiến đáo chứ chẳng phải tánh khác. Sự tăng trưởng đạo, nghĩa là sự gia tăng của căn, nghĩa ấy như vậy.

Hỏi: Đã nói thứ lớp thấy đế, nhưng chưa nói về nguyên nhân của sự thấy đế, sẽ nói về nhân đó?

Đáp:

Công đức, ác khác biệt

Thứ lớp thấy chân đế

Sức đạo vô ngại được

Quả hữu vi, vô vi.

Công đức và tội ác khác nhau, theo thứ lớp nhận thấy chân đế: Nghĩa là trong đó, sự khác nhau của công đức qua hai đế và sự khác nhau của lỗi ác qua hai đế, đều không phải ở chỗ nhận thấy lỗi ác, thì thấy công đức, không phải thấy công đức, là thấy lỗi ác. Vì sao? Vì có sự khác nhau giữa hành và duyên. Vì chẳng phải không chân thật thấy đế mà đế không có sự gián đoạn, v.v…, cũng không phải chỉ một trí này mà có khả năng quán chung sự khác nhau giữa công đức và lỗi ác của đế. Vì nghĩa ấy, nên phải thứ lớp thấy đế.

Hỏi: Hễ thấy đế là được quả Sa-môn. Việc đó như thế nào? Là hữu vi hay là vô vi?

Đáp: Nhờ năng lực đạo vô ngại mới được quả hữu vi, vô vi. Nếu dứt phiền não là vô vi, nếu đạo giải thoát là hữu vi, hai thứ đó đều có được nhờ năng lực của đạo vô ngại. Cho nên, cả hai đều được gọi là quả Sa-môn.

Pages: 1 2 3 4 5 6