CÁC THÁNH LA HÁN
Ở ĐỜI ĐỘ SANH
(LA HÁN HỘ PHÁP)
Hòa Thượng Thích Khánh Anh
Trích Khánh Anh Văn Sao
Kinh Xá Lợi Phật vấn, chép, bấy giờ, Xá-lợi-phất, quỳ gối chắp tay, bạch Phật mà hỏi rằng: Thưa đức Thế Tôn! Tôi được nghe Thế Tôn bảo với các trời Phạm Vương, Đế Thích và bốn Thiên Vương, mà Phật dạy: “Ta chẳng bao lâu nữa, sẽ vào Niết Bàn, các trời mỗi mỗi ở các nơi, nên hộ trì chánh pháp của ta; sau khi ta diệt độ, có bốn đại bí-xu, là Ma-ha Ca-diếp; Tân-đầu-lô; Quân-đồ Ban Thân; La-hầu-la chưa nhập diệt, vì đều phải ở lại để lưu thông pháp của ta”. Vậy tại sao, Phật bảo, dặn và giới thiệu như thế?
Phật đáp: “Chỉ vì trong thời đại Tượng giáo ấy, cái đức tín của chúng sanh nó mỏng manh lắm! Thành thử, những kẻ mà có thể phát tâm thu hành được đó, cũng chẳng đặng mấy bền chắc, vì phần nhiều thì căn chúng đãi, thối chí ngã lòng, rồi bỏ mất cái “sơ phát tâm” đi, nên chả có cái đạo lực mạnh, lâu để cảm cách nổi đến chư Phật đặng! Các đệ tử Phật trong đời mạt pháp, dẫu có chuyên tâm niệm lành đến nhiều năm đi nữa, cũng không bằng chỉ một niệm lành trong “một niệm” của các đệ tử Phật ở đời Phật và đời Chánh pháp. Nhưng, chỉn được khá hơn các người tục không niệm lành đấy thôi. Vì thế, nên ta phải dặn gởi và cho các trời ngoại hộ biết rằng: Cũng còn có bốn Bí-xu lớn, phải lưu thân lại, để hộ trì pháp của ta, vì đạo niệm của chúng sanh bấy giờ, nó chỉ vừa đủ cảm thông đến các Trời và các Thánh A-la-hán mà thôi. Đến đức Di-lặc ra đời, thì, bốn đại Bí-xu ấy mới được nhập diệt”.
THẬP LỤC ĐẠI A LA-HÁN
Luận Đại Thừa… chép rằng: 16 Thánh A-la-hán lớn, là các Ngài: Tân-đầu-lư-phả-la-đọa-xà, La-hầu-la,… và 99 ức La-hán, đều đối trước Phật, xin lãnh thẻ (bắt thăm) để lưu thân cửu trụ nơi đời, đặng thuyết pháp độ sanh.
Đại La-hán là ngài Nan-đề Mật-đa-la, nói bài “pháp trụ” ghi rằng: Sau khi Phật vào Niết-bàn, trong khoảng 800 năm, có đức thánh đại A-la-hán, hiệu là Nan-đề Mật-đa-la tôn giả, cái cơ hóa duyên hầu hết, ngày sắp diệt độ, các đệ tử được bực Bí-xu của Ngài, họ vân tập đại chúng, làm lễ rồi hỏi:
– Với vô thượng chánh pháp của đức Thế tôn, chúng con chưa biết nó sẽ trụ đời được bao lâu?
Đức Tôn giả đáp: Như Lai đã nói kinh Pháp trụ, nay ta vì các môn đệ, sẽ nói lại bằng cách sơ lược đây: khi Phật gần nhập diệt, Phật đem chánh pháp phú chúc cho 16 vị đại A-la-hán và La-hán quyến thuộc của 16 vị thánh lớn trên, khiến đều đồng nhau giữ gìn, đừng để chánh pháp diệt mất, mà các đại thánh A-la-hán đều là “chân phước điền” của chư thí chủ, vì khiến cho các đàn việt được “chân phúc quả”.
Đại chúng lại bạch rằng: với chỗ đức Thầy nói mười sáu Thánh A-la-hán lớn đó, chúng con chưa được rành biết c? tôn danh?
Đức Tôn giả kể theo thứ tự, đảnh hiệu, chủ bạn và vị trí của các Thánh Tăng như sau:
1 – Tôn giả thứ nhứt, là TÂN ĐẦU LƯ PHẢ LA ĐỌA XÀ, cùng với quyến thuộc là, một nghìn La-hán, chia nhau ở nhiều địa phương bên châu Tây Cù-da-ni.
2 – Tôn giả thứ hai, là CA NẶC CA PHẠT TA, cùng với quyến thuộc là, năm trăm La-hán, chia nhau ở nhiều địa phương bên nước Ca-thấp-di-la.
3 – Tôn giả thứ ba, là CA NẶC BẠT LY ĐỌA XA, cùng với quyến thuộc là, sáu trăm La-hán, chia nhau ở nhiều địa phương bên châu Đông thắng th?n.
4 – Tôn giả thứ tư, là TÔ TẦN ĐÀ, cùng với quyến thuộc là, bảy trăm La-hán, chia nhau ở nhiều địa phương bên châu Cư-lư phía bắc núi Tu-di.
5 – Tôn giả thứ năm, là CA PHÃ LA, cùng với quyến thuộc là, tám trăm La-hán, chia nhau ở nhiều nơi tại châu Thiệm bộ nầy là phía nam núi Tu-di.
6 – Tôn giả thứ sáu, là BẠT ĐÀ RA, cùng với quyến thuộc là, chín trăm La-hán, chia nhau sống ở nhiều đời tại châu Đam-một-la.
7 – Tôn giả thứ bảy, là CA LÝ CA, cùng với tự quyến thuộc là, một nghìn La-hán, chia nhau sống ở nhiều đời tại nơi châu Tăng-ca-trà.
8 – Tôn giả thứ tám, là BẠT XA RA, cùng với một nhóm người quen thuộc là, một ngàn một trăm La-hán, chia nhau sống ở nhiều đời tại nơi châu Bát-thích-noa.
9 – Tôn giả thứ chín, là TUẤT BÁT CA, cùng với một nhóm người quen thân là, chín trăm La-hán, chia nhau sống ở nhiều đời tại non Hường Túy.
10 – Tôn giả thứ mười, là BÁN THÁC CA, cùng với một nhóm bà con là, một ngàn ba trăm A-la-hán, chia nhau sống ở nhiều đời tại trên nước trời Đao Lợi.
11 – Tôn giả thứ mười một, là LA HỔ RA, cùng với một nhóm bà con là, một ngàn một trăm A-la-hán, chia nhau sống ở nhiều đời tại châu Tất-lợi-dương-cú.
12 – Tôn giả thứ mười hai, là NA ĐÀ BÌNH NA, cùng với một nhóm pháp lữ là, một ngàn hai trăm A-la-hán, chia nhau sống ở nhiều đời tại Bán-độ-ba-sơn.
13 – Tôn giả thứ mười ba, là NHÂN YẾT ĐÀ, cùng với một nhóm đạo bạn là, một ngàn ba trăm A-la-hán, chia nhau sống ở nhiều đời tại trong non Quảng-hiếp.
14 – Tôn giả thứ mười bốn, là PHẠT NA BÀ TƯ, cùng với một bà con nhà đạo là, một ngàn bốn trăm A-la-hán, chia nhau sống ở nhiều đời tại núi Khả Trụ.
15 – Tôn giả thứ mười lăm, là A THỊ ĐA, cùng với một pháp thuộc là, một ngàn năm trăm A-la-hán, chia nhau sống ở nhiều đời tại núi Linh Thứu.
16 – Tôn giả thứ mười sáu, là CHÚ TRÀ BÁN THẮC CA, cùng cả quyến thuộc là, một ngàn hai trăm A-la-hán, chia nhau sống ở nhiều đời tại trong non Trì-sú.
Như thế cả 16 thánh Đại A-la-hán: Ngài nào cũng đủ cả pháp Tam minh, pháp Lục thông, pháp Bát giải thoát v.v… đều đủ tất cả giới hạnh, công đức, vì các thánh đều đã đoạn hoặc chứng chân, lìa bỏ hết lòng dục nhiễm giữa ba giới, trì tụng ba tạng, thông suốt ngoại điển: vâng lời Phật sắc, dùng sức thần thông vô ngại, để kéo dài cái lượng sống lâu kêu bằng “vô sanh” ra, đặng hộ trì chánh pháp của đức Thế Tôn, nên trụ thế đến đâu, phải giữ gìn đến đó, và làm “chân phúc điền” cho các thí chủ, khiến các thí chủ đều đặng “phúc quả lớn”.
Nếu thế giới nầy, từ quốc chủ, đại thần, Trưởng giả, đến các nhà cư sĩ thiện nam, tín nữ đều phát cái tâm ân cần thanh tịnh, để vì thiết tiệc cơm chay lớn, cúng dường cho chúng Tăng ở bốn phương; hoặc rước các nhà Tăng sư đến chỗ mình ở, hoặc thí chủ thân hành đến chùa, hoặc đến ngay nơi pháp hội là những chỗ mà chúng Tăng đương vân tập an cư, nhập đàn thí giới, niệm Phật kinh hành… với chỗ thiết tiệc, sắp đặt các món ẩm thực, y phục, ngọa cụ, thang dược, mỗi mỗi vật gì cũng đều sạch sẽ tươi tốt, mà cúng dâng cho chúng tăng. Đương thời đó, trước hết phải vái thỉnh 16 vị Đại A-la-hán, và cả pháp lữ quyến thuộc, đồng thời giáng lâm với hiện tiền các nhà thường tăng, đều ẩm hiển dự tiệc.
Bấy giờ, 16 vị Thánh tăng và cả Pháp quyến, mỗi ngài đều tùy chỗ thích, chia nhau ra hiện ra mỗi thân, ẩn giấu cái hình tướng Thánh Hiền, lẫn lộn với các nhà phàm tăng, để cùng thụ hưởng cuộc trai cúng bằng cách “hiển” mà “mật” khiến cho thí chủ quả phúc tốt lành!
Như thế, các Thánh Tăng đồng hộ trì chánh pháp của bổn Phật, đồng lợi ích phúc điền cho hữu tình (thí chủ): mãi đến cái thời kỳ mà, cả châu Nam thiệm bộ đây, toàn thể nhân loại, mỗi người tuổi sống chỉ còn 10 tuổi (Hiện nay 1951 mỗi người còn được khoảng giữa 6, 7 chục tuổi) là mãn đời đó, thì có cái tai đao binh* nổi lên khắp cả thế gian, cả loài người tàn sát lẫn nhau lúc đó, giáo pháp của Phật Thích-ca nó sẽ tiêu diệt lần!
Sau cái hạo kiếp đao binh, tuổi sống của loài người, nó bắt đầu lại tăng lên: cứ trải qua mỗi một trăm năm, thì mỗi người được sống thêm lên mỗi một tuổi, thêm đến cái thời kỳ mà mỗi người đều sống đủ cả trăm tuổi, bấy giờ, cả nhân loại ở châu thiệm bộ nầy, ai cũng chán thói ác nghiệp, lo tu thiện đạo, thì cả 16 vị đại A-la-hán và cả pháp quyến đều trở lại xuống nhân gian, để tuyên dương chánh pháp, độ các chúng sanh, ra khỏi bể khổ.
Đến thuở mà cõi Thiệm bộ nầy, mỗi người đều được thêm lên sống đủ 7 vạn tuổi, thì bấy giờ vô thượng chánh pháp mới là tiêu diệt. Chừng đó, 16 vị đại A-la-hán, đều dùng phép thông pháp lực, để hóa dựng lên ngôi tháp bằng bảy báu, đủ cách thực trang nghiêm, các Thánh ấy đồng tán thán, lễ bái đức Phật Bổn sư Thích-ca Mâu-ni, và đồng lớn tiếng lên rằng: “Trước kia, chúng con vâng lời Phật sắc, để hộ trì chánh pháp, mà làm ích lợi cho nhân gian, và thiên thượng; ngày nay pháp tạng đã diệt, kẻ có duyên đã độ hết rồi. Vậy, bây giờ chúng con xin từ giã nhập diệt” Mười sáu A-la-hán lớn nói lời ấy rồi, đồng một thời vào cõi Niết-bàn. Bấy giờ, pháp bửu của đức Thích-ca, nó hoàn toàn tiêu diệt, cả tam thiên thế giới, đều chẳng còn dấu vết gì của Tam bảo do “Phật thứ tư” di lưu nữa!
Từ đây, dưới ngục Vô gián, trên đến cả trong cõi Ta-bà, bấy giờ có 7 ức Bích chi Phật, đồng một thời xuất hiện nơi thế gian để thuyết pháp, độ sanh, vì bổn nguyện của các thánh Duyên giác ra đời nhằm trong khoản sau pháp của Thích-ca, trước pháp của Di-lặc. Mãi đến lúc mà nhân loại mỗi người đều sống đủ 8 vạn tuổi, chừng đó, có bảy ức Bích chi Phật mới đồng thời nhập diệt.
Kế sau đó, đức Di-lặc Như Lai ra đời, đủ như kinh Di Lặc Hạ Sanh Thành Phật nói rõ, mỗi món trang nghiêm, không lường khoái lạc, nhân dân vui sướng, chẳng thể nói hết được!
Trong kinh Tỳ Ni Mẫu chép rằng: Cả phái xuất gia, các nhà Tăng, Ni, có đủ 5 nhân duyên (điều kiện) dưới đây, nó hay khiến chánh pháp chẳng chóng diệt sớm:
1) Với sự đọc kinh, câu văn phân ra cho rõ, đủ lớp lang, sau trước cho rành mạch, có những nghĩa chi, ngẫm hiểu đủ cả; sau dạy lại đệ tử, cũng hiểu và đặng như thế thì, Tăng Ni ấy hay khiến cho Phật pháp vẫn được vững lâu.
2) Học rộng cả Tam tạng, văn nghĩa thuộc làu trọn vẹn; lại vì cả bốn bộ chúng, dạy bảo cho họ cũng được thấy biết thông suốt ba tạng như mình. Người được như thế, dù thân người tuy diệt dứt, chứ đã làm đời sau, chánh pháp vẫn được tiếp tục không đoạn không diệt.
3) Giữa Tăng giới, có vị Đại đức Thượng tọa, được bốn chúng hoan nghinh, tôn trọng đó, vì hay cần cù tu ba nghiệp thanh tịnh, làm cho Phật pháp càng dấy thạnh, cao rỡ thêm lên, vị ấy xả bỏ hết những kinh doanh thế sự, chỉ lo nhứt tâm giữ đạo. Cả đến chúng đệ tử cũng tiếp tục thay nhau được mãi như thế là vị ấy hay khiến cho chánh pháp được vững lâu không diệt.
4) Có thầy Bí-xu nào, tánh tình nhu hòa, nói năng không trái, nghe thiện thì theo, nghe ác thì tránh, thấy nghe ai có tài, trí đức cao, với có lời gì dạy bảo, phải kính vâng tu hành, vị Bí-xu mà được như vậy, là hay khiến cho chánh pháp được còn chẳng diệt.
5) Nếu các Tỳ-kheo hòa thuận lẫn nhau, chớ riêng vị phân biệt nơi hình thế và lợi dưỡng, chớ nên lập phe, kết đảng, để tranh đấu lẫn nhau; là thị phi, là nhân ngã, là bỉ thử, là quí tiện, là tôn ty, là hiền năng, là ngu liệt: Tỳ-kheo như thế, với 5 điều trên, hay khiến cho chánh pháp được lưu thông chẳng dứt, mà 5 người trên là bực thượng tọa trong giới thuyết pháp.
Trái lại, dẫu cho thần thông quảng đại, pháp lực cao cường, ẩn hiện tự do, biến hóa vô ngại, đến đâu, của 16 ảnh đạo La-hán đi nữa, các ngài cũng chịu thôi, chứ không thể hiện thật ra, để hoạt động hộ pháp cho đặng! Vì thiếu nhân duyên cũng như điều kiện, hay nguyên liệu, nên chẳng thể lợi dụng cái chi để chế biến, tác dụng ra được! Tỷ như các thứ sức điển (tỷ các La-hán) dù có sức mạnh hay đến đâu mà chẳng có khí cụ máy móc và người điều khiển (kẻ hành đạo) thì nó cũng chẳng thể thật hiện ra để hoạt động gì đặng! Vì thiếu vật liệu, các sức thần dụng của La-hán cũng vậy, nếu thiếu thời có 5 hạng người hành đạo nói trên. Nên lúc nào thế giới chúng sanh có tâm hành thiện thì tự nhiên có cái đạo lực nó thiện cảm đến La-hán, thì các Ngài mới lẫn hiện ra, để hộ pháp lợi sanh; còn lúc nào chúng sanh độc tâm hành ác, thì các Ngài lánh ẩn, vì thiện, ác cũng như tịnh uế nó không thể hòa hợp ảnh hưởng chung nhau được! Sở dĩ là “Phật hóa hữu duyên nhân”.
*i- Thaàn Buït thieáu nhân duyên Trong 1 kiếp Trụ nó có 20 lần tăng giảm – Xin xem ở bài “Long hoa tam hội” trong cuốn trung của bộ Qui Nguơn Trực Chỉ – mỗi đến thời giảm sắp cuối, đều có nổi lên “Tiểu tam tai”.
- Đao binh tai, nổi lên suốt 7 ngày, vì lúc bấy giờ loài người phần nhiều làm các điều phi pháp, lòng sân độc càng lừng, vừa gặp nhau, liền sanh cái tâm thảm hại cực mãnh liệt, nên chi tùy ý cầm đến vật chi, nó đều hóa thành gươm đao, rồi tàn sát lẫn nhau.
- Tật dịch tài, nổi lên suốt 7 tháng 7 ngày, vì người ta thuở đó, cũng tạo những tội ác như trên, nên phần nhiều người mửa vọt ra chất độc phi nhân, rồi nó biến thành dịch khí lan bay cùng khắp, hễ ai xuống đến đều nhiễm độc chết liền!
- Cơ cẩn tai, nổi lên suốt 7 năm, 7 tháng 7 ngày, cũng bởi nhân loại bấy giờ, đại đa số người ác độc như trên, nên chư thiên tránh cái hơi độc uế ác đó, không thể ở gần làm mưa gì được, thành thử nhiều nơi khô cháy, cỏ nước chẳng có, nhiều người chết đói v.v… Đoạn trên rút ở cuốn 12 của bộ luận Cu-xá. Nhưng đấy chỉ là tiểu tam tai của kiếp Trụ chứ chưa nói đến đại tam tai của kiếp Hoại.