LUẬN XÁ LỢI PHẤT A TỲ ĐÀM
Hán dịch: Đời Dao Tần, Tam Tạng Đàm Ma Da Xá và Đàm Ma Quật Đa, người nước Kế-tân v.v…
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản
QUYỂN 17
Phẩm 10: PHẨM ĐẠO THUỘC PHẦN PHI VẤN
(Phần ba)
Do nguyên nhân gì tạo ra thuyết này?
Đáp: Như Tỳ-kheo, tâm biết phân biệt thức ăn bất tịnh, đối với đoàn thực, tâm lùi mất, không tiến sẽ dần dứt hết, nhàm chán lìa bỏ rồi, chánh trụ, như gân mạch, như lông chim, như cỏ đầu-la khi bỏ vào trong lửa, sẽ bị cháy rụi, co rúm lại, không trải ra, sau đó tiêu hết. Tỳ-kheo cũng thế, tâm biết phân biệt tưởng bất tịnh của đoàn thực, khiến cho tưởng tịnh về đoàn thực lùi mất, không tiến thêm, dần sẽ trừ hết, nhàm chán lìa bỏ rồi, chánh trụ.
Như Tỳ-kheo, hoặc có tâm biết phân biệt về tưởng bất tịnh của đoàn thực, tâm đối với đoàn thực vẫn còn sinh lậu thấm nhuần như cũ không khác, tâm không nhàm chán không lìa bỏ, không chánh trụ. Tỳ-kheo tự biết như thật: “Chính vì ta chưa tu tưởng bất tịnh về đoàn thực, ta chưa tăng ích khác với danh sắc, ta chưa được quả báo tu”. Như thế, Tỳ-kheo có chánh trí, như tâm Tỳ-kheo biết phân biệt tưởng bất tịnh về đoàn thực, tâm không sinh lậu thấm nhuần, so với xưa có khác nhàm chán lìa, bỏ được chánh trụ. Tỳ-kheo biết đúng như thật: “Ta đã tu tưởng bất tịnh về đoàn thực, ta có tăng ích khác với danh sắc, ta đã được quả báo tu”. Tỳ-kheo này có chánh trí về dứt thực, gần gũi tưởng bất tịnh, thường tu học rồi được quả báo lớn, được công đức lớn, được đến cam lộ.
Vì nhân duyên ấy, nên nói: “Như tưởng tất cả thế gian không vui, gần gũi, thường tu học rồi, sẽ được quả báo lớn, công đức lớn, được đến cam lộ”.
Do nhân duyên gì tạo ra thuyết này?
Đáp: Như Tỳ-kheo, tâm biết phân biệt tưởng tất cả thế gian không vui, các thứ tưởng thế gian, tâm lùi mất, không tiến, sẽ dần trừ hết, nhàm chán lìa bỏ được rồi, chánh trụ, như gân mạch, như lông chim, như bỏ cỏ Đầu-la vào lửa, cháy rụi, co rúm lại không trải ra, sau đó tiêu hết.
Tỳ-kheo cũng thế, tâm biết phân biệt tưởng tất cả thế gian không vui, làm cho các thứ tưởng thế gian lùi mất, không tiến, dần bị diệt hết, nhàm chán lìa bỏ rồi, được chánh trụ.
Như Tỳ-kheo hoặc có tâm biết phân biệt tưởng tất cả thế gian, tưởng các thứ thế gian tâm vẫn còn sinh lậu thấm nhuần như xưa không khác, không nhàm chán lìa bỏ, không chánh trụ. Tỳ-kheo tự biết như thật: “Vì ta chưa tu tưởng tất cả thế gian không vui, ta chưa tăng ích khác với danh sắc, ta chưa được quả báo tu”. Như thế Tỳ-kheo có chánh trí Như Tỳ-kheo, tâm biết phân biệt về tưởng tất cả thế gian không vui, đối với các thứ tưởng cuả thế gian, tâm không sinh thấm nhuần lậu, có khác với trước kia nhàm lìa bỏchánh trụ. Tỳ-kheo chánh trí như thật: “Ta đã tu tưởng tất cả thế gian không vui, ta có tăng ích khác với danh sắc, ta được quả báo tu”. Tỳ-kheo này có chánh trí, Thân cận tưởng tất cả thế gian không vui thường tu học. Tu học rồi, sẽ được quả báo lớn, công đức lớn, được đến cam lộ.
Do nhân duyên này, nên nói “Như tưởng chết, gần gũi, thường tu học rồi, sẽ được quả báo lớn, công đức lớn, được đến xứ cam lộ”.
Do nguyên nhân ấy, nên tạo ra thuyết này.
Như Tỳ-kheo, tâm biết phân biệt tưởng chết, ỷ vào mạng căn mà tự cao ngạo. Dùng mạng căn quyết định chịu nhẫn thường trụ, tâm tham chấp mạng căn như đã dứt hết phiền não không còn sót: Như Tỳ-kheo, tâm biết phân biệt tưởng chết, ỷ vào mạng căn mà tự cao ngạo, dùng mạng căn quyết định gắng nhẫn thường tác, tâm tham đắm mạng căn, như thế là chưa dứt. Tỳ-kheo tự biết như thật: “Ta vẫn chưa tu tưởng chết, ta chưa tăng ích khác với danh sắc, ta chưa được quả báo tu”. Như thế Tỳ-kheo có chánh trí. Như Tỳ-kheo tâm biết phân biệt tưởng chết, ỷ vào mạng căn mà tự cống cao, dùng mạng căn để quyết định gắng nhẫn thường trụ, tâm tham đắm mạng căn. Như thế là dứt hết, không còn sót.
Như Tỳ-kheo tự biết như thật: “Ta đã tu tưởng chết, tăng ích khác biệt với danh sắc, ta đã được quả báo”. Tỳ-kheo như thế có chánh trí về tưởng chết, gần gũi, thường tu học rồi, được quả báo lớn, được công đức lớn, được đến cam lộ.
Do nhân duyên này nên nói: “Như gần gũi tưởng vô thường, thường tu học rồi, được quả báo lớn, được công đức lớn, được đến cam lộ”.
Do nhân duyên gì tạo ra thuyết này?
Đáp: Như Tỳ-kheo, tâm biết phân biệt tưởng vô thường, tâm cung kính đối với lợi dưỡng, danh tiếng, lùi sụt, không tiến, dần sẽ dứt hết, xả bỏ chán lìa rồi, được chánh trụ, như gân, như lông chim, như bỏ cỏ Đầu- la vào lửa, bị cháy rụi, co rúm lại, không trải ra, sau đó tiêu hết.
Tỳ-kheo, như thế tâm biết phân biệt tưởng vô thường cung kính, đối với lợi dưỡng, danh tiếng, tâm lùi sụt mất, không tiến, dần sẽ trừ hết, nhàm chán lìa rồi, được chánh trụ. Như Tỳ-kheo, hoặc có biết phân biệt tưởng vô thường, tâm cung kính đối với lợi dưỡng, danh tiếng, tâm vẫn sinh ra lậu thấm nhuần như cũ, không khác, không xả bỏ, không chán lìa, không chánh trụ. Tỳ-kheo tự biết như thật: “Vì ta chưa tu tưởng vô thường, ta chưa tăng ích khác với danh sắc, ta chưa được quả báo tu”. Như thế, Tỳ-kheo tự biết như thật, như tâm Tỳ-kheo biết phân biệt tưởng vô thường, đối với lợi dưỡng, danh tiếng, sự cung kính, tâm không sinh lậu thấm nhuần, có khác so với trước, xả: bỏ nhàm chán lìa, được chánh trụ. Tỳ-kheo biết đúng như thật: “Ta đã tu tưởng vô thường, ta có tăng ích khác với danh sắc, ta được quả báo tu”. Tỳ-kheo có chánh trí, tu tưởng vô thường thường tu học, thường tu học rồi, sẽ được quả báo lớn, được công đức lớn, được đến cam lộ.
Do nhân duyên này, nên nói: “Như tưởng khổ vô thường, gần gũi, thường tu học rồi, sẽ được quả báo lớn, được công đức lớn, được đến cam lộ”. Do nhân duyên ấy, nên tạo ra thuyết này
Như Tỳ-kheo, tâm biết phân biệt tưởng khổ vô thường, đối với tính lười biếng, trễ nãi, bất tín, buông lung, không siêng năng, không quán sát v.v… sinh tưởng e sợ, rất sợ hãi ép ngặt, như người sắp chết, ra sức quán tưởng khổ vô thường. Tỳ-kheo hoặc có tâm biết phân biệt tưởng khổ vô thường, đối với sự lười biếng, trễ nãi, bất tín, buông lung, không siêng năng, không quán sát v.v… không sinh sợ hãi, tưởng bức thiết đầy sợ hãi, không phải như sắp chết, ra sức quán tưởng khổ vô thường. Như Tỳ-kheo, tự biết như thật: “Chính vì ta chưa tu tưởng khổ vô thường, ta chưa tăng ích khác với danh sắc, ta chưa được quả báo tu”. Như thế, Tỳ-kheo tự biết như thật. Như Tỳ-kheo, tâm biết phân biệt tưởng khổ vô thường, đối với tính lười biếng, bất tín, buông lung, không siêng năng, không quán sát v.v…. sinh ra e sợ, tưởng bức thiết quá sợ hãi, như kẻ sắp chết, cố ra sức quán tưởng khổ vô thường. Như Tỳ-kheo biết đúng như thật: “ Ta do tu tưởng khổ vô thường, ta tăng ích khác với danh sắc, ta được quả báo tu”. Tỳ-kheo này có tưởng khổ vô thường của chánh trí, gần gũi, thường tu học tưởng này. Thường tu học tưởng khổ vô thường này rồi, sẽ được quả lớn, được công đức lớn, được đến cam lộ.
Do nhân duyên ấy nên nói: “Như Thân cận tưởng khổ vô ngã, thường tu học tưởng này rồi, sẽ được quả báo lớn, được công đức lớn, được đến cam lộ”.
Do nhân duyên gì mà tạo ra thuyết này?
Đáp: Như Tỳ-kheo, tâm biết phân biệt tưởng khổ vô ngã, đối với các thân có thức và các vật ngoài, chấp ngã, ngã sở hữu, sinh tính kiêu ngạo v.v…, đều xa lìa vắng lặng, chánh giải thoát.
Như Tỳ-kheo, hoặc có tâm phân biệt tưởng khổ vô ngã, đối các thân có thức và các vật ngoài, chấp ngã, ngã sở, sinh tính kiêu ngạo v.v…, tâm vẫn chưa lìa không vắng lặng, không giải thoát. Như Tỳkheo, tự biết như thật: “Vì ta chưa tu tưởng khổ vô ngã, chưa tăng ích khác với danh sắc, ta chưa được quả báo tu”. Như thế, Tỳ-kheo biết như thật. Như Tỳ-kheo, tâm biết phân biệt tưởng khổ vô ngã, đối với các thân có thức và các vật ngoại, chấp ngã, ngã sở sinh tâm kiêu ngạo v.v…, đều xa lìa vắng lặng, chánh giải thoát. Như thế Tỳ-kheo biết như thật: về ngã rồi, tu tưởng khổ vô ngã, ta tăng ích khác với danh sắc, đã được quả báo tu. Tỳ-kheo này có chánh tri về tưởng khổ vô ngã, gần gũi, thường tu học tưởng này rồi sẽ được quả báo lớn, được công đức lớn, được đến cam lộ.
Do nguyên nhân này nên gọi là bảy tưởng.
Sao nói là bảy pháp nhân duyên của định?
Đáp: Chánh kiến, chánh giác, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tiến, chánh niệm, gọi là bảy pháp nhân duyên của định.
Sao nói là tám chánh đạo?
Đáp: Chánh kiến cho đến chánh định, gọi là tám chánh đạo” Sao nói là tám giải thoát?
Đáp: Sắc quán sắc giải thoát, gọi là giải thoát đầu tiên. Trong không có tưởng sắc, quán sắc ngoài, gọi là giải thoát thứ hai. Tịnh giải thoát gọi là giải thoát thứ ba. Lìa tất cả tưởng sắc, diệt tưởng giận dữ, không tư duy ngần ấy tưởng, thành tựu vô biên Không xứ gọi là giải thoát thứ tư. Lìa tất cả Không xứ, thành tựu vô biên hành Thức xứ gọi là giải thoát thứ năm. Lìa tất cả Thức xứ, thành tựu Vô sở hữu gọi là giải thoát thứ sáu. Lìa tất cả Vô sở hữu xứ, thành tựu Phi tưởng Phi phi tưởng xứ gọi là giải thoát thứ bảy. Lìa tất cả Phi tưởng Phi phi tưởng, thành tựu hành Diệt thọ tưởng gọi là giải thoát thứ tám.
Sao nói là sắc quán sắc là giải thoát đầu tiên?
Đáp: Như Tỳ-kheo không diệt tưởng sắc nội, chấp tưởng sắc ngoài. Tỳ-kheo dùng sắc ngoài để điều phục tâm mình, tu cho được nhu hòa. Tu được nhu hòa rồi, được giải thoát sắc. Như tâm Tỳ-kheo biết phân biệt tưởng sắc ngoài, tâm hướng về sắc kia, tôn thượng của sắc kia, nghiêng hướng về sắc kia, dùng sắc kia để giải thoát.
Sao nói là sắc? Như Tỳ-kheo chưa phân biệt sắc bên trong, chưa diệt không mất, không trừ, gọi là sắc.
Sao nói là quán? Nếu sắc ngoài do nhãn thức từng nhìn thấy, thấy như thật, thấy tinh vi, thấy duyên, do ý thức phân biệt, phân biệt như thật, phân biệt tinh vi, phân biệt duyên gọi là quán.
Sao nói là đầu tiên? Thuận theo trình tự tám giải thoát, không trái nghịch, do hành nhập định theo trình tự, là đầu tiên, là mới mới, là trước, gọi là đầu tiên.
Nói được giải thoát là gì? Tâm hướng về pháp kia, tôn thượng pháp kia, nghiêng hướng về pháp kia, do pháp kia được giải thoát, gọi là giải thoát.
Sao nói là bên trong không tưởng sắc, quán sắc ngoài là giải thoát thứ hai?
Đáp: Như Tỳ-kheo diệt tưởng sắc nội rồi, nhận lấy tưởng sắc ngoài, dùng sắc ngoài điều phục tâm, tu được nhu hòa, tu tâm cho được nhu hòa rồi, được giải thoát. Như Tỳ-kheo, tâm biết phân biệt trạng mạo của sắc ngoài, tâm hướng về sắc ấy, tôn thượng sắc ấy, nghiêng hướng về sắc ấy, dùng sắc ấy để giải thoát.
Sao nói là bên trong không có tưởng sắc? Như Tỳ-kheo phân biệt tưởng sắc nội diệt mất trừ rồi, gọi là bên trong không có tưởng sắc.
Quán là gì? Nếu sắc ngoài, do nhãn thức đã từng nhìn thấy, thấy như thật, thấy tinh vi. Thấy duyên, do ý thức phân biệt, phân biệt như thật, phân biệt tinh vi, phân biệt duyên thì gọi là quán.
Sao nói là tám giải thoát thứ hai? Do thuận với trình tự, không trái nghịch, do hạnh nhập định theo thứ tự, thứ hai với đầu tiên, không có trung gian, nên gọi là thứ hai.
Nói giải thoát là gì? Tâm hướng đến pháp kia, tôn thượng pháp kia, nghiêng hướng về pháp kia, do pháp kia được giải thoát, nên gọi là giải thoát.
Sao nói là tịnh giải thoát thứ ba?
Đáp: Như Tỳ-kheo chấp tướng của một sắc tịnh. Nếu tướng lửa thì mặt trời, mặt trăng, các vì sao, ngọc ma ni, bảy báu, cung điện, tơ năm sắc, y phục, mền, hoa quả, vàng bạc, đồng, vòng ngọc, lưu ly, chân châu, ngọc kha, vò sò, san hô, đá ngọc và tánh báu khác. Tỳ-kheo nhận lấy tướng các sắc tịnh này rồi, được tịnh giải thoát. Tâm Tỳ-kheo biết phân biệt tưởng sắc tịnh, tâm hướng về sắc đó, tôn thượng sắc đó, nghiêng hướng về sắc đó, lấy sắc đó làm giải thoát.
Sao nói là Tịnh? Các sắc tốt đẹp lần lượt chiếu sáng lẫn nhau, vừa ý, ngắm nhìn mãi không chán, gọi là tịnh.
Sao nói là giải? Tâm hướng về sự giải thoát kia, gọi là giải.
Sao nói là tám giải thoát thứ ba? Do thuận theo trình tự không trái nghịch, do nhập định theo trình tự thứ ba và thứ hai, không có trung gian, gọi là đệ tam.
Sao nói là giải thoát? Tâm hướng về pháp kia, tôn thượng pháp kia, nghiêng hướng về pháp kia, do pháp kia giải thoát, gọi là giải thoát.
Nói lìa tất cả tưởng sắc là gì?
Đáp: Tưởng diệt cơn giận dữ, không tư duy ngần ấy tưởng, thành tựu hạnh Vô biên Không xứ, gọi là giải thoát thứ tư.
Sao nói là tưởng sắc? Nếu nhãn thức tương ưng với tưởng, gọi là tưởng sắc.
Sao nói là tưởng giận dữ? Nếu cơn phẫn nộ tương ưng với tưởng gọi là tưởng giận dữ.
Sao nói là ngần ấy tưởng? Như sự cấu uế, vẩn đục bên ngoài không phải là tưởng của phần thiện, gọi là ngần ấy tưởng.
Lại nữa, nếu tưởng sắc không lìa tưởng của cõi Sắc và tưởng tương ưng với nhãn thức, gọi là tưởng sắc.
Lại nữa, tưởng giận dữ, nếu tưởng tương ưng với thân năm thức và tưởng tương ưng với cơn phẫn nộ, gọi là tưởng giận dữ.
Lại nữa, nếu ngần ấy tưởng, hoặc các chúng sinh, các vật, các cảnh giới, các thanh tịnh, các phiền não, gọi là ngần ấy tưởng.
Như Tỳ-kheo lìa tất cả tưởng sắc, diệt tưởng giận dữ, không tư duy ngần ấy tưởng. Như các lỗ trong thân Tỳ-kheo: nếu lỗ tai, lỗ mũi, lỗ miệng, chỗ thức ăn uống lọt vào, chỗ thức ăn uống dừng lại, chỗ thức ăn uống bài tiết ra, tư duy không, biết không, giải không, thọ không.
Như Tỳ-kheo biết thân có thức uống, giống như vỏ tỏi, tư duy dần sao cho mỏng, biết mỏng, giải mỏng, thọ mỏng, tư duy khiến cho vỡ tan, biết vỡ tan, giải vỡ tan, thọ vỡ tan.
Như thế, Tỳ-kheo biết tưởng của sắc nội rồi. Hoặc các lỗ trong vật ngoài, lỗ hang thú, giếng, hố, hầm, lỗ hổng trong đất, tư duy không, biết không, giải không, thọ không.
Như Tỳ-kheo phân biệt tưởng sắc trong, ngoài rồi, quán chỗ không vắng lặng, tư duy vô biên không, giải vô biên không, thọ vô biên không.
Như người tu hành, nếu tưởng, nhớ tưởng gọi là tưởng Không xứ. Tưởng này, cùng sinh, cùng trụ, cùng diệt với định, gọi là nhập định Không xứ.
Lại nữa, Tỳ-kheo, mặt đất và núi Tu-di tạo ra tưởng đống lửa, tư duy khói, biết khói, giải khói, nhận khói, tư duy sự cháy, biết cháy, giải cháy, thọ cháy, tư duy đốt, biết đốt, giải đốt, thọ đốt rồi, Tỳ-kheo tư duy sự vắng lặng vượt hơn của vô biên Không xứ, tư duy vô biên Không xứ, biết, giải, thọ sự vắng lặng vượt hơn của vô biên Không xứ, như người tu hành nếu tưởng nhớ tưởng gọi là tưởng Không xứ, tưởng này và định cùng sinh, cùng trụ, cùng diệt, gọi là nhập định Không xứ.
Lại nữa, Tỳ-kheo tư duy như thế, nếu tưởng dục hiện đời, tưởng dục vị lai, tưởng sắc hiện đời, tưởng sắc vị lai. Tưởng này là tịnh thiện vi tế, vượt hơn, sự vắng lặng của tưởng Không xứ thô.
Tỳ-kheo tư duy thắng xứ vắng lặng của vô biên Không xứ biết giải, thọ sự thắng diệu, vắng lặng của vô biên Không xứ. Như người tu hành, nếu tưởng, nhớ tưởng gọi là tưởng Không xứ, tưởng này và định cùng sinh, cùng trụ, cùng diệt, gọi là nhập định Không xứ.
Lại nữa, Tỳ-kheo, tư duy như thế, tưởng dục hiện đời, tưởng dục vị lai, tưởng sắc hiện tại, tưởng sắc vị lai, tưởng này thô chỉ vì vô biên Không xứ diệt hẳn không còn sót, vắng lặng thù thắng. Tỳ-kheo tư duy sự vắng lặng của vô biên Không xứ, biết, giải, thọ vô biên Không xứ. Như người tu hành, nếu tưởng, nhớ tưởng, gọi là tưởng Không xứ. Tưởng này cùng sinh, cùng trụ, cùng diệt với định, gọi là nhập định Không xứ.
Sao nói là tám giải thoát thứ tư? Do thuận với trình tự, không trái nghịch, do hành nhập định theo trình tự thứ tư và thứ ba, không có trung gian, gọi là thứ tư.
Sao nói là giải thoát? Tâm hướng về pháp kia, tôn thượng pháp kia, nghiêng hướng về pháp kia, do pháp kia giải thoát, nên gọi là giải thoát.
Sao nói là lìa tất cả Không xứ?
Đáp: Thành tựu hạnh vô biên Thức xứ, gọi là giải thoát thứ năm.
Như Tỳ-kheo tư duy thế này: Ta đã thành tựu hạnh vô biên Không xứ, nơi có pháp thắng vô biên Không xứ chăng?
Tỳ-kheo bèn nghĩ rằng: “Chỉ có hạnh Không xứ” như người dùng đồ dựng lớn đậy đồ đựng nhỏ, nghĩ rằng: “Đồ đựng này vượt vượt hơn đồ dựng kia. Đồ đựng này nhân cớ gì mà vượt hơn? Khiến ta dùng đồ đựng này để đậy đồ đựng kia”. Như Tỳ-kheo nghĩ rằng: “Ta đã giải khắp hạnh vô biên Không xứ, có khi nào pháp hơn vô biên Không xứ chăng?”.Tỳ-kheo liền nghĩ rằng: “Chỉ có thức là hơn hạnh vô biên Không xứ. Do nhân gì mà thức hơn? Do ta dùng thức mở bày khắp vô biên Không xứ”.
Như Tỳ-kheo tư duy trạng thái vắng lặng của vô biên Thức xứ, biết, giải, thọ sự vắng lặng của vô biên Thức xứ. Như người tu hành nếu tưởng nhớ tưởng thì gọi là tưởng Thức xứ. Tưởng này cùng sinh, cùng trụ, cùng diệt với định, gọi là nhập định Thức xứ.
Lại nữa, Tỳ-kheo nghĩ rằng: “Nếu tưởng dục hiện tại, tưởng dục vị lai, tưởng sắc hiện tại, tưởng sắc vị lai, tưởng Không xứ ngang bằng với sự vắng lặng vượt hơn của tưởng Thức xứ thô”. Tỳ-kheo tư duy trạng thái vắng lặng vượt hơn của vô biên Thức xứ, biết, giải, thọ trạng thái vắng lặng vượt hơn của vô biên Thức xứ. Như người tu hành, nếu tưởng của nhớ tưởng, gọi là tưởng của Thức xứ, tưởng này sinh, trụ, diệt chung với định, gọi là nhập định Thức xứ.
Lại nữa, Tỳ-kheo nghĩ rằng: “Như tưởng dục hiện tại, tưởng dục vị lai, tưởng sắc hiện tại, tưởng sắc vị lai, tưởng Không xứ v.v…, chỉ có Thức xứ là diệt hẳn không sót, chỉ Thức xứ vắng lặng vượt hơn. Như Tỳ-kheo tư duy trạng thái vắng lặng vượt hơn của vô biên Thức xứ, biết, giải, thọ sự vắng lặng vượt hơn của vô biên Thức xứ”. Như người tu hành nếu tưởng, nhớ tưởng, gọi là tưởng Thức xứ, tưởng này sinh, trụ, diệt chung với định, gọi là nhập định Thức xứ.
Lại nữa, Tỳ-kheo nghĩ rằng: “Vô biên Không xứ nhập vô biên Thức xứ thô, nhập vắng lặng vượt hơn thiện tinh vi tế”. Như Tỳ-kheo tư duy sự vắng lặng vượt hơn của vô biên Thức xứ, biết, giải, thọ vô biên Thức xứ vắng lặng vượt hơn. Như người tu hành nếu tưởng, nhớ tưởng, gọi là tưởng của Thức xứ, tưởng này sinh, trụ, diệt chung với định, gọi là nhập định Thức xứ.
Lại nữa, Tỳ-kheo nghĩ rằng: “Nếu nhập định Không xứ thô, hoặc nhập định Thức xứ, thiện tịnh vi tế, vắng lặng vượt hơn, thì như Tỳ-kheo tư duy vô biên Thức xứ vắng lặng vượt hơn, biết, giải, thọ vô biên Thức xứ vắng lặng vượt hơn”. Như người tu hành nếu tưởng, nhớ tưởng, gọi là tưởng của Thức xứ, tưởng này sinh, trụ, diệt chung với định, gọi là nhập định Thức xứ.
Sao nói là tám giải thoát thứ năm? Do thuận với trình tự không trái nghịch, do hạnh nhập định theo trình tự thứ năm và thứ tư, không có trung gian, gọi là thứ năm.
Sao nói là giải thoát? Tâm hướng về pháp kia, tôn thượng pháp
kia, nghiêng hướng về pháp kia, do pháp kia mà giải thoát, gọi là giải thoát.
Sao nói là lìa nhất thiết Thức xứ, thành tựu hạnh Vô sở hữu xứ, là giải thoát thứ sáu?
Đáp: Như Tỳ-kheo nghĩ rằng: “Ta đã mở bày khắp hạnh vô biên Thức xứ, có pháp vượt hơn vô biên Thức xứ chăng?”. Tỳ-kheo bèn nghĩ rằng: “Chỉ có thức Vô sở hữu xứ là hơn”. Như Tỳ-kheo suy nghĩ Vô sở hữu xứ vắng lặng vượt hơn, biết, giải, thọ trạng thái vắng lặng vượt hơn của Vô sở hữu xứ. Như người tu hành nếu tưởng, nhớ tưởng, gọi là tưởng của Vô sở hữu xứ, tưởng này sinh, trụ, diệt chung với định, gọi là nhập định Vô sở hữu xứ.
Lại nữa, Tỳ-kheo nghĩ rằng: “Ngã không phải là sở hữu của ngã, ngã sở không phải là cái có của ngã”. Như Tỳ-kheo tư duy trạng thái vắng lặng vượt hơn của Vô sở hữu xứ, biết, giải, thọ Vô sở hữu xứ vắng lặng vượt hơn. Như người tu hành nếu tưởng, nhớ tưởng, gọi là tưởng của Vô sở hữu xứ, tưởng này sinh, trụ, diệt chung với định, gọi là nhập định Vô sở hữu xứ.
Lại nữa, Tỳ-kheo quán tất cả thế gian là không, thế gian đã không rồi, tưởng không có chỗ nương tựa. Như Tỳ-kheo suy nghĩ Vô sở hữu xứ vắng lặng vượt hơn, biết, giải, thọ trạng thái vắng lặng vượt hơn của Vô sở hữu xứ. Như người tu hành nếu tưởng, nhớ tưởng, gọi là tưởng Vô sở hữu xứ, tưởng này sinh, trụ, diệt chung với định, gọi là nhập định Vô sở hữu xứ.
Lại nữa, Tỳ-kheo dùng núi Tu- di của đại địa, tạo ra tưởng đống lửa, tư duy khói, biết, giải, thọ khói, tư duy sự cháy, biết, giải, thọ sự cháy, tư duy sự đốt, biết, giải, thọ sự đốt rồi, Tỳ-kheo tư duy Vô sở hữu xứ vắng lặng vượt hơn, biết, giải, thọ sự vắng lặng vượt hơn của tưởng Vô sở hữu xứ. Như người tu hành nếu tưởng, nhớ tưởng, gọi là tưởng của Vô sở hữu xứ, tưởng này sinh, trụ, diệt chung với định, gọi là nhập định Vô sở hữu xứ.
Lại nữa, Tỳ-kheo nghĩ rằng: “Nếu tưởng dục hiện tại, tưởng dục vị lai, tưởng sắc hiện tại, tưởng sắc vị lai, tưởng của Không xứ, tưởng của Thức xứ, thì tưởng này thô, tưởng của Vô sở hữu xứ vắng lặng vượt hơn, tịnh thiện vi tế”. Như Tỳ-kheo tư duy trạng thái vắng lặng vượt hơn của Vô sở hữu xứ, biết, giải, thọ Vô sở hữu xứ vắng lặng vượt hơn. Như người tu hành nếu tưởng, nhớ tưởng, gọi là tưởng của Vô sở hữu xứ, tưởng này sinh, trụ, diệt chung với định, gọi là nhập định Vô sở hữu xứ.
Lại nữa, Tỳ-kheo nghĩ rằng: “Nếu tưởng dục hiện tại, tưởng dục vị lai, tưởng sắc hiện tại, tưởng sắc vị lai, tưởng của Không xứ, tưởng của Thức xứ, không ngoài sự vắng lặng vượt hơn”. Như Tỳ-kheo tư duy Vô sở hữu xứ vắng lặng vượt hơn, biết, giải, thọ vắng lặng vượt hơn của Vô sở hữu xứ. Như người tu hành tưởng, nhớ tưởng, gọi là tưởng của Vô sở hữu xứ, tưởng này sinh, trụ, diệt chung với định, gọi là nhập định Vô sở hữu xứ.
Lại nữa, Tỳ-kheo nghĩ rằng: “Vô biên Không xứ nhập thô, Thức xứ nhập thô, Vô sở hữu xứ nhập tịnh thiện vi tế vắng lặng vượt hơn”. Như Tỳ-kheo tư duy Vô sở hữu xứ vắng lặng vượt hơn, biết, giải, thọ trạng thái vắng lặng vượt hơn của Vô sở hữu xứ. Như người tu hành nếu tưởng nhớ tưởng, gọi là tưởng của Vô sở hữu xứ, tưởng này sinh, trụ, diệt chung với định Vô sở hữu xứ, gọi là nhập định Vô sở hữu xứ.
Lại nữa, Tỳ-kheo nghĩ rằng: “Nếu nhập định Không xứ, định Thức xứ thô, nếu nhập định Vô sở hữu xứ, tịnh thiện vi tế vắng lặng vượt hơn, thì như Tỳ-kheo tư duy Vô sở hữu xứ vắng lặng vượt hơn, biết, giải, thọ Vô sở hữu xứ vắng lặng vượt hơn”. Như người tu hành nếu tưởng, nhớ tưởng, gọi là tưởng của Vô sở hữu xứ, tưởng này cùng sinh, cùng trụ, cùng diệt, gọi là nhập định Vô sở hữu xứ.
Sao nói là tám giải thoát thứ sáu? Do thuận theo trình tự không trái nghịch, do hạnh nhập định theo trình tự thứ sáu và thứ năm không có trung gian, gọi là sáu.
Sao nói là giải thoát? Tâm hướng về pháp kia, tôn thượng pháp kia, nghiêng hướng về pháp kia, do pháp kia giải thoát, gọi là giải thoát.
Sao nói là lìa tất cả Vô sở hữu xứ, thành tựu hạnh Phi tưởng Phi phi tưởng xứ, là giải thoát thứ bảy?
Đáp: Như Tỳ-kheo nghĩ rằng: Tưởng là lỗi của ngã, tưởng là tưởng ung nhọt, là mũi tên độc của ngã, Phi tưởng Phi phi tưởng xứ vắng lặng vượt hơn, Tỳ-kheo tư duy trạng thái vắng lặng vượt hơn của Phi tưởng Phi phi tưởng xứ, biết, giải, thọ phi tưởng Phi phi tưởng xứ vắng lặng vượt hơn”. Như người tu hành nếu tưởng, nhớ tưởng, gọi là tưởng của Phi tưởng Phi phi tưởng xứ, tưởng này sinh, trụ, diệt chung với định, gọi là nhập định Phi tưởng Phi phi tưởng xứ.”
Lại nữa, Tỳ-kheo nghĩ rằng: “Nếu tưởng dục hiện tại, tưởng dục vị lai, tưởng sắc hiện tại, tưởng sắc vị lai, tưởng Không xứ, tưởng Thức xứ, tưởng Vô sở hữu xứ v.v…là thô, tưởng, Phi tưởng Phi phi tưởng xứ nhập thiện vi tế, vắng lặng vượt hơn”. Tỳ-kheo tư duy trạng thái vắng lặng vượt hơn của Phi tưởng Phi phi tưởng xứ, biết, giải, thọ Phi tưởng Phi phi tưởng xứ, vắng lặng vượt hơn. Như người tu hành hoặc tưởng nhớ tưởng, đó gọi là tưởng Phi tưởng phi phi tưởng xứ tưởng này sinh, trụ, diệt chung với định, gọi là nhập định Phi tưởng Phi phi tưởng xứ.
Lại nữa, Tỳ-kheo nghĩ rằng: “Nếu tưởng dục hiện tại, tưởng dục vị lai, tưởng sắc hiện tại, tưởng sắc vị lai, tưởng không xứ, tưởng thức xứ, tưởng vô sở hữu xứ, chỉ có Phi tưởng Phi phi tưởng xứ diệt hẳn, không còn sót vắng lặng vượt hơn. Tỳ-kheo tư duy sự vắng lặng vượt hơn của Phi tưởng Phi phi tưởng xứ, biết, giải, thọ sự vắng lặng vượt hơn của Phi tưởng Phi phi tưởng xứ”. Như người tu hành nếu tưởng, nhớ tưởng, gọi là tưởng của Phi tưởng Phi phi tưởng xứ, tưởng này sinh, trụ, diệt chung với định, gọi là nhập định Phi tưởng Phi phi tưởng xứ.
Lại nữa Tỳ-kheo nghĩ rằng: “Nếu vô biên Không xứ nhập vô biên Thức xứ nhập Vô sở hữu xứ là nhập thô, và Phi tưởng Phi phi tưởng xứ nhập vắng lặng thiện tịnh vi tế vượt hơn. Tỳ-kheo tư duy trạng thái vắng lặng vượt hơn của Phi tưởng Phi phi tưởng xứ, biết giải, thọ vắng lặng vượt hơn của Phi tưởng Phi phi tưởng”. Như người tu hành nếu tưởng, nhớ tưởng gọi là tưởng Phi tưởng Phi phi tưởng xứ. Tưởng này cùng Định cùng sinh, cùng trụ, cùng diệt, gọi là nhập định Phi tưởng Phi phi tưởng xứ.
Lại nữa, Tỳ-kheo nghĩ rằng: “Nếu nhập định vô biên Không xứ, hoặc nhập định Thức xứ, hoặc nhập định Vô sở hữu xứ là thô, nếu thiện tịnh vi tế, vắng lặng vượt hơn của Phi tưởng Phi phi tưởng xứ, thì Tỳ-kheo sẽ tư duy trạng thái vắng lặng vượt hơn của Phi tưởng Phi phi tưởng xứ, biết, giải, thọ Phi tưởng Phi phi tưởng xứ vắng lặng vượt hơn”. Như người tu hành nếu tưởng, nhớ tưởng, gọi là tưởng của Phi tưởng Phi phi tưởng xứ, tưởng này sinh, trụ, diệt chung với định, gọi là nhập định Phi tưởng Phi phi tưởng xứ.
Sao nói là tám giải thoát thứ bảy? Do thuận theo trình tự không trái nghịch, do hạnh nhập định theo trình tự thứ bảy và thứ sáu không có trung gian, gọi là bảy.
Sao nói là giải thoát? Tâm hướng về pháp kia, tôn thượng pháp kia, nghiêng hướng về pháp kia, do pháp kia giải thoát, gọi là giải thoát.
Sao nói là lìa tất cả Phi tưởng Phi phi tưởng xứ, thành tựu định diệt thọ tưởng là giải thoát thứ tám?
Đáp: Như Tỳ-kheo nương giới, trụ giới, tu thêm hai pháp định, huệ, nương tựa định, huệ diệt thọ, tưởng. Nếu diệt thọ, tưởng, gọi là định Diệt tận.
Lại nữa, Tỳ-kheo trụ xúc chứng tưởng vượt hơn, lúc trụ tưởng vượt hơn của xúc chứng, nghĩ rằng: Ta có tư (suy nghĩ) cũng vẫn còn ác, không có tư, là thiện, ta có tư thì có tạo tác, có tạo tác thì có tưởng vui, có tưởng vui thì sẽ có tưởng thô của địa khác sinh. Tỳ-kheo nghĩ rằng: nếu ta không có tư thì không có tác, không có tác rồi, thì tưởng vui không sinh, tưởng vui không sinh, thì tướng thô ở địa khác cũng không sinh. Như Tỳ-kheo không có tư duy, sẽ không có tạo tác, không có tạo tác rồi, thì tưởng vui sẽ diệt, tưởng vui diệt, thì tưởng thô ở địa khác cũng diệt, được xúc chứng định Diệt tận.
Sao nói là giải thoát thứ tám? Do thuận theo trình tự không trái nghịch, do hạnh nhập định theo trình tự thứ tám và thứ bảy không có trung gian, gọi là tám.
Sao nói là giải thoát? Tâm hướng về pháp kia, tôn thượng pháp kia, nghiêng hướng về pháp kia, do pháp kia được giải thoát, gọi là giải thoát, đó là tám giải thoát.
Hỏi: Thế nào là tám thắng xứ chẳng phải tám giải?
Đáp: Nhập tưởng sắc nội, quán một ít sắc ngoài, sắc tốt đẹp, sắc không phải tốt đẹp, biết vượt hơn, thấy vượt hơn có tưởng như thế. Tưởng sắc nội, quán sắc ngoài vô lượng, sắc tốt đẹp, sắc không phải tốt đẹp, biết vượt hơn, thấy vượt hơn, có tưởng như thế. Trong không có tưởng sắc, quán một ít sắc ngoài, sắc tốt đẹp, sắc không phải tốt đẹp, biết vượt hơn, thấy vượt hơn, có tưởng như thế. Trong không có tưởng sắc, quán sắc ngoài vô lượng. Sắc tốt đẹp, chẳng phải sắc tốt đẹp, biết vượt hơn, thấy vượt hơn.
Có tưởng như thế này: Nội không có tưởng sắc, quán sắc ngoài xanh, sắc xanh, ánh sáng xanh, như hoa ưu ma, sắc xanh thì ánh sáng xanh. Như áo Ba-la-nại khéo nhuộm xanh màu xanh, thì ánh sáng xanh.
Quán sắc xanh màu nhiệm như thế, màu xanh thì ánh sáng xanh, biết vượt hơn, thấy vượt hơn.
Có tưởng như thế này: Trong không có tưởng sắc, quán sắc ngoài vàng, sắc vàng, ánh sáng vàng, như hoa Ca-ni-già-la, sắc vàng ánh sáng vàng, như hoa Ba-la-nại khéo nhuộm áo vàng, sắc vàng thì ánh sáng vàng.
Quán sắc mầu nhiệm như thế sắc vàng thì ánh sáng vàng biết vượt hơn, thấy vượt hơn.
Có tưởng như thế này: Trong không có tưởng sắc, quán sắc ngoài đỏ, sắc đỏ, ánh sáng đỏ, như hoa Bàn đầu đỏ, sắc đỏ, ánh sáng đỏ, như Ba-la-nại khéo nhuộm đỏ, màu đỏ, ánh sáng đỏ.
Quán sắc mầu nhiệm như thế, sắc đỏ, ánh sáng đỏ, biết vượt hơn, thấy vượt hơn.
Có tưởng như thế này: Trong không có tưởng sắc, quán sắc ngoài trắng, sắc trắng, ánh sáng trắng. Như đất mặn, vì sao, sắc trắng, ánh sáng trắng, như áo Ba la nại khéo giặt áo, trắng ánh sáng trắng, quán mầu nhiệm như thế sắc trắng ánh sáng trắng, biết vượt hơn, thấy vượt hơn, có tưởng như thế.
Sao nói là tưởng sắc nội, quán một ít sắc ngoài, sắc tốt đẹp, chẳng phải sắc tốt đẹp, biết vượt hơn, thấy vượt hơn, có tưởng như thế? Nghĩa là Tỳ-kheo chưa diệt tưởng sắc nội nhận lấy một ít sắc ngoài, sắc tốt đẹp, chẳng phải sắc tốt đẹp, vừa ý, không vừa ý, đáng ghét, không đáng ghét.
Tỳ-kheo dùng một ít sắc ngoài để điều phục tâm, tu cho dịu dàng, tu cho dịu dàng rồi, được sắc giải thoát vượt hơn. Tỳ-kheo thấy, biết, phân biệt một ít sắc bên ngoài, tâm hướng về sắc đó, tôn thượng sắc đó, nghiêng hướng về sắc đó, do thắng giải của sắc đó.
Sao nói là tưởng sắc nội? Tỳ-kheo chưa diệt tưởng sắc nội, không diệt, không mất, không trừ, gọi là tưởng sắc nội.
Sao nói là tưởng sắc ngoài? Nếu một ít sắc ngoài, mà nhãn thức đã từng thấy, thấy như thật, duyên thấy, ý thức phân biệt, như thật phân biệt duyên phân biệt, gọi là quán sắc ngoài.
Sao nói là ít? Nếu với số lượng có thế tính đếm, không phải là vô biên, vô lượng, không phải A-tăng-kỳ, không phải vô biên, vô tế, gọi là một ít.
Sao nói là sắc tốt đẹp, chẳng phải sắc tốt đẹp? Tịnh, bất tịnh, gọi là sắc tốt đẹp, chẳng phải sắc tốt đẹp.
Sao nói là biết vượt hơn, thấy vượt hơn? Thắng giải của người kia, gọi là biết vượt hơn, thấy vượt hơn.
Sao nói là có tưởng như thế? Nếu có hoàn toàn tưởng một ít sắc không phân tán, không rời nhau, gọi là có tưởng như thế.
Sao nói là tưởng sắc nội, quán sắc ngoài vô lượng, sắc tốt đẹp, chẳng phải sắc tốt đẹp, biết vượt hơn, thấy vượt hơn, có tưởng như thế? Nghĩa là Tỳ-kheo không diệt một ít tưởng sắc, nhận lấy tưởng vô lượng sắc ngoại, sắc tốt đẹp, chẳng phải sắc tốt đẹp, vừa ý, không phải vừa ý, đáng ghét, không đáng ghét. Tỳ-kheo dùng vô lượng sắc ngoài kia để điều phục tâm, tu cho dịu dàng, tu cho dịu dàng rồi, được thắng giải của sắc Tỳ-kheo thấy,biết, phân biệt vô lượng sắc ngoài, tâm hướng về sắc đó, thắng giải đối với sắc đó.
Sao nói là tưởng sắc nội? Tỳ-kheo chưa diệt tưởng sắc nội, chưa mất, chưa trừ, gọi là tưởng sắc nội.
Quán sắc ngoại là gì? Nếu vô lượng sắc ngoại, mà nhãn thức đã từng thấy, như thật thấy duyên thấy, ý thức phân biệt, phân biệt như thật, duyên phân biệt, gọi là quán sắc ngoại.
Sao nói là vô lượng? Không phải ít, không phải có thể lường tính, vô biên, vô lượng A-tăng-kỳ, vô biên, vô tế, gọi là vô lượng.
Sao nói là sắc tốt đẹp, chẳng phải sắc tốt đẹp? Nếu tịnh, bất tịnh, gọi là sắc tốt đẹp, chẳng phải sắc tốt đẹp.
Sao nói là biết vượt hơn, thấy vượt hơn? Nếu đối với pháp kia, thọ nhận vượt hơn rồi, thấy biết phân biệt, gọi là biết vượt hơn, thấy vượt hơn.
Sao nói là có tưởng như thế? Nếu tưởng không phân tán, không rời nhau, nhất định vô lượng tưởng sắc, gọi là tưởng như thế.
Sao nói là trong không có tưởng sắc, quán ngoài màu xanh, sắc xanh, ánh sáng xanh? Nếu đối với sắc này, thấy, biết, vượt hơn, thì sẽ có tưởng như thế. Như Tỳ-kheo diệt tưởng sắc trong rồi, nhận lấy tưởng sắc xanh bên ngoài, Tỳ-kheo dùng màu xanh ngoài để điều phục tâm, tu cho được nhu hòa, nhu hòa rồi sẽ được thắng giải của sắc. Tỳ-kheo thấy, biết, phân biệt sắc xanh ngoài, tâm hướng về sắc đó, tôn thượng sắc đó, có nghiêng hướng về sắc đó, thắng giải ở sắc đó.
Sao nói là trong không có tưởng sắc? Vì tưởng sắc trong đã diệt trừ mất, nên gọi là trong không có tưởng sắc.
Sao nói là quán sắc ngoài? Nếu sắc xanh bên ngoài, nhãn thức từng trông thấy, thấy, như thật duyên thấy ý thức phân biệt, phân biệt, như thật duyên phân biệt, gọi là quán sắc ngoài.
Sao nói là màu xanh? Màu xanh có hai thứ: có màu xanh do tánh, màu xanh do nhuộm, gọi là xanh.
Thấy, biết vượt hơn là gì? Nếu thọ nhận vượt hơn sắc kia rồi, thấy, biết, phân biệt, tâm hướng về sắc kia, tôn thượng sắc kia, nghiêng về sắc kia, thắng giải ở sắc kia, nên nói là thấy, biết vượt hơn.
Sao nói là có tưởng như thế? Nếu có tưởng không phân tán, không rời nhau, nhất định tưởng xanh, gọi là có tưởng như thế.
Sao nói là trong không có tưởng sắc, quán màu vàng của sắc ngoài, ánh sáng vàng? Vì thấy, biết vượt hơn đối với sắc này, nên có tưởng như thế. Như Tỳ-kheo diệt tưởng sắc trong, nhận lấy tưởng sắc vàng bên ngoài. Tỳ-kheo đã dùng sắc vàng bên ngoài để điều phục tâm, tu sao cho nhu hòa, nhu hòa rồi, được thắng giải màu vàng. Tỳ-kheo thấy biết, phân biệt sắc vàng bên ngoài, tâm hướng về sắc đó, tôn thươngsắc đó nghiêng hướng về sắc đó, thắng giải với sắc đó.
Sao nói là trong không có tưởng sắc? Tỳ-kheo tưởng sắc trong diệt, mất, trừ, gọi là trong không có tưởng sắc.
Sao nói là quán sắc ngoài? Nếu sắc vàng bên ngoài, nhãn thức từng thấy, thấy như thật duyên, thấy, ý thức phân biệt, phân biệt duyên phân biệt như thật, gọi là quán sắc ngoài, phân biệt như thật, gọi là quán sắc ngoài.
Sao nói là vàng? Vàng có hai thứ: màu vàng do tánh, màu vàng do nhuộm, nói là vàng.
Sao nói là thấy, biết vượt hơn? Nếu thọ nhận vượt hơn sắc kia rồi, thấy,biết, phân biệt, tâm hướng về sắc kia, tôn thượng sắc kia, nghiêng hướng về sắc kia, thắng giải ở sắc kia, gọi là thấy, biết vượt hơn?
Sao nói là có tưởng như thế? Nếu có tưởng không phân tán, tưởng không lìa nhau, nhất định vàng, nói là có tưởng như thế.
Sao nói là trong không có tưởng sắc, quán màu đỏ ánh sáng đỏ của sắc ngoài? Nếu thấy, biết vượt hơn ở sắc này, thì sẽ có tưởng như thế, như Tỳ-kheo diệt sắc trong rồi, nhận lấy tưởng sắc đỏ ở ngoài, Tỳ-kheo dùng sắc đỏ bên ngoài để điều phục tâm, tu cho được nhu hòa, nhu hòa rồi, Tỳ-kheo sẽ được thắng giải màu đỏ. Tỳ-kheo thấy, biết, phân biệt, sắc đỏ, tâm hướng về sắc đỏ, tôn thượng sắc đỏ, nghiêng hướng về sắc đỏ, thắng giải đối với sắc đỏ.
Sao nói là trong không có tưởng sắc? Tưởng sắc trong của Tỳkheo đã diệt, mất, trừ, nói là trong không có tưởng sắc.
Sao nói là quán sắc ngoài? Nếu với sắc đỏ ngoài, nhãn thức đã từng nhìn thấy, thấy như thật duyên thấy, ý thức phân biệt, như thật phân biệt, duyên phân biệt, nên nói là quán sắc ngoài.
Sao nói là đỏ? Đỏ có hai thứ: có tánh đỏ, có đỏ nhuộm, gọi là đỏ.
Nói thấy, biết vượt hơn là gì? Nếu đã thọ nhận vượt hơn sắc kia rồi, thấy biết, phân biệt, tâm hướng về sắc kia, tôn thượng sắc kia, nghiêng hướng về sắc kia, thắng giải đối với sắc kia, nói là thấy, biết vượt hơn.
Sao nói là có tưởng như thế? Nếu có tưởng không phân tán, không lìa nhau nhất định đỏ, gọi là “Có tưởng như thế”
Sao nói là trong không có tưởng sắc, quán màu trắng của sắc ngoài, ánh sáng trắng? Nếu thấy, biết vượt hơn về sắc này, thì sẽ có tưởng như thế. Như Tỳ-kheo diệt tưởng sắc trong, nhận lấy tưởng sắc trắng bên ngoài, Tỳ-kheo nhận lấy sắc trắng bên ngoài để điều phục tâm, tu sao cho nhu hòa, nhu hòa rồi, được thắng giải của màu trắng. Tỳ-kheo thấy, biết, phân biệt sắc trắng tâm hướng về sắc đó, tôn thượng sắc đó, nghiêng hướng về sắc đó, thắng giải với sắc đó.
Sao nói là trong không có tưởng sắc? Tỳ-kheo đã diệt, mất trừ sắc trong, nói là trong không có tưởng sắc.
Sao nói là quán sắc ngoài? Nếu sắc trắng ngoài, nhãn thức đã từng thấy, thấy, “Như thật duyên thấy, ý thức phân biệt, như thật phân biệt duyên phân biệt, gọi là quán sắc ngoài.
Sao nói là trắng? Trắng có hai thứ: có tánh trắng,và trắng nhuộm, gọi là trắng.
Sao nói là thấy, biết vượt hơn? Nếu đã thọ nhận vượt hơn sắc kia rồi, thấy, biết, phân biệt, tâm hướng đến, tôn thượng sắc đó, nghiêng hướng về sắc đó, thắng giải ở sắc đó, nên nói thấy, biết vượt hơn.
Sao nói là có tưởng như thế? Nếu có tưởng không phân tán, không rời nhau, nhất định sắc trắng, gọi là có tưởng như thế. Đó gọi là tám thắng xứ.
Sao nói là chín diệt?
Đáp: Nếu nhập định Sơ thiền, thì ngôn ngữ sẽ diệt nhanh chóng. Nếu nhập định Nhị thiền, thì giác quán sẽ diệt nhanh chóng. Nếu nhập định Tam thiền, thì hỷ sẽ diệt nhanh chóng. Nếu nhập định Tứ thiền, thì hơi thở ra vào sẽ diệt nhanh chóng. Nếu nhập định Không xứ, thì tưởng sắc sẽ diệt tức khắc. Nếu nhập định Thức xứ, thì Không xứ sẽ diệt ngay. Nếu nhập định Vô sở hữu xứ, thì Thức xứ sẽ diệt nhanh chóng. Nếu nhập định Phi tưởng Phi phi tưởng, thì Vô sở hữu xứ sẽ diệt nhanh chóng. Nếu nhập định Diệt tận, thì tưởng, thọ diệt nhanh chóng, gọi là chín diệt.
Sao nói là chín định thứ đệ?
Đáp: Như Tỳ-kheo lìa pháp dục ác bất thiện có giác, có quán ly sinh hỷ lạc, thành tựu hạnh Sơ thiền, cho đến lìa Phi tưởng Phi phi tưởng xứ, thành tựu định diệt thọ tưởng, gọi là chín định thứ đệ.
Sao nói là chín tưởng?
Đáp: Tưởng bất tịnh, tưởng chán lìa thức ăn, tưởng tất cả thế gian là không vui, tưởng chết, tưởng vô thường, tưởng khổ vô thường, tưởng khổ vô ngã, tưởng dứt, tưởng lìa dục, gọi là chín tưởng.
Sao nói mười tưởng?
Đáp: Tưởng bất tịnh, tưởng nhàm chán thức ăn, tưởng tất cả thế
gian là không vui, tưởng chết, tưởng khổ vô thường, tưởng khổ vô ngã, tưởng dứt, tưởng lìa dục, tưởng diệt, gọi là mười tưởng.
Sao nói lá mười pháp ngay thẳng?
Đáp: Chánh kiến, chánh giác, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tiến, chánh niệm, chánh định, chánh giải thoát, chánh trí, gọi là mười pháp ngay thẳng.
Sao nói là mười nhất thiết nhập?
Đáp: Nhất thiết nhập của địa, do một tưởng trên dưới, ngang rộng, không vô lường. Nhất thiết nhập của thủy, nhất thiết nhập của hỏa, nhất thiết nhập của phong, nhất thiết nhập của màu xanh, nhất thiết nhập của màu vàng, nhất thiết nhập của màu đỏ, nhất thiết nhập của màu trắng, nhất thiết nhập của không, nhất thiết nhập của thức, do một tưởng trên dưới dọc ngang, không hai, vô lượng.
Nhất thiết nhập của địa là sao?
Đáp: Do một tưởng trên, dọc ngang không hai, vô lượng.
Địa nghĩa là gì? Địa nghĩa là giới địa, đại địa, gọi là địa.
Nói nhất thiết là gì? Nếu đều là phương tiện không sót, gọi là nhất thiết.
Nói nhất là gì? Như chỉ là một chẳng phải giới khác, như người nhập nhất thiết nhập của địa thì gọi là nhất.
Sao nói là tưởng? Nếu tưởng không phân tán, không lìa nhau, hoàn toàn là tưởng địa, gọi là tưởng.
Nói trên dưới dọc ngang là gì? Trên là hư không, dưới nghĩa là đất, dọc ngang là bốn phương. Như con người nếu trên dưới, dọc ngang đều tư duy địa, biết, giải, thọ địa, gọi là trên dưới dọc ngang.
Nói không hai vô lượng là gì? Trên không có hai, dưới không có hai, dọc ngang không có hai, trên vô lượng, dưới vô lượng, dọc ngang vô lượng không có hai tưởng, chỉ có tưởng địa, vô lượng, vô biên A tăng kỳ, vô biên, vô tế, đối với địa không có tưởng khác, gọi là vô lượng.
Sao nói là nhất thiết nhập của thủy?
Đáp: Một tưởng trên dưới dọc ngang. Sao gọi là thủy? gồm có thủy, giới, thủy đại, đó gọi là thủy.
Thế nào là nhất thiết? Là đều hết phương tiện không sót, đó gọi là nhất thiết.
Thế nào là nhất? Là chỉ một chẳng phải giới khác, như người nhập nhất thiết nhập của thủy, gọi là nhất.
Tưởng là gì? Nếu tưởng không phân tán, không rời nhau, hoàn toàn tưởng thủy.
Thế nào là trên dưới dọc ngang? Trên là hư không, dưới là đất, dọc ngang là bốn phương. Như người nếu tư duy trên dưới dọc ngang đều là thủy, biết thủy, giải thủy, thọ thủy, đó gọi là trên dưới dọc ngang.
Thế nào là không hai, vô lượng? Trên không hai, dưới không hai, dọc ngang không hai. Trên dưới vô lượng dọc ngang vô lượng, không có hai tưởng, chỉ có tưởng thủy, vô lượng vô biên A tăng kỳ, vô biên, vô tế, đối với thủy không có tưởng khác, gọi là không hai, vô lượng.
Sao nói là nhất thiết nhập của hỏa?
Đáp: Một tưởng trên dưới dọc ngang. Hỏa có hỏa giới hỏa đại.
Thế nào là nhất thiết? Đều là phương tiện không sót.
Thế nào là nhất? Chỉ một chẳng phải giới khác, như người nhập nhất thiết nhập của hỏa, gọi là nhất.
Tưởng là gì? Nếu tưởng không phân tán, không rời nhau, hoàn toàn tưởng hỏa.
Thế nào là trên dưới dọc ngang? Trên là hư không, dưới là đất, dọc ngang là bốn phương, như người trên dưới dọc ngang.
Thế nào là không hai, vô lượng? Trên không có hai, dưới không hai, dọc ngang không hai. Trên vô lượng dưới vô lượng, dọc ngang vô lượng, không hai tưởng chỉ có tưởng hỏa, vô lượng vô biên A tăng kỳ, vô biên vô tế, đối với hỏa không có tưởng khác, gọi là không hai, vô lượng.
Sao nói là nhất thiết nhập của phong?
Đáp: Một tưởng trên dưới dọc ngang. Sao gọi là phong? có phong giới, phong đại.
Thế nào là nhất thiết? Đều là phương tiện không sót.
Thế nào là nhất? Chỉ một chẳng phải giới khác, như người nhập nhất thiết nhập của phong, gọi là nhất.
Tưởng là gì? Nếu tưởng không phân tán, không lìa nhau, hoàn toàn tưởng phong.
Thế nào là trên dưới dọc ngang? Trên là hư không, dưới là đất, dọc ngang là bốn phương, như người tư duy phong trên dưới dọc ngang, biết phong, giải phong, thọ phong.
Thế nào là không hai, vô lượng? Trên vô lượng, dưới không hai, dọc, ngang đều không hai. Trên vô lượng, dưới không hai, dọc, ngang vô lượng, không hai tưởng, chỉ có tưởng phong, vô lượng vô biên A tăng kỳ, vô biên vô tế, đối với phong không có tưởng khác, gọi là không hai, vô lượng.
Sao nói là nhất thiết nhập của màu xanh?
Đáp: Một tưởng trên, dưới, dọc, ngang không có hai vô lượng.
Nói xanh là gì? Xanh có hai thứ: tánh xanh, và xanh nhuộm gọi là xanh.
Sao nói là nhất thiết? Nếu đều là phương tiện không sót, gọi là nhất thiết.
Nói nhất là gì? Chỉ là một không phải khác, như người nhập nhất thiết nhập của xanh, gọi là nhất.
Sao nói là tưởng? Nếu tưởng không phân tán, không lìa nhau, hoàn toàn là tưởng xanh, gọi là tưởng.
Nói trên, dưới, dọc, ngang là gì? Trên là hư không, dưới nghĩa là địa, dọc ngang là bốn phương. Như người trên dưới, dọc ngang đều tư duy màu xanh, biết, giải, thọ xanh, nói là trên, dưới, dọc, ngang.
Sao nói là không hai vô lượng? Trên không hai, dưới không hai, dọc ngang không hai. Trên vô lượng, dưới vô lượng, dọc ngang vô lượng, không có hai tưởng, chỉ có tưởng màu xanh. vô lượng vô biên A-tăng- kỳ, vô biên, vô tế, không có tưởng khác đối với màu xanh, gọi là không hai vô lượng.
Nói nhất thiết nhập của màu vàng là sao?
Đáp: Một tưởng trên, dưới, dọc, ngang không hai vô lượng.
Sao nói là màu vàng? Màu vàng có hai thứ: màu vàng tánh, và màu vàng nhuộm, gọi là màu vàng.
Nói nhất thiết là gì? Nếu đều là phương tiện không sót, gọi là nhất thiết.
Sao nói là nhất? Nếu chỉ là một không phải khác, như người nhập nhất thiết nhập của màu vàng, gọi là nhất.
Nói tưởng là gì? Nếu tưởng không phân tán, không lìa nhau, hoàn toàn là tưởng màu vàng, gọi là tưởng.
Sao nói là trên dưới dọc ngang? Trên là hư không, dưới là đất, dọc ngang là bốn phương. Như con người trên, dưới, dọc, ngang đều tư duy màu vàng, biết, giải, thọ màu vàng, gọi là trên, dưới, dọc, ngang.
Nói không hai vô lượng là gì? Trên không có hai, dưới không có hai, dọc ngang không có hai. Trên vô lương, dưới vô lượng, dọc ngang vô lượng, không có hai tưởng, chỉ có tưởng màu vàng. vô lượng, vô biên A- tăng- kỳ, vô biên, vô tế đối với màu vàng, không có tưởng khác, gọi là không hai vô lượng.
Sao nói là nhất thiết nhập của màu đỏ?
Đáp: Một tưởng trên, dưới, dọc, ngang không hai vô lượng.
Sao nói là màu đỏ? Màu đỏ có hai thứ: đỏ tính chất, và đỏ nhuộm,
gọi là đỏ.
Nói nhất thiết là gì? Nếu đều là phương tiện không sót, gọi là nhất thiết.
Sao nói là nhất? Nếu chỉ là một chẳng phải khác, như người nhập nhất thiết nhập của màu đỏ, gọi là nhất.
Sao nói là tưởng? Nếu tưởng không phân tán, không lìa nhau, hoàn toàn là tưởng màu đỏ, gọi là tưởng.
Sao nói là trên, dưới, dọc, ngang? Trên là hư không, dưới là đất, dọc ngang là bốn phương. Như con người trên, dưới, dọc, ngang, đều tư duy màu đỏ, biết, giải, thọ màu đỏ, gọi là trên, dưới, dọc, ngang.
Nói không hai vô lượng là gì? Trên không hai, dưới không hai, dọc ngang không hai. Trên vô lương, dưới vô lượng, dọc ngang vô lượng, không có hai tưởng, chỉ có tưởng màu đỏ. vô lượng, vô biên A tăng kỳ, vô biên, vô tế đối với màu đỏ, không có tưởng khác, gọi là không hai vô lượng.
Sao nói là nhất thiết nhập của màu trắng?
Đáp: Một tưởng trên, dưới, dọc, ngang không hai vô lượng.
Nói trắng là gì? Trắng có hai thứ: màu trắng tánh, và màu trắng nhuộm gọi là trắng.
Sao nói là nhất thiết? Nếu đều là phương tiện không sót, gọi là nhất thiết.
Nói nhất là gì? Nếu chỉ là một không phải khác, như người nhập nhất thiết nhập của màu trắng, gọi là nhất.
Nói tưởng là gì? Nếu tưởng không phân tán, không lìa nhau, hoàn toàn là tưởng trắng, gọi là tưởng.
Nói trên, dưới, dọc, ngang là sao? Trên là hư không, dưới là đất, dọc ngang là bốn phương. Như người trên, dưới, dọc ngang đều tư duy màu trắng, biết, giải, thọ màu trắng, nói là trên, dưới, dọc, ngang.
Sao nói là không hai vô lượng? Trên không hai, dưới không hai, dọc ngang không hai. Trên vô lượng, dưới vô lượng, dọc ngang vô lượng, không có hai tưởng, chỉ có tưởng trắng. vô lượng, vô biên A-tăng-kỳ, vô biên, vô tế, không có tưởng màu trắng, gọi là không hai vô lượng.
Sao nói là nhất thiết nhập của không?
Đáp: Một tưởng trên, dưới, dọc ngang không hai vô lượng.
Sao gọi là không? Không có hai thứ: giới không trong, giới không ngoài, gọi là không.
Nói nhất thiết là gì? Nếu đều là phương tiện không sót, gọi là nhất thiết.
Sao nói là nhất? Nếu chỉ một không phải khác, như người nhập nhất thiết nhập của không, gọi là nhất.
Sao nói là tưởng? Nếu tưởng không phân tán, không lìa nhau, hoàn toàn tưởng không, gọi là tưởng.
Nói trên, dưới, dọc ngang là gì? Trên là hư không, dưới là đất, dọc ngang là bốn phương. Như người trên dưới, dọc ngang, đều tư duy không, biết, giải, thọ không, gọi là trên, dưới, dọc, ngang.
Nói không hai vô lượng là gì? Trên không hai, dưới không hai, dọc ngang không hai. Phía trên vô lượng, phía dưới vô lượng, dọc ngang vô lượng, không có hai tưởng, chỉ có tưởng không, vô lượng, vô biên A tăng kỳ, vô biên, vô tế, không có tưởng khác về không, gọi là không có hai vô lượng.
Sao gọi là nhất thiết nhập của thức?
Đáp: Một tưởng trên, dưới, dọc, ngang không có hai vô lượng.
Thức là gì? Sáu thức thân: nhãn thức thân, thân nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý, thức, gọi là Thức.
Nói nhất thiết là gì? Nếu đều là phương tiện không sót, gọi là nhất thiết.
Nói nhất là gì? Nếu là một không khác, như người nhập nhất thiết nhập của thức, gọi là nhất.
Sao nói là tưởng? Nếu tưởng không phân tán, không lìa nhau, hoàn toàn là tưởng thức, gọi là tưởng.
Nói trên, dưới, dọc, ngang là gì? Trên là hư không, dưới là địa, dọc ngang là bốn phương. Như con người trên dưới, dọc ngang đều tư duy thức, biết, giải, thọ thức, gọi là trên, dưới, dọc, ngang.
Sao nói là không hai vô lượng? Trên không hai, dưới không hai, dọc ngang không hai. Trên vô lượng, dưới vô lượng, dọc ngang vô lượng, không có hai tưởng, chỉ có tưởng thức. vô lượng vô biên A-tăng- kỳ, vô biên, vô tế, đối với thức, không có tưởng khác, gọi là không hai vô lượng. Đó gọi là mười nhất thiết nhập.
Thế nào là mười một giải thoát nhập?
Đáp: Như Trưởng giả Đà xá đến chỗ Tôn giả A-nan, làm lễ rồi, liền ngồi sang một phía hỏi Tôn giả A-nan rằng: có một pháp, như Tỳkheo không buông lung, siêng năng niệm chánh trí vắng lặng, tâm chưa giải thoát, được giải thoát, các lậu chưa hết, được lậu tận, chưa được yên ổn vô thượng, có được yên ổn hay không?
Tôn giả A-nan đáp Trưởng giả Đà Xá: Có!
Trưởng giả hỏi: có thế nào?
Tôn giả A-nan nói với trưởng giả: Như Tỳ-kheo lìa pháp dục ác bất thiện, có giác có quán, ly sinh hỷ lạc, thành tựu hạnh Sơ thiền, Tỳkheo nghĩ rằng: Định này chánh học, chánh sinh, nếu tất cả chánh học, chánh sinh rồi, thì đều biết là pháp diệt, vô thường. Tỳ-kheo thấy, biết như thật, dứt tất cả các lậu, tâm được giải thoát, dù chưa dứt các lậu, nhưng vì Tỳ-kheo dùng pháp dục, pháp lạc, nên đã dứt năm phiền não phần dưới, hóa sinh ở Nhị thiền kia mà bát Niết-bàn, không trở lại cõi này. Trưởng giả! Đây là một pháp.
Như Tỳ-kheo không buông lung, siêng năng nghĩ đến hạnh vắng lặng của chánh trí, tâm chưa giải thoát, được giải thoát, các lậu chưa hết, được lậu tận, chưa yên ổn vô thượng, được yên ổn.
Lại nữa Trưởng giả! Như Tỳ-kheo ditệ giác quán, bên trong chánh tín nhất tâm, không có giác không có quán, định sanh hỷ lạc, thành tựu hạnh Nhị thiền. Tỳ-kheo nghĩ rằng: Định này là chánh học, chánh sanh, nếu tất cả chánh học chánh sanh rồi, đều biết là pháp diệt vô thường. Tỳ-kheo thấy biết như thật, dứt tất cả các lậu, tâm được giải thoát, dù chưa dứt các lậu, nhưng nhờ pháp dục pháp lạc nên Tỳ-kheo dứt được năm phiền não phần dưới, đối với hóa sanh kia mà nhập Niết-bàn, không trở lại cõi này. Nầy Trưởng giả! Đây là một pháp. Như Tỳ-kheo không buông lung, siêng niệm chánh trí, tâm hành vắng lặng, chưa giải thoát được giải thoát, các lậu chưa hết thì được hết, chưa được an ổn vô thượng thì được an ổn.
Lại nữa, Trưởng giả! Như Tỳ-kheo lìa hạnh hỷ xả, niệm chánh trí, thân thọ nhận niếm vui, như các bậc Thánh giải hạnh xả niệm lạc, thành tựu hạnh Tam thiền. Tỳ-kheo nghĩ rằng: Chánh học, chánh sinh của định này, nếu tất cả chánh học, chánh sinh rồi, thì đều biết là pháp diệt, vô thường. Tỳ-kheo biết thấy, biết như thật, dứt tất cả các lậu, tâm được giải thoát, dù chưa dứt các lậu. Tỳ-kheo do pháp dục, pháp lạc, nên đã dứt năm phiền não phần dưới, hóa sinh ở Tam thiền kia mà bát Niết-bàn, không trở lại cõi này. Trưởng giả, đây là một pháp.
Như Tỳ-kheo không buông lung, siêng năng nhớ nghĩ hạnh vắng lặng của chánh trí, tâm chưa được giải thoát, được giải thoát, các lậu chưa hết, được lậu tận, chưa được yên ổn vô thượng, được yên ổn.
Lại nữa, trưởng giả! Như Tỳ-kheo dứt khổ, vui, trước diệt ưu, hỷ, xả niệm tịnh bất khổ bất lạc, thành tựu hạnh Tứ thiền. Tỳ-kheo nghĩ rằng: Định này là chánh học, chánh sinh, nếu tất cả chánh học, chánh sinh rồi, thì đều biết là pháp diệt, vô thường. Tỳ-kheo thấy, biết như thật, dứt tất cả các lậu, tâm được giải thoát, dù chưa dứt các lậu, nhưng Tỳ-kheo vì đã dùng pháp dục, pháp lạc, nên dứt năm phiền não phần dưới, ở cõi hóa sinh kia mà bát Niết-bàn, không trở lại cõi này. Trưởng giả, đây là một pháp.
Như Tỳ-kheo không buông lung, siêng năng nhớ nghĩ hạnh vắng lặng của chánh trí, tâm chưa được giải thoát, được giải thoát, các lậu chưa hết, được lậu tận, chưa được yên ổn vô thượng, được yên ổn.
Lại nữa, trưởng giả! Như Tỳ-kheo với tâm giải từ, giải khắp hạnh của một phương, phương Nam, Tây, Bắc, bốn duy trên, dưới. Tất cả tâm giải từ rộng lớn, tôn thắng, không hai vô lượng, không oán ghét, không giận dữ, giải khắp hạnh của các thế gian. Tỳ-kheo nghĩ rằng: Chánh học, chánh sinh của tâm giải từ này, nếu tất cả chánh học, chánh sinh rồi, thì đều biết là pháp diệt, vô thường. Tỳ-kheo thấy, biết như thật, dứt tất cả các lậu, tâm được giải thoát, mặc dù chưa dứt các lậu, nhưng Tỳ-kheo dùng pháp dục, pháp lạc, nên dứt năm phiền não phần dưới, hóa sinh ở cõi kia mà bát Niết-bàn, không trở lại cõi này. Trưởng giả, đây là một pháp.
Như Tỳ-kheo không buông lung, siêng năng nhớ nghĩ hạnh vắng lặng của chánh trí, tâm chưa được giải thoát, được giải thoát, các lậu chưa hết, được lậu tận, chưa được yên ổn vô thượng, được yên ổn.
Lại nữa, trưởng giả! Như Tỳ-kheo giải khắp tâm bi ở một phương, phương Nam, Tây, Bắc, bốn duy trên dưới, tất cả tâm bi rộng lớn, tôn thắng, không hai vô lượng, không oán thù, không giận dữ, giải khắp hạnh của các thế gian. Tỳ-kheo nghĩ rằng: Chánh học, chánh sinh của tâm giải bi này, nếu tất cả chánh học, chánh sinh rồi, đều biết là pháp diệt, vô thường. Tỳ-kheo thấy, biết như thật, dứt tất cả các lậu, tâm được giải thoát, dù chưa dứt các lậu, nhưng Tỳ-kheo dùng pháp dục, pháp lạc, nên dứt năm phiền não phần dưới, được hóa sinh ở cõi kia mà bát Niết-bàn, không trở lại cõi này. Trưởng giả, đây là một pháp.
Như Tỳ-kheo không buông lung, siêng năng nhớ nghĩ đến hạnh vắng lặng của chánh trí, tâm chưa được giải thoát, được giải thoát, các lậu chưa hết, được lậu tận, chưa được yên ổn vô thượng, được yên ổn.
Lại nữa, trưởng giả! Như Tỳ-kheo với tâm hỷ giải khắp hạnh của một phương, phương Nam, Tây, Bắc, bốn duy trên, dưới, tất cả tâm hỷ rộng lớn, tôn thắng, không hai vô lượng, không oán ghét, không giận dữ, giải khắp hạnh của thế gian. Tỳ-kheo nghĩ rằng: Chánh học, chánh sinh của tâm giải hỷ này, nếu tất cả chánh học, chánh sinh rồi, đều biết là pháp diệt, vô thường. Tỳ-kheo thấy, biết như thật, dứt tất cả các lậu, tâm được giải thoát, dù chưa dứt các lậu, nhưng Tỳ-kheo dùng pháp dục, pháp lạc, nên dứt được năm phiền não phần dưới, sẽ hóa sinh ở cõi kia mà bát Niết-bàn, không trở lại cõi này. Trưởng giả, đây là một pháp.
Như Tỳ-kheo không buông lung, siêng năng nhớ nghĩ hạnh vắng lặng của chánh trí, tâm chưa được giải thoát, được giải thoát, các lậu chưa hết, được lậu tận, chưa được yên ổn vô thượng, được yên ổn.
Lại nữa, trưởng giả! Như Tỳ-kheo, với tâm xả giải khắp hạnh của một phương, phương Nam, Tây, Bắc, bốn duy trên dưới, tất cả tâm xả, rộng lớn, tôn thắng, không hai vô lượng, không có oán thù, không giận dữ, giải khắp hạnh thế gian. Tỳ-kheo nghĩ rằng: Xả chánh học, chánh sinh của tâm giải, nếu tất cả chánh học, chánh sinh rồi, đều biết là pháp diệt, vô thường. Tỳ-kheo thấy, biết như thật, dứt tất cả các lậu, tâm được giải thoát, dù chưa dứt các lậu, nhưng Tỳ-kheo nhờ pháp dục, pháp lạc, nên dứt năm phiền não phần dưới, được hóa sinh ở cõi kia mà bát Niết-bàn, không trở lại cõi này. Trưởng giả! Đây là một pháp.
Như Tỳ-kheo không buông lung, siêng năng nhớ nghĩ hạnh vắng lặng của chánh trí, tâm chưa được giải thoát, được giải thoát, các lậu chưa hết, được lậu tận, chưa được yên ổn vô thượng, được yên ổn.
Lại nữa, Trưởng giả! Như Tỳ-kheo lìa tất cả tưởng sắc, diệt tưởng giận dữ, không tư duy ngần ấy tưởng, thành tựu hạnh vô biên Không xứ. Tỳ-kheo tư duy như thế, nhập chánh học, chánh sinh của định này. Nếu tất cả chánh học, chánh sinh rồi, thì đều biết là pháp diệt, vô thường, Tỳ-kheo thấy, biết như thật, dứt tất cả các lậu, tâm được giải thoát, dù chưa dứt các lậu, nhưng nhờ pháp dục, pháp lạc, nên dứt được năm phiền não phần dưới, hóa sinh ở cõi kia mà bát Niết-bàn, không trở lại cõi này. Trưởng giả, đây là một pháp.
Như Tỳ-kheo không buông lung, siêng năng nhớ nghĩ đến hạnh vắng lặng của chánh trí, với tâm chưa được giải thoát, được giải thoát, các lậu chưa hết, được lậu tận, chưa được yên ổn vô thượng, được yên ổn.
Lại nữa, Trưởng giả! Như Tỳ-kheo lìa nhất thiết Không xứ, thành tựu hạnh vô biên Thức xứ. Tỳ-kheo tư duy như thế, nhập chánh học, chánh sinh của định này. Nếu tất cả chánh học, chánh sinh rồi, thì đều là pháp diệt, vô thường. Tỳ-kheo thấy, biết như thật, dứt tất cả các lậu, tâm được giải thoát, dù chưa dứt các lậu, nhưng vì Tỳ-kheo dùng pháp dục, pháp lạc, nên đã dứt trừ được năm phiền não phần dưới, được hóa sinh ở cõi kia mà bát Niết-bàn, không trở lại cõi này. Trưởng giả, đây là một pháp.
Như Tỳ-kheo không buông lung, siêng năng nhớ nghĩ hạnh vắng lặng của chánh trí, tâm chưa được giải thoát, được giải thoát, các lậu chưa hết, được lậu tận, chưa được yên ổn vô thượng, được yên ổn.
Lại nữa, Trưởng giả! Như Tỳ-kheo lìa Thức xứ, thành tựu hạnh Vô sở hữu xứ. Tỳ-kheo tư duy như thế, nhập chánh học, chánh sinh của định này. Nếu tất cả chánh học, chánh sinh rồi, thì đều biết là pháp diệt, vô thường. Tỳ-kheo thấy, biết như thật, dứt tất cả các lậu, tâm được giải thoát, dù chưa dứt các lậu, nhưng Tỳ-kheo nhờ pháp dục, pháp lạc, nên dứt được năm phiền não phần dưới, hóa sinh ở cõi kia mà bát Niết-bàn, không trở lại cõi này. Đây là một pháp.
Như Tỳ-kheo không buông lung, siêng năng nhớ nghĩ hạnh vắng lặng của chánh trí, tâm chưa được giải thoát, được giải thoát, các lậu chưa hết, được lậu tận, chưa được yên ổn vô thượng, được yên ổn.
Tôn giả A-nan nói rồi, Trưởng giả Đà-xá nói: Như người tìm một kho báu, được mười một kho báu! Tôn giả A-nan! Tôi cũng như thế, tìm một giải thoát nhập, được mười một giải thoát nhập. Tôn giả A-nan! Như nhà của con Trưởng giả có mười một cửa, bị lửa cháy, ngọn lửa dữ hừng hực, ý của hai cha con Trưởng giả khi muốn đi ra các cửa, đều tự tại được thoát ra! Tôn giả A-nan, tôi cũng như thế, chỗ muốn ra ở trong mười một pháp môn, tùy ý được ra. Tôn giả A-nan! Như Bà-la-môn tà kiến cũng vì thầy cầu của cúng dường thầy, huống chi nghe chánh kiến mà không cúng dường!
Bấy giờ, Trưởng giả Đà -Xá thỉnh chúng tăng Tỳ-da-ly, chúng Tăng Ba-đa-ly, thỉnh rồi, sắm sửa những thức ăn thật ngon để nấu bữa cơm thịnh soạn, hầu cúng dường chúng tăng. Ngoài ra, còn dùng giày dép, một vạn xấp vải lông cừu trắng để cúng thí chúng tăng, đặc biệt dùng ba y, phòng nhà tốt đẹp, để dâng lên Tôn giả A-nan, đó gọi là mười một giải thoát nhập.