LUẬN A TỲ ĐẠT MA ĐẠI TỲ BÀ SA
Năm trăm Đại A-la-hán cùng tạo luận
Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang dịch Phạn sáng Hán
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

CHƯƠNG IV: NGHIỆP UẨN

Phẩm Thứ Tư: LUẬN VỀ BIỂU – VÔ BIỂU

(Từ quyển 122 – đầu quyển 124)

Nếu thành tựu thân biểu, thì lúc ấy thành tựu Vô biểu này chăng? Các chương như vậy và giải thích về nghĩa từng chương đã lĩnh hội rồi, tiếp đến cần phải giải thích rộng ra.

Hỏi: Vì sao soạn ra phần luận này?

Đáp: Vì ngăn chặn tông chỉ của người khác để hiển bày nghĩa lý của mình. Nghĩa la phái Thí Dụ nói nghiệp Biểu-Vô biểu không có Thể tánh thật sự. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì nếu nghiệp Biểu là thật có thì có thể dựa vào đó làm cho có Vô biểu. Nhưng mà nghiệp Biểu không có thật, làm sao có thể phát ra Vô biễu khiến cho có được? Vả lại, nghiệp Biểu hãy còn không có thì Vô biểu làm sao có? Mà nói là có, ấy là các Sư phải đối Pháp mượn cớ nói xằng bậy mà thôi. Như người gặp gái đẹp, bởi vì tâm gần gũi nhiễm ô cho nên nói rằng: Cô có thể cởi bỏ áo quần loài người, tôi mặc áo quần trời cho cô. Cô gái nghe nói, vui nẻ như lời nói mà cởi bỏ. Người ấy liền đến trước mặt sờ mó vuốt ve đủ cách, thỏa mãn tâm ý rồi nói rằng: Áo quần cõi trời đã mặc cho cô rồi. Cô gái nói: Bây giờ thân thể tôi lộ bày như vậy, thà chết chứ không lộ bày, áo quần cõi trời ở đâu? Người ấy trả lời rằng: Áo quần cõi trời rất vi diệu, chỉ có tôi thấy chứ không phải là cô có thể thấy được. Người ngu như vậy chính mình không có áo quần cõi trời, huống hồ mặc cho người khác hay sao? Các Sư phái Đối Pháp đã nói cũng như vậy, vốn không có nghiệp Biểu, huống là co dựa vào Biểu mà phát khởi Vô biểu hay sao? Vì vậy, các Sư phái Đối pháp xằng bậy mà phát triển luận này thôi. Vả lại, Biểu-Vô biểu nếu là sắc, thì xanh-vàng-đỏ-trắng là cái gì? Lại làm sao trở thành tánh thiện-bất thiện? Nếu bởi vì lay động mà trở thành tánh thiện-ác, thì hoa rung-kiếm khua… đều lay động tại sao không như thế?

Vì ngăn chặn ý của phái Thí dụ như vậy, để hiển bày tông chỉ của mình, nghiệp Biểu-Vô biểu đều là có thật, cho nên soạn ra phần luận này.

Nếu các nghiệp Biểu không có Thể thật sự, thì cùng với kinh trái ngược nhau. Như trong Kinh nói: “Người ngu mong mỏi ham muốn cho nên gọi là ái, do ái mà phát khởi biểu thiện cho nên gọi là nghiệp”.

Lại trong Kinh nói: “Vào ban đêm suy nghĩ xem xét, giống như làn khói bốc lên; sáng sớm phát động thân-ngữ, giống như ngọn lửa bùng lên”. Nếu nghiệp Vô biểu không có thể thật sự, thì cũng cùng với kinh trái ngược nhau.

Như trong Kinh nói: “Sắc có ba loại thâu nhiếp tất cả các sắc, có loại sắc có thấy-có đối, có loại sắc không có thấy-có đối, có loại sắc không có thấy-không có đối”. Nếu không có sắc vô biểu, thì lẽ ra không kiến lập là có ba loại, bởi vì không có loại thứ ba. Vả lại, nếu bác bỏ không có sắc Biểu-Vô biểu, thì Phệ-đề-tứ-tự, Vị-sinh-oán vương, lẽ ra không phạm nào nghiệp Vô gián làm hại cha, nghĩa là phần vị phát ra biểu hiện thì mạng của cha hãy còn, lúc mạng của cha kết thúc thì nghiệp Biểu đã tàn rồi; bởi vì lực của Biểu trước đó phát khởi Vô biểu sau, cho nên vị sinh oán phạm vào nghiệp vô gián. Lại nữa, ngoại đạo xuất gia Trượng Kế kia, lẽ ra cũng không phạm vào nghiệp vô gián làm hại A-la-hán, nghĩa là phần vị phát ra biểu hiện thì mạng của Mục Liên hãy còn, lúc Mục Liên nhập Niết-bàn thì nghiệp Biểu đã tàn rồi; bởi vì lực của Biểu trước đó phát khởi Vô biểu sau, cho nên ngoại đạo kia phạm vào nghiệp vô gián. Lại nữa, nếu bác bỏ không có nghiệp BiểuVô biễu, thì lẽ ra không kiến lập ba phẩm có khác nhau, đó là trú vào phẩm luật nghi, trú vào phẩm không luật nghi, trú vào phẩm phi luật nghi-phi bất luật nghi.

Nhưng phái kia đã nói Thể của Biểu-Vô biểu này, nếu là sắc thì xanh-vàng-đỏ-trắng là cái gì? Vặn hỏi như vậy không đúng, bởi vì không phải là ngoài sắc hiển bày không có sắc khác. Nên biết rằng thân biểu là hình dạng chứ không phải là hiển bày, ngữ biểu là âm thanh cũng không phải là hiển bày, hai loại sắc thuộc về sắc pháp-sắc xứ Vô biểu, cho nên không có thể vặn hỏi để giống như xanh-vàng… Nhưng các sắc xứ, tổng quát có bốn loại:

1. Có sắc xứ chỉ hiển bày có thể rõ ràng chứ không phải là hình dạng.

2. Có sắc xứ chỉ hình dạng có thể rõ ràng chứ không phải là hiển bày.

3. Có sắc xứ hiển bày và hình dạng đều có thể rõ ràng.

4. Có sắc xứ hiển bày và hình dạng đều không có thể rõ ràng.

Hiển bày có thể rõ ràng chứ không phải là hình dạng, đó là xanh vàng đỏ trắng, cảnh vật sáng tối. Hình dạng có thể rõ ràng chư không phải là hiển bày, đó là sắc của thân biểu. Hiển bày và hình dạng đều có thể rõ ràng, đó là những sắc khác như hiển bày-như hình dạng đều có thể rõ ràng. Hiển bày và hình dạng đều không có thể rõ ràng, đó là sắc của hư không.

Lại như đã nói: Nếu thân lay động mà trở thành tánh thiện-ác, thì hoa rung kiếm khua… đều lay động tại sao không như thế? Điều này cũng không đúng. Bởi vì pháp có căn khác, pháp không có căn khác, thân là thuộc về số hữu tình do tâm vận động có thể biểu hiện có tâmtâm sở pháp thiện-ác; hoa-kiếm… thì không như vậy, cho nên Biểu-vô biểu quyết định là có thật.

Nhưng Biểu-Vô biểu dựa vào thân mà phát khởi, có lú dựa vào một phần, như bật ngón tay-đưa chân lên…, một phần chuyển động làm ra nghiệp thiện-ác; có lúc dựa vào toàn phần, như lễ Phật-đuổi kẻ thù…, toàn thân vận động làm thành Nghiệp thiện ác. Trong này tùy theo thân sở y, số lượng cực vi của nghiệp Biểu cũng như vậy. Như số lượng của Biểu, Vô biểu cũng như vậy.

Hỏi: Tùy theo những nghiệp ấy, nếu có Biểu thì có Vô biểu chăng? Nếu có Vô biểu thì có Biểu chăng?

Đáp: Hoặc có người nói: Bảy nghiệp đạo căn bản quyết định có đủ Biểu và Vô biểu, gia hạnh-dấy khởi sau thì nghiệp Biểu nhất định có, mà vô biểu thì không nhất định, chỉ riêng ràng buộc mạnh mẽ và niềm tin sâu nặng, mà làm phát khởi Vô biểu chứ không phải là gì khác.

Có người nói: Bảy nghiệp đạo căn bản thì Vô biểu nhất định có, Biểu thì không nhất định. Nếu tự mình làm thì có Biểu, nếu sai người khác làm thì chỉ là Vô biểu. Gia hạnh-dấy khởi sau, như trước đã nói.

Lời bình: Nên đưa ra cách nói này: Trừ ra tà dâm, nghiệp đạo căn bản còn lại thì Vô biểu nhất định có, mà Biểu thì không nhất định. Nếu tự mình làm lập tức đến cuối cùng thì lúc ấy có nghiệp Biểu; nếu sai người khác làm hoặc là lúc cuối cùng, Biểu đã dừng lại thì chỉ có Vô biểu. Nếu tà dâm thì Biểu cũng nhất định có; phần vị dấy khởi sau nhất định có Vô biểu, Biểu thì không nhất định, nếu làm thì có, không làm thì không có. Nên biết ở đây nói về tán tâm mà làm. Nếu tùy theo phần vị định tán sai biệt, thì có Biểu-Vô biểu như lý cần phải suy nghĩ.

Phi luật nghi-phi bất luật nghi ấy đã thâu nhiếp hành diệu-hành ác do ba nhân duyên mà Vô biểu không gián đoạn:

  1. Do ý thích không dừng lại.
  2. Do gia hạnh không rời bỏ.
  3. Do giới hạn xu thế chưa vượt qua.

Do ý thích không dừng lại và gia hạnh không rời bỏ, như đối với hình tượng Đức Phật-tháp thờ…, khởi tâm hoàn toàn thanh tịnh cúng dường cung kính, đã phát khởi vô biể từ sát-na thứ nhất cho đến ý thích chưa dừng lại, hoặc là gia hạnh chưa rời bỏ đến nay nối tiếp nhau không gián đoạn; nếu ý thích dừng lại và gia hạnh rời bỏ thì Vô biểu liền dứt đoạn.

Giới hạn xu thế chưa vượt qua, nghĩa là tâm hoàn toàn thanh tịnh và ràng buộc mạnh mẽ mà làm ra thiện-ác, tùy theo thế lực ấy mà Vô biểu không gián đoạn. Như ràng buộc mạnh mẽ giết hại nhiều loài kiến, đã phát khởi Vô biểu suốt đời nối tiếp nhau. Tâm hoàn toàn thanh tịnh đã làm cũng như vậy. Nghĩa là như có người phát khởi niềm tin sâu nặng, lo liệu vật dụng cúng dường để dâng cúng chúng Tăng, thắp hương-rải hoa cúng dường đủ loại; hoặc là đối với pháp hội mỗi năm năm vào ngày tháng như vậy…, thỉnh các chúng tăng cúng dường đủ loại. Khởi tâm hoàn toàn thanh tịnh, phát ra nghiệp thân-ngữ, cho đến ý thích chưa dừng lại, hoặc là gia hạnh chưa rời bỏ thì Vô biểu không gián đoạn. Nếu ý thích dừng lại và rời bỏ gia hạnh thì vô biểu liền dứt đoạn. Những việc làm ở giữa (xử trung) nói rộng ra cũng như vậy.

Lại có hành diệu-hành ác ở giữa, hết chúng đồng phần mà Vô biểu không gián đoạn. Hành diệu: Như có người lập nguyện, nếu không cúng dường hình tượng chư Phật-tháp thì… thì suốt đời không ăn trước. Người ấy vào mỗi ngày tùy theo sức của mình làm được, dùng đến một cành hoa-một cây hương để cúng dường, hết Chúng đồng phần mà vô biểu không gián đoạn. Hoặc có người lập nguyện, nếu không giúp đỡ vật dụng cung cấp cho mạng duyên của người khác, thì suốt đời không ăn trước. Người ấy vào mỗi ngày tùy theo sức của mình làm được, dùng đến một chút thức ăn-nửa ống tay áo giúp cho người khác, hết chúng đồng phần mà Vô biểu không gián đoạn. Hoặc có người lập nguyện, nếu đối với Tam Bảo không cúng dường trước, thì suốt đời không ăn trước. Người ấy vào mỗi ngày tùy theo sức của mình làm được, dùng đến một bát thức ăn để cúng dường Tăng, hoặc là quét dọn lau chùi một bước chân trong chùa khác, hết Chúng đồng phần mà Vô biểu không gián đoạn. Hoặc có người lập nguyện, hằng năm vào ngày đó giúp cho những người nghèo thiếu, hoặc là cúng dường Tăng. Lập tức lấy một ít đồ vật để cung cấp cho sự tiêu dùng ấy, giữ lại tiền bạc còn thừa để làm của dự trữ, hết Chúng đồng phần mà Vô biểu không gián đoạn. Những sự việc như vậy gọi là hành diệu.

Hành ác: Như có người lập nguyện, tôi sẽ ngày ngày gây ra những sự tổn hại đối với kẻ thù, nếu không làm thì suốt đời không ăn trước. Thế là vào mỗi ngày dùng đến một cú đánh, hoặc là một lời nói ác để mắng nhiếc làm nhục, hết Chúng đồng phần mà Vô biểu không gián đoạn. Như vậy gọi là hành ác.

Hoặc có người tạo tác các vật dụng cúng dường hình tượng chư Phật-tháp thờ…, viết chép ba Tạng mà giữ gìn Chánh pháp, làm hình tượng Thánh Tăng-xây dựng Tăng già-lam, cung cấp giúp cho áo quầnthuốc thang và các vật dụng giúp đỡ cho thân, an lập nhà cửa phước thiện-ươm trồng nhiều rừng cây xanh, đào giếng-làm cầu-làm thuyền, làm đường sá đi lại… Các nghiệp Biểu này đã phát khởi Vô biểu, do đầy đủ ba duyên nối tiếp nhau không gián đoạn:

  1. Do ý thích.
  2. Do sở y.
  3. Do sự vật.

Do ý thích, nghĩa là duyên vào sự việc ấy sinh tâm hoan hỷ sâu sắc, ý thích không dừng lại. Do sở y, nghĩa là thân sở y ở phần vị Đồng phần nối tiếp nhau, mạng sống chưa kết thúc. Do sự vật, nghĩa là những việc tu tạo xây dựng như hình tượng Đức Phật-tháp thờ…, chưa hoàn toàn hoại diệt. Ba duyên như vậy hễ thiếu một loại, thì do trước mà phát khởi Vô biểu liền dứt đoạn, đó gọi là hành diệu.

Hành ác, nghĩa là làm ra những việc như giăng lưới bắt cá-dao kiếm-cung tên…, nên dựa theo trước đã nói. Đó gọi là Tỳ-bà-sa tóm lược về nghiệp Biểu-Vô biểu.

Hỏi: Nếu thành tựu thân Biểu, thì lúc ấy thành tựu Vô biểu này chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu:

1. Có lúc thành tựu thân Biểu mà không phải là Vô biểu này, đó là sinh ở cõi Dục trú trong phi luật nghi-phi bất luật nghi, hiện tại có thân Biểu mà không có được Vô biểu này, hoặc là trước có thân Biểu không mất mà không có được Vô biểu này.

Hiện tại có thân Biểu, nghĩa là không ngủ-không say-không buồn-

không bỏ gia hạnh cầu mong dấy khởi thân Biểu. Không có được Vô biểu này, nghĩa là không phải niềm tin sâu năng, không phải là ràng buộc mạnh mẽ, tuy phát khởi thân Biểu mà không có được Vô biểu này. Hoặc là trước có thân Biểu không mất, nghĩa là bởi vì ba duyên cho nên không rời bỏ nghiệp Biểu:

– Vì ý thích không dừng lại.

– Vì không rời bỏ gia hạnh.

– Vì giới hạn xu thế chưa vượt qua. Không có được Vô biểu này, nghĩa nói như trước.

2. Có lúc thành tựu thân Vô biểu mà không phải là Biểu này, đó là các Thánh giả trú trong thai tạng, nếu sinh ở cõi Dục trú vào luật nghi, không có được luật nghi Biệt giải thoát, thì không có thân Biểu, giả sử có mà mất; nếu sinh vào cõi Sắc thì không có thân Biểu, giả sử có mà mất; hoặc là các Thánh giả sinh đến cõi Vô sắc.

Trong này, Thánh giả lúc trú trong thai tạng không có thể dấy khởi Biểu, bởi vì nghiệp Biểu của đời trước đã mất, chỉ thành tựu Vô biểu thuộc Tĩnh lự-vô lậu. trú vào luật nghi, nghĩa là trú trong luật nghi Tĩnh lự-vô lậu. không có thân Biểu, nghĩa là hoặc ngủ-hoặc say-hoặc buốn, rời bỏ các gia hạnh không cầu mong dấy khởi thân Biểu. Giả sử có mà mất, nghĩa là do ba duyên mà rời bỏ nghiệp Biểu của thân:

– Vì ý thích dừng lại.

– Vì rời bỏ gia hạnh.

– Vì giới hạn xu thế vượt qua.

Nếu sinh vào cõi Sắc thì không có thân Biểu, nghĩa là bởi vì rời bỏ gia hạnh không cầu mong dấy khởi thân Biểu. Giả sử có mà mất, như trước đã nói. Hoặc là các Thánh giả sinh đến cõi Vô sắc, nghĩa là Học thành tựu Vô biểu của Học, Vô học thành tựu Vô biểu của Vô học.

3. Có lúc thành tựu thân Biểu cũng là Vô biểu này, đó là sinh ở cõi Dục trú trong luật nghi, không có được luật nghi Biệt giải thoát, hiện tại có thân Biểu cũng có được Vô biểu này; hoặc là trước có Biểu này không mất, cũng có được Vô biểu này. Nếu trú trong luật nghi Biệt giải thoát, hoặc trú vào không luật nghi, hoặc trú vào phi luật nghi-phi bất luật nghi, hiện tại có thân Biểu cũng có được Vô biểu này; hoặc là trước có thân Biểu không mất, cũng có được Vô biểu này, nếu sinh vào cõi Sắc thì hiện tại có thân Biểu, hoặc là trước có thân Biểu không mất.

Trong này, hiện tại có thân Biểu cũng có được Vô biểu này…, nghĩa là dùng niềm tin sâu nặng, hoặc là ràng buộc mạnh mẽ, phát khởi thân Biểu cũng có được Vô biểu. Nếu trú trong luật nghi Biệt giải thoát, hoặc trú vào không luậ nghi, thì lúc ấy nhất định thành tựu thân Biểu-Vô biểu. Nếu sinh vào cõi Sắc thì hiện tại có thân Biểu, nghĩa là không rời bỏ gia hạnh cầu mong dấy khởi nghiệp Biểu. Phần còn lại như trước nói.

4. Có lúc không phải là thành tựu thân Biểu, cũng không phải là Vô biểu này, đó là ở trong vỏ trứng, hoặc là các dị sinh trú trong thai tạng, nếu sinh ở cõi Dục trú trong phi luật nghi-phi bất luật nghi, thì không có thân Biểu, giả sử có mà mất. Nếu các dị sinh sinh đến cõi Vô sắc, các loài dị sinh trú trong thai-trứng, đã mất nghiệp Biểu-Vô biểu của đời trước, hiện tại không có thể dấy khởi, như trước nên biết. Sinh đến cõi Vô sắc đã rời bỏ hữu lậu chưa đạt được vô lậu, bởi vì địa ấy không có sắc. Phần còn lại như trước đã nói.

Hỏi: Nếu thành tựu thân Biểu thiện, thì lúc ấy thành tựu Vô biểu này chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt:

1. Có lúc thành tựu thân Biểu thiện, mà không phải là Vô biểu này, đó là sinh ở cõi Dục trú vào không luật nghi, và trú vào phi luật nghi-phi bất luật nghi, hiện tại có thân Biểu thiện, không có được Vô biểu này; hoặc là trước có Biểu này không mất, không có được Vô biểu này.

Hiện tại có thân Biểu thiện, nghĩa là bởi vì không ngủ… Không có được Vô biểu này nghĩa là không phải do niềm tin sâu nặng mà phát khởi. Hoặc là trước có Biểu này không mất, nghĩa là bởi vì ba duyên đã nói trước đây. Không có được Vô biểu này, nghĩa là lúc ấy cũng không phải là niềm tin sâu nặng mà phát khởi.

Hỏi: Người trú vào không luật nghi, có thân Biểu hiện thế nào?

Đáp: Người ấy cũng cung kính cúng dường khởi lên Biểu thiện đối với cha mẹ, thầy dạy, Phật-Độc giác và những đệ tử của chư Phật…

2. Có lúc thành tựu thân Vô biểu thiện, mà không phải là Biểu này, đó là các Thánh giả trú trong thai tạng. Nếu sinh ở cõi Dục trú trong luật nghi, không có được luật nghi Biệt giải thoát, thì không có thân Biểu thiện, giả sử có mà mất. Nếu sinh vào cõi Sắc thì không có thân Biểu thiện, giả sử có mà mất; hoặc là các Thánh giả sinh đến cõi Vô sắc. Trong này, trú vào luật nghi, nghĩa là trú vào luật nghi này thì nhất định thành tựu thân Vô biểu thiện, phần còn lại như trước đã nói.

3. Có lúc thành tựu thân Biểu thiện cũng là Vô biểu này, đó là sinh ở Dục trú trong luật nghi, không có được luật nghi Biệt giải thoát, hiện tại có thân Biểu thiện cũng có được Vô biểu này; hoặc là trước có Biểu này không mất, cũng có được Vô biểu này. Nếu trú trong luật nghi Biệt giải thoát, hoặc trú vào không luật nghi và trú vào phi luật nghi-phi luật nghi, hiện tại có thân Biểu thiện cũng có được Vô biểu này; hoặc là trước có Biểu này không mất, cũng có được Vô biểu này, nếu sinh vào cõi Sắc thì hiện tại có thân Biểu thiện, hoặc là trước có Biểu này không mất.

Trong này, tất cả các nghĩa đều như trước đã nói.

4. Có lúc không phải là thành tựu thân Biểu thiện cũng không phải là Vô biểu này, đó là ở trong vỏ trứng, hoặc là các dị sinh trú trong thai tạng. Nếu sinh ở cõi Dục trú vào không luật nghi, và trú vào phi luật nghi-phi bất luật nghi, thì không có thân Biểu thiện, giả sử có mà mất; hoặc là các dị sinh sinh đến cõi Vô sắc.

Nếu thành tựu thân Biểu bất thiện, giả sử có mà mất; hoặc là các dị sinh sinh đến cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu thân Biểu bất thiện, thì lúc ấy thành tựu Vô biểu này chăng?

Đáp: Thành tựu các thân Vô biểu bất thiện, thì lúc ấy nhất định thành tựu Biểu này. Có lúc thành tựu thân Biểu bất thiện, mà không phải là Vô biểu này, đó là sinh ở cõi Dục trú trong luật nghi, và trú vào phi luật nghi-phi bất luật nghi, hiện tại có thân Biểu bất thiện, không có được Vô biểu này; hoặc là trước có Biểu này không mất, không có được vô biểu này. Hiện tại có thân Biểu bất thiện, nghĩa là không ngủ- không say… không có được Vô biểu này, nghĩa là không phảii do ràng buộc mạnh mẽ mà phát khởi. Trước có Biểu này không mất, nghĩa là do ba duyên đã nói trước đây. Phần còn lại như trước đã nói.

Hỏi: Trú trong những luật nghi nào thì có thân Biểu bất thiện?

Đáp: trú trong ba luật nghi đều có thể là có.

Hỏi: Trú trong luật nghi Tĩnh lự-vô lậu, có những thân Biểu bất thiện nào?

Đáp: Có thân biểu bất thiện như đối với hữu tình dấy khởi đánh đập…

Hỏi: Cũng cần phải có lúc thành tựu thân Vô biểu bất thiện mà không phải là thân Biểu, đó là sai khiến người khác giết hại v.v… vậy thì trong phần này nên làm thành bốn câu phân biệt, tại sao làm thành câu thuận theo câu sau?

Đáp: Có người đưa ra cách nói này: Nên làm thành bốn câu phân biệt:

1. Có lúc thành tựu thân Biểu bất thiện mà không phải là Vô biểu này, đó là sinh ở cõi Dục trú trong luật nghi, và trú vào phi luật nghi-phi bất luật nghi, hiện tại có thân Biểu bất thiện, không có được Vô biểu này; hoặc là trước có Biểu này không mất, không có được Vô biểu này.

2. Có lúc thành tựu thân Vô biểu bất thiện mà không phải là Biểu này, đó là sinh ở cõi Dục trú trong luật nghi, và trú vào phi luật nghi-phi bất luật nghi, sai khiến người khác giết hại…

3. Có lúc thành tựu thân Biểu bất bất thiện và Vô biểu này, đó là sinh ở cõi Dục trú vào không luật nghi, hoặc là trú vào luật nghi và trú vào phi luật nghi-phi bất luật nghi, hiện tại có thân Biểu bất thiện, cũng có được Vô biểu này; hoặc là trước có Biểu này không mất, cũng có được Vô biểu này.

4. Có lúc không phải là thành tựu thân Biểu bất thiện, cũng không phải là Vô biểu này, đó là ở trong vỏ trứng, hoặc là các dị sinh trú trong thai tạng. Nếu sinh ở cõi Dục trú trong luật nghi, và trú vào phi luật nghi-phi bất luật nghi, thì không có thân Biểu bất thiện, giả sử có mà mất, không có được Vô biểu này; hoặc là sinh vào cõi Sắc-Vô sắc.

Nên đưa ra cách nói này mà không nói như vậy, thì nên biết là văn này chỉ dựa vào Biểu-Vô biểu cùng loại mà nói, chứ không dựa vào khác loại. Nghĩa là từ thân Biểu phát ra thân Vô biểu, đó gọi là cùng loại; nếu do ngữ Biểu phát ra thân Vô biểu, thì gọi là khác loại.

Nên nói thế này: Không có lúc nào chỉ thành tựu thân Vô biểu bất thiện, cho nên ở đây chỉ cần đưa ra thuận theo câu sau. Nguyên cớ thế nào? Nếu tự mình phát ra lời nói khiến người khác giết hại…, từ đó phát khởi có được thân Vô biểu, thì chắc cũng thành tựu thân Biểu bất thiện, bởi vì nhất định phải tự mình chuyển động thân hình-tay chân… Nếu không như vậy thì trước đây nói trong phần thành tựu thân Vô biểu thân Vô biểu mà không phải à Biểu này, cũng phải đưa ra cách nói như vậy: Nếu trú vào không luật nghi, và trú vào phi luật nghi-phi bất luật nghi, dùng lời nói thiện khiến người khác bố thí…, từ đó phát khởi có được thân Vô biểu thiện, trước đây ở trong phần thiện đã không nói như vậy, cho nên biết rằng phát ra lời nói khiến người khác bố thí…, từ đó phát khởi có được thân Vô biểu, thì chắc chắn cũng tự mình chuyển động thân hình-tay chân…, từ đó thành tựu nghiệp của thân Biểu thiện. Vì vậy cho nên hai chỗ đều không nói theo cách này.

Hỏi: Nếu thành tựu thân Biểu hữu phú vô ký, thì lúc ấy thành tựu Vô biểu này chăng?

Đáp: Không có thành tựu thân Vô biểu hữu phú vô ký, có thành tựu Biểu này đó là sinh vào cõi Sắc, hiện tại có thân Biểu hữu phú vô ký.

Hỏi: Vì sao cõi dục không có thân Biểu hữu phú vô ký?

Đáp: Phiền não của cõi Dục có thể làm cho cùng dấy khởi, phát ra thân-ngữ đều là bất thiện; chỉ riêng Tát-ca-da kiến và Biên chấp kiến, chúng tương ưng với Vô minh, tuy là hữu phú vô ký mà đều là do kiến mà đoạn, không phải là tâm do kiến mà đoạn có thể phát ra nghiệp thân-ngữ, bởi vì phần bên trong dấy khởi rất vi tế.

Hỏi: Nếu sinh ở cõi Dục đã lìa nhiễm của cõi Dục, khởi lên phiền não của Tĩnh lự thứ nhất hiện rõ trước mắt, tại sao không phát ra nghiệp Biểu của thân-ngữ hữu phú vô ký?

Đáp: Sinh trong cõi Dục chỉ có thể khởi lên phiền não của Đẳng chí ấy chứ không phải là sinh phiền não, trong các phiền não phát ra nghiệp thân-ngữ chỉ riêng sinh phiền não.

Có Sư khác nói: Pháp tánh thuận theo như vậy. Nếu khởi lên phiền não của địa này hiện rõ trước mắt, vẫn có thể chuyển động dị thục nối tiếp nhau của địa này, phát khởi nghiệp Biểu của địa này, các nghiệp nhiễm ô cần phải dùng dị thục nối tiếp nhau của địa mình làm nơi nương tựa, không phải là sinh ở cõi Dục có thể dị thục nối tiếp nhau của cõi Sắc. Vì vậy chỉ sinh trong Tĩnh lự thứ nhất thuộc cõi Sắc, thì có thể dấy khởi nghiệp Biểu của thân-ngữ hữu phú vô ký này.

Hỏi: Nếu thành tựu thân Biểu vô phú vô ký, thì lúc ấy thành tựu Vô biểu này chăng?

Đáp: Không có thành tựu thân Vô biểu vô phú vô ký, có thành tựu Biểu này, đó là sinh ở cõi Dục-sắc, hiện tại có thân Biểu Vô phú vô ký. Trong đó sai biệt như lý nên biết.

Hỏi: Nếu thành tựu thân Biểu quá khứ, thì lúc ầy thành tựu vô biểu này chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt.

1. Có lúc thành tựu thân Biểu quá khứ, mà không phải là Vô biểu này, đó là sinh ở cõi Dục trú vào phi luật nghi-phi bất luật nghi, trước có thân Biểu không mất, không có được Vô biểu này.

Trước có thân Biểu không mất, nghĩa là vì ba nghiệp như trước đã nói. Không có được Vô biểu này, nghĩa là không phải do niềm tin sâu nặng và ràng buộc mạnh mẽ mà cùng dấy khởi.

2. Có lúc thành tựu thân Vô biểu quá khứ mà không phải là Biểu này, đó là các Thánh giả trong thai tạng. Nếu sinh ở cõi Dục trú trong luật nghi, không có được luật nghi Biệt giải thoát, trước không có thân Biểu, giả sử có mà mất. Nếu sinh vào cõi Sắc, trước không có thân Biểu, giả sữ có mà mất. Nếu những người Học sinh đến cõi Vô sắc, không có thân biểu… dựa theo trước nên biết.

Hỏi: Nếu những người Học dùng đạo thế tục đạt được quả Bất hoàn, đã không hiện khởi luật nghi vô lậu liền sinh đến cõi Vô sắc, lúc ấy làm sao thành tựu nghiệp Vô biểu của thân quá khứ? Nếu không thành tựu, thì tại sao văn này đưa ra cách nói như vậy: Nếu những người Học sinh đến cõi Vô sắc?

Đáp: Có người đưa ra cách nói này: Cũng có người Học sinh đến cõi Vô sắc, không thành tựu nghiệp Vô biểu của thân quá khứ, nhưng trong văn này chỉ dựa vào người thành tựu mà nói, vì vậy không có gì sai.

Có Sư khác nói: Đạt được quả Thánh rồi chắc chắn khởi lên Thánh đạo của quả thù thắng hiện rõ trước mắt, cho nên những người Học sinh đến cõi Vô sắc nhất định thành tựu nghiệp Vô biểu của thân quá khứ.

3. Có lúc thành tựu thân Biểu quá khứ cũng là Vô biểu này, đó là sinh ở cõi Dục trú trong luật nghi, không có được luật nghi Biệt giải thoát, trước có thân Biểu không mất, cũng có được Vô biểu này, nếu trú trong luật nghi Biệt giải thoát, hoặc trú vào không luật nghi, hoặc trú vào phi luật nghi-phi bất luật nghi, trước có thân Biểu không mất cũng có được Vô biểu này, nếu sinh vào cõi Sắc, trước có thân Biểu không mất.

Trong này nếu trú trong luật nghi Biệt giải thoát, hoặc trú vào không luật nghi, thì có người nói: Văn này chỉ nói đến sát-na thứ hai về sau, bởi vì trong sát-na thứ nhất chưa có Biểu-vô biểu quá khứ.

Có người đưa ra cách nói này: Ngay sát-na thứ nhất củng thành tựu nghiệp Biểu-Vô biểu quá khứ, bởi vì nghiệp gia hạnh trước kia đến lúc ấy thành tựu.

4. Có lúc không phải là thành tựu thân Biểu quá khứ, cũng không phải là Vô biểu này, đó là ở trong vỏ trứng, hoặc các dị sinh trú trong thai tạng. Nếu sinh ở cõi Dục trú trong phi luật nghi-phi bất luật nghi thì trước không có thân Biểu, giả sử có mà mất; hoặc là A-la-hán và các dị sinh, sinh đến cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu thân Biểu thiện quá khư, thì lúc ấy thành tựu Vô biểu này chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt.

1. Có lúc thành tựu thân Biểu thiện quá khứ mà không phải là Vô biểu này, đó là sinh ở cõi Dục trú vào không luật nghi, và trú vào phi luật nghi-phi bất luật nghi, trước có thân Biểu thiện không mất, không có được Vô biểu này.

2. Có lúc thành tựu thân Vô biểu thiện quá khứ mà không phải là Biểu này, đó là các Thánh giả trú trong thai tạng. Nếu sinh ở cõi Dục trú trong luật nghi, không có được luật nghi Biệt giải thoát, trước không có thân Biểu thiện, giả sử có mà mất. Nếu sinh vào cõi Sắc, trước không có thân Biểu thiện, giả sử có mà mất; hoặc là những người Học sinh đến cõi Vô sắc.

3. Có lúc thành tựu thân Biểu thiện quá khứ cũng là Vô biểu này, đó là sinh ở cõi Dục trú trong luật nghi, không có được luật nghi Biệt giải thoát, trước có thân Biểu thiện không mất, cũng có được Vô biểu này. Nếu trú trong luật nghi Biệt giải thoát, hoặc là trú vào không luật nghi, và trú vào phi luật nghi-phi bất luật nghi, thì trước có thân Biểu thiện không mất, cũng có được Vô biểu này. Nếu sinh vào cõi Sắc thí trước có thân Biểu thiện không mất; nếu trú trong luật nghi Biệt giải thoát.

Trong này hai cách nói như trước nên biết.

Hỏi: Sinh vào cõi Sắc thì làm sao thành tựu thân Biểu thiện quá khứ?

Đáp: Như Đức Phật vào một lúc đi đến cõi Phạm Thế, chư ThiênPhạm chúng lẽ lạy vây tròn xung quanh, cho đến gia hạnh ấy chưa rời bỏ đến nay, thành tựu nghiệp thân Biểu thiện của quá khứ.

4. Có lúc không phải là thành tựu thân Biểu thiện quá khứ, cũng không phải là Vô biểu này, đó là ở trong vỏ trứng, hoặc là các dị sinh trú trong thai tạng. Nếu sinh ở cõi Dục trú vào không luật nghi, và trú vào phi luật nghi-phi bất luật nghi, thì trước không có thân Biểu thiện, giả sử có mà mất; hoặc là A-la-hán và các dị sinh, sinh đến cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu thân Biểu bất thiện quá khứ, thì lúc ấy thành tựu Vô biểu này chăng?

Đáp: thành tựu các thân Vô biểu bất thiện quá khứ, thì lúc ấy thành tựu Biểu này. Có lúc thành tựu thân Biểu bất thiện quá khứ mà không phải là Vô biểu này, đó là sinh ở cõi Dục trú trong luật nghi, và trú vào phi luật nghi-phi bất luật nghi, trước có thân Biểu bất thiện không mất, không có được Vô biểu này. Trong này, hai cách nói như trước nên biết.

Hỏi: Nếu thành tựu thân Biểu hữu phú vô ký quá khứ, thì lúc ấy thành tựu Vô biểu này chăng?

Đáp: Không có thành tựu thân Biểu hữu phú vô ký quá khứ và Vô biểu này.

Hỏi: Nếu thành tựu thân Biểu vô phú vô ký quá khứ, thì lúc ấy thành tựu Vô biểu này chăng?

Đáp: Không có thành tựu thân Biểu vô phú vô ký quá khứ và Vô biểu này.

Hỏi: Nếu thành tựu thân Biểu vị lai, thì lúc ấy thành tựu vô biểu này chăng?

Đáp: Không có thanh tịnh thân Biểu vị lai, có thành tựu Vô biểu này, đó là các Thánh giả trú trong thai tạng, nếu sinh ở cõi Dục đã đạt được tâm thiện của cõi Sắc, hoặc là sinh vào cõi ắc; hoặc là các Thánh giả sinh đến cõi Vô sắc.

Hỏi: Vì sao không có thành tựu nghiệp Biểu của thân-ngữ vị lai?

Đáp: Bởi vì không có sự báo hiệu của nghiệp Biểu vị lai, chứ không phải là đã sinh. Nếu thành tựu nghiệp Biểu của thân-ngữ vị lai, thì lẽ ra chưa tạo nghiệp mà có thọ dụng. Tại sao thành tựu Vô biểu của vị lai? Bởi vì lúc ấy cùng với tâm đều tùy tâm tu.

Hỏi: Nếu thành tựu thân Biểu thiện vị lai, thì lúc ấy thành tựu Vô biểu này chăng?

Đáp: Không có thành tựu thân Biểu thiện vị lai, có thành tựu Vô biểu này, đó là các Thánh giả trú trong thai tạng, hoặc là sinh ở cõi Dục đã đạt được tạm thiện của cõi Sắc, hoặc là sinh vào cõi Sắc; hoặc là các Thánh giả sinh đến cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu thân Biểu bất thiện vị lai, thì lúc ấy thành tựu Vô biểu này chăng?

Đáp: Không có thành tựu thân Biểu bất thiện vị lai và Vô biểu này.

Hỏi: Nếu thành tựu thân Biểu hữu phú vô ký vị lai, thì lúc ấy thành tựu Vô biểu này chăng?

Đáp: Không có thành tựu thân Biểu hữu phú vô ký vị lai và Vô biểu này.

Hỏi: Nếu thành tựu thân Biểu Vô phú vô ký vị lai, thì lúc ấy thành tựu Vô biểu này chăng?

Đáp: Không có thành tựu thân Biểu Vô phú Vô ký vị lai và Vô biểu này.

Hỏi: Vì sao không có thành tựu nghiệp Biểu hữu phú vô ký và vô phú vô ký của quá khứ-vị lai?

Đáp: Bởi vì loại ấy thành tựu có được thế lực chỉ như vậy, chỉ có thể thành tựu nghiệp cùng chung sát-na, không có khả năng thành tựu nghiệp đã diệt và chưa đến nghiệp ấy quá khứ thì có được cũng là quá khứ, nghiệp ấy vị lai thì có được cũng là vị lai, nghiệp ấy hiện tại thì có được cũng là hiện tại.

Có người nói: Bởi vì tập khí của nghiệp ấy không vững chắc, cho nên không có thành tựu ở đời quá khứ-vị lai. Như tập khí của nghiệp thiện-ác vững chắc, thì có thể thành tựu ở đời quá khứ-vị lai; vô ký thì không như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu thân Biểu hiện tại, thì lúc ấy thành tựu Vô biểu này chăng?

Đáp: nên làm thành bốn câu phân biệt.

1. Có lúc thành tựu thân Biểu hiện tại mà không phải là Vô biểu này, đó là sinh ở cõi Dục trú trong luật nghi, không có được luật nghi Biệt giải thoát, hiện gại có thân Biểu, không có được Vô biểu này; giả sử trước có thân Biểu không mất, mà không có được Vô biểu này, nếu trú vào phi luật nghi-phi bất luật nghi, thì hện tại có thân biểu, không có được Vô biểu này, giả sử trước có thân Biểu không mất, mà không có được Vô biểu này, nếu sinh vào cõi Sắc thì hiện tại có thân Biểu.

Trong này, sinh ở cõi Dục trú trong luật nghi, nghĩa là trú trong luật nghi Tĩnh lự-vô lậu. hiện tại có thân Biểu, tức là hiển bày tâm lúc bấy giờ không ở trong Định và không ngủ… Không có được Vô biểu này, là hiển bày Biểu của quá khứ-hiện tại không phải là niềm tin sâu nặng, không phải là ràng buộc mạnh mẽ mà cùng dấy khởi, không phát ra Vô biểu, cho nên hiện tại không có.

2. Có lúc thành tựu thân Vô biểu hiện tại mà không phải là Biểu này, đó là sinh ở cõi Dục trú trong luật nghi, không có được luật nghi Biệt giải thoát, đang ở trong Đinh giả sử không ở trong Định, hiện tại không có thân Biểu, trước có thân Biểu không mất, có được Vô biểu này, nếu trú trong luật nghi Biệt giải thoát, và trú vào không luật nghi, thì hiện tại không có thân Biểu. Nếu trú vào phi luật nghi-phi bất luật nghi, thì hiện tại không có thân Biểu, trước có thân Biểu không mất, có được Vô biểu này; hoặc là sinh vào cõi Sắc đang ở trong Định.

Trong này, đang ở trong Định là hiển bày có Vô biểu, cũng ngăn chặn có Biểu. Có được Vô biểu này, là hiển bày có thân Biểu quá khứ, đã phát ra nghiệp Vô biểu của thân chuyển theo hiện tại. Nếu trú trong luật nghi Biệt giải thoát, và trú vào không luật nghi, thì hiện tại không có thân Biểu, có người đưa ra cách nói này: Đây là nói đến sát-na thứ hai về sau, bởi vì sát-na thứ nhất ấy chắc chắn là có Biểu; có người đưa ra cách nói này: Sát-na thứ nhất ấy cũng là nói về có, hiện tại không có thân Biểu, bởi vì tiếp nhận không luật nghi, và ở trong định có được giới Cụ túc.

3. Có lúc thành tựu thân Biểu hiện tại cũng là vô biểu này, đó là sinh ở cõi Dục trú trong luật nghi, không có được luật nghi Biệt giải thoát, hiện tại có thân Biểu cũng có được Vô biểu này; hoặc là trước có thân Biểu không mất, có được Vô biểu này. Nếu trú trong luật nghi Biệt giải thoát, và trú vào không luật nghi, thì hiện tại có thân Biểu. Nếu trú vào phi luật nghi-phi bất luật nghi, thì hiện tại có thân Biểu cũng có được Vô biểu này; hoặc là trước có thân Biểu không mất, có được Vô biểu này.

Trong này, nếu trú trong luật nghi Biệt giải thoát, và trú vào không luật nghi, thì hiện tại có thân Biểu, có người đưa ra cách nói này: Chỉ chọn lấy sát-na thứ nhất trở về sau, bởi vì các sát-na không có thân Biểu; có người nói: cũng chịn lấy các sát-na khác, bởi vì thân Biểu ở phần vị sau cũng có thể dấy khởi.

4. Có lúc không phải là thành tựu thân Biểu hiện tại, cũng không phải là Vô biểu này, đó là ở trong vỏ trứng và trú trong thai tạng, nếu sinh ở cõi Dục trú trong luật nghi, không có được luật nghi Biệt giải thoát, không ở trong Định thì hiện tại không có thân Biểu; giả sử trước có thân Biểu không mất, mà không có được Vô biểu này, nếu trú vào phi luật nghi-phi bất luật nghi thì hiện tại không có thân Biểu; giả sử trước có thân Biểu không mất, mà không có được Vô biểu này, nếu sinh vào cõi Sắc, không ở trong Định thì hiện tại không có thân Biểu; hoặc là sinh đến cõi Vô sắc.

Trong này, không ở trong Định, là hiển bày không thành tựu Vô biểu hiện tại. Phần còn lại như trước đã nói.

Hỏi: Nếu thành tựu thân Biểu thiện hiện tại, thì lúc ấy thành tựu vô biểu này chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt.

1. Có lúc thành tựu thân Biểu thiện hiện tại mà không phải là vô biểu này, đó là sinh ở cõi Dục trú trong luật nghi, không có được luật nghi Biệt giải thoát, hiện tại có thân Biểu thiện, không có được Vô biểu này; giả sử trước có thân Biểu thiện không mất, ma không có được Vô biểu này. Nếu trú vào không luật nghi, và trú vào phi luật nghi-phi bất luật nghi, thì hiện tại có thân Biểu thiện, không có được Vô biểu này; giả sử trước có thân Biểu thiện không mất, mà không có được Vô biểu này, nếu sinh vào cõi Dục cõi Sắc thì hiện tại có thân Biểu thiện.

Trong này, nếu sinh vào cõi Sắc thì hiện tại có thân Biểu thiện, nghĩa là chắc chắn không thành tựu Vô biểu hiện tại, bởi vì chắc chắn không ở trong Định. Phần còn lại như trước đã nói.

2. Có lúc thành tựu thân Vô biểu thiện hiện tại mà không phải là Biểu này, đó là sinh ở cõi Dục trú trong luật nghi, không có được luật nghi Biệt giải thoát, đang ở trong Định, giả sử không ở trong Định, hiện tại không có thân Biểu thiện, trước có thân Biểu thiện không mất, mà có được Vô biểu này. Nếu trú trong luật nghi Biệt giải thoát, thì hiện tại không có thân Biểu thiện. Nếu trú vào không luật nghi, và trú vào phi luật nghi-phi bất luật nghi, thì hiện tại không có thân Biểu thiện, trước có thân Biểu thiện không mất, mà có được Vô biểu này. Nếu sinh vào cõi Sắc đang ở trong Định.

Nếu trú trong luật nghi Biệt giải thoát, thì hiện tại không có thân Biểu thiện, có người đưa ra cách nói này: Đây là nói đến sát-na thứ hai về sau; có người đưa ra cách nói này: Bao gồm sát-na thứ nhất như trước đã nói:

3. Có lúc thành tựu thân Biểu thiện hiện tại cũng là Vô biểu này, đó là sinh ở cõi Dục trú trong luật nghi, không có được luật nghi Biệt giải thoát, hiện tại có thân Biểu thiện, cũng có được Vô biểu này; trước có thân Biểu thiện không mất, có được Vô biểu này. Nếu trú trong luật nghi Biệt giải thoát, thì hiện tại có thân Biểu thiện. Nếu trú vào không luật nghi, và trú vào phi luật nghi-phi bất luật nghi, thì hiện tại có thân Biểu thiện, cũng có được Vô biểu này; trước có thân Biểu không mất, có được Vô biểu này.

4. Có lúc không phải là thành tựu thân Biểu thiện hiện tại, cũng không phải là Vô biểu này, đó là ở trong vỏ trứng, và trú trong thai tạng. Nếu sinh ở cõi Dục trú trong luật nghi, không có được luật nghi Biệt giải thoát, không ở trong Định thì hiện tại không có thân Biểu thiện; giả sử trước có thân Biểu thiện không mất, mà không có được Vô biểu này. Nếu trú vào không luật nghi, và trú vào phi luật nghi-phi bất luật nghi, thì hiện tại không có thân Biểu thiện; giả sử trước có thân biểu thiện không mất, mà không có được Vô biểu này. Nếu sinh vào cõi Sắc, thì hiện tại không có thân Biểu thiện; hoặc là sinh đến cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu thân biểu bất thiện hiện tại thì lúc ấy thành tựu Vô biểu này chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt.

1. Có lúc thành tựu thân Biểu bất thiện hiện tại mà không phải là Vô biểu này, đó là sinh ở cõi Dục trú trong luật nghi, và trú vào phi luật nghi-phi bất luật nghi, hiện tại có thân Biểu bất thiện, không có được Vô biểu này; giả sử trước có thân Biểu bất thiện không mất, mà không có được Vô biểu này.

Trú trong luật nghi, nghĩa là trú trong ba loại luật nghi. Không có được Vô biểu này, bởi vì không phải là do ràng buộc mạnh mẽ mà cùng dấy khởi. Phần còn lại đều như trước đã nói.

2. Có lúc thành tựu thân Vô biểu bất thiện hiện tại mà không phải là Biểu này, đó là sinh ở cõi Dục trú vào không luật nghi, hiện tại không có thân Biểu bất thiện. Nếu trú trong luật nghi, và trú vào phi luật nghiphi bất luật nghi, thì hiện tại không có thân biểu bất thiện, trước có thân Biểu bất thiện không mất, có được Vô biểu này.

Trú vào không luật nghi, hiện tại không có thân Biểu bất thiện, thì có người đưa ra cách nói này: Trừ sát-na thứ nhất. Có người nói: Bao gồm sát-na thứ nhất, bởi vì có chỉ do ngữ mà phát ra thân không luật nghi.

3. Có lúc thành tựu thân Biểu bất thiện hiện tại cũng là vô biểu này, đó là sinh ở cõi Dục trú trong luật nghi, và trú vào phi luật nghi-phi bất luật nghi, hiện tại có thân Biểu bất thiện, cũng có được vô biểu này; trước có thân Biểu bất thiện không mất, có được Vô biểu này, nếu trú vào không luật nghi, thì hiện tại có thân Biểu bất thiện đều như trước đã nói.

4. Có lúc không phải là thành tựu thân biểu bất thiện hiện tại, cũng không phải là Vô biểu này, đó là ở trong vỏ trứng, hoặc là trú trong thai tạng. Nếu sinh ở cõi Dục trú trong luật nghi, và trú vào phi luật nghi-phi bất luật nghi, thì hiện tại không có thân Biểu bất thiện; giả sử trước có thân Biểu bất thiện không mất, mà không có được Vô biểu này. Nếu sinh vào cõi Sắc-Vô sắc, thì đều như trước đã nói.

Hỏi: Nếu thành tựu thân Biểu hữu phú vô ký hiện tại, thì lúc ấy thành tựu Vô biểu này chăng?

Đáp: Không có thành tựu thân Vô biểu hữu phú vô ký hiện tại, có thành tựu Biểu này, đó là sinh vào cõi Sắc hiện tại có thân Biểu hữu phú vô ký.

Hỏi: Nếu thành tựu thân Biểu vô phú vô ký hiện tại, thì lúc ấy thành tựu Vô biểu này chăng?

Đáp: Không có thành tựu thân Vô biểu vô phú vô ký hiện tại, có thành tựu Biểu này, đó là sinh ở cõi Dục-Sắc hiện tại có thân Biểu vô phú vô ký. Như trước đã nói rộng về thân Biểu-Vô biểu, như vậy ngữ biểu-vô biểu nói rộng ra cũng thế, chỉ nói về ngữ thanh cùng với trước có khác nhau. Trong này đã nói về nghĩa quyết định, nghĩa là cõi Dục chắc chắn không có Vô biểu tùy tâm chuyển, cõi sắc chắc chắn không dựa vào Biểu mà phát khởi Vô biểu.

Hỏi: Vì sao như vậy?

Đáp: Bởi vì pháp thuận theo như vậy. Lại có người nói: Trong cõi Dục có dựa vào Biểu mà phát khởi Vô biểu, vì vậy chắc chắn không có Vô biểu tùy tâm chuyển. Trong cõi Sắc có vô biểu tùy tâm chuyển, vì vậy chắc chắn không dựa vào biểu mà phát khởi Vô biểu.

Lại có người nói: Nghiệp biểu của cõi Dục có thể phát khởi Vô biểu, vì vậy chắc chắn không có Vô biểu tùy tâm chuyển. Nghiệp Biểu của cõi Sắc không có thể phát khởi Vô biểu, vì vậy nhất định có Vô biểu tùy tâm chuyển.

Lại có người nói: Ở cõi Dục có sinh ra mà có được, có thể phát ra nghiệp bởi vì tâm sâu nặng-mạnh mẽ, Biểu đã phát khởi có thể phát khởi Vô biểu, ở cõi Sắc do sinh ra mà có được, có thể phát ra nghiệp bởi vì tâm không phải là sâu nặng-mạnh mẽ, cho nên Biểu đã phát khởi không có thể phát khởi Vô biểu.

Lại có người nói: Nếu sinh ở cõi Dục bởi vì không có tâm quyết định, mà tâm không quyết định mạnh hơn, thì Biểu đã phát khởi có thể phát khởi Vô biểu. Nếu đã phát khởi không có thể phát khởi Vô biểu.

Bởi vì những nhân duyên như vậy, cho nên cõi Sắc chắc chắn không dựa vào Biểu-Vô biểu, cõi Dục chắc chắn không có Vô biểu tùy tâm chuyển.

Hỏi: Tiếng vang thuận theo lời nói là ngữ nghiệp chăng?

Đáp: Đó không phải là ngữ nghiệp mà chỉ gọi là tiếng của lời nói, do lời nói mà khởi lên.

Hỏi: Tiếng tiêu-tiếng sáo… là ngữ nghiệp chăng?

Đáp: Đó không phải là ngữ nghiệp mà chỉ gọi là tiếng của lời nói, do gió và hơi thở… mà khởi lên.

Hỏi: Tiếng của ác loài chim thú là ngữ nghiệp chăng?

Đáp: Có người đưa ra cách nói như vậy: Đó không phải là ngữ nghiệp mà chỉ gọi là tiếng của lời nói, bởi vì nghe tiếng ấy nhưng không thể nào hiểu được nghĩa.

Có Sư khác nói: Đó là ngữ nghiệp, con người tuy không hiểu nghĩa mà loài ấy đã nói, mà đồng loại với nó hiểu rõ ràng lẫn nhau. Lại như người hiểu lời nói của chim thú, nghe âm thanh của chúng thì biết chúng đã nói gì.

Hỏi: Lời nói của các loài biến hóa là ngữ nghiệp chăng?

Đáp: Có người đưa ra cách nói này: Đó là ngữ nghiệp, bởi vì tâm phát ra.

Có Sư khác nói: Đó không phải là ngữ nghiệp mà chỉ gọi là tiếng của lời nói, bởi vì thân do biến hóa không có chấp thọ.

Nếu nghiệp hệ thuộc cõi Dục thì quả của nghiệp ấy hệ thuộc cõi Dục chăng? Cho đến nói rộng ra.

Nếu biết trong này dựa vào bốn quả mà soạn luận, trừ ra quả tăng thượng, bởi vì quả tăng thượng không quyết định, bởi vì rất rộng rãi. Nghĩa là sinh ở mỗi một cõi đều có quả của ba cõi và nghiệp của bốn cõi, mỗi một loại đều dùng các pháp của bốn cõi làm quả tăng thượng.

Hỏi: Nếu nghiệp hệ thuộc cõi Dục, thì quả của nghiệp ấy hệ thuộc cõi Dục chăng?

Đáp: Các nghiệp hệ thuộc cõi Dục thì quả của nghiệp ấy cũng như vậy, đó là b quả, hoặc là hai quả. Có quả của nghiệp hệ thuộc cõi Dục mà không phải là nghiệp của cõi ấy, nghĩa là do đạo của cõi Sắc làm hóa hiện ở cõi Dục phát ra lời nói của cõi Dục, sự hóa hiện và lời nói này là quả sĩ dụng của đạo cõi Sắc.

Hỏi: Nếu nghiệp hệ thuộc cõi Sắc, thì quả của nghiệp ấy hệ thuộc cõi Sắc chăng?

Đáp: Các quả của nghiệp hệ thuộc cõi Sắc thì nghiệp ấy cũng như vậy, đó là ba quả, hoặc là hai quả. Có nghiệp hệ thuộc cõi Sắc mà không phải là quả của nghiệp ấy, nghĩa là do tạo của cõi Sắc làm hóa hiện ở cõi Dục phát ra lời nói của cõi Dục. Sự hóa hiện và lời nói này là quả sĩ dụng của đạo cõi Sắc. Và do đạo của cõi Sắc chứng đoạn các kiết, tức là đạo thế tục của các cận phần Tĩnh lự, đoạn các kiết ấy là quả ly hệ và quả sĩ dụng của đạo này. Dựa theo địa phân biệt như trước, nên biết.

Hỏi: Nếu nghiệp hệ thuộc cõi Vô sắc, thì quả của nghiệp ấy hệ thuộc cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Quả của các nghiệp hệ thuộc cõi Vô sắc thì nghiệp ấy cũng như vậy, đó là ba quả, hoặc là hai quả. Có nghiệp hệ thuộc cõi Vô sắc mà không phải là quả của nghiệp ấy, nghĩa là do đạo của cõi Vô sắc chứng đoạn các kiết, tức là đạo thuộc cận phần của các Vô sắc, đoạn các kiết ấy là quả ly hệ và quả sĩ dụng của đạo này. Dựa theo địa phân biệt như trước, nên biết.

Hỏi: Nếu nghiệp không hệ thuộc thì quả của nghiệp ấy không hệ thuộc chăng?

Đáp: Các nghiệp không hệ thuộc thì quả của nghiệp ấy cũng như vậy, đó là ba quả, hoặc là hai quả. Có quả của nghiệp không hệ thuộc mà không phải là nghiệp ấy, nghĩa là do đạo của cõi Sắc-Vô sắc chứng đoạn các kiết, tức là đạo thế tục của các cận phần, đoạn các kiết ấy là quả ly hệ và quả sĩ dụng của đạo này. Dựa theo địa phân biệt như trước, nên biết.

Hỏi: Nếu nghiệp không pải là hệ thuộc cõi Dục, thì quả của nghiệp ấy không phải là hệ thuộc cõi Dục chăng?

Đáp: Quả của các nghiệp không phải là hệ thuộc cõi Dục thì nghiệp ấy cũng như vậy. Có nghiệp không phải là hệ thuộc cõi Dục chứ không phải là quả của nghiệp ấy, nghĩa là do đạo của cõi Sắc làm hóa hiện ở cõi Dục phát ra lời nói của cõi Dục. Sự hóa hiện và lời nói là quả sĩ dụng của đạo cõi Sắc.

Hỏi: Nếu nghiệp không phải là hệ thuộc cõi Sắc, thì quả của nghiệp ấy không phải là hệ thuộc cõi Sắc chăng?

Đáp: Các nghiệp không phải là hệ thuộc cõi Sắc thì quả của nghiệp ấy cũng như vậy. Có quả của nghiệp không phải là hệ thuộc cõi Sắc chứ không phải là nghiệp ấy, nghĩa là do đạo của cõi Sắc làm hóa hiện ở cõi Dục phát ra lời nói của cõi Dục. Sự hóa hiện và lời nói này là quả sĩ dụng của đạo cõi Sắc. Và do đạo của cõi Sắc chứng đạo các kiết, đoạn các kiết ấy là quả ly hệ và quả sĩ dụng của đạo này. Dựa theo địa phân biệt như trước, nên biết.

Hỏi: Nếu nghiệp không phải là hệ thuộc cõi Vô sắc, thì quả của nghiệp ấy không không phải là hệ thuộc cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Các nghiệp không phải là hệ thuộc cõi Vô sắc thì quả của nghiệp ấy cũng như vậy. Có quả của nghiệp không phải là hệ thuộc cõi vô sắc, chứ không phải là nghiệp ấy, nghĩa là do đạo của cõi Vô sắc chứng đoạn các kiết, các kiết ấy đoạn là quả ly hệ và quả sĩ dụng của đạo này. Dựa theo địa phân biệt như trước, nên biết.

Hỏi: Nếu nghiệp không phải là không hệ thuộc, thì quả của nghiệp ấy không phải là không hệ thuộc chăng?

Đáp: Quả của các nghiệp không phải là không hệ thuộc thì nghiệp ấy cũng như vậy. Có nghiệp không phải là không hệ thuộc chứ không phải là quả của nghiệp ấy, nghĩa là do đạo của cõi Sắc-Vô sắc chứng đoạn các kiết, các kiết ấy đoạn là quả ly hệ và quả sĩ dụng của đạo này. Dựa theo địa phân biệt như trước, nên biết.

Hỏi: Các sự việc đã hóa hiện do ai hóa hiện làm ra, là do đạo hay là do tâm hóa hiện? Nếu do đạo thì tại sao tâm hóa hiện lại gọi là chủ thể hóa hiện? Nếu do tâm hóa hiện thì trong này đã nói nên thông hiểu thế nào? như nói: Do đạo của cõi Sắc làm hóa hiện ở cõi Dục phát ra lời nói của cõi Dục.

Đáp: Có người đưa ra cách nói này: Các sự việc đã hóa hiện do đạo hóa hiện làm ra.

Hỏi: Nếu như vậy thì tại sao tâm hóa hiện lại gọi là chủ thể hóa hiện? Đáp: Nên gọi tâm là khách thể hóa hiện (sở hóa) chứ không nên gọi là chủ thể hóa hiện (năng hóa), nhưng do lực của đạo làm sự việc hóa hiện rồi, tâm hóa hiện và khách thể hóa hiện cùng lúc dấy khởi, cho nên gọi tâm là chủ thể hóa hiện mà thật ra không phải là chủ thể hóa hiện.

Có Sư khác nói: Các sự việc đã hóa hiện do tâm hóa hiện làm ra.

Hỏi: Nếu như vậy thì ở đây nói nên thông hiểu thế nào? Như nói: Do đạo của cõi Sắc làm hóa hiện ở cõi Dục phát ra lời nói của cõi Dục. Đáp: Dựa vào nhân lần lượt chuyển đổi cho nên nói như vậy, như pháp của con cháu. Nghĩa là đạo của Thần cảnh thông không gián đoạn mà diệt, tâm hóa hiện và khách thể hóa hiện cùng lúc mà dấy khởi. Tâm hóa hiện tức là quả sĩ dụng gần của đạo này, sự việc đã hóa hiện lại là quả sĩ dụng gần của tâm hóa hiện. Sự việc đã hóa hiện, đó là bốn xứ, hoặc là hai xứ.

Nói như vậy là các sự việc đã hóa hiện do đạo hóa hiện làm ra, cũng do tâm hóa hiện. Nghĩa là đạo của Thần cảnh thông không gián đoạn mà diệt tâm hóa hiện và khách thể hóa hiện cùng lúc mà dấy khởi; tuy cùng lúc dấy khởi mà tâm chủ thể hóa hiện chỉ là quả của đạo, các sự việc đã hóa hiện là quả của đạo trước và quả của tâm hóa hiện.

Hỏi: Lìa thân hóa hiện có phát ra lời nói hóa hiện hay không?

Đáp: Có người nói: Không thể phát ra.

Hỏi: Nếu như vậy thì ở đây nói nên thông hiểu thế nào? như nói: Do đạo của cõi Sắc làm hóa hiện ở cõi Dục phát ra lời nói của cõi Dục.

Đáp: Thân đã hóa hiện có hai loại:

  1. Có lời nói.
  2. Không có lời nói.

Do đạo của cõi Sắc làm hóa hiện ở cõi Dục là hiển bày thân hóa hiện không có lời nói; phát ra lời nói của cõi Dục, là hiển bày thân hóa hiện có lời nói.

Có người nói: Lìa thân hóa hiện cũng có phát ra lời nói hóa hiện, như ở giữa bầu trời không thấy thân hóa hiện, chỉ nghe có lời nói hóa hiện. Nhưng mà trong này đã nói do đạo của cõi Sắc làm hóa hiện ở cõi Dục, là hiển bày chung về thân hóa hiện có lời nói-không có lời nói; phát ra lời nói của cõi Dục, là hiển bày chung về lời nói hóa hiện dựa vào thân-lìa khỏi thân.

Nói như vậy thì lìa khỏi thân hóa hiện không phát ra lời nói hóa hiện, bởi vì lời nói cần phải do bốn Đại chủng thô gõ vào nhau mà khởi lên.

******

 

Có thể có nghiệp hữu lậu-quả hữu lậu chăng? Cho đến nói rộng ra.

Nên biết rằng trong này dựa vào ba quả để soạn luận, trừ ra quả sĩ dụng và quả tăng thượng, bởi vì quả sĩ dụng nhiều tạp loạn, nhiều pháp làm nhân có được một pháp; bởi vì quả tăng thượng không quyết định và rất rộng, như trước đã nói.

Các Luận Sư của nghiệp Ca-thấp-di-la nói: “Trong này dựa vào một nhân-nhiều quả để soạn luận”. Nếu dựa vào cách nói này thì:

Hỏi: Có thể có nghiệp hữu lậu-quả hữu lậu chăng?

Đáp: Có, đó là quả đẳng lưu-dị thục.

Hỏi: Có thể có nghiệp hữu lậu-quả vô lậu chăng? Đáp: Có, đó là quả đẳng lưu-dị thục.

Hỏi: Có thể có nghiệp hữu lậu-quả vô lậu chăng? Đáp: Có, đó là quả ly hệ.

Hỏi: Có thể có nghiệp hữu lậu-quả vô lậu chăng?

Đáp, đó là quả đẳng lưu-dị thục và ly hệ.

Hỏi: Có thể có nghiệp vô lậu-quả vô lậu chăng?

Đáp: Có đó là quả đẳng lưu và ly hệ.

Hỏi: Có thể có nghiệp vô lậu-quả hữu lậu chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Có thể có nghiệp vô lậu-quả hữu lậu và vô lậu chăng?

Đáp: không có.

Hỏi: Có thể có nghiệp hữu lậu và vô lậu-quả hữu lậu và vô lậu chăng?

Đáp: Không có. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì trong này dựa vào một nhân-nhiều quả mà soạn luận, cho nên không có Thể của nhân là hữu lậu cũng là vô lậu như vậy; như không có nhân này, cũng không có quả này, cho nên đáp rằng không có.

Hỏi: Có thể có nghiệp hữu lậu và vô lậu-quả hữu lậu chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Có thể có nghiệp hữu lậu và vô lậu-quả vô lậu chăng?

Đáp: Không có.

Các Sư phương Tây đưa ra cách nói như vậy: “Trong này dựa vào nhiều nhân-một quả mà soạn luận”. Nếu dựa vào cách nói này thì:

Hỏi: Có thể có nghiệp hữu lậu-quả hữu lậu chăng?

Đáp: Có, đó là quả đẳng lưu và dị thục.

Hỏi: Có thể có nghiệp hữu lậu-quả vô lậu chăng?

Đáp: Có, đó là quả ly hệ.

Hỏi: Có thể có nghiệp hữu lậu-quả hữu lậu và vô lậu chăng?

Đáp: Không có. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì trong này dựa vào nhiều nhân-một quả mà soạn luận, cho nên không có Thể của quả là hữu lậu cũng là vô lậu như vậy; như không có quả này, cũng không có nhân này, cho nên đáp rằng không có.

Hỏi: Có thể có nghiệp vô lậu- quả hữu lậu chăng?

Đáp: Có, đó là quả đẳng lưu và ly hệ.

Hỏi: Có thể có nghiệp vô lậu-quả hữu lậu chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Có thể có nghiệp vô lậu-quả hữu lậu và vô lậu chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Có thể có nghiệp hữu lậu và vô lậu-quả hữu lậu và vô lậu chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Có thể có nghiệp hữu lậu và vô lậu-quả hữu lậu chăng? Đáp: Không có.

Hỏi: Có thể có nghiệp hữu lậu và vô lậu-quả hữu lậu chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Có thể có nghiệp hữu lậu và vô lậu-quả vô lậu chăng?

Đáp: Có, đó là quả ly hệ.

Lời bình: Nên biết trong này cách nói trước là thích hợp, bởi vì văn của bản luận phần nhiều giống như trước, dựa vào một Thể của nghiệp để hỏi-đáp, không có một nghiệp mà Thể gồm chung nhiễmtịnh.

Hỏi: Có thể có nghiệp Học-quả Học chăng?

Đáp: Có, đó là quả đẳng lưu.

Hỏi: Có thể có nghiệp Học-quả Vô học chăng?

Đáp: Có, đó là quả đẳng lưu.

Hỏi: Có thể có nghiệp Học-quả Phi học phi vô học chăng?

Đáp: Có, đó là quả ly hệ.

Hỏi: Có thể có nghiệp Vô học-quả Vô học chăng?

Đáp: Có, đó là quả đẳng lưu.

Hỏi: Có thể có nghiệp Vô học-quả Vô học và Học chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Có thể có nghiệp Vô học-quả Phi học phi vô học chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: A-la-hán Thời giải thoát luyện căn làm Bất động, đạo vô gián thứ chín nhanh chóng chứng đoạn tất cả kiết do kiến-tu mà đoạn của ba cõi, các kiết ấy đoạn là quả của đạo này thì nên đáp rằng là có, tại sao nói là không có?

Đáp: Tuy là quả sĩ dụng của đạo này, mà không phải là quả ly hệ, trước đây đã nói trong này trừ ra quả sĩ dụng và quả tăng thượng, cho nên đáp rằng không có.

Hỏi: Có thể có nghiệp Phi học phi vô học-quả Phi học phi vô học chăng?

Đáp: Có, đó là quả đẳng lưu-dị thục và ly hệ.

Hỏi: Có thể có nghiệp Phi học phi vô học-quả Học chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Thế đệ nhất pháp không gián đoạn dẫn dắt phát sinh khổ pháp trí nhẫn, nhẫn này phải là quả do Thế đệ nhất pháp dẫn dắt phát sinh, nên đáp rằng là có, tại sao nói là không có?

Đáp: Nhẫn ấy tuy là quả sĩ dụng, mà không phải là do ba thâu nhiếp, trước đây đã nói trong này dựa vào ba quả mà soạn luận, cho nên đáp rằng không có.

Hỏi: Có thể có nghiệp Phi học phi vô học-quả Vô học chăng?

Đáp: Không có.

Như Đức Thế Tôn nói: “Không tu thân, không tu giới, không tu tâm, không tu tuệ”. Cho đến nói rộng ra.

Tu có bốn loại, đó là tu đạt được-tu luyện tập-tu đối trị-tu trừ bỏ, như các phần trong chương Trí uẩn đã nói nhiều. Trong phần này dựa vào hai loại tu mà soạn luận, đó là tu đối trị và tu trừ bỏ.

Nếu đối với đạo đối trị thân-giới-tâm-tuệ, chưa sinh ra thì gọi là không tu thân, cho đến không tu tuệ. Đây là dựa vào tu đối trị mà nói. Vả lại, duyên với tất cả phiền não của thân-giới-tâm-tuệ, chưa đoạnchưa biết khắp thì gọi là không tu thân, cho đến không tu tuệ. Đây là dựa vào tu rừ bỏ mà nói.

Nếu đối với đạo đối trị thân-giới-tâm-tuệ, đã sinh ra thì gọi là tu thân, cho đến tu tuệ. Đây là dựa vào tu đối trị mà nói. Vả lại, duyên với tất cả phiền não của thân-giới-tâm-tuệ, đã đoạn-đã biết khắp thì gọi là tu thân, cho đến tu tuệ. Đây là dựa vào tu trừ bỏ mà nói.

Đó gọi là Tỳ-bà-sa tóm lược của phần này.

Hỏi: Thế nào là không tu thân?

Đáp: nếu đối với thân chưa lìa bỏ tham dục tưới thấm ưa thích khao khát, và đạo vô gián có thể trừ hết Sắc tham, người ấy đối với đạo này chưa tu-chưa an. Nếu đối với thân chưa lìa bỏ tham, nghĩa là chưa lìa bỏ ái. Chưa lìa bỏ dục, nghĩa là đối với ái, dục chưa đoạn- chưa biết khắp. Chưa lìa bỏ tưới thấm, nghĩa là đối với ái, tưới thấm chưa đoạnchưa biết khắp. Chưa lìa bỏ ưa thích, nghĩa là đối với ái, ưa thích chưa đoạn- chưa biết khắp. Chưa lìa bỏ khao khát, nghĩa là đối với ái, khao khát chưa đoạn-chưa biết khắp. Và đạo vô gián có thể trừ hết Sắc tham, nghĩa là đạo vô gián có thể trừ hết ái của cõi Đắc. Người ấy đối với đạo này chưa tu-chưa an, nghĩa là chưa tu tập và chưa an ổn. Tu nghĩa là tu luyện tập, an nghĩa là tu đạt được; và khởi lên gọi là tu, diệt mất gọi là an; lại thêm đã sinh ra gọi là tu, đã diệt đi gọi là an.

Nên biết trong này, nếu đối với thân chưa lìa bỏ tham dục tưới thấm ưa thích khao khác, thì gọi là không tu thân, là dựa vào tu trừ bỏ mà nói. Và đạo vô gián có thể trừ hết Sắc tham, người ấy đối với đạo này chưa tu-chưa an, thì gọi là không tu thân, là dựa vào tu đối trị mà nói.

Có Sư khác nói: Nếu đối với thân chưa lìa bỏ tham dục tưới thấm ưa thích khao khát, thì gọi là không tu thân, nghĩa là đối với ái duyên vào thân, chưa đoạn-chưa biết khắp; và đạo vô gián có thể trừ hết Sắc tham, người ấy đối với đạo này chưa tu-chưa an, gọi là không tu thân, nghĩa là đối với các phiền não khác duyên vào thân, chưa đoạn-chưa biết khắp.

Có người đưa ra cách nói này: Nếu đối với thân chưa lìa bỏ tham…, là hiển bày chưa đoạn được ràng buộc; và đạo vô gián có thể trừ hết sắc tham…, là hiển bày chưa chứng được lìa bỏ ràng buộc. Như chưa được ràng buộc-chưa chứng được lìa bỏ ràng buộc; như vậy chưa giảm bớt lỗi lầm, chưa tu tập công đức, chưa lìa bỏ thấp kém, chưa chứng được tốt đẹp, chưa rời bỏ vô nghĩa, chưa đạt được có nghĩa, chưa trừ bỏ phiền não nóng bức của có ái, chưa thọ nhận niềm vui thư thái không có ái, nên biết cũng như thế.

Hoặc có người nói: Nếu đối với thân chưa lìa bỏ tham…, là hiển bày đạo vô gián chưa khởi lên tác dụng; và đạo vô gián có thể trừ hết Sắc tham…, là hiển bày đạo giải thoát chưa khởi lên tác dụng.

Lại có người nói: Đối với thân chưa lìa bỏ tham…, là hiển bày chưa lìa nhiễm của cõi Dục cho đến Tĩnh lự thứ ba; và đạo vô gián có thể trừ hết Sắc tham…, là hiển bày chưa lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ tư. Sai biệt như vậy, như lý nên biết!

Hỏi: Thế nào là không tu giới?

Đáp: Nếu đối với giới chưa lìa bỏ tham, nói rộng ra như đối với thân.

Hỏi: Thế nào là không tu tâm? Đáp: Nếu đối với tâm chưa lìa bỏ tham dục tưới thấm ưa thích khao khát, và đạo vô gián có thể trừ hết Vô sắc tham, lúc ấy đối với đạo này chưa tu-chưa an. Nếu đối với tâm chưa lìa bỏ tham…, như trước nói; và đạo vô gián có thể trừ hết vô sắc tham, nghĩa là đạo vô gián có thẻ trừ hết ái của cõi Vô sắc; chưa tu-chưa an, như trước nói nên biết.

Trong này, nếu đối với âm chưa lìa bỏ tham dục tưới thấm ưa thích khao khát, thì gọi là không tu tâm, là dựa vào tu trừ bỏ mà nói; và đạo vô gián có thể trừ hết Vô sắc tham, lúc ấy đối với đạo này chưa tu-chưa an, thì gọi là không tu tậm, là dựa vào tu đối trị mà nói.

Có Sư khác nói: Nếu đối với tâm chưa lìa bỏ tham…, nghĩa là đối với ái duyên vào tâm, chưa đoạn-chưa biết khắp; và đạo vô gián có thể trù hết vô sắc tham…, nghĩa là đối với các phiền não khác duyên vào tâm, chưa đoạn-chưa biết khắp. Phần còn lại nói rộng ra như trước.

Lại có người nói: Nếu đối với tâm chưa lìa bỏ tham…, là hiện bày chưa lìa nhiễm của cõi Dục cho đến Vô sở hữu xứ; và đạo vô gián có thể trừ hết vô sắc tham…, là hiển bày chưa lìa nhiễm của Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Sai biệt như vậy, như lý nên biết.

Hỏi: Thế nào là không tu tuệ?

Đáp: Nếu đối với tuệ chưa lìa bỏ tham.., nói rộng ra như phần tâm đã nói.

Đã nói về tự tánh của không tu thân…, tướng xen tạp-không xen tạp nay sẽ nói đến.

Hỏi: Nếu không tu thân thì lúc ấy không tu giới chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Giả sử không tu giới thì lúc ấy không tu thân chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Bởi vì thân và giới cùng vào lúc lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ tư mới đoạn hết.

Hỏi: Nếu không tu thân thì lúc ấy không tu tâm chăng?

Đáp: Những lúc không tu thân thì lúc ấy không tu tâm. Có lúc không tu tâm mà không phải là không tu thân, đó là đã lìa nhiễm cõi Sắc, chưa lìa nhiễm cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu không tu thân thì lúc ấy không tu tuệ chăng?

Đáp: Những lúc không tu thân thì lúc ấy không tu tuệ. Có lúc không tu tuệ mà không phải là không tu thân, như trước đã nói.

Hỏi: Nếu không tu giới thì lúc ấy không tu tâm chăng?

Đáp: Những lúc không tu giới thì lúc ấy không tu tâm. Có lúc không tu tâm mà không phải là không tu giới, như trước đã nói.

Hỏi: Nếu không tu giới thì lúc ấy không tu tuệ chăng?

Đáp: Những lúc không tu giới thì lúc ấy không tu tuệ. Có lúc không tu tuệ mà không phải là không tu giới, như trước đã nói.

Trong này, các câu như trước đã nói, đều có nghĩa là đã lìa nhiễm cõi Sắc, chưa lìa nhễm cõi Vô sắc, bởi vì nơi đối trị giống nhau.

Hỏi: Nếu không tu tâm thì lúc ấy không tu tuệ chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Giả sử không tu tuệ thì lúc ấy không tu tâm chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Bởi vì tâm và tuệ cùng vào lúc lìa nhiễm của Phi tưởng phi phi tưởng xứ mới đoạn hết.

Như Đức Thế Tôn nói: “Tu thân-tu giới-tu tâm-tu tuệ”.

Hỏi: Thế nào là tu thân?

Đáp: Nếu đối với thân đã lìa bỏ tham dục tưới thấm ưa thích khao khát, và đạo vô gián có thể trừ hết Sắc tham, lúc ấy đối trị với đạo này đã tu-đã an.

Hỏi: Thế nào là tu giới?

Đáp: Nếu đối với giới đã lìa bỏ tham, nói rộng ra như thân.

Hỏi: Thế nào là tu tâm?

Đáp: Nếu đối với tâm đã lìa bỏ tham dục tưới thấm ưa thích khao khát, và đạo vô gián có thể trừ hết Vô sắc tham, lúc ấy đối với đạo này đã tu-đã an.

Hỏi: Thế nào là tu tuệ?

Đáp: Nếu đối với tuệ đã lìa bỏ tham, nói rộng ra như tâm.

Tỳ-bà-sa tóm lược và giải thích các câu ngược lại với phẩm Hắc (nhiễm ô) trước, như lý nên suy nghĩ.

Đã phân biệt về tự tánh của tu thân…, tướng xen tạp-không xen tạp nay sẽ nói đến.

Hỏi: Nếu tu thân thì lúc ấy tu giới chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi, Giả sử tu giới thì lúc ấy tu thân chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Bởi vì thân và giới cùng vào lúc lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ tư mới đoạn hết.

Hỏi: Nếu tu thân thì lúc ấy tu tâm chăng?

Đáp: Những lúc tu tâm thì lúc ấy tu thân. Có lúc tu tâm mà không phải là tu tâm, nghĩa là đã lìa nhiễm cõi Sắc, chưa lìa nhiễm cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu tu thân thì lúc ấy tu tuệ chăng?

Đáp: Những lúc tu tuệ thì lúc ấy tu thân. Có lúc tu thân mà không phải là tu tuệ, như trước đã nói.

Hỏi: Nếu tu giới thì lúc ấy tu tâm chăng?

Đáp: Những lúc tu tâm thì lúc ấy tu giới. Có lúc tu giới mà không phải là tu tâm, như trước đã nói.

Hỏi: Nếu lúc tu giới thì lúc ấy tu tuệ chăng?

Đáp: Những lúc tu tuệ thì lúc ấy tu giới. Có lúc tu giới mà không phải là tu tuệ, như trước đã nói.

Trong này, các câu như trước đã nói, đều có nghĩa là đã lìa nhiễm cõi Sắc, chưa lìa nhiễm cõi Vô sắc, bởi vì nơi đối trị giống nhau.

Hỏi: Nếu tu tâm thì lúc ấy tu tuệ chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Giả sử tu tuệ thì lúc ấy tu tâm chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Bởi vì tâm và tuệ cùng vào lúc lìa nhiễm của Phi tưởng phi phi tưởng xứ mới đoạn hết.

Đã thuận theo câu văn sai biệt của bản luận để giải thích về không tu thân-giới-tâm-tuệ…, nên tiếp tục thuận theo nghĩa để giải thích về sự sai biệt này.

Có người đưa ra cách nói này: Không tu thân, nghĩa là đối với bất tịnh, điên đảo tưởng là Tịnh, chưa đoạn-chưa biết khắp. Không tu giới, nghĩa là đối với khổ, điên đảo tưởng là lạc, chưa đoạn-chưa biết khắp. Không tu tâm, nghĩa là đối với vô thường, điên đảo tưởng là Thường, chưa đoạn-chưa biết khắp. không tu tuệ, nghĩa là đối với vô ngã, điên đảo tưởng là Ngã, chưa đoạn chưa-biết khắp.

Có Sư khác nói: Không tu thân, nghĩa là đối với Đoàn thực, chưa đoạn-chưa biết khắp. Không tu giới, nghĩa là đối với Xúc thực, chưa đoạn-chưa biết khắp. Không tu tâm nghĩa là đối với Thức thực, chưa đoạn-chưa biết khắp. Không tu tuệ, nghĩa là đối với Ý tư thực, chưa đoạn-chưa biết khắp.

Hoặc có người nói: Không tu thân, nghĩa là đối với Sắc uẩn, chưa đoạn-chưa biết khắp. Không tu giới, nghĩa là đối với Thọ uẩn, chưa đoạn-chưa biết khắp. Không tu tâm, nghĩa là đối với Thức uẩn, chưa đoạn-chưa biết khắp. Không tu tuệ, nghĩa là đối với Tưởng uẩn và Hành uẩn, chưa đoạn-chưa biết khắp.

Lại có người nói: Không tu thân, nghĩa là đối với Sắc thuận theo thức trú, chưa đoạn-chưa biết khắp. Không tu giới, nghĩa là đối với thọ thuận theo thức trú, chưa đoạn-chưa biết khắp. Không tu tâm, nghĩa là đối với Thức chủ động trú vào, chưa đoạn-chưa biết khắp. Không tu tuệ, nghĩa là đối với Tưởng thuận theo thức trú và Hành thuận theo thức trú, chưa đoạn-chưa biết khắp.

Có người đưa ra cách nói này: Không tu thân, nghĩa là chưa tu Thân niệm trú. Không tu giới, nghĩa là chưa tu Thọ niệm trú. Không tu tâm, nghĩa là chưa tu tâm niệm trú. Không tu tuệ, nghĩa là chưa tu Pháp niệm trú.

Có Sư khác nói: Không tu thân, nghĩa là chưa tu về Thân tu. Không tu giới, nghĩa là chưa tu về Giới tu. Không tu tâm, nghĩa là chưa tu về Tâm tu. Không tu tuệ, nghĩa là chưa tu về Tuệ tu.

Có người khác lại nói: Không tu thân, nghĩa là thân đối với Giác chi chưa có năng lực tùy thuận. Không tu giới, nghĩa là giới đối với Giác chi chưa có năng lực tùy thuận. Không tu tâm, nghĩa là tâm đối với Giác chi chưa có năng lực tùy thuận. Không tu tuệ, nghĩa là tuệ đối với Giác chi chưa có năng lực tùy thuận.

Hoặc lại có người nói: Không tu thân, nghĩa là thân chưa có năng lực làm nơi nương tựa cho giới. Không tu giới, nghĩa là giới chưa có năng lực làm nơi nương tựa cho Xa-ma-tha. Không tu tâm, nghĩa là Xama-tha chưa có năng lực làm nơi nương tựa cho Tỳ-bát-xá-na. không tu tuệ, nghĩa là Tỳ-bát-xá-na chưa có năng lực làm hại các phiền não.

Như không tu thân…, có những cách nói sai biệt như vậy; như vậy tu thân… trái lại với cách nói này, nên biết.

Nếu thành tựu giới quá khứ, thì lúc ấy thành tựu giới thuộc loại này ở vị lai hiện tại chăng? Cho đến nói rộng ra.

Loại có bốn loại:

  1. Loại thuộc tu.
  2. Loại thuộc luật nghi.
  3. Loại thuộc quả.
  4. Loại thuộc tương tự.

Loại thuộc tu, như nói trong chương Trí Uẩn trước đây, nghĩa là lúc chưa từng đạt đạt đạo hiện rõ ở trước mắt, có thể tu các đạo thuộc loại của mình ở vị lai.

Trong này, có người nói: Các đạo hữu lậu lấy hữu lậu làm loại, các đạo vô lậu lấy vô lậu làm loại.

Lại có người nói: Các đạo hữu lậu lấy tất cả hữu lậu-vô lậu làm loại, các đạo vô lậu lấy tất cả vô lậu-hữu lậu làm loại. Nếu lúc đạo hữu hiện rõ ở trước mắt, thì tu gồm chung đạo hữu lậu và vô lậu, đây là lực tu của đạo hữu lậu, cho nên cùng gọi theo loại ấy. Nếu lúc đạo vô lậu hiện rõ ở trước mắt thì tu gồm chung đạo vô lậu và hữu lậu, đây là do lực tu của đạo vô lậu, cho nên cùng gọi theo loại ấy.

Loại thuộc luật nghi, như chương nghiệp uẩn này nói, nghĩa là có lúc thành tựu giới quá khứ, mà không phải là giới thuộc loại này ở vị lai-hiện tại… trong này, luật nghi và luật nghi là thuộc loại, nghĩa là luật nghi Biệt giải thoát và luật nghi Biệt giải thoát là thuộc loại, luật nghi Tĩnh lự và luật nghi Tĩnh lự là thuộc loại, luật nghi Vô lậu và luật nghi Vô lậu là thuộc loại, luật nghi gia hạnh là luật nghi gia hạnh là thuộc loại, luật nghi căn bản và luật nghi căn bản là thuộc loại, luật nghi dấy khởi sau và luật nghi dáy khởi sau là thuộc loại, Biểu giới và Biểu giới là thuộc loại, Vô biểu và Vô biểu giới là thuộc loại.

Loại thuộc quả, như chương Căn Uẩn sau nói, nghĩa là có lúc thành tựu nhãn căn loại này, chứ không phải là thân căn loại này… trong này, nếu pháp có ở cõi này, thì nói đây là loại ấy, nghĩa là pháp Cõi Dục và cõi Dục là thuộc loại, pháp cõi Sắc và cõi Sắc là thuộc loại, pháp cõi Vô sắc và cõi Vô sắc là thuộc loại.

Loại thuộc tương tự, như trong Tỳ-nại-da nói, nghĩa là Vật-đặc-tử tay trái phát ra ánh sáng, tay phải phân chia đồ nằm của Tăng cho người cùng loại, những người trì kinh và người trì kinh giống nhau, những người trì luật và người trì luật giống nhau, những người thuyết pháp và người thuyết pháp giống nhau, những người nhàn cư và người nhàn cư. Phân phối cùng loại chứ không phải là khác loại, bởi vì khiến cho lần lượt chuyển đổi tùy thuận với nhau, pháp thiện tăng lên mà pháp ác giảm sút. Như nói hữu tình các cõi khác nhau, có cùng loại thì lại tùy thuận với nhau, thắng giải ác thì đi cùng thắng giải ác, thắng giải thiện thì đi cùng thắng giải thiện, lại tùy thuận với nhau mà làm những việc cần làm.

Nay ở trong bốn loại này, dựa vào loại thuộc luật nghi mà soạn luận.

Hỏi: Nếu thành tựu giới quá khứ, thì lúc ấy thành tựu giới thuộc loại này ở vị lai-hiện tại chăng?

Đáp: Có lúc thành tựu giới quá khứ, không phải là giới thuộc loại này ở vị lai-hiện tại, đó là Biểu giới đã diệt không mất, giới thuộc loại này không hiện rõ trước mắt. Có lúc cùng với vị lai chứ không phải là hiện tại, đó là giới Tĩnh lự- Vô lậu đã diệt không mất, giới thuộc loại này không hiện rõ trước mắt. Có lúc cùng với hiện tại chứ không phải là vị lai, đó là Biểu giới đã diệt không mất, giới thuộc loại này hiện rõ trước mắt. Có lúc cùng với vị lại-hiện tại, đó là giới Tĩnh lự-Vô lậu đã diệt không mất, giới thuộc loại này hiện rõ trước mắt.

Thành tựu giới quá khứ, không phải là giới thuộc loại này ở vị laihiện tại, đó là Biểu giới đã diệt không mất, giới thuộc loại này không hiện rõ trước mắt. Đây là nói Biểu giới và Biểu giới là thuộc loại, như trước đã thọ giới cân sự, Biểu giới của Sa di không hiện rõ trước mắt; hoặc là trước đã thọ giới Sa di, Biểu giới của Tỳ kheo không hiện rõ trước mắt. Cận sự nữ… nói cũng như vậy. Nếu nói Vô biểu giới thì dùng Vô biểu giới làm thuộc loại.

Có những người muốn làm cho nếu lúc phạm giới thì giới hiện tại đoạn mất, quá khứ không mất. Họ nói trong này lại phải đưa ra cách nói này: Và Vô biểu giới đã diệt không mất, giới thuộc loại này không hiện rõ trước mắt; như đã thọ giới Cận sự mà hủy phạm, hoặc là đã thọ giới Sa di-giới Tỳ kheo mà hủy phạm, cận sự nữ… nói cũng như vậy.

Có những người muốn làm cho nếu lúc phạm giới thì hiện tại không đoạn mất, quá khứ cũng không mất. Họ nói trong này lại không có cách nói khác, bởi vì không chỉ thành tựu Vô biểu giới quá khứ, mà không phải là Vô biểu thuộc loại này ở hiện tại.

Cùng với vị lai chứ không phải là hiện tại, đó là giới Tĩnh lự-Vô lậu đã diệt không mất, giới thuộc loại này không hiện rõ trước mắt. Đây là nói luật nghi Tĩnh lự-Vô lậu đã phát khởi-đã diệt mất, tuy thành tựu mà không hiện rõ trước mắt.

Cùng với hiện tại chứ không phải là vị lai, đó là Biểu giới đã diệt không mất, giới thuộc loại này hiện rõ trước mắt, đây là nói Biểu giới và Biểu giới là thuộc loại, như trước đó đã thọ giới Cận sự, Biểu giới của Sa di hiện rõ ở trước mắt; hoặc là trước đã thọ giới Sa di, Biểu giới của Tỳ kheo hiện rõ ở trước mắt.

Trong này lại nên đưa ra cách nói như vậy: Và Vô biểu giới đã diệt không mất. Đây là nói Vô biểu giới và Vô biểu giới là thuộc loại.

Những người nói lúc phạm giới thì giới hiện tại đoạn mất, quá khứ không rời bỏ. Họ nói thọ giới cận sự… rồi, cho đến sát-na thứ hai không có vi phạm, lúc ấy thành tựu Vô biểu hiện tại, cũng thành tựu quá khứ.

Những người nói lúc phạm giới thì giới hiện tại không đoạn mất, quá khứ cũng không rời bỏ. Họ nói thọ giới Cận sự… rồi, đến sát-na thứ hai đã vi phạm thì cũng thành tựu hiện tại, huống gì là không có vi phạm. Cận sự nữ… nói cũng như vậy.

Cùng với vị lại-hiện tại, đó là giới Tĩnh lự-Vô lậu đã diệt không mất, giới thuộc loại này hiện rõ trước mắt. Đây là nói luật nghi Tĩnh lự-Vô lậu, đã phát khởi-đã diệt mất, cũng thành tựu-cũng hiện rõ trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu giới vị lai, thì lúc ấy thành tựu giới thuộc loại này ở quá khứ-hiện tại chăng?

Đáp: Có lúc thành tựu giới vị lai, không phải là giới thuộc loại này ở quá khứ-hiện tại, đó là A-la-hán sinh đến cõi Vô sắc. Có lúc cùng với quá khứ chứ không phải là hiện tại, đó là giới Tĩnh lự-vô lậu đã diệt không mất, giới thuộc loại này không hiện rõ trước mắt. Có lúc cùng với hiện tại chứ không phải là quá khứ, đó là giới Vô lậu bắt đầu hiện rõ trước mắt. Có lúc cùng với quá khứ-hiện tại, đó là giới Tĩnh lự-Vô lậu đã diệt không mất, giới thuộc loại này hiện rõ trước mắt.

Có lúc thành tựu giới vị lai, không phải là giới thuộc loại này ở quá khứ-hiện tại, đó là A-la-hán sinh đến cõi Vô sắc; cùng với quá khứ chứ không phải là hiện tại, đó là giới Tĩnh lự-Vô lậu đã diệt không mất, giới thuộc loại này không hiện rõ trước mắt. Đây là nói luật nghi Tĩnh lự-Vô lậu đã phát khởi-đã diệt đi, tuy thành tựu mà không hiện rõ trước mắt.

Cùng với hiện tại chứ không phải là quá khứ, đó là giới Vô lậu bắt đầu hiện rõ trước mắt. Đây là nói Khổ pháp trí nhẫn, và phần vị đạt được quả-chuyển căn ở sát-na thứ nhất hiện rõ trước mắt.

Cùng với quá khứ-hiện tại, đó là giới Tĩnh lự-Vô lậu đã diệt không mất, giới thuộc loại này hiện rõ trước mắt đều như trước đã nói.

Hỏi: Nếu thành tựu giới hiện tại, thì lúc ấy thành tựu giới thuộc loại này ở quá khứ- vị lai chăng?

Đáp: Có lúc thành tựu giới hiện tại, không phải là giới thuộc loại này ở quá khứ-vị lai, đó là Biểu giới bắt đầu hiện rõ trước mắt. Có lúc cùng với quá khứ chứ không phải là vị lai, đó là Biểu giới đã diệt không mất, giới thuộc loại này hiện rõ trước mắt. Có lúc cùng với vị lai chứ không phải là quá khứ, đó là giới Vô lậu bắt đầu hiện rõ trước mắt. Có lúc cùng với quá khứ-vị lai, đó là giới Tĩnh lậu-Vô lậu đã diệt không mất, giới thuộc loại này hiện rõ trước mắt.

Thành tựu giới hiện tại, không phải là giới thuộc loại này ở quá khứ-vị lai, đó là Biểu giới bắt đầu hiện rõ trước mắt. Đây là nói về phần vị lần đầu thọ được luật nghi Biệt giải thoát.

Hỏi: Phần vị này cũng thành tựu giới gia hạnh quá khứ, tại sao nói không phải là quá khứ?

Đáp: trong này dựa vào loại thuộc luật nghi căn bản mà soạn luận, phần vị ấy chỉ là luật nghi gia hạnh, chứ không phải là luật nghi căn bản, cho nên không nói đến.

Cùng với quá khứ chứ không phải là vị lai, đó là Biểu giới đã diệt không mất, giới thuộc loại này hiện rõ trước mắt. Đây là nói Biểu giới và Biểu giới là thuộc loại; như trước đó đã thọ giới Cận sự, Biểu giới của Sa di hiện rõ ở trước mắt; hoặc là trước đã thọ giới Sa di, Biểu giới của Tỳ kheo hiện rõ ở trước mắt. Cận sự nữ… nói cũng như vậy. Nếu nói Vô biểu giới và Vô biểu giới là thuộc loại, thì hai cách nói sai biệt như trước nên biết.

Cùng với vị lai chứ không phải là quá khứ, đó là giới vô lậu bắt đầu hiện rõ trước mắt, đây là nói phần vị khổ pháp trí nhẫn, và phần vị đạt được quả-chuyển căn ở sát-na thứ nhất hiện rõ trước mắt.

Cùng với quá khứ-vị lai, đó là giới Tĩnh lự-Vô lậu đã diệt không mất, giới thuộc loại này hiện rõ trước mắt. Đây là nói luật nghi Tĩnh lự-Vô lậu, đã phát khởi-đã diệt đi, cũng thành tựu-cũng hiện rõ trước mắt.

Trong này, ba loại luật nghi là luật nghi Biệt giải thoát, luật nghi Tĩnh lự và luật nghi Vô lậu; chỉ dựa vào luật nghi Biệt giải thoát để an lập bảy chúng sai biệt, chứ không dựa vào hai loại còn lại.

Bảy chúng là:

  1. Tỳ kheo.
  2. Tỳ kheo Ni.
  3. Thức-xoa-ma-na.
  4. Sa di.
  5. Sa di ni.
  6. Ưu-bà-tắc.
  7. Ưu-bà-di.

Hỏi: Vì sao chỉ dựa vào luật nghi Biệt giải thoát, an lập bảy chúng sai biệt chứ không dựa vào loại khác?

Đáp: Bởi vì luật nghi Biệt giải thoát dần dần mà đạt được, cho nên dần dần mà an lập. Nghĩa là nếu có thể lìa bỏ bốn Tánh tội-một Giá tội, thì gọi là Ưu-bà-tắc; nếu tiếp tục có thể lìa bốn Tánh tội-nhiều Giá tội, thì gọi là Sa di; nếu có khả năng lìa bỏ tất cả tánh tội- tất cả Giá tội, thì gọi là Tỳ kheo. Tỳ kheo Ni…, dựa theo như vậy nên biết.

Bảy chi luật nghi Tĩnh Lự-Vô lậu, mau chóng đạt được-mau chóng phát khởi-mau chóng an lập. Nếu dựa vào luật nghi Tĩnh lự-Vô lậu để an lập bảy chúng, vậy thì bảy chúng an lập sai biệt thuận theo mau chóng chứ không phải là từ từ.

Có người đưa ra cách nói này: Luật nghi Biệt giải thoát, từ nghiệp Biểu ban đầu phát ra đạt được về sau, ở tất cả mọi lúc đều thành tựu hiện tại; hoặc là ngủ-hoặc là say- hoặc là điên-hoặc là buồn, hoặc là suy nghĩ-không suy nghĩ, hoặc là tâm nhiễm ô, hoặc là tâm vô ký, hoặc là không có tâm…, trong tất cả phần vị hiện tại nối tiếp nhau chuyển theo không gián đoạn, cho nên có thể dựa vào đó mà thiết lập bảy chúng riêng biệt. luật nghi Tĩnh lự-Vô lậu, nếu đang ở trong Định thì hiện tại thành tựu, hiện tại chuyển theo; ra khỏi Định thì không như vậy, cho nên không dựa vào đó để thiết lập bảy chúng riêng biệt. nếu dựa vào luật nghi Tĩnh lự-Vô lậu để thiết lập bảy chúng riêng biệt, thì bảy chúng thiết lập sẽ không quyết định, bởi vì lúc nhập Định và xuất Định không có kỳ hạn.

Có Sư khác nói: Luật nghi Biệt giải thoát và bảy chúng sai biệt, đều chỉ riêng cõi Dục mới có thể được an lập; luật nghi Tĩnh lự-Vô lậu gồm chung cõi tren đạt được, nếu cho rằng dựa vào loại này an lập bảy chúng, thì bảy chúng an lập phải gồm chung cõi trên.

Có người khác lại nói: Luật nghi Biệt giải thoát và bảy chúng sai biệt, đều chỉ riêng loài người mới có thể được an lập; luật nghi Tĩnh lựvô lậu cũng gồm chung loài trời, nếu cho rằng dựa vào loại này an lập bảy chúng, thì bảy chúng an lập phải gồm chung loài trời.

Lại có người nói: Luật nghi biệt giải thoát và bảy chúng sai biệt, chỉ nhờ vào có Phật xuất thế mới có thể được an lập; luật nghi Tĩnh lự-Vô lậu, nếu Phật xuất thế hay không xuất thế, thì đều có thể an lập. Nếu cho rằng dựa vào loại này an lập bảy chúng, vậy thì bảy chúng an lập sai biệt cũng sẽ gồm chung vào lúc không có Phật xuất thế.

Có Sư khác nói: Vì sao không dựa vào luật nghi Tĩnh lự để an lập bảy chúng, mà chỉ dựa vào luật nghi Biệt giải thoát? Bởi vì luật nghi Biệt giải thoát và bảy chúng sai biệt, chỉ có trong đạo mà ngoại đạo thì không có; luật nghi Tĩnh lự thì tất cả nội đạo-ngoại đạo đều có. Nếu dựa vào loại này an lập bảy chúng, thì bảy chúng an lập phải gồm chung ngoại đạo. Lại nữa, vì sao không dựa vào luật nghi Vô lậu để an lập bảy chúng, mà chỉ dựa vào luật nghi biệt giải thoát? Bởi vì luật nghi Biệt giải thoát và bảy chúng sai biệt, đều gồm chung phàm Thánh; luật nghi vô lậu chỉ riêng Thánh chứ không phải là phàm. Nếu cho rằng dựa vào loại này an lập bảy chúng, thì bảy chúng an lập lẽ ra chỉ thuộc về Thánh.

Bởi vì các nhân duyên đã nói như vậy, cho nên chỉ dựa vào luật nghi Biệt giải thoát để an lập bảy chúng, chứ không dựa vào hai loại còn lại.

Như Đưc Thế Tôn nói: “Ưu-bà-tắc có năm loại Học xứ, đó là lìa bỏ sát sinh, lìa bỏ trộm cắp, lìa bỏ tà dâm, lìa bỏ nói dối, lìa bỏ uống rượu”.

Hỏi: Vì sao gọi là Ưu-bà-tắc?

Đáp: Bởi vì gần gũi tu tập và thực hành các pháp thiện, nghĩa là thân-tâm của người ấy gần gũi luyện tập pháp thiện, cho nên gọi là Ưu-bà-tắc.

Hỏi: Nếu như vậy thì những người không đoạn mất thiện đều gọi là Ưu-bà-tắc chăng? Bởi vì thân-tâm của người ấy cũng tu thiện.

Đáp: Không phải như vậy. Bởi vì đây là dựa vào luật nghi đã thâu nhiếp các pháp thiện và hành diệu để lập thành tên gọi,

Hỏi: Nếu như vậy thì những người trú trong luật nghi đều gọi là Ưu-bà-tắc chăng? Bởi vì họ đều tu luật nghi thiện.

Đáp: Đây là bởi vì thuộc về ba đầu, cho nên có được tên gọi; luật nghi khác lại dùng duyên khác mà kiến lập. Lại nữa, đây là luật nghi bắt đầu tiến vào gia hạnh để có thể làm Cận sự, luật nghi khác và luật nghi này trái ngược nhau, cho nên điều ấy không phải là vấn nạn.

Có Sư khác nói: Bởi vì gần gũi kế thừa việc làm của các bậc Thiện sĩ, nghĩa là người ấy luôn luôn gần gũi kế thừa bậc Thiện sĩ, cho nên gọi là Ưu-bà-tắc.

Có người đưa ra cách nói này: Bởi vì gần gũi tu tập thực hành tinh tiến, nghĩa là người người ấy luôn luôn yêu thích tu tập, nhanh chóng rời bỏ sinh tử, nhanh chóng chứng được Niết-bàn, mà thực hành tinh tiến, cho nên gọi là Ưu-bà-tắc.

Lại có người nói: Bởi vì gần gũi nhận giữ gìn giáo pháp của chư Phật, nghĩa là người ấy chí thành thọ trì giữ gìn pháp và giới luật của chư Phật, không tiếc thân mạng, cho nên gọi là Ưu-bà-tắc.

Hỏi: Vì sao năm loại này gọi là Học xứ?

Đáp: Bởi vì là những điều cần phải Học của hàng Cận sự.

Có người nói: Năm loại này nên gọi là Học tích, bởi vì nếu có đi qua năm loại này thì bước lên cung điện của trí tuệ Vô thượng. Như Tôn giả A-nậu-luật-đà nói với các Tỳ kheo: Tôi dựa vào giới-trú trong giới, giới là bậc thềm, đã có thể bước lên cung điện của trí tuệ Vô thượng, các thầy nên học đừng sinh tâm phóng túng!

Có người nói: Năm loại này nên gọi là Học hại, bởi vì học theo năm loại này làm hại đến các giới ác.

Có người nói: Năm loại này nên gọi là Học lộ, bởi vì năm loại này là con đường của tất cả luật nghi, pháp thiện-hành diệu đều được chuyển biến.

Có người nói: Năm loại này nên gọi là Học cấm, như các ngoại đạo đã thọ các loại pháp cấm sai biệt để làm ngọn cờ; như vậy Thánh chúng dùng năm loại pháp cấm đã học này để làm ngọn cờ đầu tiên.

Có người nói: Năm loại này nên gọi là Học bổn, bởi vì những điều cần phải học lấy năm loại này làm căn bản.

Có người nói: Năm loại này nên gọi là Học cơ, bởi vì làm nền móng cho tòa thành Niết-bàn.

Hỏi: Vì sao ở trong phi phạm hạnh, chỉ dựa vào lìa bỏ vi phạm vị người khác mà kiến lập Học xứ, chứ không dựa vào lìa bỏ vi phạm vợ mình?

Đáp: Các Sư phái Đối Pháp xưa kia, và các luận Sư của nghiệp Ca-thấp-di-la nói: “Lìa bỏ tà dâm là luật nghi đã thọ của hàng Cận sự và gia đình họ hành ở vùng này; lìa bỏ tà dâm là luật nghi đã thọ của hàng Cận sự và gia đình họ hàng ở vùng này; lìa bỏ phi phạm hạnh thì không như vậy, cho nên ở đây chỉ kiến lập lìa bỏ vi phạm vợ người khác”.

Hiếp Tôn giả nói: “Pháp vương-Pháp chủ biết luật nghi này, có pháp có thể làm chướng ngại ngăn chặn, có pháp không làm chướng ngại ngăn chặn. Nghĩa là tà dâm có thể làm chướng ngại ngăn chặn hết sức đối với luật nghi này, như người gác cổng chặn cứng cổng không mở; phi hạnh khác thì không như vậy, cho nên ở đây chỉ kiến lập lìa bỉ vi phạm vợ người khác”.

Có người đưa ra cách nói này: Vi phạm tà dâm do Tánh tội thâu nhiếp, bị thế gian chê trách; phi phạm hạnh khác tuy là Tánh tội thâu nhiếp, mà không phải là thế gian chê trách, cho nên ở đây không chế định.

Có người đưa ra cách nói này: Đối với vợ người khác… xa lìa thì dễ chứ không phải là đối với vợ mình. Nghĩa là sống ở nhà vợ con vây quanh, ngày đêm quen gần gũi ân ái buộc chặt tâm ý, không thể nào thọ trì xa lìa thói quen gần gũi, bên trong thật sự bất tịnh-bên ngoài mượn cớ trang nghiêm, thân thể vợ mình như chiếc xe phân được tô vẽ. Lìa bỏ tà dâm thì dễ giữ gìn, nghĩa là mong cầu vợ người khác khó mà được như lòng mình muốn.

Có Sư khác nói: Nếu vi phạm vợ người khác thì chính là thuộc về nghiệp đạo ác căn bản, chứ không phải là đối với vợ mình, vì vậy không nói đến.

Có Sư khác nói: Đối với vợ mình sinh lòng ưa thích vừa đủ, cũng được gọi là phạm hạnh thuần nhất trọn vẹn trong sáng, cho nên ở đây không kiến lập. Có người nói: Đây là các phương tiện của Đức Phật khiến cho người khác tiến vào pháp. Nghĩa là Đức Phật trước tiên quán xét, nếu đưa ra pháp như vậy để kiến lập về giới của Cận sự, thì họ đối với hành ác có thể lìa bỏ được bao nhiêu? Liền biết rõ như thật, điều họ đã lìa bỏ thì như nghiệp bốn biển, điều chưa lìa bỏ còn lại thì như hạt sương đầu ngọn cỏ. Họ đã có thể thấy vi phạm vợ người khác là tội lỗi thì có thể xa lìa điều đó, không bao lâu cũng thấy vi phạm vợ mình là có tội thì sẽ xa lìa, cho nên ở đây chỉ kiến lập lìa bỏ vi phạm vợ người khác.

Lại có người nói: Đây là phương tiện thích ứng khéo léo của chư Phật. Nếu Đức Phật vì điều ấy mà chế định đối với vợ mình, thì các vị Quốc Vương-Đại thần-Trưởng giả, không có thể rời bỏ vợ mình, sẽ thưa với Đức Phật rằng: Chúng con không thể nào thọ giới cấm của Như Lai, vẫn cầu xin trừ ra lìa bỏ đối với vợ mình để chúng con nhờ vậy mà có thể có người kế tục! Vì vậy, Đức Phật chỉ kiến lập lìa bỏ vi phạm vợ người khác.

Có Sư khác nói: Nếu các Thánh giả trải qua nhiều đời không vi phạm thì kiến lập giới Cận sự, đối với vợ mình thì không như vậy. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì vi phạm vợ mình có ba loại, đó là từ thamsân-si mà sinh ra. Thánh giả trải qua nhiều đời tuy không vi phạm từ si mà sinh ra, bởi vì si thuộc về phẩm Kiến thì Thánh giả đã đoạn, nhưng vi phạm tham-sân mà sinh ra, cho nên không kiến lập.

Hỏi: Nếu Ưu-bà-tắc lại thọ trì năm loại Học xứ như xa lìa phi phạm hạnh… thì lúc ấy có đạt được các luật nghi riêng biệt, khác với các luật nghi đã thọ trước đó hay không?

Đáp: Lại không đạt được riêng biệt, nhưng gọi là Ưu-bà-tắc hơn hẳn, bởi vì thọ trì giới cấm xa lìa phi phạm hạnh riêng biệt. như các Tỳ kheo, nếu lại thọ trì mười hai công đức Đầu-đà, thì lại không đạt được riêng biệt, khác với giới Tỳ kheo đã thọ trước đó, nhưng gọi là Đại Tỳ kheo ưu biệt, bởi vì thọ trì hạnh xa lìa riêng biệt. Ưu-bà-tắc cũng như vậy.

Hỏi: Vì sao trong bốn nghiệp đạo thiện của ngữ, chỉ riêng lìa bỏ lời nói dối gạt là kiến lập Học xứ, mà không phải là loại khác? Đáp: Các Sư phái Đối Pháp xưa kia, và các Luận Sư của nghiệp Ca-thấp-di-la nói: “Lìa bỏ lời nói dối gạt là luật nghi đã thọ của hàng cận sự và gia đình họ hàng ở vùng này; lìa bỏ lời nói chia rẽ… thì không như ậy, cho nên ở đây chỉ kiến lập lìa bỏ lời nói dối gạt”.

Hiếp Tôn giả nói: “Pháp vương-Pháp chủ biết luật nghi này, có pháp có thể làm chướng ngại ngăn chặn, có pháp không làm chướng ngại ngăn chặn. Nghiệp là lời nói dối gạt có thể làm chướng ngại ngăn chặn hết sức đối với luật nghi này, như người gác cổng chặn cứng cổng không mở; lời nói chia rẽ… thì không như vậy”.

Có người đưa ra cách nói này: Lời nói dối gạt do tánh tội thâu nhiếp, sự chê trách nặng nề nhất; lời nói chia rẽ… tuy thuộc về Tánh tội mà chê trách nhẹ hơn, cho nên không kiến lập làm Học xứ.

Có người đưa ra cách nói này: Lìa bỏ lời nói dối gạt dễ dàng có thể giữ gìn chứ không phải là lìa bỏ ba loại như lời nói chia rẽ…, và những sự đánh đập… như trong thân nghiệp.

Lại có người nói: Dấy lên lời nói dối gạt thì nghiệp đạo nặng nề nhất, ba loại còn lại nhẹ hơn cho nên không kiến lập làm Học xứ của Cận sự.

Có Sư khác nói: Chỉ riêng lời nói dối gạt mới có thể phá hoại tăng, cho nên kiến lập Học xứ, ba loại còn lại thì không như vậy.

Có người khác lại nói: Nếu các Thánh giả trải qua nhiều đời không phạm thì thiết lập giới Cận sự, Thánh giả trải qua nhiều đời chắc chắn xa lìa nghiệp của lời nói dối gạt, chứ không phải là nghiệp của lời nói nào khác. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì những lời nói khác có ba loại, đó là từ tham-sân-si mà sinh ra. Thánh giả trải qua nhiều đời, tuy không phạm từ si mà sinh ra, bởi vì si thuộc về phẩm kiến thì Thánh giả đã đoạn, nhưng phạm do tham-sân mà sinh ra, cho nên không kiến lập.

Hỏi: Vì sao Đức Thế Tôn ở trong Giá tội chỉ riêng lìa bỏ uống rượu là kiến lập làm Học xứ?

Đáp: Các Sư phái Đối Pháp xưa kia, và các Luận sư của nghiệp Ca-thấp-di-la nói: “Chỉ riêng lìa bỏ uống rượu là luật nghi đã thọ của hàng cận sự và gia đình họ hàng ở vùng này; lìa bỏ Giá tội khác thì không như vậy, cho nên ở đây chỉ kiến lập lìa bỏ uống các thứ rượu”.

Hiếp Tôn giả nói: “Pháp vương-Pháp chủ biết luật nghi này, có pháp có thể làm chướng ngại ngăn chặn, có pháp không làm chướng ngại ngăn chặn. Nghĩa là uống các thứ rượu có thể làm chướng ngại ngăn chặn hết sức đối với luật nghi này, như người gác cổng chặn cứng cổng không mở; lìa bỏ Giá tội khác thì không như vậy, cho nên ở đây chỉ kiến lập lìa bỏ uống các thứ rượu”.

Có người đưa ra cách nói này: Lìa bỏ uống các thứ rượu dẽ dàng có thể giữ gìn, chứ không phải là Giá tội khác. Nghĩa là nghiệp sữanghiệp đường-nghiệp cháo… đủ có thể ngăn được cơn khát, sao dùng rượu làm gì?

Có Sư khác nói: Giới lìa bỏ uống rượu có thể giữ gìn tất cả các luật nghi khác, như hào sâu quanh tường thành có thể phòng ngừa bảo vệ tất cả.

Lại có người nói: Nếu không ngăn ngừa giữ gìn giới lìa bỏ uống rượu, thì hủy phạm toàn bộ các luật nghi khác, loại khác thì không như vậy.

Từng nghe có một Ưu-bà-tắc, bẩm tánh nhân hậu hiền thiện, thọ trì năm giới chuyên tinh không phạm. Sau đó vào một lúc, người trong gia đình từ lớn đến nhỏ được mời làm khách dự đám tiệc, một mình người ấy không đến dự, để lại thức ăn dành bữa cho người ấy. Đến bữa lấy ăn, bởi vì nhiều vị mặn cho nên trong chốc lát thêm khát, thấy trong một cái bình có rượu giống như nước, bọ cơn khát bức bách liền lấy để uống. Lúc bấy giờ đã phạm vào giới lìa bỏ uống rượu. Lúc ấy có con gà của nhà bên cạnh đi vào trong nhà người ấy, tâm trộm cắp khởi lên, bắt giết thịt rồi luộc nấu mà ăn. Vào lúc này lại phạm đến giới lìa bỏ sát sinh-trộm cắp. Cô gái nhà bên cạnh đi tìm gà, đi vào trong nhà người ấy, lại dùng uy lực cưỡng bức làm chuyện dâm dục. Vì vậy lại phạm vào giới lìa bỏ tà hạnh. Gia đình cô gái ấy tức giận giữ đến quan phủ, lúc ấy người xét xử sự việc thẩm vấn nguyên do của sự việc, người ấy đều cự tuyệt che giấu. Do đó lại phạm vào giới lìa bỏ lời nói dối gạt. Như vậy, năm giới đều vì rượu mà phạm vào, cho nên trong Giá tội chỉ chế định về uống rượu.

Có Sư khác nói: Rượu khiến cho mất hết ý niệm, tăng thêm không có tàm quý, lỗi lầm do rượu sâu nặng, cho nên chỉ chế định-kiến lập riêng về uống rượu.

Như trong Luật nói: “Trong nước Chế Địa có một con rồng ác độc, tánh vô cùng bạo ác, làm hại đến mùa màng ruộn vườn, người dân sống gần nơi ấy và các loài chim thú không dám đến gần hồ nước. Lúc ấy có Tôn giả tên gọi là Thiện Lai, dùng phương tiện khéo léo làm cho con rồng ấy phải thuần phục. Vì vậy danh tiếng lan truyền khắp mọi nơi, thế là người phát tâm tin tưởng tranh nhau đến cúng dường. Dần dần đi khắp nơi giáo hóa, đến thành Thất-la-phiệt, gặp lúc trong thành ấy thiết hội thỉnh Tăng, có một Cận sự nữ gia cảnh không sung túc lắm, thỉnh một mình Thiện lai đến dâng cúng đồ ăn thức uống. Ăn nhiều vị mặn cho nên trong chốc lát thêm khát, bị cơn khát bức bách mà hiện rõ trạng thái mong cầu nghiệp uống. Lúc ấy Cận sự nữ dấy lên suy nghĩ này: Thức ăn mà Tôn giả đã ăn rất là nhiều mỡ béo, nếu uống nghiệp lạnh thì có lẽ sẽ dẫn đến bệnh tật. Liền tìm cách trao cho bình rượu trong veo. Vị ấy không xem xét kỹ càng, liền nhận lấy mà uống. Khen ngợi vỗ về xong, xếp y đi đến chùa Thắng Lâm, sắp đến nơi thì say mèm khó chịu, hoa mắt choáng váng liền ngã nhào, y bát-tích trượng lăn lóc trên mặt đất, thân thể phơi bày mà nằm không còn hay biết gì. Đức Phật dẫn A-nan đi qua trông thấy, biết mà cố ý hỏi người nằm ở đây là ai, vì sao say rượu mà nằm ở nơi này? A-nan thưa với Đức Phật rằng đây là Thiện Lai. Đức Phật bảo với A-nan hãy tập trung Tăng chúng! Tăng chúng tập trung rồi, Đức Phật ở giữa chúng. Trải chỗ ngồi như thường ngày, ngồi Kiết già uy nghiêm. Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn bảo với chúng Tỳ kheo: Các thầy nghe thấy Tỳ kheo Thiện Lai đã từng dùng phương tiện khéo léo để thuần phục con rồng dữ hay không? Các chúng Tỳ kheo tùy theo người đã thấy-nghe, đều thưa với Đức Phật rằng: Chúng con đã từng nghe thấy, Đức Phật bảo rằng: Ý của các thầy nghĩ thế nào? Thiện lai bây giờ có thể thuần phục được con nhái hay không? Các Tỳ kheo đều thưa rằng: Không thể nào,

Thưa Đức Thế Tôn! Lúc bấy giờ Như Lai dùng các loại phương tiện chê trách lỗi lầm của rượu, bảo với các Tỳ kheo: “Các thầy nếu ai tôn xưng Phật làm vị Thầy, thì từ nay trở đi cho đến một giọt rượu dính trên đầu ngọn cỏ cũng không được uống”. Vì vậy trong Giá tội chỉ chế định về uống rượu.

Có người đưa ra cách nói này: Uống rượu có thể làm cho trí tuệ sa sút, như nói trưởng giả trí tuệ sa sút, là lỗi lầm thứ sáu. Vì vậy trong Giá tội chỉ chế định về uống rượu.

Có Sư khác nói: Thánh giả trải qua nhiều đời nhất định không uống rượu; tuy lúc còn bé thơ, mẹ nuôn nấng dùng ngón tay chấm giọt rượu nhỏ vào trong miệng, mà không tự nhiên cho nên không có lỗi. Vừa có nhận thức phân biệt, tuy gặp phải duyên cưỡng bức, vì giữ gìn thân mạng mà cũng dứt khoát không uống. Vì vậy trong Giá tội chỉ kiến lập về giới rượu.

******

 

Hỏi: Có thể có chỉ thọ ba Quy y thì trở thành Cận sự hay không? Hay là có thiếu kém luật nghi mà trở thành Cận sự chăng? Nếu nói là có, thì trong Kinh đã nói sai biệt về câu chữ lẽ nào không phải là vô nghĩa hay sao? Như nói: “Con tên họ là… quy y Phật-Pháp-Tăng, nguyện tôn trọng ghi nhớ giữ gìn, con là Cận sự, con từ hôm nay cho đến lúc mạng chung, bảo vệ chúng sinh-quay về thanh tịnh”. Cũng nên nói là có thiếu kém luật nghi của sa di-Tỳ kheo… Nếu như không có, thì câu chữ sai biệt trong kinh trước lẽ nào không phải là vô nghĩa hay sao? Vì sao an lập Cận sự có một phần-phần ít-phần nhiều-đủ phần?

Đáp: Các Luận Sư của nước Kiện-đà-la nói: “Chỉ thọ ba Quy y và luật nghi thiếu kém đều trở thành Cận sự”.

Hỏi: Nếu chỉ thọ na Quy y mà trở thành Cận sự, thì câu chữ trong Kinh lẽ nào không phải là vô nghĩa hay sao? Trong kinh nói lúc cận sự thọ luật nghi, ở trước Giới Sư nói ra lời nói như vậy: Con tên họ là… quy y Phật-Pháp-tăng, nguyện tôn trọng ghi nhớ giữ gìn, con là Cận sự, con từ hôm nay cho đén lúc mạng chung, ở trong thời gian ấy bảo vệ chúng sinh-quay về thanh tịnh.

Đáp: Lúc ấy do Biểu này chỉ có được ba Quy y, gọi là Cận sự mà chưa có được luật nghi, sau khi nói về Học xứ thì mới có được luật nghi. Nhưng câu chữ kia không phải là vô nghĩa, bởi vì sau đó tự mình thề nguyện làm cho ba Quy y trước được vững chắc, nếu không bảo vệ chúng sinh thì pháp quy y không phải là thanh tịnh.

Hỏi: Nếu thiếu kém luật nghi mà trở thành Cận sự, thì bởi vì nói khéo léo thuận theo một phần… mà trở thành Cận sự. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì nếu thọ một giới thì gọi là một phần, thọ hai giới gọi là phần ít, thọ ba giới-thọ bốn giới gọi là phần nhiều, thọ đủ năm giới gọi là đủ phần, làm sao không có thiếu kém luật nghi của Sa di-Tỳ kheo…?

Đáp: Đức Phật quán xét căn cơ thích hợp của chúng sinh đã giáo hóa không giống nhau, trao truyền cho luật nghi cũng không cùng một loại. Như các Cận sự không muốn rời bỏ gia đình, bởi vì thâu nhiếp dẫn dắt, cho nên Đức Phật tùy theo ý của họ đối với năm Học xứ có thể thọ nhiều hay ít, vì vậy luật nghi mà họ thọ có thiếu kém; Tỳ kheo-Sa di ý muốn rời bỏ gia đình, bởi vì an lập cho nên chế định lấy đầy đủ luật nghi, thọ đầy đủ mới có được, cho nên luật nghi ấy không có thọ thiếu kèm mà có được, bởi vì là quyến thuộc bên trong của Đức Thế Tôn.

Các Luận sư của nước Ca-thấp-di la nói: “Không có chỉ thọ ba Quy y và luật nghi thiếu kém mà gọi là Cận sự”.

Hỏi: Nếu như vậy thì trong Kinh nói lẽ nào không phải là vô nghĩa hay sao? Như nói: Con tên họ là… quy y Phật-Pháp-tăng, cho đến nói rộng ra.

Đáp: Lúc ấy do Biểu này đã có được ba Quy y, cũng có được luật nghi cho nên nói rộng ra. Lúc ấy do Biểu này đã có được ba Quy y, cũng có được luật nghi cho nên trở thành Cận sự.

Hỏi: Lúc này chỉ tự mình thề nguyện lìa bỏ đối với sát sinh, làm sao từ đây có được đầy đủ năm loại?

Đáp: Bởi vì lúc này tự mình thề nguyện lìa bỏ sát sinh làm nơi nương tựa, năm loại luật nghi cũng cùng lúc có được, bởi vì trong năm Học xứ thì loại ấy là hơn hẳn. Bởi vì thọ giới là không làm tổn hại chúng sinh, ở trong sự tổn hại chúng sinh thì giết hại là đứng đầu, cho nên lấy sự lìa bỏ sát sinh làm nơi nương tựa cho năm loại. Và lại, nói bảo vệ chúng sinh không phải là chỉ lìa bỏ sát sinh, nghĩa là không làm tổn hại-não loạn tất cả hữu tình, lúc ấy tự mình thề rằng: Con từ hôm nay cho đến lúc mạng sống không còn, đối với các hữu tình không làm hại mạng sống của họ, không trộm cắp đồ vật của họ, không xâm phạm vợ con của họ, không nói lời dối gạt, vì giữ gìn bốn loại trước cho nên cũng không uống rượu. Vì vậy nói bảo vệ chúng sinh không phải là chỉ lìa bỏ sát sinh.

Nhưng có tụng khác nói là rời bỏ chúng sinh, lời này ý nói là rời bỏ sát sinh…, mà lược bỏ sát sinh… chỉ nói là rời bỏ chúng sinh. Vả lại, nói rời bỏ chúng sinh là hiển bày đối với chúng sinh, rời bỏ sự tổn hạinão loạn, tức là năm luật nghi đều vì ngăn chặn đề phòng sự tổn hại đến chúng sinh, do đó tự mình thề nguyện mới có được luật nghi, cho nên kinh ấy nói không phải là vô nghĩa.

Hỏi: Nếu chỉ tự mình thề nguyện thì có được luật nghi, tại sao lại nói ra năm loại Học xứ?

Đáp: Tuy kà do tự mình thề nguyện đã có được luật nghi, mà chưa biết rõ ràng về tướng sai biệt ấy, muốn làm cho nhận biết cho nên nói ra năm Học xứ, vì vậy Kinh ấy đã nói đều không phải là vô nghĩa.

Hỏi: Nếu như vậy thì tại sao nói là có Ưu-bà-tắc một phần…?

Đáp: Đây là nói đến phần vị trí chứ không phải là nói đến phần vị thọ. Nghĩa là ở trong năm loại, trì một loại mà không trì bốn loại thì gọi là một phần, trừ hai loại mà không trì ba loại thì gọi là pần ít, trì ba loại-trì bốn loại thì gọi là phần nhiều, trì đầy đủ năm loại thì gọi là đủ phần.

Tôn giả Tăng-già-phiệt-tô phân tích giống như cách nói của hai Sư trước. Vị ấy nói là không có chỉ thọ ba Quy y thì trở thành Cận sự, nhưng có thiếu kém năm loại luật nghi cũng trở thành Cận sự. Nghĩa là lúc người ấy sắp thọ giới Cận sự, trước đó cùng với Giới Sư bàn luận xem xét kũ càng, Học xứ như vậy con có thể thọ trì, Học xứ như vậy con không có thể thọ trì. Đã bàn luận kỹ càng rồi Quy y Phật-Pháp-tăng, tự mình thề nguyện cần phải mong mỏi có được giới như vậy, tùy theo trước đó bàn luận kỹ càng có thể thọ trì ít nhiều, nay có được luật nghi thì số lượng ấy cũng như vậy. Vì thế cho nên nói luật nghi của cận sự gọi là giới bàn luận kỹ càng, chứ không phải là giới Sa di… có thể có tên gọi này.

Nói như vậy thì không có chỉ thọ ba Quy y liền trở thành Cận sự, cũng không có thiếu kém luật nghi của Cận sự thì trở thành Cận sự. Như không có thiếu kém luật nghi của Sa di… mà gọi là Sa di…, điều ấy cũng như vậy.

Hỏi: Có những người chỉ thọ luật nghi của Cận sự, không thọ ba Quy y thì có được luật nghi hay không?

Đáp: Có người nói không có được, bởi vì thọ ba Quy y làm cửa ngõ-làm nơi nương tựa-làm gia hạnh cho luật nghi này.

Có người nói không nhất định, nghĩa là nếu không biết rằng trước phải thọ ba Quy y-sau mới thọ giới, vì tin vào Giới Sư cho nên liền thọ luật nghi, người ấy có được luật nghi mà Giới Sư mắc tội. Nếu người ấy hiểu rõ trước phải thọ ba Quy y, ba Quy y, dấy lên nói như vậy: Tạm thời thuận theo thọ giới, cần gì phải quy y tin vào Phật-Pháp-tăng? Vì tâm kiêu mạn ấy quấn chặt, cho nên tuy thọ mà không có được.

Hỏi: Nếu trước đó không thọ luật nghi của Cận sự, thì thọ luật nghi của Sa di, có được luật nghi của Sa di hay không?

Đáp: Có người nói không có được, bởi vì luật nghi Cận sự làm cửa ngõ-làm nơi nương tựa-làm gia hạnh cho luật nghi này.

Có người nói không nhất định, nghĩa là nếu không biết rõ ràng trước phải thọ luật nghi Cận sự, sau mới thọ luật nghi Sa di, vì tin vào Giới Sư cho nên thọ luật nghi này, người ấy có được luật nghi mà Giới Sư mắc tội, nếu người ấy hiểu rõ ràng trước phải thọ luật nghi Cận sự, sau mới thọ luật nghi Sa di là đúng với nghi thức, nhưng vì kiêu mạn cho nên không cần thọ học luật nghi của cận sự, dấy lên nói như vậy: đâu cần phải thọ giới kém cõi của Cận sự này? Tâm kiêu mạn ấy quấn chặt, cho nên tuy thọ mà không có được.

Như nói không thọ luật nghi Cận sự, mà thọ luật nghi Sa di; như vậy không thọ luật nghi Sa di, mà thọ luật nghi Tỳ kheo, nói rộng ra cũng vậy.

Hỏi: Những Cận sự thọ luật nghi Sa di thọ luật nghi Tỳ kheo, lúc ấy là rời bỏ luật nghi trước-có được luật nghi sau chăng? Nếu rời bỏ luật nghi trước-có được luật nghi sau, thì tại sao luận Thi thiết nói luật nghi trước-sau người ấy đều thành tựu? Vả lại, nếu rời bỏ thì sau lúc rời bỏ luật nghi Sa di làm Cận sự, và lúc rời bỏ luật nghi Tỳ kheo làm Sa di, lại đến thọ giới, làm sao có được hai loại luật nghi của Cận sự và Sa di? Nếu không rời bỏ thì người ấy đã thành tựu hai loại luật nghi, hoặc là ba loại, tại sao có được tên gọi chỉ dựa vào giới sau? Vả lại, Thân giáo sư lúc ấy đã có hai loại, tại sao Đức Phật nói là loại sau-không phải là loại trước?

Đáp: Thọ luật nghi sau không rời bỏ giới trước, nghĩa là Cận sự thọ luật nghi Sa di không rời bỏ năm giới của Cận sự, lại có được mười giới của Sa di, lúc bấy giờ thành tựu mười lăm luật nghi; nếu Sa di thọ luật nghi Tỳ kheo, thì không rời bỏ mười lăm luật nghi trước, lại có được hai trăm năm mươi giới của Tỳ kheo, lúc bấy giờ thành tựu được hai trăm sáu mươi lăm luật nghi.

Có Sư khác nói: Nếu cận sự thọ luật nghi Sa di, thì không rời bỏ năm giới của cận sự lại có được năm giới của Sa di, lúc ấy giờ thành tựu mười loại luật nghi. Nếu Sa di thọ luật nghi Tỳ kheo, thì không rời bỏ mười giới trước lại có được hai trăm bốn mươi giới của Tỳ kheo, lúc bấy giờ thành tựu được hai trăm năm mươi loại luật nghi.

Hỏi: Lúc ấy đã có thành tựu hai loại luật nghi, hoặc là ba loại, tại sao có được tên gọi chỉ dựa vào giới sau?

Đáp: Dựa vào hơn hẳn để lập thành tên gọi, không cần phải đưa ra vấn nạn; như có được địa vị hơn hẳn thì rời bỏ tên gọi thấp kém trước đây.

Hỏi: Lúc ấy đã có hai loại Thân giáo sư, tại sao Đức Phật nói là loại sau-không phải là loại trước?

Đáp: Bởi vì luật nghi hơn hẳn dựa vào Sư sau mà có được, không phải là dựa vào Sư trước; như không dựa vào luật nghi ấy mà có được tên gọi, Sư ấy cũng như vậy. Lại có người nói: Rời bỏ luật nghi trước.

Hỏi: Nếu như vậy thì tại sao luận Thi thiết nói luật nghi trước-sau lúc ấy đều thành tựu?

Đáp: Ý luận ấy nói: Do luật nghi trước giúp đỡ luật nghi sau khiến cho hơn hẳn, thế lực của giới trước đến lúc này hãy còn chuyển, cho nên nói là thành tựu, mà luật nghi trước đó thật ra thì không thành tựu.

Hỏi: Sau lúc rời bỏ luật nghi Tỳ kheo làm Sa di, và lúc rời bỏ luật nghi Sa di làm Cận sự, lại làm sao có được hai giới ấy?

Đáp: Tức là do ngữ Biểu tự mình thề nguyện nay con trở lại làm Sa di-hoặc là Cận sự, cho nên có được hai luật nghi chứ không phải là thành tựu giới trước kia.

Nói như vậy là không rời bỏ giới trước mà có được giới sau, bởi vì giới sau đó đã thọ không phải là pháp trái ngược nhau với giới trước đã thọ. Vả lại, giới trước-sau có nhân duyên khác nhau, không nên hợp lại với nhau làm thành số mười…

Hỏi: Nếu lúc còn bé thơ thọ giới Cận sự, đến giai đoạn trưởng thành mới cưới vợ, thì lúc ấy đối với người vợ này có được trước kia hay không? Nếu có được giới trước kia thì nay phải là phạm giới; nếu trước kia không có được thì luật nghi này lẽ ra có được từ phần ít của hữu tình? Đáp: Nên nói là trước kia có được.

Hỏi: Nếu như vậy thì nay phải là phạm giới?

Đáp: Có được do pần riêng biệt chứ không phải là sự nối tiếp nhau tổng quát. Trước đã thọ mà có được giới lìa bỏ tà dâm, không phải là phi phạm hạnh thì nay vi phạm như thế nào, bởi vì thường gần gũi vợ mình không phải là tà dâm. Nghĩa là trong một sự nối tiếp nhau có nhiều phần riêng biệt, đã ngăn chặn-đã hiện hành riêng biệt, cho nên không có vi phạm.

Hỏi: Nếu giai đoạn bé thơ có được luật nghi không tạo tác, đến lúc trưởng thành mới cưới vợ, thì lúc ấy đối với người vợ này có được luật nghi trước kia hay không? Nếu có được luật nghi trước kia thì nay phải là vi phạm luật nghi, nhưng mà luật nghi không tạo tác có được thì chắc chắn không có gì vi phạm. Nếu trước kia không có được thì luật nghi này lẽ ra có được từ phần ít của hữu tình?

Đáp: Nên nói là trước kia có được, nói rộng như trước.

Hỏi: Luật nghi của Cận sự dựa vào nơi nào mà có?

Đáp: Dựa vào cõi Dục mà có chứ không phải là cõi Sắc-Vô sắc; dựa vào loài người mà có chứ không phải là loài nào khác, dựa vào ba châu mà có-trừ ra Bắc châu.

Hỏi: Nếu luật nghi này chỉ dựa vào loài người, thì trong Kinh đã nói nên thông hiểu thế nào? Như trong kinh nói: “Lúc ấy Thiên Đế Thích đi đến nơi Đức Phật, nói ra lời nói như vậy: Nguyện xin Đức Phật ghi nhớ giữ gìn, con là Cận sự, con từ hôm nay cho đến lúc mạng chung, ở trong thời gian ấy bảo vệ chùng sinh-quay về thanh tịnh”.

Đáp: Lúc ấy tự mình biểu hiện rõ ràng là đẳng lưu của niềm tin, không phải là thọ luật nghi, không nên lấy làm vấn nạn.

Như trong Kinh nói: “Luật nghi Cận trú đầy đủ tám Chi. Như thế nào là tám Chi? Đó là lìa bỏ giết hại sinh mạng, lìa bỏ trộm cắp, lìa bỏ phi phạm hạnh, lìa bỏ lời nói dối gạt, lìa bỏ uống các loại rượu và các nơi phóng túng, lìa bỏ đàn ca múa hát, lìa bỏ thoa ướp hương hoa, lìa bỏ giường ghế cao rộng, lìa bỏ ăn không đúng bữa.” Hỏi: Ở đây có chín Chi, vì sao là tám?

Đáp: Hai hợp lại làm một cho nên nói là tám Chi, đó là lìa bỏ thoa ướp hương hoa và lìa bỏ đàn ca múa hát, cùng chuyển vào nơi trang điểm bên ngoài, cho nên hợp lại thiết lập một Chi.

Hỏi: Thế nào gọi là Cận trú, thế nào là Chi thuộc Cận trú?

Đáp: Lìa bỏ ăn không đúng bữa gọi là cận trú, lìa bỏ giết hại sinh mạng… gọi là Chi thuộc cận trú.

Hỏi: Chi thuộc Cận trú này lẽ ra chỉ có bảy?

Đáp: Lìa bỏ ăn không đúng bữa gọi là cận trú, cũng gọi là Chi thuộc cận trú, cho nên không chỉ là bảy. Như Chánh kiến gọi là Đạo, cũng gọi là Đạo chi, những Chi khác gọi là Đạo chi chứ không phải là Đạo; Trạch pháp gọi là Giác, cũng gọi là Giác chi, những Chi khác gọi là Giác chi chứ không phải là Giác; Tam-ma-địa gọi là Tĩnh lự, cũng là chi thuộc Tĩnh lự, loại khác gọi là chi thuộc Tĩnh lự chứ không phải là Tĩnh lự. Như vậy, lìa bỏ ăn không đúng bữa gọi là Cận trú, cũng gọi là Chi thuộc cận trú, loại khác gọi là Chi thuộc Cận trú chứ không phải là Cận rú, cho nên nói Cận trú đầy đủ tám Chi.

Tôn giả Diệu Âm nói rằng: “Nên nói Cận trú hoặc là hoàn toàn không có Chi, hoặc là một-hai-ba cho đến hoặc là bảy Chi, không phải là yêu cầu đầy đủ tám mới gọi là Cận trú”. Nói như vậy thì không phải là hoàn toàn không có Chi cho đến hoặc là bảy Chi, có thể gọi là Cận trú; gọi là Cận trú thì cần phải có đủ tám Chi.

Hỏi: Luật nghi Cận trú làm sao mà có được?

Đáp: Từ người khác dạy bảo mà có được, nghĩa là tùy theo Thầy dạy bảo, tự mình phát ra lời nói chân thành cung kính tiếp nhận mà có được.

Hỏi: Thọ luật nghi thì hoặc là trước phải tự mình phát ra lời nói, hoặc là cùng nói với Thầy có được luật nghi hay không?

Đáp: Không có được, bởi vì cần phải thuận theo lời nói của Thầy, như lời nói của Thầy mà nói thì mới thọ được.

Hỏi: Luật nghi Cận trú nên thọ từ ai?

Đáp: Thọ từ bảy chúng đều có được, không phải là nơi nào khác. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì nếu người không có giới đến suốt đời, thì không có thể tùy ý làm Giới Sư.

Hỏi: Mặc áo quần loại nào để thọ luật nghi này?

Đáp: Mặc áo quần mà thường ngày sử dụng nghiêm túc, đều có thể thọ luật nghi này. Nếu là tạm thời trang nghiêm thân mình, thì nhất định phải cởi bỏ mới thọ giới này. Các vật dụng như giường-ghế…, dựa theo đây nên biết.

Hỏi: Thọ đến lúc nào?

Đáp: Đến một ngày đêm không thêm-không bớt, nghĩa là lúc sáng sớm từ Thầy mà thọ được, đến sáng sớm ngày mai thì rời bỏ luật nghi.

Hỏi: Nếu có người nhanh chóng thọ nửa tháng-một tháng, hoặc là một thời gian dài có được luật nghi hay không?

Đáp: Nên nói là không có được. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì hạn định thời gian một ngày đêm, cho nên sáng-tối qua lại dễ dàng biết rõ; một Trai hạn định ăn đúng bữa-không đúng bữa, chứ không phải là một ngày đêm. Luật nghi Cận trí có thể khiến cho nhanh chóng thọ trải qua hai ngày đêm, huống hồ nhiều ngày đêm mà có thể nhanh chóng thọ được hay sao? Như luật nghi suốt đời của Cận sự… không thể nào nhanh chóng thọ hai Chúng đồng phần, huống hồ nhiều Đồng phần mà có thể nhanh chóng thọ được hay sao? Luật nghi ngày đêm, lý cũng thuận theo như vậy, bởi vì phạm vi giới hạn của luật nghi chỉ có hai.

Hỏi: Thọ ban ngày không phải là ban đêm, thọ ban đêm không phải là ban ngày, có được giới này hay không?

Đáp: Có người nói không được. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì Đức Phật nói giới này là một ngày đêm.

Hỏi: Nếu như vậy thì nhân duyên mà Tôn giả Ca-đa-diễn-na đã nói nên hiểu thế nào? Như nói: “Lúc ấy Tôn giả bảo với những người giết mổ rằng: Các ông đều cần phải lìa bỏ nghiệp ác này, đừng ở đời sau nhận lấy quả khổ đau vô cùng. Những người giết mổ trả lời rằng: Chúng tôi nhờ vào nghề này mà tự giữ được mạng sống, làm sao có thể lìa bỏ? Tôn giả bảo rằng: Các ông đã làm công việc giết mổ trâu dê… vào thời gian nào? Những người giết mổ trả lời rằng: Chỉ vào thời gian ban ngày. Tôn giả bảo rằng: Các ông có thể thọ trì tám giới Cận trú vào thời gian ban đêm. Những người giết mổ hoan hỷ nghe lời thực hành. Mạng chung đều sinh làm loài quỷ nơi đồng hoang, cứ mỗi khi vào ban ngày có con chó lốm đốm đen bỗng nhiên xuất hiện ăn thịt loài quỷ ấy, chỉ còn lại bộ xương, trong chốc lát thịt sinh ra bình phục như cũ, lại bị ăn thịt, nhận chịu các khổ não như chốn địa ngục. Cứ đến thời gian ban đêm thì tự mình vui thú với năm dục lạc, dạo chơi hưởng thụ vui sướng giống như cõi trời. Tôn giả lại đến nơi những dâm nữ làm nghề mại dâm, bảo rằng: Các cô nên bỉ nghiệp này, đừng nhận lấy quả vô cùng khổ đau ở đời sau. Những người ấy trả lời rằng: Chúng tôi từ lâu quen với việc làm như vậy, không phải là bỗng nhiên có thể lìa bỏ. Tôn giả bảo rằng: Các cô đã làm công việc dơ bẩn sai trái vào thời gian nào? Những người ấy trả lời rằng: Chỉ vào thời gian ban đêm. Tôn giả bảo rằng: Các có có thể thọ trì tám giới Cận trú vào thời gian ban ngày. Những người làm nghề mại dâm hoan hỷ vâng lời thực hành. Mạng chung đều sinh làm loài quỷ nơi đồng hoang, cứ mỗi khi đến thời gian ban đêm có con sâu trăm chân bỗng nhiên sinh ra rỉa ăn thịt loài quỷ ấy, chỉ còn lại bộ xương, trong chốc lát thịt sinh ra bình phục như cũ, lại bị rỉa ăn, nhận chịu các khổ não như chốn địa ngục. Cứ đến thời gian ban ngày thì tự mình vui thú với năm dục lạc, dạo chơi hưởng thụ vui sướng giống như cõi trời”. Như vậy đã nói nên hiểu thế nào?

Đáp: Đó là thuộc về hành diệu chứ không phải là luật nghi, thọ quả của hành diệu chứ không phải là quả của luật nghi, vì vậy không có gì sai.

Có Sư khác nói: Là thần lực của Tôn giả ấy hóa hiện làm ra chứ không phải là chân thật, bởi vì phàm cho Câu-chi-nhĩ chán ngán thế gian, hóa hiện làm ra sự việc ấy, cho nên không cần phải thông hiểu.

Có người nói cũng được, nghĩa là có yêu cầu về kỳ hạn, ngày mồng tám hằng tháng đều thường xuyên thọ trai giới, bởi vì có duyên trở ngại cho nên có thể thọ như vậy.

Lời bình: Cách nói trước là hợp lý, bởi vì giới chỉ trong một ngày đêm.

Hỏi: Nếu đến buổi chiều thì thọ giới này cũng có được giới hay không?

Đáp: Nên nói là không được, trừ ra trước đó có yêu cầu về kỳ hạn, ngày mồng tám hằng tháng đều thường xuyên thọ trai giới, lúc ấy có duyên khác mà buổi sáng không nhớ, ăn rồi mới nhớ cho nên sinh tâm rất hối hận xấu hổ, liền thỉnh Giới Sư thọ trì đúng như pháp thì cũng có được giới này.

Hỏi: Phiến-trĩ-ca, Bán-trạch-ca, không có hình thể, hi hình thể, thọ luật nghi Cận trú có được luật nghi hay không?

Đáp: Nên nói là không được. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì thân sở y kia với chí tánh yếu kém không phải là khí chất của luật nghi, cũng không có thể làm khí chất của không luật nghi, như ruộng phèn-mặn thì mạ tốt-cỏ dại đều không sinh trưởng được. Nhưng cần phải giảng dạy cho họ về luật nghi Cận trú, khiến cho phát sinh hành diệu sẽ nhận được quả tốt đẹp. Hoặc là những Phiến-trĩ-ca được Quốc Vương ủy nhiệm, làm cho biết sự việc quan trọng gây khổ sở đến nhiều người; nếu thọ luật nghi thì tâm ác độc tạm thời dừng lại, lợi ích đến nhiều người, cho nên cũng cần phải thọ, nhưng thật ra không có được luật nghi Cận trú.

Như vậy đã nói về luật nghi cận trú.

Hoặc là có nghiệp đạo Cân bản thanh tịnh mà cận phần bất tịnh. Như người tự tại thọ luật nghi này, có người đầu bếp kia sắp giết hai sinh mạng để làm thức ăn, người ấy liền bảo rằng: Nay tôi thọ giới không được sát sinh, để lại chờ đến ngày mai hãy giết để làm thức ăn. Lại có người bắt được kẻ thù dẫn đến thưa trình cần phải làm hại, người ấy liền bảo rằng: Nay tôi thọ luật nghi không được giết hại, giữ lại đến sáng mai y theo pháp trừng trị. Như vậy gọi là nghiệp đạo căn bản thanh tịnh mà cận phần bất tịnh. Đức Thế Tôn nói luật nghi đã thọ ấy, tuy là nghiệp thù thắng mà không có được quả to lớn.

Hoặc là có nghiệp đạo căn bản thanh tịnh-Cận phần cũng thanh tịnh, mà bị Tầm-Tư ác làm cho tổn hại, đó là Tầm-Tư thuộc về Dục, Tầm-Tư thuộc về Nhuế, Tầm-Tư thuộc về hai. Đức Thế Tôn nói luật nghi đã thọ ấy, tuy là nghiệp thù thắng mà không có được quả to lớn.

Hoặc là có nghiệp đạo Căn bản thanh tịnh-Cận phần cũng thanh tịnh, không phải là Tầm-Tư ác làm cho tổn hại, mà không thâu nhiếp giữ lấy Chánh niệm, đó là tùy niệm Phật, tùy niệm Pháp, tùy niệm Tăng, tùy niệm Giới, tùy niệm Xả, tùy niệm Thiên, đức Thế Tôn nói luật nghi đã thọ ấy, tuy là nghiệp thù thắng mà không có được quả to lớn.

Hoặc là có nghiệp đạo Căn bản thanh tịnh-Cận phần cũng thanh tịnh, không phải là Tầm-Tư ác làm cho tổn hại, thâu nhiếp giữ lấy Chánh niệm mà không hồi hướng giải thoát, đó là vì cầu sinh lên cõi trời hưởng thụ dục lạc…, cho nên trì giới cấm. Đức Thế Tôn nói luật nghi đã thọ ấy, tuy là nghiệp thù thắng mà không có được quả to lớn.

Nếu như có nghiệp đạo Căn bản thanh tịnh-Cận phần cũng thanh tịnh, không phải là Tầm- Tư ác làm cho tổn hại, thâu nhiếp giữ lấy Chánh niệm và hồi hướng giải thoát. Đức Thế Tôn nói luật nghi đã thọ ấy, là nghiệp thù thắng có năng lực đạt được quả to lớn.

Đức Thế Tôn dựa vào luật nghi đã thọ sau cùng, bảo với mẹ con Tỳ-xá-khư-lộc rằng: “Nếu có ai thành tựu tám luật nghi cận trú này, thì tất cả châu báu của mười sáu nước lớn, muốn so với giá trị ấy, trong mười sáu phần không có thể sánh bằng một phần. Như vậy, trăm phầnngàn phần đều là pần kể ra-phần tính toán của ngàn phần, cho đến Ôba-ni-sát-đàm phần cũng không sánh bằng một phần”.

Mười sáu nước lớn, đó là nước Ương-già, nước Ma-kiệt-đà, nước Ca-thi, nước Kiều-tát-la, nước Phật-lật-thị, nước Mạt-la, nước Bôn-đátla, nước Tô-hấp-ma, nước Át-thấp-phược-ca, nước Át-phạn-để, nước Diệp-phiệt-na, nước Kiếm-bạt-xà, nước Câu-lô, nước Bàn-giá-la, nước Phiệt-sa, nước Thù-lạc-tây-na. mười sáu nước này dồi dào các loại châu báu, cho nên chỉ nói đến những nước này.

Các loại châu báu, đó là trân châu Mạt-ni, vật báu Phệ lưu ly, ngọc bích, san hô, vàng bạc, vật báu Mô-bà-lạc-yết-lạp-bà, vật báu Át-thấp-ma-yết-bà…

Lại nữa, Đức Phật dựa vào luật nghi đã nói sau cùng, chỉ trích bài tụng ca ngợi mà Thiên Đế Thích đã nói. “Như Thiên Đế Thích nghe công đức thù thắng của luật nghi Cận trú mà Đức Phật đã nói, liền dùng kệ mà ca ngợi rằng:

Thần lực biến hóa của sáu Trai, hằng tháng thọ trì tám giới trai, Công đức thọ trì ấy thù thắng, thì trở thành bằng nhau với con.

Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn bảo với chúng Tỳ kheo: Thiên Đế Thích này đã nói bài kệ trái với đạo lý, nếu như A-la-hán thì có thể nói ra như vậy. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì Thiên Đế Thích này chưa có thể vĩnh viễn lìa bỏ những tham-sân-si, chưa đạt được giải thoát thân và tâm bị ràng buộc triền miên bởi sinh già bệnh chết-buồn rầu-lo âu-đau lưngkhổ sở, làm sao có thể nói là người thọ trì giới này, đã có được công đức bằng nhau với con? Các A-la-hán đã không còn các lậu, đã làm xong mọi việc, rời bỏ mọi gánh nặng, lợi mình đã đầy đủ, không còn các kiết ràng buộc, tâm khéo léo giải thoát, không nhận lấy thân đời sau. Họ có thể nói rằng người thọ trì giới này mà có được công đức, thì cùng với con bằng nhau. Công đức của Thiên Đế chỉ cảm đến quả báo Thiên Đế, thọ trì tám giới chứng được Tam Bồ-đề, vì vậy không nên nói chỉ bằng nhau với Thiên Đế Thích”.

Hỏi: Ai thích hợp để thọ luật nghi Cận trú này?

Đáp: Có người đưa ra cách nói này: Chỉ có Thánh giả chứ không phải là dị sinh, chỉ là Cận sự chứ không phải là phi cận sự, chỉ có vì tạm thời rời bỏ suốt đời. Nhưng có lúc vì suốt đời rời bỏ suốt đời, vì suốt đời rời bỏ tạm thời. Ai có lúc vì tạm thời thọ giới suốt đời? Nhưng có lúc vì suốt đời thọ giới tạm thời. Nói như vậy thì cũng là Thánh giả-cũng là dị sinh, cũng là Cận sự-cũng là phi cận sự. Nhưng Đức Thế Tôn vì mẹ con Tỳ-xá-khư-lộc mà nói, và Thiên Đế Thích đã nói bài kệ, chỉ dựa vào Thánh giả.

Hỏi: Luật nghi cận trú dựa vào nơi nào mà có?

Đáp: Chỉ dựa vào cõi Dục mà có chứ không phải là cõi Sắc-Vô sắc, dựa vào loài người mà có chứ không phải là loài khác, dựa vào ba châu mà có-trừ ra Bắc châu.

Hỏi: Nếu luật nghi này chỉ dựa vào loài người, thì trong Kinh đã nói nên hiểu thế nào? Như trong Kinh nói: “Có con rồng sống ở biển, từ biển rộng xuất hiện vào sáu ngày Trai thọ tám giới trai, buông xả thân tâm lặng yên mà đứng, từ từ phát ra âm thanh ngâm nga lời nói như vậy: Nay ở thế gian không có gì não hại”.

Đáp: Con rồng ấy có được hành diệu chứ không có được luật nghi, tự mừng cho mình tạm thời lìa bỏ những hành ác, con rồng ấy tự nhớ lại xưa kia ở trong loài người, thọ tám giới trai không có thể giữ gìn thanh tịnh, vì có hủy phạm cho nên rơi vào trong loài rồng, dấy lên tư duy này: Mình xưa kia ở trong loài người, nếu có thể thanh tịnh giữ gìn tám giới trai, thì nay sẽ sinh lên cõi trời hưởng thụ những sự vui sướng, đâu mong hủy phạm để rơi vào nẽo ác này? Vì chán ngán hành ác cho nên thường xuyên từ trong biển xuất hiện thọ tám giới trai, ngâm nga âm thanh tự mừng cho mình, nhưng thật ra thì con rồng ấy chỉ có được hành diệu chứ không có được luật nghi.

Hỏi: Vì sao luật nghi này gọi là Cận trú?

Đáp: Ở gần A-la-hán cho nên gọi là Cận trú, bởi vì thọ luật nghi này học theo các vị ấy.

Có người nói: Đây là ở gần giới suốt đời, cho nên gọi là Cận trú. Có người nói: Lúc tiếp cận giới này mà an trú, cho nên gọi là Cận trú; luật nghi như vậy, hoặc gọi là nuôi lớn, bởi vì nuôi lớn căn thiện bé nhỏ của hữu tình, làm cho căn thiện ấy dần dần tăng lên nhiều hơn. Có người nói: Bởi vì nuôi lớn căn thiện của tại gia làm cho ở gần với căn thiện của xuất gia.

Hỏi: Như vậy đã nói về tám Chi luật nghi, mấy loại là Chi thuộc Thi-la, mấy loại là Chi thuộc không phóng dật, mấy loại là Chi thuộc xa lìa?

Đáp: Năm loại là Chi thuộc Thi-la, đó là lìa bỏ làm hại sinh mạng, cho đến lìa bỏ uống rượu; một loại là Chi thuộc không phóng dật, đó là lìa bỏ ăn không đúng bữa; hai loại còn lại là Chi thuộc xa lìa. Vả lại, bốn loại trước là Chi thuộc Thi-la, bởi vì lìa bỏ Tánh tội; loại thứ năm là Chi thuộc không phóng dật, bởi vì tuy thọ Thi-la, nhưng nếu uống các thứ rượu thì tâm sẽ phóng túng, không thể nào giữ gìn được; ba loại sau là Chi thuộc xa lìa, bởi vì có thể tùy thuận với tâm chán ngán lìa xa, cho nên chán ngán lìa xa có thể chứng được quả của luật nghi. Vì vậy, cận trú có đủ tám Chi, mà đối với năm tăng thêm ba, đối với mười giảm bớt một, bởi vì hợp hai làm thành một, khai một làm thành hai.