LUẬN A TỲ ĐẠT MA ĐẠI TỲ BÀ SA
Năm trăm Đại A-la-hán cùng tạo luận
Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang dịch Phạn sáng Hán
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
CHƯƠNG III: TRÍ UẨN
Phẩm Thứ Năm: LUẬN VỀ THẤT THÁNH
(Từ quyển 9 – quyển 11)
Tùy tín hành cho đến Câu giải thoát, đối với tám trí có mấy thành tựu, mấy không thành tựu? Các chương như vậy và giải thích từng chương đã lĩnh hội rồi, tiếp theo cần phải giải thích rộng ra.
Hỏi: Vì sao soạn ra phần luận này?
Đáp: Vì ngăn chặn tông chỉ của người khác để hiển bày về Chánh lý. Nghĩa là hoặc có người chấp: Tánh thành tựu và không thành tựu không có thật. Vì ngăn chặn cái chấp ấy để hiển bày tánh thành tựu và tánh không thành tựu đều là có thật, cho nên soạn ra phần luận này.
Hỏi: Vì sao trong phần này và chương Định Uẩn ở sau đều dựa vào bảy loại Bổ-đặc-già-la mà soạn luận, trong phẩm Bất Thiện ở chương Kiết Uẩn trước đây chỉ dựa vào năm loại Bổ-đặc-già-la mà soạn ra luận?
Đáp: Là ý của người soạn luận muốn như vậy, cho đến nói rộng ra.
Lại nữa, trong chương Kiết Uẩn trước đây dựa vào người có kiết mà soạn luận, cho nên không nói đến hai loại Bổ-đặc-già-la; trong phần này và chương Định Uẩn dựa vào Bổ-đặc-già-la có Trí và Định mà soạn luận, cho nên cũng nói đến hai loại sau.
Lại nữa, trong chương Kiết Uẩn trước đây dùng Bổ-đặc-già-la làm chương, dùng phiền não lảm môn, cho nên không nói đến hai loại sau; trong phần này và chương Định Uẩn dùng Bổ-đặc-già-la làm chương, dùng Trí-Định làm môn, cho nên cũng nói đến hai loại sau. Bởi vì Tuệ giải thoát và Câu giải thoát tuy không có phiền não mà có Trí-Định, cho nên nói đầy đủ bảy loại Bổ-đặc-già-la. Phân tích rộng về bảy loại Bổđặc-già-la, như trong phẩm Bất Thiện ở chương Kiết Uẩn trước đây.
Trả lời: Tùy tín hành đối với tám trí, hoặc là thánh tựu một-hai-
ba-bốn-năm-sáu-bảy-tám, bởi vì nghĩa không nhất định. Nghĩa là lúc Khổ pháp trí nhẫn không có Tha tâm trí là một, có Tha tâm trí là hai. Nếu chưa lìa nhiễm cõi Dục mà tiến vào Chánh tánh ly sinh, thì không thành tựu Tha tâm trí cho nên gọi là không có Tha tâm trí, lúc ấy thành tựu một Thế tục trí. Nếu đã lìa nhiễm cõi Dục mà tiến vào Chánh tánh ly sinh, thì thành tựu Tha tâm trí cho nên gọi là có Tha tâm trí, lúc ấy thành tựu Thế tục trí và Tha tâm trí. Lúc Khổ pháp trí-Khổ loại trí nhẫn không có Tha tâm trí là ba, có Tha tâm trí là bốn. Trong hai tâm này nếu không thành tựu Tha tâm trí thì chỉ thành tựu ba, đó là Pháp trí-Khổ trí và Thế tục trí; nếu thành tựu Tha tâm trí thì thành tựu bốn, đó là ba trí trước cọng thêm Tha tâm trí. Phần vị sau tăng thêm trí, dựa theo trước nên biết.
Tùy pháp hành cũng như vậy, nghĩa là như Tùy tín hành, hoặc là thành tựu một cho đến tám, bởi vì hai bậc Thánh này có địa như nhauđạo như nhau-thân sở y như nhau-lìa nhiễm cũng như nhau, chỉ riêng căn là có khác nhau, đó là Tùy tín hành thì thuộc về độn căn, nếu là Tùy pháp hành thì thuộc về lợi căn.
Tín thắng giải đối với tám trí, hoặc là thành tựu bảy-tám, nghĩa là không có Tha tâm trí là bảy, có Tha tâm trí là tám. Đó là chưa lìa nhiễm cõi Dục thì không thành tựu Tha tâm trí, cho nên chỉ thành tựu bảy; nếu đã lìa nhiễm cõi Dục thì cũng thành tựu Tha tâm trí, cho nên thành tựu đầy đủ tám.
Kiến chí cũng như vậy, nghĩa là như Tín thắng giải, hoặc là thành tựu bảy, hoặc là thành tựu đầy đủ tám, bởi vì hai bậc Thánh này có địa như nhau-đạo như nhau-thân sở y như nhau-lìa nhiễm cũng như nhau, chỉ riêng căn là có khác nhau, dựa theo trước nên biết.
Thân chứng-Tuệ giải thoát và Câu giải thoát, đối với tám trí này đều thành tựu, bởi vì ba bậc Thánh này đều đã lìa nhiễm cõi Dục, thành tựu đầy đủ tám trí.
Tùy tín hành cho đến Câu giải thoát, đối với tám trí thành tựu quá khứ có mấy-vị lai có mấy và hiện tại có mấy?
Hỏi: Vì sao soạn ra phần luận này?
Đáp: Vì ngăn chặn tông chỉ của người khác để hiển bày về Chánh lý. Nghĩa là hoặc có người chấp: Quá khứ-vị lai đều không phải là có thật. Vì ngăn chặn cái chấp ấy dễ hiển bày về quá khứ-vị lai là có thật. Lại nữa, trước đây tuy nói tổng quát về thành tựu tám trí, mà không dựa vào ba đời để phân biệt nhiều ít, nay muốn nói đến điều ấy cho nên soạn ra phần luận này.
Trả lời: Tùy tín hành đối với tám trí, lúc Khổ pháp trí nhẫn không có Tha tâm trí thì quá khứ-vị lai có một, hiện tại không có; có Tha tâm trí thì quá khứ-vị lai có hai, hiện tại không có. Không có Tha tâm trí và có Tha tâm trí, nghĩa nói như trước. Một Thế tục trí, hai đó là Thế tục trí và Tha tâm trí, Nhẫn không phải là Trí cho nên hiện tại cũng không có. Lúc Khổ pháp trí, không có Tha tâm trí thì quá khứ có một đó là Thế tục trí, vị lai có ba đó là Pháp trí-Khổ trí-Thế tục trí, hiện tại có hai đó là Pháp trí-Khổ trí; có Tha tâm trí thì quá khứ có hai-vị lai có bốn-hiện tại có hai, quá khứ-vị lai cọng thêm Tha tâm trí-hiện tại không thêm, bởi vì Tha tâm trí thì Kiến đạo quyết định không có thể hiện rõ trước mắt, cũng không thể tu. Phần vị sau tăng thêm trí, dựa theo trước nên biết.
Tùy pháp hành cũng như vậy, nghĩa là hai bậc Thánh này có địa như nhau, nói rộng ra như trước.
Tín thắng giải đối với tám trí, không có Tha tâm trí thì vị lai có bảy, có Tha tâm trí thì vị lai có tám, quá khứ nếu đã diệt không mất, hiện tại nếu hiện rõ ở trước mắt. Quá khứ nếu đã diệt mà không phải là đạt được quả-luyện căn và lui sụt cho nên mất thì thành tựu; nếu chưa hẳn đã diệt, giả sử đã diệt mà vỉ ba duyên cho nên mất thì không thành tựu. Đây là nói về trí vô lậu, hoặc là Tha tâm trí chứ không phải là Thế tục trí, bởi vì Thế tục trí thì quá khứ-vị lai nhất định thành tựu, hiện tại hoặc là một-hoặc là hai-hoặc làba, nếu lúc không có tâm thì cũng không thành tựu.
Kiến chí cũng như vậy, nghĩa là dựa theo trước nên biết.
Ba bậc Thánh như Thân chứng…, như văn nói đầy đủ. Đã diệt không mất, nghĩa là nếu đã diệt mà không phải là luyện căn… và lui sụt cho nên mất thì thành tựu.
Tùy tín hành cho đến Câu giải thoát, lúc pháp trí cho đến Đạo trí hiện rõ ở trước mắt, có mấy trí hiện rõ ở trước mắt?
Hỏi: Vì sao soạn ra phần luận này?
Đáp: Vì ngăn chặn tông chỉ của người khác để hiển bày về Chánh lý. Nghĩa là hoặc có người chấp: Các trí tuy có thể từng trí một hiện rõ trước mắt mà không thể nào có hai. Vì ngăn chặn cái chấp ấy để hiển bày về trí hiện rõ trước mắt hoặc là một-hoặc là hai-hoặc là ba loại.
Có người khác lại chấp: Lúc tiến vào hiện quán thì quán tổng quát về bốn Đế, bốn trí lập tức phát khởi. Vì ngăn chặn cái chấp ấy để hiển bày lúc Hiện quán, đều quán riêng biệt về Đế, không có nghĩa về trí của hai Đế lúc phát khởi, huống chi là có thể phát khởi nhiều trí.
Hoặc lại có người chấp: Nhiều Thức cùng sinh khởi, nhiều trí cùng
khởi lên. Vì ngăn chặn cái chấp ấy để hiển bày một hữu tình trong một sát-na chỉ khởi lên một Thức, Thể của trí cũng như vậy, cho nên soạn ra phần luận này.
Trả lời: Tùy tín hành lúc Pháp trí hiện rõ ở trước mắt, có hai trí hiện rõ ở trước mắt, đó là Pháp trí và Khổ trí. Nói rộng ra cho đến lúc Đạo trí hiện rõ ở trước mắt, có hai trí hiện rõ ở trước mắt, đó là Đạo trí và Pháp trí. Nghĩa là phần vị Kiến đạo lúc bảy trí hiện rõ ở trước mắt, Thể của trí trong mỗi một sát-na tuy là một mà nghĩa thì nói là hai, đó là vì đối trị cho nên hoặc gọi là Pháp trí-hoặc gọi là Loại trí, vì hành tướng cho nên hoặc gọi là Khổ trí, cho đến hoặc gọi là Đạo trí.
Tùy pháp hành cũng như vậy, nghĩa là hai phần vị này có địa như nhau, nói rộng ra như trước.
Tín thắng giải lúc Pháp trí hiện rõ ở trước mắt, hoặc có hai-ba trí hiện rõ ở trước mắt, đó là Pháp trí-Khổ trí, nói rộng ra cho đến lúc Đạo trí hiện rõ ở trước mắt, hoặc có hai-ba trí hiện rõ ở trước mắt, đó là Đạo trí-Pháp trí, không phải là Tha tâm trí thì có hai, là Tha tâm trí thì có ba; Đạo trí-Loại trí không phải là Tha tâm trí thì có hai, là Tha tâm trí thì có ba. Nghĩa là phần vị Tu đạo lúc các trí hiện rõ ở trước mắt, Thể của trí trong mỗi một sát-na tuy là một, mà nghĩa thì nói là hai-hoặc nghĩa thì nói là ba. Đó là trí vô lậu lúc hiện rõ ở trước mắt, nếu Khổ-Tập-Diệt trí và Tha tâm trí vốn không thâu nhiếp Đạo trí thì chỉ có nghĩa nói là hai, đó là vì đối trị cho nên hoặc gọi là Pháp trí, hoặc gọi là Loại trí; vì hành tướng cho nên hoặc gọi là Khổ trí, cho đến hoặc gọi là Đạo trí. Nếu Tha tâm trí đã thâu nhiếp Đạo trí thì nghĩa nói là ba, đó là vì đối trị cho nên hoặc gọi là Pháp trí, hoặc gọi là Loại trí; vì hành tướng cho nên gọi là Đạo trí, vì gia hạnh cho nên gọi là Tha tâm trí. Lúc trí hữu lậu hiện rõ ở trước mắt, nếu không phải là Tha tâm trí thì chỉ có một trí, đó là Thế tục trí; nếu là Tha tâm trí thì nghĩa nói có hai, đó là vì tự tánh cho nên gọi là Thế tục trí, vì gia hạnh cho nên gọi là Tha tâm trí.
Kiến chí-Thân chừng cũng như vậy, nghĩa là bởi vì phần vị như nhau cho nên các trí hiện rõ trước mắt có nghĩa tương tự.
Tuệ giải thoát lúc Pháp trí hiện rõ ở trước mắt, hoặc là hai-ba trí hiện rõ ở trước mắt, đó là Pháp trí-Khổ trí, không phải là Tận trí-Vô sinh trí thì có hai, là Tận trí hoặc Vô sinh trí thì có ba; nói rộng ra cho đến lúc Đạo trí hiện rõ ở trước mắt, hoặc là hai-ba trí hiện rõ ở trước mắt, đó là Đạo trí-Pháp trí, không phải là Tận trí-Vô sinh trí-Tha tâm trí thì có hai, là Tận trí-hoặc Vô sinh trí-hoặc Tha tâm trí thì có ba. Đạo tríLoại trí không phải là Tận trí-Vô sinh trí-Tha tâm trí thì có hai, là Tận trí-Vô sinh trí hoặc Tha tâm trí thì có ba. Nghĩa là phần vị vô học lúc các trí hiện rõ ở trước mắt, Thể của trí trong mỗi một sát-na tuy là một mà nghĩa thì nói là hai, hoặc là nghĩa thì nói có ba. Đó là trí vô lậu lúc hiện rõ ở trước mắt, nếu Tận trí-Vô sinh trí vốn không thâu nhiếp KhổTập-Diệt trí, và Tận trí-vô sinh trì-Tha tâm trí vốn không thâu nhiếp
Đạo trí thì chỉ có nghĩa nói là hai, nghĩa là vì đối trị cho nên hoặc gọi là Pháp trí, hoặc gọi là Loại trí; vì hành tướng cho nên hoặc gọi là Khổ trí, cho đến hoặc gọi là Đạo trí. Nếu Tận trí hoặc là Vô sinh trí vốn không thâu nhiếp Khổ-Tập-Diệt trí, và Tận trí-hoặc Vô sinh trí-hoặc Tha tâm trí vốn không thâu nhiếp Đạo trí thì nghĩa nói là có ba, nghĩa là vì đối trị cho nên hoặc gọi là Pháp trí, hoặc gọi là Loại trí; vì hành tướng cho nên hoặc gọi là Khổ trí, cho đến hoặc gọi là Đạo trí; vì việc làm cho nên hoặc gọi là Tận trí; vì đầy đủ nhân cho nên hoặc gọi là Vô sinh trí; vì gia hạnh cho nên hoặc gọi là Tha tâm trí. Lúc trí hữu lậu hiện rõ ở trước mắt, nếu không phải là Tha tâm trí thì chỉ có một trí, đó là Thế tục trí; nếu là Tha tâm trí thì nghĩa nói có ba, đó là tự tánh cho nên gọi là Thế tục trí, vì gia hạnh cho nên gọi là Tha tâm trí.
Hỏi: Vì sao Thể của Tận trí-Vô sinh trí-Tha tâm trí không xen tạp với nhau?
Đáp: Tận trí-Vô sinh không phải là tự tánh thuộc Kiến, Tha tâm trí là tự tánh thuộc Kiến, cho nên không xen tạp với nhau. Tận trí-Vô sinh trí đã dấy khởi hành tướng cùng có khác nhau cho nên cũng không xen tạp với nhau, nghĩa là Khổ-Ngã đã nhận biết như nhau là hành tướng do Tận trí dấy khởi, không còn gì đáng biết nữa đều là do Vô sinh trí dấy khởi hành tướng.
Câu giải thoát cũng như vậy, nghĩa là bởi vì phần vị như nhau.
Tùy tín hành cho đến Câu giải thoát, đối với ba Tam-ma-địa có mấy thành tựu, mấy không thành tựu?
Hỏi: Vì sao soạn ra phần luận này?
Đáp: Vì ngăn chặn tông chỉ của người khác để hiển bày về Chánh lý. Nghĩa là hoặc có người chấp: Thể của Tam-ma-địa chỉ lá một mà nghĩa nói là có ba. Vì ngăn chặn cái chấp ấy để hiển bày tự tánh của ba loại này đều khác nhau, cho nên soạn ra phần luận này.
Trả lời: Tùy tín hành đối với ba Tam-ma-địa, Diệt pháp trí nhẫn chưa hẳn đã sinh thì thành tựu ba. Nghĩa là Diệt pháp trí nhẫn chưa hiện rõ ở trước mắt thì chỉ thành tựu hai loại là Không và Vô nguyện, lúc Khổ pháp trí nhẫn thì cả hai loại cùng tu; Diệt pháp trí nhẫn đã sinh, cho đến lúc Đạo loại trí nhẫn hiện rõ ở trước mắt thì đều thành tựu ba, bởi vì tiếp tục thành tựu Vô tướng.
Tu pháp hành cũng như vậy, nghĩa là hai phần vị này có địa như nhau, nói rộng ra như trước.
Tín thắng giải cho đến Câu giải thoát, đối với Tam-ma-địa đều thành tựu, là bởi vì đã đạt được đầy đủ.
Hỏi: Tùy tín hành cho đến Câu giải thoát, đối với ba Tam-ma-địa, thành tựu quá khứ có mấy-vị lai có mấy-hiện tại có mấy?
Đáp: Tùy tín hành đối với ba Tam-ma-địa, nếu dựa vào Không mà tiến vào Chánh tánh ly sinh, lúc Khổ pháp trí nhẫn thì quá khứ không có-vị lai có hai-hiện tại có một; nói rộng ra cho đến Diệt pháp trí, cho đến lúc Đạo loại trí nhẫn thì quá khứ có hai-vị lai có ba-hiện tại có một. Nghĩa là nếu dựa vào Không mà tiến vào Chánh tánh ly sinh, thấy khổ trong tâm thứ nhất thì quá khứ không có, thấy Khổ trong bốn tâm thì hiện tại vó một, đó là Không; thấy Khổ trong ba tâm sau, và thấy Tập trong tâm thứ nhất thì quá khứ có một, đó là không; thấy Tập trong ba tâm sau, thấy Diệt trong tâm thứ nhất thì quá khứ có hai, đó là KhôngVô nguyện; thấy Khổ-thấy Tập tất cả trong bốn tâm thì vị lai có hai, đó là Không-Vô nguyện; thấy Diệt trong bốn tâm thì hiện tại có một, đó là Vô tướng; thấy Tập trong bốn tâm-thấy Đạo trong ba tâm thì hiện tại có một, đó là Vô nguyện; thấy Diệt trong ba tâm sau-thấy Đạo trong ba tâm thì đều là quá khứ có đủ ba; thấy Diệt trong bốn tâm-thấy Đạo trong ba tâm thì đều là vị lai có có đủ ba. Nếu dựa vào Vô nguyện mà tiến vào chánh tánh ly sinh, thì nên biết cũng như vậy. Có điểm sai biệt, đó là quá khứ nhất định không có; Không chỉ có một hoặc là hai; thấy Khổ-thấy Tập tất cả trong bốn tâm, thấy Đạo trong ba tâm đều là hiện tại chỉ có một, đó là Vô nguyện.
Hỏi: Những Bổ-đặc-già-la nào dựa vào Không mà tiến vào Chánh tánh ly sinh? Những Bổ-đặc-già-la nào dựa vào Vô nguyện mà tiến vào Chánh tánh ly sinh?
Đáp: Nếu là Kiến hành thì dựa vào Không mà tiến vào Chánh tánh ly sinh, nếu là Ái hành thì dựa vào Vô nguyện mà tiến vào Chánh tánh ly sinh, chỉ trừ ra Bồ-tát tuy là Ái hành mà dựa vào Không để tiến vào Chánh tánh ly sinh. Vả lại, Kiến hành lại có hai loại, chấp trước Ngã kiến thì dựa vào hành tướng Vô ngã mà tiến vào Chánh tánh ly sinh, chấp trước Ngã sở Kiến thì dựa vào hành tướng Không mà tiến vào Chánh tánh ly sinh. Những người Ái hành cũng có hai loại, người ngã mạn tăng lên thì dựa vào hành tướng Vô thường mà tiến vào Chánh tánh ly sinh, người giãi đãi tăng lên thì dựa vào hành tướng Khổ mà tiến vào Chánh tánh ly sinh.
Lại nữa, nếu người lợi căn thì phần nhiều dựa vào Không mà tiến vào Chánh tánh ly sinh, nếu người độn căn thì phần nhiều dựa vào Vô nguyện mà tiến vào Chánh tánh ly sinh. Như lợi căn-độn căn, cho đến khai mở về trí-nói về trí, nên biết cũng như vậy.
Nếu dựa vào Vô nguyện mà tiến vào Chánh tánh ly sinh, thì lúc ấy hoặc là dựa vào Vô nguyện-Vô tướng lìa hết nhiễm của ba cõi, chúng đồng phần trống rỗng không hiện rõ trước mắt.
Tùy pháp hành cũng như vậy, nghĩa là hai phần vị này có địa như nhau, nói rộng ra như trước.
Tín thắng giải cho đến Câu giải thoát, đối với ba Tam-ma-địa đều là vị lai có ba, quá khứ đã diệt không mất, hiện tại nếu hiện rõ ở trước mắt. Ở đây đều dựa theo trước, nên biết về tướng ấy.
Hỏi: Tùy tín hành cho đến Câu giải thoát, lúc Tam-ma-địa KhôngVô nguyện-Vô tướng hiện rõ ở trước mắt, có mấy trí hiện rõ ở trước mắt?
Đáp: Tùy tín hành, lúc Tam-ma-địa Không hiện rõ ở trước mắt, hoặc là có hai-hoặc là không có. Nói rộng ra cho đến Câu giải thoát cũng như vậy, nghĩa là trong Kiến đạo lúc Nhẫn thì không có trí, lúc trí thì có hai trí; trong Tu đạo lúc Khổ-Tập-Diệt trí thì có hai trí, lúc Đạo trí thì hoặc là có hai-hoặc là có ba trí; trong đạo Vô học thì Khổ-Tập-Diệt trí, do Chánh kiến Vô học thâu nhiếp thì mỗi một trí có hai trí, không phải là do Chánh kiến Vô học thâu nhiếp thì mỗi một trí có ba trí, Đạo trí nếu không phải là do Chánh kiến Vô học thâu nhiếp thì có ba trí, nếu là do Chánh kiến Vô học thâu nhiếp thì Tha tâm trí cũng có ba trí, tức là Đạo trí này nếu không phải là Tha tâm trí thì chỉ có hai trí.
Hỏi: Vì sao Tận trí-Vô sinh trí không tương ưng với Tam-ma-địa không?
Đáp: Bởi vì hành tướng khác nhau, nghĩa là hành tướng không phải là Tận trí-Vô sinh trí, hoặc là hành tướng của Tận trí-Vô sinh trí không phải là Không. Lại nữa, Tam-ma-địa Không tương ưng với Kiến, Tận trí-Vô sinh trí không phải là tánh thuộc Kiến. Lại nữa, tự tánh của Tam-ma-địa Không là thắng nghĩa, hành tướng đã khởi lên cũng là thắng nghĩa; tự tánh của Tận trí-Vô sinh trí tuy là thắng nghĩa, mà hành tướng đã khởi lên không phải là thắng nghĩa. Nghĩa là trí này về sau dấy lên ý nghĩ này: Đời sống mình đã hết…; có hành tướng Ngã là thế tục thâu nhiếp chứ không phải là thắng nghĩa.
Hỏi: Tùy tín hành cho đến Câu giải thoát, ba Căn vô lậu-bảy Giác chi-tám Đạo chi tùy theo lúc thích hợp hiện rõ ở trước mắt, có mấy trí hiện rõ ở trước mắt?
Đáp: Tùy tín hành, lúc Vị tri đương tri căn hiện rõ ở trước mắt, hoặc là có hai-hoặc là không có. Nói rộng ra cho đến câu giải thoát cũng như vậy. Nghĩa là trong Kiến đạo lúc tám Nhẫn thì hoàn toàn không có trí, lúc bảy trí thì đều có hai trí; trong Tu đạo lúc Khổ-Tập-Diệt trí thì đều có hai trí. Lúc Đạo trí thì hoặc là có hai trí-hoặc là có ba trí; trong đạo Vô học thì Khổ-Tập-Diệt-Đạo trí đều hoặc là có hai trí-hoặc là có ba trí, dựa vào trước nên biết.
Hỏi: Trong này nhiều lần nói đến Tuệ giải thoát dấy khởi Tha tâm trí, trí này dấy khởi cần phải dựa vào Tĩnh lự căn bản, nếu Tuệ giải thoát cũng có thể hiện khởi Tĩnh lự căn bản, thì lẽ nào không trái ngược với kinh Tô Thi Ma hay sao? Trong kinh ấy nói: “Tuệ giải thoát thì không thể nào hiện khởi Tĩnh lự căn bản.” Đáp: Tuệ giải thoát có hai loại:
- Phần ít.
- Toàn phần.
Tuệ giải thoát phần ít đối với bốn Tĩnh lự có thể dấy khởi một-hai-ba, Tuệ giải thoát toàn phần đối với bốn Tĩnh lự đều không có thể dấy khởi. Trong luận này nói đến Tuệ giải thoát phần ít, cho nên có thể khởi lên Tha tâm trí; trong kinh Tô Thi Ma nói về Tuệ giải thoát toàn phần, Tuệ toàn phần ấy đối với bốn Tĩnh lự đều không có thể dấy khởi. Hai cách nói như vậy đều là dễ dàng thông suốt, bởi vì Tuệ giải thoát phần ít này, thậm chí có thể khởi lên Đẳng chí của Hữu Đảnh nhưng không đạt được Diệt định, nếu đạt được Diệt định thì gọi là Câu giải thoát.
Các pháp tương ưng với Pháp trí, thì pháp ấy tương ưng với Loại trí chăng? Cho đến nói rộng ra.
Hỏi: Vì sao soạn ra phần luận này?
Đáp: Vì ngăn chặn tông chỉ của người khác để hiển bày về Chánh lý. Nghĩa là hoặc có người chấp: Tâm-tâm sở pháp, từng loại một mà sinh khởi chứ không có nghĩa tương ưng. Vì ngăn chặn ý chấp ấy để hiển bày tâm-tâm sở nhất định phải cùng lúc sinh khởi và có nghĩa tương ưng. Hoặc lại có người chấp: Tâm-tâm sở pháp trước sau tương ưng. Có người khác lại chấp: Tự tánh tương ưng với tự tánh. Vì ngăn chặn ý chấp ấy để hiển bày tương ưng thì nhất định phải cùng lúc sinh khởi, có tự Thể riêng biệt, cho nên soạn ra phần luận này. Trong này, các pháp bởi vì ba duyên cho nên liên quan đan xen lẫn nhau, so sánh để hiển bày tương ưng, nghĩa là hoặc có pháp bởi vì thâu nhiếp nhau, cho nên liên quan đan xen lẫn nhau, như trí cùng với trí; hoặc lại có pháp bởi vì tương ưng, cho nên đan xen lẫn nhau, như trí cùng với Tamma-địa; hoặc lại có pháp bởi vì thâu nhiếp nhau-tương ưng với nhau, cho nên liên quan đan xen lẫn nhau, như trí cùng với Căn-Giác chi-Đạo chi. Đây gọi là Tỳ-bà-sa tóm lược tại nơi này.
Hỏi: Các pháp tương ưng với Pháp trí, thì pháp ấy tương ưng với Loại trí chăng?
Đáp: Không phải như vậy.
Hỏi: Giả sử tương ưng với Loại trí, thì pháp ấy tương ưng với Pháp trí chăng?
Đáp: Không phải như vậy. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì không phải là một tâm, bởi vì sở duyên khác nhau. Đối với Thế tục trí cũng như vậy. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì không phải là một tâm, bởi vì tu hữu lậu-vô lậu đều khác nhau.
Hỏi: Các pháp tương ưng với Pháp trí, thì pháp ấy tương ưng với Tha tâm trí hay sao?
Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt, bởi vì nghĩa không nhất định:
1. Có pháp tương ưng với Pháp trí mà không phải là Tha tâm trí, đó là Tha tâm trí vốn không thâu nhiếp pháp tương ưng với Pháp trí; pháp này là gì? Đó là Khổ-Tập-Diệt pháp trí, và Tha tâm trí vốn không thâu nhiếp pháp tương ưng với Đạo trí.
2. Có pháp tương ưng với Tha tâm trí mà không phải là Pháp trí, đó là Pháp trí vốn không thâu nhiếp pháp tương ưng với Tha tâm trí. Pháp này là gì? Đó là Loại trí-Thế tục trí đã thâu nhiếp pháp tương ưng với Tha tâm trí.
3. Có pháp tương ưng với Pháp trí cũng là Tha tâm trí, đó là Pháp trí đã thâu nhiếp pháp tương ưng với Tha tâm trí. Pháp này là gì? Đó là pháp này tương ưng với chín pháp Đại địa, mười pháp Đại thiên, TầmTứ và tâm.
4. Có pháp không phải là tương ưng với Pháp trí cũng không phải là Tha tâm trí, đó là Pháp trí-Tha tâm trí, và Pháp trí-Tha tâm trí không thâu nhiếp-không tương ưng với các tâm-tâm sở pháp khác, sắc-vô vitâm bất tương ưng hành.
Trong này, Pháp trí-Tha tâm trí, là bởi vì tự tánh không tương ưng với tự tánh; và Pháp trí-Tha tâm trí không thâu nhiếp-không tương ưng với các tâm-tâm sở pháp khác, là không thâu nhiếp trừ ra tự tánh của nó, không tương ưng là trừ ra tương ưng với nó, chọn lấy các tâm-tâm sở pháp khác. Pháp này là gì? Đó là Khổ-Tập-Diệt loại trí-Tha tâm trí vốn không thâu nhiếp tụ tương ưng với Đạo loại trí và tụ tương ưng với Nhẫn vô lậu; Tha tâm trí không tương ưng với tất cả tâm-tâm sở pháp hữu lậu, sắc-vô vi-tâm bất tương ưng, nghĩa là tất cả sắc-vô vi-tâm bất tương ưng hành, đều không phải là pháp tương ưng với Pháp trí, cũng không phải là Tha tâm trí bởi vì không có sở duyên.
Đối với Khổ-Tập-Diệt-Đạo trí và Chánh kiến cũng như vậy, nghĩa là như Pháp trí đối với Tha tâm trí làm thành bốn câu phân biệt, đối với Khổ-Tập-Diệt-Đạo trí và Chánh kiến trong tám Đạo chi cũng như vậy.
Hỏi: Các pháp tương ưng với Pháp trí, pháp ấy tương ưng với Tamma-địa không hay sao?
Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt. Trong này, Pháp trí tương ưng với ba Tam-ma-địa, Tam-ma-địa không tương ưng với hai Trí-hai Nhẫn. Hai Trí là Khổ pháp trí và Khổ loại trí, hai Nhẫn là Khổ pháp trí nhẫn và Khổ loại trí nhẫn. Vì thế cho nên trong này làm thành bốn câu phân biệt lớn:
1. Có pháp tương ưng với Pháp trí mà không phải là Không, đó là Pháp trí tương ưng với Không, và Không tương ưng với pháp tương ưng của Pháp trí. Trong này, Pháp trí tương ưng với Không, đó là Pháp trí câu sinh và Tam-ma-địa không, pháp này tương ưng với Pháp trí chứ không phải là Không, bởi vì tự tánh không tương ưng với tự tánh; và Không không tương ưng với pháp tương ưng của pháp trí, đó là Vô nguyện-Vô tướng câu sinh và pháp tương ưng với Pháp trí.
2. Có pháp tương ưng với Không mà không phải là Pháp trí, đó là Không tương ưng với Pháp trí, và Pháp trí không tương ưng với pháp tương ưng của Không. Trong này, Không tương ưng với Pháp trí, đó là Không câu sinh và Pháp trí, pháp này tương ưng với Không chứ không phải là Pháp trí, bởi vì tự tánh không tương ưng với tự tánh; và Pháp trí không tương ưng với pháp tương ưng của Không, đó là Khổ loại trí và Khổ nhẫn câu sinh và pháp tương ưng với Tam-ma-địa Không.
3. Có pháp tương ưng với Pháp trí cũng là Không, đó là hai pháp tương ưng. Trong này, hai pháp tương ưng, đó là Pháp trí-Không trong tụ câu sinh, trừ ra hai tự tánh, còn lại các tâm-tâm sở pháp. Pháp này là gì? Đó là hai pháp tương ưng với tám pháp Đại địa, mười pháp Đại thiện địa, Tầm-Tứ và tâm.
4. Có pháp không phải là tương ưng với Pháp trí cũng không phải là Không, đó là Pháp trí không tương ưng với Không, Không không tương ưng với Pháp trí, và Pháp trí-Không không thâu nhiếp-không tương ưng với các tâm-tâm sở pháp, sắc-vô vi-tâm bất tương ưng hành. Trong này, Pháp trí không tương ưng với Không, đó là Khổ loại trí và Khổ nhẫn câu sinh với Tam-ma-địa Không, pháp này không phải là tương ưng với Pháp trí, bởi vì là tụ khác, cũng không phải là tương ưng với Không, bởi vì tự tánh không tương ưng với tự tánh; Không không tương ưng với Pháp trí, đó là Vô nguyện-Vô tướng câu sinh và Pháp trí, pháp này không phải tương ưng với Không, bởi vì là tụ khác, cũng không phải là tương ưng với Pháp trí, bởi vì tự tánh không tương ưng với tự tánh; và Pháp trí-Không không thâu nhiếp-không tương ưng với các tâm-tâm sở pháp khác, không thâu nhiếp là trừ ra hai tự tánh, không tương ưng là trừ ra hai tương ưng, chọn lấy các tâm-tâm sở pháp khác. Pháp này là gì? Đó là Pháp trí không tương ưng với tụ tướng của Vô nguyện-Vô tướng, và tất cả tâm-tâm sở pháp hữu lậu, sắc-vô vi-tâm bất tương ưng hành, nghĩa là tất cả sắc-vô vi-tâm bất tương ưng hành, đều không phải là pháp tương ưng với Pháp trí, cũng không phải là không, bởi vì không có sở duyên.
Đối với Vô nguyện-Vô tướng-Hỷ-giác chi-Chánh tư duy cũng như vậy, nghĩa là như Pháp trí đối với Không làm thành bốn câu phân biệt lớn, đối với Vô nguyện-Vô tướng-Hỷ giác chi-Chánh tư duy cũng như vậy.
Hỏi: Các pháp tương ưng với Pháp trí, pháp ấy tương ưng với Vị tri đương tri căn chăng?
Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt, bởi vì nghĩa không nhất định.
1. Có pháp tương ưng với Pháp trí mà không phải là Vị tri đương tri căn, đó là Vị tri đương tri căn vốn không thâu nhiếp pháp tương ưng với Pháp trí. Pháp này là gì? Đó là Dĩ tri căn-Cụ tri căn đã thâu nhiếp pháp tương ưng với Pháp trí, pháp này tương ưng với Pháp trí chứ không phải là Vị tri đương tri căn, bởi vì là tụ khác.
2. Có pháp tương ưng với Vị tri đương tri căn mà không phải là Pháp trí, đó là Vị tri đương tri căn đã thâu nhiếp Pháp trí, và Pháp trí không thâu nhiếp-không tương ưng với pháp tương ưng của Vị tri đương tri căn. Trong này, Vị tri đương tri căn đã thâu nhiếp Pháp trí, đó là Vị tri đương tri căn và Pháp trí trong tụ câu sinh, pháp này tương ưng với Vị tri đương tri căn chứ không phải là Pháp trí, bới vì tự tánh không tương ưng với tự tánh; và Pháp trí không thâu nhiếp-không tương ưng với pháp tương ưng của Vị tri đương tri căn, đó là các Loại trí và Nhẫn vô lậu trong tụ câu sinh, pháp tương ưng của Vị tri đương tri căn, pháp này tương ưng với Vị tri đương tri căn chứ không phải là Pháp trí, bởi vì là tụ khác.
3. Có pháp tương ưng với Pháp trí cũng là Vị tri đương tri căn, đó là Vị tri đương tri căn đã thâu nhiếp pháp tương ưng với Pháp trí. Pháp này là gì? Đó là tám căn khác và pháp tương ưng với nó, còn lại không phải là căn và tâm sở pháp.
4. Có pháp không phải là tương ưng với Pháp trí cũng không phải là Vị tri đương tri căn, đó là Vị tri đương tri căn vốn không thâu nhiếp Pháp trí, và Pháp trí-Vị tri đương tri căn không thâu nhiếp-không tương ưng với các tâm-tâm sở pháp khác, sắc-vô vi-tâm bất tương ưng hành. Trong này, Vị tri đương tri căn vốn không thâu nhiếp Pháp trí, đó là Dĩ tri căn-Cụ tri căn và Pháp trí trong tụ câu sinh, pháp này không phải là tương ưng với Pháp trí, bởi vì tự tánh không tương ưng với tự tánh, cũng không phải là tương ưng với Vị tri đương tri căn, bởi vì là tụ khác; và Pháp trí-Vị tri đương tri căn không thâu nhiếp-không tương ưng với các tâm-tâm sở pháp khác, đó là Pháp trí không thâu nhiếp-không tương ưng với Dĩ tri căn-Cụ tri căn trong tụ câu sinh, tâm-tâm sở pháp và tất cả tâm-tâm sở pháp hữu lậu, đều không phải là tương ưng với Pháp trí, cũng không phải là Vị tri đương tri căn, bởi vì là tụ khác; sắc-vô vi-tâm bất tương ưng hành, đó là tất cả sắc-vô vi-tâm bất tương ưng hành đều không tương ưng, bởi vì không có sở duyên.
Đối với Dĩ tri căn-Cụ tri căn cũng như vậy, nghĩa là như Pháp trí đối với Vị tri đương tri căn có bốn câu phân biệt, đối với Dĩ tri căn-Cụ tri căn cũng như vậy.
Hỏi: Các pháp tương ưng với Pháp trí, pháp ấy tương ưng với Niệm giác chi chăng?
Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt, bởi vì nghĩa không nhất định.
1. Có pháp tương ưng với Pháp trí chứ không phải là Niệm, đó là Pháp trí tương ưng với Niệm giác chi, pháp này tương ưng với Pháp trí chứ không phải là Niệm, bởi vì tự tánh không tương ưng với tự tánh.
2. Có pháp tương ưng với Niệm giác chi chứ không phải là Pháp trí, đó là Pháp trí và Pháp trí không tương ưng với Pháp tương ưng của Niệm giác chi. Trong này, Pháp trí là Pháp trí câu sinh của Niệm giác chi, pháp này tương ưng với Niệm giác chi chứ không phải là Pháp trí, bởi vì tự tánh không tương ưng với tự tánh; và Pháp trí không tương ưng với pháp tương ưng của Niệm giác chi, đó là pháp tương ưng với Niệm giác chi trong tụ câu sinh của Nhẫn vô lậu và Loại trí, pháp này tương ưng với Niệm giác chi chứ không phải là Pháp trí, bởi vì là tụ khác.
3. Có pháp tương ưng với Pháp trí cũng là Niệm, đó là hai pháp tương ưng, tức là Pháp trí trong tụ câu sinh, trừ ra Pháp trí và Niệm, còn lại các tâm-tâm sở pháp cùng với hai tương ưng. Pháp này là gì? Đó là hai tương ưng với tám pháp Đại địa, mười pháp Đại thiện địa, Tầm-Tứ và tâm.
4. Có pháp không phải là tương ưng với Pháp trí cũng không phải là Niệm, đó là Pháp trí không tương ưng với Niệm giác chi, và tâm-tâm sở pháp khác, sắc-vô vi-tâm bất tương ưng hành. Trong này, Pháp trí không tương ưng với Niệm giác chi, đó là Niệm giác chi trong tụ câu sinh của Nhẫn vô lậu và Loại trí, pháp này không phải là tương ưng với Pháp trí, bởi vì là tụ khác, cũng không phải là tương ưng với Niệm, bởi vì tự tánh không tương ưng với tự tánh; và tâm-tâm sở pháp khác, nghĩa là pháp này không phải là tâm-tâm sở pháp vô lậu, mà chỉ là tâm-tâm sở pháp hữu lậu; sác-vô vi-tâm bất tương ưng hành, nghĩa là tất cả sắcvô vi-tâm bất tương ưng hành, đều không tương ưng bởi vì không có sở duyên.
Đối với Tinh tiến-Khinh an-Định-Xả giác chi và Chánh tinh tiếnChánh niệm-Chánh Định cũng như vậy, nghĩa là như Pháp trí đới với Niệm giác chi có bốn câu phân biệt, đối với Tinh tiến giác chi Chánh định cũng như vậy.
Hỏi: Các pháp tương ưng với Pháp trí, pháp ấy tương ưng với Trạch pháp giác chi chăng?
Đáp: Các pháp tương ưng với Pháp trí cũng là Trạch pháp giác chi, bởi vì Pháp trí đều là do trạch pháp giác chi thâu nhiếp. Có pháp tương ưng với Trạch pháp giác chi mà không phải là Pháp trí, đó là Pháp trí vốn không thâu nhiếp pháp tương ưng với Trạch pháp giác chi. Pháp này là gì? Đó là pháp tương ưng với Trạch pháp giác chi trong tụ câu sinh của Nhẫn vô lậu và Loại trí, pháp này tương ưng với Trạch pháp giác chi chứ không phải là Pháp trí, bởi vì là tụ khác.
Như Pháp trí đối với các pháp sau, Loại trí đối với các pháp sau cũng như vậy, nghĩa là như Pháp trí đối với Loại trí cho đến Chánh định, Loại trí đối với Tha tâm trí cho đến Chánh định cũng như vậy.
Hỏi: Các pháp tương ưng với Tha tâm trí, pháp ấy tương ưng với Thế tục trí chăng?
Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt, bởi vì nghĩa không nhất định.
1. Có pháp tương ưng với Tha tâm trí chứ không phải là Thế tục trí vốn không thâu nhiếp pháp tương ưng với Tha tâm trí. Pháp này là gì? Đó là pháp tương ưng với Tha tâm trí vô lậu.
2. Có pháp tương ưng với Thế tục trí chứ không phải là Tha tâm trí, đó là Tha tâm trí vốn không thâu nhiếp pháp tương ưng với Thế tục trí. Pháp này là gì? Đó là Tha tâm trí vốn không thâu nhiếp các pháp thiện-nhiễm ô-vô phú vô ký tương ưng với Thế tục trí.
3. Có pháp tương ưng với Tha tâm trí cũng là Thế tục trí, đó là Tha tâm trí đã thâu nhiếp pháp tương ưng với Thế tục trí. Pháp này là gì? Đó là pháp này tương ưng với chín pháp Đại địa, mười pháp Đại thiện địa, Tầm-Tứ và tâm.
4. Có pháp không phải là tương ưng với Tha tâm trí, cũng không phải là Thế tục trí, đó là Tha tâm trí-Thế tục trí và Tha tâm trí-Thế tục trí không thâu nhiếp-không tương ưng, các tâm-tâm sở pháp khác, sắc-vô vi-tâm bất tương ưng hành. Trong này, Tha tâm trí-Thế tục trí, là bởi vì tự tánh không tương ưng với tự tánh; và Tha tâm trí-Thế tục trí không thâu nhiếp-không tương ưng, các tâm-tâm sở pháp khác, đó là Nhẫn vô lậu-Khổ-Tập-Diệt trí và Tha tâm trí vốn không thâu nhiếp tâm-tâm sở pháp thuộc tụ câu sinh của Đạo trí, đều không tương ưng bởi vì là tụ khác; sắc-vô vi-tâm bất tương ưng hành, nghĩa là tất cả các sắc-vô vi-tâm bất tương ưng hành đều không tương ưng, bởi vì không có sở duyên.
Đối với Đạo trí-Trạch pháp giác chi-Chánh kiến cũng như vậy, nghĩa là như Tha tâm trí đối với Thế tục trí có bốn câu phân biệt, đối với Đạo trí-Trạch pháp giác chi-Chánh kiến cũng như vậy.
Hỏi: Các pháp tương ưng với Tha tâm trí, pháp ấy tương ưng với Khổ trí chăng?
Đáp: Không phải như vậy.
Hỏi: Giả sử pháp tương ưng với Khổ trí, pháp ấy tương ưng với Tha tâm trí chăng?
Đáp: Không phải như vậy.
Đối với Tập-Diệt trí, Tam-ma-địa Không-Vô tướng, Vị tri đương tri căn cũng như vậy, nghĩa là bởi vì không phải là một tâm, hoặc là bởi vì hành tướng khác nhau, hoặc là bởi vì sở duyên khác nhau.
Hỏi: Các pháp tương ưng với Tha tâm trí, pháp ấy tương ưng với Tam-ma-địa Vô nguyện chăng?
Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt, bởi vì nghĩa không nhất định.
1. Có pháp tương ưng với Tha tâm trí mà không phải là Vô nguyện, đó là Tha tâm trí tương ưng với Vô nguyện, và Vô nguyện không tương ưng với pháp tương ưng của Tha tâm trí. Trong này, Tha tâm trí tương ưng với Vô nguyện, nghĩa là Vô nguyện câu sinh của Tha tâm trí, pháp này tương ưng với Tha tâm trí chứ không phải là Vô nguyện, bởi vì tha không tương ưng với tự tánh; và Vô nguyện không tương ưng với pháp tương ưng của Tha tâm trí, nghĩa là pháp tương ưng với Tha tâm trí hữu lậu, pháp này tương ưng với Tha tâm trí chứ không phải là Vô nguyện, bởi vì là tụ khác.
2. Có pháp tương ưng với Vô nguyện mà không phải là Tha tâm trí, đó là Vô nguyện tương ưng với Tha tâm trí, và Tha tâm trí không tương ưng với pháp tương ưng của Vô nguyện. Trong này, Vô nguyện tương ưng với Tha tâm trí, nghĩa là Tha tâm trí câu sinh của Vô nguyện, pháp này tương ưng với Vô nguyện chứ không phải là Tha tâm trí, bởi vì tự tánh không tương ưng với tự tánh; và Tha tâm trí không tương ưng với pháp không tương ưng của Vô nguyện, nghĩa là Vô nguyện thuộc Khổ-Tập, và Tha tâm trí không tương ưng với pháp tương ưng của Vô nguyện thuộc Đạo, pháp này tương ưng với Vô nguyện chứ không phải là Tha tâm trí, bởi vì là tụ khác.
3. Có pháp tương ưng với Tha tâm trí cũng là Vô nguyện, đó là hai pháp tương ưng, tức là trong tụ câu sinh của Tha tâm trí vô lậu, trừ ra Tha tâm trí và Tam-ma-địa Vô nguyện, còn lại các tâm-tâm sở pháp. Pháp này là gì? Đó là tám pháp Đại địa, mười pháp Đại thiện địa, TầmTứ và tâm.
4. Có pháp không phải là tương ưng với Tha tâm trí, cũng không phải là Vô nguyện, đó là Tha tâm trí không tương ưng với Vô nguyện, Vô nguyện không tương ưng với Tha tâm trí, và các tâm-tâm sở pháp khác, sắc-vô vi-tâm bất tương ưng hành. Trong này, Tha tâm trí không tương ưng với Vô nguyện, nghĩa là Vô nguyện thuộc Khổ-Tập và Tha tâm trí không tương ưng với Vô nguyện thuộc Đạo, pháp này không phải là tương ưng với Tha tâm trí, bởi vì là tụ khác, cũng không phải là tương ưng với Vô nguyện, bởi vì tự tánh không tương ưng với tự tánh; Vô nguyện không tương ưng với Tha tâm trí, nghĩa là Tha tâm trí hữu lậu, pháp này không phải là tương ưng với Vô nguyện, bởi vì là tụ khác, cũng không phải là tương ưng với Tha tâm trí, bởi vì tự tánh không tương ưng với tự tánh; và các tâm-tâm sở pháp khác, nghĩa là tâm-tâm sở pháp trong tụ câu sinh của Không-Vô tướng và Tha tâm trí không thâu nhiếp-không tương ưng với tâm tâm sở pháp hữu lậu, những pháp này đều không tương ưng bởi vì là tụ khác, sắc-vô vi-tâm bất tương ưng hành, nghĩa là tất cả sắc-vô vi-tâm bất tương ưng hành, những pháp này không tương ưng, bởi vì không có sở duyên.
Đối với Niệm-Tinh tiến-Hỷ-Khinh an-Định-Xả giác chi và Chánh tư duy-Chánh tinh tiến-Chánh niệm-Chánh định cũng như vậy, nghĩa là như Tha tâm trí đối với Vô nguyện làm thành bốn câu phân biệt, đối với sác Giác chi-bốn Đạo chi cũng như vậy.
Hỏi: Các pháp tương ưng với Tha tâm trí, pháp ấy tương ưng với Dĩ tri căn chăng?
Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt, bởi vì nghĩa không nhất định.
1. Có pháp tương ưng với Tha tâm trí chứ không phải là Dĩ tri căn, đó là Dĩ tri căn vốn không thâu nhiếp tương ưng với Tha tâm trí. Pháp này là gì? Đó là Cụ tri căn đã thâu nhiếp tâm-tâm sở pháp tương ưng với Tha tâm trí, và tâm-tâm sở pháp tương ưng với Tha tâm trí hữu lậu, pháp này tương ưng với Tha tâm trí chứ không phải là Dĩ tri căn, bởi vì là tụ khác.
2. Có pháp tương ưng với Dĩ tri căn chứ không phải là Tha tâm trí, đó là Dĩ tri căn đã thâu nhiếp Tha tâm trí, và Tha tâm trí không thâu nhiếp-không tương ưng với pháp tương ưng của Dĩ tri căn. Trong này, Dĩ tri căn đã thâu nhiếp Tha tâm trí, nghĩa là Tha tâm trí vô lậu trong Tu đạo, pháp này tương ưng với Dĩ tri căn chứ không phải là Tha tâm trí, bởi vì tự tánh không tương ưng với tự tánh; và Tha tâm trí không thâu nhiếp-không tương ưng với pháp tương ưng của Dĩ tri căn, nghĩa là tụ câu sinh của Khổ-Tập-Diệt trí trong Tu đạo,và Tha tâm trí vốn không thâu nhiếp tâm-tâm sở pháp trong tụ câu sinh của Đạo trí, pháp này tương ưng với Dĩ tri căn chứ không phải là Tha tâm trí, bởi vì là tụ khác.
3. Có pháp tương ưng với Tha tâm trí cũng là Dĩ tri căn, đó là Dĩ tri căn đã thâu nhiếp pháp tương ưng với Tha tâm trí. Pháp này là gì? Đó là pháp tương ưng với Tha tâm trí vô lậu trong Tu đạo, tức là pháp này tương ưng với tám căn vô lậu, và nó tương ưng với tâm sở pháp không phải là căn khác.
4. Có pháp không phải là tương ưng với Tha tâm trí, cũng không phải là Dĩ tri căn, đó là Dĩ tri căn vốn không thâu nhiếp Tha tâm trí, và Tha tâm trí-Dĩ tri căn không thâu nhiếp-không tương ưng, các tâm-tâm sở pháp khác, sắc-vô vi-tâm bất tương ưng hành. Trong này, Dĩ tri căn vốn không thâu nhiếp Tha tâm trí, nghĩa là Cụ tri căn đã thâu nhiếp Tha tâm trí, và Tha tâm trí hữu lậu, pháp này không phải là tương ưng với Tha tâm trí, bởi vì tự tánh không tương ưng với tự tánh, cũng không phải là tương ưng với Dĩ tri căn bởi vì là tụ khác; và Tha tâm trí-Dĩ tri căn không thâu nhiếp-không tương ưng, các tâm-tâm sở pháp khác, nghĩa là tâm-tâm sở pháp thuộc tụ câu sinh của Vị tri đương tri căn, Tha tâm trí không thâu nhiếp-không tương ưng với tâm-tâm sở pháp thuộc tụ câu sinh của Cụ tri căn, Tha tâm trí không thâu nhiếp-không tương ưng với tâm-tâm sở pháp hữu lậu, những pháp này đều không tương ưng bởi vì là tụ khác; sắc-vô vi-tâm bất tương ưng hành, nghĩa là tất cả sắc-vô vi-tâm bất tương ưng hành, đều không tương ưng bởi vì không có sở duyên.
Đối với Cụ tri căn cũng như vây, nghĩa là như Tha tâm trí đối với Dĩ tri căn có bốn câu phân biệt, đối với Cụ tri căn cũng như vậy.
Hỏi: Các pháp tương ưng với Thế tục trí, pháp ấy tương ưng với Khổ trí cho đến Chánh định chăng?
Đáp: Không phải như vậy.
Hỏi: Gỉa sử pháp tương ưng với Khổ trí cho đến Chánh định, pháp ấy tương ưng với Thế tục trí chăng?
Đáp: Không phải như vậy. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì không phải là một tâm, bởi vì Khổ trí cho đến Chánh định đều là vô lậu.
Hỏi: Các pháp tương ưng với Khổ trí, pháp ấy tương ưng với Tập trí chăng?
Đáp: Không phải như vậy.
Hỏi: Giả sử pháp tương ưng với Tập trí, pháp ấy tương ưng với Khổ trí chăng?
Đáp: Không phải như vậy.
Đối với Diệt-Đạo trí và Tam-ma-địa Vô tướng cũng như vậy. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì không phải là một tâm, vì hành tướng khác nhau, hoặc vì sở duyên khác nhau.
Hỏi: Các pháp tương ưng với Khổ trí, pháp ấy tương ưng với Tamma-địa không chăng?
Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt, bởi vì nghĩa không nhất định.
1. Có pháp tương ưng với Khổ trí chứ không phải là Không, đó là Khổ trí tương ưng với Không, và Không không tương ưng với pháp tương ưng của Khổ trí. Trong này, Khổ trí tương ưng với Không, nghĩa là Khổ trí tương ưng với Tam-ma-địa không, pháp này tương ưng với Khổ trí chứ không phải là không, bởi vì tự tánh không tương ưng với tự tánh; và không không tương ưng với pháp tương ưng của Khổ trí, nghĩa là pháp tương ưng với Khổ trí câu sinh của Vô nguyện, pháp này tương ưng với Khổ trí chứ không phải là Không, bởi vì là tụ khác.
2. Có pháp tương ưng với Tam-ma-địa Không chứ không phải là Khổ trí, đó là không tương ưng với Khổ trí, Khổ trí không tương ưng với pháp tương ưng của Không. Trong này, Không tương ưng với Khổ trí, nghĩa là Khổ trí câu sinh của Tam-ma-địa không, pháp này tương ưng với Không chứ không phải là Khổ trí, bởi vì tự tánh không tương ưng với tự tánh; và Khổ trí không tương ưng với pháp tương ưng của Không, nghĩa là pháp tương ưng với Không câu sinh của Khổ nhẫn, pháp này tương ưng với Không chứ không phải là Khổ trí, bởi vì là tụ khác.
3. Có pháp tương ưng với Khổ trí cũng là Không, đó là hai pháp tương ưng. Pháp này là gì? Đó là Khổ trí tương ưng với Không, trong tụ câu sinh trừ ra Khổ trí và Không, còn lại các tâm-tâm sở pháp, tức là tám pháp Đại địa, mười pháp Đại thiện địa, Tầm-Tứ và tâm.
4. Có pháp không phải là tương ưng với Khổ trí, cũng không phải là Không, đó là Khổ trí không tương ưng với Không, cho đến nói rộng ra. Trong này, Khổ trí không tương ưng với Không, nghĩa là Không câu sinh của Khổ nhẫn, pháp này không phải là tương ưng với Khổ trí, bởi vì tự tánh không tương ưng với tự tánh, cũng không phải là tương ưng với Không, bởi vì là tụ khác; và các tâm-tâm sở pháp khác, nghĩa là Khổ trí không tương ưng với tâm-tâm sở pháp thuộc tụ câu sinh của Vô nguyện, tâm-tâm sở pháp thuộc tụ câu sinh của Vô tướng, tất cả tâmtâm sở pháp hữu lậu, những pháp này đều không tương ưng bởi vì là tụ khác; sắc-vô vi-tâm bất tương ưng hành, nghĩa là tất cả sắc-vô vi-tâm bất tương ưng hành, những pháp này đều không tương ưng, bởi vì không có sở duyên.
Đối với Vô nguyện cũng như vậy, nghĩa là như Khổ trí đối với Không có bốn câu phân biệt, đối với Vô nguyện cũng như vậy, nghĩa là như Khổ trí đối với Không có bốn câu phân biệt, đối với Vô nguyện cũng như vậy. Đối với ba căn vô lậu-bảy Giác chi-tám Đạo chi như Pháp trí đã nói, nghĩa là như Pháp trí đối với ba Căn vô lậu…, Khổ trí này đối với ba Căn vô lậu…, nói rộng ra cũng như vậy.
******
Hỏi: Các pháp tương ưng với Tập trí, pháp ấy tương ưng với Diệt trí chăng?
Đáp: Không phải như vậy.
Hỏi: Giả sử pháp tương ưng với Diệt trí, pháp ấy tương ưng với Tập trí chăng?
Đáp: Không phải như vậy.
Đối với Đạo trí và Tam-ma-địa Không-Vô tướng cũng như vậy. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì không phải là một tâm, vì hành tướng khác nhau, hoặc vì sở duyên khác nhau.
Hỏi: Các pháp tương ưng với Tập trí, pháp ấy tương ưng với Tamma-địa Vô nguyện chăng?
Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt, bởi vì nghĩa không nhất định.
1. Có pháp tương ưng với Tập trí chứ không phải là Vô nguyện, đó là Tập trí tương ưng với Vô nguyện, tức là Tập trí câu sinh của Tam-ma địa Vô nguyện, pháp này tương ưng với Tập trí chứ không phải là Vô nguyện, bởi vì tự tánh không tương ưng với tự tánh.
2. Có pháp tương ưng với Vô nguyện chứ không phải là Tập trí, đó là Tập trí không tương ưng với pháp tương ưng của Vô nguyện. Trong này, Tập trí nghĩa là Tập trí câu sinh của Vô nguyện, pháp này tương ưng với Vô nguyện chứ không phải là Tập trí, bởi vì tự tánh không tương ưng với tự tánh; và Tập trí không tương ưng với pháp tương ưng của Vô nguyện, nghĩa là pháp tương ưng với Vô nguyện trong tụ câu sinh của Khổ nhẫn-Khổ trí-Tập nhẫn-Tập trí-Đạo nhẫn-Đạo trí, pháp này tương ưng với Vô nguyện chứ không phải là Tập trí, bởi vì là tụ khác.
3. Có pháp tương ưng với Tập trí cũng là Vô nguyện, đó là hai pháp tương ưng. Pháp này là gì? Đó là trong tụ câu sinh của Tập trí trừ ra Tập trí và Vô nguyện, còn lại các tâm-tâm sở pháp, tức là tám pháp Đại địa, mười pháp đại Thiên địa, Tầm-Tứ và tâm.
4. Có pháp không phải là tương ưng với Tập trí cũng không phải là Vô nguyện, đó là Tập trí Không tương ưng với Vô nguyên, cho đến nói rộng ra. Trong này, Tập trí không tương ưng với Vô nguyện, nghĩa là Vô nguyện trong tụ câu sinh của Khổ nhẫn-Khổ trí-Tập nhẫn-Tập tríĐạo nhẫn, Đạo trí, pháp này không phải là tương ưng với Tập trí bởi vì là tụ khác, cũng không phải là tương ưng với Vô nguyện bởi vì tự tánh không tương ưng với tự tánh; và các tâm-tâm sở pháp khác, nghĩa là tâm-tâm sở pháp trong tụ câu sinh của Không-Vô tướng, và tất cả tâmtâm sở pháp hữu lậu, những pháp này đều không tương ưng bởi vì là tụ khác; sắc-vô vi-tâm bật tương ưng hành, nghĩa là tất cả sắc-vô vi-tâm bất tương ưng hành, những pháp này đều không tương ưng, bởi vì không có sở duyên.
Đối với ba Căn vô lậu-bảy Giác chi-tám Đạo chi nói như Pháp trí, nghĩa là như Pháp trí đối với ba Căn vô lậu…, Tập trí này đối với ba Căn vô lậu…, nói rộng ra cũng như vậy.
Hỏi: Các pháp tương ưng với Diệt trí, pháp ấy tương ưng với Đạo trí chăng?
Đáp: Không phải như vậy.
Hỏi: Giả sử pháp tương ưng với Đạo trí, pháp ấy tương ưng với Diệt trí chăng?
Đáp: Không phải như vậy.
Đối với Tam-ma-địa Không-Vô nguyện cũng như vậy. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì không phải là một tâm, vì hành tướng khác nhau, vì sở duyên khác nhau.
Hỏi: Các pháp tương ưng với Diệt trí, pháp ấy tương ưng với Tamma-địa Vô tướng chăng?
Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt, bởi vì nghĩa không nhất định.
1. Có pháp tương ưng với Diệt trí mà không phải là Vô tướng, đó là Diệt trí tương ưng với Vô tướng, tức là Tam-ma-địa vô tướng câu sinh của diệt trí, pháp này tương ưng với Diệt trí chứ không phải là Vô tướng, bởi vì tự tánh không tương ưng với tự tánh.
2. Có pháp tương ưng với Vô tướng mà không phải là Diệt trí, đó là Diệt trí và Diệt trí không tương ưng với pháp tương ưng của Vô tướng. Trong này, Diệt trí nghĩa là Diệt trí câu sinh của Vô tướng, pháp này tương ưng với Vô tướng chứ không phải là Diệt trí, bởi vì tự tánh không tương ưng với tự tánh; và Diệt trí không tương ưng với pháp tương ưng của Vô tướng, nghĩa là pháp tương ưng với Vô tướng câu sinh của Diệt nhẫn, pháp này tương ưng với Vô tướng chứ không phải là Diệt trí, bởi vì là tụ khác.
3. Có pháp tương ưng với Diệt trí cũng là Vô tướng, đó là hai pháp tương ưng. Pháp này là gì? Đó là trong tụ câu inh của Diệt trí, trừ ra Diệt trí và Vô tướng, còn lại các tâm-tâm sở pháp, tức là tám pháp Đại địa, mười pháp đại thiên địa, Tầm-tứ và tâm.
4. Có pháp không phải là tương ưng với Diệt trí, cũng không phải là Vô tướng, đó là Diệt trí không tương ưng với Vô tướng, cho đến nói rộng ra. Trong này, Diệt trí không tương ưng với Vô tướng, nghĩa là Vô tướng câu sinh của Diệt nhẫn, pháp này không phải là tương ưng với Diệt trí bởi vì là tụ khác, cũng không phải là tương ưng với Vô tướng, bởi vì tự tánh không tương ưng với tự tánh; và các tâm-tâm sở pháp khác, nghĩa là tâm-tâm sở pháp trong tụ câu sinh của Không-Vô nguyện, cùng với tất cả tâm-tâm sở pháp hữu lậu, những pháp này đều không tương ưng bởi vì là tụ khác; sắc-vô vi-tâm bất tương ưng hành, nghĩa là tất cả sắc-vô vi-tâm bất tương ưng hành, những pháp này đều không tương ưng, bởi vì không có sở duyên.
Đối với ba Căn vô lậu-bảy Giác chi-tám Đạo chi nói như Pháp trí, nghĩa là như Pháp trí đối với ba Căn vô lậu…, Diệt trí này đối với ba Căn vô lậu…, nói rộng ra cũng như vậy.
Hỏi: Các pháp tương ưng với Đạo trí, pháp ấy tương ưng với Tamma-địa không chăng?
Đáp: Không phải như vậy.
Hỏi: Giả sử pháp tương ưng với Tam-ma-địa không, pháp ấy tương ưng với Đạo trí chăng?
Đáp: Không phải như vậy.
Đối với Tam-ma-địa Vô tương cũng như vậy. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì không phải là một tâm, vì hành tướng khác nhau, vì sở duyên khác nhau.
Hỏi: Các pháp tương ưng với Đạo trí, pháp ấy tương ưng với Tamma-địa Vô nguyện chăng?
Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt, bởi vì nghĩa không nhất định.
1. Có pháp tương ưng với Đạo trí mà không phải là Vô nguyện, đó là Đạo trí tương ưng với Vô nguyện, tức là Vô nguyện câu sinh của Đạo trí, pháp này tương ưng với Đạo trí chứ không phải là Vô nguyện, bởi vì tự tánh không tương ưng với tự tánh.
2. Pháp có tương ưng với Vô nguyện mà không phải là Đạo trí, đó là Đạo trí và Đạo trí không tương ưng với pháp tương ưng của Vô nguyện. Trong này, Đạo trí nghĩa là Đạo trí câu sinh Vô nguyện, pháp này tương ưng với Vô nguyện chứ không phải là Đạo trí, bởi vì tự tánh không tương ưng với tự tánh; và Đạo trí không tương ưng với pháp tương ưng của Vô nguyện, nghĩa là pháp tương ưng với Vô nguyện trong tụ câu sinh của Khổ nhẫn-Khổ trí-Tập nhẫn-Tập trí-Đạo nhẫn, pháp này tương ưng với Vô người chứ không phải là Đạo trí, bởi vì là tụ khác.
3. Có pháp tương ưng với Đạo trí cũng là Vô nguyện, đó là hai pháp tương ưng. Pháp này là gì? Đó là trong tụ câu sinh của Đạo trí, trừ ra Đạo trí và Vô nguyện, còn lại các tâm-tâm sở pháp, tức là tám pháp Đại địa, mười pháp Địa thiện địa, Tầm-Tứ và tâm.
Có pháp không phải là tương ưng với Đạo trí cũng không phải là Vô nguyện, đó là Đạo trí không tương ưng với Vô nguyện, cho đến nói rộng ra. Trong này, Đạo trí không tương ưng với Vô nguyện, nghĩa là Vô nguyện trong tụ câu sinh của Khổ nhẫn-Khổ trí-Tập nhẫn-Tập trí và Đạo nhẫn, pháp này không phải là tương ưng với Đạo trí bởi vì là tụ khác, cũng không phải là tương ưng với Vô nguyện, bởi vì tự tánh không tương ưng với tự tánh; và các tâm-tâm sở pháp khác, nghĩa là tâm-tâm sở pháp trong tụ câu sinh của Không-Vô tướng, và tất cả tâm-tâm sở pháp hữu lậu, pháp này đều không tương ưng bởi vì là tụ khác; sắc-vô vi-tâm bất tương ưng hành, nghĩa là tất cả sắc-vô vi-tâm bất tương ưng hành, pháp này đều không tương ưng bởi vì không có sở duyên.
Đối với ba Căn vô lậu-bảy Giác chi-tám Đạo chi nói như pháp trí, nghĩa là như pháp trí đối với ba Căn Vô lậu…, Đạo trí này đối với ba Căn vô lậu…, nói rộng ra cũng như vậy.
Hỏi: Các pháp tương ưng với Tam-ma-địa không, pháp ấy tương ưng với Tam-ma-địa Vô nguyện chăng?
Đáp: Không phải như vậy. Hỏi: Giả sử pháp tương ưng với Tamma-địa Vô nguyện, pháp ấy tương ưng với Tam-ma-địa Không chăng?
Đáp: Không phải như vậy.
Đối với Vô tướng cũng như vậy. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì không phải là một tâm, vì hành tướng khác nhau, hoặc vì sở duyên khác nhau.
Hỏi: Các pháp tương ưng với Tam-ma-địa Không, pháp ấy tương ưng với vị tri đương tri căn chăng?
Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt, bởi vì nghĩa không nhất định.
1. Có pháp tương ưng với Không mà không phải là Vị tri đương căn, đó là vị tri đương tri căn vốn không thâu nhiếp pháp tương ưng với Không. Pháp này là gì? Đó là pháp tương ưng với Không câu sinh của Dĩ tri căn và Cụ tri căn, pháp này tương ưng với Không chứ không phải là Vị tri đương tri căn, bởi vì là tụ khác.
2. Có pháp tương ưng với Vị tri đương căn mà không phải là Không, đó là Vị tri đương tri căn đã thâu nhiếp Không, và Không không thâu nhiếp-không tương ưng với pháp tương ưng của Vị tri đương tri căn. Trong này, vị tri đương tri căn đã thâu nhiếp Không, nghĩa là Không trong tụ câu sinh của Vị tri đương tri căn, pháp này tương ưng với Vị tri đương tri căn chứ không hải là Không, bởi vì tự tánh không tương ưng với tự tánh; và Không không thâu nhiếp-không tương ưng với pháp tương ưng của Vị tri đương tri căn, nghĩa là pháp tương ưng với Vị tri đương tri căn trong tụ câu sinh của Vô nguyện-Vô tướng, pháp này tương ưng với Vị tri đương tri căn chứ không phải là không, bởi vì là tụ khác.
3. Có pháp tương ưng với Không cũng là vị tri đương tri căn, đó là Vị tri đương tri căn đã thâu nhiếp pháp tương ưng với Không. Pháp này là gì? Đó là tám căn trong tụ này và các tâm sở pháp không phải là căn tương ưng với nó.
4. Có pháp không phải là tương ưng với Không, cũng không phải là Vị tri đương tri căn, đó là Vị tri đương tri căn vốn không thâu nhiếp Không, cho đến nói rộng ra. Trong này, Vị tri đương tri căn vốn không thâu nhiếp Không, nghĩa là Không trong tụ câu sinh của Dĩ tri căn-cụ tri căn, pháp này không phải là tương ưng với Không, bởi vì tự tánh không tương ưng với tự tánh, cũng không phải là tương ưng với Vị tri đương tri căn bởi vì là tụ khác; và Không-Vị tri đương tri căn không thâu nhiếpkhông tương ưng với các tâm-tâm sở pháp khác, nghĩa là Dĩ tri căn-Cụ tri căn đã thâu nhiếp tâm-tâm sở pháp trong tụ câu sinh của Vô nguyệnVô tướng, và tất cả tâm-tâm sở pháp hữu lậu, pháp này đều không tương ưng bởi vì là tụ khác; sắc-vô vi-tâm bất tương ưng hành, nghĩa là tất cả sắc-vô vi-tâm bất tương ưng ha hành, pháp này đều không tương ưng, bởi vì không có sở duyên.
Đối với Dĩ tri căn-cụ tri căn cũng như vậy, nghĩa là như Tam-mađịa Không đối với Vị tri đương tri căn có bốn câu phân biệt, đối với Dĩ tri căn-Cụ tri căn cũng như vậy.
Hỏi: Các pháp tương ưng với Tam-ma-địa Không, pháp ấy tương ưng với Niệm giác chi chăng?
Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt, bởi vì nghĩa không nhất định.
1. Có pháp tương ưng với Không chứ không phải là Niệm, đó là Không tương ưng với Niệm, tức là Niệm giác chi câu sinh của Tam-mađịa Không, pháp này tương ưng với Không chứ không phải là Niệm, bởi vì tự tánh không tương ưng với tự tánh.
2. Có pháp tương ưng với Niệm chứ không phải là Không, đó là Không và Không không tương ưng với pháp tương ưng của Niệm. Trong này, Không đó là Tam-ma-địa Không câu sinh của Niệm giác chi, pháp này tương ưng với Niệm chứ không phải là Không, bởi vì tự tánh không tương ưng với tự tánh; và Không không tương ưng với pháp tương ưng của Niệm, nghĩa là pháp tương ưng với Niệm giác chi câu sinh của Vô nguyện-vô tướng, pháp này tương ưng với Niệm chứ không phải là Không, bởi vì là tụ khác.
3. Có pháp tương ưng với Không cũng là Niệm, đó là hai pháp tương ưng, tức là trong tụ câu sinh của Không trừ ra Không và Niệm, còn lại các tâm-tâm sở pháp. Pháp này là gì? Đó là tám pháp Đại địa, mười pháp Đại thiện địa, Tầm-Tứ và tâm.
4. Có pháp không phải là tương ưng với Không, cũng không phải là Niệm, đó là Không không tương ưng với Niệm, cho đến nói rộng ra. Trong này, Không không tương ưng với Niệm, nghĩa là Niệm giác chi câu sinh của Vô nguyện-Vô tướng, pháp này không phải là tương ưng với Không bởi vì là tụ khác, cũng không phải là tương ưng với niệm, bởi vì tự tánh không tương ưng với tự tánh; và các tâm-tâm sở pháp khác, nghĩa là tất cả các tâm-tâm sở pháp hữu lậu, pháp này đều không tương ưng bởi vì là tụ khác; sắc-vô vi-tâm bất tương ưng hành, nghĩa là tất cả sắc- vô vi-tâm bất tương ưng hành, pháp này đều không tương ưng bởi vì không có sở duyên.
Đối với Trạch pháp-Tinh tiến – Khinh an – Xả giác chi và Chánh kiến-Chánh tinh tiến-Chánh niệm cũng như vậy, nghĩa là như Tam-mađịa Không đối với Niệm giác chi có bốn câu phân biệt, đối với Trạch pháp… cũng như vậy.
Hỏi: Các pháp tương ưng với Tam-ma-địa Không, pháp ấy tương ưng với Hỷ giác chi chăng?
Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt, bởi vì nghĩa không nhất định.
1. Có pháp tương ưng với Không chứ không phải là Hỷ, đó là Không tương ưng với Hỷ và Hỷ không tương ưng với pháp tương ưng của Không. Trong này, Không tương ưng với Hỷ, đó là Hỷ giác chi trong tụ câu sinh của Không, pháp này tương ưng với Không chứ không phải là Hỷ, bởi vì tự tánh không tương ưng với tự tánh; và Hỷ không tương ưng với pháp tương ưng của Không, nghĩa là pháp tương ưng với Tam-ma-địa Không trong địa Vị chí Định-Tĩnh lự trung gian-hai Tĩnh lự sau-ba Vô sắc trước, pháp này tương ưng với Không chứ không phải là Hỷ, bởi vì là địa khác.
2. Có pháp tương ưng với Hỷ chứ không phải là Không, đó là Hỷ tương ưng với Không và Không không tương ưng với pháp tương ưng của Hỷ. Trong này, Hỷ tương ưng với Không, nghĩa là Tam-ma-địa Không trong tụ câu sinh của Hỷ giác chi, pháp này tương ưng với Hỷ chứ không phải là Không, bởi vì tự tánh không tương ưng với tự tánh; và Không không tương ưng với pháp tương ưng của hỷ, nghĩa là pháp tương ưng với Hỷ trong tụ câu sinh của Vô nguyện-Vô tướng, pháp này tương ưng với Hỷ chứ không phải là Không, bởi vì là tụ khác.
3. Có pháp tương ưng với Không cũng là Hỷ, đó là hai pháp tương ưng, tức là trong tụ câu sinh của Không thuộc hai Tỉnh lự đầu, trừ ra Không và Hỷ, còn lại các tâm-tâm sở pháp. Pháp này là gì? Đó là tám pháp Đại địa, mười pháp Đại thiên địa, Tầm-tứ và tâm.
4. Có pháp không phải là tương ưng với Không, cũng không phải là Hỷ, đó là Không không tương ưng với Hỷ, cho đến nói rộng ra. Trong này, Không không tương ưng với Hỷ, đó là Hỷ trong tụ câu sinh của Vô nguyện-Vô tướng, pháp này không phải là tương ưng với Không bởi vì là tụ khác, cũng không phải là tương ưng với Hỷ, bởi vì tự tánh không tương ưng với tự tánh; Hỷ không tương ưng với Không, nghĩa là Tam-ma-địa Không trong địa Vị chí Định-Tĩnh lự trung gian-hai Tĩnh lự sau-ba Vô sắc trước, pháp này không phải là tương ưng với Không, bởi vì tự tánh không tương ưng với tự tánh, cũng không phải là tương ưng với Hỷ bởi vì là địa khác; và các tâm-tâm sở pháp khác, nghĩa là tâm-tâm sở pháp trong tụ câu sinh của Vô nguyện-Vô tướng trong các địa Vị chí Định-Tĩnh lự trung gian-hai Tĩnh lự sau-ba Vô sắc trước, và tất cả tâm-tâm sở pháp hữu lậu, pháp này đều không tương ưng bởi vì là tụ khác; sắc-vô vi- tâm bất tương ưng hành, nghĩa là tất cả sắc-vô vi-tâm bất tương ưng hành, pháp này đều không tương ưng bởi vì không có sở duyên.
Đối với chánh tư duy cũng như vậy, nghĩa là như Tam-ma-địa Không đối với Hỷ giác chi làm thành bốn câu phân biệt, đối với chánh tư duy cũng như vậy.
Hỏi: Các pháp tương ưng với Tam-ma-địa Không, pháp ấy tương ưng với Định giác chi chăng?
Đáp: Các pháp tương ưng với Không thì pháp ấy cũng tương ưng với Định, bởi vì tất cả Tam-ma-địa Không đều là do định giác chi thâu nhiếp. Có pháp tương ưng với định mà không phải là Không, đó là Không vốn không thâu nhiếp pháp tương ưng với Định. Pháp này là gì? Đó là pháp tương ưng với định giác chi trong tụ câu sinh của Vô nguyện-Vô tướng, pháp này tương ưng với Định giác chi chứ không phải là Không, bởi vì là tụ khác.
Đối với chánh định cũng như vậy, nghĩa như Tam-ma-địa Không đối với định giác chi làm thuận theo câu trước, đối với chánh định cũng như vậy. Như không đối với các pháp sau, Vô nguyện-Vô tướng đối với các pháp sau cũng như vậy, nghĩa là như Tam-ma-địa Không đối với các pháp sau, Vô nguyện-Vô tướng đối với các pháp sau, nói rộng ra cũng như vậy. Có điểm sai biệt, đó là như Không đối với Hỷ giác chi-Chánh tư duy, Vô nguyện-Vô tướng đối với Hỷ giác chi-Chánh kiến-Chánh tư duy cũng như vậy.
Hỏi: Các pháp tương ưng với Vị tri đương tri căn, pháp ấy tương ưng với Dĩ tri căn chăng?
Đáp: Không phải như vậy.
Hỏi: Giả sử pháp tương ưng với Dĩ tri căn, thì pháp ấy tương ưng với Vị tri đương tri căn chăng?
Đáp: Không phải như vậy.
Đối với Cụ tri căn cũng như vậy. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì không phải là một tâm, bởi vì phần vị đều khác nhau.
Hỏi: Các pháp tương ưng với Vị tri đương tri căn chứ không phải là Niệm giác chi chăng?
Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt, bởi vì nghĩa không nhất định.
1. Có pháp tương ưng với Vị tri đương tri căn mà không phải là Niệm, đó là Vị tri đương tri căn đã thâu nhiếp Niệm, tức là Niệm trong tụ câu sinh của Vị tri đương tri căn, pháp này tương ưng với Vị tri đương tri căn chứ không phải là Niệm giác chi, bởi vì tự tánh không tương ưng với tự tánh.
2. Có pháp tương ưng với Niệm giác chi mà không phải là Vị tri đương tri căn, đó là vị tri đương tri căn vốn không thâu nhiếp pháp tương ưng với Niệm. Pháp này là gì? Đó là pháp tương ưng với Niệm trong tụ câu sinh của Dĩ tri căn-cụ tri căn, pháp này tương ưng với Niệm chứ không phải là Vị tri đương tri căn, bởi vì là tụ khác.
3. Có pháp tương ưng với Vị tri đương tri căn cũng là Niệm, đó là vị tri đương tri căn đã thâu nhiếp pháp tương ưng với Niệm. Pháp này là gì? Đó là tám căn khác và các tâm sở pháp không phải là căn tương ưng với pháp ấy.
4. Có pháp không phải là tương ưng với Vị tri đương tri căn, cũng không phải là Niệm, đó là Vị tri đương tri căn vốn không thâu nhiếp Niệm, cho đến nói rộng ra. Trong này, Vị tri đương tri căn vốn không thâu nhiếp Niệm, nghĩa là Niệm trong tụ câu sinh của Dĩ tri căn-Cụ tri căn, pháp này không phải là tương ưng với vị tri đương tri căn, bởi vì là tụ khác, cũng không phải là tương ưng với Niệm, bởi vì tự tánh không tương ưng với tự tánh; và các tâm-tâm sở pháp khác, nghĩa là tất cả tâm-tâm sở pháp hữu lậu, pháp này đều không tương ưng, bởi vì là tụ khác; sắc-vô vi-tâm bất tương ưng hành, nghĩa là tất cả sắc-vô vi-tâm bất tương ưng hành, pháp này đều không tương ưng, bởi vì không có sở duyên.
Đối với Trạch pháp-Tinh tiến-Định giác chi và chánh kiến-chánh tinh tiến-chánh niệm-chánh định cũng như vậy, nghĩa là như Vị tri đương tri căn đối với Niệm giác chi có bốn câu phân biệt, đối với Trạch pháp giác chi… cũng như vậy.
Hỏi: Các pháp tương ưng với Vị tri đương tri căn, pháp ấy tương ưng với hỷ giác chi chăng?
Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt, bởi vì nghĩa không nhất định.
1. Có pháp tương ưng với Vị tri đương tri căn mà không phải là Hỷ, đó là Vị tri đương tri căn đã thâu nhiếp Hỷ, và không thâu nhiếpkhông tương ưng với pháp tương ưng của Vị tri đương tri căn. Trong này, Vị tri đương tri căn đã thâu nhiếp Hỷ, nghĩa là Hỷ trong tụ câu sinh của Vị tri đương tri căn, pháp này tương ưng với Vị tri đương tri căn chứ không phải là Hỷ, bởi vì tha không tương ưng với tự tánh; và Hỷ không thâu nhiếp-không tương ưng với pháp tương ưng của Vị tri đương tri căn, nghĩa là pháp tương ưng với Vị tri đương tri căn trong địa Vị chí ĐịnhTĩnh lự trung gian-hai Tĩnh lự sau, pháp này tương ưng với Vị tri đương tri căn chứ không phải là Hỷ, bởi vì là địa khác.
2. Có pháp tương ưng với Hỷ giác chi chứ không phải là Vị tri đương tri căn, đó là Vị tri đương tri căn vốn không thâu nhiếp pháp tương ưng với Hỷ. Pháp này là gì? Đó là pháp tương ưng với Hỷ trong tụ câu sinh của Dĩ tri căn-Cụ tri căn, pháp này tương ưng với Hỷ chứ không phải là Vị tri đương tri căn, bởi vì là tụ khác.
3. Có pháp tương ưng với Vị tri đương tri căn cũng là Hỷ, đó là Vị tri đương tri căn đã thâu nhiếp pháp tương ưng với Hỷ. Pháp này là gì? Đó là tám căn khác và các tâm sở pháp không phải là căn tương ưng với pháp ấy.
4. Có pháp không phải là tương ưng Vị tri đương tri căn, cũng không phải là Hỷ, đó là Vị tri đương tri căn vốn không thâu nhiếp Hỷ, cho đến nói rộng ra. Trong này, Vị tri đương tri căn vốn không thâu nhiếp Hỷ, nghĩa là Hỷ trong tụ câu sinh của Dĩ tri căn-Cụ tri căn, pháp này không phải là tương ưng với Vị tri đương tri căn bởi vì là tụ khác, cũng không phải là tương ưng với Hỷ, bởi vì tự tánh không tương ưng với tự tánh; và Hỷ-Vị tri đương tri căn không thâu nhiếp-không tương ưng với các tâm-tâm sở pháp khác, nghia là tâm-tâm sở pháp trong tụ câu sinh của Dĩ tri căn-Cụ tri căn trong địa Vị trí Định-Tĩnh lự trung gian-hai Tĩnh lự sau-ba Vô sắc trước, và tất cả tâm-tâm sở pháp hữu lậu, pháp này đều không tương ưng bởi vì là tụ khác; sắc-vô vi-tâm bất tương ưng hành, nghĩa là tất cả sắc-vô vi-tâm bất tương ưng hành, pháp này đều không tương ưng, bởi vì không có sở duyên.
Hỏi: Các pháp tương ưng với Vị tri đương tri căn, pháp ấy tương ưng với Khinh an giác chi chăng?
Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt, bởi vì nghĩa không nhất định.
1. Có pháp tương ưng với Vị tri đương tri căn mà không phải là Khinh an, đó là vị tri đương tri căn tương ưng với Khinh an, pháp này tương ưng với Vị tri đương tri căn chứ không phải là Khinh an, bởi vì tự tánh không tương ưng với tự tánh.
2. Có pháp tương ưng với Khinh an mà không phải là Vị tri đương tri căn, đó là Vị tri đương tri căn không tương ưng với pháp tương ưng của Khinh an. Pháp này là gì? Đó là pháp tương ưng với Khinh an trong tụ câu sinh của Dĩ tri căn-Cụ tri căn, pháp này tương ưng với Khinh an chứ không phải là Vị tri đương tri căn, bởi vì là tụ khác.
3. Có pháp tương ưng với Vị tri đương tri căn, cũng là Khinh an, đó là Vị tri đương tri căn tương ưng với pháp tương ưng của Khinh an. Pháp này là gì? Đó là mười pháp Đại địa, chín pháp Đại thiên địa, Tầm-Tứ và tâm.
4. Có pháp không phải là tương ưng với Vị tri đương tri căn, cũng không phải là Khinh an, đó là Vị tri đương tri căn không tương ưng với Khinh an, tức là khinh an trong tụ câu sinh của Dĩ tri căn-Cụ tri căn, pháp này không phải là tương ưng với Vị tri đương tri căn, bởi vì là tụ khác, cũng không phải là tương ưng với Khinh an, bởi vì tự tánh không tương ưng với tự tánh; và tâm-tâm sở pháp khác, nghĩa là tất cả tâm-tâm sở pháp hữu lậu, pháp này đều không tương ưng, bởi vì là tụ khác; sắcvô vi-tâm bất tương ưng hành, nghĩa là tất cả sắc-vô vi-tâm bất tương ưng hành, pháp này đều không tương ưng, bởi vì không có sở duyên.
Đối với xả giác chi cũng như vậy, nghĩa là như vị tri đương tri căn đối với Khinh an giác chi có bốn câu phân biệt, đối với xả giác chi cũng như vậy.
Hỏi: Các pháp tương ưng với Vị tri đương tri căn, pháp ấy tương ưng với chánh tư duy chăng?
Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt, bởi vì nghĩa không nhất định.
1. Có pháp tương ưng với Vị tri đương tri căn mà không phải là chánh tư duy, đó là Vị tri đương tri căn tương ưng với chánh tư duy, và chánh tư duy không tương ưng với pháp tương ưng của Vị tri đương ti căn. Trong này, Vị tri đương tri căn tương ưng với chánh tư duy, đó là chánh tư duy trong tụ câu sinh của Vị tri đương tri căn, pháp này tương ưng với Vị tri đương tri căn chứ không phải là chánh tư duy, bởi vì tự tánh không tương ưng với tự tánh; và chánh tư duy không tương ưng với pháp tương ưng của Vị tri đương tri căn, đó là pháp tương ưng với Vị tri đương tri căn trong địa Tĩnh lự trung gian-ba Tĩnh lự sau, pháp này tương ưng với vị tri đương tri căn chứ không phải là chánh tư duy, bởi vì là tụ khác.
2. Có pháp tương ưng với chánh tư duy chứ không phải là Vị tri đương tri căn, đó là Vị tri đương tri căn không tương ưng với pháp tương ưng của chánh tư duy. Pháp này là gì? Đó là pháp tương ưng với chánh tư duy tong tụ câu sinh của Dĩ tri căn-Cụ tri căn, pháp này tương ưng với chánh tư duy chứ không phải là Vị tri đương tri căn, bởi vì là tụ khác.
3. Có pháp tương ưng với Vị tri đương tri căn cũng là chánh tư duy, đó là Vị tri đương tri căn tương ưng với pháp tương ưng của chánh tư duy. Pháp này là gì? Đó là mười pháp Đại địa, mười pháp Đại thiên địa, Tầm-Tứ và tâm.
4. Có pháp không phải là tương ưng với Vị tri đương tri căn, cũng không phải là chánh tư duy, đó là vị tri đương tri căn không tương ưng với chánh tư duy, cho đến nói rộng ra. Trong này, Vị tri đương tri căn không tương ưng với chánh tư duy, nghĩa là chánh tư duy trong tụ câu sinh của Dĩ tri căn-Cụ tri căn, pháp này không phải là tương ưng với vị tri đương tri căn bởi vì là tụ khác, cũng không phải là tương ưng với chánh tư duy, bởi vì tự tánh không tương ưng với tự tánh; và các tâmtâm sở pháp khác, nghĩa là tâm-tâm sở pháp trong tụ câu sinh của Dĩ tri căn-Cụ tri căn trong địa Tĩnh lự trung gian-ba Tĩnh lự sau-ba Vô sắc trước, và tất cả tâm-tâm sở pháp hữu lậu, pháp này đều không tương ưng, bởi vì là tụ khác; sắc-vô vi-tâm bất tương ưng hành, đó là tất cả sắc-vô vi-tâm bất tương ưng hành, pháp này đều không tương ưng, bởi vì không có sở duyên.
Như Vị tri đương tri căn đối với các pháp sau, Dĩ tri căn-Cụ tri căn đối với các pháp sau cũng như vậy. Có điểm sai biệt là Cụ tri căn đối với Chánh kiến nên làm thành bốn câu phân biệt, cùng với trước có khác nhau.
1. Có pháp tương ưng với Cụ tri căn mà không phải là Chánh kiến, đó là Cụ tri căn đã thâu nhiếp Chánh kiến, và Chánh kiến không thâu nhiếp-không tương ưng với pháp tương ưng của Cụ tri căn. Trong này, Cụ tri căn đã thâu nhiếp Chánh kiến, nghĩa là Chánh kiến câu sinh của Cụ tri căn, pháp này tương ưng với Cụ tri căn chứ không phải là Chánh kiến, bởi vì tự tánh không tương ưng với tự tánh; và Chánh kiến không thâu nhiếp-không tương ưng với pháp tương ưng của Cụ tri căn, nghĩa là pháp tương ưng với Cụ tri căn trong tụ câu sinh của Tận trí-Vô sinh trí, pháp này tương ưng với Cụ tri căn chứ không phải là Chánh kiến, bởi vì là tụ khác.
2. Có pháp tương ưng với Chánh kiến mà không phải là Cụ tri căn, đó là Cụ tri căn vốn không thâu nhiếp pháp tương ưng với Chánh kiến. Pháp này là gì? Đó là pháp tương ưng với Chánh kiến trong tụ câu sinh của Vị tri đương tri căn-Dĩ tri căn, pháp này tương ưng với Chánh kiến chứ không phải là Cụ tri căn, bởi vì là tụ khác.
3. Có pháp tương ưng với Cụ tri căn cũng là Chánh kiến, đó là Cụ tri căn đã thâu nhiếp pháp tương ưng với Chánh kiến. Pháp này là gì? Đó là tám căn khác và các tâm sở pháp không phải là căn tương ưng với pháp ấy.
4. Có pháp không phải là tương ưng với Cụ tri căn cũng không phải là Chánh kiến, đó là Cụ tri căn vốn không thâu nhiếp Chánh kiến, cho đến nói rộng ra. Trong này, Cụ tri căn vốn không thâu nhiếp Chánh kiến, nghĩa là Chánh kiến trong tụ câu sinh của Vị tri đương tri cănDĩ tri căn, pháp này không phải là tương ưng với Cụ tri căn, bởi vì là tụ khác, cũng không phải là tương ưng với Chánh kiến, bởi vì tự tánh không tương ưng với tự tánh; và các tâm-tâm sở pháp khác, nghĩa là các tâm-tâm sở pháp hữu lậu, pháp này đều không tương ưng, bởi vì là tụ khác; sắc-vô vi-tâm bất tương ưng hành, nghĩa là tất cả sắc-vô vi-tâm bất tương ưng hành, pháp này đều không tương ưng, bởi vì không có sở duyên.
Niệm giác chi cho đến Chánh niệm đối với các pháp sau nói rộng ra như phần luận về Giác chi, nghĩa là như phần luận thứ nhất trong Uẩn này đã nói nhiều.
Như nói: “Này Tỳ kheo! Ta sẽ vì ông mà nói về sự việc của bốn mươi bốn trí, ông nên lắng nghe kỹ càng, cố gắng hết sức tác ý…” Hỏi: Vì so soạn ra phần luận này?
Đáp: Vì phân biệt rộng về nghĩa trong kinh. Như trong kinh nói: “Đức Phật bảo với Tỳ kheo: Ta sẽ vì ông mà nói về sự việc của bốn mươi bốn trí, ông nên lắng nghe kỹ càng… “Trong kinh tuy nói ra lời này mà không phân biệt về nghĩa ấy, kinh là nơi nương tựa căn bản của luận này, điều gì trong kinh chưa giải thích thì nay cần phải giải thích, cho nên soạn ra phần luận này.
Hỏi: Vì sao Đức Thế Tôn nói ra kinh này?
Đáp: Đức Thế Tôn xưa kia nhờ vào gia hạnh này làm cửa ngõlàm con đường, chứng được Vô lượng Chánh đẳng Bồ-đề, nay lại nói về điều này để chỉ rõ cho các đệ tử: Nếu các ông có thể không rời bỏ phương pháp gia hạnh như vậy, thì không bao lâu sẽ được vĩnh viễn hết sạch các lậu. Ví như Trưởng giả nhờ vào phương tiện này, dành dụm được tiền của châu báu mà thụ hưởng vui sướng giàu có, sau đó cũng dùng phương tiện này dạy cho các con cháu biết rằng: Nếu các con có thể không rời bỏ phương tiện như vậy, thì nhất định thu được tiền của châu báu cũng thụ hưởng vui sướng đầy đủ. Đức Thế Tôn cũng như vậy.
Sự của bốn mươi bốn trí là thế nào? Đó là trí biết về lão tử, trí biết về nhân của lão tử, trí biết về lão tử diệt mất, trí biết về hành tướng đến lão tử diệt mất; như vậy trí biết về Sinh-Hữu-Thủ-Ái-Thọ-Xúc-Lục nhập-Danh sắc-Thức-Hành, trí biết về nhân của Hành, trí biết về Hành diệt mất, trí biết về Hành hướng đến Hành diệt mất, đó gọi là sự của bốn mươi bốn trí.
Hỏi: Tại sao trong này không nói đến trí biết về Vô minh…?
Đáp: Nên nói mà không nói đến thì nên biết là nghĩa có khác. Lại nữa, nếu pháp do chi Hữu thâu nhiếp, lấy chi Hữu làm nhân, là quả của chi Hữu, thì trong này nói đến; Vô minh tuy cũng do chi Hữu thâu nhiếp mà không lấy chi Hữu làm nhân, cũng không phải là quả của chi Hữu, cho nên ở đây không nói. Lại nữa, nếu dựa vào pháp này dấy khởi đầy đủ bốn trí, thì trong này nói đến; dựa vào Vô minh chỉ dấy khởi ba trí, không khởi lên trí duyên với nhân của chi Hữu, cho nên ở đây không nói.
Hỏi: Trong này sự của bốn mươi bốn trí biết về Lão tử…, nên nói là pháp trí cho đến Đạo trí chăng?
Đáp: Nên nói trí biết về Lão tử là bốn trí, đó là Pháp-Loại-Thế tục và Khổ trí, cho đến nói rộng ra.
Trong này, trí biết về Lão tử là bốn trí, đó là Pháp trí thì biết về Lão tử của cõi Dục, Loại trí thì biết về Lão tử của cõi Sắc-Vô sắc, Thế tục trí và Khổ trí thì đều biết về Lão tử của ba cõi. Như biết về Khổ có bốn trí, biết về Tập-Diệt-Đạo nên biết cũng như vậy. Như dựa vào Lão tử khởi lên sự của mười sáu trí, cho đến dựa vào Hành nên biết cũng như vậy. Như vậy tổng cọng có một trăm bảy mươi sáu trí thuộc về sự. Trong này Đức Thế Tôn dựa vào mười một Chi thuộc bốn Đế sai biệt đều khởi lên bốn trí, cho nên chỉ nói là có bốn mươi bốn trí thuộc về sự.
Hỏi: Bốn mươi bốn trí thuộc về sự này, mấy loại là hữu lậu, mấy loại là vô lậu?
Đáp: Tất cả đều gồm chung hữu lậu và vô lậu.
Hỏi: Mấy loại duyên với hữu lậu, mấy loại duyên với vô lậu?
Đáp: Hai mươi hai loại duyên với hữu lậu, hai mươi hai loại duyên với vô lậu.
Hỏi: Mấy loại là hữu vi, mấy loại là vô vi?
Đáp: Tất cả đều là hữu vi.
Hỏi: Mấy loại duyên với hữu vi mấy loại duyên với vô vi?
Đáp: Ba mươi ba loại duyên với hữu vi, mười một loại duyên với vô vi.
Hỏi: Mấy loại là quá khứ, mấy loại là vị lai, mấy loại là hiện tại?
Đáp: Tất cả đều bao gồm ba đời.
Hỏi: Mấy loại duyên với quá khứ, mấy loại duyên với vị lai, mấy loại duyên với hiện tại?
Đáp: Ba mươi ba loại duyên với ba đời, mười một loại duyên với Phi thời gian. Nếu như phần vị ba đời trong chương tạp Uẩn, thì nên nói ba loại duyên với quá khứ, đó là trí biết về Hành, trí biết về Hành tập, trí biết về Thức tập; ba loại duyên với vị lai. Đó là trí biết về Lão tử, trí biết về Lão tử tập, trí biết về Sinh; mười sáu loại duyên với hiện tại, đó là trí biết về Sinh tập, trí biết về Hữu, trí biết về Hữu tập, trí biết về Thủ, trí biết về Thủ tập, trí biết về Ái, trí biết về Ái tập, trí biết về Thọ, trí biết về Thọ tập, trí biết về Xúc, trí biết về Xúc tập, trí biết về Lục xứ, trí biết về Lục xứ tập, trí biết về Danh sắc, trí biết về Danh sắc tập, trí biết về Thức; mười một loại duyên với ba đời, mười một loại duyên với Phi thời gian.
Hỏi: Trí thuộc về sự như vậy đã không có năng lực tiến vào Chánh tánh ly sinh, đạt được quả-lìa nhiễm và hết sạch các lậu, vì sao Thánh giả tu tập làm cho hiện rõ trước mắt?
Đáp: Nhờ vào bốn duyên:
- Bởi vì trú trong niềm vui với pháp hiện tại.
- Bởi vì dạo chơi trong công đức.
- Bởi vì quán xét nhưng việc làm vốn có.
- Bởi vì tiếp nhận tài sản của bậc Thánh.
Như nói: “Này Tỳ kheo! Ta sẽ nói cho ông về bảy mươi bảy trí thuộc về sự, ông nên lắng nghe kỹ càng, cố gắng hết sức tác ý…” Hỏi: Vì so soạn ra phần luận này?
Đáp: Vì phân biệt rộng về nghĩa trong kinh, nói rộng ra như trước.
Hỏi: Vì sao Đức Thế Tôn nói ra kinh này?
Đáp: Đức Thế Tôn xưa kia nhờ vào gia hạnh này làm cửa ngõ-làm con đường, nói rộng ra như trươc.
Thế nào là bảy mươi bảy trí thuộc về sự? Đó là trì biết về Sinh duyên Lão tử, trí biết về pháp ấy đều là Sinh duyên Lão tử, trí biết về Sinh duyên Lão tử thuộc quá khứ, trí biết về pháp ấy đều là Sinh duyên Lão tử, trí biết về Sinh duyên Lão tử thuộc vị lai, tí biết về pháp ấy đều là Sinh duyên Lão tử, và trí pháp trú biết tất cả pháp này là vô thườnghữu vi, do suy nghĩ mà tạo tác, thì duyên mà sinh ra, là pháp Tận-pháp Giảm-pháp Ly-pháp Diệt. Như dựa vào Sinh duyên Lão tử khởi kên bảy trí, cho đến dựa vào Vô minh duyên Hành cũng như vậy, cho nên có bảy mươi bảy trí thuộc về sự.
Hỏi: Tại sao trong này không nói đến trí biết về Vô minh đã thuận theo duyên?
Đáp: Nên nói mà không nói đến, thì phải nên biết là nghĩa này có khác. Lại nữa, nếu pháp do chi Hữu thâu nhiếp, lấy chi Hữu làm nhân, là quả của chi Hữu thì trong này nói đến; Vô minh tuy cũng do chi Hữu thâu nhiếp, mà không lấy chi Hữu thâu nhiếp, mà không lấy chi Hữu làm nhân, cũng không phải là quả của chi Hữu, cho nên ở đây không nói. Lại nữa, nếu dựa vào pháp này khởi lên bảy trí duyên với chi Hữu, thì trong này nói đến; dựa vào Vô minh mà thuận theo duyên không khởi lên bảy trí duyên với chi Hữu, cho nên ở đây không nói.
Hỏi: Trong này, bảy mươi bảy trí thuộc về sự, như trí biết về Sinh Lão tử…, nên nói là Pháp trí cho đến Đạo trí chăng?
Đáp: Nên nói sáu trí trước như trí biết về Sinh duyên Lão tử… đều là bốn trí, đó là Pháp-Loại-Thế tục và Tập trí; trí pháp trú thứ bảy là một trí, đó là Thế tục trí. Như bảy trí biết về Sinh duyên Lão tử, cho đến bảy trí biết về Vô minh duyên Hành cũng như vậy.
Trong này, Pháp trí là nhận biết về Sinh duyên Lão tử… của cõi Dục, Loại trí là nhận biết về Sinh duyên Lão tử… của cõi Sắc-Vô sắc, Thế tục trí và Tập trí đều nhận biết về Sinh duyên Lão tử… của ba cõi.
Hỏi: Đã nói về Sinh duyên Lão tử…, tại sao còn nói đều là Sinh duyên Lão tử…?
Đáp: Luận có hai loại:
- Thành lập tông chỉ của mình.
- Ngăn chặn tông chỉ của người khác.
Thành lập tông chỉ của mình, như người tốt nói pháp thì thành lập tông chỉ nói pháp Thiện, người xấu nói pháp thì thành lập tông chỉ nói pháp Ác, Luận giả Ứng Lý thì thành lập tông chỉ của luận Ứng Lý, Luận giả Phân Biệt thì thành lập tông chỉ của luận Phân Biệt. Ngăn chặn tông chỉ của người khác, như người tốt nói pháp thì ngăn chặn tông chỉ nói pháp Ác, người xấu nói pháp thì ngăn chặn tông chỉ nói pháp thiện, Luận giả Ứng Lý thì ngăn chặn tông chỉ của luận Phân Biệt, Luận giả Phân Biệt thì ngăn chặn tông chỉ của luận Ứng Lý.
Nếu chỉ nói là Sinh duyên Lão tử…, thì hoặc có người sinh lòng nghi ngờ vì phát triển luận bàn mà đưa ra cách nói như vậy, chứ lý thì không hẳn là như vậy. Vì quyết định mối nghi ấy để hiển bày về lý này là chắc chắn, cho nên lại nói đều là Sinh duyên Lão tử…
Trong này, biết về Sinh duyên Lão tử, là Pháp-Loại-Thế tục và Tập tí, biết đều là Sinh duyên Lão tử cũng là bốn trí, hợp lại có tám trí; biết về Sinh duyên Lão tử thuộc quá khứ-vị lai cũng đều có tám trí, hợp lại có hai mươi bốn trí; trí Pháp trú thứ bảy chỉ là một trí, đó là Thế tục trí; cọng đủ số trước thì có hai mươi lăm trí. Như biết về Sinh duyên Lão tử, cho đến biết về Vô minh duyên Hành cũng như vậy. Như vậy tổng cọng có hai trăm bảy mươi lăm trí. Nếu dùng sát-na nối tiếp nhau để phân biệt, thì có vô lượng vô biên trí thuộc về sự. Trong này, Đức Thế Tôn dựa vào mười một chi, ba đời si biệt đều khởi lên bảy trí, cho nên chỉ nói là có bảy mươi bảy trí thuộc về sự.
Hỏi: Vì sao không nói biết về hiện tại?
Đáp: Có người đưa ra cách nói này: Hai loại trước trong bảy loại tức là biết về hiện tại. Lại có người nói: Hai loại trước trong bảy loại bao gồm biết về ba đời, bởi vì quá khứ-vị lai khó biết rõ ràng, cho nên lại nói riêng biệt về biết, hiện tại thì không như vậy, cho nên không nói riêng biệt.
Hỏi: Bảy mươi bảy trí thuộc về sự này, mấy loại là hữu lậu, mấy loại là vô lậu?
Đáp: Mười một trí Pháp trú chỉ riêng hữu lậu, bởi vì chỉ là tánh Thế rục trí thâu nhiếp, sáu mươi sáu trí còn lại gồm chung hữu lậu và vô lậu, bởi vì bốn trí thâu nhiếp. Có người đưa ra cách nói này: Tất cả đều gồm chung hữu lậu và vô lậu.
Hỏi: Mấy loại duyên với hữu lậu, mấy loại duyên với vô lậu?
Đáp: Tất cả đều duyên với hữu lậu.
Hỏi: Mấy loại là hữu vi, mấy loại là vô vi?
Đáp: Tất cả đều là hữu vi, bởi vì chắc chắn không có trí mà Thể là vô vi.
Hỏi: Mấy loại duyên với hữu vi, mấy loại duyên với vô vi?
Đáp: Tất cả đều duyên với hữu vi.
Hỏi: Mấy loại là quá khứ, mấy loại là vị lai, mấy loại là hiện tại?
Đáp: Tất cả đều gồm chung ba đời.
Hỏi: Mấy loại duyên với quá khứ, mấy loại duyên với vị lai, mấy loại duyên với hiện tại?
Đáp: Có những người muốn làm cho hai loại trước trong bảy loại chỉ duyên với hiện tại, họ nói hai mươi hia loại duyên với quá khứ, hai mươi hai loại duyên với vị lai, hai mươi hai loại duyên với hiện tại, mười một loại duyên với ba đời. Có những người muốn làm cho hai loại trước trong bảy loại cùng duyên với ba đời, họ nói hai mươi hai loại duyên với quá khứ, hai mươi hai loại duyên với vị lai, ba mươi ba loại duyên với ba đời.
Trí này không có năng lực tiến vào Chánh tánh ly sinh…, nhờ vào bốn duyên, tu tập làm cho hiện rõ trước mắt, nghĩa nói như trước.
Hỏi: Vì sao loại thứ bảy gọi là trí Pháp trú?
Đáp: Pháp ấy là quả, trú ấy là nhân, biết quả là pháp đã trú trong nhân, cho nên gọi là trí Pháp trú. Nghĩa là biết về nhân là nơi tồn tại của quả bậc Hạ-Trung-Thượng trong ba cõi, cho nên gọi là trí Pháp trú. Trí này chỉ biết về tướng riêng của nhân, không phải là hành tướng Thánh, cho nên chỉ do Thế tục trú thâu nhiếp. Có người đưa ra cách nói này: Trí này bao gồm bốn trí, đó là Pháp-Loại-Thế tục và Tập trí.
Hỏi: Nếu như vậy thì tại sao nói là một trí, đó là Thế tục trí?
Đáp: Thật ra bao gồm vô lậu, trong này lại nói là hữu lậu, bởi vì trí này phần nhiều biết về nhân của tướng riêng. Lại có người nói: Sáu trí trước là trí biết về nhân cho nên gọi là Pháp trú, duyên vào đó khởi lên trí gọi là trí Pháp trú, trí này biết về Đạo chứ không phải là biết về Tập nhân, cũng do bốn trí thâu nhiếp, đó là Pháp-Loại-Thế tục và Đạo trí.
Hỏi: Nếu như vậy thì tại sao đưa ra cách nói như vậy: Biết tất cả các pháp này là vô thường-hữu vi, do suy nghĩ mà tạo tác, từ duyên mà sinh ra, là pháp Tận-pháp Giảm-pháp Ly-pháp Diệt. Vô lậu lẽ nào có thể gọi là pháp Ly hay sao?
Đáp: Trong này chỉ nên đưa ra cách nói như vậy: Biết tất cả các pháp này là vô thường-hữu vi, cho đến pháp Diệt. Không nên nói là pháp Ly mà nói đến pháp Ly. Là muốn hiển bày Thánh giả cũng chán ngán vô lậu không sinh tâm vui mừng, cho nên nói đến pháp Ly. Có người khác lại nói: Trí biết về nhân trước kia là tánh thuộc bốn trí, nay biết về trí ấy gọi là trí Pháp trú; bởi vì trí Pháp trú này, biết về trí Thế tục kia cho nên cũng gọi là biết về pháp Ly.
Lời bình: Nên biết trong này thì cách nói trước là hợp lý.
Như “Đức Thế Tôn nói: Này Tô-thi-ma nên biết! Trước có trí
Pháp trú, sau có trí Niết-bàn.”
Hỏi: Trong này, loại nào là trí Pháp trú, loại nào là trí Niết-bàn?
Đáp: Có người đưa ra cách nói này: Trí biết về Tập là trí Pháp trú, trí biết về Diệt là trí Niết-bàn. Có người khác lại nói: Trí biết về Khổ-Tập là trí Pháp trú, trí biết về Diệt-Đạo là trí Niết-bàn. Hoặc có người nói: Trí biết vế Khổ-Tập-Đạo là trí Pháp trú, trí biết về Diệt là trí Niết-bàn.
Hỏi: Nếu như vậy thì tại sao nói là trước có trí Pháp trú, sau có trí Niết-bàn?
Đáp: Tuy có trí Pháp trú ở sau trí Niết-bàn, mà có trí Pháp trú ở trước trí Niết-bàn, cho nên đưa ra cách nói này. Lại có người nói: Trí biết về lưu chuyển là trí Pháp trú, trí biết về hoàn diệt là trí Niết-bàn. Lại nữa, trí biết về duyên khởi là trí Pháp trú, trí biết về duyên khởi diệt là tí Niết-bàn. Lại nữa, trí biết về sinh tử là trí Pháp trú, trí biết về sinh tử diệt là trí Niết-bàn.
Có Sư khác nói: Trí của địa Cận phần là trí Pháp trú, trí của địa Căn bản là trí Niết-bàn. Vì sao biết như vậy? Bởi vì kinh là Thánh giáo lượng.
Như trong kinh nói: “Có các ngoại đạo cùng nhau tập trung bàn bạc rằng: Lúc Phật chưa xuất hiện thì chúng ta thu được nhiều danh dựlợi dưỡng, bởi vì Phật xuất hiện ở thế gian mà danh và lợi lập tức dứt đoạn, như mặt trời đã mọc thì ngọn đuốc nhỏ mất đi ánh sáng, tìm cách nào để danh và lợi giống như xưa? Nhưng Kiều-đáp-ma có hai sự việc hơn hẳn, đó là giỏi về kinh luận và hình dáng tướng mạo đoan nghiêm, tuy hình dáng tướng mạo khó làm cho thay đổi mà kinh luận thì dễ lấy trộm, trong mọi người chúng ta có Tô-thi-ma, niệm tuệ kiên cường có thể trộm lấy pháp ấy, nếu có được pháp ấy thì danh và lợi giống như xưa. Đã cùng nhau bàn bạc rồi nói cho Tô-thi-ma biết. Người ấy bởi vì hai duyên cho nên liền nhận lời đề nghị của mọi người:
- Yêu quý bạn thân.
- Thiện căn chín muồi.
Ngay sau đó rời khỏi thành Vương Xá đi đến tinh xá Trúc Lâm, nói với Tỳ kheo rằng: Tôi muốn xuất gia! Lúc ấy các Tỳ kheo dẫn đến thưa vời Đức Phật, Đức Phật biết rõ căn tánh, khiến các Tỳ kheo độ cho xuất gia, và cho thọ giới Cụ túc. Người ấy sau đó không lâu đọc tụng văn kinh ba Tạng, cũng hơi hiểu nghĩa lý, trộm dấy lên ý niệm này: Muốn lợi ích cho bạn bè thân thiết thì nay chính là cơ hội. Liền từ trong Trúc Lâm đi ra muốn trở về thành Vương Xá. Nhưng Đức Phật có Thiên nhãn hộ pháp soi chiếu khắp nơi, luôn luôn quán sát thế gian biết ai có thể lấy trộm kinh pháp. Lúc ấy có năm trăm Tỳ kheo A-la-hán (Ứng chân), đến trước Tô-thi-ma tự khen ngợi công đức của mình: Đời sống của tôi đã hết, phạm hạnh đã lập, việc làm đã xong, không nhận lấy thân đời sau. Tô-thi-ma nói: Các vị Nhân giả đã chứng ngộ là dựa vào Định nào, là Tĩnh lự thứ nhất, hay là cho đến Vô sở hữu xứ? Các Tỳ kheo nói: Sự chứng ngộ của chúng tôi đều không dựa vào những nơi ấy. Tô-thi-ma nói: Nếu không dựa vào những Định ấy thì làm sao có thể chứng ngộ? Các Tỳ kheo nói: Chúng tôi đều là Tuệ giải thoát. Lúc ấy Tô-thi-ma nghe xong thì mù tịt không biết các vị ấy đã nói gì, liền dấy lên ý nghĩ này: Nếu như bạn bè thân thiết của mình hỏi đến nghĩa này, thì mình sẽ làm sao? Lại đến nơi Đức Phật để thưa hỏi về nghĩa như vậy. Đức Thế Tôn bảo rằng: Này Tô-thi-ma nên biết! Trước có trí pháp trú, sau có trí niết-bàn. Tô-thi-ma thưa rằng: Nay con không biết thế nào là trí Pháp trú, thế nào là trí Niết-bàn? Đứa Phật bảo rằng: Tùy theo ông nhận biết và không nhận biết, nhưng pháp thuận theo như vậy.” Lúc ấy Tô-thi-ma không quyết đoán lời nguyện trước kia, nhưng năm trăm tỳ kheo A-lahán kia dựa vào Vị chí định đạt được lậu tận rồi, về sau mới có thể khởi lên Đẳng chí căn bản. Vì vậy cho nên biết trí của địa Cận phần là trí Pháp trú, trí của địa Căn bản là trí Niết-bàn.
*******
Hỏi: Nếu thành tựu Pháp trí thì đó là Loại trí chăng?
Đáp: Nếu đạt được. Trong này, đạt được là đã đạt được gọi là đạt được, nghĩa là Khổ loại trí hiện rõ trước mắt về sau. Những từ đạt được sau này đều dựa theo cách giải thích này.
Hỏi: Giả sử thành tựu Loại trí thì đó là Pháp trí chăng?
Đáp: Đúng như vậy, đó là Khổ pháp trí hiện rõ trước mắt về sau, bởi vì Pháp trí-Khổ trí luôn luôn thành tựu.
Hỏi: Nếu thành tựu Pháp trí thì đó là Tha tâm trí chăng?
Đáp: Nếu đạt được không mất. Trong này, đạt được là đã lìa nhiễm cõi Dục, không mất là không lui sụt khởi lên phiền não của cõi Dục.
Hỏi: Giả sử thành tựu Tha tâm trí thì đó là Pháp trí chăng?
Đáp: Nếu đạt được, nghĩa là Khổ pháp trí hiện rõ trước mắt về sau.
Hỏi: Nếu thành tựu Pháp trí thì đó là thế Thế tục trí chăng?
Đáp: Đúng như vậy, bởi vì tất cả hữu tình đều thành tựu Thế tục trí.
Hỏi: Giả sử thành tựu Thế tục trí thì đó là Pháp trí chăng?
Đáp: Nếu đạt được, nghĩa là Khổ pháp trí hiện rõ trước mắt về sau, một hàng về trí khác như văn nói rộng ra. Nhưng Pháp trí-Loại tri và trí thuộc bốn Đế, nếu đạt được về sau thì luôn luôn thành tựu; Tha tâm trí, hữu lậu thì đã lìa nhiễm cõi Dục, nếu không lui sụt khởi lên phiền não của cõi Dục, và không sinh vào cõi Vô sắc thì luôn luôn thành tựu; vô lậu là đã lìa nhiễm cõi Dục, nếu không lui sụt khởi lên phiền não của cõi Dục, thì luôn luôn thành tựu. Thế tục trí, Tất cả hữu tình luôn luôn thành tựu. Đây gọi là Tỳ-bà-sa tóm lược ở chỗ này.
Hỏi: Nếu thành tựu Pháp trí quá khứ thì đó là vị lai chăng?
Đáp: Đúng như vậy. Ở đây, thành tựu quá khứ thì chắc chắn thành tựu vị lai. Lúc này thuộc về phần vị nào? Đó là đã tiến vào Chánh tánh ly sinh, Hiện quán về Khổ trong hai tâm sau, Hiện quán về TậpDiệt đều trong bốn tâm, Hiện quán về Đạo trong ba tâm, đạt được bốn quả Sa-môn, và Học-Vô học luyện căn rồi, nếu Pháp trí đã diệt không mất.
Hỏi: Giả sử thành tựu vị lai thì đó là quá khứ chăng?
Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu, nghĩa là các phần vị đã nói trước đây. Nếu chưa diệt-giả sử diệt rồi mất thì không thành tựu. Lúc này thuộc về phần vị nào? Đó là đã tiến vào Chánh tánh ly sinh, Hiện quán về Khổ trong một tâm, nghĩa là lúc Khổ pháp trí đạt được bốn quả Sa-môn, và Học-Vô học luyện căn rồi. Pháp trí chưa diệt, giả sử diệt rồi mất, nghĩa là đạt được quả-luyện căn hoặc là lui sụt mà mất.
Hỏi: Nếu thành tựu Pháp trí quá khứ thì đó là hiện tại chăng?
Đáp: Nếu hiện rõ ở trước mắt, nghĩa là nếu không khởi lên các Nhẫn thuộc Loại trí, hoặc Thế tục trí không phải là phần vị không có tâm. Lúc bấy giờ Pháp trí chắc chắn hiện rõ ở trước mắt. Lúc này thuộc về phần vị nào? Đó là đã tiến vào Chánh tánh ly sinh, Hiện quán về Tập-Diệt-Đạo đều trong một tâm, nghĩa là lúc ba Pháp trí đạt được bốn quả Sa-môn, và Học-Vô học luyện căn rồi, nếu Pháp trí đã diệt không mất và hiện rõ ở trước mắt.
Hỏi: Giả sử thành tựu hiện tại thì đó là quá khứ chăng?
Đáp: Đã diệt không mất thì thành tựu. Ở đây như thứ tự các phần vị đã nói trước đây. Nếu chưa diệt, giả sử diệt rồi mất thì không thành tựu. Lúc này thuộc về phần vị nào? Đó là đã tiến vào Chánh tánh ly sinh, Hiện quán về Khổ trong một tâm, nghĩa là lúc Khổ pháp trí đạt được bốn quả Sa-môn, và Học-Vô học luyện căn rồi, nếu Pháp trí chưa hẳn đã diệt-giả sử diệt rồi mất, mà Pháp trí hiện rõ ở trước mắt.
Hỏi: Nếu thành tựu Pháp trí vị lai thì đó là hiện tại chăng?
Đáp: Nếu hiện rõ ở trươc mắt. Lúc này thuộc về phần vị nào? Đó là đã tiến vào Chánh tánh ly sinh, Hiện quán về Khổ-Tập-Diệt-Đạo đều trong một tâm, nghĩa là lúc bốn Pháp trí đạt được bốn quả Sa-môn, và Học-Vô học luyện căn rồi, nếu Pháp trí hiện rõ ở trươc mắt.
Hỏi: Giả sử thành tựu hiện tại thì đó là vị lai chăng?
Đáp: Đúng như vậy, bởi vì nếu thành tựu Pháp trí hiện tại thì chắc chắn thành tựu vị lai.
Hỏi: Nếu thành tựu Pháp trí quá khứ thì đó là vị lai-hiện tại chăng?
Đáp: Vị lai chắc chắn thành tựu, hiện tại nếu hiện rõ ở trước mắt.
Ở đây như trước nói về thành tựu quá khứ-hiện tại.
Hỏi: Giả sử thành tựu vị lai-hiện tại thì đó là quá khứ chăng?
Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu, nếu chưa diệt-giả sử diệt rồi mất thì không thành tựu. Ở đây như trươc nói giả sử thành tựu hiện tại thì đó là quá khứ chăng?
Hỏi: Nếu thành tựu Pháp trí vị lai thì đó là quá khứ-hiện tại chăng?
Đáp: Có vị lai chứ không phải là quá khứ-hiện tại, đó là Pháp trí đã đạt được, chưa diệt-giả sử diệt rồi mất, không hiện rõ ở trước mắt. Trong này, đã đạt được là hiển bày có vị lai, chưa diệt-giả sử diệt rồi mất là hiển bày không có quá khứ, không hiện rõ ở trước mắt là hiển bày không có hiện tại. Lúc này thuộc về phần vị nào? Đó là đạt được quả Sa-môn, và Học-Vô học luyện căn rồi, nếu Pháp trí chưa hẳn đã khởi diệt, trước đã khởi diệt là đã mất, và không hiện rõ ở trước mắt.
Có vị lai và quá khứ chứ không phải là hiện tại, đó là Pháp trí đã diệt không mất, không hiện rõ ở trước mắt. Trong này, đã diệt không mất là hiển bày có quá khứ, không hiện rõ ở trước mắt là hiển bày không có hiện tại, chỉ có quá khứ thì chắc chắn có vị lai. Lúc này thuộc về phần vị nào? Đó là đã tiến vào Chánh tánh ly sinh, Hiện quán về Khổ trong hai tâm sau, Hiện quán về Tập-Diệt đều trong ba tâm, trừ ra lúc Pháp trí, Hiện quán về Đạo trong hai tâm Nhẫn, đạt được bốn quả Sa-môn, và Học-Vô học luyện căn rồi, nếu Pháp trí đã diệt không mất, không hiện rõ ở trước mắt.
Có vị lai và hiện tại chứ không phải là quá khứ, đó là Pháp trí hiện rõ ở trước mắt, chưa diệt-giả sử diệt rồi mất. Trong này, hiện rõ ở trước mắt là hiển bày có hiện tại, chưa diệt-giả sử diệt rồi mất là hiển bày không có quá khứ, chỉ có hiện tại thì chắc chắn có vị lai. Lúc này thuộc về phần vị nào? Đó là đã tiền vào Chánh tánh ly sinh, Hiện quán về Khổ trong một tâm, nghĩa là lúc Khổ pháp trí đạt được bốn quả Sa-môn, và Học-Vô học luyện căn rồi, mếu Pháp trí chưa diệt-trước đó diệt rồi mất mà hiện rõ ở trước mắt.
Có vị lai và quá khứ-hiện tại, đó là Pháp trí đã diệt không mất cũng hiện rõ ở trước mắt. Trong này, đã siệt không mất là hiển bày có quá khứ, cũng hiện rõ ở trước mắt là hiển bày có hiện tại. Nếu có quá khứ-hiện tại thì chắc chắn có vị lai, ở đây như trước nói về thành tựu quá khứ-hiện tại.
Hỏi: Giả sử thành tựu quá khứ-hiện tại thì đó là vị lai chăng?
Đáp: Đúng như vậy, bởi vì chỉ thành tựu quá khứ-hiện tại thì chắc chắn thành tựu vị lai.
Hỏi: Nếu thành tựu Pháp trí hiện tại thì đó là quá khứ-vị lai chăng?
Đáp: Vị lai chắc chắn thành tựu, quá khứ nếu đã diệt không mất thì thành tựu, như nói về phần vị ba đời thành tựu trước đây; nếu chưa diệt-giả sử diệt rồi mất thì không thành tựu, như trước nói về thành tựu vị lai-hiện tại chứ không phải là quá khứ.
Hỏi: Giả sử thành tựu quá khứ-vị lai thì đó là hiện tại chăng?
Đáp: Nếu hiện rõ ở trước mắt, như trươc nói về phần vị ba đời thành tựu.
Như Pháp trí trải qua sáu câu, Loại-Khổ-Tập-Đạo trí cũng như vậy, nghĩa là như Pháp trí dựa vào ba đời có sáu câu hỏi-đáp, LoạiKhổ-Tập-Diệt-Đạo trí cũng như vậy. Có điểm sai biệt là tất cả nói đến tên gọi của mình, tùy theo thích hợp mà nói.
Hỏi: Nếu thành tựu Tha tâm trí quá khứ thì đó là vị lai chăng?
Đáp: Đúng như vậy, bởi vì chỉ thành tựu quá khứ thì chắc chắn thành tựu vị lai. Lúc này thuộc về phần vị nào? Đó là sinh ở cõi Dục, đã lìa nhiễm cõi Dục; hoặc sinh ở cõi Sắc, hoặc là người Học ở cõi DụcSắc đã khởi lên Tha tâm trí vô lậu không mất, ở cõi Vô sắc chưa đạt được quả Vô học.
Hỏi: Giả sử thành tựu vị lai thì đó là quá khứ chăng?
Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu, ở đây như thứ tự các phần vị đã nói trước đây. Nếu chưa diệt-giả sử diệt rồi mất thì không thành tựu. Lúc này thuộc về phần vị nào? Đó là người Học ở cõi DucSắc, chưa khởi lên Tha tâm trí vô lậu, giả sử khởi lên rồi mất; sinh ở cõi Vô sắc giả sử khởi lên không mất, sinh ở cõi Vô sắc đạt được quả Vô học.
Hỏi: Nếu thành tựu Tha tâm trí quá khứ thì đó là hiện tại chăng?
Đáp: Nếu hiện rõ ở trước mắt, nghĩa là nếu không khởi lên các Nhẫn của trí khác, không phải là phần vị không có tâm, lúc bấy giờ trí này chắc chắn hiện rõ ở trước mắt. Lúc này thuộc về phần vị nào? Đó là các Thánh giả, hoặc các dị sinh, sinh ở cõi Dục-Sắc, lúc này Tha tâm trí hiện rõ ở trước mắt.
Hỏi: Giả sử thành tựu hiện tại thì đó là quá khứ chăng?
Đáp: Đúng như vậy, ở đây như thứ tự các phần vị trước đã nói. Nếu lúc Tha tâm trí hiện rõ ở trước mắt, thì chắc chắn thành tựu Tha tâm trí hữu lậu của quá khứ, vô lậu thì không nhất định.
Hỏi: Nếu thành tựu Tha tâm trí vị lai thì đó là hiện tại chăng?
Đáp: Nếu hiện rõ ở trước mắt. Câu này như trước nói về thành tựu quá khứ-hiện tại.
Hỏi: Giả sử thành tựu hiện tại thì đó là vị lai chăng?
Đáp: Đúng như vậy, bởi vì chỉ thành tựu hiện tại thì chắc chắn có vị lai.
Hỏi: Nếu thành tựu Tha tâm trí quá khứ thì đó là vị lai-hiện tại chăng?
Đáp: Vị lai nhất định thành tựu, hiện tại nếu hiện rõ ở trước mắt. Lúc này thuộc về phần vị nào? Đó là lúc Tha tâm trí hiện rõ ở trước mắt, tức là dị sinh và Thánh giả ở cõi Dục-Sắc.
Hỏi: Giả sử thành tựu vị lai-hiện tại thì đó là quá khứ chăng?
Đáp: Đúng như vậy. Câu này như thứ tự các phần vị trước đây đã nói.
Hỏi: Nếu thành tựu Tha tâm trí vị lai thì đó là quá khứ-hiện tại chăng?
Đáp: Có vị lai mà không phải là quá khứ-hiện tại, đó là Tha tâm trí đã đạt được không mất, chưa diệt-giả sử diệt rồi mất, không hiện rõ ở trước mắt. Trong này, đã đạt được không mất là hiển bày có vị lai, chưa diệt-giả sử diệt rồi mất là hiển bày không có quá khứ, không hiện rõ ở trước mắt là hiển bày không có hiện tại. Lúc này thuộc về phần vị nào? Đó là nếu người Học ở cõi Dục-Sắc, chưa khởi lên Tha tâm trí vô lậu, giả sử khởi lên rồi mất; sinh ở cõi Vô sắc giả sử sử khởi lên không mất, sinh ở cõi Vô sắc đạt được quả Vô học.
Có vị lai và quá khứ mà không phải là hiện tại, đó là Tha tâm trí đã diệt không mất, không hiện rõ ở trước mắt. Lúc này thuộc về phần vị nào? Đó là sinh ở cõi Dục đã lìa nhiễm cõi Dục, Tha tâm trí không hiện rõ ở trước mắt; hoặc là sinh ở cõi Sắc, Tha tâm trí không hiện rõ ở trước mắt; hoặc là người Học ở cõi Dục-Sắc, đã khởi lên Tha tâm trí vô lậu không mất, sinh ở cõi Vô sắc chưa đạt được quả Vô học.
Có vị lai và quá khứ-hiện tại, đó là Tha tâm trí hiện rõ ở trước mắt, tức là dị sinh và Thánh giảsinh ở cõi Dục-Sắc, lúc Tha tâm trí hiện rõ ở trước mắt.
Hỏi: Giả sử thành tựu quá khứ-hiện tại thì đó là vị lai chăng?
Đáp: Đúng như vậy. Câu này như thứ tự các phần vị đã nói trước đây.
Hỏi: Nếu thành tựu Tha tâm trí hiện tại thì đó là quá khứ-vị lai chăng?
Đáp: Đúng như vậy. Câu này cũng như thứ tự các phần vị đã nói trước đây.
Hỏi: Giả sử thành tựu quá khứ-vị lai thì đó là hiện tại chăng?
Đáp: Nếu hiện rõ ở trước mắt. Câu này cũng như các phần vị đã nói trước đây.
Hỏi: Nếu thành tựu Thế tục trí quá khứ thì đó là vị lai chăng?
Đáp: Đúng như vậy.
Hỏi: Giả sử thành tựu vị lai thì đó là quá khứ chăng?
Đáp: Đúng như vậy. Bởi vì tất cả hữu tình đều thành tựu Thế tục trí quá khứ và vị lai.
Hỏi: Nếu thành tựu Thế tục trí quá khứ thì đó là hiện tại chăng?
Đáp: Nếu hiện rõ ở trước mắt, nghĩa là nếu không khởi lên các Tuệ vô lậu, không phải là phần vị không có tâm, thì Thế tục trí này chắc chắn hiện rõ ở trước mắt.
Hỏi: Giả sử thành tựu hiện tại thì đó là quá khứ chăng?
Đáp: Đúng như vậy. Những câu này dựa theo trước, nên biết về tướng ấy.
Hỏi: Nếu thành tựu Pháp trí quá khứ thì đó là Loại trí chăng?
Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Lúc này thuộc về phần vị nào? Đó là đã tiến vào Chánh tánh ly sinh, Hiện quán về Tập-Diệt đều trong bốn tâm, Hiện quán về Đạo trong ba tâm, đạt được bốn quả Sa-môn, và Học-Vô học luyện căn rồi, khởi lên Pháp-Loại trí đã diệt không mất. Nếu chưa diệt-giả sử diệt rồi mất thì không thành tựu. Lúc này thuộc về phần vị nào? Đó là đã tiến vào Chánh tánh ly sinh, Hiện quán về Khổ trong hai tâm sau, đạt được quá Nhất lai-Bất hoàn, và người Học luyện căn rồi, nếu Pháp trí đã diệt không mất, Loại trí chưa diệt-giả sử diệt rồi mất.
Hỏi: Giả sử thành tựu Loại trí quá khứ thì đó là Pháp trí quá khứ chăng?
Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Câu này như trước đã nói về phần vị thành tựu Pháp trí và Loại trí quá khứ. Nếu chưa diệt-giả sử diệt rồi mất thì không thành tựu. Lúc này thuộc về phần vị nào? Đó là đạt được bốn quả Sa-môn, và Học-Vô học luyện căn rồi, Loại trí đã diệt không mất, Pháp trí chưa diệt-giả sử diệt rồi mất.
Hỏi: Nếu thành tựu Pháp trí quá khứ thì đó là vị lai chăng?
Đáp: Nếu đạt được, đó là Khổ loại trí đã sinh. Lúc này thuộc về phần vị nào? Đó là đã tiến vào Chánh tành ly sinh, Hiện quán về Khổ trong một tâm sau, Hiện quán về Tập-Diệt đều trong bồn tâm, Hiện quán về Đạo trong ba tâm, đạt được bốn quả Sa-môn, và Học-Vô học luyện căn rồi, nếu Pháp trí đã diệt không mất.
Hỏi: Giả sử thành tựu Loại trí vị lai thì đó là Pháp trí quá khứ chăng?
Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Câu này như thứ tự các phần vị đã nói trước đây. Nếu chưa diệt-giả sử diệt rồi mất thì không thành tựu. Lúc này thuộc về phần vị nào? Đó là đạt được bốn quả Samôn, và Học-Vô học luyện căn rồi, Pháp trí chưa diêt-giả sử diệt rồi mất.
Hỏi: Nếu thành tựu Pháp trí quá khứ thì đó là Loại trí hiện tại chăng?
Đáp: Nếu hiện rõ ở trước mắt, đó là nếu không khởi lên các Nhẫn của trí khác, không phải là phần vị không có tâm, thì lúc này nhất định hiện rõ ở trước mắt. Lúc này thuộc về phần vị nào? Đó là đã tiến vào Chánh tành ly sinh, Hiện quán về Khổ-Tập-Diệt đều trong một tâm, nghĩa là lúc Loại trí, đạt được bốn quả Sa-môn, và Học-Vô học luyện căn rồi, nếu pháp trí đã diệt không mất, lúc ấy Loại trí hiện rõ ở trước mắt.
Hỏi: Giả sử thành tựu Loại trí hiện tại thì đó là Pháp trí quá khứ chăng?
Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Câu này như thứ tự các phần vị đã nói trước đây. Nếu chưa diệt-giả sử diệt rồi mất thì không thành tựu. Lúc này thuộc về phần vị nào? Đó là đạt được bốn quả Samôn, và Học-Vô học luyện căn rồi, Pháp trí chưa diệt-giả sử diệt rồi mất, mà Loại tri hiện rõ ở trước mắt.
Hỏi: Nếu thành tựu Pháp trí quá khứ thì đó là Loại trí quá khứhiện tại chăng?
Đáp: Có Pháp trí quá khứ mà không phải là Loại trí quá khứ-hiện tại, đó là Pháp trí đã diệt không mất, Loại trí chưa diệt-giả sử diệt rồi mất, không hiện rõ ở trước mắt. Lúc này thuộc về phần vị nào? Đó là đã tiến vào Chánh tánh ly sinh, Hiện quán về Khổ trong một tâm, nghĩa là lúc Loại trí nhẫn, đạt được quả Nhất lai-Bất hoàn, và Học luyện căn rồi, nếu Pháp trí đã diệt không mất, Loại trí chưa diệt-trước đó diệt rồi mất, không hiện rõ ở trước mắt.
Có Pháp trí quá khứ và Loại trí quá khứ mà không phải là hiện tại, đó là Pháp-Loại trí đã diệt không mất, Loại trí không hiện rõ ở trước mắt. Lúc này thuộc về phần vị nào? Đó là đã tiến vào Chánh tánh ly sinh, Hiện quán về Tập-Diệt-Đạo đều trong ba tâm, trừ ra lúc Loại trí, đạt được bốn quả Sa-môn, và Học-Vô học luyện căn rồi, Pháp trí-Loại trí đã diệt không mất, mà Loại trí không hiện rõ ở trước mắt.
Có Pháp trí quá khứ và Loại trí hiện tại mà không phải là quá khứ, đó là Pháp trí đã diệt không mất, Loại trí hiện rõ ở trước mắt chưa diệt-giả sử diệt rồi mất. Lúc này thuộc về phần vị nào? Đó là đã tiến vào Chánh tánh ly sinh, Hiện quán về Khổ trong một tâm, nghĩa là Khổ loại trí, đạt được quả Nhất lai-Bất hoàn, và Học luyện căn rồi, nếu Pháp trí đã diệt không mất, Loại trí chưa diệt-trước đó diệt rồi mất mà hiện rõ ở trước mắt.
Có Pháp trí quá khứ và Loại trí quá khứ-hiện tại, đó là Pháp-Loại trí đã diệt không mất, Loại trí hiện rõ ở trước mắt. Lúc này thuộc về phần vị nào? Đó là đã tiến vào Chánh tánh ly sinh, Hiện quán về TậpDiệt đều trong một tâm, nghĩa là lúc Loại trí đạt được bốn quả Sa-môn, và Học-Vô học luyện căn rồi, pháp-Loại trí đã diệt không mất, mà Loại trí hiện rõ ở trước mắt.
Hỏi: Giả sử thành tựu Loại trí quá khứ-hiện tại thì đó là pháp trí quá khứ chăng?
Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Câu ấy như thứ tự các phần vị đã nói trước đây. Nếu chưa diệt-giả sử diệt rồi mất thì không thành tựu. Lúc này thuộc về phần vị nào? Đó là đạt được bốn quả Samôn, và Học-Vô học luyện căn rồi, nếu Loại trí đã diệt không mất, Pháp trí chưa diệt-giả sử diệt rồi mất mà Loại trí hiện rõ ở trước mắt.
Hỏi: Nếu thành tựu Pháp trí quá khứ thì đó là Loại trí vị lại-hiện tại chăng?
Đáp: Có Pháp trí quá khứ mà không phải là Loại trí vị lai-hiện tại, đó là Pháp trí đã diệt mà chưa đạt được Loại trí. Lúc này thuộc về phần vị nào? Đó là đã tiến vào Chánh tánh ly sinh, Hiện quán về Khổ trong một tâm, nghĩa là lúc Khổ loại trí nhẫn. Có pháp trí quá khứ và Loại trí vị lai mà không phải là hiện tại, đó là pháp trí đã diệt không mất, đã đạt được Loại trí mà không hiện rõ trước mắt. Lúc này thuộc về phần vị nào? Đó là tiến vào Chánh tánh ly sinh, Hiện quán về TậpDiệt-Đạo đều trong ba tâm trước, đạt được bốn quả Sa-môn, và Học-Vô học luyện căn rồi, nếu Pháp trí đã diệt không mất, Loại trí không hiện rõ ở trước mắt.
Có Pháp trí quá khứ và Loại trí vị lai-hiện tại, đó là Pháp trí đã diệt không mất, Loại trí hiện rõ ở trước mắt. Lúc này thuộc về phần vị nào? Đó là đã tiến vào Chánh tánh ly sinh, Hiện quán về Khổ-Tập-Diệt đều trong một tâm sau, đạt được bốn quả Sa-môn, và Học-Vô học luyện căn rồi, nếu Pháp trí đã diệt không mất, Loại trí hiện rõ ở tước mắt.
Hỏi: Giả sử thành tựu Loại trí vị lai-hiện tại thí đó là Pháp trí quá khứ chăng?
Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Câu này như thứ tự các phần vị đã nói trước đây. Nếu chưa diệt giả sử diệt rồi mất thì không thành tựu. Lúc này thuộc về phần vị nào? Đó là đạt được bốn quả Samôn, và Học-Vô học luyện căn rồi, Pháp trí chưa diệt-giả sử diệt rồi mất, mà Loại trí hiện rõ ở trước mắt.
Hỏi: Nếu thành tựu Pháp trí quá khứ thì đó là Loại trí quá khứ-vị lai chăng?
Đáp: Có Pháp trí quá khư`1 mà không phải là Loại trí quá khứ- vị lai. Đó là đã tiến vào Chánh tánh ly sinh, Hiện quán về Khổ trong một tâm, nghĩa là lúc Khổ loại trí nhẫn.
Có Pháp trí quá khứ và Loại trí vị lai mà không phải là quá khứ, đó là Pháp trí đã diệt không mất, đã đạt được Loại trí chưa diệt-giả sử diệt rồi mất. Lúc này thuộc về phần vị nào? Đó là tiến vào Chánh tánh ly sinh, Hiện quán về Khổ trong một tâm sau, đạt được quả Nhất lai-Bất hoàn, và Học luyện căn rồi, nếu Pháp trí đã diệt không mất, Loại trí chưa diệt-giả sử diệt rồi mất.
Có pháp trí quá khứ và Loại trí quá khứ-vị lai, đó là Pháp-Loại trí đã diệt không mất. Lúc này thuộc về phần vị nào? Đó là tiến vào Chánh tánh ly sinh, Hiện quán về Tập-Diệt đều trrong bốn tâm, Hiện quán về Đạo trong ba tâm, đạt được bốn quả Sa-môn, và Học-Vô học luyện căn rồi, Pháp trí-Loại trí đã diệt không mất.
Hỏi: Giả sử thành tựu loại trí quá khứ-vị lai thì đó là Pháp trí quá khứ chăng?
Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Câu này thư tự các pháp vị đã nói trước đây. Nếu chưa diệt-giả sử diệt rồi mất thì không thành tựu. Lúc này thuộc về phần vị nào? Đó là đạt được bốn quả Samôn, và Học -Vô học luyện căn rồi, Loại trí đã diệt không mất, Pháp trí chưa diệt-giả sử diệt rồi mất.
Hỏi: Nếu thành tựu Pháp trí quá khứ thì đó là Loại trí qá khứ-vị lai-hiện tại chăng?
Đáp: Có Pháp trí quá khứ mà không phải là Loại trí quá khứ-vị lai-hiện tại, đó là pháp trí đã diệt mà chưa đạt được Loại trí. Lúc này thuộc về phần vị nào? Đó là đã tiến vào Chánh tánh ly sinh, Hiện quán về Khổ trong một tâm. Nghĩa là lúc Khổ loại trí nhẫn.
Có Pháp trí quá khứ và Loại trí vị lai mà không phải là quá khứ-hiện tại, đó là Pháp trí đã diệt không mất, đã đạt được Loại trí, chưa diệt-giả sư diệt rồi mất, không hiện rõ ờ trước mắt. Lúc này thuộc về phần vị nào? Đó là đạt được quả Nhất lai-Bất hoàn, và Học luyện căn rồi, nếu Pháp trí đã diệt không mất, Loại trí chưa diệt-giả sử diệt rồi mất, không hiện rõ ở trước mắt.
Có Pháp trí quá khứ và Loại trí vị lai-hiện tại mà không phải là quá khứ, đó là Pháp trí đã diệt không mất, Loại trí hiện rõ ở trước mắt, chưa diệt-giả sử diệt rồi mất, lúc này thuộc về phần vị nào? Đó là tiến vào Chánh tánh ly sinh, Hiện quán về Khổ trong một tâm sau, đạt được quả Nhất lai-Bất hoàn, và học luyện căn rồi, nếu Pháp trí đã diệt không mất, Loại trí chưa biết-giả sử diệt rồi mất mà hiện rõ ở trước mắt.
Có Pháp trí quá khứ và Loại trí quá khứ-vị lai chứ không phải là hiện tại, đó là Pháp-Loại trí đã diệt không mất, Loại trí không hiện rõ ở trước mắt. Lúc này thuộc về phần vị nào? Đó là đã tiến vào Chánh tánh ly sinh, Hiện quán về Tập-Diệt-Đạo đều trong ba tâm trước, đạt được bốn quả Sa-môn, và Học-Vô học luyện căn rồi, Pháp trí-Loại trí đã diệt không mất, Loại trí không hiện rõ ở trước mắt.
Có Pháp trí quá khứ và Loại trí quá khứ-vị lai-hiện tại, đó là Pháp trí-Loại trí đã diệt không mất, Loại trí hiện rõ ở trước mắt. Lúc này thuộc vế phần vị nào? Đó là đã tiến vào Chánh tánh ly sinh, Hiện quán về Tập-Diệt đều trong một tâm sau, đạt được bốn quả Sa-môn, và HọcVô học luyện căn rồi, Pháp trí-Loại trí đã diệt không mất, mà Loại trí hiện rõ ở trước mắt.
Hỏi: Giả sử thành tựu Loại trí quá khứ-vị lai-hiện tại thì đó là Pháp trí quá khứ chăng?
Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Câu này như thú tự các phần vị đã nói trước đây. Nếu chưa diệt-giả sử diệt rồi mất thì không thành tựu. Lúc này thuộc về phần vị nào? Đó lã đạt được bốn quả Samôn, và Học-Vô học luyện căn rồi, nếu Loại trí đã diệt không mất mà cũng hiện rõ ở trước mắt, Pháp trí chưa diệt-giả sử diệt rồi mất.
Như đối với Loại trí làm thành bảy câu nhỏ, đối với Tập-Diệt-Đạo trí cũng như vậy, nghĩa là như Pháp trí đối với Loại trí làm thành bảy câu nhỏ, đối với Tập-Diệt-Đạo trí làm thành bảy câu nhỏ cũng như vậy. Có điểm sai biệt là tất cả nói đến tên gọi của mình, tùy theo thích hợp mà nói.
Hỏi: Nếu thành tựu Pháp trí quá khứ thì đó là Tha tâm trí quá khứ chăng?
Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Lúc này thuộc về phần vị nào? Đó là đã lài nhiễm cõi Dục mà tiến vào Chánh tánh ly sinh, Hiện quán về Khổ trong hai tâm sau, Hiện quán về Tập-Diệt đều trong bốn tâm. Hiện quán về Đạo trong ba tâm, đạt được hai quả Sa-môn sau, và đã lìa nhiễm cõi Dục, Học-Vô học luyện căn rồi, Pháp trí đã diệt không mất. Nếu Học thì Pháp trí và Tha tâm trí vô lậu đã diệt không mất, sinh vào cõi Vô sắc chưa đạt được quả Vô học. Nếu chưa diệt-giả sử diệt rồi mất thì không thành tựu. Lúc này thuộc về phần vị nào? Đó là chưa lìa nhiễm cõi Dục mà tiến vào Chánh tánh ly sinh, Hiện quán về Khổ trong hai tâm sau, Hiện quán về Tập-Diệt đều trong bốn tâm, Hiện quán về Đạo trong ba tâm, đạt được hai quả Sa-môn đầu, và chưa lìa nhiễm cõi Dục, Học luyện căn rồi, nếu Pháp trí dã diệt không mất; nếu Học thì Pháp trí đã diệt không mất, Tha tâm trí vô lậu chưa diệt-giả sử diệt rồi mất, sinh vào cõi Vô sắc chưa đạt được quả Vô học.
Hỏi: Giả sử thành tựu Tha tâm trí quá khứ thì đó là Pháp trí quá khứ chăng?
Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Câu này như trước nói về cùng thành tựu. Nếu chưa diệt-giả sử diệt rồi mất thì không thành tựu. Lúc này thuộc về phần vị nào? Đó là các dị sinh, sinh ở cõi Dục đã lìa nhiễm cõi Dục, và sinh ở cõi Sắc. Nếu đã lìa nhiễm cõi Dục mà tiến vào Chánh tánh ly sinh, Hiện quán về Khổ trong hai tâm đầu, đạt được hai quả Sa-môn sau, và đã lìa nhiễm cõi Dục, Học-Vô học luyện căn rồi, Pháp trí chưa diệt-giả sử diệt rồi mất. Nếu Học thì Tha tâm trí vô lậu đã diệt không mất, Pháp trí chưa diệt-giả sử diệt rồi mất, sinh vào cõi Vô sắc chưa đạt được quả Vô học.
Hỏi: Nếu thành Pháp trí quá khứ thì đó là Tha tâm trí vị lai chăng?
Đáp: Nếu đã đạt được không mất. Trong này, đã đạt được nghĩa là đã lìa nhiễm cõi Dục, không mất ngĩa là không lui sụt khởi lên nhiễm cõi Dục. Lúc này thuộc về phần vị nào? Đó là đã lìa nhiễm cõi Dục tiến vảo Chánh tánh ly sinh, Hiện quán về Khổ trong hai tâm sau, Hiện quán về Tập-Diệt đều trong bốn tâm, Hiện quán về Đạo trong ba tâm, đạt được hai quả Sa-môn sau, và đã lìa nhiễm cõi Dục, Học-Vô học luyện căn rồi, Pháp trí đã diệt không mất. Nếu người Học ở cõi dục, Pháp trí đã diệt không mất, sinh vào cõi Sắc-Vô sắc chưa đạt được quả Vô học.
Hỏi: Giả sử thành tựu Tha tâm trí vị lai thì đó là Pháp trí quá khứ chăng?
Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Câu này như thứ tự các
phần vị đã nói trước đây. Nếu chưa diệt-giả sử diệt rồi mất thì không thành tựu. Lúc này thuộc về phần vị nào? Đó là các dị sinh đã đạt được Tha tâm trí không mất. Nếu đã lìa nhiễm cõi Dục tiến vào Chánh tánh ly sinh, Hiện quán về Khổ trong hai tâm đầu, đạt được hai quả Sa-môn sau, và đã lìa nhiễm cõi dục, Học-Vô học luyện căn rồi, pháp trí chưa diệt- giả sử diệt rồi mất. Nếu người Học ở cõi Dục, pháp trí chưa diệtgiả sử diệt rồi mất. Nếu người Học ở cõi Dục, Pháp trí chưa diệt-giả sử diệt rồi mất, sinh vào cõi Sắc-Vô sắc, giả sử diệt rồi không mất, sinh vào cõi ấy đạt được quả Vô học.
Hỏi: Nếu thành tựu Pháp trí quá khứ thì đó là Tha tâm tri hiện tại chăng?
Đáp: Nếu hiện rõ ở trước mắt. Lúc này thuộc về phần vị nào? Đó là đạt được hai quả Sa-môn sau, và đã lìa nhiễm cõi Dục, Học-Vô học luyện căn rồi, Pháp trí đã diệt không mất, Tha tâm trí hiện rõ ở trước mắt.
Hỏi: Giả sử thành tựu Tha tâm trí hiện tại thì đó là Pháp trí quá khứ chăng?
Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Câu này như thứ tự các phần vị đã nói trước đây. Nếu chưa diệt-giả sử diệt rồi mất thì không thành tựu. Lúc này thuộc về phần vị nào? Đó là các dị sinh lúc khởi lên Tha tâm trí thiện rõ ở trước mắt, nếu đạt được hai quả Sa-môn sau, và đã lìa nhiễm cõi dục, Học-Vô học luyện căn rồi, Pháp trí chưa diệt-giả sử diệt rồi mất, mà Tha tâm trí luôn luôn hiện rõ ở trước mắt.
Hỏi: Nếu thành tựu Pháp trí quá khứ thì đó là Tha tâm trí quá khứhiện tại chăng?
Đáp: Có Pháp trí quá khứ mà không phải là Tha tâm trí quá khứhiện tại, đó là pháp trí đã diệt không mất, Tha tâm trí chưa diệt-giả sử diệt rồi mất, không hiện rõ ở trước mắt. Lúc này thuộc về phần vị nào? Đó là chưa lìa nhiễm cõi Dục, tiến vào Chánh tánh ly sinh, Hiện quán về Khổ trong hai tâm sau, Hiện quán về Tập-Diệt đều trong bốn tâm, Hiện quán về Đạo trong ba tâm, đạt được hai quả Sa-môn đầu, và chưa lìa nhiễm cõi Dục, Học luyện căn rồi, Pháp trí đã diệt không mất. Nếu Học thì Pháp trí đã diệt không mất, Tha tâm trí vô lậu chưa diệt-giả sử diệt rồi mất, sinh vào cõi Vô sắc chưa đạt được quả Vô học.
Có Pháp trí quá khứ và Tha tâm trí quá khứ chứ không phải là hiện tại, đó là Pháp trí-Tha tâm trí đã diệt không mất, Tha tâm trí không hiện rõ ở trước mắt.
Lúc này thuộc về phần vị nào? Đó là lìa nhiễm cõi Dục, tiến vào Chánh tánh ly sinh, Hiện quán về Khổ trong hai tâm sau, Hiện quán về Tập-Diệt đều trong bốn tâm, Hiện quán về Đạo trong ba tâm, đạt được hai quả Sa-môn sau, và đã lìa nhiễm cõi Dục, Học-Vô học luyện căn rồi, Pháp trí đã diệt không mất, Tha tâm trí không hiện rõ ở trước mắt. Nếu Học thì Tha tâm trí vô lậu đã diệt không mất, sinh vào cõi Vô sắc chưa đạt được quả Vô học.
Có Pháp trí quá khứ và Tha tâm trí quá khứ-hiện tại, đó là Pháp trí đã diệt không mất, Tha tâm trí hiện rõ ở trước mắt. Lúc này thuộc về phần vị nào? Đó là đạt được hai quả Sa-môn sau, và đã lìa nhiệm cõi Dục, Học-Vô học luyện căn rồi, Pháp trí đã diệt không mất, Tha tâm trí hiện rõ ở trước mắt.
Hỏi: Giả sử thành tựu Tha tâm trí quá khứ-hiện tại thì đó là Pháp trí quá khứ chăng?
Đáp: Đã diệt không mất thì thành tựu. Câu này như thứ tự các phần vị đã nói trước đây. Nếu chưa diệt-giả sử diệt rồi mất thì không thành tựu. Lúc này thuộc về phần vị nào? Đó là cá dị sinh lúc khởi lên Tha tâm trí hiện rõ ở trước mắt. Nếu đạt được hai quả Sa-môn sau, và đã lìa nhiễm cõi Dục, Học-Vô học luyện căn rồi, Pháp trí chưa diệt-giả sử diệt rồi mất mà Tha tâm trí luôn luôn hiện rõ ở trước mắt.
Hỏi: Nếu thành tựu Pháp trí quá khứ thì đó là Tha tâm trí vị laihiện tại chăng?
Đáp: Có Pháp trí quá khứ mà không phải là Tha tâm trí vị lai-hiện tại, đó là Pháp trí đã diệt không mất, chưa đạt được Tha tâm trí, giả sử đạt được rồi mất. Lúc này thuộc về phần vị nào? Đó là chưa lìa nhiễm cõi Dục, Hiện quán về Khổ trong hai tâm sau, Hiện quán về Tập-Diệt đều trong bốn tâm, Hiện quán về Đạo trong ba tâm, đạt được hai quả Sa-môn đầu, và chưa lìa nhiễm cõi Dục, Học luyện căn rồi, Pháp trí đã diệt không mất.
Có Pháp trí quá khứ và Tha tâm trí vị lai mà không phải là hiện tại, đó là Pháp trí đã diệt không mất, Tha tâm trí đã đạt được không mất, không hiện rõ ở trước mắt. Lúc này thuộc về phần vị nào? Đó là đã lìa nhiễm cõi Dục, tiến vào Chánh tánh ly sinh, Hiện quán về Khổ trong hai tâm sau, Hiện quán về Tập-Diệt đều trong bốn tâm, hiện quán về Đạo trong ba tâm, đạt được hai quả Sa-môn sau, và đã lìa nhiễm cõi Dục, Học-Vô học luyện căn rồi, Pháp trí đã diệt không mất, Tha tâm trí không hiện rõ ở trước mắt.
Có pháp trí quá khứ và Tha tâm trí vị lai-hiện tại, đó là Pháp trí đã diệt không mất, Tha tâm trí hiện rõ ở trước mắt, câu này như trước nói về thành tựu Pháp trí quá khứ và Tha tâm trí hiện tại.
Hỏi: Giả sử thành tựu Tha tâm trí vị lai-hiện tại thì đó là pháp trí quá khứ chăng?
Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Câu này như thứ tự các phần vị đã nói trước đây. Nếu chưa diệt-giả sử diệt rồi mất thì không thành tựu. Câu này như trước nói về thành tựu Tha tâm trí hiện tại, không thành tựu Pháp trí quá khứ.
Hỏi: Nếu thành tựu Pháp trí quá khứ thì đó là Tha tâm trí quá khứvị lai chăng?
Đáp: Có Pháp trí quá khứ mà không phải là Tha tâm trí quá khứ-vị lai, đó là pháp trí đã diệt không mất, chưa đạt được Tha tâm trí, giả sử đạt được rồi mất. Câu này như trước nói có Pháp trí quá khứ mà không phải là Tha tâm trí vị lai-hiện tại.
Có Pháp trí quá khứ và Tha tâm trí vị lai chứ không phải là quá khứ, đó là Pháp trí đã diệt không mất, Tha tâm trí đã đạt được không mất, chưa diệt-giả sử diệt rồi mất. Lúc này thuộc về phần vị nào? Đó là Học thì Pháp trí đã diệt không mất, Tha tâm trí vô lậu tiêu diệt-giả sử diệt rồi mất, sinh vào cõi Vô sắc chưa đạt được quả Vô học.
Có Pháp trí quá khứ và Tha tâm trí quá khứ-vị lai, đó là Pháp tríTha tâm trí đã diệt không mất. Câu này như trước nói về thành tựu Pháp trí-Tha tâm trí quá khứ.
Hỏi: Giả sử thành tựu Tha tâm trí quá khứ-vị lai thì đó Pháp trí quá khứ chăng?
Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt-giả sử diệt rồi mất thì không thành tựu. Câu này như trước nói giả sử thành tựu Tha tâm trí quá khứ thì đó là pháp trí quá khứ chăng?
Hỏi: Nếu thành tựu Pháp trí quá khứ thì đó là Tha tâm trí quá khứvị lai-hiện tại chăng?
Đáp: Có Pháp trí quá khứ mà không phải là Tha tâm trí quá khứ-vị lai-hiện tại, đó là Pháp trí đã diệt không mất, chưa đạt được Tha tâm trí, giả sử đạt được rồi mất. Câu này như trước nói có Pháp trí quá khứ mà không phải là Tha tâm trí vị lai-hiện tại.
Có Pháp trí quá khứ và Tha tâm trí vị lai chưa không phải là quá khứ-hiện tại, đó là pháp trí đã diệt không mất, Tha tâm trí đã đạt được không mất, chưa diệt-giả sử diệt rồi mất, không hiện rõ ở trước mắt. Câu này như trước nói có Pháp trí quá khứ và Tha tâm trí vị lai chứ không phải là quá khứ.
Có Pháp trí quá khứ và Tha tâm trí quá khứ-vị lai chứ không phải
là hiện tại, đó là Pháp trí-Tha tâm trí đã diệt không mất, Tha tâm trí không hiện rõ ở trước mắt. Câu này như trước nói có Pháp trí quá khứ và Tha tâm trí quá khứ chứ không phải là hiện tại. Có Pháp trí quá khứ và Tha tâm trí quá khứ-vị lai-hiện tại, đó là Pháp trí đã diệt không mất, Tha tâm trí hiện rõ ở trước mắt. Câu này như trước nói có Pháp trí quá khứ và Tha tâm trí quá khứ-hiện tại.
Hỏi: Giả sử thành tựu Tha tâm trí quá khứ-vị lai-hiện tại thì đó là Pháp trí quá khứ chăng?
Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu, nếu chưa diệt-giả sử diệt rồi mất thì không thành tựu. Câu này như trước nói giả sử thành tựu Tha tâm trí quá khứ và hiện tại thì đó là Pháp trí quá khứ chăng?
Hỏi: Nếu thành tựu Pháp trí quá khứ thì đó là Thế tục trí quá khứ chăng?
Đáp: Đúng như vậy. Bởi vì Thế tục trí quá khứ-vị lai thì tất cả hữu tình đều thành tựu. Lúc này thuộc về phần vị nào? Đó là đã tiến vào Chánh tánh ly sinh, Hiện quán về Khổ trong hai tâm sau, Hiện quán về Tập-Diệt đều trong bốn tâm, Hiện quán về Đạo trong ba tâm, đạt được bốn quả Sa-môn, và Học-Vô học luyện căn rồi, nếu Pháp trí đã diệt không mất.
Hỏi: Giả sử thành tựu Thế tục trí quá khứ thì đó là Pháp trí quá khứ chăng?
Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Câu này như thứ tự đã nói trước đây. Nếu chưa diệt-giả sử diệt rồi mất thì không thành tựu. Lúc này thuộc về phần vị nào? Đó là tất cả dị sinh, nếu đã tiến vào Chánh tánh ly sinh, Hiện quán về Khổ trong hai tâm đầu, đạt được bốn quả Sa-môn, và Học-Vô học luyện căn rồi, Pháp trí chưa diệt-giả sử diệt rồi mất.
Hỏi: Nếu thành tựu Pháp trí quá khứ thì đó là Thế tục trí vị lai chăng?
Đáp: Đúng như vậy. Câu này như trước nói Nếu thành tựu Pháp trí quá khứ thì đó là Thế tục trí quá khứ chăng?
Hỏi: Giả sử thành tựu Thế tục trí vị lai thì đó là Pháp trí quá khứ chăng?
Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu, nếu chưa diệt-giả sử diệt rồi mất thì không thành tựu. Câu này như trước nói giả sử thành tựu Thế tục trí quá khứ thì đó là Pháp trí quá khứ chăng?
Hỏi: Nếu thành tựu Pháp trí quá khứ thì đó là Thế tục trí hiện tại chăng?
Đáp: Nếu hiện rõ ở trước mắt, nghĩa là nếu không khởi lên các Tuệ vô lậu, không phải là phần vị không có tâm thì trí này nhất định hiện rõ trước mắt. Lúc này thuộc về phần vị nào? Đó là đạt được bốn quả Sa-môn và Học-Vô học luyện căn rồi, nếu Pháp trí đã diệt không mất, thì lúc ấy khởi lên Thế tục trí hiện rõ ở trước mắt.
Hỏi: Giả sử thành tựu Thế tục trí hiện tại thì đó là Pháp trí quá khứ chăng?
Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Câu này như thứ tự các phần vị đã nói trước đây. Nếu chưa diệt, giả sử diệt rồi mất thì không thành tựu. Lúc này thuộc về phần vị nào? Đó là tất cả dị sinh, nếu đạt được bốn quả Sa-môn, và Học-Vô học luyện căn rồi, Pháp trí chưa diệtgiả sử diệt rồi mất, thì lúc ấy khởi lên Thế tục trí hiện rõ ở trước mắt. Văn còn lại dựa theo trước nên biết về tướng ấy.
Hỏi: Nếu thành tựu Pháp trí quá khứ thì đó là Khổ trí quá khứ chăng?
Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Lúc này thuộc về phần vị nào? Đó là đã tiến vào Chánh tánh ly sinh, Hiện quán về Khổ trong hai tâm sau, Hiện quán về Tập-Diệt đều trong bốn tâm, Hiện quán về Đạo trong ba tâm, đạt được bốn quả Sa-môn, và Học-Vô học luyện căn rồi, nếu Pháp trí-Khổ trí đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệtgải sử diệt rồi mất thì không thành tựu. Lúc này thuộc về phần vị nào? Đó là đạt được bốn quả Sa-môn, và Học-Vô học luyện căn rồi, nếu không phải là Khổ pháp trí đã diệt không mất, thì Khổ trí chưa diệt-giả sử diệt rồi mất.
Hỏi: Giả sử thành tựu Khổ trí quá khứ thì đó là Pháp trí quá khứ chăng?
Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Câu này như trước nói thành tựu Pháp trí-Khổ trí quá khứ. Nếu chưa diệt-giả sử diệt rồi mất thì không thành tựu. Lúc này thuộc về phần vị nào? Đó là đạt được bốn quả Sa-môn, Học-Vô học luyện căn rồi, nếu Khổ loại trí đã diệt không mất, thì Pháp trí chưa diệt-gải sử diệt rồi mất là không thành tựu.
Hỏi: Nếu thành tựu Pháp trí quá khứ thì đó là Khổ trí vị lai chăng?
Đáp: Đúng như vậy. Bởi vì nếu thành tựu Pháp trí quá khứ thì nhất định thành tựu Khổ trí vị lai. Lúc này thuộc về phần vị nào? Đó là đã tiến vào Chánh tành ly sinh, Hiện quán về Khổ trong hai tâm sau, Hiện quán về Tập-Diệt đều trong bốn tâm, Hiện quán về Đạo trong ba tâm, đạt được bốn quả Sa-môn, và Học-Vô học luyện căn rồi, nếu Pháp trí đã diệt không mất thì thành tựu.
Hỏi: Giả sử thành tựu Khổ trí vị lai thì đó là Pháp trí quá khứ chăng?
Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Câu này như thứ tự các phần vị đã nói trước đây. Nếu chưa diệt-giả sử diệt rồi mất thì không thành tựu. Lúc này thuộc về phần vị nào? Đó là đã tiến vào Chánh tành ly sinh, Hiện quán về Khổ trong một tâm, nghĩa là lúc Khổ pháp trí, đạt được bốn quả Sa-môn, và Học-Vô học luyện căn rồi, Pháp trí chưa diệtgiả sử diệt rồi mất.
Hỏi: Nếu thành tựu Pháp trí quá khứ thì đó là Khổ trí hiện tại chăng?
Đáp: Nếu hiện rõ ở trước mắt, nghĩa là nếu không khởi lên các Nhẫn của trí khác, không phải là phần vị không có tâm thì trí này nhất định hiện rõ trước mắt. Lúc này thuộc về phần vị nào? Đó là đã tiến vào Chánh tánh ly sinh, Hiện quán về Khổ trong một tâm, nghãi là lúc Khổ loại trí đạt được bốn quả Sa-môn, và Học-vô học luyện căn rồi, Pháp trí chưa diệt-giả sử diệt rồi mất, mà Khổ trí luôn luôn hiện rõ ở trước mắt. Văn còn lại dựa theo trước nên biết về tướng ấy.
Như Pháp trí đối với các trí sau làm thành bảy câu nhỏ, cho đến Diệt trí đối với Đạo trí, tùy theo sự thích hợp làm thành bảy câu nhỏ cũng như vậy, nghĩa là như Pháp trí đối với các trí sau như Loại trí… làm thành bảy câu nhỏ, như vậy Loại trí đối với các trí sau như Tha tâm trí…, cho đến Diệt trí đối với Đạo trí về sau, nên biết cũng như vậy.
Như bảy câu nhỏ, bảy câu lớn cũng như vậy, nghĩa là như tám trí trước đây đối với các trí sau làm thành bảy câu nhỏ, như vậy tám trí trước đây đối với các trí sau làm thành bảy câu lớn, nên biết cũng như vậy.
Có sự sai biệt là dùng hai-hoặc là nhiều để đối với một, hoặc là dùng một để đối với hai-hoặc là nhiều, nghĩa là trong bảy câu nhỏ trước đây nhất định dùng một đối vớimột, nay trong bảy câu lớn hoặc là dùng hai-hoặc nhiều để đối với một, hoặc là dùng một để đối với hai-hoặc là nhiều. Đó gọi là sự sai biệt giữa bảy câu nhỏ và bảy câu lớn.
Như quá khứ làm đầu có bảy câu, vị lai cho đến quá khứ-vị laihiện tại làm đầu cũng đều có bảy câu, như sự thích hợp nên biết, nghĩa là như Pháp trí quá khứ… làm đầu để hỏi về Loại trí ba đới, đều có bảy câu nhỏ-lớn sai biệt, như vậy Pháp trí vị lai… làm đầu để hỏi về Loại trí ba đới…, cho đến Pháp trí quá khứ-vị lai-hiện tại… làm đầu để hỏi về Loại trí ba đời…, cũng đều có bảy câu nhỏ-lớn sai biệt, đều như sự thích hợp nên biết về tướng ấy.
Trong này, Nhất Hành (chuyên về một sự việc) trải qua sáu câubảy câu nhỏ và bảy câu lớn, nghĩa đều có sự sai biệt, chương Kiết Uẩn trước đã nói nhiều, nên biết!