NHẤT THIẾT ÂM NGHĨA KINH
Sa-môn Tuệ Lâm đời Đường soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản
QUYỂN 34
Kinh Nhập Pháp Giới Thể Tánh – một quyển – Tuệ Lâm.
Kinh Như Lai Sư tử Hống – một quyển – Tuệ Lâm.
Kinh Đại Vương Quảng Sư tử Hống – một quyển – Tuệ Lâm.
Kinh Phương Đẳng Tu-đa-la Vương- một quyển – Tuệ Lâm.
Kinh Chuyển Hữu – một quyển – không.
(T353) Kinh Đại thừa Bách Phước Tướng – một quyển – Tuệ Lâm.
Kinh Đại thừa Bách Phước Trang Nghiêm Tướng – một quyển – Tuệ Lâm.
Kinh Đại thừa Tứ Pháp – một quyển – Tuệ Lâm.
Kinh Bồ tát Tu Hành Tứ Pháp – một quyển – Tuệ Lâm.
Kinh Hy Hữu Hy Hữu – một quyển – Tuệ Lâm.
Kinh Tối Vô Tỷ – một quyển – Tuệ Lâm.
Kinh tiền thế tam chuyển – một quyển – Tuệ Lâm.
Kinh Ngân Sắc Nữ – một quyển – Tuệ Lâm.
Kinh A-xà thế Vương Thọ Quyết – một quyển – Tuệ Lâm.
Kinh Thái Liên Vi Vương Thượng Phật – một quyển – Tuệ Lâm.
Kinh Phật Thuyết Chánh Cung Kính – một quyển – Tuệ Lâm.
Kinh Thiện Kính – một quyển – Tuệ Lâm.
Kinh Xưng Tán Đại thừa Công Đức – một quyển – Tuệ Lâm.
Kinh Thuyết Diệu Pháp Quyết Định – một quyển – Tuệ Lâm.
Kinh Luyện Vương – một quyển – Huyền Ứng.
Kinh Thị Giáo Thắng Quân Vương – một quyển – Huyền Ứng.
Kinh Thắng Quang Thiên Tử – một quyển – Tuệ Lâm.
Kinh Văn Thù Sư Lợi Tuần Hành – một quyển – Tuệ Lâm.
Kinh Văn Thù Thi Lợi Hành – một quyển – Tuệ Lâm.
Kinh Bối Đa Thọ Hạ – một quyển – Tuệ Lâm.
Kinh Duyên Khởi Thánh Đa – một quyển – kinh này thiếu chưa âm giải thích.
Kinh Liễu Bổn Sanh Tử – một quyển – Huyền Ứng.
Kinh Thao Cản – một quyển – Huyền Ứng.
Kinh Từ Thị Bồ tát Thuyết Thao Cản – một quyển – Tuệ Lâm.
Kinh Độc Chứng Tự Đảm – một quyển – Huyền Ứng.
Kinh Tự Thệ Tam muội – một quyển – Tuệ Lâm.
Kinh Như Lai Độc Chứng Tự Thệ – một quyển – Tuệ Lâm.
Kinh long thí nữ – một quyển – Tuệ Lâm.
Kinh Long Thí Bồ tát Bổn Khởi – một quyển – Huyền Ứng.
Kinh Bồ tát Sanh Địa – một quyển – Tuệ Lâm.
Kinh Phật Ngữ – một quyển – Tuệ Lâm.
Kinh Bát Kiết Tường Thần Chú – một quyển – Tuệ Lâm.
Kinh Bát Dương Thần Chú – một quyển – Huyền Ứng.
Kinh Bát Kiết Tường Thần Chú – một quyển – Tuệ Lâm.
Kinh Bát Phật Danh Hiệu – một quyển – Tuệ Lâm.
Kinh Vu Lan Bồn – một quyển – Tuệ Lâm.
Kinh Báo Ân Phủng Bồn – một quyển – Tuệ Lâm.
Kinh Quán Tẩy Phật Tượng – một quyển – Tuệ Lâm.
Kinh Ma-ha Sát Đầu – một quyển – Tuệ Lâm.
Kinh Dục Tượng Công Đức – một quyển – Tuệ Lâm.
Kinh Phật Thuyết Dục Tượng Công Đức – một quyển – Tuệ Lâm.
Kinh Tạo Lập Hình Tượng Phước Báu – một quyển – Tuệ Lâm.
Kinh Tác Phật Hình Tượng – một quyển – Tuệ Lâm.
Kinh Nội Tạng Bách Bảo – một quyển – Tuệ Lâm.
Kinh Phật Thuyết Tư Ha Muội – một quyển – Tuệ Lâm.
Kinh Tứ Bất Khả Đắc – một quyển – Huyền Ứng.
Kinh Phạm Nữ Thủ Ý – một quyển – Huyền Ứng.
Kinh Bồ tát Hạnh Ngũ Thập Duyên Thân – một quyển – Tuệ Lâm.
Kinh Thành Cụ Quang Minh Định Ý – một quyển – Huyền Ứng.
Kinh Ôn Thức Tẩy Dục Chúng Tăng – một quyển – Huyền Ứng.
Kinh Chư Đức Phước Điền – một quyển – Huyền Ứng.
Kinh Kim Sắc Vương – một quyển – Huyền Ứng.
Kinh Phương Quảng Như Lai Tạng – một quyển – Tuệ Lâm.
Kinh Đại Phương Quảng Như Lai Tạng – một quyển – Tuệ Lâm.
Kinh Diễn Đạo Tục – một quyển – Huyền Ứng.
Kinh Bách Phật Danh – một quyển – Huyền Ứng.
Kinh Xưng Dương Chư Phật Công Đức – hai quyển – Huyền Ứng.
Kinh tu chân thiên tử – ba quyển – Huyền Ứng.
Kinh Ma-ha Ma-da – một quyển – Huyền Ứng.
Kinh Trừ Khủng Tai Hoạn – một quyển – Huyền Ứng.
Kinh Bộ – một quyển – Huyền Ứng.
Kinh Bất Tư Nghì Quang – một quyển – Huyền Ứng.
Kinh Thập Trụ Đoạn Kiết – mười quyển – Huyền Ứng.
Kinh Bồ tát Anh Lạc – mười hai quyển – Huyền Ứng.
Kinh Siêu Nhật Minh Tam muội – hai quyển – Huyền Ứng.
Kinh Hiền Kiếp – mười ba quyển – Huyền Ứng.
Bảy mươi mốt kinh trên, gồm một trăm linh bảy quyển, đồng âm trong quyển này.
KINH NHẬP PHÁP GIỚI THỂ TÁNH
Tuệ Lâm soạn.
Ma doanh: Ngược lại âm dưới là dinh định. Sách Quảng Nhã cho rằng: doanh là xếp đặt lau chùi, cũng gọi là lau chùi hạt ngọc, khiến cho phát ra ánh sáng. Sách Tập Huấn cho rằng: doanh cũng là trang sức cho đẹp, hoặc là viết chữ doanh. Sách Thuyết Văn cho rằng: màu của hạt ngọc, chữ viết từ bộ ngọc đến bộ huỳnh thanh tĩnh.
KINH NHƯ LAI SƯ TỬ HỐNG
Tuệ Lâm soạn.
Quảng trường: Ngược lại âm trên là cổ hoảng. Trịnh Tiển chú giải sách Lễ Ký rằng: quảng cũng giống như hoằng, là rộng rãi. Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: quảng đại, to lớn; chữ viết từ bộ nghiễm ngược lại âm nghiêm liễm. Khứ thanh ngược lại âm dưới là trượng trương. Trịnh Tiển chú giải Mao Thi Truyện rằng: trường là xa xôi. Sách văn Tự Điển nói rằng: xa xôi mù mịch; chữ viết từ bộ đáo đến bộ vong đến bộ ngột nhiên mà hóa ra. Kinh văn viết từ bộ thảo viết thành chữ trường nay là chẳng phải nghĩa của kinh văn vậy.
Chỉ nghịch: Ngược lại âm trên chỉ xỉ. Cố Dã Vương cho rằng: gọi là chỗ chỉ ý, lại người dùng ngón tay chỉ vật. Sách Thuyết Văn cho rằng: ngón tay chỏ; chữ viết từ bộ thủ thanh chỉ. Ngược lại âm dưới xỉ diệc. Lưu Triệu chú giải sách Cốc Lương truyện rằng: chỉ cũng là nỉ. Vương Dật chú giải sách Sở Từ rằng: nỉ là đuổi theo, xua đuổi. Sách Hán Thư âm nghĩa cho rằng: nỉ là không dùng nữa. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ nghiễm âm nghiễm, âm nghịch thanh nghịch. Kinh văn viết thử thiên văn thường hay dùng, âm thiên ngược lại âm miến can.
KINH ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG SƯ TỬ HỐNG
Tuệ Lâm soạn.
Điện mạn: Ngược lại âm dưới ma ban. Ở xứ Tây Vực loài hoa mạn như nước này, người ta lấy dùng cụ châu anh lạc để trang nghiêm trên thân, vốn âm là di nhiên. Nay không dùng âm này, chữ này giả mượn.
Á mặc: Ngược lại âm trên ô giả. Sách Tập Huấn cho rằng: á là không thể nói ra lời. Theo chữ đó là có tiếng mà không có lời. Xưa nay Chánh Tự viết từ bộ tật thanh á, âm tật, ngược lại âm nữ ách.
Phân phẩu: Ngược lại âm dưới là phổ khẩu. Theo Tả Truyện cho rằng: cùng với các ông mổ xẻ phân tách ra. Thiên Thương Hiệt ghi rằng: phẩu là tách ra. Sách Thuyết Văn cho rằng: phẩu là phanh ra, chữ viết từ bộ đao thanh phẩu âm phẩu ngược lại âm thổ quynh.
KINH ĐẠI PHƯƠNG ĐẲNG TU ĐA LA VƯƠNG.
(Kinh này không có chữ để giải thích âm).
KINH CHUYỂN HỮU
(Kinh này cũng không có chữ có thể giải thích âm.)
KINH ĐẠI THỪA BÁCH PHƯỚC TƯỚNG
Tuệ Lâm soạn.
Tích-câu-la: tiếng Phạn âm, tên lộ: Tây phương thúy điểu, ở xứ này không có giống chim này.
Mâu sóc: Ngược lại âm trên là mạc hậu. Theo Thanh Loại cho rằng: thành tựu loại binh khí ngày xưa là mâu, cây giáo dài. Sách Thuyết Văn cho rằng: cây mâu dài hai trượng để trước binh xa, tượng hình. Sách Văn Tự Điển nói rằng: làm thành cây mâu. Kinh văn viết chữ nhu là chẳng phải, nay không dùng. Ngược lại âm dưới song trác. Quảng Thất cho rằng: sóc cũng là cây mâu. Xưa nay Chánh Tự cho rằng: cây sóc dài một trượng tám thước, chữ viết từ bộ mâu thanh tiêu.
Quyến tác: Ngược lại âm trên quyết diễn. Theo Thanh Loại cho rằng: quyến là lấy mảnh lưới. Khảo Thanh cho rằng: dùng lưới dây giăng ra để bắt các loài vật. Cũng viết là quyên. Văn Tự Điển nói rằng: cũng viết chữ quyến này. Xưa nay Chánh Tự viết từ bộ võng thanh quyên, âm quyên, ngược lại âm điểu huyền, ngược lại âm dưới là thừa lạc.
Nhãn tiệp: Ngược lại âm dưới là hiệp diệp. Sách Thuyết Văn cho rằng: lông mi của hai mắt, chữ viết từ bộ mục thanh tiệp, hoặc là viết chữ hiệp.
KINH BÁCH PHÚC TRANG NGHIÊM TƯỚNG
Tuệ Lâm soạn.
Hy ký: Ngược lại âm trên hỷ y. Khổng An Quốc chú giải sách Luận ngữ rằng: hy là ít ỏi. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: hy ít, thưa thớt. Sách Thuyết Văn cho rằng: lưa thưa, thưa thớt; chữ viết từ bộ hòa thanh hy. Ngược lại âm dưới là cơ khí. Sách Hán Thư cho rằng: cày ruộng sâu gieo trồng hạt giống. Sách Thuyết Văn cho rằng: gieo trồng hạt giống dày đặc; chữ viết từ bộ hòa thanh ký.
Tỳ uế: Ngược lại âm trên là từ, âm dưới là uy vệ. Tự Thư Tự Điển cho rằng: đều là xấu ác. Xưa nay Chánh Tự cho rằng: chữ viết từ bộ hòa thanh tuế.
Tiêm nhuệ: Ngược lại âm trên thệ tích. Sách văn Tự Điển nói rằng: tiêm là nhỏ, bé nhỏ. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ mịch thanh tiêm. Ngược lại âm dưới là duyệt huệ. Theo sách Bát Nhã cho rằng: nhuệ là nhạy bén. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ kim thanh duệ.
Mật trí: Ngược lại âm dưới là trực lợi. Trịnh Huyền chú giải sách Lễ ký rằng: trí là tinh tế, kỷ càng, tinh mật. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ mịch thanh trí.
Bạch phất: Ngược lại âm phân vật. Bì Thương cho rằng: lấy khăn bao giấu tóc lại. Chánh Tự xưa nay viết từ bộ cân thanh phất.
Cung hồ tượng: Ngược lại âm trung hộ cô, tên của tượng.
Đồng nhẫn: Ngược lại âm trên trạc giáng. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: xe chiến đấu. Sách Thuyết Văn cho rằng: xe rơi vào trong trận chiến; chữ viết từ bộ xa thành đồng.
Kim cự: Ngược lại âm cự cử. Từ Quảng chú giải sách Sử Ký rằng: thanh sắc lớn rất cứng. Sách Thuyết Văn cho rằng: đại cương, tức là chất cứng; chữ viết từ bộ kim thanh cự.
Mâu mạch: Ngược lại âm trên mạc hậu. Lưu Hy chú giải sách Mạnh Tử rằng: mâu mạch có hai loại: loại lá nhọn đó. Quách Phác chú giải sách Phương Ngôn rằng: là lúa đại mạch. Lại nữa Vương Túc cho rằng: nay ở Hà Bắc có loại lúa trồng từ mùa xuân đến mùa hạ mới chín. Sách Thuyết Văn cho rằng: đến mùa lúa mạch mâu cũng gọi là thụy mạch; chữ viết từ bộ mạch thanh mâu.
Đại ngao: Ngược lại âm dưới là ngũ cao. Theo truyện Thần Tiên nói rằng: có con rùa rất linh thiêng, trên lưng nó cõng núi Bồng lai mà nhảy múa làm trò trong biên thiêng. Vương Dật chú giải sách Sở Từ rằng: ngao là con ba ba rất lớn. Xưa nay Chánh Tự viết từ bộ mãnh thanh ao, âm mãnh là âm mãnh.
Lưỡng bễ: Ngược lại âm dưới là bệ mễ. Sách Thuyết Văn cho rằng: bể là xương bắp đùi ngoài; chữ viết từ bộ cốt thanh tì, hoặc là viết chữ bệ cũng đồng.
KINH ĐẠI THỪA TỨ PHÁP
Tuệ Lâm soạn.
Sở ế: Ngược lại âm dưới là yên kế. Sách Phương Ngôn cho rằng: ế là ngăn che cứ cũng gọi là tế tức che lấp. Sách Tập Huấn cho rằng: che bóng râm. Sách Văn Tự Điển nói rằng: ế là ẩn náo, ẩn trốn. Âm ái ngược lại âm ai cải; chữ viết từ vộ vũ thanh ế, âm ế đồng với âm trên. Bàn khúc: Ngược lại âm trên là bà mạn. Cố Dã Vương cho rằng: ngoằn ngoèo, quanh co, uyển chuyển. Quảng Nhã cho rằng: bàn là cuộn khúc, uốn khúc. Trịnh Huyền chú giải sách Lễ Ký rằng: uốn lượn, uyển chuyển tức là rồng uốn lượn trên mây. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ trùng thanh bàn. bàn cũng gọi là khúc là uốn cong lại, âm bàn âm phan, chữ bàn là viết đúng. Kinh văn viết chữ bàn này chẳng phải nghĩa đây dùng vậy.
Trù lâm: Ngược lại âm trên là trực lưu. Sách Bát Nhã cho rằng: là ký, tức là gieo giống lúa dày đặc. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: trù là dày đặc. Sách Thuyết Văn cho rằng: nhiều; chữ viết từ bộ hòa thanh chu.
Võng miên: Ngược lại âm dưới là mạc an. Sách Xuân Thu cho rằng: miễn là bỏ thêm vào. Sách Khảo Thanh cho rằng: che đậy. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ cách thanh miễn.
KINH BỒ TÁT TU HẠNH TỨ PHÁP
Tuệ Lâm soạn.
Quán náo: Ngược lại âm dưới nô thảo. Tự Thư cho rằng: nơi chợ búa người giống như là bị quấy nhiễu. Sách Khảo Thanh cho rằng: nhiều người nên huyên náo, văn thường hay dùng viết chữ náo này. Xưa nay Chánh Tự cho rằng: chữ viết từ bộ thị đến bộ nhơn không dùng thanh tĩnh.
KINH HY HỮU HY HỮU GIẢO LƯỢNG CÔNG ĐỨC
Tuệ Lâm soạn.
Xa tương: Ngược lại âm dưới là tước dương. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: thùng chứa trong xe, rương đựng y phục. Thiên Thương Hiệt ghi rằng: cái thùng che chắn chiếc xe. Sách Thuyết Văn cho rằng: xe lớn, có thùng chứa trang phục, chữ viết từ bộ trúc thanh tương.
Thuần tịnh: Ngược lại âm trên thùy luân. Sách Thuyết Văn cho rằng: thuần là sạch thanh khiết, chữ viết từ bộ thủy thanh thuần.
Bách bồi: Ngược lại âm dưới là bổ mỗi. Vương Bổ Dung chú giải sách Chu Dịch rằng: gọi là lấy một mà sanh ra hai. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ nhơn thanh bồi âm bồi ngược lại âm thổ khẩu.
Giao lượng: Ngược lại âm trên giao xảo. Giã Quỳ chú giải sách Quốc ngữ rằng: bàn bạc khảo sát. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ mộc thanh giao.
KINH TỐI VÔ TỶ
Tuệ Lâm soạn.
Nghiêm lệ: Ngược lại âm lãng kế, lệ là tốt đẹp. Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: lệ là thí cho. Cố Dã Vương cho rằng: lệ gọi là hoa mỵ, xa hoa, đẹp. Sách Thuyết Văn viết từ bộ lộc thanh lệ, âm lệ là âm lệ.
PHẬT THUYẾT KINH TIỀN THẾ TAM CHUYỂN
Huyền Ứng soạn.
Thô quảng: Ngược lại âm dưới hổ mãnh. Sách Tập Huấn cho rằng: quảng là hung tợn, hung ác dữ dằn. Sách Thuyết Văn cho rằng: quảng là không thể đến gần; chữ viết từ bộ khuyển thanh quảng.
Đảo từ: Ngược lại âm trên đao lão. Ngược lại âm dưới là tợ từ. Trịnh Huyền chú giải sách Chu Lễ rằng: cầu phước thì phải dùng lời mời thỉnh cầu xin phước đến, được phước gọi là từ. Sách Thuyết Văn đều viết từ bộ thị âm thị là âm kỳ, đều là thanh đảo từ.
Vô bàn: Ngược lại âm bạc hàn. Thiên Thương Hiệt ghi rằng: vết sẹo. Sách Thuyết Văn cho rằng: nỗi đau khổ trong lòng như là vết thương, để lại vết sẹo. Kinh văn viết chữ bàn này là chẳng phải; chữ viết từ bộ tật ngược lại âm nữ ách thanh bàn.
Nhậm chấn: Ngược lại âm trên là như chậm. Ngược lại âm dưới là thư lân. Sách Quảng Thất cho rằng: nhậm cũng như mang bên mình, âm thân là âm thân. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: chấn là hoài thai. Sách Thuyết Văn nghĩa cũng đồng, đều từ bộ nữ đều thanh nhậm chấn.
Thân ủy: Ngược lại âm ư ngụy. Cố Dã Vương cho rằng: lấy vật rãi ra cũng gọi là cho chim ăn. Quảng Nhã cho rằng: ủy cũng gọi là cho ăn, âm thực là âm tự. Sách Thuyết Văn viết từ bộ thực thanh ủy.
Hồ khẩu: Ngược lại âm trên hộ đồ. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: hồ là cháo đặc, âm diên, ngược lại âm chi nhiên. Theo Tả Truyện cho rằng: là người ăn nhờ nơi bốn phương. Sách Thuyết Văn cho rằng: ăn nhờ; chữ viết tâm bộ thực thanh hồ.
PHẬT THUYẾT KINH NGÂN SẮC NỮ
Tuệ Lâm soạn.
Bác nhược: Ngược lại âm trên đoạt loan. Sách Bát Nhã cho rằng: bác là tác, đánh, bắt lấy. Cố Dã Vương cho rằng: tác, đánh. Sách Lễ ký cho rằng: không đánh lúc ăn cơm. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ thủ thanh duyên.
Thế tu: Ngược lại âm trên là đệ đế. Hứa Thúc Trọng chú giải sách Hoài Nam Tử cho rằng: thế là cắt tóc. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ tiêu âm tiêu là âm phiêu, thanh đệ. Sách Khảo Thanh cho rằng: cạo tóc; chữ viết từ bộ đao viết thành chữ thế, văn thường hay dùng. Ngược lại âm dưới là tương du. Trịnh Tiển chú giải sách Lễ Ký rằng: tu là râu tóc. Lại cho rằng: dưới gò má tức nơi cằm gọi là tu. Sách Thuyết Văn cho rằng: cũng là lông trên mặt; chữ viết từ bộ sam đến bộ hiệt, chữ tượng hình.
Văn ngã: Ngược lại âm trên là vô phản. Theo Thanh Loại cho rằng: vãn dẫn dắt; chữ viết từ bộ xa viết thành chữ vãn. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ thủ hoặc là thanh vãn.
PHẬT THUYẾT KINH A XÀ THẾ THỌ QUYẾT
Tuệ Lâm soạn.
Cảnh ế: Ngược lại âm trên ngõa canh. Sách Khảo Thanh cho rằng: cảnh là bị tắc nghẽn hơi. Theo Thanh Loại cho rằng: cổ họng bị đau, cũng gọi là cơ thể chứa nhiều thức ăn. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ khẩu, thanh cánh. Ngược lại âm dưới là yên kiết. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: ế là không thể thở. Quách Phác chú giải sách Phương Ngôn rằng: ế là bệnh. Sách Thuyết Văn cho rằng: thức ăn chặn ngang cổ họng; chữ viết từ bộ khẩu thanh ế.
KINH THẢI LIÊN VI VƯƠNG THƯỢNG PHẬT THỌ QUYẾT HIỆU DIỆU HOA
Tuệ Lâm soạn.
Thải liên: Ngược lại âm trên sai tể. Sách Khảo Thanh cho rằng: thải là giữ lấy. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ trảo đến bộ mộc. Nay kinh văn viết từ bộ thủ cũng thông dụng.
Ngạc nhiên: Ngược lại âm trên ngũ các. Tự Thư cho rằng: ngạc là giựt mình, kinh sợ, kinh ngạc. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ tâm âm ngạc cùng đồng thanh trên.
PHẬT THUYẾT KINH CHÁNH CUNG KÍNH
Huyền Ứng soạn.
Điệp Túc: Ngược lại âm đồ diệp. Quảng Nhã cho rằng: điệp là đạp, giẫm lên. Theo Thanh Loại cho rằng: điệp là theo chân, đi theo. Xưa nay Chánh Tự cho rằng: điệp là đạp lên, có thể đạp lên gươm đao mà đi; chữ viết từ bộ túc thanh diệp, âm diệp là âm diệp.
Triệu túc: Ngược lại âm trên sữu giảo. Lâm Phú vụt vượt lên trên. Sách Thuyết Văn cho rằng: đi xa; chữ viết từ bộ túc thanh điệu.
KINH THIỆN KÍNH
Tuệ Lâm soạn.
Chỉ trảo: Ngược lại âm trắc giảo. Theo Tả Truyện cho rằng: móng tay. Bì Thương cho rằng: trảo là đào lấy ra, cũng viết chữ trảo. Sách Thuyết Văn cho rằng: trảo là cạo, cào ngắt; chữ viết từ bộ thủ thanh trảo.
Kiên bác: Ngược lại âm dưới bàng mạc. Sách Tập Huấn cho rằng: bác là cánh tay phần cùi chõ trở lên ngực; cũng viết chữ bác. Sách Thuyết Văn cho rằng: kiên là bả vai; chữ viết từ bộ cốt thanh phu, âm phô là âm bổ.
Chùy bạc: Ngược lại âm trên là trực truy. Sách Thái Công Lục Thao cho rằng: cái chùy nặng tám cân, có cán dài năm thước. Cố Dã Vương cho rằng: trùy có chỗ gọi là chuyển đồ vật. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ mộc thanh truy. Kinh văn viết chữ trùy này văn thường hay dùng. Ngược lại âm dưới là lung mạc. Tự Thư cho rằng: bạc dùng tay đấm đánh với nhau. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ thủ đến bộ phốc thanh bạc, âm bác là âm bác. Kinh văn viết từ bộ phốc thanh phốc, âm phốc là âm bốc, từ bộ nhơn viết thành chữ phốc này là sai vậy.
Câu chủy: Ngược lại âm dưới là tủy, hoặc là viết chữ thúc. Sách
Khảo Thanh cho rằng: cái mỏ con chim, chữ từ bộ thử đến bộ thúc thanh hiệp. Tự Thư cho rằng: hoặc là viết theo xưa nay Chánh Tự viết từ bộ thử viết thành chữ chủy. Kinh văn viết chữ chủy này văn thường hay dùng.
Hà đảm: Ngược lại âm dưới đam lãm. Sách Khảo Thanh và Chánh Tự xưa nay cho rằng: đảm là gánh vác, dùng thanh gỗ mà gánh vật trên vai, chữ viết từ bộ thủ thanh đảm.
KINH XƯNG TÁN ĐẠI THỪA CÔNG ĐỨC
Tuệ Lâm soạn.
Báng độc: Ngược lại âm dưới là đồng thứ. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: độc là lời phỉ báng. Sách Phương Ngôn cho rằng: bệnh. Quảng Nhã cho rằng: lời nói độc ác. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ ngôn thanh độc, âm ngôn ngược lại âm càn kính.
Chùy đả: Ngược lại âm trên truy ủy. Sách Thuyết Văn cho rằng: chùy là cầm gậy đánh, chữ viết từ bộ thủ thanh thùy.
Biển hổ: Ngược lại âm trên biên miến. Ngược lại âm dưới thổ hồ. Sách Khảo Thanh cho rằng: viết chữ biển hổ đều nghĩa là dẹp mỏng. Kinh văn viết chữ biên đệ là văn thường hay dùng, âm miến là âm miến.
Tỏa lậu: Ngược lại âm trên là tọa sa. Quảng Nhã cho rằng: tỏa là ngắn. Xưa nay Chánh Tự cho rằng: chữ tỏa từ bộ trĩ thanh tọa.
Chú lậu vũ: Ngược lại âm trên chu thú. Sách Hoài Nam Tử cho rằng: chú là múa đúng thời tiết như tưới nước cho vạn vật không nơi nào là không tươi tốt. Sách Thuyết Văn cho rằng: chú là mưa đúng thời tiết, cho nên tưới nước cho vạn vật nơi nào cũng sanh trưởng nảy mầm tốt tươi; chữ viết từ bộ thủy thanh chú, âm chú là âm trú thứ. Sách Chánh Pháp Tự và Cố Dã Vương cho rằng: thường là không nơi nào là không có hàng rào pháp tắc. Lại gọi là bắt chước làm mô phạm. Theo sách Nhĩ Nhã cho rằng: Pháp độc nhất. Quảng Nhã cho rằng: hợp. Sách Thuyết Văn cho rằng: như dòng suối chảy nước bằng phẳng nơi nào cũng thấm ướt. Vì vậy như con dê đi tìm nước không thẳng đường mà đi, chữ hội ý, âm trải ngược lại âm thác giới.
Tống nhiếp: Ngược lại âm trên tử tống. Theo Liệt Nữ truyện cho rằng: go sợi khi dệt, tức dệt sợi nó với sợi kia, tức giữa sợi dọc kết với sợi ngang đừng để cho sai thớ gọi là tống. Sách Thuyết Văn cho rằng: cái máy kéo chỉ đang vào nhau để dệt; chữ viếttừ bộ mịch thanh tông.
Khô cao: Ngược lại âm trên khổ hồ. Sách Khảo Thanh cho rằng: cây khô chết. Lại cũng viết chữ khô. Sách Thuyết Văn cho rằng: cây khô héo; chữ viết từ bộ mộc thanh cổ. Ngược lại âm dưới là khổ hạo. Sách Thuyết Văn cho rằng: cũng là cây khô. Sách Khảo Thanh cho rằng: khô; chữ viết từ bộ mộc thanh cao.
PHẬT THUYẾT KINH DIỆU PHÁP QUYẾT ĐỊNH NGHIỆP CHƯỚNG
(Không có chữ khó (T534) thể giải thích âm.)
KINH LUYỆN VƯƠNG
Huyền Ứng soạn.
Phủ phất: Ngược lại âm trên phất vũ, ngược lại âm dưới bổ hốt. Sách Khảo Công Ký ghi rằng: vẽ hoa văn trắng cùng với đen gọi là phủ, đen cùng với xanh gọi là phất. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: việc thêu thùa may vá nữ công phủ, cũng gọi là phủ. Quách Phác cho rằng: phủ là vẽ hoa văn làm hình cái búa; chữ phủ từ bộ trĩ âm trĩ, ngược lại âm tri trĩ. Kinh văn viết từ bộ thủ viết thành chữ phủ là chẳng phải vậy.
Không nhượng: Ngược lại âm khưu phương. Ngược lại âm dưới là nhi dương. Sách Thuyết Văn cho rằng: sợ hãi, kinh hoàng, gấp vội. Sách Sở Từ cho rằng: gặp đời này luôn luôn sợ hãi, phiền não quấy nhiễu, gọi là phiền não gây rối loạn vậy.
Khẩu cấm: Lại viết chữ câm cũng đồng. Ngược lại âm cự ẩm, cấm nghĩa là không được nói ra tiếng. Vương Dật chú giải sách Sở Từ rằng: cấm là đóng kín lại, lặng lẽ ngậm miệng lại gọi là cấm.
Bảo vũ: Lại viết chữ bao cũng đồng. Ngược lại âm bổ đạo. Sách Hán Thư cho rằng: hiệp tụ lại năm màu sắc lông chim gọi là vũ. Sách ghi rằng: vũ bảo gọi là người thợ cầm cây lọng kết bằng lông chim để che gọi là bảo.
Áo y: Ngược lại âm ư lục, ngược lại âm dưới là ư kỳ. Bì Thương cho rằng: áo y là tiếng thở than đau khổ bi thương.
Điền điền: Lại viết chữ điền cũng đồng, ngược lại âm đồ kiên. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: chấn hưng quân đội, điền điền là nói quá nhiều, chứa đầy tràn, cũng gọi là đông người, đi lại rầm rập.
KINH THỊ GIÁO THẮNG QUÂN VƯƠNG
Huyền Ứng soạn.
Xướng ưu: Ngược lại âm xỉ dương. Sách Thuyết Văn cho rằng: xướng là vui vẻ. Thiên Thương Hiệt ghi rằng: kỷ nhạc thật sự làm trò đùa vui vẻ, gọi là vui xướng, người hát xướng, kẻ đóng trò, làm cho người khác xem vui cười làm trò vui vẻ hài lòng.
Kỷ phạ: Lại viết chữ phạ cũng đồng. Ngược lại âm phổ á, gọi là sửa soạn hành lý, văn thông dụng và sách Quảng Nhã cho rằng: phạ chiếc khăn tay hình vuông gọi là phạ.
Cẩm khâm: Ngược lại âm khư kim. Sách Tự Lâm cho rằng: khâm là cái chăn, mền lớn.
Tuấn mã: Ngược lại âm tử nhuận. Sách Mục Thiên Tử truyện cho rằng: vua xưng rằng ta có một trăm con tuấn mã. Quách Phác cho rằng: ngựa đẹp, ngựa có tài, ngựa có vằn, có đóm nên gọi là tuấn.
Minh mục: Ngược lại âm mịch điền. Sách Thuyết Văn cho rằng: minh là hợp lại. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: nhắm mắt lại.
Tích thủ: Ngược lại âm bể dịch, gọi là tay buông thả theo thân hình. Quảng Nhã cho rằng: tích là trừ bỏ.
Viết bạo: Ngược lại âm bổ mạo, mạo là phơi bày ra phơi cho khô. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ xuất đến bộ củng đến chữ mễ, chữ chỉ ý, chữ viết từ bộ viết đến bộ củng âm củng ngược lại âm cự cung.
Vũ tí: Ngược lại âm tại tứ, ngâm vào nước thấm dần dần. Văn thông dụng cho rằng: nước thấm vào gọi là tí, nghĩa là ẩm ướt.
Tương phong: Ngược lại âm phủ long, phong là dày, cũng gọi là bao hàm chắc chắn kiên cố.
Cân cốt: Ngược lại âm cư hân. Sách Thuyết Văn cho rằng: trong cơ bắp có sức lực là nhờ gân cốt, chữ cân từ bộ trúc.
Tuẫn lợi: Ngược lại âm từ tuấn. Thiên Thương Hiệt cho rằng: tuẫn là cầu lợi. Quảng Nhã cho rằng: tuẫn là cầu danh.
KINH PHẬT VI THẮNG QUANG THIÊN TỬ THUYẾT VƯƠNG PHÁP
Tuệ Lâm soạn.
Áo hối: Ngược lại âm ô lão. Sách Văn Tự Tập Lược cho rằng: áo hược là lo sợ. Ngược lại âm nô đạo. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: áo cũng là ngoan. Ngược lại âm ngũ hoán tức là tham. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ tâm thanh áo, ngược lại âm dưới hồ hợi. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: hối hận. Lưu Hoàn nói rằng: chân bị thọt, ngược lại chú giải sách Chu Dịch rằng: hối cải, sửa đổi. Sách Thuyết Văn viết từ bộ tâm thanh mỗi.
Kiềm lê: Ngược lại âm trên kiểm liêm. Trịnh Thị chú giải sách Lễ Ký rằng: kiềm là người đứng đầu. Sách Thuyết Văn viết từ bộ hắc thanh kim. Ngược lại âm dưới là lực hề. Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: lê là chúng. Xưa nay Chánh Tự viết từ bộ thử âm lê thanh lợi.
Hạp nhiên: Ngược lại âm khảm hạp, gọi là đến. Sách Sở Tử cho rằng: bỗng nhiên mà đến. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ thủy âm hạp, thanh hạp.
Bạch điệp: Ngược lại âm dưới là điềm hiệp. Bì Thương cho rằng: điệp là sợi lông nhỏ dệt vải thưa. Sách Khảo Thanh cho rằng: cũng là loại hoa cỏ bố thưa. Sách văn Tự Điển nói rằng: chữ viết từ bộ mao thanh điệp âm điệp đồng với âm trên.
Uynh thân: Ngược lại âm ư dinh, gom góp cuộn lại. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ mịch đến uynh thanh tĩnh.
Sơ thông: Ngược lại âm trên sở sơ kinh văn viết dũng là người viết sai.
Linh đạt: Ngược lại âm trên là lực đinh, linh là cái chuông nhỏ, trong có cái lưỡi gà khi rung lắc nhờ thế mà kêu. Sách Thuyết Văn viết từ bộ kim thanh linh. Ngược lại âm dưới đường lạc. Trịnh Huyền chú giải sách Chu Lễ rằng: đạt là như cái linh mà lớn. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ kim thanh đạt.
Ngữ miết: Ngược lại âm trên ngữ cư, loài côn trùng sống dưới nước. Ngược lại âm dưới là tất diệt. Sách Khảo Công Ký ghi rằng: loài ba ba sống dưới nước cạn. Lã Thị Xuân Thu chú giải kinh Sơn Hải rằng: cũng là loài sống dưới nước, chữ viết từ bộ mãnh thanh tệ, âm mãnh là âm mãnh.
Nguyên đà: Ngược lại âm trên nguyễn viện. Sách Thuyết Văn cho rằng: nguyên là con ba ba lớn; chữ viết từ bộ mãnh thanh nguyên. Ngược lại âm dưới đại hà. Quách Phác chú giải kinh Sơn Hải rằng: đà giống như con rắn mối, dài hơn một trượng, da nó có vảy, có thể làm cái trống. Sách Thuyết Văn cho rằng: loài thủy trùng, sống dưới nước, can tức là các sấu loài bò sát; chữ viết từ bộ mãnh đến bộ đan thanh tĩnh âm đan là âm na.
KINH VĂN THÙ SƯ LỢI TUẦN HÀNH
Tuệ Lâm soạn.
Bô thời: Ngược lại âm trên bổ hồ. Hứa Thúc Trọng chú giải sách Hoài Nam Tử rằng: mặt trời đi quá đến giờ thân gọi là bô thời. Bi cốc đó là mặt trời lặn. Cố Dã Vương cho rằng: bi cốc đó giữa trưa cộng thêm giờ thân. Sách Thuyết Văn viết từ bộ nhựt thanh bộ.
PHẬT THUYẾT KINH VĂN THÙ THI LỢI HÀNH
Tuệ Lâm soạn.
Phỉ báng: Âm trên là phi ngược lại âm dưới là bổ lãng. Sách Thuyết Văn cho rằng: phỉ cũng giống như báng. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: báng tức là hủy nhục chê bai. Sách Đại Đái Lễ Nhiêu Lập cho rằng: lời chê bai hủy nhục giống như cây đứng thẳng chẳng có gì nhiêu hại được. Văn Tự Điển nói rằng chữ viết đều từ bộ ngôn, đều là thanh phi bàng.
KINH CỤ ĐA THỌ HẠ TƯ DUY THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN
Tuệ Lâm soạn.
Cực kịch: Ngược lại âm cự kích. Cố Dã Vương cho rằng: kịch là rất lắm, quá lắm, kịch liệt, mạnh bạo. Sách Thuyết Văn viết chữ kịch này là đúng, chữ viết từ bộ đao thanh kịch. Kinh văn viết chữ kịch này là văn thường hay dùng.
KINH DUYÊN KHỞI THÁNH ĐẠO
(Kinh này chưa có bổn có thể giải thích âm.)
KINH LIỄU BỔN SANH TỬ
Huyền Ứng soạn.
Khổ muộn: Văn cổ viết chữ muộn này cũng đồng, ngược lại âm mạc bổn. Sách Thuyết Văn cho rằng: muộn là buồn phiền. Thiên Thương Hiệt cho rằng: muộn là buồn lo cũng là giận.
Thường đạm: Lại viết cảm này cũng đồng, ngược lại âm đồ cảm, đồ lam hai âm, nghĩa là đút cho ăn, nuôi cho ăn.
KINH THAO CẢN
Huyền Ứng soạn.
Sanh tuệ: Lại viết chữ thái cũng đồng, ngược lại âm từ túy. Sách Thuyết Văn cho rằng: bông lúa, chùm bông lúa đã chín người ta thâu hoạch mang về nhà.
KINH TỪ THỊ BỒ TÁT SỞ THUYẾT ĐẠI THỪA DUYÊN SANH THAO CẢN DỤ
Tuệ Lâm soạn.
Thứu phong: Âm trên tựu, ngược lại âm phương phong. Theo nước Thiên Trúch có núi Linh sơn, ở xứ Ma-kiệt-đà, núi này rất cao hiểm trở, có loài chim thứu đậu nghỉ nơi dây. Hình trạng con chim này giống như chim điêu mà nhỏ hơn, cũng gọi là loài chim quái dị, thường hay ăn thịt xác chết. Nó thường hy bay liệng nơi vùng đất hoang nơi có xác chết. Núi này rất đời mà nhỏ cho nên gọi là Linh thứu. Kinh văn nói rằng: núi này Đức Phật thường thuyết pháp hiển bày chơn thật nghĩa của pháp, xưa cũng gọi núi Kỳ-xà-quật, tiếng Phạn chuyển đọc sai, cũng gọi là núi Thứu. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ sơn đến bộ điểu, thanh phong tựu.
Thố mậu: Ngược lại âm dưới mi cứu. Cố Dã Vương cho rằng: mậu cũng giống như lạ lùng, hiếm thấy. Trịnh Huyền cho rằng: mậu là sai lầm. Thích Danh cho rằng: mậu là sai kém. Sách Phương Ngôn cho rằng: dối trá, dối lừa. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ ngôn thanh mậu, ngược lại âm lực hựu.
Sanh hành: Ngược lại âm dưới là hạnh canh. Thiên Thương Hiệt ghi rằng: gốc cọng cỏ gọi là hành. Sách Thuyết Văn viết từ bộ thảo thanh khinh âm khinh.
Thực chủng: Ngược lại âm trên thừa lực. Trịnh Huyền chú giải sách Chu Lễ rằng: thuộc gốc sanh ra. Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: thực là sắp bày. Sách Phương Ngôn cho rằng: cây đứng thẳng. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ hòa thanh chung.
Khiếu khích: Ngược lại âm trên là xí cụ. Trịnh Huyền chú giải sách Lễ Ký rằng: khiếu là cái lỗ. Sách Thuyết Văn cho rằng: lỗ trống không; chữ viết từ bộ huyệt thanh khiếu, ngược lại âm dưới hưởng nghịch. Quảng Nhã cho rằng: khe nứt. Cố Dã Vương cho rằng: khích cũng giống như là lỗ huyệt xuyên qua, khe nứt ở vách sát vách tường. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ phụ thanh khích.
Đam trước: Ngược lại âm trên đô nam. Sách Khảo Thanh cho rằng: đam là ưa thích, đam mê. Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: quá vui gọi là đam; chữ viết từ bộ nữ viết thành chữ đam, cũng viết chữ đam này.
Ốc nhuận: Ngược lại âm trên ô cốc. Sách Khảo Thanh cho rằng: ốc là tưới nước. Xưa nay Chánh Tự cho rằng: chữ viết từ bộ thủy thanh yêu.
Như xứng: Ngược lại si chứng. Quảng Nhã cho rằng: cân đo lường. Sách Khảo Thanh cho rằng: viết đúng là chữ xứng này. Kinh văn viết chữ xứng này là văn thường hay dùng. Sách Thuyết Văn viết từ bộ hòa thanh xưng âm xưng đồng với âm trên.
Đê ngang: Ngược lại âm trên đinh hề. Sách Bát Nhã cho rằng: cúi xuống Thiên Thương Hiệt ghi rằng: người thấp kém, xưa nay Chánh Tự viết từ bộ nhơn âm đê, thanh để. Kinh văn viết chữ huyền văn thường hay dùng, ngược lại âm dưới ngũ cang. Sách Thuyết Văn cho rằng: ngước cao lên; chữ viết từ bộ nhựt, thanh ngang âm ngang đồng với âm trên.
KINH ĐỘC CHỨNG TỰ THỆ TAM MUỘI
Huyền Ứng soạn.
Cú-đàm: Ngược lại âm dưới là đồ nam, hoặc nói là cụ-nang-di, tiếng Phạn, đọc có nặng nhẹ.
Trạo đệ: Ngược lại âm sửu giảo tha điểu, hai âm. sách Thượng Lâm Phú cho rằng: trạo đi nhanh vùn vụt. Quách Phác chú giải rằng: treo lên ném. Sách Thuyết Văn cho rằng: trạo là đi xa.
Kim tặng: Ngược lại âm tại đăng, tặng là cho đưa, biếu di vật. Sách Thuyết Văn cho rằng: lấy vật làm đồ chơi, biếu cho nhau gọi là tặng.
Âu hợp: Lại viết âu âu hai chữ tượng hình cũng đồng, ngược lại âm ô hậu. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: theo nghề ca múa hát xướng gọi là âu. Quảng Nhã cho rằng: âu là vui vẻ, hòa hợp.
Bát-hòa-lan: Cũng nói rằng: bát-hòa-la, tiếng Phạn chuyển đọc sai, đây dịch là tự tứ thực.
PHẬT THUYẾT KINH TỰ THỆ TAM MUỘI
Tuệ Lâm soạn.
Giao lộ: Ngược lại âm giao tự. Kinh văn viết giao này là chẳng phải, ngược lại âm dưới là lộ.
Sa-ha: Ngược lại âm tố-hà, âm dưới là hà, tiếng Phạn.
Nghiên tinh: Ngược lại âm khiết hiền. Quảng Nhã cho rằng: nghiên là xem xét kỹ, suy xét đến tận cùng. Sách Thuyết Văn cho rằng: nghiên là cái đĩa mài mực; chữ viết từ bộ thạch nghiên. Kinh văn viết chữ nghiên văn thường hay dùng âm nghiên là âm nghiên.
Cú-siểm: Ngược lại âm thất-nhiễm, tiếng Phạn, tên ở Tây Vức.
Kiền chùy: Âm trên kiền ngược lại âm dưới là trực truy. Kinh thiện kính đã giải thích rồi.
PHẬT THUYẾT KINH LONG THÍ NỮ
Tuệ Lâm soạn.
Nguy thúy: Ngược lại âm thất tuế. Quảng Nhã cho rằng: thúy là mềm yếu. Cố Dã Vương cho rằng: thúy là thịt băm nhuyễn, gọi khác là chặt đoạn ra. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ nhục đến chữ tuyệt thanh (T535) tĩnh. Kinh văn viết từ bộ nguy viết thành chữ thúy này sai vậy.
KINH LONG THÍ BỒ TÁT BỔN KHỞI
Huyền Ứng soạn.
Anh anh: Ngược lại âm ô canh, gọi là tiếng chim hót. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: đinh đinh anh anh tương thiết thẳng với nhau.
Lương lương: Ngược lại âm lực thượng. Quảng Nhã cho rằng: gọi là lương lương là tiếng đau buồn, sầu khổ.
Lũ trần: Ngược lại âm lực chủ nói rằng: nhiều như sợi tơ nhiều là khó gỡ. Kinh văn viết chữ lũ này là chẳng phải thể.
KINH BỒ TÁT SANH ĐỊA
Tuệ Lâm soạn.
Tinh lư: Ngược lại âm lữ chư. Sách Khảo Thanh cho rằng: lư là loại nhà tranh nhỏ, nhà thờ Phật. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: lư là nhà. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ nghiễm, ngược lại âm nghiêm liễm thanh lư.
Quá chùy: Ngược lại âm trên duật trắc qua. Theo sách Khảo Thanh cho rằng: quá là cây roi đánh ngựa. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ mộc thanh quá. Ngược lại âm dưới chi nhụy. Sách Thuyết Văn cho rằng: chùy cũng gọi là đánh, chữ viết từ bộ thủ thanh thùy.
Cấp thiết: Ngược lại âm dưới là tì liệt: sách Phương Ngôn cho rằng: tính nóng nảy. Sách Thuyết Văn cho rằng: thiết là ngu ngốc đần độn. Quách Phác chú giải rằng: thiết từ bộ tâm thanh tệ.
Vu võng: Ngược lại âm trên là vũ phu chú giải sách Lễ Ký và Đỗ
Dự chú giải Tả Truyện rằng: khinh khi. Trịnh Huyền cho rằng: vu cũng là võng. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ ngôn đến thanh vu.
Để đột: Ngược lại âm trên đinh lễ. Theo Thanh Loại cho rằng: ở trong viết chữ hổ âm hổ là âm để tức là va chạm, húc nhau, cũng gọi là
chống đối lẫn nhau. Xưa nay Chánh Tự viết từ bộ giác thanh để.
Sảo sảo: Ngược lại âm sảo giáo. Cố Dã Vương cho rằng: sảo sảo là hơi hơi lần lần thấm vào. Quảng Nhã cho rằng: sảo sảo là hơi hơi một chút. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ hòa thanh sao.
KINH PHẬT NGỮ
Tuệ Lâm soạn.
Tì triện: Ngược lại âm duyên quyên. Thiên Thương Hiệt ghi rằng: triện là chỉ dùng ngón tay chỉ. Sách Hán Thư cho rằng: Quan phủ chỉ huy. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ thủ thanh duyên âm duyên, ngược lại âm loạn.
KINH PHẬT THUYẾT BÁT KIẾT TƯỜNG CHÚ
Tuệ Lâm soạn.
Bạt-đà: Tiếng Phạn, ngược lại âm trên bàn-bát.
Nhân để: Ngược lại âm đinh lễ. Sách Đại Đái Lễ cho rằng: để cũng giống như là đẩy ra. Sách Phương Ngôn cho rằng: để là chống cự, đâm đánh nhau. Kinh văn viết chữ hổ văn thường hay dùng. Sách Thuyết Văn viết từ bộ thủ âm để thanh để.
Vô ương: Ngược lại âm ước chương. Vương Dật chú giải sách Sở Từ rằng: ương là hết sạch. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ đạitrong chữ quynh thanh quynh. Quảng Nhã cho rằng: âm ương ngược lại âm ư ngưỡng. Sách Khảo Thanh cho rằng: mất dung hòa. Kinh văn viết từ bộ cách viết thành chữ ương cùng với nghĩa kinh có khác lạ nay không dùng.
Bí-mật: Ngược lại âm trên là tần-tất, tiếng Phạn.
KINH BÁT DƯƠNG THẦN CHÚ
Huyền Ứng soạn.
Nhục khoái: Ngược lại âm trên khẩu nục tên Quốc độ, cõi nước dựa theo chữ nạp. Tam Thương cho rằng: cũng là chữ khoái là vui vẻ.
KINH BÁT KIẾT TƯỜNG THẦN CHÚ
Tuệ Lâm soạn.
Khuyết giảm: Ngược lại âm trên khuyển duyệt. Thiên Thương Hiệt ghi rằng: khuyết là hao tổn. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ phữu, ngược lại âm phu cẩu, âm phu ngược lại âm kiết huyệt, ngược lại âm thanh dưới là giáp trảm. Sách Thuyết Văn cho rằng: giảm là ít, chữ viết từ bộ thủy thanh hàm.
Đãi đắc: Ngược lại âm quỳnh lại. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: đãi là đến kịp. Kinh văn viết chữ lộc văn thường hay dùng. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ xước thanh đãi, âm xước. Ngược lại âm sữu lược, âm đãi là âm đệ.
Du siểm: Ngược lại âm trên là dung chu. Sách Thuyết Văn cho rằng: du cũng siểm, chữ viết từ bộ ngôn thanh du. Kinh văn viết chữ dụ, là hiểu rõ cùng với nghĩa kinh khác lạ. Ngược lại âm dưới là sửu nhiễm. Hà Hưu chú giải Công Dương Truyện rằng: siểm là nịnh hót, chữ viết từ bộ ngôn thanh siểm, hoặc kinh văn viết chữ siểm này là văn thường hay dùng.
KINH BÁT PHẬT DANH HIỆU
Tuệ Lâm soạn.
Hùng bi: Âm trên là không. Sách Thuyết Văn cho rằng: hùng là con gấu giống như con heo ở trên núi, là loại thú đến mùa đông ẩn núp trong hang, chữ viết từ bộ năng đến bộ (…) tiêu ngược lại âm bỉ bì. Quách Phác chú giải sách Nhĩ Nhã rằng: bi là con gấu người cũng giống như con gấu mà đầu nó dài chân cao hơn có thể nhổ cả gốc cây lớn. Sách Thuyết Văn cho rằng: nó có đóm trắng, vàng, chữ viết từ bộ hùng đến bộ bi thanh tĩnh.
Sài báo: Ngược lại âm trên sàng hài, sài là thuộc chó sói. Quách Phác chú giải sách Nhĩ Nhã rằng: sài chó sói chân nó giống như chó thường. Cố Dã Vương cho rằng: ngày nào mà có sương giáng xuống nhiều là lúc đó chó sói mới đi săn mồi. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ trĩ, âm trĩ ngược lại âm trĩ thanh tài. Ngược lại thanh dưới là bao giáo. Theo Mao Thi Truyện cũng viết là báo, là con gấu vàng. Sách Thuyết Văn cho rằng: giống con hổ có đóm tròn, chữ viết từ bộ trĩ thanh báo, ngược lại âm thường dược.
Phân phúc: Ngược lại âm phương văn, ngược lại âm dưới bằng phúc. Trịnh Huyền chú giải sách Nghi lễ rằng: phân cũng giống như hương thơm. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ thảo thanh phân. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: phúc cũng là hương thơm. Văn Tự Điển nói rằng: chữ viết từ bộ hương thanh phúc.
KINH VU LAN BỒN
Huyền Ứng soạn.
Vu lan bồn: đây là nói sai, nói cho đúng là Ô-lam-sa-nã, đây dịch là đảo huyền, tức là treo ngược. Theo Tây Vực, pháp đến với chúng tăng ngày tự tứ rằng: tiên vong có tội lại là người không có con cháu kế tự, cúng tế thì ở trong quỷ thú chịu khổ là treo ngược. Vì vậy mà Phật bày ra trong phước điền Tam Bảo đầy đủ phụng thí cho Phật và chư tăng phò trợ cứu giúp những vong linh đó. Gọi là tội khổ treo ngược đói khổ. Xưa dịch Vu lan bồn là dụng cụ chứa thức ăn, đây là nói sai vậy.
Vãng hướng: Ngược lại âm thi thượng. Quảng Nhã cho rằng: hướng là biếu tặng để lại di vật. Sách Thuyết Văn cho rằng: hướng dâng biếu thức ăn lên cho bậc trên, dâng lương thực lên cho bậc trên.
Đĩnh chúc: Lại âm định, lại âm điện. Sách Vận Tập Lược cho rằng: cái nồi đồng có chân gọi là đĩnh, không có chân gọi là đăng. Kinh văn viết chữ đĩnh này là chẳng phải vậy.
Bát-la-hòa-phạn: Kinh Độc Chứng Tự Đảm nói rằng: bát đó đây dịch là hòa-lan, cũng là tiếng Phạn nói có nặng, nhẹ; bát chứa thức ăn ngày tự tử.
Uông dương: Ngược lại âm ô quang, ngược lại âm dưới là dĩ chương. Sách Sở Từ cho rằng: đến rất sâu rộng nước mênh mông. Vương Dật chú giải rằng: nước lớn mênh mông vô cùng. Sách Thuyết Văn cho rằng: uông dương là nước sâu mà rộng. Quảng Nhã cho rằng: mênh mông bao la nước tràn ngập.
Lục chủng thân thuộc: Sách Hán Thư cho rằng: Lấy việc phụng sự lục thân đó, nên giới thiệu ra làlục thân như cha, mẹ, anh, em, vợ, con. Thiên Thương Hiệt ghi rằng: thân thích yêu thương. Thích Danh cho rằng: gần gũi thân thích nói cùng nhau che chở thân thiết với nhau.
PHẬT THUYẾT KINH BÁO ÂN PHỤNG BỒN
Tuệ Lâm soạn.
Nhũ bộ: Ngược lại âm trên là nhu chủ, ngược lại âm dưới bổ mộ.
Hứa Thúc Trọng chú giải sách Hoài Nam Tử rằng: bộ là trong miệng nhai thức ăn. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ khẩu thanh bổ. Thiếu phạn: Ngược lại âm xương chiểu. Sách Tự Lâm cho rằng: gạo đã nấu chín. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ mạch thanh tù ngược lại âm tựu do. Kinh văn viết chữ thiếu là văn thường hay dùng.
Cấp quán: Ngược lại âm trên là kỷ lập. Sách Thuyết Văn cho rằng: cấp là dẫn nước vào, chữ viết từ bộ thủy, ngược lại thanh dưới là quan hoán. Yến Anh cho rằng: quán là tưới nước, chữ viết từ bộ thủy âm quán thanh hoàn.
KINH QUÁN TẨY PHẬT HÌNH TƯỢNG
Tuệ Lâm soạn.
Luyến nhục: Ngược lại âm lực chuyển. Tự Lâm cho rằng: luyến là thịt cắt thành miếng. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ nhục thanh luyến ngược lại âm liệt chuyên.
Thiêm nhiên: Ngược lại âm trên thất tiêm. Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: đồng đều nhau, chữ viết từ bộ tập ngược lại âm từ nhập đến bộ luyện âm huyên đến bộ tùng chữ cổ, nay viết chữ tùng này.
KINH PHẬT THUYẾT MA HA SÁT ĐẦU
Tuệ Lâm soạn.
Noa-nhi: Ngược lại âm nô-hòa. Trịnh Huyền chú giải sách Lễ ký rằng: noa là dùng tay xoa vuốt. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ thủ thanh ủy, âm sa ngược lại âm tố hòa.
Cam đại: Ngược lại âm trên là cam ám. Sách Thuyết Văn cho rằng: màu xanh đậm, chữ viết từ bộ mịch đến thanh cam. Ngược lại âm dưới là đồ lai. Sách Thuyết Văn cho rằng: dùng mực vẽ mày, chữ viết từ bộ hắc thanh đại.
PHẬT THUYẾT KINH DỤC TƯỢNG CÔNG ĐỨC
Tam Tạng Bảo Tư Duy dịch – Tuệ Lâm soạn.
Dục tượng: Ngược lại âm trên du chú. Sách Khảo Thanh cho rằng: dục là tẩy rửa. Sách Thuyết Văn cho rằng: dùng rượu thấm vào thân, chữ viết từ bộ thủy thanh dục âm tửu ngược lại âm tiên lễ.
PHẬT THUYẾT KINH DỤC TƯỢNG CÔNG ĐỨC
Tuệ Lâm soạn.
Phu phiến: Ngược lại âm trên là phủ vô. Sách Thuyết Văn cho rằng: vỏ lúa mạch lột ra tức là trấu của giống lúa tiểu mạch, chữ viết từ bộ mạch thanh phu.
Lịch thủ: Ngược lại âm trên là linh đích. Thiên Thương Hiệt ghi rằng: giọt nước nhỏ xuống. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ thủy thanh lịch.
KINH TẠO LẬP HÌNH TƯỢNG PHƯỚC BÁO
Tuệ Lâm soạn.
Nhu nhuyễn: Ngược lại âm nhi diễn. Sách Bát Nhã cho rằng: nhuyễn là mềm yếu, chữ viết từ bộ nhi đến bộ đại hoặc là viết chữ nhuyễn này.
Khôi thượng: Ngược lại âm khổ quýnh. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: khôi là ngọn lửa to lớn. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ tâm đến thanh khôi.
PHẬT THUYẾT KINH TÁC PHẬT HÌNH TƯỢNG
Tuệ Lâm soạn.
Câu diêm: Âm trên câu âm dưới dư liêm, tiếng Phạn, tên của một nước.
PHẬT THUYẾT KINH NỘI TẠNG BÁCH BẢO
Tuệ Lâm soạn.
Âu hòa: tiếng Phạn, ngược lại âm ư hầu.
Cấu tinh: Ngược lại âm trên là cổ hầu. Sách Chu Dịch cho rằng: cấu là gặp nhau. Vương Dật chú giải sách Sở Từ rằng: người nam, nữ gặp nhau. Kinh văn viết chữ cấu này là sai. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ nữ âm cấu, cùng với thanh trên cũng đồng.
Thấu khẩu: Ngược lại âm trên sưu trứu. Sách Khảo Thanh cho rằng: thấu, hớp nước vào miệng rồi phun ra. Sách Lễ Ký cho rằng: con gà ban đầu ngậm nước trong miệng rồi phún ra. Sách Thuyết Văn viết từ bộ thủy âm thấu, ngược lại âm sở lục, cũng là thanh thấu.
Tản cái: Ngược lại âm trên san đàn. Sách Đông Quán Hán Ký ghi rằng: khi trời mưa lớn người cỡi ngựa cầm dù che. Cố Dã Vương cho rằng: tản tức cái là cây dù. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ mịch thanh tản. Kinh văn viết chữ tảng này chưa rõ nghĩa, cũng là văn thường hay dùng.
KINH TƯ KHA MUỘI
Tuệ Lâm soạn.
Chiến lật: Ngược lại âm lực chất. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: lật là kính cẩn. Sách Thượng Thư cho rằng: lật là lo sợ nguy hiểm. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ tâm thanh lật.
Túc nhiên: Ngược lại âm trên tu dục. Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: túc là kính. Lại cũng gọi là nghiêm túc. Trịnh Tiển chú giải Mao Thi Truyện rằng: túc là nghiêm túc, dáng mạo đứng yên nghiêm nghị. Sách Ích Pháp cho rằng: mạnh dạn. Sách Đức Khắc Nghĩa cho rằng: túc nghiêm nghị. Sách Thuyết Văn cho rằng: nghĩa cũng đồng như trên, chữ viết từ bộ duật, như bộ trọng chữ túc, ngược lại âm ô huyền.
Bính ý: Ngược lại âm trên bích mãnh. Quảng Nhã cho rằng: bính là sáng sủa. Sách Thuyết Văn cho rằng: từ bộ hỏa thanh bính.
Hữu át: Ngược lại âm an hạt. Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: át là ngăn chặn dứt tuyệt. Thiên Thương Hiệt ghi rằng: át cũng gọi là che lấp. Sách Thuyết Văn viết từ bộ xước âm át thanh át.
Đồng nhu: Ngược lại âm trên đồ đông. Trịnh Huyền chú giải sách Lễ Ký rằng: đồng là cậu bé chưa đội mũ, tóc còn để chỏm nên gọi là đồng. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ nhơn thanh đồng. Ngược lại âm dưới là như dụ. Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: đứa trẻ còn non nớt, trẻ con. Sách Thuyết Văn viết từ bộ tử thanh nhu văn thường hay dùng viết chữ nhu này nay không dùng.
Nhuyễn động: Ngược lại âm trên như duẫn. Sách Hoài Nam Tử cho rằng: loài côn trùng bò lút nhút. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ trùng thanh nhuyễn.
KINH TỨ BẤT KHẢ ĐẮC
Huyền Ứng soạn.
Niết tiển: Lại viết chữ miết này cũng đồng, ngược lại âm nãi diệp, gọi là lấy ngón tay vo, vẽ, xe tròn, cầm nắm.
KINH PHẠM NỮ ĐẦU Ý
Huyền Ứng soạn.
Nhập quán: Ngược lại âm trên cổ hoán. Sách Thuyết Văn cho rằng: nhà khách. Sách Chu Lễ cho rằng: năm mươi dặm có một cái đình quán. Theo chữ khách xá, xa xa có một lữ quán gọi là hầu quán, chữ viết từ bộ xá viết thành chữ quán chữ cũng cận nghĩa.
Vưu triết: Lại viết chữ hai chữ triết tượng hình cũng đồng. Ngược lại âm tri liệt. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: triết là trí huệ. Sách Phương Ngôn cho rằng: giữa nước Tề, Tống gọi trí huệ là triết, triết là sáng suốt, thấu hiểu mọi lý lẽ.
KINH BỒ TÁT HÀNH NGŨ THẬP DUYÊN THÂN
Huyền Ứng soạn.
Phật tháp: Ngược lại âm tha hạp, hoặc gọi là tháp bà, hoặc là thâu bà, đây gọi là phương phần tức (mồ mả) cũng nói là miếu đều một nghĩa. Kinh văn viết từ bộ cách viết thành chữ tháp ngược lại âm công táp, gọi là thác là cái túi không có đáy, ngăn ngừa chống giữ; chữ tháp này chẳng phải nghĩa của kinh đây dùng.
KINH THÀNH TỰU QUANG MINH ĐỊNH Ý
Huyền Ứng soạn.
Ốc nhược: lại viết chữ ốc này cũng đồng, ngược lại âm ư phược. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: ốc nhược cũng giống như ốc ốc nghĩa là tưới nước, lên ruộng đất màu mỡ, béo tốt. Ốc cũng là mềm mại, thấm ướt, ẩm ướt cũng theo hạ lưu sông mà chảy ra.
Trác lạc: Ngược lại âm lực giác, gọi là kỳ lạ khác thường xuất chúng.
Mộng mộng: Ngược lại âm mạc đăng mộng mộng là mờ mịch âm u, buồn bã, quang cảnh không có sáng sủa.
Chân ngạn: Ngược lại âm ngôn kiến, ngạn là ngạn ngữ, lời nói được lưu truyền, nói rõ sự khác biệt và chân thật. Câu tục ngữ không có khó khăn, không nghi ngờ. Kinh văn viết từ bộ khẩu, viết thành chữ ngạn văn thường hay dùng là chẳng phải.
Bao khuất: Ngược lại âm bổ cao. Theo chữ bao cũng giống như khen ngợi tốt đẹp, biểu dương tiến tới sự tốt đẹp. Khuất cũng giống như ruồng bỏ chê bai.
Sản tham: Lại viết chữ sản này cũng đồng. Ngược lại âm sơ tiển. Quảng Nhã cho rằng: sản là gọt vót. Theo Thanh Loại cho rằng: sản là san bằng, tiêu diệt.
Trí ngại: Ngược lại âm trên là trí, văn thông dụng cho rằng: việc không có lợi là trí, tức là việc thất bại, ngăn cản đến gọi là ngại. Kinh văn viết chữ xuyết là chẳng phải.
Đàm nhiên: viết đúng là đạm, ngược lại âm đồ lam, đạm là yên tĩnh. Nước sâu gọi là đàm, ngược lại âm đồ nam.
My mao: Ngược lại âm mỹ cơ. Sách Thuyết Văn cho rằng: lông mí mắt trên. Kinh văn viết mao mao, hai chữ tượng hình này là chẳng phải.
Nhãn kiểm: Ngược lại âm cư nghiễm, văn Tự Tập Lược cho rằng:
da ngoài mí mắt. Kinh văn viết chữ tiệp mao hai chữ tượng hình này đều chẳng phải nghĩa đây dùng.
Tì tử: Sách Nhĩ Nhã cho rằng: ngược lại âm tư nhĩ. Văn thông dụng cho rằng: khó có thể gọi là tì tử. Kinh văn hoặc là viết chữ tử này.
Dịch hào: văn cổ viết hào mạo hai chữ tượng hình cũng đồng. Nay viết chữ hao cũng đồng, ngược lại âm mạc báo. Theo sách Lễ ký cho rằng: tám mươi tuổi gọi là mao. Lại chú giải rằng: mạo là hôn mê, hay quên, cũng là loạn. Kinh văn viết chữ hào lão, hai chữ tượng hình này là sai vậy.
Bằng các: Ngược lại âm bổ manh, văn thông dụng cho rằng: lều hóng mát gọi là bằng, bằng cũng là lều các. Thiên Thương Hiệt ghi rằng: lầu các, cũng gọi là nhà nhiều tầng, chồng chất lên nhiều lớp.
Cung cô: Lại viết công này cũng đồng ngược lại âm chi dung. Thích Danh cho rằng: thế tục gọi bố mẹ chồng là cung. Nói rằng: chỗ thấy cung kính, thấy kỵ cung là sợ sệt mà tự nghiêm tức.
Quán thủ: Ngược lại âm công viện. Sách Thuyết Văn cho rằng: tẩy rửa tay phàm là tẩy rửa vật bằng rượu gọi là quán, cũng là rửa tay; chữ viết từ bộ cữu đến bộ thủy đến bộ mãnh chữ trên chỉ ý.
KINH ÔN THẤT TẨY DỤC CHÚNG TĂNG
Huyền Ứng soạn.
Ôn tì: Ngược lại âm tất nhị, gọi là bệnh phong tỳ, bệnh phong thấp, cũng gọi là không thể đi được.
Tất phân: Lại viết chữ bốn chữ tất tượng hình cũng đồng, ngược lại âm bổ kiết. Bì Thương cho rằng: nhiều hương thơm tất tất nhiên, phân phân hương, thơm tho thay, vào nhà có hoa lan, cỏ chi.
KINH CHƯ ĐỨC PHƯỚC ĐIỀN
Huyền Ứng soạn.
Khô cao: Văn cổ viết chữ cao này cũng đồng. Ngược lại âm khổ đạo. Lâm Tự cho rằng: cây khô.
Hất kim: Ngược lại âm vu ngật. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: hất là đến.
KINH KIM SẮC VƯƠNG
Huyền Ứng soạn.
Cự như: Ngược lại âm cự chữ, ngược lại âm dưới nặc nữ. Thiên Thương Hiệt ghi rằng: cự như gọi là bánh người Giang nam gọi là bánh cao hoàn âm hoàn. Sách Tự Uyển cho rằng: là bánh cao hoàn quả tức là bánh có nhân trái cây.
KINH ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG NHƯ LAI TẠNG
Đời Nhà Tấn phiên dịch – Tuệ Lâm soạn.
Yểm ý: tên của vị Bồ tát, ngược lại âm trên ư diễm.
Phú tế: Ngược lại âm trên nhược vụ Giã Quỳ chú giải sách Quốc ngữ rằng: phú là che đậy. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ á thanh phục. Ngược lại âm dưới tất duệ. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: tể ngăn che dưới ngại. Sách Khảo Thanh cho rằng: che đậy. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ thảo thanh tế, ngược lại âm tỳ duệ, thanh á ngược lại âm hồ giả.
Bì quái: Ngược lại âm khổ ngoại. Thiên Thương Hiệt ghi rằng: quái là cám. Tự Thư cho rằng: quái là loại cám gạo thô cứng. Kinh văn viết chữ quái này là văn thường hay dùng.
Tào khang: Ngược lại âm trên tảo lao. Sách Sở Từ cho rằng: tào khang là nói bả rượu và cám, cũng là chỉ người vợ lúc hàn vi cùng khổ không thể bỏ được bạn bè lúc hàn vi không thể quên được. Sách Thuyết Văn cho rằng: cặn rượu, âm tử là âm tế sử; chữ viết từ bộ mễ thanh tao. Ngược lại âm dưới khổ can. Quách Phác chú giải sách Nhĩ Nhã rằng: khang là cám. Sách Thuyết Văn cho rằng: cũng là cám của ngũ cốc; chữ viết từ bộ hòa thanh khang. Kinh văn viết từ bộ mễ viết thành chữ khang văn thông dụng thường hay dùng.
Hạch nội: Ngược lại âm hành cách. Cố Dã Vương cho rằng: quả thật trong có hột. Sách Thuyết Văn viết từ bộ mộc thanh hợi.
Kiến tệ: Ngược lại âm tỳ duệ. Trịnh Huyền chú giải sách Lễ ký rằng: tấm vải lụa lớn, chỗ gọi là lễ vật ngày xưa gọi chung ngọc, mã nảo, khuê, bích, lụa là trước dâng lên cúng. Lại gọi là tệ tức vải lụa quí. Sách Thuyết Văn viết từ bộ tệ ngược lại âm tỳ duệ, đến bộ cân.
Chú sư: Ngược lại âm chu thế. Theo Tả Truyện cho rằng: chú gọi là nấu cho chảy kim loại, đúc kim loại, âm dương ngược lại âm dương hướng, gọi là đồng, đúc đồng thành dụng cụ chứa. Lại gọi là nấu cho chảy kim loại. Sách Thuyết Văn viết từ bộ kim thanh chú.
Hội nhục: Ngược lại âm tích chúc. Theo Thanh Loại cho rằng: nhục là đệm chiếu cỏ. Quách Phác chú giải sách Nhĩ Nhã rằng: nhục là chiếu cỏ. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ thảo thanh nhục.
KINH ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG NHƯ LAI TẠNG
Hưng Thiện Tam Tạng Tân dịch – Tuệ Lâm soạn.
Nuy tụy: Ngược lại âm trên ủy vị. Trịnh Tiển chú giải sách Lễ ký rằng: nuy là bệnh liệt gân. Sách Thuyết Văn cho rằng chữ viết từ bộ tật thanh ủy. Ngược lại âm dưới là từ túy. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: tụy là bệnh. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ tật thanh túy, âm tật ngược lại âm nữ ách.
Lăng một: Ngược lại âm trên lực tăng. Tự Thư cho rằng: hoặc là viết chữ lăng. Vương Dật chú giải rằng: lăng là xâm phạm, khinh khi xem thường. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: vũ là khinh nhờn ta. Xưa nay Chánh Tự viết từ bộ lực âm lăng, đồng với âm trên.
Tu nhụy: Ngược lại âm lật du. Sách Thuyết Văn viết chánh thể chữ từ bộ sam viết thành chữ tu, âm sam là âm sam, âm hiệt là âm hiệt, chữ tượng hình. Kinh văn viết từ bộ tiêu viết thành chữ tu cũng là văn thường hay dùng, âm tiêu là âm phiêu. Ngược lại âm dưới là diện chùy. Vương Dật chú giải sách Sở Từ rằng: nhụy là nhụy hoa thật. Quảng Nhã cho rằng: cũng là nhụy hoa. Sách Thuyết Văn viết từ bộ thảo đến ba bộ tâm đến bộ mịch.
Đoài khứ: Ngược lại âm trên sửu liệt. Bì Thương cho rằng: đoài là phá sạch da ra. Sách Thuyết Văn viết từ bộ bì thanh đoài.
Túc thuật: Ngược lại âm thần luật. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: cao lương, lúa dẻo ngon. Sách Thuyết Văn viết từ bộ hòa thanh thuật. Kinh văn viết chữ thuật này là chẳng phải.
Hoài hiệp: Ngược lại âm trên hộ quái. Kinh văn viết từ bộ tâm văn thông dụng. Sách Thuyết Văn viết chánh tự là hoài hiệp, tức là cây kẹp, cặp gắp, chữ từ bộ y thanh hoài. Ngược lại âm dưới kiêm giáp. Hà Hưu chú giải Công Dương truyện rằng: là cây kẹp, bó buộc, bắt chẹt, ràng buộc. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: hiệp là che giấu. Sách Thuyết Văn cho rằng: nắm giữ; chữ viết bộ thủ đến thanh giáp. Kinh văn viết từ bộ nhơn viết thành chữ hiệp này là sai.
Kim chuyên: Âm chuyên. Bì Thương cho rằng: gạch ngói chưa nung. Kinh văn viết từ bộ thạch viết thành chữ chuyên văn thường hay dùng. Sách Thuyết Văn viết từ bộ ngõa thanh chuyên, âm lộc là âm lộc.
Theo mạch: Ngược lại âm trên đồ liêu. Sách Thuyết Văn cho rằng: theo là nhảy vượt qua, chữ viết từ bộ túc thanh triệu. Ngược lại âm dưới là manh bá. Sách Khảo Thanh cho rằng: mạch là cỡi lên lưng ngựa phi vượt qua. Sách Thuyết Văn viết từ bộ mã thanh mạc.
KINH ĐIỂN ĐẠO TỤC
Huyền Ứng soạn.
Cấp thiềm: Theo Thanh Loại cho rằng: hoặc là viết chữ thiềm này cũng đồng. Ngược lại âm thời diễm, thiềm là trợ giúp. Tự Thư cho rằng: thiềm là đầy đủ dồi dào, cũng gọi là xung quanh đầy đủ dồi dào.
Thẩm bát: Ngược lại âm trắc cấm. Quảng Nhã cho rằng: thấm là hủy nhục, vu cáo dèm pha, cũng gọi là chê trách, một là một bên dèm pha, một vu cáo gọi là thấm.
KINH BÁCH PHẬT DANH
Huyền Ứng soạn.
Cụ hư: Mượn âm, ngược lại âm lạc câu.
Bà sai: Ngược lại âm thiên ngã.
Thắng đức: Ngược lại âm vực chứng.
KINH XƯNG DƯƠNG CHƯ PHẬT CÔNG ĐỨC
Huyền Ứng soạn.
Động thanh: Văn cổ viết hai chữ đồng tượng hình. Ngược lại âm đồ cống. Theo chữ động cũng giống như thông suốt qua, cũng gọi là hang sâu. Kinh văn viết từ bộ khẩu viết chữ động này là chẳng phải.
KINH TU CHƠN THIÊN TỬ
Huyền Ứng soạn.
QUYỂN THƯỢNG
Phong thấu: Ngược lại âm tô mộc.
Đối đà: Ngược lại âm đồ đối.
Mâu: Ngược lại âm mang cấu.
KINH TU CHƠN THIÊN TỬ
Huyền Ứng soạn.
QUYỂN TRUNG
Dũng hãn: Ngược lại âm hồ thả. Thiên Thương Hiệt ghi rằng: hãn là dũng mãnh, hung hãn. Sách Thuyết Văn cho rằng: dũng cũng là hãn là hung hãn, mạnh mẽ, dũng mãnh.
Hồ cung: Ngược lại âm hộ đô. Sách Thuyết Văn cho rằng: cây cung bằng gỗ. Sách Chu Dịch cho rằng: Hoàng đế làm cây cung bằng gỗ là dùng gỗ vót (T537) nhọn làm mũi tên vậy.
Kiến tiển: Ngược lại âm cư kiện, xây dựng, cũng gọi là cây đứng thẳng.
– QUYỂN HẠ: không có âm khó để giải thích.
KINH MA HA MA DA
Huyền Ứng soạn.
Hàm nhuận: Ngược lại âm hồ đam. Sách Thuyết văn: nước thấm nhiều. Kinh Thi cho rằng: ban đầu chê trách nên đã được thấm nhuần.
Sát hạch: Tự Lâm cho rằng: âm sơn xác, gọi là mở cánh ra. Sách Hoài Nam Tử cho rằng: chim cố gắng hết sức căng cánh ra bay. Hứa Thúc Trọng chú giải rằng: sát là cánh chim bay.
KINH TRỪ KHỦNG TAI HOẠN
Huyền Ứng soạn.
Cấu hạng: Ngược lại âm hồ giáng, gọi là người chứng quả Tu-đà- hoàn () đây nói là nhập lưu, hoặc nói là chí lưu. Nay nói là cấu hạng, tức là người chứng quả trong lòng như dòng nước lưu chảy. Kinh văn viết chữ hạng ngược lại âm cổ hạng. Văn Tự tập lược cho rằng: phần nước chảy. Tức là trong kinh nói rằng: người chứng quả phân bố ra cùng khắp, nghĩa là như vậy.
KINH BỘT SAO
Huyền Ứng soạn.
Kỳ phong: Ngược lại âm cự nghĩa. Theo Thanh Loại cho rằng: côn trùng có nhiều chân. Quan Tây gọi là truật sưu, tức là con ong, truật sưu là Kỳ phong: Ngược lại âm cự nghĩa. Theo Thanh Loại cho rằng: côn trùng có nhiều chân. Quan Tây gọi là truật sưu, tức là con ong. Truật sưu là kỳ phong, âm truật Như Lai âm cầu câu, ngược lại âm dưới sở chu.
Ti mễ: Ngược lại âm tích di, ti là người thấp hèn. Theo Tự Thư cho rằng: người nô bộc, đầy tớ, cũng gọilà người giúp việc hèn hạ. Nay dùng nghĩa này vậy.
Ngai xế: Ngược lại âm ngũ mại. Ngược lại âm dưới trợ mại. Quảng Nhã cho rằng: ngai là chia cắt. Sách Thuyết Văn cho rằng: khóe mắt. Sách Hoài Nam Tử cho rằng: quắt mắt, trừng mắt, tức là nghĩa này vậy.
Tiết độc: Ngược lại âm trên tương liệt. Ngược lại âm dưới đồ mộc. Sách Tương Giáp Tập gọi là tiết độc nghĩa khinh thường, xem nhờn. Kinh văn viết chữ tiết độc này là chẳng phải thể.
Yêu nghiệt: Thể chữ viết nghiệt cũng đồng, ngược lại âm ngũ kiệt. Sách Thuyết Văn cho rằng: yêu quái mặc y phục ca múa nhảm nhí, cây cỏ, gọi là yêu. Loài côn trùng quái lạ cầm thú, châu chấu gọi là nghiệt, nghiệt tai, phá hoại mùa màng.
Lỗ độn: Ngược lại âm lực cổ. Sách Luận Ngữ cho rằng: tham cứu, nguy độn. Khổng An Quốc chú giải rằng: ngu độn, gọi là người hôn mê ngu độn, ngây ngơ.
Khất nhẫn: viết đúng là nhẫn, cũng đồng âm nhẫn, khất nhẫn giống như là người ngang ngạnh, cứng cõi, cũng gọi là người không hiểu biết.
Cô giảo: Lại viết chữ xác. Âm nghĩa sách Hán Thư cho rằng: cô là cứng rắn, kiên cố. Giảo là chuyên nhất tổng quát, gọi là lấy qui tắc chắc chắn cũng gọi thương lượng, mưu sự làm có lợi.
Tiêu nao: Lại viết nhiêu nô, cũng đồng. Ngược lại âm tài diệu tài tiêu, hai âm. Thiên Thương Hiệt ghi rằng: tiêu là chê trách, cũng là nhiễu rắc rối phiền nhiễu, cũng gọi là dáng vẻ cung kính khép nép. Ngược lại âm dưới là nữ giao, tiếng tranh cải ồn ào. Quảng Nhã cho rằng: nao là tiếng chim hót. Sách Thuyết Văn cho rằng: giận dữ. Thiên Thương Hiệt cho rằng: tiếng kiện tụng tranh cải nhau.
Lô tư: Ngược lại âm trên lãng đô, ngược lại âm dưới tài tư. Sách Thuyết Văn cho rằng: loài thủy điểu. Thiên Thương Hiệt cho rằng: lô tư giống như loài chim nhạn mà lông màu đen, âm hạc ngược lại âm ngũ lịch.
KINH BẤT TƯ NGHÌ QUANG BỒ TÁT SỞ THUYẾT
Huyền Ứng soạn.
Nhạn câu: Lại viết chữ cù cũng đồng, ngược lại âm kỳ câu, tức là loài chim cù dục, chim yểng, loại chim lông đen có hơi xanh.
KINH THẬP TRỤ ĐOẠN KIẾT
Huyền Ứng soạn.
QUYỂN 1
Triền liên: Ngược lại âm lực tiền. Tự Thư cho rằng: liên là sợi dây buộc không mở được.
Tập tại: Ngược lại âm trắc lập, tập là tụ lại, gom lại. Sách Thuyết Văn cho rằng: dụng cụ chứa binh khí. Kinh văn viết từ bộ thủ viết thành chữ tập này là chẳng phải.
Sâm lậu: Ngược lại âm sơ âm, sâm là thấm ngấm qua hết, thấm xuống cũng gọi là vét cạn.
Yểm tắc: Ngược lại âm ư liễm, gọi là người giữ cửa, chữ viết đúng là yểm. Yểm này có nghĩa là che giấu, ngăn che.
KINH THẬP TRỤ ĐOẠN KIẾT
QUYỂN 2
Mật khoản: Lại viết chữ khoản này cũng đồng, ngược lại âm khẩu hoãn. Thiên Thương Hiệt ghi rằng: khoản là chân thành ân cần đến. Sách Thuyết Văn cho rằng: khoản là có ý muốn thân thiết.
Huy Lệ: Ngược lại âm hứa quy, huy lệ gạt nước mắt. Sách Thuyết Văn cho rằng: huy là vung cao lên, cũng gọi là tinh thần phấn chấn. ————————————-
KINH THẬP TRỤ ĐOẠN KIẾT
QUYỂN 3
Bằng các: Ngược lại âm phổ manh, văn thông dụng gọi là liên các, tức là cái gác gọi là bằng. Kinh văn viết các ngược lại âm phổ canh, tức là thanh cửa, cá chẳng phải nghĩa đây dùng.
Nhiễu cố: Ngược lại âm nãi liễu, âm dưới lại viết chữ cổ này cũng đồng, ngược lại âm cổ hộ. Tam Thương cho rằng: nhiêu là làm trò quấy nhiễu phiền nhiễu, cũng gọi là phiền nhiễu não loạn, làm trò nghịch ngợm. Các kinh có chữ niễu, nghĩa là chọc ghẹo, âm đồng với niễu, tức là Ma-đăng-già nữ quấy nhiễu. Kinh văn lại viết chữ nhiễu đố, âm đố ngược lại âm công hộ là làm mê hoặc, chất độc làm mê hoặc. Tự Lâm cho rằng: âm đố là âm cổ hộ.
KINH THẬP TRỤ ĐOẠN KIẾT
QUYỂN 4
Húc miễn: Ngược lại âm hư ngọc, gọi là miễn tức là khích lệ gắng sức lên. Sách Phương Ngôn cho rằng: nước Tề, Lỗ gọi là gắng sức lên là húc.
Đạo liễm: Ngược lại âm cư nghiễm. Đại phẩm kinh nói rằng: như nhập vào chánh vị thanh văn, gom nhặt, bắt lấy thu nhập. Thiên Thương Hiệt ghi rằng: đều liễm là pháp ma.
KINH THẬP TRỤ ĐOẠN KIẾT
QUYỂN 5
Hoạch nhiên: Ngược lại âm hồ quắc hoạch nhiên, bỗng nhiên, hốt nhiên. Nghĩa là cùng với hoạch, đồng đồng âm hồ mịch, âm quắc ngược lại âm cổ mạch.
Đường ôi: Ngược lại âm đồ lang, ngược lại âm dưới ô hồi. Văn thông dụng cho rằng: nướng, bỏ vào trong lửa than nướng cho chín gọi là đường, ôi cũng gọi là đường. Quảng Nhã cho rằng: là làm cho ấm. Kinh văn viết chữ ôn này, ngược lại âm ư văn, nghĩa là đốt khói lửa lên làm cho sáng sủa. Sách Thuyết Văn cho rằng: uất khói nghẹt khói, chữ ôn chẳng phải thể.
Môn quắc: Văn cổ viết chữ quắc cũng đồng, ngược lại âm hồ vực. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: gọi là cửa hẹp. Quách Phác cho rằng: ngưỡng cửa giới hạn ra vào, âm trật ngược lại âm thiên kiết.
KINH THẬP TRỤ ĐOẠN KIẾT
QUYỂN 6
Hoặc manh: Ngược lại âm nha mãnh, gọi là sáng suốt.
Bà sa: Ngược lại âm thiên hà, hoặc viết là bà xoa hà, cũng gọi là bác xoa hà, gọi là cái ao lớn phía Tây là con sông Mã khẩu mà chảy vào biển Tây hải.
Đăng mộng: Ngược lại âm đồ đăng, đinh đặng. Sách Vận Tập cho rằng: xứ thiên ngọa cực, ngược lại âm dưới vong đăng. Kinh văn vó viết trịnh đăng mộng đều chẳng phải thể.
KINH THẬP TRỤ ĐOẠN KIẾT
QUYỂN 7
Lục nhân: Ngược lại âm ư nhân. Sách Thuyết Văn cho rằng: nhân là chìm đắm. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: nhân là rơi xuống, cũng gọi là vùi lấp.
KINH THẬP TRỤ ĐOẠN KIẾT
QUYỂN 8
Chước thủy: Ngược lại âm cửu ngu. Quảng Nhã cho rằng: chước là rót rượu. Sách Thuyết Văn cho rằng: rót rượu, tuôn ra, giải bày tình cảm. Kinh văn viết chữ chữ câu là chẳng phải thể, hoặc từ bộ dậu viết thành chữ châm cũng chẳng phải vậy.
KINH THẬP TRỤ ĐOẠN KIẾT
QUYỂN 9
Chi hành: Ngược lại âm cự chi cự nghi hai âm, gọi là loài côn trùng có chân. Sách Chu Thư cho rằng: chi hành là thở hổn hển, bệnh suyển.
Thẫn nhiên: Tự Thư viết dẫn hoặc là viết chữ xuy đều đồng nghĩa, ngược lại âm thức nhẫn. Tam Thương cho rằng: cười mĩm. Sách Luận ngữ cho rằng: phu tử mĩm cười, có ý chê bai Mã Dung, gọi là cười nhạt. Sách Lễ Ký cho rằng: cười mà không đến là cười mĩm. Trịnh Huyền cho rằng: cái răng vốn là cười ra tiếng lớn, thì sẽ thấy cái răng.
Ngu tráng: Ngược lại âm đô giáng. Sách Thuyết Văn cho rằng: ngu si, tính nóng nảy. Theo Thanh Loại vận Tập cho rằng âm sữu hạng.
KINH THẬP TRỤ ĐOẠN KIẾT
QUYỂN 10
Giá-ca-việt-la: Đây dịch là Chuyển Luân Thánh Vương, nói cho đúng là cân-ca-la, đây nói luân-đại-lặc-để. Đây gọi là Chuyển Luân Thánh Vương, thuận với phương ngữ ở đây.
KINH BỒ TÁT ANH LẠC
Huyền Ứng soạn.
QUYỂN 1
Cung khác: Văn cổ viết chữ khách cũng đồng, ngược lại âm khẩu các khác là cung kính. Tự Lâm cũng cho cung kính.
Nãng tích: Ngược lại âm nô lang. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: nãng là lâu rồi, giống như qua lâu thành xưa, trước kia, ngày xưa.
Trần ế: Lại viết chữ ế cũng đồng, ngược lại âm ư kế. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: có gió thổi mà bị che mờ. Tả Truyện gọi là bóng râm, âm u mà có gió gọi là ế. Ế cũng gọi là ngăn che, nói rằng bị mây che khuất ánh sáng khiến cho không sáng rõ.
KINH BỒ TÁT ANH LẠC
QUYỂN 3
Cắng nhiên: Ngược lại âm ca đặng: cắng chỉ không gian, hoặc thời gian kéo dài liên tục không gián đoạn. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: cắng là thời gian kéo dài từ xưa đến nay, nghề trồng lúa không có thay đổi. Theo Truyện cho rằng: cắng là biến khắp, âm cự là âm cự, âm phi là phò bỉ.
Yết-tỳ: hoặc nói yết-tùy, hoặc nói ca-tỳ, đây là tiếng Phạn, âm sai. Đây dịch là ca-tỳ, thanh ca-la đó là tên của con chim có giọng hót hay.
KINH BỒ TÁT ANH LẠC
QUYỂN 6
Kiêu hãnh: Ngược lại âm cổ nhiêu. Ngược lại âm dưới hồ cảnh, kiêu là gặp nhau, hãnh là vui mừng bay lên, văn thường hay dùng gọi là hạnh cũng là hãnh. Hành gọi là chỗ chẳng phải được mà được, đó gọi là người gặp may mắn, điều tốt lành.
KINH BỒ TÁT ANH LẠC
QUYỂN 7
Tham san: Lại viết chữ tham này cũng đồng. Ngược lại âm tha kiết. Sách Thuyết Văn cho rằng: tham này cùng nghĩa với tham. Lại gọi là tham tài của vật chất, tham thực tức là tham ăn gọi là san.
Câu-lân: Hoặc viết là cư-lân, hoặc viết câu luận, đều là tiếng Phạn chuyển đọc sai. Đây cho rằng: bổn tế thì trong kinh nói đến Tôn giả, Liễu Bổn Tế; Tôn giả Trí Bổn Tế đều tên của Kiều Trần như Tỳ- kheo đệ tử của Đức Phật.
Phân-nậu: Lại viết phân nậu, hoặc là viết phân nậu văn đà phất, nên gọi là phú-la mạn-đà phất-đa-la. Đây dịch là mãn nghiêm sức nữ, hoặc nói mãn-kiến-tử đều là tiếng Phạn.
KINH BỒ TÁT ANH LẠC
QUYỂN 9
Tất phân: Lại viết bốn chữ tất tượng hình cũng đồng. Ngược lại âm bổ kiết. Bì Thương cho rằng: tất cả là đốt hương. Lại chú giải Mao Thi Truyện rằng: hương thơm ngào ngạt.
A-duy nhan: là Bồ tát Thập Trụ. Trong kinh nói rằng: thứ mười là A-duy (T538)nhan trụ, gọi là Bồ tát nhất sanh bổ xứ.
Sản dĩ: Ngược lại âm. Sách Thuyết Văn cho rằng: một gọi là san bằng. Thiên Thương Hiệt ghi rằng: vót gọt cho bằng.
Bất tiết: Ngược lại âm tu liệt, tiết là chậu chứa nước rỉ ra, cũng gọi là phát ra. Quảng Nhã cho rằng: nước rò rỉ ra.
KINH BỒ TÁT ANH LẠC
QUYỂN 11
Siêu trác: Ngược lại âm sĩ kiêu, gọi là nhảy lên xe, chạy vượt qua, tiến lên phía trước, vượt xa hơn. Ngược lại âm dưới trắc giác, trác là cao. Thích Danh cho rằng: cao siêu, là bước chân đến có chỗ cao siêu, siêu việt.
KINH BỒ TÁT ANH LẠC
QUYỂN 12
Phân vệ: đây nói sai, nói đúng là tân trà. Đây dịch là đoàn ba-đa. Đây nói đọa tức là thức ăn trong bát rơi rớt ra, hoặc cũng nói là đoàn đoàn ngã, gọi là đoàn thực, tức là đoàn người khất thực.
Khanh nhiên: Lại viết thân chấn, hai chữ tượng hình cũng đồng, ngược lại âm khẩu canh. Sách Thuyết Văn cho rằng: tràn kiên là tiếng xe chạy kêu leng keng. Quảng Nhã cho rằng: chân chân nhiên là tiếng long cong, leng keng.
Liệu lượng: Ngược lại âm lực điều. Sách Thuyết Văn cho rằng: lượng định, lường tính xem nặng nhẹ gọi là lượng, nhiều ít gọi là liệu, cũng gọi là số lượng, chữ viết từ bộ đẩu. Kinh văn viết liệu này, ngược lại âm khổ hòa, chẳng phải nghĩa đây dùng vậy.
– ( Quyển 2, 4, 5, 8, 10. Không có từ âm nghĩa).
KINH SIÊU NHẬT NGUYỆT TAM MUỘI
Huyền Ứng soạn.
QUYỂN THƯỢNG
Nhiếp phục: Theo Thanh Loại viết chữ nhiếp này cũng đồng. Ngược lại âm chỉ nghiệp. Sách Thuyết Văn cho rằng: tâm phục gọi là nhiếp. Quảng Nhã cho rằng: nhiếp là sợ hãi, lo sợ. Sách Tự Thư cho rằng: mất bình thường.
Nuy tuất: Ngược lại âm tư duy. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: nuy là an tĩnh, tuất là thâu gom, cứu giúp người nghèo.
Khôi dẫn: Lại viết chữ khôi này cũng đồng. Ngược lại âm khổ hồi. Tự Lâm cho rằng: khôi là to lớn.
Tiêm giới: Ngược lại âm gia giới. Sách Chu Dịch cho rằng: buồn rầu hối tiếc đó, con vương lại trong lòng gọi là giới. Sách Hàn Khang Bá cho rằng: giới là sợi tơ rất nhỏ, gọi là giới là cái tim bấc đèn. Lưu Hoàn cho rằng: giới là rất nhỏ bé.
Quyệt quĩ: Lại viết chữ quyệt này cũng đồng. Ngược lại âm công huyệt dưới lại viết chữ quĩ này cũng đồng. Ngược lại âm cư hủy. Sách Phương Ngôn cho rằng: từ quan ải mà nhìn về Đông Tây, hoặc gọi là dối trá là quĩ quyệt, cũng gọi là kỳ quái.
Phù hoa: Ngược lại âm hồ qua. Sách Thượng Thư cho rằng: không nghe theo tiếng ồn ào. Khổng An Quốc chú giải: không nói ồn ào ầm ỷ. Thiên Thương Hiệt cho rằng: hoa là la hét làm ồn ào.
Bất hiệu: Ngược lại âm cổ hiệu. Theo Tả Truyện cho rằng: xét người có tội chớ có làm to tát ra. Lại chú giải rằng: hiệu là báo đáp. Sách Luận ngữ cho rằng: kẻ trộm mà không xét tội.
Ngũ binh: Sách Chu Lễ cho rằng: người cầm binh phải biết ngũ binh. Trịnh Chúng cho rằng: ngũ binh đó là,,,, qua, thù, kích, tù, mâu di. Nếu binh lính mà không có mâu di thì phải có cung tên.
Tiêu ế: Văn cổ viết chữ ế này cũng đồng. Ngược lại âm ư kế. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: ế là chết. Sách Thượng Thư cho rằng: ế là việc chiến tranh, đồ binh khí như giáo, mác, kích. Lại chú giải rằng: ế là sát tiêu diệt, cũng là diệt hết không còn nữa.
Hoằng xước: Lại viết chữ xước này cũng đồng. Ngược lại âm xướng nhược. Sách Thuyết Văn cho rằng: xước là thong thả, mềm mại. Xước cũng gọi là rộng rãi, thừa thải.
KINH SIÊU NHẬT NGUYỆT TAM MUỘI
QUYỂN HẠ
Náo tình: Sách Tự Lâm âm nữ trác. Tam Thương âm xương nhược. Lại âm đồ lịch, náo là ước hẹn tương lai tốt đẹp.
Phân phú: Ngược lại âm phương cú, phú là đem của ban bố. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: phú là ban cho. Quách Phác cho rằng: gọi là ban bố cho người nghèo của cải tài sản.
Trì mậu: Ngược lại âm trực lưu, ngược lại âm dưới vong hầu. Mao Thi Truyện cho rằng: trù mậu là bó buộc lại, bó buộc củi. Theo truyện cho rằng: trù mậu, sợi dây cương, sợi tơ.
Khiếu hại: khẩu hậu. Sách Thuyết Văn cho rằng: khấu là kẻ cướp tàn bạo. Quảng Nhã cho rằng: khấu là cướp đoạt. Sách Thượng Thư cho rằng: kẻ cướp, kẻ trộm, kẻ gian, kẻ thù địch xâm phạm an ninh. Sách văn Tự Tập Lược giải rằng: khấu là đám đông người đi công phá cướp đoạt, chữ viết từ bộ hoàn đến bộ phộc, âm phiếu, ngược lại âm thất diệu.
Trù trừ: Ngược lại âm trường lưu, ngược lại âm dưới trường chư. Quảng Nhã cho rằng: trù trừ là do dự dùng dằng không chịu tiến tới.
Tru giả: Ngược lại âm sĩ câu, tru con chó lông beo, giống như con chồn mà lớn hơn. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: Nay gọi khu là con hổ lớn nơi con chó có vằn, đóm giống như con cáo. Báo vật cho rằng: khu là con báo chó có thể hóa làm con hổ.
Uyển hựu: Ngược lại âm vu cứu. Tam Thương cho rằng: nuôi bò, ngựa trong rừng cây là phải làm chuồng. Tự Lâm cho rằng: có vách tường bao quanh gọi là uyển, không có vách tường bao quanh gọi là hựu, cho nên nuôi cầm thú đó là phải làm chuồng, cũng gọi là vườn cấm.
Thành lư: Ngược lại âm lực cư, gọi là nhà riêng, cũng gọi là nhà nghỉ chân nghỉ nhờ. Vua làm nhà này là để tránh lạnh và nóng mùa hè, xuân, thu thì đi; mùa đông, mùa hè thì ở; cho nên gọi là ký chỉ, nghỉ chân.
Kiêm xung: Sách Thuyết Văn viết chữ xung này cũng đồng. Ngược lại âm trừ long. Tự Thư cho rằng: xung là bay vợt lên hư không, cũng gọi là trung, là ở trong hư không.
Lũ thính: Ngược lại âm lực cú. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: lũ là quá nhiều, quá nhiều lần, âm cực ngược lại âm khư ký.
Tử lượng: Lại viết chữ tử này cũng đồng, ngược lại âm tử di, tử
cũng gọi là lượng, chỉ trích thì không xét rõ nguồn gốc của lễ, không đo lường. Sách Thuyết Văn cho rằng: tự ý suy nghĩ.
Tha điệt: Ngược lại âm thiên hà, ngược lại âm dưới đồ kiết, tha điệt là vấp ngã, té nhào, văn thông dụng cho rằng: nhón chân mất đà, ngã xuống, gọi là điệt. Quảng Nhã cho rằng: điệt là sai lầm, cũng gọi là té ngã ngữa.
Vị phu: Thể chữ viết phu này cũng đồng, ngược lại âm phương vụ. Sách Lễ Ký cho rằng: không thường qua lại. Trịnh Huyền cho rằng: phu là mau chóng. Quảng Nhã cho rằng: phu là đi.
Nhất chân: Theo Thanh Loại cho rằng: nay viết chữ châm cũng đồng, ngược lại âm chi thậm. Quảng Nhã cho rằng: châm là kim may. Sách Thuyết Văn cho rằng: chỗ gọi là may áo.
KINH HIỀN KIẾP
Huyền Ứng soạn.
QUYỂN 1
Quang diệu: Văn cổ viết diệu cũng đồng, ngược lại âm dư chiếu. Quảng Nhã cho rằng: diệu là chiếu sáng.
Bất giáp: Ngược lại âm hồ giáp, giáp là chứa trong lòng. Quảng Nhã cho rằng: cất giấu, chứa đựng. Kinh văn viết chữ hiệp là hòa, chữ hiếp là chẳng phải nghĩa đây dùng vậy.
Xúc tích: Tự Thư viết chữ xúc này cũng đồng. Ngược lại âm lặc lục, xúc tích gọi là chứa nhiều.
Gia vị: Ngược lại âm cổ hà, ngược lại âm dưới là vu quĩ. Quảng Nhã cho rằng: gia là mụt nhọt, vị là vết thương sưng lên màu xanh đen bầm đen.
Bang bạn: Thạch kinh viết bang bang ấp, ba chữ tượng hình cũng đồng, ngược lại âm bổ giang.
Chuẩn bình: Sách Thuyết Văn viết chữ chuẩn này cũng đồng. Ngược lại âm chi duẫn, chuẫn bình là quân đều đo lường đong đều nhau. Kinh văn viết tư, ngược lại âm tài tư. Tư nghĩa lấy đất bồi đắp đường tư này chẳng phải nghĩa đây dùng.
Trích khứ: Ngược lại âm tha dịch. Trích là chọn lựa, cũng gọi là gãy, khêu ra, lấy tay gãy mà không bớt ngứa, cũng là cầm lấy.
KINH HIỀN KIẾP
QUYỂN 2
Tam đồ: Lại cũng viết hai chữ đồ tượng hình cũng đồng. Ngược lại âm đạt hồ. Nói tam đó là thông thường. Sách Xuân Thu có giải thích tam đồ là chỗ nguy hiểm. Mượn âm đây gọi là giống như con đường mà chẳng phải, nghĩa của chữ đồ là núi lửa. Dựa theo bổn tiếng Phạn thì gọi là A-bà-ma-già-tỳ. Đây dịch là ác thú không có tên ác đạo, đạo là nhân nghĩa, do giẫm đạp lên nhân nghĩa mà đi vào con đường ác thú, là quả gọi là đã tới chỗ thọ khổ, cho nên không có tên ác đạo.
Trí ngại: văn cổ viết trí trí hai chữ tượng hình, nay lại viết chữ trí này cũng đồng. Ngược lại âm chư sử, văn thông dụng cho rằng: việc không có lợi gọi là trí, chỗ ngăn trở đến gọi là ngại.
Cư luân: Kinh Đại Di viết câu luân hạt nói rằng: đây giải pháp thứ nhất. Kinh Phổ Diệu nói rằng: câu lân đó là giải bổn tế. A-nhược giả nói đã biết, nói cho đúng là giải, câu lân cũng là họ.
KINH HIỀN KIẾP
QUYỂN 3
Khiếp nhược: Ngược lại âm như chước. Sách Thượng Thư Lục Cực nói rằng: nhược là yếu. Khổng An Quốc cho rằng: nhược là gầy yếu, kém. Kinh văn viết tháp, ngược lại âm nô đích, gọi là suy nghĩ, thương tổn; khiếp chẳng phải nghĩa đây dùng.
– QUYỂN 5: Cưu-na-la: đây dịch là người ác cũng nói là người không tốt.
KINH HIỀN KIẾP
QUYỂN 12
Can giá: Ngược lại âm cổ hàn, ngược lại âm dưới chư dạ. Văn thông dụng cho rằng: ở Kinh châu sản xuất can giá tức là cây mía, tức là cam giá, mía ngọt.
Tích lai: Ngược lại âm tinh đích. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: tích là tặng cho, gọi là thưởng, tặng cho cùng với người trên thưởng cho người bậc dưới.
Hảo phất: Ngược lại âm phu vật, phất nghĩa lau chùi, trừ bỏ đi bụi trần, tẩy đi. Kinh văn viết hai chữ phất tượng hình này là chẳng phải.
Đô giảo: Văn cổ viết hoắc cũng đồng, ngược lại âm cổ học, giảo cũng giống như sơ lược đại khác. Quảng Nhã cho rằng: giảo là rõ ràng, cũng gọi là so sánh.
Thú cốc: Ngược lại âm cổ mộc dư ngọc hai âm. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: nước trong khe suối bắn ra gọi là cốc từ trong suối thông chảy ra sông. Kinh văn viết cốc là chẳng phải vậy.
– ( Quyển 4, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 13. Không có từ âm nghĩa).